Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Các vũ trụ song song

 

Ngoài vũ trụ của chúng ta có thể tồn tại nhiều vũ trụ song song khác. Đây là một giả thuyết dựa trên cơ sở những quan trắc vũ trụ. Chúng ta đã gặp vấn đề các vũ trụ song song và đa vũ trụ trong triết học, trong Phật học và cả trong những câu chuyện viễn tưởng, một vấn đề có thể được bạn đọc nhiều lĩnh vực quan tâm. Sự tồn tại của những vũ trụ song song giúp ta giải thích những khía cạnh lạ lùng của vũ trụ chúng ta, từ tiền-Big Bang đến những nghịch lý đầy thách thức của cơ học lượng tử. Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Max Tegmark, bản thân tác giả cũng hoạt động trong hai “vũ trụ song song”: chuyên gia lớn về phần mềm máy tính (tác giả trò chơi Tetris 4 chiều) và giáo sư vật lý, thiên văn học tại đại học Pennsylvania.

Các vũ trụ song song

Phim Khoa Học Đa Vũ Trụ

Liệu có một alter ego (một cái tôi khác) tồn tại song song với bản thân ta? Các mô hình vũ trụ hiện đại chứng tỏ rằng mỗi chúng ta có thể có một “bản sao” sống trên một thiên hà cách xa ta khoảng O = 10 mũ 28 mét. Khoảng cách đó quá xa song không vì thế mà làm cho cái bóng đó (doppelgonger) trở nên kém hiện thực. Điều khẳng định này có thể suy từ lý thuyết xác suất và từ giả định rằng vũ trụ là vô hạn và vật chất phân bố đều xét ở kích thước vĩ mô (những giả định đó lại là những điều mà người ta đang quan sát được). Trong một không gian vô hạn, mọi điều tưởng chừng như không thể đều trở thành có thể. Hiện nay chúng ta chỉ quan sát được một vùng gọi là thể tích Hubble có kích thước T = 10 mũ 26 mét. Ta có thể chẳng bao giờ thấy được cái tôi khác đó. Và cái tôi khác đó cũng có một thể tích Hubble riêng, một vũ trụ riêng. Mỗi vũ trụ là một phần nhỏ của “đa vũ trụ - multiverse”.

Các nhà khoa học nhận định có 4 mức vũ trụ song song. Vấn đề ở đây không phải là đa vũ trụ tồn tại hay không mà là có bao nhiêu mức của đa vũ trụ.

Mức I: Ngoài chân trời vũ trụ của chúng ta

Những vũ trụ của các alter ego đã nói trước đây cấu thành mức I của đa vũ trụ (xem góc trái trên của hình 1). Thử chứng minh rằng các alter ego có thể tồn tại dựa trên giả định là vũ trụ vô hạn và vật chất phân bố đều ở kích thước vĩ mô.

Hãy hình dung ví dụ một vũ trụ 2 chiều, trong đó có 4 hạt A, B, C, D, một vũ trụ như vậy có 2 mũ 4 = 16 cách xếp đặt (arrangement) Am Bn Cl Ds (m, n, l, s = 1,2) cho vật chất. Nếu có hơn 16 vũ trụ thì có các cách xếp đặt phải lặp lại và chúng ta có những vũ trụ song song khác với những alter ego. Đối với vũ trụ của chúng ta thì tình huống cũng tương tự. Trong vũ trụ của chúng ta có chừng 10118 hạt cơ bản vậy có 2 mũ (10118) hay viết một cách khác 2exp (10118) cách xếp đặt vật chất. Như thế vũ trụ sẽ lặp lại ở ngoài khoảng cách cỡ chừng 2exp (10118)m - 10exp(10118)m và ở đó các alter ego sẽ có một thể tích Hubble khác tương tự như thể tích Hubble của chúng ta.

Những thực thể trong các vũ trụ song song mức I chịu những quy luật vật lý giống nhau song những điều kiện ban đầu có thể khác.

Mức II: Những bong bóng (bubble) khác sau lạm phát

Những vũ trụ cấu thành đa vũ trụ mức II được tiên đoán nhờ lý thuyết lạm phát hỗn độn vĩnh cửu (chaotic eternal inflation). Cụm từ hỗn độn vĩnh cửu có nghĩa rằng không gian xét ở kích cỡ vĩ mô luôn giãn nở, song một số vùng lại dừng giãn nở và làm thành những bong bóng hay bọt (bubble) giống như những bọt khí hình thành trong các ổ bánh mì. Đa vũ trụ mức II đa dạng hơn so với mức I. Quá trình lạm phát hỗn độn có thể gây nên những phá vỡ đối xứng khác nhau trong các bọt đó: một số có thể là 4 chiều, một số có thể chứa 2 họ quark thay vì 3 như trong vũ trụ của chúng ta, một số có thể có những hằng số hấp dẫn lớn hơn so với vũ trụ của chúng ta.

Theo một ý tưởng do Richard C. Tolman đề ra năm 1930, Paul J. Steinhardt (Đại học Princeton) và Neil Turok (Đại học Cambridge) cho rằng đa vũ trụ mức II có thể là một màng (brane) song song với màng của chúng ta (theo lý thuyết siêu dây, vũ trụ của chúng ta cư trú trong một màng 3 chiều). Đa vũ trụ mức I nằm trong một bọt (bubble), ngoài ra còn nhiều bọt khác, tập hợp các bọt đó làm thành đa vũ trụ mức II (xem góc trái dưới của hình 1).

Theo một ý kiến khác của Lee Smolin (Viện Perimeter, Ontario) đa vũ trụ mức II có thể nẩy mầm từ những lỗ đen thay vì từ vật lý các màng. Trước Big Bang, vũ trụ chìm đắm trong một trạng thái kỳ dị với những dao động hỗn độn, điều này dẫn đến những quá trình co hấp dẫn, nguyên nhân hình thành những lỗ đen. Sau chân trời lỗ đen, các graviton (lượng tử của trường hấp dẫn) tương tác với các dilaton (lượng tử của trường lực giãn nở) làm phát sinh những vũ trụ mới với những số chiều có thể khác số chiều của vũ trụ chúng ta. Trong những vũ trụ đó người ta có thể tìm thấy những dạng lạ (exotic) của vật chất và biết đâu tồn tại cả những dạng sống khó hình dung nổi.

Đối với đa vũ trụ mức II, các nhà vật lý không có khả năng xác định các hằng số vật lý từ những nguyên lý ban đầu.

Mức III: Các thế giới lượng tử

Đa vũ trụ mức I&II là những thế giới nằm cách xa nhau ngoài cả miền quan trắc của thiên văn, song đa vũ trụ mức III lại nằm quanh quẩn gần chúng ta. Sự tồn tại của đa vũ trụ này xuất phát từ cách diễn đoán nổi tiếng song cũng chứa đầy những yếu tố thách thức của cơ học lượng tử: tính xác suất của các quá trình lượng tử làm phát sinh nhiều phiên bản của vũ trụ, mỗi phiên bản là một sản phẩm khả dĩ của quá trình.

Như chúng ta biết, trong cơ học lượng tử, đối tượng quan trọng là hàm sóng mô tả trạng thái của hệ. Hàm sóng biến thiên theo thời gian theo một cung cách mà các nhà vật lý lý thuyết gọi bằng từ “unitarity” (bảo toàn thông tin), do đó hàm sóng thực hiện một phép quay trong một không gian trừu tượng có vô hạn chiều gọi là không gian Hilbert.

Hàm sóng dẫn đến những những tình huống khó hiểu về mặt trực giác, như tình huống con mèo của Schrodinger vừa ở trạng thái sống vừa ở trạng thái chết theo nguyên lý chồng chất. Đến năm 1920 người ta đưa ra luận thuyết:hàm sóng sẽ co (collapse) về một trạng thái cổ điển khi tiến hành một phép quan sát.

Năm 1957, Hugh Everett (Đại học Princeton) đã chứng tỏ rằng định đề về quá trình co (collapse) là không cần thiết. Cơ học lượng tử tự thân nó không chứa một mâu thuẫn nào. Một thực tại cổ điển sẽ là trạng thái chồng chất của nhiều thực tại cổ điển khác và việc phân tách (splitting) trạng thái chồng chất đó sẽ gắn liền với những xác suất (phù hợp với xác suất trong phép collapse). Sự chồng chất các thế giới cổ điển đó cấu thành đa vũ trụ mức III (xem góc phải dưới của hình 1 & hình 2). Cơ học lượng tử tiên đoán một số lớn các vũ trụ song song.

Hãy tưởng tượng một con súc sắc 6 mặt. Khi chúng ta ném nó xuống, nó sẽ trình kiến một mặt nào đó. Cơ học lượng tử khẳng định rằng con súc sắc sẽ trình kiến cùng một lúc 6 mặt. Một cách để giải quyết mâu thuẫn này là con súc sắc trình kiến những mặt khác nhau trong những vũ trụ khác nhau. Trong một vũ trụ nó trình kiến mặt 1, trong một vũ trụ khác nó trình kiến mặt 2, và... Nằm trong một vũ trụ, chúng ta chỉ nhận được một mặt của thực tại lượng tử đó.

Ngoài ra các vũ trụ song song mức III lại cho chúng ta một cách đoán nhận thời gian vốn là một khái niệm bí ẩn trong vật lý. Đối với một nhà sinh học thì đấy là quá trình lão hoá, đối với nhà tâm lý học thì đó là quá trình phát triển trong ý thức của mỗi đối tượng. Jean Giono nói về thời gian: đó là điều đã đi qua khi không có gì đã đi qua cả.

Mọi người thường xem thời gian như gắn liền với mọi biến thiên. Tại một thời điểm vật chất nằm trong trạng thái này, tại thời điểm sau trong một trạng thái khác. Nếu sử dụng khái niệm đa vũ trụ thì chúng ta có một cách đoán nhận khác. Nếu các vũ trụ song song chứa mọi cách xếp đặt (cấu hình) của vật chất thì thời gian chỉ là một phương thức trình bày các trạng thái đó thành một chuỗi.

Sự tồn tại vũ trụ song song mức III gắn liền với nguyên lý unitarity (nguyên lý bảo toàn thông tin). Trước đây người ta đã đặt câu hỏi: liệu khi lỗ đen bay hơi thì thông tin có còn tồn tại hay không? Những nghiên cứu gần đây đã dẫn đến nguyên lý toàn ảnh (holographic): lý thuyết lượng tử hấp dẫn ở vùng trong của không gian anti-de Sitter (AdS) là hoàn toàn tương đương với lý thuyết lượng tử (CFT) của các hạt nằm trên vùng mặt biên. Người ta còn gọi nguyên lý này là mối tương quan AdS/CFT.

Mức IV: Những cấu trúc toán học khác

Nếu chúng ta xét đến khả năng tồn tại những quy luật vật lý khác, chúng ta sẽ thu được những vũ trụ song song thuộc mức IV. Vì sao không có những vũ trụ trong đó chỉ có những định luật cổ điển ngự trị mà vắng mặt hoàn toàn các định luật lượng tử, trong đó thời gian tiến triển gián đoạn như trong các máy tính mà không là liên tục?

Những ý tưởng như thế không phải là những ý tưởng hoàn toàn điên rồ, mà phản ánh một mối tương quan giữa suy luận trừu tượng toán học với thực tại quan sát được. Những cấu trúc toán học, như những con số, những vectơ, những hình học đều mô tả thực tại một cách sát thực (verisimilitude). Năm 1959, nhà vật lý Eugene P.Wigner đã phát biểu: "Sự hữu ích lớn lao của toán học trong các khoa học tự nhiên là tạo ra những vùng biên với sự bí ẩn”.

Chúng ta có thể kể đến quan điểm của hai nhà triết học: Plato và Aristotle.

Theo Aristote thì thực tại vật lý là cơ bản còn ngôn ngữ toán học chỉ là một phương tiện mô tả gần đúng thực tại. Trái lại Plato thì cho rằng các cấu trúc toán học mới là thực tại cơ bản. Những nhà vật lý hiện đại lại có khuynh hướng thiên về hệ mẫu (paradigme) Plato, họ cho rằng sở dĩ toán học có thể mô tả thực tại đẹp như vậy chỉ vì thực tại vật lý có bản chất toán học! Như vậy cuối cùng mọi bài toán vật lý về thực chất là những bài toán toán học (xem góc phải trên của hình 1).

Một cấu trúc toán học là một thực thể trừu tượng tồn tại ngoài
không thời gian.

Có thể tự hỏi vì sao chúng ta phải nghĩ đến nhiều vũ trụ song song như thế? Chúng ta đã gặp tình huống sau: đôi khi xét toàn diện một tổng thể lại đơn giản hơn xét phiến diện một yếu tố riêng lẻ. Mọi người đều biết rằng thuật toán để tạo ra một dãy số lại đơn giản hơn nhiều so với thuật toán tạo ra một con số riêng lẻ. Một lý thuyết chứa đa vũ trụ sẽ là đẹp đẽ hơn, phổ quát hơn, đơn giản hơn và chính xác hơn. Khi phủ nhận đa vũ trụ chúng ta phải phức tạp hoá lý thuyết, phải đưa vào nhiều giả định, nhiều định đề. Ví dụ nhờ các vũ trụ song song ở mức III mà cơ học lượng tử có thể dễ hiểu hơn, không cần đến định đề co (collapse) nói ở phần vũ trụ song song mức III.

Nói một cách khác: hoặc sử dụng giả thuyết nhiều vũ trụ hoặc phải sử dụng nhiều lời để đưa ra những giả định, những định đề (many worlds or many words - đa vũ trụ hoặc đa từ ngữ)!

Có lẽ chúng ta phải chấp nhận những điều kỳ dị như đa vũ trụ để nắm được hết cái đẹp và cái hợp lý của thực tại vật lý.

Max Tegmark

Cao Chi biên dịch (Theo Tạp chí Tia Sáng)

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Piano Concerto No. 5 Ludwig van Beethoven

beethovenBản :Piano Concerto No. 5 in E-flat major, Op. 73, của Ludwig van Beethoven,thường được gọi là Concerto Hoàng đế là bản concerto cuối cùng của ông viết cho piano Nó được viết giữa 1809 và 1811 tại Vienna, và được dành riêng cho hoàng tử nước Áo Rudolf , người bảo trợ và là học sinh của beethoven cái biệt danh Concerto Hoàng đế là do nghệ sĩ piano Johann Baptist Cramer bạn của beethoven đặt cho Tác phẩm gồm ba chương
Chương I  -  Allegro chương II-  Adagio un poco moto và Chương III. Rondeau. Allegro nói về tác phẩm này nếu xét về quy mô và tính chất rộng lớn của ý đồ tư tưởng thì bản concerto số 5 của beethoven không thua kém các bản symphony của nhạc sĩ yếu tố thể hiện rõ điều đó là độ phức tạp của tác phẩm và Phương pháp sử dụng đối với dàn nhạc và cây đàn piano mang tính chất giao hưởng thực sự chủ đề chính và chủ đề phụ trong chương một tương phản đậm nét nhưng không mang màu sắc kịch tính sức mạnh trong sáng của các chủ đề nhạc và không khí trang trọng trong chương kết của tác phẩm thực sự mang tính chất hòa tâú này luôn mang lại không khí tươi vui cho các phòng hòa nhạc .Ở tác phẩm này  beethoven đã xuất hiện với tất cả thiên tài giao hưởng và niềm cảm hứng nghệ thuật của mình .
Giai điệu của chương II chương châm trong bản Concerto số 5 là một trong những nét nhạc đẹp nhất trong di sản âm nhạc của người nhạc sĩ vĩ đại về bản concerto này rômanh rôlăng  đã viết “Beethoven đang có mặt ở đây .ở phia trước chứ không phải trong quá khứ ….Trong những ngày thử thách này ông luôn ở bên chúng ta … Các bạn có biết ai đã là người bạn của tôi trong ba ngày ba đêm ,khi làn sóng người rút lui dày đặc uốn lượn trên nhưng con đường chằng chịt của thành phố Ve-de –lây và sau họ là tiếng xe cơ giới của đội quân xâm lược gầm rú trong cát bụi trộn ánh nắng vàng ! Trong đầu óc tôi mệt mỏi  rã rời vì tiếng gầm rú liên tục  của kỵ binh cơ giới .trước sự uy hiếp của kẻ địch ! Không biết từ đâu và vì sao đã vang lên nét nhạc tuyệt diệu trong bản concerto giọng mi giáng trưởng .Ba ngày ba đêm bài ca ngân vang trong lòng tôi
Nó ngự trị với hình ảnh trong sáng và tinh khiết trên đống gạch vụn của thế gian .Nó soi sáng trí tuệ đang chìm trong bóng tối hừng hực ,giống như một mảng trời xanh giữa đám mây đen ngòm …
~~~Và dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn 3 chương của tác phẩm này với chất lượng âm thanh tốt nhất “lossless .file flac” do dàn nhạc Berliner Philharmoniker trình tấu :soloist piano:  Maurizio pollini  Chỉ huy : Claudio Abbado

Ludwig van Beethoven :Piano concerto No 5

Chương I . Allegro

chương II-  Adagio un poco moto
 
Chương III. Rondeau. Allegro

Chú ý nếu như các bạn có copy bài này đi đâu thì xin gi rõ nguồn : http://thicaquan.blogspot.com/  ~~~~~~~
  Trần quang Tùng ~~~~~             
                                                                 Nam định ngày :12 /4 /2013




Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Beethoven : Symphony No 6

beethovenSymphony No. 6 in F major, Op. 68 .Bản giao hưởng số 6, giao hưởng Đồng nội giọng pha trưởng tập 68 hoàn thành gần cùng lúc với bản giao hưởng số 5 là một tác phẩm có tính chất và nội dung hoàn toàn khác hẳn bản symphony số 5 trong bản symphony số 5 tấ cả đều căng thẳng đến cao độ : bằng những phương tiện âm thanh hùng vĩ  .Còn bản giao hưởng Đồng nội này xét về nội dung âm nhạc thôn dã cũng như tiêu đề của nó là một bức tranh thanh bình.Beethoven “có nói rằng bản giao hưởng Đồng nội là sự truyền đạt những cảm xúc nảy sinh do tiếp xúc với thế giới thiên nhiên và cuộc sống nơi thôn dã nhiều hơn là một bức tranh phong cảnh bằng âm thanh”  tuy nhiên trong bản giao hưởng này ta vẫn có thể nhận thấy rõ ràng tính chất hội họa của nó

Chương I --  Allegro ma non troppo có tên gọi Niềm phấn chấn khi trở về làng quê đây là một nhạc thôn dã giàu tính dân gian .như lối sử dụng tinh tế các loại nhac cụ và các thủ pháp điển hình của khí nhạc nông thôn .Khác với những nguyên tắc beethoven thường sử dụng với những chủ đề nhạc cô đọng,những sự chuyển tiếp liên tục từ trạng thái tình cảm này sang trạng thái tình cảm khác không cho phép có những đoạn lặp lại kéo dài cho nên toàn bộ chương một có rất nhiều mô-típ nhỏ được lặp đi lặp lại .Bản nhạc thôn dã thanh bình này nói lên niềm hạnh phúc êm đềm giữa cảnh thiên nhiên và cuộc sống thôn dã

Chương II – Andante molto mosso ,có tên gọi bên bờ suối là một chương nhạc giàu những giai điệu du dương và tiếng chim ca-một bức tranh sinh hoạt tuyệt diệu

Chương III – Allegro ,một trong những bản xkec_dô xuất sắc nhất của beethoven có tên gọi Cuộc tụ hộp vui vẻ của dân làng ,miêu tả ngày hội mộc mạc của nông thôn.Sự kết hợp nhịp ba và nhịp hai sự phong phú tiế tấu muôn hình muôn vẻ

Chương IV – Allegro ,có tên gọi Giông tố,Bão táp.Tiếng vi-ô-lông-xen và công-tơ-rơ-batx gầm rú nhóm violin miêu tả tiếng mưa rơi tí tách bằng những âm thanh ngắt quãng ,tiếng sáo và tiếng trống định âm bắt trước ánh chớp và tiếng sấm rền vang-tất cả những phương tiện đơn giản đó đã tạo nên bức trang dông tố nổi bật .Bức tranh dông tố của Beethoven đã là tiền thân của nhiều bức tranh âm nhạc tương lai, bắt đầu từ vở Vin-hem-ten (1829) của Rossini cho đến các ca kịch của Ver-di ,Vác ne và Tschaikovsky

Chương V – Allegretto có tên gọi Niềm vui tràn đầy lòng biết ơn sau cơn bão tố.Tiếng sáo và tiếng tiêu của chú mục đồng đối đáp nhau  bình than bài ca mục đồng ngân vang man mác.Ở đoạn kết của giao hưởng vang len bài tụng ca tỏ lòng biết ơn – A .N.Xe-rốp  viết “ Đây mới thực sự là bức tranh thôn dã ,khác xa những loại âm nhạc thôn dã ủy mị giả tạo  thường gợi lên hình ảnh những chú mục đồng chân đi giày với những dải nơ bằng lụa và những chú cừu non thắt giải màu hồng ,màu xanh của đất nước Ac-ca-đi thần thoại”

~~~Và dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn 5 chương của tác phẩm này với chất lượng âm thanh tốt nhất “lossless .file flac” do dàn nhạc Berliner Philharmoniker trình tấu chỉ huy :Herbert von Karajan  hướng dẫn: nếu nghe trực tiếp sẽ chỉ là mp3 128 kbps Click vào biểu tượng tờ giấy trên trình Box play để download về File flac


Beethoven : Symphony No. 6

Chương I --  Allegro ma non troppo 

Chương II – Andante molto mosso

Chương III – Allegro 

Chương IV – Allegro 

 

Chương V – Allegretto

Chú ý nếu như các bạn có copy bài này đi đâu thì xin gi rõ nguồn :http://thicaquan.blogspot.com/  ~~~~~~~

  Trần quang Tùng ~~~~~            

                                                                 Nam định ngày :12 /7 /2013

 

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Georges Bizet

bizet_tsCó lẽ hiếm có một tác giả nào trở nên vĩ đại chỉ với một tác phẩm duy nhất. Tuy nhiên Georges Bizet là một ngoại lệ. Chỉ bằng vở operaCarmen, Bizet đã được cả châu Âu biết đến như là một tác giả viết opera tài ba, sánh ngang với những tên tuổi như Rossini, Donizetti hay Verdi. Tất nhiên điều này không có nghĩa là Bizet không sáng tác ra những tác phẩm khác hay những sáng tác khác của ông không có mấy giá trị nhưng chắc chắn rằng không một tác phẩm nào trong số này có thể sánh ngang với Carmen về mặt lôi cuốn, hấp dẫn và phổ biến. Kể từ khi ra đời cho đến nay, Carmen vẫn luôn là một trong những vở opera được yêu thích và được trình diễn nhiều nhất. Alexander Cesar Leopold Bizet (Georges là tên được đặt sau lễ rửa tội) sinh ngày 25 tháng 10 năm 1838 tại Paris trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Mẹ ông là một nghệ sĩ piano tài ba, còn cha của ông là một giáo viên dạy thanh nhạc. Chính họ đã dạy ông những bài học nhạc đầu tiên. Ngay từ nhỏ Bizet đã bộc khả năng chơi piano rất tốt của mình. Chính điều này đã giúp cậu bé Georges được mọi người so sánh với Mozart và Mendelssohn. Cậu bé có thể đọc và chơi các bản nhạc khi mới có 4 tuổi, điều này khiến cha mẹ cậu rất ngạc nhiên. Có thể nói rằng sự nghiệp âm nhạc của Bizet sau này chính là do sự sắp đặt của Chúa trời. 
                     Georges Bizet - Carmen suite
Việc biểu diễn xuất sắc các piano sonata của Mozart đã khiến cậu được nhận vào nhạc viện Paris đầy uy tín vào năm 1848, khi cậu mới hơn 9 tuổi. Tại đây Bizet học đối vị với Zimmerman và Charles Gounod còn Jacques Halévy (tác giả vở opera La Juive) dạy cậu sáng tác và dưới sự giảng dạy của Marmontel, cậu đã trở thành một nghệ sĩ piano xuất sắc. Trong một lần sang Paris biểu diễn, Liszt được nghe Bizet biểu diễn một tác phẩm của chính Liszt và Liszt đã công nhận rằng Bizet là một trong ba nghệ sĩ piano xuất sắc nhất châu Âu (hai người kia là Liszt và Hans von Bülow - người được Tchaikovsky đề tặng bản Piano Concerto số 1). Cũng trong thời gian học tại nhạc viện Paris, Bizet đã giành được vô số giải thưởng về biểu diễn piano và organ.
Vào năm 1855, khi mới 17 tuổi, Bizet đã bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình khi hoàn thành bản giao hưởng giọng Đô trưởng. Tuy nhiên khi sinh thời, Bizet không công bố tác phẩm này bởi vì ông cho rằng nó chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác phẩm của thầy giáo mình là Charles Gounod. Đến tận năm 1935, tác phẩm này mới được biểu diễn lần đầu tiên. Năm 1857, Bizet chia sẻ giải thưởng Offenbach (giải do nhạc sĩ Pháp Jacques Offenbach lập ra để khuyến khích các nhạc sĩ trẻ) cùng với Lecocq khi ông sáng tác vở operetta một màn Le Docteur Miracle (Bác sĩ Miracle). Một năm sau, với bản cantata Clovis et Clotilde,  Bizet đã đoạt giải thưởng danh giá Prix de Rome (trước đó Berlioz cũng đã đoạt được giải này vào năm 1830) và theo như qui định của giải thưởng ông phải đến Rome học trong 3 năm. Trong những năm ở Rome, ông có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với các vở opera của các nhạc sĩ Ý và Bizet cũng đã sáng tác khá nhiều trong thời gian này. Tuy nhiên, tồn tại đến ngày nay chỉ còn 4 tác phẩm, trong đó có vở opera buffa Don Procopio và không có gì ngạc nhiên khi ta thấy rằng chúng đều ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Ý, đặc biệt là Donizetti. Và cũng chính tại đây, Bizet đã nhận ra rằng sáng tác opera là công việc sẽ theo đuổi cả cuộc đời mình.
Bizet trở về Paris vào năm 1861 và chỉ vài tháng sau mẹ ông qua đời. Cuộc sống của Bizet đã bước sang một chặng đường mới. Ông từ chối công việc giảng dạy tại nhạc viện và nuôi tham vọng trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng đồng thời phải nhanh chóng hoàn thành một tác phẩm để kết thúc bản hợp đồng với Prix de Rome. Và kết quả là vở opera comique La guzla de l’emir ra đời.
Nhận lời mời của giám đốc nhà hát Lyrique, Bizet bắt đầu sáng tác vở opera Les pêcheurs de perles (Những người mò ngọc trai). Ông mất 4 tháng để hoàn thành tác phẩm này và vở opera được công diễn lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1863. Tuy nhiên đây lại là một thất bại thảm hại, vở diễn được công chúng đón nhận rất thờ ơ và bị cho là khô cứng, các nhân vật thì quá nhạt nhẽo, thiếu cảm xúc. Và chỉ đến năm 1886, vở opera mới được sống lại trên sân khấu và khi đó moi người mới nhận ra vẻ đẹp thật sự của tác phẩm. Buồn chán, thất vọng, những năm tiếp theo Bizet hầu như không sáng tác nữa và kiếm sống bằng cách phối khí lại các tác phẩm của các nhạc sĩ khác và dạy piano. Và chỉ đến năm 1867, Bizet mới sáng tác trở lại khi vào tháng 12, ông công diễn vở opera La jolie fille de Perth (Người đẹp thành Ba Tư), dựa trên tiểu thuyết cùng tên của văn hào Walter Scott. Vở diễn này cho thấy sự trưởng thành của Bizet trong bút pháp sáng tác khi âm nhạc của vở opera sinh động, hấp dẫn và chặt chẽ hơn tuy nhiên phần ca từ lại bị chê là quá dễ dãi. Tác phẩm này đã gây được ấn tượng tốt hơn đối với công chúng và giới phê bình tuy nhiên nó cũng chỉ tồn tại được sau có 18 buổi biểu diễn.
Bizet có một niềm đam mê kì lạ khi sáng tác opera, sau khi phải hứng chịu thất bại của Les pêcheurs de perlesLa jolie fille de Perth, một người bạn đã khuyên ông nên từ bỏ việc sáng tác opera và tập trung vào việc biểu diễn piano cũng như chuyển sang sáng tác giao hưởng nhưng Bizet đã nói rằng: “Tôi phải ở lại với opera, không có nó thì tôi chả là gì cả”.
Năm 1868 là một năm khủng hoảng đối với Bizet, rất nhiều tác phẩm không được hoàn thành, ông thường xuyên cảm thấy rất đau ở cuống họng (đây là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của ông sau này) và bị cảnh sát gọi lên thẩm vấn liên tục vì lập trường tôn giáo của mình, tuy nhiên cũng vì vậy mà quan điểm sáng tác của ông trở nên sâu sắc hơn. Ông chuyển ra sinh sống tại ngoại ô Paris với hy vọng cải thiện được tâm trạng của mình. Tại đây vào tháng 6 năm 1869, ông cưới thiếu nữ mới 20 tuổi Geneviève Halévy, con gái của người thầy giáo cũ. Tuy nhiên đây cũng là một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, hai người có với nhau một đứa con trai duy nhất và sau này đứa bé đã tự tử. Một năm sau gia đình ông lâm vào cảnh thiếu thốn do cuộc chiến tranh Pháp - Phổ gây ra (thời gian này Bizet cũng tham gia vào Cục phòng vệ quốc gia). Trong thời điểm này ông có rất ít điều kiện để sáng tác nhưng đến năm 1871 ông hoàn thành một tổ khúc dành cho piano duet với tên gọi Jeux d’enfants (Những trò chơi cho trẻ nhỏ) và nhiều trích đoạn trong bản nhạc này đã được phối lại cho dàn nhạc. Bizet tỏ ra rất hài lòng với tác phẩm này. Cũng trong năm 1871, Bizet đã hoàn thành phần âm nhạc trong vở kịch L’arlésienne (Cô nàng xứ Arles) - dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Pháp Alfonse Daudet và vở operaDjamileh. Và cũng như những lần trước đó, buổi công diễn các tác phẩm lần này của Bizet cũng đều thất bại. Tuy nhiên ngày nay, hai tác phẩm này của Bizet đã được nhìn nhận lại đúng đắn hơn. L’arlésienne được đánh giá là xuất sắc và được nhiều dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới trình diễn liên tục nhờ vào sự đa dạng trong sắc thái và tiết tấu cũng như sự hài hoà và hấp dẫn của giai điệu còn Djamileh được coi là tiền đề và bước đệm quan trọng để Bizet sáng tạo ra kiệt tác vĩ đại nhất của mình: vở opera Carmen.
Phải hứng chịu nhiều thất bại nhưng Bizet vẫn có niềm tin vào những sáng tác của mình. Ông cho rằng khán giả vẫn chưa hiểu hết được tác phẩm của mình chứ không phải là tài năng của mình kém cỏi. Bizet quyết định dồn hết tâm huyết và tinh lực vào kịch bản Carmen do Henri Meilhac và Ludovic Halévy viết. Kich bản dựa trên tác phẩm cùng tên của nhà văn Pháp Prosper Mérimée ra đời vào năm 1846 mà Bizet rất yêu thích, ông rất có cảm tình với nhân vật cô gái digan Carmen xinh đẹp luôn khao khát tự do. Bizet mất 2 năm trời (từ năm 1873 đến cuối năm 1874) mới hoàn thành vở opera này. Và so với các vở opera khác của Bizet, Carmen đã vượt trội hơn hẳn về mặt khắc hoạ bối cảnh và nhân vật. Ảnh hưởng từ các nhân vật Azucena, Eboli và Amneris của Verdi, Bizet quyết định để nhân vật chính Carmen hát giọng mezzo-soprano và bằng tài năng tuyệt vời của mình ông đã xây dựng được một Carmen với sức sống mãnh liệt và đầy biến ảo. Việc miêu tả anh lính Don Jose hiền lành chỉ vì mê mẩn sắc đẹp của Carmen mà biến mình thành một tên tướng cướp và rồi trở thành kẻ sát nhân khi đâm chết Carmen khi cô đem lòng yêu người khác là một thành công to lớn của Bizet. Bên cạnh đó, việc xuất hiện của hai nhân vật Escamillo và Micaela là sự cách tân so với tác phẩm văn học nhưng cũng góp phần làm phong phú và hoàn thiện vở opera hơn. Bizet tỏ ra rất hài lòng với Carmen và ông háo hức chờ ngày vở opera ra mắt.
Ngày 3 tháng 3 năm 1875, Carmen được công diễn tại Paris. Và như một định mệnh đau buồn gắn chặt với Bizet, đây vẫn là một thất bại. Khán giả thực sự sốc với tác phẩm. Họ không thể chịu đựng được cô gái Carmen lẳng lơ, không chung thuỷ, bỏ anh này chạy theo anh kia. Họ la ó, chửi bới các ca sĩ và cả người nhạc sĩ tội nghiệp. Lần này thì là một thảm hoạ thật sự đối với Bizet, ông suy sụp hoàn toàn. Cùng với căn bệnh đau cuống họng từ trước và cái chết của đứa con tinh thần mà ông yêu mến nhất, kì vọng nhất, sức khoẻ của Bizet ngày một yếu đi. Trên giường bệnh, Bizet luôn tự hỏi phải chăng mình đã lầm? Và sau hai cơn đau tim liên tiếp, ông qua đời vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1875 (sau đúng 3 tháng khi Carmen được công diễn) tại Bougival, ngoại ô Paris khi mới 37 tuổi.
Bizet đã không lầm! Ngày nay, không còn nghi ngờ gì nữa, Carmen đã trở thành một trong những vở opera tuyệt vời nhất mọi thời đại. Và cùng với nó, tài năng của Bizet đã được nhìn nhận lại một cách chính xác hơn. Các nhà soạn nhạc như Saint-Saëns, Tchaikovsky hay Debussy đều khẳng định: Bizet là một nhạc sĩ vĩ đại!


Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Johannes Brahms

230px-JohannesBrahmsJohannes Brahms (7 tháng 5 năm 1833 tại Hamburg – 3 tháng 4 năm 1897 tại Viên) là một nhà soạn nhạc, chơi đàn piano và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Các tác phẩm của ông được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn (romanticism). Là một nghệ sĩ dương cầm điêu luyện, ông thực hiện các buổi diễn ra mắt nhiều tác phẩm của chính mình, ông cũng đã từng làm việc với một số nghệ sĩ hàng đầu vào thời bấy giờ, kể cả với nghệ sĩ dương cầm Clara Schumann và nghệ sĩ vĩ cầm Joseph Joachim. Brahms là một người kiên quyết theo chủ nghĩa cầu toàn, cho nên ông đã tự hủy và không công bố rất nhiều tác phẩm của mình. Các sáng tác của Brahms bao hàm cả những chất liệu truyền thống lẫn sáng tạo. Âm nhạc của ông có cấu trúc và kỹ thuật bắt nguồn từ các bậc thầy Baroque và nhạc cổ điển. Âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung dị sâu sắc của tâm hồn. Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và “làm giàu” chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.
Symphony No 2&3 Op.98 (Brahms, Johannes)

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Sergei Vasilievich Rachmaninoff

Sergei Vasilievich Rachmaninoff (tiếng Nga: Сергей Васильевич Рахманинов) (1 tháng 4 năm 1873 tại Novgorod - 28 tháng 3 năm 1943 tại Beverly Hills) là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ piano và nhạc trưởng người Nga. Ông được thừa nhận rộng rãi như một trong số những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất trong thời đại của mình, và ở vai trò của một nhà soạn nhạc, ông là một trong những đại diện nổi bật cuối cùng của trường phái lãng mạn trong âm nhạc cổ điển Nga. Những ảnh hưởng ban đầu từ Tchaikovsky, Rimsky-Korsakov và những nhà soạn nhạc Nga 170px-Rachmaninovkhác đã sớm nhường chỗ cho một cá tính âm nhạc độc đáo, chất trữ tình lãng mạn, sự bày tỏ cảm xúc không giới hạn, tính chất biểu cảm mạnh mẽ, sự khéo léo về cấu trúc và một kỹ thuật viết cho dàn nhạc đầy màu sắc đã trở thành đặc tính vốn có trong âm nhạc của Rachmaninoff. Các tác phẩm viết cho piano chiếm phần lớn những sáng tác của ông. Kỹ thuật trình diễn điêu luyện cho phép ông khám phá một cách sâu rộng khả năng diễn tấu của piano. Ngay từ những sáng tác đầu tiên của mình, Rachmaninoff đã bộc lộ khả năng viết cho piano cùng với năng khiếu  thiên bẩm về giai điệu.

Rachmaninov Piano Concertos 1& 2
Tiểu Sử 
170px-Rach10 Rachmaninoff sinh ngày 1 tháng 4 năm 1873 tại Novgorod, tây bắc nước Nga, trong một gia đình quý tộc hậu duệ của người Tatar đã phục vụ Sa hoàng từ thế kỷ 16. Cha mẹ ông, đều là những pianist không chuyên, dạy ông piano từ khi lên 4. Năm 1882, ông nội Rachmaninoff, Arkady Alexandrovich Rachmaninoff, mời giảng viên Anna Ornatskaya từ Saint Petersburg đến dạy cho tới 2 năm sau, khi căn nhà được bán đi để trả nợ, và gia đình Rachmaninoff chuyển tới Saint Petersburg.
Rachmaninoff theo học tại Nhạc viện Saint Petersburg trước khi một mình tới Moscow theo học tại Nhạc viện hoàng gia Moscow, khi đó ông 14 tuổi. Lớp ông theo học gồm có cả Josef Lhévinne vàAlexander Scriabin. Nhờ sự sắp xếp của gia đình, ông sống tại nhà của Nikolai Zverev, giáo viên piano của mình, người mà, ông thừa nhận sau này, đã làm chàng trai lười biếng thấm nhuần thói quen làm việc nghiêm túc.
Chàng trai trẻ Rachmaninoff khi đó đã thể hiện khả năng tuyệt vời của mình trong cả ngành Piano lẫn ngành Sáng tác (giảng viên là Anton Arensky), và khi còn là sinh viên, vở opera ông viết, Aleko, đã đem lại cho ông giải xuất sắc trong ngành Sáng tác. Sau đó Rachmaninoff sáng tác tiếp bản Piano concerto số 1 và tổ khúc piano Morceaux de fantaisie (Op.3, 1892). Tổ khúc trên bao gồm bản Prelude in C-sharp minor được bán rất chạy, và Rachmaninoff trở nên nổi tiếng cả ở Nga lẫn phương Tây. Tuy nhiên việc phải chơi lại bản Prelude đó quá nhiều vì khán giả yêu cầu diễn thêm sau mỗi buổi diễn làm ông mệt mỏi. Thậm chí những năm sau đó khi được khán giả yêu cầu "encore", đôi khi ông phải khăng khăng rằng không thể nhớ bài đó! Cho dù vậy, sau này ông viết thêm 2 bộ Prelude nữa, hoàn tất bộ 24 Preludes của mình. Nikolai Zverev dần dần không thể đáp ứng đủ nguyện vọng trở thành nhà soạn nhạc của Rachmaninoff, sau đó ông theo học Alexander Siloti, một trong những học trò xuất sắc của Franz Liszt
170px-Sergei_Rachmaninoff,_1892
  Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện, Rachmaninoff gặp nhà soạn nhạc Tchaikovsky, sau này ông trở thành người hướng dẫn và góp ý cho Rachmaninoff. Tchaikovsky giao cho chàng thanh niên Rachmaninoff chuyển soạn lại bản ballet The sleeping beauty sang piano. Ban đầu công việc này được đề nghị với Siloti nhưng ông từ chối và gợi ý rằng Rachmaninoff mới là người thích hợp. Sau đó ông xem lại và góp ý cho bản chuyển soạn của Rachmaninoff, một trong số rất nhiều những bản chuyển soạn rất đẹp được Rachmaninoff viết trong sự nghiệp của mình.

Giai đoạn khủng hoảng - Writer's block

Tchaikovsky mất năm 1893, đây là một sự mất mát to lớn đối với Rachmaninoff. Ngay sau đó ông đặt bút viết bản Trio élégiaque để tưởng nhớ Tchaikovsky, bày tỏ sự đau khổ của mình bằng sắc thái trĩu nặng trong bản nhạc. Bản Symphony số 1 (op.13, 1896) của ông được trình diễn ngày 28 tháng 3 năm 1897 trong một chương trình hòa nhạc giao hưởng dài kỳ ở Nga. Buổi diễn được chỉ huy bởi Alexander Glazunov. Theo Natalia Satina, sau này trở thành phu nhân của Rachmaninoff, Glazunov lúc đó đã không tận dụng được thời gian diễn tập, và thậm chí "có thể Glazunov - một người mê rượu có tiếng - đã say xỉn trước buổi diễn". Và như một hậu quả tất yếu, bản giao hưởng đầu tiên của Rachmaninoff lập tức phải nhận những chỉ trích gay gắt từ giới phê bình.
Điều này làm ông rơi vào trạng thái túng quẫn và trầm cảm nặng nề, và gần như không sáng tác được gì thêm. Sau đó, cùng năm 1897, ông được mời làm trợ lý cho dàn nhạc của Sarwa Mamontof, một nhà công nghiệp và cũng là một người yêu nghệ thuật có tiếng ở Nga, và Rachmaninoff nhận lời. Tại dàn nhạc ông gặp giọng basso Feodor Chaliapin, sau này trở thành một người bạn tri kỷ của ông. Trong thời gian 1 năm làm việc tại đây, ông học hỏi kỹ năng chỉ huy từ nhạc trưởng người Ý Eugenio Esposito, và có nhiều buổi trình diễn thành công. Tuy nhiên do công việc của dàn nhạc làm ông trở nên quá bận rộn suốt 12 tiếng một ngày và không thể sáng tác, ông từ chối tiếp tục công việc năm 1898. Trong giai đoạn này ông có tình cảm với pianist Natalia Satina, cũng là em họ của ông. Giáo hội chính thống Nga và gia đình cô gái cực lực phản đối chuyện hôn nhân của hai người, điều này càng làm Rachmaninoff trở nên phiền muộn hơn. Vào tháng một năm 1990, Rachmaninoff và Chaliapin được một người bạn của gia đình Satin, công nương Alexandra Lieven, giới thiệu tới Yasnaya Polyana, tư trang của văn hào Lev Tolstoy, người mà ông cực kỳ ngưỡng mộ. Tại đó Rachmaninoff trình diễn một vài tác phẩm của mình, và song tấu với Chaliapin bài "Fate", một trong số những sáng tác ít ỏi của ông sau bản Sỵmphony số 1. Tác phẩm này được sáng tác dựa trên 2 ô nhịp đầu bản Symphony no.5 trứ danh của Beethoven. Cuối buổi diễn, Tovstoy gọi ông ra và nói thẳng thừng "Nào, có ai cần thứ âm nhạc này đâu. Tôi phải nói với bạn điều này, tôi hoàn toàn không thích buổi diễn này chút nào". Ông tiếp "Beethoven chả là gì cả. Pushkin và Lermontov cũng thế". Sophia Andreyevna, vợ của Lev Tolstoy, thì thầm "Đừng tranh cãi với Lyovochka (chỉ Lev Tolstoy), không nên kích động ông ấy".
Ý kiến của Lev Tolstoy mang nặng tính chủ quan, do ông có những quan điểm rất riêng về nghệ thuật. Ông cho rằng nghệ thuật đương thời đã và đang sa sút, làm cho những nghệ sĩ thời đó đều lầm đường lạc lối (Quan điểm này được đưa ra trong tác phẩm "Nghệ thuật là gì - What is art", 1897). Dù sau đó, ông đã nói "Bỏ qua cho tôi, tôi không có ý làm tổn thương bạn", nhưng hiển nhiên lời phê bình của ông đã ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của Rachmaninoff. Và từ đó ông không tới Yasnaya Polyana nữa, dù hằng năm Sophia Andreyevna vẫn mời. Rachmaninoff trở nên chán nản đến mức không thể hoàn thành, thậm chí bắt đầu, một tác phẩm nào cả. Gia đình Satin và bác sĩ Grigori Grauerman, một người bạn của gia đình, thêm lo lắng và quyết định cải thiện tình hình. Và năm đó, Rachmaninoff được giới thiệu trị liệu với bác sĩ thôi miên trị liệu Nikolai Dahl, trước đó đã thành công trong việc điều trị cho Varvara Satina, dì của ông.

Giai đoạn hồi phục

Từ tháng 1 tới tháng 4 năm 1990, Rachmaninoff điều trị với bác sĩ Dahl mỗi ngày. Bản thân Nikolai Dahl cũng là một nhạc công không chuyên. Và những lời động viên không mệt mỏi của ông đã có hiệu quả thần kỳ, dù không tức thời. Vài tháng sau đó, Rachmaninoff đặt bút viết tặng bác sĩ Dahl một trong những tác phẩm sau này trở nên nổi tiếng nhất của mình, bản Concerto no.2, op.18, hoàn thành vào năm 1901. Buổi công diễn ra mắt của tác phẩm này, với chính Rachmaninoff là solo pianist, được đón nhận nồng nhiệt và trở thành một trong những bản concerto được các pianist trình diễn nhiều nhất sau này.
Hạnh phúc tiếp tục đến với Rachmaninoff, sau 3 năm hẹn ước, ông được gia đình Satina chấp thuận gả cưới Natalia Satina. Hôn lễ được cử hành tại một vùng ngoại ô Moscow bởi một linh mục tuyên úy vào này 29 tháng 4 năm 1902, sử dụng gốc gác gia đình Satina để che mắt Giáo hội Chính thống (lúc đó vẫn phản đối cuộc hôn nhân này). Rachmninoff có 2 con gái, Irina và Tatyana Sergeyevna Rachmaninoff, và cuộc hôn nhân của hai người êm ấm tới tận khi Rachmaninoff qua đời. Vợ ông, Natalia Rachmaninova, mất năm 1951.
Sau một số buổi diễn thành công, Rachmaninoff được mời làm nhạc trửong cho nhà hát Bolshoi vào năm 1904. Do một số nguyên nhân chính trị, ông từ chức vào tháng 3 năm 1906 và đến sống tại Italia tới tháng 7. Suốt 3 năm sau, ông nghỉ đông và tiếp tục sáng tác tại Dresden, Đức; và trở lại tư trang tại Ivanovka mỗi mùa hè.
Năm 1909, ông lưu diễn lần đầu tại Mỹ, và sáng tác bản Concerto no.3, op.30, nhân sự kiện này. Những buổi diễn thành công tại đây làm ông trở nên nổi tiếng tại Mỹ, nhưng vì một lý do nào đấy, sau đó ông từ chối mọi lời mời lưu diễn lại tại Mỹ, tới tận khi ông di cư sang Mỹ năm 1918.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Những Chiếc Cầu Ở Quận Madison

                                                                           Robert James Waller

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Chiến Tranh và Hòa Bình

Lev Nikolayevich Tolstoy

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Những người trung thực Pdf

                                                                           Albert Camus

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Charles Baudelaire và Hoa Khổ Đau

baudelaire_The_Perfume_MagazineCharles Baudelaire (1821-1867) là nhà thơ lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX .., thuộc trường phái "Tượng Trưng" chủ nghĩa, biểu tượng những mối quan hệ giữa nội tâm con người với thế giới bên ngoài … dựa trên các hiện thực cao thượng nhưng ẩn mật sau các vết son hào nhoáng của xã hội phồn hoa giả tạo … Thơ Baudelaire là một sự phiêu lưu kỳ dị vào hư ảo, bí ẩn, siêu thực, đoạn tuyệt để tìm một lối giải thoát cho sự khắc khổ, tuyệt vọng và chán chường …
Thi sĩ Baudelaire sinh tại Paris, mồ côi cha lúc 6 tuổi, mẹ tái giá và đã gửi ông vào một ký túc xá. Ông theo gia đình sang Ấn Độ vào năm 1841, sau đó trở về Paris, sống cuộc đời kham khổ, thiếu thốn và bắt đầu sáng tác. Ông tham gia cuộc cách mạng tháng 2-1848 một thời gian ngắn. Thi sĩ đã gặp vài kiều nữ như Jeanne Duval, Marie Daubrun, Apollonie Sabatier, và chính những người phụ nữ đẹp nầy đã đem nhiều cảm xúc, cuồng nhiệt và thi hứng cho những dòng thơ chập chờn mộng ảo của ông , nhưng ông đã không có được cái may mắn hạnh phúc trong tình trường …. Đời sống của ông đầy dẫy những bất hạnh, đau buồn .. mà ông đã cố thoát ra khỏi cảnh cùng cực bằng ma túy, rượu chè, và lang thang đây đó … Bị xã hội ruồng rẫy, khinh miệt , gia đình cô lập và lạnh nhạt, ông mang đầy mặc cảm và mắc bệnh tâm thần kinh niên, nhiều lần đã có ý định quyên sinh. Cuối cùng chỉ có cái chết mới giải thoát được … năm 1867 ông bị bệnh ốm nặng, qua đời sau một thời gian bị bại liệt tàn phế (Ông mất năm 46 tuổi).
Ông đã viết nhiều bài tiểu luận phê bình nghệ thuật (1845-46), dịch thơ Edgar Allen Poe (1852), xuất bản thi phẩm Les Fleurs du Mal – Hoa Khổ Đau (1857) nhưng không được đón tiếp nồng nhiệt, vì nhiều bài thơ biểu tượng nhục tính, phản luân lý và đạo giáo, và cũng vì thế mà ông và nhà xuất bản đã bị đưa ra tòa và bị phạt vạ. Sáu bài thơ trong thi-phẩm này đã bị kiểm duyệt cắt bỏ. Năm 1859 ông viết cuốn Le Salon bàn luận về công trình của các hoạ sĩ , và sau đó sáng tác thêm 35 bài thơ mới cho thi-phẩm Les Fleurs du Mal, tái bản lần thứ 2 vào năm 1861. Sau khi ông qua đời, người ta cho xuất bản thêm vài tác phẩm của Ông như "Journaux intimes" (Nhật ký riêng tư) và "Petits Poème en prose" (Những bài thơ nhỏ viết theo thể văn xuôi)
Les Fleurs du Mal (Hoa Khổ Đau) là một thi phẩm nổi tiếng của Ông ..mà chính tác giả đã bộc bạch thổ lộ : "viết với tất cả con tim và hận thù …" cho lý tưởng và nghệ thuật .. Đó là những nối tiếp của đau thương, thất vọng, giày vò, xung đột, chán chường . Cuộc sống nghèo khổ, cô độc, bệnh hoạn, vô vọng trong một xã hội lạnh nhạt không ngõ thoát, không hội nhập được, đã làm thơ của Charles Baudelaire trở nên bi quan yếm thế tiêu cực và đôi khi huyền bí, lạnh lùng, khó hiểu, mang những hình tượng ma thuật, hoặc đượm màu triết lý khắc khổ.. Ngôn ngữ thơ của Ông phảng phất những ảo giác siêu hình, ẩn mật giữa hiện thực và hư vô.
1- La Mort des Amants

Nous aurons des lits pleins d'odeurs légères,
Des divans profonds comme des tombeaux,
Et d'étranges fleurs sur des étagères,
Écloses pour nous sous des cieux plus beaux.
Usant à l'envi leurs chaleurs dernières,
Nos deux coeurs seront deux vastes flambeaux,
Qui réfléchiront leurs doubles lumières
Dans nos deux esprits, ces miroirs jumeaux.
Un soir fait de rose et de bleu mystique,
Nous échangerons un éclair unique,
Comme un long sanglot, tout chargé d'adieux;
Et plus tard un Ange, entr'ouvrant les portes,
Viendra ranimer, fidèle et joyeux,
Les miroirs ternis et les flammes mortes.
Charles Baudelaire
Cái Chết Của Tình Nhân
Ta sẽ có chiếc giường hương thoảng nhẹ
Tấm đi văng sâu trũng tựa nấm mồ
Những kỳ hoa phơi bầy trên chiếc kệ
Dưới khung trời diễm lệ nụ trương phô
Hơi ấm cuối hãy cùng nhau xử dụng
Hai con tim: hai ngọn đuốc chói loà
Hai luồng sáng song song cùng phản chiếu
Hai linh hồn: hai kiếng lộng nguy nga
Trời xẩm tối màu hồng xanh huyền ảo
Tia chớp dài trao đổi giữa hai ta
Lời ly biệt khóc than người nức nở
Một Thiên Thần sẽ đến mở cửa ra
Vừa vui vẻ, trung thành, làm sống lại
Chiếc gương mờ, lửa chết tự hôm qua ...
Hải Đà (phỏng dịch)

2- La Muse Malade
Ma pauvre muse, hélas! qu'as-tu donc ce matin?
Tes yeux creux sont peuplés de visions nocturnes,
Et je vois tour à tour réfléchis sur ton teint
La folie et l'horreur, froides et taciturnes.
Le succube verdâtre et le rose lutin
T'ont-ils versé la peur et l'amour de leurs urnes?
Le cauchemar, d'un poing despotique et mutin
T'a-t-il noyée au fond d'un fabuleux Minturnes?
Je voudrais qu'exhalant l'odeur de la santé
Ton sein de pensers forts fuât toujours fréquenté,
Et que ton sang chrétien coulât à flots rythmiques,
Comme les sons nombreux des syllabes antiques,
Où règnent tour à tour le père des chansons,
Phoebus, et le grand Pan, le seigneur des moissons.
Charles Baudelaire
Nàng Thơ Nhuốm Bệnh
Tội nàng thơ ! Sáng nay em sao thế ?
Mắt trùng sâu mộng ảo giữa đêm tà
Trên sắc em thấy gì đang phản chiếu
Nỗi cuồng điên ghê sợ, lạnh xót xa
Thằng quỷ hồng, lão yêu tinh da tái
Rót hồn em lo sợ lẫn yêu thương
Cơn mộng dữ qua bàn tay đùa giỡn
Nhấn chìm em trong bãi lậy hoang đường
Ta muốn em thoát ra nguồn sinh lực
Vùng suy tư về lại bước luôn thường
Dòng máu Chúa vẫn nhịp nhàng tuôn chảy
Lời cổ xưa âm điệu mãi còn vương
Từ nơi đó hai vị thần luôn ngự trị
Cha âm thanh và chúa tể ruộng vườn
Hải Đà (phỏng dịch)

3- La Beauté
Je suis belle, ô mortels! comme un rêve de pierre,
Et mon sein, où chacun s'est meurtri tour à tour,
Est fait pour inspirer au poète un amour
Éternel et muet ainsi que la matière.
Je trône dans l'azur comme un sphinx incompris;
J'unis un coeur de neige à la blancheur des cygnes;
Je hais le mouvement qui déplace les lignes,
Et jamais je ne pleure et jamais je ne ris.
Les poètes, devant mes grandes attitudes,
Que j'ai l'air d'emprunter aux plus fiers monuments,
Consumeront leurs jours en d'austères études;
Car j'ai, pour fasciner ces dociles amants,
De purs miroirs qui font toutes choses plus belles:
Mes yeux, mes larges yeux aux clartés éternelles!
Charles Baudelaire

Người Đẹp
Ta đẹp lắm, như giấc mơ cẩm thạch
Lòng ta đây lần lượt tổn thương người
Để thi nhân tuôn trào muôn cảm hứng
Cho tình yêu bất tử lặng thầm trôi
Như nhân sư trên trời ta ngự trị
Kết tim ngà với sắc trắng thiên nga
Ta ghét động..sợ rời xa vóc nét
Không cười vui và chẳng khóc thiết tha
Thi sĩ đứng.. nhìn ta đầy ngạo nghễ
Những tượng đài vay mượn nét kiêu sa
Trong trầm tư khổ hạnh phí đời qua
Bạn tình đó ta dễ làm say đắm
Chiếc gương trong khiến vật đẹp nguy nga
Đôi mắt lớn chiếu hoài ta rực rỡ .
Hải Đà (phỏng dịch)

4- La Musique
La musique souvent me prend comme une mer !
Vers ma pâle étoile,
Sous un plafond de brume ou dans un vaste éther,
Je mets à la voile;
La poitrine en avant et les poumons gonflés
Comme de la toile,
J'escalade le dos des flots amoncelés
Que la nuit me voile;
Je sens vibrer en moi toutes les passions
D'un vaisseau qui souffre:
Le bon vent, la tempête et ses convulsions
Sur l'immense gouffre
Me bercent. D’autres fois, calme plat, grand miroir
De mon désespoir !
Charles Baudelaire
Âm Nhạc
Ta say nhạc như đam mê biển lớn
Đường ta đi loáng bạc những vì sao
Dưới mây mù phủ lấp cả trời cao
Lòng rộn rã giăng buồm nương gió thổi
Ta ưỡn ngực căng phồng hai lá phổi
Như buồm kia lồng lộng gió ngàn khơi
Ta trèo lên lưng sóng cưỡi chơi vơi
Mịt mùng xa giữa màn đêm phủ bóng
Hồn run rẩy theo từng cơn khát vọng
Của con tàu luôn nhẫn nhục dầy công
Qua gió lành, bão tố, nước bềnh bồng
Sóng mênh mang trên bờ sâu thăm thẳm
Ru ta ngủ mặt đài gương biển lặng
Soi hồn ta cơn tuyệt vọng điên cuồng
Hải Đà (phỏng dịch)

5- Harmonie du soir
Voici venir le temps où vibrant sur sa tige
Chaque fleur s'évapore ainsi qu'un encensoir;
Les sons et les parfums tournent dans l'air du soir;
Valse mélancolique et langoureux vertige!
Chaque fleur s'évapore ainsi qu'un encensoir;
Le violon frémit comme un coeur qu'on afflige;
Valse mélancolique et langoureux vertige!
Le ciel est triste et beau comme un grand reposoir.
Le violon frémit comme un coeur qu'on afflige,
Un coeur tendre, qui hait le néant vaste et noir!
Le ciel est triste et beau comme un grand reposoir;
Le soleil s'est noyé dans son sang qui se fige.
Un coeur tendre, qui hait le néant vaste et noir,
Du passé lumineux recueille tout vestige!
Le soleil s'est noyé dans son sang qui se fige...
Ton souvenir en moi luit comme un ostensoir!
Charles Baudelaire
Khúc Chiều Tà
Kìa .. run rẩy trên cành xanh tha thướt
Những bông hoa kiều diễm ngát thơm nhang
Muôn tiếng động giữa trời hương lồng lộng
Điệu valse buồn xây xẩm ngực râm ran
Từng cánh hoa như hương trầm tỏa ngát
Tiếng vĩ cầm run khẽ thắt tim đau
Thân mệt lả điệu valse buồn xơ xác
Chiếc bình hương lộng lẫy đẹp khung sầu
Quặn tim đau tiếng vĩ cầm khe khẽ
Trái tim mềm oán hận cảnh hư vô
Trời ủ rũ trên bình hương bát ngát
Ánh dương tàn trong giọt máu đông khô
Cõi hư không trái tim mềm oán ghét
Vết tích tìm trong quá khứ lung linh
Dòng máu đông từ mặt trời đã lặn
Bình thánh linh rực rỡ chuyện đôi mình
Hải Đà (phỏng dịch)

6- Tristesses de la Lune
Ce soir, la lune rêve avec plus de paresse;
Ainsi qu'une beauté, sur de nombreux coussins,
Qui d'une main distraite et légère caresse
Avant de s'endormir le contour de ses seins,
Sur le dos satiné des molles avalanches,
Mourante, elle se livre aux longues pâmoisons,
Et promène ses yeux sur les visions blanches
Qui montent dans l'azur comme des floraisons.
Quand parfois sur ce globe, en sa langueur oisive,
Elle laisse filer une larme furtive,
Un poète pieux, ennemi du sommeil,
Dans le creux de sa main prend cette larme pâle,
Aux reflets irisés comme un fragment d'opale,
Et la met dans son coeur loin des yeux du soleil.
Trăng Buồn
Đêm hôm ấy trăng mơ màng uể oải
Gối chăn êm xinh đẹp dáng ngây thơ
Dịu dàng quá bàn tay nàng lơ đãng
Ngực căng tròn ve vuốt bước vào mơ
Lưng trắng mịn qua bao mùa tuyết phủ
Trong từng cơn hấp hối vẫn hoài trông
Từ đôi mắt cuồng điên màu bạch nguyệt
Vút trời cao chất ngất nở đầy bông
Trên thế gian những đôi khi nhàn nhã
Âm thầm rơi giọt lệ khóc mưa ròng
Một thi sĩ tâm đồng… thao thức nhớ
Đưa tay mình hứng lệ tái tê lòng
Màu phản chiếu lung linh như ngọc bích
Dấu trong tim xa vắng ánh dương hồng …
Hải Đà (phỏng dịch)

7- L'Âme du Vin

Un soir, l'âme du vin chantait dans les bouteilles:
”Homme, vers toi je pousse, ô cher déshérité,
Sous ma prison de verre et mes cires vermeilles,
Un chant plein de lumière et de fraternité!
Je sais combien il faut, sur la colline en flamme,
De peine, de sueur et de soleil cuisant
Pour engendrer ma vie et pour me donner l'âme;
Mais je ne serai point ingrat ni malfaisant,
Car j'éprouve une joie immense quand je tombe
Dans le gosier d'un homme usé par ses travaux,
Et sa chaude poitrine est une douce tombe
Où je me plais bien mieux que dans mes froids caveaux.
Entends-tu retentir les refrains des dimanches
Et l'espoir qui gazouille en mon sein palpitant?
Les coudes sur la table et retroussant tes manches,
Tu me glorifieras et tu seras content;
J'allumerai les yeux de ta femme ravie;
A ton fils je rendrai sa force et ses couleurs
Et serai pour ce frêle athlète de la vie
L'huile qui raffermit les muscles des lutteurs.
En toi je tomberai, végétale ambroisie,
Grain précieux jeté par l'éternel Semeur,
Pour que de notre amour naisse la poésie
Qui jaillira vers Dieu comme une rare fleur !”
Charles Baudelaire
Hồn Rượu
Một chiều hồn rượu hát ca vang
Gửi người cô thế, kẻ gian nan
Từ nơi ngục kiếng viền xi đỏ
Rực sáng bài ca nghĩa bạn vàng
Trên đồi rực lửa tốn bao công
Nắng vã mồ hôi ướt chảy ròng
Sinh sản hồn ta, đời sống mới
Ta không bất nhẫn, bạc ơn lòng
Sung sướng là bao lúc rót vào
Tràn nơi cuống họng kẻ cần lao
Êm đềm ngực ấm là ngôi mộ
Thoát chốn hầm sâu lạnh xiết bao
Chủ nhật ngồi nghe điệp khúc vui
Phập phồng hy vọng ngực chơi vơi
Xắn tay áo dựa trên bàn rượu
Ta được vinh danh, thỏa mãn người
Đôi mắt vợ ngươi thắp sáng ngời
Con người khoẻ mạnh sắc hồng tươi
Cho chàng lực sĩ dầu xoa bóp
Bắp thịt phồng căng đấu đã đời
Cao lương mỹ vị rước ta vào
Hạt giống vĩnh hằng được ném trao
Lộng lẫy tình ta thơ nở rộ
Đoá hoa kỳ diệu ngút trời cao
Hải Đà (phỏng dịch)

8- Recueillement
Sois sage, ô ma Douleur, et tiens-toi plus tranquille.
Tu réclamais le Soir; il descend; le voici:
Une atmosphère obscure enveloppe la ville,
Aux uns portant la paix, aux autres le souci.
Pendant que des mortels la multitude vile,
Sous le fouet du Plaisir, ce bourreau sans merci,
Va cueillir des remords dans la fête servile,
Ma Douleur, donne-moi la main; viens par ici,
Loin d'eux. Vois se pencher les défuntes Années,
Sur les balcons du ciel, en robes surannées;
Surgir du fond des eaux le Regret souriant;
Le Soleil moribond s'endormir sous une arche,
Et, comme un long linceul trainant à l'Orient,
Entends, ma chère, entends la douce Nuit qui marche.
Charles Baudelaire
Tĩnh Tâm
Em Đau Khổ, hãy bình tâm ngoan ngoãn
Đang xuống đây, chầm chậm.. buổi chiều mong
Trên thành phố màn trời đen phủ kín
Người lo âu, kẻ khác thấy an lòng
Trong đám đông hèn hạ kẻ phàm nhân
Tên đao phủ với làn roi Khoái Lạc
Hái ăn năn trong đám hội đê hèn
Em Đau Khổ đưa bàn tay tôi dắt
Lánh xa đi ! Năm tháng đã phai tàn
Khung trời cao, nghiêng mình trong áo cũ
Đáy sông lên, Ân Hận mỉm cười khan
Dưới cầu cong, Mặt Trời đang hấp hối
Từ phương Đông dài liệm chiếc khăn tang
Em yêu dấu, đêm vàng đang khẽ bước …
Hải Đà (phỏng dịch)

9- Elévation
Au-dessus des étangs, au-dessus des vallées,
Des montagnes, des bois, des nuages, des mers,
Par delà le soleil, par delà les éthers,
Par delà les confins des sphères étoilées,
Mon esprit, tu te meus avec agilité,
Et, comme un bon nageur qui se pâme dans l'onde,
Tu sillonnes gaiement l' immensité profonde
Avec une indicible et mâle volupté.
Envole-toi bien loin de ces miasmes morbides;
Va te purifier dans l'air supérieur,
Et bois, comme une pure et divine liqueur,
Le feu clair qui remplit les espaces limpides.
Derrière les ennuis et les vastes chagrins
Qui chargent de leur poids l'existence brumeuse,
Heureux celui qui peut d'une aile vigoureuse
S'élancer vers les champs lumineux et sereins;
Celui dont les pensers, comme des alouettes,
Vers les cieux le matin prennent un libre essor,
Qui plane sur la vie, et comprend sans effort
Le langage des fleurs et des choses muettes!
Charles Baudelaire
Lên Cao
Bay trên hồ ao, bay qua lũng thấp
Bay trên núi rừng, biển cả, mây cao
Vưọt thinh không, qua mặt trời rạng rỡ
Đến tận cùng lấp lánh những vì sao
Nhanh nhẹn quá, tâm hồn ta chuyển động
Như người bơi ngây ngất sóng trùng khơi
Hồn sâu thẳm ngươi cười reo, ngang dọc
Trong niềm vui sức sống khó nên lời
Bay thật xa, thoát nơi nầy chướng khí
Cuối tầng mây thanh khiết xác thân mình
Hãy uống đi, ly rượu thần trong sạch
Lấp lánh đầy lửa sáng cõi quang minh
Dấu lòng đau, suy tư buồn não nuột
Cuộc trần ai kiếp sống nặng nề mang
Đôi cánh khỏe cho người nhiều may mắn
Vút lao mình về phía cánh đồng quang
Kẻ trầm ngâm như loài chim chiền chiện
Sớm mai hồng vút cánh tít trời xa
Bay trên đời cho lòng mau thấu hiểu
Lặng câm buồn: ngôn ngữ của loài hoa
Hải Đà (phỏng dịch)

10- La Fontaine de Sang

Il me semble parfois que mon sang coule à flots,
Ainsi qu’une fontaine aux rythmiques sanglots.
Je l'entends bien qui coule avec un long murmure,
Mais je me tâte en vain pour trouver la blessure.
A travers la cité, comme dans un champ clos,
Il s'en va, transformant les pavés en ilots,
Désaltérant la soif de chaque créature,
Et partout colorant en rouge la nature.
J'ai demandé souvent à des vins captieux
D'endormir pour un jour la terreur qui me mine;
Le vin rend l'oeil plus clair et l'oreille plus fine!
J'ai cherché dans l'amour un sommeil oublieux;
Mais l'amour n'est pour moi qu’un matelas d'aiguilles
Fait pour donner à boire à ces cruelles filles!
Charles Baudelaire
Suối Máu
Những lúc thấy máu mình tuôn xối xả
Tiếng nấc đều theo nhịp suối thở than
Nghe máu chảy tiếng thầm thì dai dẳng
Ráng công tìm chẳng thấy vết thương mang
Quanh con phố như đồng hoang kín mít
Nổi trên đường đảo nhỏ ...máu trôi mau
Muôn sinh vật đón mừng cơn dịu khát
Sắc đỏ tươi tạo hoá thắm tô màu
Ta thỉnh cầu những chai vang xảo quyệt
Xoa dịu ta ngày sợ hãi xanh người
Chất rượu làm mắt tinh thêm tai thính
Tìm tình yêu trong giấc ngủ quên đời
Tấm nệm Tình cho ta đầy gai nhọn
Hỡi cô nàng tàn nhẫn .. rượu ta mời
Hải Đà (phỏng dịch)

11- Spleen
Quand le ciel bas et lourd pèse comme un couvercle
Sur l'esprit gémissant en proie aux longs ennuis,
Et que de l'horizon embrassant tout le cercle
Il nous verse un jour noir plus triste que les nuits ;
Quand la terre est changée en un cachot humide,
Où l'Espérance, comme une chauve-souris,
S'en va battant les murs de son aile timide
Et se cognant la tête à des plafonds pourris ;
Quand la pluie étalant ses immenses trainées
D'une vaste prison imite les barreaux,
Et qu'un peuple muet d'infâmes araignées
Vient tendre ses filets au fond de nos cerveaux,
Des cloches tout à coup sautent avec furie
Et lancent vers le ciel un affreux hurlement,
Ainsi que des esprits errants et sans patrie
Qui se mettent à geindre opiniâtrement.
- Et de longs corbillards, sans tambours ni musique,
Défilent lentement dans mon âme; l'Espoir,
Vaincu, pleure, et l'Angoisse atroce, despotique,
Sur mon crâne incliné plante son drapeau noir.
Charles Baudelaire
Chán Đời
Trời trũng thấp như chiếc vung nặng trĩu
Đè lên hồn rền rĩ nỗi buồn dai
Xiết vòng quanh là chân trời vây kín
Rót ngày đen sầu thảm hơn đêm dài
Mặt đất biến thành nhà tù ẩm thấp
Nơi chốn mà Cuồng Vọng tựa cánh dơi
Bức tường ngăn rụt rè đôi cánh đập
Chạm đầu va trần mục nát tả tơi
Từng vạt lớn cơn mưa tràn vung vãi
Tựa khung tù song sắt rộng thênh thang
Ghê gớm quá lặng câm nhìn đàn nhện
Tận óc mình thả lưới bủa vây giăng
Trong bất chợt cỗ chuông reo phẩn nộ
Thất kinh người tiếng hú vọng lên trời
Không tổ quốc tựa linh hồn lang bạt
Phàn nàn than dai dẳng chẳng ngừng thôi
Đoàn xe tang chạy dài không chiêng trống
Qua hồn tôi bước chậm.. Hy Vọng tàn …
Òa lên khóc, Kinh Hoàng và áp chế
Trên đầu tôi nghiêng gục cắm cờ đen ..
Hải Đà (phỏng dịch)

12- La cloche fêlée
Il est amer et doux, pendant les nuits d'hiver,
D'écouter, près du feu qui palpite et qui fume,
Les souvenirs lointains lentement s'élever
Au bruit des carillons qui chantent dans la brume.
Bienheureuse la cloche au gosier vigoureux
Qui, malgré sa vieillesse, alerte et bien portante,
Jette fidèlement son cri religieux,
Ainsi qu'un vieux soldat qui veille sous la tente!
Moi, mon âme est fêlée, et lorsqu'en ses ennuis
Elle veut de ses chants peupler l'air froid des nuits,
Il arrive souvent que sa voix affaiblie
Semble le râle épais d'un blessé qu’on oublie
Au bord d'un lac de sang, sous un grand tas de morts
Et qui meurt, sans bouger, dans d'immenses efforts.
Charles Baudelaire

Chuông Rạn Vỡ
Đêm đông lạnh, ôi dịu dàng cay đắng
Ngồi bâng khuâng khói lửa chập chờn bay
Từ xa xưa nghe dâng tràn kỷ niệm
Tiếng chuông rung hát giữa khói sương dầy
Ôi sung sướng! chuông kêu rền khan cổ
Mặc già nua, nhanh nhẹn sống lâu bền
Lời kính cẩn trung thành vang tiếng gọi
Như lính già canh thức giữa lều đêm
Trong phiền muộn linh hồn tôi rạn nứt
Đêm giá băng tiếng hát muốn len vào
Kìa giọng nói thất thường rên yếu ớt
Tựa thương binh quên lãng thở thều thào
Bên hồ máu, dưới thi hài chất đống
Gắng chết mòn chẳng nghe tiếng động nào
Hải Đà (phỏng dịch)

Cõi chết

                                                                                         James Joyce

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Thời Thơ Ấu

                                                                                    Macxim Gorki

 

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Trái Tim Chó

                                                                        Mikhail Bulgakov

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Trại Súc Vật

                                                                        George Orwell

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Người tình tuyệt vời

                                                                                Frank Slaughter

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Đám Cưới Giả

                                                              Miguel de Cervantes

  Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Đông ki sốt nhà hiệp sĩ xứ Mantra

                                                                           Miguel de Cervantes

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Cánh buồm đỏ thắm

 

Alexandre grin

  Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Đồi Gió Hú

                                                                                      Emily Bronte

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Những người thích đùa

                                                                            Aziz Nesin

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

VIÊN NGỌC TRAI

                                                                                    John Steinbeck

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

KHUNG CỬA HẸP

                                                                           André Gide

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

David Copefield

                                                                        Charles Dickens

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Pierre và Jean

                                                                           Guy de Maupassant

Hướng dẫn : Các bạn có thể Phóng to để xem toàn màn hình hoặc in ra hay tải về

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Bôrôđinô

                                       Mikhail Iurjevich Lermontov
Borodino

Бородино

Bôrôđinô (Người dịch: Thuỳ Dương)

— Скажи-ка, дядя, ведь не даром 
Москва, спалённая пожаром, 
Французу отдана? 
Ведь были ж схватки боевые, 
Да, говорят, ещё какие! 
Недаром помнит вся Россия 
Про день Бородина! 

— Да, были люди в наше время, 
Не то, что нынешнее племя: 
Богатыри — не вы! 
Плохая им досталась доля: 
Немногие вернулись с поля... 
Не будь на то господня воля, 
Не отдали б Москвы! 

Мы долго молча отступали, 
Досадно было, боя ждали, 
Ворчали старики: 
«Что ж мы? на зимние квартиры? 
Не смеют, что ли, командиры 
Чужие изорвать мундиры 
О русские штыки?» 

И вот нашли большое поле: 
Есть разгуляться где на воле! 
Построили редут. 
У наших ушки на макушке! 
Чуть утро осветило пушки 
И леса синие верхушки — 
Французы тут как тут. 

Забил заряд я в пушку туго 
И думал: угощу я друга! 
Постой-ка, брат мусью! 
Что тут хитрить, пожалуй к бою; 
Уж мы пойдем ломить стеною, 
Уж постоим мы головою 
За родину свою! 

Два дня мы были в перестрелке. 
Что толку в этакой безделке? 
Мы ждали третий день. 
Повсюду стали слышны речи: 
«Пора добраться до картечи!» 
И вот на поле грозной сечи 
Ночная пала тень. 

Прилёг вздремнуть я у лафета, 
И слышно было до рассвета, 
Как ликовал француз. 
Но тих был наш бивак открытый: 
Кто кивер чистил весь избитый, 
Кто штык точил, ворча сердито, 
Кусая длинный ус. 

И только небо засветилось, 
Всё шумно вдруг зашевелилось, 
Сверкнул за строем строй. 
Полковник наш рождён был хватом: 
Слуга царю, отец солдатам... 
Да, жаль его: сражён булатом, 
Он спит в земле сырой. 

И молвил он, сверкнув очами: 
«Ребята! не Москва ль за нами? 
Умрёмте же под Москвой, 
Как наши братья умирали!» 
И умереть мы обещали, 
И клятву верности сдержали 
Мы в Бородинский бой. 

Ну ж был денёк! Сквозь дым летучий 
Французы двинулись, как тучи, 
И все на наш редут. 
Уланы с пёстрыми значками, 
Драгуны с конскими хвостами, 
Все промелькнули перед нами, 
Все побывали тут. 

Вам не видать таких сражений!.. 
Носились знамена, как тени, 
В дыму огонь блестел, 
Звучал булат, картечь визжала, 
Рука бойцов колоть устала, 
И ядрам пролетать мешала 
Гора кровавых тел. 

Изведал враг в тот день немало, 
Что значит русский бой удалый, 
Наш рукопашный бой!.. 
Земля тряслась — как наши груди, 
Смешались в кучу кони, люди, 
И залпы тысячи орудий 
Слились в протяжный вой... 

Вот смерклось. Были все готовы 
Заутра бой затеять новый 
И до конца стоять... 
Вот затрещали барабаны — 
И отступили бусурманы. 
Тогда считать мы стали раны, 
Товарищей считать. 

Да, были люди в наше время, 
Могучее, лихое племя: 
Богатыри — не вы. 
Плохая им досталась доля: 
Немногие вернулись с поля. 
Когда б на то не божья воля, 
Не отдали б Москвы!

- Bác nhỉ, đâu phải là vô ích 
Matxcơva rực lửa ngày đêm 
Để rơi vào tay Pháp? 
Thì chúng đã có những keo đọ sức 
Mà nghe đâu nào phải chuyện vừa 
Dễ gì ngày Bôrôđinô 
Cả nước Nga này đều ghi nhớ! 

- Phải, những con người của thời ta đó 
Có đâu như ở thời này 
Dũng sĩ oai hùng - nào phải các chú mày! 
Họ gánh chịu số phận đời nghiệt ngã 
Chiến trận trở về mấy kẻ... 
Nếu như chẳng phải mệnh trời 
Thì Matxcơva nào họ chịu buông rơi 

Ta lặng lẽ rút quân liên tiếp 
Thèm được đánh, ruột gan ấm ức 
Cánh bố già nuốt hận càu nhàu: 
"Lính ta về rúc bếp hay sao? 
Phải chăng quan trên không dám 
Xé quân phục ngoại bang thành trăm mảnh 
Trên đầu lưỡi lê Nga?" 

Nhưng rồi một chiến trường rộng lớn hiện ra 
Nơi đây vẫy vùng thoả chí 
Bọn ta dựng công sự 
Giỏng tai nghe ngóng binh tình! 
Sớm mai trời vừa soi tỏ 
Nòng thần công và ngọn rừng xanh 
Quân Pháp đà lố nhố 

Đạn thần công ta nhồi chặt nõ 
Nghĩ thầm: thết bạn ta đây 
Nào xin mời, anh bạn méc-xừ ơi! 
Đòn chi nhau, cứ đường hoàng giáp trận 
Đây sẽ dăng thành tiến đánh 
Thề hy sinh đến giọt máu cuối cùng 
Vì Tổ quốc quê hương! 

Súng chọi súng hai ngày đối đáp 
Trò dớ dẩn chẳng bõ bèn chi hết 
Phải chờ đến sáng thứ ba 
Khắp nơi nghe bàn tán nhỏ to 
"Phải dùng đến đạn ria tiếp cận!" 
Bãi chiến trường trận đụng đầu kinh khủng 
Dần chìm sâu trong bóng đêm đen 

Ta ngả lưng nghỉ trên bệ thần công 
Và thâu đêm suốt sáng 
Nghe lính Pháp tưng bừng sửa soạn 
Phía ta công sự lặng thinh 
Người sửa mũ ki-ve nhàu bẹp lấm lem 
Kẻ tức giận càu nhàu nhai ria mép 
Đem lưỡi lê mài sắc 

Và khi trời vừa rạng tinh mơ 
Bỗng ì ầm chuyển động gần xa 
Từng cơ đội rùng rùng nối tiếp 
Vị đại tá của bọn ta vốn dòng tuấn kiệt 
Bầy tôi vua, cha của ba quân 
Thương ôi, ngang một đường gươm 
Ngài ngã xuống, ngủ yên trong đất lạnh 

Mắt sáng ngời, lời còn sang sảng" 
"Sau lưng há không phải Matxcơva? 
Thì anh em hãy chết trước thành đô 
Như những người anh em xưa đã chết!" 
Và chúng tôi thề liều thân chẳng tiếc 
Và trung thành giữ trọn lời thề 
Tiến trận Bôrôđinô 

Ôi mới thật là một ngày đáng nhớ 
Quân Pháp như mây đen cuộn gió 
Cứ theo nhau ùn đến pháo ta 
Lính U-lan quân hiệu rườm rà 
Binh sĩ Đra-gun tung đôi ngựa 
Cứ loang loáng nhưi đèn cù vây bủa 
Cứ ùn ùn lũ lượt kéo qua 

Các chú mày đâu còn thấy cảnh kia!... 
Quân kỳ bay rợp trời rợp đất 
Lửa nhấp nhoáng trong khói tuôn mù mịt 
Xoang xoảng gươm khua, đại bác rít gầm 
Tay rã rời đâm chém dọc ngang 
Và thây đổ máu me xây thành núi 
Đạn thần công không bay đi nổi 

Giặc hiểu ra bữa ấy khá nhiều 
Người lính Nga xung trận ra sao? 
Trận giáp chiến Nga nấy nay chưa biết! 
Đất rung lên tựa như lồng ngực 
Ngựa, người, hỗn độn tơi bời 
Thần công như sấm dậy long trời 
Hàng ngàn khẩu cùng nhau phát hoả... 

Thế rồi tối dần. Sẵn sàng tất cả 
Lại bắt đầu một trận mới ngày mai 
Và nhất thiết không lùi... 
Vừa hay rền trống lệnh 
Lũ tà đạo thu quân hồi tướng 
Bấy giờ ta mới đếm vết thương 
Kiểm lại xem ai mất ai còn 

Phải, những con người của thời ta đó 
Hiên ngang và dũng cường thay! 
Dũng sĩ oai hùng - nào phải các chú mày! 
Họ gánh chịu số phận đời nghiệt ngã 
Chiến trận trở về mấy kẻ... 
Nếu chẳng là ý thượng đế Chúa trời 
Thì Matxcơva nào họ chịu buông rơi!