Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Tổng quan : Triết lý của Nietzsche

Tổng quan :
Triết lý của Nietzsche
Nguyễn Thanh Giản
Nơi mà bạn cho là lý tưởng, tôi coi đó chỉ là con người, chao ôi, quá đỗi con người… Tôi biết rõ con người.
(Ecce Homo, Human All too Human, 1)

Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).  Trong tác phẩm tự thuật viết về tiểu sử của mình, Ecce Homo, Nietzsche đã tiên đoán được số phận sự nghiệp tư tưởng của mình trước cặp mắt phê phán, hoài nghi của hậu thế. Nietzsche viết :
Tôi biết định mệnh của mình. Một ngày nào đó, tên tuổi của tôi sẽ được người ta liên tưởng tới như cái gì kinh hãi, một thứ khủng hoảng chưa từng có trên đời, một  va chạm thâm sâu nhất của lương tâm, một quyết tâm để gạt bỏ vì nó đã chống lại tất cả những gì vốn được thế gian tin tưởng, đòi hỏi, biện minh. Tôi không còn là con người. Tôi là mìn bộc phá.
Triết gia Bertrand Russell, khi nhận ét về tư tưởng của Nietzsche, đã vay mượn biểu tượng hãi hùng, bi thảm nhất trong vở kịch của Shakespeare – King Lear, để cảnh giác :
Vua Lear lúc sắp điên loạn đã thốt ra rằng : “Ta sẽ làm những chuyện mà dù ta chưa biết rõ – nhưng chắc hẳn đó sẽ là chuyện khủng bố trên địa cầu.” Đại để, đó là triết lý của Nietzsche.[i]
Thực vậy, Nietzsche luôn bị hoài nghi bởi các triết gia cổ điển cho rằng Nietzsche không phải là một triết gia “hợp thức” bởi ông đã không sử dụng phương pháp lý luận theo truyền thống của triết học; phê phán lối hành văn của Nietzsche là “ngôn ngữ của văn chương”; ngược lại, giới văn chương cũng không chấp nhận những tác phẩm của Nietzsche mang giá trị văn chương bởi chúng nặng nề lý luận “triết lý”.
Những phê phán còn nghiêm ngặt và đi xa hơn thế nữa về mặt tiêu cực. Chẳng hạn, Nietzsche bị ngờ vực coi là triết gia cổ võ thuyết “vô chính phủ”, “hư vô chủ nghĩa”, “kẻ vô luân” bài xích tôn giáo và luân thường đạo lý, người chống chế độ dân chủ và xã hội chủ nghĩa, bài trừ Do thái, cổ xúy tư tưởng phát-xít (Nazism), người duy tự nhiên…Nhưng trớ trêu thay, cùng lúc, Nietzsche được ca ngợi, nhất là giới triết gia lục địa ở châu Âu coi như là đại trụ của đủ mọi phong trào, xu hướng: nào là Nietzsche là ông tổ của chủ nghĩa Hiện sinh, tiền thân của chủ nghĩa Hậu hiện đại; người mở đường cho Phân tâm học của Freud sau này v v…
Những nhận xét và đánh giá trên không phải hoàn toàn vô căn cứ. Bản thân những tư tưởng, lối lập luận và hành văn phong phú, đa dạng và khác thường của Nietzsche đã đóng góp cho việc hình thành những quan điểm trái ngược và mâu thuẫn ở trên.
Nietzsche đã tự nhận mình là “kẻ vô luân”; coi Kitô giáo là “tôn giáo của lòng thương hại”, một “phong trào suy đồi”, nếu không muốn nói là vọng tưởng hư không, “phản tự nhiên”, phản đời sống; “mọi giá trị [luân lý] cao cả nhất, tự bản thân, đã mất hết mọi giá trị”. “Thượng đế đã chết”, Nietzsche tuyên bố trong The Gay Science. Socrates là thần tượng được tôn thờ như là “đại trụ” của nền tảng triết học duy lý Tây phương được ông gọi mỉa mai là “kẻ xấu xí” ; lý tính thực ra chỉ là “bạo chúa độc đoán” (tyrany); chân lý không đến từ trời cao (mặc khải); không có cái gọi là chân lý hay sự thật tuyệt đối - tất cả “chỉ là những diễn giải” (interpretations) của con người. Mọi lý tưởng tôn giáo, chính trị dân chủ hay xã hội không gì hơn là những định chế hay luật lệ được ngụy tạo bởi giới quyền lực nhằm thuần hóa đám đông bị trị, bóp chết tự do, năng lực thăng tiến, sáng tạo và tự quyết của cá nhân; biến họ thành những sinh thể nội hướng chỉ biết nói “vâng” hay “dạ” - một thứ luân lý nô lệ, “bầy đàn”. Theo Nietzsche, tất cả là trò chơi thống trị [ii] hay chính xác hơn, đó là sự biểu hiện của “ý chí quyền lực” trong một thế giới trung hoà (neutral) phi luân lý (amoral), bên kia cõi thiện và ác mà nhiên giới vận hành: cuộc đời, phân tích cho cùng, rốt ráo và vĩnh viễn là cuộc tranh đấu quyền lực của mọi sinh thể biểu hiện qua các tương quan phản đề biện chứng của chủ-tớ, tự do - nô lệ, mạnh-yếu, thượng nhân - hạ nhân vân vân… Tóm lại, nói theo ngôn ngữ của Hobbes, đó là “chiến tranh của tất cả chống lại tất cả” (The war of all against all).
Đọc Nietzsche, ta không thể phân loại hay đóng khung triết học của ông vào bất luận một chủ thuyết hay trường phái nào. Tư tưởng của Nietzsche không hoàn toàn là sản phẩm của thời kỳ Khai sáng hay Lãng mạn (Romanticism), của Tự do hay Bảo thủ, Dân chủ hay Xã hội, duy lý hay duy thực nghiệm, và thậm chí kể cả chủ nghĩa Hiện sinh hay Hậu hiện đại v v…Vậy triết học của Nietzsche thuộc trường phái nào ? Câu trả lời không đơn giản. Phần vì bản thân Nietzsche chủ định từ chối đóng khung tư tưởng của mình trong một hệ thống triết học: “Tôi hoài nghi tất cả mọi [triết học] hệ thống hóa.” (Twightlight of the Idols, I26) Triết học của Nietzsche là phi hệ thống (asystematic). Mọi hệ thống triết học, chẳng hạn của Kant, Hegel v v…, chỉ là ngụy cấu hời hợt vì chúng đặt nền tảng trên một số những tiền đề hay giả định (assumptions) được móc nối qua một chuỗi những liên lạc luận lý kinh điển để từ đó triển khai ra những “chân lý” hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống. Nhưng thực tế, đối với Nietzsche, nếu những giả định được phản chứng là sai lầm, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ. Chưa kể tới vấn đề rằng những triết gia duy hệ thống luôn có thói quen “xe đi trước ngựa” tức là họ sẵn đã thủ đắc kết luận rồi tìm cách chứng minh qua lý luận. (Mặc dù Nietzsche có sử dụng lý luận mạch lạc trong vài tác phẩm như The Birth of Tragedy, chẳng hạn.) Nhưng Nietzsche không dừng lại ở đó.
Ngay cả cái gọi là luận lý (logic) cũng cần phải xét lại, phải hoài nghi giá trị của nó.
Vốn là một giáo sư ngữ văn cổ điển (classical philologist) thông thạo, với Nietzsche, lý luận chỉ là trò chơi của ngôn ngữ; bởi thế, sự thật không thể triển khai từ những luận lý như thế, mặc dù các triết gia cổ điển nhấn mạnh tới khát vọng hay ý chí kiếm tìm sự thật (will to truth). Chẳng hạn khi nói về bản chất tồn hữu của sự vật (hữu thể), Nietzsche nhận xét: “sự tin tưởng của ta vào [hiện hữu của] vật thể đã tiền giả định một niềm tin vào luận lý” (The Will to Power, 516) [iii] hay “cái gọi là vật thể (thingness) hoàn toàn là do ta sáng tạo vì nhu cầu của lý luận (The Will to Power, 516). Hãy thử khảo sát câu văn dưới đây để kiểm nghiệm phát kiến của Nietzsche: vạn vật có hiện hữu không ? (Do things exist ?) Về mặt ngữ pháp, câu hỏi hoàn chỉnh và “hợp pháp” nhưng hỏi thế là “nghịch lý”; hỏi thế đã hàm ngụ bản thân sự vật đã hiện hữu vì đòi hỏi của lý luận qua phương trình của ngôn ngữ (câu văn = chủ từ + động từ).
Vì phủ nhận giá trị của mọi hệ thống triết học để theo đuổi và khai triển những tư tưởng của mình, Nietzssche đã sử dụng lối viết linh động và đa dạng, đặc biệt là thể văn qua hình thức của một câu văn ngắn gọn, hàm ngụ (aphorism), tùy tiện (random) và tự nhiên theo ngẫu hứng của dòng mạch ý thức. (Theo Freud, Nietzsche là tư tưởng gia đầy thị kiến nhất.)  Lối viết này đã được diễn ngôn và bàng bạc trong nhiều tác phẩm của Nietzsche, chẳng hạn như The Gay Science, Beyond Good and Evil… 
Đây là vài thí dụ: 
Ta ắt phải có trí nhớ tốt mới mong giữ được những lời hứa hẹn.
Tôi không thể tưởng tượng nổi một Thượng đế luôn luôn muốn được ca tụng.
Phải chăng đời sống thì trăm lần ngắn ngủi để ta nhàm chán với chính mình ?
Qua trường tranh đấu của cuộc đời: những gì không hủy diệt ta sẽ giúp ta cường lực hơn.
Có lẽ chân lý là đàn bà mà lý lẽ của họ là không để cho ta biết lý do.
Như thế, khi đọc tư tưởng của Nietzsche, mỗi nhận định đúng hay sai không nằm trong hệ thống của triết học nhưng là ở từng nhận định riêng lẻ (đoản văn) độc lập.
Trong những dự án triết học mà Nietzsche say mê theo đuổi, không một tảng đá tư tưởng, định chế hay giá trị nào của con người mà không bị Nietzsche lật dỡ, xem xét và tra hỏi đến tận cùng nền tảng. Đối với Nietzsche, đã có quá nhiều giả định. Các triết gia đã mặc nhiên thừa nhận mọi chân lý như đã có sẵn, đã hiện hữu; hành trình triết học và chức năng của họ là để khám phá và triển khai nội dung của chúng qua quan năng của lý tính. Đó là truyền thống triết học duy lý của hơn hai ngàn năm cho tới nay, khởi đi từ Socrates cho tới Kant, Hegel: coi lý tính là nền tảng và công cụ duy nhất để đạt tới chân lý, sự thật. Một nền triết học phân tích như thế là không chính danh và đích thực vì nó chỉ qui giảm vào những khái niệm trừu tượng, hay “lý luận về nhận thức” (theory of knowledge); “chấp nhận sự thể (thực tại) đúng như hiện trạng” (leaving everything as it is) (Beyond Good and Evil, 204), thay vì nhằm vào việc cải đổi thực tại và đời sống.  Theo Nietzsche, sứ mệnh triết học không chỉ điều tra và lý giải thể tính của thực tại nhưng còn phải phục vụ và thăng tiến đời sống con người theo đúng thân phận của hắn trong nhiên giới. Hiểu như thế, nghệ thuật (nhạc, bi kịch v v…) đóng một vai trò quan trọng trong sứ mệnh trên, và nhất là tương quan của nghệ thuật đối với cuộc sống: nghệ sĩ không chỉ mô tả, phản ảnh thực tại nhưng còn tích cực sáng tạo, biến đổi và tác động vào thực tại (để tìm hiểu thêm chủ đề này, xin đọc The Birth of Tragedy).
Tư tưởng của Nietzsche là khiêu khích và thách thức, và thường là mâu thuẫn và bất nhất (inconsistent). Đó là chủ tâm của Nietzsche.  Đọc Nietzsche mà ta không bị “động não”, nhất là hoài nghi, tra hỏi và kiểm chứng lại giá trị những gì mà ta vốn đã mặc nhiên chấp nhận (chẳng hạn truyền thống, ước lệ, tôn giáo, lý tưởng), ta chưa phải là độc giả tích cực của Nietzsche. Đại để như Karl Jaspers nhận xét rằng nếu khi đọc mà ta không tìm thấy những “mâu thuẫn” hay “nghịch lý”, ta thực sự chưa hiểu Nietzsche. 
Đó chính là lý do tại sao ta khó “bắt bẻ” hay phân loại triết học của Nietzsche. Hiểu như vậy, triết học của Nietzsche là tổng hợp của những mô hình tư duy trên, nhưng cùng lúc, qua tiến trình biện chứng “triết lý với cây búa”, Nietzsche đã đập tan mọi mô hình suy tưởng ở trên - tức là vừa khẳng định và vừa phủ định chúng trong cùng một nhịp đập của nhát búa.
Heidegger – một trong những người diễn giải chính yếu về Nietzsche, cho rằng triết học của Nietzsche là “sự hoàn tất của siêu hình học hiện đại”, hay đúng hơn, đó chính là khởi điểm “cáo chung của siêu hình học…” [iv] Nói cách khác, Nietzsche là Nietzsche – cô đơn và cô độc, khúc mắc và huyền bí, mâu thuẫn và thách thức; đau khổ nhưng hạnh phúc, hủy diệt nhưng kiến tạo. Đó là biện chứng của hiện hữu, của cuộc đời. Hay đúng hơn, như Nietzsche đặc trưng hóa, đó là tinh thần Dionysus. 
Tóm lại, Nietzsche làm triết lý, nhưng hơn cả triết lý: đó là tâm lý[v] – tâm lý của con người, quá đỗi con người. (Thậm chí, có học giả còn đi xa hơn, khẳng định rằng nếu không có Nietzsche, sẽ không có Sigmund Freud !) Triết gia là những kẻ vốn tự “phong vương” cho mình sứ mệnh cao cả – tìm kiếm hay thủ đắc chân-thiện-mỹ nhưng kỳ thực, những diễn ngôn triết học của họ, theo Nietzsche, chỉ là những tự sự hay chứng từ tự thú của bản thân triết gia mà động cơ phải được hoài nghi. Tìm kiếm địa vị xã hội (social status), chẳng hạn. Đó là lý do tại sao Nietzsche đã không do dự, thậm chí còn sử dụng ad hominem (tấn công cá nhân) để đập đổ mọi thần tượng. 
Một điều đã từ từ tỏ hiện cho tôi thì rằng cho tới nay, mọi triết học vĩ đại chẳng qua đó chỉ là: sự tự thú cá nhân của tác giả [triết gia] và [là] hồi ký vô thức và miễn cưỡng (Beyond Good and Evil, 6).
Một điểm đáng chú ý ở đây là trong hơn ba thập niên qua, số lượng sách vở, tài liệu về Nietzsche ngày càng trở nên phong phú; chưa kể tới việc thành lập các viện nghiên cứu mới về Nietzsche. Gần như mỗi tháng đều xuất hiện một hay vài ba sách vở của các học giả về Nietzsche, đặc biệt trong thế giới Anh ngữ. Việc viết lách về Nietzsche đã trở nên một kỹ nghệ thương mại. 
Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa cứu cánh và phương tiện về những hiện tượng này.  Nietzsche vốn được coi là triết gia phản ứng (reactionary), hay một “bác sĩ văn hóa” chẩn đoán căn bệnh thời đại của nhân loại nói chung và của phương Tây nói riêng. Kết quả “bệnh lý” là như thế này, theo Nietzsche: ở thời điểm của thế kỷ 19, nhân loại đang sống trong “buổi hoàng hôn của những thần tượng”. Ở đó, mọi giá trị cao cả của tinh thần đã bị phá sản; con người hoàn toàn vô định hướng vì hắn đã đánh mất niềm tin vào những chân lý hay tiêu chuẩn phổ quát và tuyệt đối, từ trời cao. Thượng đế đã chết ! Nhưng chính con người – “anh và tôi” là thủ phạm và là nạn nhân của hành động “sát thần” vĩ đại này. Cuộc đời không một ánh sáng soi dẫn; sa mạc hư không đang lớn dần: anh và tôi và cả nhân loại, nếu vẫn còn mang tâm thức cũ (thế giới quan Kitô giáo chẳng hạn), sẽ bị sa lầy giữa bãi hư không. “Hãy trỗi dậy !” (Rise above it) Chủ nghĩa hư vô là sự kiện tất yếu và cần thiết nhưng đó chỉ là giai đoạn chuyển tiếp. Cuộc đời là biến dịch (becoming) nhưng mọi sự sẽ “qui hồi vĩnh cửu” (eternal recurrence), thôi thúc bởi “ý chí quyền lực” (will to power) miên trường. (Thuyết qui hồi vĩnh cữu mà Nietzsche tiến cử ở đây chỉ là trắc nghiệm tâm lý giúp ta khẳng định cuộc sống hiện sinh, thay vì được hiểu theo nghĩa đen như người ngộ nhận. Cũng thế, ý niệm ý chí quyền lực chỉ là giả thuyết như Nietzsche nhấn mạnh “như luận thuyết mà tôi giả định” (As my theory has it). Đó là học thuyết nhằm giải thích động cơ và năng lực vận hành của mọi thực tại, mọi sinh thể trong vũ trụ - một thứ “theory of everything”.) Hãy khẳng định đời sống vì “siêu nhân sẽ là ý nghĩa của trần gian, mặt đất !” (Thus Spoke Zarathustra, Zarathustra’s Prologue, 3); hãy “sống một cách nguy hiểm” (The Gay Science, 283); tức là dám thách thức lại truyền thống, ước lệ v v… vì cuộc đời và văn hóa của nó đã suy đồi, đã khô cạn mọi nguồn cảm hứng sáng tạo. Bên kia cõi thiện và ác, một chân mới đã khai mở ! Nhân loại phải được giải thoát khỏi vòng cương tỏa của mọi thần thể, sống hồn nhiên như nhiên giới đặt định. “Hãy trung thành với trần gian, địa cầu này”, thay vì vọng tưởng vào thế giới bên kia (thế giới thực của Plato, thiên đàng của Kitô giáo). Đó là sứ điệp tối thượng, thống thiết và khẩn cấp trong đại tuyệt phẩm Thus Spoke Zarathustra mà ngôn sứ Zarathustra hạ san nhắn nhủ cho nhân loại, sau 10 năm tịnh ẩn trên đỉnh cao hoang vắng, xa lánh loài người. 
Nietzsche, như đã tiên đoán được khả năng phục hồi danh tiếng của mình khi ông nói: “có người chết rồi mới phục sinh”  Từ sau Thế chiến thứ hai, danh dự của Nietzsche đã và đang được phục hồi nhờ công lao của các học giả, những nhà tư tưởng và triết học (Heidegger, Jaspers, Kaufmann, Rorty, Derrida, M. Foucault, M. Clark, R. Schacht, Danto, R. Hollingdale v v…) Nietzsche qua đời năm 1900 trong tình cảnh mê loạn, là khởi đầu cho thế kỷ 20 nhưng cũng là khởi điểm cho sự khủng hoảng và phá sản văn hóa và tinh thần (hệ quả của chủ nghĩa hư vô) mà thế kỷ 21 của chúng ta kế thừa, và những thách thức để vượt qua. Mặt khác, giải pháp hay dự án “hậu Thượng đế” về một nhân loại mới, một xã hội mới mà Nietzsche khai mở, tuy hứa hẹn, nhưng sự hoài nghi và thách thức vẫn còn đó; mặc dù, một số nhà tư tưởng, triết gia (Derrida, Lyotard chẳng hạn) bắt đầu nói tới chủ nghĩa Hậu hiện đại, hay một hậu nhân loại “bên kia Kitô giáo” (beyond Christianity) trong bối cảnh lịch sử và những diễn tiến hình thành khối Âu châu hợp nhất (EU) hiện nay. 
Bằng một bối cảnh như thế, sự lôi cuốn và hấp lực của Nietzsche chính là lý do giải thích cho hiện tượng xuất bản ở trên; cuốn theo nó, là “thương mại” về Nietzsche – một lẽ tự nhiên và không gì ngạc nhiên. 
Bài sơ khảo này nhằm giới thiệu và lược giải về triết học của Nietzsche với tham vọng phần nào xoá tan những ngộ nhận phổ thông (nhiều người thậm chí chưa bao giờ đọc các tác phẩm của Nietzsche). Bản thân người viết không toàn toàn đồng ý với mọi tư tưởng của Nietzsche. Song đó cũng là chủ định của Nietzsche: giống như Zarathustra, ngôn sứ của Nietzsche, không cần tới bạn đồng hành. Nhưng đồng thời, người viết cũng không tán thành những phê phán tiêu cực, nhất là những tuyên truyền xuyên tạc có hậu ý (hidden agenda), mang tính cách “bán sỉ” (wholesale) về Nietzsche. 
Cuộc đời và tư tưởng triết lý của Nietzsche đòi buộc chúng ta phải suy tư, phản tỉnh, tra hỏi và cứu xét lại ý nghĩa đích thực của cuộc đời và mọi giá trị muôn mặt của cuộc sống- kể cả tôn giáo, chính trị, xã hội và nghệ thuật. Thực vậy, như Nietzsche quan niệm: “triết lý như tôi [Nietzsche] hiểu và sống…”, tức là triết lý là sống, chứ không chỉ là mớ kiến thức hay khái niệm trừu tượng và khô khan của các triết gia điển hình mà Nietzsche có lần tố cáo họ, là “vấy bùn đục nước cho sâu.”
NGUYỄN THANH GIẢN
[i] Bertrand Russell, History of Western Philosophy (London, 1946) p795
[ii] Để biết thêm về “game theory” qua bài tiểu luận của Ian Johnston, bấm vào link:
   http://www.mala.bc.ca/~johnstoi/introser/nietzs.htm 
[iii] The Will to Power là tuyển tập gổm những ghi chú tản mạn của Nietzsche (Nachlass) trong  dự án chưa hoàn tất – Hoán đổi Giá trị, được Elisabeth, em gái của Nietzsche cho xuất bản sau này. Có nhiều bằng chứng trưng dẫn nguyên văn đã bị Elisabeth sửa đổi nhằm phục vụ ý hệ Phát-xít.  Vấn đề có nên sử dụng những ghi chú hay bản thảo này hay không vẫn còn là đề tài tranh cãi giữa các học giả hiện nay.
[iv] Marin Heidegger, Nietzsche, Volume 4:  Nihilism (New York, NY: Harper and Row, 1979)
[v] Walter Kaufmann, Nietzsche: Philosopher, Psychologist, Antichrist (Princeton: Princeton University Press, 1974)
Phụ chú của Diễn Đàn :
Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về triết lý của F. Nietzsches có thể tham khảo hai tập sách ngắn nhưng súc tích :
·     Eugen FINK : Nietzsches Philosophie (nguyên tác tiếng Đức, bản dịch tiếng Anh : Nietzsche’s Philosophy trong tủ sách Athlone Contemporary European Thinkers Series, ấn bản bìa mềm 2003).
·     Gilles DELEUZE : Nietzsche et la philosophie (nguyên tác tiếng Pháp ; bản dịch tiếng Anh Nietzsche and Philosophy, trong tủ sách European Parspectives, ấn bản bìa mềm 2006 

Link Kiếm Thêm dung lượng :
ONeDrive










































Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

DANH NGÔN HAY VỀ ÂM NHẠC


Nếu bạn nhìn đủ sâu, bạn sẽ thấy âm nhạc; trái tim của thiên nhiên là âm nhạc ở khắp nơi.

If you look deep enough you will see music; the heart of nature being everywhere music.

Thomas Carlyle 897 người thích thích danh ngôn Thích

Trong tất cả mọi tiếng ồn, tôi nghĩ âm nhạc là thứ ít khó chịu nhất.

Of all noises, I think music is the least disagreeable.

Samuel Johnson 503 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc chẳng là gì khác ngoài những âm thanh hoang dã được văn minh hóa vào thời gian và giai điệu.

Music is nothing else but wild sounds civilized into time and tune.

Thomas Fuller 488 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc thể hiện những điều không thể nói nhưng cũng không thể lặng câm.

Music expresses that which can not be said and on which it is impossible to be silent.

Victor Hugo 456 người thích thích danh ngôn Thích

Phải khám phá và từ bỏ biết bao nhiêu điều trước khi chạm được đến cảm xúc trần trụi.

How much has to be explored and discarded before reaching the naked flesh of feeling.

Claude Debussy 412 người thích thích danh ngôn Thích

Nếu âm nhạc là thực phẩm của ái tình, hãy chơi đi.

If music be the food of love, play on

William Shakespeare 367 người thích thích danh ngôn Thích

Sau sự im lặng, thứ thể hiện được nhất điều không thể diễn tả chính là âm nhạc.

After silence, that which comes nearest to expressing the inexpressible is music.

Aldous Huxley 340 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và cuộc sống tâm linh.

Music is mediator between spiritual and sensual life.

Beethoven 339 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi điên cuồng yêu âm nhạc. Và bởi vì tôi yêu nó, tôi cố gắng giải phóng nó khỏi những giá trị truyền thống khô cằn đang bóp nghẹt nó.

I love music passionately. And because I love it I try to free it from barren traditions that stifle it.

Claude Debussy 329 người thích thích danh ngôn Thích

Những tác phẩm nghệ thuật tạo nên nguyên tắc; nguyên tắc không tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.

Works of art make rules; rules do not make works of art.

Claude Debussy 325 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là sự giác ngộ cao hơn cả triết học và tri thức.

Music is a higher revelation than all wisdom and philosophy.

Beethoven 305 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là số học của âm thanh cũng giống như quang học là hình học của ánh sáng.

Music is the arithmetic of sounds as optics is the geometry of light.

Claude Debussy 283 người thích thích danh ngôn Thích

Giống như giữa tâm bão. Bạn thức dậy giữa buổi hòa nhạc và nghĩ, Ồ, mình đến đây như thế nào vậy?

It was like being in the eye of a hurricane. You'd wake up in a concert and think, Wow, how did I get here?

John Lennon 270 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc khơi ngọn lửa trong tim người đàn ông và dâng lệ lên mắt người phụ nữ.

Music should strike fire from the heart of man, and bring tears form the eyes of woman.

Beethoven 266 người thích thích danh ngôn Thích

Người ta đến với âm nhạc để quên đi điều phiền muộn: không phải đó cũng là một dạng lừa dối hay sao?

People come to music to seek oblivion: is that not also a form of deception?

Claude Debussy 264 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi muốn hát về những cảnh mộng trong mình với sự vô tư ngây ngô của con trẻ.

I wish to sing of my interior visions with the naive candour of a child.

Claude Debussy 264 người thích thích danh ngôn Thích

Có hai cách để chạy trốn khỏi những nỗi thống khổ của của đời: âm nhạc và mèo.

There are two means of refuge from the miseries of life: music and cats.

Albert Schweitzer 256 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là sự thể hiện chuyển động của nước, cuộc chơi của những đường cong được mô tả bởi những cơn gió nhẹ luôn thay đổi.

Music is the expression of the movement of the waters, the play of curves described by changing breezes.

Claude Debussy 230 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là sự câm lặng giữa nhưng nốt nhạc.

Music is the silence between the notes.

Claude Debussy 220 người thích thích danh ngôn Thích

Giọng của con người là nhạc cụ đẹp đẽ nhất, nhưng cũng là nhạc cụ khó chơi nhất.

The human voice is the most beautiful instrument of all, but it is the most difficult to play.

Richard Strauss 216 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là cách cảm xúc trở thành âm thanh.

Music is what feelings sound like.

Khuyết danh 202 người thích thích danh ngôn Thích

Cuộc sống rất giống nhạc jazz... hay nhất là khi bạn ngẫu hứng.

Life is a lot like jazz... it's best when you improvise.

George Gershwin 197 người thích thích danh ngôn Thích

Nhiệm vụ cao quý của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim con người.

It is music's lofty mission to shed light on the depths of the human heart.

Robert Schumann 195 người thích thích danh ngôn Thích

Chỉ có hai thứ đáng theo đuổi, nhạc hay và lương tâm trong sạch.

There are only two things worth aiming for, good music and a clean conscience.

Paul Hindemith 183 người thích thích danh ngôn Thích

Những niềm đam mê dù có mãnh liệt hay không cũng không nên thể hiện quá đáng tới mức làm người ta thấy căm ghét; và âm nhạc, dù trong những hoàn cảnh kinh hãi nhất cũng không nên khó nghe, mà cần vui tai và lôi cuốn, và nhờ đó mà mãi mãi vẫn luôn là âm nhạc.

Nevertheless the passions, whether violent or not, should never be so expressed as to reach the point of causing disgust; and music, even in situations of the greatest horror, should never be painful to the ear but should flatter and charm it, and thereby always remain music.

Wolfgang Amadeus Mozart 175 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi thích nghĩ về âm nhạc như một môn khoa học cảm xúc.

I like to think of music as an emotional science.

George Gershwin 173 người thích thích danh ngôn Thích

Đầu tiên, thưa các quý ông quý bà, các vị phải quên đi mình là ca sĩ.

First of all, ladies and gentlemen, you must forget that you are singers.

Claude Debussy 173 người thích thích danh ngôn Thích

Tình yêu không thể hiện được ý niệm của âm nhạc, trong khi âm nhạc có thể cho ta ý niệm về tình yêu.

Love cannot express the idea of music, while music may give an idea of love.

Hecto Berlioz 171 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi có thể không phải là một nhà soạn nhạc ở hàng thứ nhất, nhưng tôi là nhà soạn nhạc đứng đầu ở hàng thứ hai!

I may not be a first-rate composer, but I am a first-class second-rate composer.

Richard Strauss 164 người thích thích danh ngôn Thích

Vai trò của tôi trong xã hội, hay của bất cứ nghệ sĩ hay thi nhân nào, là cố gắng và thể hiện điều mà tất cả chúng ta cảm nhận. Không phải để dạy người khác cảm nhận. Không phải như nhà rao giảng hay lãnh đạo mà như hình ảnh phản chiếu của tất cả chúng ta.

My role in society, or any artist's or poet's role, is to try and express what we all feel. Not to tell people how to feel. Not as a preacher, not as a leader, but as a reflection of us all.

John Lennon 156 người thích thích danh ngôn Thích

Họa sĩ biến thơ thành tranh; nhạc sĩ biến tranh thành âm nhạc.

The painter turns a poem into a painting; the musician sets a picture to music.

Robert Schumann 146 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc đến với chúng ta chỉ với một mục đích duy nhất, thiết lập trật tự, bao gồm và đặc biệt bao gồm mối liên hệ giữa con người và thời gian.

Music is given to us with the sole purpose of establishing an order in things, including, and particularly, the coordination between man and time.

Igor Stravinsky 144 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi thường nghe thấy âm nhạc giữa trung tâm của tiếng ồn.

I frequently hear music in the heart of noise.

George Gershwin 143 người thích thích danh ngôn Thích

Hãy đáp lại họ (các nhà phê bình) bằng sự im lặng và thản nhiên. Tôi đảm bảo với anh như thế sẽ tốt hơn là đáp bằng sự phẫn nộ và tranh cãi.

Answer them with silence and indifference. It works better, I assure you, than anger and argument.

Gioacchino Rossini 140 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Chỉ những nhà phát hành mới nghĩ có ai đó sở hữu nó.

Music is everybody's possession. It's only publishers who think that people own it.

John Lennon 134 người thích thích danh ngôn Thích

Không có gì khó hơn là nói về âm nhạc.

There is nothing more difficult than talking about music.

Camille Saint Saens 122 người thích thích danh ngôn Thích

Chúng ta học cách thể hiện những sắc thái cảm xúc tinh tế nhờ tiến sâu hơn vào những bí ẩn của hòa âm.

We have learned to express the more delicate nuances of feeling by penetrating more deeply into the mysteries of harmony.

Robert Schumann 120 người thích thích danh ngôn Thích

Không phải nhà soạn nhạc nào cũng có ý tưởng. Rất nhiều người trong số họ biết cách sử dụng những nhạc cụ kỳ lạ không đòi hỏi ý tưởng.

Not many composers have ideas. Far more of them know how to use strange instruments which do not require ideas.

George Gershwin 113 người thích thích danh ngôn Thích

Mục tiêu tối thượng của âm nhạc không nên là gì hơn ngoài việc vinh danh Chúa và làm khỏe khoắn tâm hồn.

The aim and final end of all music should be none other than the glory of God and the refreshment of the soul.

Johann Sebastian Bach 111 người thích thích danh ngôn Thích

Con người sáng tác âm nhạc vì nhiều lý do: để trở nên bất tử; vì đàn piano vô tình đang mở; vì muốn trở thành triệu phú; vì lời khen của bạn bè; vì đã nhìn vào đôi mắt đẹp; hoặc chẳng vì lý do nào cả.

People compose for many reasons: to become immortal; because the pianoforte happens to be open; because they want to become a millionaire; because of the praise of friends; because they have looked into a pair of beautiful eyes; for no reason whatsoever.

Robert Schumann 109 người thích thích danh ngôn Thích

Những người đáng kính không lấy viết nhạc hay ái ân ra làm nghề.

Respectable people do not write music or make love as a career.

Alexander Borodin 107 người thích thích danh ngôn Thích

Chơi loại nhạc cụ nào cũng dễ dàng: tất cả những gì bạn phải làm là chạm vào đúng dây đúng phím vào đúng lúc và rồi nhạc cụ sẽ tự chơi.

It's easy to play any musical instrument: all you have to do is touch the right key at the right time and the instrument will play itself.

Johann Sebastian Bach 104 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là hoạt động số học thầm kín của tâm hồn trong khi không biết rằng mình đang đếm.

Music is a hidden arithmetic exercise of the soul, which does not know that it is counting.

Gottfried Wilhelm Leibniz 101 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là lạc thú mà trí óc con người trải nghiệm khi đếm mà không biết mình đang đếm.

Music is the pleasure the human mind experiences from counting without being aware that it is counting.

Gottfried Wilhelm Leibniz 100 người thích thích danh ngôn Thích

Vở opera sẽ hay làm sao nếu không có ca sĩ.

How wonderful opera would be if there were no singers.

Gioacchino Rossini 100 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi không thể hình dung được thứ âm nhạc không thể hiện bất cứ điều gì.

I cannot conceive of music that expresses absolutely nothing.

Bela Bartok 98 người thích thích danh ngôn Thích

Loại nhạc nào cũng hay, chỉ trừ loại buồn chán.

Every kind of music is good, except the boring kind.

Gioacchino Rossini 97 người thích thích danh ngôn Thích

Nếu tất cả đều muốn làm violin trưởng, chúng ta sẽ không bao giờ có đồng diễn. Vì vậy hãy kính trọng từng nhạc công ở đúng vị trí của mình.

If we were all determined to play the first violin we should never have an ensemble. Therefore, respect every musician in his proper place.

Robert Schumann 95 người thích thích danh ngôn Thích

Những người cùng nhau tạo ra âm nhạc không thể trở thành kẻ thù, ít nhất cũng trong khi điệu nhạc chưa kết thúc.

People who make music together cannot be enemies, at least while the music lasts.

Paul Hindemith 93 người thích thích danh ngôn Thích

Để soạn nhạc, tất cả những gì bạn cần là nhớ được một giai điệu chưa ai từng nghĩ tới.

In order to compose, all you need to do is remember a tune that nobody else has thought of.

Robert Schumann 91 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc thực sự phải tái lập suy nghĩ và cảm hứng của nhân dân và thời gian. Nhân dân tôi là người Mỹ và thời gian của tôi là hôm nay.

True music must repeat the thought and inspirations of the people and the time. My people are Americans and my time is today.

George Gershwin 89 người thích thích danh ngôn Thích

Ở đâu có con người, ở đó có tiếng hát. Trên mặt đất, trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta một điều giản dị: tôi hát là tôi hiện hữu.

Trịnh Công Sơn 89 người thích thích danh ngôn Thích

Nhà soạn nhạc nào cũng biết nỗi đau khổ và tuyệt vọng đôi khi đến với ta vì quên mất những ý tưởng không đủ thời gian ghi lại.

Every composer knows the anguish and despair occasioned by forgetting ideas which one had no time to write down.

Hecto Berlioz 85 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi không muốn làm cái gì thời thượng, tôi muốn có ý tưởng trước khi bắt đầu viết nhạc.

I want to do nothing chic, I want to have ideas before beginning a piece.

Georges Bizet 85 người thích thích danh ngôn Thích

Tình yêu cho phép những ca khúc ra đời. Nỗi đau và niềm hân hoan làm thành bào thai sinh nở ra âm nhạc. Âm nhạc như thế là tình yêu, là trong bản thân nó hàm chứa một cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc.

Trịnh Công Sơn 55 người thích thích danh ngôn Thích

Khi ngôn từ thất bại, âm nhạc lên tiếng.

Where words fail, music speaks.

Hans Christian Andersen 55 người thích thích danh ngôn Thích

Bất cứ ai yêu thích âm nhạc hơn tiếng ồn, niềm vui hơn lạc thú, tâm hồn hơn vàng bạc, công việc sáng tạo hơn chuyện kinh doanh, đam mê hơn trò khờ dại, không tìm thấy mái nhà trong thế giới tầm thường của chúng ta.

Whoever wants music instead of noise, joy instead of pleasure, soul instead of gold, creative work instead of business, passion instead of foolery, finds no home in this trivial world of ours.

Hermann Hesse 49 người thích thích danh ngôn Thích

Tất cả mọi điều sẽ qua đi, sẽ biến mất, nhưng tiếng hát, câu ca, một khi đã được khai sinh với ngày thôi nôi huy hoàng của nó thì sẽ ở lại với đời mãi mãi. Đó là một cuộc rong chơi ngậm ngùi của hữu hạn muốn chộp bắt cái vô hạn làm món quà thế chấp cho đời mình.

Trịnh Công Sơn 43 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc, lúc vui thì rót vào tai, lúc buồn thì thấm vào lòng.

Weibo - Dịch: Thương Thương Đặng 39 người thích thích danh ngôn Thích

Ca khúc là đời sống thứ hai, sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.

Trịnh Công Sơn 36 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc không nằm ở các nốt nhạc mà nằm ở khoảng lặng giữa chúng.

The music is not in the notes, but in the silence between.

Wolfgang Amadeus Mozart 36 người thích thích danh ngôn Thích

Không gì bằng được một bản tình ca có thể khiến bạn cười vui sướng.

There's nothing like a love song to give you a good laugh.

Ingrid Bergman 35 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là kiến trúc tan chảy; Kiến trúc là âm nhạc đóng băng.

Music is liquid architecture; Architecture is frozen music.

Johann Wolfgang von Goethe 31 người thích thích danh ngôn Thích

Ngôn ngữ của âm nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế hệ và mọi dân tộc; ai cũng hiểu được nó, bởi nó được hiểu bằng trái tim.

The language of music is common to all generations and nations; it is understood by everybody, since it is understood with the heart.

Gioachino Rossini 30 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc có sức mạnh tạo ra một số ảnh hưởng nhất định đối với phẩm hạnh của linh hồn, và nếu nó có sức mạnh như vậy, rõ ràng rằng những người trẻ tuổi nên được định hướng đến âm nhạc, và nên được dạy dỗ về âm nhạc.

Music has the power of producing a certain effect on the moral character of the soul, and if it has the power to do this, it is clear that the young must be directed to music and must be educated in it.

Aristotle 27 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là trò tiêu khiển, là sự nghỉ ngơi khỏi những nghề nghiệp nghiêm túc hơn.

Music is a pastime, a relaxation from more serious occupations.

Alexander Borodin 26 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là một loại ngôn ngữ hài hòa.

Music is a kind of harmonious language.

Gioachino Rossini 20 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc lấp đầy khoảng vô hạn giữa hai tâm hồn.

Music fills the infinite between two souls.

Rabindranath Tagore 20 người thích thích danh ngôn Thích

Bi kịch của âm nhạc là nó bắt đầu với sự hoàn hảo.

The tragedy of music is that it begins with perfection.

Morton Feldman 14 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là chuyển động của âm thanh vươn tới tâm hồn để giáo dục nó đức hạnh.

Music is the movement of sound to reach the soul for the education of its virtue.

Plato 14 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là một quy luật của tinh thần. Nó trao linh hồn cho vũ trụ, đôi cánh cho tâm trí, sự bay bổng cho trí tưởng tượng, sự hấp dẫn cho nỗi buồn, và sức sống cho mọi thứ.

Music is a moral law. It gives soul to the universe, wings to the mind, flight to the imagination, charm to sadness and life to everything.

Plato 13 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc là bất cứ thứ gì người ta nghe với mục đích là nghe nhạc.

Music is everything that one listens to with the intention of listening to music.

Luciano Berio 9 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc về bản chất được xây dựng trên những cấu trúc ký ức ban sơ.

Music is essentially built upon primitive memory structures.

Morton Feldman 9 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi vẫn luôn nói, trong âm nhạc, mọi thứ không trở nên tốt hơn hay tồi tệ đi: chúng tự tiến hóa và biến đổi.

In music, as I find myself forever saying, things don't get better or worse: they evolve and transform themselves.

Luciano Berio 9 người thích thích danh ngôn Thích

Để hiểu được âm nhạc phải như thế nào, bạn phải sống vì âm nhạc. Ai sẵn lòng làm điều đó?

To understand what music has to be, you have to live for music. Who's ready to do that?

Morton Feldman 8 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc chỉ được hiểu khi người ta đi và hát vang nó, và chỉ được yêu khi người ta chìm vào giấc ngủ với nó trong đầu, và nó vẫn ở đó khi người ta tỉnh dậy vào sáng hôm sau.

Music is only understood when one goes away singing it and only loved when one falls asleep with it in one's head, and finds it still there on waking up the next morning.

Arnold Schoenberg 8 người thích thích danh ngôn Thích

Tôi sẽ dạy trẻ âm nhạc, vật lý, và triết học; nhưng quan trọng nhất là âm nhạc, vì những khuôn mẫu trong âm nhạc và nghệ thuật là chìa khóa học hỏi.

I would teach children music, physics, and philosophy; but most importantly music, for the patterns in music and all the arts are the keys to learning.

Plato 4 người thích thích danh ngôn Thích

Âm nhạc và nghệ thuật là những luồng sáng dẫn lối thế giới này.

Music and art are the guiding lights of the world.

Pablo Picasso 2 người thích thích danh ngôn Thích

Không có âm nhạc, cuộc đời chỉ là một sai lầm.

Without music, life would be a mistake.

Friedrich Nietzsche

Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/110/sw/a © TuDienDanhNgon.vn