Table of Contents
PHẦN THỨ NHẤT: PHĂNG TIN (Fantine) 17
QUYỂN I: MỘT CHÍNH NHÂN QUÂN TỬ.. 18
II ÔNG MIRIEN THÀNH ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY. 20
III GIÁM MỤC GIỎI THÌ ĐỊA PHẬN KHÓ.. 23
V ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY DÙNG ÁO LÂU QUÁ. 27
VI ÔNG MIRIEN GIAO NHÀ CHO AI GIỮ.. 29
X ÔNG GIÁM MỤC ĐỨNG TRƯỚC MỘT ÁNH SÁNG KHÁC LẠ. 38
XII SỰ CÔ QUẠNH CỦA ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY. 46
II KHUYÊN NGƯỜI HIỀN PHẢI ĐỀ PHÒNG.. 58
III DŨNG CẢM NHẮM MẮT VÂNG LỜI 60
IV CHI TIẾT VỀ NHỮNG XƯỞNG PHO MÁT Ở PÔNGTÁCLIÊ. 63
VII BÊN TRONG TUYỆT VỌNG TA THỬ PHÂN TÍCH XEM.. 68
XII ÔNG GIÁM MỤC LÀM VIỆC.. 76
IV TÔLÔMIET VUI QUÁ HÁT MỘT BÀI HÁT TÂY BAN NHA. 89
VIII NGỰA CHẾT HẾT CHUYỆN.. 97
IX CUỘC VUI TÀN TRONG CẢNH VUI VẺ. 99
QUYỂN IV: GỬI TRỨNG CHO ÁC.. 101
I MỘT NGƯỜI MẸ GẶP MỘT NGƯỜI MẸ. 101
II VÀI NÉT PHÁC HỌA ĐẦU TIÊN VỀ HAI BỘ MẶT KHẢ NGHI 105
I QUÁ TRÌNH CẢI TIẾN NGHỀ LÀM THỦY TINH ĐEN.. 108
III TIỀN GỬI NGÂN HÀNG LAPHIT. 111
NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
Thông tin sách:
Tên sách: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
Tác giả: Victor Hugo
Nhóm dịch giả: Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiểu; G.S Huỳnh Lý xem lại toàn bản dịch
NXB Văn học
Khổ 14,5x20,5cm
Nhungnguoikhonkho1.01
Đánh máy bởi Tiquay (Từ đầu đến hết Phần IV quyển 8 chương 1, theo ấn bản năm 2006)
OCR bởi ABBYY (Từ Phần IV quyển 8 chương 2 đến hết, theo ấn bản năm 2010)
Nhóm beta reader: bun_oc (phần I, II, IV, V), pegasus_charge (phần III, IV)
Hiệu đính toàn bộ và đóng sách bởi bun_oc
Thư viện ebook (e-thuvien.com)
Thời gian hoàn thành: tháng 6/2013
Nguyên tác tiếng Pháp xem tại:
Les misérables Tome I - Fantine www.gutenberg.org/ebooks/17489
Les misérables Tome II - Cosette http://www.gutenberg.org/ebooks/17493
Les misérables Tome III - Marius http://www.gutenberg.org/ebooks/17494
Les misérables Tome IV - L'idylle rue Plumet et l'épopée rue Saint-Denis http://www.gutenberg.org/ebooks/17518
Les misérables Tome V - Jean Valjean http://www.gutenberg.org/ebooks/17519
Bản dịch tiếng Anh xem tại: http://www.gutenberg.org/ebooks/135
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: PHĂNG TIN (Fantine) 17
QUYỂN I: MỘT CHÍNH NHÂN QUÂN TỬ.. 18
IIÔNG MIRIEN THÀNH ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY. 20
III GIÁM MỤC GIỎI THÌ ĐỊA PHẬN KHÓ.. 23
V ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY DÙNG ÁO LÂU QUÁ. 27
VI ÔNG MIRIEN GIAO NHÀ CHO AI GIỮ.. 29
X ÔNG GIÁM MỤC ĐỨNG TRƯỚC MỘT ÁNH SÁNG KHÁC LẠ. 38
XII SỰ CÔ QUẠNH CỦA ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY. 46
II KHUYÊN NGƯỜI HIỀN PHẢI ĐỀ PHÒNG.. 58
III DŨNG CẢM NHẮM MẮT VÂNG LỜI 60
IV CHI TIẾT VỀ NHỮNG XƯỞNG PHO MÁT Ở PÔNGTÁCLIÊ. 63
VII BÊN TRONG TUYỆT VỌNG TA THỬ PHÂN TÍCH XEM.. 68
XII ÔNG GIÁM MỤC LÀM VIỆC.. 76
IV TÔLÔMIET VUI QUÁ HÁT MỘT BÀI HÁT TÂY BAN NHA. 89
VIII NGỰA CHẾT HẾT CHUYỆN.. 97
IX CUỘC VUI TÀN TRONG CẢNH VUI VẺ. 99
QUYỂN IV: GỬI TRỨNG CHO ÁC.. 101
I MỘT NGƯỜI MẸ GẶP MỘT NGƯỜI MẸ. 101
II VÀI NÉT PHÁC HỌA ĐẦU TIÊN VỀ HAI BỘ MẶT KHẢ NGHI 105
I QUÁ TRÌNH CẢI TIẾN NGHỀ LÀM THỦY TINH ĐEN.. 108
III TIỀN GỬI NGÂN HÀNG LAPHIT. 111
VII PHÔSƠLƠVĂNG THÀNH NGƯỜI LÀM VƯỜN Ở PARI 119
VIII MỤ VITUYẾCNIÊNG TIÊU BA MƯƠI LĂM PHƠRĂNG VỀ KHOẢN ĐẠO ĐỨC.. 120
IX MỤ VITUYẾCNIÊNG THÀNH CÔNG.. 122
X HẬU QUẢ CỦA THÀNH CÔNG.. 123
XI CHÚA GIẢI THOÁT CHÚNG TA. 126
XII GÃ BAMATABOA VÔ CÔNG RỒI NGHỀ. 127
XIII GIẢI QUYẾT MẤY VẤN ĐỀ CẢNH SÁT THÀNH PHỐ.. 128
II THẾ NÀO MÀ GIĂNG LẠI HÓA RA SĂNG.. 134
QUYỂN VII: VỤ ÁN SĂNGMÁCHIƠ.. 138
II SỰ TINH Ý CỦA NGƯỜI CHỦ XE XCÔPHƠLE. 140
III MỘT TRẬN BÃO TÁP TRONG ĐẦU.. 142
IV NHỮNG HÌNH THÁI CỦA KHỔ ĐAU TRONG GIẤC NGỦ.. 150
VI BÀ XƠ XEMPƠLÍT ĐƯỢC THỬ THÁCH.. 157
VII VỪA ĐẾN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐI NGAY. 161
IX NƠI NGƯỜI TA ĐÃ BẮT ĐẦU TIN CHẮC.. 165
XI SĂNGMÁCHIƠ MỖI LÚC MỘT THÊM NGẠC NHIÊN.. 171
I ÔNG MAĐƠLEN NHÌN TÓC MÌNH Ở CÁI GƯƠNG NÀO.. 173
IV NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN.. 179
PHẦN THỨ HAI: CÔDÉT (Cosette) 184
I NGƯỜI TA THẤY GÌ KHI ĐI TỪ NIVEN ĐẾN.. 185
III NGÀY 18 THÁNG SÁU 1815. 189
V TRẬN ĐÁNH CÓ ĐIỂM MỜ MỊT. 192
VIII HOÀNG ĐẾ HỎI NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG LACÔT. 199
X CAO NGUYÊN MÔNG XANH GIĂNG.. 203
XI HƯỚNG ĐẠO CỦA NAPÔLÊÔNG TỒI, HƯỚNG ĐẠO CỦA BUYLÔ TỐT. 205
XIV ĐỘI HÌNH VUÔNG CUỐI CÙNG.. 208
XVI BAO NHIÊU QUYỂN SÁCH TRONG TÂM HỒN?. 210
XVII CÓ NÊN CHO OATÉCLÔ LÀ TỐT KHÔNG?. 213
XVIII QUÂN QUYỀN THẦN THÁNH LẠI ĐƯỢC ĐỀ CAO.. 214
XIX CHIẾN TRƯỜNG BAN ĐÊM.. 216
QUYỂN II: CHIẾC TÀU ÔRIÔNG.. 219
I SỐ 24.601 TRỞ THÀNH SỐ 9.430. 219
II NƠI CÓ HAI CÂU THƠ CÓ LẼ LÀ CỦA QUỶ SỨ.. 221
III XIỀNG SẮT MÀ ĐẬP MỘT BÚA ĐÃ GẪY TAN THÌ CHẮC ĐÃ CÓ KẺ CHUẨN BỊ BẺ TỪ TRƯỚC.. 223
QUYỂN III: GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT. 227
I VẤN ĐỀ NƯỚC ĂN TẠI MÔNGPHÉCMÂY. 227
II HOÀN THÀNH HAI BỨC CHÂN DUNG.. 229
III PHẢI CÓ RƯỢU CHO NGƯỜI, NƯỚC CHO NGỰA. 232
IV MỘT CON BÚP BÊ LÊN SÂN KHẤU.. 234
VI CÓ LẼ BULATƠRUYEN CŨNG THÔNG MINH THẬT. 237
VII CÔDÉT ĐI CẠNH NGƯỜI LẠ TRONG BÓNG TỐI 239
VIII PHẢI TIẾP TRONG NHÀ MỘT KẺ NGHÈO MÀ CÓ LẼ GIÀU THÌ THẬT PHIỀN.. 241
IX TÊNÁCĐIÊ GIỞ THỦ ĐOẠN.. 248
XI CON SỐ 9.430 LẠI XUẤT HIỆN, CÔDÉT TRÚNG SỐ ẤY. 255
QUYỂN IV: CĂN NHÀ NÁT GOÓCBÔ.. 256
II TỔ DÀNH CHO CÚ VÀ BẠC MÁ. 259
III HAI BẤT HẠNH HỢP THÀNH HẠNH PHÚC.. 260
IV NHỮNG NHẬN XÉT CỦA BÀ CHÁNH TRƯƠNG.. 262
V MỘT ĐỒNG NĂM PHƠRĂNG RƠI XUỐNG ĐẤT KÊU THÀNH TIẾNG.. 263
QUYỂN V: ĐÀN CHÓ PHẢI THẦM LẶNG TRONG CUỘC SĂN ĐUỔI TỐI TĂM.. 265
II MAY MÀ CẦU AUXTÉCLÍT CÓ XE CỘ ĐI LẠI 267
III XEM BẢN ĐỒ PARI NĂM 1727. 268
V NẾU ĐƯỜNG PHỐ THẮP ĐÈN KHÍ THÌ KHÔNG THỂ THẾ ĐƯỢC.. 271
X VÌ SAO GIAVE ĐI KHÔNG VỀ RỒI 278
QUYỂN VI: NHÀ TU PƠTI PICHPUÝT. 282
II TIỂU TU VIỆN CỦA MÁCTANH VÉCGA. 284
III NHỮNG ĐIỀU NGHIÊM KHẮC.. 287
VII VÀI HÌNH DÁNG CỦA CÁI BÓNG TỐI ẤY. 295
IX MỘT THẾ KỶ SAU TẤM MẠNG.. 297
X NGUỒN GỐC DÒNG “CHẦU MÌNH THÁNH HẰNG NGÀY” 298
XI TU VIỆN PƠTI PICHPUÝT KHÔNG CÒN NỮA. 299
QUYỂN VII: TRONG DẤU NGOẶC ĐƠN.. 300
II NHÀ TU, SỰ KIỆN LỊCH SỬ.. 301
III TÔN TRỌNG QUÁ KHỨ VỚI ĐIỀU KIỆN NÀO.. 303
IV NHÀ TU VỀ PHƯƠNG DIỆN NGUYÊN TẮC.. 304
VI CẦU NGUYỆN LÀ MỘT ĐIỀU HAY TUYỆT ĐỐI 306
VII PHẢI THẬN TRỌNG KHI CẢNH CÁO.. 308
QUYỂN VIII: AI CHO CÁI GÌ, NGHĨA ĐỊA NHẬN CÁI ẤY.. 311
I VÀO NHÀ TU BẰNG CÁCH NÀO?. 311
II CỤ PHÔSƠLƠVĂNG ĐỨNG TRƯỚC KHÓ KHĂN.. 315
IV GIĂNG VANGIĂNG CÓ VẺ ĐÃ ĐỌC LÀU ÔTXTANH CÁTXTILEGIÔ.. 321
V NGHIỆN RƯỢU CHƯA ĐỦ ĐỂ TRỞ THÀNH BẤT TỬ.. 324
VII NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ: KHÔNG ĐỂ MẤT THỂ. 328
VIII VIỆC XÉT HỎI THÀNH CÔNG.. 332
PHẦN THỨ BA: MARIUYTX (Marius) 337
QUYỂN I: PARI XÉT QUA MỘT HẠT BỤI NHỎ CỦA NÓ.. 338
II MỘT VÀI DẤU HIỆU ĐẶC BIỆT CỦA NÓ.. 339
IV NÓ CŨNG CÓ THỂ CÓ ÍCH.. 341
VII BẦY “NHÓC CON” CÓ THỂ CÓ VỊ TRÍ TRONG BẢNG PHÂN LOẠI TẦNG LỚP XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ.. 344
VIII CÂU NÓI LÝ THÚ CỦA ÔNG VUA VỪA QUA. 345
XII TƯƠNG LAI TIỀM TÀNG TRONG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN.. 350
QUYỂN II: NHÀ ĐẠI TƯ SẢN.. 352
I CHÍN MƯƠI TUỔI VỚI BA MƯƠI HAI CHIẾC RĂNG.. 352
II NGƯỜI LÀM SAO, NHÀ LÀM VẬY. 353
IV CON NGƯỜI GẦN TRĂM TUỔI 355
VI THOÁNG BÓNG MỤ MANHÔNG VÀ HAI ĐỨA TRẺ. 357
VII NGUYÊN TẮC: CHỈ TIẾP KHÁCH BUỔI TỐI 358
VIII HAI MÀ KHÔNG NÊN CẶP. 359
I MỘT PHÒNG KHÁCH NGÀY TRƯỚC.. 360
II MỘT CÁI BÓNG MA ĐỎ HỒI ẤY. 362
IV NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TÊN GIẶC CƯỚP. 369
V ĐI LỄ NHÀ THỜ LẠI CÓ LỢI ĐỂ THÀNH NGƯỜI CÁCH MẠNG.. 371
VI GẶP MỘT ÔNG QUẢN LÝ NHÀ CHUNG THÌ CÓ TÁC DỤNG GÌ?. 372
VIII CẨM THẠCH CHỌI HOA CƯƠNG.. 378
QUYỂN IV: NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C.. 381
I MỘT NHÓM SUÝT CÓ TÊN TUỔI TRONG LỊCH SỬ.. 381
II BốTXUYÊ ĐỌC VĂN TẾ BƠLÔNGĐÔ.. 387
III NHỮNG SỰ NGẠC NHIÊN CỦA MARIUYTX. 389
IV BUỒNG TRONG CỦA TIỆM CÀ PHÊ MUYDANH.. 390
QUYỂN V: NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY.. 398
III MARIUYTX TRƯỞNG THÀNH.. 401
V NGHÈO, LÁNG GIỀNG GẦN CỦA KHỔ.. 405
QUYỂN VI: HAI NGÔI SAO GẶP NHAU.. 408
I BIẾM DANH: CÁCH HÌNH THÀNH CỦA TÊN TỘC HỌ.. 408
V SÉT NỔ TRÊN ĐẦU MỤ BUGÔNG.. 414
VII CHUYỆN CỦA CHỮ U THEO PHỎNG ĐOÁN.. 417
VIII THƯƠNG BINH CŨNG CÓ THỂ SUNG SƯỚNG.. 418
QUYỂN VII: PATƠRÔNG MINET. 421
III BABE, GƠLƠME, CƠLACƠXU VÀ MÔNGPACNAXƠ.. 424
QUYỂN VIII: ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO.. 427
I MARIUIYTX ĐI TÌM CÔ GÁI ĐỘI MŨ HOA LẠI GẶP MỘT ÔNG ĐỘI MŨ LƯỠI TRAI 427
IV ĐÓA HỒNG TRONG CẢNH CÙNG KHỔ.. 431
V LỖ HỔNG CHÚA TRỔ TRÊN VÁCH.. 434
VI CON - NGƯỜI - THÚ TRONG HANG.. 435
VII CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT. 437
VIII TIA SÁNG TRONG Ổ CHUỘT. 439
IX GIÔNGĐƠRÉT HẦU NHƯ MUỐN KHÓC.. 440
X GIÁ THUÊ XE NHÀ NƯỚC: HAI PHƠRĂNG MỘT GIỜ.. 442
XI NGHÈO ĐÓI GIÚP ĐAU KHỔ.. 444
XII NĂM PHƠRĂNG CỦA ÔNG LƠ BLĂNG DÙNG LÀM GÌ?. 446
XIII MỘT MÌNH MỘT BÓNG CŨNG KHÔNG NGHĨ TỚI CẦU CHÚA. 449
XIV MỘT CẢNH BINH TẶNG MỘT LUẬT SƯ HAI QUẢ ĐẤM.. 451
XVI MỘT BÀI HÁT THEO ĐIỆU ANH THỊNH HÀNH KHOẢNG 1832. 454
XVII ĐỒNG NĂM PHƠRĂNG CỦA MARIUYTX TIÊU VÀO VIỆC GÌ?. 456
XVIII HAI CHIẾC GHẾ CỦA MARIUYTX ĐẶT ĐỐI DIỆN NHAU.. 458
XIX CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG XÓ TỐI 459
XXI ĐÁNG LẼ PHẢI BẮT NẠN NHÂN TRƯỚC.. 472
XXII ĐỨA BÉ KÊU KHÓC Ở QUYỂN III 474
PHẦN THỨ TƯ: TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI 475
V NHỮNG SỰ VIỆC LÀM NÊN LỊCH SỬ NHƯNG LỊCH SỬ LẠI KHÔNG BIẾT ĐẾN.. 488
VI ĂNGGIÔNRÁTX VÀ CÁC PHÓ TƯỚNG.. 493
II CÁC VỤ CƯỚP CỦA GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC THAI NGHÉN TRONG NHÀ TÙ NHƯ THẾ NÀO.. 499
III CỤ MABỚP THẤY MA HIỆN.. 501
QUYỂN III: NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ.. 506
II GIĂNG VANGIĂNG QUỐC DÂN QUÂN.. 508
V HOA HỒNG NHẬN THẤY MÌNH LÀ MỘT CÁI MÁY CHIẾN TRANH.. 515
VI CUỘC CHIẾN ĐẤU BẮT ĐẦU.. 517
VII KẺ BUỒN NGƯỜI LẠI Ủ Ê. 519
QUYỂN IV: NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP.. 526
I LỞ Ở NGOÀI, LÀNH Ở TRONG.. 526
II BÀ PƠLUYTÁC CHẲNG LÚNG TÚNG CHÚT NÀO KHI GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG.. 527
QUYỂN V: ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU.. 531
I VỪA QUẠNH HIU VỪA GẦN DOANH TRẠI 531
III BÀ TÚTXANH LẠI BÀN THÊM VÀO.. 534
IV MỘT TRÁI TIM DƯỚI HÒN ĐÁ. 536
VI TRỜI SINH RA CÁC ÔNG GIÀ ĐỂ ĐI VẮNG PHẢI LÚC.. 539
II CHÚ GAVRỐT TÍ HON LỢI DỤNG NAPÔLÊÔNG VĨ ĐẠI 543
III DIỄN BIẾN CỦA CUỘC VƯỢT NGỤC.. 553
III TIẾNG LÓNG KHÓC VÀ TIẾNG LÓNG CƯỜI 567
IV HAI NHIỆM VỤ: CẢNH GIÁC VÀ HY VỌNG.. 569
QUYỂN VIII: SƯỚNG VUI VÀ BUỒN KHỔ.. 571
II NGÂY NGẤT VÌ HẠNH PHÚC VẸN TOÀN.. 574
IV "CAB" TIẾNG ANH THÌ LĂN, TIẾNG LÓNG THÌ SỦA. 577
VI MARIUYTX TRỞ LẠI THIẾT THỰC QUÁ ĐẾN NỖI CHO CÔDÉT BIẾT ĐỊA CHỈ CỦA MÌNH.. 582
VII LÒNG GIÀ LÒNG TRẺ ĐỐI NHAU.. 585
QUYỂN X: NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832. 596
III MỘT ĐÁM TANG: CƠ HỘI ĐỂ TÁI SINH.. 601
IV NHỮNG SÔI SỤC NGÀY XƯA. 604
QUYỂN XI: HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÃO TÁP.. 608
I VÀI ĐIỂM SÁNG TỎ VỀ NGUỒN GỐC THƠ CỦA GAVRỐT. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT VIỆN SĨ HÀN LÂM ĐỐI VỚI THỨ THƠ NÀY. 608
III SỰ CĂM PHẪN CHÍNH ĐÁNG CỦA MỘT ANH PHÓ CẠO.. 612
IV CHÚ BÉ NGẠC NHIÊN VÌ CỤ GIÀ. 613
V CHUYỆN ĐÃ XẢY RA ĐẦU ĐUÔI NHƯ SAU.. 614
I LỊCH SỬ CÔRANH TỪ NGÀY ĐƯỢC XÂY DỰNG.. 616
II NHỮNG CUỘC VUI MỞ ĐẦU.. 619
III ĐÊM TỐI BẮT ĐẦU XUỐNG VỚI GƠRĂNGTE. 623
VII NGƯỜI MỚI TUYỂN Ở PHỐ BIDÉT. 630
VIII NHIỀU DẤU HỎI VỀ TÊN LƠ CABUÝC MÀ CÓ LẼ KHÔNG PHẢI TÊN LÀ LƠ CABUÝC.. 632
QUYỂN XIII: MARIUYTX TRONG BÓNG TỐl 635
I TỪ PHỐ PƠLUYMÊ ĐẾN KHU XANH ĐƠRI 635
QUYỂN XIV: NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG.. 642
III GIÁ GAVRỐT NHẬN KHẨU CÁCBIN CỦA ĂNGGIÔNRÁTX THÌ HƠN.. 646
V NHỮNG VẦN THƠ CỦA GIĂNG PRUVE CHẤM DỨT. 648
VI CÁI CHẾT HẤP HỐI SAU CUỘC SỐNG THOI THÓP. 649
VII GAVRỐT ƯỚC LƯỢNG XA GẦN RẤT THẠO.. 652
II CHÚ BÉ THÙ ĐỊCH CỦA ÁNH SÁNG.. 658
III TRONG LÚC CÔDÉT VÀ BÀ TÚTXANH NGỦ.. 660
IV GAVRỐT TÍCH CỰC QUÁ MỨC.. 661
PHẦN THỨ NĂM: GIĂNG VAN GIĂNG (Jean Valjean) 664
QUYỂN I: CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG.. 665
I NƯỚC XOÁY Ở Ô XANH ĂNGTOAN VÀ ĐÁ NGẦM Ở Ô TĂNGPLƠ.. 665
II LÀM GÌ DƯỚI VỰC NẾU KHÔNG KHÁO CHUYỆN.. 668
V TRÊN ĐỈNH CHIẾN LŨY NHÌN THẤY CHÂN TRỜI NÀO.. 675
VI MARIUYTX NHƯ NGƯỜI MẤT HỒN, GIAVE NÓI NĂNG CỤT NGỦN.. 677
VII TÌNH HÌNH THÊM NGHIÊM TRỌNG.. 678
VIII BỌN PHÁO THỦ LÀM CHO NGƯỜI TA KHÔNG DÁM COI THƯỜNG.. 680
IX LẠI SỬ DỤNG TÀI SĂN BẮN TRỘM, VÀ ĐƯỜNG SÚNG BÁ PHÁT BÁ TRÚNG ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ÁN NĂM 1796. 682
XI BẮN ĐÂU TRÚNG ĐÓ NHƯNG KHÔNG GIẾT CHẾT MỘT AI 685
XII HỖN ĐỘN BẢO VỆ CHO TRẬT TỰ.. 686
XIV TÌNH NHÂN CỦA ĂNGGIÔNRÁTX. 689
XVI LÀM ANH RỒI LẠI LÀM CHA. 692
XVII CHA QUA ĐỜI CHỜ CON SẮP CHẾT. 696
XVIII ÁC ĐIỂU TRỞ THÀNH MIẾNG MỒl 697
XIX GIĂNG VANGIĂNG BÁO THÙ.. 699
XX NGƯỜI CHẾT ĐÚNG MÀ NGƯỜI SỐNG CŨNG KHÔNG SAI 701
XXI NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG.. 705
XXIII ĐÔI BẠN KẺ ĐÓI NGƯỜI SAY. 709
QUYỂN II: RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ.. 713
IV NHỮNG CHI TIẾT KHÔNG AI BIẾT. 719
QUYỂN III: BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN.. 724
I NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ DƯỚI CỐNG.. 724
IV NGƯỜI ẤY CŨNG VÁC THÁNH GIÁ. 730
V CÓ THỨ CÁT MỊN MÀ NGUY HIỂM, CŨNG NHƯ CÓ NGƯỜI ĐÀN BÀ TẾ NHỊ MÀ GIẢO QUYẾT. 732
VII CÓ KHI TƯỞNG CẬP BẾN LẠI HÓA MẮC CẠN.. 735
IX DƯỚI CON MẮT MỘT NGƯỜI THÀNH THẠO, MARIUYTX CÓ VẺ NHƯ ĐÃ CHẾT RỒI 739
X ĐỨA CON PHUNG PHÍ CUỘC ĐỜI NAY LẠI TRỞ VỀ. 741
XI CÁI TUYỆT ĐỐI BỊ LUNG LAY. 742
QUYỂN IV: GIAVE MẤT HƯỚNG.. 746
I LẠI THẤY CÁI GẬY CÓ GẮN MIẾNG KẼM.. 751
II MARIUYTX VỪA RA KHỎI NỘI CHIẾN LẠI CHUẨN BỊ CUỘC CHIẾN TRANH TRONG NHÀ. 753
IV RỐT CUỘC DÌ GILƠNÓCMĂNG KHÔNG THẤY KHÓ CHỊU KHI ÔNG PHÔSƠLƠVĂNG VÀO NHÀ LẠI ÔM THEO MỘT CÁI GÓI 757
V THÀ GỬI TIỀN Ở KHU RỪNG ẤY CÒN HƠN GỬI ÔNG NÔ-TE ẤY. 760
VI HAI CỤ GIÀ, MỖI NGƯỜI MỘT LỐI, LÀM TẤT CẢ ĐỂ CÔDÉT ĐƯỢC SUNG SƯỚNG.. 761
VII BÓNG DÁNG GIẤC MÊ TRONG HẠNH PHÚC.. 765
VIII HAI NGƯỜI KHÔNG SAO TÌM RA ĐƯỢC.. 767
II GIĂNG VANGIĂNG VẪN BUỘC CÁNH TAY. 774
QUYỂN VII: DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN.. 781
I VÒNG ĐỊA NGỤC THỨ BẢY VÀ TẦNG TRỜI THỨ TÁM.. 781
II NÓI HẾT RỒI MÀ VẪN CÒN NHỮNG CHỖ MỜ ÁM.. 789
Quyển VIII: BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN.. 793
II LẠI NHỮNG BƯỚC THOÁI LUI NỮA. 796
III HỌ NHỚ LẠI CÁI VƯỜN PHỐ PƠLUYMÊ. 798
QUYỂN IX: ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG.. 802
I THƯƠNG XÓT NGƯỜI ĐAU KHỔ, RỘNG LƯỢNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SUNG SƯỚNG.. 802
II NGỌN ĐÈN CẠN DẦU THOI THÓP. 803
III NGÀY XƯA NHẤC CẢ CỖ XE BÒ, BÂY GIỜ CẦM MỘT QUẢN BÚT THẤY NẶNG.. 804
IV CHAI MỰC CHỈ LÀM TRẮNG THÊM.. 805
V ÁNH SÁNG CHAN HÒA ĐẰNG SAU ĐÊM TỐl 814
CÙNG TÁC GIẢ:
Nhà thờ Đức Bà Pari (1831)
Những người khốn khổ (1862)
Lao động ngoài biển cả (1866)
Thằng cười (1869)
Chín mươi ba (1874)
VỀ TÁC PHẨM “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”
(Từ vi.wikipedia.org) Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napôlêông I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Pari, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình". Quả thật, tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.
Tác phẩm gồm 5 phần (volumes), mỗi phần gồm nhiều quyển (books), mỗi quyển gồm nhiều chương (chapters).
LỜI NGƯỜI ĐÁNH MÁY
Tôn trọng NXB, mình đánh máy nguyên văn Lời giới thiệu, nhưng mình không đồng tình quan điểm của nhóm biên dịch. Khi phán xét Victor Hugo họ đã không đặt mình vào cùng thời với ông.
Là một kẻ tự nhận là “mọt sách”, mình rất biết ơn những người ham đọc khác đã chia sẻ kho tàng của họ trên các diễn đàn Thư viện ebook, Việt Nam thư quán… Nên được đánh máy và chia sẻ với các bạn một tác phẩm vĩ đại như “Những người khốn khổ” là một niềm vui lớn với mình. Tuy nhiên do bản in mà mình có được lại phiên âm tất cả tên riêng, địa danh… theo tiếng Việt nên là một khó khăn không nhỏ cho mình khi đánh máy. Hy vọng các bạn dành thời gian để đọc và chiêm nghiệm danh tác này!
Không thể không nghẹn ngào khi đọc tác phẩm này. Từ khi nhân loại ra đời, đã có bao nhiêu con người khốn khổ từng tồn tại trên trái đất, lê lết mỗi ngày cho qua hết một kiếp người?!? Con người không khốn khổ vì sự đau đớn, sự đói nghèo… con người khốn khổ vì sự vô cảm của những con người khác!!! Than ôi!
Đánh máy từ ngày 10/12/2010 đến ngày 01/5/2011
Vì tình yêu đối với con trai!
Tí quậy
LỜI GIỚI THIỆU
Victor Hugo là nhà văn lãng mạn lớn nhất của nước Pháp, thế kỷ XIX. Cuộc đời chiến đấu không ngừng của ông, những tác phẩm văn chương của ông phản ánh trung thành những biến cố lịch sử lớn lao, những cuộc cách mạng của nhân dân Pháp suốt thế kỷ XIX. Tác phẩm của ông tiêu biểu cho ý chí tự do, lòng tha thiết yêu hòa bình, lòng tin tưởng cao cả vào con người lao động. Bởi vậy, ngày nay ở mọi nước, người ta đều công nhận Victor Hugo là một nhà văn tiến bộ không những của nước Pháp mà còn là của toàn thể nhân loại.
Năm 1952, nhân dân khắp thế giới đã tổ chức long trọng lễ kỷ niệm ngày sinh nhật lần thứ 150 của Hugo tại Viên, thủ đô nước Áo. Tác phẩm của ông đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Victor Mari Hugo sinh ngày 26 tháng 2 năm 1802 ở Bơdăngxông, một tỉnh nhỏ ở miền Đông nước Pháp. Bố ông là một sĩ quan cao cấp thời kỳ Napôlêông đệ nhất. Mẹ ông thuộc một gia đình theo chủ nghĩa quân chủ và ngoan đạo. Lúc còn nhỏ, Hugo sống với mẹ, chịu ảnh hưởng tư tưởng của mẹ. Nhưng từ thời thơ ấu, ông đã ở Pari “quê hương” của ông, quê hương của cách mạng Pháp, nên ông sớm hấp thụ những tư tưởng cách mạng, tinh thần dân chủ. Những năm còn nhỏ tuổi, Hugo theo bố mẹ sang Ý rồi sang Tây Ban Nha. Cảnh vật chói lọi ở những nước này sẽ để lại trong thơ văn của ông những hình ảnh tươi sáng, những kỷ niệm sâu sắc. Từ năm lên mười, Hugo ở hẳn Pari, học tại trường trung học Luilơ Gơrăng. Năm mười bốn tuổi, Hugo bắt đầu làm nhiều thơ, năm mười lăm tuối được giải thưởng thơ của Viện Hàn lâm Pháp. Năm mười bảy tuổi, ông bỏ học để chuyên sáng tác.
Những tác phẩm đầu tiên của ông gợi lại thời kỳ Trung cổ phong kiến, biểu hiện tư tưởng quân chủ rõ nét, những đồng thời cũng đã có mầm mống của tư tưởng nhân đạo, chống đối lại chế độ nô lệ lúc bấy giờ.
Từ 1820 đến 1830, Hugo liên lạc với nhóm nhà văn lãng mạn và trở nên lãnh tụ của nhóm này. Ông mang hết thiên tài lỗi lạc và trái tim nồng nhiệt đấu tranh cho một nền văn học mới, tự do, chống đối lại thứ nghệ thuật gò bó, giả tạo của chủ nghĩa cổ điển lúc ấy đã lỗi thời. Năm 1827, ông viết vở kịch Cơromuen; bài tựa của vở này được coi như bản tuyên ngôn của phái lãng mạn. Huygo chủ trương phá bỏ tất cả những luật lệ cổ điển, khắt khe và đòi hỏi phải tôn trọng hiện thực, đòi hỏi tự do tưởng tượng. Vở kịch Hécnani, diễn năm 1830, gây ra những cuộc chiến đấu và những cuộc tranh luận kịch liệt giữa phái cũ và phái mới. Nghệ thuật lãng mạn hoàn toàn thắng lợi. Trên những nguyên tắc hoàn toàn mới về kịch, Hugo viết một loạt những vở kịch lãng mạn: Mariông Đơlormơ (1829), Luycơrét Borgia (1833), Mari Tuyđo (1833) và đặc biệt Ruy Bơla (1838). Ông đưa lên sân khấu những hoàn cảnh vĩ đại, những con người đầy nhiệt huyết, những mâu thuẫn gay gắt nóng bỏng, những trái tim nồng cháy. Người ta chú ý nhất đến vở Ruy Bơla, trình bày nhân vật chính là một người đầy tớ có tâm hồn cao thượng và yêu tha thiết hoàng hậu Tây Ban Nha. Đó là cả một cuộc cách mạng về quan niệm kịch của Hugo, trái hẳn lại với quan niệm kịch cổ điển.
Từ sau 1830, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời, cũng như trong sáng tác của Hugo. Phong trào cách mạng Pháp càng ngày càng mạnh mẽ. Từ 1830 đến 1832 tại một số thành phố lớn ở Pháp, nhất là Pari và Lyông, nhân dân lao động nổi dậy chống chính quyền tư sản phản động, Hugo có cảm tình đặc biệt với phong trào cách mạng. Trong bài tựa cuốn Luycơrét Borgia (1833), ông tuyên bố nhà văn phải “sáng tác đồng thời với đấu tranh chính trị”. Từ 1830, Hugo không ngừng sáng tác và không ngừng tích cực tham gia đâu tranh chính trị. Phái lãng mạn thành hình từ 1810, đã có sự chia rẽ: một bên chủ trương nghệ thuật vì nghệ thuật, đứng đầu là Têôphin Gôchiê; một bên chủ trương nghệ thuật phục vụ dân sinh; Victor Hugo là người sáng lập ra dòng sau này. Đến năm 1859, ông viết cho thi sĩ Bôđơle: “Không bao giờ tôi chủ trương nghệ thuật vì nghệ thuật; bao giờ tôi cũng nói: nghệ thuật phải phục vụ cho tiến bộ”. Hugo viết để phục vụ đấu tranh, phục vụ quần chúng. Trong tư tưởng của ông, đã có một chuyển hướng quyết định. Chế độ phản động của Lui XVIII, cuộc cách mạng 1830, 1832 là những nguyên nhân sâu sắc của sự chuyển biến trong tư tưởng của nhà văn.
Năm 1831, ông viết cuốn tiểu thuyết lịch sử vĩ đại Nhà thờ Đức bà Pari, một cuốn tiểu thuyết lãng mạn tích cực điển hình. Ông đả kích kịch liệt bọn quý tộc, đề cao tấm lòng cao thượng, trong sáng của người bình dân. Cũng năm 1831, ông xuất bản tập thơ Lá Thu, trong đó ông viết: “Ta yêu tự do vì hoa trái của Tự do”. Từ 1830 đến 1840, các tập thơ của ông đều thấm nhuần lòng xót thương thấm thía những kẻ khốn cùng, lòng tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, lòng hy vọng vào tương lai loài người. Trong tập Ngày cuối cùng của người tội nhân (1829) và trong truyện ngắn Cơlốtđơ, thằng cùng, Hugo phản đối thống thiết tội tử hình trong luật pháp lúc bấy giờ.
Vào khoảng 1840, Hugo bỗng nhiên ngả về phái hữu. Ông bênh vực chế độ quân chủ chuyên chế, bên vực tên trùm tư sản Lui Philip, chống lại tư tưởng dân chủ. Năm 1841, ông được bầu vào Hàn lâm viện Pháp và năm 1845 được phong bá tước.
Nhưng sau 1848, trước sự phản bội của bọn quý tộc và bọn đại tư sản, Hugo trở nên chiến sĩ số một của tự do, dân chủ, của chế độ Cộng hòa Pháp, cho đến ngày cuối cùng. Từ cuộc đảo chính ngày 2 tháng chạp 1851, lật đổ chế độ cộng hòa, Hugo phải đày ra nước ngoài, thoạt tiên ở Bỉ, rồi ra đảo Giêcxây và Ghécnơxây suốt thời gian mười tám năm trời dưới chế độ đế chế thứ II. Ông cực lực chống lại Napôlêông III. Thời kỳ này ông sáng tác những tập thơ và những bộ tiểu thuyết có giá trị nhất. 1852, ông viết Napôlêông tiểu đế và xuất bản tập thơ Trừng phạt năm 1953; ông lên án gay gắt sự phản bội, sự áp bức của triều đình Napôlêông III. “Người ta biết Hugo rời bỏ nước Pháp và từ những hòn đảo của Anh Cát Lợi trong biển Măngsơ ông đã nhóm ngọn lửa đấu tranh chống Napôlêông tiểu đế”.[1] Hugo thực sự đã trở thành một một chiến sĩ cách mạng, mang cả cuộc đời mình, thiên tài của mình để phục vụ cách mạng. Những tập thơ trên mở đầu cho giai đoạn thứ ba trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Trong thời kỳ ở đảo Giêcxây và Ghécnơxây, Hugo viết mấy bộ tiểu thuyết lớn: Những người khốn khổ (viết xong năm 1861), Những người lao động ở biển (1866) và đoạn đầu tập thơ Thiên anh hùng ca của nhân loại (1857 - 1883).
Những người khốn khổ là một cuốn tiểu thuyết xã hội hiện đại, một thiên anh hùng ca bằng văn xuôi. Hugo diễn tả cuộc đời trăm ngàn khổ cực và tâm hồn vô cũng cao thượng của một người tù khổ sai là GIĂNG VANGIĂNG, của một thiếu phụ bị xã hội tư bản tàn bạo chà đạp là Phăngtin, của một trẻ thơ anh dũng là Gavrốt. Trong cuốn tiểu thuyết vĩ đại này, Hugo đứng hẳn về phía quần chúng, khi mô tả cuộc chiến đấu hùng tráng của nhân dân cần lao Pari nổi dậy năm 1832 chống lại chính quyền phản động lúc bấy giờ.
Trong bộ tiểu thuyết Những người lao động ở biển, Hugo mô tả cuộc đấu tranh của chàng đánh cá Giliát với biển cả và sự hy sinh cao quý của chàng cho hạnh phúc của người chàng yêu tha thiết, Đêruysét.
Thiên anh hùng ca của nhân loại gồm những bài thơ hào hùng ca ngợi sự tiến bộ của loài người từ bóng tối nguyên thủy tiến lên một tương lai rực rỡ.
Năm 1859, Napôlêông III ân xá cho Hugo, nhưng Hugo không chịu trở về nước Pháp. Ông nói: “Giữ tròn lời thề với lương tâm, tôi chịu đến cũng số phận của Tự do. Tự do đã bị trục xuất khỏi đất Pháp, khi nào Tự do trở về đất nước, tôi sẽ trở về cũng với Tự do”.
Năm 1870, đế chế thứ III sụp đổ, Hugo trở về Pari. Tuy đứng về lý tưởng xã hội, ông không tán thành Công xã Pari, nhưng ông thông cảm sâu sắc với giai cấp công nhân nổi dậy làm cách mạng và khâm phục họ. Sau khi phong trào bị dập tắt, ông đứng dậy phản kháng những sự trả thù, khủng bố trắng trợn của bọn thống trị phản động. Ông đòi ân xá cho tất cả những người tham gia Công xã và cho một số người trốn ở nhà ông tại Bỉ. Cuộc cách mạng vĩ đại này là nguồn cảm hứng cho một tập thơ có giá trị lớn của ông là tập Năm khủng khiếp (1870 - 1871). Ở đây, thi hào ca ngợi con người vô sản đứng lên làm cách mạng và kết án những kẻ nhúng tay vào biển máu để trả thù những người yêu nước. Năm 1874, ông hoàn thành cuốn tiểu thuyết Chín mươi ba, bắt đầu viết từ những năm còn ở ngoài đảo. Ông mô tả lại cuộc cách mạng 1789 - 1794, coi đó như một sự kiện lớn nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.
Những năm cuối cùng, ông viết Nghệ thuật làm ông, đầy tình thương yêu trẻ con và hoàn thành tập thơ Thiên anh hùng ca của nhân loại.
Victor Hugo mất ngày 22 tháng 5 năm 1885, được toàn thể nhân dân Pháp thương tiếc. Ngày đưa tang ông được coi như ngày quốc tang. Những cựu chiến sĩ cách mạng Công xã Pari kêu gọi mọi người tưởng nhớ đến nhà đại văn hào đã hết lòng ủng hộ những người lao động tham gia Công xã.
Cuộc đời của Hugo nằm suốt cả trong thời kỳ bão táp của cách mạng Pháp và của châu Âu, thế kỷ XIX. Ông sinh trước ngày đế chế thành lập và chết sau Các Mác hai năm. “Tác phẩm của ông ra đời trên đống gạch đổ nát của ngục Baxti và chấm dứt khi những nghiệp đoàn thợ thuyền sắp sửa tuyên bố rằng mùa xuân sẽ thuộc về họ ngày 1 tháng 5 tại Chicago. Victor Hugo là tâm gương phản chiếu cách mạng Pháp”.[2]
Quả vậy Hugo đã tiến từ xu hướng quân chủ đến tư tưởng dân chủ xã hội, từ nghệ thuật lãng mạn đến xu hướng hiện thực. Cuộc đời và tác phẩm của ông tiêu biểu cho cuộc phấn đấu không ngừng cho cách mạnh, cho tự do dân chủ, cho hòa bình hữu nghị các dân tộc.
Năm 1849, ở Đại hội quốc tế lần thứ nhất, những người Bạn của Hòa bình họp tại Pari, Hugo có nói: “Tư tưởng hòa bình là ở khắp thế giới, là tài sản của tất cả các dân tộc, mọi người đòi hỏi hòa bình vì hòa bình là hạnh phúc tối cao của họ”. Hugo đã hết sức bênh vực cho Giôn Brao, người lãnh tụ phong trào đòi hỏi tự do cho người da đen ở Mỹ, bị chính phủ Mỹ kết án tử hình. Hugo ủng hộ cuộc cách mạng ở Iếchlăng, ủng hộ nhân dân đảo Síp khởi nghĩa chống bọn thống trị Thổ Nhĩ Kỳ, ủng hộ cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cuba chống bọn thực dân Tây Ban Nha.
Là lãnh tụ của phái lãng mạn, ông luôn trung thành với những tư tưởng lãng mạn tích cực, chống đối lại xu hướng lãng mạn tiêu cự, thoát ly. Ông chế giễu bọn nhà văn hô hào nghệ thuật thuần túy và đòi cho được nghệ thuật phải phục vụ chân lý, phản ánh thực tế. Hugo đề ra nhiệm vụ của nghệ thuật là phải phục vụ lợi ích của nhân dân; sức mạnh của văn chương là ở mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân.
Chủ nghĩa lãng mạn của Hugo thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Nó rất gần chủ nghĩa hiện thực, Aragông gọi Hugo là “nhà thơ hiện thực”. Tác phẩm của Hugo phản ánh đời sống cùng cực của nhân dân dưới chế độ tư bản, phản ánh tâm địa xấu xa bỉ ổi của bọn quý tộc, bọn tư sản thống trị của thời đại. Tác phẩm của ông cũng mô tả được những con người lao động vùng dậy làm cách mạng.
Tuy vậy, cũng phải thấy ngay rằng Victor Hugo chịu ảnh hưởng nặng của tôn giáo và mức tư tưởng cao nhất của ông là một thứ chủ nghĩa xã hội không tưởng kiểu của Xanh Ximông, Phuriê hồi đầu thế kỷ XIX.[3] Thế giới quan của ông, bởi thế, bị hạn chế rất nhiều. Ông không nhận định được quy luật phát triển của xã hội. Ông tin tưởng rằng chỉ có tư tưởng mới có thể giải phóng được loài người. Bởi vậy những nhân vật ông xây dựng thường là những nhân vật có tâm hồn cao thượng, đầy lòng hy sinh nhưng ít chiến đấu tính. Tiểu thuyết của ông thường có những đoạn lý thuyết về luân lý, đạo đức, tôn giáo. Ông rất sợ những cuộc cách mạng đổ máu.
Cuộc đời Victor Hugo là cuộc đời đấu tranh không ngừng cho chính nghĩa, cho tự do, hòa bình, dân chủ. Tác phẩm của ông thấm nhuần tư tưởng nhân văn chân chính.
Ngày nay, nhân dân các nước rất ham đọc tác phẩm của Victor Hugo. Ở Pháp, cách đây ít lâu, báo Nhân đạo đã đăng lại bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ có minh họa. Trong thời gian phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp, một đội du kích Pháp đã lấy tên Gavrốt làm tên đội
Ở Việt Nam trước kia đã có nhiều người dịch thơ của Hugo và Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch bộ “Những người khốn khổ” với nhan đề bản dịch “Những kẻ khốn nạn”.
Những người khốn khổ là một bộ truyện lớn nhất mà cũng là một tác phẩm có giá trị nhất trong sự nghiệp văn chương của Victor Hugo. Ông suy nghĩ về tác phẩm này và viết nó trong ngót ba mươi năm và hoàn thành năm 1861.
Ngay từ năm 1829, Hugo đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ sai. Sau 1830, Hugo đặc biệt chú ý đến những vấn đề xã hội, nhận xét những bất công trong xã hội. Ông nhận thấy những kẻ tội phạm, những con người tư bản tàn ác. Ông tin tưởng rằng những con người ấy có thể cải tạo được bằng đường lối giáo dục nhân đạo. Ông nhận thức được rõ ràng nhiệm vụ cao quý của nhà văn là phải góp phần cải tạo xã hội, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của loài người.
Cũng vào những năm 1830, trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân lao động, một phong trào viết tiểu thuyết xã hội dâng cao ở Pháp, Gioócgiơ Xăng cho ra đời cuốn Lêlia, năm 1832; năm 1842, Ơgien Xuy đăng tập truyện Bí mật thành Pari.
Victor Hugo bắt tay vào công việc sưu tầm tài liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này, thoạt đầu gọi là Những cảnh cùng khổ, vào năm 1840. Năm 1854, Những cảnh cùng khổ đổi thành Những người khốn khổ. Sau một thời gian gián đoạn, Hugo hoàn thành bộ truyện năm 1861. Đến năm 1862 thì bộ truyện xuất bản đồng thời ở Brussel (Bỉ) và ở Pari. Trong bốn tiếng đồng hồ đầu tiên ngày phát hành tập I, đã bán tới 3.500 cuốn.
Những người khốn khổ là bức tranh của một xã hội. Nó đề cập đến những vấn đề lớn lao trong xã hội Pháp đầu thế kỷ XIX, mà cũng là của tất cả các xã hội tư sản. Đó là một bản hùng ca của thời đại. Victor Hugo sau khi hoàn thành bộ tiểu thuyết này đã nói: “Quyển truyện này là một trái núi”. Quả thế, “một trái núi”, không những vì số trang của nó, vì những vấn đề to lớn nó bàn tới, mà chính là vì nó thấm nhuần những tư tưởng nhân đạo, vì nó ca ngợi đạo đức cao cả của nhân dân lao động, ca ngợi tự do, dân chủ, chống lại cường quyền áp bức, bóc lột. Đó là lòng thương cảm sâu xa đối với những con người bị xã hội chà đạp, lòng tin vào tâm hồn cao thượng của họ. Giăng Vangiăng bị xã hội tư sản bóp nghẹt, chăng lưới bao vây, lùng bắt cho đến chết, vẫn sống một cuộc sống hy sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Phăngtin bị xã hội đạp xuống, vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một tấm gương sáng của tình mẹ con. Gavrốt là một đứa trẻ bị vứt bên lề đường Pari, vẫn là một tâm hồn thơ ngây, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp. “Những người khốn khổ còn là một bài ca phản kháng đối với cái trật tự của xã hội tư sản, nó đè bẹp những người nghèo khổ như là một thứ “định mệnh nhân tạo” và biến những người vì miếng cơm manh áo làm tên lính bảo vệ nó, thành những cái máy mù quáng, tàn nhẫn.
Những người khốn khổ là một tác phẩm chan chứa tinh thần lãng mạn cách mạng. Hugo là một nhà văn lãng mạn. Ông thường dùng phương pháp xây dựng những hình tượng to lớn để mô tả những tâm hồn siêu việt, những đột biến cao cả trong lòng người, gây những ấn tượng hùng vĩ cho người đọc. Những nhân vật chính diện đều sáng ngời đức hào hiệp, hy sinh.
Những người khốn khổ còn ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng 1830. Cái xã hội tư sản tàn bạo được phản ánh trong những nhân vật phản diện như Giave, Tênácđiê. Tình trạng cùng khổ của người dân lao động cũng được mô tả bằng những cảnh thương tâm của một người cố nông sau trở thành tù phạm, một người mẹ, một đứa trẻ sống trong cảnh khủng khiếp của cuộc đời tối tăm, ngạt thở. Dưới ngòi bút của Hugo, Pari ngày cách mạng 1832 đã sống dậy, tưng bừng, anh dũng, một Pari nghèo khổ nhưng thiết tha yêu tự do.
Ưu điểm lớn nhất của Hugo là khi diễn tả xã hội tư sản, ông không chỉ diễn tả một số nhân vật độc ác, tàn nhẫn, vô lương tâm mà ông trình bày chế độ như một thực thể nhất trí trong việc áp bức, bóc lột, ruồng rẫy những người cùng khổ, đè lên người họ như một thứ định mệnh khốc liệt với các thứ công cụ ghê tởm như tòa án, tổ chức cảnh binh, quân đội, nhà tù, với báo chí, dư luận, thành kiến, tập quán.
Trong Lời nói đầu của Những người khốn khổ, Hugo đã nhấn mạnh ý nghĩa sâu xa của tác phẩm. Ông nói rằng trong cái xã hội văn minh ngày nay mà còn những địa ngục đày đọa con người thì “những quyển sách như loại này còn có thể có ích”. Với quan niệm nghệ thuật phục vụ đời sống như vậy, Hugo đã sáng tạo có ý thức một tác phẩm có ảnh hưởng lớn trong công cuộc đấu tranh chung của loài người chống áp bức và bóc lột.
Nhưng cũng như tất cả những người chưa nắm được chủ nghĩa xã hội khoa học, con đường thoát của xã hội mà ông tưởng tượng ra rất là duy tâm, không tưởng. Lý tưởng của ông là làm sao cho con người được như giám mục Mirien quên mình như kẻ nghèo khổ, như ông Mađơlen (Giăng Vangiăng) kinh doanh công nghiệp để cho thợ có chỗ làm ăn, tiền lời dùng một phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống cho thợ, tổ chức y tế, cứu tế trong xưởng, đề cao thuần phong mỹ tục. Làm sao cho con người trở nên tốt như thế? Ông Mirien toàn thiện là nhờ đức tin, Giăng Vangiăng trở nên tốt cũng là nhờ sự cảm hóa của Chúa, gián tiếp qua ông Mirien. Giăng Vangiăng là một điển hình nạn nhân của xã hội khi anh nghèo đói, khi anh bị tù tội, cũng như khi anh bị săn đuổi, tấm lòng nhân ái, hào hiệp vô biên của Giăng Vangiăng là một biểu tượng đẹp đẽ của tư tưởng nhân đạo của con người. Nhưng con đường cải tạo mà tác giả nghĩ ra cho anh thì lại quá cá biệt, gần như vô lý. Làm sao giải thích được chỉ một cử chỉ nhân đạo của giám mục Mirien đã dẫn dắt con người tối tăm ấy ra ngay chỗ ánh sáng rực rỡ, trong chốc lát biến một anh trộm cướp quen tay nên một người lương thiện, thay đổi một con người vì mười chín năm lao lý mà hóa ra thù hằn xã hội thành ra một con người yêu đời, bác ái, làm sao giải thích được sự biến chuyển đột ngột và triệt để ấy nếu không viện lẽ thần bí của Chúa?
Đối với Hugo, Chúa ở khắp nơi. Tuy có thấy một đôi điều ngớ ngẩn, giả dối, ngu dốt trong tu viện và óc danh lợi, tính xa hoa của đa số bọn giám mục, giáo chủ, Hugo không một phút nào nghi ngờ tôn giáo và đặt câu hỏi về Chúa. Trong Những người khốn khổ, không có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng ông bắt đầu đoán thấy tôn giáo đã thành một công cụ của thống trị, trong khi ấy ông thấy về cảnh binh, tòa án, quân đội tư sản khá rõ. Trái lại ông cho “đức tin là lành” và Chúa là sự giải đáp cho tất cả. Trong truyện, người Giacôbanh già đã đả phá cường quyền, lên án chuyên chế, khi nói đến Chúa cũng nhất trí với viên giám mục và chịu phép ban phúc khi từ trần, Hugo cũng không nhận định được rõ bản chất tư sản phản động của đế chế Napôlêông đệ nhất và chế độ Lui Philip, nên trong tác phẩm nhiều lúc ông ca ngợi những người đại diện của hai chế độ ấy. Thuật lời lẽ và ý nghĩ của nhân vật, tác giả lồng vào nhiều ý kiến về nhân sinh quan và vũ trụ quan của mình, trong ấy có nhiều điểm độc đáo, tiến bộ, nhưng cũng có một số điểm người đọc ngày nay cần lấy lập trường khoa học mà xét lại.
Cách mạng ở chỗ chống áp bức bóc lột, đòi tự do, đòi công lý, Victor Hugo vẫn là cải lương ở giải pháp. Với ông, làm cách mạng là để thay người xấu bằng người tốt, ban bố các quyền tự do, cải cách xã hội, mở trường học, dựng một chính quyền lấy tôn giáo chân chính làm hướng đạo, lấy yêu nước, dân chủ và nhân đạo làm châm ngôn. Vấn đề xóa bỏ trật tự cũ, thủ tiêu giai cấp chưa được bàn tới. Ông tin tưởng nồng nhiệt vào luật tiến hóa xã hội, nhưng theo ông, yếu tố chủ yếu của tiến hóa là sự cải tạo tư tưởng của con người. Ngày nay ai cũng biết là lý tưởng xã hội theo như ông muốn không thể thực hiện được bằng cuộc cách mạng như ông quan niệm. Chỉ có giai cấp công nhân dẫn đầu nhân dân lao động đứng lên lật đổ tư bản đế quốc, kiến thiết xã hội xã hội chủ nghĩa, mới có thể đem lại công ăn việc làm, tự do, kiến thức đầy đủ cho tất cả mọi người; và cái mộng cải tạo tư tưởng con người của ông cũng chỉ thực hiện được khi chính quyền đã ở trong tay gia cấp vô sản.
Mặc dù có mấy nhược điểm ấy, Những người khốn khổ vẫn là một bộ tiểu thuyết lớn của thế giới, thầm nhuần một tinh thần nhân đạo cao cả, tiến bộ rõ rệt và có giá trị lâu dài.
PHẦN THỨ NHẤT:
PHĂNG TIN (Fantine)
QUYỂN I: MỘT CHÍNH NHÂN QUÂN TỬ
I
ÔNG MIRIEN[4]
Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm, chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích.
HÔTƠVIN - HAODƠ
NGÀY 1-1-1862
*****
Năm 1815, ông Sáclơ Frăngxoa Biêngvơnuy Mirien làm giám mục ở Đinhơ. Đó là một ông lão chừng bảy mươi lăm tuổi, được cử về đây từ năm 1806.
Điều sau đây chẳng dính dáng tí gì đến nội dung câu chuyện chúng tôi kể, nhưng nêu ra đây những tiếng đồn, những lời bàn tán về ông lúc ông đến địa phận, có lẽ cũng không đến nỗi vô ích, dù chỉ là để cho mọi việc được chính xác. Đúng hay sai, miệng thế thường chiếm trong cuộc đời, nhất là trong vận mệnh người khác, cũng nhiều chỗ bằng công việc họ làm. Ông Myriel là con một vị bồi thẩm ở tòa thượng thẩm Etxơ, dòng quý tộc văn thần. Người ta kể rằng, ông thân sinh định dành cho ông thừa kế chức vụ của mình, nên đã kiếm vợ cho ông rất sớm, từ lúc ông còn mười tám đôi mươi gì đấy, theo một thói tục khá phổ biến trong các gia đình tư pháp. Sáclơ Mirien đã có vợ rồi đấy, nhưng theo dư luận, vẫn làm cho người ta nói về mình khá nhiều. Ông ta tầm vóc hơi thấp bé, nhưng dáng người cân đối lại phong nhã, duyên dáng, hóm hỉnh; cả quãng đời thanh niên chỉ dành cho việc giao du và trò ong bướm. Cách mạng xảy đến, sự biến dồn dập, các gia đình tư pháp bị tổn vong, xua đuổi, truy lùng, tản mát mọi nơi. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng, Sáclơ Mirien đã di cư sang Ý. Vợ ông ta chết bên ấy vì một bệnh phổi mắc sẵn từ rất lâu. Hai vợ chồng không có con. Sau đó cái gì xảy ra trong thân thế Mirien? Sự sụp đổ của xã hội cũ, sự sa sút của chính gia đình mình, những cảnh tượng bi thảm năm 93,[5] có lẽ còn ghê sợ hơn đối với những kẻ di cư, vì đã hoảng hốt mà ở xa thì nhìn cái gì cũng thành phóng đại, tất cả những cái đó phải chăng đã gieo vào trí ông ta những ý nghĩ từ bỏ công danh, mến đời ẩn dật? Có phải, giữa những cuộc vui chơi và những tình cảm choán hết cuộc đời, bỗng dưng ông bị giáng một đòn thần bí, kinh khủng, ngón đòn có khi chỉ vì đánh trúng tim nên quật đổ con người mà lâu nay các tai họa công cộng đánh vào cuộc sống và tài sản không sao lay chuyển nổi? Không một ai có thể trả lời được. Chỉ biết một điều là khi từ Ý trở về, ông ta đã là một cố đạo.
Năm 1804, ông Mirien làm cha xứ ở Brinhôn. Ông đã già và sống cuộc đời ẩn dật.
Vào khoảng lễ đăng quang, ông phải lên Pari vì có chút việc của nhà xứ, việc gì thì không ai nhớ nữa. Trong số những nhà quyền thế mà ông đến nhờ vả cho con chiên của ông, có đức giáo chủ Phếch. Một hôm hoàng đế đến thăm cậu, ông linh mục đức độ ấy đang đợi ở phòng khách nên gặp ngài lúc ngài đi qua. Ngài thấy ông nhìn mình có vẻ tò mò, liền quay lại đột ngột hỏi:
- Lão nhân là ai mà nhìn ta kỹ thế?
Ông Mirien đáp:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ nhìn một lão nhân, còn hạ thần thì nhìn một vĩ nhân, bên nào cũng được lợi cả.
Ngay tối hôm ấy hoàng đế hỏi giáo chủ tên vị cha xứ và sau đó ít lâu, ông Mirien rất ngạc nhiên được tin mình thăng chức giám mục thành Đinhơ.
Chẳng ai biết thực hư trong những câu chuyện người ta kháo nhau về đoạn đầu của cuộc đời ông. Có mấy nhà quen thuộc gia đình ông hồi trước Cách mạng đâu! Thành ra ông cũng phải chịu cái số phận chung của những người xa lạ mới đến ở một thành phố nhỏ có lắm kẻ rỗi mồm mà ít người chịu khó suy nghĩ. Ông đành chịu vậy mặc dù ông làm giám mục và chính vì ông làm giám mục. Thật ra, những chuyện xì xào về ông chỉ là những chuyện xì xào, những tiếng đồn đại, những lời nói vào nói ra thôi, nghĩa là toàn những chuyện ba láp cả, như cách nói mạnh mẽ của miền Nam.[6]
Dù sao, chín năm trời ông làm giám mục ở Đinhơ, những chuyện thóc mách người tỉnh nhỏ ưa đem ra bàn tán buổi đầu ấy dần dần rồi cũng bẵng đi hết. Chẳng một ai dám nói, mà cũng chẳng một ai dám nhớ đến nữa.
Đến nhậm chức ông có đem theo một người em gái, cô Baptistin. Cô kém ông anh mười tuổi, ở vậy không lấy chồng. Trong nhà độc một người ở, trạc tuổi cô em, gọi là bà Magơloa. Trước kia bà là vú già của Cha xứ, nhưng nay bà lại kiêm hai chức, vừa là hầu phòng của cô em, vừa là quản gia của đức giám mục.
Cô Baptistin người cao lại lép, nước da xanh tái, nét mặt hiền hậu. Cô thực là một người đáng trọng, vì hình như đàn bà có làm mẹ mới gọi là đáng kính được. Cô không phải là người có nhan sắc, nhưng một đời tận tụy làm việc thiện đã làm cho cô có một vẻ gì trong trắng và lúc về già được thêm cái vẻ nhân hậu. Dáng người mảnh dẻ của thời con gái nay đã nhuốm vẻ thanh cao trong sáng của bậc thiên thần. Cô không phải chỉ là một trinh nữ, cơ hồ cô là một linh hồn. Người cô như một cái bóng. Chỉ một chút thể xác để biết là phụ nữa thôi; một chút thể chất rạng chói hào quang. Hai con mắt to lúc nào cũng nhìn xuống; một cái cớ cho linh hồn nán lại chốn trần tục.
Bà Magơloa là một bà già thấp bé, da trắng, béo tròn, lúc nào cũng tất tả, cũng thở hổn hển, một phần vì hoạt động, một phần vì chứng hen.
Khi ông Mirien đến nhậm chức, người ta đã đón rước ông về dinh giám mục với mọi nghi lễ long trọng đúng quy chế nhà vua ban hành. Quy chế này xếp ông liền ngay sau chức thiếu tướng. Ông thị trưởng và ông chánh án đến thăm ông đầu tiên; phần ông, trước hết ông cũng đến thăm ông thiếu tướng và ông tỉnh trưởng.
Xếp đặt xong xuôi, ai nấy chờ xem ông giám mục tỉnh nhà bắt tay vào việc.
II
ÔNG MIRIEN THÀNH ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY[7]
Dinh giám mục thành Đinhơ ở sát ngay nhà thương. Đó là một tòa biệt thự to lớn và lịch sự, xây toàn bằng đá từ đầu thế kỷ trước. Người xây dựng nó là đức cha Hăngri Puygiê, tiến sĩ thần học trường đại học Pari, viện trưởng tu viện Ximo, từ năm 1712 làm giám mục thành Đinhơ. Tòa biệt thự này quả là một lâu đài lãnh chúa. Chỗ nào cũng uy nghi, nhà riêng của giám mục, phòng khách, phòng ngủ, sân chơi rộng rãi với những lối dạo có vòm cuốn, theo kiểu Phơlorăngxơ thời xưa, vườn thênh thang đầy những cổ thụ. Phòng ăn cao rộng, đẹp đẽ, ở ngay tầng dưới, trông ra vườn. Ở đấy ngày 29 tháng 7 năm 1714, đức cha Hăngri Puygiê đã thết tiệc trọng thể các đức cha Sáclơ Bruyla đơ Giangli, tổng giám mục - hoàng thân ở Ămbroong, Ăngtoan đơ Mêgrinhi, tu sĩ dòng thánh Frăngsơ, giám mục ở Grát, Philip đơ Văngđôm, Pháp quốc lễ thần, viện trưởng tu viện Thánh Ônôrê đơ Lôranh, Frăngxoa đơ Béctông đơ Griông, giám mục - nam tước ở Văngxơ, Xêda đơ Xabrăng đơ Forcankiê, giám mục - thống đốc ở Glăngđơve và Giăng Xôanen, linh mục giảng viện, giảng sư bình thời của nhà vua, giám mục - thống đốc ở Xơnê. Gian phòng bày chân dung bảy nhân vật cao quí ấy, còn cái ngày đáng ghi nhớ, ngày 29 tháng 7 năm 1714, thì được khắc bằng chữ vàng trên một cái bàn cẩm thạch trắng.
Nhà thương là một ngôi nhà thấp, chật hẹp có độc một tầng gác với một mảnh vườn nhỏ.
Vừa đến Đinhơ được ba hôm, đức giám mục sang thăm nhà thương. Thăm xong, ông cho mời viên giám đốc đến nhà riêng.
- Ông giám đốc bệnh viện, lúc này ông có bao nhiêu bệnh nhân?
- Bẩm có hai mươi sáu người.
- Đúng, tôi cũng đã đếm.
- Giường họ nằm kê sát nhau quá, - viên giám đốc nói tiếp.
- Tôi cũng đã nhận thấy vậy.
- Phòng dưỡng bệnh chỉ là những buồng con, không khí tù hãm.
- Tôi cũng thấy hình như thế.
- Lại còn cái vườn nhỏ quá, không đủ chỗ cho những người mới hồi phục ra chơi khi trời nắng ấm.
- Tôi cũng nghĩ vậy.
- Vào hồi có dịch, như năm nay vừa có dịch thương hàn, năm kia có dịch sốt phát ban, người đến chữa có lúc hàng trăm, chúng tôi chẳng còn biết xoay xở ra sao.
- Tôi cũng đã lo có điều như vậy.
- Bẩm Đức Cha, cũng đành thôi, chứ biết làm thế nào - viên giám đốc nói.
Hai người nói chuyện ở ngay chỗ phòng ăn rộng lớn dưới nhà. Ông giám mục trầm ngâm một lúc rồi quay phắt lại hỏi viên giám đốc.
- Này, ông thử tính xem riêng phòng này kê được bao nhiêu giường.
Viên giám đốc sửng sốt kêu lên:
- Phòng ăn của Đức Cha!
Ông giám mục nhìn quanh nhà, như ước lượng, rồi lẩm bẩm:
- Dễ kê được đến vài chục giường! - Rồi ông ta nói to: Này, ông giám đốc, tôi nói điều này: theo tôi thì có lẽ có sự nhầm lẫn gì đây. Các ông đến hăm sáu người, mà xếp vào năm sáu căn buồng con. Còn chúng tôi ở đây có ba người mà chiếm cả một ngôi nhà có thể chứa sáu chục. Đúng là người ta nhầm. Các ông đã chiếm nhà tôi còn tôi thì lại ở nhà các ông. Xin ông trả lại nhà cho tôi. Nhà của các ông là ở bên này đây.
Ngay hôm sau, hai mươi sáu bệnh nhân nghèo được sang ở dinh giám mục và ông giám mục dọn đến ở bên nhà thương.
Ông Mirien chẳng có của cải gì. Cha mẹ ông đã bị phá sản trong thời kỳ cách mạng. Bà em có món thực lợi chung thân mỗi năm hưởng năm trăm phơrăng tiền lời đủ cho bà chi dùng riêng về phần mình. Lương đồng niên giám mục được mười lăm nghìn phơrăng. Ngay hôm dọn sang ở bên nhà thương, ông quy định một cách cố định việc chi dùng số tiền ấy.
Chúng tôi chép lại dưới đây sổ chi tiêu đó, do chính tay ông viết lấy:
Bản ghi những khoản chi tiêu trong nhà:
- Cấp cho chủng viện 1.500 phơrăng
- Hội giảng đạo 100
- Cấp cho nhà tu dòng Laza ở Môngđiđiê 100
- Trường tu sĩ hội truyền giáo nước ngoài ở Pari 200
- Hội đức Thánh Thần 150
- Cơ sở giáo hội ở Đất thánh 100
- Nhà dục anh 300
- Cấp riêng cho nhà dục anh ở Aclơ 50
- Công cuộc cải thiện nhà lao 400
- Công cuộc ủy lạo và phóng thích tù nhân 500
- Để phóng thích những gia trưởng bị tù vì nợ 1.000
- Phụ cấp các thầy giáo ít lương trong địa phận 2.000
- Cấp cho kho lúa nghĩa thương vùng Thượng Anpơ 100
- Cấp cho các trường con gái nghèo của Hội từ thiện ở Đinhơ, Manôxcơ và Xixtơrông 1.500
- Cấp cho kẻ khó 6.000
- Khoản chi tiêu cho riêng mình 1.000
TỔNG CỘNG 15.000 phơrăng
Suốt thời gian ở Đinhơ ông không hề thay đổi một khỏan nào trong bản dự toán đó. Thế mà ông bảo là đã dự toán các khoản chi tiêu trong nhà rồi đấy.
Cách sử dụng đồng tiền như vậy được cô em tuyệt đối tuân theo. Đối với người đàn bà đức hạnh, ông giám mục vừa là bậc anh, vừa là Đức Cha. Trong gia đình ông là người bạn, theo phép nhà thờ ông là bậc bề trên. Ông nói thì cô cúi đầu nghe. Ông làm thì cô em hưởng ứng. Chỉ có người đầy tớ già, bà Magơloa, là có kêu ca chút ít. Vì, như ta đã thấy, ông giám mục chỉ giữ lại cho mình có một nghìn phơrăng, cộng với số tiền dưỡng lão của bà cô Baptistin, vị chi là một nghìn rười phơrăng một năm, mà cả ba người ăn tiêu đều phải trông vào đấy cả.
Thế mà lần nào có một cha xứ ở dưới làng lên, ông giám mục cũng cứ giữ lại thết cơm. Được như thế là nhờ ở tính tiết kiệm nghiêm khắc của bà Magơloa và cách quản lý khéo léo của cô Baptistin.
Một hôm, bấy giờ ông đã làm giám mục ở Đinhơ được ba tháng, ông bảo:
- Như thế này thì ta cũng túng lắm nhỉ!
Bà Magơloa kêu lên:
- Làm gì mà không túng! Đức Cha quên cả không xin lĩnh món tiền nhà nước cấp cho tòa giám mục làm tiền xe trong thành phố và tiền lộ phí kinh lý trong hạt. Đó là lệ của các giám mục ngày trước.
- Thế à! Bà nói phải đấy.
Và ông làm giấy đòi khoản tiền đó.
Ít lâu sau, hội đồng hàng tỉnh lưu ý đến đơn của tòa giám mục, bỏ phiếu chuẩn cấp cho ông món tiền hàng năm ba ngàn phơrăng theo khoản: Chi cho đức giám mục về tiền xe ngựa và trạm phí, lộ phí kinh lý trong hạt.
Việc này làm cho bọn tư sản trong tỉnh kêu ầm cả lên. Các vị nguyên lão nghị viện trước kia có chân ở Viện Ngũ bách[8] và tán thành cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sa mù, lại được hưởng một thái ấp lớn ở vùng Đinhơ, viết cho thượng thư bộ lễ, ông Bigô đơ Prêamơnơ, một bức thư mật giọng bực tức.
Xin trích nguyên văn một đoạn:
“…Tiền xe? Làm gì phải cần đến tiền xe ở một tỉnh chưa đến bốn nghìn dân? Lại tiền trạm phí và lộ phí kinh lý nữa? Đi kinh lý làm gì đã chứ? Mà đi xe trạm thế nào được trong xứ núi non này? Đường xá làm gì có. Chỉ có đi ngựa thôi. Đến như cái cầu trên sông Đuyrăng ở Satô Acnu cũng còn khó khăn mới cho nổi chiếc xe bò đi qua. Cái bọn cha cố đều như thế cả. Tham lam và keo bẩn. Lão này lúc mới đến cũng làm ra vẻ chân tu lắm, nay thì cũng y như bọn khác. Cũng đòi xe với kiệu! Cũng đòi xa hoa như các giám mục thời trước. Gớm cho bọn tu hú này! Thưa bá tước, bao giờ hoàng đế trừ xong cho dân ta cái nạn bọn áo dài đen này thì mọi sự mới được ổn thỏa. Đả đảo giáo hoàng![9] Về phần tôi, tôi chỉ biết có hoàng đế…”
Việc ấy trái lại, làm bà Magơloa mừng rơn. Bà ta thì thào với cô Baptistin: “Có thế chứ! Đức cha chỉ quen nghĩ đến người khác, nhưng rồi cũng phải nhớ đến mình chứ. Các khoản làm phúc đã có đủ cả rồi. Ba nghìn phơrăng này là ba nghìn của chúng ta đây”.
Ngay tối hôm ấy, ông giám mục đưa cho bà em tờ kê sau đây:
Chi tiêu về xe ngựa và lộ phí kinh lý trong hạt:
- Cấp cho nhà thương để nấu xúp thịt cho bệnh nhân 1.500 phơrăng
- Cấp cho hội dục anh ở Etxơ 250
- Hội dục anh Đraguynhăng 250
- Nhà nuôi trẻ bỏ rơi 500
- Nhà nuôi trẻ mồ côi 500
TỔNG CỘNG 3.000 phơrăng
Đó là ngân sách của ông Mirien.
Còn những khoản thu bất thường của tòa giám mục như hủy đăng ký kết hôn, miễn trừ, rửa tội tạm, giảng kinh, công nhận nhà thờ, nhà nguyện, cưới xin… thì cần làm phúc cho kẻ nghèo bao nhiêu ông ráo riết thu của người giàu bấy nhiêu.
Sau một thời gian ngắn, tiền quyên cúng đem đến rất nhiều. Người có, kẻ túng đều đến gõ cửa nhà ông: người này đến xin tiền mà kẻ kia vừa đem lễ. Thành ra chưa đầy một năm, ông giám mục hóa ra người thủ quỹ chung của các nhà hảo tâm và phát ngân viên của những người cùng khốn. Tính những món tiền qua tay ông thật là nhiều. Vậy mà cách sống của ông vẫn không hề thay đổi, không hề có thêm một khoản gì ngoài những tối cần thiết.
Hơn thế nữa, cũng vì trong xã hội, ở dưới có nhiều cảnh khốn cùng mà ở trên thì ít có lòng bác ái, nên có thể nói thường tiền cúng chưa kịp vào đã phải phát ra; như gió vào nhà trống, tiền ông có thu vào mà chẳng bao giờ còn sót một đồng dính tay. Thành thử ông phải dốc túi ra.
Theo tục lệ, trên giấy má, thư từ, các vị giám mục thường nêu tên thánh của mình. Nhân đó, những đám dân nghèo trong xứ, vì lòng kính mộ tự nhiên, đã chọn trong các tên và họ của ông, một tên theo họ là có ý nghĩa và chỉ gọi ông là Đức Cha Biêngvơnuy. Chúng tôi bắt chước họ gọi ông như thế khi cần. Thực ra cách xưng hô ấy làm ông vừa ý. - Tôi thích cái tên ấy, ông nói. Chữ Biêngvơnuy làm cho chữ Đức Cha bớt cách biệt.
Chúng tôi không dám cho bức chân dung mô tả đây là thực, chúng tôi chỉ xin nói là nó giống.
III
GIÁM MỤC GIỎI THÌ ĐỊA PHẬN KHÓ
Ông giám mục không phải vì đã đem tiền xe cộ ra làm phúc cả mà ít đi kinh lý. Cái xứ Đinhơ này quả là một địa phận vất vả. Đồng bằng thì ít, núi non thì nhiều, đường sắt hầu như không có, trên kia đã thấy rồi; lại đến ba mươi hai xứ, bốn mươi mốt họ và hai trăm tám mươi lăm chi. Đi thăm hết thẩy bấy nhiêu là cả một vấn đề. Ông giám mục vượt qua được tất cả. Gần thì ông đi bộ, đường đồng bằng thì ông đi xe bò, leo núi thì ông ngồi ghế cho la thồ. Hai bà già theo ông cho có bạn. Chuyến đi nào đối với các bà quá khó nhọc thì ông đi một mình.
Một hôm, ông đi lừa đến Xơnê, một thành phố xưa kia có tòa giám mục. Dạo ấy, túi tiền hầu như rỗng không, ông không thể đi lại cách nào khác. Viên thị trưởng ra đón ông ở cửa tòa giám mục và nhìn ông từ trên mình lừa bước xuống, ra vẻ khó chịu. Có mấy tên nhà giàu cười khúc khich chung quanh. - “Thưa ông thị trưởng và cả các ngài tư sản nữa, tôi hiểu vì sao các ông bực bội rồi. Các ông cho là một thầy tu quèn phải hợm mình lắm mới cưỡi lừa như đức Chúa Giêsu trước kia! Thưa thật với các ông, tôi không hề có ý kiêu căng mà chỉ vì cần thiết quá”.
Trong các chuyến kinh lý, ông tỏ ra rộng lượng và hiền hòa, chuyện trò nhiều hơn là thuyết pháp. Ông không bao giờ đặt một đức tốt nào vào một chỗ mà không ai với tới được. Ông cũng chẳng bao giờ phải tìm ra những lý lẽ và những hình mẫu cho lời nói của mình. Nói chuyện với dân xứ này, ông nêu gương dân xứ bên cạnh. Ở những tổng mà người ta hẹp lòng đối với kẻ túng bấn, ông nói: - “Hãy xem người Briăngxông. Họ cho người nghèo, đàn bà góa, trẻ mồ côi quyền được cắt cỏ ở các đồng cỏ của họ trước mọi người khác ba ngày. Nhà cửa có bị đổ nát thì họ cất giùm lại cho, không lấy tiền. Vì thế, xứ ấy là một xứ được Chúa ban ân. Suốt một thế kỷ, một trăm năm nay, không hề có lấy một kẻ giết người”.
Ở những làng chỉ biết có đồng tiền và hạt thóc, ông nói: - “Hãy xem người Ămbroong. Vào ngày mùa, người nào có con trai tại ngũ, con gái bận công việc nhà nước ở trên tỉnh, mà lại đau ốm hoặc gặp khó khăn, thì cha xứ đem ra nói với con chiên vào lúc giảng kinh. Thế là, chủ nhật, xem lễ xong, hết thảy dân làng, đàn ông, đàn bà, trẻ con kéo đến ruộng con người đáng thương nọ, gặt hái hộ và mang cả thóc lẫn rơm rạ về tận nhà”. - Gặp những gia đình chia rẽ vì chuyện tiền bạc và gia tài, ông bảo: - “Hãy trông dân vùng núi Đơvơnuy, một vùng hoang dại đến nỗi năm mươi năm không nghe họa mi hót một lần. Thế mà, bố chết, con trai liền đi tứ phương tìm kế sinh nhai, còn của cải thì nhường lại cho con gái để con gái dễ kiếm chồng”. - Ở các tổng ưa kiện tụng, có nhiều tá điền suy sụp vì chạy theo các thứ đơn từ, ông nói: - “Hãy xem nông dân thung lũng Quâyra, họ rất thuần hậu. Họ có ba nghìn người ở đó. Trời! Cứ như một nước cộng hòa nho nhỏ. Họ chằng hề biết đến thẩm phán, mõ tòa là gì. Mọi việc, xã trưởng làm tất. Ông phân bổ thuế khóa từng nhà theo lương tâm mình, giải quyết không các vụ tranh chấp, chia hộ gia tài không lấy công, xử án không lấy án phí và mọi người nghe theo vì ông ta là một người công minh sống giữa những con người chất phác”. Đến những làng không thấy có thầy học, ông cũng kể đến dân vùng Quâyra: - “Bà con có biết họ làm như thế nào không? Thường một xóm mươi lăm nóc nhà thì không nuôi nổi một thầy học, cho nên họ có những thầy giáo do cả xứ đài thọ, các thầy giáo đó đi hết xóm này đến xóm nọ, một tuần nơi này, mươi ngày nơi kia, đến đâu dạy đó. Các ông giáo hay đến các phiên chợ, tôi gặp họ ở đấy. Thấy họ dắt bút lông ngỗng trên băng mũ thì nhận ra ngay. Ai chỉ dạy đọc thì một lông, ai dạy đọc dạy tính thì hai lông, ai dạy đọc dạy tính dạy cả Latinh nữa thì ba lông. Những vị đó là những nhà đại thông thái. Còn dốt nát thì xấu hổ biết bao nhiêu! Bà con ta nên làm như người Quâyra”.
Ông nói chuyện như vậy, nghiêm túc và chân tình, thiếu ví dụ sống thì dùng ngụ ngôn, đi thẳng vào đích, ít lời mà nhiều hình ảnh: đó là lối hùng biện của Chúa Giêsu, đầy tin tưởng và sức thuyết phục.
IV
NÓI SAO LÀM VẬY
Ông nói chuyện thân mật và vui vẻ. Sống với hai bà già suốt đời ở cạnh ông, ông khéo chọn lối ăn nói cho vừa tầm họ. Khi ông cười, cái cười của ông hồn nhiên như của một cậu học sinh.
Bà Magơloa thích gọi ông là Ông lớn. Một hôm ông đang ngồi trên ghế, đứng dậy ra chỗ ngăn tủ tìm một quyển sách. Sách để ở tận ngăn trên. Ông vốn thấp bé nên không với tới. Ông gọi bà Magơloa bảo: Bà mang cho tôi cái ghế. Tôi tuy “lớn” nhưng vẫn không lớn tới tấm ván kia.
Ông có một bà họ xa, bà bá tước Lô. Bà này không bao giờ bỏ lỡ dịp đem khoe khoang trước mặt ông những cái mà bà gọi là những “ngưỡng vọng” của ba cậu công tử con bà ta. Bà ta có những ông chú bà bác đã già lắm, lại vô tự, gia tài, tước lộc, về sau thể tất về tay ba người con bà. Cậu út rồi sẽ được hưởng đến mười vạn quan lợi tức của một bà cô; cậu thứ hai rồi sẽ được ấm phong tước công của ông bác; cậu cả rồi sẽ được kế chân quốc lão của ông nội. Ông giám mục thường vẫn ngồi lặng yên nghe câu chuyện bà ta, coi đó là một cái tật vô hại của các bà hay khoe con. Duy có một lần, trong khi bà ta đang kể đi kể lại tỉ mỉ những chuyện kế tự và những “ngưỡng vọng” đó, thì ông giám mục trông có vẻ thẫn thờ hơn mọi bận. Bà ta hơi bực mình, ngừng lại hỏi:
- Kìa ông anh. Ông đang nghĩ đi đâu thế?
- Tôi đang nghĩ đến một câu sách cũng hơi kỳ, hình như trong sách của thánh Ôguytstanh, như thế này: “Hãy đặt ngưỡng vọng của ta vào người nào mà ta không thừa kế gì cả”.
Một lần khác, ông nhận được tờ cáo phó của một nhà quý tộc trong xứ, trong đó kê đặc cả một trang giấy những chức tước của người đã khuất, lại còn la liệt những phẩm hàm chức tước của bọn con cháu họ hàng nữa. Ông bảo: Cái chết thế mà khỏe lạ! Mang nhẹ nhàng cả một mớ nặng chức tước! Kể người đời cũng tài thật, lợi dụng đến cả cái thây ma để khoe khoang hợm hĩnh!
Đôi khi ông có những lời giễu cợt nhẹ nhàng mà có ý nghĩa sâu sắc. Mùa chay năm nọ có ông phó xứ trẻ tuổi lên tỉnh giảng thuyết ở nhà thờ lớn về lòng từ thiện. Ông ấy giảng giải khá hùng hồn. Nội dung bài giảng là lòng từ thiện. Ông tả cảnh địa ngục thật ghê rợn và tô điểm thiên đường thành cảnh êm đẹp ai cũng thèm ước và ông khuyên người giàu nên bố thí cho kẻ nghèo để được lên thiên đường, khỏi phải xuống địa ngục.
Trong bọn người nghe có một nhà phú thương tên là Giêbôrăng, đã nghỉ kinh doanh, song vẫn còn cho vay lãi nặng, trước đây chỉ chuyên dệt các loại len, dạ mà kiếm được dăm chục vạn. Cả đời hắn chẳng bố thí cho ai bao giờ. Từ hôm nghe giảng, chủ nhật nào cũng thấy hắn ném một xu cho mấy bà lão ăn mày ở cửa nhà thờ. Một xu mà đến sáu người phải chia nhau! Một hôm thấy lão ta đang làm phúc kiểu đó, ông mỉm cười bảo cô em:
- Kìa cô xem, ông Giêbôrăng đang mua một xu thiên đường đấy!
Trong công việc từ thiện không bao giờ ông nản chí. Người ta có khăng khăng từ chối, ông cũng tìm được lời hay, bắt người ta phải suy nghĩ. Lần nọ ông khuyến quyên trong một phòng khách ở tỉnh. Một tay quý tộc đã già, vừa giàu lại vừa kiệt, hầu tước Săngtecxiê, hôm ấy có mặt ở đấy. Hắn ta vào loại nhân vật kỳ lạ mà một thời người ta đã thấy xuất hiện, vừa có đầu óc bảo hoàng hơn vua, vừa có tư tưởng phóng khoáng hơn cả Vônte.[10]
Khi đến gần hầu tước, ông giám mục kéo tay hắn: “Hầu tước ạ, ngài phải cho tôi cái gì mới được”. Hắn quay lại, trả lời nhạt nhẽo: “Thưa Đức Cha, tôi đã có kẻ nghèo của tôi”. Ông giám mục nói: “Thì hãy cho tôi những kẻ nghèo đó!”
Một hôm ở giáo đường, ông giảng đạo như sau:
“Các giáo hữu, các bạn thân mến! Hiện nay ở nước Pháp có một triệu ba mươi hai vạn cái nhà nông dân chỉ có ba cửa, một triệu tám trăm mươi bảy ngàn nhà có hai cửa, một cửa ra vào, một cửa sổ và còn ba mươi tư vạn sáu ngàn túp lều chỉ có một cửa là chỗ ra vào thôi. Cái đó là do một thứ mà người ta gọi là thuế cửa. Bắt những gia đình nghèo từ già đến trẻ phải chui rúc trong những ngôi nhà ấy thì tránh sao khỏi làm mồi cho sốt rét và bệnh tật! Than ôi! Thượng đế đã cho người ta không khí để thở thì luật pháp lại bắt họ phải mua! Tôi không kết án luật pháp, tôi chỉ tạ ơn Chúa.
Trong hạt Ide, hạt Varơ, trong hai xứ thượng, hạ Anpơ, nông dân không có đến cả cái xe cút kít, họ phải cõng phân ra ruộng. Họ không có nến, họ phải thắp bằng những que nhựa và những khúc dây thừng nhúng vào đầu nhựa. Khắp miền núi xứ Đôphinê đều thế cả. Họ phải làm bánh ăn dự trữ sáu tháng. Họ đốt lò bánh bằng phân bò phơi khô. Mùa đông, họ dùng rìu bổ bánh, ngâm vào nước một ngày một đêm mới ăn được. Hỡi các giáo hữu! Hãy mở lòng nhân! Hãy xem chung quanh các bạn người ta khổ như thế nào”.
Vốn sinh ở Provăngxơ, ông rất dễ làm quen với các thổ âm miền Nam. Khi cần ông có thể nói: “Eh bé! Moussu, sès sagé?” như người Lănggơđốc hạ, “Onté anaras passa” như người hạ Anpơ, cũng như “Puerte un bouen montou embe un bouen froumage grase” như người ở Đôphinê thượng. Điều đó làm dân chúng thích và giúp ông gần gũi mọi người khá nhiều. Vào nhà tranh vách đất hay lên chỗ núi non, ông cũng tự nhiên thoải mái như ở nhà mình. Nói những điều cao cả nhất ông cũng nói được bằng những lời lẽ thông tục nhất. Nói năng như mọi người nên cũng đi được vào lòng tất cả.
Tuy vậy, đối với hạng thượng lưu cũng như đối với dân chúng ông vẫn là một.
Ông không bao giờ buộc tội một cách vội vã mà không tính đến hoàn cảnh xung quanh. Ông nói: - Phải xét xem tội lỗi đã đi tới bằng con đường nào.
Vì vui vẻ tự cho mình là nguyên tội nhân, ông không thể nghĩ đến một kiểu dốc cheo leo nào của chủ nghĩa khắc nghiệt và không cau mày nhăn mặt như những ông thiện, ông ác, ông chỉ lớn tiếng truyền bá một học thuyết có thể tóm tắt như sau:
“Con người ta có thể xác, nó vừa là gánh nặng vừa là nguồn quyến rũ. Con người kéo lê thể xác nhưng cũng chiều nể nó.
Phải trông coi, uốn nắn, trấn áp, cùng kế lắm mới nghe theo nó. Nghe theo như vậy cũng còn có thể có tội; nhưng làm được như thế thì tội cũng nhẹ. Ngã, nhưng là ngã quỳ thì còn có thể chuyển sang cầu nguyện.
Thành thánh thì ngoại lệ; thành người chính trực là quy tắc. Lầm lạc, sa ngã, phạm tội cũng được, nhưng phải là người chính trực.
Càng ít tội lỗi càng tốt, đó là luật của người. Không tội lỗi nào cả, đó là mơ ước của thiên thần. Đã thuộc trái đất này thì thoát sao khỏi tội lỗi. Tội lỗi cũng như luật hấp dẫn, chi phối mọi người.”
Có lúc ông thấy mọi người gào thét dữ tợn và phẫn nộ quá nhanh:
- Ồ! Ồ! - Ông vừa cười vừa nói - rõ ràng đấy là một tội ác lớn mà mọi người đều mắc phải. Đó chính là những kẻ đạo đức giả bị kinh động nên vội vàng phản kháng để che thân.
Đối với đàn bà và dân nghèo là những kẻ chịu nhiều áp bức xã hội nhất, ông rất độ lượng. Ông bảo: “Tội lỗi của đàn bà, của con trẻ, của kẻ tôi tớ, của người yếu hèn, của đám nghèo khổ và dốt nát, chính là tội lỗi của những bậc làm chồng, làm cha, làm chú, những kẻ quyền thế, những người giàu có và có học thức”.
Ông lại nói:
“Phải cố gắng dạy cho người không biết, càng nhiều điều càng hay. Xã hội mà không thực hiện được giáo dục không mất tiền là xã hội có lỗi. Nó phải chịu trách nhiệm về tình trạng tăm tối do nó sản sinh. Con người tối tăm mới gây ra tội lỗi. Cho nên kẻ có tội không phải là người đã lầm lỗi mà chính là kẻ đã gây nên tối tăm”.
Ông đã có một lối xét đoán sự việc theo cách riêng của mình, khá lạnh lùng như thế đấy. Tôi ngờ là ông đã học ở sách Phúc âm.
Một hôm ông được nghe kể ở phòng khách một trường hợp đã thẩm cứu và sắp đem xử. Có một người đàn ông khốn khổ, vì thương người bạn tình của mình và đứa con mà chị đã có với anh ta, và cũng quẫn quá, nên làm bạc giả. Thuở ấy luật pháp còn xử những người làm bạc giả vào tội tử hình. Người đàn bà vừa mang đi tiêu thụ đồng bạc giả đầu tiên do người yêu làm ra thì bị bắt. Tóm chị nhưng cũng chỉ có tang chứng đối với chị mà thôi. Chỉ khi nào chị ta xưng thú thì người yêu của chị mới mắc vòng pháp luật. Chị chối. Người tra gạn. Chị cũng một mực chối cãi. Bấy giờ viên biện lý nghĩ ra được một kế. Hắn bày đặt một câu chuyện phụ tình và khéo nhặt nhạnh chắp nối một ít mẩu thư từ đưa ra khiến cho người đàn bà khốn nạn kia tưởng mình bị người yêu dối lừa thật. Nổi cơn ghen cùng cực, chị ta khai hết, thú hết với đủ mọi chứng cứ. Vì thế mà người đàn ông bị bắt và nay mai sẽ bị đem ra xử ở Etxơ cùng với đồng lõa. Người ta thuật chuyện và trầm trồ khen ngợi viên biện lý có tài vận dụng lòng ghen tuông để phục vụ công lý. Ông giám mục im lặng ngồi nghe, cuối cùng mới hỏi:
- Người ta đem xử người đàn ông và người đàn bà ấy ở đâu?
- Ở tòa đại hình.
Ông hỏi thêm:
- Thế còn viên biện lý thì xử ở đâu?
Ở Đinhơ xảy ra một việc bi thảm. Một người bị xử tử hình vì can tội sát nhân. Người bất hạnh ấy không hẳn là người có học mà cũng không hẳn dốt nát, hắn ta từng làm trò ở chợ và làm thầy ký viết thuê. Vụ án làm thành phố khá bận tâm. Trước ngày hành hình, cha tuyên úy nhà ngục bị ốm. Cần một cha cố để giúp đỡ tội nhân trong những phút cuối cùng. Người ta chạy tìm cha xứ. Ông này hình như từ chối: “Việc đó liên quan gì đến tôi. Tôi cần gì cái việc khổ sai đó và cái tên xiếc khỉ ấy! Tôi, tôi cũng ốm đây: với lại, chỗ tôi không phải ở đấy”. Người ta đem câu trả lời ấy thuật lại với ông giám mục, ông nói: - “Ngài cha xứ nói đúng. Không phải chỗ của ngài đâu, của tôi đấy”.
Lập tức ông tới nhà ngục, xuống buồng giam của “tên xiếc khỉ”, ông gọi tên người ấy, cầm tay hắn và nói chuyện. Cả ngày lẫn đêm ông ở cạnh hắn, quên ăn quên ngủ, chỉ cầu xin Chúa cứu vớt linh hồn cho người bị tội và cầu xin người bị tội tự lo cứu vớt lấy linh hồn mình. Ông nói hắn nghe những chân lý tốt đẹp nhất mà cũng là giản dị nhất. Như một người cha, một người anh, một người bạn; còn giám mục là chỉ để ban phúc mà thôi. Ông dạy hắn đủ điều, đem lại cho hắn vừa lòng tin vừa sự an ủi. Trước hắn nghĩ chết tuyệt vọng. Cái chết đối với hắn như một vực sâu; run rẩy trước cái bờ u thẳm ấy, hắn lùi lại kinh hoàng. Hắn không tối tăm quá để đến nỗi tuyệt đối dửng dưng. Bản án làm chấn động sâu xa, chừng như đã xô vỡ từng chỗ chung quanh hắn cái bức tường ngăn cách chúng ta với cõi bí mật của mọi vật mà chúng ta gọi là cuộc sống. Từ những lỗ thủng tai hại ấy, hắn không ngớt nhìn ra thế giới này và chỉ thấy toàn bóng tối. Ông giám mục đã đem lại cho hắn ánh sáng.
Hôm sau, lúc người ta đến tìm nạn nhân, ông giám mục có mặt và đi theo hắn. Quần chúng thấy ông mặc áo choàng tím, đeo thánh giá giám mục, đi bên cạnh người khốn khổ bị trói. Ông cùng hắn bước lên xe bò, ông cùng hắn bước chân lên máy chém. Hôm qua hắn âu sầu rũ rượi hết sức mà hôm nay thì mặt mày lại rạng rỡ. Hắn cảm thấy linh hồn được trở về với Chúa và hắn hy vọng ở Chúa. Ông ôm hôn hắn và lúc lưỡi dao sắp rơi, ông bảo: “Kẻ bị loài người giết chết, Chúa Trời sẽ cho sống lại; kẻ bị anh em xua đuổi sẽ gặp lại được Cha. Cầu nguyện đi, tin đi và bước vào cuộc hằng sống! Đức Chúa Cha đang ở đó”. Khi ông bước từ máy chém xuống, trong mắt ông có cái gì làm cho mọi người phải tránh ra, đứng ngay ngắn lại. Không biết cái gì đáng kính phục hơn cả, da mặt trắng bệch hay vẻ người trong sáng! Trở về ngôi nhà tầm thường mà ông gọi là lâu đài của mình, ông nói với bà em: “Tôi vừa làm lễ một cách long trọng”.
Việc cao cả thường là việc ít được người hiểu, cho nên trong thành phố có kẻ bình luận hành động của ông giám mục, lại cho rằng ông ấy đóng kịch thôi. Thực ra đó chỉ là câu chuyện phòng khách. Còn dân chúng thì vốn không có ác ý nghi ngờ các hành vi thiêng liêng, họ lấy làm cảm kích và hết sức kính phục.
Về phần ông giám mục, nhìn thấy máy chém làm ông xúc cảm đột ngột, khiến ông khá lâu mới hồi tỉnh được.
Đúng là cái máy chém, khi nó đã ở đó, dựng lên và đứng sững, thì nó có cái gì ám ảnh người ta thật. Thường người ta có thể có chút gì bàng quan với tử hình, chẳng có ý kiến gì, phải cũng được mà không cũng được, chừng nào chưa thấy tận mắt một cái máy chém. Nhưng nếu đã gặp rồi thì xúc động thật là mãnh liệt, phải quyết định dứt khoát đứng về phía này hay phía kia. Kẻ thì ca ngợi như Đơ Metstơrơ; người thì nguyền rủa như Béccaria. Máy chém là sự kết tụ của luật pháp, là sự trừng trị; nó không trung lập và không cho phép ai trung lập. Ai thấy nó đều lên một cơn run bí ẩn nhất. Mọi vấn đề xã hội đều dựng lên bao nhiêu dấu hỏi chung quanh lưỡi dao của nó. Máy chém là một ảo tưởng. Máy chém không phải là một giá gỗ, máy chém không phải là một cỗ máy, máy chém không phải là một thứ máy móc cứng đờ bằng gỗ, sắt và dây. Hình như nó là loại sinh vật có một cái gì như một sáng kiến đen tối. Hình như cái giá gỗ ấy biết nhìn, cái cỗ máy ấy biết nghe, cái máy móc ấy biết hiểu, các thứ gỗ, sắt, dây ấy đều có ý chí. Trong cơn ác mộng do sự có mặt của nó gieo vào tâm hồn con người, máy chém hiện ra dữ tợn, tự nhúng tay vào công việc nó làm. Nó là đồng lõa với đao phủ; nó ăn người; nó nuốt thịt sống, nó uống máu tươi. Máy chém như một loài quái vật do thẩm phán và thợ mộc dựng lên, một bóng ma sống một cách đáng sợ bằng những cái chết nó tạo ra.
Vì thế ấn tượng của nó ở trong tâm trí ông giám mục thật là ghê rợn và sâu xa. Hôm sau ngày hành hình và nhiều hôm sau đó nữa, ông như thất thần. Dáng thanh tĩnh gần như mãnh liệt của phút giây bi thảm đã biến mất; bóng ma của công lý xã hội ám ảnh người ông. Con người mà thường ngày đi hành đạo với vẻ bằng lòng rạng rỡ trên mặt, lần này hình như có ân hận. Có lúc, ông tự nói với mình và lúng túng thì thầm từng tràng độc thoại ảo não. Đây là một trong những độc thoại ấy bà em đã nghe được một buổi tối và ghi lại:
“Ta không ngờ việc ấy lại ghê rợn đến thế. Để hết tâm trí vào luật lệ của Chúa đến mức không còn nhìn thấy luật lệ của người đời nữa thì thật là sai lầm. Cái chết chỉ thuộc quyền Chúa. Quyền gì mà loài người động chạm đến cái việc không một ai được biết ấy?”
Với thời gian những cảm tưởng ấy mờ dần và chắc rồi phai hẳn. Tuy vậy, người ta vẫn để ý thấy ông giám mục, từ đó, tránh đi qua chỗ pháp trường.
Nhà có người ốm và người hấp hối thì lúc nào cho mời ông Mirien cũng được. Ông biết đó là nhiệm vụ và công việc quan trọng nhất của ông. Gia đình nào vợ góa con côi thì không cần mời, ông cũng đến. Ông khéo ngồi im lặng hàng giờ bên người chồng mất vợ, hay bên người mẹ vừa mới chết con. Ông khéo biết lúc nào nên im lặng và cũng biết lúc nào cần phải nói. Ông an ủi người ta mới tài tình làm sao! Ông không tìm cách làm cho người ta quên đau thương mà làm cho người ta hy vọng, vì hy vọng khiến cho đau thương trở nên cao cả và đáng kính. Ông thường nói: “Đối với người quá cố, khéo chẳng lại thành ra bất kính. Đừng có nghĩ đến cái thể chất đang thối nát mà hãy nhìn trực thị trời xanh, ở đấy có ánh hào quang lấp lánh của người đã khuất”. Ông biết rằng đức tin là lành, nên ông thường nêu gương nhẫn nại để an ủi người thất vọng và ông tìm cách biến sự đau khổ tuyệt vọng hướng về mộ địa, thành sự đau khổ tin tưởng nhìn lên trời cao.
V
ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY DÙNG ÁO LÂU QUÁ
Đời tư của ông Mirien cũng cùng chung một số nguyên tắc như đời công. Với kẻ được xem gần thì cái nghèo tự nguyện trong cuộc sống của ông giám mục thành Đinhơ là một cảnh tượng trang trọng và đáng yêu.
Như người già và phần lớn những người hay suy tưởng, ông ít ngủ, nhưng lại ngủ say. Buổi sáng ông tĩnh tọa một giờ rồi đi làm lễ, hoặc ở nhà thờ lớn hoặc ở phòng nguyện trong nhà. Lễ xong, ông ăn sáng một cái bánh mì bằng bột tiểu mạch dúng trong sữa bò nhà. Sau đó ông bắt đầu làm việc.
Làm giám mục bận rộn thật. Thường xuyên ông phải tiếp vị bí thư của tòa giám mục, thường là một chức sắc và hầu như ngày nào cũng phải gặp các cha xứ. Ông còn phải kiểm tra công việc các hội, phân phát các đặc ân này nọ, xem xét cả một thư viện nhà chung, nào sách xem lễ, nào sách bổn, sách kinh… rồi thảo các thư từ hành đạo, chuẩn y các bài thuyết pháp, giải hòa các vụ xích mích giữa cha xứ và xã trưởng, rồi còn một mớ thư từ giao dịch về phần đạo, về phần đời, một bên là nhà nước, một bên là tòa thánh, thôi thì trăm công nghìn việc.
Thì giờ còn lại ngoài những công việc bề bộn ấy và những buổi lễ, những giờ đọc kinh, dành cho kẻ khó, người ốm đau, sầu muộn, còn thừa ông dùng vào lao động. Khi thì ông cuốc đất trong vườn nhà, khi thì ông đọc và viết. Hai công việc nhưng ông chỉ dùng một tên gọi: làm vườn. “Trí óc cũng là một cái vườn”, ông nói.
Đến trưa, ông ăn cơm. Bữa trưa cũng giống như bữa sáng.
Quãng hai giờ chiều, hôm trời tốt, ông ra khỏi nhà, dạo xem phong cảnh thôn dã hoặc phố phường, nhiều lúc ghé thăm các túp lều tranh. Ông đi một mình suy nghĩ trầm ngâm, mắt nhìn xuống, tay chống gậy dài, trên mình chiếc áo lụa lót bông ấm, màu tím, dưới chân đôi giày thô với bít tất tím và trên đầu chiếc mũ dệt có ba góc để thòng xuống ba quả găng vàng viền hạt cườm.
Chỗ nào ông có mặt cũng vui như hội. Có thể nói ông đi qua ở đâu là đem theo đó một cái gì ấm áp và sáng sủa. Trẻ con, người già dắt nhau ra tận cửa đón ông giám mục cũng như đón ánh mặt trời. Ông ban phúc cho mọi người và mọi người cầu phúc cho ông. Bất kỳ ai có cần việc gì, người ta đều chỉ đến nhà ông.
Chốc chốc ông dừng chân, hỏi chuyện các em bé, mỉm cười với các bà mẹ. Trong túi hễ còn tiền thì ông đến thăm kẻ khó; không còn đồng nào thì ông đến thăm các nhà giàu.
Mấy cái áo thụng ông giữ dùng rất lâu nhưng lại không muốn người ngoài trông thấy điều đó, nên ra phố ông không bao giờ mặc gì khác ngoài cái áo lụa lót bông màu tím. Cái đó cũng có chút bất tiện cho ông lúc mùa hè.
Buổi tối, tám giờ rưỡi thì ông ăn cơm tối với bà em, bà Magơloa đứng đằng sau phục vụ cho cả hai. Bữa ăn cực kỳ thanh đạm. Tuy vậy, nếu ông giám mục giữ một cha xứ lại dùng cơm tối thì bà Magơloa nhân cơ hội đó dọn cho Đức Cha một món cá sông tuyệt vời hay một món thịt rừng đặc biệt. Bất kỳ cha xứ nào cũng là một cớ ăn tươm; ông giám mục biết nhưng để mặc. Những ngoại lệ ấy trừ ra, bữa cơm thường chỉ có rau củ và canh nấu với tí mỡ. Do đó hàng phố người ta bảo: Khi ông giám mục không ăn cơm cha xứ, thì ông ăn cơm người khổ tu.
Ăn tối xong, ông chuyện trò với cô Baptistin và bà Magơloa độ nửa tiếng, xong ông về buồng mình và lại viết, khi thì trên giấy rời khi thì ở rìa một trang sách nào đó. Ông là người hay chữ và ít nhiều thông thái. Ông còn để lại năm sáu bản thảo khá lạ, trong đó có một thiên biện luận về đoạn Sáng thế: Ban sơ tinh thần Chúa bồng bềnh trên mặt nước. Ông đối chiếu với ba bản khác: bản tiếng A-rập thì viết: Bốn phương gió Chúa thổi; bản Phơlaviuyt Giôdep thì chép: Một ngọn gió từ Chúa đến, thổi qua mặt nước. Trong một thiên biện luận khác, ông nhận xét về các công trình thần học của Huygô, giám mục ở Ptôlêmai, ông chú cố của kẻ viết sách này và ông chứng minh nhiều tiểu phẩm khác nhau xuất bản thế kỷ trước, dưới bút danh Baclâycua, là của vị giám mục này viết.
Có khi đang đọc sách, bất cứ là sách gì, bỗng dưng ông trầm tư rồi tỉnh lại để ghi vài dòng ngay vào trang sách đó. Những dòng này thường chẳng liên quan gì đến cuốn sách. Trước mắt chúng tôi có một đoạn ghi chép ở rìa cuốn sách nhan đề: Thư tín của ngài Giecmanh trao đổi với các tướng Cơlintơn, Cornoalit và các đô đốc của trạm châu Mỹ. Ở Vécxây, hỏi ông Poangxô, hàng sách và ở Pari, hỏi ông Pítsô, hàng sách, bến Ôguytstanh.
Đoạn ghi chép đó như sau:
“Ôi đấng đang tồn tại:
Người của nhà thờ gọi Người là Quyền lực vô thượng, người Măccabê xưng Người là tạo hóa, Luận thư cho người Ephe lại gọi Người là Tự do, Baruysơ gọi Người là Vô biên, Thánh ca gọi Người là Đạo đức và chân lý, thánh Giăng gọi Người là Ánh sáng, các Vua gọi Người là Chúa thượng, thiên Di cư xưng Người là Cứu thế, người Lêvi xưng Người là Thánh nhân, Etđơrat xưng Người là Chính trực, sự sáng tạo gọi Người là Chúa Trời, người đời gọi Người là Cha. Nhưng Xalômông thì gọi Người là Thương xót và đó là tên đẹp nhất trong mọi tên của Người”.
Đến chín giờ tối hai bà già cáo lui và lên buồng riêng trên gác, chỉ còn một mình ông giám mục ở dưới nhà.
Đến đây cần cho mọi người có một ý niệm chính xác về chỗ ở của ông giám mục.
VI
ÔNG MIRIEN GIAO NHÀ CHO AI GIỮ
Chúng tôi đã giới thiệu nhà ông giám mục ở có một tầng dưới và một tầng gác. Nhà dưới ngăn làm ba, trên gác có ba phòng và trên nữa là gác xép. Sau nhà là một mảnh vườn nhỏ mấy thước. Hai người đàn bà ở tầng trên. Ông ở tầng dưới. Phòng ngoài trông ra phố là buồng ăn; phòng thứ nhì là buồng ngủ; phòng thứ ba là phòng nguyện. Ở phòng nguyện muốn ra ngoài phải qua buồng ngủ và từ buồng ngủ muốn ra ngoài phải qua buồng ăn. Trong phòng nguyện có một ngăn đóng kín, kê một chiếc giường phòng khi có khách. Mỗi lần các cha xứ ở địa phương ra tỉnh có việc, ông giám mục vẫn mời vào ngủ ở đó.
Ngôi nhà ngang nhỏ trong góc vườn, trước dùng làm kho thuốc cho nhà thương, nay sửa thành bếp và buồng chứa rượu.
Lại còn có chuồng bò nguyên là bếp của nhà thương trước kia. Ông giám mục nuôi được hai con bò cái, mỗi ngày vắt sữa được ít hay nhiều, ông đều xẻ ra một nửa đưa sang bên nhà thương cho bệnh nhân. Ông bảo: “Đây là phần tô của tôi nộp”.
Phòng ngủ của ông có phần quá rộng, mùa rét khó mà đốt lò sưởi cho đủ ấm. Ở Đinhơ củi đắt lắm, nên ông nghĩ ra một cách là ngăn bớt chuồng bò thành một gian có vách bằng gỗ ván che kín. Hôm nào lạnh quá, ông xuống ở đó và gọi đó là phòng khách mùa đông.
Trong “phòng khách” ấy cũng như trong buồng ăn, đồ đạc chỉ có chiếc bàn vuông gỗ tạp và bốn chiếc ghế độn rơm. Buồng ăn còn có thêm chiếc tủ bát đĩa đã cũ sơn màu hồng nhạt. Phòng nguyện cũng có cái tủ như thế phủ những khăn trắng và diềm đăng-ten giả, tạm coi được, ông dùng làm án thờ.
Các bà nhà giàu đến xưng tội và các bà từ thiện trong thành phố đã nhiều lần chung tiền nhau đưa Đức Cha sắm một bộ bàn thờ mới cho phòng nguyện, nhưng lần nào nhận tiền ông cũng đem làm phúc cho kẻ nghèo tất cả. Rồi ông bảo: “Cái bàn thờ đẹp nhất là linh hồn kẻ khốn khổ được cứu giúp đang cảm tạ Chúa”.
Trong phòng nguyện có hai cái ghế nguyện độn rơm và bên phòng ngủ cũng có cái ghế bành độn rơm. Nhỡ khi phải tiếp một lúc bảy tám người khách, ông tỉnh trưởng hay tướng chỉ huy khu, hoặc ban tham mưu của trung đoàn trú phòng hay một số học sinh tiểu chủng viện thì lại phải xuống chuồng bò lấy ghế ở “phòng khách mùa đông”, vào phòng nguyện lấy ghế nguyện và vào cả phòng ngủ lấy chiếc ghế bành. Làm thế cũng có được đến mười một ghế cho khách ngồi. Có điều mỗi lần có khách đến thêm lại phải khuân rỗng một phòng.
Có khi cả chủ và khách đến những mười hai người, tình thế thực là khó xử. Để khỏi lúng túng, nếu nhằm mùa rét thì ông đến đứng trước lò sưởi, còn mùa hè thì ông mời khách ra vườn dạo một vòng.
Trong buồng ngăn dành để khách ngủ, cũng còn một chiếc ghế nữa đấy, nhưng nó đã lòi cả rơm và chỉ còn có ba chân, phải để tựa vào tường mới ngồi được. Còn chiếc ghế tựa lớn bằng gỗ, xưa vốn thiếp vàng và bọc vải hoa, ở phòng cô Baptistin, thì vì cầu thang hẹp quá không đi lọt, trước phải đưa nó lên qua cửa sổ, nên không thể mỗi lúc cần đến lại khuân lên khuân xuống.
Cô Baptistin chỉ mong ước làm thế nào sắm được cho ông anh một bộ bàn ghế tiếp khách bằng gỗ đào hoa tâm có bành tựa dáng cổ ngỗng và bọc bằng nhung vàng hoa tròn, có đủ cả tràng kỷ. Nhưng bộ đồ như thế giá ít nhất cũng năm trăm phơrăng, mà suốt năm năm trời cô chỉ dành dụm được có bốn mươi hai phơrăng mười xu, nên cuối cùng phải bỏ qua chuyện đó. Thôi cũng đành vậy, vì ở đời dễ mấy ai đã được như nguyện?
Buồng ngủ của ông giám mục thì không có gì dễ hình dung hơn! Một cái cửa sổ lớn trông ra vườn. Ngay chỗ cửa sổ là giường ngủ, một thứ giường sắt của nhà thương, trên có diềm màn bằng vải xanh. Trong bóng tối chiếc giường, sau một tấm màn, có vài thứ đồ dùng quen để trang điểm, nhìn đến còn biết được những thói quen làm dáng của con người thanh lịch trước kia. Hai cửa thông, một cái gần lò sưởi đi sang phòng nguyện, một cái gần tủ sách sang buồng ăn. Tủ sách là một chiếc tủ kính chứa đầy sách. Lò sưởi bằng gỗ sơn giả đá hoa chẳng mấy khi đốt lửa, trong lò sưởi một đôi giá đỡ củi bằng sắt trang hoàng bằng đôi lọ viền hoa và xoi con lươn, xưa kia từng dát bạc, theo cách làm sang của các tòa giám mục; phía trên, ở chỗ thường đặt gương soi, một cây thánh giá bằng đồng, lớp bạc mạ ngoài đã bong gần hết, gắn vào một miếng nhung đen đã sờn trong một khung gỗ sơn màu đã bạc. Gần cửa sổ lớn một chiếc bàn rộng với lọ mực, cất giấy má lộn xộn và nhiều cuốn sách dày cộp. Trước bàn, chiếc ghế bành độn rơm. Bên giường, một chiếc ghế cầu kinh mượn của phòng nguyện.
Hai bức chân dung đóng khung bầu dục treo trên vách ở hai bên giường. Cứ theo dòng chữ vàng nhỏ chua trên nền vải bên cạnh hình vẽ thì các bức chân dung này một là của tu viện trưởng Sahô, giám mục ở Xanh Cơlốt, còn cái kia là của tu viện trưởng Tuốctô, giám mục dự khuyết ở Acđơ, viện trưởng ở Gơrăng Săng, dòng Xitô ở địa phận Sactơrơ. Ông giám mục tiếp thu buồng này của các bệnh nhân nhà thương, đã thấy sẵn các bức chân dung ấy ở đây và cứ để nguyên chỗ cũ. Họ là nhà tu hành, chắc cũng là những ân nhân đã tư trợ bệnh viện, vậy thì có hai lý do để ông giữ nguyên các bức chân dung ấy. Tất cả những gì ông có thể biết về hai nhân vật ấy là họ đều do nhà vua cử về nhậm chức vụ của mình vào cùng một ngày, ngày 27 tháng 4 năm 1785. Nhân bà Magơloa hạ các bức vẽ ấy để lau bụi, ông giám mục mới đọc được các chi tiết đặc biệt ấy ghi bằng một thứ mực trắng tráng trên một vuông giấy con lâu ngày đã ngả màu vàng, dán chặt bằng bốn mẩu xi sau lưng bức chân dung của viện trưởng Gơrăng Săng.
Ở cửa sổ, một bức màn xưa bằng len to sợi lâu năm đã thành quá cũ nát, nhưng để đỡ phải thay tấm mới tốn tiền, bà Magơloa buộc lòng phải khâu mấy đường dài ngay chính giữa. Đường khâu lại hình chữ thập. Ông giám mục hay chỉ mọi người xem. - Cái này hay quá! - Ông nói.
Từ dưới lên trên, buồng nào cũng quét vôi trắng như kiểu nhà thương và trại lính. Tuy vậy, những năm gần đây, bà Magơloa lại tìm ra, dưới lớp giấy quét vôi, những bức tranh sơn trang trí cho phòng cô Baptistin, - tìm ra như thế nào thì về sau sẽ rõ. Nhà này vốn là câu lạc bộ của bọn tư sản trước khi thành nhà thương, do đó mới có sự trang trí như vậy.
Các buồng lát gạch đỏ, tuần nào cũng cọ rửa. Trước các giường có những thảm rơm bện. Nói chung, trong nhà thờ có hai tay người đàn bà nên chỗ nào cũng sạch như chùi. Chỉ có mỗi lối xa hoa ấy là ông giám mục cho phép thôi. Ông nói: “Như vậy không thiệt cho kẻ nghèo đồng nào”.
Tuy nhiên cũng biết là ông giám mục còn giữ được trong số của cải xưa một bộ đồ ăn sáu người bằng bạc và chiếc môi xúp lớn. Hàng ngày bà Magơloa sung sướng ngắm bộ đồ bạc choáng lộn trên chiếc khăn bàn lớn bằng vải trắng. Ở đây định tả ông hệt như ở ngoài, nên phải thêm rằng đã nhiều lần ông thú thật: “Duy có thói quen dùng đồ bạc mà ăn là ta khó chừa”.
Nói đến bộ đồ bạc ấy thì phải kể thêm đôi cây đèn đúc đặc bằng bạc là của thừa tự của một bà cô để lại. Đôi cây đèn ấy thường xuyên có cắm hai cây nến sáp và bày trên lò sưởi trong phòng ông. Hôm nào có khách ăn cơm, bà Magơloa thắp đôi nến và mang bày ra bàn ăn.
Trong phòng ngủ của ông giám mục, ngay chỗ đầu giường có một cái ô tường nhỏ, mỗi tối bà Magơloa đem bộ đồ ăn và chiếc môi cất vào đó. Ô tường có khóa, nhưng chẳng bao giờ cất chìa khóa đi cả.
Mảnh vườn vì có những ngôi nhà nói trên dựng không đẹp mắt lắm nên cũng mất cả vẻ mỹ thuật. Vườn có lối đi ngang dọc hình chữ thập, giữa có bể cạn. Chung quanh có lối đi vòng theo bức tường vôi. Giữa các lối đi là bốn khoảnh đất vuông chung quanh trồng hàng giậu xanh. Ba khoảnh bà Magơloa trồng rau, khoảnh thứ tư ông giám mục trồng hoa. Đây đó lại còn có một vài cây ăn quả.
Có lần bà Magơloa bảo ông một cách tinh nghịch:
- Thưa Đức ông, cái gì Đức ông cũng tính cho thật có lợi, thế mà vuông đất này thì phí quá! Thà để kiếm mớ rau còn hơn là những bó hoa.
Ông trả lời:
- Bà Magơloa, bà lầm rồi! Cái đẹp cũng có ích như cái có ích khác.
Im một lát, ông lại thêm: “Có lẽ còn có ích hơn”.
Mảnh đất gồm chừng ba bốn luống, nhưng ông giám mục cũng bận rộn với nó như với sách vở của mình. Ông sẵn sàng ra đấy một vài giờ, hết cắt lại cào rồi từng quãng lại chọc lỗ, tra hạt. Ông không đủ thù ghét sâu bọ như một người làm vườn mong muốn. Nói cho đúng, ông chẳng có tham vọng gì về khoa thực vật. Ông không biết nhóm nọ, thuyết kia, ông cũng không hề nghĩ đến việc phải quyết định theo Tuốcnơpho hay theo phương pháp tự nhiên. Ông không đứng về phía những thông nang để chống phía những tử diệp, mà cũng không đứng về phe Giuytxiơ để chống Linnê. Ông chẳng nghiên cứu gì cây cỏ, ông chỉ thích hoa. Ông rất kính trọng người thông thái, ông còn kính trọng kẻ ngu dốt nhiều hơn và trong khi luôn thủ lễ với hai đối tượng ấy, mỗi chiều hè ông lại tưới các luống cây của mình với cái thùng tưới sắt tây sơn màu xanh.
Trong nhà ông không hề có cái cửa nào có khóa. Cửa phòng ăn thông ngay ra trước nhà thờ, ngày xưa vẫn chằng chịt then sắt, khóa sắt như cửa nhà tù. Ông giám mục sai tháo hết những then khóa sắt ấy đi. Từ đó, ngày đêm chỉ cài bằng chiếc cựa gà. Ai qua đường bất cứ vào giờ nào, muốn vào, cứ đẩy cửa ra là được. Lúc mới đến ở, hai người đàn bà cứ lo ngay ngáy về cái cửa lúc nào cũng bỏ ngỏ ấy. Nhưng ông giám mục bảo: “Nếu các bà thích vậy thì cứ đặt lấy then sắt vào cửa buồng của các bà”. Hai bà đành phải tin tưởng như ông, hay ít ra cũng làm ra vẻ tin tưởng như ông. Duy có bà Magơloa đôi khi còn hốt hoảng. Về phần ông giám mục thì ý nghĩ của ông đã diễn tả hay ít nhất cũng ghi rõ trong ba dòng chữ chính tay ông viết bên rìa một trang thánh kinh: “Chỉ khác nhau tí này thôi; cửa nhà thầy thuốc thì không bao giờ được đóng, còn ở cửa nhà tu hành thì bao giờ cũng phải để ngỏ”.
Trong một cuốn sách khác nhau đề là “Triết lý y học”, ông có ghi: “Ta chẳng phải là người thầy thuốc như họ sao? Ta cũng có những người khách bệnh đấy chứ. Trước hết là khách của họ mà họ gọi là những người ốm đau; sau nữa là khách riêng của ta mà ta gọi là những người khốn khổ”.
Ở chỗ khác ông lại còn viết: “Đừng nên hỏi tên họ kẻ đến xin ngủ nhờ nhà ta, phần nhiều kẻ lúng túng về cái tên của mình mới cần có chỗ trọ”.
Một hôm có một cha xứ đáng kính, không nhớ rõ là cha ở Kulubru hay cha ở Pôngpieri, chắc là do bà Magơloa xui, đánh bạo hỏi ông giám mục rằng để nhà cửa bỏ ngỏ cho ngày đêm ai muốn vào thì vào như thế, Đức Cha có chắc là không phần nào bất cẩn không và Đức Cha không sợ nhà cửa toang toàng như vậy có thể xảy ra sự không may sao? Ông giám mục để tay lên vai của cha xứ rồi nghiêm trang và khoan từ mà nói: “Nhà mà Chúa chẳng giữ cho mình, thì mình có muốn giữ kín bao nhiêu cũng hoài công”.[11] Xong ông nói sang chuyện khác.
Ông nói một cách khá thích thú: “Có sự dũng cảm của nhà tu hành cũng như có sự dũng cảm của người chỉ huy kỵ binh”. Có điều, ông nói thêm, “sự dũng cảm của ta phải lặng lẽ”.
VII
CƠRAVÁT
Tới đây tự nhiên phải dành chỗ cho một sự việc không thể nào bỏ qua được vì đó là một trong các sự việc tốt nhất để hiểu ông giám mục là người như thế nào.
Bọn cướp của Gatpa Be trước đây thường quấy nhiễu các hẻm núi rừng Ônliun. Sau khi chúng bị tiêu diệt, một trong các tay đầu mục, Cơravát, lẩn tránh vào núi. Y cùng một số lâu la, dư đảng của Gatpa Be, ẩn náu một thời gian tại quận Nixơ, rồi tràn sang vùng Piêmông và đột nhiên lại xuất hiện ở địa phận nước Pháp, phía Bácxơlônét. Người ta thấy y ở Giôđiê rồi ở Tuylơ. Y ẩn nấp trong hang hốc trên núi Giuđơ Legơlơ và từ đó mò xuống xóm làng theo các vực Uybay và Uybaydet. Có lần dám tiến tận Ămbroong và đang đêm xông vào nhà thờ vơ sạch đồ lễ. Cả vùng tàn hại vì những mẻ trộm cướp của y. Cảnh binh được giao trách nhiệm lùng bắt, nhưng vô hiệu. Lần nào y cũng trốn thoát, cũng có lúc y chống cự mãnh liệt. Rõ là một tên khốn kiếp táo tợn. Đương cơn kinh hoàng đó thì ông giám mục tới. Ông đi hành hạt. Đến Sattơla, ông xã trưởng tới tìm ông và đề nghị ông trở lui. Lý do là Cơravát đang chiếm cứ vùng núi đến tận Acsơ và quá nữa. Đi sẽ nguy hiểm cho dù có hộ tống. Vì như thế có thể phải hy sinh một cách vô ích ba bốn người sen đầm bất hạnh.
- Do đó - ông giám mục nói - tôi định không lấy người hộ tống.
- Đức Cha lại nghĩ thế à? - Ông xã trưởng kêu lên.
- Tôi nghĩ thế lắm, cho nên tôi nhất định không lấy sen đầm và một giờ nữa thì tôi đi.
- Đi?
- Đi.
- Một mình?
- Một mình.
- Thưa Đức Cha, Đức Cha đừng làm như vậy.
- Trên núi - ông giám mục tiếp lời - có một xóm nhỏ chỉ bấy nhiêu, mà đã ba năm tôi chưa đến thăm. Những người chăn dê hiền lành và lương thiện ấy, họ là những người bạn tốt của tôi. Cứ ba mươi con dê họ chăn thì họ chỉ có một. Họ tết những chiếc thừng bằng len đủ màu trông rất xinh, họ véo von nhiều điệu dân ca miền núi với những ống sáo lỗ nhỏ xíu. Thỉnh thoảng họ cũng cần nghe nói tới Chúa. Vậy mà một ông giám mục yếu bóng vía thì họ sẽ cho là thế nào? Tôi mà không đi thì họ còn coi ra gì?
- Nhưng mà, thưa Đức Cha, có cướp! Sợ Đức Cha gặp cướp!
- À này - ông nói - tôi vừa nghĩ đến đấy. Ông nói có lý. Tôi có thể gặp họ lắm. Họ nữa, họ nhất định cũng cần nghe nói tới Chúa.
- Thưa Đức Cha, nhưng mà chúng là một lũ cướp! Một bầy chó sói!
- Ông xã trưởng ạ, có lẽ chính vì bầy thú ấy mà Chúa Giêsu cho tôi đi làm kẻ chăn. Ai biết đâu đường nẻo của Đấng Cứu thế?
- Thưa Đức Cha, chúng sẽ cướp hết đồ đạc của Đức Cha.
- Tôi chẳng có gì.
- Chúng giết Đức Cha mất.
- Giết một ông cha cố vừa đi vừa niệm kinh? Chà chà! Để làm gì mới được chứ?
- Lạy Chúa! Rủi Đức Cha gặp chúng thật!
- Tôi sẽ xin họ làm phúc cho kẻ khó của tôi.
- Đức Cha đừng đi, xin Đức Cha, nguy đến tính mệnh mất.
- Thưa ông xã trưởng, dứt khoát chỉ có thế thôi à! Tôi có mặt trên thế gian này không phải để gìn giữ tính mệnh mình mà để chăn giữ các linh hồn.
Đành phải để mặc ông. Ông ra đi, chỉ có một em bé tình nguyện đi theo dẫn đường. Cái việc ông khư khư đòi đi ấy đồn đại khắp xứ làm người ta vô cùng hoảng sợ.
Ông không muốn cho bà nào theo cả, bà em cũng không, bà Magơloa cũng không. Ông cưỡi con la đi suốt qua núi không gặp một ai và đến với những người chăn dê “bạn tốt” của ông một cách bình an. Ông ở lại với họ nửa tháng, giảng đạo, xức dầu thánh cho người hấp hối, dạy chữ, nói chuyện đạo lý.
Hôm ông sắp từ biệt xứ này, ông quyết định tổ chức một buổi lễ Ngợi Chúa với nghi thức giám mục chủ lễ. Ông ngỏ ý với cụ xứ. Nhưng làm thế nào? Chẳng có đồ lễ của tòa giám. Chỉ có thể đem cho ông dùng một bộ đồ lễ mà xứ nghèo nàn có với mấy chiếc áo choàng lụa đã sờn đính tua vàng giả.
- Không sao! - Ông nói - Cụ xứ ạ! Đến giờ giảng chúng ta cứ báo tin về buổi lễ đi. Mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy.
Người ta lùng ở các nhà thờ xung quanh vùng. Tất cả các thứ sang trọng ở xứ đạo nghèo này nhập lại cũng không lọc ra được một bộ lễ phục coi được cho một thầy hát thánh ca ở nhà thờ lớn, đừng nói cho một vị giám mục.
Đương lúng túng như vậy thì hai người đi ngựa lạ mặt mang đến cho ông giám mục một hòm to, đặt ở nhà cha xứ rồi đi ngay. Mở hòm ra thì thấy trong đựng một áo choàng bằng dạ vàng, một chiếc mũ lễ nạm kim cương, một thánh giá tổng giám mục, một chiếc gậy thánh tuyệt đẹp, tất cả phẩm phục mất trộm một tháng trước ở kho nhà thờ Đức bà Ămbroong. Trong hòm có một mảnh giấy đề mấy chữ: Cơravát gửi Đức Cha Biêngvơnuy.
- Tôi đã nói là mọi việc sẽ đâu vào đấy mà! - Ông nhắc. Xong lại thêm: người bằng lòng cái áo chẽn cụ xứ thì Chúa lại gửi đến cái áo choàng tổng giám mục.
- Thưa Đức Cha - cụ xứ lắc đầu, mỉm cười nói nhỏ - Chúa, hay quỷ sứ.
Ông giám mục nhìn thẳng vào cha xứ, nói lại giọng nghiêm nghị: - Chúa!
Khi ông trở về Sattơla cũng như suốt dọc đường người ta nghe nói đến điều kỳ lạ, đổ ra xem. Đến nhà cha xứ, ông gặp cô Baptistin và bà Magơloa đang chờ ở đấy. Ông bảo cô em:
- Nào tôi nói có đúng không? Người thầy tu nghèo đến với dân nghèo miền núi, lúc đi tay không, lúc về đầy túi. Tôi ra đi đem theo chỉ có lòng tin ở Chúa, lúc ra về tôi mang cả kho của cho một nhà thờ.
Buổi tối trước khi đi ngủ, ông còn nói:
- Không nên sợ kẻ trộm cướp, kẻ giết người bao giờ. Có nguy hiểm thì đó là cái nguy hiểm bên ngoài, nhỏ nhặt. Chúng ta phải biết tự mình sợ mình. Thành kiến là trộm cướp đó, tật xấu là giết người đó. Những mối nguy lớn đều ở trong ta. Sá gì cái đe dọa tính mệnh tài sản ta! Chỉ nên nghĩ đến cái uy hiếp linh hồn ta mà thôi.
Sau đó ông quay sang phía bà em:
- Cô ạ, đã là người tu hành thì không bao giờ còn đề phòng đối với đồng loại. Đồng loại làm gì là có Chúa cho phép. Chỉ nên biết cầu Chúa khi nghĩ rằng có tai biến đang đến với ta. Hãy cầu Chúa, không phải cho ta, mà cho đồng loại khỏi mắc tội nhân trường hợp ta.
Nói cho đúng, những sự biến coi như rất hiếm trong cuộc đời ông giám mục. Chúng tôi chỉ kể những cái mình biết được, còn bình thường thì ông sống theo nề nếp là giờ nào việc ấy. Một giờ trong ngày cũng giống một tháng trong năm, chẳng khác gì.
Riêng “kho của” của nhà thờ Ămbroong về sau ra sao, nếu có ai hỏi, chúng tôi sẽ lúng túng hết sức. Bao nhiêu là của đẹp, khá hấp dẫn “cuốn đi” cho người khốn khổ thì rất tốt. Vả, nó cũng đã bị “cuốn đi” rồi kia mà. Sự tình kể cũng đã xong một nửa; chỉ còn đổi hướng “đi” và cho nó đi nốt, mấy bước nữa về phía kẻ nghèo. Tuy nhiên, sự việc ra sao, chúng tôi chẳng dám nói chắc. Chỉ có điều là trong giấy má của ông giám mục thấy có ghi mấy chữ hơi khó hiểu, có lẽ có liên quan đến việc này, xem chữ nghĩa thì như sau: Vấn đề là phải xem cái đó nên đưa về nhà thờ hay về bệnh viện.
VIII
TRIẾT LÝ SAU BỮA ĂN
Ông thượng nghị sĩ nói đến trên kia là một người thông minh, linh lợi. Ông đã bước đi trên đường đời với một nguyên tắc cứng rắn là không thèm để ý đến những trở lực có khi vấp phải mà người ta gọi là lương tâm, công lý, bổn phận, lời thề danh dự. Ông đã đi thẳng đến đích, không một lần nào chệch khỏi con đường thăng quan, tiến lộc. Ông ta nguyên là một biện lý, say sưa với sự hanh thông, tính tình cũng không đến nỗi nào, được thì giúp ích chút đỉnh cho con, cho rể, cho bà con, cả cho bạn bè nữa. Quả là ông đã khéo chọn phía tốt của cuộc đời, các dịp may, các dịp hiếm có. Còn lại ông coi như là ngu ngốc cả. Tính ông ta hóm, hiểu biết sách vở đủ để tin mình là đồ đệ của Epicuya, kỳ thật chỉ là một sản phẩm của Pigôn Lơbrăng. Ông sẵn sàng chế giễu một cách ý vị những cái gì vô biên, vĩnh viễn, những “chuyện hão huyền của ông cụ già giám mục”. Có lúc, ông đem ra cười cợt với một vẻ tin tưởng dễ thương, trước mặt chính ông Mirien để ông này nghe.
Trong một dịp lễ nửa công, nửa tư gì đó, bá tước… (ông thượng nghị sĩ) và ông Mirien phải dùng cơm ở nhà ông tỉnh trưởng. Đến lúc tráng miệng, ông thượng nghị sĩ vui miệng, mặc dù vẫn giữ đúng tư thế, nói to:
- Hay quá, ông giám mục à, ta nói chuyện đi. Thượng nghị sĩ và giám mục nhìn nhau khó mà không chớp mắt. Ông với tôi như hai thầy bói. Tôi có một điều muốn thú thật với ông. Tôi có triết lý riêng của tôi.
- Ông nói đúng - ông giám mục đáp lại. - Người ta vừa nằm vừa triết lý. Ông đang nằm trên đệm tía đó, thưa ông thượng nghị sĩ.
Được khuyến khích, ông thượng nghị sĩ tiếp:
- Xin nói chuyện thật tình.
- Thật bụng nữa - ông giám mục nói.
- Tôi xin nói với ông - ông thượng nghị sĩ nói lại - rằng hầu tước Acgiăng, Pirông, Hốpbơ và Negiông không phải là những thứ tầm phơ. Trong tủ sách nhà tôi có đủ các triết Giatôi thích, đều gáy mạ vàng cả.
- Cũng như ông vậy, ông bá tước ạ - ông giám mục ngắt lời.
Ông thượng nghị sĩ nói tiếp:
- Tôi ghét Điđơrô, ông ta là một nhà duy ý, một tay cao đàm, một người cách mạng, xét kỹ là có tin Chúa và sùng đạo hơn Vônte. Vônte thì chế nhạo Nitham và như thế là sai lầm, vì những con lươn của Nitham chứng minh rằng Chúa chẳng có ích lợi gì hết. Một giọt dấm đổ vào một thìa bột, tức là sáng thế rồi chứ gì nữa. Giả dụ cái giọt to hơn và cái thìa lớn hơn, thì chúng ta có thế gian. Con người, chỉ là con lươn. Thế thì cần gì có Chúa vĩnh viễn? Thưa ông giám mục, giả thuyết Giêhôva chán lắm. Chẳng qua nó chỉ tạo ra được những bộ xương rỗng tuếch. Đả đảo cái tất cả cao siêu, nó chỉ làm rầy người ta! Muôn năm cái số không vì nó để cho người ta được yên tĩnh! Từ ông đến tôi và để nói thật hết, với lại để được xưng tội với vị cha linh hồn như lẽ thường, tôi thú thật với ông là tôi có lương tri. Tôi không mê cái ông Giêsu nhà ông lúc nào cũng khuyên khổ hạnh và hy sinh. Đúng là khuyên thằng khố rách phải hà tiện. Khổ hạnh! Tại sao lại phải khổ hạnh? Hy sinh! Hy sinh cho cái gì? Tôi chưa hề thấy con chó sói nào chịu hy sinh cho hạnh phúc của con sói khác. Hãy sống theo luật tự nhiên vậy. Chúng ta là vật thượng đẳng, chúng ta có nền triết lý thượng đẳng. Ở trên cao mà làm gì, nếu không nhìn được xa hơn sống mũi kẻ khác? Chúng ta nên sống vui vẻ. Sống là tất cả. Còn cái chuyện người ta có một tương lai khác, ở chỗ khác, ở trên cao kia, hay ở dưới ấy, đâu đấy, tôi cóc tin tí nào. Ối dào! Người ta căn dặn tôi hy sinh và khổ hạnh, tôi phải chú ý mọi việc tôi làm, tôi phải nát óc vì cái thiện cái ác, vì cái đúng cái sai, cái nên cái không nên. Vì sao? Bởi vì tôi phải trả lời về hành vi của tôi. Lúc nào? Sau khi tôi chết. Thật là hão huyền! Tôi chết rồi, có thánh mà chộp được tôi. Thử bảo một bóng bàn tay vốc lấy một vốc tro xem. Nói hẳn cái có thật, chúng tôi là những kẻ hiểu đời, chúng tôi đã từng biết chuyện đời, không có gì là thiện là ác cả; chỉ có sự sống. Chúng ta phải tìm cái có thật. Phải đào sâu, tìm đến cùng chứ! Phải biết đánh hơi chân lý, bới đất lên và chộp lấy. Có thế mới thật là vui thích. Và bấy giờ tha hồ mà khoe tài, đắc chí. Tôi vốn là một người dứt khoát. Thưa ông giám mục, vấn đề bất tử của con người là một chuyện phỉnh trẻ con. Ôi chao! Lời hứa hấp dẫn làm sao! Anh cứ tin tưởng. Số ông Ađam thật là may! Bây giờ là linh hồn, mai kia là thiên thần, có cánh màu xanh ở xương vai. Nào, ông giúp tôi với, có phải Tectuyliêng nói rằng những kẻ hưởng phúc đời đời sẽ chu du từ hành tinh này sang hành tinh khác không? Vâng, cứ coi là thế. Người ta sẽ trở thành châu chấu giữa các vì sao. Và, người ta gặp Chúa Trời. Chà chà chà! Tất cả các thứ thiên đường ấy đều nhảm nhí tuốt. Chúa Trời là một trò đùa khổng lồ. Nhất định là tôi không nói cái đó trên tờ Người huấn luyện đâu, nhưng trong bạn bè thì chúng tôi cứ rỉ tai nhau. Interpocula hy sinh cuộc sống trần tục để cầu thiên đường thì chẳng khác nào thả mồi bắt bóng. Để cho vô biên lừa phỉnh, dại gì! Tôi không gì cả. Tên tôi là bá tước Hư vô, thượng nghị sĩ. Trước khi tôi sinh, có tôi không? Không. Sau khi tôi chết đi, còn tôi không? Không. Tôi là gì? Một nhúm bụi dính nhau trong một cơ thể. Tôi làm gì trên trái đất này? Tùy tôi chọn. Chịu đau khổ hoặc hưởng thụ. Chịu khổ sẽ đưa tôi đến đâu? Đến hư vô. Nhưng tôi đã chịu khổ. Còn hưởng thụ thì sẽ đưa đến đâu? Cũng đến hư vô. Nhưng tôi đã được hưởng thụ. Tôi đã chọn rồi đấy. Ở đời hoặc phải ăn hoặc phải bị ăn. Tôi thì tôi ăn. Làm trâu tốt hơn làm cỏ. Cái đạo đức của tôi là thế. Còn sau nữa nước chảy thuyền trôi, cửa mồ rộng mở, điện Păngtêông[12] cho tất cả chúng ta. Tất cả đều rơi tõm xuống cái hố huyệt lớn. Thế là chấm dứt. Finis. Thanh toán hoàn toàn. Đây là bắt đầu chỗ tiêu tan. Chết là hết, tôi nói đúng như thế. Ở chỗ này mà có kẻ còn muốn nói với tôi một điều gì, chỉ nghĩ đến điều đó thôi tôi đã thấy buồn cười. Chuyện bịa của vú em. Ngáo ộp cho trẻ con, Giêhôva cho người lớn. Không, mai sau của chúng ta thuộc về đêm tối. Đằng sau ngôi mộ chỉ còn có những hư vô ngang nhau. Anh đã là Xácđanapan, anh đã là Vanhxăng đơ Pôn, cái đó cũng thành con số không như nhau.[13] Đó là cái có thật. Vậy thì hãy sống, sống trên hết. Hãy dùng lấy cái tôi khi nó còn trong tay anh. Nói thật, tôi xin thưa với ông, ông giám mục ạ, rằng tôi có triết lý của tôi và triết gia của tôi. Tôi không bị mê hoặc bởi những lời nói nhảm nhí. Cố nhiên, rồi cũng phải có gì cho kẻ ở dưới, những người chân đất, những người mài dao, những kẻ khốn khổ. Người ta tọng cho họ nuốt những thần thoại, những ảo tưởng, nào linh hồn bất tử, nào thiên đường, các vì sao. Họ cứ mà nhai các thứ ấy, cứ mà phết lên mẩu bánh không. Kẻ không có gì cả thì đã có Chúa Trời. Đúng đó là phần ít ỏi nhất. Tôi không ngăn trở điều đó, nhưng tôi giữ cho ông Negiông. Chúa Trời là cái rất tốt cho dân chúng.
Ông giám mục vỗ tay:
- Nói như thế mới là nói! - Ông reo lên - Quý hóa biết bao, thật là tuyệt diệu cái duy vật ấy! Chả phải ai muốn là có được đâu. À! Có nó thì không bao giờ còn bị lừa nữa, không còn khờ dại mà để bị đày biệt xứ như Catông, bị ném đá như Êchiên, càng không để bị thiêu sống như Gian Đác. Kẻ nào tạo được cho mình cái duy vật quý hóa ấy sẽ lấy làm vui thấy mình chẳng chịu trách nhiệm về cái gì cả. Mình có thể nuốt tươi tất thảy không chút băn khoăn, những chức vụ, những nghề ăn không ngồi rồi, những tước vị, những quyền hành tóm được chính đáng hay không chính đáng, những cách nói lời rồi lại ăn lời để hốt bạc, những sự phản bội bổ ích, những sự đầu hàng ý vị của lương tâm. Và cuối cùng thì bước xuống mồ sau khi dạ dày đã tiêu sạch mọi thứ. Thật là thú vị! Những điều đó, không phải là tôi nói ông đâu, ông thượng nghị sĩ ạ. Tuy nhiên, tôi không thể nào mà không khen ngợi ông. Các ngài quyền cao chức cả, chính miệng các ngài nói ra, các ngài có triết lý riêng của mình và cho mình, một thứ triết lý hay ho, tế nhị, chỉ riêng người giàu sang mới hiểu nổi và dùng để nấu món gì cũng được, nhất là để nêm tiêu muối cho các khoái lạc ở đời thì càng tuyệt. Cái triết lý ấy lấy từ đáy sâu và có những nhà thám hiểm đặc biệt moi móc lên. Nhưng các ngài cũng có lòng từ thiện, các ngài không đến nỗi cho là xấu cái việc dân chúng lấy việc tin vào Chúa làm triết lý của mình, giông giống như món ngỗng hầm hạt dẻ là món gà nhồi nấm của người nghèo.
IX
CÔ EM TẢ ÔNG ANH
Để mọi người có một ý niệm về cuộc sống gia đình của ông giám mục và cách hai bà phụ nữ đem mọi hành động, mọi ý nghĩ, cả mọi bản năng phụ nữ rất hay giật thót của mình, phục tùng những thói quen và những ý định của ông giám mục, mà không cần ông phải mất công nói ra lời, chúng tôi thấy không gì tốt hơn là sao lại đây bức thư của cô Baptistin gửi cho bà tử tước Boasơvrông, người bạn từ thời thơ ấu của mình. Bức thư ấy hiện chúng tôi đang giữ.
“Đinhơ, 16 tháng 12 năm 18…
Bà chị kính mến, không ngày nào chúng tôi không nhắc đến bà chị. Cái đó kể ra đã thành thói quen, nhưng cũng có một lý do nữa. Bà chị cứ tưởng tượng dùm cho là bà Magơloa trong khi chùi rửa, quét bụi trần nhà và cái bức vách, lại có những phát hiện đấy. Hai buồng chúng tôi đều phất giấy cũ quét vôi trắng, giá như ở trong một lâu đài như của bà chị chắc cũng không đến nỗi làm cho nó xấu đi. Bà Magơloa đã xé tất cả chỗ giấy. Bên dưới có nhiều thứ. Các phòng khách của tôi, ở đấy chẳng có bàn ghế gì, chúng tôi dùng để phơi quần áo vừa ngâm xong, cao năm thước và rộng trên năm thước, có trần xưa kia quét sơn, dát vàng với nhiều xà ngang như ở nhà bà chị. Hồi nhà này còn là nhà thương, chung quanh phòng đều lót vải. Có cả những bức chạm gỗ thời bà cụ nội chúng ta. Nhưng chính là phải xem buồng của tôi kia. Bà Magơloa đã tìm thấy dễ thường dưới mười lớp giấy dán chồng nhau, nhiều bức tranh sơn, không đẹp lắm nhưng coi được. Có bức hình Minecvơ phong kỵ sĩ cho TêlêMác, có bức cũng hình TêlêMác trong vườn cây. Tôi quên mất tên. Cái nơi các bà người La Mã cũng đến trong một đêm. Tôi nói gì với bà chị nữa nhỉ? Tôi có đủ những đàn ông, đàn bà La Mã (chỗ này có một chữ không đọc được) và một đám tùy tùng. Bà Magơloa đã lau rửa sạch sẽ các thứ ấy và mùa hè này bà ấy sẽ chữa lại đôi chỗ hư hỏng tí chút, rồi sơn lại một loạt, thế là cái buồng của tôi trở thành một nhà bảo tàng thật sự. Bà ấy cũng tìm được trong một xó kho thóc hai cái bàn chân quỳ kiểu xưa. Thợ họ đòi hai ê-quy sáu phơrăng mới sơn lại, nhưng tốt hơn là để tiền ấy cho kẻ nghèo; với lại cái bàn ấy trông cũng xấu xí, tôi thích một cái bàn tròn bằng gỗ đào hoa tâm hơn.
Tôi thấy mình luôn được sung sướng. Ông anh tôi tốt quá. Ông đem tất cả cho kẻ khó và người ốm đau. Vì thế chúng tôi khá lúng túng. Xứ này mùa đông lại gay gắt mà cũng phải làm một cái gì cho những kẻ thiếu thốn. Chúng tôi chỉ còn vừa đủ tiền củi sưởi và dầu đèn. Bà chị thấy không? Như thế cũng rất dễ chịu!
Ông anh tôi lại có cái thói quen riêng. Lúc chuyện trò, ông nói rằng một ông giám mục phải như thế mới được. Bà chị cứ hình dung cho là nhà chẳng bao giờ đóng cửa. Muốn vào thì cứ vào và một bước là ở ngay trong buồng ông ấy. Ông chả sợ gì cả. Ban đêm cũng vậy. Ông cho đó là dũng cảm riêng của ông.
Ông không muốn tôi sợ giùm cho ông, mà cũng không muốn cho bà Magơloa phải sợ. Ông xông pha mọi thứ nguy hiểm nhưng lại không muốn chúng tôi có vẻ để ý đến. Cũng phải biết cái lối của ông ấy là thế.
Trời mưa ông cũng đi, gặp nước ông cũng lội, mùa đông ông vẫn đi xa. Ông chẳng sợ gì đêm tối, đường xá không an toàn ông cũng mặc; ông cũng chẳng ngại gì đụng đầu với những tên vô lại.
Năm ngoái, ông đi một mình đến một vùng trộm cướp. Ông không muốn đem chúng tôi theo. Ông vắng biệt những nửa tháng. Lúc ông trở về, hóa ra chẳng có chuyện gì xảy ra cả, người ta tưởng ông chết thì ông lại rất khỏe mạnh. Ông nói: “Người ta đã cướp bóc tôi như thế này đây!” Và ông mở chiếc hòm đựng đầy các bảo vật của nhà thờ Ămbroong, mà bọn cướp đã tặng ông.
Lần ấy, trên đường về, chẳng là tôi cùng một số bạn bè của ông đã đi hai dặm để đón ông, tôi không kìm mình được nên có cằn nhằn ông một chút, nhưng đã chú ý chỉ nói lúc chiếc xe kêu lạch cạch để không một ai nghe thấy.
Thời gian đầu tôi tự bảo: “Không có nguy hiểm gì làm ông chùn bước, ông này tợn thật”. Bây giờ thì rồi tôi cũng quen đi. Bà Magơloa có định cản trở ông thì tôi ra hiệu bảo bà ấy dừng. Mặc ông muốn xông pha nguy hiểm thì ông cứ làm. Phần tôi, tôi kéo bà Magơloa đi, rồi tôi về buồng mình, tôi cầu nguyện cho ông và tôi thiếp đi. Tôi vẫn yên tâm, vì tôi biết rằng nếu có tai biến gì xảy ra cho ông thì đời tôi cũng chấm dứt. Tôi sẽ đi về với Chúa cùng ông anh và đức giám mục của tôi. Bà Magơloa thì có vất vả hơn mới làm quen được với cái mà bà gọi là sự bất cẩn của ông. Nhưng bây giờ thì đã thành nếp rồi. Hai chúng tôi cùng cầu kinh, cùng sợ với nhau và cùng nhau ngủ thiếp đi. Quỷ có vào nhà thì cũng mặc xác nó muốn làm gì thì làm. Nói cho cùng, chúng tôi còn sợ cái gì trong nhà này? Luôn luôn chúng tôi đã có một người nào đó bên cạnh và người đó lại là người có quyền lực nhất. Quỷ có thể tạt qua, còn kẻ ở thường trực lại là Chúa.
Như vậy đối với tôi là đủ. Bây giờ ông anh tôi cũng chẳng cần nói với tôi một tiếng nào. Ông không nói tôi cũng hiểu và chúng tôi phó mình cho Thượng đế.
Đó là cách cư xử của một con người có cái vĩ đại trong đầu óc.
Bà chị ạ, tôi đã hỏi ông anh tôi để tìm hiểu về dòng họ Phô mà bà chị có nhờ tôi. Rõ là cái gì ông cũng biết và ông cũng nhớ nhiều kỷ niệm lắm, vì ông luôn vẫn trung thành với nền quân chủ. Đúng đó là một thế gia Nóocmăng rất xưa trong quận Căng. Cách đây năm trăm năm trong gia đình ấy đã có một vị là Raun đơ Phô, một vị là Giăng đơ Phô và một vị là Tômát đơ Phô, cả ba đều là quý tộc, trong đó có một là lãnh chúa ở Rơsơpho. Người cuối cùng trong họ là Ghi Êchiên Alêchdăng, chỉ huy trung đoàn và cũng giữ chức vụ gì đó trong kỵ binh của Brơtanhơ. Con gái ông này là Mari Luidơ lấy Adriêng Saclơ đơ Gramông, con trai công tước Lui đơ Gramông, đại tá vệ binh và chuẩn tướng trong quân đội. Tên họ này có thể viết nhiều cách khác nhau nhưng cũng là Phô cả.
Bà chị quý mến ơi, mong bà chị trình với Đức Khâm mạng trong hàng thân thích tôn kính của bà chị, nhớ giùm tên chúng tôi trong lời cầu kinh của ngài. Còn cô Xivani yêu quý của bà chị, cô ấy đã làm một việc mà không dùng những phút ngắn ngủi cô ấy được gần bà chị mà viết thư cho tôi. Cô ấy sức khỏe, học hành vừa ý bà chị và vẫn yêu tôi luôn luôn. Đó là tất cả những điều tôi mong muốn. Nhờ bà chị mà tôi nhớ đến cô ấy. Tôi lấy làm sung sướng dạo này sức khỏe tôi không đến nỗi tồi lắm, nhưng cứ ngày càng gầy thêm. Đến đây, bút cùn mực cạn, xin từ biệt bà chị. Kính chúc bà chị mọi sự tốt đẹp. Kính chào.
Baptistin
T.B. - Cô em dâu của bà chị vẫn ở đây với gia đình mình. Cậu cháu trai của bà chị kháu lắm. Bà chị chắc không ngờ là cậu ta sắp lên năm nhỉ! Hôm qua cậu ta thấy một con ngựa đi ngang qua, đầu gối quấn bao vải, cậu ta nói: con ngựa có cái gì ở đầu gối thế nhỉ? - Cậu bé ngoan quá! Em trai cậu kéo lê một cái chổi cùn quanh phòng như kéo xe và nói: “Nào! Nào!”
Cứ cái thư này thì thấy rõ hai người đàn bà đã biết khuôn mình theo cách ăn ở của ông giám mục với cái biệt tài của phụ nữ, nó giúp họ hiểu người đàn ông hơn cả người đàn ông. Ông giám mục có cái vẻ người hiền lành, hồn nhiên, không bao giờ thay đổi, nhưng có lúc lại có những hành động lớn lao táo bạo và hết sức đẹp đẽ mà hình như chính ông cũng không ngờ đến. Hai bà run sợ nhưng cứ để tự nhiên. Cũng có khi bà Magơloa thử có đôi lời trách móc trước khi ông làm, nhưng khi ông đang làm và làm xong thì không bao giờ bà có lời nào. Tuyệt nhiên không ai làm rầy ông, khi việc đã bắt đầu, dù chỉ bằng một dấu hiệu. Một đôi lúc, ông chẳng cần nói, có lẽ ông cũng không có ý thức rõ rệt, vì đức giản dị của ông quá hoàn toàn, hai bà cảm thấy một cách mơ hồ rằng ông đang hành động như một giám mục chân tu; và như thế hai bà chỉ còn như hai cái bóng đi lại trong nhà. Hai bà phục vụ ông một cách ngoan ngoãn và nếu phục tòng là giấu mặt thì hai bà luôn luôn giấu mặt. Nhờ có một năng khiếu tinh tế rất đáng phục, hai bà biết rằng có những sự săn sóc nào đó lại làm cho người ta khó chịu. Vì vậy mà ngay lúc cảm thấy ông đang lâm nguy, hai bà hiểu rất rõ, không phải chỉ ý nghĩ mà bản chất của ông, nên không còn giữ gìn cho ông nữa mà phó thác cho Chúa.
Với lại cô Baptistin cũng từng nói, như trên đây đã thấy, hễ ông anh bà có mệnh hệ nào thì bà cũng không sống nữa. Bà Magơloa thì không nói ra, nhưng bà cũng hiểu như vậy.
X
ÔNG GIÁM MỤC ĐỨNG TRƯỚC MỘT ÁNH SÁNG KHÁC LẠ
Sau bức thư nói trên kia được ít lâu, ông giám mục làm một việc, theo dư luận thành phố, còn liều lĩnh hơn việc đi qua vùng núi non của bọn lục lâm nữa.
Ở vùng nông thôn kế cận thành Đinhơ, có một ông già sống đơn độc. Người ấy, xin nói ngay cái tiếng ghê gớm, nguyên là một tay có chân trong viện Quốc ước.[14] Tên ông ta là G.
Xã hội nhỏ bé thành Đinhơ nói đến G. một cách ghê tởm. Một tay cách mạng, các ngài tưởng tượng được chăng? Ngữ ấy sống ở cái thời người ta mày tớ với nhau và gọi nhau là công dân kia, công dân nọ. Có thể nói hắn là một con quái. Chính tay hắn không bỏ phiếu giết vua, nhưng cũng gần như thế. Hắn là một con người ghê gớm. Tại sao, lúc các vị hoàng thân chính thống về nước, người ta lại không lôi nó ra tòa án đặc biệt mà xử? Đã đành là không xử tử, vì có chính sách khoan hồng, nhưng ai cấm giáng cho nó một cái án chung thân phát vãng! Cũng phải làm một cái gì để răn người chứ!… Vả lại, hắn là một tên vô thần chủ nghĩa, cũng như cả bè lũ chúng - Bầy ngỗng bàn tán về con kên kên.
Nhưng G. có phải là con kên kên không? Đúng là một con kên kên, nếu như người ta nhìn đến cảnh cô độc cục cằn của hắn. Hắn không biểu quyết xử tử vua nên không bị đày biệt xứ. Hắn được ở lại nước Pháp.
Hắn ở cách thành phố độ bốn mươi lăm phút, xa làng mạc, xa đường cái, trong một nếp thung lũng hẻo lánh, hoang vu. Người ta bảo là ở đấy có một mảnh đồng, giống như một cái ổ, một thứ sào huyệt. Không có láng giềng, cũng chẳng bao giờ có khách tạt qua. Từ khi hắn đến ở đó thì con đường mòn qua lại cũng bị cỏ che lấp. Người ta ghê rợn nói đến chỗ ấy cũng như nói đến cái nhà của một tên đao phủ.
Nhưng ông giám mục nghĩ đến hắn và thỉnh thoảng nhìn về phía lùm cây ở chân trời là chỗ thung lũng hắn ở, ông nói: “Ở nơi kia có một linh hồn hiu quạnh”.
Và trong thâm tâm ông nghĩ: “Ta cần phải đi thăm hắn”.
Phải nhận thấy rằng cái ý ấy lúc đầu có vẻ rất tự nhiên, nhưng lâu dần càng suy nghĩ ông càng thấy kỳ quặc, phi lý, có phần ghê tởm nữa. Bởi vì, nói cho đúng, ông không thoát khỏi cảm tưởng chung của mọi người. Đối với người cách mệnh ấy ông muốn xa lánh, nghĩa là ông gần như thù hằn hắn ta, nhưng điều này tự ông không thấy rõ lắm.
Ghẻ của con chiên có làm cho người mục đồng xa lánh nó không? Nhưng con chiên này nó thế nào ấy!
Ông giám mục băn khoăn lắm. Một đôi khi, ông dời bước đi về phía ấy, rồi thình lình ông quay gót.
Thế rồi một hôm, người ta xì xào là chú bé mục đồng giúp việc cho tên sát nhân già kia ra phố mời thầy thuốc, là hắn bị bệnh bại liệt sắp chết, có lẽ không qua được đêm nay.
Một đôi người thêm: may mắn làm sao!
Ông giám mục lấy gậy, khoác áo dạ ngoài vì chiếc áo thâm của ông quá sờn cũ và gió đêm sắp thổi lạnh, rồi ông ra đi.
Trời đã ngã về chiều, mặt trời sắp lặn, ông giám mục mới đến nơi bị loại bỏ. Khi nhận ra là đã đến gần miệng ổ, ông không thể giữ cho trống ngực khỏi đánh. Ông bước qua một cái hào, đi hết một hàng giậu, nâng một dàn nho lên vào một khu vườn hoang tàn, mạnh dạn bước mấy bước và ở cuối vườn, sau một bụi cây rậm, cái hang ổ hiện ra đột ngột.
Đó là một túp lều thấp, nghèo nàn, bé nhỏ mà sạch sẽ, mặt trước có một giàn nho.
Trước cửa, trong chiếc ghế xe cũ kỹ, loại ghế nông dân, một ông già tóc bạc đang ngồi mỉm cười với mặt trời.
Bên cạnh ông già có một chú mục đồng. Nó đưa cho ông một bát sữa.
Trong lúc ông giám mục lặng lẽ nhìn, ông già nói với chú bé:
- Cám ơn chú, ta không cần gì nữa hết.
Ông không cười với mặt trời nữa, quay sang mỉm cười với chú bé.
Ông giám mục bước tới. Nghe tiếng động, ông già quay lại và mặt ông tỏ vẻ ngạc nhiên, với cái lượng ngạc nhiên còn lại sau một cuộc đời dằng dặc. Ông nói:
- Từ khi tôi về đây đến nay, lần này là lần đầu tiên có người đến nhà tôi. Thưa ông, ông là ai?
Ông giám mục đáp:
- Tôi là Biêngvơnuy Mirien.
- Biêngvơnuy Mirien! Tôi đã nghe nói đến tên ấy. Ông có phải là người mà dân chúng gọi là Đức Cha Biêngvơnuy đó chăng?
- Chính tôi.
Ông già cười nụ:
- Thế thì ông là giám mục của tôi?
- Hình như thế.
- Mời ông vào.
Người cách mạng đưa tay, nhưng ông giám mục không bắt. Ông chỉ nói:
- Tôi lấy làm sung sướng nhận thấy rằng người ta đã dối tôi. Ông không ốm đau gì thì phải.
- Tôi sắp khỏi rồi.
Ông già nghĩ một tí rồi nói tiếp:
- Ba tiếng đồng hồ nữa thì tôi chết.
Ông lại nói:
- Tôi cũng hơi biết nghề làm thuốc ít nhiều. Tôi biết người thế nào là sắp chết. Hôm qua tôi chỉ thấy lạnh ở hai bàn chân; sáng nay lạnh lên đến gối; bây giờ tôi cảm thấy nó lên đến thắt lưng rồi; khi nó lên đến tim thì tôi ngừng sống. Mặt trời đẹp quá phải không ông? Tôi bảo đẩy tôi ra đây để nhìn vạn vật một lần cuối. Ông cứ nói chuyện đi, nghe chuyện không làm cho tôi mệt đâu. Ông đến xem một con người sắp chết là tốt đấy. Lúc chết mà có một người làm chứng cho mình thì cũng hay! Ai cũng có những tật riêng. Tôi, thì tôi muốn gắng đến sáng hãy đi, nhưng xem ra chỉ còn được sống ba tiếng nữa là cùng. Tôi sẽ nhắm mắt vào lúc đêm tối. Nhưng cần quái gì! Chết là một chuyện đơn giản, cần gì phải có ánh bình minh mới chết được! Đành thế. Tôi sẽ nhắm mắt dưới ánh sao.
Ông già quay về phía chú mục đồng:
- Con đi ngủ đi con. Con đã thức đêm hôm qua, hôm nay con phải mệt.
Chú bé bước vào trong lều.
Ông già nhìn theo nó, nói một mình:
- Khi nó ngủ thì tôi chết. Cũng là giấc ngủ cả, có thể ở bên cạnh nhau lắm chứ!
Ông giám mục không cảm động như ở mọi trường hợp khác. Ông cảm thấy không có Chúa trong cái lối chết này. Vả lại cũng cần phải nói hết, nói cả những mâu thuẫn vụn vặt trong những tâm hồn vĩ đại! Ông giám mục hơi phật ý vì không được gọi là Đức Cha, tuy cũng có khi ông đem tiếng Ông lớn ra cười cợt. Ông toan gọi người cách mạng già là: công dân. Ông thoáng có ý muốn sỗ sàng cộc lốc, như nhiều thầy thuốc và cố đạo, tuy ông không quen cái lối ấy. Chung quy, con người ấy, tay cách mạng ấy, dân biểu ấy, đã một thời lẫy lừng quyền thế; cho nên, có lẽ đầu tiên trong đời, ông giám mục muốn có thái độ nghiêm khắc.
Người cách mạng thì đối với ông chân tình và khiêm nhượng; trong thái độ của ông, người ta cảm thấy vẻ khiêm tốn của một người biết mình sắp trở thành cát bụi.
Ông giám mục thường tránh tọc mạch vì ông cho tọc mạch cũng gần như xúc phạm người ta. Nhưng ông không thể không chú ý quan sát người cách mạng. Ông chú ý nhưng không phải vì có cảm tình cho nên đối với một người nào khác mà ông chú ý như thế tất lương tâm ông sẽ cắn rứt. Nhưng một tên cách mạng theo ông thì còn luật lệ nào che chở cho, cả đến luật nhân ái nữa.
Ông G. bình tĩnh, nửa thân trên vươn thẳng, giọng nói sang sảng. Ông thuộc về cái hạng ông già tám mươi cứng cáp làm các nhà sinh lý học kinh ngạc. Cách mạng đã có nhiều người như thế, những người cũng to lớn như thời đại. Nhìn ông, người ta cảm thấy đó là một con người đã qua trăm rèn nghìn luyện. Cử chỉ dáng điệu của ông là của con người khỏe mạnh, tuy ông sắp chết trong giây lát. Tia mắt trong sáng, giọng nói chắc nịch, cái nhún vai hùng mạnh của ông làm cho thần Chết thất vọng, làm cho quỷ sứ bắt vong phải quay trở về vì ngỡ mình lầm cửa. Ông G. chết hình như là vì ông vui lòng muốn chết thôi. Trong cách hấp hối của ông, có sự chủ động. Chỉ có chân ông là cứng đờ: U minh nắm ông ở đôi chân ấy. Hai bàn chân chết lạnh nhưng đầu vẫn sống một cách mãnh liệt, chói ngời ánh sáng. Trong giờ phút nghiêm trọng ấy, ông G. giống như ông vua trong chuyện cổ tích đông phương nọ, phần trên người là xương thịt, phần dưới là đá hoa.
Ông giám mục ngồi lên phiến đá bên cạnh. Đoạn khai đề khá đột ngột,[15] ông khen mà giọng như là khiển trách:
- Tôi mừng cho ông. Dẫu sao, ông đã không bỏ phiếu xử tử hoàng thượng.
Nhà cách mạng có vẻ như không để ý đến những gì chua chát ẩn đằng sau hai tiếng “dẫu sao”. Ông không cười nụ nữa. Ông trả lời:
- Ông chớ nên quá khen tôi. Tôi đã bỏ phiếu kết liễu bạo chúa.
Giọng nghiêm lạnh đối với giọng nghiêm khắc.
- Ý ông định nói gì? - Ông giám mục hỏi.
- Tôi muốn nói rằng con người có một bạo chúa: đó là sự ngu dốt. Tôi đã bỏ phiếu kết liễu tên bạo chúa đó. Tên bạo chúa đó đã đẻ ra chế độ quân chủ; quân chủ là uy thế xây dựng trên sai trái, trí thức là uy thế xây dựng trên cái đúng, cái chân. Chỉ có trí thức mới xứng đáng điều khiển con người.
- Và lương tâm - ông giám mục thêm.
- Cũng là một. Lương tâm là cái lượng tri thức bẩm sinh ở mỗi chúng ta.
Ông giám mục nghe luận điệu quá mới mẻ này thì hơi ngạc nhiên.
Nhà cách mạng nói tiếp:
- Còn việc giết Lui thứ XVI thì tôi bỏ phiếu chống. Tôi nghĩ rằng tôi không có quyền giết người. Nhưng tôi có nhiệm vụ tiêu diệt cái xấu. Tôi bỏ phiếu thủ tiêu bạo chúa, nghĩa là thủ tiêu chế độ mãi dâm đối với đàn bà, thủ tiêu chế độ nô lệ đối với đàn ông, thủ tiêu đêm tối đối với con trẻ. Biểu quyết cho chính thể cộng hòa, tôi đã biểu quyết cái đó. Tôi biểu quyết cho bác ái, cho đồng tâm, cho bình minh! Tôi góp sức đánh đổ các thành kiến và sai lầm. Thành kiến và sai lầm đổ xuống thì hào quang hiện lên. Chúng tôi đây là những người lật đổ thế giới cũ là một hũ chứa đau khổ, cái hũ ấy đổ úp lên nhân loại thì thành một bình chứa niềm vui trong lành.
- Trong lẫn đục.
- Ông nên gọi là niềm vui bị vẩn đục và ngày nay sau cái năm 1814[16] mà người ta gọi là sự hồi phục tai ngược của dĩ vãng, niềm vui tan biến. Than ôi! Công trình dang dở! Thật vậy, chúng tôi đả phá chế độ cũ trong việc làm nhưng chúng tôi không tiêu diệt được nó hoàn toàn trong tư tưởng. Tiêu diệt các tệ hại chưa đủ, phải thay đổi cả phong tục. Cái cối xay gió không còn, nhưng gió vẫn tồn tại.
- Các ông đã hủy phá tất cả. Hủy phá có thể có ích, nhưng tôi không tin sự phá hủy trong giận dữ.
- Thưa ông giám mục, công lý có lúc phải phẫn nộ và sự phẫn nộ của công lý là yếu tố của tiến hóa. Người ta muốn nói gì thì nói, mặc, cách mạng Pháp vẫn là bước tiến vĩ đại nhất của nhân loại từ khi Chúa Giêsu ra đời. Dang dở, đúng, nhưng mà tuyệt vời. Nó đã phát hiện tất cả những bài toán xã hội. Nó đã làm cho trí não con người dịu đi: nó vỗ về, trấn tĩnh, soi sáng; nó dội lên mặt đất từng dòng suối văn minh. Nó là một điều hay. Cách mạng Pháp là lễ tức vị của nhân loại.
Ông giám mục không thể không lẩm bẩm:
- Thật vậy ư? Còn năm 93![17]
Nhà cách mạng ngồi thẳng người lên với một vẻ nghiêm trang hầu như ảm đạm. Ông lấy hết hơi sức của một người sắp chết, thét lên:
- Ồ! Tôi biết mà! Năm 93! Phải đấy, tôi đợi ông nói lên cái tiếng ấy. Một đám mây mù vần vũ đằng đẵng một nghìn năm trăm năm. Thế rồi sau mười lăm thế kỷ nó bị đánh tan. Ông, ông muốn lên án tiếng sét đánh tan mây mù.
Ông giám mục cảm thấy mình có một chỗ yếu nào đó đã bị đánh trúng. Cố để không nao núng, ông đáp:
- Quan tòa nhân danh công lý mà nói, cố đạo vì nhân ái mà nói; nhân ái không gì khác là hình thái công lý tối cao. Sấm sét không nên đánh lầm.
Ông nhìn đăm đăm vào mặt nhà cách mạng, hỏi tiếp:
- Thế Lui XVII?[18]
- Lui XVII? Xem nào! Ông thương khóc ai? Thương khóc em bé vô tội à? Thế thì được. Tôi cũng thương khóc với ông. Hay là ông thương khóc hoàng tử Lui? Hãy để cho tôi xem lại. Đối với tôi, đứa bé em thằng Cactut,[19] một thằng bé vô tội bị buộc qua nách treo lên ở pháp trường cho đến chết, chỉ vì cái tội là em Cactut, đứa bé ấy cũng đáng thương xót như đứa cháu vua Lui XV là một thằng bé vô tội bị hành hạ trong ngục Tăngpơlơ, vì cái tội ác duy nhất là cháu nội Lui XV.
- Thưa ông, tôi không thích người ta so sánh như thế.
- Cactut? Lui XV? Ông kêu thiệt thòi cho Cactut hay Lui đấy?
Yên lặng trong giây lát. Ông giám mục gần như hối tiếc là mình đã trót đến đây, tuy nhiên ông lờ mờ cảm thấy mình nao núng, nao núng một cách khác thường.
Nhà cách mạng lại nói:
- Ồ! Ông cố đạo không ưa nghe nói trắng sự thật. Nhưng Chúa Giêsu ngày trước lại ưa. Chúa cầm một cái roi đập bụi cho điện thờ. Cây roi chớp hào quang của Chúa nói sự thật lên không vị nể. Khi Chúa kêu: Để trẻ đến với ta.[20] Chúa không phân biệt những đứa trẻ con. Chúa không ngần ngại ghép con của Barabat với con của Hêrốt.[21] Thưa ông, sự trong trắng tự nó đã là một chiếc mũ bình thiên, sự trong trắng không cần đến cái tước điện hạ. Sự trong trắng rách rưới cũng tuyệt vời cao quý như sự trong trắng khoác long bào.
Ông giám mục nói khẽ:
- Đúng thế!
- Tôi nhấn thêm nữa. Ông nhắc đến Lui XVII. Chúng ta hãy thống nhất với nhau. Chúng ta có khóc tất cả những người vô tội, những kẻ tử nạn, tất cả những trẻ em, bất kỳ là thường dân hay quý tộc không? Khóc thế thì tôi tham dự. Nhưng như thế thì phải đi ngược dòng lịch sử tận trước năm 93, trước Lui XVII để bắt đầu thương xót. Tôi khóc con vua chúa với ông nếu như ông chịu khóc con dân nghèo với tôi.
- Tôi khóc tất cả những đứa bé ấy.
Ông G. la lớn:
- Đồng đều như nhau! Mà nếu cán cân cần phải nghiêng về một bên nào, tôi mong rằng nó sẽ nghiêng về bên dân chúng. Dân chúng đã chịu khổ lâu hơn.
Lại yên lặng. Rồi người cách mạng cất tiếng trước. Ông chống khủy tay, nhỏm người lên, beo một chút thịt bên má như người ta thường làm một cách vô tình khi người ta hỏi cung hay là kết án. Cặp mắt tập trung tàn lực, ông chất vấn ông giám mục. Cuộc chất vấn thật là nảy lửa:
- Thật thế, thưa ông, dân chúng đau khổ đã lâu đời lắm rồi. Nhưng thôi, đó không phải là vấn đề. Tôi muốn hỏi ông, ông đến đây chất vấn tôi và nói chuyện Lui XVII để làm gì? Tôi không quen biết ông. Từ khi đến xứ này tôi luôn ở trong khu vườn nhỏ này, chỉ một mình, không bước chân ra ngoài, chẳng trông thấy ai ngoài chú bé giúp việc cho tôi đó. Tên tuổi ông, tôi có phong phanh nghe đến thật và tôi công nhận rằng những tiếng đồn về ông không đến nỗi xấu. Nhưng cái ấy cũng vị tất có nghĩa lý gì. Những người khôn khéo có bao nhiêu cách lấy lòng anh dân đen ngay thật! Nói đến đây mới nhớ rằng tôi không nghe tiếng xe của ông đến, có lẽ ông để xe ở ngoài khu rừng, ở chỗ rẽ chăng? Tôi nhắc lại là tôi không biết ông. Ông nói ông là giám mục, nhưng cái ấy cũng không làm cho tôi biết gì hơn về nhân phẩm của ông. Tóm lại, tôi nhắc lại câu hỏi của tôi: Ông là ai? Ông là một vị giám mục, tức là một bậc vương tước trong giáo hội, một khách lầu son gác tía, có gia huy, có lợi tức, có bổng lộc rất hậu. Tước giám mục thành Đinhơ lĩnh mười lăm nghìn phơrăng lương chính, mười nghìn phơrăng lộc, tổng cộng hai vạn rưỡi. Ông có bồi bếp phục dịch, có quân hầu áo nâu, trên bàn ăn toàn là cao lương mỹ vị, thứ sáu thì xơi chim cuốc, cái hạng mũ áo nghênh ngang, đi xe ngày hội, có kẻ hầu ngựa nhân danh Chúa Kirixitô đi chân đất! Ông là một vị trọng chức trong giáo hội. Bổng lộc, dinh thự, ngựa xe, kẻ hầu người hạ, mỹ vị cao lương, tất cả những thứ khoái lạc của cuộc sống, ông đều có như những vị trọng chức khác và ông cũng hưởng thụ như họ. Tốt lắm, nhưng các cái ấy nói nhiều hoặc chưa nói đủ. Nó không giúp tôi thấy sáng cái giá trị chính, cái giá trị thực chất của ông, là người có lẽ có tham vọng đến đây để dạy khôn cho tôi. Tôi đương nói chuyện với người nào đây? Ông là ai vậy?
Ông giám mục cúi đầu, đáp:
- Một con giun đất.[22]
Nhà cách mạng lầm bầm:
- Hừ, giun đất đi xe tứ mã!
Bây giờ đến lượt nhà cách mạng kiêu hãnh, mà ông giám mục thì nhún nhường.
Ông giám mục dịu dàng nói luôn:
- Cũng được. Nhưng xin ông giải thích cho tôi điều này: Xe của tôi đỗ đằng sau lùm cây vài bước, bàn ăn của tôi có cao lương mỹ vị, có chim cuốc ngày thứ sáu, bổng lộc của tôi đến hai mươi lăm nghìn phơrăng, tôi có dinh thự, có kẻ hầu người hạ, tại sao những thứ ấy lại chứng minh rằng lòng thương người không phải là một đức tốt, lượng bao dung không phải là một nghĩa vụ và năm 93 không phải là đã quá tàn nhẫn?
Nhà cách mạng đưa tay qua trán như để xua đi một đám mây mù:
- Trước khi trả lời ông, tôi tha thiết xin ông thứ lỗi cho tôi. Tôi vừa có lỗi. Ông vào nhà tôi, ông là khách. Tôi có bổn phận phải đối xử lịch sự với ông. Ông không thừa nhận ý kiến tôi, lẽ ra tôi chỉ cần bác bỏ các luận điểm của ông mà thôi. Sự giàu sang, hưởng thụ của ông là những ưu thế cho tôi trong cuộc tranh luận nhưng không dùng đến cái ưu thế ấy mới là lịch sự. Tôi hứa sẽ không dùng đến nữa.
- Xin cám ơn ông.
Ông G. lại nói:
- Bây giờ thì chúng ta hãy trở lại cái việc ông yêu cầu tôi giải thích. Chúng ta đã dừng lại ở chỗ nào nhỉ? Ông đã nói thế nào? Rằng năm 93 quá tàn nhẫn phải không?
- Tàn nhẫn, đúng. Việc Mara[23] vỗ tay hoan nghênh cái máy chém, ông nghĩ thế nào?
- Ông nghĩ thế nào đối với việc Bốtxuyê[24] hát bài Tụng chúa[25] cho bọn lính đầu rồng chém chết tín đồ đạo Cải cách?
Câu trả lời thật là độc địa, nó xỉa ngay vào đích như một mũi kiếm thép. Ông giám mục rùng mình. Ông không biết đánh trả thế nào, nhưng ông thấy phật ý vì cái cách nói về Bốtxuyê. Những người sáng suốt nhất vẫn có những thần tượng của họ và khi luận lý của người khác xúc phạm đến những người họ sùng bái thì họ cảm thấy như đau.
Nhà cách mạng bắt đầu thở dốc. Đàm suyễn của người hấp hối chen lấn vào những hơi thở cuối cùng làm cho lời nói bị đứt quãng. Nhưng nhìn vào cặp mắt người ta thấy tinh thần của ông hoàn toàn minh mẫn. Ông nói tiếp:
- Tôi còn muốn nói một đôi câu đây đó nữa. Nói chung cách mạng là một sự tự khẳng định vĩ đại của nhân loại; than ôi! 93 là một đòn trả miếng. Ông thấy 93 tàn nhẫn, nhưng còn tất cả thời kỳ quân chủ thì thế nào, thưa ông? Cariê là một tên tướng cướp, còn Môngtroven thì ông gọi là gì?[26] Phukiê Tanhvinh là một thằng khốn, nhưng đối với Lamoanhông Bavin, ông nghĩ thế nào? Mayda xấu xa, nhưng còn Xô Tavan? Lão Đuysên hung tợn, thế thì ông định dùng tiếng gì để gọi lão Lơtenliê? Giuốcđăng-chặt-đầu-người là một con quái vật, tuy thế hắn còn ít quái hơn là hầu tước Luvoa. Ông ơi, tôi thương hại Mari Ăngtoanét đại công tước và hoàng hậu, nhưng tôi cũng thương người đàn bà khốn nạn theo đạo Cải cách dưới triều vua Lui XIV kia. Năm 1685 người đàn bà có con đương bú ấy bị lột trần đến rốn, trói vào một cây trụ, con chị bị giữ lại cách xa ở trước mặt chị; vú chị ứ đầy sữa, tim chị ứ đầy đau thương. Đứa hài nhi xanh xao đói khát càng thấy vú càng kêu la giẫy chết. Tên đao phủ bảo với người đàn bà, người mẹ, người vú sữa ấy: “Bỏ đạo của mày đi!” Như thế là nó bắt chị hoặc bỏ con chết, hoặc bỏ tín ngưỡng. Dùng cái khổ hình của Tăngtan[27] đối với một người mẹ như thế, theo ý ông, là thế nào? Thưa ông, ông nên nhớ rằng cách mạng Pháp có những lý lẽ của nó. Đời sau sẽ tha thứ cho cơn phẫn nộ của nó. Kết quả đem lại là một thế giới tốt đẹp hơn. Nó sát phạt ghê gớm nhưng kết quả là nhân loại được vỗ về an ủi. Tôi nói vắn tắt thôi. Tôi xin dừng, bởi vì chân lý ở về phía tôi rõ rệt quá. Vả lại tôi thấy người tôi sắp chết rồi.
Ông không nhìn ông giám mục nữa; ông kết thúc ý kiến bằng mấy lời bình tĩnh sau đây:
- Những vùng vẫy thô bạo của tiến hóa là những cuộc cách mạng. Qua rồi, người ta nhìn thấy điều này: là nhân loại bị giày vò nhưng nhân loại đã tiến lên.
Nhà cách mạng không ngờ rằng mình vừa lần lượt hạ hết các đồn lũy trong tư tưởng ông giám mục. Tuy thế, Đức Cha Biêngvơnuy cũng còn một vị trí cố thủ cuối cùng và từ vị trí ấy ông phóng ra một câu cũng nghiệt ngã như lúc ban đầu:
- Tiến hóa phải tin ở Chúa. Không thể làm điều lành mà không tín Chúa. Một người hướng đạo của nhân loại mà theo chủ nghĩa vô thần là một người hướng đạo hỏng.
Vị dân biểu già không trả lời. Ông run run. Ông nhìn lên trời và một giọt lệ tụ dần trong khóe mắt. Khi giọt lệ đã đầy mắt, nó chảy xuống cái má trắng nhợt; ông nói khe khẽ, nói một mình, gần như bập bẹ, mắt đăm đăm vào cõi sâu thẳm xa xôi:
- Lý tưởng ơi! Chỉ có mày là có thật!
Ông giám mục thấy trong người rung động một cách khó nói.
Sau giây lát im lặng, ông già chỉ một ngón tay lên trời, nói:
- Có vô biên. Vô biên ở đấy. Nếu vô biên không có bản ngã, thì bản ngã đã là giới hạn của vô biên. Nhưng vô biên tồn tại. Như thế là nó có bản ngã. Bản ngã của vô biên là Chúa.
Ông già hấp hối nói mấy câu rất to tiếng, giọng rung lên vì ngây ngất say mê, y như thấy một người nào hiển hiện. Ông nói xong thì nhắm mắt lại. Ông đã gắng quá nên kiệt sức. Rõ ràng là trong giây phút ấy, ông đã sống hết cả mấy giờ còn lại của số mệnh ông. Những lời ông vừa nói kéo ông lại gần với Đấng ở thế giới bên kia. Giờ phút tối hậu đã đến.
Ông giám mục biết thế. Thời giờ rất là khẩn trương mà ông, ông đến với tư cách là một cố đạo. Từ chỗ cực kỳ lãnh đạm lúc ban đầu, ông đã dần dần hóa ra cực kỳ xúc động. Ông nhìn cặp mắt nhắm, ông nắm bàn tay già, nhăn nheo lạnh buốt, ông nghiêng đầu xuống mặt người hấp hối:
- Giờ phút này là giờ phút của Chúa. Ông có thấy rằng chúng ta gặp nhau mà không được việc gì thì rất đáng tiếc hay không?
Nhà cách mạng mở mắt. Mặt ông vừa nghiêm trang vừa có vẻ sầm tối. Ông nói chậm rãi, chậm rãi vì phẩm cách tâm hồn hơn là vì kiệt sức:
- Thưa ông giám mục, tôi đã trọn đời suy nghĩ, học hành, chiêm nghiệm. Khi tôi sáu mươi thì Tổ quốc gọi tôi và ra lệnh cho tôi tham gia việc nước. Tôi đã tuân lệnh. Đời có tệ hại, tôi đánh đổ tệ hại; có cường quyền, tôi tiêu diệt cường quyền; có công lý và chính nghĩa, tôi tuyên dương và truyền giảng công lý và chính nghĩa. Lãnh thổ tổ quốc bị xâm lấn, tôi chiến đấu bảo vệ lãnh thổ; nước Pháp bị uy hiếp, tôi đem ngực tôi hiến cho nước Pháp. Trước kia tôi không giàu, bây giờ tôi nghèo. Tôi đã là một trong những người cầm đầu nhà nước; kho tàng công khố lúc ấy đầy ứ tiền, đến nỗi phải mang gỗ chống đỡ các bức tường chỉ chực vỡ tung vì trọng lượng vàng bạc; nhưng tôi vẫn ăn cơm ở phố Cây Khô mỗi bữa hăm hai xu. Tôi cứu người bị áp bức, tôi vỗ về người đau khổ. Tôi đã xé khăn phủ bàn thờ Chúa, đúng thế, nhưng là để băng bó những vết thương của tổ quốc. Tôi luôn ủng hộ nhân loại tiến lên ánh sáng và một đôi khi tôi đã chống những bước tiến chà đạp lên nhân tính. Cũng có khi tôi bênh vực cho chính kẻ thù của tôi, là các ông đấy. Ở Phơlăngđrơ, nơi vua chúa Mêrôvanhgiêng dựng lầu nghỉ mát, có một tu viện; tôi đã bảo toàn cho tu viện ấy năm 1793. Tôi đem hết sức tôi để làm nhiệm vụ và làm việc phải. Sau đó tôi bị đuổi đi, bị truy, bị lùng, bị khủng bố, bị bôi nhọ, bị chế giễu, bị phỉ nhổ, bị nguyền rủa, bị khai trừ ra ngoài vòng pháp luật. Đã bao năm rồi tôi cảm thấy có khối người tưởng là có quyền khinh bỉ tôi, mặc dù đầu óc tôi bạc phơ. Quần chúng tối tăm nhìn mặt tôi như nhìn mặt một tội nhân dưới địa ngục. Tôi không thù hằn ai, tôi cam nhận cảnh cô độc người ta đã tạo ra cho tôi vì thù ghét. Ngày nay tôi đã tám mươi sáu tuổi; tôi sắp chết. Thế thì ông đến đây để yêu cầu tôi cái gì?
- Được ban phúc cho ông - ông giám mục nói.
Rồi ông quỳ xuống.
Khi ông ngẩng đầu lên thì vẻ mặt nhà cách mạng trông rất oai nghiêm. Ông đã qua đời.
Về nhà, ông giám mục đăm chiêu suy nghĩ. Suốt đêm ông cầu nguyện, sáng hôm sau một đôi người tò mò đánh bạo hỏi chuyện ông về nhà cách mạng G., ông giám mục không nói, chỉ đưa tay chỉ lên trời. Từ độ ấy ông càng yêu thương săn sóc người dân cùng và những kẻ đau khổ.
Ai nói xa nói gần đến “tên vô lại G.” cũng làm cho ông băn khoăn một cách kỳ dị. Không ai có thể nói được sự gặp gỡ giữa bộ óc ấy và bộ óc ông, giữa trái tim lớn ấy và trái tim ông có giúp phần nào cho ông đi đến cái đạo đức hoàn hảo ngày hôm nay không.
Việc đi thăm tất nhiên là một đầu đề cho các cuộc họp ngồi lê đôi mách ở địa phương. Họ bảo với nhau:
- Một con người như thế chết, có đáng cho một giám mục đến bên giường để an ủi không? Quân ấy tất nhiên còn biết cảm hóa theo Chúa là cái gì mà mong! Cả cái lũ cách mạng ấy là đồ tà đạo. Thế thì còn kể đến làm gì? Ông đến để xem cái gì ở đấy? Phải công nhận rằng ông giám mục quả thật là tò mò, ông muốn biết cái cách quỷ sứ bắt linh hồn như thế nào.
Một hôm, một bà quả phụ quý tộc, thuộc cái loại hỗn xược mà tưởng là mình hóm hỉnh, nói với ông câu mỉa mai này:
- Bẩm Đức Cha, người ta muốn biết bao giờ thì Đức Cha đội mũ chụp đỏ.
- Ồ! Ồ! Đó là một màu sắc to lớn - ông giám mục đáp - Cũng may mà những kẻ khinh bỉ cái màu đỏ trên mũ chụp lại sùng thượng cái màu đỏ trên mũ có vành.[28]
XI
MỘT ĐIỂM GIỚI HẠN
Từ đó, nếu kết luận rằng Đức Cha Biêngvơnuy là “Một ông giám mục triết gia” hay là “Một cụ xứ yêu nước” thì có nguy cơ sai lầm. Cuộc gặp mặt, hay hầu như có thể nói việc giao tiếp giữa ông với nhà cách mạng G., đã để lại cho ông một sự ngạc nhiên khiến ông càng hiền lành hơn. Thế thôi.
Ông giám mục chẳng hề là một chính khách. Nhưng ở đây có lẽ cũng nên nói qua ít lời về thái độ của ông trong các biến cố hồi bấy giờ, cứ giả định rằng có lúc ông nghĩ phải nên có một thái độ.
Hãy lùi lại mấy năm về trước.
Một thời gian sau khi ông Mirien được nhắc lên chức giám mục, hoàng đế phong cho ông tước nam của đế chế, một lần cùng với nhiều giám mục khác.
Mọi người biết, giáo hoàng bị bắt giam tối ngày 5 rạng ngày 6 tháng 7 năm 1809; nhân dịp ấy ông Mirien được Napôlêông mời dự hội nghị các giám mục hai nước Pháp và Ý triệu tập ở Pari. Hội nghị mở tại nhà thờ Đức Bà và họp lần đầu tiên ngày 15 tháng 6 năm 1811 dưới quyền chủ tọa của Đức giáo chủ Phếch. Ông Mirien là một trong chín mươi lăm giám mục đã đến dự. Nhưng ông chỉ dự một phiên họp toàn thể và ba bốn cuộc họp chuyên đề. Vốn là giám mục một địa phận núi non, gần gũi thiên nhiên, quen sống quê mùa và nghèo khó, hình như ông đã đem đến giữa những nhân vật thương lưu kia nhiều ý nghĩ làm thay đổi thời tiết của hội nghị. Không mấy ngày sau ông đã trở về Đinhơ. Có người hỏi vì sao ông về sớm thế, ông đáp:
- Có tôi phiền cho các ngài ấy. Không khí bên ngoài theo tôi và đến với các ngài. Tôi có vẻ như một cái cửa mới.
Một lần khác ông nói:
- Tôi chịu thôi, các ông lớn ấy là những ông hoàng, còn tôi, tôi chỉ là một anh giám mục nông dân hèn hạ.
Sự thật là người ta không thích ông. Ngoài những chuyện kỳ dị khác, hình như có một tối ở nhà một đồng nghiệp tiếng tăm, ông đã buột mồm kêu lên:
- Đồng hồ đẹp quá! Thảm lót đẹp quá! Kẻ hầu người hạ đồng phục đẹp quá! Sao mà chói mắt thế! Chao ôi! Ước gì những thứ thừa thãi kia khỏi nheo nhéo mãi bên tai: còn có bao nhiêu người chịu đói! Còn có bao nhiêu người chịu rét! Còn biết bao kẻ khó! Biết bao kẻ khó!
Xin nói qua là thù ghét sang trọng không phải là một sự thù ghét thông minh. Vì thù ghét như thế hàm ý là thù ghét nghệ thuật. Tuy nhiên, đối với kẻ tu hành, ngoài sự tiếp khách và các lễ lạc, thì sa hoa là sai lầm. Dường như nó phơi bày ra những thói quen ít thật sự thương người. Là cố đạo mà giàu sang thì ngược đời. Nhà tu hành phải ở bên cạnh kẻ khó. Có thể nào gần gũi mãi cả ngày lẫn đêm, tất cả mọi nguy khốn, mọi bất hạnh, mọi sự nghèo hèn, mà không dính trên mình một tí gì của cái khốn khổ thiêng liêng kia như bụi đất của lao động được chăng? Có ai hình dung được một người đứng cạnh bếp lửa mà không thấy nóng? Có ai hình dung được một người thợ luôn luôn làm việc bên lò than, mà không hề có lấy một sợi tóc sém, một móng tay dính bụi, một giọt mồ hôi, tí tro trên mặt? Một cố đạo, nhất là một ông giám mục mà thương người thì bằng chứng thứ nhất là ông ta nghèo.
Đó có lẽ là cách suy nghĩ của ông giám mục.
Xin đừng nghĩ rằng ông ta tán thành ở một số khía cạnh tinh vi, cái mà chúng ta gọi là “tư tưởng của thời đại”. Ông ít xen vào các cuộc tranh cãi về giáo lý thời bấy giờ và không phát biểu ý kiến gì về các vấn đề mà Nhà thờ và nhà nước đang dính vào; nhưng giá thúc ép lắm thì lại hình như sẽ thấy ông là người theo giáo hội La Mã hơn là người theo giáo hội Pháp. Chúng tôi đang mô tả người ông và không muốn giấu một cái gì cả, nên chúng tôi đành nói thêm rằng, đối với Napôlêông lúc suy, ông tỏ ra lãnh đạm. Bắt đầu từ 1813, ông tham gia hoặc tán thành tất cả các biểu hiện phản đối. Lúc hoàng đế từ đảo Enbơ trở về, ông từ chối không ra bệ kiến khi người ta đi ngang qua vùng và trong thời kỳ “Bách nhật”, ông không ra lệnh cầu kinh cho hoàng đế trong địa phận mình.[29]
Ngoài cô Baptistin là em gái ra, ông còn hai người em nữa: một làm tướng, một là tỉnh trưởng. Ông thường hay viết thư cho cả hai. Với người thứ nhất: một độ ông tỏ ra nghiêm khắc. Lý do là vì ông em này nhân có nắm quyền chỉ huy ở Prôvăngxơ vào lúc Napôlêông đổ bộ lên Cannơ, đã dẫn một đạo quân một nghìn hai trăm người đuổi theo hoàng đế theo lối đuổi để cho người ta thoát. Trong thư từ gửi cho ông em kia, ông tỏ ra thân yêu hơn, ông này trước kia làm tỉnh trưởng, nay thì là một người tốt, đứng đắn, ở ẩn ở Pari, phố Catxet.
Bản thân Đức Cha Biêngvơnuy như vậy là cũng có lúc thiên vị, có lúc buồn nản, tâm hồn như có mây che. Bóng tối của những ham mê từng lúc lướt qua đầu óc hiền lành và vĩ đại, thường xuyên chăm lo những vấn đề của vĩnh viễn. Lẽ ra một người như thế đúng là không nên có chính kiến. Xin đừng hiểu lầm về ý này, chúng tôi không lẫn lộn cái gọi là “chính kiến” với hoài bão sâu xa về tiến bộ, với lòng tin tưởng cao quý tổ quốc, dân chủ và nhân đạo, những cái mà ngày nay phải làm cơ sở cho mọi tấm lòng bác ái. Không đi sâu vào những vấn đề không liên quan trực tiếp đến chủ đề của sách này, chúng tôi chỉ nói đơn giản như sau: tốt đẹp hơn, nếu Đức Cha Biêngvơnuy không phải là người bảo hoàng và mắt ông đừng một phút nào rời bỏ sự chiêm ngưỡng thanh tĩnh; ở đó, vượt qua những bóng mây giông tố lớp lớp lại qua của cuộc đời trần tục, vẫn sáng tỏ như ban ngày ba ánh sáng tinh thần là Chân lý, Chính trực và Nhân đạo.
Dù công nhận Chúa không sinh giám mục Biêngvơnuy ra để làm chính trị, chúng ta vẫn có thể hiểu ông và khâm phục ông, giá như ông phản kháng và chống đối Napôlêông thuở hùng cường, phản kháng và tự do và chính nghĩa, cũng như chống đối một cách kiêu hãnh và chính đáng nhưng nguy hiểm. Nhưng điều ta thích khi điều đó được áp dụng đối với kẻ đang lên, ta lại không thích nếu áp dụng đối với người rơi xuống. Chúng ta chỉ thích đấu tranh chừng nào đấu tranh còn nguy hiểm. Và bao giờ cũng vậy, chỉ riêng những chiến sĩ buổi đầu mới có quyền làm người thanh toán giờ chót. Ai chưa từng là kẻ buộc tội gay gắt đối phương trong thời thịnh vượng của nó, thì khi nó sụp đổ, nên làm thinh. Chỉ có kẻ tố cáo sự thành công mới xứng đáng làm người phán xử hợp pháp sự sụp đổ? Về phần chúng tôi, khi đấng Cứu thế can thiệp và trừng phạt thì chúng tôi cứ im lặng để cho Người làm. Cứ chứng kiến năm 1812 là chúng tôi thấy không muốn đánh người ta nữa rồi.[30] Đến năm 1813, cơ quan lập pháp xưa nay ít nói bỗng nhiên lên tiếng một cách hèn nhát vì đã được những tai họa của đế chế khuyến khích. Đó là một việc chỉ đáng khinh bỉ, cho nên vỗ tay hoan hô là sai. Năm 1814, trước lũ thống chế phản bội, trước cái thượng nghị viện ngã từ cái đống bùn nhơ này sang đống bùn nhơ kia, tôn thờ đó rồi chửi bới đó, trước sự sùng bái vừa rút lui vừa phỉ nhổ lên thần tượng, bấy giờ bổn phận ta là phải làm ngơ. Năm 1815, trong khi những đổ vỡ cuối cùng như đang treo trên đầu, cả nước Pháp rùng mình cảm thấy nó đang đến gần một cách dễ sợ, trong khi có thể lờ mờ nhìn thấy Oatéclô đang mở chờ Napôlêông, thì quân đội và nhân dân mà có hoan hô một cách đau xót con người đã bị số mệnh lên án, cái đó cũng chẳng có gì đáng cười. Và, sau khi đã có ý kiến về kẻ độc tài, người có trái tim như ông giám mục thành Đinhơ không thể nào không biết rằng, ngay trên bờ vực thẳm, mà một con người vĩ đại và một quốc gia vĩ đại còn ôm chặt nhau như thế thì cái đó phải nói là cao cả và cảm động.
Trừ cái đó ra, ông vốn là thế và lúc nào cũng thế; trong bất cứ việc gì cũng công bằng, chân thật, phải chăng, thông minh, khiêm tốn và đứng đắn; hay làm điều lành và độ lượng, mà độ lượng cũng là một kiểu làm điều lành. Đúng là một nhà tu hành, một nhà hiền triết, một con người. Cũng cần phải nói, ngay trong cái chính kiến mà chúng tôi vừa chê trách và sẵn sàng phê phán một cách nghiêm khắc, ông cũng rộng lượng và dễ dãi, có lẽ còn hơn chúng tôi, người đang kể chuyện đây. - Người gác cổng nhà hội hương là một người được hoàng đế bổ dụng. Ông ta là một hạ sĩ quan già trong đoàn cựu vệ binh, một lính xung kích ở Auxtéclít, trung thành với Bônapác cũng như con phượng hoàng trên cán cờ đế chế. Gặp dịp, ông già khốn khổ này bật ra nhiều câu nói thiếu suy nghĩ mà luật pháp hồi đó gọi là ngôn ngữ phiến loạn. Từ cái hình nghiêng của hoàng đế vắng bóng trên huân chương bắc đẩu bội tinh, ông ta không bao giờ chịu mặc lễ phục như ông nói, để khỏi phải đeo chiếc huân chương của mình. Ông ta đã thành kính tự tay mình cạy đi hình ảnh ấy trên chiếc huân chương mà Napôlêông đã trao cho mình, khiến cho chiếc huân chương bị thủng một lỗ, nhưng ông không muốn thay vào đó một cái gì cả. Thà ta chết - ông nói - chứ nhất định không mang trên trái tim ta ba con cóc.[31] Ông sẵn sàng chế giễu công khai Lui XVIII. Thằng già thấp khớp đi ủng Anh! - Ông ta nói - cho nó chuồn sang Phổ với món của cải của nó đi! Ông ta lấy làm sung sướng được tóm thu cả hai cái mà ông ghét nhất, nước Phổ và nước Anh trong cùng một lời chửi. Ông ta hăng quá đến nỗi mất việc làm. Thế là bị vứt ra vỉa hè với cả vợ lẫn con, không kế sinh nhai. Ông giám mục gọi đến, quở trách nhẹ nhàng và xếp ông ta vào chân gác cổng nhà thờ lớn.
Ông Mirien đúng là người chăn chiên, người bạn của tất cả mọi người trong địa phận mình.
Trong vòng chín năm, nhờ những việc làm phúc đức, cách cư xử hiền hòa của Đức Cha Biêngvơnuy cho nên đối với Đức Cha, trong thành phố như tràn đầy một niềm tôn kính dịu dàng của con cháu đối với ông cha. Thái độ của ông đối với Napôlêông cũng được công nhận và nhân dân mặc nhiên thể tình cho ông về khoản đó, vì vốn là một đàn cừu yếu đuối, họ tôn thờ hoàng đế nhưng cũng kính yêu Đức Cha của họ.
XII
SỰ CÔ QUẠNH CỦA ĐỨC CHA BIÊNGVƠNUY
Chung quanh một ông giám mục hầu như bao giờ cũng có một đám tu sĩ mới vào nghề, cũng như chung quanh một tướng lĩnh bao giờ cũng có một đoàn sĩ quan trẻ. Chính họ là những người mà thánh Phơrăngxoa đơ Xan đáng yêu đã gọi ở một chỗ nào đó là “những nhà tu hành mới gạy mở”. Nghề nghiệp nào cũng có những kẻ tập sự kéo từng đoàn theo sau những người thành đạt. Chả một thế lực nào mà chẳng có người chầu hầu. Bao nhiêu kẻ tìm kiếm tương lai quay cuồng chung quanh cái hiện tại huy hoàng. Bất cứ đô thành nào cũng có bộ tham mưu. Bất kỳ ông giám mục có thế lực nào cũng có bên cạnh mình đoàn trẻ thơ của chủng viện. Bọn này tuần tra và giữ gìn trật tự trong lâu đài giám mục, cũng như canh hầu chung quanh nụ cười của Đức Cha. Được lòng đức giám mục là bàn đạp danh vọng cho một thầy tu trẻ. Ở đời cũng phải biết cách tiến thân; truyền đạo mà thêm nhiều bổng lộc càng tốt.
Ngoài đời có những người áo dài thì trong đạo cũng có những kẻ mũ cao. Đó là những giám mục đắc sủng, giàu có, nhiều lợi tức, khôn khéo và được xã hội quyền quý chấp nhận. Họ biết cầu kinh, hẳn thế, nhưng cũng biết cầu cạnh và chẳng ngại ngùng gì trong việc bắt cả một địa phận phải chầu chực mới gặp được mình. Họ là dấu nối giữa nhà thờ và ngoại giao, tu sĩ hơn là giáo sĩ, chức sắc tòa thánh hơn là giám mục. Hạnh phúc thay những ai được đến gần họ! Là những người được tín nhiệm và có quyền thế, họ vung tay ban phát tứ tung cho mọi kẻ xun xoe, cầu cạnh, mọi kẻ được sủng ái, cho tất cả đám người trẻ trung biết mua lòng họ, những xứ béo bở, những chức vị có bổng lộc, có quyền xét xử, những chức tuyên úy, những chức phục dịch nhà thờ, trong khi chờ đợi các chức vị ở tòa giám mục. Họ vừa tiến lên lại vừa kéo mọi kẻ xoay quanh mình cũng tiến lên, y như một thái dương hệ đang vận chuyển. Ánh sáng rực rỡ từ người họ nhuốm đỏ cả đoàn tùy tùng. Giàu sang của họ chia thành miếng nhỏ cho bao nhiêu kẻ trong hậu trường, mỗi người được thăng quan tiến chức tí chút. Chủ, địa phận to hơn, thì tớ yêu, xứ cũng lớn hơn. Và La Mã cũng gần thôi. Một ông giám mục biết cách để lên giáo chủ, họ sẽ lôi ngài đi dự đại hội tuyển cử giáo hoàng và ngài bước vào thẩm viện, ngài có dải quàng trắng, ngài có ghế dự thính, ngài thành đại chức sắc tòa thánh hầu cận giáo hoàng, ngài thành đại chức sắc tòa thánh và từ giám mục lên giáo chủ chỉ có một bước và từ giáo chủ lên giáo hoàng cũng chỉ nhoáng qua một cuộc bỏ phiếu. Bất kỳ giám mục nào cũng có thể mơ ước làm giáo hoàng. Và ngày nay, người cố đạo là người độc nhất có khả năng lên làm vua một cách hợp thức. Mà lại là vua tối cao. Do đó, còn vườn ươm khát vọng nào tốt hơn một chủng viện! Bao chú bé phụ lễ còn hổ thẹn trước mọi người, bao tu sĩ còn trẻ măng, mà đã có trên đầu một lọ sữa của Peret![32] Vì tham vọng dễ dàng đội lốt của thiên hướng cho nên ai mà biết được? Có khi là thực tâm và mình tự lừa dối mình, vì vốn là ngoan đạo kia mà!
Đức Cha Biêngvơnuy, khiêm tốn, nghèo nàn, biệt lập, nên không được dự vào hàng những vị mũ cao. Điều đó rất rõ vì chung quanh ông không hề thấy bóng một nhà tu hành trẻ trung nào cả. Người ta đã từng thấy hồi lên Pari “ông không chịu cắn câu”. Vì thế không một ai muốn có tương lai lại đến ghép mình với một ông già cô độc. Không một mầm tham vọng nào lại dại dột muốn mọc xanh tươi dưới bóng cớm của ông. Các chức sắc tòa giám mục cũng như các linh mục quan trọng của ông đều là những cụ già hiền hậu, ít nhiều bình dân như ông, đóng khung mình trong các địa phận, không có đường lên hàng giáo chủ, họ cũng giống ông giám mục của họ, chỉ khác một điều là họ thì yên phận, còn ông thì yên vui. Người ta đều thấy rõ không tài nào có thể lớn lên được bên cạnh ông, đến nỗi, vừa chân ướt, chân ráo ra khỏi chủng viện, các thanh niên được ông phong chức, đều chạy chọt nhờ người giới thiệu với các đại giám mục ở Etxơ hay ở Osơ, rồi vội vã lánh đi. Bởi vì, xin lặp lại điều này, người ta đều muốn được dấy lên. Một ông thánh ưa sống trong cảnh hy sinh khắc khổ, thì ở gần ông là nguy hiểm; ông ta có thể san cho mình theo cách truyền nhiễm cái bệnh nghèo khó không chữa được, làm tê dại các khớp xương cần thiết để bước tới, tóm lại nó truyền nhiễm nhiều thứ từ bỏ hơn mình muốn. Cho nên người ta đều lánh xa thứ đạo đức hay lây như vậy. Do đó mới có cảnh cô quạnh của Đức Cha Biêngvơnuy. Chúng ta đang sống trong một xã hội đen tối. Đạt được mục đích, đó là bài học rơi xuống từng giọt từ sự thối nát sừng sững như núi.
Cũng nói qua một lời rằng thành đạt là một điều khá xấu xa. Bên ngoài, kẻ thành đạt có vẻ giống người có tài năng, nên người ta dễ lầm lẫn. Đối với quần chúng, thành công nhìn nghiêng cũng có dáng như lỗi lạc. Thành đạt, mặt mày tương tự như tài ba và có một kẻ bị nó lừa dối: đó là lịch sử. Chỉ Giuyvênan và Taxit là kêu ca phản kháng. Nhưng trong thời đại chúng ta, một thứ triết học gần như chính thức đã vào làm gia thần cho nó, mặc đồng phục của nhà nó và làm kẻ thường trực ở phòng chờ. Hãy đạt cho được mục đích: đó là tất cả các học thuyết. Thịnh đạt có nghĩa là khả năng. Anh trúng số tức anh là người khôn khéo. Kẻ nào chiến thắng, kẻ ấy được trọng vọng. Anh cứ sinh ra đủ mũ mão, tất cả là ở chỗ đó. Có số đỏ là rồi có tất; anh mà sung sướng thì người ta sẽ cho là anh cao thượng. Chỉ trừ năm hay sáu ngoại lệ vĩ đại mà ánh sáng chói rực cả thế kỷ, còn thì sự khâm phục của thời đại chẳng qua là cận thị. Núc nác thì thành vàng tâm. Vô danh tiểu tốt cũng không sao, miễn là thành danh. Kẻ tầm thường là một anh Nácxit già tự khen mình và tán thưởng cái tầm thường. Cái khả năng vĩ đại làm nên Môidơ, Etsin, Đăngtơ, Miken Lăng hoặc Napôlêông, rất đông người đem nó tặng một cách đương nhiên và còn hoan hô thêm những ai đạt đến đích trong bất kì công việc gì. Hãy xem: một chưởng khế đổi dạng thành nghị viên; một anh giả Coócnây viết ra Tiridat; một hoạn quan đi đến chỗ chiếm đoạt hậu cung; một viên tướng tầm thường ngẫu nhiên thắng được trận quyết định của một thời; một anh bào chế dược liệu làm được đế giày các-tông cho quân đoàn Xămbrơ và Mơdơ và do chỗ bán mạo các-tông làm da ấy, tạo ra cho mình một khoản lợi tức bốn mươi vạn phơrăng; một tên buôn chạy lấy nghề cho vay cắt cổ mà đẻ ra được bảy tám triệu; một thầy giảng trở thành giám mục nhờ giọng nói ngạt mũi; một tay quản gia vừa thôi việc thì giàu đến nỗi được cử làm bộ trưởng tài chính. Người đời gọi thế là Thiên tài, cũng như họ gọi khuôn mặt của Mutscơtông là Thần đẹp và cái cổ của Cơlốt là Chí tôn. Quả là lẫn lộn tinh tú thăm thẳm trên trời với hình sao do chân vịt in trên đất bùn lầy lội.
XIII
ÔNG TIN GÌ
Về phương diện tin tưởng chính thống, chúng tôi không phải thăm dò ông giám mục thành Đinhơ. Trước một tâm hồn như vậy, chúng tôi cảm thấy chỉ có một xu hướng là tôn kính. Nói đến lương tâm một bậc chính trực là ta phải tin. Vả lại, đối với một số bản chất nhất định, chúng tôi công nhận rằng tất cả những vẻ đẹp của đạo đức con người đều có khả năng phát triển được trong một lòng tin khác với lòng tin của chúng tôi.
Ông giám mục nghĩ gì về tín điều này hay về bí ẩn nọ? Những điều bí mật trong thâm tâm ấy chỉ có thể biết được ở trong mồ vì khi bước xuống mồ mọi linh hồn đều trần trụi. Điều mà chúng tôi chắc chắn là, với ông, không bao giờ những mắc mứu về đức tin lại biến thành một thái độ giả dối. Đã là kim cương thì không còn có thể nói đến thối nát được. Ông tin được chừng nào thì ông cố gắng tin chừng ấy. Hãy tin ở Chúa Cha[33] là câu ông thường nói ở cửa miệng. Bởi vì ông đã tìm thấy trong những việc làm phúc đức của mình một sự thỏa mãn đầy đủ cho tâm hồn, nó luôn thì thầm bên tai ông: Chúa Trời ở bên cạnh người.
Điều chúng tôi thấy cần ghi là, ông giám mục có một lòng yêu thương quá mức, có thể nói ngoài đức tin và xa hơn đức tin. Chính từ chỗ ông “đã yêu nhiều”[34] đó mà các “bậc đứng đắn”, các “bậc trang nghiêm”, các “vị biết điều” đều đánh giá ông là có nhược điểm. Những danh từ trên là cách nói ưa chuộng trong cái xã hội đáng buồn của chúng ta, ở đó lòng vị kỷ lại nói cái giọng của kẻ lên mặt hiểu biết. Thương yêu quá mức ở đây là cái gì? Đó là một sự ân cần trong sáng, tràn qua giới hạn loài người, như chúng tôi đã có lúc nói qua và gặp dịp thì trùm lên cả sự vật. Ông sống dễ dãi. Cái gì là sáng tạo của Chúa, ông đều khoan dung. Trong con người dù là con người rất tốt đi nữa, cũng có một chút khắc nghiệt không tự giác dành cho loài vật. Các nhà tu hành đặc biệt có thứ khắc nghiệt, nhưng ông giám mục thành Đinhơ lại không hề có. Ông không đến nỗi như thầy tu bà-la-môn, nhưng hình như ông có nghiền ngẫm lời này trong sách kinh: “Ai biết linh hồn thú vật sẽ đi về đâu?” Dáng hình xấu xí, bản năng kỳ dị, không làm ông bận tâm, cũng không làm ông phật ý. Nhìn thấy thế ông cảm động, gần như mủi lòng. Có vẻ như ông trầm tư suy nghĩ, bỏ qua cái bề ngoài để tìm đến cái nguyên nhân, cách giải thích hoặc lời thanh minh. Có lúc dường như ông cầu xin Chúa một số đổi thay. Với con mắt của nhà ngôn ngữ lần mò từng nét bản thảo trên da thú thời xưa, ông bình tĩnh xem xét bao nhiêu cái hỗn độn hiện còn trong tạo vật. Cách suy tưởng mơ màng ấy nhiều lúc làm ông bật ra những lời kỳ lạ. Một buổi sáng ông đang ở ngoài vườn; ông tưởng chỉ có một mình, không ngờ có cô em đi sau mà ông không biết; đột nhiên, ông đứng lại và nhìn xuống đất; một con nhện to tướng, đen thui, lông lá xồm xoàm ghê tởm đang nằm trên mặt đất. Cô em nghe rõ ông nói:
- Ồ, con vật đáng thương! Không phải lỗi của nó.
Những cử chỉ từ bi có vẻ là trò trẻ con mà gần như thiêng liêng ấy, tại sao lại không nói đến? Trẻ con, vâng: nhưng thứ trẻ con cao cả ấy chính là của thánh Phơrăngxoa Đatxidơ và của Mác Ôren. Một hôm ông bị sai khớp chân vì không nỡ giẫm lên một con kiến.
Con người chính nhân quân tử ấy sống cuộc đời như thế đó. Thỉnh thoảng ông lại ngủ ngay ngoài vườn và những lúc ấy trông ông không còn gì đáng tôn kính hơn.
Có những lời người ta kể về thời niên thiếu, cả về thời trai tráng của ông thì Đức Cha Biêngvơnuy đã từng là một con người say đắm, có thể là dữ dội nữa. Lòng thương mênh mông ở ông chẳng phải là một bản năng tự nhiên mà là kết quả của một lòng tin vững chắc, cao cả, lọc qua cuộc đời và từng ý nghĩ, đọng lại trong trái tim ông. Bởi vì, trong tính cách một con người cũng như trong một tảng đá, cũng có thể có những lỗ sâu do nước giọt mãi mà tách ra. Thứ hang hốc như thế không bao giờ mất; cách hình thành như vậy không gì tiêu hủy được.
Năm 1815, tưởng như chúng tôi đã nói điều này rồi, ông đã bảy mươi lăm tuổi, nhưng trông ông không quá sáu mươi. Người ông không to, có hơi phát phì một tí và để chống lại ông thường hay đi bộ xa; bước chân hãy còn chắc và lưng chẳng gù mấy tí; điều này chúng tôi chẳng dám kết luận là gì cả, vì Gơrêgoa thứ XVI, tám mươi mà người vẫn đứng thẳng, mặt mày vẫn tươi cười, nhưng cái đó chẳng cấm ông ta là một giám mục tồi. Dân chúng cho là Đức Cha Biêngvơnuy có “cái đầu quí”, nhưng vì nó dễ yêu quá nên người ta quên rằng nó đẹp.
Lúc nói chuyện, tính ông vui như trẻ con, đó là một nét đáng yêu ở ông mà chúng tôi đã nói đến. Và những lúc như vậy người ở gần ông đều thấy dễ chịu, vì từ cả người ông như toát ra một niềm vui. Mặt mày hồng hào và tươi tắn, miệng cười để lộ hàm răng còn nguyên và trắng trẻo, làm cho ông có vẻ cởi mở và dễ gần. Cái vẻ như thế một người đứng tuổi thì người ta bảo: thật là một người dễ thương, còn ở một người già thì người ta lại bảo: thật là một cụ già phúc hậu. Mọi người còn nhớ, Napôlêông lúc gặp ông đã có cảm tưởng ấy. Mới gặp và tiếp xúc lần đầu, người ta cũng chỉ thấy ông là một cụ già phúc hậu mà thôi. Vậy mà ngồi bên ông chừng ít tiếng đồng hồ và chỉ cần thấy ông suy tưởng, thì ông cụ già phúc hậu biến đổi dần dần và có một cái gì hùng vĩ. Vừng trán rộng và nghiêm, có mớ tóc bạc làm thêm vẻ cao cả, càng trở nên cao cả vì sự trầm tư. Vẻ uy nghi toát ra từ sự phúc hậu, mà sự phúc hậu cũng không ngừng ngời sáng. Người ta cảm thấy xúc động như đứng trước một thiên thần tươi cười, vừa thong thả dang to đôi cánh vừa không ngớt mỉm cười. Một niềm kính mến khó tả, từng bước như thấm vào người chúng ta, dâng lên trái tim và chúng ta cảm thấy đứng trước một tâm hồn mãnh liệt, từng trải và bao dung, trong đó tư tưởng vĩ đại đến mức chỉ còn có thể là hiền từ.
Như mọi người đã thấy, cầu kinh, hành lễ, làm phúc, an ủi kẻ đau buồn, trồng trọt một mảnh vườn, lòng bác ái, tính thanh đạm, mến khách, từ chối xa hoa, lòng tin tưởng, học hỏi, làm việc, tất cả những cái đó làm cho ngày nào trong đời ông cũng đầy ắp công việc. Đầy ắp, nói như thế mới đúng, bởi vì quả nhiên, ngày đó tràn đầy những ý nghĩ tốt đẹp, những lời nói tốt đẹp, những hành động tốt đẹp. Tuy nhiên, như vậy cũng chưa là trọn vẹn nếu vì thời tiết lạnh hay trời mưa mà tối đến ông không ra dạo vườn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ và sau khi hai bà phụ nữ đã về buồng mình. Suy tưởng trầm ngâm trước những cảnh tượng hùng vĩ của bầu trời ban đêm rồi mới ngủ yên, việc đó hình như đã thành một nghi lễ đối với ông. Đôi khi, vào lúc trời đã về khuya, hai bà mà không ngủ được, thì lại nghe bước chân ông chậm rãi trên các lối đi. Ông ở đó một mình với bóng, tĩnh tâm, than thản, thành kính, đem so với cái thanh tĩnh của lòng mình với cái thanh tĩnh của không trung, xúc động trong bóng tối trước mọi huy hoàng trông thấy được của tinh tú và mọi huy hoàng không trông thấy được của Chúa Trời, tâm hồn rộng mở cho mọi tư tưởng rơi xuống từ cõi Không tên. Trong những lúc ấy, đem dâng trái tim mình vào giờ phút các hoa đêm tỏa hương thơm, sáng ngời như ngọn đèn giữa đêm sao, hòa mình say sưa giữa cảnh chói sáng mênh mông của tạo vật, chính ông cũng khó lòng nói được cái đang xảy ra trong tâm trí mình. Ông có cảm tưởng như có gì bay khỏi người mình và cũng có gì giáng hạ vào đó. Đúng là những sự trao đổi thần bí giữ những hố sâu của tâm hồn với những hố sâu của vũ trụ!
Ông nghĩ đến sự vĩ đại và có mặt của Chúa; đến cái vĩnh viễn sắp đến, bí mật kỳ lạ; đến cái vĩnh viễn đã qua, bí mật còn kỳ lạ hơn; đến tất cả những cái vô biên đang chìm sâu trước mắt ông trên khắp hướng và, không tìm hiểu cái không hiểu được, ông chỉ đưa mắt nhìn. Ông không nghiên cứu Chúa Trời, ông tự để cho mình lóa mắt nhìn Chúa. Ông chiêm ngưỡng những sự kết hợp rực rỡ của các nguyên tử, nó đem lại sắc hình cho vật chất, nó phát hiện ra các lực lượng, nó tạo ra các cá tính trong sự thống nhất, các kích thước trong không gian, cái vô số trong vô hạn và do ánh sáng mà làm ra vẻ đẹp. Những sự kết hợp này hợp với tan liên tục; từ đó sinh ra sự sống và cái chết.
Ông ngồi trên một chiếc ghế gỗ kê áp vào cái giàn đã mục, để nhìn trời sao qua hình bóng khẳng khiu, cằn cỗi của cái cây ăn quả. Mấy thước đất trồng trọt quá sơ sài, lổn nhổn những lều lán, rất thân thiết đối với ông và ông lấy thế làm đủ.
Còn có gì cần thêm cho ông già ấy nữa, khi ông đem thì giờ rỗi rãi trong cuộc đời, đã rất ít rỗi rãi của ông, ra chia cho việc làm vườn ban ngày và việc chiêm ngưỡng ban đêm? Khoảng vườn rào kín, chật hẹp này, có trời xanh làm trần trên đầu, há không đủ để ca ngợi Chúa lần lượt trong những công trình đẹp đẽ nhất và những công trình cao cả nhất chăng? Như thế chưa phải là tất cả hay sao? Còn đòi gì hơn nữa? Một mảnh vườn con để dạo chơi và cõi bao la để mộng tưởng. Ở dưới chân là những cái có thể trồng trọt và thu hoạch; trên đầu là những cái có thể nghiên cứu và suy tưởng; một ít hoa dưới đất và tất cả sao trên bầu trời.
XIV
ÔNG NGHĨ GÌ?
Một lời cuối cùng.
Loại chi tiết nói trên, đặc biệt trong thời gian chúng ta đang sống đây, có thể đem đến cho ông giám mục thành Đinhơ một dáng dấp, “phiến thần”, theo cách nói hiện nay đang thịnh hành. Điều đó khiến người ta hoặc chê hoặc khen, nhưng đều nghĩ rằng ông có một trong những thứ triết học, riêng chỉ thời đại chúng ta mới có và thỉnh thoảng thấy nảy mầm trong những bộ óc cô độc, bám rễ vào đó và lớn lên dần đến mức thay thế cho các tôn giáo. Chúng tôi đều nhấn mạnh điều này là không một ai trong số những người có biết Đức Cha Biêngvơnuy lại dám cho rằng mình có thẩm quyền để nghĩ như vậy. Ngọn lửa soi sáng con người này là trái tim. Trái tim đã tuôn ra ánh sáng để làm nên đức độ của ông.
Chẳng có học thuyết nào cả, chỉ có nhiều hành động. Những thuyết lý cao xa, khó hiểu làm cho người ta choáng váng; chẳng có dấu hiệu gì là ông đem trí óc dấn vào những thứ viễn tưởng mù mờ. Người tông đồ có thể bạo phổi, nhưng ông giám mục cần phải dè dặt. Chắc chắn là ông đã tự bảo mình phải thận trọng đừng đi quá sâu vào một số vấn đề có lẽ chỉ dành cho những đầu óc lớn và táo tợn. Dưới cổng tò vò của bí điều có sự ghê sợ linh thông; những cửa ngõ tối om ấy mở toang hoác đấy, nhưng có gì như nói với ta, những kẻ bộ hành trên đời, rằng không nên vào đó. Ai vào đó sẽ gặp tai họa. Trong chỗ cao sâu khôn tả của trừu tượng và thuyết lý đơn thuần, những thiên tài, có thể nói là đứng trên các giáo điều, đề nghị ý mình lên Chúa. Lời cầu Chúa của họ đồng thời là một lời đề nghị táo bạo xin tranh luận. Sự tôn sùng của họ cũng là cách chất vấn. Đó là tín ngưỡng trực tiếp, đầy lo âu và trách nhiệm của những ai muốn thử trèo những đỉnh cao chênh vênh của tôn giáo.
Sự suy nghĩ trầm tư của con người không có giới hạn nào. Hoàn toàn chịu trách nhiệm về công việc của mình, nó phân tích và đi sâu vào sự bừng sáng của chính mình. Có thể nói rằng, do một thứ phản lực tốt đẹp, nó làm cho cả tạo vật cũng chói lòa; thế giới bí ẩn chung quanh ta hễ nhận cái gì là có trả lại, cho nên có phần chắc là những người chiêm ngưỡng lại được người ta chiêm ngưỡng. Dù sao, trên đời cũng có những con người - phải chăng đó là những con người? - Nhìn thấy rất rõ ở chân trời sâu thẳm của sự mơ màng những đỉnh cao của tuyệt đối và có một hình ảnh dữ dội về quả núi vô biên. Đức Cha Biêngvơnuy chẳng phải là người như thế, ông không phải là một thiên tài. Chừng như ông e sợ cái thứ cao siêu vì từ đó một đôi người, có khi là những người vĩ đại, như Xuơđăngboóc và Pastcan, đã rơi vào điên loạn. Nói cho đúng, những sự suy tưởng mãnh liệt ấy có giá trị đạo đức và bằng những con đường gay go như thế, người ta cũng đến gần sự toàn thiện lý tưởng. Về phần Đức Cha Biêngvơnuy, ông đi theo con đường nhỏ gần hơn: kinh thánh.
Ông không muốn cho áo lễ của mình mang những nếp gấp trên áo khoác của Êli, ông không chiếu một tia sáng tương lai nào lên cảnh nhấp nhô tối tăm của mọi biến cố, ông cũng không tìm cách tập trung lửa trời của sự vật thành đuốc sáng, ông chẳng có tí gì của nhà tiên tri và của nhà hướng đạo. Tâm hồn giản dị ấy yêu thương, thế thôi.
Cho là ông có mở rộng sự cầu nguyện đến một khát vọng siêu phàm, điều ấy có lẽ; nhưng người ta không thể cầu nguyện nhiều quá cũng như không thể yêu thương nhiều quá. Và nếu cầu nguyện quá lời kinh là tà tín thì nữ thánh Têredơ và thánh Giêrôm đã là những người tà đạo rồi.
Ông nghiêng mình xuống những ai rên rỉ và những ai đang chuộc tội. Thế gian hiện ra trước mặt ông như một cõi bệnh tật bao la. Ở đâu cũng cảm thấy có cảm sốt, ở đâu ông cũng chẩn đoán ra sự đau đớn và không tìm cách đoán biết bí ẩn, ông cố gắng băng bó vết thương. Cảnh tượng đáng sợ của mọi vật trời sinh làm cho lòng trìu mến của ông càng phát triển. Chỉ một điều làm ông bận là cố tìm cho mình và gợi ý cho người khác cách tốt nhất để thương xót và đỡ đần. Mọi cái tồn tại trên đời, đối với nhà tu hành hiền từ và hiếm có này, là một duyên cớ thường xuyên để ông buồn và tìm cách an ủi.
Có những người cày cực khai thác vàng; ông thì ông chuyên chú khai thác lòng thương. Nỗi khốn khổ bao la của thế gian là hầm mỏ của ông. Bất kỳ ở đâu, đau khổ cũng chỉ là cơ hội cho từ tâm. Các người hãy thương yêu nhau; ông cho lời nói ấy là đầy đủ, cũng không mong ước gì hơn; và đó là tất cả học thuyết của ông. Một hôm, cái người tự cho mình là “triết gia”, cái ông thượng nghị sĩ ấy, mà trên kia đã nhắc đến, nói với ông giám mục: - Nhưng xin ông nhìn thử cảnh tượng của thế gian; ai cũng đánh nhau giết nhau; kẻ mạnh nhất thì là kẻ tài trí nhất. Cái “các người hãy thương yêu nhau” của ông là một sự nhảm nhí.
- Thế thì - Đức Cha Biêngvơnuy đáp lại một cách ôn tồn - nếu đó là sự nhảm nhí, thì linh hồn cần náu mình trong đó như hạt ngọc trong con trai vậy.
Ông ẩn mình trong đó, sống trong đó và lấy làm thỏa mãn hoàn toàn. Vì ông đã cẩn thận gạt qua một bên những vấn đề to lớn vừa hấp dẫn vừa làm cho người ta hoảng hốt, những chiều xa không tới nổi của trừu tượng, những vực sâu của siêu hình học, tất cả những vấn đề thăm thẳm quy vào một hướng và dẫn kẻ tông đồ đến Chúa Trời cũng như dẫn kẻ vô thần đến hư vô. Đó là Vận mệnh con người, thiện và ác, sinh vật xâu xé nhau, lương tâm con người, bản năng trầm tư ở thú vật; vấn đề chết rồi đi đâu, nằm dưới mồ thì ôn lại kiếp sống ra sao, bao nhiêu mối tình nối tiếp nhau tháo ghép một cách khó hiểu bên cái tôi cố định; vấn đề cái tinh hoa và cái thể chất, sông Nin và sông Ăngxơ, linh hồn và tạo vật, tự do và tất yếu. Toàn những vấn đề chót vót, những tầng tầng đáng sợ; bao nhiêu thiên tài vĩ đại của trí tuệ, con người đã vùi đầu vào đó. Toàn những vực sâu kinh khủng mà Luycơrét, Manu, Thánh Pôn và Đăngtơ từng ngắm với con mắt nảy lửa; nhìn đăm đăm vào cõi vô biên thì hình như lại làm nở ra ở đó những vì sao sáng.
Đức Cha Biêngvơnuy chỉ đơn giản là một con người nhìn các vấn đề bí ẩn từ bên ngoài chứ không soi mói, không lay động tới, cũng không để cho tâm trí mình rối loạn, một con người thâm tâm biết kính trọng bóng tối một cách tôn nghiêm.
QUYỂN II: SA NGÃ
I
SAU MỘT NGÀY ĐƯỜNG
Vào thượng tuần tháng 10 năm 1815, một giờ trước lúc mặt trời lặn, có một người khách đi bộ vào thành phố Đinhơ nhỏ bé. Dăm ba người hàng phố khi ấy còn đứng ngoài cửa sổ, hoặc ở ngưỡng cửa, đưa mắt nhìn người bộ hành, vẻ nghi ngại. Khó mà thấy một người đi đường tồi tàn hơn thế! Hắn ta khoảng trên bốn mươi lăm tuổi, người tầm thước, to ngang và vạm vỡ trông đương sung sức. Chiếc mũ cát-két có lưỡi trai bằng da sụp xuống trán che khuất một phần khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi. Chiếc sơ-mi vải thô màu vàng, cổ cài mỏ neo bạc, để lòi ra một cái ngực đầy lông. Chiếc cà-vạt vặn lại như mẩu thừng. Cái quần bằng vải to màu xanh đã cũ nát, một bên gối bạc phếch và một bên bị thủng. Cái áo khoác cũ màu xám, rách mướp một bên khuỷu tay và một miếng da xanh khâu bằng dây gai. Trên lưng một chiếc ba lô quân đội còn mới nguyên đầy ắp và buộc kỹ lưỡng. Tay cầm chiếc gậy gộc có đốt, chân không tất đi một đôi giày đinh. Đầu húi trọc, râu để dài.
Con người đã tồi tàn như thế lại cuốc bộ ngoài nắng mồ hôi mồ kê ướt đẫm, bụi bặm đầy mình, nên càng thêm vẻ ghê tởm.
Đầu thì húi trọc, nhưng tóc lổm chổm vì mới mọc mà hình như gần đây không được húi.
Chẳng ai biết rõ hắn ta. Cố nhiên hắn chỉ là một kẻ qua đường. Nhưng hắn ở đâu tới? Từ miền Nam. Có lẽ là từ miền bể. Vì hắn vào thành phố Đinhơ cũng bằng con đường mà bảy tháng trước đây Hoàng đế Napôlêông đã đi qua khi từ Can đến Pari. Chắc hắn đã cuốc bộ suốt ngày nên coi vẻ mệt mỏi lắm. Mấy người đàn bà ở phố cũ phía Nam đã thấy hắn nghỉ lại dưới rặng cây ở đường Gátxăngđi và vục nước máy ở đầu đường mà uống. Hẳn là hắn khát lắm, vì lũ trẻ con đi theo thấy hắn dừng lại cách đấy hai trăm bước, ở máy nước sân chợ và uống nữa.
Đến góc phố Poasơve hắn rẽ sang trái và tiến về phía thị sảnh. Hắn vào và mười lăm phút sau lại ra. Một người lính sen đầm ngồi trên tấm ghế để cạnh cửa ra vào, chiếc ghế mà hôm mùng bốn tháng ba tướng Đôruô đã trèo lên và đọc cho quần chúng nhân dân thành Đinhơ đang kinh hoàng tờ tuyên ngôn của Napôlêông làm ở vịnh Gioăng. Hắn bỏ mũ khúm núm cúi chào. Người lính không chào lại, chăm chú nhìn hắn, trông theo hắn một lúc rồi bỏ đi vào trong công quán.
Ngày ấy ở Đinhơ có một hàng cơm lịch sự là hiệu Croa đờ Cônba. Chủ quán, Giacanh Laba cũng là một tay được vị nể trong thành phố vì y có họ với một anh Laba khác, anh này là chủ hàng cơm Troa Đôphanh ở Grơnốp và đã từng phục vụ trong đội quân hướng đạo. Dạo hoàng đế đổ bộ lên đất liền, trong xứ người ta đồn nhiều điều về hàng cơm Troa Đôphanh này lắm. Có người kể rằng tướng Béctrăng,[35] cải trang làm phu xe bò, vào tháng giêng năm ấy, thường hay đi lại trong vùng và phân phát nhiều huân chương cho lính tráng và từng vốc bạc cho bọn thị dân. Sự thật là khi Napôlêông vào Grơnốp, ngài đã từ chối không đến ngự ở thị sảnh. Ngài cám ơn ông thị trưởng và nói: “Tôi đến nhà một người tốt mà tôi quen biết”, rồi đi đến quán cơm Troa Đôphanh. Cái vinh dự của anh Laba ở hàng cơm Troa Đôphanh chiếu xa ngoài hai mươi dặm đến tận cái anh Laba ở quán cơm Croa đờ Cônba. Hàng phố người ta thường chỉ trỏ: “Ấy, ông này là em họ của ông Laba ở Grơnốp đó”.
Anh chàng đi về phía hàng cơm ấy là nơi chứa trọ tốt nhất miền. Hắn bước thẳng vào bếp ngay cạnh đường. Tất cả các hỏa lò đang đỏ rừng rực; trong lò sưởi củi cháy ngùn ngụt. Chủ quán vừa là đầu bếp, hết thổi lửa lại xem các xoong chảo, đang tíu tít sửa soạn bữa cơm ngon cho bọn phu xe tải hàng đang cười nói ầm ĩ ở buồng bên. Ai đã từng đi nhiều đều biết rằng chẳng có khách hàng nào háu ăn ngon bằng đám phu xe tải. Một chiếc xiên dài có con cu li béo, hai bên kèm một dây gà gô và gà rừng, đang quay trên lò lửa. Trong nồi hai con chép lớn hồ Lôze và một con cá quả hồ Alôzơ đang âm ỉ.
Nghe cửa mở và có khách mới vào, chủ quán mắt không rời bếp, hỏi:
- Ông cần gì?
- Ông cho ăn cơm và ngủ lại.
- Vâng, dễ thôi - Bấy giờ chủ quán mới quay ra, nhìn người khách từ đầu đến chân một lượt rồi thêm:
- Chỉ cần trả tiền.
Khách thò tay vào túi áo khoác lấy ra một chiếc ví da to:
- Tiền đây.
- Thế thì xin có.
Khách bỏ ví da vào túi, bỏ chiếc ba lô ra, đặt xuống đất gần bên cửa rồi xách gậy đến ngồi trên chiếc ghế đẩu gần lò sưởi. Thành phố Đinhơ ở miền núi, đêm tháng mười thường lạnh.
Trong khi ấy, chủ quán vừa đi đi lại lại vừa ngắm kỹ khách.
- Đã sắp có cơm chưa? - Khách hỏi.
- Lát nữa.
Trong khi khách ngồi sưởi, quay lưng lại thì viên chủ quán Laba móc túi lấy cây bút chì, xé một tờ báo cũ trên chiếc bàn con cạnh cửa sổ, viết một vài dòng gì đó vào chỗ mép trắng rồi gấp lại đưa cho một chú bé, chừng vừa là phụ bếp vừa là người đánh xe. Chú quán ghé vào tai thằng bé nói thầm một câu, thằng bé liền cắm đầu chạy về phía thị sảnh.
Khách không hay biết gì cả, lại hỏi:
- Đã gần có cơm chưa?
- Một lát nữa.
Thằng bé cầm mảnh giấy trở về. Chủ quán đang nóng chờ câu trả lời, vội vàng mở ra xem. Hắn ra vẻ chăm chú đọc, rồi lắc đầu suy nghĩ một lúc. Rồi hắn bước lại gần người khách đang trầm ngâm, ra dáng lo lắng, âu sầu:
- Này ông, tôi không tiếp ông được.
Khách giật mình nhổm lên:
- Sao vậy? Anh sợ tôi không có tiền trả à? Hay là tôi đưa trước cho anh nhé? Tôi đã nói tôi có tiền mà.
- Không phải thế.
- Thế thì tại làm sao?
- Ông có tiền…
- Phải.
- Nhưng tôi thì tôi không có phòng.
Khách ôn tồn bảo:
- Cho tôi xuống chuồng ngựa vậy.
- Không được.
- Sao thế?
- Chuồng ngựa đầy ngựa rồi.
- Thôi thì một xó trên gác xép cũng được. Một ổ rơm là đủ mà. Ăn xong rồi ta sẽ hay.
- Tôi không thể dọn cơm cho ông ăn được.
Câu trả lời khoan thai, nhưng cứng cỏi, làm cho khách biết có gì nghiêm trọng đây. Khách đứng dậy:
- Thế à! Nhưng tôi đói lả rồi đây này. Cuốc bộ những mười hai dặm từ sáng sớm đến giờ. Tôi có quịt đâu, tôi cần ăn mà.
- Trong nhà chả còn thức gì cả!
Khách phì cười, quay sang phía lò sưởi và chỗ bếp:
- Không còn gì! Thế những cái kia?
- Đấy là của người ta đặt trước.
- Ai đặt?
- Các ông phu xe tải hàng đây.
- Họ có bao nhiêu người?
- Mười hai.
- Đến hai mươi ăn cũng đủ nữa là.
- Nhưng họ đã giữ hết và trả tiền trước cả rồi.
Khách lại ngồi xuống, ôn tồn:
- Đây là hàng cơm, tôi đói, tôi cứ ở lại.
Chủ quán bèn ghé vào tai khách, nói bằng một giọng làm cho khách phải giật mình:
- Đi ngay đi.
Lúc ấy khách đang cúi xuống, lấy đầu gậy bịt sắt vun mấy cục than hồng trong lò lửa, bỗng quay ngoắt lại. Khách vừa mở miệng định trả lời thì chủ quán nhìn chằm chằm vào mặt, vẫn thấp giọng nói tiếp:
- Này, đừng nhiều lời nữa. Anh có muốn tôi nói tên anh ra không? Anh là Giăng Vangiăng. Anh còn muốn tôi lôi lý lịch anh ra ư? Lúc anh thoạt vào, tôi đã hơi ngờ ngờ, tôi sai người ra hỏi ngoài thị sảnh, thì người ta đã trả lời rồi đấy. Anh có đọc được không?
Chủ quán vừa nói vừa đưa cho khách xem mảnh giấy mở sẵn vừa mới từ hàng cơm đưa ra thị sảnh và từ thị sảnh trở về hàng cơm. Khách đưa mắt nhìn qua. Chủ quán đứng lặng một lát rồi bảo:
- Tôi đây vẫn quen đối xử nhã nhặn với mọi người. Mời anh đi cho.
Khách cúi đầu, nhặt chiếc ba lô để dưới đất rồi bước ra.
Hắn cứ dọc theo đường phố lớn đi thẳng một mạch về phía trước, chẳng biết mình định đi đâu, men sát theo các tường nhà, như người bị sỉ nhục và buồn rầu. Ở cửa hàng cơm, anh chủ quán, có bọn khách trọ và người qua đường vây quanh, đang đứng trông theo và chỉ trỏ, nói năng huyên thuyên. Người kia không hề ngoái cổ. Giá hắn ngoái cổ trông lại thì cứ vẻ mặt nghi ngờ và kinh hãi của cả đám người ấy, có lẽ hắn đoán biết rồi đây chả mấy chốc cả thành phố sẽ nhốn nháo lên vì hắn.
Hắn không nhìn thấy gì về cảnh ấy cả. Người đang đau khổ có quay nhìn lại sau lưng bao giờ! Họ biết thừa vận đen vẫn theo đuổi họ.
Hắn cắm đầu đi như thế trong hồi lâu, lang thang hết phố này sang phố khác, chẳng biết đâu là đâu, quên cả mệt nhọc, như một người đang cơn buồn bực. Bỗng nhiên hắn thấy bụng đói cồn cào. Trời lại sắp tối. Hắn đưa mắt nhìn quanh xem may chăng có nơi nào trọ được.
Hàng quán lịch sự thì đã cấm cửa hắn rồi; hắn định tìm một quán rượu nào thật tồi tàn, thật xơ xác.
Vừa lúc ấy, một ánh lửa lóe lên ở đầu phố; một cành thông treo lủng lẳng trên cái cần sắt (đó là dấu hiệu một quán trọ) in rõ trên nền trời hoàng hôn màu trăng trắng. Hắn nhắm hướng đó đi tới.
Thì ra là một quán rượu, quán rượu phố Sapphô.
Hắn dừng lại một lúc, đưa mắt nhìn vào bên trong qua cửa kính. Căn phòng thấp của ngôi hàng đang có chiếc đèn con trên bàn và lửa cháy rần rật trong lò sưởi chiếu sáng. Vài ba người đang uống rượu. Chủ quán ngồi sưởi. Một chiếc nồi sắt treo trên lò lửa sôi sùng sục.
Quán rượu này đồng thời là quán cơm. Vào ra có hai cửa, một cửa trông ra đường cái, một cửa thông ra cái sân con đầy ắp phân tro.
Hắn không dám vào cửa trước. Hắn lẻn vào trong sân, tần ngần một lúc rồi khe khẽ nâng then lên, đẩy cánh cửa. Chủ quán hỏi:
- Ai đấy?
- Một người muốn ăn cơm và nghỉ trọ.
- Được. Ở đây có chỗ ăn và chỗ ngủ.
Hắn bước vào. Bọn khách đang đánh chén quay cả lại. Hắn đứng giữa, một bên có ánh đèn chiếu sáng, một bên có ánh lửa. Trong khi hắn loay hoay bỏ chiếc ba lô trên vai xuống thì mọi người đều nhìn hắn chăm chú.
Chủ quán bảo:
- Lò sưởi đây, bữa tối trong nồi kia. Anh bạn lại mà sưởi cho ấm.
Hắn đến ngồi sát bên lò sưởi, duỗi thẳng đôi chân đi bộ đau dừ ra trước đống lửa. Trong nồi mùi thức ăn bay ra thơm phức. Trên khuôn mặt khuất sau chiếc mũ lưỡi trai đội thụp xuống, phảng phất một vẻ gì khoan khoái lẫn trong cái dáng đau thương của con người từng quen khổ nhục.
Thực ra, nhìn một bên, nét mặt hắn rắn rỏi, cương quyết và rầu rầu. Kể ra cũng phức tạp: thoạt trông thì hình như khúm núm, nhìn kỹ lại như nghiêm nghị. Hai con mắt sáng quắc dưới bộ lông mày, trông chẳng khác gì ánh lửa dưới bụi rậm.
Trong bọn khách đang ngồi ở quán có một anh hàng cá, trước khi đến quán này đã qua nhà hàng Laba để gửi ngựa. Tình cờ xui khiến y gặp người lạ mặt khả nghi này lúc ban sáng đang thất thểu ở quãng đường từ Bradat đến… (tôi quên mất tên chỗ này, hình như là Etcublông thì phải). Chả là khi gặp y, người bộ hành đã có vẻ mệt nhọc lắm rồi, có xin y cho ngồi nhờ sau yên ngựa: y chẳng nói chẳng rằng cứ ra roi thúc ngựa. Nửa giờ trước đây, y lại có mặt trong đám đông, vây quanh Giacanh Laba và chính miệng y đã thuật lại việc gặp gỡ bực mình ban sáng cho mọi người ở cửa hàng Croa đờ Cônba nghe. Y ngồi yên tại chỗ, ra hiệu ngầm cho chủ quán. Chủ quán ghé lại gần, hai người thì thầm với nhau một vài lời. Người khách lạ đang thừ người ra nghĩ ngợi.
Chủ quán trở lại chỗ lò sưởi, đột ngột đặt bàn tay lên vai hắn, bảo:
- Mày đi ngay ra khỏi nhà này.
Hắn quay lại nhẹ nhàng đáp:
- À! Hóa ra anh cũng biết ư?
- Phải.
- Bên nhà hàng kia không tiếp tôi.
- Và nhà hàng này thì đuổi mày đi.
- Ông bảo tôi đi đâu bây giờ?
- Đi chỗ khác.
Người lạ mặt cúi nhặt chiếc gậy và xách ba lô đi. Mấy đứa trẻ con đi theo hắn từ nhà hàng Croa đờ Cônba vẫn đứng chờ ở ngoài, thấy hắn bước ra thì nhặt đá ném theo. Hắn nổi giận quay trở lại, giơ chiếc gậy ra dọa, lũ trẻ mới chịu chạy tản ra như một bầy chim.
Hắn đi qua nhà lao. Cổng nhà lao có treo một sợi xích buộc vào một cái chuông. Hắn nắm dây giật. Một cửa con mở ra. Hắn bỏ mũ kính cẩn:
- Ông gác ơi! Ông làm ơn mở cửa cho tôi và cho tôi trọ đỡ đêm nay.
Có tiếng trả lời:
- Nhà pha không phải là quán trọ. Anh cứ làm cho người ta bắt giam anh đi. Tôi sẽ mở cửa cho.
Cửa con đóng lại.
Hắn rẽ sang một phố nhỏ có nhiều khu vườn. Có nơi bên ngoài chỉ có hàng rào cây trông cũng vui mắt. Giữa quãng vườn tược, rào giậu ấy, hắn nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ một tầng, gác có ánh sáng chiếu lọt qua cửa sổ. Hắn lại dòm qua cửa kính như lúc đứng trước quán rượu ban nãy. Bên trong là một căn phòng rộng quét vôi trắng, một chiếc giường có trải nệm bọc vải hoa, một chiếc nôi trẻ con ở góc nhà, mấy cái ghế gỗ và khẩu súng săn hai nòng treo trên tường. Giữa phòng, bàn ăn đã bày sẵn. Ánh sáng cây đèn đồng tỏa lên tấm khăn bàn vải thô màu trắng, chiếu lên cái bình thiếc lấp loáng như bạc đựng đầy rượu và liễn xúp màu nâu khói lên nghi ngút. Bên bàn, một người đàn ông trạc độ bốn mươi, nét mặt tươi vui, đang đùa với đứa con nhỏ nhún nhảy trên đùi mình. Bên cạnh người vợ trẻ măng vạch áo cho một đứa trẻ khác bú. Anh chồng cười, đứa con cười, chị vợ mỉm cười.
Người lạ mặt mơ màng ngắm cảnh gia đình đầm ấm ấy một lúc lâu. Hắn đang nghĩ ngợi gì vậy? Riêng chỉ có hắn biết được mà thôi. Có lẽ hắn cho rằng gia đình vui vẻ này hẳn là hiếu khách và ở một nơi tràn đầy hạnh phúc như thế hắn sẽ tìm được một chút tình thương chăng.
Hắn gõ khẽ vào cửa kính.
Không ai nghe tiếng.
Hắn gõ lần nữa.
Có tiếng người vợ bảo chồng:
- Này mình, hình như có ai gọi cửa.
Chồng đáp:
- Đâu có.
Hắn lại gõ lần thứ ba.
Người chồng đứng dậy, cầm đèn ra mở cửa.
Chủ nhà người cao lớn, nửa ra vẻ nông dân, nửa ra vẻ thợ thủ công. Anh khoác một chiếc tạp dề rộng bằng da, bên trái che lên đến ngang vai. Phần trên tạp dề bỏ đồ đạc cộm lên như một cái túi, có chiếc nịt da ở lưng giữ lại: một cái búa, một chiếc khăn tay đỏ, một bao thuốc súng và đủ thứ linh tinh nằm trong đó. Anh nghiêng đầu ra phía sau, chiếc sơ mi cổ rộng trễ xuống để lộ ra cái cổ trần, lực lưỡng và trắng nõn. Anh có đôi lông mày rậm, bộ râu quai nón đen nhánh, cặp mắt lồi, cái cằm nhọn, vẩu và trên tất cả cái dáng thoải mái của con người đang ở nhà mình, một dáng điệu rất khó tả.
- Thưa ông, xin lỗi ông. Ông có thể cho tôi một đĩa xúp nhỏ và một xó trong nhà xe ở ngoài vườn kia để ngủ qua đêm nay không? Tôi xin gửi tiền hầu ông. Thưa ông, có được không? Tôi xin trả tiền ông.
Chủ nhà hỏi:
- Anh là ai.
- Tôi ở Puy Moaxông đến đây. Tôi đi bộ suốt từ sáng đến giờ, kéo bộ hàng mười hai dặm đường. Thưa ông, có được không? Tôi xin trả tiền mà.
- Người lương thiện xin trọ mà lại trả tiền khá thì việc gì mà từ chối? - người nông dân đáp - Nhưng sao anh lại không vào nhà hàng?
- Nhà hàng không còn chỗ.
- Không còn chỗ? Có lý nào. Hôm nay có phiên chợ chính hay phiên chợ xép gì đâu. Thế anh đã vào Laba chưa?
- Đã.
- Thế sao?
Người lạ mặt lúng túng:
- Không biết tại sao, họ không chịu tiếp tôi.
- Anh đã lại nhà hàng anh gì ở phố Sapphô chưa?
Người lạ mặt lại càng thêm lúng túng. Hắn ngập ngừng:
- Ở đấy họ cũng không tiếp.
Chủ nhà sinh nghi, nhìn người lạ mặt từ đầu đến chân, rồi bất thần kêu lên, giọng như ríu:
- Dễ thường anh là cái người mà…
Anh đưa mắt nhìn người lạ mặt lần nữa, rồi lùi lại ba bước, đặt cây đèn xuống bàn, với tay lấy khẩu súng trên tường.
Nghe tiếng chồng kêu: “Dễ thường anh là cái người mà…” chị vợ vội đứng dậy, ôm lấy hai con chạy đến nấp sau lưng chồng, không kịp kéo áo che ngực, cặp mắt hốt hoảng, nhìn về phía người lạ mặt, miệng lẩm bẩm:
- Quân cướp đạo.
Bấy nhiêu việc hình dung ra thì dài song chỉ xảy ra trong chốc lát. Chủ nhà dò xét người lạ mặt một lúc như người ta quan sát một con rắn lục, rồi trỏ ra phía cửa bảo:
- Cút đi.
- Van ông, xin một cốc nước.
- Có họa một phát súng!
Nói xong, anh đóng sập cửa lại. Người lạ mặt nghe rõ anh ta kéo cả hai cái then lớn cài cửa. Một lát sau, cửa sổ cũng đóng nốt và có tiếng gióng sắt chặn cửa vang ra ngoài.
Trời mỗi lúc một thêm tối. Gió núi thổi về lạnh buốt. Trong ánh sáng lờ mờ của ngày tàn, người lạ mặt thấy trong một khu vườn ở gần đường có cái gì giống một cái lều đắp bằng đất cỏ. Hắn quả quyết trèo qua hàng rào gỗ đi vào trong vườn. Đến gần thì thấy lều chỉ có một lỗ nhỏ ra vào ở sát đất, trông giống túp lều của phu lục lộ thường dựng dọc đường cái. Thôi đích là cái lều của phu lục lộ, có lẽ hắn nghĩ thế. Bấy giờ hắn vừa đói lại vừa rét; đói thì hắn đành ôm bụng chịu vậy, nhưng rét thì ít nhất cũng tạm ẩn vào đây được, vì lều của phu lục lộ thì ban đêm thường bỏ không. Hắn bèn nằm sấp xuống chui vào. Trong lều ấm lắm, lại có cả ổ rơm khá êm. Hắn nằm duỗi dài trên ổ, mệt quá không cựa quậy nổi. Một chốc sau thấy cái ba lô ở sau lưng vướng víu khó chịu, hắn nghĩ nếu đem kê làm gối thì hay quá nên với tay cởi dây đeo. Bỗng có tiếng gầm gừ dữ tợn vang lên. Hắn nhìn ra thì thấy đầu một con chó kếch xù hiện ra trong bóng tối ngay chỗ lỗ ra vào.
Thì ra đó là cái ổ chó.
Hắn vốn lực lưỡng và là một tay không vừa. Hắn vớ lấy cây gậy, giơ ba lô lên làm cái khiên, rồi cố lách ra khỏi chuồng, mặc cho quần áo bị tươm nát thêm. Hắn cũng luồn ra khỏi vườn, nhưng vừa lùi vừa hoa gậy theo thế võ mà bọn nhà nghề mệnh danh là thế che hoa để dọa con chó.
Khi chật vật lắm mới vượt được hàng rào gỗ ra ngoài đến đường cái, hắn lại càng thấy mình chơ vơ không nhà, không cửa, không nơi nương tựa, thậm chí chui vào cái ổ chó khốn nạn nằm lên rơm của chó, mà cũng bị chó đuổi ra. Hắn ngồi phịch xuống một hòn đá. Hình như lúc ấy có người đi qua nghe thấy hắn than thở:
- Thân ta thật không bằng một con chó!
Một lát sau hắn lại đứng dậy bước đi. Hắn đi ra khỏi thành phố, hy vọng tìm được gốc cây hay đống rạ ngoài đồng trú tạm.
Hắn cắm đầu đi một lúc lâu. Khi đã thấy xa nơi nhà cửa có người ở rồi, hắn mới ngước mắt nhìn quanh một lượt. Thì ra hắn đang ở giữa cánh đồng. Trước mắt là một quả đồi thấp gặt xong, còn trơ gốc rạ trông như cái đầu húi trọc.
Chân trời tối mịt. Đêm đã đến. Lại thêm những đám mây rất thấp, trông như tựa trên đỉnh đồi và đang lan ra, tỏa dần khắp trời. Trăng sắp mọc, ngang trời cũng còn mơ hồ chút ánh sáng thừa của hoàng hôn, nên từ các vòm mây, ánh sáng heo hắt ấy lại tỏa xuống cánh đồng.
Mặt đất thành ra trông rõ hơn nền trời và cái đó gây ra một cảnh tượng ghê rợn. Quả đồi trơ trọi mảnh mai in hình mờ nhạt lên chân trời tối sầm trước mặt. Dưới ruộng, trên đồi không còn cái gì khác ngoài một thân cây hình dáng kỳ dị đang quằn quại run rẩy ở ngay gần người rảo bước.
Cố nhiên hắn không phải là một con người thông minh, tế nhị, quen cảm xúc trước những vẻ bí ẩn của tạo vật, nhưng trong cảnh trời, cảnh đồi, cảnh đồng ruộng, cả hình dáng gốc cây ấy lúc bấy giờ đều như có cái gì tiêu điều vô hạn, khiến hắn phải lặng người đi, mơ màng một lúc rồi bỗng quay gót trở lại. Lắm khi thiên nhiên cũng có vẻ thù ghét con người là thế. Hắn quay lùi về đường cũ. Bấy giờ cổng thành đã đóng. Đinhơ trước kia, hồi chiến tranh tôn giáo đến nhiều lần đương đầu với nhiều cuộc bao vây, nên đến năm 1815 hãy còn giữ những tường lũy cũ, với các lô cốt vuông đã bị phá từ dạo ấy. Hắn trèo qua chỗ tường đổ trở vào trong phố.
Lúc ấy vào khoảng tám giờ tối. Đường sá không thuộc nên hắn lại vẫn lang thang như trước. Đi mãi đến dinh tỉnh trưởng rồi đến chủng viện. Khi qua quảng trường nhà thờ lớn, hắn hằn học giơ quả đấm lên nhà thờ.
Ở góc quảng trường có một nhà in. Đây là nơi in đầu tiên các bản tuyên cáo của hoàng đế và của quân ngự lâm gửi cho quân đội. Các bản tuyên cáo này từ đảo Enbơ mang về do đích thân Napôlêông đọc cho người ta chép.
Cuối cùng thấy trong người rã rời, lại hết phương mong mỏi, hắn đến nằm lăn trên chiếc ghế đá trước cửa nhà in.
Một bà già từ trong nhà thờ đi ra, thấy hắn nằm trong bóng tối, cất tiếng hỏi:
- Ông bạn kia làm gì ở đây?
Hắn nổi xung gắt:
- Phúc đức chưa! Bà không thấy à? Nằm ngủ chứ còn làm gì nữa!
Bà già là hầu tước phu nhân R, vốn là người phúc đức thật. Bà tiếp:
- Nằm trên ghế đá này à?
- Mười chín năm nằm đệm gỗ, nay nằm nệm đá cũng được chứ sao?
- Trước anh đi lính à?
- Phải, đi lính.
- Sao lại không vào quán trọ?
- Tôi không có tiền.
- Rủi quá - bà R. nói - tôi chỉ còn bốn xu trong ví!
- Không hề gì, cứ cho tôi.
Hắn cầm tiền. Bà R, lại bảo:
- Bấy nhiêu cũng không đủ trả tiền trọ đâu. Nhưng anh đã hỏi thử chỗ nào chưa? Chứ nằm cả đêm trên ghế này thế nào được! Chắc anh đang đói và rét. Người ta cũng có thể làm phúc cho anh ngủ nhờ chứ?
- Tôi đã gõ hết cửa mọi nhà rồi.
- Thế sao?
- Đâu họ cũng đuổi.
Bà già phúc đức, chạm tay người lạ mặt, chỉ cho hắn ngôi nhà thấp nhỏ ở bên kia quảng trường, cạnh dinh giám mục:
- Anh bảo anh gõ cửa khắp các nhà rồi phải không?
- Phải.
- Vậy anh đã gõ cửa nhà kia chưa?
- Chưa.
- Đến gõ đấy xem.
II
KHUYÊN NGƯỜI HIỀN PHẢI ĐỀ PHÒNG
Tối hôm ấy, ông giám mục thành Đinhơ đi dạo phố về lại ngồi làm việc trong phòng mãi. Ông lo soạn một bộ sách về Những bổn phận. Công việc còn đang dở dang.
Ông nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những gì mà các Cha cố và các Nhà thông thái đã nói về vấn đề trọng đại này. Cuốn sách gồm hai phần: phần thứ nhất nói về bổn phận mọi người, phần thứ hai về bổn phận cá nhân, tùy theo hoàn cảnh từng tầng lớp. Bổn phận mọi người là quan trọng nhất. Có bốn cái mà Thánh Mathiơ đã chỉ rõ: Bổn phận đối với Chúa (Matth, VI), bổn phận đối với bản thân (Matth, V, 29, 30), bổn phận đối với đồng loại (Matth, VII, 12), bổn phận đối với sinh linh (Matth, VI, 20,25). Về các bổn phận khác, ông cũng đã thấy rõ có nơi vạch ra và khuyên làm: các nhà vua và các bề tôi thì trong khuyến thư cho người La Mã; các quan tòa, của kẻ làm vợ, làm mẹ, của thanh niên thì trong lời thánh Pi-e; của người làm chồng, làm cha, làm con, làm gia nhân cho kẻ khác thì trong Khuyến thư cho dân Ephe; của người đi đạo thì trong Khuyến thư cho người Ebơrơ; của trinh nữ, trong Khuyến thư cho dân Côranhtơ. Ông cẩn thận đem tất cả những lời khuyên kia sắp xếp thành một bài luân lý cân đối hài hòa để trình bày cho mọi người.
Tám giờ rồi ông vẫn còn ngồi lom khom viết vào những mẩu giấy vuông nhỏ, trên đùi đặt một cuốn sách to. Như thường lệ, mụ Magơloa bước vào lấy bộ đồ bạc trong ô tủ gần đầu giường. Một lúc sau, đoán chừng bữa ăn đã dọn xong và cô em có lẽ đang đợi, ông gấp sách đứng lên bước sang phòng ăn.
Phòng ăn là một căn buồng hình bầu dục có lò sưởi, cửa chính quay ra đường (như trên đã tả) và cửa sổ trông ra vườn.
Bữa ăn vừa dọn xong, bà Magơloa vừa bày bàn vừa nói chuyện với cô Baptistin.
Cây đèn để trên bàn; bàn lại kê bên lò sưởi. Trong lò củi cháy khá đượm.
Người ta có thể dễ dàng hình dung được hai bà phụ nữ, bà nào tuổi cũng ngoại sáu mươi. Bà Magơloa thì thấp người, đẫy đà, lanh lẹ; cô Baptistin thì dịu dàng, dáng gầy và lêu khêu, so với ông anh có cao hơn một tí; cái áo lụa bà mặc màu nâu thẫm, bà giữ mãi đến bây giờ là sắm ở Pari từ hồi 1806, lúc ấy màu đó rất được mọi người hâm chuộng. Nếu mượn cách nói thông tục, nó có cái hay là một chữ có thể diễn đạt được một ý mà có khi cả một trang văn chương cũng chưa chắc đã nói đầy đủ bằng, thì bà Magơloa có vẻ là một bà nhà quê, còn cô Baptistin thì ra dáng một phu nhân. Bà Magơloa thì trên đầu đội cái mũ vải trắng, chung quanh cuộn tròn thành ống, cổ đeo một cây thánh giá nhỏ bằng vàng, thứ nữ trang duy nhất trong nhà. Cái khăn quàng của bà thật trắng lòi ra ngoài cái áo dài đen, tay ngắn và rộng, bằng len thô. Cái tạp dề bằng vải kẻ ô xanh đỏ, buộc ngang hông bằng các dải màu lục. Trước bụng thêm miếng vải gấp ngược lên thành túi cài hai kim băng ở hai góc trên. Chân đi giày rộng với bít tất vàng như phụ nữ Mácxây. Chiếc áo dài của cô Baptistin cắt theo mẫu 1806, cỡ ngắn, thân hẹp, tay bồng, có dải buộc và đính cúc. Mớ tóc lốm đốm bạc, bà thu vào trong một bộ tóc giả uốn theo kiểu thiếu niên. Bà Magơloa có vẻ thông minh, lanh lợi, tốt bụng; hai khóe miệng không cân nhau; môi trên dày hơn môi dưới, trông ở bà có cái gì cộc cằn và độc đoán. Ông giám mục mà còn làm thinh thì bà nói năng mạnh dạn với thái độ vừa kính nể và tự do; nhưng hễ Đức Cha lên tiếng, thì, điều này mọi người đã biết, bà phục tòng ngoan ngoãn cũng như cô Baptistin vậy. Cô này thì lại như không nói năng gì. Cô chỉ vâng lời và làm theo cho ông anh vui lòng. Ngay hồi còn trẻ, người cô cũng không xinh, đôi mắt to xanh, hơi lồi, sống mũi dài và gù; có điều khuôn mặt cũng như cả con người, như chúng tôi đã nói ở đầu sách này, đều toát lên một vẻ hiền từ vô hạn. Cô vốn sinh ra để làm con người hiền đức; nhưng đức tin, tình bác ái, lòng hy vọng, ba đức ấy lại nhẹ nhàng sưởi ấm tâm hồn làm cho trái tim hiền đức kia lại dần dần nâng lên thành thánh đức. Tạo vật chỉ đúc cô làm một con cừu, tôn giáo đã biến cô thành một thiên thần. Tội nghiệp người con gái thánh đức! Một hình ảnh êm dịu đã mất!
Không biết bao nhiêu lần cô Baptistin đã kể lại việc xảy ra trong dinh giám mục buổi tối hôm ấy, cho nên nhiều người hiện nay còn sống hãy còn nhớ rõ các chi tiết.
Khi ông giám mục bước vào, bà Magơloa đang chuyện trò có vẻ hăng lắm. Bà nói với cô Baptistin câu chuyện bà đã thuộc lòng và ông giám mục nghe cũng đã quen tai, câu chuyện cái then chỗ cửa ra vào.
Nghe đâu lúc chiều đi mua thức ăn, bà đã nghe thấy chỗ nào cũng xì xào nhiều chuyện lắm. Nào chuyện có một tên trộm hình dạng kỳ dị, một tên du đãng khả nghi vừa xuất hiện, đang còn lẩn lút trong các phố, đêm nay ai mà về khuya chắc sẽ gặp những chuyện chẳng lành. Nào chuyện tuần phòng bị bỏ bê, lơ là vì ông tỉnh trưởng và ông thị trưởng không ưa nhau, cố tìm cách làm xảy ra việc nọ việc kia để hại nhau. Ai khôn hồn thì tự liệu mà giữ lấy thân, giữ lấy của, nhà cửa phải liệu mà rào trước chặn sau, đóng then cài chốt cho thật kỹ.
Bà cố ý nhấn mạnh mấy tiếng sau cùng. Song ông giám mục vừa ở phòng bên sang, đang rét, nên đến thẳng chỗ lò sưởi ngồi sưởi rồi nghĩ vơ vẩn đến chuyện khác. Ông không có hưởng ứng gì về câu nói bóng gió của bà, khiến bà ta phải lặp lại. Cô Baptistin muốn chiều ý bà mà không làm phiền ông anh, nên đánh bạo hỏi khẽ:
- Thưa anh, anh có nghe bà Magơloa vừa nói gì đó không?
Ông giám mục đáp:
- Có, tôi có nghe loáng thoáng.
Ông quay ghế lại, để hai tay lên đầu gối, ngẩng nhìn bà ở già. Ánh lửa từ dưới chiếu lên khuôn mặt dịu dàng và vui vẻ:
- Nào, có chuyện gì thế? Đang có chuyện gì nguy hiểm lắm phải không?
Bà Magơloa lại kể lại đầu đuôi câu chuyện và vô tình thêm thắt ít nhiều. Nào là có một tên cầu bơ cầu bất, một thằng khố dây, một tên ăn xin nguy hiểm, nó đã lọt vào trong tỉnh. Nào nó đến xin trọ ở nhà hàng Laba nhưng người ta không chứa. Nào lúc nhá nhem tối người còn thấy nó ở đại lộ Cátxăngđi đang rình mò trong các phố. Một tên đầu trộm đuôi cướp mặt mày dễ sợ lắm.
Ông giám mục nói:
- Thật ư?
Thấy ông giám mục đã chịu khó hỏi han, bà phấn khởi đoán chừng câu chuyện đã làm ông hơi lo, nên đắc thắng nói tiếp:
- Vâng, thưa Đức Cha, đúng thế. Đêm nay trong tỉnh thế nào cũng có chuyện chẳng lành. Ai cũng bảo thế cả. Đã vậy, việc tuần phòng lại lơ là thế nào ấy (câu nhắc cần thiết)! Ai lại ở xứ rừng núi thế này mà đêm hôm phố xá chẳng có đèn đóm gì cả! Bước ra khỏi nhà thì cứ như là chui vào hũ nút. Thưa Đức Cha, có cô Baptistin đấy, cô cũng đồng ý với con là…
Cô này vội ngắt lời:
- Không, tôi có nói gì đâu. Anh tôi làm thế nào cũng phải cả.
Bà Magơloa làm như không có lời chối cãi ấy, cứ tiếp:
- Chúng tôi bàn với nhau là cái nhà này cửa ngõ không chắc chắn gì cả. Đức Cha cho phép thì con đến lão thợ khóa Pôlanh Muyzơboa bảo lão ta đến tra ngay bộ then cũ vào cửa; hãy còn đủ cả đấy, chỉ một chốc là xong. Thưa Đức Cha, thế nào cũng phải có then, dù là chỉ một đêm nay thôi. Chứ cửa gì mà lại ở bên ngoài kéo cái cựa gà là mở ngay, ai muốn mở lúc nào cũng được, đến là khiếp. Đã thế Đức Cha lại quen tính hễ nghe gõ cửa là bảo cứ vào, nửa đêm gà gáy cũng chẳng cần xin phép xin tắc gì cả, thực chẳng còn trời đất nào nữa…
Giữa lúc ấy có một tiếng đập cửa khá mạnh. Ông giám mục bảo:
- Cứ vào.
III
DŨNG CẢM NHẮM MẮT VÂNG LỜI
Cửa mở ra.
Cửa mở toang thật mạnh như có người đẩy thốc vào một cách quả quyết.
Một người bước vào.
Người ấy, chúng ta biết là ai rồi. Chính là người khách bộ hành lang thang tìm chỗ trọ ban nãy.
Hắn bước vào một bước rồi dừng lại, cứ để cửa mở toang ở đằng sau. Hắn đeo ba lô trên vai, tay cầm gậy mắt đầy vẻ thô lỗ, táo tợn, mệt nhọc và phũ phàng. Ánh lửa trong lò sưởi rọi vào hắn. Trông hắn thật gớm chết. Chẳng khác gì ma quỷ hiện hình.
Bà Magơloa giật nảy mình, sợ hết vía, bủn rủn cả người, chỉ đứng há hốc mồm không kêu nổi tiếng nào.
Cô Baptistin quay ra thấy người lạ mặt vào thì hoảng hốt nhổm người lên, nhưng dần dần ngoảnh mặt về phía lò sưởi, nhìn kỹ ông anh, nét mặt cô trở lại bình tĩnh và trong sáng.
Ông giám mục bình tĩnh nhìn khách.
Ông vừa định cất tiếng hỏi khách muốn gì thì người lạ mặt chống cả hai tay lên đầu gậy, đưa mắt nhìn hết ông già đến hai người đàn bà và không chờ ông hỏi, lớn tiếng nói:
- Thế này này, tôi tên là Giăng Vangiăng, tù khổ sai. Tôi đã ở mười chín năm trong nhà lao. Tôi được thả bốn hôm nay và bây giờ tôi đương đi về Pôngtácliê. Bốn ngày nay tôi đi bộ từ Tulông về đây. Ngày hôm nay đi những mười hai dặm. Lúc chập tối đến đây, tôi vào một hàng cơm, họ đã đuổi tôi vì tấm thông hành màu vàng tôi đưa trình ở thị xã. Không đưa trình sao được! Tôi lại đến một quán khác, chỗ nào họ cũng bảo: “Cút đi”. Chẳng ai muốn chứa tôi cả. Tôi đến đằng chỗ nhà giam người gác không chịu mở cửa. Tôi chui vào một cái ổ chó, chó cũng cắn tôi và đuổi tôi y như người vậy, ý chừng nó cũng biết tôi là người như thế nào. Tôi bỏ ra ngoài đồng định tìm chỗ ngủ dưới ánh sao trời. Trời lại tối đen, không có sao. Tôi sợ mưa. Có Đức Chúa nào tốt để ngăn khỏi mưa đâu, nên tôi lại trở vào tỉnh tìm một xó cửa. Đến quảng trường, tôi đã định ngủ trên ghế đá thì có một bà già phúc đức trỏ nhà ông và bảo: “Cứ gõ cửa mà vào”. Thế là tôi gõ cửa. Đây là đâu? Có phải là một quán trọ không? Tôi có tiền. Tiền lưu công đấy. Một trăm linh chín phơrăng mười lăm xu tiền công của tôi làm trong mười chín năm ở tù. Tôi sẽ trả tiền. Có hề gì đâu! Tôi có tiền mà. Cuốc bộ những mười hai dặm, bây giờ tôi mệt quá rồi và đói lắm. Ông có cho tôi ở lại đây không?
- Bà Magơloa, dọn thêm một người ăn nữa.
Người lạ mặt bước tới gần cây đèn để trên bàn. Hình như hắn chưa hiểu ra sao cả nên nói tiếp:
- Này, không phải thế. Ông đã nghe rõ chưa? Tôi là một thằng tù khổ sai, một thằng trọng phạm vừa đi đày về.
Hắn rút trong túi một tờ giấy vàng rộng khổ, mở ra:
- Đây, giấy thông hành của tôi đây, ông xem, màu vàng đấy. Cũng vì nó mà ở đâu người ta cũng xua đuổi tôi. Ông có muốn đọc không? Tôi cũng biết đọc đấy. Học ở trong tù mà. Họ có mở lớp cho ai muốn học thì học. Đây này, người ta ghi vào giấy thông hành như thế này: “Giăng Vangiăng, tù khổ sai được mãn hạn, sinh tại… - cái này ông chẳng cần biết làm gì… - đi đày mười chín năm. Năm năm vì tội ăn trộm có trèo tường bẻ khóa. Mười bốn năm vì tội toan vượt ngục bốn lần. Tên này rất nguy hiểm”. Đấy, ai cũng tống cổ tôi ra ngoài. Còn ông, ông có chịu chứa không? Đây có phải là quán trọ không? Ông có cho tôi ăn và ngủ lại không? Có cái chuồng ngựa nào không?
Ông giám mục lại gọi:
- Bà Magơloa, lấy tấm khăn trắng trải lên giường khách.
Bà Magơloa vâng lời bước ra. Cách hai bà già trong nhà này vâng lời ông giám mục như thế nào, chúng tôi đã trình bày rồi. Ông giám mục lại quay sang phía khách:
- Kìa ông, ngồi xuống đây mà sưởi cho ấm. Một lát nữa chúng ta sẽ ăn cơm. Trong khi ăn sẽ có người dọn giường để ông nghỉ.
Đến đây khách mới thật hiểu. Nét mặt hắn từ nãy đến giờ tối sầm và khắc khổ bỗng lộ vẻ kinh ngạc, vui sướng, nghi ngại và trở nên kỳ lạ. Hắn lắp bắp như một người điên:
- Thật thế ư? Ông chứa tôi à? À, ông không duổi tôi, một tên tù khổ sai! Mà ông lại gọi tôi bằng ông! Chứ không gọi thằng nọ thằng kia. Chả bù với thiên hạ, họ chỉ quát: “Đồ chó, xéo ngay!” Ban nãy tôi cũng tưởng rồi ông sẽ đuổi tôi nên tôi phải nói ngay tôi là ai cho ông biết. Chao ôi! May làm sao mà lại gặp cái bà quý hóa, bà chỉ cho tôi vào đây! Tôi có cơm ăn! Lại có giường nằm! Cả chăn đệm nữa! Như tất cả mọi người! Nhưng mười chín năm nay, tôi có hề được nằm giường bao giờ đâu! Hóa ra thật tình ông bằng lòng cho tôi ở lại đây. Các ông bà phúc đức quá. Vả lại, tôi có tiền cơ mà. Tôi xin trả sòng phẳng cả. Ông bỏ lỗi cho, tên ông là gì nhỉ, ông chủ quán? Ông tính bao nhiêu tôi cũng trả. Ông tử tế lắm mà. Ông là chủ quán có phải không?
Ông giám mục nói:
- Tôi là một nhà tu hành, nhà ở đây.
- Một nhà tu hành! Ồ, một nhà tu hành phúc đức! Thế thì ông không bắt tôi trả tiền à? Té ra ông là cha xứ phải không? Cha xứ ở cái nhà thờ to lớn này? Ừ mà thật, ngốc quá, tôi lại không trông thấy cái mũ ni của ông chứ!
Vừa nói hắn vừa xách ba lô và cây gậy để vào một góc nhà, cất giấy thông hành vào túi, rồi lại ghế ngồi. Cô Baptistin hiền từ nhìn hắn. Hắn nói tiếp:
- Cụ xứ ạ, cụ nhân đức thật. Cụ không khinh người. Một nhà tu hành nhân đức kể cũng quý thật. Thế thì cụ không cần tôi trả tiền à?
- Không, ông cứ giữ lấy. Ông có bao nhiêu nhỉ? Lúc nãy ông bảo có một trăm linh chín phơrăng phải không?
- Với mười lăm xu nữa.
- Một trăm linh chín phơrăng mười lăm xu. Thế ông làm lụng bao lâu mới kiếm được số tiền ấy?
- Mười chín năm.
- Mười chín năm?
Ông giám mục thở dài não nuột. Khách lại nói:
- Số bạc ấy tôi vẫn giữ nguyên chưa đụng tới. Bốn hôm nay tôi mới tiêu hết có hai mươi lăm xu, lại là tiền công tôi dỡ hộ mấy xe hàng ở Gơrat. Cụ là nhà tu hành thì tôi cũng xin nói là ở trong tù chúng tôi cũng có một cha tuyên úy. Một bận tôi còn được trông thấy một ông giám mục nữa. Ai nấy đều gọi là Đức Cha. Ông giám mục ấy ở nhà thờ Majo ở Mácxây. Chừng ông ta là cụ xứ ở trên tất cả các cụ xứ thì phải. Cụ bỏ lỗi cho, tôi không biết nói thế nào cho rõ, nhưng đối với tôi, ông ấy xa xôi quá! Bận ấy ông ta đến làm lễ ở giữa trại giam… ông ta đội một cái gì hình nhọn bằng vàng. Ban trưa trời nắng, trông nó nhấp nha nhấp nhánh. Chúng tôi xếp thành hàng đứng ra ba bên. Một lô súng thần công, mồi đốt sẵn, chĩa vào trước mặt. Chúng tôi chẳng nhìn rõ. Ông ta có nói chuyện, nhưng lại đứng tít tận trong cùng, chẳng nghe thấy gì cả. Đấy, ông giám mục như thế đấy.
Trong khi khách nói, ông giám mục ra khép cửa từ nãy vẫn mở toang. Bà Magơloa vào, mang theo một bộ thìa nĩa bày ra bàn.
Ông giám mục dặn:
- Bà xếp cho ông khách ngồi gần lò sưởi nhé, càng gần càng tốt.
Ông quay sang phía khách:
- Ở vùng núi Anpơ này, ban đêm, gió buốt tợn. Ông hẳn là rét lắm nhỉ?
Mỗi lần ông giám mục gọi đến tiếng ông, giọng nói ôn tồn, trang trọng và rõ là thân mật, gương mặt khách lại rạng rỡ hẳn lên. Một thằng tù mà được gọi bằng ông, khác nào người đắm tàu sắp chết khát trên cái bè lênh đênh giữa biển được người ta cho uống nước ngọt? Kẻ bị ô nhục thường khát khao được trân trọng là thế.
Ông giám mục nói:
- Cái đèn này không được sáng lắm.
Bà Magơloa hiểu ý. Bà sang buồng ngủ ông giám mục, lấy đôi cây đèn bằng bạc ở trên lò sưởi thắp lên và đem đặt lên bàn.
Khách nói:
- Thưa cụ xứ, cụ tốt quá. Cụ không khinh tôi. Cụ lại tiếp đón tôi như khách. Cụ lại sai đốt bạch lạp cho tôi được sáng. Mặc dầu tôi đã nói thật với cụ tôi ở đâu đến và tôi là một kẻ khốn cùng như thế nào.
Ông giám mục ngồi bên se sẽ chạm tay khách:
- Ban nãy, ông không cần xưng danh cho tôi biết ông là ai cũng được. Đây không phải nhà của tôi, mà là nhà của Chúa Giêsu. Cửa nhà này không hỏi khách vào nhà có tên không, mà chỉ hỏi có nỗi đau khổ gì không. Ông là người đang đau khổ; ông lại đang đói khát; thì mời ông cứ vào. Xin đừng nói đến ơn với huệ, đừng nói rằng tôi tiếp ông ở nhà tôi. Chẳng ai có quyền coi nơi này là nhà riêng của mình, trừ những người đang cần chỗ trú. Ông khách qua đường, tôi nói rõ như vậy, nhà này là của ông hơn là của tôi. Tất cả cái gì trong nhà này bây giờ là của ông cả. Như thế, có cần gì tôi phải biết họ tên ông? Vả lại, trước khi ông xưng danh, tôi đã biết tên ông sẵn rồi.
Khách giương mắt nhìn, ngạc nhiên:
- Thật à? Cụ biết tên tôi là gì trước rồi ư?
- Vâng, ông tên là người anh em của tôi.
Hắn kêu lên:
- Này, cụ xứ! Lạ quá, lúc mới vào thì tôi đói thế, mà thấy cụ tốt quá, bây giờ tôi không biết tôi ra làm sao nữa, hết cả đói, cụ ạ.
Ông giám mục nhìn khách, hỏi:
- Ông đã từng chịu đau khổ nhiều phải không?
- Chao ôi! Áo tù nhân màu đỏ, đeo tạ ở chân, một tấm ván làm giường, rồi nóng bức, rét mướt, lao công khổ dịch, roi vọt! Hơi một tí là xích cả hai chân. Lỡ một tiếng là ngục tối. Ốm liệt giường cũng xích cùng cùm. Nghĩ kiếp con chó, con chó còn sướng hơn. Mười chín năm trời! Bốn mươi sáu tuổi rồi. Đến giờ lại phải đeo cái giấy thông hành vàng! Cái kiếp của tôi nó thế đấy.
- Vâng. Ông vừa ở một chốn sầu khổ ra. Tôi nói ông nghe. Trên trời sẽ dành cho gương mặt đẫm lệ của một người hối lỗi nhiều hạnh phúc hơn cho chiếc áo trắng tinh của hàng trăm người chính trực đó ông ạ. Nếu ông từ nơi đau khổ ấy bước ra với những tư tưởng hằn thù và căm giận đối với người đời, ông là một người đáng thương; nhưng nếu ông từ đó ra với những tư tưởng độ lượng và hiền hòa, thì chúng tôi không ai bằng ông được.
Lúc ấy, bà Magơloa bưng thức ăn lên. Một món xúp nấu với dầu, bánh mì và muối, mấy lát mỡ, một miếng thịt cừu, mấy quả vả, một miếng pho mát tươi và một cái bánh mì lớn. Bà còn tự ý thêm vào bữa ăn thường nhật ấy một chai rượu vang cũ xứ Môvơ.
Nét mặt ông giám mục bỗng dưng tươi vui hẳn lên, cái tươi vui riêng của những người hiếu khách. Ông nói to:
- Nào, ta ăn đi!
Theo thường lệ, những khi nhà có khách ăn cơm, ông mời khách ngồi ở phía bên phải mình. Cô Baptistin điềm tĩnh và tự nhiên, ngồi sang phía bên trái. Ông đọc kinh, rồi vẫn như mọi ngày, đích thân múc xúp ra. Khách bắt đầu ăn ngốn ngấu.
Bỗng ông giám mục bảo:
- Chừng như trên bàn này còn thiếu một thứ gì.
Thì ra bà Magơloa chỉ bày có ba bộ thìa nĩa bạc vừa đủ cho ba người thôi. Song lệ nhà xưa này hễ có mời khách, thì phải bày cả sáu bộ, kể cũng là một cách phô trương vô tội. Trong cái gia đình êm ả và nghiêm nghị mà mọi người coi sự thanh bạch như là danh giá này, chút phù hoa ấy vẫn có gì ngây thơ, đáng mến thật.
Bà Magơloa hiểu ngay câu trách ấy, lẳng lặng quay ra và mấy phút sau thì ba bộ thìa nĩa còn lại, mà ông giám mục hỏi, đã được bày sáng trưng trên bàn, đối diện với ba người ngồi ăn.
IV
CHI TIẾT VỀ NHỮNG XƯỞNG PHO MÁT Ở PÔNGTÁCLIÊ
Đến đây chúng tôi xin sao lục một đoạn trong bức thư của cô Baptistin gửi cho một bà bạn kể lại tỉ mỉ mà hơi ngây ngô câu chuyện giữa ông giám mục và người tù khổ sai, để hình dung quang cảnh bữa ăn tối hôm ấy:
“…Người ấy không chú ý đến ai cả. Anh ta ăn ngốn ngấu như người sắp chết đói. Tuy thế dùng xong món xúp, anh ta nói:
- Cụ xứ của Đức Chúa lành ạ, các món ăn này đối với tôi đã là quá ngon, nhưng thật tình thì cái bọn phu xe tải ban nãy không muốn cho tôi cùng ăn, bọn ấy họ còn ăn sướng hơn cụ nhiều.
Chỗ chị em tôi nói riêng với bà là câu nói đó, tôi thấy có hơi trái tai. Anh tôi trả lời:
- Họ làm ăn vất vả hơn tôi.
Khách đáp:
- Họ có nhiều tiền hơn. Cụ thì nghèo, tôi thấy rõ. Có lẽ cụ chưa đến chức cha xứ. Cụ đã được đến chức cha xứ chưa? Ồ, sao lại vô lý thế nhỉ! Chúa mà công minh thì cụ phải lên cha xứ rồi mới phải.
Anh tôi đáp:
- Chúa còn hơn là công minh đấy, ông ạ.
Một lúc sau, anh tôi lại thêm:
- Ông Giăng Vangiăng, ông đi Pôngtácliê phải không?
- Vâng, hành trình, họ lại định trước cho nữa đấy.
Tôi nhớ hình như anh ta nói thế. Rồi anh ta lại tiếp:
- Mai, tang tảng sáng tôi lại phải đi ngay. Đi đường lúc này vất vả lắm. Đêm lạnh mà ngày thì nóng bức.
Anh tôi nói:
- Vùng ông đi về là một vùng dễ sống đấy. Hồi Cách mạng, gia đình tôi sa sút, lúc đầu tôi có lánh sang Phơrăng Côngtê và sống bằng lao động chân tay ở đấy ít lâu. Tôi có chí. Tôi tìm được việc làm. Kể ra thì tha hồ mà chọn. Ở đấy, nào là nhà máy giấy, nhà máy thuộc da, nhà máy rượu, nhà máy dầu, xưởng chế tạo đồng hồ hàng loạt, xưởng nấu thép, đúc đồng, ít nhất là hai mươi nhà máy luyện sắt và bốn nhà ở Lốt, Satiông, Ôđanhcua và Bơ thì thật là đồ sộ…
Có lẽ tôi không nhớ sai đâu, anh tôi đã kể đến tên tất cả các xứ đó rồi ngừng lại hỏi tôi:
- Này cô, ta có ai là bà con xứ ấy không nhỉ?
Tôi đáp:
- Trước kia có đấy, như ông Luyxơnê chỉ huy đạo quan phòng thành ở Pôngtácliê hồi chế độ cũ.
Anh tôi nói:
- Phải, nhưng hồi năm 93 thì chẳng còn thân thích nào nữa, mình chỉ còn cậy vào sức mình. Tôi đã ra sức làm việc. Ông Giăng Vangiăng này, ở xứ Pôngtácliê mà ông sắp đến, có một nghề gia truyền thật là dễ ưa, cô nhỉ! Cái nghề làm pho mát ấy mà - Anh tôi vừa tiếp cơm khách, vừa cắt nghĩa cho nghe tỉ mỉ về những xưởng làm pho mát ở Pôngtácliê. Có những hai loại: những hai loại: những xưởng to của nhà giàu, nuôi đến bốn năm mươi bò sữa, sản xuất ra mỗi vụ hè từ bảy đến tám nghìn bánh pho mát; những xưởng hợp tác thì thuộc người nghèo. Nông dân nghèo ở lưng chừng núi đem bò nuôi chung rồi chia nhau sản phẩm. Họ chung nhau thuê một người làm thợ pho mát. Người này thu sữa của các xã viên một ngày ba lần và đánh dấu số lượng trên một miếng gỗ, vào cuối tháng tư thì các xưởng làm pho mát bắt đầu hoạt động, đến giữa tháng sáu thì những người thợ pho mát lại đánh bò lên núi.
Ăn vào, nét mặt khách dần dần tươi tỉnh lại. Anh tôi cứ rót rượu mời khách, thứ rượu vang cũ xứ Môvơ ấy, chứ riêng mình thì không nếm đến, cho là thứ rượu đắt tiền. Anh tôi nói chuyện vui vẻ, lưu loát như bà đã từng biết, đem kể mọi chi tiết cho khách nghe, thỉnh thoảng lại quay nhìn tôi một cách thân mến. Anh tôi nhắc đi nhắc lại chuyện làm pho mát như có ý mong để khách hiểu, chứ không lấy lời trực tiếp và cứng cỏi khuyên anh ta rằng đó là nơi có thể dung thân được. Có một điều làm tôi ngạc nhiên. Người khách ấy là người thế nào thì tôi đã nói với bà rồi. Thế mà trong suốt bữa cơm suốt cả buổi tối, ngoài mấy câu về Chúa Giêsu lúc khách mới vào, anh tôi không hề có một lời nhắc khách nhớ lại khách là người như thế nào và nói rõ cho khách nhớ lại khách biết, anh tôi là ai. Bà tính, rõ ràng đó là cơ hội để giảng một chút về đạo lý và lấy đức độ ông giám mục ấn mạnh lên tâm hồn anh tù để anh ta ghi nhớ mãi buổi gặp gỡ này. Một người khác gặp được kẻ khốn khổ như thế, tất đã vừa cho phần xác ăn uống no nê lại vừa cho phần hồn được nghe những lời phê bình, có mùi vị khuyên bảo, răn dạy, hoặc những lời thông cảm thương hại kèm theo mấy câu khuyến khích người ta sửa chữa về sau. Anh tôi thì không hề hỏi một câu về quê quán, lai lịch của khách. Vì trong lai lịch ấy tất nhiên có tội lỗi đã qua, cho nên hình như anh tôi có ý tránh không muốn nhắc cho khách nhớ đến. Thậm chí, khi nói chuyện về người miền núi Pôngtácliê họ làm ăn thoải mái ở những vùng cao gần trời và họ rất sung sướng vì tâm hồn họ trong trắng, anh tôi bỗng ngừng bặt, sợ câu nói lỡ lời đó có điều gì làm phật lòng khách chăng. Nghĩ kỹ ra, tôi mới đoán được bụng anh tôi. Ý hẳn anh tôi thấy rằng con người ấy - anh ta tên Giăng Vangiăng - tâm trí lúc nào cũng nghĩ ngợi đến nỗi khốn khổ của mình rồi, tốt hơn hết là làm cho người ta khuây khỏa và làm cho người ta tin tưởng, dù chỉ trong chốc lát, rằng người ta cũng là một con người như mọi người khác vì thấy mình đối xử với người ta cũng tự nhiên như đối với mọi người. Có phải như thế là hiểu đúng nghĩa chữ thương người không nhỉ? Có phải cách anh tôi giữ gìn ý tứ tuyệt nhiên không nói gì đến đạo lý, nhân nghĩa, không nói gì xa xôi bóng gió cả, cách ấy có cái gì thật là tế nhị, thật là từ bi không bà chị? Có phải cách thương người thắm thiết nhất khi đứng trước một người đau khổ là đừng đả động gì đến điều đau khổ ấy phải không? Theo tôi, hình như thâm ý của anh tôi hôm ấy là thế. Dù sao, tôi chỉ thấy một điều rất rõ là dù anh tôi có nghĩ như vậy đi chăng nữa, anh tôi cũng chẳng hề tỏ ra cho ai biết cả, với tôi cũng thế. Suốt buổi tối hôm ấy anh tôi vẫn một thái độ như thường ngày, ngồi ăn với cái anh Giăng Vangiăng ấy vẫn niềm nở, thận trọng như ngồi ăn với ông Lơ Prêvô hay cụ xứ bản hạt vậy.
Lúc gần xong bữa, ăn đến món vả thì có người gõ cửa. Mụ Giécbô ẵm đứa con nhỏ vào. Anh tôi hôn vào trán đứa bé, hỏi vay tôi mười lăm xu đưa cho mụ. Lúc ấy, khách không hề để ý gì hết, chẳng nói chẳng rằng, ra dáng mệt mỏi lắm. Mụ Giécbô ra rồi, anh tôi đọc kinh cầu nguyện rồi quay bảo khách: “Chắc ông cần nghỉ lắm rồi!” Bà Magơloa thu dọn bàn thật nhanh. Tôi hiểu là phải cáo lui để khách đi nghỉ nên bà Magơloa và tôi đều lên gác ngay. Sau đó, tôi sai bà Magơloa đem xuống cho khách một tấm chăn da hươu vẫn để trong phòng tôi, vì tháng ấy đêm lạnh lắm. Đắp nó mới đủ ấm. Chỉ hơi phiền một tí là cái chăn đã cũ, sờn hết cả lông. Anh tôi mua từ hồi còn ở Tôtlingien, gần nguồn sông Đanuyp, bên nước Đức ấy, một lần với con dao cán ngà tôi vẫn thường dùng.
Bà Magơloa xuống một chốc rồi trở lên ngay; chúng tôi cùng cầu nguyện ở chỗ căn phòng thường phơi quần áo, rồi ai về phòng nấy không trò chuyện gì với nhau cả”.
V
TĨNH MỊCH
Ông Mirien chúc cô em ngon giấc xong, cầm một cây đèn bạc trên bàn lên, đưa cây kia cho khách và nói:
- Nào, tôi xin đưa ông về phòng.
Khách bước theo.
Như đã nói ở đoạn trên, ta biết rằng theo cách bố trí trong nhà ấy, hễ muốn đi vào phòng nguyện trong đó có ngăn kê giường khách hay muốn từ đó ra ngoài là phải qua buồng ngủ ông giám mục.
Giữa lúc hai người đi qua chỗ phòng ngủ ấy, bà Magơloa đang xếp cất bộ đồ bạc vào ô ở chỗ đầu giường. Bữa nào, trước khi đi ngủ, bà cũng nhớ làm công việc thu dọn cuối cùng ấy.
Ông giám mục đưa khách vào tận chỗ ngủ. Ở đây giường đã trải khăn trắng tinh. Khách đặt cây đèn xuống chiếc bàn con. Ông giám mục bảo:
- Thôi, chúc ông ngủ cho ngon giấc. Sáng mai, trước khi lên đường, mời ông xơi một cốc sữa thật nóng, bò nhà nuôi.
- Cám ơn cha.
Vừa nói xong câu nói hòa bình ấy, đột nhiên hắn thay đổi một cách lạ lùng, không ngờ được. Giá bây giờ có hai bà già hiền lành ở đấy thì hai bà hẳn đến chết khiếp. Cho đến nay chúng tôi khó mà hiểu cái gì đã khiến hắn như thế. Hắn muốn báo trước hay là muốn đe dọa? Hay là hắn chỉ nghe theo một sức mạnh gì của bản năng mà chính hắn cũng không sao hiểu được? Hắn quay phắt về phía ông già, khoanh tay lại, giương đôi mắt dữ tợn nhìn trừng trừng vào mặt ông ta và cất giọng khàn khàn:
- Ồ, như thế này thật à? Để tôi ngủ trong nhà ở ngay cạnh ông thế này à?
Hắn ngừng lại, cười một cách ghê tợn, rồi tiếp:
- Ông đã nghĩ kỹ chưa? Ai bảo ông rằng tôi không phải là kẻ sát nhân?
Ông giám mục ngước mắt lên trần nhà, đáp:
- Điều ấy đã có Chúa lo.
Nói đoạn, ông nghiêm trang giơ hai ngón tay bên phải lên làm phép ban phúc cho khách, miệng lẩm bẩm như người cầu kinh hay tự nói với mình. Nhưng khách vẫn đứng yên không cúi đầu. Xong, ông trở về phòng mình, không hề quay đầu nhìn lại.
Mỗi khi nhà chái có khách nghỉ, một tấm màn vải rộng ngăn đôi phòng nguyện che kín bàn thờ. Qua trước tấm màn, ông giám mục quỳ xuống, đọc một đoạn kinh ngắn.
Một lúc sau, ông ra vườn đi đi lại lại, vừa nghĩ vơ vẩn, vừa ngắm cảnh, tâm trí để cả vào bao nhiêu vẻ lớn lao huyền diệu của trời đất bày ra dưới đất, bày ra dưới mắt người thao thức lúc đêm khuya.
Còn khách thì mỏi mệt quá đến nỗi chẳng nghĩ gì đến chăn đệm sạch sẽ, ấm áp nữa. Hắn phồng mũi thổi đèn theo thói quen của tù khổ sai rồi cứ để nguyên quần áo lăn vào giường ngủ như chết.
Ông giám mục ở ngoài vườn bước về phòng mình thì đồng hồ gõ mười hai tiếng. Ít phút sau, trong nhà ngủ im cả.
VI
GIĂNG VANGIĂNG
Vào khoảng nửa đêm, Giăng Vangiăng thức giấc dậy.
Giăng Vangiăng sinh ra ở một gia đình nông dân nghèo xứ Bri. Lúc nhỏ, anh ta chẳng được học hành gì. Lớn lên anh làm nghề xén cây ở Phavơrôn. Mẹ anh là bà Gian Máchiơ, cha là ông Giăng Vangiăng hoặc là Vola Giăng, có lẽ do chung quanh gọi đùa là Vola Giăng mà thành tên ấy.[36]
Giăng Vangiăng tính hay tư lự mà không buồn: chỉ những người giàu tình cảm mới như thế. Nói đúng ra, nhìn bề ngoài thì thấy anh ta cũng lừ đừ và chẳng có gì xuất sắc. Cha mẹ anh mất từ hồi anh còn nhỏ dại. Mẹ anh chết vì một cơn sốt xuống sữa mà không biết cách thuốc thang. Cha anh trước cũng làm nghề xén cây, sẩy chân nên thiệt mạng. Vangiăng chỉ còn một người chị góa chồng, trên tay bảy đứa con dại, vừa trai vừa gái.
Bà chị ấy đã nuôi Giăng và lúc sinh thời ông anh rể, Giăng vẫn ăn ở trong nhà chị. Lúc anh rể chết. Lũ con, đứa lớn nhất mới lên tám, đứa út mới đầy năm. Giăng năm ấy vừa đúng hai mươi lăm tuổi. Thế là Giăng thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu. Rất là giản dị: anh coi đó là một bổn phận phải làm, nhưng vẫn càu nhàu vì bản tính. Cả thời trai trẻ, anh làm quần quật suốt ngày mới tìm nổi cái ăn nên chẳng nghe nói anh ta có nhân tình nhân ngãi gì, vì thời giờ đâu mà nghĩ đến chuyện yêu đương.
Tối đến đi làm về mệt nhoài, anh lẳng lặng ngồi ăn xúp. Bà chị thỉnh thoảng lại chọn những miếng ngon trong đĩa anh, miếng thịt, lát mỡ, cái nõn cải, lấy đút cho con. Còn anh, anh để tóc xõa cả ra quanh đĩa, che kín cả mặt, cứ cắm đầu ngồi ăn, mặc kệ, làm như không thấy gì. Ở Phavơrôn, gần nhà Vangiăng, phía bên kia đường đi, có nhà chị tá điền Mari Cơlốt. Lũ trẻ nhà Vangiăng ngày nào cũng ăn đói. Đôi khi chúng chạy sang nhà chị ta, nói dối là mẹ sai sang vay ít sữa rồi đem nhau lại chỗ sau hàng rào hoặc ở đầu ngõ, tranh giằng nhau húp vội húp vàng làm sữa đổ cả ra quần áo. Bà Vangiăng mà biết được thói vụng trộm ấy thì mỗi đứa cũng được trận đòn. Giăng có nóng nảy, cau có, nhưng lại giấu chị, đến trả chỗ tiền sữa cho chị Mari Cơlốt và như thế là các cháu khỏi phải đòn.
Về mùa xén cây, anh kiếm được mỗi ngày hai mươi bốn xu. Hết mùa anh quay ra đi giặt thuê làm mướn, chăn bò, khuân vác, gặp việc gì làm được thì làm. Phần bà chị cũng cố gắng làm lụng, nhưng một nách bảy đứa con dại thì làm được mấy nỗi? Cảnh nhà thật thiểu não, quanh năm túng thiếu và mỗi ngày một nghèo ngặt thêm. Một năm, trời làm rét quá, Giăng không có việc làm. Trong nhà không có lấy một mẩu bánh. Đúng y như thế. Không một mẩu bánh mà những bảy đứa trẻ thơ.
Một buổi tối chủ nhật, trong nhà lão Môbe Ydabô chủ hàng bánh mì trước nhà thờ Phavơrôn đã dọn dẹp sắp đi ngủ. Chợt thấy có tiếng đập mạnh ở chỗ mặt ngoài cửa hàng có chăng lưới thép và lắp kính. Lão chạy ra và kịp thấy một cánh tay thò qua chỗ kính vỡ và dây thép đứt, đang vơ lấy một chiếc bánh và lôi ra ngoài. Lão vội chạy ra: tên ăn trộm sải chân chạy trốn; lão đuổi theo và tóm được. Tên trộm đã vứt bánh đi nhưng cánh tay có máu me đầm đìa. Thì ra chính là Giăng Vangiăng.
Việc ấy xảy ra năm 1795. Giăng bị đưa ra tòa truy tố về tội “ăn trộm ban đêm có phá cửa trong một nhà có người ở”. Anh lại có một khẩu súng săn và bắn rất giỏi, thỉnh thoảng vẫn đi bắn trộm chim chóc trong rừng. Điều ấy làm hại anh thêm. Đối với kẻ đi săn trộm chim muông, người ta vẫn có thành kiến là đúng, vì kẻ đi săn trộm cũng như người buôn lậu thì không xa bọn kẻ cướp là mấy. Có điều nhân tiện cũng nên nói rằng giữa hạng người này và bọn giết người cướp của đáng ghê tởm ở thành thị vẫn khác nhau một trời một vực. Kẻ săn trộm chim sống trong rừng, tay buôn hàng lậu sống ở trên núi hoặc dưới biển. Thành thị làm cho con người thối tha, do đó trở nên độc ác. Còn núi rừng, biển cả thì có tạo ra những con người man rợ, có phát triển phần hung dữ, nhưng không thủ tiêu phần nhân tính họ. Tòa án tuyên bố Giăng Vangiăng có tội. Luật lệ đã rành rành ra đấy, không có cách gì khác. Trong xã hội văn minh của chúng ta có những giờ phút đáng sợ, là những lúc luật pháp tuyên án đẩy người ta vào một cuộc trầm luân. Còn gì thê thảm bằng cái phút giây mà xã hội lánh xa và dứt khoát vứt bỏ một con người biết suy nghĩ! Giăng Vangiăng bị kết án năm năm khổ sai.
Ngày 22 tháng 4 năm 1796 người ta loan báo khắp Pari tin chiến thắng Môngtơnốt của đạo quân đánh ở Ý. Thông điệp của Hội đồng đốc chính gửi cho viện Ngũ bách ngày 2 tháng hoa nở năm Cộng hòa thứ tư, gọi người tổng chỉ huy đạo quân ấy là Buyônapác (Bấy giờ viện Ngũ bách- 500 đại biểu là viện lập pháp Hội đồng đốc chính - 5 đốc chính, là cơ quan hành pháp tối cao; Tức tháng 5, theo lịch mới của chế độ Cộng hòa). Cùng ngày ấy, ở nhà ngục Bixết người ta đã xích trong một dây xích tù thật lớn, Giăng Vangiăng bị khóa vào dây xích đó. Một người lính canh ngục cũ, năm nay đã gần chín mươi tuổi, còn nhớ như in con người đáng thương ấy bị cùm vào cuối dây người thứ tư ở góc phía bắc sân nhà ngục. Anh ta ngồi bệt xuống đất như mọi người khác. Chừng như anh ta cũng không hiểu tình cảnh mình ra làm sao nữa, chỉ biết là kinh khủng quá. Trong ý nghĩ lờ mờ của con người ù ù cạc cạc với tất cả mọi việc như anh, có lẽ anh cũng mang máng thấy rằng trong việc đó có cái gì quá đáng.
Trong khi người ta quai mạnh búa để tán chiếc đinh trên cái gông cổ phía sau gáy, anh khóc lên, nghẹn ngào không nói nên lời, chốc chốc mới thốt được một câu: “Tôi làm nghề xén cây ở Phavơrôn”. Rồi anh vừa nức nở và giơ tay lên, hạ xuống bảy lần, mỗi lần mỗi hạ thấp hơn, trông như anh đang lần lượt sờ đầu bảy đứa trẻ lớn nhỏ khác nhau. Trông cử chỉ ấy người ta đoán biết anh đã làm điều phi pháp gì đó cũng là vì miếng cơm manh áo của bảy đứa bé con.
Anh bị giải đi Tulông. Hai mươi bảy ngày ròng rã trên một chiếc xe bò, xiềng xích luôn mang trên cổ. Đến Tulông, anh thay áo tù khổ sai. Cả quãng đời của anh trước đây đều bị xóa mờ, xóa mờ cả tên tuổi; anh không còn là Giăng Vangiăng nữa, anh là con số 24.601. Còn bà chị anh rồi ra sao? Bảy đứa bé rồi ra sao? Ai là người chăm lo cho cái gia đình ấy? Cái cây non đã cưa mất gốc, nắm lá sẽ thế nào?
Thì ra chuyện đời vẫn cứ thế. Những con người đáng thương ấy, những sinh linh của Chúa ấy, từ đây không nơi nương tựa, không kẻ dìu dắt, không chỗ trú chân lang thang trôi giạt, rồi biết đâu sẽ không mỗi người mỗi ngả, dần dần vào cái đám sương mù lạnh lẽo đã chìm đắm bao nhiêu kiếp người cô đơn, cái cõi tối tăm thê lương đã làm mất bóng bao nhiêu cuộc đời bất hạnh trong bước đường âm u của nhân loại! Họ bỏ làng ra đi. Cái gác chuông ở nơi gọi là làng quê cũ quên họ đi. Cái bờ ruộng ở nơi gọi là cánh đồng làng quên họ đi. Sau vài ba năm trong tù, ngay cả Giăng Vangiăng cũng quên nốt họ đi. Vết thương trong lòng anh đã thành sẹo. Thế là hết. Trong cả thời gian ở Tulông, chỉ có mỗi một lần anh được nghe tin tức bà chị. Hình như là vào khoảng cuối năm thứ tư sau khi anh vào tù. Cũng không rõ tin tức ấy đã đưa đến bằng cách nào. Chỉ biết có người trước kia có quen anh ở quê nhà một lần có gặp bà chị. Bà ở Pari, trong một xóm nghèo gần nhà thờ Xanh Xuynpit, phố Gianhđơrơ. Bà chỉ còn đem theo có mỗi một đứa con, thằng con trai út. Còn sáu đứa kia hình như chính bà cũng không biết chúng ở đâu nữa. Sáng sáng bà đến một xưởng in ở phố Xabô, nhà số 3, làm việc gấp giấy và đóng sách. Mùa đông trời chưa sáng, sáu giờ đã phải có mặt. Trong xưởng có một trường học. Đứa bé lên bảy, bà đem theo gửi học ở đấy. Có điều, sáu giờ bà đã vào xưởng mà đến bảy giờ trường mới mở cửa, nên thằng bé phải chờ ngoài sân ngót giờ đồng hồ, phải, ngót giờ đồng hồ ngoài trời mùa đông trong lúc còn tối mịt. Người ta không muốn cho nó vào xưởng, bảo là làm vướng bận công việc. Thợ thuyền sáng sớm qua đó, thấy thằng bé ngồi xổm ngoài hè, ngủ gà ngủ gật, có khi thiếp đi trong xó tối, gập người trên chiếc giỏ mây. Gặp hôm trời mưa, bà cụ gác cổng thương hại, nhặt nó vào trong túp lều của bà. Trong lều độc có một cái phản, cái guồng quay sợi và hai cái ghế gỗ. Thằng bé ngủ lăn ra ở một xó nhà, tay ôm con mèo cho đỡ rét. Đến bảy giờ trường mở cửa, nó mới vào học.
Người ta nói với anh có bấy nhiêu. Nhưng lúc anh nghe mấy lời ấy, thì dường như trong phút giây, trong chớp mắt, có cánh cửa sổ nào bỗng dưng đã mở toang cho anh nhìn thoáng thấy cuộc đời của mấy người thân yêu, rồi sau đó lại khép lại, tối tăm mù mịt. Từ đó anh chẳng còn nghe tin tức gì về những người thân yêu ấy nữa. Mà cũng chẳng bao giờ anh thấy lại họ, chẳng bao giờ anh còn gặp họ. Ở những đoạn tiếp theo của câu chuyện thương tâm này ta cũng không còn tìm thấy họ nữa.
Vào khoảng cuối cái năm thứ tư ấy thì đến lượt Giăng Vangiăng vượt ngục. Ở chốn lao tù sầu thảm này, bọn đồng cảnh vẫn thường giúp đỡ nhau việc đó. Anh trốn ra được và lang thang hai ngày ngoài cánh đồng. Nếu tự do nghĩa là: sau lưng có người truy nã, lúc nào cũng phải ngoái cổ nhìn lại, hơi có tiếng động là giật mình thon thót, thấy cái gì cũng sợ, từ mái nhà tỏa khói, người đi qua đường, tiếng chó sủa, tiếng ngựa phi, tiếng chuông đồng hồ, đến ban ngày vì ban ngày người ta nom rõ, ban đêm vì ban đêm không trông thấy gì, đến con đường lớn, cái lối mòn, đến bụi cây, giấc ngủ, cũng đều sợ tuốt thì hai ngày ấy anh ta được tự do. Đến tối ngày thứ hai thì anh ta bị bắt lại, sau ba mươi sáu tiếng đồng hồ chẳng ăn chẳng ngủ gì. Sau đó, tòa án thủy quân phạt thêm ba năm khổ sai. Năm thứ sáu lại đến lượt anh được vượt ngục; anh nắm ngay cơ hội nhưng trốn không trót lọt. Điểm danh thấy thiếu, người ta bắn phát súng đại bác báo hiệu và đến đêm thì lính tuần tìm được anh trốn dưới chiếc vỏ tàu đang đóng dở. Lúc bị bắt anh chống cự lại với lính coi ngục. Thế là cái tội vừa vượt ngục vừa kháng cự kẻ thừa hành ấy, theo hình luật đặc biệt, phải xử giam thêm năm năm nữa trong đó có hai năm phải đeo xiềng đôi. Cộng là mười ba năm. Đến năm thứ mười lại đến lượt anh trốn nữa và anh cũng không bỏ lỡ cơ hội. Nhưng lần này cũng không may gì hơn. Lại ba năm nữa, thành mười sáu năm. Sau cùng hình như đến năm thứ mười ba, anh lại thử một lần chót nữa nhưng chỉ ra ngoài được bốn tiếng đồng hồ thì bị bắt lại. Ba năm nữa với bốn tiếng đồng hồ ấy. Cả thảy mười chín năm. Anh vào tù từ năm 1796 mà mãi đến tháng mười năm 1815, anh mới được thả ra. Như thế chỉ vì anh đập một miếng kính và lấy một cái bánh mì.
Đến đây cần mở một dấu ngoặc. Trong khi xét về hình luật và việc luật pháp đày đọa con người, lần thứ hai tác giả lại gặp một vụ trộm bánh mì xuất phát điểm của một kiếp trầm luân. Cơlốt Gơ đã lấy trộm một chiếc bánh. Giăng Vangiăng cũng lấy trộm một chiếc bánh. Một thống kê tại Anh cho biết trong năm vụ trộm, có bốn vụ trực tiếp do đói mà ra.
Lúc vào tù Giăng Vangiăng run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thản nhiên, trơ như đá. Lúc vào lòng anh tuyệt vọng, nay ra, lòng anh đen tối. Cái gì đã xảy ra trong tâm hồn anh?
VII
BÊN TRONG TUYỆT VỌNG TA THỬ PHÂN TÍCH XEM
Xã hội có nhiệm vụ phải thấy rõ những điều đó vì chính xã hội đã gây ra. Như chúng ta đã biết, Giăng Vangiăng là một kẻ vô học, nhưng không phải là người ngu ngốc. Trong con người anh vẫn có thứ ánh sáng của thiên bẩm. Đau khổ cũng có cái ánh sáng của nó, làm cho tâm trí còn mơ hồ của anh được sáng sủa thêm lên. Trong cuộc đời đày ải, khi roi vọt, xiềng xích, lúc nằm ngục, lao dịch, khi ở ngoài nắng thiêu đốt, lúc nằm trên tấm phản của nhà tù khổ sai, anh thường tự hỏi lương tâm và suy nghĩ.
Anh tự coi mình như quan tòa.
Và anh bắt đầu tự xét xử.
Anh công nhận rằng anh không phải là một kẻ vô tội bị xử oan. Anh tự thú nhận đã trót làm một việc cùng quẫn đáng chê trách. Anh mà ngửa tay xin chiếc bánh kia thì chưa hẳn người ta không cho. Dù sao đi nữa, tốt hơn là phải dằn lòng mà chờ cho bánh, hoặc do lao động mà có, hoặc con người ta thương hại mà cho, còn nói: “đói ăn vụng túng làm càn” thì không phải là một lý sự cứng đến không bẻ lại được. Bởi vì trước hết thực sự vì đói làm chết thì cũng hiếm có; sau nữa, về bản chất con người ta lại có thể chịu đựng rất lâu và rất nhiều mọi thứ đau khổ về tinh thần và thể chất mà không chết, cái ấy không biết là một cái may hay là một cái rủi. Cho nên phải biết nhẫn nại. Nhẫn nại thì tốt hơn, tốt cho cả lũ trẻ thơ kia nữa. Chứ dám đem sức vóc yếu ớt của mình mà hùng hổ tóm lấy cổ cả một xã hội và tưởng rằng có thể thoát khỏi cảnh đói rét bằng trộm cắp, thì thật là một hành động điên cuồng. Nói gì thì nói chứ cái cửa để ra khỏi đói rét mà cũng dẫn vào ô nhục thì rõ là cái cửa tồi. Tóm lại, anh có sai lầm thật.
Rồi anh tự hỏi: phải chăng chỉ có mình gây ra cho mình kiếp sống oan nghiệt này?
Trước hết, một người lao động như anh mà phải thất nghiệp, một người siêng năng như anh mà phải đói khát thì phải đó là một hiện tượng nghiêm trọng không? Sau nữa, đã mắc lỗi lầm mà biết thú nhận, thì trừng trị như thế có độc ác và quá đáng không? Có phải như thế là trong việc trừng phạt, luật pháp có đi quá trớn hơn là kẻ phạm tội quá trớn khi lầm lỗi không? Có phải cán cân công lý đã quá nghiêng về phía bắt đền tội không? Xử phạt nặng như thế có phải là để kẻ phạm tội chuộc tội không? Hay là lại đưa đến kết quả đảo ngược vai trò, biến cái sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của con người trấn áp, biến thủ phạm thành nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ và cuối cùng đem công lý đặt về bên kẻ đã xâm phạm vào công lý? Phải chăng hình phạt ấy, cái hình phạt liên tiếp gia nặng thêm vì các lần toan vượt ngục, cuối cùng chỉ là một thứ ức hiếp của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, một tội ác của xã hội đối với cá nhân, một tội ác hàng ngày tái diễn và kéo dài đến mười chín năm trời?
Anh tự hỏi xã hội sao lại có quyền bắt con người phải chịu đựng, một mặt là cái thói không phòng xa phi lý, một mặt là cái lối đề phòng quá tàn nhẫn của nó? Sao lại có quyền ép một người xấu số vào cái thế hiểm, giữa một cái thiếu và một cái thừa, thiếu việc làm và thừa hình phạt? Đối với những phần tử vì rủi ro mà chịu thiệt thòi nhất trong sự phân phối của cải, đáng lẽ họ phải được chiếu cố nhất, lại đối xử với họ như thế có phải là quá đáng không?
Các câu hỏi ấy đặt ra và giải quyết xong, anh xét xử và lên án xã hội.
Xã hội trở thành mối căm thù của anh.
Anh cho xã hội phải chịu trách nhiệm về số phận anh đang chịu và định bụng một ngày kia sẽ hỏi tội nó. Anh nhận định việc anh làm thiệt hại cho người ta chẳng bắc đồng cân được với cái việc người ta làm thiệt hại cho anh. Và anh kết luận rằng, cái án của anh, thật ra không phải là oan uổng nhưng rõ ràng là bất công.
Giận dữ thì có thể mất trí và vô lý. Người ta có thể nổi nóng sai. Nhưng khi người ta căm phẫn thì xét cho cùng người ta đã nắm lẽ phải ở chỗ nào đấy. Giăng Vangiăng cảm thấy căm phẫn.
Vả lại, xã hội chỉ làm hại. Luôn luôn anh thấy xã hội chỉ có một bộ mặt giận dữ là hình án. Bộ mặt ấy nó luôn luôn giương ra cho những kẻ nó đem ra trừng trị! Còn mọi người chung quanh thì họ động đến anh là chỉ để giày vò. Mỗi lần tiếp xúc với họ là một vố đau đớn. Từ nhỏ đến giờ, anh chưa từng biết một lời nói thân mật, một cái nhìn thương mến, kể cả đến của mẹ và chị trong nhà cũng thế. Hết đau khổ này đến đau khổ khác, dần dần anh tin quyết rằng đời là một cuộc chiến tranh và trong cuộc chiến tranh ấy, anh là kẻ chiến bại. Anh chỉ còn một thứ vũ khí là lòng căm thù. Anh quyết chí mài giũa nó thật sắc trong tù để khi ra thì đem theo.
Ở nhà tù Tulông có một lớp học do một số tu sĩ mở để dạy những điều thường thức cho trong tù ai có chí thì học. Anh cũng ở trong số người có chí ấy. Bốn mươi tuổi anh mới vỡ lòng đi học, học đọc, học viết, học tính. Anh nghiệm rằng học để mở mang trí não tức là rèn luyện thêm cho lòng căm hờn của mình. Có những trường hợp, học thức và ánh sáng lại nối giáo cho cái ác.
Nói ra thật là buồn! Sau khi lên án cái xã hội đã làm anh đau khổ, anh xét xử đến trời vì trời đã sinh ra cái xã hội kia.
Và anh cũng lên án trời nốt.
Ấy, mười chín năm giam cầm và đày đọa, linh hồn anh vừa cao lên vừa rơi xuống thấp là như thế! Ánh sáng lọt vào được bên này thì bóng tối cũng lấn đến.
Như ta đã thấy bản chất Giăng Vangiăng không phải xấu. Khi mới vào tù, anh vẫn còn là con người tốt. Lên án xong xã hội, anh thấy mình trở thành độc ác và lên án đến cả trời thì anh thấy mình trở thành vô đạo.
Đến đây khó mà không suy nghĩ một lát.
Bản chất con người có thể thay đổi tất và hẳn như vậy chăng? Con người Chúa sinh ra lương thiện thì xã hội lại có thể làm cho độc ác chăng? Có thể nào tâm hồn lại bị số phận uốn nắn lại từ đầu chí cuối và trở nên xấu xa, khi gặp số phận xấu xa? Có thể nào trái tim lại biến dạng xấu xí và mắc phải những tật nan y do sức ép của một tai họa quá to, như cột sống bị gò dưới một vòm nhà quá thấp? Có chăng trong tâm hồn của con người, nói chung, trong tâm hồn của Giăng Vangiăng nói riêng, một tia lửa đầu tiên, một yếu tố thiêng liêng, ở thế giới này thì không sao hủy hoại được, còn ở thế giới bên kia thì bất tử. Tia lửa ấy, yếu tố ấy, điều thiện có thể nuôi lớn lên, thổi đượm, thắp sáng, đốt cháy bùng lên và làm tỏa ánh sáng rực rỡ ra chung quanh và điều dữ không đời nào có thể hoàn toàn dập tắt được?
Thật là những vấn đề nghiêm trọng và bí hiểm. Riêng vấn đề cuối cùng, thì bất kỳ nhà sinh lý học nào chắc cũng phải trả lời không mà chẳng cần ngập ngừng gì cả, nếu đã nhìn thấy ở Tulông, vào giờ nghỉ, đồng thời cũng là giờ mơ màng của anh, chính Giăng Vangiăng ngồi trên tay quay của một tời đứng nào đó, tay vòng trước ngực, một đầu dây xích nhét vào trong túi để nó khỏi kéo lê. Những lúc ấy, anh tù khổ sai mặt mày ảm đạm, nghiêm nghị, tính yên lặng và tư lự ấy, con người bị pháp luật hất ra ngoài xã hội ấy, nhìn con người với cặp mắt giận dữ, con người bị đày đọa của xã hội văn minh ấy nhìn trời một cách nghiêm khắc.
Nói cho đúng và chúng tôi cũng không muốn giấu làm gì, nhà sinh lý học biết quan sát chắc cũng thấy ở đó một nỗi khốn khổ không còn cứu vãn được, ông ta cũng có thể thương xót cho con bệnh mà pháp luật đã làm nên nông nỗi, những chắc hẳn là không hề thử nghĩ đến việc cứu chữa. Trong tâm hồn này có những thương tích gì thì ông ta có hé thấy cũng làm lơ; và giống như Đăngtơ đứng trước cửa địa ngục, ông ta chắc cũng xóa khỏi cuộc đời ấy cái chữ mà ngón tay Chúa đã ghi trên trán mọi người: Hy vọng!
Trạng thái ấy của tâm hồn Giăng Vangiăng, chúng tôi đã thử đem ra phân tích. Không biết nó đã rõ với anh chưa, như chúng tôi đã cố làm cho nó rõ với độc giả sách này? Tất cả những nhân tố làm nên nỗi khổ tinh thần của anh, không biết anh có thấy rõ khi nó đã hình thành và trước đó đã thấy rõ nó khi nó đang hình thành không? Con người cục cằn và vô học ấy có nhận ra được rành rọt các ý nghĩ nối tiếp nhau trong tâm trí mình và từng bước đưa mình đến những cảnh tượng thảm sâu, nó đã trở thành, từ bao nhiêu năm nay, chân trời bên trong của trí óc? Anh có biết chăng tất cả những gì xảy ra trong người anh và tất cả những gì đang xảy ra cựa quậy trong đó? Những điều ấy, quả là chúng tôi không dám nói: và chính là chúng tôi cũng không tin. Trong Giăng Vangiăng, ngu tối còn nhiều quá, đến nỗi, trải qua nhiều tai ương là thế, mà không phải không thật hiểu anh đang cảm thấy điều gì. Anh sống trong tối tăm, anh đau khổ trong tối tăm, anh thù ghét trong tối tăm, có thể nói là anh thù ghét cái gì ở đằng trước anh. Anh quen sống trong bóng đêm ấy, dò dẫm như một người mù và như một kẻ đang mơ. Tuy nhiên, từng lúc, do từ ngoài đến hay tự bản thân gây ra, anh rùng mình giận dữ, đau nhói lên bội phần. Một ánh chớp mờ nhạt thoáng qua thắp sáng cả tâm hồn anh, làm cho những vực sâu kỳ quái và hình dáng tối đen của số phận, hiện ra đột ngột khắp nơi chung quanh anh, đằng trước cũng như đằng sau, trong một ánh sáng vô cùng thê thảm.
Ánh chớp biến đi, bóng tối lại ập xuống, anh đang ở đâu đây? Anh không biết nữa.
Cái lối trừng phạt, trong đó nổi bật sự tàn nhẫn, nghĩa là điều làm cho người ta đần độn đi, chỉ đưa đến kết quả tệ hại là biến dần dần con người thành thú rừng có khi thành thú dữ. Bao nhiêu lần Giăng Vangiăng cố vượt ngục đi vượt ngục lại, đủ chứng tỏ cái tác hại lạ lùng của pháp luật đối với tâm hồn con người. Mà có dịp anh sẽ còn thực hiện nữa việc vượt ngục vô ích và điên cuồng ấy, chứ cũng không cần nghĩ đến có thành công hay không, cũng không cần nhớ đến có những kinh nghiệm đau đớn của lần trước. Như con chó sói thấy chuồng mở, anh lồng lộn chạy đi. Bản năng bảo: “trốn đi!”. Nếu suy tính thì lương tri đã ngăn: “ở lại!”. Nhưng, trước sự cám dỗ quá mạnh, lý trí đã bay mất và chỉ còn có bản năng. Chỉ có con thú dữ trong người anh hành động. Và đến khi bị bắt lại, các hình phạt nghiêm khắc mới chỉ làm cho nó thêm hung tợn.
Có một chi tiết không bỏ sót là sức anh rất khỏe, trong tù không ai bì kịp. Lúc làm việc nặng, như ròng dây cáp, quay tời, anh làm khỏe bằng bốn người. Có lúc anh kê vai nhấc bổng hay lấy lưng đỡ những vật nặng hàng mấy tạ và khi cần thì thay thế cả cái dụng cụ gọi là cái kích, ngày xưa gọi là cái oóc gơi, nhân đó có phố tên Môngoócgơi gần chợ lớn Pari. Bạn bè gọi đùa anh là thằng Giăng Kích. Có lần người ta đang chữa cái bao lơn nhà thị sảnh Tulông thì cái cột trụ đá chạm kiểu Puygiê rời ra và suýt đổ. Giăng Vangiăng có mặt ở đấy vội lấy vai đỡ chiếc cột, nhờ thế mà thợ kịp đến chống lại.
Anh khỏe đã như thế, anh nhanh nhẹn mềm dẻo lại còn hơn. Có những người tù thường xuyên nghĩ đến vượt ngục, đã phối hợp sức mạnh với sự nhanh nhẹn đến mức một khoa học thực sự, khoa học về gân cốt. Những con người muôn đời ước muốn có cái cánh như con ruồi, con chim ấy, ngày ngày họ vẫn đem ra tập dượt cả một nghệ thuật huyền bí về leo trèo. Leo theo chiều thẳng đứng, chân bám vào những nơi chỉ thấy hơi gợn một tí, thường chỉ là trò chơi đối với Giăng Vangiăng. Chỉ có một góc tường mà lấy gâm lưng và bắp chân, dùng khuỷu tay, gót chân bíu vào những chỗ vôi đá ráp rỗ, là anh trèo lên đến gác ba như một trò quỷ thuật. Có khi anh cứ leo như thế lên đến tận nóc ngục.
Anh ít nói, không cười. Cả năm họa chăng chỉ một hai lần có cảm xúc gì thật mãnh liệt mới làm anh bật lên tiếng cười, cái ghê rợn phảng phất như của ma quỷ. Trông anh lúc nào cũng có vẻ đang nhìn một cái gì ghê rợn.
Đúng là tâm trí anh đang bận.
Qua những nhận xét không lành mạnh của một bản chất dở dang không phát triển và của một đầu óc lẩn quẩn, anh cảm thấy mơ hồ như có một vật gì cổ quái đang đè lên người mình. Anh đang bò giữa vùng tranh tối tranh sáng ấy và mỗi bận ngoái cổ lại, thử vươn tầm mắt lên cao, anh lại vừa hoảng sợ vừa căm giận mà thấy tầng tầng lớp lớp đáng sợ nào là sự vật, nào là luật pháp, thành kiến, nào là người và việc, tất cả đều dựng sững, chồng chất đến tận mây xanh, chỗ lồi chỗ lõm một cách ghê rợn, tất cả đều mơ hồ không rõ đường nét, những khối to như núi làm anh hốt hoảng. Thật ra đó chỉ là cái tháp kỳ diệu mà chúng ta gọi là văn minh. Đây đó trong cái mớ lúc nhúc, dị hình ấy, lúc thì sát ngay bên cạnh, lúc thì ở tận nơi xa không với tới, anh lại nhìn thấy một nhóm, một chi tiết nào đó sáng bật lên. Đó là tên lính gác ngục với chiếc dùi cui, hoặc tên sen đầm với chiếc kiếm dài, rồi lại là ông giám mục mũ cao và tận chót vót, như trong ánh hào quang chói lọi, hoàng đế mũ áo chỉnh tề, rực rỡ. Anh có cảm tưởng là mọi thứ huy hoàng xa xôi kia, không những không xua tan đêm tối mà còn làm cho nó thê lương và mù mịt thêm. Pháp luật, thành kiến, sự việc, con người, đồ vật, tất cả những thứ đó, đi đi lại lại trên đầu anh, theo sự vận động phức tạp và bí ẩn của văn minh mà Chúa điều khiển lấy; tất cả bước đi và chà đạp lên người anh, độc ác mà bình thản, lạnh lùng mà ác liệt, không sao tả nổi. Như bị rơi xuống cảnh cùng cực nhất trên đời, như bị đày xuống tầng sâu nhất của địa ngục để không còn mắt mà nhìn nữa, những kẻ bị pháp luật đày đọa đều cảm thấy đè nặng lên đầu mình tất cả sức nặng của cái xã hội loài người, nó quả thật vô cùng to lớn đối với ai đứng ngoài mà nhìn và đối với người bị nó đè lên thì lại vô cùng kinh khủng.
Giăng Vangiăng suy tưởng trong tình trạng như thế. Sự suy tưởng của anh có thể có tính chất như thế nào?
Giá như hạt gạo trong cối xay mà biết suy nghĩ thì chắc nó sẽ nghĩ như anh đang nghĩ.
Tất cả những cái đó, những hiện thực đầy bóng ma, những bóng ma đầy hiện thực ấy, dần dần đã tạo nên trong anh một tâm trạng khó tả.
Đôi khi, đang làm lao dịch, anh dừng tay suy nghĩ. Tâm trí anh vừa già dặn vừa rối loạn hơn xưa, bỗng vùng lên tức tối. Tất cả cái gì đã xảy ra đến cho anh đều vô nghĩa, tất cả sự vật chung quanh anh đều phi lý. Anh tự nhủ: Thật chẳng khác gì chiêm bao. Anh nhìn tên gác ngục cách anh mấy bước, trông nó như một bóng ma; đột nhiên bóng ma nện anh một dùi cui.
Đối với anh, thiên nhiên trước mắt hình như không có nữa. Không có mặt trời, không có ngày hè đẹp, không có bầu trời rực rỡ, không có buổi sớm mai tháng tư mát dịu, nói như thế tưởng cũng đúng với anh thôi! Ở trong anh chỉ nhờ nhờ, một thứ ánh sáng xó buồng.
Cuối cùng để tóm tắt những gì có thể tóm tắt được trong tất cả những điều đã kể ra trên kia và nêu thành kết luận cụ thể, chúng ta chỉ cần nhận định rằng, sau mười chín năm “hun đúc” trong tù, Giăng Vangiăng, cái anh thợ xén cây hiền lành ở Phavơrôn, sau là tên trọng phạm đáng sợ ở Tulông, đã trở thành kẻ có gan làm hai thứ việc xấu xa: một là những manh động đột nhiên, mù quáng, không suy nghĩ, hoàn toàn do bản năng sai khiến, như là để trả thù cho những đau khổ đã đày đọa mình; hai là có những hành động xấu xa nghiêm trọng, có đắn đo cân nhắc, có trù tính, dựa vào những ý nghĩ sai lầm mà đau khổ vừa qua đã gieo vào đầu óc mình. Những việc trù tính của anh thường qua ba giai đoạn liên tiếp: lý luận, quyết tâm và kiên trì, ba việc mà chỉ những tay can trường mới làm nổi. Sự bất bình thường xuyên, nỗi chua xót trong lòng, niềm uất ức sâu xa vì các thứ bất công phải cam chịu và sự phản ứng đối với cả những người tốt, người vô tội hay người công minh, đều là động cơ của anh. Mỗi lần anh suy nghĩ, anh đều xuất phát từ lòng căm thù luật pháp của loài người và cuối cùng rồi cũng lại quay về đích đó. Nếu không có cái gì may mắn ngăn lại thì rồi có lúc, lòng căm thù ấy sẽ biến ra lòng căm thù xã hội, căm thù loài người, căm thù cả tạo hóa và thể hiện ra thành cái ý muốn mơ hồ, dai dẳng và tàn bạo là làm hại, bất luận ai, quý hồ đó là một sinh vật. Xem đó thì biết, không phải là không căn cứ mà giấy thông hành của Giăng Vangiăng lại cho anh là người rất nguy hiểm.
Năm này qua năm khác, tâm hồn ấy khô héo dần, chầm chậm nhưng không gì ngăn nổi. Tim khô nên mắt cũng khô. Lúc ra khỏi nhà tù, tính ra suốt mười chín năm trời, anh chưa hề rỏ một giọt nước mắt.
VIII
BIỂN CẢ VÀ ĐÊM TỐI
Có người rơi xuống biển!
Mặc! Tàu không dừng lại. Đang có gió, chiếc tàu vô tình phải tiếp tục hành trình định sẵn. Nó cứ lướt tới.
Người kia mất hút rồi hiện ra, chìm xuống lại ngoi lên, kêu cứu, rồi giơ tay vẫy, nhưng chẳng một ai nghe cả. Chiếc tàu rùng mình trước cơn bão, mọi người đang ra tay kéo lái. Thủy thủ và hành khách không ai còn thấy người đang bị sóng vùi nữa: cái đầu anh ta chỉ là một chấm nhỏ trên mặt biển sóng to.
Anh ta kêu lên mấy tiếng tuyệt vọng giữa khoảng biển trời thăm thẳm. Ôi! Cánh buồm đang bỏ đi, sao mà như một bóng ma! Anh nhìn nó, nhìn nó điên say. Nó lùi ra, mờ đi, nhỏ dần. Mới ban nãy anh còn ở trên ấy, anh còn đứng trong hàng thủy thủ, anh đi đi lại lại trên boong với mọi người, anh có phần không khí và ánh sáng của mình, anh đang sống. Bây giờ, thì việc gì đã xảy ra? Anh đã trượt chân, ngã xuống và thế là hết.
Chung quanh anh bây giờ chỉ có làn nước dữ tợn. Dưới chân anh chỉ thấy cái gì chảy trôi và sụp đổ. Những ngọn gió xé rách bươm, ghê tởm bao vây lấy anh, những cuộn nước xoáy lôi anh đi, mặt biển tả tơi vùng vẫy quanh đầu anh, sóng nước như một đám người thô bỉ đang nhổ vào mặt anh, nhiều ngõ ngách mập mờ như đang nuốt anh mất nửa người; mỗi lần anh dấn xuống sâu, anh lại hé thấy những vực thẳm tối om; bao nhiêu rong rêu xa lạ tóm lấy anh, quấn chân anh và lôi anh về với nó; anh có cảm giác như mình cũng hóa thành vực sâu, cũng là bèo bọt; sóng biển chuyền nhau dồi dập anh, anh hớp lấy đắng cay, đại dương hèn nhát ra sức dìm anh, mênh mông đang đùa với cơn hấp hối của anh. Hình như tất thảy sóng nước là hằn thù!
Tuy vậy, anh vẫn vùng vẫy, cố thử tự vệ, cố thử đứng vững, cố hết sức để bơi. Nhưng anh, anh chỉ là một sức lực đáng thương trong chốc lát đã kiệt quệ, mà lại dám đương đầu với cái bất tận.
Chiếc tàu ở đâu rồi? Đằng kia, mờ mờ trong bóng tối nhàn nhạt ở chân trời.
Từng cơn gió to nổi lên; tất cả các thứ bọt bèo đập xuống người anh. Anh ngước mắt lên và chỉ thấy mây mù ảm đạm. Đang hấp hối, anh lại chứng kiến biển cả lên cơn điên dại. Anh như bị cơn điên kia xử nhục hình. Văng vẳng bên tai anh những tiếng động xa lạ đối với con người, những tiếng động như đến từ bên kia trái đất, từ một cõi ngoài nào đó kinh khủng làm sao.
Trên mây cao có nhiều chim cũng như thường có thiên thần trên những khốn khó của con người, nhưng chim và thần có thể giúp gì được cho anh? Những thứ đó bay, lượn và ca hát, còn anh, anh rên rỉ sắp lìa đời.
Anh cảm thấy mình như bị liệm trong cả hai thứ vô biên: biển cả và trời cao; biển là mồ, trời là vải liệm.
Đêm đến dần. Anh bơi không biết bao nhiêu giờ rồi, sức anh đã cạn. Con tàu, cái vật xa xôi trên đó có người, đã khuất bóng. Chỉ còn một mình anh trong hố sâu thăm thẳm của hoàng hôn. Anh chìm xuống, anh lấy gân, anh quằn quại, anh nghe dưới chân những đợt sóng cổ quái của vô hình; anh cất tiếng kêu.
Chẳng còn người. Vậy Chúa ở đâu?
Anh kêu. Ai cứu tôi! Ai cứu tôi với! Anh kêu mãi.
Chân trời vẳng lặng. Trời cao vẳng lặng.
Anh van vỉ quãng rộng, sóng nước, rong rêu, ghềnh đá: tất cả đều câm điếc. Anh van xin bão tố, nhưng bão tố vô tình chỉ tuân lệnh vô biên.
Chung quanh anh chỉ còn bóng tối, sương mù, cô quạnh; chỉ còn tiếng sóng vô tình gào thét và mặt nước hung tàn không ngớt nhăn nheo mãi mãi. Trong người anh chỉ còn ghê rợn và mệt mỏi. Dưới chân anh chỉ còn chìm đắm. Không còn chỗ bám víu nữa. Anh nghĩ đến bước phiêu lưu tăm tối của thây ma trong bóng đêm vô hạn. Cái lạnh không bờ làm anh tê dại. Hai bàn tay anh co quắp nắm lại và chỉ vơ được hư không. Gió, mây, bão tố, trăng sao vô dụng! Biết làm thế nào? Người tuyệt vọng đành buông xuôi, kẻ chán chường đành tìm cái chết, anh mặc cho số phận lôi đi, anh buông tay và thế là mãi mãi đắm chìm trong những hố sâu thảm đạm.
Ôi! Bước đi không gì cản được của xã hội loài người! Giữa đường có bao nhiêu người, bao nhiêu linh hồn bị bỏ rơi! Một đại dương, để đón mọi cái mà luật pháp gạt ra! Không còn một sự cứu vớt nào, đáng sợ làm sao! Chao ôi! Cái chết tinh thần!
Biển cả ở đây là đêm tối cay nghiệt của xã hội, nơi pháp luật vứt bỏ những nạn nhân của mình. Biển cả, đó là sự khốn khổ mênh mông.
Linh hồn, trôi dạt trong vực sâu ấy, có thể trở nên một thây ma. Ai là kẻ làm cho nó sống lại?
IX
LẠI GẶP BẤT CÔNG
Mãn hạn tù, khi nghe bên tai mấy tiếng lạ lùng: Mày được tự do! Thật là những phút không ngờ, khó tả đối với Giăng Vangiăng. Một tia sáng chói lòa, thứ ánh sáng thật sự của người sống đột nhiên chiếu vào tâm hồn anh. Khốn nỗi, chẳng bao lâu tia sáng ấy lại mờ đi. Ban đầu Giăng Vangiăng quả thực đã quáng mắt khi nghĩ mình được tự do. Anh tin tưởng một cuộc đời mới. Nhưng anh lại thấy ngay giá trị của kẻ mang tờ giấy thông hành vàng.
Ngay từ phút đầu ấy đã có bao nỗi chua cay! Anh đã nhẩm tính số tiền để dành suốt thời gian ở tù thế nào cũng phải đến một trăm bảy mươi mốt phơrăng. Phải nói cho đúng là tính như thế anh không khấu trừ những ngày chủ nhật và ngày lễ bắt buộc phải nghỉ, mười chín năm tức phải trừ mất đi ngót hai mươi bốn quan. Dù sao, số tiền ấy đã bị khấu đi nhiều khoản thu linh tinh, chỉ còn một trăm linh chín phơrăng mười lăm xu, lúc anh ra tù người ta đem tính trả cho anh.
Anh chẳng hiểu tại sao lại chỉ còn có thế và đinh ninh là mình bị ngắt ngọn, hay nói toạc ra, bị đánh cắp.
Hôm sau ngày được tha, đến Gơrat, anh thấy trước cửa xưởng cất nước hoa cam người ta đang dỡ những bao hàng to, anh lại xin làm giúp. Việc đang cần, người ta đồng ý ngay. Anh bắt tay vào việc. Anh thông minh, người khỏe và lanh lợi, lại làm hết sức nên người chủ ra dáng bằng lòng. Một người lính sen đầm đi ngang qua, thấy anh đang làm, để ý, dừng lại hỏi giấy. Xong lại tiếp tục làm việc. Trước đó, anh có hỏi thử đám phu làm như thế tiền công mỗi ngày được bao nhiêu, họ cho anh biết là ba mươi xu. Tối đến, anh đến tìm người chủ xưởng để xin lĩnh tiền công vì hôm sau phải lên đường sớm. Hắn chẳng nói năng gì, xỉa cho anh hai mươi lăm xu. Anh đòi thêm, hắn bảo: Mày mà được bấy nhiêu là tốt quá rồi! Anh nài nữa. Hắn lườm và bảo: Liệu không lại vào nhà đá!
Một lần nữa, anh cho mình đã bị đánh cắp.
Xã hội, Nhà nước, bớt tiền của anh là ăn cắp mẻ to. Bây giờ đến lượt cá nhân ăn cắp của anh từng mẻ nhỏ.
Phóng thích chưa phải là giải thoát và ra tù chứ không ra khỏi hình phạt.
Đó, ở Gơrat, anh đã gặp câu chuyện như thế. Còn đến Đinhơ người ta đối xử với anh như thế nào, chúng ta đã biết.
X
THỨC DẬY
Chuông đồng hồ nhà thờ đánh hai giờ, Giăng Vangiăng thức giấc dậy.
Cái giường êm quá đã làm anh tỉnh dậy. Đã gần hai mươi năm anh không hề được nằm giường, nên, tuy không thay quần áo, cái cảm giác quá lạ làm anh không ngủ yên được.
Anh đã ngủ quên được hơn bốn tiếng đồng hồ. Bao nhiêu mệt mỏi như đã trút sạch. Vả, anh cũng quen chẳng nghỉ ngơi nhiều.
Anh mở mắt, nhìn một lúc lâu trong bóng tối quanh mình rồi nhắm mắt ngủ lại.
Ban ngày cảm xúc miên man, tâm trí nhiều điều lo nghĩ, đến đêm ngủ thiếp đi thì dễ dàng, chứ đã thức giấc thì khó mà ngủ lại được. Giăng Vangiăng đêm ấy có thế thật.
Anh không sao nhắm mắt trở lại được, đâm ra nghĩ vơ vẩn.
Đầu óc như mờ mịt, rối bời, ý nghĩ qua lại chằng chịt. Chuyện xa, chuyện gần đều như lềnh bềnh lộn xộn, giao nhau, lẫn lộn với nhau, khi thì mờ nhạt khi thì hiện to, rồi bỗng nhiên vụt biến đi như chìm xuống dưới làn nước bùn đang xáo động. Nhiều ý nghĩ hiện ra, nhưng chỉ có một ý thường xuyên quấn quít trong óc anh, lấn át tất cả: anh nghĩ về bộ đồ ăn bằng bạc và chiếc môi to tướng của bà Magơloa bày trên bàn ăn, nó đã làm cho anh để ý lúc đầu hôm.
Bộ đồ bạc ấy như ám ảnh anh. Nó ở ngay kia thôi, cách có mấy bước. Lúc từ buồng bên sang đây, anh thấy bà ở già cất nó vào chỗ ô ở đầu giường. Anh đã chú ý đến chỗ ô tường đó. Ngay phía bên phải chỗ cửa từ buồng ăn sang. Bộ đồ bạc, rõ là bằng bạc ròng. Mà lại là bạc cũ. Kể cả chiếc môi, có thể bán ít ra là vài trăm phơrăng. Gấp đôi món tiền anh làm trong mười chín năm trời. Thật ra thì anh có thể kiếm được nhiều hơn thế nếu nhà nước không ăn cắp của anh.
Anh nghĩ tới nghĩ lui, giằng co suốt giờ. Cũng có chút ít do dự và tranh đấu bản thân. Bỗng đồng hồ đổ ba tiếng. Anh mở choàng mắt, ngồi nhổm dậy, với tay sờ cái ba lô quẳng trong xó, rồi thả hai chân xuống đất, ngồi nhổm lên giường lúc nào không biết. Anh ngồi yên như thế một lúc lâu, trong trí suy nghĩ vẩn vơ. Ai thấy anh bấy giờ một mình ngồi thức trong đêm tối khi cả nhà ngủ yên, chắc phải lấy làm ghê rợn. Bỗng anh cúi xuống, tháo giầy đặt nhẹ lên giường, rồi lại ngồi thừ ra nghĩ ngợi.
Việc xấu xa ấy lại bắt anh suy nghĩ miên man. Bao nhiêu ý nghĩ đã nói trên kia lại xáo trộn cả tâm trí, khi ẩn khi hiện, như đắn đo, cân nhắc. Và rồi chẳng biết vì sao, hình ảnh thằng Brêvơ, một bạn tù anh đã biết ở nhà lao với cái quần có độc một dây treo đan bằng sợi, lại đến với anh, lần khân một cách vô cớ như lệ thường khi người ta mơ màng. Hình ảnh các ô vuông trên cái dây treo quần ấy cứ lởn vởn mãi trong óc.
Không có đồng hồ gõ một tiếng báo khắc hay báo nửa giờ gì đó, có lẽ anh sẽ ngồi mãi như thế cho đến sáng. Hình như tiếng chuông ấy thúc giục: cương quyết đi!
Anh đứng dậy, ngần ngại một lát và nghe ngóng: trong nhà im phăng phắc. Anh rón rén bước lại chỗ cửa sổ anh thoáng thấy hé mở. Trời không tối lắm. Từng đám mây lớn bay theo gió trên không, lúc che, lúc để lộ vừng trăng rằm. Cảnh vật bên ngoài lúc sáng lúc tối; còn trong nhà thì như một thứ hoàng hôn. Ánh sáng hoàng hôn. Ánh sáng hoàng hôn ấy không đều do mây lúc ẩn lúc hiện, nhưng cũng đủ để nhận được lối đi. Nó giống như thứ ánh sáng lờ mờ ở trong một cái hầm mà trước cửa thông hơi có người qua lại. Ra đến cửa sổ, Giăng Vangiăng chú ý nhận xét. Cửa không chấn song, quay ra vườn và theo thói quen ở địa phương, chỉ cài cái then nhỏ. Anh mở ra, nhưng vì một luồng khí lạnh ùa vào trong phòng, anh vội đóng lại ngay. Anh nhìn ra vườn bằng cặp mắt xem xét hơn là nhìn ngó. Quanh vườn, một bức tường thấp quét vôi trắng trèo qua rất dễ. Bên kia tường, trông rõ những ngọn cây cách khoảng đều nhau. Rõ ràng bên này là vườn, còn bên kia là đường phố hoặc một ngõ con có trồng cây.
Nhìn xong, anh quả quyết bước lại chỗ giường nằm, xách ba lô lên, mở ra, móc lấy ra một vật gì để lên giường, nhét đôi giày vào túi, buộc ba lô lại đeo lên vai, chụp cái mũ lưỡi trai lên đầu và kéo sụp xuống tận mắt. Anh lần mò tìm cây gậy đem dựng ở cạnh cửa sổ rồi trở lại chỗ giường nằm nhặt lấy cái vật kia: một cái gì giống như một thanh sắt ngắn, một đầu vạt nhọn như cái cọc.
Trong tối không làm sao nhận được thanh sắt ấy rèn ra để làm gì. Một cái đòn bẩy chăng? Hay là một cái dùi cui?
Ra ngoài sáng thì có thể nhận rõ đó chỉ là cái chân đèn của phu mỏ. Thời ấy, thỉnh thoảng người ta sai tù phạm đi lấy đá trên các quả đồi cao quanh Tulông, nên họ cũng thường có trong tay những dụng cụ phu mỏ. Cái chân đèn đúc bằng sắt đặc, đầu dưới nhọn để có thể đóng vào đá được.
Tay phải cầm thanh sắt, anh nín thở, rón rén đi ra phía cửa phòng ngủ ông giám mục bên cạnh. Cửa mở hé, ông giám mục lúc đi ngủ đã không khóa cửa.
XI
HÀNH ĐỘNG
Giăng Vangiăng nghe ngóng. Yên lặng như tờ.
Anh lấy đầu ngón tay đẩy khẽ cánh cửa, nhẹ nhàng, lén lút và ngại ngùng như con mèo muốn tìm lối vào. Cánh cửa êm ái và lặng lẽ rộng thêm một tí.
Chờ một lát, anh lại đẩy thêm cái nữa, lần này mạnh tay hơn.
Cửa lại lặng lẽ mở rộng thêm, đủ cho anh lách mình qua. Nhưng gần đó lại có cái bàn con chìa ra làm vướng lối đi.
Giăng Vangiăng thấy khó khăn. Phải cố làm cho cửa mở rộng hơn nữa.
Anh quả quyết, đẩy cánh cửa lần nữa mạnh hơn hai lần trước. Chiếc bản lề khô dầu tự nhiên kẹt lên một tiếng dài trong đêm tối.
Giăng Vangiăng giật nảy mình. Tiếng kẹt cửa vang vào tai anh nghe to và ghê rợn như tiếng kèn hiệu lệnh ngày phán xét cuối cùng.
Trong phút đầu tiên ấy mọi sự đều phóng đại một cách kỳ quái; anh tưởng chừng như chiếc bản lề vừa tỉnh dậy và đột nhiên do một sức sống đáng sợ, đang sủa lên như chó để báo có trộm vào, đánh thức mọi người.
Anh đứng sững lại, run rẩy, hoảng hốt, bàn chân đang nhón bỗng xịu xuống đất. Mạch máu hai bên thái dương giật như búa bổ, ngực thở phì phò như tiếng gió lùa trong hang núi. Anh đinh ninh thế nào tiếng rít ghê gớm của cái bản lề giận dữ ấy cũng sẽ làm rung chuyển cả nhà cửa như một trận động đất: cánh cửa bị đẩy đã kêu lên để báo động, ông già sắp trở dậy, hai bà già sắp hô hoán lên, xóm giềng sẽ đến tiếp cứu; chỉ mươi mười lăm phút sau, cả thành phố sẽ náo động, cảnh sát sẽ được huy động. Trong giây lát, anh thấy mình nguy đến nơi.
Anh đứng trơ ra như pho tượng, không dám cử động.
Mấy phút trôi qua. Cánh cửa đã mở toang ra rồi. Anh liều nhìn vào trong phòng. Vẫn yên lặng cả. Anh lắng tai nghe. Không có tiếng cựa quậy. Tiếng kẹt cửa không làm ai thức giấc cả.
Cơn nguy hiểm đầu tiên đã qua, trong lòng anh còn hồi hộp lạ thường. Nhưng anh không lùi. Ngay những lúc nguy ngập nhất, anh có bao giờ chịu lùi đâu. Anh chỉ tính làm thế nào cho chóng xong. Anh tiến lên một bước, vào hẳn trong phòng.
Trong phòng im lặng như tờ. Chỉ thấy rải rác chỗ này chỗ kia những hình lờ mờ không rõ. Ban ngày thì rõ đó là mớ giấy bày la liệt trên bàn, những pho sách lớn mở rộng, những chồng sách dày xếp trên chiếc ghế đẩu, chiếc ghế bành chất đầy quần áo, chiếc ghế nguyện, nhưng lúc này chỉ thấy toàn là những khoảng tôi tối và những chỗ trăng trắng. Giăng Vangiăng lần từng bước một, giữ gìn để khỏi đụng vào đồ đạc. Anh nghe rõ hơi thở đều đặn và bình thản của ông giám mục đang ngủ ở cuối phòng.
Bỗng anh dừng lại. Không ngờ anh đã đến sát cạnh giường nhanh đến thế.
Nhiều khi tạo hóa khéo đem những hiện tượng và cảnh tượng thiên nhiên xen vào công việc của người đời rất đúng lúc, như hiểu biết ý người một cách thâm trầm và như có ý muốn làm cho người ta phải suy nghĩ. Đã nửa giờ nay, một đám mây to che khắp trời. Vừa lúc Giăng Vangiăng đến trước giường, đám mây như có dụng ý trước, bỗng hé ra một quãng trống. Ánh trăng xuyên qua cửa sổ, đột nhiên chiếu thẳng vào khuôn mặt trắng của ông giám mục. Ông đang ngủ yên giấc. Đêm ở miền núi trời lạnh nên cả người ông gần như quấn trong chiếc áo len màu nâu dài tay. Đầu ông ngửa trên gối với một dáng điệu nghỉ ngơi thoải mái. Bàn tay có chiếc nhẫn, cái bàn tay phúc đức ấy, lại bỏ thõng ra ngoài. Vẻ mặt có cái gì khoan khoái, tin tưởng và vui đạo làm cho sáng hẳn lên. Trông vào thấy có cái gì tươi hơn một nụ cười, gần như là một vẻ vui thích rạng rỡ. Vừng trán lại như phản chiếu một thứ ánh sáng vô hình khó tả. Rõ ràng là linh hồn người chính trực trong giấc ngủ được chiêm ngưỡng một cảnh trời huyền bí.
Một tia sáng của cảnh trời ấy hiện ra ở nét mặt ông giám mục.
Tia sáng ấy đồng thời cũng là hào quang tỏa từ trong người ông ra chính vì cảnh trời ấy là ở lòng ông, nó là lương tâm của ông.
Lúc ánh trăng như hòa hợp với thứ ánh sáng bên trong ấy, toàn thân ông giám mục đang ngủ yên vụt hiện ra như trong một vùng hào quang. Không chói sáng nhưng mờ mờ, êm dịu vô cùng. Vừng trăng trên cao, cảnh vật im nghỉ, khu vườn không một rung động, ngôi nhà yên tĩnh, lại vào giờ ấy, lúc ấy, sự tĩnh mịch ấy, tất cả đều như thếm vào giấc ngủ đáng tôn kính của vị hiền triết kia một cái gì trang nghiêm khó nói và làm cho mớ tóc bạc phơ, đôi mắt nhắm nghiền, khuôn mặt tràn đầy hy vọng và tin yêu, cả cái đầu của bậc già nua đang ngủ giấc ngủ yên lành của trẻ con, như rực lên trong một vòng ánh sáng uy nghi và trong suốt.
Trong con người ông quả như có cái uy nghi của thần linh mà chính ông không biết.
Giăng Vangiăng vẫn đứng trong bóng tối, tay cầm chiếc chân đèn sứt, sững sờ, bàng hoàng trước cảnh ông già sáng rỡ ấy. Chưa bao giờ anh trông thấy một con người như thế. Nét mặt tin cậy ấy làm anh khiếp sợ. Với tâm trạng bối rối và lo sợ, sắp sa ngã vào một hành động tội lỗi, anh lại chiêm ngưỡng giấc ngủ của một bậc chính nhân, tưởng trong thế giới tinh thần, chưa có cảnh tượng nào lớn lao bằng!
Giữa nơi thanh vắng và bên cạnh một kẻ như anh, giấc ngủ ấy có cái gì cao cả, anh chưa hiểu rõ được, những cảm thấy một cách mãnh liệt.
Không ai biết được tâm trạng anh lúc đó như thế nào. Cả anh cũng vậy. Phải tưởng tượng một cái gì phũ phàng nhất đối với một cái gì dịu dàng nhất, mới hình dung được tâm trạng ấy. Nhìn vào nét mặt anh thì không nhận thấy gì có thể nói chắc được. Một thứ kinh ngạc lơ láo. Anh đứng sững mà nhìn, thế thôi. Nhưng anh đang nghĩ gì? Khó mà đoán ra được. Những thứ cảm xúc ấy bản chất là cảm xúc gì?
Mắt anh không rời hình ảnh ông giám mục già. Cử chỉ và nét mặt để lộ rõ một sự rụt rè lạ lùng. Có thể nói là anh đang lưỡng lự trước hai vực thẳm, một nơi làm người ta sa ngã và một nơi giúp người ta thoát nạn. Hình như anh đương sẵn sàng hoặc đập vỡ sọ ông già hoặc ôm lấy tay mà hôn.
Một lúc sau, anh từ từ giơ tay trái lên ngang trán và giở mũ ra, rồi lại bỏ cánh tay xuống. Anh lại đứng yên, tay trái cầm mũ, tay phải cầm dùi cui, tóc lởm chởm dựng ngược trên cái đầu dữ tợn, mắt ngắm sững ông già.
Ông giám mục vẫn cứ ngủ thiêm thiếp trước cái nhìn đáng sợ ấy. Ánh trăng soi mờ mờ trên cây thánh giá trên lò sưởi. Người ta có cảm giác như tượng Chúa đang dang tay đón lấy cả hai người, để ban phúc cho người này và xá tội cho kẻ kia.
Bỗng Giăng Vangiăng chụp mũ lên đầu, rảo bước lần theo cạnh giường, không nhìn ông giám mục, đến thẳng chỗ ô tường mờ mờ ở đầu kia; anh giơ cái chân đèn sắt lên để nạy khóa; chìa khóa cắm ngay trong ổ; anh mở ra, thấy ngay cái giỏ đựng đồ bạc; anh bê ra, bước vội qua phòng, chẳng cần giữ gìn, không sợ tiếng động, lách ra khỏi cửa, bỏ bộ đồ bạc vào ba lô, vứt cái giỏ đi, chạy qua vườn, vượt qua tường như cọp, rồi cắm đầu chạy.
XII
ÔNG GIÁM MỤC LÀM VIỆC
Sáng hôm sau, mặt trời vừa mọc, ông giám mục đã ra đi bách bộ ngoài vườn. Bà Magơloa hớt hải chạy đến:
- Đức Cha, thưa Đức Cha, Đức Cha có biết cái giỏ đồ bạc ở đâu không?
- Có.
- Lạy Chúa! May quá! Con đang không biết nó chạy đi đâu.
Ông giám mục vừa nhặt được cái giỏ ở trên luống hoa. Ông đưa cho bà.
- Giỏ đây.
- Ô hay! - bà Magơloa kêu - Cái giỏ không! Thế còn bộ đồ bạc?
- À, bà tìm bộ đồ bạc à? Thế thì tôi không biết.
- Trời đất ơi! Bị mất trộm hết rồi! Cái thằng tối hôm qua nó lấy rồi!
Và thoáng một cái, bà chạy vụt vào phòng nguyện, đến chỗ giường khách, rồi đảo trở ra. Ông giám mục đang cúi xuống bồn hoa nhìn mấy cây hoa bị cái giỏ quăng phải đè gãy. Nghe tiếng bà Magơloa kêu, ông ngẩng người lên.
- Thưa Đức Cha, nó đi rồi! Đồ đạc bị mất trộm rồi!
Vừa kêu lên như thế, bà lại nhìn thấy ở góc vườn có vết người mới trèo qua tường làm lở cả bờ vôi.
- Đây này! Nó trèo qua lối này đây. Nó nhảy ra lối phố Cơsơphilê! À, quân khốn kiếp! Nó lấy trộm bộ đồ bạc của nhà ta còn gì.
Ông giám mục yên lặng một lát, ngẩng nhìn bà Magơloa một cách nghiêm trang và ôn tồn bảo:
- Nhưng này, bộ đồ bạc ấy có phải là của nhà ta không đã?
Bà Magơloa ngẩn người ra. Hai người đứng lặng yên một lát, ông giám mục lại nói tiếp:
- Bà Magơloa này, lâu nay ta cứ giữ mãi bộ đồ bạc ấy là sai đấy. Nó là của kẻ khó. Mà người ấy là hạng người nào? Chính là một kẻ khó mà.
- Chao ôi! Lạy Chúa! Tôi với cô Baptistin thì nói làm gì. Chúng tôi thế nào cũng xong. Nhưng còn Đức Cha: Từ nay thì Đức Cha ăn bằng gì?
Ông giám mục nhìn bà, dáng ngạc nhiên:
- Ô hay! Thế không có thìa nĩa thiếc à?
Bà Magơloa so vai:
- Thiếc ăn có mùi tanh.
- Thế thì dùng đồ sắt.
Bà Magơloa nhăn mặt lại:
- Sắt có vị han.
Một lúc sau, ông ăn sáng ở ngay cái bàn chỗ Giăng Vangiăng ngồi hôm trước. Vừa ăn, ông vừa vui vẻ nói chuyện. Cô em trầm tĩnh ngồi nghe và bà Magơloa thì lẩm bẩm càu nhàu một mình. Ông bảo: chấm miếng bánh vào sữa thì cần gì phải thìa nĩa, dù là bằng gỗ đi nữa.
Bà Magơloa vừa đi đi lại lại vừa lẩm bẩm:
- Đời thuở nhà ai lại đi tiếp rước một thằng như thế vào nhà bao giờ! Lại còn cho nó nằm ngay bên cạnh phòng mình. Phúc đức làm sao nó lại chỉ mới lấy của mà thôi! Trời ơi là trời! Cứ nghĩ đến mà rùng mình!
Hai anh em ăn xong sắp đứng dậy thì có người gõ cửa. Ông giám mục bảo:
- Cứ vào.
Cửa mở. Một tốp người kỳ quặc hùng hổ kéo nhau vào. Ba người túm cổ một người. Ba người ấy là lính sen đầm; người kia là Giăng Vangiăng.
Một người đội, ý chừng chỉ huy cả bọn, đứng gần ở cửa. Y bước vào, tiến đến gần ông giám mục, giơ tay chào:
- Bẩm Đức Cha…
Nghe thấy thế, Giăng Vangiăng đương lầm lì và có vẻ thất vọng, ngẩng lên nhìn, kinh hoàng. Anh lẩm bẩm:
- Đức Cha à! Vậy ra không phải là ông cụ xứ…
Một tên lính quát:
- Im! Đây là Đức giám mục.
Lúc ấy, ông giám mục mặc dầu cao tuổi cũng cố bước nhanh tới bên anh. Ông nhìn vào Giăng Vangiăng:
- A, anh đấy à! Thấy anh tôi mừng làm sao! Nhưng này, tôi còn cho anh cả đôi chân đèn nữa kia mà, cũng bằng bạc đấy, có thể bán được hai trăm phơrăng. Sao anh lại không mang đi một thể với bộ đồ ăn?
Giăng Vangiăng giương con mắt nhìn con người đáng kính ấy. Vẻ mặt anh bây giờ tưởng không còn ngôn ngữ nào có thể tả rõ được. Viên đội nói:
- Bẩm Đức Cha, hóa ra tên này nói thật? Chúng tôi gặp nó đang đi như có ý chạy trốn. Chúng tôi bắt giữ lại để khám thì thấy có bộ đồ bạc này…
Ông giám mục cười, ngắt lời y:
- Và anh ấy nói rằng đêm hôm qua anh ấy ngủ ở nhà một ông cố đạo già và ông ấy đã cho anh chứ gì? Tôi đoán ra thế. Rồi các ông giải anh ta đến đây phải không? Lầm rồi.
- Nếu vậy, chúng tôi có thể tha cho hắn đi chứ?
- Hẳn rồi.
Bọn lính buông Giăng Vangiăng ra. Anh lùi lại ngơ ngác như người mơ ngủ, lắp bắp nói không ra tiếng:
- Tha cho tôi thật à?
Một người lính nói:
- Phải, tha cho mày đấy, mày không nghe thấy à?
Ông giám mục lại nói:
- Này, anh cầm nốt hai cây chân đèn rồi hãy đi nhé! Đèn đây.
Ông đến chỗ lò sưởi, lấy hai cây đèn và đem lại cho Giăng Vangiăng. Hai người đàn bà lặng yên đứng nhìn không nói không rằng, không có một cử chỉ nào muốn ngăn trở ông giám mục.
Giăng Vangiăng run bần bật. Như cái máy, anh giơ tay cầm lấy đôi đèn, mặt mày ngơ ngác. Ông giám mục nói:
- Thôi, chúc anh lên đường bình yên. Nhân thể, lần sau anh có trở lại đây, nhớ không cần phải qua phía vườn. Cứ cửa lối qua phố mà đi. Ngày đêm lúc nào ra vào cũng được, cửa chỉ cài có cái then thôi.
Rồi ông quay về phía bọn cảnh sát:
- Thôi, các ông có thể về được rồi.
Bọn lính đi ra.
Giăng Vangiăng như người sắp ngất.
Ông giám mục lại gần, khẽ bảo:
- Đừng quên, đừng bao giờ quên rằng anh đã hứa với ta sẽ dùng chỗ tiền này để trở thành con người lương thiện nhé.
Giăng Vangiăng không nhớ có hứa với ông giám mục điều gì hay không. Anh cứ đứng ngây người ra. Ông giám mục đã nhấn mạnh vào câu mình nói. Bây giờ bằng một giọng thật trang nghiêm, ông lại nói thêm:
- Giăng Vangiăng, người anh em của tôi ơi, từ nay anh không còn là kẻ ác nữa, anh thuộc về phía người lương thiện rồi. Linh hồn của anh, ta đã mua đây, ta đem nó ra khỏi cõi hắc ám, ra khỏi tư tưởng sa ngã, ta đem dâng nó cho Chúa.
XIII
BÉ GIECVE
Giăng Vangiăng vội vàng rời bỏ Đinhơ như một tên tù sổng. Anh đi về phía cánh đồng, gặp đường ngang ngõ tắt nào cũng đi bừa theo, không biết có lúc đã lộn trở lại con đường vừa mới đi qua. Anh cứ lang thang như thế suốt cả buổi mai, chẳng ăn uống gì mà cũng không thấy đói. Nhiều cảm xúc mới làm anh xao xuyến cả tâm hồn. Anh thấy mình bực tức vô cùng, chẳng biết là giận ai. Anh cũng không hiểu là mình xúc động hay cả hổ thẹn. Có lúc anh thấy lòng mình dịu xuống một cách kỳ lạ và cố chống lại bằng cách nghĩ đến gần hai mươi năm bị đày ải để cho lòng lại rắn lên. Tâm trạng ấy làm cho anh mệt nhọc. Anh lo lắng thấy cái bình tĩnh mà cảnh tù tội bất công đã đem lại cho tâm hồn anh lâu nay, cái bình tĩnh ghê sợ ấy đến nay đã bị lay chuyển. Anh tự hỏi rồi đây cái gì sẽ thay vào đấy? Có lúc nghĩ, giá cứ nằm trong tù với bọn cảnh sát lại hóa hay chứ không thích sự việc lại xảy ra như thế. Tuy tiết trời đã về thu, song ở các hàng rào vẫn còn lác đác đôi ba bóng hoa nở chậm, thoang thoảng hương thơm, khiến lúc đi ngang qua, anh lại nhớ đến những ngày thơ ấu. Các kỷ niệm xa xưa ấy làm anh rất khó chịu vì đã lâu lắm anh không hề nhớ tới nữa.
Suốt cả ngày hôm ấy, những ý nghĩ miên man, khó tả như vậy cứ chồng chất mãi trong đầu óc anh.
Mặt trời sắp lặn. Bóng mỗi hòn sỏi nhỏ cũng in dài trên mặt đường. Giăng Vangiăng ngồi sau một bụi cây, giữa cánh đồng rộng màu hung, bốn bề vắng ngắt. Đằng xa về phía chân trời chỉ trơ trọi có dãy núi Anpơ. Tuyệt nhiên chẳng thấy gác chuông nào của một làng ở xa. Anh đã đi khỏi Đinhơ có đến ba dặm. Một con đường xuyên qua cánh đồng đi ngang sát bên bụi cây. Vẻ mặt trầm ngâm làm cho bộ áo quần tả tơi của anh thêm ghê rợn, ai trông thấy cũng phải khiếp. Giữa lúc ấy có tiếng nói cười vui vẻ vang đến.
Anh quay đầu nhìn ra phía đường. Một thằng bé mười tuổi, người xứ Xavoa, vừa đi vừa hát, bên sườn lủng lẳng chiếc đàn con và sau lưng đeo cái hòm gỗ nhỏ. Những đứa trẻ rách rưới nhưng hiền lành và vui tính như thế người ta thấy lang thang kiếm ăn từ vùng này đến vùng khác là thường.
Thằng bé hát luôn miệng, thỉnh thoảng lại dừng lại, tung mấy đồng tiền trong tay lên chơi chuyền. Trong số tiền, có lẽ tất cả vốn liếng của thằng bé, có một đồng hào bốn mươi xu.
Nó đứng lại bên bụi cây, nhưng mải chơi chuyền không thấy Giăng Vangiăng. Mọi lần nó khéo bắt, lần này đồng hào bốn mươi xu nảy ra ngoài và lăn vào bụi cây đến tận chỗ Giăng Vangiăng ngồi.
Giăng Vangiăng đặt chân lên trên.
Nhưng thằng bé nhìn theo đồng tiền lăn, đã trông thấy. Nó không tỏ vẻ gì ngạc nhiên, đến thẳng chỗ anh ngồi. Bốn bề cảnh vật thật là hoang vắng. Nhìn xa đến chân trời cũng không thấy bóng người trên cánh đồng hay trên con đường nhỏ. Chỉ văng vẳng có tiếng một đàn chim bay ngang trời cao tít.
Thằng bé quay lưng lại phía mặt trời. Ánh nắng chiều gieo từng sợi vàng lên mái tóc và phủ lên khuôn mặt dữ tợn của Giăng Vangiăng một màu đỏ bầm như máu. Với vẻ tin cậy của một đứa trẻ thật thà và ngây thơ, thằng bé kêu lên:
- Ông ơi! Đồng hào của tôi đâu?
Giăng Vangiăng hỏi lại nó:
- Mày tên là gì?
- Thưa ông, tôi là bé Giecve.
- Cút đi!
- Ông trả tôi đồng hào đã.
Giăng Vangiăng cúi đầu không nói gì. Thằng bé lại đòi:
- Đồng hào của tôi, ông!
Giăng Vangiăng vẫn cúi nhìn xuống đất. Thằng bé lại kêu:
- Đồng hào của tôi! Đồng hào trắng của tôi đâu? Trả tiền của tôi lại cho tôi.
Giăng Vangiăng vẫn lặng thinh như không nghe thấy. Thằng bé nắm lấy cổ áo anh lay mạnh. Đồng thời nó cố hết sức đẩy cái chân đi giầy đinh đang giẫm lên đồng hào của nó.
- Trả tiền tôi đây! Trả đồng hào bốn mươi xu của tôi cho tôi! - Thằng bé vừa đòi vừa khóc. Giăng Vangiăng ngẩng đầu lên nhưng vẫn ngồi. Đôi mắt anh đục ngầu. Anh nhìn chằm chằm thằng bé, ra vẻ ngạc nhiên lắm, rồi giơ tay vớ lấy cây gậy, miệng thét to:
- Đứa nào đấy?
- Tôi đây, ông ơi! Bé Giecve đây. Tôi, tôi đây! Xin ông trả tôi đồng hào bốn mươi xu. Xin ông nhấc bàn chân lên cho!
Tuy nhỏ xíu, thằng bé cũng phát cáu lên gần như muốn nạt nộ:
- Thế nào! Ông có bỏ chân ra không? Bỏ chân ra đi!
- A, vẫn mày à?
Giăng Vangiăng vùng đứng thẳng dậy, chân vẫn giẫm lên đồng hào:
- Mày có xéo đi không?
Thằng bé sợ hãi, giương mắt nhìn, bỗng cả người nó phát run lên. Nó ngơ ngác một lúc rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy, không dám quay cổ lại, không dám kêu lên lấy một tiếng.
Chạy được một quãng xa, thằng bé hết hơi phải dừng lại. Giăng Vangiăng trong cơn mơ màng nghe thấy tiếng nó nức nở khóc.
Một lúc sau thằng bé mất hút.
Mặt trời đã lặn.
Bóng tối trùm chung quanh Giăng Vangiăng. Cả ngày hôm ấy anh chưa ăn uống gì. Chắc anh đương lên cơn sốt.
Từ lúc thằng bé bỏ chạy, anh vẫn đứng ngây người, không cử động. Ngực anh phập phồng, hơi thở dài và không đều. Mắt trân trân nhìn xuống đám cỏ cách mười bước, hình như chú ý nhận xét và ngắm nghía hình thù miếng mẻ sành màu lam rơi trong đó.
Bỗng anh rùng mình: hơi lạnh hoàng hôn bắt đầu thấm vào người.
Anh kéo sát mũ xuống trán, thờ thẫn khép lại vạt áo ngoài và cài cúc lại, bước lên một bước và cúi nhặt cây gậy dưới đất.
Lúc ấy, anh chợt trông thấy đồng hào bị gót giày gần vùi xuống đất đang lấp lánh trong cát sỏi.
Trong người như bị điện giật. Anh lẩm bẩm trong miệng:
- Cái gì thế này?
Anh lùi lại ba bước, rồi đứng sững lại, mắt không rời khỏi chỗ vừa mới giẫm chân xuống, tưởng chừng như cái vật lấp lánh trong bóng tối kia là một con mắt đang nhìn chòng chọc.
Mấy phút sau, anh run rẩy nhảy đến chỗ đồng tiền, cầm lên, đứng dậy rồi đưa mắt ra tận đằng xa, nhìn quanh cánh đồng một vòng. Cả người anh run rẩy như con thú dữ sợ hãi đương tìm chỗ ẩn.
Nhìn mãi chẳng thấy gì. Trời đã tối. Cánh đồng lạnh lẽo và lờ mờ. Từng đám sương mù tim tím bốc lên trong ánh hoàng hôn.
Anh “à” một tiếng rồi rảo bước đi về phía thằng bé bỏ chạy. Đi độ trăm bước anh đứng lại nhìn. Vẫn không thấy gì hết.
Anh bèn gọi thật to:
- Bé Giecve! Bé Giecve!
Gọi xong anh đứng yên chờ. Không thấy ai thưa cả.
Cánh đồng vắng ngắt và quạnh hiu. Chung quanh là quãng trống mù mịt. Chỉ có bóng tối, mắt nhìn chẳng thấy gì. Bốn bề yên lặng, tiếng gọi tan vào thinh không.
Cơn gió lạnh lẽo thổi làm cho cảnh vật thêm thê lương. Những cành cây trụi lá in hình những cánh tay gầy guộc vung vẩy cuống cuồng như muốn dọa nạt đuổi bắt ai.
Anh lại đi, rồi vùng chạy, thỉnh thoảng đứng lại, gọi thét lên trong khoảng vắng, nghe kinh khủng, thảm thiết lạ lùng:
- Bé Giecve! Bé Giecve!
Nếu thực thằng bé có nghe thấy tiếng gọi như thế, nó cũng hết vía, chẳng dám thò mặt ra, nhưng chắc chắn là nó đi xa rồi.
Gặp một ông cố đạo cưỡi ngựa đi qua, anh chạy theo hỏi:
- Cụ xứ ơi! Cụ có thấy thằng bé nào đi qua đây không?
- Không.
- Một thằng nhỏ tên là Bé Giecve mà?
- Tôi không gặp ai hết.
Anh móc trong bọc ra hai đồng năm phơrăng đưa cho ông:
- Thưa cụ, cụ cầm món này để giúp kẻ khó. Cụ ạ, thằng bé ấy độ mười tuổi, hình như lưng có đeo chiếc hòm gỗ và cây đàn. Nó đi khắp nơi. Một thằng bé đi rong làm mướn ấy mà. Cụ biết chứ?
- Tôi không thấy thằng bé ấy.
- Thằng bé Giecve mà? Nó không phải là người làng nào vùng này sao cụ? Cụ bảo hộ cho.
- Như lời anh vừa nói thì thằng bé ấy ở vùng xa đến. Nó đi ngang qua đây thôi. Ai mà biết được.
Giăng Vangiăng hấp tấp móc thêm hai đồng năm phơrăng nữa:
- Để ông làm phúc.
Rồi anh ngơ ngác bảo:
- Cụ linh mục ơi! Tôi là một thằng ăn cướp. Nhờ cụ cho bắt tôi đi.
Ông cố đạo thất kinh, thúc ngựa phóng thẳng.
Giăng Vangiăng lại cứ lối ban nãy cắm đầu chạy. Cứ như thế một thôi dài, vừa nhìn, vừa gọi, vừa kêu, nhưng chẳng thấy một ai. Hai ba phen thấy cái gì như bóng người nằm hay ngồi xổm, anh băng đồng chạy đến. Nhưng đến gần thì chỉ là bụi cây hay tảng đá nổi lên mặt đất. Sau hết, đến một chỗ ngã ba đường, anh đứng lại. Trăng đã lên. Anh đưa mắt nhìn đằng xa và gọi một lần cuối: “Bé Giecve! Bé Giecve! Bé Giecve!” Tiếng gọi chìm vào trong sương mù, không một tiếng vọng lại. Anh còn phều phào thêm: “Bé Giecve!” Nhưng giọng đã đuối và không còn rõ nữa; anh đã kiệt sức. Hai chân bỗng nhiên khuỵu xuống, như cả cái khối nặng tội lỗi vô hình đè dúi lên người. Thể xác rã rời anh buông mình xuống một tảng đá lớn, hai tay túm lấy tóc, mặt cúi gằm vào giữa hai đầu gối, miệng kêu rú lên:
- Ta là một thằng khốn nạn!
Trái tim vỡ ra, anh khóc rưng rức. Mười chín năm trời, bây giờ anh mới khóc lần này là lần đầu.
Ở nhà ông giám mục ra, như mọi người đã biết, Giăng Vangiăng thấy mình như xa lạ với tất cả những điều anh suy nghĩ từ trước đến giờ. Anh không hiểu nổi trong anh đã có chuyện gì xảy ra. Anh cố làm cho lòng mình rắn lại để chống chế với cử chỉ thiêng liêng với những lời hiền từ của ông cụ: “Anh đã hứa với ta sẽ trở thành con người lương thiện. Linh hồn của anh, ta mua đây, ta đem nó ra khỏi tư tưởng lầm lỗi, ta đem dâng nó cho Chúa”. Những lời ấy chốc chốc lại vang lên bên tai. Để cưỡng lại lòng bao dung vời vợi ấy, anh viện đến lòng tự kiêu, nó như là pháo đài của tội lỗi trong ta. Anh mơ hồ cảm thấy lời tha tội của nhà tu hành như một đợt xung phong dữ dội, một trận tấn công quyết liệt nhất đến bây giờ vẫn còn làm choáng váng; nếu anh cưỡng lại đức độ lượng kia được, thì lòng anh sẽ trơ như gỗ đá suốt đời; còn nếu anh chịu nghe, thì anh phải xua đuổi nỗi căm hờn bao nhiêu kẻ khác đã gieo vào lòng anh trong bấy nhiêu năm, mà anh lại lấy làm thích thú; lần này thì thắng hay bại phải quyết tâm chọn một, bởi vì cuộc giao tranh đã mở ra rồi, một cuộc giao tranh khổng lồ có tính chất quyết định, giữa một bên là tính độc ác của anh và bên kia là đức nhân từ của ông cụ.
Trước những tia sáng như vậy, anh bước đi như người say rượu, mắt nhìn lơ láo. Anh có nghiệm ra rằng câu chuyện ở Đinhơ sẽ đem lại cho anh kết quả gì chăng? Anh có nghe thấy chăng những lời thì thầm bí ẩn như cảnh cáo, như quấy rầy lương tâm người ta những lúc nào đó trong đời? Có ai bảo nhỏ bên tai rằng anh vừa trải qua cái giờ nghiêm trọng nhất của số phận không? Rằng từ nay anh không còn lưng chừng được nữa, thế không là người tốt nhất thì là người xấu thậm tệ, hoặc anh lên cao hơn cả ông giám mục, hoặc anh rơi xuống thấp hơn cả tên tù khổ sai, rằng nếu muốn trở nên người tốt thì anh phải làm bậc thiên thần, còn nếu muốn khư khư làm kẻ ác thì anh phải làm một con quái vật?
Đến đây lần nữa lại phải đặt lại những câu hỏi chỗ khác đã từng đặt ra. Vậy anh có thu nhận vào tâm trí anh chút gì về tất cả những cái này không, dù chỉ là mơ hồ? Đành rằng, điều này chúng tôi đã nói, khổ quá thì rồi cũng hóa khôn, nhưng anh đã có thể lần được những điều chúng tôi vạch ra đây thì hãy còn đáng ngờ lắm. Ví thử các ý nghĩ này có đến với anh thì anh cũng chỉ mới hé thấy thôi, chứ chưa có thể nhìn ra rành rọt được và như thế nó chỉ được mỗi một việc là làm cho anh bối rối đến nỗi không sao chịu được và gần như là đau đớn. Anh vừa mới ra khỏi cái nơi kỳ quái và đen tối kia mà người ta gọi là nhà tù khổ sai, thì tâm hồn như bị ông giám mục làm cho đau buốt, tựa như cặp mắt vừa ra khỏi bóng đêm phải nhức nhối trước ánh sáng chói lòa. Cuộc sống mai sau, cuộc sống có thể hiện ra trước mắt anh thanh khiết và rực rỡ vô cùng, khiến người anh không thôi rung động và bàng hoàng. Nói thật, anh cũng không hiểu anh đang ra làm sao. Chẳng khác gì con cú đột nhiên nhìn thấy mặt trời, người trong tù là anh cũng lóa mắt như mù trước ánh sáng của đạo đức.
Điều chắc chắn, mà anh không ngờ tới là anh không còn như trước, trong người anh hết thảy đã thay đổi và dù sao ông giám mục cũng đã chuyện trò với anh, cũng đã làm anh xúc động, anh có muốn cũng không xóa điều đó được. Tâm trí anh đang ở vào tình trạng như thế thì anh gặp Bé Giecve và cướp của nó đồng bốn mươi xu. Sao lại thế! Thật anh không giải thích nổi; tác dụng cuối cùng, vùng vẫy sau rốt của những ý nghĩ xấu xa mang từ nhà ngục về chăng? Một chút sức đẩy bên trong còn sót lại, một thứ quán tính như người ta thường nói trong tĩnh học chăng? Đúng là thế và có thể tệ hơn thế. Nói ngay không phải là anh đã ăn cướp, không phải con người mà con vật trong anh, vì tập quán, vì bản năng mà làm cái việc ngu xuẩn là đặt bàn chân lên trên hào bạc, trong lúc trí tuệ đang vật vã giữa bao nhiêu ám ảnh mới mẻ, khó tả. Khi trí tuệ sực tỉnh và nhận ra hành động kia của con vật, anh hoảng hốt giật lùi và rú lên ghê sợ.
Quả là một hiện tượng kỳ lạ và chỉ có thể xảy ra trong tình hình bấy giờ. Bởi vì, khi cướp đồng hào kia của đứa bé, anh đã làm một việc mà anh không còn đủ sức làm nữa.
Dù sao đi nữa, hành động xấu xa cuối cùng này cũng có ý nghĩa quyết định đối với anh. Nó đã vụt qua cảnh ngổn ngang trong tâm trí anh, dẹp tan nó đi, rạch ra một bên là những bóng đen dày đặc, một bên là ánh sáng, tác động lên tâm hồn anh trong tình thế bấy giờ, như một chất hóa học tác động vào một dung dịch đục ngầu, làm cho một nhân tố kết tủa và nhân tố kia trong lên.
Trước tiên, chưa kịp có thì giờ suy nghĩ, xem xét lại mình, anh đâm hoảng và như người tìm đường chạy trốn, anh cố sức tìm lại em bé để trả lại cho em đồng hào: cho đến khi thấy cố bao nhiêu cũng vô ích, anh mới dừng lại tuyệt vọng. Và lúc anh kêu lên: ta là một kẻ khốn nạn! Thì đúng là lúc anh vừa nhận ra mình là người thế nào; anh đã rời xa con người cũ của mình đến mức có cảm tưởng mình chỉ là một bóng ma, còn trước mắt mình là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đáng tởm, nó lại bằng xương bằng thịt, tay cầm gậy, mình mặc áo tù, trong xác chứa đầy các thứ đồ ăn trộm, bộ mặt lầm lì và cả quyết, trong óc đầy những tính toán xấu xa.
Như chúng tôi đã lưu ý, vì cùng khổ quá mà anh dễ sinh ảo tưởng. Vừa rồi cũng như một sự hiển hiện. Rõ ràng là anh nhìn thấy Giăng Vangiăng, nhìn thấy bộ mặt đáng sợ ấy trước mặt. Anh gần như đến lúc tự hỏi mình kẻ đó là ai và trong lòng lấy làm kinh tởm.
Trí óc anh bấy giờ như đang ở vào một thời khắc dữ dội, nhưng lại yên tĩnh một cách đáng sợ. Anh như chìm sâu vào mơ màng, sự thật cuộc đời đều như tan biến. Không còn thấy những sự vật xung quanh, mà lại thấy hiện ra bên ngoài nhiều dáng hình ở trong đầu óc.
Có thể nói là anh tự ngắm lấy mình, mặt đối mặt. Và ngay lúc ấy, trong cơn ảo giác, anh lại trông thấy từ cõi xa bí ẩn, một thứ ánh sáng mà thoạt tiên anh tưởng là một ngọn đuốc. Nhìn kỹ thêm thứ ánh sáng hiện lên trong lương tâm ấy, anh lại thấy nó có hình người và ngọn đuốc kia là ông giám mục.
Ý thức anh lần lượt nhìn hai con người đứng trước mặt mình, ông giám mục và tên Giăng Vangiăng. Phải có đến lửa thiêng của vị này mới luyện dịu được tên kia. Do tác dụng kỳ lạ của cơn say sưa này, anh càng mơ màng thì trước mặt anh, ông giám mục càng to lên, sáng rỡ, còn Giăng Vangiăng thì bé lại và phai mờ đi. Đến một lúc hắn chỉ còn mơ hồ như cái bóng ma. Đột nhiên hắn biến mất. Chỉ còn một mình ông giám mục.
Tâm hồn con người khốn khổ này, nhờ ông mà tràn trề ánh sáng lộng lẫy.
Giăng Vangiăng khóc lâu lắm. Nước mắt ràn rụa, tiếng khóc nức nở, yếu đuối hơn đàn bà và sợ hãi hơn trẻ con.
Nước mắt tuôn ra, đầu óc dần dần sáng sủa lên, một thứ ánh sáng lạ lùng, vừa rạng rỡ lại vừa kinh khủng. Cuộc đời dĩ vãng, cái tội ăn trộm bánh ngày xưa, cảnh sống tù tội đằng đẵng mấy mươi năm, cái vẻ ngây độn bề ngoài, cõi lòng cứng rắn bên trong, ngày phóng thích thấy vui lên, vì bao nhiêu kế hoạch trả thù đã xếp đặt, chuyện xảy ra ở nhà ông giám mục, cái việc vừa mới làm xong, tức việc ăn cướp đồng hào của thằng bé, cái tội thực là hèn nhát, thực là xấu xa vì nó phạm vào ngay sau lúc được ông giám mục tha thứ, tất cả những cái đó lần lượt hiện ra trong óc anh rõ rệt, dưới một thứ ánh sáng anh chưa từng được thấy bao giờ. Anh nhìn lại cuộc đời của anh mà ghê sợ. Anh nhìn lại linh hồn anh, thấy ghê tởm. Tuy vậy, hình như dưới ánh sáng của Thiên đường, anh đang nhìn rõ mặt quỷ Xatăng.
Anh khóc như vậy bao nhiêu lần? Khóc rồi anh làm gì? Đi đâu? Về sau không ai biết cả. Chỉ biết rằng, đêm hôm ấy, người chủ xe thường chở khách đi Grơnốp, đến Đinhơ hồi ba giờ sáng, khi đi qua phố dinh giám mục, có thấy một người quỳ gối trên thềm trong bóng tối, trước cửa nhà Đức Cha Biêngvơnuy. Hình như người ấy đang cầu nguyện.
QUYỂN III: TRONG NĂM 1817
I
NĂM 1817
Ngang nhiên tự tại một cách đế vương và đầy kiêu hãnh, Lui thứ XVIII gọi năm 1817 là năm thứ hai mươi niên hiệu mình. Hết thảy các hiệu tóc giả quét vôi màu thanh thiên và vẽ hoa huệ đều mong chờ phấn thơm và con chim nhà vua trở lại. Cũng là thời mà bá tước Linsơ chủ nhật nào cũng ngồi nơi ghế hội đồng nhà thờ Xanh Giecmanh đê Pơrê, đánh bộ lễ phục đình thần, với chiếc băng đỏ và cái mũ dài và trông nghiêng thì có cái vẻ uy nghi riêng của người đã có một hành động vang dội. Hành động vang dội của ông Linsơ là thế này: ngày 12 tháng 3 năm 1814, lúc ấy ông đang làm thị trưởng Bóocđô, ông đã giao hơi sớm quá thành phố này cho công tước Ănggulem. Nhờ đó ông được làm thượng viện.
Năm 1817 cũng là năm đang thịnh hành cái mốt trẻ con năm sáu tuổi tùm hụp trong những cát két da rộng có miếng che tai giông giống người Etkimô. Quân đội đều mặc đồng phục trắng giống quân Áo; các trung đoàn đều gọi là dũng đoàn; các đơn vị không gọi bằng con số mà bằng tên các quận; Napôlêông đang ở Xanh Elen, chính phủ Anh không cấp dạ xanh cho ông, nên ông cho lộn áo cũ để mặc.
Năm 1817 người ta chuộng tiếng hát của Penlơgrini, điệu múa của cô Bigôtini; Pôchiê bấy giờ làm chúa tể; Ôđơri lúc ấy chưa có. Bà Xaki nối nghiệp Phôriôđô. Đang còn có quân Phổ ở Pháp. Ông Đơlalô là một nhân vật. Chế độ chính thống vừa khẳng định mình bằng cách chặt tay, rồi chặt đầu Pơlenhiê, Cácbonnô và Tônlơrông. Quận công Tanlêrăng nghi lễ đại thần và tu sĩ Luy, bộ trưởng tài chính được chỉ định, nhìn nhau cười cái cười nước đôi; cả hai đã làm lễ Liên hiệp 14 tháng 7 năm 1790 ở quảng trường Săng đơ Mácxơ Tanlêrăng với tư cách giám mục, còn Luy thì làm bồi tế.
Năm 1817, trong các lối đi của quảng trường ấy, còn nhìn thấy nhiều khúc gỗ to sơn xanh, mang hình ảnh mờ mờ của những con phượng hoàng và những con ong mầu đã nhạt. Những súc gỗ ấy nằm phơi ngoài mưa nắng và đang mục dần trong cỏ. Hai năm trước đây, đó là chân bục của Hoàng đế ở quảng trường Tháng Năm. Rải rác trên thân các súc gỗ hãy còn những chỗ sém do quân Áo đốt lửa nấu cơm trong khi đóng dã ngoại gần Gơrô Caiu. Vài ba cây cột đó đã biến mất trong lửa dã ngoại ấy để cho thân binh Phổ sưởi tay. Cuộc họp mặt Săng đơ Me có cái đặc biệt là họp vào tháng sáu và ở quảng trường Săng đơ Mácxơ.
Trong năm 1817, hai cái nổi tiếng nhất: thuốc lá và hộp thuốc lá kiểu Hiến chương. Ở Pari, cái vụ mới nhất làm người ta xôn xao là vụ Đôtăng nắm đầu lâu anh mình vào bể nước ở Chợ Hoa. Ở bộ Hải quân người ta bắt đầu điều tra về thảm họa của chiến hạm La Mêđuydơ, cái tên sau này Sômaret bị ô nhục, còn Giôricô thì đầy vinh dự. Đại tá Xenvơ sang Ai Cập rồi làm tỉnh trưởng luôn bên ấy. Lâu đài Tecmơ, ở phố Hacpơ, có anh thợ đóng thùng đến dọn hàng ở đó. Trên sân thượng của lầu bát giác ở Cơluyni còn thấy cái lầu ván là nơi dùng làm thiên văn đài cho Matxiê, nhà thiên văn của hải quân dưới triều Lui XVI. Bà công tước Đuyra họp ba bốn bạn trai trong phòng khuê của mình có bày nhiều ghế đẩu bọc xa tanh màu da trời, đọc cho họ nghe cuốn truyện Urica chưa xuất bản.
Ở điện Luvơrơ người ta cạo các chữ N. Cầu Auxtéclít bị truất mất tên, đổi thành cầu Vườn ngự, cái hai lần khó hiểu, nó làm sai nghĩa của cái cầu Auxtéclít lẫn cái vườn bách thảo. Louis XVIII, vừa lấy móng tay đánh dấu trong khi đọc Oartxơ, vừa chú ý đến những bậc anh hùng được lên làm vua cũng như những anh hùng guốc nhảy lên làm thái tử, nhưng trong bụng vẫn canh cánh hai mối lo: Napôlêông và Matuyranh Bơruynô.
Viện hàn lâm treo giải thưởng về đề tài: Hạnh phúc trong học tập. Ông Benla công khai là một nhà hùng biện. Dưới bóng ông đang nảy mầm cái ông chánh án tương lai đơ Bơrô, để làm đối tượng giễu cợt cho Pôn Lui Cuariê sau này. Có một anh Satôbơriăng giả, tên là Mácsănggi, trong khi chờ đợi có thể có một anh Mácsănggi giả, là d’Alanhcua. Cơle Đanbơ và Malec Anden là những tuyệt tác; bà Côtlanh được coi là nhà văn số một đương thời. Học viện Pháp để người xóa trong danh sách tên viện sĩ Napôlêông Bônapác. Một đạo dụ nhà vua đưa Ănggulem làm đại đô đốc, thì nhất định thành phố Ănggulem, về pháp lý phải có đủ tư cách là một hải cảng, không thế thì còn gì là uy quyền thiên tử? Hội đồng bộ trưởng thảo luận vấn đề có nên cho phép những con tem vẽ hình người leo dây thường thấy trên các áp phích của Phơrăngcôri mà trẻ con lêu lổng hay xúm lại xem ngoài phố. Ông Pae, tác giả vở Anhedơ, người có khuôn mặt chữ điền với một nốt ruồi trên má, chỉ huy các buổi hòa nhạc thân mật ở nhà bà hầu tước Xatxơnê phố Vinlêvêc. Thiếu nữ đều hát bài “Ẩn sĩ Xanh Aven”, lời của Etmông Giêrô. Anh lùn vàng đổi thành Gương soi. Quán cà phê Lambơlanh về phe hoàng đế chống lại quán cà phê Valoa về phe dòng Buốcbông. Một quận chúa Xivin vừa được gả cho công tước Beri, ông này đã bị Luven rình từ trong bóng tối. Bà Xtan vừa mất được một năm. Lính thị vệ huýt còi chê cô Mác. Các tờ báo lớn đều ra nhỏ xíu. Khổ thu hẹp nhưng tự do thì rộng. Tờ Hợp hiến rất hợp hiến. Tờ Minecvơ gọi Satôbơriăng là thăn bò nướng.[37] Bọn tư sản được dịp đem nhà văn hào ra cười khoái chí. Trên mặt một số tờ báo tay sai, những tên bồi bút lên tiếng chửi những người bị can năm 1815: Đavit không còn tài năng gì; Acnô không còn tài trí gì; Cacnô không còn trung thực nữa; Xun không chiến thắng trận nào; đúng là Napôlêông không còn thiên tài nữa.
Mọi người đều biết là thư từ cho người lưu vong gửi qua đường bưu điện chả mấy khi tới tay họ, vì cảnh sát đã thành kính làm mấy cái nhiệm vụ chặn lại rồi.
Việc này chẳng có gì mới: ngày xưa, Đêcác bị đày cũng đã phàn nàn rồi. Cho nên, khi Đavit tỏ ý không bằng lòng trên một tờ báo Bỉ vì không nhận được thư từ gì người ta gửi cho mình, thì báo chí bảo hoàng cho là chuyện khôi hài và nhân đó mạt sát người biệt xứ. Nói: quân giết vua hay nói: người biểu quyết, nói: quân địch hay nói: đồng minh, nói: Napôlêông hay nói: Buyônapac, điều đó làm cho hai người cách biệt nhau trời vực. Hết thảy mọi người hiểu biết đều đồng thanh cho rằng kỷ nguyên cách mạng đã vĩnh viễn đóng lại với vua Lui XVIII mệnh danh là “tác giả bất hủ của hiến chương”. Chỗ đầu Cầu mới, người ta chạm chữ Sống mãi[38] vào cái bệ đang chờ tượng Hăngri IV. Ông Piet bắt đầu phác họa cái hội kín của mình để củng cố cho chế độ quân chủ, ở ngôi nhà số 4 phố Têredơ. Các thủ lĩnh phái hữu bô bô trong các dịp quan trọng: “Phải viết thư cho Bacô”. Các ông Canuyen, Ô Mahôny và Sappơđơlen, đã phần nào được Đức ủng hộ, bắt đầu một vài nét cái mà sau này trở thành “âm mưu bờ sông”. Kim Băng Đen về phần mình cũng tiến hành lập hội kín. Đơlavecđơri bắt tay với Tơrôpgop. Ông Đơcadơ, một đầu óc ít nhiều thuộc cánh tự do, chiếm ảnh hưởng lớn, Satôbơriăng, sáng sáng đứng trước cửa nhà số 27 phố Xanh Đôminic, bận quần bịt cả bàn chân, đi giày vải, đầu hoa râm trùm một cái khăn lụa pha vải, mắt nhìn chăm chú vào gương soi, trước mắt cái hộp dụng cụ chữa răng đầy đủ mở toang, vừa chải bộ răng xinh đẹp vừa đọc đoạn khác biệt trong bộ Chế độ quân chủ theo Hiến chương cho người thư ký của mình, ông Piloogiơ.
Giới phê bình có uy tín tỏ ra thích Laphông hơn là Tanma. Ông Phêlêt ký bằng một chữ A, ông Hốp man lại lấy tên là Z, Saclơ Nôđiê viết Têredơ Ôbe. Luật ly dị bị xóa bỏ. Các trường ly xê đổi tên là Conlegiơ. Học trò các trường Conlegiơ, cổ áo dính một hoa huệ vàng, đánh nhau chung quanh câu chuyện vui La Mã, cảnh sát phản gián của hoàng gia tố giác với đức bà Hoàng muội chân dung của công tước Ooclêăng, bày nhan nhản, ông này bận quân phục thiếu tướng khinh kỵ; thật là rầy rà. Thành phố Pari bỏ tiền thếp vàng lại vòm cuốn điện Anhvalit. Những người đứng đắn tự hỏi, trong trường hợp này, trong trường hợp khác, ông Tơranhcơlagơ làm gì. Ông Cơlôđen đơ Môngtan, trên nhiều điểm, khác xa ông Côlôđen đơ Cutxecgơ. Ông Xalabery không bằng lòng diễn viên Pica có chân trong Viện hàn lâm, nơi mà diễn viên Môlie không vào được; ông ta cho công diễn vở Hai anh em Philibe ở nhà hát Ôđêông. Trước mặt nhà hát này, ở trên cao, một dòng chữ đã gỡ đi nhưng vẫn còn trông thấy rõ: Rạp Hoàng Hậu.
Người ta hoặc ủng hộ hoặc chống lại. Quynhê đơ Môngtaclô, Phaviê thì chia rẽ: Bavu thì cách mạng. Ông hàng sách Pêlixiê xuất bản bộ Vônte, lấy tên là: Vônte toàn tập, dưới có dòng chữ “Trong Viện hàn lâm Pháp”. “Như thế sẽ câu được khách”, nhà xuất bản ngây thơ bảo thế. Dư luận rộng rãi cho ông Saclơ Lôixông là một thiên tài của thời đại: ganh tị bắt đầu cắn rứt ông ta, đó là dấu hiệu thành công; và người ta tặng ông câu thơ này:
Lôixông mà có bay cao
Thiên hạ trông vào vẫn rõ cẳng chân
Giáo chủ Phếch không chịu từ chức, ông Pin đại giám mục ở Amadi, cai quản địa phận Lyông. Thụy Sĩ và Pháp bắt đầu tranh chấp thung lũng Đappơ, sau bản báo cáo của đại úy Đuyphua. Xanh Ximông, bị bỏ quên, đang xây đắp giấc mơ cao cả của mình.
Ở viện hàn lâm khoa học có một anh Phuriê nổi tiếng mà về sau chẳng ai biết đến, ngược lại, ở trong cái xó nào không rõ lại có một anh Phuriê khác vô danh nhưng hậu thế lại nêu danh mãi mãi.
Huân tước Bairơn bắt đầu xuất hiện. Một lời dẫn trong một bài thơ của Minlơvoa nói đến ông ta với độc giả Pháp gọi là “Một huân tước Barông nào đó”. Đavit Đănggie thí nghiệm nhào cẩm thạch.
Tu viện trưởng Carông, chuyện trò với dăm ba học sinh chủng viện trong ngõ cụt Phơidăngtin, khen ngợi một nhà tu hành không mấy ai biết là Phêlixitê Rôbe sau này trở thành Lamenne.
Một vật gì vừa hun khói vừa lạch bạch trên sông Xen như tiếng chó bơi, qua qua lại lại trước cửa điện Tuylơri, từ cầu Ngự đến cầu Lui XV; đó là một thứ máy móc chẳng tích sự gì, một thứ đồ chơi, một giấc mơ phiến của một anh phát minh vớ vẩn, một huyễn tưởng: một chiếc tàu chạy bằng hơi nước. Dân Pari nhìn cái trò vô bổ ấy với con mắt lạnh lùng.
Ông Vôbơlăng đứng ra cải tổ Học viện Pháp bằng cách lật đổ, ra sắc lệnh phế truất và tiến cử người hàng loạt, sau khi nổi tiếng đã đẻ được khá nhiều ông hàn thì bản thân mình lại chẳng được vào chân hàn lâm nào cả.
Vùng ngoại ô Xanh Giecman và khu Matxăng đều mong ước được ông Đơlavô làm quận trưởng cảnh sát vì ông nổi tiếng ngoan đạo. Đuypuytơren và Rêcamiê cãi nhau ở giảng đường đại học Y khoa về tính thiêng liêng của Giêsu đến nỗi đã giơ nắm tay dọa nhau. Quyviê vừa nhìn vào thiên Sáng thế vừa nhìn vào thiên nhiên, cố sức làm vừa lòng các đầu óc phản động giả đạo đức bằng cách làm cho các hóa thạch phù hợp với lời kinh thánh và cho lũ voi cổ vuốt ve Môidơ. Ông Phơrăngxoa đơ Nơsalô, người có công vun xới cho hương hồn Pacmăngchiê, tìm hết cách để mọi người lấy cái tên Pacmăngchiê để gọi khoai tây mà không được.[39] Tu sĩ Gơrêgoa, trước là giám mục, có chân trong quốc hội Quốc ước, thượng nghị sĩ, được các nhà tranh luận bảo hoàng mệnh danh là “tên Gơrêgoa chết giẫm”. Cách nói được mệnh danh là ông Roađê Cônla cho là từ tân tạo chứ trong ngôn ngữ không có.
Người ta còn nhìn rõ dưới nhịp thứ ba cầu Iêna cái phiến đá trắng, hai năm trước đây dùng để bịt lỗ mìn mà Bơ-luyse cho đục để phá cầu.
Tòa án lôi ra vành móng ngựa một anh chàng vừa thấy Bá tước Actoa bước vào nhà thờ Đức bà, lại buột mồm nói tướng lên: Mẹ kiếp! Tớ tiếc cái thời tớ thấy Bônapác và Tanma[40] khoác tay nhau bước vào Ban Xôvagiơ. Giọng lưỡi phiến loạn. Sáu tháng tù. Nhiều tên phản bội phanh ngực ngạo nghễ: những kẻ chạy sang hàng ngũ giặc trước hôm đánh nhau, chẳng giấu giếm gì món phần thưởng được ban và nhơn nhơn bộ mặt vô số ngoài đường ban ngày với tất cả sự giàu sang của mình; những tên đào ngũ ở Linhi, ở ngã tư, mà hành vi phản bội được trả công đang còn sờ sờ ra đấy, chúng phô trương lòng trung thành với nhà vua một cách trắng trợn, chúng quên khuấy cái câu ở bên nước Anh người ta để trên vách trong nhà tiêu công cộng: Nhớ cài quần trước khi đứng lên.
Trên đây là một mớ lộn xộn những gì nổi lên mờ mờ trong năm 1817 mà ngày nay không ai còn nhớ cả. Lịch sử cũng không còn cách nào khác, nên phải bỏ qua hầu hết những thứ tủn mủn như thế này. Nếu không thì nói bao giờ cho hết. Tuy nhiên những chi tiết đó mà gọi là nhỏ nhặt thì không đúng, vì trong nhân loại không có việc gì nhỏ hết, cũng như trong cây cối không có lá nào bé cả, cho nên nó đều có ích. Chính diện mạo từng năm làm nên diện mạo thế kỷ.
Năm 1817 ấy, bốn chàng trai Pari đã bày “Một trò chơi ác”.
II
HAI BỘ TỨ
Bốn chàng trai Pari ấy quê quán mỗi người ở một tỉnh, kẻ ở Tulu, người Limô, người thứ ba ở Caho, người thứ tư ở Môngtôbăng. Nhưng họ là sinh viên, mà đã là sinh viên thì là trai thủ đô; học ở Pari và sinh ở Pari.
Bọn họ chẳng có gì đặc sắc. Ai chả từng thấy những mẫu người tầm thường như thế; những con người không tốt không xấu, không giỏi không dốt, không phải là thiên tài cũng không ngu độn, nhưng đẹp phơi phới cái tuổi xuân hai mươi. Có thể gọi họ là bốn chàng Ôtxca nào đó, vì bấy giờ những chàng Actuya chưa xuất hiện. Lời tình ca đang réo rắt về Ôtxca: Hãy vì chàng mà đốt lên những hương trầm thơm nhất. Kìa Ôtxca, Ôtxca đang đi tới, ta sắp nhìn thấy chàng! Người ta vừa mới rời Ôtxiăng. Phép lịch sự đang theo một trong các xứ Xcăngđinavi và Calêđôni. Còn cái kiểu Ănglê thuần túy thì về sau mới thịnh hành. Và anh chàng Aclơ đầu tiên, Oenlinhtơn, thì hầu như vừa mới thắng trận Oatéclô thôi.
Các chàng Ôtxca ấy, một là Phêlit Tôlômiet, người Tuludơ; một là Lichtôliê, người Caho; một là Phamơi, người Limôgiơ; và người cuối cùng là Balasơven, quê ở Môngtôbăng. Tất nhiên mỗi chàng có một nhân tình. Balasơven yêu Phavurit, cô nàng này có sang Anh nên mới gọi như vậy; Lichtôliê mê Đalia, con người đã lấy tên một loài hoa đặt thành tên chơi của mình[41]; Phamơi sùng bái Dêphin, đúng là Giôdêphin nhưng gọi tắt; còn Tôlômiet thì đã có Phăngtin, gọi cô là tóc vàng vì đầu tóc nàng óng ả như ánh mặt trời.
Bốn cô thiếu nữ xinh đẹp, thơm tho, rực rỡ ấy hãy còn giữ được chút cốt cách con nhà thơ, vì họ chưa rời bỏ hẳn đường chỉ mũi kim. Trên gương mặt các cô còn phảng phất vẻ trong lành của người lao động; trong tâm hồn các cô còn thoang thoảng mùi hương trinh thục chưa bay hết khi mới sa ngã một lần.
Trong bốn cô, có một cô út và một chị cả. Chị cả tuổi cũng chỉ mới hai mươi ba. Quả đáng tội ba cô chị có từng trải hơn, vô tư lự và phóng túng hơn. Cô út, cô Phăngtin tóc vàng, lần đầu xây mộng.
Đalia, Dêphin và nhất là Phavurit thì không thể nói như vậy được. Cô nào cũng có thiên tình sử của mình, tuy mới bắt đầu nhưng cũng đã được vài ba đoạn. Người bạn tình ở chương thứ nhất ấy là Ađôphơ, thì sang chương thứ hai đã là Anphôngxơ và đến chương thứ ba thì lại hóa ra Guytxtavơ. Nghèo túng và ăn diện là hai tên quân sư tai hại; một tên gắt mắng, một tên dỗ ngọt các cô gái bình dân xinh đẹp thường nghe cả hai thì thầm bên tai mình, mỗi tên một cách. Và những ai giữ mình không vững đều xiêu lòng. Từ đó sinh ra sa ngã và bị người ta ném đá, bị người làm tình làm tội bằng cách đem so với cái rạng rỡ của con người trinh bạch không với tới nổi. Chao ôi! Nếu Đức mẹ đồng trinh cũng đói khát?
Phavurit đã ở bên Anh, vì thế Dêphin và Đalia phục nàng lắm. Từ lâu, nàng đã có chỗ ở riêng. Cha nàng là một ông giáo già dạy toán, người cộc cằn và khoác lác, chưa từng lấy vợ và dù tuổi già vẫn phải đi dạy giờ ở các tư gia. Hồi còn trẻ, một hôm ông ta trông thấy chiếc áo dài của cô gái hầu phòng mắc vào miếng sắt chắn than ở lò sưởi, sự việc ấy khiến ông đâm ra phải lòng cô gái. Kết quả sinh ra Phavurit. Thỉnh thoảng Phavurit gặp bố mình, ông cụ chào con một cách trịnh trọng.
Một buổi sáng, một bà cụ có vẻ giả tu, vào nhà nàng và bảo: “Cô không biết tôi phải không?” - Không. - “Ta là mẹ mày”. Xong bà ta mở tủ thức ăn, lôi các thứ ra uống rồi ăn, lại cho khuân tới một chiếc đệm rồi ở lại luôn. Bà mẹ tính càu nhàu và ngoan đạo ấy không bao giờ chuyện trò gì với Phavurit, có khi suốt mấy giờ không nói một lời nào, nhưng sáng, trưa, tối, bữa nào cũng ăn như hùm như hổ, ăn xong lại xuống ngồi lê ở nhà người gác cổng và nói xấu con gái mình.
Về Đalia, cái gì đưa đẩy Đalia đến với Lichtôliê, chưa biết chừng đến với những anh chàng khác nữa và đến cảnh ăn không ngồi rồi? Đó là bộ móng tay hồng quá xinh xắn của nàng. Làm sao bắt nổi những ngón tay ấy lao động? Mà muốn giữ đức hạnh thì không nên thương tiếc những bàn tay. Còn Dêphin, cái lối nói “Vâng, thưa ông” tinh nghịch và mơn trớn của này đã làm Phamơi say đắm.
Bốn chàng trai chơi với nhau nên bốn cô gái cũng trở thành bạn thân của nhau. Những cuộc tình duyên như thế luôn luôn kéo theo những tình bạn như thế.
Khôn là một đường, còn ngoan đạo lại là một đường. Chứng cớ là, sau khi đã dè dặt về việc các cặp tạm bợ này ăn ở với nhau, vẫn phải cho là Phavurit, Dêphin và Đalia là những cô gái khôn, còn Phăngtin là một cô gái ngoan.
Ngoan, thiên hạ có cho thế là ngoan không? Còn Tôlômiet thì sao? Xalômông thì cho tình yêu cũng dự phần trong đức hạnh. Chúng tôi chỉ xin nói tình yêu của Phăngtin là mối tình đầu, mối tình duy nhất, mối tình chung thủy.
Phăngtin là người duy nhất không bị xưng hô anh em chung chạ.
Phăngtin là một bông hoa mọc lên từ trong quần chúng. Ở trong bóng tối dày đặc nơi đáy sâu xã hội nhô lên, nàng quả là một người không tên tuổi, không ai biết. Nàng sinh ở cảng Môngtơrơi. Cha mẹ là ai, ai biết? Không ai thấy nàng có cha mẹ. Người ta gọi nàng là Phăngtin. Sao lại Phăngtin? Cũng không thấy nàng có tên nào khác. Khi nàng sinh ra vẫn còn chế độ Đốc chính.[42] Nàng không có tên họ, vì nàng không có gia đình. Nàng cũng không có tên thánh vì lúc bấy giờ làm gì còn nhà thờ nữa. Thuở nàng còn là một con bé đi chân không trên hè phố, khách qua đường ai muốn gọi tên nàng là gì thì gọi. Nàng hứng lấy một cái tên cũng như hứng nước mưa từ trên trời rơi xuống. Người ta gọi nàng là con bé Phăngtin. Chẳng có ai biết gì hơn nữa. Ấy, một sinh mệnh con người đã được bước vào đường đời như thế đấy! Năm lên mười, Phăngtin rời bỏ thành phố đi ở cho một gia đình trung nông ở ngoại thành. Đến mười lăm tuổi, nàng lên Pari để “sinh cơ lập nghiệp”. Phăngtin rất đẹp. Nàng có giữ mình cho trong trắng mãi. Tóc nàng vàng óng; răng nàng rất đều. Nàng cũng có vàng ngọc làm của riêng như ai, nhưng vàng của nàng xếp trên mái tóc, ngọc của nàng giắt ở sau môi.
Nàng lao động để sống. Và cũng để sống, vì trái tim cũng cần yêu, nên nàng yêu.
Nàng yêu Tôlômiet, đây chỉ là một thói quen phong nguyệt nhưng đối với Phăngtin, Phăngtin lại yêu say mê. Khu Latinh, nhan nhản những sinh viên và những cô thợ lơi lả, là nơi chững kiến buổi đầu của mối tình thơ mộng ấy. Bao nhiêu cuộc tình duyên đã buộc vào rồi lại cởi ra ở đây. Qua các nẻo đường ngóc ngách, Phăngtin cũng đã lẩn tránh Tôlômiet mãi, nhưng lẩn tránh thế nào để cho rồi cũng gặp nhau. Thật vậy! Có một cách tránh nhau mà chẳng khác gì tìm nhau.
Cho nên rút cục, thiên tình sử vẫn bắt đầu.
Blasơven, Lichtôliê, Phamơi, Tôlômiet họp thành một nhóm do Tôlômiet cầm đầu. Tôlômiet là linh hồn của nhóm.
Tôlômiet là điển hình cổ điển của anh sinh viên lớn tuổi. Hắn giàu, hằng năm có đến bốn ngàn phơrăng lợi tức. Ai có một gia sản như thế tức thì trở thành một đầu đề để bàn tán cho khu sinh viên. Tôlômiet là một tay ăn chơi đứng tuổi, vẻ người trông đã sọm. Mặt hắn đã nhăn nheo, răng có vài chiếc rụng. Đầu hắn đã có dạng hói, nhưng hắn vui vẻ: Ba mươi hói tóc, bốn mươi trọc lóc đầu gối. Ăn uống, hắn đã thấy khó tiêu, một bên khóe thường chảy nước mắt. Tuổi xuân càng tàn, hắn càng châm ngọn lửa hoan lạc. Răng hắn khuyết, những chuyện khôi hài của hắn không thiếu; tóc hắn rụng, hắn càng nô đùa nhiều hơn; kém sức khỏe, hắn thay bằng tính mỉa mai châm biếm. Con mắt ướt rượt nước mắt của hắn lại luôn luôn cười cợt. Cơ thể hắn tiều tụy nhưng hắn hớn hở tươi cười. Tuổi thanh xuân của hắn tàn tạ quá sớm, nhưng nom hắn vẫn đường hoàng, hắn tháo lui có trật tự, tháo lui mà cười khanh khách, người ngoài chẳng ai biết đâu vào đâu. Trước hắn đã viết một vở kịch rạp hát không nhận diễn. Một đôi khi hắn cũng làm mấy câu thơ vớ vẩn.
Ngoài ra, hắn còn hoài nghi tất cả, hoài nghi một cách cao đạo. Nhờ thế, hắn rất có uy tín đối với bọn ngu hèn. Tóm lại, vì hói và mỉa đời, hắn được tôn làm trùm, Iron là một chữ tiếng Anh có nghĩa là thép. Phải chăng Ironie từ tiếng ấy mà ra![43]
Một hôm Tôlômiet kéo ba bạn ra một chỗ, giơ tay làm hiệu như một bậc tiên tri, rồi nói:
- Đã một năm rồi, lũ các con Phăngtin, Đalia, Dêphin, Phavurit cứ vòi chúng ta làm quà cho chúng một cái gì bất ngờ. Chúng mình cũng đã trịnh trọng hứa hẹn. Chúng nó cứ nói đến mãi, nhất là với tớ. Ở Naplơ, các bà già, thường kêu gọi thánh Giangviê: Hỡi gương mặt vàng vọt hãy làm phép lạ đi.[44] Ở đây chúng nó cũng thế. Chúng nó cứ nhắc đi nhắc lại mãi: “Anh Tôlômiet, thế bao giờ anh đề ra được cái món bất ngờ ấy?” Phần thì ở nhà cứ viết thư giục chúng mình mãi. Hai đầu đều lải nhải. Tớ, tớ cho là cơ hội đã đến. Thế này này”.
Nói đến đây, Tôlômiet hạ thấp giọng, bí mật thầm thì một chuyện gì chắc là thú vị lắm cho nên bốn cái miệng đều toét ra cười khoái trá. Blasơven kêu lên:
- Đó mới thật là một sáng kiến.
Cả bọn kéo vào một quán rượu mịt mù khói thuốc lá tiếp tục bàn tính kế hoạch.
Kết quả hội nghị là bốn chàng trai cùng mời bốn cô thiếu nữ dự một cuộc vui tưng bừng ngày chủ nhật sau đấy.
III
TAY TƯ VÀ TAY TƯ
Trai sinh viên rủ gái lẳng lơ về đồng quê chơi như thế nào hồi bốn mươi lăm năm về trước, ngày nay khó mà hình dung được. Những vùng chung quanh Pari nào còn như xưa! Bộ mặt của cuộc sống ngoại thành đã hoàn toàn biến đổi từ nửa thế kỷ nay; nơi ngày xưa xe bò lóc cóc thì nay đã có xe lửa; chỗ ngày xưa thuyền gỗ qua lại thì nay đã có tàu thủy; ngày nay mà gọi Phêcăng thì cũng như xưa gọi Xanh Cơlu. Với Pari năm 1862, ngoại ô là cả nước Pháp.
Bốn cặp tình nhân rủ nhau tận hưởng mọi thú vui của đồng ruộng có thể có được hồi bấy giờ. Lúc ấy vừa vào dịp nghỉ hè, bữa đó là một ngày mùa ấm áp, trong sáng. Hôm trước, Phavurit, người độc nhất biết chữ, nhân danh cả bọn bốn chị em, viết cho Tôlômiet như sau: “Đi sớm thú nắm”. Vì thế mọi người đều dậy từ năm giờ sáng. Họ đáp xe ngựa đến Xanh Cơlu, nhìn dòng thác khô cạn và tặc lưỡi: “Chà, cái này mà có nước thì chắc đẹp lắm đây”. Họ ăn sáng ở hiệu Đầu đen, nơi này lúc ấy Catxtanh chưa đặt chân đến. Họ bỏ tiền chơi phi ngựa giật vòng, dưới các hàng cây xen kẽ chỗ bể nước. Rồi leo lên tầng tháp Điôgien. Rồi quay số ăn bánh ngọt đầu cầu Xevơrơ. Qua Puytô thì hái hoa từng bó. Đến Nơidi lại mua sáo thổi. Còn bánh kẹp thì đến đâu cũng chén. Thật là sung sướng nhất đời.
Các cô gái cười cười nói nói, ríu rít như một bầy chim sổ lồng. Thật như ngây như dại. Chốc chốc các cô lại tát yêu một cái vào má các cậu con trai. Chao ôi! Cái tuổi trẻ say mê! Những năm tháng vô vàn quý mến! Cánh chuồn rung động! Ôi! Anh bạn, dù anh là ai anh có nhớ chăng? Đã lần nào anh băng qua bụi rậm, vừa đi vừa rẽ cành để khỏi vướng vào mái tóc xinh của ai đang lần bước theo sau anh chưa? Đã lần nào anh vừa cười vừa trượt trên triền cỏ ướt đẫm nước mưa cùng với người anh yêu, mà nàng thì cầm tay anh giữ lại và kêu lên nũng nịu: “Trời ơi! Đôi giày mới toanh của em! Anh xem kìa, nó ra hình thù gì thế này!”.
Xin nói ngay là chuyện gặp mưa vừa thích vừa khó chịu như vậy không xảy ra với đám người hớn hở này, mặc dù lúc ra đi, Phavurit đã trịnh trọng và lấy giọng từ mẫu bảo mọi người: “Có sên bò ra lối đi, điềm trời mưa các con ạ”.
Cả bốn cô đều xinh một cách kỳ lạ. Một nhà thơ cổ điển dễ thương, có tiếng hồi bấy giờ là ông cụ Labut, trong tư thất của mình cũng đã có một Tây Thi, thế mà buổi sáng hôm ấy, thơ thẩn dưới rặng dẻ vườn Xanh Cơlu trông thấy bốn cô đi ngang qua lúc mười giờ, ông liền nhớ đến ba cô trong tranh “Ba mỹ miều” và kêu lên: Thừa mất một. Phavurit, người yêu của Blasơven, cô chị cả hai mươi ba tuổi, chạy lên trước. Nàng luồn cành nhảy, phóng bừa qua các bụi rậm, dẫn đầu cuộc vui, hăng như một cô tiên núi. Dêphin và Đalia lại không rời nhau nửa bước. Chẳng phải vì thân nhau mà chính vì cả hai đều hơi điệu như nhau. Điều tình cờ là hai nàng đều đẹp, nhưng người nọ phải đứng bên cạnh người kia, người này bổ sung cho người nọ thì sắc đẹp của mỗi người mới bật nổi thêm lên. Hai người kề vai nhau, dáng điệu mơ màng. Dạo ấy những tập ảnh kỷ niệm[45] đầu tiên mới ra đời cái buồn vô cớ đang nảy nở trong chị em, cũng như về sau cái sầu Bairơn[46] lan tràn trong nam giới, cho nên đầu tóc của phụ nữ cũng bắt đầu liễu rủ. Dêphin và Đalia thì đầu tóc đều uốn thành búp cuộn tròn. Lichtôliê và Phamơi đang cãi nhau về các giáo sư của mình thì giảng giải cho Phăngtin hiểu ông Đenvanhcua khác ông Blôngđô như thế nào.
Blasơven thì có vẻ sinh ra chỉ để nâng tấm khăn san quàng lệch cho Phavurit ngày chủ nhật.
Tôlômiet đi sau rốt, dáng người cao hơn hết thảy cả bọn. Chàng hết sức vui vẻ nhưng ai cũng cảm thấy ở chàng con người điều khiển; chàng vui tươi mà có cái gì độc đoán đấy: chỗ làm dáng chủ yếu của chàng là cái quần chân tượng vải Nam Kinh màu gạch non, có dây choàng từ bàn chân lên bằng đồng bện chéo: trên tay một chiếc ba toong bằng mây to bự giá đến hai trăm phơrăng và trên môi một vật khá kỳ lạ: một điếu xì gà. Chàng cho là chẳng có gì thiêng liêng sất và chàng chẳng từ một thứ gì, kể cá hút thuốc. Anh em bảo: “Cái thằng Tôlômiet này, đặc biệt thật. Coi cái quần nó có hắc không! Cừ khôi thật!”
Riêng Phăngtin nàng vui thật sự. Hàm răng tuyệt mỹ của nàng, chắc hẳn Trời giao cho cái chức năng là cười. Chiếc mũ rơm nhỏ đính quai dài và trắng, nàng thích cầm tay hơn là đội. Mớ tóc dày vàng óng rất dễ sổ, nàng phải luôn luôn cặp lại, cái mớ tóc thường xuyên như muốn bồng bồng, tung bay ấy, hình như đặt trên đầu nàng tiên Galatê để cho nàng chạy dưới cánh liễu thì mới phải. Đôi môi hồng thỏ thẻ như giọng oanh. Khóe miệng xếch lên, dáng say sưa, giống như các mặc giả thời cổ, nhìn vào có vẻ gì như khêu gợi những ý nghĩ sỗ sàng; nhưng hàng mi dài đen thẫm lại rủ cái bóng e ấp thùy mị xuống làn môi khóe miệng và cự tuyệt mọi cái ồn ào ở những chỗ này. Cách ăn mặc của nàng như có cái gì bừng bừng và thánh thót. Nàng mặc cái áo len màu hoa cà, chân đi đôi giày đế cao màu nâu đậm có ánh sáng, mấy dây buộc đan thành những chữ X trên mặt bít tất trắng, mỏng và thưa. Nàng khoác thêm một chiếc áo đuôi én bằng len mút, kiểu này là sáng kiến của dân Mácxây, họ đặt tên là áo “hé thử”, theo cách xuyên tạc ở ngoài phố của chữ “hè thu”,[47] có nghĩa là thời gian trời tối, ấm áp, đang trưa. Ba cô kia, như chúng tôi đã nói, ít rụt rè hơn, thì đều mạnh dạn mặc áo hở vai, trên mũ lại đầy hoa: mùa hè, cách ăn mặc như vậy trông có duyên thật nhưng cũng nhiều khiêu khích. Bên cạnh lối trang điểm táo bạo ấy, chiếc áo hè thu trong suốt của Phăngtin tóc vàng vừa kín đáo vừa e ấp, mở cũng như có mà khép cũng có, thật đáng coi như một sáng tạo có ý nghĩa thách thức của khoa lịch sự. Và cái câu lạc bộ tình yêu có bà chủ tịch là nữ tử tước đất Xét, có cặp mắt xanh màu nước biển, chắc hẳn sẽ tặng giải thưởng làm đỏm cho cái áo hè thu ấy vì nó đóng góp nhiều cho sự tiết hạnh. Té ra ở đời có khi thế: ngây thơ lại là thành thạo nhất.
Nhìn Phăngtin đằng trước thì lộng lẫy, nhìn một bên thì thanh tao. Cặp mắt xanh thăm thẳm, mi trên đầy đặn. Đôi chân thon và chắc, cổ tay cổ chân uyển chuyển. Nước da trắng mịn, đây đó thoáng lộ những mạch máu màu da trời. Gò má thơ ngây tươi mát, cái cổ tròn khỏe như tượng Giuynông, cái gáy chắc và mềm mại. Hai vai như do bàn tay Cutxtu nhào nặn, giữa lõm một lúm đồng tiền đến là say sưa, có thể thấp thoáng trông thấy dưới lần áo mỏng. Một nét vui tươi pha chút mơ mộng. Nhìn chung, mọi vẻ đều như tạc và vô cùng ý nhị. Ấy, Phăngtin như thế đó. Dưới mớ quần áo vải vóc kia là một pho tượng và trong pho tượng là một tâm hồn.
Phăngtin đẹp nhưng không hề biết mình đẹp. Họa chăng có một đôi người hay suy tưởng, những đồ đệ âm thầm của cái đẹp, thường đem mọi vật ở đời so với cái tuyệt mỹ, thì mới hé thấy cô thợ bé nhỏ này, qua cái duyên dáng trong suốt của người con gái Pari, cái nét hài hòa thiêng liêng thời cổ. Cô gái hèn mọn này thế mà con nòi. Nàng đẹp ở hai phương diện: phong cách và nhịp điệu. Phong cách là hình thức lý tưởng còn nhịp điệu là sự vận động của lý tưởng ấy.
Chúng tôi đã nói Phăngtin là niềm vui, nhưng Phăngtin là sự trinh bạch.
Kẻ nào quan sát nàng một cách chu đáo sẽ thấy ở người nàng, từ tất cả cái say mê của tuổi xuân, của nắng hạ, của tình yêu, đều toát lên một vẻ dè dặt, khiêm tốn không gì thắng nổi. Nàng còn giữ chút ít ngạc nhiên. Chính cái ngạc chiên trong trắng ấy là chỗ phân biệt Pxisê và Vệ nữ. Phăngtin có những ngón tay trắng và thon của một đạo cô đang lấy trâm vàng cời tro giữ ngọn lửa thiêng. Dù nàng chẳng hề từ chối một cái gì đối với Tôlômiet - cái điều ấy sẽ rõ - gương mặt nàng lúc thảnh thơi vẫn muôn vàn băng tuyết. Đôi khi một thứ tự trọng nghiêm chỉnh và hơi khắc nghiệt, bỗng dưng chiếm lấy người nàng. Vẻ vui tươi tự nhiên biến mất, khuôn mặt đang rạng rỡ bỗng đổi sang trầm ngâm, rười rượi. Những lúc ấy trông nàng, người ta phải lấy làm lạ lùng và ái ngại. Cái dáng nghiêm trang đột ngột ấy, có khi nghiêm khắc rõ rệt, na ná như vẻ kiêu hãnh của một nữ thần. Vừng trán, sống mũi, cái cằm có sự cân đối của đường nét, khác hẳn với sự cân đối hình dáng, làm cho khuôn mặt nàng đều đặn, hài hòa. Ở quãng trống rất đặc biệt giữa mũi và môi, nàng hãy còn giữ cái nếp kín đáo rất dễ thương, cái dấu hiệu bí ẩn của sự tiết trinh. Chính cái nếp ấy đã từng khiến cho Bacbơrut đâm phải lòng một tượng nữ thần Đian tìm thấy trong di chỉ Icôn.
Tình yêu là tội lỗi: vâng - Nhưng Phăngtin lại là sự trong trắng nổi lên tội lỗi.
IV
TÔLÔMIET VUI QUÁ HÁT MỘT BÀI HÁT TÂY BAN NHA
Cả cái ngày hôm ấy từ đầu chí cuối chỉ có bình minh. Vạn vật vui như hội. Vườn cảnh Xanh Cơlu thơm ngát ngọn gió sông Xen nhẹ rung lá biếc, cành cây nhún nhảy múa may. Những con ong vàng xông lên cướp nhụy hoa nhài. Từng đàn bướm nô đùa trong cỏ dại. Trong cảnh vườn ngự tôn nghiêm có cả một lũ chim trời du đãng.
Bốn cặp thanh niên hòa mình trong ánh nắng, trong lúa đồng, trong hoa cỏ, cây lá và cùng đua khoe thanh sắc.
Trong khung cảnh thiên đường, họ nói, họ hát, họ chạy nhảy, họ săn bướm, họ hái hoa bìm, họ dầm những đôi chân mang bít tất hồng vào cỏ ướt. Tươi lành, điên dại, dễ dãi, các cô nhận đây đó những cái hôn của cả bọn, trừ Phăngtin, nàng vẫn giữ cái dáng phản kháng âm thầm, cái vẻ mơ màng cách biệt, vì nàng yêu! Phavurit bảo nàng: “Mày lúc nào cũng thế nào ấy!”
Họ vui như thế đó. Những lứa đôi đang yêu và sung sướng mà đi qua nơi nào thì ở đó thiên nhiên và sự sống dường như cũng bị lay động sâu xa và mọi vật đều sôi trào âu yếm và ánh sáng. Ngày xưa có một nàng tiên chỉ vì thương những người bạn tình mà làm ra cho họ bãi cỏ và chòm cây. Từ đó mà có cái trò muôn thuở “ngồi bụi cây” của những cặp tình nhân, cái trò luôn luôn diễn đi diễn lại cũng như trò “học trong bụi cây”[48] luôn tồn tại chừng nào trên đời còn có bụi cây và học trò. Cũng từ đó mà mùa xuân mới được các nhà tư tưởng mến yêu. Quý tộc cũng như dân đen, quận công cũng như không nhà, trong triều cũng như ngoài quận, tất cả đều làm tôi cho nàng tiên ấy. Người ta cười, người ta tìm nhau, trong không khí dường như có ánh sáng thần tiên rực rỡ. Chao ơi! Con người biến đổi biết bao khi người ta yêu! Một anh làm công quèn cũng tưởng mình như được lên tiên. Và những lúc đùa reo đuổi bắt nhau trên nội cỏ, bất thần tóm được lưng nhau; lời cục cằn thành điệu du dương, một ngữ khí, một âm thanh cũng tràn đầy yêu dấu; những lúc một quả anh đào mồm nọ cướp của mồm kia, tất cả các phút giây ấy đều rực sáng và đi vào cõi thần tiên chói lọi. Các cô thiếu nữ xinh tươi quả đã đem tất cả hương sắc của mình ra phung phí một cách say sưa. Cảnh tượng đó người ta tin là không bao giờ chấm dứt. Triết gia, thi sĩ, họa sĩ ngắm nhìn những cảnh mê ly ấy mà đành chịu bất lực vì chúng nó chói lóa cả mắt. Oattô kêu: đây là cảnh “Rủ nhau ra đảo tình yêu”; Lăngcơre, nhà họa sĩ bình dân, đành ngắm họ như bay bổng tận mây xanh; Điđơrô thì dang tay chào đón tất cả các cuộc tình duyên ấy, còn Đuyêchphê lại tả thêm vào cảnh đó mấy vị thầy mo.
Cơm trưa xong cả bọn kéo nhau vào khu vườn ngự xem thứ cây lạ vừa mới đưa từ Ấn Độ sang. Cây tên gì ngày nay chúng tôi không nhớ ra, chỉ biết là hồi đó cả Pari đều đến Xanh Cơlu để xem. Giống cây kỳ dị ấy thân nhỏ, thong thong, trông rất xinh, chẳng có chiếc lá nào, toàn một mớ vô số là cành cây rối bù, nhỏ như sợi chỉ, phủ đầy một lượt không biết cơ man nào là hoa trắng li li, nom giống như một đầu tóc rắc phấn trắng. Ngày nào cũng khối người vây quanh trầm trồ ngắm nghía.
Xem cây xong, Tôlômiet vụt kêu lên: “Tớ cho các cậu đi lừa nhé!” Mặc cả với người cho thuê lừa đâu vào đấy, cả bọn ngồi lừa trở về theo lối Văngvơ và Itxi. Đến Itxi xảy ra một việc. Vườn cây, tài sản quốc gia, lúc ấy thuộc quyền sở hữu của người chủ thầu quân nhu Buốcganh, hôm ấy ngẫu nhiên cổng lại mở toang. Họ đi thẳng vào vườn, đến thăm hình nhà ẩn sĩ trong hang đá, vào phòng trưng bày các loại gương, thử chiếu để xem các hiện tượng, các sắc màu kỳ lạ. Cái phòng trưng bày khá nổi danh vì những hình ảnh khêu gợi dục tính này chẳng qua cũng là thứ cần câu tiền rất xứng với một tay làm tiền trở thành triệu phú hoặc một tên bất lương trở thành vị thần vườn tược. Họ cùng đến chơi đưa võng chỗ chiếc lưới căng giữa hai cây dẻ. Các cô gái lần lượt leo lên võng. Tôlômiet cũng lần lượt ru. Lưới võng đưa mạnh, chiếc váy cũng tung bay. Cả bọn phá lên cười. Cái cảnh quần hồng phấp phới này, giá có Gơrơdơ thì nhà họa sĩ chúng ta cũng chộp được một nếp xiêm trong quần thanh thú. Tôlômiet, cái anh chàng có ít nhiều máu Tây Ban Nha trong người, vì Tuludơ có họ với một thành phố bên Tây Ban Nha là Tôlôda, mà chàng thì là người Tuludơ, Tôlômiet vừa đưa võng vừa cất tiếng hát theo điệu buồn buồn một bài dân ca cổ mà cảm hứng chắc bắt nguồn từ hình ảnh một thiếu nữ xinh đẹp tung bay trên chiếc thừng chăng giữa hai hàng cây:[49]
Anh là người ở quê xa
Vì tình nên phải bôn ba với tình
Đu bay tung váy cô mình
Da em băng tuyết cho anh thẫn thờ
Hồn dâng trong mắt ước mơ
Riêng Phăngtin nàng từ chối không đu võng. Phavurit thầm thì giọng khá chua chát: “Tớ không thích kiểu làm điệu như thế”.
Họ bỏ lừa xuống thuyền. Lại một dịp vui mới. Họ ngồi thuyền qua sông Xen, rồi từ Patxi đi bộ về quảng trường Ngôi Sao. Mọi người còn nhớ, họ thức dậy từ năm giờ sáng, thế mà Phavurit cứ bảo: Mặc kệ, chủ nhật làm gì có mệt mỏi, ngày chủ nhật cái mệt cũng nghỉ việc. Vào quãng ba giờ chiều, bốn cặp tình nhân, say mềm hạnh phúc, còn chơi trò trượt dốc ở cái núi yên ngựa, một công trình xây đắp kỳ dị nằm trên ngọn đồi Bôgiông, mà đường nét vòng vèo nhìn thấy nhấp nhô trên các ngọn cây quảng trường Săng Êlidê.
Chốc chốc Phavurit lại kêu:
- Thế cái món bất ngờ đâu? Đây muốn xem cái bất ngờ ấy.
Tôlômiet bảo:
- Hãy đợi tí nữa!
V
Ở QUÁN BÔNGBACĐA
Chơi chán ở núi yên ngựa, họ nghĩ đến cơm chiều và cả bọn tám người xem chừng đã mệt giạt vào quán Bôngbacđa. Quán này là chi nhánh đặt ở Săng Êlidê của chủ hiệu ăn nổi tiếng Bôngbacđa có cửa hàng chính ở phố Rivôli bên cạnh ngõ Đơlócmơ.
Một căn buồng rộng, xấu xí, trong cùng có ngăn kê giường. Chủ nhật quán đông nghịt, cả bọn đành phải bằng lòng một chỗ nghỉ chân vậy. Buồng cũng có hai cửa sổ có thể đứng ngắm cảnh bến sông bên kia rặng cây. Ánh hè rực rỡ phớt qua khung cửa. Hai cái bàn, một cái để mũ nón đàn ông, đàn bà lẫn lộn với các bó hoa sặc sỡ chất cao như núi, một bàn bày loạn xạ nào thức ăn, nào đĩa không, nào chai cốc, nào cốc bia, hồ rượu. Bốn cặp ngồi chung quanh. Trên bàn hơi lộn xộn, dưới bàn cũng chút ít rối ren. Đúng như lời thơ Môlie
Dưới bàn ăn có tiếng gì kinh quá
Chân này đạp, chân nọ khoèo, loạn xạ!
Âu, tới bốn giờ rưỡi chiều thì cuộc vui diễn bắt đầu từ năm giờ sáng đã đưa đến chỗ đó. Trời về chiều, mọi người bụng đã no nê.
Quảng trường Săng Êlidê đầy nắng, người qua lại như mắc cửi, đúng là vinh quang, chỉ gồm có bụi và ánh sáng. Mấy con ngựa cẩm thạch của Mácli như đang hí và lồng lộn trong bụi vàng. Xe tứ mã qua qua lại lại. Một đội vệ binh quân phục rực rỡ, kèn đồng dẫn đầu, rẽ đường xuống đại lộ Nơidi. Lá cờ trắng, phơn phớt hồng trong ánh hoàng hôn, phấp phới trên vòm nóc cung Tuylơri. Quảng trường Hòa hợp nay lại lấy tên cũ là quảng trường Lui XV, người đi dạo đông nghịt. Nhiều người ra vẻ đắc chí, lủng lẳng chiếc hoa huệ bằng bạc dính vào một cái dải bằng sa trắng gợn vân. Cái dải trắng này mãi đến năm 1817 hãy còn thấy lác đác ở cúc áo một số người. Đây đó một nhóm người qua đường dừng lại, vây quanh một toán em gái nhỏ đang múa hát và vỗ tay tán thưởng. Các em gửi vào gió một điệu hát nổi tiếng hồi bấy giờ của người phái Buốcbông dùng để mạt sát cái chính quyền Bách nhật mà điệp khúc là:
Trả cho ta bố xứ Găng[50] của ta
Trả cho ta bố ta
Từng đám đông dân ngoại ô xúng xính quần áo ngày lễ, có người đeo cả hoa huệ như bọn thị dân, tản mát khắp các khu vườn hoa, chơi trò phi ngựa giật vòng hoặc ngồi quay trên lưng ngựa gỗ. Nhiều kẻ khác đang đánh chén. Một số là thợ nhà in đang học việc, mũ giấy đội đầu, từ xa đã nghe tiếng họ cười. Tất cả đều hớn hở. Thật là một đời thái bình thịnh trị. Chính hồi này quận trưởng cảnh sát Ăngơlet, trong bản mật tấu đặc biệt lên nhà vua về tình hình các vùng ngoại ô Pari, đã kết thúc bằng những lời lẽ như sau: “Xét cho kỹ, tâu bệ hạ, bọn người ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Chúng nó vô lo và uể oải như mèo. Bọn dân đen các tỉnh mới hay rầy rà chứ ở Pari thì không. Bọn chúng bé nhỏ quá thể. Tâu bệ hạ, phải hai đứa chồng lên nhau thì mới cao bằng một anh pháo thủ trong cấm binh. Chẳng phải lo ngại tí nào về phía bọn dân ngu của thủ đô. Rất đáng để ý là từ năm mươi năm nay, vóc người họ cứ thấp dần và ngày nay dân ngoại ô bé nhỏ hẳn đi so với hồi trước cách mạng. Chúng nó chẳng có gì nguy hiểm. Tóm lại cái lũ chó đẻ ấy mà ngoan”.
Các ngài quận trưởng cảnh sát thì làm sao mà tin được mèo có thể hóa thành sư tử! Ấy thế mà có thật và đó là phép màu của dân chúng Pari. Còn giống mèo mà bá tước Ăngơlet khinh bỉ đến nước ấy, thật ra lại được các nền cộng hòa thời đó tín nhiệm. Trong mắt họ, mèo là hiện thân của tự do và để cho tượng thần Minecvơ không cánh dựng ở Pari khỏi phải chơ vơ, họ dựng tiếp ở quảng trường Côranhtơ tượng một con mèo khổng lồ bằng đồng hun. Ngành cảnh sát của chính quyền phục hưng kể cũng ngây thơ, họ nhìn dân chúng Pari hơi quá “hồng”. Chẳng phải như họ tưởng, dân chúng Pari không hề là “lũ chó đẻ, mà ngoan”. Dân Aten có vai trò như thế nào trong người Hy Lạp thì dân Pari cũng có vai trò như vậy trong người Pháp. Chẳng ai ngủ bì họ, chẳng ai thật tình phù phiếm và lười biếng như họ, cũng chẳng ra vẻ hay quên bằng họ. Tuy vậy xin ai chớ tin vào đó: họ có vẻ sinh ra để chẳng thèm lưu ý đến bất cứ cái gì, ấy thế mà khi có vấn đề vinh quang nêu cao trước mắt thì họ có thể làm tất cả mọi việc hăng say, không ai sánh kịp. Đưa giáo cho họ, họ sẽ làm nên ngày 10 tháng 8; đưa súng cho họ, họ sẽ có Auxtéclít. Napôlêông lấy họ làm chỗ dựa. Đangtông coi họ là nguồn lực lượng. Tổ quốc lâm nguy ư? Họ sẵn sàng nhập ngũ. Tự do lâm nguy ư? Họ sẵn sàng cạy đường lấy đá. Coi chừng! Tóc họ có thể vì căm thù mà dựng ngược; chiếc áo lao động của họ có thể biến thành chiến bào. Hãy cẩn thận, bất kỳ phố xá ngõ ngách nào họ cũng có thể biến thành thiên la địa võng bắt quân thù phải hạ giáp. Cho nên đến lúc cần thì người dân ngoại ô ấy lại lớn lên, con người bé nhỏ ấy lại đứng dậy, mắt họ nhìn sẽ dữ tợn, hơi thở họ sẽ như bão táp và từ lồng ngực mỏng manh của họ sẽ tuôn ra đủ giông tố để xáo trộn từng dòng khe mạch của dãy Anpơ. Chính nhờ người dân ngoại ô Pari mà cách mạng, xen lẫn vào các đạo quân, chinh phục châu Âu. Họ hát, đó là họ vui. Cứ so điệu hát cho vừa tầm với bản chất họ mà xem! Chỉ được lặp đi lặp lại có bài Cácmanhôn thì họ chỉ lật đổ nổi Lui XVI, cho họ hát bài Mácxâyde họ sẽ giải phóng cả thiên hạ.
Xong mấy lời ghi chú trên đây bên lề bản báo cáo của Ănggơlet, xin trở lại với bốn cặp tình. Như trên đã nói, bữa cơm chiều vừa xong.
VI
THƯƠNG YÊU NHAU
Chuyện phiếm sau bữa cơm, chuyện phiếm về tình yêu đều như nhau, chẳng đâu vào đâu; chuyện tình yêu thì như mây, chuyện sau bữa cơm thì như khói.
Phamơi và Đalia khe khẽ hát; Tôlômiet tiếp tục uống rượu; Dêphin và Phăngtin kẻ cười thành tiếng, người chỉ cười nụ. Lichtôliê lôi cái kèn gỗ mua ở Xanh Cơlu ra thổi. Phavurit đưa mắt nhìn Blasơven một cách âu yếm và nói:
- Anh Blasơven, em mê anh.
Thuận đà Blasơven hỏi lại:
- Phavurit này, nếu anh không yêu em nữa thì em làm thế nào?
Phavurit kêu lên:
- Ấy, đừng nói thế, dù là nói đùa! Em ấy à? Anh mà không yêu em, thì em tóm lấy anh, em cấu này, em xé này, em thì trát tro vào mặt này và em gọi cảnh sát nhốt cổ anh lại.
Blasơven mỉm cười, cái cười khoái chí được nghe những lời nịnh nọt. Phavurit tiếp:
- Vâng, em nhất định kêu cứu vệ binh! Em lồng lên phải biết! Đồ chết tiệt!
Blasơven sung sướng quá, ngả hẳn người trên ghế, nhắm mắt, kiêu hãnh:
Đalia vừa ăn vừa nói nhỏ với Phavurit giữa tiếng ồn ào náo động:
- Mày sùng bái anh Blasơven của mày thật hở?
Phavurit vớ lại cái nĩa cầm lên, cũng đáp khe khẽ:
- Tao ghét nó. Nó kiệt. Tao thích cái thằng bé trước ở cửa nhà tao kia. Cậu ấy thế mà hay đáo để mày có biết cậu ta không? Trông có thớ diễn viên lắm. Tao rất thích bọn diễn viên. Động thấy cậu ta về là bà cụ kêu lên: “Trời! Còn làm sao mà ở yên được nữa hở trời! Nó lại sắp gào lên rồi kìa. Này con, con làm mẹ điếc tai nhức óc ơi!” - Thì ra cu cậu chui vào nhà trong, tìm cái xó cái xỉnh nào trên gác, leo lên được đến đâu là cứ leo, rồi thì hát hò, ngâm nga, ai còn biết làm cái thứ quỷ gì, nhưng mà dưới nhà thì nghe rõ mồn một! Cậu ta lại còn chép đơn chép từ gì cho một tay thừa lại mỗi ngày một phơrăng nữa kia. Bố cậu ta ngày xưa là chân hát lễ trong nhà thờ Xanh Giăccơ ấy mà. Cậu ấy thế mà hay ra phết. Một hôm thấy tao nhào bột làm bánh, cậu ta bảo: “Cô nàng ơi, cô nàng nhào luôn bít tất tay cô mà làm bánh, tớ cũng xin ăn”, mày tính thế thì cậu ta yêu tao biết chừng nào! Tao cho chỉ có nghệ sĩ mới nói được một lời như thế. Chà! Cậu ta hay thật. Tao đang mê mệt vì cái thằng bé ấy đây. Cũng chả sao, tao cứ nói Blasơven là tao sùng bái hắn ta. Tao nói dối tệ mày nhỉ! Dối thật!
Phavurit ngừng một chốc, rồi nói tiếp:
- Đalia, mày biết không, tao buồn lắm. Suốt hè chỉ có mưa, còn gió nữa, gió chẳng chịu thôi gào thét, làm tao phát bực. Anh chàng Blasơven thì kiệt chết cha chết mẹ, chợ búa gì khổ sở mới có chút ít bơtiboa, chả biết ăn cái gì. Tao buồn vô cớ mày ạ, tao lên cơn xplin[51] như bên Anh họ nói ấy. Bơ sao mà đắt thế! À này, mày xem, đáng tởm không? Chúng mình đi ăn uống ở một nơi có cái giường ngủ, kiểu này làm tao chán đời.
VII
TRIẾT LÝ CỦA TÔLÔMIET
Một vài người hát, bọn còn lại thi nhau chuyện trò bô bô cả phòng ồn ào, huyên náo. Vừa lúc ấy Tôlômiet chen vào:
- Này, đừng có bạ gì nói nấy và nhanh như nhặt rau thế - anh chàng kêu lên - Suy nghĩ một ít cho nó có vẻ chứ. Cứ cương mãi thì chả mấy chốc là trơ ra ngay. “Dục tốc” là bất đạt. Xin quý vị hãy từ từ. Phải oai nghiêm khi nhậu nhẹt, mà chén thì phải trầm tĩnh; xin các ngài yến ẩm từ từ cho. Đừng có vội. Cứ xem mùa xuân kia kìa, mùa xuân mà vội thì có mà cháy đứt đuôi, nghĩa là chết cóng. Chú đào chú mận nào mà hăng dấn lên một tí là đi đời. Bữa cơm ngon mà hăng quá thì cũng chẳng còn gì là thú vui tao nhã. Không cần hăng, các vị ạ! Các nhà sành ăn xưa nay đều cũng ý kiến như thế cả.
Một làn sóng phản đối ngấm ngầm trong cả bọn, Blasơven nói trước:
- Tôlômiet, xin cậu để yên cho chúng tớ.
Phamơi tiếp:
- Đả đảo độc tài!
Lichtôliê hét:
- Quân Bôngbacđa, ăn cho căng bụng và chơi cho hết ga!
- Tuần lễ còn có chủ nhật chứ! - Phamơi nối lời.
- Chúng tớ biết điều độ chứ, - Lichtôliê thêm.
- Tôlômiet - Blasơven bảo - cậu xem tớ tỉnh táo đàng hoàng đây này.
- Cậu tỉnh táo bảo hoàng chứ lị - Tôlômiet đáp.
Bấy giờ bảo hoàng đang là cái mốt cho nên cậu chơi chữ tầm thường như thế lại có tác dụng như hòn đá ném xuống ao. Ếch nhái đều câm bặt.
Tôlômiet như người nắm lại được thế điều khiển, lên giọng kẻ cả:
- Các bạn ạ, hãy bình tĩnh lại, không cần phải hoảng hốt dữ như thế trước câu đùa từ trên trời rơi xuống ấy. Những cái từ trên trời rơi xuống như vậy không nhất thiết phải được đón nhận nhiệt tình và trọng vọng. Trí tuệ bay bổng thì vãi ra cái trò bông lơn chơi chữ, còn câu đùa câu cợt thì bạ đâu rơi đó và trí óc đẻ xong cái thứ vớ vẩn như vậy liền chui tọt lên mây xanh. Một vệt gì trăng trắng mà giáng xuống mõm đá thì làm sao cấm được đại bàng bay lượn! Cút đi những ai phỉ nhổ cái trò bông lơn chơi chữ! Tớ quý trọng nó là trong chừng mực nó được việc, có thế thôi. Tớ biết tất cả cái gì tôn nghiêm hơn hết, cao cả hơn hết trong nhân loại và có lẽ cả ngoài nhân loại, đều từng chơi chữ. Giêsu Cơrit đã có một câu bông lơn chơi chữ về thánh Pie. Môidơ cũng về Idác, Etsin thì về Pôlinit, Cơlêôpat thì Ôctavơ. Nên nhớ rằng câu bông lơn chơi chữ của Cơlêôpat là có trước trận Actium và giá không có câu ấy thì chẳng ai còn nhớ đến thành phố Tôrin, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là cái thìa lớn. Các điều trên đây cũng khá mất thì giờ rồi đấy, bây giờ thì xin trở lại lời khuyên ban nãy. Các người anh em ạ, tớ nói lại, đừng hăng, đừng ồn ào, đừng thái quá, ngay trong lời hóm hỉnh, vui đùa, trong say sưa, chơi chữ. Anh em nghe tớ, tớ thận trọng như Amphiarot, tớ lại có một cái đầu hói của Xêda: Cái gì cũng có hạn.[52] Trò chơi vặt cũng thế. Mà ăn cũng thế. Các vị phu nhân, các vị thích bánh kẹp nhân táo, được nhưng đừng ham ăn quá. Ăn bánh kẹp cũng phải có lương tri và nghệ thuật. Chứng tham ăn sẽ trừng phạt kẻ ăn tham. Cái cổ làm khổ cái bụng. Trời sinh chứng đầy bụng để dạy khôn cho dạ dày. Và, xin nhớ giùm cho điều này: mỗi tính ham mê của chúng ta, kể cả yêu đương, đều có một cái dạ dày mà chúng ta chớ nên cho chứa đầy quá. Bất kỳ cái gì cũng phải biết kịp thời chấm dứt, phải biết kiềm chế mình lúc tình thế khẩn cấp, bụng còn thèm đấy nhưng phải khóa cửa nhốt thèm thuồng, bắt giam thích thú, tự đưa mình đến bót cảnh sát. Kẻ khôn ngoan là kẻ đến một lúc nào đó biết tự trói mình nhận lỗi. Xin các bạn hãy tin tớ một tí. Chẳng gì tớ cũng võ vẽ học luật, các lần thi cử rõ ràng là thế mà. Với lại tớ cũng biết vấn đề chung cứu và vấn đề đương cứu khác nhau như thế nào: tớ cũng đã bảo vệ một luận án bằng tiếng Latinh về các cách xử nhục hình ở La Mã thời xưa, chưa kể hình như tớ sắp đỗ tiến sĩ, không nhất thiết vì thế mà tớ phải là thằng ngu! Tớ khuyên các bạn nên ham mê cho chừng mực. Điều đó là thật; cũng như tên tớ là Phêlit Tôlômiet, tớ không đùa đâu, tớ nói thật. Kẻ nào lúc cần, biết xử trí một cách dũng cảm và từ bỏ chức vị cao sang của mình như Xinla, hay Origien; kẻ ấy sung sướng thật!
Phavurit lắng nghe rất chăm chú. Nàng nói:
- Phêlit, chữ hay nhỉ! Mình thích cái tên ấy. Tiếng Latinh đấy, có nghĩa là thịnh vượng mà.
Tôlômiet tiếp:
- Các bạn vương hầu bá tước của tôi ơi! Các bạn có muốn miễn sắm giường cưới, cóc cần tình yêu mà chẳng phải ngứa ngáy trong người tí nào không? Rất đơn giản. Bí quyết chỉ có thế này: uống nước chanh, tập tành cho quá một tí, làm việc nhiều, làm việc nặng cho mệt nhoài vào, đừng ngủ thức cho khuya, tọng vào các thứ nước hơi, nước chát, ngâm các thứ đắng thứ cay vào, cứ thường kỳ nhịn đói thật nghiêm, nhịn đói cho rạc người ra, rồi thì tắm nước lã, lấy lá thuốc nịt bụng, buộc mảnh chì, bôi nước ôxyt chì, xát dấm pha loãng.
- Tớ thì thích đàn bà hơn - Lichtôliê nói.
- Đàn bà! - Tôlômiet đáp - đừng có tin đàn bà. Khốn thay cho những ai đặt lòng tin vào trái tim bất thường của người đàn bà! Đàn bà là quanh co, quỷ quyệt. Họ ghét rắn là vì họ ghen với kẻ cùng loại đó thôi. Rắn là cái cửa hiệu trước mặt hiệu mình.
- Tôlômiet, cậu say rồi - Blasơven kêu lên.
- Cóc say! - Tôlômiet cãi.
- Vậy thì phải vui lên - Blasơven bảo.
- Tớ đồng ý - Tôlômiet đáp lại.
Chàng rót đầy một cốc rượu rồi đứng lên:
- Hoan hô rượu! Bây giờ, hỡi Bacchus,[53] ta hãy uống đi.[54] Xin lỗi các cô, tôi nói tiếng Tây Ban Nha. Chứng cớ đây này: dân xứ nào có cái đựng rượu xứ ấy. Thùng phuy ở Cattidơ chứa mười sáu lít, thùng tô nô ở Alicăng chứa mười hai, ở Canari đến hai mươi lăm, ở Balêa hai mươi sáu, cong chiếc ủng của sa hoàng Pie thì những ba mươi. Ông vua Nga vĩ đại ấy, muôn năm ông ta, nhưng chiếc ủng của ông ta còn vĩ đại hơn, vậy muôn năm chiếc ủng! Thưa các vị phu nhân, đây xin có một lời khuyên tri kỷ, nếu các phu nhân thấy hay hay thì xin các phu nhân cứ nhầm người láng giềng cho. Tình yêu bản chất nó là lang thang. Yêu đương chốc lát thì chuyện gì ngồi chết một chỗ cho mụ người đi như một bà ở già, gối chân gối tay chai sần lên tất cả. Đã là chuyện ong bướm thì dại gì, cứ bay lượn vui vẻ! Người ta bảo: nhầm là thuộc tính của tình yêu. Thưa các vị phu nhân, đây yêu tất cả các vị. Dêphin ơi, à Giôdêphin ơi, con người vẻ mặt sau mà nhàu nát quá thế, em sẽ đẹp bao nhiêu nếu em không bị lệch. Mặt em rất đẹp mà tưởng tượng như có ai vô tình ngồi phịch lên trên em ơi! Còn Phavurit, hỡi hằng nga, tiên nữ ơi! Các nàng có biết không? Một hôm Blasơven lội qua suối, anh thấy một cô gái xinh đẹp xắn quần cao ống để hở cặp đùi lồ lộ. Cái màn đầu là lạ ấy, anh chàng ta thích, thế là yêu. Nàng tiên nữ ấy tức là Phavurit. Phavurit ơi! Em có đôi môi đẹp như tranh. Ngày xưa ở Hy Lạp có một họa sĩ tên là Ơphôriông. Ông ta được mệnh danh là nhà họa sĩ vẽ môi. Chỉ có ông ấy mới xứng đáng được vẽ cặp môi em. Tôi nói câu này nhé! Trước em, chẳng có ai xứng đáng là công trình sáng tạo của Chúa cả. Em chính là người sinh ra để nhận quả táo như Vệ nữ hay để cắn vào quả táo như Evơ. Có em, nhan sắc mới ra đời. Tôi vừa nói đến Evơ chứ gì? Em là người sinh ra Evơ đó. Em đáng được cấp bằng phát minh ra con người đẹp vậy. Phavurit ơi, tôi thôi không gọi em bằng em nữa, vì tôi đang từ lĩnh vực thơ ca chuyển sang văn xuôi. Lúc nãy cô nhắc đến tên tôi, điều đó làm tôi cảm động lắm; nhưng cho dù chúng ta là người như thế nào đi nữa, chúng ta cùng đừng tin vào cái tên. Cái tên chẳng đúng tí nào. Tôi tên là “Thịnh vượng” nhưng tôi nào có sung sướng. Chữ nghĩa hay lừa dối lắm. Đừng có nhắm mắt nghe nó chỉ bảo. Thật là sai lầm nếu viết thư đến thành phố Giăng để mua găng tay[55] và đến Lyông để mua ly cốc.[56] Cô Đalia ạ, tôi như cô tôi lấy tên là Hồng. Hoa phải thơm, cũng như phụ nữ phải thông minh. Còn Phăngtin thì tôi chả dám nói gì cả. Phăngtin là một cây nghĩ ngợi, một cây mơ mộng, một cây suy tưởng, một cây cảm xúc: Phăngtin là một bóng ma có lốt người tiên nữ, có đức e lệ của ni cô, nàng đi lạc vào cõi lả lơi và ẩn mình nơi ảo tưởng, nàng ca hát, nàng cầu nguyện, nàng ngước nhìn mây xanh mà cũng chẳng biết mình trông thấy gì, mình đang làm gì và cứ thế, mắt để trên trời cao, nàng thẩn thơ qua một khu vườn ở đó chim chóc còn nhiều hơn trong thực tế! Phăngtin ơi! Em nên biết điều này: anh Tôlômiet của em là một ảo tưởng đây. Thế nhưng nàng có nghe thấy đâu, cô em tóc vàng chỉ sống với ảo mộng! Dù sao, ở nàng cái gì cũng tươi mát, thơm tho, cũng son sẻ, dịu dàng như ánh ban mai, Phăngtin ơi! Em đáng được gọi là thủy tiên hay bích ngọc, em là con người của xứ sở thần tiên.
Thưa các vị phu nhân, tôi lại có một lời khuyên thứ hai: chớ có lấy chồng. Lấy chồng cũng tỉ như ghép cây, may thì tốt, rủi thì xấu, chi bằng tránh cái rủi may là hơn. Nhưng mà, ngốc! Tôi nói cái gì thế nhỉ! Tôi líu lưỡi mất rồi. Đàn bà, con gái, làm sao mà chữa cho họ lành được cái bệnh “mống chuồn”![57] Những người hiểu biết như chúng ta có cái gì thì nói chứ làm sao ngăn các cô khâu đầm khỏi mơ ước một ông chồng giàu sụ? Thôi, cũng được. Nhưng mà các vị này, các vị nhớ cho: các vị ăn nhiều của ngọt quá. Phụ nữ các cô có mỗi một tội, các cô nhấm nháp lắm thứ ngọt. Ôi! Cái giới gặm nhấm kia, những chiếc răng trắng nhỏ xinh của các người ưa thích đường lắm. Các cô nghe cho rõ, đường là một chất muối. Muối thì háo. Đường lại là loại háo nhất trong các chất muối. Nó hút chất nước trong mạch máu; do đó sinh ra máu đông, máu ứ; sinh ra sưng, ra tấy trong phổi và thế là chết. Có thế bệnh đái đường mới dẫn đến bệnh lao. Cho nên các cô chớ có xơi của ngọt nếu các cô muốn sống lâu!
Bây giờ tôi xin nói chuyện với các vị đàn ông. Thưa các vị, các vị cứ chinh đông tảo bắc cho tôi. Các vị cứ cướp bóc người yêu của nhau đi, không cần ăn năn hối hận gì cả. Cứ đánh chéo góc đi, trên tình trường chẳng có bạn với bè gì hết. Có gái đẹp là có tranh chấp. Đánh đến cùng, không chừa, không tha chi cả! Gái đẹp là một cớ gây ra chiến tranh:[58] có bao nhiêu cuộc xung đột, quả tang là một người đàn bà đẹp! Xưa nay trong lịch sử các cuộc xâm lược đều do cái váy của phụ nữ mà sinh ra cả. Đàn bà là quyền lợi của đàn ông. Rômuylút, Guyôm, Xêda đến đâu đều chiếm lấy gái ở đó. Kẻ không được yêu thì như con kên kên bay lượn trên nhân tình của kẻ khác. Tớ thì tớ hướng về những anh chàng “phòng không” xấu số ấy mà tuyên bố như Bônapác tuyên bố một cách siêu hùng trước quân đoàn Itali của mình: “Hỡi binh sĩ, các người thiếu thốn tất cả. Những gì các người thiếu thốn, quân địch đều có”.
Tôlômiet dừng lại như hết hơi. Blasơven bảo:
- Tôlômiet, cậu nghỉ tí đã.
Cùng lúc đó, Blasơven có Lichtôliê và Phamơi giúp sức, cất giọng xót thương hát một bài hát thợ thuyền. Bài hát như ghép lung tung chữ nọ với chữ kia, có câu có vần rất chỉnh mà có câu không, nội dung vô ý nghĩa như gió thổi cây lay. Những bài hát như thế này, thợ thuyền vừa hút thuốc vừa đặt ra, cho nên nó cũng mau chóng bay đi và tan biến như khói thuốc lá. Đây là một đoạn đáp lại bài hát kêu gọi Tôlômiet:
Kìa các bác gà tây
Tung tiền cho tụi chân tay
Lo cho cái ông Sấm sét
Được phong Giáo hoàng ngày Tết
Nhưng nào có được chi đâu
Sấm sét nào phải thầy tu
Chân tay ta đành tất tưởi
Mang tiền trả các bác gà tây
Nhưng bài hát chẳng hề khiến cho dòng cảm hứng của Tôlômiet bớt sôi nổi. Chàng dốc cạn cốc rượu, rót đầy một cốc khác và nói tiếp:
- Đả đảo triết lý! Các vị hãy quên đi các lời tôi vừa nói. Chúng ta đừng nên cố chấp, đừng nên thận trọng, cũng đừng nên quá lành. Ta cứ vui chơi thoải mái đây! Chúng mình phải biết ăn uống, biết ngông cuồng để bổ sung cho các bài luật học. Bội thực và Đigext.[59] Giuytxtiniêng và chè chén phải như đôi vợ chồng. Ấy cái vui nó ở sâu như vậy đó! Hỡi tạo vật! Hãy sống đi! Vũ trụ là một khối kim cương. Tôi thấy mình sung sướng. Chim chóc hân hoan lạ. Đâu đâu cũng như ngày hội! Chim họa mi réo rắt giọng danh ca. Nắng hè ơi! Ta chào người. Hỡi vườn Luychxămbua xinh đẹp, hỡi những bản tình ca bên gốc cây bờ cỏ! Hỡi những anh lính mơ mộng! Hỡi những cô giữ trẻ xinh tươi, các cô vừa giữ trẻ thơ vừa chơi trò thai nghén trẻ thơ! Giá không có các vòm cửa uốn cong của rạp Ôđêông thì tôi thích những cánh đồng cỏ mênh mông ở Nam Mỹ biết bao nhiêu! Tâm hồn tôi đang bay bổng trên những thảo nguyên, những rừng nguyên thủy tận bên trời. Chao ôi! Cái gì cũng diễm lệ! Con ruồi vo ve trong ánh nắng. Mặt trời hắt hơi ra con chim đỏ lửa. Phăngtin ơi, hôn anh đi!
Chàng ôm nhầm phải Phavurit.
VIII
NGỰA CHẾT HẾT CHUYỆN
Dêphin bỗng dưng kêu lên:
- Ở hiệu Êđông cơm ngon hơn ở Bôngbacđa.
- Tớ thích đến Bôngbacđa hơn - Blasơven đáp.
- Ở đó sang hơn. Phương đông hơn. Hãy nhìn phòng dưới nhà. Có gương trên tường đấy.
- Tớ thích có gương trong đĩa hơn[60] - Phavurit nói.
Blasơven nhấn mạnh:
- Xem dao này. Ở Bôngbacđa cán bạc, ở Êđông cán xương. Bạc thì quý hơn xương.
- Trừ những ai có cái cằm bằng bạc - Tôlômiet chữa lại.
Lúc này chàng đang nhìn vòm mái cung Anhvalit, qua cửa sổ quán Bôngbacđa.
Một phút im lặng trong phòng:
- Này, Tôlômiet - Phamơi nói to - ban nãy tớ và Lichtôliê vừa mới tranh luận đấy.
- Tranh luận, khá đấy - Tôlômiet đáp - cãi cọ hay hơn.
- Chúng tớ tranh cãi về triết học.
- Được.
- Đêcac và Xpinôđa, cậu thích ai hơn?
- Tớ thích Đêđôgiê - Tôlômiet đáp.
Tuyên bố xong điều đó, chàng nhấp một hớp rượu rồi tiếp:
- Tớ đồng ý phải sống. Trên đời này mọi sự chưa phải đã hết bởi vì người ta còn có thể nói quấy nói quá được. Xin cám ơn các vị thần linh bất tử. Người ta nói dối đấy người ta lại cười. Người ta khẳng định nhưng người ta lại nghi hoặc. Từ kiểu tam đoạn luận bật ra những cái bất ngờ. Hay lắm. Dưới gầm trời này hãy còn có người khéo biết dùng cái bất ngờ của ngụy biện! Thưa các vị phu nhân, rượu mà các vị đang yên tĩnh nhấm nháp đây, là rượu Mađe, các vị nên biết, cái xứ sản xuất ra nó, Curanđa Frera ở cheo leo cách mặt biển những ba trăm mười bảy sải! Uống phải coi chừng! Ba trăm mười bảy sải chứ ít đâu! Và ông Bôngbacđa, nhà hàng ăn cừ khôi, lại đem cho ta ba trăm mười bảy sải ấy đổi lấy có bốn phơrăng rưỡi!
Phamơi một lần nữa ngắt ngay:
- Tôlômiet ơi, lời nói của cậu như là khuôn vàng thước ngọc cả. Vậy cậu thích nhà văn nào nhất?
- Béc…
- Canh?
- Không, Su (Berquin: nhà văn Pháp thế kỷ XVIII. Berchoux nhà thơ Pháp 1765-1839). Và Tôlômiet tiếp tục:
- Hoan hô Bôngbacđa! Ví thử ông ta làm sao mà dắt về cho tớ một vũ nữ Ai Cập hay Hy Lạp thì có thua gì các nhà hàng ăn nổi tiếng ở các xứ đó? Tớ nói thế, các vị phu nhân nhà ta có biết không? Ở các xứ ấy cũng có những ông Bôngbacđa như ở ta. Đó là theo lời Apulê. À, té ra bao giờ cũng bấy nhiêu chuyện chẳng có gì mới cả. Trong vòng tạo vật mọi cái đều cũ hết! Xalômông nói: Chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời. Viêcgin nói: Tình yêu là cái chung cho mọi người (Nguyên văn Latinh). Cho nên công nhân gái thì theo sinh viên trai leo lên thuyền buồm ở Xanh Cơlu, cũng như nàng Atxpađi cùng theo Pêricơlét trên hạm đội Xamôt. Xin có một câu cuối cùng. Các vị có biết Atxpađi thế nào không? Atxpađi sống vào thời buổi mà đàn bà coi như không có tâm hồn, thế mà nàng là một tâm hồn rực rỡ, vừa hồng tươi vừa đỏ thẫm, còn nồng cháy hơn lửa, tươi mát hơn bình minh. Atxpađi là nơi gặp gỡ giữa hai cực của người đàn bà: nàng vừa là gái đĩ vừa là nữ thần. Xôcơrat cộng với Manông Lêcô. Nếu Pơrômêtê cần một gái ăn sương thì Atxpađi là người sinh ra để đóng vai ấy.
Tôlômiet đang đà thao thao, khó mà dừng lại được, nếu ngay lúc ấy một con ngựa không lăn đùng ra vệ đường. Nghe đánh sầm một cái là cỗ xe cũng như diễn giả liền đứng sững lại. Thì ra là một con ngựa cái già và gầy đến bật xương, đang kéo một chiếc xe ba gác nặng. Đến trước quán Bôngbacđa, con vật kiệt sức, không chịu bước đi nữa. Thấy lạ, một đám đông dồn lại. Người đánh xe nổi cáu, văng tục. Anh ta vừa giơ roi quật như trời giáng xuống lưng con vật, vừa nghiến răng bật ra tiếng chửi long trọng: “Con chó” thì con vật ngã quị luôn xuống đường, tắt thở. Nghe tiếng người ồn ào ngoài đường, các thính giả vui tươi của Tôlômiet bỗng ngoảnh nhìn ra ngoài. Tôlômiet nhân dịp chấm dứt bài diễn văn của mình bằng mấy vần buồn buồn sau đây:
Trăm năm trong cõi người ta
Số xe phận ngựa cũng là như nhau
Trải qua một cuộc khổ đau
Cái thân ngựa khổ sống lâu được nào!
(Nguyên văn tác giả nhại mấy câu thơ nổi tiếng của Malherbe) Phăngtin thở dài:
- Tội nghiệp con ngựa!
Đalia kêu ngay:
- Coi kìa, cái con Phăngtin này nó lại đòi thương xót cả loài ngựa! Có ai mà ngốc như thế hở trời!
Cùng lúc ấy, Phavurit vòng tay sau gáy, ngả đầu, nhìn thẳng vào Tôlômiet và nói:
- Thế nào? Còn cái món bất ngờ kia đâu?
- Chính là lúc đây. Thưa các ngài, đã đến giờ làm cho các quý nương đây ngạc nhiên. Thưa các vị phu nhân, các vị hãy vui lòng chờ chúng tôi một lát.
Blasơven nói:
- Trò này bắt đầu bằng một cái hôn.
Tôlômiet thêm:
- Trên trán.
Và mỗi chàng trai trịnh trọng hôn lên trán tình nhân mình. Xong họ nối đuôi nhau đi ra cửa, một ngón tay đặt lên môi. Thấy thế Phavurit vỗ tay:
- Chưa gì đã vui rồi đấy.
Phăngtin thỏ thẻ:
- Đừng có đi lâu nhé. Chúng em chờ các anh đấy.
IX
CUỘC VUI TÀN TRONG CẢNH VUI VẺ
Bọn con gái còn lại một mình bèn đem nhau ra cửa sổ. Cứ hai người một, họ tì tay lên bậc cửa, cúi nhòm ra ngoài và tán gẫu, nói chuyện truyền từ cửa này sang cửa kia. Họ trông thấy bọn con trai từ quán Bôngbacđa khoác tay nhau đi ra. Chúng quay lại, vẫy tay cười, rồi đi lẫn vào đám đông đầy bụi bặm của những ngày chủ nhật ở quảng trường Săng Êlidê.
Phăngtin gọi với theo:
- Đừng đi lâu đấy nhé!
Dêphin hỏi bạn:
- Không biết rồi họ mang cái gì về cho chúng ta nhỉ?
- Chắc là đẹp lắm - Đalia bảo.
Phavurit thêm:
- Tớ thì tớ muốn là một thứ đồ vàng.
Rồi họ xao lãng, vì cảnh tấp nập ở phía bờ sông, trông qua màn lá những cây lớn bên đường quá vui mắt. Lúc ấy đương là giờ khởi hành của các chuyến xe thư và hành khách. Hầu hết các xe đi về nam và về tây đều qua Săng Êlidê. Phần lớn chạy dọc bờ sông rồi theo cửa ô Patxy ra khỏi thành phố. Cứ mỗi phút, một cỗ xe lớn sơn vàng và đen chở lặc lè, ầm ầm chạy qua, hình thù méo mó xộc xệch vì mang đầy những hòm, những bọc, những va li, những đầu người thoáng hiện, thoáng khuất. Đá lát đường nát vụn dưới bánh sắt. Cỗ xe dáng giận dữ xông qua giữa đám người, như cả một cái lò bễ tóe lửa và bốc bụi lên như khói. Cảnh huyên náo làm cho các cô thích chí. Phavurit reo:
- Nghe loảng xoảng tợn nhỉ! Như từng đống xích sắt tung bay.
Có một lúc, các cô trông thấy lờ mờ qua màn lá, một chiếc xe dừng lại một thoáng rồi lại phóng lên. Phăngtin lấy làm lạ:
- Lạ chửa! Em cứ tưởng xe chuyến thì chẳng bao giờ đỗ lại.
Phavurit so vai:
- Cái con bé Phăngtin này thật là kỳ! Tao đến phải đi coi mày như một của lạ. Chẳng có cái gì là không làm cho mày ngạc nhiên. Đây nhé: tao là một hành khách; tao dặn người đánh xe: tôi đi lên trước, tôi đón anh ở đường bờ sông. Xe đi, xe trông thấy tao, xe đỗ lại cho tao lên. Ngày nào mà không có chuyện như thế! Em chẳng hiểu gì việc đời cả, em ạ.
Một lát. Bỗng Phavurit như tỉnh giấc:
- Ô này, món quà bất ngờ đâu nhỉ?
Đalia cũng nói:
- Ơ nhỉ! Cái món bất ngờ ghê gớm ấy đâu?
Phăngtin:
- Các anh ấy đi lâu thế:
Phăngtin vừa buông xong tiếng thở dài thì người hầu bàn khi nãy vào, tay cầm cái gì như là một phong thư:
Phavurit mau miệng hỏi:
- Cái gì thế?
- Các ông ấy trước khi đi có để cái giấy này lại cho các bà.
- Sao anh không đưa vào ngay?
- Vì các ông ấy dặn là phải chờ một tiếng đồng hồ rồi hãy đưa.
Phavurit giật tờ giấy trên tay người hầu bàn. Quả là một phong thư:
- Ô này! Thư không đề địa chỉ. Nhưng lại có mấy chữ:
Đây là món quà bất ngờ
Cô vội vàng bóc thư mở ra đọc (cô biết đọc):
“Hỡi các em yêu dấu!
Các em nên biết rằng các anh có cha mẹ. Nói đến cha mẹ, các em chẳng hiểu là cái gì. Dân luật giải thích ngây thơ nhưng đúng: cha mẹ là cha sinh mẹ đẻ. Ấy, cha mẹ của bọn anh đương than vãn, các ông bà già ấy đương gọi các anh về, những con người chất phác ấy mắng các anh là đồ phá gia chi tử. Các cụ mong các anh về, các cụ hứa mổ bò ăn khao. Các anh vốn là những đứa có hiếu nên phải tuân lời. Lúc các em đọc tờ giấy này cũng là lúc bốn con ngựa hăng máu đang chở bọn anh về với các cụ. Bọn anh dùng chước “thừa cơ lẻn bước ra đi” như nhà thơ đã nói. Các anh đi đây, các anh đi thẳng. Các anh tẩu bằng xe, các anh bay bằng cánh. Chuyến xe Tulu đang kéo các anh ra khỏi vực thẳm, vực thẳm ấy chính là các em, hỡi các cô bé xinh đẹp! Các anh trở về với cha mẹ, với bổn phận, với nề nếp. Các anh phóng nước đại, tốc độ ba dặm một giờ. Tổ quốc muốn rằng các anh phải như thiên hạ, nghĩa là cũng làm quận trưởng, cũng lấy vợ đẻ con, cũng làm lính tuần phòng hay bộ trưởng. Các em nên tôn thờ các anh. Các anh đã tự hy sinh đây. Các em hãy khóc các anh sơ qua một tí thôi, rồi liệu chong chóng tìm người thay chân các anh. Nếu lá thư này vò xé lòng các em thì các em vò xé trả. Thôi, vĩnh biệt nhé.
Trong ngót hai năm, các anh đã làm cho các em sung sướng. Vậy đừng nên oán thán các anh.
Ký tên: Blasơven
Phamơi
Lichtôliê
Tôlômiet
Tái bút: “Bữa cơm đã thanh toán” Bốn cô nhìn nhau.
Phavurit lên tiếng trước:
- Thế nào! Gọi là một trò hí kịch cũng phải đấy chứ!
Dêphin:
- Buồn cười thật đấy!
Phavurit lại nói:
- Đây chắc là sáng kiến của anh chàng Blasơven. Nó làm cho mình càng say mê hắn. Cứ hễ người ta đi thì mình lại đâm yêu người ta, chuyện đời là thế!
Đalia cãi:
- Không đâu. Chính là ý kiến của Tôlômiet. Khó gì mà không nhận thấy.
- Nếu vậy thì - Phavurit lại nói - đả đảo Blasơven, hoan hô Tôlômiet!
Cả lũ phá ra cười.
Phăngtin cũng cười như các bạn.
Một giờ sau, khi về đến buồng riêng, Phăngtin khóc. Đây là mối tình đầu của nàng, ta đã biết. Phăngtin đã hiến thân hoàn toàn cho Tôlômiet như đối với một người chồng và tội nghiệp, nàng đã có con.
QUYỂN IV: GỬI TRỨNG CHO ÁC
I
MỘT NGƯỜI MẸ GẶP MỘT NGƯỜI MẸ
Ở Môngphécmây, gần Pari, khoảng đầu thế kỷ này, có một hàng cơm nhỏ ở ngõ Hàng Bánh, thứ hàng cơm nhỏ ấy ngày nay không còn nữa. Vợ chồng chủ quán tên là Tênácđiê. Trước cửa hàng có một tấm bảng đóng ngay vào tường, phía trên khung cửa. Trên bảng có vẽ hình cái gì như là hai người cõng nhau, người trên đeo lon vàng cấp tướng với nhiều sao bạc to. Nhiều vệt đỏ hình dung vệt máu. Chung quanh là khói, ý hẳn để diễn tả một cảnh chiến trường. Dưới bảng đề chữ: Quán đội trưởng Oatéclô.
Một cái xe bò hay xe ba gác nằm trước một quán cơm thì có gì là lạ! Song cỗ xe, hay nói cho đúng, mảnh xe cổ quái này, đỗ trước hàng cơm Đội trưởng Oatéclô một chiều xuân năm 1818 và chắn cả lối phố, thật đáng cho một nhà họa sĩ chú ý vì cái khối của nó.
Đó là nửa trước của một cỗ xe đại ở miền rừng dùng để chở gỗ. Cái nửa trước cỗ xe này gồm có một trục sắt đặc tra vào một đòn dọc nặng, tất cả đặt trên hai bánh xe to tướng. Toàn bộ trông thấp lùn, nặng nề, xấu xí. Người ta ngỡ đó là giàn đế của một khẩu đại bác khổng lồ. Đường lắm ổ gà đã khiến cho bánh, vành, moa-ơ, trục, đòn đều bết một lớp bùn vàng bẩn khó coi, tương tự như lớp vôi vàng người ta tra quét lên tiền diện của nhà thờ lớn, bị bùn che lấp, sắt bị gỉ phủ kín. Dưới trục xe lòng thòng một chiếc xích to bự, xứng đáng để xích Gôltal nếu hắn là tù khổ sai. Trông cái xích ấy, người ta không nghĩ đến những súc gỗ nó chở đi, mà nghĩ đến những con voi thái cổ có thể buộc vào ách. Nó có dáng của nhà tù, nhà tù nhốt bọn khổng lồ dị thường. Hình như nó được cởi ra từ mình một quái vật. Hôme có thể dùng nó trói Pôliphem còn Sêchxpia thì trói Calibăng.
Sao nửa chiếc xe chở gỗ ấy lại nằm ở đây? Trước hết là để cho vướng lối; sau nữa là để cho nó gỉ nát hẳn đi. Ở trong trật tự xã hội cũ kỹ của chúng ta, cũng có hàng mớ những thứ tổ chức nằm vướng vất ở lối đi, ngay giữa trời như vậy cũng chẳng có lý do tồn tại gì khác thế.
Dưới trục xe có một cái xích sắt thòng xuống gần sát đất. Hai em bé gái ngồi trên khoảng vòng cung ấy như ngồi trên một chiếc võng đu. Em lớn, chừng hai tuổi rưỡi, em bé được độ mười tám tháng. Em bé ngồi trông rất đáng yêu. Một chiếc khăn tay khéo buộc giữ cho chúng khỏi ngã. Có lẽ khi trông thấy chiếc dây xích dễ sợ ấy, một bà mẹ đã tự nhủ: “à, có chỗ để cho con ta chơi đây!”
Áo quần của hai đứa bé rất xinh và cũng cầu kỳ đôi chút. Trông các em hớn hở như hai đóa hoa hồng giữa đống sắt gỉ. Mắt các em sáng rỡ, má các em tươi tắn như cười. Một em tóc hạt dẻ, một em tóc nâu. Gương mặt ngây thơ của các em sáng lên vì ngạc nhiên và sung sướng. Một bụi cây nở hoa gần đó tỏa hương thơm, làm cho khách qua đường ngỡ là bay lên từ hai đứa bé. Em bé mười tám tháng ngây thơ phơi cái bụng trần xinh xắn: rõ thật là vô ý nhưng cũng thật là ngây thơ trong trắng. Hai cái đầu nhỏ nhắn như nặn bằng hạnh phúc, như tôi trong ánh sáng, nổi lên giữa khung xe to tướng đen sì gỉ sắt, ghê gớm, chằng chịt những đường cong đường gãy, khom khom như một cửa hang. Cạnh đấy, bà mẹ ngồi xổm ở ngưỡng cửa đu đưa võng con bằng một sợi dây dài. Người mụ không có vẻ gì đáng ưa, nhưng thấy đôi mắt mụ như ôm ấp con, lo lắng sợ con ngã với bản năng của người mẹ, người ta cũng cảm động. Các võng xích mỗi lần đu đưa lại kêu kin kít như giận dữ. Hai em thích chí. Ánh nắng chiều cũng xen vào cuộc vui. Không gì kỳ thú bằng cái cảnh ngẫu nhiên một cái xích sắt của bọn khổng lồ lại biến thành chiếc võng đào của một đôi ngọc nữ.
Người đàn bà vừa đưa võng ru con vừa hát một bản tình ca quen thuộc, giọng sai lạc:
“Âu phải thế” chàng trai thỏ thẻ
Mải hát, mải ngắm con, mụ không chú ý gì đến hàng phố. Có người đi đến gần mụ. Khi mụ vào đoạn đầu khúc hát thì có tiếng ai nói một bên tai:
- Hai cháu bé của bà trông xinh quá!
Với cô Gin diễm lệ, đa tình
Mụ hát tiếp câu ấy, trả lời cho khách lạ, rồi mới quay lại nhìn.
Một người đàn bà đứng trước mặt mụ, cách vài bước. Chị ấy cũng bế một đứa con nhỏ. Chị còn mang một cái đãy lớn có dáng nặng lắm.
Con của chị đẹp như tiên đồng. Đó là một bé gái độ hai ba tuổi. Cách ăn mặc đỏm dáng của nó có thể địch với hai đứa trẻ kia. Mũ nó viền đăng ten, áo ngoài có nhiều ruy băng, dải mũ bằng hàng thượng hạng. Chiếc váy ngắn hếch lên để lộ cặp đùi trắng, bụ bẫm và chắc nịch. Trông nó thật là hồng hào, mạnh khỏe. Ai cũng muốn cắn vào hai bên má phinh phính như hai quả táo. Còn hai con mắt thì chưa thể nói rõ được, chắc là to lắm và có hàng mi dài rất đẹp. Em đang ngủ.
Em ngủ giấc ngủ tuyệt đối tin cậy của tuổi thơ. Tay mẹ là tay âu yếm, con nằm trong tay mẹ cứ việc ngủ say sưa.
Người mẹ trông nghèo nàn, buồn bã. Chị ăn mặc như một người thợ sắp quay trở về làm nông dân. Chị còn trẻ lắm. Đẹp hay xấu? Có lẽ đẹp. Nhưng ăn mặc thế thì ai biết được. Tóc của chị chắc chắn là tốt lắm; có một mớ óng vàng đổ xuống, còn bao nhiêu nằm chặt trong chiếc mũ vải thô, xấu xí, chật hẹp, có dải buộc xuống dưới cằm. Có răng đẹp thì người ta hãy cười để phô trương, nhưng chị không cười. Đôi mắt hình như vừa ráo lệ chưa được bao lâu. Người chị xanh xao. Chị có dáng mệt nhọc lắm và chừng như hơi đau yếu. Chị cúi nhìn đứa con đang ngủ trên tay với cái nhìn riêng biệt của người mẹ nuôi lấy con. Một chiếc khăn tay xanh rộng, giống như khăn thương binh, gấp chéo thành khăn quàng che lấp đường nét thân hình chị. Bàn tay rám nắng của chị lấm tấm những vệt đỏ. Ngón trỏ đầy vết kim châm sần sùi. Chị mặc một chiếc áo choàng nâu bằng len xấu, một chiếc áo dài vải thô và đi đôi giầy lớn. Đó là Phăngtin.
Chính Phăngtin. Thật khó nhìn ra. Nhưng nom cho kỹ nàng vẫn đẹp. Má bên phải của nàng có một nếp nhăn buồn, có thể là một nét chán chường sớm hiện. Bộ cánh ngày nào, bộ cánh nhẹ nhàng làm bằng là lụa, nơ, băng, may bằng vui tươi, điên dại, bằng cung đàn, tiếng hát, bằng nhạc vàng và hoa xuân thơm ngát, bộ cánh ấy đã bay biến. Những giọt sương hoa lộng lẫy như kim cương dưới ánh mặt trời cũng tan biến như thế, để trơ lại cành cây đen sì.
Từ ngày cái trò hí kịch diễn ra đến nay đã mười tháng qua. Trong thời gian mười tháng ấy đã xảy ra những chuyện gì? Đoán cũng biết được.
Bị ruồng bỏ, Phăngtin lâm vào cảnh túng bấn. Bạn bè cũng mất hút. Tình duyên với bọn đàn ông đã dứt thì tình bạn giữa mấy cô cũng chẳng còn gì. Chỉ mười lăm ngày sau giả sử có ai nhắc lại trước đây, họ là những chị em cố kết thì hẳn họ phải lấy làm lạ lùng. Bởi vì còn lý do gì làm chị em với nhau nữa. Phăngtin còn trơ lại một thân một mình. Cha cửa đứa bé đã bỏ đi, - than ôi! Những đổ vỡ như thế có bao giờ được hàn gắn! - thì cô ả quả thật bơ vơ; đã thế tính cần cù làm ăn đã mất, mà thú ăn chơi đã trót bén mùi. Từ ngày dan díu với Tôlômiet, nàng coi thường cái nghề hèn mọn của mình. Nàng đã bỏ bê khách hàng, khách hàng cũng hết cần nàng. Tuyệt lộ. Phăngtin võ vẽ đọc được chứ không biết viết: thuở nhỏ nàng chỉ học ký tên. Nàng cậy người viết một bức thư cho Tôlômiet, tiếp theo là bức thứ hai, rồi bức thứ ba, Tôlômiet không trả lời. Một hôm, Phăngtin thấy mấy mụ láng giềng nhìn con mình mà bàn tán: “Ai người ta nhìn những đứa trẻ ấy là con? Người ta nhún vai với chúng nó!” Nghe thấy thế nàng hình dung Tôlômiet nhún vai với đứa con vô tội của mình và coi nó như một trò đùa. Lòng nàng thầm giận con người tệ bạc ấy. Nhưng bây giờ biết tính sao đây? Tứ cố vô thân, chẳng còn biết nương tựa vào đâu. Mặc dầu trót sa chân lỡ bước, song, như chúng ta đã biết, bản chất của Phăngtin đoan trang và chính đính. Nàng cảm thấy khốn quẫn đến nơi và không biết rồi còn tuột dốc đến đâu nữa. Cần phải dũng cảm! Nàng đã dũng cảm và đã quyết tâm. Nàng có ý định quay về quê hương là Môngtơrơi, may ra gặp được chỗ quen thuộc thu xếp công ăn việc làm cho. Phải, nhưng cần giấu giếm đoạn đời sa ngã của mình. Nàng lờ mờ thấy trước một cuộc chia ly mới, còn đau đớn hơn cuộc chia ly trước đây: lòng nàng se lại, nhưng đành phải quyết tâm. Phăngtin - Chúng ta sẽ thấy - có cái can đảm cắn răng phấn đấu vì cuộc sống.
Nàng đã cương quyết từ bỏ các thứ trang sức, thay áo hàng mặc áo vải. Những thứ áo lụa, dải là, đăng ten, nàng đem chữa tất cả cho con, hiện nay là cái nguồn kiêu hãnh độc nhất và thiêng liêng của nàng. Có cái gì nàng đem bán hết, được hai trăm phơrăng. Trang trải công nợ vặt vãnh, trong lưng chỉ còn lại có tám mươi phơrăng. Một buổi sáng ấm áp mùa xuân, người thiếu phụ hai mươi hai tuổi ấy từ giã kinh thành, cõng con ra đi. Ai trông thấy cái cảnh bìu díu ấy cũng phải ái ngại cho hai mẹ con nàng. Trên đời, người đàn bà ấy chỉ có đứa bé con ấy và đứa bé con ấy cũng chỉ có người đàn bà ấy. Phăngtin cho con bú nên ngực nàng suy yếu, nàng húng hắng ho.
Còn về Tôlômiet thì sau này chúng ta không có dịp nói đến nữa. Chỉ cần biết rằng hai mươi năm sau, dưới thời Lui Philip, hắn là một thừa lại lớn ở tỉnh nhỏ, có thế lực và khá giàu có. Là một cử tri ngoan, một hội thẩm nghiêm khắc, hắn cũng đồng thời là một tay ăn chơi như xưa.
Cả buổi sáng đi bộ, thỉnh thoảng để nghỉ chân, nàng lên cái thứ xe nhỏ ở ngoại ô, trả bốn xu đi một dặm. Giữa trưa Phăngtin đến Môngphécmây và nàng dừng lại ở ngõ Hàng Bánh.
Khi đi qua quán hàng Tênácđiê, nàng trông thấy hai đứa bé gái chơi say sưa trên chiếc đu khổng lồ. Cảnh tượng vui vẻ ấy làm cho nàng lóa mắt, nàng phải dừng lại.
Có bùa mê. Hai chị em bé gái ấy là bùa mê đối với bà mẹ ấy.
Phăngtin đứng nhìn, trong lòng rất cảm động. Chỗ nào có thiên thần tức là chỗ ấy đã gần thiên đường. Nàng tưởng như nhìn thấy trên nóc quán ăn chữ: ĐÂY huyền bí. Hai đứa bé trông có vẻ sung sướng làm sao! Nàng nhìn mãi, nàng khen mãi. Lòng nàng quá xúc động nên khi người mẹ ngừng lại giữa hai câu hát để lấy hơi thì nàng không thể nhịn không nói cái câu mà chúng ta đã đọc:
- Hai cháu bé của bà trông xinh quá!
Những giống vật hung dữ đến đâu đi nữa khi thấy người ta vuốt ve con mình cũng hóa hiền. Người mẹ nhìn lên và cảm ơn, rồi mời khách ngồi lên tấm ghế gỗ kê ở trước cửa, còn mình thì vẫn ngồi nguyên ở bậc cửa. Hai người nói chuyện với nhau.
- Tôi là bà Tênácđiê. Vợ chồng chúng tôi là chủ cái quán trọ này.
Rồi mụ khe khẽ hát nốt đoạn bỏ dở:
Tướng dòng chi sá hy sinh
Đất thiêng phải xuất tinh binh bảo toàn.
Mụ Tênácđiê là một mụ đàn bà tóc hung, to béo, vóc người thô lỗ, nom ra tướng một mụ vợ lính thất thế. Thế mà vì đọc nhiều tiểu thuyết, lúc nào mụ cũng làm ra dáng ẻo lả mới thật là kỳ quặc. Trông mụ, người ta tưởng là một người đàn ông làm duyên õng ẹo. Đó là kết quả của những cuốn tiểu thuyết quen thuộc của đám gái hàng cơm. Mụ cũng còn trẻ, chỉ trạc ba mươi. Giả sử mụ đứng thẳng dậy chứ không ngồi xổm thì có lẽ cái vóc người cao lớn, cái thân hình hộ pháp đáng làm diễn viên cho rạp xiếc lưu động ấy đã làm cho khách phải giật mình, ngần ngại mà không dám bày tỏ ý định. Số mệnh người ta thay đổi vì một người ngồi hay đứng là như thế.
Khách kể lại chuyện mình, có dối trá chút đỉnh:
Làm thợ, chồng chết, ở Pari không có việc làm, phải đi nơi khác kiếm ăn, đi về quê nhà; đi từ Pari lúc sáng, đi bộ mà lại cõng con nên cũng mệt, gặp chuyến xe đi Vimômnlơ, đã đáp một chặng đường; từ đấy lại đi bộ đến Môngphécmây; đứa bé cũng đi chút ít, đi ít thôi, nó còn bé lắm, rồi lại phải bế nó lên và “con chó con” ngủ thiếp suốt dọc đường.
Nói đến đây, nàng say sưa hôn con một cái, làm cho nó thức dậy. Nó mở mắt, đôi con mắt to và xanh như mắt của mẹ nó và nhìn. Nhìn gì? Chẳng nhìn gì cả mà lại nhìn tất cả, với cái vẻ trang trọng và có khi nghiêm nghị của con trẻ. Đó là sự huyền bí của tuổi thơ ngây tươi sáng bên cạnh đạo đức xế chiều của chúng ta. Tựa hồ chúng cảm thấy chúng là thiên thần mà biết chúng ta chỉ là bọn người tai phàm mắt tục. Thế rồi đứa bé bật cười và mặc cho mẹ nó cố giữ lại, nó cứ tụt xuống đất hết sức bướng bỉnh như mọi đứa trẻ thèm được chạy. Bỗng nó trông thấy hai đứa kia trên dây đu, nó đững sững ngay lại, thè lưỡi ra khâm phục.
Mụ Tênácđiê cởi chiếc khăn cho hai đứa con xuống, rồi nói:
- Ba con cùng chơi với nhau đi.
Ở cái tuổi ấy làm quen với nhau rất chóng. Chỉ phút sau, hai đứa trẻ nhà Tênácđiê đã cùng với con bé mới đến chơi đào lỗ ở dưới đất, coi bộ thích chí lắm.
Con bé mới đến tính thật là vui - Cái vui của đứa trẻ là phản ánh lòng hiền từ ở người mẹ. Nó nhặt một que củi làm xẻng, mắm môi đào một cái hố chôn vừa một con ruồi. Cái công việc đào huyệt ở tay trẻ con cũng hóa ra việc vui vẻ.
Hai người đàn bà vẫn nói chuyện:
- Con bé nhà bà tên gì?
- Côdét.
Côdét tức là Ơphơradi. Con bé tên là Ơphơradi. Từ Ơphơradi, Phăngtin đã đổi thành Côdét. Các bà mẹ, cũng như nhân dân, vẫn có tính dịu dàng âu yếm, cho nên đặt đổi tên con theo tính ấy. Cách cải tên của họ làm cho các nhà tầm nguyên học ngơ ngác. Chúng tôi biết có một bà nội đã tìm được cách biến tên cháu là Têôđorơ thành Nhông.
- Con bà lên mấy?
- Cháu sắp lên ba.
- Thế thì cũng bằng con cháu lớn nhà tôi.
Trong lúc ấy ba đứa bé đương chụm đầu vào nhau, lo ngại và thích thú. Vì có một biến cố xảy ra: một con giun to tưởng vừa ở dưới đất chui lên. Thế là ba đứa sợ và lại mê mẩn nhìn.
Ba cái trán sáng sủa kề gần nhau, trông giống ba cái đầu trong một vành hào quang.
Mụ Tênácđiê nói lớn:
- Trẻ con có khác, chóng thân với nhau thế! Ai chẳng bảo là ba chị em ruột.
Người mẹ kia ý chừng chỉ chờ đón cái tia lửa ấy. Nàng nắm ngay lấy tay mụ Tênácđiê, nhìn vào tận mắt mà hỏi:
- Bà có bằng lòng giữ hộ con bé cho tôi không?
Mụ Tênácđiê ngạc nhiên, làm một điệu bộ không ra nhận và cũng không ra không.
Mẹ Côdét nói:
- Bà hiểu cho, tôi không thể đem cháu về quê được. Công việc làm ăn của tôi buộc phải thế. Có con mọn kè kè thì còn ai người ta dám mượn nữa. Ở cái xứ tôi họ gàn dở như thế đấy. Có lẽ lòng trời run rủi cho tôi đi qua đây. Khi tôi thấy được hai cháu bé của bà xinh đẹp, sạch sẽ thế, sung sướng thế, tôi rất xúc động. Tôi tự nhủ: bà này chắc khéo nuôi con. Phải đấy. Chúng nó sẽ thành ba chị em. Với lại, chỉ ít lâu thôi tôi sẽ trở lại. Bà trông giúp hộ con bé cháu nhé?
- Để còn xem thế nào đã.
- Mỗi tháng tôi trả cho bà sáu phơrăng đấy.
Đến đây thì trong nhà hàng có tiếng đàn ông nói chõ ra: - Kém bảy phơrăng không được. Và trả trước sáu tháng.
Mụ Tênácđiê tính:
- Sáu bảy, bốn mươi hai.
- Tôi xin trả đủ.
Tiếng đàn ông ở trong lại nói:
- Còn phải thêm mười lăm phơrăng nữa để chi trước những món lặt vặt.
Mụ Tênácđiê lại tính:
- Cộng tất cả là năm mươi bảy phơrăng.
Và qua những con số đó, mụ thì thầm hát:
“Âu phải thế”! chàng trai thỏ thẻ…
- Tôi sẽ đưa đủ, mẹ Côdét nói. Tôi có những tám mươi phơrăng. Tôi cũng còn đủ để về đến quê nhà nếu chịu khó đi bộ. Tôi sẽ đi làm, khi dành dụm được ít nhiều, thế nào tôi cũng đến đón cục vàng của tôi.
Tiếng đàn ông hỏi thêm:
- Con bé có xống áo gì không?
- Chồng tôi đấy - mụ Tênácđiê bảo.
- Hẳn chứ. Hòn ngọc của tôi sao lại không có xống áo. Tôi cũng đoán biết đấy là bác giai rồi. Bộ cánh của con bé cừ ra phết đấy nhé! Một bộ cánh vô lý, cái gì cũng từng tá! Loại áo hàng, áo lụa như một bà quý phái vậy. Tôi để cả trong đãy này.
Tiếng đàn ông lại nói:
- Thế thì phải để lại cho nó.
- Không để lại, thì giữ làm gì? Có là điên mới để cho con trần truồng như nhộng ấy!
Lúc này chủ quán mới ló mặt ra:
- Được rồi.
Hai bên điều đình xong. Người mẹ tối hôm ấy ngủ trọn lại nhà hàng, trao tiền và gửi con. Sáng hôm sau nàng ra đi, thắt lại cái đãy bẹp hẳn và nhẹ bỗng vì đã bỏ hết quần áo của con ra. Nàng mong rằng chỉ ít lâu sau sẽ trở lại. Người ta bình tĩnh xếp đặt những chuyến ra đi như thế, nhưng bên trong người ta nát ruột nát gan.
Một bà hàng xóm nhà Tênácđiê gặp người mẹ ấy, về thuật lại:
- Tôi mới gặp một người đàn bà vừa đi vừa khóc ở ngoài phố, thật là thương tâm.
Mẹ Côdét vừa đi khỏi, chủ quán bảo vợ:
- Vừa may, ngày mai phải trả món nợ một trăm mười phơrăng, mà tôi còn thiếu năm mươi quan. Không có món này chưa biết mai đây xoay xở với lão mõ tòa làm sao? Mẹ mày thật khéo đem hai đứa trẻ mài gài bẫy chuột.
- Mà có định bẫy đâu!
II
VÀI NÉT PHÁC HỌA ĐẦU TIÊN VỀ HAI BỘ MẶT KHẢ NGHI
Con chuột mắc bẫy chỉ là con chuột nhắt, nhưng với mèo thì đến chuột còm nó cũng thích.
Vợ chồng Tênácđiê là hạng người gì?
Hãy giới thiệu chung ngay bằng vài nét, sau này sẽ bổ khuyết dần.
Những ngữ ấy thuộc về cái tầng lớp vô thừa nhận gồm có những người thô lỗ giàu xổi lên và những người khôn ngoan sa đọa. Tầng lớp này nằm giữa tầng lớp gọi là trung gian và tầng lớp dưới. Nó hòa lẫn một vài thói hư của lớp dưới với hầu hết những tật xấu của tầng lớp trung gian. Vì thế chúng không có nhiệt tình hào hiệp của người thợ mà cũng vẫn thiếu cái tính ngăn nắp lương thiện của anh tư sản thị dân.
Đó là một hạng người lùn không vươn lên được. Khi bị một dục vọng nào hun đốt thì họ dễ thành yêu quái. Con vợ bản chất thô bạo phũ phàng, còn thằng chồng thì là một thằng khốn kiếp. Cả hai đứa đều có triển vọng tiến khôn cùng trong tội ác. Trên đời có những con người giống như loài tôm tép chỉ muốn giật lùi và đi sâu mãi vào trong bóng tối chứ không muốn tiến lên chút nào. Chúng càng có kinh nghiệm càng thêm xấu xa, chúng tiến sâu vào con đường lầm lỗi, chúng đẫm mình vào chỗ bùn đen ngày một dày đặc. Hai vợ chồng nhà ấy chính ở vào loại này.
Nhất là vẻ mặt lão Tênácđiê thì phải làm cho thầy tướng băn khoăn. Có những người, ta mới trông là phải ngờ vực, đoán thấy đời họ có một cái gì mờ ám. Chúng thậm thọt lo sợ về phía sau lưng chúng và gầm ghè, dọa nạt đằng trước mặt. Chúng có cái gì bí mật. Không ai có thể tin những hành động đã qua và bảo đảm những hành động sắp tới của chúng. Cái nhìn của chúng có một cái gì đen tối có thể tố cáo chúng. Nghe chúng nói một câu, thấy chúng làm một điệu bộ, người ta cũng phảng phát thấy thân thế của chúng có nhiều điều bí ẩn cũng như tương lai còn nhiều chuyện tối tăm.
Tên Tênácđiê này theo lời hắn khoe, đã có lúc ở lính, đóng lon đội. Hắn có tham gia các trận đánh năm 1815 và hình như cũng tỏ ra gan dạ. Để sau này rồi ta sẽ thấy gan dạ thế nào. Cái biển treo trước cửa quán cơm có ý khoe một chiến công của hắn. Hắn tự vẽ lấy, vì nghề gì hắn cũng biết qua một tí, có điều là rất tồi.
Lúc ấy thời kỳ những tiểu thuyết cổ điển tuy vẫn tả những nhân vật quý phái nhưng đã biến thành thứ văn chương dung tục, nung nấu tâm hồn đa tình của các chị gác cổng Pari và một phần nào của các chị ngoại ô. Mụ Tênácđiê vừa đủ trí thông minh để đọc những sách đó. Những tiểu thuyết ấy đã thành món ăn của mụ. Tim óc mụ chìm ngập trong ấy. Vì thế, lúc còn xuân xanh, cả đến khi đứng tuổi, lúc nào mụ cũng có cái dáng điệu trầm ngâm mơ mộng bên cạnh chồng. Thằng chồng thì xỏ lá mà khá thông minh, hay chữ ở ngoài mép, thô lỗ nhưng lại tinh vi trong tình ái, đối với phụ nữ thì có thái độ một tên quých lễ độ và lịch sự. Con vợ kém thằng chồng chừng mười hai, mười lăm tuổi. Đến khi cái mái tóc rũ như lệ liễu trong tiểu thuyết kia đã ngả màu hoa râm, khi người thiếu phụ đú đởn đã trở thành một người đàn bà tai nghiệt, một con nặc nô rồi, thì mụ chỉ là một con mụ béo xị, nanh ác với mớ tiểu thuyết nhảm trong đầu. Đừng tưởng đọc những sách nhảm không hại! Vì sách nhảm, con gái đầu của mụ mang tên Êpônin. Mụ toan gọi con em là Guynna cho trọn bộ tiểu thuyết, may sao mụ lại nghĩ ngay đến một quyển khác nên đặt tên nó là Adenma.
Cái thời ấy kể cũng lạ, như là có một sự đảo ngược trong cách đặt tên. Thật ra, không hẳn tất cả đều buồn cười và nông nổi. Như trên đây đã vạch ra, trong đó có màu sắc tiểu thuyết, nhưng bên cạnh còn thấy dấu hiệu xã hội. Ngày nay, không hiếm những anh dân cày có tên là Actơ, Anphơrê, Anphôngrơ, mà cũng có những bậc danh gia tử đệ - nếu còn có những bậc danh gia tử đệ - lại lấy tên là Tômat, Pie hay Giăccơ. Bình dân mà đặt tên văn hoa, còn quý tộc lại lấy tên quê mùa, cục mịch, sự xáo trộn ấy chẳng có gì khác là một dư ba của phong trào bình đẳng. Ở đây cũng như mọi chỗ khác, ảnh hưởng của luồng gió mới không gì ngăn cản nổi. Bên dưới cái lộn xộn mặt ngoài ấy, là một sự kiện sâu xa, vĩ đại: cuộc cách mạng Pháp.
III
SƠN CA
Muốn làm giàu, độc ác cũng chưa đủ, cho nên hàng cơm của Tênácđiê ngày càng suy.
Nhờ có cái khoản năm mươi bảy phơrăng của Phăngtin, Tênácđiê thanh toán chủ nợ và tránh lôi thôi với mõ tòa. Tháng sau, hắn lại túng tiền. Mụ vợ đem sống áo của Côdét đi Pari, cầm được sáu mươi phơrăng. Khi tiêu hết món tiền rồi, vợ chồng Tênácđiê dần dần coi Côdét như một con bé nuôi làm phúc và đối xử với nó như đứa ăn báo cô. Quần áo của nó đưa đi cầm cả rồi, nó phải mặc những đồ thải của hai đứa con mụ chủ, váy cũ, áo rách, toàn đồ tã. Ăn thì thí cho rặt cơm thừa canh cặn của cả nhà, có hơn con chó một chút nhưng kém con mèo. Vả lại thường thì nó vẫn ăn chung với chúng ở gậm bàn, cũng được dùng một cái bát gỗ như chúng.
Mẹ nó về ở Môngtơrơi cứ mỗi tháng viết một phong thư, hay nói cho đúng là thuê viết một phong thư để hỏi thăm con. Lần nào vợ chồng Tênácđiê cũng trả lời một điệu: con bé hay ăn chóng nhớn lắm.
Khi số tiền trả trước cho sáu tháng đã hết, từ tháng thứ bảy, Phăngtin đều đều tháng nào cũng gửi bảy phơrăng. Nhưng chưa hết năm Tênácđiê đã nói: “Nó làm như thí ăn cho mình không bằng! Có bảy phơrăng thì làm được trò trống gì?” Rồi hắn viết thư đòi mười hai phơrăng. Mẹ thấy nói con ăn chơi mạnh khỏe lại chóng lớn thì cũng bằng lòng và gửi số tiền mười hai phơrăng.
Đời có kẻ hễ có yêu thì đồng thời phải có ghét. Mụ Tênácđiê yêu tha thiết hai đứa con mình, cho nên mụ rất ghét con người ta. Thật là buồn khi thấy rằng tình yêu thương của người mẹ mà cũng có thể có những mặt xấu! Khốn nạn, con Côdét ở nhà mụ thì hết bao nhiêu chỗ, thế mà mụ làm như nó chiếm mất phần của con mụ, nó thở tranh không khí của con mụ. Mụ ấy, cũng như nhiều đứa cùng giống, hằng ngày đã hôn hít vuốt ve thì hằng ngày cũng phải chửi bới đánh đập. Nếu không có con Côdét thì có lẽ mấy đứa con mụ dù được yêu dấu thế nào đi nữa, tất cũng có lúc bị chửi bới đánh đập. Có Côdét ở đấy, Côdét đã gánh vác hộ chúng, chúng chỉ lĩnh những hôn hít vuốt ve. Còn Côdét mỗi lần động chân động tay là một lần bị phạt, bị mắng như tát nước vào mặt một cách thậm vô lý. Con bé hiền lành yếu ớt không hiểu gì về cuộc đời, về Chúa, chỉ thấy mình quanh năm bị phạt, bị mắng, bị hành hạ, bị đánh đập, mà ở cùng nhà, hai đứa nhỏ kia cũng như mình lại sướng như tiên!
Mụ Tênácđiê đã ác với Côdét, thì Êpônin và Adenma cũng ác theo. Ở cái tuổi ấy, con là rập khuôn của mẹ, chỉ khác là con nhỏ, mẹ to mà thôi.
Một năm qua, rồi một năm nữa. Trong làng người ta bảo nhau:
- Vợ chồng Tênácđiê thế mà phúc đức. Nhà đã không có lại còn nuôi thêm một con bé người ta bỏ đi.
Ai cũng tưởng Côdét là đứa con bị mẹ bỏ.
Lúc đó, không biết gã Tênácđiê dò hỏi ở đâu mà biết được rằng Côdét chắc chắn là con hoang nên mẹ nó phải giấu. Hắn bèn đòi phải đưa mười lăm phơrăng một tháng, nói rằng con bé lớn rồi và ăn tốn lắm và dọa nếu không thì đuổi đi. Hắn gắt: “Đừng có trêu vào tay ông! Ông thì ông ném con ranh con về giữa chỗ chúng mày lánh mặt cho mà xem. Phải đưa thêm tiền cho ông”. Thế là Phăngtin phải trả đủ mười lăm phơrăng.
Mỗi năm con bé một lớn lên thì những nỗi đau khổ của nó cũng lớn theo.
Khi còn bé tí, Côdét là cái bung xung của hai đứa con nhà chủ; đến lúc lớn lên được một chút, nghĩa là chưa đầy năm tuổi, thì nó thành ra đứa đầy tớ cho cả nhà.
Năm tuổi, ai tin được!
Than ôi, thế mà quả có như vậy. Khổ cảnh xã hội có từ gì con trẻ!
Chúng ta chẳng thấy vụ án Đuymôla vừa rồi đó sao? Tội phạm là một trẻ mồ côi nay đã biến thành kẻ cướp. Cái tài liệu chính thức cho biết từ hồi lên năm em đã chơ vơ một mình, không thân không thích, phải “lao động và ăn cắp để sống”.
Côdét phải làm các việc vặt, phải quét tước các buồng và sân, cổng, rửa bát, có lúc phải khiêng vác đồ nặng nữa. Gặp phải thời kỳ mẹ nó gửi tiền thất thường, trễ đi vài tháng, vợ chồng Tênácđiê được thể lại càng hành hạ nó.
Nếu Phăngtin trở lại Môngphécmây ba năm sau khi ra đi thì đến nàng cũng không thể nhận ra con mình nữa. Con bé khi vào nhà ấy xinh tươi là thế, mà đến nay thì gầy còm, xanh xao. Dáng đi lại rụt rè, sợ sệt, vợ chồng chúng nó bảo là “gian hiểm”.
Chịu đựng bất công lắm nên con bé hóa ra cảu nhảu, đói khổ quá nó hóa ra xấu xí. Cả người con bé chỉ còn có đôi mắt là đẹp. Ai trông thấy đôi mắt ấy cũng phải thương, vì càng to càng thấy mênh mông nỗi khổ.
Mùa rét, chưa sáng con bé không đầy sáu tuổi ấy đã ra đường quét tước. Nó run lẩy bẩy trong mấy miếng giẻ che thân. Hai bàn tay nhỏ xíu và đỏ nhừ ôm một cái chổi to tướng, trong mỗi khóe mắt, một giọt lệ ngập ngừng. Thật đã não lòng!
Quanh đây người ta gọi nó là con Sơn Ca. Người bình dân hay ví von, đặt cho nó cái tên như thế vì con bé không lớn hơn con chim, run lẩy bẩy, lúc nào cũng sợ sệt, giật mình, trong nhà và cả trong làng sáng tinh sương chưa có ai dậy, đã thấy nó ở ngoài đường hay ra đồng rồi.
Nhưng tội nghiệp Sơn ca này không bao giờ hót cả.
QUYỂN V: XUỐNG DỐC
I
QUÁ TRÌNH CẢI TIẾN NGHỀ LÀM THỦY TINH ĐEN
Cái người đàn bà bỏ con đó, theo lời bàn tán của người phố Môngphécmây, hiện bây giờ ra sao? Ở đâu? Làm gì?
Phăngtin đem Côdét gửi vợ chồng Tênácđiê rồi lại lên đường đến Môngtơrơi.
Người ta vẫn còn nhớ là lúc ấy vào năm 1818.
Phăngtin rời bỏ tỉnh nhà ra đi đã được mười năm: Môngtơrơi đã thay đổi nhiều. Nàng thì hết vận hạn này đến vận hạn khác ngày một lụn bại, nhưng tỉnh quê của nàng thì cứ thịnh vượng dần mãi lên.
Nguyên do là hai năm trước, ở đây đã có một biến chuyển công nghiệp, một sự kiện quan trọng ở tỉnh nhỏ.
Chi tiết này quan trọng, chúng tôi thấy cần phải nói rõ, có khi phải nhấn mạnh nữa.
Từ lâu đời, đất Môngtơrơi vẫn có nghề riêng là làm huyền Ănglê giả và đồ thủy tinh đen như của Đức. Công nghệ đó sống vất vưởng vì nguyên liệu đắt đỏ ảnh hưởng đến nhân công. Vào khoảng Phăngtin trở về quê nhà, nghề làm đồ huyền và thủy tinh đen tự nhiên biến đổi một cách kỳ diệu. Số là khoảng cuối năm 1815 có người không biết từ đâu đến Môngtơrơi tìm cách làm ăn. Người ấy nghĩ ra được một phương pháp mới, lấy cánh kiến thay cho nhựa làm nguyên liệu và trong cách làm vòng đeo tay đã dùng cốt bằng tôn kháp lại chứ không phải hàn liền. Thay đổi nhỏ ấy đã có giá trị như một cuộc cách mạng.
Thật thế, sự thay đổi nhỏ nhặt ấy đã làm cho giá nguyên liệu giảm xuống phi thường. Do đó, một là tiền công thợ được tăng, lợi cho dân tỉnh, hai là phương pháp chế tạo cải tiến, lợi cho người tiêu thụ, ba là đã rất rẻ mà tiền lãi còn gấp ba trước, lợi cho chủ xưởng.
Như thế là một sáng kiến đã đem lại ba kết quả.
Chưa đầy ba năm, người phát minh kia trở nên giàu có, đó là một điều hay, anh lại còn làm cho mọi người chung quanh mình cũng được giàu có, điều đó lại càng hay hơn. Người ấy không phải là dân bản hạt. Chẳng ai biết quê quán anh ta ở đâu. Cũng chẳng ai biết lúc thiếu thời anh ta sinh sống như thế nào.
Nghe nói lúc mới đến Môngtơrơi, lưng vốn anh ta chẳng là bao, chỉ độ mấy trăm phơrăng là cùng.
Lưng vốn chỉ có thế nhưng anh ta khai thác được sáng kiến ấy, lại làm ăn có ngăn nắp và có suy nghĩ nên không bao lâu anh đã làm giàu cho mình, lại làm giàu cho cả xứ.
Lúc anh ta mới đến, anh ăn mặc, đi đứng, nói năng như một dân thợ.
Nghe đâu anh ta lủi thủi vào thị xã Môngtơrơi nhỏ bé này một buổi chiều tối tháng chạp, lưng đeo ba lô, tay cầm một chiếc gậy gai. Giữa lúc ấy thì một đám cháy lớn xảy ra ở ngay hội đồng thị chính. Chẳng quản nguy hiểm, anh ta đã lăn xả vào đám cháy cứu được hai đứa trẻ. Hai trẻ lại chính là con viên đại úy cảnh sát trưởng. Thành ra không ai nghĩ đến việc xét giấy thông hành của anh ta. Sau đó người ta biết tên anh ta. Người ta gọi là bác Mađơlen.
II
ÔNG MAĐƠLEN
Bác Mađơlen là một người tuổi độ năm mươi, có vẻ đăm chiêu và lại hảo tâm. Người ta chỉ biết có thế.
Nhờ người ấy chấn chỉnh công nghệ làm nghề huyền nên nghề ấy phát triển nhanh chóng. Đất Môngtơrơi trở thành một trung tâm thương mại phồn thịnh. Người Tây Ban Nha tiêu thụ nhiều huyền, hàng năm đặt mua một số hàng rất lớn. Môngtơrơi hầu như cạnh tranh cả với Luân Đôn và Béclin về xuất khẩu huyền. Số tiền lời của bác Mađơlen lên nhanh đến nỗi chỉ mới năm sau, bác ta đã dựng được một nhà máy khá lớn, ngăn làm hai xưởng rộng cho đàn ông và đàn bà làm riêng. Ai túng đói cứ tìm đến đó, chắc chắn sẽ có việc làm và có cơm ăn. Bác Mađơlen chỉ đòi hỏi đàn ông phải lương thiện, có chí, đàn bà phải nết na đứng đắn và mọi người đều phải ngay thẳng thật thà.
Bác cho đàn ông đàn bà làm việc riêng cũng là cho đàn bà con gái có thể giữ được đức hạnh. Về khoản này, không ai lay chuyển được bác. Có lẽ đó là điểm độc nhất của bác có phần cố chấp. Bác nghiêm khắc như vậy rất có lý, vì ở Môngtơrơi có nhiều trại lính, cơ hội hư hỏng thật chẳng thiếu gì. Tóm lại, đối với người dân Môngtơrơi, bác trước là một ân nhân sau là một vị cứu tinh. Trước kia, ở đây đời sống tẻ ngắt, nay thì chỗ nào cũng làm ăn nhộn nhịp, không khí vui tươi lành mạnh. Một sự giao lưu tấp nập thổi nhiệt tình và thâm nhập khắp nơi. Không còn cảnh thất nghiệp, nghèo đói nữa. Không có cái túi áo xấu xí nào là không xủng xoảng ít tiền, không có nhà tranh tồi tàn nào là không có tiếng cười vui.
Bác thu dụng tất cả mọi người. Bác chỉ yêu cầu một điều: đàn ông phải lương thiện, đàn bà phải đứng đắn.
Bác Mađơlen làm nên giàu có giữa cảnh lao động tấp nập mà bác đã tạo ra và hiện đứng làm trụ cột. Nhưng có một điều lạ là bác không lấy việc làm ra tiền làm mục đích chính như tất cả những người kinh doanh khác. Hình như bác ta nghĩ đến người khác nhiều hơn. Người ta biết rằng đến năm 1820 bác ta đã để ra được một món tiền là sáu mươi ba vạn phơrăng gửi ở ngân hàng Laphít. Nhưng trước lúc để ra số tiền đó thì bác đã chi cho dân trong thành phố và những người nghèo khó đến hơn một triệu rồi.
Nhà thương trước kia thiếu thốn, bác ta quyên thêm cho mười giường bệnh nữa. Tỉnh Môngtơrơi có hai khu: khu thượng và khu hạ, là chỗ bác ta ở, chỉ có một nhà trường đặt trong một căn nhà nát sắp đổ, bác dựng hai trường mới: một trường con gái và một trường con trai. Hai thầy giáo ở đây được bác trả thêm một khoản phụ cấp gấp đôi số lương ít ỏi của chính phủ. Có người lấy làm ngạc nhiên thì bác bảo: “Hai hạng công chức quan trọng nhất của nhà nước là vú nuôi trẻ và thầy dạy học”. Bác còn bỏ tiền ra lập một nhà phúc, có lẽ khắp nước Pháp chưa đâu có và một quỹ cứu tế cho thợ già yếu và tàn tật.
Xưởng công nghệ của bác trở thành một trung tâm, chung quanh đó mọc lên một khu phố của những người nghèo khổ quây quần lấy bác. Bác tổ chức ở đây một phòng phát thuốc làm phúc.
Buổi đầu, thấy bác bắt tay vào việc, những kẻ tử tế nói: “Tay này định làm giàu đây”. Đến khi thấy bác lo làm giàu cho cả xứ trước rồi mới nghĩ đến mình sau, những người ấy lại nói: “Anh này muốn địa vị”. Điều này càng có vẻ có lý khi người ta thấy bác cũng đi dạo và chủ nhật nào bác cũng đi lễ đều đặn. Chừng nào đó bác còn là người ngoan đạo nữa, mà hồi này người ta trọng người ngoan lắm. Tình hình này làm ông dân biểu trong hạt quen nhìn đâu cũng thấy kình địch, chả mấy chốc đâm lo. Ông ta trước kia có chân trong viện lập pháp của đế chế và cùng một quan niệm về tôn giáo với một nhà tu hành bấy giờ được phong quận công là Fusê,[61] ông này vừa là bạn vừa là kẻ tác thành cho ông ta. Trong chỗ bạn bè kín miệng với nhau, ai nói đến Chúa Trời thì ông ta cười khảy một cách nhẹ nhàng. Nhưng khi thấy nhà công nghiệp giàu có Mađơlen theo mọi người đi đọc kinh sớm, ông ta lại đánh hơi ông này có thể nay mai ra tranh cử với mình nên quyết tâm cho hơn hẳn. Ông ta mời riêng một linh mục dòng Tên làm cha xưng tội, ông ta lại đi nhà thờ dự lễ thật sớm và luôn cả lễ chiều. Thời bấy giờ tham vọng biểu hiện bằng cuộc chạy đua đi lễ. Thành thử vì ông ta hoảng hốt mà kẻ nghèo và Chúa lại được nhờ, bởi vì ông dân biểu đáng kính nhà ta bỏ tiền đặt thêm hai giường nữa ở bệnh viện, vị chi mười hai giường.
Năm 1819, một sáng nọ có dư luận là ông tỉnh trưởng đã tiến cử bác Mađơlen làm thị trưởng thành phố Môngtơrơi, để tưởng lệ công lao của bác và nhà vua cũng sắp bổ nhiệm bác. Những người trước kia cho bác là một “tay địa vị” chộp ngay lấy cơ hội và reo lên mừng rỡ: “Đó thấy chưa? Nói có đúng không?” tiếng đồn ầm cả thành phố. Miệng người thế mà có căn cứ. Vài ngày sau thì chỉ dụ bổ nhiệm đăng lên công báo. Nhưng hôm sau, bác Mađơlen từ chối.
Cũng năm ấy, những mặt hàng sản xuất theo phương pháp do bác sáng chế được đem trưng bày ở cuộc triển lãm công nghiệp. Căn cứ vào báo cáo của hội đồng giám khảo, nhà vua tặng thưởng bác huân chương bắc đẩu bội tinh. Lại một phen đồn đại. Coi nhé! Huân chương anh ta mới thích cơ! Nhưng bác lại từ chối.
Quả thật bác là người khó hiểu. Những kẻ hiền lành bí quá, phán liều: “Dẫu sao thì cũng là một loại giang hồ bạt tử thôi”.
Cả tỉnh được nhờ bác ta nhiều, những người nghèo đói hoàn toàn nhờ bác ta mà được no ấm. Công đức như thế nên dù thế nào mặc lòng, cuối cùng người ta cũng phải kính nể. Hiền như thế thì dù thế nào người ta cũng đem lòng yêu. Nhất là thợ thuyền làm trong xưởng thì thật quý mến bác ta: Bác ta nhận sự quý mến của họ một cách trang trọng nhưng trong sự trang trọng ấy có phảng phất vẻ u hoài.
Khi ai nấy đều biết rằng bác giàu rồi thì đám tai mắt hàng tỉnh vồn vã chào hỏi bác và gọi: “Ông Mađơlen”. Thợ thuyền và trẻ con cứ gọi ông là bác Mađơlen, điều ấy mới thật sự làm ông vui sướng. “Xã hội” vẫy tay kêu gọi ông. Những phòng khách kiểu cách ở đất Môngtơrơi có lẽ không đời nào tiếp anh thợ lúc ban đầu, thì bây giờ mở toang cửa để chờ đón nhà triệu phú. Người ta săn đón ông bằng đủ mọi cách. Ông vẫn lảng tránh.
Lần này, những kẻ hiền lành không tiếc lời: “Tay ấy là dân hạ đẳng ngu dốt. Chẳng biết là con cái nhà ai. Chẳng biết cách giao thiệp trong giới thượng lưu đâu. Và hình như mù chữ thì phải”.
Trước kia, thấy ông làm ra tiền, họ bảo ông là một chú lái buôn. Khi thấy ông đem tiền ra rắc vãi thì họ bảo ông là một thằng địa vị. Khi thấy ông từ chối địa vị thì họ bảo là một đứa giang hồ bạt tử. Bây giờ thấy ông lảng tránh các xã hội thượng lưu thì họ bảo là một thằng thất phu.
Đến năm 1820, nghĩa là năm năm sau khi ông đến Môngtơrơi, công đức của ông ở đất đó to lớn quá, nguyện vọng của nhân dân nhất trí quá, nên triều đình một lần nữa lại cử ông làm thị trưởng thành phố. Lần này ông cũng lại từ chối. Viên tỉnh trưởng nhất định không chịu, hàng thân hào yêu cầu ông, nhân dân van xin ông ngay giữa phố, sự yêu cầu khẩn khoản quá nên cuối cùng ông phải nhận. Có người thấy một bà già dân nghèo đứng ngay giữa cửa mà quát ông một cách gần như giận dữ: “Một ông thị trưởng tốt là lợi cho dân lắm chứ. Có dịp làm điều hay cho dân chúng sao bác lại từ chối hở?” Hình như câu nói ấy đã làm cho ông dứt khoát nhận lời.
Ông lên bậc thang danh vọng thế là lần thứ ba. Bác Mađơlen đã thành ông Mađơlen. Ông Mađơlen nay thành ông thị trưởng.
III
TIỀN GỬI NGÂN HÀNG LAPHIT
Bao giờ ông Mađơlen cũng giữ tác phong giản dị như những ngày mới đến. Mắt nghiêm chỉnh, tóc hoa râm, da rám nắng như một người thợ nhưng vẻ mặt thì đăm chiêu như một triết gia. Thường ngày ông đội mũ rộng vành, mặc áo phủ ngoài bằng dạ thô, gài cúc lên đến cổ, ông giữ chức thị trưởng song ngoài giờ làm việc công, ông ở riêng một mình, không hay vui chuyện. Ông lẩn tránh sự vồ vập của kẻ khác, gặp ai ông chào qua, rồi tháo ngay. Ông mỉm cười để khỏi phải nói chuyện và giúp đỡ để khỏi phải mỉm cười. Đám phụ nữ gọi ông là “một con gấu lành”. Ông chỉ thích đi dạo chơi ở ngoài đồng.
Ông ăn cơm một mình, mắt không rời quyển sách lúc nào cũng để trước mặt. Ông có một tủ sách khá đầy đủ. Ông rất ưa đọc sách; sách là những người bạn ít chuyện, tin cậy được. Càng giàu thì càng nhàn, ông dùng thì giờ nhàn rỗi để học tập. Người ta thấy rằng mỗi năm, cách ăn nói của ông mỗi thêm lịch sự, tinh tế và dễ ưa.
Khi đi dạo chơi, ông thường mang theo một khẩu súng nhưng ít khi dùng đến. Thảng có bắn một phát thì ông bắn nhất định trúng, ai cũng khiếp ông bắn cừ. Chẳng bao giờ ông giết một con vật vô hại, chẳng bao giờ ông bắn một con chim nhỏ.
Ông đã luống tuổi mà người ta đồn ông khỏe lắm. Ai cần đến việc gì ông cũng sẵn sàng giúp một tay; nâng một con ngựa quỳ lên, đẩy một chiếc xe sa lầy, nắm sừng giữ lại một con bò đực sổng. Ở nhà ra đi, túi ông đầy tiền hào, lúc quay về thì hết nhẵn. Ông đi qua thôn nào lũ trẻ con rách rưới cũng vui mừng chạy theo và quấn lấy ông như một đàn ruồi.
Người ta đoán là trước kia ông đã làm nghề nông, cho nên mới có nhiều những kinh nghiệm quý để mách bảo cho người làm ruộng như thế. Ông bày cho họ rưới nước muối lên ván kho để trừ sâu lúa mì, treo hoa oóc vi ô trên tường và trên mái nhà để trừ mọt. Ông có những bí quyết để trừ tiệt nhiều giống cỏ làm hại lúa. Ông biết cách nhốt một con chuột chù trong chuồng thỏ để chuột cống thấy hôi phải lảng tránh, không vào ăn thỏ con.
Một hôm thấy người ta bận rộn nhổ dền gai, ông nhìn đống cây nhổ đã héo khô mà bảo:
- Hỏng rồi! Ấy, cây này nên biết cách thì cũng dùng được. Lá dền gai non là một thứ rau rất tốt. Thân cây già có thể tước sợi như gai hay đay, vải dền cũng tốt như vải gai đấy. Cây dền bằm đi gà vịt thích ăn, xay dập thì bò dê lại càng ưa lắm. Hạt dền rắc vào cỏ khô, đem cho thú vật ăn thêm mượt lông. Đun rễ dền pha với muối thì thành một nước nhuộm màu vàng trông rất đẹp đấy. Dền còn là một thức lương khô tốt cho súc vật, có thể cắt hai bận. Thế mà dền có đòi hỏi công phu gì mấy? Một ít đây thôi, chứ không phải trồng trọt, không phải chăm nom. Chỉ có điều là hạt chín đến đâu rơi rụng đến đó nên khó hái. Thế thôi, chịu mất công một chút thì dền gai sẽ có ích. Người ta đã bỏ phế nó, cho nên nó hóa ra cỏ dại. Rồi người ta buộc phải giết nó. Bao nhiêu con người cũng giống như thứ dền gai ấy.
Ông ngừng một lát rồi nói thêm:
- Các bác ạ, các bác nên nhớ lấy điều này, là không có cỏ dại, cũng như không có người xấu. Chỉ có những người không biết trồng trọt chăm nom mà thôi.
Trẻ con thích ông vì ông biết lấy cọng rơm và sọ dừa làm ra các thứ đồ chơi xinh xinh.
Thiên hạ thích đi xem rửa tội, còn ông, ông hay đến viếng các đám tang. Cho nên, đi qua nhà thờ, hễ thấy trước cửa có treo vải đen là ông đi vào ngay. Cảnh góa bụa đau thương của kẻ khác cuốn hút ông vì ông có lòng thương người đằm thắm. Ông đến, ông hòa mình với bạn bè, thân quyến đang đau buồn, với các nhà tu hành đang cầu kinh rầu rầu, thảm thiết. Những bài ca điếu vong ấy, chứa đầy viễn ảnh về một thế giới nào khác. Dường như ông muốn lấy những bài ca ấy làm cơ sở để suy tưởng. Mắt nhìn lên cao, tâm trí như theo cõi vô biên huyền bí, ông lắng nghe những giọng buồn buồn kia đang như réo rắt trên bờ vực sâu của cõi chết tối tăm.
Ông làm vô khối việc thiện mà giấu giếm như người ta làm việc ác. Đợi nhá nhem tối ông mới lẻn vào nhà người ta, rón rén trèo lên thang gác. Có anh kiết xác đi cả ngày, tối chui về ổ, ngạc nhiên thấy cửa ngõ nhiều khi bị ẩy ra, trong lúc đi vắng. Tưởng có trộm, anh tức tối. Khi vào trong nhà, anh trông thấy một đống tiền vàng ai bỏ quên trên bàn. Tên kẻ trộm lẻn vào nhà đó là bác Mađơlen.
Tính ông ân cần nhưng sao buồn buồn thế nào ấy. Dân chúng bảo: “Ông này quả là một người giàu mà không kiêu, một người sung sướng mà không vui”.
Đôi người nói liều rằng ông ta là một nhân vật bí hiểm và quả quyết rằng chẳng ai được vào phòng ông bao giờ, phòng ông đúng là một chỗ ở của đạo sĩ, có bình cát chắp cánh và trang hoàng bằng những ống xương chân bắt chéo và những cái đầu lâu. Người ta truyền nhau điều này dữ quá, đến nỗi có mấy thiếu phụ sang trọng và láu lỉnh, một hôm phải kéo nhau đến nhà ông, đòi xem: “Thưa ông thị trưởng, xin ông cho chúng tôi xem phòng ở của ông, người ta bảo nó là một cái hang”. Ông mỉm cười và ngay lập tức đưa các bà vào “cái hang ấy”. Các bà tò mò nhà ta thật đã được một mẻ hẫng. “Cái hang” chỉ là một căn buồng bàn ghế hẳn hoi có điều là loại bàn ghế gỗ xấu xí và chung quanh tường đều phủ bằng thứ giấy rẻ tiền. Các bà nhà ta xoi mói mãi chỉ để ý thấy có một cặp chân đèn hình dáng rất cổ đặt trên lò sưởi và có vẻ là bằng bạc.
Mặc dù vậy, người ta vẫn cứ tiếp tục truyền nhau là chẳng ai được vào căn phòng ấy và nó chẳng khác gì một cái động ẩn sĩ, một cái gác mơ mòng, một hang tối, một ngôi mộ.
Thiên hạ còn thì thầm với nhau rằng ông có những món tiền rất lớn gửi ở ngân hàng Laphit với điều kiện là muốn lấy ra lúc nào cũng được. Với điều kiện ấy, bất kỳ lúc nào ông cũng có thể đến nhà ngân hàng, ký một tờ giấy biên nhận, thế là rút ra ngay hai, ba triệu, công việc làm xong trong mười phút. Thực ra, số tiền hai, ba triệu người ta đồn ấy chỉ là sáu mươi ba hoặc sáu mươi tư vạn phơrăng mà thôi.
IV
ÔNG MAĐƠLEN ĐỂ TANG
Đầu năm 1821, các báo chí đăng tin ông giám mục thành Đinhơ là Mirien, tục gọi là Đức Cha Biêngvơnuy tạ thế trong phép đạo, hưởng thọ tám mươi hai tuổi.
Các báo bỏ qua một chi tiết là ông giám mục bị mù đã mấy năm trước khi mất. Ông bị mù nhưng có bà em bên cạnh nên ông vẫn yên tâm.
Trong cuộc đời chẳng có gì hoàn bị này, mù lòa mà được kính yêu là một hình thức hạnh phúc lạ lùng và ý nhị nhất. Hỏi có hạnh phúc nào sánh bằng luôn luôn có bên mình một người đàn bà, một cô gái, một cô em, một con người đáng yêu, họ có mặt vì ta cần đến họ và vì họ không thể không có ta? Bằng biết ta không thể thiếu được đối với kẻ ta rất cần? Có hạnh phúc nào hơn thường xuyên đo được lòng thương yêu của họ đối với ta bằng ngày giờ họ có mặt bên ta và tự bảo: “Họ bỏ hết thì giờ để chăm nom ta, ấy là ta chiếm hết trái tim họ?” Có gì sung sướng hơn nhìn được ý nghĩ họ khi không nhìn được gương mặt, biết lòng trung thành của họ đối với ta hãy còn sáng chói khi cả vũ trụ trước mắt ta đã tối sầm lại? Rồi cảm thấy tà áo họ sột soạt nhẹ nhàng như đôi cánh đang vỗ bay, nghe thấy được họ đi lại, ra vào, nói năng, ca hát và nghĩ rằng ta là trung tâm chú ý của những những bước đi ấy, những lời nói, những câu hát ấy, hằng giây hằng phút chứng tỏ rằng ta có sức hấp dẫn, càng tàn tật ta càng có quyền lực và tuy phải sống trong bóng tối nhưng chính lại nhờ bóng tối mà ta trở thành ngôi sao cho họ châu tuần chung quanh, thử hỏi trên đời được bao nhiêu niềm vui sánh kịp?
Hạnh phúc lớn nhất trong đời ta là tin chắc mình được yêu, được yêu vì bản thân mình, được yêu bất chấp cả mình! Ông giám mục mù mà có được niềm tin ấy. Bởi vì trong cơn hoạn nạn ông đã được đỡ đần chăm sóc, ông đã được trìu mến vuốt ve. Cho nên ông có thiếu thốn gì đâu! Ánh sáng ông cũng không mất vì ông đã có tình yêu, một thứ tình yêu cao quý biết bao, vì nó là của một trái tim vô vàn đức hạnh. Hễ đã tin chắc thì không còn mù được nữa. Tâm hồn dò dẫm đi tìm một tâm hồn và đã tìm ra. Tâm hồn đã tìm được, đã từng qua thử thách, đó là một người đàn bà. Ta cần một bàn tay nâng đỡ chăng? Có bàn tay của người. Một ai hôn nhẹ lên trán ta? Đó là môi người. Ta nghe một hơi thở ngay cạnh ta, đó là người. Người cho ta tất cả, từ lòng thương yêu, đến niềm kính mến. Người có bao giờ rời ta, người đem tấm lòng nâng niu chiều chuộng cứu giúp ta, đem tấm thân liễu yếu mà vững như thành đồng cho ta làm chỗ dựa, người như đấng cứu tinh ta sờ được trên tay và ôm được trong lòng, chao ôi, ta ôm được người hay ta ôm được Chúa! Vui sướng biết là bao! Còn trái tim ta, đóa hoa âm thầm của trời cao, trái tim ta đang nở ra một cách huyền bí. Có cho ta tất cả ánh sáng trên đời ta cũng không đánh đổi cái bóng âm thầm ấy.
Người đàn bà kia, tâm hồn thiên thần kia đang còn đó, luôn luôn còn đó; có xa thì rồi lại gần; có tan đi trong mộng thì rồi lại hiện về trong cảnh thực. Ta thấy như hơi ấm từng bước từng bước lại gần ta, đó là người đến. Ta thấy tâm hồn ta xiết bao thanh tĩnh, xiết bao vui thú, say sưa, ta thấy ta như mặt trời đang chói đang chói sáng trong đêm. Lại còn muôn vàn những chăm lo tỉ mỉ, những cái không đâu mà vô cùng to lớn trong cảnh trống không. Những uyển chuyển du dương của giọng đàn bà dịu dàng khôn tả vỗ như ru, như thay thế cho hết thảy những gì trong vũ trụ nay không còn trông thấy nữa. Không phải bàn tay âu yếm mà tâm hồn âu yếm. Không trông thấy gì, mà lại thấy được yêu thương. Thật là một cảnh thiên đường trong bóng tối.
Ông giám mục đã từ thiên đường này mà bước sang thiên đường kia. Tin buồn ấy được đăng lại trên tờ báo tỉnh Môngtơrơi. Hôm sau, ông Mađơlen bận đồ đen ra đường, trên mũ có cái băng tang.
Mọi người chú ý đến chuyện đó và bàn tán xôn xao. Người ta cho đó là một tia sáng rọi vào lai lịch ông Mađơlen. Chắc ông phải có họ hàng gì với ông giám mục đáng kính! Đám thượng lưu bảo nhau ở phòng khách. “Lão để tang ông giám mục thành Đinhơ”. Điều đó làm tăng uy tín của ông nhiều và tự nhiên thấy họ kính nể ông khác trước. Cái xã hội quý tộc nhỏ xíu ở các tỉnh nhỏ ấy thôi không làm cao với ông vì ông có họ với một vị giám mục. Gặp họ, ông Mađơlen thấy mình được các bà già nghiêng chào cẩn thận hơn và những bà trẻ niềm nở hơn. Một buổi tối, một bà phu nhân có tuổi cho mình có quyền thóc mách vì có tuổi, hỏi ông:
- Ông thị trưởng là em họ cụ cố giám mục thành Đinhơ đấy à?
- Thưa bà không ạ.
- Ông để trở cụ giám kia mà?[62]
- Vì là hồi nhỏ tôi ở hầu trong nhà cụ.
Người ta còn nhận thấy một điều nữa là mỗi khi có một thằng bé Xavoa nào đến trong vùng hỏi thông ống khói thì ông Mađơlen cho gọi vào hỏi han tên họ và cho tiền. Bọn trẻ Xavoa bảo nhau qua lại nơi ấy rất đông.
V
CHÂN TRỜI CÓ DẠNG CHỚP
Lâu dần, những sự chống đối cũng tiêu tan hết. Lúc đầu, ông Mađơlen cũng bị người ta bôi nhọ, vu khống như thói thường đối với những người thành đạt trong xã hội, nhưng một thời gian thì chỉ còn những câu ác ý và sau đó thì là những lời nói kháy, nói mỉa, cuối cùng thì tất cả đều biến hết. Đối với ông, mọi người đều một lòng kính yêu sâu sắc.
Vào khoảng năm 1821, người ta đã nói tới ông thị trưởng Môngtơrơi với tất cả sự thành kính cũng như người ta đã nói tới ông giám mục thành Đinhơ vào khoảng năm 1815. Trong vòng mười dặm, nhân dân đều đến nhờ ông dạy bảo. Ông hòa giải những đám xích mích, ông ngăn ngừa những sự kiện tụng, ông giúp những kẻ thù làm lành với nhau. Ai cũng muốn nhờ ông phân xử hộ. Lòng chính trực của ông là một bộ luật tự nhiên.
Sự tôn sùng truyền từ người này sang người khác, trong sáu bảy năm đã lan tràn dần ra khắp xứ.
Cả tỉnh chỉ có một người nhất quyết không chịu nhiễm sự sùng bái ấy. Mặc cho ông Mađơlen làm gì thì làm hắn một mực không phục, tựa hồ như có một thứ linh khiếu nào vững chắc và khó lung lạc cho hắn luôn cảnh giác và đề phòng.
Ở những con người nào đó hình như có một bản năng thú vật thật sự, thuần nhất, không thể pha trộn. Nó giúp con người biết lánh cái này và biết ưa cái kia, biết phân biệt dứt khoát bản chất này với bản chất nọ. Nó làm cho con người không do dự, không bối rối, không chịu im lặng và cũng không bao giờ chịu thay đổi ý kiến. Con người dựa vào nó mà tin mình luôn luôn sáng suốt, không sao có thể sai lầm, mọi người phải nghe mình chứ mình không bao giờ chịu nghe ai, dù đó là lời khuyên của trí tuệ, lời phản kháng của lý trí. Và mặc dù số mệnh có sắp đặt con người ở địa vị xã hội nào, thì bản năng này cũng giúp cho loại người này đánh hơi thấy kẻ gian, cũng như chó ngửi thấy hơi mèo, sư tử đoán biết có cáo.
Đó là một người cao lớn, mặc áo ngoài màu xám, cầm một chiếc can to tướng và đội cái mũ cụp vành. Nhiều khi thấy ông Mađơlen đi ngoài phố điềm tĩnh, ân cần, được mọi người trìu mến, hắn quay ngoắt lại, nhìn đăm đăm theo ông mãi cho đến khi khuất. Lúc ấy hắn khoanh hai tay lại, lắc lư cái đầu chầm chậm, dùng môi dưới đẩy môi trên lên tận mũi. Cái nhăn nhó này có ý nghĩa:
- Quái thật, người này là ai? Rõ ràng ta đã gặp hắn ở đâu rồi. Dẫu sao ta cũng không mắc lừa hắn.
Con người ấy với cái vẻ nghiêm nghị gần như đe dọa, là hạng người nhác thấy một lần đã phải chú ý.
Tên hắn là Giave. Hắn làm việc ở sở cảnh sát.
Ở Môngtơrơi hắn giữ một chức vụ nặng nề nhưng ích lợi, là chức thanh tra mật thám. Hắn không được chứng kiến những bước đầu kinh doanh của ông Mađơlen. Giave được giữ chức ấy là nhờ có quan thầy là ông Sabuiê, bí thư của ông bộ trưởng, bá tước Angơle, lúc bấy giờ là giám đốc sở cảnh sát Pari. Khi Giave đến Môngtơrơi thì người chủ xưởng đã trở thành triệu phú và bác Mađơlen đã trở thành ông Mađơlen rồi.
Có những tên sĩ quan cảnh sát trông tướng mạo khác biệt, trong đó có cái vẻ vừa hèn hạ vừa oai nghiêm. Giave có cái tướng mạo ấy nhưng không có vẻ hèn.
Nếu linh hồn mà nhìn thấy được thì chắc rằng người ta sẽ nhận ra một điều kỳ lạ là mỗi con người lại ứng với một con vật, cũng như người ta sẽ nhìn được dễ dàng cái chân lý mà nhà tư tưởng chỉ mới hé thấy qua, là từ con sò đến chim phượng hoàng, từ con lợn đến con hổ, tất cả các loại thú đều chứa đựng trong con người và mỗi một con người đều chứa đựng một con vật. Có khi nhiều con vật một lần.
Thú vật chẳng qua là hình dáng của đức hay tật xấu chúng ta, lang thang trước mắt chúng ta, là bóng ma trông thấy được của linh hồn. Chúa bày ra cho chúng ta xem để chúng ta suy nghĩ. Chỉ có một điều thú vật chỉ là những cái bóng nên Chúa không muốn cho có thể cải tạo chúng được. Vả chăng cải tạo để làm gì? Trái lại, linh hồn chúng ta là những cái có thật, có cứu cánh riêng biệt, cho nên Chúa đã ban cho trí thông minh, nghĩa là khả năng thụ giáo. Một linh hồn dù xấu đến đâu đi nữa, một nền giáo dục xã hội tốt cũng luôn luôn có thể rút ra từ đây một cái gì có ích.
Tất nhiên trên đây chỉ giới hạn trong phạm vi cuộc sống trần tục bên ngoài mà nói, chứ không có ý kiến gì về vấn đề kiếp trước kiếp sau của các sinh vật không phải là người. Cái tôi nhìn thấy trước mắt không cho phép nhà tư tưởng phủ nhận cái tôi tiềm tàng. Chỉ xin có lời dè dặt như vậy, và thôi.
Bây giờ, nếu mọi người chấp nhận chốc lát cái điều chúng tôi vốn đinh ninh là trong bất cứ người nào cũng có một con vật, thì chúng ta sẽ nói được rất dễ dàng tay nhân viên an ninh Giave là con người như thế nào.
Nông dân vùng Atxtuyri quả quyết rằng lứa nào sói đẻ cũng có lẫn một con chó, đẻ ra là sói mẹ cắn chết ngay, nếu không lớn lên chó sẽ ăn thịt hết sói con.
Con chó do sói đẻ ấy, cho nó một cái mặt người, thì đó là Giave.
Giave đẻ ra ở trong ngục, mẹ là một mụ bói bài tây, cha là một tên tù khổ sai phục dịch chiến hạm. Lớn lên, hắn tự cho là ở ngoài rìa xã hội sống như mọi người. Hắn nghiệm ra rằng có hai hạng người luôn luôn phải ở ngoài vòng xã hội, đó là những người xâm phạm nó và những người bảo vệ nó; hắn chỉ còn có một đường là chọn trong hai hạng người ấy. Đồng thời hắn tự thấy có một bản lĩnh cứng nhắc, đứng đắn và thẳng thắn, pha thêm một ác cảm cao độ đối với giống người du đãng trong ấy vốn có cha mẹ hắn. Vì thế, hắn vào làm cảnh sát.
Hắn đã thành công. Bốn mươi tuổi, hắn là thanh tra. Lúc thiếu thời hắn đã là lính canh ngục ở miền Nam.
Trước lúc đi sâu vào câu chuyện, hãy đồng ý với nhau về cái nghĩa của từ mặt người sẽ đem dùng với Giave dưới đây.
Cái mặt người ấy ở Giave như sau:
Mũi Giave tẹt, có hai lỗ sâu hoắm; hai bên má hắn có hai chòm râu rậm mọc ngược lên đến chân mũi. Lần đầu nhìn hai cái rừng ấy và hai cái hang ấy, ai cũng thấy khó chịu. Khi hắn cười, - nghĩa là họa hoằn lắm và dễ sợ lắm - thì đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày nào răng nào lợi. Lúc ấy, chung quanh cái mũi là cả một vệt nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú. Giave mà nghiêm nét mặt thì là một con chó dữ. Khi cười hắn lại là một con cọp. Lại còn cái trán hẹp, cái hàm bạnh, tóc tỏa xuống tận chân lông mày, giữa hai con mắt lúc nào cũng có một nếp nhíu trông như luôn luôn giận dữ, cặp mắt tối tăm, khó hiểu, miệng thì mím lại một cách khắc nghiệt đáng sợ, cả người hắn toát ra một thứ quyền uy tàn ác.
Người ấy trong tâm lý có hai ý thức rất đơn giản và có thể coi là tốt, nhưng vì hắn cường điệu lên quá cho nên lại thành xấu. Hắn tuyệt đối phục tòng cấp trên và thù ghét mọi hành động nổi loạn. Đối với hắn, trộm cắp, giết người, tất cả các tội trọng đều là những hình thức nổi loạn. Hắn tin tưởng tuyệt đối và mù quáng ở tất cả những người có giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước, từ ông thủ tướng đến bác tuần phiên. Hắn lại khinh bỉ, thù hằn và ghê tởm tất cả những ai trót một lần phạm vào luật pháp. Tính hắn rất là cực đoan và không khoan thứ một ngoại lệ nào: “Đứa phạm tội thì trọn đời mãn kiếp là đồ bỏ đi. Không mong gì chúng được”.
Hắn rất tán thành ý kiến của bọn cực đoan đã cho phép luật trần gian có quyền lực dúi người xuống địa ngục và đã bày ra một cảnh Thập điện ở chỗ dưới cùng của xã hội chúng ta.
Lúc nào hắn cũng khắc khổ, nghiêm nghị, tư lự, kiêu hãnh mà hạ mình như những người cuồng tín. Cái nhìn của hắn xoáy vào da thịt người ta như một mũi khoan, vừa lạnh lùng, vừa xoi mói. Cả cuộc đời của hắn thu gọn trong hai chữ: tỉnh táo và canh phòng. Hắn thẳng như mực tàu ở một nhiệm vụ ngoắt ngéo nhất, hắn biết công việc của hắn có ích cho người ta, hắn tôn thờ chức vụ của hắn, hắn làm mật thám một cách kính cẩn như người ta làm mục sư. Vô phúc cho kẻ nào rơi vào tay hắn! Ví thử cha hắn vượt ngục, hắn cũng cứ bắt; mẹ hắn phạm pháp, hắn cũng cứ tố cáo. Hắn làm các công việc ấy một cách đắc ý như người ta làm việc thiện. Thêm vào đó, một đời sống khổ hạnh, cô độc, quên mình, trong sạch, không bao giờ vui đùa. Hắn là hiện thân của nhiệm vụ cứng rắn, của an ninh khắc nghiệt, là một anh lính canh phòng không nể nang, là một thứ lương thiện đáng sợ, là một tên tố giác lạnh lùng, là công lý dưới mặt mũi một hung thần.
Tất cả con người Giave thể hiện sự rình mò, lén lút. Hồi bấy giờ, trên mặt báo chí của phái siêu bảo hoàng thường thấy gia vị những bài về lịch sử vũ trụ của một trường phái thần bí! Giá những bài ấy đề cập đến Giave thì chắc hẳn sẽ cho hắn là một biểu tượng. Không thấy trán vì cái mũ sùm sụp; không thấy mắt vì lông mày rậm, không thấy cằm vì chiếc khăn quàng quấn kín cổ, không thấy tay vì tay thọc vào túi áo rộng, không thấy gậy giấu dưới áo. Nhưng khi cần thì đột nhiên mọi cái ấy từ trong bóng tối xông ra như một đoàn quân phục kích: cái trán hẹp và gồ, con mắt ác, cái cằm khiếp người, hai bàn tay hộ pháp và chiếc dùi cui tướng.
Những lúc rỗi rãi, mà Giave ít khi rỗi, hắn có đọc sách tuy ghét sách vở. Bởi thế hắn không đến nỗi là người dốt lắm. Cứ nghe văn nói cầu kỳ của hắn thì biết.
Hắn không có một tật xấu gì, như ta đã nói. Khi nào đắc ý, hắn tự thưởng cho mình một mồi thuốc lá. Hắn còn có chút gần nhân loại là ở chỗ đó.
Giave là sự kinh hoàng của bọn người mà hồ sơ tư pháp gọi chung là hạng lưu manh. Nghe đến tên Giave là họ tháo chạy, nhìn thấy mặt Giave là họ chết đứng.
Đó là con người ghê gớm.
Giave như một con mắt luôn dán lên người ông Mađơlen. Nghi ngờ và thóc mách. Ông Mađơlen cũng nhận thấy thế, nhưng hình như ông coi thường cái đó. Ông chẳng hề hỏi Giave; ông không tìm hắn cũng không lánh hắn, làm như không chú ý gì đến cái nhìn khó chịu và nặng nề của hắn. Ông đối xử với Giave cũng thoải mái và tử tế như đối với mọi người.
Vì mấy câu Giave lỡ lời nói hở, người ta đoán hắn đang bí mật dò xét hành tung trước kia của ông Mađơlen. Sự tò mò của hắn vừa là do bản năng, vừa là có ý thức. Có khi hắn nói úp mở là có người đã điều tra ở một nơi nào đó về một gia đình nào đó đã mất hút. Một lần, hắn lẩm bẩm nói một mình: “Ta chắc nắm được nó rồi!” Rồi hắn nghĩ ngợi rất lung trong ba ngày liền, không nói năng gì cả. Hình như cái đầu mối hắn tưởng như nắm được lại đứt mất hay sao ấy!
Thật ra, trong con người, không có một năng khiếu nào là tuyệt đối không bao giờ lầm lẫn. Điều này là sự điều chỉnh cần thiết đối với những từ có nghĩa là quá tuyệt đối. Tính chất của bản năng là có thể loạng choạng, lạc đường, mất dấu. Nếu không bản năng đã hợp lý trí và vật đã hơn người! Giave tất nhiên có ngại ngùng trước thái độ bình tĩnh hoàn toàn và rất thản nhiên của ông Mađơlen.
Thế mà một hôm cái điệu bộ lạ lùng của hắn đã làm ông Mađơlen chột dạ. Câu chuyện ấy như thế này.
VI
CỤ PHÔSƠLƠVĂNG
Sáng hôm ấy, ông Mađơlen đi qua một phố nhỏ không lát đá. Ông nghe tiếng ồn ào và thấy có đám đông. Đến nơi thì là một ông lão tên là Phôsơlơvăng bị cỗ xe đè lên người vì con ngựa kéo xe ngã quỵ.
Lão Phôsơlơvăng là một trong số rất ít người còn nuôi ác cảm với Mađơlen. Phôsơlơvăng nguyên là thư ký văn khố và là một nông dân biết chữ nghĩa. Lúc ông Mađơlen đến Môngtơrơi, lão đang kinh doanh buôn bán nhưng bắt đầu thua lỗ.
Thấy cái anh thợ quèn ở đâu đến ấy làm giàu vùn vụt còn lão, hạng chủ, lại cứ lụn bại dần, lão đâm ghét cay ghét đắng ông Mađơlen. Lão không bỏ lỡ một dịp nào có thể làm hại ông. Sau Phôsơlơvăng bị vỡ nợ, tuổi già, vợ con chẳng có ai, cơ nghiệp chỉ còn lại có cỗ xe và con ngựa, lão phải đánh xe chở thuê để nuôi thân.
Hôm ấy con ngựa bị gãy hai bên đùi không thể đứng dậy được. Lão bị chẹt dưới gầm xe giữa hai bánh. Khốn khổ lão ngã xuống thế nào mà cả cỗ xe đè lên ngực lão. Xe thì xếp đầy hàng nặng. Lão đương kêu rên thảm thiết. Mọi người đã thử kéo lão ra nhưng vô hiệu. Vả lại, chỉ chuyển sai một cái, xê dịch vụng về một tí hoặc đẩy không đúng chỗ là giết chết lão ngay. Muốn gỡ cho lão, chỉ còn mỗi một cách là nâng cái xe từ dưới lên. Giave cũng vừa đến đấy lúc xảy ra tai nạn; hắn đã sai người đi tìm một cái kích.
Ông Mađơlen đến, mọi người kính cẩn dạt ra. Lão Phôsơlơvăng vẫn kêu:
- Ai cứu tôi với. Ai là người tốt bụng làm phúc cứu gìa này.
Ông Mađơlen hỏi các người đứng quanh đó:
- Có kích không?
Một người nông dân đáp:
- Đã có đi mượn rồi.
- Phải chờ bao lâu?
- Chỗ gần nhất là ở phố Phơlasô, có anh thợ đóng móng ngựa. Nhưng thế nào cũng phải mất mười lăm phút là ít.
Ông Mađơlen kêu lên:
- Mười lăm phút ư!
Hôm trước trời vừa mưa, đường đất lầy nhão, nên cái xe cứ lún dần xuống và ép ngực ông già. Trong năm phút nữa chắc chắn là lão sẽ gãy hết xương sườn.
Ông Mađơlen quay lại:
- Không thể đợi mười lăm phút được đâu!
- Cũng phải đợi chứ biết làm thế nào?
- Đợi thì không kịp mất! Các bác không trông thấy xe mỗi lúc một lún sâu xuống đấy à?
- Có thấy chứ ạ!
- Thế này nhé. Ở dưới gầm xe còn vừa đủ chỗ cho một người chui vào lấy lưng nảy xe lên. Chỉ cần nửa phút thôi đủ kéo ông lão ra. Ở đây ai có lòng thương người và có sức khỏe? Tôi xin biếu đồng năm lu-i vàng.
Không ai nhúc nhích.
- Mười đồng.
Mọi người cúi mặt. Có ai lầm bầm:
- Phải là người khỏe ghê gớm lắm mới làm nổi.
- Không khéo lại chết bẹp theo nữa!
Ông Mađơlen lại bảo:
- Thế nào? Hai mươi đồng vàng đấy!
Vẫn im lặng. Có ai nói:
- Không phải là người ta không có bụng tốt.
Ông Mađơlen quay lại, trông thấy Giave. Lúc mới đến, ông không trông thấy hắn, Giave nói tiếp:
- Chỉ thiếu sức khỏe thôi. Lấy lưng mà nâng một cái xe nặng thế này, phi người nào có sức khỏe ghê gớm thì ai làm nổi.
Rồi hắn nhìn chòng chọc vào mặt ông Mađơlen và nhấn từng tiếng:
- Thưa ông Mađơlen, bình sinh tôi chỉ biết có mỗi một người có thể làm nổi cái việc ông nói đó.
Ông Mađơlen giật mình.
Giave thản nhiên nói tiếp, mắt không rời ông Mađơlen:
- Đó là một tên tù khổ sai.
- Thế à?
- Ở nhà lao Tu-lông.
Ông Mađơlen tái mặt.
Cỗ xe từ từ lún xuống. Lão Phôsơlơvăng vừa rên vừa rú:
- Tôi chết chẹt mất! Tôi gãy xương ức rồi! Cho cái kích! Hay gì cũng được… Trời ôi!
Ông Mađơlen nhìn quanh lượt nữa:
- Không có ai muốn lấy hai mươi đồng vàng và cứu sống ông lão tội nghiệp này ư?
Không một ai cựa quậy. Giave lại nói:
- Suốt đời tôi chỉ biết có một người thay nổi cái kích. Đó là tên khổ sai kia.
Ông lão ở dưới xe kêu lên:
- Trời ơi! Nó nghiến bẹp tôi rồi!
Ông Mađơlen ngẩng đầu gặp con mắt vọ của Giave chòng chọc nhìn mình. Ông quay nhìn những người nông dân im ỉm và ông mỉm cười buồn bã. Rồi chẳng nói chẳng rằng, ông quỳ sụp xuống. Mọi người chưa kịp kêu lên lấy một tiếng thì ông đã luồn người vào dưới gầm xe. Phút chờ đợi lặng lẽ và khủng khiếp.
Người ta thấy ông Mađơlen nằm rạp người sát đất ở dưới cỗ xe nặng. Hai lần ông lấy hết sức nhổm hai khuỷu tay và hai đầu gối sát nhau nhưng vô hiệu. Ở ngoài người ta kêu ầm lên: “Bác Mađơlen! Chui ra thôi!” Lão Phôsơlơvăng cũng bảo: “Ông Mađơlen, ông ra đi! Trời bắt tôi chết, ông thấy đó, để mặc tôi! Kẻo lại chết bẹp cả đôi bây giờ!” Ông Mađơlen không trả lời.
Công chúng phập phồng lo ngại. Đôi bánh xe cứ lún dần mãi xuống. Đã đến lúc ông Mađơlen có muốn chui ra cũng không được nữa.
Bỗng nhiên cỗ xe to lớn chuyển mình rồi nhích lên từ từ, nâng đôi bánh lên khỏi hố lầy được non nửa. Có tiếng người hổn hển kêu: “Mau lên! Hộ một tay!” Đó là ông Mađơlen đang cố sức lần cuối.
Ai nấy xô lại. Một người tận tâm đã làm mọi người thấy khỏe lên và hóa ra can đảm. Hai mươi cánh tay lực lưỡng bốc hẳn cỗ xe lên.
Lão Phôsơlơvăng thoát chết.
Ông Mađơlen đứng dậy, mặt tái mét, mồ hôi nhễ nhại, quần áo rách tơi và bê bét những bùn. Người ta cảm động rơi nước mắt. Lão Phôsơlơvăng ôm gối mà hôn và gọi ông là đức Chúa lòng lành. Còn ông Mađơlen thì nét mặt thật là khó tả; vừa đau đớn vừa lộ một vẻ thoải mái cao cả. Cặp mắt của ông bình tĩnh nhìn lại mắt Giave từ trước vẫn đăm đăm trên người ông.
VII
PHÔSƠLƠVĂNG THÀNH NGƯỜI LÀM VƯỜN Ở PARI
Lão Phôsơlơvăng ngã bị sai mất một bên bánh chè. Ông Mađơlen sai người vực lão về bệnh xá dành riêng cho thợ. Bệnh xá nằm ngay trong nhà máy, có hai bà phước phụ trách. Hôm sau, khi thức dậy, lão thấy trên đầu giường có một tờ bạc một nghìn phơrăng và mấy chữ của ông Mađơlen: “Tôi mua lại ông cỗ xe và con ngựa”. Cỗ xe thì gãy nát và con ngựa đã chết.
Phôsơlơvăng khỏi bệnh nhưng đầu gối thành tật. Ông Mađơlen nhờ các bà sơ và cha xứ giới thiệu và thu xếp cho lão vào làm vườn ở một tu viện nữ ở khu Xanh Antoan tại Pari.
Sau đó ít lâu, ông Mađơlen được cử làm thị trưởng. Lần đầu tiên Giave thấy ông mang phù hiệu của người đứng đầu chính quyền địa phương, hắn như một con chó dữ đánh thấy hơi sói trong người ông chủ mình. Từ đấy hắn cố tránh mặt ông. Khi nào công việc quá cần thiết đòi hỏi hắn gặp ông, hắn tỏ ra rất tôn kính.
Đất Môngtơrơi được phồn thịnh là nhờ có ông Mađơlen. Ngoài những dấu hiệu phồn thịnh bên ngoài ai cũng trông thấy, còn có một điểm khó thấy nhưng không kém ý nghĩa. Đó là một dấu hiệu rất chắc chắn. Lúc nhân dân chật vật, công ăn việc làm thiếu thốn, sự buôn bán đình trệ, thì thuế má thu khó khăn, vì người ta không có tiền đóng nên dây dưa và chi phí của nhà nước về việc thu thuế rất lớn. Khi có công ăn việc làm, mọi người no đủ, thì thuế má thu được dễ dàng và phí tổn ít. Có thể nói phí tổn thu thuế là cái nhiệt biểu để lấy độ thịnh suy của nền kinh tế ở một vùng. Trong bảy năm, các khoản kinh phí thu thuế ở Môngtơrơi giảm đi được ba phần tư. Vì thế Vilen, Bộ trưởng Bộ tài chính, thường nêu Môngtơrơi làm gương cho các tỉnh khác.
Đó là tình hình trong xứ khi Phăngtin trở về quê cũ. Không ai còn nhớ đến chị. May thay, cánh cổng xưởng ông Mađơlen lại như một tấm lòng bạn. Khi chị đến xin việc thì được nhận ngay vào làm ở khu phụ nữ. Công việc chưa quen, chị làm tất nhiên không khéo, vì thế đồng lưong công nhật cũng không là bao nhiêu. Tuy vậy cũng tạm đủ sống, thế là được rồi.
VIII
MỤ VITUYẾCNIÊNG TIÊU BA MƯƠI LĂM PHƠRĂNG VỀ KHOẢN ĐẠO ĐỨC
Phăngtin thấy có việc làm ăn thì cũng vui được một độ. Sống lương thiện bằng hai bàn tay lao động, đó quả là một ân huệ trời ban. Lòng ham thích lao động trở lại với chị. Chị sắm một cái gương và sung sướng ngắm cái vẻ tươi trẻ, mái tóc óng ả, hàm răng xinh đẹp của mình. Chị quên nhiều nỗi cay cực trước đây, chị chỉ còn nghĩ đến con Côdét của chị và tương lại hứa hẹn. Chị thấy sung sướng rồi. Chị thuê một căn phòng, mua chịu một ít đồ đạc, hẹn lĩnh công trả dần, đó cũng là một tí tàn tích còn sót lại của cách sống bừa bãi trước kia.
Không thể nói là mình đã có chồng, chị cũng không dám nói là có con.
Những tháng đầu, chị gửi tiền về trả vợ chồng nhà Tênácđiê sòng phẳng. Vốn chỉ biết ký mấy chữ tên, chị phải thuê người viết thư hộ.
Chị thuê viết thư luôn, làm nhiều người để ý. Ở bên xưởng đàn bà người ta bắt đầu xì xào rằng Phăngtin “hay gửi thư” và “có vẻ khả nghi”.
Thiên hạ càng hay thóc mách những chuyện không can dự đến họ.
- Tại sao ông kia lại cứ tối tối mới lần mò đến nhỉ? Sao ông nọ cứ thứ năm thì không móc chìa khóa ở chỗ mọi bữa? Và ông ta lại cứ chọn phố nhỏ mà đi? Sao bà này lúc nào cũng xuống xe trước khi về đến nhà? Sao cô kia còn khối giấy viết thư đã mua thêm cặp nữa?… Có người vì muốn khám phá những loại bí mật như trên, những việc hoàn toàn không dính dấp đến họ, đã tiêu phí nhiều tiền của, thời giờ, công sức hơn là làm mười việc từ thiện. Họ tò mò không vì gì cả, tò mò cho vui, tò mò chỉ vì thích tò mò thôi. Họ theo dõi cậu kia, cô nọ hàng ngày, đứng rình hàng giờ ở góc phố, xó tường, mặc đêm tối, mặc mưa phùn, gió rét. Họ cho tiền những đứa đem thư, đãi rượu anh xe, người ở, mua chuộc cô sen, bà vú, lấy lòng những người coi cổng. Để làm gì? Chẳng làm gì cả. Chỉ do cuồng ý muốn trông, muốn biết, muốn thông tỏ việc người. Chỉ do cái ngứa ngáy của tật mách lẻo. Nhiều khi biết được điều bí mật của người ta, thóc mách nói đi nói lại, phơi trần nó ra ánh sáng là đưa người ta tới đổ vỡ, đấu gươm, phá sản, gia đình tan nát, thân thể điêu linh. Gây họa như thế chỉ để khoái bụng là đã khám phá ra được mọi việc. Hại người ta vì tật thóc mách chẳng vì lợi ích gì! Thật đáng buồn.
Có những kẻ chỉ vì ngứa miệng ba hoa mà hóa ra độc ác. Họ tán gẫu trong phòng khách, họ thóc mách ở hành lang. Chuyện của họ giống như những lò sưởi xấu, phải bỏ vào rất nhiều củi. Củi ở đây là người khác, người chung quanh.
Thế là bọn ấy có Phăngtin.
Đã vậy, Phăngtin lại bị chúng ghen ghét vì chị có mớ tóc vàng, hàm răng trắng.
Họ nhận ra rằng, ở xưởng, đang làm với các chị em Phăngtin thường quay mặt đi gạt thầm một giọt nước mắt. Những lúc ấy chị nhớ đến con và biết đâu lại không nhớ cả đến tình xưa người cũ.
Thì ra cắt đứt với dĩ vãng đen tối là một việc vô cùng khó khăn và đau đớn.
Họ nhận thấy rằng chị gửi thư ít nhất mỗi tháng hai lần, gửi mãi cho một người và thư có dán tem. Họ lần mò tìm biết được địa chỉ: “Ông Tênácđiê, chủ quán ở Môngphécmây”. Họ đưa người viết mướn đến quán rượu gợi chuyện, lão già viết mướn ấy cứ “tửu nhập là ngôn xuất”. Do đấy họ biết Phăngtin có con. “Cũng lại phường mèo mã gà đồng thôi”. Họ bảo với nhau thế. Có một con mụ lắm chuyện thân hành đi đến tận Môngphécmây, thăm hỏi vợ chồng Tênácđiê, rồi trở về khoe: “Tôi mất ba mươi lăm quan, nhưng từ nay thì yên trí. Tôi đã trông thấy đứa bé!”
Con mụ ấy là một con yêu quái. Tên nó là mụ Vituyếcniêng. Nó là người canh cổng đức hạnh cho mọi người. Tuổi đã năm mươi sáu vừa già vừa xấu. Giọng nói the thé, tính tình đồng bóng. Điều lạ là mụ cũng có thời son trẻ. Hồi ấy, ngay năm 93, mụ lấy một thầy tu bỏ tu đi theo cách mạng. Người mụ khô, cứng, gai góc, sắc nhọn, gần như độc ác, mặc dù mụ rất thương nhớ ông chồng thầy tu đã để mụ góa bụa và đã nghe lời ông mà tu tỉnh sửa chữa đi rất nhiều. Có thể nói mụ như cây gai tua tủa mà chiếc áo cứng của ông thầy tu đã chà xát qua lại làm gãy bớt đi nhiều. Đến thời Quân chủ phục hưng, mụ dốc tâm đóng vai một mụ già ngoan đạo, quyết chí đến mức các cha cố cũng phải bỏ qua cho mụ.
Chính mụ Vituyếcniêng này đã đi Môngphécmây về và nói: “Tôi đã trông thấy đứa bé!”
Công việc rõ là thóc mách ấy cũng phải mất nhiều thì giờ. Phăngtin vào xưởng làm được một năm thì một buổi sáng, người nữ giám thị đưa cho chị năm mươi phơrăng nói là của ông thị trưởng biếu chị. Người giám thị cho chị biết là chị không được làm ở xưởng nữa và theo lời dặn của ông thị trưởng khuyên chị nên đi xứ khác.
Lúc ấy cũng là lúc mà vợ chồng Tênácđiê trước đã tăng tiền tháng từ sáu lên mười hai phơrăng, nay lại đòi lên mười lăm phơrăng.
Phăngtin nghe thấy thế cũng bằng sét đánh. Chị không thể bỏ đi đâu được vì còn nợ tiền nhà, tiền bàn ghế. Năm mươi phơrăng không đủ để trả món nợ ấy. Chị lúng búng nói mấy câu van nài. Người giám thị bắt chị phải ra ngay khỏi xưởng. Vả lại Phăngtin cũng chỉ là một người thợ tầm thường thôi. Xấu hổ còn nhiều hơn là thất vọng, chị từ giã xưởng làm việc, đi về nhà. Vậy ra cái việc xấu của chị bây giờ ai cũng biết!
Chị thấy không còn đủ sức nói một lời gì nữa. Có người khuyên chị tìm đến ông thị trưởng mà van xin; chị không dám đi. Ông ta cho chị năm mươi phơrăng vì ông là người tốt, còn ông ta đuổi chị ra khỏi xưởng vì ông là người chính trực. Chị cúi đầu trước cái lệnh ấy.
IX
MỤ VITUYẾCNIÊNG THÀNH CÔNG
Cái mụ góa của ông thầy tu ấy mà được việc. Thật ra ông Mađơlen không biết gì về chuyện đó cả.
Những chuyện như thế thường thấy trong đời, do bao nhiêu sự việc chồng chéo nhau mà sinh ra.
Ông Mađơlen vốn không mấy khi lui tới chỗ phân xưởng phụ nữ. Ông giao bộ phận này cho một bà cao tuổi mà không chồng, do cha xứ giới thiệu. Ông tin cậy người nữ giám thị ấy và bà này cũng là người đứng đắn, cương quyết, công bằng, liêm chính, giàu lòng từ thiện. Nhưng lòng từ thiện của bà ấy là thứ từ thiện chỉ biết bố thí mà không biết thông cảm cảnh ngộ và dung thứ lỗi lầm. Ông Mađơlen giao cho bà ta định đoạt mọi việc. Những người tốt nhất cũng nhiều khi bắt buộc phải ủy một phần quyền hành của mình cho người khác. Cũng vì sẵn có quyền tối cao đó và tin tưởng là mình làm đúng, cho nên bà giám thị đã thẩm tra, xét xử, lên án và thi hành bản án Phăngtin.
Còn như số tiền năm mươi phơrăng thì bà ta trích ở quỹ ông Mađơlen giao cho để giúp đỡ các chị công nhân, không phải báo cáo lại.
Phăngtin đi xin ở mướn. Chị đi hết nhà này qua nhà khác mà chẳng có ai chịu mướn. Chị không thể bỏ đi đâu được. Lão lái đã bán chịu đồ đạc cho chị, - mà đồ đạc đâu có ra hồn đồ đạc - dọa chị là hễ chị bước ra khỏi đất ấy, thì lão sẽ đi thưa chị là người ăn cắp. Lão chủ nhà mà chị còn nợ tiền buồng bảo: “Chị vừa trẻ lại vừa đẹp làm gì mà không trả được nợ?” Chị đem số năm mươi phơrăng chia ra trả cho hai bên ấy và hoàn lại ba phần tư đồ đạc. Chị chỉ giữ vài thứ quá cần thiết. Thất nghiệp, tay không, chị chỉ còn độc một chiếc giường và mang nợ quãng một trăm phơrăng.
Chị nhận khâu thuê sơ mi lính bằng vải thô kiến được mười hai xu một ngày. Thế mà mỗi một khoản con chị cũng đã phải chi mất mười xu rồi. Đây là thời kỳ gửi tiền trả cho nhà Tênácđiê thất thường.
May sao cái bà già thường ngày vẫn đốt đèn cho chị lúc chị về khuya, lại dạy cho chị cách sống trong nghèo khổ. Biến lối sống với rất ít tiền, còn lối sống không có một trinh, một chữ. Đó là hai cái buồng: một buồng mập mờ, một buồng tối om.
Mùa đông Phăngtin tập bỏ hẳn lò sưởi. Phăngtin dứt được với con chim nuôi chơi, nó ăn hai ngày một trinh hạt kê, chị học cách lấy váy làm chăn và lấy chăn làm váy, cách ghé cửa sổ để ăn cơm dưới ánh đèn hàng xóm cho đỡ tốn nến nhà mình. Có ai biết với một xu, những con người yếu hèn sống già đời trong cảnh khốn cùng và lương thiện, đã tiêu dùng được những việc gì. Phải biết là tài tình! Thật là tài tình. Phăngtin đã học được cái tài đó, vì thế chị cũng bớt thất vọng phần nào.
Dạo ấy, chị nói với một bà láng giềng: - “Chà! Tôi nghĩ rằng cứ ngày ngủ năm giờ, còn thì ngồi mà khâu may, chẳng gì cũng kiếm được tạm đủ cơm ăn. Vả lại, đã buồn cả ruột thì ăn cũng chẳng là bao. Ôi chao! Những sự đau đớn và lo âu phiền muộn cộng với ít bánh mì, thế cũng đủ sống rồi”.
Trong cảnh cùng quẫn ấy, nếu có con bé bên cạnh thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Chị nghĩ đến việc đưa con về. Nhưng về thế nào được! Về để cùng nhịn đói nhịn khát ư? Vả lại, còn thiếu tiền của Tênácđiê thì sao? Lấy gì mà trả? Còn tiền ăn đường đào đâu ra?
Bà già dìu dắt Phăngtin trong cảnh nghèo nàn đó là một bà già nhân hậu, tên là Mácgơrít. Bà một lòng ngoan đạo, thờ Chúa, bà nghèo nhưng hảo tâm với người khốn khổ và cả với người giàu sang. Bà chỉ biết viết một chữ tên và tin Chúa, đó mới thực là tri thức chân chính.
Có rất nhiều những người đạo đức như thế ở các bậc thang thấp nhất trong xã hội. Một ngày kia họ sẽ lên trên, lên trời. Đời sống như thế ắt phải có hậu.
Những ngày đầu mất việc, Phăngtin xấu hổ quá không dám đi đâu cả. Mỗi khi ra phố, chị cảm thấy ai cũng trông theo chị mà chỉ trỏ. Ai cũng giương mắt nhìn chị mà không thèm chào hỏi: sự khinh bỉ chua chát, lạnh lùng của kẻ qua đường xoáy vào thịt da, tâm hồn chị, buốt như ngọn gió bấc.
Ở tỉnh nhỏ, người đàn bà xấu số thấy như mình đứng trần truồng trước những lời chế giễu và con mắt tò mò của mọi người. Ở Pari còn được một điều là chẳng ai biết đến ai; sự vô danh che thân ta như là quần áo. Chao ôi! Chị ao ước được về Pari biết bao! Nhưng không có cách.
Rồi chị cũng phải quen với sự khinh bỉ cũng như đã quen với cảnh túng đói. Lâu dần chị cũng dứt khoát. Hai ba tháng sau, chị rũ bỏ sự hổ thẹn, đi lại ngoài phố như không có chuyện gì xảy ra. Chị thầm bảo: “Cóc cần!” Và chị đi lại, đầu ngẩng cao, nụ cười ngao ngán. Chị cảm thấy mình đương hóa ra trâng tráo.
Đôi khi mụ Vituyếcniêng tựa cửa nhìn chị đi qua. Mụ nhận thấy cảnh cùng đồ của chị. Mụ lấy làm khoái chí vì đã làm cho ngữ ấy không thể lộn sòng được. Cái khoái chí của lũ độc ác sao mà đen tối thế!
Phăngtin lao lực quá nên suy yếu đi, bệnh ho khan càng tăng. Chị thường bảo bà Mácgơrít:
- Bà thử sờ xem, tay tôi nóng chửa!
Tuy thế, mỗi buổi sáng, khi chiếc lược sún chải vào mớ tóc vàng buông xõa óng như tơ, thì trong giây phút chị lại cảm thấy vui vui, vì đẹp.
X
HẬU QUẢ CỦA THÀNH CÔNG
Phăngtin bị đuổi ra khỏi xưởng vào một ngày cuối đông. Từ độ ấy, một mùa hè đã qua, rồi mùa đông lại trở về. Ngày ngắn, chị làm việc được ít. Mùa đông không có hơi ấm, không có ánh sáng, không có canh trưa, buổi chiều và buổi sáng liền nhau, lúc nào cũng có sương mù, lúc nào cũng như hoàng hôn, cửa kính mờ xám, không trông rõ ra ngoài nữa. Cả bầu trời như một cái cửa thông hơi dưới hầm, cả ngày bưng bít như trong một cái hũ. Mặt trời trông thiểu não như một người nghèo. Cái mùa ghê gớm! Nó biến nước trời và lòng người thành đá. Bọn chủ nợ giày vò Phăngtin.
Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi. Nợ càng ngày càng nhiều. Thấy tiền gửi thất thường, vợ chồng Tênácđiê luôn luôn viết thư thôi thúc. Lời thư làm cho chị khổ tâm, bưu phí làm cho chị cạn túi. Một lần, chúng viết thư nói rằng trời rét thế mà con Côdét của chị trần truồng rách rưới; cần sắm cho nó một cái váy len, vậy phải gửi ngay cho chúng mười phơrăng. Phăngtin nhận thư, cả ngày cầm trong tay đến nhàu nát. Buổi chiều chị đến một hiệu cắt tóc ở phố. Chị bỏ lược, mớ tóc vàng óng ả đổ xuống đến ngang lưng. Người thợ cạo trầm trồ:
- Ôi! Tóc đẹp quá!
Phăngtin hỏi:
- Ông trả tôi bao nhiêu?
- Mười phơrăng.
- Ông cắt đi.
Chị mua một cái váy len gửi cho vợ chồng Tênácđiê. Nhận được váy, vợ chồng chúng tức điên ruột. Chúng muốn Phăngtin đưa tiền kia. Chúng đem váy mặc cho Êpônin, con Sơn ca đáng thương thì vẫn rét run cầm cập.
Phăngtin nghĩ: “Con ta không rét nữa. Ta đã lấy tóc ta dệt cho con mặc rồi”. Chị đội mũ chụp nhỏ để giấu cái đầu trụi tóc, tuy thế vẫn còn xinh.
Lòng người đàn bà ấy đang chịu những giày vò đen tối. Khi chị thấy không chải chuốt được nữa, chị đâm thù ghét tất cả. Cả đến ông Mađơlen mà chị cũng như tất cả mọi người, vẫn kính phục xưa kia, chị cũng phát ghét, ghét cay đắng, ghét hơn ai hết, vì chị đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần rằng ông đã đuổi chị, làm cho chị khốn khổ đến thế. Những khi đi qua xưởng cũ có thợ thuyền đứng trông, chị vờ cười và hát to lên.
Một bà thợ già một hôm trông thấy chị cười và hát như thế, bảo: “Cái chị này rồi cũng chả ra gì”.
Phăngtin lòng đầy uất hận, bắt nhân tình bừa với một người, chẳng cân nhắc gì, người đầu tiên mà chị gặp, một người mà chị không yêu, như muốn trêu tức mọi người vậy: người ấy là một thằng khốn nạn, một tên gảy đàn hành khất, một đứa vô nghề nghiệp nghèo khốn. Hắn đánh đập chị rồi chán chị, bỏ chị dễ dàng cũng như khi chị bắt nhân tình với hắn. Phăngtin vẫn yêu quý đứa con hết sức. Chị càng sa đọa, cuộc đời chị càng đen tối, thì hình ảnh đứa con thơ ngây yêu dấu lại càng sáng chói trong tâm hồn chị. Chị tự bảo: “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Côdét của ta về với ta”, và chị cười sung sướng. Chứng ho cũ của chị vẫn không khỏi, lưng lại thường toát mồ hôi lạnh.
Một hôm, chị nhận được một bức thư của vợ chồng Tênácđiê như sau: “Côdét mắc một chứng bệnh đang phát triển ở địa phương, người ta gọi là bệnh sốt ban. Cần nhiều thứ thuốc đắt tiền để chữa, chúng tôi chạy chữa đến sạt nghiệp, bây giờ thì chúng tôi không còn tiền nữa. Trong vòng tám ngày, nếu chị không gửi cho bốn mươi phơrăng thì coi như con bé đi đứt”. Phăngtin cười rộ lên như điên và nói với bà láng giềng:
- A, họ quý hóa thật! Bốn mươi phơrăng, có thế thôi! Nghĩa là hai đồng vàng! Đào đâu ra? Họ thật ngớ ngẩn, những người nhà quê ấy họ ngớ ngẩn thật!
Nhưng rồi chị lại đi ra phía cầu thang, ghé cửa sổ đọc lại bức thư. Và chị xuống thang gác, chạy ra phố, vừa chạy vừa nhảy vừa cười khanh khách.
Có người gặp chị hỏi:
- Có gì mà chị vui sướng thế hở?
Chị trả lời:
- Ở nhà quê họ vừa viết thư cho tôi. Thật là ngu ngốc. Họ đòi tôi gửi bốn mươi phơrăng. Nhà quê thật!
Khi đi qua quảng trường, chị thấy có đám đông xúm quanh một chiếc xe kiểu rất lạ. Trên sàn xe có một người đàn ông mặc áo đỏ đang nói huyên thuyên. Đó là một anh chàng nhổ răng dạo, đang giới thiệu với mọi người những hàm răng giả trọn vẹn, những ống thuốc đánh răng, những “nha thống thủy”, “nha thống tán”.
Phăngtin len vào đám đông và cũng cười như mọi người. Bài diễn thuyết của tên nhổ răng dạo đầy những tiếng lóng dành cho bọn vô lại và những chữ khó hiểu để cho khách tử tế. Thấy Phăngtin cười, hắn bỗng kêu lên:
- Cái chị đang cười kia, răng chị đẹp quá! Nếu chị bán cho tôi hai cái bàn cuốc của chị thì tôi trả cho chị mỗi cái một đồng vàng.
Phăngtin hỏi:
- Hai cái bàn cuốc của tôi là cái gì?
- Hai cái bàn cuốc là hai cái răng cửa hàm trên ấy - anh nhổ răng nói.
Phăngtin kêu:
- Nói gì mà nghe ghê rợn thế!
Một mụ già móm đứng cạnh nói lẩm bẩm:
- Hai đồng vàng cơ à! Thật là sướng nhé!
Phăngtin bịt tai chạy trốn để khỏi nghe giọng nói khàn khàn của anh chàng ấy đuổi theo:
- Nghĩ kỹ đi chị ơi! Hai đồng vàng được khối việc đấy. Nếu vừa ý, tối nay đến tìm tôi ở quán Tilắc nhớ.
Phăngtin về đến nhà, còn lẩm bẩm tức giận. Chị kể chuyện lại cho bà Mácgơrít:
- Bà thử nghĩ xem có nghe được không? Sao lại có thằng cha đáng ghét thế! Sao người ta lại để cho những đứa như vậy đi dạo khắp nơi? Bẻ hai cái răng cửa của tôi à? Thế rồi mặt mũi của tôi sẽ ghê gớm như thế nào? Tóc còn mọc lại chứ răng thì bao giờ! Gớm cái đồ yêu quái! Thà tôi đâm đầu từ tầng gác thứ năm xuống vỉa hè còn hơn. Hắn bảo tôi là tối nay hắn ở quán Tilắc.
Bà Mácgơrít hỏi:
- Thế hắn trả bao nhiêu?
- Hai đồng vàng.
- Thế là bốn mươi phơrăng.
- Vâng, thế là bốn mươi phơrăng - Phăngtin nhắc lại.
Chị yên lặng, trầm ngâm rồi giở việc ra làm. Mười lăm phút sau, chị bỏ đồ khâu đấy và chạy ra cầu thang đọc lại cái thư Tênácđiê. Khi trở vào, chị hỏi bà Mácgơrít ngồi khâu bên cạnh:
- Bà nhỉ, sốt phát ban là gì nhỉ, bà có biết không?
- Có, đó là một thứ bệnh.
- Chữa bệnh này cần nhiều thuốc lắm phải không?
- Ồ, những thứ thuốc ghê gớm lắm!
- Bệnh ấy đau ở đâu nhỉ?
- Nó đau như thế đấy.
- Trẻ con hay mắc, phải không?
- Nhất là trẻ con, dễ mắc lắm.
- Có chết được không hở bà.
- Chết lắm chứ lị.
Phăngtin lại đi ra để đọc bức thư một lần nữa ở cầu thang.
Đến tối, nàng ra phố và người ta thấy nàng đi về phía phố Pari là phố các quán cơm.
Hôm sau, trời chưa sáng, khi bà Mácgơrít sang phòng Phăngtin để cũng ngồi khâu chung một ngọn nến thì bà ta thấy Phăngtin ngồi trên giường, mặt tái nhợt, lạnh lẽo, ghê rợn. Nàng không ngủ. Chiếc mũ chụp rơi xuống đầu gối, ngọn nến cháy cả đêm sắp tàn.
Trước cảnh tượng bất thường ấy, bà Mácgơrít kinh ngạc đứng sững ở ngưỡng cửa như một pho tượng gỗ. Bà kêu:
- Lạy Chúa! Cây nến cháy hết cả như thế kia! Có tai biến gì xảy ra, hở chị Phăngtin?
Rồi bà nhìn Phăngtin đang quay cái đầu trọc lốc về phía bà.
Mới một hôm mà Phăngtin đã già đi đến mười tuổi.
- Lạy Chúa! Chị Phăngtin, chị làm sao vậy?
- Có gì đâu. Tôi vui thì có. Con tôi sẽ không chết về cái bệnh ác nghiệt ấy vì có thuốc rồi. Tôi rất hài lòng.
Phăngtin nói thế và chỉ cho bà Mácgơrít hai đồng tiền vàng chói ngời trên mặt bàn.
- Ôi Chúa ơi! Cả một cái gia sản như thế! Chị làm gì mà có được những đồng tiền vàng ấy?
- Có đấy ạ?
Phăngtin trả lời thế thôi và cười. Ngọn nến chiếu rõ mặt chị. Nụ cười rớm máu. Một ít nước dãi đỏ dính ở hai mép và ở miệng chị có một lỗ hổng đen! Hai cái răng đã bẻ đi rồi.
Phăngtin gửi bốn mươi phơrăng ấy cho Tênácđiê. Thật ra thì vợ chồng Tênácđiê đã đánh lừa nàng để lấy tiền, Côdétkhông ốm.
Phăngtin ném gương qua cửa sổ. Từ lâu nàng không ở cái phòng ở tầng hai nữa mà lên ở trên gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng đầu. Kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống. Phăngtin không có giường nữa, nàng chỉ có một mảnh giẻ rách gọi là chăn, một cái đệm vứt xuống sàn và một chiếc ghế nát. Cây hồng con nàng vẫn trông đã chết khô trong một góc buồng. Trong góc khác có một cái cóng đựng bơ hay dùng đựng nước: mùa rét nước đông lại, mỗi lần như thế, mặt nước để lại một vành băng trong lòng cóng. Phăngtin đã không cần biết xấu hổ là gì, đến nay nàng cũng không thiết làm dáng nữa. Đến thế là hết. Nàng đội những cái mũ chụp bẩn đi ra phố. Vì bận hay vì chán chường, nàng để mặc cho quần áo rách nát, không vá víu nữa. Khi gót bít tất thủng, nàng gấp vào trong giày làm cho bít tất có những nếp dăn dọc. Nàng đụp cái coóc xê cũ nát bằng những mụn vải bở, hễ cựa một cái là toạc ra. Chủ nợ luôn mè nheo, không để cho nàng yên lúc nào. Ở ngoài đường cũng thấy họ, về nhà cứ đến cầu thang lại đã thấy họ. Đêm nào nàng cũng nghĩ ngợi và khóc lóc. Mắt nàng sáng quắc lên; nàng luôn luôn đau nhói ở phía trên bả vai bên trái. Nàng ho nhiều. Nàng thù ông Mađơlen lắm, nhưng nàng không than thở. Nàng khâu mười bảy giờ một ngày. Nhưng một tên chủ thầu nhà pha lãnh thuê tù phụ nữ khâu giá rẻ, nên công khâu thuê ở ngoài cũng bị hạ xuống, chỉ được chín xu một ngày. Làm việc mười bảy giờ mà chỉ được chín xu! Bọn chủ nợ lại càng nghiệt ngã hơn bao giờ hết. Người bán đồ cũ của nàng đã bắt lại gần hết đồ đạc, thế mà lúc nào hắn cũng hỏi nàng: “Cái quân này lúc nào mày trả nợ tao?” Người ta còn muốn gì nữa, hở trời! Nàng thấy mình như một con vật bị người ta săn bắt và đương hóa nên hung tợn vì bị đuổi cùng đường. Cũng lúc ấy, nhà Tênácđiê viết thư bảo nàng là chúng đã kiên nhẫn lắm rồi, đã tốt hết sức rồi, phải gửi ngay cho chúng một trăm phơrăng. Gửi ngay, nếu không chúng sẽ tống cổ Côdét ra cửa mặc cho rét mướt, mặc cho lang thang, mặc cho vừa thoát khỏi cái bệnh ghê gớm, mặc cho đứa bé muốn ra sao thì ra, có phải chết đường chết chợ cũng đành.
Phăngtin tự bảo: “Một trăm phơrăng! Tìm đâu ra một việc làm công nhật năm phơrăng? - Thôi! Đành bán nốt vậy.”
Thế là người đàn bà xấu số ấy đi làm gái điếm.
XI
CHÚA GIẢI THOÁT CHÚNG TA
(Nguyên văn Latinh: Chritus nos liboravit)
Chuyện của Phăngtin là chuyện gì vậy? Chuyện xã hội mua một người nô lệ.
Mua của ai? Của cùng khổ.
Của đói khát, của rét mướt, của cô đơn, của hắt hủi, của trơ trụi. Cảnh mua bán quá thương tâm: một mẩu bánh đánh đổi một linh hồn. Cùng khổ đem bán, xã hội nhận mua. Luật Chúa thiêng liêng điều khiển văn minh thế giới, nhưng luật Chúa chưa đi sâu vào văn minh. Người bảo việc mãi nô không còn ở châu Âu. Nói thế là lầm. Nó vẫn tồn tại, nhưng nó chỉ làm khổ người phụ nữ. Đó là chế độ mãi dâm.
Nó đè nặng lên người phụ nữ tức là đè nặng lên duyên dáng, yếu hèn, sắc đẹp, tình mẹ. Đó là một điều nhục nhã lớn cho bọn đàn ông.
Đến bước đường bi đát ấy, Phăngtin chẳng còn gì là cô Phăngtin ngày xưa nữa. Trở thành bùn dơ, nàng cũng hóa ra đá lạnh. Ai chạm phải nàng cũng cảm thấy buốt tay. Nàng là kẻ qua đường, chịu đựng anh và không biết anh là ai. Nàng ô uế, nhưng mà nghiêm nghị. Nàng đã đoạn tuyệt với cuộc đời, với xã hội. Cái gì có thể xảy đến cũng đã xảy đến với nàng rồi. Nàng đã nhận tất chịu tất, thử thách tất, đau khổ tất, mất tất, khóc thương tất. Bây giờ thì nàng cam chịu với dáng lạnh lùng, cũng như cái chết có dáng một giấc ngủ. Nàng không lẩn tránh cái gì nữa cả. Nàng không kiêng sợ cái gì nữa cả. Mưa rào cứ tuôn xuống người nàng đi, biển cả cứ giội lên người nàng! Sá gì! Nàng đã là một tấm giẻ đẫm nước.
Ấy là nàng tưởng thế. Nhưng thật là sai lầm khi tưởng tượng rằng mình dốc cạn hết đắng cay của vận mệnh và đạt tới được chỗ tận cũng của bất kỳ một cảnh huống nào.
Hỡi ơi! Những vận mệnh bị xô dồn như thế là thế nào nhỉ? Họ bị đẩy đi đâu? Vì sao lại thế?
Ai biết điều ấy tức là rõ cái tối tăm huyền bí.
Chỉ có một kẻ biết. Đó là Chúa.
XII
GÃ BAMATABOA VÔ CÔNG RỒI NGHỀ
Ở tỉnh nhỏ, nhất là ở Môngtơrơi, có một hạng thanh niên mỗi năm gặm nhấm một ngàn rưỡi phơrăng lợi tức cùng một kiểu cách như các cậu công tử ở Pari tiêu hai mươi vạn phơrăng. Đó là một hạng người vô nghĩa: không sinh lực, ăn bám, vô dụng, có chút ít ruộng đất và nhiều cái dại dột cộng với một ít thông minh. Vào các phòng khách lịch sự thì họ là người cục súc, mà ở quán rượu thì họ tự cho là quý tộc. Mở miệng thì nào là “đồng cỏ của tôi” nào là “rừng của tôi, điền tốt nhà tôi”. Họ huýt còi các cô đào trong rạp để lên mặt ta là người thông thạo, họ gây gổ với sĩ quan để tỏ rằng mình cũng là khách kiếm mã. Họ cũng đi săn, hút thuốc lá, ngáp vặt, uống rượu, đánh bi a, đứng xem người ta lên xuống xe, la cà chốn cao lâu tửu điếm. Họ có một con chó để gặm xương dưới bàn và một cô nhân tình để dọn cơm lên bàn cùng ăn. Họ tính toán chi li từng xu, họ học đòi theo thời trang không phải lối, họ có những kiểu cách thị thành rởm. Cứ thế họ sống già đời ngu độn, không lao động, chẳng ích gì cho đời mà cũng chẳng hại bao nhiêu.
Phêlit Tôlômiet mà chỉ ở tỉnh nhà, chẳng biết Pari là gì cả, thì sẽ có một kiểu người như thế.
Nếu họ giàu có hơn nữa thì người ta cho họ là kẻ sang trọng, mà nghèo kiết hơn nữa thì là đứa ăn hại. Thật ra họ chỉ là một bọn vô công rồi nghề. Trong đám, có kẻ bặng nhặng, có kẻ chán chường có kẻ vẩn vơ và có kẻ lố bịch.
Thời ấy, bộ cánh của một gã sang trọng là một cái cổ áo, một cái cà vạt to, một chiếc đồng hồ có dây lủng lẳng đồ chơi, ba cái gi lê mặc chồng lên nhau, mỗi cái một màu, cái xanh trong cùng rồi đến cái đỏ, một cái áo màu ô liu thân ngắn, đuôi xòe, đính hai hàng cúc bạc dày sít nhau, chạy lên tận vai, một cái quần cũng màu ô liu nhưng nhạt hơn, đường may ở hai ống thêm những ngấn thêu cho đẹp, từ một đến mười một nhấn một bên, chứ không bao giờ quá và luôn luôn là số lẻ. Thêm vào đó còn có đôi giày cao cổ gắn cá sắt ở gót, cái mũ cao, hẹp vành, mớ tóc bờm xờm, cây ba toong to tướng và những câu bông lơn, bông phèng luôn luôn trên cửa miệng. Đặc biệt hơn cả là bộ cựa giày và bộ râu trên mép. Bấy giờ râu mép là dấu hiệu tư sản thị dân, còn cựa sắt có nghĩa là người đi bộ.[63]
Gã sang trọng tỉnh lẻ dùng cựa càng dài và tỉa bộ ria càng dữ.
Bấy giờ các nước cộng hòa Nam Mỹ đang chống lại ách thống trị của vua Tây Ban Nha. Bôiliva đang lãnh đạo quân cách mạng chống lại Môridô, tướng của nhà vua. Nhân đó, mũ hẹp vành là bảo hoàng và có tên là Môridô, còn những người phái tự do thì đội mũ rộng vành gọi là Bôiliva.
Khoảng đầu giêng năm 1823, nghĩa là tám chín tháng sau những việc vừa kể, vào buổi tối một ngày mưa tuyết, một chàng công tử, một gã vô công rồi nghề kiểu trên, ăn mặc đúng thời trang, lại choàng một áo khoác thật ấm, đang tiêu khiển bằng cách trêu nghịch một gái điếm. Ả này đang lảng vảng trước tiệm cà phê sĩ quan. Ả bận áo mỏng để hở ngực và vai, trên đầu giắt hoa. Tay công tử hút thuốc lá, cái mốt bấy giờ là thế.
Mỗi lần người gái điếm lượn qua thì hắn lại phà khói xì gà vào mặt ả và văng ra những lời trêu chọc mà hắn cho là hóm hỉnh: “Sao mày xấu như ma lem thế! - Hãy che mặt đi, con kia! - Mày là con móm!”… Tay công tử ấy tên là Bamataboa. Người đàn bà trông như con ma dại trát phấn đi đi lại lại trên tuyết, không trả lời, không thèm nhìn hắn. Ả cứ yên lặng đi, lại, cách năm phút lại đến hứng những lời chế giễu một lần, y như một tên lính bị phạt đòn qua lại dưới trận mưa roi. Thấy châm chọc không kết quả, anh chàng đâm tức, bèn rình lúc chị kia quay lưng lại, khẽ rón rén đi theo, nhịn cười cúi xuống bốc một nắm tuyết bỏ tọt vào lưng áo hở vai của chị ta; chị rú lên một tiếng, nhảy chồm lên như một con báo, xông vào cào cấu nát mặt thằng nghịch ác, miệng chửi rủa những lời ghê gớm nhất. Tiếng chửi rủa khàn khàn vì rượu văng ra từ một cái mồm đen ngòm thiếu cái răng, trông đến gớm. Người đàn bà ấy là Phăngtin.
Nghe náo động, bọn sĩ quan trong tiệm kéo cả ra ngoài, người đi đường cũng đứng lại, tụ tập thành đám đông vây quanh lấy đám đánh nhau mà cười, mà la ó, mà vỗ tay. Trong đám đánh nhau túi bụi như một cơn lốc, nhìn kỹ mới thấy một anh đàn ông đương chơi vơi, mũ lăn dưới đất, một chị đàn bà vừa đấm, vừa đá, vừa rú thét, đầu trần, không răng, không tóc, mặt tái nhợt vì giận, nom thật ghê gớm.
Bỗng một người cao lớn từ đám đông tiến thẳng ra, tóm ngực áo xa tanh đầy bùn của người đàn bà, ra lệnh:
- Đi theo ta!
Người đàn bà ngẩng lên. Tiếng thét bỗng nhiên nghẽn trong cổ. Hai con mắt chị đờ ra. Mặt chị đang tái nhợt bỗng hóa ra tái xanh và chị run lên vì kinh sợ. Chị đã nhận ra người ấy là Giave.
Cậu công tử nhân lúc lộn xộn chuồn mất.
XIII
GIẢI QUYẾT MẤY VẤN ĐỀ CẢNH SÁT THÀNH PHỐ
Giave rẽ đám đông, rảo cẳng đi về phía sở cảnh sát ở đầu phố, kéo người đàn bà khốn nạn lếch thếch theo sau. Chị ta để mặc cho hắn lôi đi như người mất hồn. Cả hai không ai nói một lời. Bọn người đi xem, thích thú cực độ, kéo theo sau, vừa đi vừa pha trò. Cảnh khổ não cùng cực vẫn là cơ hội cho những lời bông đùa tục tĩu.
Buồng giấy sở cảnh sát là một gian nhà thấp có lò sưởi, có bót lính bảo vệ, cửa trông ra đường, kính có song sắt. Giave mở cửa đưa Phăngtin vào trong nhà rồi đóng cửa lại, làm cho bọn tò mò thất vọng. Họ kiễng chân nghển cổ nhìn qua tấm kính mờ chỗ bót gác, để xem cho được. Anh tò mò giống như anh tham ăn. Được xem cũng như được nuốt.
Phăngtin vào đến buồng giấy, ngồi phệt xuống một xó không dám rỉ răng, không cựa quậy, thu bốn vó y như con chó sợ đòn.
Viên đội coi ở đây mang lại một cây nến đặt lên bàn.
Giave ngồi xuống, rút trong túi ra một tờ tín chỉ rồi bắt đầu viết.
Pháp luật chúng ta đã giao những phụ nữ này cho cảnh sát được toàn quyền xử lý. Nó muốn làm thế nào thì làm, muốn phạt thế nào cũng được. Nó tự ý tước đi hai thứ đáng buồn mà họ gọi là nghề nghiệp và tự do của họ. Giave lạnh như tiền. Bộ mặt đĩnh đạc của hắn không biểu lộ chút tình cảm nào hết. Song hắn suy nghĩ chăm chú và nghiêm túc lắm. Đó là lúc hắn thi hành cái quyền lực đặc mệnh đáng sợ của hắn, với mọi sự thận trọng của một lương tâm nghiêm khắc, tuy không có ai kiểm soát. Lúc ấy hắn cảm thấy chiếc ghế đẩu cảnh sát viên của hắn là một công đường. Hắn đang ngồi xử án. Hắn luận án và hắn kết tội. Hắn vận dụng tất cả những kiến thức của hắn để làm cho tròn cái việc nghiêm trọng ấy. Càng xét việc đứa gái đĩ ấy, hắn càng thấy phẫn nộ. Không nghi ngờ gì hết, hắn vừa chứng kiến một tội ác. Thật thế, trước mặt hắn, ngay ngoài phố, một ả vô lại đã lăng mạ xã hội, đã xúc phạm xã hội trong con người một vị nghiệp chủ - cử tri. Một ả gái điếm dám xúc phạm một nhà tư sản. Cảnh ấy, chính mắt hắn, chính Giave, đã nhìn thấy. Hắn yên lặng cắm cúi viết.
Viết xong, hắn ký tên, gấp tờ giấy lại đưa cho viên đội gác mà bảo:
- Lấy ba người giải con này vào nhà giam.
Rồi quay sang phía Phăngtin:
- Mày đi tù sáu tháng.
Phăngtin rụng rời, kêu:
- Sáu tháng! Sáu tháng ở tù! Sáu tháng mỗi ngày chỉ được bảy xu! Thế thì Côdét rồi ra làm sao? Con ơi! Con! Ông thanh tra ơi, tôi còn nợ nhà Tênácđiê những một trăm phơrăng nữa, ông có biết cho không?
Chị ta lết dưới sàn gạch lấm bùn giầy bọn lính, chị chắp tay, cứ quỳ lê đầu gối đi và kêu van:
- Ông Giave ơi, ông sinh phúc cho. Tôi cam đoan với ông rằng không phải lỗi ở tôi. Nếu ông được chứng kiến ngay từ lúc đầu thì ông đã rõ! Tôi xin thề trước mặt Chúa là không phải lỗi ở tôi. Chính cái nhà ông tư sản ấy, nào tôi có quen biết gì đâu, ông ấy bốc tuyết bỏ vào lưng tôi. Khi lũ tôi đi đường không động chạm gì đến ai, thì người ta có quyền gì lấy tuyết nhét vào lưng chúng tôi như thế? Tôi bị cóng lạnh. Tôi lại đang ốm dở, ông xem đấy! Với lại trước đó ông ấy cứ nhạo báng tôi mãi. Nào là: mày xấu lắm! Nào là: mày không có răng! Tôi cũng biết là tôi không có răng thật. Tôi có làm gì đâu. Tôi tự nhủ: vị này bông đùa thôi. Tôi có giở ngón gì với ông ấy đâu. Tôi không nói không rằng. Giữa lúc ấy thì ông ta nhét tuyết vào người tôi. Thưa ông Giave, thưa ông thanh tra phúc đức! Quanh đây lại không có ai làm chứng cho tôi là đã trông thấy đúng như thế ư? Có lẽ tôi cũng có trái vì đã nóng giận. Nhưng ông minh xét cho, trong lúc bất thần như thế, ai mà bình tĩnh được. Ai mà không phát bẳn lên. Vả lại bất thình lình không ngờ có người bỏ một vật lạnh như thế vào trong lưng thì ai mà nín được! Tôi cũng biết làm bẹp cái mũ dạ của ông ấy là trái rồi. Làm sao ông ấy lại bỏ đi ngay không để cho tôi xin lỗi! Trời ơi! Xin lỗi ông ấy thì xin chứ sao. Ông Giave ơi, xin ông tha cho tôi lần này, lần hôm nay thôi. Ông ơi, ông không biết cho rằng ở trong tù mỗi ngày chỉ kiếm được có bảy xu - cái đó hẳn là không phải lỗi ở nhà nước - nhưng chỉ kiếm được có bảy xu mà ông tưởng tượng xem, tôi phải trả nợ những một trăm phơrăng, không có thì họ tống cổ con tôi đi. Ôi trời ơi! Tôi không thể để con tôi ở với tôi được. Cái nghề tôi làm xấu xa lắm! Ôi, Côdét con ơi, con yêu quý của mẹ, rồi con sẽ ra sao, hỡi con chó tội nghiệp của mẹ? Thưa ông, tôi nói bọn nhà Tênácđiê, bọn bán quán, bọn nhà quê, chẳng có nhân nghĩa gì. Chúng nó chỉ biết tiền với tiền. Đừng bỏ tù tôi, ông ơi! Ông biết cho, nếu tôi ở tù thì con bé sẽ bị đuổi ngay ra đường muốn ra sao thì ra, giữa mùa đông tháng giá thế này. Ông thương cháu bé bỏng với, ông Giave phúc đức ơi. Nếu nó nhớn nhau một tí, thì kệ nó tự đi mà kiếm ăn lấy, nhưng nó còn bé dại lắm, chưa biết gì đâu. Tôi vốn không phải là con người hư thân mất nết. Không phải tại tôi siêng ăn nhác làm gì. Sở dĩ tôi phải uống rượu là vì khốn khổ quá. Tôi có ưa rượu đâu, song uống vào cho nó quên lãng đi. Khi tôi còn được sung sướng, ai mở tủ tôi mà xem thì biết rằng tôi không phải là kẻ đỏm dáng bơ thờ gì đâu. Tôi trước có quần áo, nhiều lắm. Ông Giave ơi! Ông rủ lòng thương tôi với, ông!
Người gập lại làm đôi. Phăngtin vừa nói, vừa khóc nức nở, nước mắt ràn rụa, áo xoạc đến ngực, hai tay vặn vào nhau, thỉnh thoảng ho khan từng cơn ngắn; chị nói lắp bắp hổn hển, giọng yếu đuối như người hấp hối. Sự đau khổ cùng cực có khi như một ánh sáng thần diệu và ghê gớm làm đổi nét mặt con người. Phăngtin lúc ấy trở lại đẹp đẽ. Nhiều khi chị dừng nói, ôm lấy gấu áo của Giave mà hôn một cách thiết tha.
Trước cảnh tượng ấy, dầu sắt đá cũng phải chuyển, nhưng quả tim gỗ của tên mật thám không lay chuyển tí nào.
- Thôi, ta đã nghe rồi. Mày đã nói hết chưa? Bây giờ thì đi. Đi tù sáu tháng. Dẫu Chúa cứu thế xuống đây cũng không làm thế nào được!
Phăngtin nghe đến cái câu tận từ: “Dẫu Chúa cứu thế cũng không làm thế nào được!” thì hiểu rằng hắn đã nhất quyết như thế rồi.
Chị ngã sụp xuống, miệng lắp bắp:
- Tha cho tôi!
Giave quay lưng đi.
Bọn lính túm tay chị.
Trước đấy mấy phút có một người vào trong buồng giấy mà không ai để ý. Người ấy đã khép cửa và tựa lưng vào cửa, đứng nghe những lời van xin tuyệt vọng của Phăngtin. Đến khi bọn lính túm lấy chị đàn bà khốn nạn, chị ta không chịu đứng dậy, thì người ấy bước ra khỏi chỗ tối, bảo:
- Khoan đã.
Giave nhìn lên và nhận ra ông Mađơlen. Hắn bỏ mũ chào, dáng lúng túng như có ý bực mình:
- Thưa ông thị trưởng, xin lỗi ngài…
Mấy tiếng “Ông thị trưởng” làm cho Phăngtin như bị điện giật. Chị vươn đứng lên đột ngột như ma từ dưới mồ, lấy tay gạt mấy người lính ra, tiến thẳng đến trước mặt ông Mađơlen, những người chung quanh không giữ kịp. Chị nhìn trừng trừng vào mặt ông, bộ dạng như con dại:
- A! Vậy ra mày là ông thị trưởng!
Chị cười lên khanh khách và nhổ một cái vào mặt ông.
Ông Mađơlen lau mặt, rồi nói:
- Ông thanh tra Giave, ông hãy thả người đàn bà này ra.
Giave tưởng mình sắp hóa điên. Cùng một lúc liền, hắn có những cảm xúc mãnh liệt và dồn dập chưa từng thấy. Mắt trông thấy một đứa gái điếm nhổ vào mặt một ông thị trưởng, đó là một điều quái gở, chỉ nghĩ là việc ấy có thể xảy ra thôi cũng đủ bất kính rồi. Mặt khác, trí óc hắn lờ mờ liên hệ hình ảnh thật của ả gái điếm với hình ảnh ước đoán về ông thị trưởng kia, do đấy hắn kinh hoàng thấy rằng việc đại xúc phạm của Phăngtin vừa rồi cũng không có gì là lạ. Nhưng đến khi hắn thấy ông thị trưởng ấy, ông quan ấy, bình tĩnh chùi mặt và nói: Hãy thả người đàn bà này ra thì hắn choáng váng kinh khủng. Hắn đứng ngây ra không biết nói gì, không biết nghĩ thế nào. Chưa bao giờ kinh ngạc đến như thế, hắn nghẹn mồm như bị câm.
Lời ông Mađơlen làm cho Phăngtin ngạc nhiên không kém. Chị giơ cánh tay trần nắm lấy quả nắm cửa lò sưởi, như người sắp ngã. Và chị ngơ ngác nhìn quanh, miệng lẩm bẩm như nói một mình:
- Thả ra! Thả tôi ra à! Để cho tôi khỏi phải đi tù sáu tháng! Ai nói như vậy đó? Có thật có người nói như thế không? Tôi nghe lầm chăng? Chắc chẳng phải cái thằng thị trưởng trời đánh kia! Ông Giave nhân đức ơi, có phải ông bảo thả tôi ra không? Trời ơi! Ông ơi! Tôi xin nói ông rõ rồi ông để tôi đi nhé! Cái thằng thị trưởng trời đánh này, cái thằng chó đểu giả thị trưởng này, chính nó đã làm tôi trăm phần điêu đứng. Thưa ông Giave, ông nghĩ mà xem! Hắn đã đuổi tôi! Chỉ vì một lũ đàn bà mạt kiếp đã xầm xì trong xưởng. Thế có phải là kinh tởm không? Ai lại đi đuổi một đứa con gái nghèo khổ cần cù làm ăn! Bị đuổi tôi không kiếm đủ tiền nuôi con, cho nên mọi sự bất hạnh xảy đến. Tiện đây có một điều mà các ông sở cảnh sát nên để ý cải thiện, là đừng để bọn thầu khoán trong nhà tù làm hại bọn người nghèo. Ông ơi, tôi trình bày để ông rõ, công may sơ mi đang là mười hai xu thì hạ xuống còn chín xu. Thành ra không thể sống được và phải mặc cho đời ra sao thì ra. Tôi còn con Côdét, túng thì phải tính nên hóa ra người hư. Bây giờ thì ông đã hiểu bao nhiêu tai ách của tôi đều do cái thằng thị trưởng ăn mày này đây ra cả. Tôi có xéo bẹp cái mũ dạ của ông tư sản trước tiệm cà phê sĩ quan. Nhưng ông ta đã ném tuyết làm hỏng cái áo dài của tôi. Nghề chị em chúng tôi, cả bộ cánh chỉ có chiếc áo lụa để diện buổi tối thôi. Ông xem, tôi có cố làm hại ai bao giờ đâu, có phải không thưa ông Giave. Tôi thấy chán vạn đứa hung ác hơn tôi, thế mà chúng nó được sung sướng hơn tôi nhiều. Ông Giave ơi! Có phải ông bảo người ta thả tôi ra không? Đúng thế chứ? Xin ông cứ cho điều tra, ông hỏi chủ nhà tôi mà xem, bây giờ tôi đã trả tiền nhà sòng phẳng, ai cũng sẽ công nhận tôi là người thật thà. Ôi! Trời ơi, xin ông tha lỗi, tôi vô ý cầm phải quả nắm cửa lò sưởi làm khói bay ra ngoài.
Ông Mađơlen chăm chú nghe nàng nói. Vừa nghe, ông vừa cho tay vào túi áo gi-lê lấy ra một cái ví, nhưng mở ra lại là ví không, nên ông lại bỏ vào túi. Ông hỏi Phăngtin:
- Chị nói chị còn nợ bao nhiêu nữa?
Đang hướng về phía Giave, Phăngtin quay lại:
- Tao nói với mày đấy à?
Rồi nàng nói với bọn lính:
- Này các bác, các bác có trông thấy tôi nhổ vào mặt nó thế nào không? À! Tên thị trưởng già khốn nạn kia, mày đến đây để dọa tao đó, có phải không? Nhưng tao thì tao không sợ mày đâu. Tao chỉ sợ ông Giave thôi. Tao kính sợ ông Giave phúc đức thôi.
Nói thế rồi chị quay về phía tên thanh tra mật thám:
- Thưa ông, nói thế thì nói, cũng phải cho công bằng chứ! Ông thanh tra ơi, tôi biết ông là người công minh. Đầu đuôi câu chuyện có gì đâu. Một người đàn ông đùa, bốc một dúm tuyết nhét vào lưng người đàn bà, việc ấy làm cho bọn sĩ quan cười. Đúng! Họ cũng phải đùa giỡn chứ. Mà đám chị em chúng tôi cũng là để mua vui cho thiên hạ. Về phần ông thì ông cũng phải giữ gìn trật tự chứ. Cho nên ông đến ông lôi con mẹ đàn bà có lỗi đi. Nhưng ông vốn là người nhân từ, khi nghĩ lại, ông bảo thả tôi ra. Thế là ông thương đến cháu bé lắm đấy, vì rằng sáu tháng ở tù thì ai nuôi con cho tôi. Thế nhưng chớ có ai dại dột một lần nữa, con khốn! Lạy ông, tôi không dám thế nữa, ông Giave! Từ giờ thì ai muốn làm gì tôi thì làm, tôi không dám cựa quậy nữa. Nhưng ông ạ, hôm nay tôi trót làm toáng lên vì tôi cóng quá. Tôi không dè có cái vốc tuyết của ông ấy ở trong bụng. Tôi đã trình ông rõ là tôi đang ốm, tôi ho, trong dạ dày tôi có cái cục gì nóng như lửa. Ông lang bảo tôi phải chữa ngay đi. Đây này, ông sờ vào mà xem. Ông cứ đưa tay đây, đừng sợ, ở chỗ này này.
Phăngtin không khóc nữa, giọng chị mơn trớn vuốt ve. Chị nắm bàn tay to kệch của Giave áp vào chỗ ngực trắng mịn của chị, vừa nhìn hắn vừa cười.
Bỗng chị nắn lại sống áo lôi thôi, kéo cái gấu váy đã hếch lên tận đầu gối vì chị quỳ bò từ nãy. Rồi tiến ra phía cửa, chị gật đầu thân mật nói nhỏ với bọn lính canh:
- Các chú quyền ạ, ông thanh tra bảo thả cho tôi, tôi đi đây.
Chị đặt tay lên then cửa, chỉ một bước nữa thôi là chị ở ngoài đường.
Cho đến lúc ấy Giave vẫn đứng yên, mắt nhìn xuống đất. Hắn ngây ra như một pho tượng đặt không phải chỗ, ở giữa quang cảnh đó. Nghe tiếng động cửa, hắn vụt tỉnh lại, ngẩng đầu lên với vẻ quyền hành vô thượng. Uy quyền càng ở người địa vị thấp càng đáng sợ. Uy quyền ở loài thú dữ và hung tợn, uy quyền ở người hèn hạ thì không có gì khủng khiếp hơn. Giave thét:
- Đội trưởng! Anh không trông thấy con ấy nó đi ra à! Ai bảo anh để nó đi?
- Tôi bảo - ông Mađơlen.
Phăngtin nghe tiếng Giave thét thì rụng rời buông then cửa, như một tên kẻ cắp bị bắt thả rơi vật đã lấy. Đến khi nghe tiếng ông Mađơlen thì chị quay lại. Từ đấy chị đứng yên lặng, không dám thở mạnh, con mắt hết nhìn Giave lại nhìn ông Mađơlen tùy theo người này hay người kia nói.
Có lẽ Giave đã bị “trật bản lề” nên mới thét mắng viên đội như thế, mặc dầu đã có lời ông thị trưởng truyền thả cho Phăngtin. Có lẽ hắn quên rằng có ông thị trưởng ở đây chăng? Có lẽ bụng bảo dạ rằng không có thể một “nhà cầm quyền” lại ra một cái lệnh như thế, hắn nghĩ chắc ông thị trưởng đã lầm lẫn, muốn thế này lại nói ra thế khác chăng? Hay là đã hơn hai tiếng đồng hồ chứng kiến những sự việc ngược đời quá đỗi, hắn nghĩ cần phạt quyết liệt, người thấp phải nắm lấy quyền cao, người mật thám phải lên làm quan tòa, người cảnh binh phải quan án. Đến nước này thì hắn phải đại diện cho luật pháp, đạo đức, an ninh, đại diện cho nhà nước, đại diện cho tất cả xã hội nói chung.
Dẫu sao, khi ông Mađơlen nói “tôi bảo” thì viên thanh tra mật thám Giave quay lại phía ông thị trưởng. Mặt hắn tái ngắt, môi tím lại, toàn thân rung khe khẽ, vẻ người nghiêm lạnh, con mắt thất vọng và giọng hắn, lạ chửa, rắn rỏi tuy mắt hắn nhìn xuống:
- Thưa ông thị trưởng, không thể thế được.
- Sao vậy?
- Cái con khốn nạn này đã lăng mạ một người sang trọng.
Ông Mađơlen ôn tồn, đấu dịu:
- Ông thanh tra Giave này! Ông là một người chính trực, cho nên tôi sẵn lòng giải thích cử chỉ của tôi. Sự thật là thế này. Khi ông đưa người đàn bà này đi thì tôi cũng vừa đến chỗ đó, hãy còn thấy đám đông đứng bàn tán, Tôi có hỏi đầu đuôi và biết rằng chính anh tư sản có lỗi, lấy lẽ công bình mà nói thì phải bắt anh ta mới đúng.
Giave gượng gạo:
- Con khốn kiếp lại vừa xúc phạm đến ông thị trưởng.
- Đó là chuyện riêng của tôi. Riêng tôi bị nhục, chắc vậy. Thế thì xử trí thế nào cũng tùy tôi thôi.
- Tôi xin ngài thị trưởng tha lỗi cho tôi. Điều nhục ấy không phải thuộc riêng ngài mà là thuộc luật pháp.
- Ông thanh tra Giave, luật pháp cao nhất là lương tâm con người. Tôi đã nghe người đàn bà này nói. Tôi hiểu những việc tôi làm.
- Thưa ông thị trưởng, tôi thì tôi chẳng hiểu gì những việc tôi trông thấy.
- Thế thì ông hãy cứ chấp hành mệnh lệnh.
- Tôi chấp hành nhiệm vụ. Nhiệm vụ của tôi buộc phải giam tù con này sáu tháng.
Ông Mađơlen ngọt ngào:
- Ông nghe đây. Người này sẽ không phải tù một ngày nào.
Thấy lời nói kiên quyết, Giave dám nhìn ngay vào mặt ông thị trưởng, nhưng vẫn giữ giọng hết sức tôn kính mà nói:
- Tôi thật lấy làm khổ tâm vô cùng vì phải cưỡng lại lệnh của ông thị trưởng. Đây cũng là lần thứ nhất trong đời tôi. Xin ngài hạ cố cho phép tôi trình rằng việc này đúng là thuộc quyền hạn chúng tôi. Tôi xin theo ý ngài thị trưởng, chỉ xét việc anh tư sản bị xúc phạm thôi. Tôi có mặt tại đấy. Chính cái con này nó đã nhảy xổ túm lấy ông Bamataboa. Ông Bamataboa là cử tri[64] và là chủ tòa nhà to đẹp có bao lơn ở góc phố, nhà ba tầng gác dựng toàn bằng đá tảng. Ấy! Ở đời có lắm việc như thế! Bẩm ngài thị trưởng, dù sao đi nữa thì việc này cũng chỉ là một vụ vi cảnh ngoài đường, thuộc phạm vi xét xử của chúng tôi. Vì thế tôi phải giam giữ con mụ Phăngtin.
Tức là ông Mađơlen khoanh tay trước ngực và nói với một giọng nghiêm khắc chưa ai trong thành phố từng nghe thấy:
- Sự việc ông nói đây là một vụ vi phạm luật cảnh sát thành phố. Chiếu theo các điều khoản 9, 11, 15 và 66 trong luật hình sự tố tụng thì quyền thẩm phán vụ ấy là ở tôi. Vậy tôi ra lệnh thả người đàn bà này ra.
Giave cố sức lần cuối:
- Nhưng, thưa ngài…
- Còn về ông thời tôi nhắc lại điều 81 trong đạo luật ngày 13 tháng 12 năm 1799 về việc bắt giam người trái phép.
- Không nói gì cả…
- Nhưng mà…
- Đi ra - ông Mađơlen truyền lệnh.
Giave đứng nhận miệng đòn đánh từ trước mặt, vào giữa ngực, y như một người lính Nga.[65] Hắn cúi rạp xuống tận đất chào ông thị trưởng rồi đi ra.
Phăngtin đứng tránh ra một bên và kinh hoàng nhìn hắn đi qua trước mặt.
Tâm trạng của chị cũng đảo lộn lạ lùng. Chị vừa được thấy có hai thế lực đối kháng giành giật con người chị. Dưới mắt chị, có hai người đương đối chọi nhau, hai người cùng nắm trong tay đời sống của chị, tự do của chị, cả linh hồn của chị và đứa con của chị. Một bên thì muốn xô chị vào chỗ tối tăm, một bên thì muốn kéo chị ra ngoài ánh sáng. Con mắt kinh hoàng của chị như nhìn thấy cuộc đấu phóng đại lên và hai người hiện ra to lớn như hai hộ pháp: một là ông Thiện, một là ông Ác. Ông Thiện đã thắng ông Ác. Cái ý nghĩ đã làm cho chị rung giận từ đầu đến chân là vị thiên thần che chở cho chị lại chính là cái người mà chị hằng ghét cay ghét đắng, cái ông thị trưởng mà chị cho là đã gây ra mọi oan trái, ông Mađơlen. Hơn nữa chị lăng mạ ông ta một cách quá quắt như thế, lại chính là lúc ông ta cứu chị! Chị trông lầm, nghe lầm hay chăng? Từ đây chị phải thay đổi tất cả tâm hồn đi hay sao?… Chị không biết, chị run rẩy. Chị càng nghe càng bối rối, càng nhìn càng kinh hoàng. Mỗi lời nói của ông Mađơlen mỗi lần tiêu dần bóng u ám của sự hằn thù trong lòng chị và nảy nở ra một cái gì đầm ấm, nó vừa là niềm vui mừng, lòng tin tưởng và tình yêu thương.
Khi Giave ra khỏi buồng rồi, ông Mađơlen quay sang phía chị, nói chuyện với chị. Giọng ông chậm rãi khó khăn như cố cầm nước mắt:
- Tôi đã nghe cô nói. Những chuyện xảy ra trước kia, tôi có biết gì đâu. Tôi tin là cô nói thật, tôi cảm thấy là thật. Tôi cũng chẳng biết là cô đã nghỉ việc ở xưởng tôi. Tại sao lúc ấy cô không đến tìm tôi? Thôi, bây giờ thế này: tôi trả nợ cho cô; tôi cho người đi đón con cô về đây, hay là cô đến ở với nó, tùy ý cô. Cô muốn ở lại đây, hay là ở Pari, hay ở đâu nữa cũng được. Tôi sẽ trông nom cho cả hai mẹ con. Cô muốn làm nữa hay nghỉ việc cũng được. Cần bao nhiêu tiền tôi sẽ đưa. Cô sẽ lại sống cuộc đời lương thiện khi cô đã được ấm no sung sướng. Hơn thế, qua những lời cô nói, nếu là thật cả - tôi tin là thật cả - thì cô vẫn là người trinh chính và thanh cao trước Chúa, cô nghe rõ chưa? Tội nghiệp!
Những lời ấy, con người đang khốn khổ như Phăngtin nghe làm sao cho nổi. Được sống với con Côdét! Hết cái kiếp sống nhơ nhuốc này! Được sống tự do, đầy đủ, sung sướng, lương thiện cùng với con Côdét! Giữa cảnh cùng cực, chị nhìn thấy hiện ra tất cả những mộng ước thiên đường! Chị ngây người nhìn ông Mađơlen và chỉ kịp bật lên mấy tiếng khóc nức nở: Hu! Hu! Hu! Hai ống chân khuỵu xuống, chị quỳ trước mặt ông Mađơlen. Ông ta chưa kịp ngăn, chị đã vồ lấy tay ông mà hôn.
Rồi chị ngất đi.
QUYỂN VI: GIAVE
I
BẮT ĐẦU YÊN NGHỈ
Ông Mađơlen sai người vực Phăngtin về bệnh xá thợ thuyền đặt ngay ở nhà riêng của ông. Ông giao chị cho hai bà xơ trông nom. Đặt chị vào giường nằm thì chị lên cơn sốt nặng. Một phần đêm chị mê sảng, nói huyên thuyên. Nhưng sau rồi chị cũng ngủ yên.
Mãi đến trưa hôm sau, Phăngtin mới tỉnh dậy. Nghe có tiếng người thở ở đầu giường, chị vạch màn trông ra thì thấy ông Mađơlen đang đứng yên nhìn vật gì ở trên đầu giường. Con mắt của ông đầy vẻ trắc ẩn, lo âu và hình như cầu khẩn. Chị trông theo thì thấy ông đương chăm chắm nhìn cây thánh giá đóng ở trên tường.
Trong tâm trí Phăngtin, hình ảnh ông Mađơlen đã khác trước. Trông ông như có ánh hào quang tỏa ra. Ông mê mải như đang cầu nguyện. Chị nhìn ông một lúc lâu không dám lên tiếng, mãi sau chị mới khẽ hỏi:
- Thưa ông, ông làm gì đấy?
Ông Mađơlen đứng ở đó đã một tiếng đồng hồ. Ông chờ Phăngtin tỉnh dậy. Ông nắm lấy tay chị, nghe mạch rồi hỏi:
- Cô thấy trong mình thế nào?
- Thưa khá. Tôi ngủ được. Hình như khỏe hơn nhiều. Chắc không việc gì.
Bây giờ ông mới trả lời câu hỏi đầu tiên của chị, làm như vừa mới nghe ra:
- Tôi cầu nguyện Chúa khổ nạn ở trên kia.
Trong thâm tâm ông muốn nói thêm: vì người đàn bà khổ nạn dưới này.
Cả đêm hôm qua và sáng hôm nay ông Mađơlen đi dò hỏi về việc Phăngtin. Bây giờ ông biết rõ tất cả những tình tiết thương tâm trong đời chị. Ông nói tiếp:
- Cô là một người mẹ đau khổ. Thôi, không nên thở than nữa, cũng nhờ thế mà ngày nay cô mới hưởng quả phúc. Loài người làm nên thiên thần như thế đó. Không phải lỗi ở họ: họ có biết cách gì khác hơn đâu. Cô xem đấy, cảnh địa ngục cô vừa thoát khỏi chính là tầng thứ nhất của thiên đường. Phải qua đó trước.
Ông thở dài não nuột. Còn Phăngtin thì nhìn vào ông mỉm cười một nụ cười huyền diệu, tuy có khuyết hai chiếc răng.
Cũng trong đêm ấy, Giave viết một bức thư. Sáng sớm hôm sau hắn thân hành đến tận nhà bưu điện Môngtơrơi để gửi. Thư gửi đi Pari, đề: “Kính đệ ông Sabuiê, bí thư của ông giám đốc sở cảnh sát”.
Cũng vì câu chuyện ở bót cảnh vệ đồn đại ra ngoài nên bà phụ trách bưu chính và một vài người thóc mách trông thấy phong thư và nhận ra chữ Giave thì đoán là hắn đệ đơn xin từ chức.
Về phần ông Mađơlen, ông viết thư ngay cho vợ chồng Tênácđiê, Phăngtin nợ chúng một trăm hai mươi phơrăng, ông gửi cho chúng ba trăm. Ông bảo chúng trừ đi các khoản còn lại thì dùng làm chi phí để đưa con Côdét đến Môngtơrơi, mẹ nó đang ốm cần được gặp nó.
Bức thư làm cho Tênácđiê lóa mắt. Hắn bảo vợ:
- Mẹ kiếp, chớ buông con bé ra! Ai ngờ con chim sâu lại sắp hóa ra con bò sữa. Tao đoán ra rồi. Chắc lại có thằng ngốc dại gái nào ăn phải bùa con mẹ nó đây chứ gì!
Nó phúc đáp bằng một tờ kê nợ năm trăm linh mấy phơrăng, làm rất khéo. Tờ kê có đính hóa đơn không ai có thể ngờ vực, một cái của thầy thuốc, một cái của hiệu bào chế. Cộng trên ba trăm phơrăng. Đó là những đơn thật trong dịp hai đứa con nó bị ốm một trận lớn chứ con Côdét có đau ốm gì. Vấn đề là ở chỗ khéo chữa tên đi. Dưới tờ khai, Tênácđiê ghi chú: tạm nhận ba trăm phơrăng.
Ông Mađơlen lập tức gửi thêm ba trăm phơrăng với mấy chữ: “Đưa con Côdét sang ngay”. Thấy thế, Tênácđiê lại bảo:
- Trời! Thế này thì lại càng phải giữ rịt lấy con bé.
Bệnh tình của Phăngtin vẫn không đỡ. Chị vẫn nằm ở nhà thương.
Khi nhận săn sóc cho “thứ gái đĩ ấy”, các bà xơ có ý ghê tởm. Ai đã xem những bức khắc chìm ở Remxơ chắc còn nhớ hình các trinh nữ đoan chính bĩu môi trước những chị em lẳng lơ. Còn các việc thời cổ thì những đạo cô thanh tâm khinh bỉ những hạng người lang chạ từ xưa chẳng qua là những phản ứng tự nhiên của lòng tự trọng sâu xa của phụ nữ. Các bà xơ cũng phản ứng như vậy nhưng mãnh liệt hơn vì các bà là những kẻ đi đạo Chúa. Nhưng chỉ vài ngày sau, Phăngtin đã lấy được cảm tình của các bà. Chị ăn nói dịu ngọt và khiêm tốn, nhất là tấm lòng mẹ của chị đã làm cho các bà cảm động. Một hôm các bà nghe thấy chị nói giữa cơn sốt nặng: “Tôi là một người tội lỗi, song lúc nào con tôi được đến với tôi thì tức là Chúa đã tha thứ cho tôi. Khi trước tôi còn là con người hư hỏng, tôi không dám đem con Côdét về nhà, tôi không nỡ để con tôi phải nhìn tôi ngơ ngác và buồn rầu. Thế nhưng lại chính vì chút máu rơi ấy mà thân tôi nên nông nỗi này. Chính vì thế mà Chúa tha thứ cho tôi. Bao giờ con Côdét ở đây, lúc ấy là lúc tôi chịu phúc Chúa ban cho. Tôi sẽ nhìn nó, nhìn cái mặt ngây thơ vô tội ấy thì lòng tôi cũng hồ hởi ra. Nó không biết gì hết. Nó đương còn là thiên thần, phải không các bà xơ? Ở vào tuổi ấy, cánh thiên thần đã rụng đâu!”
Ông Mađơlen mỗi ngày đến thăm Phăngtin hai lần, lần nào chị cũng hỏi:
- Con Côdét sắp về chưa?
Ông trả lời:
- Có lẽ sáng mai. Tôi nhờ đón nó đây, không sớm thì chiều thôi.
Nét mặt xanh xao của người mẹ rạng rỡ lên:
- Ôi chao ôi! Tôi sẽ sung sướng biết là chừng nào!
Như trên đã nói, bệnh tình của Phăngtin không thuyên giảm, trái lại mỗi ngày một thêm trầm trọng. Nắm tuyết giá lạnh áp vào giữa hai xương bả vai làm cho mồ hôi không thoát ra được, do đó chứng bệnh âm ỉ xưa nay bùng phát ra dữ dội. Người ta bắt đầu chữa bệnh phổi cho chị theo một phương pháp đang còn thí nghiệm.
Thầy thuốc nghe ngực Phăngtin rồi lắc đầu. Ông Mađơlen hỏi:
- Thế nào?
- Hình như người này có đứa con, chị muốn được thấy mặt?
- Vâng.
- Nếu vậy ông nên mau cho tìm con chị về.
Ông Mađơlen giật mình.
Phăngtin hỏi:
- Thầy thuốc bảo thế nào, thưa ông?
Ông Mađơlen gượng cười:
- Ông ấy bảo phải tìm ngay cháu bé về đây. Có nó cô sẽ khỏe ngay.
- Ồ, thật thế đấy! Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà vợ chồng Tênácđiê cứ giữ mãi con Côdét thế nhỉ? Trời ơi! Nó sắp về rồi. Thôi, lần này thì hạnh phúc chẳng còn xa xôi gì nữa!
Nhưng tên Tênácđiê nhất định “không chịu buông con bé”. Nó viện đủ mọi lý do, chẳng đâu vào đâu cả! Nào là con Côdét ươn mình, như thế thì trời mùa đông thế này không thể lên đường được, nào là còn mấy món nợ vặt kêu réo quá, nó đang lục tìm các hóa đơn…
Ông Mađơlen bảo:
- Tôi phải cho người đi mang con Côdét về mới được. Nếu cần tôi sẽ đi lấy.
Phăngtin bèn đọc cho ông viết một bức thư rồi chị ký xuống dưới:
Ông Tênácđiê,
Ông giao con Côdét cho người này. Người ta sẽ trả đủ những khoản vặt vãnh còn thiếu. Trân trọng kính chào ông.
Giữa lúc ấy lại xảy ra một biến cố nghiêm trọng. Cuộc đời của chúng ta như gọt trong một khối đá huyền bí, dù chúng ta có dày công mài giũa thế nào đi nữa, dạng vân đen của số mệnh cũng vẫn mãi mãi hiện lên.
II
THẾ NÀO MÀ GIĂNG LẠI HÓA RA SĂNG
Một buổi sáng, ông Mađơlen ở trong phòng giấy, đang giải quyết nốt mấy việc khẩn thiết của tòa thị chính, phòng khi ông phải đích thân đi Môngphécmây. Có người báo viên thanh tra cảnh sát Giave xin vào yết kiến. Nghe thấy nói đến Giave, ông Mađơlen không nén được một cảm giác khó chịu. Từ ngày xảy ra việc lôi thôi ở sở cảnh sát, Giave càng lánh mặt ông và ông cũng không gặp hắn lần nào nữa.
- Cho vào.
Giave bước vào.
Ông Mađơlen vẫn ngồi bên lò sưởi, tay cầm bút, mắt để vào tập hồ sơ mà ông vừa giở từng tờ vừa phê chú. Đó là những biên bản vi cảnh. Ông không bỏ công việc vì Giave. Thấy nói đến hắn, ông không thể không nghĩ thương cho Phăngtin, cho nên ông làm mặt lạnh.
Giave chào ông thị trưởng rất cung kính. Ông ngồi quay lưng về phía hắn, tay không ngừng ghi chú.
Giave bước lên hai ba bước và yên lặng chờ.
Người thầy tướng nào đã theo dõi tâm linh Giave, biết Giave là con người man rợ phục vụ văn minh, là sự hỗn hợp kỳ dị của người La Mã và người Spác,[66] của người thầy tu và anh cai lính, là tên gián điệp không nói dối, thằng mật thám trong sạch, người ấy lại từng biết hắn có thành kiến ngầm từ lâu với ông Mađơlen và đã xung đột với ông về vụ Phăngtin, nếu người thầy tướng ấy lúc bấy giờ lại trông thấy Giave thì hẳn phải tự hỏi: “Có việc gì xảy ra thế?”
Ai đã biết rõ Giave là người ngay thẳng, minh bạch, thành thực, liêm khiết, nghiêm khắc và ác liệt tất đoán ra là hắn vừa mới sống qua một diễn biến nội tâm lớn lao. Giave không có ý nghĩ gì mà không hiện ngay lên nét mặt. Hắn cũng như những người cục khác, dễ bốc nóng và cũng dễ lành. Nhưng không bao giờ lại thấy vẻ mặt hắn kỳ lạ và bất ngờ như lúc này. Lúc vào, hắn cúi chào ông Mađơlen, nét mặt không có chút gì là hờn oán, giận dỗi và nghi ngờ gì nữa. Hắn dừng lại cách ghế ông vài bước và hắn đứng yên. Dáng điệu của hắn rất là phục tòng. Hắn vừa thô kệch, vừa thật thà, vừa nghiêm lạnh, như một người chưa bao giờ dịu ngọt, nhưng luôn nhẫn nại. Hắn đứng chờ, hắn không nói, không nhúc nhích chân tay; hắn khúm núm một cách thành khẩn và kiên trì một cách bình tĩnh, mặc cho ông thị trưởng lúc nào muốn quay lưng lại thì quay, tay hắn cầm mũ, mắt nhìn xuống, dáng người hắn vừa giống anh lính đứng trước người sĩ quan, vừa giống tên tội phạm đứng trước quan tòa. Bao nhiêu tính tình cũng như bao nhiêu ý nghĩ người ta thường gán cho hắn nay không thấy một tý gì cả. Khuôn mặt kín và thật như đá của hắn đượm một vẻ buồn bã vô hạn. Tất cả con người hắn là sự biểu hiện của sự hạ mình, sự kiên quyết và sự cam chịu can đảm.
Mãi sau, ông thị trưởng bỏ bút quay lại:
- Thế nào? Cái gì đó? Có việc gì thế, ông Giave?
Giave đứng lặng một hồi. Khi hắn trả lời thì giọng hắn trang nghiêm mà buồn buồn, nhưng vẫn thật thà đơn giản:
- Bẩm ông thị trưởng, có một việc vi phạm nặng.
- Việc gì?
- Bẩm, có một viên chức cấp dưới vô lễ đối với quan trên, vô lễ rất nặng. Bổn phận tôi là báo cáo việc ấy với ngài.
- Viên chức cấp dưới ấy là ai thế?
- Là tôi.
- Là ông? Thế vị quan trên kia là ai?
- Thưa ông, là ngài thị trưởng.
Ông Mađơlen ngồi thẳng người lên. Giave vẫn nghiêm khắc cúi mặt nói tiếp:
- Thưa ông, tôi đến xin ông tư lên cấp trên cách chức tôi.
Ông Mađơlen kinh ngạc, há miệng toan nói, Giave không để ông nói, vẫn tiếp:
- Tôi biết thế nào ông cũng hỏi sao tôi không xin từ chức, nhưng từ chức còn nhẹ quá. Từ chức còn là danh giá. Tôi đã phạm lỗi phải chịu trừng phạt, nhà nước phải đuổi tôi về mới đúng.
Ngừng một tí, hắn lại nói:
- Thưa ông, hôm nọ ông nghiêm khắc với tôi một cách bất công. Hôm nay thì xin ông lấy công tâm mà nghiêm khắc cho.
Ông Mađơlen kêu lên:
- Thế nào mới được chứ? Cái gì mà lý sự khó hiểu thế? Như thế nghĩa là thế nào? Ông xúc phạm tôi ở chỗ nào? Ông đã làm gì tôi? Ông có lỗi gì đối với tôi? Ông tự buộc tội ông, yêu cầu thay ông…
- Đuổi về.
- Ừ thì đuổi về, đúng đấy. Nhưng tôi không hiểu gì cả?
- Thưa ông thị trưởng, để tôi xin nói rõ.
Giave thở dài não ruột. Vẫn buồn rầu, vẫn nghiêm nghị hắn nói:
- Thưa ông, cách đây sáu tuần lễ, cái ngày có chuyện lôi thôi về người gái điếm ấy, tôi giận quá nên đi tố cáo ông.
- Tố cáo!
- Vâng, tố cáo với ông giám đốc cảnh sát Pari.
Ông Mađơlen vốn cũng như Giave không mấy khi cười, nghe thấy thế cũng phải phì cười.
- Tố cáo thị trưởng đã xâm phạm quyền hạn của cảnh sát?
- Không. Tố cáo ngài là một tên tù khổ sai cũ.
Mặt ông thị trưởng tái nhợt.
Giave vẫn cúi đầu nói tiếp:
- Tôi cho là như thế. Từ lâu tôi tưởng tượng ra như vậy. Dáng người giống nhau, việc ông hỏi han tìm tòi ở Phavơrôn, cái sức khỏe của ông, chuyện ông cứu Phôsơlơvăng, tài bắn súng của ông, bước đi hơi khập khiễng của ông và còn gì nữa, biết bao nhiêu thứ! Toàn là nhảm nhí! Thế mà tôi đã đồ rằng ông là một thằng tên là Giăng Vangiăng…
- Một thằng tên là?… Ông nói tên là gì?
- Giăng Vangiăng. Một thằng tù khổ sai mà tôi được biết hai mươi năm trước đây, khi tôi còn là cai ngục ở Tulông. Mãn hạn tù, hình như tên Giăng Vangiăng lại ăn trộm ở nhà một ông giám mục. Rồi hắn lại cầm khí giới cướp giật một thằng bé Xavoa giữa đường cái quan. Đã tám năm nay hắn trốn biệt, không biết bằng cách nào, tìm mãi không ra. Tôi thì cứ tưởng là… Thế rồi tôi làm thật! Cũng là do tôi giận. Tôi đã tố cáo ông với người giám đốc cảnh sát.
Ông Mađơlen từ nãy lại cầm tập hồ sơ xem. Hoàn toàn bình thản, ông hỏi:
- Thế người ta bảo làm sao?
- Là tôi điên.
- Thật ư?
- Người ta nói có lý, tôi điên thật.
- Cũng may là ông tự biết.
- Bẩm không biết thế nào được, người ta đã bắt được chính tên Giăng Vangiăng rồi!
Tờ giấy ông Mađơlen đương cầm lìa khỏi tay. Ông ngẩng lên nhìn chằm chằm vào mặt Giave, nói giọng khó tả:
- À!
Giave vẫn nói:
- Thưa ngài, đầu đuôi thế này. Nghe như ở miền này, về phía Aidi Lơhôclôsê có một thằng cha gọi là SăngMáchiơ. Hắn nghèo khổ lắm, không ai để ý. Cái ngữ ấy chẳng biết chúng sống bằng cách nào. Mùa thu gần đây, lão SăngMáchiơ bị bắt về tội trộm táo ở vườn nhà tên… thôi cũng không cần nhớ làm gì. Đã xét nghiệm là trộm có trèo tường, bẻ cây. Người ta bắt lão SăngMáchiơ, tay lão còn cầm một cành táo. Người ta giam lão lại. Đến đây mới chỉ là một vụ thường phạm thôi. Nhưng rồi mới biết quả thật có lưới Trời! Vì nhà giam đổ nát, quan dự thẩm cho đưa SăngMáchiơ về nhà lao Arát. Ở nhà lao Arát có tên Bơrơvê vốn là tù khổ sai mãn hạn, nay không biết về tội gì lại phải giam. Hắn tỏ ra biết hối cải nên được lấy lên coi cổng. Thưa ngài, vừa giải tên SăngMáchiơ đến thì tên Bơrơvê đã kêu ngay lên: “Ô này! Tớ biết thằng này mà! Cùng bọn khổ sai trước cả đây. Nhìn tớ xem nào! Cậu là Giăng Vangiăng!” SăngMáchiơ làm bộ ngớ ngẩn:
- Giăng Vangiăng! Giăng Vangiăng nào nhỉ?
- Thôi, đừng vờ vịt nữa. Mày chính là Giăng Vangiăng! Mày trước có ở ngục Tulông. Đã hai mươi năm nay rồi. Bọn mình ở với nhau mãi mà!
Thằng SăngMáchiơ chối. Ối chà! Còn lạ gì. Người ta điều tra, người ta xoắn vào chuyện ấy và người ta tìm ra thế này:
Trước đây khoảng ba mươi năm. Tên SăngMáchiơ làm nghề xén cây ở nhiều nơi, nhất là Phavơrôn. Đến đây thì mất dấu vết nó. Mãi bao nhiêu năm sau mới thấy lại nó ở Ôvécnhơ, rồi ở Pari; nó khai rằng ở đấy nó làm nghề chữa xe và có một đứa con gái làm thợ giặt, nhưng chẳng có bằng chứng gì cả. Rồi nó đến ở xứ này. Thế còn Giăng Vangiăng trước khi vào tù vì tội trộm thì làm nghề gì? Cũng xén cây. Ở đâu? Cũng Phavơrôn. Lại còn một sự kiện nữa: Thằng Giăng Vangiăng ấy, tên thánh nó là Giăng và tên mẹ nó là Máchiơ. Có lạ gì! Đi tù về nó lấy tên họ mẹ để đổi tên nó thành Giăng Máchiơ cho dễ trốn tránh. Thế rồi nó đến ở Ôvecnhơ. Ở đấy tiếng Giăng giọng địa phương đọc ra Săng, cho nên mới gọi là SăngMáchiơ. Nó cứ để vậy và thế là nó hóa ra SăngMáchiơ. Thưa, ngài vẫn theo dõi câu chuyện đấy chứ? Người ta cho hỏi ở Phavơrôn, gia đình Giăng Vangiăng không còn ai. Chẳng biết là phiêu bạt đi đâu. Bẩm, ngài còn lạ gì, ở các tầng lớp hạ lưu ấy, những chuyện cả một gia đình tiêu biến đi không phải là hiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy gì. Cái hạng ấy nếu không là bùn nhơ thì cũng là tro bụi thôi. Vả lại đầu mối câu chuyện cách đây ba mươi năm, ở Phavơrôn không còn ai biết Giăng Vangiăng nữa. Người ta hỏi ở Tulông. Ngoài tên Bơrơvê chỉ còn hai tên khổ sai nữa có biết Giăng Vangiăng, hai thằng khổ sai chung thân Côsơpay và Sơniđiơ. Lôi hai thằng ấy đem đi nhận diện. Gặp nhau, chúng nó nhận ra ngay. Cả ba đều nói đó là Giăng Vangiăng. Cũng tuổi ấy, năm mươi tư, cũng vóc người ấy, cũng dáng điệu ấy. Nghĩa là đích thị nó. Giữa lúc ấy thì tôi gửi giấy tố cáo ngài ở vụ cảnh sát Trung ương. Họ trả lời rằng tôi mất trí bởi vì tên Giăng Vangiăng hiện đang bị giam cứu tại Arát. Ngài tưởng tượng xem tôi ngạc nhiên thế nào, vì tôi cứ đinh ninh rằng đã nắm cổ tên Giăng Vangiăng ở đây rồi! Tôi bèn viết thư cho ông dự thẩm. Ông ta cho đòi tôi đến và đem tên SăngMáchiơ ra đối chứng…
- Kết quả là thế nào?
Giave thẳng thắn và buồn rầu nói:
- Thưa ngài, chân lý vẫn là chân lý. Tôi bực lắm, nhưng quả thật thằng ấy là Giăng Vangiăng rồi. Tôi cũng nhận ra nó.
Ông Mađơlen khe khẽ hỏi:
- Ông có chắc không?
Giave cười một cách đau đớn, tỏ ra mình chắc chắn cả mười phần.
- Thưa, chắc.
Hắn đứng lặng một lát, dáng suy nghĩ, ngón tay tự nhiên mân mê đĩa mùn cưa thấm mực để trên bàn. Hắn nói tiếp:
- Hơn thế nữa, bây giờ tôi được nhìn mặt chính tên Giăng Vangiăng rồi, tôi không hiểu làm sao trước kia tôi lại có thể lầm được. Thưa ông thị trưởng, xin ông tha lỗi cho tôi.
Kiêu hãnh như hắn mà chịu van xin khuất phục một người sáu tuần lễ trước đây đã làm hắn mất thể diện trước mặt bọn lính gác và đã quát đuổi hắn ra khỏi cửa, Giave tỏ ra là người chân chất và có nhân cách, nhưng hắn đâu có biết thế. Ông Mađơlen không để ý tới lời cầu xin ấy, ông hỏi đột ngột:
- Thế người ấy khai thế nào?
- À vâng, thưa ngài, câu chuyện ấy thành nghiêm trọng. Nếu phải là Giăng Vangiăng thì là tái phạm. Trèo tường, bẻ táo, nếu là do một đứa trẻ thì chỉ là một vụ phá phách ranh mãnh, nếu là một người lớn thì là một tội trừng trị; nếu lại là một tên khổ sai thì chính là một tội đại hình. Có leo trèo, có lấy cắp, có cả. Thế là không phải việc của tòa án trừng trị nữa, mà phải đến tòa đại hình. Không phải chỉ mấy ngày phạt giam mà là đi khổ dịch chung thân ở hải thuyền. Với lại còn cái vụ thằng xứ Xavoa, tôi mong thế nào rồi cũng vạch ra. Ối chà! Còn là lắm chuyện làm cho phải vùng vẫy hoảng lên. Vâng, phải vùng hoảng nếu là một đứa khác. Nhưng Giăng Vangiăng là một thằng xảo quyệt. Ấy! Tôi nhận đích ra nó cũng còn chính vì điểm ấy nữa. Kẻ khác thì thấy nóng đến đít, đã cuống quít lên, kêu trời kêu đất như chiếc ấm nước reo trên bếp lửa, đã thề sống thề chết là không phải Giăng Vangiăng… nhưng hắn thì có vẻ không hiểu, hắn chỉ nói: “Tôi là SăngMáchiơ, tôi chỉ biết có chừng ấy!” Hắn làm bộ kinh ngạc, hắn giả vờ ngu si, thế mới khôn chứ. Ối chà! Thằng ấy láu đấy! Nhưng không sao, tang chứng đã rành rành ra đấy. Bốn người nhận được mặt nó. Thằng bợm già tránh sao khỏi tội. Việc đưa ra tòa đại hình Arát. Tôi sắp đi làm chứng nay mai. Tôi đã được giấy tống đạt.
Ông Mađơlen đã quay vào bàn giấy, cầm tập hồ sơ điềm nhiên xem từng tờ, vừa đọc vừa viết như bận rộn lắm.
Ông nói với Giave:
- Được rồi ông Giave ạ. Thực ra, tôi cũng chẳng cần biết các chi tiết ấy làm gì. Chúng ta mất thì giờ vô ích. Chúng ta còn nhiều việc khẩn cấp hơn. Ông Giave, ông đến ngay nhà bà Buydôpiê bán thuốc lá ở góc phố Xanh Xôn. Ông bảo bà ấy đệ đơn kiện tên đánh xe Sêtnêlông. Tên ấy là một đứa vũ phu, nó suýt để xe đè chết hai mẹ con bà ta. Phải trừng phạt nó mới được. Rồi ông đến nhà ông Sacxenlê ở phố Săngpinhi xem việc ông ta thưa người hàng xóm để ống máng nước mưa chảy sang làm hỏng cả nền nhà ông ta như thế nào. Đoạn ông đến khám và lập biên bản về mấy vụ vi cảnh mà người ta mới báo cáo cho tôi, ở phố Guybua, tại nhà quả phụ Đôri và ở phố Garơ tại nhà bà Lư Bôtxê. Nhưng có lẽ tôi giao cho ông nhiều việc quá. Ông sắp đi vắng cơ mà? Có phải ông vừa bảo là tám chín hôm nữa phải đi Arát về việc ấy không?
- Thưa ông, phải đi sớm hơn.
- Hôm nào nhỉ?
- Bẩm hình như tôi đã trình với ông là đến mai tòa sẽ xử và nội đêm nay tôi phải đáp xe đi ngay.
Ông Mađơlen khẽ rùng mình:
- Xử mấy hôm mới xong?
- Chỉ một ngày là cùng. Chậm lắm là tối mai tuyên án. Nhưng tôi không cần chờ tuyên án, vì án ấy thế nào mà chẳng thành, khai xong, tôi về ngay.
- Được rồi.
Ông Mađơlen nói thế và giơ tay ra hiệu cho Giave lui ra.
Giave đứng yên.
- Bẩm, xin lỗi ngài.
- Gì đó nữa?
- Thưa ông thị trưởng, còn việc nữa xin nhắc ông.
- Việc gì vậy?
- Việc cách chức tôi.
Ông Mađơlen đứng dậy:
- Ông Giave, ông là một người có nhân cách, tôi quý trọng ông. Ông phóng đại sự sai lầm của ông. Huống hồ việc này cũng lại là một vụ xúc phạm đối với riêng tôi thôi. Ông Giave ạ, ông đáng được thăng chức chứ không phải giáng đâu. Tôi muốn lưu ông lại.
Giave giương mắt nhìn ông Mađơlen. Trong con người trong sạch, người ta như thấy cái lương tâm của hắn không sáng suốt cho lắm, nhưng đoan chính và cương trực. Hắn bình tĩnh nói:
- Thưa ông thị trưởng, tôi không thể ưng thuận như thế được.
- Một lần nữa, tôi nói việc ấy chỉ can cập riêng tôi.
Vẫn theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, Giave nói tiếp:
- Bảo là phóng đại thì tôi không phóng đại. Đấy, tôi nghĩ như thế này. Tôi đã nghi ngờ ngài rất vô lý. Cái ấy không hề gì. Bọn chúng tôi vẫn có quyền được nghi ngờ mặc dầu nghi ngờ người trên mình là quá lạm. Nhưng trong cơn nóng giận, để báo thù, tôi đã tố giác ngài là một tên tù khổ sai, mặc dù chẳng có bằng cứ. Tố cáo một người đáng tôn kính, một ông thị trưởng, một quan thẩm phán là tù khổ sai, điều ấy mới là nặng. Nặng lắm. Tôi là viên chức chính quyền mà tôi lại xúc phạm vào chính quyền bằng cách xúc phạm ngài! Giả sử dưới quyền tôi có kẻ nào đó không xứng đáng làm viên chức nữa và tống cổ đi. Thế thì phải tính thế nào đối với tôi chứ? Bẩm ông thị trưởng, cho tôi nói một lời nữa. Trong đời tôi, tôi thường nghiêm khắc, nghiêm khắc với người khác. Thật là đúng. Tôi làm thế là phải. Bây giờ nếu tôi không tự nghiêm khắc với tôi thì những việc tôi làm trước là đúng nay sẽ hóa ra không đúng nữa. Có lẽ nào tôi lại vị nể tôi hơn kẻ khác? Không thể được. Thế nào! Tôi chỉ biết trừng trị người ta mà không biết tự trừng trị mình à? Chẳng hóa ra mình là thằng khốn nạn! Chẳng hóa ra những đứa đã gọi tôi là “Thằng Giave bần tiện” lại có lý hay sao? Bẩm ngài thị trưởng, tôi không cầu mong ngài xử tốt đối với tôi. Cái tốt ấy khi ngài xử với kẻ khác đã làm cho tôi bất bình, cho nên tôi cũng không muốn ngài đối xử tốt với tôi. Cái tốt nó xử cho đứa gái điếm hơn ông tư sản, anh cảnh sát hơn ông thị trưởng, kẻ ở dưới hơn người ở trên, cái tốt ấy tôi cho là cái tốt xấu. Cứ tốt với nhau kiểu ấy thì xã hội sẽ tan rã mất! Ôi chao! Tốt thì dễ, công bằng mới là khó! Ấy, nếu ngài mà quả là cái tên tù tôi đoán thì không bao giờ tôi thương hại đâu! Nếu mà thế, thì ngài đã biết tay tôi! Thưa ông thị trưởng, tôi xử với người ta thế nào thì tôi phải xử với tôi thế ấy. Những khi tôi trừng trị kẻ làm sằng, khi tôi đàn áp bọn gian phi, tôi thường tự nhủ: “Còn mày đấy, nếu mày cũng làm láo, cũng phạm lỗi thì đừng có hòng thoát!” Tôi đã làm láo, tôi đi bắt được tôi phạm lỗi! Cho chết! Đuổi, cách, tống cổ về! Đúng lắm. Tôi có hai cánh tay khỏe, tôi về cày cuốc cũng được không sao. Thưa ông thị trưởng, việc quan phải thế để răn người. Tôi yêu cầu chỉ có thế, là cách chức viên thanh tra Giave.
Giọng hắn vừa khiêm nhượng vừa kiêu hãnh, vừa thất vọng vừa tin tưởng khiến cho con người lương thiện khác thường thấy trở thành vĩ đại một cách kỳ quặc.
Ông Mađơlen bảo: “Để tôi xét sau” và chìa tay cho Giave.
Giave giật lùi và phản khán:
- Thưa ông thị trưởng, xin lỗi ông, không thể thế được. Một ông thị trưởng không bắt tay một tên mật thám.
Hắn lẩm bẩm nói thêm:
- Mật thám, đúng thế. Một khi ta đã lạm quyền cảnh sát thì ta chỉ còn là một thằng mật thám thôi.
Hắn cúi rạp xuống chào ông Mađơlen rồi đi ra cửa. Đến cửa hắn quay lại mắt vẫn nhìn xuống:
- Thưa ngài thị trưởng, tôi xin cứ làm việc cho đến khi có người thay thế.
Hắn đi ra. Ông Mađơlen ngồi mơ màng lắng nghe bước chân rắn rỏi, vững chắc của Giave xa dần ở ngoài hành lang.
QUYỂN VII: VỤ ÁN SĂNGMÁCHIƠ
I
BÀ XƠ XEMPƠLIT
Những sự việc sắp kể sau đây không phải ở Môngtơrơi người ta đều biết. Nhưng chút ít phong thanh cũng đã để lại trong thành phố này một ấn tượng hết sức đặc biệt. Vì thế chúng tôi thấy phải kể tỉ mỉ, chi tiết, nếu không sách này sẽ có thiếu sót lớn. Trong các chi tiết ấy có đôi ba cái có vẻ vô lý nhưng xin cứ giữ nguyên cho đúng sự thật.
Buổi chiều hôm tiếp Giave, ông Mađơlen đến thăm Phăngtin như thường lệ.
Trước khi vào gặp bệnh nhân, ông cho mời bà xơ Xempơlit đến gặp ông.
Hai bà phước trông coi bệnh xá, bà xơ Pecpêtuy và bà xơ Xempơlit đều là những nhà tu hành từ thiện.
Bà xơ Pecpêtuy là một người đàn bà nhà quê giống bao nhiêu người đàn bà quê khác, một bà phước thô vụng, vào cửa Chúa cũng như vào chợ. Bà đi tu cũng như người ta đi làm người nấu bếp. Hạng người như thế kể ra cũng không hiếm. Các dòng tu thường sẵn sàng đón nhận thứ đồ gốm nặng nề, cục kịch đó để dễ nắn theo khuôn khổ của dòng mình. Thực ra những người quê mùa ấy lại cần thiết cho những công việc nặng nhọc ở tu hành, việc biến đổi cũng chẳng vấp váp gì và cũng chẳng cần công phu là mấy. Ở làng bên hay ở nhà tu kín, cái căn bản dốt nát vẫn giống nhau nên anh nhà quê có thể biến ngay thành nhà tu hành dễ dàng như đã được chuẩn bị sẵn. Cái áo lao động nới rộng ra một tý là có ngay cái áo tu hành vậy.
Bà Pecpêtuy là một người đẫy đà, quê ở Martin, gần xứ Pôngtoa. Bà nói giọng địa phương, lại luôn mồm cầu kinh và luôn mồm lẩm bẩm. Thuốc thang cho bệnh nhân bà cũng tùy người, xem mặt. Ai ngoan đạo thì chén thuốc bà sắc nhiều đường, ai giả dối thì bà cho ít. Đối với người ốm thì bà biết dịu dàng. Đối với người sắp chết thì bà càu nhàu cau có ném Chúa vào mặt người ta, còn cầu nguyện cho người sắp chết thì giọng giận dữ, nặng chình chịch, chẳng chút tôn trọng giờ phút lâm chung của họ. Tính bà lại táo tợn và ngay thẳng. Da mặt lúc nào cũng đỏ gay.
Bà xơ Xempơlit người lại trắng như bạch lạp. Hai bà đứng với nhau thì y như cây bạch lạp đặt cạnh cây nến mỡ bò. Thánh Vanhxăng đơ Pôn đã khéo ghi lại một cách tài tình hình ảnh các bà phước bằng những lời thật đẹp, ca ngợi cuộc đời phụng sự đầy kham khổ nhưng tự do, tự nguyện của các bà ấy: “Các bà sẽ coi nhà người bệnh là nhà tù, căn phòng trọ là buồng cấm, nhà thờ chung trong xứ là nhà nguyện, đường phố hoặc nhà thương là nơi tu kín. Tường lũy, song sắt là ở nơi các bà kính vâng lời Chúa, và chiếc khăn che mặt cho các bà chính là đức khiêm tốn của các bà trước mọi người”. Bà xơ Xempơlit là hình ảnh vô cùng sinh động của lý tưởng ấy. Tuổi tác bà không ai có thể đoán đúng được. Hình như lúc trẻ bà cũng không ra trẻ và bây giờ bà có vẻ chẳng bao giờ già được nữa. Bà thật là một con người - tôi không dám nói là một người đàn bà - điềm đạm, khắc khổ, tiếp xúc với người thì dễ dãi nhưng lạnh lùng và chẳng bao giờ nói điều gì sai sự thật. Bà dịu dàng đến mức tưởng như là mỏng mảnh dễ vỡ, thế mà lại rắn chắc hơn cả sắt đá. Bà săn sóc bệnh nhân với những ngón tay búp măng thanh khiết. Có thể nói trong lời ăn tiếng nói của bà có cả sự yên lặng! Bà chỉ nói đủ cái gì đáng nói. Giọng nói của bà lại có cái gì an ủi, có thể đem lại sự tin tưởng trong một phòng xưng tội và say mê trong một phòng tiếp khách. Con người thanh tao ấy mà chịu được chiếc áo vải thô, chắc vì chiếc áo thô kệch đó nhắc nhủ mình thường xuyên nhớ đến Trời, đến Chúa. Có một chi tiết cần nhấn mạnh là bà không bao giờ nói dối, không bao giờ vì một lợi ích gì dù là vô can đối với mình đi nữa, bà lại chịu nói một lời trái với sự thật, sự thật thiêng liêng. Đó là đặc tính của bà, đó cũng là đặc điểm nổi bật trong đức hạnh của bà trong dòng tu, bà gần như nổi tiếng vì cái nết trung thực không gì lay chuyển đó.
Cha Xica nói về bà trong một bức thư gửi cho người điếc - câm Matxiơ như sau: - Chúng ta dù thành thật, ngay thẳng trong trắng đến đâu, cũng không khỏi có tí bợn trong lòng vì một đôi lần nói dối vặt vãnh, không hại gì. Nhưng bà thì dứt khoát không. Thật ra, có cái gọi là dối vặt vãnh, vô hại không? Nói dối là tuyệt đối sai rồi. Vậy thì có thể nào nói dối tí chút được; đã dối là dối, dối là đi theo ma quỷ rồi. Vì quỷ Xa-tăng còn có tên là Lừa dối. Bà ta nghĩ vậy và đã nghĩ vậy nên làm vậy. Vì thế mà người bà ta trắng như trên đã nói. Màu trắng sáng ngời cả trên môi và trên nét mặt làm cho nụ cười cũng trắng mà mắt nhìn cũng trắng. Lương tâm bà trong suốt như gương không tí mạng nhện không mảy bụi nào. Bước vào dòng thánh Vanhxăng đơ Pôn bà lấy tên Xempơlit là có dụng ý riêng. Là vì đó là tên của một bà thánh. Bà này là người có tiếng trung thực, thà chịu khoét hai vú chứ nhất định không chịu nói sai quê quán của mình; giá đừng nhận là sinh ở Xiracuydơ, mà nói sinh ở Xôgiét thì bà ấy đã khỏi bị giết. Bà xơ Xempơlit lấy tên bà này làm tên thánh của mình thật là xứng đáng.
Hồi mới bước vào nhà dòng, bà có hai tật xấu là ham ăn quà và thích nhận thư từ. Hai tật xấu ấy về sau dần dần bà sửa chữa được. Sách vở bà chỉ đọc mỗi một quyển kinh bằng chữ Latinh in chữ thật lớn. Latinh thì bà không hiểu gì nhưng quyển sách thì bà hiểu.
Người đàn bà từ tâm ấy cảm thấy Phăngtin là con người mà đức hạnh tiềm tàng, nên đem lòng thương và hết sức chăm sóc cho riêng chị.
Ông Mađơlen gọi bà ra một nơi dặn dò bà trông nom cho Phăngtin, giọng nói của ông có vẻ lạ lùng khiến về sau bà nhớ mãi. Nói chuyện xong với bà xơ, ông lại gần Phăngtin.
Ngày nào Phăngtin cũng chờ ông Mađơlen đến thăm như người ta chờ một tia sáng mặt trời ấm áp và tươi vui.
Chị bảo các bà xơ:
- Tôi chỉ sống lúc có ông thị trưởng ở đây thôi.
Hôm ấy chị sốt nhiều. Vừa thấy ông Mađơlen chị hỏi ngay:
- Côdét đâu?
Ông cười đáp:
- Nay mai.
Ông đến thăm Phăngtin cũng như mọi ngày. Có điều hôm ấy ông ở lại lâu đến cả giờ chứ không phải nửa giờ như mọi bận. Làm cho Phăngtin hết sức vui mừng. Ông dặn đi dặn lại mọi người đừng để cho chị phải thiếu một thứ gì. Có lúc người ta thấy mặt ông sa sầm nhưng hiểu ngay đó là tại ông thầy thuốc vừa ghé tai ông nói nhỏ:
- Chị ấy yếu đi nhiều.
Sau đó ông trở về thị sảnh và người hầu việc thấy ông chăm chú xem xét bản đồ giao thông toàn quốc trong phòng, rồi lấy giấy ghi vài chữ số bằng bút chì.
II
SỰ TINH Ý CỦA NGƯỜI CHỦ XE XCÔPHƠLE
Ông đi từ thị sảnh đến đầu tỉnh, tìm vào nhà một người cho thuê xe ngựa. Lão ta người xứ Phơlăngđơrơ tên là Xcôphơle.
Con đường gần nhất là qua một phố ít người đi lại, ở đấy có nhà riêng ông cha xứ. Cha là người đạo đức đáng kính và hay giúp đỡ ý kiến cho mọi người. Lúc ông Mađơlen đi ngang qua nhà cha xứ, ngoài đường chỉ có một người đi. Người ấy thấy như thế này: ông đã đi quá chỗ ấy bỗng dừng lại, đứng im một lúc rồi quay về trước cửa nhà cha xứ. Ông giơ tay nắm lấy chày gõ cửa, giơ lên rồi lại đứng im, suy nghĩ. Một chốc sau, đáng lẽ đập chày gọi cửa, ông lại nhẹ nhàng bỏ chày ra, rồi vội vã đi thẳng, thong thả như ban nãy.
Ông Mađơlen đến nhà lão Xcôphơle, thấy lão chữa bộ yên ngựa.
- Ông Xcôphơle ơi, ông có con ngựa nào không?
- Thưa ngài, ngựa nhà tôi con nào cũng hay cả. Nhưng ngài cho thế nào là ngựa hay mới được chứ?
- Là ngựa đi nổi hai mươi dặm một ngày.
- Ối chà, những hai mươi dặm!
- Phải.
- Đóng vào xe?
- Phải.
- Đi một chuyến như thế rồi thì phải nghỉ bao lâu?
- Hôm sau cần thì phải còn sức đi nữa.
- Cũng lại đi trở về con đường ấy?
- Phải.
- Chà! Chà! Lại những hai mươi dặm!
Ông Mađơlen móc túi lấy tờ giấy có ghi bút chì cho chủ ngựa xem. Trong giấy có ghi mấy con số 5, 5, 8 rưỡi.
- Ông thấy không? Tổng cộng mười chín rưỡi, coi như là hai mươi dặm.
- Thưa ngài, tôi có thể thỏa mãn yêu cầu của ngài. Tôi có con ngựa bạch thấp bé. Chắc ngài đã có một đôi lần trông thấy nó rồi. Giống ngựa miền Bulonne hạ đấy. Nó hăng vô cùng. Trước người ta định dùng làm ngựa cưỡi. Nhưng nó có chứng cất hậu, ai cưỡi cũng bị nó quăng xuống đất. Người ta tưởng nó bất kham, chẳng ai biết dùng để làm gì. Thế là tôi mua và đem đóng nó vào xe. Bẩm té ra đúng ý cu cậu, cu cậu trở nên hiền lành như con gái và phi nhanh như gió. Ấy thế mà chớ dại trèo lên lưng cu cậu, cu cậu không để người ta cưỡi đâu. Ai chẳng có tham vọng riêng. Bắt kéo xe thì được, đem ra cưỡi thì không. Con ngựa này hình như nó đã tự bảo như thế thật đấy.
- Vậy nó đi được chứ?
- Hai mươi dặm của ngài, tôi cho là nó đi chưa đến tám tiếng đồng hồ đâu. Mà cứ luôn luôn nước kiệu lớn đấy. Nhưng phải có những điều kiện như thế này.
- Ông cứ nói.
- Điều thứ nhất, đến nửa đường, ngài cho nó nghỉ xả hơi độ một giờ và cho nó ăn, lúc nó ăn ngài phải đứng đó kẻo bọn làm công ở quán trọ nó ăn bớt, vì tôi thấy các quán trọ, lúa ngựa thường hay bị bọn làm công lấy đổi rượu uống chứ ngựa thì chẳng mấy khi được ăn.
- Tôi sẽ đứng đó.
- Điều thứ hai là… Bẩm, xe để chính ngài dùng phải không?
- Phải.
- Bẩm, thế ngài có biết cầm cương không?
- Có.
- Vậy thì ngài đi không thôi, đừng mang theo hành lý để cho ngựa kéo được nhẹ.
- Đồng ý.
- Nhưng ngài không đem theo ai thì xin ngài chịu khó đứng coi ngựa ăn.
- Được rồi.
- Ngài trả cho ba mươi phơrăng một ngày, kể cả ngày nghỉ. Không kém một trinh. Còn tiền lúa ngựa ăn thì về phần ngài chịu.
Ông Mađơlen mở túi lấy ra ba đồng tiền vàng Napôlêông đặt lên bàn:
- Tôi đặt tiền trước cho hai ngày.
- Điều thứ tư, đường trường như thế mà dùng cỗ xe có mui thì e nặng quá làm nhọc ngựa. Xin ngài bằng lòng dùng cỗ xe nhẹ của tôi đây.
- Tôi bằng lòng.
- Xe thì nhẹ nhưng không có mui.
- Không hề gì.
- Ngài có nhớ bây giờ đang là mùa đông không?
Ông Mađơlen không đáp. Chủ ngựa lại nói:
- Và trời đang lạnh lắm đấy.
Ông Mađơlen vẫn không nói gì. Xcôphơle tiếp:
- Lại có thể có mưa nữa.
Ông Mađơlen ngẩng lên bảo:
- Sáng mai, bốn giờ rưỡi, ông mang xe và ngựa đến trước cửa nhà tôi.
- Xin y hẹn. - Lão Xcôphơle lấy móng tay cạo cạo cái vết đen trên mặt bàn, rồi nói tiếp với cái vẻ vô tình mà dân Flamăng thường khéo xen vào cái tinh khôn của họ: “À! Từ nãy đến giờ tôi quên không nghĩ đến. Ngài thị trưởng chưa cho tôi biết ngài đi đâu. Vậy ngài đi đâu thế?”
Từ lúc bắt đầu câu chuyện, lão đã băn khoăn về việc đó rồi nhưng không hiểu sao lão chưa dám nói.
Ông Mađơlen nói:
- Ngựa của ông hai chân trước có khỏe không?
- Bẩm khỏe lắm. Nhưng đến chỗ dốc thì ngài thong thả cho nó nhờ một tí. Con đường ngài đi có nhiều dốc không?
- Đừng quên sáng mai đến đằng nhà tôi đúng bốn giờ rưỡi sáng nhé! - ông Mađơlen trả lời thế rồi bước ra.
Lão chủ ngựa “đực người” ra đúng như lời lão tự nhận sau đó. Ông thị trưởng ra khỏi được ba bốn phút thì lại thấy mở cửa: vẫn là ông ta.
Trông ông có vẻ lạnh lùng và tư lự.
- Này ông Xcôphơle, con ngựa và cái xe ông cho tôi thuê thứ nọ mang thứ kia, cả đôi đáng giá bao nhiêu?
Chủ ngựa cười ha hả:
- Thứ nọ kéo thứ kia chứ, bẩm ngài.
- Cũng được! Thế bao nhiêu?
- Bẩm ngài muốn mua lại hay sao?
- Không. Nhưng cứ phòng xa, tôi muốn đặt tiền ký quỹ cho ông. Khi tôi về, ông trả lại cho tôi. Cái xe và con ngựa ông định giá bao nhiêu?
- Bẩm ngài năm trăm phơrăng.
- Tiền đây.
Ông Mađơlen để tờ giấy bạc lên bàn rồi đi ra, lần này không trở lại nữa.
Lão Xcôphơle bứt đầu bứt tai tiếc rẻ mãi sao không nói một nghìn phơrăng. Thật ra cả cỗ xe và con ngựa chỉ đáng giá một trăm êquy thôi.
Lão gọi vợ ra kể lại đầu đuôi câu chuyện. “Quái cái nhà ông này đi đâu thế nhỉ?” Vợ chồng bàn nhau. Vợ nói: “Ông ấy đi Pari”. Chồng bảo: “Không phải”. Ông thị trưởng bỏ quên mảnh giấy có ghi bút chì trên lò sưởi; lão cầm lấy cố đoán xem. “Năm, sáu và tám rưỡi? Có lẽ đây là những trạm trên đường thiên lý”. Lão quay lại bảo vợ: “Tìm ra rồi. - Thế nào? - Từ đây đến Hetxdanh năm dặm, từ Hetxdanh đến Xanh Pôn sáu dặm, từ Xanh Pôn đến Arát tám dặm rưỡi. Ông ấy đi Arát”.
Lúc ấy ông Mađơlen về đến nhà.
Lúc trở về, ông đi theo con đường khác dài hơn, không đi ngang qua cửa nhà cha xứ nữa. Hình như ông sợ nó cám dỗ. Đến nhà, ông lên ngay phòng riêng và đóng cửa lại. Việc đó cũng thường thôi, vì có hôm ông cũng đi nghỉ sớm được. Tuy thế, mụ gác cổng, đồng thời cũng là người hầu hạ duy nhất của ông, cũng để ý nhận thấy ông tắt đèn từ lúc tám rưỡi, nên gặp người thủ quỹ về sau đi qua, mụ thuật chuyện lại và thêm:
- Ông thị trưởng ốm đau gì phải không? Tôi coi bộ ông ta làm sao ấy.
Người thủ quỹ ở ngay bên phòng dưới ông Mađơlen. Chẳng để ý gì đến lời mụ gác cổng, hắn đi nằm và ngủ ngay. Vào khoảng nửa đêm, hắn giật mình thức giấc. Trong giấc ngủ hắn nghe như có tiếng động ở tầng trên. Hắn lắng tai nghe. Có tiếng chân người đi đi lại lại. Nghe kỹ thì là tiếng giầy của ông Mađơlen. Hắn kinh ngạc vì thường thì trước giờ ông dậy, trong phòng ông không bao giờ có tiếng động. Một lúc sau lại hình như có tiếng tủ mở ra rồi khép lại. Có tiếng bàn ghế dịch đi rồi im lặng, rồi lại có tiếng chân bước. Hắn ngồi nhổm dậy, tỉnh hẳn, nhìn qua cửa kính sang phía tường trước mặt thấy có ánh sáng đo đỏ ở cửa sổ nào chiếu ra. Cứ cái hướng ánh sáng ấy thì đúng là cái cửa sổ phòng ngủ của ông Mađơlen. Ánh sáng lung linh hình như là có ai đốt cái gì chứ không phải thắp đèn. Bóng sáng không in hình nẹp cửa kính, như thế nghĩa là cửa kính không đóng. Trời rét thế này mà mở toang cả cửa sổ cũng là một điều lạ. Hắn quay qua ngủ lại. Một vài giờ sau, hắn lại thức giấc. Vẫn cái bước chân chậm chạp đều đều đi lại ngay ở trên đầu hắn.
Ánh sáng chiếu sang bức tường vẫn còn, nhưng bây giờ nó mờ mờ và êm ả như ánh sáng một ngọn đèn hay một ngọn nến. Cửa sổ vẫn mở toang.
Sau đây là những việc xảy ra trong phòng ông Mađơlen.
III
MỘT TRẬN BÃO TÁP TRONG ĐẦU
Chắc độc giả đã đoán ra ông Mađơlen chính là Giăng Vangiăng rồi. Chúng ta đã có lần nhìn sâu vào lương tâm ông; bây giờ lại nhìn vào đấy một lần nữa. Làm việc này khó mà bình thản, khó mà không run sợ. Vì có gì ghê rợn bằng cái việc quan chiêm đó!
Một con người, dù là con người không đáng kể đi nữa, đem tâm hồn họ mà viết thành bài ca, thì đó là thiên hùng ca hay nhất, trọn vẹn nhất đúc lại trên mọi thiên hùng ca. Ôi! Tâm hồn con người, bao nhiêu thứ mơ ước hão huyền, bao nhiêu thứ lòng tham, ý định, chất chồng ở đấy! Bao nhiêu giấc mơ nung nấu, bao nhiêu ý nghĩ sâu xa ẩn nấp ở đấy! Ngụy biện: thanh minh ngự trị ở đấy, dục vọng xô xát nhau cũng ở đấy. Vào lúc một con người đang suy nghĩ, thử bỏ qua vẻ mặt lạnh lùng mà nhìn vào trong bóng tối, vào tâm hồn của họ mà xem. Bên ngoài có vẻ yên tĩnh mà ở đấy chính là những tráng sĩ khổng lồ đang đánh nhau như trong thơ Hôme, những rồng những rắn quần nhau bên cạnh vô số bóng ma như trong sách Mintơn, những vòng nọ vòng kia chật ních những linh hồn như trong tưởng tượng của Đăngtơ. Lương tâm là một cõi vô biên ghê rợn. Con người ai cũng có và phải lấy đó để suy xét tất cả những ý muốn nảy ra trong óc và tất cả những hành vi trải qua trong cuộc đời!
Ngày xưa có kẻ đã đứng trước cửa một nơi kia nhưng vì cửa rùng rợn quá mà ngập ngừng. Nhưng thôi, cứ vào vậy. Từ khi Giăng Vangiăng gặp thằng bé Giecve, câu chuyện đã xảy ra như thế nào, độc giả biết cả rồi, không cần phải nói thêm nhiều. Chỉ biết từ hôm ấy trở đi, Vangiăng đã thành một con người khác. Ông giám mục muốn Vangiăng trở nên như thế nào, Vangiăng đã làm y như thế. Không phải là một sự thay đổi, mà thật tình là một sự lột xác.
Vangiăng tìm cách mai danh ẩn tích, bán món đồ đạc của ông giám mục đi, chỉ giữ có đôi chân đèn làm kỷ niệm. Vangiăng lén lút từ tỉnh này sang tỉnh khác, đi suốt nước Pháp đến cảng Môngtơrơi. Ở đây Vangiăng nảy ra sáng kiến đã nói trên kia và làm được những việc như đã biết, khiến cho mình thành người không ai bắt nổi và không ai dám ngờ tới. Vangiăng yên tâm ở Môngtơrơi, sung sướng thấy mình không quên bài học đau buồn của dĩ vãng và cuộc đời mình về sau đã rửa sạch được vết nhơ của nửa đời mình ngày trước. Đời Vangiăng từ nay yên ổn: ông vững lòng và hy vọng. Bây giờ ông chỉ lo có hai điều là giấu kỹ tên tuổi và sống một cuộc đời được thừa nhận, thoát bàn tay người đời và trở về với Chúa. Hai ý nghĩ ấy gắn liền với nhau thành một trong tâm trí Vangiăng. Cả hai quyết liệt chiếm hết tâm trí và chi phối tất cả hành động của Vangiăng. Thường thì hai ý nghĩ ấy thống nhất để định cho Vangiăng cách xử thế, làm cho Vangiăng ưa cảnh sống tối tăm, biến Vangiăng thành người trung hậu, giản dị và cũng khuyên Vangiăng những lời giống nhau. Nhưng đôi khi cũng có mâu thuẫn. Lúc đó con người mà tất cả vùng Môngtơrơi gọi là ông Mađơlen đã hy sinh ý nghĩ thứ nhất cho ý nghĩ thứ hai, hy sinh sự an toàn của mình cho đạo đức. Cho nên, mặc dầu phải hết sức đề phòng và giữ gìn. Vangiăng vẫn giữ đôi chân đèn của ông giám mục, để tang cho ông ấy, cho gọi và hỏi han tất cả những trẻ người xứ Xavoa đi ngang qua tỉnh, điều tra về các gia đình ở Phavơrôn và sứ cứu mạng cho lão Phôsơlơvăng, chẳng kể gì đến những lời bóng gió đáng lo ngại của Giave. Hình như Vangiăng đã theo gương những bậc hiền nhân quân tử và nghĩa vụ đầu tiên của ông không phải là vì mình.
Tuy vậy cũng phải nói rằng chưa bao giờ có việc như thế xảy ra. Chưa bao giờ hai ý nghĩ ấy, hiện ngự trị con người đáng thương mà ta đang kể lại cuộc đời đau khổ đây, lại xung đột nhau kịch liệt đến thế. Giave vào buồng giấy ông, vừa thoạt nói mấy lời, ông đã lờ mờ hiểu ngay câu chuyện và đã thấy nó sâu xa. Lúc đột nhiên nghe đọc đến cái tên đã chôn vùi mấy lớp, ông như sững sờ choáng váng, vì thấy số mệnh sao lại có điều kỳ dị kinh khủng đến thế. Qua phút sững sờ ông giật mình, cái giật mình báo hiệu những cuộc biến đổi lớn. Bỗng dưng ông cúi đầu như cây cối trước cơn giông, như người lính trước trận xung phong. Ông thấy như mây đen, sấm sét đang kéo trên đầu mình. Nghe Giave nói, ông liền nghĩ đến việc đi ngay, chạy ngay đi tự tố cáo để cứu lão SăngMáchiơ và ngồi tù thay cho lão. Lòng ông đau như dao cắt. Nhưng rồi ý nghĩ ấy qua đi, ông tự bảo mình: “Sao lại thế!” ông cố nén cái cử chỉ hào hiệp ban đầu ấy đi và lùi bước, không dám dũng cảm.
Tất nhiên, sau khi nghe những lời đáng tôn kính của ông giám mục, qua bao nhiêu năm hối cải và nhẫn nhục, giữa lúc đang bắt tay vào việc chuộc tội một cách hiệu quả đáng lẽ người ấy, mặc dầu đứng trước một nỗi băn khoăn ghê gớm như lần này, nhất định không chịu chùn chân chút nào, cứ thẳng bước đến chỗ vực thẳm mà dưới đáy thì lại là trời, được như thế thì hay biết bao nhiêu. Nhưng nào có được thế. Chỉ biết là phải kể ra đây tất cả những diễn biến trong tâm hồn con người ấy. Và cũng chỉ kể được cái gì đã xảy ra thôi. Ban đầu ông bị bản năng sống còn lôi cuốn ông vội tập trung mọi ý nghĩ lại, cố nén cơn xúc động, để ý đến sự có mặt của Giave, mối nguy cơ lớn cho ông, hoãn những điều đã quyết định với cái liều lĩnh của người đang sợ hãi, thận trọng đến mệt óc trong mọi việc sắp làm và lấy cái thái độ bình tĩnh như người võ sĩ cúi nhặt lá mộc đánh rơi vậy.
Cả buổi tối hôm ấy, tâm trạng ông cứ như thế. Trong lòng rối như tơ vò mà bề ngoài vẫn cứ điềm nhiên, bình thản. Ông chỉ thực hiện những “biện pháp bảo lưu” thôi.[67] Tất cả như mơ hồ và lộn xộn trong đầu óc ông. Lòng phân vân đến nỗi ông không thể có được một ý kiến gì cho rõ rệt. Ngay cả bản thân ông, ông cũng không hiểu như thế nào cả. Chỉ biết rằng mình vừa bị một vố nặng, ông vẫn đến thăm Phăngtin ở phòng bệnh như mọi khi và nấn ná ở lại lâu hơn. Lòng thương người khiến ông thấy cần phải làm như thế và ông ủy thác chị cho hai bà xơ một cách cặn kẽ phòng khi ông phải vắng mặt. Ông mơ hồ nghĩ rằng có lẽ cần phải đi Arát, nhưng chẳng có ý gì quả quyết cả. Ông lại tự bảo như mình thì còn sợ gì ai nghi ngờ nữa, có tới đó cũng không hại gì, lại được xem sự thể ra làm sao. Và ông đã đến thuê xe ngựa của lão Xcôphơle, cũng là cách chuẩn bị đề phòng mọi sự bất trắc, thế thôi.
Tối hôm ấy, ông ăn cơm khá ngon miệng.
Vào phòng nghỉ, ông bình tâm suy nghĩ lại.
Ông nhận định lại tình hình và thấy thật là phi lý. Phi lý đến nỗi giữa lúc suy nghĩ vẩn vơ như thế mà cũng hình như có mối lo sợ gì khó tả, buộc ông phải đứng dậy ra đóng chặt cửa và cài then thật kỹ. Ông sợ còn có cái gì nó vào nữa. Ông chặn ngang cửa để chống lại với cái có thể đến.
Một lát sau, ông tắt nến đi. Ánh sáng làm ông khó chịu.
Hình như người ta có thể trông thấy ông được.
Người ta, là ai?
Khổ thay! Ông muốn đuổi nó ra ngoài thì nó đã vào, ông muốn che mắt nó thì nó đã nhìn ông, nó là lương tâm ông.
Mà lương tâm ông tức là Chúa.
Dù sao, lúc đầu ông vẫn còn ảo tưởng, cho mình thế là yên chí, chỉ có một mình mình thôi. Cửa đã cài then không ai còn làm gì nổi mình; đèn đã tắt đi rồi, còn ai trông thấy mình nữa. Bây giờ ông mới nhìn kỹ vào mình. Gian phòng tối om. Ông tỳ khuỷu tay xuống bàn. Đưa bàn tay đỡ trán, ngồi suy nghĩ.
“Ta nghĩ đến đâu rồi? - Ta không mơ ngủ chứ? - Họ đã nói gì với ta? Có thật ta đã gặp tên Giave và nó đã nói với ta như thế không? Tên SăngMáchiơ là thế nào? - Nó giống ta ư? - Có thể thế được không? Hôm qua ta còn được thảnh thơi và có ngờ đâu sự thể thế này! Hôm qua, giờ này ta đang làm gì nhỉ? - Việc này nó thế nào? - Kết cục rồi ra sao? - Làm thế nào bây giờ?”
Đấy, trong lòng ông xốn xang như thế đấy. Đầu óc không còn sức suy nghĩ minh bạch nữa, các ý nghĩ cứ xô đi như làn sóng, ông đưa hai tay ôm lấy đầu như để giữ lại. Tình trạng bời bời ấy làm cho tâm trí và nghị lực ông bị đảo lộn cả, ông muốn tìm một cái gì đích xác, muốn có một sự quyết định, nhưng chỉ thấy có lo sợ. Đầu nóng bừng bừng. Ông ra cửa sổ, mở toang cả hai cánh ra. Trên trời không một bóng sao. Ông lại vào bàn ngồi.
Một giờ đồng hồ trôi qua như thế. Dần dần một vài đầu mối bắt đầu hiện ra và cấu kết lại trong ý nghĩ, làm ông thấy hé ra một cách chính xác thực tế của cảnh ngộ mình tuy chưa được bao quát song đã chắc chắn được đôi ba điều.
Ông bắt đầu nhận ra rằng dù cảnh ngộ ấy có kỳ dị bấp bênh đến đâu đi nữa, ông cũng hoàn toàn làm chủ được tình thế.
Vì lẽ ấy, ông lại càng thấy thêm lo sợ…
Các việc ông làm đều nhằm mục đích sửa mình một cách nghiêm khắc, theo lời răn của Chúa. Nhưng đặt mục đích ấy qua một bên thì tất cả những điều ông làm, cầm bằng như ông đào một hố sâu để chôn chặt tên mình. Điều ông sợ nhất trong những lúc ông trầm ngâm tự vấn hoặc trong những đêm trằn trọc không ngủ, là có ai đọc đến tên ấy. Ông nghĩ rằng nếu việc ấy xảy ra thì mọi sự coi như hỏng hết: cái tên ấy mà hiện ra thì nó sẽ làm tiêu tan cuộc đời mới của ông, và biết đâu nó lại không làm tiêu tan cả tâm hồn mới của ông nữa? Chỉ mới nghĩ việc ấy có thể xảy ra là ông đã rùng mình.
Giả dụ những lúc ấy có người đến nói với ông như thế này: có lúc cái tên ấy sẽ vang đến bên tai, cái tên Giăng Vangiăng ghê tởm ấy sẽ từ trong bóng tối hiện ra sừng sững trước mặt, những luồng ánh sáng vĩ đại lâu nay đã xóa sạch cái màn bí mật chung quanh ông, bỗng dưng sáng rực hẳn lên, làm cho mọi người chói mờ không trông thấy gì. Cái tên vì thế không còn gì đáng sợ, cái màn bị xé lại tăng thêm sự bí mật, cái phút tưởng như trời sa đất sụt kia lại là phút làm cho nền móng ngôi nhà thêm vững. Và sự việc kỳ lạ kia chỉ đưa đến kết quả làm cho cuộc đời ông càng thêm sáng tỏ đồng thời càng thêm khó hiểu, cái bóng ma Giăng Vangiăng đem đặt bên ông tư sản Mađơlen đáng kính, chỉ làm cho ông càng thêm vinh dự, càng thêm được kính mến, được yên tĩnh hơn giờ hết. Giả sử có ai nói với ông như vậy, ông cũng sẽ lắc đầu và cho là vô lý. Thế mà tất cả những cái đó vừa xảy ra, tất cả những cái không thể có đã có và Chúa đã cho phép các thứ viển vông kia trở thành sự thật!
Suy nghĩ mãi cũng thấy sáng sủa dần ra. Mỗi lúc ông mỗi nhận rõ thêm cái thế của mình lúc này.
Ông thấy mình như vừa tỉnh một giấc mơ và đương trượt dần trên một con đường dốc trong đêm tối, đến bên bờ một cái vực sâu, cả người run lên mà không sao lui trở lại được. Ông nhìn thấy rõ ràng trong bóng tối ấy có một người lạ mặt mà số mệnh tưởng lầm là ông và đương đem xô xuống vực thay cho ông. Trong hai người, hoặc ông hoặc người kia phải có một người ngã xuống thì vực mới khép lại được.
Ông cứ để cho việc xảy đến ra sao thì ra là yên. Giờ thì rõ ràng lắm rồi. Ông tự thú điều này: - Chỗ của ông ở trong nhà lao vẫn còn bỏ trống. Dù ông có muốn làm thế nào đi nữa, nó vẫn cứ chờ ông. Tội cướp tiền của thằng bé Giecve đã đưa ông trở vào đó, cho nên cái chỗ bỏ trống ấy, nó cứ chờ ông, lôi kéo ông, cho đến khi ông phải vào mới nghe. Đó là việc không thể tránh được, thế nào cũng phải tới. Và ông lại nghĩ:
- Hiện giờ ông đã có một người thay thế. Nghe đâu tên SăngMáchiơ nào đó đã vô phúc gặp phải cái không may ấy. Còn ông thì từ nay trong nhà lao đã có tên SăngMáchiơ thế chân, ngoài xã hội thì ông là Mađơlen, ông không còn phải lo gì nữa, quý hồ ông cứ để cho người đời đem cái tấm bia chung thân ô nhục kia đè lên đầu ông SăngMáchiơ; cái tấm bia ấy giống như cái nắp mồ, đã sập xuống một lần thì thôi, không bao giờ còn nâng lên được nữa…
Tất cả những cái đó quá mãnh liệt, qua lạ đời. Trong người ông như có một chuyển động gì khó tả, ít khi thấy nảy ra trong một đời người. Hình như lương tâm đang vùng lên quằn quại, khuấy động tất cả những gì đáng nghi ngờ của trái tim. Hình như trong đáy sâu của cõi lòng có một tiếng cười phá đang vang lên, mà ý nghĩa gồm đủ mỉa mai vui mừng, lẫn thất vọng.
Bỗng ông thắp nến lên, tự bảo mình:
- Ơ hay, ta sợ cái gì chứ? Sao ta lại phải nghĩ ngợi phân vân như thế? Ta đã thoát nạn rồi. Xong cả rồi. Trước kia thì còn cái cửa bỏ ngỏ để dĩ vãng có thể lọt được vào cuộc sống hiện tại. Cái cửa ấy, giờ đã xây bịt lại rồi! Một cách vĩnh viễn! Cái thằng Giave ấy, lâu nay nó làm ta lo lắng, nó theo dõi ta khắp nơi, cái linh tính đáng sợ của nó hình như đã đoán được ra ta, mà đoán được ra rồi chứ còn gì nữa! Cái tên chó săn đáng tởm ấy nó rình ta từng bước, nay thì nó lạc hướng rồi, lo chạy theo con đường khác rồi, nó sẽ để cho ta yên, nó đã nắm được tên Giăng Vangiăng của nó rồi! Hình như nó lại muốn bỏ nơi đây mà đi! Và cái chuyện này xảy ra ta có biết đâu! Ta có can dự gì đến đó đâu! Nhưng mà này! Trong chuyện này có cái gì gọi là đáng trách được không! Những người gặp ta chắc sẽ tưởng ta gặp nạn lớn! Chung quy lại, nếu có ai gặp tai họa phen này thì chẳng phải lỗi ở ta chỗ nào cả. Thôi thì cũng là tại trời cả. Có lẽ trời muốn như thế thật. Ta có quyền gì xáo trộn việc trời đã xếp đặt? Ta cầu mong gì bây giờ? Tại sao ta cứ chực xen vào việc này? Can dự gì đến ta đâu. Ơ hay! Ta không bằng lòng hay sao? Mà ta đòi hỏi cái gì chứ? Cái mục đích lâu nay ta theo đuổi, cái điều hằng đếm ta mơ ước, điều mà ta đem cầu nguyện với trời là sự an toàn, thì ta đạt được rồi! Ý Chúa là như vậy. Ta còn làm gì trái nổi ý Chúa được. Mà tại sao ý Chúa lại muốn như thế? Chính là để ta tiếp tục cái việc ta mới bắt đầu, để ta làm điều thiện, để ta có thể một ngày kia nêu tấm gương sáng cho người khác, để người ta thấy rằng kẻ đã biết hối quá, đã biết tu tỉnh thì cũng sẽ được hưởng phần hạnh phúc! Thật lạ, ta không hiểu tại sao ban nãy ta không dám vào nói hết câu chuyện với ông cha xứ đáng kính ấy, như một người xưng tội. Chắc hỏi ý kiến ông, ông cũng sẽ trả lời như ta nghĩ thôi. Nhất định rồi, cứ mặc cho công việc tiếp diễn! Để yên cho Chúa định đoạt!
Đó là lời ông tự nhủ. Lời nói vang lên từ tận đáy lòng khi ông cúi nhìn xuống cái có thể gọi là vực thẳm của lòng ông. Sau đó ông đứng lên, đi bách bộ trong phòng - thôi, đừng nghĩ đến việc đó nữa. Quyết định rồi mà! Nhưng trong lòng vẫn không thấy vui.
Trái lại nữa.
Người ta không sao ngăn trí óc trở lại với một ý nghĩ, cũng như không sao ngăn sóng bể lui ra rồi lại xô trở vào bờ. Với người thủy thủ, đó là thủy triều. Với kẻ có tội, đó là lòng hối hận. Chúa khuấy động linh hồn con người cũng như làm cho đại dương nổi sóng vậy.
Chỉ một lát sau, dù đã cố sức quên đi, ông lại phải trở lại với cuộc đối thoại đau khổ lúc trước, mình nói rồi mình lại nghe. Nói lên những điều mình không muốn nói tới, rồi phải nghe những điều mình không muốn để vào tai. Đành để cho một sức gì huyền bí nó lôi cuốn và ra lệnh: “Nghĩ đi!” như nó đã ra lệnh cho một kẻ có tội trước đây khác trước đây hai nghìn năm! “Đi đi”.
Trước khi kể tiếp xin nhấn mạnh một nhận xét cần thiết để mọi người hiểu đầy đủ câu chuyện.
Loài người biết suy nghĩ, ai cùng từng trải qua những phút mình nói với mình. Ngôn ngữ thật không bao giờ huyền diệu tuyệt vời, bằng khi ở bên trong con người, nó như con thoi chuyển từ trí tuệ đến lương tâm rồi từ lương tâm quay về với trí tuệ. Những chữ “ông nói”, “ông kêu lên” thường gặp trong chương này, chính phải hiểu theo nghĩa ấy. Người ta tự nói với mình, tự bảo với mình, tự kêu lên với mình. Thật là ầm ĩ: cái gì trong ta cũng nói, chỉ miệng là không. Nhưng sự im lặng chung quanh không hề lúc nào bị ngắt quãng. Bao nhiêu hiện thực của tâm hồn, không trông thấy, không sờ mó được, nhưng vẫn là những hiện thực.
Ông hỏi mình suy tính đến đâu rồi. Ông tự vấn xem “quyết định như thế”, thì rồi ra sao? Ông tự thú, công việc xếp đặt như thế là bất nhân. Cái lối để mặc cho công việc xảy ra, phải để yên cho Chúa định đoạt là một lối rõ ràng ghê tởm. Cứ để mặc cho số mệnh và người đời nhầm lẫn, không ngăn cản nó lại, yên lặng để phụ họa với nó, không làm gì cả, tức là mình đã làm tất cả đấy! Đó là một việc gian giảo đốn mạt nhất! Đó là một tội ác khốn nạn, hèn hạ, hiểm độc, đáng khinh, đáng tởm!
Suốt tám năm, lần này là lần đầu con người đáng thương ấy mới lại thấy cái vị cay đắng của một ý nghĩ xấu và của một hành động xấu. Ông kinh tởm, khạc nhổ nó đi.
Ông tiếp tục tự vấn. Ông nghiêm khắc tự hỏi mình định nói gì với câu “mục đích đã đạt”? Ông nhận rằng đời mình có một mục đích thực, nhưng mục đích gì? Giấu tên giấu tuổi à? Che mắt bọn cảnh sát à? Chẳng lẽ đã làm những việc như mình đã làm, là chỉ vì một điều nhỏ mọn như thế? Thế không còn mục đích nào khác, cao cả, chân chính nữa sao? Cứu vớt lấy linh hồn, chứ không phải thể xác. Trở lại thành người ngay thẳng và nhân từ. Thành con người chính trực! Đó có phải là điều mình ước mong và là điều độc nhất mình ước mong không? Đó có phải là điều ông giám mục khuyên bảo không? Đoạn tuyệt với dĩ vãng à? Trời ơi! Có đoạn tuyệt đâu, thế là nối lại đấy, bằng một hành động khốn nạn đấy! Thế là trở lại thành một thằng ăn cắp đáng khinh ghét nhất! Mình đã ăn cắp cái sinh mệnh của người ta, cả cuộc đời, cả sự yên ổn, cả cái chỗ đứng của người ta dưới ánh sáng mặt trời! Mình thành một tên sát nhân! Không phải giết bằng gươm đao, mà giết bằng tinh thần một con người khốn nạn. Buộc người ta phải chịu một cái chết thê thảm, cái chết dần chết mòn, chết không mồ không mả, ngay giữa cảnh thanh thiên bạch nhật, tức là cảnh tù ngục. Trái lại, ra thú đi, cứu cho người ta khỏi cái tai ách bị lầm lẫn ghê gớm, lấy lại cái tên cũ, theo nghĩa vụ mà trở lại thằng khổ sai Giăng Vangiăng, đấy mới thực là hoàn thành cái việc tái tạo và vĩnh viễn thoát khỏi chốn địa ngục là nơi mà mình mới vừa bước chân ra khỏi. Vào tù lại, trông thì như là sa trở vào địa ngục, nhưng thực tế thì thoát khỏi! Phải làm như thế mới đúng! Nếu không thì bao nhiêu điều đã làm đều coi như không có. Cả sự nghiệp trước thành vô ích, cả cuộc đời hối lỗi đều bỏ đi, mình chỉ còn tự bảo mình một lời: ích gì? Ông thấy hình như có ông giám mục ở trước mặt. Ông giám mục đã mất, nên nay lại hiện ra rõ rệt. Ông đang nhìn đăm đăm và bảo rằng ông thị trưởng Mađơlen có tiếng là đạo đức, té ra lại thật là bỉ ổi, còn tên tù Giăng Vangiăng thì sẽ lại trong sạch, đáng quý biết bao. Người đời chỉ trông thấy cái mặt nạ của ta, nhưng ông giám mục thì nom thấy rõ được mặt thật. Người đời chỉ nom thấy cuộc sống bên ngoài của ta, nhưng ông giám mục thì trông suốt đến cả lương tâm. Thế thì phải đi Arát, giải thoát cho Giăng Vangiăng giả kia và tố giác tên Giăng Vangiăng thật! Than ơi! Đó là sự hy sinh cao cả nhất, một cuộc chiến thắng thương tâm nhất, cái bước sau cùng khó khăn nhất. Nhưng cần phải bước qua cái bước ấy. Đau đớn thay là số mệnh! Muốn thành người trong sạch trước mặt Chúa, lại phải chịu làm kẻ ô nhục trước mặt người đời!
“Dứt khoát rồi, phải theo con đường ấy! Phải làm bổn phận của mình. Phải cứu người ấy”.
Ông cao giọng nói to câu ấy mà không biết.
Ông giở sổ sách ra, kiểm soát lại và sắp xếp cho gọn ghẽ. Ông lấy bó văn tự mượn nợ của những người buôn bán nhỏ túng thiếu ném vào lửa. Ông viết một bức thư, niêm phong lại và đề ngoài phong bì: “Gửi ông Laphít chủ ngân hàng phố Actoa, Pari”.
Ông mở ngăn bàn giấy lấy ra một cái ví đựng một ít giấy bạc và tờ thông hành ông vừa dùng đi bầu cử trong năm ấy.
Ai trông thấy ông làm các việc ấy mà nét mặt không thôi trầm ngâm tư lự, chắc thừa hiểu trong bụng ông đang suy nghĩ nhiều lắm. Chốc chốc, thấy môi ông hơi mấp máy; có lúc ông lại ngước nhìn chăm chú vào một chỗ nào đó trên vách, dường như ở đó có cái gì phải hỏi han, phải làm cho sáng tỏ.
Viết xong một bức thư, ông bỏ cả thư và ví vào túi áo rồi lại đứng dậy đi bách bộ.
Dòng suy nghĩ của ông không hề chệch hướng. Ông vẫn thấy rất rõ bổn phận của ông được viết thành chữ sáng, đang rực chói trước mắt; nhìn đến đâu cũng thấy dòng chữ ấy: - Đi ngay! Đến mà khai đi! Thú đi!
Trước nay có hai ý nghĩ coi như hai nguyên tắc chi phối cuộc đời ông: cất giấu họ tên và tu dưỡng tâm tính. Lần này là đầu tiên ông thấy hai ý nghĩ ấy cựa quậy như những hình bằng xương bằng thịt và hiện ra khác nhau rành rọt, cách biệt hẳn nhau. Một ý trong đó hoàn toàn đúng, còn ý kia thì có thể trở thành xấu; ý này là vị tha, ý nọ là cá nhân! Đây là vì đồng loại, đó là vì bản thân; cái này bắt nguồn từ ánh sáng, cái kia bước ra từ bóng đen.
Hai lực lượng ấy tranh chấp nhau và ông là người chứng kiến. Ông suy nghĩ chừng nào thì nó lại lớn lên chừng ấy và bây giờ thì nó to như núi; một bên là nữ thần, một bên là nữ khổng lồ, hai bên quần nhau trong người ông, trong cái cõi vô biên vô tận, lẫn lộn vừa ánh sáng vừa bóng tối như trên đây đã nói.
Người ông hoảng hốt nhưng ông có cảm tưởng như phía ý nghĩ đúng thắng thế và ông đang đi đến một bước quyết định cho lương tâm và cho số phận nữa đây. Trước kia ông giám mục đã mở đầu cho ông giai đoạn đầu của cuộc đời mới, đến nay thì lão SăngMáchiơ này lại đánh dấu cho giai đoạn thứ hai. Cơn khủng hoảng to lớn đã qua, trận thử thách gian nan lại đến.
Cơn sốt trong người một lúc đã nguôi nguôi, nay dần dần trở lại. Muôn nghìn ý nghĩ thoáng qua đầu nhưng chỉ làm cho ông vững tâm thêm trong quyết định của mình.
Ông tự bảo: “Mình xét việc quá ư nóng vội, cái lão SăngMáchiơ ấy, xét cho cùng cũng chẳng có gì đáng để ý, và thật ra lão có ăn trộm thật”. Rồi ông lại tự trả lời: “Ví thử lão ta có trộm táo đi nữa thì cũng chỉ một tháng tù. Từ đó đến khổ sai còn xa biết mấy. Với lại biết đâu đấy? Lão có ăn trộm thật không? Có gì làm bằng? Cái tên Giăng Vangiăng đã làm chết lão, hình như người ta chẳng còn cần bằng chứng gì nữa. Các vị chưởng lý của nhà vua chẳng hay làm như thế là gì? Lão ta vốn là tù khổ sai, thì nhất định lão ta có ăn trộm”.
Lúc khác ông lại nghĩ rằng, sau khi ông ra tự thú, rất có thể người ta sẽ chiếu cố đến hành vi dũng cảm của ông, xét đến cuộc đời lương thiện của ông trong bảy năm qua và công lao của ông đóng góp cho xứ sở lâu nay, mà tha bổng cho ông. Nhưng giả thiết ấy tan mau như khói. Ông mỉm cười chua chát mà nhớ ra rằng ông cướp đồng hào của bé Giecve là mắc vào tội tái phạm, việc này nhất định sẽ bị lôi ra và như thế, đúng theo hình luật, ông sẽ bị khép vào tội khổ sai chung thân.
Ông xua tan mọi thứ ảo tưởng kia đi. Tách mình dần ra khỏi cuộc đời thấp hèn và đi tìm cho mình sự an ủi và sức mạnh ở một nơi khác. “Nhất định ta phải làm theo bổn phận ta”, ông tự bảo: “Làm xong bổn phận chắc gì đã khổ hơn là trốn tránh không làm?” Nếu ông cứ để mặc kệ và ông cứ ở Môngtơrơi, thì uy tín của ông, tiếng tăm của ông, những cống hiến của ông cho xã hội, lòng thương người, đức tính gần gũi mọi người, cuộc sống trong sạch, thậm chí sự giàu có của ông, rồi lòng kính yêu, trọng vọng của mọi người, tất cả những cái đó dường như pha trộn tội ác. Và những thứ cao quý kia mà lẫn cái vật ghê tởm này thì mùi vị sẽ ra làm sao nữa! Trái lại, nếu ông dám hy sinh, thì dù thân có ở lao tù, xiềng xích, người có phải khổ sai tạp dịch, chẳng bao giờ được nghỉ ngơi mà luôn luôn bị quở phạt, dù đến thế đi nữa thì trong mỗi bước gian truân ấy vẫn bật lên một ánh sáng thần tiên!
Nhưng cuối cùng ông lại tự nhủ rằng sự việc hình như phải thế, số phận của ông trên trời đã định sẵn, ông không có quyền xáo trộn mọi thứ trên cao đã sắp đặt, mà chỉ được phép lựa chọn mà thôi: hoặc bên ngoài đạo đức mà bên trong nhục nhã hoặc bên trong cao quý mà bên ngoài nhục nhã.
Dằn vặt mãi với bao ý nghĩ bi thảm, lòng can đảm của ông vẫn vững vàng, nhưng trí óc ông cảm thấy mệt mỏi. Bất giác ông bắt đầu nghĩ đến những điều khác, những điều không dính dáng gì đến việc kia.
Mạch hai bên thái dương đập dữ dội. Ông vẫn đi đi lại lại không ngừng. Đồng hồ điểm mười hai giờ phía thị sảnh, rồi phía nhà thờ. Ông tẩn mẩn đếm theo từng tiếng hai cái đồng hồ ở hai nơi rồi lại so sánh tiếng chuông với nhau. Ông sực nhớ mấy hôm trước ông thấy ở một cửa hàng đồ sắt một cái chuông cũ trên có đề cái tên: Ăngtoan Anhbanh đơ Rômanhvin.
Ông thấy lạnh, bèn đến bên lò nhóm một ít lửa, nhưng quên không nghĩ đến việc đóng cửa sổ lại.
Một lúc lâu, ông thấy đầu óc mình trở lại mụ mẫm. Phải cố gắng hết sức mới nhớ ra được mình đã nghĩ những gì trước lúc chuông đồng hồ đánh mười hai tiếng. Cuối cùng ông nhớ ra được và tự nhủ:
“À phải, lúc nãy ta đã quyết định đem ta ra tố cáo mà”. Bỗng ông sực nghĩ đến Phăngtin.
“Ờ nhỉ! Còn người đàn bà tội nghiệp này nữa!”
Đến đây một cơn khủng hoảng khác lại nổ ra. Phăngtin bỗng nhiên hiện ra trong tâm trí như đem đến một tia sáng bất ngờ. Mọi vật xung quanh hình như không còn cái cảnh sắc như trước nữa. Ông kêu lên: à, mà sao từ nãy đến giờ ta chỉ nghĩ đến mình ta? Ta chỉ tính toán đến những điều vừa ý ta thôi! Hoặc là cứ yên lặng, hoặc là ra tự thú, - ẩn núp cho yên thân hay là cứu vớt lấy linh hồn, - làm một ông thị trưởng đáng khinh mà được tôn trọng hay là một thằng tù khổ sai ô nhục mà lại đáng kính, đó vẫn là chuyện của ta, luôn luôn là của ta, độc một mình ta! Nhưng trời ơi! Đó chỉ là chuyện ích kỷ! Hình thức này hay hình thức khác đi nữa, cũng chỉ là ích kỷ. Sao ta không nghĩ đến người khác một tí? Nghĩ đến người khác là điều thiện đầu tiên. Nào, thử xét lại xem. Để riêng ta ra, quên hẳn ta đi, thì rồi sẽ ra sao? - Ta mà ra tự thú nhé! Thì họ bắt ta, họ thả tên SăngMáchiơ ra, họ đưa ta đi đày, vậy là phải rồi. Rồi sao nữa? Ở đây sẽ xảy ra những việc gì? À, ở đây có cả một vùng, một thành phố, những xưởng may, một nền công nghiệp, có bao nhiêu là thợ thuyền, đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con, những người thật đáng thương! Ta đã xây dựng nên tất cả, ta đã nuôi sống cho tất cả, chỗ nào có khói tỏa trên mái nhà là do chính tay ta đã đem củi cho mà đốt, đem thịt cho mà nấu; nhờ ta có sự no ấm, có sự giao lưu, có tiền của; trước ta, nào có gì đâu; ta đã phục hưng lại; làm sống lại; làm cho sầm uất, làm cho phồn thịnh, làm cho nhộn nhịp, làm cho giàu có cả một xứ; ta mà thiếu đi là thiếu cả một linh hồn. Ta mà cất ta đi thì sẽ chết hết thảy - Lại còn người đàn bà kia đã chịu bao nỗi đau khổ, đã có bao điều đáng quý trong bước sa ngã! Cuộc đời đau khổ của chị đều do ta vô tình gây ra cả. Lại còn đứa bé mà ta định tìm về, ta đã hứa hẹn với mẹ nó nữa! Đối với chị, ta lại không có chút gì để đền bù hay sao? Ta mà không còn ở đây nữa thì rồi sẽ ra sao? Người mẹ tất chết. Đứa con rồi ra sao thì ra. Đấy, nếu ta đi tự thú, thì rồi sẽ như thế đấy.
“Hay là ta đừng đi thú tội nữa? Xem nào, hay là đừng đi?”
Tự hỏi xong câu ấy, ông ngừng lại như có một chút rụt rè, run sợ. Nhưng phút ấy chỉ thoáng qua. Ông lại bình tĩnh tự trả lời:
- Được, lão ta đi tù khổ sai, điều đó có thật, nhưng có sao đâu, lão ta ăn trộm kia mà! Ta có cố tình nói lão không ăn trộm thì lão cũng đã ăn trộm rồi! Còn ta, ta ở đây ta tiếp tục công việc của ta. Mười năm nữa ta sẽ có mười triệu, ta sẽ đem mười triệu ấy rải ra khắp xứ. Ta chẳng giữ gì cho ta cả, có tiền hay không có tiền, điều ấy có hề gì? Có phải vì ta mà ta làm việc đâu? Khi ấy mọi người cứ càng sung túc lên, các đồng nghiệp bừng dậy và kích thích nhau, công xưởng nhà máy đông lên, mọi gia đình, hàng trăm, hàng nghìn gia đình được sung sướng; dân chúng trong vùng đông lên, những chỗ này mới là trại của tá điền, sẽ có làng xóm mọc lên, những chỗ nay còn hoang vu sẽ có trại tá điền xuất hiện. Bấy giờ đói nghèo không còn nữa và cùng với đói nghèo cũng mất luôn những tệ nạn trụy lạc, đĩ điếm, trộm cắp, giết người, tất cả những tật xấu, thói hư, tất cả những tội ác! Ấy, cả một vùng sẽ trở nên giàu có và lương thiện! Và người mẹ tội nghiệp ấy có đủ điều kiện để nuôi con mình.
Ơ kìa, ta đã điên, ta đã quá vô lý, tại sao lại nói đến chuyện đi tự thú? Thật đấy, phải suy nghĩ cho kỹ, chớ có hấp tấp. Quái nhỉ! Chỉ vì ta muốn làm một kẻ vĩ nhân, một người nghĩa khí - trò tuồng thôi! Chỉ vì muốn tránh hình phạt cho một tên trộm cắp vu vơ, chắc là ngốc nghếch nữa, - hình phạt có lẽ hơi quá đáng, tuy về căn bản là đúng, - mà lại để cho cả một xứ phải điêu tàn! Để cho một người đàn bà đáng thương phải chết ở phòng bệnh! Một đứa nhỏ phải chết đường chết chợ như chó chết. A, thật là tàn nhẫn! Mẹ không được thấy mặt con! Con không được biết có mẹ! Như thế chỉ vì một thằng lưu manh già đáng đi đày, không vì tội ăn trộm táo này thì rồi cũng vì tội khác! Thật là những tư tưởng đạo đức hão, đi gỡ tội cho kẻ phạm tội để hy sinh những người vô tội! Mà lão thì còn sống được vài năm nữa là cùng và có vào tù thì cũng chẳng khổ hơn chui rúc ở túp nhà nát. Hy sinh tất cả nhân dân một vùng, bao nhiêu người mẹ, bao nhiêu người vợ, bao nhiêu trẻ con, để đi cứu một lão già lang thang. Cả con Côdét tội nghiệp chỉ còn trông mong có ta, chắc là lúc này nó đang rét tím người ở cái xó lều của vợ chồng Tênácđiê. Lũ này cũng là đồ chó chết đấy! Như thế là ta đã trốn nhiệm vụ đối với những con người khổ sở ấy! Ta lại nỡ tự đi thú à? Sao ta lại định làm cái việc khờ dại thế? Cứ cho là xấu xa hẳn đi! Thí dụ coi đó là một điều bất nhân, mà lương tâm ta rồi đây sẽ trách mắng. Vì lợi ích của kẻ khác, mà chỉ mình mình chịu trách mắng, chỉ mình mình chịu làm điều xấu xa để thiệt riêng cho linh hồn mình, thì như thế mới gọi là bác ái, mới gọi là đạo đức chứ.”
Ông lại đứng lên, đi đi lại lại. Lần này ông thấy như được thỏa mãn. Tìm kim cương phải đi sâu vào lòng đất, cũng như tìm chân lý phải đi sâu vào ý nghĩ. Dường như ông đã đi vào những tầng sâu như vậy và sau một thời gian khá lâu mò mẫm ở những nơi tối nhất, ông đã tìm ra được một trong những hạt kim cương ấy, một trong những chân lý ấy và ông đang giữ trong tay, ngắm nghía, sung sướng đến lóa mắt.
“Phải - ông nghĩ - như thế mới phải. Ta đã đi đúng đường, ta phải nắm được cách giải quyết. Mọi sự rồi ra cũng phải có một chỗ để mà dựa chứ. Ta đã quyết định rồi. Cứ để mặc! Không lung lay nữa, không lùi nữa. Đó là vì lợi ích của mọi người, không phải lợi ích của riêng ta. Hiện nay ta là ông Mađơlen, ta cứ giữ là Mađơlen. Còn đứa nào là Giăng Vangiăng thì mặc xác nó. Giăng Vangiăng không phải là ta nữa. Ta không biết hắn là ai, hắn ta là gì ta cũng không hiểu nữa. Bây giờ ai là Giăng Vangiăng thì kẻ ấy cứ mà lo liệu lấy, chẳng can cập gì đến ta. Cái tên ấy bây giờ như là một định mệnh, nó đang phất phơ trong đêm tối, nó có dừng lại và giáng xuống đầu ai cũng thây kệ nó!” Ông soi mặt vào cái gương con trên lò sưởi và nói: Té ra quyết định xong thực nhẹ cả mình! Bây giờ ta thấy khác hẳn lúc nãy.
Ông đi dăm bước nữa rồi đứng sững lại:
- Thôi, ta đã quyết thì dù có sao đi nữa cũng không nên trù trừ làm gì. Còn nhiều dây nhợ giữa ta với cái tên Giăng Vangiăng này đây. Phải cắt đứt nó đi! Ngay trong phòng này có mấy đồ vật có thể buộc tội ta, có những thứ vô tri có thể lên tiếng làm chứng chống lại ta. Thôi dứt khoát phải thủ tiêu tất cả.
Ông lục túi lấy bọc tiền, mở ra lấy chiếc chìa khóa con. Ông tra vào một cái ổ khóa bé tí lờ mờ lẩn vào giữa những nét vẽ tối sầm phủ lên mặt giấy dán tường. Một khoảng trống trong tường hiện ra. Đó là một thứ tủ giả ẩn vào một bên là góc tường, một bên là lò sưởi. Trong lòng tủ giấu mấy cái quần áo rách, cái áo bành tô cũ và cây gậy to hai đầu bịt sắt. Ai đã được thấy Giăng Vangiăng hồi tháng 10 năm 1915 khi đi qua Đinhơ sẽ nhận ra được ngay những đồ cũ nát tồi tàn đó.
Ông đã giữ gì những đồ vật ấy. Cũng như giữ gìn cả đôi đèn nến bằng bạc để luôn nhớ đến ngày mình bắt đầu làm lại cuộc đời mình. Song ông lại giấu những thứ mang từ nhà tù ra, còn đôi đèn của ông giám mục thì ông đem bày ở giữa nhà.
Ông nhìn trộm ra cửa, sợ cửa đã cài then mà vẫn còn có thể mở được. Rồi không thèm liếc nhìn đến những thứ đồ vật mà bao lâu nay ông bất chấp cả nguy hiểm giữ gìn một cách thành kính, ông vội vàng hấp tấp ôm cả đống quần áo, ba lô, gậy gộc kia vất cả vào đống lửa.
Ông khép cái tủ giả lại. Để được cẩn mật hơn - kể cẩn mật cũng vô ích, vì trong ấy không còn gì nữa - ông cũng cứ đẩy một cái bàn vào góc tường để che chỗ ấy đi.
Mấy phút sau, ánh lửa đỏ bập bùng chiếu sáng cả gian phòng và bức tường trước mặt. Tất cả đều bắt lửa. Cây gậy nổ lách tách và bắn tàn ra đến tận giữa phòng. Cái ba lô đựng quần áo rách cháy thành tro, để lộ một cái gì sang sáng, cúi xuống thì có thể thấy rõ là một đồng hào. Chắc là đồng bốn mươi xu ăn cướp của thằng bé Giecve.
Nhưng ông không nhìn chỗ lửa cháy, mà cứ đi bách bộ đều đều. Bỗng ông thấy đôi chân đèn có ánh lửa làm lóe sáng ở trên lò sưởi.
- Kìa, dấu vết Giăng Vangiăng hãy còn rành rành ở cái này đây, phải hủy nốt đi chứ.
Ông bèn cầm lấy đôi chân đèn. Đống lửa hãy còn đủ để làm cho nó mềm đi, dễ nắn thành một cục không còn phân biệt được hình thù gì nữa.
Ông cúi xuống sưởi một lúc, thấy ấm áp dễ chịu. Ông nói: - “Lửa ấm quá!” Rồi lấy một cây đèn cời than. Chỉ một phút nữa thôi là hai cây nến sẽ nằm giữa đống lửa. Lúc ấy ông nghe hình như trong mình có tiếng gọi:
- Giăng Vangiăng! Giăng Vangiăng!
Ông rợn cả người, hoảng hốt như đang nghe một cái gì ghê gớm. Tiếng gọi tiếp:
- Ừ, phải đấy, làm nốt đi! Đã làm thì làm cho trót! Hủy những cây đèn này đi! Thủ tiêu vật kỷ niệm này đi! Quên ông giám mục đi! Quên hết đi! Mặc xác thằng SăngMáchiơ cho nó chết! Hừ! Giỏi đấy. Mày tự khen mày đi! Thế là giải quyết rồi, nhất định rồi, xong rồi. Thế là người ấy, ông già ấy sẽ bị bắt, bị kết án thay cho mày và sẽ phải mang kiếp sống đầy ô nhục và khủng khiếp. Mà ông ta có hiểu đầu đuôi ra làm sao đâu, có lẽ ông ta cũng chẳng làm gì nên tội; ông ta chỉ bị oan. Chính cái tên mày đã làm nên tai vạ. Chính cái tên này đã đè trĩu lên người ta như một tội lỗi nặng nề. Được đấy. Còn mày thì mày cứ ở yên mà làm người lương thiện. Cứ vẫn làm ông thị trưởng đáng kính trọng, trông nom những trẻ mồ côi. Cứ sống sung sướng đạo đức để cho mọi người ca ngợi. Trong khi ấy, trong khi ở đây mày sống vui tươi và ánh sáng thì có kẻ phải mặc áo tù, phải đeo tên mày trong cảnh ô nhục, phải mang xiềng cho mày ở chốn ngục hình! Ừ! Thật khéo xếp đặt đấy. Đồ khốn nạn!
Mồ hôi chảy ướt cả trán. Ông giương mắt ngơ ngác nhìn đôi đèn. Những tiếng nói bên trong vẫn chưa dứt. Nó tiếp tục:
- Giăng Vangiăng! Sao đấy, chung quanh mày sẽ có bao nhiêu tiếng nói làm ầm lên, kêu to lên để ca tụng công đức của mày. Nhưng có một tiếng nói không ai nghe thấy cả, nó sẽ nguyền rủa mày trong bóng tối. Mày nghe đây, đồ khốn kiếp! Bao nhiêu lời ca tụng ấy chưa lên đến trời đã rơi rụng hết, chứ lời nguyền rủa kia sẽ lên được tới tai Chúa.
Tiếng nói ấy từ trong đáy lương tâm mà ra. Ban đầu còn nhỏ, nhưng dần dần rõ lên và ghê rợn như văng vẳng ngay bên tai. Hình như nó đã thoát khỏi người ông và bây giờ ông nghe nó từ bên ngoài nói lại. Câu sau cùng nghe rõ mồn một, khiến ông sợ hãi ngơ ngác nhìn quanh phòng và quát hỏi:
- Có ai ở đây không?
Rồi ông bật cười, cái cười ngây ngô của đứa ngốc:
- Mình rõ khỉ! Có ai vào đây được nữa.
Có người thật đấy, nhưng là người mà con mắt trần không thể nhìn thấy được.
Ông đặt đôi đèn lên lò sưởi.
Ông trở lại điệu bách bộ đều đều và buồn thảm khiến cho con người đang ngủ ở bên trong ông bị kinh động và choàng tỉnh dậy. Ông thấy vừa dễ chịu vừa có gì say say. Hình như vào những lúc bối rối nhất người ta lại muốn cử động nhiều may ra trong khi đi lại có thể tìm thấy một lời khuyên răn, mách bảo trong những gì mình gặp. Ông đi đi lại lại như thế một hồi và không biết mình đã suy nghĩ đến đâu.
Ông đã lần lượt có hai quyết định khác nhau, nhưng bây giờ thì ông đâm sợ cả hai. Bởi vì cái nào xem ra cũng chẳng hay ho gì đối với ông. - Trời ôi! Sao mà trớ trêu! Sao lại sinh ra cái chuyện lão SăngMáchiơ này! Chúa như đã cho theo một con đường để đi tới tốt lành, nay bỗng dưng cũng trên con đường ấy lại bị xô xuống vực!
Có lúc ông thử nhìn về tương lai. Tự thú, tự nộp mình, trời ơi! Một niềm chán nản mênh mông như chiếm lấy tâm hồn ông. Biết bao nhiêu điều ông phải từ bỏ, biết bao nhiêu điều ông phải nhận lại! Ông phải từ giã cuộc sống tốt lành, trong sạch, tươi sáng biết bao! Từ giã luôn cả tự do, vinh dự, cả lòng tôn kính của mọi người! Ông sẽ không còn được đi dạo ngoài đồng, sẽ không còn được nghe chim hót đầu xuân, sẽ không còn có dịp được cho tiền trẻ, ông sẽ không còn có dịp được trông thấy những cặp mắt dịu dàng nhìn ông với lòng biết ơn và thương mến. Ông sẽ rời khỏi ngôi nhà do ông dựng lên, rời khỏi căn phòng này, căn phòng nhỏ hẹp này! Sao lúc này cái gì cũng đáng yêu! Ông cũng sẽ không còn được đọc những cuốn sách này, ông cũng sẽ không còn được ngồi viết ở cái bàn con bằng gỗ xấu này! Bà gác cổng, người giúp việc duy nhất của ông, mỗi sáng sẽ không còn mang cà phê cho ông nữa. Thay vào tất cả những cái này, trời đất ơi! Là nhà giam, là gông xiềng, là áo tù, là xà lim, là phản gỗ, tất cả những thứ ghê người mà ông đã từng được nếm mùi vị! Lại vào lúc tuổi đã cao và lúc ông đã có địa vị như hiện nay! Giá như còn trẻ thì lại là một nhẽ! Đằng này, có tuổi, mà bất kỳ ai cũng gọi thằng nọ thằng kia, lúc nào cũng bị cai tù lục soát được, đánh đập được, rồi phải xỏ chân vào giày đanh, sáng sáng chiều chiều phải chìa chân cho thợ sắt nện chiếc búa tạ vào xiềng để kiểm tra, phải cúi đầu chịu đựng những cặp mắt tò mò của những người xa lạ, lắng nghe bọn lính ngục chỉ mình mà nói: “Tên đó chính cái tên Giăng Vangiăng ghê gớm đã từng làm thị trưởng ở Môngtơrơi!”. Rồi chiều đến, cả người rã rời, mồ hôi nhễ nhại, chiếc mũ xanh trễ xuống tận mắt, từng cặp một cùng bạn tù lại leo lên chiếc thang dây của cái nhà lao bồng bềnh trên mặt nước, dưới làn roi của tên cai ngục! Trời ơi là khổ! Có thể nào số mệnh lại độc ác như một sinh vật có trí tuệ và tai quái như lòng dạ con người!
Ông vùng vẫy hết cách nhưng không sao thoát khỏi cái song quan luận ở sâu dưới sự nghĩ ngợi hoặc ở lại thiên đường nhưng trở thành quỷ dữ! Hoặc bước xuống địa ngục nhưng lại trở nên thiên thần!
Biết làm thế nào, hở trời! Biết làm thế nào?
Cơn giày vò đau khổ, vất vả bao nhiêu ông mới thoát khỏi, lại một lần nữa ùn ùn kéo đến. Mọi ý nghĩ lại rối tinh lên. Trong lòng như thất vọng nên trí óc như thảng thốt, không còn suy nghĩ gì được nữa. Cái tên Rômanhvinh cùng hai câu thơ trong một bài hát nghe tự ngày nào lại văng vẳng bên tai. Trong trí ông Rômanhvinh là một khu rừng nhỏ gần Pari, trai gái yêu nhau đến đó hái hoa vào buổi đầu xuân.
Ông lảo đảo ở thân thể cũng như cả trong đầu óc. Ông bước chệch choạng như đứa trẻ được thả cho đi một mình.
Có lúc ông cố sức cưỡng mệt mỏi, để lấy lại cái sáng suốt của mình. Một lần sau cùng, ông cố đặt lại và giải quyết dứt khoát vấn đề đã làm ông mệt mỏi đến gần như kiệt sức. Có nên đi tự thú không? Có nên yên lặng ngậm miệng không?
Ông cũng không phân biệt được cái gì rõ ràng cả. Những lý lẽ thoáng qua trong óc từ nãy đến giờ đều thành mờ ảo, lung linh và lần lượt tan dần đi như mây khói. Song ông cảm thấy dù mình có quyết định bề nào đi nữa thì trong người mình cũng có cái gì đó sẽ chết đi, nhất định là thế, không cách nào tránh được. Mình đang sa vào huyệt, cái bên trái hay bên phải gì cũng thế. Mình đang hấp hối đây, không biết là hạnh phúc của mình hay đạo đức của mình hấp hối. Trời! Thế là tất cả bao nhiêu băn khoăn lưỡng lự đều ùa lại chiếm lấy tâm hồn ông. Từ chập tối đến giờ chẳng thấy ông tiến được chút nào.
Ấy, con người khốn khổ ấy đã để tâm hồn mình vật vã trong kinh hoàng như vậy đó. Mười tám thế kỷ trước con người bất hạnh này, đấng thần bí hiện thân của tất cả những thanh cao và đau khổ của nhân loại cũng đã trải qua một cơn dằn vặt. Trong khi các rặng ô liu run rẩy trước gió của vô biên phũ phàng, người cũng đã có lúc ngập ngừng khá lâu, đưa tay gạt cái cốc đáng sợ tràn đầy bóng tối và đêm đen trong những cõi thẳm sâu đầy tinh tú.
IV
NHỮNG HÌNH THÁI CỦA KHỔ ĐAU TRONG GIẤC NGỦ
Chuông đồng hồ đánh thức ba giờ. Tính ra ông đi lại mãi trong phòng như thế đã năm tiếng đồng hồ, không hề nghỉ. Bây giờ ông mới ngồi phịch xuống ghế.
Ông thiếp đi và chiêm bao.
Giấc mơ này cũng như phần lớn các giấc mơ khác chỉ có cái gì đau xót và rủi ro đã dính líu đến tình cảnh thực tại, nhưng nó đã để lại cho ông một ấn tượng thật sâu xa. Sau này ông phải ghi lại là vì thế. Nhưng dù giấc chiêm bao ấy như thế nào, câu chuyện đêm nay của ông cũng sẽ không đầy đủ nếu ta bỏ qua không nhắc đến giấc chiêm bao ấy. Chẳng qua đó cũng là câu chuyện bông lông của một tâm hồn đang đau ốm.
Đây là một trong những giấy tờ tự tay ông viết mà nay còn giữ được. Chúng tôi nghĩ cần lục sao ra đây một cách đầy đủ. Bài ấy ghi như sau. Ngoài bìa có mấy chữ: Giấc chiêm bao của ta đêm hôm ấy.
“Ta đang đi giữa một vùng nông thôn. Một vùng đồng nội buồn vì chẳng có màu xanh của cây cỏ. Ta cũng không có cảm giá là đã sáng hay đang đêm.
Ta thơ thẩn dạo chơi với em ta, đứa em trai của thời thơ dại, lâu nay ta không bao giờ nghĩ đến và ta cũng đã bẵng quên, hầu như không còn nhớ đến nữa.
Chúng tôi nói chuyện với nhau. Chúng tôi cũng gặp nhiều kẻ qua đường. Chúng tôi nói chuyện về một cô láng giềng ngày xưa. Từ ngày cô ra ở cạnh đường, cô thường để cửa sổ mở rộng trong khi làm việc. Chúng tôi nói chuyện với nhau nhưng hơi thấy lành lạnh vì cái cửa sổ mở toang ấy.
Trên cánh đồng chẳng có một bóng cây.
Một người đàn ông đi ngang gần chúng tôi. Hắn ta trần truồng, toàn thân xám như tro, cưỡi một con ngựa màu đất. Trên đầu hắn chẳng có sợi tóc nào, chỉ thấy có cái sọ và các mạch máu xanh. Trên tay hắn cầm một cái que mềm như một cành nho nhưng nặng như thỏi sắt. Hắn cưỡi ngựa đi qua, chẳng nói với chúng tôi một lời nào.
Em ta bảo: Chúng mình đi vào con đường trũng này đi. Trước mắt chúng tôi là một lối đi thụt sâu xuống, chẳng bụi bờ, rêu rác gì. Ở đấy cái gì cũng xam xám màu đất, cả nền trời cũng vậy. Đi được vài bước, ta hỏi thì chẳng có tiếng trả lời. Ra em ta đã biến đâu mất. Ta đi vào một làng trước mặt. Ta có cảm tưởng đó là làng Rômanhvin (tại sao là Rômanhvin).[68] Con đường đầu tiên ta bước chân đến thật vắng vẻ. Ta rẽ qua một con đường nữa. Chỗ ngã ba hai đường gặp nhau, một người đàn ông đang đứng sát bờ tường. Ta hỏi: đây là xứ gì? Đây là đâu thế này? Người ấy không đáp. Ta trông thấy một ngôi nhà cửa mở, ta bước vào.
Căn phòng đầu tiên vắng vẻ. Ta đi vào căn thứ hai. Đằng sau cánh cửa, một người đàn ông đang đứng sát vách. Ta hỏi: đây là nhà ai? Đây là đâu thế này? Người ấy không đáp. Quanh nhà có vườn.
Ta rời ngôi nhà đi thẳng ra vườn. Vườn vắng vẻ. Một người đàn ông đang đứng sau gốc cây đầu tiên. Ta hỏi: vườn gì thế này? Đây là đâu thế này? Người ấy không đáp.
Ta đi vẩn vơ trong làng và bỗng nhiên nhận ra đây lại là một thành phố. Phố xá đều vắng ngắt. Cửa ngõ đều mở toang. Chẳng có bóng một sinh vật nào đi trên đường phố, qua lại trong nhà, dạo chơi các vườn, nhưng đằng sau mỗi góc tường, mỗi cánh cửa, mỗi gốc cây lại có một người lặng thinh đứng đó. Và mỗi lúc cũng chỉ thấy có một người. Họ lặng lẽ nhìn ta đi qua.
Ta rời khỏi thành phố, bước đi trên cánh đồng.
Một chốc sau quay lại thấy một đám đông người đi theo sau ta. Ta nhận ra đó là những người ta đã gặp trong phố. Trên đầu họ trông rất lạ. Họ không ra vẻ gì vội vã nhưng họ đi nhanh hơn ta. Bước chân họ im lìm và không một tiếng động. Trong chốc lát đám người ấy bắt kịp ta và bao quanh lấy ta. Người nào người nấy gương mặt đều một màu đất.
Bấy giờ, người đầu tiên ta gặp và hỏi đường khi vào trong phố, mới lên tiếng hỏi ta: Anh đi đâu? Anh không biết là anh chết đã lâu rồi sao?
Ta há mồm định nói thì chợt thấy xung quanh ta chẳng còn ai nữa.”
Lúc tỉnh dậy, ông thấy trong mình lạnh ngắt. Một luồng gió lạnh như gió sớm thổi vào đẩy quanh đôi cánh cửa bỏ ngỏ. Lửa trong lò sưởi đã tắt ngấm từ bao giờ. Ngọn nến cháy gần tàn. Bên ngoài hãy còn tối đen như mực.
Ông đứng dậy đi ra phía cửa sổ. Trên trời vẫn không có sao. Từ trên cửa sổ ông trông thấy cả dưới sân và đường phố. Có tiếng gì bỗng nhiên lộp côp trên mặt đất khiến ông chú ý nhìn xuống.
Ông trông thấy hai ngôi sao đỏ đang lập lòe trong bóng tối một cách kỳ dị. Lúc ấy tâm thần ông còn đương bàng hoàng chưa tỉnh hẳn giấc mơ. Ông tự nhủ:
- Kìa, trời không sao. Bây giờ lại có sao ở dưới đất.
Phút loạng choạng ấy tan ngay. Một tiếng động như tiếng động ban nãy làm ông tỉnh hẳn. Ông nhìn kỹ và nhận ra hai ngôi sao ấy là đôi đèn xe; một cỗ xe ngựa nhỏ không mui, một con ngựa trắng. Tiếng lộp cộp ông nghe ban nãy chính là tiếng chân ngựa trên đường lát đá.
- Xe nào thế nhỉ? Ai mà đến đây sớm thế?
Lúc ấy có tiếng gõ khẽ ở cửa buồng. Ông run từ đầu đến chân và hét:
- Ai đấy?
Có tiếng trả lời:
- Thưa ông, tôi đây.
Ông nhận ra tiếng bà gác cổng.
- Chứ cái gì thế?
- Thưa ông sắp năm giờ rồi.
- Thì việc gì đến tôi?
- Thưa ông có xe rồi.
- Xe nào?
- Bẩm, xe ngựa.
- Xe ngựa nào?
- Thế ông không cho gọi một cái xe ngựa à?
- Không.
- Sao anh đánh xe lại bảo đến gọi ông thị trưởng?
- Anh đánh xe nào?
- Anh đánh xe nhà ông Xcôphơle.
- Ông Xcôphơle?
Cái tên ấy làm ông giật mình như có tia chớp lòe ngay trước mặt.
- A, phải ông Xcôphơle.
Giá bà gác cổng nhìn thấy ông lúc đây, chắc mụ phải hoảng kinh. Lặng yên một lúc lâu. Ông trân trân nhìn ngọn nến và lấy ngón tay vê những giọt sáp nóng bỏng chảy xuống chung quanh. Bà già vẫn đứng đợi.
Mụ mạnh bạo hỏi lại:
- Bẩm, thế tôi phải trả lời người ta như thế nào?
- Bảo là được rồi, tôi xuống ngay.
V
GẬY CHỌC BÁNH XE
Thuở ấy công việc bưu chính từ Arát đi Môngtơrơi Xuya Me còn dùng loại xe thư nho nhỏ thời đế chế. Đó là những chiếc xe ngựa nhẹ, hai bánh, trong lót da vàng, dưới có lò xo ống, hai chỗ ngồi, một cho nhân viên bưu chính, một cho hành khách. Bánh xe trang bị những moa-ơ dài thườn thượt rất đáng sợ làm cho các loại xe khỏe phải tránh xa. Loại xe này hiện nay bên Đức còn thấy dùng. Thư từ giấy má để vào một cái thùng bầu dục dài gắn chặt vào sau xe. Thùng sơn màu đen, còn xe thì màu vàng.
Ngày nay, chẳng có gì giống loại xe ấy. Hình thù nó có cái gì kỳ dị, gù gù, nhất là lúc đứng xa trông nó đi qua và bò trên đường cái ở chân trời, thì hệt như con mối, thân hình đằng trước có một tí mà kéo theo đằng sau một cái mông to tướng. Tuy thế tốc độ của nó cũng khá nhanh.
Đêm nào cũng thế, chuyến xe thư Arát đợi chuyến xe từ Pari đến mới khởi hành vào khoảng một giờ sáng thì chỉ gần năm giờ sáng đã đến Môngtơrơi Xuya Me.
Đêm hôm ấy, cái xe thư từ Hétđanh xuôi Môngtơrơi, lúc qua chỗ rẽ đầu phố để tiến vào trong tỉnh, lại đâm phải một cỗ xe nhỏ không mui có một con ngựa bạch kéo đang đi ngược trở lại. Trên cỗ xe nhỏ có một người ngồi khoác chiếc áo tơi. Bánh xe của chiếc xe nhỏ bị húc khá mạnh. Người tải xe như thét người kia dừng lại, song y không nghe thấy, cứ phóng nhanh.
- Nhà anh này đi đâu mà vội đến thế nhỉ?
Con người vội vàng đó chính là người mà ta vừa thấy quằn quại một cách đáng thương trên kia.
Ông ấy đi đâu thế? Chính ông cũng không biết. Sao lại vội vàng thế? Cũng không biết nốt. Ông cứ nhắm đằng trước đi bừa. Đi đâu? Chắc là đi Arát. Hay là đi nơi khác cũng nên. Có lúc ông cảm thấy như thế và rùng mình.
Ông đi vào đêm tối, như vào một hang sâu. Có cái gì nó đẩy, nó lôi cuốn. Tâm trạng ông lúc ấy ra sao, không ai nói được nhưng rồi ai cũng sẽ hiểu cả. Trong đời người ta, ai mà chẳng có một lần vào qua cái hang tối tăm của huyền bí?
Thật ra ông chưa giải quyết gì, chưa định đoạt gì, mà cũng chưa quyết định gì, chưa làm gì cả. Chưa có một mệnh lệnh lương tâm nào cho thật dứt khoát. Chưa bao giờ như lúc này ông lại thấy mình hoàn toàn giống lúc đầu, lúc chưa bước vào suy nghĩ.
Tại sao ông lại đi Arát?
Ông nhớ lại những lời ông tự nhủ lúc đi thuê xe của lão Xcôphơle:
- Chuyến này đi kết quả thế nào mặc dù, nhưng được trông tận mắt, nghe tận tai, được tự mình xét đoán việc mình, cũng chẳng có hại gì. Biết rõ cái gì đã xảy ra, vẫn là cẩn thận hơn. - Không được quan sát và nghiên cứu thì quyết định thế nào được. - Ở xa thấy cái gì cũng cho là trái núi được cả. Rút cục lúc đã thấy thằng cha SăngMáchiơ cũng là tuồng khốn nạn thôi, thì lương tâm sẽ nhẹ nhõm đi, ông sẽ để mặc nó đi tù thay mình. - Thật ra sẽ có cả Giave và những tên Bơrơvê, Sơniđiơ, Côsơpay, những tù khổ sai có quen biết trước, nhưng bây giờ chắc hẳn là không thể nhận ra ông được nữa. - Chà khéo lẩn thẩn! - Thằng Giave bây giờ thì đâu còn dám nghi ngờ ông nữa. - Mọi sự đoán phỏng đồ chừng lại càng cứ đinh ninh. - Vậy thì còn ngại gì nữa.
Chắc chắn đây là một bước không may, nhưng rồi ông sẽ vượt qua. - Cuối cùng dù có xấu xa đến đâu đi nữa, đời ông ông cũng đang nắm trong tay, ông đang làm chủ. Và ông bám riết lấy ý này.
Thực ra trong thâm tâm, ông nghĩ giá đừng đi Arát thì hơn, tuy vậy ông vẫn cứ đi.
Vừa suy nghĩ, ông vừa ra roi. Con ngựa vẫn chạy đều nước kiệu, mỗi giờ đúng hai dặm rưỡi.
Xe càng tiến, ông càng thấy lòng mình như có gì lùi lại. Trời hừng sáng thì ông đã ra đến ngoài đồng rộng. Thị xã Môngtơrơi Xuya Me đã ở tít sau lưng. Ông nhìn chân trời trắng dần ra. Ông nhìn nhưng chẳng trông thấy gì, mọi hình dáng lạnh lẽo của buổi sớm mùa đông đang hiện ra trước mắt. Sáng sớm cũng như chiều hôm vẫn có những bóng kỳ dị của nó. Ông không trông thấy, cũng chẳng hay biết gì, nhưng những hình cây, bóng núi thấm đen kia như thấm vào người ông làm cho tình trạng hỗn loạn ác liệt trong tâm hồn ông càng thêm não nề, rùng rợn.
Mỗi lần xe đi qua gần một ngôi nhà chơ vơ hai bên đường, ông lại tự bảo mình: “Trông đó thế mà có người đang ngủ!”
Tiếng vó ngựa đi nước kiệu, tiếng nhạc ngựa, tiếng xe rít dưới mặt đường, hóa thành một thứ âm thanh dịu dịu, đều đều. Người vui nghe cũng hay hay, nhưng kẻ buồn lại thấy vô cùng ảo não. Sáng rõ thì đến Hétđanh. Ông dừng lại trước một quán cơm cho ngựa nghỉ lấy hơi và mua lúa cho ngựa ăn.
Con ngựa ấy, cứ như lời lão Xcôphơle là một giống ngựa nhỏ xứ Bulône, đầu lớn, bụng to, cổ nhỏ, nhưng được cái ức nở, hông rộng, đùi nhỏ và gân guốc, chân chắc nịch; giống ngựa này trông thì xấu dáng, nhưng dai sức và không bệnh tật. Đi một lèo hai giờ những năm dặm mà mông không có một giọt mồ hôi.
Ông không xuống xe. Người bồi ngựa ở quán hàng mang lúa cho ngựa ăn bỗng dưng cúi xuống ngắm chiếc bánh xe bên trái:
- Đi xa mà xe thế này, hở ông?
Ông đang mơ màng nghĩ đâu đẩu, chỉ hỏi:
- Sao vậy?
- Ông từ xa đến ư?
- Cách đây năm dặm.
- Chà!
- Tại sao anh lại: chà?
Người bồi ngựa lại cúi xuống, lặng yên một lúc, nhìn kỹ chiếc bánh xe rồi ngẩng đầu lên:
- Bánh như thế này thì đã đi năm dặm thì có thể được, chứ cứ thế này mà đi nữa thì chắc không đến một phần tư dặm nữa đâu.
Ông vội nhảy xuống đất:
- Anh bảo sao?
- Tôi bảo rằng ông đi những năm dặm được mà cả người lẫn ngựa không lăn xuống cái hố sâu nào bên đường cái, thì là chuyện lạ thật. Này, ông nhìn xem.
Quả thật bánh xe đã bị hư nặng.
Cái xe thư đã va vào làm nứt hai cái căm xe và toác mất cái trục, khiến cái đanh ốc đầu trục long cả ra.
- Ở đây có thợ chữa xe nào không anh?
- Thưa ông, có chứ.
- Nhờ anh đi gọi giúp cho một tí.
- Ông ấy ở ngay kia, cách mấy bước thôi. Này bác Buốcgaya!
Bác Buốcgaya, thợ chữa xe đang đứng ngay trước cửa hàng. Bác đến xem cái bánh xe rồi nhăn mặt lại như một nhà giải phẫu nhìn một cái chân gãy.
- Bác có thể chữa ngay cái bánh xe này được không?
- Thưa, được.
- Bao giờ thì xong để lại đi được?
- Đến mai.
- Đến mai?
- Phải một ngày thẳng thắt mới xong. Ông vội lắm hay sao?
- Vội lắm. Có gì cũng một giờ nữa tôi phải đi ngay.
- Thưa ông, không thể được đâu.
- Ông lấy bao nhiêu tôi cũng trả.
- Bao nhiêu cũng chịu.
- Nếu thế thì hai giờ vậy.
- Nội ngày hôm nay thì không được. Phải thay hai cái nan và cái trục. Thế nào cũng phải đến mai ông mới đi được.
- Việc của tôi không thể chờ đến mai được. Hay là đừng chữa nữa. Thay cái bánh xe ấy đi có được không?
- Thay thế nào?
- Bác làm nghề chữa xe phải không?
- Thưa ông, hẳn thế.
- Thế bác không có cái bánh xe nào để lại cho tôi được à? Thay bánh khác đi được ngay.
- Một cái bánh xe dự trữ?
- Phải.
- Làm gì có bánh xe làm sẵn cho cái xe của ông. Bánh xe phải có đôi. Ngẫu nhiên thì làm gì có hai chiếc bằng y nhau được.
- Nếu vậy thì bán cho tôi cả đôi vậy.
- Thưa ông, có phải bánh xe nào cũng vừa với trục nào đâu.
- Cứ lắp thử xem.
- Thưa, vô ích. Tôi chỉ bán có bánh xe bò thôi. Đây là một nơi quê mùa ông ạ.
- Bác có cỗ xe ngựa nào cho thuê không?
Chỉ nhìn qua, bác thợ chữa xe cũng biết là xe cho thuê. Bác nhún vai:
- Xe người ta cho thuê mà ông làm như thế à? Có xe tôi cũng không cho ông thuê đâu.
- Thế thì bán vậy.
- Nói thế, chứ tôi cũng không có.
- Sao! Không có cả đến cái xe tập tàng à? Xe nào tôi đi cũng được, đấy ông coi.
- Đây là nơi quê mùa. Trong chái nhà tôi cũng có một cỗ xe song mã cũ, của một ông tư sản ngoài tỉnh gửi giữ hộ mà chẳng bao giờ ông ta dùng đến. Tôi cũng muốn cho ông thuê, có thiệt hại gì đến tôi đâu! Nhưng đừng để cho người có xe trông thấy. Vả lại đó là một cỗ xe song mã, phải đóng hai ngựa.
- Tôi lấy ngựa trạm.
- Ông đi đâu?
- Đi Arát.
- Và ông muốn tới nơi nội hôm nay sao?
- Chính thế.
- Đi bằng ngựa trạm?
- Chứ sao.
- Bốn giờ sáng mới tới nơi cũng được chứ?
- Nhất định không được.
- Vì rằng cần phải nói để ông biết là hễ lấy ngựa trạm… Ông có giấy thông hành không?
- Có.
- Thế này nhé, có đi bằng ngựa trạm đi nữa, sáng mai ông mới đến Arát. Đây là con đường đi tắt. Trong các trạm cái gì cũng thiếu thốn, ngựa ở cả ngoài đồng. Vì đang mùa dùng cày lớn cần nhiều ngựa, nên ở đâu cũng đem ra dùng hết, cả ngựa trạm cũng thế. Đến mỗi trạm ông phải chờ ít nhất là ba tiếng đồng hồ. Mà ngựa chỉ đi bước một vì đường lắm chỗ lên dốc quá.
- Thôi, tôi cưỡi ngựa vậy. Tháo hộ tôi cỗ xe. Quanh đây hẳn là có thể mua được một cỗ yên.
- Yên thì có. Nhưng con ngựa này có chịu để cho cưỡi không?
- Ừ nhỉ, bác nhắc tôi mới nhớ ra. Nó không chịu để cưỡi thật.
- Làm thế nào?
- Nhưng có thể thuê được một con ngựa khác ở làng chứ?
- Một con ngựa để đi một mạch đến Arát!
- Phải.
- Cần một con ngựa như thế thì ở vùng này không có đâu. Nếu có thì ông phải mua chứ người ta biết ông là ai mà cho thuê. Nhưng làm gì có mà mua với thuê; ông trả đến năm trăm phơrăng, một nghìn cũng không có đâu.
- Làm thế nào bây giờ?
- Tôi bảo thật nhé! Tốt hơn hết là để tôi chữa cho ông cái bánh xe và mai ông hãy đi.
- Mai thì chậm mất.
- Chà!
- Chứ không còn chuyến xe thư đi Arát à? Lúc nào nó qua đây?
- Tối mai. Hai chuyến xe thư đều chạy ban đêm cả, chuyến xuôi cũng như chuyến ngược.
- Thế nào?
- Chữa một cái bánh xe mà phải những một ngày à?
- Một ngày mà phải làm cật lực cơ đấy.
- Nếu hai người thì sao?
- Có mười người cũng thế thôi.
- Hay là lấy dây thừng mà buộc nan hoa lại.
- Nan hoa thì được, Nhưng trục xe thì sao? Còn cái vành bánh cũng chẳng ra sao nữa.
- Trong làng còn có ai cho thuê xe không?
Anh bồi ngựa và bác thợ chữa xe lắc đầu một lượt:
- Không.
Ông bỗng thấy trong lòng vui vẻ vô cùng.
Trong việc này hẳn là có trời run rủi. Trời đã làm gãy bánh xe để ông phải dừng lại ở dọc đường. Sự việc xảy ra như có vẻ buộc ông đầu hàng, nhưng ông không chịu. Ông vẫn cố hết sức để đi cho đến nơi. Ông đã thành thực và cẩn thận tìm hết phương này đến phương khác. Ông không quản rét mướt, nhọc mệt và tốn kém. Không có điều gì để ông tự chê trách được mình. Không đi được xa hơn nữa có phải là ở tại ông đâu. Ông không có tội lỗi gì hết, lương tâm ông có muốn như thế đâu, đó là tại lòng trời. Ông thở đánh phào một cái. Từ hôm ông tiếp chuyện Giave, lần này là lần dầu ông thấy mình thật khoan khoái và nhẹ nhàng.
Cái bàn tay bóp ngặt trái tim ông gần một ngày một đêm nay, bây giờ hình như ông mới thấy nó chịu buông ra.
Ông thấy Chúa như đã đứng về phía ông và cho biết rõ ý Chúa. Ông nghĩ mình đã cố gắng hết sức mình rồi. Bây giờ thì ông có thể bình tâm mà quay trở về.
Nếu câu chuyện chỉ có hai người nói với nhau trong phòng trọ, không một ai chứng kiến, không một ai nghe thấy, thì có lẽ cũng chỉ kể đến thế thôi và chắc không còn phải kể thêm những việc xảy ra sau đây nữa. Nhưng câu chuyện lại nói với nhau ở giữa đường phố. Mà có người bàn bạc với nhau ở ngoài đường thì y như là có ngay đám đông xúm quanh lại nghe. Thiên hạ bao giờ cũng thích xem. Trong khi ông hỏi người thợ chữa xe, có hai ba người qua đường cũng dừng lại. Nghe được một lúc, một thằng bé, chẳng ai để ý đến, bỗng len ra khỏi đám đông và chạy vụt đi.
Vừa lúc ông cân nhắc xong định quay trở lại, thằng bé dắt một bà già đến.
Bà già nói:
- Thưa ông, thằng con tôi có nói là ông muốn thuê một cái xe phải không?
Câu nói bình thường ấy ở miệng một bà già đi theo một đứa trẻ con, làm ông toát mồ hôi. Cái bàn tay vừa buông ông, bây giờ ông lại thấy hiện ra trong bóng tối, chực túm lấy ông trở lại. Ông đáp:
- Phải, bà lão ạ! Tôi đang hỏi thuê một cái xe.
Rồi ông lại vội nói luôn:
- Nhưng ở đây không ai có.
- Có đấy - Bà già nói.
- Ở đâu thế? - Người chữa xe hỏi.
- Ở nhà tôi.
Ông giật mình. Cái bàn tay tàn khốc đã lại túm lấy ông.
Bà già quả có một cái xe tồi đan bằng song, vẫn bỏ ở nhà trại. Người chữa xe và người bồi ngựa sợ mất món khách liền chen vào:
- Xe với pháo gì thứ ấy. Trục không lò xo. Các tấm ván ngồi cũng có dây da treo vào thành xe đấy, nhưng để mãi ngoài mưa nắng, bánh xe đã han rỉ cả. Cũng chẳng đi xa hơn được cái xe của ông đâu. Thật là một cái xe tã. Ông chẳng nên đi chút nào…
Điều đó có thật; nhưng cái xe tồi ấy, cái xe tã ấy, cái vật ấy gọi là gì thì gọi vẫn lăn được với hai bánh và có thể tới Arát.
Ông trả theo giá họ đòi. Ông để lại cái xe độc mã cho thợ chữa, hẹn khi về sẽ lấy. Xong ông bảo dắt con ngựa trắng đóng vào cái xe mới thuê và lên đường.
Lúc xe chuyển bánh ông phải tự nhận với mình là một phút trước đây đã thoáng có ý vui mừng mình sẽ không đi đến mơi mình đã định. Ông xem xét lại nỗi vui mừng ấy, trong lòng thấy chừng như nổi giận và cho mình thậm vô lý. Tại sao lại vui nếu phải quay trở lại? Dù sao, đi đây là hoàn toàn tự nguyện, chẳng ai ép buộc cả.
Và đúng như thế, ông mong chỉ gặp những điều ông ao ước, nhưng nào được như vậy.
Xe vừa ra khỏi Hetđanh ông nghe có tiếng gọi to:
“Đỗ lại! Đỗ lại!” Ông dừng xe lại một cách đột ngột dường như trong tay cương vẫn có cái gì run rẩy, co giật tựa như đang có một ước vọng gì. Té ra là thằng bé con bà cụ già.
- Thưa ông - Nó nói - Tôi đã giúp ông chạy ra chiếc xe.
- Thì sao?
- Ông chưa thưởng gì cho tôi cả.
Vồn là người ai xin cũng cho và cho rất dễ dàng, thế mà lần này ông lại nghĩ là thằng bé đòi hỏi một cách vô lý, hầu như trâng tráo. Ông bảo:
- À, mày hả, nhãi con? Chẳng cho mày gì sất!
Ông ra roi giục ngựa và tế thẳng.
Ông đã dừng lại ở Hetđanh quá nhiều giờ nên muốn đi cho chóng để bù lại. Con ngựa nhỏ nhưng hăng, sức một mà như hai. Bấy giờ đang độ tháng hai, trời mới mưa, đường xấu lắm. Xe không phải là xe tốt, vừa nặng vừa xóc. Lại phải leo những dốc là dốc. Phải mất bốn tiếng mới đi được từ Hetđanh đến Xanh Pôn. Bốn giờ đi được có năm dặm.
Đến Xanh Pôn gặp hàng quán, ông cho tháo ngựa dắt vào tàu.
Ông y hẹn với lão Xcôphơle đích thân đứng lại trông người ta cho ngựa ăn. Trong trí lại vẩn vơ nhiều ý nghĩ buồn rầu, lộn xộn. Vợ người chủ quán bước vào hỏi:
- Thưa, ông có dùng cơm chăng?
- Ừ, phải đấy, tôi cũng đang đói bụng.
Ông theo người đàn bà mặt mũi tươi tỉnh, vui vẻ ấy đi vào một căn phòng thấp kê một dãy bàn phủ vải nhựa.
- Nhanh nhan lên, tôi vội, cần phải đi ngay.
Một người ở gái to béo, người Phơlamăng, tất tả bày bàn. Ông ngồi nhìn thấy trong người dễ chịu.
- À ra thế, ta chưa ăn tí gì cả.
Cơm dọn ra. Ông vồ lấy mẩu bánh, cắn một miếng rồi từ từ đặt xuống bàn và không đụng đến nữa. Ông bảo người phu xe đang ăn ở bên cạnh:
- Sao mà bánh của họ đắng thế nhỉ?
Người kia vốn là một người Đức nên không hiểu ông nói gì.
Ông trở vào tàu ngựa.
Một giờ sau, ông ra khỏi Xanh Pôn và đi về phía Tanhcơ, là nơi chỉ còn cách Arát có năm dặm.
Trên quãng đường này, ông làm gì? Nghĩ gì? Cũng như buổi sớm nay ông nhìn các rặng cây, các mái rạ, những thửa ruộng gieo trồng xong, những phong cảnh biến đi và tan vỡ ở mỗi khuỷu đường. Nhìn như vậy có khi cũng làm cho tâm hồn khuây khỏa, đỡ nghĩ ngợi. Muôn vật diễn ra trước mắt, cái nào cũng mới thấy lần đầu nhưng cũng là lần chót, hỏi có gì buồn và sâu sắc bằng! Đi đường là vừa sinh ra lại vừa chết đi từng giờ từng phút. Có lẽ trong chỗ mơ hồ nhất của tâm trí mình, ông đã đem so sánh những phong cảnh đổi thay trước mắt kia với cuộc đời. Mọi sự trên đời đều như mãi mãi kéo nhau chạy qua trước mắt ta. Tối và sáng lẫn lộn: sáng lóe đó rồi mờ đó. Người ta nhìn, người ta vội vã bước nhanh, người ta giơ tay giữ lại cái đang trôi qua. Mỗi một sự biến xảy ra là một chỗ ngoặt. Và thình lình tuổi già kéo đến. Người ta có cảm tưởng như bị một cái xóc, rồi chung quanh đều tối om, chỉ nhận ra được một cái cửa thôi; con ngựa ủ rũ của cuộc đời lâu nay lếch thếch kéo mình đi bỗng nhiên dừng lại và loáng thoáng có kẻ nào lờ mờ xa lạ đang mở ngựa ra trong bóng tối.
Tháng đông ngày ngắn. Trời xẩm tối. Lũ trẻ con đi học về, nhìn người khách này vừa đến Tanhcơ. Xe không dừng lại. Vừa ra khỏi đầu làng, người phu lục lộ đang rải đá trên đường, ngước lên nói:
- Con ngựa này mệt lắm rồi.
Quả thực, lúc bấy giờ, con ngựa chỉ còn đi được bước một. Người phu lục lộ lại hỏi:
- Ông đi Arát phải không?
- Phải.
- Cứ cái điệu này mà đi thì không tới sớm được đâu.
Ông kìm cương lại hỏi:
- Từ đây đi Arát còn bao nhiêu đường nữa?
- Gần những bảy dặm.
- Sao thế? Trong sách của bưu chính ghi chỉ có năm dặm một phần tư kia mà.
- A! Chắc ông không biết là đường đang chữa? Chỉ đi khỏi đây độ mười lăm phút là nghẽn đường, không thể đi xa hơn được.
- Thế à?
- Ông rẽ sang trái theo con đường đi Carăngxi; ông qua sông và đi đến Căngbơlanh thì ông rẽ sang phải, đấy là đường đi từ Môngxanh Têloa đến Arát.
- Nhưng trời tối rồi, tôi lạc đường mất.
- Ông không phải là người vùng này sao?
- Không.
- Đã thế, đường đi lại ngang tắt. Ông này, tôi khuyên ông câu này nhé! Ngựa của ông nhọc lắm rồi, ông nên trở lại Tanhcơ. Ở đấy có chỗ trọ tốt. Nghỉ lại, mai hãy đi Arát.
- Tôi phải đến đấy ngay tối nay.
- Thế thì lại khác. Ông vẫn cứ nên trở lại quán trọ và tìm thêm con ngựa nữa. Người giữ ngựa sẽ theo dẫn đường cho.
Ông nghe người phu lục lộ quay trở lại. Và nửa giờ sau kèm thêm một con ngựa tốt, lại phóng xe trở qua chỗ đó. Người giữ ngựa đóng vai đánh xe, ngồi ở một bên càng xe. Ông cảm thấy mình đã để mất quá nhiều thì giờ.
Trời đã tối mịt.
Rẽ sang con đường ngang thì lại càng thảm hại, bánh xe hết lọt xuống ổ gà này lại rơi vào ổ gà khác. Ông bảo người đánh xe:
- Cứ cho đi nước kiệu nhé, tiền thưởng gấp đôi đấy.
Xe vồng lên một cái mạnh. Chiếc đòn ngang buộc ngựa gãy đôi.
- Thưa ông, gãy mất đòn ngang rồi. Biết đóng ngựa cách nào bây giờ? Đường này xấu quá. Trời lại tối nữa. Hay là ông trở lại Tanhcơ nghỉ, mai đi Arát cũng đến được sớm, chẳng ngại gì.
Ông chỉ trả lời:
- Chú có mẩu thừng và con dao nào không?
- Thưa có.
Ông chặt một cành cây làm đòn ngang.
Vì thế lại mất thêm hai mươi phút nữa, nhưng sau đó ông lại cho ngựa phóng nhanh hơn. Cánh đồng tối mịt. Sương mù từng đám là là trên các ngọn đồi và lên cao dần như khói. Trên cao, mây có những rạng sáng trắng mờ mờ. Gió bể thổi mạnh làm cho bốn phía chân trời nghe có tiếng ầm ầm như có ai đang xô đẩy bàn ghế. Trong cảnh vật thoáng thấy lờ mờ, cái gì trông cũng có dáng hãi hùng. Bao nhiêu vật đang rùng mình trong cảnh đêm gió lộng này!
Ông thấy hơi lạnh thấm vào người. Từ tối hôm qua ông chưa có hột cơm nào vào bụng. Ông mơ hồ nhớ lại cái đêm ông đi giữa cánh đồng rộng ngoại thành Đinhơ. Đã tám năm mà hình như mới hôm qua.
Có tiếng chuông điểm giờ ở nhà thờ nào đằng xa. Ông hỏi người đánh xe:
- Mấy giờ thế nhỉ?
- Thưa ông bảy giờ. Tám giờ tới Arát. Chỉ còn ba dặm nữa thôi.
Lúc ấy ông mới chợt nghĩ ra một điều và lấy làm lạ sao không nghĩ đến sớm hơn: có lẽ vất vả thế này cũng vô ích; không biết tòa xử vào mấy giờ, điều ấy đáng lẽ phải hỏi đã chứ. Thật là gàn dở, cứ phóng bừa lên trước, không suy tính xem có ích lợi gì không. Rồi ông nhẩm tính trong bụng: Thường thì phiên tòa đại hình bắt đầu xử từ chín giờ sáng, mà việc này cũng chóng thôi; ăn trộm táo thì xử mấy tí; rồi chỉ còn vấn đề lý lịch nữa thôi; bốn năm người khai chứng: luật sư cũng chẳng có gì lắm để nói; đến nơi thì có lẽ đã xong đâu vào đấy cả rồi.
Người đánh xe cứ ra roi. Xe đã qua sông và làng Môngxanh Têloa lùi lại ra sau xa.
Đêm mỗi lúc một tối thêm.
VI
BÀ XƠ XEMPƠLÍT ĐƯỢC THỬ THÁCH
Giữa lúc ấy Phăngtin đang vui.
Đêm trước chị ngủ không yên. Ho xé phổi, sốt tăng gấp bội, suốt đêm mộng mị. Buổi sáng lúc thầy thuốc vào thăm chị còn đương cơn mê sảng. Ông ta có vẻ lo ngại và dặn hễ ông Mađơlen đến thì cho gọi ông ta ngay.
Cả buổi sáng, chị rầu rĩ ít nói, tay gập gập cái khăn trải giường, miệng lẩm bẩm tính như đang ước lượng từng chặng đường. Hai con mắt sâu hoắm nhìn trừng trừng. Cái nhìn không còn tinh thần, song chốc chốc lại sáng lên, long lanh như ngôi sao. Hình như khi một giờ u ám nào đó sắp đến thì ánh sáng trên trời lại lùa vào những cặp mắt đã tắt hết ánh sáng của trần gian!
Mỗi lần bà xơ Xempơlit hỏi chị thấy trong người thế nào, chị lại trả lời vẻn vẹn một câu:
- Đỡ nhiều rồi. Tôi muốn gặp ông Mađơlen.
Mấy tháng trước, khi Phăngtin vừa mất sự e lệ cuối cùng, sự xấu hổ cuối cùng và niềm vui cuối cùng thì chị là cái bóng của chị; đến nay thì chị đã hóa ra cái bóng ma của chị. Sự đớn đau thể xác đã hoàn thành sự nghiệp đau khổ của tinh thần. Con người hăm lăm tuổi ấy thế mà trán nhăn, má chảy, cánh mũi lép kẹp, răng lồi, mặt chì, cổ xương xẩu, xương vai nhô lên, tay chân khẳng khiu, nước da sạm, trong mớ tóc vàng lại lẫn nhiều sợi bạc. Than ôi! Bệnh hoạn làm nên tuổi già là thế đấy!
Đến trưa, thầy thuốc lại đến, dặn dò về thuốc thang rồi hỏi ông thị trưởng đã sang thăm chưa và lắc đầu.
Ông Mađơlen ngày nào cũng đến thăm Phăngtin vào lúc ba giờ chiều. Ông luôn giữ đúng giờ, đúng giờ khắc cũng là dấu hiệu của sự tốt bụng.
Gần đến hai giờ rưỡi, chị bắt đầu bồn chồn. Chỉ hai mươi phút đồng hồ, chị hỏi bà xơ đến hơn mười lần:
- Thưa bà, mấy giờ rồi?
Chuông đồng hồ đánh ba giờ. Đến tiếng thứ ba, Phăngtin lúc thường khó nhọc lắm mới trở mình được, bỗng dưng ngồi nhổm dậy. Chị lẩy bẩy, chắp hai bàn tay xương xẩu, vàng bủng lại, thở dài một tiếng như cất một cái gì đang đè xuống lồng ngực. Chị quay lại nhìn ra cửa.
Không có ai vào, cửa vẫn đóng chặt.
Chị ngồi như thế đến mười lăm phút, mắt dán chặt vào cánh cửa, yên lặng, nhịn thở. Bà xơ chẳng dám hỏi han gì.
Đồng hồ nhà dưới điểm ba giờ mười lăm. Phăngtin gieo mình xuống gối. Chị vẫn không nói năng gì, ngón tay trở lại gấp gấp cái khăn trải giường.
Nửa giờ qua, rồi một giờ. Vẫn chẳng có ai đến cả. Mỗi lần chuông đồng hồ điểm giờ, chị lại ngồi nhổm dậy, nhìn ra cửa, rồi lại nằm phịch xuống.
Ai cũng nhìn thấy chị muốn gì, nhưng chị không hề nói đến tên ai cả, không phàn nàn, không oán trách. Chỉ có ho một cách ghê sợ. Hình như có cái gì ảm đạm sa xuống người chị. Mặt chị tái nhợt, môi tím ngắt. Có lúc lại nhếch mép mỉm cười.
Chuông năm giờ. Bấy giờ bà xơ nghe thấy chị thì thầm một mình:
- Mai thì tôi đi rồi mà hôm nay ông ấy lại chẳng đến thì có hại không?
Bà xơ Xempơlit cũng ngạc nhiên tại sao ông Mađơlen mãi chưa đến.
Phăngtin nhìn lên đỉnh màn như cố nhớ lại điều gì. Bỗng chị cất tiếng hát, giọng yếu ớt như hơi thở:
Dạo chơi khắp phố ngoại thành,
Ta mua bao thứ xinh, xinh tuyệt vời!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi,
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
Hôm qua bên bếp lửa nghèo,
Đức Mẹ mỹ miều ghé lại nhà tôi.
Bảo rằng: “Ta thể tình người,
Đem cho đứa bé như lời người xin”.
- Em ơi, ra phố nhanh lên,
Mua ta cuộn chỉ, cây kim, xấp hàng.
Dạo chơi qua khắp phố phường,
Tôi mua bao thứ phi thường là xinh,
Bên lò sưởi
Đặt chiếc nôi
Nơ xanh đỏ
Nôi đẹp tươi.
Ví trời có đổi
Ngôi sao sáng ngời,
Tôi cũng không thích
Bằng đứa con tôi,
Đức mẹ phúc đức!
Ơn mẹ không nguôi.
- Cô ơi! Vải làm gì đây?
Vải mua cho bé, cắt may đi nào!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
- Giặt vải đi,
- Giặt ở đâu?
- Giặt ở ngoài sông
Mà đừng làm bẩn,
Mà đừng làm hỏng,
Rồi may chiếc váy
Có dây đeo vai,
Để tôi thêu thùa,
Để tôi thêu hoa.
- Cô ơi! Bé có còn đâu,
Áo quần chi nữa mà khâu vải này?
- Em ơi! Đã thế em may
Cho ta tấm áo liệm thây ta cùng,
Dạo chơi khắp phố ngoại thành,
Ta mua bao thứ xinh xinh tuyệt vời!
Xanh, xanh biếc, hồng, hồng tươi
Tôi yêu tôi quý những người tôi yêu.
Bài hát ấy là một bài ru con đã cũ lắm. Trước kia chị thường hát để ru con bé Côdét, nhưng năm năm nay vắng con, chị không nghĩ đến nữa. Hôm nay, chị lại hát giọng buồn thảm và êm ru làm cho đến cả người tu hành cũng phải khóc. Bà xơ đã từng quen với khắc khổ cũng cảm thấy có một giọt lệ ứa lên khóe mắt.
Đồng hồ đánh sáu giờ. Phăngtin như không nghe thấy gì, chị không chú ý đến quanh mình nữa. Bà xơ Xempơlit sai một bà hộ lý đi hỏi bà gác cổng nhà máy xem ông thị trưởng đã về chưa và ông có sang ngay bên nhà thương không.
Một lát sau bà hộ lý trở về.
Phăngtin vẫn nằm yên, như đang theo đuổi những ý nghĩ riêng. Bà hộ lý khe khẽ kể lại cho bà xơ: ông thị trưởng đi đâu từ trước sáu giờ sáng ấy. Trời rét như thế này mà chỉ dùng một cỗ xe không mui đóng một con ngựa bạch. Mà lại đi một mình, không ai đánh xe cho cả. Chả biết ông ấy đi đường nào. Có người nói là thấy ông ấy rẽ sang con đường đi Arát, có người nói là gặp ông ấy ở con đường đi Pari. Lúc ra đi ông ấy vẫn dịu dàng nhỏ nhẹ như mọi ngày, chỉ dặn bà canh cổng là tối nay ông ấy chưa về thôi.
Trong khi hai người quay lưng lại phía giường thì thào với nhau, kẻ hỏi người đoán như thế, thì Phăngtin nhanh nhẹn nhỏm dậy, quỳ xuống giường, chống hai tay nắm chặt vào chiếc gối dài, nhô đầu lên khỏi diềm màn, cố ý lắng nghe. Người mắc bệnh nội thương, thân hình gầy gộc như xác chết mà có khi đột nhiên cử động nhẹ nhàng như người khỏe mạnh là thế! Bỗng chị kêu lên:
- Ra các bà đang nói chuyện về ông Mađơlen! Sao lại nói thầm? Ông ấy đang làm gì? Sao không thấy ông ấy đến?
Tiếng nói gay gắt, khàn khàn, nghe như tiếng đàn ông. Hai người đàn bà sợ hãi quay lại.
Phăngtin kêu lên:
- Trả lời tôi đi!
Người hộ lý ấp úng:
- Bà gác cổng bảo rằng hôm nay ông không đến được.
Bà xơ dỗ dành:
- Con ạ, cứ bình tĩnh nằm xuống đi.
Phăngtin vẫn cứ quỳ. Chị nói to, giọng như đòi hỏi thảm thiết:
- Ông ấy không đến được? Sao vậy? Các bà có biết vì lẽ gì không? Các bà vừa thì thầm với nhau đấy. Tôi muốn biết rõ mà.
Người hộ lý ghé vào tai bà xơ:
- Bà cứ bảo ông đang bận họp hội đồng thành phố!
Bà xơ hơi đỏ mặt: người hộ lý vừa xui bà nói dối. Nhưng bà biết nói thật với Phăngtin cũng là một điều tai hại; có thể làm cho bệnh tình của chị thêm nguy kịch, trong lúc chị đang ốm nặng như thế này. Bà trấn tĩnh ngay được, đưa mắt nhìn chị, bình yên và buồn rầu:
- Ông thị trưởng đi vắng.
Phăngtin ngồi xổm lên, đôi mắt sáng quắc. Một nỗi vui sướng rạng rỡ hiện lên trên nét mặt đau đớn.
- Đi rồi à? Ông đi đón con Côdét đấy! - Chị thét lên.
Rồi chị giơ hai tay lên trời, vẻ mặt vô cùng sung sướng. Đôi mắt chị mấp máy. Chị lẩm bẩm cầu nguyện.
Cầu nguyện xong, chị nói:
- Bà xơ ơi, tôi lại xin nằm xuống nghỉ. Bây giờ ai bảo gì tôi cũng xin theo. Lúc nãy tôi thật không phải, tôi xin lỗi bà, tôi đã nói to; nói to như thế là không nên, tôi cũng biết thế, nhưng bà biết cho tôi quá mà! Chúa Trời thật nhân từ, ông Mađơlen thật nhân từ, bà ơi, ông ấy đi Môngphécmây đón con Côdét nhà tôi đấy.
Chị nằm xuống cùng bà xơ sửa lại cái gối, rồi hôn vào chiếc thánh giá nhỏ bằng bạc bà xơ cho chị, mà chị đang đeo trên cổ.
- Con ạ, bây giờ thì cố nằm yên mà nghỉ, không nên nói nữa.
Phăngtin giơ bàn tay ướt lạnh ra nắm bàn tay bà xơ. Bà xót xa khi thấy bàn tay chị đầy mồ hôi.
- Ông ấy đi Pari sáng nay rồi. Mà thực ra không cần phải qua Pari làm gì. Môngphécmây từ đây đến thì ở xế về bên trái. Bà có nhớ hôm qua, khi nói đến Côdét ông ấy có bảo tôi: “Nó sắp tới, nó sắp tới” không? Ông ấy muốn dành cho tôi một cái vui bất ngờ mà! Bà ạ, ông ấy bảo tôi ký một cái giấy cho vợ chồng Tênácđiê để đón con bé về. Họ không còn nói được vào đâu nữa bà nhỉ? Họ phải trả con Côdét thôi. Vì đã trả đủ tiền cho họ rồi mà. Trả tiền rồi mà còn giữ con tôi lại thì có nhà chức trách. Bà xơ ơi, bà để tôi nói, bà đừng ra hiệu bắt tôi im. Tôi sung sướng quá. Tôi đỡ lắm rồi. Tôi lại thấy đói, muốn ăn đây. Đã gần năm năm rồi không được trông thấy cháu. Bà ơi, bà không thể biết được lòng mẹ thương con như thế nào! Rồi bà xem, cháu nó kháu lắm kia. Bà có biết không, ngón tay nó thon thon, hồng hồng xinh đáo để. Đôi bàn tay ấy sẽ đẹp lắm. Mới đầy năm mà hai bàn tay trông mới dễ ghét chứ! Đẹp thế đấy! Giờ có lẽ nó đã lớn lắm. Bảy tuổi rồi còn gì. Một cô tiểu thư! Tôi vẫn gọi cháu là Côdét, nhưng chính tên nó là Ơphơradi kia… Trời ơi! Hằng bao nhiêu năm mà không nhìn gì đến con cái thế cũng không phải. Phải hiểu rằng đời người có vĩnh viễn đâu! Ồ! Ông thị trưởng lại đi hộ tôi, thực ông ấy tốt bụng quá! Trời rét lắm phải không? Ông ấy có đem áo khoác chứ? Mai thì ông ấy về, phải không bà? Mai thì vui như hội, bà nhỉ? Sáng mai bà nhớ nhắc tôi đội mũ có đăng-ten nhé! Môngphécmây là một vùng rộng lắm đấy. Trước tôi đã đi bộ qua đó. Cũng xa lắm. Nhưng nay thì đã có xe đi nhanh hơn nhiều. Mai thì ông ấy về với Côdét. Đây đến Môngphécmây mấy cây số bà nhỉ?
Bà xơ chẳng rõ xa gần thế nào, đáp:
- Ờ, tôi chắc là đến mai thì ông ấy về.
- Mai! Mai tôi sẽ được thấy Côdét? Bà xơ ơi, bà xem đây này, tôi khỏi bệnh rồi. Tôi mừng đến điên đây này. Ai muốn, tôi nhảy múa cho mà xem.
Cách nhau có mười lăm phút, ai trông thấy Phăngtin lúc nãy và lúc này cũng phải lấy làm lạ. Giờ thì da dẻ chị hồng hào hẳn ra, tiếng nói nhanh nhảu tự nhiên, nét mặt tươi tỉnh. Có lúc lại cười và lẩm bẩm một mình. Cái mừng của người mẹ có khác gì cái mừng của con trẻ!
Bà xơ bảo chị:
- Thôi, giờ thì thích rồi nhé! Nghe tôi, đừng nói chuyện nữa.
Phăngtin đặt đầu xuống gối thì thầm:
- Ừ, nằm xuống sắp được gặp con rồi, phải ngoan lên nhé! Bà xơ Xempơlit nói phải. Ở đây ai cũng phải cả.
Chị nằm yên không động đậy, không quay ngang quay ngửa nữa. Mắt mở to nhìn khắp nơi, dáng sung sướng, chị không nói gì nữa.
Bà xơ buông cửa màn, mong chị sẽ ngủ thiếp đi.
Vào khoảng giữa bảy và tám giờ, thầy thuốc đến. Thấy im lặng, ông tưởng chị ngủ, rón bước vào đến gần bên giường. Ông mở hé cửa màn. Dưới ánh đèn chong, chị đang mở to hai mắt, bình tĩnh nhìn ông. Chị hỏi:
- Thưa ông, có phải người ta sẽ cho cháu cái giường để cháu ngủ cạnh tôi không?
Y sĩ tưởng chị nói sảng. Chị tiếp:
- Ông nhìn hộ xem, còn đủ chỗ đấy chứ!
Ông gọi riêng bà phước ra một chỗ hỏi bà về câu chuyện của Phăngtin. Bà cắt nghĩa rằng nhân việc ông Mađơlen đi vắng một hai ngày, chị ta nghĩ rằng ông thị trưởng đi Môngphécmây, vì chưa rõ thực hư thế nào nên bà tưởng cũng không cần cho chị biết là chị lầm. Với lại biết đâu đoán như chị ta lại hóa ra đúng. Ông thầy thuốc cũng đồng ý ngay.
Ông đến gần Phăngtin. Chị lại nói:
- Ông này, có như thế, sáng dậy tôi mới hỏi han con chó con được và ban đêm, không ngủ tôi mới nằm nghe nó ngủ được, nó thở nhẹ nhàng làm sao, cứ nghe cũng đủ khoan khoái cho tôi rồi.
- Chị đưa tay đây, tôi xem - người thầy thuốc bảo.
Chị vừa giơ tay vừa cười nói:
- A, này! Rõ ràng là ông chưa được biết nhỉ! Tôi khỏi rồi mà. Mai thì con Côdét nó về đây.
Ông thầy thuốc ngạc nhiên. Trông chị khá lên thật, thở đã dễ dàng. Mạch đi đã thấy mạnh. Một thứ sinh lực gì làm cho con người kiệt quệ nay hồi tỉnh lại.
Chị nói tiếp:
- Thưa ông, có phải bà xơ nói ông là ông thị trưởng đã đi tìm con bé?
Ông ta bảo phải giữ thật yên lặng và hết sức tránh những cảm xúc mạnh. Ông dặn cho uống nước Canh-ki-na nguyên chất sắc lên và nếu ban đêm còn sốt nữa thì cho uống thuốc an thần. Ra về ông ta còn dặn bà xơ:
- Khá rồi đấy. Nếu phúc ngày mai ông thị trưởng đem con chị ta về thật thì biết đâu đấy? - Có những bệnh chuyển biến rất lạ, người ta đã thấy có kẻ mừng quá mà khỏi bệnh thật. Bệnh này là nội thương mà nặng lắm rồi. Nhưng biết đâu được những cái chuyện huyền bí ấy! Có lẽ cứu được chị ta cũng nên.
VII
VỪA ĐẾN ĐÃ CHUẨN BỊ ĐI NGAY
Gần tám giờ, chiếc xe đi trên đường khi nãy mới tiến qua cánh cổng lớn của nhà trạm tỉnh Arát. Người hành khách ta theo dõi từ lâu, bấy giờ bước xuống xe. Ông lơ đãng trả lời những câu mời mọc săn đón của bọn hàng quán, cho người đánh ngựa đưa con ngựa thuê sau về, dắt con ngựa bạch nhỏ xuống tàu ngựa. Rồi ông đẩy cửa bước vào một cái phòng chơi bi-a ở tầng dưới, kéo ghế ngồi, tì tay lên bàn. Quãng đường ông tính bốn tiếng. Nghĩ cho phải thì không phải lỗi tại ông và ông cũng thấy vui vui vì sự đến muộn đó.
Mụ chủ quán bước vào.
- Ông khách có ngủ lại không? Có ăn cơm tối không?
Ông lắc đầu.
- Người hầu ngựa nói rằng ngựa của ông nhọc lắm.
Bây giờ ông mới lên tiếng.
- Sáng mai nó có thể lại đi ngay được không?
- Ồ thưa ông phải để cho nó nghỉ hai ngày là ít.
- Có phải bàn giấy nhà trạm cũng ở ngay đây không?
- Thưa phải.
Mụ chủ quán dẫn ông đến chỗ bàn giấy. Ông đưa giấy thông hành ra và hỏi xem có thể đi xe thư về Môngtơrơi Xuya Me ngay đêm nay được không? Vừa may chỗ bên cạnh người chuyển thư hãy còn. Ông trả tiền và giữ chỗ ấy. Người thư ký dặn ông:
- Thưa ông, phải có mặt ở đây đúng một giờ sáng để xe chạy.
Xong xuôi, ông bước ra khỏi khách sạn, đi về phía các phố.
Ông chưa đến Arát bao giờ, đường phố lại tối, nên cứ đi liều.
Hình như ông cố tình không muốn hỏi thăm đường ai cả. Ông qua con sông Cơranhsông rồi lạc vào một khu toàn những phố nhỏ ngóc ngách.
Một người hàng phố cầm đèn đi qua. Lưỡng lự mãi, ông mới nhìn trước sau như sợ có người nghe thấy và quyết định hỏi:
- Thưa ông, nhờ ông trỏ dùm cho tòa án ở chỗ nào.
Người hàng phố đã có tuổi đáp:
- Ông không phải là người tỉnh này à? Vậy ông theo tôi, tôi cũng đi về phía tòa án đấy, chỗ tỉnh đường mà. Hiện nay tòa án đang sửa chữa, chỗ xử án tạm đặt ở tỉnh đường đây.
- Phiên tòa đại hình cũng xử ở đấy à?
- Tất nhiên. Đây này, tỉnh đường ngày nay nguyên là dinh giám mục trước thời cách mạng đó. Rồi năm 1872 ông Côngdiê làm giám mục có cho xây thêm một phòng khá rộng. Nay phiên tòa lập ở đó.
Đi nửa đường, người ấy lại nói thêm:
- Nếu ông muốn xem thì hơi muộn. Thường thì các phiên toàn tan từ sáu giờ kia.
Lúc đến chỗ công viên, người ấy trỏ cho ông bốn cửa sổ dài còn sáng đèn ở mặt trước một ngôi nhà to lù lù trong bóng tối.
- May cho ông, vừa đến kịp. Ông có trông thấy bốn cái cửa sổ sáng kia không? Chỗ tòa đại hình đấy. Còn đèn sáng, tất là chưa xử xong. Có lẽ việc kéo dài nên tòa họp cả phiên tối. Ông cần biết việc ấy sao? Có phải là một vụ đại hình không? Ông đến làm chứng à?
- Tôi không có việc gì ở phiên tòa cả. Tôi cần gặp ông luật sư.
- Thế thì lại khác. Kia, cửa tòa kia. Người lính gác ở đấy. Ông cứ đi lối cầu thang lớn.
Ông làm y theo lời người hàng phố chỉ dẫn. Một lúc sau, ông bước vào một phòng rất đông người. Đây đó từng nhóm luật sư mặc áo dài đứng lẫn vào đám đông, đang thì thào với nhau.
Cái cảnh những người mặc áo dài đen tụm năm tụm ba ở ngoài phòng án để to nhỏ với nhau vẫn làm cho người ta se lòng lại. Những lời họ nói chẳng mấy khi là những lời nhân từ và thương xót. Thường chỉ là những câu kết án nghĩ trước. Ai đang mơ màng qua đó, cũng tưởng đây là những tổ ong ghê rợn, chứa những bầy ma quái vo ve đang cùng nhau dựng nên đủ mọi kiến trúc tăm tối. Căn buồng rộng chỉ có một ngọn đèn. Trước kia đây là cái phòng đợi trong tòa giám mục; nay dùng làm chỗ tạm nghỉ. Một cái cửa lớn hai cánh đóng chặt ngăn với phòng xử án.
Trong phòng ánh sáng mập mờ, nên ông không ngần ngại hỏi ngay một luật sư mới vừa bắt gặp:
- Thưa ông, xử đến đâu rồi?
- Xong rồi.
- Xong rồi!
Ông nhắc lại bằng một giọng khác thường, khiến người luật sư phải quay lại.
- Thưa ông, tôi hỏi khí không phải, ông là người nhà người ta phải không?
- Không, tôi không quen ai ở đây cả. Thế có kết án không?
- Có chứ. Có cách nào khác được đâu.
- Khổ sai?… Chung thân.
Ông hỏi câu nữa, giọng nhỏ đi, chú ý mới nghe rõ:
- Lý lịch đã được xác định rồi à?
Người trạng sư đáp: Lý lịch gì? Có gì mà phải xác định lý lịch. Vụ án thực giản dị. Mụ ấy đã giết con, tang chứng đầy đủ. Tòa xét không phải là chủ tâm trước nên mới kết án chung thân.
- Thế là một người đàn bà?
- Còn là gì nữa, mụ Limôđanh mà! Ông định nói việc nào?
- Không. Nhưng xong rồi sao phòng xử còn đèn sáng thế?
- Xử đến việc khác, đã bắt đầu được hai giờ rồi.
- Việc gì nữa?
- Ờ, việc này cũng rõ ràng lắm. Tên này là một tên đói khát, một tên tù khổ sai đi đày về, tái phạm về tội ăn trộm. Tôi chẳng nhớ tên nó là gì nữa. Trông mặt nó thực là tay đại bợm. Cứ cái bộ mặt ấy cũng đủ tống cổ nó đi đày khổ sai rồi.
- Thưa ông, có cách gì vào được phòng xử án không?
- Có lẽ cũng khó đấy. Trong phòng đông lắm. Nhưng tòa vừa nghỉ, có nhiều người ra, khi nào tòa tiếp tục, ông thử vào xem.
- Vào lối nào?
- Lối cửa lớn này.
Người luật sư bỏ đi nơi khác. Trong phút chốc ông thấy trăm ngàn nỗi cảm xúc ùa đến một lần làm cho lòng ông rối bời. Lời nói của người ngoài cuộc kia đâm thẳng vào tim ông có lúc như mũi kim lạnh buốt, có lúc lại như lưỡi dao cháy bỏng.
Khi ông được biết là tòa xử chưa xong, ông thở đánh phào một cái. Song ông cũng không thể nói rõ thở phào như thế là vì ông bằng lòng hay là vì ông đau đớn.
Ông đến gần mấy đám đông người nghe xem họ nói gì. Phiên tòa này xử nhiều việc lắm, ông Chánh án phải đưa ra xử hôm nay cho xong hai vụ án giản dị và chóng vánh này. Bắt đầu là vụ giết con, giờ đến vụ tên tù khổ sai, tên tái phạm, tên “ngựa quen đường cũ”. Thằng này có ăn trộm táo, song chứng cứ chưa chắc chắn; điều chắc chắn là nó đã từng đi đày ở Tulông. Cái ấy mới nguy cho nó. Vả tòa đã hỏi cung nó rồi, chứng cứ cũng khai cả rồi; chỉ còn luật sư cãi và công tố buộc tội; nhưng chắc đến nửa đêm mới xong. Thằng ấy thì thế nào cũng bị rồi; ông chưởng lý tài lắm, không kẻ nào bị ông buộc tội mà thoát được! - Ông lại là người tài hoa, biết cả làm thơ kia đấy.
Một người mõ tòa đứng gần cửa vào buồng xử án. Ông lại gần hỏi:
- Thưa ông, sắp mở cửa chưa?
- Cửa không mở nữa đâu.
- Sao thế? Sắp xử lại rồi mà không mở cửa à? Có phải tòa đang nghỉ không?
- Tòa vừa mới tiếp tục, nhưng không mở nữa.
- Tại sao?
- Tại trong phòng chật cả rồi.
- Sao? Không còn lấy một chỗ à?
- Không còn chỗ nào. Cửa đóng rồi. Không ai vào được cả.
Im lặng một lúc, người mõ tòa lại bảo:
- Cũng còn hai ba chỗ nữa sau ghế ông chánh án, nhưng ông chánh án chỉ dành cho những vị khách quen thôi.
Nói xong hắn quay đi.
Ông cúi đầu bước đi, qua phòng đợi, thong thả từng bậc một xuống cầu thang, dáng ngập ngừng. Chừng như ông đang tự hỏi xem nên làm gì. Cuộc tranh đấu bản thân gay go từ hôm qua đến nay vẫn chưa dứt và cứ mỗi lúc lại bắt sang một tình tiết mới. Xuống đến chân cầu thang, ông đứng tựa vào lan can, khoanh tay lại. Bỗng ông mở cúc áo ngoài, rút ví ra, lấy bút chì và mảnh giấy ghé vào chỗ đèn sáng viết vội vàng dòng chữ như sau: Ông Mađơlen thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me. Rồi ông bước nhanh lên thang gác, rẽ đám đông, đến thẳng trước mặt người mõ tòa, đưa cho hắn mảnh giấy và dõng dạc bảo:
- Đem cái này vào cho ông Chánh án.
Người mõ tòa cầm lấy mảnh giấy nhìn qua rồi đi vào.
VIII
ĐẶC CÁCH ĐƯỢC VÀO
Ông không ngờ rằng ông thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me té ra cũng là người có chút tiếng tăm. Từ bảy năm nay, cái tiếng đạo đức của ông đã lan ra khắp vùng Bulônhơ hạ, cuối cùng vượt cả khuôn khổ một miền nhỏ, truyền sang hai ba tỉnh xung quanh. Việc ông đứng ra chấn hưng nghề làm đồ huyền đã là một công đức to lớn đối với thị trấn ấy. Ngoài ra nội bốn mươi mốt thị xã trong quận không xã nào không đội ơn ông. Khi cần, ông lại biết cách giúp công nghiệp những quận khác phát triển sản xuất. Ông đã dùng uy tín và tiền bạc của mình để nâng đỡ và giúp cho xưởng làm vải màn ở Bulônhơ, nhà máy lanh sợi ở Phơrêvăng và nhà máy dệt chạy bằng sức nước ở Bubê. Đi đến đâu cũng thấy người ta nói đến cái tên Mađơlen một cách thành kính. Hai thành phố Arát và Đue cũng phải ghen tị với cái thị trấn Môngtơrơi Xuya Me nhỏ bé mà có được một ông thị trưởng như thế.
Ông chánh án phiên tòa Đại hình ở Arát hôm ấy, vốn là hội thẩm của tòa án Đue cũng được biết như ai cái tên quen thuộc được mọi người tôn kính sâu sắc ấy. Khi người mõ tòa khẽ mở cái cửa thông từ phòng hội nghị sang chỗ xử án, đến chỗ sau ghế cúi đưa mảnh giấy có dòng chữ vừa rồi và nói: “Ông này muốn dự buổi xử án” thì ông chánh án đột ngột có một cử chỉ tôn kính, ông cầm bút viết mấy chữ vào quãng dưới mảnh giấy rồi trao lại cho người mõ tòa và nói: “Mời ông ấy vào”.
Cái người khổ sở mà ta đang thuật chuyện đây, lúc ấy vẫn giữ nguyên ở bên cửa với cái dáng điệu không thay đổi từ khi người mõ tòa cầm giấy đi. Ông đang mơ màng thì thoáng nghe có người nói với mình: “Thưa ngài, tôi xin dẫn đường hầu ngài”. Thì ra vẫn là anh mõ tòa khi nãy đã ngoảnh mặt làm lơ với ông và bây giờ lại cúi rạp xuống mà thưa gửi. Hắn trao cho ông mảnh giấy. Ông giở ra và nhân có đèn sáng, ông đọc: “Chánh án tòa đại hình kính chào ông Mađơlen”.
Ông vò nát tờ giấy trong tay. Mấy dòng chữ dường như có dư vị gì lạ lùng và cay đắng. Ông đi theo người mõ tòa. Mấy phút sau ông đã ở trong một căn phòng tường lát ván đầy vẻ nghiêm trang. Trên chiếc bàn phủ dạ xanh, hai cây nến đang cháy sáng. Bên tai ông còn văng vẳng lời người mõ vừa bước ra khỏi phòng: “Thưa ngài đây là phòng hội nghị; ngài cứ xoay cái núm bằng đồng kia thì vào ngay phòng xử, đằng sau ghế ông Chánh án”. Trong trí nhớ ông, những lời ấy lẫn lộn với hình ảnh mơ hồ của những hành lang chật chội, những cầu thang tối om ông vừa đi qua.
Người mõ tòa để ông ở lại trong phòng một mình. Giờ quyết định đã đến. Ông cố tĩnh tâm mà không được. Chính những khi cần suy nghĩ nhất về cái thực tế bi thảm ở đời thì những dây tư tưởng nó lại đứt lung tung trong đầu óc. Ông hiện ở ngay giữa chỗ mà bọn quan tòa đang thảo luận kết án. Ông lặng yên ngẩn người nhìn căn phòng tĩnh mịch mà ghê gớm: đây là chỗ làm cho tan nát biết bao nhiêu cuộc đời; đây là chỗ chốc nữa tên ông sẽ vang lên; đây là chỗ lúc này số mệnh đã dẫn ông đến. Ông nhìn bức tường rồi lại nhìn vào mình và ngạc nhiên sao lại là cái phòng ấy và sao lại chính là ông.
Một ngày một đêm rồi ông chưa ăn miếng gì, đi đường xe xóc vật vã thế mà ông không thấy gì cả; hình như là ông đã mất hết cảm giác.
Ông lại gần tấm khung kính đen treo trên tường trong lồng một bức thư bút của ông Pátsơ, đô trưởng Pari kiêm bộ trưởng, đề ngày 9 tháng 6 năm II, có lẽ đề nhầm, trong đó ông Pátsơ gửi cho Ủy ban cách mạng danh sách các bộ trưởng và đại biểu quốc hội bị họ giam giữ. Giá có ai nhìn thấy và theo dõi lúc bấy giờ, chắc phải cho bức thư đối với ông có nhiều điều kỳ lạ vì thấy ông nhìn đăm đăm vào đấy và đọc đi đọc lại hai ba lần. Có điều đọc mà không biết mình đọc và cũng không để ý mình đọc những gì.
Ông đang nghĩ đến Phăngtin và Côdét.
Đương vơ vẩn như thế, ông quay lại và chợt trông thấy cái núm cửa bằng đồng mà ông đã quên khuấy đi mất. Mắt ông dừng lại trên núm cửa và như dán hẳn vào đấy. Cái nhìn ban đầu còn bình tĩnh sau hóa ra đăm chiêu, sợ hãi và dần dần nhuốm vẻ hoảng hốt. Mồ hôi toát ra ở kẽ tóc và chảy dài xuống hai bên thái dương.
Có một lúc, ông ra vẻ quả quyết và như chống lại với mình. Ông có một cử chỉ rất khó tả nhưng nó nói lên rõ ràng: “Ô hay! Ai bắt ta mới được chứ?” Rồi ông quay phứt lại, nom thấy cái cửa vừa đi qua để vào đây ông đến mở cửa và bỏ ra ngoài. Ông đã ra ngoài đi trong một lối hẹp nhỏ và dài, ngóc ngách khắp nơi, lủng củng thang bậc của ghi-sê. Dọc lối đi có mấy ngọn đèn tù mù như đèn trong phòng người ốm. Đó là lối ông vừa qua để vào phòng. Ông vừa thở vừa nghe đằng trước đằng sau không có một tiếng động; ông vụt chạy trốn như có người đuổi theo.
Qua khỏi mấy chỗ rẽ, ông lại nghe ngóng nữa. Chung quanh vẫn yên lặng và tối mù. Ông mệt thở không ra hơi, lảo đảo phải dựa vào tường. Đá tường lạnh ngắt, mồ hôi trên trán cũng lạnh ngắt, ông rùng mình đứng thẳng người lên. Ông đứng một mình trong bóng tối. Người ông run lên vì rét có lẽ cũng vì cớ khác nữa. Ông lại suy nghĩ.
Đã nghĩ cả đêm, lại nghĩ cả ngày, trong lòng chỉ nghe có một tiếng kêu: “Than ôi!”
Mười lăm phút qua. Sau cùng ông cúi đầu xuống, thở dài não ruột, buông thõng hai tay xuống và đi trở lại, ông đi rất chậm, bước đi quá mệt nhọc, chẳng khác nào có người đuổi theo ông và bắt ông lại. Ông trở vào phòng hội nghị. Vật trông thấy trước nhất là cái núm cửa phòng xử án. Cái núm cửa bằng đồng tròn tròn nhẵn nhụi, bóng loáng trông như một ngôi sao ghê rợn. Ông nhìn vào núm cửa trông chẳng khác gì con cừu đang nhìn vào mắt hổ. Mắt ông không rời khỏi nắm cửa. Chốc chốc ông lại bước lên một bước, tiến đến gần cánh cửa. Giá ông tỉnh táo để ý, chắc đã nghe như có tiếng ồn ào lộn xộn từ phòng bên vẳng sang. Bỗng nhiên không hiểu vì sao, ông đã đứng ngay bên cửa. Ông đưa bàn tay run rẩy xiết cứng núm cửa. Cửa mở.
Ông đã ở trong phòng xử án.
IX
NƠI NGƯỜI TA ĐÃ BẮT ĐẦU TIN CHẮC
Ông nhích bước vào, thuận tay khép cửa lại rồi đứng yên nhìn quang cảnh trước mắt. Gian phòng khá rộng. Ánh đèn không đủ sáng. Trong phòng lúc huyên náo, lúc lại yên lặng như tờ. Cả bộ máy xử án của tòa Đại hình đương phơi bày ra giữa đám đông với vẻ uy nghi tầm thường và ghê rợn.
Ở một đầu buồng, nơi ông đang đứng là chỗ đám quan tòa ngồi nhấm móng tay hoặc lim dim con mắt, đang lơ đãng trong những áo thụng đen đã bạc màu. Đầu kia là đám dân chúng, quần áo rách rưới, bọn luật sư đứng ngồi đủ kiểu, mấy người lính nét mặt lương thiện và cứng rắn. Tường lát gỗ lâu ngày đã hoen ố, cái trần nhà bụi bặm, những chiếc bàn trải dạ xanh đã ngả màu vàng, những cánh cửa đen xì vết tay người, những cây đèn vách tỏa nhiều khói hơn là ánh sáng. Mấy cây nến cắm trên các chân đèn bằng đồng đặt trên bàn. Quang cảnh tăm tối, ghê tởm, thảm đạm. Người ta có cảm tưởng như có gì vừa nghiêm nghị vừa cao cả. Bởi vì ở đây như thấy có mặt cái việc to tát của loài người là luật pháp, cũng như cái việc vĩ đại của Chúa Trời là công lý.
Chẳng một ai trong đám đông chú ý đến ông cả. Bao nhiêu con mắt đang đổ dồn về một phía, chỗ một chiếc ghế dài bằng gỗ dựa vào tường trước một cái cửa nhỏ, ở mé bên trái ông Chánh án. Trên ghế có một người ngồi giữa hai tên lính sen đầm, ánh đèn chung quanh soi rõ mồn một.
Người ấy chính là người trên kia.
Không đợi phải tìm, ông đã trông thấy ngay người ấy, tự nhiên mắt ông hướng vào chỗ đó, như đã biết trước người ấy ngồi ở đâu rồi.
Ông tưởng như mình đã trông thấy chính mình. Người có già đi, mặt mũi không hẳn là giống như đúc, song dáng điệu và hình thù thì không khác gì cả. Cũng bộ tóc lởm chởm ấy, con mắt dữ tợn và lấm lét, cũng cái áo bành tô ấy. Y như cái hôm trước vào thành Đinhơ, lòng đầy căm hờn và trí óc chất chứa không biết bao nhiêu ý nghĩ ghê gớm đã góp nhặt trong mười chín năm trời ở nơi tù ngục.
Ông rùng mình và tự bảo: Trời ơi! Rồi ta trở lại như thế kia hay sao!
Cái người ấy trạc sáu mươi tuổi, trông vẻ người có cái gì cục mịch, ngớ ngẩn và kinh hoàng.
Nghe tiếng mở cửa, người ta nhích lại để ông đi vào. Ông chánh án quay lại nhìn, biết ngay là ông thị trưởng ở Môngtơrơi Xuya Me bèn gật đầu chào. Ông công tố viên đã nhiều lần đến Môngtơrơi vì công vụ cũng nhận ra ông và chào ông. Riêng ông chỉ hơi thoáng thấy những cử chỉ đó thôi. Ông như bị thôi miên và nhìn thẳng ra trước mặt.
Cảnh mấy ông quan tòa, một anh lục sự, mấy anh lính sen đầm, một lũ người hiếu kỳ một cách tàn ác, ông đã được thấy một lần rồi, cách đây hai mươi bảy năm. Những cảnh tai ương ấy, giờ ông lại thấy nó. Nó ở ngay trước mắt, nó cử động, nó tồn tại. Không phải vì nhớ mà tưởng thấy, không phải một ảo ảnh của trí tưởng tượng. Rõ ràng là những quan tòa có thật, những lính sen đầm có thật, một đám đông và những con người ấy, có xương có thịt hẳn hoi. Thôi thế là xong, ông lại thấy hiện ra và sống lại xung quanh ông những hình ảnh ghê rợn của dĩ vãng với tất cả vẻ đáng sợ của sự thực phũ phàng.
Mọi sự việc đó mở toang hoác trước mặt ông.
Ông hoảng kinh nhắm mắt lại, kêu thầm trong trí. “Không bao giờ!”
Cái trò số mệnh bày ra khiến ông hoang mang cả tâm trí gần như phát điên lên, cái trò ấy thật là bi đát: mình đứng đây mà rõ ràng người ngồi kia cũng là mình. Cái người đang bị đem xử kia, ai cũng gọi là Giăng Vangiăng!
Trước mắt ông là một cảnh tượng lạ lùng khó nói. Hình như đó là một màn kịch diễn lại cái phút ghê tởm nhất của đời ông. Mọi thứ đều y như thế, cũng cảnh bày biện như vậy, cũng vào giờ đêm như vậy, cũng gần bấy nhiêu bộ mặt quan tòa, lính tráng, công chúng. Chỉ có cây thánh giá trên đầu ông Chánh án là khác xưa vì thuở ấy các tòa án chưa có thánh giá. Hồi ấy, khi người ta xử ông, Chúa Trời vắng mặt.
Đằng sau có một cái ghế, ông ngồi phịch xuống, kinh hoàng vì nghĩ rằng người ta có thể trông thấy mình. Ngồi yên rồi, nhờ có chồng hồ sơ trên bàn thẩm phán, ông giấu được mặt mình và có thể nhìn khắp gian phòng không sợ ai trông thấy cả. Dần dần ông định thần lại và trở về với thực tế xung quanh. Một lúc lâu ông mới bình tĩnh để nghe rõ được mọi việc.
Trong số các hội thẩm thấy có ông Bamataboa.
Ông đưa mắt tìm Giave nhưng không thấy. Hàng ghế của các người làm chứng lấp sau cái bàn của viên lục sự. Vả lại như trên đã nói, trong phòng đèn thắp không được sáng.
Lúc ông mới vào, luật sư của bị cáo vừa cãi xong. Ai nấy đương hết sức chú ý theo dõi việc xét xử ấy đã kéo dài ba tiếng đồng hồ rồi. Trong ba tiếng đồng hồ ấy tội trạng người kia dần dần hiện ra có cơ sở. Và người đi xem nhận thấy gánh nặng của cái vẻ thật ghê gớm ấy dần dần đè bẹp một con người, một tên vô danh, một hạng người khốn nạn, hoàn toàn ngớ ngẩn hoặc là hết sức tinh khôn.
Người ấy, như ta đã biết, là một tên lang thang bị bắt tại một cánh đồng, tay còn cầm một cành táo có quả chín, bẻ cây táo trong vườn gần đấy gọi là vườn Pierông. Người ấy là ai thế?
Một cuộc điều tra được mở ra. Chứng tá vừa cung khai xong.
Ý kiến mọi người thống nhất. Cuộc thảo luận đã làm lóe nhiều ánh sáng. Người ta buộc tội như sau: “Chúng ta đưa ra đây không phải chỉ là một tên ăn cắp hoa quả, một tên trộm vặt, mà chúng ta đã bắt được một thằng cường đạo, một đứa trốn án quản thúc, một tên khổ sai đi đày, một kẻ gian ác tối nguy hiểm, một thằng lưu manh tên là Giăng Vangiăng mà pháp luật đã truy nã từ lâu. Tên này cách đây tám năm, khi ra khỏi nhà tù Tulông đã phạm tội cướp đường có khí giới, chặn lấy tiền của một đứa bé tên là Giecve. Tội này trong hình luật điều thứ 383 có ghi rõ. Tòa sẽ truy tố sau, khi nào có đủ bằng chứng về lý lịch của nó. Nó lại vừa phạm tội ăn trộm. Thế là tái phạm. Xin hãy kết án nó về cái tội mới, còn cái tội cũ sẽ xin xử sau”.
Nghe bị buộc tội như thế, lại thấy các chứng tá đều khai như nhau, bị cáo ngạc nhiên lắm. Khi thì hắn hoa tay lắc đầu, ra hiệu không phải, khi thì hắn chỉ nhìn lên trần nhà. Hắn nói năng khó nhọc, trả lời lúng túng, nhưng từ đầu đến chân, cả người hắn đều chối cãi tất cả. Hắn như một thằng ngốc nghếch đứng trước cả một đoàn người khôn ngoan xếp thành thế trận tấn công hắn và như một kẻ xa lạ đứng giữa một xã hội đang túm bắt hắn. Mà câu chuyện đối với hắn rồi đây có phải là vừa đâu! Mỗi lúc lại thêm chứng cớ. Hắn lo lắm, nhưng mọi người lại còn lo hơn khi thấy lời buộc tội kinh khủng đè nặng lên đầu hắn. Ngoài tội đi đày, không chừng lại đến tội tử hình, nếu lý lịch được chứng minh và nếu việc ăn cướp thằng bé Giecve lại bị kết án chồng lên thêm nữa. Người đó là thứ người gì? Cái lầm lì của nó là nghĩa làm sao? Ngu ngốc thật hay là xảo trá? Nó hiểu quá đi rồi hay là nó không hiểu gì cả? Quần chúng ngồi xem không ai đồng ý với ai, bọn quan tòa cũng không nhất trí. Trong vụ án này có phần ly kỳ mà cũng có phần làm cho người ta kinh hoảng, tấn bi kịch không những ảm đạm mà còn có gì tăm tối nữa.
Người biện hộ cãi cũng khéo. Thứ tiếng địa phương ông ta nói, một thời gian khá lâu, đã làm nên ngôn ngữ hùng biện của tòa án mà giới luật sư đâu cũng dùng. Loại ngôn ngữ ấy ngày nay đã thành cổ điển và chỉ nghe thấy ở cửa miệng các luật sư công tố viên, nó thích hợp với các ngài vì nó kêu, nó nghiêm trang và oai vệ. Trong ngôn ngữ ấy chồng được gọi là phu, vợ là phụ; Pari thì thay bằng trung tâm văn hiến, vua là hoàng thượng, giám mục là sứ giả thánh đường, công tố viên là phát ngôn hùng hồn của luật pháp, lời cãi của trạng sư là những giọng điệu biện hộ, triều đại Lui XIV là thế kỷ vĩ đại, nhà hát là đền nữ thần Menpômen, dòng họ nhà vua là kim chi ngọc diệp, buổi hòa nhạc là nhạc đội, tướng tư lệnh trong tỉnh là nhà quân sự trứ danh… Rồi học trò chủng viện lại gọi là những nhà tu hành thiếu niên, những sai lầm của báo chí là sự xảo quyệt xuất tiết độc tố vào cơ thể báo chương… Luật sư ấy bắt đầu bằng việc giải thích việc ăn trộm táo, - dùng lời văn hoa mỹ mà nói chuyện ăn trộm kể cũng khó đấy, nhưng phải nhớ rằng ông Bốtxuyê ngày xưa, trong bài văn tế có lần phải nhắc đến con gà mái mà còn nói lên được những lời châu ngọc nữa là! Luật sư giãi bày rằng việc ăn trộm táo không có bằng cớ đích xác. Khách hàng của ông - mà ông cứ nhất định gọi là SăngMáchiơ - có ai trông thấy hắn trèo tường hay bẻ cây cối đâu. Người ta bắt được hắn tay cầm cành táo (mà ông ta thích gọi là nhánh hơn) nhưng hắn nói là thấy rớt ở dưới đất nên nhặt lấy thôi. Lấy gì làm bằng mà bảo hắn khai man? Chắc chắn là có kẻ trèo tường bẻ táo thấy động thì vứt lại đó; chắc chắn là có kẻ ăn trộm. Nhưng lấy gì làm bằng mà bảo đứa ăn trộm đó là SăngMáchiơ? Chỉ có một điều. Cái tư cách là khổ sai về. Luật sư phải nhận là khó chối vì chứng cứ rành rành. Bị cáo có ở Phavơrôn; bị cáo làm nghề xén cây: cái tên SăngMáchiơ rất có thể do chữ Giăng Máchiơ mà ra; những điều ấy đều đúng cả, sau nữa có bốn người làm chứng đều nhận ngay được hắn và quả quyết SăngMáchiơ là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng. Để chống lại những điều tố cáo ấy, những chứng cớ ấy, luật sư chỉ còn biết dựa vào lời chối cãi của khách hàng mình, lời phủ nhận có lợi cho mình. Nhưng giả thử hắn là Giăng Vangiăng thật, thì cái đó có phải là bằng chứng hắn ăn trộm táo không? Nói hắn ta ăn trộm táo chỉ là một mối nghi ngờ, không phải là một chứng cớ hẳn hoi. Đành rằng bị cáo đã dùng một phương pháp tự bào chữa tồi, điều này trạng sư biện hộ cũng phải thật thà công nhận như thế. Đó là cách khăng khăng chối cãi tất cả, nhất định mình không ăn trộm, mình không là tù khổ sai. Luật sư có khuyên lão ta nên thú nhận mình là tù khổ sai đi thì có thể có lợi hơn và chắc chắn là sẽ được tòa án thương tình và rộng lượng; nhưng bị cáo nhất định chối, nghĩ rằng có thể tránh được tất cả nếu không thú nhận gì hết. Thật là sai lầm. Nhưng phải chăng cũng nên lưu ý đến việc lão ta ít thông minh? Lão ta rõ ràng là ngu đần. Bao nhiêu năm đầy đọa trong tù, bao nhiêu khổ sở ngoài tù đã làm cho lão ta mụ người đi… Lão ta tự bào chữa một cách vụng về, có phải đó là lẽ để kết tội lão ta không? Còn vụ thằng Giecve thì trạng sư chẳng phải bàn cãi đến vì chẳng dính líu gì đến đây cả.
Luật sư kết luận xin tòa hễ nhận đích hắn là Giăng Vangiăng thì chỉ phạt vi cảnh đối với kẻ vi phạm án quản thúc chứ đừng khép vào tội ghê gớm của người tù khổ sai tái phạm.
Công tố viên đáp lại lời biện hộ, lời lẽ kịch liệt mà vẫn văn hoa. Các ông công tố bao giờ mà chả thế!
Ông tỏ lời khen ngợi đức tính “trung thực” của luật sư và khai thác tính “trung thực” ấy một cách tài tình. Chỗ nào mà luật sư chịu nhượng bộ là ông ta nhằm vào đấy để đánh vào bị cáo. Luật sư có vẻ công nhận bị cáo là Giăng Vangiăng. Công tố viên ghìm lấy điều ấy, cho là một việc quả nhiên: người ấy đích là Giăng Vangiăng. Điểm này như thế coi là đã xác định và được dùng làm căn cứ buộc tôi, không còn chối cãi lôi thôi gì nữa.
Đến đây, ông đi ngược lên nguồn gốc và nguyên nhân của việc phạm tội và lên giọng hùng hổ kết án trường phái lãng mạn là vô luân lý. Trường phái này hồi ấy mới ra đời và được các nhà phê bình của hai tờ “Lá cờ” và “Nhật báo” mệnh danh là “Trường phái quỷ sứ”. Ông đổ cho ảnh hưởng của thứ văn chương xấu xa ấy - không hẳn là đổ bứa - cái tội đã gây ra vụ trộm của tên SăngMáchiơ hay nói đúng hơn, của Giăng Vangiăng.
Xong tràng khái luận ấy, ông mới nói đến Giăng Vangiăng thật sự. Giăng Vangiăng là người thế nào? Ông mô tả Giăng Vangiăng. Hắn là một con quỷ sứ mà địa ngục đã khạc ra… Cách mô tả này có mẫu mực trong cách kể của Teramen.[69] Cách kể của Teramen thì chẳng ích gì cho vở bi kịch, nhưng lại thường xuyên rất được việc cho các nhà hùng biện của tòa án.
Cử tọa và hội thẩm viên rùng mình. Mô tả xong, ông lại tiếp theo cái đà hùng biện đáng để cho ngày hôm sau tờ công báo địa phương hết lời ca ngợi: chính cái tên như thế… vừa là lưu manh, vừa là hành khất, vô nghề nghiệp… - cái tên đã quen với những hành động tội lỗi của đời cũ, lại sống mấy mươi năm trong tù mà chẳng sửa chữa được gì, chứng có là việc chặn đường ăn cướp thằng bé Giecve… - chính cái tên như thế bị bắt quả tang ăn trộm trên đường cái, cách chỗ hắn trèo tường có mấy bước, trên tay còn giữ vật vừa ăn trộm xong, mà còn dám chối cả quả tang, chối việc ăn trộm, chối việc trèo tường, chối tất cả, chối đến cả tên họ, cả lý lịch! Ngoài hàng trăm chứng cớ mà chúng tôi không nhắc lại làm gì, có bốn người đã nhận mặt y: ông Giave, thanh tra cảnh sát đáng tin cậy và ba tên trước kia là bạn tù của y, những tên tù khổ sai Bơrơvê, Sơniđiơ và Côsơpay. Trước sự nhất trí mãnh liệt ấy, y chống chế như thế nào? Y chỉ có chối. Thật là đồ lì lợm! Thưa các ngài hội thẩm, yêu cầu các ngài cầm cân nảy mực…
Trong khi ông công tố nói thì bị cáo ngồi nghe, miệng cứ há hốc ra như vừa ngạc nhiên vừa vẻ thán phục. Hắn lấy làm lạ lùng sao lại có người ăn nói được như thế. Thỉnh thoảng khi lời buộc tội đến chỗ “hăng hái” nhất, những chỗ lời hùng biện không thể kìm hãm nổi, đã nổ thành một tràng những tính từ thóa mạ, đổ xuống đầu bị cáo như một cơn bão táp, hắn chỉ biết thong thả lắc đầu từ trái sang phải rồi lại từ phải sang trái. Đó là cử chỉ minh oan buồn rầu và lặng lẽ của hắn từ lúc bắt đầu xử đến giờ. Hai ba lần khán giả ngồi gần nhất nghe hắn nói nho nhỏ “rõ ràng không hỏi ông Balu là như thế đó!” Ông công tố lưu ý ban hội thẩm rằng dáng điệu ngớ ngẩn của hắn là dáng điệu có tính toán trước, nó chứng tỏ không phải là sự ngu ngốc mà là sự tinh khôn, ranh mãnh, thói quen lừa gạt pháp luật, chính cái dáng điệu ấy đã bóc trần “bản chất xấu xa nhất” của tên này.
Ông kết luận tách vụ cướp thằng bé Giecve để lại sau, rồi đòi xử thật nghiêm khắc. Người ta còn nhớ đó là án khổ sai chung thân. Luật sư biện hộ đứng dậy, bắt đầu khen “ông công tố” về những “lời châu ngọc” của ngài, rồi mới cố chống đỡ thêm, những lý lẽ nghe chừng đuối dần, chỗ tựa lung lay lắm.
X
PHƯƠNG PHÁP CHỐI CÃI
Đã đến lúc kết thúc cuộc tranh cãi. Ông Chánh án gọi bị cáo đứng dậy và theo thủ tục hỏi: “Anh còn muốn nói thêm điều gì để bào chữa cho anh nữa không”. Hắn đứng sững như không nghe thấy gì, hai tay cứ mân mê cái mũ vải bẩn thỉu đến ghê tởm.
Ông Chánh án nhắc lại câu hỏi một lần nữa.
Lần này hắn nghe rõ. Hình như hắn đã hiểu. Hắn có cái cử chỉ một người vừa bừng tỉnh dậy. Hắn đưa mắt nhìn chung quanh một lượt, nhìn đám đông, nhìn bọn sen đầm, nhìn ông luật sư biện hộ, những ông hội thẩm, các quan tòa. Hắn để nắm tay to tướng lên chỗ vành gỗ trước mặt, nhìn quanh lượt nữa rồi bỗng nhiên nhìn thẳng vào ông công tố, cất tiếng nói. Người ta có cảm tưởng là một hỏa sơn phun lửa. Hình như bao nhiêu lời nói đều muốn xô cả ra ngoài miệng một lúc, lủng củng, dồn dập, xô đẩy nhau, lẫn lộn. Hắn nói:
- Tôi xin nói như thế này. Rằng tôi trước làm nghề chữa xe ở Pari. Chính ngay ở hiệu ông Balu. Công việc nặng nhọc lắm. Cái nghề chữa xe bao giờ cũng phải làm ở ngoài trời, trong sân, chủ tốt mới cho làm trong nhà trại, có bao giờ được ở trong xưởng cửa ngõ tử tế, vì cần phải có chỗ rộng, các ông ạ. Mùa đông rét mướt quá phải đập vào cánh tay cho đỡ cóng, nhưng mà chủ không muốn thế, bảo mất thời giờ. Cầm, nắn sắt trong sắt trong lúc giá đóng ngay trong kẽ đá lát sân, khổ lắm! Làm nghề ấy nó chóng già người đi. Chưa đến tuổi đã lụ khụ như ông lão rồi. Đến bốn mươi tuổi là kiệt sức. Tôi thì tôi đã năm mươi ba, nhiều gian truân lắm. Mà bọn thợ thuyền thì tai ác lắm! Thấy ai già yếu thì động một tí chúng gọi là con cóc già, con bò già! Tôi chỉ còn kiếm được mỗi ngày ba mươi xu; họ cố tình trả công rẻ mạt, họ lấy nê là mình già yếu mà. Tôi đã vậy, trước kia tôi lại còn đứa con gái làm nghề thợ giặt ở bến sông, nó cũng kiếm phần nó được một ít. Cả hai cha con ngày ấy làm ăn cũng tiềm tiệm đủ. Nó làm cũng cực nhọc lắm. Suốt ngày ngâm nửa mình trong bể giặt. Trời mưa, trời tuyết, gió bấc vun vút vào mặt như cắt thịt cũng mặc. Trời lạnh nước đóng thành băng cũng phải giặt. Lắm khách không có nhiều quần áo, đưa giặt chờ lấy ngay, nếu không làm thì mất khách. Gỗ ván ghép chẳng ra sao nên nước rỉ ra khắp chỗ. Áo quần ướt ngoài ướt trong, tất cả. Rét đến thấu xương. Con bé nó cũng có làm ở nhà giặt Con Đỏ, ở đấy có vòi nước, nên khỏi dầm vào bể. Mở vòi là giặt, rồi quay ra sau lưng mà xát. Làm việc chỗ kín nên ít lạnh hơn. Nhưng lại có hơi nước nóng cũng đáng sợ, vì nó xông lên hại mắt lắm.
Làm đến bảy giờ tối mới về, nhọc mệt lắm phải đi nằm ngay. Chồng nó lại còn đánh đập cho nữa. Nó chết rồi. Chúng tôi chẳng biết gì là sung sướng. Thật là một con bé đảm đang, không đi hội hè nhảy nhót bao giờ, ngoan ngoãn dễ bảo, tôi nhớ có một ngày thứ ba béo, nó đi ngủ lúc tám giờ. Thế đấy. Tôi nói thật đấy. Các ông cứ cho hỏi mà xem. À, đi hỏi? Tôi ngốc thật! Pari như một cái hố thẳm. Ai mà biết được lão SăngMáchiơ là ai? Nhưng mà tôi bảo cứ hỏi ông Balu, cứ đến hỏi ông Balu. Ngoài ra, tôi không hiểu các ông muốn gì tôi.
Hắn lặng im và đứng sững đó. Hắn đã nói một thôi, nói to và nhanh. Giọng hắn xẵng và khàn khàn, có vẻ thực thà nhưng có pha tức giận và dữ tợn. Một lần hắn ngừng nói để chào một người nào đó trong đám đông. Bao nhiêu những lời hắn nói ra như để cho mọi người cùng đinh ninh với hắn, hắn như vứt ra lung tung trước mặt, thành từng tràng như những cơn nấc. Mỗi lời hắn lại kèm thêm điệu bộ của thợ rừng bửa củi. Khi hắn dứt lời thì cử tọa cười rộ lên. Hắn nhìn đám đông thấy người ta cười, không hiểu sao, cũng cười theo.
Thật là quái gở.
Ông Chánh án vốn là người có ý tứ và tốt bụng bèn lên tiếng.
Ông nhắc “các ông hội thẩm” rằng “cái ông Balu, chủ nhà hàng chữa xe mà bị cáo khai đã làm công ở đó, có khai ra cũng vô ích vì hắn đã vỡ nợ và bỏ đi, không biết nay ở đâu rồi”. Quay về phía bị cáo, ông khuyên hắn nghe cho kỹ điều ông sắp nói rồi tiếp:
- Anh đang ở vào cái cảnh ngộ cần phải suy nghĩ cho chín. Anh đang bị nghi có nhiều tội có thể bị án nặng lắm đấy. Bị cáo, vì anh mà tôi hỏi tại anh một lần cuối cùng, anh phải phân giải rõ ràng hai điều này: thứ nhất, anh có trèo tường vào trong trại Pierông bẻ cành và ăn trộm táo, nghĩa là phạm tội ăn trộm có trèo tường, có hay không? Thứ hai, anh có phải tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đi đày về, phải không?
Bị cáo lắc đầu có vẻ tự tin, như đã thực hiểu và biết là mình phải trả lời như thế nào. Hắn há miệng quay về phía ông Chánh án và nói:
- Trước hết…
Rồi hắn nhìn cái mũ, nhìn cái trần nhà và lặng im.
Ông công tố giọng nghiêm khắc:
- Bị cáo, coi chừng đấy! Anh không trả lời gì vào câu hỏi người ta hỏi anh. Lúng túng thế là gian rồi. Đích anh không phải là tên SăngMáchiơ mà là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng, trước còn đội tên Giăng Máchiơ là họ đằng mẹ nữa. Anh đã đến đất Ôvécnhơ, anh sinh ra ở Phavơrôn và làm nghề xén cây ở đấy. Đích là anh đã trèo tường ăn trộm táo chín ở trong trại Pierông. Các ông hội thẩm sẽ nhận xét những việc ấy.
Bị cáo đã ngồi xuống. Thấy ông công tố nói thế, hắn lại đứng phắt dậy:
- Ông, ông độc ác thực! Tôi định nói thế này. Ban nãy tôi chưa nghĩ ra. Tôi không trộm cắp gì cả. Tôi nghèo đến nỗi nhiều hôm không có cái ăn. Tôi ở Ayli đến. Trời vừa mưa to xong, vùng tôi đi qua đều một màu vàng đục. Hồ ao cũng tràn đầy. Hai bên đường chỉ còn những ngọn cỏ li ti lòi lên mặt cát. Tôi thấy một cành cây gãy rơi dưới đất. Trên cành có quả táo. Tôi nhặt lên, có ngờ nó lại mang tai vạ đến cho mình đâu. Đã ba tháng nay tôi bị giam và bị người ta dằn vặt đủ điều. Thế mà tôi không nói gì được, họ vu vạ cho tôi và bảo tôi: “Trả lời đi!” Viên sen đầm thương hại tôi, thích vào khuỷu tay, khẽ giục tôi: “Trả lời đi chứ!” Tôi thì tôi không biết cách nói, tôi có học hành gì đâu, tôi nghèo khổ lắm. Đấy là chỗ các ông không xét cho tôi. Tôi không trộm cắp, tôi thấy rơi ở đường thì tôi nhặt. Ông bảo là Giăng Vangiăng, Giăng Máchiơ! Tôi có biết những người ấy là ai đâu! Đấy là bọn nhà quê. Tôi làm công cho ông Balu ở phố Nhà thương. Tôi tên là SăngMáchiơ. Các ông biết được cả chỗ tôi sinh kể cũng tài thật. Chính tôi, tôi cũng không biết. Có phải ai cũng được cha mẹ đẻ ra trong nhà trong cửa đâu. Được thế thì hay quá. Tôi tin rằng cha mẹ tôi cũng là hạng cầu bơ cầu bất thôi. Thật ra tôi cũng chả biết. Lúc bé người ta gọi tôi là Bé, giờ lớn người ta gọi tôi là Lão. Tên cúng cơm của tôi là thế đó. Các ông muốn cho việc ấy ra thế nào thì mặc ý. Tôi có ở Ôvécnhơ, tôi có ở Phavơrôn thì cũng được. Thế thì làm sao? Có lẽ nào đã ở Ôvécnhơ và đã ở Phavơrôn thì cứ phải là người đi đày về hay sao? Tôi bảo là tôi không ăn trộm. Tôi là lão SăngMáchiơ. Tôi làm công cho ông Balu. Tôi có nơi ở hẳn nhiên. Các ông cứ nói bậy mãi làm tôi phát bực mình lên đây! Tại sao thiên hạ cứ đeo theo mà làm hại tôi thế này!
Ông công tố vẫn đứng. Ông ta nói với ông Chán án:
- Thưa ông Chánh án, tên bị cáo chối cãi, làm như mình là thằng ngốc nghếch, nhưng lúng túng không lừa được ai - Tôi nói cho nó biết thế đấy - Và đã thế thì tôi xin tòa lại cho đòi ba tên Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ cùng viên thanh tra cảnh sát Giave ra đây để đối cứu một lần nữa về lý lịch tên tù khổ sai Giăng Vangiăng.
Ông Chánh án đáp:
- Tôi xin nói để ông tố biết rằng viên thanh tra cảnh sát Giave vì bận công vụ ở một quận gần đây, khi khai xong đã xin ra khỏi tòa và rời khỏi thành phố rồi. Chúng tôi đã chuẩn bị sau khi được sự đồng ý của ông và của luật sư bên bị cáo.
Ông công tố tiếp lời:
- Thưa ông Chánh án, đúng như thế. Ông Giave hiện không có mặt ở đây, tôi thấy cần nhắc lại với các ông hội thẩm lời ông ta khai trước đây. Giave là một người được tín nhiệm. Tính thẳng thắn tuyệt đối của ông ta trong khi thừa hành những chức vụ thấp nhưng quan trọng đã làm cho ông ta có nhiều uy tín đấy. Đây là lời khai của ông ta: “Tôi không cần phải nêu ra những suy luận lý trí và những tang chứng cụ thể để gạt bỏ những lời chối cãi của bị cáo. Tôi nhận được nó rõ ràng. Người này không phải tên là SăngMáchiơ, nó là một thằng tù khổ sai cũ rất hung dữ, rất đáng sợ tên là Giăng Vangiăng. Người ta bất đắc dĩ phải thả nó ra vì nó đã hết hạn tù. Nó đã bị mười chín năm khổ sai về tội trộm cướp. Đã năm sáu lần nó tìm cách vượt ngục. Ngoài tội cướp tiền của thằng bé Giecve và tội ăn trộm ở trại Pierông, tôi còn nghi nó là thủ phạm vụ trộm ở nhà Đức cố giám mục thành Đinhơ nữa. Tôi quen mặt nó vì trước đây tôi làm quản đề lao ở nhà ngục Tulông. Một lần nữa, tôi xin khai là tôi nhận được mặt nó rõ ràng”.
Lời khai chứng rành mạch như thế làm cho công chúng và ban hội thẩm đều tin cả. Cuối cùng ông công tố lại yêu cầu không có Giave thì còn ba người làm chứng nữa là Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ, tòa cứ cho gọi cả ra để nghe họ khai lại và để tòa trịnh trọng hỏi lại họ lần nữa.
Ông Chánh án ra lệnh cho mõ tòa và một lúc sau cửa ở phòng chứng tá mở ra. Mõ tòa, theo sau có một sen đầm sẵn sàng ra tay, đưa tù nhân Bơrơvê vào. Cử tọa trong phòng như ngừng thở và mọi trái tim đều hồi hộp.
Tên cựu tù Bơrơvê mặc thứ áo đen và xám của các nhà ngục. Hắn trạc tuổi sáu mươi, nét mặt giống hệt một anh chạy việc và dáng điệu chẳng khác một thằng lừa bịp. Hai tính cách ấy có lúc đi với nhau. Vì tái phạm nên hắn lại vào tù và ở đó hắn đã làm một thứ gác cửa ngục. Đúng là loại người mà cấp trên thường nói: “Hắn muốn tâng công”. Các cha tuyên úy cũng làm chứng cho những thói ngoan đạo của hắn. Xin đừng quên là việc này xảy ra dưới thời quân chủ Phục hưng. Ông Chánh án bảo:
- Bơrơvê, anh đã bị nhục án nên không được phép tuyên thệ…
Bơrơvê cúi đầu nhìn xuống.
- Song, ngay con người mà pháp luật đã tước mất phẩm giá cũng có thể trời còn thương mà để lại cho chút ý thức về danh dự và công lý. Trong giờ phút nghiêm trọng này ta kêu gọi chút ý thức còn lại ấy. Nếu nó còn, và ta mong rằng nó còn thật, thì anh hãy nghĩ kỹ đi rồi hãy trả lời. Hãy nhìn cho kỹ: một mặt, người ấy có thể do lời nói của anh mà bị tội vạ, nhưng mặt khác tòa lại có thể nhờ lời nói của anh mà biết rõ trắng đen. Giờ phút này rất quan trọng. Anh còn thời giờ để phản cung nếu xét ra trước mình đã khai lầm. - Bị cáo đứng dậy! - Bơrơvê! Nhìn cho kỹ bị cáo, cố nhớ cho ra và nói cho đúng điều lương tâm ánh bảo, nói: người này có phải là Giăng Vangiăng, bạn đồng ngục với anh trước kia, như anh đã khai không?
Bơrơvê nhìn bị cáo, rồi quay về phía quan tòa:
- Thưa quan Chánh án, đúng thế. Chính tôi đã nhận ra nó trước tiên và tôi vẫn giữ nguyên lời khai. Người này là Giăng Vangiăng. Bị tống ngục năm 1796 và được tha năm 1815. Tôi cũng được ra năm sau. Giờ thì coi bộ nó lù đù, có lẽ tại nó có tuổi nên mụ người đi. Trong tù nó là thằng tinh quái ngấm ngầm. Tôi nhận chính là nó đấy ạ!
Ông Chánh án nói:
- Cho anh về chỗ. Bị cáo, cứ đứng đấy.
Người ta lại dẫn tên Sơniđiơ chung thân khổ sai vào. Nhìn chiếc áo đỏ và chiếc mũ xanh đủ biết là hắn vẫn bị giam ở nhà lao Tulông, nay được đưa đến đây để làm chứng. Hắn vào khoảng trên dưới năm mươi tuổi. Người bé nhỏ, nhăn nheo, vàng bủng, nhưng có vẻ nhanh nhẹn, trâng tráo, hấp tấp. Trông tay chân và toàn thân thì ốm yếu như có bệnh tật mà con mắt nhìn lại có một sức mạnh vô cùng… Bạn tù gọi hắn là thằng “Không có Chúa”.
Ông Chánh án cũng nói với hắn những lời đại khái như đã nói với tên Bơrơvê. Khi ông ta nhắc lại cho hắn biết là tù phạm không được quyền tuyên thệ, hắn ngẩng lên nhìn thẳng vào chỗ công chúng. Ông Chánh án bảo hắn nên chú ý và cũng hỏi lại hắn xem lần này hắn vẫn nhận đúng bị cáo như lần trước không. Hắn phá lên cười:
- Còn gì nữa! Sao lại không biết! Hai đứa bị xích chung với nhau năm năm trời mà. Anh già, làm mặt giận đấy à?
Ông Chánh án truyền:
- Cho anh về chỗ.
Mõ tòa dẫn Côsơpay vào. Tên tù chung thân này cũng bị đưa từ nhà lao đến và vẫn mặc áo đỏ như tên Sơniđiơ. Hắn vừa là nông dân xứ Luốcđơ, vừa là dân miền núi cục mịch xứ Pirênê. Trước hắn làm nghề chăn cừu trên núi và từ chăn cừu sa ngã thành kẻ cướp. Trông người cũng man rợ như bị cáo và có phần ngớ ngẩn hơn. Chẳng qua cũng là một hạng người khốn khổ, lúc sinh trời định nặn thành thú dữ, nhưng xã hội lại chuốc cho ra một tên tù khổ sai.
Ông Chánh án tìm cách lay động tên này bằng mấy lời cảm động và nghiêm trang rồi hỏi hắn như đã hỏi hai tên kia, rằng hắn còn nhất quyết nhận có biết rõ cái người đứng trước mặt hắn kia không. Côsơpay trả lời:
- Giăng Vangiăng chứ còn ai nữa! Chính người ta còn gọi nó là Giăng Kích vì nó khỏe lắm.
Những lời khẳng định của ba tên này cố nhiên là thành thực và vô tư. Trông chỗ công chúng có tiếng xì xào. Thật là triệu chứng không tốt cho bị cáo. Tiếng xì xào ấy tăng thêm và lan rộng mỗi khi có lời khai mới thêm vào lời khai trước. Hắn đứng nghe, vẻ mặt ngạc nhiên. Theo lời buộc tội thì làm ra vẻ ngạc nhiên là cách chống chế chủ yếu của hắn. Tên thứ nhất vừa khai xong, mấy viên sen đầm ngồi bên cạnh nghe hắn lầm bầm trong miệng: “Hay chưa, cái thằng!” Đến tên thứ hai, hắn lại nói rõ thêm một tí, giọng như người vừa ý: “Hay nhỉ!” Đến tên thứ ba, hắn reo lên: “Giỏi thật!” Ông Chánh án hỏi:
- Bị cáo, anh nghe rõ rồi đấy. Anh có gì nói không?
Hắn đáp:
- Tôi nói: Giỏi thật!
Sự ồn ào trong đám công chúng lan ra đến chỗ các viên hội thẩm. Việc rành rành ra rồi, bị cáo nguy mất rồi.
Ông Chánh án ra lệnh:
- Mõ tòa đâu, giữ trật tự. Việc thẩm cứu thế là xong.
Giữa lúc ấy có tiếng động ở ngay bên cạnh ông Chánh án. Có tiếng người thét lên:
- Bơrơvê, Sơniđiơ, Côsơpay! Nhìn đây.
Ai nghe tiếng thét ấy cũng phải lạnh người vì nó thảm đạm và ghê gớm làm sao! Mọi người quay cả về phía đó. Trong đám quan khách ngồi sau ghế thẩm phán có một người vừa đứng dậy, đẩy cái cánh cửa thấp ngăn chỗ quan tòa với vành móng ngựa, tiến ra đứng ngay giữa phòng xử án. Ông Chánh án, ông công tố, ông Batamaboa, đến hai chục người đều nhận ra người ấy và cùng kêu lên:
- Ông Mađơlen!
XI
SĂNGMÁCHIƠ MỖI LÚC MỘT THÊM NGẠC NHIÊN
Chính ông ta thật, ánh đèn trên bàn viên lục sự chiếu rõ vào mặt. Tay ông cầm mũ, quần áo hoàn toàn chỉnh tề, cái áo khoác ngoài đóng cúc cẩn thận. Mặt ông tái xanh. Người ông hơi run run. Mái tóc trên đầu ông, lúc mới đến Arát hãy còn lốm đốm, nay đã bạc trắng. Mà chỉ trong một giờ ông ngồi đây.
Mọi người đều ngẩng lên. Cảm giác thực là khó tả. Công chúng ngơ ngác. Tiếng kêu thì thảm thiết, thế mà người đứng kia lại có vẻ điềm tĩnh lạ thường, mới đầu chẳng ai hiểu ra làm sao cả. Họ tự hỏi ai đã thét lên thế. Vì không thể tin được rằng cái người bình tĩnh kia lại đã kêu lên ghê rợn như vậy.
Nhưng người ta chỉ lưỡng lự có vài giây thôi. Ông Chánh án và ông công tố chưa kịp nói gì, cả bọn lính sen đầm và mõ tòa chưa kịp có một cử động gì thì cái người mà hết thảy đều gọi là ông Mađơlen đã tiến đến chỗ ba tên làm chứng Bơrơvê, Côsơpay và Sơniđiơ:
- Các anh không nhận ra được ta à?
Cả ba đều ngẩn người ra, lắc đầu tỏ ra không biết. Côsơpay cuống lên, vội giơ tay chào theo kiểu nhà binh. Ông Mađơlen quay nhìn bọn quan tòa và bọn hội thẩm rồi ôn tồn nói:
- Các ông hội thẩm. Xin các ông tha cho người bị cáo đi. Ông Chánh án! Xin cho bắt tôi đi. Người mà ông đang truy nã không phải người này, mà là tôi đấy. Tôi chính là Giăng Vangiăng.
Ai nấy đều nín thở. Phút choáng váng vì ngạc nhiên đã qua, trong phòng im lặng như nơi nhà mồ. Trong phòng vụt có không khí thiêng liêng. Mọi người cảm thấy sợ hãi một cách thành kính như đang chứng kiến một cái gì vĩ đại đang xảy ra.
Ông Chánh án thương hại và buồn rầu lộ ra nét mặt. Ông ra hiệu với viên công tố và nói nhỏ mấy lời với bọn hội thẩm rồi quay sang hỏi công chúng. Giọng ông có cái gì đặc biệt khiến mọi người đều thông cảm:
- Ở đây có ông thầy thuốc nào không?
Ông công tố lên tiếng:
- Thưa các ngài hội thẩm, việc xảy ra thật lạ lùng và bất ngờ làm náo động cả phiên tòa. Nhưng chúng tôi cũng như các ngài đều chỉ có một cảm tưởng như nhau, không cần phải nói ra làm gì. Các ngài đều biết, hay ít nhất cũng nghe tiếng vị này là ông thị trưởng Mađơlen ở Môngtơrơi Xuya Me. Trong hàng dự thính nếu có ai là thầy thuốc thì chúng tôi cũng xin đồng ý với ngài Chánh án yêu cầu lại giúp cho ông Mađơlen và đưa hộ ông ta về nhà.
Ông Mađơlen không để cho ông công tố nói hết. Ông lên tiếng ngắt lời, giọng rất từ tốn và dõng dạc. Sau đây là nguyên văn những lời ông nói, đúng như một người đã chứng kiến việc này, ở phiên tòa về là chép ngay, cũng như nhiều người đã nghe ở đây còn như thấy văng vẳng bên tai mình, mặc dù từ đó đến nay đã gần bốn mươi năm:
- Xin cảm ơn ông công tố, nhưng tôi có điên đâu. Đây này. Ban nãy, suýt nữa các ông phạm phải một điều sai lầm lớn. Xin các ông hãy thả người này ra. Tôi đến đây để làm một nhiệm vụ. Chính tôi mới là tên khốn nạn đó.
Ở đây, chỉ riêng tôi là biết rõ sự thật và tôi xin nói lên. Điều mà tôi đang làm đây có Chúa ở trên soi xét cho, thế là đủ. Tôi đã đến đây, các ông có thể bắt tôi đi. Dù sao tôi đã dốc lòng tu tỉnh. Tôi đổi họ thay tên, tôi trở nên giàu có, tôi được làm thị trưởng; tôi muốn quay về với những người lương thiện. Hình như việc ấy khó thành thực. Kể ra có rất nhiều cái tôi không thể nói ra được, tôi không dám đem chuyện đời tôi để kể ra đây, một ngày kia rồi người ta sẽ biết. Tôi quả có ăn trộm nhà Đức giám mục; tôi quả có cướp tiền của thằng bé Giecve. Người ta bảo trước kia Giăng Vangiăng là một đứa cùng khốn rất độc ác, điều ấy cũng có thể. Mọi lỗi lầm có lẽ không phải đều do hắn cả. Vâng, thưa các ông thẩm phán, một kẻ đã sa ngã như tôi thì không còn được chỉ trích Trời và dạy khôn người đời nữa. Nhưng các ông xem đấy, cái cảnh khổ nhục mà tôi đã tìm cách thoát khỏi là một sự tai hại. Chốn lao tù tạo ra những thằng tù. Có công nhận như thế hay không là tùy ở các ông. Trước khi phải tù, tôi là một kẻ quê mùa cục mịch, một đứa ngu ngốc; tôi đã biến cải ở trong tù. Trước thì ngớ ngẩn, sau thì thành độc ác. Xưa chỉ là cành củi khô, sau thì thành khúc gỗ cháy. Về sau, lòng quảng đại nhân từ đã cứu vớt tôi, cũng như trước kia sự nghiêm khắc đã làm tôi hư hỏng. Nhưng mà xin lỗi các ông, các ông không thể hiểu những điều tôi vừa nói đâu. Các ông đến nhà tôi sẽ thấy trong đống tro đồng hào mà tôi đã cướp của thằng bé Giecve bảy năm trước đây. Tôi nói thế là đủ. Bắt giam tôi đi. Trời ơi! Ông công tố lắc đầu, các ông chắc bảo: “Ông Mađơlen hóa điên rồi!” Các ông không tin tôi! Thật là đáng buồn. Ít ra cũng xin các ông đừng làm tội oan người này. Sao! Bọn các anh này không nhận ra được tôi à? Ước gì có Giave ở đây nhỉ. Anh ta thì nhận ra tôi ngay!
Giọng của ông có cái gì buồn rầu, độ lượng và âm thầm rất khó tả:
Ông quay sang hỏi ba tên tù khổ sai:
- Tôi thì tôi nhận ra được các anh! Bơrơvê, còn nhớ không?…
Ông ngừng lại, lưỡng lự một tí rồi tiếp:
- Anh còn nhớ ở trong tù anh vẫn có cái đai quần đan ô vuông không?
Bơrơvê giật mình sợ hãi, nhìn ông từ đầu đến chân. Ông vẫn nói tiếp:
- Sơniđiơ (Nguyên văn Chenidieu đọc tương tự như Je nin Dieu: Tôi không thừa nhận Chúa) anh vẫn tự xưng là thằng “không có Chúa”. Vai bên phải anh có vết bỏng lớn. Một hôm anh dí vai vào một cái hỏa lò than hồng để cố xóa mấy chữ KSCT (Khổ sai chung thân. Nguyên bản: T.F.P: Travaux forcés a perpétuité) mà nó vẫn cứ rõ. Có phải thế không? Nói đi!
Sơniđiơ đáp:
- Đúng thế.
Ông quay lại nói với Côsơpay:
- Côsơpay, cánh tay trái anh có trổ một hàng chữ màu xanh bằng thuốc súng: “Ngày 1 tháng 3 năm 1815” tức là ngày Đức hoàng đế đổ bộ lên bến Candơ. Vén tay áo lên xem nào.
Côsơpay vén tay áo lên. Bao nhiêu con mắt đều đổ dồn vào cánh tay để trần. Một người lính sen đầm cầm đèn soi vào: hàng chữ có thật.
Con người tội nghiệp ấy quay nhìn sang chỗ công chúng và chỗ quan tòa với một nụ cười trông đến não ruột, cái nụ cười đắc thắng mà cũng là cái nụ cười thất vọng.
- Đấy nhé, có phải chính tôi là Giăng Vangiăng không nào.
Trong phòng bấy giờ không còn ai là quan tòa, là công tố viên, là lính sen đầm nữa. Chỉ toàn là những con mắt đăm đăm và những tấm lòng cảm động thôi. Người ta quên cả nhiệm vụ của mình phải làm lúc đó; công tố viên quên rằng mình phải buộc tội. Chánh án quên rằng mình đang ngồi xử. Luật sư cũng quên rằng mình đến đây để biện hộ. Lạ lùng là không một ai hỏi ai, không một uy quyền nào lên tiếng cả. Những cảnh tượng vĩ đại nó như thế: nó chiếm đoạt cả tâm hồn người ta và bắt người ta phải lặng yên mà chiêm ngưỡng. Có lẽ chẳng ai biết được mình đang có cảm xúc gì. Chắc cũng chẳng ai bảo là mình thấy ở đấy như có một ánh sáng gì đang chói lọi. Nhưng ai nấy đều thấy lòng mình rạng rỡ lên.
Rành rành trước mắt mọi người là Giăng Vangiăng. Điều đó chói rực lên. Con người này xuất hiện đủ làm cho sự kiện vừa mới đây còn mù mờ, nay bỗng dưng sáng tỏ hẳn ra. Chẳng cần phải giải thích nữa, toàn thể quần chúng có mặt, trong một chớp sáng nhanh như điện, đều hiểu ngay và hiểu đầy đủ rằng đây là cảnh tượng đơn sơ nhưng cao cả của một con người tự bó tay nộp mình cho pháp luật để cho một người khác khỏi phải tù tội oan thay cho mình. Mọi thứ vụn vặt, mọi ngập ngừng, mọi sự chống đối linh tinh có thể đều tan đi trước ánh sáng rực rỡ của hành vi lồng lộng này.
Lúc ấy cảm giác đó không có gì ngăn cản nổi, nhưng rồi nó qua rất nhanh.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Tôi không muốn quấy rầy phiên tòa nhiều nữa. Các ông chưa muốn bắt tôi thì tôi xin đi đây. Tôi còn nhiều việc phải làm cho xong đã. Ông công tố đã biết tôi là ai rồi, biết tôi sẽ về đâu, lúc nào ông cho người đến bắt tôi cũng được.
Ông đi ra phía cửa chính. Không một ai lên tiếng, không một ai giơ tay ngăn ông lại. Hết thảy đều tránh cho ông đi. Bấy giờ ông như có cái gì thiêng liêng khiến đám đông muôn người phải bước lùi và nép mình trước một con người. Ông thong thả bước ra. Về sau cũng không ai biết được người nào đã mở cửa cho ông lúc bấy giờ, song ra đến cửa thì rõ ràng đã thấy cửa mở sẵn rồi. Trước khi bước ra ông còn quay lại nói:
- Thưa ông công tố, tôi xin đợi lệnh ông.
Và ông nói với công chúng:
- Các ông bà có mặt ở đây, chắc ai cũng thấy ái ngại cho tôi có phải không? Trời ơi! Nhưng nghĩ lại cái việc mà ban nãy suýt nữa tôi đã làm thì tôi lại thấy bây giờ tôi đáng quý biết bao nhiêu! Dù sao, những việc như thế này đừng xảy ra thì vẫn tốt hơn.
Ông đi ra. Cánh cửa đóng lại như lúc nó mở ra. Vì khi người ta làm điều gì cao thượng, thì chắc thế nào trong đám đông cũng có kẻ sẵn lòng giúp đỡ mình.
Non một giờ sau, tòa tuyên án tha bổng cho tên SăngMáchiơ và tên này được thả ngay tức khắc. Hắn vừa đi ra vừa ngơ ngác, tưởng như người đời đều điên hết và không hiểu việc hắn vừa nghe thấy ra làm sao cả.
QUYỂN VIII: HẬU QUẢ
I
ÔNG MAĐƠLEN NHÌN TÓC MÌNH Ở CÁI GƯƠNG NÀO
Trời vừa hửng sáng. Phăngtin sốt và trằn trọc suốt đêm, nhưng trong mơ chập chờn toàn những cảnh sung sướng. Đến sáng chị mới ngủ yên. Bà xơ Xempơlit chăm sóc cho chị cả đêm, bây giờ mới lựa được lúc chị ngủ để đi pha một liều thuốc canh-ki-na nữa. Bà ở trong phòng thuốc của bệnh xá một lúc lâu, loay hoay với những thuốc, những chai. Mọi vật buổi sớm còn mờ mờ, phải nhìn sát mới trông rõ. Bỗng bà quay đầu lại và khẽ kêu lên. Ông Mađơlen vừa lẳng lặng đi vào đứng sững ngay trước mặt bà. Bà kêu lên:
- Ông thị trưởng đấy à?
Ông ta hỏi khẽ:
- Bệnh tình chị ấy ra sao?
- Bây giờ thì đã khá. Đã có lúc chúng tôi ngại quá đấy!
Bà kể lại cho ông nghe, hôm qua Phăngtin đã nguy lắm, nhưng nay lại đỡ nhiều vì chị ta tưởng ông đi Môngphécmây tìm con bé của chị. Bà xơ không dám hỏi thẳng ông, nhưng cứ nhìn dáng điệu ông, bà ta cũng biết ngay không phải ông ở đấy về.
Ông bảo:
- Thế cũng được. Bà cứ để chị ta tin như thế là phải.
- Vâng, nhưng thưa ông, bây giờ chị ta sẽ được gặp ông mà lại chưa được thấy con thì chúng tôi biết nói với chị ta thế nào?
Ông trầm ngâm một lúc rồi bảo:
- Có Chúa sẽ mách bảo cho ta.
Bà xơ thì thầm trong miệng:
- Nhưng lẽ đâu lại đi nói dối.
Trong phòng sáng hẳn lên. Ánh sáng chiếu thẳng vào mặt ông Mađơlen. Bà xơ vô tình nhìn lên thấy rõ. Bà kêu:
- Trời ơi! Thưa ông, ông làm sao thế? Tóc ông bạc trắng cả.
- Bạc trắng à!
Bà xơ không có gương soi. Bà lục trong túi đựng đồ vặt, lấy ra một chiếc kính nhỏ thầy thuốc vẫn dùng để thử xem người hấp hối đã tắt thở chưa. Ông Mađơlen cầm miếng kính giơ lên soi đầu và bảo: ờ nhỉ!
Ông lơ đãng nói thế, tâm trí như còn đang nghĩ đâu đâu. Bà xơ lạnh cả người, cảm thấy có sự gì lạ lùng mới xảy ra. Ông lại hỏi:
- Tôi vào thăm chị ta được không?
Bà xơ rụt rè hỏi gặng:
- Thế ông thị trưởng không cho đón đứa con về cho mẹ nó sao?
- Có chứ, nhưng phải chờ vài ba hôm nữa.
Bà khẽ nói:
- Thế thì từ hôm nay đến hôm ấy đừng để chị ta gặp ông thị trưởng, chị ta sẽ không biết rằng ông thị trưởng đã về. Như thế dễ bào chị ta dằn lòng đợi. Khi đứa bé đã về rồi, thì chị ta yên trí là ông thị trưởng đã đi đón nó thực. Như vậy ta không phải nói dối.
Ông có vẻ suy nghĩ một lát rồi ôn tồn và nghiêm nghị bảo:
- Bà xơ ạ, không được. Tôi cần gặp chị ta ngay. Có lẽ tôi vội.
Hình như bà xơ không chú ý đến hai tiếng “có lẽ” nó làm cho lời nói của ông thị trưởng khó hiểu và lạ lùng. Bà cúi đầu cung kính đáp:
- Nếu vậy thì chị ta đang ngủ, nhưng ông thị trưởng cứ vào cũng được.
Ông nhắc bà xơ chú ý đến cánh cửa mở không được tốt, tiếng cọt kẹt có thể làm cho người ốm đang ngủ phải giật mình, rồi đi vào phòng của Phăngtin, đến gần chỗ chị nằm và vén màn lên. Chị đang ngủ. Hơi thở khò khè đặc biệt của bệnh phổi nghe rất thương tâm. Bà mẹ nào có con mang chứng nan y ấy mà ban đêm thức nhìn con ngủ, tất phải não lòng với tiếng khò khè bi đát ấy. Chị thở khó khăn thế mà nét mặt vẫn tươi tỉnh lắm, trông khác hẳn lúc thức. Màu da xanh xao hóa trắng phau, hai má đỏ hồng. Hai hàng lông mi dài và ánh như tơ vàng là chút nhan sắc cuối cùng còn rớt lại của thời hoa niên trinh bạch. Hai mắt vẫn nhắm mà hàng mi cứ mấp máy. Toàn thân của chị khe khẽ rung như có đôi cánh đang vỗ nhè nhẹ và sắp bay bổng lên mang chị theo đi; đôi cánh vô hình mắt không trông thấy nhưng lòng ta cảm thấy rõ ràng. Nhìn vẻ người chị, chẳng ai dám bảo đó là một người bệnh đã đến lúc gần tuyệt vọng. Chị sắp cất cánh đi chứ không phải là sắp chết…
Khi có bàn tay lại gần và hái hoa thì cành cây dường rung rung nửa như lẩn tránh, nửa như hiến dâng. Thân thể con người hình như cũng có chút rung rinh ấy khi những ngón tay huyền bí của tử thần sắp hái linh hồn để đem đi.
Ông Mađơlen đứng lặng yên bên giường một lúc lâu, hết nhìn người bệnh lại nhìn lên cây thánh giá, y như lúc hai tháng trước đây, ông đến thăm chị lầm đầu tiên trong phòng này. Hôm nay trong phòng cũng vẫn hai con người ấy, trông cùng một dáng điệu như hôm xưa: chị thì ngủ, ông thì cầu nguyện. Có điều trong hai tháng vừa qua, tóc chị trở nên hoa râm và đầu ông đã thành bạc trắng.
Bà xơ không theo ông vào. Ông đứng bên giường, ngón tay để lên miệng như ra hiệu cho một người nào khác im tiếng.
Phăngtin chợt mở mắt nhìn thấy ông. Chị mỉm cười bình tĩnh hỏi:
- Côdét đâu?
II
PHĂNGTIN SUNG SƯỚNG
Chị không tỏ vẻ ngạc nhiên hay vui mừng. Cả người chị là hiện thân của vui mừng. Chị chỉ hỏi một câu: “Côdét đâu?” Nhưng giọng chị tin tưởng sâu xa chắc chắn vô cùng, không lộ một mảy may lo âu ngờ vực, làm cho ông Mađơlen không biết nói sao. Chị lại bảo:
- Tôi biết ngay là ông đứng đấy. Tôi ngủ nhưng vẫn trông thấy ông. Tôi trông thấy ông từ lâu rồi. Tôi nhìn theo ông suốt đêm. Ông đứng giữa một ánh hào quang và chung quanh ông có đủ mọi thứ thiên thần.
Ông nhìn lên cây thánh giá. Chị lại tiếp:
- Nhưng mà, Côdét đâu hở ông? Sao ông không đặt nó vào giường cho tôi để thức dậy tôi thấy nó ngay?
Ông lơ đãng trả lời một câu gì đó, về sau cũng không nhớ ra là mình đã nói gì.
May sao ông thầy thuốc được tin báo cũng vừa tới. Ông này đỡ lời hộ ông thị trưởng.
- Chị cứ nằm yên, còn cháu bé kia rồi.
Mắt Phăngtin sáng ngời, vẻ mặt rạng rỡ hẳn lên. Chị chắp hai tay lại với cái dáng điệu một người cầu khẩn thiết tha và dịu dàng nhất:
- Ồ! Ẵm cháu đến đây cho tôi.
Cảm động thay cái ảo tưởng của lòng mẹ! Chị vẫn cho là Côdét còn bé nhỏ phải ẵm đến. Ông thầy thuốc lại bảo:
- Chưa được. Hãy khoan đã. Chị còn hơi sốt đấy. Trông thấy cháu chị lại xúc động và ốm thêm. Chờ khỏi bệnh đã.
Chị cáu kỉnh ngắt lời:
- Tôi khỏi rồi cơ mà! Tôi bảo là tôi khỏi rồi! Con khỉ, cái nhà ông này! Ơ kìa! Tôi muốn gặp ngay con tôi mà.
- Đấy, có phải thế không, chị lại nóng nảy lên rồi. Chị mà chưa giữ được bình tĩnh thì tôi nhất định chưa cho gặp con vội. Không phải chỉ cốt trông thấy mặt con, mà còn phải sống để nuôi con nữa chứ. Bao giờ chị biết điều hơn, tôi sẽ tự tay dẫn nó vào với chị.
Người mẹ đáng thương ấy cúi đầu phục tùng:
- Thưa y sĩ, xin ông tha lỗi cho tôi. Tôi thành thực mong ông thứ lỗi cho tôi. Trước kia có bao giờ tôi dám nói như thế đâu. Đắng cay nhiều quá rồi, nên có đôi khi tôi nói càn mà không biết mình đã nói gì. Tôi hiểu rồi, ông sợ tôi xúc động quá chứ gì. Tôi đợi đến bao giờ cũng được, nhưng tôi xin thề với ông là có được gặp mặt con tôi thì tôi cũng không làm sao đâu. Tôi đã trông thấy cháu rồi. Từ chiều tối hôm qua tới giờ, tôi không rời mắt nhìn theo nó. Ông ạ, giá có mang cháu đến cho tôi bây giờ, tôi cũng chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện cháu thôi. Có gì đâu. Đã cất công đến tận Môngphécmây đón cháu về cho tôi thì lẽ tất nhiên là tôi muốn được gặp nó ngay chứ sao? Tôi không nổi nóng đâu. Tôi biết là tôi sắp được sung sướng lắm. Cả đêm tôi mơ thấy những bóng trắng và những người mỉm cười với tôi. Khi nào y sĩ muốn dẫn con Côdét đến cho tôi gặp cũng được. Tôi không còn sốt nữa, tôi khỏi rồi cơ mà. Tôi cảm thấy trong mình chẳng còn bệnh tật gì nữa, nhưng tôi vẫn cứ phải làm như tôi còn ốm và phải nằm yên để chiều lòng các bà xơ ở đây. Bao giờ các bà ấy thấy tôi thật yên tĩnh, các bà chắc sẽ bảo: cho đứa bé vào với mẹ nó được rồi.
Ông Mađơlen ngồi xuống chiếc ghế đặt cạnh giường. Phăngtin quay mặt về phía ông. Rõ ràng là chị cố gắng làm ra vẻ bình tĩnh và “ngoan ngoãn” như chị nói, để cho mọi người thấy rằng chị đã bình tĩnh rồi thì không còn làm khó dễ nữa mà cho chị được gặp mặt con. Trong lúc ốm yếu người ta thường sinh ra trẻ con như thế. Chị muốn cố gắng nằm yên nhưng không khỏi hỏi ông Mađơlen hàng trăm câu hỏi.
- Thế nào, ông thị trưởng đi đường có được bình yên không? Thực là nhân đức quá, cái việc ông đi đón cháu về cho tôi, ông thị trưởng ạ. Xin ông cho tôi biết qua cháu nó thế nào? Cháu đi đường có mệt lắm không? Tội nghiệp! Chắc cháu chả nhận ra được tôi đâu. Đã bao lâu rồi còn gì! Khốn nạn, chắc cháu quên rồi! Trẻ em chóng quên lắm. Như loài chim ấy. Nay thấy thế này, mai thấy thế khác, chẳng lưu tâm đến một cái gì. Quần áo cháu có đủ mặc không? Cánh Tênácđiê có tắm rửa cho cháu sạch sẽ không? Chả biết họ cho ăn uống ra sao? Chao ôi! Trong cảnh bần hàn, mỗi khi tôi nghĩ đến những điều ấy thì lòng tôi đau như xé ông ạ! Giờ thì hết rồi. Tôi sung sướng quá! Trời ơi! Tôi muốn thấy con tôi quá! Ông thị trưởng ơi! Ông thấy cháu nó có xinh không? Nó trông xinh lắm có phải không ông? Đi đường ngồi xe chắc lạnh lắm! Có thể cho tôi gặp nó một lát thôi không? Rồi lại ẵm nó ra ngay mà. Ông là chủ nhân ở đây, ông cho phép nhé, nhé!
Ông cầm lấy tay Phăngtin:
- Côdét xinh lắm. Côdét khỏe mạnh. Rồi chị sẽ được thấy nó, hãy cứ bình tĩnh. Chị nói nhiều quá, lại thò cả tay ra ngoài giường, rồi lại ho đấy.
Thực vậy, chị vừa nói vừa ho rũ rượi.
Chị nằm yên, sợ nằn nì mãi thêm hỏng việc. Chị đang muốn mọi người tin ở chị. Và chị bắt sang những chuyện bâng quơ:
- Làng Môngphécmây cũng xinh đấy chứ? Mùa hè đến đấy chơi được. Vợ chồng nhà Tênácđiê làm ăn có khá không nhỉ? Xứ ấy khách qua lại cũng chẳng nhiều gì. Quán cơm nhà ấy cũng là loại tồi thôi.
Ông Mađơlen vẫn nắm lấy bàn tay chị và nhìn chị, lo lắng. Ông đến thăm chị để nói những điều mà bây giờ đây ông lại băn khoăn không nỡ nói ra. Ông thầy thuốc thăm bệnh xong đã về, chỉ còn bà xơ Xempơlit ở lại trong phòng với hai người thôi.
Giữa cảnh tĩnh mịch ấy, bỗng Phăngtin reo lên:
- Tôi nghe thấy tiếng nó rồi! Trời ơi! Tôi nghe thấy tiếng nó rồi!
Chị giơ tay ra hiệu để mọi người yên lặng, cố nín thở và lắng tai nghe, có vẻ khoái chí lắm.
Bấy giờ có một đứa trẻ đang chơi ở ngoài sân, con của bà gác cổng hay của một người thợ nào đó. Cũng là một sự tình cờ như vẫn thường hay xảy ra, do một bàn tay huyền bí cố tình xếp đặt trong những trường hợp bi thảm như vậy. Đứa bé, một em gái đi đi lại lại, chạy nhảy cho ấm, vừa cười vừa hát véo von. Chao ôi! Còn có chuyện gì mà trò chơi trẻ con không xen vào? Chính Phăngtin đã nghe thấy con bé ấy đang hát.
- Trời ơi! Con Côdét nhà tôi! Tôi nhận ra được tiếng nó mà!
Đứa bé chợt đến gần rồi lại chợt đi ra xa, tiếng nó nhỏ dần.
Phăngtin cố nghe một lúc nữa rồi mặt sa sầm xuống và ông Mađơlen thấy chị lẩm bẩm:
- Cái ông thầy thuốc này tai ác làm sao, không cho ta được nhìn thấy con ta! Mặt mũi ông ấy gì mà đáng ghét thế!
Nhưng rồi những ý nghĩ vui vẻ trở lại. Chị ngả đầu xuống gối lẩm bẩm một mình:
- Giờ thì mẹ con ta sắp được sung sướng rồi! Ta sẽ có một cái vườn nhỏ trước hết! Ông Mađơlen đã hứa như thế mà. Con ta chơi đùa ở ngoài vườn. Nó chắc thuộc mặt chữ rồi, ta sẽ bắt nó đánh vần. Nó tha hồ mà đuổi bắt bướm trong cỏ. Ta ngồi nhìn nó chạy chơi. Rồi nó sẽ chịu lễ lần đầu. Ừ nhỉ! Bao giờ thì nó chịu lễ lần đầu?
Chị giơ ngón tay ra đếm:
- “…Một, hai, ba, bốn… nó lên bảy. Còn năm năm nữa. Nó sẽ trùm khăn trắng, đi tất có rua, trông ra vẻ tiểu thư rồi. Bà xơ ơi, tôi rõ thật lẩn thẩn, bây giờ mà tôi đã nghĩ đến chuyện con gái tôi chịu lễ lần đầu rồi đấy!”
Và chị bật cười.
Ông Mađơlen đã buông tay chị ra. Ông lẳng lặng nghe chị nói như nghe tiếng gió thoảng, mắt nhìn xuống đất, tâm trí đang theo đuổi những ý nghĩ vô cùng tận. Bỗng chị ngừng bặt, làm ông cũng chợt ngẩng lên. Trông mặt chị có vẻ sợ hãi ghê gớm.
Chị không nói nữa, không thở nữa, chống tay nghểnh dậy. Cái vai gầy guộc trật ra ngoài áo. Nét mặt lúc nãy còn hớn hở giờ thì tái mét. Hai con mắt thao láo, khủng khiếp, nhìn thẳng về đằng trước, phía cuối phòng, như có cái gì ghê sợ lắm. Ông vội hỏi:
- Trời ơi! Sao thế hở Phăngtin?
Chị không trả lời, mắt vẫn trân trân nhìn ra đằng trước, một tay nắm lấy tay ông, một tay ra hiệu cho ông nhìn lại phía sau.
Ông quay lại và trông thấy Giave.
III
GIAVE ĐẮC Ý
Đầu đuôi câu chuyện như thế này.
Ông Mađơlen vừa bước ra khỏi phòng xử án tòa Đại hình thì đồng hồ đánh mười hai giờ rưỡi. Ông về đến nhà trọ vừa kịp đáp chuyến xe thư ông đã giữ chỗ trước. Ông tới nhà lúc gần sáu giờ sáng. Việc trước tiên là đem gửi ngay phong thư cho nhà ngân hàng Laphít, rồi ông đến nhà thương thăm Phăngtin.
Lúc ông vừa ra khỏi phòng xử án Đại hình thì ông công tố cũng vừa qua cái phút kinh ngạc ban đầu. Ông lại lên tiếng phàn nàn cho cái cử chỉ điên cuồng của ông thị trưởng đáng kính của thành phố Môngtơrơi Xuya Me mà ông tuyên bố là nhận định của ông vẫn không có gì thay đổi. Cái việc xảy ra mới rồi sẽ xét sau. Bây giờ thì xin hãy kết tội tên SăngMáchiơ này đã và chính thật nó là Giăng Vangiăng. Sự cố chấp của ông công tố rõ ràng là trái hẳn với ý kiến chung của công chúng, của các quan tòa và các ông hội thẩm. Luật sư không phải khó nhọc gì mà cũng bác bỏ được lời cáo trạng ấy. Luật sư chỉ dựa vào lời phát giác của ông Mađơlen, tức là tên Giăng Vangiăng, để chứng tỏ rằng việc này đã thành đảo ngược hết rồi. Đứng trước tòa bây giờ chỉ là một người vô tội. Luật sư cũng rút ra từ sự việc này một vài kết luận hùng hồn nhưng sáo cũ về những lầm lẫn của tòa án. Viên Chánh án, trong lời tóm tắt thẩm kết, cũng đồng ý với luật sư và chỉ trong vài phút, tòa tuyên án tha bổng cho SăngMáchiơ.
Nhưng viên công tố cần phải có một tên Giăng Vangiăng, nên không còn SăngMáchiơ thì ông cho bắt Mađơlen.
Ngay sau khi tha tên SăngMáchiơ, ông công tố và ông Chánh án hội ý với nhau về “sự cần thiết phải cho đi bắt ngay ông thị trưởng thành phố Môngtơrơi Xuya Me”. Câu này là do tự tay ông viết trên bản nháp báo cáo gửi lên trên. Ông Chánh án, sau phút xúc động ban đầu, cũng không có ý kiến gì trở ngại. Dù sao pháp luật cũng phải theo con đường của nó. Với lại, nói cho cùng, ông Chán h án dù là người tốt bụng và khá thông minh đấy, nhưng ông còn là một nhà bảo hoàng khá vững vàng và khá hăng, cho nên ông thấy khó chịu khi ông thị trưởng Môngtơrơi Xuya Me nhắc đến cuộc đổ bộ ở Can, lại nói là Hoàng đế chứ không gọi là Bônapác.
Thế là trát truy nã được gởi ngay đi. Ông công tố sai riêng một người phóng ngựa một mạch đi Môngtơrơi giao cho viên thanh tra Giave.
Trên kia đã nói Giave khai xong ở tòa thì về ngay Môngtơrơi. Y vừa thức dậy thì người ta đem trát truy nã và áp giải cũng vừa tới. Người này vốn là một tên cảnh sát lành nghề, chỉ cần vài câu là đủ cho Giave biết rõ việc vừa xảy ra ở Arát. Tờ trát truy nã có chữ ký của ông công tố, viết như sau: “Thanh tra Giave phải bắt cho được tên Mađơlen thị trưởng Môngtơrơi, tên ấy tại phiên tòa hôm nay đã được nhận ra chính là tên tù khổ sai Giăng Vangiăng đi đày được tha về”.
Ai không quen biết Giave mà lại gặp hắn đang đi vào hành lang nhà thương lúc bấy giờ thì không thể đoán ra được đã xảy ra việc gì, vì trông hắn vẫn ung dung như mọi ngày. Hắn lạnh lùng, bình tĩnh, nghiêm trang, mái tóc hoa râm chải thật mượt tận hai thái dương. Hắn cứ thói quen thong thả bước lên thang gác. Nhưng ai đã biết rõ tâm tính hắn và nhận xét kỹ hắn lúc ấy hẳn phải giật mình. Cái đai cổ áo bằng da, đáng lẽ đóng ở đằng sau gáy lại trẹo về phía tai trái. Điều đó chứng tỏ hắn đang bối rối phi thường. Giave có một cá tính đặc biệt, không bao giờ có sự thất thố trong nhiệm vụ, cũng như không bao giờ để có nếp nhăn trên bộ y phục cảnh sát, rất nguyên tắc đối với bọn độc ác cũng như rất tề chỉnh đối với bộ quần áo. Thế mà hôm ấy hắn đóng cúc cổ áo cẩu thả như vậy, thì thế nào trong bụng hắn phải có điều gì xúc động ghê gớm lắm, có thể gọi được là một cơn động đất ngầm vậy.
Hắn đi một mình, khi qua bót canh gần đấy, hắn lấy theo một viên cai và bốn tên lính, nhưng để cả bọn đứng lại ở dưới sân. Hắn hỏi mụ gác cổng buồng nằm của Phăngtin. Mụ này không nghi ngờ gì cả vì vẫn thường quen thấy có lính tráng đến hỏi ông thị trưởng.
Đến phòng Phơrăngxoa, Giave vặn chìa khóa, đẩy cửa nhẹ nhàng như một người hộ lý hay một tên chó săn, rồi bước vào.
Nói cho đúng thì hắn không bước vào. Hắn đứng sững ở giữa cái cửa hé mở, đầu đội mũ, tay trái thu vào trong chiếc áo ngoài đóng khuy đến tận cằm. Chỗ khuỷu tay nom rõ cái chuôi bằng chì của cây gậy to tướng thu ở sau áo. Hắn đứng yên như vậy một lúc mà không ai biết. Bỗng Phăngtin nhìn lên trông thấy và ra hiệu cho ông Mađơlen quay đầu lại.
Vừa lúc cái nhìn của ông Mađơlen bắt gặp cái nhìn của Giave, thì hắn không nhúc nhích, không cử động, không bước tới mà trông hắn vô cùng dữ tợn. Không một tình cảm nào của con người lại có thể trở nên ghê gớm như sự vui mừng.
Đó là cái mặt của tên quỷ sứ vừa mới túm lại được kẻ bị nó ám. Chắc chắn phen này bắt được đúng Giăng Vangiăng. Điều đó làm hiện rõ lên nét mặt hắn tất cả ý nghĩ hắn ấp ủ trong lòng. Khuấy nước, bùn vẩn lên trên là thế. Hắn lấy làm nhục đã để gần mất dấu và trong chốc lát lại đi nhận nhầm phải tên SăngMáchiơ. Bây giờ thì cái bẽ bàng ấy đã xóa nhòa trước sự kiêu hãnh cho là mình đã đoán đúng và đã có từ lâu một linh cảm không sai.
Cái vẻ đắc ý của Giave lộ liễu trong dáng điệu nghênh ngang của hắn. Trên cái trán hẹp của hắn loáng lên hình thù kỳ dị của sự chiến thắng. Cái bộ mặt mãn nguyện ấy phơi bày tất cả cái gì ghê tởm nhất.
Lúc này Giave sung sướng như được lên tiên. Hắn không hiểu được thật rõ ràng nhưng nhờ trực giác cũng cảm thấy mơ hồ vai trò cần thiết của mình và sự thắng lợi mình vừa thu được. Hắn, Giave, hắn là hiện thân của công lý, của ánh sáng, của chân lý, những cái này có nhiệm vụ thiêng liêng tiêu diệt các thứ tội lỗi. Đằng sau hắn, chung quanh hắn là uy quyền, là lẽ phải, sự việc đã phán xét, là trách nhiệm của pháp luật, là yêu cầu trừng phạt của xã hội nhưng vì sao như ở một cõi nào hết sức sâu thẳm. Hắn là kẻ bảo vệ trật tự, hắn là nước đem sấm sét của pháp luật trả thù cho xã hội, giúp việc đắc lực cho tuyệt đối. Người hắn như có ánh hào quang bao quanh. Trong chiến thắng của hắn hình như còn chút ít thách thức và chiến đấu. Hắn đứng đó, kiêu hãnh, rạng rỡ, phơi bày lên nền trời xanh cái vẻ ác thú phi thường của một thiên thần hung ác. Công việc hắn làm có thêm một cái bóng đáng sợ, nó làm hiện rõ cái gươm rực lửa của xã hội trên nắm tay khép chặt của hắn. Vừa sung sướng vừa giận dữ, hắn giày dưới gót chân mình tội ác, tật xấu, sự nổi loạn, sự trụy lạc, tất cả xấu xa của địa ngục. Hắn tiêu diệt, hắn mỉm cười, hắn hớn hở, hắn là một thánh Misen quái đản, nhưng rõ ràng là cao cả.
Giave đáng kinh hãi thật nhưng không có gì bần tiện.
Tính ngay thẳng, chân thật, lòng trong trắng, tin tưởng, tinh thần trách nhiệm, là những cái hễ lầm đường, có thể xấu xa thật, nhưng dù xấu xa cũng vẫn cao cả. Sự cao cả đó là đặc tính của lương tâm, nên dù rơi vào sai lầm ghê rợn cũng vẫn còn. Đó là những đức tốt đẹp chỉ có một vết xấu là lầm đường. Trong nỗi vui chính đáng nhưng nhẫn tâm của một tên cuồng tín đang nhúng tay vào một việc tàn bạo, vẫn giữ được vẻ rạng rỡ, đáng kính mặc dù có thê thảm.
Chắc hẳn Giave không ngờ! Trong niềm hạnh phúc dễ sợ của hắn quả thật hắn chỉ là một thằng đáng thương như mọi thằng ngu dốt khác mà thôi. Không gì xót xa và dễ sợ bằng bộ mặt trên đó bày rõ điều mà người ta có thể gọi là tất cả cái xấu xa của cái tốt.
IV
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Từ ngày ông Mađơlen gỡ cho Phăngtin thoát khỏi bàn tay Giave, chị không gặp lại hắn lần nào nữa. Lần này đầu óc ốm yếu của chị không hiểu được một cái gì cả, nhưng chị đinh ninh rằng hắn lại đến để bắt chị. Chị không thể chịu đựng bộ mặt gớm ghiếc ấy. Chị thấy như tắt thở. Chị lấy tay che mặt và kêu lên, giọng kinh hoàng:
- Ông Mađơlen, cứu tôi với.
Giăng Vangiăng - từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi - đứng dậy. Ông vẫn nhẹ nhàng điềm tĩnh bảo Phăngtin:
- Cứ yên tâm. Không phải nó đến bắt chị đâu.
Rồi ông quay lại nói với Giave:
- Tôi biết anh muốn gì rồi.
Giave đáp:
- Mau lên!
Trong điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ, điên cuồng. Giave không nói: “Mau lên!” hắn nói: “Mau-u lêênn!” Không có vần nào ghi sổ giọng nói của hắn. Không phải là tiếng người nói mà là tiếng ác thú gầm.
Hắn không làm như thường lệ. Hắn không mào đầu gì cả. Hắn không chìa tờ trát truy nã ra. Hắn coi Giăng Vangiăng như một đấu thủ bí hiểm và có tài lẩn tránh, một đô vật lạ lùng mà hắn đã ôm ghì được từ năm năm nay mà không đánh ngã nổi. Lần này bắt được không phải là bắt đầu mà kết thúc vậy.
Hắn chỉ cần bảo: Mau lên!
Nói xong, hắn cứ đứng lì một chỗ. Cắp mắt hắn gắn chặt vào Giăng Vangiăng. Cái nhìn cứ như có móc, móc vào người Giăng Vangiăng. Chính với cái nhìn ấy hắn đã quen lôi vào tròng của hắn bao nhiêu kẻ khốn khổ!
Chính cái nhìn ấy hai tháng trước đây Phăngtin đã thấy đi thấu vào đến xương tủy của chị.
Nghe thấy tiếng Giave, Phăngtin lại mở mắt ra. Nhưng ông thị trưởng vẫn đứng đó. Chị còn sợ gì nữa?
- Thế nào? Mày có đi không?
Người đàn bà khốn khổ nhìn chung quanh. Chỉ có bà xơ với ông thị trưởng thôi, ngoài ra không còn ai nữa. Thế thì nó mày tao thô bỉ với ai vậy? Tất cả là với chị thôi. Chị rùng mình.
Rồi chị còn trông thấy một sự vô lý, vô lý đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất chị cũng không hề thấy ông thị trưởng cúi đầu. Chị tưởng như cả thế giới đang tan biến. Quả vậy, Giave đã túm cổ áo Giăng Vangiăng:
Chị kêu:
- Ông thị trưởng ơi!
Giave phá lên cười, cái cười làm hắn nhe cả hai hàm răng:
- Ở đây làm gì có ông thị trưởng nữa!
Giăng Vangiăng không giằng tay hắn ra, chỉ nói:
- Giave…
Giave ngắt lời ngay:
- Gọi ta là ông thanh tra.
- Thưa ông, tôi muốn nói riêng với ông câu này.
- Nói to, nói to lên. Ai nói gì với ta thì phải nói to!
Giăng Vangiăng vẫn thì thầm:
- Tôi cầu xin ông có một điều…
- Ta bảo mày nói to lên cơ mà.
- Nhưng điều này phải một mình ông nghe mới được…
- Ta không cần, ta không nghe!
Giăng Vangiăng ghé gần hắn và hạ giọng nói thật nhanh:
- Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương này! Phải hết bao nhiêu tiền tôi cũng trả. Nếu cần thì ông cứ đi kèm tôi cũng được.
Giave quát:
- Mày đùa ư? Ồ thằng này, tao không ngờ mày lại ngu ngốc thế! Mày xin tao ba ngày để chuồn hả! Mày bảo mày đi tìm đứa con cho con này hử! Á à! Tốt, tốt! Tốt thật!
Phăngtin run lên bần bật:
- Con tôi! Đi tìm con tôi! Thế ra nó chưa đến đây sao? Bà xơ ơi! Cho tôi biết con Côdét đâu? Tôi cần gặp con tôi? Ông Mađơlen ơi! Ông thị trưởng ơi!
Giave giậm chân:
- Giờ lại đến lượt con này nữa! Con khỉ, có câm họng đi không! Cái xứ chó đểu gì mà những thằng tù đi đày thì làm ông nọ ông kia, còn lũ gái điếm thì được chạy chữa như những bà hoàng! Nhưng mà rồi phải thay đổi lại hết: đã đến lúc rồi.
Hắn nhìn Phăngtin trừng trừng, túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Vangiăng và thêm:
- Tao đã bảo không có ông Mađơlen, ông thị trưởng nào cả. Chỉ có một thằng ăn cắp, một thằng kẻ cướp, một thằng tù khổ sai tên là Giăng Vangiăng! Tao bắt được thằng ấy đây này! Chỉ có thế thôi!
Phăngtin chống hai cánh tay gầy guộc vùng nhỏm dậy. Chị nhìn Giăng Vangiăng, chị nhìn Giave rồi lại nhìn bà xơ. Chị há miệng như muốn nói gì. Cổ họng có tiếng nấc lên, hai hàm răng đánh vào nhau cầm cập. Chị hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm lấy chỗ bám như người ngã xuống nước đương chới với. Bỗng chị ngã vật xuống gối. Đầu chị đập vào thành giường và gục xuống, miệng há hốc, hai mắt trợn ngược và hết thần.
Phăngtin đã tắt thở.
Giăng Vangiăng để tay lên bàn tay Giave đương nắm cổ áo ông ta, gỡ tay hắn ra như gỡ bàn tay trẻ con và bảo hắn:
- Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó.
Giave phát khùng lên:
- Đừng có lôi thôi! Tao không đến đây để nghe lý sự. Dẹp những cái đó lại. Lính đứng sẵn cả dưới nhà rồi. Đi ngay, không thì ông cùm tay lại bây giờ!
Trong góc phòng có chiếc giường sắt cũ đã hư hỏng nhiều để các bà xơ ngả lưng những đêm phải thức canh con bệnh. Giăng Vangiăng đến bên giường, trong chớp mắt giật gãy cái gióng chính cầm lăm lăm trong tay. Việc ấy đối với sức ông không khó, cái giường vốn đã long sẵn. Ông trợn mắt nhìn Giave, Giave lùi ra cửa. Giăng Vangiăng tay vẫn cầm thanh sắt, từ từ đến chỗ giường Phăngtin. Đến nơi, ông quay lại nói với Giave, giọng rất khẽ, cố ý mới nghe rõ:
- Tôi bảo anh đừng có quấy rầy tôi lúc này.
Sự thật Giave run sợ.
Hắn định gọi bọn lính, nhưng lại lo Giăng Vangiăng thừa cơ trốn mất. Hắn phải đứng yên đó, tay nắm lấy đầu gậy, lưng tựa vào khung cửa, mắt vẫn không rời Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tỳ khuỷu tay lên trụ đầu giường, bàn tay ôm trán, ngồi ngắm Phăngtin nằm dài không nhúc nhích. Ông ngồi như thế, mải miết, yên lặng, tâm trí rõ ràng chẳng còn nghĩ đến một điều gì ở trên đời này nữa. Trông nét mặt và dáng điệu ông chỉ thấy có mỗi một nỗi thương xót vô hạn. Mơ màng một lúc lâu, ông mới ghé lại gần và thì thầm bên tai Phăngtin.
Ông nói gì? Con người khổ sở ấy có thể nói gì với người đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Người ở dương gian này không một ai được biết. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng rất cảm động, đồng thời lại có thể là những sự thực cao cả. Điều không ai nghi ngờ là bà xơ Xempơlit, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại lúc Giăng Vangiăng ghé vào tai Phăngtin thì thầm như thế, thì bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt đờ đẫn ngạc nhiên của chị.
Giăng Vangiăng lấy hai tay nâng đầu Phăngtin lên, đặt ngay ngắn giữa gối như một người mẹ sửa soạn cho con. Ông thắt lại dây rút cổ áo chị, vén gọn mớ tóc vào trong chiếc mũ vải. Xong, ông vuốt mắt cho chị.
Lúc ấy trông mặt Phăngtin như sáng rỡ lên một cách lạ thường.
Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại của Chúa.
Tay Phăngtin vẫn bỏ thõng ra ngoài giường. Giăng Vangiăng quỳ xuống khẽ nâng lên và đặt vào đấy một cái hôn.
Xong ông đứng dậy, quay về phía Giave:
- Giờ anh muốn làm gì thì làm.
V
CHỖ CHỐN THÍCH ĐÁNG
Giave giam Giăng Vangiăng vào nhà ngục của thành phố.
Việc ông Mađơlen bị bắt làm xôn xao cả tỉnh Môngtơrơi, hay nói đúng ra là làm mọi người giật mình kinh hoảng. Thật là buồn cho tình đời! Chỉ nghe nói ông ấy “trước kia là một thằng tù”, thế là ai nấy đều gần như lãng ra cả. Mới trong non hai tiếng đồng hồ mà bao nhiêu công đức của ông người ta đều quên sạch và ông chỉ còn là “thằng tù” thôi. Nói cho đúng thì cũng chưa một ai biết rõ câu chuyện xảy ra ở Arát cả. Cả ngày hôm ấy khắp tỉnh chỗ nào cũng bàn tán với nhau:
- Chưa biết à? Một thằng đi tù về đấy! - Ai kia? - Ông thị trưởng. - Sao! Ông Mađơlen ấy à? - Phải. - Thật à? - Hắn không phải tên là Mađơlen, cái tên gì đó khó nghe lắm, Bêgiăng, Bôgiăng, Bugiăng gì đó. - Trời ơi! Lẽ nào! - Hắn bị bắt rồi. - Bắt rồi à? - Giam ở nhà ngục chờ giải đi. - Giải đi! - Sắp giải đi ấy mà! - Giải đi đâu? - Hắn phải ra trước tòa Đại hình về một tội cướp đường ngày trước. - Vậy à? Tôi đã bảo mà. Người ấy nhân đức quá, hoàn hảo quá, ngoan đạo quá. Từ chối cả bội tinh. Gặp nhãi con nào cũng cho tiền. Tôi vẫn đồ là trong đó thế nào cũng có cái gì mờ ám.
Đặc biệt giới thượng lưu đồn nhiều chuyện như thế nhất. Một bà lớn có tuổi, độc giả báo “Cờ trắng”, ngẫm nghĩ thế nào rồi nói lên một câu mà không tài gì hiểu nổi ý nghĩa thâm thúy:
- Không sao cả. Cái đó là một bài học cho phe lũ Bônapác!
Thế là cái bóng ma mà người ta vẫn gọi là ông Mađơlen ở Môngtơrơi biến đi. Cả tỉnh chỉ còn độ ba bốn người là còn có cảm tình với ông. Trong số đó có bà già gác cổng nhà ông.
Buổi tối hôm ấy, bà già đáng kính ấy còn ngồi ở buồng gác, tâm trí hoang mang và buồn rầu nghĩ ngợi. Xưởng máy đóng cửa từ sáng, cổng chính khóa chặt, đường phố vắng tanh. Trong nhà chỉ còn hai bà xơ, bà Pécpêtuy và bà Xempơlit túc trực ở bên thi hài Phăngtin.
Vào giờ thường ngày ông Mađơlen trở về nhà, bà già ấy bỗng nhiên như một cái máy, vô tình đứng dậy, mở ngăn kéo lấy chiếc chìa khóa cửa buồng của ông treo vào cái đinh mọi khi và đặt ở cạnh đấy cây đèn nến ông vẫn dùng để lên phòng riêng. Bà quen như trước đợi ông Mađơlen về, qua đấy cầm lấy chìa khóa và cây đèn nến. Xong bà trở lại ngồi vào ghế, suy nghĩ miên man.
Mãi hơn hai giờ sau bà mới sực tỉnh và kêu lên:
- Ơ kìa! Chúa tôi! Cứ quen treo chìa khóa như mọi lần!
Giữa lúc ấy, cánh cửa sổ mở ra, một bàn tay thò vào cầm lấy chiếc chìa khóa và cây đèn, ghé châm vào ngọn nến bên cạnh.
Bà gác cửa nhìn lên, miệng há hốc, muốn kêu nhưng giữ ngay tiếng lại trong cổ. Bà nhận ra được cái bàn tay ấy, cái cánh tay ấy, cái tay áo dài ấy. Chính là ông Mađơlen.
Theo lời về sau bà kể việc này thì bấy giờ bà kinh ngạc quá, một lúc lâu mới nói lên được:
- Trời ơi! Ông thị trưởng, tôi cứ tưởng ông…
Bà chợt nín lặng. Mấy tiếng sắp nói có thể là vô lễ, không hợp với mấy tiếng bắt đầu. Bà vẫn coi Giăng Vangiăng là ông thị trưởng. Ông tiếp ý mụ:
- Bị bắt giam. Phải, tôi bị bắt giam. Tôi vừa bẻ chấn song cửa sổ, nhảy từ trên nóc xuống và về đây. Tôi lên buồng đây, bà gọi hộ bà Xempơlit. Bà ta chắc đang ở cạnh người đàn bà xấu số ấy.
Bà gác vội vàng đi ngay.
Ông không cần dặn dò gì thêm, tin chắc bà giữ gìn cho ông còn kỹ hơn là ông tự giữ gìn lấy cho mình. Không hiểu ông đã làm cách nào để vào sân mà không gọi mở cổng chính. Thường ông có một cái chìa khóa vạn năng có thể mở được cổng phụ bên cạnh, nhưng khi ông bị bắt chắc người ta đã lục trong người ông và tịch thu rồi. Điểm này đúng là chưa rõ.
Ông lên cái cầu thang đưa vào buồng riêng. Đến bậc trên cùng, ông đặt ngọn nến xuống, nhẹ mở cửa đi vào, lần mò trong bóng tối đóng hết các cửa chớp, cửa kính lại, rồi mới trở ra đem đèn vào trong phòng.
Cẩn thận thế là đúng; mọi người còn nhớ từ ngoài phố có thể nom rõ được cửa sổ buồng ông.
Ông đưa mắt nhìn quanh phòng một lượt, cái bàn cái ghế, cái giường gọn gàng đã ba hôm nay không có người nằm. Chẳng còn vết tích gì về chuyện xáo trộn đêm hôm nọ nữa. Bà gác đã dọn dẹp sạch sẽ. Và bà đã nhặt được trong đống tro hai mẩu sắt bịt đầu gậy và đồng hào bị đốt đen sì, để gọn ghẽ trên bàn.
Ông lấy một mảnh giấy, viết mấy dòng như sau: “Đây là hai mẩu sắt bịt đầu chiếc gậy của tôi và đồng hào tôi ăn cướp của thằng bé Giecve mà tôi đã khai ở phiên tòa Đại hình”. Ông đặt những thứ đó trên tờ giấy để ở giữa bàn cốt cho ai thoạt bước vào cũng trông thấy ngay. Ông mở tủ lấy một cái áo lót mình đã cũ, xé thành mấy mảnh và gói hai cây nến bằng bạc lại. Dáng điệu ông thong thả, bình tĩnh. Ông vừa gói đôi đèn nến của ông giám mục vừa gặm một mẩu bánh đen, chừng như là thứ bánh của nhà tù phát, mà ông đã đem theo khi trốn ra…
Chứng cớ là những vụn bánh mì, người ta tìm thấy trên nền gạch khi nhà chức trách về sau đến khám xét trong phòng.
Có tiếng gõ khẽ ở ngoài. Ông bảo:
- Cứ vào.
Đó là bà xơ Xempơlit.
Mặt bà tái xanh, hai mắt đỏ ngầu, cây đèn cầm ở tay run lẩy bẩy. Con người ta, dù tận thiện hoặc nguội lạnh với cuộc đời đến đâu nữa, khi gặp những cảnh phũ phàng của số mệnh, cũng thấy “bản chất người” của mình hiện lên từ đáy lòng sâu kín nhất. Qua bao nhiêu cảm xúc ngày hôm ấy, bà xơ đã trở lại là một người đàn bà và cũng khóc, cũng run sợ.
Giăng Vangiăng vừa viết xong mấy dòng chữ. Ông đưa tờ giấy cho bà và bảo:
- Thưa bà, bà đưa giúp cái này cho ông cụ xứ.
Tờ giấy còn để mở. Bà ghé mắt nhìn. Ông bảo:
- Bà có thể đọc được.
Bà đọc: “Tôi kính nhờ ông cụ xứ quản lý hộ tất cả tài sản tôi để lại ở đây. Phiền ông trích ra một khoản tiền để trả án phí cho tôi và để chôn cất cho người đàn bà chết hôm nay. Còn bao nhiêu thì ông cho người nghèo”.
Bà xơ muốn nói gì nhưng nghẹn ngào mãi không nói nên lời. Sau bà mới nói được một câu:
- Ông thị trưởng có muốn thấy mặt người xấu số ấy một lần cuối cùng không?
- Không. Họ đang tầm nã tôi. Tôi đến đấy họ sẽ bắt được tôi, lại thêm làm phiền đến người đã mất.
Vừa nói dứt lời thì ở cầu thang có tiếng ồn ào. Tiếng chân người ầm ầm lên thang và tiếng bà già gác cổng đang gào to, giọng lanh lảnh.
- Ông ơi, tôi xin thề rằng cả ngày hôm nay và suốt buổi tối không có một người nào ra vào nhà này cả, tôi có rời bên cửa lúc nào đâu.
Tiếng một người đàn ông đáp:
- Thế sao trong buồng kia lại thắp đèn? Ai nấy đều nhận ra tiếng nói của Giave.
Cánh cửa căn phòng khi mở ra lại che khuất chỗ góc buồng bên phải.
Giăng Vangiăng thổi phụt ngọn nến và đứng nép vào xó ấy.
Bà xơ Xempơlit quỳ xuống bên cạnh bàn.
Cửa mở. Giave bước vào.
Bên ngoài có tiếng nhiều người xì xào và tiếng bà gác cửa phản kháng ở hành lang.
Bà xơ không nhìn lên. Bà cầu nguyện.
Ngọn đèn để trên mặt lò sưởi, ánh sáng lù mù. Giave trông thấy bà xơ thì dừng lại, sững sờ.
Ta đã biết bản chất của Giave rồi. Con cá sống nhờ nước thì hắn sống nhờ sự tôn vinh uy quyền. Tôn kính tuyệt đối, không một chút dè dặt, không một chút chống đối lại. Mà, theo hắn thì uy quyền nhà thờ lại là thứ uy quyền cao nhất. Hắn là một người tin đạo, vừa hời hợt vừa nghiêm chỉnh ở đây cũng như ở các vấn đề khác. Trong trí hắn, một giáo sĩ là một khối óc không bao giờ nhầm lẫn, một bà xơ là một người không bao giờ mắc một lỗi nhỏ. Đó là những linh hồn giam kín mình giữa thế gian, chỉ chừa một cửa thông với ngoài mà cửa ấy chỉ mở để đưa ra ngoài những sự thật.
Vừa trông thấy bà xơ, hắn đã toan quay ra.
Nhưng một bổn phận khác giữ lại, bức bách phải có hành động trái ngược lại, đứng lại và thấy ít nhất cũng phải thử hỏi một câu.
Chính hắn lại gặp bà xơ Xempơlit là người bình sinh không biết nói dối bao giờ. Giave biết vậy và đặc biệt kính trọng bà cũng vì thế.
- Thưa bà, trong phòng này chỉ có một mình bà thôi chứ?
Thật là giây phút ghê gớm! Bà gác cổng tội nghiệp tưởng mình sắp ngất đi.
Bà xơ nhìn lên đáp:
- Phải.
- Nếu vậy thì xin lỗi bà, tôi cũng phải hỏi đi hỏi lại cũng là vì phận sự bắt buộc. Chiều tối hôm nay bà có trông thấy ai không, một người đàn ông? Nó vừa vượt ngục, chúng tôi đang đi tìm, cái thằng Giăng Vangiăng ấy mà, bà có trông thấy nó không?
Bà xơ đáp:
- Không.
Bà đã nói dối. Bà nói dối liền liền hai lần, không lưỡng lự, nhanh nhảu, như khi người ta làm việc nghĩa.
- Vậy xin lỗi bà.
Hắn chào rất cung kính và lui ra.
Hỡi người con gái của Chúa! Từ lâu người không còn trên đời này nữa, người đã đi gặp các bà chị đồng trinh và các ông anh thiên thần, trong cõi ánh sáng nghìn năm. Mong rằng, trên thiên đường, lần nói dối này cũng được xét cho bà.
Giave thấy bà xơ trả lời như thế nên tin ngay, không chú ý đến một sự lạ lùng là cây nến vừa bị thổi tắt hãy còn vương khói trên bàn.
Một giờ sau, trong cây cối và sương mù, có một người đi nhanh ra khỏi thành phố Môngtơrơi, tiến về hướng Pari. Người ấy là Giăng Vangiăng. Về sau có hai ba người phu xe tải hàng lại khai rằng có gặp ông ta, mình mặc một cái áo choàng công nhân, tay ôm một gói đồ. Ông ta nhặt được cáo áo ấy ở đâu? Chẳng ai biết cả. Chỉ biết là cách đó vài ngày, có người thợ già nằm ở nhà thương của xưởng mới chết, đồ đạc để lại chỉ có một cái áo khoác công nhân. Có lẽ là cái áo ấy đấy. Xin nói nốt một câu về Phăngtin.
Chúng ta ai cũng cùng một bà mẹ: đất. Người ta trả Phăngtin lại cho bà mẹ ấy.
Ông cụ xứ nghĩ rằng - và nghĩ như thế có lẽ đúng - phải dành hầu hết món tiền của Giăng Vangiăng cho kẻ khó. Vì nói cho cùng Giăng Vangiăng và Phăngtin là hạng người nào? Chỉ có một thằng tù và một con đĩ. Vì lẽ đó, ông hết sức đơn giản hóa việc tang ma Phăngtin, chỉ giữ cái mức cần thiết tối thiểu là chôn cất ở khu mộ chung.
Người ta chôn Phăngtin ở khu nghĩa địa bố thí, nơi đất chung của mọi người và chẳng là của ai cả, nơi vùi lấp những kẻ nghèo hèn. May mà còn có Chúa biết linh hồn ở đâu để tìm về. Người ta đặt Phăngtin vào bóng tối, bên cạnh những nắm xương vô chủ; xương chị đành chung chạ với xương người. Mồ của chị là cái mồ chung của mọi người cũng như giường chị nằm trước kia.
PHẦN THỨ HAI:
CÔDÉT (Cosette)
QUYỂN I: OATÉCLÔ
I
NGƯỜI TA THẤY GÌ KHI ĐI TỪ NIVEN ĐẾN
Năm ngoái (1861), vào một buổi sáng tháng năm đẹp trời, người kể chuyện này từ Ninven đến và đi về La Huynpơ. Anh ta đi bộ. Con đường rộng lát đá lượn mình băng qua nhiều quả đồi liên tiếp, lúc nhô lên cao, lúc tụt xuống thấp, nhấp nhô như những đợt sóng khổng lồ. Anh ta đi theo con đường ấy, giữa hai rặng cây bên lề. Đi quá Liloa và Boa Xenhơ Ixăc, anh ta nhìn về phía ấy thì thấy cái gác chuông lợp đá xám của nhà thờ vùng Bơrơn Lalơ, tròn tròn như cái chậu úp. Anh ta cũng vừa đi quá một cánh rừng trên một mỏm cao và một cái quán rượu chỗ ngã ba một con đường tắt, bên cạnh một cái gì như một cái giá gỗ mục nát còn ghi mấy chữ: Cổng cũ số 4. Trước quán có biển đề: Gió bốn phương Êsabô, quán rượu tư nhân.
Cách quán không xa mấy, lại đến một thung lũng nhỏ, con đường vắt qua một cái cổng vòm tròn, bên dưới có dòng nước chảy qua. Bên trái, một lùm cây thưa nhưng tàn lá xanh um, phủ kín thung lũng; bên phải cũng lùm ấy mà lơ thơ rải rác trên các đồng cỏ, rồi duyên dáng và như lộn xộn chạy về Bơren Lalơ.
Quãng ấy, bên vệ đường, về tay phải có một hàng cơm. Trước cửa, một chiếc xe bò bốn bánh, một bó to những cành hubơlông, một cái cày, một đống gai khô bên cạnh hàng rào xanh, một mớ vôi đang tôi hãy còn bốc khói trong một hố vuông, một cái thang tựa vào vách đất một cái nhà kho cũ. Một thiếu nữ đang cuốc cỏ trong ruộng. Một tấm áp phích màu vàng, chắc là của một đám làm trò chợ phiên nào, đang phất phơ trước gió. Bên góc quán, gần cái ao có đàn vịt bơi lội, một con đường hẻm lát đá lởm chởm chui sâu vào một bụi rậm. Người khách rẽ vào lối ấy.
Đi quãng một trăm bước, men theo một dãy tường cổ, trên cao là đầu hồi nhọn hoắt bằng gạch xây đổi chiều, anh ta đứng trước một cổng tò vò lớn bằng đá, có cửa giả bên trên, theo kiểu kiến trúc nghiêm nghị đời Lui XIV, với hai bên hai bức phù điêu. Bên trong, là mặt trước của ngôi nhà, đồ sộ, cao ngất so với cổng vào. Một bức tường chạy dài từ mặt trước nhà đến gần sát cổng, làm thành một góc thẳng đột ngột. Trên bãi cỏ trước cổng, ba cái bừa bỏ nằm chơ vơ, các loại hoa xuân đã chen vào kẽ răng thanh gỗ, đua nhau tươi tốt. Cổng nhà im ỉm. Trên hai cánh cửa ọp ẹp hãy còn chiếc búa gõ cửa gỉ nát làm thứ trang hoàng. Mặt trời ấm áp dễ chịu. Cành lá có gì xôn xao êm dịu của mùa xuân. Dường như không phải vì gió mà từ các tổ ấm trên cành truyền ra. Một con chim nhỏ dễ thương, chắc là si tình, đang hót mê mẩn trên ngọn cây cao. Người khách cúi xuống nhìn, ở phiến đá bên trái dưới chân cửa, cái lỗ thủng khá rộng và tròn như một cục bi. Vừa lúc ấy cánh cổng hé ra và một người đàn bà quê mùa bước ra. Chị ta trông thấy khách và hiểu khách đang nhìn gì:
- Đó là vết đạn đại bác của quân Pháp đấy.
Và chị ta tiếp:
- Phía trên một tí, ông nhìn thấy đó; trong cánh cửa, cạnh cái đinh, còn có vết đạn của súng cỡ to, nhưng đạn chưa xuyên qua gỗ.
Người khách hỏi:
- Đây là vùng nào?
- Hugômông - người đàn bà đáp.
Người khách đứng thẳng lên. Anh ta bước đi vài bước rồi đưa mắt nhìn qua đầu hàng giậu. Sau các rặng cây, về phía chân trời là một cái gò cao và trên đỉnh gò một cái gì nhìn xa có hình thù như một con sư tử.
Người khách đang ở giữa chiến trường Oatéclô.
II
HUGÔMÔNG
Hugômông là một nơi đau thương tang tóc, nơi bắt đầu mọi chướng ngại, nơi người thợ rừng vĩ đại của châu Âu mà người ta gọi là Napôlêông đã gặp sự kháng cự đầu tiên ở Oatéclô, là cái mắc cứng đầu tiên dưới lưỡi búa. Ngày xưa đó là một lâu đài, bây giờ thì chỉ còn là một trại tá điền. Dưới mắt một anh bán đồ cổ thì Hugômông chỉ là Hugômôngxơ. Lâu đài này do chúa đất Xômơren là Huygo xây nên, chính ông cũng đã cúng cho tu viện Vile một phần đất lộc của tu viện.
Người khách đẩy cổng, lách qua một cỗ xe ngựa cổ dưới hành lang rồi đi vào sân.
Vật đầu tiên làm anh chú ý là một cái cửa rất cổ, nay trông như một cổng tò vò trong đền cổ, vì chung quanh mọi vật đều đổ nát hết. Cảnh hoang tàn thường làm nên vẻ hùng tráng của di tích. Bên cạnh cổng tò vò ấy có một cái cửa khác xây đá nghiêng theo kiểu thời vua Hăngri IV. Cửa trổ trên một bức tường, đằng sau cửa thấp thoáng một vườn cây ăn quả. Gần cửa là một hố phân, một mớ cuốc xẻng, mấy chiếc xe bò, một cái giếng cũ với phiến đá to và cần quay bằng sắt, một chú ngựa con đang nhảy cỡn, một anh gà tây đang xòe đuôi, một nhà nguyện nhỏ có gác chuông trên nóc, một hàng lê áp vào vách đang ra hoa, đó là tất cả quang cảnh cái sân mà Napôlêông đã ao ước chiếm cho được. Mẩu đất cỏn con này, giá ông chiếm được thì ông đã nắm cả thiên hạ trong tay. Một bầy gà mái bới bới mổ mổ, làm bụi bay mù mịt! Có tiếng gầm gừ: đó là một con chó kếch xù nhe răng, gác thay cho quân Anh không còn đây nữa. Hồi ấy quân Anh đóng ở đấy đáng khen thật. Bốn đại đội cận vệ của Cuốc đã đương đầu trong bảy giờ liền với cuộc tấn công ráo riết của cả một quân đoàn.
Nhìn trên bản đồ theo bình diện hình học thì Hugômông cả nhà cửa lẫn vườn như một thứ hình chữ nhật không đều mà một góc đã bị vạt đi. Cổng phía nam ở vào góc này. Bảo vệ cổng là một bức tường, từ bức tường đó có thể bắn thẳng vào cổng, rất gần. Hugômông có hai cổng: cổng nam là cổng vào lâu đài, còn cổng bắc là cổng vào trại. Napôlêông đã điều em mình là Giêrôm đến đánh Hugômông. Các sư đoàn Ghidơminô, Phoa và Basôluy đều bị chặn đứng ở đấy. Hầu hết binh đoàn của Rây vứt vào đấy nhưng chẳng làm được gì, đạn pháo của Kênlécman cũng đã trút sạch vào cái mảng tường anh dũng nọ. Cũng phải cả lữ đoàn Bôđuyanh mới chọc thủng được Hugômông ở mặt bắc, còn lữ đoàn Xoa thì chỉ công phá được nhiều ít ở mặt nam, mà không chiếm nổi.
Các dãy nhà trại vòng theo sân ở phía nam. Một miếng cửa bắc bị quân Pháp bắn gãy, còn lủng lẳng trên tường. Đó là bốn mảnh ván ghép lại bằng hai thanh ngang, dấu vết trận tấn công còn in rõ.
Cổng phía bắc đã bị quân Pháp phá thủng. Tấm ván lủng lẳng trên tường đã được thay bằng một phiến gỗ. Cổng mở hé ở cuối dãy hành lang, về phía bắc sân. Nó được đục hẳn vào tường, phía dưới xây bằng đá, trên bằng gạch. Thật ra đó chỉ là một cái cổng cho xe bò vào ra, cũng như ở mọi nhà trại nông dân, mấy tấm ván ghép lại thành hai cánh thô sơ. Bên ngoài cổng là các đồng cỏ.
Hai bên đã tranh giành nhau rất ác liệt cái cổng này. Rất lâu về sau hãy còn thấy trên khung cửa đủ loại dấu tay vấy máu. Bôđuyanh chết ở chính nơi này.
Bây giờ nhìn vào khoảng sân này hãy còn như nghe thấy giông tố của trận đánh. Không khí ác liệt ghê gớm đương rành rành trước mắt. Cảnh quân lính quần nhau ẩu đả, nay đã hóa đá trong cảnh đổ nát hoang tàn. Sống đó, chết đó, mới như hôm qua. Tường vách hấp hối, gạch đá đổ rơi, phá khẩu kêu gào. Những lỗ thủng là những vết thương. Cây cối ngả nghiêng, run rẩy dường như đang cố sức chạy trốn.
Hồi 1815 chung quanh sân này nhà cửa nhiều và kiên cố hơn bây giờ. Nhiều cái ngày nay đã triệt hạ nhưng lúc ấy hãy còn và tạo ra rất nhiều những góc, những khuỷu, những mõm như những công sự. Quân Anh cố thủ ở đó. Quân Pháp lọt vào nhưng không bám chốt được. Bên cạnh nhà nguyện, toàn bộ lâu đài Hugômông vỡ ra toang hoác. Lâu đài bấy giờ đã là đồn lũy, nhà nguyện thành ra lô cốt. Hai bên hủy diệt nhau ở đây. Bị bắn từ khắp nơi, từ sau tường, trên gác, dưới hầm, qua các cửa sổ, các lỗ thông hơi, các kẽ đá, quân Pháp đem cành khô đến châm lửa đốt các bức tường và đốt luôn quân Anh. Súng đạn được đáp lại bằng đám cháy là như vậy.
Trong mảng nhà còn lại ấy, qua các cửa sổ có chấn song sắt, còn thấy các căn buồng đổ sạt nham nhở của một dãy nhà bằng gạch. Bọn vệ binh Anh nấp trong các buồng này. Chiếc cầu thang xoáy trôn ốc, thủng, vỡ từ dưới đất lên đến tận nóc, hiện ra như một con ốc bị đập vỡ. Cầu thang có hai tầng, quân Anh bị vây trong cầu thang, dồn lại ở các bậc trên cao, đã phá đứt các bậc dưới thấp. Đó là những phiến đá xanh rộng đổ thành đống giữa vạt dền gai. Độ mười bậc còn dính vào tường, bậc thứ nhất có khắc hình một cái đinh ba. Các bậc không leo lên được này còn gắn vững vào trụ. Phần còn lại thì như hàm răng rụng. Hai cây mọc trước kia hãy còn đó: một cây đã chết, cây kia bị thương ở gốc, đến tháng tư thì xanh lại. Từ 1815, nó lại lớn lên, đâm xuyên qua cầu thang.
Hai bên tàn sát lẫn nhau trong nhà nguyện. Ở đấy, bây giờ đã yên lặng và trông rất lạ lùng. Từ ngày có cuộc đổ máu, không làm lễ nữa. Tuy vậy, cái bàn thờ bằng gỗ vẫn còn nguyên, áp sát vào vách đá xù xì. Bốn vách quét vôi, một cửa ra vào đối diện với bàn thờ, hai cửa sổ nhỏ có vòm cuốn. Trên cửa, một thánh giá to bằng gỗ, phía trên thánh giá, một lỗ thông hơi hình vuông, có một bó rơm nhét kín; trong góc, dưới đất, một khung cửa kính cũ vỡ nát. Pho tượng gỗ xưa của nữ Thánh Anơ đóng hẳn vào cạnh bàn thờ. Cái đầu của Chúa Giêsu hài đồng bị đạn bay mất. Quân Pháp làm chủ nhà nguyện một lúc, khi buộc phải rút ra ngoài đã châm lửa đốt. Thánh đường ngập lửa cháy như một lò than. Cửa ra vào cháy, sàn nhà cháy, nhưng tượng đấng Cơrít bằng gỗ lại không. Lửa chỉ thiêu các ngón chân, rồi ngưng lại để trơ lại bên chân cụt ngón xém đen. Người trong vùng cho đó là một việc thần kỳ. Chúa hài đồng Giêsu, bị cụt đầu, cũng không may mắn gì hơn Chúa cứu thế.
Trên vách đầy chữ. Bên chân tượng Chúa cứu thế có tên: Hankinê. Rồi các tên khác: Riô Máckê, Anmargô. Cũng có nhiều tên Pháp với dấu than đằng sau, biểu thị sự căm giận. Các quốc gia chửi nhau trên ấy. Đến năm 1849 các bức tường này đã được quét vôi lại.
Chính ở trước cửa nhà nguyện này người ta đã nhặt được xác một chiến sĩ trên tay còn ghì chặt cái búa. Đó là xác của thiếu úy Lơgôrô.
Ra khỏi nhà nguyện, về bên trái, có một cái giếng. Trong sân có những hai cái giếng. Người ta đặt câu hỏi: Tại sao ở giếng bên trái này không có gầu và ròng rọc? Vì người ta không lấy nước ở đây nữa. Tại sao lại không lấy nước nữa? Vì trong đó đầy xương người.
Người cuối cùng còn múc nước giếng này là Ghiôm Văng Kinxơn. Ông ta là một nông dân chuyên làm vườn ở Hugômông. Ngày 18 tháng 6 năm 1815, gia đình ông ta chạy trốn vào rừng.
Dân chúng khốn khổ trong rừng cũng chạy tan tác như vậy. Cánh rừng chung quanh tu viện Vile đã che chở cho họ suốt mấy ngày đêm liền. Ngày nay theo một số dấu vết còn nhận ra được, thí dụ các súc gỗ cháy sém, có thể tìm lại được những nơi mà đoàn người run sợ đã cắm lều nấp tạm giữa vùng gai góc.
Riêng Ghiôm Văng Kinxơn lại ở lại Hugômông để “giữ tòa lâu đài”. Ông ta thu mình trong một cái hầm rượu dưới nhà. Quân Anh phát hiện ra được. Chúng lôi ông ra khỏi hầm và dùng bản kiếm đánh, bắt con người hoảng sợ ấy phải phục dịch. Chúng kêu khát thì ông phải đem nước đến. Nước lấy ở cái giếng này. Nhiều tên đã uống ngụm nước cuối cùng ở đây. Bao nhiêu kẻ chết đã uống ở giếng này và cái giếng cũng phải chết theo.
Sau trận đánh, người ta vội vã chôn các xác chết. Cái chết thường có cách riêng của mình để báo hại chiến thắng và sau vinh quang là dịch tễ. Thương hàn là cái đuôi của chiến thắng. Cái giếng khá sâu, người ta dùng luôn nó làm ngôi mộ và vứt xuống đó ba trăm người chết. Vứt vội vứt vàng nên không chắc là đã chết cả. Tục truyền vẫn có người còn sống. Và nghe đâu, đêm hôm sau, trong giếng văng vẳng có tiếng người kêu.
Giếng nằm biệt lập giữa sân. Ba tấm vách nửa đá nửa gạch xếp lại như ba cánh bình phong, bọc ba mặt như một lô cốt hình vuông. Mặt thứ tư để hở, là nơi người ta đến múc nước. Trên tấm vách phía sau có một lỗ trống, có lẽ là do đạn pháo bắn thủng, nên chẳng ra hình thù gì cả. Lô cốt ấy nguyên có trần nhưng giờ chỉ còn trơ mấy chiếc xà ngang. Các thanh sắt đỡ tường bên phải xếp thành hình một chữ thập. Bước vào giếng, cúi xuống nhìn, chỉ thấy vách gạch tròn và một hố sâu thẳm tối om om. Chung quanh, dền gai mọc đầy phủ kín cả chân tường.
Đằng trước giếng cũng không có phiến đá to màu xanh, làm cái bình phong như thói thường ở Bỉ. Thay vào đó là một súc gỗ nằm ngang làm chỗ gối đầu cho năm sáu đoạn gỗ hình thù xấu xí, đầy mắt, cứng đờ như những xương người to tướng. Chẳng còn gầu, dây, ròng rọc gì cả, nhưng cái chậu đá để đổ nước vào thì hãy còn, đọng đầy nước mưa. Thỉnh thoảng một con chim rừng đâu đó lại bay đến uống nước rồi vụt biến mất.
Giữa cảnh hoang tàn này, một ngôi nhà còn có người ở là ngôi nhà của người tá điền. Nhà này thông với sân. Trên cửa ra vào, gần ổ khóa kiểu xưa còn có quả nắm sắt chạm hình lá đỗ, bắt chênh chếch. Hồi đang đánh nhau, lúc viên trung úy người Đức là Uynđa, vừa đưa tay cầm quả nắm để mở cửa vào trốn trong nhà này thì một công binh Pháp vung búa chặt phăng bàn tay ấy.
Ông cụ làm vườn Văng Kinxơn qua đời đã lâu. Bây giờ người ở ngôi nhà này là con cháu của cụ, gọi cụ bằng ông. Một người đàn bà tóc đã hoa râm kể: “Hồi ấy tôi có ở đây. Tôi mới lên ba. Chị tôi lớn hơn tôi, chị tôi sợ, chị tôi khóc. Cả nhà đưa chúng tôi vào rừng. Mẹ tôi ẵm lấy tôi. Ai nấy đều ghé tai xuống đất để nghe ngóng. Còn tôi, tôi bắt chước tiếng đại bác, cứ “bùm bùm” luôn miệng”.
Bên trái có cửa thông ra vườn cây ăn quả.
Vườn cây này mới thật ghê gớm.
Có ba phần, có thể nói là ba hồi. Phần thứ nhất nguyên là một mảnh vườn cảnh, phần thứ hai là vườn cây ăn quả, phần thứ ba là một khóm rừng. Cả ba phần đều có một hàng rào chung phía phía đi vào lâu đài và nhà trại. Còn bên trái là một hàng giậu, bên phải là một bức tường bằng gạch, phía sau là một bức tường đá. Bước vào là đến khu vườn cảnh trước hết. Nó chiếm phần đất thấp, trồng dâu đất, nhưng đầy gai góc, đằng cuối có một cái nền đất cao đồ sộ chắn ngang, bằng đá tảng, có hàng bao lơn chạy bọc. Đây là một kiểu vườn vương giả ở nước Pháp trước khi kiểu vườn Lơnôt ra đời. Nhưng bây giờ thì chỉ còn hoang tàn và gai góc. Cột vôi đều có quả cầu trên đỉnh, giống như những quả đạn bằng đá. Trụ bao lơn còn được bốn mươi ba cái nguyên, bao nhiêu cái khác đều ngã nằm trong cỏ. Hầu hết đều có vết đạn sây sứt. Có một trụ gãy nằm vật ngang nom như một cái chân người bị rời ra. So với vườn cây thì khu này thấp hơn. Chính trong vườn này, sáu binh sĩ trong đoàn khinh binh số 1, lọt được vào nhưng không trở ra nổi. Bị vít lại với hai đại đội quân Đức, trong đó có một đại đội trang bị súng nhẹ bắn nhanh. Bọn Đức nấp dọc theo dãy bao lơn bắc từ trên cao xuống. Số khinh binh bắn trả lại từ bên dưới lên. Sáu người mà chống lại hai trăm, chỉ bằng dũng cảm, chỉ có những cây dâu đất che mình. Thế mà đến một khắc mới chịu chết.
Bước qua một vài bậc đá thì sang vườn cây ăn quả. Chính trên khoảnh đất chỉ mấy thước này, một nghìn năm trăm người đã ngã xuống trong khoảng thời gian không đầy một tiếng đồng hồ. Nhìn lên vẫn thấy bức tường như đang sẵn sàng trở lại chiến đấu. Ba mươi tám lỗ châu mai do quân Anh đục trong đá ở đủ tầm cao thấp khác nhau, hãy còn nguyên đó. Hai ngôi mộ người Anh bằng đá hoa cương nằm dài trước lỗ thứ mười sáu. Chỉ bức tường phía nam có lỗ châu mai. Đợt tấn công chính xuất phát từ phía bức tường có một hàng giậu cây xanh che khuất. Quân Pháp kéo đến, tưởng chỉ phải vượt qua có hàng giậu, không ngờ vấp phải bức tường. Vệ binh Anh lấy đây làm công sự, làm nơi phục kích và từ ba mươi tám lỗ châu mai, nổ súng một loạt, đạn to đạn nhỏ bắn nhỏ bắn ra rào rào như dông như bão. Lữ đoàn Xoa thế là tan nát. Trận Oatéclô bắt đầu như vậy.
Tuy nhiên quân Pháp vẫn chiếm được vườn cây. Không có thang, họ bám tay không để trèo. Hai bên đánh giáp lá cà trong lùm cây. Cỏ cây ở đấy đều đẫm máu. Một tiểu đoàn của Natxô ngã gục ở đây. Bên ngoài, hai khẩu đội pháo của Kenlecman chĩa thẳng vào bức tường làm cho nó sứt mẻ lỗ chỗ.
Mùa xuân, vườn cây này cũng xôn xao rung động như mọi vật trong bầu trời. Cỏ lên xanh tốt, hoa xuân đua nở. Mấy con ngựa cày gặm cỏ. Dây phơi quần áo chăng từ cây này qua cây nọ khiến người đi qua phải cúi đầu. Người ta bước đi trong cỏ dại, chân có lúc thụt xuống một hang chuột. Trong cỏ người ta nhận thấy một thân cây trốc gốc, nằm trơ đang nảy mầu xanh. Đây là nơi đại úy Bơlắcman ngồi tựa vào trước khi tắt thở. Dưới gốc cây to bên cạnh là nơi tướng Đức Guypơla ngã xuống, ông này là con cháu một gia đình người Pháp tị nạn sang Đức lúc thu hồi sắc dụ Năngtơ.[70] Kề bên có cây táo già xiêu xiêu, có bệnh, được băng bó bằng rơm và đất sét. Hầu hết các cây táo đều già cỗi và không có cây nào là không có vết đạn. Trong vườn còn bao nhiêu là cây chết khô, đứng sững như những bộ xương. Một bầy quạ đang bay trong cành. Đằng cuối, phía khu rừng, hoa viôlét mọc đầy.
Ở đây, Bôđuyanh tử trận, Phoa bị thương, Đuypơla tử trận, Bơlăcman tử trận. Ở đây, người ta dùng lửa thiêu nhau, người ta chém giết nhau, tàn sát nhau. Ở đây, máu đã chảy thành sông, máu Pháp, máu Anh, máu Đức, lẫn lộn. Ở đây, một cái giếng sâu đã làm mồ chôn xác chết. Ở đây, trung đoàn Natxô, trung đoàn Bơrăngguych bị tiêu diệt, vệ binh Anh bị thiệt hại nặng, hai mươi trên bốn mươi tiểu đoàn Pháp của quân đoàn Rây bị đánh tan tác. Đúng, ba nghìn người, trong cái túp lều Hugômông này, đã bị đâm, bị chém, bị chặt, bị bắn, bị thiêu. Và tất cả cái đó chỉ để cho ngày nay một ông dân địa phương trả lời khách qua đường: “Thưa ông, nếu ông ưng nghe, ông cho tôi ba phơrăng, thì tôi xin kể cái chuyện Oatéclô cho mà nghe!”
III
NGÀY 18 THÁNG SÁU 1815
Xin trở lui về trước - người kể chuyện thường được phép làm như vậy - và đặt mình vào năm 1815, hơn thế nữa, vào trước lúc câu chuyện trong phần một sách này bắt đầu một ít.
Ví thử cái đêm 17 rạng ngày 18 tháng 6 năm 1815 mà trời không mưa thì tương lai châu Âu chắc không phải thế này. Quả là một vài giọt mưa thêm, bớt đã làm cho Napôlêông nghiêng ngả. Té ra đấng cao anh chỉ cần thêm một ít mưa là trang sử vẻ vang bắt đầu từ Auxtéclít đành chấm dứt ở Oatéclô và một đám mây trái mùa bay ngang bầu trời lại đủ làm sụp đổ cả một thế giới.
Trận Oatéclô đến tận mười một giờ rưỡi trưa mới bắt đầu được. Nhờ thế nên Bơ-luyse mới có thì giờ đến kịp. Tại sao lại chậm thế? Là vì trời mưa, đất ướt, phải đợi cho đất se lại một tí thì pháo binh mới vận động được.
Napôlêông trước kia là sĩ quan pháo binh, ông cũng luôn luôn thấy mình là như vậy. Cái căn bản của nhà quân sự vĩ đại ấy, là con người, từ thời Đốc chính khi báo về trận Abukia, đã nói chính xác rằng: quả đạn pháo này đã diệt sáu tên địch. Ở con người này tất cả kế hoạch đánh trận đều phục vụ cho con đường đi của đạn pháo. Nã tập trung pháo vào một điểm nhất định, đó bí quyết của chiến thắng. Ông coi chiến lược của tướng địch như một thành lũy và ông đánh thủng nó bằng pháo binh. Lâm trận, ông cho tập trung pháo vào chỗ bên địch núng thế; ông thắt trận đánh lại hay giải quyết trận đánh đều bằng đại bác. Trong thiên tài của ông có phần xạ kích. Chọc thủng các đội hình vuông, nghiền nát từng trung đoàn, chọc thủng các trận tuyến, đè bẹp, đánh tan những khối tập trung, tất cả chiến thuật của ông là dập, dập mạnh, dập không ngừng và ông dùng đạn đại bác để dập địch. Thật là một chiến thuật đáng sợ. Chiến thuật ấy, đi kèm theo thiên tài quân sự, đã khiến cho người đô vật dữ dội ấy giữ cờ vô địch suốt mười lăm năm.
Ngày 18 tháng 6 năm 1815, ông lại càng tin cậy ở pháo binh vì so với địch ông nắm trong tay nhiều pháo hơn. Tướng Oenlinhtơn bấy giờ chỉ có một trăm năm mươi chín khẩu pháo, còn Napôlêông có đến hai trăm bốn mươi.
Giả dụ bữa ấy đất khô, đại bác có thể lăn bánh được và cuộc tấn công bắt đầu từ sáu giờ sáng thì trận đánh đã thắng lợi và kết thúc vào hai giờ chiều, nghĩa là ba giờ trước khi quân Phổ vào cuộc.
Trong cuộc thất trận này, liệu Napôlêông đã phạm bao nhiêu lỗi lầm? Thuyền chìm phải chăng do lỗi của người cầm lái?
Năm ấy sức khỏe của Napôlêông rõ ràng có sa sút, nhưng không biết tình trạng ấy có kéo theo một sự kém sút nào về mặt tinh thần không? Hai mươi năm chinh chiến có làm cho con người ấy hao mòn cả lưỡi cả vỏ, từ tâm hồn đến cơ thể hay không? Hay là tuổi già đã ảnh hưởng tai hại đến vị tướng chỉ huy? Tóm lại, như nhiều nhà sử học có tiếng đã khẳng định, thiên tài kia đã mờ đi chăng? Đã cuồng nhiệt đến mức tự lừa dối về sự sa sút của mình? Đã bắt đầu nghiêng ngả, mất hướng vì liều lĩnh, phiêu lưu? Đã phạm khuyết điểm nghiêm trọng của người cầm quân, là mất hết ý thức về tài hoa? Hoặc giả trong hàng ngũ những người vĩ đại mà người ta có thể gọi là những bậc khổng lồ trong hành động, có phải đến một tuổi nào đó thì thiên tài cũng trở nên cận thị chăng? Tuổi già chẳng làm gì nổi những bậc thiên tài của lý tưởng: đối với những Đăngtơ, những Mikenlăng già có nghĩa là lớn lên, còn đối với những Aniban, những Bônapác thì có nghĩa là bé lại chăng? Phải chăng Napôlêông đã mất đi trực giác về chiến thắng? Phải chăng ông đã đến lúc không còn nhận ra đâu là trở ngại, không còn đoán ra đâu là cạm bẫy, không còn phân biệt rõ đâu là bờ cheo leo trên vực thẳm nữa? Phải chăng ông không còn linh cảm về tai họa? Xưa kia ông là người đã từng thuộc mọi nẻo đường dẫn đến vinh quang, đã từng đứng trên cỗ xe sấm chớp của mình, đưa ngón tay uy vũ mà chỉ những lối ấy cho mọi người, phải chăng con người ấy, bây giờ bỗng dưng nổi cơn hoảng loạn gớm ghê, dẫn những binh đoàn rầm rộ của mình lao đầu xuống vực thẳm? Con người ấy, bốn mươi sáu tuổi, đã mắc phải một cơn điên tuyệt độ chăng? Người đánh xe khổng lồ ấy của số mệnh phải chăng đã cố tình đâm vào nơi tự sát?
Chúng tôi không nghĩ như vậy.
Kế hoạch trận đánh của ông, theo ý kiến mọi người, là một kiệt tác. Đánh thẳng vào giữa trận tuyến quân đồng minh, chọc thủng một quãng ở đó cắt nó ra làm đôi, đẩy một nửa là cánh quân Anh về Han, một nửa là cánh quân Phổ đếm Tôngcơrơi, chặt đại quân đồng minh ra thành hai đoạn, đoạn Oenlintơn và đoạn Bơ-luyse, giành Mông Xanh Giăng, chiếm Bơrúcxen, xô quân Phổ về sông Ranh và hất quân Anh xuống bể. Tất cả kế hoạch ấy, đối với Napôlêông đều ở trong trận này. Còn sau đó sẽ hay. Không cần phải nói là chúng tôi không định viết lịch sử chiến dịch Oatéclô ở đây. Một trong những cảnh đẻ ra câu chuyện chúng tôi kể đây dính đến chiến dịch này. Nhưng lịch sử toàn chiến dịch thì không phải việc chúng tôi. Lịch sử ấy thật ra đã viết rồi và viết một cách tay thầy, hoặc theo quan điểm Napôlêông hoặc theo một quan điểm khác, do một lô những nhà sử học.[71] Về phần chúng tôi, chúng tôi xin để cho các nhà sử học tranh cãi với nhau; còn chúng tôi chỉ là một kẻ chứng kiến từ xa, một khách bộ hành đi qua cánh đồng, một người tìm tòi dừng lại trên mảnh đất trộn lẫn thịt người này. Có thể chúng tôi thấy bề ngoài mà nhận lầm là sự thật bên trong. Nhưng chúng tôi không có quyền, nhân danh khoa học, cưỡng lại một loạt sự kiện trong đó có thể có ảo ảnh. Chúng tôi không có thực tiễn quân sự, cũng không có thẩm quyền về chiến lược để có thể cho phép mình dựng lên một học thuyết. Theo ý chúng tôi, ở Oatéclô, một chuỗi những ngẫu nhiên xoắn xít nhau đã tác động mạnh hơn những tính toán của hai người cầm quân hai bên. Và khi đã nói đến số mệnh, cái tên bị cáo huyền bí ấy, thì chúng tôi chỉ xin phán xét như dân chúng, người thẩm phán ngây thơ đơn giản.
IV
A
Muốn hình dung được rõ ràng trận Oatéclô chỉ cần dùng trí tưởng tượng vẽ ra trên mặt đất một chữ A hoa. Vế trái là con đường đi Niven, vế phải là con đường đi Giơnáp, vạch ngang là lối trũng từ Ohanh đến Bơren Lalơ. Còn đỉnh Mông Xanh Giăng, Oenlinhtơn đóng ở đó; chân vế trái là Hugômông, chỗ Rây và Giêrôn Bônapác đóng; chân vế phải là Ben Laliăng, Napôlêông đóng. Phía trên chỗ vạch ngang gặp vế phải một chút là He Xanh. Giữa vạch ngang đúng là điểm quyết định cuối cùng trận đánh. Ở đấy bây giờ có đặt một con sư tử, chắc là vô tình nhưng đã tượng trưng cho linh hồn anh dũng vô song của đoàn quân cận vệ.
Hình tam giác nằm giữa hai vế và vạch ngang là dãy đồi Mông Xanh Giăng. Giành giật dãy đồi này là diễn biến của cả trận đánh. Hai đạo quân dàn ra hai bên đường Giơnáp và Niven: quân của Đéclông đối diện với quân của Pictơn, quân của Rây đối diện với quân của Hin.
Đằng sau đỉnh của chữ A, sau dãy đồi Mông Xanh Giăng là cánh rừng Xoanhơ. Còn bản thân cánh đồng thì cứ xin hình dung đó là một vùng đất rộng lượn sóng nhấp nhô, đợt sau cao hơn đợt trước và lên dần cho đến Mông Xanh Giăng, rồi hòa vào khu rừng sau đó.
Hai đội quân đối địch khi đã dàn trên một chiến trường thì giống như hai võ sĩ vật nhau. Bên này tìm cách làm ngã bên kia. Vì thế, gặp cái gì họ cũng bám; bụi cây, góc tường đều là chỗ tựa; một cái nhà tồi tàn có thể giúp cho một trung đoàn dựa vào và trụ lại; một vệt đất thấp, một lằn đất cao, một con đường tắt ngang đúng lúc, một khu rừng, một dòng khe, đều có thể kìm chân người võ sĩ khổng lồ mà người ta gọi là một đạo quân và không cho nó lùi nữa. Trong trận đánh, ai ra khỏi chiến trường kẻ ấy thua. Cho nên, trách nhiệm của người chỉ huy là nhất thiết phải xem xét từng khóm cây bụi cỏ và đi sâu nắm vững mọi chi tiết địa hình.
Hai nhà cầm quân đã chăm chú nghiên cứu cánh đồng Mông Xanh Giăng, nay gọi là cánh đồng Oatéclô. Từ năm trước, Oenlinhtơn, với cái khiếu viễn cảm của mình, đã tìm hiểu địa hình cả vùng, dự phòng một trận đánh to có thể xảy ra ở đấy. Tóm lại, về đất này và về chuẩn bị cho trận sống mái này, ngày 18 tháng 6, Oenlinhtơn đứng ở thế thuận lợi, còn Napôlêông ở thế bất lợi. Quân Anh đóng phía cao, quân Pháp ở phía thấp.
Ở đây mà phác qua dáng dấp Napôlêông, tay cầm ống nhòm, ngồi trên mình ngựa ở ngọn đồi Rốtxôm, sáng sớm ngày 18 tháng 6 năm 1815 ấy, kể ra cũng thừa. Bởi vì chưa cần phải chỉ ra, mọi người đã thấy rồi. Nét mặt bình tĩnh ấy dưới chiếc mũ con con của trường võ bị Bơriên, bộ quân phục màu lá cây có ve trắng che khuất tấm huân chương, chiếc áo khoác màu xám phủ mất tua vai, góc chiếc băng đỏ dưới áo gi-lê, cái quần bằng da, con ngựa trắng với tấm phủ lưng bằng nhung đỏ thẫm, thêu hình chim ưng và những chữ N cài mũ miện ở các góc, đôi ủng kỵ mã, bít tất lụa, đôi cựa bạc, thanh gươm ở Marănggô. Đó, toàn bộ hình dung của vị Xêda cuối cùng đứng sừng sững trong trí óc mọi người, mà có kẻ thì hoan hô, có kẻ thì lên án một cách nghiêm khắc.
Một thời gian khá lâu, con người ấy hiện lên hoàn toàn rực rỡ. Có lẽ vì chung quanh phần đông những bậc anh hùng thường có những thần thoại che khuất chân lý trong một thời gian. Nhưng ngày nay thì lịch sử cũng như chân lý đã tỏ tường cả rồi.
Lịch sử là thứ ánh sáng nghiêm khắc. Nó là ánh sáng và chính vì nó là ánh sáng, nên mới có cái lạ lùng và thiêng liêng, là nó đặt bóng tối vào chỗ mọi người chỉ nhìn thấy tia sáng; nó chia cũng một con người ấy ra làm hai kẻ khác nhau, để cho kẻ này công kích và đánh giá kẻ kia và để cho mọi thứ tối tăm của tay độc tài chồng nhau với mọi thứ rực rỡ của vị tướng lĩnh. Chính từ đó mới có được cái mức đo đúng hơn trong sự đánh giá cuối cùng của các dân tộc. Việc giày xéo Babilôn làm phẩm giá Alecđăng; việc chuyên chế đối với La Mã làm giảm giá Xêda và Giêruxalem bị chà đạp làm giảm giá Tituyl. Sự hung bạo đi theo bạo chúa. Khốn thay cho kẻ để lại sau mình bóng đêm mang hình dung của chính bản thân mình.
V
TRẬN ĐÁNH CÓ ĐIỂM MỜ MỊT
(Nguyên văn Latinh: Quid obseurum)
Mọi người đều biết giai đoạn đầu của trận đánh. Thật là bối rối, mơ hồ, ngập ngừng, nguy hiểm cho cả hai đạo quân, phía quân Anh còn nặng nề hơn phía quân Pháp.
Cả đêm hôm trước trời mưa rất to. Đất bị ướt sũng. Đây đó trên cánh đồng, nước mưa đọng lại các chỗ trũng như trong những chậu thau. Có nơi xe cộ của hậu cần nước ngập đến tận trục; từ những dây da quàng dưới bụng ngựa ở các cỗ xe, bùn lỏng chảy rỏ giọt. Giá không có lúa mì, lúa mạch bị xe cộ rộn rịp giày xuống lấp kín vết xe làm cái lót cho bánh lăn đi, thì bất kỳ xe pháo nào cũng không cử động được, đặc biệt ở các thung lũng mạn Papơlốt.
Trận đánh bắt đầu muộn. Như trên kia đã nói. Napôlêông có thói quen muốn nắm chắc pháo binh trong tay như nắm cây súng ngắn, để cần thì lúc chĩa vào điểm này, lúc chĩa vào điểm khác trên chiến trường, nên ông có ý đợi cho mặt trời lên và đất khô đi để các khẩu pháo có ngựa kéo có thể lăn bánh chạy ngang dọc tha hồ. Nhưng mặt trời không hiện ra. Thật chẳng còn như cảnh Auxtéclít.[72] Khi phát đại bác đầu tiên gầm lên, viên tướng Anh là Côvin nhìn đồng hồ đúng mười một giờ ba mươi lăm phút.
Cuộc tấn công của cánh trái quân Pháp vào Hugômông bắt đầu dữ dội, có lẽ quá dữ dội so với ý định của Napôlêông. Cùng lúc ấy, Napôlêông cho lữ đoàn Kiô xông lên He Xanh, đánh vỗ vào mặt giữa, còn Nê thì cho cánh phải tiến đánh cánh trái quân Anh đang lấy Papơlốt làm chỗ tựa.
Cuộc tấn công vào Hugômông có hàm ý nghi binh để nhử Oenlinhtơn nghiêng về phía cánh trái đó. Kế hoạch là như vậy. Ý đồ ấy có lẽ thực hiện được, nếu bốn đại đội vệ binh Anh và sư đoàn quân Bỉ dũng cảm của tướng Pécpôngse không giữ vững nổi vị trí này. Nhưng họ đã cố thủ được và vì thế Oenlinhtơn, đáng lẽ phải dồn quân về đó, chỉ cần tiếp viện có bốn đại đội vệ binh khác và một tiểu đoàn của Bơrăngguych.
Cuộc tấn công của cánh phải vào Papơlốt có tính triệt để hơn. Phải làm rối loạn cánh trái quân Anh, cắt đứt đường đi Bơruxen, chặn đường quân Phổ có thể kéo sang, đánh chiếm Mông Xanh Giăng, dồn Oenlinhtơn về Hugômông, từ đó về Bơren Lalơ và từ Lalơ đẩy luôn về Han. Kế hoạch như thế rõ như ban ngày. Trừ một vài sự biến nhỏ, cuộc tấn công này đã đạt được mục tiêu: chiếm được Papơlốt và hạ được He Xanh.
Ở đây có chi tiết cần ghi lại. Trong hàng ngũ bộ binh Anh, đặc biệt trong lữ đoàn Căm, có khá nhiều tân binh. Đứng trước các chiến sĩ bộ binh đáng gờm của chúng ta, những tên lính trẻ ấy tỏ ra khá dũng cảm và lòng dũng cảm ấy đã khiến cho sự thiếu kinh nghiệm của họ trở nên được việc. Họ biến thành những xạ thủ tài tình. Binh lính mà chiến đấu theo kiểu xạ thủ thì gần như độc lập hành động, chỉ vì mình chỉ huy lấy mình; những tên lính trẻ ấy vì thế, tỏ ra có ít nhiều cái tính sáng tạo và sự hăng máu của quân Pháp. Loại bộ binh chưa có kinh nghiệm này rất là ưa bắn. Điều đó Oenlinhtơn không thích.
Sau khi He Xanh bị hạ, thì trận đánh chao đảo, thắng lợi không ở về bên nào rõ rệt.
Trong ngày hôm ấy, từ trưa đến bốn giờ chiều, có chỗ không rõ. Trận đánh có một quãng ở giữa gần như mờ mờ, hình như là cảnh hỗn chiến mù mịt. Trời đất như tối sầm lại lúc này. Trong đám sương mù ấy, nhiều đợt sóng dài chao qua đảo lại, một vùng màu sắc loạn xạ, vun vút, nhìn phát choáng váng. Đó là tất cả mớ quần áo, mũ mãng, giày dép, trong quân trang thời bấy giờ mà ngày nay không còn biết đến nữa: những mũ ống có chòm tua như ngọn lửa, những túi da lòng thòng, những dây da mang chéo, những bọc lựu đạn, những áo thêu của kỵ binh, những đôi ủng đỏ đầy nếp, những chiếc mũ kỵ binh viền tua xoắn ốc; rồi bộ binh của Bơrăngguych quân phục xám đen chen lẫn với bộ binh Anh quân phục đỏ tươi, cầu vai trắng thêu nổi trên áo lính Anh, cái mũ da tròn và dài quấn dây đồng, có bờm bằng lông màu đỏ của khinh kỵ Đức, rồi lính Êcốt để gối trần và mặc áo khoác ca-rô, lính cận vệ ta mang ghệt trắng. Tất cả những cái đó hình như những bức tranh, những sắc màu, hình khối cần cho một họa sĩ, hơn là những trận tuyến chiến lược, những vị trí, những người cần cho một tướng pháo binh.
Trong một trận đánh thường xen vào một lượng bão táp nhất định. Cái gì mù mờ, thì chỉ có đoán mới biết. Cho nên người chép sử tùy mình mà ghi thành một nét phang phác nào đó về những chỗ lộn xộn ấy. Bởi vì, dù các tướng cầm quân có tính toán như thế nào đi nữa, khi hai đạo quân chạm nhau nhất định sinh ra vô số những điều bất ngờ. Trong quá trình hai bên đánh nhau, hai kế hoạch tác chiến cài vào nhau, làm biến dạng lẫn nhau. Chỗ nào trên chiến trường tiêu hao nhiều chiến sĩ hơn chỗ khác, cũng như đổ nước lên đất thì có nơi đất hút nhanh, có nơi đất hút chậm, cho nên phải đổ bù quân vào đó quá mức mong muốn. Đó là những khoản chi không dự kiến! Chiến tuyến bềnh bồng quanh co - như một sợi chỉ, máu chảy thành dòng một cách không hợp lý, phòng tuyến các đạo quân nhấp nhô, các trung đoàn nơi thì lồi ra nơi thì lõm vào thành những mũi, những vịnh, tất cả những dãy đá ngầm trên mặt bể kia cử động liên tục trước mặt nhau. Chỗ nào là bộ binh trước kia thì pháo binh lúc này kéo đến; chỗ nào là pháo binh thì kỵ binh ùa lại; các tiểu đoàn tưởng như những đám khói. Hình như trong đó đang xảy ra chuyện gì, người đang tìm, thì cái đó lại biến mất rồi. Mới thấy hé sáng chỗ này thì lại đã sáng sang chỗ khác. Bóng tối tiến lên, lùi xuống. Hình như có một ngọn gió của cõi âm đang nổi lên, xô đẩy, thổi căng, thổi giạt đi tất cả những đám đông bi hùng này. Hỗn chiến là gì? Là một sự chao đảo. Một kế hoạch dù chính xác như toán học đi nữa, đem ra thực hiện, có giã nguyên không sai chạy tí nào là trong một hai phút chứ không thể trong một ngày được. Cho nên chỉ có những nhà danh họa biết tung hoành ngọn bút mới mô tả được một trận đánh. Và như thế Răngbơrăng hợp hơn Vănđe Mơlăng. Vănđe Mơlăng, họa cảnh chiến trường rất đúng vào giờ ngọ, nhưng người mục kích cùng chiến trường ấy vào giờ thân thì cho là vẽ láo. Ở lĩnh vực này cái gì chân phương hình học lại khiến người ta lầm lạc; trái lại phải linh hoạt, dữ dội như bão tố thì mới nắm được sự thật. Có lẽ vì vậy mà nhà chiến thuật ngày nay mới nói ngược lại nhà sử học ngày xưa được. Cũng xin nói thêm rằng có lúc nào đó, trận đánh chỉ còn là những cuộc xung đột nho nhỏ, riêng biệt ở từng nơi và phân tán ra vô vàn những sự biến vụn vặt, những cái này, theo cách nói của chính bản thân Napôlêông “thuộc tiểu sử của các trung đoàn nhiều hơn là lịch sử của đạo quân”. Trong trường hợp này, người viết sử rõ ràng là có quyền tóm tắt. Bởi vì chỉ có thể nắm được những nét bao quát và chính yếu của trận đánh, chứ dù có cần cù đến đâu cũng không tài nào ghi dứt khoát và cố định hình dáng của một trận đánh, nó như một đám mây rùng rợn luôn luôn biến đổi.
Đối với tất cả các cuộc giao tranh giữa hai đạo quân xưa nay, điều đó đã đúng, thì đặc biệt đối với trận Oatéclô nói điều đó càng đúng hơn.
Tuy vậy, buổi chiều, đến lúc nào đó, trận đánh vỡ ra.
VI
BỐN GIỜ CHIỀU
Đến khoảng bốn giờ chiều, tình hình đạo quân Anh nghiêm trọng. Hoàng thân Orăng chỉ huy mặt giữa. Hin cánh phải, Pietơn cánh trái. Hoàng thân rối trí nhưng dũng cảm, thét lên động viên liên quân Hà - Bỉ: “Nátxô! Bơrăngguych! Nhất định không lùi!” Cánh quân của Hin đã núng thế, Hin phải đến tựa vào Oenlinhtơn. Còn Pietơn thì đúng vào lúc quân Anh cướp được của quân Pháp lá cờ của quân đoàn số 105, quân Pháp đã bắn chết ông ta bằng một viên đạn xuyên qua đầu. Oenlinhtơn có hai điểm tựa: Hugômông và He Xanh - Hugômông thì còn giữ được nhưng bốc cháy, còn He Xanh thì đã mất. Ở đấy, cả một tiểu đoàn Đức chống giữ, chỉ có bốn mươi hai người sống sót, tất cả sĩ quan đều bị giết hoặc bị bắt, chỉ còn năm người. Ba nghìn binh sĩ đã chém giết nhau trong cái kho thóc ấy. Một đội trưởng cận vệ Anh, chính là tay vô địch quyền Anh, nổi tiếng trong quân ngũ là bất khả xâm phạm, đã bị một chú thiếu niên lính kèn Pháp giết chết ở đấy. Bêrin bị tống ra, Onten bị chém chết cũng ở đấy. Rất nhiều lá cờ của tiểu đoàn Luynơbua mà người cầm là một hoàng thân xứ Đơpông. Quân Êcốt xám không còn một ai, đoàn kỵ binh hộ pháp của Pônxônbi bị vằm nát. Họ khá dũng cảm nhưng đã bị kỵ binh giáo dài của Bơrô và kỵ binh thiết giáp của Tơrave đè bẹp. Trong số một nghìn hai họ chỉ còn sáu trăm; trong số ba trung tá, hai đã tử trận: Hamintơn bị thương, Matơ bị giết. Còn Pônxônbi cũng bị ngã, bị đâm đến bảy nhát giáo. Goócđơn chết, Mácsơ cũng chết. Hai sư đoàn năm và sáu bị tiêu diệt. Sau khi Hugômông bị lấn và He Xanh bị mất thì chỉ còn một mắt cứng nữa là mặt giữa. Mắt cứng ấy giữ vững Oenlinhtơn tăng quân củng cố, gọi Hun từ Mécbơren, gọi Sátxê từ Bơren Lalơ về.
Mặt giữa quân Anh; đóng thành vành hơi lõm, hàng ngũ đông đặc, ở vào một địa thế vững chãi. Nó chiếm cả cao nguyên Mông Xanh Giăng, đằng sau là làng xóm, trước mặt là sườn dốc hồi bấy giờ còn khá ngược. Nó tựa lưng vào một ngôi nhà vững chắc - bấy giờ là tài sản của quận Niven, nằm giữa ngã ba đường. Ngôi nhà này xây từ thế kỷ mười sáu, toàn bằng đá, làm nên một khối rất vững, đạn pháo bắn vào chỉ xước qua chứ không suy suyển nổi. Chung quanh cao nguyên, quân Anh đã cắt xén các hàng giậu, phát những lỗ trống trong các chòm hoa dại, giấu một họng đại bác giữa hai cành cây, biến các bụi gai thành công sự đặt súng. Pháo binh của họ đều phục như vậy trong bụi bờ cả. Công việc lừa gạt ấy được phép đem dùng vì trong chiến tranh có thể dùng cạm bẫy. Có điều họ làm khéo quá đến nỗi, Napôlêông hồi chín giờ sáng, đã cho Haxô đi trinh sát pháo địch, chẳng trông thấy gì cả và trở về báo cáo là không có gì trở ngại cả, trừ hai chiến lũy chắn ngang các con đường đi Niven và Giơnáp. Bấy giờ lúa cũng đã tốt; men theo bờ cao nguyên, quân Anh cũng đã cho tiểu đoàn 95 của lữ đoàn Căm, trang bị bằng súng nhẹ và nhanh, nằm phục sẵn trong lúa.
Sau khi đã chống đã chèn một cách bảo đảm như vậy, mặt giữa của đạo quân Anh - Hà coi như ở vào thế khá vững chãi.
Chỗ hở của trận địa này là khu rừng Xoanhơ, liền sát với chiến trường nhưng có các đầm nước Gơrônăngđaen và Boapho cắt ngang. Nếu phải lùi vào đó thì dù một quân đoàn cũng khó mà không tiêu tan, vì các trung đoàn lập tức vỡ nát ngay, còn pháo thì chết chìm trong các đầm nước. Rút lui vào đó, theo ý kiến của nhiều người trong nghề - đành rằng có kẻ khác bác bỏ - chỉ là một cuộc tháo thân, mạnh ai nấy chạy mà thôi.
Oenlinhtơn rút từ cánh phải một lữ đoàn của Sátxô từ cánh trái một lữ khác của Uyncơ và sư đoàn Cơlintơn về tăng cường cho mặt giữa, phụ lục hai bên là bộ binh của Bơrăngguych, của Nátxô, quân Hanôvơrơ và quân Đức. Như vậy là Oenlinhtơn nắm trong tay hai mươi sáu tiểu đoàn. Và, như Sarát nói, cánh phải của đạo quân đã bẻ cụp lại đằng sau mặt giữa. Ở chỗ ngày nay gọi là “Bảo tàng Oatéclô” là một khẩu đội pháo khổng lồ che khuất sau một đống bao đất. Ngoài ra, Oenlinhtơn còn có sau một nếp đất cao, đội kỵ binh cận vệ của Xômơcxet gồm một nghìn bốn trăm ngựa, phân nửa của đoàn kỵ binh Anh nổi tiếng. Phần của Pônxônbi đã bị tiêu diệt, nhưng đoàn của Xômơcxet hãy còn đó.
Khẩu đội pháo nếu bố trí xong xuôi sẽ có thể hầu như là một công sự. Nó được đặt sau một bức tường thấp trong vườn, phủ vội lên một lớp bao cát và đắp nhanh một vành đất rộng và cao án ngữ. Công sự này chưa hoàn thành, vì không còn đủ thì giờ để rào ngăn chung quanh nữa.
Oenlinhtơn trong lòng băn khoăn nhưng không để lộ ra nét mặt. Suốt ngày ông ngồi trên mình ngựa, luôn luôn trong một tư thế không thay đổi, trước cái cối xay cổ của Mông Xanh Giăng, dưới bóng một cây du. Cối xay này hiện nay hãy còn, duy cây du thì một người Anh, vào loại những kẻ phá hoại mà tưởng mình nhiệt tình với lịch sử đã bỏ ra hai trăm phơrăng để mua, rồi cưa và đem đi. Oenlinhtơn đứng đó, anh dũng một cách lạnh lùng. Chung quanh, đạn pháo tới tấp như mưa. Goócđơn, viên sĩ quan phụ tá nữa ngã xuống bên cạnh. Hin trỏ một quả tạc đạn đang nổ, hỏi: “Thưa tướng quân, nếu ngài có mệnh hệ nào thì ngài định chỉ thị như thế nào và ra lệnh ra làm sao cho chúng tôi?” Ông ta đáp: “Cứ làm như tôi”. Ông cũng nói vắn tắt với Cơlintơn: “Giữ chỗ này đến người cuối cùng!” Thế trận xấu đi trông thấy. Ông ta nhìn vào các chiến hữu của mình ở Talavêra, ở Vittôria, ở Xalamăng trước kia và lớn tiếng kêu gọi: “Này các cậu! Làm thế nào mà nghĩ đến chuyện rút lui cho được? Phải nghĩ đến tổ quốc Anh lâu đời của chúng ta chứ!”
Khoảng bốn giờ chiều, bên trận tuyến quân Anh thấy có chuyển dịch về phía sau. Đột nhiên trên ngọn cao nguyên Mông Xanh Giăng chỉ thấy có pháo binh và các tốp lính bắn lẻ, còn tất cả đều mất hút. Thật ra bị pháo binh quân Pháp đập đuổi, họ phải lùi xuống một nếp đất sâu, chỗ có con đường ra vào của nhà trại ở Mông Xanh Giăng cắt ngang, đến nay hãy còn trông thấy. Một sự vận động chuyển về sau xuất hiện, trận tuyến quân Anh đã lẩn tránh mặt trước. Oenlinhtơn đã lùi. Napôlêông reo lên: “Bắt đầu rút lui rồi!”
VII
NAPÔLÊÔNG VUI VẺ
Hoàng đế đang ốm lại có chỗ đau trong người nên ngồi ngựa hơi khó chịu, nhưng chưa bao giờ người lại vui vẻ như cái hôm 18 tháng 6 năm 1815 ấy. Từ sớm hôm ấy người không lạnh lùng khó hiểu nữa, mà lại hay mỉm cười. Cái tâm hồn sâu sắc ấy như bọc vỏ cẩm thạch. Nhưng hôm đó tâm hồn ấy chẳng đắn đo gì, rạng rỡ hẳn ra. Té ra con người trước kia ở Auxtéclít thì âm thầm, nay ở Oatéclô lại vui vẻ. Những con người vĩ đại trời sinh trời phú cho những sứ mạng lớn lao, thường hay có những việc làm ngược đời như vậy. Những vui mừng của chúng ta mơ hồ như bóng tối. Chỉ có Chúa mới có được nụ cười tối hậu.
Binh lính thời La Mã nói Xêda cười, Pôngpê khóc.[73] Nhưng Pôngpê lần này chưa phải đã khóc, mà Xêda thì chắc chắn đã cười. Đêm hôm trước, hồi một giờ sáng, mặc dù mưa gió dữ dội, người đã cùng Béctơlăng đi thăm dò các quả đồi gần Rốtxôm. Nhìn thấy đèn đóm trong trại quân Anh thắp sáng một dãy dài phía chân trời, từ Phơrítsơmông đến Bơren Lalơ, người thấy yên lòng và có cảm tưởng là cái số mệnh mà người hẹn ngày đến trên cánh đồng Oatéclô này, đã đúng hẹn. Người đã dừng ngựa đứng im một lát, nhìn trời nhìn mây, rồi bỗng nhiên người ta nghe con người của định mệnh ấy thốt lên trong đêm tối một câu nói bí ẩn: “Chúng ta đồng ý với nhau”. Không, người đã lầm. Số mệnh không đồng ý với người nữa đâu.
Đêm ấy người không chợp mắt tí nào. Mỗi phút qua đều như đánh dấu bằng một nỗi vui mừng. Người đã đi qua suốt hàng cận vệ, chốc chốc lại dừng lại trò chuyện với những người lính gác. Đến hai giờ rưỡi đêm, khi đến gần khu rừng Hugômông, nghe có tiếng một đoàn quân đang đi, trong chốc lát người đã tưởng là Oenlinhtơn rút lui. Người nói với Béctơlăng: “Hậu vệ chúng nó đang vận động để chuồn. Ta sẽ bắt gọn lũ sáu nghìn vừa đáp bến Ôtxtăng đó”. Người nói chuyện cởi mở, hồ hởi như hồi đổ bộ ngày mồng một tháng ba. Hồi ấy thấy một người nông dân ở vịnh Giuyvăng nhiệt liệt đón mừng, người đưa tay chỉ cho đại nguyên soái và nói to: “Kia kìa, Béctơlăng, viện binh đó rồi!” Ngay đêm 17 rạng 18 tháng Sáu ấy, người cũng chế giễu Oenlinhtơn: “Phải cho cái chú Anh-cát-lợi bé nhỏ này một bài học!” Người cứ nói chuyện mà ngoài trời mưa càng to, sấm chớp càng dữ.
Đến ba giờ rưỡi sáng, cái ảo tưởng quân địch rút không còn nữa: nhiều sĩ quan phái đi trinh sát trở về báo là bên chúng chẳng động tĩnh gì cả. Tất cả đều im lìm, lửa trong các trại chẳng chỗ nào tắt. Quân địch đang ngủ. Mặt đất im lặng hoàn toàn, chỉ trên trời là ầm ĩ. Bốn giờ, lính canh dẫn đến trước mặt người một nông nô. Người này đã dẫn đường cho một lữ đoàn địch, chắc là lữ đoàn Vayviên, đến bố trí ở làng Ohanh, bên cực tả. Năm giờ, hai lính Bỉ đào ngũ đưa tin là họ vừa trốn khỏi trung đoàn họ và quân Anh đang sẵn sàng chờ đánh nhau. Người nói to: - Càng tốt, ta thích quật chúng hơn là đẩy chúng rút lui.
Sáng hôm sau, người dừng lại ở bãi cỏ chỗ khúc ngoặt của Pơlăngxơnoa. Người rời lưng ngựa, bước xuống bùn, gọi lính lôi từ nhà trại Rốtxôm ra một cái bàn nấu bếp và một cái ghế cục mịch, rải một bó rơm làm thảm rồi đặt lên đó. Người ngồi xuống, mở bản đồ chiến trường ra trải lên bàn rồi vui vẻ bảo Xu: Đẹp nhé! Như một bàn cờ!
Đêm qua mưa, đoàn xe quân lương ì ạch mãi trong các ngả đường lầy lội, đến sáng vẫn chưa tới kịp. Quân lính suốt đêm bị mưa ướt, không ngủ được, lại phải nhịn đói. Thế mà người vẫn nói với Nê một cách vui vẻ, nhẹ nhàng: Trăm phần chúng ta cầm chắc trong tay chín mươi rồi. Tám giờ, cơm sáng dọn ra. Người mời nhiều vị tướng quân cùng ăn. Vừa ăn, có người kể rằng đêm hôm kia, Oenlinhtơn có mặt ở dạ hội khiêu vũ tại nhà bà công tước Ríchmông ở Bơruxen. Xu, vị tướng quân khắc khổ, có nét mặt của một ông giám mục, nghe thế, liền nói: “Hôm nay mới thật là khiêu vũ đây!” Nê tiếp: “Oenlinhtơn có dại gì mà chờ bệ hạ!” Người liền chế Nê về câu ấy, đó cũng là thói quen của người. Phơlơri bảo với Sabulông: Ông ấy đùa luôn miệng. Guốcgô nói: Căn bản ông ấy tính tình vui vẻ. Còn Bengiamanh Côngxtăng nói: Ông ấy đùa nhiều nhưng có phần kỳ quặc hơn là hóm hỉnh. Những phút vui đùa của các bậc anh hùng, kể ra cũng đáng nhấn mạnh một tí. Chính người đã từng gọi ưu binh của mình là “dân hay cáu”, rồi xách tai, kéo râu họ. Và chính mồm họ lại có kẻ nói: Ngài chỉ nghịch thôi! Trong chuyến đi bí mật từ đảo Enbơ về đất Pháp, ngày 27 tháng 2, đương giữa bể khơi, chiếc thuyền buồm Vô định chở giấu Napôlêông gặp phải chiến hạm Thanh phong của hải quân Pháp. Chiếc Thanh phong hỏi chiếc Vô định tin tức về Napôlêông. Bấy giờ người đang đội mũ có băng nửa trắng nửa đỏ lốm đốm những hình ong[74] theo kiểu người đã nhận dùng lúc ở đảo Enbơ. Người liền vừa cười vừa chụp lấy ống loa, tự mình trả lời: “Hoàng đế mạnh khỏe”. Đùa được như thế kể phải quen với mọi biến cố lắm lắm. Bữa ăn sáng ở Oatéclô hôm ấy, người đã có nhiều trận cười như vậy. Ăn xong, người trầm ngâm mười lăm phút. Sau đó hai vị tướng quân đến ngồi trên bó rơm, người đọc cho họ chép lệnh ra quân.
Đến chín giờ thì đạo quân Pháp chuyển mình ra trận. Toàn quân triển khai thành năm cánh, các sư đoàn dàn thành hai hàng, pháo binh xen giữa các lữ đoàn, quân nhạc đi trước, cử điệu xuất quân, trống rung, kèn thổi. Một rừng mũ mãng, gươm giáo lấp kín cả chân trời. Thật là một cảnh tượng mãnh liệt, vui tươi, hùng vĩ. Lúc ấy, hoàng đế xúc động, reo đến hai lần:
- Tuyệt đẹp! Tuyệt đẹp!
Thực là khó tin nhưng chỉ từ chín giờ đến mười rưỡi là toàn bộ đội quân đã chiếm lĩnh trận địa, chia làm sáu tuyến, hình thành, theo lời của chính hoàng đế, “sáu chữ V”. Cùng lúc, người ra lệnh rút từ hàng ngũ của Đéclông, Rây và Lôbô ba khẩu đội pháo gồm hai mươi bốn khẩu, để mở màn trận đánh bằng cách giã vào Mông Xanh Giăng, chỗ các đường đi Niven và Giơnáp gặp nhau. Mấy phút sau khi hàng trận bày xong, trong cái không khí im lìm nặng trĩu trước trận đánh cũng như trước một cơn dông, khi nhìn thấy các khẩu đội pháo kéo qua, người vỗ vào vai Haxô và nói: Hai mươi bốn cô gái đẹp đó, tướng quân ạ.
Đại đội công binh của đạo quân thứ nhất được người chỉ định sẽ chết tại Mông Xanh Giăng một khi chiếm được làng, đang diễu qua trước mặt. Người nhìn họ mỉm cười khuyến khích vì trong bụng người cầm chắc sẽ thắng. Tâm hồn người lúc bấy giờ hoàn toàn thanh thản, chỉ có một lần người buông một lời thương hại kiêu kỳ. Đó là khi thấy bên cánh trái, ở chỗ ngày nay còn một ngôi mồ to tướng, đoàn kỵ binh Êcốt nổi tiếng, quân phục màu xám, người ngựa to khỏe, đội ngũ dày đặc, người thốt lên: Thật phí quá!
Sau đó người lên ngựa, đến trước Rốtxôm, chọn một chỗ đứng quan sát. Đó là chỗ thứ hai người đứng trong trận này, một mô đất cỏ hẹp bên phải đường đi từ Giơnáp đến Bơruxen. Vào bảy giờ tối, người dời đến chỗ thứ ba, giữa Benlaliăng và He Xanh. Chỗ này đáng sợ quá. Nó là một mô đất khá cao, nay hãy còn đó. Đằng sau là đoàn vệ binh tập trung trên sườn dốc. Chung quanh mô đất, đạn pháo nhảy thia lia từ mặt đường đến tận chỗ người đứng. Trên đầu người đạn to đạn nhỏ vèo vèo như hồi ở Bơriên. Về sau, người ta nhặt được ngay dưới chân ngựa của người, nhiều quả đạn đại bác đã gỉ, những thanh gươm và mảnh đạn cách đây mấy năm chẳng còn hình thù gì nữa và gỉ ăn gần hết.
Người ta còn đào được một quả tạc đạn 60 ly, thuốc nổ còn nguyên, nhưng ngòi đã bị gãy sát vỏ. Chính ở trạm thứ ba này, trông thấy người nông dân dẫn đường Lacốt, vì có thể gây trở ngại nên bị trói ngồi sau lưng một kỵ binh, cứ hoảng hốt quay mặt mỗi lần đạn nổ và cố sức nấp vào lưng kỵ binh này, người đã mắng: “Đồ ngu! Xấu hổ chửa! Khéo không rồi lại bị bắn chết từ phía lưng giờ!” Tự tay kẻ viết sách này cũng đã tìm thấy ở sườn dốc của một mô đất này, khi đào lớp cát rất tơi ở đây, vết tích của một quả bom gỉ đã làm nát vụn và một số những thanh sắt có thể lấy tay bẻ gãy như những que dút.
Những làm sóng đất nhấp nhô trên các cánh đồng và nghiêng đổ về các hướng khác nhau trước đây là nơi hai bên Napôlêông và Oenlinhtơn đấu sức, nay không còn như hồi 18 tháng 6 năm 1815 nữa, điều đó mọi người đều rõ. Vì muốn lấy ở mảnh đất tang tóc này vật liệu cần thiết để dựng lên một đài kỷ niệm, người ta đã làm thay đổi cả địa hình cũ. Cho nên, ngay lịch sử cũng ngẩn ngơ, không còn nhận ra đâu là đâu nữa. Muốn cho đất này được vẻ vang, người ta đã vạt cả mặt mũi nó đi là như vậy. Hai năm sau, Oenlinhtơn trở lại Oatéclô buộc phải kêu lên: “Cái chiến trường của tôi, người ta đã đổi khác hết”. Chỗ bây giờ là cái nền đất to hình tháp trên đặt con sư tử, ngày xưa còn có cái mỏm khá cao, thoai thoải về hướng Niven thành một lối bậc thang đi lại được, nhưng về phía nẻo đi Giơnáp thì gần như là dốc đứng. Sườn dốc ấy cao bao nhiêu, ngày nay có thể đo bằng chiều cao của hai nấm mồ to tướng như hai gò đất ôm lấy con đường từ Giơnáp đến Bơruxen, một cái dành cho lính Anh, một cái dành cho lính Đức. Không có cái nào cho lính Pháp cả. Đối với nước Pháp, tất cả cánh đồng này là mộ địa. Hàng nghìn hàng vạn xe bò đất đã được đắp thành một gò chu vi nửa cây số, cao năm mươi thước, nhờ vậy cao nguyên Mông Xanh Giăng bây giờ có thể leo lên bằng một lối thoai thoải, chứ ngày xưa, hồi đánh nhau, nhất là về phía He Xanh thì dốc ngược và cao lắm. Sườn đồi ở đó nghiêng dựng đến nỗi đại bác quân Anh đặt ở đấy không trông thấy dưới chân mình cái nhà trại nằm giữa đám thung lũng, chỗ trung tâm của trận đánh. Ngày 18 tháng 6 năm 1815, mưa lại xói lở thêm những sườn dốc khó khăn này. Lại thêm có bùn, nên leo càng khó, vì không chỉ có leo mà còn phải lội lầy nữa. Dọc theo mỏm có một thứ hào dài, từ xa khó mà đoán ra được.
Đường hào ấy là cái gì vậy? Xin nói ngay. Đây là đất Bỉ, Bơren Lalơ là một cái làng, Ohanh là một cái làng khác. Hai làng ấy đều ẩn mình trong những khuỷu đất thấp, có một con đường độ một dặm rưỡi nối liền nhau. Con đường này băng qua một cánh đồng nhấp nhô nên đây đó lại chui sâu vào các ngọn đồi như một rãnh cày, do đó, một đôi nơi, con đường thực chất là một hào sâu. Năm 1815 cũng như ngày nay, con đường ấy cắt ngang mỏm cao Mông Xanh Giăng ở quãng giữa hai con đường đi Giơnáp và Niven. Chỉ có khác là ngày nay nó bằng mặt với cánh đồng, còn hồi đó nó là một đường trũng. Hai bờ cao của nó, về sau, người ta đã san đi để đắp vào cái nền đất kỷ niệm. Tuy vậy phần lớn con đường hãy còn là một con hào giao thông, có khi sâu đến hàng trượng và hai bên bờ cao ngược rải rác lại sạt đổ, nhất là về mùa đông, khi trời mưa to. Tai nạn hay xảy ra các nơi đó. Đến cổng làng Bơren Lalơ, con đường quá hẹp, đến nỗi một người bộ hành đã bị một cái xe bò nghiến. Tấm bia đá dựng bên nghĩa địa đã ghi rõ tên họ người xấu số: Ông Bécna đơ Bơri, nhà buôn ở Bơruxen, cũng như ngày tháng xảy ra tai nạn: tháng 2 năm 1637.[75] Trên ngọn cao nguyên Mông Xanh Giăng, con đường lại đặc biệt sâu, một người nông dân, Máchiơ Nikedơ bị đất trên bờ lở xuống, đã chết năm 1783, như có ghi trên một tấm bia khác. Tấm bia này, phần trên đã vùi lấp khi người ta vỡ hoang, nhưng phần đế bị lật ngược ngày nay hãy còn thấy trên sườn cỏ bên trái con đường lớn, giữa He Xanh và nhà trại ở Mông Xanh Giăng.
Con đường trũng men theo mỏm Mông Xanh Giăng ấy, cái rãnh sâu trên ngọn sườn đồi cao ấy, cái vệt lõm khuất trong đất ấy, chẳng có gì báo hiệu là nó cả. Cho nên, trong trận đánh nhau hôm đó, chẳng ai trông thấy nó và vì thế nó trở thành một vật kinh khủng.
VIII
HOÀNG ĐẾ HỎI NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG LACÔT
Thế là, sáng hôm đánh trận Oatéclô, Napôlêông lấy làm vừa ý.
Như vậy là phải, vì kế hoạch trận đánh do ông phác ra, như trên đã nói, đúng là tuyệt diệu.
Trận đánh bắt đầu. Diễn biến thật phức tạp. Hugômông vẫn cố thủ, He Xanh chiến đấu kiên trì, Đôđuyanh chết. Phoa loại khỏi vòng chiến. Lữ đoàn Xoa tan nát trước một bức tường bất ngờ. Ghiơminô trong tay không pháo đùng, không thuốc súng, một sự dại dột hại. Các khẩu đội pháo sa lầy. Mười lăm khẩu thiếu bảo vệ bị địch đánh tơi bời trong một đoạn đường trũng. Đạn trái phá rơi vào giữa hàng ngũ địch, chui xuống đất nhão, khoét thành hố sâu làm cho bùn bắn ra tung tóe chứ chẳng có mảnh đạn nào. Pirê đem kỵ binh ra biểu diễn một cách vô ích ở Bơren Lalơ, làm cho cả đoàn người ngựa, mười lăm đại đội, gần như bị xóa sổ. Cánh phải quân Anh chưa có gì khiến nao núng, cánh trái chưa bị tiêu hao đáng kể. Việc hiểu lầm của Nê thật kỳ lạ: đáng lẽ ra phải rải ra thì lại cho cả bốn sư đoàn của quân đoàn số 1 dàn trận đông đặc. Những đội hình hai mươi bảy hàng dày bít, những trận tuyến hai trăm người san sát, cứ thế mà nộp mình cho đạn ghém của địch, cứ thế mà để cho đạn đại bác khoét những lỗ trống kinh khủng. Hàng ngũ các đội xung kích rời rạc. Buốcgioa, Đôngdolô và Đuyrét lâm nguy, Kiô bị đẩy lui. Trung úy Viơ, nhà lực sĩ tốt nghiệp trường bách khoa, bị thương trong lúc đang vác búa phá cửa ở He Xanh, vì quân địch bắn từ trên chiến lũy chắn ngang khuỷu đường từ Giơnáp đi Bơruxen. Sư đoàn Máccônnhê bị kẹp giữa bộ binh và kỵ binh địch, một đằng bị quân bộ của Bet và Păc núp trong ruộng lúa bắn gần sát nách, một mặt bị quân kỵ của Pônxônbi chém. Công tước Xắcxơ Vâyma vẫn chiến đấu và giữ vững khi đội pháo bảy khẩu của ông bị hóc, mặc dù bá tước Đeclông, Phơrítsơmông và Xmôhanh tấn công mãnh liệt. Lá cờ của trung đoàn 105 bị mất, lá cờ của trung đoàn 45 cũng bị cướp. Cái tên kỵ binh Phổ, mặc quân phục đen, bị lính gác của đoàn cơ động ba trăm người đi sục giữa Vavơrơ và Phơlăngxơnoa bắt được. Những điều nó khai ra thật đáng lo. Gơruxi đến chậm quá. Một nghìn năm trăm người chết trong vườn quả Hugômông trong non một giờ. Một nghìn tám trăm người ngã chung quanh He Xanh trong một thời gian ngắn hơn. Tất cả những sự kiện bão táp ấy diễn ra trước mặt Napôlêông như những đám mây vần của trận đánh. Nó chỉ làm cho mắt rồng hơi mờ đi một thoáng, nhưng không hề làm cho lòng tin sắt đá ấy lung lay. Ông đã quen nhìn thẳng vào chiến tranh. Ông không bao giờ đem từng chi tiết mà cộng lại. Con số không quan trọng lắm, chỉ cốt nó đưa đến tổng số cuối cùng là chiến thắng. Cho dù những bước đầu có chệch choạc, ông cũng chẳng vì thế mà lo ngại, vì ông tin chắc mình nắm đích cuối cùng. Ông biết chờ đợi, coi mình như ở ngoài vòng số mệnh và ngang tầm với số mệnh. Có vẻ như ông nói với nó: “Mày đừng hòng”.
Napôlêông là nửa ánh sáng nửa bóng tối. Ông cảm thấy phía tốt thì mình được bảo vệ, còn phía xấu thì mình được khoan dung. Không biết đó là điều có thật hay là ông tin như thế, nhưng sự thật, có thể nói là mọi sự việc đều như đồng mưu với ông, về hùa với ông, cho nên ông mới có cái mà thời cổ gọi là tính bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, khi người ta đã từng trải qua Bêrêdina, Laixích, Phôngtenbơlô, thì lẽ ra người ta cũng có thể hoài nghi Oatéclô. Trên cõi cao thâm nghìn trùng, đã gợn một nét cau mày huyền bí.
Lúc Oenlinhtơn cho quân lùi lại, Napôlêông thấy người mình rung động. Cao nguyên Mông Xanh Giăng trong giây lát đã vắng bóng quân lính và trận tuyến quân Anh biến mất. Địch tập họp lại nhưng đồng thời cũng lẩn tránh. Napôlêông gần như nhổm người đứng lên bàn đạp. Trong giây lát chiến thắng như một tia chớp vụt hiện trong mắt ông.
Oenlinhtơn mà bị đẩy lùi đến rừng Xoanhơ và bị tiêu diệt, tức nước Anh bị nước Pháp quật ngã một cách vĩnh viễn. Đó là những thảm bại Cơrêxi, Poachiê, Manpơlake, Ramidi được phục thù. Các điều khoản Adanhcua người anh hùng Marăngô sẽ xóa sạch.
Vừa nhẩm trong óc giai đoạn ghê gớm ấy, Napôlêông vừa đưa ống nhòm nhìn khắp một lượt cuối cùng tất cả các vị trí trên chiến trường. Đoàn quân cận vệ, súng chống xuống đất, sẵn sàng ở đằng sau, phía dưới thấp, theo dõi các cử chỉ của ông, trong bụng tin như tin ở Chúa. Ông suy nghĩ, ông quan sát các sườn đồi, để ý các đường dốc, nhìn xoi mói các bụi cây, các thửa ruộng mạch, các đường hẻm; có cảm tưởng ông tò mò đếm từng bụi gai. Ông nhìn khá chăm chú các chiến lũy của địch trên hai con đường lớn. Hai chiến lũy, hai đống cây chồng chất lên nhau, khá rộng. Cái trên đường Giơnáp, phía trên He Xanh, có hai khẩu đại bác; trong toàn bộ pháo binh địch chỉ hai khẩu này là chĩa tới được phía cuối của chiến trường. Cái trên đường Niven thì sáng loáng những lưỡi lê của lữ đoàn Hà Lan do Satxê chỉ huy. Ông cũng chú ý đến ngôi nhà thờ cổ Xanh Nicôla bên cạnh, quét vôi màu trắng, ở góc đường tắt ngang đi Bơren Lalơ. Ông nghiêng mình thì thầm với người dẫn đường Lacôt. Tên này lắc đầu ra hiệu là không có gì, chắc chắn là nó xảo quyệt.
Napôlêông ngồi thẳng người lại, trầm ngâm. Oenlinhtơn đã lùi. Chỉ còn đè bẹp hắn ta luôn một thể.
Đột nhiên Napôlêông quay lại đằng sau, ra lệnh cho một chiến sĩ liên lạc phi ngựa cấp tốc về Pari báo tin chiến thắng.
Napôlêông vốn là một trong những thiên tài gây ra bão táp.
Ông vừa tìm ra được đòn sấm sét của mình.
Ông xuống lệnh cho kỵ binh thiết giáp của Milô đánh chiếm cao nguyên Mông Xanh Giăng.
IX
ĐIỀU BẤT NGỜ
Đoàn quân ấy gồm ba nghìn năm trăm người dàn thành một hàng trận dài một phần tư dặm. Người hộ pháp, ngựa khổng lồ. Tất cả là hai mươi sáu đại đội kỵ binh. Họ có sư đoàn của tướng Lephe Đenuét làm hậu thuẫn, lại thêm một trăm linh sáu cấm vệ quân ưu tú, một nghìn một trăm chín mươi bảy khinh kỵ binh và tám trăm tám mươi kỵ binh xử trường thương trong đội quân cận vệ. Họ đội mũ không có lông và mặc giáp sắt, súng ngắn gài bên yên, gươm dài treo lủng lẳng. Buổi sáng hồi chín giờ khi họ tiến ra mặt trận, đội ngũ hùng dũng, cờ mở trống giong, nhạc binh cử bài Bảo vệ đế quốc, một đội trọng pháo bên sườn, một đội ở trung tâm, toàn quân trầm trồ khen ngợi. Đoàn quân xếp rải ra hai hàng, giữa hai con đường Giơnáp và Phơrítsơmông ở trong trận tuyến thứ hai dũng mãnh mà Napôlêông đã bố trí một cách rất khoa học, bên trái có đoàn giáp binh của Kenlécman, bên phải có đoàn giáp binh của Milô, như hai cái cánh sắt.
Sĩ quan cần vụ Bécna mang lệnh của Napôlêông đến cho họ. Tướng Nê vung gươm xông lên trước. Cả đoàn quân rầm rộ tiến theo.
Một cảnh tượng hùng vĩ diễn ra.
Tất cả đoàn kỵ binh, gươm vung cao, cờ bay phấp phới, kèn trống vang vang. Nghìn người như một phi ngựa từ trên đồi Benlailiăng, chính xác và mãnh liệt lao xuống cái thung lũng khủng khiếp đã chôn vùi bao nhiêu chiến binh, khuất hẳn sau làn khói đạn rồi lại xuất hiện phía bên kia thung lũng, đội ngũ vẫn khép chặt thành một khối chắc nịch, ngựa phi dưới làn mưa đạn, leo lên sườn đồi Mông Xanh Giăng lầy lội ghê gớm. Đoàn kỵ binh xông lên oai nghiêm, dữ dội, không nao núng; tiếng vó ngựa ầm ầm giữa những đợt súng trường và đại bác. Hai sư đoàn như hai mũi dùi tiến lên, sư đoàn Vachiê bên phải, sư đoàn Đơlo bên trái, trông xa tưởng hai con rắn thép khổng lồ trườn lên đỉnh đồi và băng qua chiến trường như một điều kỳ diệu.
Sau đợt xung phong kinh khủng của đội kỵ binh đánh chiếm lũy bờ sông Matxcơva trước kia, thật chưa từng thấy một cuộc tấn công nào ghê gớm như thế này. Vắng mặt Muyra nhưng còn có Nê.[76] Đoàn quân tiến thành một con quái vật, tất cả chỉ có một linh hồn. Những đội quân dâng lên như sóng trào, cuồn cuộn như con bạch tuộc uốn mình sau làn khói mù mịt rách toang ở đôi chỗ. Mũ, gươm quay đao, mông ngựa chồm chồm trong tiếng hò hét, tiếng đại bác, tiếng kèn, gây nên một cảnh náo động dữ dội và có kỷ luật ghê rợn. Trên tất cả cái khối chuyển động ấy nổi bật những mảnh giáp sắt, như vẩy trên mình con rắn khổng lồ.
Cảnh tượng thật hùng vĩ như ở thời cổ đại xa xôi, trong những truyền thuyết hoang đường, những đoàn quân khổng lồ mặt người mình ngựa xông lên núi Ôlanhpơ, những đoàn quân kinh khủng, vĩ đại, bất tử, nửa thần linh nửa dã thú.
Một sự ngẫu nhiên: hai mươi sáu đại đội bộ binh chờ đón hai mươi sáu đại đội kỵ binh. Bên kia đỉnh đồi, nấp sau những cỗ pháo ngụy trang, bộ binh Anh bố trí thành mười ba đội hình vuông, mỗi đội hình vuông gồm hai đại đội, dàn thành hai hàng trận, bảy ô hàng thứ nhất, sáu ô hàng thứ hai, súng kề vai, nòng chĩa thẳng về phía trước mặt, chờ đón quân thù sắp đến, bình tĩnh, im lặng. Họ không trông thấy đoàn giáp binh, đoàn giáp binh cũng không trông thấy họ. Họ nghe đoàn kỵ binh phi ngựa tới như sóng triều dâng, tiếng vó ngựa dồn dập, nhịp nhàng càng ngày càng rõ, ba nghìn con ngựa đang phi nước đại, tiếng áo giáp, tiếng gươm loảng xoảng và một hơi thở lớn thật là ghê gớm. Một phút im lặng kinh hãi, rồi đột nhiên trên đỉnh đồi xuất hiện một hàng cánh tay vung gươm, mũ sắt nhấp nhô, kèn đồng sáng loáng, cờ phấp phới, ba nghìn cái đầu, ba nghìn bộ ria mép xám cùng kêu lên: Hoàng đế vạn tuế! Tất cả đoàn kỵ binh xông lên, mặt đồi rung chuyển như một cơn động đất. Rồi bỗng nhiên ở phía tả quân Anh, ở phía hữu quân ta, những hàng kỵ binh đầu chồn lại và thét lên một tiếng rùng rợn.
Họ đã xông lên đến ngọn đồi, máu sôi sục muốn tiêu diệt ngay quân thù, xéo bẹp những hàng bộ binh và pháo binh của giặc, bỗng nhiên một cái vực thẳm hiện ra giữa họ và quân Anh: chính là con đường trũng Ohanh.
Giây phút kinh khủng. Vực thẳm bất ngờ hiện ra trước mặt, ngay dưới chân ngựa, sâu hai sải, miệng toang hoác. Đoàn kỵ binh xô nhau xuống vực, hàng thứ hai xô hàng thứ nhất, hàng thứ ba xô hàng thứ hai, ngựa chồm lên ngã ngửa, giơ bốn vó rồi cứ thế tuột xuống vực đè lên những người kỵ binh; không sao giữ lại được; đoàn kỵ binh xông lên như vũ bão, tưởng đè bẹp quân Anh, lại xéo lên quân Pháp. Phải lấp đầy cái vực ác nghiệt ấy thì cái vực mới để cho quân Pháp vượt qua, người ngựa cứ xô nhau xuống đè bẹp lẫn nhau, nghiến nát lẫn nhau thành một khối thịt kinh khủng. Khi vực đã lấp đầy, những hàng kỵ binh sau xéo lên người, ngựa mà tiến. Gần một phần ba lữ đoàn Đuyboa bị vùi dưới vực. Thua trận bắt đầu từ đấy.
Người địa phương truyền lại, chắc là phần nào ngoa ngoắt, hai nghìn ngựa, một nghìn năm trăm kỵ binh bị chôn dưới con đường trũng Ohanh này. Con số đó có lẽ gồm cả những xác chết ngày hôm sau người ta vứt xuống đấy.
Cũng nên nhắc lại rằng chính lữ đoàn Đuyboa, thất bại nặng nề ở đây, một giờ trước tai nạn, đã tấn công quân địch và giật lá cờ của tiểu đoàn Luynơbua.
Napôlêông trước khi ra lệnh xung phong cho đoàn kỵ binh Milô đã thăm dò địa hình, nhưng không nhìn thấy trên mặt đồi một dấu vết gì của con đường trũng Ohanh. Cái nhà thờ trắng nhỏ ở góc đường Niven cũng đã khiến ông nghi ngờ, ông đã hỏi người dẫn đường Lacôt chỗ ấy có chướng ngại gì không. Người dẫn đường trả lời không có gì. Cái lắc đầu của một người nông dân đã làm sụp cả cơ đồ của Napôlêông, nói như vậy cũng không ngoa lắm.
Nhiều vận nạn khác còn đến tiếp.
Có thể nào Napôlêông thắng được trận này không? Chúng tôi nói: Không. Vì sao? Tại Oenlinhtơn? Tại Bơ-luyse? Không. Do Chúa mà ra cả.
Bônapác mà thắng trận ở Oatéclô thì điều đó không hợp với quy luật của thế kỷ mười chín nữa. Rất nhiều sự kiện mới đang chuẩn bị xuất hiện, nhưng Napôlêông không có chỗ đứng trong đó nữa. Từ lâu đã có dấu hiệu việc chẳng chiều người. Đã đến lúc con người to rộng ấy phải sụp đổ.
Con người ấy đè nặng quá đáng lên vận mệnh nhân loại làm lệch mọi thế cân bằng. Riêng một mình ông mà chấp cả vũ trụ. Tất cả sinh lực tràn trào của loài người tập trung vào một đầu óc, cả thế giới như dâng lên trí tuệ một con người, nếu tình hình đó mà kéo dài thì văn minh có cơ tiêu diệt mất. Đã đến lúc luật công lý không gì suy suyển nổi ở trên cao phải chú ý. Bởi vì chắc hẳn bao nhiêu nguyên tắc, bao nhiêu lực lượng điều khiển mọi sự vận động bình thường trong lĩnh vực tinh thần cũng như trong lĩnh vực vật chất, đã lên tiếng phàn nàn. Máu thành sông, xương thành núi, tiếng khóc mất con, mất chồng, còn có những lời kêu ca nào đáng sợ hơn! Khi mặt đất rên xiết dưới một ách quá nặng nề, thì từ bóng đêm cũng có những lời rên rỉ huyền bí vang đến cao xanh lồng lộng.
Napôlêông đã bị tố giác trước đất trời và sự sụp đổ của ông đã được quyết định.
Bởi vì ông làm rầy Chúa.
Cho nên Oatéclô nào phải là một trận đánh, đó là cảnh tượng đất trời ngả về phía khác.
X
CAO NGUYÊN MÔNG XANH GIĂNG
Cùng lúc với cái hào sâu, các khẩu đội pháo cũng xuất hiện.
Sáu mươi cỗ đại bác và mười ba đội hình vuông nổ súng như sấm sét vào đoàn giáp binh, gần như ngay sát nách. Tướng Đơlo gan dạ, đưa tay lên chào pháo Anh như theo kiểu nhà binh.
Tất cả pháo binh cơ động của địch đều phóng nhanh trở vào giữa các đội hình vuông. Giáp binh không có lấy một lúc được ngừng lại để chỉnh đốn. Tai hại ở đường trũng có làm cho họ thiệt hại nhiều, nhưng không làm cho họ ngã lòng. Đó là những con người, còn ít bao nhiêu càng dũng cảm bấy nhiêu.
Chỉ một mình đội ngũ của Vachiê lâm vào tai họa. Còn đội ngũ của Đơloa, thì hình như Nê linh cảm sẽ có cạm bẫy, nên cho tiến tạt qua bên trái, do đó đã đến nơi nguyên vẹn.
Họ phi ngựa nhảy xổ vào các đội quân địch. Người nằm rạp trên lưng ngựa, ngựa buông lỏng hết cương, gươm sẵn sàng, súng lăm lăm.
Lâm trận có những lúc mà tinh thần của người lính làm cho con người họ rắn lại như tượng đồng, như sắt đá. Đó là các tiểu đoàn quân Anh, bị tấn công một cách điên cuồng, nhưng vẫn trơ trơ.
Cảnh tượng thật kinh khủng.
Các đội vuông Anh đều bị tấn công bốn mặt một lúc. Chung quanh họ, người ngựa, gươm giáo quay lộn cuống cuồng. Nhưng họ vẫn lạnh lùng, hàng ngũ chỉnh tề. Hàng thứ nhất, quỳ xuống, chĩa lê ra đằng trước, chờ giáp binh xông tới, trong khi hàng thứ hai nhằm bắn. Sau hàng thứ hai các pháo thủ nạp đạn vào pháo; nạp xong, đằng trước dãn ra cho một loạt đạn ghém bắn vãi ra rồi lại khép lại. Giáp binh đáp lại bằng cách cho ngựa xéo lên người họ. Các con ngựa to lớn chồm lên, nhảy qua các hàng người, phóng lên trên các dãy lê rồi cả khối người ngựa khổng lồ đổ sầm xuống giữa bức tường người. Đạn pháo chọc thủng từng lỗ trong hàng ngũ giáp binh, giáp binh phá vỡ từng mảng của đội hình vuông. Từng dãy người biến mất, ngã lăn, bị nghiền nát dưới chân ngựa. Nhiều lưỡi lê cắm lút vào bụng những người - ngựa ấy. Các vết thương, do đó cũng kỳ dị, không đâu có. Giáp binh đánh như điên như dại, các đội vuông có bị sứt mẻ, nhưng chỉ bị thu hẹp lại chứ không lay chuyển. Đạn ghém của họ cứ liên tục nổ vào giữa đoàn người tấn công. Quang cảnh trận đánh thật kỳ quái. Các đội vuông chẳng còn là binh lính nữa, mà là những núi lửa; các đội giáp binh chẳng còn là quân kỵ mã nữa, mà là một trận bão. Mỗi một đội hình vuông là một núi lửa bị một đám mây tấn công; phúc thạch đánh nhau với sấm sét.
Đội hình vuông bên cực hữu, ở vào vị trí trống trải nhất nên bị tiêu diệt gần hết ngay từ những hiệp đầu. Đó là những binh lính của trung đoàn 75 ở vùng núi Êcôt. Trong lúc tứ phía mọi người đâm chém nhau thì anh chàng quân nhạc tay ôm kèn, ngồi trên cái trống của mình, vẫn lơ đễnh đưa cặp mắt nhớ rừng nhớ suối nhìn vào chỗ xa xôi, dạo lên mấy điệu núi rừng. Dân Êcôt chết vẫn nhớ đất Ben Lôtiăng của họ cũng như dân Hy Lạp lìa đời vẫn nghĩ đến vùng Acgốt của mình. Một lưỡi gươm kỵ binh đã chém đứt cả cánh tay lẫn cây kèn, giết chết nhạc công, cắt ngang luôn khúc nhạc.
Quân số đoàn kỵ binh vốn đã ít lại giảm đi rất nhiều sau tai nạn ở đường trũng, phải đương đầu gần như với toàn bộ quân đội Anh, nhưng được cái họ hăng lên gấp bội, một người như nhân thành mười. Trong lúc ấy thì một số tiểu đoàn Hanôvơrơ núng thế. Oenlinhtơn trông thấy bèn nghĩ đến kỵ binh của mình. Giá Napôlêông lúc ấy, cũng nghĩ đến bộ binh thì có lẽ ông đã giành phần thắng. Nhưng ông đã quên, cái quên đó là một lầm lỗi lớn dẫn đến tai họa không tài nào tránh khỏi.
Đoàn giáp binh đang ở thế tiến công, đột nhiên cảm thấy như bị phản kích. Kỵ binh địch đã ở sau lưng. Thế là mặt trước có các đội hình vuông, mặt sau có Xômớcxet với một nghìn bốn trăm kỵ binh cận vệ. Ông ta còn có bên phải đội khinh kỵ Đức của Đoócbéc, bên trái đội khinh kỵ Bỉ của Tơríp. Giáp binh như thế là bị bộ binh và kỵ binh đánh tứ phía, phải chống đỡ cả bốn mặt. Chẳng sá gì! Cả đoàn trở thành một cơn lốc. Tinh thần anh dũng của họ thật không lời nào tả xiết.
Lại thêm, sau lưng, pháo binh vẫn nhằm họ mà nổ không ngớt. Vì thế họ bị thương từ sau lưng! Trong mớ hiện vật gọi là bảo tàng Oatéclô còn giữ một bộ giáp của họ bị thủng ở bả vai bằng một viên đạn súng cỡ to ấy.
Chống lại những con người Pháp như vậy, tất phải có những con người Anh cũng như vậy.
Vì thế cũng không còn là một cuộc hỗn chiến nữa, mà là một cuộc vật lộn tối trời đen đất, một cuồng nộ, một cơn bốc đồng ghê người của tâm hồn và can đảm, một trận sấm súng chớp gươm. Chỉ trong chốc lát từ một nghìn tư kỵ binh cận vệ Anh chỉ còn tám trăm. Trung tá Phơlơ bị giết. Nê dẫn dội kỵ binh của Lơphe Đênuét xông tới. Cao nguyên Mông Xanh Giăng giành đi giật lại với địch đến lần thứ hai. Giáp binh đánh với bọn kỵ binh rồi lại quay đánh với bọn bộ binh. Hay, nói đúng hơn, cả đám người ngựa loạn xạ này quắp chặt lấy nhau, không bên nào chịu rời bên nào. Giáp binh đã xung phong mười hai lần. Nê mất đến con ngựa thứ tư bị giết dưới đùi mình. Một nửa giáp ninh nằm lại, trên đồi. Nhưng các đội hình vuông quân Anh vẫn đứng vững. Cuộc chiến đấu kéo dài hai tiếng đồng hồ.
Đạo quân Anh bị lung lay một cách nghiêm trọng. Thật chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nếu đoàn kỵ binh thiết giáp mà không yếu đi vì cái tai họa ở con đường trũng, thì họ đã đánh tam mặt giữa đạo quân Anh và quyết định thắng lợi. Chính đoàn kỵ binh thần kỳ này đã làm cho Cơlintơn, con người đã từng chứng kiến các trận Talavêra và Bađagiô; phải ngây người khâm phục. Còn Oenlinhtơn xem như ba phần tư thua trận, vẫn trầm trồ một cách anh hùng: “Tuyệt vời!”[77] Giáp binh đã tiêu diệt bảy trong số mười ba đội hình vuông, chiếm và phá hỏng sáu mươi khẩu trọng pháo, cướp của các trung đoàn địch sáu lá cờ và cho ba giáp binh và ba kỵ binh cận vệ mang về cho Napôlêông trước trại ở Benlaliăng.
Tình thế của Oenlinhtơn đã xấu đi. Trận chiến kỳ lạ này giống như một cuộc đọ sức giữa hai người đã bị thương, nhưng vẫn quyết liệt, bên nào cũng vừa đánh vừa cố hết sức nên dần dần máu ra gần hết. Bên nào sẽ ngã xuống trước?
Cuộc vật lộn trên cao nguyên vẫn tiếp diễn.
Đoàn giáp binh đã tiến đến đâu? Không ai có thể biết rõ. Điều chắc là hôm sau trận đánh, người ta tìm thấy một giáp binh, cả người lẫn ngựa chết trong cái giàn cân xe ở Mông Xanh Giăng, đúng chỗ bốn con đường Niven, Giơnáp, Lahuyn và Bơruxen gặp nhau và cắt nhau. Anh giáp binh ấy đã chọc thủng hàng trận của quân địch. Một trong mấy người kéo xác anh ta ra, hiện còn sống ở Mông Xanh Giăng, tên là Đơhadơ. Hồi ấy ông ta mười tám tuổi.
Oenlinhtơn cảm thấy thế trận của mình không đứng nổi nữa. Tan vỡ đến nơi rồi.
Đoàn giáp binh chưa đạt được mục tiêu, vì chưa chọc thủng được mặt giữa. Hai bên cùng có mặt, trên cao nguyên Mông Xanh Giăng chứ chưa bên nào chiếm được. Nói cho đúng thì phần lớn còn ở trong tay quân Anh. Oenlinhtơn giữ khu làng và cánh đồng trên cao, Nê chỉ chiếm mỏm và sườn thấp. Cả hai bên đều như cắm rễ xuống mảnh đất ghê rợn này.
Tuy nhiên sự suy yếu của quân Anh xem chừng không cứu chữa nổi. Đạo quân đã thiệt hại ghê gớm quá. Ở cánh trái, tướng Căm đòi viện binh. Oenlinhtơn đáp: “Không có. Bảo ông ấy tử thủ thôi!” Gần như cùng lúc ấy, Nê cũng xin hoàng đế cho bộ binh chi viện. Napôlêông kêu lên: “Bộ binh! Lấy đâu ra bộ binh? Họa là bảo ta đẻ ra!” Trùng hợp ngẫu nhiên và kỳ lạ, nhưng thật ra đó chỉ là tình trạng bên nào cũng kiệt sức.
Tuy nhiên, phía bên Anh nghiêm trọng hơn. Những đợt xung phong dữ dội của các đội giáp thép ngực đồng ấy đã nghiền nát bộ binh địch. Có chỗ đóng một trung đoàn nay chỉ còn mấy người chung quanh một lá cờ. Có tiểu đoàn chỉ còn một đại úy hoặc một trung úy chỉ huy. Sư đoàn Onten ở He xanh đã bị đánh tơi tả thì nay hầu như bị tiêu diệt. Lữ đoàn Bỉ dũng cảm của Văng Cơludơ xác nằm ngổn ngang trong ruộng mạch trên đường đi Niven. Lính pháo thủ Hà Lan, hồi 1811 cùng đứng trong hàng ngũ quân ta ở Tây Ban Nha đánh Oenlinhtơn, thì nay, 1815 lại theo quân Anh đánh lại Napôlêông, họ gần như không còn sót lại được người nào. Sĩ quan hao hụt nhiều quá. Huân tước Uýchbơrít bị vỡ đầu gối, hôm sau đem chôn ống chân mình. Trong cuộc tấn công của giáp binh, nếu bên Pháp, Đơlo, Lêrichiê, Cônbe, Nốp, Tơrave và Bơlăngsa bị loại ra ngoài vòng chiến thì phía Anh, Onten bị thương, Bác bị thương, Đilanxê chết, Văng Móclăng chết, Omtêda chết, toàn bộ tham mưu của Oenlinhtơn bị tổn thất nặng nề. Trong cuộc chia máu này bên Anh phải chịu phần nặng hơn. Trung đoàn số 2 vệ binh bị mất năm trung tá, bốn đại úy và ba sĩ quan cầm cờ; tiểu đoàn I của trung đoàn 30 bộ binh mất hai mươi bốn sĩ quan và một trăm mười hai lính, trung đoàn 79 sơn binh có hai mươi bốn sĩ quan bị thương, mười tám sĩ quan chết, bốn trăm năm mươi lính chết. Kỵ binh Hanôvơrơ của Cơmbơclen, cả một trung đoàn, quay lui trước trận đánh và chạy về phía rừng Xoanhơ, rồi rút lui tan vỡ về tận Bơruxen. Viên đại tá chỉ huy là Hắcơ, về sau bị đưa ra tòa án và cách chức. Các đoàn hậu cần, kéo pháo, chở hàng, tải thương, thấy quân Pháp tiến dần và nhích gần đến khu rừng, liền kéo nhau chạy ùa vào đó. Quân Hà Lan, kỵ binh Pháp phang cả, thét lên: cứu! Cứu! Từ Vecucu đến Gơrônenđaen, trên một quãng gần hai dặm đi về phía Bơruxen, theo lời những người chứng kiến hồi đó, quân lính chen nhau chạy trốn. Tình trạng hoảng hốt ấy ghê gớm đến nỗi lây đến cả hoàng thân Côngđê ở Malin và Lui XVIII ở Gang, Oenlinhtơn coi như không còn kỵ binh nữa, trừ số dự trữ yếu ớt đóng rải sau trạm quân y ở nhà trại Mông Xanh Giăng và mấy lữ đoàn Vayviên và Văngđơlơ phụ vào cánh trái. Rất nhiều khẩu đội, nằm bẹp hư hỏng. Những tình hình này đều do Xiboóc thú nhận. Còn Pơringơn thì phóng to sự thiệt hại, đến mức cho rằng đạo Anh - Hà chỉ còn ba vạn tư. Quận công - thép[78] vẫn giữ vẻ bình tĩnh, nhưng đôi môi đã tái nhợt. Vanhxăng ủy viên Áo, Alava ủy viên Tây Ban Nha, có mặt trong trận đánh bên cạnh bộ tham mưu, tưởng Oenlinhtơn nguy đến nơi. Năm giờ chiều, ông rút đồng hồ xem và lẩm bẩm một câu não nuột: Bơ-luyse, hoặc là đêm tối!
Vừa lúc ấy một hàng lưỡi lê nhấp nhánh đằng xa, trên các ngọn đồi phía Phơrítsơmông.
Giai đoạn kết thúc của tấn kịch khổng lồ này bắt đầu.
XI
HƯỚNG ĐẠO CỦA NAPÔLÊÔNG TỒI, HƯỚNG ĐẠO CỦA BUYLÔ TỐT
Mọi người đều biết Napôlêông đã lầm lẫn đau xót như thế nào. Chờ Gơrusi thì Bơ-luyse lại đến, mong cái sống thì cái chết lại tới. Cuộc đời có những cái oái oăm như vậy. Định làm bá chủ thiên hạ, không ngờ lại nhìn thấy Xanh Hêlen.
Giá như thằng bé chăn cừu làm hướng đạo cho Buylô, tướng của Bơ-luyse, khuyên ông ta đổ ra cánh đồng bên kia theo con đường rừng phía trên Phơrítsơmông chứ không phải ở dưới Pơlăngxơnoa, thì hình thế của thế kỷ XIX có lẽ đã khác nay. Napôlêông có lẽ đã thắng ở Oatéclô. Bởi vì bất kỳ một con đường nào khác ở trên Pơlăngxơnoa đều dẫn đến một dòng khe sâu, pháo binh không tài nào qua nổi và như thế Buylô không đến kịp.
Như tướng Muýphơlin trong quân Phổ tuyên bố, nếu Bơ-luyse mà đến chậm một giờ thì Oenlinhtơn đã không còn trụ nổi nữa, trận đánh thua mất rồi. Như vậy là Buylô đến rất đúng lúc. Sự thực, ông ta đã gặp nhiều trở ngại không thì đã đến sớm hơn thế. Đêm trước ông đóng dã ngoại ở Điông lơ Mông và sáng sớm đã ra đi. Nhưng đường xấu quá, các sư đoàn đều mắc phải lầy, không tiến được. Các cỗ pháo ngập bùn đến nửa bánh xe. Lại phải vượt sông Đilơ bằng mỗi cái cầu hẹp ở Vavơrơ. Đường lên cầu lại bị quân Pháp đốt, nhà cửa hai bên đường còn đang cháy. Vì thế các hòm đạn, các xe cộ của pháo binh phải chờ cho lửa tắt mới dám đi qua. Mãi đến trưa mà tiền đạo của Buylô vẫn chưa tới Xanh Lambe.
Trận đánh nếu bắt đầu hai giờ sớm hơn, thì đến bốn giờ có lẽ đã xong và dù Bơ-luyse có đến thì cũng đến vào lúc Napôlêông đã thắng trận. Những điều ngẫu nhiên lớn lao như vậy thật là sự tính toán của cõi vô biên nào, ta không tài gì hiểu nổi.
Từ trưa, Napôlêông là người đầu tiên, nhìn thấy qua ống nhòm ở phía cuối chân trời một cái gì là lạ làm ông để ý. Ông nói: “Ta thấy đằng xa kia có một đám bụi hình như là quân đội”. Ông lại hỏi quận công Đammaxi: “Xu, ông thấy gì phía Xanh Lambe không?” Thống chế Xu đưa ống kính của mình về phía đó, đáp lại: “Tâu bệ hạ, có đến bốn hay năm nghìn người, chắc chắn là quân của Gơrusi”. Nhưng đám bụi cứ im lìm trong sương mù. Tất cả các ông nhòm của bộ tham mưu đều theo dõi quan sát cái “đám bụi” Napôlêông đã phát hiện. Có người cho đó là những quân đoàn đang nghỉ. Phần lớn đều nghĩ rằng đó chỉ là những đám cây. Trên thực tế đám bụi ấy đứng im thật. Napôlêông đã phái đoàn khinh kỵ của Đômông đi trinh sát về phía cái chấm mờ ấy.
Đúng là Buylô dừng lại, im lìm. Tiền đạo của ông ta mong manh lắm, không thể làm gì được. Phải chờ đại quân đến. Và, ông đã được lệnh tập kết rồi mới bước vào trận. Nhưng đến năm giờ, thấy tình hình nguy ngập của Oenlinhtơn, Bơ-luyse ra lệnh cho Buylô tấn công. Ông ta đã nói một câu dí dỏm:
- Phải hà hơi cho quân Anh.
Một lúc sau, các sư đoàn Lôthin Hile, Hắccơ và Ritxen triển khai trước phòng tuyến của Lôbô, kỵ binh của hoàng thân Ghiôm nước Phổ từ khu rừng Pari cũng đổ ra. Pơlăngxơnoa nổi cháy và trọng pháo quân Phổ bắt đầu rơi như mưa vào tận các hàng cận vệ dự bị đóng sau lưng Napôlêông.
XII
ĐOÀN CẬN VỆ
Tình hình diễn biến như thế nào, mọi người đều biết: một đạo quân thứ ba đột nhiên xuất hiện. Trận địa vỡ lở. Tám mươi sáu khẩu trọng pháo nổ đồng loạt. Piếc đệ nhất đùng đùng hiện ra với Buylô Kỵ binh do đích thân Bơ-luyse chỉ huy. Quân Pháp bị đẩy lùi khắp nơi. Mácônhe bị quét khỏi đồi Ohanh, Đuyruýt phải bỏ Papơlôt. Đôndơlô và Kiô rút lui, Lôbô bị đánh vỗ vào sườn. Nghĩa là một trận đánh mới ào ào đổ lên đầu các trung đoàn đã tả tơi của quân ta, vào lúc trời tối. Thừa thế, quân Anh trên khắp các mặt trận lại trở lại tấn công, lao về phía trước. Trận tuyến quân Pháp bị chọc thủng một quãng to. Quân Anh, quân Phổ trợ lực cho nhau, đạn to đạn nhỏ, vãi ra như mưa, tha hồ mà tiêu diệt. Thế là tan vỡ, tan vỡ mặt trước, tan vỡ bên sườn. Trước tình hình sụp đổ kinh khủng ấy, đoàn cận vệ bước vào chiến đấu.
Biết thế nào rồi cũng chết, họ thét to: “Hoàng đế vạn tuế!” Thật xưa nay không có gì cảm động bằng cảnh tượng đoàn quân sắp chết đó còn vùng lên hoan hô như vậy.
Suốt ngày hôm ấy trời đầy mây. Bỗng nhiên, đúng vào lúc ấy - bấy giờ đã tám giờ tối - mây ở chân trời vén ra. Xuyên qua các vòm cây trên đường đi Niven loang loáng ánh sáng đỏ bầm, ghê rợn của mặt trời đang lặn. Người ta nhớ cũng mặt trời ấy đã mọc lên ở Auxtéclít.
Trong trận giải kết này, mỗi tiểu đoàn quân cận vệ được một vị tướng chỉ huy. Phơriăng, Misen, Rôghê, Háclê, Malê, Moócvăng đều có mặt. Khi có đội ưu binh cận vệ xuất hiện giữa chiến trường mù mịt, với những chiếc mũ cao, những huy chương chim ưng, hàng ngũ chỉnh tề, cân đối, lặng lẽ, rực rỡ, quân địch tưởng như trông thấy uy phong của cả nước Pháp nên cảm thấy phải kính nể. Hình như tất cả các chiến thắng xưa nay đang xòe rộng đôi cánh tiến ra chiến trường cùng một lúc, cho nên, những kẻ đang chiến thắng bỗng dưng coi mình như thua trận và lùi lại. Nhưng Oenlinhtơn thét to: “Vệ binh, đứng lên và nhằm cho đúng!” Trung đoàn vệ binh quân phục đỏ, đang nằm phục sau các hàng giậu, bỗng đứng lên. Một loạt đạn như mưa bắn vào lá cờ ba sắc đang rùng mình chung quanh bầy chim ưng của chúng ta. Rồi tất cả lao tới trước. Cuộc chém giết cuối cùng bắt đầu.
Trong bóng tối, đoàn cận vệ cảm thấy tất cả hàng ngũ chung quanh núng thế và khắp nơi đều có dấu hiệu lung lay muốn tan vỡ. Họ nghe tiếng hô mạnh ai nấy chạy! Thay vào tiếng hô vạn tuế! Mặc cho những kẻ bỏ chạy sau lưng, họ vẫn tiếp tục tiến lên. Mỗi bước tiến lên họ lại bị bắn thêm nhiều hơn và bị giết thêm nhiều hơn. Nhưng không hề có ai ngập ngừng hoặc e ngại. Lính cũng như tướng trong đoàn quân này tất cả đều anh hùng như nhau. Chẳng một ai chịu thiếu mặt trong giờ tựu nghĩa này.
Giữa cơn bão táp như thế, Nê cuống cuồng nhưng hùng vĩ trong cử chỉ sẵn sàng hy sinh, đưa mình đón tất cả gươm súng của quân địch. Con ngựa thứ năm đã chết dưới người ông. Nê mồ hôi ướt đẫm, cặp mắt đổ lửa, miệng sùi bọt, quân phục bật tung, một bên cầu vai bị một tên giữ ngựa chém sả lòng thòng, chiếc huân chương đệ nhất đẳng bội tinh bị đạn bắn nong lên, toàn thân đầy máu, đầy bùn, nhưng đẹp tuyệt vời! Ông vung lưỡi gươm đã gãy lên, thét: “Mở mắt mà xem một thống chế Pháp chết ở chiến trường như thế nào!” Nhưng vô ích, ông không chết. Ông phờ phạc và phẫn uất. Ông quay thét hỏi Đơruê Đéclông: “Còn anh, anh không chết hả?” Giữa những tiếng nổ của pháo địch dồn vào băm nát một nhúm người, ông thét lên: “Sao không dành phần cho ta! Trời ơi! Ta chỉ muốn tất cả bom đạn vào hết trong bụng này!” Không đâu, con người bất hạnh, số phận đã dành anh cho những viên đạn Pháp đấy.[79]
XIII
ĐỔ VỠ
Đằng sau đội cận vệ tình trạng tan vỡ thật thê thảm.
Cả đội quân xiêu ngã đột ngột cũng một lúc ở khắp nơi, ở Hugômông, ở He Xanh, ở Papơlốt, ở Pơlăngxơnoa. Tiếng thét nổi lên: “Bị phản rồi! Bị phản rồi!” Tiếp theo là tiếng kêu: “Chạy! Chạy!” Một đạo quân bỏ chạy thì chẳng khác gì băng tan. Tất cả đều chông chênh, rạn nứt, lềnh bềnh, răng rắc, rồi lăn lóc, đổ vỡ, xô vào nhau, chồm lên nhau. Tan rã chưa từng thấy. Nê mượn một con ngựa, phóc lên, không mũ, không áo, tay không, đứng chặn ngang giữa đường đi Bơruxen, ngăn lại không cho chạy cả quân Pháp lẫn quân Anh. Ông hết gọi lại mắng, cố giữ sức quân đội lại, cố sức ngăn cản không cho nó tan rã. Nhưng sức ông không xuể. Quân lính chạy xa ông, vừa chạy vừa kêu: “Thống chế Nê muôn năm!” Hai trung đoàn của Đuyruýt chạy tới chạy lui, hoảng hốt, như bị hất đi hất lại giữa làn gươm của kỵ binh Phổ và họng súng của các sư đoàn Căm, Bết, Pắc và Rylăng. Tan vỡ là cuộc ẩu đả tồi tệ nhất! Cùng một bên nhưng cứ giết nhau để thoát, tiểu đoàn kỵ binh, tiểu đoàn bộ binh xô lẫn vào nhau rồi cùng tan ra từng mảng, như bọt bèo. Đầu này Lôbô, đầu kia Rây, hai cánh đều bị cuốn vào dòng thác lũ. Napôlêông một mình, với chỗ cận vệ còn lại, cố sức làm những bức tường ngăn, nhưng ông chỉ đem cả tiểu đoàn trực chiến của ông thử cố gắng một lần cuối cùng, chứ chẳng được gì. Kiô lùi trước Vayviên, Kenlécman trước Văngđơlơ, Lôbô trước Buylô. Môrăng trước Piếc, Đômông và XuyBécvic trước hoàng thân Ghiôm. Guyô dẫn đầu các tiểu đoàn kỵ binh cận vệ của Napôlêông tiến lên xung phong, đã ngã xuống dưới chân ngựa quân Anh. Napôlêông phi ngựa đuổi theo binh lính bỏ chạy, kêu gọi, thúc giục, đe dọa, van lơn. Cũng những con người ấy, sáng nay thét to “hoàng đế vạn tuế”, nhưng bây giờ thì há hốc mồm không đáp lời nào và nhìn cũng khó nhận ra họ nữa. Trong lúc đó thì kỵ binh Phổ mới tới, sung sức, xô tới, bay vào vùn vụt, chém, chặt, bửa, giết, diệt. Các cỗ pháo ngựa kéo lồng lên, bỏ chạy; lính tiếp đạn bỏ các xe đạn lại, tháo ngựa cưỡi trốn; nhiều xe tải thương đổ nhào, bốn bánh chổng ngược, ngáng cả lối đi, tạo cơ hội cho quân địch ùa đến tàn sát. Người ta giẫm lên nhau, đè bẹp nhau, bước bừa lên cả người chết lẫn người sống, tay chân cuống cuồng như điên như dại. Bốn vạn người chạy trốn một lần! Đường to, ngõ hẻm, nào cầu, nào ruộng, nào đồi, bao nhiêu lũng, bao nhiêu rừng, đâu đâu người cũng đông nghịt, hốt hoảng, cuống cuồng. Kêu khóc, thở than, xắc, súng vứt vào ruộng mạch, chém giết để mở lối, hết bạn hết bè, hết tướng hết tá. Kinh khủng không tả xiết. Nước Phổ cứ gươm mà chém nước Pháp tha hồ. Sư tử đã trở thành hươu non. Cảnh tan vỡ này là như vậy.
Đến Giơnáp, người ta cố đứng lại, lập thành trận tuyến, cản quân địch. Lôbô tập họp được ba trăm người, cùng nhau chặn cổng làng lại. Nhưng nếm loạt đạn đầu tiên của quân Phổ, mọi người lại bỏ chạy. Lôbô bị bắt. Ngày nay còn thấy vết đạn ấy trên nóc một ngôi nhà gạch bên đường, về phía tay phải, một quãng trước khi vào Giơnáp. Quân Phổ nhảy vào Giơnáp, tức giận sao chiến thắng chỉ có thế. Họ đuổi theo một cách điên cuồng và Bơ-luyse ra lệnh tiêu diệt một cách man rợ. Rôghê đã từng nêu một cái gương thảm hại là hễ lính Pháp nào mang đến cho hắn một tù binh Phổ thì hắn dọa đem bắn. Nhưng Bơ-luyse bây giờ còn vượt xa hơn. Tướng Đuyhêm trong đội thanh niên cận vệ, bị dồn đến trước cửa một quán cơm ở Giơnáp, ông trao thanh gươm cho một tên kỵ binh Phổ, tên này cầm lấy gươm và giết luôn người tù binh. Người ta kết thúc chiến thắng bằng cách giết hại những người thua trận. Cho nên phải nói lên lời phê phán của chúng ta, vì chúng ta là lịch sử: tướng Bơ-luyse đã tự bôi nhọ mình.
Sự man rợ ấy làm cho cuộc đổ vỡ càng thêm khủng khiếp. Binh lính thất trận, tan vỡ tuyệt vọng, cứ thế cắm đầu chạy, qua Giơnáp, qua ngã tư, qua Gốtxơli, qua Phơran, qua Sáclơroa, qua Tuyanh, đến tận biên giới mới dừng lại. Mà than ôi! Kẻ chạy là ai? Chính lại là đạo quân vĩ đại.
Cái tinh thần anh dũng tuyệt vời của đạo quân đã từng làm cho lịch sử kinh ngạc, bỗng dưng sụp đổ tan tành như vậy, kinh hoàng, khủng khiếp như vậy, phải đâu không có nguyên nhân? Không. Bóng đen của một đường thẳng khổng lồ đã chiếu xuống Oatéclô. Đó là ngày của số mệnh. Một sức mạnh trên con người, đã tạo ra ngày hôm đó. Do vậy mà mọi vầng trán đều có nếp nhăn, mọi tâm hồn cao cả kia phải hàng phục. Những người đã từng chiến thắng cả châu Âu, đành ngã xuống, chẳng nói chẳng rằng, vì đã cảm thấy đâu trong bóng tối có một cái gì ghê gớm. Ngày hôm ấy, bộ mặt nhân loại đã thay đổi. Oatéclô coi như là bản lề của thế kỷ mười chín. Con người vĩ đại ấy biến đi là cần thiết cho thế kỷ vĩ đại ra đời. Một kẻ nào đó đứng trên tất cả mọi người đã phụ trách xếp đặt tất cả các công việc ấy. Bây giờ thì hiểu được vì đâu có sự hoảng loạn trên kia. Trong trận Oatéclô không phải chỉ có mây mà còn có cả điềm trời, Chúa đã có mặt.
Chập choạng tối, trong một cánh đồng gần Giơnáp, một người bị cuốn theo dòng thác tan vỡ, vừa xuống ngựa, dáng bơ phờ, âm thầm dữ tợn. Người ấy kẹp cương ngựa dưới nách, rồi một mình, ngơ ngác, đi trở về phía Oatéclô. Bấy giờ Bécna và Béctơrăng mới đưa tay nắm lấy vạt áo người đó giữ lại. Đó là Napôlêông đang cố sức tiến về phía trước, một kẻ mộng du to lớn trong giấc mộng vừa đổ vỡ tan tành.
XIV
ĐỘI HÌNH VUÔNG CUỐI CÙNG
Như những hòn đá giữa dòng nước chảy, một số đội hình vuông của đoàn cận vệ vẫn đứng trong làn sóng tan vỡ và giữ vững cho đến tối. Đêm đến, cái chết cũng đến, họ chờ cả hai và để cho cả hai vây phủ lấy mình, không lay chuyển. Chẳng còn liên lạc gì với cả quân đội đã tan vỡ khắp nơi, mà cũng cách biệt nhau mỗi trung đoàn mỗi nơi, nên mỗi đơn vị chỉ còn biết mình chiến đấu cho mình. Để làm được việc đó, một số bố trí trên các ngọn đồi ở Rôtxôm, một số giữa đồng bằng Mông Xanh Giăng. Ở đấy, bị bỏ rơi, thua trận, những đội hình vuông dữ tợn ấy đã chết dần một cách âm thầm nhưng thật vĩ đại. Cùng với họ hình như Uynm, Vagơram, Iêna, Phơrietlăng[80] cũng chết theo.
Đến tối, vào quãng chín giờ, dưới chân cao nguyên Mông Xanh Giăng, còn một số các đội hình vuông ấy. Nó chiến đấu trong cái thung lũng nhỏ ấy, ở cuối cái sườn đồi trước đây giáp binh đã chiếm được, nhưng bây giờ thì đầy quân Anh, nó đứng dưới tầm pháo tập trung và dưới làn đạn dày đặc của quân địch chiến thắng. Người chỉ huy của họ là một sĩ quan chẳng tiếng tăm gì, tên là Căngbơrôn. Quân địch bắn họ một loạt, một số trong bọn họ ngã xuống, nhưng họ cũng bắn trả lại. Có điều súng họ nhỏ hơn, ít hơn. Và họ phải luôn luôn thu hẹp bốn mặt tường của họ. Quân lính chạy trốn xa xa, có lúc mệt quá dừng lại, vẫn nghe trong đêm tối tiếng súng của họ thưa dần. Đến lúc đoàn quân ấy chỉ còn một nhúm người, lá cờ của họ chỉ còn là một miếng vải rách, súng hết đạn của họ chỉ là những que củi, xác người chết chất cao hơn người còn sống, trong hàng ngũ những kẻ chiến thắng như có một thứ hoảng sợ thiêng liêng trước những người dũng cảm tuyệt vời này. Pháo binh Anh dừng lại lấy hơi, bỗng dưng im bặt. Đó là một thứ nghỉ ngơi. Những người chiến sĩ đó nhìn thấy chung quanh mình không biết bao nhiêu là bóng ma, những hình người cưỡi ngựa, bóng đen của các khẩu trọng pháo, màu mây bạc nhìn qua bánh xe và chuôi pháo, cái đầu khổng lồ của cái chết mà các chiến sĩ anh hùng đã luôn luôn nhìn thấy trong khói đen ở cuối trận địa, cái đầu ấy đang tiến về phía họ và trừng trừng nhìn họ. Trong bóng tối, họ cũng nghe được tiếng trọng pháo nạp đạn, thấy rõ được các ngòi lửa giống như những mắt hổ trong đêm, đang vây quanh đầu họ và những que lửa nhích gần đến nòng pháo. Vào lúc đó, một viên tướng Anh, có người nói là Convin, có kẻ cho là Métlen, đang nắm trong tay mình cái giây phút cuối cùng lơ lửng trên đầu họ, bỗng thấy động lòng, bèn cất tiếng kêu gọi: “Hỡi những người Pháp anh dũng, hãy hàng đi!” Căngbơrôn đáp lại: “Cục cứt!”
XV
CĂNGBƠRÔN
Độc giả Pháp ai cũng muốn được tôn trọng. Cho nên, mặc dù lời ấy là lời đẹp nhất mà một người Pháp đã nói, cũng không thể lặp lại với họ. Thói thường không được đặt cái cao siêu vào trong lịch sử. Nhưng chúng tôi xin được vi phạm điều đó và gánh lấy tất cả trách nhiệm.
Trong hàng ngũ những hộ pháp ấy lại có một khổng lồ, đó là Căngbơrôn. Nói lời nói kia ra rồi chết. Còn gì lớn hơn! Bởi vì, ông đã muốn thế, thì phải coi như ông đã chết rồi. Còn mặc dù bị bắn như vãi đạn ông ta cũng không chết thì đâu phải lỗi tại ông ta!
Người thắng trận Oatéclô, cố nhiên không phải là Napôlêông bị tan vỡ, cũng không phải là Oenlinhtơn, vì hồi bốn giờ Oenlinhtơn núng thế và đến năm giờ ông tuyệt vọng, cũng không phải Bơ-luyse vì Bơ-luyse chẳng đánh chác gì. Người thắng trận Oatéclô là Căngbơrôn.
Đập lại cái sấm sét giết mình bằng lời nói ấy, có nghĩa là chiến thắng.
Đó là đáp lại cuộc đổ vỡ. Đó là nói với số mệnh, đó là đặt nền bệ cho con sư tử dựng làm kỷ niệm về sau. Đó là câu trả lời cho gió mưa đêm tối, cho bức tường phản bội của lâu đài Hugômông, cho con đường trũng Ohanh, cho sự chậm trễ của Gơrusi, cho sự kịp thời của Bơ-luyse. Đó là cười đùa trong cõi chết, đứng dậy sau khi đã ngã xuống. Đó là dìm trong vài chữ cái liên minh của châu Âu, dâng lên cho vua chúa những bồn xia mà họ từng biết. Đó là đưa cái chữ bẩn nhất trong ngôn ngữ lên thành chữ đẹp nhất bằng cách pha lẫn vào đó cái tinh thần sấm chớp của nước Pháp. Đó là kết thúc Oatéclô một cách ngạo mạn bằng một giây phàm tục, bổ sung cho Lêôniđa bằng Rabôle, tóm tắt chiến thắng này trong một lời cuối cùng khó nói. Đó là mất đất đai nhưng giữ được lịch sử, là sau cuộc chém giết kinh khủng lại tranh thủ được những kẻ biết cười. Thật là vô cùng vĩ đại!
Nó ngạo mạn với cả sấm sét, nó có tầm hùng tráng như bi kịch Etsin.
Câu nói của Căngbơrôn có tác dụng làm gãy xương. Đó là cú đấm khinh bỉ làm gãy xương ngực. Chết đến nơi nhưng ức quá nên mới nổ ra lời. Kẻ nào đã thắng? Có phải Oenlinhtơn không? Không. Bởi vì không có Bơ-luyse thì ông ta đã thua. Có phải Bơ-luyse không? Cũng không. Không có công Oenlinhtơn trước đó thì Bơ-luyse cũng chẳng làm được trò trống gì. Anh chàng Căngbơrôn kia chỉ là một kẻ độc hành giờ chót, một người lính vô danh, một hạt bụi trong cuộc chiến. Anh cảm thấy ở đây có cái gì dối trá, mà dối trá trong một cuộc đổ vỡ ghê gớm như thế kia thì bi đát thành hai. Thế mà đến khi anh đã sôi sục phẫn uất thì kẻ kia lại dám bảo anh bám lấy cái sống vô nghĩa! Hỏi ai không nổi khùng?
Tất cả vua chúa của châu Âu, tất cả tướng lĩnh may mắn, tất cả những kẻ làm mưa làm gió trong thiên hạ đều có mặt. Mười vạn binh lính thắng trận và theo gót mười vạn ấy là trăm vạn khác, súng chĩa ra đằng trước, đạn lên nòng, sẵn sàng, dữ tợn. Chúng đã giẫm lên đoàn quân cận vệ và đại quân của Napôlêông và đè bẹp ông ta. Chỉ còn sót có mỗi một Căngbơrôn. Chỉ còn mỗi một con giun quèn này để phản kháng. Và nó đã phản kháng thật. Anh tìm chữ nghĩa như người ta tìm một lưỡi gươm. Và anh đã tìm thấy nó trong bọt bèo, bọt bèo chính là nó. Đứng trước trận chiến thắng lạ thường mà tầm thường, trận thắng không có người thắng này, con người tuyệt vọng kia đã vùng dậy. Anh bị cái to lớn của nó nghiền nát, nhưng anh vẫn thấy nó là vô nghĩa. Có nhổ vào mặt nó cũng chưa đủ. Dưới sự bức bách của số đông sức mạnh và của vật chất, anh tìm thấy cho tinh thần mình một tiếng nói, thứ bẩn thỉu nhất để bày tỏ thái độ mình. Xin nói lại điều này: nói được như thế, làm được như thế, tìm được như thế, tức là chiến thắng.
Những sự kiện hệ thống trong đời thường có tinh thần riêng của nó. Tinh thần ấy đã nhập vào con người vô danh này trong giây phút khủng khiếp kia. Căngbơrôn đã tìm ra lời nói của mình về Oatéclô cũng như Rugiê đờ Lin đã tìm ra được bài La Mácxâyde, đó là nhờ có ngọn gió thiêng liêng thổi xuống. Một làn gió từ khối bão tố của trời cao, thổi qua những tâm hồn này, làm họ rùng mình, kẻ thì hát lên bài hát tuyệt vời, người thì ném ra tiếng thét dữ dội. Lời khinh bỉ mênh mông ấy Căngbơrôn không phải chỉ nhân danh đế chế mà văng vào châu Âu, vì như thế còn ít; ông còn vì cách mạng văng vào quá khứ. Người ta đã nghe thấy lời nói ấy và người ta đã nhận thấy tinh thần các nhân vật khổng lồ ngày xưa như nhập vào con người ấy. Có cảm tưởng như đó là Đăngtông đang nói hoặc Cơlêbe đang gầm.
Tiếp theo tiếng thét của Căngbơrôn, giọng người bên Anh đáp: “Bắn!” Các khẩu pháo bùng lửa sáng rực, quả đồi rùng mình. Một loạt đạn khủng khiếp vụt ra từ các họng thép. Một đám khói to cuồn cuộn lan ra, trăng trắng dưới ánh trăng vừa lên mờ mờ. Khi làn khói tan xong thì không còn gì nữa. Đám người anh hùng còn lại đã bị quét sạch. Đoàn cận vệ hoàn toàn tiêu diệt. Bốn bức tường của cái công sự bằng người đều ngã rạp dưới đất, nhìn kỹ mới thấy thấp thoáng có chút cựa quậy trong đám xác chết. Thế là các đoàn cận vệ Pháp, anh hùng hơn các đoàn quân La Mã nhiều, đã tắt thở ở Mông Xanh Giăng, trong những ruộng lúa âm u, trên mặt đất dầm mưa và đẫm máu. Chỗ đó, ngày nay, cứ bốn giờ sáng, anh chàng Giôdép, phụ trách chuyến xe thư Niven, lại cho xe mình đi qua, vừa giơ roi quất vào mông ngựa vừa huýt sáo vui vẻ.
XVI
BAO NHIÊU QUYỂN SÁCH TRONG TÂM HỒN?[81]
Trận Oatéclô là một điều khó hiểu. Đối với người thắng cũng như đối với kẻ bại, nó đều mù mờ. Trong trí Napôlêông đó là một phút hoảng loạn;[82] Bơ-luyse mù mịt; còn Oenlinhtơn cũng chẳng hiểu sao. Hãy đọc các báo cáo mà xem. Những bản tin rối mù, những lời bình luận lúng túng. Kẻ ấp a, người ấp úng. Giômini thì phân trận đánh ra làm bốn bước; Mơpphơling thì cắt làm ba giai đoạn; chỉ có Sarát, tuy ở một đôi điểm cách đánh giá có khác chúng tôi, nhưng đã nắm được trong một cái nhìn cao diệu những nét lớn, tiêu biểu của cuộc đổ vỡ này, cuộc đổ vỡ của thiên tài con người đối chọi với ngẫu nhiên của trời đất. Còn tất cả các nhà sử học khác đều như bị lóa mắt, cho nên phải mò mẫm. Sự thật đó cũng là một ngày sấm chớp, một ngày mà bá quyền quân sự đổ và cuốn theo các ngai vàng khác khiến cho vua chúa sửng sốt; đó là ngày sức mạnh phải nhào đổ vào chính chiến tranh lại bại trận. Trong sự kiện lịch sử này, dấu ấn của siêu phàm rất đậm, nên phần của con người thật chẳng có ý nghĩa gì.
Cất cái vinh quang chiến thắng Oatéclô đối với Oenlinhtơn và Bơ-luyse thì nước Anh, nước Đức có mất gì không? Không. Nước Anh danh tiếng cũng như nước Đức tôn nghiêm, không nước nào liên quan trong vấn đề Oatéclô. Ơn trời, các dân tộc được vĩ đại không phải là nhờ những phiêu lưu quân sự, thê thảm. Nước Đức, nước Anh, nước Pháp, chẳng nước nào vận mệnh lại nằm trong một vỏ gươm cả. Ngay thời mà gươm đao khua vang ở Oatéclô, trên Bơ-luyse nước Đức có Gớt và trên Oenlinhtơn nước Anh có Bairơn. Thời đại chúng ta đánh dấu bằng một cuộc trỗi dậy rộng lớn về tư tưởng và nước Anh, nước Đức đều có phần ánh sáng rực rỡ của mình trong buổi bình minh ấy. Các dân tộc ấy uy nghi vì những tư tưởng của họ. Trình độ văn minh được nâng lên và đóng góp của bản thân, do sức họ làm ra chứ không phải nhờ một chuyện ngẫu nhiên. Thế kỷ mười chín, họ có lớn lên được chỗ nào thì đó không phải bắt nguồn từ Oatéclô. Chỉ có những dân tộc dã man mới nổi lên đột ngột sau một trận chiến thắng. Nhưng đó chẳng qua là cơn nước lũ sau trận mưa dông, khoa trương ồn ào trong chốc lát. Còn những dân tộc văn minh, nhất là trong thời đại ngày nay, thì không bao giờ vì sự rủi may của một tướng cầm quân mà giá trị mình lại tăng lên hay giảm xuống. Vị trí của họ trong nhân loại được quy định bởi một cái gì khác hơn một cuộc chiến đấu. Danh dự của họ, phẩm chất của họ, ánh sáng tài ba trí tuệ của họ, ơn Chúa! Đâu phải là những quân bài mà kẻ anh hùng, người chinh phục đem đặt vào cuộc đỏ đen của các trận đánh. Nhiều lúc trận mạc thì thua, mà văn minh lại có tiến bộ. Vinh quang có giảm, nhưng tự do được tăng. Trống trận im lặng, thì lẽ phải lên tiếng. Ở đây người thua lại là người được. Cho nên phải nói về Oatéclô từ cả hai phía với cái nhìn thật khách quan. Cái gì thuộc về ngẫu nhiên, xin trả về cho ngẫu nhiên, cái gì của Chúa, xin dâng lại Chúa. Vậy Oatéclô là gì? Một chiến thắng? Không. Một số độc đắc.
Châu Âu trúng số độc đắc, nước Pháp là người trả tiền.
Đặt một con sư tử vào đấy để làm gì! Oatéclô chỉ là một cuộc gặp gỡ kỳ lạ bậc nhất trong lịch sử. Napôlêông và Oenlinhtơn, hai người ấy không phải là kẻ thù, mà là những người trái ngược nhau. Trên trời vốn thích đối chọi, nhưng chưa bao giờ làm được một sự đối lập sắc sảo, một sự đối chiếu lạ lùng như thế. Một bên là cái gì cũng chính xác, cũng đoán trước nhìn sau, cũng ngang ngay sổ thẳng, cũng thận trọng, cũng cẩn mật tính chuyện tiến thoái an toàn, cũng dè dặt sử dụng lực lượng dự bị. Thêm vào đó là một nghị lực sắt đá, một ý thức phương pháp không lay chuyển, một chiến lược khéo léo biết lợi dụng địa thế địa hình, một chiến thuật biết quân phân các đội ngũ. Rồi đến chém giết cũng là kẻ mực giăng dây, chiến đấu mà tính toán từng giờ từng phút, chẳng chịu bỏ sót chút gì cho rủi may. Đó là tinh thần dũng cảm cổ điển, sự đúng đắn tuyệt đối. Còn bên kia là trực giác, là thần đoán, là kỳ tài quân sự, là linh khiếu siêu phàm, là con mắt nảy lửa, là cái nhìn sắc như chim ưng và giáng mạnh như sấm sét. Kèm theo là một nghệ thuật tuyệt vời, một tác phong sôi nổi coi thường mọi khó khăn, tất cả những bí ẩn của một tâm hồn sâu sắc, một uy quyền tuyệt đối như điều khiển cả chiến trường, lôi cả số mệnh, núi sông, đồng bằng, rừng rậm về phía mình, buộc chúng phải tuân theo và cuối cùng là lòng tin ở thời vận cộng với khoa học quân sự, làm cho khoa học này thêm lớn lên nhưng đồng thời cũng làm cho nó thêm băn khoăn. Tóm lại Oenlinhtơn là một chiến trường mực thước, sách vở, còn Napôlêông lại là một nghệ sĩ thiên tài trong nghệ thuật chiến tranh. Và lần này, con người thiên tài đã bị con người tính toán đánh bại.
Bấy giờ cả hai phía đều đợi viện binh. Napôlêông đợi Gơrusi, Gơrusi không đến. Oenlinhtơn đợi Bơ-luyse, Bơ-luyse đến kịp thời. Người tính toán giỏi đã thắng.
Oenlinhtơn đã giành lại thế thắng cho chiến tranh cổ điển. Hồi mới xuất hiện, Bônapác đã gặp nó ở Ý và đã đánh bại nó một cách oanh liệt. Voi non ra mặt, trâu già chạy dài. Chiến thuật cũ như bị sét đánh, mất tinh thần. Cái anh chàng người Coócxơ hai mươi sáu tuổi ấy, cái chú dốt kiêu hùng ấy là quái gì mà dám đem một nhúm người không lương thực, không đạn dược, không trọng pháo, không giày dép, chẳng ra quân đội binh lính gì, cứ thế tay không nhảy vào hàng trận đầy đủ mọi thứ của tất cả châu Âu liên kết lại. Thế mà anh ta đã chiến thắng vô lý trong những điều kiện không sao có thể chiến thắng được, làm cho người ta không tài nào hiểu nổi. Cái anh chàng cuồng tử ấy lại cùng với nhúm người đó, chẳng kịp nghỉ ngơi gì, liên tiếp nghiền nát năm đạo quân của hoàng đế Đức, đuổi dồn tướng Bôhơ lên lưng tường Avanhdi, xô Uômxơ vào Bôliơ, đẩy Mêlát lên Uômxơ và dồn cục Mắc vào Mêlát,[83] cái anh chàng ấy ở đâu ra thế? Cái anh chàng chân ướt chân ráo trong nghiệp chinh chiến mà sáng rỡ như sao đó là ai? Trường phái cổ điển về khoa học quân sự chịu thua anh ta nhưng chẳng thừa nhận anh ta. Có lẽ từ đó mà những người theo đường lối quân sự cũ, nề nếp, chân phương tính toán, thận trọng, sinh ra căm hờn không đội trời chung với đường lối chiến thuật mới ào ạt, nảy lửa, linh hoạt, thần tình. Ngày 18 tháng 6 năm 1815, mối căm hờn ấy đã được rửa sạch và dưới Lôđi, Môngtơbenlô, Môngtơnốt, Măngtu, Măngrănggô, Accôn, nó đã ghi chữ Oatéclô. Những kẻ tồi đã thắng, đa số lại được yên lòng. Khôi hài thật, nhưng số mệnh lại đồng tình. Vào lúc mạt vận của mình, Napôlêông đã gặp lại Uômxơ hồi trẻ. Chỉ cần nhuộm trắng đầu Oenlinhtơn là chúng ta có Uômxơ.
Oatéclô là một trận đánh vào loại một mà kẻ chiến thắng lại là một tướng cầm quân loại hai.
Trong trận Oatéclô, đáng khâm phục là nước Anh, là lòng cương nghị Anh, chí kiên quyết Anh, là dòng máu Anh: cái rực rỡ nhất ở đây nói hơi thất lễ, chính là bạn thân nước Anh. Không phải là người chỉ huy, mà là quân đội Anh.
Oenlinhtơn, trong một bức thư gửi cho huân tước Bathơi, tuyên bố rằng đạo quân của ông, đạo quân đã chiến đấu ngày 18 tháng 6 năm 1815, là: “một đạo quân đáng ghét”. Không hiểu sao ông lại bạc bẽo kỳ lạ đến thế. Những đống xương vô định còn vùi dưới đồng ruộng Oatéclô, đống xương ấy nghĩ như thế nào về câu nói kia?
Nước Anh đã quá khiêm tốn. Đề cao Oenlinhtơn đến thế là hạ thấp nước Anh. Ông ta chỉ là một người dũng cảm như muôn nghìn người khác. Những người lính Êcốt quân phục xám, những kỵ binh cận vệ, những trung đoàn Metlen, Mitsen, bộ binh của Pắc, của Căm, kỵ binh của Pônxônbi, của Xômơcxét, những người lính vùng núi thổi kèn dưới lửa đạn, những tiêu đoàn của Pilan, những lính mới vừa biết cầm súng mà đương đầu với đoàn quân già dặn từng đánh nhau ở Etlin ở Rivôli, tất cả những con người ấy mới vĩ đại, Oenlinhtơn được cái kiên trì, cái đó là ưu điểm của ông ta, không bàn cãi làm gì, nhưng bất kỳ anh lính bộ binh nào, anh lính kỵ binh nào cũng đã kiên trì như ông. Quân thép cũng xứng với “quận công thép”. Nhưng đối với chúng tôi, chúng tôi giành cho người lính Anh, cho quân đội Anh, cho nước Anh tất cả lời ca ngợi của chúng tôi. Nếu quả có một giải chiến thắng thì giải ấy phải trao cho nước Anh. Ở đài kỷ niệm Oatéclô giá người ta xây tượng một dân tộc, chứ đừng xây tượng một người thì có lẽ đúng hơn.
Nhưng nước Anh vĩ đại sẽ phật ý vì điều chúng tôi nói đây.
Sau cách mạng 1688 và cách mạng 1789, nước Anh vẫn còn ảo mộng phong kiến. Nó tin tưởng vào dòng giống và tôn ti trật tự. Dân tộc này, không ai qua nổi về mặt vinh quang và quyền lực, tự hào là một quốc gia hơn là tư cách một dân tộc. Là dân tộc thì nó sẵn sàng chịu phụ thuộc và nhận một nhà quý tộc làm thủ lĩnh. Làm thuê thì người ta khinh cũng được, đi lính thì người ta đánh cũng xong. Trong trận Inkécman người cứu nguy cho cả đạo quân hình như là một trung sĩ, điều đó mọi người còn nhớ. Nhưng tên người trung sĩ ấy không hề được huân tước Ragơlan kể ra, vì theo tục lệ thứ bậc trong quân đội, người ta không cho phép tuyên dương trong báo cáo một người anh hùng cấp bậc dưới sĩ quan.
Ở một cuộc đọ sức như kiểu Oatéclô, trong tất cả mọi sự, chúng tôi khâm phục nhất là những cái ngẫu nhiên sao lại được xếp đặt khéo léo, thần tình đến thế! Mưa suốt đêm, bức tường ở Hugômông, con đường trũng Ohanh, Gơrusi nghe tiếng súng mà như điếc, Napôlêông bị hướng đạo lừa, Buylô được hướng đạo chỉ đúng đường, tất cả đều hình như được đạo diễn một cách tuyệt diệu trong cuộc đại biến này.
Tính chung, phải nói Oatéclô là một cuộc tàn sát hơn là một trận đánh.
Trong tất cả các trận đánh có dàn trận, Oatéclô là nơi có chiến tuyến ngắn nhất so với số quân tham dự. Bên Napôlêông, ba phần tư dặm, bên Oenlinhtơn nửa dặm, mà mỗi bên bảy vạn hai chiến sĩ. Đông đặc đến thế thì tàn sát là dễ hiểu.
Người ta đã tính toán và xác định những tỉ số sau đây. Về số tử vong: ở Auxtéclít, Pháp, mười bốn phần trăm; Nga, ba mươi phần trăm; Áo bốn mươi phần trăm. Ở Matxcơva, Pháp: ba mươi bảy phần trăm; Nga và Phổ: mười bốn. Ở Oatéclô, Pháp: năm mươi sáu phần trăm; đồng minh: ba mươi mốt. Tổng cộng ở Oatéclô, bốn mươi mốt phần trăm. Mười bốn vạn bốn nghìn người chiến đấu, có sáu vạn chết. Ngày nay cánh đồng Oatéclô trông chẳng khác gì mọi cánh đồng. Nó vẫn có cái yên tĩnh của đất đai, nguồn nuôi nấng, chở che cho con người, nhưng lạnh lùng trước mọi cuộc bể dâu.
Nhưng ban đêm một làn sương mù ma quái như bốc lên từ lòng đất. Bây giờ có khách vãng cảnh nào dạo qua, quan sát, lắng nghe, hoặc mơ màng như Viếcgin trước cánh đồng Philip, chắc chắn người ấy sẽ có cái ảo tưởng thấy hiện lên trước mắt mình bóng ma của trận đổ vỡ năm xưa. Quang cảnh hãi hùng của ngày 18 tháng 6 sống lại. Cái gò giả đắp làm kỷ niệm biến đi, con sư tử vô nghĩa ấy cũng mờ tan và cảnh thực của chiến trường diễn lại. Từng đoàn bộ binh nhấp nhô trên cánh đồng. Nhiều vó ngựa hùng hổ vụt qua chân trời. Và người khách mơ màng như trông thấy gươm vung lấp loáng, lưỡi lê chạm nhau nảy lửa, đạn pháo sáng lòa sấm chớp đan nhau kỳ quái. Người ấy như nghe có tiếng reo hò xa xôi của trận chiến ma. Đây là bóng ưu binh cận vệ, kia là ánh lửa giáp binh. Bộ xương này là Napôlêông, bộ xương kia là Oenlinhtơn. Tất cả chỉ là những bóng ma, nhưng họ vẫn xô vào nhau, đâm chém nhau. Khe sâu đỏ ngầu, ngàn cây rung chuyển, sát khí bừng bừng đến tận mây xanh. Và trong bóng tối, Mông Xanh Giăng, Hugômông, Phơrítsơmông, Papơlốt, Pơlăngxơnoa, hết thảy những ngọn đồi dữ dội ấy đều hiện ra, mờ mờ, đầy rẫy những bóng ma quay cuồng, đâm chém, tiêu diệt lẫn nhau.
XVII
CÓ NÊN CHO OATÉCLÔ LÀ TỐT KHÔNG?
Có một trường phái tự do đáng kính tỏ ra chẳng có ác cảm gì đối với Oatéclô. Chúng tôi không thuộc trường phái ấy. Chúng tôi coi Oatéclô chỉ là ngày ngạc nhiên của tự do. Trứng như thế mà nở ra phượng hoàng như thế, thì rõ là bất ngờ thật.
Đứng trên chót vót của vấn đề mà xét thì Oatéclô là một chiến thắng phản cách mạng, theo chủ tâm của nhiều người. Đó là cả châu Âu chống lại nước Pháp, đó là Pêtécbua, Viên chống lại Pari. Đó là tư tưởng bảo thủ chống lại tư tưởng tiến bộ, là tinh thần ngày 14 tháng 7 năm 1789 bị tấn công vào ngày 20 tháng 3 năm 1815, đó là tất cả các nền quân chủ nổi kèn xung phong chống lại phong trào vùng lên vô địch của nhân dân Pháp. Ước mơ của các thế lực ấy là dập tắt phong trào cách mạng sôi nổi của dân tộc Pháp từ hai mươi sáu năm nay. Cho nên các dòng họ Bơrănguých, Nátxơ, Rômanốp, Hôlendôlec, Hápxbua mới liên kết với dòng họ Buốcbông. Oatéclô, vì thế, có nghĩa là quân chủ thẩm quyền được khôi phục. Nói cho đúng, nền đế chế trước kia chuyên chế, thì nền quân chủ sau đó, do phản ứng tự nhiên, bắt buộc phải tự do và ngược lại ý muốn của bọn chiến thắng, một nền trật tự có hiến chương miễn cưỡng ra đời sau Oatéclô. Như thế nghĩa là cách mạng thật sự không thể nào bị đánh bại và do hợp ý trời và nhất định phải xảy ra, nên nó phải xuất hiện. Trước Oatéclô nó xuất hiện trong Napôlêông, người đã xô đổ tất cả các ngai vàng xưa cũ. Sau Oatéclô nó lại hiện ra trong Lui XVII - khi ông này ban cho dân bản hiến chương nhưng đồng thời cũng phải phục tùng hiến chương ấy. Bônapác cất nhắc một anh đánh xe lên ngôi vua ở Náp và một anh đội trưởng lên làm vua Thụy Điển; lấy cái bất bình đẳng chứng minh cho cái bình đẳng. Lui XVIII phải duyệt ký ở Xanh Uăng bản tuyên ngôn nhân quyền. Muốn hiểu cách mạng là gì? Hãy gọi nó là Tiến bộ. Tương lai nhất định làm theo từ bây giờ. Nó cũng luôn luôn đạt được mục đích, một cách kỳ lạ. Nhờ tay Oenlinhtơn nó biến Phoa từ một anh lính thành một nhà hùng biện, làm cho con người ngã xuống ở Hugômông ấy lại được đứng dậy ở diễn đàn. Đó, Tiến bộ đã làm như vậy. Đối với anh thợ ấy, không dụng cụ nào không dùng được. Cho nên, anh ta sử dụng vào công việc thiêng liêng của mình chẳng chút lúng túng, con người đã từng nhảy qua núi Anpơ lẫn ông cụ già ốm đau, khấp khểnh ở cung Êlidê. Anh ta dùng cả ông cụ thấp khớp lẫn nhà chinh phục, nhà chinh phục vào công việc bên ngoài, ông cụ thấp khớp công việc bên trong. Oatéclô, chấm dứt đột ngột công việc phá hoại các ngai vàng châu Âu bằng súng gươm, cũng chỉ làm cho cách mạng tiếp tục ở một phương diện khác. Sứ mệnh của súng gươm đã hết, sứ mệnh của những nhà tư tưởng bắt đầu. Cái thời hạn mà Oatéclô muốn ngăn lại, đã giẫm lên nó và tiếp tục con đường của mình. Cái chiến thắng đáng buồn ấy đã bị tự do đánh bại.
Tóm lại, cái điều rõ ràng không sao chối cãi nổi là, những kẻ đã chiến thắng ở Oatéclô, đã núp sau Oenlinhtơn mà mỉm cười sung sướng, đã phong cho ông ta tất cả các danh hiệu thống chế châu Âu, kể cả thống chế Pháp như người ta nói, những kẻ đã vui sướng đẩy các xe đất đầy xương khô để đắp cái gò sư tử, đã để một cách đắc ý vào chân đài kỷ niệm cái thời điểm 18 tháng 6 năm 1815, đã khuyến khích Bơ-luyse chém giết bừa bãi những người thua trận và đứng trên Mông Xanh Giăng đã dòm xuống nước Pháp như dòm một miếng mồi, những kẻ ấy là bọn phản cách mạng. Chính bọn phản cách mạng đã thì thầm với nhau công việc ghê tởm là chặt nước Pháp ra từng mảnh. Nhưng đến Pari thì chúng thấy miệng núi lửa gần kề một bên, đất đá hình như cháy bỏng dưới chân, nên chúng tỉnh lại. Chúng đành ấp úng bằng một cái hiến chương.
Chỉ nên nhìn nhận trong Oatéclô cái gì có trong Oatéclô. Chủ tâm nó muốn đem lại tự do ư, không đời nào. Phản cách mạng đã miễn cưỡng tán thành tự do, cũng như, theo một hiện tượng tương tự, Napôlêông đã phải bất đắc dĩ cách mạng. Ngày 18 tháng 6 năm 1815, Rôbétxpie ngồi trên mình ngựa đã bị hất ngã xuống đất.
XVIII
QUÂN QUYỀN THẦN THÁNH LẠI ĐƯỢC ĐỀ CAO
Độc tài chấm dứt. Cả một hệ thống châu Âu sụp đổ.
Đế chế tan tành, thiên hạ rơi vào một thời kỳ tăm tối như hồi đế quốc La Mã suy tàn. Cuộc đời lại đầy hang sâu vực thẳm như thời các bộ lạc dã man. Có điều, cái dã man của năm 1815, mà phải gọi bằng tên cúng cơm của nó là phản cách mạng, vì ít hơi sức, nên mau thở dốc và chẳng làm gì được nữa. Phải nói thật là đế chế chết đi có nhiều người thương tiếc và toàn là những người anh dũng. Nó đã đi từ một lưỡi gươm đến ngai vàng và nếu như thế là vinh quang thì đế chế đích là vinh quang đấy. Nó đã gieo rắc trên đời tất cả ánh sáng mà một chế độ bạo tàn có thể ban phát ra. Đành rằng là thứ ánh sáng âm u, có thể nói thêm, là sáng nhưng mà tối. So với ban ngày rực rỡ, nó là đêm tối, nhưng cái đêm tối ấy mất đi thì cũng như đêm trăng bỗng dưng có nguyệt thực.
Louis XVIII trở lại Pari. Bao nhiêu nhiệt tình phấn khởi ngày 20 tháng 3 bị những cuộc nhảy múa trên vỉa hè xóa sạch. Trong ngôn ngữ, anh Coócxơ bị đem ra đối lập với chàng Bêacne.[84] Ngọn cờ trên vòm mái điện Tuylơri bây giờ màu trắng. Những kẻ trốn ra nước ngoài hồi Cách mạng nay trở về trị vì. Cái bàn gỗ bách của Hacoen đặt trước chiếc ghế trổ hoa huệ của Lui XIV. Câu chuyện Buvin, Phôngtơsoa[85] thuở nào mà cứ nói như mới xảy ra hôm qua, còn Auxtéclít thì đã thành cũ rích. Ngôi vua và nhà thờ bắt tay nhau một cách oai vệ. Một trong những hình thức tổ chức xã hội được công nhận ở thế kỷ mười chín được thiết lập ở Pháp và nhiều nước khác trên lục địa. Cả châu Âu dùng phù hiệu màu trắng. Tơrétxtaiông đâm nổi tiếng. Khẩu hiệu “Đệ nhất thiên hạ”[86] lại xuất hiện trên bức chạm đá khắc hình mặt trời tỏa sáng, đặt trước cửa doanh trại ở bờ Oócxê. Chỗ trước kia quân cận vệ đóng thì bây giờ là một đồn cảnh sát. Đài chiến thắng Caruxen, có lẽ mang nhiều chiến công quá mà sinh ra lạc lõng giữa bao nhiêu thứ mới mẻ. Hình như nó cũng hơi xấu hổ với cái vũ công Marănggô và Accôn, nên đã xoay xở với cái tượng của quận công Ănggulêm. Nghĩa địa Mađolen là cái hố chung ghê gớm hồi 93, bây giờ đều xây đá hoa, đá vân cả vì đây vốn có hài cốt của Lui XVI và Mari Ăngtoanét. Ở Vanhxen, một cái tháp được xây lên trên mồ quận công Ăngganh, nhắc lại rằng quận công bị giết ngay trong tháng Napôlêông làm lễ đăng quang. Giáo hoàng Pi VII đã cử hành lễ đăng quang gần với ngày công tước Ăngganh chết, thì bây giờ lặng lẽ cầu phúc về sự sụp đổ cũng như trước kia ông đã ban phúc cho bước đi lên. Ở Sônbơrơn có một em nhỏ bốn tuổi, mong manh như một cái bóng, ai gọi em là vua La Mã thì cũng như là phiến loạn. Ấy, cuộc đời cứ như thế, tất cả các vị vua chúa các nơi đều trở lại ngôi cũ, còn người làm bá chủ châu Âu thì nay đã ở trong tù. Chế độ cũ bây giờ trở thành chế độ mới, trên khắp mặt đất chỗ tối đã thành sáng và chỗ sáng đã thành tối. Tất cả đều chỉ vì, một buổi chiều mùa hè nọ, một chú chăn cừu đã nói ở trong rừng với một người Phổ: đi lối này chứ đừng đi lối kia!
Cái năm 1815 ấy quả như một đầu xuân ảm đạm. Những thực tế dơ bẩn, độc địa của một chế độ già nua bỗng khoác lên mình một chiếc áo mới. Lừa dối khoác áo cách mạng 1879. Quân quyền thiêng liêng đeo một cái mặt nạ là bản hiến chương. Những cái bịa đặt cũng vỗ ngực ta đây là hợp hiến. Bao nhiêu thành kiến, mê tín, mưu toan đều tâm tâm niệm niệm cái khoản 14 và phủ lên mình lớp sơn của chủ nghĩa tự do. Thật chẳng khác gì khác loài rắn thay da.
Napôlêông đã làm cho con người lớn lên nhưng đồng thời cũng bé nhỏ lại. Lý tưởng, ở vào cái thời vật chất huy hoàng làm chúa tể ấy, được tặng cái tên lạ lùng là hệ ý thức. Con người anh hùng đó đã dại dột chế nhạo tương lai. Nhưng nhân dân khắp nơi, dù có phải làm bia đỡ đạn, cũng cứ say mê con người cầm súng ấy và thâm tâm hằng mong đợi. Ông ấy đang ở đâu? Đang làm gì? Một người qua đường nói với một thương binh đã từng tham gia các trận Marănggô và Oatéclô: “Napôlêông chết rồi”. Người lính ấy liền cãi lại: “Người mà chết à! Anh biết Người rồi chứ!” Trong trí tưởng tượng của quần chúng, con người bị quật đổ ấy đã trở thành bất tử. Sau Oatéclô cảnh trời châu Âu như tối sầm lại. Napôlêông biến đi, để lại rất lâu một khoảng trống mênh mông.
Bọn vua chúa nhảy vào chỗ trống ấy. Các chế độ già cỗi của bọn châu Âu lợi dụng cơ hội vực nhau đứng dậy. Một liên minh thần thánh được hình thành. “Liên minh hẩu” thì đúng hơn. Cánh đồng Oatéclô tai ác đã báo trước điều đó bằng cái tên một quả đồi của mình.[87]
Châu Âu cổ đang hồi phục. Đứng trước tình hình đó, một nước Pháp mới được phác ra trên những nét lớn. Tương lai mà trước kia Napôlêông hay chế giễu, bắt đầu xuất hiện trên trán đeo một ngôi sao, sao Tự do. Các thế hệ trẻ đều nhiệt liệt hướng về ngôi sao ấy. Điều lạ là họ vừa mê tương lai, là Tự do, lại vừa tiếc cái quá khứ, là Napôlêông. Cuộc bại trận ai ngờ đã làm kẻ thua trận lớn lên. Bônapác ngã xuống lại có vẻ cao hơn Napôlêông đang đứng. Do đó những chiến thắng sinh lo ngay ngáy. Nước Anh cắt Hơtxơn Lô coi giữ, nước Pháp cho Môngsơnuy rình mò. Con người khoanh hai chúa. Alêcdăng coi ông ta là mối lo mất ngủ của mình. Thật ra tất cả sự hãi hùng kia sở dĩ có là do ông đã chất chứa trong mình một khối lượng cách mạng quá lớn. Điều đó cũng cắt nghĩa cái chủ nghĩa tự do Bônapác, vừa cắt nghĩa mà cũng vừa tha thứ. Cái bóng ma ấy vì thế cứ làm cho cả thế giới cũ run sợ. Còn cái mỏm đá Xanh Hêlen thấp thoáng ở chân trời thì vua chúa đều như nhấp nhỏm ngồi không yên trên các ngai vàng.
Napôlêông mòn mỏi dần ở Lôngut thì sáu vạn người ngã xuống ở chiến trường Oatéclô cũng yên lặng mà trở thành tro bụi. Chút ít yên tĩnh của họ đã lan tỏa vào cuộc đời. Hội nghị Viên tiếp thu cái yên tĩnh ấy làm thành cái hiệp định năm 1815. Cả châu Âu gọi đó là Phục hưng.
Đấy Oatéclô là như thế đấy.
Nhưng cái đó có nghĩa lý gì đối với vô biên vô tận? Đứng trước mênh mông một con bọ nhảy từ lá cỏ này sang lá cỏ kia, có khác gì con chim phượng hoàng bay từ tháp chuông này qua tháp chuông nọ cho đến các tháp cao của nhà thờ Đức Bà. Cho nên tất cả cá thứ bão tố, mây mù, chiến tranh, hòa bình, bóng tối kia cũng chẳng làm mờ nổi một phút ánh mắt của vô biên!
XIX
CHIẾN TRƯỜNG BAN ĐÊM
Cuốn sách này cần nên chúng ta hãy trở lại bãi chiến trường này một tí.
Đêm 18 tháng 6 năm 1815, trăng tròn vành vạnh. Trăng soi đường cho đoàn quân của Bơ-luyse truy kích và chém giết tàn bạo, trăng soi tỏ dấu vết người trốn chạy, trăng như nộp đám tàn quân ấy cho đoàn kỵ binh say máu kia và giúp một tay vào cuộc thảm sát. Ban đêm thường có những lúc tỏ ra đồng tình với tai họa một cách kinh khủng như vậy đó.
Phát đại bác cuối cùng im rồi, cánh đồng Mông Xanh Giăng lại mênh mông lặng ngắt.
Thói thường, đã thắng thì phải có gì tỏ là mình thắng, cho nên quân Anh chiếm lấy trại của quân Pháp, để ngủ ngay trên giường kẻ bại trận. Họ đi qua Rốtxôm một tí và đóng dã ngoại tại ấy. Quân Phổ bận đuổi theo tàn quân Pháp, còn đang tiến về phía trước. Oenlinhtơn bèn vào làng Oatéclô để viết báo cáo gửi về cho huân tước Bathơt.
Nếu câu “cú kêu ma ăn” mà dùng được thì áp dụng vào trường hợp làng Oatéclô này thật đúng quá. Làng Oatéclô chẳng có liên quan gì, còn cách chỗ đánh nhau đến nửa dặm. Mông Xanh Giăng bị pháo dập, Hugômông, Papơlốt, Pơlăngxơnoa đều bị đốt cháy, He Xanh thì xung phong mới chiếm được, còn Ben Laliăng thì mục kích hai đội quân chiến thắng ôm chầm lấy nhau. Thế mà các tên này người ta chỉ mang máng, còn Oatéclô chẳng có vai trò gì trong trận đánh này lại chiếm tất cả vinh dự.
Chúng tôi chẳng phải là người nói tốt cho chiến tranh. Có dịp, chúng tôi cũng nói lên những sự thật. Chiến tranh có những vẻ đẹp quá ư đau xót, điều đó chúng tôi không hề giấu; nhưng cũng xin công nhận là nó cũng có điều ghê tởm. Một điều lạ lùng nhất là chiến thắng xong thì quần áo đồ đạc trên người chết cũng bị lột xong và thông thường thì hôm sau mặt trời mọc lên trên những xác chết đã trần truồng như nhộng.
Ai làm cái trò đó? Kẻ nào đã trát dơ lên chiến thắng như vậy? Bàn tay bẩn thỉu nào đã lần vào túi người ta lanh lẹ vậy? Quân trộm cắp nào đã dám chơi cái mẻ ấp ngay sấp lưng chiến thắng? Một đôi triết gia, trong đó có Vônte khẳng định đó chính là những kẻ thắng trận. Họ nói rằng chính những kẻ còn đứng cướp người đã làm chứ còn ai vào đó, vì có ai đến thay họ đâu. Ban ngày họ là chiến sĩ anh hùng nhưng ban đêm họ là con yêu hút máu. Xét cho cùng, đã giết được người thì kể cũng có quyền tước lấy một ít đồ đạc chứ! Nhưng riêng phần chúng tôi, chúng tôi không nghĩ như thế. Ai lại cũng con người ấy mà khi dũng cảm xông lên thì hái hoa chiến thắng, khi lại đi lột giày móc túi những xác chết. Không thể được. Điều chắc chắn là đi theo sau đội quân chiến thắng thường là những kẻ trộm cướp. Nhưng ở đây cũng nên trừ người quân nhân, nhất là người quân nhân hiện đại ra, vì họ không liên quan gì.
Mỗi đạo quân đều kéo theo một cái đuôi, chính đó là chỗ đáng buộc tội. Thôi thì đủ loại: những quân ăn sương, nửa bồi hầu nửa trộm cướp, đủ loại dơi loại vạc ăn nhờ vào bóng tối của chiến tranh, những tên mặc quân phục mà chẳng đánh đấm gì, những tên giả ốm, giả đau, những tên đi thì chậm mà cướp giật thì nhanh, những tên bán căng-tin lậu chuyên ăn cắp rồi đem bán lại có khi cả vợ đi theo, lích kích trong những xe bò nho nhỏ, những kẻ hành khất tình nguyện dẫn đường cho các sĩ quan, những tên lưu manh, trộm cắp. Chúng tôi không nói đến quân đội thời nay; ngày xưa một đạo quân đi đường kéo theo tất cả các loại người ấy, đến nỗi trong thuật ngữ phải có cái tên riêng cho nó là “đoàn quân lếch thếch”. Chúng đi như vậy, nhưng chẳng đạo quân nào, chẳng nước nào chịu trách nhiệm về chúng cả. Có khi chúng nói tiếng Ý nhưng đi theo quân Đức, có khi chúng nói tiếng Pháp nhưng lại đi theo quân Anh. Chính hầu tước Đơ Phécvacơ đã bị một tên khốn nạn như thế, đi theo quân Tây Ban Nha, lừa phỉnh bằng mấy tiếng Pháp trời ơi, nên nhận nó là người bên ta, để bị nó giết chết và cướp ngay trên chiến trường, trong đêm tiếp liền chiến thắng Xơriđôn.
Trộm cắp đẻ ra bọn chuyên trộm cắp. Ai đã đặt ra câu tục ngữ đáng ghét: Bên địch phục kích bên ta? Chính câu ấy đã đẻ ra cái dịch trộm cắp mà chỉ có một kỷ luật thật vững mới có thể ngăn chặn nổi. Có những danh vọng không xứng đáng. Người ta không hiểu vì sao một số tướng lĩnh được lòng người đến thế. Thật ra họ cũng có tài, nhưng đó là chuyện khác. Tuyren chẳng hạn,[88] Tuyren được binh sĩ yêu mến vì ông ta cho phép họ tha hồ cướp bóc. Cho phép làm điều xằng bậy cũng là tốt bụng. Cho nên ông ta tốt đến nỗi cho quân lính của mình làm cỏ cả xứ Palatina. Nói cho đúng thì đi theo đạo quân có ít hay nhiều kẻ cắp là tùy người chỉ huy nghiêm hay không nghiêm. Đối với hai tướng quân Hôtsơ và Mácxô[89] thì không có “quân lếch thếch” nào đi theo cả. Còn Oenlinhtơn nói cho công bằng cũng không có bao nhiêu.
Tuy vậy, đêm 18 rạng 19 tháng 6, người ta cứ cướp bóc đồ đạc của người chết. Oenlinhtơn thật ra rất cứng rắn. Ông đã ra lệnh kẻ bị bắt quả tang sẽ bị đem ra xử bắn. Nhưng thói trộm cướp vẫn lì lợm. Đằng kia có xử bắn cũng mặc kệ, ở đây cứ cuỗm cái đã.
Đêm ấy, mặt trăng trên cánh đồng trông thật ghê rợn. Khoảng giữa đêm, một người đàn ông lần mò, hay nói cho đúng bò về phía con đường trũng Ohanh. Chắc hẳn là một loại người như đã mô tả trên kia. Không phải là người Pháp, không phải là người Anh, không phải nông dân, không phải lính, hình như là ma chứ không phải người, đánh hơi thấy người chết, lấy trộm cắp làm chiến thắng, mò đến tước đoạt Oatéclô. Hắn mặc một cái áo ngoài giống như một cái áo khoác, dáng điệu vừa táo tợn vừa lo sợ; vừa tiến về phía trước, vừa nhìn lại phía sau. Hắn là ai? Có lẽ đêm tối biết lịch sử của hắn nhiều hơn là ban ngày. Hắn không mang cái bị nào nhưng bên trong cái áo khoác của hắn chắc có những cái túi rộng. Thỉnh thoảng hắn đứng lại, nhìn cánh đồng chung quanh như xem có ai theo dõi mình không; đột nhiên hắn cúi rạp xuống đất, lật lên một vật gì yên lặng không cử động, rồi lại nhổm dậy lẩn đi chỗ khác. Trông điệu bộ hắn, cái dáng vội vàng, bí mật của hắn tưởng như những bóng ma lúc hoàng hôn hiện lên ở các nơi cổ tích điêu tàn trong truyền thuyết ngày xưa. Những con cò, con vạc ăn đêm trên đầm, ruộng cũng có những hình bóng như vậy.
Trong đám sương mù người tinh mắt để ý sẽ thấy gần đấy có cái gì giống một toa xe của người bán ăn nhỏ, mái đan mây sơn hắc ín, đỗ đằng sau cái lều ở góc đường Niven và đường Mông Xanh Giăng đơ Bơrennơlalơ. Xe đóng một con lừa đói, có hàm thiếc, đang gặm cỏ. Trong xe có một người đàn bà ngồi trên một đống những hòm và bao bị. Cái toa xe này và tên ăn trộm kia chắc không xa lạ nhau.
Đêm quang, trời không có một gợn mây. Mặt đất thì đỏ lòm nhưng trăng vẫn bạc. Trời vẫn thường thờ ơ như vậy. Trên cánh đồng, những cành cây bị đạn bắn gãy, nhưng còn vướng trên thân cây, đu đưa nhè nhẹ theo ngọn gió đêm thanh. Hình như có một luồng hơi thở làm chuyển các bụi cây. Cỏ rùng mình như có những linh hồn bay đi. Xa xa nghe mơ hồ tiếng động của những toán quân tuần phòng chung quanh dinh trại quân Anh.
Xóm Hugômông và He Xanh vẫn còn bốc cháy, một ở phía đông, một ở phía tây; giữa hai cái ngọn lửa ấy những đốm lửa của dinh trại quân Anh giống như một chuỗi hồng ngọc nối liền hai bông hoa tai thành một đường bán kính mênh mông trên những ngọn đồi phía chân trời.
Chúng tôi nói đến cái tai họa ở chỗ con đường trũng Ohanh. Cái chết rùng rợn của bao nhiêu chiến sĩ dũng cảm, cứ nghĩ đến cũng thấy kinh khủng. Nếu có một cái gì đáng ghê sợ; một sự thật nào kinh khủng hơn ác mộng thì là điều này: đang sống dưới ánh trời chói lọi, đang sống cường tráng lành mạnh, tươi vui, nụ cười luôn luôn ngạo nghễ trên môi, đang tiến lên giành lấy quang vinh ngay trước mặt, đang thấy trong lồng ngực buồng phổi nở căng, trái tim đập mạnh, ý chí sáng suốt, đang nói, đang nghĩ, đang yêu, đang có một người mẹ, một người vợ, một đàn con, đang sống tràn trề ánh sáng, thế rồi bỗng nhiên, chỉ kịp kêu lên một tiếng, không đầy một phút lộn nhào xuống vực thẳm, chồng chất đè lẫn nhau; nhìn thấy bông lúa, thấy hoa thấy gươm của mình vô dụng, thấy trên mình là một đống người, dưới mình là một đống ngựa, cựa quậy vô ích, nghe thấy xương gãy dưới móng ngựa trong bóng tối, thấy như một gót giầy giẫm lòi mắt, cắn điên cuồng những móng sắt ngựa, ngạt thở, cố hét lên, quằn quại dưới cái đống kinh khủng và nghĩ rằng: vừa mới đây, ta là một người cường tráng.
Ở cái chỗ chết hại thảm khốc mới đây còn vang tiếng rên rỉ, bây giờ hoàn toàn yên lặng. Con đường trũng ngập đầy những người và ngựa, dằng dịt lấy nhau, hỗn độn, ghê gớm, không còn thấy hai bên bờ nữa, xác người và ngựa đã lấp phẳng con đường ngang với mặt cánh đồng như một đấu thóc gạt sát miệng, một núi thây ở phía trên, một sông máu ở phía dưới, đó là cảnh tượng con đường ấy trong đêm hôm 18 tháng 6 năm 1815. Máu chảy đến tận đường Niven, loang ra như một cái ao trước một đống cây chặn ngang đường mà bây giờ dân địa phương còn chỉ được. Mọi người còn nhớ, đoàn giáp binh đã sa hố ở chính chỗ đối diện với đống cây này, về phía con đường đi Giơnáp. Con đường trũng sâu bao nhiêu thì đống xác chết dày bấy nhiêu. Đến khúc giữa đường gần phẳng, chỗ sư đoàn Đơlo tiến lên, đống xác mỏng đi một chút.
Người ăn đêm kia đi về phía ấy. Hắn nhìn cái mồ kinh khủng, hắn nhìn chăm chăm như điểm một đoàn tử thi quân ghê rợn. Chân hắn bước trong vũng máu. Bỗng hắn đứng lại. Trước mặt hắn, cách vài bước, chỗ mép đống xác người và ngựa, có một bàn tay mở dưới ánh trăng. Chiếc nhẫn vàng óng ánh trên một ngón tay. Người ăn đêm cúi xuống, ngồi xổm một lát rồi nhổm dậy. Cái nhẫn vàng đã biến mất. Hắn không đứng dậy hẳn, hắn quỳ, hai đầu gối, hai ngón tay trỏ tì xuống đất, hắn lom khom như một con thú dữ rình mò, lưng quay về đống rác, đầu ngẩng nhìn phía trên bờ con đường trũng.
Rồi như đã cả quyết, hắn đứng dậy.
Bỗng nhiên hắn giật mình, hắn thấy như có ai giữ lấy hắn.
Hắn ngoảnh lại; cái bàn tay mở lúc nãy đã khép lại và nắm lấy vạt chiếc áo ngoài của hắn.
Một người lương thiện chắc phải hoảng sợ, nhưng hắn thì bật cười:
- A ra cái xác chết. Ma thì vẫn thích hơn là sen đầm.
Cái bàn tay đuối sức buông hắn ra. Người đã nằm dưới mồ thì còn mấy hơi sức!
Tên ăn đêm lại hỏi:
- Ái chà! Cái người chết này còn sống chăng? Xem thử nào.
Hắn lại cúi xuống, bới đống rác, gạt những cái gì vướng ở trên, nắm lấy cánh tay, bới được cái đầu lên, lôi được cái thân ra và một lát sau hắn kéo vào bóng tối con đường trũng một thân người không động đậy, đã chết ngất. Người ấy là một giáp binh, một sĩ quan, có lẽ một sĩ quan cao cấp; một chiếc ngù vàng lớn lòi ra dưới áo giáp, viên sĩ quan không còn mũ, một nhát gươm dữ dội chém ngang mặt người ấy, mặt chỉ thấy đầy máu. Chân tay hình như không bị gãy, có lẽ một sự ngẫu nhiên may mắn - ở đây mà cũng còn có thể gặp may mắn được thì cũng lạ! - Đã khiến những xác chết chồng chất lên người ấy không đè xuống mà lại chống đỡ cho người ấy. Hai mắt người này nhắm nghiền. Trên áo giáp có chiếc huân chương bắc đẩu bội tinh bạc.
Thằng ăn đêm rứt chiếc huân chương bạc đút thêm vào trong túi áo khoác của hắn. Rồi hắn lần túi viên sĩ quan, lấy một chiếc đồng hồ quả quít, móc túi áo gi-lê lấy được cái ví tiền hắn đút ngay vào túi hắn.
Khi hắn “cứu chữa” người hấp hối đến đoạn ấy thì người đó bỗng mở mắt và nói se sẽ:
- Cám ơn ông.
Người ấy vì bị lôi kéo, giật mạnh, vì được thở tự do, vì khí trời mắt lạnh ban đêm kích thích nên đã tỉnh lại.
Thằng ăn đêm không trả lời; hắn ngẩng đầu lên. Xa xa nghe thấy tiếng chân người đi, chắc là một đội tuần phòng đang tiến lại gần.
Viên sĩ quan nói thì thầm, giọng còn như là của người hấp hối:
- Ai thắng trận?
Thằng ăn đêm trả lời:
- Quân Anh.
Viên sĩ quan nói tiếp:
- Ông xem trong túi tôi có một chiếc đồng hồ và một cái ví tiền. Ông cầm lấy.
Việc này hắn đã làm xong. Nhưng hắn cũng làm trò theo lời viên sĩ quan bảo và nói:
- Chẳng có gì.
- Họ đã đánh cắp của tôi. Giận thật. Đáng lẽ để biếu ông.
Tiếng bước chân đội tuần tiễu nghe càng rõ.
- Họ đến đấy.
Tên ăn trộm vừa nói vừa sửa soạn chuồn đi. Viên sĩ quan cố nhấc cánh tay lên giữ hắn:
- Ông đã cứu sống tôi. Ông là ai?
Tên ăn đêm nói sẽ và vội vàng:
- Tôi cũng như ông ở trong quân đội Pháp. Thôi tôi phải đi đây, nếu chúng nó bắt được chúng nó sẽ bắn chết tôi. Tôi đã cứu sống ông rồi, bây giờ ông liệu đấy!
- Ông đóng lon gì?
- Đội trưởng.
- Tên ông là gì?
- Tênácđiê.
Viên sĩ quan nói:
- Tôi sẽ không bao giờ quên cái tên ấy. Ông cũng nhớ lấy tên tôi: Pôngmécxi.
QUYỂN II: CHIẾC TÀU ÔRIÔNG
I
SỐ 24.601 TRỞ THÀNH SỐ 9.430
Giăng Vangiăng đã lại bị bắt.
Bạn đọc sẽ lấy làm hài lòng khi thấy chúng tôi lướt qua các chi tiết đau thương. Chúng tôi chỉ xin chép ra đây hai mẩu thời sự đăng trên các báo ngày ấy, mấy tháng sau khi xảy ra những việc lạ lùng ở Môngtơrơi Xuya Me.
Những bài báo ấy hơi sơ lược. Chúng ta nhớ rằng thời ấy chưa có Tư pháp nhật báo.
Chúng tôi lấy bài thứ nhất ở tờ Lá cờ trắng, số ra ngày 25 tháng 7 năm 1823.
“Ở một quận thuộc tỉnh Pa-đơ-Cale vừa xảy ra một việc lạ thường. Một người không phải nguyên quán ở đấy tên là ông Mađơlen, mấy năm nay nhờ những phương pháp mới đã chấn hưng một nền công nghiệp vốn có sẵn ở địa phương, là nghề làm đồ huyền và đồ thủy tinh đen. Nhờ thế hắn đã làm giàu và phải nói cũng làm giàu cho cả quận. Để tưởng lệ công lao, người ta đã cử hắn làm thị trưởng. Gần đây sở cảnh sát phát hiện cái ông Mađơlen ấy chính là một tên tù khổ sai trốn quản thúc, tên là Giăng Vangiăng hiện đã bị tống lao lại. Hình như trước khi bị bắt, hắn đã kịp đến ngân hàng Laphit rút ra số tiền hơn năm mươi vạn gửi tại đó; nói cho đúng thì số tiền ấy hắn kiếm được rất chính đáng trong kinh doanh, người ta bảo thế. Không ai biết khi bị bắt giam lại vào ngục Tulông, Giăng Vangiăng đã giấu số tiền ấy ở đâu”.
Bài báo thứ hai, nhiều chi tiết hơn một chút, trích ở tờ Pari nhật báo, cũng ngày ấy:
“Một tên tội phạm đã được phóng thích tên là Giăng Vangiăng vừa mới phải ra trước tòa đại hình hạt Va trong những trường hợp khá ly kỳ. Tên đại bợm này đã lừa bịp được cả con mắt tinh tế của sở cảnh sát; hắn đổi tên và tìm cách xoay được chân thị trưởng ở một thành phố nhỏ miền Bắc. Hắn lại đặt được một cơ sở kinh doanh khá lớn ở thành phố ấy. Nhưng cuối cùng, nhờ sự mẫn cán không mệt mỏi của công tố viên, hắn đã bị lột mặt nạ và bị bắt. Hắn có một con vợ không cưới xin, nguyên là một gái giang hồ; lúc chồng bị bắt thì con vợ sợ quá mà chết! Tên khốn kiếp ấy, khỏe như vâm, đã tìm cách trốn thoát nhà giam nhưng chỉ ba, bốn hôm sau, cảnh sát lại bắt được hắn, ở ngay Pari, giữa lúc nó sắp sửa đáp một chiếc xe nhỏ chạy con đường từ thủ đô đến làng Môngphécmây (tỉnh Xen-ê-Oađơ). Người ta đồn rằng hắn lợi dụng ba, bốn ngày được tự do ấy để rút một số tiền to gửi ở một nhà ngân hàng lớn tại thủ đô. Số tiền ấy ước có đến sáu, bảy mươi vạn phơrăng. Theo bản cáo trạng thì hắn đã chôn số tiền ấy ở một nơi chỉ mình hắn biết, vì thế, chưa lọt vào tay cảnh sát. Dù sao, tên Giăng Vangiăng cũng vừa bị truy tố trước tòa đại hình hạt Va; hắn bị khép vào tội cướp đường có vũ khí, xảy ra khoảng tám năm về trước; nạn nhân là một đứa trẻ lương thiện trong đám thiếu niên đã được “Lão trượng Phécnê”[90] diễn tả trong bài thơ bất hủ:
Các em từ đất Xavoa
Hàng năm trở lại, đi qua vùng này
Các em đưa nhẹ bàn tay
Chùi lau ống khói bám đầy muội đen.
Tên tướng cướp ấy đành cam không chối cãi. Viện công tố đã khôn khéo và hùng hồn chứng tỏ rằng Giăng Vangiăng ăn cướp có tùng đảng và hắn có chân trong một ổ trộm cướp ở miền Nam. Do đó, tòa tuyên bố Giăng Vangiăng là tội phạm và khép án tử hình. Tên tội phạm ấy không xin chống án lên tòa phá án. Hoàng thượng đã lấy lượng khoan hồng như trời bể mà ban đặc ân cho được đổi thành án khổ sai chung thân. Lập tức Giăng Vangiăng bị giải ra nhà lao Tulông”.
Người ta không quên rằng khi ở Môngtơrơi Xuya Me, Giăng Vangiăng đã tỏ ra mộ đạo. Cho nên một vài tờ báo, trong đó có tờ Lập hiến trình bày việc chuyển giảm tội hình này như một thắng lợi của phái công giáo.
Vào nhà lao, Giăng Vangiăng đổi số hiệu. Bây giờ tên hắn là 9.430.
Cũng nên nói ngay điều này để khỏi phải trở lại: Mất ông Mađơlen, thị trấn Môngtơrơi Xuya Me cũng mất cảnh phồn vinh. Tất cả những điều ông ta dự đoán trong đêm thao thức và lên cơn sốt đã xảy đến. Mất ông, thị trấn đã mất cái linh hồn. Ông sụp đổ thì ở thị trấn cũng xảy ra việc chia của ích kỷ, việc xâu xé thầm lặng những phồn vinh sau khi các cuộc đời lớn sụp đổ. Đó là điều tất nhiên trong cộng đồng nhân loại, tuy lịch sử chỉ nói đến có một lần vì nó diễn ra sau khi Alêcxăng chết.[91] Tướng lĩnh xưng vương sau khi hoàng đế băng hà, đốc công cũng tự tôn làm nhà sản xuất sau khi ông chủ qua đời. Sự cạnh tranh đố kỵ diễn ra. Các xưởng thợ rộng lớn đóng cửa, các tòa nhà đổ nát. Thợ thuyền phân tán, người bỏ xứ, kẻ bỏ nghề. Từ đấy chỉ có sản xuất nhỏ, không còn nền công nghiệp quy mô ngày trước. Người ta sản xuất vụ lợi chứ không vì lợi ích công cộng. Không có trung tâm, đâu đâu cũng chỉ có cạnh tranh, cạnh tranh khốc liệt. Ngày xưa ông Mađơlen ở trên tất và điều khiển tất. Ông đổ xuống, mỗi người đều cố kéo mối lợi về mình. Óc đấu đá chiếm chỗ của óc tổ chức, lòng hám lợi thay lòng nhân ái. Ngày xưa ông chủ sáng lập ân cần sốt sắng với tất cả mọi người, ngày nay mọi người thù hằn nhau. Những chỉ buộc của ông Mađơlen ngày xưa bây giờ rối mù và đứt tung. Người ta làm gian dối trong sản xuất, làm mất phẩm chất của sản phẩm, do đó không được khách hàng tín nhiệm nữa. Người mua ít đi, đơn đặt hàng giảm sút. Tiền công bớt. Các xưởng hết việc. Rồi phá sản. Không còn phúc lợi gì cho kẻ khó nữa. Tất cả đã tan như mây khói.
Nhà nước cũng nhận thấy có ai bị đè chết ở đâu đây. Không đầy bốn năm sau khi tòa đại hình thẩm định ông Mađơlen và tên tù khổ sai Giăng Vangiăng chỉ là một và tống người ấy vào nhà lao, thì ở quận Môngtơrơi Xuya Me, phí tổn như thuế cũng tăng lên gấp đôi. Ông Đơ Vilen đã nhận xét điều đó trên diễn đàn nghị viên vào hồi tháng 2 năm 1827.
II
NƠI CÓ HAI CÂU THƠ CÓ LẼ LÀ CỦA QUỶ SỨ
Trước khi kể tiếp, cũng nên nhắc lại có chi tiết một chuyện lạ lùng xảy ra ở Môngphécmây cũng dạo ấy; câu chuyện này có lẽ không phải là không ăn khớp với mấy điều phỏng đoán của viện công tố.
Ở vùng Môngphécmây có một điều mê tín từ lâu đời, kỳ thú và quý báu bởi vì một điều mê tín dân gian tồn tại ở gần Pari cũng hiếm có như cây cúc mốc ở Tây-bá-lợi-á. Chúng tôi thuộc hạng người quý trọng tất cả những gì như loại cây hiếm có. Cho nên cái điều mê tín ở Môngphécmây là thế này: người ta cho là từ đời hồng hoang, quỷ sứ đã chọn rừng để giấu của. Những bà cả tin nói quyết rằng nhiều lần người ta bắt gặp lúc hoàng hôn, ở những quãng vắng trong rừng, một người đen đủi, có vẻ là một anh đánh xe tải hay một anh đốt than, đi guốc, mặc quần áo vải, rất dễ nhận diện vì đầu chẳng có mũ nón gì, chỉ có hai cái sừng dài. Đúng là dấu hiệu đó dễ nhận ra thật. Người ấy thường mải đào lỗ. Gặp vậy, có ba lối thoát. Cách thứ nhất là đến hỏi han người ấy. Bấy giờ sẽ nhận thấy đó chỉ là một nông dân, đen đủi vì lúc ấy trời nhá nhem; y không đào lỗ mà chỉ cắt cỏ cho bò; cái tưởng là sừng thì chỉ là một cái chĩa hai để xới phân đeo ở sau lưng; hai cái răng sắt như từ đầu mọc lên vì nhìn trong bóng tối. Thế là khi về nhà, người ta chết nội trong tuần lễ. Cách thứ hai là cứ quan sát, chờ cho nó đào lỗ xong, lấp lại và đi khỏi. Bấy giờ hãy chạy nhanh đến lỗ, bới đất lên và cuỗm ngay cái kho của mà con người đen đủi tất phải chôn. Trường hợp này, người gặp sẽ chết trong tháng. Cách thứ ba là đừng nói năng gì với nó hết, đừng nhìn nó, cứ việc vắt chân lên cổ mà chạy tránh. Như thế thì sẽ chết trong năm.
Vì ba phương pháp đều lưu hại cả nên người ta thường chọn cách thứ hai vì ít ra nó cũng mang đến cho vài cái lợi, đặc biệt là cái lợi có một kho của, dù chỉ có tạm trong vòng một tháng. Vì thế, những người bạo gan chỉ thích thử thời vận, nghe nói họ thường bới cái hố của người đen đủi ra và thử đánh cắp quỷ sứ. Hình như kết quả cũng tầm thường thôi. Ít ra, đó cũng là điều mà truyền thuyết khẳng định. Đặc biệt người ta thấy ý nghĩa đó trong hai câu thơ bí ẩn bằng tiếng Latinh cổ lỗ do một tu sĩ hổ mang kiêm phù thủy xứ Noócmăngđi tên là Tơriphông để lại. Mộ tên Tơriphông ấy ở tu viện Xanh Gioócgiơ Bôsécvin, gần thành Ruăng. Cóc sinh sôi trên mộ ấy.
Người ta hì hục - những hố quỷ chôn của ấy thường sâu lắm - người ta đổ mồ hôi, người ta đào bới, người ta vất vả trọn một đêm - công việc ấy làm vào đêm thôi - người ta làm, ướt cả sơ-mi, hết cả nến, mẻ cả cuốc. Cuối cùng, khi đào đến đáy hố, khi với tới “kho của”, thì người ta tìm thấy gì? “Kho của” quỷ sứ là gì? Một đồng xu, đôi khi một đồng êquy hoặc một hòn đá, một bộ xương người, một xác chết còn chảy máu; có khi đó là một con ma gấp tư như một tờ giấy gấp để trong ví da, cũng có khi không có gì cả. Đó là những cái mà mấy câu thơ của Tơriphông có vẻ báo cho bọn hiếu kỳ tò mò biết.
Nó đào lên và ở dưới hố tối đen, nó giữ những kho tàng
Tiền đồng, tiền bạc, đá, xác chết, tượng và mọi thứ linh tinh.[92]
Ngày nay, hình như cũng có khi người ta tìm thấy hoặc một bọc thuốc súng và đạn, hoặc một cỗ bài cũ vàng ố và nhầy mỡ, chắc chắn là của lũ quỷ dùng để chơi với nhau. Tơriphông không ghi hai vật này, vì lẽ dễ hiểu là Tơriphông sinh sống ở thế kỷ XII và không có vẻ gì là quỷ sứ đã tài tình phát minh ra thuốc súng trước Rôgie Bacon, bài Tây trước Sáclơ VI.
Cần phải nói thêm là ai đem bài đó ra đánh thì thua tất cả gia tài, còn thuốc súng trong bọc đó, nếu đem bắn thì y như rằng nó làm nổ toác súng vào mặt anh.
Ít lâu sau cái ngày viện công tố tưởng rằng tên phạm nhân Giăng Vangiăng trong mấy ngày trốn thoát ra ngoài đã lảng vảng ở quanh Môngphécmây, thì người ta để ý đến, ở ngay làng đó, những hành tung bí mật trong rừng của một người phu lục lộ già tên là Bulatơruyen. Dân chúng có nghe nói tên này trước cũng phải tù, bây giờ vẫn bị cảnh sát theo dõi, nhưng vì hắn không tìm ra việc làm, nên nhà nước phải mượn hắn làm phu lục lộ với đồng lương rẻ mạt để hắn trông nom con đường tắt từ Ganhi sang Lanhi.
Cái lão Bulatơruyen ấy không được người địa phương đánh giá tốt. Lão lễ phép quá, khiêm nhường quá, gặp ai cũng giở mũ, đứng trước cảnh sát thì vừa run sợ vừa cười nhăn nhở. Người ta nói lão có chân trong các đảng trộm cướp và nghi lão thường núp rình xó rừng vào lúc nhá nhem. Điều duy nhất có thể thanh minh cho lão là lão nghiện rượu.
Đây là những điều người ta cho là đã nhận thấy:
Ít lâu nay, Bulatơruyen nghỉ việc hàng ngày rất sớm và vác cuốc đi vào rừng. Người ta gặp lão vào đêm ở những quãng rừng thưa vắng nhất hoặc rậm rạp nhất, dáng bận tìm kiếm một cái gì, một đôi khi đang đào lỗ. Gặp hắn, lúc đầu các bà tưởng là Bendêbuýt, sau khi nhận ra là Bulatơruyen thì cũng chả yên tâm hơn chút nào. Những cuộc gặp gỡ ấy có vẻ làm cho hắn ta rất khó chịu. Rõ ràng là lão muốn trốn con mắt thiên hạ và trong hành động của lão có cái gì bí ẩn đây.
Dân làng kháo nhau: “Rõ ràng là quỷ đã hiện. Bulatơruyen đã trông thấy quỷ cho nên hắn sục sạo. Hiển nhiên là hắn mà ôm được cái kho của Chúa quỷ thì, coi như mệnh hắn đi đứt”. Bọn hoài nghi nói thêm: “Chẳng biết ai lừa ai, Bulatơruyen lừa quỷ hay quỷ lừa Bulatơruyen?” Các bà già thì luôn tay làm dấu thánh giá.
Nhưng rồi Bulatơruyen cũng thôi không vào ra sục sạo trong rừng nữa và lại làm việc đều đặn. Người ta cũng không bàn tán về việc ấy nữa.
Tuy nhiên cũng còn có mấy kẻ tò mò. Họ nghĩ rằng trong chuyện này có lẽ không có những kho của dị thường nói trong truyền thuyết, mà hẳn là một món bở gì thiết thực hơn và đáng giá hơn những giấy bạc của quỷ sứ. Chắc là lão phu chữa đường đã khám phá được một phần điều bí mật đó. Ông hương sư và anh chủ quán Tênácđiê là những người “băn khoăn” nhất, Tênácđiê thân với tất cả mọi người, kể cả Bulatơruyen. Hắn nói:
- Bulatơruyen đã làm khổ sai trên tàu biển ư? Ối dào! Biết ai đã ở đó, biết ai sẽ đến đó!
Một buổi tối, ông hương sư nói rằng giá ngày trước thì tòa án đã điều tra xem Bulatơruyen đi vào làm gì trong rừng ấy và chắc là hắn ta phải khai ra. Nếu cần thì người ta tra khảo và hẳn là Bulatơruyen không chịu nổi ngón đòn tàu lặn.
- Thôi thì ta dùng đòn rượu đi - Tênácđiê nói.
Thế là họ cố chạy vạy để mời rượu lão phu lục lộ già. Bulatơruyen uống rất nhiều mà nói rất ít. Với một nghệ thuật đáng khâm phục, lão điều hòa sự đói khát của một đứa phàm phu với tính kín đáo của một quan tòa, theo một tỉ lệ khoa học. Tuy nhiên, nhờ tấn công ráo riết và đối chiếu, vắt nắn những lời lẽ mập mờ lão buột miệng nói ra, Tênácđiê và ông giáo cũng đoán được những điều sau đây:
Một hôm, sáng tinh mơ, Bulatơruyen đi làm như thường lệ, chợt thấy ở một xó rừng, trong bụi rậm, một cái xẻng và một cái cuốc, hình như có ai giấu ở đấy. Song, hắn nghĩ là có lẽ cái xẻng, cái cuốc ấy là của lão gánh nước thuê Xíchphua, nên cũng chẳng để ý làm gì. Nhưng chiều tối hôm ấy, hắn thấy “một người lạ, không phải là người làng, mà hắn thì hắn biết rõ lắm”: người ấy rẽ từ đường đi sâu vào trong rừng nơi rậm nhất; chắc chắn là người kia không trông thấy hắn, bởi vì có một gốc cây che khuất. Người lạ mặt mang một gói gì vuông vuông hình như là một cái hộp lớn hay một cái hòm nhỏ. Bulatơruyen ngạc nhiên hết sức; mãi bảy, tám phút sau hắn mới nảy ra ý nghĩ theo dõi “kẻ lạ”. Nhưng chậm quá rồi; kẻ lạ đã ở trong rừng sâu mà trời lại sập tối, nên theo không kịp. Thế là hắn đành đứng rình ở bìa rừng. Trăng sáng. Hai ba tiếng đồng hồ sau, Bulatơruyen mới thấy kẻ lạ kia từ rừng sâu đi ra, tay xách một xẻng và một cái cuốc chứ không phải cái hòm nhỏ như lúc nãy. Hắn để mặc người kia đi chứ không dám gọi lại hỏi; hắn nghĩ là người ấy khỏe gấp ba hắn, lại có cuốc trong tay, người kia mà nhận ra được hắn và biết mình đã bị lộ mặt thì thế nào hắn cũng bị đánh chết. Nhưng cái xẻng và cái cuốc đã soi cho hắn một tia ánh sáng; hắn chạy đến chỗ bụi rậm ban sáng thì chẳng thấy cuốc với xẻng đâu cả. Hắn kết luận rằng kẻ lạ vào rừng chỉ là để lấy cuốc đào hố chôn cái hòm và lấy xẻng lấp đi. Cái hòm nhỏ quá, không bỏ vừa một xác chết, vậy chỉ là hòm đựng tiền. Thế là hắn ra công dò tìm. Bulatơruyen sục sạo, thăm dò, chui rúc khắp cả khu rừng, chỗ nào đất có vẻ mới đào lên là hắn xục tới. Nhưng không ăn thua gì.
Hắn chẳng “kiếm” được gì hết. Ở Môngphécmây, không ai nghĩ đến cái chuyện ấy nữa. Chỉ có vài mụ lắm mồm miệng có gan nói: “Hãy cứ tin rằng cái lão phu lục lộ Ganhi ấy chẳng dại hành thân hoại thể như vậy để mà chơi. Chắc chắn là có quỷ sứ hiện”.
III
XIỀNG SẮT MÀ ĐẬP MỘT BÚA ĐÃ GẪY TAN THÌ CHẮC ĐÃ CÓ KẺ CHUẨN BỊ BẺ TỪ TRƯỚC
Vào khoảng cuối tháng mười cũng năm 1823 đó, nhân dân thành phố Tulông thấy chiếc tàu biển Ôriông vừa qua một cơn bão táp ngoài biển, cập bến để sửa chữa mấy chỗ hư hỏng. Chiếc tàu này về sau dùng làm tàu huấn luyện thủy quân ở Bơrét, nhưng lúc ấy, tàu thuộc hạm đội Địa-trung-hải.
Chiếc tàu chiến bị sóng dập gió dồi đã trở nên quặt quẹo, nhưng nó vẫn làm cho người ta chú ý. Nó kéo cờ tướng lệnh gì không biết mà được chào bằng mười một phát đại bác nghi lễ và cũng đáp lại với số tương đương thành ra đã có tất cả là hai mươi hai tiếng đại bác rền lên khi tàu cập bến. Người ta tính ra cứ mỗi ngày đêm, thế giới văn minh bắn mất mười lăm vạn phát thuốc súng đại bác vô ích về những việc chào mừng, những nghi lễ đế vương và quân sự, những trao đổi lễ nghĩa, những hiệu lệnh, những nghi thức nhập cảng, nhập thành, những lễ chào mặt trời mọc, mặt trời lặn ở tất cả các thành trì và những việc phù phiếm khác. Cứ cho là mỗi phát tiêu tốn sáu phơrăng, thì mỗi ngày có chín mươi vạn, mỗi năm ba trăm triệu thực sự tan thành khói. Một khoản nhỏ nhặt thôi mà! Trong khi đó thì người nghèo cứ chết đói.
Năm 1823 là năm mà nền quân chủ phục hưng gọi là “thời kỳ chiến tranh Tây Ban Nha”.
Cuộc chiến tranh ấy gồm nhiều biến cố chứa đựng trong một biến cố duy nhất và vô số những điều đặc biệt. Một việc gia đình lớn trong dòng họ Buốcbông; chi Buốcbông ở Pháp viện trợ và che chở cho chi Buốcbông ở Mađơrít, nghĩa là nó thực hiện nghĩa vụ huynh trưởng; một sự phục hồi những truyền thống dân tộc lẫn khuynh hướng phục tùng và phụ thuộc đường lối của các nội các phương Bắc; công tước Ănggulem, mà các tờ báo tự do mệnh danh là Người anh hùng Ăngduygia, công tước Ănggulem đang dồn ép chủ nghĩa khủng bố thực sự của nhà thờ, chủ nghĩa khủng bố này xung đột với chủ nghĩa khủng bố huyền ảo của phái tự do, nhưng dáng điệu đắc thắng không hợp với vẻ mặt hiền hòa của công tước; những người cộng hòa phục sinh dưới danh hiệu đêcamixađô khiến cho những bà quả phụ hưởng quyền thừa kế đâm ra lo sợ; chủ nghĩa quân quyền coi sự tiến hóa là hỗn loạn và ngăn trở nó; những nguyên lý của cách mạng 89 bị gián đoạn đột ngột trong cơn bão táp; châu Âu hô “Họ!” với tư tưởng Pháp đang chạy vòng quanh quả đất; bên cạnh đại tướng tổng tư lệnh người Pháp, hoàng thân Carihăng, sau này là Sáclơ Anbe, đầu quân trong đạo thập tự viễn chinh của vua chúa chống nhân dân các nước, dưới danh nghĩa là một lính pháo thủ tình nguyện, ngù vai bằng len đỏ; lính của hoàng đế lại ra trận sau tám năm nghỉ ngơi, nhưng bây giờ già cả, buồn bực, chiến đấu dưới cờ hiệu trắng; cờ tam tài thì bây giờ chỉ có một dúm nhỏ người Pháp anh dũng nhất ở nước ngoài, cũng như cờ trắng ở Côblăng ba mươi năm trước; tu sĩ chen lẫn trong binh lính ta; tư tưởng tự do và tân tiến bị lưỡi lê khuất phục; nguyên tắc bị đạn đại bác vùi dập; nước Pháp dùng vũ khí hủy hoại những gì nó đã xây dựng bằng tư tưởng. Ngoài ra còn có sự mua chuộc những tướng lĩnh phía thù, sự do dự của binh lính, những thành phố bị vây hãm bằng tiền ức bạc triệu. Không có những hiểm họa chiến trường nhưng cũng có những vụ bùng nổ, như trong hầm mỏ; ít đổ máu, ít vinh dự, nhục nhã cho vài người và không vinh quang cho ai cả. Đó, cái trận chiến tranh do các vua chúa cháu chắt của Lui XIV gây nên và các tướng lĩnh mà Napôlêông đào tạo tiến hành. Buồn làm sao! Nó không khiến cho người ta nghĩ đến những cuộc chiến lớn hay những sự kiện chính trị lớn.
Cũng có đôi chiến tích quan trọng. Chẳng hạn việc hạ Trôcađêrô là một chiến công xuất sắc. Nhưng chung quy, chúng tôi lặp lại, những loa, còng của cuộc chiến tranh này nghe như có tiếng rạn. Toàn cuộc có cái gì đáng ngờ, nước Pháp nuốt có phần nghẹn ngào cuộc chiến thắng giả này và lịch sử cũng đồng tình vậy. Hình như một số chỉ huy Tây Ban Nha có nhiệm vụ kháng chiến đã chịu thua một cách quá dễ dàng, cho nên khái niệm mua bán cứ phảng phất trong danh từ chiến thắng. Hình như người ta đã mua được hơn là đánh được các tướng lĩnh bên thù. Giờ khải hoàn mà người lính chiến thắng lại cảm thấy bị nhục. Đúng là một cuộc chiến tranh làm bé mình đi, một cuộc chiến tranh mà trong những nếp của quân kỳ, người ta đọc thấy chữ Ngân hàng Pháp quốc.
Nhiều cựu binh năm 1808, mà thân xác suýt bị vùi trong cảnh sụp đổ dữ dội của thành Xaragôtxô, đã cau mày trước những thành trì dễ dàng mở cửa cho họ vào năm 1823. Họ đâm ra tiếc rẻ Palaphôtx. Cái tính khí Pháp là như vậy; thà đối địch với Rôtxtôpkin[93] chứ không thiết có kẻ thù là Banlexterotx.
Còn có một điểm quan trọng hơn mà chúng ta cũng cần phải chú ý. Cuộc chiến tranh ấy, đã làm tổn thương tinh thần thượng võ nước Pháp còn bôi nhọ tinh thần dân chủ. Đó là một công cuộc nô dịch hóa người ta. Người lính Pháp do chế độ dân chủ đẻ ra, thế mà mục tiêu của họ trong trận này là dành cho được một cái ách cho vai cổ nhân dân một nước khác. Một phản nghĩa ghê tởm! Nước Pháp sinh ra để thức tỉnh các dân tộc chứ không phải để bóp nghẹt họ. Từ năm 1792, tất cả những cuộc cách mạng ở Châu Âu đều là cách mạng Pháp. Tự do tỏa sáng từ Pháp. Đó là một hiện tượng nhật quang. Chỉ có kẻ mù mới không nhìn thấy! Chính Bônapác đã nói điều đó.
Chiến tranh 1823 là một xúc phạm đối với dân tộc Tây Ban Nha hào hiệp, đồng thời là một xúc phạm đối với cách mạng Pháp. Vụ hành hung quái gở và to tát ấy chính là do nước Pháp làm ra. Bằng bạo lực. Bởi vì trừ những cuộc chiến tranh giải phóng, thì những gì quân đội làm, họ đều làm bằng bạo lực. Danh từ phục tùng thụ động chứng tỏ điều đó. Một đạo quân là một công trình tổ hợp kỳ quặc và tuyệt diệu trong đó sức mạnh nảy sinh từ một tổng số những bất lực. Đó là sự giải thích về chiến tranh, do nhân loại tiến hành chống nhân loại, bất chấp nhân loại.
Về phần dòng họ Buốcbông, thì chiến tranh 1823 đã làm hại họ. Họ tưởng đó là một thắng lợi. Họ có thấy đâu sự nguy hiểm gây ra do dùng mệnh lệnh mà giết tư tưởng. Họ ngây thơ đến độ đem cái suy yếu lớn do tội ác gây nên làm nhân tố hùng mạnh của chế độ. Tư tưởng đánh úp len vào đường lối chính trị. 1830 nảy mầm ở 1823. Trong các hội nghị của họ, chiến dịch Tây Ban Nha trở thành một luận cứ để bảo vệ những bạo hành và những cuộc hành quân vì quyền vị thiêng liêng. Nước Pháp đã phục hồi nhà vua[94] ở Tây Ban Nha, thì cũng có thể phục hồi nền quân chủ chuyên chế ở nước mình. Dòng họ Buốcbông phạm một sai lầm ghê gớm là lẫn lộn sự phục tùng của người lính với sự đồng ý của quốc gia. Tin tưởng như vậy thì mất ngôi dễ như chơi. Không nên ngủ dưới bóng cây măngxơniliê[95] cũng như dưới bóng quân đội.
Chúng ta hãy trở lại với chiếc tàu Ôriông.
Trong những chiến dịch do hoàng thân tổng tư lệnh chỉ huy có một hạm đội tuần hành trong Địa-trung-hải. Chúng ta đã nói chiến hạm Ôriông ở trong hạm đội ấy và nó chạy vào cảng Tulông là do bão biển làm hư hỏng.
Chiến hạm mà vào đỗ ở cảng thì quần chúng kéo đến xem và mải miết với nó. Bởi vì nó lớn mà quần chúng thì thích cái lớn.
Một đại chiến hạm là sự phối hợp kỳ diệu của thiên tài con người với sức mạnh hùng hậu của thiên nhiên.
Một đại chiến hạm là sự hợp nhất của cái gì nặng nhất với cái gì nhẹ nhất bởi vì nó có quan hệ song song với ba hình thái của vật chất: thể rắn, thể lỏng và thể hơi, và đồng thời phải đối phó với ba hình thái ấy. Nó có mười một bộ vuốt sắt để bám đá dưới đáy biển và còn có nhiều cánh, nhiều râu hơn loại bọ để hứng gió trên tầng mây. Hơi thở của nó thoát ra từ một trăm hai mươi họng đại bác, như từ những cái kèn khổng lồ và dõng dạc trả lời cho sấm sét. Đại dương muốn cho nó lạc nẻo trên mặt nước với ngàn vạn đợt sóng giống nhau kinh khủng, nhưng nó có một linh hồn, đó là cái la bàn để hướng dẫn và luôn chỉ hướng Bắc cho nó. Trong những đêm tối, đèn hiệu của nó thay thế sao trời. Như thế là chống với gió, tàu có dây và vải; chống với nước thì có gỗ; với đá thì có sắt, đồng và chì; chống với bóng tối, có ánh đèn; chống với mênh mông, có một cái kim.
Ai muốn có một ý niệm về những kích thước khổng lồ làm nên một đại chiến hạm thì hãy vào trong một thân tàu sáu hầm được che đậy ở cảng Bơretx hoặc cảng Tulông. Chiến hạm được đóng ở đấy có thể nói là đang đặt trong một cái chuông. Chiếc đòn khổng lồ này là một trục buồm: cái trụ gỗ to tướng nằm dưới đất dài như vô tận ấy là cái cột buồm cái. Nếu tính từ gốc ở đáy tàu lên tận đỉnh chót vót trên mây, thì cột buồm cao ngót một trăm hai mươi mét, đường kính ở gốc là một mét. Cột buồm cái Ănglê ngất ngưởng bảy mươi mét trên mặt nước. Hải quân của ông cha là dùng dây cáp, hải quân ngày nay dùng xích sắt. Riêng đống xích của một hạm trang bị một trăm đại bác đã cao một mét tư, rộng bảy mét, sâu hai mét rưỡi. Cần bao nhiêu gỗ để đóng chiếc tàu ấy? Ba nghìn mét khối. Cả một khu rừng nổi.
Nên chú ý đây là mới nói đến chiếc tàu chiến bốn mươi năm về trước, tức là chiếc tàu buồm. Lúc bấy giờ hơi nước còn đang ở bước đầu. Từ ấy đến nay hơi nước đã đưa thêm vào chiếc tàu chiến tuyệt vời nhiều điều kỳ diệu mới. Chẳng hạn, hiện nay chiếc tàu chân vịt hỗn hợp là một cỗ máy lạ lùng chịu sức đẩy đưa của một bộ buồm rộng tổng cộng ba nghìn mét vuông và một nồi hơi mạnh hai nghìn năm trăm ngựa.
Không nói đến những kỳ quan mới ấy, chiếc tàu của Cơritxtôphơ Côlông và Ruyte xưa kia cũng đã là một kiệt tác vĩ đại của loài người. Sức mạnh của nó vô tận cũng như gió trong cõi vô biên. Nó chứa gió trong buồm, nó tiến tới chính xác trên những giàn sóng dàn trải bao la, nó bềnh bồng như nó ngự trị.
Tuy nhiên, có một giờ phút nào đó bão tố bẻ gãy cái trục buồm hai mươi mét đó như một cọng rạ, gió uốn cong như một cây lau cái cột buồm một trăm hai mươi mét, chiếc neo một vạn cân gập trong họng súng cũng như cái lưỡi câu trong mồm con cá quả, những cỗ đại bác khổng lồ gầm lên thảm thương vô ích, tiếng gào thét cứ theo gió biệt tăm vào đêm tối và khoảng không, tất cả sức mạnh và oai hùng của con tàu trong giờ phút ấy bị hủy hoại bởi một sức mạnh và oai hùng cao hơn.
Khi một sức mạnh vô tận triển khai để đi đến một sự suy yếu vô cùng, nó thường bắt con người phải suy nghĩ. Do đó mà có sự tụ tập của những người tò mò quanh những công cụ chiến tranh và hàng hải ấy, tuy họ không hiểu thật rõ ràng họ đến vì lẽ gì.
Ngày nào cũng vậy, từ sớm đến chiều, các đê, các bờ bến đều chật ních những kẻ vô công rồi nghề, những người lêu lổng - như ở Pari người ta gọi - họ chỉ có mỗi một việc là đến xem chiếc tàu Ôriông.
Tàu Ôriông là một chiếc tàu bệnh hoạn từ lâu. Trong những hành trình trước đây, nhiều lớp hà dày cộm đã bám lên vỏ tàu, đến nỗi làm mất một nửa tốc độ. Năm trước, người ta đã kéo tàu lên cạn để cạy hà, sau đó cho đi biển lại. Nhưng việc cạy hà cũng làm thương tổn đến hệ bù-loong ở vỏ tàu. Đến ngang quần đảo Balêa, sườn tàu mỏi mệt đã long lở; thời bấy giờ, vỏ tàu chưa được bọc bằng tôn cho nên nước đã lọt vào. Một cơn gió mạnh tiết thu phân thổi đến đã làm vỡ mũi tàu bên trái cùng với một cửa sổ và làm hư hại bộ dây buồm mũi. Sau những hư hại đó, tàu Ôriông trở về Tulông. Tàu bỏ neo ở gần Binh công xưởng thủy quân. Tàu đang trang bị và được đem chữa. Vỏ tàu về phía bên phải không có chỗ nào hỏng, nhưng theo lệ thường, người ta tháo mấy cái nẹp sắt ra để lùa không khí vào trong sườn tàu.
Một buổi sáng, đám người đi xem tàu được chứng kiến một tai nạn.
Bọn thủy thủ đang buộc buồm vào trục. Bỗng người thủy thủ phụ trách cầm mép buồm vuông bên hữu mất thăng bằng. Anh ta lảo đảo. Đám người tụ tập ở bến Binh công xưởng hét lên một tiếng. Anh ta lộn cổ xuống, quay một vòng quanh trục buồm, tay buông thõng xuống vực thẳm. Anh ta giơ vội một tay, rồi hai tay nắm được cái bậc thang giả và cứ thế người treo lủng lẳng. Bên dưới anh ta là biển sâu thăm thẳm. Cái bậc thang giả bị va mạnh, đu đưa như một cái đu. Người ấy cứ lủng lẳng đưa đi đưa lại ở đầu dây, chẳng khác gì hòn đá ở cái dây bắn đá.
Trèo lên để cứu anh ta là một việc nguy hiểm ghê người. Bọn thủy thủ toàn là dân chài mới tuyển mộ, thế mà không một người nào dám mạo hiểm. Lúc ấy, người thủy thủ bất hạnh đã mệt mỏi lắm; tuy không thấy được nét mặt khiếp đảm của anh ta, nhưng cứ trông cái chân, cái tay cũng biết là anh ta đã kiệt sức. Hai cánh tay bị kéo căng thẳng ghê gớm. Mà mỗi lần cố co tay leo lên thì cái bậc thang lại đu mạnh thêm. Anh ta không kêu, sợ mất sức. Ai cũng chỉ còn chờ cái giây phút anh phải buông tay và chốc chốc người ta ngoảnh mặt đi để khỏi phải trông thấy cảnh tượng anh rơi xuống. Có những lúc một mẩu dây thừng, một con sào, một cành cây là cả sự sống, cho nên thật là khủng khiếp phải trông một sinh mệnh từ đấy rơi xuống như một quả chín muồi.
Bỗng thấy một người leo lên cái dây gò cột buồm, nhanh thoăn thoắt như một con mèo rừng. Người ấy mặc quần áo đỏ, vậy ra là một tên tù khổ sai, hắn lại đội một cái mũ vải xanh, vậy ra là một tên tù chung thân. Hắn leo đến tầng trên cột buồm thì gió đánh bạt chiếc mũ, để lộ một cái đầu bạc phơ; vậy ra không phải là một thanh niên.
Đúng thế, một tên tù khổ sai, cùng làm trên tàu với cả bọn tù nhân, ngay từ phút đầu đã chạy đến chỗ viên sĩ quan trực nhật, xin phép được liều mình cứu anh thủy thủ, giữa lúc mọi người luống cuống chưa biết làm thế nào, giữa lúc mọi thủy thủ đều run sợ và chịu bó tay. Viên sĩ quan vừa gật đầu thì người ấy lấy búa đập một nhát gãy ngay chiếc xiềng xích chân rồi vơ lấy một cuộn thừng và leo lên dây buồm. Lúc ấy, chẳng ai để ý xem tại sao chiếc xiềng lại dễ gãy thế. Mãi sau người ta mới nghĩ đến chuyện ấy.
Trong nháy mắt, người ấy đã lên đến tận trục buồm. Hắn dừng lại vài giây, hình như để lấy mắt ước lượng dài ngắn thế nào. Trong lúc thân người thủy thủ treo lủng lẳng ở đầu dây, gió đưa đi đưa lại, thì vài giây đồng hồ ấy, người đứng nhìn ở dưới thấy lâu như hàng mấy thế kỷ. Sau cùng, hắn ngước mắt nhìn trời rồi bước lên một bước. Ai nấy đều thở phào. Rồi thấy hắn chạy trên trục. Đến đầu trục, hắn lấy ra cuộn dây thừng đem theo lúc nãy, buộc một đầu vào trục rồi thả đầu kia xuống; thật là vô cùng khủng khiếp, vì bây giờ không chỉ có một người treo lơ lửng trên vực thẳm nữa, mà là hai người.
Trông hệt như một con nhện sắp bắt một con ruồi, nhưng đây là con nhện mang lại cái sống chứ không phải cái chết. Hàng vạn con mắt chăm chăm nhìn hai người đó. Không một tiếng kêu, không một lời nói, cơn hồi hộp chung khiến họ nhíu cả lông mày lại. Ai nấy đều nín thở, tưởng như sợ rằng hơi thở ở miệng mình góp thêm sức cho gió đu đưa hai kẻ khốn cùng.
Thế nhưng, tên tù cũng lần được xuống tới gần người thủy thủ. Vừa kịp! Giá chậm một phút thì người kia kiệt sức và tuyệt vọng sẽ buông tay cho rơi người xuống vực. Tên tù một tay bám dây thừng, một tay lấy thừng buộc chặt người kia lại. Rồi người ta thấy hắn leo lên trục, kéo cả người thủy thủ lên và đặt anh ta ở đó; hắn nâng đỡ anh ta một lát để anh ta lấy lại sức, xong lại cắp lấy anh ta mà mang từ đầu trục đến chốt cột buồm, rồi lại từ chốt cột buồm đến tận chỗ sàn tầng trên; bấy giờ hắn mới giao anh thủy thủ cho các bạn anh.
Công chúng vỗ tay vang dậy; có những anh lính già coi tù ứa nước mắt trên bến, các bà ôm lấy nhau mà hôn. Muôn miệng nhất loạt thét to, tiếng thét vừa dữ dội vừa xúc động: “Ân xá cho người ấy!”
Tên khổ sai lúc ấy vội vã xuống ngay để trở về với công việc khổ dịch. Hắn bám vào dây buồm tụt xuống cho nhanh, rồi chạy trên cái trục dưới. Bao nhiêu con mắt đều nhìn theo hắn. Đến một lúc, mọi người sợ hãi thấy hắn ngập ngừng rồi lảo đảo: Chắc là hắn mệt quá hoặc choáng váng. Bỗng mọi người kêu thét lên: hắn vừa rơi xuống biển!
Tên tù khổ sai xấu số rơi vào một chỗ quá nguy hiểm. Hắn lọt xuống giữa hai chiếc tàu chiến: tàu Ôriông và tàu Angiêđira đậu cạnh nhau. Chỉ sợ hắn ngụp xuống dưới bụng của một trong hai chiếc tàu. Bốn người vội vàng nhảy xuống một chiếc xuồng. Dân chúng cổ vũ họ. Sự hồi hộp lo âu lại trở về. Không thấy hắn nổi lên mặt nước. Hắn chìm xuống biển như rơi xuống một thùng dầu, không một vết sóng gợn. Người ta thăm dò người ta lặn kiếm. Vô hiệu. Tìm mãi đến tối cũng không thấy xác hắn.
Hôm sau tờ nhật báo Tulông đăng mấy dòng sau đây: “17 tháng 11 năm 1823 - Hôm qua, một tên tù làm việc khổ dịch trên tàu Ôriông, sau khi cứu được một thủy thủ, đã ngã xuống biển chết đuối. Không tìm thấy xác hắn. Người ta đồn rằng hắn bị mắc vào hàng cọc ở chỗ mỏm gần Binh công xưởng. Tên tù ấy số 9.430, tên là Giăng Vangiăng”.
QUYỂN III: GIỮ LỜI HỨA VỚI NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
I
VẤN ĐỀ NƯỚC ĂN TẠI MÔNGPHÉCMÂY
Môngphécmây ở vào giữa Livơri và Senlơ, bên rìa phía nam cao nguyên ngăn đôi triền sông Uốc và sông Mácnơ. Ngày nay Môngphécmây là một thị trấn khá lớn; những biệt thự bằng đá trắng tô điểm cho thị trấn quanh năm và cứ ngày chủ nhật thì nó lại được điểm tô bằng những ông thị dân mặt mày nở nang rạng rỡ. Nhưng năm 1823 thì Môngphécmây làm gì có nhiều nhà trắng xóa như thế, nhiều kẻ sung sướng như thế! Nơi ấy hồi đó chỉ là một cái làng miền rừng. Rải rác cũng có dăm ba biệt thự xây từ thế kỷ trước, nhờ vẻ đường bệ mà dễ nhận ra, có bao lơn bằng sắt uốn, có cửa sổ cao lấp lánh những miếng kính đủ các màu xanh trên nền trắng của những cửa gỗ đóng im ỉm. Tuy vậy Môngphécmây cũng không hơn gì một thôn xóm. Những tay buôn len dạ về vườn và những thầy cò thầy kiện đi nghỉ mát chưa tìm ra nơi này. Đây là một khu tĩnh mịch và xinh xắn, không nằm trên con đường nào hết. Đời sống quê mùa, dễ dàng, có đủ thứ và rất rẻ. Chỉ có khoản nước là khan hiếm, vì là đồi cao.
Phải đi khá xa mới kiếm được nước. Đầu làng về phía Ganhi thì lấy nước ở các hồ ao rất đẹp trong rừng. Cuối làng, mấy xóm quanh nhà thờ, về phía Senlơ, phải xuống tận lưng chừng đồi, gần đường cái, đi mất khoảng mười lăm phút, mới có một con suối nhỏ có nước ăn.
Vì vậy, nhà nào cũng thấy việc đi lấy nước là một công việc khó nhọc. Những nhà giàu có, những nhà quý phái, quán hàng Tênácđiê cũng trong số ấy, phải thuê gánh nước, cứ mỗi thùng một đồng lia; lão gánh nước thuê cho các nhà ở Môngphécmây mỗi ngày kiếm được tám xu; nhưng về mùa hạ, lão chỉ làm đến bảy giờ, về mùa đông thì đến năm giờ, cho nên lúc trời đã tối, cửa ngõ mọi nhà đã đóng, nhà nào hết nước phải tự đi lấy hoặc nhịn uống đến hôm sau.
Con bé Côdét rất sợ cái nạn ấy, chắc độc giả chưa quên con bé đáng thương. Vợ chồng Tênácđiê nuôi con Côdét được hai cái lợi, mẹ thì trả tiền, con thì hầu hạ chúng nó. Đến khi mẹ nó không có tiền trả nữa, vì cớ đã nói ở các chương trên, vợ chồng Tênácđiê vẫn giữ đứa bé; nó làm thay đứa ở. Vì là đứa ở nên khi cần thì nó phải đi lấy nước. Hễ nghĩ đến việc đi lấy nước ban đêm là nó khiếp sợ, nên không bao giờ nó dám để trong nhà phải thiếu nước.
Ngày lễ Giáng sinh năm 1823 ở Môngphécmây đặc biệt vui vẻ. Đầu mùa đông, tiết trời dễ chịu, chưa có hôm nào đóng băng hay mưa tuyết. Đám phường trò ở Pari đã được phép ông thị trưởng cho cất rạp ở ngay phố chính trong làng. Bọn bán hàng rong cũng tha hồ được dựng quán ở sân nhà thờ và đến tận cả ngõ Hàng Bánh; chắc độc giả còn nhớ ngôi hàng của vợ chồng Tênácđiê cũng ở ngõ này. Quán ăn, quán rượu chật ních những khách hàng; cái làng thường ngày tĩnh mịch này bỗng trở thành ồn ào, vui vẻ. Để làm một sử gia trung thành, chúng tôi cần phải nói là trong mọi cái lạ tai lạ mắt phô bày giữa thiên hạ, còn có một gánh xiếc thú rong mà những diễn viên là những người bẩn thỉu, rách rưới, không biết từ đâu lại. Từ năm 1823, họ đã trưng bày cho nông dân Môngphécmây xem một con kên kên Braxin khủng khiếp mà viện sinh vật hoàng gia của chúng ta mãi đến 1815 mới có. Loại kên kên này có con mắt màu cờ tam tài. Hình như các nhà sinh vật học gọi con chim đó là Caracara Pôlybôruýtx, loại ăn thịt, giống kên kên. Một vài cựu binh chất phác thuộc phái thân Bônapác đến chiêm ngưỡng con vật ấy một cách tín mộ. Bọn làm xiếc thì khoa trương cái màu cờ trong con mắt chim đó là một hiện tượng hãn hữu mà Chúa nhân từ bày ra để giúp đỡ gánh xiếc của họ.
Đêm lễ Giáng sinh, vô số người, nào phu đánh xe, nào phu tải vào hàng Tênácđiê ăn ăn uống uống, xúm quanh bốn hay năm ngọn nến ở gian phòng tầng dưới. Gian phòng này cũng giống như ở mọi quán rượu khác, lủng củng những bàn, những hũ rượu bằng thiếc, những chai lọ, những người uống rượu, người hút thuốc lá. Anh sáng thì ít mà tiếng ồn ào thì nhiều. Hai vật thời thượng của tầng lớp thị dân nằm trên một chiếc bàn, chứng tỏ rõ ràng chúng ta đang ở năm 1823: đó là một ống kính vạn hoa và một cây đèn sắt tây màu gợn sóng. Mụ Tênácđiê đang chăm nom các món ăn xèo xèo trên lò lửa cháy đượm; lão chồng uống rượu và nói chuyện thời thế với khách hàng.
Ngoài các câu chuyện thời sự mà những chủ đề chính là chiến tranh Tây Ban Nha và công tước Ănggulem, trong tiếng ồn ào chung, người ta nghe đây đó những mẩu chuyện địa phương đại loại: “Vùng Năngte và Xuyarên nho được rượu quá, cứ dự tính mười thùng thì được những mười hai. Cho vào bàn ép mới thấy nho lắm nước - Như thế là nho chưa chín chăng? - Ở vùng ấy không ai chờ nho chín mới hái, nếu cất rượu bằng nho chín thì rượu bị lềnh ngay vào xuân - Thế là rượu tiểu thủ công, rượu địa phương? - Còn địa phương hơn ở đây nữa. Phải hái nho xanh”…
Có lúc một anh thợ xay hét:
- Làm sao đổ tội cho chúng tôi về những gì nằm trong các bao lúa? Chúng tôi tìm thấy cả một xứ những hạt kia hạt nọ, hơi sức đâu mà nhặt, cho nên cứ phải để vậy mà đổ vào cối. Nào là cỏ kiệu, cỏ gấu, cỏ may, cỏ chỉ, cỏ mật, lùng, nàn nàn và khối những vị khác, không kể những hòn cuội nhan nhản trong lúa một đôi vùng, đặc biệt là vùng Brơtanhơ, cũng như bọn thợ cưa không thích xẻ những khúc gỗ có đanh. Cứ thử nghiệm xem cái bụi đá ấy mà trộn lẫn trong bột thì còn ra gì. Rồi thì người ta kêu bột thế nọ, bột thế kia. Nói bậy tuốt. Chúng tôi chẳng có lỗi gì nếu bột xấu.
Ở khoảng cách giữa hai cửa sổ, một anh cắt cỏ ngồi uống rượu với một điền chủ. Người điền chủ đang mặc cả giá cắt một đám cỏ cần tiến hành vào mùa xuân. Anh cắt cỏ bảo: “Cỏ ướt cũng không sao. Càng dễ cắt. Sương là tốt, ông chủ ạ. Bù vào cái cỏ ấy, cỏ của ông non khó xơi lắm: nó mềm quá, cứ oằn xuống tránh lưỡi hái”…
Con Côdét vẫn ở chỗ thường ngày, nó ngồi trên cái thang ngang dưới gầm bàn bếp, kê cạnh lò sưởi. Quần áo nó rách tả tơi; chân không bít tất xỏ một đôi guốc gỗ; bên ánh lửa lờ mờ, nó đang đan bít tất len dành cho mấy đứa con nhà Tênácđiê. Một chú mèo con đùa giỡn dưới gầm ghế, có tiếng mấy đứa trẻ, con Êpônin và con Adenma cười nói bi bô ở gian bên.
Ở góc bệ sưởi, có cái roi da treo vào một chiếc đinh. Thỉnh thoảng lại có tiếng một đứa rất bé đặt nằm chỗ nào không biết khóc thét lên giữa cảnh ồn ào trong quán. Mụ Tênácđiê đẻ thằng bé này vào một mùa đông trước: mụ thường bảo “không biết tại sao lại đẻ ra nó, chắc là tại trời rét” - thằng bé đã được hơn ba tuổi. Mẹ nó vẫn nuôi nó, nhưng không ưa. Khi thằng bé kêu khóc dữ quá, làm mọi người khó chịu, thằng chồng mới bảo mụ vợ: “Thằng nhãi lại oe óe kìa, xem nó đòi gì”. Con mụ đáp: “Chà! Bực cả mình với thằng ranh”. Đứa bé bị bỏ mặc vẫn la khóc trong bóng tối.
II
HOÀN THÀNH HAI BỨC CHÂN DUNG
Trên đây ta mới được biết chân dung vợ chồng Tênácđiê nhìn nghiêng; đã đến lúc cần đi quanh đôi vợ chồng này để thấy đủ mọi mặt.
Thằng chồng vừa mới chẵn năm mươi tuổi; con vợ thì gần bốn mươi, nhưng là đàn bà, kể cũng như năm mươi; như thế là hai vợ chồng vừa tuổi nhau.
Chắc độc giả còn nhớ cái bóng dáng đầu tiên của mụ Tênácđiê; mụ cao lớn, tóc vàng, da đỏ, béo nung núc những thịt, vuông người, phục phịch mà nhanh nhẹn; như chúng tôi đã nói, mụ thuộc cái hạng nữ khổng lồ man rợ ở các phiên chợ, tóc đeo nhiều tảng đá đứng tấn cho người ta xem. Mụ làm mọi việc trong nhà, dọn giường, lau buồng, giặt giũ, bếp núc, làm mưa làm gió, tác yêu tác quái. Trong nhà chỉ có mỗi một con ở là con Côdét. Rõ ràng một con chuột nhắt hầu một con voi. Tiếng mụ nói làm rung cả cửa kính, đồ đạc và làm mọi người run lên. Cái mặt phèn phẹt đầy những chấm đỏ, trông như cái môi hớt canh. Mụ có râu. Rõ là một anh phu khuân vác đầu chợ, mặc quần áo đàn bà. Mụ chửi rủa ra tuồng; mụ khoe chỉ đấm một cái là vỡ tan quả hạnh đào. Giả sử không có những cuốn tiểu thuyết mụ đã được đọc, thỉnh thoảng lại làm hiện ra một cách kỳ quái bóng dáng cô ả mỹ miều trong cái lốt con quỷ cái, thì không bao giờ ai có ý nghĩ gọi mụ là một người đàn bà. Mụ giống như một tiểu thư ghép vào một mụ hàng tôm hàng cá. Nghe tiếng mụ nói, người ta bảo: một tên sen đầm; nhìn mụ uống, người ta bảo: một tay đao phủ. Lúc mụ nghỉ ngơi, vẫn thấy sát khí đằng đằng!
Thằng cha Tênácđiê người bé nhỏ, gầy gò, xanh xao, góc cạnh, xương xương, khẳng kheo, trông như ốm thế mà mạnh khỏe ra dáng; nó xảo trá ngay từ hình dáng. Nó quen mỉm cười để đề phòng; nó hầu như lễ phép với hết thảy mọi người, với cả đứa ăn mày mà nó không thí cho được một đồng lia. Mắt nó như mắt giống cầy nhưng vẻ mặt nó là vẻ mặt một nhà văn. Trông nó, giống như các bức chân dung của ông thầy tu Đơlin. Chỗ hãnh diện của nó là ngồi uống rượu với bọn phu tải. Chưa ai làm cho nó uống đến say bao giờ; nó hút một cái tẩu to tướng. Nó mặc áo choàng ngoài một bộ quần áo đen đã cũ. Nó sính nói văn chương và duy vật luận. Lúc nó nói cái gì ra vẻ quan trọng, nó thường kể nào là Vônte, là Raynan, là Pácni và có cái lạ là cả Thánh Ôguytxtanh nữa. Nó tự xưng có “một học thuyết”. Học thuyết của quân kẻ cắp. Đúng là một nhà “đạo tặc đạo”,[96] một danh từ có ý nghĩa riêng. Ta còn nhớ nó khoe nó đã từng đi lính; nó kể lể không dè sẻn là ở trận Oatéclô, nó đóng lon đội trong đạo khinh kỵ thứ 6 hay thứ 9 gì đó, một mình nó đương đầu với một tiểu đoàn kỵ binh quyết tử và đã lấy thân che kín và cứu sống “một vị tướng bị trọng thương” giữa mưa đạn. Do câu chuyện ấy mới có cái biển lòe loẹt treo trên tường và trong làng ai cũng gọi quán ăn của nó là “quán đội trưởng Oatéclô”. Nó tự nhận thuộc phái tự do, cổ điển và đế chính. Dân làng đồn rằng nó đã từng đi học để làm cố đạo.
Chúng tôi thì nghĩ rằng nó chỉ học cái nghề bán hàng cơm ở Hà Lan. Có lẽ đúng là loại tứ chiếng ấy: ở xứ Pơlăngđrơ thì nó là người Pơlăngđrơ của thành phố Lilơ, ở Pari thì là người Pháp, ở Bơruxen thì là người Bỉ, hai chân ở hai biên giới, khai vào chỗ nào cũng tiện. Nó dũng cảm ở Oatéclô như thế nào thì ta đã biết rồi. Đấy, nó phóng đại ra một chút như thế. Đời nó khúc khuỷu, phiêu lưu, lúc lên voi lúc xuống chó; lương tâm đã rách nát thì cuộc đời cũng chắp vá thôi; hình như trong cái thời gian bão táp ngày 18 tháng 6 năm 1815, Tênácđiê thuộc các loại những kẻ vừa làm nghề bán căngtin vừa ăn cắp trong quân đội, như đã nói ở trên; chúng đi đến đâu là sục sạo đến đấy, bán hàng cho người này, đánh cắp của kẻ kia, cả bầu đoàn thê tử trên một chiếc xe lăn khấp khểnh theo các cuộc hành quân, dựa vào bản năng để bao giờ cũng theo bên thắng. Sau chuyến đó, sẵn có ít vốn[97] nó bèn về mở quán hàng ăn ở Môngphécmây.
Cái vốn ấy là những túi tiền, đồng hồ, nhẫn vàng, huy chương bạc gặt được trong vụ mùa trên những luống cày gieo bằng xác chết; cái vốn ấy chẳng to gì nên tên bán hàng trong quân đội ấy lúc trở về mở cái quán tồi tàn này, chứ cũng chẳng làm nên trò trống gì hơn. Cử chỉ Tênácđiê mang một nếp cứng rắn riêng. Nếp cứng rắn ấy cộng với thói quen nguyền rủa là nếp của trại lính, cộng với dấu chữ thập, là nếp của nhà tu. Nó ăn nói hoạt bát. Nó để cho người ta đồn rằng nó học thông. Tuy vậy thầy giáo làng vẫn thấy nó “hớ” luôn. Nó kê hóa đơn cho khách hàng một cách rất thạo. Nhưng người tinh ý nom vào thì thấy có lỗi chính tả. Tênácđiê là đứa thâm hiểm, háu ăn, la cà, lanh lợi. Nó chẳng từ con sen con ở, nên mụ vợ không mượn người giúp việc nữa. Con voi nan ấy mà ghen tuông. Mụ tưởng như tất cả đàn bà con gái ai cũng muốn chim cái lão bé choắt, còm nhom, vàng ễnh đó.
Nổi bật hơn hết, Tênácđiê là một thằng lưu manh thuộc loại ôn hòa, nó là một đứa giảo hoạt và tỉnh táo. Loại này mới thật là nguy hiểm nhất: đã lưu manh, lại đạo đức giả.
Không phải là có lúc Tênácđiê không biết nổi nóng; ít ra nó cũng nóng bằng con vợ nó; nhưng họa hoằn thôi; lúc ấy thì nó thù ghét tất cả nhân loại, lòng nó chứa chất cả một lò lửa căm thù; nó giống như những người suốt đời chỉ lo trả thù trả oán, những người động một tí là buộc tội tất cả mọi vật xung quanh, rồi lúc nào cũng lăm le chỉ muốn nhảy xổ vào kẻ nào chẳng may chợt qua đấy; kẻ đó tức là thủ phạm chính thức gây ra tất cả những thất vọng, những tai họa, những bất hạnh trong đời nó; bấy giờ nó giống như có men rượu bốc trong người, sôi sục trong mồm, trong mắt, thế là nó trở thành ghê gớm. Vô phúc cho kẻ nào chợt đến lúc nó hung hãn như thế.
Ngoài những năng khiếu khác, Tênácđiê lại còn được cái nết ý tứ và sâu sắc, biết lựa lúc mà im lặng hay ba hoa, nhưng dù lúc nào, nó cũng tỏ ra thông minh rất mực. Nó có cái nhìn của người thủy thủ quen nheo con mắt trước ông kính viễn vọng. Tênácđiê làm một chính khách vậy.
Kẻ nào mới đến quán ăn này lần đầu, thấy mụ Tênácđiê cũng phải bảo: “Hẳn đây là chủ nhà”. Lầm to. Mụ cũng chẳng là bà chủ nữa. Chính thằng chồng mới vừa là ông chủ vừa là bà chủ. Thằng chồng sắp đặt công việc, con vợ cứ thế làm. Nó điều khiển tất cả bằng một thứ điện lực vô hình và thường xuyên. Chỉ một tiếng, hay có khi chỉ cần một dấu hiệu, thế là con voi cái tuân lệnh. Thằng Tênácđiê, đối với con vợ, vô tình đã là một đấng đặc biệt quyền uy vô thượng. Thái độ ấy âu cũng là một đức tính riêng của mụ. Nói thí dụ, - ấy là thí dụ thôi, chứ chẳng bao giờ lại có thế, - nếu có điều gì không đồng ý với “ông Tênácđiê” thì dù là việc gì đi nữa, mụ cũng không đổ cho chồng là sai trước mặt mọi người. Có “người lạ”, không bao giờ mụ phạm lỗi ấy, cái lỗi này nhiều bà mắc phải và thường được gọi là: vạch áo cho người xem lưng. Tuy cái cảnh thuận vợ thuận chồng chỉ là để làm việc độc ác, nhưng sự phục tùng của mụ Tênácđiê vẫn có một cái gì tôn nghiêm. Cả cái núi thịt suốt ngày ầm ĩ ấy chuyển động theo ngón tay bé nhỏ của tên bạo chúa lẻo khoẻo kia.
Đây là chuyện vật chất bái phục tinh thần, một chân lý lớn lao và phổ biến biểu hiện ở một sự việc bé nhỏ và buồn cười. Bởi vì một đôi cái xấu xí dị hợm vẫn có cơ sở tồn tại ở sâu ngay trong cái đẹp vĩnh cửu. Ở Tênácđiê có một cái gì thuộc cõi bất khả tri. Do đó hắn có quyền uy tuyệt đối với vợ. Có những lúc mụ ta thấy hắn như một ngọn nến sáng trưng; nhiều lúc khác mụ cảm thấy hắn là một cái vuốt nhọn.
Người đàn bà ấy là một sinh vật ghê gớm chỉ biết yêu con và sợ chồng. Mụ sở dĩ có con là vì mụ thuộc loài có vú. Tuy nhiên tình mẹ con cũng chỉ trùm lên hai đứa con gái là hết, mụ không yêu gì những đứa con trai, sau này ta sẽ rõ. Còn thằng chồng, nó có độc một tư tưởng: làm giàu.
Nhưng nào có được. Cái tài ba lỗi lạc ấy không có đất dụng võ. Ở Môngphécmây, Tênácđiê cứ sa sút mãi, - ấy là tạm dùng chữ sa sút, đến đấy Tênácđiê cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Giả sử nó ở Thụy Sĩ hay ở Pyrênê, chắc cái thằng kiết xác ấy đã trở thành triệu phú. Nhưng số mệnh đã buộc chặt thằng chủ quán ở đâu thì nó đành phải gặm ở đấy.
Chủ quán ở đây dùng theo nghĩa hẹp không mở rộng đến cả giai cấp.
Đúng vào cái năm 1823 ấy, Tênácđiê mắc nợ chừng ngàn rưỡi phơrăng, đều là những món vay nóng, nên nó có bề lo lắng.
Số mệnh dù đối với hắn khe khắt một cách kiên trì. Tênácđiê vẫn là một trong những con người hiểu sâu sắc và mới mẻ nhất cái nghĩa vụ đối với khách trọ. Cái nghĩa chủ khách đó ở các dân tộc dã man là một đức tính cao quý, ở các dân tộc văn minh, đó là một món hàng bán mua. Ngoài ra hắn còn là một tay săn bắn trộm tài tình, đường đạn tinh ai cũng ca ngợi. Tiếng cười của nó lạ lắm, lạnh lẽo và ôn hòa nhưng rất thâm hiểm.
Một đôi khi những lý thuyết làm chủ quán từ óc nó bật ra như những tia chớp. Các giáo điều nghề nghiệp ấy hắn cài vào trí óc vợ nó. Một hôm nó hung hăng nói nhỏ với vợ: “Bổn phận của người chủ quán là bán cho mọi người bước vào cửa hàng cái ăn, cái ngủ, cái ánh sáng, cái lửa sưởi, chăn đệm bẩn, cô hầu phòng, rận rệp và nụ cười; là bắt cóc kẻ qua đường, là trút những túi nhẹ, làm nhẹ những túi nặng một cách lương thiện; là cung kính chứa trọ những gia đình đi đường xa, là nạo ông, vặt bà, lột da cô, cậu; là định giá tất cả: nào cửa mở, cửa đóng, bệ sưởi, ghế bành, ghế tựa, ghế đẩu, ghế con, nệm lông chim, nệm bông, ổ rơm; là phải biết bóng người làm mòn gương soi bao nhiêu để tính tiền: là… nghĩa là, mẹ kiếp! Phải biết tính tiền đủ các thứ để bắt khách hàng trả, đến những con ruồi mà chó họ ngáp phải cũng biết tính!”
Người đàn ông ấy với người đàn bà ấy là xảo quyệt và điên cuồng kết hôn, một đôi hợp phối gớm ghiếc và đáng sợ.
Thằng chồng thì âm thầm nghĩ ngợi, tính toán; còn con vợ thì chẳng thèm nghĩ gì đến bọn chủ nợ không có ở đấy; nó thì chẳng lo gì về ngày hôm qua, cũng chẳng màng đến ngày mai; nó sống hăng tiết, sống tất cả trong giờ phút hiện tại.
Đấy, hai con người ấy là như thế. Côdét sống giữa chúng nó, chịu đựng sức ép của cả hai đứa, giống như kẻ vừa bị tảng cối xay nghiến, vừa bị kìm xé thịt. Thằng chồng và con vợ, mỗi đứa một cách đối xử: Côdét bị đánh đập tơi bời là do con vợ; nó đi chân không mùa rét là do thằng chồng.
Con bé hết lên lại xuống, nào là giặt giũ, cọ chải, lau chùi, quét tước, vừa đi vừa chạy, vừa làm vừa thở, chuyển những đồ vật nặng; tội nghiệp con bé gầy còm như thế mà phải làm những công việc rất nặng nhọc. Chẳng ai thương hại nó; một bà chủ dữ tợn, một ông chủ thâm độc. Cái cửa hàng của Tênácđiê giống như cái lưới nhện, Côdét mắc vào đó, run rẩy. Cái lối hà hiếp người trong cảnh ở tớ thảm đạm này thật là một cảnh điển hình. Đó là kiếp con ruồi làm tôi con nhện.
Tội nghiệp con bé đành ngậm miệng mà chịu đựng.
Vừa từ cõi Chúa xuống, trần trụi, bé bỏng bước vào bình minh của cuộc sống mà gặp phải người đời như vậy, thử hỏi các linh hồn trong trắng ấy nghĩ gì?
III
PHẢI CÓ RƯỢU CHO NGƯỜI, NƯỚC CHO NGỰA
Lại bốn khách đi đường nữa vào hàng.
Côdét buồn rầu nghĩ ngợi; vì tuy mới tám tuổi đầu, nó đã chịu bao đau xót, nên nó ngồi nghĩ vơ vẩn với dáng điệu một bà cụ già thảm hại.
Một bên mắt nó tím bầm, vì một quả đấm của mụ Tênácđiê, đã thế thỉnh thoảng mụ còn nói:
- Gớm! Con mắt sưng húp của nó sao mà xấu thế!
Côdét nghĩ ngợi: đêm thì tối đen như mực, đột nhiên lại phải múc nước đổ đầy các bình, các chai trong buồng bọn khách chợt đến và ngoài bể lại chẳng còn hột nước nào.
Nó còn yên tâm đôi tí là ở nhà hàng Tênácđiê này, người ta không uống nhiều nước lắm. Chẳng thiếu gì người khát; nhưng thật là khát cái vò rượu chứ không phải khát cái vại nước. Ở đây, trước một cái bàn la liệt cốc rượu, ai mà gọi một cốc nước thì chẳng khác gì người man rợ. Vậy mà đã có lúc con bé phải run sợ: mụ Tênácđiê mở vung một cái xoong đang sôi trên bếp lửa, rồi cầm lấy cái cốc đi vội ra bể nước. Mụ vặn vòi nước; con bé ngẩng đầu lên và nhìn theo từng cử chỉ của mụ. Một tia nước nhỏ chảy ra từ vòi nước, chỉ có lưng cốc. Mụ bảo: “Ồ! Hết sạch nước rồi!”; mụ đứng im một lát. Con bé nín thở. Mụ Tênácđiê xem lại lưng cốc nước, lại nói: “Chà, thôi thế này cũng đủ”.
Côdét lại cắm cúi làm, nhưng đến hơn mười lăm phút đồng hồ, nó thấy tim nó nhảy trong lồng ngực, bồng bềnh tựa như bóng.
Nó đếm từng phút trôi qua như vậy và mong cho chóng đến sáng hôm sau.
Thỉnh thoảng lại có khách đang uống rượu nhìn ra đường, kêu lên: “Tối như hũ nút” hoặc “Giờ này có họa là mèo mới ra đường không đèn đuốc gì”, Côdét rùng mình.
Bỗng một ông khách trọ buôn hàng chuyến bước vào sừng sộ nói:
- Ngựa tôi không được uống nước!
Mụ Tênácđiê bảo:
- Cho uống rồi đấy chứ.
Tên lái buôn đáp:
- Cái chị này! Tớ bảo không mà lị.
Côdét chui dưới gầm bàn ra, nói:
- Thưa ông, có mà! Ngựa uống rồi, nó uống ở thùng, nó uống một thùng đầy cơ đấy, thì tay cháu mang nước cho nó, cháu lại còn nói chuyện với nó nữa.
Chuyện không có như thế. Côdét đã nói dối. Ông lái quát:
- Con ranh bé bằng nắm tay mà nói điêu to như hòn núi. Tao bảo nó chưa uống là nó chưa uống, nhóc cái ạ! Lúc nó khát thì nó thở thế nào, tao biết chứ.
Côdét cố cãi; nó hoảng quá, giọng thều thào nghe không rõ:
- Nó uống no nê là khác!
Tay lái buôn cả giận mắng:
- Thôi đừng nói láo. Cho ngựa uống nước đi, rồi xếp, không đôi co gì nữa.
Côdét lại chui vào gầm bàn. Mụ Tênácđiê bảo:
- Phải, phải rồi. Ngựa chưa được uống thì phải cho nó uống chứ.
Rồi mụ nhìn quanh:
- Kìa, cái con kia đâu rồi?
Mụ cúi xuống, thấy Côdét ngồi thu mình mãi cuối bàn, gần ngay dưới chân khách uống rượu. Mụ thét:
- Mày có ra ngay không.
Côdét từ xó ẩn chui ra. Mụ Tênácđiê tiếp:
- Mời cô Chó Vện đi lấy nước cho ngựa uống đi.
Côdét trả lời khe khẽ:
- Nhưng, thưa bà, nước hết rồi ạ.
Mụ Tênácđiê mở toang cửa ra đường:
- Hết thì đi mà xách về chứ!
Côdét cúi đầu vào lấy cái thùng không ở góc lò sưởi.
Cái thùng to hơn cả nó, con bé mà ngồi hẳn vào trong cũng còn rộng chán.
Mụ lại đến ngồi cạnh bếp lò, cầm cái môi gỗ nếm thử món ăn nấu ở trong xoong, mồm lẩm bẩm:
- Nước ở ngoài suối chứ còn đâu. Có khó gì! Ồ! Giá mình tán hành ra thì hơn.
Rồi mụ lục cái ngăn kéo đựng cả xu, cả hồ tiêu, cả tỏi. Mụ tiếp:
- Này cô Cóc, lúc về vào hàng bánh mua cho tôi một cái bánh to. Đồng mười lăm xu đây này.
Côdét mặc cái tạp dề có túi con ở một bên; nó lẳng lặng cầm đồng hào bỏ vào túi.
Rồi nó đứng im, tay xách thùng, trước cái cửa mở toang. Hình như nó đợi có người đến cứu nó. Mụ Tênácđiê thét:
- Đi đi chứ!
Côdét đi ra. Cánh cửa đóng lại.
IV
MỘT CON BÚP BÊ LÊN SÂN KHẤU
Ta còn nhớ, cái dãy cửa hàng giữa trời chạy từ nhà thờ đến tận cái quán ăn Tênácđiê. Những quán ấy chờ bọn nhà giàu đi dự lễ nửa đêm đi qua, nên quán nào quán nấy đều nến thắp sáng trưng trong những cái phễu bằng giấy; cảnh ấy trông như “cảnh thần tiên”, theo lời ông thầy giáo trong làng, lúc ấy đang ăn uống trong quán Tênácđiê. Trái lại trên trời không có lấy một ông sao.
Cái quán cuối dãy dựng lên ngay trước mặt cửa hàng nhà Tênácđiê; hàng bán đồ chơi, lấp la lấp lánh những giấy trang kim, những đồ thủy tinh, những đồ bằng sắt tây rất đẹp. Bên ngăn ngoài, ở ngay đằng trước, bày một con búp bê lót trên một lượt khăn bông trắng nõn. Con búp bê thật lộng lẫy, cao tới gần bảy mươi phân, mặc một cái áo nhiễu màu hồng, đầu cài những bông lúa vàng, tóc như tóc thật, mắt thì bằng men sứ. Suốt ngày những khách tí hon dưới mười tuổi qua lại đều ngây người ra mà ngắm cái kỳ quan ấy. Ở Môngphécmây tìm đâu ra bà mẹ có đủ tiền hay thừa tính tiêu hoang mà mua cho con cái của ấy. Con Êpônin và con Adenma cứ đứng hàng giờ mà ngắm con búp bê; cả con Côdét nữa cũng cả gan lấm la lấm lét nhìn trộm búp bê.
Lúc Côdét bước ra ngoài, tay xách thùng, mặt rầu rĩ và khổ sở như thế, mà nó cũng không nhịn được, phải ngước mắt nhìn con búp bê kỳ diệu ấy, nhìn “cái bà quý phái ấy”, như nó nói. Con bé khốn nạn đứng đờ người ra. Chưa lần nào nó được nhìn gần như thế. Nó tưởng gian hàng như một cái cung điện nào; còn búp bê thì không phải là con búp bê, mà là một nàng tiên hiển hiện. Con người bé nhỏ đáng thương ấy đang chìm sâu trong cảnh ảm đạm lạnh lẽo bỗng nhiên thấy đứng trước một cảnh vui vẻ, lộng lẫy, giàu có, hạnh phúc thoáng hiện ra như trong một luồng ánh sáng ảo mộng. Côdét lấy cái trí thông minh thơ ngây nhưng đáng buồn của nó để ước lượng cái hố sâu thăm thẳm phân cách nó với con búp bê này. Nó cho rằng phải là một bà hoàng hậu hay ít ra là một nàng công chúa mới mua được “cái của ấy”. Nó ngắm nghía cái áo hồng tươi đẹp, mớ tóc mượt, bụng nghĩ thầm: “Con búp bê này, chắc nó sung sướng lắm nhỉ!” Mắt nó không thể rời cái cửa hàng huyền diệu ấy. Càng nhìn càng thấy lóa mắt. Nó tưởng như được thấy thiên đường. Những con búp bê bày phía sau con búp bê to, tưởng như tiên nữ, thánh thần cả. Còn cái ông bán hàng đi đi lại lại sau quầy thì nó mường tượng như Đức Chúa Trời vậy.
Mải chiêm ngưỡng, nó quên hết; quên cả nhiệm vụ phải làm. Bỗng nhiên tiếng gắt của mụ Tênácđiê gọi nó trở về thực tế:
- Ô kìa, con ranh, mày chửa đi à? Cứ đứng đấy, tao ra đây! Không biết nó còn đứng đấy làm gì kia chứ! Đồ quỷ quái, đi đi!
Thì ra mụ Tênácđiê vừa nhìn ra đường thấy Côdét đang say sưa ngắm nghía.
Côdét vội vàng xách thùng lủi đi, cố hết sức bước những bước thật dài.
V
MỘT MÌNH CON BÉ
Quán Tênácđiê ở phía đầu làng, khu xóm nhà thờ, nên con Côdét phải đi lấy nước ở mãi tận cái suối trong rừng về phía Senlơ.
Nó đi thẳng, không nhìn đến cửa hàng nào nữa. Lúc còn ở ngõ Hàng Bánh và trong khu vực nhà thờ thì còn đèn nến sáng trưng trong các cửa hiệu soi rõ lối đi; nhưng chẳng bao lâu, ánh đèn cửa hiệu cuối cùng mờ hẳn. Con bé con ở trong bóng tối. Nó cứ đi sâu vào bóng tối. Trong bụng đã thấy sờ sợ, nó vừa đi vừa hết sức vung vẩy cái quai thùng cho kêu lên; tiếng khua động như là một người bạn cùng đi với nó.
Càng đi bóng tối càng dày đặc. Ngoài đường, không còn lấy một bóng người. Thế nhưng nó cũng gặp một bà thấy nó thì đứng lại nhìn theo, miệng lẩm bẩm: “Đứa bé nào đi đâu thế này? Hay là ma quỷ gì đây?” Bà nhận ra Côdét: “À! Ra con Sơn ca!”
Cứ thế, Côdét lần mò qua những phường phố khúc khuỷu, quanh co và vắng lặng ở cuối làng Môngphécmây về phía Senlơ. Còn thấy có bóng nhà hay chỉ những bức tường hai bên vệ đường, con bé còn mạnh dạn mà đi. Chốc chốc còn được thấy ánh đèn le lói lọt qua khe cửa; ánh sáng đấy, sự sống đấy, còn có người đấy, nó còn được vững dạ. Nhưng càng đi, bước chân nó tự nhiên chầm chậm lại. Lúc nó vừa qua cái góc nhà cuối cùng, nó dừng lại. Đi quá cái cửa hàng cuối cùng đã là khó rồi; đi quá cái nhà cuối cùng này thì không thể được nữa. Nó đặt cái thùng xuống đất, thò tay lên đầu gãi gãi; đó là cử chỉ đặc biệt của con trẻ lúc kinh sợ và ngần ngừ. Không còn là làng Môngphécmây nữa; chỉ còn đồng không mông quạnh. Trước mắt nó, không gian đen ngòm, vắng lặng. Nó nhìn bóng tối tuyệt vọng; không còn lấy một bóng người, chắc có thú dữ, có cả ma nữa cũng nên. Nó cố nhìn, nó nghe thấy tiếng những con vật đi trong cỏ, nó thấy rõ ràng những con ma ngó ngoáy trong lùm cây. Thế là sợ quá hóa liều, nó vớ lấy cái thùng, miệng nói: “Chà! Cứ bảo là hết nước rồi!” Rồi nó quả quyết quay trở về Môngphécmây.
Song, được độ trăm bước, nó lại đứng lại và gãi đầu. Bây giờ thì hình ảnh mụ Tênácđiê hiện ra; mụ Tênácđiê với cái mõm sói cầy, con mắt giận dữ nảy lửa. Con bé nhìn trước nhìn sau thảm hại. Làm thế nào bây giờ? Rồi sẽ ra sao? Biết đi đâu? Đằng trước, bóng con quỷ cái Tênácđiê. Đằng sau, tất cả những ma quái của đêm tối và rừng rậm. Nhưng mà trước mặt đã có mụ Tênácđiê thì phải lùi. Thế là nó lộn trở lại con đường ra suối và đâm đầu chạy. Nó chạy khỏi làng, nó chạy vào rừng, chẳng còn nhìn gì, chẳng còn nghe thấy gì hết. Mãi đến lúc đứt cả hơi thở nó mới thôi chạy, nhưng cứ đi mãi. Nó cứ tiến đi, hết cả hồn cả vía.
Nó vừa chạy vừa muốn òa lên khóc.
Cảnh rừng rậm ban đêm rì rào vây bọc lấy nó. Nó không nghĩ gì nữa mà cũng chẳng nhìn thấy gì. Một đứa bé nhỏ xíu trước đêm tối bao la. Một bên là tất cả bóng tối; một bên là một hạt bụi li ti.
Từ cửa rừng vào đến suối, đi chỉ mất bảy, tám phút. Côdét ban ngày vẫn thường đi nên thuộc đường. Có điều lạ là đêm tối như thế, hãi hùng như thế mà nó vẫn không lạc. Hãy còn chút bản năng đưa đường cho nó. Nó có dám đưa mắt nhìn sang hai bên đâu, sợ nhỡ trông thấy cái gì ở trên cành cây hay ở bụi rậm. Cứ thế mà nó đến được suối.
Đây là một cái lòng chảo thiên nhiên nhỏ, do nước xói mãi vào đất sét; vũng sâu chừng sáu mươi phân, chung quanh, rêu và cỏ mọc, thứ cỏ cao, hoa tròn, thường gọi là “cỏ cổ áo vua Hăngri IV”. Giữa mấy viên đá tảng, một dòng suối róc rách chảy lặng lờ.
Côdét không kịp thở nữa. Trời tối đen như mực, nhưng nó đã quen con suối này rồi. Tay trái nó quờ quạng trong bóng tối tìm cây sồi nhỏ mọc ngả xuống suối, thường ngày nó vẫn vịn vào đấy mà múc nước; nó nắm được một cành, bám chặt lấy, cúi xuống và vục thùng xuống múc. Lúc ấy nó hăng hết sức nên khỏe gấp ba mọi ngày. Lúc cúi xuống, nó không để ý đến cái túi tạp dề đang dốc ngược. Đồng mười lăm xu rơi xuống nước, Côdét không trông thấy và cũng không nghe thấy tiếng rơi. Nó kéo cái thùng nước gần đầy lên rồi đặt xuống bãi cỏ.
Xong xuôi, nó mới thấy đã kiệt hơi. Nó cũng muốn về ngay nhưng nó đã dùng hết sức lực để múc nước nên lê không nổi nước. Nó đành phải ngồi nghỉ. Nó gieo phịch người xuống rồi ngồi xổm luôn trên bãi cỏ.
Nó nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, không hiểu tại sao, mà cũng chẳng làm khác được.
Bên cạnh, nước trong thùng sóng sánh vẽ thành những vòng tròn trông như những con rắn bạc long lanh.
Trên đầu, bầu trời phủ đầy mây đen bát ngát, trông như từng mảng khói. Cái khuôn mặt thê thảm của bóng tối như nghiêng xuống đứa trẻ này.
Sao Mộc đang lặn ở phương xa thăm thẳm.
Con bé kinh hoàng nhìn ngôi sao to, lạ lùng kia. Ngôi sao lúc ấy đang đến sát chân trời, xuyên qua làn sương đêm dày đặc, trông đỏ đòng đọc. Sương mù nhuốm một màu đỏ ghê rợn làm cho ngôi sao to thêm ra. Giống như một vết loét ngời sáng.
Gió lạnh từ đồng thổi vào. Rừng tối om! Không một tiếng lá sột soạt, không một gợn sóng, thứ ánh sáng mờ mờ, mát mẻ những đêm mùa hạ. Các cành cây to dựng đứng trông gớm chết. Mấy bụi cây gầy guộc, hình thù kỳ quặc đang rít gió ở ven rừng. Đám cỏ cao vút nhung nhúc dưới làn gió thổi, như một đàn lươn. Những cây gai vặn vẹo như những cánh tay dài nghêu có vuốt đang giơ ra bắt mồi; mấy cành khô gió thổi cuốn nhanh qua như kinh hãi chạy trốn cái gì sắp tới. Tứ bề toàn là cảnh mênh mông kinh khủng.
Bóng tối làm cho choáng váng. Con người cần có ánh sáng. Kẻ nào đi vào chỗ không phải là ánh sáng sẽ thấy lòng hồi hộp. Hễ mắt thấy mù mịt trí óc cũng thấy bàng hoàng. Trong nguyệt thực, trong đêm đen, trong cảnh u ám khói muội, người bạo nhất cũng có phần ngại ngùng. Không ai đi trong rừng đêm mà không run rẩy. Bóng đêm và cây cối là những khối đáng sợ. Một hiện thực kỳ ảo mọc ra từ cõi mập mờ sâu thẳm. Cái không tưởng tượng được sẽ hình thành cách anh mấy bước rõ ràng như bóng ma. Anh sẽ thấy lung linh trong không gian hay trong đầu óc, một cái gì mập mờ vô định như những đóa hoa nhìn thấy trong mơ. Phía chân trời có những bóng dáng dữ tợn. Anh hít thở từng luồng gió từ khoảng không đen tối. Anh thấy sợ và muốn nhìn ra phía sau. Những hốc đêm, những đồ vật trở nên bơ phờ, những hình bóng lặng lẽ tan biến khi anh bước tới, những dáng điệu rũ rượi lờ mờ, những bụi bờ giận dữ, những đầm vũng nhờ nhờ, hình ảnh ảm đạm phản chiếu trong cảnh tang ma, cảnh vắng lặng mênh mông của hầm mộ, những sinh linh bí ẩn, những cành lá huyền bí nghiêng mình, những thân cây dễ sợ, những bụi cỏ rùng mình mãi không thôi. Trước tất cả những cái ấy, anh không có gì che chở, gan lì mấy cũng không tránh khỏi giật mình, cũng thấy mình sắp hoảng loạn. Anh cảm thấy có cái gì gớm ghiếc như thể linh hồn anh nhập vào bóng tối. Trạng thái nhập vào bóng tối đó rất thảm hại đối với trẻ con.
Cảnh rừng là cảnh tận thế. Và cái đập cánh của một linh hồn bé bỏng dội lên như một tiếng hấp hối dưới vòm cây lá bao la.
Côdét không hiểu được cái cảm giác của mình lúc ấy, nhưng nó cảm thấy cả cái khối to lớn, đen ngòm của vũ trụ đang túm chặt lấy nó. Không phải nó chỉ thấy khủng khiếp, nó thấy cái gì khủng khiếp hơn cả sự khủng khiếp. Nó rùng mình. Một cái rùng mình lạ lùng lạnh thấu tâm can, không chữ nào tả xiết. Con mắt nó hãi hùng. Nó như cảm thấy cũng đến giờ này ngày hôm sau nó không thể nào không trở lại chỗ này được.
Bấy giờ, như một thứ bản năng xui khiến để thoát khỏi cái trạng thái dị kỳ, khó hiểu mà nó khiếp sợ đó, nó bèn cất tiếng rõ to đếm một, hai, ba, bốn đến mười; đếm xong, nó lại đếm nữa. Lúc ấy nó mới hoàn hồn, nhận rõ sự vật quanh mình. Nó thấy tay nó lúc múc nước bị ướt nên rét cóng. Nó đứng dậy. Nó lại thấy sợ, cái sợ tự nhiên, không sao tránh được. Nó chỉ có một ý nghĩ là chạy trốn; ba chân bốn cẳng mà chạy, chạy qua rừng, qua cánh đồng, một mạch đến tận nơi có nhà, có cửa sổ, có đèn thắp sáng. Nó chợt nhìn thấy, cái thùng nước trước mặt. Nghĩ đến mụ Tênácđiê, nó lại sợ hơn, không dám bỏ thùng nước đấy mà chạy. Nó phải lấy cả hai tay mà nắm quai thùng. Thùng nước nặng, ì ạch mãi mới xách nổi.
Đi được hơn chục bước, nó lại phải đành lòng đặt thùng nước xuống đất; thùng đầy nước, nặng quá. Nó đứng thở một lát, rồi lại nhấc thùng lên, lại đi: lần này thì được một thôi dài hơn. Nhưng rồi lại phải dừng lại nữa. Nghĩ vài giây, lại đi. Trông nó như một bà già, đi thì còng về đằng trước, đầu cúi xuống. Thùng nước nặng quá, cánh tay gầy gò cứ thẳng căng và cứng đờ ra. Cái quai sắt làm cóng nốt hai bàn tay nhỏ bé ướt đẫm nước. Chốc chốc nó lại phải đứng lại; mỗi lần đứng lại thì nước lạnh trong thùng lại sóng ra, chảy vào hai chân giẫm đất. Giữa rừng thẳm, giữa đêm tối, mùa rét, xa con mắt của mọi người và đứa bé mới lên tám tuổi đầu. Lúc ấy, họa chăng có trời mới nhìn thấy cái cảnh bi thảm ấy.
Và, than ôi! Có lẽ cả vong hồn mẹ nó nữa.
Vì ở đời có những cảnh ngộ làm cho người chết ở dưới mồ cũng phải mở mắt ra mà nhìn.
Nó thở như rên siết, nghe đau đớn lắm. Tiếng khóc dâng lên nghẹn cổ; nhưng nghĩ đến mụ Tênácđiê, nó không dám khóc to, dù không có mụ ở đấy. Lúc nào nó cũng tưởng như mụ Tênácđiê ở ngay trước mặt.
Cứ thế, nó không đi được bao đường đất; nó đi chậm lắm. Lúc nghỉ thì rõ ít, mà đi thì rõ lâu; nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Có lẽ phải hơn tiếng đồng hồ mới đến Môngphécmây rồi thế nào mụ Tênácđiê cũng đánh đòn; nghĩ thế, nó càng khiếp. Đã khiếp lại thêm hoảng sợ, một thân trơ trọi ban đêm giữa rừng sâu. Nó đã mệt lử người mà vẫn chưa ra khỏi rừng. Đến gần một gốc cây dẻ cổ thụ nó quen lắm, nó dừng lại lâu hơn mọi lần để nghỉ một làn cuối cùng cho thật khỏe, rồi nó thu hết sức lực, xách lấy thùng nước, lại can đảm bước đi. Tuy vậy, con người bé bỏng tuyệt vọng ấy không khỏi buột miệng kêu: “Trời ơi là trời!”
Đúng lúc ấy, nó thấy thùng nước tự nhiên nhẹ bỗng đi. Một bàn tay có lẽ to lớn lắm vừa nắm lấy quai thùng và nhấc lên rất mạnh. Nó ngẩng đầu lên. Một bóng đen to lớn, đứng thẳng, đang đi bên nó, trong bóng tối. Người ấy là một người đàn ông, đi sau nó, đến gần nó lúc nào nó không biết. Người ấy chẳng nói chẳng rằng, nắm lấy quai thùng nó đương xách.
Trên đời, mỗi lần gặp gỡ, vẫn có cái linh tính nó báo trước dữ lành. Con bé không thấy sợ.
VI
CÓ LẼ BULATƠRUYEN CŨNG THÔNG MINH THẬT
Xế chiều ngày lễ Giáng sinh năm 1823, có một người tha thẩn rất lâu ở quãng đường vắng vẻ đại lộ Nhà thương ở Pari. Người ấy như muốn tìm một chỗ ở thuê và hình như có ý chọn những nhà nào tầm thường nhất ở xóm ngoài vùng ngoại ô Xanh Mácxô.
Đọan sau ta sẽ biết, người ấy đã thuê được một căn buồng ở cái xóm hẻo lánh này.
Trông cách ăn mặc và bộ điệu, có thể thấy người ấy là hình ảnh của hạng ăn mày tử tế, nghèo xác xơ nhưng vẫn cố giữ được hết sức tinh tươm. Người ấy là một người rất nghèo khổ, lại là người biết giữ tư cách, hai điều đó khiến cho những kẻ thông minh đĩnh ngộ phải thêm phần kính trọng. Người ấy đội một cái mũ tròn rất cũ và chải rất kỹ, mặc một cái áo khoác bằng da thô đã sờn đến tận lần trong, màu vàng gạch, là màu quen mắt thủa ấy; một cái gi-lê rộng, túi may kiểu rất xưa; cái quần đen, hai đầu gối đã bạc phếch, đôi bít tất len màu đen và đôi giày thô cài khuy đồng. Nom như một gia sư cũ ở nhà quý phái mới hồi cư. Cứ nhìn mái tóc bạc phơ, cái trán nhăn nheo, hai môi tái ngắt, khuôn mặt nhọc nhằn, chán nản sự đời, người ta đoán có lẽ lão đã ngoài sáu mươi. Song nhìn cái dáng đi tuy chậm chạp nhưng chắc chắn, những điệu bộ mạnh mẽ lạ thường, thì người ta đồ chừng lão ta chỉ mới độ năm mươi. Mấy nếp nhăn trên trán thật đúng chỗ, khiến ai nhận xét kỹ lão cũng phải nể. Môi thì mím lại thành một nếp kỳ lạ, vừa nghiêm nghị vừa khiêm nhường. Con mắt nhìn thì trong suốt mà não nùng. Người ấy tay trái xách một gói nhỏ buộc trong chiếc khăn mùi xoa, tay phải chống một cái gậy chặt ở một hàng cây làm rào. Cái gậy gọt đẽo cẩn thận, trông không đến nỗi tồi lắm; các đốt đều được sửa cho đẹp thêm, chỗ nắm tay thì bằng xi đỏ giả san hô; chính ra là cái dùi cui, nhưng ra vẻ một cái gậy.
Con đường này vốn vắng người qua lại, nhất là về mùa rét. Người ấy hình như còn cố tránh mọi người chứ không muốn gần một ai.
Thuở ấy, vua Lui XVIII ngày nào cũng xa giá tới Soadilơroa; ngài lại ưa đi con đường này. Cứ vào hai giờ chiều, ít khi sai, thì xa giá và đoàn kỵ mã phóng nhanh trên đường phố Nhà thương.
Các chị dân nghèo trong khu phố, nhờ thế mà biết giờ khắc. Các chị bảo nhau:
- Hai giờ rồi đấy, người ta đi về điện Tuylơri kia.
Người này chạy đến, kẻ kia tránh đi. Một nhà vua đi qua chẳng bao giờ chẳng gây một sự náo động. Vả lại vua Lui XVIII hiện ra hay biến đi cũng có ảnh hưởng phần nào đối với đường phố Pari. Đoàn xa giá đi rất nhanh, nhưng uy nghi đường bệ. Ông vua bại liệt ấy lại thích phi nước đại. Không bước được, ngài chỉ muốn chạy. Tuy què liệt, ngài muốn đằng vân. Hiền hòa, nghiêm trang, ngài lướt qua cùng với một rừng gươm tuốt vỏ. Cỗ loan xa nặng thiếp vàng, điểm hoa huệ, lăn đi rầm rộ. Người ta chỉ kịp nhìn thoáng qua một cái. Trong góc xe bên phải, một người ngồi tựa chồng gối bọc xa-tanh trắng, mặt to, chắc, hồng hào, trán tươi mát điểm phấn, con mắt tự phụ, tinh vi mà vô tình, nụ cười học giả, hai vai có hai ngù lớn tỏa tua xuống bộ quần áo không lòe loẹt, trên ngực có đủ huân chương và bội tinh cao cấp, một cái bụng phệ có băng choàng xanh vắt ngang. Vua đấy. Ra khỏi Pari thì ngài lấy mũ xuống để trên đầu gối, mũ ngài cắm lông vũ trắng, chân ngài mang giầy ghệt Anh cao. Vào thành thì ngài đội mũ, nhưng ít khi chào. Ngài nhìn dân chúng lạnh lùng, lạnh lùng dân chúng nhìn lại ngài. Khi ngài xuất hiện ở khu phố Xanh Mắcxô lần đầu, uy tín của ngài tóm tắt trong câu của anh dân ngoại ô này nói với bạn: “Cái ông béo phị ấy là cả triều đình đó”.
Xa giá nhà vua cứ đúng giờ ấy đi qua phố Nhà thương, ngày nào dân phố cũng quen lệ ấy.
Người đi dạo mặc áo vàng hẳn không phải là người khu này và có lẽ không phải là người Pari, nên không biết việc trên. Lúc hai giờ, khi xa giá có đoàn thị vệ cưỡi ngựa vây quanh, từ Xanhpêtơrie rẽ vào đường này thì người ấy có vẻ ngạc nhiên và gần như sợ hãi. Bên lề đường chỉ độc có lão; lão vội núp sau một bức tường, nhưng công tước Đavrê cũng kịp trông thấy. Vì là chỉ huy trưởng trực ban của đội cấm quân, công tước ngồi đối diện nhà vua. Ông nói: “Tên kia khả nghi”. Những viên cảnh sát đi dẹp đường cũng để ý đến lão; một người được lệnh theo dõi. Nhưng người lạ mặt đã lẩn vào những phố vắng vẻ trong khu; lúc ấy trời bắt đầu tối nên người cảnh sát đành để mất hút.
Ngay tối hôm đó người ta gửi báo cáo lên bá tước Ănggletx, bộ trưởng bộ an ninh về việc ấy.
Khi người mặc áo vàng đánh lạc đường viên cảnh sát rồi, lão bèn rảo cẳng đi, chốc chốc lại ngoái cổ nhìn lại xem có ai theo mình không. Đến bốn giờ mười lăm, tức là lúc trời đã tối hẳn, lão đi qua rạp hát của ô Xanh Máctanh hôm ấy diễn kịch Hai tên tù khổ sai. Tờ quảng cáo để ngay dưới ngọn đèn rạp hát làm lão phải chú ý; tuy đang vội đi, lão cũng dừng lại để đọc. Một lát sau, lão đi vào cái ngõ cụt Lapơlăngsét, tìm đến quán “Cái đĩa thiếc” là nơi bấy giờ đặt buồng giấy của hãng xe chạy Lanhi. Đến bốn rưỡi thì xe chạy. Ngựa đã đóng cương đâu đấy; nghe tiếng người đánh xe gọi, hành khách hấp tấp leo lên chiếc thang cao bằng sắt.
Người ấy hỏi:
- Còn chỗ không bác?
Người đánh xe đáp:
- Chỉ còn một chỗ thôi, cạnh tôi đây này.
- Được, để cho tôi.
- Lên ngay đi.
Nhưng, trước khi xe chạy, người đánh xe đưa mắt nhìn bộ quần áo tồi tàn của khách và cái gói nhỏ xíu rồi đòi tiền. Anh ta hỏi:
- Ông đi tận Lanhi chứ?
- Phải.
Khách trả lời rồi trả tiền xe đến Lanhi.
Xe chạy. Qua cửa ô rồi, người đánh xe thử bắt chuyện, nhưng khách chỉ trả lời gióng một. Anh ta đành huýt sáo miệng và cứ quát ngựa chạy.
Người đánh xe trùm kín áo tơi. Trời lạnh. Khách hình như không lưu ý tới. Cứ thế, xe chạy qua Guôcnay và Nơiyxuya Mác.
Độ sáu giờ tối thì đến Senlơ. Người đánh xe cho xe dừng lại để ngựa nghỉ ngơi, xe đỗ trước cửa quán ăn của phu xe tải, nguyên trước kia là nhà tu kín. Người lạ mặt bảo:
- Tôi xuống đây.
Rồi cầm lấy cái gói và cái gậy, nhảy xuống đất!
Chỉ một lát là lão biến mất!
Lão không vào hàng ăn.
Mấy phút sau, xe lại chạy trên con đường đi Lanhi, nhưng cũng không thấy lão ở phố chính thành Senlơ.
Người đánh xe quay lại nói với hành khách ngồi trong xe:
- Lão ấy không phải người vùng này, nếu phải tôi đã biết. Coi bộ không có một xu thế mà chả thiết gì đến tiền. Trả thì trả đến tận Lanhi, mà đến Senlơ đã xuống. Khuya rồi, nhà nào nhà nấy đóng cửa im lìm thế mà lại không vào hàng trọ và cũng chẳng thấy đâu cả. Thế thì chẳng độn thổ thì còn đi đâu.
Khách không độn thổ mà lại vội vã đi qua phố chính thành Senlơ, trong đêm tối; rồi chưa đến nhà thờ đã rẽ sang trái, tạt vào con đường hẻm đi Môngphécmây, y như một người đã quen vùng này lắm và đã đến đây nhiều lần rồi.
Khách đi rất nhanh. Lúc đến chỗ ngã tư, nơi con đường hẻm gặp con đường cũ đi từ Ganhi đến Lanhi, hai bên có cây, lão nghe có tiếng người đang đi lại. Lão vội vàng núp xuống cái rãnh, đợi cho bọn kia đi khuất. Kể cẩn thận như thế cũng là thừa vì đêm nay là đêm tháng chạp, trời đen như mực. Trên trời thấp thoáng chỉ hai ba ông sao.
Chỗ ấy bắt đầu lên cái dốc khu đồi. Lão không rẽ vào con đường đi Môngphécmây; lão quặt sang tay phải, đi tắt qua quãng đồng và vội vã vào khu rừng.
Vào đến rừng, lão đi chậm lại; lão nhìn kỹ từng gốc cây, đi từng bước một như tìm kiếm và đi theo một con đường bí mật chỉ một mình lão biết. Có lúc hình như lão lạc mất hướng nên đứng lại, tần ngần. Sau cùng, lần mò mãi mới tới một khu rừng thưa có một đống đá lớn trăng trắng. Lão vội vàng đến gần đống đá, xem xét kỹ lưỡng qua làn sương đêm, như để điểm qua từng hòn một. Cách đống đá chừng mấy bước, có một gốc cây lớn vỏ xù xì những mấu. Lão đến gần gốc cây, lấy tay lần trên vỏ như để nhận ra và đếm từng mấu sứt trên thân cây.
Cây ấy là cây tần; trước mặt, có một cây dẻ có chỗ bong vỏ nên người ta lấy miếng kẽm đóng vào để băng bó. Lão kiễng chân lên rồi lấy tay sờ miếng kẽm.
Lão lấy chân giậm khoảng đất giữa gốc cây và đống đá một lúc như là để xem xét có ai mới đào bới gì chỗ ấy lên không.
Xong xuôi, lão định lại phương hướng rồi lại xuyên rừng mà đi.
Người ấy là người vừa gặp con Côdét.
Thì ra lúc người ấy len lỏi qua rừng đi về phía Môngphécmây, chợt trông thấy một cái bóng bé nhỏ vừa nhúc nhích đi vừa rên rỉ rồi đặt cái gì nặng xuống đất, lại xách lấy, lại đi. Người ấy tiến đến gần, nhận ra là một đứa bé tí tẹo mà lại xách một cái thùng to tướng. Người ấy bèn đến gần đứa bé, lẳng lặng xách lấy quai thùng nước.
VII
CÔDÉT ĐI CẠNH NGƯỜI LẠ TRONG BÓNG TỐI
Như trên đã nói, Côdét không sợ.
Người ấy bắt chuyện với nó; ông nói khẽ, hầu như thầm thì:
- Này cháu, cháu xách cái này chắc nặng lắm nhỉ?
Côdét ngẩng đầu lên đáp:
- Thưa ông, vâng.
Người ấy lại tiếp:
- Đưa đây, ông mang đỡ cho.
Côdét buông tay ra. Người kia đi từ từ bên cạnh, nói khe khẽ:
- Nặng thật.
Rồi người ấy bảo:
- Cháu lên mấy?
- Thưa ông, lên tám.
- Cháu đi từ đâu, có xa không?
- Cháu ở suối về, trong rừng kia.
- Nhà cháu còn xa nữa không?
- Đi độ mười lăm phút nữa thì đến.
Người lạ mặt im lặng một lúc rồi đột nhiên hỏi:
- Thế cháu không còn mẹ ư?
Đứa bé trả lời:
- Cháu không biết.
Không đợi người kia kịp nói, nó tiếp luôn:
- Hình như không có. Đứa nào cũng có mẹ, mà cháu thì không có.
Một lát sau, nó lại nói:
- Hình như trước kia cũng không có.
Người lạ dừng lại, đặt thùng nước xuống đất, cúi xuống đất, cúi xuống rồi đặt hai tay lên vai con bé: người ấy cố nhìn kỹ nó, nhìn tận mặt nó trong bóng tối.
Khuôn mặt gầy gò, quắt queo của Côdét mờ mờ dưới ánh sáng nhợt nhạt của bầu trời. Người kia hỏi:
- Tên cháu là gì?
- Côdét.
Người ấy như bị điện giật; lão nhìn kỹ nó lượt nữa rồi tay buông vai con bé, lại xách thùng nước, cất bước đi.
Một lúc sau lão hỏi:
- Bé này, nhà cháu đâu?
- Ở Môngphécmây, ông có biết không?
- Bây giờ cháu về đấy phải không?
- Thưa ông, vâng.
Ngừng một lát, lão lại hỏi:
- Ai sai cháu vào rừng lấy nước khuya thế này?
- Bà Tênácđiê ạ.
Người lạ cố hết sức lấy giọng tự nhiên mà hỏi, song nghe như có vẻ run run khác thường:
- Bà Tênácđiê nhà cháu làm gì?
Con bé đáp:
- Bà ấy là bà chủ cháu. Nhà bán quán.
- Quán à? Thế thì ta lại đấy trọ đêm nay. Cháu dẫn ta lại nhé.
- Đi đường này đấy ạ.
Người lạ đi khá nhanh. Côdét nhanh nhẹn theo sau. Nó không thấy mệt nữa. Thỉnh thoảng nó lại ngước mắt nhìn người ấy, ra vẻ bình tĩnh và tin cậy vô cùng. Chưa ai dạy nó ngước lên Chúa và cầu nguyện bao giờ. Thế mà lúc này nó cảm thấy có cái gì giống như niềm hy vọng và nỗi sung sướng được hướng về Thượng đế.
Mấy phút trôi qua. Người kia lại hỏi:
- Nhà bà Tênácđiê không mượn người ở à?
- Thưa không ạ.
- Chỉ có một mình cháu thôi ư?
- Vâng ạ.
Lại im lặng. Côdét lên tiếng:
- Cũng còn hai đứa con gái nữa.
- Hai đứa nào?
- Con Pônin với con Denma.
Côdét gọi gọn như vậy hai cái tên đặc tiểu thuyết mà mụ Tênácđiê đặt cho con:
- Pônin với Denma là ai?
- Là hai cô nhà bà Tênácđiê. Con gái bà chủ đấy.
- Hai cô ấy làm gì?
- Ấy, các cô có những con búp bê đẹp ghê, cả những vật có vàng nữa, bao nhiêu thứ. Các cô ấy được chơi, được nô đùa.
- Cả ngày à?
- Vâng ạ.
- Thế cháu?
- Cháu thì bận, cháu làm việc.
- Suốt ngày à?
Con bé ngước đôi mắt to, long lanh giọt nước mắt, tối quá không trông thấy. Nó dịu dàng đáp:
- Vâng ạ.
Lặng im một lát, nó lại tiếp:
- Cũng có khi làm lụng xong xuôi đâu đó mà được phép thì cháu cũng chơi.
- Cháu chơi gì?
- Chơi gì thì chơi. Người ta mặc cháu. Nhưng làm gì có lắm đồ mà chơi. Con Pônin với con Denma không cho cháu chơi chung búp bê. Cháu chỉ có một thanh gươm bằng chì, dài bằng này.
Con bé xòe ngón tay út ra.
- Thế không cắt được chứ?
- Có ông ạ… cắt được lá rau và đầu ruồi.
Đã đến đầu làng. Côdét dẫn người kia qua các phố. Qua cửa hàng bánh nhưng Côdét quên bẵng phải mua bánh về cho mụ chủ. Người lạ không hỏi chuyện nó nữa, cứ lầm lì đi. Vừa đi khỏi nhà thờ, người ấy thấy tất cả những quán dựng ngoài trời, liền hỏi Côdét:
- Ở đây mở chợ phiên đấy à?
- Không ạ. Lễ Giáng sinh đấy ạ.
Gần đến quán ăn, Côdét khẽ sờ tay người kia:
- Thưa ông…
- Gì thế cháu?
- Gần đến nhà rồi.
- Thế thì làm sao?
- Bây giờ ông cho cháu xin lại cái thùng nước.
- Sao thế?
- Cháu chỉ sợ bà chủ trông thấy có người xách hộ, cháu lại phải đòn.
Người kia đưa thùng cho nó. Chỉ một lát sau đã đến cửa hàng ăn.
VIII
PHẢI TIẾP TRONG NHÀ MỘT KẺ NGHÈO MÀ CÓ LẼ GIÀU THÌ THẬT PHIỀN
Côdét không thể không đưa mắt liếc nhìn con búp bê to vẫn bày ở cửa hàng bán đồ chơi, rồi mới gõ cửa. Mụ Tênácđiê ló ra, tay cầm ngọn đèn:
- Ra con ranh! Gớm nhỉ, đi sao mà lâu thế! Chắc còn la cà chơi đâu, con nỡm!
Côdét run lẩy bẩy đáp:
- Thưa bà, có ông này hỏi trọ.
Mụ Tênácđiê mặt đang hầm hầm liền nhăn nhở lấy lòng khách: thói thường đám nhà hàng ăn xưa nay vẫn đổi thay như thế. Mụ hau háu con mắt tìm xem ai đến. Mụ hỏi:
- Ông này phải không?
Người lạ để tay lên mũ đáp:
- Thưa bà, vâng.
Khách giàu làm gì có người lễ phép đến thế. Cứ cái cử chỉ ấy và quần áo cùng hành lý của khách, mụ Tênácđiê chỉ thoáng nhìn một lượt là đổi ngay nét mặt đon đả trở lại hầm hầm giận dữ. Mụ nhạt nhẽo nói:
- Ông già, vào đi.
“Ông già” bước vào. Mụ Tênácđiê đưa mắt nhìn lượt thứ hai. Mụ đặc biệt nhìn kỹ cái áo khoác ngoài đã sờn hết, cái mũ đã bẹp, rồi mụ hất đầu, nhăn mũi và nháy mắt ra hiệu hỏi ý chồng; gã Tênácđiê vẫn đang ngồi uống rượu với bọn phu xe. Hắn trả lời bằng cách máy máy nhẹ ngón tay trỏ, môi thì phều ra một tí, có nghĩa là: khách kiết. Thấy vậy, mụ bèn lên tiếng:
- À, thế này, bác ạ, thật không phải, nhà hết chỗ cả rồi.
- Tôi nằm đâu cũng được, có chỗ gác xép hay ngoài chuồng ngựa cũng được; rồi tôi cũng cứ trả như trả một phòng.
- Bốn mươi xu cơ đấy.
- Bốn mươi xu. Được.
- May chưa!
Một người phu xe nói khẽ với mụ Tênácđiê:
- Bốn mươi xu cơ à? Tưởng chỉ hai mươi xu thôi chứ?
Mụ cũng khẽ đáp:
- Hắn thì bốn mươi xu. Hạng nghèo không bao giờ tôi lấy kém.
Thằng chồng nhẹ nhàng nói thêm:
- Ấy, chứa những đồ ấy chỉ tổ bẩn nhà.
Khách để khăn gói và cái gậy xuống ghế dài rồi ngồi vào bàn; con Côdét vội vàng đem đến một chai rượu vang và một cái cốc. Người lái buôn đòi nước lúc nãy tự tay xách thùng ra cho ngựa uống. Côdét lại chui xuống gầm bàn bếp, ngồi đan.
Khách rót rượu ra cốc nhưng chỉ nhấp có một tí rồi chăm chú nhìn con bé.
Côdét trông xấu quá. Giá mà nó được sung sướng, chắc nó cũng xinh. Chúng tôi đã phác qua cái khuôn mặt âu sầu bé nhỏ ấy. Côdét gầy và xanh; nó lên tám mà nom như mới lên sáu. Mắt nó to, sâu lõm vào; nó khóc lắm nên mắt dại hẳn đi. Hai bên mép có nếp nhăn, dấu hiệu của sự khủng khiếp thường xuyên, thường thấy trên nét mặt những kẻ tù tội hoặc những kẻ ốm đau đã tuyệt vọng. Hai bàn tay thì nứt nẻ. Ánh lửa lúc này chiếu vào nó, làm nổi rõ những đầu xương, thân hình gầy guộc của nó càng thêm ghê sợ. Lúc nào nó cũng rét run cầm cập, nên hai đầu gối nó ép sát vào nhau đã thành thói quen. Quần áo thì độc một manh, mà đã rách nát, mùa nực trông rất thương tâm, mùa rét thì đến phát khiếp. Không một mụn len, rặt những mảnh vải rách mướp. Hở cả da thịt từng quãng, trông rõ cả những vệt đen, vệt tím do những trận đòn của mụ Tênácđiê để lại. Hai cẳng khẳng khiu và mẩn đỏ chẳng có gì che đậy. Hai vai gầy lõ xương, trông đến rớt nước mắt. Tất cả người con bé ấy, từ cách đi đứng, dáng điệu, đến giọng nói, lời nói ấp a ấp úng, con mắt nhìn, sự im lặng, cử chỉ rụt rè, tất cả đều nói lên và diễn tả một điều: sự sợ hãi.
Sợ hãi thấm đầy người nó, trùm lên nó. Sợ hãi như có sức gì khép chặt khuỷu tay nó vào hai đùi, thu gót chân nó vào trong váy, co rúm người nó lại cho khỏi tốn chỗ, nín hơi không dám thở mạnh; nó sợ quá, nên nó đã nhiễm cái thói quen ấy, mỗi ngày một co rúm thêm. Trong khóe mắt, còn có một tia kinh sợ.
Nó sợ quá, đến nỗi về đến nhà, ướt át là thế mà nó cũng không dám lại gần lửa mà hơ; nó lẳng lặng bắt tay vào việc. Nó mới lên tám tuổi đầu, mà con mắt nhìn lúc nào cũng âm thầm, đôi khi sầu thảm quá, nên có lúc tưởng như nó sắp hóa dại hay thành con quái vật.
Như ta đã biết, bình sinh nó chưa hề biết cầu nguyện là thế nào, chưa từng bước chân vào nhà thờ bao giờ. Mụ Tênácđiê thường bảo: “Thời giờ đâu?”
Người mặc áo khoác vàng vẫn đăm đăm nhìn Côdét.
Bỗng mụ Tênácđiê tru tréo:
- Ơ kìa, thế bánh đâu?
Cứ quen lệ, mỗi lần mụ Tênácđiê the thé lên tiếng, con bé lại chui cho nhanh ra khỏi gầm bàn.
Nó quên khuấy việc mua bánh; nó lại dùng đến cái kế của những đứa trẻ lúc nào cũng khiếp sợ. Nó nói dối:
- Thưa bà, hiệu bánh đóng cửa rồi ạ.
- Phải đập vào cửa ấy chứ.
- Thưa bà con có đập.
- Thế sao?
- Người ta không mở.
- Để mai tao hỏi xem có thật không. Mày mà nói dối thì liệu hồn. Bây giờ hãy trả tao đồng mười lăm xu đây.
Côdét thọc tay vào túi tạp dề; bỗng nó tái xanh người. Mất đồng mười lăm xu rồi. Mụ Tênácđiê bảo:
- Hừ, tao bảo gì, mày có nghe thấy không?
Côdét lộn túi áo, chẳng có gì. Không biết tiền nó đi đằng nào? Khốn nạn, con bé không còn biết nói sao. Nó ngây như phỗng.
Mụ Tênácđiê rên lên:
- Mày đánh mất đồng mười lăm xu rồi à? Hay là mà định ăn cắp của tao, con kia?
Vừa nói, mụ vừa tay với cái roi da treo trên lò sưởi.
Trông thấy mụ hùng hổ như thế, Côdét bật kêu lên:
- Con lạy bà, con lạy bà, bà tha cho con, con chừa rồi.
Mụ Tênácđiê tháo cái roi ra.
Lúc ấy, người mặc áo khoác vàng móc túi áo gi-lê mà không ai để ý tới. Vả lại những người khác còn mải uống rượu, đánh bài, có ai để ý đến cái gì đâu.
Côdét khiếp đảm thu hình lại, ở góc lò, co rúm chân tay trần trụi lại, hòng giấu đi. Mụ Tênácđiê vừa giơ roi thì người kia nói:
- Xin lỗi bà. Lúc nãy tôi vừa thấy cái gì ở túi con bé rơi ra rồi lăn vào đây. Hay là đồng hào đấy.
Vừa nói, khách vừa cúi xuống, vờ tìm dưới đất một lúc, rồi ngẩng lên:
- Đúng rồi. Đây bà này.
Rồi ông ta đưa một đồng hào cho mụ Tênácđiê. Mụ nói:
- Phải, phải rồi.
Nhưng nào có phải, đồng này là đồng hai mươi xu; nhưng mụ thấy có lời. Mụ bỏ đồng tiền vào túi đành quắc mắt lườm con bé mà bảo:
- Dù vậy, từ giờ cũng phải chừa, nghe không?
Côdét lại chui vào cái chỗ mụ Tênácđiê gọi là “ổ chó”; mắt nó mở to nhìn mãi người khách lạ; con mắt bắt đầu như có một ánh gì lạ lùng từ xưa chưa từng có. Mới chỉ là một nỗi ngạc nhiên thơ ngây nhưng có lẫn một niềm tin thảng thốt.
Mụ Tênácđiê hỏi khách:
- Này bác, bác có ăn tối không?
Khách không trả lời, hình như đang mải mê nghĩ ngợi gì. Mụ lẩm bẩm:
- Hạng người gì thế này? Chắc là một gã kiệt xác. Làm quái gì có tiền mà ăn. Chẳng biết có tiền mà trả tiền trọ không. Nhưng cũng may mà hắn không nổi lòng tham mà ăn cắp đồng tiền rơi dưới đất.
Lúc ấy, cửa bên mở. Êpônin và Adenma chạy vào.
Hai đứa bé gái đẹp thật; chúng nó ra vẻ thành thị chứ không quê mùa, rất xinh; một đứa tóc tết chải bóng màu hạt dẻ; một đứa tóc đen nhánh tết đuôi sam, bỏ xõa sau lưng; cả hai đứa đều nhanh nhẹn, sạch sẽ, mũm mĩm, tươi tắn, khỏe mạnh, nhìn rất thích mắt. Hai đứa cùng mặc áo rất ấm, nhưng nhờ có bàn tay khéo léo của người mẹ, nên vải tuy dày mà mặc vẫn sát sóng và duyên dáng. Mặc phòng đông mà vẫn không mất vẻ xuân tươi. Hai con bé như tỏa ra ánh sáng. Chúng nó lại còn cái vẻ trị vì nữa. Cứ trông bộ cánh, cách nô đùa ầm ĩ cũng đủ thấy chúng nó là những bà chúa trong nhà. Thấy con chạy vào, mụ Tênácđiê mắng yêu chúng nó:
- À! Ra hai cô đấy ư?
Rồi mụ kéo từng đứa một vào lòng, lấy tay vuốt tóc chúng nó, buộc lại cái băng cho chúng nó, rồi buông chúng nó ra, vừa buông vừa đẩy một cách âu yếm, miệng nói:
- Các con tôi ăn với mặc lôi thôi quá!
Hai đứa nhỏ đến ngồi bên cạnh bếp lửa. Chúng nó có một con búp bê đặt trên đùi, hết lật qua lật lại, bi bô với nhau rất vui vẻ. Côdét thỉnh thoảng bỏ đan ngẩng lên nhìn hai đứa, nét mặt thiểu não.
Êpônin và Adenma thì không nhìn đến Côdét. Chúng coi Côdét cũng như con chó trong nhà. Cả ba đứa cộng tuổi lại chưa đầy hai mươi tuổi, nhưng tiêu biểu được cho tất cả xã hội loài người; một bên là thèm muốn, một bên là khinh rẻ.
Con búp bê của hai chị em nó đã cũ, bạc phếch cả ra, già nua, còm cõi, nhưng Côdét vẫn thấy đẹp lắm; cả đời nào nó có được một con búp bê, một con búp bê thật bao giờ - ấy là chúng ta dùng cái tiếng của trẻ con, đứa nào cũng hiểu.
Bất chợt mụ Tênácđiê đang đi đi lại lại trong nhà trông thấy Côdét lơ đãng nhìn hai đứa bé kia chơi, bỏ cả việc. Mụ thét:
- À, quả tang nhé. Mày làm ăn thế à? Để tao quất cho mấy roi vào xác rồi mới chịu làm, hả!
Khách lạ vẫn ngồi trên ghế, quay lại mụ Tênácđiê mỉm cười có vẻ rụt rè và nói:
- Chà! Thưa bà, cứ để cho cháu nó chơi.
Giá mà câu nói ấy là ở miệng một ông khách đã gọi một khoanh đùi lợn và hai chai rượu vang, mà đừng có cái vẻ kiết xác thì đã là một cái lệnh đấy. Nhưng đằng này, một người đội cái mũ như thế kia lại muốn thế này thế khác, một người mặc cái áo khoác không ra áo khoác như thế kia lại dám yêu cầu này nọ thì mụ Tênácđiê chịu sao nổi. Mụ gay gắt đáp:
- Nó ăn thì nó phải làm chứ. Ai nuôi không nó được?
- Thế cháu nó làm gì đấy ạ.
Giọng khách nói ôn tồn, trái hẳn lại với bộ đồ ăn mày và cái dáng vai u thịt bắp của mình.
Mụ Tênácđiê hạ cố trả lời:
- Đan bít tất đấy, chứ còn làm gì. Đan cho hai con tôi, hai đứa không có bít tất, lúc nãy chả đi chân không đấy thôi.
Khách nhìn xuống đôi chân mẩn đỏ của Côdét, lại hỏi:
- Đôi này, cháu nó đan bao giờ mới xong?
- Nó lại không dây ra ba, bốn ngày nữa à, cái con lười ấy!
- Thế đan xong thì một đôi giá độ bao nhiêu?
Mụ Tênácđiê nhìn khách ra vẻ khinh bỉ:
- Rẻ ra cũng phải ba mươi xu.
- Năm phơrăng bà có bán không?
Một người phu xe nghe chuyện phá lên cười:
- Ái chà! Năm phơrăng đấy à? Bán phứt đi chứ lị! Năm phơrăng kia mà!
Thằng chồng thấy cần phải lên tiếng:
- Thưa ông, vâng. Ông có thích thì nhà cháu để lại hầu ông, năm phơrăng đấy. Nhà hàng chúng cháu bao giờ cũng chiều khách.
Mụ Tênácđiê giở cái giọng ăn chắc và gọn quen thuộc:
- Mua thì trả tiền ngay đây.
- Được, tôi mua đôi tất này.
Khách vừa nói vừa móc túi lấy đồng năm phơrăng, đặt lên bàn:
- Tiền đây.
Rồi quay lại Côdét:
- Giờ thì đôi tất con đan là của ta. Cho con chơi đi.
Người phu xe thấy đồng bạc thích quá, bỏ cả cốc rượu, chạy lại nhìn kỹ rồi reo lên:
- Ồ mà thật này! Cả một cái bánh hậu! Bở thật! Không phải bạc giả đâu.
Mụ Tênácđiê không còn nói vào đâu được. Mụ cắn môi, ra dáng tức tối lắm.
Côdét sợ run lên. Nó đánh liều hỏi:
- Thưa bà, có thật không? Con chơi có được không ạ?
Mụ Tênácđiê gầm lên:
- Thì chơi!
- Cảm ơn bà.
Miệng nó nói cảm ơn Tênácđiê nhưng tấm lòng thơ của nó thì cảm ơn khách.
Thằng Tênácđiê lại ngồi uống rượu. Vợ nó ghé vào tai, khẽ hỏi:
- Ta từng thấy chán nhà triệu phú ăn mặc như thế.
Côdét không đan nữa nhưng chưa kịp chui ra khỏi gầm bàn. Nó vẫn thường ít động đậy. Nó thò tay ra sau lưng lấy ở trong hộp ra mấy mụn giẻ cũ và cái gươm nhỏ bằng chì.
Con Êpônin với con Adenma chẳng để ý đến cái gì cả. Chúng nó vừa làm được một việc trọng đại; chúng nó bắt được con mèo. Chúng vứt búp bê xuống đất, rồi con Êpônin là con chị lấy áo quần, tã lót xanh đỏ quấn cho con mèo con, tha hồ cho nó kêu gào giãy giụa. Nó vừa làm cái công việc quan trọng và khó khăn đó, vừa thủ thỉ với con em; giọng con trẻ nghe êm ái, dễ thương lạ, đẹp như cánh bướm huy hoàng và cũng như cánh bướm vừa định ghì lấy, đã bay mất.
- Em nom mà xem, con búp bê này thích bằng mấy con búp bê kia. Nó biết động đậy, nó biết kêu, người nó lại ấm cơ. Đấy! Em nom mà xem, chúng mình chơi với nó nhé. Giả vờ nó là con gái chị; chị thì vờ làm một bà. Chị đến chơi với em rồi em nhìn nó, rồi em thấy nó có râu, em lạ quá. Rồi thì em lại thấy cái tai nó, rồi lại cái đuôi, em lại lạ quá. Thế rồi em bảo: Trời ơi, kìa! Chị mới bảo em: Thưa bà, vâng, con cháu tôi nó như thế đấy. Bây giờ thì bọn con gái, đứa nào cũng thế cả.
Adenma ngây người ra mà nghe Êpônin nói.
Lúc ấy, bọn khách uống rượu đang hát một bài hát tục tĩu rồi cười vang, làm rung trần nhà. Tênácđiê cũng hát theo để kích thích thêm.
Cũng như giống chim bạ cái gì cũng tha về làm tổ được, bọn trẻ con thì cái gì cũng làm được búp bê. Hai chị em Êpônin và Adenma còn mải quấn cho con mèo thì Côdét cũng quấn cho cái gươm. Quấn xong, nó bế lên tay và khe khẽ ru.
Búp bê là một đòi hỏi bức bách của các em bé gái và đó là biểu hiện đáng yêu của nữ tính ở tuổi trẻ con. Chăm sóc, vá may, trang điểm, thay áo quần, dạy dỗ, mắng mỏ chút ít, ru ẵm, vỗ về, dỗ ngủ, coi một đồ vật là một sinh linh, tương lai của người đàn bà là ở đấy. Em bé gái lúc mơ tưởng líu lo, lúc vá may quần áo hay tã lót nhỏ xíu, lúc may cái áo ngoài, cái yếm, cái áo lót xinh xinh. Cứ vừa làm như thế mà đứa trẻ dần dần trở thành một cô gái nhỏ, cô gái nhỏ thành cô gái lớn, cô gái lớn trở thành thiếu phụ. Đứa con đầu lòng sẽ thay chân con búp bê cuối cùng.
Một đứa bé gái thiếu búp bê thì cũng khổ sở gần như người đàn bà không con và cũng là chuyện vô lý.
Vì thế, Côdét lấy thanh gươm làm con búp bê.
Còn mụ Tênácđiê thì mon men đến gần người áo vàng. Mụ nghĩ thầm:
- Chồng mình nói phải, hay đây là ông chủ ngân hàng Laphit? Có những nhà giàu cứ hay bông phèn như thế.
Mụ đến bên bàn khách, tì tay nói:
- Thưa ông…
Thấy tiếng “ông” khách quay lại. Từ nãy mụ chỉ một giọng gọi khách là “bác” hay “ông già”. Giờ thì mụ cố làm ra dáng dịu dàng, nhưng cái dịu dàng của mụ còn khả ố hơn cái nanh ác lúc nãy.
- Thưa ông, ông xem, tôi có cấm đoán nó đâu, nó chơi thì chơi. Có chơi cũng chỉ lần này thôi. Thật nể ông tốt quá. Ông xem, nó trơ thần xác ra, có gì đâu. Nó phải làm chứ!
Khách hỏi:
- Cháu nó không phải là con bà ư?
- Rõ khốn nạn! Thưa ông, tôi đâu có thứ con ấy. Nó là con nhà túng đói, chúng tôi đem về nuôi làm phúc. Nó đần độn lắm cơ. Đầu nó dễ thường chỉ toàn là nước. Ông xem, đầu nó to thế kia mà. Chúng tôi cũng làm hết sức mình vì cháu, nhưng nhà nghèo lắm. Chúng tôi đã gửi thư về quê quán, mà sáu tháng nay chẳng được tin tức gì cả. Chắc là mẹ cháu chết rồi.
- Thế à?
Khách nói xong lại trầm ngâm nghĩ ngợi.
Mụ Tênácđiê nói tiếp:
- Mẹ nó cũng chẳng ra quái gì. Mang con bỏ chợ.
Lúc hai người nói chuyện thì Côdét như có linh tính báo cho nó biết hai người đang nói chuyện nó; nó không rời mắt nhìn mụ Tênácđiê. Nó nghe bập bõm, câu được câu chăng.
Bọn khách đã say mềm vẫn hát mãi cái bài hát thô tục của họ, càng ngày càng ầm ĩ. Đó là một bài hát chúa tục trong đó có nói đến Đức Nữ đồng trinh và ấu chúa Giêsu. Mụ Tênácđiê đã chạy đến chia phần vui nhộn. Côdét vẫn ngồi dưới bàn nhìn đăm đăm ngọn lửa và ngọn lửa thì phản chiếu long lanh trong mắt nó. Nó lại ru nựng cái quấn tã nó vừa làm ra, vừa nựng vừa hát khe khẽ: Mẹ em chết rồi! Mẹ em chết rồi! Mẹ em chết rồi!
Bà chủ hiệu mời mọc mãi, nhà “triệu phú” mới chịu ăn tối.
- Thưa ông, ông dùng gì?
- Bánh mì và pho mát - khách nói.
“Rõ ràng là một tên kiết xác”, mụ Tênácđiê nghĩ vậy.
Bọn say vẫn hát bài tục tĩu của chúng. Côdét thì cứ ru bài hát riêng của mình.
Bỗng Côdét im bặt. Nó vừa quay lại và thấy con búp bê của chị em nhà Tênácđiê vứt chỏng dưới đất, gần cái bàn làm bếp, để chơi con mèo. Thế là nó buông thanh gươm quấn giẻ xuống, vì nào có ra búp bê; rồi nó thong thả nhìn quanh phòng một lượt. Mụ Tênácđiê đang mải nói thầm với chồng, tay thì đếm tiền; Êpônin với Adenma bận chơi con mèo; khách thì nào ăn, nào uống, nào hát; không ai nhìn nó cả. Con bé thừa cơ hội, tức khắc ở trong bàn bò ra, nhìn quanh lượt nữa xem có ai rình nó không, rồi nhanh nhẹn trườn ra chỗ con búp bê mà nhặt lấy. Thoáng một cái, nó đã ngồi vào chỗ cũ, không nhúc nhích, quay lưng lại để cho con búp bê vào chỗ bóng tối; nó bế con búp bê trên tay. Nó chẳng mấy khi được chơi búp bê thật nên nó thấy sung sướng hết sức.
Ngoài người khách lạ đang thong thả ăn bữa ăn xoàng kia, không ai trông thấy nó cả.
Con bé vui được đến gần mười lăm phút.
Song mặc dầu Côdét đã hết sức cẩn thận, nó không ngờ một chân con búp bê vẫn thò ra ngoài, ánh lửa rực rỡ trong lò soi vào. Bỗng con Adenma nhìn thấy cái chân hồng hồng và sáng chói ấy thò ra ngoài bóng tối. Nó bảo Êpônin: “Kìa! Chị!” Hai đứa bé ngừng chơi, ngẩn người ra: Con Côdét cả gan lấy búp bê của chúng nó!
Êpônin đứng dậy, tay vẫn ôm con mèo, đến gần mẹ nó, kéo váy. Mẹ nó bảo:
- Yên nào! Cái gì thế?
- Mẹ ơi! Trông kìa!
Miệng nói tay trỏ con Côdét.
Côdét mải mê con búp bê, không nom thấy gì và cũng không nghe thấy gì hết.
Nét mặt mụ Tênácđiê biến sắc! Mụ có cái vẻ đặc biệt của bọn nặc nô, chẳng có gì cũng giơ nanh giẩu mỏ.
Lần này mụ bị bẽ mặt nên càng giận dữ. Côdét không coi ai ra gì hết. Côdét dám phạm đến con búp bê của “các cô chiêu” ấy.
Giả thử một bà hoàng hậu nước Nga mà thấy một tên nông nô dám khoác thử cái băng huân chương nhất đẳng của đông cung hoàng thái tử thì vẻ mặt phẫn nộ cũng chỉ đến thế là cùng.
Mụ thét lên, giọng khản đi vì uất ức:
- Côdét!
Con bé giật nảy mình, tưởng như trời long đất lở. Nó quay lại. Mụ Tênácđiê lại thét:
- Côdét!
Côdét cầm con búp bê khẽ đặt xuống đất, vừa nâng niu quý trọng vừa ngao ngán thất vọng. Mắt nó vẫn nhìn con búp bê, hai tay nó chắp lại; rồi nó vặn tay trông mới thảm chứ, con bé ngần ấy tuổi đầu! Qua bao cơn sợ hãi ngày hôm đó, nào là lặn lội trong rừng, nào là xách thùng nước nặng, nào là đánh mất tiền, nào là cái roi da, nào là những lời độc địa mụ Tênácđiê nói lúc nãy, mà cũng chẳng hề gì, thế mà lúc này nó khóc. Nó khóc nức nở.
Người khách đứng dậy hỏi mụ Tênácđiê:
- Cái gì thế bà?
Mụ Tênácđiê trỏ cái tang vật còn nằm sóng sượt dưới chân con bé.
- Không trông thấy ư?
- Thế thì làm sao?
- Con ăn mày dám sờ vào búp bê của trẻ tôi!
- Chỉ có thế mà cũng ầm lên à? Thế nó chơi búp bê đó thì đã sao?
- Tay bẩn thế kia mà dám mó vào, tay thật là tởm.
Côdét càng nức nở khóc. Mụ quát:
- Cô câm họng ngay không?
Người khách đi thẳng ra phía cửa, mở cửa và ra ngoài.
Thấy khách đi khỏi, mụ Tênácđiê thừa dịp thò chân vào gầm bàn đạp mạnh cho nó một cái, làm nó phải kêu lên mấy tiếng.
Cửa lại mở, người khách trở về, hai tay ôm con búp bê kỳ diệu đã nói ở trên, con búp bê mà tất cả trẻ con trong làng ngắm nghía từ sáng. Người ấy đặt con búp bê đứng ngay trước mặt Côdét nói:
- Này, của con đây.
Chắc là người ấy lúc ngồi nghĩ vẩn vơ có đến hơn một tiếng đồng hồ cũng thoáng thấy cửa hàng bán đồ chơi rực rỡ những đèn nến, trông qua cửa kính hàng ăn như một ánh sáng thần tiên.
Côdét nhìn lên, thấy người ấy mang búp bê đi về phía mình thì nó tưởng như thấy mặt trời tiến đến; rồi nó nghe thấy câu nói lạ lùng: của con đây; nó liền chậm chậm lùi lại, lùi vào tận chỗ cuối bàn, nơi xó tường mà núp.
Nó không khóc nữa, nó không kêu nữa, nó như không dám thở nữa.
Mụ Tênácđiê, Êpônin, Adenma sừng sững như ba pho tượng. Bọn khách cũng phải ngừng cả lại. Trong quán tự nhiên im lặng, trang nghiêm.
Mụ Tênácđiê đứng trơ như phỗng và ngậm câm: mụ lại băn khoăn. Cái lão già này là người thế nào? Một kẻ nghèo? Hay là một nhà triệu phú? Có lẽ cả hai, tức là một thằng kẻ cướp.
Mặt thằng chồng nhăn nhíu lại. Cái nhăn đó phản ánh rõ dục vọng bên trong, đó là cái nhăn trên mặt người khi bản năng thú tính nổi dậy thôi thúc. Tên chủ quán hết ngắm con búp bê lại ngắm người khách; nó đánh hơi ông ta như một túi bạc. Như thế chỉ thoáng qua như một tia chớp. Rồi nó đến gần vợ thầm thì:
- Cái này rẻ cũng phải ba mươi quan. Đừng có dại dột nhé. Hãy quỳ mọp trước mặt hắn.
Những kẻ vũ phu cũng giống như những người thơ ngây, thường hay thay đổi đột ngột. Mụ Tênácđiê cố lấy cái giọng ngọt ngào - ngọt mà chua như dấm của bọn đàn bà cay nghiệt - bảo Côdét:
- Kìa, Côdét, ông cho, sao con không cầm lấy?
Côdét khiếp sợ nhìn con búp bê kỳ lạ. Mặt nó còn ròng ròng nước mắt, nhưng hai con mắt đã ngời lên những tia sáng lạ lùng vì sung sướng, tựa như bầu trời lúc bình minh. Lúc ấy nó có cảm tưởng như có người đột nhiên bảo nó: “Cô bé, cô là hoàng hậu nước Pháp”.
Nó tưởng như nó mà mó vào con búp bê thì sấm sét sẽ nổ ra. Cái đó cũng có phần đúng, vì nó nghĩ mụ Tênácđiê sẽ mắng nó, - rồi đánh nó.
Song nó ham thích quá, nó liền sán đến gần rồi quay lại mụ Tênácđiê, rụt rè khẽ hỏi:
- Thưa bà, con xin, có được không ạ?
Không có chữ nào tả được cái vẻ vừa liều lĩnh, vừa khiếp sợ, vừa hân hoan ấy. Mụ Tênácđiê nói sõng:
- Được chứ! Của mày đấy. Ông cho mày mà lị.
- Thưa ông, có thật không? Có thật “bà lớn” này là của con không?
Khách như muốn ứa nước mắt. Khách cảm động quá, không nói vì sợ tiếng nói sẽ bật thành tiếng khóc. Khách nhìn Côdét gật đầu rồi cầm tay búp bê đặt vào tay Côdét.
Côdét vội rụt ngay tay lại như nó phải lửa và cúi gằm mặt xuống đất. Phải nói thêm rằng lúc ấy nó thè lưỡi dài ra. Rồi nó quay phắt lại, ôm chầm lấy con búp bê. Nó nói:
- Cháu đặt tên nó là Catơrin.
Cái lúc quần áo tả tơi của Côdét chạm vào và quấn quít với những dải là áo lượt màu hồng của con búp bê, thật là giây phút lạ lùng. Nó hỏi:
- Thưa bà, con đặt nó lên ghế có được không?
- Được, con ạ.
Giờ thì lại đến lượt Êpônin và Adenma đứng nhìn Côdét mà thèm.
Côdét đặt búp bê lên ghế rồi ngồi bệt xuống đất ngay trước mặt, ngồi yên, không nói không rằng trông dáng điệu chiêm ngưỡng. Khách lạ bảo nó:
- Côdét, con chơi đi.
- Ồ! Con chơi chứ.
Cái người lạ mặt ấy hình như Trời sai xuống để thăm Côdét thì mụ Tênácđiê lại căm ghét nhất thiên hạ. Nhưng phải nén giận. Mặc dầu lâu nay mụ đã quen nhất cử nhất động đều học hỏi chồng, không bao giờ để lộ nỗi vui giận, lúc này mụ không sao nhịn được tức. Mụ vội cho hai con đi ngủ, mụ lại xin phép người áo vàng cho Côdét cũng được đi ngủ; mụ nói thêm, ra vẻ thương yêu nó lắm: “Hôm nay cháu nó chả mệt”. Côdét hai tay ôm búp bê đi ngủ.
Chốc chốc, mụ lại đến chỗ cuối phòng là nơi chồng ngồi để “khai uất”. Mụ thì thào với chồng: nhưng càng không dám nói to, giọng lại càng hằn học:
- Cái con khỉ già! Không biết bụng dạ nó nghĩ thế nào! Đến mà làm rầy người ta! Nó lại muốn cho con quỷ con chơi! Lại cho nó cả búp bê nữa! Con búp bê những bốn mươi phơrăng, lại đem cho cái con chó ghẻ có bán xác đi cũng chỉ được bốn mươi xu. Không khéo lại đến nước lão ta “bẩm công nương” với nó như bẩm với Beri quận chúa chắc! Không biết nó có tỉnh táo không. Cái thằng già bí mật này, dễ nó hóa rồ!
Thằng chồng cự lại:
- Sao lại rồ! Có gì là lạ. Người ta thích thế thì sao! Mẹ mày thì mẹ mày thích bắt con bé phải làm, người ta thì người ta thích cho con bé chơi. Người ta có quyền của người ta. Khách trọ muốn làm gì thì làm, miễn là trả tiền. Lão ấy là kẻ hay thương người thì bận gì đến mẹ mày? Còn như lão ta gàn dở thì cũng chẳng can gì đến mẹ mày. Người ta có tiền thì mặc người ta, việc gì mà cứ nói mãi?
Trước cái giọng dứt khoát của ông chủ và cái lý lẽ chủ quán ấy, cũng hết ngõ trả lời.
Người khách lạ chống tay xuống bàn, ngồi trầm ngâm. Bọn lái buôn và bọn phu xe lảng dần, thôi không hát nữa. Họ ngồi xa mà nhìn ông ta, ra vẻ kính sợ. Người ta ăn mặc tồi tàn thế mà không coi tiền bạc vào đâu, lại vứt tiền ra mà mua những con búp bê to tướng cho những đứa trẻ bẩn thỉu, rách rưới, chắc phải là bậc phú quý, có quyền thế lắm.
Mấy tiếng đồng hồ trôi qua. Lễ nửa đêm đã xong, tiệc đêm Giáng sinh đã tàn, khách khứa cũng đã ra về; cửa hàng ăn đã đóng; cái gian phòng dưới vắng ngắt, đèn lửa đã tắt. Người khách lạ vẫn ở nguyên chỗ cũ, vẫn dáng ngồi như trước. Thỉnh thoảng mới đổi khuỷu tay chống nhẹ. Chỉ có thế. Từ lúc Côdét đi khỏi, khách không hề nói một lời.
Chỉ còn hai vợ chồng Tênácđiê ở lại trong phòng, vì lễ nghĩa cũng có, vì tò mò cũng có. Mụ vợ càu nhàu: “Dễ thường cứ ngồi thế suốt đêm chắc”. Lúc chuông đồng hồ đánh hai giờ sáng, mụ đành chịu thua, bảo chồng: “Tôi đi ngủ đây, mặc mình làm gì người ta thì làm”. Thằng chồng đến ngồi ở cái bàn nơi xó buồng, thắp một cây nến rồi giở tờ Tin tức nước Pháp ra đọc.
Một tiếng đồng hồ nữa trôi qua. Ông chủ quán đáng kính ấy ít nhất cũng đã đọc tờ Tin tức nước Pháp đến ba lần, từ chỗ đề ngày tháng đến tên nhà in. Khách vẫn không nhúc nhích.
Tênácđiê cựa mình, ho, khạc, sĩ mũi, khua bàn ghế. Khách vẫn yên như không. Tênácđiê nghĩ thầm: “Hay là ngủ rồi”. Khách không ngủ, nhưng không tài nào đánh thức được.
Sau cùng, Tênácđiê bỏ mũ, khẽ lại gần khách, đánh liều hỏi:
- Thưa ngài, ngài chưa đi nghỉ?
Nói là chưa đi ngủ sợ hơi nặng và suồng sã. Đi nghỉ nghe lịch sự và kính trọng hơn. Những tiếng ấy sáng hôm sau có tác dụng huyền diệu là thổi phồng to những con số trên đơn tính tiền. Một cái buồng cho khách ngủ, chỉ trả hai mươi xu; một cái buồng cho khách nghỉ thì phải trả hai mươi phơrăng.
Khách đáp:
- Ừ nhỉ! Ông nói phải. Chuồng ngựa đi đằng nào?
Tênácđiê mỉm cười:
- Thưa ngài, để tôi đưa ngài.
Nó cầm một cây nến, khách lấy khăn gói và cái gậy. Tênácđiê dẫn khách vào một cái phòng ở trên gác, rất lộng lẫy, đồ đạc toàn bằng gụ, có giường khung buông màn điều.
Khách hỏi:
- Sao lại thế này?
- Đây là buồng cưới của vợ chồng nhà cháu ngày xưa. Bây giờ chúng tôi ở phòng khách một năm chỉ vào phòng này ba, bốn lần.
Khách nói sẵng:
- Tôi thì chuồng ngựa cũng thế thôi.
Tênácđiê vờ như không nghe thấy câu nói khiếm nhã ấy!
Nó thắp hai cây nến còn mới tinh lên lò sưởi. Trong lò, lửa cháy khá đượm.
Trên lò sưởi, có một cái khăn trùm phụ nữ dệt bằng chỉ bạc kết hoa cam đặt dưới một cái bình.
Khách hỏi:
- Còn cái này là cái gì?
- Thưa ngài, cái khăn cưới của mẹ cháu.
Khách nhìn vật đó như có ý bảo: hóa ra con quỷ cái ấy cũng có lúc là gái đồng trinh kia đấy.
Tênácđiê nói láo: khi nó thuê cái nhà này để mở hàng ăn thì đã có sẵn y nguyên cái phòng và những đồ đạc này rồi, nó mua lại đồ đạc ấy và đổi chác ở đâu được cái khăn hoa cam, cho người ta tưởng rằng trước đây vợ nó cũng có cái vẻ mỹ miều và nhà ta có vẻ lịch sự một tí.
Lúc khách quay lại thì chủ quán đã biến mất. Tênácđiê khéo lủi ra ngoài lúc nào; nó không dám cáo từ, sợ nếu tỏ ra quá thân thì thất lễ với kẻ mà nó định bụng sáng hôm sau sẽ thẳng tay cắt cổ.
Chủ quán về phòng riêng. Mụ vợ đã đi nằm nhưng chưa ngủ. Nghe tiếng chân chồng vào, mụ quay lại bảo:
- Mình ạ, mai tôi tống con Côdét ra khỏi cửa.
Tênácđiê nhạt nhẽo đáp:
- Mình hăng nhỉ!
Hai vợ chồng không nói gì nữa, mấy phút sau thì tắt đèn.
Về phần khách, khách cất gậy và khăn gói vào một xó.
Lúc chủ quán đã ra ngoài, khách mới ngồi xuống cái ghế bành và nghĩ ngợi một lúc. Rồi khách tháo giầy, cầm một cây nến, còn cây kia thì tắt đi, rồi đẩy cửa ra ngoài, khách nhìn quanh như người tìm cái gì. Ông ta đi qua hành lang, đến đầu cầu thang. Đến đây, nghe thấy tiếng thở rất khẽ, như tiếng trẻ con thở. Lần theo tiếng thở ấy mà đến một cái hốc góc thụt vào dưới cầu thang; chỗ ấy chính là cái gầm cầu thang. Nhìn vào thấy ngổn ngang những sọt cũ, chai lọ vỡ, bụi bặm và mạng nhện chăng đầy; ở giữa có một cái giường. Gọi là giường nhưng thật ra chỉ là một cái ổ rơm cũ thủng lòi cả rơm ra ngoài, lại có cả một cái chăn rách giơ cả lõi. Làm gì có khăn trải. Ổ rơm đặt ngay trên mặt đất. Giường ấy là giường của Côdét.
Khách đến gần nhìn con bé.
Côdét ngủ say. Nó để nguyên cả quần áo mà ngủ. Mùa rét, nó không dám cởi bớt áo, sợ lạnh.
Nó ôm chặt lấy con búp bê; hai mắt búp bê mở to, lóng lánh trong đêm tối. Chốc chốc nó lại thở dài như sắp tỉnh dậy rồi lại ôm ghì lấy con búp bê. Bên cạnh giường chỉ có một chiếc guốc.
Bên kia cái cửa cạnh giường Côdét là một cái buồng khá rộng tối om. Khách vào xem. Qua lần cửa kính, khách thấy ở cuối buồng hai cái giường nhỏ trắng tinh kê song song. Giường ấy là giường Adenma và Êpônin. Phía sau, có một cái nôi bằng mây không có màn: chính thằng bé kêu khóc suốt lúc tối ngủ đấy.
Khách đoán là buồng này thông sang buồng của vợ chồng Tênácđiê. Vừa định quay ra thì chợt thấy cái lò sưởi; một thứ lò sưởi nơi quán trọ vừa to vừa rộng lúc nào cũng có một ngọn lửa heo hắt về mùa đông, trông chỉ thấy lạnh. Nhưng lò này lại không thấy đốt lửa, tro tàn cũng không. Khách chú ý nhìn hình như có vật gì; thì ra hai chiếc giày trẻ con rất xinh, chiếc to chiếc nhỏ. Ông nhớ ra cái tục đáng mến lưu lại từ xưa là cứ ngày lễ Giáng sinh đến thì trẻ con lại để giày vào lò sưởi để chờ nàng tiên đêm đến sẽ cho một món quà sáng chói. Êpônin và Adenma không quên tục ấy, nên mỗi đứa đã đem một chiếc giày để trong lò sưởi.
Khách cúi xuống nhìn.
Nàng tiên, tức là người mẹ, đã qua thăm rồi, nên trong mỗi chiếc giày thấy một đồng mười xu lấp lánh.
Khách đứng dậy toan ra thì lại thấy ở phía trong, chỗ xó tối nhất trong lò, còn một vật gì. Nhìn kỹ thì ra một chiếc guốc, một chiếc guốc bằng gỗ xấu đã mòn vẹt cả, nhơ nhớp những tro cùng bùn đóng khô lại. Guốc ấy là guốc của Côdét. Thì ra mặc dù luôn luôn bị đánh lừa, lòng trẻ con vẫn luôn luôn tin tưởng, nên Côdét cũng để chiếc guốc của mình trong lò sưởi.
Thấy một đứa bé chỉ gặp điều thất vọng mà còn biết hy vọng thì thật phấn khởi và thú vị.
Guốc chẳng có gì.
Khách lục túi áo gi-lê, cúi xuống để vào guốc của Côdét một đồng lui vàng.
Rồi ông rón rén trở về buồng mình.
IX
TÊNÁCĐIÊ GIỞ THỦ ĐOẠN
Sáng hôm sau, còn đến ít ra là hai giờ đồng hồ nữa mới sáng rõ, đã thấy Tênácđiê ngồi ở bàn nơi phòng thấp dưới cửa hàng, bên ngọn nến, tay cầm bút; nó đang sáng chế cái đơn tiền trọ của ông khách áo vàng. Mụ vợ đứng cạnh khom khom cúi xuống nhìn chồng viết. Hai vợ chồng không nói với nhau một lời. Một đằng thì suy nghĩ trầm ngâm, một đằng thì chiêm ngưỡng một kỳ công của tài trí con người đang hình thành và ra ánh sáng. Trong nhà có tiếng động; Côdét đang quét cầu thang.
Sau mười lăm phút và mấy lần gạch xóa, Tênácđiê hoàn thành kiệt tác sau đây:
Đơn kê tiền trọ của ông khách buồng số 1:
Bữa ăn tối 3 phơrăng
Tiền buồng 10
Nến 5
Tiền củi sưởi 4
Hầu hạ 1
Cộng 23 phơrăng
Trong đơn, có nhiều lỗi chính tả.
Mụ vợ thấy thế thích chí reo lên, tuy còn ngài ngại:
- Hai mươi ba phơrăng!
Thằng chồng vẫn chưa được vừa ý, cũng như các bậc nghệ sĩ đại tài vậy. Nó “phừ” một tiếng.
Ấy, lúc ông Cátxtơnrít kê khoản đài thọ của nước Pháp ở hội nghị Viên,[98] ông cũng “phừ” như vậy.
Mụ vợ nghĩ đến con búp bê ông khách cho Côdét trước mặt hai đứa con gái mình. Mụ khẽ nói:
- Mình ạ, mình tính phải đấy, trả thế là phải. Đúng thì đúng nhưng sợ hơi nhiều. Chỉ sợ nó không chịu trả.
Tênácđiê lạnh lùng cười:
- Nó trả thôi!
Cái cười ấy là cái cười của kẻ cả, có uy thế tuyệt đối. Nó có ý nghĩa: cứ yên trí, đã nói sao thì được vậy. Mụ vợ không bàn thêm. Mụ đi thu dọn lại bàn ghế. Thằng chồng đi đi lại lại trong phòng. Một lát sau nó nói:
- Tao còn nợ một món nghìn rưỡi phơrăng kia mà.
Nó đến bên lò sưởi ngồi xuống, chân gác trên đống tro còn ấm, dáng nghĩ ngợi. Mụ vợ lại nói:
- À này, hôm nay là tôi tống cổ con Côdét đi đấy nhé. Con ôn! Nghĩ đến con búp bê là tôi lộn cả ruột. Thà rằng lấy vua Lui XVIII[99] còn hơn là phải chứa thêm nó một ngày trong nhà.
Tênácđiê châm ống điếu hút, rồi phì cười mà bảo vợ:
- Chốc đưa cái giấy này cho người ta.
Xong, hắn đi ra.
Hắn vừa ra khỏi thì người khách bước vào.
Tênácđiê lập tức quay trở vào, theo sau lưng khách đứng yên chỗ ngoài cửa hé mở, chỉ có mụ vợ là trông thấy.
Người mặc áo vàng tay xách gậy và khăn gói. Mụ Tênácđiê nói:
- Ngài dậy sớm thế ạ? Ngài định đi ngay, không để chúng tôi hầu hạ nữa sao?
Vừa nói mụ vừa lúng túng mân mê cái đơn trả tiền, ngón tay gấp gấp tờ giấy. Nét mặt đanh đá của mụ có một vẻ khác thường, nửa như rụt rè, nửa như băn khoăn.
Hình như mụ thấy đưa một cái đơn tiền trọ như vậy cho một người có vẻ “kiết xác” thế kia, thì cũng khó chịu.
Khách hình như lơ đãng, óc còn bận nghĩ ngợi điều gì. Khách đáp:
- Thưa bà vâng, tôi đi bây giờ.
- Thế ngài không có việc gì ở Môngphécmây ạ?
- Không. Tôi chỉ qua đây. Thế thôi. Thưa bà, tôi phải trả bao nhiêu nhỉ?
Mụ Tênácđiê chìa tờ giấy ra, không nói gì.
Người kia mở giấy nhìn qua, tâm trí còn để tận đâu đâu.
- Thưa bà, nhà ta mở hàng ở đây có khá không?
Mụ Tênácđiê kinh ngạc thấy không bùng nổ ra chuyện gì cả, mụ đáp:
- Cũng nhì nhằng thôi ạ.
Rồi mụ đổi giọng nỉ non than vãn:
- Thưa ngài, thời buổi khó khăn quá! Vùng này lại ít nhà có của. Ngài xem, toàng hạng xuềnh xoàng cả. Giá một đôi khi không được những vị khách hào phóng, dư dật như ngài thì cũng… chúng tôi lại lắm gánh nặng. Đấy, như cái con bé ấy, thật đến róc tủy róc xương với nó.
- Con bé nào?
- Kìa, cái con ấy, con Côdét ấy ạ, con Sơn ca ấy mà, vùng này cứ quen gọi nó là con Sơn ca.
- À, à!
Mụ lại tiếp:
- Người nhà quê kể ngốc thật, không biết sao lại đặt nó là Sơn ca; trông nó như con dơi thì có. Thưa ngài, chúng tôi chẳng muốn ăn xin ai, nhưng chẳng có của đâu mà làm phúc cho ai được. Lời lãi chẳng có gì, mà đóng góp thì vô số. Nào môn bài, nào thuế nọ, thuế kia, thuế cửa lớn, thuế cửa sổ, thuế phụ thu. Chắc ngài cũng thừa biết nhà nước đang thu tiền khiếp lắm. Chúng tôi lại còn con cái nữa chứ. Hoài công mà nuôi con người.
Khách cố lấy giọng tự nhiên, nhưng vẫn có vẻ cảm động:
- Thế ngộ có ai rước nó đi thì bà nghĩ sao?
- Rước ai? Con Côdét ấy à?
- Vâng.
Cái mặt đỏ gay dữ tợn của mụ chủ quán bỗng rạng hẳn lên, trông ghê tởm:
- Trời ơi, thưa ngài, ngài phúc đức quá! Ngài vào mà nhận nó đi, ngài giữ lấy nó, dắt nó đi, mang nó theo, đem nó đi mà nâng niu, mà chiều chuộng nó. Đức mẹ Đồng trinh và thần thánh trên thiên đường phù hộ cho ngài!
- Được rồi.
- Thật ư? Ngài đem nó đi thật ư?
- Tôi đem nó đi.
- Đem ngay?
- Ngay bây giờ. Bà gọi con bé ra đây.
Mụ Tênácđiê gọi:
- Côdét!
- Bây giờ tôi hãy trả tiền bà đã. Hết bao nhiêu nhỉ!
Khách liếc qua tờ giấy, không khỏi lộ vẻ ngạc nhiên:
- Hai mươi ba phơrăng!
Ông ta nhìn mụ chủ quán, nhắc lại:
- Hai mươi ba phơrăng kia à?
Cùng một câu nói, nhưng câu trước thì tỏ vẻ ngạc nhiên, câu sau là một câu hỏi.
Mụ Tênácđiê đã có thời gian chuẩn bị đối phó. Mụ trả lời chắc nịch:
- Thưa ngài, vâng, đúng hai mươi ba phơrăng.
Khách đặt năm đồng năm phơrăng xuống bàn, nói:
- Tìm con bé cho tôi.
Vừa lúc ấy, Tênácđiê tiến vào giữa phòng, bảo:
- Thưa ngài, ngài chỉ phải trả hai mươi sáu xu thôi.
Mụ vợ kêu lên:
- Sao lại hai mươi sáu xu!
Tênácđiê lạnh lùng đáp:
- Tiền buồng hai mươi xu, bữa ăn tối sáu xu. Còn chuyện con bé thì tôi cần thưa với ông đây vài lời. Mình để mặc ông với tôi.
Mụ Tênácđiê lóa mắt vì thiên tài đã xuất hiện. Mụ biết là người diễn viên ưu tú đang lên sân khấu. Mụ đi ra, không cãi nửa lời.
Còn lại hai người, Tênácđiê đưa ghế mời khách ngồi. Khách ngồi xuống, còn nó, nó vẫn đứng, bộ mặt làm ra vẻ hiền lành, ngay thật. Nó nói:
- Thưa ngài, để tôi xin thưa chuyện. Tôi thì tôi quý con bé ấy lắm.
Khách nhìn nó chằm chằm:
- Con bé nào kia?
Nó vẫn nói:
- Cũng lạ thật. Hai bố con mến nhau đáo để. Tiền gì thế này? Ngài cất những đồng năm phơrăng này đi. Con bé, tôi quý nó lắm.
Khách lại hỏi:
- Ai cơ chứ?
- Kìa, con bé cháu Côdét ấy mà! Ngài chả định đem nó đi là gì? Đây, tôi xin nói thật. Ngài là người đứng đắn thế nào thì tôi nói cũng thật như thế; tôi không thuận để cho nó đi. Thiếu nó tôi không chịu được, tôi nuôi nó từ tấm bé. Đành rằng nuôi nó thì tốn kém thật. Đành rằng nó lắm tật xấu, đành rằng chúng tôi chẳng dư dật gì, đành rằng nó chỉ ốm một trận cũng đủ thuốc thang đến bốn trăm phơrăng. Nhưng ăn ở cũng phải cho phúc đức. Nó bồ côi, bồ cút, tôi đã nuôi nó. Tôi còn đủ cơm nuôi miệng tôi, nuôi miệng nó. Thật thế, tôi mến nó lắm. Ngài hiểu cho, bấy nhiêu lâu làm gì không quyến luyến nhau. Tôi quê mùa cứ nói thật, không lý luận gì cả. Con bé ấy, tôi quý nó lắm. Vợ tôi phải cái nóng nảy nhưng cũng thương cháu lắm. Ngài xem đấy hai vợ chồng chúng tôi coi cháu như con đẻ. Có nó thì vui cửa vui nhà.
Khách vẫn nhìn nó chằm chằm. Nó lại tiếp:
- Ngài thứ lỗi, nói thế này thì cũng có phần không phải. Ai lại đem con mà cho khách qua đường như thế. Nói thế có phải không ạ? Nhưng nghĩ lại, ngài thì giàu có, lại ra người phúc hậu, thôi cũng là hạnh phúc của cháu, có phải không ạ? Nhưng phải xem thế nào. Giả dụ tôi hy sinh mà cho cháu theo ngài, thì tôi cũng phải biết là cháu đi đâu chứ, tôi không thể để cho cháu biệt tăm biệt tích; tôi còn muốn biết cháu nó ở nhà ai để thỉnh thoảng còn đi lại thăm nom; cháu cũng cần biết bố nuôi cháu vẫn ở đây, lúc nào cũng chú ý đến cháu. Tóm lại không thể như thế được ạ. Ngay quý danh, tôi cũng chưa tường. Ngài mang nó đi rồi, tôi chỉ còn biết kêu: Con ơi, Sơn ca ơi, con đi đâu rồi? Ít ra cũng phải xem một mẩu giấy tờ lăng nhăng gì, một mẩu giấy thông hành chẳng hạn!
Khách vẫn giương mắt nhìn, cái nhìn như thấy suốt tận tâm can nó, rồi trả lời, giọng nghiêm nghị và dõng dạc:
- Ông Tênácđiê ạ, từ Pari đến đây có năm dặm, thì ai mà lấy giấy thông hành. Tôi có đem con Côdét đi là tôi cứ đem, thế thôi. Ông không được biết tên tôi, ông không được biết nơi tôi ở, ông không được biết nó sẽ ở đâu và ý tôi thì tôi muốn từ nay, suốt đời nó, nó sẽ đi khỏi cái nhà này. Ông có ưng thế không? Ưng hay không thì ông nói.
Ma quỷ, thần thánh chỉ cần thấy một vài dấu hiệu là nhận ngay ra được một bậc thượng đẳng thần; Tênácđiê cũng vậy, nó biết ngay là gặp một tay ghê gớm. Giống như một thứ trực giác vậy; vốn nó tinh nhạy, sắc sảo nên nó hiểu ngay. Hôm trước, lúc ngồi uống rượu với bọn phu xe, lúc hút thuốc, lúc hát nhảm nhí, nó không rời mắt nhìn người khách lạ suốt một buổi tối, rình người kia như mèo rình, nghiên cứu người kia như một nhà toán học. Nó vừa rình như thế vì quyền lợi riêng, vì nó ham thích như vậy và bản năng nó như vậy; nó vừa dò xét tuồng như được ăn tiền để mà dò xét. Nó không bỏ qua một cử chỉ, một dáng điệu nào của người khách mặc áo vàng. Ngay trước khi khách tỏ vẻ rõ rệt là đặc biệt chú ý đến con Côdét, nó đã đoán biết rồi. Nhiều lần nó bắt gặp con mắt sâu sắc của ông già nhìn con bé. Sao lại có cái cảm tình đặc biệt như vậy? Người này là ai? Tại sao trong bọc lắm của như vậy, lại ăn mặc bẩn thỉu thế kia? Biết bao nhiêu câu hỏi nó tự đặt ra, mà không tài nào trả lời được, nó càng thêm tức tối. Nó nghĩ ngợi suốt đêm. Tất không phải là bố con Côdét. Hay là ông nội, ông ngoại? Thế thì sao không xưng ra ngay có được không? Bao giờ người ta có quyền thì người ta cũng nói ngay chứ. Hẳn là người này không có quyền gì về con Côdét cả. Thế thì nó là ai? Tênácđiê nghĩ mãi đâm quẩn. Càng đoán càng mờ mịt. Mặc dù vậy, lúc mới nói câu chuyện, nó biết chắc là có sự gì bí ẩn, mà biết chắc là người kia muốn giữ kín tiếng, nó thấy nó ở thế mạnh. Nhưng nghe câu trả lời dứt khoát, cứng cỏi của khách, nó thấy người khách này bí mật chỉ là vì bí mật, thế thôi, lúc ấy, nó lại thấy nó ở thế yếu. Nó không ngờ câu chuyện lại xoay ra thế. Bao nhiêu điều ước đoán đều vứt đi cả. Nó bèn tập trung ý nghĩ lại. Nó cân nhắc chỉ trong nháy mắt. Tênácđiê là đứa chỉ cần liếc mắt đã nhận định được tình thế. Nó biết lúc này cần đi thẳng vào vấn đề và quyết định ngay. Cũng như những vị danh tướng cầm quân biết giờ phút nào quyết định vận mệnh của trận đánh. Tênácđiê liền nổ súng. Nó nói:
- Thưa ngài, phải đúng nghìn rưởi quan.
Khách móc cái túi bên, lấy ra một chiếc ví da đen đã cũ, mở ví rút ra ba tờ giấy bạc đặt lên bàn. Khách lấy ngón tay cái chặn lên mấy tờ giấy bạc, bảo tên chủ quán:
- Cho gọi con Côdét ra đây.
Lúc ấy, Côdét làm gì?
Côdét vừa dậy đã vội chạy ra tìm chiếc guốc. Nó thấy có đồng tiền vàng. Đây không phải là đồng vàng Napôlêông. Đây là một đồng vàng hai mươi phơrăng mới toanh, thời quân chủ phục hưng mà trên mặt khắc nổi một hình khác đã thay hình vòng nguyệt quế. Con bé hoa cả mắt. Nó như bắt đầu say sưa với thời vận. Nó chưa hề biết đồng tiền vàng ra thế nào, có bao giờ nó thấy đâu. Nó vội vàng giấu ngay vào túi như vừa đánh cắp ở đâu vậy. Song, nó cảm thấy đồng tiền này là của nó, nó đoán biết ai đã cho nó. Tuy nhiên nó mừng mà vẫn sợ. Nó sung sướng lắm. Nhưng nó kinh ngạc nhiều hơn.
Nó không dám tin là những cái tươi đẹp như thế lại có thật được. Thấy con búp bê, nó sợ: thấy đồng tiền vàng, nó cũng sợ. Thấy những vật mỹ lệ như thế, bụng nó run run thấp thỏm. Duy có ông khách là nó không sợ. Trái lại, nó thấy vững tâm. Từ tối hôm qua, qua bao chuyện lạ lùng, rồi cả trong giấc ngủ, lúc nào hình ảnh người kia cũng vẩn vơ trong khối óc bé nhỏ của nó; người ấy ra vẻ già nua, nghèo khổ, rầu rĩ, thế mà nhiều tiền, nhân đức đến thế. Từ lúc gặp ông già ấy ở trong rừng, nó thấy cuộc đời nó như biến đổi.
Côdét không được như con chim én bé nhỏ trên trời, nó chưa hề biết cái hạnh phúc được ẩn nấp dưới bóng mẹ, được ủ trong cánh mẹ. Từ năm năm nay, nghĩa là từ ngày nó bắt đầu nhớ được, khốn nạn, con bé chỉ rặt một màu những run cùng sợ. Đời nó như thể trần trụi trong cơn gió bấc cắt da của cảnh khổ ải; bây giờ thì nó như được tấm áo che thân. Xưa, tâm hồn nó giá lạnh, bây giờ, tâm hồn nó ấm áp. Nó không khiếp sợ mụ Tênácđiê như trước nữa. Nó không cô độc nữa; đã có ai ở bên mình.
Hôm ấy, vừa thức dậy nó đã tất tả làm mọi việc như mọi sáng. Đồng tiền vàng nằm trong cái túi áo tối hôm qua có đồng hào mười lăm xu rơi ra. Đồng vàng ấy đã cho nó nhiều phút lý thú. Nó không dám mó tới, nhưng cứ chốc chốc nó lại ngắm nghía, lưỡi thì cứ thè dài. Nó quét cầu thang, thỉnh thoảng lại ngừng tay, ngây người nhìn ngôi sao lấp lánh trong đáy túi, quên cả chổi và vũ trụ bên ngoài.
Đương lúc nó mải mê ngắm đồng tiền thì mụ Tênácđiê chợt vào. Có điều lạ lùng là mụ không phát nó cái nào mà cũng không chửi. Mụ lại có vẻ ngọt ngào bảo:
- Côdét, ra ngay đây nhé.
Một lát sau, Côdét ra cái phòng thấp bên ngoài.
Người khách cầm cái gói mở ra. Trong gói có một cái áo len dài trẻ con, một cái tạp dề, một cái áo vải bông, một cái váy, một cái khăn quàng, một đôi tất len, một đôi giày, đủ một bộ phận áo con gái lên tám. Toàn quần áo đen cả. Khách bảo con bé:
- Con mang quần áo này vào trong nhà mặc nhanh lên.
Lúc trời sáng rõ, các nhà ở Môngphécmây mở cửa sớm đều trông thấy ở phố Pari một ông già ăn mặc tồi tàn dắt một đứa bé gái mặc toàn đồ tang, tay ôm một con búp bê to màu hồng. Hai ông cháu đi về phía Livơry.
Hai người ấy là người khách trọ và Côdét.
Không ai quen biết người ấy cả; mà con Côdét không ăn mặc rách rưới nữa, nên nhiều người không nhận được nó.
Côdét ra đi. Với ai? Nó không biết! Đi đâu? Nó cũng chẳng hay. Chỉ biết một điều là nó đã thoát khỏi cái hàng ăn nhà Tênácđiê. Chẳng ai hơi đâu mà từ biệt nó mà nó cũng chẳng thiết từ biệt ai. Nó bước ra đi, rời khỏi cái nhà nó thù oán và cũng oán thù nó.
Đứa trẻ nhỏ đáng thương, lòng vẫn bị dồn ép từ trước tới giờ.
Nó đi nghiêm chỉnh lắm, hai mắt mở to nhìn trời. Nó đã bỏ đồng tiền vàng vào túi chiếc tạp dề mới. Thỉnh thoảng nó cúi nhìn đồng tiền rồi lại ngẩng nhìn ông già. Nó tưởng như nó ở bên cạnh Chúa Trời phúc hậu.
X
THAM THÌ THÂM
Mụ Tênácđiê vẫn theo thường lệ để mặc chồng giải quyết mọi việc. Mụ hy vọng sẽ có những biến cố lớn lao. Lúc người khách với Côdét đi khỏi, Tênácđiê ngồi yên đến mười lăm phút không nói gì, rồi mới gọi vợ ra một chỗ và chìa cho xem số tiền nghìn rưỡi phơrăng. Mụ bảo:
- Có thế thôi à?
Từ thuở lấy nhau, lần này là lần đầu mụ dám chê ông gia trưởng.
Quả là có hiệu lực. Thằng chồng nói:
- Ừ, mình nói phải. Thật ngốc quá. Đưa mũ đây…
Nó gấp ba tờ giấy bạc lại, nhét vào túi rồi vội vàng chạy đi. Nhưng lại đi lầm đường; thoạt đầu nó rẽ tay phải. Sau, hỏi thăm mấy người hàng phố mới biết con Sơn ca và người kia đi về phía Livơry. Nó theo lối ấy, vừa rảo cẳng vừa nói một mình:
- Người ấy chắc phải là một tay triệu phú, giả khoác cái áo vàng còn mình thì như một con lợn. Lúc đầu bỏ ra hai mươi xu, sau năm phơrăng, rồi năm mươi phơrăng, rồi đến nghìn rưởi mà lúc nào cũng dễ như bỡn. Nó có thể trả đến vạn rưởi phơrăng cũng nên. Nhưng thế nào cũng đuổi kịp.
Lại còn cái gói quần áo may sẵn cho con bé! Toàn là chuyện lạ lùng. Chắc là có chuyện gì bí mật lắm. Nắm được điều bí mật, ai lại thả ra bao giờ. Mà điều bí mật của bọn có của lại là những nắm bọt rong biển thấm đầy vàng; phải khôn khéo mà vắt. Những ý nghĩ ấy cứ quay cuồng trong đầu óc Tênácđiê. Nó nói một mình:
- Mình là con lợn.
Ra khỏi Môngphécmây, đến chỗ ngoặt sang con đường đi Livơry, ta thấy con đường chạy dài tăm tắp trước mặt trên cao nguyên. Đến đây, nó đinh ninh là sẽ trông thấy người kia và con bé. Nó phóng tầm mắt rõ xa, nhưng chẳng thấy gì. Nó lại phải hỏi thăm. Thành ra lại mất thêm thời giờ. Mấy người đi đường mách cho nó biết người khách và con bé đã đi vào khu rừng phía Ganhi. Nó chạy về nẻo ấy.
Tuy hai người có đi trước nó, nhưng đứa bé ắt đi chậm, còn nó thì đi nhanh. Và nó thuộc hết đường đất vùng này.
Chợt nó đứng dừng lại, tay đập vào trán như người quên một cái gì cần thiết và sẵn sàng quay trở lại. Nó tự bảo:
- Đáng lẽ mang súng!
Tênácđiê thuộc loại người lưỡng diện, lắm khi đi qua giữa chúng ta mà chúng ta không biết rõ, rồi biến mất đi chúng ta cũng không tường, bởi vì cuộc đời run rủi nó chỉ hiện ra trước mắt ta ở một phía. Số kiếp của nhiều người là như vậy đấy, là sống chìm ngập hết nửa người. Ở cảnh ngộ bình an, ổn định, Tênácđiê có đủ điều kiện để làm - chúng tôi không nói để là - một nhà buôn lương thiện, một anh tư sản đủ đỗi, theo quan niệm của người đời. Trong lúc ấy, khi có những sự kiện nào đó, khi xảy ra những biến động làm dậy bản chất của hắn thì hắn lại có đủ khả năng, để là một tay vô lại. Đó là một tay chủ quán có nuôi trọ trong người mình một con quỷ. Chắc Chúa quỷ Xa tăng đã nhiều lúc ngồi xổm ở một xó nào đó trong cái nhà hát của tên Tênácđiê và mơ màng nghĩ về cái công trình kiệt tác đó của mình.
Lưỡng lự một lát, nó nghĩ thầm:
- Chà! Thế thì chúng nó có đủ thì giờ thoát chết.
Thế là nó lại đi, rảo cẳng tiến lên phía trước, có vẻ chắc ăn; trông nó tinh ranh như con cáo đánh hơi thấy một đàn gà gô.
Quả nhiên, lúc nó vượt khỏi khu ao đầm và tắt ngang qua quãng rừng thưa ở bên phải con đường Benvuy và đến cái lối đi đầy cỏ mọc lượn quan đồi rồi vượt qua vòm con sông đào cũ gần nhà tu Senlơ, thì nó chợt nhìn thấy một cái mũ nhô lên khỏi một bụi rậm. Cái mũ ấy đã làm nó tốn công phu xây dựng bao nhiêu ước đoán. Mũ ấy là mũ của người khách. Bụi cây không cao lắm. Tênácđiê nhận ra người khách và Côdét đang ngồi nghỉ. Không nhìn thấy con bé vì nó bé quá, nhưng nhìn thấy cái đầu búp bê.
Tênácđiê không lầm. Người khách đã ngồi lại để cho Côdét nghỉ chân.
Tênácđiê đi vòng qua bụi rậm, đột nhiên xuất hiện trước mặt hai người. Nó vừa thở vừa nói:
- Thưa ngài, ngài tha lỗi cho, xin trả lại ngài nghìn rưởi quan của ngài.
Vừa nói thế, nó vừa chìa ra ba tờ giấy bạc. Người khách ngước mắt nhìn lên:
- Thế này là thế nào?
Tênácđiê lễ phép đáp:
- Là thế này, tôi xin bắt con Côdét lại, thưa ngài.
Côdét rùng mình, nép vào người ông già.
Ông ta nhìn thẳng vào mắt Tênácđiê, nói dằn từng tiếng:
- Ông - bắt - con - Côdét - lại?
- Thưa ngài, vâng, tôi bắt nó lại. Tôi xin nói rõ. Tôi đã nghĩ kỹ. Thực ra, tôi không có quyền giao nó cho ngài. Tôi là người đứng đắn, ngài xem. Con bé này có phải là con tôi đâu; nó còn mẹ nó. Mẹ nó gửi nó cho tôi, tôi chỉ được quyền trả lại cho mẹ nó mà thôi. Chắc ngài bảo: Mẹ nó chết rồi. Được. Thế thì tôi chỉ có thể giao nó cho người nào có giấy tờ của mẹ nó ký và bảo là phải giao nó cho người ấy. Rõ ràng là như thế.
Người khách chẳng nói chẳng rằng, lục tìm trong túi; Tênácđiê thấy ông ta lấy ra cái ví đựng tiền lúc nãy. Tên chủ quán mừng run lên. Nó nghĩ thầm:
- Được, phải vững vàng. Mình sắp được mua chuộc đây.
Trước khi mở ví, người khách còn đưa mắt nhìn chung quanh, nơi này vắng tanh vắng ngắt. Trong rừng, dưới lũng không một bóng người. Ông ta mở ví, lấy ra một mảnh giấy con, - chứ nào đâu có phải là nắm giấy bạc như Tênácđiê đang mong chờ! Ông ta mở to tờ giấy, đưa cho Tênácđiê rồi bảo:
- Ông nói phải. Đọc đi.
Tênácđiê cầm lấy đọc:
“Môngtơrơi Xuya Me, ngày 25 tháng 3, 1823.
Gửi ông Tênácđiê,
Ông giao Côdét cho người này. Bao nhiêu khoản chi phí lặt vặt, người này sẽ trả đủ cho ông.
Kính chào ông.
Phăngtin”
Người kia nói tiếp:
- Ông biết chữ ký này chứ?
Đích thực là chữ ký của Phăngtin. Tênácđiê nhận ra ngay.
Chẳng còn cãi vào đâu được nữa. Nó bị hai cái bẽ bàng: một là tưởng được đấm mõm lại hóa suông, hai là bị đuối lý. Người khách lại bảo:
- Ông cứ giữ lấy giấy này làm bằng.
Tênácđiê ngoan ngoãn thu quân. Nó lẩm bẩm:
- Chữ ký bắt chước kể cũng khéo. Thôi, được!
Nó đã tuyệt vọng, nhưng còn cố vớt vát:
- Thưa ngài, thế cũng được. Ngài là người ấy. Nhưng phải trả cho tôi các khoản chi phí lặt vặt. Khoản ấy cũng to.
Ông già đứng phắt dậy, lấy tay phủi bụi trên cái ống tay áo đã sờn, miệng nói:
- Ông Tênácđiê này, ngày tháng giêng, mẹ con bé tính còn thiếu ông một trăm hai mươi phơrăng, thế mà tháng hai, ông gửi giấy đòi năm trăm phơrăng; hồi cuối tháng hai ông đã nhận ba trăm phơrăng, đầu tháng ba lại ba trăm phơrăng nữa. Từ dạo ấy đến nay được chín tháng, mỗi tháng đã thỏa thuận là mười lăm phơrăng, vị chi là một trăm ba mươi phơrăng. Trước ông nhận dôi ra một trăm. Tính thế, còn phải trả ông ba mươi lăm phơrăng thôi. Thì vừa đây tôi đưa ông nghìn rưởi quan.
Tênácđiê có cảm giác như một con sói mắc cạm bị cái hàm thiếc cắn vào chân. Nó nghĩ bụng:
- Thằng quỷ này là thằng nào?
Rồi, làm như con chó sói, nó giãy một cái. Đã một lần nó liều mà hóa được. Nó vứt bỏ cái giọng lễ độ đi, sừng sộ nói:
- Này ông cha căng chú kiết kia ơi, một là tôi bắt lại con Côdét, hai là đưa ngay một nghìn ê quy đây.
Ông già bình tĩnh nói:
- Côdét, đi, con.
Rồi tay trái ông dắt đứa bé, tay phải ông nhặt cái gậy ở dưới đất.
Tênácđiê nhận thấy cái gậy quá to và quãng rừng vắng ngắt.
Ông già đi thẳng vào rừng sâu với con bé, để mặc tên chủ quán đứng ngây chỗ cũ.
Trong khi họ đi xa dần. Tênácđiê nhìn theo hai vai rộng còng còng và hai nắm tay to tướng của ông già.
Nó nhìn lại nó, hai cánh tay khẳng khiu, hai bàn tay còm nhom. Nó nghĩ bụng: - Đã đi săn lại quên mẹ nó cả súng. Quả ta là một thằng ngốc.
Song tên chủ quán vẫn chưa chịu buông mồi. Nó nói:
- Để xem nó đi đâu.
Rồi nó theo hút đằng sau, cách xa xa. Trong tay chỉ còn hai thứ, một trò chơi: tức là cái mảnh giấy nát có chữ ký Phăngtin và một niềm an ủi tức là nghìn rưởi quan.
Người khách dắt Côdét đi về nẻo Livơry vad Bôngdy. Ông ta đi thong thả, đầu cúi gằm, ra vẻ nghĩ ngợi, buồn rầu. Về mùa đông rừng thưa lá, nên tuy Tênácđiê đã cách khá xa mà vẫn nhìn thấy hút hai người. Thỉnh thoảng người khách lại quay lại nhìn xem có ai theo sau không. Chợt ông thấy Tênácđiê. Ông vội lôi Côdét đi vào một khu rừng rậm hơn, trong đó Tênácđiê dễ mất dấu họ.
- Chó quá!
Nói xong, Tênácđiê rảo cẳng tiến lên.
Rừng chỗ này rậm nên nó phải theo gần sát. Đến quãng rừng rậm nhất, ông già quay đầu lại. Nó cố núp vào chỗ cành cây nhưng vô hiệu, ông già đã trông thấy nó. Ông lo ngại nhìn nó rồi hất đầu một cái, lại đi. Tên chủ quán lại đi theo. Đi như thế, được độ hai ba trăm bước. Bỗng ông già quay lại lượt nữa. Vẫn thấy tên chủ quán. Lần này ông trừng mắt nhìn nó, nên nó thấy có theo nữa cũng “vô ích”. Tênácđiê bèn quay trở về.
XI
CON SỐ 9.430 LẠI XUẤT HIỆN, CÔDÉT TRÚNG SỐ ẤY
Giăng Vangiăng chưa chết.
Lúc ngã xuống biển, nói cho đúng, lúc nhảy xuống, thì như ta đã biết, Giăng Vangiăng không còn xiềng xích trên người nữa. Ông bơi giữa hai con nước, đến tận dưới lườn một cái tàu đậu bến; một chiếc thuyền con buộc bên cạnh tàu. Ông tìm cách núp trong thuyền đến tận tối. Vào đêm, ông lại nhảy xuống nước bơi vào bờ, chỗ gần mỏm Bơroong. Đến đây, tiền sẵn nên cũng dễ kiếm được quần áo. Quanh vùng Balaghiê có một cửa hàng chuyên bán quần áo cho bọn tù vượt ngục, nghề này kể cũng tươm. Giăng Vangiăng cũng như mọi kẻ đi trốn tránh đáng thương khác, phải tìm cách mà thoát khỏi con mắt cú vọ của luật pháp, thoát khỏi cái xã hội ác nghiệt, Giăng Vangiăng lần theo một hành trình tối tăm và lắt léo. Chặng thứ nhất thì nghỉ lại ở Pơrađô, gần Bốtxê. Rồi đi về phía Gơrăng Vila, gần Briăngxông, thuộc quân thương Anpơ. Thật là một cuộc trốn tránh mò mẫm, đầy lo âu; đường thì rặt những đường nhánh tối om, không biết đâu mà mò. Sau này, có tìm được một vài vết tích của Giăng Vangiăng ở vùng xứ Anh, thuộc địa phận Xivơriô, ở Accông, một nơi gọi là Grănggiơ đơ Đuméc, trong dãy núi Pirênê, gần thôn Savay. Rồi ở vùng lân cận xứ Pêrigơ, làng Bruyni tổng Sapen Gônaghe. Ông lên Pari. Vừa rồi ta gặp ông ở Môngphécmây.
Chúng ta vẫn nhớ rằng lần vượt ngục trước, ông ta đã bí mật đến đấy hay vùng chung quanh đấy và tòa án cũng đã có chút ít ánh sáng về hành trình đó.
Ai cũng tưởng ông chết rồi, vì thế hành tung càng thêm tối tăm, mù mịt. Ở Pari, có lần ông được xem tờ báo tường thuật việc ông ngã xuống biển. Ông cảm thấy bớt lo, gần như yên ổn, như là đã chết rồi thực.
Ông trở về đến Pari ngay tối hôm giành được Côdét khỏi nanh vuốt vợ chồng Tênácđiê. Ông cùng con bé đi lối cửa ô Môngxô mà vào Pari, lúc chập tối. Rồi lên xe độc mã, vào chỗ sân Thiên văn đài. Ông xuống trả tiền xe rồi lại dắt Côdét cứ thế mò mẫm trong đêm tối qua các phố vắng gần Uốcxin và La Glaxie rồi đến đường Nhà thương.
Ngày hôm ấy là ngày Côdét cảm thấy rất lạ và đầy những xúc động. Đến bữa thì ông già mua bánh và phó mát ở những quán hàng khuất nẻo rồi mang ra sau bụi cây hàng rào mà ăn; đi đường thì đổi xe luôn; chốc lại đi bộ một quãng. Nó mệt lắm nhưng không kêu ca gì. Ông già thấy tay nó cứ co trĩu xuống, biết là nó mệt, ông liền cõng nó. Côdét tay vẫn không rời Catơrin, ngả đầu trên vai Giăng Vangiăng, ngủ thiếp.
QUYỂN IV: CĂN NHÀ NÁT GOÓCBÔ
I
ÔNG BIỆN LÝ GOÓCBÔ
Bốn mươi năm trước, khi người đi dạo chơi một mình đưa chân vào những vùng hẻo lánh khu nhà thương Xanpêtơrie và đi ngược lên dọc theo đại lộ đến tận cửa ô Itali, thì sẽ tới một khu nhà người ta có thể nói rằng không còn là Pari nữa. Không phải là nơi hoang vắng, ở đây có người qua lại; không phải là nông thôn vì ở đây có nhà và đường phố; không phải là thành thị vì đường phố có những vết xe lõm sâu, đầy cỏ mọc, như ở trên những đường trường; không phải vì xóm làng vì nhà cửa quá cao. Thế thì là cái gì vậy? Là một khu dân cư mà không có ai ở, là một vùng vắng tanh mà lại có bóng người; là một đại lộ của thủ đô, một phố của Pari, ban đêm ghê sợ hơn là giữa rừng, ban ngày buồn thảm hơn là một bãi tha ma.
Đây là cái khu phố cũ chợ ngựa.
Người đi dạo chơi ấy nếu dấn bước xa hơn bốn bức tường cổ khu chợ ngựa, nếu hắn ưng đi qua phố Pơti Băngkiê sau khi đã đi qua một mảnh vườn nhà quê ở bên tay phải, có tường cao quây bốn phía, một bãi cỏ có mấy đống vỏ sồi bao sừng sững như những cái lều của giống hải ly khổng lồ, rồi qua một khu đất rào kín, ngổn ngang những thanh rầm, rui mới xẻ, những đống gỗ đầu mẩu, những đống mùn cưa và vỏ bào, có một con chó đứng trên sủa inh ỏi, rồi lại qua một bức tường thấp đã đổ nát với một cái cổng đen ảm đạm, rêu phủ kín và khi mùa xuân đến thì lại đầy hoa, rồi đến cái quãng vắng nhất, sẽ thấy một cái nhà ghê tởm, điêu tàn, với trên tường một dòng chữ lớn: “Cấm dán yết thị” sau đó người dạo chơi không mục đích ấy sẽ tới góc phố Vinhơ Xanh Mácxen, một vùng ít người biết đến. Ở đây, gần một xưởng máy và giữa hai bức tường của hai khu vườn, hồi bấy giờ người ta thấy một cái nhà hát, lúc mới trông thì chỉ bé như một cái nhà gianh nhưng thực ra nó to như một cái nhà thờ. Ngoài đường chỉ trông thấy một cái đầu hồi, do đó mà tưởng nó nhỏ. Gần toàn bộ cái nhà khuất mắt mọi người. Người ta chỉ trông thấy cái cửa ra vào và một cái cửa sổ.
Cái nhà nát ấy chỉ có một tầng gác. Nhìn kỹ cái nhà, thoạt đầu phải để ý chi tiết nổi bật này: cái cửa ra vào chỉ có thể là của một nhà tồi tàn, còn cửa sổ nếu đục trong đá hoa chứ không phải đá xây cất thường thì phải là cửa sổ của một tòa lâu đài. Cánh cửa thì chỉ là mấy tấm ván đã mọt, ghép với như bằng mấy cái gióng ngang; trông chẳng khác gì thanh củi. Cửa mở ngay sát một cái cầu thang gác dựng đứng với những bậc cao đầy bùn, vôi tường và bụi, cũng rộng bằng bề rộng cái cửa ngoài phố trông chẳng khác gì một cái thang dựng đứng mất hút giữa hai bức tường. Bên trên cánh cửa là một cái khung cửa méo mó, có một tấm ván che, ở giữa đục một cái lỗ hổng hình tam giác. Khi cánh cổng đóng thì cái lỗ hổng này vừa là cái cửa sổ trên trần nhà, vừa là cái lỗ dòm ở cửa. Phía trong cửa, một cây bút vẽ đã vạch bằng mực hai nét thành con số 52 và ở cái tấm ván bên trên cửa, cũng cái bút vẽ ấy đã vạch con số 50. Thành ra người ta phân vân. Cái nhà số mấy đây? Bên trên cửa thì bảo là số 50, bên trong cửa thì cãi lại: đây là số 52. Những mảnh giẻ màu bụi rủ xuống từ cái khung nhỏ tam giác như là những tấm màn cửa.
Cái cửa sổ thì rộng, khá cao, có cửa chớp và cửa kính với những ô kính to. Chỉ phải cái là những ô kính ấy mang những thương tích đa dạng, có những băng giấy khéo dán muốn che đậy cái thương tích nhưng cũng làm cho người ta để ý các vết thương, còn cánh cửa chớp, lỏng lẻo như răng bà lão, thì đe dọa người ngoài đường hơn là che giữ người trong nhà. Những thanh ván ngang cửa chớp đã mất ở vài chỗ và được thay thế bằng những mảnh ván đóng đanh, theo chiều dọc, thành ra vừa là cửa chớp, vừa là cửa ván.
Cái cổng có vẻ ghê gớm ấy và cái cửa sổ có vẻ tử tế ấy, tuy rằng mục nát kề sát nhau trên cùng một căn nhà, trông như hai kẻ hành khất rách rưới cùng đi với nhau, sát cánh với hai vẻ mặt khác nhau trong những tấm giẻ rách như nhau, một kẻ từ xưa vẫn là hành khất, một kẻ đã từng là một nhà quý phái.
Cầu thang dẫn lên một gian nhà rất rộng, trông giống như một cái kho mà người ta chữa thành nhà ở. Gian nhà ấy nối với một đường ống, đó là một hành lang dài, bên phải bên trái có những buồng lớn bé không đều, cũng không thể ở được, giống như những cửa hàng thợ hơn là những buồng ở. Những buồng ấy có cửa sổ trông ra những khu đất hoang ở xung quanh. Tất cả tối tăm, trông khó chịu, mờ nhạt, buồn bã, có vẻ tha ma và qua những kẽ hở ở trên mái và ở cửa, có những tia sáng lạnh lọt xuống hay những ngọn gió rét lùa vào. Một nét đặc biệt đáng chú ý và kỳ thú ta thường gặp trong những loại nhà này, ấy là những con nhện khổng lồ.
Bên trái cửa ra vào, nhìn ra mặt đường, cao ngang đầu người, có một cửa tò vò mà người ta đã bít lại còn như một cái ổ vuông đầy những hòn đá mà trẻ con khi qua lại ném vào.
Một phần căn nhà này gần đây đã bị phá hủy. Phần còn lại cũng có thể giúp ta mường tượng được trước kia cả cái nhà ấy như thế nào. Toàn bộ cái nhà ấy tuổi chưa ngoài một trăm. Một trăm năm đối với một nhà thờ là tuổi trẻ, nhưng là tuổi già đối với một cái nhà ở. Hình như nhà ở của người đời cũng ngắn ngủi như đời người, còn nhà của Chúa thì cũng vĩnh cửu như Chúa.
Những người phát thư của bưu điện gọi cái nhà nát ấy là nhà số 50-52. Nhưng ở trong khu này người ta quen gọi nó là nhà ông Goócbô.
Hãy kể xem vì đâu nó mang cái tên đó.
Những kẻ thích cóp nhặt các sự việc nhỏ và xếp lại như một tập mẩu thực vật, đã ghim vào ký ức họ những niên đại thoáng qua, chắc biết rằng ở thế kỷ trước, vào khoảng những năm 1770 có hai ông biện lý ở tòa án Satơlê, một ông tên là Corbô, một ông tên là Rơna.[100] Hai cái tên đó La Phôngten[101] trước kia đã nói đến. Cơ hội quả thật là rất tốt để cho giới tư pháp tha hồ cười cợt. Thơ, vè chế nhạo, xuất hiện ngay tức khắc và truyền đi trong những tòa án ở Pari. Có những câu thơ ít nhiều khập khiễng:
Trạng sư Quạ đỗ trên giấy má
Ngậm trong mồm một lá tịch biên
Đánh hơi trạng Cáo tới liền
Múa môi uốn lưỡi bẩm lên: “Thưa ngài…”
Những câu chế giễu làm cho hai vị biện lý khó chịu và những tiếng cười khúc khích đuổi theo họ, làm cho họ khó ngẩng cao đầu. Họ quyết định tâu lên vua, nhờ nhà vua can thiệp. Họ dâng sớ lên Lui XV, đúng vào ngày, giờ mà sứ thần của Giáo hoàng một bên và đức giáo chủ Đơ La Rôsơ Aymông một bên, đang quỳ gối một cách kính cẩn nâng hai chiếc hài xỏ vào hai bàn chân trần của bà Đuy Bari vừa ngủ dậy. Nhà vua đang cười lại được dịp cười thêm. Mặc hai vị giám mục, hoàng thượng quay về hai ngài biện lý và cho phép hai ông thầy kiện ấy đổi tên hay sửa tên một chút. Ông Corbô được phép nhà vua thêm một cái đuôi vào chữ đầu tiên của ông và trở thành ông Goócbô. Ông Rơna thì không được may mắn bằng vì chỉ được phép cho thêm chữ P ở trước chữ R của mình và mang tên mới là Prơna, khiến cho cái tên sau này cũng tiêu biểu cho ông chẳng kém cái tên trước.[102] Theo người khu phố ấy truyền lại thì ông biện lý Goócbô là chủ cái nhà mang số 50-52 ở đại lộ bệnh viện này. Chính ông ấy cũng là người đã trổ cái cửa đồ sộ kia.
Do đó mà cái nhà hát bấy giờ có cái tên nhà ông Goócbô.
Ngay trước cửa số nhà 50-52, giữa những cây cối trên đại lộ có một cây du đã chết đến ba phần tư. Hơi chếch cửa nhà này một chút là phố cửa ô Gôbơlanh, lúc bấy giờ chưa có nhà ở, chưa có đá lát, cây trồng không hàng lối, xanh tươi hay bẩn lấm tùy mùa, phố này dẫn thẳng đến hàng thành bao quanh Pari; một xưởng máy gần đó bốc lên qua mái một mùi diêm sinh.
Cửa ô ngay ở gần đấy. Năm 1854 tường thành vẫn còn.
Chính cái cửa ô này gợi ra trong đầu óc những hình ảnh thê thảm. Nó là con đường dẫn đến Bixetơrơ. Chính qua cửa ô ấy, dưới thời đế chế và thời phục hưng, những tù tử hình được đưa về Pari ngày họ bị hành hình. Chính ở đây vào khoảng năm 1829 đã xảy ra một vụ ám sát mệnh danh là “Vụ ám sát cửa ô Phôngtennơblô” mà công lý đã không tìm ra được những thủ phạm. Vấn đề bi thảm không được đưa ra ánh sáng, bí mật ghê sợ không được khám phá. Tiến thêm vài bước nữa bạn sẽ tới cái phố tai họa Cơrulơbácbơ nơi mà Uynbasơ đã đâm chết cô gái chăn dê ở Yvơry, giữa tiếng sấm rền như trong một vở bi kịch. Đi vài bước nữa bạn sẽ tới những cây du, ghê tởm, bị chặt ngọn của cửa ô Xanh Giacơ. Đây là mưu mẹo của các nhà ái quần, muốn che giấu cái máy chém ở nơi pháp trường ti tiện và nhục nhã của một xã hội con buôn và thị dân. Cái xã hội đó đã lùi bước trước cái án tử hình, không dám hủy bỏ nó một cách đại lượng, cũng không dám duy trì nó một cách oai nghiêm.
Ba mươi bảy năm trước nếu không kể đến cái quảng trường của cửa ô Xanh Giacơ lúc nào cũng ghê rợn này mà số phận đã định thì cái nơi vắng vẻ, thê thảm nhất của cái vùng thê thảm này, đúng là cái nơi mà bây giờ cũng chẳng vui hơn tí nào, cái nơi ta thấy ngôi nhà nát 50-52.
Những ngôi nhà thị dân mới bắt đầu xuất hiện ở đây khoảng hai mươi lăm năm sau đó. Cái khu này vẫn u ám. Qua những ý nghĩ chết chóc mà cái khu này khêu gợi, người ta cảm thấy mình đứng giữa cái vòm mái của bệnh viện Xanpêtơrie[103] và cửa ô Bixetơrơ mà người ta nhìn thấy ẩn hiện cái hàng rào. Nghĩa là giữa cái điên dại của phụ nữ và cái điên dại của đàn ông.
Phóng tầm mắt nhìn ra xa nhất cũng chỉ thấy những lò sát sinh, bức tường thành và vài ba mặt tiền nhà máy hiếm hoi, giống như những trại lính hay những tu viện. Đâu cũng thấy những túp lều gỗ ván, những đống vôi gạch đổ nát, những bức tường cổ, đen như những tấm vải liệm người, những bức tường mới trắng như những bức lụa phủ mặt. Khắp nơi những hàng cây song hành, những ngôi nhà thẳng tắp kẻ chỉ, lạnh lẽo và những góc vuông buồn bã thê thảm. Không có một cái mô cái gò nào, không có một nét kiến trúc tài tử nào, không có một nếp gợn nào. Cả một khối lạnh lẽo như băng giá đều đặn, xấu đến kinh khủng. Không có gì làm cho trái tim ta đau thắt lại như cái cân đối. Bởi vì cân đối là chán ngán và chán ngán là gốc rễ của tang tóc. Tuyệt vọng biểu lộ bằng cái ngáp dài. Người ta có thể tưởng tượng một cái gì ghê rợn hơn cõi địa ngục làm người ta chịu đau khổ, ấy là cái địa ngục làm cho người ta buồn chán. Nếu cái địa ngục ấy có thật thì đoạn đường này của đại lộ Bệnh viện có thể là con đường dẫn đến đó.
Khi đêm bắt đầu xuống, khi ánh ngày bắt đầu đi, nhất là về mùa đông khi gió lạnh hoàng hôn làm rung những lá hung đỏ cuối cùng của những cây du, khi bóng tối dày đặc, không có một ánh sao hay là khi mặt trăng và gió chọc thủng những đám mây, thì cái đại lộ này bỗng trở nên kinh khủng. Những đường nét thẳng đâm sâu vào đêm tối và mất hút đi những khúc đường của vô tận. Người qua đường không thể không nghĩ tới những cảnh treo cổ quen thuộc của vùng này. Cái vắng vẻ của một nơi đã xảy ra bao nhiêu tội ác, thật có một cái gì ghê rợn. Trong cái bóng tối đen này, người ta cảm thấy có những cạm bẫy, tất cả những hình dáng mơ hồ của bóng tối đều đáng nghi đáng sợ và những khoảng vuông trống rỗng ở giữa những bóng cây có vẻ là những huyệt chôn người. Ban ngày thì xấu xí, chiều lại thê thảm, đến đêm quả ghê rợn.
Mùa nực, lúc sẩm tối người ta thấy ở một vài chỗ những bà già ngồi dưới gốc cây du hay trên những tấm ghế dài mốc meo vì dầm mưa. Những bà già ấy đôi khi cũng ngửa tay xin tiền.
Những cái khu phố có vẻ xưa chứ không cổ ấy bây giờ mỗi ngày một thay đổi. Ngay hồi bấy giờ ai muốn biết cái khu phố ấy thì phải đến mau. Mỗi ngày một nét của cái khu phố cũ nát ấy mất đi. Và bây giờ thì hai mươi năm rồi, cái “bến” xe lửa đi Oóclêăng đã đặt tại đây, bên cạnh khu phố ngoại thành cũ và nhào gọt cho nó thay đổi. Ở rìa một thủ đô, chỗ nào đặt một bến xe lửa thì ở đó khai tử một khu ngoại ô và khai sinh một thành phố. Hình như xung quanh những trung tâm hoạt động của các dân tộc, trong tiếng sấm rền của những cái máy cực kỳ mạnh ấy, trong hơi thở của những con ngựa quái đản của văn minh ngốn than và phun lửa, lòng đất đầy mầm sống rung động và mở ra để nuốt những chỗ ở cũ của con người và làm hiện lên những chỗ ở mới. Những nhà cũ đổ xuống và những nhà mới mọc lên.
Từ khi nhà ga Oóclêăng lấn chiếm đất đai của khu Xanhpêtơrie, những phố cũ chật hẹp ở gần những phố Xanh Vichto và vườn Bách thảo, rung chuyển mỗi ngày ba, bốn lần, vì những đoàn xe ngựa chở khách, xe ngựa con, xe buýt chạy xuyên qua và trong một thời gian nhất định làm cho hai dãy nhà bên trái bên phải lùi lại. Có nhiều sự việc nói ra thì lạ lùng nhưng lại rất chính xác, cũng như có thể nói rất đúng, trong các thành phố lớn mặt trời làm cho các mặt nhà quay về phía nam như sống dậy và lớn lên, cũng rất có thể nói rằng việc qua lại thường xuyên của xe cộ làm cho các đường phố rộng ra. Những triệu chứng của một cuộc sống mới thật rõ rệt. Trong cái khu phố tỉnh nhỏ có những ngõ ngách hoang vu nhất này, nền đường bắt đầu bày ra, vỉa hè bắt đầu bò và kéo dài, ngay ở những chỗ chưa có ai qua lại. Một buổi sáng, một buổi sáng đáng ghi nhớ vào tháng 7 năm 1845, bỗng nhiên người ta thấy những cái nồi nấu nhựa đường bốc khói. Ngày hôm ấy người ta có thể nói rằng văn minh đã đi đến phố Luôcxinơ và Pari đã đi vào ô Xanh Mácxô.
II
TỔ DÀNH CHO CÚ VÀ BẠC MÁ
Giăng Vangiăng dừng lại ở trước cửa chính cái nhà nát Goócbô ấy. Cũng như loại chim dữ, ông ta đã tìm chỗ xa vắng nhất để làm tổ.
Ông lục túi áo gi-lê, lấy một chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa, đi vào rồi đóng lại cẩn thận và leo lên thang gác, lưng vẫn cõng con Côdét.
Lên hết cầu thang, ông móc túi lấy ra một chiếc chìa khóa khác và mở một cửa khác. Cái phòng ông vừa vào là một gian phòng tồi tàn nhưng khá rộng, về đồ đạc chỉ có một cái nệm đặt dưới đất, một chiếc bàn và mấy cái ghế tựa. Một lò sưởi đặt ở góc, đang cháy, từ ngoài nhìn thấy than hồng. Ngọn đèn đường soi lờ mờ cảnh nhà nghèo nàn ấy. Cuối phòng, có một cái buồng đặt một chiếc giường giát cứng. Giăng Vangiăng mang con bé đặt nằm lên chiếc giường đó, nó vẫn không tỉnh dậy.
Ông bật máy lửa đốt cây nến. Máy lửa, nến đều đặt sẵn trên bàn từ trước. Cũng như tối hôm qua, Giăng Vangiăng ngắm Côdét với đôi mắt say sưa trong đó vẻ nhân từ và niềm âu yếm như đến mức điên dại. Con bé bình tĩnh tin cậy như người khỏe tuyệt đối hoặc như kẻ yếu vô cùng, trước đây đã ngủ thiếp đi mà không cần biết mình đang ở nơi nào.
Giăng Vangiăng nghiêng mình hôn tay con bé đó.
Chín tháng trước, ông đã hôn tay người mẹ, lúc đó cũng vừa ngủ.
Một niềm đau thương lẫn kính cẩn thắt gan thắt ruột tràn ngập lòng ông.
Ông quỳ xuống bên cạnh giường Côdét.
Trời đã sáng rõ mà con bé còn ngủ. Ánh sáng nhợt nhạt mặt trời tháng chạp xuyên qua cửa sổ, in lên trần nhà những vệt dài. Thình lình, một chiếc xe chở đá chất nặng đi qua đại lộ làn chuyển căn nhà như một tiếng sấm trời giông và làm rung động nó từ nền đến mái. Côdét bừng tỉnh, kêu:
- Vâng, thưa bà! Con đây! Con đây!
Và nó nhảy từ giường xuống, mắt còn nửa nhắm nửa mở vì ngái ngủ. Nó đưa tay vào góc buồng, miệng nói:
- Chao ôi! Cái chổi của tôi đâu rồi?
Nó mở hẳn mắt và trông thấy gương mạt tươi cười của ông Giăng. Nó nói:
- Ô! Này, mà thật! Con chào ông.
Khi niềm vui và hạnh phúc đến thì trẻ con tiếp nhận ngay, tiếp nhận không kiểu cách bởi vì chính chúng là niềm vui và nguồn hạnh phúc.
Côdét nhìn thấy Catơrin ở cuối giường và vồ lấy. Nó vừa chơi vừa hỏi ông Giăng hàng trăm câu hỏi:
- Đây là đâu? Pari có lớn không? Bà Tênácđiê có quả là ở xa không? Bà có trở về không?… Đột nhiên, nó kêu: - Chao ôi! Ở đây xinh quá!
Thật ra đây là căn nhà tồi tàn xấu xí. Nhưng mà nó cảm thấy tự do. Lát sau nó nói tiếp:
- Con có phải quét nhà không?
- Con chơi đi - Giăng Vangiăng nói.
Ngày hôm đó trôi qua như vậy. Không cần tìm hiểu gì hết, Côdét cảm thấy sung sướng không xiết kể giữa con búp bê đó và ông già kia.
III
HAI BẤT HẠNH HỢP THÀNH HẠNH PHÚC
Hôm sau, tảng sáng, Giăng Vangiăng vẫn còn ngồi bên giường Côdét. Ông ngồi lặng yên, chờ con bé dậy.
Một cái gì mới lạ nảy nở trong tâm hồn Giăng Vangiăng.
Ông chưa từng biết yêu bao giờ. Hai mươi lăm năm nay, một thân ông trơ trọi trên đời. Ông chưa hề làm cha, làm người yêu, làm chồng, làm bạn. Trong tù thì xấu tính xấu nết, lầm lì, trai giới, dốt nát, dữ tợn. Tấm lòng người tù già ấy còn lắm điều trinh khiết. Người chị và mấy đứa cháu chỉ còn là những hình ảnh phai mờ, xa xôi, hầu như không còn gì nữa. Ông đã hết sức thăm dò tìm kiếm mà không thấy, nên rồi cũng quên mất. Con người vẫn thế. Những kỷ niệm êm đềm thời niên thiếu, nếu có đi nữa, cũng đã chìm trong vực thẳm.
Lúc thấy Côdét, lúc bắt nó mang về, lúc giải thoát được cho nó, ông thấy lòng mình bồi hồi xúc động.
Những tình cảm thiết tha, trìu mến thức dậy trong lòng, trút cả vào con bé. Ông lại gần giường nó ngủ, run run sung sướng. Ông thấy lòng quặn đau như lòng người mẹ, mà không biết nó là cái gì. Trái tim lúc bắt đầu yêu có những xúc động lớn lao, lạ lùng; thật là huyền bí, êm đềm.
Thương thay, tấm lòng già còn thơ dại.
Nhưng vì ông đã năm mươi lăm tuổi mà Côdét mới lên tám nên tất cả yêu đương mà trái tim ông suốt đời có thể chứa đựng được đã hòa tan thành một nguồn ánh sáng êm đềm không sao tả được.
Đây là lần thứ hai trong đời Giăng Vangiăng được thấy màu trắng hiển hiện. Trước kia, ông giám mục đã làm thức tỉnh đạo đức, rạng rỡ như buổi bình minh, bây giờ Côdét thức tỉnh tình yêu trong lòng ông, như buổi bình minh thứ hai.
Những ngày đầu trôi qua trong cảnh xán lạn đó.
Về phần Côdét cũng vậy, Côdét cũng biến đổi, nhưng tội nghiệp, nào nó có biết đâu. Nó xa mẹ từ ngày còn bé tí, nay không còn nhớ gì nữa. Côdét cũng như mọi trẻ khác, giống như cành nho con, gặp gì cũng quấn lấy, nó tìm để mà yêu. Nhưng nào có được. Ai ai cũng ruồng rẫy nó, từ vợ chồng Tênácđiê, đến hai đứa con, cả trẻ khác nữa. Nó mới yêu con chó thì con chó lăn ra chết. Chẳng ai thèm chơi với nó, cái gì cũng muốn xa nó. Như đã nói ở trên, mà nói ra thì thật là bi thảm, con bé mới tám tuổi đầu mà lòng đã nguội lạnh. Có phải lỗi ở nó đâu, đâu có phải con bé không biết yêu, song, có ai đâu để mà yêu chứ. Thành ra ngay từ hôm đầu, nó thương yêu ông già thắm thiết. Nó có một cảm giác lạ lùng chưa từng thấy bao giờ; lòng nó như bừng nở.
Mắt nó nom ông già không thấy già nua, nghèo khổ. Nó thấy Giăng Vangiăng đẹp tựa như nó thấy căn nhà này xinh vậy.
Đó là những ảo ảnh mà bình minh, ngày thơ ấu, tuổi thanh xuân, hạnh phúc đem lại. Cảnh vật mới mẻ, cuộc sống mới mẻ cũng có phần tác động nữa. Không có gì đẹp bằng những màu sắc long lanh của hạnh phúc trong một gian nhà tiều tụy. Trong quá khứ, chúng ta đều có một cái ổ xanh tươi.
Thiên nhiên, cái khoảng cách dài năm mươi năm đã đào một cái hố sâu giữa Giăng Vangiăng và Côdét. Cái hố ngăn cách ông đã được số mệnh lấp bằng. Số mệnh đã đột ngột gắn liền với một sức mạnh không gì ngăn cản nổi, hai cuộc đời bật rễ, khác nhau về lứa tuổi mà giống nhau về tóc tang. Cuộc đời này bổ sung cho cuộc đời kia. Bản năng dẫn Côdét đi tìm một người cha, bản năng dẫn Giăng Vangiăng đi tìm một người con. Gặp nhau là đã tìm thấy nhau rồi. Khi hai cái bàn tay của họ chạm vào nhau thì tức khắc đã gắn liền với nhau, cùng trong một phút giây huyền bí. Khi hai tâm hồn ấy trông thấy nhau thì đã nhận ra nhau, người nọ nhận ra ở người kia con người mà họ đang cần; và họ đã ôm chặt lấy nhau.
Dùng danh từ với cái nghĩa dễ hiểu nhất và tuyệt vời nhất, ta có thể nói rằng, cách biệt với tất cả cuộc đời như giữa những bức tường của nhà mồ, Giăng Vangiăng là người đàn ông góa bụa, Côdét là đứa trẻ mồ côi. Trong hoàn cảnh ấy Giăng Vangiăng đã trở thành, một cách thiêng liêng, người cha của Côdét.
Thực ra cái cảm giác huyền bí mà Côdét thấy trong rừng sâu, khi bàn tay Giăng Vangiăng nắm tay em trong bóng tối, không phải là một ảo tưởng mà là một điều có thực. Giăng Vangiăng đến với em bé ấy tức là Chúa đã đến với em.
Giăng Vangiăng đã khéo chọn được nơi này mà ẩn náu. Hình như được hoàn toàn yên thân.
Căn buồng mà ông cùng với Côdét ở, có cửa sổ trông ra phố. Cả nhà chỉ có độc một cái cửa sổ này, nên không sợ có kẻ nào nhòm nom vào được, cả hai bên hay từ trước mặt cũng thế.
Tầng dưới ngôi nhà số 50-52 là một cái kho đổ nát, dùng làm nơi chứa xe của bọn hàng rau, nhà dưới không có lối nào lên tầng trên được. Sàn gác không đục cửa, không có cầu thang, thành thử tầng trên tầng dưới cách biệt hẳn nhau như có một cái màng ngăn vậy. Tầng trên có nhiều buồng và mấy gian gác xép, bà già giúp việc Giăng Vangiăng ở một gian, còn thì bỏ không cả.
Bà già này gọi là người thuê nhà chính cho đẹp, chứ thật ra chỉ có nhiệm vụ gác cổng. Bà ấy đã cho Giăng Vangiăng thuê lại cái buồng, đúng hôm lễ Giáng sinh. Ông tự xưng là một nhà tư sản bị khánh kiệt trong vụ quốc trái Tây Ban Nha, nên ông đến đây ở với đứa cháu gái. Ông trả tiền nhà trước sáu tháng và nhờ bà già sắm cho ít đồ đạc bày biện trong buồng như ta vừa thấy. Bà ấy đã chu đáo đốt lò và sửa soạn mọi thứ, tối hôm ấy ông đưa đứa nhỏ về.
Mấy tuần lễ qua. Hai con người ấy sống sung sướng trong căn nhà khốn khổ. Vừa bảnh mắt đã thấy Côdét cười, nói bi bô, ca hát. Trẻ đứa nào sáng dậy chả hát như chim hót. Đôi khi Giăng Vangiăng cầm cái bàn tay nhỏ tím bầm, nứt nẻ, và nâng lên môi hôn. Đứa trẻ xưa nay chỉ biết có roi vọt không hiểu gì cả và bẽn lẽn chạy ra.
Cũng có lúc em nghiêm nghị ngắm nhìn cái áo dài đen của em. Côdét không mặc áo rách nữa mà bận đồ tang. Em đã ra khỏi cảnh nghèo khổ và bước vào cảnh đời.
Giăng Vangiăng bắt đầu dạy chữ cho Côdét. Thỉnh thoảng khi dạy Côdét đánh vần, ông nhớ lại ông đã tập đọc ở nhà lao với ý định là để làm điều xấu, nay hóa ra để dạy một đứa trẻ học và người tù khổ sai mỉm cười cái nụ cười trầm tư của thiên thần.
Ông cảm thấy có sự xếp đặt trước của bề trên, một ý muốn không phải của người đời và ông đắm đuối trong mơ mộng. Những ý tốt lành cũng sâu thẳm như những mưu đồ xấu xa.
Bấy giờ hầu như tất cả cuộc đời của Giăng Vangiăng chỉ là để dạy Côdét học và cho Côdét chơi. Ông lại còn đem chuyện mẹ nó kể cho nó nghe và bảo nó cầu kinh.
Nó gọi Giăng Vangiăng là cha; nó không biết ông còn có tên gì khác.
Ông ngồi ngắm nó hết mặc áo rồi lại cởi áo cho búp bê, nghe nó nói rúc ra rúc rích hàng giờ không chán. Từ nay, ông thấy cuộc đời đầy ý nghĩa, người đời ai cũng tử tế, công bằng; trong thâm tâm ông không oán trách gì ai cả. Bây giờ, con bé ấy nó yêu mến ông, thì chẳng tội gì mà không sống rõ lâu nữa. Côdét như một luồng ánh sáng êm dịu rọi vào tương lai ông. Người ta tốt đến đâu cũng không tránh khỏi những ý ích kỷ. Đôi khi ông có ý mừng khi thấy Côdét sau này sẽ chẳng nhan sắc gì.
Sau đây chỉ là một ý kiến riêng. Để nói hết, thì chúng tôi nghĩ rằng từ khi Giăng Vangiăng đem lòng thương yêu Côdét như thế, thì mối tình ấy là khoản viện trợ giúp cho ông tiếp tục sống một đời sống nhân hậu. Ông vừa được thấy lòng độc ác của người đời, cái xã hội khốn nạn, dưới những khía cạnh mới; những khía cạnh này chưa đầy đủ và chỉ biểu hiện một mặt của sự thật: số phận người đàn bà trong hình ảnh Phăngtin, quyền lực của nhà nước trong nhân vật Giave. Ông lại phải vào tù, lần này vào tù vì một điều thiện. Cuộc đời lại tràn ngập những nỗi đắng cay. Ông lại chán nản, ngã lòng. Đôi khi, hình ảnh ông giám mục cũng bị che lấp, tuy sau này lại hiện lên rực rỡ, vinh quang; nhưng dù sao hình ảnh thiêng liêng ấy cũng mờ yếu dần. Biết đâu Giăng Vangiăng chẳng sắp nản lòng và sa ngã lượt nữa? Nhưng ông yêu, nên lòng thêm mạnh mẽ. Lúc bấy giờ than ôi, ông cũng đương bước cao bước thấp chẳng kém gì Côdét. Ông che chở cho Côdét, Côdét làm cho lòng ông thêm vững vàng. Ông dắt Côdét đi trên đường đời và nhờ Côdét, ông mạnh bước vào con đường đạo đức. Côdét nương tựa vào ông, còn ông, ông tựa vào Côdét mà sống. Số phận con người điều hòa như vậy, thật là bí ẩn huyền diệu vô cùng.
IV
NHỮNG NHẬN XÉT CỦA BÀ CHÁNH TRƯƠNG
Giăng Vangiăng cẩn thận không ra khỏi nhà ban ngày bao giờ. Chiều nào cũng đợi lúc nhá nhem tối ông mới đi chơi độ một, hai tiếng đồng hồ, đôi khi một mình, nhưng thường thì dắt Côdét đi theo; có đi cũng chọn những con đường phụ bên cạnh đại lộ, rất vắng vẻ hoặc vào các nhà thờ lúc tối mịt; ông ưa nhất vào nhà thờ Xanh Mêđa là nhà thờ gần nhất. Khi ông đi một mình thì Côdét ở nhà với bà già. Nó thích được đi chơi với ông hơn; ngay những lúc rủ rỉ rất lý thú với Catơrin nó cũng không thích bằng. Ông dắt tay nó, vừa đi vừa kể những câu chuyện vui vui.
Côdét sống những ngày vui vẻ.
Bà già thì làm việc nhà, nấu ăn và đi chợ.
Đời sống đạm bạc, như của người túng bấn, tuy trong nhà bao giờ cũng đốt ngọn lửa nhỏ trong lò sưởi. Đồ đạc vẫn y nguyên như ngày đầu; duy chỉ có cái cửa ngăn phòng Côdét bằng kính thì ông thay bằng cửa gỗ bịt kín.
Ông vẫn mặc cái áo khoác vàng, cái quần chẽ màu đen, vẫn đội cái mũ dạ cũ. Ra đường, ai cũng tưởng ông là kẻ nghèo khó. Có khi có những bà hảo tâm quay lại cho ông một xu. Giăng Vangiăng nhận tiền rồi kính cẩn vái chào. Cũng có khi ông gặp một người rách rưới đi ăn xin; thế là ông nhìn phía sau xem có ai trông thấy mình không, rồi rón rén đến gần, dúi cho một đồng tiền, thường là một đồng hào bạc, và rảo cẳng bước đi cho nhanh. Làm thế cũng có điều bất lợi. Trong xóm nhiều người bắt đầu biết ông và gọi ông là kẻ ăn mày hay bố thí.
Bà già thuê chung nhà, vốn là người quàu quạu, lúc nào cũng chỉ rình rình ghen tị kẻ khác; mụ thường dò xét Giăng Vangiăng luôn mà ông không hề biết. Mụ hơi nghễnh ngãng, nên lại càng bép xép tợn. Dĩ vãng còn để lại cho mụ hai cái răng, một cái ở hàm trên, một cái ở hàm dưới, lúc nào cũng cộc vào nhau. Mụ hỏi dò Côdét; con bé chẳng biết gì nên cũng chẳng nói được gì, ngoài cái chuyện nó ở Môngphécmây lên đây. Một buổi sáng, mụ thấy Giăng Vangiăng vào một căn buồng bỏ trống, coi có vẻ khác ý. Mụ vội rón rén đi theo như con mèo già; mụ nhòm qua khe cửa nhìn ông mà ông không biết. Ý chừng ông cũng đề phòng cẩn thận nên quay lưng ra phía cửa. Mụ thấy ông lục túi lấy ra một cái bao có cái kéo và sợi chỉ; ông tháo lần lót ở vạt bên cái áo khoác, lôi ra một mảnh giấy vàng vàng rồi mở ra. Mụ nhận ra là tờ giấy bạc một ngàn quan, mụ choáng váng cả người. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, lần này là lần thứ hai thứ ba gì đó mụ mới được trông thấy tờ giấy bạc một ngàn. Mụ hãi quá, chạy biến đi.
Một lát sau, Giăng Vangiăng tìm mụ nhờ đi đổi hộ tờ giấy bạc một ngàn, nói là tiền lời tiết kiệm mới lĩnh ngày hôm qua. Mụ nghĩ bụng: - Lĩnh ở đâu? Mãi sáu giờ tối lão ta mới đi, mà kho bạc nhà nước đâu có mở vào giờ đấy. Mụ đi đổi tờ giấy và cứ phỏng đoán thế này thế khác. Tờ giấy bạc một ngàn được bàn tán và nhân lên thành đầu đề của vô số những câu chuyện kinh ngạc trong đám đàn bà rỗi mồm ở phố Vinhơ Xanh Mácxen.
Mấy hôm sau, chợt có lần Giăng Vangiăng cởi áo khoác ra cửa gỗ ở ngoài hành lang. Mụ già thì quét dọn ở trong buồng có một mình; lúc ấy Côdét mải thích thú ngắm nhìn những mảnh gỗ vừa xẻ. Mụ thấy cái áo khoác mắc trên một cái đinh; mụ nhìn kỹ: chỗ lót đã khâu kín lại. Mụ già nắn rõ kỹ thì hình như thấy hai bên vạt áo và những chỗ lót cồm cộm những giấy. Thôi chắc là toàn giấy bạc một ngàn rồi!
Mụ còn thấy ở túi áo vô khối thứ: ngoài kéo, kim, chỉ đã nom thấy hôm nọ, còn có một cái ví lớn, một con dao to tướng và mấy bọ tóc giả các màu, cái đó mới đáng nghi. Mỗi túi áo ra vét là một cái cẩm nang để đề phòng những việc bất trắc.
Ngày qua tháng lại, chẳng mấy chốc mà mùa đông đã tàn.
V
MỘT ĐỒNG NĂM PHƠRĂNG RƠI XUỐNG ĐẤT KÊU THÀNH TIẾNG
Gần nhà thờ Xanh Mêđa, thường có một người nghèo khó ngồi co ro trên bờ giếng công cộng nay đã bỏ không; Giăng Vangiăng hay cho người ấy tiền, không mấy khi đi qua mà không cho vài xu. Đôi khi còn hỏi chuyện nữa. Những kẻ ghen ghét người ăn mày kia thường bảo lão ta là đồ mật thám. Trước kia lão ta quét dọn nhà thờ, nay đã bảy mươi lăm tuổi, lúc nào miệng cũng lẩm bẩm cầu kinh.
Một tối, Giăng Vangiăng đi qua chỗ ấy một mình không dắt theo Côdét; ông vẫn thấy người ăn mày ngồi chỗ cũ, dưới cột đèn vừa mới thắp. Cũng giống như mọi ngày, người lão lom khom xuống và hình như vẫn cầu kinh. Giăng Vangiăng đến gần, đưa tiền bố thí vào tận tay lão. Lão vụt ngước mắt lên, nhìn chòng chọc Giăng Vangiăng, rồi lại vội cúi đầu xuống. Thật nhanh như chớp. Giăng Vangiăng giật bắn mình. Dưới ánh đèn, hình như ông thoáng thấy một cái mặt ghê gớm, quen quen, chứ không phải cái mặt lờ đờ, ngớ ngẩn của lão quét dọn nhà thờ. Ông có cảm giác như người ở trong bóng tối bỗng chạm trán một con cọp. Ông hết vía lùi lại, người ngây đờ ra, không dám thở, không dám nói, đứng lại cũng không dám mà chạy trốn cũng không; ông nhìn kỹ người ăn mày đã cúi gằm xuống, đầu che một mảnh giẻ, làm như không biết có ông đứng đấy nữa. Giây phút lạ lùng ấy, linh tính, có lẽ là bản năng sinh tồn, xui ông không nên hé môi nói một lời. Người ăn mày, vẫn cái tầm vóc ấy, vẫn bộ quần áo tả tơi, vẫn hình dáng mọi ngày. Giăng Vangiăng tự bảo:
- Quái! Mình điên à! Mê ngủ rồi! Vô lý!
Hôm ấy, ông về nhà, lòng vô cũng bối rối.
Ông không dám quả quyết với mình rằng cái mặt ông vừa thoáng thấy là mặt thằng Giave.
Đêm ấy nghĩ ngợi mãi, ông tiếc sao không hỏi chuyện người kia để bắt nó phải ngẩng mặt lên lượt nữa.
Chập tối hôm sau, ông lại ra chỗ ấy. Người ăn mày vẫn ngồi nguyên chỗ cũ. Giăng Vangiăng cho lão một xu và quả quyết nói: “Chào ông lão”. Người ăn mày ngẩng đầu lên, rầu rĩ đáp: “Xin đa tạ ông”. Đúng là lão quét nhà thờ.
Giăng Vangiăng thấy hoàn toàn yên dạ. Ông cười một mình nghĩ thầm: thế quái nào hôm qua lại trông ra thằng Giave được? Không biết mình có quáng gà không đây. Rồi ông không nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Mấy hôm sau, lúc ấy khoảng tám giờ tối, ông đang ở trong buồng dạy Côdét tập đánh vần lên thành tiếng thì nghe thấy cửa dưới nhà mở ra rồi đóng lại. Ông lấy làm lạ. Nhà chỉ có độc một bà già; mụ cứ chập tối là đi ngủ để khỏi tốn nến. Ông ra hiệu cho Côdét im tiếng. Có tiếng người lên thang gác. Cùng lắm, có thể là mụ già giở giời làm sao mà đi mua thuốc về. Giăng Vangiăng lắng tai nghe. Tiếng chân bước nghe nặng nề, lộp cộp như chân đàn ông; nhưng mụ già vẫn đi thứ giày to và bước chân bà già thì rất giống với bước chân đàn ông. Tuy vậy, ông cũng vụt tắt cây nến.
Ông cho Côdét đi ngủ, khẽ dặn: - Con im lặng ngủ đi nhé. Lúc ông ôm hôn trán nó thì tiếng đi bên ngoài cũng ngừng lại. Ông ngồi yên, không nhúc nhích, không lay động chiếc ghế, lưng quay ra phía cửa, không dám thở mạnh. Được một lúc khá lâu, không thấy gì ông mới khẽ quay đầu nhìn ra phía cửa: ở lỗ khóa có ánh sáng, trông như một ngôi sao quái gở mọc giữa khoảng tối đen của cánh cửa và bức tường. Đích là có người cầm nến nghe ngóng ở bên ngoài.
Mấy phút sau, cái ánh sáng ấy bỏ đi chỗ khác. Nhưng tuyệt không nghe thấy tiếng động; tức là người đến nghe trộm ngoài cửa đã tháo giầy ra.
Giăng Vangiăng để nguyên cả quần áo vật mình nằm trên giường, suốt đêm không chợp mắt.
Lúc rạng sáng, ông mệt quá thiếp đi thì có tiếng kẹt cửa ở mãi căn buồng cuối hành lang; ông tỉnh dậy. Vẫn tiếng chân người lên cầu thang tối hôm qua. Tiếng chân tiến lại gần. Ông nhảy xuống đất, áp mắt vào lỗ khóa, cũng khá to, định bụng xem người ấy là ai mà đêm hôm lại vào nhà mình mà nghe trộm như thế. Quả nhiên thấy một người đàn ông đi qua, nhưng lần này thì không dừng lại ở trước cửa buồng nữa. Ngoài hành lang, lúc bấy giờ còn tối, không được rõ mặt. Nhưng khi người ấy đến đầu cầu thang thì có ánh sáng bên ngoài chiếu vào, làm nổi rõ cái bóng đen đang đi; Giăng Vangiăng nom rõ phía sau lưng. Người ấy cao lớn, mặc một cái áo khoác dài, nách cắp một cái dùi cui. Đích thị là cái thân hình vạm vỡ của Giave.
Giăng Vangiăng có thể ra cửa sổ trông ra đường, nhìn lại cho rõ. Nhưng lại phải mở cửa, ông không dám.
Tất nhiên người ấy phải có chìa khóa riêng nên mới ra vào tự nhiên như ở nhà mình như thế. Chìa khóa ấy ai cho? Thế này là thế nào?
Đến bảy giờ sáng, bà già vào buồng dọn dẹp; Giăng Vangiăng nhìn mụ như muốn thăm dò, nhưng không lên tiếng hỏi. Bà già vẫn bình thường như mọi ngày.
Vừa quét nhà mụ vừa bảo:
- Chắc đêm qua ông cũng nghe thấy có người vào nhà chứ?
Đến tuổi ấy mà lại ở cái phố ấy thì mới tám giờ tối cũng đã gọi là đêm sâu rồi. Ông cố lấy giọng điềm tĩnh trả lời:
- Ừ, có. Ai thế?
- Một người thuê nhà mới nữa.
- Tên là gì?
- Cũng chả nhớ. Cái ông Đuymông hay là Đômông gì đó, cũng chẳng biết. Đại khái như thế.
- Thế ông Đômông ấy làm gì?
Bà già ranh mãnh nhìn ông, đáp:
- Ấy, cũng sống về lợi tức tiết kiệm như ông đấy.
Có lẽ mụ chẳng có ác ý gì. Nhưng Giăng Vangiăng thì đem lòng ngờ vực.
Khi mụ ra khỏi cửa, ông mở tủ lấy ra số tiền một trăm phơrăng có trong tủ, cuộn lại rồi bỏ vào túi. Mặc dầu ông đã rất gượng nhẹ chân tay để người ngoài khỏi nghe thấy tiền xủng xẻng, một đồng một trăm xu cũng lọt tay rơi xuống rồi lăn leng keng trên sàn gạch.
Trời nhá nhem, ông xuống nhà nhìn tứ phía rất cẩn thận. Không một bóng người. Đường vắng tanh vắng ngắt. Duy chỉ sợ có người nào nấp sau cây.
Ông lại lên gác, bảo Côdét:
- Đi, con.
Ông dắt tay con bé, hai người bước ra đường.
QUYỂN V: ĐÀN CHÓ PHẢI THẦM LẶNG TRONG CUỘC SĂN ĐUỔI TỐI TĂM
I
CHIẾN LƯỢC QUANH CO
Bạn đọc nên chú ý một điểm trước khi đọc những trang tới và nhiều trang về sau nữa.
Tác giả rất tiếc là phải nói đến bản thân mình, nhưng thấy cần phải nói. Đã bao năm nay, tác giả xa Pari. Từ độ ấy, Pari có nhiều thay đổi. Pari ngày nay là một thành phố mới, đối với tác giả hầu như xa lạ. Tác giả không cần nói mình yêu Pari, Pari đã là quê hương tinh thần của tác giả. Pari đã qua bao nhiêu sự phá hoại, bao nhiêu sự kiến thiết, cái thành phố Pari thời tươi trẻ của mình, cái thành phố Pari mà mình kính cẩn mang hình ảnh bên lòng, Pari ấy bây giờ đây là một Pari của dĩ vãng. Bạn đọc hãy cho phép tác giả nói đến cái Pari xưa ấy như là nó đương còn hiện tại. Có khi tác giả đưa bạn đến một khu vực nào đó và nói: “ở con đường phố ấy có ngôi nhà thế kia” thì ngày nay phố chẳng có, mà nhà cũng không. Bạn đọc sẽ soát lại xem nơi kia nơi nọ có còn như cũ không, nếu chịu mất công. Riêng về phần tác giả, tác giả không quen thuộc với Pari mới. Tác giả viết truyện này với ảo ảnh của Pari ngày xưa trước mắt, một ảo ảnh muôn phần đáng quý. Thật dễ chịu biết bao nhiêu khi tác giả mơ tưởng là giờ đây, vẫn còn dấu vết của những sự vật mình đã trông qua trong những ngày còn ở quê cha đất tổ, là không phải mọi vật đều đã tan biến như mây khói. Ngày nào còn đi đi lại lại ở quê hương thì anh còn tưởng rằng những con đường phố ấy, những mái nhà, những cánh cửa ấy chẳng dính dáng gì đến anh, những cây cối ấy giống như muôn nghìn cây cối khác, những ngôi nhà anh không bước chân vào ấy chẳng có ích lợi gì cho anh, những phiến đá lát đường anh giẫm chân lên chỉ là những phiến đá. Đến khi anh xa quê hương, anh mới nhận thấy những con đường kia là thân thiết, anh nhớ những mái nhà, những cánh cửa ấy, anh thấy những bức tường kia cần cho đời anh, những cây cối kia là bạn lòng của anh; những ngôi nhà anh không đặt chân đến, bây giờ anh thấy thật ra anh đã vào ra hàng ngày và những phiến đá lát đường, anh đã trải ruột gan, anh đã dội máu nóng của con tim anh lên trên ấy. Đối với hình ảnh những nơi ấy mà anh không đến nữa, - có lẽ không bao giờ anh còn được đến lại nữa, - đối với những hình ảnh ấy say mê một cách xót xa. Những hình ảnh ấy đã đến mãi với anh, rầu rầu như một bóng mơ, nó làm cho quê hương thiêng liêng hiển hiện trước mắt. Có thể nói đó là hình dung của nước Pháp, anh yêu những hình ảnh ấy, anh gợi nó lên nguyên hình, như hệt ngày xưa, anh bám chặt lấy nó, anh không muốn thay đổi một tí gì cả, bởi vì anh quý chuộng vẻ mặt tổ quốc cũng như vẻ mặt mẹ anh.
Bởi thế tác giả xin được phép nói về sự vật quá khứ như còn hiện tại, bạn đọc nhớ cho và cho phép tác giả kể tiếp.
Giăng Vangiăng rời bỏ ngay đại lộ và đi vào các đường phố. Ông cố rẽ ngoặt rất nhiều bận, một đôi khi ông quay trở lại một quãng, đột ngột, để xem cho chắc là không ai đuổi theo mình.
Đó là mánh khóe của con nai bị săn đuổi. Cách ấy có nhiều cái lợi, cái thứ nhất là nó đánh lừa người đi săn và chó săn bằng những vết chân chồng dấu ở những chỗ đất mềm. Gặp trường hợp như thế, trong đạo săn bắn, người ta gọi lóng là con nai đã trườn.
Đêm hôm ấy là một đêm trăng tròn. Giăng Vangiăng thấy như thế rất lợi bởi vì mặt trăng còn thấp, trong các đường phố bóng tối và ánh sáng in thành hai mảng Vangiăng có thể tiến men theo các dãy phố, bên phía bóng tối và nhìn rõ ra phía sáng trăng. Ông quen nghĩ rằng như thế thì ông cũng chẳng thấy gì bên phía bóng tối. Và ông tin chắc rằng không có ai lần mò theo ông trong các ngõ ngách quanh phố Pôlivô.
Côdét không hỏi một câu nào cả, lặng lẽ di theo. Sáu năm đau khổ trong tuổi thơ ấu đã rèn luyện cho nó một tâm hồn cam chịu. Vả lại nó đã làm quen với tính kỳ quặc của Vangiăng, nó cũng quen thấy những cái bất ngờ của số mệnh. Hơn thế, có Vangiăng, thì Côdét chẳng thấy có gì đáng sợ nữa.
Giăng Vangiăng cũng không hơn gì Côdét, ông không biết mình đi đâu. Ông tin cậy Chúa cũng như Côdét tin cậy ông. Ông cảm thấy bàn tay ông cũng đương ở trong tay một người lớn hơn, một người vô hình, người ấy đương dắt dẫn ông đi. Ông không có ý định, không có chương trình, không dự tính. Ông cũng chưa tin chắc rằng đó là Giave. Mà nếu có Giave thì chắc gì Giave đã nhận ra Giăng Vangiăng? Ông không cải trang là gì? Người ta cho là ông đã chết rồi kia mà! Những mấy ngày gần đây có những hiện tượng không thường. Thế là đủ cho Giăng Vangiăng quyết định không trở về nhà Goócbô nữa. Ông tìm một cái hốc để trốn tạm như một con thú bị đuổi khỏi hang, trong khi chưa tìm ra một xó nào để ở.
Giăng Vangiăng qua lại lui tới quanh có trong khu phố Muphơta. Hàng phố ngủ sớm cả, im lìm, như còn đương sống trong pháp chế trung cổ với cái luật giới nghiêm khắc nghiệt. Ông qua lại nhiều đường phố chằng chịt, theo những chiến thuật cao kỳ. Có những nhà trọ đây đó nhưng ông không vào vì nhà trọ không thích hợp với ông. Ông tin chắc rằng nếu vạn nhất có gười nào theo dấu ông thì người ấy cũng chưa mất dấu đâu.
Ông đi qua phố Pôngtoa, ngang đồn cảnh sát ở số nhà 14, khi đồng hồ nhà thờ Đuymông đổ mười một tiếng. Mấy phút sau vẫn theo linh tính ông quay mặt lại. Nhờ ánh đèn trước cửa đồn cảnh sát, ông trông thấy rõ ràng có ba người theo chân ông, lần lượt đi qua dưới ánh đèn, về phía bóng tối của đường phố. Một người trong bọn đi vào cổng đồn. Người đi đầu trông dáng rất khả nghi. Ông bảo với Côdét:
- Đi đây con.
Rồi ông vội vã rời bỏ phố Pôngtoa.
Ông mở một con đường cung đi vòng cổng Patơriắc đã đóng, bước sải qua phố Êpê Đơ Boa và phố Ácbalét và tiến vào phố Pốt.
Ở chỗ ấy có một ngã tư ngày nay có trường Rônlanh. Phố mới Xanhtơ Giơnơvievơ bắt đầu từ ngã tư này. (Chẳng cần phải nói là phố mới Xanhtơ Giơnơvievơ là một phố cổ và đến mười năm cũng không có một chuyến xe trạm qua phố Pốt. Cái phố Pốt này hồi thế kỷ 13 con người làm đồ gốm và chính tên của nó là phố Pô).[104]
Trăng rằm dội ánh vằng vặc xuống ngã tư. Vangiăng nấp vào một cái cửa. Ông đồ rằng nếu như bọn chúng còn theo dõi ông thì khi chúng đi qua dưới ánh trăng, ông sẽ trông thấy chúng rõ mồn một.
Đúng như ông đoán, không đầy ba phút sau, bọn ấy hiện ra, bây giờ là bốn người chứ không phải ba nữa. Tên nào cũng cao lớn, cũng mặc áo khoác đen dài, đầu đội mũ tròn, tay cầm gậy lớn. Hình vóc cao lớn và bàn tay hộ pháp của chúng trông cũng dễ sợ như dáng đi hắc ám của chúng, chúng có vẻ là bốn con ma hóa trang làm người thành thị.
Chúng dừng lại giữa ngã tư và chụm đầu như thể hội ý. Chúng có vẻ do dự. Cái tên ra dáng cầm đầu quay lại và chỉ rất nhanh về hướng Vangiăng đi. Một tên khác có vẻ nhất quyết chỉ hướng ngược lại. Khi tên thứ nhất quay lại thì ánh trăng rọi vào ngay mặt nó. Giăng Vangiăng nhận ra quả thị là Giave.
II
MAY MÀ CẦU AUXTÉCLÍT CÓ XE CỘ ĐI LẠI
Giăng Vangiăng không còn phân vân gì nữa. Nhưng cũng may chính bọn chúng còn đương do dự. Vangiăng lợi dụng sự do dự của chúng. Những phút chúng mất đi vì do dự như thế lại rất có lợi cho ông. Ông ra khỏi chỗ nấp và tiến sâu vào phố Pốt, hướng về khu vườn Bách thảo mà đi. Côdét bắt đầu đuối sức, ông phải ẵm nó trong tay và cứ thế đi. Ngoài đường không một bóng người qua lại. Trời sáng trăng, người ta cũng không đốt đèn phố.
Vangiăng rảo bước đi lên.
Chỉ mấy sải chân ông đã đến trước xưởng gốm Gôbơlê. Ánh trăng chiếu rõ những câu chiêu hàng từ xưa khắc ở trước cửa xưởng:
Đây là xưởng gốm
Của Gôbơlê con,
Hãy đến mua cong.
Chậu, bô và hũ.
Cái gì cũng đủ:
Ống máng, gạch hoa…
Khách hàng gần xa,
Đều tiếp niềm nở.
Ông đi qua phố Cơlê, đi khỏi giếng may Xanh Vichto, theo những phố thấp dọc vườn Bách thảo và đến bờ sông. Đến đây ông dừng lại, quay đầu trông. Bờ sông vắng vẻ, phố xá không bóng người. Đằng sau ông không có ai cả, ông thở ra nhẹ nhõm.
Ông tiến đến cầu Auxtéclít.
Thuở ấy thuế cầu chưa bỏ.
Ông đến buồng người thương binh thu thuế, đưa một xu.
Người ấy bảo:
- Phải hai xu mới được. Ông bế một đứa bé đi dạo nên cứ phải trả hai xuất.
Ông trả ngay hai xu và lấy một bực dọc vì có người để ý.
Đã đi trốn thì phải trót lọt, trơn tru, không va vấp vào đâu.
Một cỗ xe tải to đi qua cầu sông Xen một lần với vài người và cũng đi sang bờ bên phải. Cái đó có lợi cho ông, ông lẩn trong bóng xe mà đi qua cầu.
Đến giữa cầu Côdét thấy tê chân, đòi xuống đi. Ông để nó xuống và cầm tay nó dắt. Ông vượt khỏi cầu thì thấy về bên phải có mấy công trường. Ông nhằm hướng đó mà đi. Muốn đến khu vực công trường, phải liều lĩnh đi qua một khoảng trống sáng ngời ánh trăng, nhưng ông không ngần ngại. Bọn người đuổi theo ông chắc chắn là mất dấu rồi. Ông cho là đã thoát nạn. Ông tin là chúng nó sục tìm, nhưng không theo dõi được nữa.
Một đường phố nhỏ là phố Sơmanh Ve Xanh Ăngtoan chạy dài giữa hai công trường bọc vách. Phố ấy hẹp và tối tăm, tuồng như xây dựng sẵn để chờ ông. Trước khi tiến vào, ông ngoái nhìn lại đằng sau.
Ở vị trí ông có thể trông rõ suốt chiều dài cầu Auxtéclít. Ông thấy có bốn bóng đen vừa đi lên cầu. Bốn bóng đen ấy quay lưng về phía vườn Bách thảo và đi sang bờ phải.
Bốn bóng đen ấy chính là bốn tên đã đuổi theo ông, Giăng Vangiăng rùng mình kinh hãi y như con thú chạy sổng vừa bị bắt gặp lại.
Ông còn một hy vọng là lúc ông dắt tay Côdét đi qua khoảng đất trống vằng vặc ánh trăng, có lẽ bọn ấy chưa lên cầu và như thế thì vẫn chưa nhìn thấy ông. Trong trường hợp ấy, nếu ông đi vào con đường phố nhỏ trước mặt, nếu ông đến được khu vực công trường rồi vùng ao đầm, vườn tược và những khoảnh đất chưa có nhà thì ông thoát nạn.
Ông cảm thấy đi vào cái phố nhỏ lặng lẽ ấy có thể yên thân được. Ông đi vào phố.
III
XEM BẢN ĐỒ PARI NĂM 1727
Đi độ ba trăm bước, Giăng Vangiăng đến một chỗ rẽ. Đường phố chia làm hai, một chệch về bên trái, một chệch về bên phải như hai nhánh của một chữ Y. Chọn đường nào?
Ông không do dự, rẽ về bên phải.
Tại sao vậy?
Là vì nhánh trái đi về ngả ngoại ô, tức là khu vực có người, còn nhánh phải đưa về cánh đồng vắng.
Vangiăng và Côdét không đi nhanh được nữa. Bước đi của Côdét làm chậm chân Vangiăng. Ông lại ẵm nó. Nó gục đầu vào vai ông không nói một tiếng.
Chốc chốc ông ngoái cổ nhìn lại: ông vẫn chú ý đi về mé bóng tối. Đằng sau ông, con đường phố thẳng tuột, mấy lần nhìn lại, ông vẫn không thấy bóng dáng ai. Vẫn yên tĩnh hoàn toàn, ông cũng có phần yên dạ. Nhưng khi ngoảnh lại lần sau cùng, thình lình ông thấy như có vật gì động đậy ở đằng xa trong bóng tối. Ông không đi nữa, ông lao mình lên phía trước. Ông hy vọng tìm thấy một lối ngang để lẩn vào và làm cho săn người phải lạc hướng một lần nữa.
Cuối phố, ông gặp một bức tường.
Nhưng bức tường không chắn lối đi lên của ông. Bức tường ấy nằm dọc theo một ngõ phố ngang ở cuối con đường phố ông vừa đi qua.
Đến đây cũng phải dứt khoát chọn đường một lần nữa: đi bên phải hay bên trái?
Ông nhìn về bên phải. Ngõ phố chạy dài một đoạn giữa những nhà xe và vựa một lúc rồi hết lối. Ông nhìn thấy rõ ràng bức tường trắng nằm cuối ngõ.
Ông nhìn sang bên trái. Ngõ phố bên ấy thông. Cách chỗ ông đứng chừng vài trăm bước, nó đổ ra một phố to như một chi lưu đổ về sông cái. Lối thoát là ở phía ấy.
Vangiăng vừa định rẽ sang bên trái để cố đi đến con đường phố lớn lờ mờ đầu kia thì cũng vừa thấy ở góc phố ấy một vật gì lù lù như một pho tượng đen không nhúc nhích.
Đó hẳn là một người nào người ta vừa cắt ra gác ở đấy. Người ấy đón lối đi và chờ Giăng Vangiăng tới.
Giăng Vangiăng lùi lại. Cái nơi mà Giăng Vangiăng đang đứng, giữa ô Xanh Ăngtoan và khu La Rapê là một khu vực Pari bị đảo lộn hoàn toàn trong những cuộc xây dựng mới, người thì cho là xấu đi, người thì cho là đẹp hẳn lên.
Đất trồng trọt, xưởng gỗ đá, những ngôi nhà cũ đã biến hết. Bây giờ là những phố lớn mới, những rạp hát ngoài trời, rạp xiếc, trường đua ngựa, những ga xe lửa, một cái nhà tù Mada. Bộ mặt của tiến bộ như ta thấy đấy, cùng với món vạ của nó.
Cách đây nửa thế kỷ, trong ngôn ngữ bình dân thông dụng, người ta cứ nhất định gọi Viện khoa học là “Nhà tứ lộc”, Nhạc hí viện là Viện Phâyđô, thì cái nơi mà Giăng Vangiăng vừa tới thì được gọi là Pơti Pichpuýt. Cổng Xanh Liacơ, cổng Pari, cửa ô Xecgiăng, Lê Poócsơrông, La Galiôtơ, Lơ Xêlextanh, Lê Capuyxanh, Lơ Mêla, La Buốcbơ, Lácbơtơ đơ Cơracôvi, La Pơtitơ Pôlônhơ, Lơ Pơti Pichpuýt. Đó là những tên của Pari cổ, nổi lềnh bềnh trên Pari mới. Ký ức của nhân dân còn bám vào những tàn tích của thời xưa.
Khu phố Pơti Pichpuýt thực ra cũng chưa bao giờ thành hình hẳn hoi. Nó có cái vẻ mặt tu viện của một thành phố Tây Ban Nha. Đường ít lát đá, phố xá lơ thơ. Ngoài hai ba phố mà chúng tôi sẽ nói đến, toàn là tường cao và bãi vắng. Không có cửa hàng, không có xe cộ, lác đác một ngọn đèn trong khung cửa sổ. Đèn lửa tắt hết từ mười giờ đêm. Vườn tược, tu viện, xưởng gỗ đá, đầm, đìa, một vài cái nhà thấp, rất hiếm và những bức tường lớn cao bằng nhà.
Đó là bộ mặt của khu phố ấy một thế kỷ trước. Cách mạng đã bạc đãi nó, viên chức cộng hòa của thành phố đã phá hủy, chọc chỗ này, đục chỗ kia. Gạch ngói, vôi vữa phá hủy dồn đống đây đó.
Cách đây nửa thế kỷ, khu phố cũ không còn gì mấy dưới những đường vạch ngang dọc của nhà cửa mới. Ngày nay thì nó đã được xóa hẳn. Những bản đồ mới bây giờ không còn ghi dấu vết của khu Pơti Pichpuýt, nhưng bản đồ năm 1727 của nhà xuất bản Đơni Chiery ở Pari, phố Xanh Liacơ, đối diện với phố Đuy Pơlatơrơ và bản đồ của nhà xuất bản Giăng Giranh ở Lyông, phố Mecxierơ, ở La Pơruyđăngxơ, vẫn còn ghi rõ rệt khu phố này. Khu Pơti Pichpuýt như chúng tôi đã nói có một phố chữ Y, gồm phố Sơmanh và Xanh Ăngtoanơ, tách ra thành hai nhánh, nhánh trái tên là phố nhỏ Pichpuýt, nhánh phải là phố Pôlôngxô. Hai cái nhánh chữ Y ấy nối với nhau trên ngọn bằng một cái gạch ngang, ấy là phố Đơroamuyrơ. Phố Pôlôngxô đến đây thì hết, còn phố nhỏ Pichpuýt thì đi xa hơn nữa, ngược lên chợ Lơnoa. Người đi từ bờ sông Xenơ tới đầu phố Pôlôngxô sẽ thấy phố Đơroamuyrơ ở bên tay trái; và đi ngoặt thước thợ sẽ thấy bức tường dài của phố ấy trước mặt và bên phải thêm một khúc cụt của phố Đơroamuyrơ, không có lối thoát, gọi là ngõ cụt Giăngrô.
Giăng Vangiăng đang ở chỗ ấy.
Như chúng tôi vừa nói ở trên, khi nhìn thấy cái bóng đứng gác ở góc phố Đơroamuyrơ và phố nhỏ Pichpuýt. Giăng Vangiăng lùi lại. Chắc chắn là cái bóng đen ấy đang rình ông.
Làm thế nào bây giờ?
Quay trở lại thì không kịp nữa. Cái vật động đậy trong bóng tối ở đằng sau ông mấy phút trước đây, bây giờ ông đoán ra là Giave và đồng đội. Khi Vangiăng đến đầu này đường phố, có lẽ Giave đã vào đầu kia. Cứ như thế thì chắc Giave rất thuộc cái khu phố mắc cửi này và hắn đã cắt người chắn lối thoát rồi. Những điều ước đoán chắc nịch ấy quay cuồng trong đầu óc khổ sở của Vangiăng, như một nắm bụi tung trong gió lốc. Ông nhìn kỹ ngách Giăngrô; ngách bị nghẽn thật sự. Bóng sẫm của người canh nằm sóng sượt trên mặt đường giãi ánh trăng. Đi lên tức là sa vào người ấy. Quay trở lại sẽ rơi vào tay Giave. Giăng Vangiăng thấy mình như sa vào một cái lưới đương từ từ thắt lại.
Thất vọng, ông ngẩng lên nhìn trời.
IV
MÒ MẪM ĐỂ TRỐN
Để hiểu những điều xảy ra sau này, phải hình dung một cách chính xác cái ngõ Đơroamuyrơ và đặc biệt cái góc tường ở bên tay trái. Khi người ta đi từ phố Pôlôngxô để vào cái ngõ này. Ngõ Đơroamuyrơ bên tay phải, cho đến cái phố nhỏ Pichpuýt, hoàn toàn chỉ có những ngôi nhà trông có vẻ nghèo, xấu, bên tay trái thì chỉ có một ngôi nhà trông nghiêm nghị, gồm nhiều nhà ở, cứ cao dần lên, một hai tầng gác cho đến phố nhỏ Pichpuýt, như thế là ngôi nhà này rất cao về phía phố nhỏ Pichpuýt, còn về phía phố Pôlôngxô thì lại khá thấp và đến chỗ ấy, chỗ cái góc tường mà chúng tôi đã nói đến, nó hạ thấp đến mức chỉ còn có một bức tường. Bức tường này không chạy thẳng ra phố, nó thành một cái vách lùi vào trong mà hai góc tường nhô ra, cho nó khuất đi, khiến cho hai người quan sát ở phố Pôlôngxô và ở phố Đơroamuyrơ không trông thấy nó được.
Từ hai góc tường này, bức tường kéo dài ra phố Pôlôngxô đến ngôi nhà số 48 và ra phố Đơroamuyrơ, những đoạn tường này ngắn hơn nhiều, đến một ngôi nhà tối tăm mà chúng tôi đã nói đến, ở một đầu hồi của nhà này, thành ra lại có một góc tường lõm vào ở đây. Cái đầu hồi này trông u ám, chỉ có một cái cửa sổ, hay nói đúng hơn, hai cánh cửa sổ bọc một tấm kẽm và lúc nào cũng đóng kín.
Tình hình những địa điểm mà chúng tôi mô tả ở đây hoàn toàn chính xác và chắc chắn phải gợi cho những người đã ở khu này trước kia một kỷ niệm rất rõ rệt.
Toàn bộ bức vách lùi vào kia bị che bởi một cái gì như một cánh cổng lớn tiều tụy. Đó là những tấm ván ghép vuông góc một cách thô sơ không ra hình thù gì, ván phía trên rộng hơn ván phía dưới, bằng những nẹp sắt ngang. Bên cạnh có một cái cổng cho xe ra vào, kích thước bình thường; mới đục ra, chắc chưa quá năm mươi năm.
Một cây bồ đề xòe cành lá trên vách tường và phía phố Pôlôngxô lại có cây leo phủ kín.
Trong giây phút nguy hiểm đang đe dọa Giăng Vangiăng, ngôi nhà tối tăm có vẻ hoang vắng này hấp dẫn ông. Ông nhìn thoáng tất cả ngôi nhà và tự bảo, nếu vào được ngôi nhà này thì có thể thoát nạn. Ông vụt nghĩ như vậy và hy vọng. Lưng chừng bề mặt ngôi nhà quay ra phố Đơroamuyrơ này, ở tất cả các cửa sổ các tầng gác, đều có những chậu hình phẫu bằng chì. Một cái ống chính chia thành nhiều nhánh dẫn đến những chậu kia, như hình một cái cây. Những ống ấy với hàng trăm nhánh cong queo của nó giống như những cành nho già trụi lá quằn quèo trước cửa những vườn trại cũ.
Cái cây kỳ quặc mọc trên tường ấy với những cành bằng tôn và bằng sắt là vật liệu đập vào mắt Giăng Vangiăng. Ông đặt Côdét dựa vào một cái trụ bên đường, dặn em bé ngồi im lặng và chạy tới chỗ cái ống sà xuống sát mặt đất. May ra có thể leo lên từ đó và trèo vào trong nhà. Nhưng cái ống đã nát không dùng được nữa và gắn rất lỏng lẻo vào tường. Vả lại tất cả những cửa sổ của ngôi nhà im lặng này đều bịt gióng sắt dày, cả những cửa sổ sát mái cũng vậy và ánh trăng đang dọi vào mặt này của ngôi nhà ấy, người theo dõi ở đầu phố đàng kia có thể nhìn thấy Giăng Vangiăng trèo lên đấy. Rồi con Côdét thì làm sao? Làm thế nào đẩy Côdét lên một mái nhà gác ba tầng?
Giăng Vangiăng đành bỏ ý định leo lên theo cái ống kia và ông đi men theo tường để trở về phố Pôlôngxô.
Khi tới cái vách tường lùi vào, nơi ông đã đặt Côdét, ông nhận ra rằng ở đó không ai có thể nhìn thấy ông. Như chúng tôi đã giải thích ở trên, ở chỗ này không ai có thể nhìn thấy Giăng Vangiăng, dù người ấy đứng ở đâu. Thêm vào đó ông ta lại đang ở trong bóng tối. Và ở đó có hai cái cửa, may ra có thể xô hai cái cửa ấy mà vào. Bức tường trên có cây bồ đề và cây leo chắc là giáp với một cái vườn mà ông có thể ẩn mình được, tuy rằng lúc này cây chưa có lá và ông có thể ở đấy cho đến hết đêm.
Thời gian trôi qua, cần phải hành động nhanh. Ông đẩy thử cái cổng xe và nhận ra ngay là nó bị chặn ở cả hai phía trong và phía ngoài. Ông lại gần cổng lớn với nhiều hy vọng hơn. Cái cổng đã mục nát, rất tồi tàn và vì nó rộng quá cho nên lại càng không chắc, các tấm ván đã mục, các nẹp sắt - chỉ có ba nẹp thôi - đã rỉ hoen cả. Ông tin là có thể chọc thủng cái cổng mọt ấy. Nhưng xem kỹ ông thấy cái cổng ấy không phải là một cái cổng. Không có chốt, không có nẹp sắt, không có khóa, không có kẽ hở ở giữa. Những nẹp sắt chạy ngang cả mặt cổng, không có chỗ nào đứt quãng. Qua những lỗ hổng của những tấm ván ấy, nhìn thấy những viên đá to, đá nhỏ gắn xi măng một cách xơ sài mà người qua đường cách đây mười năm còn trông thấy. Cuối cùng ông kinh hoàng nhận ra rằng cái hình thức cổng ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài bằng gỗ của một bức tường xây. Có thể dễ dàng dứt đi một tấm ván, nhưng người ta sẽ chạm trán với một bức tường.
V
NẾU ĐƯỜNG PHỐ THẮP ĐÈN KHÍ THÌ KHÔNG THỂ THẾ ĐƯỢC
Bây giờ có tiếng động nặng nề, nhịp nhàng từ xa dội lại. Giăng Vangiăng ló đầu ra ngoài góc phố nhìn thử thì thấy bảy tám tên lính xếp thành đội ngũ tiến vào phố Pôlôngxô. Lưỡi lê sáng loáng, chúng tiến lên phía ông. Tên đi đầu vóc dáng cao lên nom đúng là Giave. Chúng đi chậm chạp và thận trọng. Chúng thường hay đứng lại. Rõ ràng là chúng soát xét từng nếp tường, từng hốc cửa, từng ngõ ngách.
Đây hẳn là một đội lính tuần tra mà Giave gặp và trưng tập, điều ước đoán này chắc không sai.
Hai tên tùy tùng của Giave cũng đi trong hàng lính.
Tiếp theo cái đà ấy và hay đứng lại như thế thì cũng phải mất mười lăm phút chúng mới đến chỗ Giăng Vangiăng. Giây lát ấy thật hãi hùng. Chỉ còn mấy phút là Giăng Vangiăng lại sa vào vực thẳm ghê rợn một lần thứ ba. Lần này thì vào ngục không phải chỉ là vào ngục, mà còn có nghĩa là mất Côdét, là sống cái đời sống tối tăm cô quạnh như ở trong mồ.
Chỉ còn một cách khả dĩ thoát thân.
Giăng Vangiăng có cái này là đặc biệt: có thể nói ông có hai bị: một bị đựng những ý nghĩ hiền từ của một vị thánh, một bị nhốt những ngón tay tài lạ ghê gớm của một tên tù khổ sai. Tùy lúc mà ông lục tìm trong bị này hay bị nọ.
Một trong những ngón hay ấy là ngón leo trèo. Nhờ nhiều lần vượt ngục Tulông, ông đã trở nên một tay thánh trong cái thuật leo khó tưởng tượng ấy, là leo độc bằng gân cốt, không dây, không thang, không mấu. Ở một góc tường nào đấy, ông chỉ vận dụng vai, gáy hông và gối, thỉnh thoảng mới nương vào một mảnh đá họa hoằn nhô ra, cứ thế nếu cần, ông leo lên tầng thứ sáu của một ngôi lầu, theo cái thuật đã làm góc sân nhà tù La Côngxiecgiơri ở Pari nổi tiếng và đáng sợ vì ở đó hai mươi năm trước tên tù Batơmôlơ đã vượt ngục.
Trên bức tường trước mặt, một cây bồ đề tỏa cành lá. Giăng Vangiăng nhìn tường, ước lượng chiều cao khoảng sáu mét. Tường đâm vào chái của một ngôi nhà lớn, làm thành một hình góc khay, nhưng người ta đã xây bịt đoạn dưới góc tường ấy bằng một trụ vôi hình tam giác, có lẽ để cho bọn lang thang nghèo hèn khỏi vào ẩn náu. Cách bít góc tường chống bọn lang thang như thế là chuyện thường ở Pari.
Cái trụ vôi cao độ trên một mét rưỡi. Từ đỉnh trụ lên đến ngọn tường, khoảng cao chỉ còn hơn bốn mét.
Trên tường là một tảng đá bằng phẳng. Cái khó khăn là Côdét. Côdét trèo tường thế nào được? Bỏ nó lại ư? Vangiăng không bao giờ tính đến chuyện ấy. Mang nó đi thì leo làm sao! Leo tường theo kiểu lạ lùng ấy, leo một mình đã phải dùng hết sức lực rồi. Nếu thêm một sức nặng nào nữa, trọng tâm sẽ chệch ra ngoài và người leo sẽ nhào xuống.
Có một cái dây thì giải quyết được, nhưng Vangiăng không có! Tìm đâu cho ra một mẩu dây lúc nửa đêm ở phố Pôlôngxô? Lúc ấy Vangiăng sẵn sàng đổi cả một vương quốc để lấy một sợi dây.
Trong cảnh cùng đường, có những tia chớp có khi làm lòa mắt ta, có khi rọi sáng trí ta. Con mắt tuyệt vọng của Vangiăng bắt gặp cây trụ đèm ở ngách Giăngrô.
Thuở ấy đường phố chưa có đèn khí, đêm đến người ta thắp đèn lồng cách từng quãng; đèn lồng buộc vào dây để kéo lên kéo xuống; dây chạy luồn vào một cái rãnh khoét trong một giá tra vào trụ đèn và nằm ngang qua đường. Trục quay dây đặt vào một hòm bằng sắt nhỏ dính liền với trụ, chìa khóa do người thắp giữ. Cái dây cũng luồn trong một ống bằng kim khí.
Giăng Vangiăng vận dụng hết nghị lực trong cuộc chiến đấu quyết liệt. Ông nhảy phóc qua đường vào ngách Giăngrô, lấy mũi dao nhọn cạy hòm sắt ở trụ đèn. Một lát sau ông trở lại chỗ Côdét với một cuộn dây. Các bác thánh xoay này, khi các bác đương đầu với số mệnh thì các bác nhanh tay khiếp lắm!
Chúng tôi đã nói là đêm ấy đèn đường không thắp. Đèn lồng ở ngách Giăngrô tất nhiên cũng không thắp như mọi đèn khác, cho nên dù có đi sát một bên trụ đèn cũng không ai thấy đèn treo không đúng chỗ.
Canh khuya, cảnh lạ, bóng đêm mờ tối. Vangiăng bận rộn lo âu và có những cử động kỳ dị, Côdét trông thấy cảnh tượng ấy bắt đầu lo lắng. Một đứa trẻ khác thì đã kêu khóc từ lâu rồi, nhưng Côdét thì chỉ kéo áo Vangiăng. Đội tuần tra đến gần, tiếng đi nghe càng rõ, Côdét khe khẽ nói:
- Cha ơi, con sợ quá! Ai đi đấy?
- Im! Mụ Tênácđiê đấy.
Côdét rùng mình. Vangiăng nói tiếp:
- Đừng nói gì cả. Để mặc cha. Mụ Tênácđiê chực bắt con đấy, nếu con kêu khóc thì mụ ấy biết ngay.
Thế rồi Vangiăng cởi cà vạt buộc quanh mình Côdét, phía dưới nách. Ông rất cẩn thận để khỏi trượt da con bé. Rồi ông buộc múi vào đầu sợi dây, theo kiểu nút én của người đi biển. Xong ông cắn đầu dây kia, cởi giày và bít tất ném qua tường rồi trèo lên trụ vôi và bắt đầu leo lên tường vững vàng, chắc chắn như có nấc thang để bước và để bám tay vào. Mọi công việc ông làm không vội vàng hấp tấp, nhưng mỗi việc làm rồi là rồi, không làm lại. Trong giờ phút nguy nan như thế, khi đội tuần tra của Giave có thể xuất hiện lúc nào không biết, sự tỉnh táo, sự nhanh nhẹn và chính xác của ông thật là đáng phục. Không đầy nửa phút sau ông đã quỳ trên ngọn tường.
Côdét không nói không rằng, kinh ngạc nhìn lên. Cái tên Tênácđiê và lời dặn của Vangiăng làm cho em khiếp đảm.
Thình lình nó nghe Vangiăng gọi nho nhỏ trong họng:
- Côdét, lại tựa lưng vào tường.
Côdét ngoan ngoãn làm theo.
- Đừng nói gì cả, đừng sợ.
Thế là Côdét thấy người nhấc bổng lên khỏi mặt đất. Chưa hiểu đầu đuôi ra sao, em đã lên đến ngọn tường.
Vangiăng cõng Côdét sau lưng, dùng bàn tay trái giữ hai tay nó. Ông nằm bẹp trên ngọn tường và trườn đi cho đến chỗ có mảnh tường xẻ. Như ông đã đoán, ở đấy có một mái nhà đi từ ngọn hàng rào gỗ, nằm là là cành lá cây bồ đề và xuống thoai thoải đến cách mặt đất không cao lắm. Rất may là ngọn tường về phía này cao hơn về phía ngoài phố nhiều. Giăng Vangiăng nhìn thấy mặt đất rất sâu ở dưới chân tường.
Vangiăng chuyền qua mái nhà, tay chưa rời khỏi mặt tường thì đã nghe tiếng la ó của đội tuần tra. Giọng Giave vang dội:
- Soát cái ngách cụt này. Phố Đơroamuyrơ đã bị chắn, phố nhỏ Pichpuýt cũng thế. Tôi cam đoan hắn ở trong ngách này.
Bọn lính xông vào ngách Giăngrô.
Trong khi ấy Giăng Vangiăng theo mái nhà tụt xuống, tay vẫn giữ Côdét. Đến cây bồ đề, ông bám lấy nhảy xuống đất. Từ đầu, Côdét không nói một tiếng, không biết vì gan góc hay vì quá sợ hãi. Tay nó hơi bị trầy da.
VI
BÍ MẬT BẮT ĐẦU
Giăng Vangiăng như lọt vào một khu vườn rộng, cảnh tượng trông lạ lùng, buồn bã, một thứ vườn hình như xếp đặt để ngắm vào những đêm trường hay ngày đông tháng giá. Vườn hình bầu dục, phía sau có một hàng bạch dương. Ở mấy góc vườn có những lùm cây đại thụ khá cao lên, ở giữa có một khoảng thoáng. Trong khoảng ấy có một cây cổ thụ lẻ loi, rất lớn và vài cây ăn quả quằn quẹo và xù xì như những bụi rậm, mấy khoảnh ray, một bể chứa cũ, một đám dưa bở, lồng bọc dưa loang loáng dưới ánh trăng. Đây đó có vài chiếc ghế đá mốc thếch như rêu. Hàng cây nhỏ thẳng đuột và đen sẫm đứng hai bên các lối đi một nửa phủ cỏ, một nửa phủ rêu xanh.
Vangiăng đã leo qua mái nhà để xuống đất. Cái nhà ấy bây giờ đứng lù lù bên cạnh ông cùng với một đống củi bó. Sau đống củi có một pho tượng đá dựa vào tường, mặt mũi sứt mẻ lờ mờ hiện ra trong bóng đêm.
Cái nhà hình như đổ nát, các gian phòng đã dỡ ván. Có một gian chừng để dùng làm nhà xe, bề bộn đồ đạc.
Mặt sau tòa nhà phố Đơroamuyrơ mở vào vườn thành hai mặt châu vào nhau hình thước thợ. Mặt sau còn ảm đạm hơn mặt trước nữa. Bao nhiêu cửa sổ đều chắn song sắt. Không có ánh đèn. Ở các tầng trên có những lồng cu như ở nhà pha. Bóng một mặt nhà ngả phủ lên mặt nhà kia và trải xuống đất như một tấm dạ đen.
Không thấy có nhà nào khác nữa. Phía đằng sau vườn mờ mịt trong sương mù và đêm tối. Nhưng người ta cũng nhìn thấy lờ mờ có những bức tường ngang dọc, tuồng như đằng sau tường có trồng trọt những thứ gì nữa. Phía sau tường, san sát những mái nhà thấp thấp ở phố Pôlôngxô.
Không thể tưởng tượng có một cảnh nào cô quạnh và rợn người hơn cảnh vườn ấy. Không có bóng người thì đã đành vì khuya khoắt như thế ai còn đi lại làm gì. Nếu chỉ vắng bóng người thì cũng không cần nói, đằng này, hơn thế, người ta có cảm giác là chỗ ấy không phải là chỗ để cho con người qua lại, dù là qua lại giữa ban trưa.
Việc đầu tiên của Giăng Vangiăng là tìm giầy mang vào, rồi cùng Côdét đi lẩn vào nhà xe, bởi vì người đi trốn không bao giờ cho rằng mình trốn đã kín. Côdét thì cứ nghĩ sợ mụ Tênácđiê nên cũng đồng tình chịu trốn. Nó run sợ và nép người vào Giăng Vangiăng. Đội tuần tra đương sục sạo tìm kiếm trong ngách Giăngrô, tiếng huyên náo dội vào trong vườn, đó là tiếng báng súng dộng vào đá, tiếng Giave thét gọi bọn mật thám đứng gác và tiếng hắn nguyền rủa lầm bầm cái gì nghe không rõ.
Mười lăm phút sau, cơn náo động bắt đầu xa dần. Từ lâu Vangiăng nín thở và để nhè nhẹ bàn tay lên miệng Côdét.
Tuy vậy, cảnh vắng vẻ ở đây hoàn toàn, sự náo động khủng khiếp bên ngoài dù gần cũng không làm cho ai chột dạ. Tuồng như những bức tường kia xây bằng thứ đá điếc mà Kinh thánh đã nói đến.
Bỗng nhiên lại có tiếng vọng lên trong vắng lặng. Một thứ tiếng cao cả, thiêng liêng, huyền diệu, nó làm cho lòng người kinh rợn. Đây là một bản hợp tụng trong bóng tối, một bài kinh nhạc mê hồn trong cảnh vắng lặng của đêm sâu. Giọng tụng này là giọng phụ nữ, nó là sự hòa hợp giữa giọng trong trẻo của những người đồng trinh với giọng thơ ngây của các em bé. Thứ tiếng ấy không phải là tiếng ở thế gian này, nó giống thứ tiếng mà trẻ sơ sinh hãy còn nghe thấy và người nhắm mắt cũng bắt đầu nghe. Tiếng ấy vọng ra từ ngôi nhà tăm tối. Có lẽ đây là khúc hợp xướng của thiên thần dịch lại trong bóng đêm để thay cho tiếng náo động của lũ quỷ vừa bay xa.
Côdét và Giăng Vangiăng vội vàng quỳ xuống.
Họ không biết tiếng ấy là tiếng gì, họ không biết chỗ này là chỗ nào. Tuy vậy người luống tuổi hối lỗi ấy và em bé trong trắng này, cả hai đều cảm thấy phải quỳ xuống kính cẩn.
Tiếng ấy vẫn không làm cho ngôi nhà bớt vắng lặng; nó là một khúc hát thiên đường trong một tòa nhà không người ở.
Trong khi nghe hát, Giăng Vangiăng quên hết mọi ưu phiền. Ông không thấy đêm tối, ông chỉ thấy trời xanh. Ông cảm thấy hình như đôi cánh thiên thần ở trong người ông từ từ mở ra.
Tiếng hát dứt. Khúc hát ngân lên đã lâu chưa, Vangiăng không nói được. Những giờ ngây ngất đắm say chỉ ngắn bằng giây phút.
Quang cảnh đã trở lại yên lặng. Không còn gì ngoài phố, không còn gì trong vườn nữa. Mối đe dọa, niềm an ủi cũng đều tan biến hết. Gió thổi trên ngọn tường, mấy cây cỏ khô cọ vào nhau phát ra một tiếng động nhè nhẹ, thê lương.
VII
BÍ MẬT CÒN TIẾP
Gió đêm thổi lên hây hẩy, nghĩa là có thể đã đến một hai giờ khuya. Con bé Côdét vẫn im lặng. Em ngồi xuống bên cạnh Vangiăng. Vangiăng tưởng em đã ngủ, cúi xuống nhìn. Nhưng không, Côdét vẫn mở mắt thao láo. Vẻ mặt ưu tư nghĩ ngợi của em làm cho Vangiăng thấy nhói trong tim. Em vẫn còn run bần bật.
- Con có buồn ngủ không?
- Con rét quá.
Một lát sau em hỏi:
- Bà ấy vẫn còn ở đây ư?
- Bà nào?
- Bà Tênácđiê ấy mà.
Giăng Vangiăng đã quên bẵng cái chuyện đem mụ Tênácđiê dọa cho Côdét im lặng.
- Ồ! Mụ ấy đi rồi. Con đừng sợ gì nữa.
Côdét thở ra nhẹ nhõm, như cất một gánh nặng trên ngực.
Đất ẩm ướt, nhà xe trống trải, gió đêm càng khuya càng lạnh. Vangiăng cởi áo khoác ngoài phủ lên mình Côdét.
- Thế này con có thấy đỡ rét không?
- Ồ, đỡ lắm cha ạ.
- Bây giờ hãy đợi ở đây, cha đi một lát lại về ngay.
Ông ra ngoài, đi men theo tòa nhà lớn để tìm một chỗ trú tốt hơn. Ông thấy nhiều cửa, nhưng đều đóng cả. Ở các cửa sổ tầng dưới, cửa nào cũng có song sắt.
Khi ông ra khỏi góc nhà, thì thấy có những cửa sổ cuốn có ánh đèn, ông kiễng chân dòm vào. Tất cả các cửa sổ cuốn ấy là của một gian nhà rộng, lát đá tảng to, đầy những vòm cuốn và cột trụ. Ánh sáng heo hắt làm cho từng mảng bóng tối lay động trên nền, trên vách. Ánh sáng tỏa ra từ một chiếc đèn chong ở một xó. Không một dáng người, không một tiếng động, gian phòng hoàn toàn vắng lặng.
Nhìn mãi Vangiăng thấy ở nền nhà có vật gì như một người đang đắp vải liệm. Hình ấy nằm sấp, mặt úp xuống đất, tay dang chữ thập, trong đó có cái dáng bất động của người chết. Trên nền nhà, một vật gì ngoằn ngoèo, hình như cái hình thù ghê rợn ấy có dây ở cổ.
Cảnh rùng rợn càng tăng vì cả gian phòng chập chờn trong lù mù của ánh sáng.
Về sau, Vangiăng thường nói là trong đời, ông đã thấy nhiều cảnh ghê rợn, nhưng ông không bao giờ thấy có cái gì ghê rợn và kinh khủng bằng cái hình thù bí mật đương thực hiện một phép huyền bí gì trong gian phòng mập mờ đêm hôm ấy. Nghĩ rằng đó là người chết đã là khủng khiếp, nghĩ rằng có lẽ là người sống lại càng khủng khiếp hơn.
Vangiăng mạnh dạn dòm sát vào cửa kính để rình xem hình thù ấy có động đậy không. Ông đứng một thời gian chừng như lâu lắm mà vẫn không thấy nó cử động.
Thình lình ông cảm thấy khiếp sợ quá, vội bỏ chạy. Ông chạy một mạch về phía nhà xe, không dám ngoái cổ lại. Ông có cảm giác là nếu ông quay đầu lại, ông sẽ thấy cái thây ma ấy sải bước đuổi theo ông, hai tay ve vẩy.
Giăng Vangiăng về đến nhà xe, thở hổn hển. Đầu gối ông muốn gấp lại, mồ hôi đầm đìa sau lưng.
Nơi này là nơi nào? Ai tưởng tượng được giữa Pari lại có một thứ mộ địa kiểu ấy? Cái nhà kỳ quái này là nhà gì? Nó đầy rẫy những nhà bí ẩn của bóng đêm. Nó đem giọng thiên thần kêu gọi linh hồn người ta trong đêm tối, rồi khi người ta đến, nó lại cho người ta xem một cảnh tượng ghê rợn như thế kia. Nó hứa hẹn mở cửa thiên đình xán lạn, nhưng nó lại mở cửa mộ địa tối tăm. Ấy thế mà rõ ràng là một ngôi nhà nhìn ra đường có mang biển số. Đâu có phải là một giấc mơ! Giăng Vangiăng phải sờ đến các phiến đá xây ngôi nhà ấy mới tin là mình không mơ ngủ.
Vừa rét, vừa sợ, vừa lo, lại luôn luôn bị xúc động mạnh từ ban tối, Giăng Vangiăng thấy như trong người lên cơn sốt và các ý nghĩ trên kia quay cuồng trong đầu óc ông.
Ông lại gần Côdét. Côdét đã ngủ.
VIII
BÍ MẬT CÀNG TĂNG
Côdét gối đầu lên một phiến đá và ngủ thiếp từ bao giờ.
Giăng Vangiăng ngồi xuống bên cạnh ngắm nhìn nó. Càng nhìn, ông càng thấy trí óc dần dần bình tĩnh và ông điềm nhiên suy nghĩ.
Ông tìm thấy một sự thật, là Côdét mà còn ở đấy, còn ở bên cạnh ông, thì ông có cần cái gì cũng là vì Côdét mà cần, có sợ cái gì cũng là vì Côdét mà sợ. Nó là ý nghĩa của đời ông. Bỏ áo ra để đắp cho Côdét, ông vẫn không thấy rét, mặc dù trời rét.
Trong cơn suy nghĩ miên man, ông nghe văng vẳng một tiếng gì là lạ. Nó như một tiếng nhạc rung từ trong vườn lại, nghe rất rõ, tuy chỉ văng vẳng thôi. Nó giống như tiếng nhạc đồng buộc cổ những con cừu, con dê ăn đêm trên đồng cỏ.
Ông quay lại. Nhìn ra, ông thấy có bóng ai trong vườn.
Một sinh vật giống hình người đương đi giữa các luống dưa. Nó ngẩng lên, cúi xuống, dừng lại đều đều như kéo một vật gì hay trải cái gì dưới đất. Hình như nó thọt chân.
Vangiăng rùng mình. Lúc nào ông cũng run sợ như tất cả mọi người cùng khổ. Cái gì đối với họ cũng là thù nghịch và khả nghi. Họ ngại ban ngày vì ban ngày họ dễ bị nom thấy; họ ngại ban đêm vì ban đêm họ có thể bị tóm mà không hay. Lúc nãy, Vangiăng rùng mình vì cảnh vườn vắng vẻ, bây giờ ông rùng mình vì vườn có bóng người.
Hết lo sợ vì tưởng tượng, ông lại lo sợ vì thực tại. Ông cho là bè lũ Giave còn lẩn quất đâu đây và có lẽ chúng có cắt người ở lại quan sát. Cái người đi trong vườn này mà thấy Giăng Vangiăng tất sẽ kêu có trộm và ông sẽ bị lộ. Nghĩ thế, Vangiăng se sẽ ẵm Côdét lên, mang ra sau đống bàn ghế cũ nát ở xó nhà khuất nhất. Côdét không cựa.
Từ trong xó ấy, Vangiăng theo dõi hành tung người kia và thấy có điều rất lạ là tiếng nhạc rung theo cử động của hắn. Hắn lại gần, tiếng nhạc nghe gần, hắn ra xa, tiếng nhạc ngân xa. Khi hắn cử động nhanh thì cả một tràng nhạc rung theo cử động. Khi hắn đứng lại, tiếng nhạc cũng im bặt… Thật quá rõ là người ấy đeo nhạc trên người. Thế là thế nào? Người ấy là người gì mà đeo nhạc y như con bò, con chiên vậy.
Vangiăng vừa tự hỏi như thế vừa sờ tay Côdét. Tay em bé lặng ngắt, Vangiăng buột miệng kêu: “Trời ơi!” - Ông gọi khe khẽ:
- Côdét, con!
Côdét không mở mắt.
Ông lay mạnh em bé. Em bé vẫn không thức giấc. Vangiăng lẩm nhẩm:
- Có lẽ nó chết chăng!
Ông đứng phắt lên, toàn thân rung động.
Ông liên miên nghĩ đến những điều rủi ro rùng rợn. Có những lúc những phỏng đoán ghê rợn nhất như một đoàn cuồng quỷ bao vây và đột ám vào trí óc ta. Với những người ta yêu quý, ta quá lo xa cho nên tưởng tượng ra những điều điên dại.
Ông sực nhớ là người ngủ ngoài trời một đêm rét có thể chết được.
Con Côdét xanh xao lại ngã sóng sượt dưới đất bên chân ông, không động đậy.
Vangiăng cố nghe hơi thở của Côdét. Em vẫn thở, nhưng ông tưởng thấy hơi thở mỏng manh như một sợi tơ và sắp đứt.
Làm thế nào sưởi cho nó ấm lại? Làm thế nào cho nó tỉnh. Vangiăng chỉ lo có chừng ấy, mọi nỗi lo ngại khác đã bay biến. Hoảng quá, ông bổ nhào ra khỏi nhà xe.
Phải làm thế nào cho Côdét có giường nằm, có lửa sưởi trong mười lăm phút!
IX
NGƯỜI ĐEO NHẠC
Giăng Vangiăng đi xăm xăm lại chỗ có người lạ. Ông rút cuộn giấy bạc trong túi gi-lê ra, cầm lăm lăm trong tay.
Người kia đương cúi, không trông thấy ông lại gần. Ông sải mấy bước đã đến bên hắn ta. Ông hét:
- Một trăm phơrăng.
Người kia giật mình đánh thót một cái, ngẩng nhìn lên.
Vangiăng tiếp:
- Cho tôi trọ đêm nay, tôi biếu một trăm quan.
Trăng soi ngời ngời vẻ mặt hoảng hốt của Vangiăng.
- Ô kìa! Bác Mađơlen!
Con người xa lạ trong đêm tối ở cái nơi không quen thuộc này, sao lại gọi cái tên ấy? Vangiăng lùi lại.
Ông đã dự kiến hết, nhưng việc này thật quá bất ngờ!
Người kia là một ông già còm và thọt, ăn mặc từa tựa như nông dân. Ở đầu gối trái của lão, có một tấm da bọc gối, trên ấy treo lủng lẳng một chiếc nhạc. Mặt lão khuất bóng đêm, trông không rõ.
Lão cất mũ run rẩy kêu:
- Trời đất ơi! Làm sao bác lại ở đây, hở bác Mađơlen? Lạy Chúa! Bác vào bằng cái ngõ nào thế? Bác từ trên trời rơi xuống đấy ư? Cái đó cũng không lạ, bác mà rơi thì tất là phải từ trên trời rơi xuống. Ôi chao ơi! Sao bác ra cơ sự thế kia? Bác không có cà vạt, không có mũ, không có áo ngoài. Bác có biết là tướng bác trông dễ sợ lắm không, ai không quen bác mà gặp bác hôm nay tất phải chết khiếp. Chúa cao cả ôi! Phải chăng là những bậc thánh ngày nay đều hóa điên cả? Thế nhưng bác làm thế nào mà lọt vào chỗ này mới được chứ?
Lời tiếp lời không ngớt, ông già ba hoa như một người nông dân nhưng không lộ ý gì đáng ngại. Trong giọng nói của ông có sự kinh ngạc lẫn vẻ niềm nở thật thà. Vangiăng hỏi:
- Ông là ai? Nhà này là nhà gì?
- Ôi chao ôi! Cái này mới thật là kỳ quặc! Tôi là người bác đưa vào làm ở đây và nhà này là nhà bác đưa tôi vào làm, chứ còn người nào, nhà nào nữa! Mà thật vậy ư? Bác không nhận ra tôi thật ư?
- Không. Còn ông thì tại sao mà ông biết tôi?
- Bác đã cứu sống tôi.
Ông già ngoái đầu, ánh trăng soi rõ sống mặt. Vangiăng nhận ra ông già Phôsơlơvăng.
- Ô hay! Bác đấy ư? Ờ phải, tôi nhận ra bác rồi.
- Quý hóa chưa! - Ông già nói có vẻ trách móc.
- Thế bác làm gì ở đây?
- Thì đấy! Tôi che dưa bở.
Quả vậy, ông Phôsơlơvăng đương lấy tranh rạ đậy lên mấy luống dưa. Từ lúc ra vườn dưa đến giờ, ông đã trải được một số tranh rồi. Những cử động lạ lùng Vangiăng đã trông thấy, chính là công việc che dưa.
Ông Phôsơlơvăng nói tiếp:
- Tôi tự bảo: trăng sáng thế này chắc là sắp rét giá, dưa sẽ bị lạnh, dễ ta phải mang áo ra cho chúng.
Ông Phôsơlơvăng vừa nhìn Vangiăng vừa cười hà hà nói tiếp:
- Gặp phải bác, chắc bác cũng làm thế thôi! Nhưng bác làm thế nào mà vào được đây?
Thấy ông già Phôsơlơvăng biết mình, dù là chỉ biết với cái tên Mađơlen, Giăng Vangiăng cũng trở nên dè dặt thận trọng. Ông hỏi han ông già dồn dập. Vai trò thay đổi, chính người khách lạ lại chất vấn chủ nhân:
- Bác đeo cái nhạc gì ở đầu gối thế?
- Nhạc này ư? Ấy, để cho họ biết mà tránh tôi.
- Thế nào? Để cho họ tránh bác?
Ông Phôsơlơvăng nheo mắt một cách khó tả:
- Ấy! Ở trong nhà này chỉ có đàn bà, phần nhiều là thiếu nữ. Hình như họ cho là gặp tôi là nguy hiểm thế nào ấy. Cho nên tôi phải đeo cái nhạc này để báo hiệu cho họ biết: nghe tôi đến thì họ lẩn tránh đi.
- Nhà này là nhà gì?
- Ô hay! Bác biết lắm chứ.
- Không, tôi không biết.
- Bác giới thiệu cho tôi đến đây coi vườn mà lị!
- Bác cứ coi như là tôi chưa biết gì hết và trả lời cho tôi.
- Thế thì đây là nhà tu kín Pơti Pichpuýt.
Vangiăng lần hồi nhớ lại việc cũ. Sự tình cờ, nghĩa là bàn tay Chúa đã ném ông vào chính cái tu viện mà hai năm trước, ông đã giới thiệu lão Phôsơlơvăng vào làm, sau khi lão này trở nên tàn tật vì xe kẹp. Ông lẩm nhẩm như nói một mình:
- Tu viện Pơti Pichpuýt!
- Mà này, bác Mađơlen, bác làm thế quái nào mà vào được tu viện này? Bác thì là bậc thánh đấy, nhưng bác vẫn là đàn ông, mà đàn ông thì không được vào đây.
- Chứ còn bác thì sao?
- Chỉ có mình tôi đặc cách.
- Thế mà tôi cứ phải ở lại trong này đấy!
- Ôi trời! - Phôsơlơvăng kêu.
Giăng Vangiăng nhích lại một bên ông già, nghiêm trang bảo:
- Ông Phôsơlơvăng, tôi đã cứu ông.
- Ấy tôi nhớ ra chuyện ấy trước bác kia.
- Ngày nay ông có thể cứu tôi cũng như tôi đã cứu ông ngày trước.
Ông Phôsơlơvăng đưa hai bàn tay nhăn nheo nắm lấy bàn tay rắn chắc của Vangiăng, nghẹn ngào không nói. Mãi sau, ông mới kêu:
- Ôi! Tôi mà báo bổ được phần nào thì quả thật là ơn Chúa. Tôi cứu được ông ư, ông thị trưởng? Nếu thế thì ông cứ sai bảo lão già này đi. - Nét mặt ông Phôsơlơvăng trở nên rạng rỡ lạ thường. Ông hỏi:
- Bác định khiến tôi làm gì đây?
- Tôi sẽ nói kỹ. Hiện giờ thì tôi muốn biết bác có một căn buồng không?
- Tôi có một cái nhà nhỏ trơ trọi ở đầu kia, trong hốc khuất đằng sau cái nhà đổ nát ấy. Nhà có ba buồng.
Thật vậy, cái nhà nhỏ này khuất sau cái nhà cũ kỹ kia, không ai trông thấy. Vì thế Vangiăng không biết có nó.
- Tốt lắm. Bây giờ tôi nhờ bác hai việc.
- Việc gì, ông thị trưởng?
- Thứ nhất, bác không nói gì với ai hết về tung tích của tôi. Thứ hai là bác cũng đừng tìm hiểu gì thêm về tôi.
- Được rồi. Tôi tin bác làm việc gì cũng là việc lương thiện cả. Bao giờ bác cũng là người con của Chúa nhân hậu. Với lại chính bác đã đưa tôi vào làm ở đây. Đây là việc của bác. Bác cứ sai khiến.
- Được rồi. Bây giờ thì bác đi với tôi, đến tìm đứa bé.
- Ơ! Có một đứa bé!
Ông không nói thêm gì nữa, lủi thủi bước theo Giăng Vangiăng như chó theo chủ.
Côdét được sưởi lửa, đôi má lại hồng hào và nửa giờ sau, em ngủ yên trên giường ông lão. Giăng Vangiăng thì đã buộc lại cà vạt và mặc áo khoác. Chiếc mũ cũng đã tìm thấy. Phôsơlơvăng cởi cái nịt gối đeo nhạc, mắc bên cạnh một cái giỏ treo, như một vật trang trí trên tường. Hai người chống tay trên bàn ngồi sưởi lửa. Phôsơlơvăng đem ra một ít bánh khô, một miếng bánh sữa, một chai rượu với hai cái cốc. Ông để tay lên đùi Giăng Vangiăng, nói:
- Bác Mađơlen ơi! Mãi bác mới nhìn ra tôi! Bác cứu sống người ta, rồi bác quên người ta đi. Bậy thật! Người ta thì vẫn nhớ bác. Bác là một người bội bạc!
X
VÌ SAO GIAVE ĐI KHÔNG VỀ RỒI
Những sự việc - mà chúng ta vừa được thấy như là cái phía sau đó - đã xảy ra một cách rất dễ hiểu.
Đêm hôm sau cái hôm Giave bắt Giăng Vangiăng bên cạnh thi thể của Phăngtin, Vangiăng vượt ngục Môngtơrơi. Sở cảnh sát dự đoán là anh ta vào Pari. Pari là một cái vực xoáy trên cạn, một cái rốn xã hội, cái gì cũng chìm đắm, cũng mất tăm ở đấy như trong rốn bể. Không có khu rừng nào che giấu con người ta kín đáo bằng cái rốn người đông đặc ấy. Những kẻ đào tị, bất kỳ loại nào, cũng đều biết như thế. Họ tìm đến Pari để trầm mình vào trong ấy vì có khi trầm mình là sống. Cảnh sát cũng biết như thế, cho nên mất gì ở đâu, họ cũng vào Pari mà tìm. Cứ thế họ tìm ông nguyên thị trưởng Môngtơrơi. Giave được gọi về Pari để giúp các cuộc lùng xét. Quả Giave đã giúp một tay đắc lực vào việc nã bắt Giăng Vangiăng. Nhờ thông minh và mẫn cán, Giave được ông bí thư sở cánh sát là Sabuiê chú ý. Ông này là bí thư thời bá tước Ăngơlét làm giám đốc. Vả lại ông Sabuiê cũng đã che chở cho Giave từ lâu. Ông thuyên chuyển viên thanh tra Môngtơrơi về sở cảnh sát Pari. Ở Pari, Giave đã tỏ ra là người hữu ích trong loại công việc này cũng lạ lùng.
Giave không nghĩ đến Vangiăng nữa. Đối với bọn chó săn nhà nghề ấy, con sói đánh hơi được hôm nay át mất hơi bám con sói ngày hôm qua. Tháng chạp năm 1823, tình cờ Giave đọc một tờ báo, mặc dầu ít khi hắn đọc báo. Lần này Giave đọc báo là vì hắn là một người bảo hoàng, hắn muốn biết chi tiết cái việc “hoàng thân đại tướng” vào thành phố Bêiôn một cách vinh quang như thế nào. Đọc xong bài báo ấy, Giave để ý đến tên một người ở cuối trang. Tên người ấy là Giăng Vangiăng, tin báo nói tên khổ sai Giăng Vangiăng chết. Lời báo rõ ràng, dứt khoát khiến Giave không nghi ngại gì hết. Hắn chỉ nói: “Nhà giam ấy mới thật là một nhà giam chắc chắn”. Rồi hắn vứt tờ báo và không nghĩ đến chuyện ấy nữa.
Cách đây ít lâu, sở cảnh sát Pari nhận được một báo cáo của sở cảnh sát quận Xen về việc một đứa bé ở làng Môngphécmây bị bắt đi mất một cách rất lạ. Báo cáo nói có một đứa bé độ bảy tám tuổi bị bắt trộm đem đi; trước đây mẹ đứa bé gửi nó cho một người chủ quán nuôi hộ. Tên nó là Côdét, mẹ nó là Phăngtin; nghe nói Phăngtin chết ở nhà thương phúc, không biết lúc nào và ở đâu. Giave thấy báo cáo ấy đâm ra nghĩ ngợi.
Hắn rất quen cái tên Phăngtin. Hắn nhớ ra hắn đã phì cười khi nghe Giăng Vangiăng xin khoan cho ba ngày để đi mang đứa con của con đĩ ấy về; hắn cũng nhớ Vangiăng bị bắt ở Pari đúng khi đáp chuyến xe đi Môngphécmây. Hơn nữa nhiều triệu chứng là Vangiăng đi Môngphécmây lần ấy là lần thứ hai, đêm trước hắn đã đi Môngphécmây, nhưng chỉ lùng quanh làng chứ chưa vào. Hắn ta đi Môngphécmây làm gì, người ta không đoán ra. Bây giờ đây Giave mới hiểu: con của Phăngtin ở đấy, Vangiăng đến tìm nó. Thế mà ngày nay con của Phăngtin bị một kẻ lạ mặt mang đi. Người lạ mặt là Giăng Vangiăng chăng? Nhưng không, Vangiăng đã chết rồi. Tuy vậy Giave cũng đáp xe đi Môngphécmây, chẳng nói cho ai biết.
Hắn đi là để cho biết rõ đầu đuôi; đến đây hắn lại càng mù mịt.
Sự thật, những ngày đầu, vợ chồng Tênácđiê mất ăn nổi cáu có nói lung tung. Việc mất con Sơn ca thế là đồn đại xa gần. Có nhiều giả thuyết tung ra, thuyết cuối cùng là Sơn ca bị bắt cóc. Vì thế nên đã có bản báo cáo của quận cảnh sát. Tuy vậy qua cơn giận dữ lúc đầu, linh khiếu của Tênácđiê báo cho hắn biết rằng đụng tới ông biện lý chẳng bao giờ có lợi. Hắn mà rêu rao kia nọ thì chỉ tổ làm cho con mắt sáng quắc của công lý trước hết đâm vào nhiều công việc của chính hắn ta. Loại cứ trước hết sợ ánh đèn người ta mang tới. Việc này mà động đến sở cảnh sát thì món tiền nghìn rưỡi quan ấy nuốt cũng không trôi, đừng có nói gì đến chuyện khác. Hắn cắt đứt ngay câu chuyện và cấm vợ mách lẻo. Hắn làm bộ ngạc nhiên khi người ta nói đến việc mất con Sơn ca. Hắn nói hắn thật không hiểu. Ừ thì lúc đầu hắn cũng có phàn nàn làm sao người ta vội “bắt” con bé yêu đi như thế. Trìu mến con bé đã quen, hắn cũng muốn giữ lại thêm vài ba hôm. Nhưng chính là “ông” con Côdét thân đến đem nó về thì bảo làm sao được! Cái tiếng “ông con Côdét” thế mà có hiệu lực, nó làm cho ai cũng tưởng thật. Đến Môngphécmây, Giave nghe được chuyện này. “Ông con Côdét” đã đánh tan sự nghi ngờ của Giave về Giăng Vangiăng.
Nhưng Giave cũng hỏi Tênácđiê một đôi câu thăm dò ý tứ. Ông con Côdét là ai, tên gì? Rất tự nhiên, Tênácđiê đáp: một phú ông. Tôi có xem giấy thông hành của ông ấy. Tôi nhớ như tên là Guyôm Lămbe.
Lămbe là một cái tên hiền lành. Giave yên tâm trở về Pari. Hắn tự bảo:
- Thằng cha Giăng Vangiăng ấy đã chết đứt đi rồi. Mình quả là ngớ ngẩn.
Hắn lại quên câu chuyện.
Vào tháng ba năm 1824, một hôm hắn nghe nói đến một nhân vật kỳ quặc. Nhân vật ấy ở trong giáo khu Xanh Mêđa. Người ta gọi hắn là “người ăn mày hay bố thí”. Họ nói hắn sống về lợi tức công thải. Không ai biết tên hắn, hắn ở một mình với một con bé tám tuổi, con này cũng chỉ biết một điều là nguyên từ Môngphécmây đến. Môngphécmây! Cái tên này vẫn lởn vởn trong trí óc Giave và làm cho hắn vểnh tai cảnh giác. Một người hành khất già kiêm mật thám, nguyên là lao công trong nhà thờ thường xin tiền của nhân vật ấy, cho Giave biết thêm một vài chi tiết. Người ấy bảo cái nhân vật này khó lại gần lắm, tối đến hắn mới ra phố. Hắn không nói chuyện với ai, trừ một đôi khi trao đổi với người nghèo đói. Không ai bắt chuyện với hắn được. Hắn mặc một chiếc áo khoác vàng xấu xí nhưng đáng giá mấy triệu vì khâu đầy giấy bạc. Chi tiết này làm cho Giave hết sức chú ý. Muốn cho nhân vật kỳ quái ấy khỏi kinh sợ để xem cho rõ mặt, một hôm Giave mượn bộ đồ rách của ông hành khất già mặc vào mình, ngồi thay vào chỗ ông. Ở chỗ ấy, lão hành khất già kiêm mật thám đêm đêm vẫn tụng và nom dòm những người qua lại.
Đúng như dự đoán, nhân vật khả nghi đến gần Giave và bố thí cho hắn. Lúc ấy Giave ngẩng lên: Giăng Vangiăng nhận ra Giave, giật mình. Giave cũng giật mình vì nhận ra Giăng Vangiăng.
Nhưng Giave nghĩ rằng mình có thể nhận lầm. Cái tin Giăng Vangiăng chết đã chính thức kia mà. Giave là người thận trọng, khi còn nghi ngại, Giave chẳng bắt ai.
Hắn theo con mồi cho đến nhà Goócbô. Hắn gợi chuyện với bà già nấu ăn cho Vangiăng. Bà già cũng bảo là chiếc áo khoác có khâu bạc triệu và kể luôn câu chuyện cái giấy bạc một nghìn phơrăng chính mắt mụ đã nhìn thấy, tay mụ cũng đã mó vào! Giave thuê gian buồng bên cạnh và ngay tối ấy hắn dọn đến. Hắn nghiêng tai bên cửa Vangiăng để chờ nghe giọng nói của ông. Nhưng qua lỗ khóa, Vangiăng trông thấy ánh đèn của hắn, cho nên không nói một tiếng. Giave chờ hoài công.
Ngày hôm sau, Vangiăng dọn đi. Nhưng tiếng rơi của đồng năm phơrăng làm cho bà già chú ý. Bà nghe tiếng tiền leng keng, đoán là Vangiăng dọn đi, vội vã báo với Giave. Đêm đến, lúc Vangiăng ra đi, Giave đem theo hai người, cùng đứng rình sau bóng cây.
Giave đã xin người ở sở cảnh sát, nhưng hắn không nói là để bắt ai! Hắn giữ bí mật vì ba lý do: trước hết nếu lộ một tí gì, Vangiăng sẽ đề phòng; sau nữa bắt được một tên khổ sai lâu năm vượt ngục mà ai cũng đinh ninh là chết rồi, một tên tội phạm mà hồ sơ tư pháp liệt kê vào hạng nguy hiểm nhất, bắt được một nhân vật như thế là một kỳ công mà chắc chắn là bọn cảnh sát cũ ở đây không để dành cho một tên mới đến như Giave; Giave rất sợ người ta phỗng tay trên con mồi của hắn, lý do cuối cùng là Giave như một nghệ sĩ, hắn thích chuyện bất ngờ. Hắn chúa ghét những thành tích không còn sốt dẻo vì bị người ta kháo trước nhiều quá. Hắn ưng xây dựng tác phẩm trong bóng tối để rồi cuối cùng kéo bức màn cho tác phẩm hiện ra thình lình trước mắt công chúng.
Giave lần mò từ gốc cây nọ qua gốc cây kia, từ góc phố này đến góc phố khác để đuổi theo Vangiăng. Không một phút nào hắn mất dấu con mồi. Ngay những lúc mà Vangiăng tưởng là yên ổn nhất, Vangiăng cũng vẫn ở trong tầm con mắt vọ của Giave.
Tại sao Giave không bắt Giăng Vangiăng? Tại vì hắn còn nghi ngại.
Bạn đọc nên nhớ rằng thuở ấy cảnh sát rất lúng túng. Quyền tự do báo chí làm rầy cho họ lắm. Báo chí đã tố cáo một vài vụ bắt bớ vô nguyên tắc, làm chấn động các nghị viện, do đó sở cảnh sát đâm ra rụt rè.
Vi phạm quyền tự do cá nhân bị coi là một sai lầm nghiêm trọng. Vì thế, người lính cảnh sát rất sợ nhầm. Ông giám đốc sẵn sàng trách cứ họ, hễ nhầm lẫn là tức khắc bị cách. Hãy tưởng tượng tiếng dội của một tin ngắn như thế này mà một tờ báo đăng tin, tức khắc hai mươi tờ đăng lại: “Hôm qua một ông cụ già tóc bạc bị bắt giải về trại giam của sở cảnh sát trong khi ông đi chơi với một em bé tám tuổi, cháu ông. Người ta bảo ông là một tên khổ sai vượt ngục. Thật ra thì ông ấy là một người tử tế, sống bằng lợi tức công thải”.
Cũng nên nhớ rằng Giave còn có những nỗi băn khoăn của riêng lòng mình. Những lời dặn dò của lương tâm cộng vào với những lời dặn dò của ông cảnh sát trưởng. Thật tình là hắn còn nghi ngại lung lắm.
Giăng Vangiăng quay lưng lại, bước đi trong bóng tối.
Dáng đi của Giăng Vangiăng rất không bình thường chính Vangiăng cũng không biết. Đó là vì ông buồn, ông lo, ông sợ hãi, ông chán nản, ngoài ra còn có cái đau xót phải đương đêm trốn đi, nỗi lo lắng tìm đâu ra chỗ tạm trú, sự cần thiết phải bước hết sức chậm để cho Côdét theo kịp. Tất cả những thứ ấy làm cho người Vangiăng còm xuống, già cọm hẳn đi, đến nỗi Giave là hiện thân của cảnh sát cũng phải nhầm. Giave thì không thể đến quá gần, mà bộ áo quần thầy giáo già luân lạc của Vangiăng, cái việc Tênácđiê nói quả quyết người mang Côdét đi là ông nội của nó, sau hết cái tin Vangiăng đã chết, tất cả cái ấy càng làm cho đầu óc Giave hoang mang.
Có một lúc hắn nảy ra cái ý hỏi giấy Vangiăng đột ngột. Nhưng cũng không lợi. Nếu người ấy không phải là Giăng Vangiăng, cũng không phải là một ông già nhàn nhã lương thiện, thì tất phải là một tên đầu trộm đuôi cướp, dính dáng trong cái mạng nhện tội ác của thành phố Pari, một tên trùm lưu manh, đi bố thí cho người nghèo để che mắt thiên hạ, một trò cũ rích. Hẳn nó phải có những tòng phạm, những tay chân, những nhà phòng hờ để lẩn tránh khi cần đến. Cách nó tìm những đường phố quanh co mà đi, đủ chứng tỏ nó không phải là một anh già chất phác. Như thế thì bắt nó quá sớm cũng bằng “giết thịt con gà đẻ trứng vàng”. Chờ một tí nữa thì có mất gì? Tên gian phi thoát lưới làm sao được!
Giave vừa đi vừa suy nghĩ lung tung và đặt rất nhiều câu hỏi về con người bí mật ấy.
Mãi sau, nhờ ánh đèn rất sáng của một quán rượu phố Pôngtoa, Giave mới nhìn ra đúng là Giăng Vangiăng. Trên đời này có hai sinh vật có cái rung động ghê gớm: người mẹ tìm thấy con và con hổ bắt lại được mồi. Giave thấy toàn thân rung động như thế. Chạm tránh một người nguy hiểm như Vangiăng hắn thấy bọn hắn có ba người là quá ít, hắn bèn xin thêm người ở đồn cảnh sát phố Pôngtoa. Trước khi mó vào một cái cây gai góc, phải mang găng tay mới xong.
Việc dừng lại xin người cùng với việc hội ý ở ngã tư suýt nữa làm cho chúng mất dấu Vangiăng, Giave cúi đầu suy nghĩ như con chó săn dí mũi xuống lối đi để đánh hơi con vật. Bản năng của hắn thật là linh diệu. Hắn đoán ngay ra Vangiăng thế nào cũng vượt qua cầu để lấy con sông chắn những người đuổi theo mình. Hắn đến thẳng cầu Auxtéclít. Chỉ hỏi người gác cầu một câu thôi là hắn rõ sự thật: “Bác có thấy một người đi qua cầu cới một con bé không?” - “Tôi vừa bắt hắn trả hai xu đấy!” Giave lên cầu kịp lúc ở bờ bên kia, Vangiăng dắt Côdét đi qua khoảng trống vằng vặc ánh trăng. Hắn thấy Vangiăng vào phố Xanh Ăngtoan; hắn nghĩ đến ngõ cụt Giăngrô nằm ở đó sẵn sàng như một cái bẫy và cái lối thoát độc nhất từ phố Đơroamuyrơ ra ngõ phố Pichpuýt. Hắn lo đón ngách như những người săn: hắn vội phái một tên thuộc hạ đi tắt đến chắn lối đi ra phố Đơroamuyrơ. Hắn trưng tập một đội tuần tra trên đường về Binh xưởng và dắt theo hắn. Trong những ván bài như thế, lính là con chủ. Vả lại muốn hạ một con lợn rừng, phải có cả cái thông thạo của người thợ săn lẫn răng móng của một đàn chó.
Xếp đặt xong đâu vào đấy, Giave yên trí rằng Vangiăng thế là bị nghẽn đường, ở bên phải vấp vào ngách cụt Giăngrô, bên trái gặp người của hắn, đằng sau lưng thì có chính hắn. Giave đương đuổi tới. Khoan khoái Giave hít một hồi thuốc lá.
Rồi hắn muốn đùa giỡn một tí; giờ phút ấy là giờ phút khoái trác tàn ác nhất của hắn. Hắn cứ để cho con mồi lao tới trước. Hắn biết là hắn đã nắm chắc con mồi, nhưng hắn muốn hãy hoãn lại cái phút đưa tay ra tóm lấy nó. Biết nó đã bị bắt mà còn thấy nó tung tăng hắn lấy làm sung sướng. Con nhện để cho con ruồi vùng vẫy, con mèo để cho con chuột chạy đi, con nhện, con mèo kia có những khoái cảm gì thì Giave có những khoái cảm đó. Những cái vùng vẫy, những cử động không đưa đến đâu hết của con vật bị bắt là nguồn nhục cảm gớm ghiếc cho móng vuốt của lũ ăn thịt. Còn gì làm cho chúng say sưa bằng sự vùng vẫy ngột ngạt ấy.
Giave rất khoái. Mắt lưới của hắn hết sức chắc chắn, thắng lợi đã rõ ràng, chỉ còn mỗi việc nắm bàn tay tóm cổ con mồi.
Giave cho rằng dù Vangiăng rất khỏe, dù Vangiăng cả gan và tuyệt vọng, Vangiăng cũng không thể chống cự được, vì hắn có đông tùy tùng đến vậy.
Giave tiến từng bước, hắn thăm dò soát xét mỗi một ngóc ngách nhỏ như lục túi một thằng ăn cắp.
Thế mà lúc đến giữa rốn lưới, hắn không tìm thấy con ruồi nữa.
Hãy tưởng tượng xem Giave tức tối thế nào!
Hắn tra hỏi người thuộc hạ canh giữ ở góc phố Pichpuýt. Người ấy vẫn canh giữ vị trí, nhưng không thấy Vangiăng đi qua.
Trong đạo đi săn, cũng có lúc cả đàn chó đeo bên chân con nai mà con nai vẫn cứ chạy thoát, khiến những tay săn bạc đầu trong nghề cũng không còn biết nói sao. Cả Đuyviviê, Linhivin và Đêpơrê cũng bó tay. Trong một trường hợp không may như vậy, Actônggiơ đã kêu lên:
“Phải đâu là nai, nó là một con tinh đấy!”
Giave cũng rất muốn kêu như thế.
Hắn thất vọng gần như phát cuồng lên.
Napôlêông đã phạm lầm lỗi trong chiến dịch đánh Nga, Alêchxăng trong cuộc viễn chinh Ân Độ, Xêda trong việc xâm lược châu Phi, Xiruýt trong chiến tranh Xiti; Giave cũng có lẫm lỗi trong trận đánh Giăng Vangiăng. Lúc đầu, không quyết đoán người đi trốn là Giăng Vangiăng là sai. Đúng lý ra, nhìn thấy lần đầu là phải cầm chắc! Không bắt Vangiăng ngay trong nhà là sai. Ở phố Pôngtoa, Giave biết đích xác là Vangiăng rồi, mà không bắt tức tốc là sai. Hội ý với người thuộc hạ giữa ngã tư, dưới ánh trăng vằng vặc cũng là sai. Đã đành rằng hỏi han người thuộc hạ là tốt, cũng như người đi săn thường tìm hiểu ý những con chó đuổi hay; nhưng người đi săn lành nghề cũng không nên quá cẩn thận khi đuổi những con thú đa nghi như con sói hoặc thằng tù khổ sai. Vì quá chăm cho đàn chó đuổi theo đúng dấu, Giave đã làm cho con mồi đánh hơi được đoàn săn và phóng mất. Cái sai lầm nghiêm trọng nhất của Giave là khi đã tìm lại được dấu của Vangiăng trên cầu Auxtéclít, hắn còn muốn bố trí cái trò mèo bắt chuột ghê gớm mà thơ ngây ấy. Hắn đánh giá tài năng của hắn quá cao, tưởng bắt hổ dễ như bắt chuột. Đồng thời hắn cũng có phần tự ti: ấy là lúc hắn xin viện trợ. Cẩn thận đến nước ấy thì thật là tai hại, là làm mất bao nhiêu thời giờ vàng ngọc. Giave phạm những lỗi lầm ấy, nhưng Giave vẫn là người thám tử thông thạo và hợp cách nhất từ xưa đến nay. Đúng hắn là một con chó hay, như người ta thường gọi trong săn bắn.
Ai mà toàn thiện toàn mỹ được? Những nhà thao lược thiên tài nhất trong lịch sử cũng còn có lúc lú lẫn.
Những điều ngu muội lớn nhất thường cũng như những cái dây thừng to, tết bằng vô số sợi nhỏ. Tách cái dây thừng ra từng sợi, tách rời những nhân tố nhỏ bé và quyết định, bạn có thể biết được chúng rất dễ từng cái một và bạn sẽ bảo: Chỉ thế thôi ư! Nhưng bện nó lại, quấn nó lại, nó sẽ ghê gớm. Đó là chuyện Atila do dự giữa Mácxiêng ở đông và Valăngtiniêng ở tây, chuyện Aniban là đà ở Capu, Đăngtông ngủ quên ở Acxi xuya Ôbơ.
Mặc dù thế nào, khi thấy Vangiăng mất tích, Giave vẫn không rối trí. Hắn tính chắc là Vangiăng còn lẩn quẩn đâu đấy chứ chưa thể cao bay xa chạy. Hắn bố trí người rình, gác, hắn tổ chức những bẫy sập, hắn lùng ngang dọc trong khu phố suốt đêm. Trước hết hắn nhận thấy chiếc đèn lồng nằm không đúng chỗ, dây treo đèn bị cắt… Đó là một tang chứng quý báu thật, nhưng cái tang chứng ấy lại làm cho Giave lạc hướng.
Hắn chăm chú tìm tòi lục soát quanh ngách Giăngrô. Ở trong ngách ấy, có những bức tường thấp, sau tường là vườn tược; qua khỏi các khu vườn này thì đến nhiều đám đất mênh mông bỏ hoang. Hắn nghĩ tất nhiên Vangiăng đào tẩu theo hướng ấy! Thật vậy, nếu trước đấy, Vangiăng tiến sâu vào ngách Giăngrô thì hẳn ông đã chạy về hướng ấy, và bây giờ đã bị nguy rồi. Bởi vì Giave thăm dò các khoảnh vườn và các đám đất quanh đấy tỉ mỉ như tìm một cây kim rơi.
Sáng sớm hôm sau, Giave đặt hai thuộc hạ khôn ngoan quan sát ở đấy, còn hắn thì lui về sở, xấu hổ như một anh thám tử bị kẻ trộm lừa.
QUYỂN VI: NHÀ TU PƠTI PICHPUÝT
I
NGÕ PICHPUÝT, SỐ 62
Cái cổng lớn số nhà 62, trong ngõ Pichpuýt, cách đây nửa thế kỷ, cũng giống như mọi cổng lớn khác. Thường ngày, cổng vẫn hé mở, khiến ai cũng phải nhòm vào; nhìn vào cũng không có gì thảm đạm lắm: một cái sân có tường bao quanh, phủ đầy lá nho xanh, một khuôn mặt bác gác cổng đang đi thơ thẩn. Phía trong cùng, những chòm cây to vươn lên khỏi bờ tường. Những khi vườn hé chút ánh nắng hay khuôn mặt bác gác tươi cười vì có chút hơi men thì khách qua đường, ai cũng cảm thấy lòng vui phơi phới. Thế mà ngôi nhà số 62 là một nơi vô cùng u uất, mà chúng ta đã được nhìn qua.
Ngoài cửa thì vui tươi, trong nhà thì chỉ nghe thấy tiếng cầu kinh và tiếng khóc.
Nào mấy ai đã qua được bác gác mà vào nhà; muốn qua được bác, phải biết một câu thần chú như kiểu “úm ba la mở cửa ta vào”; khi qua được bác, ta thử rẽ vào căn phòng nhỏ ở phía tay phải; một cái thang gác chật hẹp giữa hai bức tường, chỉ vừa đủ một người đi; màu vôi vàng sẫm thật dễ sợ; cầu thang đánh bóng, màu nâu. Nếu ta có gan mạo hiểm leo lên, ta sẽ qua chỗ quặt đầu tiên, chỗ quặt thứ hai, rồi ta đến một cái hành lang; vẫn cái màu vàng đùng đục, vẫn cái chân tường màu sô-cô-la theo dõi ta. Hai cái cửa sổ xinh đẹp chiếu sáng xuống cầu thang và chiếu vào hành lang. Đến một chỗ quặt thì hành lang tối sầm lại. Nếu ta cứ bước thêm vài bước nữa, ta sẽ thấy một cái cửa bí mật, bí mật chính bởi vì nó không đóng lại. Đẩy cửa vào thì là một căn buồng chừng ba mét vuông, lát đá hoa; lau chùi sạch sẽ, lạnh lẽo, tường trải thứ giấy hoa xanh mười lăm xu một cuộn. Bên trái, choán hết chiều ngang cái buồng, một cái cửa kính ô nhỏ để lọt vào một thứ ánh sáng nhàn nhạt. Mắt nhìn không thấy một bóng người; tai nghe không thấy một bước chân đi, không một tiếng thì thào. Tường trần trụi không bọc gì, buồng không có đồ đạc, đến một cái ghế cũng không.
Nhìn mãi mới thấy ở bức tường trước mặt một cái lỗ hình vuông, độ ba tấc vuông, chăng một hàng chấn song sắt màu đen, đan chéo nhau, sần sùi, chắc chắn. Các song sắt ngang dọc làm thành những hình vuông có thể nói những mắt lưới vuông đường huyền năm sáu phân. Những bông hoa vẽ màu xanh trên tường cứ thản nhiên và đều đặn kéo đến gần những ô sắt, không tỏ vẻ gì khiếp sợ và rối loạn. Ta có thể tưởng tượng một con người gầy đét dù lọt ra, hay lọt vào qua lại ô vuông ấy, thì những cái gióng sắt kia sẽ cản lại. Nó không để thân thể lọt qua, nhưng để cho mắt lọt, nghĩa là tinh thần. Hình như người ta đã nghĩ đến điều đó vì ta thấy họ đã đóng thêm một tấm thiếc vào tường ở phía sau một ít, tấm thiếc đục hàng ngàng lỗ nhỏ li ti, nhỏ hơn lỗ môi hớt bọt.
Ở phía dưới tấm thiếc có đục thủng một khe nhỏ như miệng hòm thư. Bên phải cái khe, treo thòng lọng một mẩu dây để kéo chuông.
Cầm dây giật, tức thì một tiếng nói ngay sát đấy làm ta phải rùng mình.
- Ai đấy.
Tiếng ấy là tiếng đàn bà, một tiếng nói nhẹ nhàng, vì nhẹ nhàng quá nên nghe ra thảm đạm.
Nơi này, cũng phải biết một câu thần chú thì cửa mới mở. Nếu không, tiếng nói sẽ lại câm lặng, bức tường im lìm, tưởng như phía bên kia tường chỉ có bóng tối khủng khiếp nơi mộ địa.
Nếu ta biết câu bí mật, tiếng nói kia sẽ tiếp:
- Rẽ sang tay phải.
Nhìn sang bức tường phía tay phải, đối diện với cửa sổ, ta thấy một cái cửa lắp kính, sơn màu xám, bên trên là một khung kính. Nhấc cái chốt bước qua cửa, ta có cảm tưởng hệt như khi ta bước chân vào cái buồng con ở rạp hát khi chấn song chưa hạ xuống và đèn chưa thắp lên. Buồng này quả giống như một buồng con trong rạp hát, chỉ có ánh sáng phía cửa kính tỏa xuống mờ mờ, hẹp, kê hai cái ghế cũ và một cái đệm rơm đã xơ xác, đứng như một cái buồng rạp hát, phía trước có một cái bàn nhỏ bằng gỗ đen. Phòng đó tứ bề có chấn song, nhưng không phải thứ chấn song bằng gỗ thếp vàng trong rạp Ôpêra ở Pari, mà lại là một thứ chấn song sắt khủng khiếp chằng chịt, đóng vào tường bằng những chốt to tướng trông như những nắm tay.
Mấy phút qua, khi mắt đã quen với thứ bóng tối mờ mờ như ở dưới hầm ấy, ta thử đi qua lớp chấn song; nhưng được vài bước, lại có một hàng cửa ván đen ngòm chắn ngang trước mặt. Cửa thì đầy những then ngang của hàng chấn song và lúc nào cũng đóng im ỉm.
Một lát sau, một tiếng nói từ sau cửa vọng ra gọi khách và hỏi:
- Tôi đây, người cần gì ở tôi?
Tiếng nói ấy là tiếng nói của một người thân mến, nhiều khi là tiếng nói của người yêu. Không thấy bóng người. Đến một hơi thở cũng không nghe thấy. Hình như hồn ma nào từ dưới mồ vọng lên chuyện trò với khách.
Có khi, trong những trường hợp hiếm hoi, một cánh cửa mở ra trước mặt khách, hồn ma ấy hiển hiện lên. Sau lưới sắt, bên trong cửa sổ, có một cái đầu, nhưng chỉ nhìn thấy miệng và cằm, còn thì là một cái khăn voan đen kín mít. Thấp thoáng một cái yếm đen, một hình người phủ mảnh vải liệm đen. Cái đầu ấy nói chuyện với khách, nhưng không nhìn khách và chẳng bao giờ hé một nụ cười.
Ánh sáng từ phía cửa sổ soi vào, khiến khách thấy cái đầu ấy trắng xóa, còn khách chỉ là một cái bóng đen ngòm. Ánh sáng ấy có một ý nghĩa tượng trưng.
Qua lỗ hổng, mắt khách chăm chăm nhìn vào khoảng tối âm u, tĩnh mịch. Tứ bề xung quanh cái hình người mặc đồ tang, chỉ là một thứ không khí mơ hồ thăm thẳm. Mắt khách chăm chú tìm tòi xem trong khoảng mơ hồ ấy có nhận được vật gì, ngoài bóng ma không. Một lát sau mới nhận ra là chẳng trông thấy gì hết. Chỉ thấy đêm tối, khoảng không trống rỗng, bóng đen mù mịt, một thứ sương mù quyện với hơi sương lạnh lẽo ngoài bãi tha ma; và yên lặng ghê người, không thấy gì hết, không có cả đến hơi thở dài não nuột; toàn là bóng tối, không thấy cả đến bóng ma vơ vẩn.
Nơi ấy là nhà tu kín.
Nhà tu ảm đạm, khắc khổ này thuộc dòng thánh Bécna, gọi là nhà tu “Chầu mình Thánh hàng ngày”. Cái “buồng xem hát” vừa rồi, là phòng tiếp khách; tiếng nói đầu tiên với khách là tiếng nói của một nữ tu giữ cửa, lúc nào cũng ngồi lặng thinh, ở phía tường bên kia, gần cái cửa vuông nhỏ có hàng chấn song sắt và tấm thiếc đục nhiều lỗ bảo vệ đến hai lần.
Cái phòng khách bịt lưới sắt tối om, vì chỉ có một cửa sổ để lọt ánh sáng từ ngoài vào, còn phía nhà tu thì không có. Con mắt trần tục không được nhìn vào nơi thiêng liêng kia.
Tuy đây là bóng tối, nhưng bên kia vẫn có ánh sáng. Trong cõi chết này vẫn có một cuộc sống. Nhà tu này là nhà tu kín cổng cao tường nhất, nhưng ta cứ thử vào và đưa bạn đọc vào để xem đời sống bên trong ra sao và thuật lại có chừng mực những điều xưa nay chưa ai từng thấy, do đó cũng chưa kể bao giờ.
II
TIỂU TU VIỆN CỦA MÁCTANH VÉCGA
Cái tiểu tu viện ấy, hồi 1824 đã có từ lâu ở ngõ Pichpuýt, là một tu viện của các nữ tu sĩ Bécnađin, thuộc dòng của Máctanh Vécga. Như thế là những tu sĩ ấy không phụ thuộc vào tu viện Cơlécvô như những nam tu sĩ dòng Bênêđichtanh, nói khác đi là họ không thờ thánh Xanh Bécna mà thờ thánh Xanh Bơnoa.
Ai đã đọc một ít bộ sách lớn đều biết rằng Máctanh Vécga năm 1425 đã sáng lập một giáo hội nữ tu sĩ Bécnađin-bênêđichtin mà tu viện chính là Xalamăngcơ và tu viện phụ là Ancala.
Hội nữ tu ấy đã phát triển chi nhánh khắp các nước châu Âu theo đạo Giatô.
Ghép một dòng tu này với một dòng tu khác là việc thường diễn ra trong nhà thờ Latinh. Chỉ kể dòng thánh Bơnoa của Máctanh Vécga còn bốn giáo hội nữa: hai ở Ý, giáo hội Mông Caxanh và giáo hội nữ thánh Giuyxtin đơ Pađu; hai ở Pháp, giáo hội ở Cơluyni và giáo hội Xanh Môrơ và chín nhánh nữa: Valôngbơrôđa, Gơramông, Xêlextanh, Camăngđan, Sáctơrơ, Uymiliê, Ôlivatơ, Xinvextơranh, cuối cùng là Xitô, bởi vì chính cả Xitô, thân cây trổ ra nhiều nhánh, cũng chỉ là một nhánh đối với thánh Bơnoa. Xitô được sáng lập từ thánh Rôbe, giáo sĩ ở Môlexmơ, trong khu Lăngrơ, năm 1098. Chính là từ năm 529 con quỷ ác, về ẩn ở xa mạc Xuybiacô (quỷ già, hắn muốn làm nhà ẩn dật chăng?) đã bị đuổi khỏi đền thờ cũ của Apôlông bởi thánh Bơnoa, lúc bấy giờ mới mười bảy tuổi.
Sau luật khổ hạnh của nữ tu sĩ dòng Cácmêlít, đi chân đất, đeo một tấm giáp mây trước ngực và không bao giờ ngồi, luật khổ hạnh nghiêm khắc nhất là luật của dòng nữ tu sĩ Bécnađin-bênêđichtin của Máctanh Vécga. Họ mặc áo đen với một cái yếm cứng lên đến tận cằm, theo đúng quyết nghị của thánh Bơnoa. Một cái áo dài xecgiơ, ống tay rộng, một vuông len che mặt lớn, cái yếm cứng lên đến tận cằm và xén thẳng ngang ngực, cái băng trán che đến sát mắt, đó là y phục của họ. Tất cả đều đen, trừ chiếc băng trán là trắng. Nữ tu sĩ tập sự cũng mặc như thế, nhưng màu trắng. Những nữ tu sĩ đã tuyên thệ đeo thêm một chuỗi tràng hạt bên hông.
Nữ tu sĩ Bécnađin-bênêđichtin của Máctanh Vécga thực hành “Chầu mình Thánh hàng ngày”, cũng như những nữ tu sĩ Bécnađin mang tên là nữ tu sĩ “Thánh thể”; đầu thế kỷ này ở Pari có hai tu viện, một ở khu Tăngpơlơ, một ở phố Nơvơ Xanhtơ Giơnơvievơ. Vả lại những nữ tu sĩ Bécnađin-bênêđichtin của tu viện Pơti Pichpuýt thuộc một dòng khác hẳn các nữ tu sĩ “Thánh thể” trong những nhà tu kín ở phố Nơvơ Xanhtơ Giơnơvievơ và ở khu Tăngpơlơ. Có nhiều chỗ khác nhau trong kỷ luật, khổ hạnh. Trong y phục các nữ tu sĩ Bécnađin-bênêđichtin ở Pơti Pichpuýt mặc yếm đen, các nữ tu sĩ theo “Thánh thể” ở phố Nơvơ Xanhtơ Giơnơvievơ mặc yếm trắng và ở trên ngực còn đeo một cái mình thánh, cao tám phân, bằng bạc mạ vàng hay bằng đồng mạ vàng. Nữ tu sĩ ở Pơti Pichpuýt không đeo mình thánh. Việc Chầu mình thánh hàng ngày là một kỷ luật chung của tu viện Pơti Pichpuýt và tu viện Tăngpơlơ, còn ngoài ra hai dòng hoàn toàn khác nhau. Chỉ có sự giống nhau ấy trong kỷ luật hành lễ giữa các nữ tu sĩ Thánh thể và các nữ tu sĩ Bécnađin của Máctanh Vécga, cũng như có sự giống nhau trong học tập và ngợi ca những điều thuộc thuở thơ ấu, đời sống và cái chết của Giêsu Cơrít và thuộc về Đức mẹ đồng trinh giữa hai dòng rất xa nhau và có khi thù địch nhau: phái Nhà nguyện Itali do Philip đơ Nêri lập ở Phơlorăngxơ và Nhà nguyện Pháp do Pie đơ Bêruyn lập ở Pari. Dòng Nhà nguyện Pari tự cho là đứng trên và Philip đơ Nêri chỉ là Thánh, còn Bêruyn là giáo chủ.
Ta hãy quay về cái kỷ luật khổ hạnh Tây Ban Nha của Máctanh Vécga.
Các bà Bécnađin-bênêđichtin của dòng này cả năm đều kiêng ăn thịt, nhịn ăn những ngày tuần chay và nhiều ngày khác do họ định riêng; đêm đêm sau giấc ngủ đầu tiên, họ thức dậy từ một giờ cho đến ba giờ để đọc kinh và tụng bài kinh sớm. Bốn mùa họ nằm trên ổ rơm, đắp chăn len thô, không tắm, không đốt lò sưởi, mỗi thứ sáu tự lấy roi vọt đánh mình, giữ kỷ luật im lặng, chỉ nói với nhau trong những giờ giải lao ngắn ngủi, mặc áo lót thô, suốt sáu tháng, từ ngày 14 tháng 9 là ngày suy tôn Thánh giá, cho đến ngày lễ Phục sinh. Sáu tháng thế là đã giảm nhẹ rồi, kỷ luật bắt cả năm, nhưng cái áo lót mình thô ấy, trong những ngày hè nóng bức, không sao chịu nổi, nó gây sốt và động kinh, nên phải hạn chế việc mặc. Tuy có sự châm chước, ngày 14 tháng 9, khi các nữ tu sĩ bắt đầu mặc cái áo ấy, họ cũng lên cơn sốt ba bốn ngày. Phục tùng, nghèo khó, trinh bạch, suốt đời sống giữa bốn bức tường, đó là những lời nguyện của họ mà kỷ luật còn làm nặng nề thêm nhiều.
Mẹ nhất ba năm một lần được bầu lên bởi các mẹ gọi là “mẹ tư vấn” bởi vì các mẹ ấy được có ý kiến, có thẩm quyền. Mẹ nhất chỉ được bầu lại hai lần, như thế nghĩa là quyền hành của mẹ chỉ lâu nhất là chín năm.
Họ không bao giờ được nhìn linh mục chủ lễ, có một tấm màn xecgiơ cao hơn hai mét rưỡi che khuất. Khi giảng đạo, linh mục giảng đạo ở trong nhà nguyện, các mẹ phải buông tấm khăn che mặt. Lúc nào cũng phải nói khẽ, đi thì mắt luôn nhìn xuống và đầu cúi. Chỉ có một người đàn ông được vào trong tu viện, đó là vị tổng giám mục địa phận.
Cũng có một người đàn ông nữa, đó là người làm vườn. Những người ấy bao giờ cũng là một ông già và để lúc nào ông già ấy cũng trơ trọi một mình trong vườn và để các nữ tu sĩ biết trước mà tránh lão, người ta buộc vào đầu gối lão một chiếc nhạc con.
Các bà phải phục tùng mẹ nhất một cách tuyệt đối và thụ động. Đó là sự phục tùng theo phép đạo với tất cả tinh thần nhẫn nhục của nó. Như phục tùng lệnh của Chúa Cơrít,[105] tuân theo cử chỉ, theo dấu hiệu, phục tùng tức khắc, một cách hân hoan, một cách kiên nhẫn, hầu như một cách nhắm mắt, như cái đũa trong tay người thợ, không được đọc, không được viết một tí gì nếu không được phép rõ rệt.
Lần lượt mỗi bà phải làm cái họ gọi là đền tội. Đền tội tức là cầu nguyện để chuộc tất cả các tội, tất cả các lỗi, tất cả các sự rối trật tự, tất cả các sự vi phạm, tất cả các sự bất công, mà loài người đã phạm phải trên trái đất này. Suốt 12 giờ liền, từ 4 giờ chiều đến 4 giờ sáng, hay từ 4 sáng đến 4 giờ chiều, bà phước đền tội quỳ trên phiến đá, trước Thánh thể, chắp hai tay và cổ buộc chiếc dây thừng; khi mệt mỏi không chịu được nữa thì họ nằm rạp xuống, mặt áp đất, hai cánh tay dang chữ thập, chỉ làm thế thôi để đỡ mệt mỏi. Trong cái tư thế như vậy họ cầu nguyện cho tất cả những người phạm tội trong vũ trụ. Thật là cao cả đến tuyệt vời.
Vì lễ cầu nguyện ấy tiến hành trước một cái cột, trên có thắp một cây nến, nên người ta gọi là lễ đền tội cũng được, hay đứng cột cũng được. Các bà vì tinh thần tự hạ, lại thích cách gọi sau này đơn vị nó có hàm ý chịu tội, ý xả thân.
Đền tội là một hành vi thu hút tất cả tâm hồn. Dù sấm nổ sau lưng, bà phước đứng cột cũng không quay đầu lại.
Ngoài ra lúc nào cũng có một nữ tu sĩ quỳ trước Thánh thể. Mỗi người quỳ như thế một tiếng đồng hồ và thay phiên nhau như lính thay phiên gác. Đó là lễ Chầu mình thánh hàng ngày.
Các mẹ nhất và các mẹ hầu hết đều mang những cái tên có một ý nghĩa nghiêm trang đặc biệt, gợi lại không phải những vị thánh hay các vị tử vì đạo, mà nhắc lại những giai đoạn trong cuộc đời của Giêsu Cơrít, như mẹ Giáng sinh, mẹ Đồng Trinh, mẹ Tiến dâng, mẹ Thương khó. Tuy vậy cũng không cấm mang tên các vị nữ thánh.
Khi ta nhìn họ thì bao giờ cũng chỉ nhìn thấy cái mồm. Răng ai cũng vàng cả. Không bao giờ có một cái bàn chải răng được vào trong tu viện. Đánh răng là bậc thang trên cùng của một cái thang mà bậc cuối cùng là: mất linh hồn.
Họ không bao giờ bảo của tôi. Họ không có cái gì riêng và cũng không được gắn bó với cái gì cả. Cái gì họ cũng bảo là của chúng tôi, thí dụ như cái màn che mặt của chúng tôi, cái chuỗi hạt của chúng tôi; giá nói đến cái áo lót mình họ cũng sẽ bảo: cái áo lót mình của chúng tôi. Đôi khi họ cũng quyến luyến một cái gì nho nhỏ. Quyển Kinh nhật khóa, một thánh tích, một cái ảnh thánh. Nhưng khi họ bắt đầu thấy họ quyến luyến vật ấy thì họ đem cho đi ngay. Họ vẫn nhớ câu nói của thánh Têredo trả lời một bà mệnh phụ, bà này khi sắp đi theo dòng tu của thánh Têredo, đã thưa: “Cho phép con sai người đi mang đến cho con quyển thánh kinh mà con thích lắm”. “Thế à! Thế ra bà còn thích một cái gì à. Thế thì bà đừng vào đây với chúng tôi”.
Cấm không ai được ở riêng ra một mình, có một chỗ ở riêng, một phòng riêng. Tuy phòng họ lúc nào cũng mở cửa. Khi họ gặp nhau, một người nói: Ngợi khen thờ kính Thánh thể rất thiêng liêng, người kia trả lời: Đời đời. Khi họ gõ cửa buồng nhau cũng vậy. Vừa thấy tiếng gõ nhẹ, phía trong đã nghe một giọng êm dịu, vội vàng nói: Đời đời. Với thói quen, điều này trở thành một việc làm như máy. Đôi khi người này chưa kịp nói cái câu khá dài Ngợi khen và thờ kính Thánh thể rất thiêng liêng thì người kia đã vội đáp: Đời đời.
Với dòng tu Viđităngdin, thì người gõ cửa nói: Ave Maria, người trong buồng nói: Đầy duyên phúc. Đó là lời chào của họ, cũng “đầy duyên” phúc thật.[106]
Mỗi giờ chuông tu viện, sau hồi chuông báo giờ, lại đánh thêm ba tiếng. Nghe hiệu tiếng ấy, tất cả mọi người: mẹ nhất, các mẹ tư vấn, các bà đã khấn nguyện, các bà phục vụ, các bà tập sự, các bà còn đợi vào dòng, tất cả đang nói gì, đang làm gì đều ngừng cả lại và tất cả đồng thanh nói, thí dụ nếu là năm giờ: Lúc năm giờ và tất cả mọi giờ, ngợi ca và thờ kinh Thánh thể rất thiêng liêng. Nếu là tám giờ: Lúc tám giờ và tất cả mọi giờ… và cứ thế tùy theo mỗi giờ.
Cái tập tục nhằm mục đích bất cứ lúc nào, cũng cắt đứt dòng tư tưởng, để quy nó về với Chúa, trong nhiều dòng tu đều có, chỉ có lời tụng là thay đổi, thí dụ như dòng tu Giêsu Hài đồng thì người ta nói: Ở giờ này và tất cả mọi giờ lòng tôi luôn nghĩ đến Chúa Giêsu!
Những bà Bécnađin-bênêđichtin dòng Máctanh Vécga từ năm mươi năm nay ở trong nhà tu kín Pơti Pichpuýt, đều hát theo một điệu nguyện kinh trầm, điệu hát hành lễ cổ truyền, lúc nào cũng đều đều, suốt các buổi lễ. Mỗi khi trong sách hát có một dấu sao, họ đều dừng lại một lát và nói sẽ: Giêsu, Maria, Giôdép. Lễ cầu hồn người chết, họ hát giọng thấp đến mức ít có giọng nữ nào thấp đến thế và tạo ra một cảm giác xúc động và thê thảm.
Các nữ tu sĩ Pơti Pichpuýt xây một cái hầm mộ ngay dưới nền bàn thờ chính để chôn người chết của họ. Nhưng chính phủ, như họ nói, không cho phép đặt quan tài dưới đó. Vì vậy khi họ chết cũng phải đưa xác ra ngoài tu viện. Điều đó làm họ buồn và kinh sợ như phạm một tội nặng.
Họ xin được chôn vào một giờ riêng trong nghĩa địa cũ Vôgira, ở một miếng đất xưa kia là của dòng họ. Tuy nhiên ân huệ đó cũng chẳng an ủi họ được mấy.
Thứ năm họ nghe lễ lớn, kinh chiều và các lễ khác, cũng như ngày chúa nhật. Họ còn làm đầy đủ tất cả mọi lễ khác mà người ngoài đời hầu như hoàn toàn không biết, những lễ mà trước kia nhà thờ Pháp đặt ra rất nhiều, nay ở Tây Ban Nha và Ý vẫn còn giữ. Thì giờ họ ở trong nhà nguyện thật là vô tận, còn số kinh họ nguyện và thời gian mỗi lần họ nguyện kinh chúng tôi chẳng thể nào nói đúng hơn là lời nói hồn nhiên của một người trong bọn họ: “Những bà tập sự nguyện kinh thì thật là ghê sợ, những bà mới vào dòng càng ghê sợ hơn và những bà đã khấn thì càng ghê sợ hơn nữa”. Mỗi tuần một lần, tập hợp tất cả tu viện. Mẹ nhất chủ tọa, các “mẹ tư vấn” tham dự. Mỗi bà phước, lần lượt ra quỳ trên phiến đá và trước mặt cả mọi người, cất tiếng to xưng thú tất cả các lầm lỗi, các tội đã phạm trong tuần. Các “mẹ tư vấn” trao đối với nhau sau mỗi lời thú tội và cất tiếng tuyên bố những hình phạt.
Ngoài việc thú tội công khai rộng rãi như vậy dành cho các lỗi hơi nặng, còn những lỗi nhẹ thì có hình thức khác gọi là làm cunpơ. Làm cunpơ là quỳ áp bụng xuống đất suốt buổi lễ, trước mặt mẹ nhất, cho đến khi mẹ nhất - mà bao giờ cũng phải gọi là mẹ chúng tôi - gõ một tiếng nhỏ vào tay chiếc ghế ngồi của mẹ, báo cho kẻ thú tội biết là được đứng dậy. Một tí gì cũng phải làm cunpơ. Đánh vỡ một cái cốc, làm rách một khăn che mặt, vô tình đến dự lễ chậm vài giây, hát sai một nốt ở nhà thờ… thế là đủ để làm cunpơ. Làm cunpơ là việc tự nhiên tự phát, chính người phạm tội (dùng theo nghĩa từ nguyên của chữ cunpơ) tự xét xử mình và tự trừng phạt mình. Những ngày lễ và ngày chủ nhật, có bốn mẹ hát nguyện trước một cái giá sách bốn ngăn. Một hôm một mẹ xướng một bài tụng bắt đầu bằng chữ Exê, nhưng mẹ lại không nguyện Exê mà lại hát to ba nốt nhạc ut, si, sol. Vì sự lơ đãng ấy, mẹ phải làm cunpơ suốt buổi lễ. Lỗi càng thêm nặng vì cả tu viện đã cười ồ.
Khi một nữ tu sĩ được gọi lên phòng khách, dù là mẹ nhất, cũng phải buông khăn che mặt để người ta chỉ trông thấy cái miệng thôi, như ta đã biết.
Chỉ có mẹ nhất được tiếp xúc, nói chuyện với người ngoài. Những bà khác chỉ được gặp người thật thân cận trong gia đình mình và cũng rất ít khi thôi. Nếu ngẫu nhiên một người ngoài đến xin gặp một nữ tu sĩ mà họ đã biết hay yêu ngoài đời, thì phải qua cả một cuộc thương thuyết. Nếu là một phụ nữ thì đôi khi còn được phép. Nữ tu sĩ ấy đi ra và người đến thăm chỉ được nói chuyện qua khung cửa, cánh cửa chỉ mở cho mẹ hay chị thôi. Tất nhiên không bao giờ người ta cho phép một người đàn ông vào.
Đó là kỷ luật của thánh Bơnca và thánh Vécga đã làm cho thêm nghiêm ngặt.
Những nữ tu sĩ này không vui tươi, hồng hào như ở các dòng tu khác. Họ xanh xao và nghiêm nghị. Từ 1825 đến 1830 có ba người đã hóa điên.
III
NHỮNG ĐIỀU NGHIÊM KHẮC
Đợi được vào dòng ít nhất phải hai năm, nhiều khi bốn năm; thời gian tập sự phải bốn năm. Rất hiếm có những bà được khấn nguyện trước tuổi hăm ba, hăm bốn. Dòng tu Bécnađin-bênêđichtin của Máctanh Vécga không nhận vào dòng mình những phụ nữ góa chồng.
Ở trong tu phòng, họ tự dằn vặt, tự đầy đọa xác thịt một cách lạ lùng mà không bao giờ nói với ai. Ngày được chính thức khấn nguyện người nữ tu sĩ mặc những quần áo đẹp nhất, đầu chít một vành hoa hồng trắng; người ta chải dầu thơm và tết tóc cho bà, rồi bà quỳ xuống; người ta phủ lên mình bà một tấm màn đen và hát bài cầu hồn. Bấy giờ các tu sĩ phân ra thành hai hàng, một hàng đi sát bà và nói với một giọng rầu rĩ “Người chị em của chúng ta đã chết” và hàng người kia trả lời với một giọng âm vang “Sống trong lòng Giêsu Cơrít”.
Thời kỳ xảy ra câu chuyện này, trong tu viện có một nhà lưu trú. Nhà lưu trú dành cho các con gái quý tộc, phần lớn là giàu; trong số đó có tiểu thư Xanhtơ Olerơ, tiểu thư Đơ Bêlixen và một cô gái người Anh, mang cái tên nổi tiếng trong giới công giáo là Tanbô. Những cô gái được các tu sĩ nuôi dạy trong bốn bức tường kín, lớn lên với lòng ghê sợ xã hội và ghê sợ cuộc đời: một cô trong số đó có lần nói với chúng tôi: “Chỉ nhìn thấy cái lề đường cũng đủ làm cho tôi ghê sợ rùng mình từ gáy đến chân”. Các cô gái ấy mặc quần áo màu xanh, đội mũ chụp trắng và mang một hình Chúa Thánh Thần bằng bạc hay đồng mạ vàng trước ngực. Vào một số ngày lễ lớn, đặc biệt là vào ngày lễ Xanhtơ Máctơ, tu viện cho phép họ, coi như là một đặc ân và một hạnh phúc lớn lao, mặc áo như các nữ tu sĩ, đi dự lễ và thực hiện mọi biện pháp tắc của thánh Bơnoa suốt một ngày. Lúc đầu các tu sĩ cho họ mượn quần áo đen của mình. Nhưng như thế có phần phàm tục nên mẹ nhất cấm. Chỉ có các tu sĩ mới nhập dòng mới được phép mượn quần áo. Đáng chú ý là những chuyện ấy, có lẽ được xem như bình thường và khuyến khích ở trong tu viện vì một nhiệt tình truyền đạo và để cho các cô gái nhỏ ấy sớm ưa thích cái bộ áo thiêng liêng, lại là một hạnh phúc thực sự và một điều giải trí đối với họ. Các cô gái nhỏ ấy vui thích một cách hồn nhiên. Đó là một cái mới lạ, nó làm cho họ thay đổi. Thật là những lý do thơ ngây của tuổi trẻ, không thể làm cho chúng ta, những người lớn, trải đời, hiểu được cái sung sướng được cầm cái cần rẩy nước thánh và đứng hàng giờ, tay bốn cùng hát tụng trước giá Kinh.
Những nữ sinh lưu trú này, trừ phần kỷ luật khắc khổ, cũng phải theo hết các tập tục của tu viện. Có cô đã trở về nhà và đi lấy chồng mấy năm rồi mà vẫn chưa bỏ được thói quen nói vội vàng “đời đời” khi nghe có tiếng người gõ cửa. Cũng như các nữ tu sĩ, những cô gái lưu trú chỉ được gặp người nhà ở phòng khách. Những bà mẹ của họ cũng không được phép ôm hôn con. Đây là một ví dụ chứng tỏ sự nghiêm ngặt ấy có thể đến mức như thế nào. Một hôm một cô gái có người mẹ đến thăm, đi cùng với em gái cô, mới ba tuổi. Em bé khóc và muốn hôn chị. Không thể được. Cô gái lưu trú chỉ xin phép cho em cô đưa bàn tay nhỏ qua chấn song để cô có thể hôn bàn tay em. Điều này cũng bị từ chối gần như tàn nhẫn.
IV
NHỮNG NIỀM VUI
Tuy vậy những cô gái lưu trú ấy cũng đã để lại trong nhà tu nghiêm nghị này những kỷ niệm tươi vui.
Có những lúc tuổi trẻ chói sáng ngời ngời trong nhà tu kín này. Giờ ra chơi vừa điểm. Một cánh cửa quay trên bản lề. Chim trên cành bảo nhau: đây! Các bạn nhỏ đây! Tuổi trẻ vui tươi bỗng như nước phun lên, tràn ngập cái vườn có cây thập tự giống như một tấm vải liệm. Những khuôn mặt rạng rỡ, những vầng trán trắng tinh, những cặp mắt ngây thơ đầy ánh sáng tươi vui, tất cả các thứ ánh bình minh tỏa ra giữa bóng đêm đen tối ấy. Sau những giờ nguyện kinh, những tiếng chuông, những hồi chuông gọi, những tiếng chuông báo tử, những buổi lễ, bỗng nhiên nổ tung ra cái tiếng ồn ào của các cô gái nhỏ và mỗi con ong mang mật của nó đến. Chơi đùa, gọi nhau, túm năm, tụm ba, chạy nhảy, những hàng răng ngọc ngà xinh xắn, bi bô ở từng góc. Những tấm màn che mặt, từ đằng xa, giám sát các tiếng cười, bóng tối đang rình tia sáng. Nhưng mặc kệ, các em vẫn tươi vui, sáng rỡ, nói nói cười cười. Bốn bức tường thê thảm ấy có những phút sáng ngời.
Như được ánh chói của bao nhiêu vui tươi làm cho trắng lên, chúng đứng chứng kiến những đàn ong kia bay lượn êm đềm. Đúng là một trận mưa hoa hồng đổ xuống một cảnh tang tóc. Các em gái nhỏ bay lượn dưới con mắt của các bà tu sĩ. Cái nhìn của nghiêm túc tuyệt đối không làm cho ngây thơ phải lúng túng. Nhờ có những em gái nhỏ ấy mà giữa bao nhiêu giờ phút nghiêm khắc kia có một giờ thơ ngây. Các em gái bé nhảy nhót, các em gái lớn nhảy múa. Ở nhà tu kín này trong nô đùa của trẻ con như có trời xanh. Không gì tươi sáng và huy hoàng, đường bệ, như những linh hồn tươi mát như hoa nở ấy. Omerơ cũng muốn đến đây cười đùa với Perô[107] trong cái vườn đen tối này có tuổi trẻ, có lành mạnh, có tiếng động, có tiếng kêu, có sự quay cuồng vui nhộn, có thú vui, có hạnh phúc, có thể làm cho tất cả những bà cố của anh hùng ca, của cổ tích, của ngai vàng, cũng như của lều tranh, từ Hêquýbơ đến Marơ Gơrăng, phải vui cười, giảm hết vết nhăn trên mặt.
Trong cái nhà này, có lẽ hơn bất cứ ở đâu, người ta được nghe nhiều những lời trẻ con lúc nào cũng ý nhị làm cho mọi người cười và mơ mộng. Chính ở giữa bốn bức tường ảm đạm này, một em gái nhỏ năm tuổi một hôm thốt lên câu này: “Mẹ ơi! Một chị lớn vừa bảo con rằng chỉ còn phải ở đây 9 năm 10 tháng nữa thôi. Sung sướng quá nhỉ!”
Cũng ở đây người ta đã được nghe những câu đối thoại đáng ghi nhớ mãi mãi này:
Một mẹ tư vấn: - Con ơi sao con khóc?
Em gái nhỏ (sáu tuổi) nức nở: Con bảo Alixơ rằng con thuộc lịch sử Pháp. Alixơ cứ bảo là con không thuộc, thế mà con thuộc thật.
Alixơ (em lớn, chín tuổi): Không, nó không thuộc đâu.
Mẹ: Con ơi! Thế nào là nó không thuộc?
Alixơ: Nó bảo con là cứ mở quyển sử ra, bất cứ trang nào và hỏi nó một câu có ở trong sách, nó sẽ trả lời được cho coi.
- Thế rồi sao?
- Nó không trả lời được.
- Xem nào, con hỏi nó câu gì?
- Con đã mở quyển sách như nó bảo và đã hỏi nó câu hỏi đầu tiên con thấy.
- Thế câu hỏi ấy là câu hỏi gì?
- Như thế này: Sau đó thì thế nào?
Cũng ở đây, ta nghe thấy một lời nhận xét sâu sắc về một con vẹt hơi tham ăn của một bà lưu trú:
- Con vẹt này mới ngộ chứ. Nó ăn cái phần nhân trên bánh, như là người ấy.
Cũng ở trên một viên đá lát nhà tu kín ấy, người ta đã nhặt được những lời thú tội sau đây của một kẻ phạm tội lên bảy tuổi chép trước vào giấy để khỏi quên.
“- Thưa cha, con tự thú đã mắc tội hà tiện.
- Thưa cha, con tự thú đã mắc tội ngoại tình.
- Thưa cha, con tự thú đã mắc tội ngửa mặt lên nhìn đàn ông”.
Cũng ở trên một chiếc ghế đá trong vườn này, một cái miệng hồng sáu tuổi đã đặt ra câu chuyện nhỏ này mà những cặp mắt xanh bốn, năm tuổi nghe chăm chú:
- Ngày xưa có ba con gà sống ở một xứ có nhiều hoa. Chúng nó hái hoa bỏ vào túi. Xong rồi chúng nó hái lá để vào đồ chơi của chúng. Trong xứ ấy có một con chó sói và ở đấy có nhiều rừng; con sói thì ở trong rừng. Và con sói đã ăn thịt mấy con gà sống nhỏ.”
Và còn bài thơ nhỏ này nữa:
Xảy ra câu chuyện đánh một gậy
Ấy là Pôlisinen đã đánh cho con mèo một gậy
Chuyện ấy không tốt cho Pôlisinen, chuyện ấy đã làm hại nó.
Thế là một bà lớn bắt Pôlisinen bỏ tù.
Ở đấy có một em bé gái bị bỏ rơi, được tu viện nhặt nuôi làm phúc. Khi em nghe các bạn khác nói đến mẹ các bạn ấy, em ngồi trong xó thì thầm câu nói hiền dịu và xót xa này:
- Em thì khi em ra đời, mẹ em không có ở đây.
Có một nữ tu sĩ phụ trách liên lạc với người ngoài to béo. Lúc nào người ta cũng thấy bà lật đật - ở các hành lang với chùm chìa khóa, tên bà là Agatơ. Các em gái lớn, hạng mười tuổi trở lên, đặt cho bà ấy cái tên Agatôcơlê.[108]
Nhà ăn, một gian rộng, vuông, ánh sáng chỉ lọt qua một hành lang có cột, liền ngay với vườn tu viện, thì lúc nào cũng tối và ẩm và như lời các trẻ nhỏ vẫn nói: đầy những sâu bọ. Tất cả các góc nhà xung quanh đều có sâu bọ bò đến, do đó mỗi góc có một cái tên riêng tiêu biểu trong ngôn ngữ của các cô gái nhỏ: có góc nhện, góc sâu, góc bò cạp, góc dế; góc dế thì gần bếp và các em gái nhỏ rất thích góc ấy. Ở đấy không lạnh bằng các chỗ khác. Những tên ấy, từ nhà ăn đã lan sang nhà lưu trú và được dùng để phân biệt bốn “dân tộc” như ở trường Madaranh cũ. Mỗi em gái đều thuộc một trong bốn “dân tộc” ấy tùy theo góc phòng em vẫn ngồi bữa ăn. Một hôm Đức Tổng giám mục, trong một cuộc kiểm tra, thấy một em gái xinh, hồng hào, với một bộ tóc vàng tuyệt đẹp, đi vào trong lớp ngài đang thăm. Ngài hỏi một em gái lưu trú xinh xắn khác tóc đen, đang ngồi cạnh ngài:
- Em gái nào đấy?
- Thưa Đức giám mục, đấy là một con nhện.
- Thế à, còn em kia?
- Một con dế.
- Và em này?
- Một con sâu.
- Thực ư: thế con cháu?
- Thưa Đức giám mục, cháu là một con bò cạp.
Mỗi một tu viện như tu viện này đều có những nét riêng biệt của nó. Đầu thế kỷ này, Ecuen là một trong những cái nhà ấy, xinh tươi và nghiêm nghị, ở đó các cô gái nhỏ lớn lên, dưới một bóng mát thiêng liêng. Ở Ecuen, những cô gái được xếp hàng vào đám rước Mình Thánh, chia ra những “cô gái đồng trinh” những “cô gái hoa”. Rồi còn những “cô gái lọng”, những “cô gái bình hương” là những cô cầm đài lọng, những cô đốt hương trước Mình Thánh. Hoa thì các cô “gái hoa” được quyền giữ lấy. Bốn “cô gái đồng trinh” đi đằng trước. Buổi sáng ngày lễ lớn ấy, người ta thường nghe thấy ở trong phòng ngủ các em gái nhỏ hỏi nhau:
- Đứa nào trinh đấy?
Bà Căngpăng nhắc lại lời một em nhỏ bẩy tuổi nói với một em lớn mười sáu tuổi, cô lớn đi đầu đám rước, còn cô nhỏ đứng ở đàng đuôi:
- Chị thì trinh, còn em thì không trinh.
V
NHỮNG TRÒ GIẢI TRÍ
Phía trên cửa vào phòng ăn, có viết bằng chữ lớn màu đen bài Kinh này mà người ta gọi là Patơnôtơrơ trắng, nó có cái màu nhiệm đưa thẳng người ta lên thiên đường:
“Patơnôtơrơ trắng nhỏ, mà Chúa làm, mà Chúa đọc, mà Chúa đặt lên thiên đường. Buổi tối tôi đi nằm, tôi trông thấy (nguyên văn) ba thiên thần nằm “ngị” ở giường tôi, một ở chân giường, một ở đầu giường và ở giữa là Đức mẹ đồng trinh Maria. Đức Mẹ bảo tôi cứ nằm “ngị” ở giường và đừng “ngị” gì. Chúa là cha tôi, Đức mẹ đồng trinh là mẹ tôi, ba đấng tông đồ là anh tôi, ba nữ đồng trinh là chị tôi. Chiếc áo lót đỡ mình Chúa khi Chúa ra đời bao bọc thân tôi. Thập tự giá Xanhtơ Mácgơritơ vẽ trên ngực tôi. Đức Mẹ đồng trinh đi ra đồng, Chúa khóc lóc tìm “thấy” ngài Xanh Giăng. Ngài Xanh Giăng, ngài ở đâu đến đấy? Tôi ở lễ Avê Xaluyxơ đến. Ngài có trông “thấy” Chúa không? Có không? Chúa ở trong cây thập tự, hai chân buông thõng hai tay đóng đanh, một chiếc mũ gai nhọn trắng trên đầu. Ai đọc ba lần lời cầu nguyện này buổi chiều, ba lần buổi sớm, sẽ lên thiên đường chắc chắn”.
Năm 1827 lời nguyện ấy đã biến mất dưới ba lần vôi trắng. Bây giờ lời nguyện ấy cũng đang mờ dần trong ký ức của vài người, hồi ấy là thiếu nữ, bây giờ là bà già.
Một cây thập tự lớn treo ở tường, hoàn thành việc trang trí phòng ăn này, mà cái cửa sổ ra vào duy nhất, như chúng tôi đã nói, mở ngay ra vườn. Hai chiếc bàn hẹp với mỗi bên có ghế dài gỗ, làm thành hai dãy dài song hành, đi từ đầu đến cuối phòng ăn. Tường trắng, bàn đen; chỉ có hai màu tang đó thay đổi nhau trong các tu viện. Các bữa cơm cũng có vẻ khắc khổ và thức ăn cho chính các trẻ lưu trú cũng kham khổ. Một món thôi: thịt trộn rau, hay cá muối, thế là sang đấy. Cái thực đơn thường ngày ngắn ngủi ấy dành riêng cho các cô gái lưu trú, cũng là một biệt lệ. Các em nhỏ ăn và im lặng, dưới sự canh gác của mẹ trực tuần; nếu có một con ruồi vô cớ bay vo ve trái phép tắc thì mẹ ấy mở và đóng ồn ào một quyển sách bìa gỗ. Cái im lặng ấy có pha thêm những đoạn sự tích các vị thánh, đọc to, trên một cái bàn nhỏ, ở dưới chân cây thánh giá. Người đọc là một học trò lớn trực tuần. Từng quãng, từng quãng, đặt trên bàn không có khăn phủ, những cái chậu đất đánh bóng để học trò rửa bát đĩa, hay đôi khi vứt thức ăn bỏ đi, miếng thịt rắn hay miếng cá ươn. Làm như thế là bị trừng phạt. Người ta gọi những cái chậu đất ấy là những “khoanh nước”.
Em nào làm ồn phải thực hiện “chứ thập lưỡi”. Ở đâu? Ở dưới đất. Em đó liếm đất. Cát bụi, kết thúc mọi vui sướng trên đời, có trách nhiệm trừng phạt những chiếc lá nhỏ đáng thương của cánh hồng vi phạm tội líu lo.
Ở trong tu viện có một quyển sách xưa nay chỉ in có một bản, mà người ta cấm đọc. Đó là cuốn Kỷ luật của thánh Bơnoa. Thâm cung mà không con mắt ngoài đời nào được dòm ngó tới “Nemo regulas seu constitutiones nostras, externis communicabit”.[109]
Thế mà các cô gái lưu trú một hôm lấy trộm được quyển sách ấy và họ đọc ngốn ngấu, đọc liên tục, thỉnh thoảng phải dừng lại và đóng sập quyển sách vì sợ bị bắt gặp. Tuy nhiên sự nguy hiểm lớn lao đó chỉ đem lại cho họ một sự thích thú xoàng. Vài trang rất tối nghĩa về những tội của các cậu trai trẻ tuổi, đó là những điều “lý thú nhất” mà các cô gái nhỏ này đọc được.
Họ chơi đùa trên một lối đi trong vườn, hai bên có hàng cây ăn quả, khẳng khiu. Mặc dù có sự canh gác rất nghiêm ngặt và những sự trừng phạt rất nặng nề, khi gió mạnh rung cây, họ cũng có thể nhặt được một quả táo xanh, một quả mơ thối hay một quả lê sâu. Bây giờ tôi nhường lời cho một bức thư mà tôi đang có ở trước mắt, một bức thư viết cách đây đã 25 năm, của một cô gái lưu trú, bây giờ là bà công tước…, một trong những phụ nữ lịch sự nhất ở Pari. Tôi xin kể nguyên văn: “Chúng tôi cất giấu quả lê hay quả táo bằng mọi cách. Khi lên gác đeo màn che mặt để chuẩn bị ăn tối, chúng tôi giấu nó dưới gối, đến lúc đi ngủ thì đem ra ăn trong giường. Nếu không làm thế được thì ăn trong lúc đại tiểu tiện”. Đó là một niềm khoái trá lớn nhất của họ.
Một lần, cũng trong một dịp Đức Tổng giám mục đến thăm tu viện, một thiếu nữ, tiểu thư Busa, có một chút máu Momôrăngxy đánh cuộc rằng sẽ xin Đức Tổng giám mục cho phép nghỉ một ngày. Đó là một chuyện quái gở trong một tu viện nghiêm ngặt như vậy. Người ta nhận cuộc, nhưng không một ai tin cả. Đến giây phút quyết định, khi Đức Tổng giám mục đi ngang qua mặt các cô gái lưu trú, tiểu thư Busa, trước sự hãi hùng của tất cả các bạn, ở trong hàng tiến ra và nói: “Thưa Đức Tổng giám mục, con xin phép một ngày”. Tiểu thư Busa, tươi trẻ và cao, có gương mặt hồng hồng xinh nhất trên đời. Đức Đức Tổng giám mục Đơ Kêlen cười và nói: “Con yêu quý của cha, thế nào, một ngày thôi à! Cho con nghỉ ba ngày, con bằng lòng chứ? Cha cho con nghỉ ba ngày”. Mẹ nhất không biết nói năng làm sao cả khi Đức Tổng giám mục đã phán. Thật là một sự đảo lộn kỳ quặc trong tu viện. Nhưng các cô gái lưu trú thì vui sướng hết sức. Ta hãy tưởng tượng cảnh xúc động.
Nhà tu kín khắc khổ như thế mà bốn bức tường cũng vẫn không đủ kín để cho những đam mê ngoài đời, những bi kịch, những tiểu thuyết không thể thâm nhập vào đây. Để chứng minh điều này, chúng tôi chỉ ghi nhận ở đây và kể ngắn gọn một sự việc thực, không ai phủ nhận được. Tuy nhiên, bản thân sự việc cũng không có một quan hệ gì, dây dợ gì với câu chuyện kể trong bộ sách này. Chúng tôi chỉ kể lại sự việc để độc giả hình dung được đầy đủ bộ mặt của tu viện này.
Thời kỳ ấy, trong tu viện có một nhân vật bí mật không phải là tu sĩ, nhưng được đối xử một cách rất kính trọng. Người ấy tên là bà AnBéctin. Người ta không biết gì về bà cả, chỉ biết là bà ấy điên và ở ngoài đời thì người ta coi như bà ấy đã chết rồi. Trong uẩn khúc của việc này, theo dư luận thì có những xếp đặt cần thiết để tiến hành một cuộc hôn nhân lớn.
Người phụ nữ ấy chưa đầy 30 tuổi, da hơi nâu, khá đẹp, hai mắt đen to, nhìn lúc nào cũng mơ màng. Bà ấy có trông thấy gì không? Không chắc đã trông thấy gì. Bà lướt nhẹ qua hơn là bước chân đi. Bà không bao giờ nói một lời. Người ta không biết chắc là bà có thở hay không. Đôi cánh mũi sát vào nhau xanh xao như người mới tắt thở. Cầm tay bà như mó vào tuyết lạnh. Bà có cái dáng xinh đẹp lạ kỳ của một bóng ma. Bà lướt chân vào đâu thì người bỗng thấy lạnh lạnh. Một hôm một bà phước thấy bà đi qua, nói với một bà phước khác: - Bà ấy đi như người chết rồi. Bà kia trả lời: - Có lẽ thế thật.
Người ta kháo về bà ta hàng trăm chuyện. Bà ấy là điều tò mò vô tận của các cô gái lưu trú. Ở trong nhà nguyện có một chỗ ngồi trên cao gọi là cửa mắt bò. Chính ở chỗ ấy, chỉ có một cái lỗ hổng tròn, một mắt bò, bà ta vẫn ngồi một mình để dự các buổi lễ, điều cấm đối với các bà xơ khác trong tu viện. Một hôm có một linh mục cao cấp trẻ đến thuyết giáo: Công tước Rôăng, nghị sĩ thượng viện Pháp, sĩ quan ngự lâm pháo thủ đỏ hồi năm 1815, khi ông còn là hoàng thân Lêông, chết năm 1830 với chức hồng y giáo chủ và Tổng giám mục địa phận Bơdăngxông. Hôm ấy là lần đầu tiên ngài Đơ Rôăng truyền đạo ở tu viện Pơti Pichpuýt. Thường thường bà AnBéctinơ vẫn dự các buổi thuyết giáo một cách bình thản và im lặng hoàn toàn. Hôm ấy khi trông thấy ngài Đơ Rôăng, bà nhổm người dậy và nói to trong cái yên lặng của nhà nguyện: “Kìa Ôguyxtơ!”. Tất cả mọi người ngạc nhiên quay nhìn về phía bà. Người giảng đạo ngước mắt lên, nhưng bà AnBéctinơ lại ngồi xuống và trở về với cái im lặng thường ngày của bà. Một hơi gió nhẹ của cuộc đời, một tia sáng của sự sống thoáng qua giây lát trên khuôn mặt đã tắt và lạnh như băng, thế rồi tất cả lại tan biến và người đàn bà điên ấy lại trở lại là một cái xác chết.
Nhưng hai tiếng kia đã làm cho tất cả những ai có thể nói được trong tu viện đều bàn tán. Bao nhiêu điều trong hai tiếng “Kìa Ôguyxtơ!” ấy, bao nhiêu bí ẩn phơi bày. Ngài Đơăng tên tục là Ôguyxtơ thật. Và chắc là bà AnBéctinơ thuộc một tầng lớp rất cao sang, bởi vì bà quen ngài Đơ Rôăng và riêng bà cũng có một địa vị cao sang, vì bà gọi một cách thân mật thế một vị quý tộc lớn như vậy. Giữa bà và ngài Đơ Rôăng chắc có một dây liên lạc, có thể là họ hàng và chắc là gần gụi lắm, vì bà biết cả tên “cúng cơm” của ngài Đơ Rôăng.
Hai bà công tước nghiêm nghị, bà công tước Soadơn và bà công tước Xêrăng thường đến thăm tu viện mà hai bà được vào vì có cái đặc quyền “Maganates mulieres” (Quyền của những bà lớn).
Hai bà đến làm cho các cô gái lưu trú rất sợ hãi. Khi hai bà già ấy đi qua, những cô gái nhỏ đáng thương kia run lên và cúi gầm mặt.
Ngài Đơ Rôăng vô tình không biết là các cô gái lưu trú thường để ý đến ngài. Lúc bấy giờ, trong khi chờ đợi được phong giám mục, ngài mới được cử làm phụ tá cho Đức Tổng giám mục Pari. Ngài Đơ Rôăng thường hay đến hát tụng trong các buổi lễ trong nhà nguyện của tu viện Pơti Pichpuýt. Không một cô gái lưu trú nào được thấy mặt ngài Đơ Rôăng vì tấm màn xécgiơ che khuất. Nhưng ngài có một giọng nói êm dịu, thanh thanh mà các cô gái ấy có thể nhận ra và phân biệt được. Ngài đã là một ngự lâm pháo thủ; người ta kể rằng ngài khéo làm dáng, với bộ tóc đẹp, màu hung hạt dẻ uốn thành cuốn xung quanh đầu, ngài có một cái dây lưng rộng, đen, rất đẹp và cái áo choàng đen của các cô gái nhỏ mười sáu tuổi ấy luôn luôn vấn vương hình ảnh ngài.
Không có một tiếng động nào bên ngoài vọng vào trong tu viện. Thế mà có một năm một tiếng sáo đã len lỏi vào đây. Thật là một biến cố và các cô gái lưu trú hồi ấy còn nhớ đến nay.
Có một người thổi sáo ở quanh gần đấy. Cây sáo luôn luôn thổi một điệu, một điệu ngày nay đã xa xưa lắm: “Nàng Đêtuynbê của ta ơi! Hãy đến đây ngự trị trên âm hồn ta”. Một ngày hai ba lần điệu sáo ấy véo von.
Suốt mấy tháng trời, các cô gái trẻ chú ý nghe tiếng sáo hàng giờ, các mẹ thì xôn xao, các bộ óc làm việc mạnh, các hình phạt đổ xuống như mưa. Các cô gái lưu trú ít nhiều ai cũng mê chàng thổi sáo bí mật. Mỗi cô đều mơ mình là nàng Đêtuynbê. Tiếng sáo thì phía phố Đơroamuyrơ vọng tới. Các cô gái sẵn sàng cho tất cả, làm tất cả mọi việc phiêu lưu, thử mọi biện pháp, để có thể trông thấy, dù chỉ một giây thôi, hoặc thoáng “Chàng trai trẻ” chơi sáo cũng đã vô tình rỡn với tất cả các tâm hồn ấy. Có cô gái lẻn ra ngoài, qua cái cổng sau và leo lên gác ba trông ra phố Đơroamuyrơ để nhìn qua những kẽ hở gần mái. Cũng chẳng thấy gì. Một cô gái giơ cánh tay lên trên đầu, qua song sắt cửa và phất một chiếc khăn tay trắng. Hai cô táo bạo hơn nữa đã tìm cách trèo lên được mái nhà, liều mạng và cuối cùng nhìn thấy “Chàng trai trẻ” ấy. Đó là một ông quý tộc già, xuất cảnh trở về[110] nay mù và sa sút. Ông ta thổi sáo trong cái gác xép, sát mái nhà để giải muộn.
VI
TU VIỆN NHỎ
Trong phạm vi tu viện Pơti Pichpuýt có ba ngôi nhà riêng biệt hẳn với nhau: Đại tu viện các nữ tu sĩ ở, nhà lưu trú của các cô học trò nhỏ và ngôi nhà vẫn gọi là tiểu tu viện. Đây là một ngôi nhà có vườn, trong đó ở chung đụng tất cả các tu sĩ già của nhiều dòng tu, những người còn sót lại của các nhà tu kín mà Cách mạng đã xóa bỏ. Một tập hợp xáo trộn của tất cả các màu đen, xám, trắng của tất cả các dòng hội, tất cả các loại có thể có, mà người ta có thể gọi - nếu được phép ghép hai chữ này - một thứ tu viện Aclơcanh.[111]
Từ ngày lập Đế chế, những nữ tu sĩ phân tán, lạc loài đáng thương này đã được trở về đây ẩn náu dưới cánh của các bà Bécnađin-bênêđichtin. Nhà nước cho họ một phụ cấp nhỏ. Các bà Pơti Pichpuýt đã sốt sắng đón họ về. Thật là một sự pha trộn kỳ lạ. Mỗi người theo kỷ luật riêng của dòng mình. Đôi khi các cô học trò lưu trú được phép, coi như một buổi giải trí lớn, đến thăm họ, vì vậy mà ký ức của các cô gái trẻ này còn nhớ với nhiều kỷ niệm khác, kỷ niệm của các mẹ Xanh Badin, mẹ Xanhtơ Scôlaxtin và mẹ Giacốp.
Một trong những người ở đậu ấy đã gần như trở về nhà mình, đó là một nữ tu sĩ dòng Xanhtơ Orơ, người duy nhất của dòng này còn sót lại. Tu viện Xanhtơ Orơ, từ đầu thế kỷ mười tám chính là cái nhà Pơti Pichpuýt này, về sau trở thành sở hữu của các bà Bênêđichtin của Máctanh Vécga. Con người rất ngoan đạo này tiều tụy, nghèo khổ nên không mặc bộ áo trắng rực rỡ với cái yếm đỏ của dòng tu nữa, mà chỉ giữ bộ áo đó mặc cho một người gỗ mà đôi khi bà vui vẻ phô cho mọi người xem và khi chết bà để lại cho tu viện. Năm 1824, cả dòng tu ấy chỉ còn một người, ngày nay chỉ còn lại một con nộm.
Ngoài các mẹ đáng kính ấy, một vài phụ nữ già ngoài đời, cũng như bà AnBéctin, đã được phép mẹ nhất vào ngụ trong tiểu tu viện. Trong số những người này có bà Bôpho Đôpun và bà nam tước Đuyphơrên. Một bà nữa mà ở tu viện người ta chỉ biết vì cái tiếng ồn ào khi bà xỉ mũi. Các cô học trò đã đặt cho bà cái tên “Xỉ mũi to”.
Vào những năm 1820 hay 1821 bà Gienlixơ, hồi đó bà đang biên tập một tập san định kỳ tên là Dũng cảm, cũng xin vào lưu trú ở tu viện Pơti Pichpuýt, công tước Đoóclêăng giới thiệu bà. Cái tổ ong xôn xao lên; các mẹ tư vấn cũng run sợ. Vì bà Gienlixơ đã từng viết tiểu thuyết. Nhưng bà bảo rằng bà là người đầu tiên ghét những tiểu thuyết của bà, vả lại bà đã đến một cái tuổi say mê đạo ghê gớm. Chúa phù hộ và nhờ ông hoàng kia nữa, bà được nhận vào ở tu viện. Nhưng chỉ sáu tháng hay tám tháng sau bà xin ra, với lý do là vườn tu viện ít bóng mát. Các bà tu sĩ thì rất mừng. Tuy đã rất già, bà Gienlixơ vẫn chơi thụ cầm và chơi rất hay.
Khi ra đi bà còn để lại dấu vết của bà trong phòng. Bà Gienlixơ mê tín và giỏi chữ Latinh. Hai nét đó phác họa hình ảnh bà khá tốt. Chỉ cách đây vài năm, người ta còn thấy dán ở trong một cái tủ nhỏ ở phòng bà, cái tủ bà vẫn cất tiền và đồ trang sức, năm câu thơ chữ Latinh này mà chính tay bà đã viết bằng mực đỏ trên giấy vàng, năm câu thơ mà bà cho là có phép làm cho kẻ trộm sợ hãi.
Những tội khác nhau treo trên ba thân cây.
Dimas và Gesmas quyền phép Chúa đứng trung gian.
Xét xử cả Dismas kiêu hãnh và Gesmas thấp hèn.
Quyền phép tối cao gìn giữ chúng ta và lợi ích chúng ta.
Hiến dâng những thứ đó phải đâu là mất mát thiệt thòi.
(Nguyên văn Latinh như sau:
Imparibus meritis pendeat tria corpora ramls
Dismas et Gesmas, media ét divina potestas
Alta petie Dismas, infelix, imfima, Gesmas
Nos et res nostras conservet summa potestas
Nos veus dicas, ne tu furto tua perdas).
Những câu thơ ấy viết theo tiếng Latinh thế kỷ thứ sáu nêu lên một vấn đề: có phải hai tên kẻ trộm trên núi Canve tên là Dismas và Gesmas hay là Dismas và Gestas, như thông thường người ta nói: cái chính tả mới này có thể không vừa ý ngài tử tước De Gestas thế kỷ trước. Ngài tự xưng mình là dòng dõi của tên ăn trộm xấu xa kia. Ngoài ra cái phép mầu nhiệm của những câu thơ ấy là một điều tin tưởng chắc chắn đối với dòng Cứu thế.
Nhà thờ của tu viện, xây dựng đặc biệt để ngăn cách hẳn đại tu viện với nhà lưu trú, tất nhiên là nhà thờ chung của đại tu viện, tiểu tu viện và của nhà lưu trú. Cả người ngoài cũng có thể vào lễ nhà thờ này bằng một lối cửa riêng mở ra ngoài phố. Nhưng nhà thờ đã được xếp đặt để không một người nào trong tu viện có thể nhìn được mặt một người ở ngoài. Ta hãy hình dung một cái nhà thờ mà sàn hát bị một bàn tay khổng lồ kéo lên và gấp lại, nên không như ở trong các nhà thờ thường là một gian tiếp sau bàn thờ, mà là một cái buồng hay cái hang tối ở bên tay phải người đứng làm lễ. Gian buồng ấy được che lại bởi cái màn cao hơn hai mét đã nói ở trên; trong bóng tối của cái màn ấy, hãy dồn xếp trên những chiếc ghế gỗ, các bà tu sĩ hát kinh ở bên trái, những cô gái lưu trú bên phải, rồi những bà phục vụ, những bà mới vào dòng ở trong cùng, thế là bạn có một hình ảnh những nhà tu hành trong tu viện Pơti Pichpuýt trong một buổi lễ thánh. Cái hang tối ấy, mà người ta vẫn gọi là sàn hát, thông sang nhà tu kín bằng một dãy hành lang. Nhà thờ chỉ có cửa nhìn ra vườn. Mỗi lần các bà tu sĩ đi dự lễ, mà kỷ luật bắt buộc phải yên lặng, thì người ngoài chỉ có thể biết được sự có mặt của họ qua tiếng va chạm của cái gờ gỗ dưới ghế nhô lên hay hạ xuống.
VII
VÀI HÌNH DÁNG CỦA CÁI BÓNG TỐI ẤY
Trong khoảng thời gian sáu năm, từ 1819 đến năm 1825, mẹ nhất của tu viện là tiểu thư Đo Bơlơmơ, mà tên đạo là mẹ Inôxăngtơ. Mẹ thuộc dòng họ Magơrit đơ Bơlơmơ tác giả quyển sách: Sự tích các thánh dòng Xanh Bơnoa. Mẹ đã được tái cử. Mẹ trạc sáu mươi, người thấp béo, “Hát như một cái chĩnh rè”; như nói trong một bức thư mà chúng tôi đã nhắc đến; ngoài ra thì rất tốt, người duy nhất vui tính trong tu viện mà cũng vì thế mà được kính mến.
Mẹ Inôxăngtơ thừa hưởng cái thông thái của bà tổ trong họ Magơrit, bà Đaxiê của dòng tu.[112] Mẹ giỏi văn chương, uyên thâm, bác học, hiểu biết nhiều, lại là một sử gia kiểu riêng, một bồ chữ Latinh, một bồ chữ Hy Lạp, một bồ chữ Hêbrơ, nên là một bênêđichtanh hơn là một bênêđichtin.[113]
Mẹ nhì là một bà tu sĩ già, người Tây Ban Nha, hầu như lòa, gọi là mẹ Xinêredơ.
Những mẹ tư vấn đáng kể là mẹ Xanhtơ Ônômơ thủ quỹ; mẹ Xanhtơ Gietơruyđơ, giáo nhất của các bà mới nhập dòng; mẹ Xanhtơ Anggiơ, giáo nhì; mẹ Anôngxiaxiông, giữ kho đồ lễ của nhà thờ; mẹ Xanhtơ Ôguyxtanh y tá, người duy nhất độc ác trong tu viện; rồi đến mẹ Xanhtơ Mêchtinđơ (tiểu thư Gôvanh), rất trẻ, có một giọng hát tuyệt hay; mẹ Đêdănggiơ (tiểu thư Đơruê), trước đã ở tu viện Phiơ Điơ và tu viện Tơrêdo, giữa hai tỉnh Gido và Manhi; mẹ Xanh Giôdép (tiểu thư Côgôluydo); mẹ Xanhtơ Adêlaiđơ (tiểu thư Đôvecnay); mẹ Midericoócđơ (tiểu thư Đơ Xiphuyatơ bị lôi cuốn bởi khổ hạnh); mẹ Côngpaxiông (tiểu thư Minchierơ, sáu mươi tuổi còn được nhập dòng, tuy là trái với điều lệ, rất giàu); mẹ Pơrêvidăngxơ (tiểu thư Đơ Lôđinierơ); mẹ Pơrêdăngtaxiông (tiểu thư Đi Xinghenda) năm 1847 là mẹ nhất; và cuối cùng mẹ Xanhtơ Xêlinhơ (chị của nhà điêu khắc Xêraki), sau đó hóa điên; và mẹ Xanhtơ Săngtan (tiểu thư Đơ Xuydông) cũng hóa điên.
Trong số những bà đẹp nhất còn có một thiếu nữ hăm ba tuổi rất xinh, người ở đảo Buốcbông, con cháu của Hiệp sĩ Rôđơ, nhưng ở đây tên là mẹ Axônxiông.
Mẹ Xanhtơ Mêchtinđơ phụ trách việc hát và đoàn hợp xướng của nhà thờ, thường huy động các cô học trò lưu trú. Thường mẹ huy động cả một nhóm đầy đủ nghĩa là bảy em, từ 10 đến 16 tuổi thôi, giọng hát và tầm vóc hợp nhau, mẹ bảo đứng hát, xếp hàng cạnh nhau, theo lứa tuổi, từ cô bé nhất đến cô lớn nhất, như là một bộ sáo thiếu nữ, một thứ sáo sống của thần Păng, xếp bằng những thiên thần.
Trong các bà phục vụ, những người mà các cô học trò lưu trú quý nhất là bà Xanhtơ Ơphơradi, bà Xanhtơ Magơrit, bà Xanhtơ Máctơ có bệnh thần kinh và bà Xanh Misen, có một cái mũi dài làm các cô học trò cười.
Tất cả các bà đều rất hiền dịu đối với các em gái nhỏ ấy. Họ chỉ nghiêm khắc đối với bản thân họ. Chỉ nhà lưu trú mới đốt lửa sưởi. Món ăn hàng ngày của nhà lưu trú so với bữa ăn của tu viện là món ăn sang. Thêm vào đó trăm sự săn sóc khác. Nhưng khi một em nhỏ đến gần một nữ tu sĩ và nói với bà, thì không bao giờ bà trả lời.
Cái kỷ luật im lặng ấy đã đem lại hậu quả là trong tu viện người ta lấy mất tiếng nói của con người và trao cho những vật vô tri vô giác. Khi thì quả chuông của nhà thờ lên tiếng, khi thì chiếc nhạc của người làm vườn. Một cái chuông rất kêu, đặt bên cạnh bà gác và có thể nghe thấy bất cứ ở đâu trong tu viện, với những nhịp khác nhau như qua một thứ máy viễn thoại; báo tất cả mọi hoạt động trong sinh hoạt vật chất của tu viện. Nó cũng có thể dùng để gọi, khi cần, người này hay người khác lên buồng khách; mỗi người, mỗi vật đều có tín hiệu riêng. Mẹ nhất là một một, mẹ nhì là một và hai, sáu năm là giờ lên lớp. Thành ra học trò không bao giờ bảo: vào lớp học, mà chỉ nói: đi sáu năm. Bốn bốn là tín hiệu của bà Đơ Gienlixơ. Tín hiệu này, nghe thấy luôn. Những người nào không phúc hậu, thương người thì bảo: đồ quỷ bốn! Mười chín tiếng báo hiệu một sự việc lớn lao, đó là việc mở cổng khóa, một tấm sắt ghê rợn lô nhô những chốt, chỉ quay trên bản lề khi nào Đức Tổng giám mục đến tu viện.
Trừ Đức Tổng giám mục và người làm vườn như chúng tôi đã nói, không có một người đàn ông nào vào được tu viện. Các cô gái lưu trú còn được thấy hai người nữa: cha tuyên úy, giáo sĩ Banexơ, già và xấu, mà các em có thể nhìn thấy trên sàn hát, qua một chấn song sắt; người nữa là thầy dạy vẽ, ông Anxiô, mà bức thư chúng tôi sơ lược nhắc đến đã gọi là ông Anxiô và đặt tên là lão già còng kinh tởm.
Rõ ràng là những người đàn ông này đều đã được chọn lọc.
Đó là cái nhà tu kỳ lạ ấy.
VIII
SAU QUẢ TIM ĐÁ[114]
Sau khi đã mô tả cái vẻ mặt tinh thần, cũng nên nói vài lời về hình dáng vật chất của tu viện Pơti Pichpuýt. Độc giả cũng là mường tượng được ít nhiều.
Tu viện Pơti Pichpuýt Xanh Ăngtoanơ chiếm hầu hết diện tích cái hình thang tạo nên do các phố Pôlôngxô, Đơroamuyrơ, phố nhỏ Pichpuýt và cái ngõ cụt còn thấy ghi tên Ômare trong các bản đồ cũ. Bốn phố này bao quanh các hình thang ấy, như một cái hào. Tu viện gồm có mấy tòa nhà và một cái vườn. Ngôi nhà chính, nhìn toàn diện là sự nối tiếp của nhiều ngôi nhà lai tạp, nếu đứng trên cao nhìn xuống thì những ngôi nhà đó vẽ thành hình một cái giá treo cổ này là cả cái khúc nằm dài theo phố Đơroamuyrơ, từ phố nhỏ Pichpuýt đến phố Pôlôngxô; gọng nhỏ của cột treo cổ là cái mặt tiền của một nhà cao, màu xám, trông nghiêm nghị, có gióng sắt nhìn ra phố nhỏ Pichpuýt: cái cổng lớn số nhà 62 ở cuối cái gọng nhỏ này. Vào khoảng giữa mặt tiền ngôi nhà có một cái cửa cũ thấp, hình tò vò, bụi tro đã làm bạc màu, đầy mạng nhện, chỉ mở một hai tiếng đồng hồ ngày chủ nhật và trong những trường hợp hãn hữu đưa quan tài một nữ tu sĩ, ra ngoài tu viện. Đó là cái cổng ra vào công khai của nhà thờ. Cái khuỷu của giá treo cổ là một gian buồng vuông, nơi làm lễ mà các bà xơ gọi là Đêpăngxơ. Cái gọng dài là phòng ở của bà mẹ, các bà và khu các bà mới vào dòng. Gọng ngắn là nhà bếp, nhà ăn, song song với nhà tu kín và nhà thờ. Giữa cổng số nhà 62 và góc ngõ cụt Ômare là nhà lưu trú của các cô gái nhỏ mà ngoài đường không trông thấy được. Diện tích còn lại của hình thang là khu vườn, thấp hơn mặt đường phố Pôlôngxô rất nhiều, thành ra những bức tường bao quanh nhìn từ bên trong cao hơn là từ bên ngoài. Mặt vườn hơi nhô lên một ít ở giữa một mô đất, trên mô đất có một cây thông đẹp, nhọn, hình chóp nón; từ cây thông ấy, như từ cái núm tròn của một cái mộc, xuất phát bốn lối đi lớn và tám lối đi nhỏ, cứ hai lối nhỏ nằm giữa hai lối lớn, thành ra nếu tu viện hình tròn thì bản đồ các lối đi sẽ là hình một cái thập tự đặt trên một bánh xe. Các lối đi dài ngắn đều dẫn tới các bức tường lô nhô, không đều, bao quanh khu vườn và đều có trồng phúc bồn tử. Cuối vườn có một lối đi lớn trồng những cây bạch dương to, chạy từ ngôi nhà nát của tu viện cũ ở góc phố Đơroamuyrơ đến ngôi nhà của tiểu tu viện, ở góc phố Ômare. Trước mặt tu viện nhỏ có một khu vườn vẫn gọi là vườn nhỏ. Thêm vào đấy một cái sân và tất cả những góc, những xó hình thành giữa các ngôi nhà, những bức tường nhà giam, thêm vào toàn bộ viễn cảnh và xung quanh, cái dãy mái nhà đen, bên kia phố Pôlôngxô, thì có thể hình dung được trọn vẹn nhà tu Pơti Pichpuýt của các bà Bênêđichtin cách đây bốn mươi lăm năm. Cái nhà tu thiêng liêng này đã được dựng trên một bãi đánh cầu nổi tiếng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI mang cái tên: Sòng bạc của mười một ngàn con quỷ.
Tất cả những phố ấy là những phố cổ nhất của Pari. Những cái tên Đơroamuyrơ, Ômare rất xưa; những đường phố mang những cái tên ấy lại còn xưa hơn. Ngõ Ômare trước đã mang tên ngõ Môgu; phố Đơroamuyrơ từng mang tên phố Êglăngchiê,[115] vì Chúa đã làm cho nở hoa trước khi con người đẽo đá.
IX
MỘT THẾ KỶ SAU TẤM MẠNG
Vì chúng tôi đang kể lại một số chi tiết về lịch sử của tu viện Pơti Pichpuýt và đã mạnh dạn trổ một cái cửa sổ để nhìn vào cái nhà kín đáo này, chúng tôi cũng xin độc giả cho phép kể một chuyện nhỏ nữa, không liên quan đến cuốn sách này, nhưng tiêu biểu và bổ ích vì chuyện ấy cho chúng ta hiểu rằng nhà tu kín này cũng có những nhân vật độc đáo của nó.
Ở trong tu viện ngày trước có một bà già một trăm tuổi ở nhà tu Phôngtơvơrô đến. Trước cách mạng bà đã sống trong xã hội thượng lưu. Bà thường nhắc đến ngài Đơ Mirơmexnin, thượng thư bộ Tư pháp dưới triều vua Lui XVI và một bà Chánh án mà bà rất quen thuộc. Điều thích thú và tự hào của bà là luôn nhắc đến hai cái tên ấy trong bất cứ câu chuyện nào. Bà nói rất nhiều điều kỳ diệu về tu viện Phôngtơvơrô, bà bảo nó như là một thành phố và ở trong tu viện có cả những đường phố.
Bà nói giọng Pica làm cho các cô lưu trú buồn cười. Năm nào bà cũng khấn nguyện lại một lần và khi làm lễ khấn nguyện, bà nói với vị linh mục chủ lễ: “Đức cha Xanh Phơrăngxoa đã trao cho Đức cha Xanh Giuyliêng, Đức cha Xanh Giyliêng đã trao cho Đức cha Xanh Ơđebơ, Đức cha Xanh Ơđebơ đã trao cho Đức cha Xanh Pơrôcôpơ… và như thế con xin trao cho cha”. Các cô gái lưu trú tha hồ cười, không phải cười thầm, mà cười sau tấm mạng che mặt. Những tiếng khúc khích đáng yêu nén lại khiến các mẹ tư vấn cau mày.
Một lần khác bà lão trăm tuổi ấy kể lại chuyện xưa. Bà bảo khi bà còn trẻ, các tu sĩ dòng Bécnađanh chẳng chịu thua bọn lính ngự lâm pháo thủ. Thật là một thế kỷ ồn ào, nhưng đó là thế kỷ 18. Bà kể lại tục của xứ Săngpanhơ và xứ Buôcgônhơ uống bốn thứ rượu. Trước cách mạng khi một nhà quyền quý, một vị thống chế, một ông hoàng, một công tước, một ông nghị đi ngang qua một thành phố xứ Buôcgônhơ hay xứ Săngpanhơ, thì phái đoàn thành phố đến chúc mừng và dâng rượu trong bốn cái bát hình con thuyền bằng bạc, đựng bốn thứ rượu khác nhau. Bát thứ nhất ghi Rượu khỉ, bát thứ hai: Rượu sư tử, bát thứ ba: Rượu cừu và bát thứ tư: Rượu lợn. Bốn chữ ghi chú đó nói lên bốn bậc thang mà người say rượu lần lượt tụt xuống. Độ say thứ nhất làm cho người ta vui cười, độ say thứ hai làm cho người ta tức giận, độ say thứ ba làm cho người ta đần độn, độ say thứ tư làm cho người ta hóa súc vật.
Bà giấu ở trong một cái tủ luôn luôn khóa một vật bí mật mà bà quý lắm. Kỷ luật nhà tu Phôngtơvơrô không cấm điều đó. Bà không cho ai xem vật quý ấy. Bà đóng cửa phòng, kỷ luật của dòng tu cho phép và bà giấu mọi người, mỗi khi bà muốn ngắm vật ấy. Nếu ngoài hành lang có tiếng người đi, tức thì bà đóng cửa tủ hết sức nhanh với đôi bàn tay già yếu của bà. Nếu ai nhắc đến vật đó, thì bà im lặng ngay, tuy bà xưa nay vẫn hay nói. Những người tò mò nhất cũng đành chịu thua trước sự im lặng của bà và những người bền bỉ nhất cũng phải lùi trước quyết tâm của bà. Chuyện ấy cũng là đầu đề bàn tán của tất cả những ai vô công rồi nghề, hay buồn chán trong tu viện. Vật quý báu và bí mật ấy, cái kho tàng của bà lão trăm tuổi ấy là cái gì? Chắc là một quyển thánh kinh, một chuỗi tràng hạt đặc biệt, một thánh tích nào chăng? Người ta tha hồ phỏng đoán. Khi bà lão chết, người ta chạy vội đến cái tủ, vội vượt cả lễ độ, người ta mở tủ và tìm thấy vật đó, bọc trong ba lần vải như một hình thánh. Nó là một cái đĩa Phaăngđa có vẽ hình những thần ái tình bay bổng lên trời và bị một đoàn dược sĩ đuổi theo những ống tiêm khổng lồ. Cuộc săn đuổi này điểm xuyết không ít vẻ mặt cau có và nhiều dáng điệu khôi hài: một thần ái tình xinh xắn đã bị xiên thủng, giãy giụa, đập đôi cánh nhỏ, cố chạy thoát. Nhưng thằng hề kia cười một cách quỷ quái, ghê rợn. Ý nghĩa: ái tình thua cơn đau bụng. Cái đĩa ngộ nghĩnh này, cái đĩa có lẽ đã gợi cho Môlie một màn hài kịch năm 1845, vẫn hay còn bày bán ở cửa hàng bán đồ cũ phố Bômácse.
Bà già không muốn tiếp khách nào bên ngoài, bởi vì, theo ý bà, cái phòng tiếp khách buồn quá.
X
NGUỒN GỐC DÒNG “CHẦU MÌNH THÁNH HẰNG NGÀY”
Vả lại cái phòng khách gần như nhà mồ ấy mà chúng tôi đã phác họa, chỉ là một đặc điểm riêng của tu viện này: phòng nói chuyện của các tu viện khác không nghiêm nghị như vậy. Đặc biệt ở tu viện phố Tăngpơlơ, thực ra thì thuộc một dòng tu khác, cửa ván đen được thay bằng những màn cửa màu nâu và cả phòng nói chuyện nữa là một phòng khách có sàn gỗ, cửa sổ có viền sa trắng và ở trên tường có đủ tất cả các thứ khung ảnh, một chân dung của một bà bênêđichtin mặt không có mạng che, những tranh hoa sơn dầu và cả cái “Đầu Thổ”[116] nữa.
Tu viện phố Tăngpơlơ này trước là tu viện của các bà bênêđichtin dòng tu “Chầu mình Thánh hàng ngày”, khác các bà bênêđichtin thuộc phái Xitô. Dòng tu “Chầu mình Thánh hàng ngày” không lâu đời lắm, lịch sử của nó không quá hai trăm năm. Năm 1649 Thánh thể bị xúc phạm hai lần, chỉ cách nhau vài ngày ở trong hai nhà thờ thành phố Pari, nhà thờ Xanh Xuynpixơ và nhà thờ Xanh Giăng Gơrevơ, một sự xúc phạm ghê gớm và hiếm thấy làm cho nhân dân cả thành phố xúc động. Đức giám mục Xanh Giécmanh đê Pơrê đã phải ra lệnh tổ chức một đám rước thánh trọng thể có đủ mặt các giáo sĩ địa hạt ngài và có Đức cha sứ thần tòa thánh làm lễ. Nhưng sự chuộc tội ấy, đối với hai bà ngoan đạo đáng kính, bà Cuốctanh, hầu tước Đo Búc và bà hầu tước Satôviơ thì vẫn không đủ. Việc xúc phạm đến “thánh thể rất thiêng liêng”, tuy rằng chốc lát, vẫn luôn ám ảnh linh hồn mộ đạo của hai bà. Đối với hai bà tội ấy chỉ có thể chuộc lại với một sự “Chầu mình Thánh hàng ngày” trong một tu viện nữ: Cả hai bà, một bà năm 1652, một bà năm 1653, đã tặng cho mẹ Catơrin đơ Ba, còn gọi là mẹ Thánh thể, nữ tu sĩ dòng bênêđichtin, những số tiền lớn để lập, với mục đích sùng đạo ấy, một trưởng viện dòng Xanh Bơnoa. Lệnh đầu tiên cho phép mẹ Catơrin đơ Ba lập tu viện do Đức cha Đơ Mê, viện trưởng tu viện Xanh Giécmanh ký với điều kiện là những cô thiếu nữ “chỉ được vào tu viện này nếu đem tới một lợi tức ba trăm phơrăng”, nghĩa là phải có một cái vốn sáu ngàn phơrăng. Sau lệnh của Đức cha Xanh Giécmanh thì có sắc chỉ cho phép của nhà vua và tất cả hiến chương, quy chế của tu viện với sắc chỉ của nhà vua đều đã được đăng ký năm 1654 ở Viện quản lý tài chính quốc gia trong Pháp viện nhà vua.
Đó là nguồn gốc và sự công nhận chính thức của tu viện “Chầu mình Thánh hàng ngày” ở Pari. Tu viện thứ nhất của dòng này được xây dựng hoàn toàn mới ở phố Caxetơ với tiền của hai bà Đơ Buc và Đơ Satôviơ.
Dòng tu này, như người đã biết, không phải cùng một dòng với các bà bênêđichtin gọi là dòng Xitô. Dòng này thuộc tu viện trưởng Xanh Giécmanh đê Pơrê, cũng như các bà Xacơrê Cơ thuộc sự chỉ huy của các bề trên Giêduytơ và các bà phúc thiện thuộc sự chỉ huy của các bề trên dòng Ladarixtơ.
Dòng này cũng khác hẳn dòng các bà Bécnađin của tu viện Pơti Pichpuýt mà chúng tôi vừa phác họa cảnh bên trong. Năm 1657 giáo hoàng Alêcxăngđơrơ VII đã cho phép trong một thông lệnh đặc biệt, các bà Bécnađin ở tu viện Pơti Pichpuýt “Chầu mình Thánh hàng ngày” như các bà bênêđichtin dòng “Thánh thể”. Tuy vậy hai dòng tu này vẫn đứng riêng rẽ.
XI
TU VIỆN PƠTI PICHPUÝT KHÔNG CÒN NỮA
Đầu thời kỳ quân chủ phục hưng, tu viện Pơti Pichpuýt suy tàn, trong sự suy tàn chung của cả dòng tu này sau thế kỷ 18, cùng với tất cả các dòng tu công giáo nói chung. Chiêm ngưỡng cũng như cầu nguyện trời là một nhu cầu tinh thần của nhân loại; nhưng cũng như tất cả cái gì mà cách mạng đã tác động đến, nhu cầu này cũng sẽ thay đổi và từ chỗ chống lại sự tiến bộ xã hội, nó đã trở thành thuận lợi cho sự tiến bộ ấy.
Tu viện Pơti Pichpuýt vắng vẻ đi rất nhanh. Năm 1840 tu viện nhỏ không còn nữa. Nhà lưu trú cũng không còn. Không còn những bà già, cũng không còn những cô gái bé. Loại này thì chết. Loại kia thì đi. Volaverunt (Họ đã bay đi).
Kỷ luật của dòng “Chầu mình Thánh hàng ngày” khắc khổ quá làm cho mọi người sợ: người ta ngại không muốn vào dòng. Dòng không thêm được tín đồ. Năm 1848, đây đó còn một vài bà phục vụ, nhưng xướng thánh kinh thì không còn ai. Trước đây bốn mươi năm còn gần một trăm bà, cách đây mười lăm năm chỉ còn hai mươi tám. Bây giờ còn được bao nhiêu? Năm 1847, mẹ nhất còn trẻ, điều này chứng tỏ là phạm vi những người được chọn rút hẹp đi. Mẹ nhất chưa đầy bốn mươi tuổi. Càng vắng thì càng mệt nhọc; công việc của mỗi người nặng nhọc hơn. Bây giờ người ta thấy đã đến gần cái thời kỳ chỉ còn độ mươi mười hai đôi vai đau khổ và cúi khom để gánh vác cái kỷ luật nặng nề của Xanh Bơnoa. Cái gánh nặng khắc nghiệt ấy vẫn nguyên vẹn khi tu viện vắng vẻ cũng như lúc đông người. Nó nặng trĩu, nó đè bẹp con người cho nên họ chết dần. Khi tác giả cuốn sách này còn ở Pari, hai bà đã chết, một người hai mươi lăm tuổi, một người hai mươi ba tuổi. Bà này có thể nói cái lời của Giuylia Anpinuyla:
“Tôi nằm đây, tôi đã sống hai mươi ba năm tròn.[117] Vì sự suy đồi ấy mà tu viện đã thôi không đảm nhận việc giáo dục các cô gái nhỏ.
Chúng tôi không thể đi qua cái nhà kỳ lạ này, cái nhà không ai biết, tối tăm, mà không vào, không dắt theo những người cùng đi với chúng tôi, những người đang nghe chúng tôi kể câu chuyện buồn thảm của Giăng Vangiăng, chắc cũng có một vài bạn thấy là bổ ích cho họ. Chúng ta đã nhìn qua vào cái tu viện đầy rẫy những tục hành đạo cũ kỹ mà rất mới lạ đối với chúng ta bây giờ. Đó là cái vườn cấm: Hortus conclusus.[118] Chúng ta đã kể chi tiết của nơi này một cách tỉ mỉ và kính cẩn, trong chừng mực kính cẩn và tỉ mỉ có thể dung hòa nhau được. Chúng tôi không hiểu được tất cả mọi điều, nhưng chúng tôi không thóa mạ cái gì. Chúng tôi đứng ở giữa, cùng cách xa cái tung hô của Giôdep đơ Mextơrơ, dẫn tới thần thánh hóa kẻ đao phủ và cái cười ngạo nghễ của Vônte chế giễu cả cây thập tự.
Lý luận không hợp lý của Vônte, nói qua một chút thôi; bởi vì Vônte cũng có thể bào chữa cho Giêsu như đã bào chữa cho Calaxơ và đối với cả những ai không tin tưởng ở những chuyện đầu thai của thần thánh thì ý nghĩa của thập tự giá là gì? Là bậc hiền bị giết hại.
Ở thế kỷ XIX ý thức tôn giáo trải qua một cuộc khủng hoảng. Người ta quên đi nhiều chuyện, như thế là đúng, quý hồ là khi quên cái này thì học được cái khác. Đừng để chỗ hổng trong trái tim con người. Có phá đổ, đó cũng là một việc tốt, nhưng với điều kiện phải có xây dựng tiếp theo.
Trong khi chờ đợi, ta hãy nghiên cứu những cái không còn nữa. Cần phải hiểu những cái đó, dù chỉ để tránh những cái đó thôi. Những cái bắt chước quá khứ mang những tên giả và dễ dàng tự nhận là tương lai. Cái bóng ma hiện về ấy là quá khứ đã trình giấy thông hành giả. Chúng ta phải thấy cái bẫy đó và phải đề phòng. Quá khứ có một bộ mặt; sự mê tín và một cái mặt nạ là sự giả dối. Ta hãy vạch rõ bộ mặt kia và hãy giật bỏ cái mặt nạ nọ.
Còn các tu viện, đó là một vấn đề phức tạp. Vấn đề văn minh: văn minh kết án các tu viện; vấn đề tự do: tự do bảo vệ các tu viện.
QUYỂN VII: TRONG DẤU NGOẶC ĐƠN
I
NHÀ TU, Ý NIỆM
Quyển sách này là một tấm thảm kịch mà nhân vật thứ nhất là vô biên.
Con người là nhân vật thứ hai.
Thế rồi, vì trên con đường của chúng ta có một nhà tu, chúng ta phải đi vào nhà tu ấy. Vì sao? Bởi vì nhà tu, phương đông có, phương tây có, ngày xưa có, ngày nay cũng có, đạo thiên nhiên, đạo Phật, đạo Hồi cũng như đạo Giatô cũng có. Nhà tu là một bộ máy quang học mà con người dùng để soi vào vô biên.
Đây không phải là chỗ khai triển quá mức độ một vài ý niệm, tuy vậy, mặc dầu gìn giữ triệt để sự dè dặt, những giới hạn và cả niềm công phẫn, chúng tôi phải nói rằng, mỗi khi gặp trong một con người cái vô biên, được hiểu đúng hay hiểu sai, chúng tôi cũng cảm thấy một niềm tôn kính. Ở trong nhà thờ Do Thái, trong thánh thất đạo Hồi, trong chùa Phật, trong miếu mạo của người da đỏ, ở đâu cũng có một mặt xấu xa mà ta ghê tởm và một mặt cao siêu mà ta tôn thờ. Một sự chiêm ngưỡng cho trí tuệ, một sự mơ mộng vô biên; ánh sáng phản chiếu của Chúa, trên các bức tường nhân loại!
II
NHÀ TU, SỰ KIỆN LỊCH SỬ
Đứng về phương diện lịch sử, phương diện lý trí và chân lý, chế độ nhà tu đều bị kết án.
Các nhà tu, khi quá đông trong một nước, là những cái nút làm nghẽn giao thông, những tổ chức kềnh càng vướng vít, những trung tâm lười biếng ở những chỗ phải có những cơ sở lao động. Những nhà tu đối với tập thể rộng lớn của xã hội cũng như tầm gửi mọc trên cây sồi, như cái mụn cóc mọc trên thân người. Nó mà phát triển, phình ra, thì xã hội nghèo khổ đi. Chế độ nhà tu, tốt trong thời kỳ phát triển đầu tiên của các nền văn minh, cần thiết để làm giảm bớt bằng tinh thần cái phần tàn bạo, man rợ, trở thành có hại cho các dân tộc đang thời tráng kiện. Và đến lúc nó đã lỏng lẻo và đi vào thời kỳ rời rã, vô kỷ luật, mà vẫn được coi là những tấm gương, thì nó trở thành xấu xa vì tất cả những lý do đã khiến nó có lợi ích trong thời kỳ trong sáng của nó.
Cái tục tu kín đã hết thời. Các nhà tu kín, có ích trong giai đoạn sơ khai của công việc giáo dục trong nền văn minh hiện đại, đã trở thành trở ngại cho sự lớn mạnh và có hại cho sự phát triển của văn minh. Đứng về mặt tổ chức xã hội và phương thức đào tạo con người, những nhà tu có bổ ích hồi thế kỷ thứ X, đã trở thành phải ngờ vực ở thế kỷ XV và đến thế kỷ XIX thì đáng ghét. Cái bệnh phong nhà tu ấy đã gặm gần đến tận xương tủy hai quốc gia rực rỡ: nước Ý và nước Tây Ban Nha, một nước có ánh sáng, một nước là vinh quang chói lọi của cả châu Âu trong nhiều thế kỷ. Thế mà ngày nay hai quốc gia nổi tiếng này mới bắt đầu phục hồi nhờ cái chế độ điều dưỡng tốt lành và mạnh mẽ của 1789 (Cách mạng Pháp 1789).
Đặc biệt nhà tu Tây Ban Nha thì thật thê thảm. Trong bóng tối, dưới những vòm đầy sương mù, những mái tròn đầy bóng đen, sừng sững những bàn thờ đồ sộ như tháp Baben, cao như những nhà thờ; trong nhà tu ấy có những dây xích lủng lẳng trong bóng tối với những thập tự giá trắng khổng lồ; trong nhà tu ấy những tượng Giêsu lớn, bằng ngà voi, trần truồng nằm trên gỗ mun đen; không chỉ rớm máu mà đầm đìa máu; vừa ghê rợn, vừa huy hoàng, với khuỷu tay giơ xương, với bánh chè chằng chịt, với những vết thương giơ thịt, đầu đội mũ gai bạc, đóng đanh vàng, với những máu trên trán bằng ngọc hồng bảo và trong mắt những giọt nước mắt bằng kim cương. Những hạt kim cương, những hạt hồng bảo như ướt, khiến cho những con người, mặt che mạng, quỳ ở dưới, khóc trong bóng tối, những con người mà lưng, sườn thâm tím bởi những mũi nhọn của chiếc dây lưng, của chiếc roi da, mà đôi vú ép nát dưới mảnh giáp mây đan, đầu gối loét vì mãi quỳ cầu nguyện. Những người phụ nữ ấy tưởng mình là vợ, những bóng ma tưởng mình là thiên thần. Những người phụ nữ ấy có suy nghĩ không? Không. Có ước muốn không? Không. Có yêu thương không? Không. Có sống không? Không. Thần kinh của họ đã trở thành những khúc xương; xương của họ đã trở thành đá. Mạng che mặt của họ đan bằng bóng đêm dày đặc. Hơi thở của họ dưới tấm mạng tương tự như hơi thở bi thảm của cái chết. Mẹ nhất, một hồn ma, thần thánh hóa họ và khủng bố họ. Tinh thần trinh khiết của Chúa ở đó, cứng nhắc dữ dội: những nhà tu xưa của Tây ban Nha là thế đó. Hang ổ của sự tín ngưỡng kinh khiếp. Hang hầm của gái đồng trinh, những chốn những nơi hung dữ.
Tây Ban Nha Giatô còn La Mã hơn chính La Mã. Nhà tu kín Tây Ban Nha là nhà tu thuần túy Giatô. Người ta thấy ở đó hơi hướng của phương đông. Đức Tổng giám mục là một thứ kislar-aga của trời. Khóa chặt và rình mò cả cái cung cấm giam giữ những linh hồn giành cho Chúa. Cô mụ là cung nữ, giáo sĩ là hoạn quan. Trong mơ những cô gái sùng đạo được chọn hầu chăn gối Chúa. Ban đêm, người thanh niên trẻ, đẹp, trần truồng, từ trên thập tự giá bước xuống và làm cho cả phòng tu kín khoái lạc. Những bức tường cao ngăn cách nàng vương phi mộ đạo kia - mà Chúa thượng là người bị đóng đanh trên cây thánh giá với mọi lạc thú của cuộc đời. Một cái nhìn lọt ra ngoài là một sự thất tiết. Cái in pace[119] thay thế cho cái bọc da. Ở phương đông người ta ném xuống biển, ở phương tây người ta vùi xuống đất, cả hai nơi, người phụ nữ quờ quạng đôi cánh tay: người này dìm giữa dòng người, người kia vùi trong hố. Đây người chết chìm, kia người chết chôn. Một cảnh song hành kinh khủng.
Những kẻ bào chữa cho quá khứ, ngày nay không thể chối cãi những điều đó, đã giả tảng cười xòa. Người ta đã phổ biến một biện pháp tiện lợi và lạ lùng, là bưng bít, thủ tiêu tất cả những phát hiện của lịch sử, phủ nhận những điều bình luận của triết học, lẩn tránh tất cả những sự việc làm cho họ lúng túng và tất cả những chuyện đen tối. Một số người tinh ranh bảo: “Chỉ để khoa trương”. Một số thằng khờ lặp lại: “Khoa trương”. Giăng Giắc Rútxô: khoa trương. Điđơrô: khoa trương. Vônte nói về Calaxơ, La Barơ và Xiêcven: khoa trương. Tôi không biết gần đây ai đã chứng minh rằng Taxitơ là một kẻ khoa trương, rằng bạo chúa Nêrông là một nạn nhân và nhất là bảo phải rỏ nước mắt xót xa cho số phận “của gã Hôlôphecnơ đáng thương”.
Những sự việc không phải dễ đảo ngược, sự việc cứ kiên trì tự báo. Người viết quyển sách này, chính mắt đã trông thấy cách Bơxuyxen tám dặm - nơi đó là dấu vết của thời kỳ trung cổ mà ai cũng có thể mó tay được, ở nhà tu Đơvilơ, những cái hố “bỏ quên” giữa cánh đồng cỏ, trước đây là sân nhà tu và ở bên bờ sông Đilơ, bốn cái hầm đá, nửa ngầm sâu dưới đất nửa mặt nước. Đó là những in pace. Mỗi cái hầm ấy còn một mảnh cửa sắt, một hố xí và một cái cửa sổ có gióng sắt, bên ngoài cao hơn mặt nước sáu tấc, bên trong cao hơn mặt đất hai mét. Gần mét rưỡi nước chảy bên ngoài tường. Đất lúc nào cũng ẩm ướt. Người ở trong cái in pace nằm ngay trên mặt đất ẩm ấy. Trong một cái hầm có một khúc gông gắn vào tường, trong một cái hầm khác có một thứ hộp vuông làm bằng bốn tấm đá, ngắn không đủ để nằm, thấp không đủ để đứng. Người ta bỏ vào đó một con người và đậy lên một nắp đá. Tất cả cái đó có thực, sờ sờ trước mắt, dưới tay. Có thực, những cái in pace ấy, những cái hầm ấy, những cái bản lề sắt, những chiếc cùm, những cái cửa sổ cao, nước sông chảy bên cạnh ngang tầm, cái hòm đá với nắp đá đóng kín như một cái mồ, chỉ khác ở chỗ xác ma ở đây là người sống - cái đất bùn ấy, cái hố tiêu ấy, những bức tường rỉ nước ấy “khoa trương làm sao!”
III
TÔN TRỌNG QUÁ KHỨ VỚI ĐIỀU KIỆN NÀO
Nhà tu, như trước kia ở Tây Ban Nha và bây giờ ở Tây Tạng, đối với văn minh là một thứ bệnh lao. Nó chặn đứng mạch sống. Nó làm cho dân số sụt hẳn đi, làm vãn người đi. Vào nhà tu kín cũng như bị hoạn. Nhà tu kín đã là một tai họa ở châu Âu. Phải thêm vào đó tất cả những áp bức kiềm chế lương tri, những vụ khấn nguyện miễn cưỡng, chế độ phong kiến dựa vào chế độ nhà tu kín, chế độ trưởng nam dốc vào nhà tu kín cái số con thừa trong gia đình, những cảnh tàn bạo ta vừa nói đến, các cái in pace, những cái miệng gắn xi, những bộ óc bưng kín, bao nhiêu trí tuệ thông minh xấu số bị giam giữ trong lời khấn nguyện vĩnh viễn, cái trò “mặc áo dòng” chôn sống những linh hồn đang sống. Cộng những nhục hình cá nhân vào những suy đồi dân tộc, thì bất cứ bạn là người thế nào, bạn sẽ phải rùng mình ghê tởm trước cái áo thầy tu và cái màn che mặt, hai tấm vải liệm do con người sáng chế ra.
Thế mà ở một vài điểm, ở một vài nơi, bất chấp triết học, bất chấp sự tiến bộ, cái tinh thần nhà tu kín vẫn tồn tại dằng dai, giữa thế kỷ XIX và một sự tái khởi kỳ quặc của khuynh hướng khổ hạnh đang làm cho chế độ cổ hủ cứ muốn tồn tại mãi mãi giống như lọ nước hoa đã trở mùi vẫn đòi được thoa vào mái tóc, con cá ươn vẫn muốn được người ăn, chiếc áo trẻ con vẫn đòi mặc vào cho người lớn và sự âu yếm của những xác chết muốn trở về ôm hôn người sống.
Chiếc áo cũ bảo: Đồ vô ơn, ta đã che chở cho người trong những ngày gió mưa, lạnh rét, sao bây giờ người không thèm nhờ ta nữa? Con cá bảo: Ta từ biển khơi về đây. Mùi hương hả bảo: Xưa ta là hoa hồng. Xác chết bảo: Ta đã yêu dấu các người. Tu viện nói: “Ta đã làm cho các người văn minh hơn”.
Chỉ có một câu trả lời cho tất cả những câu nói ấy: “Vâng, xưa kia!”
Mơ ước sự tồn tại vô tận của những cái đã chết và quyền thống trị của những xác ướp, khôi phục lại những nguyên lý đã tàn tạ, thếp vàng lại những cái khung đã nhạt, tô đắp lại những nhà tu kín, ban phúc lại những hộp thánh vật, trang hoàng lại cho những tà giáo, tiếp sức cho những cuồng tín, tra cán lại cho những cần rẩy nước thánh và những thanh gươm, khôi phục chế độ nhà tu kín và chế độ quân phiệt, tin tưởng rằng càng nhiều kẻ ăn bám thì xã hội loài người sẽ được cứu vớt, đặt cái ách của quá khứ lên cổ hiện tại, thật là kỳ lạ. Thế mà cũng có những lý thuyết gia bảo vệ những lý thuyết ấy. Họ cũng là những người thông thái, trí tuệ lớn, họ sử dụng một biện pháp rất đơn giản: họ quét lên quá khứ một nước sơn mà họ gọi là trật tự xã hội, quyền của Chúa, đạo lý, gia đình, tôn kính tổ tiên, uy quyền xưa, truyền thống thiêng liêng, tôn giáo và họ bô bô lên khắp nơi: Hãy coi đây, hỡi những người lương thiện, những người hiểu biết, hãy dùng cái này. Cái kiểu lý luận ấy đã cũ rích. Những thầy cúng La Mã vẫn dùng, họ quét vôi lên mình một con bò cái đen và tuyên bố: đây con bò cái trắng! Boc cretatus (Tiếng Latinh).
Về phần chúng tôi, đôi khi ở nơi này, ở nơi khác, chúng tôi tôn trọng quá khứ và bất cứ ở đâu chúng tôi cũng giữ kín không động chạm đến quá khứ, chỉ cần là quá khứ đã chết thì cứ nằm yên. Nếu nó cứ muốn sống lại thì chúng tôi đả phá nó và chúng tôi cố gắng giết chết nó.
Dị đoan, mê tín, nước đôi, giả đạo đức, thành kiến, những con trùng ấy mặc dù là trùng, vẫn cố bám lấy cuộc sống, những cái hình dáng hơi khói ấy có cả nanh và cả vuốt. Phải vật lộn với chúng, tuyên chiến với chúng và đánh chúng không ngừng, vì đây là một cái tai họa oan nghiệt của nhân loại: là mãi mãi phải đánh với những bóng ma. Bóng ma thì khó mà tóm được cổ, khó mà quật ngã.
Một nhà tu kín ở nước Pháp, giữa cái giờ chính ngọ của thế kỷ 19, đó là một đàn cú đối đầu với ánh sáng ban ngày. Một nhà tu kín, một tội phạm quả tang về khổ hạnh giữa cái xã hội của 89 của 1830 và 1848.[120] La Mã nở rộ giữa Pari, quả là một điều lầm lẫn về thời đại. Bình thường, để làm tan một lầm lẫn về thời đại, chỉ cần bảo nhắc lại cái số nghìn trong niên đại thôi. Nhưng chúng ta không sống trong thời bình thường.
Hãy chiến đấu!
Chiến đấu nhưng có phân biệt. Bản chất của chân lý là không bao giờ cực đoan. Chân lý có cần gì phải cường điệu. Có cái phải tiêu diệt, có cái chỉ cần soi sáng và nhìn vào. Nhìn nghiêm chỉnh và độ lượng, có sức mạnh nào bằng! Không phải đem lửa đến nơi chỉ cần có ánh sáng soi rọi.
Vậy nên, vì sống ở thế kỷ 19, nói chung, chúng tôi phản đối chế độ tu kín khổ hạnh bất cứ ở một dân tộc nào, bất cứ ở châu Á, ở châu Âu, ở Ấn Độ hay ở nước Thổ. Nói nhà tu nghĩa là nói ao đầm lầy lội. Uế khí ở đây là dĩ nhiên và ao tù làm hại vệ sinh; hơi nước bốc men làm các dân tộc lên cơn sốt, khô héo dần, những nhà tu lan tràn khắp nơi trở thành mụn nhọt Ai Cập. Chúng ta không thể không rùng mình kinh sợ khi nghĩ đến những nước mà bọn thầy tu, phakia và đecvisơ nhúc nhúc như là sâu bọ.
Nói như vậy xong, vẫn có vấn đề về tôn giáo. Vấn đề này có những mặt huyền bí hầu như ghê gớm. Ta hãy nhìn thẳng vào vấn đề này.
IV
NHÀ TU VỀ PHƯƠNG DIỆN NGUYÊN TẮC
Nhiều người họp nhau và sống chung với nhau. Căn cứ trên quyền gì? Quyền tự do lập hội.
Họ đóng cửa ở trong nhà của họ. Theo quyền gì? Quyền của mọi người mở hay đóng cửa nhà mình.
Họ không đi ra ngoài. Theo quyền gì? Quyền tự do đi lại, trong đó vô hình chung có quyền ở trong nhà của họ. Ở đấy, ở trong nhà họ, họ làm gì?
Họ nói sẽ, họ luôn luôn nhìn xuống, họ lao động, họ từ bỏ cuộc đời xa hoa, từ bỏ thành thị, những cái vui thể xác, lạc thú, hư danh, kiêu hãnh, quyền lợi riêng. Họ mặc đồ len gai hay đồ vải thô. Không một ai trong bọn họ có cái gì là của riêng. Khi vào đấy, kẻ giàu trở thành nghèo, của riêng họ có, họ đem cho mọi người. Kẻ mà người ta vẫn gọi là quý phái, quý tộc, ngài lãnh chúa phong kiến, ở đây bình đẳng với người nông dân. Buồng tu của mọi người đều giống nhau. Mọi người đều húi tóc, đều mặc một thứ áo tu, đều ăn một thứ bánh đen, ngủ trên một thứ ổ rơm và chết trên cùng một thứ tro. Cùng một cái bị trên lưng, cùng một sợi dây thừng quanh cật. Nếu kỷ luật là đi đất, tất cả mọi người đều đi đất. Có thể có một ông hoàng trong bọn họ, ông hoàng ấy cũng là cái bóng âm thầm như những cái bóng người khác. Không còn tước vị gì nữa. Tên họ cũng mất, chỉ còn có tên riêng thôi. Tất cả mọi người cúi đầu như nhau, dưới những cái tên rửa tội bình đẳng. Họ đã thủ tiêu cái dây họ hàng ruột thịt và dựng lên trong tập thể của họ cái dây họ hàng tinh thần. Họ không có họ hàng nào ngoài loài người nói chung. Họ cứu giúp người nghèo, họ trông nom người ốm. Họ bầu lên những người điều khiển họ. Họ xưng hô với nhau: anh tôi.
Bạn ngắt lời tôi và kêu lên: thế là một nhà tu lý tưởng rồi.
Chỉ cần là một nhà tu thôi, cũng đủ cho tôi phải chú ý rồi. Vì thế trong quyển trên của bộ sách này tôi đã nói đến một nhà tu một cách kính cẩn. Nếu ta không nói đến thời kỳ Trung cổ, không nói đến châu Á, không bàn đến vấn đề lịch sử và chính trị, nếu chỉ nhìn vấn đề về phương diện thuần túy triết học, bỏ tất cả những chuyện tranh cãi, vận động và với điều kiện là nhà tu dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự giác và chỉ có những ngời tự nguyện gia nhập, thì tôi luôn luôn nhìn tập thể nhà tu đó với một sự chú ý nghiêm chỉnh và kính cẩn về vài phương diện. Ở đâu có sự sống chung là có công xã; và ở đâu có công xã là có công quyền. Nhà tu là sản phẩm của công thức: bình đẳng, bác ái. Chao ôi! Tự do sao mà vĩ đại thế! Ôi! Sự biến hóa huy hoàng biết bao! Chỉ cần Tự do là đủ để biến nhà tu thành một chính thể cộng hòa.
Ta hãy bàn tiếp:
Những người đàn ông ấy, những người đàn bà ấy, sống bên trong bốn bức tường này, họ mặc quần áo len thô, họ bình đẳng, họ gọi nhau là “anh em”. Hay lắm. Nhưng họ còn làm cái gì khác nữa chứ?
Phải.
Cái gì?
Họ nhìn ngắm bóng tối. Họ quỳ gối xuống. Họ chắp tay lại.
Thế là nghĩa gì?
V
SỰ CẦU NGUYỆN
Họ cầu nguyện.
Cầu nguyện ai?
Chúa Trời.
Cầu nguyện Chúa Trời. Cầu ấy có ý nghĩa gì?
Có cái vô biên ở ngoài chúng ta không? Cái vô biên ấy có phải là nhất thể không, có tự nó tồn tại không. Có vĩnh cửu không? Có phải nhất định nó có thể chất bởi vì nó là vô biên và nếu nó thiếu thể chất thì nó bị giới hạn ở đấy? Có phải nhất định nó có trí tuệ bởi vì nó là vô biên và nếu nó thiếu trí tuệ thì nó bị giới hạn ở đấy? Cái vô biên ấy có gọi trong đầu óc ta ý niệm bản chất, trong khi ta chỉ cho ta có ý niệm hiện tồn thôi không? Nói cách khác, có phải nó là cái tuyệt đối mà ta là cái tương đối của cái tuyệt đối ấy?
Trong khi có cái vô biên ở ngoài chúng ta, có một cái vô biên ở trong chúng ta không? Hai cái vô biên ấy (ôi, cái số nhiều kinh khủng) có chồng khít lên nhau không? Cái vô biên thứ hai có phải nằm liền sát dưới cái vô biên thứ nhất không? Nó có phải là tấm gương, phản ảnh, tiếng vang, vực thẳm đồng tâm của một cái vực thẳm khác không? Cái vô biên thứ hai là trí tuệ như cái vô biên thứ nhất không? Nó có tư duy không? Nó có yêu không? Nó có ý chí không? Nếu cả hai cái vô biên đều có trí tuệ, mỗi cái đều có một cái nguyên tố tự quyết và có một cái “tôi” trong cái vô biên ở trên cũng như một cái “tôi” trong cái vô biên tầng dưới: cái “tôi” tầng dưới là linh hồn, cái “tôi” tầng trên là Chúa. Thông qua tư duy, làm cho cái vô biên tầng dưới tiếp xúc với cái vô biên tầng trên, thế là cầu nguyện.
Ta đừng tước đi của trí tuệ con người một cái gì cả… Hủy bỏ đi là không tốt! Phải cải tạo và cải biến. Có những năng khiếu của con người hướng về Cõi vô tri: tư duy, mơ mộng, cầu nguyện. Cõi vô tri là đại dương. Lương tri con người là cái gì? Là địa bàn trong Cõi vô tri. Tư duy, mơ mộng, cầu nguyện, đó là những tia huyền bí. Hãy tôn trọng những tia ấy. Những tia huy hoàng ấy của linh hồn đi tới đâu? Tới bóng tối, nghĩa là tới ánh sáng.
Cái vĩ đại của chế độ dân chủ là không phủ định, không phủ nhận cái gì của nhân loại. Bên cạnh quyền Người, ít ra có quyền của Linh hồn.
Chà đạp những tín ngưỡng cuồng điên và tôn sùng vô biên, đó là luật đời. Chúng ta không tự giới hạn chúng ta ở việc quỳ gối trước cái gốc cây “Tạo hóa” và chiêm ngưỡng những cành lá mênh mông, đầy tinh tú của nó. Chúng ta có một bổn phận: rèn cặp linh hồn con người bảo vệ cái huyền bí chống cái “phép màu”, tôn thờ cái điều ta không thể hiểu và gạt bỏ cái vô lý, chỉ thừa nhận là không thể lý giải được cái gì cần thiết, làm cho tín ngưỡng trở nên lành mạnh, dọn sạch hết mê tín dị đoan chồng chất lên tôn giáo. Tóm lại bắt sâu cho cây của Chúa.
VI
CẦU NGUYỆN LÀ MỘT ĐIỀU HAY TUYỆT ĐỐI
Còn cách thức cầu nguyện, mọi cách thức đều tốt quý hồ là chân thành. Có thể mở ngược sách nhưng hãy đi vào vô biên.
Chúng ta biết là có một thứ triết học phủ nhận cái vô biên. Cũng có một thứ triết học, xếp vào loại bệnh tật, phủ nhận mặt trời, cái triết học ấy tên gọi là mù.
Đem một giác quan ta không có dựng lên thành một nguồn chân lý, chỉ người mù mới có cái tự tin lạ lùng ấy. Kỳ lạ là cái triết học mò ấy lại lấy những dáng điệu kiêu ngạo, trịnh trọng và thương hại người ta, khi đứng trước cái triết học nhìn thấy Chúa. Người ta tưởng như nghe thấy một con chuột chũi kêu to: “Ôi! Thương hại thay bọn họ với cái mặt trời của họ”.
Chúng ta biết có những nhà triết học vô thần nổi tiếng và có uy thế mạnh. Những con người này, nhờ cái sức mạnh tư duy của họ đã trở lại được với chân lý. Thực ra họ cũng chưa tin hẳn họ là vô thần. Đối với họ cũng cần chỉ là một vấn đề định nghĩa và trong tất cả mọi trường hợp, nếu họ không tin Chúa, vì họ là những trí tuệ lớn, thì chính họ chứng minh là họ có Chúa.
Chúng ta nghiêng mình chào họ là những nhà triết học nhưng vẫn phê bình nghiêm khắc triết học của họ.
Ta hãy bàn tiếp.
Điều đáng phục nữa là họ dùng ngôn ngữ một cách rất tùy tiện. Một trường phái triết học phương Bắc, cũng hơi bị sương mù bao phủ, đã tưởng làm được một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết của con người, bằng việc thay từ Sức mạnh bằng từ Ý muốn.
Nói rằng: cái cây muốn mà không nói cái cây lớn lên, điều đó có vẻ như là sáng tạo phong phú thật nếu người ta nói thêm: Vũ trụ muốn. Vì sao? Bởi vì có thể rút ra điều này: cái cây muốn như thế nghĩa là cái cây có một “cái tôi”, vũ trụ muốn, vậy thì có một Chúa.
Còn chúng tôi, khác hẳn với trường phái này, chúng tôi không gạt bỏ cái gì trước khi cân nhắc, đối với chúng tôi thì việc nhận là cái cây có ý chí, như trường phái ấy thừa nhận, còn khó hơn là nhận rằng vũ trụ có một ý chí, điều mà trường phái ấy phủ nhận.
Phủ nhận ý chí của vô biên, nghĩa là Chúa, điều này chỉ có thể ý niệm được với điều kiện là phủ nhận cái vô biên. Chúng tôi đã chứng minh điều đó.
Sự phủ nhận vô biên đã dẫn thẳng tới chủ nghĩa hư không. Tất cả trở thành một “khái niệm của trí tuệ”.
Với chủ nghĩa hư không thì không thể bàn luận gì được. Bởi vì người theo chủ nghĩa hư không không tin rằng người đối thoại của mình có thực và cũng không dám chắc chắn là mình có thực nữa.
Theo quan điểm ấy thì rất có thể rằng chính bản thân người ấy, đối với người ấy, cũng chỉ là một “khái niệm của trí tuệ của người ấy” mà thôi!
Chỉ có một điều là người ấy không nhận ra rằng tất cả những điều người ấy phủ nhận thì người ấy lại thừa nhận gọn một cách trọn vẹn, bởi vì người ấy đã nêu lên cái danh dự “trí tuệ”.
Nói tóm lại, không có một con đường nào mở ra cho tư tưởng, trong một thứ triết học đưa tất cả mọi vấn đề đến một chữ độc âm: - Không.
Đối với chữ không ấy, chỉ có một tiếng trả lời: - Có.
Chủ nghĩa hư không không có tác dụng gì.
Không có hư không. Con số “không” không có - Tất cả đều là một cái gì đó. Chẳng có cái gì lại không phải là gì cả. Con người sống bằng khẳng định hơn là sống bằng “bánh mì”.
Nhìn ra và vạch rõ, cả như thế cũng chưa đủ. Triết học phải là một năng lực. Nỗ lực và kết quả của nó là cải thiện con người. Xôcrat phải nhập vào Ađam và sản sinh ra Mác Oren. Nói cách khác là từ con người của phúc hạnh phải làm nảy ra con người của sự hiểu biết. Phải đổi vườn Êđen thành Lixê?[121] Khoa học phải là một liều thuốc bổ. Hưởng thụ, ôi mục đích buồn thay và khát vọng yếu đuối thay! Con thú lo hưởng thụ. Tư duy, đó là thắng lợi thực sự của linh hồn. Đưa tư duy cho con người đang khát, trao cái khái niệm Chúa cho tất cả mọi người như một chất rượu bổ, làm cho lương tri và khoa học hòa hợp như anh em trong tâm hồn họ, làm cho họ trở nên nhân nên chính, bởi vì sự đối chiếu huyền bí ấy, đó mới là nhiệm vụ của triết học thực sự. Luân lý là sự khai hoa của những chân lý. Chiêm duy dẫn đến hành động. Cái tuyệt đối phải có tác dụng thực tế. Lý tưởng phải là cái gì thở được, uống được và ăn được cho trí tuệ con người. Chính lý tưởng mới có quyền nói: “Hãy ăn đi! Đây là thịt của ta, đây là máu của ta”. Hiểu biết là một sự giao cảm thiêng liêng. Chỉ với điều kiện ấy nó mới không còn là một sự yêu say khoa học khô khan không kết quả, để trở nên một phương thức duy nhất và cao đẹp tập hợp, đoàn kết loài người và từ một triết học trở thành một tôn giáo.
Triết học không nên là cái bao lơn, dựng trên huyền bí để nhìn vào huyền bí cho thoải mái, không có tác dụng gì khác hơn là tạo thuận lợi cho tính tò mò.
Về phần chúng tôi, chúng tôi chờ một dịp khác sẽ tiếp tục phát triển tư tưởng của chúng tôi. Chúng tôi chỉ giới hạn ở điểm là chúng tôi không quan niệm con người là một khởi điểm, tiến bộ là mục đích nếu thiếu hai cái sức mạnh này là hai động lực: tin và yêu.
Tiến bộ là mục đích, lý tưởng là điển hình.
Lý tưởng là gì? Là Chúa.
Lý tưởng, Tuyệt đối, Hoàn chỉnh, Vô biên: những từ đồng nhất.
VII
PHẢI THẬN TRỌNG KHI CẢNH CÁO
Lịch sử và Triết học có những bổn phận muôn đời, đồng thời cũng là những bổn phận giản dị: đả kích Caiphơ giám mục, Đơracông quan tòa, Tơrimanxion nhà lập pháp, Tiberơ hoàng đế; điều đó rõ ràng, trực tiếp và trong suốt, không có một chút bóng tối nào. Nhưng cái quyền sống riêng biệt, với tất cả những trở ngại và lạm hành của nó, cần được xét nhận và kiêng nể. Chế độ nhà tu là một vấn đề của con người.
Khi nói đến những nhà tu, những nơi trú ngụ của lầm lỗi, nhưng cũng là của thơ ngây trong trắng, của sai lạc nhưng cũng là của thiện chí, của ngu dốt nhưng cũng là của tinh thần tận tụy hy sinh, của hình phạt nhưng cũng là của tinh thần tử vì đạo, hầu như lúc nào cũng phải tỏ rõ tán thành hay phản đối.
Một nhà tu là một sự mâu thuẫn. Mục đích là cứu vớt, biện pháp lại là hy sinh. Nhà tu là sự ích kỷ tối cao dẫn tới sự nhẫn nhục tối cao. “Thoái vị để trị vì” hình như là châm ngôn của chế độ nhà tu.
Ở nhà tu kín người ta chịu đựng đau khổ để hưởng thụ, người ta ký một hối phiếu về cái chết. Người ta chiết khấu ánh sáng trên thiên đường bằng đêm tối dưới mặt đất. Ở nhà tu ta chịu đựng địa ngục để sớm lên thiên đường.
Nhận phủ màn che mặt hoặc áo khoác nhà tu là một sự tự sát được trả giá với một cuộc sống vĩnh viễn.
Chúng tôi nghĩ rằng đối với một vấn đề như thế, sự chế giễu không thích hợp chút nào. Tất cả ở đây đều là vấn đề nghiêm chỉnh, cái tốt cũng như cái xấu.
Người chính trực có thể cau mày nhưng không bao giờ mỉm nụ cười nhạo báng. Giận dữ ở đây có thể hiểu được, nhạo báng thì không.
VIII
LÒNG TIN, KỶ LUẬT
Xin nói thêm vài lời.
Chúng ta phê phán, kết án nhà thờ, khi nhà thờ đầy những mưu đồ ám muội; chúng ta khinh bỉ cái tinh thần còn ham say thế tục, nhưng ở đâu chúng ta cũng kính trọng con người suy tưởng.
Chúng tôi cúi chào con người quỳ gối cầu nguyện. Một lòng tin, đó là cái cần thiết cho con người. Tai họa cho ai không tin tưởng cái gì.
Không phải là vô công rồi nghề khi người ta tư lự. Có cái lao động trông thấy và cái lao động không trông thấy.
Chiêm duy là cày đất, tư duy là hành động. Khoanh tay cũng là lao động, chắp tay là hành động. Ngước nhìn trời cao là một sự nghiệp.
Talexơ bốn năm ngồi im. Ông đã xây dựng nền triết học.
Đối với chúng tôi tu sĩ không phải là những kẻ vô công rồi nghề và người ẩn dật không phải là những kẻ lười biếng.
Suy nghĩ về bóng tối là một điều nghiêm chỉnh. Không phủ nhận một điều gì những cái chúng tôi vừa nói, chúng tôi nghĩ rằng luôn luôn nhớ tới nấm mồ là một điều cần thiết đối với người sống. Về điểm này vị linh mục và nhà triết học, nhất trí với nhau. Con người phải chết. Viện trưởng dòng Torapơ đã trả lời đích đáng Oraxơ.[122]
Để cho cái chết luôn luôn ít nhiều có mặt trong cuộc sống là kỷ luật của con người hiền triết và cũng là kỷ luật của người khổ hạnh. Về mặt này người tu khổ hạnh và nhà hiền triết gặp nhau.
Có sự lớn mạnh thể chất. Chúng ta muốn có sự lớn mạnh ấy. Cũng có sự cao cả tâm hồn. Chúng ta thiết tha với sự cao cả ấy.
Những người không suy nghĩ và nông nổi nói:
- Cần gì đến những bộ mặt bất động ấy bên phía tín điều: họ dùng làm gì? Họ làm được gì?
Than ôi! Đứng trước cái bóng tối bao bọc chúng ta và chờ đón chúng ta, không biết được sự phân tán mênh mông kia sẽ làm chúng ta thành cái gì, chúng ta trả lời: Có lẽ không có sự nghiệp nào cao cả hơn sự nghiệp của các linh hồn ấy. Và chúng ta nói thêm: có lẽ không có việc làm nào có ích hơn.
Phải có những con người luôn luôn cầu nguyện cho những con người không cầu nguyện bao giờ.
Đối với chúng tôi, vấn đề là có bao nhiêu tư duy hòa vào cầu nguyện.
Lephiđơ cầu nguyện, cái đó vĩ đại. Vônte tôn sùng, cái đó là đẹp: Đeo orexti Voltare (Vônte đã làm Chúa xúc động).
Chúng tôi là những người cho những bài truyền đạo là nghèo nàn và tin ở tính cao cả của cầu nguyện.
Vả lại trong cái giờ phút mà chúng ta đang trải qua lúc này, giờ phút may thay sẽ không để lại hình dáng của nó trong thế kỷ XIX, trong cái giờ mà bao nhiêu người trán cúi thấp tâm hồn không vươn cao, giữa bao nhiêu người lấy hưởng thụ làm đạo lý và luôn luôn bận rộn vì những cái nhất thời và quái dạng của vật chất, bất cứ ai lẩn tránh cuộc đời đều đáng kính. Nhà tu là một sự tự nguyện từ chối hưởng thụ. Hy sinh vì một mục đích sai lầm cũng vẫn là hy sinh. Làm bổn phận thì dù bổn phận đó có là một sai lầm cũng vẫn có cái vĩ đại nhất định.
Cứ xoay quanh chân lý, nhận xét một cách vô tư và triệt để tất cả mọi phương diện, ta phải thấy rằng nhà tu, nhìn riêng bản thân nó và trên lý tưởng, nhất là nhà tu nữ - vì trong xã hội chúng ta người phụ nữ phải chịu đau khổ nhất và trong cái cảnh tù đầy của nó, có hàm một sự phản kháng - nhà tu nữ có một vẻ uy nghiêm nào đó, không thể bàn cãi được.
Cuộc sống giam cầm khắc nghiệt và ảm đạm đến như thế, như chúng ta vừa mô tả một vài đoạn, không phải là sự sống nữa vì không phải là tự do; nó không phải là nấm mồ vì không phải là cảnh viên mãn tối hậu; nó là một nơi kỳ lạ, từ đó người ta nhìn thấy, như đứng trên một ngọn núi cao, một bên cái vực thẳm ta đang sống, một bên cái vực thẳm ta sẽ ở sau này; nó là cái ranh giới nhỏ hẹp, mờ sương chia cách hai thế giới, cái ranh giới vừa được chiếu sáng, vừa bị che tối vì cả hai cái thế giới ấy, ở đấy, ánh sáng yếu ớt của cuộc sống hòa lẫn với những tia lờ mờ của cái chết; đó là nơi tranh tối tranh sáng cạnh mồ.
Về phần chúng tôi, chúng tôi không tin tưởng những điều mà các người phụ nữ đó tin tưởng, như họ, chúng tôi cũng sống với tín ngưỡng, chúng tôi không bao giờ không cảm thấy trong lòng một thứ ghê sợ thiêng liêng trìu mến, một niềm thương hại pha lẫn thèm muốn khi chúng tôi nghĩ đến những con người cúc cung tận tụy ấy, những con người vừa run sợ, vừa tin cậy, những linh hồn thấp bé và oai nghiêm, dám sống trên bờ của huyền bí, trong sự chờ đợi giữa cuộc đời đã đóng kín và cửa trời chưa mở, quay về một cái ánh sáng không trông thấy, chỉ được có cái hạnh phúc là nghĩ rằng họ biết họ đang ở đâu, khao khát mong đợi vực thẳm và huyền bí, mắt đăm đăm nhìn vào bóng tối, yên lặng, quỳ gối, say mê, rung động cả tâm thần, đôi khi như được thấy luồng gió sâu xa của vĩnh cửu nhấc bổng người lên.
QUYỂN VIII: AI CHO CÁI GÌ, NGHĨA ĐỊA NHẬN CÁI ẤY
I
VÀO NHÀ TU BẰNG CÁCH NÀO?
Giăng Vangiăng đã “rơi từ trên trời xuống cái nhà tu này”, như lời Phôsơlơvăng.
Ông đã vượt qua cái tường vườn nhà tu làm nên góc phố Pôlôngxô. Tiếng hát giữa đêm khuya mà ông tưởng là tiếng hát của thiên thần, chính là tiếng hát chầu lễ sớm của nữ tu sĩ. Cái căn nhà lờ mờ trong bóng tối thực ra là nhà nguyện của nhà tu. Còn cái bóng ma nằm phủ phục trên mặt đất chỉ là một nữ tu sĩ đang đền tội. Tiếng nhạc lạ lùng chỉ là tiếng nhạc buộc vào đầu gối lão làm vườn Phôsơlơvăng.
Lúc Côdét đã ngủ yên, Giăng Vangiăng và Phôsơlơvăng uống một hớp rượu vang và ăn một miếng phó mát trước ngọn lửa rừng rực cháy; gian nhà chỉ có độc một cái giường Côdét nằm, nên mỗi người nằm phịch xuống một bó rơm. Trước khi nhắm mắt ngủ, Giăng Vangiăng nói với Phôsơlơvăng: “Từ nay, tôi phải ở lại đây với bác”. Câu nói ấy cứ nhảy nhót trong đầu óc Phôsơlơvăng suốt đêm làm ông già không tài nào ngủ được.
Thực ra đêm ấy không ai chợp mắt lúc nào.
Giăng Vangiăng thấy mình đã lộ tung tích và Giave đang theo mình từng bước; ông nghĩ rằng không thể nào cùng Côdét trở về Pari được nữa, về thì nguy. Cơn gió số mệnh vừa qua đã thổi ông đến nhà tu này, ông chỉ còn một ý nghĩ, là ở lại đây. Đối với một con người khốn khổ trong hoàn cảnh này, nhà tu đây là một nơi nguy hiểm nhất mà cũng là một nơi trú chắc chắn nhất! Nguy hiểm nhất, bởi vì nơi này, không một người đàn ông nào được đặt chân tới, người ta mà bắt quả tang Giăng Vangiăng ở đây, thì từ nhà tu đến nhà tù, chỉ có một bước; chắc chắn nhất, bởi vì nếu được vào đây và được ở đây, thì ai còn đến đây tìm mình? Ở được một nơi không ai được ở, tất là thoát thân.
Về phần Phôsơlơvăng, ông cụ cũng suy nghĩ tợn. Thoạt tiên ông thú thật không thể nào hiểu được đầu đuôi ra sao cả. Ông thị trưởng Mađơlen làm thế nào mà vượt tường vào được đây? Không ai lại nhảy qua tường nhà tu bao giờ? Làm sao lại đèo thêm cả một con bé nữa? Làm thế nào ôm một đứa bé mà leo được bức tường dựng đứng? Đứa bé ấy là ai? Hai người từ đâu lại? Từ ngày Phôsơlơvăng vào nhà tu, ông không nghe nói đến Môngtơrơi Xuya Me, ông không hề biết chuyện gì đã xảy ra ở đó nữa. Trông vẻ mặt ông Mađơlen, thấy cũng không nên hỏi chuyện gì thêm; vả lại, ông cụ tự bảo: “Ai lại gạn hỏi một bậc thánh bao giờ!”. Đối với ông cụ, ông Mađơlen vẫn là ông Mađơlen đầy đủ uy tín ngày xưa. Nhưng, nghe qua mấy tiếng Giăng Vangiăng buột miệng nói ra, ông cụ đoán là có lẽ gặp thời buổi khó khăn, ông Mađơlen đã phá sản, bị chủ nợ săn bắt; hoặc ông là can phạm chính trị, nên phải trốn tránh; nghĩ đến đấy, ông cụ thấy càng thích, bởi vì ông cũng như nhiều nông dân miền Bắc trong thâm tâm vẫn có cảm tình với phái Bônapác. Ông Mađơlen muốn tìm đến nhà tu mà trốn tránh, nên ông có muốn ở lại đây, điều đó cũng dễ hiểu. Có điều không tài nào hiểu được, mặc dù lão đã nát óc suy nghĩ, là làm thế nào mà ông vào được đây, mà lại đèo thêm một đứa bé. Ông nhìn Giăng Vangiăng và con bé, mó vào người họ, chuyện trò với họ, thế mà vẫn không thể tin được là chuyện có thật. Cái vô lý vừa đột nhập vào túp nhà lão Phôsơlơvăng. Phôsơlơvăngcứ mò mẫm đoán mà vẫn thấy tối mò mò. Chỉ có một ý nghĩ này là rõ rệt: “Ông Mađơlen đã cứu sống ta”. Chỉ một ý nghĩ xác đáng ấy cũng đủ để ông già quyết định. Ông tự bảo: “Lúc ông Mađơlen chui xuống dưới gầm xe để kéo mình ra, ông ấy có đắn đo như mình đâu!” Ông nhất quyết cứu cho được ông Mađơlen.
Mặc dù vậy, ông cụ vẫn tự đặt cho mình nhiều câu hỏi rồi lại tự trả lời mình: “Ông đã cứu sống mình như thế, nhưng nếu ông là một thằng trộm cướp thì mình có cứu không? Tất phải cứu. Nếu là một đứa giết người thì mình có cứu không? Cũng phải cứu. Ông đã là một bậc thánh thì mình có cần cứu không? Càng phải cứu”.
Nhưng giữ ông Mađơlen ở lại trong nhà tu là một chuyện khó khăn quá! Trước cái dự định gần như ảo vọng ấy, Phôsơlơvăng không hề nao núng. Người nông dân đáng thương miền Picacđi ấy chỉ có cái thiện ý, một tấm lòng hy sinh tận tụy và chút ít, sự tinh ý cố hữu của nông dân, lần này dùng làm một việc hào hiệp. Ông quyết tâm khắc phục tất cả những khó khăn không bờ bến và vượt qua những kỷ luật khắt khe của nhà tu dòng thánh Bơnoa. Ông ta vốn suốt đời ích kỷ, nhưng lúc trở về già gần kề miệng lỗ, lại què quặt, không còn sinh thú gì ở đời nữa, nên khi thấy việc phúc đức thì lăn vào làm, như thể một người sắp chết thấy một cốc rượu ngon chưa hề được uống bao giờ thì hăm hở cầm lấy mà nốc một hơi. Vả lại, bao nhiêu năm trời, thở không khí trong nhà tu, ông ta như đã mất hết tính cố hữu, ông thấy cần phải ra tay làm một việc phúc đức.
Thế là ông cụ nhất quyết tận tụy hy sinh cho ông Mađơlen.
Chúng tôi đã gọi Phôsơlơvăng là một người nông dân đáng thương miền Picacđi. Gọi như thế đúng nhưng chưa đủ. Đến đây, tưởng cũng nên kể thêm chút ít về lai lịch lão. Vốn ở nhà quê, nhưng đã có lần ông làm lục sự, nên sẵn tinh ý, ông lại có mánh khóe; sẵn chất phác, ông lại thêm sâu sắc. Thế rồi, vì nhiều nguyên nhân, ông thất bại nhiều lần, từ chân lục sự, ông trở thành bác đánh xe ngựa và lao động chân tay. Nhưng mặc dù mắng chửi ngựa, quất ngựa vun vút, vì ngựa cần những thứ ấy, hình như ông vẫn giữ được cốt cách của một ông lục sự. Ông bẩm sinh khá thông minh; ông không ăn nói hay vui miệng chuyện trò. Nhiều người khác vẫn bảo ông cụ ăn nói có vẻ như một ông tư sản. Phôsơlơvăng quả là thuộc cái hạng người mà mấy chục năm nay người ta thường gọi một cách hỗn xược, vu vơ là hạng người nửa tỉnh nửa quê mà những ẩn dụ của ngôn ngữ quý tộc đã ghi vào lý lịch người bình dân: nửa nhà quê, nửa kẻ chợ, tiêu muối. Phôsơlơvăng mặc dù lăn lộn nhiều, thất bại lắm, bây giờ còn trơ cái xác không, nhưng vẫn giữ được cái tính hồn nhiên, phải gì làm nấy. Như thế là ông vẫn giữ được cái bản chất của con người tốt. Ông có những tật xấu này khác, nhưng chỉ ở bề ngoài, những ai biết xem tướng thì thấy nét mặt ông không có những nếp nhăn trên chỏm trán của hạng người độc ác hoặc ngu độn.
Sáng tinh mơ hôm ấy, sau khi đã nghĩ ngợi suốt một đêm ròng, ông Phôsơlơvăng mở mắt thì thấy ông Mađơlen ngồi trên đệm rơm nhìn Côdét đang ngủ. Ông đứng nhỏm dậy hỏi:
- Bây giờ bác đã ở đây rồi, thì bác liệu làm thế nào mà vào đây được? - Câu nói đầy đủ ý nghĩa thức tỉnh Giăng Vangiăng đang mơ mơ màng màng.
Hai người bèn bàn luận với nhau. Phôsơlơvăng nói:
- Trước hết, bác đừng có bước chân ra khỏi cái buồng này. Cả cháu bé nữa. Bước một bước ra ngoài, tất cả chúng ta đi đời cả.
- Đúng thế.
- Bác Mađơlen ạ, bác đến vừa dịp may… nghĩa là không may cho nhà tu, là có một bà nữ tu sĩ ốm nặng. Thế là người ta ít nhòm ngó phía đằng này. Hình như bà ta sắp chết. Phải cầu kinh bốn mươi tiếng đồng hồ. Họ bận cả. Cái bà sắp đi là một bậc thánh. Thực ra ở đây chúng tôi là thánh hết! Chỉ có khác một điều là các bà ấy thì nói: cái buồng của chúng tôi, còn tôi nói: túp lều của tôi. Người ta sắp cầu nguyện cho người hấp hối, rồi cầu nguyện cho người chết. Thế là hôm nay ta có thể yên ổn được; nhưng mai thì không thể nói trước được.
- Thế nhưng cái nhà này ở một góc tường, trước mặt lại có cái đống gạch đổ nát, cây cối um tùm, trên nhà tu nhìn xuống làm sao được?
- Lại thêm các bà nữ tu sĩ không bao giờ đến gần đây.
- Thế thì?
Cái chấm hỏi đặt sau hai tiếng “thế thì” của Giăng Vangiăng có nghĩa: tôi tưởng như thế thì còn sợ gì nữa? Phôsơlơvăng trả lời đúng chỗ hỏi:
- Có lũ trẻ con.
- Lũ trẻ con nào?
Phôsơlơvăng vừa há mồm định giải thích thì chuông nhà tu buông một tiếng. Ông nói:
- Bà ấy chết rồi. Tiếng chuông báo tử vừa đánh đấy.
Ông già ra hiệu cho Giăng Vangiăng chú ý nghe.
Chuông đánh tiếng thứ hai:
- Bác Mađơlen, tiếng chuông báo chết lần thứ hai. Trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, cứ cách một phút, chuông lại đánh một tiếng, cho đến khi đưa xác ra khỏi nhà thờ. Bác nghĩ xem, đến giờ chơi, bọn chúng nô đùa ghê lắm. Chỉ cần một quả bóng lăn lại đây là bọn chúng xông vào tìm nhộn cả lên. Bọn thiên thần ấy nghịch như quỷ.
Giăng Vangiăng hỏi:
- Bọn nào thế bác?
- Bọn trẻ con. Đây, rồi chẳng mấy chốc, bác bị lộ ngay. Bọn chúng sẽ kêu lên: “A, có một người đàn ông!” Nhưng hôm nay không có giờ chơi. Cầu kinh cả ngày. Bác nghe chuông mà xem, cứ mỗi phút một tiếng. Tiếng chuông báo tử.
- Tôi hiểu rồi bác Phôsơlơvăng ạ, ở đây có trẻ ở ký túc.
Và Giăng Vangiăng nghĩ bụng:
- Thật tiện cho Côdét ăn học.
Phôsơlơvăng kêu lên:
- Trời, bọn trẻ mà trông thấy bác, chúng sẽ thét lên mà chạy trốn cho mau. Ở trong này, làm người đàn ông thì cũng giống như mắc bệnh dịch hạch. Bác xem, tôi đeo ở chân một cái nhạc, chẳng khác gì một con thú dữ.
Giăng Vangiăng mỗi lúc một thêm suy nghĩ. Ông lẩm bẩm một mình: “Nhà tu này sẽ cứu được hai ông con mình”. Rồi ông cất tiếng nói:
- Phải, cái khó là làm sao ở lại đây.
- Không, là ra khỏi đây.
Giăng Vangiăng cảm thấy như máu trào lên ngực:
- Ra khỏi đây!
- Vâng, phải ra khỏi đây rồi mới quay trở vào được.
Rồi Phôsơlơvăng nói tiếp, sau một tiếng chuông rền rĩ bên ngoài.
- Không thể để người ta thấy bác lù lù ở đây được. Bác vào đường nào! Tôi biết bác lắm nên tôi cho là bác rơi ở trên trời xuống, chứ đối với các nữ tu sĩ thì họ cho là bác phải vào đằng cổng kia.
Bỗng một hồi chuông khá phức tạp của một chiếc chuông thứ hai. Phôsơlơvăng nói:
- À, tiếng chuông gọi các mẹ tư vấn đi họp. Khi có người chết là họ họp. Bà ấy chết lúc sáng tinh mơ. Thường họ chết vào lúc sáng tinh mơ. Nhưng này, bác vào lối nào, thì nay bác có ra bằng lối ấy được không? Không phải hỏi thế mà chơi đâu, bác vào lối nào chứ?
Giăng Vangiăng xám xanh mặt lại. Nghĩ rằng phải leo tường ra cái lối khủng khiếp kia, Giăng Vangiăng rùng mình ghê sợ. Ta vừa thoát khỏi một khu rừng đầy hùm beo, thử tưởng tượng nay lại có người bạn khuyên mình trở lại khu rừng đó. Giăng Vangiăng nghĩ đến một khu phố nhung nhúc những mật thám, những tên chỉ điểm đang rình mò, những lính tuần, những bàn tay khủng khiếp lúc nào cũng sẵn sàng tóm lấy cổ mình, còn Giave thì có lẽ đứng chờ ở một xó ngã tư đường. Ông nói:
- Không thể được, bác Phôsơlơvăng ạ, cứ coi như tôi rơi từ trên trời xuống.
- Tôi tin như vậy, tôi tin như vậy, bác chả cần nói. Đức Chúa Trời chắc muốn giữ lấy bác để ngắm cho kỹ rồi lại thả bác ra. Chúa muốn đặt bác vào một nhà tu nam. Nhưng rồi Chúa nhầm chỗ. Đấy, lại một tiếng chuông. Tiếng chuông này báo cho bác gác cổng đi báo tòa thị chính cử ông y sĩ coi việc người chết đến đây để chứng kiến. Đấy, lễ nghi cái chết phải như thế. Các bà ở đây nào có ưa gì cái việc khám xét ấy. Là y sĩ thì chẳng tin gì cả. Họ lật tấm vải phủ diện lên; có khi lật cả cái khác. Lần này, sao các bà ấy cho đi báo sớm thế. Chắc có việc gì. Cháu bé vẫn ngủ. Cháu tên là gì nhỉ?
- Côdét.
- Con bác à? Trông thì ai cũng bảo cháu gọi bằng ông, có phải không bác?
- Phải.
- Cho cháu ra khỏi đây cũng dễ. Tôi ra vào có cái cửa riêng ăn liền với sân trước. Cứ gõ cửa là bác gác mở. Tôi vẫn đeo cái giỏ đằng sau lưng: nhét cháu vào giỏ là xong. Thế là cứ việc đi ra. Ai chả bảo là lão già Phôsơlơvăng đeo giỏ ra phố. Bác nhớ dặn cháu đừng có cựa quậy. Tôi đậy tấm vải bạt lên trên. Đến nhà bà bạn bán hoa quả ở phố Sơmanhve, tôi sẽ gửi cháu ở đấy. Bà ấy điếc, nhà có một chiếc giường nhỏ. Tôi sẽ chõ vào tai bà mà thét nó là cháu gái tôi, nhờ bà trông hộ một hôm. Thế rồi bác sẽ lại đem cháu vào đây. Tôi sẽ tìm hết cách đưa bác vào. Nhưng bác có cách nào ra khỏi đây được không?
Giăng Vangiăng lắc đầu:
- Làm sao cho đừng một ai trông thấy tôi, có thế thôi. Bác thử xem có cách nào đưa tôi ra như đưa Côdét được không. Cũng nằm trong giỏ đậy bạt.
Phôsơlơvăng lấy ngón tay giữa gãi gãi dưới tai, tỏ vẻ vô cùng bối rối.
Một hồi chuông thứ ba làm câu chuyện đứt quãng.
- Đấy, ông y sĩ đi rồi đấy. Ông ấy xem xong, nói: “Bà ấy chết rồi, được”. Khi ông y sĩ đã chuẩn bị tờ giấy thông hành lên thiên đường thì bọn tang lễ mang áo quan đến. Nếu là một mẹ thì các mẹ liệm; nếu là một bà phước thì các bà phước liệm. Xong đâu đó đến lượt tôi đóng áo quan. Ấy, cũng là một phần việc làm vườn. Kẻ làm vườn cũng ít nhiều là người đào huyệt. Quan tài thì đặt trong một cái buồng thấp ngoài nhà thờ, trông ra phố. Trừ ông y sĩ, không một người đàn ông nào được bén mảng tới. Không kể tôi và những phu đòn, chúng tôi không được coi là đàn ông. Tôi đóng quan tài ở đấy. Phu đòn đến khiêng ra, thế là xe tang quất ngựa! Đấy, đường lên trời chỉ có thế. Lúc mang đến thì hòm không, lúc mang đi thì hòm có. Đám ma là như thế. De profundis.[123]
Một tia nắng sớm rọi ngang qua mặt Côdét đang ngủ say: miệng nó hé mở như một thiên thần đang uống ánh sáng. Giăng Vangiăng nhìn nó từ lâu. Ông không nghe Phôsơlơvăng nói nữa.
Không được nghe, đấy không phải là một lý do để người ta không nói nữa. Lão làm vườn trung hậu vẫn cứ việc lải nhải:
- Đào huyệt ở nghĩa trang Vôgira. Cái nghĩa trang này, người ta bảo sắp bỏ đi. Nghĩa trang cũ từ đời nào, không đúng luật lệ, không ra vẻ gì cả, sắp cho hưu đến nơi. Kể cũng tiếc, vì nó được cái tiện. Ấy tôi có một người bạn làm ở đấy, lão phu huyệt Métchiên ấy mà, các bà nữ tu sĩ ở đây hưởng biệt đãi là được chôn cất vào lúc sẩm tối. Quận có cả một nghị định riêng cho các bà. Nhưng từ hôm qua đến nay, sao lắm chuyện thế! Mẹ Cơruyxiphixiông thì chết, ông Mađơlen thì…
- Thì đã chôn vùi.
Giăng Vangiăng vừa nói vậy, vừa mỉm cười buồn bã. Phôsơlơvăng láy lại tiếng chôn vùi:
- Trời! Nếu bác ở hẳn đây thì cũng chẳng khác gì chôn vùi.
Hồi chuông thứ tư lại vang lên. Phôsơlơvăng vội vàng với cái đai bịt đầu gối có nhạc treo trên tường, buộc vào chân:
- Lần này đến lượt tôi. Mẹ nhất gọi tôi đấy. Được để tôi buộc đã. Còn bác, bác chớ có đi đâu một bước đấy nhé, phải chờ tôi. Có cái gì lạ đây. Bác có đói thì lấy rượu, bánh với phó mát mà ăn.
Rồi vừa đi ông già vừa nói: “Nào thì đi, nào thì đi”.
Giăng Vangiăng thấy lão cố sức lê nhanh cái chân thọt qua vườn, ghé mắt nhìn mấy luống dưa.
Lão đi đến đâu, nhạc rung đến đấy, khiến các bà phước chạy tán loạn. Chưa đầy mười phút, lão đến một cái cửa, khe khẽ gõ một tiếng. Một giọng nói dịu dàng trả lời: đời đời. Đời đời nghĩa là Cứ vào.
Cái cửa này là cái cửa phòng dành riêng để tiếp lão làm vườn mỗi khi có việc. Phòng ấy giáp với phòng họp của các mẹ. Phòng chỉ có độc một cái ghế tựa. Mẹ nhất ngồi ghế đợi ông Phôsơlơvăng.
II
CỤ PHÔSƠLƠVĂNG ĐỨNG TRƯỚC KHÓ KHĂN
Có những người, khi gặp hoàn cảnh khó khăn thì nét mặt trở thành băn khoăn và nghiêm nghị, đó là do tính người như thế hoặc do nghề nghiệp, đặc biệt là ở những linh mục và tu sĩ. Khi Phôsơlơvăng vào thì mẹ nhất cũng đang ở tình trạng ấy. Nét mặt mẹ vừa băn khoăn vừa nghiêm nghị. Mẹ vốn có duyên và học thức rộng, thường ngày tươi cười. Mẹ chính là tiểu thư Đơ Bơlêmơ tức mẹ Inôxăngtơ.
Ông già làm vườn khúm núm chào và đứng lại ở cửa phòng. Mẹ nhất đang lần tràng hạt, bỗng ngước mắt nhìn lên, nói:
- À! Lão Phôvăng đấy à?
Trong nhà tu này, người ta quen gọi là Phôvăng cho gọn.
Phôsơlơvăng chào lại một lần nữa.
- Lão Phôvăng ạ, tôi cho gọi lão.
- Bẩm mẹ, con đến hầu mẹ.
- Tôi cần nói chuyện với lão.
Phôsơlơvăng cố lấy giọng mạnh bạo và tự mình cũng đâm sợ sự mạnh bạo ấy:
- Còn con, con cũng định thưa với mẹ tôn quý một việc.
Mẹ nhất nhìn lão:
- Thế ra lão cũng có một việc cần báo với tôi?
- Cần cầu xin với mẹ.
- Cứ nói đi.
Phôsơlơvăng, nguyên lục sự, thuộc vào hạng nông dân tự tín. Có khi dốt nát một cách khôn khéo lại là một sức mạnh. Người ta không ngờ vực mình, do đó mà dễ thành công. Hơn hai năm trời sống trong nhà tu, Phôsơlơvăng đã thành công. Suốt năm đơn độc, làm việc trong khoảnh vườn, ông chẳng còn gì khác ngoài việc tò mò tìm hiểu nhà tu. Nhìn xa những người đàn bà trùm khăn kín mít qua lại trước mặt, ông chỉ thấy như những bóng đen lảng vảng. Ông già cố sức chăm chú để tìm hiểu, nên những bóng ma ấy, dần dần lão đã thấy có da có thịt: những xác chết ấy có một đời sống. Ông giống như người điếc mắt càng trông xa, hay như người mù nghe rất thính. Ông đã biết tường tận mỗi hồi chuông nói gì trong nhà tu bí mật, lặng lẽ này, nên ông không thấy có gì là lạ hết. Cái chuông ấy là một con nhân sư[124] rất khó hiểu nhưng đối với ông thì ngày ngày nó thủ thỉ bên tai tất cả những điều bí mật trong tu viện. Biết bao nhiêu, ông càng giấu kín bấy nhiêu. Đấy, bí quyết nghệ thuật của ông là ở chỗ ấy. Cả tu viện tưởng ông ngây ngô, đần độn. Trong giáo hội, thì đây là một đức lớn. Các mẹ tư vấn quý ông. Rõ là một anh tọc mạch câm. Ai cũng tin ông. Vả ông luôn luôn tôn trọng nội quy, ông chỉ ra phố khi phải mua cái gì cần thiết lắm cho khu vườn quả hay vườn rau. Hành tung kín đáo ấy cũng được đánh giá tốt. Tuy nhiên ông vẫn khêu gợi cho hai người múa môi khua lưỡi: trong nhà tu thì là bác gác cổng, thế là ông biết mọi chuyện trong phòng tiếp khách; ngoài nghĩa trang thì là bác phu đào huyệt, thế là ông biết tất cả những chuyện lạ về tang ma. Như vậy, sống giữa những người tu hành, ông có hai nguồn ánh sáng, một soi vào cảnh sống, một soi vào cõi chết. Tuy biết vậy mà ông chẳng làm gì quá đáng bao giờ. Tất cả thánh hội đều tin ở ông. Ông vừa già lại què, mắt mờ, hình như lại nghễnh ngãng nữa, biết bao nét tốt! Khó lòng mà tìm được một người như ông Phôsơlơvăng.
Thế là hôm nay, trước mắt mẹ nhất, tự biết mình được mọi người tin cậy, ông già ấy mạnh dạn bắt đầu nói một câu chuyện quê mùa, dài dòng nhưng sâu sắc ý nghĩa. Ông kể lể mãi về việc tuổi ông đã già, lại mang tật nó chứng kia; mỗi năm mỗi yếu đi, mà công việc vườn tược mỗi ngày một nhiều; nào vườn thì rộng, nào phải đêm hôm làm lụng, như đêm vừa qua, nhân có trăng, ông phải cặm củi trải rơm che vườn dưa. Thế rồi ông kết thúc câu chuyện như sau: ông có một người em trai (mẹ nhất cựa mình) - người em đã có tuổi (mẹ nhất cựa mình lần thứ hai, nhưng cựa mình yên tâm) - nếu được phép, người em sẽ đến cùng với ông để giúp việc làm vườn bởi vì hắn ta làm vườn rất giỏi, - thánh hội sẽ được công được việc. Còn như nếu thánh hội từ chối thì ông bắt buộc và hết sức lấy làm tiếc là phải xin nghỉ việc, nởi vì ông đã già nua lại tật bệnh, - người em ông lại có một đứa cháu gái nhỏ sẽ mang theo, đứa bé sẽ được giáo dục trong lòng Chúa và sau này biết đâu nó không trở thành một bà xơ trong nhà tu.
Ông vừa dứt lời thì mẹ nhất ngừng tay lần tràng hạt, bảo:
- Từ giờ đến chiều, lão có kiếm đâu được một thanh sắt to không?
- Để làm gì ạ?
- Để bẩy.
- Bẩm mẹ, được ạ.
Mẹ nhất liền đứng dậy, không nói thêm nửa lời - mẹ sang buồng bên cạnh là buồng họp hình như có các mẹ khác đang tụ tập ở đây. Phôsơlơvăng còn lại một mình trong phòng.
III
MẸ INÔXĂNGTƠ
Mười lăm phút trôi qua. Mẹ nhất trở lại phòng, ngồi trên chiếc ghế.
Trong cuộc đối thoại, hai người đều có vẻ lo âu. Chúng tôi xin cố gắng ghi đúng câu chuyện trao đổi như sau:
- Lão Phôvăng ạ.
- Bẩm mẹ dạy gì?
- Lão biết nhà nguyện chứ?
- Hàng ngày con vẫn được lên cái buồng nhỏ để nghe kinh và xem lễ.
- Thế lão có vào sàn hát bao giờ không?
- Bẩm, con có vào vài ba lần.
- Phải bẩy một tảng đá.
- Bẩm có nặng không ạ?
- Tảng đá bên cạnh bàn thờ.
- Bẩm tảng đá đậy cái hầm ấy à?
- Phải.
- Giá được hai người đàn ông thì tốt quá.
- Mẹ Atxăngxiông sẽ giúp lão một tay, bà ấy khỏe chẳng kém gì đàn ông.
- Đàn bà thì chẳng bao giờ khỏe bằng đàn ông.
- Chúng ta chỉ có một phụ nữ để giúp lão thôi. Bà ấy sẽ cố gắng, làm được chừng nào hay chừng ấy. Linh mục Mabiông kể bốn trăm mười bảy thư của thánh Bécna, còn Méclônuyt Hoócchiuyt chỉ được có ba trăm sáu mươi bảy, không vì thế mà tôi coi nhẹ Méclônuyt Hoócchiuyt.
- Con cũng vậy.
- Làm hết sức mình là đáng quý rồi. Nhà tu đâu có phải là công trường.
- Và đàn bà cũng chẳng phải là đàn ông. Chú em tôi nó khỏe lắm.
- Lão còn có đòn để bẩy kia mà.
- Vâng, phải có thứ chìa khóa ấy mới mở nổi cái loại cửa ghê gớm kia.
- Tảng đá còn có cái vòng sắt nữa.
- Con sẽ luồn đòn bẩy qua cái vòng ấy.
- Và tảng đá xoay được.
- Bẩm mẹ, được. Con sẽ mở hầm.
- Có bốn mẹ sẽ đỡ việc lão.
- Thế mở xong thì làm gì ạ?
- Rồi phải đóng lại.
- Thế là xong ạ?
- Chưa.
- Bẩm mẹ, xin mẹ cứ dạy.
- Lão Phôvăng ạ. Các mẹ tin lão lắm.
- Con xin làm tất.
- Và phải giữ kín tất.
- Bẩm vâng.
- Mở cửa hầm xong…
- Con sẽ đóng lại.
- Nhưng trước đó…
- Gì cơ ạ?
- Phải đưa xuống hầm một cái gì.
Im lặng một lát. Mẹ nhất, hơi bĩu môi dưới ra như ngập ngừng, rồi nói:
- Lão Phôvăng ạ.
- Lão biết là có một mẹ vừa qua đời sáng nay chứ?
- Bẩm không.
- Thế lão không nghe thấy chuông báo à?
- Ở cuối vườn chỗ con, chẳng nghe thấy gì hết.
- Thật à?
- Con nghe được hồi chuông gọi con cũng đã khó nhọc lắm.
- Mẹ ấy tịch lúc sáng sớm.
- Vả lại sáng nay, gió không thổi về phía con.
- Đó là mẹ Cơruyxiphixiông. Mẹ là một bậc thánh.
Mẹ nhất ngừng lại nói, môi hơi mấp máy như để khẽ cầu nguyện, rồi lại tiếp:
- Ba năm trước đây, chỉ thấy mẹ Cơruyxiphixiông cầu kinh thôi mà bà Đơ Bêtuym phải cải quy đạo Cơ đốc, trước bà ta theo phái Giăngxênit!
- Ái chà! Bẩm mẹ, bây giờ con mới nghe thấy chuông báo tử.
- Các mẹ đã khiêng mẹ Cơruyxiphixiông sang buồng nhà xác, thông với nhà thờ.
- Bẩm vâng.
- Ngoài lão ra, không một người đàn ông nào được vào buồng ấy. Lão phải trông chừng đấy, một người đàn ông nào vào thì chả ra làm sao đâu!
- Hơn thế!
- Cái gì?
- Hơn thế.
- Lão nói gì vậy?
- Con bảo: Hơn thế.
- Hơn thế là hơn cái gì?
- Thưa mẹ bề trên, con không nói hơn thế cái gì. Con nói hơn thế.
- Ta chẳng hiểu lão nói gì cả. Tại sao lão nói hơn thế?
- Bẩm mẹ, để nói như mẹ.
- Ta không nói hơn thế.
- Mẹ không nói như thế, nhưng con nói như thế để nói như mẹ.
Lúc ấy chuông điểm 9 giờ.
Mẹ nhất cầu nguyện:
“Chín giờ sáng và tất cả mọi giờ, ngợi khen và thờ lạy thánh thể rất thiêng liêng”.
- Amen, Phôsơlơvăng nói.
Chuông điểm đúng lúc, nó cắt đứt cái chuyện “Hơn thế” nếu không thì mẹ nhất và Phôsơlơvăng không làm thế nào gỡ được cái cuộn chỉ rối ấy.
Phôsơlơvăng lau mồ hôi trán.
Mẹ nhất lại lầm rầm khe khẽ trong miệng như khấn vái, rồi mẹ nói to:
- Lúc sinh thời, mẹ Cơruyxiphixiông cải tôn biết bao nhiêu người. Mất đi, chắc hẳn mẹ làm nhiều phép nhiệm mầu lắm.
- Bẩm, hẳn mẹ sẽ làm nhiều phép nhiệm mầu.
Phôsơlơvăng nói theo và cố gắng giữ hết sức để khỏi hớ lần nữa.
- Lão Phôvăng ạ, tất cả giáo hữu đã được ban phúc qua mẹ Cơruyxiphixiông. Nhất định không phải ai cũng được chết như giáo chủ Đơ Bêruyn trong lúc giảng kinh và gửi hồn lên Chúa khi cầu nguyện Hone igitur oblationem (Vậy xin dâng của lễ này). Tuy không được hạnh phúc ấy, mẹ Cơruyxiphixiông cũng chết một cách quý hóa. Cho tới phút tắt thở mẹ vẫn tỉnh táo. Mẹ còn chuyện trò với chị em chúng ta, rồi mẹ còn cầu kinh nữa. Mẹ đã cho chị em chúng ta những mệnh lệnh cuối cùng. Giá lão là người sùng đạo hơn và giá lão cũng được vào buồng mẹ Cơruyxiphixiông lúc ấy, thì mẹ chỉ sờ vào chân lão, lão đã khỏi tật. Mẹ mỉm miệng cười, tựa như phục sinh trong lòng Chúa. Thật như có thiên đường trong cảnh chết ấy.
Phôsơlơvăng tưởng như nghe thấy bài kinh cầu siêu chấm dứt. Lão nói:
- Amen.
- Lão Phôvăng ạ, người chết muốn sao, ta phải làm như vậy.
Mẹ nhất lần tràng hạt. Lão Phôsơlơvăng im lặng.
Bà lại tiếp:
- Về vấn đề này ta đã xin ý kiến nhiều vị giáo sĩ phục vụ và lo về cuộc sống trong đạo và đã đạt được những kết quả rất tốt đẹp.
- Thưa mẹ bề trên, ở đây nghe rõ tiếng chuông báo tử hơn là ở ngoài vườn.
- Vả chăng mẹ Cơruyxiphixiông không phải là một người quá cố bình thường, mẹ là một vị thánh.
- Bẩm cũng như mẹ.
- Từ hai mươi năm nay, mẹ vẫn nằm trong cái áo quan riêng của mẹ do giáo hoàng Pi VII cho phép.
- Người đã làm lễ đăng quang cho Hoàng… Bônapác.
Phôsơlơvăng vốn tinh ranh là thế mà buột miệng nói theo điều ghi nhớ của mình như thế cũng thật rầy. Cũng may mẹ nhất đang bận suy nghĩ không nghe thấy gì.
Mẹ nói tiếp:
- Lão Phôvăng.
- Bẩm mẹ dạy?
- Thánh Điôđorơ, tổng giám mục Capađôxơ, ngỏ ý muốn người ta chỉ ghi mộ mình một chữ này: Acarú, nghĩa là con giun đất. Người ta đã làm theo ý thánh như vậy, có phải không?
- Thưa mẹ vâng.
- Thánh Mêđôcanơ toàn thiện toàn phúc, viện trưởng ở Akila, muốn được chôn dưới một cái giá treo cổ. Điều đó đã được thực hiện.
- Thưa vâng.
- Thánh Têrăngxơ, giám mục địa phận Pô trên cửa sông Tibơrơ vùng bờ bể, muốn người ta khắc trên bia mình cái dấu ghi trên mả những đứa giết cha, mong rằng khách qua đường ai cũng nhổ nước miếng trên mả mình. Điều đó cũng được thực hiện. Phải tuân lệnh người chết.
- Cầu Chúa cho như thế.
- Thi hài của Bécna Ghiđôni, sinh ở nước Pháp, gần Rôdơ Abây, đã được đưa vào nhà thờ dòng Đôminicanh ở Limôgiơ, theo lệnh của Người và mặc dù vua Caxtiơ phản đối, tuy rằng Bécna Ghiđôni là giám mục Tuy ở Tây Ban Nha. Ai nói trái được.
- Nhất định không ạ. Bẩm mẹ.
- Điều này đã được Pơlăngtavít Đơ la Phôxơ chứng thực.
Mẹ lại yên lặng lần thêm vài hạt nữa. Rồi mẹ nói tiếp:
- Lão Phôvăng ạ. Phải chôn mẹ Cơruyxiphixiông trong chiếc quan tài mẹ vẫn nằm từ hai mươi năm nay.
- Như thế là phải ạ.
- Vẫn là tiếp tục ngủ thôi.
- Con sẽ đóng quan tài ấy lại?
- Phải.
- Còn chiếc quan tài của sở thì để lại ạ?
- Đúng thế.
- Con xin tuân lời thánh hội muôn vàn tôn kính.
- Bốn mẹ trong ban đồng ca sẽ giúp lão.
- Giúp việc đóng quan tài ấy à? Bẩm mẹ chả cần ạ.
- Không. Là nói giúp việc đưa quan tài xuống cơ.
- Xuống đâu ạ?
- Xuống hầm.
- Hầm nào ạ?
- Hầm dưới điện thờ.
Lão Phôsơlơvăng giật nảy mình:
- Cái hầm dưới bàn thờ ấy à?
- Đúng, dưới bàn thờ.
- Nhưng…
- Có cái thanh sắt để bẩy mà.
- Vâng, nhưng…
- Luồn thanh sắt vào cái vòng mà bẩy.
- Nhưng…
- Phải tuân lệnh người đã chết. Mẹ Cơruyxiphixiông chỉ có một nguyện vọng lớn nhất là được chôn cất ở trong hầm mộ dưới bàn thờ nhà nguyện, không phải nằm nơi trần tục. Mẹ muốn yên nghỉ ở nơi lúc sống mẹ thường vẫn cầu kinh. Mẹ đã nói thế, tức là lệnh của mẹ vậy.
- Nhưng, người ta cấm…
- Người trần cấm, nhưng Chúa ra lệnh.
- Nhỡ lộ việc thì sao?
- Chúng ta tin ở lão.
- Con thì sẽ lặng thinh như hòn đá trong vách này.
- Hội đồng đã họp. Các mẹ tư vấn đang bàn và ta cũng vừa hỏi ý kiến xong, các mẹ đã nhất quyết chôn mẹ Cơruyxiphixiông trong áo quan của mẹ, ở cái hầm mộ dưới bàn thờ. Lão Phôsơlơvăng này, hãy nghĩ xem, nếu phép nhiệm màu mà diễn ra ở đây thì thế nào? Vinh quang thay cho tu viện ta từ trong lòng Chúa. Phép mầu từ mộ mà lên đấy.
- Nhưng, bẩm chỉ sợ nhân viên ban vệ sinh…
- Về việc mai táng. Thánh Bơnoa II đã chống lại hoàng đế Côngxtăngtanh Pôgôna.
- Thế nhỡ ông cầm…
- Một trong bảy ông vua Đức xâm nhập các xứ Gôlơ dưới triều vua Côngxtăng là Cônôdơme đã chính thức công nhận quyền của người tu sĩ được chôn cất trong lòng đạo, tức là dưới bàn thờ.
- Nếu ông thanh tra quận…
- Trước thánh giá, người trần tục không có quyền gì hết. Máctanh, giáo trưởng thứ mười một dòng tu Sáctơrơ, đã nêu cái phương châm này cho dòng tu của mình: Stat crux dum volvitur orbis.[125]
Phôsơlơvăng cầu:
- Amen.
Đó là đối phó bất di bất dịch của lão mỗi khi nghe ai đọc tiếng Latinh.
Đối với một người đã im lặng quá lâu thì gặp bất cứ ai cũng là một dịp để nói hết những điều muốn nói. Nhà hùng biện Gimnatôrát hôm ở tù ra, trong người đầy ắp những lưỡng đoạn luận và tam đoạn luận bị nén, đứng lại trước gốc cây đầu tiên gặp trên đường và đem tất cả tài hùng biện ra để thuyết phục gốc cây đó. Mẹ nhất thường ngày bị kỷ luật im lặng khống chế, bụng đầy những giáo điều, đứng dậy nói thao thao như mở cống:
- Bên phải ta là Bơnoa, bên trái là Bécna. Bécna là ai? Là tu viện trưởng đầu tiên của Cơlécvô. Phôngtenơ đơ Buôcgônhơ là cái xứ sở được phúc Chúa vì là sinh quán của ngài. Cha ngài là Têxơlanh và mẹ ngài là Aletơ. Ngài đã bắt đầu ở Xitô và sau ở Cơlécvô. Ngài đã được phong viện trưởng do giám mục Ghiômơ đơ Săngpô địa phận Salông suya Xônơ, ngài có bảy trăm tu sĩ tập sự và đã dựng 160 nhà tu. Người đã đánh gục Abêla ở hội nghị Xăngxơ năm 1140 và Pierơ đơ Bơruy và Hăngri môn đệ của Pierơ đơ Bơruy và một loại lầm đường khác, bọn Apôxtôlic; ngài đã khuất phục Acnô đơ Bơrexơ, quật ngã như sét đánh linh mục Raun; tên đồ tể giết dân Do Thái; ngài khống chế cả hội nghị Ranhxơ năm 1184, ngài làm cho Ginbe đơ la Pôrê, giám mục Poachiê và Eông đơ Lêtôalơ bị kết án; ngài dàn xếp xích mích của các vua chúa, chỉ bảo cho vua Lui Lơ Giơnơ, làm cố vấn cho giáo hoàng Ơgienơ III, ghép vào quy chế giáo hội Lơtăngpơlơ, kêu gọi thập tự viễn chinh, làm 250 phép màu trong đời mình và có lần 39 phép màu trong một ngày. Bơnoa là ai? Là thánh tổ của Mông Caxanh, là người sáng lập thứ hai của Tính thiêng của tu viện, là Badilơ của giáo hội phương Tây. Dòng đạo của người đã sản sinh 40 giáo hoàng, hai trăm giáo chủ, năm mươi thánh tổ, một nghìn sáu trăm tổng giám mục, bốn nghìn sáu trăm giám mục, bốn hoàng đế, mười hai đế hậu, bốn mươi sáu vua, bốn mươi mốt hoàng hậu, ba nghìn sáu trăm vị được phong thánh và tồn tại từ một nghìn bốn trăm năm nay. Một bên thánh Bécna, một bên viên chức vệ sinh; một bên thánh Bơnoa, một bên viên thanh tra lục lộ. Nhà nước, sở lộ chính, sở tang tế, luật lệ cơ quan hành chính, chúng ta không biết. Bao nhiêu người sẽ phẫn nộ trước sự đối xử với chúng tôi. Họ tước cả của chúng tôi các quyền hiến dâng cát bụi của chúng tôi cho Giêsu Cơrít! Vệ sinh của các anh là một bịa đặt của cách mạng. Chúa trời phụ thuộc viên cảnh sát trưởng! Thời thế như thế đấy. Im đi thôi, lão Phôvăng!
Dưới trận mưa rào ấy, Phôsơlơvăng rất lúng túng. Mẹ nhất nói tiếp:
- Ai mà chối cãi được quyền chôn cất tu sĩ của các tu viện? Chỉ có bọn tà đạo và bọn lạc đường phủ nhận nó thôi. Chúng ta đang sống trong một thời đại hỗn loạn ghê gớm. Người ta không biết những điều phải biết mà lại biết những điều không nên biết. Ngu muội và vô đạo. Trong thời đại này có những người lầm vị thánh Bécna tối cao tối đại với Bécna gọi là “Bécna của những người Giatô nghèo”, một giáo sĩ hiền từ ở thế kỷ XIII. Có kẻ phỉ báng đến nỗi liên hệ máy chém chém Lui XVI với thập tự giá đóng đinh Giêsu Cơrít. Lui XVI chỉ là một ông vua. Phải coi chừng Chúa. Không còn cái gì công bằng, cái gì là bất công nữa. Người ta biết tên Vônte mà không biết tên Xêda đơ Buy; thế mà Xêda đơ Buy là một bậc hằng phúc, còn Vônte thì là một tên khốn khổ. Vị tổng giám mục cuối cùng, giáo chủ Pêrigo, không biết cả rằng Sáclơ đơ Gôngđơren đã kế tục Bêruyn, Buôcgoanh đã kế tục Gôngđơren, Giăng Phơrăngxoa Xơnôn kế tục Buôcgoanh và cha Xanhà tuơ Máctơ kế tục Giăng Phơrăngxoa Xơnôn. Người ta nhớ tên linh mục Côtông, không phải vì ông là một trong ba người đã góp phần sáng lập dòng Oratoarơ, mà là vì vua đạo cải cách Hăngri IV đã hay văng tục với cái tên ông ấy. Còn Xanh Phơrăngxoa đơ Xan người đời thích vì ngài ấy hay gian lận trong cờ bạc. Người ta đả kích tôn giáo. Vì sao? Vì đã có những linh mục xấu, vì Xagite, giám mục Gap là anh em của Xalôn, giám mục Ăngbơren và cả hai đã đi theo Mommon. Điều đó có làm sao? Có phải vì thế mà Máctanh đơ Tua không phải là Thánh và không cắt đôi tấm áo khoác cho một người nghèo? Người ta khủng bố các vị thánh, người ta nhắm mắt trước chân lý. Đêm tối đã thành thói quen. Những con thú dữ tợn nhất là những con thú mù. Chẳng ai nghĩ đến địa ngục! Ôi! Cái quần chúng xấu xa độc ác! Lệnh vua bây giờ là lệnh của cách mạng. Người ta không còn biết phải làm gì cho người chết. Cấm không được chết một cách tinh thành. Mồ mả là chuyện hành chính. Ghê tởm quá. Giáo hoàng Xanh Lêông II đã gửi thông điệp đặc biệt, một cho Pierơ Note, một cho vua của người Vidigốt, để phản đối và bác bỏ quyền hành của quan thái thú và quyền vô thượng của Hoàng đế trong vấn đề tang lễ. Côchiê, giám mục Xalông về vấn đề này đã đương đầu với Ôtông, công tước Buôcgônhơ. Các vị thẩm phán xưa cũng đồng tình. Ngày xưa chúng tôi có quyền phát biểu về cả việc đời. Viện trưởng tu viện Xitô, trưởng dòng, là thẩm phán chỉ định của tòa thượng thẩm Buôcônhơ. Chúng tôi được toàn quyền xếp đặt những người chết của chúng tôi. Cả thi hài của thánh Bơnoa chẳng chôn ở tu viện Phơlơry, còn gọi là Xanh Bơnoa Xuya Loarơ ở đất Pháp là gì, mặc dù ngài chết trên đất Ý, ở Mông Caxanh, ngày thứ bảy 21 tháng 3 băm 543? Tất cả những sự việc ấy là hiển nhiên không chối cãi được. Ta ghét những kẻ cầu nguyện giả dối, ta thù những quân tà đạo, nhưng ta còn thù ghét hơn kẻ nào nói trái những điều đó. Chỉ cần đọc lại Acnun Viêng, Gabơrien Buyxơlanh, Tơritemơ, Môrôliquyt và Luych Đasơri.
Mẹ nhất nghỉ để thở, rồi quay lại bảo Phôsơlơvăng:
- Lão Phôvăng, thế là được chứ?
- Bẩm mẹ, vâng, được ạ.
- Trông cả ở lão được chứ?
- Con xin tuân lệnh.
- Tốt lắm!
- Con xin hết lòng với tu viện.
- Được rồi. Lão đóng quan tài. Các bà khiêng quan tài vào nhà nguyện. Cầu kinh xong họ trở lại nhà tu. Khoảng giữa mười một giờ và nửa đêm, lão sẽ mang thanh sắt đến. Việc gì cũng tiến hành hết sức bí mật. Ở nhà nguyện chỉ có bốn mẹ trong ban đồng ca, mẹ Atxăngxông và lão thôi.
- Và bà xơ đứng cọc.
- Bà ấy sẽ không quay mặt lại.
- Bà ấy sẽ nghe thấy.
- Bà ấy không lắng tai nghe. Vả lại điều nhà tu kín biết thì người đời không biết.
Mẹ nhất nghỉ một lần nữa rồi mới nói tiếp:
- Lão sẽ cởi bỏ chiếc nhạc. Không cần để cho bà đứng cọc biết là có lão ở đấy.
- Bẩm mẹ rất kính…
- Gì thế?
- Ông y sĩ đến khám chưa ạ?
- Bốn giờ rưỡi chiều hôm nay. Đã có hiệu chuông cho người đi báo. Thế ra lão không nghe tiếng chuông hiệu lệnh nào cả ư?
- Con chỉ chăm chú nghe hiệu chuông gọi con thôi.
- Cái đó tốt, lão Phôvăng ạ.
- Bẩm mẹ chắc phải kiếm cái đòn dễ đến vài mét.
- Kiếm đâu được?
- Có song sắt làm rào là có đòn. Ở góc vườn, con có chất cả một đống.
- Khoảng mười một giờ mười lăm tối nay, chớ có quên.
- Bẩm mẹ rất kính…
- Gì?
- Nếu có công việc khác như thế này nữa thì chú em con rất khỏe. Khỏe như vâm!
- Lão phải lo làm hết sức nhanh, càng nhanh càng hay.
- Con không làm nhanh lắm được. Con có tật. Vì vậy nên cần có người giúp. Con thọt.
- Thọt không phải là một tội lỗi. Có khi là một điều phúc cũng nên. Hoàng đế Hăngri II, người đã chống lại ngụy giáo hoàng Gơrêgoa và khôi phục Bơnoa VIII có hai biệt hiệu Vua thánh và Vua thọt.
Phôsơlơvăng tai hơi nghễnh ngãng, lẩm bẩm:
- Đến hai áo khoác, tốt quá nhỉ.
- Lão Phôvăng này, ta đã nghĩ. Cho trọn một giờ đi. Không đến nỗi nhiều quá đâu. Lão hãy có mặt bên cạnh bàn thờ chính với cái thanh sắt vào 11 giờ. Buổi lễ bắt đầu lúc 12 giờ đêm. Mười lăm phút trước là phải xong xuôi hết cả.
- Con sẽ làm hết sức để tỏ lòng nhiệt thành của con với tu viện. Dứt khoát như thế. Con đóng nắp áo quan. Mười một giờ đúng con sẽ ở trong nhà nguyện. Các mẹ trong ban đồng ca ở đấy rồi. Mẹ Axăngxiông cũng có mặt. Giá được hai người đàn ông thì hay hơn. Nhưng thôi được, con sẽ mang thanh bẩy. Chúng con sẽ mở hầm mộ, đưa áo quan xuống, rồi đậy lại nắp nhà mồ. Thế là xong, không còn dấu vết gì nữa. Chính phủ sẽ không nghi ngờ gì. Thôi mẹ tôn kính, thế là xong xuôi cả phải không ạ?
- Không.
- Còn cái gì nữa ạ?
- Còn cái quan tài trống.
Ngừng một lát. Phôsơlơvăng nghĩ ngợi. Mẹ nhất nghĩ ngợi.
- Lão Phôvăng này, làm thế nào với cái quan tài ấy?
- Cứ việc mang đi chôn.
- Khiêng trống không à?
Lại im lặng. Lão Phôsơlơvăng vẫy vẫy bàn tay trái như muốn xua đuổi một ý nghĩ gì làm cho lão lo sợ.
- Bẩm mẹ, tay con đã đóng quan tài ấy lại; có ai được vào đấy đâu; thế rồi con cứ phủ tấm vải che lên trên.
- Thế còn bọn phu đòn, lúc họ khiêng quan tài lên xe, rồi lúc hạ huyệt, họ thấy nhẹ không.
Ông Phôsơlơvăng bỗng rủa to:
- Ôi chao! Qu…!
Mẹ nhất giơ tay làm dấu thánh và đăm đăm nhìn Phôsơlơvăng. Ông nghẹn cổ, nuốt vào cổ mấy âm quỷ sứ.
Ông vội vàng nghĩ ra một mưu kế để đánh lảng câu nguyền rủa:
- Bẩm mẹ, con sẽ cho đất vào quan tài. Cũng sẽ nặng nặng như có người ấy.
- Phải đấy. Đất thì cũng như người thôi. Thế là lão sẽ thu xếp cho xong việc cái quan tài rỗng ấy nhé?
- Cứ để mặc con.
Nét mặt mẹ nhất từ nãy bối rối, lo âu bỗng trở nên sáng sủa. Bà ra hiệu cho kẻ bề dưới được ra ngoài. Phôsơlơvăng đi ra phía cửa. Ông vừa định bước chân ra, thì bà dịu dàng lên tiếng:
- Lão Phôvăng, tôi bằng lòng lắm. Ngày mai, sau khi đưa tang, lão dẫn em lão đến đây, bảo mang cả con bé lại nữa.
IV
GIĂNG VANGIĂNG CÓ VẺ ĐÃ ĐỌC LÀU ÔTXTANH CÁTXTILEGIÔ
Người thọt dẫu có bước nhanh thì cũng như người chột muốn liếc mắt nhìn ngang: không làm sao đến đích cho nhanh được. Vả lại, tâm thần Phôsơlơvăng rối tung. Phải đến mười lăm phút, ông mới lê được về đến căn nhà nơi góc vườn. Côdét đã dậy. Giăng Vangiăng đặt nó ngồi bên đống lửa. Vừa lúc Phôsơlơvăng bước vào nhà thì Giăng Vangiăng đang chỉ cái giỏ treo trên tường mà bảo:
- Con ạ, con nghe kỹ đây này. Bây giờ hai bố con mình phải ra khỏi nhà này: ra rồi lại trở vào, ở đây tha hồ sướng. Ông già này sẽ cho con vào giỏ để mang con ra. Con đợi bố ở nhà một bà quen biết. Bố sẽ đến đón. Nhớ kỹ, con phải vâng lời mà nín thin thít không thì mụ Tênácđiê lại đến bắt cho mà xem.
Côdét nghiêm trang gật đầu.
Thấy tiếng Phôsơlơvăng đẩy cửa, Giăng Vangiăng quay lại:
- Thế nào bác?
- Xong xuôi cả, thế mà lại chưa đâu vào đâu. Đã được phép đưa bác vào ở đây. Nhưng phải đưa bác ra trước đã. Thế mới kẹt chứ! Cháu bé thì dễ lắm.
- Bác mang cháu đi à?
- Cháu có im được không?
- Bác cứ tin ở tôi.
- Thế còn bác, bác Mađơlen ơi?…
Sau một lát yên lặng nặng nề, ông Phôsơlơvăng kêu lên:
- Bác vào lối nào thì cứ lối ấy mà ra chứ sao!
Giăng Vangiăng chỉ trả lời gọn lỏn như lần trước: “Không thể được”.
Phôsơlơvăng lầm bầm như muốn nói một mình chứ không phải nói với Giăng Vangiăng:
- Có một việc khác làm mình dằn vặt. Mình nói mình sẽ đổ đất vào. Ấy thế nhưng mà mình nghĩ lại thấy đất mà thay cho xác chết thì chẳng giống tí nào. Không ổn đâu, đất xê dịch, đất động đậy, người khiêng sẽ nhận thấy điều đó. Bác Mađơlen hiểu chứ, bọn phu nhận thấy được chính phủ cũng sẽ nhận thấy.
Giăng Vangiăng nhìn thẳng vào mắt lão và tưởng lão mê sảng.
Lão lại nói:
- Bác ra cách đếch nào bây giờ? Mai là phải xong xuôi cả. Mai tôi phải dẫn bác vào đây rồi. Mẹ nhất chờ bác đấy.
Nói xong, ông cắt nghĩa cho Giăng Vangiăng biết là được như thế, bởi vì ông đã giúp giáo hội được một việc và người ta thưởng công cho ông ta: là ông cũng được dự phần chôn cất mẹ Cơruyxiphixiông; là ông đóng áo quan và giúp việc hạ huyệt. Còn mẹ Cơruyxiphixiông qua đời sáng nay, theo yêu cầu của mẹ, thì đặt trong quan tài riêng mà bà vẫn nằm và chôn ngay trong hầm mộ dưới bàn thờ của nhà nguyện. Sở cảnh sát cấm ngặt việc này. Nhưng mẹ Cơruyxiphixiông thuộc loại nữ tu sĩ muốn gì cần phải được nấy. Mẹ nhất và các mẹ khác đều nhất định làm theo ý nguyện của người đã chết, còn thì mặc kệ chính phủ. Lão Phôsơlơvăng này sẽ đóng cái quan tài trong buồng riêng, rồi mở nắp hầm mộ ra mà chôn dưới hầm. Mẹ nhất đền ơn ông lão bằng cách, cho người em lão và đứa cháu gái được ở trong nhà tu, ông làm vườn, cháu đi học. Người em ấy, chính là ông Mađơlen, đứa cháu gái là Côdét. Mẹ nhất bảo chiều mai phải dẫn hai người vào, sau cuộc đưa ma giả. Nhưng làm thế nào để dẫn ông Mađơlen vào được, khi ông Mađơlen vẫn ở trong này. Đấy là điều lúng túng thứ nhất; thứ hai là còn chiếc quan tài rỗng.
Giăng Vangiăng hỏi:
- Cái quan tài rỗng là thế nào?
- Cái quan tài của Nhà nước ấy mà.
- Quan tài nào? Nhà nước nào?
- Có một mẹ chết. Người y sĩ thành phố đến khám và bảo có một mẹ chết. Thế là chính phủ đưa một cái quan tài đến. Ngày hôm sau, chính phủ lại đưa xe và phu đòn đến để đưa ra nghĩa trang. Phu đến, khiêng quan tài lên, sẽ thấy nhẹ bỗng.
- Cứ nhét cái gì vào đấy.
- Một xác chết à? Tôi làm gì có.
- Không.
- Thế cái gì?
- Một người sống.
- Ai cơ?
- Tôi.
Phôsơlơvăng giật bắn người đứng dậy, như thể có pháo nổ ngay dưới ghế.
- Bác ấy à?
- Chứ sao?
Giăng Vangiăng mỉm cười, - cái mỉm cười hãn hữu như một tia sáng trong bầu trời mùa đông.
- Bác Phôsơlơvăng này, bác chả vừa nói: Mẹ Cơruyxiphixiông chết, mà tôi chả nói thêm “còn lão Mađơlen thì phải chôn đi” à? Thế mà thành sự thật đấy.
- Bác chỉ hay nói bóng.
- Nói thật đấy chứ. Phải ra khỏi đây phải không?
- Vâng.
- Tôi đã bảo bác cũng phải kiếm cho tôi cái giỏ và tấm bạt.
- Thế sao?
- Giỏ thì giỏ gỗ thông, còn bạt thì là tấm chăn liệm đen.
- Không, khăn trắng chứ. Đám tang các nữ tu sĩ tuyền trắng hết.
- Ừ thì trắng.
- Bác Mađơlen, bác thật khác người.
Thấy những điều tưởng tượng như vậy, những điều tưởng tượng đó vốn chỉ là những phát minh tự nhiên và táo bạo trong tù, vượt qua sự yên ổn thường nhật, can thiệp vào nề nếp của tu viện, đó là những điều khiến lão Phôsơlơvăng kinh ngạc, đó là những người qua đường nhìn thấy chim hải âu bắt cá trong rãnh nước phố Xanh Đơni. Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Cần phải ra khỏi đây mà không bị lộ. Cách ấy cũng tiện. Nhưng tôi hỏi bác cái này. Công việc tiến hành thế nào? Cái quan tài ấy để đâu?
- Cái quan tài rỗng ấy à?
- Phải.
- Ở dưới kia, dưới nhà xác. Quan tài đặt trên hai cái giá, phủ một cái chăn liệm.
- Quan tài dài bao nhiêu?
- Hai thước.
- Nhà xác là thế nào?
- Đấy là một buồng ở tầng nền, có một cửa sổ trông ra vườn, căng lưới sắt, muốn đóng cửa phải đứng phía ngoài mà đóng; và có hai cửa ra vào, một thông với nhà tu, một thông ra nhà thờ.
- Nhà thờ nào?
- Nhà thờ ngoài phố đấy, nhà thờ chung của dân.
- Bác có chìa khóa hai cửa ấy không?
- Không. Tôi chỉ giữ chìa khóa cửa vào nhà tu; còn chìa khóa cửa kia thì bác gác giữ.
- Lúc nào thì bác gác mở cửa?
- Chỉ mở một lần cho phu đòn vào khiêng quan tài xong lại đóng ngay.
- Ai đóng quan tài?
- Tôi.
- Ai phủ khăn liệm?
- Tôi.
- Chỉ có một mình bác?
- Phải, ngoài tôi và ông y sĩ của sở cảnh sát không người đàn ông nào được vào buồng ấy. Trên tường, có viết hẳn hoi như thế.
- Đêm nay, lúc nhà tu ngủ cả, bác có cách nào giấu tôi vào buồng ấy được không?
- Không: nhưng có một cái kho hẹp thông với nhà xác, để dụng cụ chôn cất; có thể giấu bác ở đấy được. Tôi giữ kho ấy, lại có chìa khóa.
- Mấy giờ mai xe tang đến đưa quan tài đi?
- Độ ba giờ chiều. Chôn ở nghĩa địa Vôgira, lúc sẩm tối. Cũng khá xa.
- Tôi sẽ trốn trong buồng kho suốt đêm nay và buổi sáng sớm. Còn ăn uống thì thế nào. Bị đói mất.
- Tôi sẽ mang cái ăn đến cho bác.
- Thế là đến hai giờ trưa, bác đến đóng quan tài của tôi lại.
Phôsơlơvăng lùi lại một bước, bẻ khúc tay kêu răng rắc.
- Không làm thế được.
- Có gì đâu, cứ việc cầm búa mà nện cho đinh ăn phập vào tấm ván mà!
Điều đối với Giăng Vangiăng thật giản dị thì Phôsơlơvăng lại thấy dị thường. Giăng Vangiăng đã từng gặp nhiều khúc eo nguy hiểm hơn. Đã ở tù thì ai cũng biết cái nghệ thuật tài tình là thu mình cho lọt tất cả những khe hở để mà trốn thoát. Kẻ tù nhân bao giờ cũng mong vượt ngục, cũng như người ốm tất gặp lúc lên cơn, một là sống hai là chết. Vượt ngục, tức là khỏi bệnh này. Muốn khỏi bệnh thì làm gì chẳng phải làm? Để người ta đóng đinh lên quan tài mình nằm, rồi để người ta khuân đi như khuân một kiện hàng, sống khá lâu trong cái hòm kín mít, thở trong một nơi không có không khí, biết cách hà tiện hơi thở hàng mấy giờ liền, biết cách chịu ngạt mà không chết; đấy là tất cả tài nghệ não lòng của Giăng Vangiăng. Nhưng một cái áo quan đựng một người sống, mưu mẹo của một tù nhân khổ sai cũng là mưu mẹo của một vị hoàng đế. Nếu tin lời linh mục Ôtstanh Catstilêgiô, đây là cái mẹo của Sáclơ Canh dùng sau khi ông đã thoái vị để gặp lại một lần cuối cùng La Pôlômbơ: bằng cách ấy người ta đã đưa nàng kia vào trong tu viện Xanh Giuyt, rồi lại đưa ra.
Phôsơlơvăng đã hơi hoàn hồn, ông nói:
- Làm thế nào để thở được?
- Tôi thở được.
- Trong cái hòm ấy à? Tôi chỉ nghĩ đến cũng đủ chết ngạt rồi.
- Chắc là bác có mũi khoan; bác khoan cho tôi mấy lỗ nhỏ quanh chỗ mồm và lúc đóng ván thiên, bác chớ đóng khít quá.
- Được, thế nhỡ bác ho hay hắt hơi thì sao?
- Đã đi trốn thì không ho, cũng không hắt hơi.
Giăng Vangiăng lại nói thêm:
- Bác ạ, ta phải nhất quyết đi thôi: một là bị bắt ở đây hai là phải chui vào xe tang mà ra.
Chắc ai cũng nhận thấy giống mèo ưa cái thú dừng lại quẩn quanh giữa hai cánh cửa hé mở. Ai chả bảo con mèo thì mày vào đi. Người cũng vậy, có những kẻ đứng trước một khó khăn vừa chợt tới thì cũng hay lưỡng lự giữa hai thái độ, để đến nỗi có khi số mệnh chợt ấp xuống nghiền nát mình và kết thúc sự kiện. Những kẻ quá thận trọng, mặc dù cẩn thận như mèo và chính vì họ là mèo, đôi khi gặp nguy hiểm hơn là những kẻ táo bạo. Phôsơlơvăng thuộc vào hạng người hay lưỡng lự như thế. Nhưng dù sao, sự gan dạ của Giăng Vangiăng cũng thắng được ông. Ông lầm bầm:
- Ngoài cách ấy cũng không còn cách nào khác.
Giăng Vangiăng lại nói:
- Tôi chỉ ngại có một điều là ra ngoài nghĩa địa không biết công việc sẽ thế như nào.
- Ấy, cái ấy tôi lại không lo. Nếu bác biết cách nằm trong quan tài vô sự, thì tôi, chắc chắn là tôi sẽ lôi được bác lên khỏi huyệt. Cái lão đào huyệt, tôi quen thân, lúc nào cũng say bí tỉ. Lão Métchiên ấy mà. Lão đào huyệt bỏ người chết trong huyệt mà tôi thì tôi bỏ lão đào huyệt trong túi tôi. Công việc thế nào, để tôi nói bác rõ. Đến nghĩa trang lúc sắp tối, khoảng bốn mươi nhăm phút trước khi nghĩa trang đóng cổng. Xe tang đi đến tận huyệt; việc của tôi là phải đi theo xe. Tôi sẽ bỏ túi một cái búa, một cái đục và một cái kìm. Lúc xe đỗ, bọn phu đòn lấy thừng buộc quan tài lại, hạ bác xuống huyệt. Linh mục cầu kinh, làm dấu, rẩy nước thánh rồi chuồn. Thế là chỉ còn tôi với lão Métchiên. Ấy, bạn nối khố đấy nhé. Chỉ có hai điều, một là hắn say túy lúy, hai là không say. Không say thì tôi chỉ bảo: “Này, quán Bông-quăng còn mở đấy, ra làm một tợp đi”. Thế là cứ việc kéo hắn đi, rồi đổ rượu cho hắn say. Lão Métchiên thì chỉ một chốc là say mềm vì lúc nào hắn cũng đã sẵn ngà ngà. Lúc ấy tôi sẽ đặt hắn nằm xuống gầm bàn rồi lấy tấm thẻ của hắn để vào nghĩa trang một mình. Thế là chỉ còn một mình tôi với bác. Còn nếu hắn đã say sẵn thì chỉ việc bảo: “Thôi, cút đi, không ai khiến, mình làm hộ cho”. Hắn đi là tôi cứ việc kéo bác ở dưới hố lên.
Giăng Vangiăng chìa bàn tay ra, ông Phôsơlơvăng ôm chầm lấy với tất cả tấm tình nồng nàn, chất phác.
- Cứ thế, bác Phôsơlơvăng nhé. Rồi ổn cả.
Phôsơlơvăng nghĩ thầm:
- Miễn là không gặp trở ngại gì. Không thì nguy lắm.
V
NGHIỆN RƯỢU CHƯA ĐỦ ĐỂ TRỞ THÀNH BẤT TỬ
Ngày hôm sau, vào lúc xế chiều, khách bộ hành thưa thớt trên đại lộ hạt Mennơng ngả mũ chào một chiếc xe tang kiểu cũ kỹ. Xe chạm trổ những đầu lâu, xương ống chân và những giọt lệ. Trong xe, đặt một cái quan tài phủ chăn trắng có một chữ thập đen lớn nằm dài trông như một xác chết, tay buông thõng. Theo sau là một cái xe song mã, có một linh mục bận áo lễ ngắn và một chú bé giúp lễ đội mũ chụp màu đỏ. Hai người phu đòn bận đồ xám viền đen đi hai bên chiếc xe tang. Phía sau là một ông già mặc quần áo thợ đi khập khiễng. Đám tang đi về phía nghĩa trang Vôgira.
Ở túi áo ông già, thấy thò ra một cái cán búa, một lưỡi đục và hai cái kìm.
Nghĩa trang Vôgira là một nghĩa trang đặc biệt ở Pari. Nó có những tập tục riêng, lại có hai cổng, một cổng cho xe đi và một cổng xép. Trong xóm các cụ già cứ quen lối gọi cũ là cổng ngựa và cổng bộ. Các mẹ trong nhà tu Pơti Pichpuýt được chôn ở một khu riêng, chôn vào buổi tối. Khu này nguyên trước thuộc về giáo hội của họ. Bởi vậy, những phu đào huyệt ở nghĩa trang này có công việc phải làm thêm vào chiều tà nếu là mùa hè, vào đêm nếu là mùa đông, theo một kỷ luật riêng. Các nghĩa trang ở Pari thời ấy, cứ tối đến là đóng cổng; đấy là lệnh chung của thành phố nên nghĩa trang Vôgira cũng phải tuân theo. Cái cổng ngựa và cổng bộ đều là cổng sắt, giáp liền với nhau. Kế liền đó là một cái chòi do nhà kiến trúc Peronnê xây nên và để cho bác gác cổng ở. Cứ lúc mặt trời khuất sau nóc nhà điện Anhvalit thì cánh cổng sắt lại nhất thiết quay rít trên bản lề. Chẳng may lúc ấy có bác phu đào huyệt nào còn vẩn vơ trong nghĩa trang thì chỉ có một cách duy nhất để ra ngoài là trình tấm thẻ do cơ quan trông nom việc tang ma của nhà nước cấp phát. Có một cái hòm như hòm thư treo ở cửa sổ nhà bác gác. Bác phu cứ việc ném cái thẻ của mình vào hòm, tức thì bác gác nghe thấy, bác kéo cái dây và cổng bộ từ từ mở. Nếu có ai quên thì bác gác đôi khi đã vào ngủ liền trở dậy ra nhận mặt, rồi mở khóa cổng. Người phu quên thẻ được ra nhưng phải nộp mười lăm phơrăng tiền phạt.
Cái nghĩa địa này với những cái độc đáo ngoại lệ không khớp với cảnh cân đối hành chính cho nên người ta đã hủy bỏ nó ít lâu sau 1830. Nghĩa địa Môngpácnaxơ, cũng gọi là nghĩa địa Nam thay thế cho nó và thừa hưởng cái quán rượu nổi tiếng sát vách với nghĩa địa Vôgira. Quán rượu này trên mái có một quả thị vẽ sơn dầu trên một tấm ván. Quán này quay một phía ra các dãy bán rượu, một phía ra các hàng mồ mả, với mộ cái biển: Quán Bông-quăng.[126]
Nghĩa trang Vôgira có thể gọi là một nghĩa trang đã đến lúc tàn, không hợp thời nữa. Cỏ hoa đã chết từ lâu chỉ còn rêu phong lan dần khắp chỗ. Những người có của không thiết gì được chôn cất ở Vôgira. Vì nó mang cái dáng kẻ nghèo. Nghĩa trang Pe Lasedơ thì nói gì! Được chôn ở Pe Lasedơ chẳng khác gì trong nhà có bàn ghế gụ. Thanh lịch gặp nhau ở đấy. Còn nghĩa trang Vôgira là một nơi cổ kính; vườn trồng theo kiểu cũ. Đường đi thẳng tắp, trồng nào hoàng dương, nào tùng, nào bách, nào ô rô, với những ngôi mộ cổ dưới bóng thông già, cỏ mọc cao vút. Chiều đến thì phong cảnh thê lương, nổi lên những đường nét vô cùng ảm đạm.
Lúc xe tang phủ khăn trắng có chữ thập đen đi vào đại lộ nghĩa trang Vôgira thì mặt trời chưa khuất hẳn. Người khập khiễng sau xe tang chính là Phôsơlơvăng.
Việc chôn cất mẹ Cơruyxiphixiông nơi hầm mộ dưới bàn thờ, việc đưa Côdét ra ngoài, việc Giăng Vangiăng trốn vào nhà xác, tất cả mọi việc đều trôi chảy, không gặp khó khăn gì.
Cũng nói qua rằng việc chôn cất mẹ Cơruyxiphixiông dưới bàn thờ của tu viện, chúng tôi coi là một điều vi phạm nhỏ thôi. Đây là một tội lỗi có vẻ như một nhiệm vụ. Các bà nữ tu sĩ đã làm như vậy không những không chút xao xuyến gì mà lại còn như được lương tâm tán thưởng. Trong nhà tu kín, cái gọi là “Chính phủ” thì chỉ là một sự can thiệp vào quyền hành nhà tu, một sự can thiệp khó thừa nhận. Quy tắc trước đã, còn luật pháp thì sau hẵng hay. Các ngươi hãy cứ làm ra luật này, luật khác tha hồ, nhưng hãy giữ những luật pháp ấy cho các người. Thuế qua đường trả cho nhà vua chỉ là phần thừa thuế nộp cho Chúa Trời. Một nguyên thủ không có nghĩa lý gì đối với một nguyên tắc.
Phôsơlơvăng kéo lê chân theo xe tang, lòng khấp khởi mừng thầm. Cả hai điều bí mật, cả hai vụ mưu mô song sinh - một về các mẹ, một về Giăng Vangiăng, một mang quyền lợi nhà tu, một chống lại kỷ luật nhà tu, - cả hai đều thành công. Giăng Vangiăng thì bình tĩnh, cái bình tĩnh mãnh liệt ấy lan sang lão làm vườn. Phôsơlơvăng chắc mẩm sẽ thành công đến đầu đến đũa. Chỉ còn một vài việc dễ như trở bàn tay. Hai năm nay, ông đã từng làm cho Métchiên say rượu đến hàng chục lần, - cái lão má phị, lành như cục đất, làm gì mà chẳng được, thật dễ như bỡn. Lừa thế nào mà Métchiên chẳng mắc. Như xỏ mũi mà dắt. Lão Phôsơlơvăng hoàn toàn yên tâm.
Lúc đám tang vừa rẽ vào đại lộ nghĩa trang. Phôsơlơvăng sướng quá, nhìn xe tang rồi xoa xoa hai bàn tay thô kệch, nói một mình:
- Thật là một trò hề!
Bỗng xe dừng lại, đã đến cổng. Phải trình giấy tờ. Người trông nom đám ma nói gì với bác gác cổng. Trong lúc hai người nói chuyện với nhau, đám tang dừng lại một, hai phút, bỗng có ai, một người lạ mặt, tiến đến đứng ngay sát Phôsơlơvăng, đằng sau xe tang. Trông như một người thợ, hắn mặc một cái áo có túi to tướng, tay xách một cái cuốc.
Phôsơlơvăng nhìn kẻ lạ mặt, hỏi:
- Bác là ai nhỉ?
Người kia trả lời:
- Kẻ đào huyệt.
Phôsơlơvăng sửng sốt như kẻ vừa sống sót sau khi bị đạn đại bác bắn trúng ngực.
- Đào huyệt à?
- Phải.
- Bác ấy à?
- Phải.
- Ông Métchiên cơ mà!
- Trước thì thế.
- Trước là thế nào?
- Ông ấy chết rồi còn đâu!
Phôsơlơvăng ngờ gì thì ngờ, chứ không thể ngờ được rằng một kẻ chôn người mà cũng phải chết. Ấy, nhưng sự thật cứ thế; kẻ đào huyệt cũng chết như ai. Đào hố cho người mãi, rồi cũng đến lúc mở cái hố cho mình.
Phôsơlơvăng há hốc mồm. Ông cố lắp bắp mấy tiếng khe khẽ:
- Không thể như thế!
- Thế mà như thế đấy.
- Nhưng ông Métchiên mới là người đào huyệt cơ mà?
Lão Phôsơlơvăng gắng gượng nói, gần như đuối hơi.
- Sau hoàng đế Napôlêông là vua Lui XVIII. Sau Métchiên là Gơribiê. Bác nhà quê này, tôi là Gơribiê.
Mặt Phôsơlơvăng xám xanh lại; ông nhìn kỹ anh chàng Gơribiê. Một người cao lêu nghêu gầy gò, xanh mét, thật là hình ảnh của tang ma. Hắn có vẻ là một người thầy thuốc bất thành tài xoay ra đào huyệt.
Phôsơlơvăng bật cười:
- Lắm việc quái lạ thật. Lão Métchiên mà cũng chết. Lão Métchiên chết nhưng lão Lơnoa vạn tuế! Bác biết lão Lơnoa là cái gì không? Cái vò vang đỏ thượng hảo hạng! Cái vò rượu của Xuyrexnơ chính cống của Pari. Ái chà! Lão Métchiên chết rồi à. Kể cũng tiếc. Lão biết cái thú sống ở đời lắm. Mà này bác, bác hẳn cũng biết cái thú nhậu nhẹt phải không? Chốc, hai chúng mình làm một hớp rượu nhé.
Người kia trả lời:
- Tôi chân học trò, tôi đã học hết năm thứ tư. Tôi không uống rượu bao giờ.
Cái xe tang lại từ từ lăn bánh trên con đường lớn trong nghĩa trang.
Phôsơlơvăng đi chầm chậm lại. Ông càng khập khiễng, vì lòng rối như tơ vò, chứ đâu chỉ vì chân mang tật.
Anh chàng Gơribiê đi phía trước.
Phôsơlơvăng lại ngắm kỹ cái thằng cha Gơribiê bất ngờ một lần nữa.
Hắn thuộc loại người còn trẻ nhưng đã có vẻ già, gầy nhưng rất khỏe.
Phôsơlơvăng gọi:
- Ông bạn ơi!
Anh chàng quay lại:
- Tôi là người đào huyệt của nhà tu đây.
- Bạn đồng nghiệp của tôi - hắn đáp.
Tuy ông Phôsơlơvăng không có học thức nhưng ông rất tinh ý. Ông biết ngay là gặp phải một tay cừ khôi, một anh chàng lém miệng.
Ông lầm bầm:
- Thế là lão Métchiên chết rồi.
Anh chàng kia trả lời:
- Chết đứt rồi. Chúa Trời đã tra sổ thiên tào, đến lượt Métchiên mà lị. Lão Métchiên chết rồi.
Phôsơlơvăng nhắc lại như cái máy:
- Chúa Trời…
Anh kia dõng dạc:
- Chúa Trời. Các nhà triết học thì gọi là Thượng đế, các người Giacôbanh gọi là Đấng cao cả.
Phôsơlơvăng ấp úng:
- Chúng mình làm quen với nhau đi thôi chứ!
- Quen rồi còn gì. Ông là một nông dân. Tôi thì là người Pari.
- Chưa cùng nhau uống chén rượu thì gọi là quen biết làm sao được. Có cạn chén mới cạn lòng. Rồi bác cùng đi với tôi nhé. Chắc bác chẳng tiện từ chối.
- Nhưng làm xong việc đã.
Phôsơlơvăng nghĩ thầm: chết bỏ mẹ rồi.
Chỉ còn một vài vành bánh xe nữa là đến con đường nhỏ đi vào khu mộ các mẹ.
Anh chàng Gơribiê nói:
- Bác ạ, tôi phải nuôi bảy đứa nhỏ. Chúng nó phải ăn, tất mình phải nhịn rượu.
Thế rồi hắn nói thêm, ra vẻ đắc ý vì đã tìm được một câu nói ý vị:
- Chúng nó no thì tôi khát, no, khát thù nhau.
Xe tang lượn quanh lùm cây trắc bá, rời con đường lớn rẽ vào con đường nhỏ, rồi vào một khu những mộ đất đầy cỏ dại. Đã đến sát huyệt.
Phôsơlơvăng đi chậm lại, nhưng không sao giữ cái xe đi chậm lại được. Cũng may, đất thì xốp, mưa lại nhiều nên bánh xe quánh những bùn, nặng nhọc lắm mới tiến lên được.
Ông già đến gần anh chàng kia, thì thầm:
- Có rượu Acgiăngtơi ngon lắm.
- Cái bác nhà quên này! Xin nhớ cái nghề chôn người này không phải là nghề tôi nhé. Ông cụ nhà tôi trước gác cổng ở trường thiếu sinh quân. Ông cụ định cho tôi theo nghề văn. Nhưng chẳng may, nhà gặp nạn, bị thua lỗ ở Sở giao dịch. Thế là tôi bỏ nghề văn, nhưng vẫn viết mướn.
Phôsơlơvăng thấy có cành cây mỏng mảnh có thể cứu mình, ông bám lấy:
- Thế bác không phải làm nghề đào huyệt à?
- Cả hai; ai cấm tôi kiêm nhiệm cả hai?
Ông Phôsơlơvăng không hiểu “kiêm nghiệm” là gì. Ông nói:
- Đi uống rượu đi.
Cần phải chú ý điều này. Mặc dù Phôsơlơvăng đang rối bời cả ruột gan, khi ông rủ anh chàng kia đi uống rượu, ông không nói rõ một điều là ai sẽ trả tiền. Cứ thói thường thì Phôsơlơvăng là người rủ đi, còn Métchiên thì trả tiền. Bây giờ thì khác rồi. Người đào huyệt mới gây ra một tình thế mới do đó cần thiết phải mời rượu hắn. Nhưng tuy đứng ra mời, Phôsơlơvăng cứ lờ tít cái khoản ai trả tiền đi. Xúc cảm thì xúc cảm, ông vẫn không thiết bỏ tiền ra trả bữa rượu.
Gơribiê nói tiếp, miệng mỉm cười ra vẻ đàn anh:
- Phải ăn đã chứ. Tôi xin vào kế vị cụ Métchiên. Khi đã được cắp quyển sách đến trường thì phải sống cho ra nhà triết học chứ. Ngoài việc viết mướn, tôi lại bắt cánh tay làm việc nữa. Cửa hàng viết của tôi ở ngoài chợ phố Xevơrơ. Bác biết chứ? Chợ Ô ấy mà. Các chị nấu bếp ở Hội Hồng thập tự, chị nào cũng nhờ tay tôi cả. Các chị nhờ tôi thảo thư tình gửi cho các chú quyền ở doanh trại. Sáng viết thư tình, chiều đào huyệt. Đời là thế đấy, bác ạ.
Xe tang vẫn tiến, Phôsơlơvăng vô cùng lo lắng, nhìn tứ phía chung quanh. Mồ hôi nhỏ giọt từ vầng trán.
Anh chàng kia lại tiếp:
- Thế nhưng bắt cá hai tay cũng không xong. Một là chọn quản bút, hai là cái cuốc. Cái cuốc làm bàn tay tôi hư đi.
Xe tang dừng lại.
Chú bé giúp lễ xuống trước, linh mục xuống sau.
Bánh xe trước đã leo lên đống đất sát liền ngay miệng hố trống hốc.
Phôsơlơvăng thất kinh, nhắc lại một câu nói trước:
- Thật là một trò hề!
VI
GIỮA BỐN TẤM VÁN
Ai nằm trong quan tài, ta đã biết: Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng xoay xở để cố sống trong quan tài; ông thở tạm được.
Thật là lạ lùng, khi lòng người ta đã yên tĩnh thì mọi việc khác đều trôi chảy dễ dàng. Tất cả những mưu chước mà Giăng Vangiăng nghĩ ra, đến nay đều thực hiện xuôi thuận cả; từ hôm qua, mọi việc đều không vấp váp. Cũng như Phôsơlơvăng, ông trông ở lão Métchiên. Ông không nghi ngại gì về sự kết thúc cả. Hoàn cảnh thì vô cũng gay go mà tâm hồn ông lại vô cũng yên tĩnh.
Bốn tấm ván tỏa ra một thứ yên lành khủng khiếp. Giăng Vangiăng nằm yên lặng, tưởng như phảng phất một giấc yên nghỉ cuối cùng đang thấm dần vào người.
Nằm dưới đáy quan tài, ông đã theo dõi được tất cả những diễn biến của tấn kịch kinh khủng mà ông đóng cùng với cái chết.
Sau khi Phôsơlơvăng đóng tấm ván thiên, Giăng Vangiăng cảm thấy người ta nhấc bổng mình lên, rồi lăn đi. Lúc ít xóc hơn, tức là xe đã bỏ con đường đá mà đi vào con đường đất, nghĩa là từ những phố nhỏ, rẽ ra đại lộ. Lúc nghe tiếng ù ù, ông đoán là người ta qua cầu Auxtéclít. Lần nghỉ đầu tiên là đã đến nghĩa trang; lần nghỉ thứ hai, ông tự bảo: Huyệt đây rồi.
Bỗng ông nghe có bàn tay giữ lấy quan tài, rồi một tiếng cọ soàn soạt vào ván; ông biết người ta buộc dây thừng quanh quan tài để dòng xuống hố.
Thế rồi ông choáng váng cả người.
Có lẽ bọn phu đòn và người đào huyệt đang thòng dây hạ huyệt, đầu đưa xuống trước. Lúc đã thấy mình nằm thẳng lại và nằm yên chỗ, ông mới lại tỉnh táo như trước. Đến đáy huyệt rồi.
Ông cảm thấy lạnh lạnh.
Một giọng nói trịnh trọng và lạnh toát ở trên. Ông nghe đọc thong thả, rõ mồn một những tiếng Latinh mà không hiểu nghĩa:
- Quy dormiunt in terroe pulvere, evigilabunt; alit in vitam oeternam, et alii in opprobrium, ut videant semper (Để luôn thấy rằng những ai ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, có người được hưởng sự sống vĩnh cửu và có kẻ bị sỉ nhục hổ thẹn).
Một tiếng trẻ con nói:
- De profundis (Từ vực sâu).
Tiếng nói trịnh trọng tiếp:
- Requiem oeternam dona ei Domine (Xin Chúa cho họ được nghỉ ngơi đời đời).
Tiếng nói trẻ con trả lời:
- Et lux perpetua luce tiei (Và được sự sáng chiếu soi mãi mãi).
Sau đó, ông nghe thấy trên tấm ván thiên mấy tiếng lách tách như hạt mưa rơi. Có lẽ là nước thánh.
Ông nghĩ bụng: “Sắp xong rồi. Kiên nhẫn chút nữa thôi. Linh mục sắp về rồi. Bác Phôsơlơvăng sẽ dẫn Métchiên đi uống rượu. Còn lại một mình mình. Thế rồi bác ta trở lại một mình và ta sẽ chui ra. Chừng một tiếng đồng hồ nữa thôi”.
Cái giọng trầm trầm lại cất lên:
- Requisecat in pace (Cầu hồn yên nghỉ).
Và tiếng chú bé:
- Amen.
Giăng Vangiăng lắng tai nghe, thấy cái gì như bước chân xa dần, xa dần. Ông nghĩ thầm:
- Họ đi cả rồi. Còn trơ một mình mình.
Bất thần, ông nghe thấy ngay trên đầu một tiếng như sét đánh.
Đó là một xẻng đất hắt lên quan tài.
Rồi một xẻng thứ hai rơi xuống.
Một cái lỗ thông hơi bị lấp kín.
Xẻng đất thứ ba rơi xuống.
Rồi xẻng thứ tư.
Có những thế lực ghê gớm thắng cả con người dũng mãnh nhất. Giăng Vangiăng ngất đi.
VII
NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ: KHÔNG ĐỂ MẤT THỂ
Đây là việc xảy ra bên trên chiếc quan tài của Giăng Vangiăng.
Lúc xe tang đã đi xa và thầy trò ông linh mục cũng đã lên xe đi rồi, Phôsơlơvăng vẫn không rời mắt nhìn anh chàng Gơribiê. Ông thấy hắn cúi xuống, nắm lấy cán xẻng, lưỡi xẻng đã cắm phập vào ụ đất.
Thế là Phôsơlơvăng có một quyết định tối hậu. Ông đứng chắn giữa hắn ta và lỗ huyệt, tay khoanh lại và nói:
- Tôi trả tiền mà!
Anh chàng kia ngạc nhiên nhìn ông trả lời:
- Cái gì cơ?
Phôsơlơvăng nhắc lại:
- Tôi trả tiền mà!
- Tiền gì?
- Tiền rượu.
- Rượu nào?
- Rượu Acgiăngtơi.
- Rượu Acgiăngtơi ở đâu?
- Ở quán Bông-quăng.
- Thôi xê ra.
Hắn hắt một xẻng đất xuống quan tài.
Một tiếng đùng đục ở dưới quan tài vọng lên. Phôsơlơvăng lảo đảo, suýt ngã chúi xuống huyệt. Ông thét lên, tiếng khò khè như tắc thở:
- Bác ơi, quán Bông-quăng sắp đóng cửa rồi.
Anh chàng kia lại xúc đất vào xẻng. Phôsơlơvăng nói tiếp:
- Tôi trả tiền.
Rồi nắm lấy tay hắn ta:
- Bác ơi, bác nghe tôi. Tôi là người đào huyệt ở nhà tu. Tôi đến giúp bác một tay. Lấp cái huyệt này, để đến tối. (Không biết uống vào hắn có say không chứ?)
Anh chàng kia bảo:
- Cái bác này, nếu nhất định bắt uống thì uống, được. Nhưng chốc hẵng hay. Làm xong việc đã. Chưa xong thì chưa uống.
Thế rồi hắn vung xẻng đất. Phôsơlơvăng giữ tay hắn lại:
- Acgiăngtơi thượng hảo hạng.
- Úi chà! Cái bác này chỉ có mỗi nghề kéo chuông. Boong binh boong, bác chỉ biết từng ấy tiếng, bác đến rầy rà.
Rồi hắn hất xẻng đất thứ hai.
Phôsơlơvăng lâm vào tình trạng mình không còn biết mình nói gì nữa.
- Cứ đi đi, đã bảo tôi trả tiền mà lị.
- Phải cho trẻ ngủ đã.
Hắn hắt xẻng thứ ba.
Rồi hắn lại cắm xẻng xuống đất, nói thêm:
- Bác xem, đêm nay trời rét lắm; mình mà cứ bỏ mặc bà ấy ở đây không đắp cho bà ấy, rồi bà ấy oán chết.
Lúc ấy hắn cúi xuống xúc đất, túi áo hắn mở toang hoác.
Mắt Phôsơlơvăng đang lơ láo bỗng dán chằm chằm vào cái túi áo anh chàng Gơribiê.
Mặt trời chưa khuất hẳn! Hãy còn chút ánh sáng có thể nhận được vật gì trăng trắng trong cái túi đang há hốc miệng.
Con mắt Phôsơlơvăng ngời hẳn lên, như tất cả cái tinh anh của ông lão nông dân vùng Picacđi đều tập trung vào đấy. Một ý nghĩ vừa thoáng qua.
Ông thò tay vào túi hắn móc cái vật trăng trắng ở tận tít dưới đáy; hắn mải mê với xẻng đất không hay biết gì hết!
Anh chàng trút xẻng đất thứ tư xuống hố.
Lúc hắn quay lại để xúc xẻng thứ năm thì Phôsơlơvăng điềm tĩnh nhìn hắn và bảo:
- Này bác tân binh kia, có mang thẻ không đấy?
- Thẻ gì.
- Mặt trời sắp lặn rồi.
- Lặn thì lặn, mặt trời cứ việc trùm chăn mà đi ngủ đi.
- Cổng nghĩa trang sắp đóng rồi đấy.
- Thế thì sao?
- Bác có mang thẻ không?
- À, cái thẻ ấy à?
Hắn lục túi áo.
Lục một túi, rồi lục hai túi. Cả túi gi-lê nữa; cái thì xem xét kỹ lưỡng, cái thì lộn hẳn ra. Hắn nói:
- Không, không mang. Quên rồi chắc.
- Mười lăm phơrăng phạt thôi.
Anh chàng xanh mặt lại. Những người nước da tái nhợt, khi họ tái mặt thì màu da hóa xanh lục.
Hắn kêu lên:
- Trời Ngọc hoàng thượng đế, nhật nguyệt hai vầng ơi! Mất toi mười lăm phơrăng phạt rồi còn gì!
- Ba đồng một trăm xu! - Phôsơlơvăng nói.
Anh chàng buông rơi cái xẻng.
Bây giờ mới đến lượt Phôsơlơvăng lên nước. Ông nói:
- Này chú lính mới, chớ có thất vọng. Chả nên tự tử chú ạ. Chả nên lợi dụng cái hố này. Mười lăm phơrăng chỉ là mười lăm phơrăng. Vả cũng còn có cách khỏi phải nộp phạt. Tôi thì đã già, bác thì mới vào làm. Tôi biết đủ các cái mánh, cái khóe, cái xoay, cái xở. Để tôi bảo giúp bác. Điều chắc là bây giờ mặt trời sắp lặn, mặt trời đã xuống đến mái điện Anhvalit, chỉ năm phút nữa là nghĩa trang đóng cổng.
- Đúng thế.
- Năm phút thì lấp thế đếch nào được, sâu bỏ mẹ ra ấy. Lại còn phải chạy từ đây ra cổng cho kịp.
- Đúng thế.
- Thế là cứ việc nộp phạt mười lăm phơrăng.
- Mười lăm phơrăng.
- Nhưng vẫn còn thì giờ… Bác ở đâu nhỉ?
- Cách cửa ô hai bước. Đi mất mười lăm phút. Phố Vôgira, số nhà 87.
- Đủ thì giờ để vắt chân lên cổ mà chạy thì kịp ra cổng.
- Phải rồi.
- Ra khỏi cổng, bác phóng về nhà, lấy tấm thẻ rồi trở vào đây, lão gác sẽ mở cổng. Có thẻ thì chả phải nộp gì hết. Thế là bác tha hồ mà đắp đất cho người chết. Còn tôi, tôi canh xác chết hộ bác, nhỡ nó chạy trốn thì phiền.
- Thật bác cứu sống tôi.
- Thôi cút cho nhanh.
Anh chàng vô cùng biết ơn, rung rung bàn tay ông Phôsơlơvăng rồi chạy biến.
Bóng hắn khuất sau bụi rậm. Ông Phôsơlơvăng đợi đến lúc không còn nghe tiếng bước chân nữa, mới cúi xuống huyệt khe khẽ gọi:
- Bác Mađơlen ơi!
Không có tiếng trả lời.
Phôsơlơvăng rùng mình. Lão tụt vội xuống hố, nhảy lên phía đầu cái quan tài và hét lên:
- Bác có đấy không?
Trong quan tài, im lặng.
Phôsơlơvăng run bắn lên đến không thở được nữa. Ông lấy cái đục và cái búa nậy tung nắp ván thiên lên. Khuôn mặt Giăng Vangiăng mờ mờ trong bóng chiều tà, xanh nhợt, mắt nhắm nghiền.
Tóc ông Phôsơlơvăng dựng đứng cả dậy. Ông đứng lên rồi khuỵu xuống, lưng tựa vào thành hố, suýt gục xuống chiếc quan tài. Ông nhìn Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng nằm sóng sượt, im lìm, da tím lại.
Phôsơlơvăng nói thầm, khe khẽ như một hơi thở:
- Thế là bác ấy chết rồi.
Ông đứng dậy, khoanh riệt hai tay lại đến nỗi nắm tay cụng vào vai rồi kêu lên:
- Đây tôi cứu bác ấy như thế này đây.
Rồi ông già chất phác nức nở. Ông nói một mình - nói một mình là một việc rất tự nhiên, ai cho độc thoại là giả tạo, chính là nói bậy, những cơn xúc động mãnh liệt thường tự thốt lên thành lời thành tiếng:
- Chỉ tại lão Métchiên thôi. Tại sao lão ta lại chết đi, cái lão ngốc ấy? Chưa chi đã vội toi xác, ai khiến? Bác nằm trong quan tài rồi. Người ta đã khiêng bác ra đây, đủ lễ rồi. Thế là hết. Đấy, đời là thế, còn có nghĩa lý gì. Trời ơi, bác Mađơlen chết rồi. Thế còn con bé biết làm thế nào? Nói làm sao với bà hàng quả ấy bây giờ? Một người như thế lại chết như thế, có thể thế được không hả trời? Cứ nghĩ đến việc bác ấy chui xuống gầm cỗ xe ngựa! Bác Mađơlen ới, bác Mađơlen ơi, tôi đã bảo là ngạt mất mà, bác có nghe tôi đâu, cái trò ác đã hoàn thành đẹp đẽ thật. Bác ấy chết rồi. Không ai tốt bụng tốt dạ như bác ấy trong số người nhân hậu của Chúa nhân từ. Còn đứa con bác. Thôi mình không về nhà đâu, mình cứ ở đây. Mình đã làm một việc tai hại như thế! Thật là đứa già mà dại. Nhưng làm sao mà bác ấy vào được nhà tu chứ? Bắt đầu từ ấy đấy. Ai lại làm thế bao giờ! Bác Mađơlen ơi, bác Mađơlen ơi, ông Mađơlen ơi, ông thị trưởng ơi. Ông ấy có nghe thấy gì đâu. Làm thế nào đây trời!
Ông Phôsơlơvăng bứt đầu bứt tóc.
Phía xa xa, trong lùm cây, có tiếng rít ken két. Cổng nghĩa trang đã đóng. Ông Phôsơlơvăng cúi xuống nhìn Giăng Vangiăng, bỗng nảy người lên, lùi mãi về phía sau, đến tận cuối huyệt. Hai con mắt Giăng Vangiăng mở trừng trừng nhìn ông.
Trông thấy cái chết sợ thế nào thì trông thấy người sống lại cũng gần sợ như thế. Phôsơlơvăng toàn thân cứng như đá, da tái xanh lại, mắt lấm la lấm lét nhìn. Những xúc cảm mãnh liệt làm ông rối loạn cả tâm thần, ông không biết là ông đang đứng trước người sống hay người chết. Ông nhìn Giăng Vangiăng đang nhìn ông.
- Tôi vừa thiếp đi.
Giăng Vangiăng nói, rồi ngồi nhỏm dậy.
Phôsơlơvăng ngã quị xuống:
- Lạy đức mẹ đồng trinh! Bác làm tôi sợ quá.
Rồi ông đứng dậy:
- Cảm ơn bác, bác Mađơlen!
Giăng Vangiăng chỉ ngất đi thôi. Ra ngoài không khí ông hồi tỉnh dậy.
Sau cơn khủng khiếp là nỗi vui tràn ngập. Cũng như Giăng Vangiăng, Phôsơlơvăng phải một lúc mới hoàn hồn:
- Thế là bác chưa chết. Bác tinh khôn thật. Gọi bác ghê lắm bác mới tỉnh lại đó. Lúc ấy mắt bác nhắm nghiền, tôi bảo: bác bị chết ngạt rồi. Bác mà chết thật thì dễ tôi phát điên cuống điên cuồng lên, điên vào loại phải cùm kia đấy. Tưởng đến phải vào nhà thương điên thực sự. Bác mà chết thì không biết tôi sẽ ra sao. Còn con bé cháu nữa. Nhà bà hàng hoa quả rồi chẳng hiểu xơ múi thế nào nữa. Vứt con bé vào tay người ta, rồi bảo ông nó chết rồi. Rõ chuyện! Trời đất thiên địa ơi, rõ chuyện! Bây giờ bác lại sống rồi, tuyệt quá!
Giăng Vangiăng bảo:
- Tôi thấy rét quá!
Câu nói của Giăng Vangiăng làm Phôsơlơvăng trở về thực tế, thực tế khẩn cấp lúc ấy! Hai người tuy đã hoàn hồn tỉnh lại, nhưng tâm thần vẫn còn rối loạn.
Phôsơlơvăng nói to: - Ra ngay, mau lên.
Ông già lục túi, lấy ra một cái bình:
- Làm một tợp rượu đã.
Lúc nãy, không khí làm cho Giăng Vangiăng hồi sinh, bây giờ thì men rượu làm cho ông tỉnh táo ra. Ông uống một ngụm rượu mạnh, sức khỏe trở lại bình thường.
Ông chui ra khỏi quan tài rồi cùng với Phôsơlơvăng đóng ván thiên lại.
Ba phút sau hai người lên khỏi huyệt.
Phôsơlơvăng vẫn điềm tĩnh, dáng điệu thong thả. Cổng nghĩa trang đã đóng. Không sợ anh chàng Gơribiê trở lại nữa, cái “chú lính mới” ấy đang ở nhà, tha hồ mà tìm thẻ, tìm làm sao được, nó đã nằm gọn lỏn trong túi áo Phôsơlơvăng. Không có thẻ, đừng có hòng vào được nghĩa trang.
Phôsơlơvăng cầm cái xẻng, còn Giăng Vangiăng cầm cuốc, hai người đắp mộ cho cái quan tài rỗng.
Xong đâu đấy, Phôsơlơvăng bảo Giăng Vangiăng:
- Thôi, ta đi thôi. Tôi cầm cái xẻng, bác giữ lấy cái cuốc.
Trời tối hẳn.
Giăng Vangiăng cử động và bước đi thấy vướng ngượng. Nằm trong quan tài, ông hóa cứng cả người và gần trở thành xác chết; ở giữa bốn tấm ván, các khớp xương dần dần cứng lại như người chết thật. Phải làm tan băng giá nơi mộ địa.
Phôsơlơvăng nói:
- Bác bị cóng rồi… Tiếc rằng tôi thọt. Nếu không chúng ta lê gót đi đều.
- Úi chà, đi mấy bước là dẻo chân ngay đấy mà!
Hai người lại đi những con đường xe tang đi lúc nãy.
Đến cổng sắt và cái chòi bác gác, Phôsơlơvăng tay cầm sẵn tấm thẻ của anh chàng kia, liền bỏ thẻ vào hòm, bác gác chéo sợi dây và cổng mở. Hai người ra ngoài, Phôsơlơvăng bảo:
- Thế là tốt đẹp cả; mưu bác tài tình quá, bác Mađơlen ạ!
Họ vượt qua cửa Vôgira thản nhiên, giản dị như ngàn người khác. Quanh nơi nghĩa trang, còn giấy thông hành nào hơn là cái xẻng và cái cuốc.
Phố Vôgira vắng tanh vắng ngắt.
Ông Phôsơlơvăng vừa đi vừa ngước mắt nhìn dãy nhà bên phố. Ông nói:
- Bác Mađơlen ạ, bác tinh mắt, bác chỉ cho tôi nhà số 87.
- Đây, vừa đúng nhà này.
- Phố chẳng có ai. Bác đưa tôi cái cuốc; đợi tôi vài phút nhé!
Phôsơlơvăng vào căn nhà số 87, đi thẳng lên gác, ông cứ đi thẳng lên tận gác trên cùng; bản năng bao giờ cũng chỉ cho người nghèo lên thẳng gác xép mái nhà. Trong bóng tối mò mò, ông gõ vào cánh cửa một căn gác hẹp. Có tiếng trả lời:
- Cứ vào.
Tiếng ấy là tiếng Gơribiê.
Phôsơlơvăng đẩy cánh cửa. Cái gian gác xép này cũng giống như tất cả những gian buồng tồi tàn khác, không có lấy một đồ đạc nào mà vẫn bề bộn. Một cái hòm đóng hàng, hay là một cái áo quan - dùng làm tủ; một cái hũ đựng bơ dùng để chứa nước; một cái ổ rơm làm giường; sàn gạch dùng thay bàn ghế. Trong một góc buồng, có một người đàn bà gầy gò và trẻ con nhung nhúc một đống, ngồi yên trên một manh tải rách, nguyên là mảnh thảm cũ. Tất cả căn buồng tồi tàn ấy còn giữ dấu vết một cuộc xáo trộn bữa bãi. Tưởng như riêng nơi đây vừa trải qua một cơn động đất. Nắp với vung bừa bãi; giẻ rách vứt tứ tung; bình xách nước thì vỡ, người đàn bà vừa mới khóc, trẻ hình như mới phải một trận đòn. Đấy là những dấu vết của một vụ soát xét kịch liệt, gắt gao. Rõ ràng là anh chàng đào huyệt đã ra công sức tìm cái thẻ và đổ tội cho tất cả, từ cái bình nước đến người vợ. Hắn có vẻ tuyệt vọng rồi.
Nhưng Phôsơlơvăng còn mải nghĩ đến kết quả tốt đẹp của công việc, nên chẳng để ý gì đến cái mặt không vui này của nó.
Ông bước vào và nói:
- Tôi mang trả bác cái cuốc với cái xẻng.
Gơribiê sững sờ nhìn lão.
- Lão đấy à?
- Sáng mai, bác đến ông gác ở nghĩa trang mà nhận thẻ.
Rồi ông đặt xẻng cuốc xuống sàn.
Gơribiê hỏi:
- Thế là thế nào?
- Nghĩa là bác đánh rơi thẻ, lúc bác về tôi nhặt được ở dưới đất; tôi đã chôn xong người ta. Đắp đất tử tế rồi. Tôi làm giùm bác, ngày mai bác ra ông gác mà lấy thẻ, chả phải nộp phạt mười lăm phơrăng đâu. Chỉ có thế thôi, chú tân binh ạ.
Gơribiê sung sướng quá reo lên:
- Cám ơn bác quá. Lần sau để tôi trả tiền rượu.
VIII
VIỆC XÉT HỎI THÀNH CÔNG
Một tiếng đồng hồ sau. Lúc trời đã tối như mực, hai người lớn và một đứa trẻ đến số nhà 62 phố Pichpuýt. Người cao tuổi nhất giơ cái búa, gõ cửa.
Ba người ấy là Phôsơlơvăng, Giăng Vangiăng và Côdét.
Hai người vừa đến nhà bà hàng hoa quả ở phố Sơmanhve, xin đón Côdét về, con bé gửi ở đấy từ hôm qua. Suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, con bé chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao, nó chỉ ngấm ngầm run sợ. Cứ chưa khóc được là còn run. Nó chẳng ăn uống gì mà cũng không chợp mắt lúc nào. Bà hàng hoa quả đáng mến hỏi hàng trăm câu, nó cũng không trả lời một tiếng, nó chỉ rầu rĩ nhìn, lần nào cũng thế. Nó chẳng hé răng để lộ một tí gì về những việc nó đã nghe thấy, trông thấy từ hai hôm nay. Nó đoán là đang gặp một nạn lớn, trong thâm tâm, nó cảm thấy rằng cần phải “ngoan”. Ai chẳng biết sức tác động vô cùng to lớn của mấy tiếng nói như dọa nạt bên lỗ tai đứa bé con nhỏ dại chỉ biết có run sợ: “Chớ nói gì hết”. Sợ thì câm. Vả lại, ai mà giữ bí mật giỏi hơn con trẻ!
Sau hai mươi bốn giờ đồng hồ bi đát, khi nó lại được trông thấy Giăng Vangiăng, nó reo lên một tiếng vui mừng. Những ai hay suy nghĩ, nghe tiếng reo vô cùng hớn hở ấy sẽ đoán thấy đó là tiếng reo của kẻ vừa thoát khỏi vực sâu.
Phôsơlơvăng là người của nhà tu nên hiểu hết các ám hiệu. Mọi cửa đều mở.
Thế là đã giải quyết được hai việc ghê gớm: ra và vào.
Bác gác, đã được dặn dò từ trước, mở cái cổng dành riêng cho người nhà, - cửa này thông thẳng vào trong vườn, cách đây hai mươi năm, ở ngoài phố cũng trông thấy, nó ở bức tường cuối sân, đối diện với cổng lớn. Người gác cổng đưa cả ba người ấy để vào buồng khách đặc biệt mà tối hôm qua Phôsơlơvăng nhận mệnh lệnh của mẹ nhất.
Mẹ nhất đợi họ, chuỗi hạt cầm trong tay. Một mẹ tư vấn, mặt phủ màn đứng bên cạnh. Một ngọn nến lờ mờ tỏa ánh sáng yếu ớt.
Mẹ nhất xem xét Giăng Vangiăng. Chả con mắt nào quan sát kỹ hơn con mắt nhìn xuống.
Xong bà hỏi Giăng Vangiăng:
- Bác là em à?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm vâng ạ.
- Tên bác là gì?
- Bẩm Uyntim Phôsơlơvăng.
Ông ta quả có một người em tên là Uyntim nay chết rồi.
- Bác ở đâu?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm ở Pichkinhi, gần Amiêng.
- Bao nhiêu tuổi?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm năm mươi ạ.
- Sinh sống nghề gì?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm làm vườn.
- Có ngoan đạo không?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm trong họ con, ai cũng ngoan đạo cả.
- Đứa bé này là người nhà bác?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm mẹ, vâng.
- Con bác à?
Phôsơlơvăng trả lời:
- Bẩm cháu nội.
Mẹ tư vấn khe khẽ bảo mẹ nhất:
- Bác ấy ăn nói khá đấy ạ.
Giăng Vangiăng chưa hề nói một lời.
Mẹ nhất chăm chú nhìn Côdét rồi khẽ bảo bà mẹ bên cạnh:
- Ngày sau, con bé này sẽ xấu xí.
Hai mẹ thì thầm với nhau mấy phút trong góc phòng rồi mẹ nhất quay lại nói:
- Lão Phôsơlơvăng ạ, kiếm một cái đai nhạc đầu gối nữa. Bây giờ cần hai cái.
Thế là ngày hôm sau, người ta nghe thấy tiếng hai chiếc nhạc trong vườn. Các nữ tu sĩ không thể không hé một góc tấm màn che mặt. Ở cuối vườn, dưới lùm cây, hai người đàn ông đứng cạnh nhau đương đào đào xới xới; lão Phôsơlơvăng và một người lạ. Một việc trọng đại. Không khí im bỗng xào xào những tiếng khẽ bảo nhau: một người phụ việc làm vườn.
Các mẹ tư vấn nói thêm: em trai lão Phôvăng.
Giăng Vangiăng quả đã chính thức thụ chức: ông đeo một cái đai đầu gối bằng da và một chiếc nhạc; ông đã là người của nhà tu. Tên ông là Uyntim Phôsơlơvăng.
Cái nguyên nhân quyết định việc ông được vào làm ở nhà tu là câu nhận xét về Côdét của mẹ nhất: con bé sẽ xấu xí.
Sau lời dự đoán ấy, mẹ nhất tỏ lòng quyến luyến ngay con bé; bà cho nó ở cùng với bọn trẻ làm phúc.
Việc ấy chẳng có gì là khó hiểu cả. Vốn dĩ trong nhà tu không có gương soi nhưng đàn bà thì không cần gương cũng biết nét mặt mình. Những cô gái có nhan sắc thì khó lòng mà tu được. Vốn từ xưa, càng xấu xí hơn là các cô xinh đẹp. Do đó là có sự mến ưa đặc biệt những cô gái xấu xí.
Sau câu chuyện lạ lùng trên, uy tín Phôsơlơvăng tăng lên nhiều lắm. Thắng lợi bề ba mặt: Giăng Vangiăng cảm kích vì được lão cứu sống và cho nơi trú thân; Gơribê thì tự bảo mình: nhờ lão mà ta thoát khoản phạt; nhà tu thì chôn cất được xác mẹ Cơruyxiphixiông ở dưới bàn thờ, vừa trót lọt được vòng pháp luật vừa hợp ý Chúa.
Một áo quan có thi hài ở Pơti Pichpuýt, một áo quan rỗng ở nghĩa địa Vôriga. Trật tự xã hội đã bị đảo lộn ghê gớm, nhưng không hay biết gì. Còn tu viện thì biết ơn Phôsơlơvăng rất nhiều. Lão trở thành người phục vụ tốt nhất và người làm vườn quý nhất! Lần Đức Tổng giám mục đến thăm tu viện ngay sau đó mẹ nhất đã kể chuyện cho ngài nghe, thú tội thì ít mà khoe khoang thì nhiều. Đức Tổng giám mục ở tu viện đã nói nhỏ với ý tán dương với ngài Đơ Latin, linh mục của đức ông sau làm tổng giám mục Ranhxơ và giáo chủ. Sự khâm phục lão Phôsơlơvăng đi rất xa, đến cả La Mã. Chúng tôi đã được đọc một lá thư nhỏ của Giáo hoàng Lêông XII đương vị gửi cho một người bà con, sứ thần của Giáo hoàng ở Pari và cùng đội tên Đơlagiăngga như ngài. Trong thư viết: “Hình như ở trong một cái tu viện ở Pari có một lão làm vườn tuyệt tốt, một con người có thánh chất tên là Phôvăng”. Những cái vinh quang kia, lão Phôsơlơvăng ở trong túp lều của lão không hề hay biết gì. Lão vẫn ghép cây rẫy cỏ và che dưa, không biết gì về cái tuyệt diệu và cái thánh chất của lão. Lão không biết gì về cái vinh dự của lão cũng như con bò giống Đuyram hay Xuyray không hình dung được in trên tờ họa báo “Tin tức Luân đôn” với lời chú thích: “Con bò đã được giải thưởng cuộc thi các súc vật có sừng”.
IX
NƠI CẤM ĐỊA
Ở nhà tu, Côdét vẫn im lặng không nói hở điều gì.
Côdét một cách tự nhiên tưởng mình là con gái Giăng Vangiăng. Nó chả biết gì hơn mà nói: vả lại ví dụ nó có biết gì thì đố ai cạy răng nó ra được. Côdét cực khổ quá nên cái gì nó cũng sợ, sợ cả nói, sợ cả thở. Nó đã từng thấy một lời nói cũng đủ làm cả một trận sấm sét lôi đình đổ vào đầu nó. Từ ngày ở với Giăng Vangiăng, nó mới bắt đầu hơi yên dạ. Nó cũng chóng quen với đời sống nhà tu. Nó chỉ tiếc con Catơrin, nhưng không dám nói. Một hôm nó bảo Giăng Vangiăng: - Giá biết thế này thì con đã mang nó theo.
Được ăn ở trong nhà tu, Côdét phải mặc quần áo như các học sinh khác. Giăng Vangiăng xin được phép mang bộ quần áo cũ của Côdét về nhà. Bộ ấy là bộ đồ tang đen nó mặc hôm rời bỏ quán ăn Tênácđiê ra đi. Chưa cũ lắm. Giăng Vangiăng tìm ở đâu được một cái vali, cốt để đựng bộ quần áo, đôi tất len với đôi giày. Ông bỏ trong vali rất nhiều băng phiến và các thứ lá cây thơm chẳng thiếu gì ở các tu viện. Ông để vali trên một cái ghế bên cạnh giường nằm, chìa khóa lúc nào cũng đeo trên người.
Một hôm Côdét hỏi ông:
- Bố ơi cái hộp gì mà thơm thế?
Ông già Phôsơlơvăng, ngoài cái tiếng tốt với mọi người như đã kể trên, mà chính ông cũng không biết, còn được nhiều cái lợi khác: trước hết, lão thấy sung sướng trong lòng; sau là nhờ có Giăng Vangiăng đỡ tay nên công việc nhẹ hẳn đi; sau cùng, vốn nghiện thuốc lá, ngày nay lão hút gấp ba lần trước kia, mà khoái trá hơn vô kể, vì tiền đã có ông Mađơlen trả.
Các bà không thừa nhận cái tên Uyntim và gọi Giăng Vangiăng là lão Phôvăng kia.
Nếu các bà có con mắt như con mắt của Giave, hẳn các bà rồi cũng nhận thấy rằng cứ khi nào có việc hay ra phố mua thức gì dùng vào việc vườn tược thì bao giờ cũng lão Phôsơlơvăng anh đi, lão Phôsơlơvăng già, lão Phôsơlơvăng có tật, lão què chân ấy. Nhưng hoặc vì các bà mải nhìn lên Thượng đế, nên không có con mắt của người thám tử, hoặc vì các bà thích rình mò nhau hơn, nên chẳng ai để ý đến việc ấy cả.
Thực ra Giăng Vangiăng cứ việc im tiếng, không động đậy thế mà tốt. Giave đã rình ở khu ấy hơn một tháng trường.
Bây giờ, cái nhà tu đối với Giăng Vangiăng như một hòn đảo, xung quanh là vực thẳm. Từ nay, bốn bức tường là cả một thế giới. Trên đầu khoảng trời xanh khá rộng nên lòng ông trong sáng; bên mình có Côdét nên ông thấy sung sướng.
Đời ông lại bắt đầu êm ả.
Ông ở chung với Phôsơlơvăng trong túp lều ở cuối vườn. Lều xây bằng vôi gạch vụn, năm 1845 hãy còn, gồm ba buồng, buồng nào cũng trống trơ chỉ có bốn bức vách. Phôsơlơvăng nhất định nhường gian buồng to nhất cho Giăng Vangiăng, Vangiăng từ chối thế nào cũng không được.
Trên tường gian phòng ấy, ngoài hai cái đinh để treo cái dây buộc nhạc và cái sọt, còn có một vật trang trí: đó là tờ tín phiếu của phe bảo hoàng hồi 1793, đóng vào tường bên trên lò sưởi, nguyên văn ghi như sau:
Quân đội công giáo hoàng gia
Theo chỉ dụ hoàng thượng
Tín phiếu mười đồng
Về quân nhu cung cấp cho bộ đội
Thanh toán ngày hòa bình
Đợt 3 STOFFET số 10390
Các tín phiếu của quân Văngđêăng này đã được đóng trên tường do tay người làm vườn trước, nguyên là lính suăng, hắn đã chết trong tu viện và Phôsơlơvăng đã thay chân hắn.
Suốt ngày Giăng Vangiăng cặm cụi ở ngoài vườn, làm được vô khối việc có ích. Xưa ông làm nghề xén cây nên bây giờ làm vườn cũng thích. Ta còn nhớ, ông biết nhiều phương pháp và những bí mật nhà nghề của việc trồng trọt. Hầu hết các cây quả trong vườn trước mọc như cây dại. Bây giờ, ông xén, ông ghép nên cây nào cũng kết quả ngon lành.
Côdét hàng ngày được về chơi với ông một tiếng đồng hồ. Các bà thì buồn rười rượi còn ông thì tốt, nên con bé cứ so sánh, lại càng thương yêu ông hơn. Đến giờ là nó chạy ngay về nhà. Con bé vừa bước chân vào nhà, căn nhà như rạng rỡ cảnh thiên đường. Giăng Vangiăng lòng tươi như hoa nở, ông càng cảm thấy đời sống đầy hạnh phúc vì Côdét cũng thấy được sung sướng đó bên ông. Nỗi vui sướng của người ta có cái quý là nó không như ánh sáng phản xạ bao giờ cũng mờ nhạt đi; Vangiăng nhìn Côdét chơi đùa, chạy nhảy; cứ nghe nó cười là ông nhận ra ngay.
Bởi vì bây giờ Côdét đã cười rồi.
Nét mặt nó cũng đổi khác, nó không ủ ê như trước nữa. Tiếng cười cũng như mặt trời đuổi tan giá lạnh trên nét mặt con người.
Côdét không đẹp nhưng dễ thương biết mấy. Nó nói những điều dễ nghe, giọng nó dịu dàng thơ ngây. Hết giờ chơi, Côdét về trường, Giăng Vangiăng nhìn cửa sổ lớp học; và ban đêm thì ông trở dậy nhìn cửa sổ buồng ngủ.
Và Chúa cũng có đường lối của Chúa. Tu viện cũng như Côdét duy trì và bổ sung trong lòng Giăng Vangiăng tác dụng của giám mục Mirien. Có một điều chắc chắn là con đường của đạo đức có một lối dẫn tới kiêu ngạo. Ở đây có sẵn một chiếc cầu do quỷ dữ bắc. Giăng Vangiăng, vô tình, có lẽ đang ở khá gần cái lối này và cái cầu này khi trời xui khiến ông rơi vào tu viện Pơti Pichpuýt. Khi trước, tự so sánh mình với người thường và lòng kiêu ngạo nảy nở. Biết đâu đấy ông sẽ không dần dà trở về với lòng hằn thù.
Tu viện đã giữ ông lại trên cái dốc ấy. Đây là nơi cấm cố thứ hai mà ông thấy. Hồi tuổi thơ, trong cái thời gian ông bước vào đời và về sau mới gần đây ông đã biết một nơi cấm cố khác, kinh khủng, dễ sợ, với những kỷ luật khắc nghiệt mà ông vẫn coi là những bất công của công lý và tội lỗi của luật pháp. Sau nhà tù khổ sai, bây giờ ông gặp nhà tu kín. Nghĩ rằng ông đã trở thành một thành viên của nhà tù khổ sai và bây giờ đang chứng kiến cảnh nhà tu kín, ông đối chiếu hai nơi đó trong trí ông một cách tư lự hãi hùng.
Nhiều khi ông tựa vào cán mai, chìm đắm trong những uẩn khúc của mơ mộng và không cùng.
Ông nhớ lại những người bạn tù ngày xưa. Họ khốn khổ quá chừng: vừa mới tinh mơ đã dậy, làm đến tối mịt mới về. Người ta có để cho họ chợp mắt được mấy chốc; ngủ thì ngủ trên mấy tấm phản, đệm lót mỏng dính, kê trong những gian buồng trống trải, suốt năm chỉ đốt củi vài tháng rét nhất. Áo thì áo choàng màu đỏ trông gớm ghiếc. Nhờ ân trên, những ngày nóng nực, họ được mặc quần vải thô và những ngày đông tháng giá, họ được khoác một cái áo kiểu áo phu xe bằng len. Chỉ những ngày đi bệnh viện mới được hớp rượu, miếng thịt vào miệng. Họ không có tên nữa, cứ số mà gọi, họ hầu như chỉ còn là những con số. Họ sống, mắt nhìn xuống, tiếng nói se sẽ, đầu trọc lóc, sống trong tủi thẹn, dưới đòn roi.
Thế rồi Giăng Vangiăng nghĩ đến những người hiện đang sống ở nhà tu, ngay trước mặt ông.
Những con người ấy cũng đầu trọc, mắt cúi gầm, tiếng nói se sẽ. Họ không sống trong tủi thẹn, nhưng sống giữa những lời nhạo báng của người đời; lưng họ không lằn vết gậy đòn, nhưng vai họ chín rạn vì những kỷ luật nặng nề. Đối với mọi người, tên tuổi của họ cũng không còn nữa, chỉ còn những tên gọi khắc khổ. Họ không uống rượu ăn thịt bao giờ; họ thường nhịn đói suốt từ sáng tinh mơ đến chiều. Họ không mặc áo đỏ nhưng khoác cái khăn liệm bằng len màu đen, mùa hè thì loại nặng, mùa đông thì loại nhẹ; họ không có quyền thay đổi áo quần gì hết. Sáu tháng ròng, họ phải mặc cái áo trong bằng xécgiơ đến chết ngốt. Họ không ở những gian buồng đốt lửa mấy tháng buốt lạnh nhất; buồng họ không bao giờ có lửa. Giường họ không trải nệm mỏng manh mà trải rơm. Ngủ cũng không được ngủ; đêm đêm, sau một ngày mệt nhọc, vừa đặt mình, chưa ấm chỗ, vừa chập chờn thiếp đi trong giấc ngủ nặng nề, thì đã phải dậy, rồi vào nhà nguyện lạnh lẽo, âm u cầu kinh hai chân quỳ trên nền đá. Có những ngày lần lượt mỗi người phải quỳ mười hai giờ liền trên nền đá hay phủ phục xuống đất, hai tay gấp hình chữ nhật.
Hạng người trên toàn là đàn ông; hạng dưới toàn đàn bà.
Bọn đàn ông đã làm gì? Họ cướp bóc, gian lận, đầu độc, đốt nhà, giết người, giết bố. Còn bọn đàn bà? Họ không làm gì hết.
Một bên giết người cướp của, gian lận, xảo trá, hung bạo, dâm dục, nghĩa là tất cả những tội ác, tất cả những hành động hại người; một bên là trong trắng chỉ có trong trắng mà thôi.
Vô tội hoàn toàn, như được nhấc bổng lên trong một cuộc thăng thiên huyền bí, phần đạo đức thì còn dính với đời, mà phần thiêng liêng thì đã vượt lên trời.
Một bên thì thầm với nhau những mưu mô, tội lỗi, một bên mạnh dạn thú nhận những lầm lạc. Tội lỗi thì ghê gớm, lầm lạc thì chẳng có gì! Một bên là uế khí ghê tởm, một bên là mùi hương tuyệt vời. Một bên là dịch họa tinh thần, giam giữ, canh gác dưới những mũi súng đại bác, gặm tiêu dần những kẻ mắc bệnh; một bên là những linh hồn cùng cháy bùng thanh khiết trong một lò lửa. Kia là đêm tối dày đặc; đây là một bóng tối, nhưng một bóng tối đầy ánh sáng, những ánh sáng chói lọi hào quang.
Hai thế giới nô lệ. Một bên còn có cơ hội giải phóng: pháp luật còn có tháng ngày hạn định, lại còn có khả năng vượt ngục. Một bên là cả một cuộc đời vô cùng tận, trong tương lai xa vời, chỉ còn một chút ánh sáng le lói của niềm hy vọng về tự do là cái chết.
Những người thứ nhất chỉ còn xiềng xích trói buộc. Những người sau, có lòng tín ngưỡng trói buộc.
Trong nhà tù, bốc lên cái gì? Một lời nguyền rủa tràn trề, tiếng răng nghiến lại, lòng căm thù, lòng hiểm độc tuyệt vọng, một tiếng kêu phẫn nộ chống lại xã hội loài người, một tiếng cười chua chát đắng cay hướng lên trời.
Còn ở nhà tu? Chỉ có lời khấn nguyện và tấm lòng yêu Chúa.
Hai nơi ấy thật giống nhau mà cũng thật khác nhau; hai hạng người khác nhau một vực một trời lại cùng chung một nhiệm vụ là chuộc tội.
Giăng Vangiăng hiểu vì sao những tù nhân phải chuộc tội, họ chuộc tội cho họ. Nhưng ông không hiểu vì sao những nữ tu sĩ phải chuộc tội; những con người ấy không tội tình gì, không một vết nhơ. Ông run sợ tự hỏi: chuộc tội gì? Chuộc tội nào?
Ông như nghe thấy lương tâm ông trả lời lòng nhân đạo thiêng liêng nhất, sự đền tội cho người.
Chúng tôi gạt bỏ ở đây mọi lý thuyết của riêng mình. Chúng tôi chỉ là người kể chuyện. Chúng tôi đứng ở quan điểm của Giăng Vangiăng và nói lên cảm tưởng của ông.
Ông được nhìn thấy cái đỉnh cao cả của nhẫn nhục, cái đỉnh cao nhất mà đạo đức có thể vươn tới được. Vô tội tha thứ tội lỗi cho người và đền tội thay cho người; sự chịu đựng, sự thừa nhận tra khảo, sự đòi hỏi hình phạt của những tâm hồn không hề sa ngã để cho những tâm hồn sa ngã thoát khỏi những đau khổ ấy. Lòng yêu người hòa vào lòng kính Chúa, những vẫn đứng riêng và khẩn cầu. Những con người yếu ớt mang cái khổ đau của kẻ bị trừng phạt và cái nụ cười của những người được ban thưởng. Và ông nhớ rằng đã có lúc ông dám kêu ca.
Có khi giữa đêm ông thức dậy để lắng nghe lời cầu nguyện tạ ơn Chúa của những con người vô tội và bị đè nặng dưới bao nhiêu khắc khổ ấy và thấy lạnh toát trong mạch máu khi nghĩ rằng những kẻ bị trừng phạt một cách chính đáng chỉ cất tiếng nói lên để nguyền rủa trời và ông, một thằng khốn nạn, đã giơ nắm tay căm thù lên cho Chúa.
Điều nổi bật làm cho ông suy nghĩ sâu sắc như là một sự cảnh báo thầm của trời: trèo tường, vượt rào, liều chết, bám, leo kinh khủng, ghê sợ, tất cả những cố gắng ấy để khỏi cái nơi đền tội kia, ông cũng đã phải làm để vào cái nơi đền tội này. Phải chăng là một biểu tượng của số mệnh?
Nhà tu này cũng là một nhà tù, cũng thê thảm như cái nhà tù ông trốn khỏi, nhưng ông không hề nghĩ rằng có sự giống nhau.
Giăng Vangiăng như trông thấy lại những bức rào, những cái khóa, những chấn song sắt để cầm giữ ai? Những thiên thần.
Những bức tường cao vót trước kia ông thấy giam cầm hùm beo; nay nó bao bọc đàn cừu vô tội.
Nơi đây, người ta chuộc tội, chứ không bị trị tội. Thế nhưng nó khắc khổ hơn, ảo não hơn, cay nghiệt hơn. Những cô trinh nữ còn bị đè nén nặng nề hơn bọn tù khổ sai. Trước kia, một cơn gió lạnh buốt xương đã làm tê cóng tuổi thanh niên của Giăng Vangiăng, cơn gió thổi qua cái hầm nuôi diều hâu căng lưới sắt, khóa xích sắt; bây giờ, một cơn gió bấc tàn nhẫn hơn, đau đớn hơn, thổi qua chuồng chim bồ câu.
Tại sao?
Nghĩ đến tất cả những việc trên, toàn bộ tâm trí Giăng Vangiăng như chìm vào một nơi cao siêu huyền bí. Lòng kiêu ngạo tan đi trong những suy nghĩ ấy. Ông tìm mọi cách tự kiểm điểm mình; ông tự thấy yếu hèn và nhiều lần ông đã khóc. Tất cả những gì đi và ở cuộc đời của ông từ sáu tháng nay đưa ông trở lại những lời khuyên nhủ thiết tha của giám mục: Côdét dẫn dắt ông bằng tình người, tu viện bằng đức nhún nhường.
Đôi khi buổi chiều, lúc hoàng hôn, khi khu vườn vắng lặng, người ta thấy ông quỳ giữa lối đi, bên cạnh nhà nguyện, trước cái cửa sổ mà ông nhòm qua đêm ông mới vào đây. Ông quay mặt về phía bà đền tội đang phủ phục cầu nguyện và quỳ gối trước bà ấy mà cầu nguyện.
Hình như ông không dám quỳ hẳn trước mặt Chúa.
Tất cả cảnh vật xung quanh, từ khu vườn yên tĩnh đến những bông hoa thơm ngát, những đứa trẻ reo vui, những người đàn bà trang nghiêm, giản dị, nhà tu lặng lẽ, tất cả thấm dần vào người ông. Tâm hồn ông cũng lặng lẽ như nhà tu này, cũng thơm tho như những đóa hoa kia, cũng yên tình như khu vườn, giản dị như các người đàn bà, vui tươi như đàn trẻ.
Vả ông nghĩ là hai cái nhà của Chúa đã liên tiếp đón ông ở hai giai đoạn gay go của đời ông, giai đoạn đầu khi tất cả mọi cửa đóng chặt và xã hội loài người xua đuổi ông, giai đoạn thứ hai khi xã hội loài người lùng bắt ông và nhà tù khổ sai chờ ông. Không có cái nhà trước, ông sẽ lại rơi vào tội lỗi, không có cái nhà sau, ông lại rơi vào hình phạt. Cả trái tim ông dạt dào lòng biết ơn càng yêu người thêm hơn nữa.
Năm tháng cứ thế trôi qua. Côdét lớn dần.
PHẦN THỨ BA:
MARIUYTX (Marius)
QUYỂN I: PARI XÉT QUA MỘT HẠT BỤI NHỎ CỦA NÓ
I
PARVULUS[127]
Pari có đứa trẻ, trong rừng có con chim. Con chim là con chim sẻ, đứa trẻ là thằng “nhóc con”.
Gắn hai ý niệm đó với nhau, một chứa đựng tất cả cái lò lửa hừng hực, một tất cả bình minh, làm cho hai tia lửa đó chạm nhau: Pari và tuổi trẻ, sẽ nảy ra sinh vật nhỏ mà Pơlôtơ[128] sẽ gọi là Humuncio (con người nhỏ).
Đứa bé ấy lúc nào cũng vui. Ăn thì ngày no, ngày đói, nhưng tối nào muốn đi xem hát cũng đi được. Người không bận áo, chân không vướng giầy, đầu không có mái nhà, đứa bé ấy giống như con chim con không còn gì cả trên trời kia. Nó vào trạc từ bảy đến mười ba tuổi, tụm năm túm ba, lê la trên vỉa hè, trời là màn, đất là chiếu; quần của bố mặc dài và quết đất, mũ của một bố khác, chụp quá mang tai, quần lủng lẳng chỉ còn một dải treo thế mà nó chạy lăng xăng cả ngày, dòm chỗ này, ngó chỗ khác, nhặt cái này, quơ cái kia, lê la hết giờ này qua giờ khác, phì phèo điếu thuốc, chửi rủa, văng tục như ma, vào ra quán rượu thậm thọt, quen kẻ cắp, mày tao với gái điếm, nói lóng, hát nhảm thế mà chẳng có chút ác ý nào. Vì lòng nó chứa một hòn ngọc, hòn ngọc tuổi thơ ngây, mà ngọc thì có ngâm dưới bùn cũng chẳng tiêu tan trong bùn. Chúa muốn rằng khi con người còn là trẻ con thì lòng phải ngây thơ vô tội.
Nếu người ta hỏi cái thành phố khổng lồ: “Thằng bé ấy là ai?”. Nó sẽ trả lời: “Con tôi”.
II
MỘT VÀI DẤU HIỆU ĐẶC BIỆT CỦA NÓ
Thằng ngốc Pari là đứa bé tí hon của mụ mẹ khổng lồ.
Ta cũng không nên cường điệu quá. Chú tiên đồng của hè rãnh ấy, mình đôi khi cũng có một cái sơ mi nhưng chỉ có một chiếc thôi; thỉnh thoảng chân cũng xỏ giày, nhưng là đôi giày không đế, hãn hữu nó cũng có nhà và nó cũng yêu cái nhà ấy, bởi vì trong nhà có mẹ nó; nhưng nó thích hè phố hơn bởi vì ở đấy nó được tự do. Đứa bé ấy có những trò đùa nghịch, trò ác riêng của nó, nhắm vào bọn tư sản mà nó thù ghét. Nó cũng biết ví von: chết thì nó bảo là: ăn trầu bồ công anh đằng rễ; nó có nghề nghiệp riêng của nó; gọi xe, hạ bực lên xuống, đưa người qua đường trong những trận mưa rào để lấy thuế quá giang và gọi đó là bắc những chiếc cầu nghệ thuật, rao những bài diễn văn của chính quyền cho nhân dân nghe, nạo đất giữa các viên đá rải đường; nó có tiền tệ của nó là tất cả những mảnh đồng nho nhỏ mà nó nhặt được ngoài đường. Cái thứ tiền kỳ lạ mang tên lôcơ[129] có một thị giá cố định và được ấn định rất chặt chẽ trong cái xã hội tí hon lang thang này.
Nó cũng có cái thế giới súc vật riêng của nó mà nó quan sát một cách chăm chú trong các góc, các xó: con bọ rùa, con bọ xanh hình đầu lâu, con nhện cỏ, con “quỷ”, con sâu đen cuốn cái đuôi có hai sừng để dọa kẻ thù. Nó cũng có một con quái vật thần thoại của nó, có vẩy dưới bụng mà không phải con thằn lằn, có mụn xù xì trên lưng mà không phải là con cóc, nằm trong những lỗ các lò vôi bỏ trống và những giếng những cống nước khô, đen sì, lông lá nhầy nhụa, con vật ấy bò đi khi thì nhanh, khi thì chậm, không có tiếng kêu, nhưng mà nhìn người ta, con vật dễ sợ đến mức chưa ai từng thấy. Nó gọi con quái vật ấy là “thằng điếc”. Tìm thằng điếc dưới đá là một thú vui vào cái loại thú vui kinh hoàng. Một thú vui khác… đột nhiên lật một viên đá lát đường để tìm những con bọ cạp. Mỗi khu ở Pari đều nổi tiếng với những con vật kỳ thú có thể tìm thấy. Có những con “chọc tai” ở những cổng trường Uyếcxuylinơ, có những con cuốn chiếu ở điện Păngtêông, có những con nòng nọc ở quảng trường Săng đơ Mácxơ. Còn cái vốn từ ngữ thì thằng bé ấy chẳng kém Tânlêrăng: hắn chẳng kém trắng trợn nhưng mà hắn lương thiện hơn. Tính hắn vui, hài hước bất ngờ, cái cười rộ, cười điên của nó làm cho các chủ hiệu phải ngẩn ngơ, cái cười vui nhộn của nó rất phong phú, đi từ hài kịch cao cấp xuống tận trò hề.
Một đám ma đi qua. Trong số những người đi đưa có một ông thầy thuốc. Một thằng nhóc kêu to: “Các thầy lang bàn giao công trình của họ từ bao giờ thế?”
Một thằng nhóc khác đứng trong đám đông. Một vị trưởng giả nghiêm nghị, mang kính và dây đồng hồ, quay lại phẫn nộ: “Đồ khốn kiếp, mày vừa “quàng lưng” vợ tao”.
- Thưa ngài, tôi! Xin ngài cứ khám người tôi xem.[130]
III
NÓ THẬT DỄ THƯƠNG
Buổi tối, chỉ với vài xu, cũng có thể kiếm được thằng bé ấy[131] đi xem hát. Vừa bước vào cái ngưỡng cửa thần kỳ ấy, nó cải hóa hoàn toàn. Nó không còn là thằng nhóc nữa mà là chú bé titi. Những rạp hát là những con tàu thủy đặt ngược, đáy lộn lên trên. Chính ở cái đáy ấy mà cái đám titi này chồng chất. Thằng titi đối với thằng nhóc, cũng như con bướm đối với con sâu. Cũng một con vật ấy nhưng không bò lê mà bay lượn. Chỉ cần có mặt nó với những tia sáng tươi vui mà nó phát ra, với cái độ nồng nhiệt hào hứng của nó, với những cái vỗ tay giống như vỗ cánh, đủ khiến cho cái đáy thuyền chật hẹp, hôi hám, tối đen, tiều tụy, bẩn thỉu, xấu xa, ghê tởm ấy mang tên là “Thiên đường”.
Hãy cho một đứa trẻ những cái vô ích và tước hết những cái cần thiết, nó sẽ thành thằng “nhóc con”.
Thằng nhóc con thế mà cũng có khiếu văn chương. Xu hướng văn chương của nó - chúng tôi nói điều này mà nó có phần tiếc - không phải là xu hướng cổ điển. Theo bản chất của nó, nó ít mô phạm. Đơn cử một thí dụ: cái lừng lẫy của nữ nghệ sĩ Mácxơ[132] vào trong đám công chúng những trẻ con bão táp ấy liền được điểm thêm một chút gia vị hài hước. Thằng nhóc con gọi cô Mácxơ là cô Muysơ.
Nhân vật ấy nói bô bô, chế nhạo mỉa mai, ẩu đả, quần áo tã như một đứa trẻ con và bệ rạc như một nhà triết học. Câu cá ở cống, săn ở rãnh, biến rác rưởi thành vui tươi, la hét, quát tháo ở góc phố, đầu đường, vừa cười, vừa cắn, huýt sáo chế nhạo và hát ca, hoan hô và đả đảo, dung hòa bài ca ngợi chúa Alêluya với điệu khôi hài Matăngtuyluyretơ, tung tất cả các điệu nhạc thơ từ điệu De profundis đến điệu Siêngli, chẳng tìm mà vẫn thấy, biết cái nó không biết, tự nghiêm khắc với mình mà vẫn ăn cắp vặt, điên rồ mà vẫn khôn ngoan, trữ tình mà vẫn thô tục, ngồi xổm trên đỉnh núi Ôlanhpơ[133] lăn lộn trong đống phân mà đứng dậy người đầy sao sa. Thằng nhóc Pari là Rabơle[134] cỡ nhỏ.
Quần nó mà không có túi đựng đồng hồ thì nó không bằng lòng.
Nó ít khi ngạc nhiên, càng không hay sợ, chế giễu mê tín, xì hơi những kẻ bốc đồng, nhạo báng những chuyện thần bí, đứa nhạo cả ma, làm cho kẻ say sưa vỡ mộng, đưa những nét châm biếm vào những phóng đại hùng ca. Không phải vì nó thô lậu, nhưng vì nó muốn thay thế những viễn cảnh trang nghiêm bằng một bức tranh sặc sỡ phường chèo. Nếu Ađamaxto[135] hiện ra nó sẽ bảo: “Ô kìa? Ngáo ộp!”
IV
NÓ CŨNG CÓ THỂ CÓ ÍCH
Pari bắt đầu bằng anh chàng vô công rồi nghề và kết thúc ở chú nhóc con, hai nhân vật mà không một thành thị nào có được: ở đây là sự thừa nhận thụ động tự thỏa mãn bằng việc nhìn ngó, ở đấy là sáng kiến vô tận: anh chàng Pơruđom và chú Phuiu. Chỉ có Pari mới có những loại ấy trong lịch sử sinh vật của nó. Tất cả trật tự quân chủ là dựa vào anh chàng vô công rồi nghề và thằng nhóc con là tất cả vô chính phủ.
Đứa trẻ xanh xao của vùng ngoại ô Pari sống và phát triển, “thắt nút” và “cởi nút” trong nghèo khổ đau đớn, trước thực tế xã hội và những sự việc của con người, nó là một nhân chứng tư lự. Nó tưởng nó vô tư lự, vô tình thực ra nó không như thế. Nó trông nhìn sẵn sàng để cười đùa; nhưng cũng sẵn sàng để làm việc khác nữa. Dù anh là ai, mang tên là Thành kiến, Nhũng lạm, Ô nhục, Áp bức, Vô lý, Độc đoán, Bất công, Cuồng tín, Bạo ngược thì hãy coi chừng thằng nhóc con há hốc miệng ấy.
Thằng bé ấy sẽ lớn dần.
Thứ đất nào đã nặn thành nó? Đất bùn nào cũng được. Một nắm bùn, một hơi thở thổi vào, thế là thành Ađam. Chỉ cần có một thần thiêng thổi qua. Lúc nào cũng có một thần thiêng đi qua con người thằng nhóc con. May rủi tạo nên con người bé nhỏ ấy. May rủi đây chúng tôi hiểu na ná như phiêu lưu. Con người tí hon ấy nặn bằng cái thứ đất chung của mọi người: dốt nát, mù chữ, ngơ ngẩn, thô tục, là một dân Iôni hay một dân Bêôxi?[136] Hãy chờ đây: Currit rota.[137] Cái tinh thần của Pari, con quái vật đẻ ra những đứa trẻ con từ ngẫu nhiên và những con người từ số phận, trái với người thợ gốm Latinh, từ một cái vại thô đã làm nên một cái bình quý.
V
BIÊN GIỚI CỦA NÓ
Thằng nhóc con yêu thành thị, đô hội, nó cũng thích nơi vắng vẻ quạnh hiu. Urbis amator như Phuyquyxơ; rururus amator[138] Phơlaquyxơ.
Lang thang mà suy nghĩ, tức là đi thơ thẩn, là một cách dùng thì giờ tốt của các nhà triết học, nhất là ở cái vùng nông thôn hơi dở dang khá xấu xí nhưng lạ lùng và bao gồm hai thứ cảnh vật, cái vùng bao quanh một số thành phố lớn, đặc biệt là Pari. Quan sát vùng ngoại ô là quan sát cái lưỡng thể. Hết ngọn cây, bắt đầu mái ngói, hết bãi cỏ, bắt đầu đường đá, hết luống cày, bắt đầu các dãy hàng hiệu, hết những vết rãnh bánh xe, bắt đầu những đam mê, hết tiếng rì rào thần tiên, bắt đầu tiếng ồn ào của con người, do đó mà có một lý thú đặc biệt.
Vì thế cho nên những vùng ít hấp dẫn này mà người qua đường kêu là buồn, đã trở thành những con đường dạo chơi, có vẻ như không mục đích của con người thơ thẩn.
Người viết những dòng này, trong nhiều năm tháng đã quen đi dạo ở các vùng cửa ô Pari, nơi đã để lại những kỷ niệm sâu sắc. Những bãi cỏ sát đất, những lối đi gồ ghề đá, những đá vôi, đất vôi, thạch cao, những vùng rộng bỏ hoang hẳn, hay bỏ hóa một vụ, những cây rau đầu mùa của các nhà trồng rau đột nhiên hiện ra ở cuối một khu đất, cái hỗn hợp cảnh hoang vu và thành thị, những khu rộng vắng tanh mà tiếng trống trại lính bỗng rộn lên, như tiếng bập bẹ của chiến trận, những cảnh vắng lặng ban ngày, trộm cướp ban đêm, cái cối xay rã cánh còn quay trước gió, những cái bánh xe trong các mỏ đã cũ, những quán rượu bên cạnh nghĩa địa, sự hấp dẫn huyền bí của những bức tường đen tối, chia cắt những bãi rộng mênh mông, hoang vắng, tràn ngập ánh sáng và đầy cánh bướm, tất cả những cái đó đã làm tôi say mê.
Hầu như không có ai trên trái đất này biết các khu hẻo lánh lạ lùng ấy: La Gơlaxie, La Quynetơ, cái bức tường Gơrơnelơ ghê tởm, lỗ chỗ đầy vết đạn, ngọn đồi Môngpácanxơ, cái hố Phôxơôlu, khu Ôbiê trên bờ sông Mácnơ, Mông Xuri, La Tôngbơ Ixoarơ, La Pierơ Pơlatơ, Satiông nơi có một cái mỏ đã cũ đã hết đá nay chỉ dùng để trồng nấm, miệng mỏ có một cái nắp đậy bằng những tấm gốc mục. Vùng ngoại ô Rômơ có ý nghĩa của nó, vùng ngoại ô Pari cũng có ý nghĩa riêng của nó. Đứng trước một cảnh vật mà nhìn thấy những cánh đồng, những nhà cửa, những cây cối, mới chỉ nhìn thấy bề mặt; tất cả những cái vẻ bên ngoài của sự vật đều là những ý nghĩ của Chúa. Cái nơi mà một cảnh đồng quê tiếp giáp với một thành phố bao giờ cũng nhuốm một nỗi buồn man mác và thấm thía. Thiên nhiên và nhân loại đều muốn tâm sự với ta. Những nét độc đáo của địa phương thể hiện rõ ở đây.
Ai đã đi dạo như chúng tôi trong những khu vắng vẻ tiếp giáp vùng ngoại ô, mà người ta có thể gọi là những vườn trẻ của Pari, cũng thoáng thấy đây đó, ở những nơi vắng nhất, vào một giờ bất ngờ nhất, đằng sau một cái rào thưa, hay trong một góc tường ảm đạm những trẻ em, túm tụm, ồn ào, xanh xao, bùn dây, bụi bặm, rách rưới, đầu tóc lởm chởm, quần hoa dua xanh đang chơi đánh chấn vòng gạch. Chúng đều là những trẻ em nghèo. Những phố xa, ngoại thành này là môi trường dễ thở của chúng, vùng ngoại ô là của chúng. Chúng luôn luôn đến nơi này để lang thang. Chúng tha hồ hát một cách hồn nhiên, những bài hát bậy bạ nhất. Chúng ở đây hay nói đúng hơn, chúng sinh sống ở đây, không có con mắt ai dòm ngó, trong ánh nắng êm dịu tháng năm hay tháng sáu, quỳ lổn ngổn xung quanh một cái lỗ sâu, bắn bi với ngón tay cái, tranh giành nhau từng đồng kẽm, chẳng lo sợ ai trách cứ, như con chim sổ lồng cất cánh bay, thả dây, sung sướng. Khi thoáng thấy bóng người lớn, chúng sực nhớ rằng chúng cũng có nghề nghiệp và cũng phải kiếm ăn, chúng liền mời bạn mua một chiếc bít tất đen đầy những bọ dừa hay là một chùm hoa xoan. Những đám trẻ con kỳ lạ ta hay gặp như thế là một trong những thú mê người của vùng ngoại ô Pari. Nhưng sự gặp gỡ ấy cũng làm ta se lòng.
Thỉnh thoảng trong đám con trai nhỏ ấy có những em gái nhỏ - có phải là chị em của bọn con trai kia không? - gần như là thiếu nữ rồi, gầy còm, xanh mét, bàn tay sạm nắng, mặt lỗ chỗ những nốt đỏ, tóc chít những vành hoa lúa mạch hay hoa mào gà, vui tươi, ngơ ngác, đi chân đất. Có khi gặp các cháu gái ấy nhằn những trái anh đào trong đám lúa. Buổi chiều thường nghe thấy tiếng các em cười. Những nhóm trẻ ấy, giữa nắng ấm ban trưa, hay mờ thoáng trong bóng hoàng hôn, làm cho người đi dạo chơi thơ thẩn phải suy nghĩ nhiều và hòa vào giấc mơ đang diễn ra trong trí.
Pari: tâm điểm, ngoại ô, chu vi; thế là tất cả thế giới rồi, đối với các trẻ nhỏ ấy không bao giờ, không bao giờ chúng đi quá ra ngoài khu vực ấy. Chúng không thể ra khỏi cái vùng khí quyển của Pari, cũng như cá không thể ra khỏi nước. Đối với chúng, qua cửa ô hai dặm là không có gì nữa cả. Ivơry, Giăngchii, Accơi, Belơvilơ, Obeviliê, Mêninmôngtăng, Soadilơroa, Biăngcua, Mơđông, Ixi, Văngvơ, Xevơrơ, Puytô, Nơii, Gienơviliê, Côlôngbơ, Rômanhvilơ, Safu, Axơnierơ, Bungivan, Năngle, Ăngganh, Noadilơxech, Nôgăng, Guôcnay, Đơrăngxi, Gônexơ,[139] những nơi đó là tận cùng vũ trụ.
VI
MỘT ÍT LỊCH SỬ
Vào thời ấy, cũng sát vào thời kỳ này rồi, thời xảy ra câu chuyện kể trong bộ sách này, chưa có như bây giờ một viên cảnh sát của thành phố ở một góc đường (chưa phải lúc nên bàn hơn thiệt về sự tốt đẹp này). Những trẻ con lang thang đầy cả Pari. Thống kê bấy giờ cho một con số trung bình là 260 trẻ không nhà cửa, nhặt được mỗi năm trong các cuộc đi tuần của cảnh sát trong các khu đất hoang, trong những ngôi nhà đang xây dựng và dưới gầm cầu. Một trong những cái tổ ấy đã trở thành nối tiếng, đã sản sinh ra “những con chim én cầu Accolơ”. Chuyện đó là một triệu chứng xã hội tai hại nhất. Tội ác của người lớn bắt đầu từ cuộc sống lang thang của trẻ nhỏ.
Tuy vậy phải loại trừ Pari. Trong một chừng mực tương đối và mặc dầu thực tế cũ chúng tôi vừa nhắc lại, việc loại trừ ấy rất xác đáng. Trong khi ở bất cứ một thành phố lớn nào khác, một đứa trẻ lang thang sẽ là một người lớn hư hỏng, trong khi ở hầu hết khắp nơi, một đứa trẻ không ai chăm sóc như là đã dành sẵn và giao phó cho những tật xấu thói hư của xã hội nhấn chìm như có định mệnh, làm tiêu tan cả tính lương thiện và lương tri, thì trái lại thằng nhóc của Pari - ta hãy nhấn mạnh vào điểm này - dù xù xì và sứt mẻ rất nhiều ngoài da, bên trong vẫn còn nguyên bản chất. Một điều cao đẹp đáng nhìn, hiện rõ tính thanh niên sáng ngời trong các cuộc cách mạng quần chúng, đó là cái tính ngay thật không mua chuộc được, xuất phát từ ý niệm tiềm tàng trong bầu không khí của Pari, như muối tiềm tàng trong nước bể. Hít thở Pari là giữ gìn tâm hồn trong sạch.
Điểm chúng tôi nói trên đây không tránh cho chúng tôi khỏi se lòng mỗi khi gặp một trẻ nhỏ mà xung quanh người như thấy bay lơ lửng những sợi chỉ gia đình đã bị dứt đứt. Trong nền văn minh hiện đại - hãy còn xa mới hoàn chỉnh này - những gia đình đổ vỡ, tiêu tan trong bóng tối không phải là hiếm có, bất thường, những gia đình không còn biết con cái mình đã ra sao, những gia đình đã bỏ vãi ruột rà của mình trên đường phố. Do đó mà có những số phận con người mờ mịt. Cái đó đã được mệnh danh - cái thực tế đáng buồn ấy đã đi vào ngôn ngữ - là “bị vứt ra mặt đường Pari”.
Nhân đây cũng phải nói là những chuyện đem con bỏ chợ ấy, chế độ quân chủ cũ không ngăn cấm. Một ít cái cảnh “xã hội Ai Cập” hay “bôbêm” ấy, trong những cái tầng lớp dưới của xã hội cũng là điều kiện tiện lợi cho tầng lớp trên và “được việc” cho nhà quyền thế. Thù ghét việc cho con em nhân dân đi học vẫn là một giáo điều kinh viện. “Hay chữ lỏng” thì ích lợi gì? Đó là khẩu hiệu. Mà đứa trẻ lang thang là kết quả tất nhiên của đứa trẻ ngu dốt.
Vả lại triều đình một đôi khi cần trẻ con, lúc ấy họ cho đi hớt trẻ của Pari.
Dưới triều vua Lui XIV - để khỏi phải đi ngược thời gian xa hơn - nhà vua muốn lập một đội hải thuyền. Việc ấy chính đáng, ý kiến tốt. Nhưng hãy xét xem biện pháp thế nào? Không thể có hải thuyền, nếu bên cạnh thuyền buồm mà gió muốn đưa đi đâu thì đưa và để khi cần kéo những thuyền buồn này không có những con thuyền muốn đi đâu cũng được, hoặc bằng mái chèo, hoặc bằng hơi nước. Những thuyền có người chèo[140] trong hải quân lúc bấy giờ, cũng như bây giờ những tàu thủy chạy bằng hơi nước. Vậy thì phải có những galerơ, những thuyền galerơ chỉ có thể đi lại khi có những người galêriêng. Vậy thì phải có những galêriêng. Thủ tướng Conbe ra lệnh cho các quan đầu tỉnh và các tòa án địa phương kết án khổ sai càng nhiều người càng hay. Và các vị thẩm phán đã hết sức tích cực trong việc này. Một người không ngả mũ khi một đám rước thánh đi qua, thế là có thái độ “tín đồ cải cách” phải đi tù khổ sai. Gặp một đứa trẻ ngoài đường phố, miễn nó 15 tuổi rồi và không có chỗ ngủ, thế là cho đi khổ sai. Triều đại lớn! Thế kỷ lớn![141]
Dưới triều vua Lui XV, không còn bóng trẻ con ở Pari, cảnh sát hốt chúng đi, không biết để làm chuyện bí mật gì. Người ta thì thầm một cách kinh hãi, những ước đoán quái gở về cái nước tắm đỏ của nhà vua. Bácbiê kể những chuyện đó một cách tự nhiên. Có trường hợp bọn cảnh sát không tìm đủ trẻ em vô thừa nhận, bắt cả trẻ em có bố. Bố chúng thất vọng, xông vào đánh cảnh sát. Trong trường hợp ấy tòa án can thiệp và bắt treo cổ. Treo cổ ai? Bọn bắt người à? Không, những người bố nọ.
VII
BẦY “NHÓC CON” CÓ THỂ CÓ VỊ TRÍ TRONG BẢNG PHÂN LOẠI TẦNG LỚP XÃ HỘI Ở ẤN ĐỘ
Loại nhóc con của Pari hình như là một tầng lớp xã hội. Người ta có thể nói: không phải dễ ai cũng được ở trong các tầng lớp ấy.
Từ “nhóc con” (gamin) được in trên sách lần đầu tiên và từ ngôn ngữ bình dân bước vào ngôn ngữ văn học năm 1834. Chính trong một quyển sách nhỏ nhan đề là “Côlôđơ, anh nghèo kiết”[142] mà danh từ đó xuất hiện. Việc đó làm nhiều người bất bình nhưng danh từ đó đã lọt.
Những yếu tố của sự quý trọng trong giới nhóc con rất đa dạng, phong phú. Chúng tôi đã biết và quen một chú nhóc con rất được kính trọng và khâm phục vì chú này đã được trông thấy một người ngã từ trên tháp của nhà thờ Đức Bà xuống; một chú nữa vì đã lẻn được vào sân sau của điện Anhvailiđơ, nơi mà các bức tường của vòm điện được cất tạm và đã “thó” một ít chì của các tượng đó; một chú thứ ba vì đã trông thấy một chiếc xe hòm chở khách đổ, một chú nữa vì chú này “thân” với một anh lính đã tí nữa chọc thủng mặt một gã tư sản.
Vì thế cho nên ta hiểu được câu than thở này của một chú nhóc con Pari, một lời tổng kết sâu sắc khiến người tầm thường cười mà chẳng hiểu gì: “Trời ơi trời! Số mình đen đủi thay! Mình chưa được trông thấy một gã nào ngã từ gác năm xuống hè mới khổ chứ!”
Câu nói sau này hẳn là một câu nói ý vị của nông dân: “Này ông kia! Bà nhà ông chết vì bệnh, sao ông không đi mời thầy thuốc cho bà ấy? - Chao ôi! Thưa ngài, những kẻ nghèo chúng tôi chết một mình được”. - Nhưng nếu tất cả bẩm tính thụ động và nhạo báng của nông dân nằm trong câu nói kia thì chắc chắn tất cả cái tự do tư tưởng, vô chính phủ của chú bé ngoại ô lại ở trong câu nói này: một tử tù trên chiếc xe đưa hắn ra pháp trường đang lắng nghe cha giải tội. Chú bé Pari kêu to: “Hắn nói với cha cố của hắn đấy, ôi thằng cáy”.
Về mặt tín ngưỡng thì thái độ táo bạo làm tăng giá trị của chú “nhóc con”. Không tín ngưỡng rất là quan trọng.
Dự những vụ hành hình là một nhiệm vụ, chúng chỉ máy chém cho nhau xem và cười. Chúng đặt cho nó tất cả các thứ tên cúng cơm: “thế là hết xúp”. “Tên cảu nhảu”, “bà mụ Thiên Thanh”, “Miếng ngoạm cuối cùng”… Để nhìn cho kỹ, không bỏ sót tí nào, chúng trèo tường, leo lên ban-công, trèo lên ngọn cây, đu người trên cánh cổng sắt, bám vào ống khói lò sưởi. Chú nhóc con bẩm sinh là thợ lợp mái cũng như là thủy thủ. Hắn chẳng sợ mái nhà cũng như cột buồm. Không có đình đám nào vui hơn là đến pháp trường Gơrevơ. Xamxông và linh mục Môngtexơ là những cái tên đại chúng nhất. Họ la ó kẻ tử tội để cho hắn bạo hơn. Có khi họ khâm phục tù nhân ấy: chú nhóc Laxơnerơ thấy tên Đôtông ghê gớm chết một cách dũng cảm quá, đã phải thốt lên câu nói chứa đựng cả một tương lai: “Mình ghen với hắn ta”.
Cái giới “nhóc con” ấy không biết Vônte nhưng mà biết Papavoanơ. Trong những chuyện đặt ra họ để lẫn lộn những “chính khách” với những sát nhân. Họ ghi nhớ và truyền lại về sau các trang phục cuối cùng của các nhân vật đó. Họ biết là Tolôrông đội một cái mũ sốp-phơ, Avơrin có một cái mũ lưỡi trai da rái cá, Luven có một cái mũ tròn, ông già Đơ Lapooctơ hói và đi đầu trần, Caxtanh thì hồng hào và rất xinh, Bơri có một bộ râu rômăngtic,[143] Giăng Máctanh vẫn giữ đai quần, Lơcuphê và mẹ hắn cãi nhau; một chú nhóc con nói xen vào: “Thôi đừng trách móc cái oán giận cái sọt của anh”. Một chú khác bé quá, muốn nhìn rõ Đơbácke khi hắn đi qua, đã chọn được một cái cột đèn treo trên bờ sông và leo lên đó. Một cảnh binh đứng gác chỗ ấy, cau mày trợn mắt nhìn chú. Chú nhóc vội nói: “Thưa ngài cảnh binh, cứ cho tôi trèo” và để cho chính quyền cảm động, chú nói thêm: “Cháu không ngã đâu”. Người cảnh binh trả lời: “Mày ngã thì mặc xác mày chứ việc gì đến tao”.
Trong giới nhóc con, một tai nạn lớn lao là một việc rất đáng kể. Người ta sẽ được trọng vọng cao độ nhất nếu đã bị đứt tay, đứt chân đến “tận xương”.
Quả đấm không phải là yếu tố tầm thường của sự trọng thị. Một câu mà các chú nhóc thường thích nói là: “Ta cũng khá khỏe đấy chứ!” Thuận tay trái là một điều nhiều chú thèm; lác mắt cũng là một điều quý.
VIII
CÂU NÓI LÝ THÚ CỦA ÔNG VUA VỪA QUA
Mùa nực chú nhóc hóa thành con ếch; buổi chiều khi trời sẩm tối, trước các cầu Auxtéclít và Iêna, từ trên những thuyền than và những thuyền giặt, chú lao đầu nhảy xuống sông Xen và nhảy vào tất cả các sự vi phạm luật phong hóa và trật tự thành phố. Thế mà các cảnh binh thành phố vẫn cẩn mật, do đó mà nảy ra một hoàn cảnh rất bi kịch, đã sản sinh ra một lời báo hiệu rất huynh đệ và rất đáng nhớ: cái lời nói ấy nổi tiếng vào khoảng 1830 là một lời báo hiệu có tính chất chiến lược, chú này báo cho chú khác, ngâm nga như một câu thơ của Hôme với một cách điệu khó diễn đạt, như là một điệu Elơđixơ của các thần Panatênê và người ta cảm thấy ở đó có Êvôhê thời cổ xưa. Lời ám hiệu ấy như sau: “Ơ hay Titi, ơ này! Có cọp đấy, có cú đấy, gọn hàng và xéo đi, chuồn cống ấy”.
Đôi khi cái con ruồi ấy - các chú thường gọi nhau như thế - biết đọc; đôi khi biết viết, nhưng chú nào cũng viết vẽ bôi vẽ bác. Các chú không ngần ngại gì tự trang bị cho nhau, không biết bằng một cách bồi dưỡng bí mật lẫn cho nhau nào, tất cả những tài năng cần thiết cho lợi ích công cộng. Từ 1815 đến 1830 các chú bắt chước tiếng kêu của gà tây, từ 1830 đến 1848 các chú vẽ bôi những quả lê trên tường. Một buổi chiều mùa hè vua Lui Philip[144] đi bộ về cung, bắt gặp một chú nhóc, tí xíu, cao bằng chừng này, đang cố nghển lên, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, để vẽ một quả lê khổng lồ, bằng than trên trụ cổng Nơiy. Vua Lui Philip với cái vui tính thừa hưởng của vua Hăngri IV đã giúp chú nhóc con vẽ xong quả lê rồi cho chú một đồng Lui vàng và bảo chú: “Trên đồng tiền này cũng có quả lê đấy!”
Chú nhóc con rất ưa thích huyên náo. Cái trạng thái bạo động rất phù hợp với chú. Chú rất ghét các cha cố. Một hôm giữa phố Uynivecxitê, một chú trong nhóm trẻ buồn cười này để tay lên mũi, làm dấu nhạo trước cái cổng lớn của số nhà 69. Một người qua đường hỏi: “Sao mày lại làm cái trò ấy ở cái cổng này?”. Đứa trẻ trả lời: “Trong ấy có một cha xứ”. Thật vậy, nhà ấy là dinh của vị khâm mạng tòa Thánh. Tuy vậy mặc dầu cái tính ngạo mạn kiểu Vônte ấy đến mức độ nào, nếu có dịp chú nhóc con được mời tham gia tốp đồng ca trong nhà thờ, chú nhóc cũng có thể nhận và khi ấy chú phục vụ buổi lễ một cách rất nghiêm trang. Có hai chuyện mà chú nhóc khao khát như Tăngtalơ,[145] chú luôn luôn mơ ước mà không đạt được: đó là lật đổ chính phủ và khâu lại cái quần dài của chú.
Chú nhóc hoàn chỉnh là chú nắm được lý lịch của tất cả cảnh binh thành phố Pari và mỗi khi gặp một cảnh binh bao giờ chúng cũng có thể trông mặt chỉ tên một cách đích xác. Chú đếm tên bọn họ trên đầu ngón tay, nghiên cứu tác phong của họ và có những ghi chú đặc biệt về mỗi một tên cảnh binh ấy. Chú đi guốc vào bụng những nhân viên của sở cảnh sát. Chú có thể nói với bạn, nói ngay, không cần suy nghĩ và nói mạnh dạn: Tên này là một tên phản bội; - tên này rất ác; - tên này to kếch; - tên này lố bịch;[146] - tên này tưởng Pôngnôp là nhà riêng của hắn và cấm không cho người ta dạo mát trên rìa cầu ở ngoài lan can; - tên kia có cái thói “kéo tai các vị”…
IX
HỒN XƯA CỦA XỨ GÔLƠ[147]
Có một phần chú bé ấy trong Pôcơlanh,[148] đứa con của chợ Pari và một phần trong Bômácse. Tính nhóc con là một sắc thái của tinh thần Gôloa. Nó làm cho người biết phải trái có thêm sức mạnh cũng như cồn làm rượu vang thêm mạnh. Đôi khi cái tính ấy cũng là một khuyết điểm, Hôme cũng có lúc rườm rà, đúng và có thể nói là Vônte cũng “nhóc”. Đêmulanh là dân ngoại ô. Săngpiône, người vẫn đả kích những phép mầu của thánh, cũng từ hè phố Pari sinh ra; ngày bé, ông đã từng tè trên các cửa nhà thờ Xanh Giăng đơ Bôve và Xanh Têchiên duy Mông; ông đã nhạo báng khá nhiều lần cái hòm thánh tích của nữ thánh Giơnơvievơ cho nên sau này có thể ra mệnh lệnh cho cái lọ đựng máu của thánh Giăngviê.
Chú nhóc Pari biết tôn kính, biết mỉa mai và biết ngỗ ngược. Răng của chú rất tởm vì chú ăn đói và đau dạ dày, nhưng chú có đôi mắt đẹp vì chú thông minh. Ngay cả trước mặt Chúa trời Giêôva, chú cũng có thể nhảy lò cò trên những bậc thềm đưa đến thiên đường. Chú có những cái đá khá mạnh. Lúc nào chú cũng có thể trỗi dậy, lớn lên. Chú lê la ở cống rãnh, nhưng vùng đứng lên ngay khi có cuộc khởi nghĩa, chú vẫn ngỗ ngược cả trong mưa đạn, lúc nãy là một thằng nhãi, bây giờ là một anh hùng! Như em nhỏ thành Tebơ, chú dám vuốt râu sư tử, Bara đánh trống là một nhóc của Pari. Chú hô to: Tiến! Như con ngựa của Kinh thánh nói: Đi! Và trong một phút từ một trẻ nhỏ chú đã trở thành một người khổng lồ.
Đứa con của vũng bùn này cũng là đứa con của lý tưởng. Bạn hãy đo cái tầm rộng đôi cánh từ Môlierơ đến Bara.[149]
Nói tóm lại, để rút tất cả vào một câu, chú nhóc là một trẻ nhỏ vui đùa vì chú nghèo khổ.
X
PARI ĐÂY, NGƯỜI ĐÂY
Cũng để tóm tắt tất cả một lần nữa, chú nhóc của Pari, ngày nay, cũng như chú Graquyluyxơ thành Rômơ xưa, đó là hình ảnh nhân dân trẻ con mang trên trán vết nhăn của thế giới già cỗi.
Chú nhóc là một vẻ đẹp của quốc gia nhưng cũng là một bệnh tật. Bệnh tật này phải chữa. Chữa cách nào? Bằng ánh sáng.
Ánh sáng làm cho mọi vật lành mạnh.
Ánh sáng làm cháy sáng.
Tất cả những ánh sáng tốt lành của xã hội đều bắt nguồn từ khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục. Hãy đào tạo những con người. Hãy làm cho họ sáng lên để họ tỏa hơi nóng làm ấm chúng ta. Sớm muộn vấn đề giáo dục toàn dân rực rỡ sẽ được đề ra với uy lực không gì cản nổi của chân lý tuyệt đối, thực sự và lúc bấy giờ những kẻ lãnh đạo, dưới ánh sáng của tư tưởng Pháp sẽ phải chọn một trong hai điều này: những thiếu niên của nước Pháp, hay những nhóc của Pari, những ngọn lửa trong ánh sáng hay những bóng ma trơi trong đêm dày.
Chú nhóc biểu hiện Pari và Pari biểu hiện thế giới.
Vì Pari là một số tổng hợp, Pari là đỉnh của loài người. Tất cả cái thành phố kỳ diệu ấy là một sự rút ngắn tất cả những nếp sống đã chết đi và những nếp sống hiện hành. Ai nhìn Pari tưởng nhìn thấy cả những tầng sâu của tất cả lịch sử và giữa những tầng đó là những bầu trời và những ngôi sao. Pari có đền Capitolơ, tòa thị sảnh, có một đền Péctênông, nhà thờ Đức bà, có một đồi Avăngtanh, ngoại ô Xanh Ăngtoanơ, có một Adinariom, một trường Xoócbon, một đài phong thần Păngtêông, một con đường Thiêng, tức đại lộ Italiêng, một Phong tháp tức là dư luận quần chúng: và Pari thay cái tội bêu thây bằng cái lố bịch. Anhmagiô (chàng công tử Tây Ban Nha), của Pari là chàng pharô (chàng công tử Pari), người tơrăngxtêvêranh (dân ngoại ô thành La Mã) là dân phôbuariêng, anh haman (phu khuân vác ở các nước Hồi giáo) của nó là chú phođơlanhan (phu khuân vác ở chợ Pari), anh ladarônê (dân lang thang, lưu manh ở Ý) là bọn pegơrơ (dân lưu manh du côn ở Pari), chàng cócnây (hạng ăn chơi ở thành Luân Đôn) là cậu găngđanh (chàng công tử bột ở Pari). Tất cả cái gì ở xứ khác có, Pari cũng có. Chị hàng có poaxécđơ của Đuymácse có thể sánh với chị hàng lá của Ơripiđơ; anh ném đĩa Vêgianuyxơ sống lại với anh leo dây Phômôdô; Têrapôngtigơnuyxơ Milexơ có thể khoác tay anh lính thủ pháo Vađơbôngcơ; Đamadipơ với gánh hàng tạp hóa của anh sẽ sung sướng ngồi cùng các hàng xén. Lâu đài Vanhxen có thể giam Xôcơratơ, như Agôragiam Điđơrô, Grimô đơ la Râynierơ đã nghĩ ra món thịt bò rán mỡ như Quyêctuyxơ món thịt dím quay. Chúng ta thấy xuất hiện lại dưới mái Ac đơ Lêtoilơ anh đu dây của Pơlôtơ; gã ăn gươm ở Pơxilơ mà Apuylê gặp, thì bây giờ là gã nuốt kiếm trên Pôngớp; cháu ông Ramô và Quayrơquyliông ăn bám là một cặp đôi rất tương xứng; Ecgađilơ có thể nhờ Đêgơrơphơi giới thiệu đến gặp Căngbaxêrex; có bốn chàng Muyxcađanh ở Rômơ: AnxêMácxuyxơ, Phơđơrômuyxơ, Điabôluyxơ và Acgiripơ từ trên Lacuuốctiơ đi xuống trong chiếc xe trạm của Labatuy; Ôluygielơ cũng chẳng đứng lâu trước Cônggriô hơn là Saclơ Nôđiê trước Pôlikinen; Máctông không phải là một con hổ cái nhưng Pacdalixca cũng không phải là một con rồng; anh hề Păngtôlabuyxơ nói nhạo chàng ăn chơi Nômăngtanuyxơ ở tiệm cà phê Anh: Ecmôgienơ là ca sĩ giọng cao ở Săng Êlidê và bên cạnh chàng, Tơradiuyxơ khố rách, mặc như anh hề Bôbesơ cầm rá xin tiền. Anh chàng quấy rầy níu khuy áo bạn trước cung Tuylơri làm bạn phải nhắc lại sau hai nghìn năm câu hỏi của Texpơriông: “Tôi đang vội, ai níu áo tôi?” Rượu vang ở Xuyrexnơ nhại rượu vang ở Anbơ. Cái ly đỏ vành của Đêdôgiê cân xứng với cái cốc lớn của Balatơrông. Nghĩa trang Perơ Lasedơ trong đêm mưa bốc lên những ánh ma trơi như nghĩa trang Exkili và cái hố của người nghèo mua năm năm cũng ngang với chiếc quan tài thuê của người nô lệ.
Bạn thử xem có cái gì ở trên đời mà Pari không có. Cái thùng rượu của Tơrôphôniuyxơ không chứa đựng cái gì mà cái thùng của Mexme không có Ecgaphilaxơ sống lại với Cagơliôxtơxơ; thầy tu Vadaphăngta hiện hình với bá tước Xanh Giecmanh; nghĩa trang Xanh Mêda cũng có nhiều phép mầu nhiệm như chùa Hồi giáo ở Đamaxơ.
Pari có một Edôpo là Mayơ, một Căngđidơ là tiểu thư Lơnoócmăng. Pari cũng sửng sốt như Đenphơ trước những cảnh ảo hóa hiện ra trước mắt chói lòa; nó cũng làm bàn quay như Đôđonơ làm quay những chiếc ghế ba chân. Nó đặt cô gái lẳng lơ lên ngai vàng cũng như Rômơ đặt kỹ nữ lên ngai vàng và nói chung nếu Lui XV tồi tệ hơn Cơlôđơ thì bà Đuy Bari còn khá hơn Mexalinơ. Pari đã hòa trong một điển hình kỳ dị chưa từng thấy, một điển hình đã sống và chúng ta đã từng sát cánh, cái trần truồng của Hy Lạp, cái ung thối của Hêbrơ và cái trào phúng của xứ Gaxcônhơ. Nó trộn lẫn Điôgen, Giôb và Payaxơ, khoác cho một cái bóng ma những số báo cũ của tờ Lập hiến và thành nhân vật Côđơruych Đuycơlơ.
Mặc dù Pơluytacơ nói: “Bạo chúa không già đi”. Rômơ, với Xila cũng như với Đômixiêng, đã phải chịu nhẫn nhại và pha thêm nước cho rượu vang pha loãng đi. Sông Tibơrơ cũng là một sông Lêtê,[150] nếu ta tin lời ca tụng hơi giáo điều của Varuyxơ Vibixquyxơ: “Chúng tôi chiếm sông Tibơrơ chống lại Gơraquyxơ uống nước sông Tibơrơ thì quên đấu tranh chống phiến loạn”.[151] Pari một ngày uống một triệu lít, nhưng không vì thế mà khi cần, Pari không dóng trống trận và đánh mõ ầm ĩ.
Nhưng ngoài những cái đó thì Pari rất hiền lành. Cái gì nó cũng bằng lòng. Pari không khó tính lắm về sắc đẹp. Thần vệ nữ của nó là người da đen; quý hồ làm cho nó vui cười và nó tha thứ hết; xấu làm cho nó vui; quái gở làm cho nó cười; cả sự giả dối nữa, cái thứ trắng trợn tối đa ấy, cũng không làm cho nó công phẫn. Nó văn nghệ đến mức không bịt mũi trước Badilơ và lời cầu Chúa của Táctuyphơ không làm cho nó chướng tai, cũng như Hôraxơ không thấy cái nấc của Priapơ là khó chịu. Không có nét nào của bộ mặt loài người lại thiếu trên cái mặt của Pari. Cuộc khiêu vũ Mabiơ không phải là cuộc múa pôlimniêng của Gianiquylơ, nhưng mụ mua bán đồ trang sức cũng nhìn soi mói ả lẳng lơ như mụ mối Xtaphila dòm ngó cô gái trinh nữ Pơlanêdiom. Cửa ô đáng vật không phải là một Côlidê, nhưng người ta cũng hung dữ như có con mắt của Xêda. Mụ chủ tiệm người Xiri có duyên dáng hơn mụ Xaghê, nhưng cũng như Viêcgilơ lui tới quán rượu ở Rômơ thì Đavit Đănggiê, Bandắc và Salê cũng thường ngồi chén chú chén anh ở tiệm rượu Pari. Luôn luôn Pari ngự trị, những nhân tài chói lòa ở đó và những cái đuôi đỏ cũng đầy rẫy ở đó: Chúa Ađônai rong qua Pari trên chiếc xe mười hai bánh sấm chớp; thần Xilenơ túy lúy bước vào Pari trên thùng rượu khổng lồ. Xilenơ ở đây tức là Răngpônô.
Pari đồng nghĩa với vũ trụ. Pari là Atenơ, là Rômơ, là Xibarixơ, là Giêruydalem, là Păngtanh. Tất cả các nền văn minh đều được cô đúc ở đây, tất cả các chế độ mọi rợ cũng ở đây. Pari mà không có một cái máy chém thì cũng sẽ rất bực mình.
Có một ít quảng trường Grevơ[152] cũng tốt. Tất cả cái hội hè đình đám triền miên ấy sẽ là gì nếu không có thứ gia vị kia? Luật pháp của chúng ta đã chuẩn bị chu đáo cho điều đó và nhờ có luật pháp, cái lưỡi dao kia mới rỏ máu trên đám hội ngày thứ ba béo ấy.
XI
NHẠO BÁNG, TRỊ VÌ
Có cái gì hạn chế được Pari không? Không. Không có một thành phố nào thống trị người ta mà đôi khi lại phỉ báng người ta. Ngày xưa Alêchxanđơrơ nói với dân thành phố Aten: “Hỡi người Aten! Làm vừa lòng được các người!” Pari không những làm ra luật, Pari còn là ra “mốt”, Pari không những làm ra mốt, Pari còn làm ra “lề thói”. Khi nó muốn, Pari có thể ngớ ngẩn được: đôi khi nó cũng làm cái trò ấy và lúc bấy giờ thì cả vũ trụ cũng ngớ ngẩn theo nó, nhưng rồi Pari thức tỉnh, dụi mắt và nói: “Ơ! Sao mình ngu xuẩn thế!” và cười rộ vào mặt cả loài người: một thành phố như vậy, quả là một kỳ quan! Thật là một điều kỳ dị, khi cái vĩ đại ấy và cái lố bịch ấy chung đụng với nhau. Khi tất cả cái đường bệ ấy không hề bị trò đùa nhại kia làm mất vẻ oai nghiêm và cũng một cái miệng ấy có thể hôm nay thổi vào kèn của ngày phán xét cuối cùng và ngày mai thổi vào cái ống sáo củ tỏi. Cái vui nhộn của Pari ngự trị! Cái vui của Pari tựa như lôi thần; cái nhộn của Pari mang ấn kiếm. Một cái chau mày của Pari đôi khi làm nổi dậy giông tố. Những cuộc bùng nổ, những ngày lịch sử, những kiệt tác, những việc phi thường, những hùng ca Pari đi đến tận cùng vũ trụ và cả những câu chuyện cóc nhảy của nó đang đi xa như vậy. Cái cười của Pari là một miệng núi lửa phun khắp trái đất. Những lời cười cợt của nó là những đốm lửa. Nó truyền cho cả nhân loại những tranh biếm họa của nó cũng như lý tưởng của nó, những lâu đài đồ sộ nhất của nền văn minh nhân loại cũng để cho nó giễu cợt và sẵn sàng làm cho những trò nghịch ngợm của nó thành bất diệt. Pari thật tuyệt vời, nó có một 14 tháng 7 phi thường, giải phóng cả trái đất; nó khiến cho tất cả các quốc gia dân tộc phải thề cái lời thề “Giơ đơ Pơmơ”;[153] đêm 4 tháng 8 của nó thủ tiêu trong ba tiếng đồng hồ một nghìn năm phong kiến. Nó làm cho lôgic của nó trở thành bắp thịt của ý chí tất cả mọi người, nó tự nhân lên trăm, ngàn lần, với tất cả những hình thức của cao cả. Nó chiếu rọi ánh sáng của nó vào Oasinhtơn, Kooxiuyxkô, Bôliva, Bôtdarixơ, Riêgô, Bem, Manim, Lôpedơ, Giôn Brao, Garibanđi. Chỗ nào tương lai sáng lên là có nó: nó ở Bơxtơn năm 1779, ở đảo Lêông năm 1820, ở Pextơ năm 1848, ở Palecmơ 1860. Nó nói vào tai các người Mỹ chống chế độ nô lệ tập hợp ở bến sông harpơxơ Pheri và vào tai những nhà ái quốc Ăngcônơ hợp nhau trong bóng tối của Arơsi, trước quán Gôdi trên bờ biển, cái khẩu hiệu mãnh liệt Tự do. Nó làm nên Canarixơ, nó làm nên Kirôga; nó làm nên Pidacanơ, nó làm nên Kirôga; nó làm nên Pidacanơ; nó tỏa cái vĩ đại khắp nơi trên trái đất. Đi theo phía ngọn gió thổi, Baiơn đã hy sinh ở Mixôlôngghi và Madê ở Bacxơlon. Nó là cái bục diễn thuyết dưới chân Mirabô, là miệng núi lửa dưới chân Rôbexpierơ. Sách của nó, sân khấu của nó, nghệ thuật của nó, khoa học của nó, văn học của nó, triết học của nó, là sách giáo khoa của nhân loại. Nó đã có Paxcan, Rênhiê, Coócnây, Đêcáctơ, Giang Giăc, Vônte cho mỗi phút một và Môlierơ cho mọi thế kỷ. Nó làm cho cả nhân loại nói tiếng nói của nó và tiếng nói ấy đã trở thành tiếng trí tuệ, nó xây dựng cho tất cả mọi tinh thần cái ý niệm Tiến bộ và những nguyên lý giải phóng loài người mà nó đã đúc lên là những thanh gươm gối đầu giường của tất cả các thế hệ và chính tâm hồn của các nhà tư tưởng và các nhà thơ của nó từ 1789 đã làm nên những anh hùng của tất cả các dân tộc. Thế mà tất cả những cái đó không ngăn cản nó nghịch ngợm. Cái thiên tài vĩ đại mà người ta gọi là Pari, vừa thay đổi cả bộ mặt của thế giới với cái ánh sáng của nó, vừa bôi nhọ cái mũi của Buginiê trên tường đền thờ Têdê và viết: “Cơrêđơviơ ăn cắp!” trên Kim tự tháp.
Pari, bao giờ cũng nhe răng; khi nó không gầm thét thì nó cười.
Pari như thế đó. Những ngọn khói trên các mái nhà của nó là những luồng tư tưởng của vũ trụ. Bảo nó là một đống bùn và một đống gạch đá cũng được, nhưng trên hết, nó là một tinh thần. Nó không phải chỉ to lớn, nó mênh mông vô tận. Vì sao! Vì nó dám nghĩ, dám làm.
Dám nghĩ dám làm, chỉ như thế mới tiến bộ được.
Tất cả những chinh phục diệu kỳ đều là phần thưởng của táo bạo. Muốn có cách mạng không phải chỉ có Môngtexkiơ tiên đoán, Điđơrô tuyên truyền, Bômácse báo trước, Côngđoócxê tính toán, Aruê chuẩn bị, Ruxô suy nghĩ mà đủ. Phải có Đăngtông dám làm.
Tiếng kêu: “Táo bạo!” là lời “Ánh sáng hãy hiện ra!”[154] Muốn cho nhân loại tiến lên, luôn luôn ở trên những đỉnh cao phải có thường xuyên những bài học hiên ngang nêu gương dũng cảm. Những hành động táo bạo làm cho lịch sử chói ngời và là một trong những nguồn ánh sáng lớn lao của con người. Bình minh đã dám khi bình minh lên. Thử làm, mạnh bạo làm, cứ làm, kiên trì làm, chung thủy với bản thân mình, vật lộn với số phận, khinh thường tai họa đến mức làm cho tai họa phải ngạc nhiên, khi thì đương đầu với cường quyền, khi thì vả vào mặt sự đắc thắng say sưa, đứng vững, đối đầu; đó là tấm gương mà các dân tộc cần có, đó là ánh sáng truyền điện lực vào cho họ. Cũng một tia chớp ghê gớm đã đi từ ngọn đuốc của Pơrômêtê tới cái điếu của Căngbơrôn.
XII
TƯƠNG LAI TIỀM TÀNG TRONG QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
Còn nhân dân Pari, dù đã là người lớn vẫn cứ là chú nhóc con. Miêu tả em bé Pari tức là miêu tả thành phố Pari. Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu con chim ưng kia ở trong con chim sẻ tự do này.
Ta hãy nhấn mạnh điểm này, là cái giống thuần túy của Pari xuất hiện nhiều nhất ở vùng ngoại ô. Đó mới là Pari chính cống, đó mới là bộ mặt thực của Pari, ở đó dân Pari lao động và đau khổ mà đau khổ và lao động là hai bộ mặt của con người. Ở đó lúc nhúc nhiều vô kể những con người vô danh, đầy rẫy những điển hình kỳ lạ nhất, từ bác phu dỡ hàng ở La Rapê, đến anh đồ tể ở Môngphôcông. Xixêrôn nói “cặn bã thị thành”,[155] Bơckơ, công phẫn nói thêm “Dân hạ lưu”,[156] bùn rác, quần chúng, dân hèn, nói như thế cũng dễ thôi. Nhưng cũng được. Có quan trọng gì? Nếu họ đi chân đất thì có làm sao? Họ không biết đọc? Cũng cóc cần. Có phải vì thế mà ta bỏ rơi họ không? Ta có quyền rủa cảnh buồn khổ của họ không? Ánh sáng có thể chiếu rọi vào tận đám quần chúng đó không? Ta hãy trở lại cái tiếng kêu gọi: ánh sáng! Và kiên trì kêu gọi: ánh sáng! Ánh sáng! Biết đâu đấy, những khối u minh dầy đặc ấy lại không trở thành trong suốt. Những cuộc cách mạng chẳng phải là những cuộc thay hình đổi dạng là gì? Hãy tiến lên! Hỡi các nhà triết học, hãy giảng dạy, hãy soi rọi, hãy đốt sáng, hãy nghĩ thành tiếng, hãy nói to lên, hãy vui vẻ chạy tới mặt trời bao la, hãy hòa mình vào những quảng trường, hãy báo những tin vui, hãy phổ biến chữ cái, hãy tuyên bố những pháp quyền, hãy hát những khúc hát Mácxâyedơ hãy gieo mầm phấn khởi, hãy hái những cành sồi xanh. Hãy làm cho tư tưởng dậy lên như gió lốc. Cái đám quần chúng kia có thể trở nên phi thường, tuyệt vời. Ta hãy biết khai thác các đám cháy mênh mông những nguyên lý, những đạo đức đôi khi tóe lửa, chói lòa, rung động trong những giờ phút nào đó. Những bàn chân không ấy, những cánh tay trần ấy, những giẻ rách ấy, những ngu độn ấy, những ô nhục ấy, những bóng tối ấy có thể dùng để chinh phục lý tưởng. Hãy nhìn qua dân chúng, bạn sẽ nhìn thấy chân lý. Cái thứ cát ô uế mà bạn xéo dưới chân, hãy ném nó vào lò nấu, hãy để nó chảy ra, hãy để nó sôi lên, nó sẽ trở thành phalê rực rỡ. Chính nhờ cái phalê ấy mà Galilê và Niutơn phát hiện những vì sao.
XIII
CHÚ BÉ GAVRỐT
Tám hay chín năm sau những sự việc kể trong phần thứ hai của câu chuyện này, người ta thường thấy trên đại lộ Tăngpơlơ và ở trong vùng Satôđô, một em trai nhỏ khoảng mười một, mười hai tuổi, có thể coi là ứng đáp đúng các lý tưởng chú “nhóc” phác họa trên kia, nếu với cái cười của tuổi em trên môi, trái tim em không hoàn toàn âm u và trống rỗng. Em bé đó cũng mặc một cái quần dài, nhưng lại không phải của cha em, một cái áo cánh ngắn, nhưng lại không phải của mẹ em: những người từ thiện nào đó đã cho em quần áo ấy. Thế mà em cũng có cha và có mẹ. Nhưng cha em không nghĩ đến em và mẹ em không yêu em. Em bé ấy là một trong những em nhỏ đáng thương hơn cả, có cha, có mẹ mà lại mồ côi.
Em bé ấy không ở đâu khoan khoái bằng ở ngoài đường. Những viên đá lát đường không rắn bằng trái tim mẹ em. Với một cái đá, bố mẹ em đã vứt em vào cuộc đời và thế là em đã bay đi.
Đó là một chú bé vui nhộn xanh xao, nhanh nhẹn, tinh khôn, ưa chế giễu, có vẻ mặt hoạt bát mà ốm yếu. Chú đi, chú lại, chú hát, chú cười, chú mò rãnh, ăn cắp vặt một tí, nhưng vui vẻ như con mèo hay con chim sẻ; chú cười khi người ta gọi chú là “nhãi ranh” nhưng tức giận khi người ta gọi chú là “mất dạy”. Chú không có nhà ở, không có bánh ăn, không có lửa sưởi, không có ai yêu, nhưng chú vui sướng vì tự do.
Khi những em nhỏ đáng thương ấy trở thành người thì hầu hết bị cái cối xay của xã hội bắt gặp và nghiền nát nhừ, nhưng khi các em còn nhỏ, thì các em thoát khỏi được vì các em bé bỏng, chỉ một cái lỗ hổng nhỏ cũng đủ cứu được các em.
Nhưng dù bị cha hay mẹ mang con bỏ chợ như vậy, đôi khi cứ cách hai hay ba tháng, em lại nói: “Chà! Mình phải viếng thăm bà bô một chút chứ!”, thế là em rời đại lộ, bỏ rạp xiếc, ô Xanh Máctanh, đi xuống bờ sông, qua cầu, ra ngoại ô, đến khu Xanpêtơrie, rồi đến đâu? Đến cái số nhà 50-52 mà bạn đọc đã biết, đến cái nhà nát Goócbô.
Cái nhà nát số 50-52 thường vắng vẻ bỏ không và luôn luôn mang cái biển: “Có phòng cho thuê”, hồi ấy, thật là hãn hữu, lại có mấy người ở; và những người này, như lệ thường ở Pari - hoàn toàn không quen thuộc nhau, không có quan hệ gì với nhau. Tất cả bọn họ đều thuộc cái giai cấp nghèo khổ, bắt đầu với anh tiểu tư sản túng thiếu nhất và nối tiếp qua từ tầng đáy cùng cực của xã hội, đến hai nhận vật đón nhận tất cả những cái rác rưởi vật chất của văn minh, người phu dọn cống và kẻ bới rác.
Người trương nhà hồi Giăng Vangiăng ở đã chết rồi và người thay thế cũng giống hệt. Tôi không biết nhà triết học nào đã nói: “Không bao giờ thiếu các mụ già”.
Mụ già này tên là Buyêcgông, lý lịch của mụ không có gì đáng chú ý, ngoài cái “triều nhà vẹt” ba đời của mụ, ba con vẹt đã lần lượt trị vì tâm hồn mụ.
Những kẻ nghèo khốn nhất trong đám những người ở thuê này là một gia đình bốn mạng: một người bố, một người mẹ và hai cô con gái đã khá lớn, cả bốn đều ở trong một cái buồng tiều tụy, một trong những gian phòng mà chúng tôi đã nói đến.
Cái gia đình ấy thoạt nhìn không có gì đặc biệt ngoài sự túng thiếu cùng cực. Người bố khi thuê buồng này bảo tên là Giôngđơrét. Ít bữa sau buổi dọn nhà mà chẳng dọn gì đến cả ấy - theo cách nói đáng ghi nhớ của mụ trương nhà này, cũng kiêm gác cổng và quét cầu thang chung như mụ trương nhà trước - lão Giôngđơrét ấy đã nói với mụ:
- Bà này! Nếu có ai đến hỏi một người Ba Lan, một người Ý hoặc một người Tây Ban Nha ở đây, thì là tôi đấy nhé.
Gia đình này là gia đình chú bé khốn khó và vui vẻ ấy. Chú trở về đây và lại thấy cái nghèo khổ, cái tiều tụy thảm hại và đáng buồn hơn nữa, không có một nụ cười: bếp lò lạnh tanh, lòng người cũng lạnh tanh. Khi chú bước vào buồng thì người ta hỏi: “Mày ở đâu về?” Chú trả lời: “Ở ngoài đường”. Khi chú đi thì nhà lại hỏi: “Mày đi đâu?” Chú trả lời: “Đi ra đường”. Mẹ chú lại bảo: “Mày đến đây làm gì?”
Chú bé sống không chút tình thương yêu cũng như đám cỏ nhợt mọc trong hầm tối. Chú không thấy thế là đau khổ mà cũng chẳng trách ai. Chú cũng không thấy thế là đau khổ mà cũng chẳng trách ai. Chú cũng chẳng biết đúng một người, một người mẹ thì như thế nào.
Ấy thế mà mẹ lại rất yêu hai đứa chị của chú.
Chúng tôi quên không nói rằng ở đại lộ Tăngpơlơ, người ta gọi chú là chú bé Gavrốt. Cái tên ấy ở đâu ra? Chắc cũng như cái tên Giôngđơrét của bố chú.
Có những gia đình cùng khổ thường thay tên đổi họ như vậy để không ai biết được tung tích.
Cái buồng của Giôngđơrét ở cuối hành lang. Cái buồng bên là buồng của một chàng thanh niên rất nghèo tên là ông Mariuytx.
Ta hãy giới thiệu ông Mariuytx.
QUYỂN II: NHÀ ĐẠI TƯ SẢN
I
CHÍN MƯƠI TUỔI VỚI BA MƯƠI HAI CHIẾC RĂNG
Phố Busơra, phố Normăngđi và phố Xanhtông ngày nay còn vài người dân cũ nhắc đến một cụ già tên là Gilơnoócmăng, nhắc đến một cách thích thú. Khi họ còn là thanh niên thì ông lão này đã già rồi.
Đối với những ai bùi ngùi nhìn về cái quá khứ rộn ràng những bóng dáng lờ mờ thì cái hình ảnh ấy hãy còn chưa mất hẳn trong những đường sá chằng chịt như mạng nhện gần khu Tăngpơlơ.
Thời vua Lui XIV, các đường phố ấy mang tên tất cả các tỉnh nước Pháp, giống như bây giờ ở khu Tivôi, người ta lấy tên của tất cả các thủ đô châu Âu mà đặt cho các phố. Nhân tiện nói qua: đấy là một sự tiến lên, dấu hiệu của tiến bộ.
Năm 1831 lão Gilơnoócmăng vẫn còn khỏe mạnh như mọi người. Lão đã thành ra một nhân vật rất lạ mắt chỉ vì sống lâu quá và kỳ dị, vì không giống một ai bây giờ nữa, tuy ngày xưa lão cũng giống tất cả mọi người. Thật là một ông già đặc biệt, người của một thời đại khác, một người tư sản hoàn chỉnh và hơi kiêu hãnh của thế kỷ mười tám, một người mang cái dòng dõi tư sản của mình với cái vẻ của các vị hầu mang tước hầu của họ. Lão đã ngoài chín mươi tuổi nhưng lưng vẫn chưa còng, nói vẫn sang sảng, rượu vẫn đánh tì tì, mắt vẫn sáng, ăn nói vẫn khỏe, ngủ vẫn ngáy vang. Lão vẫn còn nguyên ba mươi hai cái răng. Khi đọc sách lão mới cần kính. Vẫn đa tình, nhưng thường nói rằng từ mười năm nay đã dứt khoát không bén mảng đến đàn bà nữa. Lão bảo rằng: không thể làm cho đàn bà cảm được nữa; lão không bảo vì lão già khọm, nhưng lão bảo vì lão đã nghèo rồi. Lão nói: “Nếu ta không bị sa sút thì… hừ… hừ…!”
Lão chỉ còn một số lợi tức chừng mười lăm nghìn phơrăng. Điều ước mơ của lão là gom góp một cái gia tài lớn, có được một trăm nghìn phơrăng lợi tức để bao được vài mụ nhân tình.
Người ta thấy rõ lão không phải thuộc lớp người tám mươi gầy còm, ốm yếu, lúc nào cũng khặc khừ sắp chết như ông Vônte, không phải cái thứ tuổi thọ hom hem rạn nứt, lão già cứng cáp này vẫn luôn luôn mạnh khỏe.
Nhận thức của lão nông cạn, vội vàng, lão tính hay cáu bẳn, nổi nóng luôn một cách vô lý. Khi người ta nói trái ý lão, lão vung cái gậy lên; lão đánh đập người ta như hồi “thế kỷ lớn” trước. Lão có một cô gái năm mươi tuổi không chồng, mà lão mắng và đánh như đánh mắng một đứa trẻ lên tám. Lão tát người ở ra trò và chửi luôn mồm: đồ chết giẫm! Lão quen rủa: ôi cái quân giầy rách, cái quân giầy rách nầy! Lão có những thói thường kỳ lạ: hàng ngày lão để một người thợ cạo, trước kia đã mắc bệnh điên, cạo mặt cho lão; người thợ cạo ghét lão lắm, hắn ghen với lão vì vợ hắn xinh và lẳng lơ. Lão tự phụ mình biết phán đoán mọi điều và tự hào là rất tinh ý. Lão thường nói: “Kể ra mình cũng là một người sâu sắc; một con rận đốt, mình có thể đoán được con rận ấy của mụ đàn bà nào lây sang”.
Những lời mà lão thường nhắc là con người có cảm xúc và thiên nhiên. Lão không hiểu cái từ thứ hai này với cái khái niệm lớn lao mà thời đại chúng ta đã trả lại cho nó. Lão dùng theo kiểu của lão, trong những chuyện châm biếm bên cạnh lò sưởi. Lão nói: “Muốn làm cho văn minh cái gì cũng có nên thiên nhiên cho ta cả những cái mẫu man rợ rất ngộ nghĩnh. Châu Âu có những tiêu bản thu nhỏ lại của châu Á và châu Phi. Con mèo là con hổ phòng khách, con thằn lằn là một con cá sấu bỏ túi, các vũ nữ rạp Ôpêra là những cô gái rừng da hồng. Các cô ấy không ngoạm mà gặm các chàng trai. Hay là các mụ phù thủy! Các mụ biến họ thành những con sò và nuốt chửng họ. Người mọi Caraibơ ăn thịt người để lại xương, các cô ấy để lại vỏ. Phong tục của ta là như thế. Chúng ta không ngốn, chúng ta nhấm. Chúng ta không tiêu diệt một lúc, chúng ta xé dần”.
II
NGƯỜI LÀM SAO, NHÀ LÀM VẬY
Lão ở khu Mere, phố Phidơ đuy Canven, số nhà 6. Nhà đó của lão. Cái nhà đó đã dỡ đi và xây lại, số nhà có lẽ đã đổi rồi, ở Pari thường có những cuộc “cách mạng” số nhà luôn. Lão ở một gian buồng rộng và cũ kỹ trên tầng thứ nhất, một mặt nhìn ra phố, một mặt quay vào vườn; buồng căng đến tận trần những tấm thảm Bôbơlanh và Bôve rất lớn dệt những cảnh diễm tình cổ xưa; mấy chiếc ghế dựa cũng chạm trổ những hình đó thu nhỏ. Lão che cái giường nằm của lão bằng một bình phong chín cánh sơn Côrômăngđen. Cửa sổ che những màn dài có nếp gấp rất đẹp mắt. Ngay dưới mỗi cửa sổ có khoảnh vườn liền với cái cầu thang mười hai hay mười lăm bậc, lão lên xuống son són. Bên cạnh buồng ngủ của lão có một phòng sách; lão còn dành riêng một cái buồng nhỏ rất xinh, có treo một tấm thảm rất đẹp bằng rơm kết hoa và dệt hình hoa huệ, những tù khổ sai ở dưới chiến thuyền của vua Lui XIV đã dệt tấm thảm này cho một nhà quý tộc để hắn tặng nhân tình của hắn. Lão Gilơnoócmăng quý cái buồng ấy và dùng làm nơi tiếp nhân tình. Lão thừa hưởng tấm thảm của một bà dì họ ngoại, cũng thọ đầy trăm tuổi. Lão từng có hai vợ. Lão có cái phong thái của hạng người nửa triều thần tuy chưa hề chầu vua, nửa quan án, điều mà lão có thể làm. Khi nào lão vừa ý, lão cũng vui vẻ và trìu mến. Thuở còn trẻ, lão thuộc các loại đàn ông bị vợ lừa dối, nhưng được nhân tình gắn bó, vì lão là một người chồng rất cau có và một người tình rất âu yếm. Lão rất sành về hội họa. Trong phòng lão có một bức truyền thần tuyệt diệu không biết vẽ ai, của họa sĩ Giócđăng, nguệch ngoạc rất nhiều nét rườm rà như cây rừng. Bộ áo của lão Gilơnoócmăng không phải kiểu Lui XV cũng không phải kiểu Lui XVI, mà là kiểu Anhcơroayap[157] thời kỳ đốc chính. Hồi đốc chính lão cho lão còn trai trẻ lắm và ăn mặc rất đúng thời trang. Bộ áo của lão bằng dạ mỏng, ve áo rộng, đuôi áo như đuôi cá thu, khuy lớn bằng thép. Quần ngắn và giầy có khóa. Lão luôn luôn bỏ tay vào túi áo gi-lê. Lão nói một cách dõng dạc:
- Cách mạng Pháp là một lũ côn đồ.
III
LÚC-EXPRI
Hồi mười sáu tuổi, một tối, ở rạp Ôpêra, hắn đã được cái vinh dự một lúc hai mỹ nhân đứng tuổi và nổi danh mà Vônte ca ngợi, nàng CaMácgô và nàng Xalê, cùng một lúc chĩa ống nhòm vào hắn. Bị hai phía lửa kẹp lại, lão đã rút lui một cách anh dũng về phía một cô vũ nữ nhỏ tên là Naăngri, cũng mười sáu tuổi, tối tăm, không ai biết, như một con mèo. Lão mê cô bé ấy. Một lần lão kêu lên khoái trá: úi chà! Sao mà nó đẹp thế, cô bé Ghimarơ, Ghimarơđini, Ghimarơđinetơ, lần vừa qua mà tôi gặp nó, tóc uốn kiểu “tình cảm lâu bền” với những chiếc hoa tai “đến đây mà xem” bằng ngọc bích, chiếc áo dài màu “những người mới đến”, chiếc bao tay lông thú “khuấy động”! Đương tuổi thanh niên hắn đã mặc một chiếc áo kiểu Nanh Lôngđơranh mà hắn thường nhắc tới một cách say sưa: “Tôi trang phục như một người Thổ chính cống của phương đông chính cống”. Bà Đơ Buphơle, ngẫu nhiên gặp hắn một lần khi hắn 20 tuổi đã gọi hắn là một “chàng trai mê hồn”. Tất cả tên nhân vật trong chính giới đang cầm quyền, hắn đều cho hèn mọn và tư sản. Đọc báo chí, mà hắn gọi là những tờ “tin tức” những “gadetơ”, hắn luôn luôn phì cười. Hắn nói: “Úi chào! Những anh chàng ấy là ai thế? Cơrơbie! Huyman! Cadimia Pêriê! Cái trò ấy mà là thượng thư! Tôi hình dung đọc tin này trên một tờ báo. Ông Gilơnoócmăng thượng thư! Buồn cười quá nhỉ. Nhưng chẳng sao, họ ngu đần lắm, cho nên rồi cũng yên cả”. Hắn ngang nhiên gọi mọi việc bằng cái tiếng chính xác, hay tục tĩu, không cần giữ ý tứ gì cả trước mắt phụ nữ. Hắn nói thô, văng tục, trâng tráo, một cách bình tĩnh, ngang nhiên, theo phong cách lịch sự ngày trước. Đó là cái kiểu thoải mái, không câu nệ của thế kỷ của hắn. Ta cũng nên nhớ rằng thời kỳ thơ cầu kỳ tao nhã cũng là thời kỳ văn xuôi sống sượng thô tục. Người cha đỡ đầu của hắn đoán rằng hắn sẽ là một thiên tài và đã đặt cho hắn cái tên có ý nghĩa này: Lúc-Expri.
IV
CON NGƯỜI GẦN TRĂM TUỔI
Trong những năm thơ ấu, ở trường trung học Mulanh, nơi quê hương của hắn, hắn đã được tặng nhiều giải thưởng. Hắn đã được chính công tước Nivécne, mà hắn vẫn gọi là công tước Nơve tuyên dương. Cả quốc hội Công ước, cả cái chết của vua Lui XVI, cả Napôlêông, cả ngay dòng họ Buốcbông trở về, tất cả biến cố ấy không xóa được trong ký ức của hắn kỷ niệm ngày tuyên dương ấy. Công tước Nơve đối với hắn là nhân vật tiêu biểu của thế kỷ. Hắn vẫn nói: “Ôi chao! Thật là một vị vương công đường bệ, xinh đẹp làm sao nhất là với chiếc băng xanh của ngài”. Đối với lão Gilơnoócmăng thì nữ hoàng Catơrin đệ nhị đã đề bồi lại cái tội chia cắt nước Ba Lan khi nữ hoàng đã mua với giá ba ngàn rúp cái công thức bí mật về liều thuốc vàng của Bêtuyxep. Nói đến chuyện này thì hắn say sưa. Hắn nói: Liều thuốc vàng, cái thuốc màu vàng của Bêtuyxep, những giọt thuốc của tướng Lamôtơ ở thế kỷ XVIII, giá một Lui vàng một lọ nửa phân khối, là thứ thuốc trị tất cả những tai họa của tình yêu, thứ thuốc bách giải, chống thần Vệ nữ. Vua Lui XV đã gửi tặng Giáo hoàng hai trăm lọ. Hắn sẽ phát không nếu người ta bảo hắn rằng liều thuốc vàng này chỉ là một thứ muối Pecelôruya sắt mà thôi. Lão Gilơnoócmăng tôn sùng dòng họ Buốcbông và kinh tởm cách mạng 1789. Lão luôn luôn kể lại cho người ta nghe hắn đã làm thế nào để thoát khỏi khủng bố và hắn đã phải mất bao nhiêu vui vẻ, lạc quan, bao nhiêu thông minh để khỏi bị chặt đầu. Nếu một người trẻ tuổi nào lại đi ca ngợi chế độ cộng hòa trước mặt hắn thì hắn sẽ giận xám ngắt người đi đến chết ngất. Đôi khi hắn nhắc đến cái tuổi 90 của hắn và nói: tôi hy vọng sẽ không chứng kiến hai lần 93.[158] Khi khác thì hắn nói với mọi người rằng hắn sẽ sống 100 tuổi.
V
BÁTXCƠ VÀ NICÔLÉT
Lão có những học thuyết của lão. Thí dụ như học thuyết này: “Khi một người đàn ông yêu say mê đàn bà, mà lại có một người vợ mà hắn ít chú ý đến, xấu xí, cáu bẳn, vợ chính thức, đầy đủ quyền hạn, ngồi bệ vệ trên bộ luật và khi cần cũng biết ghen tuông thì chỉ có một cách giải quyết để được yên ổn, là để cho bà vợ giữ tay hòm chìa khóa. Sự thoái vị ấy sẽ đem lại cho hắn tự do. Lúc bấy giờ thì bà vợ sẽ bận rộn, sẽ say mê đếm tiền đến hoen rỉ cả tay, lo đào tạo tá điền, buộc trại trưởng vào khuôn phép, triệu tập các đại tụng, chủ tọa khi họp các viên thừa phát, giải thích cho những phụ tá của thừa phát, thăm các thày cãi, quan tòa, hầu kiện, thảo hợp đồng, quyết định những khế ước, thấy mình là bà chủ toàn quyền, bán, mua, xếp đặt, ra lệnh này, ra lệnh khác, hứa và rút lời hứa, cam kết và hủy bỏ, nhường đi rồi nhượng lại, dàn xếp thứ này, đảo lộn thứ kia, thu vén, phung phí; mụ làm những điều ngu xuẩn mà lấy làm sung sướng, thích thú, thế là mụ được an ủi. Trong khi bị chồng khinh bỏ thì mụ sung sướng phá hoại cơ nghiệp của chồng”. Cái học thuyết ấy, lão Gilơnoócmăng đã thực hiện cho chính bản thân lão và nó đã trở thành lịch sử cuộc đời lão. Vợ lão, người vợ thứ hai, đã sử dụng cơ nghiệp của lão khôn khéo đến mức khi nào góa vợ, lão chỉ còn vừa đủ để tiêu dùng, bằng cách đem gửi hầu hết gia tài theo kiểu thực lợi chung thân, chỉ được lĩnh khoảng mười lăm ngàn phơrăng lợi tức mỗi năm mà ba phần tư sẽ bị cắt khi lão chết. Lão đã không ngần ngại, vì lão không nghĩ gì đến việc để lại gia tài cho con cháu. Vả lại lão đã thấy rằng những gia tài cũng gặp lắm chuyện bất ngờ, thí dụ đã biến thành của công; lão đã được thấy cái chuyện chiết giảm một phần ba gia tài và lão không tin tưởng lắm ở quyển sổ cái. “Cũng chuyện phố Canhcăngpoa thôi!” Lão thường nói thế. Cái nhà đang ở, trong phố Phiơ đuy Canve, như chúng tôi đã nói, là nhà của lão.
Lão Gilơnoócmăng có hai người ở “một đực và một cái”, khi nuôi một người ở mới, lão có thói quen đặt tên lại, người ở trai thì quê ở tỉnh nào lão lấy tên tỉnh ấy mà gọi, thí dụ như Nimoa, Côngtoa, Poatơvanh, Pica. Người ở trai cuối cùng đương làm cho lão là một người to lớn, sù sì, đã năm mươi lăm tuổi không tài nào chạy được hai mươi bước, nhưng vì hắn sinh ở Bayon nên lão Gilơnoócmăng đặt tên cho hắn là Bátxcơ.[159] Còn người ở gái thì ai lão cũng đặt cho một tên duy nhất là Nicôlét (cả mụ Manhông sẽ nói đến sau đây).
Một lần một mụ đầu bếp rất lành nghề, dòng dõi gác cổng gia truyền, đến xin việc. Lão hỏi: “Mụ muốn xin mỗi tháng bao nhiêu lương?” - “Thưa ba mươi phơrăng” - “Tên mụ là gì?” - “Thưa là Ôlanhgi” - “Ta cho mụ năm mươi phơrăng và mụ sẽ đổi tên là Nicôlét”.
VI
THOÁNG BÓNG MỤ MANHÔNG VÀ HAI ĐỨA TRẺ
Lão Gilơnoócmăng khi có gì buồn bực là phát khùng, khi thất vọng thì lão điên tiết lên. Đầu óc lão đầy thành kiến và lão lại rất tự do bừa bãi. Một điều lão thích nhất là làm ra vẻ ta đây vẫn trẻ trai tình tứ và lão muốn mọi người tin như vậy. Lão bảo thế mới là “lừng danh công tử”; cái “lừng danh công tử” ấy cũng lắm lúc làm cho lão mang vạ một cách kỳ khôi. Một hôm người ta vứt vào nhà lão một cái giỏ như giỏ hến, đựng một đứa con trai sơ sinh, khóc oai oái và bọc chặt tã lót mà một mụ người ở bị lão đuổi sáu tháng trước đổ cho là con lão. Lão Gilơnoócmăng lúc bấy giờ đã chẵn tám mươi tư tuổi. Mọi người xung quanh lấy làm bất bình và la lối: cái con mụ quạ mổ ấy đánh lừa ai được chứ? Sao nó lại táo bạo thế, lại dám vu oan giá họa đểu giả như thế? Lão Gilơnoócmăng không tỏ vẻ khoái chí và bảo mọi người: “Gì kia chứ? Có gì lạ? Các người ngạc nhiên? Y như những kẻ ngu độn. Công tước Ănggulem, con hoang của Hoàng đế Saclơ IX, tám mươi lăm tuổi còn cưới một cô ả mười tám; ngài Viêcginan tức hầu tước Đaluy, anh em của đức giáo chủ Đơxuốcđi, tổng giám mục xứ Boređo, tám mươi ba tuổi, ngủ với con thị tỳ của bà chánh án Giăccanh, còn sinh được một đứa con trai thật kháu khỉnh và viện trưởng Tabarăng, một vĩ nhân của thời đại, ra đời khi thân phụ ông đã tám mươi bảy tuổi. Những chuyện như vậy có gì là lạ. Còn chuyện trong Kinh thánh nữa! Nhưng về cái ông nhỏ này thì nó không phải là con ta. Tuy vậy cũng phải trông nom cho nó. Không phải lỗi tại nó”. Lão giải quyết một cách thật dễ dàng kẻ cả. Nhưng mụ Manhông năm sau lại gửi đến cho lão một đứa con trai nữa. Lần này lão mới chịu thua. Lão cho đem trả mụ Manhông hai đứa trẻ và hứa gửi cho chúng mỗi tháng tám mươi phơrăng với điều kiện là mụ Manhông không được làm như thế nữa. Lão còn dặn thêm: “Ta muốn mẹ chúng nó phải trông nom chúng nó cẩn thận, thỉnh thoảng ta sẽ đến thăm chúng”. Và lão đến thăm hai đứa trẻ thật.
Lão có một ông em, làm linh mục giữ chức giám đốc trường Đại học Poachiê và chết năm bảy mươi chín tuổi. Lão bảo: em tôi mất sớm. Người em lão là một anh hà tiện, nhưng vì làm linh mục, hắn thấy có nhiệm vụ phải bố thí cho người nghèo, hắn chỉ cho những mảnh chinh, mảnh kẽm không tiêu được nữa. Hắn đã tìm được đường xuống địa ngục bằng lối thiên đường. Trái lại lão Gilơnoócmăng anh thì lại hào phóng, bố thí ra trò, bốc tiền không đếm. Nếu lão giàu có thì lão còn bố thí đế vương hơn nữa. Lão muốn cái gì là lão làm, cái gì dính dáng đến lão cũng phải đường hoàng lớn lối mới được, cả khi người ta đánh lừa đánh cắp của lão. Một lần trong một vụ chia gia tài, lão bị một tên biện sự ăn bớt của lão một cách thô bỉ và vụng về, lão trịnh trọng tuyên bố: “Hừ! Hạng bần tiện quá! Nó làm cho ta cũng phải xấu hổ. Thế kỷ này cũng suy đồi cả rồi, ăn cắp cũng không ra trò nữa. Hừ! Đánh cắp của hạng này thì cũng phải đánh cắp cho ra vẻ chứ! Ta đã bị mất cướp như ở trong rừng, nhưng hắn ăn cướp một cách kém cỏi quá. Sylvoe sinl consule dignoe!
Lão có hai vợ, độc giả đã biết: vợ trước sinh được một gái, nay là gái già, vợ sau cũng được một gái đến độ ba mươi tuổi thì chết, cô gái này chẳng biết vì đâu, vì tình yêu hay ngẫu nhiên, đã lấy một anh chàng trong quân đội cộng hòa và đế chế, được tặng huân chương trong trận Auxtéclít đã được phong đại tá ở trận Oatéclô. Lão Gilơnoócmăng vẫn bảo: “Quả là một sự biêu riếu cho gia đình nhà ta”. Lão nghiện thuốc lá nặng và hay lấy tay vò một cách duyên dáng cái yếm đăng ten trước ngực. Lão không tin Chúa lắm.
VII
NGUYÊN TẮC: CHỈ TIẾP KHÁCH BUỔI TỐI
Đó là chân dung của Lúc-Expri Gilơnoócmăng, lão vẫn còn nguyên tóc, mới ngả màu xám, chưa trắng bạch và lúc nào cũng uốn theo kiểu tai chó. Nói chung vẫn có vẻ đáng kính với tất cả những điều đó.
Lão mang tính chất của thế kỷ 18, phù phiếm mà vĩ đại.
Những năm đầu thời kỳ quân chủ phục hưng, lão Gilơnoócmăng còn trẻ - năm 1814, lão mới có bảy mươi tư tuổi - lão ở khu ngoại thành Xanh Giécmanh, phố Secvăngđôni, gần Xanh Suynpit. Lão mới về khu Mare khi lão thôi không giao thiệp nữa, lúc ấy lão đã ngoại tám mươi tuổi.
Rút lui khỏi xã hội rồi, lão cũng rút lui vào những thói quen bất di bất dịch của lão. Cái điều mà lão cố giữ nhất, là không bao giờ mở cửa ban ngày, không tiếp ai ban ngày; dù việc gì, dù ai, cũng đến chiều tối mới mở cửa. Lão ăn cơm lúc năm giờ chiều, sau đó thì mở cửa tiếp khách: đó là tục lệ của thời đại lão, lão nhất định không thay đổi. Lão bảo: “Ban ngày bẩn thỉu lắm! Không đáng mở cửa. Khi sao trên trời lấp lánh thì tâm hồn người quân tử mới ngời sáng”.
Lão nhất định không mở cửa tiếp ai ban ngày dù người ấy là đức vua. Một kiểu cách của thời đại lão.
VIII
HAI MÀ KHÔNG NÊN CẶP
Hai người con gái của lão Gilơnoócmăng, chúng ta đã nói đến. Chị hơn em mười tuổi. Từ thuở nhỏ, hai chị em đã chẳng giống nhau chút nào, từ mặt mũi đến tính tình, họ không có vẻ gì là chị em cả.
Người em là một tâm hồn đáng yêu, quay về phía ánh sáng, say hoa lá, thơ, nhạc, nhẹ nhàng, bay bổng, đầy nhiệt tình, từ thuở nhỏ đã đính ước trong lý tưởng với hình ảnh lờ mờ của một chàng trai dũng cảm.
Người chị cũng có cái ước vọng của mình: một ông chồng trong mơ chủ thầu hay lái súng giàu sụ, ngu đần cũng được, quý hồ là một đống tiền hoặc một ông tỉnh trưởng. Những buổi chiêu đãi ở dinh tỉnh trưởng, những cuộc dạ hội của chính quyền, một nhân viên tiếp tân với cái dây chuyền đeo cổ, những bài diễn thuyết ở thị sảnh, cái danh hiệu: bà lớn tỉnh trưởng, tất cả những ước mơ ấy quay lộn trong trí tưởng tượng của cô chị. Mỗi cô theo đuổi giấc mộng riêng của mình như vậy, ngay từ hồi còn là những cô gái nhỏ. Mỗi cô một đôi cánh mộng: cô em bay bổng với đôi cánh thiên thần, cô chị lặc lè với đôi cánh ngỗng.
Những ước vọng của người ta có bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn ở dưới cõi trần này. Ở thời đại chúng ta, có cái thiên đường nào ở dưới hạ giới đâu. Cô em đã gặp được người chồng mơ ước, nhưng cô em lại chết. Cô chị thì đến bây giờ vẫn chưa chồng.
Cô chị bây giờ là điển hình của những cô gái già mô phạm, một mụ đàn bà trinh chánh tiết hạnh cổ lỗ với cái mũi dài nhọn hoắt và một bộ óc tối tăm, thô thiển bậc nhất. Có một điều đặc biệt, ngoài những người ruột thịt trong gia đình, chưa hề ai biết tên thật của cô chị. Người ta vẫn gọi cô là cô Gilơnoócmăng - chị.
Cô Gilơnoócmăng - chị có thể thi với các cô tiểu thư Anh về khoản e lệ. Cô là sự đoan trang khắc khổ đến đen tối. Cô nhớ mãi một điều làm cô ghê tởm nhất trong đời: có hôm một người đàn ông đã trông thấy cái nịt bít tất của cô.
Càng già cô càng quá quắt. Cái yếm ngực của cô không bao giờ đủ dây, không bao giờ đủ cao. Nào cặp, nào ghim. Bất cứ chỗ nào cũng có, cả những chỗ mà không ai nghĩ đến dòm ngó. Cắt rất nhiều lính canh cho một pháo đài không bị đe dọa, âu cũng là thói quen của những cô tiết hạnh.
Thế mà có một điều lạ lùng khó hiểu, thuộc những bí ẩn của ngây thơ; cô lại ưa để cho một sĩ quan kỵ binh ôm hôn, đó là người gọi cô là bà cô, tên là Têôđuyn.
Mặc dù có viên sĩ quan kỵ binh được ưu đãi kia, cái nhãn hiệu “tiết hạnh” mà chúng tôi đã dán cho cô vẫn rất thích hợp. Cô Gilơnoócmăng thuộc loại những tâm hồn tranh tối, tranh sáng. Cái tiết hạnh đó nửa là đức tốt, nửa là thói xấu.
Với cái tiết hạnh ấy, cô lại thêm rất sùng đạo. Cô ở trong hội Đức mẹ đồng trinh, trong một vài ngày lễ cô mang một cái khăn choàng trắng, lẩm nhẩm những bài kinh đặc biệt. Cô tôn trọng “thánh huyết”, tôn sùng “thánh tâm”, chiêm ngưỡng hàng giờ trước một bàn thờ kiểu Dòng Tên cổ lỗ, trong một nhà nguyện mà tín đồ bình thường không vào được và để cho tâm hồn bay bổng giữa những đám mây bằng cẩm thạch và những tia hào quang khắc trên gỗ thếp vàng.
Cô có một bạn cùng đi xem lễ, gái già đồng trinh như cô, tên là tiểu thư Vôboa. Cô Vôboa đần độn, bên cạnh cô thì cô Gilơnoócmăng sung sướng thấy mình như một con phượng hoàng. Ngoài những lời cầu kinh agenes dei (con chiên của Chúa) và ave Maria (kinh mừng Maria), cô Vôboa chỉ thạo làm các thứ mứt. Cô Vôboa là một con người hoàn toàn trong loại người như cô, cô là sự ngu độn toàn vẹn, không mảy may có dấu vết của sự thông minh.
Cũng nên nói rằng đối với cô Gilơnoócmăng thì càng già cô lại càng tiến. Những con người tiêu cực thường như thế. Cô ấy chưa bao giờ độc ác cả, thế cũng coi như là tương đối có hảo tâm; những góc cạnh mòn dần với năm tháng và tuổi tác đã làm cho con người dịu đi. Cô ấy buồn, buồn âm thầm, mà chính cô không hiểu vì sao. Cả con người của cô tỏa ra cái dáng ngơ ngác của một cuộc sống sắp tàn, mà chưa bao giờ bắt đầu.
Cô Gilơnoócmăng - chị quản lý gia đình của bố. Lão Gilơnoócmăng có cô con gái cũng như Đức cha Biêngvơnuy có cô em gái. Cái cảnh gia đình một ông lão già với một cô gái già như vậy cũng không phải là hiếm; hai cái già yếu nương tựa lẫn nhau, thật là cảm động.
Trong nhà, giữa ông lão và cô gái ấy còn có một đứa trẻ, một đứa con trai lúc nào cũng im lặng run sợ trước mặt lão Gilơnoócmăng. Lúc nào nói chuyện với đứa bé lão cũng lớn tiếng, nghiêm nghị, hoặc giơ cao cái gậy - “Đến đây! Ông nhỏ!” - “Lại đây thằng nhãi, thằng oắt…” - “Nói đi, thằng khỉ” - “Đứng đây, đồ khốn!”… nhưng mà lão rất yêu đứa bé.
Đứa bé ấy là cháu ngoại lão. Chúng ta sẽ gặp lại đứa bé ấy.
QUYỂN III: ÔNG VÀ CHÁU
I
MỘT PHÒNG KHÁCH NGÀY TRƯỚC
Khi lão Gilơnoócmăng còn ở phố Xecvăngđôni, lão thường lui tới mấy phòng khách rất đứng đắn và rất quý phái. Tuy là tư sản, lão Gilơnoócmăng cũng được tiếp đón. Vốn đã là người lịch thiệp, thông minh, lại đươc dư luận gán cho nhiều điều thông minh, lão hóa ra thông minh bội phần, cho nên lão được người ta tiếp rước niềm nở, mong đợi khao khát.
Chỉ nơi nào lão có thể thống trị được lão mới đến. Có những người muốn có ảnh hưởng, muốn được mọi người chú ý đến mình với bất cứ giá nào. Nếu không là người tiên tri thì là thằng hề. Lão Gilơnoócmăng không thuộc loại người này. Lão vẫn ngự trị trong các phòng khách bảo hoàng mà lão lui tới, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn lòng tự trọng của lão. Ở đâu lời nói của lão cũng có uy tín. Lão đã đối đáp với ông Đơ Bônan và cả ông Bănggi Puyvalê.
Vào khoảng 1817, thường lệ không mấy khi sai, mỗi tuần hai buổi chiều lão lại chơi nhà bà nam tước T. ở phố Phêru, gần nhà lão. Bà này là một người đứng đắn và đáng kính, chồng bà hồi sinh thời, dưới thời vua Lui XVI làm đại sứ nước Pháp ở Bá Linh. Nam tước Đơ T. thuở bình sinh say mê những chuyện viễn ảo thôi miên, đã chết trong khi bỏ nước Pháp ra ngoài, không còn chút gia sản nào ngoài mười cuốn sách chép tay, gáy da đỏ, in chữ vàng, những hồi ký rất lạ lùng về Mexme và cái thùng của ông ta.
Bà Đơ T. vì giữ phẩm giá của mình, nên đã không xuất bản những hồi ký đó và đã sống với một lợi tức công trái nhỏ còn rớt lại không biết vì sao. Bà T. xa lánh triều đình, nơi bà cho là phức tạp, bà sống trong một khung cảnh ẩn dật cao quý và thanh bạch. Vài người bạn mỗi tuần hai buổi đến họp trong phòng khách của bà quả phụ ấy; phòng khách này là một phòng khách bảo hoàng thuần túy. Người ta uống trà, rồi tùy theo thời thượng thích ưu sầu hay sôi nổi, người ta hoặc thở than hay thốt lên những lời kinh tởm về thời đại, về hiến chương, về phái Bônapác, về cái băng xanh ban phí cho bọn tư sản giày vò, về xu hướng khuynh tả của vua Lui XVIII và người ta thì thầm với nhau về những hy vọng mà Đức ông, sau này là vua Saclơ X, nhen nhúm.
Ở đây, người ta hoan nghênh một cách huyên náo và vui mừng những bài hát thô tục, trong đó Napôlêông được gọi tên là Nicôta. Cả những bà công tước tế nhị nhất và xinh đẹp nhất đời cũng say sưa hát những khúc hát đây, tặng cho phái liên hiệp:
Hãy nhét vào trong quần
Mẩu sơ mi thòng lõng
Để người đừng kêu ầm:
Đó là lá cờ trắng
Mà bọn “yêu nước” giương.
Người ta thú vị với những trò chơi chữ lộn mà họ cho là ghê gớm, những cách chơi chữ ngây thơ mà họ coi là rất thâm độc, họ soạn những đoạn thơ tứ tuyệt, cả những cặp thơ đôi, thí dụ cặp thơ đôi về nội các Đêxon, một nội các ôn hòa có các ông Đơca và Đơxe tham gia:
Để củng cố ngai vàng lung lay gớm ghê
Phải thay cả xoong, thay cả ca, thay cả xe
Hoặc người ta xếp đặt cả một danh sách các đại biểu của Viện nguyên lão “một viện tả khuynh kinh khủng” và người ta ghép những tên để làm sao có những câu thế này chẳng hạn: “Đamat, Xabơrăng, Guviông Xanh Xia”. Họ làm thế một cách vui nhộn.
Trong cái môi trường ấy, người ta nhại giễu cách mạng. Họ có mưu mô như muốn mài cho nhọn những căm phẫn sẵn có trong nhân dân theo chiều ngược lại. Họ hát cái điệu hát: “Mọi việc rồi sẽ tốt”:
Ờ, mọi việc, mọi việc rồi sẽ tốt!
Bọn Buyônapactit sẽ bị treo cổ trên cột.
Những bài hát cũng như máy chém. Hôm nay nó chặt cái đầu này, ngày mai nó chặt cái đầu kia, thản nhiên như thường, chỉ như một đổi thay chi tiết.
Trong vụ án Phuyanđexơ, thời kỳ ấy, năm 1816, người ta bênh vực Baxtiđơ và Giôdiông, bởi vì Phuyanđexơ là buyônapactit. Và người ta gọi những người theo xu hướng tự do là bọn anh em bằng hữu; lúc bấy giờ, đó là cách chửi thậm tệ nhất.
Cũng như một số gác chuông nhà thờ, phòng khách của bà Nam tước T. có hai con gà trống. Một là lão Gilơnoócmăng, một là hầu tước Đơ Lamôtơ Valoa, người mà người ta thường giới thiệu thì thầm vào tai với một thái độ tôn trọng riêng: “Bạn biết không? Đấy là ngài Lamôtơ trong vụ án chuỗi hạt đấy”. Trong đảng phái thường có những thứ “ân xá” lạ lùng như vậy.
Chúng tôi nói thêm: trong giới tư sản những nhà danh giá nếu giao thiệp quá dễ dãi sẽ thấy danh giá nhà mình kém sút đi, cho nên phải chú ý tiếp ai, không tiếp ai. Đứng cạnh những người rét lạnh thì nhiệt độ của mình sẽ giảm, gần gũi những kẻ bị coi thường thì danh giá của mình cũng kém sút đi. Giới thượng lưu thế phiệt ngày trước đứng trên luật lệ đó cũng như tất cả những luật lệ khác. Marinhi, em mụ Pôngpađua[160] là khách của hoàng thân Đơ Xubidơ. Dù là? Không, bởi vì là. Đuy Bary, cha đỡ đầu của con mẹ Vôbécniê[161] được tiếp đón niềm nở, ở phòng khách thống chế Đờ Risơliơ. Thế giới đó là thiên đình, Meccuya và hoàng thân Ghêmênê vào ra ở đây như ở nhà mình. Kẻ trộm cũng được tiếp nhận miễn nó là thần linh.
Bá tước Đơ Lamôtơ, năm 1825, là một ông già bảy mươi lăm tuổi. Không gì đáng chú ý ở ông ta ngoài cái dáng lặng lẽ và long trọng, cái khuôn mặt xương xẩu và lạnh lùng, cử chỉ rất lịch sự nhã nhặn, cái áo cài cúc đến tận cà vạt và đôi chân dài luôn luôn vắt chữ ngũ và cái quần dài rộng quá mức mầu đất sém. Mặt mày ông ta cùng màu với quần.
Cái ông Lamôtơ đó được coi trọng trong phòng khách do cái “tiếng tăm” của ông ta và cũng lạ đấy nhưng mà đúng như vậy, do cái tên Đơ Valoa.
Về phần Gilơnoócmăng thì lão được kính trọng là xứng đáng. Lão có uy tín vì lão có uy tín. Tuy sốc nổi, lão vẫn có một phong thái hiên ngang tự trọng, có nhân cách, có phần tự hào của giới tư sản và cái đó cũng không làm thương tổn sự vui tính của lão. Cái tuổi già của lão lại tăng thêm vẻ bệ vệ cao quý ấy. Đã là cả một thế kỷ thì phải có cái gì khác chứ. Năm tháng chồng chất đã khiến cho mớ tóc trên đầu trở nên đáng sùng kính.
Lão lại thường có những lời nói rõ là những tia lửa của chất người ngày xưa. Thí dụ: khi vua Phổ, sau khi khôi phục ngai vàng cho vua Lui XVIII, đến yết kiến Lui XVIII với danh hiệu là bá tước Ruypanh, thì người đích tôn của Lui XIV tiếp ngài với tí ngạo mạn tinh vi, coi ngài là hầu tước Brăngđơbua. Lão Gilơnoócmăng rất tán thưởng thái độ của Lui XVIII.
- Tất cả những vua nào không phải là vua nước Pháp chỉ là vua địa phương thôi - lão nói.
Một hôm khác người ta đàm luận về tờ báo: Tin nước Pháp.
- Chủ bút tờ báo đó bị xử trí ra sao?
- Phải treo bút.
- Chữ bút ấy thừa[162] - Lão Gilơnoócmăng nhận xét như thế.
Những lời như vậy xây dựng nên cả địa vị.
Trong buổi lễ nhà thờ mừng ngày kỷ niệm họ Buốcbông được phục hồi, thấy ông Đơ Tanlêrăng đi qua, lão nói: “kìa quan thượng ác”.[163]
Lão Gilơnoócmăng thường đến phòng khách cùng đi với cô con gái lão, người cao như con sếu, trên bốn mươi tuổi mà trông già như năm mươi và một đứa bé trai nhỏ, trạc bảy tuổi, trắng trẻo, hồng hào, tươi tắn, đôi mắt ngây thơ tin cậy. Mỗi khi đứa bé tới mọi người đều nhao nhao khen ngợi:
- Cháu bé xinh quá nhỉ! Tiếc quá! Tội nghiệp.
Đứa bé ấy là đứa bé đã nói qua trên kia. Người ta gọi nó là “thằng bé tội nghiệp”, vì bố đứa bé là một “tên giặc cướp sông Loa”.
“Tên giặc cướp sông Loa” ấy là con rể lão Gilơnoócmăng, độc giả đã biết cái người mà lão Gilơnoócmăng vẫn gọi là “một sự biêu riếu cho gia đình nhà ta”.
II
MỘT CÁI BÓNG MA ĐỎ HỒI ẤY
Hồi ấy nếu ai qua cái thị trấn Vécnông nhỏ bé và đi dạo chơi trên chiếc cầu đồ sộ - mà có lẽ chẳng bao lâu nữa người ta sẽ thay thế bằng một cái cầu dây sắt ghê tởm - đứng trên cầu nhìn xuống, sẽ thấy một người đàn ông cả ngày đi đi lại lại trong một khoảnh đất bốn phía bọc tường trên tả ngạn sông Xen; dọc theo bờ sông là cả một dãy những khoảnh đất như vậy đầy hoa tươi, nếu to hơn nhiều thì gọi là vườn hoa, nhỏ hơn chút ít thì bảo là chùm hoa. Tất cả những khoảnh đất ấy một đầu thì sát mặt sông, một đầu thì giáp một gian nhà ở. Người đàn ông trạc năm mươi tuổi, đội một chiếc cát két da, mặc một cái quần và một cái áo dạ thô màu xám, có dính một mảnh băng trước kia màu đỏ, chân đi guốc, da sạm nắng, mặt gần như đen, tóc hầu bạc, một cái sẹo rộng từ trán kéo xuống tận má, lưng khom khom còng như một người già trước tuổi, tay cầm một cái mai hay một cái kéo xén cây. Năm 1817 người đó ở cái khoảnh đất hẹp nhất và cái nhà tiều tụy nhất trong khu này. Người ấy ở một mình, cô đơn, thầm lặng và nghèo khổ, chỉ có một mụ giúp việc, không già không trẻ, không xấu, không đẹp, không ra vẻ nông dân, không ra dáng thị thành - Cái vườn con của người đàn ông ấy nổi tiếng trong thị trấn về hoa đẹp. Chăm bón vun trồng hoa là công việc duy nhất của ông ta.
Cần cù, kiên nhẫn, chăm chú cả ngày vun tưới, ông ta đã tạo nên những giống hoa tuylíp, hoa thược dược mà tạo hóa hình như chưa nghĩ ra. Ông ta rất tài giỏi, ông đã đi trước nhà bác học Xulănggiơ Bôđanh, nghĩ ra cách vun những mô đất mùn để trồng những giống cây quý và hiếm của châu Mỹ và Trung Quốc. Từ sáng tinh mơ, ông ta đã ở ngoài vườn châm, tưới, cắt xén, đi lại giữa những bóng hoa, vẻ trìu mến, hiền dịu và buồn buồn, có khi mơ mộng, yên lặng hàng giờ lắng nghe tiếng chim hót trên một cành cây, hay nghe tiếng một em nhỏ líu lo trong một căn nhà, hay đăm đăm nhìn trên đầu ngọn cỏ một hạt sương long lanh dưới ánh mặt trời như một nụ hoa tai. Ông ta ăn uống thanh đạm, dùng sữa nhiều hơn uống rượu. Ông ta nhường nhịn cả những đứa bé, người ở của ông có khi gắt với ông. Tính ông rụt rè đến nỗi như e ngại tất cả mọi người; ông ít khi phố, chẳng gặp ai ngoài những người nghèo thường đến gõ kính cửa nhà ông và cha xứ, viện trưởng Mabớp, một ông lão hiền lành. Nhưng nếu có ai ở trong thị trấn hay ở xa đến muốn xem những giống hoa hồng và hoa tuylíp của ông và gõ cửa nhà ông thì ông tiếp đón với nụ cười. Chính ông ấy là “tên giặc cướp sông Loa”.
Người nào hay đọc những tập ký ức quân sự hồi đó, những tiểu sử quân nhân, tạp chí Mônitơ hay những tập kỷ yếu quân đội chắc phải chú ý đến một cái tên thường trở đi trở lại: tên Gioócgiơ Pôngmécxi. Hồi còn thanh niên anh Gioócgiơ Pôngmécxi ở trong trung đoàn Xanhtônggiơ thuộc binh đoàn sông Ranh bởi vì các trung đoàn thời quân chủ vẫn giữ nguyên tên tỉnh của mình, cả cho đến khi nền quân quyền sụp đổ và chỉ được phiên chế lại từ năm 1794, Pôngmécxi đã chiến đấu ở Xpia, ở Oócmơ, ở Nơxtat, ở Tuyêkem, ở Anđây; ở Mayăngxơ trong hậu đội Husa, ông ta là một trong số hai trăm người đương đầu với cả một đạo quân của Hoàng thân Đơ Hét, đằng sau chiến lũy Angđécnắc và chỉ rút lui theo đại quân khi đại bác địch đã phá tan chiến lũy; ông đã chiến đấu trong đội quân của tướng Cơlêbe ở Mácsiên và ở trận Mông Palitxen, trận này ông bị đạn gãy cánh tay. Rồi ông được chuyển qua biên giới Ý và ở đây ông vào số ba mươi lính thủ pháo đã giữ đèo Tăngđơ với Giube. Sau trận ấy, Giube được thăng thiếu tướng và Pôngmécxi, thiếu úy. Pôngmécxi ở bên cạnh Behiê giữa mưa đạn, trong cái ngày Lôđi lịch sử mà Bônapác đã nói: Behiê vừa là pháo binh, kỵ binh và lính thủ pháo. Ông nhìn thấy vị tướng cũ của mình, Giube, ngã xuống ở Nôvi, trong khi ông ta vung gươm thét: tiến lên! Vì chiến dịch cần đến, đại đội của ông cùng với ông xuống một chiếc thuyền tải nhổ neo từ thành Giên để đi đến một hải cảng nhỏ nào đó không nhớ, ông lọt vào một ổ gồm bảy tám chiếc thuyền buồm Anh. Viên thuyền trưởng người Giên định vứt đại bác xuống biển, giấu quân trong khoang thuyền rồi nương bóng đêm mà chuồn, giả dạng thuyền buôn. Pôngmécxi cho kéo cờ tam tài lên cột buồm và hiên ngang đi dưới đại bác của các chiến thuyền Anh quốc. Cách đó hai mươi dặm, càng táo bạo hơn, Pôngmécxi dùng chiếc thuyền tải của mình tấn công và bắt sống một chiếc thuyền vận tải lớn của Anh trên đường chở quân đến đảo Xixin. Thuyền chở người ngựa nhiều đến tràn be. Năm 1805, ông ở trong sư đoàn Male, cái sư đoàn đã đánh lấy thành Gôngxbua của đại công tước Phecđinăng. Ở Oêttenghen, đạn vãi như mưa trong khi ông đưa tay ôm lấy đại tá Môpơti chỉ huy trung đoàn kỵ binh số 9 bị tử thương. Ông đã tỏ ra xuất sắc ở Auxtéclít trong cuộc hành quân tiến hành dưới lưới lửa quân thù. Khi kỵ binh cận vệ của Sa hoàng nghiền nát một tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh số 4, Pôngmécxi ở trong số những người phục thù đã đánh cho bọn cận vệ đó thất điên bát đảo. Hoàng đế ân thưởng Bắc đẩu bội tinh cho ông. Pôngmécxi đã lần lượt chứng kiến tướng Uyêcmơxe bị bắt ở Măngtu, Mêlatx ở Alêchxăngđri, Máck ở Ulm. Ông ở trong binh đoàn thứ tám của đại quân đoàn mà tướng Morchiê chỉ huy, quân đoàn này đã đánh chiếm Hăng bua. Sau đó ông sang sư đoàn 55 bộ binh trước kia là trung đoàn Flăngđrơ. Ở Ailao, ông chiến đấu trong nghĩa địa mà viên đại úy anh hùng Lui Hugo, chú của tác giả sách này, đã đơn độc với đại đội tám mươi ba đội viên của mình, chống trả cuộc tấn công của toàn bộ đạo quân địch trong hai tiếng đồng hồ. Pôngmécxi ở trong số ba người sống sót trong nghĩa địa ấy. Ông dự trận Fritlan. Rồi thì Môtxcu, rồi sông Bêrêđina, rồi Luytden, Bôđren, Đrexđơ, Oasao, Laixich và đèo Gienhauxen. Rồi đến Môngmiray, Satô Chieri, Craông, bờ sông Mác, bờ sông Enơ và các cứ điểm Laông ghê gớm. Là đại úy, trong trận Acnêlơ Đức, ông chém chết mười tên lính Cô-dắc và cứu không phải các vị tướng chỉ huy mà viên hạ sĩ của mình. Trong dịp ấy, ông ta hầu như bị băm vằm và người ta lấy được hăm bảy mảnh xương vỡ chỉ riêng trong cánh tay trái. Tám hôm trước khi Pari đầu hàng, ông thuyên chuyển với một người bạn và trở thành kỵ binh. Ông ta có cái mà trong chế độ cũ, người ta gọi “có đủ hai tay nghề”, nghĩa là nếu lính thì sử dụng gươm cũng tốt, súng cũng hay, nếu là sĩ quan thì cầm tiểu đoàn kỵ binh cũng sành, tiểu đoàn bộ binh cũng thạo. Khả năng ấy được sự huấn luyện quân sự làm cho hoàn chỉnh, đã làm nảy nở một số binh chủng đặc biệt, như binh chủng đầu rồng, nó vừa là kỵ binh vừa là bộ binh. Ông hộ giá Napôlêông ra đảo Enbơ. Ở Oatéclô ông chỉ huy một tiểu đoàn kỵ binh trong lữ đoàn Luynơbua. Ông đem lá cờ đến ném dưới chân Hoàng đế, người ông đầy máu. Khi giật lá cờ, ông bị một nhát kiếm chém ngang mặt. Hoàng đế thích chí phán truyền: Anh là đại tá, anh là Nam tước, anh được ban Bội tinh hạng tư đó! Pôngmécxi trả lời: Thần xin thay mặt quả phụ của thần cảm tạ Hoàng đế. Một giờ sau ông rơi xuống vực Ôhanh. Người Gioócgiơ Pôngmécxi ấy là ai. Cũng là “tên giặc cướp sông Loa”.
Chúng ta từng nghe ít nhiều về chuyện Pôngmécxi chúng ta nhớ lại sau trận Oatéclô, ông được người ta kéo ra khỏi khu vực Ôhanh, rồi ông lại liên lạc được với đại quân, rồi từ trạm quân y này sang trạm quân y khác, ông trở về doanh trại bờ sông Loa.
Khi họ Buốcbông được khôi phục, ông bị thải hồi, theo chế độ nửa lương, rồi sau phải quản thúc ở Vécnông. Vua Lui XVIII coi những việc quyết định trong thời kỳ Bách nhật là không có giá trị, nên không thừa nhận chức đại tá, nam tước cũng như huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng tư của Pôngmécxi. Nhưng ông ta thì không bao giờ quên ký tên: Đại tá nam tước Pôngmécxi - Ông chỉ có một chiếc áo xanh cũ, nhưng mỗi khi ra đường, không bao giờ ông quên cài vào cái phù hiệu Bắc đẩu bội tinh hạng tư. Ông biện lý đã cảnh cáo ông rằng công tố viên có thể truy tố ông về tội mang bội tinh đó một cách trái phép. Khi có người trung gian không chính thức báo cho ông biết chuyện ấy, ông trả lời với nụ cười chua chát: “Không biết tôi không nghe hiểu tiếng Pháp, hay là ông không biết nói tiếng Pháp nữa, nhưng sự thật thì tôi không hiểu ông muốn nói gì!” Rồi tám hôm liền ông ra phố với cái phù hiệu ấy, mà chẳng ai dám hỏi gì ông cả. Hai ba lần ông thượng thư bộ binh và viên tướng chỉ huy đạo quân trong tỉnh viết thư cho ông với địa chỉ: “Gửi thiếu tá Pôngmécxi”. Ông gửi trả lại những bức thư đó, không thèm mở xem. Sống lâu dài với Napôlêông, Pôngmécxi đã - xin lỗi bạn đọc - lây cái hơi hám của vua mình, vì trong thời gian đó Napôlêông cũng gửi trả lại những bức thư Huychxơn Lô gửi cho tướng Bônapác.
Ngày xưa ở La Mã, một số tù binh Cátaginoa cũng nhất định không chào Flaminiuyt. Những người lính đó đã có chút ít tâm hồn Anniban.
Một buổi sáng ông ta gặp viên biện lý ngoài phố Vécnông, ông tiến đến trước mặt y và hỏi: ngài biện lý, tôi có quyền mang vết thương trên mặt không?
Tất cả nguồn lợi của ông chỉ là cái bán bổng thiếu tá ít ỏi. Ông đã tìm thuê căn nhà nhỏ nhất ở Vécnông và sống một mình, sống như thế nào, ta đã biết. Dưới thời kỳ đế chế, giữa hai chiến dịch, ông ta đã kết hôn với cô Gilơnoócmăng-em. Ông lão tư sản trong lòng căm phẫn lắm, nhưng cũng đành ưng thuận, chỉ biết thở dài tự an ủi: “Bao nhiêu gia đình quý tộc cũng đã phải chịu như vậy mà!” Năm 1815, bà Pôngmécxi, một người vợ đáng phục về mọi mặt, cao quý hiếm có và rất xứng đáng với chồng, bà đó qua đời để lại một đứa con trai nhỏ. Đứa nhỏ đó tất nhiên phải là nguồn hạnh phúc của đại tá Pôngmécxi trong cảnh cô đơn, nhưng ông cụ ngoại nhất định bắt đứa cháu và dọa tước hết quyền thừa kế của nó. Người cha đành phải nhượng bộ vì quyền lợi của con; mất con, ông yêu hoa vậy.
Ông đã thoát ly cuộc đời, không hoạt động, không tham gia âm mưu chính trị nào. Ông chỉ nghĩ đến những việc vô hại ông đang làm và những việc lớn ông đã làm. Ngày này đến ngày khác ông chờ đợi một bông hoa cẩm chướng hoặc là hồi tưởng trận Auxtéclít.
Lão Gilơnoócmăng không hề đi lại với con rể. Đối với lão, đại tá Pôngmécxi là một tên giặc cướp; đối với đại tá, lão là một anh già vô nghĩa lý. Không bao giờ lão Gilơnoócmăng nhắc đến đại tá Pôngmécxi nếu không phải là để chế giễu cái nam tước của ông. Lão đã giao ước với Pôngmécxi là không bao giờ ông ta được gặp mặt con, nói chuyện với con, nếu không thì đứa bé sẽ phải trao trả lại cha nó và bị tước quyền thừa kế. Đối với gia đình lão Gilơnoócmăng, Pôngmécxi chẳng khác gì một thằng hủi. Họ muốn nuôi dạy bé hoàn toàn theo ý họ. Đại tá Pôngmécxi có lẽ đã tính lầm khi nhận những điều kiện ấy, những ông ta nhẫn nhục chỉ vì cho rằng làm như vậy là phải và chỉ có ông là người hy sinh. Gia tài lão Gilơnoócmăng cũng chẳng là mấy, nhưng gia tài của cô Gilơnoócmăng chị thì rất lớn. Người dì không có chồng ấy có phần thừa kế rất lớn của bên ngoại, đứa cháu của người em bà tự nhiên là người thừa kế của bà.
Đứa bé tên là Mariuytx biết là mình có bố, nhưng chỉ biết thế thôi. Không hề có ai nói chuyện với nó về bố nó. Nhưng ở những nơi ông nó thường dẫn nó đến, những chuyện xì xào, to nhỏ, úp mở dần dần cũng làm cho đứa bé hiểu lờ mờ và chịu sự thẩm lậu và xâm nhập của cái môi trường sống ấy của nó, dần dần nó cũng thấy xấu hổ và đau xót khi nghĩ đến bố nó.
Đứa bé ngày càng lớn; trong thời gian ấy, đại tá Pôngmécxi cứ hai ba tháng lại lên Pari, như một tội nhân lẩn trốn và đứng chờ ở cửa nhà thờ Xanh Xuynpit đón bà dì Gilơnoócmăng dẫn cháu đi lễ. Đứng khuất sau một cái cột, sợ bà dì quay lại trông thấy, ông nín thở, nhìn con. Người chiến sĩ mang thương tật trên mặt ấy sợ mụ gái già.
Vì những chuyến đi ấy mà ông ta quen biết cha xứ Vécnông tức là lão viện trưởng Mabớp.
Ông linh mục đáng kính ấy là anh em của vị quản lý tài sản của nhà thờ Xanh Xuynpit. Ông này đã nhiều lần bắt gặp người đàn ông đứng nhìn đứa trẻ, ông đã để ý đến vết gươm chém trên má và giọt nước mắt trong mi. Con người có vẻ đàn ông đàng hoàng ấy mà lại khóc như một mụ đàn bà, đã làm cho ông linh mục chú ý đặc biệt. Hình ảnh con người ấy in sâu trong trí ông. Một hôm Vécnông ra thăm em, ông ta gặp đại tá Pôngmécxi và nhận ra người đứng ở nhà thờ Xanh Xuynpit. Ông ta nói chuyện với em và cả hai người mượn một cớ nào đó đến thăm đại tá. Thăm một lần rồi lân la nhiều bận khác; đại tá Pôngmécxi lúc đầu còn giữ ý, sau cởi mở lòng mình và hai anh em ông linh mục đã hiểu hết chuyện đại tá Pôngmécxi và biết đại tá hy sinh hạnh phúc của mình để bảo đảm tương lai của con như thế nào.
Cha xứ vì vậy mến phục ông và ông đại tá cũng quý mến vị cha xứ. Một linh mục già và một quân nhân già, khi họ đều chân thành và hiền hậu, thì họ hiểu nhau và hòa cảm với nhau không ai bằng. Vả lại ấy cũng chỉ như là một người thôi: một người hy sinh cho Tổ quốc hạ giới, một người cho Tổ quốc thiên đình, cũng chẳng khác gì nhau.
Một năm hai lần, ngày 1 tháng giêng và ngày Xanh Gioócgiơ, Mariuytx viết chiếu lệ những bức thư cho bố, những bức thư do cô Gilơnoócmăng đọc cho viết, như những bức thư mẫu trong tập thư từ. Lão Gilơnoócmăng chỉ cho phép viết thế thôi: trái lại người cha viết trả lời cho con những bức thư thật âu yếm mà lão Gilơnoócmăng vò bỏ vào túi, không đọc.
III
HỌ YÊN NGHỈ RỒI[164]
Phòng khách của bà Đờ T., đó là tất cả sự hiểu biết của Mariuytx Pôngmécxi về cuộc đời. Mariuytx chỉ nhìn đời qua cái cửa sổ ấy; cái cửa sổ ấy thật là tối tăm, nhìn qua chỉ thấy đêm, ít thấy ngày, chỉ thấy hơi lạnh, ít thấy khí ấm. Đứa trẻ khi chưa bước chân vào nơi đó thì tươi sáng, thơ ngây; ở nơi đó, nó trở thành buồn bã và thật là trái ngược với tuổi thơ ấu, lại nghiêm nghị nữa. Ở giữa rặt những con người bệ vệ, kỳ dị ấy, đứa bé ngơ ngác, trang nghiêm. Tất cả chung quanh đều dồn lại làm tăng cái ngơ ngác ấy.
Trong phòng khách của bà T. có những bà già quý tộc rất đáng kính trọng, như các bà Matăng, Nôê, Lêvixơ mà người ta gọi là Lêvi, Căngbixơ mà người ta gọi là Căngbidơ. Những khuôn mặt cổ kính ấy, những cái tên như tên trong kinh thánh ấy, trong trí của đứa bé lẫn lộn với kinh Cựu ước mà em học thuộc lòng; và khi tất cả các bà ấy, ngồi đông đủ quây tròn xung quanh một cái lò sưởi sắp tàn, dưới ánh sáng mờ tối của một chiếc đèn phủ mạng xanh, với những vẻ mặt nghiêm trang, những mái tóc xám gio hay trắng toát, những chiếc áo dài thượt của một thời cũ mà người ta chỉ nhìn thấy rõ những màu ảm đạm, thỉnh thoảng mới nói một lời đường bệ và nghiêm khắc, cậu Mariuytx bé nhỏ nhìn họ với con mắt ngơ ngác, hãi hùng tưởng chừng đó không phải là những người đàn bà, mà là những lão trượng, những đạo sĩ, không phải là những con người thật, mà lã những bóng ma.
Cùng với những bóng ma ấy, có thêm một số giáo sĩ, khách quen của phòng khách cổ này và vài nhà quý tộc, hầu tước Xaxơnây, bí thư của bà Đơ Beri, tử tước Valôri, đã xuất bản với bí danh Salơ ĂngtoanSơ những bài ca độc vận, hoàng thân Bôphôrơmông, tuy còn trẻ mà tóc đã hoa râm, với bà vợ xinh đẹp và thông minh, mặc áo nhung đỏ tươi, tua kim tuyến, cổ rất rộng làm cho những bóng tối âm u kia phải hoảng hốt, khó chịu, hầu tước Đơ Côriôlixơ Đétxpinudơ, con người sành nhất nước Pháp về cái thứ “lễ độ tương xứng”, bá tước Đamăngđơrơ, người có vẻ mặt ân cần và hiệp sĩ Đơ Pođơghi, trụ cột của thư viện Cuvơrơ, còn gọi là phòng làm việc của nhà vua. Ông Đơ Pođơghi hói, dáng hom hem chứ chưa phải già thực, kể chuyện rằng năm 1793, hồi mười sáu tuổi ông đã bị tống vào nhà lao khổ sai vì phản động và bị xiềng chung với một ông già tám mươi tuổi, giám mục Marơpoa, cũng phản động, nhưng là giáo sĩ phản động, còn ông thì là quân nhân phản động. Bấy giờ là ở nhà lao Tulông. Nhiệm vụ của hai người ấy là cứ đêm đến thì ra nơi máy chém nhặt những đầu lâu và thi thể những người bị chém ban ngày; họ vác trên lưng những thân người đầm đìa máu chảy và sau gáy họ chiếc áo khoác đỏ tù khổ sai của họ, có một lớp máu, buổi sáng thì khô, buổi tối thì ướt. Những câu chuyện bi thảm ghê gớm ấy, người ta thường kể nhiều trong phòng khách của bà T.. Vì nguyền rủa Mara nhiều quá, người ta hóa ra hoan nghênh Tơristayông. Một vài nghị sĩ vào loại “không kiếm được”[165] đến đây chơi bài. Ông Tibô đuy Salarơ, ông Lơmácsăng Đơ Gimicua và kẻ trào phúng nổi tiếng của cánh hữu, ông Coócnê Đanhcua. Ông thẩm phán Đơ Phetret, với chiếc quần ngắn và bộ chân gầy, thỉnh thoảng tạt vào phòng khách này khi đi đến ông Tanlêrăng. Ông đã là bạn ăn chơi của bá tước Đactoa và ngược lại với Arixtôtơ đã bò cho Căngpaspơ cưỡi, ông đã khiến cho ả Ghima bò dưới đất và như thế đã tỏ cho cổ kim biết một vị thẩm phán đã trả thù cho một nhà triết học.
Còn các giáo sĩ thì có linh mục Anma, người đã được nghe ông Larôdơ, cộng tác viên của ông ở báo Tiếng sét nói với mình: “Chà, ai mà không năm mươi tuổi, trừ mấy thằng nhãi con thôi!”, viện trưởng Lơtuôcnơ, người giảng đạo của nhà vua, viện trưởng Phơrayxinu, lúc ấy chưa là bá tước, chưa là giám mục, chưa là thượng thư, chưa là nguyên lão nghị viện và lúc nào cũng mặc một cái áo thầy tu cũ, đã mất khuy, và viện trưởng Keravơnăng, cha xứ ở Xanh Giécmanh đô Pơrê: thêm vào đó có đức khâm mạng của giáo hoàng hồi đó là Đức cha Măcsi, tổng giám mục Nidibixơ sau này là giáo chủ, đáng chú ý vì cái mũi dài có dáng nghĩ ngợi của ngài. Còn một đức cha Panmiơri, linh mục ở triều đình giáo hoàng, một trong bảy vị tham nghị, cai quản nhà thờ vòng ngoài, hiện hộ sư của các vị thánh[166] là người trông coi các vấn đề phong thánh, gần như là công cáo viên về ban thiên đường. Sau nữa có hai giáo chủ, đức cha Đơ Laluydecnơ và đức cha Đơ Clemông Tônerơ. Đức giáo chủ Đơ Laluydecnơ là một nhà văn và vài năm sau vinh dự là ký giả những bài báo trong tờ “Người bảo thủ” bên cạnh những bài của Satôbriăng. Đức cha Đơ Clemông Tônerơ là tổng giám mục Tuludơ và thường về nghỉ ở Pari với cháu là hầu tước Đơ Tônerơ, trước là thượng thư bộ Hải quân và bộ Chiến tranh. Giáo chủ Đơ Clemông Tônerơ là một ông già nhỏ bé, vui vẻ, thường để lộ những đôi bít tất đỏ khi ngài kéo chiếc áo nhà tu lên. Đặc điểm của ngài là căm ghét bộ Bách khoa và say mê chơi bi-a. Người qua đường hồi ấy, những buổi chiều mùa hè, đi qua phố bà Hoàng, nơi có dinh của Clemông Tônerơ, thường đứng lại để nghe tiếng các hòn bi va chạm vào nhau và tiếng nói lanh lảnh của giáo chủ với linh mục đi theo ngài ở hội nghị bầu giáo hoàng, là đức cha Côtơrê, giám mục miền Carixtơ: “Ghi điểm đi linh mục, ta trúng hai viên”. Giáo chủ Đơ Clemông Tônerơ đã được giới thiệu đến phòng khách của bà T. bởi người bạn thân nhất của ông, đức cha Đơ Rôcơlôrơ, nguyên là giám mục Xănglixơ và là một trong bốn mươi vị hàn lâm. Ông Đơ Rôcơlôrơ đáng chú ý bởi cái tầm vóc cao lớn của ông và sự có mặt thường xuyên của ông ở viện Hàn lâm; qua cửa kính của một gian phòng bên cạnh thư viện, nơi viện Hàn lâm thường họp, những người tò mò, mỗi thứ năm vẫn thường ngắm vị cựu giám mục Xănglixơ, thường đứng, tóc mới rắc phấn, bít tất tím, quay lưng ra phía cổng như để cho người ta trông thấy cái cổ áo giám mục của ông. Tất cả các giáo sĩ ấy, mặc dầu phần lớn vừa là nhân vật trong triều vừa là nhân vật giáo hội, vẫn làm tăng thêm cái vẻ nghiêm trang của phòng khách bà T. trong đó có năm vị nguyên lão nghị viện của nước Pháp, hầu tước Đơ Vibơray, hầu tước Đơ Talaruy, hầu tước Đecbuviơ, tử tước Đăngbơray và công tước Đơ Valăngtinoa, làm rõ thêm dáng công khanh thế phiệt của nơi ấy. Công tước Đơ Valăngtinoa đây, tuy là ông Hoàng Mônacô, tức là hoàng thân quốc trưởng nước ngoài, đánh giá nước Pháp và viện nguyên lão Pháp cao đến mức coi đó là hai tiêu chuẩn để ông so sánh mọi điều. Chính ông đã nói: “Các vị giáo chủ là các vị nguyên lão Pháp ở Rômơ: các lorơ là những nguyên lão Pháp ở Anh”. Dẫu sao - vì trong thế kỷ này, Cách mạng phải có mặt ở khắp nơi, các phòng khách phong kiến này, như chúng tôi đã nói, cũng bị thống trị bởi một nhân vật tư sản. Lão Gilơnoócmăng ngự trị ở đó.
Đó là tinh hoa, tinh hoa thuần khiết của cái xã hội Pari trắng. Tất cả những gì danh tiếng lừng lẫy, dù là thuộc ý thức bảo hoàng, cũng đều bị gạt ra. Trong cái tiếng tăm lừng lẫy luôn có một thứ tự do vô chính phủ. Satôbriăng mà đến cái phòng khách này thì người ta cũng có cảm tưởng như là lão Đuysen thôi. Cũng có một vài nhân vật quy phục Cách mạng được châm chước tiếp nhận trong giới bảo hoàng chính thống này. Bá tước Bơnhô được đón tiếp có mức độ trong phòng khách.
Những phòng khách “quý tộc” ngày nay không giống những phòng khách ấy. Ngoại ô Xanh Giécmanh ngày nay có màu tà giáo. Những người bảo hoàng ngày nay là những người mị dân, nói thế để khen họ đấy.
Ở nhà bà T. khách lui tới là những người thượng lưu, thị hiếu của họ tao nhã và kiêu hãnh, với một nề nếp lịch sự trang trọng. Những tập quán ở đây có nhiều sắc thái tinh vi, không cố ý, nó là tất cả chế độ cũ, đã chôn vùi rồi, nhưng vẫn sống. Một vài thói quen ấy, nhất là về ngôn ngữ, có vẻ rất lạ lùng. Những kẻ “sành sỏi” mà hời hợt có thể cho là quê mùa, những cái thực ra chỉ là cổ kính. Người ta gọi một phụ nữ là bà tướng, người ta cũng có khi gọi bà Đại tá. Bà Đơ Lônggơvin và Đơ Sơvorơdơ, nên thích cách gọi như thế hơn được gọi là bà Hoàng: bà hầu tước Đơ Lơrêki, cũng thích người ta gọi là bà Đại tá.
Chính cái giới nhỏ mà lớn ấy đã đặt ra ở cung điện Tuylơri cái kiểu cách trong khi được hầu chuyện thân mật với vua, dùng ngôi thứ ba gọi là nhà vua, chứ không dùng “Vôtrơ magiextê”.[167] Tiếng “Vôtrơ magiextê” đã bị “tên tiếm đoạt làm cho ô uế”.
Ở đó người ta phê phán mọi sự việc và mọi nhân vật. Người ta chế nhạo cả thời đại, như thế đỡ phải tìm hiểu thời đại. Người ta giúp nhau nhìn thấy những sự lạ và truyền cho nhau cái phần ánh sáng họ có trong trí tuệ của họ. Matuydalem báo tin mới cho Epimêniđơ. Anh điếc làm cho anh mù hiểu biết thời đại. Người ta tuyên bố cả thời gian từ Côblenđơ[168] trở đi là không có. Cũng như họ nói Lui XVIII, ơn Chúa, đang ở năm thứ 25 của triều đại mình, các quý tộc bỏ nước, có quyền tính tuổi thanh niên của họ là hai mươi nhăm.
Tất cả đều hài hòa; không có cái gì sống mà mãnh liệt quá, lời nói chỉ thoảng như một hơi thở, nhật báo cũng cùng một kiểu với phòng khách, chỉ như một tờ giấy lặng lẽ. Cũng có thanh niên nhưng họ gần như chết. Ngoài hành lang, đồng phục bọn tôi tớ kiểu xưa. Những con người ấy, hoàn toàn quá vãng, cũng có người kẻ hầu người hạ như họ. Tất cả đều có vẻ đã sống mãn số từ lâu rồi, nhưng vẫn không chịu xuống mồ. Bảo thủ, sự việc bảo thủ, người bảo thủ, thế là gần hết cuốn từ điển họ dùng, phải ngửi được và là vấn đề chính ở đây. Chính kiến cũng xông hương trong cái nhóm người cổ kính này và là tư tưởng ở đây cũng có mùi hương bài. Đấy là cả một thế giới xác ướp. Chủ thì ướp hương, người ở thì độn rơm.
Một bà hầu tước già, trước lưu vong và nay sa sút, chỉ còn một người bõ già, vẫn cứ nói: “Bọn gia nhân của tôi”.
Nhóm người ấy làm gì ở phòng khách của bà Đơ T.. Họ là “uyntơra” (bảo hoàng cực đoan).
“Uyntơra”: cái từ ấy, tuy rằng khái niệm nó biểu hiện chưa mất hẳn, nhưng ngày nay không có nghĩa nữa. Ta hãy giải thích cái từ ấy.
Uyntơra tức là đi quá giới hạn. Là lấy danh nghĩa ngai vàng mà công kích nhà vua, lấy danh nghĩa thờ Chúa mà công kích cái mũ của các vị giám mục: là đánh đập cái vật mà mình kéo theo mình; là cất vó đá hậu khi cùng đứng trong cỗ xe với ngựa khác; là phê phán cái đống lửa thiêng chưa thiêu chín kẻ tà đạo; là trách cái thần tượng còn ít tôn sùng thần thượng; là chửi rủa vì quá tôn kính; là bảo giáo hoàng không trọng đầy đủ tòa thánh, nhà vua còn ít bảo hoàng, đêm còn quá nhiều ánh sáng; là nhân danh màu trắng mà chê tuyết bạch ngọc, lông thiên nga, cánh hoa huệ; là ủng hộ một cách nhiệt tình đến mức thành kẻ thù; là tán thành mãnh liệt đến phản đối.
Tinh thần Uyntơra là đặc điểm tiêu biểu của giai đoạn đầu thời kỳ quân chủ phục hưng.
Trong lịch sử không có thời kỳ nào giống thời gian bắt đầu từ năm 1814 và kết thúc vào khoảng 1820, lúc ông Vilelơ, con người thực tế của phái hữu, lên nắm quyền. Sáu năm ấy là một giai đoạn lạ thường, vừa ồn ào, vừa buồn tẻ, vừa vui vẻ, vừa tối tăm, sáng tỏ như dưới ánh bình minh đồng thời bao phủ bóng tối của những tai họa lớn còn tràn ngập chân trời và đang dần dần chìm sâu vào quá khứ.
Trong cái ánh sáng và cái bóng tối ấy, có cả một tiểu thế giới và vừa mới vừa cũ, vừa khôi hài vừa buồn thảm, vừa trẻ trung vừa già cỗi đang dụi mắt; trở về giống hệt như trở dậy, không có gì giống nhau hơn thế. Một bọn người nhìn nước Pháp một cách bực dọc, hậm hực và nước Pháp nhìn lại họ một cách mai mỉa, những con cú già hầu tước đầy đường, bọn đã trở về, bọn đang trở về, những “tên nguyên là…”[169] kinh ngạc trước mọi việc, những nhà quý tộc lưu vong, thiện tâm, thiện chí vừa mỉm cười vừa rơi lệ sung sướng được thấy lại Tổ quốc, thất vọng không được trông thấy lại chế độ quân chủ của họ; lớp quý tộc thập tự viễn chinh phỉ nhổ lớp quý tộc thời đế chế, tức là lớp võ quan quý tộc; những dòng giống lịch sử đã mất ý thức lịch sử; những đứa con các chiến hữu của Saclơmanhơ khinh miệt những chiến hữu của Napôlêông. Những lưỡi gươm như chúng tôi vừa nói lại chửi lại những lưỡi gươm. Lưỡi gươm Fôngtơnoa chỉ là một trò cười, một lưỡi gươm rỉ: lưỡi gươm Marănggô thì bị căm ghét và bị coi là một mã tấu. Ngày xưa phủ nhận Hôm qua. Người ta không còn có ý thức về cái lớn lao, cũng như không ý niệm thế nào là lố bịch. Có kẻ gọi Bônapác là Xcapanh. Cái thế giới ấy không còn nữa. Ngày nay không còn tí gì nữa, ta hãy nhắc lại điều đó. Khi chúng tôi nêu lên một hình ảnh nào đó và chúng tôi muốn làm nó sống trở lại trong trí tưởng thì thấy nó lạ lùng như ở thời kỳ tiền hồng thủy. Nó đã biến hẳn với hai cuộc cách mạng. Tư tưởng là những đợt sóng hùng mạnh biết bao! Nó vùi lấp rất nhanh chóng những cái nó có nhiệm vụ phá hủy và chôn vùi, nó đào nhanh chóng những cái vực sâu khủng khiếp.
Đó là bộ mặt của những phòng khách của thời kỳ xa xôi và ngây thơ ấy mà ông Máctanhvilơ có nhiều trí tuệ hơn Vônte.
Những phòng khách ấy có một thứ văn học và chính trị của họ. Fiêvê ở đây là thần thánh. Ông Agiê ngự trị. Ở đây người ta bình luận sách của Connê, ký giả và người bán sách cũ ở bờ sông Malake, Nabôlêông thì hoàn toàn là con yêu tinh đảo Coocxơ. Về sau đưa cái tên hầu tước Đơ Buôcnapactê, tổng tư lệnh quân đội nhà vua vào lịch sử là một nhượng bộ đối với xu hướng của thời đại.
Những phòng khách ấy không giữ được tính chất thuần túy của nó lâu dài. Ngay từ 1818 một vài lý thuyết gia đã bắt đầu xuất hiện, đó là một điều đáng lo ngại. Cái kiểu của họ cũng là bảo hoàng đấy, nhưng mà lại cứ thanh minh. Cái chỗ những phần tử Uyntơra rất kiêu hãnh tự hào, thì những nhà bảo hoàng ý luận này có vẻ lấy làm xấu hổ phần nào. Họ thông minh, họ biết im lặng, nhưng nguyên lý chính trị của họ có tráng thêm một cái vỏ kiêu hãnh vừa phải. Tất họ sẽ thành công. Họ thắt ca vát trắng rất to, áo cài khuy rất nghiêm chỉnh; cái này cũng có lợi cho họ. Cái sai lầm hay cái tai hại của phái bảo hoàng lý luận là họ tạo nên một thế hệ thanh niên ông cụ. Họ có những dáng điệu hiền triết. Họ mơ mộng ghép vào cái nguyên lý tuyệt đối và quá trớn của nền quân chủ một chính quyền ôn hòa; họ đem chủ nghĩa tự do bảo thủ đối lập với chủ nghĩa tự do phá hoại, nhiều khi một cách rất thông minh. Họ tuyên bố: “Đừng kết án chủ nghĩa bảo hoàng. Nó đã làm được khá nhiều việc. Nó đã phục hồi truyền thống, nhà thờ, tôn giáo, sự kính trọng. Nó chung thủy, dũng cảm, hiệp sĩ, yêu thương, tận tụy. Nó đem hòa hợp, dù rằng có nhiều miễn cưỡng, những vinh dự lớn lao mới của dân tộc với những cái vĩ đại truyền thống của nền quân chủ. Nó có sai lầm là không hiểu cách mạng, không hiểu đế chế, không hiểu vinh quang, tự do, những tư tưởng trẻ, những thế hệ trẻ, không hiểu thời đại. Nhưng cái lỗi của nó đối với ta, ta há không phạm đối với nó một đôi khi hay sao? Cách mạng mà chúng ta thừa kế phải thông hiểu tất cả. Công kích chủ nghĩa bảo hoàng là làm trái ngược chủ nghĩa tự do. Sai lầm lớn và mù quáng làm sao? Nước Pháp cách mạng không tôn trọng đúng mức nước Pháp lịch sử, nghĩa là thiếu tôn trọng mẹ mình, thiếu tôn trọng bản thân mình. Sau ngày 5 tháng 9, người ta đối xử với những lớp quý tộc của nền quân chủ cũng như sau ngày 8 tháng 7 người ta đối xử với những lớp quý tộc của thời đế chế. Họ đã bất công đối với con chim phượng hoàng, chúng ta bất công đối với bông hoa huệ. Lúc nào cũng cần phải có cái gì để cấm chỉ ư? Bóc lớp vàng bọc cái mũ miện của vua Lui XIV, cạo cái huy hiệu của vua Hăngri IV, cái đó có ích lợi gì? Chúng ta cười giễu ông Đơ Vôblăng đã xóa tất cả các chữ N trên cầu Iêna. Ông ấy đã làm việc gì thế? Làm cái việc chúng ta làm thôi. Buvinơ là của chúng ta cũng như Marăngô. Những bông hoa huệ là của chúng ta cũng như chữ N. Đó là di sản chung của chúng ta. Sao lại làm nó tiêu hao đi? Không được phủ nhận Tổ quốc trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Tại sao không ôm hết tất cả lịch sử? Tại sao không yêu tất cả nước Pháp?”
Những nhà bảo hoàng lý thuyết phê phán và bảo vệ chủ nghĩa bảo hoàng như thế đấy, còn chủ nghĩa bảo hoàng lại bất bình khi bị phê phán và giận dữ khi được bảo vệ.
Phái Uyntơra tiêu biểu cho giai đoạn đầu của chủ nghĩa bảo hoàng, phải liên hiệp tiêu biểu cho giai đoạn thứ hai. Thái độ khôn khéo thay thế cho thái độ sôi sục. Ta hãy tạm giới hạn việc phác họa này ở đây.
Trong quá trình kể lại câu chuyện ở bộ sách này tác giả đã gặp cái khoảnh khắc kỳ lạ này của lịch sử hiện đại. Tác giả đã phải nhìn lướt qua vào đó và phác họa một vài khâu của xã hội ngày nay không ai còn biết gì nữa. Nhưng tác giả phác quá vội vàng và không có ý đắng cay, hay giễu cợt gì. Những kỷ niệm trìu mến, tôn kính và dính líu đến mẹ tác giả, gắn bó chặt chẽ tác giả với cái quá khứ ấy. Vả lại cũng cần phải nói cái xã hội nhỏ bé ấy cũng có cái lớn lao của nó. Người ta có thể cười nó một chút, nhưng không thể khinh nó, ghét nó. Đó là nước Pháp ngày xưa.
Mariuytx Pôngmécxi học hành đại khái như tất cả những đứa trẻ khác. Rời khỏi tay bà dì Gilơnoócmăng, nó được ông ngoại giao phó cho một giáo sư đáng kính thuộc loại kinh viện ngây thơ nhất. Cái tâm hồn tươi trẻ đang mở ra ấy bị chuyển từ tay một mụ đàn bà khắc khổ qua tay một anh đồ gàn. Rồi Mariuytx học trung học, xong vào trường đại học luật khoa. Anh bảo hoàng, cuồng tín và khắc khổ. Anh không yêu ông ngoại mấy vì sự vui vẻ và trắng trợn của ông ta làm anh khó chịu. Về cha anh thì anh tỏ ra âm thầm.
Dù sao Mariuytx cũng là một cậu bé nhiệt tình nhưng bình tĩnh, cao quý, quảng đại, kiêu hãnh, tín ngưỡng, say sưa. Tự trọng đến mức sắt đá, trong sạch đến mức thô lỗ.
IV
NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TÊN GIẶC CƯỚP
Khi Mariuytx học xong trung học thì lão Gilơnoócmăng cũng không lui tới ở xã hội thượng lưu nữa. Lão rời bỏ khu ngoại thành Xanh Giecmanh và phòng khách của bà nam tước T. đến khu Mare, trong căn nhà phố Phidơ đuy Canve. Gia nhân của lão, ngoài người gác cổng, có mụ hầu buồng Nicôlét, vào thế chân cho mụ Manhông và lão Batscơ thở hổn hển, nặng nề đã nói đến trên kia.
Năm 1827, Mariuytx vừa mười bảy tuổi. Một buổi chiều về nhà, anh thấy lão Gilơnoócmăng tay cầm một bức thư:
- Mariuytx, ngày mai cháu đi Vécnông.
- Có việc gì ạ?
- Gặp cha cháu.
Mariuytx rùng mình. Anh có thể chờ đợi mọi việc nhưng có việc này anh không ngờ, là phải gặp cha anh. Không có gì đột ngột, bất ngờ và nói trắng ra khó chịu đến như việc ấy. Muốn xa mà phải gần. Không phải chỉ là một điều buồn bực, thật là một việc khổ dịch.
Ngoài mâu thuẫn về xu hướng chính trị, Mariuytx còn tin chắc rằng, cha anh, mà lão Gilơnoócmăng khi hiền dịu gọi là tay đao phủ, không yêu anh; chắc chắn như thế, vì nếu có chút tình cha con thì hắn đã chẳng bỏ con cho người khác như vậy. Thấy cha không yêu anh, anh cũng không yêu cha, anh nghĩ cũng chẳng có gì lạ.
Mariuytx kinh ngạc đến nỗi không hỏi gì được nữa. Lão Gilơnoócmăng nói thêm:
- Hình như hắn ốm. Hắn muốn gặp cháu.
Yên lặng một lát, lão tiếp:
- Sáng mai đi sớm. Hình như ở Fôngten có xe khởi hành lúc sáu giờ sáng, chiều tới nơi. Đi ngay chuyến ấy. Hắn bảo là kíp lắm.
Rồi lão vò nát lá thư và nhét vào túi. Mariuytx có thể đi ngay tối hôm ấy và sáng sớm hôm sau có thể tới gặp cha. Một chiếc xe ngựa ở phố Bulô hồi ấy thường đi Ruăng ban đêm và qua Vécnông. Cả lão Gilơnoócmăng, cả Mariuytx không ai nghĩ đến, hỏi xem chuyến xe ấy.
Ngày hôm sau, sẩm tối, Mariuytx đến Vécnông. Đèn phố đã bắt đầu sáng. Mariuytx hỏi người qua đường đầu tiên mà anh gặp nhà ông Pôngmécxi. Trong tư tưởng, anh tán thành chính quyền phục hưng, không thừa nhận chức đại tá và tước nam của cha anh.
Người ta chỉ nhà cho anh. Anh giật chuông. Một người đàn bà cầm chiếc đèn con ra mở cửa.
- Ông Pôngmécxi?
Người đàn bà đứng im.
- Có phải đây không?
Người đàn bà gật đầu.
- Tôi có thể nói chuyện với ông ấy không?
Người đàn bà lắc đầu.
- Nhưng mà tôi là con ông ấy. Ông ấy đợi tôi.
- Ông ấy không đợi anh nữa.
Bây giờ anh mới thấy người đàn bà ấy khóc.
Người ấy chỉ tay vào một cái buồng thấp, anh bước vào. Căn phòng có cây nến soi sáng, đặt trên bệ lò sưởi, có ba người đàn ông, một người đứng, một người quỳ và một người mặc sơ mi, nằm sóng sượt trên nền gạch.
Người nằm dưới đất là đại tá Pôngmécxi.
Hai người kia là thầy thuốc, một là cha xứ đang cầu nguyện.
Từ ba hôm trước, đại tá Pôngmécxi bị sốt vì đau óc. Lúc mới ốm ông đã e ngại có chuyện không hay, viết thư cho lão Gilơnoócmăng để gọi con đến. Bệnh càng trầm trọng. Buổi chiều ngày Mariuytx đến Vécnông đại tá bị cơn mê sảng, ông đang nằm trên giường bỗng đứng hẳn dậy, người ở gái ngăn cản không được. Ông thét:
- Con tôi không đến, tôi phải đi đón con tôi.
Thế rồi ông đi ra phòng và ngã vật trên nền gạch hành lang. Khi Mariuytx đến, ông vừa tắt thở.
Người ta đi gọi thầy thuốc và cha xứ. Thầy thuốc đến chậm quá, cha xứ đến chậm quá, con ông cũng đến chậm quá.
Dưới ánh nến lờ mờ, ông nằm sóng sượt, người ta nhìn thấy trên má nhợt nhạt của ông một giọt nước mắt lớn chảy từ con mắt đã chết. Mắt đã đục tròng, nhưng giọt nước mắt chưa khô. Giọt nước mắt đã chảy vì con ông đến chậm.
Mariuytx nhìn người anh gặp lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng, cái diện mạo đáng kính, cương nghị, hai con mắt mở mà không nhìn gì nữa, mớ tóc bạc, hai cánh tay cứng cỏi chằng chịt những vết xám là những vết gươm chém và những chấm đỏ như ngôi sao là những vết đạn. Anh nhìn cái vết gươm ghê gớm chém ngang mặt, làm cho cái diện mạo trời sinh hiền từ ấy có một vẻ anh dũng lạ thường. Anh nghĩ rằng người ấy là cha anh và người ấy đã chết, nhưng anh vẫn lạnh lùng.
Anh cũng thấy buồn, nhưng cái buồn khi đứng trước bất cứ một người chết nào.
Một vẻ tang tóc xót xa bàng bạc cả gian phòng. Người ở gái rên rỉ ở một góc, cha xứ cầu nguyện, người ta nghe thấy tiếng ông thổn thức, thầy thuốc lau mắt. Cả cái xác chết cũng khóc.
Ông thầy thuốc, vị linh mục và người ở gái nhìn Mariuytx qua mối buồn của họ và không nói lời nào. Anh ta mới là người lạ. Mariuytx thẹn thùng, lúng túng vì thấy mình lạnh nhạt. Tay anh cầm mũ, anh để cho chiếc mũ rơi xuống đất, làm như anh cảm động không cầm được nữa.
Lúc ấy anh thấy hối hận và tự thấy mình đáng khinh. Nhưng có phải lỗi tại anh đâu. Anh không yêu cha anh thì biết làm thế nào.
Đại tá Pôngmécxi không để lại cái gì. Đồ đạc trong nhà bán đi chỉ vừa đủ chi tiêu vào đám tang. Người ở gái tìm thấy một mảnh giấy đem giao cho Mariuytx.
Chính tay đại tá Pôngmécxi đã viết:
“Gửi cho con tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho ta trên chiến trường Oatéclô. Vì chính quyền phục hưng không nhận cái tước vị mà ta đã trả bằng máu của ta, con ta sẽ thừa hưởng và mang cái chức tước ấy. Chắc hẳn là con ta sẽ xứng đáng…”
Mặt sau, đại tá ghi thêm:
“Cũng ở trận Oatéclô này một viên đội đã cứu sống ta. Viên đội ấy tên là Tênácđiê. Gần đây hình như ông ta mở một quán ăn nhỏ trong một xóm gần Pari, ở Senlơ hay ở Môngphécmây. Nếu con ta gặp ông ấy thì sẽ hết sức giúp đỡ ông ta”.
Không phải vì kính trọng cha, nhưng vì sự kính cẩn trước cái chết, rất tự nhiên và mạnh mẽ trong lòng người, Mariuytx cầm mảnh giấy và cất đi.
Chẳng còn dấu vết gì của đại tá Pôngmécxi. Lão Gilơnoócmăng bán cho hàng đồ cũ thanh gươm và bộ nhung phục của ông. Về mảnh vườn thì những người hàng xóm nhổ hết cây, bẻ hết hoa quý, chẳng bao lâu mảnh vườn của ông mọc đầy gai góc.
Mariuytx chỉ ở lại Vécnông có bốn mươi tám giờ. Sau tang lễ, anh trở về Pari và lại tiếp tục học luật và cũng quên cả cha anh, như là không có cha anh vậy. Hai ngày thì chôn cất xong, ba ngày thì người ta quên.
Mariuytx có một miếng nhiễu đen trên mũ, thế thôi.
V
ĐI LỄ NHÀ THỜ LẠI CÓ LỢI ĐỂ THÀNH NGƯỜI CÁCH MẠNG
Mariuytx vẫn giữ những thói quen tín ngưỡng như thuở nhỏ. Một ngày chủ nhật nọ, anh đến nghe giảng kinh ở nhà thờ Xanh Xuynpit trước bàn thờ Đức Mẹ, nơi dì anh xưa vẫn thường dắt anh đến. Mariuytx hôm ấy vơ vẩn đãng trí hơn mọi ngày, anh đến quỳ đằng sau một cái cột, trên một chiếc ghế bọc nhung lưng ghế có ghi: Ông Mabớp, sự lý giáo hội.
Buổi giảng kinh vừa bắt đầu thì một ông già đến, nói với Mariuyt:
- Thưa ông, chỗ này của tôi.
Mariuytx vội vàng lùi ra, ông già quỳ xuống ghế.
Buổi giảng kinh xong, thấy Mariuytx vẫn đứng nghĩ ngợi thẩn thờ ở cách mấy bước, ông lại gần nói:
- Tôi xin lỗi đã làm phiền ông lúc nãy và còn làm phiền ông bây giờ nữa, chắc ông cũng cho tôi là nhiễu sự, tôi phải nói để ông rõ.
- Thưa ông, không cần thiết ạ.
- Cần lắm chứ! Tôi không muốn ông hiểu lầm tôi - Ông xem, tôi quý cái chỗ này. Hình như quỳ trên ghế ấy thì nghe giảng kinh thấm thía hơn. Vì sao? Tôi sẽ nói chuyện ông rõ. Chính ở chỗ này, trong bao nhiêu năm, cứ hai ba tháng một lần, tôi đã thấy một người bố đáng quý đến chờ để nhìn thấy đứa con mình, đứa con mà ông ta không có cách nào gặp được, không có lúc nào khác gặp được, vì những sự thu xếp gia đình thế nào đấy đã cấm đoán ông ta. Ông ta đến lúc mà người ta đưa con ông đi về. Đứa trẻ không ngờ có cha nó ở đấy: có lẽ đứa bé ngây thơ đó cũng không biết nó có một người cha nữa! Người cha đứng khuất đằng sau cột để người ta khỏi trông thấy. Ông ta đứng nhìn đứa con và khóc. Ông ta yêu quý đứa trẻ quá, tội nghiệp! Tôi đã trông thấy thế, nên cái chỗ này là một chỗ quý báu đối với tôi, tôi đã quen xem lễ ở chỗ này. Tôi thích chỗ này hơn chỗ ghế chính thức mà tôi có quyền giữ với tư cách là sự lý. Tôi cũng đã quen chút ít người cha đau khổ ấy. Ông ta có một người bố vợ, một bà cô già giàu có, cũng gọi là họ hàng, nhưng họ dọa sẽ tước quyền thừa kế của con ông, nếu ông đến tìm gặp nó. Ông ta đã hy sinh để cho đứa trẻ sau này giàu có, sung sướng. Người ta chia rẽ cha con ông vì một lý do chính trị. Chắc chắn là tôi tán thành những xu hướng chính trị, nhưng có những người làm quá trớn. Lạy Chúa! Không nên vì người ta đã ở trận Oatéclô mà đi coi người ta như một con quái vật. Không phải vì thế mà có thể chia rẽ được cha con người ta. Ông ta là một đại tá của Bônapác. Hình như ông ta chết rồi. Ông ta ở Vécnông, em tôi là cha xứ ở đó, tên ông ta là Pôngmécxi hay Môngecxi gì ấy.
- Pôngmécxi.
Mariuytx nói và mặt anh bỗng nhiên tái lại.
- Đúng rồi, Pôngmécxi. Hay là ông cũng quen biết ông ta?
- Thưa ông, ông ấy là cha tôi.
Ông quản lý nhà chung già chắp hai tay kêu lên:
- À, thế ông là đứa trẻ ấy. Phải rồi, đúng rồi, cậu bé ấy bây giờ đã trưởng thành rồi. Con ơi! Con có thể sung sướng tự hào là đã có một người cha yêu con hết sức.
Mariuytx đưa tay dìu ông lão về tận nhà.
Ngày hôm sau anh thưa với lão Gilơnoócmăng:
- Cháu đã sắm sửa đi săn cùng vài người bạn. Ông cho cháu đi ba ngày nhé.
- Bốn ngày cũng được. Đi cho thỏa thích cháu ạ.
Lão Gilơnoócmăng nhay nháy mắt ra hiệu bảo bà con gái.
- Hắn có trò yêu iếc gì đây!
VI
GẶP MỘT ÔNG QUẢN LÝ NHÀ CHUNG THÌ CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Mariuytx đi đâu, sau này ta sẽ biết.
Mariuytx vắng mặt ba ngày, rồi anh lại trở về Pari, đi thẳng tới thư viện trường luật, hỏi lấy bộ tạp chí Mônitơ. Anh đọc bộ Mônitơ, xem tất cả những sách về thời kỳ Cộng hòa và đế chế, xem tập ký ức ở đảo Xanh Êlen, tất cả các tập ký ức, báo tập san, tuyên cáo; anh đọc ngốn ngấu hết. Lần đầu tiên anh thấy tên cha anh trong kỷ yếu của Đại quân, anh phát sốt cả một tuần lễ. Anh đến tìm gặp các vị tướng cũ của cha anh, trong đó có bá tước H. Cố Mabớp mà anh đến thăm, đã kể lại quãng đời cha anh ở Vécnông, nơi ẩn dật, cái vườn hoa và cảnh cô đơn của cha anh, Mariuytx dần dần hiểu rõ cha anh, một con người hiếm có, cao cả mà dịu hiền, vừa là con sư tử vừa là con chiên non.
Say mê trong việc nghiên cứu ấy, nó chiếm cả thời giờ, cả tư tưởng của anh, anh không năng gặp ông anh và dì anh nữa. Chỉ thấy mặt anh lúc giờ ăn rồi anh lại biến mất. Người dì càu nhàu, lão Gilơnoócmăng thì tủm tỉm: hừ, hừ, đúng là cái tuổi mê gái. Thỉnh thoảng lão lại nói: chà, lão tưởng là chuyện phơ phất, thế mà hóa ra chuyện say mê.
Chuyện say mê thật, Mariuytx đang say sưa sùng kính cha anh.
Một sự biến đổi lớn lao đang diễn ra trong tư tưởng anh. Sự biến đổi ấy gồm rất nhiều giai đoạn nối tiếp nhau. Đây cũng là trường hợp chung của nhiều tâm hồn trong thời đại chúng ta, vì vậy nên chúng tôi thấy cần nhắc lại tất cả những giai đoạn ấy.
Mariuytx sửng sốt ngạc nhiên trước những trang lịch sử ấy.
Kết quả đầu tiên là anh choáng mắt.
Chế độ Cộng hòa và Đế chế, trước đây đối với anh chỉ là những danh từ ghê tởm: chế độ cộng hòa, một cái máy chém dựng trong hoàng hôn; đế chế, một lưỡi gươm vung trong đêm tối. Anh đã trông thấy rõ, nơi trước đây anh chỉ thấy hỗn loạn đen tối, bây giờ anh ngạc nhiên, vừa vui mừng, vừa hoảng sợ thấy sáng ngời những ngôi sao: Marabô, Vecnhiô, Xanh Giuyt, Rôbétxpie, Cami Đêmulanh, Đăngtông và chói lọi một mặt trời: Napôlêông. Anh ngạc nhiên không biết đứng trước cái thực tế nào nữa. Ánh sáng làm anh lóa mắt, lùi bước. Dần dần anh hết ngạc nhiên, quen với cái hào quang rực rỡ ấy, anh hết choáng váng khi nhận định những sự việc vĩ đại ấy, anh không còn hãi hùng đứng trước những nhân vật lớn lao ấy. Cách mạng và Đế chế chói lòa ánh sáng hiện lên trước cặp mắt say sưa của anh. Anh thấy rõ rệt những sự việc và những nhân vật của hai thời đại ấy kết tinh lại trong hai hiện thực vĩ đại: Chế độ cộng hòa kết tinh trong sự khôi phục chủ quyền của quần chúng nhân dân, Đế chế kết tinh trong bá quyền của ý thức hệ Pháp trên toàn cõi châu Âu. Anh thấy rõ cách mạng xây dựng hình ảnh vĩ đại của nhân dân và Đế chế, hình ảnh vĩ đại của nước Pháp. Trong thâm tâm, anh thấy tất cả cái đó là tốt đẹp.
Cái choáng ngợp ấy, trong nhận thức quá chung chung ban đầu, bỏ qua nhiều điều mà chúng tôi không thấy cần thiết nói đến ở đây. Chúng tôi chỉ kể lại tình trạng một tâm hồn đang trong quá trình tiến tới. Những tiến bộ không cùng xảy ra một lúc. Chúng tôi nói thế một lần thôi, đối với chuyện kể trước và kể sau này nữa.
Chúng tôi tiếp tục:
Anh sực thấy rằng từ trước đến nay anh đã không hiểu Tổ quốc anh cũng như không hiểu cha anh. Anh không biết Tổ quốc, không biết cha anh; một thứ bóng đêm dày đặc đã che phủ mắt anh, thế mà anh tự nguyện để như thế. Bây giờ anh mới thấy rõ. Một mặt anh thán phục, một mặt anh quý yêu.
Anh hối hận, thương tiếc, anh tuyệt vọng khi nghĩ rằng bây giờ tất cả tâm hồn anh, anh chỉ có thể bày tỏ với một nấm mồ. Trời! Nếu cha anh còn sống, nếu anh còn cha anh, nếu Chúa Trời hiền từ và thương người làm cho cha anh sống lại, anh sẽ nhảy bổ vào lòng cha anh, anh sẽ kêu lên: “Cha ơi! Con đây, con của cha đây, trái tim của con cũng là trái tim của cha”. Anh sẽ ôm hôn mớ tóc bạc để nước mắt chan hòa trên mớ tóc ấy, chiêm ngưỡng cái vết gươm trên mặt, nắm chặt tay cha anh, vuốt ve quần áo, ôm hôn chân cha anh. Trời ơi! Sao người cha ấy lại chết sớm thế, chết khi chưa đáng tuổi chết, chết khi công lý chưa trở lại, khi con chưa trở về với tình yêu mến cha. Trái tim của Mariuytx luôn luôn thổn thức và luôn luôn kêu: “Hỡi ôi!”. Bây giờ anh mới trở thành thực sự nghiêm nghị, thực sự đúng đắn, vững chắc trong tín ngưỡng và trong tư tưởng. Cứ mỗi lúc, mỗi lúc những tia sáng mới của chân lý lại làm cho lý trí anh thêm sáng tỏ. Hình như anh thấy anh tự nhiên lớn thêm lên nhờ hai hiện tượng rất mới đối với anh: cha anh và Tổ quốc.
Như khi người ta có một cái chìa khóa, tất cả đều rộng mở: anh cảm thông những cái anh đã căm thù, anh thấm thía những điều anh đã oán ghét. Bây giờ anh thấy rõ ràng cái ý nghĩa cao cả, thiêng liêng, nhân bản của những sự việc lớn lao mà người ta đã dạy anh phải ghét, những nhân vật vĩ đại mà người ta dạy anh phải thù. Khi anh nghĩ lại những quan niệm cũ của anh, quan niệm mới ngày hôm qua thôi, mà anh tưởng đã lâu lắm rồi, anh căm phẫn và mỉm cười khinh bỉ.
Từ chỗ khôi phục lại thanh danh của cha anh, anh tiến tới khôi phục thanh danh của Napôlêông.
Nhưng việc sau không phải là dễ dàng.
Từ thuở thơ ấu, người ta đã nhồi vào đầu óc anh những nhận xét của phái bảo hoàng 1814 về Bônapác. Tất cả những thành kiến, những quyền lợi riêng, những ác cảm tự nhiên của phe bảo hoàng tập trung lại để xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của Napôlêông. Họ còn căm thù Napôlêông hơn là căm thù Rôbétxpie. Họ đã lợi dụng sự mệt mỏi của nhân dân, sự thù oán của các bà mẹ. Đối với họ, Bônapác đã trở thành một con quái vật kỳ dị. Để miêu tả Bônapác cho phù hợp với trí tưởng tượng của nhân dân - như chúng tôi nói vừa rồi, trí tưởng tượng của quần chúng giống trí tưởng tượng của trẻ con - đảng phái bảo hoàng hồi 1814 đeo cho ông liên tiếp tất cả những mặt nạ ghê gớm từ kinh khủng nhưng lớn lao đến ghê gớm mà lố bịch, từ bạo chúa Tibe đến con ngoáo ộp. Như vậy, khi nói đến Bônapác, người ta có thể tha hồ oán khóc hay là phì cười quý hồ là vẫn căm thù. Từ trước đến bây giờ về “con người ấy” - người ta vẫn gọi Bônapác như thế - Mariuytx không có ý kiến nào khác. Những thành kiến ấy đã gắn liền với cái bản tính kiên nghị của anh. Ở trong anh có một chú bé cứng đầu oán ghét Napôlêông. Tất cả tấm màn đen tối bao phủ Napôlêông trước mắt Mariuytx tan dần khi Mariuytx đọc lịch sử, nhất là khi nghiên cứu các sử liệu. Anh thoáng thấy một cái gì vĩ đại và ngờ ngợ rằng anh đã nhận định sai lầm về Bônapác cũng như về mọi việc khác. Mỗi ngày anh nhìn rõ hơn, anh leo dần dần những bậc thang tin tưởng. Lúc đầu còn hầu như miễn cưỡng, rồi sau khi say sưa như bị thu hút cám dỗ không sức nào cưỡng lại được. Những bậc thang đầu còn tối tăm, những bậc thang tiếp theo nhờ ánh sáng và cuối cùng là những bậc thang sáng rực, huy hoàng của lòng hưng phấn.
Một đêm, anh ngồi một mình trong gian phòng nhỏ sát mái nhà. Ngọn nến đang cháy, anh tì khuỷu tay xuống bàn đọc sách bên cạnh cửa sổ. Không gian từ bên ngoài lan vào trong tư tưởng anh làm anh nghĩ vơ vẩn liên miên. Quang cảnh đêm tối lạ lùng thay, những tiếng rầm rì không biết từ đâu, rộn đến, trên trời sao Thiên vương đỏ rực như cục than hồng, sao Thiên vương một nghìn hai trăm lần to hơn trái đất, đêm tối đen, sao lấp lánh, thật là hùng vĩ.
Mariuytx đọc những tập kỷ yếu của Đại quân, những đoạn hùng ca viết ngay trên chiến trường; thỉnh thoảng anh đọc thấy tên cha anh, còn tên Hoàng đế thì luôn luôn trở lại trên mặt giấy. Tất cả thời kỳ Đế chế vĩ đại hiển hiện, anh thấy như cả ngọn nước thủy triều dâng lên trong lòng anh, anh thấy hình như cha anh đôi lúc lướt qua bên anh như ngọn gió và tiếng nói cha anh vẳng bên tai. Dần dần anh trở nên khác lạ. Anh tưởng nghe tiếng trống trận, tiếng đại bác, tiếng kèn, tiếng bước chân nhịp nhàng của từng đoàn quân, tiếng vó ngựa phi xa xa của các đoàn kỵ binh; thỉnh thoảng anh ngước mắt lên trời nhìn, những chùm sao khổng lồ chói sáng trong cao thẳm vô tận, rồi mắt anh nhìn xuống sách và ở đây anh lại thấy những sự việc vĩ đại biến chuyển rầm rầm. Trái tim anh thắt lại. Người anh run lên, ngất ngây, hồi hộp hứng khởi, rồi bỗng nhiên, không hiểu vì sao, dưới áp lực gì, anh đứng nhổm lên, giơ hai cánh tay ra ngoài cửa sổ, nhìn chằm chằm vào bóng đêm yên lặng, vùng đen tối không cùng, cõi mênh mông vô tận và thét to lên. Hoàng đế muôn năm!…
Từ giờ phút ấy, tất cả đã rõ rệt. Con yêu tinh đảo Corxơ, tên cướp ngôi - tên bạo chúa - con quái vật loạn luân với đứa em nó - thằng hề đi học Tanma - kẻ đầu độc nhân dân Giapha - con hổ - tên Buyônapactê, tất cả tan biến và được thay thế trong trí óc của anh bằng một hào quang mờ ảo, rực rỡ, với trên đỉnh cao không tới cái bóng ma mờ cẩm thạch của vị hoàng đế tướng quân. Hoàng đế, đối với cha anh, mới là người chỉ huy rất thân yêu mà quân sĩ kính phục và sẵn sàng hy sinh vì Người. Đối với Mariuytx thì còn hơn thế. Hoàng đế là người xây dựng cái hệ của nước Pháp, tiếp tục cái hệ La Mã để thống trị hoàn cầu, là vị kiến trúc sư kỳ diệu của một cuộc sụp đổ, là người tiếp nối Saclơmanhơ, Lui XI, Hăngri IV, Risơliơ, Lui XIV và Ủy ban cứu quốc. Cũng có vết bẩn, cũng có lầm lỗi, có tội ác nữa, nghĩa là vẫn là con người; nhưng lầm lỗi mà uy nghiêm, vết bẩn mà chói ngời, tội ác mà oai hùng. Ông là con người tiền định, đã bắt buộc các quốc gia phải gọi nước Pháp là: đại cường quốc. Còn hơn nữa, ông là hiện thân của nước Pháp, chinh phục cả Châu Âu bằng lưỡi kiếm cầm trong tay và cả loài người bằng ánh sáng ông chiếu rọi. Bônapác đối với Mariuytx là bóng sáng ngời sẽ đứng lên trấn giữ biên giới, bảo vệ tương lai. Chuyên chế đấy, nhưng độc tài: chuyên chế bắt nguồn từ một chế độ cộng hòa và tóm tắt một cuộc cách mạng. Đối với anh, Napôlêông trở thành con người của nhân dân, như Giêsu là con người của Chúa.
Như mọi tín đồ mới tin đạo, sự giác ngộ của anh làm cho anh say sưa, anh lao mình vào tin tưởng và anh đi quá xa. Bản tính của anh như vậy, đã lao xuống một cái dốc, anh không kìm được đà nữa. Cái cuồng tín ở lưỡi gươm lôi cuốn anh và làm cho thêm phức tạp cái nhiệt tình vì lý tưởng. Anh không nhận ra rằng anh đang sùng bái lẫn lộn cả thiên tài và bạo lực, nghĩa là anh sùng bái một bên là cái thần thánh, một bên là cái gì thú vật. Từ cái sai lầm nọ anh rơi vào cái sai lầm kia về nhiều phương diện. Anh hoan nghênh tất cả. Trên con đường đi tới chân lý cũng có thể gặp sai lầm. Lòng tin tưởng quá mạnh của anh làm cho anh đã tin là tin toàn bộ. Trên con đường mới lúc phê phán những sai lầm của chế độ quân chủ cũng như lúc đánh giá cái oanh liệt của Napôlêông, anh không kể gì đến những trường hợp giảm khinh.
Dù sao anh đã được một bước vĩ đại. Ở năm tháng mà ngày trước anh thấy chế độ quân chủ sụp đổ, thì ngày nay anh thấy nước Pháp mới xuất hiện. Phương hướng của anh đã thay đổi hẳn, trước là phía mặt trời lặn, bây giờ là phía mặt trời mọc. Anh đã quay hẳn mặt lại.
Những cuộc cách mạng xảy ra trong tư tưởng anh, gia đình anh không hề biết tới.
Trong sự cải tạo huyền bí ấy, khi anh đã trút hẳn cái da bảo hoàng, cực đoan, quý phái, khi anh đã trở thành hoàn toàn cách mạng, dân chủ triệt để và gần như cộng hòa, anh đến một cửa hiệu khắc chữ ở phố Orphevơrơ trên bờ sông và đặt một trăm tấm thiếp mang danh hiệu: Nam tước Mariuytx Pôngmécxi.
Đó cũng chỉ là kết quả tất nhiên của sự thay đổi trong tâm tư anh, sự thay đổi diễn biến chung quanh một điểm trung tâm: cha anh. Nhưng anh chẳng quen thuộc ai, chẳng có thể đưa cho bất cứ người gác cổng nào nên anh đành bỏ những tấm danh thiếp ấy vào trong túi.
Một kết quả khác cũng tất nhiên là anh càng gần cha, càng gần những điều mà vì đó cha anh đã chiến đấu hai mươi lăm năm, anh lại càng xa ông anh. Chúng ta đã biết từ trước tính tình của lão Gilơnoócmăng không hợp với anh. Có những lủng củng giữa một thanh niên nghiêm nghị và một ông già phất phơ. Cái vui nhộn của Giêrôngtơ làm chướng tai gai mắt cái u buồn của Vecte.[170] Khi còn chung xu hướng chính trị, chung tư tưởng, Mariuytx cùng lão Gilơnoócmăng gặp nhau như cùng đi trên một cái cầu. Khi cái cầu đó đổ, vực thẳm ngăn cách hai người. Thêm vào đấy Mariuytx hết sức căm phẫn khi nghĩ rằng chính lão chính lão Gilơnoócmăng đã vì những lý do ngu xuẩn dứt tình cha con anh, làm cho cha mất con, con mất cha.
Kính yêu cha quá, anh dần dần đi đến chỗ gần như căm ghét ông.
Nhưng bề ngoài vẫn không ai thấy gì. Mariuytx chỉ càng ngày càng thêm lạ lùng. Bữa ăn thì ít nói, ngoài hai bữa ăn ít khi ở nhà. Khi dì anh trách anh, anh trả lời dịu dàng và viện cớ bận học, đi nghe giảng, học thi, nghe thuyết trình… Ông anh thì vẫn đinh ninh chẩn đoán: mê gái, ta biết tỏng rồi.
Thỉnh thoảng Mariuytx lại đi vắng.
- Nó đi đâu thế nhỉ? Bà dì thắc mắc như vậy.
Một lần, cũng trong một cuộc đi vắng ngắn ngày như vậy, theo lời giối của cha anh, anh đến Môngphécmây tìm người đội Oatéclô tức là người chủ quán Tênácđiê. Nhưng Tênácđiê vỡ nợ, hàng quán đóng cửa, không ai biết vết tích hắn ở đâu nữa. Lần đi tìm Tênácđiê ấy, Mariuytx vắng nhà bốn hôm.
Ông già Gilơnoócmăng bảo:
- Thằng bé chịu khó chạy thật!
Ở nhà cũng thấy hình như anh đeo trên ngực, bên trong áo sơ mi một vật nhỏ gì buộc vào một sợi băng đen.
VII
CHIẾC VÁY NÀO ĐÂY
Chúng ta đã nói đến một viên sĩ quan kỵ binh. Đấy là một người cháu họ bên nội của lão Gilơnoócmăng, hàng chắt. Người thanh niên ấy sống xa gia đình, ở ngay trong doanh trại. Trung úy Têôđuyn Gilơnoócmăng quả là một sĩ quan xinh xắn: người thon thon như con gái, hắn có một cái kiểu kéo lê thê thanh gươm như người chiến thắng, râu mép vểnh lên. Hắn rất ít về Pari nên Mariuytx chưa gặp hắn bao giờ. Hai chú cháu họ ấy chỉ biết tên nhau thôi. Têôđuyn là cháu cưng của bà cô Gilơnoócmăng, hình như chúng tôi đã nói; bà ấy ít gặp hắn vì vậy nên càng yêu; không năng gặp người thì dễ tưởng người ta có đủ thứ ưu điểm.
Một buổi sáng, bà Gilơnoócmăng về phòng riêng, rất xúc động tuy xưa nay bà bình thản. Mariuytx lại vừa xin phép ông đi vắng ít ngày và xin đi ngay buổi chiều hôm ấy.
- Được cứ đi.
Lão Gilơnoócmăng đã trả lời như vậy và nhướng đôi lông mày nghĩ thầm:
- Ấy nó lại ngủ lang lần nữa!
Bà Gilơnoócmăng rất thắc mắc, bà vừa lên cầu thang để về buồng mình, vừa đặt cái chấm than: “Quá quắt thật!” rồi lại cái chấm hỏi: “Nó đi đâu mới được chứ?” Bà phỏng đoán một mối tình có lẽ bất chính, một người đàn bà trong bóng tối, một cuộc hẹn hò, một sự bí mật và bà cũng lấy làm thích thú muốn chĩa đôi mục kỉnh của bà vào đó. Thưởng thức một bí mật cũng thích như biết trước tiên một việc tai tiếng. Những tâm hồn hiền đức không ghét những chuyện ấy. Sùng đạo thì sùng đạo, nhưng người ta vẫn thầm kín ham biết những vụ tai tiếng càn dỡ.
Bà Gilơnoócmăng đang thèm muốn biết một chuyện bí mật.
Để khuây khỏa mối thèm khát bất thường đó, bà ta đem cuộn sợi ra thêu những kiểu thêu thời đế chế và quân chủ phục hưng, thêu rất nhiều những chiếc bánh xe. Bà đang miễn cường làm cái việc bất đắc dĩ ấy thì bỗng nhiên cửa mở. Bà ngước mũi lên. Trung úy Têôđuyn đứng trước mặt bà và chào lối nhà binh. Bà reo lên sung sướng. Bà già, bà khắc khổ, bà ngoan đạo, bà là bà cô, nhưng thấy một sĩ quan trai trẻ vào phòng mình, bà cũng thích. Bà reo:
- Cháu Têôđuyn về đấy à?
- Cháu đi qua thôi cô ạ.
- Hôn cô đi chứ!
- Đây.
Têôđuyn ôm hôn bà cô. Bà cô đi ra phía ngăn tủ con, mở tủ.
- Cháu ở đây hết tuần chứ?
- Thưa cô, chiều nay cháu phải đi ngay.
- Không được!
- Phải vậy, như toán ấy.
- Cháu Têôđuyn, cô van cháu! Ở lại đây.
- Lòng thì muốn ở, nhưng kỷ luật không cho phép. Chuyện dễ hiểu thôi. Chúng cháu phải chuyển doanh trại từ Mơlon nay đến Gayông. Phải đi qua Pari. Cháu nghĩ: ta phải tạt vào thăm cô ta đã.
- Nào để thưởng công khó của cháu đây.
Cô dí vào tay cháu mười đồng Lui. Têôđuyn bảo:
- Công khó gì đâu, cô yêu quý, cô định nói cái thú đến thăm cô đấy à?
Têôđuyn ôm hôn cô lần nữa; bà cô khoan khoái bị cái quân hàm sướt chút ít da cổ.
- Cháu có đi ngựa cùng với trung đoàn không?
- Không cô ạ. Cháu định thăm cô, cháu có giấy phép riêng. Hầu ngựa của cháu dắt ngựa đi. Cháu đi xe hàng. À nhân nói xe hàng, cháu hỏi cô cái này.
- Cái gì cháu?
- Thế chú Mariuytx Pôngmécxi cũng đi xa à!
- Sao cháu biết?
Bà Gilơnoócmăng bỗng như được gãi vào chỗ ngứa của mình.
- Lúc đến Pari, cháu đi thẳng ra trạm xe ngựa để giữ chỗ.
- Thế nào?
- Đã có người giữ một chỗ ở dãy trên rồi. Cháu thấy ghi tên trên giấy.
- Tên gì?
- Mariuytx Pôngmécxi.
Bà cô kêu lên:
- Thằng hư! Thằng chú của cháu không nết na đứng đắn như cháu đâu. Hừ, ngủ đêm trên xe ngựa!
- Cháu cũng ngủ đêm trên xe.
- Cháu thì vì nhiệm vụ, hắn thì vì lêu lổng bừa bãi.
- Gớm!
Lúc này một biến cố đã xảy ra, cô Gilơnoócmăng đã nghĩ được một điều - nếu là đàn ông thì bà đã vỗ trán - bà gọi Têôđuyn:
- Cháu có biết là chú cháu không biết mặt cháu không?
- Không. Cháu thì cháu đã thấy mặt chú ấy, nhưng chú ấy thì chưa bao giờ thèm nhìn cháu.
- Thế là hai chú cháu cùng đi một chuyến xe à?
- Chú ấy ngồi ghế trên, cháu ngồi trong xe.
- Xe đi đâu?
- Đến Ăngđơlitx.
- Mariuytx đến đó à?
- Trừ phi chú ấy cũng xuống giữa đường như cháu. Cháu thì đến Vécnông cháu xuống để đáp xe thư đi Gayông. Cháu chẳng biết Mariuytx đi đâu.
- Mariuytx! Cái tên gì mà xấu thế. Ai lại gàn dở đặt tên nó là Mariuytx. Còn cháu thì tên cháu là Têôđuyn hay bao nhiêu chứ.
- Cháu lại thích tên là Anphrê.
- Này cháu Têôđuyn.
- Cháu nghe đây, gì thế cô?
- Để ý nghe nhé!
- Cháu để ý.
- Chú ý chưa?
- Chú ý.
- Mariuytx bỏ nhà luôn.
- Hừ! Hừ!
- Hắn đi xa.
- À, à!
- Hắn ngủ lang.
- Ồ! ồ!
- Hừ! Có điều gì ám muội đây, cô muốn biết rõ.
Têôđuyn trả lời một cách bình tĩnh như một người từng trải:
- Lại váy ngắn váy dài nào đây thôi.
Và với nụ cười nửa nạc nửa mỡ, tỏ ra là anh ta biết thừa rồi:
- Một cô gái tơ.
- Hẳn thế rồi.
Bà cô tưởng nghe thấy ông lão Gilơnoócmăng nói. Ông và cháu cùng nói: một cô gái tơ, với một giọng như nhau, cho nên bà lại càng thêm tin chắc.
Cô nói tiếp:
- Cháu hãy làm vui lòng ông và cô, giúp cô việc này. Cháu theo dõi Mariuytx, Mariuytx không biết mặt cháu, càng dễ theo. Chắc hắn có cô ả nào đấy, cháu cố xem là ai, cháu viết thư kể chuyện cho cô. Ông cũng thích biết chuyện ấy lắm.
Têôđuyn không lấy làm thích thú lắm với cái việc do thám ấy, nhưng mười đồng Lui đã quyến rũ anh, anh hy vọng có thể có những khoản tiếp theo. Anh nhận lời và nói:
- Cháu sẵn sàng làm vui lòng cô.
Và anh tự bảo:
- Thế là mình thành bảo mẫu.[171]
Bà Gilơnoócmăng ôm hôn cháu:
- Chắc chắn Têôđuyn thì chẳng bao giờ bừa bãi như thế. Cháu tôn trọng kỷ luật, cháu phục tùng lệnh trên, cháu tôi là người thận trọng, có trách nhiệm, chắc cháu chẳng bao giờ bỏ nhà đi với một ả nào.
Têôđuyn nhăn nhở đắc ý như tên tướng cướp Cáctút được khen là người lương thiện.
Chiều cái hôm Têôđuyn và bà Gilơnoócmăng gặp nhau ấy, Mariuytx lên xe, không một chút nghi ngờ có người theo dõi mình. Còn người có nhiệm vụ theo dõi, thì việc đầu tiên sau khi lên xe là ngủ khì. Giấc ngủ rất ngon lành đầy đủ như người có nhiệm vụ ngủ. Anh canh gác Acguytx này ngáy cả đêm.
Sáng tinh sương, người lái xe hô to:
- Vécnông. Trạm Vécnông - Ai đi Vécnông thì mời xuống.
Trung úy Têôđuyn bừng tỉnh giấc và càu nhàu, còn ngái ngủ:
- Được rồi, tôi xuống đây.
Rồi trí nhớ dần dần trở lại, khi tỉnh ngủ, hắn nghĩ đến cô hắn, mười đồng Lui và nhiệm vụ tường thuật lại hành tung của Mariuytx. Hắn bật cười:
- Có lẽ hắn không còn ở trên xe nữa.
Hắn vừa cài lại cúc áo quân phục vừa nghĩ thầm:
- Có lẽ hắn đã xuống Poatxi, hoặc xuống Tơrien; nếu không xuống Mơlăng thì có thể đã xuống ở Măngtơ, hay nếu không thế thì phải xuống ở Rolơboa, hay là đi tới Pari rồi hoặc rẽ tay trái về Evơrơ hay tay phải về Larốtsơ Guyông. Cô ơi! Cô đuổi theo hắn vật. Viết cái quái gì về cho bà già nhỉ?
Lúc bấy giờ, ở trong hòm xe nhìn qua khung kính, Têôđuyn thấy một quần đen bước từ trên ghế đằng trước xuống xe, Têôđuyn nói một mình:
- Hay là Mariuytx.
Đúng là Mariuytx thật.
Một người đàn bà nhà quê bé nhỏ, đứng bên cạnh xe, xen vào giữa những con ngựa và người đánh xe, đang mời khách mua hoa. Chị rao:
- Mời quý vị mua hoa tặng các bà, nào!
Mariuytx đến bên chị, chọn những bông hoa đẹp nhất. Têôđuyn thấy vậy nhảy phắt từ trên xe xuống và nói:
- Thế này thì cũng đáng chú ý thật. Hắn tặng những bông hoa đẹp ấy cho ai? Chắc là cô ả phải đẹp lắm mới xứng với bó hoa quý kia. Ta phải xem mặt cô ả mới được.
Bây giờ thì không làm theo ủy nhiệm nữa mà chính Têôđuyn cũng tò mò muốn biết như con chó săn không săn cho chủ mà săn cho mình. Têôđuyn theo dõi Mariuytx.
Mariuytx thì không để ý gì đến Têôđuyn. Những thiếu phụ lịch sự trên xe bước xuống, Mariuytx chẳng để ý đến ai, hình như anh không nhìn thấy gì chung quanh mình.
Têôđuyn nghĩ:
- Say mê đến thế thì thôi!
Mariuytx đi thẳng về phía nhà thờ.
Têôđuyn nghĩ:
- Đúng lắm! Nhà thờ, phải rồi. Cuộc gặp gỡ mà có thêm chút kinh kệ thì thật là thú vị. Chẳng gì đẹp bằng một khóe mắt đưa tình qua cửa Chúa.
Đến nhà thờ, Mariuytx không vào, quay về cuối nhà thờ, rồi biến mất sau một góc tường bên.
Têôđuyn nói:
- Hẹn nhau ở ngoài nhà thờ. Nào ta đi xem mặt cô ả.
Rồi anh rón rén đi về góc tường chỗ Mariuytx ngoặt. Đến đó Têôđuyn dừng lại sửng sốt.
Mariuytx đang quỳ trên đám cỏ, trước một nấm mộ, hai tay ôm trán. Anh đã rắc những cánh hoa trên mộ. Ở đầu nấm mộ, chỗ đất đắp nhô lên, chỗ đầu người chết, có một chiếc thập tự gỗ sơn đen với mấy chữ trắng: Đại tá nam tước Pôngmécxi. Nghe tiếng Mariuytx khóc nức nở.
Cô gái tơ ấy hóa ra là một nấm mồ.
VIII
CẨM THẠCH CHỌI HOA CƯƠNG
Lần đầu tiên khi rời khỏi Pari, Mariuytx cũng đã đến đây. Mỗi lần lão Gilơnoócmăng bảo: “Thằng nhãi lại ngủ lang” thì đúng là Mariuytx đến đó.
Trung úy Têôđuyn ngẩn ngơ khi bất ngờ chạm trán một nấm mồ. Anh có một cảm giác bực bội lạ lùng, không sao phân tích được: lòng tôn kính một nấm mồ xen lẫn lòng tôn kính một đại tá. Têôđuyn rút lui, để lại Mariuytx một mình trong nghĩa địa, anh lùi ra như theo một quân lệnh. Cái chết hiện lên với những lon đại tá, anh chào gần như theo kiểu nhà binh. Không biết viết gì cho bà cô nên anh không viết thư nữa và câu chuyện Têôđuyn theo dõi mối tình của Mariuytx sẽ im lìm không tăm hơi gì nếu không có một việc ngẫu nhiên khác theo một sự xếp đặt huyền bí đã xảy ra ở Pari như là một tiếng dội của câu chuyện ở Vécnông.
Ba ngày sau, Mariuytx ở Vécnông trở về Pari, sáng sớm anh về nhà ông. Sau hai đêm trên xe ngựa không ngủ anh thấy cần phải đi bơi một giờ cho tươi tỉnh lại nên vội về phòng, cởi áo ngoài đi đường, bỏ cái dây đen quàng ở cổ và cội vàng đi tắm.
Lão Gilơnoócmăng dậy rất sớm, như các ông già mạnh khỏe; nghe tiếng Mariuytx về, với tất cả cái sức già của lão, lão vội vàng leo rất nhanh cầu thang lên phòng Mariuytx ở sát mái nhà để hôn cháu và hỏi xem nó ở đâu về.
Nhưng anh chàng trai trẻ xuống thang nhanh hơn là ông già leo lên, khi lão Gilơnoócmăng vào phòng thì Mariuytx không còn đấy nữa.
Giường vẫn nguyên nếp, trên giường sờ sờ cái áo ngoài và cái dây đeo cổ.
- Thế này càng hay.
Lão Gilơnoócmăng nói thế và một lát sau, lão vào phòng khách; cô Gilơnoócmăng đã ngồi đó, đang thêu những bánh xe độc mã.
Lão vào phòng hớn hở, thắng lợi. Một tay cầm cái áo, một tay cầm sợi dây đeo cổ và nói to.
- Thắng lợi rồi! Bí mật sắp khám phá đây. Kín đáo tinh vi gì rồi ta cũng biết, xem nó bữa bãi như thế nào, cái thằng nhãi tâm ngẩm này. Ta đang lật một cuốn tiểu thuyết đây! Ta có chân dung đây!
Chiếc dây đeo cổ có buộc một cái hộp xinh xinh bọc da đen như là một cái huy chương.
Ông lão già cầm cái hộp, ngắm nghía một lúc với cái khoái trá, cái say sưa và cái tức tối của một người đói bụng, nhìn thấy diễu qua trước mặt một mâm cơm ngon lành nhưng không phải dành cho mình.
- Chắc đây là một cái ảnh. Cái món này thì lão biết. Chúng thường âu yếm đeo trên trái tim. Lũ ấy dại lắm! Chắc là một cô ả nhà quê trông mà rùng mình, cái bọn thanh niên ngày nay chẳng còn biết đẹp là gì.
- Cha mở xem nào!
Bấm một cái chốt lò xo thì nắp hộp mở ra, nhưng chỉ thấy một mảnh giấy gấp cẩn thận.
Lão Gilơnoócmăng bật cười nói:
- Của chị gửi cho anh đây. - Lão biết thóp rồi, một mảnh thư tình.
- À, đọc xem nào, bà cô nói.
Bà Gilơnoócmăng miệng nói, tay đeo kính lên mặt, cả hai người mở mảnh giấy ra và đọc:
“Gửi cho con tôi - Hoàng đế đã phong tước nam cho ta trên chiến trường Oatéclô. Vì chính quyền phục hưng không nhận cái tước vị mà ta đã trả bằng máu của ta, con ta sẽ thừa hưởng và mang cái chức tước ấy. Chắc hẳn là con ta sẽ xứng đáng…”
Sự xúc động của cha con lão Gilơnoócmăng thực không sao tả được. Họ thấy lạnh toát người như mắc phải lãnh khí từ một chiếc đầu lâu thổi đến. Hai bố con không nói một lời. Nhưng lão Gilơnoócmăng nói thầm một mình:
- Chữ viết của tên đao phủ.
Bà Gilơnoócmăng thì lật đi lật lại mảnh giấy, mân mê mãi rồi lại để vào trong hộp.
Cũng lúc ấy một gói vuông bọc giấy màu xanh ở trong túi áo ngoài rơi ra. Bà Gilơnoócmăng nhặt lấy mở ra xem. Đây là gói danh thiếp một trăm chiếc của Mariuytx. Bà đưa một chiếc cho bố. Lão Gilơnoócmăng đọc thấy mấy chữ:
“Nam tước Mariuytx Pôngmécxi”
Lão già bấm chuông. Nicôlét vào. Lão cầm cái dây đeo cổ, cái hộp và chiếc áo, ném tất cả xuống đất ở giữa phòng khách và bảo:
- Mang trả những thứ giẻ này đi.
Một không khí yên lặng nặng nề kéo dài suốt một tiếng đồng hồ. Ông lão già và cô gái đều ngồi xuống, xây lưng vào nhau, mỗi người theo đuổi ý nghĩ của mình, nhưng nó có lẽ cùng một tâm tư. Cuối cùng cô Gilơnoócmăng nói:
- Đẹp chưa?
Mấy phút sau Mariuytx vào. Anh vừa tắm về. Chưa bước qua bậc cửa buồng anh đã thấy ông anh cầm một cái danh thiếp của anh; thấy anh, lão Gilơnoócmăng cười gằn mà nói với cái dáng trịch thượng của người tư sản thường trấn áp được người ta:
- Hừ, hừ, hừ, hừ! Cậu cả bây giờ là nam tước rồi. Tôi chúc mừng cậu nhé. Thế là nghĩa gì?
Mariuytx hơi đỏ mặt:
- Thế nghĩa là tôi là con bố tôi.
Lão Gilơnoócmăng không cười nữa, quát lên:
- Bố mày là tao!
Mariuytx nói tiếp ý anh, mắt nhìn xuống, vẻ nghiêm nghị:
- Bố tôi là một người tầm thường nhưng anh dũng đã phụng sự một cách vinh quang chế độ cộng hòa và nước Pháp, là một nhân vật lớn lao trong cái lịch sử lớn lao nhất mà loài người đã làm nên, đã sống một phần tư thế kỷ trên chiến trường, ban ngày dưới làn mưa đạn, ban đêm trên bãi tuyết, trong vũng bùn, dưới trời mưa, đã giật hai lá cờ của địch, đã nhận hai mươi vết thương, đã chết trong lãng quên, trong ruồng bỏ và chỉ có một khuyết điểm là đã quá yêu hai kẻ vong ân: Tổ quốc và tôi.
Thật quá sức chịu đựng của lão Gilơnoócmăng.
Khi nghe chữ chế độ cộng hòa, lão đã đứng dậy, nói vùng lên thì đúng hơn. Mỗi lời nói của Mariuytx quất vào mặt lão như những luồng gió trong ống bễ lò rèn thổi vào đống than hồng. Mặt lão lúc đầu sầm tối, sau đỏ hồng rồi đỏ như gấc, rồi đỏ rực lên.
Lão gào thét:
- Mariuytx! Thằng trời đánh. Tao không biết cha mày là ai, tao không muốn biết, tao không thèm biết, tao chỉ biết là cả cái bọn ấy đều là đồ khốn nạn, đồ khố dây, đồ sát nhân, đồ mũ đỏ, đồ ăn cắp. Tất cả, tất cả, tao chả thèm biết riêng đứa nào, tất cả, nghe chưa, Mariuytx! Mày biết không! Cái nam tước của mày như chiếc dép của tao ấy. Tất cả đều là bọn kẻ cướp đã theo Rôhetspic, những quân lục lâm đã theo Buyônapáctê,[172] tất cả là một lũ phản nghịch đã phản bội, phản bội, phản bội, nghe chưa! Phản bội đức vua chính thống; tất cả đều là những quân hèn nhát đã chạy trốn trước quân Phổ và quân Anh ở Oatéclô. Đó, đó, ta biết rõ như thế đó. Nếu ngài bố mày cũng ở trong đám ấy, thì - tao có biết đâu! - Thì cũng buồn đấy, nhưng kệ kiếp mày. Hân hạnh thưa ngài!
Đến lượt Mariuytx là hòn than đỏ, mà lão Gilơnoócmăng là cái ống bễ. Cả người anh run lên, anh không biết sẽ làm gì, đầu anh bốc nóng, anh như người linh mục thấy người ta ném tất cả bánh thánh của mình đi, người pha-kia thấy người ta nhổ vào thần tượng của mình. Không thể để cho người vô tội vạ nói những lời như vậy trước mặt anh. Nhưng làm thế nào? Người thóa mạ cha anh, lại là ông anh. Làm thế nào để trả thù cho cha mà không xúc phạm đến ông? Không thể thóa mạ ông mà cũng không thể không trả thù cho cha. Một bên là một nấm mồ thiêng, một bên là một mái tóc bạc. Một hồi lâu, anh như say lảo đảo, đầu óc quay cuồng, rồi anh ngước mắt, nhìn thẳng vào mặt ông và thét lên như sấm:
- Đả đảo bọn Buốcbông, đả đảo con lợn ỷ Lui XVIII!
Lui XVIII đã chết được bốn năm, nhưng điều đó không quan trọng.
Mặt lão già đương đỏ tía, bỗng trắng nhợt đi như mái tóc lão. Lão quay lại trước một pho tượng bán thân của Quận công Beri để trên bệ lò sưởi và cúi rạp đầu chào một cách đặc biệt trịnh trọng. Rồi lão đi lại hai lần, chậm bước, im lặng, từ lò sưởi ra cửa sổ, rồi từ cửa sổ về lò sưởi, suốt cả gian buồng, bước nặng chình chịch, sân buồng kêu răng rắc như dưới những gót chân của một tượng đá. Lần thứ hai lão nghiêng đầu về phía con gái, bà con gái yên lặng, ngơ ngác như một con chiên già trước cảnh xung đột ấy. Lão cười một cách khá bình tĩnh và nói:
- Một vị nam tước như ngài đó và một anh tư sản như tôi không thể cùng sống với nhau trong một nhà.
Rồi đứng thẳng người lên, run cầm cập, mặt tái mét, dữ dội, lão chỉ thẳng tay vào Mariuytx quát:
- Bước!
Mariuytx bỏ nhà đi.
Ngày hôm sau lão Gilơnoócmăng bảo bà con gái:
- Cứ sáu tháng một, bà gửi sáu mươi pistôn cho thằng khát máu ấy và đừng bao giờ nói chuyện nó với tôi.
Mối giận còn sôi sục mãi, không làm sao tiêu hết, trong suốt hơn ba tháng lão vẫn cứ gọi cô con gái là bà.
Về phần Mariuytx, anh ra đi căm phẫn. Có một việc xảy ra càng làm anh căm phẫn thêm. Thường thường có những việc khó tránh làm cho các tấn bi kịch gia đình trở nên bi đát thêm. Vì những việc ấy, người ta có nhiều cớ để giận nhau hơn, tuy rằng lỗi của mỗi người không có gì nặng hơn. Mụ Nicôlét khi theo lệnh chủ mang vội những “thứ giẻ” của Mariuytx vào buồng anh, đã vô tình đánh rơi cái hộp da con đựng mảnh giấy của đại tá Pôngmécxi, có lẽ đánh rơi trên cầu thang lên gác xép, chỗ đó rất tối. Cái hộp và mảnh giấy ấy mất hẳn. Mariuytx đinh ninh rằng “ông Gilơnoócmăng” - từ hôm ấy anh chỉ gọi lão như thế thôi - đã vứt cái chúc thư của cha anh vào bếp lửa. Anh vẫn thuộc lòng những lời di chúc ấy, nghĩa là lời di chúc ấy không mất. Nhưng mảnh giấy, bút tích của cha anh, cái kỷ niệm thiêng liêng ấy, tất cả trái tim anh, người ta đem làm gì rồi?
Mariuytx ra đi chẳng bảo ai là anh đi đâu, mà cũng không biết mình sẽ đi đâu, trong túi chỉ có ba mươi phơrăng, một chiếc đồng hồ và vài cái quần áo trong một cái túi. Anh lên một chiếc xe ngựa, thuê giờ và đi liều tới xóm Latinh.
Mariuytx sẽ ra sao?
QUYỂN IV: NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA NHÓM A.B.C
I
MỘT NHÓM SUÝT CÓ TÊN TUỔI TRONG LỊCH SỬ
Thời kỳ ấy, bề ngoài có vẻ bình thản, có một luồng cách mạng chuyển qua. Những luồng gió từ thời 89 và 92[173] xa xôi đã trở về, phảng phất trong không khí. Có thể nói lớp thanh niên hình như đang lột xác. Thời gian trôi qua, con người thay đổi, mà không ngờ là mình thay đổi. Cái kim chạy trên mặt đồng hồ cũng chạy cả trong lòng người. Mỗi người đều tiến bước. Bọn bảo hoàng trở thành tự do, bọn tự do thành dân chủ.
Thật như một ngọn nước thủy triều dâng lên kèm theo nghìn ngọn triều xuống nhỏ nhỏ. Tính chất của triều xuống là nhào trộn; do đó có những hỗn hợp rất kỳ dị về xu hướng: người ta vừa tôn sùng Napôlêông vừa tôn sùng tự do. Chúng tôi kể lịch sử thôi. Những thứ ấy là những ảo ảnh của thời đại. Dư luận đang chuyển qua nhiều giai đoạn; có chủ nghĩa bảo hoàng kiểu Vônte, một thứ xu hướng lạ lùng, thì thứ chủ nghĩa tự do sùng bái Bônapác cũng chẳng lấy gì làm kỳ dị.
Có những nhóm khác đứng đắn hơn, nhóm này đi sâu vào nguyên lý, nhóm kia chú trọng pháp quyền. Người ta say mê tư tưởng tuyệt đối, người ta thấy trước những thực hiện vô cùng tận. Quan niệm tuyệt đối chính vì nó cứng rắn, đẩy tư tưởng người ta bay vút lên trời xanh, lửng lơ trong cõi vô biên. Chẳng cái gì làm cho người ta mơ mộng bằng một giáo lý tuyệt đối. Không tưởng ngày hôm nay, ngày mai sẽ thành xương thịt.
Những tư tưởng tiến bộ như những cái hòm hai đáy. Một cái gì kin kín đe dọa “trật tự hiện hành”, cái trật tự khả nghi và xảo trá. Dấu hiệu rõ rệt của cách mạng. Dã tâm thống trị chạm trán với dự định cách mạng của nhân dân, cùng ở chỗ âm mưu lật đổ. Những cuộc bạo động đương thai nghén là sự trả lời xứng đáng cho những âm mưu toan đảo chính của bọn cầm quyền.
Ở nước Pháp hồi ấy chưa có những tổ chức bí mật rộng lớn như tổ chức tughenbun của Đức và tổ chức cácbônari của Ý;[174] nhưng rải rác mọi nơi có những cơ sở bí mật đâm chồi nảy nhánh. Ở tỉnh Exơ có nhóm Cuguốc đương thành hình; ở Pari trong số những tổ chức loại ấy, có hội những người bạn của ABC.
Những người bạn của ABC là gì? Bề ngoài là một hội nhằm mục đích giáo dục nhi đồng, bên trong là một tổ chức để cải tạo con người.
Họ tự nhận là những người bạn của ABC, Abetxê[175] tức là người dân. Họ muốn nâng người dân dậy. Một cách chơi chữ, nhưng không phải là một trò chơi đáng cười.
Có những cách chơi chữ, về chính trị, đôi khi rất quan trọng; thí dụ: Castratus ad castra (lại điều tới doanh trại) đã làm cho Nácxetxơ thành một đại tướng và Barbari et Barbarini[176] và Fueros y Fuegos (luật và lửa) và Tu é Petrus et superhane petram…[177]
Những người bạn của ABC không nhiều. Đây mới chỉ là một cái mầm tổ chức bí mật, có thể gọi là một bè, nếu một bè cũng có thể tạo nên những anh hùng được. Họ thường hội họp ở hai nơi trong thành phố Pari, gần khu chợ, trong một tiệm rượu tên là Côranhtơ, sẽ nói đến sau này và gần đền Păngtêông trong một tiệm cà phê nhỏ ở quảng trường Xanh Misen, tiệm cà phê Muydanh, bây giờ đã phá hủy rồi; nơi hội họp thứ hai gần khu sinh viên.
Những cuộc thảo luận của nhóm bạn ABC thường là ở gian buồng bên trong tiệm cà phê Muydanh. Buồng đó, cách cửa hàng khá xa bằng cả một cái hành lang dài, có hai cửa sổ và một cái cầu thang kín đi ra phố Gơre. Họ hút thuốc, uống rượu, nói cười nhộn nhịp. Họ nói bô bô tất cả mọi chuyện, nhưng họ thì thầm với nhau một chuyện riêng. Trên tường treo một tấm bản đồ cũ nước Pháp thời kỳ cộng hòa. Chỉ cái đó cũng đủ làm một tên thám tử chú ý.
Phần lớn những người bạn của ABC là sinh viên, đoàn kết mật thiết với mấy người thợ. Đây là những nhân vật chính, một phần nào họ đã trở thành những nhân vật lịch sử: Ănggiônrátx, Côngbơphe, Giăng Pơruve, Phơidi, Cuốcphêrắc, Bahôren, Letsgơlơ hay Legơlơ, Giôly Gơrăngte.
Bọn thanh niên ấy thân thiết với nhau như cùng chung một gia đình. Tất cả bọn, trừ Legơlơ, đều là những người miền Nam.
Thật là một nhóm người đặc biệt. Tên tuổi họ nay đã tan mờ trong quá khứ sâu thẳm, nhưng đến đoạn này của tấn bi kịch, thiết tưởng cũng nên chiếu rọi một chút ánh sáng để nhìn thấy rõ những nhân vật thanh niên đó trước khi họ chìm đắm trong bóng tối của một tấn kịch bi hùng.
Ănggiônrátx mà chúng tôi nói đến trước hết, bạn đọc sau này sẽ hiểu vì sao, là con một và con nhà giàu.
Ănggiônrátx là một thanh niên dễ ưa, nhưng cũng có thể trở nên đáng sợ. Chàng đẹp như một thiên thần. Đó là Ănggiônrátx man dã. Nhìn ánh mắt tư lự của chàng, người ta có thể tưởng trong một kiếp trước anh đã từng trải qua một cuộc đấu tranh cách mạng, đảo điên, nghiêng ngửa. Chàng có một truyền thống, một nếp cách mạng như là đã thực sự chứng kiến cách mạng. Chàng biết tất cả những tiểu tiết của cái đại sự ấy. Một tính cách vừa là thánh vừa là tướng, khá lạ lùng đối với một thanh niên. Vừa là giáo sĩ, vừa là chiến sĩ; trước mắt là chiến sĩ của nền dân chủ vượt lên trên phong trào hiện đại là giáo sĩ của lý tưởng. Con người mắt sâu thẳm, mi mắt hơi đỏ, môi dưới dày và dễ dàng khinh mạn, trán cao. Một khuôn mặt có nhiều trán, cũng như một khung cảnh có nhiều trời. Cũng như một số thanh niên của đầu thế kỷ này và cuối thế kỷ trước, sớm nổi tiếng, chàng rất trẻ, tươi thắm như một thiếu nữ, tuy rằng có những giờ phút xanh xao tư lự. Đã trưởng thành rồi nhưng vẫn có vẻ trẻ con. Hai mươi hai tuổi của chàng tưởng như là mười bảy. Chàng nghiêm nghị, hình như chàng không biết ở trên trái đất này có một sinh vật gọi là phụ nữ. Chàng chỉ có một sự say mê: pháp quyền; một tư tưởng: lật đổ chướng ngại. Ở trên núi Avăngtanh, chàng sẽ là Giơraquyxơ; trong thời kỳ Quốc ước chàng sẽ là Xanh Giuyxtơ. Chàng ít ngắm hoa hồng, chàng không biết mùa xuân, chàng không nghe chim hót. Bộ ngực trần của nàng Evanê cũng không làm chàng xúc động hơn Arixtôgitông; đối với chàng, như đối với Acmôđiuyxơ, hoa chỉ có tác dụng để che lưỡi gươm. Trong những giờ phút vui cười chàng cũng vẫn nghiêm nghị. Trước tất cả cái gì không phải là chế độ cộng hòa, chàng cúi mặt nghiêm trang. Chàng là người tình nhân lạnh như đá của thần Tự do. Ngôn ngữ của chàng như có hồn thiêng và rung động như ngôn nữ một thần tụng. Chàng có những phút giây đột ngột, mở rộng mênh mông đôi cánh. Không may cô gái nào đến gần chàng! Nếu một thiếu nữ lẳng lơ của quảng trường Căngbơre hay phố Xanh Giăng đơ Bôve, bắt gặp khuôn mặt mới ra trường Trung học đó, cái lưng kiếm đồng xinh xắn đó, những hàng mi dài hung hung đó với đôi mắt xanh lơ, với mái tóc bù phất phơ trước gió, với đôi má hồng tươi, đôi môi trinh bạch, hàm răng ngon lành, mà đâm ra thèm muốn cái bình minh ấy và định lấy sắc đẹp của mình thử chàng, tức khắc một cái nhìn lạ lùng và dữ tợn sẽ chỉ cho cô nàng trông thấy ngay cái vực chia cách và dạy cho cô nàng chớ lầm tiên đồng lẳng lơ của BôMácse với tiên đồng ghê gớm của Êđêsien.
Bên cạnh Ănggiônrátx, đại diện cho lôgích của Cách mạng, Côngbơpherơ là triết lý của Cách mạng. Giữa lôgích của Cách mạng và triết lý của Cách mạng có cái điều khác nhau là cái lôgích kia có thể kết thúc bằng chiến tranh, còn triết lý của Cách mạng thì ngược lại chỉ có thể dẫn tới hòa bình. Côngbơpherơ bổ sung và điều chỉnh Ănggiônrátx. Côngbơpherơ không cao bằng Ănggiônrátx nhưng rộng hơn. Anh muốn người ta bồi dưỡng cho trí tuệ những nguyên lý rộng rãi của những ý niệm khái quát. Anh nói: Cách mạng nhưng mà văn minh; và xung quanh cái đỉnh cao chót vót, anh mở ra chân trời xanh rộng. Do đó mà những quan điểm của Côngbơpherơ người ta có thể dễ dàng đi tới được và thực hiện được. Cách mạng với Côngbơpherơ dễ thở hơn là với Ănggiônrátx. Ănggiônrátx biểu đạt cái quyền thiên phú của Cách mạng, còn Côngbơpherơ cái quyền tự nhiên, người thứ nhất gần với Rôbepherơ, người thứ hai sát với Côngbơpherơ. Hơn Ănggiônrátx, Côngbơpherơ sống cuộc đời của tất cả mọi người. Nếu hai người thanh niên ấy lưu danh lại được cho lịch sử, một người sẽ là chính nhân, một người sẽ là hiền nhân. Ănggiônrátx kiên cường hơn, Côngbơpherơ nhân từ hơn. Homô và Vir,[178] đúng là hai chỗ khác nhau của hai người ấy. Cũng như Ănggiônrátx nghiêm nghị, Côngbơpherơ hiền dịu một cách tự nhiên theo thiên tính của mình. Anh ưa cái từ “công dân”, nhưng anh thích từ “con người” hơn. Anh sẵn sàng nói “Hombre” như người Tây Ban Nha. Anh đọc tất cả mọi thứ sách, đi xem hát, đi nghe những lớp giảng công cộng, học lý thuyết phân cực ánh sáng của Aragô, say mê nghe bài giảng của Giôphơroa Xanhtilerơ giải thích hai chức năng của động mạch cổ ngoài và động mạch cổ trong: một làm ra cái mặt và một làm ra bộ óc. Anh theo dõi thời sự khoa học từng bước, đối chiếu Xanh Ximông với Phuariê, tìm đọc loại chữ tượng hình Ai Cập cổ đại, đập vỡ những hòn cuội nhặt được và bàn về địa chất học, vẽ theo ký ức một con ngài, vạch ra những sai lầm về tiếng Pháp trong Từ điển của viện Hàn lâm, nghiên cứu Puyxêguya và Đơlơdơ, không khẳng định cái gì, kể cả những phép mầu của thánh, không phủ nhận cái gì kể cả chuyện ma, giở đọc tập báo Lơ Mônitơ, suy nghĩ. Anh tuyên bố rằng tương lai ở trong tay người thầy giáo và chú ý đến những vấn đề giáo dục. Anh muốn rằng xã hội luôn luôn nâng cao trình độ trí thức và đạo đức, lưu hành khoa học như tiền tệ, làm tư tưởng được lưu thông, làm trí tuệ của thanh niên lớn lên, anh sợ rằng sự nghèo nàn hiện tại của các phương pháp, sự cùng quẫn của quan điểm văn học thu hẹp trong hai ba thế kỷ cổ điển, cái giáo điều tàn bạo của những kẻ sính chữ gắn nhãn hiệu nhà nước, những thiên kiến kinh niên và những nếp bảo thủ, cuối cùng sẽ biến trường học thành những bể nuôi trai sò nhân tạo. Anh uyên bác, trong sáng, chính xác, bách khoa, cần cù và đồng thời mơ mộng đến mức “ảo tưởng viễn vông” như các bạn anh vẫn nói. Anh tin tưởng vào tất cả những mơ mộng ấy: đường sắt, mổ không đau, in hình trong buồng tối, dùng điện truyền tin, điều khiển khinh khí cầu. Mặt khác anh không sợ những thành lũy chống lại loài người dựng lên khắp nơi bởi mê tín, bởi chuyên chế và thành kiến. Anh thuộc số những người tin rằng khoa học cuối cùng sẽ đi bọc qua những thành lũy ấy. Ănggiônrátx là một chỉ huy, Côngbơpherơ là một người hướng đạo. Người ta muốn là chiến hữu của người này và là bạn đồng hành của người kia. Không phải Côngbơpherơ không có khả năng chiến đấu; anh không từ chối vật lộn với chướng ngại, đấu tranh với nó mãnh liệt và sôi nổi; nhưng dần dần đem giáo dục những chân lý cơ bản và ban hành những luật pháp thực tế, làm cho loài người hòa hợp với số phận của họ, thì Côngbơpherơ ưa thích hơn. Nếu phải chọn giữa hai thứ ánh sáng, thì chiều hướng của anh là chiếu rọi hơn là đốt cháy. Một đám cháy có thể tạo ra một bình minh, đã đành rồi, nhưng tại sao không đợi mặt trời mọc. Một ngọn núi lửa chiếu sáng, nhưng bình minh chiếu sáng tốt hơn. Côngbơpherơ có lẽ ưa cái màu trắng của cái đẹp hơn là cái rực sáng của Cao cả. Một thứ ánh sáng có khói mù làm vẩn đục, một sự tiến bộ mua bằng bạo lực, chỉ thỏa mãn một nửa cái trí tuệ đa cảm và nghiêm túc ấy; một dân tộc từ trên cao đâm đầu vào chân lý, một 93, làm anh hoảng sợ. Tuy vậy tù hãm, động, trệ làm cho anh ghê tởm hơn, anh ngửi thấy mùi thối rữa chết chóc. Dẫu sao anh cho bọt sủi vẫn hơn là hơi thối, anh thích suối đổ hơn là ao tù và thích thác Niagara hơn là đầm Môngphôcông. Nói tóm lại anh không muốn ngừng chân mà cũng không muốn bước vội. Trong khi những người bạn sôi nổi của anh say mê cái tuyệt đối một cách hiệp sĩ, tôn thờ và kêu gọi những cuộc phiêu lưu cách mạng huy hoàng thì Côngbơpherơ có xu hướng để cho tiến hóa làm việc, cái tiến hóa thực thà, có lẽ lạnh lùng nhưng trong sáng, không có chút gì đáng trách, phớt như tiền, nhưng không gì làm xao xuyến. Côngbơpherơ có thể quỳ gối chắp tay, cầu xin cho tương lai đến với tất cả cái vẻ trong trắng của nó và để cho không có cái gì khuấy vẩn bước tiến hóa mênh mông về phía đạo đức của các dân tộc. Anh thường nhắc luôn là cái tốt phải trong trắng. Thật vậy, nếu cái vĩ đại của Cách mạng là nhìn thẳng vào lý tưởng chói lòa và bay tới đó, qua sấm sét, với lửa và máu dính vào móng vuốt, thì cái đẹp của Tiến hóa là không bị dây một vết bẩn nào. Giữa Oasinhtơn tiêu biểu cho cái này và Đăngtôn hiện thân cho cái kia, có cái khác biệt phân cách thiên thần có đôi cánh thiên nga với thiên thần mang cánh chim ưng vậy.
Giăng Pruve lại còn có một tính cách ôn hòa êm dịu hơn Côngbơpherơ nữa. Tên anh trước là Giơăng, với kiểu phát âm đặc biệt một thời ngắn ngủi phù hợp với cái phong trào mãnh liệt và sâu xa đã dẫn tới việc nghiên cứu rất cần thiết cái thời kỳ trung cổ. Giăng Pruve có một người yêu, trồng một chậu hoa, chơi sáo, làm thơ yêu nhân dân, xót thương số phận phụ nữ, thương khóc trẻ em, cũng tin tưởng Tương lai, Chúa và phê phán Cách mạng về việc đã làm vơi đi một cái đầu đế vương, tức là đầu Ăngđrê Sơniê.[179] Anh có cái giọng nói bình thường thì êm dịu nhưng đột ngột có thể biến thành cương nghị; thông thạo văn học đến mức uyên bác, hầu như là nhà đông phương học. Hơn cả, anh rất hiền; và đây là một điều rất giản dị đối với ai hiểu rằng cái hiền rất gần với cái cao cả, về mặt thơ anh ưa thích cái mênh mông. Anh biết tiếng Ý, tiếng Latinh, tiếng Hy Lạp và tiếng Hêbrơ; do đó anh chỉ đọc có bốn nhà thơ là Đănglơ, Giuyvêna, Esylơ và Ixai. Về thơ Pháp anh thích Cornây hơn Raxin và Agripa Đôbinhê hơn Cornây. Anh thích dạo chơi lang thang trong cánh đồng lúa mạch hoang dại và hoa mua xanh, theo dõi mây trời như theo dõi thời sự. Trí tuệ của anh có hai thái độ, một ngả về phía con người, một ngả về phía Chúa. Anh nghiên cứu học tập hoặc là chiêm ngưỡng. Cả ngày anh đào sâu các vấn đề xã hội; vấn đề tiền lương, tư bản tín dụng, hôn nhân, tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do luyến ái, giáo dục, hình án, cùng khổ, lập hội, quyền sở hữu, sản xuất và phân phối, cái huyền bí trên trần đang trùm bóng đêm lên cái tổ kiến loài người; và buổi chiều anh ngắm các vì sao, những con vật to lớn ấy. Anh cũng là một con nhà giàu như Ănggiônrátx. Anh ăn nói dịu dàng, hơi nghiêng đầu, cúi mặt, cười nói một cách lúng túng, ăn mặc xoàng, có dáng điệu vụng về, hơi một tí là đỏ mặt, rất nhút nhát. Nhưng rất dũng cảm.
Phơidi là một người thợ làm quạt, mồ côi cả cha mẹ, làm chật vật mới được ba phơrăng một ngày và chỉ có một tư tưởng: giải phóng thế giới. Anh còn có một sự lo lắng nữa: học tập mà anh cũng gọi là tự giải phóng. Anh đã tự dạy anh đọc và viết; tất cả những cái anh hiểu biết, anh đều tự học lấy cả. Phơidi có một tấm lòng rộng lượng. Tim anh mở rộng mênh mông ôm lấy tất cả. Chàng thanh niên mồ côi ấy đã nhận tất cả các dân tộc làm gia đình của mình. Không có mẹ, anh đã nghĩ đến Tổ quốc. Anh không muốn ở trên mặt đất này có một người không có Tổ quốc. Anh ấp ủ trong lòng anh, với cái linh tính sâu xa của người bình dân, cái mà ta gọi bây giờ là “ý niệm về dân tộc”. Anh đã cố ý học lịch sử để công phẫn có ý thức. Trong cái tao đàn thanh niên không tưởng, chăm chú vào công việc nước Pháp, anh đại diện cho những cái gì ở bên ngoài. Anh chuyên tìm hiểu Hy Lạp, Ba Lan, Hungari, Rumani, Ý. Anh luôn luôn nói đến những cái tên ấy, có khi đúng lúc có khi không, với tính kiên trì của pháp lý. Nước Thổ xâm chiếm đảo Cretơ Texali, nước Nga chà đạp Vacxôvi, nước Áo xâm lược Vơnidơ, những sự xâm phạm bức hiếp ấy làm anh tức tối không chịu được. Trong tất cả những việc đó hành động bạo lực lớn năm 1772 làm anh phẫn nộ tột bậc. Không có cái gì hùng hồn hơn là sự công phẫn đúng đắn. Cái hùng hồn của anh là loại hùng hồn ấy, anh không bao giờ ngừng nói đến cái niên đại nhục nhã ghê tởm ấy: 1772; về cái dân tộc cao quý và anh dũng đã bị thủ tiêu vì phản bội, cái tội ác tay ba ấy, cái vụ phục kích khổng lồ ấy, điển hình và mẫu mực của tất cả những vụ thủ tiêu một quốc gia. Từ ngày đó nhiệm vụ khác đã xảy ra đối với nhiều dân tộc cao quý, xóa mất giấy khai sinh của các dân tộc ấy. Tất cả những vụ hành hung, sát hại dân tộc ngày nay đều xuất phát từ vụ chia chiếm nước Ba Lan. Vụ chia chiếm nước Ba Lan là một định lý mà các vụ xâm phạm chính trị ngày nay là những hệ luận. Từ gần một thế kỷ nay, không có một tên độc tài, một tên phản bội nào không thông qua, phê chuẩn, dự ý, không sai một chữ[180] cái văn bản phân chia nước Ba Lan. Khi người ta nghiên cứu hồ sơ cái vụ phản bội hiện đại, vụ phản bội này là vụ đầu tiên. Hội nghị Viênnơ tham khảo cái tội ác này trước khi hoàn tất cái tội ác của nó. 1772 là tiếng kèn xua chó săn, 1815 là tiệc bầy chó chia ruột thú. Đó là bài nói thường xuyên của Phơidi. Người công dân nghèo ấy tự nhận là người đỡ đầu của Công lý và Công lý đã cho anh cái phần thưởng là làm cho anh trở nên cao cả. Ấy cũng bởi là trong pháp quyền có cái phần vĩnh cửu. Vacxôvi không thể là tác-ta, cũng như Vơnidơ không thể là Đức. Các vua chúa muốn làm cho được như vậy chỉ mất công và mất danh dự. Sớm hay muộn Tổ quốc bị dìm xuống dưới nước sẽ bị nổi và hiện lên mặt nước. Hy Lạp vẫn trở lại là Hy Lạp, Ý trở lại là Ý. Sự phản kháng của pháp quyền chống hành động xúc phạm tồn tại mãi mãi? Tội cướp đoạt một quốc gia không có kỳ hạn miễn tố. Những vụ cướp bóc lừa đảo cao cấp không có tương lai. Người ta không thể xóa dấu ấn của một quốc gia như cái nhãn hiệu của một chiếc khăn tay.
Cuốcphêrắc có một người cha mà mọi người gọi là ông Đơ Cuốcphêrắc. Một trong những tư tưởng sai lầm của giai cấp tư sản dưới thời quân chủ phục hưng về vấn đề thế gia và quý tộc là tin vào giá trị của cái từ “đơ”. Người ta biết rằng cái từ “đơ” ấy không có ý nghĩa gì: nhưng những tư sản thời báo La Minecvơ đề cao cái từ “đơ” ấy, đề cao quá đến nỗi người ta tự thấy bắt buộc phải gạt bỏ nó đi. Ông Đơ Sôvơlanh bảo người ta gọi ông là ông Sôvơlanh, ông Đơ Cômáctanh là ông Cômáctanh, ông Căngxtăng đơ RơBécơ là ông Bengiamanh Căngxtăng, ông Đơ La Đơphayetơ là ông La Phayetơ. Cuốcphêrắc không muốn đi chậm đằng sau và tự gọi mình gọn lỏn là Cuốcphêrắc.
Về Cuốcphêrắc chúng tôi hầu như có thể nói thế thôi, còn về các mặt khác thì chỉ cần nói rằng: Cuốcphêrắc à? Thì xem Têlômiét là đủ.
Thật vậy, Cuốcphêrắc có cái ngôn ngữ của tuổi trẻ mà người ta có thể gọi là cái đẹp của ma quái trí tuệ. Về sau thì cái xinh đẹp ấy mất đi như cái xinh đẹp của hai chân, sẽ trở thành anh tư sản và trên bốn chân sẽ trở thành con miu miu.
Cái thứ trí tuệ ấy, những thế hệ thanh niên của cái trường học, những lớp trẻ tiếp nhau lớn lên, truyền lại cho nhau, trao tay cho nhau, gần như là ý nguyện, cho nên như chúng tôi vừa nói, một người lạ mới đến năm 1828, nếu nghe Cuốcphêrắc tưởng là nghe Têlômiét năm 1817. Chỉ khác Cuốcphêrắc là một thanh niên trung thực. Dưới cái vẻ ngoài giống nhau của trí tuệ trên bề mặt, sự khác nhau giữa Têlômiét và Cuốcphêrắc rất lớn. Con người tiềm tàng bên trong rất khác nhau giữa anh thứ nhất và anh thứ hai. Ở Têlômiét có một viên biện lý và ở Cuốcphêrắc có một hiệp sĩ.
Ănggiônrátx là người cầm đầu, Côngbơpherơ là người hướng đạo, Cuốcphêrắc là trung tâm. Những người khác thì cho nhiều ánh sáng, Cuốcphêrắc thì tỏa nhiều nhiệt lượng. Thực tế thì anh có tất cả tính chất của một trung tâm: sự tròn trịa và tính tỏa nhiệt.
Baoren có mặt trong cuộc hành động đổ máu hồi tháng 6 năm 1822, nhân dịp đám tang của anh thanh niên Lalơmăng.
Baoren là một con người vui tính nhưng lại khó chơi, dũng cảm, tiêu pha vô độ, hoang phí và có khi rộng rãi, ba hoa và có khi hùng hồn, bạo dạn và có khi trâng tráo. Một bản chất quỷ quái nhất có thể có được. Anh có những chiếc áo gi-lê táo bạo và những quan điểm đỏ chót: thích huyên náo to nghĩa là thích gây gổ, càng thích hơn nữa là nổi loạn và trên nổi loạn là cách mạng. Lúc nào anh cũng sẵn sàng đập một miếng kính, rồi nạy một viên đá lát đường, rồi lật đổ một chính phủ để xem hiệu quả ra sao. Sinh viên năm thứ 11. Anh đánh hơi ngành luật, nhưng không học luật. Châm ngôn của anh là: Thầy kiện ư? Không bao giờ, và gia trưng là: một cái bàn con trên đó có mũ vuông. Mỗi khi anh đi qua trường luật, ít khi anh đi như thế lắm, anh cài kín cái áo cổ ngoài của anh, thời đó chưa có áo khoác và anh đề phòng lây bệnh. Nhìn cái cổng trường luật anh bảo: Đẹp lão quá! Thấy ông khoa trưởng, ông Đenvanhcua, anh kêu: Chao ôi! Cái di tích đồ sộ nhỉ! Những bài giảng trong trường đối với anh là đề mục để làm những bài ca chế giễu và các giáo sư là những mẫu để biếm họa tốt. Anh chẳng làm gì, chỉ ngồi không ăn một món lợi tức khá to là 3000 phơrăng. Bố mẹ anh là những nông dân mà anh đã tập cho biết kính trọng con mình.
Anh nói về bố mẹ anh: các cụ là nông dân chứ không phải tư sản, vì thế các cụ có trí thông minh.
Baoren vốn tính phù phiếm. Sống tản mạn ở mấy tiệm cà phê; bạn khác thường đến đâu thì quen đến đó, anh thì không có thói quen. Anh thơ thẩn khắp nơi. Lang thang là tính người, thơ thẩn là tính người Pari. Thực chất anh sâu sắc và anh suy nghĩ lắm chứ không như cái vẻ ngoài mà người ta thấy. Anh giữ mối liên lạc giữa nhóm bạn của ABC và các nhóm khác chưa thành hình rõ rệt, nhưng sau này sẽ hiện rõ.
Trong cái hội nghị của các đầu trẻ này có một hội viên đầu hói.
Hầu tước Đavơray, mà vua Lui XVIII đã phong công tước vì đã đỡ cho ngài trèo lên một chiếc xe độc mã ngày vua bỏ nước, kể chuyện rằng năm 1814, khi vua Lui XVIII về nước và lên bộ ở Cale, một người đến trình với vua một lá đơn. Vua hỏi: Ngươi muốn xin gì? - Tâu bệ hạ, một chức trưởng trạm. - Tên ngươi là gì? - L’Aigle.[181]
Vua cau mày nhìn chữ ký trên lá đơn và thấy tên viết thế này: Lesgle. Cách viết không thân Bônapác ấy làm vua cảm động và ngài bắt đầu mỉm cười. Người đưa đơn nói tiếp: - Tâu bệ hạ, tổ tiên của hạ thần là một quan hầu trông coi chó săn được người ta mệnh danh là Lesgueules.[182] Cái tên hiệu ấy đã thành tên của hạ thần. Hạ thần tên là Lesgueules, giảm âm tiết đi thành Lesgle và thoái hóa thành L’Aigle. Câu chuyện ấy làm cho vua cười. Sau này vua ban cho người ấy cái trạm Meaux[183] không biết cố ý hay vô tình.
Hội viên đầu hói của nhóm là con của ông Lesglơ và ký tên là Lesglơ (đơ Mô). Các bạn của anh đã gọi tắt anh là Bốtxuyê. Bốtxuyê là một thanh niên vui tính nhưng thường không gặp may. Sở trường của anh là không bao giờ thành công trong bất cứ việc gì. Nhưng trái lại cái gì anh cũng cười cợt. Hai mươi nhăm tuổi, đầu anh đã hói. Cha anh cuối cùng đã tậu được một cái nhà và một cánh đồng, nhưng đứa con ấy đã vội vã làm mất tong cánh đồng và ngôi nhà ấy trong một vụ kinh doanh thất bại. Anh mất hết chẳng còn gì. Anh có kiến thức và thông minh nhưng anh thua non mãi. Cái gì cũng bỏ anh, cái gì cũng lừa anh. Cái anh xây dựng lên đổ sập xuống đầu anh. Nếu anh bổ củi thì anh đứt tay. Nếu anh có một cô nhân tình thì anh thấy mình bỗng nhiên cũng có một người bạn trai. Lúc nào cũng có một đau khổ xảy ra cho anh, vì thế mà anh hóa ra vui. Anh bảo tôi ở dưới một mái nhà mà ngói luôn luôn rơi. Anh không ngạc nhiên vì đối với anh, tai nạn là điều dự kiến. Anh nhìn một cách thanh thản những cái không may xảy đến và mỉm cười với những trớ trêu của số phận như một người quen nghe những điều đùa rỡn. Anh nghèo nhưng cái túi vui tính của anh thì bao giờ cũng vợi. Anh thường phải tiêu đến đồng cuối cùng. Khi khổ nghèo đến nhà anh, anh chào hỏi một cách thân mật người bạn quen ấy, anh vỗ vào bụng các thảm họa. Anh quen thân với Vận hạn đến mức gọi nó với cái tên cúng cơm của nó: chào anh! Anh Ghinhông!
Những giày vò của số phận đã làm cho anh hóa thêm tháo vát, đầy sáng kiến. Anh rất nhiều mưu mẹo. Anh không có tiền, nhưng anh vẫn có cách, khi anh muốn “tiêu phá giời” một chuyến. Một lần anh đã tiêu trong một đêm một trăm phơrăng trong một bữa cơm đãi một cô gái tầm thường; khiến cho anh trong giữa cuộc truy hoan ấy nói lên một câu đáng ghi nhớ: “Hỡi cô gái năm đồng vàng, hãy cởi giầy cho ta!”[184]
Bốtxuyê không vội vàng, anh chậm rãi tiến tới cái nghề luật sư của anh. Anh đã học theo kiểu Baoren. Ít khi Bốtxuyê có ở nhà, nhiều khi anh sống lang thang, khi ở nhà bạn này, khi ở nhà bạn khác, thường là ở nhà Giôli. Giôli học thuốc và kém Bốtxuyê hai tuổi.
Giôli là anh bệnh tưởng trẻ. Ở trường y, anh học làm bệnh nhân có kết quả hơn là làm thầy thuốc. Mới 23 tuổi mà anh tưởng là đã già họm và cả ngày anh chỉ thè lưỡi soi trong gương. Anh khẳng định rằng con người cũng nam châm hóa như một cái kim và trong buồng anh, anh đặt cái giường anh nằm đầu quay về phương nam và chân về phương bắc, để cho ban đêm sự tuần hoàn của máu anh không bị cản trở bởi luồng từ trường lớn của trái đất. Khi có dông, anh bấm tay xem mạch đập. Tuy vậy anh vui nhộn hơn tất cả. Tất cả những điều rắc rối trái ngược ấy: trẻ trung, gàn dở mảnh khảnh, vui nhộn, sống chung với nhau một cách hòa thuận, tạo nên một con người kỳ quặc mà dễ ưa mà những bạn anh, rất phung phí những phụ âm có cánh, gọi là Giô-lllli - Giăng Pơruve bảo anh: mày có thể bay lên với bốn L đấy.[185]
Giôli có thói quen lấy đầu gậy gãi mũi: triệu chứng của một trí tuệ tinh tường.
Tất cả những thanh niên rất khác nhau ấy - mà chúng ta phải nói đến một cách nghiêm túc, đều có chung một tín ngưỡng: sự tiến bộ.
Tất cả đều là con của cách mạng Pháp. Những người vô tâm nhất trong bọn họ, khi nhắc đến năm 89 cũng trở nên trịnh trọng. Cha đẻ của họ trước có xu hướng ôn hòa, hoặc bảo hoàng, hoặc tự do tín điều; không hề chi, cái đó đã qua rồi, họ mới lớn lên, không dính dáng gì đến họ. Nguyên lý cách mạng thuần túy chảy trong mạch máu họ.
Họ gắn với Nhân quyền bất khả xúc phạm và Nhiệm vụ tuyệt đối, không có màu sắc quá độ nào.
Giữa những tâm hồn say mê ấy, đầy tin tưởng ấy, có một kẻ hoài nghi. Sao hắn lại ở trong đám người ấy được? Do liên hệ. Người hoài nghi ấy là Gơrăngte. Hắn thường ký theo R, theo kiểu chơi chữ.[186] Gơrăngte không tin gì cả. Nhưng anh là một trong những sinh viên đã học được nhiều nhất ở Pari. Anh biết cà phê ngon nhất là ở hiệu cà phê Lămblanh, bàn bi-a tốt nhất ở hiệu cà phê Vônte, bánh ngon gái đẹp ở quán Ecmita, đại lộ Đuymen, gà mái ghẹ nấu ngon nhất ở hàng mụ Xaghê, cá ngon nhất ở cửa ổ Quynét và rượu vang trắng ở cửa ô Côngba khá lắm. Tóm lại, anh biết tất cả những chốn ăn chơi. Ngoài chuyện đấm đá, nhậu nhẹt, anh còn biết vài điệu vũ và mê đánh gậy. Trên hết là nát rượu. Người anh rất xấu trai. Cô thợ giầy đẹp nhất thời ấy, Iêcma Boácxy, bất bình về sự xấu xí của anh, đã phán: Gơrăngte là một sự vô lý. Nhưng vốn khoác lác, Gơrăngte không lấy thế làm điều. Anh nhìn đăm đăm và âu yếm tất cả những phụ nữ anh gặp, với vẻ như nói: “Nếu ta muốn thì được ngay”; anh tìm cách làm cho bạn bè tin rằng anh được đông đảo phụ nữ ham muốn.
Tất cả những danh từ dân quyền, nhân quyền, khế ước xã hội, cách mạng Pháp, cộng hòa, dân chủ, nhân đạo, văn minh, tín ngưỡng, tiến hóa đối với Gơrăngte hình như không có nghĩa lý gì, chỉ làm cho anh mỉm cười. Hoài nghi là thứ bệnh còi của trí tuệ, hoài nghi không để cho một ý niệm nào nguyên vẹn trong đầu óc anh. Anh mỉa mai cuộc sống. Châm ngôn của anh là: không có cái gì là chân lý ngoài cốc rượu đầy của ta. Anh cười cợt tất cả những hy sinh trong tất cả những đảng phái, cười người anh cũng như cười người cha, cười Rôbetxpie em cũng như Loadơrôn. Anh kêu: “Họ chết thì được gì chứ!” Anh nói về cây thánh giá: “Đó là một cái giá treo được việc!” - Đi đêm, chơi bời, phá giới, thường say sưa, anh thường làm cho những chàng hay nghĩ ngợi kia khó chịu với câu hát luôn luôn lặp lại: Ta say gái đẹp, ta thích rượu ngon. Theo điệu: Hăngri đệ tứ muôn năm.
Nhưng người hoài nghi ấy lại có một cuồng tín, anh không cuồng tín ở một lý tưởng, một giáo lý, một nghệ thuật, một khoa học; anh cuồng tín một con người; con người ấy Ănggiônrátx. Gơrăngte phục, yêu, sùng bái Ănggiônrátx. Người hoài nghi, vô tổ chức ấy gắn bó cực đoan nhất. Ănggiônrátx cám dỗ Gơrăngte bằng cái gì? Bằng lý luận chăng? Không! Bằng tính tình. Cũng là một hiện tượng khá phổ biến. Cũng như quy luật màu sắc bổ sung. Cái gì ta thiếu ắt ta thèm. Ai yêu mê ánh sáng bằng người mù. Cô gái lùn mê anh quân nhạc trưởng cao lênh khênh. Con cóc lúc nào cũng ngước mắt nhìn trời cao; để làm gì? Để nhìn con chim bay. Hoài nghi bò lết trong người Gơrăngte cho nên Gơrăngte thích nhìn đức tin bay lên cao vút ở Ănggiônrátx. Anh thấy không thể thiếu Ănggiônrátx được. Anh không nhận thấy rõ - và cũng không cần tìm hiểu vì sao - con người trong trắng, lành mạnh cương quyết, thẳng thắn, cứng rắn, ngây thơ ấy đã làm anh say mê. Tự nhiên anh mến phục con người trái ngược với anh. Những tư tưởng mềm yếu, nghiêng ngã, rã rời, ốm o, vô hình của anh bám lấy Ănggiônrátx như bám vào một cái xương sống, dựa vào cái xương sống ấy. Đứng cạnh Ănggiônrátx thì Gơrăngte lại trở thành một con người, một cá tính. Tâm hồn của anh cũng có hai nhân tố có vẻ mâu thuẫn: vừa mỉa mai vừa thân ái. Trong cái vẻ lạnh nhạt của anh có bao nhiêu tình cảm thiết tha. Lý trí của anh không cần tin tưởng, nhưng tâm hồn anh không thể thiếu tình bạn. Thật là một sự trái ngược lớn, vì tình yêu lại là tin tưởng. Bản tính của Gơrăngte là như vậy. Có những con người bẩm sinh là trang sau, là phía sau, là mặt trái của một cái gì chính; như Pôluych, Patơrôcơlơ, Niduyt, Ơdamiđat, Ephetiông, Pechmêgia.[187] Họ cần phải dựa vào một kẻ khác mới sống được. Tên họ đi theo với một tên khác, tên họ đằng trước có một chữ và họ không có một cuộc đời riêng. Đời họ là mặt trái của một cuộc đời khác. Gơrăngte thuộc loại người ấy. Anh là mặt trái của Ănggiônrátx.
Hầu như có thể nói rằng những mối tương đắc bắt đầu từ những chữ cái. Trong bảng chữ cái, O và P không tách rời nhau được. Ta có thể tùy ý đọc O và P hay Oret và Pilat.[188]
Gơrăngte như là một vệ tinh của Ănggiônrátx. Anh ở cùng với nhóm thanh niên ấy. Anh sống ở đấy và chỉ ưa sống ở đấy; anh theo họ bất cứ ở đâu. Thích thú của anh là luôn luôn nhìn thấy hình bóng họ đi lại trong cảnh trời quay tít cung thang. Người ta cũng chịu đựng anh vì anh vui tính.
Ănggiônrátx, con người đầy tin tưởng, khinh anh chàng hoài nghi ấy; Ănggiônrátx, con người thanh đạm, khinh anh chàng say rượu ấy. Đối với Gơrăngte, Ănggiônrátx chỉ dành một chút tình thương ban ơn. Gơrăngte như một Pilát ép uổng. Lúc nào cũng bị Ănggiônrátx xua đuổi, gắt gỏng. Bị xua đi, anh vẫn trở lại; lúc nào anh cũng tấm tắc ca ngợi Ănggiônrátx: chao! Pho tượng cẩm thạch, đẹp làm sao!
II
BốTXUYÊ ĐỌC VĂN TẾ BƠLÔNGĐÔ
Một buổi trưa, cũng có quan hệ với những sự việc kể trước kia như bạn đọc sẽ thấy, Legơlơ đang khoái trá tựa vào khung cửa tiệm cà phê Muydanh, để mơ màng; anh giống một pho tượng chống đỡ mái nhà đang đứng nghỉ; anh chỉ đỡ cái mơ màng của anh thôi. Anh nhìn ra quảng trường Xanh Misen. Đứng tựa lưng cũng là một cách ngủ đứng mà những con người mơ mộng rất ưa. Legơlơ thành Mô đang nghĩ vớ vẩn nhưng không bùi ngùi đến một chuyện không may vừa xảy ra cho anh hai hôm trước ở trường Luật, nó đã thay đổi cả kế hoạch tương lai của anh, tuy rằng kế hoạch ấy cũng còn rất lờ mờ.
Anh đang mơ màng, nhưng một chiếc xe ngựa vẫn chạy qua trước mặt anh và anh cũng trông thấy nó. Hai con mắt mơ hồ của anh qua tấm màn mơ mộng nhìn thấy một chiếc xe hai bánh đi trên quảng trường, đi từ từ như phân vân vô định. Chiếc xe ấy muốn tìm ai? Sao lại đi bước một như thế? Anh nhìn vào trong xe. Trong xe, bên cạnh người đánh xe có một chàng thanh niên trước mặt chàng có một cái túi to. Trên mặt túi có một dòng chữ đen lớn viết trên một tấm thiếp khâu vào vải: Mariuytx Pôngmécxi.
Cái tên ấy làm Legơlơ thay điệu bộ. Anh đứng thẳng dậy và gọi to người thanh niên trong xe:
- Ông Mariuytx Pôngmécxi!
Thấy có người gọi, chiếc xe dừng lại.
Người thanh niên, cũng có vẻ đang suy nghĩ lung lắm, ngước mắt lên và hỏi:
- Gì?
- Ông là Mariuytx Pôngmécxi?
- Chính thế.
Legơlơ nói tiếp:
- Tôi đang tìm ông:
- Lạ nhỉ? - Mariuytx hỏi.
Người thanh niên trên xe chính là Mariuytx, anh vừa bỏ nhà ông ra đi; người hỏi anh đó bây giờ anh mới trông thấy lần thứ nhất.
- Tôi chưa được quen ông.
Legơlơ trả lời:
- Tôi cũng vậy, tôi không biết ông.
Mariuytx tưởng là một anh hề nào, một anh chàng muốn chộ người giữa phố; anh chau mày cau có vì anh đang khó chịu sẵn.
Legơlơ vẫn bình thản nói tiếp:
- Hôm kia anh không đến lớp?
- Hình như thế.
- Đúng rồi còn gì.
- Anh cũng là sinh viên? - Mariuytx hỏi.
- Phải, cũng như anh, hôm kia tôi tình cờ đến lớp, anh cũng biết, thỉnh thoảng cao hứng người ta mới đến lớp. Giáo sư đang điểm danh. Anh biết những lúc ấy là họ lo lắm. Gọi tên ba lần không trả lời là họ xóa tên. Thế là sáu mươi phơrăng vứt xuống biển.
Mariuytx bắt đầu chú ý. Legơlơ nói tiếp:
- Bữa đó lão Bơlôngđô điểm danh. Anh biết lão chứ! Cái mũi nhọn hoắt và ranh mãnh! Lão khoái trá đánh hơi những anh chàng vắng mặt. Hôm ấy lão quỷ quyệt bắt đầu ngay với chữ P. tôi không để ý nghe vì tôi không liên can gì chữ ấy. Việc điểm danh tiến hành trôi chảy. Không xóa sổ được ai cả vì toàn thế giới đều có mặt. Bơlôngđô buồn. Tôi nghĩ thầm: chàng Bơlôngđô yêu dấu ơi! Hôm nay anh chẳng chặt đến cái đầu nhỏ xíu nào cả. Bỗng nhiên Bơlôngđô gọi đến tên Mariuytx Pôngmécxi. Chẳng ai trả lời, Bơlôngđô hí hửng gọi to hơn: Mariuytx Pôngmécxi và lão cầm lấy cái bút. Anh này, tôi nghe động thiện tâm, tôi nghĩ: một anh chàng lương thiện sắp bị gạch tên. Cần chú ý! Anh tướng này chính là một con người không cần đúng giờ, đúng khắc. Không phải một cậu sinh viên gương mẫu, chỉ biết học, học mòn đũng quần, một cậu oắt con bẻm chữ, giỏi khoa học, giỏi văn chương, giỏi giáo lý, giỏi triết lý, một con người ngu ngốc, mà đàng hoàng gấp nếp làm tư, mỗi góc người ngồi ở một trường đại học. Đây chắc là một anh chàng lười đáng kính, biết dạo chơi, biết nghỉ ngơi, biết dạo theo gái, biết tán tỉnh và có lẽ bây giờ đang tán cô ả của mình cũng nên. Phải cứu anh chàng này. Cho Bơlôngđô chết! Bơlôngđô đã chấm cái ngòi bút đen sì sì vì cả gạch tên vào lọ mực và đưa đi đưa lại con mắt cú vọ nhìn khắp lớp học, rồi gọi lần thứ ba: Mariuytx Pôngmécxi!
Tôi trả lời: Có mặt! Thế là anh không bị gạch tên.
Mariuytx cảm động nói:
- Anh!
Legơlơ nói thêm:
- Còn tôi thì bị xóa sổ.
Mariuytx bảo:
- Tôi không hiểu anh nói gì.
Legơlơ nói tiếp:
- Có gì rắc rối đâu! Tôi ngồi gần bàn của giáo sư, để khi gọi tên thì trả lời nhanh và cũng ngồi gần cửa để chuồn cho chóng. Giáo sư nhìn tôi chằm chằm. Bỗng nhiên lão ta nhảy sang chữ L. chữ đầu tên của tôi. Tôi ở tỉnh Mô và tên là Legơlơ.
Mariuytx ngắt lời:
- Legơlơ! Cái tên đẹp nhỉ.
- Vâng! Lão Bơlôngđô gọi đến cái tên đẹp ấy, lão hét: Legơlơ! Tôi trả lời: Có mặt!
Lão Bơlôngđô bấy giờ nhìn tôi với cái vẻ dịu dàng của con hùm, mỉm cười và bảo:
- Nếu anh là Pôngmécxi thì anh không phải là Legơlơ.[189] Câu ấy chắc có làm phật lòng anh phần nào nhưng đối với tôi thì nó mới thật là thảm hại. Nói câu ấy xong, lão gạch tên tôi.
Mariuytx kêu:
- Thưa anh! Tôi ân hận quá.
Legơlơ ngắt lời:
- Trước hết tôi muốn xông hương ướp xác lão Bơlôngđô, bằng mấy lời ca tụng, coi như lão chết rồi. Chẳng có gì khác đối với con người gầy như que củi, trắng bệch, lạnh ngắt, cứng đờ và hôi hám ấy. Tôi nói: Erudimini quy judicatis terram. Đây là mồ mả Bơlôngđô đó, bosdisciplinoe,[190] con chó anh gác, ông thần điểm danh, thuở sinh thời ngay thẳng, vuông vắn, đúng đắn, cứng rắn, lương thiện và khả ố. Chúa Trời đã gạch tên lão như đã gạch tên tôi.
Mariuytx nói tiếp:
- Tôi thật buồn…
- Anh bạn trẻ ơi! Anh nên coi đó là một bài học. Về sau thì đến lớp cho đều.
- Tôi thành thật xin lỗi anh.
- Anh đừng làm cho người khác bị gạch tên nữa.
- Tôi lấy làm khổ tâm…
Legơlơ bỗng bật cười:
- Tôi thì lại rất khoái chí! Tôi sắp phải làm luật sư! Bị gạch tên thế là thoát. Tôi không màng những vinh quang của nghề ấy. Tôi không phải bênh vực người vợ góa, không phải công kích trẻ mồ côi. Hết áo thụng, hết tập tự. Thế là tôi được xóa tên. Ông Pôngmécxi, nhờ ông đó. Tôi muốn đến thăm ông một cách long trọng để cám ơn ông. Ông ở đâu xin cho biết.
- Ở trong xe này - Mariuytx trả lời.
Legơlơ vẫn bình tĩnh:
- Dấu hiệu giàu sang đây. Thành thực mừng ông. Đây là một chỗ ở chín nghìn phơrăng tiền trọ một năm.
Ngay lúc đó Cuốcphêrắc ở trong tiệm cà phê đi ra. Mariuytx buồn bã mỉm cười:
- Tôi mới ở đây được hai giờ và tôi muốn tìm đường dọn đi. Nhưng đó là cả một đại sự. Tôi không biết đi đâu bây giờ.
Cuốcphêrắc mời Mariuyt:
- Thế mời ông đến đằng tôi.
Legơlơ nói xen:
- Đáng lẽ tôi được ưu tiên mời, nhưng tôi lại không có cái “đằng tôi” đó.
Cuốcphêrắc bảo Legơlơ:
- Im đi, Bốtxuyê.
Mariuytx ngạc nhiên:
- Bốtxuyê à? Hình như anh tên là Legơlơ.
- Vâng, Legơlơ tỉnh Mô, theo ẩn dụ là Bốtxuyê, Legơlơ trả lời.
Cuốcphêrắc leo lên xe:
- Anh đánh xe, đến khách sạn Poóc Xanh Giắc.
Và ngay chiều hôm ấy, Mariuytx có chỗ ở hẳn hoi trong một gian phòng khách sạn Poóc Xanh Giắc, ngay bên cạnh Cuốcphêrắc.
III
NHỮNG SỰ NGẠC NHIÊN CỦA MARIUYTX
Qua vài ngày thôi, Mariuytx trở thành bạn thân của Cuốcphêrắc. Thanh niên là cái tuổi dễ thân và những vết thương mau hàn gắn. Ở với Cuốcphêrắc, Mariuytx thấy thoải mái, trước nay anh chưa hề thấy dễ chịu như vậy. Cuốcphêrắc không hỏi gì Mariuytx. Anh thấy không cần thiết hỏi gì. Đối với thanh niên cứ nhìn mặt nhau là hiểu cả. Không cần nói. Thậm chí có người bộc lộ tất cả trên vẻ mặt. Trông nhau là hiểu nhau rồi.
Tuy vậy, một buổi sáng Cuốcphêrắc đột ngột hỏi Mariuyt:
- À! Chính kiến của anh thế nào?
Mariuytx hầu như có lấy làm phật ý.
Cuốcphêrắc hỏi lại:
- Anh là gì?
- Dân chủ Bônapác.
Cuốcphêrắc bảo:
- Thế ra là màu xam xám của con chuột vừa hết sợ.
Ngày hôm sau Cuốcphêrắc dẫn Mariuytx đến tiệm cà phê Muydanh và anh mỉm cười nói thầm với Mariuytx “Tôi phải giới thiệu anh với Cách mạng” và Cuốcphêrắc đưa Mariuytx vào gian buồng nhóm bạn của ABC. Anh giới thiệu Mariuytx với các đồng chí khác bằng một tiếng giản dị nói khe khẽ mà Mariuytx không hiểu: một học trò.
Mariuytx rơi vào một cái tổ ong trí tuệ. Tuy tính ít nói và trầm tĩnh, anh cũng không phải tay vừa.
Xưa nay sống cô đơn, Mariuytx đã có thói quen suy nghĩ một mình, chỉ thích mình nói riêng với mình, vì vậy anh cũng e ngại rụt rè trước đám thanh niên mau mồm mau miệng này. Những cái mới lạ khác ở họ lôi kéo anh và cũng làm anh day dứt. Tất cả những khối óc phóng khoáng và luôn luôn hoạt động ấy làm cho ý nghĩ của anh quay cuồng; nhiều khi trong rối loạn, nó bay khá xa anh, phải khó nhọc lắm mới tìm lại được mối; có khi anh không nhớ lại được mình nghĩ gì nữa. Họ bàn luận với nhau về triết lý, văn chương, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng một cách rất bất ngờ, anh thoáng thấy những khía cạnh lạ lùng, anh không sắp xếp những cái đó cho nên anh tưởng như còn hỗn loạn. Khi cắt đứt với ông và theo chính kiến cha, anh cho rằng tư tưởng của anh đã có một cơ sở vững chắc; bây giờ thì anh ngờ ngợ rằng anh chưa nắm được gì, anh lo lắng và không dám tự thú nhận như vậy. Góc độ anh đứng để nhìn sự vật lại bắt đầu di chuyển. Những chân trời tư tưởng của anh hình như nghiêng ngã, thật là một cuộc xáo trộn lạ lùng. Anh thấy trong lòng gần như đau khổ.
Đối với những người thanh niên ấy, hình như không có cái gì mà họ cho là “đã cố định”. Về bất cứ vấn đề nào anh cũng nghe thấy những câu nói lạ lùng anh chưa nghe quen nên lấy làm khó chịu.
Một tờ quảng cáo rạp hát rao một vở bi kịch cổ điển, Bahôren kêu lên:
- Đả đảo thứ bi kịch cổ điển thích thú của bọn tư sản.
Nhưng Mariuytx lại thấy Côngbơphe nói:
- Anh lầm rồi! Bahôren ạ. Bọn tư sản thích kịch cổ điển thì mặc họ thích. Bi kịch cổ điển với những nhân vật mang tóc giả cũng có lý do tồn tại của nó, tôi không phải vì Etsin mà phủ nhận nó. Trong giới tự nhiên có những giống chưa hoàn thành, những mẫu hình bắt chước; một cái mỏ không ra cái mỏ, cánh không ra cánh, vây chẳng ra vây, chân chẳng ra chân, với tiếng kêu thảm thiết làm cho người ta phì cười, con vịt đấy. Bên cạnh chim có gà vịt, thì tại sao không có bi kịch cổ điển bên cạnh bi kịch cổ điển.
Cũng có hôm tình cờ, Mariuytx qua phố Giăng Giắc Rutxô cùng với Ănggiônrátx và Cuốcphêrắc. Cuốcphêrắc nắm cánh tay Mariuytx bảo:
- Chú ý, đây là phố Pơlatơrie, nay cải tên là phố Giăng Giắc Rutxô vì khoảng sáu mươi năm trước đây có một cái gia đình kỳ dị đã ở phố này. Cái gia đình Giăng Giắc và Têredơ. Thỉnh thoảng gia đình ấy sinh con: Têredơ thì cho ra đời, còn Giăng Giắc thì cho vào cô nhi viện.
Nhưng Ănggiônrátx cự Cuốcphêrắc:
- Không được nói gì đến Giăng Giắc. Con người ấy đáng phục. Ông ta bỏ con mình, phải, nhưng ông đã nhận nhân dân làm con.
Không một ai trong nhóm thanh niên ấy nói tiếng hoàng đế. Chỉ có Giăng Pruve thỉnh thoảng gọi Napôlêông; mọi người khác đều gọi Bônapác. Ănggiônrátx gọi: Buônapac.
Mariuytx có phần ngạc nhiên. Bước đầu của sự hiểu biết.[191]
IV
BUỒNG TRONG CỦA TIỆM CÀ PHÊ MUYDANH
Một trong những buổi tranh luận giữa những người thanh niên ấy mà Mariuytx vẫn dự, có khi cũng có ý kiến, đã tác động rất mạnh đến tinh thần anh.
Buổi tranh luận ấy cũng ở buồng trong tiệm cà phê Muydanh. Nhóm bạn của ABC hôm đó có mặt gần đông đủ cả. Ngọn đèn dầu thắp sáng trưng. Họ nói chuyện này, chuyện khác, ồn ào nhưng không say sưa. Trừ Ănggiônrátx và Mariuytx yên lặng, mỗi người đều có ít nhiều diễn thuyết vu vơ. Những cuộc nói chuyện giữa đồng chí thường có những lúc ồn ào vô hại như vậy. Tranh luận mà cũng như trò đùa lộn xộn thôi. Người ta tranh cãi, người nói đi, kẻ nói lại bốn phía.
Không có người phụ nữ nào được vào trong gian buồng ấy, trừ Luidông, chị rửa bát trong tiệm, thỉnh thoảng đi qua buồng từ chỗ rửa bát sang nhà bếp.
Gơrăngte say mềm ba hoa làm ồn cả một góc buồng. Hắn nói phải, hắn nói trái ầm ĩ. Hắn thét:
- Ta khát, hỡi những người trần gian, ta nằm mơ thấy cái thùng rượu. Heđenbe bị ứ máu não lăn ra và ta là một trong mười hai con đỉa để chích máu hắn. Ta muốn uống. Ta muốn quên cuộc đời. Đời là một chuyện bịa đặt ghê tởm, ai đã đặt bày nó ra. Chẳng được bao lâu, chẳng quý giá gì. Sống cho được phải bươu đầu sứt trán. Đời là một bức phông, không có được mấy cảnh có thật. Hạnh phúc là một cái khung tranh cổ lỗ sơn có một mặt. Êchelêdiat[192] nói: “Tất cả là phù phiếm!”. Ta cũng nghĩ như ông lão này, cái ông lão có lẽ không có thực bao giờ. Con số không, vì không muốn trần truồng, đã khoác cái áo phù phiếm. Ôi! Phù phiếm! Người khoác cho tất cả mọi vật những tiếng thật kêu. Cái xó bếp gọi là một phòng thí nghiệm, gã múa may là một giáo sư, một anh chàng làm xiếc góc chợ là một huấn luyện viên thể dục, một anh đấm bậy là một nhà quyền thuật, một anh bán thuốc là nhà hóa học, một anh cắt tóc là một nghệ sĩ, một anh xúc bùn là một kiến trúc sư, một thằng dô kề là một nhà thể thao, một con mọt đất là một con thanh long trùng. Phù phiếm có mặt trái, mặt phải; mặt trái thì ngu, đó là anh da đen với những vòng nhẫn, hoa thủy tinh; mặt trái thì ngốc, đó là nhà triết học với bộ quần áo tã. Anh thứ nhất làm ta khóc thương, anh thứ hai làm ta cười rộ. Cái mà người ta vẫn gọi là những vinh dự và những phẩm giá, hay là vinh dự và phẩm giá nữa, thường là vàng giả. Bọn vua chúa chơi đùa với lòng kiêu ngạo của con người. Caliguyla phong cho một con ngựa làm đại thần, Salơ II phong một miếng thịt bò làm hiệp sĩ. Anh hãy sánh vai với đại thần Anhxitatuyt và tiểu nam tước “Thăn bò”.
Còn chân giá trị của con người cũng chẳng đáng quý gì hơn. Hãy nghe những hàng xóm láng giềng nói nhau. Trắng nói về trắng thật hung dữ; bông huệ muốn vùi dập con bồ câu trắng; mụ đi lễ dè bỉu mụ đi vái độc địa hơn con rắn lục hay con hổ mang xanh. Tiếc là tôi dốt quá, nếu không tôi có thể vạch ra một trăm chuyện, nhưng tôi chẳng biết gì cả. Chẳng hạn tôi vẫn tinh khôn. Hồi tôi là học trò họa sĩ Gơrô, tôi không bôi bác những bức tranh nhỏ mà đi xoáy táo. Rapanh là giống đực của Rapinơ.[193] Đấy là nói tôi. Còn các bạn thì cũng chẳng hơn gì tôi. Tôi cóc cần những đức tốt của các bạn, những ưu điểm, những tính ưu việt của các bạn. Mỗi tính tốt gắn liền với một tính xấu: cần kiệm đi tới hạ tiện, rộng rãi đi tới hoang phí, can đảm gần với táo tợn, mộ đạo quá cũng là giả dối. Cái áo của Điôgienơ thủng bao nhiêu lỗ thì trong đạo đức có bấy nhiêu tính xấu. Anh phục ai, kẻ bị giết hay người giết? Xêda hay Bruytuyx. Thường người ta đứng về phía kẻ giết người. Bruytuyx muôn năm! Bruytuyx đã giết! Đạo đức là thế. Đạo đức? Đồng ý, nhưng cũng là điên rồ. Những vĩ nhân ấy mang những vết bẩn lạ kỳ. Bruytuyx, người giết Xêda, lại mê một cái tượng trẻ con. Tượng đó do nhà điêu khắc Hy Lạp Stơrôngyliông tạc, người cũng đã tạc một bức tượng nữ kỵ sĩ gọi là Chân đẹp, Echnơmôxơ và Nêrông mang theo trong các cuộc hành trình của ông. Nhà điêu khắc Stơrôngyliông chỉ để lại có hai pho tượng ấy, hai pho tượng đã làm cho Bruytuyx và Nêrông hòa hợp với nhau. Bruytuyx mê cái tượng này, Nêrông mê cái tượng kia. Lịch sử chỉ là một sự nhai lại. Thế kỷ này đánh cắp thế kỷ khác. Trận Marănggô sao chép trận Pitna. Trận Tônbiăc của Clôvitx và Auxtéclít của Napôlêông giống nhau như hai giọt máu. Tôi chẳng quý trọng chiến thắng. Chẳng có gì ngớ ngẩn hơn là chiến thắng. Thuyết phục mới thực là vinh quang. Nhưng anh hãy thử chứng minh một cái gì xem có được không nào? Các anh chỉ muốn thành công, ôi, tầm thường biết bao! Các anh chỉ muốn thành công, ôi, bần tiện biết bao! Than ôi! Bất cứ ở đâu cũng là hư danh và hèn nhát. Tất cả đều phục tùng. Thắng lợi, cả ngữ pháp nữa. Si volet usus (Nếu muốn thì dùng) như Horaxơ nói. Tóm lại tôi khinh rẻ loài người. Ta có đi xuống từng phần không? Các anh muốn tôi kính phục các dân tộc ư? Kính phục dân tộc nào, theo ý các anh? Dân Aten, những dân Pari thuở trước, đã giết Phôxiông như Côlinhi của ta và nịnh nọt những bạo chúa đến mức Anaxêphorơ bảo: mùi nước đái của Pidixtơratơ thu hút loài ong. Con người vĩ đại nhất của Hy Lạp trong thời gian 50 băm là nhà ngữ pháp học, bé nhỏ đến mức phải lấy chì đụp vào đế giầy để khỏi bị gió cuốn đi. Trên quảng trường rộng nhất của Côranhtơ, có một pho tượng do Xilaiông tạc, mà Plinơ đã xếp loại. Đó là tượng Êphixtatơ. Êphixtatơ đã làm gì? Êphixtatơ đã đặt ra cái món võ ngáng chân. Thế là tóm tắt cả Hy Lạp và vinh quang. Sang các dân tộc khác. Phục nước Anh chăng? Phục nước Pháp chăng? Phục nước Pháp, tại sao? Tại Parsi chăng? Tôi vừa nói ý kiến của tôi về Aten. Phục Anh chăng? Vì Lôngđơrơ ư? Tôi ghét Cáctagiơ. Vả lại Lôngđơtơ, thủ đô của xa hoa, cũng là thủ đô của bần cùng. Chỉ trước cửa nhà thờ Sarin Crôxơ, mỗi năm có một trăm người chết đói. Anbiông như thế đấy. Tôi thêm nữa cho đủ, tôi đã trông thấy một cô gái Anh múa với một vành hoa hồng và đôi kính xanh. Thế là một cái mặt lợn cho nước Anh. Không phục Giôn Buyn, có phục người anh em Gônatăng không? Tôi không ưa lắm người anh em chủ nô ấy. Cắt cái khẩu hiệu Time is money (thì giờ là tiền bạc) thì nước Anh còn gì? Cắt cái khẩu hiệu Cotton is king (bông vải là vua) thì nước Mỹ còn gì? Nước Đức là máu trắng, nước Ý là mật đắng. Ca ngợi nước Nga chăng? Vônte phục nước Nga, Vônte phục cả Trung Quốc. Tôi đồng ý là nước Nga có những cái đẹp của nó, chẳng hạn cái chế độ độc đoán mạnh của nó. Nhưng tôi thương hại những kẻ độc đoán. Họ có một sức khỏe mong manh. Alêxi mất đầu, Pie bị đâm chết, Pôn phải thắt cổ, một Pôn khác bị xéo chết dưới đế giầy, mấy Ivăng bị cắt tiết, một lô Nicôla và Badin bị đầu độc. Rõ ràng là cung điện của Nga hoàng xấu xa bẩn thỉu quá. Tất cả các dân tộc văn minh chỉ bày ra trước mắt các nhà tư tưởng các chi tiết: chiến tranh. Chiến tranh văn minh đã sử dụng triệt để và tổng hợp tất cả các loại cướp bóc, từ lối cướp đường của dân Tơrabuykerơ trong những hẻm núi Giaxa đến cách ăn cắp của người Da đỏ Cômăngsơ trong cái Hẻm Khả nghi. Các anh sẽ bảo: châu Âu vẫn hơn châu Á chứ? Tôi đồng ý châu Á là trò đùa; nhưng tôi không hiểu vì lẽ gì các anh cười ông Đại latma, các anh, những dân tộc phương Tây, đã đem những cái rác rưởi của vua chúa, từ cái áo lót mình dơ bẩn của hoàng hậu Idaben đến cái ghế thủng đít của Hoàng thái tử làm thành kiểu cách thời thượng và thanh tân? Các con người ơi! Tôi xin bảo các ngài, thôi đi, ở Bơruyxen, các người uống nhiều bia nhất, ở Xtôckôm nhiều rượu mạnh nhất ở Mađơrit ăn nhiều sôcôla nhất, ở Angxtecđam nhiều rượu đỗ tương nhất, ở Lôngđơrơ nhiều rượu vang nhất, ở Côngxtăngtinôplơ nhiều cà phê nhất, ở Pari nhiều rượu khổ ngải nhất. Đấy là tất cả những điều bổ ích cần biết. Nói tóm lại thì Pari hơn cả. Ở Pari những người nhặt giẻ cũng tế nhị như người Xabaritơ. Điôgien có lẽ muốn là một người nhặt giẻ ở quảng trường Môbe hơn là một nhà triết học ở Pari. Các anh nên biết thêm rằng những tiệm rượu của người nhặt giẻ gọi là Bibinơ; những tiệm nổi tiếng nhất là La Caxơron và Labatoa. Nào đâu tất cả các quán rượu, quán trà, tiệm ăn, rạp hát, các chai to, chai nhỏ, thùng lớn, thùng bé, bibinơ của những người nhặt giẻ và lữ quán của các vị quốc vương phương Đông, tôi chứng nhận với các ngài tôi là một gã ăn chơi hưởng lạc, mỗi bữa ăn của tôi ở tiệm Risa là 40 xu, tôi cần có những tấm thảm Ba Tư sang trọng đến mức hoàng hậu Clêôpatrơ trông thấy phải lăn mình lõa lồ trên đó. Nhưng Clêôpatrơ ở đâu? A! Em Luiđông đấy ư? Chào em!
Thao thao bất tuyệt, Gơrăngte túy lúy, đang ba hoa trong cái góc của chàng ở buồng trong tiệm cà phê Muydanh và kéo tay chị rửa bát đĩa vừa đi qua.
Bốtxuyê giơ tay ra định bắt anh thôi nói, nhưng Gơrăngte lại càng ba hoa hơn.
- Con phượng hoàng Mô, bỏ tay xuống. Cậu chẳng làm cóc gì được tôi với cái dáng điệu Ipôcratơ không nhận lễ Actaxéc. Tớ miễn cho cậu cái nhiệm vụ can mình. Vả lại mình đang buồn. Các anh muốn mình nói gì? Con người xấu lắm, con người chẳng ra hình thù gì. Con bươm bướm là vật hoàn mỹ. Con người là phế phẩm. Chúa đã nặn hỏng con vật này. Quần chúng là một mớ xấu xa chọn lọc. Kẻ nào cũng khốn nạn hết. Đàn bà vần với xấu xa. Phải, tôi chán chường, lại thêm buồn bã, thêm nhớ nhung, u uất và tôi cáu, tôi gắt, tôi ngáp, tôi ngán, tôi đập tôi, tôi quấy tôi. Chúa! Hãy xéo đi!
Bốtxuyê lại kêu:
- Im đi thôi R. hoa!
Bốtxuyê đang tranh luận với một nhóm khác về một điểm pháp luật và đang sa lầy vào một câu đầy tiếng lóng tư pháp.
- Còn tôi, tôi chỉ là một nhà luật học nửa mùa, giỏi lắm là một ông biện lý tài tử, tôi khẳng định điều này: theo tập quán của xứ Noócmăngđi vào dịp lễ Xanh Misen, mỗi năm phải nộp cho lãnh chúa một món thuế nếu không được miễn, tất cả mọi người và mỗi người, những chủ sở hữu, những kẻ bị tịch biên di sản, về tất cả các hợp đồng, trường kỳ tô tá, khế ước cho thuê, thế tập tài sản, hợp đồng về tài sản công cộng, cầm đồ thế sự.
Gơrăngte ngâm nga:
- Thế sự nhân tình ôi a!
Bên cạnh Gơrăngte có một cái bàn con với một tờ giấy, một lọ mực, một cái bút với hai ly rượu. Chắc chắn họ đang thai nghén một vở hài kịch. Chuyện lớn này phải bàn nhỏ và hai cái đầu đang chụm vào nhau làm việc:
- Hãy chọn tên nhân vật, khi có tên nhân vật, sẽ có chủ đề.
- Đúng rồi, đọc đi, mình ghi.
- Ông Đôrimông.
- Một lão sống về lợi tức?
- Đúng rồi.
- Con gái lão Xêlextinơ.
- …tinơ. Gì nữa?
- Đại tá Xanhvan.
- Xanhvan, cổ lắm. Nên gọi là Vanxanh.
Bên cạnh nhóm kịch tác gia tập sự, một nhóm khác thừa lúc ồn ào, thầm thì bàn với nhau chuẩn bị một cuộc đấu kiếm. Một chàng già, 30 tuổi khuyên một gã trẻ 18 và nói cho anh này biết rõ đối thủ của anh là ai.
- Chà! Phải đề phòng đấy! Một mũi kiếm cừ khôi đấy. Đường kiếm rất gọn, tấn công mạnh, không có miếng trá đao nào thừa, cổ tay dẻo, hoa nhanh, đánh như chớp, đỡ tài, phản công chính xác, hừ, thế mà lại còn cầm kiếm tay trái nữa chứ!
Ở góc đối lập với Gơrăngte, Giôly và Bahôren chơi đôminô và nói chuyện nhân ngãi, Giôly bảo:
- Cậu sướng nhé. Cô ả của cậu lúc nào cũng cười,
- Cô ta cười là sai lầm đấy. - Bahôren đáp - Nhân tình của ta mà cười là sai lầm, vì họ cười cũng như khuyến khích mình lừa họ. Thấy họ cười mình chẳng còn hối hận, nếu cô ả buồn, mình mới thấy áy náy.
- Đồ bạc bẽo! Một phụ nữ lúc nào cũng cười là rất quý! Không bao giờ có chuyện xô xát!
- Đó là do cái hiệp ước chúng mình đã ký với nhau. Khi làm cuộc liên minh thần thánh nhỏ đó, chúng mình đã quy định biên giới của mỗi bên, không bên nào được vượt quá. Phía gió bấc là xứ Vô, phía gió nam là xứ Gex. Do đó mà có hòa bình.
- Hòa bình là hạnh phúc đang tiêu hóa.
- Còn cậu Giôly, ra sao rồi, cuộc xích mích của cậu với ả… cậu biết mình nói ai rồi chứ?
- Cô ả vẫn làm mày làm mặt với mình một cách kiên trì, ác độc.
- Nhưng cậu vẫn là gã tình nhân đáng thương cảm vì gầy guộc.
- Chao ôi!
- Ở địa vị cậu thì mình phớt, mặc cô ta đấy.
- Nói thì dễ.
- Làm cũng dễ. Có phải cô ả tên là Muysisetta không?
- Phải, úi chà! Cậu Bahôren ơi! Một cô ả tuyệt vời, có khiếu văn thơ, chân nhỏ, tay xinh, ăn mặc bảnh, nõn nà, tròn trịa, đôi mắt tình tứ mơ mộng. Mình như say như dại.
- Thế thì cậu ạ, phải chiều cô ta thôi, diện sang, khéo điệu bộ. Đến cửa hàng Stôp sắm một chiếc quần len da bảnh. Ăn tiền đấy.
- Bao nhiêu?- Gơrăngte thét.
Ở góc thứ ba họ đang tranh luận về thơ ca. Thần thoại Hy Lạp tranh chấp với thần thoại Gia-tô. Các thần Ôlanhpơ được Giăng Pruve bảo vệ, với xu hướng lãng mạn của anh. Giăng Pruve chỉ nhút nhát lúc nghỉ ngơi. Khi đã bị kích thích, thì anh hùng hồn và trong sự hưng phấn có cái vui tươi. Lúc ấy, Giăng Pruve vừa vui vẻ vừa trữ tình.
- Ta chớ có chửi rủa thần thánh. Có lẽ thần thánh vẫn còn sống. Giuypite với tôi không phải đã chết. Các anh bảo thần thánh ảo mộng. Thế mà trong thiên nhiên, thiên nhiên nguyên vẹn như bây giờ, khi tất cả những ảo tưởng đó đã biến mất rồi, người ta vẫn còn tìm thấy tất cả những thần thoại lớn. Cái núi kia trông như một pháo đài, như ngọn Vinhơmalơ chẳng hạn, với con mắt tôi, vẫn là cái mũ của thần Xibelơ. Ai bảo rằng thần Răng đêm đêm không đến thổi vào thân cây liễu rỗng và lấy các ngón tay lần lượt bịt, mở các lỗ trên thân cây. Vả tôi vẫn thấy phảng phất bóng dáng nàng Iô trong cái thác Pixơvaxơ.[194]
Trong góc cuối cùng họ bàn chính trị. Người ta mạt sát cái hiến chương do vua ban bố. Côngbơpherơ bênh vực yếu ớt, còn Cuốcphêrắc thì đập tơi bời. Chẳng may trên bàn lại có một bản hiến chương của Tukê, Cuốcphêrắc nắm lấy nó và mồm thì thao thao lý lẽ, tay thì vung vẩy tờ giấy.
- Thứ nhất, tôi không thích có vua. Dù chỉ xét về mặt kinh tế, tôi cũng không muốn có vua. Vua là một kẻ ăn bám. Vua không phải là một của cho không. Hãy nghe đây: sự đắt đỏ của vua Chúa. Khi vua Phơrăngxoa I chết, quốc trái của vua nước Pháp là ba mươi ngàn livơrơ; khi Lui XIV băng hà, nợ lên tới hai tỉ sáu trăm triệu với giá hai mươi tám livơrơ một mác, nghĩa là theo giá tiền 1760 với sự tính toán của Đêmarê, bốn tỉ năm trăm triệu và theo tiền bây giờ là mười hai tỉ. Thứ hai, dù Côngbơpherơ không vừa ý, phải nói rằng một hiến chương do vua ban bố là một thủ đoạn văn minh không tốt. Bảo vệ cái quá độ, làm êm dịu bước chuyển tiếp, làm nhẹ bớt sự rung chuyển, chuyển cả một dân tộc một cách yên lặng từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ, bằng những cái ảo tưởng lập hiến này, không có lý lẽ nào đáng ghét hơn. Không! Không! Đừng bao giờ đưa cho nhân dân một ánh sáng giả tạo. Các nguyên lý tàn lụi, vàng vọt đi cái hầm tối lập hiến của các anh. Không, không cho thoái hóa, không có thỏa hiệp nào cả. Không có cái gì do vua ban cho dân cả. Trong tất cả những sự ban ơn ấy, đều có cái điều khoản 14. Tay này đưa cho, vuốt kia nắm lại. Tôi cương quyết từ chối cái hiến chương của các anh. Một hiến chương là một cái mặt nạ, ở dưới là dối trá. Một dân tộc thừa nhận một hiến chương là đã thoái vị. Dân quyền chỉ là dân quyền khi nó trọn vẹn. Không! Không hiến chương gì cả.
Trời đang mùa đông, hai khúc củi đang cháy trong lò sưởi. Cám dỗ quá, Cuốcphêrắc không giữ tay nổi. Anh vò nát cái hiến chương Tukê tội nghiệp và ném vào đống lửa. Giấy cháy bùng. Côngbơpherơ như một nhà triết học, nhìn cái kiệt tác của vua Lui XVIII cháy và chỉ nói vài lời:
- Hiến chương hóa kiếp thành ngọn lửa.
Rồi thì chế nhạo, châm biếm, chơi chữ, giễu cợt, tất cả cái gọi là vui nhộn Pháp, là hài hước Anh, cái thanh nhã, cái thô kệch, những lý lẽ chính đáng, những lý lẽ bậy bạ, tất cả những tràng pháo vang rộn ràng trong đối thoại, từ mọi chỗ nổ tung lên một lúc, chằng chịt trên đầu mọi người như một cuộc bùng nổ vui vẻ.
V
CHÂN TRỜI MỞ RỘNG
Những sự va chạm của các đầu óc trẻ với nhau có cái tuyệt là không thể tiên đoán được cái tia lửa và ước phỏng cái ánh chớp. Cái gì sẽ bùng ra lát nữa. Không thể biết được. Cái bật cười xuất phát từ sự cảm động. Giữa khi đùa cợt cái nghiêm túc lại có thể hiện ra. Những động lực thúc đẩy bật ra từ một lời, một tiếng ngẫu nhiên. Tài hùng biện của mỗi người ngự trị. Một lời châm biếm có thể đưa đến những sự bất ngờ. Đó là những cuộc thảo luận có những bước ngoặt đột ngột và viễn cảnh thay đổi thình lình. Ngẫu nhiên là người dàn cảnh trong những cuộc tranh luận này.
Trong những cuộc đấu khẩu ồn ào giữa Gơrăngte, Bahôren, Pơruve, Bốtxuyê, Côngbơpherơ và Cuốcphêrắc, bỗng nhiên một tư tưởng nghiêm chỉnh xuất hiện rất lạ lùng.
Không biết vì sao một lời nói đột ngột tự nhiên được thốt ra, nổi bật lên, làm cho mọi người chú ý. Chẳng ai biết được, như chúng tôi đã nói. Đang lúc ồn ào, Bốtxuyê kết thúc một câu nói với Côngbơphe bằng cái ngày lịch sử.
- 18 tháng sáu 1815: Oatéclô.
Mariuytx đang ngồi cạnh một cốc nước, cằm tỳ vào bàn tay, hủy tay chống trên mặt bàn. Nghe tiếng Oatéclô anh bỗng bỏ tay ngẩng đầu lên và nhìn chăm chú bọn người đang tranh luận.
- Chúa ơi! Cuốcphêrắc kêu (lúc này Trời ôi đã quá mốt).
- Con số 18 ấy thật kỳ dị buộc tôi phải chú ý. Con số định mệnh của Bônapác. Đặt chữ Lui trước số 18 và chữ Bơruyme sau số 18 thì chúng ta đã tóm tắt cả số phận của con người ấy với cái đặc điểm đầy ý nghĩa này là số 18 đặt sau thúc bách số 18 đặt trước.[195]
Ănggiônrátx, từ đầu vẫn yên lặng bỗng nói với Cuốcphêrắc:
- Anh muốn bảo rằng đền tội theo sát ngay tội ác phải không?
Mariuytx đã rất xúc động vì bất ngờ thấy gợi đến Oatéclô, khi đến cái danh từ tội ác thì anh không giữ được bình tĩnh nữa.
Anh đứng dậy, từ từ đi về phía cái bản đồ nước Pháp treo trên tường, trên bản đồ ở góc dưới trong một ô riêng có vẽ một hòn đảo. Mariuytx để ngón tay trên cái ô riêng ấy và nói:
- Đảo Corxơ. Một hòn đảo nhỏ đã làm cho nước Pháp thành một nước rất lớn.
Lời nói của Mariuytx như một luồng gió lạnh vút qua. Mọi người ngừng hẳn lại. Người ta cảm thấy một việc nghiêm trọng sắp xảy ra.
Bahôren cãi nhau với Bốtxuyê, định ưỡn người cho ra vẻ như anh thường làm, cũng bỏ ý định ấy và ngồi yên để lắng nghe.
Ănggiônrátx, không nhìn ai, con mắt xanh của chàng như đăm đăm nhìn không gian, trả lời Mariuyt:
- Nước Pháp không cần có hòn đảo Corxơ nào mới lớn. Nước Pháp lớn vì là nước Pháp Quia nominor leo.
Mariuytx không chịu chùn bước. Anh quay về phía Ănggiônrátx và như rung động từ đáy lòng, anh cất cao tiếng nói:
- Tôi không hề có ý muốn làm giảm giá trị nước Pháp nhưng ghép tên Napôlêông với nước Pháp đâu có phải là làm xấu nước Pháp. Cũng phải nói rõ ý kiến của tôi. Tôi mới đến, xa lạ với các anh, nhưng tôi phải thú thật là các anh làm tôi ngạc nhiên. Chúng ta bàn chuyện gì? Chúng ta là người thế nào? Các anh là người thế nào. Ta phải nói rõ quan niệm của chúng ta về Hoàng đế. Các anh gọi Buyônapáctơ, đọc chữ u chẳng khác gì bọn bảo hoàng. Cũng cần phải nói là ông tôi còn tệ hơn nữa: ông lão vẫn gọi: Buyônapáctê. Tôi vẫn tưởng các anh là những người thanh niên. Lòng hăng hái của các anh ở đâu? Và các anh hăng hái về cái gì chứ? Nếu không khâm phục Hoàng đế thì khâm phục ai? Còn đòi gì hơn nữa? Nếu một vĩ nhân như thế còn không vừa lòng các anh thì các anh còn muốn vĩ nhân nào khác nữa? Hoàng đế có tất cả, Hoàng đế hoàn toàn. Trong óc Người chứa đựng toàn bộ khả năng của con người. Người làm những bộ luật như Giuytxtiniêng, đọc chỉ dụ như Xêda, những lời nói của Người như chớp của Patscan lẫn sấm sét của Taxitơ, Người làm lịch sử và viết sử, thông cáo của Người là những bản anh hùng ca, Người phối hợp con số của Niutơn với mỹ từ của Mahômét. Người để lại phương Đông những lời nói hùng vĩ như Kim tự tháp, ở Tinxit Người dạy cho bọn đế vương thế nào là đường bệ, ở Hàn lâm viện khoa học Người đối đáp với Lapơlátxơ, ở Hội đồng quốc gia Người tranh cãi với Méclanh, Người làm cho hình học của người này và pháp lý của kẻ khác có một linh hồn. Người là pháp lý với các luật gia, là tinh đẩu với các nhà thiên văn học, như Cơrômuen, khi có hai cây nến sáng thì thổi bớt một cây, Người cần kiệm mặc cả một cái núm màn cửa. Người thấy cả, biết cả, nhưng vẫn có một nụ cười hồn nhiên, chất phác bên nôi đứa con nhỏ. Đùng một cái, cả châu Âu hãi hùng lắng tai nghe từng đạo quân rầm rộ xông lên, từng bãi đại bác chuyển động, những chiếc cầu phao mọc dài ra trên các mặt sông, những đoàn kỵ binh như mây cuộn phi trong dông bão, tiếng hò la, tiếng kèn trống vang dội các ngai vàng rung chuyển, bờ cõi các quốc gia di động trên bản đồ, người ta nghe tiếng một lưỡi gươm thần rút ra khỏi vỏ, người ta thấy Hoàng đế đứng hiên ngang giữa chân trời, bàn tay sáng rực, đôi mắt chói lòa, trong sấm chớp. Người giương hai cánh rộng là Đại quân và Đội cận vệ bách chiến và lúc ấy Người là vị thần chiến tranh.
Tất cả mọi người im lặng, Ănggiônrátx cúi mặt. Nín lặng thì bao giờ cũng có vẻ như là đồng tình hoặc là bị dồn vào chân tường. Mariuytx hầu như không kịp thở, nói tiếp hăng hái hơn:
- Các bạn ơi! Chúng ta phải công bằng. Là đế quốc của một vị đế vương như thế, thật là một số phận vinh quang cho một dân tộc, nhất là dân tộc ấy lại là dân tộc Pháp, dân tộc đã đem thiên tư của mình thêm vào thiên tư của con người ấy! Xuất hiện là trị vì, tiến lên là chiến thắng, mỗi trạm hành quân là một thủ đô, đem lính thủ pháo của mình đặt lên các ngai vàng, ra sắc dụ chấm dứt những triều đại, thay đổi bộ mặt của Âu châu theo bước chân xung kích, khi cảnh cáo thì tưởng như tay nắm chuôi gươm của Chúa Trời, trong một người mà là cả Anniban, Xêda và Saclơmanhơ, là thần dân của một vĩ nhân mỗi buổi bình minh đem lại một tin chiến thắng vang dội, lấy tiếng súng thần công điện Anhvalit làm chuông báo thức, ném vào trong ánh sáng chói lòa những tên muôn đời rực rỡ: Marănggô, Accôn, Auxtéclít, Iêna, Vagơram, luôn luôn tung những chùm sao chiến thắng trên vòm trời nghìn thuở, làm cho đế quốc Pháp huy hoàng như đế quốc La Mã, là một đại cường quốc với một đại hùng quân, tung những đội binh hùng dũng đi khắp trái đất như những con chim phượng hoàng từ đỉnh núi tung bay khắp nơi, chiến thắng, làm bá chủ, chớp nhoáng đánh gục thiên hạ, làm một dân tộc vàng son rực rỡ vì vinh quang, đi xuyên lịch sử với tiếng kèn vang rộn của một đội nhạc thiên binh, chinh phục thế giới hai lần, bằng sức mạnh chinh phục và ánh sáng quang vinh thật là hùng vĩ. Còn cái gì vĩ đại hơn?
- Có! Tự do - Côngbơpherơ trả lời.
Đến lượt Mariuytx cúi mặt. Cái tiếng giản dị, lạnh lùng ấy xuyên qua luồng cảm hứng hùng tráng của Mariuytx như một lưỡi thép và anh thấy như cả cái hứng khởi của anh tan biến đi. Khi anh ngẩng mặt lên thì Côngbơpherơ không còn đấy nữa. Côngbơpherơ hình như khoái chí đã phá ngang chương tụng của Mariuytx nên bỏ đi, cả những người khác cũng đi theo anh, trừ Ănggiônrátx. Gian buồng trống rỗng. Còn một mình Ănggiônrátx với Mariuyt; anh nhìn Mariuytx một cách nghiêm nghị. Mariuytx hình như đã tập trung lại được ý nghĩ, có vẻ chưa chịu thua; còn một chút sôi nổi trong lòng, Mariuytx định biến thành những tam đoạn luận để trả thù vào Ănggiônrátx, nhưng ngoài cầu thang bỗng có tiếng người vừa hát vừa đi ra phố. Đó là Côngbơpherơ. Anh hát:
Nếu Xêda cho ta
Vinh quang và chinh chiến
Mà bắt ta phải xa
Mẹ ta,
Thì ta sẽ bảo Xêda:
Trả ngài ngai vàng và xe trận,
Mẹ ta ta yêu hơn, tình tình tang!
Mẹ ta ta yêu hơn.
Giọng hát vừa âu yếm vừa dữ dội của Côngbơpherơ làm cho bài hát có một vẻ hùng dũng lạ lùng. Mariuytx suy nghĩ, mắt nhìn lên trần nhà và tự nhiên nhắc lại: Mẹ ta?…
Bỗng nhiên anh thấy Ănggiônrátx nhẹ nhàng đặt tay trên vai anh:
- Công dân Mariuytx, mẹ ta là nước cộng hòa.
VI
GIA TÀI CHẲNG CÓ GÌ[196]
Sau buổi chiều ấy, Mariuytx thấy tâm hồn lay chuyển và một mối buồn u ám. Cái cảm giác của anh có lẽ cũng như của mặt đất khi người ta lấy lưỡi sắt rạch ra để vùi một hạt thóc giống; mặt đất như chỉ cảm thấy vết thương; cái xao xuyến khi hạt giống nảy mầm và niềm vui khi cây lúa nở bông sau này mới đến.
Mariuytx không vui. Anh vừa tìm được một tín ngưỡng chả lẽ lại bỏ ngay đi. Anh muốn cả quyết là không. Anh tự bảo, không nên hoài nghi, nhưng anh vẫn thấy bắt đầu hoài nghi, ở giữa hai tín ngưỡng: một tín ngưỡng chưa thoát, một tín ngưỡng chưa thành, thật là day dứt khó chịu; cái bóng hoàng hôn ấy chỉ những tâm hồn như con dơi thích thú. Con mắt của Mariuytx quen nhìn thẳng, cần có ánh sáng thực sự. Cái hoài nghi mập mờ làm cho anh đau khổ. Mặc dù anh muốn đứng yên chỗ cũ, giữ nguyên tin tưởng cũ, anh thấy bắt buộc phải tiếp tục, phải tiến, phải nhận xét, suy nghĩ phải đi xa hơn. Sẽ đi đến đâu? Anh lo lắng là sau khi đã tiến được bao nhiêu bước đến gần cha anh, bây giờ anh lại phải đi những bước ra xa. Anh càng nghĩ, càng thấy bứt rứt. Chung quanh anh như toàn đèo dốc. Anh không đồng ý với ông anh, cũng không đồng ý với các bạn anh; đối với ông thì anh là tàn bạo, nhưng đối với bạn, họ coi ông là lạc hậu, anh thấy cô đơn cả về hai phía: phía đối với người tuổi già và phía đối với người tuổi trẻ. Anh không đến tiệm cà phê Muydanh nữa.
Trong lúc tâm hồn hoang mang như vậy, anh không nghĩ đến những vấn đề thực tế của cuộc sống nữa. Nhưng thực tế không để cho ai quên mình được, nó trở lại bất ngờ và anh chạm trán với nó.
Một buổi sáng người chủ khách sạn vào phòng Mariuyt:
- Ông Cuốcphêrắc đã nhận bảo đảm cho ông.
- Phải.
- Nhưng tôi cần tiền.
- Ông bảo ông Cuốcphêrắc đến cho tôi gặp.
Cuốcphêrắc đến, người chủ khách sạn đi ra. Mariuytx bây giờ mới nói với Cuốcphêrắc điều mà anh trước kia chưa muốn nói: là anh chẳng khác gì người một thân một mình, không có bà con họ hàng gì.
- Thế rồi anh sẽ ra thế nào?
- Tôi chẳng biết.
- Anh sẽ làm gì?
- Cũng chẳng biết nữa.
- Anh có tiền không?
- Có mười lăm phơrăng.
- Có muốn vay tiền tôi không?
- Không bao giờ.
- Anh có bộ áo nào không?
- Đây.
- Anh có đồ vàng bạc không?
- Một cái đồng hồ.
- Bạc?
- Vàng, đây.
- Tôi biết một người buôn áo quần sẽ mua cái áo ngoài và một cái quần của anh.
- Tốt lắm.
- Anh sẽ chỉ còn một cái quần, một gi-lê, một cái mũ và một cái áo ngoài.
- Còn đôi giầy ống nữa.
- Ồ! Anh không đi đất à? Sang trọng nhỉ!
- Thế cũng đủ.
- Có người thợ đồng hồ sẽ mua chiếc đồng hồ quả quít của anh.
- Tốt.
- Không, chưa tốt đâu, sau đó sẽ làm gì?
- Làm gì cũng được, quý hồ là việc lương thiện.
- Anh biết tiếng Anh không?
- Không.
- Tiếng Đức?
- Không.
- Thôi được!
- Tại sao?
- Tôi có một người bạn, chủ hiệu sách, muốn làm một thứ bách khoa từ điển, nếu biết tiếng Đức, tiếng Anh, anh có thể dịch cho hắn những mục tiếng Đức hay tiếng Anh. Cũng chẳng được mấy, nhưng đủ sống.
- Tôi sẽ học tiếng Anh và tiếng Đức.
- Còn trong khi chờ đợi?
- Chờ đợi thì tôi gặm dần bộ quần áo và chiếc đồng hồ.
Người buôn quần áo đến, mua bộ quần áo hai mươi phơrăng. Mang cái đồng hồ đến người chữa đồng hồ, hắn mua bốn mươi nhăm phơrăng.
Mariuytx khi trở về khách sạn, bảo Cuốcphêrắc:
- Cũng khá đấy, với mười lăm phơrăng của tôi nữa thế là tám mươi phơrăng.
- Thế còn món nợ khách sạn? - Cuốcphêrắc nhắc.
- Chết, mình quên bẵng đi mất.
- Khốn! Anh ăn hết năm phơrăng thì học xong tiếng Anh, năm phơrăng thì học xong tiếng Đức. Như thế hoặc là anh có tài ngốn một ngoại ngữ nhanh quá hoặc một đồng trăm xu chậm quá.
Bà Gilơnoócmăng vốn là một con người khá tốt trong những hoàn cảnh đau buồn. Bà đã lần mò tìm ra chỗ ở của Mariuytx. Một buổi sáng, Mariuytx ở lớp về thấy bức thư của bà dì và món tiền sáu chục đồng pistôn, nghĩa là sáu trăm phơrăng tiền vàng trong một cái hộp gắn xi.
Mariuytx gửi trả lại bà dì số tiền ấy kèm một bức thư kính cẩn, báo với dì anh là anh đã có kế sinh sống và kiếm đủ chi dùng. Lúc ấy anh còn đúng ba phơrăng.
Bà dì không nói gì với ông lão Gilơnoócmăng, sợ ông lão càng thêm bực dọc. Ông lão đã chẳng bảo rằng đừng có ai nhắc đến cái thằng khát máu ấy hay sao?
Mariuytx không muốn mang nợ, rời bỏ khách sạn Poóc Xanh Giắc.
QUYỂN V: NGHÈO KHỔ LẠI HÓA HAY
I
MARIUYTX TÚNG QUẪN
Cuộc đời hóa nên khắc nghiệt đối với Mariuytx. Gặm quần áo và cái đồng hồ chưa thấm vào đâu, Mariuytx còn phải nuốt bao nhiêu những thức cay đắng của đời anh. Thật là ghê rợn: ngày không có cái ăn, đêm không nhắm mắt, tối không đèn, lò không lửa, hàng tuần không có việc làm, tương lai không hy vọng, áo rách khuỷu, cái mũ nát làm bọn con gái chê cười; buổi chiều về nhà thì cửa đóng vì thiếu tiền nhà, người gác cổng láo xược, anh chủ quán vô lễ, láng giềng khinh rẻ, mọi thứ nhục nhã, phẩm giá tiêu ma, bất cứ việc gì cũng phải nhận làm, chán ngán, chua cay, ê chề. Mariuytx hiểu ngậm đắng nuốt cay là thế nào, mà ngoài những cái cay đắng ấy thì nhiều khi cũng chẳng có cơm cháo gì mà nuốt nữa. Giữa cái tuổi mà người thanh niên cần tự trọng, vì cần được yêu, Mariuytx thấy mình bị chế giễu vì rách rưới, thấy mình bị khinh rẻ vì nghèo túng. Giữa tuổi thanh niên đầy kiêu hãnh nhiều khi anh cúi mặt nhìn đôi giầy thủng và anh phải chịu những hổ thẹn, bất công, những tủi nhục thấm thía của nghèo khổ. Thật là những thử thách tốt và đáng sợ qua đó người hèn yếu trở thành xấu xa, nhưng người cương nghị trở nên cao cả. Số mệnh ném con người vào cái lò đun ấy mỗi khi muốn có một thằng đểu cáng hay muốn tạo nên một bậc vĩ nhân.
Trong những cuộc vật lộn nhỏ bé thường nảy ra những hành động lớn lao. Có những thứ dũng cảm bền bỉ và âm thầm bảo vệ từng tấc đất trong bóng tối chống với sự đe dọa khắc nghiệt của túng thiếu và tai họa. Thắng lợi cao cả và huyền bí, không ai hay, không tên tuổi, không kèn trống. Cuộc sống, đau khổ, cô đơn, lạc lõng, nghèo đói là những chiến trường sản sinh ra anh hùng, những anh hùng vô danh có khi vĩ đại hơn những anh hùng lừng lẫy.
Những con người cương nghị và cao quý đã được đào tạo như vậy. Cảnh bần cùng thường như mẹ ghẻ, nhưng đôi khi cũng là mẹ thật. Tâm trí con người trở nên dũng mãnh trong túng thiếu, cảnh bi đát làm người ta kiêu hãnh, đau khổ như dòng sữa mạnh nuôi dưỡng những tâm hồn lớn lao.
Trong cuộc đời của Mariuytx, có một lúc anh phải tự quét lấy cửa phòng, phải mua một xu pho mát Bơri của cô hàng hoa quả, đợi sẩm tối lẩn vào hàng bánh mua một chiếc bánh mì, lén lét mang về cái gác xép như một thằng ăn cắp. Đôi khi ta thấy một anh thanh niên vụng về, rụt rè, bực tức cắp mấy quyển sách lách vào cửa hàng thịt ở góc phố, giữa đám chị bếp giễu cợt chen lấn; anh bước vào cửa hàng, nhấc mũ để lộ cái trán đẫm mồ hôi, kính cẩn chào các chị hàng thịt ngơ ngác, chào anh pha thịt, hỏi mua một miếng sườn cừu sáu bảy xu, lấy giấy bọc và cắp vào nách giữa hai quyển sách rồi bước ra. Chính anh thanh niên ấy là Mariuytx.
Anh mang miếng sườn cừu ấy về tự nấu và ăn được ba ngày: ngày đầu ăn thịt, ngày thứ hai ăn mỡ, ngày thứ ba gặm xương.
Bà dì Gilơnoócmăng mấy bận mò gửi đến cho anh món tiền sáu chục đồng pistôn, lần nào anh cũng gửi trả lại và bảo rằng anh không thiếu gì.
Anh hãy còn để tang cha anh khi sự chuyển biến cách mạng mà chúng ta vừa kể xảy ra trong tư tưởng anh. Từ lúc ấy anh không rời bộ quần áo đen. Nhưng quần áo lại bỏ anh mà đi. Đến lúc, anh không có áo ngoài. Cái quần còn mặc tạm được. Làm thế nào? Có lần anh cũng giúp được Cuốcphêrắc đôi việc. Cuốcphêrắc cho anh một cái áo ngoài cũ. Mariuytx nhờ người gác cổng lộn lại, mất ba mươi xu, thế là được một cái áo mới. Nhưng áo lại màu xanh, từ đấy Mariuytx đợi trời tối mới ra phố cho áo thành ra đen. Muốn để tang mãi, anh dùng đêm tối làm màu tang.
Trong lúc ấy, anh được nhận làm luật sư. Anh lấy địa chỉ ở phòng Cuốcphêrắc cho ra vẻ. Cuốcphêrắc có một cái tủ sách đựng một số sách luật; tủ sách có vẻ đầy đủ vì được bổ sung với một số cuốn tiểu thuyết đã nát. Quy chế của nghề luật sư bắt buộc phải có một tủ sách. Thư từ của anh đều gửi đến chỗ Cuốcphêrắc.
Khi anh làm luật sư, anh gửi một bức thư lạnh lùng nhưng kính cẩn cho ông. Lão Gilơnoócmăng tay run run cầm thư mở đọc rồi xé làm tư, vứt vào sọt. Hai ba hôm sau bà dì Gilơnoócmăng nghe thấy ông bố nói một mình ở trong phòng, lão thỉnh thoảng cũng nói một mình như vậy khi có việc gì xúc động. bà Gilơnoócmăng lắng tai, nghe thấy lão đang nói:
- Nếu mày không là một thằng ngốc thì mày phải biết là một nam tước không thể đồng thời là một luật sư.
II
MARIUYTX NGHÈO
Nghèo túng cũng như mọi cái khác, lâu dần rồi cũng chịu được và cũng quen. Cuối cùng rồi cảnh nghèo túng cũng ổn định. Sống lay lắt, nghĩa là heo hắt, cằn cỗi nhưng vẫn là sống. Cuộc sống của Mariuytx đã được xếp đặt như thế này: Mariuytx đã qua được một chút. Cần cù, can đảm, nhẫn nại, cương quyết, anh đã kiếm được vào khoảng bảy trăm phơrăng một năm. Anh đã học được tiếng Anh và tiếng Đức. Nhờ Cuốcphêrắc giới thiệu với người bán sách, Mariuytx có vai trò khiêm tốn là người hữu ích trong ngành văn học - thư - quán ấy. Việc làm cũng tạp nham: viết quảng cáo, dịch báo, chú thích những tác phẩm xuất bản, sưu tầm tiểu sử… Khi hơn khi kém đổ đồng bảy trăm phơrăng một năm. Sống tạm đủ. Như thế nào?
Chúng tôi xin nói: Mariuytx ở trong cái nhà nát Goócbô, một gian buồng tồi tàn, không lò sưởi, chỉ có một vài thứ đồ gỗ cần thiết mệnh danh là phòng luật sư, một năm thuê ba mươi phơrăng. Những đồ gỗ ấy là của anh. Anh thuê ba mươi phơrăng mụ trông nhà để mụ quét dọn buồng và sáng sáng cho anh một ít nước nóng, một quả trứng tươi và một xu bánh. Trứng với bánh ấy là bữa sáng của anh. Mỗi bữa mất từ hai đến bốn xu tùy trứng đắt hay rẻ. Sáu giờ chiều anh xuống phố Xanh Giắc ăn cơm chiều ở hàng cơm Rutxô, đối diện cửa hàng bán tranh Bátxê phố Matuyranh. Anh không ăn xúp. Anh lấy một đĩa thịt sáu xu, nửa đĩa rau ba xu và một món tráng miệng ba xu. Thêm ba xu nữa thì có bánh ăn tùy thích. Nước lọc thay rượu. Khi trả tiền ở quầy của bà Rutxô, hồi đó bà ta vẫn béo tốt và còn có vẻ tươi tắn, anh cho người hầu bàn một xu, bà Rutxô bệ vệ đằng sau quầy cho anh một nụ cười. Mất mười sáu xu anh được một nụ cười và một bữa ăn.
Ở cái hàng ăn Rutxô ấy người ta dốc nhiều nước mà ít rượu, cái hàng ấy làm cho đỡ dạ hơn là no lòng. Ngày nay, cái hàng cơm ấy không còn nữa. Chủ hàng lúc bấy giờ được tặng một cái danh hiệu khá đẹp: Lão Rutxô ở nước.
Sáng ăn bốn xu, chiều ăn mười sáu xu, mỗi ngày Mariuytx ăn mất hai mươi xu, một năm là ba trăm sáu mươi nhăm phơrăng. Cộng với ba mươi phơrăng tiền nhà, ba mươi phơrăng cho mụ già trương nhà và vài món đồ chi tiêu lặt vặt thành bốn trăm năm mươi phơrăng, thì Mariuytx có chỗ ở, ăn và người quét dọn. Quần áo ngoài mỗi năm may độ một trăm phơrăng, quần áo lót năm mươi phơrăng, tiền giặt năm mươi phơrăng, tất cả không quá sáu trăm năm mươi phơrăng. Còn thừa năm mươi phơrăng. Thế là Mariuytx giàu rồi. Khi bạn cần, anh có thể cho mượn mười phơrăng. Cuốcphêrắc, có lần vay được của anh sáu mươi phơrăng. Còn củi sưởi, vì buồng không có lò sưởi nên Mariuytx giảm được món tiêu ấy.
Mariuytx có hai bộ quần áo: một bộ cũ mặc thường ngày, một bộ mới tinh dành cho những buổi long trọng. Cả hai bộ đều đen. Anh chỉ có ba cái sơ mi: một chiếc mặc, một chiếc để trong tủ, một chiếc ở nhà thợ giặt. Khi rách nát thì lại may. Sơ mi của anh thường rách, nên bao giờ anh cũng cài khuy áo ngoài lên đến tận cổ.
Muốn sống tươi như vậy, Mariuytx đã phải trải qua những năm dài gay go, khó nhọc, có khi vất vả lắm mới vượt nổi. Nhưng không bao giờ anh chùn bước. Anh đã chịu đựng mọi thiếu thốn, khổ cực. Anh đã làm tất cả, trừ có vay nợ. Anh có thể tự hào là không bao giờ thiếu ai một xu. Anh cho rằng mang nợ là bắt đầu làm nô lệ, anh tự bảo là chủ nợ còn ghê hơn là chủ nô, chủ nô chỉ là chủ cái thân thể của mình, chủ nợ có trong tay cả cái phẩm giá con người của mình và có thể xúc phạm nó. Thà anh nhịn đói chứ không vay nợ. Anh đã nhiều ngày nhịn đói. Hiểu rằng cùng cực này liền với cùng cực khác, rằng nếu người ta không cẩn thận thì sự sa sút tiền tài sẽ đưa đến sự sa đọa về tâm hồn, nên Mariuytx hết sức giữ gìn phẩm giá của mình. Một lời nói, một cử chỉ lúc khác thì biểu lộ sự kính thì những lúc này anh cho là hèn hạ, anh hết sức tránh, anh ngẩng cao đầu lên. Anh không làm gì phiêu lưu vì không muốn lùi. Sắc mặt anh lúc nào cũng ửng một màu đỏ nghiêm lạnh. Anh rụt rè đến mức thành ra nghiêm khắc.
Trong tất cả những thử thách ấy, anh thấy như có một lực lượng bí mật, thầm kín nào đó trong lòng anh, khuyến khích, nâng đỡ anh. Tâm hồn nâng đỡ xác thịt, có lúc như nhấc bổng nó lên. Chỉ có thứ chim ấy là nâng được cái lồng nhốt mình.
Trong tâm khảm của Mariuytx, bên cạnh tên cha anh, có ghi tên một người nữa: Tênácđiê. Bản chất nồng nhiệt và nghiêm túc, Mariuytx coi cái tên Tênácđiê, tên người đội trưởng dũng cảm đã cứu sống đại tá cha anh giữa chiến trường Oatéclô, trong khói đạn, như một cái tên rực rỡ hào quang. Anh không bao giờ quên tên người đó mỗi khi tưởng nhớ đến cha anh, anh kết hợp hai cái tên đó trong sự ngưỡng mộ của anh. Một tín ngưỡng, hai bàn thờ: bàn thờ lớn cho đại tá Pôngmécxi, bàn thờ nhỏ cho Tênácđiê. Biết Tênácđiê đang lâm vào cảnh cùng khổ, lòng nhớ ơn của anh càng thấm thía. Mariuytx đến Môngphécmây đã biết người chủ hàng ăn sa sút, vỡ nợ như thế nào. Từ ngày ấy, anh lặn lội khắp nơi để tìm dấu vết của Tênácđiê, cố tìm đến chỗ cùng cực tối tăm mà hắn đang chìm đắm. Anh đã lùng khắp vùng ấy: nào Senlơ, nào Bôngđê, nào Guốcnay, nào Nôgiăng, nào Lanhi. Ba năm ròng anh tìm kiếm mài miệt, dành dụm được ít tiền là tiêu vào việc đó hết. Chẳng ai cho anh biết được tung tích của Tênácđiê. Người ta ngờ hắn đã đi ra nước ngoài. Chủ nợ của hắn cũng lùng hắn chẳng kém gì Mariuytx tuy không thương mến bằng, nhưng cũng không nắm được hắn, Mariuytx cho là anh có lỗi và hầu như tự trách mình sao không thành công trong cuộc tìm kiếm đó. Cha anh chỉ để lại cho anh có một món nợ duy nhất ấy, anh quyết trả cho xong, đó là món nợ danh dự. Anh nghĩ: Vô lý! Khi cha ta nằm hấp hối giữa bãi chiến trường, Tênácđiê đã tìm được cha ta trong khói đạn mịt mù và xốc cha ta lên vai, cứu sống cha ta, mà Tênácđiê có mang ơn gì cha ta đâu! Còn bây giờ chịu ơn nặng với Tênácđiê như vậy mà sao ta lại không tìm được ra Tênácđiê trong chỗ nghèo khổ tối tăm mà ông ta cũng đang chới với, tìm được và cứu ông ta thoát khỏi cái chết như ông ta đã cứu cha ta. Không thể thế được, nhất định phải tìm cho ra - Mariuytx, có thể hy sinh đứt một cánh tay để tìm thấy Tênácđiê, đổ cả máu anh để cứu Tênácđiê khỏi chỗ cùng khổ. Tìm thấy Tênácđiê, giúp đỡ Tênácđiê, nói với Tênácđiê: ông không biết tôi nhưng tôi, tôi biết ông. Tôi đây, ông muốn gì tôi cũng xin tuân theo - đó là cái ước mơ êm ái nhất mà cũng huy hoàng nhất của Mariuytx.
III
MARIUYTX TRƯỞNG THÀNH
Bấy giờ Mariuytx hai mươi tuổi. Anh đã xa rời ông anh ba năm. Quan hệ giữa hai người không có gì thay đổi, không ai nghĩ đến chuyện hòa hợp, đến chuyện tìm gặp nhau. Vả lại gặp nhau để làm gì? Để rồi lại xung đột hay sao? Ai sẽ thắng ai? Mariuytx là cái lọ đồng, nhưng lão Gilơnoócmăng là cái bình sắt.
Nhưng phải nói là Mariuytx không hiểu lòng ông anh. Anh cho rằng ông anh chưa bao giờ yêu anh, cái con người cộc lốc, phũ phàng, cười cợt, luôn mồm văng tục, la hét, giận dữ, luôn luôn giơ gậy chực đánh người ta, chỉ có thể có cái cảm tình hời hợt và khắc khổ của những lão Giêrôngtơ hài kịch. Nhưng Mariuytx lầm. Có những người cha không yêu con, không có người ông nào không yêu cháu.
Thực ra, như chúng tôi đã nói, lão Gilơnoócmăng yêu say mê Mariuytx nhưng yêu theo cái lối của lão: vừa yêu vừa mắng mỏ, có khi đánh đập nữa. Đứa cháu đi mất, lão thấy trong lòng một lỗ hổng tối đen. Lão cấm không ai được nói đến thằng cháu ấy, nhưng lão lại tiếc là mọi người tuân lệnh lão triệt để quá. Lúc đầu lão nghĩ rằng cái thằng tín đồ của Buyônapáctơ ấy, cái thằng Giacôbanh, cái thằng khủng bố, cái thằng sát nhân tháng chín ấy sẽ trở lại. Nhưng hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác, hết năm này đến năm khác, lão Gilơnoócmăng thất vọng thấy cái thằng khát máu không trở về. Lão bảo: “Ta cũng không thể nào không đuổi nó đi được” và lão tự hỏi: “Nếu phải làm lại như thế, ta có đuổi nó nữa không?”. Lòng tự ái bảo ngay lão: đuổi; nhưng cái đầu bạc phơ của lão lắc bảo: không. Nhiều lúc lão thấy chán nản. Lão thiếu Mariuytx. Người già cần sự trìu mến quấn quít như cần ánh nắng. Sự trìu mến cũng nóng ấm. Mặc dầu bản chất lão vững chãi, sự vắng mặt của Mariuytx cũng làm lão thay đổi trong người. Lão thề nhất định không tự mình dịch đến cái “thằng nhãi kỳ quặc” ấy, nhưng lão đau khổ. Lão không hỏi thăm tin tức cháu, nhưng lão luôn nghĩ đến cháu. Càng ngày lão càng sống riêng lẻ, xa mọi người, trong cái nhà ở xóm Mare. Lão vẫn vui tính và vẫn cộc cằn như xưa, nhưng cái vui của lão có cái gì cứng rắn bất thường như bên trong có lẫn đau khổ, giận dữ và mỗi khi gắt gỏng xong lão lại chán nản, âm thầm. Thỉnh thoảng lão nói: hừ nếu thằng nhãi ấy mà về đây thì phải xem cái tát của ta.
Còn bà dì, bà này có suy nghĩ gì đâu mà biết yêu cho lắm. Đối với bà, Mariuytx chỉ còn là một cái bóng đen mờ mờ, bà nghĩ đến con mèo, con vẹt mà chắc bà có nuôi, nhiều hơn là nghĩ đến Mariuytx.
Mối đau buồn kín đáo của lão Gilơnoócmăng càng tăng vì lão chất chứa bên trong, không để lộ cho ai biết tí gì. Nỗi buồn của lão như những cái lò mà người ta mới chế, đốt luôn cả khói. Thỉnh thoảng có người quan tâm một cách vô duyên nhắc đến Mariuytx và hỏi: ông cháu cụ bây giờ ra sao, hay bây giờ làm gì? Ông lão tư sản già ấy gặp lúc đang buồn thì thở dài mà trả lời, gặp lúc muốn ra vẻ vui thì vừa búng tay áo vừa nói: - Ngài nam tước Pôngmécxi đang làm thầy cò thầy kiện ở một xó nào đấy.
Trong khi ông lão hối tiếc thì Mariuytx lại vui thích. Đối với những con người tốt, sự đau khổ làm cho lòng bớt hờn oán. Anh nghĩ đến ông mà không giận, nhưng anh đã quyết định không nhận một xu nào của con người đã xử tệ với cha anh. Cái phẫn uất lúc đầu của anh đã dịu đi chỉ còn thế thôi. Hơn nữa, anh thấy vui thích trong sự đau khổ và muốn đau khổ hơn nữa. Đau khổ vì cha anh. Anh thỏa mãn và thích thú sống kham khổ như vậy. Anh vui vẻ, tự nhủ rằng thế là còn ít đây: rằng đó là một cách chuộc tội và nếu không chịu đau khổ như vậy, thì sau này anh sẽ bị trừng phạt cách khác vì anh đã thờ ơ bội bạc với cha anh, một người cha như vậy. Không lý nào cha anh phải chịu tất cả đau khổ, còn anh thì thảnh thơi sung sướng! Việc làm của anh, sự thiếu thốn của anh thấm vào đâu so với cuộc đời anh dũng của cha anh? Chỉ có một cách gần gũi được tâm hồn của cha anh, giống cha anh, là dũng cảm chống với nghèo khổ như cha anh đã anh dũng chống kẻ thù. Chắc cha anh cũng đã nghĩ như vậy khi giối lại cho anh: con tôi sẽ xứng đáng. Những lời nói ấy, Mariuytx vẫn mang ở trong lòng, tuy anh không đeo ở trên ngực cái bút tích của cha anh đã bị mất.
Cái ngày ông anh đuổi anh, anh còn là một đứa trẻ, bây giờ anh đã là người lớn. Anh cảm thấy như thế. Sự nghèo khổ đã giúp ích cho anh. Nghèo khổ trong tuổi trẻ có cái tốt là hướng tất cả nghị lực vào sự cố gắng và làm cho tâm hồn vươn lên. Nghèo khổ bóc trần cuộc sống vật chất ra trước mặt, làm cho người ta khao khát cuộc sống lý tưởng. Người thanh niên giàu có sẵn trăm trò tiêu khiển sang trọng và thô bỉ: đua ngựa đi săn, nuôi chó đẹp, hút thuốc lá cờ bạc, tiệc tùng và tất cả những cái khác nữa, thỏa thích cái phần thấp kém của tâm hồn và làm hại cái phần cao quý thanh tao. Anh thanh niên nghèo khổ kiếm bữa ăn đã nhọc nhằn, ăn xong chỉ còn có cái thú mơ mộng. Anh đi dự những cuộc giải trí mà Chúa cho không phải mất tiền: anh nhìn trời xanh, không gian, trông sao, ngắm hoa, nhìn những đứa trẻ thơ, nhìn loài người trong đó có anh đau khổ, nhìn thiên nhiên trong đó anh được thảnh thơi. Nhìn mãi nhân loại thấy được lòng người, nhìn mãi thiên nhiên thấy được Chúa. Anh mơ mộng và cảm thấy mình lớn lao, anh lại mơ mộng nữa và cảm thấy lòng dạt dào tình cảm. Từ cái ích kỷ của người đau khổ anh tiến lên chỗ cảm thông của người suy tưởng. Một mối tình cảm cao quý nảy nở trong tâm hồn anh: quên mình và thương xót mọi người. Anh nghĩ đến những thích thú vô cùng mà thiên nhiên dành cho, phung phí cho những tấm lòng rộng mở và không ban cho những tâm hồn khép kín và người triệu phú tinh thần ấy đâm ra thương hại những kẻ triệu phú tiền bạc, ánh sáng tràn vào trí tuệ đến đâu thì căm hờn tan dần đến đấy. Vả lại anh có khổ thật không? Không. Cái cảnh nghèo khổ của một thanh niên không bao giờ là sự khốn khổ đáng thương, bất cứ một người trai trẻ nào dù nghèo khổ đến đâu, với thân thể cường tráng, lành mạnh, bước chân nhanh nhẹn, cặp mắt tinh ranh, dòng máu sôi nổi, mớ tóc đen nhánh, đôi má mơn mởn, miệng cười hồng tươi, hàm răng trắng ngà của anh, cũng làm cho vị hoàng đế già nua cằn cỗi phải thèm thuồng. Mỗi ngày anh mỗi làm việc để kiếm bữa ăn cho ngày ấy; bàn tay anh càng lao động để có ăn chừng nào thì sống lưng anh càng đứng thẳng lên kiêu hãnh, khối óc anh giàu thêm tư tưởng chừng ấy. Công việc làm xong, tâm hồn anh lại chơi vơi trong nguồn vui vô tận của thiên nhiên, lại mơ tưởng, chiêm ngưỡng những cảnh đẹp, lòng vui không tả được. Chân anh bước trong đau khổ, khó khăn, trên gạch đá, trên chông gai, có khi trong bùn thối, nhưng đầu anh vươn lên trong ánh sáng. Anh cương nghị, thanh thản, êm ái, dịu hiền, nghiêm nghị, thoải mái, dễ dàng, rộng lượng. Và anh cảm tạ Chúa đã ban cho anh hai nguồn phong phú mà kẻ giàu không có được: lao động làm cho con người tự do và tư tưởng làm cho con người xứng đáng.
Đó là những điều đã xảy ra đối với Mariuytx. Nói cho đúng, anh cũng hơi quá trầm tư. Từ ngày sinh kế của anh đã có phần chắc chắn, anh không làm hơn nữa, anh thấy rằng thiếu thốn một chút cũng hay, anh làm ít đi để suy nghĩ nhiều hơn. Nghĩa là có những khi cả ngày anh tư lự, trầm ngâm để tâm hồn chìm đắm say sưa trong cõi mênh mông của nội tâm. Anh đã đặt vấn đề đời anh như thế này: làm công việc cụ thể ít nhất để làm những việc vô hình nhiều nhất, nói cách khác là chỉ dành cho cuộc đời thực tại vài giờ còn tất cả để mơ tưởng trong vô tận. Anh cho rằng anh không thiếu gì và không nhận ra rằng mơ mộng kiểu như vậy chung quy chỉ là một hình thức lười biếng, rằng anh mới chỉ khắc phục những yêu cầu đầu tiên của cuộc sống, đã muốn nghỉ ngơi sớm quá.
Nhưng đối với tâm hồn cương nghị và giàu tình cảm của Mariuytx, tình trạng ấy chỉ là chốc lát thôi, khi gặp những rắc rối tất yếu của số mệnh, anh sẽ tỉnh dậy ngay.
Tuy là luật sư anh không biện hộ cho ai cả, cũng không làm thầy cung thầy cò cho ai như lão Gilơnoócmăng tưởng. Anh còn mải mơ mộng. Gặp gỡ bọn thầy cò, ra tòa án, tìm khách hàng, anh chán những việc ấy lắm. Để làm gì? Không có lý do gì để thay đổi công ăn việc làm cả. Cái cửa hàng sách không tên tuổi kia đã cho anh một việc làm chắc chắn, một việc làm nhẹ nhàng mà anh cho là đủ rồi.
Một trong các chủ hiệu sách đã giao công việc cho Mariuytx là ông Maginen, ngỏ ý muốn Mariuytx đến ăn ở nhà ông ta, ông sẽ có công việc đều đặn cho Mariuytx làm và trả một nghìn năm trăm phơrăng một năm. Đành là tốt! Nhưng mất tự do! Làm một anh làm công! Một văn sĩ làm mướn! Mariuytx nghĩ rằng nhận lời thì đời sống sẽ được khá hơn những cũng hèn hơn, thêm no đủ những bớt phẩm giá. Đem cái đời nghèo khổ trọn vẹn và đẹp đẽ mà đổi lấy một cuộc sống lúng túng xấu xa, khả ố; tựa như một người mù mà hóa chột. Anh không nhận.
Mariuytx sống cô đơn. Anh vốn thích không dính líu đến cái gì và cũng vì bị bất ngờ, bỡ ngỡ, anh quyết định không gia nhập nhóm Ănggiônrátx. Nhưng họ vẫn là những người bạn tốt sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Mà cũng có thế thôi. Mariuytx có hai người bạn thân: một trẻ là Cuốcphêrắc, một già là ông Mabớp. Anh ưa ông Mabớp hơn. Nhờ ông mà có sự biến đổi cách mạng trong người anh, nhờ ông mà anh biết và yêu cha anh. Anh bảo rằng Mabớp đã chữa anh khỏi bệnh thong manh.
Cái ông quản lý nhà chung ấy đã thực sự có tác dụng quyết định.
Tuy nhiên ông cũng chỉ là con người thừa hành bình thản, yên lặng, ý đồ của thượng đế. Như một cái đèn có người mang đến, ông đã soi cho Mariuytx thấy những điều đó mà ông không ngờ; ông là cái đèn chứ không phải là người cầm đèn.
Còn sự biến đổi chính trị trong con người Mariuytx ông Mabớp không thể hiểu được, ông cũng không thể muốn được như vậy và lái đi như vậy.
Sau này ta còn gặp ông Mabớp, cho nên cũng cần nói vài lời về ông ta.
IV
ÔNG MABỚP
Cái ngày ông Mabớp bảo Mariuyt: “Chắc chắn là tôi tán thành những xu hướng chính trị” ông đã nói thật cái tâm trạng ấy của ông. Ông bàng quan với tất cả xu hướng chính trị, ông tán thành tất cả, không phân biệt gì, quý hồ là ông được yên tĩnh, cũng như những người Hy Lạp xưa gọi các vị nữ thần Phẫn nộ là những thần Ơmêniđơ, nghĩa là những “nữ thần đẹp tốt và xinh”. Còn xu hướng chính trị của ông Mabớp là yêu say mê cây cối và nhất là yêu sách. Ông cũng có cái hậu tố Ixtơ, không có nó thì không ai có thể sống được trong cái thời đại của ông, nhưng ông không phải là royalixia (bảo hoàng) không phải là bônapáctixtơ (phía Bônapáctơ theo Napôlêông) không phải là sactixtơ (phái hiến chương), cũng không phải là oóctêanixtơ (phái bảo hoàng theo dòng họ Oóclêăng); ông là bukinxtơ.[197]
Ông không hiểu được vì sao con người ta có thể căm thù nhau vì những chuyện viển vông như là hiến chương dân chủ, chính thống, quân chủ, cộng hòa… trong khi trên đời có bao nhiêu loài rêu, loài cỏ, loài cây để cho người ta ngắm nghía và bao nhiêu sách in gấp 2 đến gấp 32, mà người ta có thể giở. Nhưng ông luôn muốn làm được việc có ích: giữ sách nhưng mà cũng đọc sách, là nhà thực vật học, nhưng vẫn làm vườn khi quen ông Pôngmécxi, giữa ông và ông đại tá, có một mối đồng cảm vì ông Pôngmécxi chăm các cây hoa, còn ông thì chăm các cây quả. Ông Mabớp đã trồng được những cây lê giồng hạt mà quả ngon như lê Xanh Giécmanh; nhờ ông phối hợp cây mà đã tạo được giống mận mùa hè. Ông đi lễ Chúa vì ưa thích sự êm dịu hơn là vì mộ đạo, cũng bởi vì yêu nét mặt con người, nhưng ghét tiếng ồn ào của họ, chỉ có ở nhà thờ ông mới thấy người tập họp đông mà im lặng.
Hiểu rằng phải có chức vụ gì của Nhà nước, ông đã chọn cái chức vụ quản lý nhà thờ. Và ông cũng không bao giờ yêu được một người đàn bà bằng một củ tuylipơ, hay một người đàn ông bằng một cây endêvia. Ông đã quá sáu mươi tuổi từ lâu, khi có người hỏi ông: - Ông đã lấy vợ bao giờ chưa? - Tôi quên mất rồi - ông đáp. Cũng có đôi khi - ai chẳng có lúc ước mơ như vậy - ông ước: - Giá ta giàu có! Ấy không phải là lúc ông đang nhòm một cô gái xinh, như lão Gilơnoócmăng, nhưng là đang ngắm một cuốn sách quý giá. Ông sống một mình, có một người ở gái già. Ông mắc bệnh thống phong tuy nhẹ. Khi ông ngủ những ngón tay già tê thấp của ông còng khoằm dưới tấm chăn ông đắp. Ông đã soạn và in được một bộ “Thực vật vùng Côtơrê”, với những tranh phụ bản in màu khá được người đọc ưa thích, bản khắc đồng ông giữ và sách tự ông bán lấy. Một ngày hai ba lần có người đến kéo chuông nhà ông ở phố Mêdiê để mua sách. Mỗi năm ông thu được hai ngàn phơrăng cũng là gần tất cả gia tài của ông. Tuy nghèo, nhưng với thời gian, với sự kiên trì, thắt lưng buộc bụng, ông đã tập hợp được một tủ sách quý đủ loại. Ông ra phố bao giờ cũng cắp trong tay một quyển sách và khi về thường cắp hai. Chỗ ở của ông gồm bốn gian buồng ở tầng nền với một mảnh vườn. Vật trang trí chỉ có những tranh bách thảo lồng khung và những bức danh họa cổ. Nhìn thấy một thanh gươm, một khẩu súng làm ông đủ lạnh toát người. Suốt đời ông không đến cạnh một cỗ đại bác, dù là đại bác trưng bày ở điện Anhvalit. Ông có một bộ máy tiêu hóa bình thường, một người anh là cha xứ. Tóc ông đã bạc, không còn răng trong mồm và trong trí tuệ, người lúc nào cũng run run, giọng nói xứ Pica, một nụ cười của trẻ con, ông dễ sợ hãi và hiền như một con cừu già. Ngoài ra ông không có bạn bè không có chỗ quen nào khác trong xã hội người sống, trừ một ông lão bán sách tên là Roayônở cửa ô Xanh Giắc. Ông mơ ước du nhập giống cây chàm vào nước Pháp. Người ở gái già của ông cũng là một loại người ngây thơ nữa. Bà già ấy vẫn là cô gái đồng trinh. Con mèo của bà, bà gọi là Xuyntăng, nó có thể meo meo bản “Xin thương” của Alêgi ở nhà nguyện Xichxtin, đủ chiếm tất cả trái tim bà và thỏa mãn tất cả yêu cầu tình cảm của bà. Tất cả những ước mơ của bà chưa bao giờ bà vượt quá con mèo của bà. Bà cũng có râu như con mèo đó. Tất cả tự hào của bà là ở cái mớ mũ chụp của bà, lúc nào cũng trắng tinh. Ngày chủ nhật đi lễ về, bà kiểm điểm lại quần áo dài bà mua, những cái áo đã cắt nhưng chưa bao giờ đưa may. Bà biết đọc. Ông Mabớp đã đặt tên cho bà là mụ Pluytác.[198]
Ông Mabớp ưa Mariuytx vì Mariuytx trẻ và hiền, làm cho tuổi già của ông thêm ấm áp và cái tính nhút nhát của ông không bị kinh động. Tuổi trẻ và tính hiền dịu đối với ông già như ánh nắng mà không gió. Khi Mariuytx đã ngợp cả lòng về chiến công, vinh quang, thuốc súng, hành quân tới lui và tất cả những trận đánh kỳ diệu mà cha anh đã giáng và bị trả những nhát kiếm ghê gớm thì anh đến thăm ông Mabớp và ông Mabớp kể chuyện người anh hùng trong việc trồng hoa.
Người anh ông, linh mục Mabớp chết hồi 1830, tức thì như khi đêm đến, cả chân trời tối sầm lại trước mắt ông. Viên chưởng khế của ông vỡ nợ, thế là ông mất hết cả món tiền mười nghìn phơrăng gia tài của anh ông và của ông góp lại. Cách mạng tháng bảy đưa ngành sách vào một cuộc khủng hoảng. Trong thời kỳ eo hẹp kinh tế, sách Thực vật là loại hàng người ta ít mua nhất. Tập Thực vật vùng Côtơrê ế hẳn. Hàng tuần không có một khách hàng mua. Đôi khi ông Mabớp rùng mình sung sướng nghe thấy tiếng chuông. Mụ Pluytác buồn bã bảo: “Thưa ông người gánh nước đấy ạ”. Rốt cuộc, một hôm ông Mabớp rời cái phố Mêdie, từ chức quản lý nhà thờ, bỏ Xanh Xuynpixơ, bán một phần, không phải sách mà những bức họa của ông - cái mà ông thiết tha ít hơn - và đến ở một cái nhà ở đại lộ Môngpácnaxơ. Ông cũng chỉ ở đấy có ba tháng vì hai lý do: một là cái tầng dưới và cái vườn một tháng phải trả ba trăm phơrăng, mà ông thì không dám chi quá hai trăm vào khoản tiền thuê nhà; hai là nhà ở gần trường bắn Phatu, cả ngày nghe tiếng súng ông không chịu nổi.
Ông dọn quyển thực vật, các bản khắc đồng, các tập bách thảo sưu tầm, các tập tài liệu và sách và đến ở gần khu Xanpêtrie, trong một cái nhà tranh ở làng Auxtéclít, tiền nhà năm mươi êquy một năm. Nhà có ba buồng, một cái vườn, một hàng rào, có giếng nước. Nhân dịp dọn nhà này, ông bán hết cả đồ đạc của ông. Hôm dọn đến chỗ ở mới này, ông rất vui và chính tay ông đóng lên tường những chiếc đanh treo các bản khắc và các tập bách thảo. Hôm đó còn thì giờ, ông cuốc vườn và buổi chiều thấy mụ Pluytác ủ rũ và nghĩ ngợi, ông vỗ vai, mỉm cười bảo: “Ái chà! Chúng ta có cây chàm kia mà!”.
Chỉ có hai người khách, ông lão bán sách ở cổng Xanh Giắc và Mariuytx, được tiếp ở túp lều làng Auxtéclít,[199] cái tên quá huyên náo làm ông khó chịu.
Vả lại, như chúng tôi vừa mới chỉ ra, những khối óc quá đam mê một đạo đức hay một cuồng vọng, hoặc cũng thường cả hai, thì rất khó thấm những chuyện thực tế ở đời. Cả số phận của họ, họ cũng không để ý tới. Những sự chuyên chú ấy, đẻ ra một thái độ tiêu cực rất giống như là một triết lý sống nếu là có ý thức. Bóng xế dần, xuống dần như nước trôi đi, rồi người ta sụp đổ mà không biết. Cuối cùng thì người ta cũng thức tỉnh, nhưng muộn màng. Trong khi chờ đợi, người ta hình như giữ thái độ trung lập trong cuộc thách thức giữa hạnh phúc của họ và tai họa của họ. Chính bản thân họ là món đặt cược, thế mà họ lại thờ ơ.
Chính vì thế mà trong khi tất cả hy vọng tắt dần trong cái bóng tối bao phủ xung quanh ông, ông Mabớp vẫn bình thản, cái bình thản có vẻ ngây ngô nhưng rất sâu sắc. Nếp sống tinh thần của ông đều đặn như cái quả lắc đồng hồ đung đưa; khi một ảo tưởng đã lên giây cái đồng hồ thì quả lắc cứ chạy rất lâu, cả khi ảo tưởng đã mất. Đồng hồ không đứng lại tức khắc khi người ta đánh mất cái chìa khóa.
Ông Mabớp có những sự giải trí ngây thơ, những giải trí rẻ tiền và bất ngờ, do những chuyện tình cờ mang đến. Một hôm mụ Pluytác đọc một quyển truyện trong một góc buồng. Mụ đọc to, y như đọc to thì hiểu hơn ấy. Đọc to tức là khẳng định cho mình là mình đọc đây. Có những người đọc rất to như cam đoan với mình những điều mình đang đọc.
Mụ Pluytác đang đọc với tất cả cái năng lực ấy cuốn truyện mụ cầm trên tay. Ông Mabớp nghe lơ đãng.
Đây là chuyện một sĩ quan khinh kỵ binh với một cô gái. Mụ Pluytác đọc đến câu này: “…người yêu phật ý và sĩ quan đầu rồng”…[200] Rồi mụ ngừng đọc để lau kính.
Ông Mabớp nhắc lại nho nhỏ:
- Phật và rồng, đúng rồi, ngày xưa có một con rồng, từ đáy hang của nó phun lửa ra đốt cháy cả trời. Nhiều ngôi sao đã bị thiêu cháy. Con quái vật này lại có vuốt như vuốt hổ. Phật đã vào trong hang con rồng và đã giác ngộ được con quái vật. Mụ đang đọc một quyển sách hay đấy, mụ Pluytác ạ. Chẳng có chuyện thần thoại nào hay hơn.
Thế rồi ông để trí ông chìm đắm trong một giấc mơ êm ái.
V
NGHÈO, LÁNG GIỀNG GẦN CỦA KHỔ
Mariuytx có nhiều cảm tình đối với ông già chất phác ấy. Ông lão mỗi ngày một thêm nghèo túng và ông bắt đầu lấy làm lạ, ngày càng lấy làm lạ, tuy vậy cũng chưa buồn phiền. Mariuytx thỉnh thoảng gặp Cuốcphêrắc và tìm đến Mabớp. Tuy vậy mỗi tháng cũng… đôi lần.
Mariuytx thích đi dạo chơi lâu một mình ở những đại lộ phía ngoài trung tâm thành phố hay ở quảng trường Săng đơ Mác, hay ở những đường vắng người vườn Luychxămbua. Có khi cả buổi anh đứng ngắm một cái vườn rau, những luống xà lách, đàn gà bới đống phân hay nhìn một con ngựa kéo xe nước. Người qua đường ai cũng phải để ý đến anh, có người thấy anh khả nghi, có dáng đen tối. Chỉ là một chàng thanh niên nghèo đứng vơ vẩn đó thôi.
Một hôm dạo chơi như vậy anh tìm thấy căn nhà Goócbô. Cái nhà hẻo lánh và rẻ tiền ấy hợp với anh, anh đến đấy ở. Những người cùng nhà chỉ biết anh là ông Mariuytx.
Một vài vị tướng chỉ huy của cha anh, một vài bạn cũ của cha anh khi biết anh thì mời anh đến chơi. Mariuytx nhận lời ngay, anh không bỏ lỡ một dịp nào để nhắc đến cha anh; thỉnh thoảng anh đến thăm bá tước Pagiôn, tướng Benlavenơ, tướng Phơririông, điện Anhvalit, cũng ca nhạc và khiêu vũ với họ. Những buổi tối ấy, Mariuytx mặc áo mới; nhưng anh chỉ đến các buổi dạ hội, các buổi vũ ấy những ngày giá buốt vì không có tiền đi xe và chỉ muốn đến với đôi giầy bóng như gương.
Anh thường nói, giọng không có gì chua chát:
- Con người ta như vậy, trong một phòng khách, khắp cả người anh có thể vấy bùn, nhưng đôi giầy thì chớ. Ở đây, muốn được tiếp đón niềm nở, chỉ cần có một điều đừng để ai chê: lương tâm ư? Không, đôi giầy.
Khi người ta mơ mộng thì quên cả mọi thứ say mê, trừ có chuyện lòng thôi. Những cơn sốt chính trị của Mariuytx đã tan biến trong mơ màng. Những ngày cách mạng 1830 đã làm cho anh thỏa mãn, anh dịu đi và cũng giúp vào đó một phần. Anh vẫn giữ nguyên xu hướng của anh nhưng nó êm dịu đi. Nói cho đúng thì anh cũng chẳng còn xu hướng gì rõ rệt, chỉ là một thứ cảm tình thôi. Anh chẳng ở đảng phái nào, đảng phái của anh là đảng nhân loại. Trong nhân loại anh hướng về nước Pháp, trong nước Pháp anh hướng về nhân dân, trong nhân dân anh thiên về phụ nữ. Tất cả lòng thương xót của anh dành cho phụ nữ. Anh ưa lý tưởng hơn hành động, thích một nhà thư hơn một anh hùng, phục một quyển sách kiệt tác như Giốp hơn một sự kiện như Marănggô.
Hơn nữa, sau một ngày trầm tư, khi anh trở về nhà, đi dọc các đại lộ nhìn qua những cành lá, anh thấy không gian vô tận, những ánh sáng không tên, vực thẳm, bóng tối, huyền bí, anh cảm thấy tất cả những gì không thuộc về con người đều thật là nhỏ bé.
Anh tin - và có lẽ được như thế - là anh đã đạt tới sự thật về cuộc đời và triết học của con người, và bây giờ anh chỉ nhìn trời, cái duy nhất mà chân lý có thể nhìn thấy từ đáy giếng. Tuy vậy anh vẫn xây dựng hết kế hoạch này đến mưu đồ khác, những kiến thiết này đến những dự định tương lai khác. Trong trạng thái mơ mộng của Mariuytx ấy, nếu con mắt nào có thể nhìn được vào lòng anh thì sẽ bị chói lòa bởi cái trong sáng của tâm hồn ấy. Thật vậy nếu những con mắt thịt của chúng ta có thể nhìn vào ý thức của người khác, thì ta có thể đánh giá đúng một con người qua những ước mơ hơn là qua ý nghĩ của người ấy. Trong suy nghĩ có ý chí, trong ước mơ thì không có. Ước mơ, điều rất hồn nhiên bao giờ cũng vẫn giữ nguyên hình dạng của tâm hồn ta, cả trong cái lớn lao và trong cái lý tưởng, không có cái gì xuất phát trực tiếp và chân thật nhất từ đáy lòng ta hơn là những khao khát tự nhiên, không suy nghĩ và vô biên vô tận, tới những ánh sáng huy hoàng của số phận. Chính ở những khát vọng ấy hơn là ở những ý nghĩ thận trọng, có lý lẽ và hệ thống, mà người ta nhận thức được bản lĩnh của mỗi người. Ảo vọng của chúng ta giống chúng ta nhất. Mỗi người ước mơ cái không biết được, cái không thể được, theo bản chất của mình.
Vào khoảng giữa năm 1831, mụ già giúp việc quét dọn cho Mariuytx kể với anh rằng người ta sắp đuổi vợ chồng Giôngđơrét, cái gia đình nghèo khổ ở ngay sát vách buồng của anh. Mariuytx hàng ngày vắng nhà từ sáng đến tối cũng không hay rằng có cái gia đình ấy là hàng xóm của anh. Anh hỏi mụ già:
- Sao người ta lại đuổi họ?
- Vì họ thiếu tiền nhà, họ thiếu hai kỳ rồi.
- Hai kỳ là bao nhiêu tiền?
- Hai mươi phơrăng.
Mariuytx có ba mươi phơrăng để dành trong ô kéo.
- Này bà, hai mươi phơrăng đây, bà trả tiền nhà cho họ và cho họ năm phơrăng, nhớ đừng bảo là của tôi.
VI
NGƯỜI THAY CHÂN
Tình cờ cái trung đoàn của trung úy Têôđuyn về đóng ở Pari. Việc ấy làm cho bà dì Gilơnoócmăng nảy ra một sáng kiến thứ hai. Lần trước bà đã nghĩ ra việc nhờ Têôđuyn theo dõi Mariuytx, lần này bà âm mưu đem Têôđuyn thế chân Mariuytx.
Cầu may phòng khi người ông muốn cần một gương mặt trẻ trong nhà - những tia sáng bình minh đôi khi cũng êm ái giữa cảnh hoang tàn đổ nát - cũng nên có Mariuytx khác. Cô Gilơnoócmăng nghĩ: thế cũng hay, một sự đính chính như trong các cuốn sách mình vẫn thấy; Mariuytx xin đọc là Têôđuyn.
Cũng là cháu cả, cháu gọi bằng ông cụ thì cũng gần như cháu ngoại, không có thằng cháu luật sư thì có thằng cháu khinh kỵ binh cũng chẳng sao.
Một buổi sáng khi ông lão Gilơnoócmăng đương đọc một tờ báo, hình như là tờ Côtiđiêng, bà con gái vào và nói với giọng êm ái nhất, vì nói về đứa cháu nuông của bà:
- Thưa cha, sáng nay Têôđuyn sẽ đến thăm và chào cha.
- Têôđuyn, ai thế?
- Têôđuyn cháu gọi là ông cụ đó mà.
Lão Gilơnoócmăng mới nhớ ra:
- À.
Rồi lão lại đọc báo, mà chẳng nghĩ gì đến người cháu Têôđuyn nào ấy nữa; mỗi khi đọc báo, lão thường hay bực tức. Tờ báo lão đang đọc là một tờ báo bảo hoàng - tất nhiên rồi - đăng tin rằng ngày hôm sau sẽ có một buổi họp của sinh viên trường thuốc và trường luật ở quảng trường Păngtêông, vào giữa trưa. Sinh viên sẽ thảo luận về vấn đề những cỗ pháo của đội cảnh vệ quốc gia, bàn về mâu thuẫn giữa ông thượng thư bộ binh và “Thành đội dân quân” về vấn đề những cỗ súng đại bác đặt ở trong sân điện Lơ Luvrơ. Sinh viên phải thảo luận về vấn đề này. Cái tin như vậy đủ làm cho lão Gilơnoócmăng nổi nóng.
Lão nghĩ đến Mariuytx, Mariuytx cũng là sinh viên, chắc Mariuytx cũng sẽ đến “thảo luận giữa trưa ở quảng trường Păngtêông”.
Lão Gilơnoócmăng đang tưởng tượng cái điều buồn bực ấy thì trung úy Têôđuyn vào. Anh mặc thường phục kiểu thị dân, để cho vừa mắt lão; bà cô nhẹ nhàng dẫn cháu vào. Chàng trung úy nghĩ thầm: lão trượng không đặt hết tiền vào quỹ thực lợi chung thân, thỉnh thoảng hóa trang như thế này cho vừa ý lão cũng có khi lợi.
Bà cô Gilơnoócmăng cất cao tiếng, nói với cha:
- Cháu Têôđuyn của cha đây.
Và bà nói nhỏ với Têôđuyn:
- Cứ tán thành tất nhé!
Rồi bà trở ra.
Trung úy Têôđuyn không quen có những cuộc gặp gỡ trịnh trọng như vậy, rụt rè nói:
- Lạy ông ạ.
Và chào, bắt đầu theo kiểu nhà binh, kết thúc theo kiểu thị dân.
- À, cháu đấy à, được, cháu ngồi chơi, lão Gilơnoócmăng nói.
Lão nói thế rồi quên phắt thằng cháu kỵ binh.
Têôđuyn ngồi xuống, lão Gilơnoócmăng đứng lên. Lão đi đi lại lại trong phòng, hai tay bỏ túi, nói oang oang một mình, những ngón tay bứt rứt luôn luôn mân mê hai chiếc đồng hồ ở trong hai cái túi con.
- Hừ, cái bọn nhãi ranh ấy! Cái ngữ ấy bàn họp nhau ở quảng trường Păngtêông! Bọn nhãi nhép hôm qua hãy còn ôm vú mẹ! Giá bóp mũi chúng thì sữa lại toài ra! Thế mà ngày mai lại họp hội nghị thảo luận giữa trưa! Thế này rồi sẽ đến đâu? Sẽ đến đâu? Rõ ràng là đến vực thẳm! Đó bọn tháng Mười đã đưa chúng ta đến đó. Pháo binh nhân dân! Bàn về pháo binh nhân dân, ra giữa quảng trường thảo luận về những tiếng đì đẹt của quốc dân quân! Bàn với ai? Chủ nghĩa Giacôbanh dẫn người ta đến chỗ ấy đấy, thấy không? Tôi dám đánh cuộc một triệu đổi một cọng rác là ở đó chỉ có bọn đầu trộm đuôi cướp, bọn khổ sai mãn hạn. Cộng hòa và tù khổ sai cũng như mũi với khăn. Cacnô hỏi: Mi muốn ta đi đâu? Quân phản bội! Phousê đáp: Mi muốn đi đâu thì đi, đồ ngu! Đấy bọn cộng hòa là như thế đấy.
- Thưa ông đúng thế.
Lão Gilơnoócmăng khẽ quay đầu, nhìn Têôđuyn rồi lại tiếp:
- Nghĩ đến cái thằng ngốc đi theo bọn cộng hòa mà tức! Sao lại bỏ nhà tao mà đi? Để làm một tên cộng hòa à? Chào! Dân chúng có ưa gì cái cộng hòa ấy, dân chúng đứng đắn, dân chúng thừa biết rằng bao giờ cũng có vua, dân chúng biết rằng dẫu sao mình chỉ là dân, họ thiết gì cái thứ cộng hòa của chúng mày, đồ ngốc, nghe chưa. Ghê tởm chưa! Cái trò chơi ấy. Mê lão Đuysênơ.[201] Liếc mắt đưa tình cho cái máy chém, đàn và hát dưới bao lơn của 93, ta muốn phỉ nhổ vào cái bọn nhãi ranh ấy. Sao chúng nó ngu xuẩn thế! Chúng nó đều đi đến đấy cả, không đứa nào thoát! Chỉ thở cái không khí ngoài đường là chúng mày đủ hóa rồ rồi. Cái thế kỷ XIX này rất độc. Thằng nhãi con nào cũng để cái kiểu râu dê già ấy, rồi cho là mình ghê lắm, rồi chẳng kể gì cái thứ cha mẹ già này. Thế là cộng hòa đấy, thế là lãng mạn đấy. Lãng mạn là cái gì, anh hãy bảo hộ tôi lãng mạn là cái gì? Tất cả mọi thứ điên cuồng. Một năm trước họ đổ xô đi xem kịch Hecmaini.[202] Hecmaini là cái thứ kịch gì hử? Những phản đề, những ngu xuẩn cũng không phải viết bằng ngôn ngữ của nước Pháp nữa. Rồi thời đại này những chuyện cướp đường như thế đấy.
- Thưa ông, ông nói rất phải - Têôđuyn nói xen vào.
Lão Gilơnoócmăng tiếp:
- Đại bác ở trong sân viện Bảo tàng! Hừ! Thưa để làm gì? Ông Súng, ông đến đấy làm gì! Để bắn vào tượng Apôlông Benvêđe à? Còn các ông thuốc súng thì có việc gì với nàng Vênuytx đời mêđixi[203] chứ? Cái bọn thanh niên ngày nay, thật là quân kẻ cướp. Còn ai vô nghĩa lý bằng cái tên Bengiamanh Côngxtăng của chúng! Cái bọn chúng không vô lại thì là ngốc! Chúng tự làm cho xấu đi, quần áo lôi thôi lốc thốc, không ra hình người, trông thấy phụ nữ thì mất vía, ve gái thì như van xin làm cho các cô ả không nín cười được. Đúng là những thằng mê gái thiểu não. Chẳng ra cái dáng dấp gì và cũng ngu đần như nhau nên bổ sung cho nhau. Chúng luôn mồm nhắc những trò chơi chữ của Tiexôlăng và Pôchiê, khoác những cái áo thùng thình những chiếc gi-lê của mã phu, áo sơ mi vải thô, những quần dạ thô, những giầy da thô, người làm sao thì chiêm bao làm vậy, lời ăn tiếng nói của chúng có thể lấy để thay những đế giầy tã của chúng. Thế mà tất cả cái bọn nhãi ranh ấy lại làm chính trị. Phải cấm hẳn không cho chúng nó có chính kiến. Chúng nó bịa đặt những lý thuyết này nọ, chúng muốn thay đổi xã hội, chúng muốn tiêu diệt chế độ quân chủ, chúng vứt bỏ cả pháp luật, chúng đảo lộn tất cả đầu xuống đít, đít lên đầu, cho thằng gác cổng làm vua. Chúng xô đẩy cả châu Âu, chúng muốn nhào nặn lại trái đất, mỗi khi nhìn trộm được hai cái bắp chân của những ả thợ giặt đang trèo lên xe bò thì chúng cho đó là những hạnh ngộ về ái tình. Chao! Mariuytx, cái thằng khố rách đi hò hét giữa đường. Rồi thảo luận, rồi quyết nghị những biện pháp! Chúng gọi những cái đó là biện pháp, quỷ thần ơi! Cái hỗn độn cũng thấp bé đi rồi và trở thành ngu ngốc rồi. Lão đã từng thấy hỗn độn, bây giờ lão thấy tường nát đây. Bọn trẻ ranh thảo luận về đội cảnh vệ quốc dân quân, bọn mọi ôgibêva và cađôđaxơ cũng không làm thế! Bọn mọi rợ trần truồng đội mũ như quả cầu bông, một cái chùy buộc vào cẳng, cũng không ngu độn như những cậu tú tài ấy! Những đồ nhãi đáng 4 xu, mà nào “xét rằng” nào “quyết nghị” và thảo luận, cãi lẽ! Trời sắp đổ sụp, đến lúc tận thế rồi! Cái trái đất khốn khổ này sắp chết. Phải có một cơn nấc lên, chính nước Pháp đương thở cái hơi thở dốc cuối cùng ấy. Thảo luận, cứ thảo luận nữa đi các con ạ. Chúng còn đọc báo dưới vòm nhà hát Olêông thì chúng còn thảo luận. Chúng mất một xu thôi và mất cả lẽ phải, mất cả lương tri, mất cả lý trí, tình cảm, cả tâm hồn, mất cả gia đình. Báo chí toàn là đồ thổ tả, cả Cờ trắng[204] nữa. Thực ra Máctanhvin là một tên giacôbanh. Trời ơi! Mariuytx, mày có thể đi khoe khoang rằng mày đã làm cho ông mày thất vọng.
- Thật đúng quá. - Têôđuyn nói.
Trong khi lão Gilơnoócmăng còn phải ngừng lại để lấy hơi, chàng khinh kỵ binh lợi dụng thời cơ dõng dạc nói tiếp:
- Phải cấm hết tất cả các tờ báo, chỉ để Mônitơ và chỉ cho đọc một quyển sách: quyển Niên biểu nhà binh.
Lão Gilơnoócmăng nói tiếp:
- Cũng như cái thằng cha Xiêdét của chúng. Giết vua để rồi làm một nguyên lão nghị viên. Bọn chúng rồi thế cả. Mày, tao, đồng chí, rồi cuối cùng lại: thưa ngài bá tước. Ngài bá tước to bằng cánh tay, bọn sát nhân tháng chín! Nhà triết học Xiêdét! Lão phải công bằng với chính mình để nói rằng chẳng bao giờ lão coi những triết học của tất cả bọn triết gia ấy hơn cặp kính của tên hề ở Tivôli. Ta đã thấy trên bến Malake bọn nguyên lão nghị viên mặc áo khoác nhung tím thêu ong, với những cái mũ kiểu Hăngri IV. Thật là dị hợm. Có thể nói đó là những chú khỉ ở triều đình cọp. Các ngài công dân này, lão tuyên bố cái tiến bộ của các anh là điên cuồng, nhân đạo của các anh là mơ mộng, cách mạng của các anh là tội lỗi, cộng hòa của các anh là một con quái vật, nước Pháp non trẻ đồng trinh của các anh từ nhà thổ mà ra. Dù các anh là nhà báo, là nhà kinh tế, nhà luật pháp, nhà gì đi nữa, dù các anh có làu thông về tự do, bình đẳng, bác ái hơn cái lưỡi máy chém, ta cũng nói thẳng vào mặt các anh như thế. Các anh nghe chưa.
Chàng trung úy hô to lên:
- Chao ôi! Thật là tuyệt, thật là chân lý rực rỡ.
Lão Gilơnoócmăng bỗng dừng cánh tay đương ra bộ, quay lại, nhìn vào mắt chàng khinh kỵ binh và nói:
- Anh là một thằng ngốc!
QUYỂN VI: HAI NGÔI SAO GẶP NHAU
I
BIẾM DANH: CÁCH HÌNH THÀNH CỦA TÊN TỘC HỌ
Mariuytx hồi ấy là một chàng trai xinh đẹp, người tầm thước, tóc dày và đen nhánh, trán cao và thông minh, hai lỗ mũi rộng, say sưa, vẻ chân thật và bình tĩnh: tất cả diện mạo tỏa ra một tinh thần tự cao, trầm tưởng và thơ ngây. Trông nghiêng thì đường nét của chàng tròn trịa nhưng vẫn rắn rỏi. Gương mặt chàng có cái dáng hiền dịu. Nhật-nhĩ-man đã qua con đường Andát Lôrên mà thấm vào vẻ mặt Pháp. Gương mặt đó không mang góc cạnh, khiến người ta dễ nhìn ra người Nhật-nhĩ-man giữa những người La Mã và đó cũng là điểm khác nhau giữa giống sư tử và giống phượng hoàng. Chàng đang ở cái mùa đời mà trí tuệ của con người có suy nghĩ gồm cả hai phần sâu sắc và thơ ngây bằng nhau. Gặp việc quan trọng, chàng dễ ngớ người ra; nhưng khi quay được cái chìa khóa giải quyết, thì chàng có thể trở thành rất cao sâu. Cử chỉ của chàng dè dặt, lạnh lùng, lễ phép, ít cởi mở. Vì miệng chàng rất có duyên, môi thắm nhất, răng trắng nhất thiên hạ, cho nên nụ cười của chàng sửa chữa được vẻ nghiêm nghị trên mặt. Có lúc cái nụ cười say đắm ấy, phản lại một cách lạ lùng vầng trán trắng trong. Mặt chàng nhỏ, nhưng cái nhìn thật lớn.
Trong thời kỳ túng thiếu nhất, chàng thấy mỗi khi chàng đi qua, con gái ngoảnh lại nhìn, thế là chàng rảo bước đi nhanh hay trốn tránh, lòng tê tái; chàng cho rằng họ cười bộ quần áo cũ của chàng; sự thực thì những cô gái ấy nhìn chàng vì thấy chàng xinh trai và mơ ước thầm trong lòng.
Sự hiểu lầm thầm lặng về những cô qua đường xinh xắn ấy làm cho chàng lạnh lùng, khó tính; chàng không để ý đến một phụ nữ nào vì lẽ rất dễ hiểu là chàng lẩn tránh tất cả. Cuộc sống ấy cứ kéo dài mãi, Cuốcphêrắc cho chàng là ngu độn.
Cuốcphêrắc còn bảo chàng: - Thôi mày đừng làm ra vẻ mô phạm nữa (họ đã bắt đầu gọi nhau mày tao biểu hiện của tình bạn trẻ trung). Tao khuyên mày bớt vùi đầu vào sách vở, hãy ngẩng nhìn bọn con gái một chút, họ cũng có lắm cái hay, Mariuytx ạ. Cứ đỏ mặt và lẩn trốn hoài rồi mày đến thành đần độn mất.
Nhiều khi Cuốcphêrắc gặp chàng chào:
- Kính chào ông tu viện trưởng.
Mỗi khi Cuốcphêrắc nói với Mariuytx tương tự như thế thì Mariuytx tám ngày liền tránh không gặp một người đàn bà nào, trẻ hay già cũng vậy và càng tránh Cuốcphêrắc.
Nhưng dưới gầm trời mênh mông, có hai người đàn bà mà Mariuytx không tránh mặt và cũng không để ý tới. Đáng ra nếu ai bảo đó là đàn bà thì chắc Mariuytx rất ngạc nhiên. Một người là mụ già có râu vẫn quét dọn buồng chàng - Cuốcphêrắc thường nói đùa: thấy mụ người ở mang râu rồi, Mariuytx không mang nữa - Người kia là một cô gái nhỏ mà Mariuytx gặp luôn nhưng không nhìn bao giờ.
Từ hơn một năm nay, Mariuytx thấy trong vườn Luychxămbua, ở cái lối đi vắng vẻ nhất, dọc theo bờ tường khu Ươm cây, một người đàn ông và một cô gái nhỏ, lúc nào cũng ngồi với nhau trên một chiếc ghế dài ở đầu đường ít người qua lại, về phía phố Uét. Mỗi lần đi chơi ở vườn Luychxămbua, ngẫu nhiên - sự ngẫu nhiên của những người đi dạo để trầm tư - mà Mariuytx bước chân vào cái lối đi ấy, bao giờ chàng cũng gặp hai người đó. Người đàn ông trạc độ sáu mươi tuổi, có vẻ buồn rầu và nghiêm nghị, với cái vóc dáng khỏe mạnh và mệt mỏi của con nhà lính đã giải ngũ; giá có đeo một cái huy chương thì Mariuytx tin chắc là một sĩ quan về hưu. Trông ông ra vẻ hiền lành, nhưng khó đến gần, ông không để mắt nhìn một ai cả. Ông mặc một cái quần xanh, một áo dài xanh, đội một cái mũ rộng vành, lúc nào cũng như mới cả, một cái cà vạt đen và một cái sơ mi của người quê-cơ[205] nghĩa là trắng toát nhưng bằng vải thô. Một cô ả lẳng lơ một hôm qua đấy nói: ông lão góa này trông cũng sạch mắt đấy. Tóc ông đã bạc cả.
Lần đầu tiên Mariuytx gặp cô gái đến cùng ông già ngồi trên chiếc ghế quen thuộc của họ thì cô bé mới trạc độ mười ba, mười bốn tuổi, gầy gầy đến nỗi trông ra xấu, vụng về, chẳng có ý vị gì, chỉ có đôi mắt hứa hẹn sẽ khá đẹp. Nhưng đôi mắt đó lúc nào cũng mở to nhìn không chút e lệ cho nên khó chịu. Quần áo thì nửa là bà già, nửa là trẻ con, kiểu quần áo của con gái ở nhà tu, cái áo dài len thô màu đen, may cắt vụng. Hai người có vẻ là hai bố con.
Hai ba hôm Mariuytx để ý nhìn hai bố con người ấy, người bố tuy già nhưng chưa ra vẻ ông lão, cô con gái thì chưa ra vẻ người lớn. Về sau chàng không để ý đến họ nữa. Còn hai người đó thì hình như không trông thấy Mariuytx, họ nói chuyện với nhau bình tĩnh, thản nhiên. Cô bé thì cười nói luôn mồm, ông già ít nói, thỉnh thoảng đăm đăm nhìn cô bé với tất cả lòng trìu mến khó tả của một người cha.
Theo thói quen, Mariuytx luôn luôn dạo chơi ở lối đi ấy. Không lần nào chàng không gặp hai cha con ông già.
Sự việc diễn ra thế này.
Mariuytx thường hay đi từ đầu cái lối đi mà ở cuối lối có ghế họ vẫn ngồi. Anh đi suốt dọc lối đó, qua mặt họ rồi lại quay trở lại cho đến nơi xuất phát và cứ thế làm lại. Trong mỗi cuộc đi dạo chơi, anh đi đi lại lại như vậy năm sáu lần và mỗi tuần anh đi dạo năm sáu bận. Nhưng chưa bao giờ anh với họ trao đổi một lời chào hỏi. Nhân vật ấy và người con gái, mặc dù có vẻ tránh con mắt mọi người, hoặc giả chính vì thế cũng nên, vẫn được năm sáu sinh viên tự nhiên chú ý, những sinh viên thỉnh thoảng đi dạo chơi dọc lối khu Ươm, bọn chăm học thì sau buổi lên lớp, bọn khác thì sau cuộc bi-a. Cuốcphêrắc ở trong số những anh ham chơi, có quan sát họ một độ, sau thấy cô bé xấu xí, thì vội vàng và cẩn thận lảng đi. Anh chạy trốn như người kỵ sĩ, dừng trước đà đao, phóng lại một cái tên chế giễu. Cuốcphêrắc chú ý cái áo dài đen của cô bé và mái tóc bạc của ông già, nên gọi cô gái là cô La Noa và ông già là ông Lơ Blăng;[206] không ai biết tên họ hai cha con người ấy, cái tên biếm La Noa và Lơ Blăng thành ra tên của họ. Bọn sinh viên bảo nhau: - Ồ! Ông Lơ Blăng đã đến ngồi ghế rồi - Mariuytx cũng thuận mồm gọi ông già không quen ấy là ông Lơ Blăng.
Chúng tôi cũng theo họ gọi ông Lơ Blăng cho tiện kể.
Hầu như hôm nào cũng vậy, Mariuytx gặp họ vào một giờ bất di dịch ở cái ghế ấy, suốt năm đầu. Chàng thấy ông già người cũng dễ ưa, nhưng cô bé mặt mày khó mến.
II
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN[207]
Năm thứ hai, là lúc câu chuyện của chúng ta đến quãng này, tự nhiên Mariuytx không đi dạo chơi ở vườn Luychxămbua nữa. Chàng cũng chẳng biết vì lẽ gì có sự thay đổi ấy. Sáu tháng liền chàng không để chân trên cái lối đi cũ trong vườn. Nhưng một hôm, một buổi sáng hè tươi đẹp chàng lại tới đó. Mariuytx thấy lòng vui vẻ trước cảnh trời tươi đẹp. Lòng chàng rộn rã những tiếng chim hót trên cành và tươi sáng như những mảnh trời xanh sau kẽ lá.
Chàng tiến thẳng đến lối cũ của mình, đến cuối đường chàng lại thấy, cũng trên cái ghế cũ, hai người quen thuộc. Đi gần đến nơi chàng nhận rõ vẫn ông già ấy, không thay đổi gì, nhưng cô gái thì hình như không phải cô bé năm trước. Cô gái bây giờ là một cô gái lớn và đẹp, có cái hình dáng xinh xắn của người đàn bà mà vẫn còn vẻ thơ ngây của tuổi nhỏ, nàng đang ở cái tuổi dậy thì thoáng qua, trong sáng: cái tuổi mười lăm. Mái tóc nàng hung nâu đẹp vô cùng với những đường vân vàng óng ả, trán nàng trắng như cẩm thạch, má mơn mởn như cánh hồng, thắm nhạt và trắng mượt mà, miệng xinh nở nụ cười trong sáng, giọng nói êm như tiếng đàn, cái đầu đáng làm mẫu cho Raphanen vẽ Maria đặt trên cái cổ mà Giăng Gugiông ưng tạc cho Vênuytx. Để tăng thêm vẻ hấp dẫn cho bộ mặt xinh tươi ấy, cái mũi không đẹp nhưng mà xinh, cái mũi không thẳng, không cong, không giống mũi người Ý cũng chẳng giống mũi người Hy, cái mũi của người thiếu nữ thủ đô thông minh, thanh tao, trong trẻo và không mẫu mực làm cho họa sĩ thất vọng và nhà thơ say mê.
Khi Mariuytx đi qua gần nàng, chàng không nhìn thấy mắt nàng, vì mắt nàng luôn luôn nhìn xuống. Chàng chỉ trông thấy hàng mi hung nâu kín đáo và e lệ.
Nhưng người thiếu nữ vẫn mỉm cười nghe ông già tóc bạc nói chuyện; không gì đẹp bằng nụ cười khi đôi mắt e lệ nhìn xuống.
Lúc đầu Mariuytx cho rằng thiếu nữ là một cô con gái khác của ông già, chắc hẳn là chị cô bé năm trước. Nhưng theo thói quen đi dạo, Mariuytx lần sau lại đến gần chiếc ghế, chàng nhận rõ vẫn là cô bé năm trước. Sáu tháng qua, cô gái nhỏ đã thành một thiếu nữ, thế thôi. Chuyện cũng rất thường. Có lúc những cô gái nhỏ nở bừng ra như những đóa hồng. Hôm qua còn là trẻ con, hôm nay đã làm cho người ta bối rối. Cô gái không những lớn lên, còn duyên dáng xinh đẹp lên nữa. Tiết tháng tư, chỉ cần ba hôm là một cái cây phủ đầy hoa, sáu tháng đủ cho cô kia khoác một lốt đẹp.
Một đôi khi có những người nghèo khổ, hèn mọn bỗng nhiên như bừng tỉnh, từ nghèo hèn trở thành sang trọng, tiêu tiền như nước, rộng rãi, huy hoàng. Đó là vì họ đã lĩnh được lợi tức. Kỳ lĩnh đến hôm qua. Cô thiếu nữ này cũng vậy. Cô đã lĩnh được khoản lục cá nguyệt bổng.
Không phải là cô nữ sinh ký túc với cái mũ nhung xù, cái áo len thô, đôi giầy học trò và bàn tay đỏ nữa. Nàng đẹp ra và lại thêm ý nhị, ăn mặc thanh nhã, sang mà giản dị, không kiểu cách, nàng mặc một cái áo nhiễu đen, một cái áo khoác cùng một thứ hàng, mũ trắng cũng bằng nhiễu. Đôi găng trắng để lộ rõ bàn tay búp măng, đang mân mê một cái cán dù bằng ngà Trung Hoa, đôi giày lụa nhỏ che đôi chân xinh xắn. Người nàng tỏa một mùi hương trẻ trung và thấm thía.
Còn ông già thì vẫn không thay đổi gì.
Lần thứ hai, Mariuytx đến gần nàng, người thiếu nữ ngẩng mặt lên; mắt nàng xanh thăm thẳm như da trời, nhưng trong cái màu trời xanh che đậy đó vẫn còn ánh của tuổi thơ. Nàng thản nhiên nhìn Mariuytx cũng như nhìn đứa bé đang chạy chơi dưới hàng cây sung hay chiếc bình cẩm thạch in bóng trên ghế nàng ngồi; còn Mariuytx thì vẫn bước đi thơ thẩn nghĩ đến chuyện khác.
Chàng đi qua như vậy bốn năm lần nữa trước ghế của nàng, nhưng chẳng hề quay đầu nhìn.
Những ngày sau, chàng vẫn dạo chơi ở vườn Luychxămbua, vẫn gặp “ông bố và cô gái” nhưng không để ý đến nữa. Chàng không để ý đến người thiếu nữ đẹp bây giờ cũng như không để ý đến cô gái nhỏ xấu trước kia. Chàng vẫn theo thói quen đi gần sát chiếc ghế.
III
VÌ MỘT NGÀY XUÂN
Một hôm trời ấm, vườn Luychxămbua đầy bóng râm và ánh nắng, trời trong vắt như có một toán thiên thần đã rửa sạch lúc sớm mai. Chim hót ríu rít trong cành cây dẻ. Mariuytx mở rộng tâm hồn chào đón cảnh vật, chàng không tư lự gì, hồn nhiên hít thở và tận hưởng cuộc sống. Chàng đi qua gần chiếc ghế quen. Thiếu nữ ngẩng đầu nhìn chàng, hai cặp mắt gặp nhau.
Ánh mắt của thiếu nữ lần này ngụ ý gì? Mariuytx không sao nói được. Không ngụ ý gì mà cũng là tất cả. Thật là một tia chớp lạ lùng.
Nàng cúi mặt, còn chàng thuận bước cứ đi.
Cặp mắt chàng vừa thấy không phải là cặp mắt thơ ngây chất phác của trẻ con, nhưng là một cái vực thẳm huyền bí thoáng mở ra rồi khép lại.
Trong đời mỗi thiếu nữ đều có một đôi lần đôi mắt nhìn như vậy. Tai họa cho người nào đứng đó.
Cái khóe mắt đầu tiên của một tâm hồn còn tự tìm mình ấy chẳng khác gì ánh bình minh trên trời, một cái gì chói lọi và bí ẩn đang dâng lên. Không sao tả được cái vẻ quyến rũ nguy hiểm của tia sáng bất ngờ vừa rọi trên những bóng tối êm ái đáng yêu, sức quyến rũ của một thứ tình hôm nay còn thơ ngây nhưng ngày mai sẽ say đắm. Đó là một thứ trìu mến mơ hồ, ngẫu nhiên nảy nở và chờ đợi, là một cạm bẫy vô tình của tuổi thơ, không chủ tâm bẫy những trái tim mà cũng không hay rằng có những trái tim đã vướng mắc. Một cô gái đồng trinh với cái nhìn của một thiếu phụ.
Một khóe mắt như vậy rơi vào đâu chẳng khỏi gây nên mơ mộng. Tất cả trong trắng, tất cả say mê chung đúc trong các tia sáng thần tiên có sức quyến rũ mãnh liệt ấy, hơn tất cả những khóe mắt đưa tình tinh luyện của những ả lẳng lơ, có phép nhiệm màu làm bừng nở trong đáy lòng người bông hoa ngào ngạt hương thơm mà cũng ngấm ngầm chất độc: bông hoa tình ái.
Chiều hôm ấy, trở về gian phòng tồi tàn, Mariuytx nhìn lại quần áo của mình và lần đầu tiên, chàng nhận thấy chàng lại có thể thô tục, vô ý, ngớ ngẩn đến mức ấy, đi dạo chơi ở vườn Luychxămbua với bộ áo “hàng ngày” ấy, một cái mũ nát, một đôi giầy phu xe, một cái quần đen bạc thếch ở đầu gối, một cái áo đen khuỷu đã phai màu.
IV
BẮT ĐẦU TƯƠNG TƯ
Ngày hôm sau, đến giờ thường lệ, Mariuytx mở tủ lấy chiếc áo mới, chiếc quần mới, chiếc mũ mới và đi đôi giầy mới, mặc tất cả bộ đồ đầy đủ ấy, đeo găng tay, xa xỉ phẩm bậc nhất của chàng và đi đến vườn Luychxămbua.
Giữa đường chàng gặp Cuốcphêrắc nhưng làm như không nhìn thấy. Cuốcphêrắc về nhà nói với bạn: tao vừa gặp cái mũ mới, chiếc áo mới của Mariuytx và hắn ta ở trong đó. Chắc Mariuytx đi dự kỳ thi, trông nó đến ngớ ngẩn.
Đến vườn Luychxămbua, Mariuytx dạo một vòng xung quanh bể nước, nhìn những con thiên nga lượn trên mặt nước, rồi đứng trầm ngâm rất lâu trước pho tượng đầu đen những mốc và đã mất một bên hông. Gần bể nước có một người tư sản trạc bốn mươi tuổi, bụng phệ, dắt tay một đứa nhỏ chừng năm tuổi, ông ta bảo con: - “Con hãy nhớ phải tránh những điều quá trớn, nên ở lưng chừng giữa chuyên chế và vô chính phủ”. Mariuytx để ý nghe người tư sản nói rồi chàng lại đi vòng bể nước một lần nữa. Cuối cùng chàng tiến về phía cái “lối đi của chàng”, lững thững, như có ý e ngại, hình như có cái gì lôi kéo chàng đi mà cũng có cái gì cản chàng lại. Chàng vô tình không nhận thấy gì và tưởng rằng cũng đi như mọi ngày thôi.
Bước vào lối đi, chàng thấy ở đầu kia, trên cái ghế quen thuộc, ông Lơ Blăng và thiếu nữ. Chàng cài khuy áo lê đến tận cổ, ưỡn ngực cho áo phẳng không nếp nhàu, nhìn khoái trá hai ống quần óng ánh tuyết len và tiến về phía chiếc ghế dài. Cái dáng tiến lên của chàng như có vẻ tấn công và muốn chinh phục; có thể nói chàng tiến đến chiếc ghế như Anniban tiến vào La Mã.
Nhưng chàng vẫn bước đi tự nhiên như vậy, óc nghĩ đến những công việc đang làm. Chàng nghĩ đến quyển sách Khóa trình tú tài, chàng cho là quyển sách thật ngớ ngẩn, những người soạn sách chắc ngu dốt đặc biệt vì họ phân tích coi đó là kiệt tác của nhân loại ba bi kịch của Raxin và độc một hài kịch của Môlie thôi. Đi gần đến chiếc ghế, chàng ưỡn ngực cho căng thẳng nếp áo và đăm đăm nhìn thiếu nữ. Hình như tất cả một đầu lối đi vì nàng mà sáng rực lên một ánh sáng lam mờ.
Càng tiến đến gần, chàng càng bước chậm lại. Đến một quãng, cách cuối lối còn khá xa, chàng dừng lại và cũng không biết vì sao, chàng quay trở lại. Chàng cũng không hề tự nhủ chàng đừng đi đến cuối lối. Thiếu nữ mới thoáng thấy chàng ở xa và thoáng thấy cái vẻ lịch sự của chàng trong bộ áo mới. Còn chàng thì bước đi rất ngay ngắn để cho ra vẻ, phòng khi có ai ở đằng sau chú ý nhìn theo mình.
Mariuytx đi tới đầu kia lối đi, rồi quay trở lại và lần này tiến đến gần chiếc ghế hơn. Chàng đến chỉ còn cách ba gốc cây, nhưng đến đấy chàng bỗng thấy không thể tiến xa hơn nữa và chàng do dự. Chàng thấy hình như thiếu nữ nghiêng mặt về phía chàng. Chàng gắng hết nghị lực, khắc phục do dự, cương quyết tiến lên phía trước. Vài giây sau chàng đi qua chiếc ghế, ngay ngắn, nghiêm nghị, đỏ mặt tía tai, không dám nhìn ngang, nhìn ngửa, tay đút trong ngực áo như một chính khách. Khi chàng đi ngang qua “khẩu đại bác ở quảng trường”, chàng thấy tim đập một cách dễ sợ. Thiếu nữ vẫn mặc chiếc áo nhiễu và đội cái mũ nhiễu như hôm trước. Chàng nghe thấy giọng nói êm ái vô cùng chắc phải là “tiếng của nàng”. Nàng nói chuyện tự nhiên như không có gì. Nàng xinh quá, Mariuytx cảm thấy như vậy tuy chàng không dám nhìn nàng. Chàng chợt nghĩ chắc nàng không thể không đem lòng yêu mến và kính trọng chàng, nếu nàng biết rằng chính chàng là người đã làm bài nghị luận về Máccôt Ôbơrêgông đơ và Rôngđa mà ông Phơrăngăngxoa đơ Đơnơsatô đã để ở đầu bàn Gin Bơlát và ký tên ông.[208]
Chàng vượt qua chiếc ghế, đi tới đầu lối đi cũng gần đấy, rồi quay lại và đi qua trước mặt người đẹp. Lần này mặt chàng tái hẳn đi. Chàng thấy trong người rất khó chịu. Chàng bước xa chiếc ghế, xa thiếu nữ, quay lưng lại nàng, nhưng ngờ rằng nàng đang nhìn theo chàng, chàng bối rối, bước thấp bước cao.
Chàng không muốn đến gần chiếc ghế nữa. Đến khoảng giữa lối đi, chàng đứng lại và ngồi xuống, chưa bao giờ chàng ngồi như vậy, chàng nhìn ngang và mơ hồ nghĩ từ trong đáy lòng rằng người mũ trắng và áo đen mà chàng ngầm khen ngợi không thể không để ý đến chiếc quần còn óng ánh tuyết và chiếc áo mới của chàng.
Mười lăm phút sau chàng đứng dậy như sắp lại đi về phía chiếc ghế bao phủ hào quang, nhưng chàng đứng yên lặng. Đã mười lăm tháng rồi, lần đầu tiên bây giờ Mariuytx mới nghĩ rằng có lẽ ông già hàng ngày vẫn ngồi trên ghế kia với cô gái chắc cũng phải để ý đến chàng: chắc ông phải lấy làm lạ rằng chàng luôn qua lại nơi này như vậy.
Cũng lần đầu tiên chàng cảm thấy sự bất kính của mình đối với ông già lạ ấy khi gọi ông, tuy rằng chỉ gọi thầm, với cái tên hiệu ông Lơ Blăng.
Chàng đứng như vậy mấy phút liền cúi đầu nhìn xuống, tay cầm chiếc gậy nhỏ vẽ vẽ trên mặt cát. Rồi chàng ngoắt hẳn lại phía đối lập chỗ ông Lơ Blăng và con gái, đi thẳng về nhà.
Hôm ấy chàng quên đi ăn, tám giờ tối chàng mới nhớ đến bữa, vì muộn rồi không xuống phố Xanh Giắc được, chàng chỉ ăn một miếng bánh mì.
Chải xong chiếc áo ngoài, gấp cẩn thận rồi chàng mới lên giường ngủ.
V
SÉT NỔ TRÊN ĐẦU MỤ BUGÔNG
Ngày hôm sau mụ Bugông kinh ngạc thấy Mariuytx lại mặc bộ áo mới đi ra phố. Tên mụ trương nhà chính kiêm gác cổng, kiêm làm bếp ở cái nhà nát Goócbô là Buyêcgông, nhưng cái ông mãnh Cuốcphêrắc chẳng tha ai, đã xuyên tạc tên mụ và gọi là mụ Bugông.
Mariuytx lại đến vườn Luychxămbua nhưng chàng có rời ghế cũng không đi quá quãng giữa lối đi. Chàng ngồi xuống ghế như hôm trước và từ xa chàng vẫn nhìn thấy rõ ràng cái mũ trắng, cái áo đen và nhất là cái ánh sáng xanh lam. Chàng không đi đâu cả và cứ ngồi đó cho đến lúc người ta đóng cổng vườn Luychxămbua mới đứng dậy ra về. Chàng không thấy ông Lơ Blăng và cô con gái đi về. Chàng đoán là họ đã ra về phía cổng phố Uet. Mấy tuần lễ sau, chàng không nhớ chiều hôm ấy chàng ăn ở đâu.
Ngày hôm sau một tiếng sét nữa lại nổ trên đầu mụ Bugông, Mariuytx lại mặc áo mới ra phố. Mụ kêu lên:
- Ba ngày liền.
Mụ cố theo dõi Mariuytx, nhưng Mariuytx đi nhanh và bước rất dài. Đúng con hà mã đuổi theo con sơn dương. Chỉ hai phút là mất hút Mariuytx, mụ trở về thở hết hơi, hen suyễn nổi lên, mụ căm giận lắm lẩm bẩm một mình: ngày nào cũng diện áo mới và để cho người ta đuổi theo bở hơi tai thế này thì quả là mất hết lương tri.
Mariuytx đến vườn Luýchxămbua.
Thiếu nữ đang ngồi với ông Lơ Blăng. Mariuytx cố lại gần hết sức, làm bộ cầm quyển sách đọc, nhưng chàng cũng còn ở khá xa, rồi lại quay về ngồi ở chiếc ghế cũ; chàng ngồi liền trong bốn tiếng đồng hồ nhìn những con chim sẻ nhảy nhót như có ý chế giễu chàng.
Nửa tháng qua như vậy. Mariuytx đến vườn Luychxămbua không phải để dạo chơi nữa nhưng để ngồi ở chỗ cũ, chàng cũng chẳng biết ngồi đấy để làm gì.
Đến đấy, là chàng ngồi yên đấy, không cử động nữa. Sáng nào chàng cũng thắng bộ áo mới nhưng không chường mặt, hết ngày này sang ngày khác.
Quả thật là nàng rất đẹp. Chỉ có một nhận xét có thể coi như một lời phê bình là miệng nàng cười tươi mà cặp mắt thì lại buồn, làm cho vẻ mặt có phần nào lạc điệu, thành đôi khi diện mạo hiền từ ấy có vẻ lạ lùng tuy vẫn đẹp tươi.
VI
THÀNH TÙ BINH
Một ngày cuối tuần thứ hai, Mariuytx như thường lệ ngồi trên chiếc ghế dài, tay cầm quyển sách mở rộng, đã hai tiếng đồng hồ, chàng chưa lật một trang. Bỗng nhiên chàng giật mình. Một biến cố đã xảy ra ở cuối lối đi. Ông Lơ Blăng và cô gái đã đứng dậy đi từ từ về phía giữa lối đi, chỗ cái ghế của Mariuytx, cô con gái nắm cánh tay ông lão.
Mariuytx gấp sách rồi lại mở, cố đọc. Chàng run. Vừng hào quang đang tiến về phía chàng. Chàng nghĩ thầm: trời hại mình, ngồi đứng thế nào bây giờ cho trông được. Ông lão tóc bạc và thiếu nữ cứ tiến lại gần. Chàng thấy cái giây phút ấy lâu như một thế kỷ. Người lại đây làm gì? Nàng sẽ qua trước mặt! Chân nàng sẽ bước trên mặt cát này, trên lối đi này, ngay sát mặt ta! Chàng thấy bối rối, chàng muốn mình thật đẹp, muốn mang một huân chương. Chàng nghe thấy những bước chân êm đềm và nhịp nhàng tiến tới. Chàng hình dung như ông Lơ Blăng đang nhìn chàng giận dữ. Ông ta sẽ hỏi gì ta chăng? Chàng cúi đầu, khi ngẩng lên thì hai người đã đến sát chàng.
Thiếu nữ đi qua và nhìn chàng. Nàng nhìn chàng chăm chú với một vẻ mặt trầm ngâm êm ái làm cho chàng rung động từ đầu đến chân. Chàng cho rằng khóe mắt ấy như muốn trách móc chàng sao bấy lâu không đến với nàng, hình như nàng bảo: “Em đến tìm anh đây”. Mariuytx thấy trước đôi mắt sáng ngời và sâu thẳm của nàng.
Đầu óc chàng nóng như than hồng. Nàng đã đến bên chàng! Diễm phúc nào bằng! Nàng nhìn ta, trìu mến làm sao! Chưa bao giờ nàng đẹp như bây giờ! Đẹp kiêu mị, đẹp thần tiên, đẹp cái đẹp trọn vẹn có thể khiến Pêtrác ca ngợi và Đăngtơ phủ phục. Chàng thấy mình đang chơi vơi trong khoảng trời xanh. Nhưng chàng lại ngượng nghịu vô cùng thấy đôi giầy bám bụi.
Chàng chắc rằng nàng để ý đến cả đôi giầy của chàng.
Chàng nhìn theo thiếu nữ mãi cho đến khi nàng đi khuất. Rồi chàng đi lại trong vườn Luychxămbua, như điên dại. Hình như có lúc chàng nói nói cười cười một mình. Chàng đi gần những chị giữ trẻ, vẻ mặt quá mơ màng, khiến chị nào cũng tưởng anh chàng mê mình.
Chàng ra khỏi vườn Luychxămbua, mong gặp lại nàng ngoài phố.
Chàng gặp Cuốcphêrắc dưới cổng rạp Côđêông:
- Đi ăn với mình đi.
Mariuytx kéo Cuốcphêrắc đến tiệm ăn Rútxô, hai người ăn hết sáu phơrăng. Mariuytx ăn như hùm. Chàng thưởng cho đứa trẻ hầu bàn sáu xu, khi ăn tráng miệng chàng hỏi Cuốcphêrắc:
- Đã đọc nhật báo chưa? Bài diễn văn của Đơ Puyravô tuyệt nhỉ!
Mariuytx yêu như si như dại.
Ăn xong chàng bảo Cuốcphêrắc:
- Tao thết mày một tối xem hát.
Hai người đến rạp Poóctơ Xanh Máctanh xem tài tử Phêđêrich trong vở ÔBécgiơ đê Ađơrê. Mariuytx thích thú hết sức.
Nhưng Mariuytx đồng thời cũng trở nên khó tính. Ở rạp hát ra, gặp một cô thợ may áo kiểu bước qua cái rãnh nước để lộ đùi, chàng ngoảnh mặt không nhìn và gần như tởm khi nghe Cuốcphêrắc bảo: Cô ả này đáng được vào kho tao.
Ngày hôm sau Cuốcphêrắc lại rủ Mariuytx đi ăn sáng ở tiệm Vônte. Mariuytx ăn nhiều hơn hôm trước. Chàng nghĩ ngợi nhiều và rất vui, nghe cái gì cũng bật lên cười được; anh trìu mến ôm choàng lấy một ông quê ở tỉnh nhỏ và được người ta giới thiệu. Một đám sinh viên túm lại chung quanh bàn ăn, bàn tán xôn xao về việc chính phủ vứt tiền để cho mấy ông giáo sư ba hoa vớ vẩn trên bục trường Xoócbon, rồi lại bàn đến những sai lầm và thiếu sót trong những từ điển và sách âm luật của nhà xuất bản Kisơra. Mariuytx ngắt lời mọi người và nói to lên:
- Thế mà có một chiếc huân chương cũng vẫn thú!
Cuốcphêrắc bảo thầm Giăng Pruve:
- Sao nó ngớ ngẩn thế?
- Không ngớ ngẩn đâu. Nghiêm trọng đấy.
Nghiêm trọng thật. Mariuytx đang bước vào những giờ phút say mê, - kích động, bắt đầu một mối tình sâu sắc.
Tất cả chỉ vì một khóe mắt.
Khi mìn đã nhồi thuốc, đám cháy đã sẵn sàng, thì chẳng còn khó khăn gì. Một khóe mắt là tia lửa châm ngòi. Thế là xong. Mariuytx đã yêu một người đàn bà. Cuộc đời chàng đi vào chỗ vô tri vô định.
Ánh mắt phụ nữ như một bộ phận bánh xe trong máy móc, có vẻ yên lặng mà ghê gớm. Ngày ngày anh đi bên cạnh rất bình yên, không xảy ra việc gì, không nghi ngờ gì. Thậm chí lâu dần anh đến quên là có cái máy ấy ở đấy. Anh đi, anh lại, anh mơ màng, anh cười nói. Thình lình anh thấy mình bị tóm. Thế là hết. Bánh xe nắm anh, khóe mắt giữ anh. Nó tóm anh không biết do chỗ nào, bằng cách nào, chắc do một bộ phận tư tưởng lê la, hoặc vì một phút lơ đãng. Nhiều lực lượng kết hợp và bí ẩn chiếm giữ anh. Anh vùng vẫy vô ích. Không có sức lực trần gian nào có khả năng cứu anh. Anh sắp rơi từ khớp bánh xe này đến khớp bánh xe khác, từ khắc khoải này đến khắc khoải khác, từ giày vò này đến giày vò khác; người anh, trí tuệ anh, gia sản anh, tương lai anh, cả linh hồn anh cũng bị cuốn vào đó. Và tùy theo anh ở dưới quyền lực của một nhân vật độc ác hay thanh cao, anh chỉ thoát khỏi cỗ máy ghê gớm ấy hoặc là xấu xí đi vì nhơ nhuốc, hoặc là đẹp đẽ hẳn lên vì tình yêu.
VII
CHUYỆN CỦA CHỮ U THEO PHỎNG ĐOÁN
Cuộc đời cô đơn, thoát ly tất cả, bản tính kiêu hãnh ưa độc lập, yêu cảnh vật thiên nhiên, sự rỗi rãi hàng ngày, lối sống thầm lặng, những khát khao thầm kín của thể xác, lòng say mê trước Tạo hóa, tất cả những cái đó đã tạo cho Mariuytx một tâm hồn sẵn sàng đón nhận một tình yêu đam mê. Lòng sùng bái người cha ngày càng tôn nghiêm như một tín ngưỡng và dần dần ẩn sâu vào tận đáy tâm hồn như mọi tín ngưỡng. Phải có gì chiếm lĩnh cõi ngoài của lòng chàng. Tình yêu đã đến chiếm cứ phần tâm hồn ấy.
Một tháng ròng trôi qua, không ngày nào Mariuytx không đến vườn Luychxămbua. Đúng giờ thì đi, không gì ngăn giữ được chàng. Cuốcphêrắc thường nói: “Mariuytx đi làm đấy”. Mariuytx sống tràn trề, say sưa. Chắc hẳn là thiếu nữ đã nhìn chàng.
Mariuytx dần trở nên mạnh dạn hơn, chàng tiến lại gần chiếc ghế. Nhưng tính rụt rè và thận trọng của người si tình khuyên chàng chớ nên đi ngang qua trước mặt nàng. Chàng nghĩ không nên để người cha chú ý tới. Chàng tính toán rất khôn khéo để đứng ở chỗ nào, đằng sau những gốc cây, những chân tượng nào để người cha ít trông thấy chàng, nhưng để thiếu nữ trông được chàng rõ nhất. Có lúc hàng nửa tiếng đồng hồ liền chàng đứng yên lặng dưới bóng một pho tượng Lêôniđát hay một pho tượng Spacticuýt, tay cầm một quyển sách, mắt ngẩng lên dịu dàng nhìn về phía thiếu nữ ngoảnh mặt xinh tươi nhìn chàng với một nụ cười mơ hồ. Vừa nói chuyện rất thản nhiên với ông lão tóc bạc, nàng vừa gửi qua cặp mắt trinh bạch và say mê tất cả những ước mơ của lòng nàng cho Mariuyt: lối đưa tình trao duyên từ ngày xưa của nàng Evơ ngày khai thiên lập địa và của mỗi người đàn bà từ buổi đầu yêu đương. Miệng nàng trả lời cho cha, mắt nàng trả lời cho Mariuytx.
Chắc rằng ông Lơ Blăng mãi rồi cũng phải nghi ngờ điều gì vì nhiều khi thấy Mariuytx tới, ông đứng dậy đi lại. Ông đã rời bỏ chiếc ghế cũ và đến ngồi chiếc ghế ở đầu kia lối đi, bên cạnh pho tượng người Lực sĩ La Mã, hình như ông lão thử xem Mariuytx có theo không. Mariuytx không đoán ra dụng ý của ông. Chàng cũng theo đến phía ấy. Thế là một lần hớ. Ông già không đến đều đều tất cả mọi ngày nữa và nhiều khi không dắt cô con gái theo. Có khi ông đến một mình. Hôm ấy Mariuytx không ở lại vườn Luychxămbua. Thế là hai lần hớ.
Mariuytx không để ý đến những triệu chứng ấy. Từ giai đoạn e dè, chàng đã bước sang giai đoạn mù quáng, sự tiến hóa ấy là tất nhiên không sao tránh được. Mối tình ngày càng mạnh. Không đêm nào chàng không mơ tưởng. Lại thêm một sự may mắn không ngờ, như dầu đổ vào lửa, càng khiến chàng mù quáng: một buổi chiều, trời đã nhá nhem tối, chàng nhặt được trên chiếc ghế ông Lơ Blăng và cô con gái vừa rời bỏ một chiếc khăn tay. Một chiếc khăn giản dị, không thêu thùa gì, nhưng rất trắng, rất nhỏ sợi, chàng thấy đượm một mùi hương khó tả. Chàng hối hả nhặt lấy. Chiếc khăn có hai chữ U.F. Mariuytx không biết gì về thiếu nữ xinh đẹp ấy, không biết tên, biết họ, biết nhà, hai chữ tắt này là điều đầu tiên chàng được biết về nàng; bao nhiêu ức đoán bắt đầu được xây dựng về hai cái chữ đáng yêu này. Chắc hẳn U là Uyếcxuyn, tên riêng, cái tên sao mà dịu dàng thế! Chàng đưa chiếc khăn tay lên môi hôn, hít hương thơm, ấp chiếc khăn trên tim, trên da thịt ban ngày và ban đêm chàng nằm ngủ, chiếc khăn trên môi.
Mariuytx sung sướng reo lên:
- Cả tâm hồn thơm ngát của nàng ở đây!
Chiếc khăn ấy chỉ là của ông lão để rơi.
Những ngày sau hôm nhặt được chiếc khăn tay, chàng đến vườn Luychxămbua, không lúc nào rời chiếc khăn, đưa lên môi hôn và ấp trên trái tim. Thiếu nữ xinh đẹp không hiểu ra sao và ra hiệu kín đáo với chàng.
Mariuytx nghĩ thầm:
-Trời! E lệ dễ thương chưa!
VIII
THƯƠNG BINH CŨNG CÓ THỂ SUNG SƯỚNG
Vì chúng tôi đã nói đến tiếng e lệ và chúng tôi không giấu giếm gì, cho nên chúng tôi phải nói là cũng có một lần nàng Uyếcxuyn của Mariuytx đã làm cho chàng giận dữ khi chàng đang mê mải say sưa. Hôm ấy nàng bảo ông Lơ Blăng đứng dậy đi dạo chơi trên lối đi. Một làn gió mạnh cuối xuân làm xao động những ngọn cây ngô đồng. Ông cha và cô con gái cắp tay nhau đi qua chiếc ghế Mariuytx ngồi. Mariuytx bàng hoàng đứng dậy nhìn theo bóng hai người.
Bỗng nhiên một luồng gió mạnh như vui vẻ làm sứ giả cho mùa xuân thổi lên từ phía vườn Ươm, thổi vào lối đi, bọc người thiếu nữ trong một luồng rung động thần tiên và lật cái áo dài thiêng liêng lên đến giữa vế; một cái đùi nõn nà hiện ra. Mariuytx nhìn thấy, chàng bực tức và giận dữ.
Thiếu nữ đã vội vàng kéo vạt áo xuống bằng một cử động bẽn lẽn đẹp như thần tiên. Nhưng Mariuytx vẫn phẫn uất. Có một mình chàng ở lối đi đã đành thế. Những cũng có thể có người khác, nếu có người khác thì sao? Chịu sao nổi được một chuyện như vậy! Cái việc nàng vừa làm thật là ghê tởm. Nhưng nàng có làm gì đâu, tội phạm chỉ là luồng gió thôi.
Nhưng tên Bácthơlô[209] lờ mờ đã gầm gừ trong lòng chú tiểu thiên thần, Mariuytx dứt khoát lấy làm bất bình và đang ghen bóng ghen gió. Sự ghen tuông xốn xang và lạ lùng của xác thịt nổi dậy trong lòng người và ngự trị lắm khi không hợp pháp như thế đấy. Tuy nhiên, ngoài chuyện ghen tức, cái đùi xinh xắn kia chẳng gợi cho Mariuytx một cảm hứng gì; được nhìn thấy chiếc bít tất trắng của bất kỳ một phụ nữ nào, chàng còn lấy làm thú vị hơn.
Khi nàng Uyếcxuyn của chàng đi hết lối đi rồi quay trở lại cùng với ông Lơ Blăng, đi qua chiếc ghế Mariuytx, chàng nhìn nàng với con mắt bất bình, giận dữ. Thiếu nữ nảy người nhẹ nhẹ ra phía sau, mắt ngước lên, như có ý hỏi: Sao? Có chuyện gì thế?
Đây là lần xung đột đầu tiên giữa hai người.
Mariuytx vừa tỏ ý giận dữ với nàng như vậy thì có một người đi qua. Đấy là một ông lão thương binh: lưng còng, mắt dăn deo, tóc râu trắng xóa, mặc binh phục kiểu Lui XV, trên ngực đeo cái huy chương chiến binh Xanh Lui bằng miếng da hình bầu dục thêu hai chiếc gươm chéo. Ông lão thương binh cụt một tay mang hàm giả và chân gỗ. Mariuytx thấy ông lão thương binh ra vẻ thỏa mãn lắm. Hình như cái ông già khập khiễng ấy nháy mắt thân mật và vui vẻ với Mariuytx, như hai người đã đồng mưu và vừa vớ được một món bở gì. Cái “lão tướng võ tàn phế” ấy có cái gì mà vui vẻ thế. Cái chân gỗ này với cái đùi kia có liên quan gì với nhau chăng? Lòng ghen tức của Mariuytx lên đến cao độ. Lão ta cũng ở đấy lúc nãy chăng? Chắc lão đã trông thấy…! Mariuytx muốn đập chết lão thương binh.
Nhưng rồi thời gian cũng làm mòn tất cả những mũi nhọn. Lòng ghen tức của Mariuytx đối với Uyếcxuyn tuy có lý và chính đáng nhưng rồi cũng nhạt dần và mất đi. Cuối cùng chàng tha thứ, tuy rằng không phải dễ dàng lắm đâu. Chàng đã giận dỗi ba ngày liền. Qua những cái đó và vì những cái đó mối tình càng sâu nặng thêm và trở thành tình si.
IX
MẤT HÚT
Ta vừa thấy Mariuytx khám phá, hoặc tưởng đã khám phá, tên Nàng cách thế nào.
Biết được tên người yêu đã là nhiều lắm rồi. Nhưng quen mui bén mùi, Mariuytx hãy còn chê ít. Chỉ sau ba hay bốn tuần lễ chàng ngốn hết cái diễm phúc đó nên muốn được cái may mắn khác. Chàng muốn biết nàng ở đâu.
Mariuytx đã hớ một lần: đó là việc rơi vào cái bẫy ở chiếc ghế bên cạnh pho tượng Lực sĩ; chàng lại hớ lần thứ hai: không ở lại vườn Luychxămbua khi ông Lơ Blăng đến một mình. Chàng lại hớ lần thứ ba, hớ to lắm: chàng đi theo “Uyếcxuyn”.
Nàng ở phố Uet, ở quãng vắng vẻ nhất trong một cái nhà mới ba tầng, cái nhà có vẻ tầm thường.
Từ đó Mariuytx không những được diễm phúc gặp nàng ở vườn Luychxămbua, chàng còn được theo nàng đến tận nhà.
Càng ăn càng thấy đói. Biết tên, tuy chưa biết họ, một cái tên rất xinh đẹp, rất phụ nữ; biết chỗ ở; bây giờ chàng lại muốn biết nàng là ai.
Một buổi chiều, theo nàng về đến tận nhà, thấy hai người đi khuất vào trong cổng rồi, chàng theo vào và đánh bạo hỏi người gác cổng:
- Ông già ở tầng một vừa về phải không bác?
Người gác cổng trả lời:
- Ông già ở tầng ba chứ?
Thế là biết thêm một tí. Mariuytx mạnh dạn hỏi thêm:
- Đằng trước phải không?
- Rõ hay chửa, làm gì có gác sau.
Mariuytx lại hỏi tiếp:
- Ông lão làm gì nhỉ?
- Tiêu tiền lợi tức quốc trái. Ông lão hiền lành lắm, không giàu nhưng hay làm phúc.
Mariuytx hỏi thêm:
- Tên ông lão là gì?
Người gác cổng ngẩng đầu lên nói:
- Ông là mật thám đấy à?
Mariuytx lảng đi, bẽn lẽn, nhưng rất sung sướng. Có tiến bộ. Chàng nghĩ thầm: nàng là Uyếcxuyn, nàng là con một người sống về lợi tức quốc trái, nàng ở phố Uet, tầng ba.
Ngày hôm sau ông Lơ Blăng và cô con gái chỉ đến vườn Luychxămbua có một lát, trời còn sớm đã về. Mariuytx đi theo như mọi ngày đến phố Uet. Đến cổng ông Lơ Blăng để con gái vào trước, đứng lại ở ngưỡng cửa, rồi bỗng nhiên quay lại nhìn thẳng vào mặt Mariuytx.
Ngày hôm sau, hai người không đến vườn Luychxămbua nữa. Mariuytx đợi cả ngày chẳng thấy.
Đến tối chàng tới phố Uet, thấy cửa sổ tầng ba có ánh đèn. Chàng đi đi lại lại dưới cửa sổ ấy cho đến khi đèn trên gác tắt.
Ngày sau nữa, không ai đến vườn Luychxămbua, Mariuytx chờ hết ngày, rồi lại đến “gác đêm” dưới cửa sổ cho đến mười giờ khuya, không kể gì đến bữa cơm tối. Người sốt không biết đói, người yêu quên ăn.
Tám hôm liền, ông Lơ Blăng và cô con gái không đến vườn Luychxămbua. Mariuytx hết đoán thế này lại đoán thế khác, những điều phỏng đoán đều buồn. Chàng không dám rình mò trước cửa nhà nàng ban ngày, chỉ buổi tối chàng mới đến dưới cửa sổ, ngắm nhìn qua những khung cửa kính có ánh sáng đo đỏ. Thỉnh thoảng chàng nhác thấy những bóng thấp thoáng lại qua, ngực chàng đánh trống.
Ngày thứ tám, khi đến chàng không thấy ánh sáng ở cửa sổ nữa. Chàng ngạc nhiên: “Chưa thắp đèn à? Trời tối lâu rồi kia mà! Hay là đi vắng?” Chàng đợi đến mười giờ đêm, đến một giờ sáng vẫn không có ánh đèn lòe lên trên cửa sổ tầng ba và cũng không có ai về cả. Chàng bỏ đi, rầu rĩ.
Ngày hôm sau, - Mariuytx chỉ sống vì ngày hôm sau chứ ngày hôm nay không có nghĩa gì với chàng - ngày hôm sau vẫn không ai đến vườn Luychxămbua, chàng cũng chắc mẩm như thế rồi. Trời tối, chàng lại đến phố Uet. Cửa kính vẫn tối om, cửa chớp đóng im ỉm… tầng ba tối đen.
Mariuytx gõ cổng vào nhà và hỏi người gác cổng:
- Ông già tầng ba có nhà không?
- Dọn đi rồi.
Mariuytx lảo đảo một lát, nói không ra tiếng.
- Từ bao giờ?
- Hôm qua.
- Dọn đi đâu?
- Ai biết được.
- Ông ấy không để địa chỉ mới lại à?
- Không.
Người gác cổng ngẩng đầu lên nhận ra Mariuyt:
- À! Lại cái anh này, anh này là “cớm” thật.
QUYỂN VII: PATƠRÔNG MINET
I
MỎ VÀ THỢ MỎ
Xã hội con người bao giờ cũng có cái nhà trong cái rạp hát, người ta gọi là tầng dưới thứ ba. Lớp đất dưới chân xã hội ở đâu cũng bị đào khoét, khi thì vì cái tốt, khi thì vì cái xấu. Những công trình ấy chồng chất lên nhau: có những tầng ở trên và những tầng ở dưới. Có phía trên và phía dưới, trong cái hầm mỏ mờ mịt đôi khi đổ sập dưới nền văn minh đó và chúng ta thường xéo lên nó một cách thản nhiên, vô tư lự. Nhóm Bách khoa thế kỷ trước cũng là một cái hầm mỏ gần như lộ thiên. Đêm tối vốn là cái lồng ấp âm u của đạo Giatô nguyên thủy, chỉ chờ đợi một cơ hội để nổ bùng dưới các triều đại Xêda và đã làm cho nhân loại tràn ngập ánh sáng. Vì trong đêm tối thiêng liêng có ánh sáng tiềm tàng. Núi lửa chứa đầy một thứ bóng tối có thể cháy bùng lên. Mọi thứ phún thạch bốc lửa đều bắt đầu bằng bóng tối. Những hầm mộ sâu, nơi cử hành buổi lễ mi-sa đầu tiên, không chỉ là tầng hầm của Rômơ, chúng là cái địa đạo của cả trái đất.
Ở dưới cấu trúc xã hội, cái kiến trúc kỳ công của một túp lều ấy, có những hang hốc đủ mọi loại: có cái hầm tôn giáo, có cái hầm triết học, có cái hầm chính trị, có cái hầm kinh tế, có cái hầm cách mạng. Kẻ thì đào cuốc với tư tưởng, kẻ thì đào cuốc với con số, kẻ thì đào cuốc với lòng giận dữ. Người ta gọi nhau và trả lời nhau từ hầm mộ này sang hầm mộ khác. Những lý tưởng không tưởng đi lại bên dưới mặt đất, chia tách ra theo mọi hướng và có khi gặp nhau và kết nghĩa anh em với nhau. Giăng Giắc cho Điôgienơ mượn cuốc và Điôgienơ cho Giăng Giắc mượn đèn. Khi những lý tưởng không tưởng ấy chống lại nhau thì Canvanh xoắn tóc Xôxanh.[210] Nhưng không cái gì làm ngừng lại tạm thời hoặc ngăn chặn tất cả những năng lực ấy vươn mục đích và cái hoạt động rộng lớn, song song ấy, đi, lại, lên, xuống, rồi lại dâng lên trong đêm tối và làm thay đổi từ từ cái mặt trên bằng cái tầng dưới, cái bên ngoài bằng cái bên trong: một đàn kiến vô tận, lúc nhúc, không ai biết. Xã hội bên trên khó có thể biết gì về các công trình đào bới ấy, nó để nguyên cho xã hội cái bề mặt và làm thay đổi cả ruột gan của nó. Bao nhiêu tầng lớp trong lòng đất, bấy nhiêu công trình khác nhau, bấy nhiêu khoáng sản khai thác khác nhau. Từ những sự đào bới sâu thẳm ấy sẽ khai quật được gì? Tương lai.
Càng xuống sâu, những người đào bới ấy càng bí mật. Đến một mức sâu mà nhà triết học xã hội còn hiểu biết được, công việc ấy còn tốt; quá cái mức sâu ấy, công việc đào bới đã mập mờ và hai mặt; sâu hơn nữa nó trở thành ghê gớm. Đến một chiều sâu nào đó, trí tuệ của con người văn minh không thâm nhập vào được những cái hang tối ấy, cái giới hạn con người còn có thể thở được đã bị vượt qua, có thể bắt đầu xuất hiện những con quái vật. Các bậc thang đi xuống rất lạ lùng, mỗi bậc thang ấy là một tầng mà triết học có thể đặt chân đứng và người ta có thể gặp một trong những người thợ, có khi thần tiên có khi quái đản. Ở tầng dưới Giăng Huyxơ có Luyte, dưới Luyte có Đêcáctơ, dưới Đêcáctơ có Vônte, dưới Vônte có Côngdorxê, dưới Côngdorxê có Rôbexpie, dưới Rôbexpie có Mara, dưới Mara có Babớp, và cứ thế nối tiếp. Xuống sâu hơn nữa, mịt mờ, ở giới hạn giữa cái lờ mờ đến cái mù mịt không trông thấy gì, người ta thấy những con người âm u khác, có lẽ chưa tồn tại. Những người thợ hôm qua là những bóng ma, những người thợ ngày mai là những ấu trùng mà con mắt của trí tuệ chỉ nhìn thấy lờ mờ. Công cuộc cấu tạo cái phôi thai của tương lai là một viễn ảnh của triết học.
Một thế giới trong cõi mông muội, hãy còn ở trạng thái bào thai, hình dáng kỳ lạ thay!
Xanh Ximông, Ouen, Phuriê[211] cũng ở đấy, trong những kẽ hầm bên.
Mặc dầu có một sợi dây thiêng liêng vô hình ràng buộc họ với nhau mà họ không biết, những con người đi mở đường trong lòng đất ấy luôn luôn tưởng rằng họ đơn độc, tuy họ không đơn độc chút nào: công việc của họ rất khác nhau và ánh sáng bình thường của người này khác xa với những tia chói lòa của người khác. Người thì tươi vui như cảnh thiên đường, kẻ thì thảm thê bi đát. Tuy vậy, mặc dầu họ khác nhau đến mức nào, tất cả những con người ấy, từ người ở trên tầng cao nhất, đến người ở dưới tầng đen tối âm u nhất, từ người khôn ngoan nhất đến người điên rồ nhất, họ có một điều giống nhau. Điều ấy là: tinh thần vô tư. Mara[212] cũng quên mình như Giêsu. Họ gạt họ ra ngoài rìa, họ bỏ quên họ, họ không nghĩ chút nào đến họ. Họ nhìn thấy tất cả cái gì không phải họ. Họ có một cái nhìn và cái nhìn ấy đi dõi tìm cái tuyệt đối. Người thứ nhất có tất cả bầu trời trong mắt; người cuối cùng, dù khó hiểu đến đâu, dưới nét mày vẫn có các ánh sáng xanh nhạt của vô biên vô tận. Dù họ làm gì, ta cũng phải tôn kính những ai mang dấu hiệu: con người ngời sao.
Con người đen tối là dấu hiệu khác.
Với con người này bắt đầu tội ác. Trước con người không có ánh mắt, thì hãy suy nghĩ, hãy run sợ. Trật tự xã hội có những thợ mỏ đen tối của nó! Có một điểm mà sự đào sâu là sự chôn vùi và ở đó thì ánh sáng tắt hẳn.
Ở bên dưới tất cả những hầm mỏ mà chúng tôi vừa chỉ ra, ở dưới tất cả những đường hầm, ở dưới tất cả cái hệ thống mênh mông những tĩnh mạch ngầm của tiến bộ và không tưởng, sâu hơn nhiều nữa, trong lòng trái đất, thấp hơn cả Mara, thấp hơn cả Babớp, thấp hơn nữa, thấp hơn nhiều nữa và không có liên lạc gì với cái tầng trên, có cái hầm cuối cùng, một nơi khủng khiếp. Đó là nơi mà chúng tôi đã gọi là tầng ngầm thứ ba. Đó là hố của đêm tối, hầm của những người mù Inferi.[213]
Nơi này nối liền với vực thẳm.
II
TẦNG ĐÁY
Ở đây lòng vô tư bay biến. Con quỷ ác hình thành lờ mờ. Ai cũng chỉ vì mình thôi. Cái tôi không mắt ấy gào rú, tìm kiếm, mò mẫm và gặm nhấm. Tên Uygôlanh[214] của xã hội nằm ở trong cái vực ấy.
Những cái bóng hung dữ lẩn quất, lần mò trong hố ấy, gần như thú dữ gần như yêu ma, không hề nghĩ gì đến sự tiến hóa chung mà chúng không hề biết, cả về ý niệm lẫn danh từ. Họ chỉ lo nghĩ đến sự thỏa thích cá nhân. Họ hình như là vô ý thức, ở trong con người họ có một thứ xóa bỏ ghê sợ. Họ có hai mẹ nhưng đều là mẹ ghẻ: dốt nát và nghèo đói. Họ có một người dẫn đường là sự thiếu thốn. Tất cả các hình thái của sự thỏa thuê ở họ đều xuất phát từ thèm khát. Họ háu ăn một cách tàn bạo, nghĩa là họ hung tợn, không phải như một tên bạo chúa, mà là như một con hổ đói. Từ đau khổ, những con ấu trùng ấy chuyển sang tội ác: huyết lệ tất nhiên, thoát thai kinh khủng, lô gích của bóng tối. Cái lê la ở tầng đáy thứ ba này không phải là sự đòi hỏi của tuyệt đối bị bóp nghẹt, đó là sự phản kháng của vật chất. Con người trở thành mãng xà. Đói khát là điểm xuất phát; làm quỷ Xatăng đó là đích. Từ cái hầm ấy Laxơne[215] chui ra.
Bạn đọc vừa thấy, ở quyển bốn, một ngăn của cái tầng trên của hầm mỏ, cái hầm mỏ lớn của chính trị, cách mạng và triết lý. Ở đấy, như chúng tôi vừa nói, tất cả đều cao quý, trong sáng, xứng đáng, lương thiện. Ở đó người ta cũng có thể lầm lẫn và có lẫm lẫn thật, nhưng cái lầm cũng đáng kính vì nó rất dũng cảm. Tất cả công việc họ làm ở đấy, có một cái tên: Sự tiến bộ.
Bây giờ đến lúc ta nhòm vào các vực sâu khác, những vực sâu ghê tởm.
Ta phải nhấn mạnh vào điểm này, ở dưới đáy xã hội vẫn có cái hầm lớn của tội ác, có cho đến ngày dốt nát bị xóa bỏ.
Cái hầm ấy ở dưới tất cả các hầm khác và là kẻ thù của tất cả cái khác. Đó là sự căm thù tất cả, không chừa sót gì. Nó không biết nhà triết học là gì: con dao găm của nó chưa bao giờ gọt bút viết. Cái đen tối của nó không có chút quan hệ nào với cái đen tối tuyệt vời của nghiên mực. Chưa bao giờ những ngón tay của đêm tối, co cứng lại dưới cái hầm ngột ngạt ấy, đã mở một quyển sách, hay giở một tờ báo. Babớp đối với Cáctusơ là một kẻ bóc lột, Mara là một nhà quý tộc đối với Sinđeranơ.[216] Mục đích của cái hầm ấy là làm sụp đổ tất cả.
Tất cả. Cả đến những cái hầm phía trên mà nó căm thù. Trong cái lúc nhúc ghê tởm của nó, nó khoét, nó đào cho sụp đổ hết, không phải chỉ riêng cái trật tự xã hội hiện giờ. Nó cố phá cho đổ triết học, đổ khoa học, đổ luật pháp, đổ tư tưởng con người, đổ văn minh, đổ cách mạng, đổ tiến bộ. Tên nó chỉ đơn giản là ăn cắp, làm đĩ, giết người và ám sát. Nó là đêm tối âm u và nó muốn tất cả là hỗn mang, đảo lộn. Cái nóc hầm của nó lợp bằng ngu dốt.
Tất cả các hầm khác ở bên trên chỉ nhằm có một mục đích là xóa bỏ cái tầng đáy đó. Tất cả các tổ chức cùng một lúc của triết học và của tiến bộ đều hướng vào mục đích ấy, bằng sự cải thiện cái thực tế cũng như bằng sự chiêm ngưỡng cái tuyệt đối. Phá hủy cái hầm Ngu dốt, bạn sẽ tiêu diệt được con chuột chũi: Tội ác.
Chúng ta hãy cô đọng lại bằng vài lời một phần những cái chúng tôi vừa viết. Mối nguy hiểm duy nhất của xã hội là bóng tối.
Nhân loại là đồng nhất. Tất cả mọi người đều nặn bằng một loại đất sét. Không có một sự khác biệt nào trong số phận ít nhất là ở trên mặt đất này. Cũng là bóng tối lúc đầu, cùng là da thịt lúc còn sống, cùng là tro bụi lúc chết, nhưng ngu dốt trộn vào chất người ấy, làm cho nó đen đi. Cái màu đen không xóa được đó thấm vào bên trong con người và trở thành cái ác.
III
BABE, GƠLƠME, CƠLACƠXU VÀ MÔNGPACNAXƠ
Một bộ tứ những tên kẻ cướp: Cơlacơxu, Gơlơme, Babe và Mônpacnaxơ, từ 1830 đến 1835, thống trị cái đáy thứ ba của Pari.
Gơlơme là một thứ đô lực sĩ sa thải. Hang ổ của nó là cống ngầm Acsơ Mariông. Nó cao gần hai thước, cơ ngực rắn như đá, bắp tay cứng như đồng, hơi thở như gió lùa cửa hang, thân thì hộ pháp, sọ lại sọ chim. Trông hắn tưởng như là Ecquyn Phacneđơ, mặc một cái quần vải mịn và một cái áo nhung sợi. Gơlơme với hình vóc hộ pháp đó có thể khuất phục những con quái vật, nhưng hắn thấy cứ làm quái vật lại gọn hơn. Trán thấp, thái dương rộng, ngót bốn mươi tuổi, mắt nhăn nheo, tóc ngắn và cứng, má lông lá như bàn chải, bộ râu lởm chởm: có thể hình dung được con người ấy. Những bắp thịt xin được lao động, cái ngu đần của hắn lại không muốn thế. Nó là một sức mạnh lười biếng. Nó giết người vì uể oải. Người ta cho là hắn sinh trưởng ở thuộc đảo. Có lẽ hắn đã nhúng tay vào vụ ám sát thống chế Bruynơ, vì năm 1815, hắn làm phu khuân vác ở Avinhông. Sau cái thời tập sự ấy hắn đã trở thành kẻ cướp chính thống.
Cái vẻ trong bỏng của Babe trái ngược hẳn với dòng thịt ụ của Gơlơme. Babe gầy và thông suốt. Nó tuy trong, mà bí ẩn. Có thể nhìn suốt qua xương của hắn, nhưng không thể nhìn gì sau con người của hắn. Hắn bảo hắn làm ngành hóa chất. Hắn đã là hề chào khách với Bôbesơ và hề diễn với Bôbinô. Hắn từng là diễn viên hài kịch ở Xanh Mibien. Hắn là con người có chủ định nói năng hoạt bát, mỉm cười có mục đích, điệu bộ có tình ý. Hắn chuyên nghề bán rong những tượng bán thân bằng thạch cao và những chân dung của “ngài quốc trưởng”. Thêm nữa hắn làm nghề nhổ răng. Hắn đã làm trò ở các chợ phiên và đã có một cái quầy hàng với kèn rao và tấm biển này: “Babe nghệ sĩ nhổ răng, viện sĩ các viện hàn lâm, làm những thí nghiệm vật lý về kim khí và á kim, nhổ răng và rút những chân răng mà các bạn đồng nghiệp đã bỏ lại. Giá một cái răng: một phơrăng 50 xăngtim; hai cái răng: hai phơrăng; 3 cái răng: hai phơrăng 50. Đừng bỏ lỡ cơ hội”. (Câu “Đừng bỏ lỡ cơ hội” có nghĩa là hãy nhổ cho nhiều răng vào). Hắn có vợ và đã có con. Hắn không biết vợ và các con hắn bây giờ ở đâu. Hắn đã bỏ rơi vợ con như người ta đánh mất chiếc khăn tay. Một ngoại lệ rất quý giá trong xã hội đen tối của hắn; hắn đọc báo. Một hôm, khi hắn còn có vợ và con cùng ở với hắn, trong gian hàng lưu động của hắn, hắn đã đọc trên báo Lơ mexagiee cái tin một bà mẹ sinh ra một hài nhi có cái mồm bê, hài nhi đó có thể nuôi được. Hắn đã kêu to lên: “Đây là cả một cái gia tài! Sao vợ ta chẳng khôn khéo cho ta một đứa con như thế này nhỉ?”
Từ đó hắn đã bỏ tất cả, để “kinh doanh Pari”. Kinh doanh Pari là thuật ngữ của chính hắn.
Cơlacơxu là cái gì? Cơlacơxu là đêm tối. Hắn chỉ xuất hiện khi bầu trời đã đen xịt, buổi tối hắn từ cái lỗ của hắn chui ra, rồi lại chui vào cái lỗ ấy trước khi ngày rạng. Cái lỗ ấy ở đâu, chẳng ai biết. Trong đêm tối dày đặc nhất, khi nói chuyện với đồng đảng của hắn, hắn cũng quay lưng lại. Tên hắn có phải là Cơlacơxu không? Không. Hắn bảo tên tôi là Paduytu.[217] Nếu thình lình có một cây đèn sáng, tức thì hắn đeo mặt nạ vào. Hắn nói giọng bụng. Babe bảo: “Cơlacơxu là một con thú ăn đêm có hai giọng”. Cơlacơxu, con người mơ hồ, lang thang, ghê gớm. Người ta không chắc là hắn có một cái tên. Cơlacơxu chỉ là một mệnh danh; người ta cũng không chắc là hắn có một giọng nói của hắn, cái bụng của hắn nói nhiều hơn cái miệng. Người ta cũng không chắc là hắn có một gương mặt, người ta mới nhìn thấy được cái mặt nạ của hắn thôi. Hắn ở đó, rồi biến đi như một cái bóng; những xuất hiện của hắn là từ dưới đất chui lên.
Một con người rùng rợn: đó là Mônpacnaxơ. Mônpacnaxơ là một đứa trẻ con chưa đến hai mươi tuổi, một khuôn mặt xinh, cặp môi như những trái anh đào, một mái tóc đen đẹp, mắt sáng ánh mùa xuân. Hắn có đủ tật xấu và đang vươn đến tất cả mọi tội ác. Đã nếm cái vị ác, hắn đâm ra thèm khát cái hung tàn. Một thằng nhóc biến thành tên đểu cáng, tên đểu cáng thành kẻ sát nhân. Nó xinh trai, “kiều mị”, duyên dáng, khỏe, lười, hung dữ. Mũ của nó vành bên trái hơi cong hớt lên, để lộ một mớ tóc, theo kiểu 1829. Nó sống bằng ăn cướp. Cái áo khoác dài của nó may theo kiểu đẹp nhất, nhưng đã sờn. Mônpacnaxơ đẹp hình người khoác y phục mẫu, nhưng có vẻ nghèo đói và có dáng đã giết người. Nguyên nhân của mọi tội giết người của hắn là sự thèm muốn được điển trai. Cô gái lẳng lơ đầu tiên nào đã bảo hắn: Anh đẹp đấy, đã ném vào lòng hắn cái vệt đen tối và đã biến gã Aben ấy thành một thằng Canh?[218] Thấy mình xinh trai, hắn muốn làm người lịch sự, mà cái lịch sự nhất là ở nể. Đối với kẻ nghèo, ở nể tức là tội ác. Ít có kẻ lưu manh nào nguy hiểm đáng sợ như Mônpacnaxơ. Mới mười tám tuổi, hắn đã rải đằng sau hắn mấy xác chết. Trong cái bóng của tên khốn nạn ấy, nhiều xác khách qua đường đã nằm sóng sượt, hai tay buông xuôi, sấp mặt trên một vũng máu. Tóc uốn quăn, chải sáp, áo bó sát sườn, hông như hông phụ nữ, một cái ngực như ngực sĩ quan Phổ, những lời khen ngợi xì xào của bầy gái đầu đường quanh hắn, cái ca vát thắt rất tài tình, một nắm đấm thép trong túi, một bông hoa ở ve áo, đó là tên công tử của mộ địa.
IV
TỔ CHỨC CỦA BỌN NÀY
Với bốn đứa chúng nó, bọn này như một thần Prôtê, muôn hình vạn dạng luồn lách qua hàng rào của cảnh sát, cố thoát khỏi những con mắt rình mò của Viđôc,[219] “dưới mọi hình dáng, gốc cây, ngọn lửa, suối nước”, tráo tên lẫn nhau, dùng mẹo của nhau và che chứa lẫn nhau, thay đổi hình dạng như người ta bỏ cái mũi giả ở một người, đôi khi tự nhân lên đến mức Côcô Lacua tưởng là cả một đám đông.
Với những chi nhánh của chúng và cả một hệ thống chằng chịt quan hệ ngầm của chúng, Babe, Gơlơme, Cơlacơxu và Mônpacnaxơ bao thầu tất cả những vụ cướp bóc, lừa bẫy trong hạt Xenơ. Chúng làm những cuộc đảo chánh từ dưới, lật đổ người qua đường. Những kẻ có âm mưu loại ấy, có trí tưởng tượng của lũ ăn đêm, đều nhờ bọn chúng thực hiện âm mưu của họ. Họ nói cho chúng biết cái dàn ý. Chúng làm nhiệm vụ đạo diễn. Chúng làm việc dựa vào đề cương kịch bản. Lúc nào chúng cũng tìm được nhân lực tương xứng và thích ứng cho mọi vụ cướp bóc, hành hung cần có viện trợ và được nhiều tiền. Một tội ác cần phải tìm những cánh tay thực hiện thì chúng cho mướn những kẻ đồng lõa. Chúng có một đoàn diễn viên của đêm tối sẵn sàng biểu diễn tất cả các thảm kịch của hang hầm. Chúng thường hội họp nhau khi trời bắt đầu tối, tức là vào giờ thức dậy của chúng, trong những bãi cỏ hoang gần khu Xanpêtrie. Chúng bàn bạc ở đó. Chúng có mười hai giờ đêm đen trước mặt chúng. Chúng ấn định thời dụng biểu của thời gian ấy.
Patơrông Minét đó là cái tên mà bọn người sống trong những hang hầm đặt cho bốn tên này. Trong cái ngôn ngữ cổ kính, kỳ quái của đại chúng, mỗi ngày một mờ nhạt đi, Patơrông Minét có nghĩa là buổi sớm mai, cũng như giữa chó và sói[220] có nghĩa là sẩm tối. Cái danh từ ấy có lẽ do từ cái giờ mà công việc ám muội của chúng kết thúc, bình minh là lúc các bóng ma tan biến và các bọn kẻ cướp chia tay nhau. Bốn thằng này được người ta biết với cái mệnh danh ấy. Khi vị chánh án tòa đại hình đến gặp Laxơnerơ trong nhà tù và hỏi hắn về một tội phạm mà hắn chối không nhận: “Thế kẻ nào đã làm việc đó”. Vị chánh án hỏi thế và Laxơnerơ đã trả lời một câu bí mật đối với vị thẩm phán ấy, nhưng rất rõ rệt đối với cảnh sát: “Có lẽ là Patơrông Minét”.
Người ta có thể đoán nội dung một vở kịch khi nghe danh sách các nhân vật, người ta cũng có thể đánh giá một bọn côn đồ với danh sách những tên côn đồ ấy. Đây là những tên của những kẻ côn đồ có gắn bó với bọn Patơrông Minét, vì những cái tên ấy còn nổi lại trong những bản báo cáo đặc biệt:
Păngsô, còn gọi là Pranhtaniê, là Bigrơnay.
Bruygiông (có cả một triều đại Bruygiông; chúng tôi không muốn bỏ cái ý muốn nói vài lời về cái dòng dõi ấy).
Bulattơruyen, gã phu đường chúng ta đã thoáng thấy rồi.
Lavơrơ.
Phinixte.
Ômer Ooguy, da đen.
Mácđixoa.
Đêpêsơ.
Phônlơroa, tự là Bucơchie.
Glôriơ, tù khổ sai mãn hạn.
Barơcarôxơ, tự là Đuypông.
Lexplanađơ đuy Xuýt.
Puxagơrivơ.
Cácmanhôle.
Guyđơniê, tự Bidarô.
Mănggiơđăngten.
Lêpiêăngle.
Đơmi-lia, tức là Hai-Tỉ.
… và …
Chúng tôi bỏ qua một số tên, không phải là những tên ghê gớm nhất. Những cái tên ấy là những biểu tượng. Nó không chỉ tên một người, mà chỉ tên một loại. Mỗi cái tên ấy chỉ một loại nấm dị hình ở những đáy hầm của nền văn minh.
Những nhân vật ấy không ưa lộ diện, không phải là những nhân vật người ta thường gặp ngoài phố. Ban ngày, mệt mỏi sau những đêm hung dữ của chúng, chúng đi ngủ, khi thì trong những lò thạch cao, khi thì trong những mỏ đá đã bỏ ở MôngMáctơrơ hay Môngrugiơ, đôi khi trong các cống ngầm. Chúng chui xuống đất.
Những bọn người ấy bây giờ thế nào? Chúng vẫn còn. Chúng xưa kia vẫn có. Oraxơ đã nói đến chúng: Ambubaiarumcollegia, pharMácopoloe, medici, mimoe (Phường đàn sáo, lang băm, ăn xin, trò hề). Khi xã hội vẫn như thế này thì chúng vẫn như thế ấy. Dưới cái trần hầm đen tối của chúng, chúng luôn luôn tái sinh từ lòng nước rỉ của xã hội. Chúng hiện trở về, luôn luôn y như thế; chỉ có điều là chúng không giữ nguyên những tên cũ và không mang những hình dáng cũ.
Tiêu diệt những cá nhân đi, bộ tộc vẫn tồn tại.
Chúng vẫn có những năng khiếu cũ. Từ kẻ ăn mày lang thang đến trộm cắp lén lút, cái dòng giống này còn nguyên vẹn không pha. Chúng đoán biết những ví tiền trong túi: chúng đánh hơi những chiếc đồng hồ trong bao. Vàng, bạc đối với chúng có mùi ngửi thấy. Có những kẻ tư sản ngây thơ mà người ta có thể gọi là dễ bị đánh cắp. Bọn chúng kiên trì theo dõi những người tư sản này. Khi một người nước ngoài, một người tỉnh lẻ đi qua, chúng rùng mình như con nhện.
Những con người đó trông thật dễ sợ khi nửa đêm, trong một phố vắng, ta gặp chúng. Hình như chúng không phải là người, nhưng là những bóng sương mù sống; người ta có thể bảo là chúng thường gắn với bóng tối thành một khối, chúng không tách rời đêm tối, chúng không có linh hồn nào khác là đêm tối và chỉ trong chốc lát thôi, để trong vài phút sống một sự sống quái đản, ghê gớm, chúng mới tách mình khỏi đêm tối.
Lấy gì để làm cho tiêu tan những ấu trùng, những dòi bọ ấy? Ánh sáng tràn trề. Không một con dơi nào chống lại được bình minh. Hãy rọi ánh sáng vào xã hội từ phía dưới.
QUYỂN VIII: ANH NHÀ NGHÈO BẤT HẢO
I
MARIUIYTX ĐI TÌM CÔ GÁI ĐỘI MŨ HOA LẠI GẶP MỘT ÔNG ĐỘI MŨ LƯỠI TRAI
Hè qua, rồi thu cũng qua, đông đã đến. Chẳng thấy ông Lơ Blăng, cũng chẳng thấy cô con gái đặt chân đến vườn Luychxămbua nữa. Mariuytx chỉ có độc một ý tưởng, là được thấy lại khuôn mặt dịu dàng, đáng yêu kia. Đi đâu cũng tìm, chỗ nào cũng tìm mà chẳng thấy bóng người yêu. Mariuytx không còn là anh chàng mơ mộng, bồng bột, con người quả quyết, say sưa, rắn rỏi, con người hăng say thách thức cuộc đời, một khối óc xây dựng hết mộng tương lai này đến mộng tương lai khác, một trí tuệ chứa đầy những kế hoạch, những dự định, những kiêu hãnh, những tư tưởng và những ý chí. Chàng như con chó lạc, lúc nào cũng buồn rũ ra. Thế là hết. Chàng chán ngấy công việc, đi chơi thì mệt, ở nhà thì buồn. Trước kia, vũ trụ mênh mông, biết bao hình ảnh, biết bao ánh sáng, biết bao tiếng nói, lời khuyên, biết bao hy vọng, tiền đồ, biết bao lời giáo huấn. Thế mà bây giờ, chàng chỉ thấy vũ trụ trống trải. Không còn gì nữa.
Chàng vẫn suy nghĩ, vì chàng không thể làm gì khác được. Nhưng chàng ngao ngán với cả ý nghĩ của mình. Ý nghĩ của chàng luôn luôn thì thầm với chàng điều này điều nọ, chàng chỉ âm thầm trả lời: Thôi, có ích gì?
Chàng tự trách nhiều khoản: tại sao mình lại theo đuổi nàng. Chỉ trông thấy nàng là mình đủ sung sướng! Nàng nhìn mình, chưa phải là bát ngát rồi sao? Nhưng nàng có vẻ yêu mình, chưa phải là tất cả rồi ư? Mình còn mong gì nữa? Để rồi chẳng còn gì hết. Mình lạ lùng quá. Chỉ tại mình… và … Chàng chẳng nói gì cho Cuốcphêrắc biết, bản tính chàng như vậy. Nhưng Cuốcphêrắc đoán biết tất cả, cũng là bản tính anh ta và rất đỗi sửng sốt, bắt đầu khen Mariuytx đã biết yêu thương. Rồi thấy Mariuytx đâm ra buồn chán vẩn vơ, anh chàng phải bảo: Mày ngu quá đỗi. Nào đi đến Sômie đi.
Nhân một ngày tiết tháng chín, trời trong đẹp. Mariuytx đành để ba chàng Cuốcphêrắc, Bốtxuyê và Gơrăngte dẫn chàng đến dự buổi dạ hội ở Xô, chàng hy vọng tình cờ sẽ gặp người yêu: mơ ước thật là viển vông! Tất nhiên, nàng không có đấy. Gơrăngte lầm bầm một mình: ấy thế mà mọi người đàn bà mất tích đều gặp được ở đây. Mariuytx để mặc các bạn ở lại khiêu vũ, một mình chàng kéo bộ trở về, mỏi mệt, lòng nóng như thiêu, con mắt đục mờ, buồn rười rượi. Xe ngựa nào cũng vang tiếng hát, đầy khách dự hội trở về. Xe chạy rầm rập, bốc bụi mù đường phố làm chàng hốt hoảng. Tuyệt vọng, chàng hít mạnh mùi thơm hăng hắc của dãy cây bồ đào cho đầu óc tỉnh táo ra. Chàng sống ngày càng cô độc, càng mê loạn, đau khổ, âm thầm xót xa trong dạ. Chàng quẩn quanh trong nỗi đau xót như con sói đi đi lại lại trong cạm bẫy, không sao thoát ra được. Con người si tình tìm kiếm người yêu khắp nơi khắp chỗ.
Một lần khác, một cuộc gặp gỡ lạ lùng khiến chàng không sao quên được. Chàng đang đi tha thẩn ở những phố nhỏ bên đại lộ Anhvalit, bỗng gặp một người mặc quần áo thợ, đội mũ lưỡi trai, để lộ một mớ tóc bạc phơ. Mariuytx chú ý đến mớ tóc đẹp, rồi nhìn người ấy đang bước từng bước một, đăm chiêu như có việc gì đau đớn lo phiền lắm. Có điều lạ là hình như đúng ông Lơ Blăng! Cũng mái tóc ấy, cũng nét mặt ấy, dưới vành lưỡi trai cũng dáng điệu ấy, nhưng có vẻ buồn bã hơn. Nhưng tại sao lại bộ áo thợ thuyền? Thế là nghĩa gì? Tại sao lại trá hình như vậy? Mariuytx rất đỗi ngạc nhiên. Lúc định trí lại, chàng vội rảo bước theo người ấy. Biết đâu chàng không tìm thấy dấu vết người yêu? Dù sao cũng phải đến gần xem cho kỹ rồi tìm ra điều bí ẩn chứ! Nghĩ đến đấy thì chậm quá rồi, ông già đã mất hút. Người ấy rẽ sang phố khác. Mariuytx không sao tìm thấy được. Cuộc gặp gỡ ấy làm cho chàng bận tâm mất mấy ngày, sau rồi cũng quên đi. Chàng nghĩ thầm: - Thôi, chắc là hai người giống nhau thôi.
II
BẮT ĐƯỢC CỦA
Mariuytx vẫn ở căn nhà nát Goócbô, chàng chẳng để ý đến ai ở trong nhà cả. Sự thật, dạo ấy nhà cũng chỉ có độc Mariuytx với gia đình Giôngđơrét mà chàng đã trả giúp tiền nhà một lần. Sau lần ấy, chàng chẳng bao giờ trò chuyện với ai, bố, mẹ cũng không, con gái cũng không. Những người thuê khác đã dọn đi hoặc chết rồi, hoặc thiếu tiền nhà bị đuổi đi.
Một ngày đông năm ấy, vào lúc quá trưa, mặt trời hé chút ánh sáng, nhưng ngày đó lại là ngày mồng 2 tháng hai, cái ngày lễ Săngđơlô cổ xưa, mặt trời độc ác báo hiệu sáu tuần lễ rét mướt, cái ngày mà Máchia Lanxbe đã ca vịnh trong hai câu thơ xứng đáng là thơ cổ điển:
Mặt trời dù tỏ, dù mờ nhạt.
Con gấu thung thăng trở lại hang.
Ngày ấy, Mariuytx cũng vừa chui ở cái hang Goócbô ra. Trời vừa tối. Giờ đi ăn. Dù sao rồi cũng phải nghĩ đến chuyện ăn uống, chao ôi! Ái tình dù cao thượng vẫn có những nhược điểm như thế đó!
Chàng vừa bước qua bậc cửa thì chợt thấy bà Bugông vừa quét nhà vừa cất tiếng nói một mình câu bất hủ sau đây:
- Thời buổi này chẳng có cái gì là rẻ sất, cái gì cũng đắt như vàng. Chỉ có công người là rẻ, rẻ thối ra.
Mariuytx từ từ bước ra phía cửa để lên phố Xanh Giắc. Chàng cúi gầm mặt xuống, có vẻ nghĩ ngợi.
Trong sương chiều, bỗng chàng lại bị ai xô phải. Chàng quay lại, thấy hai cô con gái ăn mặc rách rưới, một cô thì dong dỏng cao, người mảnh khảnh, một cô bé hơn. Hai cô có vẻ hoảng hốt, thở hổn hển, đi rõ nhanh, như chạy trốn. Hai cô đi ngược lại, không trông thấy Mariuytx nên đâm sầm phải. Trong bóng tối sâm sẩm, Mariuytx nhận được khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối tung, cái mũ kinh khủng, váy rách tả tơi, chân thì giẫm đất! Hai cô vừa chạy vừa nói chuyện. Cô lớn bảo thầm cô bé:
- Tụi cớm vừa đến. Suýt nữa tóm được tao.
Cô kia trẻ con:
- Tôi cũng trông thấy. Thế là tẩu, tẩu nhé, tẩu bán sống bán chết.
Mariuytx nghe qua mấy câu tiếng lóng, đủ hiểu rằng bọn sen đầm hay cảnh sát suýt nữa tóm được mấy cô bé này và hai cô chạy thoát.
Hai cô đi sâu vào bóng cây um tùm ở đại lộ phía sau. Trong đêm tối, thấy bóng hai người trăng trắng một lát, rồi biến mất.
Mariuytx dừng lại một chốc.
Chàng vừa định đi thì chợt thấy một gói nhỏ xam xám ở ngay dưới chân. Chàng cúi xuống, nhặt cái gói lên. Gói ấy hình như là một phong bì đựng giấy má. Chàng nói:
- Ừ, chắc là của mấy cô bé tội nghiệp đánh rơi đây!
Chàng quay trở lại, cất tiếng gọi, nhưng không thấy gì. Chàng cho là các cô đã đi xa, liền nhét phong bì vào túi rồi đi ăn.
Giữa đường, qua một ngõ hẻm phố Muphơta, chàng thấy một cái áo quan trẻ con đặt trên ba cái ghế tựa, phủ một tấm khăn liệm đen; một ngọn nến leo lắt cháy. Chàng nhớ đến hai cô gái trong bóng tối ban nãy. Chàng nghĩ thầm:
- Khốn nạn! Các bà mẹ thà trông thấy con chết còn ít buồn hơn là thấy chúng sống khổ sống nhục.
Hai cái bóng đã thay đổi vị buồn cho chàng, rồi cũng bay khỏi tâm trí. Chàng lại chìm vào những ý nghĩ của riêng chàng. Chàng nhớ lại sáu tháng qua, sáu tháng yêu đương, hạnh phúc, với những ngày đầy ánh sáng, dưới hàng cây tươi đẹp vườn Luychxămbua. Chàng nghĩ thầm:
- Đời mình bây tối tăm quá. Vẫn thấy biết bao thiếu nữ. Nhưng trước kia, họ xinh tươi thế mà bây giờ thì xấu như ma.
III
BỐN VẺ
Buổi tối, lúc chàng cởi áo đi ngủ, tay chàng bỗng thò vào túi và đụng phải cái gói nhặt được ở dưới phố. Chàng đã quên bẵng đi, chàng nghĩ rằng mở ra thì có địa chỉ của các cô con gái kia, hay dù sao cũng biết người mất của mà đem trả.
Chàng mở phong bì.
Phong bì không dán, đựng bốn bức thư cũng không dán nốt.
Địa chỉ đều có đề cẩn thận.
Cả bốn bức thư đều bốc một mùi thuốc lá hạng bét.
Bức thứ nhất đề như sau:
Kính gửi Lệnh bà Đơ Gơruysơrê hầu tước phu nhân, Quảng trường đối diện Hạ nghị viện, số nhà…
Mariuytx nghĩ thầm cứ đọc may ra thấy cái gì rõ ràng hơn; vả lại bức thư để ngỏ, có lẽ đọc cũng chẳng hại gì.
Bức thư viết như sau:
“Kính thưa hầu tước phu nhân,
Xưa nay, đức khoan dung, đức tin Chúa vẫn là mối liên hệ mật thiết[221] giữa mọi người trong xã hội. Vì Chúa, xin Bà lớn hãy rủ lòng thương tới một kẻ vì lòng chân thực và vì lòng chung thành với dòng chính thống thiêng liêng mà phải từ bỏ đất Tây Ban Nha, phải hy sinh cả xương máu, của cải để bảo vệ lấy chính nghĩa; kẻ ấy ngày nay đang sống trong cảnh khốn cùng. Kẻ ấy mong rằng tấm lòng cao quý của Bà lớn sẽ giúp đỡ cho kẻ thuộc dòng máu binh sĩ vinh quang đầy thương tích này được sống qua cơn hoạn nạn. Kẻ ấy tin tưởng ở lòng dân đạo của Bà lớn, ở sự quan tâm của Bà lớn tới một quốc gia gặp bước gian nan. Kẻ ấy tin rằng lời cầu khẩn ấy sẽ không phải là vô ích và ơn ấy sẽ ghi lòng tạc dạ.
Kẻ được hân hạnh dâng lên Bà lớn những lời chúc tụng kính mến nhất, thưa Bà lớn.
ĐÔNG ANVARE
Đại úy kỵ binh quân đội Tây Ban Nha: thuộc phái bảo hoàng,
Hiện tị nạn ở nước Pháp. Kẻ này vì Tổ quốc mà phải lưu vong, nay hết cả tiền bạc nên phải dừng lại ở đây”.
Dưới là chữ ký, không ghi địa chỉ gì hết. Mariuytx hy vọng tìm thấy địa chỉ ở bức thư thứ hai, bức thư này viết như sau:
Kính gửi bà Đơ Môngvecne bá tước phu nhân; phố Cátxét, số nhà…
Mariuytx giở ra đọc:
“Kính thưa bá tước phu nhân,
Kẻ viết là thư này là mẹ sáu đứa trẻ, đứa bé nhất mới được tám tháng. Từ khi sinh cháu bé, thiếp ốm nặng, chồng thiếp bỏ đi từ năm tháng nay, hiện mẹ con thiếp sống trong cảnh cùng cực, không nơi nương tựa.
Thiếp hy vọng ở lòng dân đạo của bá tước phu nhân và xin kính chào phu nhân.
Người đàn bà Badida”.
Mariuytx giở đến bức thứ ba, cũng như hai bức thư trên, bức thư này là một lời kêu xin; bức thư viết như sau:
“Kính gửi ông Pabuốcgiô, cử tri, đại thương gia buôn mũ, phố Xanh Đơni, góc phố Phe.
Chúng tôi xin mạng phép gửi ngài bức thư này để mong ngài giúp đỡ và thương lấy một nhà văn sĩ vừa gửi đến Hý viện nước Pháp một bản kịch. Đề tài là một đề tài lịch sử, chuyện xảy ra ở Ôvecnhơ, dưới thời đế chế. Văn chương, tôi thiết nghĩ, cũng tự nhiên, gọn gàng và có đôi chút giá chị. Có cả bốn đoạn ca xen trong vở kịch. Vở của tôi có đủ tình tiết hài hước, nghiêm trang, đột ngột, theo từng cá tính nhân vật. Một hương vị lãng mạn bàng bạc toàn tác phẩm. Động tác diễn biến bí mật với những tình tiết ly kỳ và kết thúc bằng những kịch cảnh nảy lửa.
Mục đích chính của tôi là làm thỏa mãng dục vọng hiện sôi nổi trong lòng của thời đại chúng ta, tức là vấn đề Thời chang, cái chong chóng kỳ lạ luôn luôn đổi chiều, mỗi lần có gió mới thổi lên.
Mặc dù những cái hay đẹp ấy, tôi vẫn ngại rằng sự ghen tị, lòng ích kỷ của các nhà văn đã sẵn có đặc quyền lại rìm các tác phẩm của tôi, bởi vì tôi hiểu rằng người ta dành cho những kẻ mới vào nghề đủ mọi điều cay đắng.
Thưa ngài, tôi biết ngài là một vị Mạnh thường quân sáng suốt của giới văn học nên đánh bạo cho con gái tôi đến để giãi bày với ngài tình cảnh khốn khó của tôi, hiện mùa đông này trong nhà củi không, bánh cũng không. Tôi xin ngài cái vinh dự được tặng ngài vở kịch trên, cũng như những vở sau này, chính là vì tôi muốn có hân hạnh được ngài bảo chợ, được nêu tên ngài trên sách của tôi. Nếu ngài ra tay cưu mang tôi lúc này, tôi sẽ viết một bài thơ để tạ ơn ngài. Bài thơ này, tôi cố gắng viết cho thật hoàn hảo để kịp đưa hầu ngài xem, rồi in lên đầu vở kịch và ngâm trên sân khấu.
Kính gửi ông bà lời chào kính trọng
GIĂNG PHƠLÔ, nhà văn.
T.B. Dù chỉ là bốn mươi xu thôi.
Tôi xin lỗi ngài đã phải cho con gái tôi đến hầu ngài, đáng lẽ tôi thân đến mới phải, nhưng quần áo tồi tàn quá, tôi không thể ra đường được…”
Mariuytx mở bức thứ tư. Địa chỉ đề như sau: “Kính gửi cụ có lòng từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa”. Chỉ có mấy dòng sau đây:
“Thưa cụ có lòng từ thiện,
Nếu cụ quá bộ đến nhà chúng tôi, cụ sẽ thấy một cảnh hoạn nạn khốn cùng, chúng tôi sẽ trình cụ đủ giấy tờ chứng thực tình cảnh của chúng tôi.
Thấy những giấy tờ ấy, tấm lòng nhân hậu của cụ sẽ dung động một nỗi cảm thương hào hiệp. Xưa nay các bậc hiền triết thường vẫn cảm súc mãnh liệt.
Cụ vốn giàu lòng chắc ẩn, xin cụ cũng hiểu cho rằng con người ta có túng thiếu đến cùng cực và khổ tâm lắm mới xin giấy nhà nước chứng thực cho tình cảnh của mình, để mong được giúp đỡ chút nào, làm như thể là mình không được tự do đau khổ, tự do chết đói.
Số mệnh đối với một số người thì quá tàn nhẫn, đối với những người khác lại quá dễ dãi, luôn luôn phù trợ.
Chúng tôi chờ mong cụ đến đằng nhà chúng tôi hoặc được ít tiền giúp đỡ. Xin kính chào cụ, một bậc chượng phu đại lượng.
Người đội ơn cụ: P.PHABĂNGTU, nghệ sĩ sân khấu”.
Đọc bốn bức thư xong, Mariuytx vẫn không hiểu gì thêm.
Trước hết, những người ký tên đều không đề địa chỉ.
Sau là hình như bốn bức thư do bốn người viết khác nhau: nhà quý tộc Anverét, bà Balida, thi sĩ Giăngphơlô và nghệ sĩ Phabăngtu, nhưng có cái lạ là cũng một thứ chữ.
Chắc chắn là một người viết, không thể khác được. Vả cứ xem cùng một thứ giấy xấu, ngả vàng, cùng một mùi thuốc lá và dù người viết có cố gắng thay đổi giọng văn, nhưng cũng những lỗi chính tả giống nhau, cứ đàng hoàng lặp lại trong bức thư của nhà văn Giăngphơlô cũng như của viên đại úy Tây Ban Nha, thì lời ức đoán trên càng có phần đúng.
Cố sức mà đoán cái việc bí mật nhỏ nhặt này cũng chẳng ích lợi gì. Nếu không phải là vật tìm thấy thì hẳn là một trò đùa nhạo. Mariuytx buồn quá chẳng thấy thú vị gì với cái trò chơi hú họa ấy; chàng tưởng như vỉa hè ngoài phố bày đặt ra cái trò ấy để giễu cợt chàng. Chàng lúng túng với bốn bức thư như đang cười cợt chàng.
Chẳng có gì tỏ rằng những bức thư kia là của hai cô con gái gặp ở phố. Dù sao, những bức thư ấy cũng chỉ là những tờ giấy lộn, chẳng có chút giá trị gì.
Mariuytx để cả vào phong bì, vứt vào một xó rồi đi nằm.
Khoảng bảy giờ sáng hôm sau, chàng vừa dậy, ăn sáng xong, định thử làm việc thì có tiếng gõ cửa nhè nhẹ.
Nhà chẳng có gì nên chìa khóa bao giờ cũng móc ở ổ khóa. Họa hoằn một vài khi bận việc khẩn cấp lắm, chàng mới khóa cửa. Ngay những lúc chàng đi vắng, chìa khóa vẫn nằm yên ở cửa. Bà Bugông vẫn bảo chàng:
- Rồi ông đến mất cắp thôi.
Mariuytx trả lời:
- Mất cái gì?
Ấy thế mà một hôm Mariuytx mất một đôi giày cũ: bà Bugông ra vẻ đắc chí lắm.
Lại có tiếng gõ cửa, tiếng gõ nhè nhẹ như lần trước, Mariuytx nói:
- Cứ vào.
Cửa mở.
Mariuytx, mắt không rời quyển sách và những tờ giấy để trên bàn, nói tiếp:
- Bà Bugông hỏi gì đấy?
Một giọng nói, không phải tiếng bà Bugông, trả lời:
- Xin lỗi ông, thưa ông…
Tiếng nói đùng đục, rè rè, khàn khàn như nghẹn ngào, giống như tiếng nói của cụ già bị rượu mạnh làm cho khản giọng.
Mariuytx quay phắt lại thì thấy một thiếu nữ.
IV
ĐÓA HỒNG TRONG CẢNH CÙNG KHỔ
Một thiếu nữ trẻ măng đứng ngay giữa cái cửa hé mở. Cái cửa sổ con đối diện với cửa lớn để lọt ánh sáng bên ngoài vào, chiếu lên khuôn mặt cô một thứ ánh sáng nhờ nhờ. Cô xanh xao, gầy gò, hốc hác; cô chỉ phong phanh một cái áo trong và một cái váy, người lạnh cóng run lẩy bẩy. Thắt lưng bằng dây, búi tóc cũng bằng dây; hai vai gầy, giơ cả xương ra ngoài áo. Nước da nhợt nhạt, xương vai xám xịt, bàn tay thì đỏ bầm, miệng mất mấy cái răng, con mắt đục, táo tợn, nhìn ngược. Cô có cái dáng một thiếu nữ cằn cỗi và cái nhìn của một mụ gái già dày dặn, năm mươi tuổi pha với mười lăm. Một con người vừa yếu đuối, vừa khủng khiếp làm cho những ai không rớt nước mắt thì phải rùng mình ghê sợ.
Mariuytx đứng dậy, sững sờ nhìn thiếu nữ giống như những hình bóng chập chờn trong giấc mơ.
Điều thương tâm nhất là cô ta vốn không phải sinh ra xấu xí. Trái lại thuở bé thơ, có lẽ cô ta xinh lắm. Cái yêu kiều của tuổi trẻ còn đang chống chọi với già cỗi ghê tởm đến quá sớm, trong cảnh đời trụy lạc, nghèo khổ. Một chút nhan sắc đang tàn tạ trên khuôn mặt mười sáu tuổi, giống như mặt trời vội ùa sau những đám mây khủng khiếp một buổi sớm ngày đông.
Mariuytx trông thiếu nữ cũng hơi quen quen. Hình như đã gặp ở đâu. Chàng hỏi:
- Thưa cô, cô hỏi gì?
Thiếu nữ trả lời, giọng cô giống như giọng một tên tù say rượu:
- Ông có cái thư, ông Mariuytx ạ.
Cô gọi đúng tên chàng. Thế thì chính là cô hỏi chàng, không thể khác. Nhưng cô ta là ai? Làm sao mà biết được tên chàng?
Không cần đợi chàng mời, cô cứ tiến vào. Cô đi mạnh dạn, cô nhìn khắp gian phòng, cả cái giường bừa bộn, rất tự nhiên, khiến chàng thấy lòng se lại. Hai chân cô giẫm đất. Váy thủng nhiều chỗ, để lộ cả ống chân khẳng khiu và đầu gối gầy giơ xương. Cô rét run cầm cập.
Cô đưa cho chàng bức thư cầm ở tay.
Mariuytx mở thư, thấy vết niêm xi to rộng hãy còn ướt. Chắc người gửi thư cũng ở gần đây thôi. Chàng đọc:
“Thưa ông hàng xóm thanh niên đáng mến,
Tôi được biết sáu tháng chước đây, ông có lòng tốt trả hộ tôi món tiền nhà. Tôi cầu mong ông hưởng mọi sự tốt lành. Con gái lớn của tôi sẽ thưa để ông rõ gia đình tôi gồm bốn miệng ăn, vợ tôi thì đang ốm, từ hai hôm nay cả nhà chưa có hột nào vào miệng. Tôi tin rằng tôi có thể hy vọng ở tấm lòng hào hiệp của ông, ông sẽ thương lấy chúng tôi và xẵn lòng ban cho chúng tôi chút gì trong lúc khó khăn này.
Tôi xin kính chào ông, một kẻ ban phúc cho nhân loại.
GIÔNGĐƠRÉT
T.B. Thưa ông, con cháu sẽ đợi lệnh ông”.
Từ hôm qua, Mariuytx vẫn loay hoay với câu chuyện vừa qua kỳ dị, tối tăm, thì bức thư này đến như một ngọn nến thắp lên trong hầm kín. Tất cả như bừng tỏ.
Người viết thư này cũng là người viết bốn bức thư kia. Cũng một thứ chữ, cùng một giọng văn, cùng một lối viết, cùng một thứ giấy, cùng một mùi thuốc lá.
Năm lá thư, năm câu chuyện, năm tên người, năm chứ ký, nhưng chung quy chỉ một người. Viên đại úy Tây Ban Nha Anvare, bà mẹ Balida đáng thương hại, nhà viết kịch Giăngphơlô, lão nghệ sĩ Phabăngtu đều là Giôngđơrét cả, nếu Giôngđơrét không là một tên giả nốt.
Như ta biết, Mariuytx về ở căn nhà này đã khá lâu, nhưng Mariuytx có mấy khi thấy bóng những người hàng xóm nhỏ mọn sống cạnh chàng. Tâm trí chàng để tận đâu đâu, mà trí ở đâu tức là mắt ở đó. Chắc hẳn chàng đã gặp những người trong gia đình Giôngđơrét nhiều lần ngoài hành lang hay dưới cầu thang; nhưng đối với chàng, họ chỉ là những cái bóng. Chàng vô ý đến nỗi tối hôm qua đâm phải hai cô Giôngđơrét mà không nhận biết; đích là hai cô, chẳng còn gì khác. Và cũng vì thế mà khi cô này vừa bước chân vào nhà, chàng vừa cảm thấy thương hại, ghê tởm, vừa mang máng nhớ như đã có gặp cô ta ở đâu rồi.
Bây giờ chàng rõ tất cả. Chàng hiểu rằng lão láng giềng trong cơn khốn quẫn, dùng thủ đoạn lợi dụng lòng hảo tâm của những người từ thiện: lão tìm kiếm địa chỉ của những người có vẻ có máu mặt và có vẻ nhân từ, rồi giả danh người này người khác viết thư cho họ, lão sai con gái đi đưa thư, mặc cho chúng ra sao thì ra. Tỉnh cảnh lão buộc lão phải hy sinh con gái. Lão liều một phen với số mệnh, lão đưa con gái vào tấn trò nguy hiểm. Cứ một việc qua, hai cô chạy trốn, thở không ra hơi, chết khiếp, rồi nói mấy câu tiếng lóng. Mariuytx cũng đủ đoán rằng hai cô kia còn làm nghề ám muội gì đây. Thế nên trong xã hội loài người hiện nay mới có những kẻ khốn khổ như thế kia, những người không phải là trẻ con, không phải là thiếu nữ, không phải là bà già. Họ là những quái tượng ô uế và thơ ngây, sản phẩm của đói nghèo.
Những con người ấy sống không tên không tuổi, chẳng ra đàn ông chẳng ra đàn bà, chẳng biết gì là thiện là ác, vừa lớn lên đã mất hết tất cả mọi thứ trên cuộc đời, tự do không, đạo đức không, trách nhiệm cũng không. Những tâm hồn ấy mới hé mở ngày hôm qua, hôm nay đã tàn héo. Giống như những bông hoa rơi ngoài đường, bùn nhơ dây lên be bét, cho đến khi một bánh xe lăn qua nghiến nát.
Trong lúc Mariuytx nhìn thiếu nữ chằm chằm, vừa ngạc nhiên vừa xót xa thì cô ta đi đi lại lại trong phòng, táo bạo như một con quỷ. Cô đi lại lăng xăng, thân thể lõa lồ cũng mặc. Thỉnh thoảng cái áo lại tụt xuống tận bụng. Cô xô bàn ghế, nghịch ngợm cái gương, cái lược trên mặt tủ, sờ mó vào quần áo của Mariuytx, lục lọi các thứ ở trong xó nhà. Cô ta nói:
- Ô kìa! Ông có cái gương!
Cô cất tiếng khe khẽ hát như ở chỗ không người; cô hát vài đoạn ca kịch, mấy điệp khúc nhí nhảnh. Giọng cô khàn khàn trong cổ họng làm cho điệu hát thành ra rợn người. Cái dáng táo bạo của cô như vẫn ngượng ngùng, bâng khuâng, e thẹn, trâng tráo bao giờ chả là một điều hổ thẹn.
Không gì thảm bằng nhìn cô ta nô giỡn trong buồng, như con chim gãy cánh hay con chim sợ ánh sáng bay tứ tung. Có lẽ nếu số phận đổi khác, hay cô được hưởng một sự giáo dục khác, hẳn dáng điệu tươi vui và tự nhiên của cô sẽ có một vẻ dịu dàng, dễ thương biết bao nhiêu. Trong các loài vật, không bao giờ một con chim bồ câu có thể biến thành con diều hâu. Chỉ có loài người mới như thế mà thôi.
Mariuytx nghĩ ngợi, mặc cho cô ta làm gì thì làm.
Cô đến gần bàn, nói:
- Úi chà! Lại sách nữa này!
Con mắt đục mờ bỗng sáng lên. Giọng cô hớn hở như muốn khoe điều gì, cái giọng ấy không ai nghe thấy mà không cảm động:
- Ấy, em cũng biết đọc đấy nhé.
Cô chụp quyển sách để mở trên bàn và đọc khá trôi chảy:
“Tướng Bôđoăng được lệnh dẫn năm tiểu đoàn đánh chiếm lâu đài Hugômông ở chính giữa đồng bằng Oatéclô…”
Cô ngừng lại nói:
- À! Oatéclô. Em biết rồi. Trận đánh nhau ngày trước chứ gì! Bố em cũng dự đấy nhé. Bố em chả ở quân đội mà! Chúng em, cả nhà ai cũng theo phái Bônapác hết, theo hăng lắm. Oatéclô là chống bọn quân Anh đấy mà…
Cô đặt sách xuống, vớ lấy cái bút, reo lên:
- Em biết viết nữa cơ!
Cô chấm mực rồi quay lại bảo Mariuyt:
- Ông xem đây này. Để em viết cho mà xem.
Chẳng đợi Mariuytx trả lời, cô viết ngay trên một tờ giấy ở giữa bàn mấy chữ: “Bọn cớm đấy”.
Rồi quẳng bút xuống bàn:
- Viết chẳng phạm lỗi gì cả… ông nhìn xem. Hai chị em trước cũng đi học đấy. Trước kia có khổ như bây giờ đâu, chúng em chẳng phải…
Nói đến đây, cô bỗng ngừng lại, con mắt mở chằm chằm nhìn Mariuytx, rồi phá lên cười. Giọng cô có lẫn những nỗi hoang mang đã bị sự trâng tráo bóp nghẹt. Cô kêu:
- Trối thây!
Thế rồi cô lại cất tiếng vui vui khẽ hát:
Đói quá, cha ôi,
Làm gì có cháo.
Rét quá, mẹ ôi,
Làm gì có áo.
Lôlốt
Run run
Giắccô
Sùi sụt
Hát vừa dứt cô đã reo lên:
- Ông Mariuytx này, ông có đi xem hát bao giờ không? Em có đi đấy nhé. Em có thằng em chơi thân với tụi nghệ sĩ, thỉnh thoảng nó cho vé. Em chúa ghét ở cái ghế dài hàng bên; đến khó chịu, chẳng lý thú gì. Lắm người đến thô tục, có khi hôi ghê lắm cơ.
Rồi cô nhìn Mariuytx, ra vẻ lạ lùng, bảo chàng:
- Ông Mariuytx, ông có biết ông xinh trai lắm không?
Hai người cùng nảy ra một ý nghĩ, thiếu nữ mỉm cười, còn Mariuytx đỏ cả mặt.
Cô đến gần Mariuytx, đặt tay lên vai chàng.
- Ông không để ý đến em, chứ em biết ông lắm. Ở nhà thì gặp dưới cầu thang. Em còn có biết ông hay đến nhà cái ông Mabớp, bên cầu Auxtéclít, em đi chơi đấy gặp luôn. Tóc ông bơ phờ, trông ra dáng lắm.
Cô cố lấy giọng êm ái mà nói, nhưng tiếng cô chỉ bé đi thôi. Mấy tiếng nói mất đi trong miệng, như cây đàn thiếu cung.
Mariuytx se sẽ lùi lại. Chàng nói giọng nghiêm trang và lãnh đạm:
- Thưa cô, tôi nhặt được một gói gì hình như của cô. Xin trả lại cô.
Chàng đưa cái phong bì đựng bốn bức thư cho người con gái.
Cô vỗ hai tay vào nhau kêu lên:
- Thế mà chúng em tìm mãi.
Cô vồ lấy cái gói, vừa mở phong bì vừa nói:
- Trời ơi là trời! Thế mà con bé với em tìm mãi! Hóa ra ông nhặt được. Ở dưới phố phải không? Ở dưới phố chứ gì? Đã bảo mà, lúc chúng em chạy thì rơi mất. Con ranh nó đoảng lắm. Về đến nhà mới thấy mất từ đời nào. Thế là chúng em nói với nhà là đã đưa tuốt cả thư rồi và chẳng ai cho gì để khỏi phải đòn, đòn vô lý, vô lý hết sức, hoàn toàn vô lý. Thế mà khổ thân mày, thư ơi là thư, mày lại lù lù đây rồi. Thế sao ông biết là thư của em? À quên, vì chữ viết mà lị. Thế ra chúng em xô phải ông tối hôm qua à? Có trông thấy quái gì đâu. Em hỏi con bé: “Có phải một ông sang trọng không?” Nó bảo: “Hình như một ông sang trọng”.
Vừa nói, cô vừa mở bức thư xin tiền gửi “ông có lòng từ thiện ở nhà thờ Xanh Sắc đuy Hôpa” rồi nói:
- Này cái thư này gửi lão già vẫn đi lễ. Đến giờ rồi, phải đi ngay mới được. May ra xin được tiền ăn sáng.
Rồi cô lại cười nói thêm:
- Nếu được ăn bữa sáng nay thì ông có biết là thế nào không? Thì tức là được ăn cả bữa sáng hôm kia, bữa chiều hôm kia, bữa sáng hôm qua, bữa chiều hôm qua, ăn dồn cả năm bữa vào bữa sáng hôm nay một thể mà lị. Mẹ kiếp, đứa nào không bằng lòng thì cứ chết mẹ nó đi, đồ chó chết.
Câu nói chợt nhắc Mariuytx nhớ ra thiếu nữ đến đây cốt xin tiền.
Chàng lục tìm túi gi-lê, chẳng có gì.
Thiếu nữ nói tiếp, hình như không biết Mariuytx có đấy:
- Lắm tối em phải mò đi. Đêm chẳng về nhà nữa. Mùa rét năm ngoái, chưa đến đây ở, chúng em ở ngoài gầm cầu. Cứ ôm lấy nhau cho đỡ buốt. Con bé em em cứ khóc mãi. Trời ơi, nước ôi là nước, sao mà thê thảm thế. Em định nhảy xuống tự tử là em lại nghĩ thầm: rét chết cha! Em đi thui thủi một mình. Lắm khi phải nằm hố. Đêm đi ngoài phố, trông cây cối cứ tưởng cột treo cổ, nhà cửa thì đen ngòm trông to như tháp chuông nhà thờ Đức Bà; tường quét vôi trắng thì trông ra dòng sông, em nghĩ thầm: nước đây này. Những ngôi sao trên trời giống như những ngọn đèn những tối hoa đăng đang bốc khói bị gió thổi tắt. Em hốt hoảng như nghe thấy ngựa thở bên tai. Đêm khuya, thế mà em nghe thấy tiếng đàn phong cầm, tiếng máy sợi, chẳng biết tại sao. Em tưởng như có ai lấy đá ném em, em cứ thế chạy, mọi vật cứ quay, quay tít cả lên. Lúc đói thì lạ lắm!
Thiếu nữ nhìn Mariuytx vẻ mặt ngơ ngác.
Chàng lục soát các túi, mãi mới được số tiền cả thảy là năm phơrăng mười sáu xu. Cả gia sản chỉ còn chừng ấy. Chàng nghĩ thầm: “Vẫn còn đủ ăn bữa chiều nay, mai hẵng hay”. Chàng giữ lấy mười sáu xu và đưa cho thiếu nữ năm phơrăng.
Cô cầm lấy tiền rồi nói:
- Được, nắng rồi đây.
Rồi hình như ánh nắng có tính chất làm tan trong đầu óc cô cả một đống những tiếng lóng. Cô liến thoắng:
- Năm phơrăng! Chất sáng mà! Hoàng thượng! Trong quán! Nặng đây. Ông là một đầu mục cừ. Tôi cảm quá trong ức này. Hoan hô thứ lóc có đó. Hai hôm có cái lũm. Có cao su! Có cái dòn. Có cái nhai nhậu rồi!
Cô kéo cái áo lên vai, cúi chào Mariuytx, rồi vẫy tay thân mật, vừa bước ra vừa nói:
- Chào ông. Để em về đưa ông via nhà em.
Qua cái tủ, cô thấy một mẩu bánh đã khô, mốc meo, bám đầy bụi. Cô vồ lấy, cắn một miếng, miệng lầm bầm:
- Hay quá! Mà rắn bỏ cha! Gãy mẹ nó cả răng.
Rồi cô đi ra.
V
LỖ HỔNG CHÚA TRỔ TRÊN VÁCH
Từ năm năm nay, Mariuytx đã sống trong cảnh nghèo nàn, hoàn toàn thiếu thốn, nhiều khi khổ cực nữa, nhưng chàng chưa hề biết thế nào là cảnh khốn cùng thực sự. Cảnh khốn cùng, chàng vừa nhác thấy. Thấy ở con bọ vừa bò qua dưới mắt chàng. Thấy một người đàn ông trong cảnh khốn cùng là chưa thấy gì hết, phải thấy cảnh khốn cùng của một người đàn bà: mà chỉ thấy cảnh khốn cùng của người đàn bà cũng là chưa thấy gì hết, phải thấy một đứa trẻ trong cảnh khốn cùng.
Khi người ta đã đến bước đường cùng thì người ta phải sử dụng những phương tiện cuối cùng. Vô phúc cho những kẻ không sức tự vệ sống quanh họ. Công ăn việc làm, đống củi, tấm bánh, lòng can đảm, cho cả đến thiện chí, họ đều thiếu tuốt. Bên ngoài, cảnh trời sầm lại; trong lòng người cái ánh sáng đạo dức cũng tắt ngấm. Trong vùng bóng tối ấy, kẻ đàn ông cùng đường nếu vớ được đàn bà và con trẻ yếu đuối, lập tức vùi dập họ vào những nơi ô nhục.
Thế là người ta lao vào tất cả những việc khủng khiếp. Tuyệt vọng quây bằng những vách mỏng mảnh, những vách đó đều mở cửa vào tật xấu và tội ác.
Sức khỏe, tuổi thơ, danh dự, những e ngại rụt rè thiêng liêng và ghê gớm của da thịt còn trong trắng, trái tim trinh tiết, thẹn thùng, lần da ngoài của tâm hồn, tất cả đều bị cái mò mẫm liều lĩnh đi tìm sinh kế lợi dụng, dày vò, dẫn tới ô nhục, rồi quen đi. Cha mẹ, con cái, anh em, chị em, đàn ông, đàn bà, con gái, tất cả gắn chặt với nhau như một khối kim loại hay một cái mớ hỗn độn, mờ mịt, lẫn lộn trai gái, họ hàng, già trẻ, ô nhục, trong trắng. Họ ngồi xổm, lưng sát vào nhau trong một cái ổ số phận tồi tệ. Họ nhìn nhau thê thảm. Ôi những con người xấu số, xanh xao, rét mướt! Hình như họ ở một hành tinh xa mặt trời hơn trái đất chúng ta nhiều lắm.
Thiếu nữ lúc nãy như một sứ giả của bóng tối đến với chàng.
Cô phơi bày một phía ghê tởm của đêm tối.
Mariuytx gần như tự trách mình quá đắm đuối trong mơ mộng, trong yêu đương, đến nỗi không nhòm ngó gì tới những kẻ hàng xóm. Trả một món tiền nhà, đó chỉ là một cử chỉ máy móc, ai mà không làm được! Mariuytx phải làm hơn thế chứ! Lạ nhỉ, chỉ một bức tường ngăn cách chàng với những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, những kẻ sống vất vưởng trong bóng tối, bên ngoài nhân loại, chàng thì như cái mắt xích cuối cùng nối liền họ với loài người, chàng vẫn thấy họ sống, đúng hơn, vẫn nghe thấy tiếng họ rên rỉ bên cạnh chàng, thế mà chúng không hề biết đến.
Ngày kia qua ngày nọ, lúc nào qua bức vách, chàng cũng nghe thấy họ đi lại, nói năng, mà không để vào tai; trong những lời nói ấy, có những tiếng rên rỉ, mà chàng cũng chẳng nghe. Ý nghĩ của chàng để tận đâu đâu, trong mơ mộng, ở những hào quang không tới được những tình yêu không tưởng, những điên rồ; thế mà có những con người, những anh em của chàng trong xương thịt chúa Giêsu; những anh em của chàng trong nhân dân đang ngắc ngoải bên cạnh chàng chẳng được ích gì! Chàng cũng là một phần tai họa cho họ và làm cho họ đau khổ thêm. Vì nếu họ có một người láng giềng ít mơ mộng hơn và để ý đến họ hơn, một người bình thường và từ thiện, thì chắc chắn cảnh cùng quẫn của họ đã được để ý, những tín hiệu tuyệt vọng của họ đã được nhận thấy và từ lâu rồi họ đã được đón đi và được cứu vớt. Đúng là họ có vẻ trụy lạc, xấu xa, hèn hạ, ghê tởm nữa, nhưng có mấy người rơi vào cảnh bần cùng mà không mất mất phẩm giá? Vả lại có một điểm mà những người xấu số và những kẻ xấu xa hòa vào nhau, lẫn lộn trong một danh từ khắc nghiệt: những người khốn nạn… lỗi tại ai? Vả lại, chẳng phải là khi sự sa sút sâu nhất thì lòng từ thiện cần phải lớn nhất sao?
Trong khi tự lên lớp cho mình bài học luân lý ấy - có những trường hợp mà Mariuytx, cũng như tất cả những tấm lòng thật lương thiện, biến thành những thầy giáo đạo đức của chính mình và tự quở trách mình quá nặng - Mariuytx nhìn cái bức vách ngăn cách chàng với gia đình Giôngđơrét, như có thể cho cái mắt nhìn đẩy tình thương của mình xuyên qua bức vách và làm ấm lòng những người đau khổ ấy.
Bức vách, chỉ là mấy cái rường gỗ, nan thưa trát vôi mỏng, ở bên này nghe người bên kia nói rõ mồn một; phải là người mơ mộng như Mariuytx mới không nghe thấy gì hết. Vách dựng đơn sơ cẩu thả, bên phía buồng Giôngđơrét cũng như phía buồng Mariuytx, chẳng dán giấy gì cả. Vô tình, chàng nhìn kỹ bức vách; có khi con mắt mơ màng cũng trông tìm quan sát như con mắt suy nghĩ. Chàng bỗng đứng phắt dậy. Chàng vừa thấy ở phía trên, gần trần nhà, một cái lỗ hổng hình tam giác, giữa ba nan gỗ, vôi vữa đã rơi từ bao giờ. Trèo lên cái tủ mà nhòm qua lỗ hổng có thể nhìn sang buồng nhà Giôngđơrét được. Lòng trắc ẩn thường tò mò và cần phải tò mò. Cần phải nhìn trộm những kẻ xấu số mà cứu vớt họ. Mariuytx nghĩ bụng: Thử xem người ta thế nào và bây giờ ra sao.
Chàng trèo lên nóc tủ, ghé mắt nhòm qua khe hở.
VI
CON - NGƯỜI - THÚ TRONG HANG
Ở thành thị cũng như ở trong rừng, bao giờ cũng có những cái hang dùng làm nơi ẩn nấp cho những cái gì hung ác và ghê gớm nhất. Có điều ở thành thị, cái gì có hung dữ, nhuốc nhơ, nhỏ bé tức là xấu, mới cần trốn ẩn; còn ở trong rừng thì cái hung dữ, hoang dã và to lớn, tức là cái đẹp, lại đi trốn ẩn. Cũng là hang, nhưng hang thú còn hơn hang người. Hang ổ của loài thú dữ có giá trị hơn nhà ổ chuột.
Cái mà Mariuytx nhìn thấy là một cái nhà ổ chuột.
Mariuytx túng thật, buồng chàng ở nghèo thật; nhưng trong cảnh nghèo túng, chàng vẫn giữ được vẻ sang trọng, căn buồng vẫn sạch sẽ. Còn cái buồng chàng đang nhìn thì đê tiện, bẩn thỉu, hôi hám, tối tăm, nhớp nhúa quá. Đồ đạc chỉ có cái ghế rơm, một cái bàn gãy chân, vài mảnh bình vỡ, ở hai góc, hai cái giường rách nát không tả xiết. Ánh sáng thì chỉ lọt qua có một cái cửa sổ gồm bốn tấm kính và giăng đầy mạng nhện. Vừa đủ ánh sáng lờ mờ để cái mặt người nom thành mặt ma. Tường như bị hủi, đầy những nốt rỗ, vết sẹo, kinh khủng. Tường nhâm nhấp một thứ nước như nhử mắt. Trên tường có những hình vẽ thô tục bôi nguệch ngoạc bằng than.
Buồng Mariuytx còn có sàn gạch vỡ nát; sàn buồng bên thì chẳng lát gạch, cũng chẳng lát ván. Cứ giẵm bừa trên vôi gạch lổn ngổn đen mà đi. Bụi đóng bánh trên nền đất lởm chởm chưa biết đến cái chổi là gì. Giày dép cùng giẻ rách lù lù từng đống ghê tởm. Dù sao thì cũng có một cái lò sưởi, nên mỗi năm phải trả bốn mươi phơrăng. Thôi thì đủ mọi thứ trong lò sưởi, nào bếp, nào nồi, mảnh ván, giẻ mắc trên đinh, một cái lồng chim, tro than, cả một ngọn lửa nữa. Hai que củi buồn bã nhả khói.
Trông gian buồng thêm sợ vì buồng rất rộng. Lại lủng củng những chỗ lồi ra, những góc tường ăn lấn vào, những lỗ sâu thăm thẳm, mái nhà khấp khểnh, nhô ra, thụt vào. Vì thế buồng đầy những góc sâu hoắm, tưởng như những con nhện to bằng nắm tay đang nằm gọn bên trong, cả những con mọt to bằng bàn chân nữa và biết đâu chẳng có những con người ma quái nào!
Một cái giường kê gần cửa, cái thứ hai kê sát cửa sổ, đầu giường kề lò sưởi, ngay trước mặt Mariuytx.
Trong một góc, bên cạnh cái khe Mariuytx nhòm sang, một bức tranh tô màu, khung gỗ đen, treo trên tường, bên dưới ghi mấy chữ to tướng: Giấc mộng. Tranh vẽ một người đàn bà và một em bé cùng ngủ, đứa bé trong lòng người đàn bà, một con phượng hoàng bay trong mây, mỏ cặp một vòng hoa, người đàn bà giơ tay gạt vòng hoa ra ngoài đầu đứa bé, mắt vẫn nhắm. Xa xa Napôlêông đứng trong vành hào quang, mình tựa vào một cái trụ màu xanh, đỉnh trụ màu vàng, trên trụ có ghi mấy chữ sau đây:
Maranhgô
Ôtxterlit
Lêna
Vagơrammơ
Elô[222]
Bên dưới bức tranh, một tấm biển gỗ hình chữ nhật đặt dưới đất, úp nghiêng vào tường. Hình như một bức tranh đặt quay lưng lại, một cái khung tranh bôi vẽ ở phía trước, hay một tấm biển gỗ tháo ở tường ra, chưa kịp treo lại.
Mariuytx thấy một người trạc sáu mươi tuổi, nhỏ người, gầy gò, tái mét, trông dữ tợn, có vẻ giảo quyệt, tàn nhẫn, nét mặt lo nghĩ. Rõ ra một thằng vô lại gớm ghiếc. Hắn ngồi ở một cái bàn có cả bút mực giấy.
Nếu Lavate[223] nhìn vào bộ mặt này sẽ thấy mặt một con kên kên hòa mặt biện lý. Con chim ăn thịt và con người quan tòa bổ sung cho nhau, làm cho nhau thêm xấu xí. Con người tòa án làm cho con chim ăn thịt ô xú, con chim ăn thịt làm cho người tòa án trở nên ghê tởm.
Hắn có một chòm râu dài lốm đốm bạc. Hắn mặc một cái áo trong của đàn bà, hở cả ngực, cả tay lông lá xồm xoàm, một cái quần cháo lòng, chân xỏ một đôi giày ống, ngón chân thò cả ra ngoài.
Miệng hắn ngậm một cái tẩu. Trong nhà không có một miếng bánh, nhưng vẫn còn thuốc lá.
Hắn viết, có lẽ lại là một bức thư như kiểu các thư Mariuytx đã đọc.
Ở góc bàn, có một cuốn sách đã nát, màu đỏ đỏ; nhìn cuốn sách khổ gấp 12 kiểu cũ, như thường thấy ở các phòng đọc sách, có thể biết là cuốn tiểu thuyết. Bìa sách in hàng chữ to: “Chúa, vua, danh dự, phụ nữ”, tác giả: “Đuycơrê Đuyminin, 1814”.
Vừa viết, hắn vừa nói to, Mariuytx nghe thấy những lời sau đây:
- Ở đời này, đến chết cũng không có bình đẳng. Hãy vào nghĩa trang Pe - Lasedơ mà coi. Những ông lớn bà lớn, những người giàu có, thì chôn cất bên trên, bên những con đường lát đá, trồng hoa kim hợp. Xe ngựa đưa họ đến nơi ấy. Kẻ nghèo hèn, kẻ khổ cực, người ta xếp họ ở bên dưới, nơi bùn lầy ngập đến đầu gối, người ta nhét họ vào hang hố, vào nơi ẩm thấp. Vứt họ ở đấy cho xương thịt chóng tiêu tan. Đến viếng mộ họ, tất phải thụt xuống bùn lầy.
Đến đây, hắn ngừng lại, nắm tay đấm xuống bàn rồi vừa nghiến răng vừa nói:
- Trời! Ta có thể ăn thịt loài người được đi!
Một mụ đàn bà to lớn không biết bốn mươi hay một trăm tuổi ngồi xổm cạnh lò sưởi.
Mụ cũng chỉ mặc một cái áo trong và một cái váy bằng vải vá chằng vá đụp những mụn dạ cũ. Mụ đeo một cái tạp dề vải thô che lưng chừng váy. Tuy mụ cúi gập người xuống và co ro lại, nhưng cũng thấy mụ rất cao lớn. Mụ như một mụ khổng lồ bên cạnh anh chồng. Tóc mụ vàng hung đã đốm bạc trông gớm chết. Thỉnh thoảng mụ lại lấy bàn tay bóng nhẫy, móng bèn bẹt, hất mớ tóc lên.
Cạnh mụ, một cuốn sách mở tung đặt dưới đất, cũng một khổ như cuốn sách trên, có lẽ cùng một bộ tiểu thuyết.
Trên một cái giường, Mariuytx thấy một con bé xanh xao, dài ngoằng ngoẵng; nó gần như chẳng có áo quần gì, chân buông thõng xuống; nó như chẳng nghe, chẳng nhìn, chẳng thấy gì cả, như cái xác không hồn.
Chắc con bé là em gái cô thiếu nữ sang buồng chàng lúc nãy.
Cô bé trạc mười một, mười hai tuổi. Nhìn kỹ thì có lẽ đến mười lăm cũng nên. Chính tối hôm qua, cô ta đã kêu:
“Thế là tẩu, tẩu, tẩu bán sống bán chết!”
Cô thuộc loại cây yếu ớt, chậm mọc, rồi đùng một cái, lớn vượt lên. Cảnh nghèo đói đã tạo nên những con người giống loài cây đáng thương như vậy. Hạng người ấy chẳng có tuổi thơ ấu, cũng chẳng có tuổi thanh niên. Mười lăm tuổi còn là con nít, đến mười sáu đã như hai mươi. Bây giờ là đứa trẻ, ngày mai đã đứng tuổi. Hình như họ bước sải trên cuộc đời cho chóng chết.
Lúc này thì cô bé vẫn còn có vẻ một đứa trẻ.
Trong gian buồng này, chẳng có gì tỏ ra là người ta có công ăn việc làm cả. Không có khung cửi, không có guồng quay sợi, một tí dụng cụ cũng không. Trong xó buồng, mấy thanh sắt có vẻ ám muội. Cái vẻ chểnh mảng buồn thiu này là kết quả của tuyệt vọng và báo hiệu cơn hấp hối.
Mariuytx nhìn kỹ căn buồng ảm đạm này; nó còn khủng khiếp hơn một ngôi mộ, vì ở đây linh hồn con người còn lay động và sự sống còn thoi thóp.
Cảnh tượng những người nghèo khổ bò lê la trong cái ổ chuột, trong hầm, trong cái hố thấp lè tè không hẳn là cảnh tượng một nấm mồ; nó mới chỉ là cái phòng đợi vào mồ. Nhưng cũng như những kẻ giàu sang thường phô trương vàng ở ngoài cửa lâu đài của họ, thần chết cũng đặt những nỗi khốn cùng nhất ở cái gian phòng đợi ấy.
Lão già ngồi bàn thôi không nói nữa; mụ vợ im lìm, cô bé hình như không thở. Tiếng ngòi bút chạy trên giấy sột soạt.
Lão nói lầm bầm, tay không ngừng viết:
- Chó! Chó! Chó má tuốt!
Gần đúng câu kết oán thân của Xalômông. Mụ vợ nghe thấy, thốt ra một tiếng thở dài não nuột. Mụ bảo chồng:
- Thôi, mình ạ, mình hãy bình tĩnh. Mình ơi, đừng buồn quá thế. Mình gửi thư cho những đứa ấy làm gì.
Trong cảnh khốn cùng, người ta dịch lại gần nhau cho ấm, cũng như trong cơn rét; nhưng trái tim thì xa nhau ra. Cứ xem cách ăn nói, cũng thấy xưa kia hẳn mụ đã hết lòng thương yêu chồng; nhưng mối tình ấy có lẽ đã tàn vì những lời trách móc nhau hàng ngày, trong cảnh cơ cực đè trĩu xuống mọi người trong gia đình. Đối với chồng, trong người mụ, chỉ còn mớ tro tàn của tình yêu. Thế những cách âu yếm gọi chồng ngày nay mụ vẫn còn giữ được. Miệng mụ vẫn thường nói với chồng: “Mình ơi… cậu ạ… anh của em…” nhưng lòng mụ đã nguội lạnh.
Lão kia lại cắm cúi viết.
VII
CHIẾN LƯỢC VÀ CHIẾN THUẬT
Mariuytx, ngực nghẹt thở, toan xuống khỏi cái đài quan sát bất ngờ thì chợt nghe một tiếng động làm chàng đứng yên tại chỗ.
Cửa phòng vừa mở thình lình.
Cô con gái lớn bước vào. Chân đi đôi giầy đàn ông to sù, đầy bùn, bùn bắn lên cả mắt cá đỏ hỏn, mình khoác một cái áo ngoài rách bươm. Mariuytx không thấy chiếc áo khoác ấy khi cô ta vào buồng chàng một giờ trước đây, có lẽ cô đã cởi chiếc áo để ngoài cửa buồng cho Mariuytx thương hại, lúc trở ra mới lại mặc. Cô đi vào phòng, đẩy cánh cửa cho khép lại, dừng lại thở hổn hển, rồi kêu lên vui mừng, đắc thắng:
- Ông ấy đến.
Người cha ngẩng lên nhìn, người đàn bà quay đầu lại, cô bé con vẫn ngồi im. Người cha hỏi:
- Ai đến?
- Ông sang trọng ấy.
- Nhà từ thiện à?
- Vâng.
- Ở nhà thờ Xanh Giắc?
- Vâng.
- Cái lão già ấy à?
- Vâng.
- Hắn sắp đến hử?
- Ông ấy đi theo tôi.
- Mày chắc không?
- Chắc chứ.
- Hắn đến đây thật à?
- Ông ấy đi xe đến.
- Đi xe! Hắn là một triệu phú!
Người cha đứng dậy:
- Mày chắc thế à? Nếu hắn đi xe sao mày lại về trước? Mày có bảo địa chỉ không? Có dặn là cửa buồng cuối hành lang, bên phải không? Quý hồ hắn đừng nhầm thôi. Mày đến nhà thờ tìm nó phải không? Hắn có đọc bức thư của tao không? Hắn bảo gì mày?
- Chao ôi! Sao ông già vội vàng thế? Thế này, tôi vào nhà thờ, ông ấy vẫn ngồi ở chỗ cũ, tôi chào rất lễ phép và đưa ông ấy bức thư. Ông ấy đọc rồi hỏi tôi: cháu ở đâu? Tôi bảo: thưa ông, để cháu dẫn ông đến nhà cháu. Ông ấy bảo: không! Cho tôi biết địa chỉ, con gái tôi còn phải đi mua ít đồ dùng, tôi sẽ đi xe và về kịp lúc cháu về. Tôi nói địa chỉ, nghe thấy địa chỉ ông ta tỏ vẻ ngạc nhiên, do dự một lát rồi bảo: cũng được, tôi sẽ đến. Giảng kinh xong, tôi thấy ông đi cùng với con gái ông ở nhà thờ ra rồi cùng lên xe. Tôi đã bảo rõ là ở cuối hành lang, cửa buồng bên phải.
- Sao dám chắc là hắn sẽ đến?
- Tôi đã thấy cái xe ở phía phố Pơti Băngkiê chạy tới, vì thế tôi phải chạy vội về.
- Sao lại biết là chiếc xe ấy?
- Tôi nhớ số xe.
- Số bao nhiêu?
- 440.
- Được, mày là một đứa con gái thông minh đấy!
Cô con gái mạnh bạo nhìn thẳng mặt bố và giơ đôi giày ở chân lên bảo:
- Con gái thông minh, có lẽ, nhưng tôi bảo bố là tôi không đi đôi giày này nữa đâu, vừa hại sức khỏe vừa bẩn. Không gì khó chịu bằng đế giày cứ nhóp nhép những nước, lúc nào cũng kêu kịt, kịt, kịt suốt dọc đường. Thà đi đất còn hơn.
Người cha trả lời dịu dàng khác hẳn lời gắt gỏng của cô con gái:
- Con nói phải nhưng không có giày chúng nó không cho con vào nhà thờ. Kẻ nghèo phải có giày dép.
Rồi hắn nói tiếp một cách chua cay: “Người ta không xéo đất vào nhà chùa”. Hắn lại quy trở về câu chuyện đang làm hắn băn khoăn:
- Con có chắc là hắn đến không? Chắc thật không?
- Ông ấy đến ngay đây này, sau con mấy bước thôi.
Người đàn ông đứng phắt dậy. Mặt hắn sáng ngời lên?
- Mẹ mày này! Nghe rõ chưa? Nhà từ thiện đến đấy. Tắt lửa đi.
Người vợ kinh ngạc, không động đậy.
Người cha nhanh như một người làm xiếc, vớ ngay cái lọ mẻ trên lò sưởi và đổ nước vào ngọn lửa, rồi quay bảo con gái lớn:
- Còn mày rút rơm ở ghế ra.
Cô con gái không hiểu gì cả.
Hắn nắm lấy chiếc ghế, dận gót chân xuống, thế là chiếc ghế bật tung rơm ra, cẳng chân hắn tụt qua chiếc ghế.
Vừa rút chân ra, hắn vừa hỏi con gái:
- Trời lạnh không?
- Lạnh lắm. Có tuyết.
Người bố quay lại phía đứa con gái nhỏ và thét lớn như sấm:
- Nhanh lên! Tụt khỏi giường ngay, đồ chảy thây: mày không được trò trống gì cả à? Đập vỡ một miếng kính đi!
Đứa nhỏ nhảy xuống đất, run cầm cập. Hắn lại nói:
- Đập một miếng kính đi.
Đứa nhỏ ngơ ngác. Người bố lại gắt:
- Mày nghe ra chưa? Tao bảo mày đập một miếng kính mà!
Đứa nhỏ sợ hãi vâng lời, kiễng chân với lên đấm một cái vào miếng kính. Mảnh kính vỡ rơi loảng xoảng.
- Được rồi, - anh ta phán.
Người cha vừa nghiêm nghị vừa gắt gỏng. Mắt hắn liếc nhìn khắp gian phòng tiều tụy. Trông như một viên tướng kiểm tra đội ngũ lần cuối cùng trước khi xuất trận.
Người mẹ, từ nãy chưa nói một lời, nhổm dậy và chậm chạp hỏi chồng, giọng nói âm thầm, mỗi lời như đọng lại:
- Mình ơi! Mình định làm gì thế?
Người chồng trả lời:
- Cứ nằm xuống giường.
Giọng nói cương quyết, không thể thảo luận. Người mẹ tuân lệnh, nằm vật xuống giường.
Ở một xó buồng, có tiếng khóc nức nở. Người cha hỏi:
- Cái gì thế hử?
Đứa gái nhỏ, vẫn co ro trong xó tối giơ nắm tay chảy máu ra. Khi đấm mảnh kính, tay đứa bé bị thương, nó chạy về cạnh giường mẹ và ầm ĩ khóc.
Tức thì người mẹ nhỏm dậy kêu lên:
- Đã thấy chưa! Mình rõ rồ dại! Con bé đập miếng kính toạc cả tay.
Người chồng trả lời:
- Càng hay! Biết trước rồi.
Người vợ hỏi:
- Sao lại càng hay?
- Im! Tao phế bỏ quyền tự do ngôn luận.
Rồi hắn xé chiếc áo sơ mi đàn bà hắn đang mặc, lấy một miếng vải buộc vội vàng bàn tay đẫm máu của đứa con.
Làm xong hắn nhìn lại chiếc sơ mi rách, có vẻ vui thích.
- Cái sơ mi này nữa, hợp lắm!
Một luồng gió lạnh buốt thổi qua miếng kính vỡ vào trong phòng. Sương mù bên ngoài cũng vào theo và lan ra cả phòng như những sợi bông trắng có những ngón tay vô hình đang kéo tới ra. Qua miếng kính vỡ thấy tuyết rơi bên ngoài. Cái rét mà mặt trời ngày lễ Săngđơlơ báo hiệu hôm trước đã về. Người cha liếc nhìn xung quanh như xem còn thiếu cái gì không. Hắn lấy một chiếc xẻng cũ, đổ gio lên những mẩu củi ướt che lấp hẳn đi.
Rồi hắn ngẩng lên nói như nói với lò sưởi:
- Bây giờ chúng ta có thể đón nhà từ thiện được rồi.
VIII
TIA SÁNG TRONG Ổ CHUỘT
Cô gái lại gần và đặt bàn tay trên bàn tay người bố:
- Bố xem tay tôi lạnh không?
- Chà, tao còn lạnh bằng mấy thế nữa.
Người mẹ cất to tiếng, sôi sục:
- Cái gì ông cũng hơn người cả. Cả cái độc ác nữa.
- Câm nào!
Người chồng vừa nói vừa quắc mắt nhìn vợ. Người vợ câm miệng.
Trong phòng có một lúc im lặng. Cô gái lớn thản nhiên vò, gỡ những vết bùn ở gấu áo khoác, cô gái nhỏ vẫn thút thít khóc.
Người mẹ ôm đầu đứa con gái nhỏ hôn hít, dỗ dành:
- Thôi mẹ xin, cưng ạ, không việc gì đâu, đừng khóc nữa bố con nổi giận lên bây giờ.
Người bố nói to:
- Không sao, cứ khóc, cứ khóc, càng tốt.
Rồi quay lại cô gái lớn, hắn bảo:
- Hừ! Hắn không đến à! Hay là hắn không đến thật. Thế là lửa tắt, ghế thủng, áo rách, kính vỡ vô ích.
Người mẹ nói thì thào:
- Và con bé bị thương.
Người bố nói tiếp:
- Mẹ con mày có thấy không? Lạnh cắt da trong cái ổ chó này! Thế mà hắn không đến! Hừ! Bắt người ta chầu chực thế này! Chắc chắn bảo rằng cho chúng nó đợi, trời sinh chúng nó ra để chờ đợi mà! Trời! Sao mà tao ghét chúng nó thế, ghét cay, ghét đắng, nếu mà bóp cổ cái bọn nhà giàu ấy được thì tao vui sướng, hân hoan, khoái trá, hể hả, bóp cho chúng chết, chết hết cả, chết tiệt. Cái bọn giàu có ấy, bọn xưng là từ thiện ấy làm trò, làm vè, đi lễ đi bái, đi cầu đi cúng; chúng nó cứ tưởng chúng nó là thượng lưu, khinh rẻ người ta; làm phúc cho chúng ta mấy cái quần áo, mấy cái giẻ rách không đáng vài xu, mấy miếng bánh khô! Đồ chó chết, tao không thèm những cái ấy. Tao cần tiền, tiền, tiền kia. Nhưng tiền thì chúng nó không bao giờ cho; chúng nó bảo cho tiền chúng tao uống rượu hết, chúng ta là đồ nghiện ngập; đồ lười biếng. Thế chúng nó, chúng nó thì sao? Xưa kia chúng làm gì? Là quân ăn cắp! Không ăn cắp sao lại giàu? Phải tung hê tất cả cái xã hội này đi, như nắm bốn góc chiếc khăn bàn mà tung lên trời cho tan nát hết, cho sạch sành sanh hết. Thà thế còn hơn. Còn cái thằng cha phúc đức ấy! Nó có đến không? Hay là thằng chó chết quên mất địa chỉ rồi. Tao cuộc là thằng già ấy…
Đúng lúc đó có người gõ cửa nhè nhẹ, hắn nhảy vội ra mở cửa, cúi gập người xuống chào, vui cười, niềm nở, kính cẩn và kêu lên:
- Mời ngài vào! Xin mời ngài quá bộ vào, ngài ân nhân kính mến của chúng tôi, xin mời quý tiểu thư xinh đẹp vào.
Một ông già và một thiếu nữ hiện lên trên ngưỡng cửa.
Mariuytx vẫn ở trên chỗ cũ. Cảm tưởng của chàng lúc này thật không lời nào nói được.
Chính là Nàng!
Ai đã yêu mới hiểu được tất cả ý nghĩa chói lọi của bốn chữ cái làm nên cái tiếng thiêng liêng ấy: Nàng!
Chính là nàng thật. Mắt Mariuytx bỗng nhiên mờ đi sau một làn hào quang rực rỡ. Nàng hiện ra mờ ảo sau vầng hào quang ấy. Chính là nàng, con người dịu dàng bấy lâu vắng bóng, ngôi sao đã soi sáng đời chàng sáu tháng trời, con mắt ấy, cái miệng ấy, khuôn mặt rỡ ràng ấy khi biến đi đã làm cho đời chàng âm u như đêm tối. Hình ảnh biến đi bây giờ lại xuất hiện. Mà xuất hiện trong cái bóng tối này, trong gian phòng tồi tàn này, trong cái ổ chuột kinh khủng này!
Mariuytx xúc động run bắn người lên. Ôi! Nàng ở kia! Tim chàng đập mạnh khiến mắt chàng hoa, chàng thấy nước mắt muốn trào ra. Thật ư, lại được gặp nàng ư? Sau bao nhiêu ngày đáy bể mò kim. Chàng cảm thấy như người đã mất linh hồn nay lại hoàn hồn.
Nàng vẫn như xưa, chỉ hơi xanh một chút, nét mặt thanh tú trong vành chiếc mũ nhung tím, thân nàng lẩn trong chiếc áo khoác xa-tanh màu đen. Dưới chiếc áo dài thấy rõ bàn chân nhỏ bé, gọn gàng trong chiếc giày thêu. Nàng vẫn đi với ông Lơ Blăng.
Nàng bước mấy bước vào trong phòng và đặt một cái bọc khá to trên bàn.
Cô Giôngđơrét lớn đứng nấp sau cánh cửa, mắt lầm lầm nhìn chiếc mũ nhung, cái áo khoác lụa, cái bộ mặt xinh đẹp và sung sướng kia.
IX
GIÔNGĐƠRÉT HẦU NHƯ MUỐN KHÓC
Gian phòng tối quá, người ở ngoài mới bước vào tưởng như đi vào một cái hầm. Hai người lạ bước vào rụt rè, không nhận rõ những hình người xung quanh, trái lại những người trong phòng quen sống trong bóng hoàng hôn ấy nhìn rõ từng nét mặt họ. Ông Lơ Blăng, vẫn đôi mắt hiền từ và buồn rầu, lại gần Giôngđơrét và nói với hắn:
- Ở trong bọc này có ít quần áo mới, bít tất và chăn len.
Giôngđơrét cúi rạp xuống tận đất:
- Ngài ân nhân phúc đức, cho chúng tôi hậu quá!
Rồi, trong khi hai người khách đang để ý xem xét cái gian phòng tiều tụy ấy, hắn ghé vào tai cô gái lớn nói nhỏ và nhanh:
- Hừ! Tao đã bảo mà: lại quần áo, chứ tiền gì! Chúng nó cùng một giuộc cả. À, cái bức thư đưa cho lão già ngớ ngẩn ấy, tao ký tên gì nhỉ?
Cô con gái trả lời:
- Phabăngtu.
- Nghệ sĩ sân khấu, được rồi.
May cho Giôngđơrét, đúng lúc ấy ông Lơ Blăng quay lại nói với hắn, vừa nói vừa ngập ngừng cố nhớ ra tên hắn:
- Tình cảnh ông thật đáng ái ngại, ông…
Giôngđơrét vội vàng nói tiếp:
- Phabăngtu.
- Ông Phabăngtu, phải rồi, đúng, tôi nhớ ra rồi.
- Nghệ sĩ sân khấu, thưa ngài, chúng tôi đã từng được hoan nghênh.
Giôngđơrét tưởng đến lúc phải đoạt lấy cảm tình của nhà từ thiện. Hắn nói với một giọng vừa khoa trương như anh làm xiếc ở phiên chợ vừa cầu khẩn như người ăn mày kêu đường:
- Học trò của nghệ sĩ Tanma[224] - Bẩm ngài, tôi là đồ đệ của Tanma. Đã có thời oanh liệt, bây giờ thì là lúc tàn tạ. Ngài xem, ngài ân nhân của chúng tôi, đói không bánh, rét không lửa. Khốn nạn, các cháu lạnh thế này mà không có một thanh củi. Chiếc ghế độc nhất thì bục tung, kính thì vỡ, mà trời ghét quá - Mẹ các cháu ốm liệt giường.
- Tội nghiệp bà nhà!
Giôngđơrét nói thêm:
- Cháu bé bị thương.
Đứa bé thấy có người lạ, không khóc nữa và đang mải ngắm “cô tiểu thư”. Giôngđơrét vừa cấu vào tay đứa bé bị thương vừa nói sẽ:
- Khóc lên, kêu lên!
Hắn làm tất cả những việc đó như một nhà ảo thuật. Đứa bé khóc to lên.
Cô thiếu nữ đáng yêu của Mariuytx, nàng “Uyếcxuyn” của lòng chàng, bước nhanh lại gần đứa bé và nói:
- Tội bé quá, bé yêu.
Giôngđơrét nói tiếp:
- Thưa tiểu thư, nắm tay cháu đẫm máu đây này, cháu bị thương vì một cái máy, cháu làm việc ở đó để kiếm sáu xu mỗi ngày. Có lẽ đến phải cưa cánh tay.
Ông lão hoảng hốt kêu lên:
- Thật ư?
Đứa bé tưởng thật khóc rống lên.
Người cha nói:
- Thưa ngài ân nhân, có lẽ phải cưa thật.
Đã một lúc rồi Giôngđơrét nhìn nhà từ thiện với một vẻ khác thường. Lần này vừa nói hắn vừa chăm chú nhìn ông ta như cố ý nhớ lại một chuyện cũ. Rồi thừa dịp hai người lạ đang hỏi han đứa nhỏ về bàn tay bị thương, hắn lần lại gần giường vợ nằm, người vợ với vẻ mặt mệt mỏi, ngớ ngẩn. Hắn nói nhanh và khẽ:
- Mẹ nó này, nhìn kỹ lão ấy thử xem.
Rồi hắn quay lại nói với ông Lơ Blăng, vẫn cái điệu kêu van từ nãy:
- Ngài ân nhân! Xin ngài trông xem, tất cả áo xống của tôi chỉ có chiếc sơ mi của vợ, chiếc sơ mi rách giữa ngày đông tháng giá này. Tôi không ra phố được vì không có áo, nếu có quần áo thì tôi đến ngay nữ nghệ sĩ Mác,[225] cô biết tôi và quý tôi lắm, hình như cô ấy vẫn ở phố Tuađôđam hay sao ấy? Thưa ngài, chúng tôi cùng biểu diễn với nhau ở địa phương. Cùng hưởng vinh quang. Nếu nhà tôi đến thì Xêlimen tất cứu giúp tôi, thưa ngài! Enmia sẽ bố thí cho Bêliđe.[226] Nhưng không, không có gì cả. Một đồng xu nhỏ trong nhà cũng không có. Vợ ốm, không có đồng xu nào! Con bị thương nặng, không có đồng xu nào. Nhà tôi thường nghẹt thở. Đến cái tuổi phải thế, lại còn thêm bệnh thần kinh xen vào. Phải có thuốc thang cho nhà tôi, cho cả con cháu nữa. Nhưng mà y sĩ, dược sĩ thì lấy tiền đâu trả? Không có một đồng một chữ trong nhà! Chỉ cần một trinh thôi cũng đủ cho tôi quỳ xuống mà nhận rồi. Nghệ thuật đã đến bước đường cùng như thế này. Thưa tiểu thư xinh đẹp, thưa ngài ân nhân đại lượng, ngài và cô có biết đâu, ngài và cô đạo đức và nhân từ, làm nức hương thơm ở cái nhà thờ mà con tôi hằng ngày đi cầu nguyện và được nhìn thấy quý dung nhan, ngài và cô làm sao biết được? Thưa ngài, tôi nuôi dạy con tôi theo lẽ đạo. Tôi không muốn cho chúng theo nghề xướng ca. Chao ôi! Nếu mà chúng giở chứng, cái bọn con ranh ấy, thì tôi đâu có đùa! Con cái tôi phải biết thế nào là danh dự, là luân lý, là đạo đức. Ngài thử hỏi các cháu mà xem. Chúng nó phải đi ngay về thẳng. Chúng nó có cha mà. Không như cái ngữ khốn nạn lúc vô gia đình, về sau là vợ khắp thiên hạ. Bắt đầu là cô Không-con-ai-cả, rồi trở thành bà Vợ-mọi-người. Ối dào! Dòng họ Phabăngtu không có những thứ như thế. Nhất thiết tôi phải nuôi dạy nó trong đức hạnh và chúng phải lương thiện, phải dễ thương, phải tin Chúa. Mẹ kiếp! Thưa ngài, ngài có biết ngày mai đây sẽ xảy ra chuyện gì không? Ngày mai mồng 4 tháng hai, ngày ác nghiệt, ngày hẹn cuối cùng của chủ nhà, nếu chiều nay không có tiền trả, thì tôi và con cháu lớn, vợ tôi đang ốm, con tôi đang bị thương, tất cả vợ chồng con cái sẽ bị đuổi ra đường, nằm vỉa hè, mặc mưa, mặc tuyết. Thưa ngài, như thế đấy, tôi còn nợ bốn hạn tức một năm tiền nhà, nghĩa là sáu mươi phơrăng.
Giôngđơrét nói dối. Bốn kỳ hạn thì chỉ có bốn mươi phơrăng, hơn nữa hắn có nợ đâu đến bốn kỳ hạn? Mới sáu tháng trước Mariuytx trả giúp cho hắn hai kỳ rồi.
Ông Lơ Blăng móc túi ra năm phơrăng đặt trên bàn.
Giôngđơrét có đủ thì giờ lẩm bẩm vào tai con gái lớn:
- Thằng đểu, năm phơrăng, nó cho năm phơrăng thì làm được cái gì? Không đủ trả cái ghế, miếng kính. Ta đã bỏ ra bao nhiêu rồi!
Lúc ấy ông Lơ Blăng đã cởi chiếc áo khoác đen mặc ngoài chiếc áo dài xanh và vắt lên tay ghế.
- Ông Phabăngtu ơi! Tôi chỉ còn năm phơrăng đó trong người, tôi đưa cháu về nhà, tối tôi lại đến; có phải tối nay ông phải trả tiền nhà không?
Mặt Giôngđơrét bỗng sáng bừng lên một cách lạ lùng. Hắn vội vàng trả lời:
- Bẩm ngài, tám giờ tối tôi phải mang tiền trả chủ nhà.
- Sáu giờ tôi sẽ đến đây và mang cho ông sáu mươi phơrăng.
- Ôi! Ngài ân nhân quý hóa, - Giôngđơrét cuống quýt kêu như thế rồi bảo sẽ vợ:
- Mẹ nó nhìn kỹ lão già nhé.
Ông Lơ Blăng dắt tay con gái quay mặt ra phía cửa, chào:
- Chào các bạn, chiều nay nhé.
Giôngđơrét hỏi:
- Sáu giờ ạ?
- Sáu giờ đúng.
Cô gái lớn lúc ấy nhìn thấy chiếc áo khoác ngoài để trên tay ghế, cô nói:
- Thưa ông! Ông bỏ quên cái áo ạ.
Giôngđơrét lừ mắt lườm con và nhún vai.
Ông Lơ Blăng quay lại, mỉm cười nói:
- Tôi không bỏ quên đâu, tôi để lại đấy.
- Thưa ngài ân nhân, ngài ân nhân cao cả của tôi, tôi không cầm được nước mắt! Thưa ngài cho phép tôi tiễn chân ngài ra xe.
Ông Lơ Blăng bảo:
- Ông xuống đường thì mặc cái áo này vào. Trời lạnh lắm.
Chẳng phải đợi mời lần thứ hai, Giôngđơrét khoác ngay chiếc áo. Cả ba người cùng ra, Giôngđơrét đi trước hai người khách.
X
GIÁ THUÊ XE NHÀ NƯỚC: HAI PHƠRĂNG MỘT GIỜ
Mariuytx không bỏ qua một tí nào câu chuyện chàng chứng kiến, thế mà thực ra chàng chẳng nhìn thấy gì. Mắt chàng không chút nào rời người thiếu nữ, trái tim chàng như bao bọc lấy nàng từ lúc nàng bước chân vào gian phòng tồi tàn kia. Suốt thời gian nàng ở đấy, Mariuytx tâm hồn như ngất ngây say sưa, không còn để ý đến sự vật gì xung quanh nữa. Chàng đang chiêm ngưỡng trước mắt không phải một thiếu nữ mà là một ánh hào quang khoác áo xa tanh và đội mũ nhung. Sao thiên lang rọi vào trong phòng ấy cũng không làm cho chàng choáng ngợp hơn.
Khi thiếu nữ mở cái bọc, giở những quần áo, chăn ra, ân cần hỏi người đàn bà ốm, âu yếm thăm đứa nhỏ bị thương, chàng theo dõi tất cả những cử chỉ của nàng, cố nghe tiếng nói của nàng. Chàng đã quen đôi mắt, cái trán, cái vẻ đẹp của nàng, thân hình, dáng điệu nàng, nhưng chưa thuộc giọng nói của nàng. Ở vườn Luychxămbua, có lúc chàng như thoáng nghe được nàng nói một vài tiếng nhưng chàng không chắc có phải tiếng nàng như thế không. Chàng có thể chịu giảm thọ mười năm để được nghe tiếng nàng nói, để giữ được trong tâm hồn chàng một chút cái âm nhạc du dương ấy. Nhưng giọng kể lể thảm hại, tiếng nói oang oang của Giôngđơrét át cả tiếng nàng. Mariuytx giận vô cùng trong chính lúc say sưa ấy. Mắt chàng ôm ấp lấy nàng. Chàng không thể tưởng tượng được chính con người thần tiên ấy lại đang ở giữa con vật ghê tởm, trong cái ổ kinh khủng này. Thật như một con chim hoàng yến giữa một đàn cóc.
Khi nàng bước ra, chàng chỉ có một ý nghĩ là theo nàng, theo từng bước cho đến khi biết được chỗ nàng ở, không thể lại mất hút nàng một lần nữa sau cuộc tái ngộ kỳ diệu này. Mariuytx từ trên tủ nhảy xuống, cầm mũ, tay đã nắm quả đấm cửa, sắp sửa bước ra rồi chàng chợt nghĩ ra và đứng dừng lại. Hành lang dài, cầu thang đốc, gã Giôngđơrét còn kể lể, ông Lơ Blăng có lẽ chưa lên xe, nếu trong hành lang, trên cầu thang hay ở ngưỡng cửa, ông ngoảnh lại và bắt gặp Mariuytx trong cái nhà này, ông sẽ ngạc nhiên như thế nào? Hay là đợi một lát? Nhưng lỡ xe lại đi mất. Mariuytx phân vân. Cuối cùng chàng mở cửa đi ra.
Trong hành lang không còn ai, chàng chạy ra cầu thang. Cầu thang không còn ai, chàng xuống vội cầu thang và ra phố thì vừa kịp trông thấy một cái xe ngựa rẽ ra phố Pơti Păngkiê và đi về Pari.
Mariuytx chạy vội về phía ấy. Đến góc phố chàng lại thấy chiếc xe chạy nhanh xuống phố Múpphơta. Xe chạy đã quá xa, không sao theo kịp. Chạy theo ư? Không được. Người trong xe có thể trông thấy kẻ đuổi theo, người bố sẽ nhận ra chàng, sự may mắn hãn hữu và kỳ diệu: vừa lúc ấy, Mariuytx thấy một chiếc xe ngựa cho thuê của nhà nước đi qua phố, không có khách. Chỉ còn một cách là lên xe ấy để đuổi theo xe kia. Thật là bảo đảm, không sợ bị lộ.
Mariuytx ra hiệu bảo người đánh xe dừng lại và nói:
- Đi giờ.
Mariuytx không có ca vát, áo dài chàng mặc làm việc hàng ngày mất cả khuy, sơ mi rách trước ngực.
Người lái xe dừng lại, nháy mắt ra hiệu, giơ bàn tay về phía Mariuytx, ngón tay cái cọ cọ ngón tay trỏ.
Mariuytx hỏi:
- Cái gì?
- Trả tiền trước.
Mariuytx nhớ ra chàng chỉ có mười sáu xu. Chàng hỏi:
- Bao nhiêu?
- Bốn mươi xu.
- Về tôi sẽ trả.
Người lái xe không trả lời, huýt sáo miệng điệu La Palit và quất ngựa đi. Mariuytx ngơ ngẩn nhìn chiếc xe ngựa chạy ra. Chỉ vì thiếu hai mươi xu mà mất vui sướng! Mất hạnh phúc! Mất tình yêu! Lại trở về đêm tối. Mắt đã trông thấy nay lại như mù. Chàng giận dỗi nghĩ tới năm phơrăng đã cho cái con khốn nạn buổi sáng, chàng đâm ra tiếc, tiếc quá. Nếu có năm phơrăng ấy thì thật là trời cứu chàng; chàng sẽ sống lại, thoát khỏi đêm tối âm u, thoát khỏi cô đơn, buồn bã, góa bụa. Chàng sẽ nối lại cái sợi chỉ đen của đời chàng với sợi kim tuyến tươi đẹp vừa phất phơ trước mắt chàng, nhưng lại vừa dứt một lần nữa. Mariuytx trở lại căn nhà của chàng, tuyệt vọng.
Mariuytx có thể nghĩ ông Lơ Blăng đã hẹn buổi chiều sẽ lại và chàng có thể chuẩn bị sẵn sàng để đuổi theo ông khôn khéo hơn, những đang mải ngắm say sưa người yêu, chàng chỉ nghe mơ hồ lời nói của ông Lơ Blăng.
Khi sắp sửa bước lên cầu thang, Mariuytx thấy ở bên kia đường, dọc theo bức tường vắng phố Barie đê Gôbơlanh, Giôngđơrét trùm chiếc áo khóa của nhà “từ thiện”, đang nói chuyện với một người ra dáng bất hảo, một hạng người ăn sương, vẻ mặt khả nghi, lời nói mập mờ, ý đồ đen tối, bọn người thường ngủ ngày nghĩa là ban đêm thì làm việc.
Một người cảnh binh chắc phải để ý đến hai nhân vật lạ đứng dưới gió tuyết thì thầm như vậy, nhưng Mariuytx thì không để ý đến.
Tuy nhiên, dù đang băn khoăn buồn bực, chàng cũng nhận thấy cái người ăn sương đang nói chuyện với Giôngđơrét phảng phất giống như một tên là Păngsô biệt hiệu là Pơranhtaniê, cũng là Bigrơnay mà Cuốcphêrắc đã chỉ mặt cho chàng một lần và giới thiệu là một tên ăn sương nguy hiểm trong khu phố này. Ta đã đọc đến tên nhân vật ấy trong quyển trên. Cái tên Hăngsô tức là Pơranhtaniê, tức là Bigrơnay đã xuất hiện trong nhiều vụ án đại hình và sau đó trở thành một tên vô lại có tên tuổi. Hồi bấy giờ nó chỉ là một tên vô lại cừ khôi. Ngày nay nó trở nên một sư tổ trong đám trộm cướp. Cuối triều đại trước hắn được tôn làm trưởng phái. Cứ đến tối, ở nhà lao La Phoócxơ trong hố sư tử, khi các nhóm họp nhau bàn định rầm rì thì luôn nhắc đến tên hắn. Ở nhà lao đó, người ta còn thấy, đứng dưới con đường tuần tra chỗ có cái ống thoát nước nhà tiêu, cái cống mà năm 1843, giữa ban ngày, ba mươi tù nhân đã trốn thoát - trên những tấm đá hố xí, khắc trên tường, ven theo đường tuần tra, tên của hắn, Păngsô, chính tự tay hắn khắc trong một vụ âm mưu vượt ngục. Hồi 1832 cảnh sát đã theo dõi hắn, nhưng hắn chưa thực sự tỏ tài.
XI
NGHÈO ĐÓI GIÚP ĐAU KHỔ
Mariuytx lững thững bước lên cầu thang. Sắp bước vào phòng chàng thấy cô Giôngđơrét chị đi theo chàng trong hành lang. Trông thấy cô gái ấy, chàng chán ghét lắm; mất năm phơrăng cho cô ta, đòi lại bây giờ cũng muộn rồi, cái xe hàng không còn đấy, cái xe ngựa kia cũng đã chạy quá xa rồi. Vả lại có đòi, cô ta cũng chẳng trả lại nào. Còn hỏi cô ta chỗ ở của hai người khách vừa đến thì vô ích, chắc chắn là cô ta không biết, vì là thư ký tên Phabăngtu để gửi cho nhà từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa.
Mariuytx vào phòng và khép cửa lại. Cánh cửa không đóng được; Mariuytx quay lại thì thấy một bàn tay giữ nó nửa khép, nửa mở.
Mariuytx hỏi:
- Thế là cái gì? Ai đấy?
- Đấy là cô Giôngđơrét.
Mariuytx nói, gần như gắt gỏng:
- Lại cô, lúc nào cũng chỉ thấy cô! Cô muốn gì?
Cô Giôngđơrét ra vẻ tư lự không trả lời. Cô ta không còn cái dáng điệu dạn dĩ như buổi sáng nữa. Cô ta không bước vào phòng, vẫn ở ngoài hành lang, trong bóng tối. Mariuytx chỉ nhìn thấy cô ta qua ngách cửa.
Chàng bảo:
- Thế nào, cô muốn gì thì nói đi nào.
Cô ta ngước mắt nhìn Mariuytx, cặp mắt tối tăm buồn rầu hình như có một chút ánh sáng mơ hồ mới nhóm lên:
- Ông Mariuytx, sao ông có vẻ buồn thế? Ông có việc gì bận lòng?
- Tôi ấy à?
- Vâng, ông.
- Tôi chẳng có gì.
- Có.
- Tôi dám nói là có.
- Cô đừng lôi thôi nữa, hãy để tôi yên.
Mariuytx lại đẩy cánh cửa, cô ta lại giữ lấy cánh cửa và bảo:
- Ông này! Ông nghĩ lầm đấy, ông không giàu có, nhưng ông đã có lòng tốt sáng nay. Ông đã cho tôi ăn, bây giờ ông có việc gì, cứ nói cho tôi biết. Ông đang buồn, ai chả thấy. Tôi không thích thấy ông buồn. Làm thế nào để ông hết buồn? Tôi có thể giúp ông điều gì được không? Ông cứ sai tôi. Tôi không cần hiểu biết việc riêng của ông đâu, ông không cần nói gì cả, nhưng tôi vẫn có thể giúp ông được. Tôi giúp ông được, tôi vẫn giúp cho bố tôi đấy. Đưa thư, đến nhà này nhà khác, hỏi thăm chỗ này chỗ khác, tìm một địa chỉ, theo dõi một người, tôi làm được cả. Vậy ông cho tôi biết ông muốn điều gì, tôi có thể đến bảo người ta. Có khi chỉ cần có người nhắn tin với người ta là đủ rồi, là người ta hiểu việc và việc sẽ thành. Ông cứ nhờ tôi.
Một ý nghĩ thoảng qua trí óc Mariuytx. Chết đuối, gặp cái gì mà chẳng muốn với? Chàng lại gần cô Giôngđơrét.
- Ta bảo em nhé…
Cô ta ngắt lời Mariuytx, vẻ sung sướng:
- Phải đấy, cứ gọi tôi là em, tôi thích thế.
- Thế nhé. Em đã dẫn ông lão và cô con gái đến đây.
- Vâng.
- Em hẳn biết chỗ ở của họ?
- Không.
- Thì em hãy tìm cho ta đi.
Mắt cô Giôngđơrét đang u buồn bỗng tươi sáng lên, những rồi lại âm thầm.
Cô ta hỏi:
- Ông cần biết chỗ ở của họ phải không?
- Phải.
- Ông có quen họ không?
- Không.
- Nghĩa là ông không quen cô ta, nhưng muốn làm quen với cô ta chứ gì. - Cô Giôngđơrét hỏi vội vàng như vậy. Lúc nãy cô gọi họ, bây giờ thì cô ta, giọng vừa đầy ý nghĩa vừa chua chát.
- Thế em có giúp ta được không?
- Cho ông biết địa chỉ của cô tiểu thư xinh đẹp ấy à?
Mariuytx nghe trong những tiếng “tiểu thư xinh đẹp” ấy có cái gì rất khó chịu. Chàng như muốn gắt:
- Thôi được, nghĩa là địa chỉ của người bố và người con gái, địa chỉ của họ ấy mà.
Cô Giôngđơrét đăm đăm nhìn chàng:
- Thế ông sẽ cho tôi cái gì?
- Muốn cái gì cũng được.
- Muốn cái gì cũng được à?
- Phải.
- Tôi sẽ tìm địa chỉ của họ cho ông.
Cô Giôngđơrét cúi đầu, rồi ngoắt một cái kéo cánh cửa sập lại.
Còn một mình Mariuytx.
Chàng ngồi vật xuống chiếc ghế, gục đầu trên bàn tay, khuỷu tay tì xuống giường, chìm đắm trong những ý nghĩ mơ hồ, đầu óc như choáng váng. Bao nhiêu việc dồn dập xảy ra từ buổi sáng, nàng tiên xuất hiện rồi biến đi, những điều mà đứa con gái Giôngđơrét vừa nói với chàng, một tia mong đợi lờ mờ trong cả một bầu trời tuyệt vọng, tất cả những ý nghĩ và cảm xúc ấy rối bời trong óc.
Bỗng nhiên chàng chợt tỉnh cơn mơ mộng. Tiếng nói gắt gỏng thô bạo của Giôngđơrét vang lên, Mariuytx nghe thấy những lời làm cho chàng phải chú ý một cách đặc biệt.
- Tao bảo mẹ nó rằng tao tin chắc lắm mà, tao nhận được ra hắn mà.
Giôngđơrét nói đến ai? Hắn nhận ra ai? Ông Lơ Blăng à? Tình cờ và không mong đợi, Mariuytx có thể biết tất cả những điều chàng muốn biết chăng? Nếu chàng không biết được những điều ấy thì chàng cũng không hiểu ý nghĩa của đời chàng nữa. Chàng có sắp biết được người chàng yêu là ai không? Cái bóng tối bao phủ họ sắp sáng tỏ ra chăng? Có xé toang được cái màn bí mật không? Trời ơi!
Chàng nhảy chồm lên tủ và đến cạnh cái lỗ hổng ở bức vách.
Trước mắt chàng lại hiện ra gian phòng tiều tụy của Giôngđơrét.
XII
NĂM PHƠRĂNG CỦA ÔNG LƠ BLĂNG DÙNG LÀM GÌ?
Không có gì thay đổi trong dáng dấp gia đình ấy, chỉ có mụ vợ và hai đứa con gái đã lấy những đôi tất trong bọc đi vào chân và mặc những chiếc áo đen. Trên hai cái giường đã trải hai tấm chăn mới.
Lão Giôngđơrét chắc mới về, còn thở hổn hển. Hai đứa con gái ngồi gần lò sưởi, đứa lớn đang băng tay cho đứa nhỏ. Vợ hắn ngồi phệt trên chiếc giường gần lò sưởi, vẻ mặt ngạc nhiên. Giôngđơrét soạc cẳng đi lại trong phòng. Mắt hắn trông ghê gớm lạ lùng.
Mụ vợ rụt rè ngơ ngác trước dáng điệu dữ tợn của chồng, đánh bạo hỏi một câu.
- Thế nào, thật ư, chắc như thế đấy chứ?
- Chắc chứ! Tám năm rồi, nhưng tao vẫn nhận ra. Tao nhận được thật đó! Tao nhận được ngay nó. Sao! Thế mà mẹ mày không thấy ngay à?
- Không.
- Tao đã bảo mẹ mày để ý mà! Cái dáng người ấy, cả vẻ mặt ấy chỉ già đi một chút thôi. - Có những đứa không chịu già, không hiểu chúng nó làm thế nào, chính giọng nói của hắn. Chỉ có ăn mặc tử tế hơn, thế thôi! Hừ, đồ quỷ tàng hình, tao tóm được mày rồi.
Hắn ngừng lại bảo hai đứa con:
- Bước cả đi! - Thế mà mẹ mày không thấy ngay thì lạ thật.
Nghe lệnh bố, hai đứa con đứng dậy. Người mẹ nói sẽ:
- Tay nó đau thế, đi đâu?
Giôngđơrét nói:
- Ra ngoài thoáng khí lại càng tốt. Xéo đi.
Không ai cưỡng lại được hạng người như Giôngđơrét. Hai đứa con gái ra ngoài.
Khi hai đứa sắp bước ra cửa phòng, người cha giữ tay đứa con gái lớn và nói bằng một giọng đặc biệt:
- Năm giờ đúng về đây, cả hai đứa. Tao có việc cần chúng mày.
Mariuytx lại càng chú ý.
Còn một mình với vợ, Giôngđơrét đi đi lại lại ba vòng trong gian buồng, im lặng. Rồi hắn giắt mãi cái gấu áo sơ mi đàn bà hắn đang mặc vào trong quần, dưới thắt lưng.
Bỗng nhiên hắn quay lại phía vợ, khoanh tay nói dõng dạc:
- Còn điều này nữa, mẹ mày có muốn biết không? Con tiểu thư ấy…
- Nó làm sao? Con tiểu thư ấy thế nào? Mụ vợ hỏi.
Mariuytx không còn nghi ngờ gì nữa! Chính họ nói về nàng. Chàng nóng lòng sốt ruột nghe ngóng. Tất cả cuộc đời của chàng là ở những điều sắp nghe thấy đây.
Nhưng lão Giôngđơrét nghiêng đầu, nói nhỏ với vợ. Rồi hắn đứng dậy nói to:
- Chính con ấy.
- Cái thứ ấy?
- Phải thứ ấy đó.
Không có lời nào nói được hết ý nghĩa tiếng kêu: cái thứ ấy của mụ vợ. Quả là tất cả ngạc nhiên, điên dại, căm hờn, giận dữ hợp lại, kết lại trong một giọng nói quái gở. Chỉ một vài lời nói của chồng, cái tên thiếu nữ mà hắn rỉ tai cho mụ đủ làm mụ đàn bà thô lỗ đang mệt mỏi ấy vùng dậy; vốn ghê tởm, mụ trở nên kinh khủng. Mụ thét:
- Không thể được! Con ta chân không giầy, áo không có, còn nó nào áo khoác sa tanh, nào mũ nhung, nào giầy lụa, nào gì nữa! Tất cả quần áo dễ đến hơn hai trăm phơrăng, như một bà lớn! Không! Mình lầm đấy! Con nọ xấu như ma kia mà, con này thì xinh, xinh thật. Không phải nó đâu!
- Tao bảo mẹ mày là chính nó mà. Rồi mẹ mày xem.
Thấy chồng cả quyết như vậy, mụ vợ ngẩng cái mặt phèn phẹt vừa đỏ vừa vàng, nhìn lên trần, vẻ mặt thật là dị hợm.
Mariuytx thấy mụ lúc bấy giờ trông ghê rợn hơn cả chồng mụ. Thật là một con lợn sề với cặp mắt hổ cái.
- Thật thế à? Thật cái con tiểu thư đẹp đẽ ghê tởm ấy, nó làm bộ thương hại con tôi, chính con ăn mày ấy à? Trời ơi! Tôi muốn xéo lòi ruột nó ra.
Mụ nhảy từ trên giường xuống, đứng lặng một lát, tóc rối bời, hai lỗ mũi phồng lên, miệng há hốc, hai bàn tay nắm chặt vắt ra đằng sau. Rồi mụ lại ngã vật xuống giường. Thằng chồng đi đi lại lại, không để ý gì đến mụ vợ.
Sau mấy phút im lặng như thế, hắn lại gần vợ, đứng trước mặt, hai tay khoanh lên ngực, như lúc nãy:
- Còn một điều nữa, mẹ mày có muốn nghe không?
- Điều gì?
Hắn trả lời vắn tắt và se sẽ:
- Nghĩa là đến lúc tao phất rồi!
Mụ Giôngđơrét nhìn chồng một cách đặc biệt như muốn bảo:
- Mình điên rồi chăng?
Giôngđơrét nói tiếp:
- Mẹ kiếp! Tao đã kéo dài cuộc đời làm dân cái xứ hễ-có-bánh-thì-chết-rét-hễ-có-củi-thì-chết-đói từ lâu rồi. Một cái miệng tao, lại bao nhiêu miệng khác nữa. Tao nói thật đấy. Phải cắt đứt cái trò khôi hài ấy đi. Chúa Trời cho! Tao muốn ăn cho no, uống cho say! Đớp này! Giấc này! Và không muốn làm gì cả. Bây giờ đến lượt tao, trước khi thở hắt ra, tao muốn cũng làm triệu phú một phen.
Hắn đi vòng quanh cái ổ rồi nói tiếp:
- Như chúng nó.
Mụ vợ hỏi:
- Ý mình muốn nói gì thế?
Hắn lắc lư cái đầu, nháy mắt ra hiệu và cất tiếng dõng dạc như anh chàng ảo thuật đầu đường sắp biểu diễn:
- Tao muốn nói gì à? Nghe đây!
Mụ Giôngđơrét lẩm bẩm trong mồm:
- Chết! Sẽ chứ nào, hình như là việc phải giữ kín, không để ai nghe mà.
- Ai nghe được? Gã bên cạnh à? Tao thấy hắn ra phố lúc nãy. Mà cái thằng ngốc ấy thì hiểu cái quái gì? Tao bảo tao đã thấy nó ra phố rồi.
Tuy vậy Giôngđơrét theo bản năng cũng hạ thấp giọng, nhưng cũng vẫn còn đủ cho Mariuytx nghe. Một điều may mắn làm cho Mariuytx không mất một lời nào trong câu chuyện là tuyết rơi ngoài đường làm tiếng xe cộ bớt ầm ĩ. Mariuytx nghe thấy thế này:
- Mẹ mày nghe đây. Con bò vàng, tao nắm được rồi. Nghĩa là cũng như nắm được rồi. Xong xuôi rồi, sắp xếp đâu ra đấy rồi. Tao đã gặp bọn ấy. Sáu giờ chiều hắn sẽ đến và mang lại sáu mươi phơrăng. Hừ, đồ chó chết! Mẹ mày có thấy không, tao đã bịa ra sáu mươi phơrăng như thế nào chứ? Chủ nhà đòi, ngày 4 tháng hai, thực ra có phải đâu là tiền nhà. Cũng khá đấy chứ. Thế là sáu giờ hắn sẽ đến, giờ này gã láng giềng đi ăn rồi, mụ Bugông đi rửa bát ngoài phố, không còn ai trong nhà. Anh chàng láng giềng không bao giờ về trước mười một giờ. Hai con nhãi sẽ đứng canh. Mẹ mày giúp tao một tay. Hắn sẽ phải làm theo lời ta.
Mụ vợ hỏi:
- Nếu hắn không làm theo?
Giôngđơrét làm một cử chỉ kinh khủng và nói:
- Thì ta sẽ làm thịt nó!
Rồi hắn phá lên cười.
Lần đầu tiên Mariuytx thấy hắn cười. Tiếng cười êm ru, giá lạnh làm rùng mình.
Giôngđơrét mở một ô tủ ở gần lò sưởi, tút ra một cái mũ két cũ, chải qua loa rồi đội lên đầu:
- Bây giờ tao đi đây. Tao còn phải gặp mấy đứa nữa. Tay nghề cả. Mẹ mày sẽ thấy gọn gàng như thế nào. Tao đi ra ngoài một lát thôi. Một vố tuyệt diệu. Trông nhà nhớ!
Thu hai nắm tay vào túi quần xong, hắn nghĩ ngợi một lát rồi nói:
- Mẹ mày có thấy không, cũng may là hắn không nhận ra tao, nếu hắn nhận ra chắc hắn không trở lại. Thì là hỏng ăn. Công ở cái bộ ria của tao đấy! Cái bộ ria lãng mạn, cái bộ ria lãng mạn tốt tốt là.
Rồi hắn lại phá lên cười nữa. Hắn đi ra phía cửa sổ, tuyết vẫn rơi, rạch dọc trời màu xám.
- Trời khốn nạn!
Hắn vừa khép chiếc áo khoác vừa nói:
- Cái vỏ rộng quá, nhưng không sao! Cái thằng cha già cũng có nhã ý để lại cho tao. Không có cái áo này thì ra đường thế chó nào được và chuyện sẽ hỏng bét cả. Một cái áo mà quyết định đấy.
Rồi hắn đi ra, kéo sụp cái mũ két xuống.
Vừa được mấy bước thì cánh cửa mở, bộ mặt hung dữ và tinh quái của hắn lại hiện ra trong khung cửa:
- Tao quên khuấy. Mẹ mày phải có một cái hỏa lò nấu than.
Rồi hắn vứt vào tạp dề vợ đồng bạc năm phơrăng của nhà “từ thiện”.
Mụ vợ hỏi lại:
- Một cái hỏa lò than?
- Phải.
- Mấy hộc?
- Hai hộc.
- Thế là mất ba mươi xu. Còn thừa thì tôi mua thức ăn bữa chiều.
- Ấy, không nên.
- Sao?
- Không nên tiêu lọn đồng một trăm xu ấy.
- Thế nào?
- Tao cũng cần mua cái này.
- Cái gì?
- Một thứ này.
- Bao nhiêu tiền?
- Có hàng sắt nào gần đây không?
- Có, ở phố Múpphơta.
- À phải rồi, ở góc phố, có một cửa hàng.
- Nhưng mình bảo mình cần bao nhiêu để mua sắm thứ đó.
- Khoảng năm mươi xu, ba phơrăng gì đó.
- Thế thì bữa cơm chả còn gì.
- Hôm nay không phải là ngày ăn nhậu. Còn nhiều việc khác đáng làm hơn.
- Được rồi, cưng ạ.
Mụ vợ nói xong, Giôngđơrét khép cửa. Mariuytx nghe thấy bước chân hắn xa dần ngoài hành lang và xuống nhanh cầu thang.
Đồng hồ ở Xanh Mêda đánh một giờ.
XIII
MỘT MÌNH MỘT BÓNG CŨNG KHÔNG NGHĨ TỚI CẦU CHÚA[227]
Ta đã biết, Mariuytx hay mơ mộng nhưng bản tính chàng vốn cương nghị và quyết đoán. Cái thói quen suy nghĩ thầm lặng đơn độc trong khi làm phát triển lòng ưu ái cảm thông của chàng khiến Mariuytx không hay giận dữ, tuy nhiên vẫn giữ nguyên tấm lòng công phẫn trước những cái xấu xa. Chàng nhân từ như một nhà tu hành, nhưng nghiêm khắc như một quan tòa. Chàng thương hại một con cóc nhưng sẵn sàng giẫm chết một con rắn độc. Trước mắt chàng lại chính là một cái hang rắn độc, một cái tổ quỷ. Chàng nghĩ thầm:
- Phải dẫm chết bọn khốn kiếp này.
Những điều bí ẩn chàng muốn biết chẳng điều gì sáng thêm, trái lại càng tối tăm hơn. Chàng chẳng biết gì hơn về thiếu nữ xinh đẹp ở vườn Luychxămbua và người mà chàng vẫn quen gọi là ông Lơ Blăng, chỉ nhận thấy rằng Giôngđơrét biết họ. Chàng chỉ biết một điều qua những lời bàn tính mập mờ của bọn quỷ ấy, là chúng đang giăng một cái bẫy bí mật nhưng ghê gớm và ông già với cô con gái sắp gặp một sự nguy hiểm rất lớn, nàng thì còn có thể may ra không việc gì, nhưng ông lão thì chắc chắn sẽ bị hại. Nhất định phải cứu họ, phải phá tan những âm mưu ghê tởm của bọn Giôngđơrét, phải xé toạc cái lưới mạng nhện của chúng.
Mariuytx để ý nhìn mụ Giôngđơrét. Mụ vừa lấy ở một góc buồng ra một cái bếp cũ bằng tôn và đang bới đống sắt vụn.
Chàng từ từ ở trên tủ bước xuống, rất sẽ, không động một tiếng.
Chàng rùng mình nghĩ đến việc đen tối sắp xảy ra và ghê tởm trông thấy vợ chồng Giôngđơrét; giữa những cảm giác nặng nề ấy chàng bỗng thấy vui mừng nghĩ rằng có lẽ chàng được dịp làm ơn to cho người chàng yêu.
Nhưng làm thế nào? Báo cho những người bị đe dọa ư? Tìm họ ở đâu mới được chứ? Chàng không biết chỗ ở của họ. Họ đã xuất hiện một lát trước mặt chàng nhưng rồi lại chìm sâu dưới đáy Pari. Đợi ông Lơ Blăng buổi chiều ở cửa lúc sáu giờ thì ông ấy đến và báo cho ông ta biết ư? Nhưng Giôngđơrét sẽ nhận thấy chàng rình chờ, phố vắng, chúng nó khỏe vì đông, chúng sẽ có cách bắt chàng hay gạt chàng đi một chỗ khác và người Mariuytx định cứu sẽ không thoát được. Chuông vừa đánh một giờ. Sáu giờ chúng sẽ hành động, Mariuytx còn năm tiếng đồng hồ trước mặt.
Chỉ còn một cách.
Chàng mặc chiếc áo khá hơn, quàng phu-la vào cổ cầm mũ đi, im lặng nhẹ nhàng như người đi chân không trên mặt rêu.
Mụ Giôngđơrét vẫn mải bới đống sắt vụn.
Ra ngoài đường, Mariuytx đi vào phố Pơti Băngkiê.
Chàng đi đến phố gần một cái tường thấp, có nhiều chỗ có thể nhảy qua được, đằng sau tường là một bãi đất hoang, chàng đi từ từ, đang bận suy nghĩ, bước chân đi trên tuyết êm êm; bỗng nhiên Mariuytx nghe thấy tiếng người ở gần. Chàng quay lại, phố vắng không một ai, giữa ban ngày, thế mà vẫn nghe có tiếng người.
Chàng nảy ý nhìn qua tường xem sao. Đằng sau tường quả nhiên có hai gã đàn ông ngồi trên tuyết, lưng dựa vào tường, đang thì thầm với nhau.
Mariuytx không biết mặt hai người ấy. Một người râu xồm, mặc áo bơ-lu, một người đầu tóc bù xù, quần áo rách rưới. Gã râu xồm đội một cái mũ chỏm Hy Lạp, gã kia để đầu trần, tuyết lẫn trong tóc.
Mariuytx thò đầu qua tường và nghe được chuyện họ nói.
Gã đầu bù lấy khuỷu tay hích gã kia và bảo:
- Có Patơrông Minét thì không thể hỏng được.
- Có chắc không? Gã râu xồm hỏi.
Gã đầu bù đáp:
- Ít nhất mỗi thằng cũng được năm trăm phên mà, có sao thì cũng chỉ năm, sáu hay mười năm là cùng.
Gã kia thò tay dưới chiếc mũ Hy Lạp gãi gãi đầu, trả lời có vẻ do dự:
- Đã rõ ràng là thế rồi, không cách nào xảy ra ngược thế.
- Tao bảo mày là chuyện không thể hỏng được. Cái xe ngựa của lão Sôdơ sẽ thắng sẵn.
Đến đây thì hai gã quay sang bàn về một vở hài kịch diễn hôm trước ở rạp Ghetê.
Mariuytx lại đi.
Chàng cho rằng câu chuyện mập mờ của hai người ẩn sau bức tường và ngồi xổm trên tuyết một cách lạ lùng như vậy có lẽ cũng có liên can gì với âm mưu khốn nạn của Giôngđơrét. Chắc cũng là cái chuyện ấy thôi.
Mariuytx đi về phía cửa ô Xanh Măcxô và hỏi người chủ cửa hàng đầu tiên xem viên đồn trưởng cảnh binh ở đâu. Người ta chỉ số nhà 14 phố Pôngtoadơ.
Mariuytx đi thẳng đến đó.
Qua một cửa hàng bánh, chàng mua một cái bánh hai xu vừa đi vừa ăn, tính trước rằng sẽ không được ăn bữa chiều rồi.
Đi đường chàng nghĩ: thế mà lại hóa hay. Chàng tự nhủ nếu không cho con gái Giôngđơrét năm phơrăng, thì tất chàng đã đi theo chiếc xe của ông Lơ Blăng và như vậy thì hẳn là không biết được chuyện gì; như vậy ông Lơ Blăng sẽ bị hại và cả cô con gái của ông cũng mắc nạn.
XIV
MỘT CẢNH BINH TẶNG MỘT LUẬT SƯ HAI QUẢ ĐẤM
Đến số nhà 14 phố Pôngtoadơ chàng trèo lên gác một, xin gặp ông cảnh sát trưởng.
Một nhân viên văn phòng trả lời:
- Ông cảnh sát trưởng đi vắng. Nhưng có một vị thanh tra thay. Ông muốn gặp ông ấy không? Có cần kíp không?
- Có, Mariuytx bảo.
Nhân viên này dẫn chàng vào phòng làm việc của ông cảnh sát trưởng. Một người cao lớn đang đứng trong phòng, sau chấn song sắt, tựa vào một cái lò sưởi và cả hai tay sốc vạt chiếc áo khoác ba bâu. Người mặt vuông môi mỏng và cương nghị, râu má dầy, lốm đốm trông dữ tợn, mắt nhìn soi mói. Có thể nói con mắt ấy không chỉ nhìn sâu mà còn sục sạo nữa. Con người ấy cũng không kém dữ tợn, kém ghê rợn hơn Giôngđơrét bao nhiêu. Bọn chó giữ nhà có khi trông cũng đáng sợ như chó sói.
- Hỏi ai? - Người ấy hỏi đổng Mariuytx.
- Ông cảnh sát trưởng.
- Ông ấy đi vắng. Tôi thay ông ấy.
- Có một việc rất bí mật.
- Thì nói đi.
- Và rất gấp.
- Thì nói mau lên.
Con người ấy bình tĩnh và cộc, vừa đáng ghê sợ vừa đáng tin cậy. Hắn làm cho người ta vừa sợ hãi, vừa yên tâm. Mariuytx kể rằng một người mà chàng chỉ biết mặt thôi, ngay chiều hôm nay, sẽ rơi vào một cái bẫy, và chàng Mariuytx Pôngmécxi, luật sư, ở cái buồng bên cạnh ổ cướp ấy, nghe thấy qua bức vách tất cả âm mưu; rằng tên cướp đã gài bẫy ấy tên là Giôngđơrét, nó có những kẻ tòng phạm, cũng là bọn du thủ du thực, trèo tường, khoét vách; trong bọn có tên Păngsô còn gọi là Pơranhtaniê hoặc Bigrơnay; rằng hai đứa con gái của Giôngđơrét sẽ đứng gác, rằng không có cách nào báo cho người bị đe dọa biết vì chàng không biết cả tên người ấy; và cuối cùng là tất cả sẽ phải tiến hành vào sáu giờ chiều, ở một nơi vắng vẻ nhất của đại lộ Ôpitan, trong cái nhà số 50-52.
Nghe thấy số nhà ấy viên thanh tra ngẩng đầu lên và lạnh lùng nói:
- Thế là cái buồng ở cuối hành lang phải không?
- Đúng thế, Mariuytx đáp. Và anh nói thêm:
- Thế ông biết cái nhà ấy à?
Viên thanh tra im lặng một lát, đưa gót giày áp vào miệng lò sưởi cho ấm rồi trả lời.
- Hình như thế.
Rồi hắn nói lẩm bẩm trong mồm như nói với cái ca vát quàng cổ của hắn hơn là nói với Mariuyt:
- Patơrông Minét phải dính líu vào đấy chắc.
Cái tên này làm cho Mariuytx chú ý. Anh nói:
- Patơrông Minét, tôi quả có nghe nói đến cái tên này.
Và anh kể cho viên thanh tra câu chuyện giữa gã tóc bù và tên râu xồm, trong tuyết, đằng sau bức tường xóm Pơti Băngkiê.
Viên thanh tra làu bàu trong mồm.
- Tên tóc bù chắc là Bruygiông, còn tên râu xồm chắc là Đơmi-Lia hay Đơ Milia.
Hắn lại cụp mắt xuống và nghĩ ngợi.
- Còn lão Sôdơ, ta đoán được rồi. Cái áo khoác của tôi bị sém rồi. Chúng cứ đốt trong lò sưởi này nhiều lửa quá. Còn số nhà 50-52 là nhà Goócbô cũ,
Rồi hắn nhìn Mariuytx.
- Chỉ thấy tên râu xồm và tên tóc bù ấy thôi à?
- Cả Păngsô nữa.
- Không thấy lởn vởn ở đấy một gã bảnh bao quỷ quái à?
- Không.
- Lại một thằng cha to lớn, trông như con voi vườn Bách thảo ấy?
- Không.
- Và một thằng ranh mãnh, như một cái “đuôi đỏ” cũ.
- Không.
- Còn tên thứ tư thì chả ai trông thấy hắn, cả bọn phụ tá, bọn nhân viên và thủ hạ của hắn. Không thấy nó thì cũng chẳng lạ gì.
- Không. Tất cả cái lũ ấy là lũ nào vậy?
Viên thanh tra trả lời:
- Vả lại chưa đến giờ chúng ra mặt.
Hắn lại im lặng, rồi lại nói:
- 50-52. Ta biết cái ổ ấy, không thể nấp ở trong nhà mà không bị các tài tử đó phát hiện. Và thế là chúng sẽ hoãn trình diễn vở hài kịch. Chúng khiêm tốn lắm, công chúng làm cho chúng khó chịu. Không, không thể được. Ta muốn nghe chúng hát và khiến chúng nhảy múa kia.
Độc tấu xong, hắn quay sang phía Mariuytx, nhìn thẳng vào mặt chàng và hỏi:
- Có sợ không?
- Sợ gì?
- Sợ bọn chúng.
- Không sợ chúng cũng như không sợ ông vậy. - Mariuytx trả lời sẵng, chàng đã bắt đầu để ý viên thanh tra khi nói với chàng vẫn không gọi ông. Viên thanh tra nhìn Mariuytx trực thị hơn nữa và nói tiếp với một vẻ trang trọng như phát biểu một châm ngôn.
- Câu trả lời của anh là của một người dũng cảm và một người lương thiện. Dũng cảm không sợ kẻ ác, lương thiện không sợ nhà cầm quyền.
Mariuytx ngắt lời hắn.
- Được rồi. Nhưng ông định làm thế nào?
Viên thanh tra chỉ trả lời:
- Những người ở trong nhà ấy đều có chìa khóa cổng riêng để đi, về ban đêm. Anh phải có một cái chứ?
- Có. Mariuytx trả lời.
Viên thanh tra bảo:
- Đưa cho tôi.
Mariuytx rút cái chìa khóa trong túi gi-lê, đưa cho thanh tra và nói thêm:
- Nếu ông nghe tôi thì nên đến đông.
Viên thanh tra nhìn Mariuytx như Vônte nhìn một vị hàn lâm tỉnh nhỏ khi người này đề nghị với mình một vần thơ. Hắn thọc cùng một lúc hai bàn tay hộ pháp vào hai cái túi khổng lồ của cái áo khoác và rút ra hai khẩu súng lục nhỏ bằng thép, thứ súng mà người ta gọi là “quả đấm”. Hắn đưa cho Mariuytx và nói nhanh, gọn:
- Cầm lấy cái này. Về nhà, nấp ở trong buồng mình. Để cho họ tưởng là anh ra phố. Súng đã nạp đạn, mỗi khẩu hai viên. Anh phải quan sát. Có một cái lỗ ở bức vách, anh đã bảo tôi thế. Chúng sẽ đến. Để cho chúng tiến hành công việc được chút ít. Khi thấy đúng lúc và cần phải chặn tay chúng, anh bắn một phát súng. Đừng bắn sớm. Việc khác mặc tôi. Một phát súng chỉ thiên, lên trần, hay vào đâu cũng được. Chú ý không bắn sớm quá. Hãy đợi chúng khởi sự. Anh là luật sư, anh hiểu.
Mariuytx cầm hai khẩu súng, bỏ vào túi bên chiếc áo ngoài của chàng. Viên thanh tra bảo:
- Nó cộm lên thế kia, người ta trông thấy. Bỏ vào túi trong thì hơn.
Mariuytx giấu hai khẩu súng vào túi trong. Viên thanh tra nói tiếp:
- Bây giờ không ai được bỏ phí một chút nào. Mấy giờ rồi?
- Hai giờ rưỡi. Hẹn bảy giờ phải không?
- Sáu giờ - Mariuytx đáp.
Viên thanh tra nói tiếp:
- Tôi có đủ thì giờ, nhưng chỉ vừa vặn đủ thì giờ thôi. Những điều tôi dặn đừng quên gì. Pằng! Một phát súng.
- Ông cứ yên trí, - Mariuytx đáp.
Khi Mariuytx vặn quả đấm cửa để đi ra, viên thanh tra nói to với anh:
- À, nếu từ nay đến lúc đó, anh cần tới tôi thì đến đây, hoặc cho người đến báo. Hỏi thanh tra Giave.
XV
GIÔNGĐƠRÉT SẮM SỬA
Một lúc sau, hồi ba giờ, Cuốcphêrắc tình cờ đi qua phố Muphơta cùng với Bốtxuyê. Tuyết rơi càng nhiều, đầy trời. Bốtxuyê nói với Cuốcphêrắc:
- Tuyết rơi tưởng như trời có dịch bướm trắng.
Thình lình, Bốtxuyê nhìn thấy Mariuytx đang đi ngược phố lên trạm gác với một vẻ đặc biệt. Hắn kêu:
- Ơ kìa! Mariuytx.
- Mình cũng trông thấy - Cuốcphêrắc nói. Đừng gọi hắn.
- Tại sao?
- Hắn bận.
- Bận gì?
- Cậu không thấy vẻ mặt hắn à?
- Vẻ mặt gì?
- Mặt một người đang đuổi theo một người.
- Đúng thế, Bốtxuyê bảo. Cuốcphêrắc lại nói tiếp:
- Trông mặt cậu ấy kia kìa.
- Nhưng cậu ấy đi theo ai thế chứ?
- Lại một ả mèo-mũ-hoa nào đây. Cậu ấy yêu rồi.
- Nhưng mình chẳng thấy mèo-mũ-hoa nào trong phố này cả. Không một bóng đàn bà.
Cuốcphêrắc nhìn và kêu:
- Cậu ấy đuổi theo một người đàn ông.
Quả vậy, một người đàn ông đang đi phía trước đầu đội mũ lưỡi trai, có thể thấy bộ râu lốm đốm, mặc dầu nhìn đằng sau lưng. Hắn đi cách Mariuytx hai mươi bước. Hắn mặc một cái áo khoác ngoài rất mới, nhưng quá rộng và một cái quần rách tã, be bét những bùn. Bốtxuyê cười phá lên.
- Người đàn ông kia là ai?
- Người ấy à? Một nhà thơ. Các nhà thơ thường mặc quần của những anh bán da thỏ và áo của các vị nguyên lão.
- Xem Mariuytx đi đâu, xem người kia đi đâu.
- Ta đi theo họ nhé.
- Bốtxuyê, con phượng hoàng đất Mô, Bốtxuyê ơi! Cậu là một con vật ngu độn tuyệt vời. Ai lại đuổi theo một người đàn ông đang đuổi theo một người đàn ông.
Họ quay trở lại.
Mariuytx đã gặp Giôngđơrét ở phố Muphơta và đi theo rình hắn.
Giôngđơrét cứ đi lên phía trước không ngờ có một con mắt đang theo dõi mình.
Hắn rời phố Muphơta và Mariuytx thấy hắn vào một cái lều ghê tởm nhất ở phố Graxiơ. Hắn ở trong đó độ mười lăm phút rồi trở về phố Muphơta, dừng lại trước một cửa hàng sắt, hồi ấy vẫn mở ở góc phố Pie Lôngba. Vài phút sau Mariuytx thấy hắn trở ra, cầm một cái đục lớn tra cán gỗ trắng. Hắn thu cái đục dưới chiếc áo khoác. Ngang phố Pitơ Giăngtidi hắn rẽ tay trái và đi nhanh về phố Pơti Băngkiê. Trời sắp tối. Tuyết ngừng rơi một lúc, lại rơi nhiều hơn, Mariuytx đứng lại ẩn mình ở góc phố Pơti Băngkiê lúc nào cũng vắng tanh và không đi theo Giôngđơrét nữa. Cũng may cho chàng bởi vì khi Giôngđơrét đi gần đến bức tường thấp mà hồi nãy Mariuytx nghe thấy tên tóc bù nói chuyện với tên râu xồm, thì hắn quay người lại, nhìn xem có ai theo dõi không. Không thấy Mariuytx, thế là hắn nhảy qua bức tường và biến mất.
Cái quãng trống, mà bức tường này bao quanh thông với sân sau nhà một người chủ xe ngựa đã vỡ nợ, nhưng vẫn còn mấy chiếc xe cọc cạch ở trong kho.
Mariuytx nghĩ tốt nhất là nên lợi dụng lúc Giôngđơrét vắng nhà mà trở về. Vả lại trời đã về chiều, mà chiều nào mụ Buyêcgông ra đi rửa bát ngoài phố cũng khóa cửa nhà lại, cho nên vào sẩm tối thì bao giờ cửa nhà cũng khóa kín. Mariuytx đã đưa chìa khóa cho viên thanh tra cảnh sát nên chàng cần phải về nhanh.
Trời tối, đêm hầu xuống hẳn. Ở chân trời và trong không gian vô tận chỉ còn một điểm nhận ánh sáng mặt trời: đó là mặt trăng.
Mặt trăng lên đỏ ngòm đằng sau cái chóp thấp nhà Xanpêtrie.
Mariuytx rảo bước về nhà số 50-52. Cửa hãy còn mở. Anh rón rén trèo thang gác và đi lên dọc theo tường hành lang. Hai bên là những gian buồng tồi tàn để cho thuê, mà chưa ai thuê nên mụ Buyêcgông thường để ngỏ cửa. Qua một gian nọ, Mariuytx trông thấy bốn cái đầu người in hình, trông mờ mờ trong cái bóng ngày còn sót lọt qua một cửa sổ nhỏ. Mariuytx không nhìn vì sợ họ nhìn thấy chàng. Chàng về được tới phòng mình không ai hay, không một tiếng động. Vừa kịp. Chỉ một lát sau chàng nghe thấy mụ Buyêcgông ra đi và cửa đóng sập lại.
XVI
MỘT BÀI HÁT THEO ĐIỆU ANH THỊNH HÀNH KHOẢNG 1832
Mariuytx ngồi xuống giường. Lúc bấy giờ vào khoảng năm giờ rưỡi chiều. Chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa thì việc kia sẽ đến. Chàng nghe tiếng mạch máu đập trong người như nghe tiếng mạch máu đập trong người như nghe tiếng tích tắc của một chiếc đồng hồ trong bóng tối. Chàng nghĩ rằng trong bóng tối hiện giờ tội ác và công lý đi từ phía bên kia. Chàng không sợ, nhưng chàng không thể không rùng mình nghĩ đến những việc sắp xảy ra. Như người đứng trước một chuyện quá ư đột ngột, cả ngày hôm ấy Mariuytx tưởng như mình đang mơ, muốn chắc chắn rằng đây không phải là một cơn ác mộng, Mariuytx luôn luôn mó tới hai chiếc súng ngắn lành lạnh trong túi áo vét.
Tuyết không rơi nữa. Mặt trăng nhô khỏi màn sương mù, càng ngày càng tỏ, ánh trăng hồng ánh tuyết trên mặt đất rọi vào trong phòng chàng như một thứ ánh sáng mờ mờ như lúc hoàng hôn.
Trong phòng Giôngđơrét có ánh sáng. Cái lỗ hổng trên vách, sáng đỏ như máu.
Ánh sáng ấy chắc chắn không phải là ánh nến. Cả gian phòng bên ấy yên lặng, không ai cựa quậy, không ai nói một lời, không một hơi thở. Yên lặng lạnh lẽo và hoàn toàn, không có cái ánh sáng ấy thì chẳng khác gì một ngôi mộ.
Mariuytx se sẽ cởi giầy đút vào gầm giường.
Vài phút sau, Mariuytx nghe tiếng cánh cổng xoay trên bản lề. Một tiếng chân nặng nề, vội vã leo lên cầu thang; Giôngđơrét đã về.
Tức thì nhiều tiếng nói ồn ào nổi lên. Tất cả mọi người đều ở nhà. Tuy nhiên khi Giôngđơrét đi vắng thì họ yên lặng như đàn sói con vắng bố. Giôngđơrét nói:
- Tao đây!
Hai đứa con gái dài mồm ra:
- Chào bố.
- Thế nào? - Mụ vợ hỏi.
- Gọn lắm, nhưng tao lạnh cứng cả chân đây này. Tốt lắm, mẹ mày đã mặc áo xống chỉnh tề, được lắm, phải làm cho hắn yên dạ.
- Như sẵn sàng đi phố.
- Mẹ mày không quên gì chứ? Làm được đúng như tao dặn chứ?
- Mình cứ yên chí.
- Là vì…
Giôngđơrét không nói hết. Mariuytx nghe thấy hắn để một vật gì nặng lên bàn, có lẽ chiếc đục hắn vừa mới mua. Hắn hỏi:
- Thế nào, đã ăn uống gì chưa?
Mụ vợ trả lời:
- Đã, tôi kiếm được ba củ khoai lớn và muối. Nhân tiện có lửa, tôi đã nấu khoai.
- Khá lắm. Ngày mai tao sẽ cho chúng mày đi hiệu, ăn vịt và nhiều thứ nữa, như những ông hoàng. Công việc trôi chảy cả.
Đến đây, hắn hạ thấp giọng bảo vợ:
- Bẫy chuột đã mở mèo đợi sẵn rồi.
Hắn lại hạ thấp giọng nữa:
- Cho cái này vào lò.
Mariuytx nghe thấy tiếng lào xào của than củi do cặp hay thứ gì bằng sắt cời lên. Giôngđơrét nói tiếp:
- Mẹ mày đã bôi mỡ chốt cửa chưa, cho khỏi có tiếng động?
- Xong cả.
- Mấy giờ rồi?
- Sắp sáu giờ, chuông Xanh Mêda vừa đánh nửa tiếng.
Giôngđơrét nói:
- Khỉ chửa, lũ nhãi phải đi gác chứ. Lại đây, nghe tao dặn.
Có tiếng thì thầm.
Lại tiếng Giôngđơrét cất lên:
- Mụ Buyêcgông đã ra phố chưa?
- Rồi, - mụ vợ trả lời.
- Mẹ mày có chắc là không có ai bên cạnh không?
- Cả ngày hắn không về. Và giờ này là hắn đi ăn, mình cũng biết đấy.
- Mẹ mày chắc không?
- Chắc.
- Cũng được, - Giôngđơrét nói tiếp. Nhưng cứ sang thử xem hắn có nhà không cũng không sao. Con này, cầm cây nến sang thử.
Mariuytx từ trên mặt tủ nhảy cả bốn vó xuống và lặng lẽ chui vào gầm giường. Vừa chui xong thì thấy một ánh sáng le lói đằng sau khe cửa. Một tiếng nói cất lên.
- Bố ơi! Đi vắng.
Mariuytx nhận ra tiếng đứa con gái lớn.
- Mày có vào không?
- Không, nhưng mà chìa khóa cắm ở cửa, thế là anh ta đi vắng rồi còn gì.
Người bố hét lên:
- Cứ vào đi nào!
Cửa mở, Mariuytx trông thấy đứa con gái lớn Giôngđơrét bước vào, tay cầm cây nến. Nó trông cũng như buổi sáng nhưng có vẻ ghê rợn hơn dưới ánh nến.
Nó đi thẳng đến giường. Mariuytx phải một chút hoảng sợ khó tả. Những có cái gương treo trên tường bên cạnh giường. Nó đi tới cái gương ấy. Nó kiễng chân lên soi gương, có những tiếng sắt chạm nhau ở phòng bên.
Nó lấy lòng bàn tay vuốt tóc, mỉm cười với gương và se sẽ hát bằng cái giọng rè rè, ảm đạm của nó:
Duyên tình ngắn ngủi một tuần thôi,
Giây phút hạnh phùng khéo vội trôi,
Say đắm ích gì trong chốc lát?
Đã yêu nên yêu mãi yêu hoài!…
Yêu mãi yêu hoài!… Yêu mãi yêu hoài!…
Tuy nhiên Mariuytx vẫn run, chàng cho rằng thế nào nó cũng nghe thấy hơi thở của chàng. Nó đi về phía cửa sổ, nhìn ra ngoài và nói to một mình, với vẻ nửa không nửa dại xưa nay của nó:
- Pari khi mặc sơ mi trắng thì sao trông xấu thế!
Nó lại trở về chỗ cái gương và làm duyên trong gương, soi thẳng rồi lại soi nghiêng.
- Thế nào? Mày làm gì vậy? - Người bố hỏi to.
- Con xem dưới gầm giường và gầm bàn, chẳng có ai. Con gái Giôngđơrét vừa trả lời vừa sửa mái tóc.
Thằng bố rú lên:
- Đồ ngốc. Về ngay đây, mau lên. Đừng mất thì giờ.
- Con về ngay, về ngay đây. Trong cái lều nát này chẳng có thời giờ làm gì cả.
Nó lại ngâm nga:
Chàng dứt tình em, theo sự nghiệp.
Lòng đau quyện mãi bước chân ai.
Nó nhìn vào gương một lần chót, rồi quay ra và đóng cửa lại. Một lát sau, Mariuytx nghe thấy tiếng chân không của hai đứa con gái ngoài hành lang và tiếng Giôngđơrét hét theo:
- Cẩn thận đấy! Một đứa ở bên rào, một đứa ở góc phố Pơti Băngkiê. Phải luôn luôn nhìn cổng nhà. Thấy cái gì lạ thì chạy ba chân bốn cẳng về đây ngay. Có chìa khóa để về đấy.
Đứa con gái lớn lẩm bẩm:
- Đứng gác chân không trên tuyết!
- Ngày mai chúng mày sẽ có giầy lụa cánh cam, nhãi ạ!
Hai đứa xuống cầu thang, vài giây sau có tiếng cánh cổng đập dưới nhà. Vậy là hai đứa con gái đã xuống đường rồi.
Trong ngôi nhà chỉ còn Mariuytx và hai vợ chồng Giôngđơrét và có lẽ cái bọn người bí mật mà Mariuytx thoáng thấy trong bóng tối, đằng sau cánh cửa gian phòng trống.
XVII
ĐỒNG NĂM PHƠRĂNG CỦA MARIUYTX TIÊU VÀO VIỆC GÌ?
Mariuytx thấy đến lúc lại phải leo lên đài quan sát. Với cái lanh lẹn của tuổi thanh niên, chỉ một loáng, chàng đã lên cạnh cái lỗ hổng ở vách.
Mariuytx lại nhìn.
Phòng của Giôngđơrét có một vẻ lạ lùng, Mariuytx bây giờ hiểu vì sao có cái thứ ánh sáng đặc biệt chàng đã thấy. Một cây nến cháy trong một chân đèn đồng rỉ xanh, nhưng ánh sáng trong phòng không phải là ánh nến ấy. Ngọn lửa một cái hỏa lò to lớn, đầy than hồng, để trong lò sưởi chiếu sáng cả gian phòng. Đấy là cái hỏa lò mà mụ Giôngđơrét đã sắm sửa buổi sáng. Than thì hồng, cái lò đỏ rực, một ngọn lửa xanh nhảy múa trong lò, chiếu rõ hình cái đục nung đỏ trong thanh hồng. Đó là cái đục mà Giôngđơrét mua ở phố Lôngba. Ở cái xó gần cửa thấy xếp hai đống: một đống hình như đống sắt và một đống như đống thừng, xếp sẵn có việc gì đấy. Đối với một người không biết tí gì về câu chuyện đang sửa soạn, hai đống sắt và dây thừng ấy có vẻ hoặc rất bình thường, hoặc rất ghê gớm. Cái gian phòng tồi tàn sáng rực ấy giống như một lò rèn hơn là một cửa âm phủ. Nhưng trong ánh sáng ấy, Giôngđơrét lại trông như một con quỷ sứ hơn là một người thợ rèn.
Lò than bố nóng quá, cây nến trên bàn cháy rất nhanh về phía lò lửa và vẹt hẳn đi một cạnh. Trên lò sưởi có một cái đèn xách bằng đồng, ánh sáng che kín, một cái đèn xứng đáng với nhà hiền triết Điôgien trở thành tướng cướp Cáctút.
Lò than để ngay giữa lò sưởi, giữa những cành củi gần tắt hẳn, lò than bốc hơi lên ống khói nên không tỏa mùi than ra ngoài.
Ánh trăng luồn qua bốn miếng kính cửa sổ dãi bóng sáng trắng trong gian phòng đỏ rực. Óc mơ màng thi sĩ trong con người Mariuytx, mơ mành ngay giữa lúc hành động, khiến chàng nghĩ tới một hình tượng nên thơ: một ý niệm cao cả thần tiên như đang lẫn lộn với những ảo mộng trần gian quái đản. Một luồng gió thổi qua ô kính vỡ, góp phần đánh tan mùi than như không có cái hỏa lò ấy trong buồng.
Cái ổ của Giôngđơrét trong nhà hát Goócbô mà chúng ta đã biết rõ vị trí, là địa điểm lý tưởng cho những hành động hung bạo, bí ẩn, che giấu những tội ác ghê gớm. Cái buồng hẻo lánh nhất trong cái nhà trơ trọi nhất ở cái phố vắng vẻ nhất Pari. Ở chỗ này mà không có cạm bẫy thì tất nhiên người ta phải dựng ra cạm bẫy.
Cả một gian nhà sâu thẳm, cả một dãy buồng trống ngăn cách cái ổ ấy với ngoài phố, buồng chỉ có một cái cửa sổ lại mở ra phía bãi hoang có tường và rào quây kín.
Giôngđơrét ngồi trên chiếc ghế rách, châm thuốc hút, vợ hắn se sẽ nói chuyện với hắn.
Nếu Mariuytx giống tính Cuốcphêrắc, nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cười được, chắc anh phải cười rộ lên khi mắt anh thấy mụ Giôngđơrét. Mụ đội một cái mũ đen, có lông chim, gần giống mũ của các viên quan truyền lệnh trong buổi lễ đăng quang của vua Sáclơ X, một cái khăn quàng bằng tác-tăng rộng, buông trên chiếc váy len đan và đôi giầy đàn ông mà con gái mụ đã chê bai buổi sáng. Chính cái bộ cánh ấy đã làm cho Giôngđơrét phải buột miệng: “Tốt lắm! Mẹ mày đã mặc áo xống chỉnh tề, được lắm phải làm cho hắn yên dạ”. Còn Giôngđơrét thì vẫn mặc chiếc áo ngoài mới và rộng thùng thình mà ông Lơ Blăng đã cho hắn; y phục của hắn vẫn làm nổi bật sự trái ngược giữa cái áo ngoài và chiếc quần mà Cuốcphêrắc cho là lý tưởng của nhà thơ.
Bỗng nhiên Giôngđơrét nói to lên:
- À, mà tao nghĩ ra rồi, trời này chắc hắn phải đi xe đến. Mẹ mày thắp cái đèn xách lên rồi mang xuống dưới nhà. Mẹ mày sẽ đứng trong cổng. Nghe tiếng xe đỗ là phải mở cổng ngay, hắn lên gác, mẹ mày soi đèn ở cầu thang và hành lang cho hắn, khi hắn vào phòng thì xuống mau trả tiền xe và bảo xe đi.
Mụ vợ hỏi:
- Thế còn tiền?
Giôngđơrét sục sạo túi quần và đưa năm phơrăng cho vợ. Mụ vợ ngạc nhiên hỏi:
- Tiền nào đây?
Giôngđơrét đáp giọng rất oai:
- Đồng bạc gã láng giềng cho buổi sáng.
Hắn nói thêm:
- Mẹ mày có biết không? Phải có hai cái ghế tựa.
- Để làm gì?
- Để ngồi.
Mariuytx bỗng thấy rùng mình sau xương sống khi nghe mụ Giôngđơrét trả lời chồng rất thản nhiên:
- Khó gì! Để tôi sang lấy ghế của anh chàng láng giềng.
Rồi nhanh như cắt, mụ mở cửa đi ra ngoài hành lang.
Mariuytx không có thời giờ xuống tủ để đến nấp dưới gầm giường.
Giôngđơrét bảo vợ:
- Cầm cây nến.
- Thôi, cầm vướng thêm, phải mang đến hai cái ghế mà. Sáng trăng mà.
Mariuytx nghe thấy bàn tay nặng nề của mụ Giôngđơrét sờ tìm chìa khóa cửa buồng chàng trong bóng tối. Cửa mở. Mariuytx kinh ngạc và hốt hoảng đứng trân trân trên tủ.
Mụ Giôngđơrét vào phòng.
Cái cửa sổ nhỏ gần mái nhà để lọt một tia ánh trăng ngăn gian phòng thành hai khoảng tối. Một khoảng tối trùm bọc cả bức vách Mariuytx đứng tựa. Mariuytx chìm ngập trong bóng tối ấy.
Mụ Giôngđơrét ngước mắt nhìn, không thấy Mariuytx; mụ xách hai chiếc ghế, hai cái ghế duy nhất của Mariuytx và bước ra, để cánh cửa dập mạnh vào lưng.
Mụ trở vào trong ổ:
- Đây ghế đây.
- Đèn đây, xuống ngay dưới cổng đi.
Mụ vợ đi. Còn một mình Giôngđơrét.
Hắn để hai chiếc ghế hai bên bàn, lật lại chiếc đục trong lò than, đặt một cái bình phong cũ trước lò sưởi để che khuất lò than, rồi hắn đi ra chỗ đóng thừng và cúi xuống như xem xét cái gì. Bấy giờ Mariuytx mới nhận ra đống thừng ấy là một cái thang dây làm rất khéo, có những nấc gỗ và hai cái móc để treo.
Cái thang ấy cùng một số khí cụ khác, giống như những chiếc vồ sắt, vứt lẫn lộn trong đống sắt vụn đằng sau cánh cửa, buổi sáng chưa thấy trong cái ổ này. Chắc buổi trưa, khi Mariuytx đi vắng, có người mang đến.
- Đây là dụng cụ của người làm dao kéo! Mariuytx tự nhủ.
Nếu chàng thông thạo hơn thì có thể nhận ra trong các cái mà chàng gọi là dụng cụ của người làm dao ấy những dụng cụ có thể cạy một ống khóa, hay một cánh cửa và những cái khác có thể chặt hay là chém, hai loại dụng cụ ghê gớm mà bọn kẻ cướp vẫn gọi lóng là lủ em hay cái cứa.
Trước mặt Mariuytx bây giờ là cái lò sưởi, cái bàn và hai chiếc ghế. Lò than bị che khuất, trong gian phòng chỉ còn ánh sáng của cây nến. Các đồ vật bé nhỏ nhất trên bàn hay lò sưởi cũng ngả một bóng tối to sù. Một cái bình đựng nước sứt mẻ che khuất cả nửa bức vách. Gian phòng có một vẻ yên lặng ghê tởm và đe dọa. Người ta như chờ đợi một cái gì kinh khủng.
Cái điếu của Giôngđơrét đã tắt, triệu chứng hắn đang suy nghĩ lung lắm. Giôngđơrét ngồi xuống ghế. Bóng nến làm cho mặt hắn xương xẩu và sắc sảo thêm. Thỉnh thoảng hắn cau mày, hay bỗng nhiên xòe bàn tay phải ra như tự mình trả lời mình điều gì trong một cuộc đối thoại thầm lặng. Trong một phút tự vấn đáp thầm lặng như vậy, hắn rút cái ô kéo ra, lấy con dao làm bếp dài giấu trong đó và liếc thử trên móng tay. Xong, hắn lại để con dao vào ô kéo và đóng ô lại.
Mariuytx cũng rút khẩu súng ngắn trong túi bên phải và lên đạn. Súng lên đạn kêu một tiếng cách nhỏ, gọn và rõ.
Giôngđơrét giật mình nhổm dậy khỏi ghế, hỏi:
- Ai đấy?
Mariuytx nín thở. Giôngđơrét lắng nghe một lát rồi cười bảo:
- Mình ngốc thật. Cái vách nó rạn.
Mariuytx vẫn giữ khẩu súng trong tay.
XVIII
HAI CHIẾC GHẾ CỦA MARIUYTX ĐẶT ĐỐI DIỆN NHAU
Bỗng nhiên tiếng chuông xa xôi và buồn bã làm rung chuyển kính cửa. Đồng hồ Xanh Mêda báo sáu giờ.
Mỗi tiếng chuông đánh, Giôngđơrét lại gật đầu một cái. Sau tiếng thứ sáu, hắn lấy ngón tay gạt tàn bấc ngọn nến, rồi đứng dậy đi lại trong phòng, nghe ngóng phía ngoài hành lang, lại đi, rồi lại nghe ngóng nữa.
Hắn lẩm bẩm:
- Quý hồ lão đến là được! Rồi hắn lại về ghế ngồi.
Hắn vừa ngồi xuống thì cửa mở.
Mụ Giôngđơrét mở cửa nhưng vẫn đứng ngoài hành lang. Ánh sáng lọt qua lỗ hổng chiếc đèn xách tay từ dưới chiếu lên mặt mụ, để lộ cái miệng nhăn nhở trông đến kinh khủng. Mụ nói:
- Xin mời ngài vào.
Giôngđơrét vội vàng đứng dậy nối lời:
- Xin mời ngài ân nhân của tôi vào.
Ông Lơ Blăng xuất hiện.
Vẻ mặt ông bình thản trong sáng, trông thật đáng kính.
Ông đặt xuống bàn bốn đồng Louis và nói:
- Ông Phabăngtu ơi! Đây là để ông trả tiền nhà và tiêu những thứ cần kíp trong nhà. Còn sau sẽ liệu.
- Trời phù hộ ngài, ngài ân nhân rất phúc hậu của tôi.
Giôngđơrét vừa nói với ông Lơ Blăng vừa dịch nhanh lại gần vợ, bảo:
- Cho cái xe ngựa lui.
Mụ vợ lẩn đi, còn Giôngđơrét thì không ngớt chào hỏi, cám ơn ông Lơ Blăng và đưa ghế mời ông ngồi. Lát sau mụ vợ trở về, rỉ tai chồng:
- Xong rồi.
Tuyết vẫn rơi từ sáng, lớp tuyết trên mặt đường dày đến nỗi không nghe thấy tiếng xe ngựa đến mà cũng không nghe thấy tiếng xe đi.
Ông Lơ Blăng đã ngồi xuống ghế.
Giôngđơrét ngồi ở ghế đối diện với ông Lơ Blăng.
Để hình dung được tấn trò sắp diễn ra, độc giả hãy tưởng tượng một đêm lạnh giá, cả cái khu Xanhpêtơrie vắng lặng tuyết phủ trắng lợp, dưới ánh trăng thanh, ghê rợn như những tấm vải liệm, những ngọn đèn treo đỏ lòm lác đác dọc các đường phố ảm đạm và những dãy cây du đen sì; một quãng đường dài xung quanh không bóng người, lúc này là cái phút vắng lặng, ghê rợn, tối tăm nhất của gian nhà nát Goócbô; giữa cái vắng lặng âm u ấy là gian phòng rộng tiều tụy của Giôngđơrét dưới ánh nến vật vờ; và trong cái ổ ấy, hai người ngồi ở một cái bàn: ông Lơ Blăng bình tĩnh, Giôngđơrét tươi cười nhưng kinh khủng, mụ Giôngđơrét, con sói cái, rình ở một góc và đằng sau bức vách, Mariuytx, vô hình, đứng yên, không bỏ sót một lời nói, một cử chỉ ở phía bên kia, mắt đăm đăm, khẩu súng ngắn cầm tay.
Mariuytx tuy vậy không một chút sợ hãi, chàng chỉ có một cảm giác ghê tởm. Chàng nắm chặt báng súng, vững dạ. Chàng nghĩ:
- Mình chặn tay thằng khốn nạn này lúc nào cũng được.
Chàng cảm thấy cảnh sát đang nấp sẵn ở đâu đây, chỉ đợi báo hiệu theo giao ước là giơ tay nắm cổ chúng.
Chàng cũng hy vọng cuộc chạm trán quyết liệt này giữa Giôngđơrét và ông Lơ Blăng sẽ làm bật tia sáng soi tỏ cho chàng tất cả những điều bí ẩn chàng muốn biết.
XIX
CHÚ Ý ĐẾN NHỮNG XÓ TỐI
Vừa ngồi xuống, ông Lơ Blăng quay mặt nhìn về phía mấy chiếc giường bỏ trống, hỏi:
- Cháu bé bị thương thế nào?
Giôngđơrét trả lời, miệng cười thiểu não và tri ân:
- Cháu đau lắm, thưa ngài. Chị cháu đã đưa cháu đến nhà thương băng bó. Các cháu sắp về đấy ạ, ngài sẽ thấy chúng nó.
Ông Lơ Blăng nhìn bộ quần áo kỳ quặc của mụ Giôngđơrét hỏi:
- Bà Phabăngtu hình như đã khá lắm rồi thì phải?
Mụ Giôngđơrét đang đứng giữa ông Lơ Blăng và cửa phòng; mụ nhìn ông, dáng điệu đe dọa, hầu như ở tư thế tiến công, mụ đứng đấy như sẵn sàng để chặn lối cửa ra. Giôngđơrét trả lời:
- Nhà cháu chả còn hơi sức nào, thưa ngài, nhưng ngài thấy đấy, biết làm sao được, thật quả nhà cháu dũng cảm tuyệt, không phải là một người đàn bà nữa mà là một con bò cày.
Mụ Giôngđơrét nghe lời khen của chồng, lấy làm khoái chí, mặt nhăn nhở như một con quái vật được vuốt ve:
- Ông Giôngđơrét, bao giờ ông cũng quá tốt đối với em.
- Giôngđơrét, thế mà tôi tưởng ông Phabăngtu chứ? - ông Lơ Blăng nói.
Giôngđơrét nhanh nhẩu trả lời:
- Phabăngtu tức Giôngđơrét. Biệt hiệu nghệ sĩ ấy mà.
Hắn nhún vai nhìn vợ - ông Lơ Blăng không thấy cử chỉ ấy, - xong hắn lại nói tiếp với ông Lơ Blăng, giọng trịnh trọng và mơn trớn:
- Dạ thưa ngài, hai vợ chồng chúng tôi lúc nào cũng vẫn thuận hòa như vậy. Tất cả chỉ còn có thế. Chúng tôi quá chừng khốn khổ, thưa ngài. Có tay mà không có công ăn, có lòng mà không có việc làm. Không biết chính phủ thu xếp ra sao, thưa ngài, tôi chẳng phải cách mạng, cũng chẳng phải quá khích, tôi chẳng muốn làm gì hại cho chính phủ, nhưng thú thật nếu tôi là thượng thư thì nhất định sẽ không như thế này. Này, chẳng hạn tôi đã muốn cho các cháu nó học làm giấy bồi. Chắc ngài sẽ bảo: Hừ! Đến phải học nghề ư? Vâng! Thưa ngài! Một cái nghề, một nghề thông thường để kiếm ăn thôi. Thưa ân nhân, thật là xuống dốc, nếu nghĩ lại ngày xưa, thời vinh quang ngày xưa. Thật là hết, không còn gì cả. Chỉ còn một vật, một vật duy nhất mà tôi không thể nào rời được, nhưng rồi cũng vẫn phải rời ra để sống. Để sống, vâng, phải sống chứ!
Giôngđơrét vẫn nói, lời thì lộn xộn nhưng vẻ mặt vẫn là của người suy nghĩ tinh tường. Trong khi ấy Mariuytx ngẩng đầu lên bỗng thấy ở cuối buồng một người lạ mà chàng chưa trông thấy, một người vừa vào, rất nhẹ nhàng, không ai nghe thấy tiếng mở cửa. Người ấy mặc một cái áo ghi-lê đan màu tím đã cũ, rách, bẩn, một cái quần dài lụng thụng bằng vải nhung, đi đôi giày vải đế gỗ, không có sơ mi, cổ trần, cánh tay trần đầy vết chạm trổ, mặt bôi đen. Hắn khoanh tay yên lặng ngồi xuống chiếc giường gần nhất, ở phía sau mụ Giôngđơrét nên người ta chỉ trông thấy hắn lờ mờ.
Như có một linh tính hướng dẫn cặp mắt, ông Lơ Blăng cũng quay lại nhìn cùng một lúc với Mariuytx. Ông không kiềm chế được sự ngạc nhiên. Giôngđơrét nhác thấy vội nói:
- À! Tôi hiểu, ngài nhìn cái áo khoác của ngài, phải rồi. Cái áo của ngài tôi mặc vừa, vừa lắm.
Hắn vừa cài khuya áo vừa nói câu ấy, giọng rất niềm nở.
- Người nào đó? - Ông Lơ Blăng hỏi.
- Người ấy ạ? Một người láng giềng - Giôngđơrét đáp. Xin ngài đừng để ý.
Người láng giềng dáng dấp thật kỳ dị. Tuy nhiên, ở vùng ngoại ô Xanh Máccô có nhiều xưởng hóa chất, thợ thuyền ở đấy thì mặt mũi có khi cũng nhọ nhem như thế. Ông Lơ Blăng thì vẫn bình tĩnh và tin cậy, một lòng tin cậy trong trắng và dũng cảm. Ông nói tiếp:
- Xin lỗi, ông Phabăngtu, ông đang nói về gì nhỉ?
Giôngđơrét chống khuỷu tay trên bàn, mắt nhìn ông Lơ Blăng, cặp mắt đăm đăm và mơn trớn như mắt con trăn. Hắn trả lời:
- Thưa ngài ân nhân kính mến, tôi đang nói là tôi có một bức họa muốn bán đi.
Một tiếng động nhẹ ở phía cửa. Một người đàn ông thứ hai vừa vào và ngồi xuống giường, phía sau mụ Giôngđơrét. Cũng như người trước, tay trần và mặt bôi mực với bồ hóng.
Tuy người này lẻn vào trong buồng rất nhẹ nhàng, nhưng ông Lơ Blăng cũng vẫn trông thấy. Giôngđơrét vội nói:
- Ngài đừng để ý, người nhà cả đấy ạ. Tôi đang bảo tôi còn một bức họa, một bức họa quý giá… đây, thưa ngài, mời ngài xem.
Hắn đứng dậy đi về phía bức tường bên dưới có để chiếc khung đã nói đến, lật chiếc khung lại nhưng vẫn để tựa vào tường. Có vẻ là một bức tranh thật; có ánh nến chiếu vào nhưng trông lờ mờ, Mariuytx không nhìn thấy rõ vì Giôngđơrét ngồi che khuất, nhưng cũng thấy những nét nguệch ngoạc cùng với hình một nhân vật chính tô màu sặc sỡ như những bức tranh bày ở chợ phiên hay những bức họa bình phong. Ông Lơ Blăng hỏi:
- Cái gì thế?
- Một bức tranh sơn dầu kiệt tác, thưa ngài ân nhân của tôi, một bức tranh quý giá, tôi quý nó như quý hai đứa con gái tôi, nó gợi bao kỷ niệm! Nhưng tôi đã thưa với ngài và tôi không thay đổi ý kiến, rằng vì túng thiếu quá nên cũng đành phải rời nó ra.
Vô tình, hay bắt đầu nghi ngại, ông Lơ Blăng vừa xem bức tranh vừa nhìn về phía cuối buồng. Bây giờ có những bốn người, ba người ngồi trên giường, một đứng cạnh khung cửa, cả bốn đều im lặng, cánh tay trần, mặt bôi nhọ. Một trong ba người ngồi trên giường, dựa vào tường, mắt nhắm như người ngủ. Người này đã già, bộ tóc bạc trên cái mặt bôi nhọ trông thật ghê sợ. Hai người kia hình như còn trẻ: một râu xồm, một đầu bù, không người nào đi giày da, không có giày vải thì đi đất thôi. Giôngđơrét nhận thấy ông Lơ Blăng mắt không rời bọn họ:
- Thưa, bạn quen cả, ở gần đây thôi - hắn nói - Họ nạo lò sưởi nên nhem nhuốc thế. Ngài ân nhân của tôi ơi, cứ mặc họ. Xin ngài mua cho tôi bức họa này. Ngày hãy rủ lòng thương chúng tôi nghèo khổ như thế nào. Tôi không lấy đắt ngài đâu. Ngài đánh giá bao nhiêu?
Ông Lơ Blăng nhìn thẳng vào mắt Giôngđơrét, như sẵn sàng đối phó với mọi việc bất ngờ và trả lời:
- Một cái biển quán ăn đó thôi. Chỉ đáng ba phơrăng.
Giôngđơrét vẫn dịu dàng đáp:
- Ngài có mang ví đi không? Tôi chỉ lấy một nghìn đồng vàng thôi.
Ông Lơ Blăng đứng phắt dậy, tựa lưng vào bức vách, liếc nhìn bao quát cả gian buồng. Bên tay trái ông, ở phía cửa sổ là Giôngđơrét, bên tay phải, phía cửa buồng là mụ Giôngđơrét và bốn người đàn ông kia. Bốn người này vẫn ngồi yên, không nhúc nhích như không nhìn thấy ông nữa, Giôngđơrét lại tiếp tục than thở, kêu van, mắt lờ đờ, giọng thảm hại: Ông Lơ Blăng tưởng như đang nghe một người nghèo khổ quá hóa điên. Giôngđơrét nói:
- Thưa ngài ân nhân quý mến, tôi không còn gì nữa, nếu ngài không mua giúp cho bức họa này, thì tôi chỉ có đâm đầu xuống sông mà chết. Tôi cũng đã định cho các cháu bé học làm giấy bồi, giấy bồi đẹp để gấp hộp đựng quà tết nhất. Như vậy phải có một cái bàn có nẹp đàng cuối, cho dụng cụ thủy tinh khỏi rơi, một cái lò đặc biệt, một cái lọ có ba khoang để đựng ba thứ keo đặc, loãng khác nhau để dán gỗ, dán giấy hay dán vải, một con dao để xén giấy, một cái khuôn để gấp giấy, một cái búa để đóng những mảnh thép, một cái bút lông để phết keo và còn những thứ quái quỷ gì nữa tôi chẳng nhớ. Tất cả những cái đó để một ngày chỉ kiếm được bốn xu. Và phải làm việc mười bốn tiếng. Và mỗi hộp phải qua bàn tay thợ mười ba lần! Lại nhúng giấy như thế nào! Rồi giữ cho không một vết bẩn. Rồi keo cần phải nóng. Quái quỷ như thế đấy ông biết cho. Để được bốn xu mỗi ngày. Ngài tính bốn xu thì sống làm sao?
Giôngđơrét nói mà không nhìn ông Lơ Blăng, còn ông thì đang chăm chú nhìn Giôngđơrét, mắt Giôngđơrét lại nhìn ra phía cửa buồng. Mariuytx thì hồi hộp hết nhìn ông Lơ Blăng lại nhìn Giôngđơrét. Ông Lơ Blăng có lẽ nghĩ: hắn ngớ ngẩn hay sao? Giôngđơrét thì lải nhải hai ba lần, kêu van hết giọng này thay giọng khác:
- Tôi chỉ còn đâm đầu xuống sông. Hôm nọ tôi đã bước xuống ba bậc dưới chân cầu Auxtéclít.
Bỗng nhiên con mắt lờ mờ của hắn sáng chói lên một tia sáng ghê rợn, cái thằng người bé nhỏ ấy đứng thẳng lên kinh khủng, tiến một bước về phía ông Lơ Blăng và thét lên như sấm:
- Cái chính phải đâu là những chuyện ấy! Đã nhận ra chưa?
XX
CUỘC MAI PHỤC
Cửa buồng vừa đột nhiên mở, ba người đàn ông mặc áo bơ-lu vải xanh hiện ra, mỗi người một cái mặt nạ bằng giấy đen. Người thứ nhất gầy, tay cầm một cái gậy dài bịt sắt; người thứ hai, một tên khổng lồ, cầm ngang cán một cái búa đồ tể để giết bò, đầu búa chúc xuống; người thứ ba, vai u, không gầy như người thứ nhất, không to như người thứ hai, tay nắm một cái chìa khóa kếch xù đánh cắp ở một cổng nhà pha nào.
Hình như Giôngđơrét chờ đợi con người ấy. Hắn và người cầm gậy chuyện vãn với nhau rất nhanh. Giôngđơrét hỏi:
- Xong cả chưa?
Người gầy trả lời:
- Xong cả.
- Môngpácnát đâu?
- Cậu công tử đứng lại nói chuyện với đứa con gái mày.
- Đứa nào?
- Đứa lớn.
- Có cái xe ngựa dưới cổng không?
- Có.
- Cái xe con thắng chưa?
- Thắng rồi.
- Hai con ngựa khỏe chứ?
- Tuyệt!
- Xe đợi ở chỗ tao bảo trước chứ?
- Phải.
Giôngđơrét nói:
- Tốt lắm.
Mặt ông Lơ Blăng xanh nhợt. Ông nhìn nhận tất cả sự vật xung quanh ông, trong cái ổ này, với con mắt một người biết rõ mình đang sa vào nơi nào; ông nhìn tất cả những đầu người xung quanh ông, ông từ từ quay nhìn khắp phía chậm chạp, chăm chú và ngạc nhiên. Nhưng vẻ mặt ông không có chút gì là sợ hãi. Ông dùng cái bàn làm chiến lũy quyền nghi. Cái con người vừa đây là một ông già hiền từ, bỗng nhiên biến thành một thứ lực sĩ, ông đặt nắm tay cứng rắn của ông trên lưng ghế một cách ghê gớm lạ lùng. Ông già kiên cường dũng cảm trước cảnh nguy hiểm ấy thuộc hạng người anh dũng và nhân từ một cách bình dị, tự nhiên. Bố người mình yêu không thể là kẻ xa lạ được. Mariuytx thấy kiêu hãnh về con người lạ đó.
Ba người tay trần mà Giôngđơrét bảo là “thợ nạo lò sưởi” đã lấy trong đống sắt vụn kẻ thì một cái kéo lớn, người thì một cái kìm, người thứ ba một cái búa và ra đứng chặn ngang cửa, lầm lì không nói một lời. Tên già vẫn nằm trên giường chỉ mở mắt nhìn. Mụ Giôngđơrét ngồi cạnh hắn.
Mariuytx nghĩ rằng chỉ vài giây nữa là đến lúc phải can thiệp, chàng giơ cánh tay phải lên trần nhà, hướng về phía hành lang, sẵn sàng bắn phát súng hiệu.
Giôngđơrét nói chuyện với người cầm gậy xong, lại quay về phía ông Lơ Blăng, nhắc lại câu hỏi lúc nãy với tiếng cười khừ khừ, nửa vời và kinh khủng xưa nay của hắn:
- Ông không nhận ra tôi thật à?
Ông Lơ Blăng nhìn thẳng vào mặt hắn trả lời:
- Không.
Bây giờ Giôngđơrét tiến đến sát cạnh bàn, chồm người trên cây nến, khoanh tay, đưa cái quai hàm xương xẩu, dữ tợn của hắn tới gần gương mặt bình tĩnh của ông Lơ Blăng, hắn cứ chồm lên hết sức gần ông Lơ Blăng, nhưng ông vẫn không lùi một bước. Như một con thú dữ sắp cắn, hắn thét lên:
- Ta không phải là Phabăngtu, ta không phải là Giôngđơrét, ta là Tênácđiê! Ta là chủ quán ở Môngphécmây, nghe rõ chưa? Tênácđiê! Bây giờ đã nhận ra ta chưa?
Trán ông Lơ Blăng thoáng ửng đỏ, ông trả lời bình tĩnh như thường, giọng không lên cao hơn, không rung động:
- Cũng không.
Mariuytx không nghe thấy câu trả lời này. Nếu ai trông rõ được chàng trong bóng tối sẽ thấy vẻ mặt ngơ ngác, đẫn đờ, hoảng hốt như người bị sét đánh. Khi nghe Giôngđơrét nói: “Ta là Tênácđiê”, chân tay chàng run bần bật, chàng ngả mình vào bức vách, có cảm giác như một lưỡi gươm lạnh vừa xuyên qua trái tim chàng, cánh tay phải đang sắp sửa bắn phát súng báo hiệu, từ từ buông xuống và khi Giôngđơrét nhắc lại “Nghe rõ chưa, Tênácđiê?” những ngón tay rã rời của Mariuytx suýt buông rơi khẩu súng. Khi Giôngđơrét nói toạc ra hắn là ai, ông Lơ Blăng vẫn thản nhiên, nhưng Mariuytx thì hoang mang hết sức. Cái tên Tênácđiê, ông Lơ Blăng có lẽ không biết, nhưng Mariuytx biết lắm.
Chúng ta nhớ lại cái tên ấy có ý nghĩa như thế nào đối với Mariuytx. Cái tên ấy, Mariuytx vẫn để trên trái tim chàng, cái tên ấy đã ghi trong di chúc của cha chàng, chàng vẫn mang nó trong đáy lòng, trong ký ức, trong lời di huấn thiêng liêng: “Một người tên là Tênácđiê đã cứu sống ta. Nếu con gặp ông ấy, thì hãy hết sức giúp đỡ ông ta”. Cái tên ấy chúng ta còn nhớ, là một niềm kính yêu của lòng chàng, chàng vẫn tôn sùng cái tên ấy cùng với tên cha chàng. Thế mà, có thể như thế ư, Tênácđiê là người này ư? Người này là ông chủ quán ở Môngphécmây mà chàng đã mất bao công tìm kiếm bấy lâu ư? Bây giờ chàng đã tìm thấy người ấy, nhưng cái người đã cứu sống cha chàng lại là một tên cường đạo! Con người mà Mariuytx nóng lòng muốn hy sinh tất cả để đền ơn, con người ấy là một con quỷ. Người đã cứu sống đại tá Pôngmécxi nay sắp phạm tội ác. Tuy Mariuytx chưa biết tội ác ấy sẽ diễn ra như thế nào, nhưng có thể là một tội giết người, mà trời ơi! Giết ai? Định mệnh khắc nghiệt và mỉa mai thay! Từ đáy mồ, cha chàng ra lệnh cho chàng phải hết sức giúp đỡ Tênácđiê. Từ bốn năm nay Mariuytx chỉ có một ước vọng là thay cha đền ơn người ấy, thế mà bây giờ, khi Mariuytx sắp sửa báo cho cảnh sát bắt một tên cường đạo đang phạm tội giết người, thì số mệnh lại bảo chàng: Người ấy tên là Tênácđiê. Đời sống của cha chàng mà người ấy đã cứu được giữa làn mưa đạn trên chiến trường Oatéclô anh hùng, chàng sẽ đền bù lại cho người ấy, trả lại cho người ấy bằng lưỡi dao máy chém! Chàng vẫn nghĩ khi nào tìm được Tênácđiê chàng sẽ quỳ xuống ôm lấy chân người ấy, bây giờ chàng đã tìm thấy Tênácđiê, nhưng tìm thấy để trao người ấy cho bàn tay đao phủ. Cha chàng kêu gọi chàng: “Cứu Tênácđiê”. Trả lời tiếng gọi quý mến và thiêng liêng ấy thì chàng định xéo chết Tênácđiê. Chàng sắp cho cha chàng ở dưới mồ thấy cái cảnh người ân nhân đã liều thân cứu sống cha chàng bị đưa ra hành hình ở quảng trường Xanh Giắc, do chính bàn tay của đứa con mình, bàn tay đáng lẽ phải cứu giúp người ấy. Mỉa mai thay, từ bao nhiêu lâu chàng vẫn mang trong lòng những nguyện vọng cuối cùng của cha chàng, những nguyện vọng mà chính tay cha chàng đã ghi lại, để bây giờ làm trái ngược hẳn những nguyện vọng ấy.
Nhưng mặt khác chẳng lẽ chứng kiến cái âm mưu này mà không ngăn chặn lại! Thế nào? Bỏ chết nạn nhân, thả lỏng tên sát nhân ư? Có cần phải trả ơn cho một thằng khốn nạn như vậy không? Tất cả những ý kiến mà Mariuytx vẫn ôm ấp từ bốn năm nay, sự việc bất ngờ này đã làm đổ nhào cả. Cả người chàng rung động. Bây giờ tất cả đều do chàng quyết định. Chàng nắm trong tay số mệnh của tất cả những người đang vật lộn dưới mắt chàng trong cái phòng kia, thế mà tất cả những người ấy đều không biết gì hết. Nếu chàng bắn phát súng, ông Lơ Blăng sẽ thoát, Tênácđiê sẽ bị hy sinh và biết đâu: Tênácđiê sẽ thoát? Đẩy người này hay để mặc người kia rơi xuống vực, cả hai đường đều đưa tới sự hối hận về sau.
Làm thế nào? Chọn con đường nào? Gạt bỏ những kỷ niệm thiết tha nhất, bỏ tất cả những điều tự hứa hẹn sâu nhất, bỏ cái nhiệm vụ thiêng liêng nhất, lời di chúc kính yêu nhất của cha chàng, hay cứ để kẻ sát nhân thực hiện tội ác? Chàng như nghe thấy một bên thì nàng Uyếchxuyn của chàng van xin cứu lấy cha nàng và một bên đại tá Pôngmécxi gửi gắm Tênácđiê. Người chàng như điên lên, đầu gối chàng rụng rời. Chàng cũng không có thời giờ cân nhắc nữa, sự việc đang xảy ra vội vàng, cấp bách như một cơn gió lốc. Cơn gió đó chàng tưởng điều khiển được, thế mà nó lại cuốn chàng đi. Chàng bàng hoàng cả người, sắp ngất.
Trong khi ấy Tênácđiê - từ nay chúng ta gọi đúng tên hắn - Tênácđiê đi đi lại lại trước cái bàn như người say sưa, mù quáng trong thắng lợi. Hắn nắm cây nến đặt mạnh trên mặt lò sưởi, mạnh đến nỗi ngọn lửa suýt tắt và nước nến chảy bắn tung lên tường. Xong hắn quay về phía ông Lơ Blăng, vẻ mặt hung dữ và khạc ra một câu:
- Thui lửa, hun khói, chặt miếng, băm viên nướng chả thôi!
Rồi hắn vừa đi vừa thét:
- À! À! Tôi vớ được ngài rồi, ngài từ thiện ơi! Ngài triệu phú mặc áo rách, ngài chuyên môn cho trẻ búp bê. Hừ! Thằng hề già! Ông không nhận ra tôi à? Ông không phải là người đến Môngphécmây, đến cái quán của ta, cách đây tám năm, đêm lễ giáng sinh năm 1823 à! Ông không phải là người đã dỗ đứa con Phăngtin, con Sơn ca đi à! Ông không mặc cái áo khoác ngoài màu vàng đấy à! Này, mẹ mày hình như lão ấy, lão già từ thiện này có cái tật thích mang cho người ta những bọc đầy bít tất len. Ông có cửa hàng làm áo mũ len phải không? Ông cho người nghèo cả cái cửa hàng của ông phải không? Ông già phúc đức. Trò hề thật! Hừ! Ông không nhận ra tôi à! Nhưng tôi, tôi nhận ra ông, tôi nhận ra ông ngay khi ông mới thò cái mõm ông vào đây. A! Ông tưởng có thể tha hồ xông vào nhà người ta, tự nhiên, vì là một cái quán ăn, lừa bịp người ta với bộ quần áo nát, với vẻ nghèo khổ như kẻ ăn xin, để rồi lại lên mặt hảo tâm: cướp cái cần câu cơm của người ta, rồi lại hùng hổ dọa nạt người ta giữa rừng; thế rồi khi người ta sa sút thì mang thí cho người ta một cái áo lùng thùng, hai cái chăn nhà thương tã, ông tưởng làm thế mà trôi được đấy hẳn, hử, lão gì khốn nạn, thằng mẹ mìn?
Hắn ngừng lại, như lẩm bẩm nói gì một mình. Cả cái cơn giận dữ của hắn bây giờ như dòng sông Rôn đổ vào một cái hang ngầm. Rồi hắn đập mạnh tay xuống bàn thét, như muốn nói to lên điều vừa tự nhủ:
- Cái bộ mặt hiền lành!
Hắn lại chĩa vào ông Lơ Blăng:
- Chà! Ngày ấy ông chơi xỏ tôi! Vì ông mà chúng tôi phải chịu tất cả những đau khổ này. Ông ném một nghìn năm trăm phơrăng để cướp lấy con bé của tôi, con bé hẳn là con nhà giàu có, có con bé đã từng xoay được bao nhiêu tiền, có con bé ta sẽ còn có ăn suốt đời! Giá con bé còn thì nó đã đền bù lại cho ta tất cả vốn liếng ta đã mất ở cái quán khốn nạn ấy, cái quán ta đã ăn hết cả quấn cả áo. À! Ta muốn mỗi cốc rượu trong cái quán của ta là một chén thuốc độc đối với những đứa đã nhậu nhẹt. Nhưng thôi! Này, chắc ông cho tôi là thằng ngốc đã để cho ông phỗng con Sơn ca đi. Trong rừng hôm ấy ông cậy có cái gậy. Hôm đó, ông là kẻ mạnh. Đến lượt ta trả thù đây. Hôm nay, con bài chủ ở trong tay ta. Ông đi đứt rồi, ông già của tôi ơi! Khoái quá, ừ, khoái quá. Ngài đã rơi vào tròng rồi, ngài ạ. Tôi đã thưa với ngài tôi là nghệ sĩ, tôi là Phabăngtu, tôi đã sắm kịch với cô Mác, cô Muýt, tôi nợ tiền chủ nhà, ngày mai, ngày 4 tháng hai phải trả tiền nhà. Ngài không biết ngày trả tiền nhà là mồng 8 tháng giêng chứ không phải mồng 4 tháng hai ư! Ông già ngớ ngẩn ơi! Và bốn đồng Philip quèn! Đồ khốn kiếp! Sao nó không ráng cho đủ một trăm phơrăng nhỉ? Nó mê khướt những lời kêu van phỉnh nịnh vớ vẩn của ta. Cái đó làm ta thích thú. Ta bảo thầm: thằng già ngốc này, tao tóm được mày rồi, sáng nay tao liếm gót mày thì tối nay tao sẽ ăn gan mày.
Tênácđiê ngừng lại, hắn thở hết hơi, lồng ngực lép của hắn phập phồng như một cái bễ lò rèn. Hai mắt hắn đầy cái vẻ thỏa mãn xấu xa của con người hèn hạ, yếu đuối, độc ác khi đã đánh ngã được người mà hắn vẫn sợ, chửi được người mà hắn vẫn phải xu nịnh xưa nay. Cái thỏa mãn của một thằng lùn khi dận được chân lên đầu một người khổng lồ, cái thỏa mãn của một con chó rừng khi xé được thịt một con bò tót ốm đau, đã kiệt sức chống cự, nhưng vẫn còn đủ sức sống để cảm thấy đau đớn.
Ông Lơ Blăng không ngắt hắn. Nhưng khi hắn dứt lời thì ông nói:
- Tôi không hiểu ông muốn nói gì. Ông lầm thôi. Tôi là người rất nghèo, không phải triệu phú một tí nào. Tôi không quen ông. Ông nhận tôi ra người khác đấy.
- À thế à! Tênácđiê gầm lên. Khéo nhỉ! Ông vẫn thích cái trò đùa ấy? Ông sa lầy rồi, ông già ạ. Ông không nhớ gì à? Ông không nhận thấy tôi là ai à?
Ông Lơ Blăng lễ phép trả lời, nhưng trong giọng nói ấy vào hoàn cảnh này có cái gì lạ lùng, dũng mãnh:
- Xin lỗi ông, tôi nhận thấy ông là một tên ăn cướp.
Ai chả biết, bọn người xấu xa, độc ác nhất cũng có cái tự ái của mình. Nghe thấy tiếng “tên ăn cướp”, mụ Tênácđiê ở trên giường nhảy xổ xuống, thằng Tênácđiê nắm chặt lấy chiếc ghế như sắp bẻ gãy nó trong tay. Hắn thét bảo vợ:
- Mẹ mày đứng yên!
Rồi quay về phía ông Lơ Blăng hắn nói:
- Phải rồi, ăn cướp, tôi biết, các ngài nhà giàu vẫn gọi chúng tôi là ăn cướp cả. Phải rồi: tôi phá sản, tôi vỡ nợ, tôi trốn tránh, tôi không có miếng bánh, tôi không có đồng xu, tôi là kẻ cướp! Ba ngày nay nhịn đói, tôi là kẻ cướp. Còn các ngài, các ngài hơ chân, các ngài đi giầy ấm, mặc áo khoác lót bông, như những ông đại giám mục, ở nhà lầu, có người gác cổng, các ngài xơi nấm bao, tháng giêng các ngài xơi măng tươi bốn mươi phơrăng một nắm, các ngài xơi đậu ti-boa, các ngài nhồi, các ngài nhét và khi muốn biết trời có lạnh không, các ngài đọc báo xem nhiệt biểu của kỹ sư Sơvaliê chỉ bao nhiêu độ. Còn chúng tôi, chúng tôi không phải đi ra bờ sông xem ở Cột đồng hồ trời lạnh mấy độ. Chúng tôi là nhiệt biểu sống. Chúng tôi thấy máu đọng trong mạch, băng tràn lên tim và chúng tôi bảo: không có Chúa Trời! Rồi các ngài đến những cái hang ổ của chúng tôi, đúng là những cái hang ổ và chửi chúng tôi là kẻ cướp. Nhưng chúng tôi sẽ ăn thịt các ngài. Chúng tao sẽ nuốt sống lũ chúng mày các con ạ. Ngài triệu phú ạ, ngài phải biết tôi xưa kia cũng là một người có cơ sở, có môn bài, là cử tri, là một người tư sản. Còn ngài, ai biết ngài là cha căng chú kiết nào, hử ngài?
Đến đây Tênácđiê tiến một bước về phía những người đứng gần cửa và gầm lên:
- Thế mà nó dám đến đây coi mình như một thằng thợ giầy.
Rồi hắn lại bừng bừng giận dữ thét vào mặt ông Lơ Blăng:
- Vả lại, ngài từ thiện ạ, ngài phải biết tôi không phải là một con người ám muội, tôi không phải là một cha căng chú kiết, không có tên, không có tuổi, đi dỗ trẻ con nhà người ta. Tôi là một cựu quân nhân nước Pháp đáng lẽ phải được thưởng huân chương. Tôi đã dự trận Oatéclô. Tôi đã cứu sống, ở trận tiền một ông tướng gọi là bá tước gì tôi không rõ. Ông ta có nói tên, nhưng nói chẳng ra hơi nên tôi không nghe rõ. Tôi chỉ nghe mang máng tiếng méc-xi.[228] Tôi chẳng cần ông ấy cám ơn, giá tôi biết tên ông ấy còn hơn. Được thế, ngày nay tôi có thể đi tìm được ông ấy. Cái bức tranh này, họa sĩ Đavit vẽ ở Bơruýchcơxen,[229] ông có biết trong tranh vẽ ai không? Tôi đấy. Họa sĩ Đavit muốn ghi lại cho hậu thế cái chiến công bất hủ ấy. Tôi cõng vị tướng và mang qua bao làn mưa đạn. Chuyện như thế đấy. Nhưng ông tướng đó cũng chẳng giúp tôi cái gì. Hắn cũng chẳng hơn gì những kẻ khác! Thế mà tôi đã liều mình cứu hắn, giấy chứng nhận đây, đầy trong túi đây! Tôi là một chiến binh ở Oatéclô, mẹ kiếp! Tôi đã nói hết với ông rồi. Kết luận, bây giờ tôi cần có tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền, không có thì tôi sẽ thịt ông, nghe chưa!
Mariuytx đã trấn tĩnh được tinh thần, chàng lắng nghe. Không còn chút nghi ngờ nào nữa. Chính là gã Tênácđiê trong di chúc. Mariuytx rùng mình trước lời oán trách cha chàng vô ơn, mà cả chàng cũng sẽ phải vô ơn như vậy. Chàng lại càng thêm do dự. Trong lời nói, trong giọng nói, trong cử chỉ, trong cặp mắt nảy lửa từng chữ, trong tất cả cơn thịnh nộ khoác lác và nhơ nhuốc, kiêu căng và ti tiện, giận dữ và ngớ ngẩn, đầy những chi tiết thực và những tình cảm giả, trong cái vẻ trâng tráo của con người độc ác đang say sưa với bạo hành, trong cái lõa lồ thô bỉ của một tâm hồn xấu xa, trong cái mớ hỗn hợp đau khổ của căm hờn, trong tất cả những cái ấy, có một cái gì ghê tởm như tội ác và xót xa như sự thực.
Cái bức họa kiệt tác, “bức tranh sơn dầu của Đavit” mà hắn nài ông Lơ Blăng mua, độc giả cũng đoán ra, chỉ là cái biển quán rượu chính tay hắn đã vẽ, vật duy nhất hắn còn giữ được sau cuộc vỡ nợ ở Môngphécmây.
Tênácđiê không đứng chắn mắt Mariuytx nữa, bây giờ chàng có thể ngắm bức tranh ấy, chàng nhận ra trong bức tranh bôi bác một cảnh chiến trường đầy khói lửa đàng xa và đằng trước hình ảnh hai người cõng nhau: hai người ấy là Tênácđiê và Pôngmécxi. Viên đội cứu viên đại tá. Mariuytx ngây ngất trước bức tranh ấy, bức tranh hình như làm cha chàng sống lại; không phải là cái biển quán rượu Môngphécmây nữa mà là cả một cuộc phục sinh, một nấm mồ đương mở ra và một bóng ma đang hiện lên. Mariuytx nghe thấy mạch máu đập như rung chuông ở thái dương; chàng tưởng nghe thấy tiếng đại bác Oatéclô trong tai; hình ảnh cha chàng mình đẫm máu lờ mờ trên bức tranh làm cho chàng kinh sợ; hình như cái hình người lờ mờ ấy nhìn chàng chòng chọc.
Khi Tênácđiê đã hết hổn hển rồi, hai mắt đỏ ngầu của hắn xói vào ông Lơ Blăng, hắn nói sẽ và gọn:
- Mày còn muốn nói gì trước khi chúng tao thịt mày?
Ông Lơ Blăng không trả lời. Giữa phút yên lặng ấy, một giọng khàn khàn ở ngoài hành lang ném ra lời nói kinh khủng này:
- Có cần bổ củi thì có ta đây!
Thằng cha cầm búa đồ tể pha trò. Cũng lúc ấy một khuôn mặt gân guốc, xám xịt hiện ra trong khung cửa, cười như bộ nanh ghê gớm.
Tênácđiê giận dữ quát:
- Mày bỏ mặt nạ ra để làm gì?
- Để cười chơi - tên cầm búa trả lời.
Từ nãy ông Lơ Blăng theo dõi và rình từng cử chỉ của Tênácđiê, còn Tênácđiê thì mù quáng say sưa vì giận dữ, đi đi lại lại trong cái sào huyệt của hắn. Hắn tin chắc vì cửa ngõ giữ cẩn thận rồi, vì hắn có vũ khí để đối phó với một người tay không. Vì chúng là chín chọi một - đấy là mụ Tênácđiê cũng chỉ tính là một người thôi! Tênácđiê không còn phải đề phòng gì nữa; khi quát mắng thằng cha cầm búa, hắn quay lưng lại ông Lơ Blăng.
Ông Lơ Blăng cướp lấy cơ hội ấy, lấy chân đá ghế, tay xô bàn và nhanh như chớp, nhảy ra sát cửa sổ trước khi Tênácđiê kịp ngoảnh lại. Mở cửa sổ, trèo lên, nhảy ra chỉ cần một giây, nửa người ông đã lao ra ngoài rồi, nhưng sáu bàn tay rắn chắc nắm lấy ông và lôi ngược ông vào trong phòng. Đó là ba thằng “nạo lò sưởi” đã nhảy chồm lên ông. Còn mụ Tênácđiê thì nắm tóc ông.
Nghe tiếng rầm rập, bọn côn đồ ở ngoài hành lang chạy vào. Lão già say rượu nằm trên giường cũng bước xuống tay cầm một cái búa phu lục lộ và chệch choạng đi tới.
Một thằng thợ nạo lò sưởi giơ cao trên đầu ông Lơ Blăng một thứ vồ mà hai đầu là hai quả chì tra vào một thanh sắt; mặt hắn bôi nhọ nhưng nhờ ánh nến chiếu thẳng vào, Mariuytx cũng nhận ra được hắn là Păngsô tức Pơranhtaniê tức Bigrơnay.
Mariuytx không thể đứng yên trước cảnh tượng ấy. Chàng nói thì thầm:
- Xin cha tha tội cho con!
Ngón tay chàng lần cái cò súng. Lúc đạn sắp nổ thì cũng là lúc Tênácđiê hét to:
- Không được hại hắn!
Trước cái cử chỉ tuyệt vọng để thoát thân của nạn nhân, Tênácđiê không tức giận, hắn lại bình tĩnh. Trong hắn có hai con người: con người hung tợn và con người khôn ngoan. Vừa rồi, trước thắng lợi nắm chắc trong tay, trước con mồi bị đánh ngã không cựa quậy được nữa, con người hung tợn lớn tiếng, nhưng khi nạn nhân vũng vẫy muốn kháng cự, thì con người khôn ngoan mềm dẻo lại xuất hiện.
- Không được hại hắn, Tênácđiê lặp lại.
Hắn không ngờ cái thắng lợi đầu tiên thu được là chặn viên đạn sắp nổ và làm cho Mariuytx tê liệt. Mariuytx không thấy việc can thiệp là cấp bách nữa và cho rằng có thể chờ thêm ít nữa. Biết đâu lại chẳng có điều gì may mắn xảy ra sẽ giải quyết cho chàng nỗi phân vân ghê gớm là hoặc để cha nàng Uyếcxuyn bị hại, hoặc hại người đã cứu sống cha chàng.
Một cuộc xung đột vũ bão nổ ra. Trước hết ông Lơ Blăng cho lão già chệnh choạng một quả đấm giữa ngực, lão ngã bắn ra giữa buồng; rồi hai cánh tay ông gạt ngã hai thằng khác, mỗi đầu gối dận lên một thằng, hai thằng khốn nạn này rên rỉ dưới sức đè nặng như một thớt đá; nhưng bốn thằng khác đã nắm gáy, nắm hai cánh tay ông già ghê gớm và giữ ông ngồi quỵ trên người hai thằng “nạo lò sưởi”. Ông đè chẹt hai thằng dưới, cò bốn thằng trên đè lên ông đến ngẹt thở, vừa được, vừa thua, ông Lơ Blăng cố vận dụng hết sức lực để hất bọn trên ra. Cả người ông bị bọn cướp chồng chất lên, che lấp hẳn đi như một con lợn rừng bị một đàn chó săn ồn ào dồn đống trên mình nó. Cuối cùng bọn kẻ cướp vật ông ngã xuống cái giường gần cửa sổ nhất và giữ yên ông ở đấy. Mụ Tênácđiê vẫn không buông tóc ông. Thằng Tênácđiê bảo vợ:
- Mẹ mày đừng xen vào, không lại rách khăn quàng.
Mụ làu bàu buông tay ra, theo lời chồng như con sói cái nghe theo con sói đực. Thằng Tênácđiê nói tiếp:
- Còn chúng mày, lục soát nó đi!
Ông Lơ Blăng không kháng cự nữa. Bọn chúng lục khám người ông. Trong người ông chỉ có một cái túi da đựng sáu phơrăng và một cái khăn tay.
Tênácđiê thu chiếc khăn tay vào túi, hỏi:
- Sao! Không có ví tiền à?
- Đồng hồ cũng không có! Một tên “nạo lò sưởi” trả lời.
Một tên đeo mặt nạ, cầm cái chìa khóa kếch xù nói giọng bụng ọc ạch:
- Dẫu sao, thằng cha già này cũng ghê thật!
Tênácđiê ra góc cửa, lấy một nắm dây thừng vứt cho bọn chúng bảo:
- Trói nó vào chân giường.
Lúc đó hắn mới để ý đến thằng cha bị ông Lơ Blăng cho một đấm ngã lăn ra giữa buồng, nằm im không cựa. Hắn hỏi:
- Thằng cha Bulatơruyen chết rồi sao?
Bigrơnay trả lời:
- Không, lão ấy say đấy.
- Quét nó vào trong xó! Tênácđiê ra lệnh.
Hai thằng “nạo lò sưởi” lấy chân đẩy lão say rượu đến bên đống sắt vụn. Tênácđiê bảo nhỏ tên cầm gậy:
- Babe! Sao mày dẫn nhiều ông tướng đến thế! Không cần thiết.
Thằng cầm gậy trả lời:
- Mày tính, chúng nó đứa nào cũng muốn chấm mút một tí. Mất mùa mà! Chẳng có mẻ nào sất.
Cái giường chúng vật ông Lơ Blăng xuống là một thứ giường nhà thương, có bốn chân gỗ xù xì. Ông Lơ Blăng cứ để mặc chúng. Bọn kẻ cướp trói chặt ông vào chân cái giường xa cửa sổ nhất và gần lò sưởi nhất. Chúng trói đứng ông, chân chạm đất.
Khi chúng buộc xong nút trói cuối cùng, Tênácđiê mang một chiếc ghế đến ngồi ngay trước mặt ông. Người ta không nhận ra mặt Tênácđiê nữa. Mới có mấy phút mặt hắn từ giận dữ điên cuồng đã trở lại hiền lành một cách xảo quyệt. Nhìn nụ cười lễ phép của hắn lúc bấy giờ, Mariuytx không thể tưởng cũng là cái mõm thú dữ sùi bọt mép lúc nãy. Chàng ngạc nhiên trước sự thay hình đổi dạng kỳ ảo và ghê sợ ấy, chàng có cảm giác như thấy một con hổ biến thành một anh thầy cò. Tênácđiê nói:
- Thưa ông…
Rồi hắn ra hiệu bảo những thằng kẻ cướp còn nắm chặt ông Lơ Blăng:
- Ra xa đằng kia một chút, để tôi nói chuyện với ông ấy.
Cả bọn lùi ra phía cửa. Tênácđiê nói tiếp:
- Ông ơi! Ông định nhảy qua cửa sổ là sai lầm đấy. Có thể què chân. Bây giờ nếu ông bằng lòng thì chúng ta nói chuyện ôn tồn với nhau. Tôi có một điều nhận xét đặc biệt và muốn nói với ông, là ông chưa kêu lên một tiếng nào.
Tênácđiê nhận xét đúng, điều ấy có thực, dù Mariuytx trong khi bối rối không để ý đến. Ông Lơ Blăng chỉ mới nói có mấy câu, mà nói khẽ và ngay lúc đánh nhau dữ dội với sáu tên kẻ cướp ở gần cửa sổ, ông cũng không kêu lên một tiếng nào, ông vẫn im lặng. Tênácđiê nói tiếp:
- Ừ! Giá ông có kêu: Kẻ cướp! Kẻ cướp! Thì cũng không có gì là quá. Cũng có thể kêu: Quân giết người! Quân giết người! Và tôi cũng không cho thế là đáng ghét. Chạm trán với những người mình không tin cậy như thế này thì có làm ầm lên một chút cũng là tất nhiên. Ông có kêu la thì tôi cũng không làm rầy ông, cũng không cần bịt mồm ông. Vì sao thế? Tôi nói cho ông biết nhé! Nghĩa là cái buồng này chẳng khác gì người điếc. Cái buồng này chỉ được có cái đó thôi và được cái đó thực sự. Chẳng khác gì một cái hầm. Một quả bom nổ ở đây, đội cảnh binh gần nhất cũng chỉ tưởng là tiếng ngáy của một gã say rượu. Đại bác cũng chỉ kêu bùm! Sấm nổ cũng chỉ kêu bụp! Thật là thuận lợi. Dù sao ông cũng đã không kêu, điều đó rất tốt, tôi khen ông và tôi suy luận thế này xin thưa lại: Ông bạn thân mến ơi! Nếu ông kêu thì ai đến? Cảnh sát thôi! Cảnh sát đến, rồi sau đó thì ai? Tòa án. Thế mà ông không kêu cứu. Nghĩa là ông cũng chẳng ưa gì tòa án và cảnh sát đến, cũng như chúng tôi thôi. Từ lâu tôi đã đoán rằng ông cũng muốn giấu một cái gì. Chúng tôi cũng vậy. Như thế chúng ta càng dễ thỏa thuận với nhau.
Mắt Tênácđiê như dán vào mặt ông Lơ Blăng, hình như vừa nói hắn vừa xoáy tia mắt của hắn vào tận đáy tâm hồn người tù nhân của hắn. Vả chăng cái ngôn ngữ của hắn tuy có phần láo xược và lắt léo nhưng cũng vẫn dè dặt thận trọng, trong con người thằng ăn cướp lúc nẫy bây giờ lại còn nét của “một kẻ đã học để làm cố đạo”.
Cái im lặng của người bị bắt, việc ông ta không chịu kêu lên một tiếng dù là một tiếng kêu của bản năng tự vệ khi sinh mệnh bị đe dọa, điều đó làm cho Mariuytx thắc mắc và ngạc nhiên một cách khó chịu.
Sự nhận xét rất đúng của Tênácđiê càng làm thêm dày thêm đặc trước mắt Mariuytx cái màn bí mật bao phủ con người nghiêm nghị và lạ kỳ mà Cuốcphêrắc đã mệnh danh là ông Lơ Blăng. Trong tình thế hết sức khó khăn nguy hiểm, bị trói chằng chịt giữa một bầy đao phủ, như nửa người đã bị chôn xuống một cái hố, ngày càng lún dưới chân, trước vẻ giận dữ hay dịu dàng của Tênácđiê, ông già ấy vẫn lạnh lùng như không. Trong giờ phút như thế này Mariuytx không thể không khâm phục cái vẻ mặt rầu rầu cao cả ấy.
Thật là một tâm hồn chưa hề để cho sợ hãi bén mảng, một tâm hồn chưa hề biết hoang mang là gì. Ông thuộc hạng người trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất vẫn bình tĩnh, không hề mảy may ngạc nhiên. Khủng hoảng cao đến đâu, nguy hiểm khó tránh đến mấy, ông cũng không hề biết cái giây phút hấp hối của người chết đuối mở mắt kinh hoàng trong đáy nước.
Tênácđiê công nhiên đứng dậy, đi tới lò sưởi, nhấc cái bình phong đem dựa vào cạnh giường sát đấy, để lộ ra cái thấy rõ ràng trong lò than cái đục nung trăng lốm đốm những sao đỏ.
Rồi hắn trở lại ngồi bên cạnh ông Lơ Blăng.
- Tôi nói tiếp nhé. Chúng ta có thể thỏa thuận với nhau. Lúc nãy tôi nổi nóng là không đúng, thật là mất trí, cũng thật là quá trớn một cách vô lý và ăn nói xô bồ. Chẳng hạn thấy ông là triệu phú, tôi đòi tiền, nhiều tiền, rất nhiều tiền. Thật là không biết điều. Trời ơi! Ông giàu có thật đấy nhưng cũng có những gánh nặng, ai chả có gánh nặng. Tôi không muốn ông phá sản, tôi không phải là thằng ăn thịt người. Tôi không phải hạng người vì ỷ thế mạnh mà trờ nên lố bịch, buồn cười. Này, ông này, ông cũng biết điều, sẵn sàng chịu hy sinh về phía mình. Tôi chỉ cần hai trăm nghìn phơrăng thôi.
Ông Lơ Blăng không hé một lời, Tênácđiê nói tiếp:
- Ông xem, tôi đã pha khá nhiều nước vào rượu rồi đấy. Tôi không biết ông giàu có đến thế nào, nhưng tôi biết ông không phải là người coi trọng đồng tiền; một người từ thiện như ông cho một người cha nghèo túng như tôi hai trăm nghìn phơrăng có thấm vào đâu. Hẳn ông cũng biết điều. Ông cũng trông thấy hôm nay tôi nhọc công như thế nào, câu chuyện chiều hôm nay tôi xếp đặt công phu như thế nào, đẹp đẽ như thế nào, các vị ở đây đều công nhận như thế. Tất cả công trình ấy không phải chỉ để kiếm món tiền uống năm ba chén rượu, ăn một vài đĩa thịt bò non ở tiệm Đêncayê. Hai trăm nghìn phơrăng cũng đáng lắm. Cái món tiền mọn ấy, ông bỏ ra rồi thì tôi cam đoan với ông là xong xuôi cả, ông không sợ mất một cái chân lông nào. Ông sẽ bảo: tôi không có hai trăm nghìn phơrăng mang theo người. Không! Tôi không quá quắt đâu, tôi không đòi ông có tiền ngay đây đâu. Tôi chỉ cần một điều, ông vui lòng viết như tôi bảo đây.
Đến đây Tênácđiê ngừng lại rồi hắn dằn từng tiếng, vừa nói vừa mỉm cười nhìn về phía lò than:
- Tôi xin báo trước: tôi không thừa nhận là ông không biết viết.
Một vị thẩm phán lỗi lạc của tòa án Anhkidixiêng[230] cũng không thể có được cái nụ cười ấy.
Tênácđiê đẩy cái bàn đến chỗ ông Lơ Blăng, lấy một lọ mực, một cây bút và một tờ giấy trong ô kéo vẫn để hé mở, trong đó lấp lánh lưỡi một con dao làm bếp dài.
Hắn đặt tờ giấy trước mặt ông Lơ Blăng và bảo:
- Ông viết đi.
Người tù bây giờ mới nói:
- Tôi bị trói thế này, ông bảo tôi viết làm sao được.
- Ừ nhỉ, Tênácđiê nói - xin lỗi ông, ông nói phải.
Rồi quay lại phía Bigrơnay hắn bảo:
- Cởi cánh tay phải cho ông ấy.
Păngsô, tức là Pơranhtaniê, tức Bigrơnay thi hành lệnh của Tênácđiê. Khi bàn tay phải ông Lơ Blăng được cởi trói rồi, thì Tênácđiê cầm bút chấm vào lọ mực và đưa cho ông.
- Ông ơi, ông phải nhớ rằng ông ở trong tay chúng tôi, số phận của ông do chúng tôi định đoạt, hoàn toàn do chúng tôi định đoạt, quyền lực của con người không thể cứu ông thoát nơi đây. Và chúng tôi cũng rất khổ tâm nếu phải dùng đến những cách xử lý cực đoan không lịch sự. Tôi không biết tên ông, tôi không biết chỗ ở của ông, nhưng tôi báo cho ông biết là chúng tôi sẽ trói ông cho đến khi người đưa cái thư này trở về đây. Bây giờ ông viết đi.
- Viết cái gì? - Người bị trói hỏi.
- Tôi đọc cho ông viết.
Ông Lơ Blăng cầm bút.
Tênácđiê bắt đầu đọc:
- “Con gái ta…”
Người tù nhân rùng mình, ngước mắt lên nhìn Tênácđiê. Hắn bảo:
- Đề: “Con gái yêu của ta…”
Ông Lơ Blăng viết theo, Tênácđiê đọc tiếp:
- Con đến ngay…
Tênácđiê ngừng lại hỏi:
- Ông gọi “con” phải không?[231] Ông Lơ Blăng hỏi:
- Gọi ai?
- Còn vờ gì nữa! Con bé con, con Sơn ca ấy.
Ông Lơ Blăng trả lời thản nhiên như không:
- Tôi không hiểu ông muốn nói gì.
- Thôi cứ viết.
Tênácđiê lại tiếp tục đọc:
- “Con đến ngay, bố cần gặp con lắm. Người trao cho con mảnh thư này sẽ dẫn con đi. Bố đợi con. Con cứ đến không ngại gì”.
Ông Lơ Blăng đã viết tất cả như vậy. Tênácđiê bảo thêm:
- À quên, xóa: Con cứ đến không ngại gì đi, viết như thế nó có thể ngờ là chuyện không đơn giản, cần phải đề phòng.
Ông Lơ Blăng xóa mấy chữ ấy.
Tênácđiê nói tiếp:
- Bây giờ ông ký tên đi. Tên ông là gì?
Người tù nhân đặt bút xuống hỏi:
- Cái thư này gửi cho ai?
Tênácđiê trả lời:
- Ông biết quá chứ, gửi cho con bé, tôi vừa bảo ông mà.
Rõ ràng Tênácđiê tránh không nói tên người con gái ấy. Hắn gọi: “Con Sơn ca” hay gọi “con bé” nhưng hắn không gọi tên thật. Thận trọng của con người mánh khóe, không để tiết lộ điều bí mật của mình cho bọn đồng lõa biết. Nói rõ tên là đem cả cái món này biếu cho chúng, là cho chúng biết những điều chúng không nên biết. Hắn nhắc lại:
- Ông ký đi, tên ông là gì?
- Uyếchxuyn Phabơrơ - người tù nhân trả lời.
Tênácđiê nhanh như con mèo thọc tay vào túi áo, rút ra cái khăn lấy của ông Lơ Blăng. Hắn tìm xem chữ ghi trên khăn, giơ cái khăn gần ánh nến:
- U.F. Phải rồi, Uyếchxuyn Phabơrơ. Ký U.F. đi.
Người tù nhân ký, Tênácđiê bảo:
- Gấp thư phải cần cả hai tay kia. Đưa tôi gấp cho.
Gấp thư xong, Tênácđiê lại bảo:
- Đề địa chỉ: cô Phabơrơ ở nhà ông. Tôi biết ông cũng ở gần đây thôi, trong khu vực nhà thờ Xanh Giắc đuy Hôpa, hàng ngày ông vẫn hay đi lễ ở đó mà, nhưng tôi không rõ ông ở phố nào. Tôi thấy ông hiểu hoàn cảnh của ông rồi, ông đã không giấu tên, chắc ông cũng không giấu địa chỉ. Ông tự đề lấy địa chỉ đi.
Người tù nhân suy nghĩ một lát rồi cầm bút viết:
- Cô Phabơrơ, ở nhà ông Uyếchxuyn Phabơrơ, phố Xanh Đôminích Đăngphe số 17.
Tênácđiê vội vàng giật lấy bức thư gọi:
- Mẹ mày đâu?
Mụ Tênácđiê chạy đến.
- Thư đây. Mẹ mày biết phải làm gì rồi. Có xe ngựa đợi dưới cổng. Đi ngay rồi về ngay.
Rồi quay lại người cầm búa đồ tể, hắn bảo:
- Mày, mày đã lột mặt nạ thì đi theo mụ tư sản ấy - Mày ngồi đằng sau xe. Cái xe ngựa chờ ở đâu, nhớ rồi chứ?
- Nhớ.
Hắn để chiếc búa vào một xó và đi theo mụ Tênácđiê. Khi họ đi rồi, Tênácđiê thò đầu qua cửa và dặn với theo, qua hành lang:
- Mẹ mày cẩn thận đừng đánh mất bức thư. Hai trăm nghìn phơrăng trong tay mẹ mày đấy!
Mụ Tênácđiê giọng khàn khàn trả lời:
- Mình yên trí. Đã để bức thư vào trong dạ dày rồi.
Một phút sau đã nghe tiếng roi quất ngựa cứ xa dần rồi mất hẳn. Tênácđiê lẩm bẩm:
- Tốt lắm. Xe, ngựa chạy khá đấy. Cứ cái nước đại này chỉ ba khắc đồng hồ là mụ tư sản trở về thôi.
Hắn mang một chiếc ghế lại gần lò sưởi, khoanh tay ngồi xuống ghế và đưa hai chiếc giày bám bùn hơ ở lò than.
- Mình lạnh chân quá.
Ở trong cái tổ quỷ bấy giờ chỉ còn lại Tênácđiê, người tù với năm kẻ cướp. Bọn người ấy, đeo mặt nạ hoặc bôi nhọ mặt, là những người thợ làm than, những người da đen, hay quỷ sứ là tùy con mắt sợ hãi của người ta. Bọn họ nằm ngồi co ro, uể oải, họ đang thực hiện âm mưu tàn bạo của họ thản nhiên như làm việc hàng ngày, bình tĩnh, không giận dữ, không cảm thương, có vẻ chán chường. Họ ngồi dồn vào một xó như một bầy thú, yên lặng. Tênácđiê vẫn sưởi chân. Người bị cầm giữ trở lại trầm ngâm không nói.
Một không khí lặng lẽ âm u thay thế sự huyên náo hung tợn ban nãy.
Ngọn nến đã chảy thành một cái nấm rộng, ánh sáng yếu đuối chiếu lờ mờ gian buồng rộng lớn. Lò than đã bắt đầu vạc, những cái đầu người ghê tởm ấy in trên cách và trên trần những hình thù kỳ quặc.
Chỉ nghe tiếng thở đều đều của lão già say rượu vẫn ngủ yên.
***
Mariuytx chờ đợi, mỗi phút một lo ngại thêm. Bí mật dày đặc hơn bao giờ hết. Cái “con bé” mà Tênácđiê gọi là “Sơn ca” ấy là ai? Có phải “Uyếcxuyn” của chàng không? Người tù khi nghe tên Sơn ca không có vẻ cảm động chút nào và trả lời một cách rất thản nhiên: “Tôi không hiểu ông muốn nói gì”. Nhưng hai chữ U.F. thì khám phá ra rồi: đó là Uyếchxuyn Phabơrơ, mà Uyếchxuyn không phải là Uyếchxuyn nữa. Điều ấy là điều mà Mariuytx thấy chắc chắn nhất. Chàng như bị một thứ ma lực ghê sợ nào đóng cứng người ở chỗ đài quan sát từ đó chàng đang nhìn bao quát cả tấn kịch. Chàng đứng đấy không cựa quậy được, không suy nghĩ được, như bị những hình ảnh ghê tởm diễn ra sát mắt, làm chàng mất hết nhận thức. Chàng chờ đợi, mong mỏi một biến cố gì xảy ra, không tập hợp được ý nghĩ không biết phải làm gì.
Chàng tự nhủ: “Dù sao, nếu Sơn ca là nàng, thì sẽ biết ngay, vì mụ Tênácđiê sẽ dẫn nàng đến đây. Bấy giờ tất cả sẽ sáng tỏ. Ta sẽ hy sinh đời sống của ta, giọt máu cuối cùng của ta nếu cần, nhưng nhất định ta sẽ cứu nàng. Không gì ngăn cản ta được”.
Nửa giờ trôi qua như vậy. Tênácđiê có vẻ đang nghiền ngẫm một ý nghĩ đen tối. Người tù không cựa quậy. Mariuytx từ nãy thỉnh thoảng nghe như ở phía người tù có một tiếng động khe khẽ.
Bỗng nhiên Tênácđiê nói to với người tù:
- Ông Phabơrơ này, cũng chả cần chờ đợi nữa, tôi nói ngay điều này với ông thôi.
Mấy lời đó như bắt đầu muốn hé một tia sáng. Mariuytx lắng tai nghe. Tênácđiê nói tiếp:
- Nhà tôi sắp về, ông đừng nóng ruột. Tôi chắc con Sơn ca là con ông và tất nhiên ông muốn giữ con ông. Nhưng ông hãy chịu khó nghe tôi. Tôi đã bảo nhà tôi ăn mặc như ông thấy, để cho cô tiểu thư nhà ông dễ tin và đi theo. Cả hai người sẽ cùng lên xe với ông bạn tôi ngồi đằng sau. Gần đâu đấy, phía ngoài một cái rào chắn, đỗ sẵn một chiếc xe con thắng hai con ngựa thật khỏe. Tiểu thư nhà ông sẽ được dẫn đến đây: Cô ấy sẽ xuống xe ngựa và lên chiếc xe con với người bạn tôi, còn nhà tôi sẽ về đây báo là việc xong xuôi rồi. Còn tiểu thư nhà ông thì không ai làm gì cả đâu, cái xe con sẽ dẫn cô ấy đến một nơi yên ổn, khi nào ông trao cho tôi số tiền mọn hai trăm nghìn phơrăng thì cô tiểu thư nhà ông sẽ được trả về cho ông. Nếu ông báo cho người ta bắt tôi, thì anh bạn tôi sẽ thí con Sơn ca. Chuyện như thế đấy.
Người tù không nói một lời. Nghĩ một lát, Tênácđiê nói tiếp:
- Ông xem, giản dị lắm. Không tai hại gì, quý hồ ông không muốn tai hại xảy ra. Tôi nói rõ chuyện. Tôi báo trước để ông biết.
Hắn ngừng lại. Người tù vẫn yên lặng, Tênácđiê lại nói:
- Khi nhà tôi về bảo: Con Sơn ca đã lên đường, chúng tôi sẽ thả ông lập tức và ông có thể tự do trở về ngủ ở nhà ông. Ông xem chúng tôi quả không có ác ý gì.
Nhiều hình ảnh ghê sợ hiện lên ý nghĩ của Mariuytx. Sao? Người thiếu nữ mà họ bắt cóc đi như vậy, họ sẽ không đưa về đây? Một tên quỷ sứ trong bọn mang nàng vào trong bóng tối? Vào đâu?… Mà có phải là nàng không? Còn nghi ngờ gì nữa, chính là nàng rồi! Mariuytx thấy trái tim mình ngừng đập. Làm thế nào bây giờ? Bắn phát súng hiệu ư? Nộp tất cả bọn khốn nạn này cho pháp luật ư? Nhưng thằng mang búa ghê tởm kia vẫn ở ngoài tròng, vẫn nắm giữ người thiếu nữ, Mariuytx nhớ lại những lời nói đẫm máu của Tênácđiê: Nếu ông báo cho người ta bắt tôi thì anh bạn tôi sẽ thí con Sơn ca. Bây giờ không phải chỉ là lời di chúc của cha chàng khiến chàng phải ngừng tay mà là cả mối tình của chàng, sinh mệnh của người chàng yêu cũng giữ tay chàng lại.
Tình trạng kinh khủng này đã kéo dài từ hơn một giờ và luôn luôn thay đổi trạng thái. Mariuytx có đủ nghị lực để dựng lại những ức thuyết bi đát nhất và cố tìm một mầm hy vọng nhưng không sao tìm được. Đầu óc chàng rối bời, trái ngược hẳn với sự yên lặng ảm đạm bao phủ cái sào huyệt kia.
Giữa lúc yên lặng ấy bỗng nghe thấy tiếng cổng dưới cầu thang mở ra rồi đóng lại.
Người tù cựa mình trong dây trói.
- Mụ tư sản đã về đây rồi! Tênácđiê kêu.
Hắn chưa nói xong thì mụ Tênácđiê đã nhảy bổ vào trong buồng, mặt đỏ gay, hơi thở hổn hển, mắt nảy lửa; mụ vừa kêu vừa đập hai bàn tay hộ pháp phành phạch vào đùi.
- Địa chỉ giả!
Thằng kẻ cướp đi theo mụ cũng trở về, đi sau mụ và hắn lại đến cầm cái búa giết bò.
- Địa chỉ giả? Tênácđiê hỏi lại.
Mụ Tênácđiê tiếp:
- Chẳng có ma nào! Phố Saint Dominique số 17, không có ai là Uyếchxuyn Phabơrơ. Chẳng ai biết hắn là người nào.
Mụ ngừng lại, nghẹt thở, xong lại nói:
- Ông Tênácđiê ơi! Thằng già này đánh lừa mình. Mình tử tế quá, mình thấy không? Tôi thì tôi hãy bắt đầu rạch cái mồm nó ra làm bốn và nếu nó còn giở trò, tôi sẽ nướng sống nó. Nó thế nào cũng phải nói, nói con gái nó ở đâu, đống vàng của nó ở đâu. Đấy, tôi thì tôi làm như thế đấy. Người ta bảo đàn ông ngu hơn đàn bà cũng phải. Chẳng có ông Phabơrơ nào, phố Xanh Đôminích, thế là lại ba chân bốn cẳng trở về, rồi lại tiền thưởng cho thằng đánh xe và tất cả! Tôi hỏi vợ chồng người gác cổng, mụ vợ là một người đàn bà đẹp đồ sộ, họ chẳng biết cái ngữ ấy.
Mariuytx thở phào. Nàng, - Uyếchxuyn hay Sơn ca, chàng không biết gọi là gì nữa - nàng đã thoát nạn. Trong khi mụ vợ phẫn nộ la hét om sòm, Tênácđiê ngồi lên trên bàn, hắn ngồi một lát không nói năng gì, lắc lư cái cẳng chân phải buông thõng, mơ màng, dữ tợn nhìn cái lò than.
Sau cùng hắn nói với người tù, giọng chậm rãi nhưng hung dữ vô cùng:
- Địa chỉ giả! Đưa địa chỉ giả, mày mong muốn cái gì?
Người tù thét lên, giọng sang sảng:
- Tranh thủ thời gian!
Vừa nói ông vừa hất rơi những dây trói. Dây trói đã bị cắt đứt. Người tù chỉ còn một chân bị trói vào trụ giường.
Bảy tên kẻ cướp chưa kịp nhận ra và xông tới thì ông đã cúi xuống bệ sưởi, giơ tay về phía lò than, rồi lại nhổm dậy. Và bây giờ cả bọn người: Tênácđiê, mụ vợ và mấy thằng kẻ cướp kia sửng sốt lùi về phía cuối buồng, kinh hoàng nhìn ông giơ trên đầu cái đục đỏ sáng rực, ghê rợn. Ông già hầu như hoàn toàn tự do đứng trước mặt chúng, oai hùng ghê gớm.
Trong cuộc điều tra tư pháp tiến hành về vụ gài bẫy ở nhà nát Goócbô, cảnh sát tìm thấy một đồng xu lớn cắt và mài một cách khéo léo lạ lùng: đồng xu ấy là một trong những kỹ xảo mà những người phạm nhân kiên trì của nhà lao đã sản xuất trong bóng tối để dùng trong bóng tối. Đó là những dụng cụ để vượt ngục.
Những sản phẩm ghê tởm và tinh vi của một nghệ thuật kỳ diệu trong nghề kim hoàn, cũng giống như những ẩn dụ của tiếng lóng ở trong thơ ca. Có những “Băngvơnnutô Xelini” trong nhà tù khổ sai, cũng như trong ngôn ngữ có những Vilông. Người cùng khốn khát khao được giải phóng, không cần phải khí cụ đặc biệt gì, chỉ một con dao có thể xẻ đồng xu thành hai mảnh mỏng, khoét trũng hai mảnh đó không động chạm đến hình khắc trên mặt xu, xẻ rãnh trên cạnh đồng xu, làm cho hai mảnh khớp chặt với nhau, có thể tháo ra vặn vào, như một cái hộp. Trong cái hộp ấy giấu một cái lò xo đồng hồ, mảnh lò xo ấy nếu biết dùng có thể cưa đứt một mắt xích lớn hay một chấn song sắt. Người ta tưởng tù nhân chỉ có một đồng xu, không, họ có tự do. Trong những cuộc khám xét sau này của cảnh sát ở cái sào huyệt đó người ta tìm thấy đồng xu lớn ấy, hai mảnh rơi ở dưới gầm giường gần cửa sổ. Người ta cũng tìm thấy một lưỡi cưa con bằng thép xanh có thể giấu trong đồng xu. Khi bọn kẻ cướp lục soát ông già, ông ta trong người chắc có đồng xu ấy nhưng có thể giấu trong lòng bàn tay đến khi tay phải được cởi trói ông ta đã mở đồng xu và dùng lưỡi cưa cắt dây trói. Vì vậy nên Mariuytx đã nghe thấy một tiếng động nhẹ và nhìn thấy những cử động khe khẽ của ông già. Cúi xuống sợ bị lộ, ông ta không cứa được cái dây trói chân trái.
Bọn kẻ cướp bây giờ đã qua cơn kinh ngạc. Bigrơnay bảo Tênácđiê:
- Yên trí! Còn một cẳng bị trói hắn không chuồn được đâu. Tao bảo đảm. Chính tay tao đã trói cái cẳng ấy đấy.
Nhưng người tù nói to hẳn lên:
- Chúng mày là những tên khốn nạn. Tao có cần sống lắm đâu. Nhưng chớ tưởng là có thể bắt tao cung khai, bắt tao viết điều tao không muốn viết, nói điều tao không muốn nói…
Ông vén cánh tay áo bên trái lên bảo:
- Trông đây này.
Đồng thời ông lấy cái đục nung đỏ vẫn cầm trong tay phải dí lên cánh tay. Người ta nghe thấy tiếng thịt cháy xèo xèo, một thứ mùi đặc biệt của những phòng tra tấn bốc lên trong gian buồng. Mariuytx kinh hãi thấy người mình lảo đảo. Bọn kẻ cướp cũng phải rùng mình. Ông già kỳ dị ấy chỉ nhăn mặt một tý, cây sắt đỏ chọc vào cánh tay, thịt cháy bốc khói, ông già bình thản như không, vẻ mặt vô cùng cao cả, ông nhìn Tênácđiê bằng con mắt rất đẹp, không ẩn mảy may căm thù, cả bao nhiêu đau đớn cũng tan đi trong cái bình thản cao cả ấy.
Ở những con người lớn lao, cao cả, những nổi dậy của xác thịt và giác quan đau đớn làm cho tâm hồn thoát xác và hiện lên trán, cũng như những cuộc nổi dậy của lính quèn khiến người chỉ huy phải ra mặt.
- Đồ khốn nạn! - Ông nói - Đừng có sợ tao cũng như tao không sợ chúng bay vậy.
Nhấc cái đục lên, ông ném qua cửa sổ để ngỏ. Cái dụng cụ ghê gớm quay tròn, biến mất trong bóng tối rơi ra xa và tắt hẳn trên mặt tuyết.
Người tù lại nói:
- Chúng bay muốn làm gì tao thì làm đi nào!
Ông chỉ còn hai tay không.
Tênácđiê thét:
- Nắm lấy nó!
Hai tên kẻ cướp đè tay lên hai vai ông, tên kẻ cướp đeo mặt nạ nói giọng bụng tiến đến đứng trước mặt ông, tay cầm cái chìa khóa khổng lồ, sẵn sàng đập vào đầu ông nếu ông hơi cử động một tí.
Cũng lúc ấy Mariuytx nghe thấy ở dưới chân tường, ngay dưới cái lỗ hổng của chàng, hai người mà chàng không thấy mặt thì thầm với nhau:
- Chỉ còn một cách thôi…
- Xẻ người nó ra.
- Phải đấy!
Đó là thằng chồng và con vợ đương bàn tính với nhau.
Tênácđiê từ từ tiến lại gần bàn, rút ô kéo, lấy con dao. Mariuytx mân mê cái báng súng. Do dự lạ lùng! Từ một tiếng đồng hồ nay, lương tâm chàng như nghe thấy hai tiếng gọi, một tiếng gọi bảo chàng tuân theo lời di chúc của cha chàng, một tiếng gọi bảo chàng phải cứu người tù. Hai tiếng gọi không ngừng đấu tranh với nhau khiến lòng chàng rã rời như người sắp chết. Đến bây giờ chàng vẫn nuôi cái hy vọng mơ hồ có thể dung hòa được hai bổn phận ấy, nhưng nay thì không có khả năng nào nữa… Tai họa khẩn cấp, phút chờ đợi cuối cùng đã qua rồi. Tênácđiê đang suy nghĩ, con dao cầm lăm lăm trong tay chỉ cách tù nhân có vài bước.
Mariuytx ngơ ngác nhìn xung quanh, cái nhìn kêu cứu tự nhiên và tối hậu của con người khi tuyệt vọng.
Bỗng nhiên chàng giật mình. Mặt trăng tròn dọi một tia sáng vào phòng chàng và hình như chỉ cho chàng thấy một mảnh giấy dòng chữ to tướng của đứa con gái lớn của Tênácđiê đã viết buổi sáng:
- Bọn cớm đấy!
Một ý nghĩ, một tia sáng vụt qua tâm trí Mariuytx. Chàng đã tìm thấy cái chàng mong đợi, tức là cách giải quyết cái vấn đề ghê gớm đã giày vò chàng từ nãy đến giờ: cứu thoát nạn nhân đồng thời tha cho kẻ sát nhân. Chàng quỳ xuống mặt tủ, giơ tay với mặt giấy, nậy một miếng vôi tường, lấy mảnh giấy bọc lại và ném cả gói ấy qua lỗ hổng sang buồng bên cạnh.
Vừa kịp, Tênácđiê đã khắc phục hết do dự, hết e ngại và đã tiến đến bên người tù.
- Cái gì rơi kia! - Mụ Tênácđiê kêu.
Thằng chồng hỏi:
Mụ vợ đã nhảy tới và nhặt cái gói giấy gói miếng vôi tường, đưa cho chồng. Tênácđiê hỏi:
- Ở đâu ném vào đó?
- Lạ chửa! - Mụ vợ nói - Còn ở đâu ném vào nữa? Ở cửa sổ chứ còn ở đâu.
- Tao trông thấy bay vào - Bigrơnay nói thêm.
Tênácđiê mở nhanh mảnh giấy, đưa gần ngọn nến xem:
- Chữ của con Êpônin. Rầy thật!
Hắn ra hiệu cho mụ vợ, mụ vợ vội vã lại gần, hắn giơ cho vợ xem dòng chữ trên mảnh giấy và nói, giọng trầm đặc:
- Cấp tốc! Cái thang đâu! Thôi cứ bỏ miếng mỡ trong bẫy chuột. Xéo! Xéo!
- Không cắt cổ thằng cha ấy à? - Mụ Tênácđiê hỏi.
- Không có thời giờ.
Bigrơnay hỏi:
- Đi lối nào?
- Lối cửa sổ - Tênácđiê trả lời - Êpônin đã ném qua cửa sổ, nghĩa là phía cửa sổ không bị vây.
Thằng mặt nạ giọng bụng để cái chìa khóa khổng lồ xuống sàn, giơ hai cánh tay lên trời, mở rồi lại nắm nhanh hai bàn tay lại liên tiếp ba lần, không nói một lời. Cũng như hiệu lệnh chiến đấu cho thủy thủ một con tàu. Hai tên kẻ cướp giữ người tù buông tay ra. Chỉ một thoáng, cái thang dây đã buông ngoài cửa sổ, hai móc sắt móc chặt vào khung cửa.
Người tù không chú ý đến sự việc xung quanh.
Ông ta như đang mơ màng hay cầu nguyện.
Cái thang vừa móc xong, thằng Tênácđiê gọi ngay vợ:
- Mẹ mày! Mau lên!
Rồi hắn nhảy ra phía cửa sổ.
Hắn toan bước qua bậu cửa thì Bigrơnay tóm chặt cổ hắn.
- Tao can! Đừng đùa thế! Để chúng tao xuống trước!
Tất cả bọn kẻ cướp đều thét:
- Chúng tao xuống trước!
Tênácđiê bảo:
- Đồ trẻ con! Mất thời giờ. Bọn cớm sau lưng kia kìa!
Một tên kẻ cướp bảo:
- Thế thì rút thăm xem ai xuống trước.
- Điên à! Tênácđiê kêu - Gàn thế! Nhiễu sự thế! Có phí thời giờ không? Rút thăm à? Đoán ngón tay ướt à? Rút cọng rơm à? Hay viết tên bỏ vào mũ…?
Một tiếng người từ ngoài cửa nói vào:
- Ta cho mượn mũ đây!
Cả bọn quay lại nhìn. Người ấy là Giave.
Giave cầm cái mũ ở tay, vừa cười vừa đưa ra.
XXI
ĐÁNG LẼ PHẢI BẮT NẠN NHÂN TRƯỚC
Giave từ xẩm tối đã xếp sẵn một số người đứng canh gác và chính hắn cũng đã đứng nấp sau hàng cây phố Gôbơlanh đối diện với cái nhà nát Goócbô phía bên kia đường. Đầu tiên hắn mở “túi” định nhét hai đứa con gái có nhiệm vụ canh phòng khu xung quanh nhà. Nhưng hắn chỉ tóm được Adenma thôi, còn Êpônin thì không có mặt ở chỗ canh gác, con bé đã biến mất, Giave không tóm được. Việc đó xong, Giave đứng rình, lắng tai đợi tiếng báo hiệu đã giao ước. Chiếc xe ngựa đi đi về về đã làm cho hắn băn khoăn. Cuối cùng hắn sốt ruột. Biết chắc là ở đấy có một tổ quỷ, chắc chắn là ăn to, vả lại đã nhận ra mặt nhiều tên kẻ cướp đi vào trong nhà, hắn quyết định cứ vào, không đợi tiếng súng ám hiệu. Ta nhớ rằng hắn sẵn có cái chìa khóa của Mariuytx.
Giave đến kịp thời.
Bọn kẻ cướp hốt hoảng vớ lấy những vũ khí mà chúng đã vứt bỏ khắp nơi khi sắp sửa chuồn qua cửa sổ. Chưa đầy một giây, bảy tên cướp đã xếp thành một khối, kinh khủng, đứng thủ thế, đứa cầm vồ, đứa cầm chìa khóa, đứa cầm chùy, đứa cầm kìm, cầm kéo, cầm búa. Tênácđiê vẫn lăm lăm con dao trong tay, mụ Tênácđiê vồ lấy một viên gạch tướng ở góc cửa sổ, viên gạch mà con gái mụ vẫn dùng để ngồi thay ghế.
Giave đội mũ lại và tiến hai bước vào trong phòng, hai cánh tay khoanh trước ngực, gậy cặp nách, kiếm trong vỏ. Hắn thét:
- Đứng lại! Chúng mày đừng ra lối cửa sổ, chúng mày hãy ra lối cửa lớn. Thế đàng hoàng hơn. Chúng mày bảy người, chúng tao mười lăm, không nên xô xát vô ích, nên biết điều.
Bigrơnay cầm khẩu súng ngắn hắn giấu dưới áo ngoài dúi vào tay Tênácđiê và ghé tai nói thầm:
- Giave đấy. Tao không dám bắn nó. Mày có dám không?
- Hẳn chứ! Tênácđiê đáp.
- Thì bắn đi!
Tênácđiê cầm khẩu súng và chĩa vào Giave.
Giave đứng cách ba bước, nhìn thẳng vào mặt Tênácđiê, thản nhiên bảo:
- Đừng bắn. Không trúng đâu.
Tênácđiê bóp cò. Không trúng thật.
- Tao đã bảo mà! Giave nói.
Bigrơnay vứt cái búa dưới chân Giave:
- Anh là chúa quỷ. Tôi xin hàng.
Giave hỏi những đứa khác:
- Còn chúng mày?
Cả bọn trả lời:
- Xin hàng.
Giave thản nhiên nói:
- Phải rồi, như thế là tốt! Tao đã bảo chúng mày biết điều mà.
Bigrơnay nói thêm:
- Tôi chỉ xin một điều là khi vào tù, cho tôi hút thuốc lá.
Giave nói:
- Chuẩn y.
Rồi quay gọi ra ngoài:
- Vào đi các anh!
Một tiểu đội vừa cảnh binh vừa mật thám mang gươm gậy, dùi cui nghe lệnh của Giave xông vào, trói bọn kẻ cướp. Cả bọn người ấy đứng tối om cả cái sào huyệt chỉ có một cây nến soi sáng.
Giave truyền:
- Khóa tay tất cả lại.
Một tiếng kêu, không phải tiếng đàn ông nhưng cũng không ai bảo tiếng đàn bà:
- Cứ lại đây!
Mụ Tênácđiê đã lùi vào một góc cửa sổ, vừa gầm lên như thế.
Cả bọn mật thám và cảnh sát lùi lại.
Mụ Tênácđiê đã bỏ cái khăn quàng, chỉ còn đội chiếc mũ; chồng mụ ngồi xổm sau mụ, cái khăn quàng rơi hầu che lấp hắn đi; mụ lấy cả thân hình mụ che đỡ cho chồng, hai tay mụ giơ hòn gạch lên quá đầu như một con mụ khổng lồ đang đu người ném một tảng núi. Mụ thét:
- Coi chừng!
Tất cả mọi người lùi ra phía hành lang. Cả khoảng giữa buồng trống hẳn đi.
Mụ Tênácđiê liếc nhìn bọn kẻ cướp đã đưa tay chịu trói, gầm lên trong cổ họng, giọng khàn khàn:
- Đồ hèn!
Giave mỉm cười và tiến vào chỗ trống giữa buồng, dưới hai con mắt chòng chọc của mụ Tênácđiê.
- Chớ lại gần. Cút đi, không tao ném tan xác.
- Quả là lính phảo thủ đây! - Giave bảo. - Nhưng mụ kia, mụ có râu như đàn ông, mà ta thì lại có vuốt như đàn bà.
Vừa nói Giave vừa tiến lên.
Mụ Tênácđiê, đầu óc tơi bời, mặt mày dữ dội, đứng dạng chân, ưỡn mình ra sau, cuống cuồng ném hòn gạch vào đầu Giave. Giave cúi xuống, hòn gạch vút qua phía trên đầu, đập vào bức tường cuối buồng làm lở một mảng vôi lớn, bắn đi bắn lại gian phòng gần như trống, rồi rơi xuống chân Giave. Cùng lúc ấy Giave tiến đến gần vợ chồng Tênácđiê. Y đặt mạnh một bàn tay rộng lớn lên vai mụ vợ và một bàn tay trên đầu thằng chồng, gọi:
- Khóa tay đâu?
Bọn cảnh sát đổ xô vào, chỉ vài giây là lệnh của Giave thi hành xong.
Mụ Tênácđiê rã rời nhìn hai tay mụ và hai tay chồng bị khóa; mụ ngã vật xuống đất òa lên:
- Các con gái tôi!
Giave trả lời:
- Chúng nó có chỗ ở trong bóng mát rồi.
Cảnh sát cũng vừa nhìn thấy tên kẻ cướp say rượu nằm ngủ lì sau cảnh cửa và đến đánh thức hắn dậy. Hắn chợt tỉnh lắp bắp hỏi:
- Xong chưa, Giôngđơrét?
- Xong, Giave đáp.
Sáu tên kẻ cướp vẫn đứng, mặt mũi như ma: ba thằng bôi nhọ mặt, ba thằng đeo mặt nạ.
- Cứ giữ nguyên mặt nạ. Giave bảo.
Giave đưa mắt điểm mấy tên kẻ cướp, kiêu hãnh chẳng khác gì vua Phêrêđêrich II duyệt binh ở Pốtxđam. Hắn bảo ba tên thợ nạo ống khói:
- Chào anh Bigrơnay, chào anh Bơrugiông, chào anh ĐơMilia.
Rồi quay về phía ba cái mặt nạ, Giave gọi tên kẻ cướp mang cái búa đồ tể:
- Chào anh Giơlơme!
Tên kẻ cướp cầm gậy sắt:
- Chào anh Babe.
Và tên kẻ cướp nói giọng bụng:
- Chào anh Cơlacơxu!
Bây giờ hắn trông thấy người tù của bọn cướp, ông ta từ lúc cảnh sát ập vào buồng, vẫn đứng cúi đầu không hề nói một tiếng.
Giave ra lệnh.
- Cởi trói cho ông ấy. Và không ai được ra ngoài.
Nói xong, Giave ngồi oai vệ trước bàn, trên bàn vẫn còn cây nến và lọ mực. Hắn rút một tờ tín chỉ trong túi và bắt đầu làm biên bản.
Khi hắn viết xong những câu mào đầu theo lệ, hắn ngước mắt lên bảo:
- Dẫn ông vừa bị trói đến đây.
Bọn cảnh sát nhìn khắp xung quanh. Giave hỏi:
- Thế nào? Ông ấy đâu rồi?
Người tù của bọn kẻ cướp, tức ông Lơ Blăng, hay ông Uyếchxuyn Phabơrơ, người cha nàng Uyếchxuyn tức con Sơn ca, người ấy đã biến mất.
Cửa lớn có người gác, nhưng cửa sổ thì bỏ trống. Vừa được cởi trói xong, trong lúc Giave bận làm biên bản, thừa lúc mọi người đang ồn ào, lộn xộn, lợi dụng cảnh gian buồng ngổn ngang, bề bộn, tối tăm, khi không ai để ý đến mình, ông ta đã nhảy qua cửa sổ.
Một viên cảnh sát chạy ra phía cửa sổ nhìn xuống, không có ai ở ngoài cả.
Cái thang dây vẫn còn rung chuyển.
Giave lẩm bẩm trong mồm:
- Quái thật! Ngữ ấy mới là đáng giá nhất!
XXII
ĐỨA BÉ KÊU KHÓC Ở QUYỂN III
(Xem Phần Thứ II, Quyển III, Chương I)
Những biến cố trên đây trong gian nhà phố Ôpitan xảy ra được một hôm thì ngay ngày hôm sau một đứa trẻ con hình như từ cầu Auxtéclít tới, đi lên con đường bên phải cầu, tiến về phía hàng rào Phôngtennơbơlô. Trời đã tối hẳn. Đứa bé xanh xao, gầy guộc, rách rưới. Giữa tháng hai mà nó mặc quần vải. Nó vừa đi vừa hát vang lừng.
Ở góc phố Pơti Băngkiê, một mụ già đang lom khom bới đống rác dưới ánh đèn treo ngoài phố. Đứa trẻ đi qua chạm phải mụ, lùi lại kêu lên:
- Kìa thế mà mình tưởng là một con chó kếch sù, kếch sù.
Lần thứ hai nói tiếng kếch sù hắn rống lên một cách trào lộng. Có lẽ phải viết hoa lên mới hình dung được cách nói đó: một con chó KẾCH SÙ, KẾCH SÙ.
Mụ già ngẩng lên, giận dữ, nói nhồm nhoàm:
- Thằng oắt con! Nếu bà không cúi thì bà đã tống cho mày một đá vào mông.
Đứa bé đã đi xa:
- Êu! Êu! Nó kêu lên. Hóa ra mình không lầm.
Mụ già tức uất người lên, đứng thẳng dậy, ngọn đèn đỏ lòm chiếu rõ cái mặt nhợt nhạt, xương xẩu, dăn deo của mụ, hai mép mụ nhăn kiểu bàn chân ngỗng. Cả người mụ lẫn trong bóng tối, chỉ còn trông thấy cái đầu. Có thể nói đây là khuôn mặt của còm cõi được cắt bằng ánh đèn, trong đêm tối. Đứa bé ngắm mụ nói:
- Thưa bà cái nhan sắc của bà, thuộc loại tôi không ưa cho lắm!
Đứa bé lại vừa đi vừa hát:
Vua Guđơxabô.
Lên đường đi săn
Đi săn chim quạ
Hát hết ba câu, nó ngừng. Nó đã đến ngay trước số nhà 50-52. Thấy cổng đóng, nó lấy chân đạp, tiếng đạp kêu ầm ầm, hùng dũng, không phải cái bàn chân nhỏ của nó đạp ầm lên như thế, mà là do đôi giày người lớn nó đang đi. Nhưng chính mụ già nó vừa gặp ở góc phố Pơti Băngkiê chạy đến đằng sau nó, kêu la om sòm, hoa chân múa tay:
- Trời ơi! Cái gì thế, cái gì thế, đứa nào đạp cửa, đứa nào phá nhà tao thế?
Tiếng chân đạp cửa vẫn ầm ầm.
Mụ già gân cổ lên hét hết hơi:
- Bây giờ người ta xử sự với nhà cửa như thế này à?
Mụ bỗng ngừng lại, mụ nhận ra đứa bé:
- Thế nào? Lại thằng quỷ Xatăng này ư?
- Kìa! Bà già! Chào bà Buyếchgôngmúc. Tôi về thăm các cụ tổ nhà tôi đây.
Cái mặt già nua và xấu xí nhăn lại một cách thù hằn nhưng hoài phí vì đứa bé chẳng nhìn thấy gì trong bóng tối.
- Chẳng có ai cả, nhãi ạ!
- Sao! Thế cha tôi đâu?
- Ở hỏa lò.
- Còn mẹ tôi?
- Ở nhà pha.
- Ờ! Còn các chị tôi?
- Ở trong bóp.
Đứa bé gãi gãi mang tai, nhìn mụ Buyếchgông kêu:
- Thế à!
Rồi nó xoay gót một cái, bước đi. Lát sau mụ già đứng trên ngưỡng cửa còn nghe tiếng hát trong trẻo, ngây thơ của đứa nhỏ, trong khi nó chìm sâu vào bóng đen những cây du đang rùng mình dưới ngọn gió ngày đông. Nó hát:
Vua Cuđơxabô
Lên đường đi săn
Đi săn chim quạ
Cụ đi cà kheo,
Người chui dưới Cụ
Phải nộp hai xu
PHẦN THỨ TƯ:
TÌNH CA PHỐ PƠLUYMÊ VÀ ANH HÙNG CA PHỐ XANH ĐƠNI
QUYỂN I: MẤY TRANG SỬ
I
KHÉO CẮT
1831 và 1832, hai năm gắn liền với cách mạng tháng Bảy cũng là những năm đặc biệt và lạ lùng nhất của lịch sử. Giữa những năm trước đó và những năm sau đó, hai năm này như hai ngọn núi. Chúng mang tầm thước cách mạng. Chúng có những vực thẳm. Những tầng lớp xã hội, những nền móng của văn minh, cái khối chắc nịch những quyền lợi chồng lên nhau và gắn bó với nhau, những hình nét truyền thống của cấu trúc dân tộc, tất cả đều từng lúc hiện ra rồi lặn mất giữa những mây mù của các chủ nghĩa, học thuyết và dục vọng. Người ta gọi những hiện tượng ẩn hiện đó là đối kháng, là vận động. Từng lúc người ta thấy từ trong đó lóe ra chân lý, cái ánh sáng của linh hồn.
Thời kỳ đáng chú ý đó có giới hạn khá rõ và đã cách chúng ta khá xa, cho nên giờ đây ta có thể nắm được những nét chính.
Chúng tôi thử cố gắng vạch ra xem sao.
Thời Quân chủ phục hưng là một giai đoạn quá độ khó đặt tên: thời ấy có mệt nhọc, có lao xao, có rì rầm, có mê ngủ và có cả náo động, những biểu hiện của một dân tộc lớn đã đến trạm nghỉ chân. Những thời đại như thế rất kỳ lạ và thường lừa những chính khách muốn đầu cơ mình. Ban đầu, dân tộc chỉ có một yêu cầu là nghỉ; chỉ có một thèm khát: hòa bình; chỉ có một tham vọng: làm người nhỏ bé. Giải thích ra thì là: muốn yên thân. Những đại biến cố, những đại ngẫu nhiên, những chuyện đại mạo hiểm, những nhân vật vĩ đại, lạy Chúa, chúng tôi xin đủ, chúng tôi đã ngập cổ, ngập đầu. Chúng tôi sẵn sàng đánh đổi Xêda lấy Pruyxiat, Napôlêông lấy tiểu vương “Ivơtô”.[232] “Ôi! Nhà vua bé nhỏ hiền hậu quá!” Người ta đã đi từ tinh mơ, bây giờ vào chiều tối một ngày dài vất vả. Đoạn đường đầu, người ta đã đi với Mirabô, đoạn thứ hai với Rôbétxpie,[233] đoạn thứ ba với Bônapác. Mệt nhoài rồi. Mỗi người cần một cái giường.
Những người tận tâm mệt mỏi, những vị anh hùng già nua, những tham vọng no nê, những gia tài đồ sộ, tất cả đều tìm, đòi, thỉnh cầu cái gì đây? Một nơi trú ngụ. Họ đã có. Họ đã chiếm lĩnh hòa bình, yên tĩnh và nhàn hạ. Thế là họ bằng lòng. Tuy nhiên, trong lúc đó có những sự kiện khác xuất hiện, làm cho người ta nhận diện ra nó và gõ cửa để đi vào. Những sự kiện đó từ cách mạng, từ chiến tranh đẻ ra. Chúng tồn tại, chúng sống, chúng có quyền lập gia cư trong xã hội và đã làm như vậy. Thường thường những sự kiện đó giống những hạ sĩ quan và lính hậu cần đến trước dọn trại cho các nguyên lý.
Và các triết gia chuyên về chính trị học nhận ra điều này:
Trong khi người mệt mỏi yêu cầu được nghỉ ngơi thì những việc đã thành cũng đòi hỏi được bảo đảm. Bảo đảm cho việc cũng như nghỉ ngơi cho người.
Đó là cái mà nước Anh yêu cầu ở dòng họ Xtuya sau khi Huân tước Phụ chính chết,[234] người Pháp yêu cầu ở dòng họ Buốcbông sau thời đế chế.
Những bảo đảm đó là điều cần thiết đối với thời đại. Bắt buộc phải chuẩn y. Tiếng thì nói rằng do vua “ban bố”, nhưng thực thì do tình thế đem lại! Đây là một chân lý sâu sắc, biết thì có lợi, nhưng dòng họ Xtuya năm 1660 không ngờ tới, mà năm 1814 dòng họ Buốcbông cũng chẳng thấy.
Sau khi Napôlêông sụp đổ, các hoàng tộc nhờ phúc ấm mà trở về đứng đầu nước Pháp lại ngây thơ tưởng là chính mình ban cho và đã cho thì có quyền lấy lại: dòng họ Buốcbông nghĩ rằng ngôi vua là sở hữu của họ do trời ban, chứ nước Pháp không có gì cả; rằng quyền lợi chính trị do bản Hiến chương của vua Lui XVIII[235] nhân nhượng chẳng qua là bộ phận của thiên quyền được tách ra, được dòng họ Buốcbông có nhã ý ân tứ cho dân chúng cho đến ngày nhà vua không thích nữa. Vừa ban bố vừa bực mình, đó là dấu hiệu chứng tỏ cái của mang ra cho kia không phải là của mình, thế mà dòng họ Buốcbông vẫn không cảm thấy.
Ở thế kỷ XIX, dòng Buốcbông hay gắt gỏng lắm. Nó sầm mặt mỗi khi dân tộc có một nảy nở. Dùng tiếng tục, nghĩa là tiếng bình dân, tiếng đúng, thì phải nói nhà vua càu nhàu. Và dân chúng trông thấy.
Dòng Buốcbông tưởng mình mạnh vì đế chế đã bị dọn đi trước mặt họ. Họ không nhận thấy rằng chính họ cũng được dọn đến như người ta bị dọn đi. Họ không biết rằng họ cũng ở trong chính bàn tay đã cất Napôlêông đi.
Họ tưởng họ có gốc rễ bởi vì họ là quá khứ. Họ lầm. Họ là bộ phận của quá khứ, còn tất cả quá khứ là nước Pháp. Gốc rễ của xã hội Pháp không ở nơi dòng họ Buốcbông, mà ở nơi dân tộc. Chùm rễ hèn mọn, đầy sức sống đó không tạo nên đặc quyền cho một dòng họ nó tạo nên lịch sử của một dân tộc. Nó ở khắp nơi, nhưng không ở dưới ngai vàng.
Dòng họ Buốcbông là một cái nút đẫm máu và bất hủ trong lịch sử nước Pháp nhưng không còn là yếu tố chính đối với vận mệnh quốc gia và cũng không phải là cơ sở cần thiết trong đường lối chính trị của nó. Người ta có thể không cần đến dòng họ Buốcbông; trên thực tế người ta đã không thấy sự cần thiết của nó trong hai mươi hai năm qua; đã từng có gián đoạn như vậy rồi. Thế mà dòng họ Buốcbông không hề hay biết. Họ biết làm sao được, khi mà họ tưởng tượng là Lui XVI trị vì từ ngày mồng 9 tháng Nắng và Lui XVIII trị vì từ ngày chiến thắng Marănggô.[236] Từ khi bắt đầu có sử, chưa bao giờ có những vua chúa mù quáng như thế! Mù quáng trước những biến cố, mù quáng trong việc nhìn nhận ý nghĩa phần thiên quyền trong các biến cố. Chưa bao giờ cái tự xưng là vương quyền ở cõi trần lại phủ nhận cái quyền lực của Chúa ở trên trời đến thế.
Lỗi lầm căn bản này đã đưa họ Buốcbông đến chỗ thu hồi những bảo đảm “ban bố” năm 1814, mà họ gọi là những nhân nhượng. Thật đáng buồn! Những cái mà họ gọi là những nhân nhượng đó chính là những kết quả chiến đấu của chúng ta. Những cái mà họ gọi là những “lấn tiếm” của chúng ta chính ra là những lợi quyền của chúng ta.
Chế độ phục hưng tự cho là mình đã chiến thắng Bônapác, nghĩa là mình mạnh, mình đã mọc rễ trên đất nước, nghĩa là mình có cội gốc sâu bền. Cho nên khi nó nghĩ là đã đến lúc thì nó đột nhiên quyết đoán và liều lĩnh hạ quân cờ. Một buổi sớm, nó đứng lên đối diện với nước Pháp và lớn tiếng từ chối quyền của cộng đồng và quyền tự do của cá nhân. Nghĩa là nó muốn tước cái quyền là dân tộc đối với dân tộc và cái quyền là công dân đối với công dân.
Đó là nội dung các văn kiện khét tiếng gọi là những chỉ dụ tháng Bảy.
Nền Quân chủ Phục hưng sụp đổ.
Nó sụp đổ là đúng! Tuy nhiên cũng nên thừa nhận là không phải nó chống tuyệt đối tất cả những tiến bộ. Nhiều thành tựu lớn đã đạt được với sự có mặt của nó.
Thời Quân chủ Phục hưng, dân tộc quen tranh luận trong bình tĩnh, thời cộng hòa không quen như thế: Nước Pháp tự do và hùng cường là một cảnh tượng cổ vũ các dân tộc khác châu Âu. Cách mạng lên tiếng với Rôbétxpie; đại bác lên tiếng với Bônapác. Với Lui XVIII và Sáclơ X, đến lượt trí tuệ lên tiếng. Gió lặng rồi, đuốc lại đốt lên. Ánh sáng rực rỡ của trí tuệ bây giờ chập chờn trên các đỉnh quang mây. Quang cảnh thật lộng lẫy, bổ ích và mê người. Những nguyên lý lớn lao quen thuộc đối với nhà tư tưởng, mới mẻ đối với chính khách phát huy tác dụng một cách công khai trong mười lăm năm, giữa cuộc sống hòa bình: đó là quyền bình đẳng trước pháp luật, là tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, là khả năng chiếm lĩnh tước vị tùy tài năng. Cứ thế cho đến năm 1830. Họ Buốcbông là một công cụ của văn minh từng gãy vỡ trong tay Chúa. Sự sụp đổ của dòng họ Buốcbông diễn ra một cách quang vinh, không phải về phần họ mà về phía nước Pháp. Họ rời ngôi trịnh trọng nhưng không có uy thế. Cảnh hạ bệ trong đêm tối của họ không thuộc loại những tan biến long trọng lưu lại trong lịch sử một niềm xúc động u ám. Ở đây không có cái lặng lẽ âm cảnh của Sáclơ đệ nhất, cũng không có tiếng kêu vang trời của con đại bàng Napôlêông. Họ rút đi, thế thôi. Họ đăt cái mũ miện xuống mà không giữ lại vành hào quang. Họ có tư thế nhưng không oai phong. Họ có phần không tương xứng với sự lớn lao của hoạn nạn. Trong hành trình đi Sécbua, Sáclơ X cho cắt một chiếc bàn tròn thành bàn vuông, đã tỏ ra lo đến nghi lễ lâm nguy hơn là triều đại lâm nguy. Sự kém cỏi đó làm phiền lòng những người trung thành nhưng tự trọng và những người nghiêm túc tôn trọng chủng tộc mình.
Còn dân chúng thì quả thật đáng khâm phục.
Một sớm, tổ quốc bị một cuộc bạo động có thể gọi là một cuộc bạo động quân chủ tấn công. Vì cảm thấy mình thừa mạnh cho nên nó không nổi khùng. Nó tự vệ, nó tự kiềm chế, nó đưa mọi việc trở lại chỗ cũ, chính phủ trở về với pháp chế, họ Buốcbông, hỡi ôi! Trở lại cảnh lưu vong, rồi ngừng tay. Nó bê vị vua già Sáclơ X dưới những chiếc tàn đã che Lui XIV và nhẹ nhàng đặt ngài xuống đất. Nó động tới các nhân vật hoàng gia một cách thận trọng và có cảm hoài. Không phải chỉ có một người, không phải chỉ có mấy người, mà là nước Pháp, cả nước Pháp, nước Pháp thắng trận và say sưa trong chiến thắng, đã nhớ lại và thực hiện, dưới con mắt của nhân loại, những lời Guyôm Đuy Ve nói sau Ngày Chiến lũy: “Đối với những kẻ đã quen hưởng ân sủng của các nhà quyền thế và từng nhảy từ gia thế suy vi sang gia thế phồn thịnh, như con chim nhảy từ cành nọ qua cành kia, thì việc tỏ ra táo bạo chống lại vương phủ cũ của mình trong hoạn nạn là dễ. Nhưng đối với tôi, tôi luôn luôn tôn kính số phận của các vua tôi, nhất là những bậc mắc nạn”.
Dòng họ Buốcbông để lại sự kính trọng chứ không để lại luyến tiếc. Như chúng tôi đã nói, hoạn nạn của họ lớn lao hơn chính họ. Họ mất dạng ở chân trời.
Cách mạng tháng Bảy có ngay những người bạn và những kẻ thù ở khắp thế giới. Những người này phấn khởi đổ xô tới, những kẻ khác quay mặt đi, tùy tính khí của mỗi người. Các vua chúa châu Âu, như những con cú, con vọ trong cảnh bình minh này, buổi đầu nhắm cả mắt lại vì bị tổn thương và kinh hoàng. Chúng mở mắt lại chỉ là để đe dọa. Kinh hoàng có thể hiểu, phẫn nộ có thể tha thứ. Cuộc cách mạng lạ lùng ấy chẳng qua chỉ như một va chạm mạnh. Thậm chí nó không để cho nền quân chủ cái vinh dự được coi đó là thù địch và được đổ máu. Các chính phủ chuyên chế rất thích thú được thấy tự do tự lên án mình, nhưng cách mạng tháng Bảy chỉ phạm cái lỗi lầm là vừa dữ dội lại vừa dịu hiền. Phải thừa nhận rằng không ai có âm mưu gì chống nó. Những người bất mãn nhất, những người giận dỗi nhất, những người rung động nhất cũng chào đón nó. Dù có những quyền lợi ích kỷ gì, những hằn thù ghét bỏ gì, người ta cũng cảm thấy có một niềm kính phục huyền bí đối với những biến cố được sự tham gia của một đấng cao hơn chúng ta.
Cách mạng tháng Bảy là sự chiến thắng của chính nghĩa đối với hiện trạng. Rỡ ràng thay.
Chính nghĩa lật đổ hiện trạng. Do đó mà cách mạng tháng Bảy sáng ngời, cũng do đó mà nó bao dung. Chính nghĩa đã chiến thắng thì không cần kịch liệt.
Chính nghĩa là lẽ công bằng và chân lý.
Đặc trưng của chính nghĩa là luôn luôn đẹp và trong sáng. Hiện trạng dù có vẻ cần thiết, dù được người đương thời thừa nhận cách thoải mái nhất, nếu chỉ là hiện trạng mà bên trong không có hay có ít chính nghĩa quá thì chắc chắn sẽ cùng với thời gian trở thành dị hình dị tướng, gớm ghiếc, có thể là quái dị nữa. Nếu ta muốn biết ngay là hiện trạng có thể rơi vào xấu xí đến đâu, thì ta hãy nhìn Makiaven[237] qua khoảng cách của các thế kỷ. Makiaven không phải là hung thần, không phải là quỷ sứ, cũng không phải là một nhà văn hèn nhát và khốn nạn. Makiaven chỉ là hiện trạng thôi. Và đây không chỉ là hiện trạng Ý, đây là hiện trạng của châu Âu, hiện trạng của thế kỷ XIX.
Cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa là hiện trạng tồn trạng tồn tại từ buổi đầu của xã hội. Chấm dứt cuộc đấu, hòa hợp ý thức thuần túy với hiện thực nhân gian, làm cho chính nghĩa thấm vào hiện trạng và hiện trạng lồng trong chính nghĩa một cách hòa bình, đó là công việc của những người hiền triết.
II
VỤNG MAY
Tuy nhiên công việc của người hiền khác, công việc của người khôn khác.
Cách mạng 1830 dừng lại nhanh chóng.
Khi một cuộc cách mạng bị nghẽn, thì lập tức bọn khôn ngoan sà vào lợi dụng như thể xô vào xâu xé một chiếc tàu bị đắm gần bờ.
Những người khôn ngoan ở thế kỷ chúng ta tự phong cho mình cái danh hiệu chính khách, khiến cho cái tiếng chính khách hầu như trở thành một tiếng lóng. Thật vậy, không nên quên rằng chỗ nào chỉ có khôn ngoan mà thôi thì nhất định có nhỏ nhen. Nói: những người khôn ngoan, cũng như nói: bọn tầm thường. Cũng thế, nói: bọn chính khách, cũng bằng nói: bọn phản bội.
Nếu tin theo lời bọn khôn ngoan, thì những cuộc cách mạng như cách mạng tháng Bảy là những động mạch bị đứt: phải làm ga-rô ngay. Chính nghĩa được tuyên bố long trọng quá làm rung động. Cho nên khi đã xác định chính nghĩa thì phải củng cố nhà nước. Quyền tự do được bảo đảm thì phải lo củng cố uy quyền.
Đến đây thì nhà hiền triết chưa tách khỏi người khôn, nhưng họ đã bắt đầu nghi ngại. Uy quyền, đồng ý. Nhưng thứ nhất, uy quyền là gì? Thứ hai, uy quyền từ đâu mà ra?
Những người khôn ngoan có vẻ không nghe thấy lời nhận xét thầm thì đó và cứ tiếp tục hoạt động.
Những nhà chính trị này rất thạo việc đeo cho những ảo ảnh mình có thể lợi dụng cái chiêu bài cần thiết. Theo họ thì nhu cầu đầu tiên của một dân tộc sau cách mạng, khi dân tộc đó là thành phần của châu Âu quân chủ, là tìm và suy tôn một dòng vua. Họ nói, bằng cách ấy, dân tộc có thể có hòa bình sau cách mạng, nghĩa là có thì giờ băng bó thương tích, sửa chữa ngôi nhà. Dòng vua che khuất giàn giáo và che chở bệnh viện.
Thế nhưng thường không dễ gì kiếm một dòng họ vua.
Túng thế thì cái người thiên tài đầu tiên hoặc cái người phiêu lưu đầu tiên ta tìm ra đều có thể đặt lên ngôi vua. Trường hợp thứ nhất là trường hợp Bônapác, trường hợp thứ hai là Ituyêcbít.
Nhưng các họ tộc đầu tiên tìm thấy không đủ để làm nên một dòng họ vua chúa. Một dòng họ lớn cần thiết phải có một liều lượng quá khứ nhất định và cái tuổi của một dòng họ là điều không thể giả tạo nên.
Theo quan điểm của các “chính khách” - tất nhiên các điều kiện khác đã được tạm gác ra một bên - thì sau một cuộc cách mạng, ông vua xuất hiện từ cách mạng phải có những đức tính gì? Ông vua ấy phải là cách mạng mới có lợi, nghĩa là bản thân ông ta có tham gia cuộc cách mạng, phải nhúng tay vào, phải nổi tiếng hoặc mang tai tiếng trong đó, phải có sờ tới máy chém hoặc có vung gươm.
Còn một dòng họ vua thì phải có những tính cách gì?
Phải có tính cách dân tộc, nghĩa là cách mạng từ xa, không có hành động cách mạng, nhưng cách mạng về những lý tưởng mà nó chấp nhận. Một dòng họ vua phải vừa có một liều lượng quá khứ và có tính chất lịch sử, vừa có một liều lượng tương lai và gây được cảm tình.
Tất cả những cái đó giải thích vì sao những cuộc cách mạng đầu tiên bằng lòng tìm một con người: Crômuen hay Napôlêông; và những cuộc cách mạng lại cứ đòi hỏi một dòng họ: họ Brônsvic hay họ Oóclêăng.[238]
Những dòng họ vua giống những cây đa Ấn Độ: mỗi cành nghiêng xuống đất, bắt rễ và trở thành một cây đa khác. Mỗi chi trong dòng họ vua có thể thành một dòng họ vua mới. Điều kiện duy nhất là phải nghiêng xuống đến tận dân chúng.
Đó, lý thuyết của những kẻ khôn ngoan.
Và đây là nghệ thuật: Làm thế nào để cho sự thành công và có tiếng ngân vang của một tai họa, để cho những người có quyền lợi trong cách mạng phải run sợ, dưới hãi hùng vào sự việc đã hoàn thành, trình bày bước quá độ thành một sự chậm tiến, làm mờ nhạt bình minh cách mạng, tố cáo những khe khắt do hưng phấn làm nên, gọt giũa góc cạnh và móng vuốt, giảm nhẹ thắng lợi, bọc nhung chính nghĩa, dùng chăn dạ bọc người khổng lồ nhân dân và vội vàng cho đi ngủ, bắt cái sung sức ăn kiêng ăn nhịn, săn sóc Hecquyn như người ốm dậy, phá loãng sự kiện lớn trong những biện pháp cơ hội, đối với những người khát khao lý tưởng thì cho uống nước lá dịu dịu, tiến hành những biện pháp để phòng chống sự thành công quá lớn, đem chao đèn đặt lên cách mạng.
Năm 1830, người ta áp dụng lý thuyết đó, cái lý thuyết đã áp dụng đối với nước Anh năm 1688.
1830 là một cuộc cách mạng chặn lại ở giữa dốc. Một nửa tiến bộ; gần như là chính nghĩa. Thế nhưng lôgich không hề biết những cái tạm gọi những cái gần gần. Không biết sự thực, như mặt trời không biết nến.
Ai chặn những cuộc Cách mạng ở giữa dốc? Giới tư sản.
Vì sao?
Vì tư sản là quyền lợi được thỏa mãn. Hôm qua là khát khao, hôm nay là đầy đủ, ngày mai là no tràn.
Hiện tượng 1814 với Napôlêông tái diễn năm 1830 với Sáclơ X.
Coi tư sản là một giai cấp thì không đúng. Tư sản chỉ là một thành phần được vừa lòng trong nhân dân. Anh tư sản là người giờ đây có thì giờ ngồi. Cái ghế tựa phải đâu là một đẳng cấp.
Tuy nhiên, muốn ngồi xuống sớm quá thì có thể cản bước tiến của nhân loại. Đó là lầm lỗi thông thường của giới tư sản.
Không phải phạm lỗi lầm mà trở thành giai cấp. Ích kỷ đâu có phải là một sự phân công xã hội!
Tuy vậy, cần phải công bình, dù đối với người ích kỷ. Cái trạng thái mà giới tư sản ước ao sau cuộc biến động 1830 đó, không phải là một trạng thái ỳ có pha biếng lười và lạnh nhạt, thêm một tí hổ thẹn; không phải là một giấc ngủ, ngủ tức là tạm quên và có khả năng thấy chiêm bao. Đây chỉ là một trạm nghỉ chân. Trạm nghỉ chân có hai nghĩa riêng biệt hầu như trái ngược nhau: một nghĩa là hành quân, tức là vận động; một nghĩa là trú quân tức nghỉ ngơi.
Nghỉ chân tức là lấy lại sức. Đó là sự nghỉ ngơi tỉnh táo và có vũ trang. Đó là cái-đã-hoàn-thành đặt lính gác và cảnh giác đề phòng. Nghỉ chân hàm cái ý đã chiến đấu hôm qua và còn chiến đấu ngày mai.
Đấy là khoảng cách giữa 1830 và 1848.
Cái chúng ta gọi là chiến đấu ở đây cũng có thể có tên là tiến bộ.
Cho nên đối với giới tư sản, cũng như đối với các chính khách, cần có một người diễn đạt các khái niệm nghỉ chân đó. Một kẻ: “Dù là. Bởi vì”.[239] Một nhân vật đa dạng vừa có nghĩa là Cách mạng lại vừa có nghĩa là ổn định, nói cách khác là một người khẳng định hiện tại bằng sự tính toán giữa quá khứ và tương lai.
Nhân vật đó “sẵn có”. Tên ông ta là Lui Philip Đoóclêăng. Nghị viện gồm 221 đại biểu suy tôn Lui Philip làm vua. Laphaydét phụ trách lễ đăng quang. Ông ta gọi Lui Philip là “nền cộng hào tốt nhất”. Tòa thị sảnh Pari thay thế nhà thờ lớn Ranhx.[240] Việc thay thế cái ngôi vua hoàn toàn bằng cái ngôi nửa vua đó “sự nghiệp của 1830”.
Khi những người khôn ngoan làm xong công việc thì giải pháp của họ phơi bày một nhược điểm lớn lao vô cùng. Họ đã hành động không kể đến chính nghĩa. Chính nghĩa thét to: tôi phản kháng! Thế rồi, điều đáng sợ: nó rút vào bóng tối.
III
LUI PHILIP
Các cuộc cách mạng đều thẳng cánh và may tay: nó đánh kiên quyết mà chọn cũng hay. Dù không trọn vẹn, dù biến tướng dị hình và bị đẩy xuống hàng cách mạng hạng nhì, như cuộc cách mạng 1830, nó cũng còn đủ sự tinh tường trời cho để không rơi vào xấu xa. Nó đi vào chỗ khuất nhưng không phải là trút bỏ tất.
Tuy nhiên cũng không nên quá lớn tiếng khoe khoang. Cách mạng cũng lầm và chúng ta từng thấy những lầm lỗi nghiêm trọng.
Hãy trở về với 1830. 1830 đi chệch hướng nhưng gặp may. Cách mạng ngưng hẳn nửa vời, nhưng trong nền trật tự được thiết lập sau đó thì bản thân ông vua, tốt hơn vương chế. Lui Philip là một con người hiếm có.
Thân sinh ông chắc là được lịch sử xét với tình tiết giảm khinh. Nhưng ông bố đáng bị trách phạt bao nhiêu thì ông con đáng được mến trọng bấy nhiêu. Tư đức, ông có đầy đủ, công đức ông có nhiều. Ông săn sóc sức khỏe của mình, gia tư của mình, công việc của mình. Ông biết giá trị mỗi phút nhưng không phải lúc nào cũng biết giá trị một năm. Điều độ, thanh thản, hiền hòa, kiên chí, ông là một người tốt, một ông hoàng tốt. Ông ngủ một giường với vợ và có những người hầu chỉ cái giường vợ ông ấy cho những người khách tư sản xem. Đối với chi trưởng thường phô trương những quan hệ bất chính của mình[241] thì việc khoe khoang cảnh sống bình thường này lại hóa ra có ích. Ông biết đủ các thứ tiếng châu Âu và hiếm có hơn, ông biết và nói đủ các ngôn ngữ của mọi quyền lợi. Là đại biểu xứng đáng của “giai cấp trung gian” nhưng vượt nó và lớn hơn nó về mọi mặt. Đánh giá cao dòng máu của mình, ông có cái tinh ý lấy giá trị bản thân làm chỗ dựa chính và về vấn đề dòng họ thì ông viện dẫn dòng Orlêăng chứ không dòng Buốcbông. Cái ngày còn là điện hạ thì ông tỏ ra là vị đệ nhất hoàng thân, nhưng khi trở thành bệ hạ thì ông là một tư sản chính cống. Giữa công chúng, ông nói dài, trong thân mật, ông nói ngắn; bị cho là hà tiện nhưng không có bằng chứng; thực ra thuộc loại tiết kiệm mà hoang phí khi gặp sở thích hay có bổn phận cần phải tiêu pha; hay chữ nhưng không ham mê văn chương, quý tộc nhưng không hiệp sĩ; giản dị, bình tĩnh, vững vàng; được gia đình và gia nhân tôn thờ; nói chuyện hấp dẫn; là chính hách chán chường, bên trong lạnh lẽo, làm theo quyền lợi trước mắt, trị vì nhằm tình hình đang diễn và sắp diễn, không thù hằn cũng không biết ơn, ráo riết dùng ưu thế đè bẹp sự tầm thường, khôn khéo dùng đa số ở nghị viện để phủ quyết những nhất trí tiềm tàng đang hét thầm bên dưới ngai vàng; bộc lộ, có khi bộc lộ một cách liều lĩnh, nhưng lại khôn khéo một cách diệu kỳ trong sự liều lĩnh ấy; giàu biện pháp, có nhiều bộ mặt và mặt nạ; khiến nước Pháp của châu Âu và châu Âu của nước Pháp phải sợ; yêu nước, chắc chắn như vậy, nhưng càng thương nhà hơn; chuộng quyền lực hơn quyền uy, quyền uy hơn uy tín; khuynh hướng này có hại ở chỗ vì chỉ mưu cầu thắng lợi, nó thừa nhận sự xảo quyệt và cũng không tuyệt đối bài trừ sự hèn hạ, nhưng cũng có lợi vì nó tránh cho đường lối chính trị những va chạm kịch liệt, cho nhà nước những rạn nứt, cho xã hội những họa tai; tỉ mỉ, đúng đắn, tỉnh táo, chăm chỉ, tinh tường, bền sức, có khi tự mâu thuẫn với mình rồi tự cải chính; táo tợn đối với Áo ở Ăngcôn, kiên quyết đối với Anh ở Tây Ban Nha, bắn phá Ăngve, trả tiền cho Pritsa; hát quốc ca La Mácxâyde một cách tin tưởng; không biết tuyệt vọng, không biết mệt mỏi, không thích thú với cái đẹp, với lý tưởng, với những hành động hào hùng; không mơ mộng viển vông, không giận dữ, không khoa trương, không sợ sệt; có đủ mọi biểu hiện của sự dũng cảm cá nhân; là tướng ở Vanmy, là lính ở Gienmắp[242] đã tám lần suýt chạm tử hình nhưng vẫn tươi cười; can đảm như một lính pháo thủ, bạo dạn như một nhà tư tưởng, chỉ lo lắng trước khả năng một châu Âu chấn động và không thích hợp với những hành động chính trị lớn; luôn luôn sẵn sàng hy sinh tính mệnh nhưng không bao giờ chịu hy sinh sự nghiệp; muốn ảnh hưởng người ta, chứ không muốn bắt người ta làm theo ý chí của mình, để được vâng theo với tư cách mình là một trí tuệ chứ không phải là vua; không chú ý mấy đến trí thức nhưng biết người, nghĩa là cần trông thấy rồi mới đánh giá; lương tri nhậy và tinh, thông minh một cách thực tế, diễn đạt lưu loát, trí nhớ kỳ diệu; ông luôn luôn sử dụng trí nhớ, đây là điểm duy nhất ông giống Xêda, Alếcdăng và Napôlêông; nhớ rõ sự việc, chi tiết, năm tháng, nhân danh, địa danh; không biết các xu hướng, các dục vọng, các trí thức đa dạng của quần chúng, những hoài bão thầm kín, những sôi sục bí ẩn và lờ mờ của tâm hồn, tóm lại tất cả những gì người ta có thể gọi là những phong trào lưu không nhìn thấy của ý thức nhân dân. Lui Philip được thừa nhận ở bên trên nhưng không ăn ý mấy với nước Pháp hơn là trị vì; là thủ tướng của chính mình; rất giỏi việc đem thực tại nhỏ bé ngăn cản lý thuyết mênh mông; có năng khiếu sáng tạo về trật tự, về tổ chức, về văn minh nhưng chen vào đó cũng có óc thầy cò, óc thể thức; là người sáng lập một triều đại và mang ủy nhiệm của triều đại; có cái gì đó của Sáclơmanhơ đại đế, lại có cái gì đó của một thầy kiện. Tóm lại, là một nhân vật cao cấp và độc đáo, một vị vua biết tạo ra quyền lực bất chấp sự lo ngại của nước Pháp, biết làm nên hùng cường bất chấp sự ghen tức của châu Âu. Lui Philip sẽ được xếp vào hàng những người lỗi lạc của thế kỷ. Ông còn có thể được xếp vào hàng những nguyên thủ bất hủ trong lịch sử giá như ông cũng chút ít ưa vinh quang và ông có ý thức về sự lớn lao ngang với sự ích lợi.
Lui Philip lúc trẻ đẹp trai, đến già vẫn duyên dáng. Ông không được dân tộc luôn luôn ưa thích, nhưng quần chúng lại luôn thích ông. Con người ông vừa ý họ. Ông được trời phú cho cái dáng dấp hấp dẫn. Ông không oai vệ, trên đầu ông không có mũ miện dù là vua, không có mái tóc bạc, dù là lão. Điệu bộ của ông thuộc triều đại cũ, tập quán của ông thuộc chế độ mới, một sự hòa hợp giữa quý tộc và tư sản thích nghi với thời 1830; Lui Philip là sự quá độ trị vì. Ông giữ phát âm cũ và chính tả xưa, mang phục vụ tư tưởng hiện đại. Ông mến nước Ba lan và nước Hung nhưng ông viết người Pôlônoa và đọc người Hônggre.[243] Ông mặc áo quốc dân như Sáclơ X và đeo băng bắc đẩu bội tinh như Napôlêông.
Ông ít đi lễ, không đi săn, không bao giờ đi nhà hát. Không hề bị ảnh hưởng của cha cố, của bồi chó, của vũ nữ, điều ấy góp phần vào cảm tình của quần chúng. Ông không có sân chầu. Đi ra thì ông cắp ô dưới nách và cái ô ấy trong nhiều năm đã làm sáng thêm hào quang quanh người ông. Ông làm thợ nề chút ít, làm vườn chút ít và cũng biết chữa bệnh chút ít: một người đánh xe ngã ngựa, ông chích máu cho người ấy. Lui Philip không bao giờ đi ra mà không cắp theo con dao chích, cũng giống như Hăngri III không rời dao găm. Bọn bảo hoàng chế giễu ông vua buồn cười ấy, ông vua đầu tiên đổ máu để chữa bệnh.
Về những lỗi lẫm mà lịch sử trách cứ Lui Philip phải làm một bài toán trừ: có cái là lỗi của chế độ quân chủ, có cái là lỗi của triều đại và có cái là lỗi của nhà vua; ba cột liệt kê có tổng số khác nhau. Quyền tự do dân chủ bị thu hồi, tiến bộ bị đẩy xuống lợi ích thứ hai, những người xuống đường biểu tình phản kháng bị đàn áp dữ dội, những người khởi nghĩa bị xử tử, những người bạo động vũ trang bị bắn không xét xử, sự kiện phố Trăngxnônanh, tòa án binh, pháp luật lấn át thực tại, chính phủ thỏa hiệp với ba mươi vạn người có đặc quyền, đó là do nền quân chủ; từ chối Bỉ, chinh phục Angiêri một cách ác liệt, chinh phục bằng dã man hơn là bằng văn minh, như Anh chinh phục Ấn Độ, bội ước với Ápđen Kađe và Bleei, mua chuộc Đơtđơ, trả tiền cho Pritta, đó là do triều đại; làm chính trị theo đường lối tề gia hơn là trị quốc, đó là lỗi của vua.
Chúng ta thấy đó, tính toán xong thì lỗi vua cũng nhẹ bớt đi.
Sai lầm lớn của nhà vua là ở đây: Đại diện nước Pháp, ông đã tỏ ra quá khiêm tốn.
Do đâu mà sai lầm như vậy?
Chúng ta cần nói ra.
Lui Philip là một ông vua mang nặng tính gia phụ. Mải ấp cho cái gia đình mình nở thành một vương tộc, ông sợ đủ mọi thứ và không thích bị quấy rầy. Do đó mà có những rụt rè quá đáng, không hợp khẩu vị một công chúng có ngày 14 tháng 7 trong truyền thống chính trị và Auxtéclít trong truyền thống quân sự của mình.
Nói cho đúng, nếu đừng kể đến những công nhiệm cần hoàn thành trước tiên, thì cái gia đình ấy cũng xứng đáng với tình thương yêu sâu sắc của Lui Philip. Trong gia đình ấy đức và tài sát cánh nhau. Một người con gái của Lui Philip là Mari Đorlêăng nêu tên họ mình trong hàng nghệ sĩ cũng như ngày xưa Sáclơ Đorlêăng trong hàng ngũ thi sĩ. Bà đã mang hết tâm hồn ra tạc một tượng Gian Đác bằng cẩm thạch. Hai người con trai của Lui Philip đã khiến Méttecninh buột miệng thốt ra lời khen ngợi mị dân này: Đó là những thanh niên hiếm thấy và là những hoàng tử chưa từng thấy.
Đó là sự thật về Lui Philip, không hơn, không kém.
Là hoàng-thân-bình-đẳng, mang trong người mối mâu thuẫn giữa cách mạng và phục hưng, có một phương diện đáng ngại của người cách mạng nhưng đã trở thành đáng mừng ở người cầm quyền, đó là diễm hạnh của Lui Philip năm 1830. Chưa bao giờ có người thích hợp với tình thế đến như vậy; người ấy đi vào tình thế ấy và trở thành hiện thân của thời cuộc. Ngoài ra chuyện lưu vong của ông là căn cứ lớn để đưa ông lên ngôi. Ông đã bị câu lưu, ông đã sống lang thang, nghèo túng. Ông đã lao động để sống. Ở Thụy Sĩ, người thừa kế của một thái ấp cỡ lớn nhất nước Pháp đó phải bán một con ngựa già nua để mua cái ăn. Ở Rêsơnô, ông đã dạy toán ở tư gia còn em gái ông là Ađơlaiđơ phải thêu may. Những kỷ niệm như thế về một nhà vua đã khiến cho giới tư sản say sưa phấn khởi. Tự tay ông đã phá hủy cái chuồng sắt cuối cùng ở Mông Xanh Misen do Lui XI dựng lên và Lui XV sử dụng. Ông là bạn chiến đấu của Đuymuriedơ và là bạn của Laphaydét ông từng có chân trong câu lạc bộ Giacôbanh; Mirabô đã vỗ vai ông; Đăngtông[244] đã gọi ông: “Anh bạn trẻ kia!”. Năm 93, hăm bốn tuổi, với cái tên là ông Đơ Sáctrơ, ngồi trong một buồng nhỏ tối tăm của viện Khế ước, ông đã theo dõi vụ án Lui XVI, mà người ta gọi rất đúng là tên bạo chúa tội nghiệp ấy. Sự sáng suốt mù quáng của cách mạng đã bẻ gãy quân quyền trên người nhà vua và tiêu diệt nhà vua cùng với nền quân chủ. Thế mà hầu như cái sáng suốt mù quáng ấy không nhìn thấy con người trong khí thế tư tưởng lồng lên chà cán tuốt, không nhìn thấy không khí bão tố bao trùm của tòa án, sự căm phẫn của quần chúng đứng lên hỏi cung, cảnh lúng túng của “tên Capê”[245] không biết trả lời thế nào, sự lảo đảo kinh hãi của cái đầu đế vương ấy dưới luồng gió rợn người, sự vô tội của tất cả mọi người trong tai họa, của người kết án lẫn kẻ bị kết án; những cái đó, ông ta đều nhìn thấy, ông ta đã chứng kiến những quay cuồng kia; ông ta đã thấy lịch sử ra trước vành móng ngựa của viện khế ước; đằng sau Lui XVI, người bộ hành hữu trách xấu số ấy, ông ta đã thấy đứng lừng lững kẻ bị cáo dữ dội là dân quyền. Trong ký ức của ông còn lại niềm cung kính hãi hùng đối với cuộc công xử rộng lớn của nhân dân, cũng vô tư như sự phán xử của Chúa.
Cách mạng đã để lại dấu ấn lớn ở tâm trí Lui Philip. Ký ức của ông đã thành một bản rập sống từng giờ từng phút của những năm lớn lao ấy. Có một nhân chứng hoàn toàn đáng tin cậy kể lại rằng một hôm ông đã theo trí nhớ mà đính chính hết cả bản danh sách những đại biểu của viện Lập hiến mà tên bắt đầu bằng chữ A.
Lui Philip là một ông vua minh bạch. Ông trị vì thì báo chí được tự do, diễn đàn tự do, tín ngưỡng và ngôn luận tự do. Những đạo luật tháng Chín rất rõ ràng. Biết rằng những đặc quyền được công bố ra ánh sáng thì sẽ bị ánh sáng gặm mòn, ông cứ để ngôi vua của mình phơi trần ngoài ánh sáng. Lịch sử sẽ công minh đối với niềm trung thực ấy.
Cũng như mọi nhân vật lịch sử khi đã rời khỏi vũ đài chính trị, Lui Philip đang được công luận thẩm xét. Vụ án của ông còn đương ở tòa sơ thẩm. Cái giờ phút mà lịch sử truyền phán tự do và tôn nghiêm chưa điểm đối với ông ta: chưa đến lúc nêu được một bản phán quyết chung thẩm. Nhà sử học nghiêm khắc và lừng danh Luy Blăng vừa chữa nhẹ bớt bản án mình dựng lên; Lui Philip là người được chọn bởi 221 và 1830, hai cái “hầu như”: nghĩa là bởi một bán quốc hội và một bán cách mạng. Dù sao, đứng trên quan điểm thượng đẳng của triết học, chúng ta chỉ có thể nhận xét ông với sự dè dặt cần thiết nhân danh nguyên lý dân chủ tuyệt đối, như chúng ta đã nói trên kia. Đứng trước tuyệt đối thì không có quyền nào khác ngoài hai quyền kia: dân quyền và nhân quyền; những gì khác đều là lạm tiếm. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, sau khi thanh minh như vậy rồi, chúng ta có thể nói rằng dù sao thì theo quan điểm nhân thiện, Lui Philip vẫn là một trong những vị vua tốt nhất đã trị vì.
Cái gì chống Lui Philip? Chính là cái ngai vàng. Hãy cất cái danh hiệu là vua cho Lui Philip thì cái còn lại là con người. Mà con người ấy tốt. Tốt đến nỗi có khi đáng phục. Nhiều khi, giữa những lo âu lớn, sau một ngày đấu tranh ngoại giao với toàn châu Âu. Ông về phòng mình buổi tối mệt nhoài ra. Bấy giờ ông làm gì? Ông cầm một tập hồ sơ và thức suốt đêm để xét lại một vụ án đại hình: ông cho rằng đương đầu với cả châu Âu là một việc lớn, nhưng giành giật một con người với đao phủ lại là một việc lớn hơn. Ông kiên trì chống đối vị bộ trưởng tư pháp, ông giật máy chém từ tay các chưởng lý, những người ba hoa đó của luật pháp, như ông gọi. Nhiều khi hồ sơ chất đầy bàn, ông vẫn xem xét tất; ông khắc khoải sợ bỏ rơi những cái đầu khốn khổ bị xử. Một hôm ông nói với nhân chứng nhắc ở trên: Đêm nay tôi tranh được bảy. Trong những năm đầu triều đại, tử hình hầu như bị hủy bỏ trên thực tế và máy chém được dựng lại là trái ý nhà vua. Pháp trường La Grevơ cũ đã bị hủy bỏ cùng với dòng trưởng, một pháp trường tư sản được dựng lên cái tên là Cổng Xanh Giắc; những người “thiết thực” cảm thấy cần có một máy chém chính quy. Đó là một chiến thắng của Cadimia Pêriê, đại biểu của cánh tư sản hẹp hòi đối với Lui Philip, đại biểu của cánh tự do. Philip đã phê vào cuốn sách của Béccaria.[246] Sau khi xảy ra vụ ám sát Fiesi, ông kêu: “Tiếc rằng tôi không bị thương! Nếu bị thương thì tôi có quyền ân xá”. Một lần khác, về vụ một chính trị phạm loại nhân vật cao cả nhất ở thời đại ta, nghĩ đến sự phản đối của các bộ trưởng của mình, ông viết: Ân xá thì đành rồi. Ta chỉ còn phải tranh thù cho được mà thôi. Lui Philip dịu hiền như Lui IX và tốt bụng như Hăngri IV.
Mà đối với chúng tôi nhân từ hiếm có trong lịch sử như ngọc liên thành, cho nên con người tốt được xếp hầu như trước con người vĩ đại.
Lui Philip bị người này đánh giá nghiêm khắc, kẻ kia phê phán khắt khe, nay có một người từng biết ông ta - một người ngày nay cũng đã là bóng ma rồi - đến làm chứng cho ông ta trước tòa án lịch sử thì cũng là việc tự nhiên thôi. Lời đối chứng đó dù sao cũng rõ ràng và trước tiên là không vụ lợi. Một lời văn bia do một người chết viết là trung thực. Bóng ma này có thể an ủi bóng ma kia. Cùng nằm chung trong bóng tối thì có quyền ca ngợi nhau. Không sợ người ta nói về hai nấm mồ biệt xứ là: Mộ này đã nịnh hót mộ kia.
IV
NỨT RẠN TỪ MÓNG
Trong lúc câu chuyện kể đây sắp đi vào đám mây mù kinh khủng đang bao phủ dày đặc những bước đầu của triều vua Lui Philip, chúng tôi thấy cần phải giải thích về ông vua ấy chứ không thể nào để nhập nhằng được.
Lui Philip lên ngôi vua không bằng bạo lực, cũng không bằng hành động trực tiếp của ông ta, mà chỉ vì cách mạng chuyển hướng, - chuyển hướng như thế tất nhiên là khác xa với mục đích chân thực ban đầu, nhưng trong công việc đó, công tước Orlêăng, tức là ông ta, chẳng có vai trò chủ động nào cả. Sinh ra là hoàng thân, ông coi mình như đã được bầu lên làm vua. Cái thiên mệnh ấy ông không tự phong cho mình, mà cũng không giành giật lấy; người ta đem dâng cho ông thì ông nhận thôi. Cố nhiên ông cũng sai lầm khi đinh ninh rằng người đem dâng như thế là theo đúng quyền lý, còn ông nhận cũng là việc bổn phận thôi. Do đó ông thành tâm mà lên ngôi vua.
Chúng tôi công nhận Lui Philip lên làm vua rất thành ý, mà phe dân chủ công kích nền quân chủ cũng là thành ý, nên khi người ta hoảng sợ trước những cuộc đấu tranh giữa hai lực lượng, người ta không đổ tội cho nhà vua mà cũng chẳng đổ tội cho phe dân chủ. Một cuộc xung đột về nguyên lý xã hội cũng chẳng khác gì một cuộc xung đột giữa những lực lượng thiên nhiên.
Đại dương bảo vệ nước, bão tố bảo vệ không khí; nhà vua bênh vực ngôi vua, dân chủ bênh vực nhân dân, cái tương đối là quân chủ chống lại cái tuyệt đối là cộng hòa. Xã hội chảy máu trong cuộc xung đột, nhưng cái gì làm cho xã hội bây giờ phải đau đớn nhất định sẽ là cái cứu vớt xã hội sau này. Và trong trường hợp nào cũng vậy không nên chê trách những kẻ đứng ra chiến đấu. Tất nhiên giữa hai phe phải có một phe nhầm lẫn. Chân lý có phải như tượng thần khổng lồ ở Rốtđơ đâu mà đứng cả hai bờ, một chân ở đất cộng hòa, một chân ở đất quân chủ. Chân lý là một, không thể phân chia, nhất định là chỉ ở về một bên. Có điều kẻ lầm lẫn lại thực tâm mà lầm lẫn; một người mù mắt chẳng tội lỗi gì thì một anh bảo hoàng cũng đâu có phải là một tên kẻ cướp? Những xung đột ghê gớm ấy chẳng qua là do định mệnh. Có bão tố thế nào đấy thì con người cũng không chịu trách nhiệm.
Thôi hãy hoàn thành việc trình bày này.
Chính phủ lên nắm chính quyền năm 1830 vấp ngay phải nhiều khó khăn. Vừa khai sinh hôm qua thì hôm nay đã phải phấn đấu rồi.
Ngồi chưa nóng chỗ đã có cảm giác như có những sức gì mơ hồ đang tỳ mạnh lên cả bộ máy của chính phủ tháng Bảy vừa mới xây nền và chưa có chút gì vững chắc cả.
Sự phản đối phát sinh ngay ngày hôm sau. Có lẽ nó đã hình thành từ đêm trước cũng nên.
Tháng này qua tháng khác, sự phản đối lớn dần lên và từ âm thầm đã biến thành công khai.
Cách mạng tháng Bảy không được vua chúa các nước ngoài thừa nhận, điều ấy chúng tôi đã nói. Ở trên đất Pháp, người ta cũng hiểu nó khác nhau.
Rõ ràng là Chúa bộc lộ ý Chúa trong các biến cố lịch sử, nhưng bộc lộ bằng một ngôn ngữ bí ẩn. Con người liền đem diễn dịch ra, bản dịch làm vội vàng quấy quá mang nhiều nỗi lầm, nhiều khiếm khuyết, nhiều chỗ phản nghĩa. Rất ít người hiểu được lời Chúa. Những người tinh tường, trầm tĩnh, thâm thúy nhất thì đọc chậm, cho nên khi họ mang bản dịch của họ tới thì công việc đã xong rồi. Đã có hai mươi bản dịch rồi. Mỗi bản dịch sinh ra một đảng, mỗi chỗ phản nghĩa đẻ ra một phái. Và mọi đảng tưởng mình có ánh sáng chân chính.
Lắm lúc chính quyền cũng chính là một phái.
Trong các cuộc cách mạng đều có người bơi ngược dòng: đó là những đảng cũ.
Đối với những đảng cũ đã gắn bó với truyền thống do phước lành của Chúa, họ tự cho là có quyền nổi loạn, bởi vì cách mạng sinh ra từ quyền nổi loạn. Lầm rồi, thật vậy, trong các cuộc cách mạng, kẻ nổi loạn không phải là dân chúng mà là vua. Cách mạng trái hẳn với nổi loạn. Cách mạng nào cũng là một diễn biến theo lẽ thường, cho nên là chính đáng; có khi có những tay giả cách mạng làm ô danh cách mạng, nhưng tính cách chính đáng của nó vẫn tồn tại dù bị làm nhơ bẩn, vẫn sống sót dù nhuộm máu. Cách mạng xảy ra không từ ngẫu nhiên mà từ sự cần thiết. Cách mạng là từ giả tạo quay về với thực tiễn. Cách mạng xảy ra vì cần phải xảy ra.
Những đảng chính thống cũ đã công kích cách mạng 1830 với tất cả sự kịch liệt phát sinh từ một lối luân lý sai lạc. Những sai lầm lại là những tên, đạn tốt. Chúng tấn công cách mạng một cách khôn khéo ở những chỗ yếu, chỗ hở, chỗ thiếu lôgich: chúng tấn công cách mạng 1830 ở nền quân chủ mà nó thiết lập. Chúng thét: Nói cách mạng, sao lại có anh vua ấy? Những phe phái là những đứa mù nhằm trúng đích.
Những người cộng hòa cũng thét cái tiếng thét kia. Nhưng họ thét như vậy là hợp lý. Mù quáng ở bè lũ chính thống, lại là sáng suốt ở cánh dân chủ. Cách mạng 1830 phá sản đối với nhân dân. Những người dân chủ chân chính tức giận phải phàn nàn.
Đứng giữa hai luồng công kích của quá khứ và tương lai, bộ máy nhà nước tháng Bảy lúng túng, vất vả. Nó chỉ là khoảnh khắc hiện tại mà phải đối phó một đằng với hàng thế kỷ quân chủ, đằng khác với cái quyền lý muôn đời. Vả lại, bề ngoài nó chẳng còn là cách mạng nữa mà đã trở thành quân chủ rồi, nên chính phủ 1830 buộc lòng phải nhịp bước theo châu Âu. Lại phải giữ gìn hòa bình mới càng phức tạp! Một sự hòa hợp ngược lẽ có khi còn phải trả giá đắt hơn là một cuộc chiến tranh. Từ cuộc xung đột ngầm, luôn luôn bị khóa mõm nhưng luôn luôn gầm gừ, nảy ra cái trạng thái hòa bình vũ trang, lối thoát tốn kém của nền văn minh tự ngờ vực mình.
Nền quân chủ tháng Bảy lồng lên như con ngựa mắc vào cỗ xe của các chính phủ châu Âu. Mettécnich[247] sẵn sàng buộc dây cương vào cổ nó. Bị trào lưu tiến bộ thúc đẩy ở Pháp, nó trở lại thúc đẩy các nền quân chủ lạc hậu khác ở châu Âu. Được kéo, nó trở lại lôi kéo kẻ khác.
Trong lúc đó thì bên trong các vấn đề nghèo đói, thợ thuyền, tiền lương, giáo dục, phạm pháp, mãi dâm, số phận người đàn bà, các vấn đề giàu nghèo, sản xuất, tiêu thụ, phân phối, mậu dịch, tiền tệ, quyền của tư sản, quyền của lao động, tất cả vấn đề chồng chất lên xã hội, cao chót vót đến ghê sợ.
Ngoài các đảng phái chính trị chính thức, một phong trào khác xuất hiện. Tiếp theo sự sôi sục của phong trào dân chủ là sự sôi sục của phong trào triết học. Trí thức thấy mình cũng bối rối như quần chúng, bối rối có khác nhưng cũng không kém sâu xa.
Có những nhà tư tưởng suy nghĩ, trong khi đất dưới chân họ, tức là quần chúng nhân dân, do những luồng cách mạng chạy qua, rung lên như bị cơn giật kinh phong khó giải thích. Những nhà tư tưởng đó khi thì riêng lẻ, khi thì tập hợp thành gia đình, hơn thế, thành đoàn thể, nhào nặn những vấn đề xã hội một cách ôn hòa nhưng sâu sắc. Là những người thợ mỏ không nao núng họ bình thản đào hầm của họ dưới chân núi lửa, không bị rầy rà bao nhiêu vì những chấn động ngầm hoặc những lò lửa thoáng thấy. Sự bình thản đó cũng là một cảnh tượng đẹp nhất trong thời đại náo động kia.
Họ để dành cho các đảng phái vẫn đề pháp quyền, còn họ chỉ lo đến vấn đề hạnh phúc.
Phúc lợi của con người, đó là cái họ muốn rút ra từ xã hội.
Họ nâng cao các vấn đề vật chất, vấn đề công nghiệp, nông nghiệp, thương mại lên gần mức trọng vọng của tôn giáo. Trong nền văn minh bấy giờ, một phần nhỏ do Thượng đế xây dựng nên, còn phần lớn là do con người, thì các thứ quyền lợi đã trộn lẫn với nhau, ết dính vào nhau và hỗn hợp thành một thứ đá vô cùng rắn chắc, theo một quy luật mà các nhà kinh tế học đã dày công nghiên cứu.
Họ tập hợp nhau thành nhóm lấy danh hiệu khác nhau nhưng cũng có thể gọi chung họ là những người theo chủ nghĩa xã hội. Họ cố hết sức chọc thủng tầng đá ấy và bắt nguồn nước tươi mát của hạnh phúc phải phụt lên.
Từ vấn đề cái máy chém đến vấn đề chiến tranh, sự nghiên cứu của họ bao trùm tất cả. Bên cạnh cái nhân quyền đã tuyên bố trong cách mạng Pháp, họ nêu thêm quyền của phụ nữ và quyền của trẻ con. Mong rằng độc giả không lấy làm ngạc nhiên, vì lẽ này hay lẽ khác chúng tôi không đi sâu vào lý thuyết của những vấn đề mà chủ nghĩa xã hội đã xướng lên. Chúng tôi chỉ xin nhắc lại thôi.
Bỏ ra ngoài những viễn ảnh của vũ trụ, những cái gì mơ mộng và huyền bí, thì tất cả những vấn đề các nhà xã hội đem ra bàn để giải quyết chỉ thu lại trong hai vấn đề chính:
Vấn đề thứ nhất: Sản xuất ra của cải.
Vấn đề thứ hai: Phân phối các của cải ấy.
Vấn đề thứ nhất chứa đựng vấn đề lao động.
Vấn đề thứ hai bao gồm vấn đề tiền lương.
Trong vấn đề thứ nhất là chuyện sử dụng sức sản xuất. Trong vấn đề thứ hai là chuyện phân phối mọi thứ hưởng thụ.
Sử dụng tốt sức sản xuất là làm cho xã hội phú cường.
Phân phối tốt mọi thứ hưởng thụ là tạo nên hạnh phúc cho cá nhân.
Nói phân phối tốt nghĩa là không phải chia bình quân mà là chia công bằng. Nguyên tắc bình đẳng đầu tiên là sự công bằng.
Bên ngoài, phú cường xã hội; bên trong, hạnh phú cá nhân; hai cái ấy phối hợp lại thành ra xã hội giàu mạnh.
Xã hội giàu mạnh, điều ấy có nghĩa là con người được sung sướng, người công dân được tự do, quốc gia thành lớn mạnh.
Nước Anh giải quyết được vấn đề thứ nhất. Nước Anh làm ra của cải rất giỏi nhưng phân phối rất vụng. Vấn đề chỉ được giải quyết có một mặt, nên đã đưa nước Anh đến hai thái cực: vừa cực kỳ giàu sang vừa cực kỳ nghèo khổ. Mọi thứ hưởng thụ dành cho một vài người, còn mọi thứ thiếu thốn đều dồn cho tất cả kẻ khác, nghĩa là toàn thể dân chúng; đặc quyền, độc quyền, cường bạo nảy ra từ chế độ lao động ấy.
Sự phồn thịnh công cộng ngồi lên lưng sự nghèo khổ riêng tư, sự phú cường của Nhà nước đâm rễ trong cảnh đau đớn của cá nhân, một tình thế như vậy thật là bấp bênh và nguy hiểm! Đó là sự phú cường cấu tạo không đều vì gồm đủ mọi yếu tố vật chất mà lại không có lấy một yếu tố tinh thần nào.
Chủ nghĩa cộng sản và luật ruộng đất cho rằng có thể giải quyết vấn đề thứ hai. Lầm to! Phân chia như thế sẽ giết chết sự sản xuất. Chia đều nhau làm mất tính thi đua. Và do đó cũng làm mất tính lao động. Đó là cách phân chia của hàng thịt, nó giết chết cái mà nó phân chia. Không thể nào bằng lòng với giải pháp ấy được; giết chết của cải như thế không phải là phân phối của cải.
Hai vấn đề đòi hỏi giải quyết song song thì mới giải quyết tốt được. Hai giải pháp đòi hỏi được phối hợp với nhau thành một mà thôi.
Anh chỉ giải quyết vấn đề thứ nhất thì anh sẽ là Vơnidơ, anh sẽ là Anh Cát Lợi. Anh sẽ như Vơnidơ giàu mạnh một cách giả tạo, hay như Anh Cát Lợi rất giàu mạnh về vật chất nhưng anh sẽ là một anh nhà giàu xấu xa. Anh sẽ chết vì bạo lực như Vơnidơ đã chết, hoặc anh sẽ đổ nhào vì phá sản như Anh Cát Lợi sẽ đổ nhào sau này. Thế giới sẽ để mặc anh chết đi và đổ nhào, vì thế giới luôn luôn để mặc cho đổ nhào và chết đi tất cả những cái gì chỉ có nội dung ích kỷ, tất cả những cái gì đối với nhân loại không tiêu biểu cho một đạo đức hay một lý tưởng.
Cố nhiên những tiếng Vơnidơ, Anh Cát Lợi là đúng để chỉ các chế độ xã hội chứ không phải nhân dân các nước ấy, chỉ các tổ chức thống trị áp bức nằm trùm lên các quốc gia chứ không phải bản thân các quốc gia ấy. Chúng tôi bao giờ cũng tôn trọng và có thiện cảm đối với mọi quốc gia. Nhân dân Vơnidơ sẽ sống lại, bọn quý tộc Anh Cát Lợi sẽ nhào đổ, nhưng quốc gia Anh Cát Lợi là bất diệt. Nói xong điều đó, chúng ta tiếp tục.
Giải quyết cả hai vấn đề, khuyến khích người giàu và bảo vệ người nghèo, thủ tiêu sự cùng khổ, chấm dứt sự bóc lột bất công của kẻ mạnh đối với kẻ yếu, kiềm chế sự ganh ghét bất công của kẻ còn đang đi đối với kẻ đến đích, làm cho tiền lương khớp với sức lao động một cách toán học và thân ái, coi sự giáo dục không mất tiền và cưỡng bách là một yếu tố gắn với việc nuôi trẻ khôn lớn và làm cho khoa học trở thành cơ sở của sức khỏe lành mạnh, phát triển trí tuệ, đồng thời làm cho tay chân có việc làm, làm một dân tộc giàu mạnh đồng thời là một gia đình trong ấy mọi người đều sung sướng, dân chủ hóa tư hữu bằng cách phân phối cho khắp mọi người, chứ không phải thủ tiêu nó đi, làm sao cho mọi người dân bất kỳ ai cũng đều có của, việc ấy cũng không phải khó lắm, nói tóm lại, biết cách làm ra của cải và biết cách phân phối của cải, và như thế là một lúc sẽ đạt được sự vĩ đại về vật chất lẫn sự vĩ đại về tinh thần. Có thế mới đáng gọi là nước Pháp.
Ngoài một đôi phe phái đi lạc hướng thì không kể đấy là tiếng nói của chủ nghĩa xã hội. Đấy là tất cả những điều mà chủ nghĩa xã hội tìm trong sự kiện thực tế, đấy là cảnh mà chủ nghĩa xã hội gợi ra trong mọi đầu óc.
Cố gắng đáng phục và thiêng liêng sao!
Những chủ nghĩa ấy, những học thuyết ấy, những sự phản kháng ấy, sự cần thiết bất ngờ đối với nhà chính trị phải đếm xỉa đến các nhà triết học, một đường lối chính trị mới phải vạch ra cho phù hợp với chế độ cũ mà không quá chống đối với lý tưởng cách mạng. Một tình thế phải tận dụng La Fêyest để cứu vãn Pôlinhắc,[248] sự trực cảm về tiến bộ dưới cái vỏ dân biểu, quốc hội và đường phố, những yêu sách phải cân bằng chung quanh mình, niềm tin tưởng đối với cách mạng, có lẽ cũng có sự nhẫn nhục nào trong việc công nhận một quyền lý tối cao, cái ý chí trung thành với dòng giống, cái tình yêu gia đình, lòng tôn trọng nhân dân, tính ngay thực của chính mình, tất cả những cái ấy làm cho Lui Philip do nghĩ đến, đau xót và từng lúc đã khiến ông thấy mệt nhọc với cái nghề làm vua quá khó khăn, mặc dù ông là người can đảm và có ý chí.
Ông cảm thấy như dưới chân ông đang có một sự tan rã đáng sợ, tan rã chứ chưa đến nỗi nát thành tro bụi, vì chưa bao giờ nước Pháp lại xứng là nước Pháp như bấy giờ.
Từng đám mây chồng chất đen kịt ở chân trời. Một bóng đen kỳ dị dần dần kéo đến, bao phủ lên mọi người, mọi vật, mọi tư tưởng; đó là bóng đen thoát ra từ mọi thứ căm hờn, mọi hệ thống tư tưởng. Tất cả những gì bị bóp nghẹt đi một cách vội vàng, bây giờ lại cựa quậy, lên men ngấm ngầm. Trí óc con người rung động trong không khí lo âu của xã hội như lá cây lúc cơn dông sắp kéo đến. Tình hình căng thẳng như hai dòng điện cao thế, có lúc chỉ cần có một người vô danh nói lên, cũng như chỉ cần có vật gì chạm vào hai dòng điện, là đủ làm bật ra chân lý, bật ra ánh sáng. Sau đó, bóng tối mờ mờ lại phủ xuống như cũ. Thỉnh thoảng những tiếng súng ngấm ngầm vang lên, chứng tỏ trong đám mây mù còn chất chứa rất nhiều sấm sét.
Hai mươi tháng đã trôi qua từ cuộc cách mạng tháng Bảy: Năm 1832 mở màn với một vẻ như đe dọa và gần như có việc sắp xảy ra.
Cảnh nghèo đói của nhân dân, người lao động không có bánh mì, vương tước Côngđê cuối cùng chết một cách mờ ám, Bruyxen đuổi họ Natxô như Pari đuổi họ Buốcbông, nước Bỉ muốn về với một ông hoàng Pháp lại được cho một ông hoàng Anh, sự thù hằn của nước Nga Nicôla, sau lưng Pháp là hai con yêu tinh phương Nam, Fécđimăng Tây Ban Nha và Mighen Bồ Đào Nha, đất rung chuyển ở Ý, Méttecnich thò tay qua Bôlônhơ, nước Pháp cộc cằn đối với nước Áo ở Angcôn về phía Bắc thì tiếng đóng áo quan chôn Balan lần nữa, ở khắp châu Âu, những tia mắt giận dữ rình mò Pháp, đồng minh Anh đáng nghi ngờ đang sẵn sàng đẩy nhào những gì đang nghiêng lệch và xông vào những gì đã nhào, thượng viện nấp sau Béccaria bác bỏ bốn án tử hình của tòa án, biểu tượng hoa huệ bị gạch xóa trên xe vua, cây thập tự ở nhà thờ Đức Bà bị nhổ bỏ, Laphaydét bị bôi nhọ, Laphít suy sụp, Bengiamanh Côngxtăng chết nghèo khổ, Cadimia Pêriê chết trong lúc chính quyền suy yếu: bệnh chính trị và bệnh xã hội phát ra cùng một lúc ở hai thủ đô của vương quốc; thủ đô tư tưởng và thủ đô lao động; Ở Pari, nội chiến; ở Lyông, nông dân biến; ở cả hai thành phố chỉ một ánh lửa lò; một màu đỏ hỏa sơn ở trên trán nhân dân; phương nam trở nên cuồng tín, phương tây loạn; nữ công tước Beri hoạt động ở Văngđê, âm mưu, hội kín, khởi biến, dịch tả; tất cả những cái đó rót thêm sự náo động bi đát của biến cố vào sự sôi sục của tư tưởng.
V
NHỮNG SỰ VIỆC LÀM NÊN LỊCH SỬ NHƯNG LỊCH SỬ LẠI KHÔNG BIẾT ĐẾN
Vào cuối tháng tư mọi việc đều trở nên trầm trọng. Tình hình từ chỗ lên men đã trở thành sôi sục. Từ 1830, rải rác đã có đôi cuộc bạo động nhỏ, lẻ tẻ. Những cuộc bạo động ấy đều bị đàn áp ngay, nhưng cũng lại mọc lên ngay, đó là dấu hiệu của một lò lửa to lớn đang bừng bừng ở bên dưới, một cái gì ghê gớm đang ấp ủ. Người ta hé nhìn thấy những dấu hiệu chưa rõ nét và còn lờ mờ của một cuộc cách mạng có thể nổ ra. Cả nước Pháp nhìn vào Pari; Pari nhìn khu ngoại ô Xanh Ăngtoan. Khu ngoại ô Xanh Ăngtoan được nung ngầm, bỗng sôi sục lên. Không khí các quán rượu phố Sarôn nghiêm trang và ồn ào - hai tính từ ấy kết hợp để nói về một quán rượu thì cũng lạ thật.
Ở đấy người ta đem vấn đề duy trì hay lật đổ chính phủ ra bàn một cách ngang nhiên. Người ta thảo luận công khai cái việc phải đánh hay nên ngồi yên.
Bên trong nhiều quán rượu người ta bắt thợ thuyền thề “sẽ có mặt ngoài đường khi có tiếng báo động đầu tiên và sẽ chiến đấu bất chấp quân thù đông hay ít”. Khi người thợ đã thề xong, một người ngồi trong góc quán rượu cố ý nói oang oang: Nhớ nhé! Thề rồi đấy nhé! Có khi người ta lên gác, họp nhau trong một phòng kín, cảnh tượng chẳng khác gì những cuộc họp hội kín. Người ta bắt những người mới gia nhập tuyên thệ để giúp ích cho họ và cho các gia trưởng. Lời thề như vậy đó.
Ở các phòng dưới người ta đọc các sách “phiến loạn”. Theo lời một bản báo cáo bí mật đương thời, đó là những quyển sách chửi chính phủ.
Ở các phòng ấy người ta nghe thấy những lời như sau: - Tôi có biết tên các người chỉ huy đâu. Bọn tôi sẽ được biết ngày khởi sự chỉ hai giờ trước khi hành động thôi. Một người thợ nói: chúng ta có ba trăm người, mỗi người bỏ ra mười xu vị chi là một trăm năm mươi phơrăng để làm đạn và thuốc súng. Một người khác nói: không sáu tháng, hai tháng gì hết. Không đầy mười lăm hôm là chúng ta sẽ ngang sức với chính phủ. Với hai vạn rưỡi người, ta có thể đối địch được. Một người nữa nói: - Tôi chẳng ngủ nghê gì, cứ đêm là đúc đạn. - Thỉnh thoảng có những người “ăn bận đẹp đẽ như bọn tư sản”, đến đây “làm bộ làm tịch”, ra vẻ “chỉ huy”, bắt tay những nhân vật quan trọng nhất rồi bỏ đi. Không mấy khi họ ở quá mười phút. Người ta trao đổi những câu chuyện đầy ý nghĩa: mật kế đã muồi, công việc đầy đủ. Tất cả đều nói nhặng xị lên như thế, đó là lời một nhân chứng.
Người ta hăng đến nỗi, một hôm, đương ở giữa quán ăn, một người thợ kêu to: Chúng ta không có vũ khí! Thì một người bạn đáp ngay: Vũ khí ở trong tay binh lính ấy! Câu đáp đã vô tình nhại câu của Bônapác tuyên bố với quân đội viễn chinh Pháp sang đánh Ý. Một bản báo cáo của nhà chức trách, sau khi tường trình sự việc, nói thêm: “Khi có điều gì bí mật hơn thế thì họ không đem ra nói với nhau ở đấy”. Người ta không hiểu họ còn giữ bí mật điều gì nữa khi đã nói toạc ra tất cả như đã thấy trên kia.
Những cuộc họp đôi khi tổ chức có định kỳ. Ở một vài hội nghị như thế, người dự không quá tám hay mười người, và đi lại cũng chỉ những nhân vật ấy. Ở những cuộc họp khác thì ai cũng được vào phòng họp, đông đến nỗi phải họp đứng. Người này họp vì nhiệt tình và say đắm! Kẻ khác họp vì đó là con đường đưa tới có việc làm. Cũng như ở thời cách mạng, trong các quán ấy có những người phụ nữ yêu nước ôm hôn những kẻ mới đến.
Nhiều sự việc có ý nghĩa nữa xuất hiện.
Có người vào quán rượu uống xong bỏ đi ra, nói:
“Anh hàng rượu, chỗ tiền rượu này chính quyền cách mạng sẽ trả cho anh”.
Ở quán rượu bên kia phố Larôn, có một cuộc bầu cử những người cán bộ cách mạng. Hòm phiếu là một cái mũ công nhân.
Một số thợ họp ở nhà một thầy dạy kiếm thuật ở phố Cốttơ. Ở đó có một bó khí giới gồm mã tấu gỗ, gậy, kiếm. Một hôm người ta bóc trần mũi kiếm. Một người thợ nói: “Chúng tôi hai mươi lăm người, nhưng tôi không được tính vì người ta coi tôi là một cái máy”. Cái máy ấy về sau là Kênítxê.
Những việc tầm thường gì mà được tính toán trước cũng trở nên có ý nghĩa lớn. Một người đàn bà quét ở trước cửa nhà mình thóc mách với một người khác: Đã từ lâu rồi, người ta khẩn trương làm đạn.
Người ta thấy dán ngay ngoài phố những bản tuyên bố kêu gọi quốc dân các quận. Một trong các bản ấy ký tên: Buyếctô, bán rượu.
Một hôm ở cửa nhà một anh chàng rượu chợ Dơnoa, một người có bộ râu quai nón với giọng nói người Ý, đứng lên một trụ vôi đọc thật to một tờ giấy gì lạ lùng, có vẻ là một quyền lực huyền bí. Từng nhóm người tụ họp chung quanh vỗ tay hoan nghênh. Các đoạn làm cho quần chúng cảm động nhất được ghi chép lại như sau: “Chủ nghĩa của chúng ta bị ngăn cản, các bản tuyên ngôn của chúng ta bị xé rách, các người đi dán áp phích của chúng ta bị rình mò và bắt giam…” “Cái tai họa trong nghề bông vải đã chữa bệnh trung dung cho chúng ta”. “Tương lai của các dân tộc là đội ngũ hèn hạ của chúng ta”. “…Vấn đề đặt ra là thế này: hành động hay phản động? Cách mạng hay phản cách mạng? Vì ở thời đại chúng ta, không thể có sự nằm ì hoặc bất động. Vì dân hay chống lại dân, đó là vấn đề. Ngoài ra không còn vấn đề nào khác”. “Cái ngày chúng tôi không thích hợp với các anh nữa thì hãy hạ bệ chúng tôi. Nhưng từ nay cho đến lúc ấy, hãy giúp chúng tôi tiến lên”.
Các việc ấy đều xảy ra giữa ban ngày.
Nhiều việc quá táo tợn làm dân chúng đâm nghi. Ngày 4 tháng tư năm 1832, ở góc phố Xanh tơ Mácgơrít, một người qua đường leo lên cây trụ, thét lớn: Tôi là người phe Babớp đây.[249] Nhưng dân chúng thì thấy sau danh nghĩa Babớp là hình dáng Gixkê.
Hắn nói huyên thuyên. Hắn bảo:
“Đả đảo chế độ tư hữu! Bọn đối lập cánh tả là đồ hèn nhát, đồ phản bội. Khi chúng muốn giành lẽ phải về mình thì chúng tuyên truyền cách mạng. Nhưng dân chủ của chúng là chỉ để khỏi thất bại, còn khi muốn trốn đấu tranh thì chúng lại theo quân chủ. Bọn cộng hòa là đồ con tườu. Đồng bào lao động, đồng bào hãy coi chừng bọn cộng hòa”.
Một người thợ hét lớn:
- Ông đồng bào mật thám ơi, im cái mồm đi!
Tiếng thét ấy chấm dứt ngay bài diễn thuyết.
Nhiều chuyện bí ẩn xảy ra.
Vừa tối, có người thợ bắt gặp bên bờ kênh “một người ăn bận chỉnh tề”, người ấy bảo: - Đồng bào, đi đâu đấy? - Thưa ông, người thợ đáp, tôi không được biết ông là ai. - Tôi thì tôi biết anh lắm. Và người ấy thêm: anh đừng sợ. Tôi là người ủy ban. Người ta nghi anh là người không chắc chắn lắm. Anh nhớ là nếu anh phát giác điều gì thì có người để ý đến anh đấy nhé. Xong hắn bắt tay người thợ và nói thêm khi bước đi: chúng ta sắp tới sẽ gặp nhau.
Cảnh sát theo dõi đã ghi được, không những trong các quán ăn mà ngoài đường, rất nhiều mẩu đối thoại kỳ dị.
Một người thợ dệt bảo một người thợ mộc:
- Bác xin gia nhập mau đi.
- Tại sao?
- Sắp được nổ súng rồi bác ạ.
Hai người qua đường ăn mặc rách rưới hỏi và trả lời nhau mấy câu thật đáng chú ý, nghe như rõ rệt là sắp có bạo động.
- Ai thống trị ta bây giờ?
- Ông Philip.
- Không phải, bọn tư bản thống trị ta…
Một lần khác, hai người đi qua, người ta bắt chợt người này nói với người kia: chúng mình có một kế hoạch tấn công tài tình. Trong câu chuyện thân mật giữa bốn người ngồi xổm trong cái hào ở một ngã tư, người ta nghe thoáng được mấy lời như sau:
- Phải ra sức làm cho nó không còn đi dạo chơi trong Pari nữa.
Nó là ai? Một bí mật đầy đe dọa.
“Những thủ lĩnh chính”, như ở ngoại ô người ta gọi, không ra mặt. Người ta tin rằng họ họp nhau bàn bạc ở trong một cái quán gần mũi Xanh Ơxtasơ. Người hội trưởng hội cứu tế thợ may tên là Ôgơ được coi là người trung gian liên lạc giữa các thủ lĩnh và khu ngoại ô Xanh Ăngtoan. Tuy vậy vẫn còn mờ mịt lắm chung quanh các thủ lĩnh ấy. Không có sự kiện chắc chắn nào có thể phủ định câu trả lời ngang tàng của một bị cáo kia trước tòa án thượng viện. Tòa hỏi:
- Thủ lĩnh của anh là ai?
- Tôi không có thủ lĩnh và cũng không thừa nhận ai là thủ lĩnh. Tuy vậy, đó mới chỉ là những lời nói mơ hồ tuy rõ nghĩa, đôi lúc chỉ là những câu nói trống không, những lời bàn tán, những tiếng đồn ra đồn vào. Lại có nhiều dấu hiệu khác hiện ra.
Ở phố Rơidi, một người thợ mộc đóng đanh ghép ván để dựng cái hàng rào quanh đám đất đang làm nhà, bắt được một đoạn thư đã xé nát nhưng còn đọc được mấy dòng như sau:
“…Ủy ban cần phải có biện pháp để ngăn cản các hội này hội nọ đến lấy người trong các trung đội…”
Và ở đoạn tái bút:
“Chúng tôi được tin ở phố Ngoại ô Poácxơnie nhà số 5 bis có nhiều súng, khoảng năm, sáu nghìn khẩu, nằm trong tay một người lái súng và cất giấu trong một cái sân. Trung đội hiện chưa có vũ khí”.
Đi mấy bước nữa, người thợ mộc nhặt được một mảnh giấy khác cũng rách dở và càng có ý nghĩa hơn. Anh ta xúc động thuật lại cho mấy người láng giềng nghe. Vì các tài liệu lạ lùng ấy có giá trị sử dụng cho nên chúng tôi sao y nguyên dạng mảnh giấy mặt sau:
QCDE Hãy học thuộc lòng danh sách này.
Sau đó anh xé đi. Những người được thừa nhận cũng sẽ làm như thế sau khi anh đã truyền lệnh cho họ.
Kính chào huynh đệ
U og a1 fe L
Những người có đọc mảnh giấy này mãi về sau mới biết rõ nghĩa kia của bốn chữ hoa: Quinturions, Centurions, Décurions, Eclareurs và ý nghĩa của những chữ U og a1 fe nó chỉ một ngày tháng, ngày 15 tháng 4 năm 1832. Dưới mỗi chữ hoa, có ghi thêm nhiều tên kèm theo những chú dẫn tiêu biểu. Chẳng hạn: - Q.Banơren 8 súng. 83 đạn. Người đáng tin cậy - C.Bubie 1 súng ngắn. 40 đạn. - D.Rônlê 1 kiếm, 1 súng ngắn, 1 cân thuốc súng. - Tétxiê 1 mã tấu, 1 túi. B. Đúng giờ khắc - Terơ - 8 súng. Can đảm…
Cuối cùng anh thợ mộc còn tìm thấy, cũng trong mảnh vườn kia, một mảnh giấy thứ ba trên đó có cái danh sách bí mật này, viết bằng bút chì, nhưng rất rõ:
Đơn vị Blăngsa. Acbrơxéc. 6
Bara. Xoadơ. Xan.ô - Côngtơ.
Kooxiuxkô. Ôbry người hàng thịt.
J.J.R
Caiiuytx Gracuyxông
Quyền xét duyệt. Đuyfông Fua.
Phái Girôngđanh đổ. Đécbác. Môbuyê
Oaxinhtơn - Panhxông, 1 súng ngắn, 86 đạn
Mácxâyde.
Chủ q. nhân dân., Misen - Canhcăngpoa - Mã tấu Hôsơ.
Mácxô - Platông - Acbrơxéc.
Vácsôvi - Tily, người rao báo Dân chúng.
Người thị dân lương thiện còn giữ được giấy này đã biết ý nghĩa của nó. Hình như đây là bản danh sách trọn vẹn về những trung đội ở quận 4 của Hội Nhân Quyền với tên họ và địa chỉ những trung đội trưởng.
Ngày nay những sự việc bí mật ấy đã trở thành lịch sử cho nên có thể công bố. Cần phải nhắc là Hội Nhân Quyền được thành lập sau ngày người ta nhặt được mảnh giấy kia. Có lẽ đây chỉ là một bản phác họa.
Tuy nhiên đi sau lời nói, đi sau văn tự, những sự kiện cụ thể bắt đầu xuất hiện
Phố Pôpanhcua, ở nhà một người bán hàng xén, cảnh sát bắt được trong ngăn kéo bảy tờ giấy màu xám gấp làm tư theo chiều dài, ở trong lại đựng hai mươi sáu mảnh vuông cùng thứ giấy ấy gấp thành hình viên đạn và một mảnh giấy cứng có ghi như sau:
Diêm tiêu 12 lạng
Lưu hoàng 2 lạng
Thanh 2 lạng rưỡi
Nước 2 lạng.
Biên bản tịch thu còn xác nhận rằng ngăn kéo sặc mùi thuốc súng.
Một người thợ nề buổi tối đi làm về, bỏ quên một cái hộp nhỏ trên một cái ghế cạnh cầu Auxtéclít. Cái hộp được đưa vào đồn cảnh sát. Mở ra thì thấy hai bài vẫn đáp in, ký tên Lahôchie, một bài hát nhan đề: Hỡi công nhân hãy tập hợp lại, và một hộp sắt tây đựng đầy đạn.
Một người thợ uống rượu với bạn, thấy trong người nóng quá, bảo bạn sờ thử, thì anh bạn chạm tay phải một khẩu súng ngắn cất dưới áo ngoài.
Trong một cái hố bên đại lộ, giữa Pe-Lase và cổng Tơrôn ở chỗ vắng vẻ nhất, mấy đứa trẻ đương chơi chợt thấy dưới một đống dăm và vỏ khoai một khuôn đúc đạn, một bàn giập vỏ đạn bằng gỗ, một đĩa thuốc súng săn và một cái nồi gang có dấu vết chì nấu chảy.
Mấy người cảnh sát lúc năm giờ sáng bất thình lình vào nhà một người tên là Pácđông - anh này sau làm đội viên trong trung đội chiến lũy Meri và chết trong cuộc bạo động tháng Tư năm 1834. Họ thấy anh đứng bên giường, tay cầm mấy vỏ đạn đang làm dở.
Vào giờ thợ thuyền đã ngủ cả, người ta bắt gặp hai người đang đứng với nhau giữa cổng Picpuyta và cổng Sađăngtông, trên một ngõ hẻm giữa hai bức tường, bên cạnh một cái quán có bày một bộ con lăn trước cửa. Người này rút dưới áo khoác ra một cái súng ngắn đưa cho người kia. Khi đưa thì anh ta nhận thấy mồ hôi ngực của mình có làm ẩm thuốc súng đi nhiều ít. Anh ta lên cò súng và thêm thuốc vào ổ thuốc mồi. Thế rồi hai người chia tay nhau.
Một người tên là Gale khoe rằng ở nhà anh ta có bảy trăm viên đạn và hăm bốn viên đá lửa, người này về sau chết ở phố Bôbua, trong vụ biến tháng tư. Một hôm chính phủ được báo là khí giới đã được phân phát ở ngoại ô cùng với hai mươi vạn viên đạn. Tuần sau lại ba vạn viên đạn nữa. Điều đáng chú ý là cảnh sát không bắt được viên nào. Người ta kiểm duyệt một bức thư, thấy có câu: “Sắp đến ngày mà chỉ trong bốn tiếng đồng hồ thôi sẽ có tám vạn người yêu nước cầm khí giới.”
Sự ủ men này là công khai, có thể nó là khá trầm tĩnh. Cuộc nổi dậy vần vũ một cách bình tĩnh trước mắt chính quyền. Cuộc khủng hoảng còn đương ngấm ngầm nhưng cũng đã cảm thấy này rất là khác thường. Những người thị dân thản nhiên bình luận với thợ thuyền về điều đang sửa soạn. Người ta nói: Cuộc khởi nghĩa thế nào? Cũng như hỏi: bác gái thế nào?
Một anh bán bàn ghế ở Môrô hỏi: “Nào, bao giờ thì các anh đánh đấy?”
Một anh chủ hiệu khác: “Sắp đánh rồi. Tôi biết. Tháng trước các anh chỉ có mười lăm nghìn người, tháng này đã lên hăm nhăm nghìn”. Anh ta hiến khẩu súng, một ông láng giềng biếu khẩu súng nhỏ mà trước ông muốn bán bảy phơrăng.
Cơn sốt cách mạng lan dần. Không điểm nào ở Pari, không điểm nào ở nước Pháp thoát khỏi. Mạch đập mạnh khắp nơi. Cũng như các màng mỏng mọc trong cơ thể con người do một số bệnh tật, màng hội kín bắt đầu giăng khắp đất nước. Từ hội những người bạn đang nửa công khai nửa bí mật, nảy ra hội nhân quyền. Hội nhân quyền đã đề ngày tháng như sau vào một bản nhật lệnh: tháng Mưa năm cộng hòa 40. Mặc dù có những bản án tòa thượng thẩm buộc nó phải giải tán, nó vẫn tồn tại, nó không ngần ngại đặt cho các trung đội của nó những tên ý nghĩa như:
Thương giáo
Chuông kẻng
Đại bác báo động
Mũ cộng hòa tự do
21 tháng giêng
Người nghèo
Người lang thang
Tiến lên
Rôbétxpic
Trình độ
Được đấy.
Hội nhân quyền đẻ ra hội hành động. Đó là những người sốt ruột họ tự tách ra và chạy trước. Nhiều đoàn thể khác tìm cách tuyển người trong các hội mẹ. Các chiến sĩ kêu ca về việc bị lôi đằng này kéo đằng kia. Chẳng hạn hội Gôloa và Ủy ban tổ chức các thị trấn, hội đấu tranh cho Tự do báo chí, hội vì Giáo dục nhân dân, hội chống thuế gián thu. Rồi thì hội những người thợ bình đẳng trong đó có ba phái: phái Bình đẳng, phái Cộng sản, phái Cải lương. Rồi Đạo quân Paxti một đám chiến sĩ được tổ chức theo kiểu quân đội: cứ bốn người thì có một viên hạ sĩ chỉ huy, mười thì có một viên trung sĩ, hai mươi thì có một thiếu úy, bốn mươi thì có một trung úy. Trong đạo quân đó họ không biết nhau quá số năm người. Cách xếp đặt này kết hợp tính cẩn thận với sự táo bạo, thấm nhuần thiên tài Vơnidơ. Ủy ban trung ương tức là cơ quan đầu não, có hai cánh tay: hội hành động là Đạo quân Baxti. Một liên đoàn của những người bảo vệ dòng vua chính thống, tên là Liên đoàn những tráng sĩ trung thành rục rịch giữa những tổ chức dân chủ ấy. Họ bị tố giác và khai trừ.
Các hội thủ đô đâm chi nhánh ở các thành phố lớn. Lyông, Năngtơ, Lilơ, Mácxây, đều có Hội nhân quyền. Hội Sácbônie, Hội những người tự do. Thành phố Exơ có một tổ chức cách mạng lấy tên là La Cugốcđơ. Chúng tôi từng nói đến tên ấy.
Ở Pari thì khu ngoại ô Xanh Mácxô nhốn nháo không kém khu ngoại ô Xanh Ăngtoan và trường học cũng náo động như ngoại ô. Hiệu cà phê phố Xanh Hyaxanh và hiệu cà phê Xếtbia phố Matuyaranh Xanh Giắc dùng làm nơi liên lạc cho sinh viên Hội những người bạn ABC, chi nhánh của hội ái hữu Ăngiê và của tổ chức La Cugốcđơ ở Exơ nhóm họp ở hiệu cà phê Muydanh. Cũng những thanh niên ấy lại gặp nhau ở quán rượu Côranhtơ, gần phố Môngđêtua, như chúng tôi đã nói. Những cuộc nhóm họp ấy được giữ kín. Nhiều cuộc họp khác lại rất mực công khai. Người ta có thể nhận thấy họ táo bạo dường nào nếu được nghe một mảng thẩm vẫn trong các vụ xét xử về sau: - Cuộc họp diễn ra ở đâu? - Ở phố hòa bình. - Nhà ai? Ngoài đường phố. - Những đội nào có mặt? - Chỉ có một thôi - Đội nào? Đội Manuyen. - Ai là đội trưởng? - Tôi - Anh quá non trẻ, không thể một mình dám quyết định cái việc nghiêm trọng là tấn công chính phủ. Anh nhận huấn thị từ đâu? - Từ Ủy ban trung ương.
Quân đội cũng nung lửa như nhân dân, như các vụ binh biến Benpho, Luynêvin, Epinan sau này chứng thực. Người ta trông cậy vào các trung đoàn 52, 5, 8, 37 và trung đoàn 20 khinh binh.
Ở tỉnh Buôcgônhơ và các thành phố miền Nam, người ta trồng cây Tự do, tức là một gỗ chụp mũ nồi đỏ.
Tình thế là như vậy đấy.
Phố ngoại ô Xanh Ăngtoan, như chúng tôi đã nói lúc ban đầu, đẩy tình thế ấy lên cao nhất và tình thế đó dễ cảm thấy nhất ở khu vực đó. Đúng đó là chỗ nhói bên sườn.
Cái phố ngoại ô ấy đông như tổ kiến, cần cù lao động can đảm và dễ nổi nóng như một tổ ong. Nó run lên trong chờ đợi và náo nức mong có một chấn động. Sôi sục nhưng mà công việc làm ăn vẫn không gián đoạn. Không thể hình dung được diện mạo linh hoạt mà âm thầm của khu phố ấy. Ở đấy có những cơ cực thắt lòng núp dưới cái mái nhà ổ chuột; cũng có những trí tuệ nồng nhiệt và hiếm có. Cơ cực cùng đường và thông minh tột bậc mà kết với nhau thì nguy hiểm.
Còn có những nguyên nhân khác làm cho khu ngoại ô Xanh Ăngtoan rung động. Nó hứng các hậu quả của khủng hoảng thương mại, phá sản đình công, thất nghiệp dính liền với các đại biến động chính trị. Thời cách mạng thì bần cùng vừa là nhân vừa là quả. Bần cùng đánh tới thì cũng bị trả đòn. Cái đám cư dân phố Xanh Ăngtoan có một nền đạo đức hiên ngang một tiềm nhiệt cao nhất luôn luôn sẵn sàng cầm vũ khí, nhạy bùng nổ, căm giận, sâu sắc, ngún ngầm, cái đám dân cư ấy tuồng như chỉ đợi một tàn lửa rơi xuống. Mỗi khi ngọn gió thời cuộc đưa tới một tia lửa ở chân trời, người ta phải nghĩ tới phố Xanh Ăngtoan và sự ngẫu nhiên khủng khiếp đã đặt ở cửa ngõ Pari cái kho chứa đạn thường và tư tưởng như một kho chất nổ ấy.
Trong bức phác họa vừa rồi đã xuất hiện các quán ngoại ô Ăngtoan, các quán ấy có tên tuổi trong lịch sử. Trong thời biến động, ở đấy người ta say lời nhiều hơn là say rượu. Ở đấy lưu thông một số tư tưởng tiên tri, một luồng không khí tương lai làm nở quả tim và lớn trí tuệ. Các quán ngoại ô Ăngtoan giống như các quán ở đồi Avăngtanh đặt ngay trong hang của bà đồng ngày xưa và thông với các nguồn khí thiêng. Các bàn uống rượu ở đấy hầu như là một loại bàn ba chân của người đồng bóng, để ngồi uống thứ rượu mà người xưa gọi là rượu của bà chúa thượng ngàn.
Ngoại ô Xanh Ăngtoan chẳng khác gì cái bể chứa đầy dân. Làn sóng cách mạng chuyển động làm cho nó nứt rạn và từ chỗ nứt rạn ấy, chủ quyền của dân chảy tháo ra. Chủ quyền ấy có thể làm bậy; nó cũng mắc sai lầm như mọi thứ chủ quyền khác; nhưng dù có lầm đường lạc nẻo đi nữa, nó vẫn vĩ đại. Có thể ví nó với người khổng lồ mù Anhgiăngxơ.
Năm 93, cứ tùy theo trào lưu tư tưởng tốt hay xấu, tùy theo đó là một ngày cuồng tín hay một ngày hăng hái vì nghĩa, những đội quân xuất phát từ ngoại ô Xanh Ăngtoan là những đội quân dã man, hay là những đám người anh dũng.
Chúng tôi xin giải thích về tiếng dã man. Những ngày khai sinh hỗn độn của cách mạng buổi đầu, những con người rách rưới dữ tợn này vùng đứng lên. Họ vừa gào thét vừa giơ cao giáo mác. Họ muốn gì? Họ muốn chấm dứt mọi thứ áp bức, mọi thứ hung bạo, mọi thứ chém giết, họ muốn người lớn có công ăn việc làm, trẻ con được học hành, phụ nữ được có một đời sống xã hội dễ chịu, họ muốn tự do, bình đẳng, bác ái, họ muốn xã hội này thành một cõi hạnh phúc, họ muốn sự Tiến bộ. Và để đòi kỳ được cái vật thần thánh, hiền lành, dịu ngọt và sự tiến bộ này, họ đã tay dao tay gậy, vừa gầm thét vừa xông lên, mình trần thân trục, như điên như dại, chẳng kể một thứ gì. Họ là những kẻ dã man, đúng; nhưng là kẻ dã man vì văn minh.
Họ nêu cao chính nghĩa một cách cuồng dại. Họ muốn bắt ép nhân loại đi vào cõi cực lạc, dù bằng khủng bố và dọa nạt cũng không ngần ngại, có vẻ là những người dã man, thật ra họ là những tay cứu khổ cứu nạn. Họ mang mặt nạ đen tối đi đồi ánh sáng.
Chúng tôi đồng ý là họ hung tợn và đáng sợ, nhưng họ hung tợn và đáng sợ vì việc tốt. Bên cạnh họ có những hạng người khác, mặt mày tươi cười, toàn thân đầy vàng bạc, gấm vóc, chân đi tất tơ, giầy bóng, đầu đội mũ giắt lông chim trắng, tay mang găng vàng. Bọn này đang chống tay lên một chiếc bàn rải nhung bên cạnh cái lò sưởi bằng cẩm thạch và đang uốn ba tấc lưỡi để cố giữ nguyên chế độ cũ, chế độ trung thế kỷ, chế đột thần quyền, giữ nguyên tình trạng cuồng tín, ngu dốt tối tăm, giữ nguyên nô lệ, tử hình và chiến tranh. Chúng cũng đang ca ngợi một cách nhỏ nhen và khéo léo cây gươm, giàn hỏa và máy chém. Về phần chúng tôi, nếu phải lựa chọn giữa những người dã man vì văn minh trên kia và những bọn văn minh trong dã man này thì chúng tôi lựa chọn những người dã man.
Tuy vậy, nhờ trời, cũng có thể có một cách lựa chọn khác. Chẳng có một sự nhào đổ chúc ngược nào là cần thiết cả, đổ tới phía trước hay đổ ra phía sau cũng thế. Không độc tài, cũng không khủng bố! Chúng tôi muốn một sự tiến bộ theo độ dốc từ từ, thoai thoải.
Chúa đã lo cho điều đó. Làm cho độ dốc dịu đi, đó là tất cả đường lối chính trị của Chúa.
VI
ĂNGGIÔNRÁTX VÀ CÁC PHÓ TƯỚNG
Cũng gần vào khoảng thời gian ấy, để chuẩn bị cho sự việc có khả năng xảy ra, Ănggiônrátx tiến hành một cuộc kiểm điểm lực lượng bí ẩn.
Mọi người đến họp bí mật ở quán Muyđanh.
Ănggiônrátx vừa nói vừa xen vào một số câu ví von bóng gió, nửa úp nửa mở, nhưng rất ý nghĩa:
- Đã đến lúc chúng ta cần thiết biết chúng ta đã chuẩn bị đến đâu và lực lượng chúng ta trông cậy vào là ai. Muốn có người chiến đấu thì phải làm ra chứ. Đi ra ngoài đường mà gặp nhiều bò thì có phải dễ bị ăn sừng bò hơn là không gặp con nào không? Vậy ta phải đếm thử đàn bò chúng ta một chút. Số lượng chúng ta là bao nhiêu nhỉ? Không được để sang ngày mai mới làm việc ấy. Người cách mạng luôn phải khẩn trương; sự tiến bộ không muốn trễ mất một phút nào cả. Chúng ta phải đề phòng những cái bất ngờ, không nên để lâm sự vẫn tay không. Vấn đề là phải kiểm tra lại tất cả các chỗ chắp mối trong tổ chức của ta để xem nó có chắc chắn không. Việc này phải làm đến nơi đến chốn hôm nay đây. Cuốcphêrắc, cậu đi gặp anh em Bách khoa. Hôm nay là thứ tư, họ được ra phép đấy. Phơidi, anh sẽ gặp anh em ở Gơlaxie nhé! Côngbơphe có hứa với tôi sẽ đi Pichpuyt. Ở đấy quần chúng đông đảo và tốt lắm. Pơruve này, anh em hội Tam điểm họ bắt đầu kém hăng rồi đấy, anh sẽ cho chúng tôi biết tin về cái tổ ở phố Gơrơnen nhé! Giôli sẽ đến bệnh viện Đuypuytơren và bắt mạch anh em trường thuốc. Bốtxuyê đi một vòng ra tòa án và bàn bạc với cánh tập sự trạng sư. Còn tôi, tôi xin phụ trách Hội Cuguốcđơ.
Thế là mọi việc xếp đặt xong xuôi, Cuốcphêrắc nói:
- Chưa đâu.
- Còn gì nữa?
- Một việc rất quan trọng.
Côngbơphe hỏi:
- Việc gì thế?
Ănggiônrátx đáp:
- Việc phố Men.
Ănggiônrátx trầm ngâm một phút rồi tiếp:
- Phố Men có thợ đá hoa, có họa sĩ, có những người giúp việc trong các xưởng điêu khắc. Bọn họ hăng hái nhưng cũng dễ nguội lạnh. Không biết ít lâu nay họ có chuyện gì đây. Họ lo nghĩ những chuyện đâu đâu, họ mất cả hăng hái rồi. Suốt ngày họ chỉ đánh đôminô. Phải đến gặp họ ngay để nói chuyện mới được, mà phải cương quyết kia. Họ thường gặp nhau ở nhà Risơphơ. Cứ vào quãng từ mười hai giờ trưa đến một giờ là có họ ở đấy. Phải nhen lại những đống tro tàn ấy mới được. Tôi định giao công việc này cho anh chàng Mariuytx đãng trí ấy, hắn ta tựu trung cũng tốt, nhưng hắn lại không đến nữa. Cần một người đi phố Men mới được, nhưng bây giờ thì không còn ai cả.
Gơrăngte nói:
- Còn tớ, có tớ đây này.
- Cậu?
- Tớ.
- Cậu mà đi thuyết phục những người cộng hòa! Cậu mà dùng lý luận hâm nóng những trái tim nguội lạnh!
- Sao lại không?
- Cậu mà cũng có thể làm được một việc gì à?
- Thế mà tớ có tham vọng lờ mờ như thế đó.
- Cậu thì có tin vào cái quái quỷ gì.
- Tin ở cậu.
- Gơrăngte này, cậu có thể giúp tớ một việc không?
- Việc gì cũng làm. Đánh giầy cho cậu cũng được.
- Thế thì thế này nhé, xin cậu đừng mó vào công việc của bọn tớ. Cậu cứ việc nhậu nhẹt say sưa phần cậu đi.
- Ănggiônrátx, cậu vô ơn lắm!
- Cậu mà đi phố Men được à! Cậu có khả năng đi đấy nhỉ.
- Tớ có khả năng xuống phố Gờre, qua công viên Xanh Misen, rẽ sang phố Lơpơranhxơ, qua phố Vôgira, vòng qua phố Átxa đến đường Sécsơ Miđi, dọc theo đường Tuylơri, rồi đến phố Men, băng qua hàng rào, bước vào nhà Risơphơ. Việc ấy tớ có khả năng làm. Đôi giầy của tớ cũng có khả năng làm.
- Cậu có quen biết ít nhiều gì với các anh em ở nhà Risơphơ không?
- Cũng chả quen biết mấy. Chỉ đến mức mày tao với chúng nó thôi.
- Cậu sẽ nói gì với họ?
- Tớ sẽ nói về Rôbétxpie, chứ cóc gì. Về Đăng-tông nữa. Nói lý luận.
- Cậu!
- Tớ. Thật các cậu chẳng biết cho tớ. Tớ mà ra tay thì ghê gớm lắm đấy nhé! Tớ đã đọc Pơruyom, tớ biết quyển Khế ước xã hội, tớ thuộc lòng hiến pháp cộng hòa năm thứ hai. Đây này: “Tự do của một người công dân chấm dứt ở chỗ tự do của người công dân khác bắt đầu”. Có phải cậu cho tớ là một thằng ngu ngốc không? Tó còn giữ một tờ tín phiếu cũ trong ngăn kéo đất nhé! Nhân quyền này, dân quyền này! Tớ còn nghiêng về phái Hêbe nữa kia. Tớ có thể nhai đi nhai lại những lý luận kêu đáo để, hàng sau giờ liền, không thèm thiếu một phút đâu.
Ănggiônrátx bảo:
- Cậu nên nói chuyện nghiêm túc đi.
Gơrăngte đáp:
- Tớ hăng máu lắm.
Ănggiônrátx suy nghĩ vài giây, rồi quả quyết:
- Gơrăngte - Ănggiônrátx nói giọng nghiêm trang, - tớ bằng lòng dùng cậu thử. Cậu sẽ đi đến phố Men
Gơrăngte nhà ở cạnh quán cà phê Muydanh. Hắn bước ra và năm phút sau lại trở vào. Hắn tạt về nhà, bận cái gilê kiểu Rôbétxpie. Hắn vừa bước vào vừa nói, mắt nhìn chằm chằm Ănggiônrátx:
- Đỏ đây này.
Rồi hắn ngửa tay ấn mạnh vào ngực hai đầu ve áo đỏ rực của chiếc gilê. Hắn bước đến bên cạnh Ănggiônrátx, nói nhỏ vào tai anh:
- Cậu yên trí.
Hắn chụp mạnh mũ lên đầu bước đi.
Mười lăm phút sau, gian sau của quán cà phê Muydanh vắng hết người. Tất cả bọn nhóm ABC đều đi hết, mỗi người mỗi ngả, ai làm công việc nấy. Ănggiônrátx phụ trách Hội Cuguốcđơ, ra đi sau cùng.
Bấy giờ những hội viên của phân hội Cuguốcđơ ở Exơ đương trọ tại Pari họp nhau ở cánh đồng Itxi, trong một mỏ đá bỏ hoang có nhiều ở phía ấy.
Ănggiônrátx vừa đi đến chỗ hẹn, vừa điểm qua tình hình trong trí. Sự việc xảy ra quả là trọng đại. Diễn biến của sự việc rõ ràng là nghiêm trọng. Khi những triệu chứng báo trước cơn bệnh xã hội biến chuyển nặng nề thì một biến chứng nhỏ nhặt nào cũng làm cho nó đình đốn và trở nên rắc rối. Từ hiện tượng đó nảy ra những sụp đổ và những tái sinh. Ănggiônrátx thấy hé dưới chân những mảng tường tối tăm của tương lai một sự vùng lên rạng rỡ. Biết đâu? Thời cơ có lẽ đã đến. Dân chúng giành lại quyền của mình, ôi cảnh tượng mới đẹp làm sao! Cách mạng giành lại nước Pháp một cách vẻ vang và nói to với thế giới: “Chờ xem ngày mai!” Và Ănggiônrátx thấy trong lòng sung sướng. Chàng có cảm tưởng bây giờ bạn bè của chàng như là một dây thuốc súng rải rác khắp Pari. Chàng gom góp trong trí cái tài hùng biện triết lý sâu sắc của Côngbơphe, cái hăng hái tứ chiếng của Phơidi, cái mồm mép thao thao của Cuốcphêrắc, cái cười của Bahôren, cái sầu não của Pơruve, cái tri thức của Giôly, cái châm biếm của Bốtxuyê, để trộn lẫn nhau làm thành một tia điện bắn ra và bắt lửa khắp nơi cùng một lúc. Tất cả anh em đều bắt tay vào việc. Nhất định kết quả sẽ xứng đáng với công phu bỏ ra. Hay lắm. Điều này làm chàng nghĩ tới Gơrăngte. “À, phố Men không cách xa đường ta đi cho lắm. Hay là ta tạt qua nhà Risơphơ thử!? Phải đấy, để xem cái anh chàng Gơrăngte này nó làm ăn ra sao và công việc đã đến đâu rồi”.
Chuông nhà thờ Vôgira đánh một giờ thì Ănggiônrátx đến phòng hút thuốc nhà Risơphơ. Chàng đẩy cửa bước vào, khoanh tay đứng nhìn gian phòng đầy bàn ghế, đầy người và đầy khói thuốc.
Trong đám mây mù ấy, có tiếng một người vang lên rồi tiếng một người khác cắt ngay lập tức. Đó là cuộc đối thoại của Gơrăngte và đối thủ của hắn ta.
Hắn đang ngồi đối diện với một người khác, trước một cái bàn đá, trên mặt bàn rải rác có cám và những quân đôminô. Gơrăngte đấm tay xuống mặt đá và Ănggiônrátx nghe cuộc đối thoại sau đây:
- Sáu đôi.
- Bốn.
- Con lợn! Tao không có bốn.
- Mày chết. Hai đây.
- Sáu.
- Ba.
- Át.
- Đến tao đặt quân.
- Bốn điểm.
- Khó nhọc lắm.
- Đến lượt mày.
- Tao mắc sai lầm to rồi.
- Mày đi tốt lắm.
- Mười lăm.
- Thêm bảy.
- Tao thành hăm hai (Mơ màng). Hăm hai.
- Mày không ngờ có hai quân sáu - đôi. Nếu tao đặt nó ra từ đầu thì tình thế xảy ra khác hẳn.
- Cũng hai thôi.
- Át đây.
- Át à! Thế thì năm đây.
- Tao không có năm.
- Tao tưởng mày đã đặt?
- Ừ.
- Trắng đây.
- Nó đỏ quá chứ! Ồ! Mày đỏ thật! (mơ màng lâu). Hai đây.
- Át.
- Không có năm, cũng không át. Mày lúng túng rồi.
- Đôminô.
- Chó đẻ thật.
QUYỂN II: ÊPÔNIN
I
CÁNH ĐỒNG SƠN CA
Mariuytx đã chứng kiến cảnh kết thúc bất ngờ của cuộc mai phục mà chàng báo cho Giave theo dõi từ trước. Nhưng Giave vừa rời khỏi căn nhà nát, mang theo bọn người bị bắt dồn trong ba chiếc xe ngựa to thì chàng cũng lén ra khỏi nhà. Mới chín giờ đêm. Chàng sang nhà Cuốcphêrắc. Cuốcphêrắc lúc này không còn là người dân bất di dịch của xóm latinh nữa. Vì “lý do chính trị” anh ta đã rời sang phố Verơri. Phố này bấy giờ là một phố mà các cuộc bạo động thích đồn trú. Mariuytx bảo Cuốcphêrắc: tớ đến ngủ với cậu đây. Cuốcphêrắc, kéo một trong hai chiếc đệm đang rải trên giường, bỏ xuống đất: Ừ, thì ngủ đấy.
Sáng hôm sau, vừa đúng bảy giờ, Mariuytx đã trở về nhà trọ. Chàng trả tiền thuê nhà và các khoản vặt vãnh còn thiếu của mụ Bugông. Chàng cho khuân sách vở, giường, tủ, bàn ghế chất lên một chiếc xe ba gác, rồi đi thẳng, chẳng cho ai biết mình đi đâu. Đến khi Giave trở lại để hỏi thêm chàng về việc xảy ra hôm trước thì chỉ gặp có mụ Bugông trả lời gọn lỏn: dọn đi rồi.
Mụ Bugông nghĩ bụng Mariuytx chắc có dính líu gì đến bọn trẻ trộm bị bắt đêm qua. Mụ chạy đi đánh rao với các mụ gác cổng trong phố. “Ai mà dám ngờ như thế chứ? Một gã trai trẻ, trông lành như con gái ấy!”
Mariuytx dời nhà vội vàng như thế này là có hai lẽ: thứ nhất vì cái nhà ấy làm chàng ghê tởm. Ở đấy, chàng đã nhìn thấy rõ bộ mặt của tên nhà nghèo bất lương. Tên nhà nghèo bất lương có lẽ còn tởm hơn cả tên nhà giàu độc ác nữa. Thế mà chàng đã nhìn thấy cái vết xấu xã hội ấy gần quá, kỹ quá, trông thấy tất cả sự phát triển hung tợn đáng kinh tởm nhất của nó. Lẽ thứ hai là sau cuộc bắt bớ như thế, bề nào cũng có án tiết lôi thôi, chàng không muốn dây vào đấy làm gì để cho phải ra tòa khai báo buộc tội Tênácđiê.
Giave thì cho rằng chàng sợ hãi đã bỏ trốn, hoặc lúc xảy ra cuộc phục kích chàng chưa về nhà. Hắn có để ý tìm nhưng không kết quả gì.
Một tháng trôi qua, rồi một tháng khác. Mariuytx vẫn ở với Cuốcphêrắc. Một người trạng sư tập sự thường xuyên có mặt ở tòa án cho chàng biết Tênácđiê đang bị giam. Cứ đúng ngày thứ hai mỗi tuần, chàng lại nhờ phòng lục sự chuyển cho hắn năm phơrăng. Chàng không có tiền, phải vay của Cuốcphêrắc. Lần đầu tiên trong đời, chàng đi vay. Món tiền năm phơrăng đều đều mỗi tuần trở thành vấn đề khó hiểu cho người cho vay lẫn người được nhận. Cuốcphêrắc nghĩ bụng: vay để đưa cho ai nhỉ? Tênácđiê cũng tự hỏi: của ai gửi cho mình như thế này?
Riêng Mariuytx trong lòng rất ngao ngán. Cuộc đời chàng một lần nữa lại như rơi vào hầm tối. Trước mắt chẳng thấy gì. Bốn bên đều tối tăm bí hiểm, phải đi lò dò, chẳng biết đâu là phương hướng. Có lúc trong bóng tối ấy chàng đã nhìn thấy rất gần con người đẹp chàng yêu, cả ông cụ già có lẽ là ông thân sinh của người đẹp nữa. Phải, những hình bóng xa lạ đang thu hút tất cả tâm trí chàng, đang là nguồn hy vọng duy nhất của chàng ở cõi đời, những hình ảnh ấy, chàng từng nhìn thấy rất gần. Và lúc chàng tưởng giơ tay với được thì một ngọn gió đã cuốn phăng đi tất cả. Còn biết thế nào mà ước đoán nữa! Đến cái tên của người yêu tưởng đã rõ, té ra cũng chưa biết là gì. Nhất định không phải là Uyếcxuyn rồi. Còn Sơn ca chẳng qua là một tên tục. Đến như ông già kia thì thế nào? Ông ta muốn lánh mặt cơ quan cảnh sát à? Trong trí chàng hiện lên hình ảnh người thợ tóc bạc chàng gặp dạo nọ. Bây giờ mới rõ người thợ kia và ông Lơ Blăng có lẽ là một. Ông ta cải trang chăng? Con người ấy vừa có gì dũng cảm mà cũng vừa có gì lờ mờ khó hiểu. Tại sao ông ta không kêu cứu? Tại sao lại trốn chạy? Ông ta là bố đẻ cô ấy hay là không phải? Mà ông ta có phải thực là người mà Tênácđiê tưởng nhận ra mặt không? Tênácđiê có thể nhìn lầm chăng? Bấy nhiêu vấn đề, vấn đề nào cũng bế tắc. Tuy dáng điệu tiên nga của con người đẹp vườn Luychxămbua thì chẳng giảm chút nào. Tình cảnh Mariuytx khốn đốn, éo le; lòng chàng nặng trĩu tương tư mà mắt chàng thì lại bọc đêm tối. Chàng như bị thúc đẩy, bị lôi kéo mà chàng không thể nhích lên một bước. Mọi sự đều tiêu tan, chỉ còn có tình yêu. Mà những bản năng, những linh cảm đột ngột của tình yêu, chàng cũng mất cả rồi. Thói thường, ngọn lửa yêu đương đốt cháy lòng người cũng soi sáng được người ta chút ít. Nhưng Mariuytx lại cũng chẳng còn nghe thấy được lời khuyên nhủ âm thầm nào của tình yêu cả. Chả bao giờ chàng bảo mình: hay là ta đi đến đó? Hay là ta thử cái này xem? Con người bây giờ chàng biết không còn gọi được là Uyếcxuyn nhất định đang ở một nơi nào đó; nhưng theo hướng nào để tìm nàng, thì chẳng có gì bảo cho chàng biết. Tất cả cuộc đời chàng, giờ phút này, như chỉ còn là một nỗi băn khoăn không bờ bến trong một đám sương mù dày đặc. Tìm cho thấy mặt nàng, thâm tâm chàng vẫn mong ước, nhưng chàng không dám hy vọng nữa.
Khổ làm sao, chàng lại rơi vào cảnh túng thiếu. Cái nghèo hèn lạnh lẽo, chàng cảm thấy như đã ở cạnh chàng sát bên lưng. Đã lâu rồi, từ ngày tâm thần rối bời đến giờ, chàng chẳng còn làm việc nữa. Làm việc không đều đặn là một điều tối nguy hiểm, vì như thế là đã bỏ mất một thói quen. Bỏ mất thói quen làm việc thì dễ nhưng lấy lại thì rất khó.
Mơ mộng chút ít cũng tốt, nó cũng như chút ít thuốc ngũ nhẹ nhàng. Trí óc làm việc nhiều thường khi sinh ra nóng sốt, bần thần không chịu nổi, những lúc ấy mơ mộng một chút cũng làm cho dịu đi, trong người thấy dễ chịu. Dường như mơ mộng lại còn để tỏa ra trong trí một làn sương êm đềm, mát dịu. Trong làn sương ấy, hình thù quá gồ ghề của tư tưởng cũng trở nên nhẹ nhàng, các lỗ hổng, các khoảng cách rải rác trong trí óc đều được lấp bằng lại, từng loại ý tứ được nối liền nhau và góc cạnh các ý nghĩ cũng được xóa mờ đi. Nhưng mơ mộng thái quá thì trí óc sẽ bị chìm ngập tất thảy. Con người dùng trí óc làm việc mà để mình tự suy nghĩ rơi tõm xuống chỗ mơ mộng thì tai hại biết chừng nào! Họ tin rằng họ sẽ ngoi trở lên được dễ dàng và chung quy, suy tưởng cũng chẳng khác gì mơ mộng. Lầm to!
Suy tưởng là trì óc phải làm việc, còn mơ mộng thì trí óc chỉ hưởng thụ thôi. Đem mơ mộng thay vào suy tưởng thì có khác gì coi thuốc độc cũng như thức ăn?
Bạn đọc còn nhớ Mariuytx đã bắt đầu từ đó.
Ái tình vụt đến khiến chàng say mê, cuối cùng đẩy chàng xuống cái hố mơ mộng hão huyền không biết đâu là đáy.
Hễ bước ra khỏi nhà là để lang thang mộng tưởng. Thai nghén của sự biếng lười. Vực thẳm huyên náo và tù đọng. Càng ít làm việc, túng thiếu lại càng tăng. Cái luật tự nhiên nó thế! Con người sống trong trạng thái mơ mộng bao giờ cũng hoang phí và nhu nhược: trí óc buông lỏng thì làm gì giữ cho đời sống chặt chẽ được. Trong cảnh sống ấy có cái hay mà cũng có cái dở, lỏng lẻo là có hại nhưng rộng rãi lại là tốt. Có điều đã nghèo, mà rộng rãi, hào phóng, lại không làm việc nữa thì đến nguy. Nguồn thu cạn, túng thiếu hiện ra.
Con đường dốc ấy cực kỳ nguy hiểm; người tốt, xấu, người cương, nhu gì cũng trượt chân rồi nhào như nhau cả. Kết cục đều là rơi tõm xuống một trong hai cái hố này: tự tử hoặc phạm tội ác.
Cứ đi ra để mơ mộng rồi có ngày đi ra để nhảy xuống nước. Già mơ mộng, làm nên những Etcutx và những Lơbrax.
Mariuytx thong thả tụt dần trên dốc ấy, hai mắt đăm đăm nhìn con người đã mất hút. Điều đó có vẻ lạ nhưng đúng là như thế. Nhớ nhung như làm sánh sáng hình ảnh người yêu trong cõi u tối; người càng khuất bóng, hình ảnh lại càng rạng rỡ; tấm lòng thất vọng chỉ còn nhìn thấy có một chút ánh sáng ấy; đó là ngôi sao trong đêm tối nội tâm.
Nàng, đó là tất cả ý nghĩ của Mariuytx. Chàng không còn có suy nghĩ gì khác. Chàng chỉ mang máng cảm thấy cái áo cũ của chàng không còn cách gì dùng được nữa, cái áo mới cũng đã đủ rồi, cái sơ mi thì đã sờn, cái mũ, đôi giày đều mòn hỏng, nghĩa là cả cuộc đời chàng cũng mòn mỏi. Chàng tự nhủ: ước gì được thấy mặt nàng một lần trước khi nhắm mắt.
Chỉ còn một ý nghĩ làm chàng dịu được cõi lòng: nàng đã yêu chàng, đôi mắt nhìn của nàng đã nói lên điều đó. Nàng không biết chàng tên họ gì nhưng lại hiểu thấu tâm hồn chàng và biết đâu, dù ở nơi bí ẩn nào đi nữa: Nàng cũng vẫn yêu chàng? Ai dám bảo nàng không trông tưởng đến chàng như chàng trông tưởng đến nàng? Có những giờ phút mình không giải đáp được cho mình, - tình yêu thường có những phút như thế - trong lòng toàn những cớ đáng buồn mà lại cứ cảm thấy một niềm vui âm thầm, nhẹ nhàng, chàng tự bảo: đó là ý nghĩ của nàng truyền đến cho ta! Rồi lại thêm: có lẽ ý nghĩ của ta cũng đến với nàng như thế này.
Cái ảo tưởng ấy, một chốc sau, chàng lắc đầu hoài nghi. Nhưng nó đã gieo được vào lòng chàng những tia sáng có khi na ná như là hy vọng. Thỉnh thoảng, nhất là về chiều, cái giờ làm cho tâm hồn mơ mộng càng sầu muộn, chàng hạ bút ghi vào quyển vở giấc mơ trong sáng nhất tốt đẹp nhất đang tràn ngập tâm trí say mê của chàng. Chàng cho như thế là “viết thư cho nàng”.
Không nên nghĩ rằng trí óc chàng rối loạn. Ngược lại chàng đã mất các khả năng làm việc nhằm một mục đích nhất định, nhưng mà hơn lúc nào hết chàng sáng suốt và chu đáo. Chàng nhìn thấy những gì diễn ra trước mắt, cả những sự việc và những con người ít liên quan nhất, với một thứ ánh sáng yên lành và chân thực. Đối với việc gì, chàng cũng nói tiếng nói đúng nhất mà rõ ràng là ngao ngán và vô tư. Hầu như không dính chút mong ước nào, sự xét đoán của chàng rất cao đạo.
Sống trong tâm trạng ấy, không gì thoát khỏi mắt chàng, không gì lừa nổi chàng; mỗi phút chàng mỗi khám phá chiều sâu của cuộc sống, của nhân loại và vận mệnh con người. Dù khắc khoải, những người được thượng đế ban cho một tâm hồn xứng đáng với tình yêu và tai họa là những người sung sướng! Ai không từng trải việc đời và lòng người dưới hai thứ ánh sáng ấy thì không thấy chút gì là chân lý và không biết gì cả.
Một tâm hồn yêu đương và đau khổ là một tâm hồn đạt đến cao siêu. Dù sao ngày tháng cứ qua và chẳng có chuyện gì mới xảy đến. Mariuytx chỉ có cảm giác quãng dốc đáng sợ mà chàng còn phải trải qua hình như mỗi phút mỗi ngắn lại. Tuồng như chàng đã hé thấy rõ cái hố sâu thăm thẳm.
- Sao! - Chàng lặp đi lặp lại cho mình nghe, - thực ta sẽ không gặp lại nàng trước ư!
Đi ngược hết phố Xanh Giắc, bỏ bức rào, đi về phía tay trái, thì đến phố Xăngtê, phố Gơlaxie, rồi trước khi đến dòng sông nhỏ Gơbơlanh thì người ta bắt gặp trước mặt một quãng đồng. Trong cái vành đai dài và đơn điệu của các đại lộ quanh Pari, đây là nơi độc nhất mà Ruytxđaen[250] có lẽ thích ngồi.
Có một vẻ gì xinh đẹp trong cái cảnh bày ra trước mắt: một đám cỏ xanh với những dây phơi quần áo rách, một chiếc nhà cũ của những người hàng rau làm đâu từ thời Lui XIII, mái mẹ lởm chởm mái con, mấy hàng giậu mục nát, một vài vũng nước dưới rặng bạch dương, vài người đàn bà và tiếng cười, nói. Ở chân trời, đài Păngtêông, cây của những người điếc - câm, tu viện Vanđơgraxơ lù lù, đen thui, kỳ quái, ngộ nghĩnh nguy nga và ở cuối là cái chóp vuông nghiêm nghị của nhà thờ Đức Bà. Cảnh cũng đáng ngắm nên ít người lai vãng. Chừng như cứ mười lăm phút họa hoằn mới có một cỗ xe bò hay một anh phu xe.
Một lần, lang thang một mình, Mariuytx đặt chân đến đây. Hôm đó trên đường lại có một người đi qua. Chừng như ngạc nhiên trước vẻ đẹp gần như hoang vu của cảnh vật. Mariuytx hỏi người qua đường:
- Đây là chỗ nào nhỉ?
Người bộ hành đáp:
- Đây là cánh đồng Sơn ca.
Và tiếp: Đây là chỗ Uynbách giết người con gái chăn cừu ở Ivơry.
Sau tiếng Sơn ca, Mariuytx không còn nghe thấy gì thêm nữa. Trong trạng thái mơ mộng có khi chỉ một tiếng cũng đủ làm cho trí óc ngưng đọng lại một cách bất ngờ. Cả tâm trí bỗng nhiên ngưng chung quanh một ý nghĩ và không còn thu nhận được một cái gì khác. Sơn ca chính là cái tên mà Mariuytx dùng để gọi thay cho tên Uyếcxuyn trong những phút buồn phiền sâu lắng. Sững sờ, chàng tự nhủ:
- A ra đây là cánh đồng của nàng. Nhất định ta sẽ tìm ra nơi nàng ở.
Nghe thật là vô lý, nhưng không có gì ngăn cản nổi ý nghĩ ấy. Và ngày nào chàng cũng đến thăm cánh đồng Sơn ca.
II
CÁC VỤ CƯỚP CỦA GIẾT NGƯỜI ĐƯỢC THAI NGHÉN TRONG NHÀ TÙ NHƯ THẾ NÀO
Thắng lợi của Giave trong nhà nát Goócbô có vẻ như hoàn toàn, thật ra thì không.
Trước hết và đây là điều lo nghĩ chính của Giave: anh ta không bắt giữ được người bị bọn kẻ cướp bắt giữ. Người bị giết mà cũng trốn đi thì còn đáng nghi hơn kẻ giết người nữa; có phần chắc là cái nhân vật quý giá đối với bọn kẻ cướp ấy cũng là miếng mồi ngon không kém đối với người cầm quyền.
Rồi thì thằng Môngpácnát cũng trốn thoát. Phải chờ một cơ hội khác để tóm cổ thằng “công tử của quỷ vương” đó. Quả vậy thằng Môngpácnát gặp Êpônin đứng gác ở dưới hàng cây của đại lộ, đã dắt cô ả đi vì nó thích tình tự với cô gái hơn là hoạt động với ông bố. May cho nó biết bao. Nhờ vậy mà nó thoát lưới. Còn Êpônin thì lại bị Giave chộp. Sự bù đắp ấy chả thấm vào đâu! Êpônin theo Adema vào ngục.
Cuối cùng thì thằng Clacơxu mất tích trong lúc chúng bị giải đi từ nhà Goócbô đến trại giam La Phoócxơ. Không ai biết sự việc đã xảy ra như thế nào, đội viên cũng như đội trưởng đều nói “chẳng hiểu trời đất gì” trong ấy. Nó đã biến ra mây khói, nó luồn qua khóa tay mà đi, nó đã chảy qua các khe hở của chiếc xe nứt đáy và đã chạy mất. Ở trong vụ này, có tiên thuật hay là cảnh sát thuật gì đấy. Clacơxu đã tiêu tan trong bóng tối như tuyết tan trong nước chăng? Hay là có sự đồng lõa kín đáo của nhân viên cảnh sát? Hoặc nó là cái cẩm nang mật hai mặt của trị an lẫn rối loạn? Cái thằng ấy cũng có thể là tâm điểm chung của tội phạm và trấn áp. Hay là một con quái bí mật, hai chân trước đặt trong tội ác, hai chân sau đứng trong uy quyền. Giave thì không chấp nhận những thu xếp kiểu ấy. Nhưng đội tuần tra của anh ta gồm một số thanh niên khác, dù là thuộc quyền anh ta nhưng lại được truyền đạt những bí mật của cảnh sát. Còn Clacơxu thì là một tên vô lại cỡ lớn cho nên cũng có thể là một nhân viên mật thám hạng cừ. Lẩn lút trong đêm tối tài tình như thế thì làm ăn cướp cũng cừ khôi mà làm mật thám cũng tuyệt diệu. Có những tên vô lại hai chiều cũng như có những con dao hai lưỡi. Dù sao thì cái thằng Clacơxu lạc mất cũng không sao tìm lại Giave lấy làm tức tối hơn là ngạc nhiên.
Còn về Mariuytx, cái “chú trạng sư ngốc nghếch đã hoảng sợ ấy” mà Giave quên mất tên, thì Giave chẳng thiết. Vả chăng anh trạng sư thế nào chẳng gặp lại. Thế nhưng chú ấy có phải chỉ là trạng sư thôi không?
Cuộc điều tra bắt đầu.
Viên dự thẩm nghĩ rằng miễn cho một tên trong bọn Patơrông Minét khỏi bị giam ngục tối, có lẽ có ích, vì có thể nhờ nó ba hoa mà dò ra manh mối. Tên đó là Bruygiông, cái thằng đầu tóc rậm rịt ở phố Pơti Băngkiê. Người ta tha cho nó ở sân Sáclơmanhơ và cho mật thám theo dõi.
Cái tên họ Bruygiông thì ký ức của nhà lao La Phoócxơ còn ghi nhớ. Trong cái sân ghê tởm của tòa Nhà Mới mà chính phủ gọi là sân Xanh Bécna, còn bọn trộm cướp thì gọi là chuồng sư tử, có một bức tường lớn gồ ghề loang lổ, ở bên trái, cao đến ngang mái nhà, gần cái cửa sắt gỉ dẫn đến điện thờ của tòa lầu công tước Đơ La Phoócxơ ngày nay làm nhà ngủ cho bọn kẻ cướp. Cách đây mười hai năm, người ta thấy trên bức tường ấy một công sự khắc thô vụng vào đá bằng đanh sắt, ở dưới có chữ ký:
BRUYGIÔNG, 1811
Tên Bruygiông năm 1811 này là bố của Bruygiông năm 1832.
Tên Bruygiông sau, mà chúng ta đã gặp trong vụ mai phục nhà Goócbô, là một thanh niên láu cá và nhanh nhẹn với dáng điệu bên ngoài đần độn và hay rên rỉ. Viên dự thẩm trông thấy hắn đần độn đã thả hắn, vì cho rằng hắn ở ngoài sân Sáclơmanh thì có ích hơn là ở trong buồng giam kín.
Bọn trộm cướp chẳng hề ngừng hoạt động khi ở trong nhà tù. Có gì đâu mà phải thay đổi. Vì một tội ác mà phải ngồi tù thì có cản trở người tù bắt đầu một tội ác khác đâu? Họ tựa như những nghệ sĩ đã có một bức tranh ở phòng triển lãm vẫn cặm cụi vẽ bức khác ở xưởng họa của mình.
Nhà lao hình như làm cho Bruygiông hóa dại. Có khi hàng giờ người ta thấy hắn đứng trong sân Sáclơmanh, bên cạnh cái cửa con của căngtin, nhìn đăm đăm cái bảng giá như một đứa đần độn. Cái biển thảm hại kia ghi giá từ: tỏi, 62 xăngtim, đến xì gà 5 xăngtim. Hoặc là hắn đứng run, răng va cồm cộp, nói mình bị sốt và hỏi thăm xem trong số hai mươi tám cái giường dành cho người sốt rét, có cái nào còn trống.
Đột nhiên vào quãng nửa sau tháng hai năm 1882, người ta biết thằng Bruygiông ngái ngủ ấy đã cậy những người chạy việc trong nhà lao làm ba việc khác nhau cho ba người đồng bọn của hắn. Hắn đã tiêu năm mươi xu về việc ấy cho nên viên cai ngục chú ý về khoản chi tiêu quá lớn.
Người ta tìm hiểu. Tra cứu bảng giá thù lao các công việc chạy thư, mua sắm vặt vãnh yết ở buồng khách của phạm nhân, người ta biết rằng số tiền năm mươi xu ấy đã dùng để trả cho một người đi điện Păngtêông hết mười xu, một đi nhà thờ Vanđơ - Graxơ mười lăm xu và một cổng đi Grơnen hai mươi lăm xu. Việc sau cùng này được ghi giá cao nhất. Thế mà ở điện Păngtêông, ở Vanđơ - Graxơ và ở cổng Grơnen có ba tay đầu trộm đuôi cướp rất gườm là Cơruyđơniê, tức Bidarô, Glôriơ, tù khổ sai mãn hạn và Barơcarốtxơ. Sự việc này khiến cảnh sát lại chú ý đến chúng. Người ta đoán những tên này thuộc toán Patơrông Minét mà hai thủ lĩnh Babe và Gơlơme đã bị tống ngục. Người ta ước đoán những vật Bruygiông gửi đi không phải để trao cho những người có nhà cửa, mà để trao cho những người đợi ở ngoài đường phố và trong các vật ấy, có giấy mách bảo về một tội ác đang thai nghén. Còn có những dấu hiệu khác. Người ta tóm ba tên lang thang và người ta tưởng đã phá tan được cái âm mưu gì đó của Bruygiông.
Độ một tuần sau, một đêm trong khi tuần tra phòng ngủ tầng dưới của tòa nhà mới, viên giám thị đi tuần nhìn qua cái cửa con trông thấy Bruygiông đang ngồi viết gì đó trên giường, dưới ánh sáng của cây nến. Đó là vào giờ người tuần tra bỏ hạt dẻ vào hộp. Người ta dùng cách ấy để kiểm soát xem những viên giám thị có làm đúng phận sự không, cứ mỗi tiếng đồng hồ, phải có một hạt dẻ rơi vào mỗi hộp đóng ở các phòng ngủ. Viên giám thị vào phòng, phạt Bruygiông một tháng xà lim, nhưng không bắt được mẩu giấy hắn viết. Một vụ cũng không biết gì hơn.
Điều biết chắc là sáng hôm sau, có một “giọt nước bọt” ném từ sân Sáclơmanhơ sang chuồng sư tử, vòng cung qua mái nhà năm tầng nằm ngăn cách hai sân.
Tù nhân gọi “giọt nước bọt” là cái viên ruột bánh mì nắm rất kỹ thuật mà chúng gởi “qua Airơlan” nghĩa là vượt qua mái một nhà lao để đi từ dân này qua sân nọ. Từ ngữ tầm nguyên: qua Airơlan nghĩa là vượt qua Anh Cát Lợi, từ đất này sang đất nọ. Viên bánh rơi trong sân, người nhặt được bẻ ra và tìm được một mảnh giấy viết cho một người tù ở trong sân. Nếu người bắt được là một người tù thì hắn sẽ trao thư đúng địa chỉ; nếu là một tên lính gác hoặc là một trong những tên tù bị mua chuộc làm ở các tù thường gọi là cừu, ở các nhà lao khổ sai gọi là cáo, thì mảnh giấy bị mang đến phòng lục sự hoặc giao cho cảnh sát.
Lần này, “giọt nước bọt” đến đúng địa chỉ, mặc dù người được thư đã bị giam giữ cách ly. Cái người nhận thư ấy chính là Babe, một trong bốn tay đầu sỏ của nhóm Patơrông Minét.
“Giọt nước bọt” đựng một mẩu giấy cuốn trong chỉ mang hai dòng chữ:
“Babe. Có một vụ đang làm ở phố Pơluymê. Chấn song nhìn ra vườn.”
Đó là cái mà Bruygiông viết trong đêm.
Bất chấp những ông và những bà soát xét. Babe vẫn tìm được cách gửi mảnh giấy từ nhà lao La Phoócxơ sang nhà lao Xanpêtơrie cho một “bà bạn tốt” của hắn bị giam ở đấy. Bà bạn này chuyển mảnh giấy đến cho một bà quen biết tên là Manhông, rất được cảnh sát chú ý nhưng chưa bị tóm. Cái mụ Manhông mà bạn đọc đã từng thấy tên, cái mụ ấy có những quan hệ với vợ chồng Tênácđiê, sau này sẽ được soi sáng. Mụ có thể đi gặp Êtôpin và như vậy là mụ bắc cầu giã nhà lao Xanpêtơrie và nhà lao Mađơlônnét.
Chính lúc ấy là lúc Êpônin và Adenma được phóng thích vì trong lúc xét hỏi Tênácđiê về con gái hắn, quan tòa không tìm thấy đủ bằng chứng để buộc tội chúng nó.
Mụ Manhông đứng rình ở cửa ngục Mađơlônnét, trao mảnh giấy cho Êpônin khi cô ả đi ra và cô ả làm sáng tỏ vấn đề.
Êpônin đi đến phố Pơluymê, trinh sát hàng song sắt và khu vườn, quan sát ngôi nhà, rình mò, xem kỹ, mấy hôm sau thì nó đến phố Clôsơpéc, nơi trú ngụ của mụ Manhông và đưa cho mụ ấy một chiếc bánh quy. Mụ Manhông mang chiếc bánh đến cho mụ nhân tình của Babe ở phố Xanpêtơrie. Một chiếc bánh quy, trong ngôn ngữ tượng trưng đen tối của các nhà tù có nghĩa là: Không có gì đáng làm.
Vì thế, không đầy một tuần sau, khi Babe và Bruygiông gặp nhau, Bruygiông hỏi: Thế nào đấy, phố P? - Bánh quy, Babe đáp. Đó là lúc hai đứa gặp nhau trên con đường đi tuần của nhà lao La Phoócxơ, một thằng đến phòng dự thẩm để cung khai, một thằng từ đó đi trở về ngục.
Cái bào thai tội ác mà Bruygiông có chửa trong nhà ngục La Phoócxơ đã bị đẻ non như thế đó.
Cái vụ đẻ non này mang những hậu quả nằm ngoài chương trình Bruygiông. Chúng ta chờ xem.
Nhiều khi tưởng rằng thắt nút một sợi chỉ, lại hóa ra thắt nút một sợi chỉ khác.
III
CỤ MABỚP THẤY MA HIỆN
Mariuytx chẳng viếng thăm một ai nữa, chỉ thỉnh thoảng lại gặp ông cụ Mabớp.
Trong khi Mariuytx cứ từng bậc một dần bước xuống cái thang ghê rợn đưa tới những hầm sâu hố tối, ở đấy người ta nghe những kẻ sung sướng như bước đi trên đầu mình, thì đằng cụ Mabớp, cụ cũng xuống dốc như thế.
Sách Hoa quả xứ Côtơrê tuyệt đối không còn bán được quyển nào. Cuộc thí nghiệm về chàm không thành công chút nào trong cái mảnh vườn Auxtéclít thiếu ánh sáng. Cụ Mabớp chỉ trồng được ở đấy một vài thứ cây ưa ẩm và cớm. Mặc dù thế, cụ không thất vọng. Cụ đã xin được một khoảnh đất ở vườn bách thảo, khá thoáng, để lại “bỏ tiền” thí nghiệm về chàm. Cụ đã mang các bản khắc đồng của tác phẩm mình đem cầm để lấy tiền làm việc ấy. Cụ cũng đã rút bữa ăn trưa xuống còn hai quả trứng, nhưng lại để dành cho một bà ở già mà đã mười năm nay cụ không trả tiền công. Thường thường bữa ăn trưa ấy lại là bữa ăn duy nhất trong ngày. Ông cụ không còn giữ cái cười trẻ con nữa, trở nên buồn rầu và không còn muốn tiếp một ai. Mariuytx không còn nghĩ tới việc đến cụ là phải. Đôi khi, trên đường đi đến vườn bách thảo, cụ già lại gặp chàng thanh niên ở phố Ôpitan. Cả hai đều không nói gì, chỉ gật đầu ra hiệu một cách buồn bã. Kể cũng đau lòng thật có lúc cái nghèo làm cho người ta phải xa nhau là thế! Trước khi là bạn bè, bây giờ thì chỉ là khách qua đường thôi.
Anh hàng sách Rôian đã qua đời. Cụ Mabớp chỉ còn biết đến mấy quyển sách, mảnh vườn và việc làm chàm của mình. Tất cả hạnh phúc, thú vui, hy vọng của cụ đều thể hiện ra dưới ba hình thái ấy, thế mà cũng đủ cho cụ sống được rồi. Cụ tự bảo: - Bảo giờ mình chế được những viên thuốc nhuộm màu xanh chàm thì nhất định là phú quý; bấy giờ sẽ chuộc các thứ đồ đồng lại, quảng cáo ầm ĩ trên báo chí, dùng cả trống kèn để chiêu khách làm cho cuốn Hoa quả của mình trở lại nổi tiếng như cồng và ta sẽ mua một cuốn kỹ thuật hàng hải có tranh khắc gỗ, bản in năm 1558, mua ở đâu ta biết chỗ rồi. Trong khi đợi thời, cụ cặm cụi suốt ngày ngoài đám chàm, đến tối mới về vườn và đọc sách. Khoảng ấy cụ đã xấp xỉ tám mươi.
Một buổi tối, ông cụ thấy tận mắt một sự hiển hiện kỳ dị.
Hôm ấy, cụ về đến nhà thì trời hãy còn sáng. Bà Pơluytác trong người khó ở đã đi nằm. Ăn xong miếng bánh mì với một ít thịt còn dính trên mẩu xương, để trên bàn dưới nhà bếp, cụ ra ngồi trên tảng đá dùng làm ghế ngoài vườn. Bên cạnh chiếc ghế đá, như thói thường trong các vườn cây ăn quả kiểu xưa, có một chiếc hòm gỗ mục, hai tầng, tầng dưới là chuồng thỏ, tầng trên là chỗ để trái cây. Thỏ thì không có nhưng lại có mấy quả táo để dành ăn mùa đông còn sót lại.
Cụ Mabớp hấp háy đôi kính, vừa giở sách vừa đọc. Tính vốn rụt rè, nên cụ có phần dễ tin nhảm. Có hai cuốn sách cụ rất ham và làm cho cụ phải luôn luôn nghĩ tới. Tuổi tác rồi mà như thế mới nguy chứ! Một là quyển sách có tiếng của Đơlăngcơrơ “Sự biến hiện không ngừng của loài quỷ”. Còn quyển kia là của Rôbuđiê “Nói về lũ quỷ ở Vôve và bọn yêu tinh ở Bievơrơ”. Cuốn sau làm cho cụ càng chú ý mảnh vườn nhà lá nơi trước kia yêu tinh thường hay lui tới. Hoàng hôn xuống dần. Mọi vật trên cao nhuộm màu trắng nhạt, dưới thấp bóng tối đen thẫm lại. Cụ vừa đọc sách vừa ngắm cây trong vườn, đặc biệt nhìn một cây sơn lựu xinh đẹp mà cụ coi là mối an ủi tuổi già. Bốn ngày vừa qua, toàn nắng và gió, không có lấy một giọt mưa. Cành cây nghiêng ngả, nụ hoa rũ rượi lá rụng rơi, cần phải tưới nước, nhất là cây sơn lựu trông càng tiều tụy. Cụ là người coi hoa lá có linh hồn như người. Mặc dù cả ngày đã mệt nhoài với các luống chàm, cụ vẫn cố đứng dậy, đặt sách xuống ghế và lom khom, khập khiễng đi đến giếng nước. Nhưng nắm được dây mà không còn sức kéo khỏi móc. Cụ quay lại ngẩng đầu nhìn lên vòm trời đầy sao, cặp mắt thất vọng.
Trời trong vắt, cái trong trẻo này có dáng như một niềm vui độc ác và trường cửu làm cho người đau khổ càng thêm đau khổ. Cứ kiểu này thì đêm rồi cũng như ngày khô cháy thôi.
- Sao chi chít! - Cụ nghĩ bụng - một gợn mây cũng không có, một giọt nước cũng không!
Cụ thôi ngẩng nhìn trời, đầu cúi rũ xuống. Một chốc lại ngước lên, nhìn trời lẩm bẩm:
- Lạy trời thương, rưới cho một giọt lệ sương cũng được.
Cụ lại cố kéo dây lần nữa, nhưng đành chịu.
Vừa lúc ấy cụ nghe có tiếng nói:
- Cụ Mabớp, cụ có muốn tôi tưới giúp vườn cho cụ không?
Trong hàng giậu nghe sột soạt như có tiếng động của thú dữ đi qua. Một cô gái, người cao gầy, từ đám cây gai rậm rịt bước ra, đến trước mặt, nhìn thẳng vào cụ. Ông cụ có cảm tưởng đó mà không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà là một bóng ma vừa hiển hiện trong hoàng hôn.
Ông cụ vốn là người yếu bóng vía, rất dễ kinh hoàng, thế mà cụ chưa kịp mở miệng nói nửa lời, bóng ma ấy đã mở dây, thả gầu xuống nước, múc nước lên đổ đầy thùng tưới, thoăn thoắt, vội vàng một cách kỳ dị. Rồi cái bóng ma đi chân đất, quần áo rách tươm ấy lại chạy từ luống này qua luống khác phát sự sống cho cây cối chung quanh mình. Tiếng nước rơi trên lá làm cho cụ hả hê. Cụ nghĩ rằng cây sơn lựu chắc là sung sướng lắm.
Tưới xong thùng đầu, cô gái múc một thùng khác, rồi một thùng khác nữa. Cô tưới cả vườn.
Bóng cô đen thẫm đi lại giữa các luống hoa, hai mối khăn chùm rách tươm phất phơ trên hai cánh tay gầy guộc trông có vẻ như một con dơi.
Cô vừa tưới xong đâu đấy, cụ Mabớp sung sướng đến chảy nước mắt, tiến sát đến gần, đặt tay lên trán cô:
- Chúa sẽ ban phúc cho cô, cô săn sóc hoa, hẳn cô là một thiên thần.
Cô gái trả lời:
- Không, tôi là quỷ sứ thôi, nhưng cái ấy cũng chả sao.
Ông lão không đợi đáp, cũng không nghe câu đáp, vội kêu lên:
- Cô khổ, tôi nghèo nàn, khổ sở quá, chả biết đáp ơn cô bằng cách nào!
- Cụ ơi, có cách đấy.
- Cách gì?
- Cụ làm ơn bảo giùm cháu, ông Mariuytx nhà ở đâu?
Ông lão không hiểu gì cả.
- Ông Mariuytx nào?
Cụ ngước cặp mắt đục lờ lên, như tìm một hình ảnh đã xóa mờ.
- Anh thanh niên hay đến đây dạo trước ấy mà.
Ông lão đã lục lọi khắp trí nhớ, bỗng cất tiếng:
- À, phải rồi… tôi hiểu cô nói gì rồi. Cô thư thả nhé! Ông Mariuytx, nam tước Mariuytx Pôngmécxi chứ gì! Anh ta ở… đúng hơn là anh ta không còn ở… À, tôi không biết rõ gì về anh ta cả.
Ông lão vừa nói vừa cúi sửa một cánh sơn lựu, rồi tiếp:
- À, này, bây giờ tôi nhớ ra rồi. Anh ta thường qua lối phố lớn và đi về phía phố Cơrulơ Bácbơ, chỗ đồng Sơn ca ấy. Cô đi về lối đó thì gặp anh ta cũng dễ thôi.
Khi ông cụ đứng thẳng người dậy thì không còn ai trước mặt cả, cô gái đã biến đâu mất.
Ông cụ thấy hơi rờn rợn trong mình. Cụ nghĩ thầm:
- Tưới cả vườn đây này, nếu việc không sờ sờ như thế thì chắc mình phải tin là ma hiện hình.
Một giờ sau, đi ngủ, cái việc đó lại hiện ra trong trí cụ. Đó là cái lúc chập chờn mà trí óc dần dần đi vào cõi mộng để xuyên suốt giấc ngủ, cũng như con chim thiêng trong thần loại đã hóa cá để vượt đại dương. Cụ mơ màng nói:
- Thật ra, cũng giống hệt như chuyện Rubôđiê kể về loài yêu tinh. Hay cũng là một con yêu tinh đó?
IV
MARIUYTX CŨNG THẤY MA
Mấy hôm sau ngày “bóng ma” đến thăm cụ Mabớp bữa ấy là sáng thứ hai, như thường lệ Mariuytx vay Cuốcphêrắc một đồng trăm xu cho Tênácđiê. Bỏ xong tiền vào túi, Mariuytx dạo một vòng trước khi mang lại phòng lục sự của nhà ngục. Chàng định bụng may ra như thế lúc trở về sẽ có thể làm việc được. Kể ra bữa nào cũng thế cả. Vừa ngủ dậy, chàng đã đem sách giấy ra để trước mặt dịch nguệch ngoạc một vài dòng. Lúc ấy chàng đang dịch ra Pháp văn những bài trong cuộc tranh luận của người Đức, cuộc tranh luận giữa Găngxơ và Xavinhi. Chàng cầm đến Găngxơ, rồi cầm đến Xavinhi đọc bốn dòng, thử viết ra một dòng, nhưng ngòi bút kéo không ra chữ, còn con mắt thì thấy hiện một ngôi sao. Chàng bỏ ghế đứng dậy.
Đi dạo một chút để lấy đà mới được.
Và chàng đến cánh đồng Sơn ca.
Đến đấy chàng lại thấy ngôi sao rõ mồn một, còn sách của Găngxơ và Xavinhi thì quên đâu mất cả.
Chàng trở về, cố làm việc nhưng không được. Bao nhiêu sợi dây đã đứt đoạn trong óc chàng! Một sợi cũng không cách gì nối lại được! Chàng tự bảo: - Thôi mai ta không đi chơi nữa. Đi chơi chả làm việc được. Nhưng rồi ngày nào chàng cũng cứ đi.
Chàng ở cánh đồng Sơn ca nhiều hơn là ở nhà Cuốcphêrắc. Đúng ra địa chỉ của chàng là phải thế này: Đại lộ Xăngtê, gốc cây thứ bảy, kể từ phố Cơrulơ Bácbơ.
Sáng hôm ấy, chàng rời gốc cây ấy đến ngồi trên bệ gạch, dọc bờ sông Gôbơlanh. Mặt trời tươi tắn xuyên vào các chòm lá non sáng ngời.
Chàng mơ màng nghĩ dến “nàng” rồi dần dần lại tự mình trách mình. Chàng đau lòng nghĩ đến sự lười biếng hàng ngày làm chàng tê liệt tâm trí chàng và cảm thấy trước mắt mình đêm tối mỗi phút một dày thêm đến nỗi không còn nhìn thấy mặt trời nữa.
Khó nhọc lắm chàng mới biết mình đang nghĩ những gì lờ mờ. Năng lực của chàng sa sút đến nỗi chàng không nghĩ được thành lời để mình tự bảo mình và cũng không có sức để mà buồn bực.
Tuy vậy trong cơn mơ mộng rầu rầu ấy, cảm giác từ sự vật bên ngoài vẫn dội đến tâm trí chàng. Chàng nghe sau lưng, dưới chân mình, tiếng thợ giặt ở hai bên bờ sông đập áo và trên đỉnh đầu tiếng chim reo hót trong rặng cây. Một đằng là tiếng reo của tự do, vô tư sung sướng, của lũ chim thong thả rảnh rang; một đằng là tiếng lao động. Cả hai thứ tiếng đều vui vẻ, làm cho trí óc chàng càng mơ tưởng sâu hơn, gần như là suy nghĩ.
Thình lình giữa cơn mơ, chàng nghe một tiếng người quen thuộc:
- Kìa, anh chàng đó rồi!
Chàng ngước mắt và nhận được Êpônin, cô gái lớn của Tênácđiê, cô bé khốn khổ đã đến nhà chàng một buổi sáng trước đây. Lúc này thì chàng đã biết tên cô. Điều lạ là cô bé trông nghèo hèn đi nhưng lại đẹp thêm lên. Cô đã tiến thêm hai bước, một bước về phía ánh sáng và một bước về phía ngặt nghèo. Cô vẫn đi chân không và ăn bận rách rưới như hôm cô quả quyết bước vào phòng chàng. Nhưng quần áo rách nát của cô hai tháng nay đã cũ thêm: các lỗ thủng rách toạc ra to hơn, các mảnh vải càng xấu xí đi. Vẫn giọng nói khàn khàn ấy, vẫn vầng trán xám mà nóng gió làm cho nhăn nheo, vẫn làn mắt nhanh nhẹn, lấc láo. Ngoài ra còn có cái gì khác hơn là gương mặt thêm vẻ gì hoảng hốt, thảm hại đúng là của người nghèo đói lại vừa ở tù ra. Mấy cọng rơm lẩn trên mái tóc của cô bé. Không phải như Ôphêlia đã điên dại vì lây cái điên dại của Hămlét, nhưng chỉ vì cô đã ngủ ở một đống rơm chuồng ngựa nào đó.
Với tất cả hình dung như thế, cô bé vẫn đẹp. Ôi! Tuổi xuân sao mà thần tiên đến thế!
Cô bé dừng lại trước Mariuytx. Nét mặt nhợt nhạt hơi tươi lên mà trên môi thoáng như có một nụ cười. Cô bé đứng im một lúc như nói không ra lời nữa, mãi sau mới nói:
- Rồi cũng phải gặp ông chứ lị! Ông cụ Mabớp nói không sai mà, chính trên đại lộ này đây! Trời! Em tìm ông đến hết hơi, ông có biết đâu đấy nhỉ! Ông biết không? Em bị giam mất mười lăm hôm, chúng nó mới tha đấy! Lý do là chả có tang chứng gì trên người em cả. Với lại, em còn là tuổi vị thành niên, thiếu hai tháng nữa. Trời! Em tìm ông hết nơi hết chốn! Đã sáu tuần rồi đấy! Ông không còn ở chỗ ấy nữa à?
Mariuytx đáp:
- Không.
- À, em hiểu rồi. Vì cái chuyện ấy chứ gì. Cái trò ăn cắp ấy khó chịu lắm. Ông không chịu được nên đã dọn đi mà. Này! Sao ông lại đội những thứ mũ dúm dó như thế kia? Thanh niên như ông phải có quần áo đẹp chứ. Ông Mariuytx, ông có biết không? Ông Mabớp ông ấy gọi ông là nam tước, nam tiếc gì chứ? Nam tước là những ông già kia, thường mò đến chỗ có nhiều ánh sáng nhất trong vườn Luýchxămbua, đọc tờ Hàng Ngày một xu một số kia. Có lần em mang thư cho một nam tước loại đó. Ông ta có tuổi đến hơn trăm kia đấy! Ông Mariuytx, bây giờ ông ở đâu?
Mariuytx không đáp, cô bé nói tiếp:
- Ồ, áo ông rách một lỗ, để rồi em vá lại cho mới được.
Giọng cô bé dần dần trở nên buồn:
- Hình như gặp em ông không bằng lòng thì phải?
Mariuytx không nói gì; cô bé cũng lặng im một lát rồi nói to:
- Em mà muốn thì em bắt ông tỏ vẻ bằng lòng được ngay.
Mariuytx hỏi:
- Sao? Cô nói gì thế?
Cô bé dằn lại:
- À! Trước đây ông gọi em là em kia.
- Ừ, thế thì em nói thế nào?
Cô bé cắn chặt môi, không nói. Hình như đang có cuộc xô xát gì trong lòng. Sau cùng, cô có vẻ quả quyết:
- Thôi, mặc kệ, cũng chả sao. Ông đang có vẻ buồn rầu, mà em thì lại muốn ông được vui lên. Ông hứa với em là ông sẽ cười đi. Em muốn thấy ông cười và nói: “Thế à! Thế thì tốt lắm”. Tội nghiệp ông Mariuytx! Ông biết không! Ông còn hứa ông cho em tất cả cái gì em muốn phải không?…
- Ừ, thì em nói đi!
Cô bé nhìn thẳng vào mắt Mariuytx:
- Em biết địa chỉ rồi.
Mariuytx tái người đi. Máu dồn cả vào tim.
- Địa chỉ nào?
- Địa chỉ mà ông hỏi em!
Cô nói tiếp như cố hết sức:
- Địa chỉ của… ông biết chứ?
Mariuytx lắp bắp:
- Ừ!
- Của tiểu thư ấy!
Nói xong tiếng ấy, cô bé thở ra một cái dài:
Mariuytx nhảy từ bức tường xuống, cuống cuồng nắm lấy tay cô bé.
- Thế à? Đưa anh đi đi! Chỉ cho anh đi! Em muốn đòi gì anh cũng được! Nào, cô ấy ở đâu?
- Đi theo em, - cô bé đáp - Em không biết rõ đường phố và số nhà; ở tận phía bên kia, nhưng em biết rõ nhà. Để em dắt ông đi.
Cô bé rụt tay ra, nói tiếp. Giọng cô buồn rầu làm cho người ngoài cuộc, ví như nghe thấy thì phải xúc động lắm, thế mà nó chẳng mảy may nào chạm đến tấm lòng của anh chàng Mariuytx đang mê man, sôi nổi:
- Chao! Ông sung sướng quá nhỉ!
Một đám mây như thoáng qua vầng trán Mariuytx. Chàng nắm cánh tay Êpônin:
- Em thề với tôi một điều!
- Thề? Cô nói - thề nghĩa là làm sao? Này! Ông muốn em thề ư?
Và cô bé cười.
- Êpônin, em hứa với tôi nhé! Em thề với tôi là không nói địa chỉ này với bố em!
Cô bé quay sang phía chàng, vẻ kinh ngạc:
- Êpônin! Sao ông biết em là Êpônin?
- Em hứa với tôi điều tôi vừa nói đi!
Nhưng cô bé như có vẻ không nghe gì cả.
- Dễ nghe đấy! Ông gọi em là Êpônin được đấy!
Mariuytx nắm cả hai tay Êpônin.
- Trời ơi! Em trả lời tôi đi. Chú ý lời tôi nói nhé em, thề với tôi sẽ không nói địa chỉ em biết cho bố em đi!
- Bố em? Ừ, ừ, bố em! Thế thì ông cứ yên tâm. Ông ấy bị giam rồi. Với lại em có bận tâm gì đến bố em đâu!
Mariuytx kêu lên:
- Em vẫn chưa hứa với tôi!
Cô bé vừa nói vừa phá lên cười:
- Buông tôi ra đi! Lay mạnh quá đi thôi! Có! Có! Em xin hứa, em xin thề! Chuyện gì đến mà em không thề! Em không mách địa chỉ ấy với bố em đâu. Như thế được chưa? Được chứ?
- Cũng không nói với ai cả! Mariuytx bảo.
- Không nói với ai hết.
- Thôi bây giờ dắt tôi đi đi.
- Đi ngay?
- Đi ngay.
- Theo em - Chao ôi! Sao mà anh chàng mừng rơn thế!
Được mấy bước cô bé dừng lại.
- Ông đi sát em quá, ông Mariuytx ạ. Để em đi lên trước, ông cứ đi sau, làm ra vẻ không phải đi theo em. Không nên để người ngoài người ta thấy một thanh niên tử tế như ông lại đi cùng một người đàn bà như em.
Không một ngôn ngữ nào có thể nói hết tất cả nghĩa ngụ trong tiếng đàn bà, ở giọng nói cô bé ấy, lúc bấy giờ.
Được mươi bước, cô bé dừng lại lần nữa. Mariuytx tiến kịp. Cô đi một bên, cất tiếng hỏi Mariuytx, đầu không quay lại:
- Này, ông có nhớ hứa với em một cái gì đấy chứ?
Mariuytx sờ tay vào túi áo, chàng chỉ có vẻn vẹn đồng năm phơrăng dành cho Tênácđiê. Chàng cầm lấy đặt vào tay Êpônin.
Cô bé mở xòe mấy ngón tay, rơi đồng bạc xuống đất và nhìn chàng vẻ rầu rầu:
- Em không muốn lấy tiền của ông đâu!
QUYỂN III: NGÔI NHÀ PHỐ PƠLUYMÊ
I
NGÔI NHÀ CÓ BÍ MẬT
Vào khoảng giữa thế kỷ trước, một ông chánh án tòa án Pari có một người nhân tình nhưng lại muốn giấu thiên hạ - bấy giờ chỉ các nhà đại quý tộc mới khoe nhân tình của mình, còn các anh tư sản thì lại giấu đi - nên cho xây một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô Xanh Giécmanh, trong một phố vắng vẻ là phố Bơlômê ngày nay gọi là phố Pơluymê, gần nơi gọi là Quần Thú.
Ngôi nhà ấy có gác, dưới nhà có hai phòng, một cái bếp, trên gác có hai buồng, một phòng khác nhỏ, sát mái là một gác xép. Trước nhà, một khoảng vườn độ một sào có cánh cổng lớn song sắt trông ra đường phố. Người đi qua ngoài phố trông thấy chỉ có bấy nhiêu. Nhưng phía sau ngôi nhà chính, có một mảnh sân hẹp và cuối sân có một cái nhà xép hai gian, lúc cần có thể để một đứa bé con và một bà vú ở đấy.
Chiếc nhà này, phía sau, có một cái cửa che kín, mở đóng rất bí mật, ăn thông với một hành lang hẹp, trên để lộ thiên, dưới lát đá, chạy quanh co giữa hai bức tường cao. Cái hành lang ấy cứ men theo sát dãy hàng rào, hàng giậu từ vườn này sang vườn khác, từ đám đất này sang đám đất khác, có lúc đi vòng quanh, có lúc gấp thành góc theo hình cái thửa vườn và các đám đất và cuối cùng dẫn đến một cái cửa bí mật, cách đấy độ một phần tám dặm, gần một khu phố khác, ở tận đầu mút của cái phố Babilôn hiu quạnh.
Ông chánh án đến ở đấy. Ngôi nhà bố trí khéo đến nỗi, người nào có chú ý theo dõi và nhận thấy ông ta ngày nào cũng đi đâu bí mật, cũng không ngờ rằng hễ đi ra phố Babilôn tức là đi ra phố Bơlômê. Nhờ khéo xếp đặt mua được đất nên ông có thể thuê người làm con đường bí mật ấy ở trên đất mình không ai kiểm soát được. Về sau ông đem bán lại chỗ đất dọc hành lang ấy từng miếng một để người ta làm vườn và trồng trọt.
Các người chủ mới ở hai bên hành lang, cũng tưởng trước mắt mình là một bức tường ngăn, chứ không ngờ có con đường lát đá dài như dải khăn quanh co giữa hai bức tường, đi dọc theo hết luống rau này đến vườn cây khác của họ. Chỉ có chim chóc là nhìn thấy cái vật là lạ ấy. Và các lũ sáo ngà, sáo sậu của thế kỷ trước chắc là đã bàn tán với nhau nhiều về cái ông chánh án ấy.
Ngôi nhà xây bằng đá theo kiểu Măngxa, bọc tường và trang trí bàn ghế theo kiểu Váttô, bên trong dạng động phủ, bên ngoài dáng mềm mại, khuất sau ba lớp rào hoa. Nó có một cái vẻ gì vừa kín đáo, vừa đỏm dáng, vừa long trọng, đúng sở thích của một quan tòa si ái.
Cái nhà ấy và hành lang ấy ngày nay đã mất, nhưng trước đây mười lăm năm vẫn hãy còn. Năm 93, một người chuyên đúc nồi đã mua ngôi nhà để hủy phá, nhưng không thanh toán được cho nên bị xử vỡ nợ. Hóa ra ngôi nhà đã phá hủy ông chủ. Từ đấy, ngôi nhà bị bỏ hoang và dần dần đổ nát như tất cả những nhà cửa không người ở đó, do đó không được truyền sức sống cho. Bàn ghế ngày xưa vẫn nằm nguyên trong đó. Một tấm bảng vàng, chữ hết đọc được, treo ở rào sắt từ năm 1810 khiến cho con số mười, mười hai người mỗi khi đi qua phố Pơluymê biết rằng ngôi nhà sẵn sàng để bán hoặc cho thuê.
Vào cuối thời Quân chủ phục hưng, những khách qua đường đó nhận thấy tấm bảng đã biến mất, hơn thế nữa, những cửa sổ ở tầng một đã mở. Thật vậy, ngôi nhà đã có người ở. Các cửa sổ có những “màn che nhỏ”, đó là dấu hiệu trong nhà có phụ nữ.
Tháng 10 năm 1829, một người đàn ông đứng tuổi đến thuê ngôi nhà ấy, cố nhiên là gồm cả gian nhà xép phía sau và cái hành lang ăn thông đến phố Babilôn. Ông cho đặt lại hai cái cửa bí mật ở đầu hành lang. Trong nhà hãy còn gần nguyên các thứ bàn ghế cũ thời ông chánh án ở, người chủ mới chỉ cho sửa sang lại một ít, chỗ nào thiếu cái gì thì thêm vào cho đủ, lát cái sân đá, cái nền gạch đã loang lổ, chữa lại cái cầu thang, sàn gỗ, thêm kính vào các ô cửa sổ. Xong đâu đấy ông mới cùng một thiếu nữ và một u già dọn đến, lặng lẽ như một người lạ lẻn vào nhà, chứ không phải như người ta vào ngôi nhà của mình. Láng giềng cũng chẳng bàn tán gì bởi cái lẽ không có ai là láng giềng cả.
Người đến thuê nhà âm thầm, ít gây chú ý ấy là Giăng Vangiăng, thiếu nữ là Côdét. U già là một người đàn bà tên là Tútxanh, vừa già, vừa quê, vừa ngọng. Giăng Vangiăng đã cứu bà ta ra khỏi bệnh viện làm phúc và khỏi cảnh khốn cùng, rồi quyết định đem bà ta về ở với mình vì bà có ba đặc điểm trên kia. Ông đã lấy tên là ông Phôsơlơvăng, nhà thực lợi,[251] để thuê nhà. Qua những điều nói trên, chắc bạn đọc đã nhanh chóng nhận ra Giăng Vangiăng còn nhanh hơn lão Tênácđiê nữa.
Tại sao Giăng Vangiăng đã rời bỏ nhà tu Pơti Píchpuyt? Chuyện gì đã xảy ra?
Không có chuyện gì lạ cả.
Bạn đọc còn nhớ, ở nhà tu, Giăng Vangiăng rất sung sướng, sung sướng đến nỗi có lúc lương tâm phải lo ngại. Ngày nào ông cũng được gặp Côdét; mối tình phụ tử hiện ra và mỗi nảy nở. Ông thương yêu ấp ủ con bé trong tâm hồn. Ông tự bảo: nó là của ông, không có gì có thể cướp đi được; tình trạng này sẽ cứ mãi mãi như thế; chắc chắn nó sẽ làm bà xơ đúng theo con đường hàng ngày người ta muốn mở ra cho nó và như thế, nhà tu sẽ là vũ trụ của nó và của ông; ông sẽ già ở đây, nó sẽ lớn lên ở đây, rồi nó sẽ già ở đây và ông sẽ chết ở đây, thật là thỏa ước mơ, không còn nói cha con chia lìa, chia rẽ gì được nữa. Nghĩ đến đấy, bỗng dưng ông sinh lo âu. Ông tự chất vấn. Ông tự hỏi có phải thật tất cả hạnh phúc của người khác, của con bé kia? Ông già mà tước đoạt hạnh phúc của nó giấu làm của riêng cho mình sao? Như thế có phải là trộm cắp không? Ông tự nhủ con bé có quyền được biết cuộc sống trước khi bỏ đời đi tu. Ngay từ bây giờ mà gần như không hỏi ý kiến nó, lấy cớ để tránh cho nó mọi thứ đau khổ, lợi dụng nó khờ dại, cô đơn mà ép nó phải đi tu, thì có khác gì làm hư hỏng bản chất tự nhiên của một con người và dối trá với Chúa? Lại biết đâu, một ngày kia, Côdét mà biết rõ đầu đuôi, biết nó phải làm bà xơ một cách miễn cưỡng, nó sẽ không sinh thù hằn cả việc này? Ý nghĩ cuối cùng này, hơi ích kỷ và ít dũng khí hơn những ý nghĩ khác, nhưng nghĩ như thế ông không sao chịu được. Ông quyết định rời bỏ nhà tu.
Ông quyết định như thế. Ông buồn rầu mà nhận ra rằng việc phải như thế. Còn về những trở ngại thì chẳng có gì. Năm năm sống biệt tăm biệt tích trong bốn bức tường này, đến bây giờ ra ngoài thì còn sợ gì nữa. Ông có thể yên tâm trở lại sống giữa mọi người. Ông đã già đi và cái gì cũng đã thay đổi. Ai còn nhìn ra được ông bây giờ. Với lại cứ cho là chẳng may đi nữa, thì có gì nguy hiểm thì là nguy hiểm cho bản thân ông chứ có quyền gì mà bắt buộc Côdét vào nhà tu kín, bởi lẽ xưa kia ông bị vào nhà tù khổ sai? Vả lại, trước nhiệm vụ thì nguy hiểm có đáng gì? Mà, có ai cấm ông cứ thận trọng và tìm mọi cách đề phòng?
Còn việc giáo dục của Côdét thì đã gần xong và trọn vẹn rồi.
Quyết định xong, ông chờ cơ hội. Cơ hội không bao lâu đến: ông già Phôsơlơvăng từ trần.
Giăng Vangiăng xin gặp bà xơ bề trên, trình bày với bà rằng anh ông chết đi để lại cho ông một cái gia tài nho nhỏ đủ sống khỏi phải làm lụng gì, nên ông xin thôi việc ở nhà tu và xin dắt con gái đi. Ông cũng trình bày luôn rằng Côdét chưa làm lễ thụ phép làm người tu hành thì không lẽ gì tu viện lại nuôi không nó những năm năm như thế, nên ông khẩn khoản xin thế nào bà bề trên cũng vui lòng để ông cúng cho quỹ nhà tu một món tiền là năm nghìn phơrăng, xem như là đền bù vào khoản Côdét ăn ở lâu nay.
Thế là Giăng Vangiăng ra khỏi nhà tu.
Ở nhà tu ra đi, ông cắp lấy chiếc va li nhỏ chứ không nhờ ai vác hộ, chìa khóa thì ông giữ trong mình. Chiếc va li bay một mùi thơm ngát làm cho Côdét phải chú ý.
Nói ngay rằng từ đó chiếc va li ấy không bao giờ rời ông ra nữa. Luôn luôn ông để nó trong phòng ông. Nó là vật đầu tiên có khi là vật duy nhất ông mang đi trong những lúc dọn nhà. Thấy thế Côdét phải bật cười và gọi chiếc va li là “người bạn không rời nhau” của ông rồi nói: con phát ghen với nó.
Tuy vậy, việc trở lại với không khí tự do ngoài đời không khỏi làm cho Giăng Vangiăng lo lắng khá nhiều.
Ông tìm ra được ngôi nhà phố Pơluymê và chui vào đó. Từ đấy ông vẫn giữ tên là Uyntim Phôsơlơvăng.
Đồng thời ông thuê luôn hai căn phòng khác ở Pari. Chủ tâm là để thay đổi, khỏi ở luôn một khu phố, cho người ta bớt để ý và khi trong lòng thấy có gì đáng lo ngại thì có thể vắng mặt một thời gian, cũng như là để có đường xoay sở chứ không bị bất chợt vô kế khả thi như cái đêm ông thoát khỏi tay Giave một cách quá ư may mắn trước đây. Hai căn phòng ấy là hai gian nhà bé nhỏ nghèo nàn ở hai khu phố cách nhau rất xa, một ở phố Uét, một ở phố Lomácmê.
Thỉnh thoảng ông đến nơi này hoặc nơi kia ở một tháng hay năm sáu tuần có Côdét đi theo, còn bà Tútxanh thì để ở nhà. Cơm nước hay sai bảo thì đã có mấy người gác cổng, mà ông bảo cho biết ông là một nhà thực lợi ở ngoại ô lấy nơi ấy là chỗ tạm trú mỗi khi vào thành. Con người đạo đức cao siêu ấy thế mà phải có đến ba chỗ ở giữa Pari để tránh lưới cảnh sát.
II
GIĂNG VANGIĂNG QUỐC DÂN QUÂN[252]
Tuy vậy, ông nói đúng, Giăng Vangiăng vẫn sống ở phố Pơluymê và ông đã xếp đặt đời sống của mình như sau:
Côdét và người bõ già ở nhà trên gian buồng ngủ tường có vẽ hoa, phòng khuê nhỏ với những đường chạm trong sơn vàng, phòng khách lót thảm có những chiếc ghế bành to tướng là phần của Côdét; cái vườn cũng thuộc phần nàng. Giăng Vangiăng đã cho đặt thêm trong buồng Côdét một chiếc giường có diềm màn bằng gấm Đamát nhiều màu và một tấm thảm Ba-tư cũ còn đẹp mua mãi ở cửa hiệu mụ Gôse phố Phighiê Xanh Pôn. Để giảm bớt vẻ nghiêm nghị của những thứ đồ cổ sang trọng ấy, ông xen lẫn vào các thứ linh tinh ấy tất cả những vật dụng xinh xắn, duyên dáng của các cô thiếu nữ: cái kệ, cái tủ sách, các quyển sách có gáy vàng, chiếc hộp giấy, cái bàn giấy thấm, cái bàn may khảm xà cừ, cái hộp may bằng bạc mạ vàng, bộ đồ rửa mặt bằng xứ Nhật. Các cửa sổ trên gác đều treo màn dài bằng gấm Đamát nhiều màu như ở diềm màn. Các cửa tầng dưới lại treo màn vải rua. Mùa đông, trong nhà Côdét ở, gác trên phòng dưới đều đốt lò sưởi. Riêng ông, ông ở trên nhà xép cuối sân trong, trong phòng chỉ một chiếc đệm rải trên cái giường căng dây thép, một cái bàn gỗ tạp, hai cái ghế rơm, một lọ sứ đựng nước, mấy quyển sách bỏ trên một tấm ván, chiếc vali yêu quý trong một góc và chẳng bao giờ có củi lửa gì cả. Ông ăn với Côdét nhưng trên bàn lại có một cái bánh mì đen phần riêng ông. Ông bảo bà Tútxanh:
- Cô đây là chủ nhà này, bà nhớ nhé.
- Thưa ông, còn ông? Bà Tútxanh kinh ngạc hỏi lại.
- Tôi, tôi còn hơn là ông chủ, tôi là ông cha.
Hồi ở nhà tu, Côdét có được học tập việc nội trợ nên việc chi tiêu ít ỏi trong nhà đều do nàng tính toán. Hằng ngày, Giăng Vangiăng khoác tay Côdét, đưa nàng đi dạo chơi. Ông đưa nàng vào vườn Luychxămbua, tìm đến con đường nào vắng vẻ nhất và chủ nhật nào ông cũng dắt nàng đi lễ nhà thờ Xanh Giắc vì nhà thờ ấy ở khá xa. Khu phố ông ở rất nghèo nên ông bố thí nhiều, vì thế các người khốn khó đều đến vây quanh ông trong nhà thờ. Chính vì vậy mà Tênácđiê gửi cho ông một bức thư với địa chỉ: kính gửi nhà từ thiện ở nhà thờ Xanh Giắc. Ông cũng hay dắt Côdét đi thăm các người nghèo khổ và các người ốm đau.
Chưa một người lạ nào từng bước chân vào ngôi nhà phố Pơluymê. Bà Tútxanh đi mua thức ăn và Giăng Vangiăng tự tay đi lấy nước ở máy nước gần nhà. Củi và rượu thì cất trong cái hầm vách đá nửa ngầm bên cạnh cái cửa mở ra phố Babilôn. Hầm ấy ngày xưa dùng làm động cho quan chánh án vì ở cái đời si ái ấy, không có tình yêu nào là không nấp trong hang động.
Ở phía cửa ấy, còn có một cái thùng, có kẽ để đựng thư từ, báo chí, song ba nhân khẩu của ngôi nhà phố Pơluymê chẳng tiếp nhận thư từ báo chí gì, nên cái thùng ngày xưa là nơi mới lái đi về cho những cặp nhân tình nhân ngãi, thì ngày nay tất cả công dụng chỉ còn là để bỏ các giấy báo nộp thuế và các giấy báo của phòng dân quân. Vì ông Phôsơlơvăng, nhà thực lợi, cũng là quốc dân quân. Ông không thoát khỏi lưới kiểm tra chặt chẽ hồi 1831. Hồi ấy nhà chức trách đã truy cứu lý lịch của Giăng Vangiăng ngược lên đến giai đoạn ông ở nhà tu kín. Và cũng nhờ ẩn mình trong cái đám mây mù dày kín và tinh khiết là nhà tu kín ấy mà khi thoát ra, Giăng Vangiăng trở thành một người đáng kính đối với thị sảnh của mình, và do đó xứng đáng làm người bảo vệ cho thị sảnh.
Mỗi năm ba hay bốn lần Giăng Vangiăng khoác quân phục và đi canh gác. Công việc ấy có phần làm cho ông bằng lòng là khác. Vì ông coi đó là một cách cải trang chính đáng khiến cho ông có thể lẫn vào đám đông mà vẫn giữ mình cô độc. Giăng Vangiăng vừa được sáu mươi, đúng tuổi miễn quân dịch; nhưng trông người ông lại không đến năm mươi. Vả lại, ông cũng không có ý muốn lánh mặt viên đội nhất của mình, cũng không kêu kiện bá tước Đơ Lôbô. Ông không có lý lịch, ông giấu tên, giấu tuổi, giấu tung tích, giấu tất cả; và như chúng ta vừa nói, ông là một quốc dân rất hăng hái. Làm sao cho giống bất kỳ một người nào khác sòng phẳng trong mọi bổn phận đóng góp, đó là tất cả tham vọng của ông. Lý tưởng của ông là làm sao cho ở bên trong thì xứng đáng là một thiên thần, còn bên ngoài thì là một thị dân.
Tuy vậy, có một điều cần phải ghi. Khi Giăng Vangiăng đi chơi với Côdét, ông ăn mặc như ta đã thấy và ra vẻ là một sĩ quan về hưu. Lúc ông đi một mình và thường là vào buổi tối, ông lại bận một cái áo vét và một cái quần công nhân, đầu đội mũ lưỡi trai che lấp cả mặt. Đề phòng hay là khiêm tốn? Có lẽ cả hai. Côdét đã quen với khía cạnh bí ẩn của đời mình nên chẳng để ý đến những cử chỉ lạ lùng của bố là mấy. Còn bà Tútxanh, thì bà sùng bái Giăng Vangiăng và cho rằng ông ta làm cái gì cũng tốt cả. Một hôm, anh hàng thịt thoáng nhìn Giăng Vangiăng và bảo: Cái xác ông này hay nhỉ! - Bà đáp: một vị… vị thánh đấy!
Giăng Vangiăng, Côdét và Tútxanh, cả ba đều vào bằng độc cái cửa ở phố Babilôn. Giá không thấy bóng họ thấp thoáng sau hàng rào ở cổng trước thì khó mà đoán họ ở phố Pơluymê. Cổng trước luôn luôn đóng kín. Giăng Vangiăng đã bỏ hoang khu vườn không trồng trọt gì để người ngoài khỏi chú ý đến.
Nhưng có lẽ ông ta đã lầm.
III
CÀNH LÁ RƯỜM RÀ[253]
Cái vườn bỏ hoang hơn nửa thế kỷ như vậy đã trở nên kỳ lạ đẹp mê hồn. Bốn mươi năm trước đây, người qua đường dừng lại ngắm vườn mà không ngờ đến những bí mật ẩn giấu dưới lớp lá xanh tươi kia. Nhiều anh mơ mộng thời ấy đã bao lần để cho đôi mắt và tâm trí mình tọc mạch len vào giữa các chấn song cái cửa có khóa, vặn vẹo lung lay vít chặt vào hai trụ vôi bám đầy rêu xanh, phía trên có cái viên trang tí hoa văn kỳ dị, khó hiểu.
Trong vườn, có chiếc ghế dài ở một góc, một vài pho tượng mốc meo, mấy tấm mắt võng đóng vào tường để cho cây leo, nhưng đã long đinh và đang mục nát. Ngoài ra không còn đường lối, không còn thảm cỏ. Ở đâu cũng chỉ cỏ gà. Tay người đã vắng thì tay tạo lại về. Cỏ dại mọc đầy, điều rất đáng khâm phục đối với một mảnh đất tí tẹo. Đây là nơi hội hè huy hoàng của hoa đinh hương. Không có gì ở mảnh vườn này làm trở ngại sức vươn lên thiêng liêng của cây cỏ. Ở đây là thế giới của sự sinh trưởng tôn nghiêm. Cây to cúi xuống gai dại, gai dại trườn lên cây to, cỏ mọn leo lên, cành cả nghiêng xuống. Cái vốn bò dưới mặt đất cất cao đầu tìm cái nảy nở trên không, cái phất phơ trước gió tìm xuống với những gì vương vất trong rêu. Thân cây, chạc bé, lá, dây, chùm, tay, nhánh, gai quấn quít với nhau, hòa hợp nhau khăng khít để thực hiện và ngợi ca tình bác ái thần bí, tượng trưng cho chủ nghĩa bác ái ở loài người. Vườn này không còn là vườn nữa, mà là một lùm cây khổng lồ, nghĩa là một cái gì rậm rạp như một khu rừng, đông đúc như một thành phố, run rẩy như một tổ chim, mập mờ như một thánh đường, ngát hương như một bó hoa, cô quạnh như một nấm mộ, sống động như một phiên chợ.
Vào tháng Hoa, cái bụi to lớn sống tự do giữa bốn bức tường sau hàng chấn song ấy bước vào trạng thái động tình chung của vạn vật. Nó rùng mình trước vầng thái dương đang mọc, chẳng khác gì con vật hít thở những vận khí yêu đương trong không gian và cảm thấy nhựa xuân dâng lên sôi trào trong mạc máu. Nó vung mớ tóc xanh tươi tốt trước gió, nó gieo trên đất ẩm, trên tượng sờn, trên bậc thềm nứt nẻ, cả trên nền đường vắng, những hoa hình sao, những giọt sương như ngọc và sự mỡ màng, sự tươi đẹp, hương thơm, sức sống, niềm vui. Vào trưa, hàng nghìn con bướm trắng tụ tập tại đó và khi nhìn những hoa trắng kia vèo bay trong bóng mát làm nên một cơn mưa tuyết sống giữa trưa hè thì ai cũng phải cho là mình được xem một cảnh thần tiên. Trong râm tối của lá xanh vô vàn những tiếng thơ ngay đang thỏ thẻ với tâm hồn ta và cái gì tiếng chim không nói thì đã có tiếng ong dế bổ sung. Vào chiều tối thì một thoáng mơ mộng toát ra từ cánh vườn và bao phủ lấy nó; một bức màn sương nhẹ, một niềm u hoài mênh mông êm ả trùm lên vạn vật; mùi thơm say người của hoa tâm hương và hoa bìm bố ra từ khắp nơi như một chất độc ngọt ngào và thấm thía; lúc ấy chim gõ kiến kêu chiều và chim bạc má buông những tiếng ríu rít cuối cùng hầu như trong giấc ngủ; người ta cảm thấy niềm thân mật thiêng liêng giữa chim chóc và cây cỏ: ban ngày cánh lông làm vui cành lá, ban đêm cành lá che chở cho cánh lông.
Mùa đông lùm cây đen lại, ướt đi và trơ cành run rẩy cho nên người ta nhìn thấy ngôi nhà chút ít. Không thấy hoa nở trên cành và sương đọng trong hoa, trái lại có những đường bằng bạc của các chú sên đã bò qua trên thảm lá vàng dầy, lạnh. Tuy nhiên dù thế nào, với diện mạo nào, vào mùa nào xuân hạ thu đông, cái khoảnh vườn bé nhỏ ấy cũng đượm vẻ u hoài suy tưởng, cũng hiu quạnh, hoang vu, thiếu dấu vết người mà có sự hiện diện của tạo hóa và cái cổng cũ kỹ gỉ han có vẻ như nói: Cái vườn này là của ta.
Đường đá Pari chạy quanh đấy, mặc! Những lâu đài cổ điển nguy nga ở phố Varen ở cách hai bước, mặc! Vòm cuốn tòa Anhvaliđơ kề bên, mặc! Hạ viên không xa, không sao! Xe tứ mã sang trong phố Buốcgônhơ và phố Xanh Đôminic rầm rập gần kia, xe buýt vàng, nâu, trắng, đỏ gặp nhau rộn rịp ở gần ngã tư gần nhất, chẳng cần gì! Ở phố Pơluymê vẫn là sa Mác. Những người chủ cũ chết, một cơn lốc cách mạng kéo qua những gia thế nghìn xưa sụp đổ, sự xa cách, sự lãng quên, bốn mươi năm hoang phế góa chủ, tất cả những cái đó đủ để gọi về nơi cảnh tiên ấy, những phượng vĩ, những cây ngôn, những cây rẻ quạt, những cỏ voi, những cây vằn lá to màu dạ nhạt, những con tắc kè, bọ rùa, những côn trùng nhanh nhẹn và sợ sệt; đủ để lôi từ lòng đất lên và cho hiện ra bốn bức tường ấy một cảnh tượng hùng vĩ và hoang dại; đủ để cho thiên nhiên bừng nở ở một rẻo vườn khổ của Pari với vẻ cằn cộc và lẫm liệt không kém một khu rừng hoang Tân thế giới, cái thiên nhiên cứ phá ngang những thu xếp ti tiện của người đời và hễ tràn đến chỗ nào thì cũng tràn trọn vẹn, dù trên mình con kiến hay con đại bàng.
Quả vậy, không có gì là nhỏ bé cả, ai là đối tượng thâm nhập của thiên nhiên đều biết. Mặc dù triết học không cho ta sự thỏa mãn tuyệt đối nào, không cho bao quát nguyên nhân cũng không cho hạn chế kết quả, bởi những phân hủy năng lực dẫn đến thuần nhất. Tất cả hoạt động vì tất cả.
Toán đại số ứng dụng cho mây mù; tinh tú phát quang có lợi cho hoa hồng; không có nhà tư tưởng nào dám khẳng định là hương hoa tầm xuân chẳng có ích gì cho các quần tinh trên ấy. Ai tính được hành trình của một phần tử? Chúng ta có thể nói chắc rằng không có những cuộc sáng thế xảy ra do những hạt cát rơi đổ hay không? Ai mà biết những triều lên xuống qua lại của cái cực đại và cái cực tiểu và những cuộc sụt lở của sáng tạo? Con kiến riêng cũng quan trọng; cái nhỏ vẫn lớn, cái lớn vẫn nhỏ; tất cả đều thăng bằng trong cần thiết; một cảnh tượng hãi hùng đối với trí tuệ. Giữa sinh vật và sự việc có những quan hệ kỳ diệu. Trong cái chung vô tận, mặt nhật cũng không coi thường bọ rầy. Cái này cái nọ cần nhau.
Ánh sáng không mang lên trời xanh những hương thơm của quả đất nếu không biết dùng nó làm gì; đêm tối phân phối tính chất của tinh tú cho các loài hoa thiêm thiếp ngủ. Mỗi con chim bay đều có sợi chỉ của vô tận buộc ở chân. Có nảy mầm thì có một thiên tượng kèm theo, đồng thời với việc con chim én mổ vỡ tung vỏ trứng; sự nảy mầm đó làm cho con giun đất sinh ra cũng như cụ Xôcrát xuất hiện. Ở đâu thiên lý kính hết hiệu lực thì kính hiển vi bắt đầu có tác dụng. Kính nào trong hai loại đó có tầm nhìn lớn hơn nhỉ? Chọn thử xem. Một ít mốc mọc lên thì đó là cả một cánh đồng hoa nở rộ; một tinh vân là cả một tổ kiến tinh cầu. Cũng một cảnh hỗn hợp như vậy mà còn lạ kỳ hơn giữa những vật của tinh thần và những điều của vật chất. Cấu tố và nguyên lý trộn lẫn nhau, hòa hợp nhau, cưới nhau, nhân lẫn nhau đến mức đưa thế giới vật chất cùng với thế giới tinh thần đi tới cùng chung một ánh sáng. Hiện tượng luôn luôn tự quay trở vào chúng.
Trong sự trao đổi vũ trụ rộng lớn như vậy, sự sống chuyển vận bằng những lượng không thể biết, cuốn tất cả trong những luồng vận khí bí ẩn vô hình, sử dụng tất cả, không để mất một chút mơ mộng nào, gieo ở đây một con vật bé bỏng, rắc ở đó một vì sao, lắc lư, quanh lượn, đem ánh sáng làm thành năng lượng và tư tưởng làm thành cấu tố; sự sống phân tán và không thể chia cắt hòa tan tất cả, trừ các tâm điểm hình học và cái tôi. Sự sống kéo tất cả về linh hồn - nguyên tử làm nảy nở tất cả trong Chúa; sự sống trộn lẫn tất cả những hoạt động từ cao đẳng đến sơ đẳng trong một guồng máy quay cuồng khó lòng nhận thấy, liên kết đường bay của một con bọ với quỹ đạo tuần hoàn của quả đất, có thể là con đường bay ấy phụ thuộc quỹ đạo này, biết đâu? Sự phụ thuộc ấy cũng có thể là chỉ ở sự đồng nhất về quy luật, ví như sự di chuyển của sao chổi trong vũ trụ giống sự di chuyển của con thủy tức trong giọt nước cũng là phụ thuộc thôi. Máy đấy nhưng máy làm bằng trí tuệ. Một guồng máy khổng lồ mà động cơ thứ nhất là con bọ con và bánh xe cuối cùng là hệ Ngân hà.
IV
THAY ĐỔI CHẤN SONG
Cái vườn này ngày xưa lập nên để che giấu những trụy lạc bí mật, ngày nay hình như nó lại biến thành nơi che chở những cuộc tình tự âm thầm, trong trắng. Trong vườn chẳng còn giàn hoa, thảm cỏ, chẳng còn vòm cây, hang đá nữa. Khắp nơi chỉ có cây lá rối bù, bóng râm tỏa xuống như một tấm màn che: ruộng dâu bãi bộc đã hóa nên Vườn Đào. Có cái niềm ăn năn nào đó đã làm cho cảnh này trở nên tinh khiết. Cô hàng hoa bây giờ bán hoa cho tâm hồn. Mảnh vườn xinh xắn ngày xưa bị bàn tay người làm tổn thương nhiều, nay đã trở lại trinh bạch và e ấp. Ông chánh án và người làm vườn - người thì theo dấu Lamoanhông kẻ kế thừa Lơ Nốt - đã cắt, xén, trang điểm, sửa sang nó để làm nơi đàng điếm; thiên nhiên đã cướp nó lại, để bóng râm lan tràn khắp nơi khắp nẻo và xếp đặt nó thành tổ uyên ương.
Trong cảnh hoang vắng ấy, có một trái tim đang sẵn sàng. Ái tình cứ việc là bước đến! Ở đây đã có sẵn một ngôi đèn đủ cây lá, cỏ rêu, có tiếng chim thỏ thẻ, có bóng tối êm ả, có cành cây xao động; ở đây cũng có cả một tâm hồn đầy dịu dàng, tin tưởng, đầy thơ ngây, hy vọng và đầy cả ước mong, mộng tưởng.
Hồi ở nhà tu ra, Côdét còn ngây thơ gần như trẻ con; nàng mới hơn mười bốn tuổi. Trên kia đã nói trừ cặp mắt ra, nàng xấu xí chẳng xinh đẹp gì. Nàng không có một nét nào vô duyên, nhưng người gầy, vụng về, lại vừa rụt rè, vừa táo bạo; có thể nói nàng là một cô “bé lớn” vậy.
Việc giáo dục của nàng đã hoàn thành; nghĩa là người ta đã dạy cho nàng biết đạo, nhất là biết ngoan đạo; rồi đến “lịch sử” - nghĩa là cái thứ mà ở nhà tu người ta gọi là lịch sử và địa lý, ngữ pháp, các vua chúa nước Pháp, một ít âm nhạc…
Nhưng thực ra, cái gì nàng cũng chẳng biết. Như thế cũng có cái hay mà cũng nguy hiểm. Tâm hồn một thiếu nữ không nên để cho tối tăm; về sau sẽ có những ảo ảnh quá đột ngột và quá chói lọi như trong gian buồng tối. Phải cho nó một thứ ánh sáng êm dịu và kín đáo, thứ ánh sáng của hình ảnh sự vật được phản chiếu lại hơn là thứ ánh sáng trực tiếp và gay gắt của sự vật. Thứ ánh sáng mờ mờ ấy rất có ích, nó hơi khắc khổ một chút nhưng lại có khả năng xua tan mọi nỗi lo sợ thơ ngây và ngăn ngừa mọi sự sa ngã. Chỉ có bản năng bà mẹ - thứ trực giác đáng quý làm bằng kỷ niệm của thời con gái và kinh nghiệm của thời có chồng ấy - chỉ có bản năng đó mới biết làm thế nào và dùng những gì để tạo ra thứ ánh sáng mờ mờ vừa nói đó. Không có gì thay được bản năng ấy. Trong việc rèn luyện tâm hồn cho một thiếu nữ, hết thảy mọi bà xơ trên đời cũng không bằng một bà mẹ.
Côdét không có mẹ. Nàng chỉ có những mẹ, mẹ số nhiều.[254]
Còn Giăng Vangiăng thì trong lòng có đủ mọi thứ thương yêu, mọi thứ ân cần, nhưng ông ta chỉ là một người đàn ông luống tuổi chẳng hiểu được gì cả.
Vả, trong sự nghiệp giáo dục, trong vấn đề quan trọng là chuẩn bị cho một người đàn bà ra sống với thiên hạ, phải cần biết bao nhiêu là hiểu biết để chống lại cái ngu dại lớn lao mà người ta gọi là sự ngây thơ.
Tu viện, hơn nơi nào hết, là nơi đào tạo người con gái trở nên người yêu say mê sau này. Tu viện xoay mọi ý nghĩ của họ về hướng những cái không được biết. Quả tim, quay vào mình, càng lắng xuống, chứ không tràn ra và không nảy nở được, đoán mò, ao ước những cuộc gặp gỡ hẹn hò, phác thảo những tiểu thuyết tình, xây dựng trọn vẹn những nhà vàng trên bóng tối của trí tuệ: đó là những tòa nhà âm u bí mật, sẵn sàng để cho tình yêu vào trọ khi cái cổng sắt đã mở cho nó vào.
Rời khỏi nhà tu, Côdét không còn thấy một chốn nào vừa êm ái vừa nguy hiểm hơn ngôi nhà phố Pơluymê. Ở đây là tiếp tục cuộc sống cô quạnh nhưng cũng là bắt đầu cuộc sống tự do; một ngôi vườn đóng kín, nhưng lại là một cảnh thiên nhiên nồng đậm, giàu có, say sưa, ngào ngạt; cũng bấy nhiêu giấc mơ như hồi còn ở nhà tu nhưng bóng của những chàng trai thì đã thấy thấp thoáng; một cái cổng, nhưng cổng ngó ra đường.
Tuy vậy chúng tôi nhắc lại điều này, khi nàng đến đây, nàng hãy còn là một cô bé. Giăng Vangiăng giao cho nàng cái vườn bỏ hoang này. - Con ra đấy muốn làm gì thì làm, ông bảo thế. Điều đó nàng lấy làm thích. Nàng vạch từng bụi cây, lật từng hòn đá, tìm các loại “thú vật”; nàng chơi đùa đấy, để chờ đến lúc cũng mơ mộng ở đấy; nàng yêu mê mọi thứ sâu bọ tìm thấy trong cỏ dưới chân nàng, để chờ đến lúc cũng yêu mê các vị sao lấp lánh sau cành cây ở trên đầu nàng.
Sau nữa nàng yêu bố nàng, nghĩa là Giăng Vangiăng, với tất cả tấm lòng chân thật, ngây thơ, của con đối với bố. Tình yêu ấy làm cho ông già trở thành một người bạn vui vẻ mà nàng rất ham thích. Bạn đọc còn nhớ ông Mađơlen đọc sách rất nhiều. Giăng Vangiăng vẫn tiếp tục như thế và đã đi đến chỗ chuyện trò rất hay.
Là một trí tuệ khiêm tốn và thực thà do tự học mà nên, ông có những tri thức phong phú và tài ăn nói. Ông lại còn một chút cộc cằn vừa đủ để làm cho lòng nhân ái của ông có vị mặn mà. Trí thô mà lòng dịu. Ở vườn Luychxămbua, những lúc một cha một con, ông nói rất dài, lấy những điều đã học được trong sách vở, lấy cả những kinh nghiệm đau khổ của mình để giải thích về đủ mọi việc cho nàng nghe. Côdét vừa nghe bố nói chuyện vừa đưa mắt mơ màng nhìn khắp nơi.
Ông già chất phác ấy đủ choán cả tâm trí Côdét cũng như mảnh vườn hoang vu kia đủ cung cấp mọi trò chơi cho nàng. Chạy đuổi bướm mệt, nàng vừa thở hổn hển vừa đến bên cạnh bố, khoe: “Ồ, con chạy ghê quá!” Ông hôn vào trán nàng.
Côdét yêu ông già Giăng Vangiăng. Luôn luôn nàng ở bên gót bố. Vì ông già ấy ở đâu là ở đấy có sự đầm ấm. Giăng Vangiăng không ở nhà trên, không ở ngoài vườn, nên nàng cũng thích ở sân sau lát đá hơn là ở trong sân cảnh đầy hoa. Nàng thích ở gian nhà chỉ có ghế rơm của bố hơn là ở trong phòng khách tường chăng gấm và ghế bành lót đệm dành cho mình. Có khi Giăng Vangiăng vừa mỉm cười sung sướng vì được quấy rầy, vừa mắng nàng:
- Thôi, con đi về đi chứ! Để yên bố một mình thử nào!
Nàng trách ông một cách vừa trìu mến vừa dễ ưa, nghe có duyên như lời con gái nói với bố:
- Bố ơi, ở phòng bố con rét quá, bố ạ, sao bố không rải đây một tấm thảm và để đây một lò sưởi?
- Con ạ, có bao nhiêu người xứng đáng hơn bố mà họ không có lấy một tấm tranh che mưa nắng đấy.
- Thế tại sao ở bên con lại có lửa sưởi và đủ mọi thứ khác?
- Vì con là đàn bà con gái và con còn nhỏ dại con ạ.
- Ô hay! Thế đàn ông thì phải chịu rét, chịu khổ à?
- Cũng có người phải thế!
- Được, thế thì con sẽ đến đây thường xuyên để bố bắt buộc phải đốt lửa.
Nàng còn bảo bố:
- Bố ơi, sao bố lại ăn thứ bánh mì tồi tệ như thế kia?
- Con ạ, vì…
- Được rồi, bố ăn thế thì con cũng ăn thế.
Thế là ông đành ăn bánh mì trắng để cho Côdét khỏi ăn bánh mì đen.
Về tuổi thơ ấu của mình, Côdét chỉ còn nhớ lờ mờ. Sớm chiều hai lần, ngày nào nàng cũng cầu nguyện cho mẹ nàng, người mẹ mà nàng chưa hề biết mặt. Hình ảnh hai vợ chồng Tênácđiê còn ghi lại trong trí nàng như hai bộ mặt ghê tởm lờ mờ trong mộng. Hình như tuổi thơ ấu của nàng là một thời kỳ mà chung quanh nàng toàn là rắn rết. Nàng nhớ một ngày, vào buổi tối, nàng phải đi lấy nước trong rừng. Chừng như chỗ nàng ở cách Pari xa lắm. Nàng có cảm giác cuộc đời nàng bắt đầu trong một vực thẳm và Giăng Vangiăng đã kéo nàng ra khỏi. Tối đến, trước khi chợp mắt, nàng thường mơ màng; nàng không ý thức rõ rệt nàng là con gái Giăng Vangiăng và ông ta là bố nàng, nên nàng tưởng tượng trong trí là linh hồn mẹ nàng đã nhập vào ông già ấy và đến ở bên cạnh nàng.
Có khi Giăng Vangiăng đang ngồi, nàng đến áp má nàng vào đầu tóc bạc phơ và lặng lẽ để rơi lên đấy một giọt nước mắt: ông này có lẽ là mẹ ta đây!
Cái điều này nói ra là có vẻ lạ lắm, nhưng mà sự thật là như thế đấy. Là cô gái lớn lên trong tu viện, nàng không hiểu gì về chuyện mẹ con, vả lại cái việc ấy con gái đồng trinh làm sao hiểu được, nàng cho rằng nàng không có mẹ rõ ràng cho lắm.
Người mẹ ấy, nàng không hề biết tên. Lần nào nàng hỏi đến, Giăng Vangiăng cũng cứ làm thinh. Nàng có hỏi đi hỏi lại thì ông chỉ mỉm cười. Một hôm nàng năn nỉ nhiều lần, nụ cười ấy lại kết thúc bằng một giọt nước mắt.
Sự im lặng của Giăng Vangiăng làm cho tung tích của Phăngtin vẫn chìm trong bóng tối.
Đề phòng chăng? Kính trọng chăng? Hay là không dám nói ra cho một người khác, sợ họ không biết giữ kín như mình?
Hồi Côdét hãy còn nhỏ, Giăng Vangiăng thường nói chuyện mẹ nàng cho nàng nghe; nhưng khi nàng đã trưởng thành, thì ông thấy không thể được nữa. Ông có cảm tưởng là ông không dám nữa. Vì Côdét ư? Vì Phăngtin ư? Ông cảm thấy như có một sự gì ghê rợn khi nghĩa đến việc đem cái bóng đen ấy vào ý nghĩ của Côdét và ghép thêm hình ảnh người quá cố ấy làm người thứ ba trong số kiếp của hai bố con hiện nay. Ông càng làm cho hình ảnh người quá cố ấy là thiêng liêng chừng nào thì lại càng thấy nó đáng sợ chừng ấy. Ông nghĩ đến Phăngtin và càng thấy mình phải im. Trong bóng tối, ông thấy mơ hồ như có một ngón tay để lên mồm ra hiệu. Cái nết trinh thục ở Phăngtin đã bị bắt buộc thoát đi một cách phũ phàng khi nàng còn sống ở đời. Phải chăng vì thế nên khi nàng chết rồi, nó trở lại với nàng, phủ lên mình nàng, đem hết sự căm tức đối với đời mà bảo vệ cho nàng được yên giấc ngàn thu và giữ kín nàng trong mộ, không để một ai biết tới? Giăng Vangiăng vô tình đã hành động theo áp lực ấy chăng? Chúng tôi tin ở sự tồn tại của linh hồn, chúng tôi không thể bác bỏ cách giải thích huyền bí đó. Vì thế khó lòng mà đọc cái tên Phăngtin ấy lên, mặc dù là đọc cho Côdét nghe!
Một hôm Côdét bảo ông:
- Bố ơi, đêm nay con nằm mơ thấy mẹ. Mẹ có hai cánh thật to. Hồi mẹ còn sống chắc mẹ đã gần như bậc thánh nhỉ?
Giăng Vangiăng đáp:
- Phải, vì khổ đau.
Dù sao, Giăng Vangiăng vẫn được sung sướng.
Khi Côdét cùng ông đi dạo chơi, nàng tựa vào tay ông, lòng hết sức sung sướng và tự hào. Trước những cử chỉ âu yếm chỉ để dành riêng cho ông, trước tâm tình của Côdét chỉ lấy sự thương yêu ông làm đầy đủ, ông cảm thấy lòng mình như tan ra thành muôn vàn khoái cảm. Ông già tội nghiệp ấy rùng mình thấy lòng tràn ngập một niềm vui lâng lâng, trong sạch; ông say sưa tin chắc rằng điều đó kéo dài mãi đến trọn đời; ông tự nhủ mình chịu đựng đau khổ thật chưa thấm vào đâu để đáng được hưởng cái diễm phúc rõ ràng đến thế. Và, trong thâm tâm, ông cảm tạ Chúa đã cho phép ông, một người khốn nạn, thu được lòng thương yêu đằm thắm của tâm hồn ngây thơ, trong trắng ấy.
V
HOA HỒNG NHẬN THẤY MÌNH LÀ MỘT CÁI MÁY CHIẾN TRANH
Một hôm, ngẫu nhiên, Côdét nhìn mình trong gương và buột miệng: A! Nàng thấy hình như là mình xinh. Nàng xúc động vô cùng. Từ trước đến giờ nàng không hề để ý đến mặt mình. Nàng soi gương nhưng không tự ngắm. Với lại, người ta thường hay bảo là nàng xấu. Chỉ một mình Giăng Vangiăng là nói với nàng một cách âu yếm: không đâu! Không đâu! Dù sao đi nữa, Côdét vẫn yên trí mình xấu. Và nàng đã lớn lên với sự nhẫn nhục dễ dàng của tuổi trẻ thơ, trong trí vẫn đinh ninh mình xấu. Thế mà đột nhiên cái gương lại bảo nàng như Giăng Vangiăng: không đâu! Suốt đêm hôm ấy nàng không ngủ. Nàng nghĩ bụng:
- Hay là ta đẹp thật? Ta mà đẹp thì lạ lùng quả nhỉ? Và nàng nhớ lại những cô bạn nổi tiếng đẹp trong nhà tu trước kia, nàng tự bảo: thế nào? Mình sẽ như cô ấy, cô ấy ư?
Hôm sau nàng ngắm mình trong gương, lần này thì không ngẫu nhiên nữa và nàng hoài nghi: - Trí óc mình để đâu nhỉ? Không, mình xấu lắm. Chỉ vì đêm qua nàng ngủ không yên, nước da nàng tái đi, mắt mệt nhọc và thâm quầng. Hôm qua khi tin mình đẹp, nàng cũng không lấy gì làm vui sướng lắm, nhưng hôm nay không còn tin như thế, nàng lại buồn. Nàng thôi không ngắm mình nữa. Và trong hơn nửa tháng, mỗi lúc chải tóc, nàng cố sức quay lưng lại không nhìn vào gương.
Buổi tối ăn cơm xong, thường thường nàng ngồi ở phòng khách dệt thảm hay làm một vài công việc thêu thùa gì của nhà tu. Giăng Vangiăng đọc sách ở bên cạnh. Một lần nàng ngừng tay kim chỉ ngước mắt lên thì thấy ông đang nhìn mình ra vẻ lo lắng, làm nàng hết sức ngạc nhiên.
Một lần khác trong lúc đi ngoài phố, có một người nàng không nhìn thấy, hình như nói sau lưng nàng: cái con xinh nhỉ! Nhưng ăn bận xấu quá. Nàng nghĩ bụng: chậc! Nói ai chứ không phải mình. Mình thì ăn bận đẹp nhưng người xấu. Lúc ấy nàng đội cái mũ bằng nhung có lông và bận cái áo dài bằng lông chiên Tây Ban Nha.
Cuối cùng, một bữa nọ, đang ở ngoài vườn, nàng nghe bà già Tútxanh nói: thưa ông, ông có để ý thấy cô đẹp ra không? Nàng không nghe lời ông đáp, câu nói của bà Tútxanh làm nàng choáng váng. Nàng rời khỏi vườn, chạy tót lên buồng riêng, đến trước gương. Đã ba tháng rồi nàng không soi gương. Nàng bật ra một tiếng kêu. Sắc đẹp của nàng vừa làm cho nàng lóa mắt.
Nàng đẹp và xinh; nàng không thể nào không đồng ý với bà Tútxanh và cái gương. Thân hình nàng đã nảy nở đầy đặn, da nàng trắng ra, tóc nàng óng mướt, một vẻ rực rỡ khác lạ ngời trong khóe mắt xanh thẳm. Như mặt trời hiện ra, ánh sáng chốc lát đã lan tràn, sự tin tưởng là mình đẹp cũng đến với Côdét trọn vẹn chỉ trong có một phút. Người khác đã để ý thấy thế, bà Tútxanh nói thế, người qua đường hôm nọ chính là nói nàng chứ không phải nói ai khác. Thôi không còn nghi ngờ gì nữa. Nàng trở ra vườn, tưởng mình là một bà hoàng hậu. Bấy giờ đang giữa mùa đông thế mà nàng nghe có tiếng chim hót, thấy nền trời vàng ối, thấy mặt trời trong vòm cây, thấy hoa nở trong bụi rậm. Cả người say sưa như điên như cuồng, hân hoan sung sướng không bút nào tả xiết.
Về phần mình, Giăng Vangiăng cảm thấy trong lòng một nỗi đau xót sâu xa và khó hiểu.
Quả vậy, ít lâu này, ngắm cái nhan sắc mỗi ngày mỗi hiện lên rực rỡ trên nét mặt dịu dàng của Côdét, ông thấy lo sợ. Bình minh tươi cười với mọi người, nhưng thảm đạm đối với ông.
Côdét đẹp người ra khá lâu mới nhận thấy mình đẹp. Nhưng từ buổi đầu, cái ánh sáng bất ngờ hé ra chầm chậm, bao phủ dần dần cả con người cô thiếu nữ, cái ánh sáng ấy làm xốn ngay con mắt u ám của Giăng Vangiăng. Ông cảm thấy đó là một biến cố trong cuộc sống đầy hạnh phúc. Cuộc sống ấy đầy đủ quá, ông không dám động vào, sợ lại làm rối loạn cái gì chăng. Ông đã nếm đủ mùi khốn khổ. Trong lòng ông còn đang rớm máu vì bao nhiêu xây xát của vận mệnh. Trước kia ông đã gần như là một tay độc ác nhưng nay ông lại trở nên hầu như là một ông thánh. Trước kia ông đã lê chiếc dây xích của nhà tù, nay ông mang cái dây vô hình nhưng nặng trĩu của một sự thóa mạ vô cùng tận. Pháp luật chưa buông tha ông. Bất kỳ lúc nào ông cũng có thể bị bắt lại, bị lôi từ cuộc sống đạo đức không ai biết ra chỗ ánh sáng của cuộc sống tù đầy trước sự nguyền rủa của mọi người. Ông chịu đựng tất cả, tha thứ tất cả, bỏ qua tất cả, cầu Chúa ban phúc cho tất cả. Nhưng ông chỉ cầu xin thượng đế, cầu xin loài người, cầu xin pháp luật, cầu xin xã hội, cầu xin tạo vật, cầu xin vũ trụ có mỗi một điều, là Côdét yêu mình.
Là Côdét vẫn cứ yêu ông! Là Chúa đừng ngăn cản trái tim của con bé ấy đi đến với ông và ở mãi với ông! Được Côdét yêu, ông thấy mình lành mạnh, khoan khoái, đầy đủ, được ban thưởng, được tuyên dương. Được Côdét yêu, ông sung sướng biết bao! Ông không đòi hỏi gì thêm. Ví có ai bảo: Anh còn muốn hơn nữa chứ? Ông sẽ trả lời: không. Vì Chúa bảo ông: con muốn lên thiên đường không? Ông sẽ thưa: như thế e con sẽ bị thiệt.
Bất kỳ cái gì có thể chạm khẽ đến tình thế ấy, dù là chạm bên ngoài cũng làm ông rùng mình như là bắt đầu có việc gì khác. Ông hoàn toàn chưa hề biết sắc đẹp của đàn bà như thế nào, nhưng bản năng của ông hiểu đó là một cái gì ghê gớm.
Cái nhan sắc của Côdét nảy nở ngày một rạng rỡ, mỗi huy hoàng bên cạnh ông, dưới mắt ông, trên vừng trán ngây thơ và đáng sợ của cô bé. Từ vực sâu cái xấu xa, cái già nua tuổi tác, cái tình cảnh khốn khổ, sự hắt hủi, nỗi đau xót của ông, ông nhìn nhan sắc ấy mà hoảng hốt.
Ông tự bảo: nó đẹp thật! Còn ta, ta sẽ ra sao đây?
Đó là chỗ khác nhau giữa tình âu yếm của ông với tình âu yếm của một bà mẹ. Điều mà ông nhìn với mối lo sợ trong lòng, một bà mẹ sẽ lấy làm vui.
Không bao lâu, những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Liền sau hôm Côdét tự nhủ mình: nhất định là mình đẹp, nàng bắt đầu chú ý đến cách trang điểm. Nàng nhớ lại câu nói của một người qua đường: xinh, nhưng ăn mặc xấu quá. Câu nói ấy chẳng khác gì lời mách của quẻ bói. Nó thoảng qua bên tai và tan đi nhưng đã gieo vào lòng nàng một trong hai thứ mầm mà sau này sẽ chiếm cả đời người đàn bà, cái tính làm đỏm; mầm kia là ái tình.
Với lòng tin ở sắc đẹp của mình, tất cả nữ tính nảy nở trong người Côdét; nàng ghê tởm cái áo lông chiên Tây Ban Nha và lấy làm xấu hổ vì cái mũ nhung có lông. Bố nàng chẳng bao giờ từ chối nàng một cái gì. Nàng thuộc ngay tất cả cái khoa ăn diện, từ cái mũ, cái áo dài, cái áo khoác, đôi giày, cái cổ tay áo, đến loại vải như thế nào là đẹp, màu sắc như thế nào là hợp. Cái khoa ăn diện ấy là cái khoa làm cho người đàn bà Pari thành cái gì rất dễ ưa, rất sâu sắc và cũng rất nguy hiểm. Cái tiếng mê hồn đặt ra là để dùng cho người phụ nữ Pari đó.
Không đầy một tháng, ở nơi cô tịch phố Babilôn ấy, Côdét đã thành một trong những người phụ nữ, không những xinh đẹp, cái đó đã đáng kể rồi, mà còn là người ăn mặc đúng mốt nữa, điều này mới thật là quan trọng. Nàng những muốn gặp cái anh chàng qua đường nọ để xem anh ta sẽ nói gì là để “cho anh ta biết tay!” Sự thực con người nàng về phương diện nào cũng quyến rũ và nàng phân biệt rất tinh tường một cái mũ nhãn hiệu Giêva với một cái mũ nhãn hiệu Hécbô.
Giăng Vangiăng nhìn những sự phá hoại ấy, lòng rất lo âu. Ông thấy mình chỉ có thể lê đi là hết sức, nhiều nhất là bước đi, thế mà cánh đâu như đã đến chắp vào người Côdét.
Tuy vậy, chỉ xem qua những thức trang điểm của nàng, một người đàn bà sẽ biết nàng không có mẹ. Đôi cái lịch sử nhỏ, một vài ước lệ riêng. Côdét không hề biết. Một bà mẹ, thí dụ sẽ nói cho nàng biết là con gái không mặc gấm Đamát bao giờ.
Hôm đầu tiên Côdét ra phố áo dài, cái áo khoác ngoài bằng gấm đen Đamát và cái mũ nhiễu trắng, nàng đến khoác tay Giăng Vangiăng, nét mặt tươi cười, rạng rỡ, hồng hào, kiêu hãnh, chói lọi. Nàng nói: này bố, bố trông con như thế nào? Giăng Vangiăng trả lời, giọng nói giống như giọng nói chua chát của người ganh tị:- Kháu lắm! Suốt buổi đi chơi ông vẫn như thường. Lúc về ông hỏi Côdét:
- Có phải là con bỏ không dùng cái áo và cái mũ kia nữa không?
Hai bố con đang ở trong phòng Côdét. Nàng quay lại cái mắc áo đang treo bộ quần áo học trò nàng đã bỏ ra không dùng nữa. Nàng nói:
- Bộ quần áo hóa trang ấy à? Bố bảo con dùng nó làm gì? Ồ, có lý nào, không đâu, con không thèm mặc cái thứ ghê tởm ấy nữa đâu. Mang cái thứ quái ấy trên người, con thành bà “Chó điên” mất.
Giăng Vangiăng thở dài não nuột. Từ phút ấy, ông nhận thấy rằng Côdét trước kia hay đòi ở cạnh ông, hay nói với ông: “Bố ơi, con thích ở đây với bố hơn”, nhưng bây giờ thì luôn luôn nàng đòi đi phố. Đúng thôi, vì có bộ mặt xinh và quần áo đẹp mà không đem đi khoe thì có mà làm gì?
Ông cũng nhận thấy Côdét không còn thích cái sân sau như ngày trước. Lúc này nàng thích cái vườn hơn, cứ dạo qua lại trước hàng rào sắt mà không biết chán. Giăng Vangiăng bực bội, không để chân ra vườn. Ông ở lì trong sân sau, như con chó.
Khi biết mình đẹp thì Côdét cũng không còn cái duyên của con người không biết là mình đẹp. Cái duyên ấy rất ý vị, vì sắc đẹp mà ngây thơ thì không thể diễn tả: không có gì tuyệt diệu bằng một con người ngây thơ trong sạch mà đẹp lộng lẫy trong tay nắm chìa khóa của một thiên đường mà chính mình không biết. Nhưng mất cái duyên ngây thơ thì đã có vẻ đẹp ý thức và nghiêm túc bù lại. Cả con người nàng thấm nhuần niềm vui của tuổi trẻ, của trong trắng, của sắc đẹp toát ra một thứ hoài cảm sáng ngời.
Vào lúc này, sau sáu tháng đằng đẵng, Mariuytx gặp lại Côdét ở vườn Luychxămbua.
VI
CUỘC CHIẾN ĐẤU BẮT ĐẦU
Côdét và Mariuytx mỗi người một nơi, lòng chưa tỏ lòng, nhưng cả hai đều sẵn sàng bắt lửa. Cả hai người đều chất chứa những luồng điện của tình si mang đầy bão táp và uể oải vì nó. Cả hai tâm hồn đều chất chứa ái tình cũng như hai đám mây chất chứa sấm sét. Hai tâm hồn ấy nhất định phải gần nhau lại, phải trộn lẫn vào nhau trong một cái nhìn cũng như hai đám mây phải chạm nhau trong một tia chớp. Vận mệnh, với sự kiêu hãnh huyền bí và chắc chắn đang dần nhích họ lại gần nhau.
Các tiểu thuyết tình đã lạm dụng cái nhìn nhiều quá đến nỗi nó bị người ta coi thường. Bây giờ thì ít ai còn dám nói hai người đã yêu nhau vì họ đã nhìn nhau. Ấy vậy mà chính người ta yêu nhau là vì như thế đó, và chỉ có như thế đó thôi. Còn cái gì nữa thì đó là cái phụ, nó đến sau. Chẳng có gì thật hơn những cái chuyển động sâu xa ấy mà hai tâm hồn truyền cho nhau khi trao đổi với nhau tia lửa trong ánh mắt.
Giây phút mà Côdét không ngờ là mình có cái nhìn làm Mariuytx xao xuyến, thì Mariuytx cũng chẳng biết rằng mình cũng có cái nhìn làm cho Côdét phải nao nao.
Cái nhìn ấy đối với nàng cũng có tác dụng xấu và tác dụng tốt hệt như thế.
Đã từ lâu nàng thấy chàng và nhìn chàng như kiểu các cô gái thấy và nhìn thanh niên, nghĩa là cứ làm ra vẻ như là ngó vào đâu đâu. Mariuytx đang còn thấy Côdét xấu thì Côdét đã thấy Mariuytx đẹp rồi, nhưng vì chàng không để ý gì đến nàng, nên nàng cũng coi chàng như không.
Tuy vậy nàng không thể nào không tự bảo mình là chàng có mái tóc đẹp, cặp mắt xinh, hàm răng đều, giọng nói thanh tao khi nàng nghe chàng chuyện trò với bạn bè; chàng đi, dáng có thể nói không oai cũng được, nhưng vẫn có cái duyên riêng, chàng chẳng lù đù tí nào, cả người chàng đều thanh cao, dịu dàng, giản dị và kiêu hãnh; và cuối cùng chàng có vẻ nghèo, nhưng vẫn lịch sự, không đến nỗi nào.
Cái ngày mà bốn mắt nhìn nhau và bỗng dưng ấp úng trao đổi với nhau những điều lờ mờ khó tả đầu tiên bằng cái nhìn, thì thoạt tiên Côdét không hiểu. Nàng sinh ra suy nghĩ trong khi trở về nhà ở phố Uét nơi Giăng Vangiăng, theo thói quen, đến ở sáu tuần. Hôm sau ngủ dậy, nàng nghĩ đến anh chàng thanh niên lạ mặt ấy; anh chàng lâu nay lạnh lùng, không để ý gì đến nàng, nay hình như lại để mắt đến nàng và tuồng như sự chú ý ấy chẳng làm cho nàng vui thích chút nào. Nàng hơi căm giận cái anh chàng đẹp trai làm cao ấy. Một thứ bản năng hiếu chiến nổi dậy trong người nàng. Nàng có cảm tưởng như nàng sắp được trả thù và cảm tưởng ấy làm nàng thấy một nỗi vui sướng thật trẻ con.
Biết mình đẹp, nàng có cảm giác là mình có một thứ vũ khí, mặc dù đó là một cảm giác mơ hồ. Phụ nữ họ chơi với sắc đẹp của họ như trẻ con nghịch dao. Họ sẽ bị thương.
Bạn đọc còn nhớ những nỗi ngập ngừng, hồi hộp, lo sợ của Mariuytx. Chàng cứ ngồi ở cái ghế dài và không dám đến gần. Điều ấy làm cho Côdét bực mình. Một hôm nàng nói với Giăng Vangiăng: - Bố ơi, chúng ta đi về phía kia chơi một tí đi. Mariuytx không đến với nàng thì nàng đến với chàng vậy. Trong trường hợp như vậy, người phụ nữ nào cũng giống Mahômê cả. Triệu chứng đầu tiên của tình yêu chân thật ở người con trai là sự rụt rè, còn người con gái lại là sự táo bạo. Kể cũng kỳ dị thật. Người ta ngạc nhiên nhưng quả không có gì đơn giản bằng. Đó là hai giống khác nhau muốn đến gần nhau và giống này đã mượn tính chất của giống kia.
Hôm ấy, cái nhìn của Côdét khiến cho Mariuytx như ngây như dại, cái nhìn của Mariuytx làm cho Côdét bối rối run rẩy. Ra về Mariuytx tin tưởng, Côdét lo lắng. Từ đó, hai người yêu nhau.
Thoạt tiên, Côdét cảm thấy một nỗi buồn mơ hồ nhưng sâu xa. Nàng thấy hình như chỉ một hôm mà tâm hồn nàng đã trở nên u tối, nàng không còn nhận ra nữa. Tâm hồn các cô thiếu nữ lạnh lùng và tươi vui, cái trong trắng của nó cũng như cái trong trắng của tuyết, gặp ái tình là mặt trời thì trong trắng cũng tan.
Côdét không hiểu ái tình là gì cả. Chưa bao giờ, nàng được nghe đọc đến tiếng ấy với cái nghĩa trần gian của nó. Trong các sách nhạc ngoại đạo đem vào tu viện, ái tình đều được thay bằng tang tình hay quái tinh.[255] Thành ra có những câu bí hiểm khêu gợi trí tưởng tượng của các cô lớn tuổi như là: Chao ôi! Tang tình sao mà êm ái thế! Hoặc: thương hại không phải là quái tinh! Nhưng Côdét ra khỏi nhà tu lúc còn nhỏ quá nên chẳng phải bận tâm nhiều vì “cái tang tình” ấy. Bởi thế nàng không biết tên gì để gọi điều mà nàng cảm thấy trong lúc này. Nhưng người ta có vì không biết tên bệnh mà ít đau hơn không?
Nàng yêu mà không biết mình yêu, nên tình yêu lại càng đắm đuối. Nàng không hiểu cái đó tốt hay xấu, có ích hay nguy hiểm, cần thiết hay có hại đến tính mạng, vĩnh viễn hay thoáng qua, được phép hay bị cấm; nàng chỉ biết có yêu. Người ta sẽ làm nàng ngạc nhiên hết sức nếu người ta nói với nàng: cô không ngủ à? Không được đấy nhé! Cô không ăn uống gì cả à? Bậy lắm! Cô thấy khó thở, tim cô hồi hộp à? Có ai như thế đâu! Có bóng người nào bận đồ đen hiện ra ở cuối lối cây xanh thì má cô ửng hồng hay tái mét chứ gì? Thật là tầy trời! Nàng sẽ không hiểu gì và nàng sẽ trả lời: làm thế nào mà lỗi ở tôi được? Việc ấy tôi chẳng biết làm thế nào được, mà tôi cũng có hiểu gì đâu!
Hóa ra thứ tình yêu vừa đến với nàng lại chính là thứ tình yêu thích hợp nhất với tâm trạng nàng bấy giờ. Đó là một thứ sùng bái từ xa, một sự chiêm ngưỡng thầm lặng, đó là sự thần thánh hóa của một con người mình không quen biết. Đó là tuổi trẻ ra mắt với tuổi trẻ, đó là giấc mơ ban đêm trở thành tiểu thuyết nhưng vẫn còn là mơ, đó là bóng ma hằng mơ ước nay đã thành sự thực và hiện thành người bằng xương bằng thịt, nhưng vẫn chưa có tên, chưa có lỗi gì, chưa có tì tích gì, chưa đòi hỏi gì, chưa có khuyết điểm gì; tóm lại, là người yêu xa vời đang còn trong lý tưởng, chẳng khác gì một con người tưởng tượng mà đã có hình dáng rõ rồi. Mọi cuộc gặp gỡ gần gũi hơn, hiển nhiên hơn, trong buổi đầu này, chắc sẽ làm Côdét khó chịu, vì nàng hầu như vẫn còn chìm ngập trong sương mù của nhà tu, nó thường phóng đại mọi sự vật.
Trẻ con sợ gì, nàng cũng sợ, mà những nữ tu sĩ sợ gì nàng cũng sợ, hai thứ trộn lẫn với nhau. Cái tinh thần của tu viện thâm nhiễm vào Côdét trong suốt năm năm, ngày nay hãy còn chầm chậm thoát ra từ con người nàng và bay lên, làm cho mọi vật chung quanh nàng rung động. Trong tình trạng ấy, điều nàng cần không phải là một người tình nhân, cũng không phải là một anh chàng si tình mà là một hình ảnh. Nàng đem lòng thờ phụng Mariuytx như một cái gì xinh đẹp, ngời sáng và cao xa, với không tới.
Sự ngây thơ tột bậc cũng có vẻ như sự lơi lả tột bậc. Nàng mỉm cười với chàng, ngay thật, không chút e lệ.
Ngày nào nàng cũng nóng ruột chờ cho đến giờ đi chơi. Đi chơi, nàng được gặp mặt Mariuytx và cảm thấy trong lòng sung sướng một cách khó tả. Nàng nói với Giăng Vangiăng: - Cái vườn Luychxămbua này thật là dễ ưa bố nhỉ! Nàng tin rằng như thế là mình đã thành thật nói hết ý nghĩ của mình!
Mariuytx và Côdét, người này đối với người kia như đang ở trong bóng tối. Họ không nói năng với nhau, họ không chào hỏi nhau, họ không biết nhau. Họ vẫn thấy nhau. Và tựa như những vì sao trên trời cách nhau hàng thiên vạn dặm, họ sống bằng cách nhìn nhau.
Cứ như thế, với ý thức mình đẹp và không biết mình yêu, Côdét dần dần phát triển thành một người đàn bà, xinh đẹp, khát khao tình yêu. Lại làm duyên làm dáng một cách ngây thơ.
VII
KẺ BUỒN NGƯỜI LẠI Ủ Ê
Ở vào một hoàn cảnh nào người ta cũng được linh cảm mách bảo. Chính thứ linh cảm tự nhiên, lâu đời và muốn năm ấy đã ngầm báo tin cho Giăng Vangiăng sự có mặt của Mariuytx. Trong thâm tâm ông giật mình. Giăng Vangiăng không nhìn thấy gì cả, không hay biết gì cả, nhưng lại nhìn chăm chú và dai dẳng vào bóng tối đang bao trùm ông, chẳng khác gì ông đang cảm thấy ở một bên mình thì có cái gì đang xây dựng còn bên kia thì có cái gì đang sụp đổ. Về phần Mariuytx, theo quy luật thâm thúy của trời đất, chàng cũng linh cảm Giăng Vangiăng đã biết chuyện mình và tìm hết cách để tránh mặt “ông bố” của người đẹp. Tuy vậy, có lúc Giăng Vangiăng cũng nhìn thấy chàng. Cử chỉ của Mariuytx không còn tự nhiên nữa. Khi thì chàng cẩn thận một cách khả nghi, khi thì chàng lại bạo dạn một cách vụng về. Chàng không đến sát sạt như trước nữa, chàng dừng ở xa và ngồi im, say sưa; chàng cầm một quyển sách, giả vờ đọc vờ với ai nhỉ? Trước kia chàng đến đây với bộ quần áo cũ, bây giờ ngày nào chàng cũng đánh quần áo mới; không biết đích xác là chàng có uốn tóc hay không, nhưng cặp mắt chàng trông buồn cười lắm, tay lại có cả tất nữa; tóm lại, đối với chàng thanh niên này, Giăng Vangiăng thấy thù ghét tận đáy lòng.
Côdét không để bố đoán được điều gì cả. Nàng không biết rõ nàng đang có cái gì trong lòng, nên nàng có cảm giác đó là một cái gì quan trọng phải giấu kỹ.
Giữa cái ham thích làm dáng mà Côdét mới có đây, với cái thói quen diện quần áo mới vừa hiện ra ở người lạ mặt ấy, có cái gì như là một sự sóng đôi với nhau, khiến Giăng Vangiăng lấy làm khó chịu. Ngẫu nhiên chăng. Có lẽ thế, chắc là thế, nhất định là thế, nhưng là một ngẫu nhiên đáng sợ.
Giăng Vangiăng không hề mở miệng nói với Côdét một lời về người lạ mặt ấy. Tuy vậy, một hôm, cầm lòng không được, ông làm như người thất vọng bỗng dưng muốn dò thử nỗi khốn khổ của mình, ông hỏi Côdét: - Cái anh chàng kia sao mà rởm thế!
Giá là năm trước đây, Côdét còn bé dại và vô tư thì nàng đã trả lời: - Đâu phải, anh chàng xinh trai đấy chứ. Hay là mười năm nữa, trong lòng nặng tình với Mariuytx, nàng đã đáp “Rởm thật và trông khó ngửi lắm! Bố nói rất phải!” Nhưng với tâm trạng của nàng trong giây phút bấy giờ, nàng chỉ biết đáp lại một cách rất bình tĩnh:
- Anh thanh niên ấy.
Ra vẻ như nàng mới nhìn thấy anh chàng ấy lần đầu tiên trong đời mình.
- Rõ ta mới ngốc làm sao! Giăng Vangiăng nghĩ bụng. Con bé có để ý đến thằng ấy đâu. Mình lại đi chỉ cho nó mới khổ chứ.
Ôi! Chất phác thay người già! Và sâu sắc thay là trẻ con! Đây cũng là một quy luật của tuổi trẻ tươi mắt nhưng cũng nhiều đau đớn và lo âu, một quy luật trong sự đấu tranh gay gắt của mối tình đầu chống những trở ngại ban đầu. Người con gái chẳng sa vào cạm bẫy nào, người con trai mắc tất cả cạm bẫy. Giăng Vangiăng đã bắt đầu tiến hành đối với Mariuytx một cuộc chiến tranh ngầm, mà anh chàng ngờ nghệch một cách siêu việt với tấm tình si và lứa tuổi non trẻ của mình có hay biết gì đâu. Giăng Vangiăng đặt bao nhiêu là bẫy để bẫy chàng; ông đổi giờ đi chơi, ông đổi chỗ ngồi, ông bỏ quên khăn tay, ông đến vườn Luychxămbua một mình; Mariuytx cứ đâm đầu vào tròng hết lần này đến lần khác; và đối với tất cả các dấu hỏi mà Giăng Vangiăng cắm trên đường chàng, chàng đều ngây thơ trả lời là có. Nhưng Côdét thì khéo ẩn núp dưới bề ngoài vô tư và dáng bộ bình tĩnh không thay đổi, làm cho Giăng Vangiăng đến phải kết luận: cái thằng ngốc ấy nó chết mê chết mệt con bé, chứ con bé có thèm biết thằng ngốc ấy là ai đâu.
Nói như thế nhưng ông không khỏi thấy lòng run run, đau đớn. Cái ngày mà Côdét biết yêu cũng chỉ là nay mai thôi. Mọi sự chẳng bắt đầu bằng dửng dưng là gì?
Chỉ một lần Côdét hớ một tí mà làm ông đến hoảng hốt. Ngồi chơi đã được ba giờ trọn, ông đứng dậy đi, thì Côdét buột mồm nói:
- Đi rồi à! Nhanh thế!
Giăng Vangiăng không ngắt quãng những cuộc đi chơi ở vườn Luychxămbua, vì ông không muốn làm điều gì trái với lệ thường và nhất là vì ông không muốn làm cho Côdét chú ý. Nhưng trong những giờ phút êm dịu cho cả hai tấm lòng si tình ấy, khi Côdét mỉm cười với anh chàng Mariuytx đang say mê đến nỗi chỉ thấy có nụ cười ấy, chỉ thấy trong trời đất có mỗi gương mặt rạng rỡ đáng yêu ấy, chứ ngoài ra không thấy gì khác nữa, thì Giăng Vangiăng lại chăm chăm nhìn Mariuytx với cặp mắt nảy lửa, đáng sợ. Ông đã đến chỗ tin rằng mình không còn có thể có một ý nghĩ xấu đối với kẻ khác, thế mà có lúc, khi Mariuytx đang ở trước mặt, ông tưởng mình như trở lại dã man, hung tợn và ông có cảm giác dường như trong tâm hồn mình, những chỗ sâu kín ngày xưa chứa đựng bao nhiêu là căm hờn lại đang hé mở trở ra và đang nhằm chống lại chàng thanh niên ấy. Ông tưởng chừng trong người ông như có nhiều ngọn núi lửa bất ngờ đang hình thành.
Thế nào? Cái thằng ấy hắn ở đâu rồi! Hắn đến đây để làm gì? Để xoay quanh, để đánh hơi, dò xét, ướm thử! Để nói: sao? Sao lại không? Để rình mò quanh cuộc đời ông, rình mò ông! Rình mò quanh hạnh phúc của ông, chực cướp lấy mà mang đi!
Giăng Vangiăng thêm: - Phải, đúng thế! Hắn đến để tìm cái gì? Một trò đùa! Ý hắn muốn gì? Một mối tình chim chuột! Chim với chuột! Còn ta! Trước hết ta sẽ là người khốn nạn nhất, rồi là người đau khổ nhất trong đời; ta đã chịu đựng tất cả mọi đau khổ mà loài người có thể chịu đựng; ta đã già rồi mặc dù ta chưa hề trẻ; ta đã sống không gia đình, không cha mẹ, không bạn bè, không vợ không con; ta đã để máu trên tất cả những cụm đá, những lùm gai, những trụ mốc, những tường thành; ta đã dịu hiền mặc dù người ta vẫn nhẫn tâm đối với ta, mặc dù người ta vẫn hung ác; bất chấp tất cả ta đã trở thành người lương thiện, ta đã ăn năn những điều ta mắc phải, ta đã tha thứ những điều đau khổ người khác gây cho ta. Thế mà đến lúc ta được ban thưởng, đến lúc mọi sự đau khổ chấm dứt, đến lúc ta sắp đến đích, đến lúc ta nắm được trong tay điều ra mong muốn, rõ ràng là cái ta đã mua được, chinh phục được, thì tất cả sắp bay đi, sắp tiêu tan, ta sẽ mất Côdét, ta sẽ mất đời ta, mất niềm vui của ta, mất linh hồn của ta, chỉ vì lẽ có một thằng ngu ngốc cao hứng đến đi dông đi dài ở vườn Luychxămbua!
Nghĩ đến đó, hai mắt ông long lên một ánh sáng dị kỳ và sâu thẳm. Không còn là một cặp mắt của một con người nhìn một con người, cũng không phải là một kẻ thù nhìn một kẻ thù. Đó là một con chó dữ nhìn một tên ăn trộm.
Việc xảy ra như thế nào, người ta đã biết. Mariuytx vẫn vô tâm ngờ nghệch. Một hôm chàng theo gót Côdét đến phố Uét. Bữa khác, chàng nói chuyện với người gác coonge. Người gác cổng cũng thóc mách với Giăng Vangiăng: - Thưa ông, việc gì lại một anh thanh niên tò mò đến hỏi ông nhỉ? Hôm sau. Giăng Vangiăng nhìn Mariuytx với vẻ nhìn mà Mariuytx cuối cùng phải nhận ra. Tám hôm sau Giăng Vangiăng đổi chỗ ở. Ông thề không bao giờ để chân đến vườn Luychxămbua nữa, cả đến phố Uét cũng vậy. Ông trở về phố Pơluymê.
Côdét không phàn nàn, nàng không nói gì, không hỏi gì, nàng không tìm hiểu một nguyên do nào cả; nàng đã đến thời kỳ sợ người khác đoán được lòng mình và sợ để lộ chuyện riêng. Giăng Vangiăng không hề có kinh nghiệm nào về loại đau khổ ấy, loại đau khổ duy nhất đáng yêu, loại đau khổ duy nhất mà ông chưa hề biết tới; do đó mà ông không sao hiểu được cái ý nghĩa nghiêm trọng trong sự im lặng của Côdét. Ông chỉ nhận thấy nàng buồn và ông cũng âu sầu theo. Đây là sự đương đầu của hai người không từng trải.
Một lần, ông muốn dò xét, hỏi Côdét:
- Con có muốn đi chơi vườn Luychxămbua không?
Một tia sáng làm rạng nét mặt nhợt nhạt của Côdét. Nàng trả lời:
- Vâng.
Hai bố con cùng đi. Đã ba tháng, hôm ấy họ mới trở lại. Mariuytx không còn đến đấy nữa, nên không thấy bóng dáng chàng.
Hôm sau Giăng Vangiăng hỏi lại Côdét:
- Con đi vườn Luychxămbua không?
Nàng trả lời, buồn rầu và dịu dàng:
- Không.
Vẻ buồn rầu ấy làm ông khó chịu và giọng dịu dàng kia khiến ông não nề trong lòng.
Cái gì đã xảy ra trong khối óc non dại như thế mà đã khó hiểu đến thế? Cái gì đang hình thành ngấm ngầm trong ấy? Cái gì đã xảy đến với tâm hồn cô bé kia? Có khi ông không ngủ, cứ ngồi bên cái giường khổ, hai tay ôm đầu, thức suốt đêm với câu hỏi: Côdét đang nghĩ gì? Và lại miên man tìm hiểu mọi thứ Côdét có thể nghĩ đến.
Chao ôi, những lúc ấy, cặp mắt của ông nhìn về hướng nhà tu mới đau khổ làm sao! Nhà tu, cái đỉnh của sự trong sạch, thế giới của thiên thần, cái chóp núi băng cao vút của đạo đức. Ông ngắm nhìn một cách tuyệt vọng nhưng say sưa làm sao cái vườn của nhà tu, ở đấy bao nhiêu hoa không người biết tới, ở đấy bao nhiêu trinh nữ cấm cung, ở đấy mọi hương thơm và mọi linh hồn đều lên thẳng tới thiên đường! Ông quý mến làm sao cái cảnh bồng lai mà ông đã tự nguyện từ bỏ ra đi một cách cuồng dại. Cảnh bồng lai ấy bây giờ đối với ông đã cửa đóng then cài vĩnh viễn rồi! Sao mà ông hối tiếc việc ông đã vô tư và điên cuồng đưa Côdét trở lại xã hội như thế này! Ông, người anh hùng đáng thương của sự hy sinh, ông vừa bị quật ngã chính vì lòng hy sinh của mình! Ông xuýt xoa tự bảo: ta đã làm cái gì thế?
Tuy vậy, mọi sự suy nghĩ này, Côdét không hề hay biết gì hết. Ông không gắt gỏng, cau có bao giờ. Luôn luôn gương mặt ông sáng và hiền hậu. Cử chỉ của ông lại có cái dịu dàng của người làm cha hơn bao giờ hết. Chỉ một điều có thể làm cho Côdét đoán ông ít vui là ông càng độ lượng hơn trước.
Phần Côdét, nàng mỗi ngày một u sầu. Nàng buồn rầu vì vắng bóng Mariuytx, cũng chẳng khác gì trước kia nàng sung sướng được thấy chàng, buồn rầu và sung sướng một cách khác thường, đến nàng cũng không hiểu rõ. Khi Giăng Vangiăng thôi không đưa nàng đi chơi như thường lệ nữa, thì trong thâm tâm nàng hình như mơ hồ có thứ linh tính đàn bà bảo nhỏ nàng không nên làm ra vẻ bận tâm về cái vườn Luychxămbua và nếu nàng tỏ ra vẻ thờ ơ thì bố nàng sẽ dắt nàng trở lại đấy. Nhưng ngày qua rồi lại tháng qua, Giăng Vangiăng mặc nhiên chấp nhận sự thuận tình âm thầm của Côdét. Nàng hối tiếc, nhưng chậm mất rồi. Hôm nàng trở lại, chàng đã mất tăm, thế là hết, biết làm thế nào? Chẳng bao giờ nàng còn gặp lại chàng nữa hay sao? Nàng thấy lòng đau như thắt và mỗi ngày mỗi xót xa thêm. Nàng không còn biết là đang mùa đông hay đã sang mùa hạ, trời nắng hay trời đang mưa; nàng không nghe tiếng chim ca, không biết đang mùa thược dược hay bạch cúc, vườn Luychxămbua có đẹp hơn lâu đài Tuylơri không; quần áo thợ vừa đem đến hồ có vừa hay không, bà Tútxanh đi chợ mua sắm có đúng mức không, nàng cũng không hề biết. Và nàng khổ sở, đăm chiêu, chỉ chăm chăm theo đuổi một ý nghĩ trong óc, cặp mắt mơ màng, nhìn thẳng như ban đêm người ta nhìn vào chỗ đen sâu thẳm, theo vết cái bóng ma vừa biến đi.
Tuy vậy, nàng cũng không để cho Giăng Vangiăng thấy gì khác ngoài vẻ tái nhợt trên mặt mình. Nàng vẫn giữ vẻ mặt dịu dàng như trước đối với “bố”.
Gương mặt nhợt nhạt ấy đủ làm cho ông lo lắng quá đi rồi. Đôi lúc ông hỏi:
- Con sao vậy?
Nàng đáp:
- Không sao cả ạ.
Và sau một phút lặng thinh, đoán biết ông cũng buồn, nàng tiếp:
- Còn bố, bố có sao không ạ?
- Bố à? Chẳng sao cả, ông trả lời.
Thế là hai con người ấy, trước họ chỉ biết có nhau, họ chỉ biết có thương yêu nhau, họ đã sống rất lâu người kia trong người nọ, ngày nay họ vẫn ở bên cạnh nhau nhưng mỗi người ôm một nỗi đau đớn riêng biệt, người này đau vì người kia, nhưng vẫn không nói ra với nhau, vẫn không giận hờn gì nhau và vẫn tươi cười với nhau.
VIII
XIỀNG XÍCH
Trong hai người, Giăng Vangiăng khổ hơn cả. Tuổi trẻ ngay những lúc buồn, cũng có một thứ ánh rạng rỡ riêng của nó.
Đau khổ có cái đặc điểm làm cho khía cạnh trẻ con ở con người sống trở lại. Giăng Vangiăng có những lúc đau khổ quá đỗi cũng hóa ra ngây thơ. Ông cảm thấy một cách mãnh liệt Côdét đang xa rời ông. Ông những muốn kháng cự, giữ nàng lại, làm cho nàng phấn khởi bằng cái gì thật rực rỡ, thật hình thức. Những ý nghĩ ngây thơ và cũng là ý nghĩ già nua ấy, như chúng tôi vừa nói, chính nó trẻ con nên lại giúp ông có một ý niệm khá chính xác về ảnh hưởng của các thứ huy hoàng diêm dúa đối với trí tưởng tượng bọn thiếu nữ. Một lần ông thấy một vị đại tướng nhung phục đại lễ cưỡi ngựa đi qua ngoài phố; đó là bá tước Cuta, tư lệnh Pari. Ông sinh lòng thèm muốn như con người đỏ ối vàng ấy và nghĩ bụng giá được toàn bộ nhung phục như thế thì sướng biết chừng nào! Bộ nhung phục thế kia thì ai phủ nhận được, Côdét mà nhìn thấy là phải lóa mắt ngay, rồi khi ông khoác tay Côdét đi qua trước điện Tuylơri, thấy binh lính bồng súng chào, thì nhất định bấy nhiêu đó đủ làm Côdét vừa lòng rồi, không còn muốn ngó bọn trai trẻ làm gì nữa.
Một rung chuyển bất ngờ thình lình đến xen vào những ý nghĩ buồn rầu ấy.
Từ ngày đến ở phố Pơluymê, trong cuộc sống cô độc của họ, họ có một thói quen. Thỉnh thoảng hai bố con có cái thú dắt nhau đi xem mặt trời mọc. Kể cũng là một thú vui nhẹ nhàng vừa hợp cho kẻ mới vào đời vừa hợp cho người sắp từ giã cuộc sống.
Ai thích cô tịch, thì đi dạo buổi sớm tinh sương cũng như đi dạo ban đêm, chỉ khác là nó thêm quang cảnh vui tươi của tạo vật. Đường xá vắng tanh, chim chóc ca hát. Côdét cũng là một con chim, nàng rất vui lòng dậy sớm. Hôm nào đi chơi như thế thì hôm trước đã sắp đặt sẵn. Ông đề nghị và nàng nhận lời. Công việc thu xếp như là một cuộc âm mưu chính trị. Trời còn mờ mờ, hai bố con đã ra khỏi nhà. Bao nhiêu việc xảy ra đều là bấy nhiêu mối vui nho nhỏ của Côdét. Những trò là lạ vô hại ấy vẫn làm tuổi trẻ thích thú.
Bạn đọc biết đấy, cái thiên hướng của Giăng Vangiăng là tìm đến những nơi vắng người, những chỗ cô tịch, những chốn lãng quên. Gần các cửa ô Pari bấy giờ có những vùng đất cằn, nửa tỉnh, nửa quê. Mùa hè lúa xấu, sang thu, mùa màng thu hoạch xong, ruộng đồng không có vẻ gì được gặt hái mà như là bị vặt lông. Giăng Vangiăng đặc biệt thích những nơi đó. Mà Côdét cũng chả lấy thế làm buồn.
Đến đây ông được tĩnh mịch, còn nàng thì được tự do. Nàng thấy mình bé trở lại, nàng chạy nhảy, gần như đùa nghịch, bỏ mũ ra đặt trên đầu gối bố, đi hái hoa bó lại thành bó. Nàng nhìn bướm vờn hoa, nhưng không bắt: ái tình nảy nở thì đồng thời tính dịu dàng, lòng độ lượng cũng phát sinh. Cô thiếu nữ đang ấp ủ một lý tưởng lung linh, mỏng manh, đem lòng thương hại những cánh bướm non. Nàng lấy hoa mào gà tết thành dải quấn lên đầu. Mặt trời thấm vào, xuyên qua vành hoa, màu đỏ càng rực lên như ánh lửa chói lòa, làm cho khuôn mặt hồng tươi của nàng ửng đỏ lên như có một vành than lửa bao quanh.
Cái thói quen dạo chơi buổi sáng ấy ngay khi họ đã có những nỗi buồn bã, hai bố con vẫn giữ như cũ.
Một buổi sáng tháng mười năm 1831, tiết thu trong suốt như khêu gợi, hai bố con lại ra đi. Mờ mờ sáng đã đến gần cửa Ô Men. Trời chưa rạng đông chỉ mới tang tảng, giờ phút nghiêm trang và thật thanh thú. Trên nền trời xanh nhạt và sâu thẳm còn lác đác một vài chòm sao, mặt đất tối om, trên cao sáng trắng, cỏ run rẩy cựa mình, nơi nơi đều như đang rung động, cái rung động huyền bí của bình minh. Một con sơn ca ở đâu trên cao xa tít như lẫn lộn vào các vì sao, cất tiếng hót véo von. Lời ca ngợi của chú chim gửi cho vô cùng ấy, người ta có cảm tưởng là nó làm cho không gian vô tận lắng dịu đi. Về phía đông, nhà thờ Vađơgơrát in hình lên chân trời đang rạng màu thép, thành một khối đen mờ. Sao mai rực rỡ hiện lên phía sau chóp nhà thờ, tựa hồ một linh hồn đang thoát khỏi chốn lâu đài tối tăm.
Yên tĩnh và vắng lặng. Trên đường không một bóng người. Bên này bên kia, ở các ngõ trũng, thấp thoáng vài bóng thợ thuyền đi làm việc về.
Giăng Vangiăng ngồi trên đống gỗ ở lối đi trước cửa một công trường. Ông quay mặt ra đường, xây lưng về phía ánh sáng, ông quên mặt trời mọc, ông đang suy nghĩ trầm ngâm. Trí óc những lúc trầm ngâm như thế hết sức tập trung, làm cho con mắt cũng bị giam hãm như giữa bốn bức tường. Có những phút trầm tư có thể nói là trượt thẳng; khi đã ở tận đáy thì phải có thời gian mới trở lại mặt đất được. Giăng Vangiăng đang ở vào những phút trầm tư như thế. Ông nghĩ đến Côdét, đến cái hạnh phúc ông có thể hưởng được nếu không có gì xen vào giữa ông và nàng. Ông nghĩ đến cái ánh sáng từ nàng tỏa trùm lên đời ông, ánh sáng ấy là hơi thở của tâm hồn ông. Và ông thấy trong lòng gần như vui sướng. Côdét đứng bên cạnh, đưa mắt nhìn các đám mây đang dần dần ửng hồng.
Bỗng Côdét kêu lên: - Này bố, hình như có người đến từ đàng kia kìa.
Giăng Vangiăng ngước mắt lên nhìn.
Côdét nói đúng.
Phố Xevrơ kéo dài cho đến cửa ô Menơ cũ và cắt vuông góc một đại lộ nội thành. Từ chỗ hai con đường gặp nhau đó phát ra một thứ tiếng ồn ào khó đoán được vào giờ này và lờ mờ như có đám đông dồn lại. Một cái gì không có hình thù đang từ đại lộ kéo vào phố Xevrơ.
Vật đó lớn dần, có vẻ như di chuyển có trật tự, nhưng vẫn có cái gì lởm chởm và run rẩy. Hình như là một chiếc xe, nhưng không thấy rõ xe chở gì. Có ngựa, có bánh xe, có tiếng kêu, có tiếng roi vun vút. Dần dần một vài nét trên vật kia được cố định, mặc dù đang còn chìm trong bóng tối. Quả nhiên là một chiếc xe từ đường cái lớn vừa quay mũi về phía đường phố và đang đi về ngõ ô, gần chỗ Giăng Vangiăng ngồi. Một chiếc thứ hai hình thù tương tự đi liền theo sau, rồi một chiếc thứ ba, một chiếc thứ tư, bảy chiếc xe kéo ra liên tiếp, đuôi xe trước sát vào đầu ngựa xe sau. Trên xe có bóng người cử động. Nhiều tia lửa lấp lánh trong bóng bình minh tựa hồ như có gươm tuốt trần, có tiếng loảng xoảng của xích xiềng khua động. Cả đoàn tiến lên, tiếng người rõ dần, nhìn rõ ra là cảnh tượng đáng ghê sợ như vừa thoát ra từ hang hố cõi chiêm bao.
Vật ấy đến gần thì hình thù hiện mập mờ sau hàng cây, nhợt nhạt như bóng ma. Cái khối ấy trắng dần ra. Ánh sáng mặt trời đang lên dần soi nhờ nhờ cái đám lúc nhúc nửa như chết nửa như sống đó, khiến cho những cái đầu trên các bóng mờ hiện thành những mặt người chết. Cảnh tượng nhìn thấy như thế này.
Bảy chiếc xe nối nhau trên đường phố. Sáu chiếc đi đầu có một cấu tạo kỳ dị. Nó giống cái xe ba gác của thợ đóng thùng; có vẻ là những cái thang dài đặt trên hai bánh, đầu trước dùng làm càng xe. Mỗi xe ba gác, nói đúng hơn, mỗi cái thang như thế có bốn con ngựa thắng thành hàng một, con trước nối con sau. Từng chùm người lạ lùng được chở đi trên những cái thang ấy. Ánh sáng nhờ nhờ không trông thấy họ rõ, nhưng đoán được. Mỗi xe hai mươi bốn người, mỗi bên mười hai, dựa lưng vào nhau, quay mặt ra đường, chân buông thõng. Cứ thế xe mang họ đi. Sau lưng họ lại có cái gì loảng xoảng: đó là cái dây xích; trên cổ họ có cái gì loang loáng, đó là cái gông cổ. Gông cổ thì mỗi người mỗi cái nhưng dây xích thì chung tất cả. Như thế, nếu phải xuống xe đi bộ, thì hai mươi bốn người kia đều bị dính chặt vào nhau thành một khối khắc nghiệt, đi quanh co trên mặt đất, với hai dây xích làm xương sống gần như là con cuốn chiếu. Hai người mang súng đứng đằng trước và đằng sau, mỗi chân dận lên đầu mối của cái dây xích. Gông cổ đều hình vuông. Chiếc xe thứ bảy, một thứ xe chở hàng, có thành, nhưng không mui, bốn bánh và ngựa kéo, thì chở một đống loảng xoảng nào xúp de sắt, nào nồi gang, nào hỏa lò, nào dây xích, lẫn lộn với mấy người bị trói, đặt nằm ngang, tuồng như đang ốm. Thành xe bằng phên liếp đã gãy nát, trống hở cả bốn bề, các tấm liếp này hình như được dùng để phạt nhục hình các tội nhân ngày xưa.
Đoàn xe đi ở giữa đường. Mỗi bên có hai hàng rào lính coi ngục đi kèm, dáng người như lũ trời đánh, nhem nhuốc, thủng rách, tồi tàn! Chúng đội mũ ba góc như lính thời đốc chính, đánh bộ áo thương binh, cái quần âm công màu nửa xám nửa xanh và gần như tơi tả. Thêm vào những thứ ấy còn có cầu vai đỏ, dây đeo súng vàng, kiếm, súng, gậy. Rõ là một lũ lính tráng thô bỉ. Trông vào những tên cảnh lính ấy như thấy cái hèn hạ của kẻ ăn mày trộn lẫn với cái uy quyền của tên đao phủ. Cái tên có vẻ là sếp trong bọn lăm le trên tay một cái roi dài. Tất cả các chi tiết ấy ban đầu còn lờ mờ trong bình minh, dần dần hiện rõ trong ánh sáng mỗi lúc một tỏ thêm. Mấy tên sen đầm dáng nghiêm trang, gươm tuốt sẵn, cưỡi ngựa đi đầu và cuối đoàn.
Đoàn xe dài đến nỗi xe đầu đã đến cửa ô mà xe cuối mới vừa ra khỏi đại lộ.
Như thường thấy ở Pari, một đám đông người không biết từ đâu ra, tập hợp lại trong nháy mắt, chen nhau đứng chật hai bên đường, trố mắt nhìn. Ở các ngõ hẻm gần đấy lại nghe tiếng người gọi nhau, tiếng guốc của hàng rau đổ ra xem.
Bọn người chồng chất trên xe làm thinh mặc cho xe lắc lư, xộc xạch. Buổi sớm lạnh, cả bọn mặt mày xám ngắt. Họ đều bận quần vải, chân không tất, đi guốc. Còn áo mũ thì mang cái vẻ kỳ khôi của nghèo hèn, gặp gì vơ nấy, vừa gớm ghiếc vừa lủng củng. Mũ dạ thủng, mũ lưỡi trai sơn hắc ín, mũ nồi bằng len tồi tàn, bên cạnh cái bơ-lu bằng vải là cái áo len rách khuỷu; nhiều người đội cả mũ đàn bà; có kẻ lại đội cái thúng; nhiều kẻ để hở ngực, lông lá xồm xoàm, quần áo rách để lòi ra những nét trở chàm, nào là đền thờ ái tình, nào là quả tim bốc lửa, nào là thần tình ái. Có cả những vết ghẻ lở, những mụn đỏ khả nghi. Đôi ba người có cuộn dây rơm cột vào thành xe, bỏ lòng thòng xuống dưới như những chân đâng[256] để họ đặt chân lên đấy. Một người trong bọn họ càm đưa lên miệng gặm một cái gì có vẻ như là một hòn đá màu đen, té ra anh ta ăn bánh mì. Mắt họ đều khô khan lờ đờ hoặc ngầu lên một ánh sáng không trong sạch. Toán lính hộ vệ càu nhàu, bọn người bị xiềng im ắng. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng gậy đánh bốp vào cả vai, vào đầu. Một đôi người ngáp dài, quần áo xác xơ trông ghê sợ; chân bỏ thõng, vai lắc lư; đầu họ va vào nhau, dây xích dây xiềng kêu loảng xoảng, mắt sáng quắc một cách dữ tợn, bàn tay nắm lại, hoặc mở ra, cứng đờ như bàn tay người chết. Một đám trẻ con theo sau phá lên cười.
Cái đoàn ấy dù là đoàn gì trông cũng thê thảm. Hiển nhiên là ngày mai, hoặc chốc nữa, trời có thể đổ cơn mưa rào, cơn này tiếp cơn khác, rồi cơn khác nữa. Quần áo rách rưới kia sẽ ướt đầm và đã ướt, đã lạnh cóng, thì những con người kia chắc không còn bao giờ khô nữa, không còn bao giờ sưởi ấm lại được nữa. Thứ quần vải kia sẽ dính nát vào xương, guốc kia sẽ đầy nước mưa. Roi vọt vun vút cũng không sao làm cho hai hàm răng họ không va vào nhau cầm cập. Dây xích thì cứ luôn luôn giữ lấy cổ họ. Chân họ sẽ luôn luôn cứ phải bỏ thõng. Và khi thấy những con người ấy bị xiềng xích, chỉ một bề ngửa cổ mà chịu với trời thu lạnh giá, phó mặc cho mưa, cho gió, cho sấm, cho sét như loài cỏ, loài đá, thì thực lòng nào mà làm ngơ cho đành.
Ngay những kẻ ốm đau trói nằm không nhúc nhích trên cỗ xe thứ bảy chẳng khác gì những bao tải chứa đầy khốn khổ người ta vứt trên đó, cây gậy trên tay bọn lính cũng không chịu tha.
Bỗng nhiên, mặt trời lộ ra. Ánh sáng từ phương đông phụt lên, lan tràn mênh mông. Có cảm tưởng như nó vừa châm lửa vào những cái đầu hung tợn kia. Bây giờ họ mới mở mồm. Tiếng cười khảy, tiếng chửi rủa, tiếng hát đột nhiên nổ ra như một đám cháy. Ánh sáng chiếu ngang cắt đoàn người làm hai: đầu người, thân người thì sáng rực lên; nhưng chân người và bánh xe thì hãy còn trong bóng tối. Nét mặt mọi người bỗng có tinh thần. Thật là một phút đáng sợ; những tên quỷ cứ hiện nguyên hình, những linh hồn hung tợn trần truồng vừa hiện ra. Có ánh sáng soi rõ mà dám người ấy vẫn tăm tối. Một đôi người tinh nghịch, miệng ngậm cái ống lông chim, nhằm mấy ả đàn bà trong đám người xem đứng dưới đường mà thổi phụt vào họ những chấy cùng rận. Ánh sáng mai hồng, bóng tối đen thẫm, hai cái chọi nhau làm nổi bật những hình thù thảm hại kia. Không một người nào không thành dị hình dị tướng bởi quá ư khổ sở. Thật là quái lạ đến nỗi có cảm tưởng là họ đã biến đổi ánh sáng mặt trời ra ánh lóe của tia chớp. Bọn người trong xe đi đầu cất tiếng hát nghêu ngao, vang lừng một khúc hát có tiếng thời bấy giờ; giọng hát vừa tươi vui vừa ngớ ngẩn; cây cối rùng mình thê thiết; trong các ngõ gần, mấy anh thị dân lắng nghe khúc hát khôi hài từ cửa miệng bóng ma, vẻ mặt khoái trá một cách đần độn.
Mọi thứ cùng khốn đều lộn tùng phèo trong đám người này. Ở đây có đủ góc mặt của thú vật, có ông già, có thiếu niên, có những trán hói, những chòm râu nửa trắng nửa đen. Ở đây có những cái quái dị chó đểu, những cái nén lòng hậm hực, những cái nhếch mép man rợ, những cử chỉ vô ý thức, những loại đầu thiếu nữ tóc xoắn khu ốc hai bên thái dương, những nét mặt trẻ con, do đó càng ghê tởm, những bộ mặt gầy gò như mặt bộ xương có điều là chưa chết. Trên xe đi đầu có một người da đen, có lẽ trước là nô lệ, người ấy có thể so sánh hai thứ dây xiềng. Cái mức đáng sợ dưới đáy tâm hồn, là sự hổ thẹn, đã đi qua trên các vầng trán ấy; sa đọa đến mức đó thì trong con người họ có chỗ nào sâu kín nhất mà không bị biến chất một cách xấu xa nhất! Và sự dốt nát biến thành ngớ ngẩn cũng sánh được với cái thông minh biến thành thất vọng. Giữa những người mà ai nhìn vào cũng phải công nhận là cô đúc của bùn lầy, thì còn biết thế nào mà lựa chọn? Hiển nhiên là cái tên nào đó sắp đặt cho cuộc diễu hành bẩn thỉu này, đã không sắp xếp thứ tự cho những người ấy. Họ bị xích vào dây, người này cặp đôi với người kia, có lẽ theo cái lộn xộn của thứ tự a, b và bị chất bừa bãi lên xe. Tuy nhiên, một mớ ghê tởm góp lại bao giờ cũng tạo ra một kết lực gì; cộng nhiều kẻ khốn khó lại cũng thành một tổng số. Do đó mà mỗi sợi dây xích đều có một linh hồn chung và mỗi xe người lại có một bộ mặt riêng. Bên cạnh cái xe ca hát lại có cái xe khác gầm thét, cái thứ ba ngửa tay ăn mày; có cái nghiến răng, có cái đe dọa người qua đường, có cái thì gọi Trời mà nguyền rủa, cái sau cùng im lìm như ngôi mộ. Nhìn vào đấy chắc văn hào Đăngtơ sẽ tưởng thấy bảy vòng địa ngục đang kéo đi.
Một tên lính cầm cây gậy đầu có móc, chốc chốc lại ra dáng đảo trộn các đống rác người ấy. Một bà cụ già trong đám người đứng xem giơ tay trỏ những người trong xe cho một thằng bé lên năm, bảo: ranh con, nhìn kia kìa, có sáng mắt ra không! Trong khi đó tiếng hát, tiếng chửi rủa ngày càng to. Cái tên có vẻ là chỉ huy vút mạnh roi một cái ra hiệu, tức là gậy gộc vụt ào ào bất sá bất kể, tựa hồ như mưa đá trút xuống bảy xe người. Nhiều kẻ gầm lên, giận dữ. Lũ trẻ chạy đến xem thấy thế càng vui gấp bội, chẳng khác gì một đàn ruồi bám vào các mụn lở.
Hai mắt Giăng Vangiăng trở nên dữ tợn. Không còn là cặp mắt thường nữa, những hạt nhãn nữa; nó đã thành thứ kính sâu thẳm thay thế cho cái nhìn ở một số người khốn khó, nó có vẻ như không còn nhìn nhận ra được thực tế nữa, mà lại phản chiếu sáng ngời bao nhiêu là khủng khiếp, bao nhiêu là tai họa. Cặp mắt ấy không nhìn một cảnh tượng thực tế, nó bị lôi cuốn theo một ảo ảnh. Giăng Vangiăng muốn đứng dậy, bỏ chạy trốn đi, nhưng chân không nhúc nhích nổi. Nhiều khi những điều ta trông thấy làm ta xúc động và như tóm lấy ta. Ông ngồi im như đóng đanh, như hóa thành đá, ngơ ngác. Trong lòng ông như đang có một cơn hãi hùng mơ hồ, khó tả. Qua nỗi hãi hùng ông tự hỏi cái cảnh trừng phạt của âm ty kia là nghĩa lý gì, từ đâu lại hiện ra cái hình ảnh ma quỷ ấy nó đeo đuổi ông như thế? Thình lình ông đưa tay lên trán, cử chỉ quen thuộc của người ta khi đột nhiên nhớ lại điều gì. Ông nhớ lại đích cái hành trình ấy, đích cái khúc ngoặt lệ thường phải rẽ qua để tránh việc có thể gặp xa giá nhà vua trên con đường Phôngtênơbơlô; đúng là ba mươi lăm năm về trước, ông đã đi qua cửa ô này.
Côdét thì hoảng hốt một cách khác nhưng không thua gì bố! Nàng không hiểu gì cả, nàng cảm thấy như ngạt thở, những điều nàng thấy nàng cho là không thể nào lại có được. Cuối cùng nàng kêu lên:
- Bố ơi! Cái gì trong cái xe ấy bố?
Giăng Vangiăng đáp:
- Tù khổ sai.
- Họ đi đâu thế?
- Đi phục dịch chiến thuyền.
Lúc ấy, gậy gộc ở hàng trăm cánh tay giáng xuống càng hăng, bản gươm lại bồi thêm vào, thành một trận roi vọt điên cuồng. Bọn tù khổ sai cúi đầu, một sự khuất phục gớm ghiếc như toát ra từ trận nhục hình. Cả bọn âm thầm với con mắt của lũ chó sói bị xiềng xích. Côdét chân tay run lẩy bẩy, hỏi tiếp:
- Bố ơi, họ có còn là người không bố?
Con người khốn khổ trả lời:
- Cũng đôi khi.
Quả thật đó là đoàn tù ra đi từ Bixét lúc trời chưa sáng, đang đi theo con đường đến Măngxơ để khỏi phải qua Phôngtênơbơlô, nơi vua ở. Đi vòng quanh như thế làm cho cuộc hành trình ghê rợn ấy kéo dài thêm ba hay bốn hôm; nhưng để cho nhà vua khỏi phải lấy một cảnh nhục hình, người ta có thể kéo dài cái nhục hình ấy lắm chứ!
Giăng Vangiăng trở về nhà trong người mệt lử. Những cuộc gặp gỡ như thế là những vố thình lình và cái kỷ niệm nó còn để lại giống như một rung chuyển tận gốc.
Tuy vậy, trên đường về phố Babilôn, Giăng Vangiăng nhận thấy Côdét không hỏi ông câu nào nữa về cái cảnh hai bố con vừa mới thấy xong. Có lẽ vì ông bận về niềm riêng nặng trĩu tâm hồn, nên không nghe được lời nàng để trả lời chăng. Duy buổi tối, khi Côdét rời ông để đi ngủ, ông nghe thấy nàng lẩm bẩm như nói một mình:- Ta có cảm tưởng là nếu gặp một người như thế trên đường đi thì chỉ nhìn gần là đủ đến chết mất rồi.
May đâu, hôm sau cái hôm bi đát ấy, tình cờ lại gặp dịp lễ lạc gì của Nhà nước, người ta có tổ chức hội hè ở Pari, duyệt binh ở quảng trường Săngđơmác, đấu côn trên thuyền ở sông Xen, hát xướng ở Săngêliđê, bắn pháo hoa ở quảng trường Êtoalơ, treo đèn khắp nơi. Vượt các thói quen của mình, Giăng Vangiăng đưa Côdét đi xem các trò vui ấy để nàng xao lãng cái kỷ niệm hôm trước và lấy sự ồn ào vui nhộn của Pari xóa mờ cái cảnh tượng ghê tởm đã diễu qua trước mắt nàng hôm nọ. Cuộc duyệt binh làm cho ngày lễ thêm màu mè, là dịp cho các thứ quân phục đi lại một cách tự nhiên. Giăng Vangiăng khoác bộ binh phục quốc dân quân, trong lòng vẫn có cái ý nghĩ mơ hồ của con người muốn lẩn trốn. Dù sao, cuộc dạo chơi chừng như đã đạt được mục đích. Côdét đã đặt cho mình cái nhiệm vụ phải chiều lòng bố, lại vốn thấy cảnh gì cũng cho là mới nên đã nhận lời đi giải trí cùng bố với cái vui vẻ dễ dãi và nhẹ nhàng của tuổi thiếu niên, chứ không bĩu môi một cách quá ư khinh khỉnh trước cái món vui mà người ta gọi là ngày hội công cộng. Giăng Vangiăng nghĩ là đã thành công, cái hình ảnh ghê tởm hôm trước không còn dấu vết nào trong óc nàng nữa.
Ít hôm sau, một buổi sáng, trời nắng tốt, hai bố con đều ở trước thềm, chỗ bước ra vườn. Đó cũng là một vi phạm khác đối với các nguyên tắc là đã đặt ra cho mình. Cũng là ngược lại cái thói quen ở lì trong phòng mà Côdét vì buồn đã tập thành. Hôm ấy Côdét mặc cái áo choàng nhẹ; thứ áo bận vào giờ tinh khôi trong ngày, sao mà nó bao bọc thân hình các cô thiếu nữ một cách đáng yêu như vậy, có vẻ như là mây lấp mặt trăng. Côdét đêm qua ngủ ngon, sáng nay nét mặt hồng hào; ánh sáng bao trùm đầu cổ nàng, nàng thong thả rứt từng cánh hoa bạch cúc. Ông già Giăng Vangiăng cảm động nhìn nàng với con mắt âu yếm. Côdét không hề biết cái huyền thoại bói hoa nên thơ: Ta yêu em, yêu chút ít, yêu say đắm…; có ai bảo cho nàng đâu? Nàng rứt đóa hoa hồn nhiên, ngây thơ, có ngờ đâu rằng rứt một cánh hoa bạch cúc là bóc trần một quả tim. Nếu có nàng Tiên Duyên dáng tên là Man Mác thì Côdét trong lúc tươi cười hẳn là nàng tiên ấy… Trong cái rạng rỡ từ người nàng tỏa ra, ông quên tất cả, mê mẩn đứng ngắm mấy ngón tay xinh xắn mân mê đóa hoa. Một con chim đỏ ức nỉ non trong bụi cây gần. Nhiều đám mây trắng lướt ngang trời hớn hở như vừa được trả lại tự do. Côdét cứ vẫn chăm chú ngắt đóa hoa; nàng có vẻ như đang suy nghĩ chuyện gì; và cái đó chắc là dễ thương lắm. Bỗng dưng nàng ngoái cổ lại, thong thả, thanh tao như cử chỉ một con thiên nga. Nàng nói với Giăng Vangiăng: bố ạ, phục dịch chiến thuyền là gì hả bố?
QUYỂN IV: NGƯỜI GIÚP MÀ CÓ THỂ LÀ TRỜI GIÚP
I
LỞ Ở NGOÀI, LÀNH Ở TRONG
Cuộc đời hai người cứ thế ngày một buồn thêm.
Chỉ còn một việc trước kia làm cho họ thấy sung sướng mà nay chỉ đủ làm cho họ khuây khỏa là đem bánh đến cho những kẻ đói và đem quần áo đến cho những người rét. Những lần đi thăm như thế, Côdét thường đi theo Giăng Vangiăng, hai bố con tìm lại được đôi chút sự cởi mở tình cảm ngày xưa; và thỉnh thoảng, nếu ngày hành thiện có kết quả, trong ngày có nhiều hoạn nạn được cứu giúp, nhiều trẻ con được sưởi ấm, được tươi tỉnh lại, thì tối về, Côdét có vui lên đôi chút. Chính vào dạo ấy hai người đến thăm cái ổ Giôngđơrét.
Sau hôm đến thăm ấy, sáng sớm Giăng Vangiăng bước vào nhà, vẻ mặt bình tĩnh như thường lệ, nhưng tay trái có một vết thương to, đã đỏ bừng, trông rất độc, vết thương có vẻ như một vết bỏng, hỏi ông thì ông đáp vớ vẩn. Vết thương ấy làm cho ông sốt phải ở nhà hơn tháng trời, ông không muốn gọi thầy thuốc nào cả. Khi Côdét giục, ông bảo: mời thầy chữa chó.
Ngày hai buổi Côdét băng bó cho ông. Nàng có vẻ một nàng tiên và nàng sung sướng chân thành vì thấy mình giúp ích được cho bố. Nhìn nàng, Giăng Vangiăng cảm thấy như tất cả nỗi vui xưa đều trở lại, mọi sự lo sợ băn khoăn đều tan biến cả; ông ngắm Côdét và nói: chao ôi, vết thương mới hay làm sao! Cái đau mới dễ chịu làm sao!
Côdét thấy bố ốm cũng bỏ nhà trên, trở lại với thích thú được xuống ở túp nhà nhỏ và sân sau. Suốt ngày nàng ở bên cạnh bố và đọc ông nghe các thứ sách ông thích. Phần nhiều là sách du ký. Giăng Vangiăng như sống lại dần dần; hạnh phúc của ông hồi phục với những tia sáng vô cùng rực rỡ, vườn Luychxămbua, anh chàng vô danh hay lân la bên cạnh hai bố con ông, vẻ lạnh lùng của Côdét, tất cả những đám mây mù ấy lâu nay làm vẩn đục tâm hồn ông như biến dần đi hết. Đến nỗi ông tự bảo nó chỉ là những điều ông tưởng tượng ra cả và ông quả là anh già điên rồ.
Ông sung sướng đến nỗi cuộc gặp gỡ với gia đình Tênácđiê trong cái ổ Giôngđơrét bất ngờ và kinh tởm như thế mà ông coi như là chuyện thoảng qua. Ông đã thoát thân được, bọn ấy cũng không theo nổi dấu vết của ông, thế là đủ, còn gì nữa thì mặc kệ, có can gì đến ông! Ông chỉ nghĩ đến bọn khốn nạn ấy để thương hại nó thôi. Bây giờ thì bọn chúng nó đã nằm trong lao rồi, không còn khả năng hại người nữa, nhưng kể cũng tội, gia đình chúng khốn đốn quá đi mất!
Còn cái cảnh ghê rợn nhìn thấy ở cửa Ô Men thì Côdét không nhắc lại nữa.
Ở nhà tu, bà xơ Métinđơ có dạy cho Côdét học âm nhạc. Côdét có giọng hát như giọng sáo. Thỉnh thoảng buổi tối, trong gian nhà nghèo nàn của ông bố đang ốm, nàng cất giọng hát nhiều bài hát buồn buồn làm cho ông vui thích. Mùa xuân đến. Cảnh vườn vào tiết xuân rất đẹp khiến ông phải bảo Côdét:
- Con chả bao giờ dạo vườn nhỉ, bố muốn con đi dạo chơi trong vườn đấy.
Và, để vâng lời bố, nàng trở lại dạo chơi trong vườn nhà, nhưng thường là chỉ đi một mình, còn Giăng Vangiăng thì có lẽ vì sợ ở ngoài hàng rào người ta trông thấy, nên không bao giờ bước chân đến đấy.
Vết thương của Giăng Vangiăng làm cho Côdét tạm thời xao nhãng niềm riêng của mình.
Thấy vết thương khỏi dần, bố đỡ đau và lộ vẻ sung sướng, trong lòng nàng nhóm lên niềm vui êm nhẹ và hồn nhiên đến nỗi nàng không nhận ra. Rồi thì tháng ba đến, ngày dài ra, mùa đông đang qua. Đông qua không khỏi cuốn theo một ít buồn rầu của lòng người. Tháng tư lại đến, tháng tư bình minh của mùa hạ, tươi mát như mọi buổi bình minh, vui tươi như mọi tuổi trẻ thơ và thỉnh thoảng cũng nước mắt đầm đìa như đứa bé sơ sinh. Tháng ấy là tháng mà ánh sáng mỹ miều của thiên nhiên như từ trời mây, cây cỏ chan hòa vào lòng người.
Côdét còn trẻ quá, nàng vui như tiết xuân vui, lòng nàng không sao dửng dưng được trước cảnh tạo vật tưng bừng. Bao nhiêu đen tối trong trí nàng đã lặng lẽ bay đi lúc nào nàng không biết nữa.
Mùa xuân những tấm lòng ủ dột sáng ra cũng như giữa trưa, các hầm nhà sáng tỏ. Côdét đã không còn buồn nhiều nữa. Buổi sáng, vào quãng mười giờ, sau bữa cơm, những khi nàng tìm được cách kéo bố ra ngoài vườn, nâng cánh tay đau cho bố đi dạo sưởi ấm trước thềm độ mươi lăm phút, nàng không để ý là mình cười luôn miệng và đang sung sướng.
Giăng Vangiăng lòng say sưa, thấy nàng trở lại hồng hào và tươi tắn:
- Chao ôi! Vết thương mới quý làm sao! Ông lẩm bẩm.
Và ông lấy làm cám ơn bọn Tênácđiê.
Lúc vết thương lành hẳn, ông lại theo thói quen dạo chơi một mình vào buổi hoàng hôn như cũ.
Đi chơi một mình những nơi hoang vắng ở Pari mà tin rằng không xảy ra chuyện gì là lầm to.
II
BÀ PƠLUYTÁC CHẲNG LÚNG TÚNG CHÚT NÀO KHI GIẢI THÍCH MỘT HIỆN TƯỢNG
Một buổi tối, Gavrốt chưa có gì bỏ bụng cả; cậu bé sực nhớ ra rằng tối hôm trước mình cũng chẳng ăn gì; bây giờ thấy trong người khá mệt. Nó quyết định phải thử tìm ra cái gì để lót dạ. Hắn đi qua khu Xanpêtơrie, lượn mấy vòng ở chỗ vắng người. Chính ở đây là nơi dễ gặp may nhất. Chỗ không người mới là chỗ có cái ăn. Lần lần hắn đến một khu vực hẻo lánh mà hắn cho là làng Auxtéclít.
Một lần đi lang thang trước đây, hắn có để ý đến một ngôi vườn cổ thấp thoáng có bóng một ông cụ già và một bà lão, trong vườn có một cụ già và một bà lão, trong vườn có một cây táo kha khá. Bên cạnh cây táo là một thứ hòm đựng trái cây, then khóa hớ hênh, có thể phỗng lấy một quả. Một quả táo là đủ chén một bữa tối, một quả táo là sống rồi. Quả táo hại cụ Ađam nhưng cứu Gavrốt. Ngôi vườn men theo con đường nhỏ vắng vẻ không lát đá, bờ bụi um tùm. Từ đường vào vườn có một hàng giậu.
Gavrốt đi về phía vườn; hắn nhận ra lối hẻm, nhận ra cây táo, xem xét tình hình hòm trái cây, quan sát hàng giậu. Một hàng giậu thì phóc qua như bỡn thôi! Trời tối dần. Cả đến một bóng mèo cũng không thấp thoáng trên lối hẻm. Cơ hội thật tốt. Gavrốt nhón chân trèo, bỗng dừng lại. Có tiếng người trong vườn, Gavrốt nhìn qua kẽ rào.
Phía chân rào bên trong, cách vài bước, đúng ngay vào chỗ hắn định chui vào, có một phiến đá bỏ nằm dưới đất như một chiếc ghế dài, trên ghế là ông già chủ vườn, bà lão đứng trước mặt. Bà lão giọng càu nhàu. Gavrốt chẳng mấy lịch sự, cứ lắng nghe.
Bà lão nói:
- Ông Mabớp!
- Cái gì lại Mabớp![257] Cái tên nỡm nhỉ, Gavrốt nghĩ thầm.
Ông già nghe gọi vẫn ngồi im, không nhúc nhích. Bà lão lặp lại:
- Ông Mabớp!
Ông già đành phải trả lời, mắt cứ nhìn xuống đất:
- Cái gì đó bà Pơluytác?
Bà Pơluytác lại lên tiếng lần nữa làm cho ông già phải bắt chuyện.
- Chủ nhà họ không bằng lòng.
- Tại sao?
- Ta nợ họ đến ba quý rồi.
- Ba tháng nữa ta sẽ nợ họ bốn quý.
- Người ta bảo sẽ mời ông ra ngủ ngoài trời.
- Vâng, tôi sẽ ra.
- Bà hàng hoa quả cũng đòi tiền. Bà ấy không chịu để ta vác củi không của bà ấy nữa. Mùa lạnh này ông lấy gì mà sưởi? Nhà ta sẽ không có củi.
- Có mặt trời.
- Bác hàng thịt cũng không bằng lòng bán chịu nữa.
- Thế cũng tốt, vừa đúng lúc đấy. Tôi ăn thịt thấy hơi đầy bụng. Khó tiêu lắm.
- Thế thì chúng ta còn ăn gì?
- Bánh mì.
- Bác hàng bánh đòi phải trả bớt một ít và bảo không tiền thì không bánh.
- Cũng được.
- Ông sẽ ăn thứ gì?
- Chúng ta có táo trên cây kia.
- Nhưng không tiền không của như thế này thì làm sao mà sống được hử ông.
- Tôi không có.
Bà lão bỏ đi, ông già ngồi lại một mình. Cụ đâm ra suy nghĩ. Gavrốt cũng suy nghĩ phần mình. Trời vừa tối.
Kết quả đầu tiên của sự suy nghĩ ở Gavrốt là đáng lẽ leo qua hàng giậu thì hắn lại ngồi xổm dưới chân giậu. Ở đấy cành cây xòe ra, có chỗ trống.
- Ồ, lại một chái nhà! Hắn nghĩ bụng và chui vào đấy. Chỗ hắn ngồi gần như sấp lưng với chiếc ghế ông cụ Mabớp. hắn nghe rõ hơi thở ông già.
Hắn cố ngủ để trừ bữa. Ngủ gà ngủ vịt, vừa ngủ hắn vừa theo dõi tình hình.
Hoàng hôn phủ một màn trắng mờ lên mặt đất, con đường nhỏ nổi rõ thành một dải nhợt nhạt giữa hai dãy bụi cây tối tăm.
Bỗng nhiên, trên dải đường trắng nhạt ấy hai bóng đen hiện ra. Một bóng đi trước, bóng kia theo sau, cách một quãng.
- Hai sinh vật, Gavrốt nói thầm.
Bóng thứ nhất có vẻ là một anh tư sản già, dáng người lom khom, ra vẻ nghĩ ngợi, ăn vận tầm thường, bước đi chầm chậm vì tuổi tác và có dáng như dạo chơi thơ thẩn dưới trời sao.
Bóng thứ hai, người thẳng, chắc, mảnh dẻ, cứ theo từng bước bóng thứ nhất; trông dáng đi cố ý chậm chạp, người ta đoán thấy được sự mềm dẻo và nhanh nhẹn. Bóng này mặc dù có gì dữ tợn và đáng sợ, lại có đủ dáng điệu của một anh chàng công tử ăn diện; cái mũ hình dáng đẹp, áo ngoài màu đen, may khéo, chắc là bằng loại dạ tốt, lại thắt đáy lưng ong nữa. Cái đầu giương thẳng vừa đẹp vừa khỏe và dưới mũ, một khuôn mặt thanh niên hiện ra trong hoàng hôn. Trên miệng ngậm một bông hoa hồng. Bóng thứ hai này, Gavrốt biết rõ: đó là Môngpácnát.
Còn bóng kia, hắn chẳng biết là ai, chỉ biết là một ông già.
Lập tức Gavrốt để ý theo dõi.
Một trong hai người này nhất định có rắp tâm gì đối với người kia. Ở cái hốc đã may mắn thành nơi ẩn nấp, Gavrốt rất dễ theo dõi mọi việc sắp xảy ra.
Giờ này, chốn này, mà Môngpácnát đi kiếm ăn thì đáng sợ thật. Gavrốt thấy thương hại ông già quá.
Làm thế nào? Can thiệp à? Trẻ dại mà đi cứu già yếu sao? Chỉ còn trò cười cho Môngpácnát thôi. Gavrốt không dại gì mà không biết rằng một ông già, một trẻ con, thì chẳng bõ cái thằng cướp mười tám tuổi đó nó nuốt tươi ngay.
Gavrốt đang còn đắn đo thì cuộc tấn công đã xảy ra bất thình lình, ghê tởm. Thật chẳng khác gì hổ vồ lừa, nhện bắt muỗi. Xuất kỳ bất ý Môngpácnát vứt bông hoa hồng, nhảy xổ vào ông cụ già, tóm cổ áo, ôm choàng ông cụ, ghì xuống. Gavrốt cố hết sức mới khỏi thét lên. Một lát sau thì một người bị đè xuống dưới vừa giẫy giụa vừa rên rỉ, còn người kia thì cưỡi lên trên, dùng đầu gối ấn mạnh lên ngực. Có điều sự việc không xảy ra hoàn toàn như Gavrốt tưởng. Người ngã lăn dưới đất là Môngpácnát, người đè lên trên là ông già.
Cảnh tượng này xảy ra cách Gavrốt có mấy bước. Ông già bị tấn công bất ngờ đã quật lại và quật kịch liệt đến nỗi, trong nháy mắt, giữa người tấn công và người bị tấn công vai trò đã đảo ngược hẳn.
Gavrốt nghĩ bụng:
- Ông già mới cừ chứ!
Và hắn không thể không vỗ tay. Nhưng vỗ tay mà chẳng có tác dụng vì hai địch thủ đang mải vật nhau, hổn ha hổn hển, không nghe thấy gì.
Bỗng mọi vật đều im lặng. Môngpácnát thôi không còn vũng vẫy nữa. Gavrốt tự bảo: Hắn chết rồi ư?
Ông già từ nãy đến giờ không nói một lời, cũng không kêu một tiếng nào. Ông đứng dậy và Gavrốt nghe ông ta bảo Môngpácnát:
- Đứng dậy đi.
Môngpácnát đứng lên, ông già vẫn nắm lấy nó. Môngpácnát có vẻ một con chó sói bị con cừu ngoạm giữ: vừa khuất phục vừa giận dữ.
Gavrốt nhìn và nghe, cố dùng hai lỗ tai để tăng sức cặp mắt. Hắn lấy làm thú vị vô cùng.
Hắn thoảng nghe được cuộc đối thoại giữa hai người. Trong bóng tối, cuộc đối thoại mới cỏ vẻ bi hùng làm sao! Ông già hỏi, Môngpácnát trả lời.
- Mày bao nhiêu tuổi?
- Mười chín.
- Mày khỏe mạnh, sao mày không làm việc?
- Tôi không.
- Hiện tại mày làm nghề gì?
- Nghề ngồi rỗi.
- Trả lời cho đứng đắn. Có thể giúp mày được gì không? Mày muốn làm gì?
- Ăn trộm.
Một phút im lặng. Ông già có vẻ suy nghĩ lung lắm. Ông đứng im nhưng tay vẫn không buông Môngpácnát.
Chốc chốc, tên ăn cướp trẻ tuổi, vạm vỡ và nhanh nhẹn lại có những cái vùng vẫy của con thú bị sa vào bẫy. Nó đẩy mạnh một cái hoặc móc chéo chân ông già một cái, vặn mạnh cái tay nhìn như điên như dại, cố sức tìm cách thoát thân. Ông già có vẻ như không trông thấy gì, cứ một tay tóm cả hai cánh tay của địch thủ với vẻ thản nhiên cực độ của một sức mạnh tuyệt đối.
Ông già suy nghĩ một chốc rồi nhìn thẳng vào Môngpácnát, cất giọng nhẹ nhàng, thuyết phục bằng những lời thật trịnh trọng. Gavrốt nghe rõ không sót một tiếng:
- Cháu ạ! Mày bước vào cuộc sống cần cù bằng con đường lười nhác. Chà! Mày tuyên bố mày là kẻ ngồi rỗi ư? Chuẩn bị mà làm việc đi. Mày có thấy một cái đáng sợ là cái máy cán không? Phải coi chừng, nó là một thứ hung dữ và ác ngần; nó mà túm được cái chéo áo của mày là cả người mày bị cuốn vào. Cái máy cán ấy là sự lười nhác. Hãy còn đủ thì giờ, đứng lại và chạy tránh đi! Nếu không, thì là hết, không bao lâu nữa mày sẽ bị cuốn vào máy. Mà đã bị cuốn vào máy thì thôi không còn hy vọng gì nữa. Đi làm việc đi, đồ nhác! Đừng có ăn không nữa. Tìm nghề mà sinh nhai, làm mọi công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à? Làm như mọi người, mày cho là chán phải không? Thế thì mày sẽ thành một con người khác. Làm việc quy luật; kẻ nào tránh lao động vì cho là buồn chán, thì sẽ phải lao động như một hình phạt. Mày không muốn làm thợ, thì mày sẽ thành nô lệ. Lao động chỉ buông tay này của mày ra để mà tóm lại tay kia thôi, mày không muốn làm bạn nó, thì mày sẽ làm tôi mọi nó. À, mày không muốn cái mệt mỏi bình thường của người lương thiện, thì mày sẽ phải đổ cái thứ mồ hôi của kẻ đọa đày! Chỗ nào mà người ta ca hát thì mày sẽ rên xiết. Lúc ấy, đứng ở xa và dưới thấp, thấy người khác làm việc, mày sẽ có cảm tưởng là họ đang nghỉ ngơi. Anh thợ cày, anh thợ giặt, anh thủy thủ, anh thợ rèn, mày sẽ thấy họ hiện ra trong ánh sáng chẳng khác gì những người được hưởng phúc trên cõi thiên đường! Chao ôi! Cái đe cái búa chứa đựng bao nhiêu là ánh sáng! Cầm cái cày, buộc bó lúa mới vui làm sao! Chiếc thuyền tung tăng trước gió, vui thú làm sao! Trong khi ấy vì mày là thằng lười biếng, mày sẽ phải cuốc, phải kéo, phải lăn, phải bước tới. Mày sẽ phải kéo mạnh cái dây trên cổ mày, mày sẽ là con ngựa tải trong cỗ xe địa ngục!
Ồ! Mục đích của mày là chẳng làm gì cả? Thế thì mày sẽ không có giờ phút nào được yên thân đâu. Mày sẽ không còn giở nổi một cái gì mà không hãi hùng. Tay chân mày mỗi phút qua sẽ kêu răng rắc. Cái gì người ta coi nhẹ như lông, thì với mày sẽ nặng như núi. Việc dễ nhất cũng thành khó khăn, cuộc đời sẽ thành quỷ quái chung quanh mày. Đi đứng, hô hấp, bao nhiêu là công việc đáng sợ. Lá phổi trong ngực mày, mày cũng sẽ thấy nặng như một khối trăm cân.
Đi chỗ này mà không đi chỗ kia cũng thành một vấn đề giải quyết. Bất kỳ ai trong nhà muốn ra ngoài thì chỉ cần đẩy cửa là xong, là ra ngoài ngay. Còn mày, muốn đi ra thì mày phải đục tường. Muốn ra phố, thì mọi người làm gì? Người ta xuống thang gác: Còn mày, mày phải xé tấm khăn trải giường, chắp dần từng mảnh thành dây, mày phải leo qua cửa sổ, đu người ở đầu dây, lửng lơ giữa lưng chừng trời. Lúc ấy lại đang đêm, mưa bão, giông tố, sấm sét. Và nếu sợi dây quá ngắn thì mày chỉ còn một cách đến được đất là thả rơi người xuống. Rơi bừa xuống vực sâu, từ độ cao bao nhiêu? Rơi xuống cái gì? Chắc chắn là rơi xuống cái gì ở phía dưới, rơi xuống chỗ không biết, thế thôi. Hay là mày sẽ liều chết cháy mà luồn theo ống khói, hoặc mày sẽ liều chết trôi mà bò theo ống dẫn nước nhà kia.
Tao không thèm nói cho mày nghe bao nhiêu chuyện khác, chuyện phải che khuất các lỗ trống, chuyện những phiến đá phải lấy ra và lắp lại hàng hai ba chục lần một ngày, chuyện phải thu giấu những mảnh vôi tường vào trong ổ rơm. Có một ổ khóa trước mặt, anh tư sản đã có trong túi cái chìa khóa của anh thợ khóa đánh sẵn. Còn mày, nếu mày muốn mở khóa, mày bắt buộc phải làm cả một công trình đáng sợ. Mày phải lấy đồng xu, xẻ thành hai lớp; dùng thứ gì để xẻ, thì mày phải phát minh lấy, vì đó là việc riêng của mày. Mày phải nạo sâu bên trong hai lớp ấy, mà phải cẩn thận kẻo thủng đến bên ngoài, mày phải cắt xung quanh thành những đường gai ốc, làm sao cho hai lớp ấy khớp vào nhau sít sao như nắp hộp với thân hộp. Hai lớp khớp với nhau như thế, thì không ai còn đoán biết ra cái gì được. Tụi giám thị luôn luôn rình mò bên mày, nhưng dưới mắt bọn chúng thì đó chỉ là một đồng xu. Riêng đối với mày thì đó là một cái hộp. Để cái gì trong hộp ấy? Một miếng thép nhỏ. Một cái lò xo đồng hồ mà mày đã cắt răng thành cái lưỡi cưa. Cái cưa dài bằng chiếc đanh ghim và cất giấu trong một đồng xu ấy, mày phải dùng nó để cắt cái lưỡi gà ổ khóa, cái then cửa, cái quai ống khóa, cái chấn song cửa sổ buồng mày, hay cái vòng sắt ở chân mày.
Cái công trình ấy, cái việc phi thường ấy làm xong, tất cả những phép mầu nhiệm của nghệ thuật, của trí óc tài tình, của bàn tay khéo léo, của đức tính kiên nhẫn ấy thực hiện xong, nếu người ta biết được, chính mày là tác giả, thì phần thưởng cho mày sẽ là gì? Là xà lim. Tương lai của mày là thế đấy!
Lười nhác, ăn chơi, hai thứ ấy có khác gì vực thẳm! Mày định không làm gì cả ư? Thật là một quyết định rùng rợn, mày biết không? Ở nể mà ăn bám vào máu thịt của xã hội, sống vô dụng nghĩa là sống hại cho nhân quần, lối sống như thế đưa thẳng người ta đến khốn khổ. Tai hại thay cho những kẻ muốn ăn bám! Nhất định chúng sẽ thành rận rệp khốn kiếp. À! Mày không thích lao động, trong trí mày chỉ nghĩ ăn cho ngon, uống cho sướng, ngủ nghê cho khỏe xác. Thế thì mày sẽ uống nước lã, mày sẽ ăn bánh mì đen, mày sẽ ngủ trên ván gỗ, chân mày sẽ bị xiềng lại và ban đêm mày sẽ cảm thấy cái xiềng sắt làm lạnh tê da thịt mày! Mày sẽ bẩy thứ dây sắt ấy để trốn đi. Tốt lắm, mày sẽ phải ăn cỏ như loài thú rừng. Rồi mày sẽ bị bắt lại. Từ đấy mày sẽ phải sống hàng năm trong hầm sâu, người xích vào tường, uống nước cũng phải sờ soạng mới tìm ra vòi nước, ăn thì ăn thứ bánh mì đen như đít nồi, gớm ghiếc, cho chó chó cũng chê, hoặc là thứ đậu mà sâu bọ ăn thừa. Mày sẽ như con gián trong hầm.
Thôi! Mày còn trẻ dại lắm, cháu ạ, miệng mày còn hơi sữa, mày chắc còn mẹ, ta bảo nhé, mày hãy thương hại lấy mày, mày nghe ta. Mày muốn chưng quần áo dạ đen mịn mướt, mày muốn diện giày vécni bóng nhoáng, mày muốn uốn tóc, chải đầu nước hoa, làm dáng làm đỏm để đẹp lòng các cô. Thế thì người ta sẽ cạo trọc đầu mày, thí cho mày cái áo tù màu đỏ, cái đôi guốc gỗ. Và nếu mày liếc nhìn đàn bà thì mày sẽ được một gậy vào lưng, hai mươi tuổi mày vào đấy nhưng đến năm mươi mày mới thoát ra! Lúc mày vào mày trai trẻ, hồng hào, tươi tỉnh, mắt đén lánh, răng có đầy đủ, trắng tinh, làn tóc trai xinh đẹp, đến khi bước ra, mày sẽ già khụ, nhăn nheo, răng long, đầu bạc, chả ra người ngợm gì.
Thôi đi, cháu! Mày đi lầm đường rồi, tính lười nhác đã khuyên mày làm bậy rồi, cái nghề gay go nặng nhọc nhất là cái nghề ăn trộm đấy. Mày hãy tin ta, đừng đâm đầu vào cái công việc nhọc nhằn là làm một tay biếng nhác nữa. Làm một tên du thủ du thực chẳng dễ chút nào. Làm người lương thiện ít khó khăn hơn. Mày đi đi và suy nghĩ về những điều ta vừa nói. Mà này, mày muốn cái gì của ta? Túi tiền ư? Đây này.
Ông già buông Môngpácnát ra, đặt túi tiền vào tay nó. Nó nhấc nhấc xem nặng nhẹ rồi với thói quen cẩn thận như khi đánh cắp, nó dúi nhẹ nhàng vào túi áo sau.
Nói xong và cho tiền xong, ông già quay lưng, lững thững đi dạo như trước:
Môngpácnát lẩm bẩm:
- Cái lão ngốc.
Ông già ấy là ai? Độc giả chắc đã đoán biết.
Môngpácnát ngây người nhìn theo ông già đang khuất dần trong bóng hoàng hôn. Ngây người một lát thế mà có hại.
Ông già đi xa ra còn Gavrốt thì mò lại gần.
Liếc nhìn trong vườn, nó trông rõ là ông cụ Mabớp có lẽ đã thiếp đi, nhưng hãy còn ngồi nguyên trên ghế đá. Hắn luồn ra khỏi bụi cây, bò dần đến sau lưng Môngpácnát đang đứng im. Nó đến sát mà Môngpácnát không hay biết gì cả. Nó khẽ thò tay vào túi chiếc áo ngoài bằng da đen mịn, móc lấy túi tiền và bò thoát đi trong bóng tối như con rắn. Môngpácnát không có lý do gì để đề phòng, lại đang trầm ngâm vì là lần đầu tiên trong đời phải suy nghĩ, nên chẳng biết gì cả. Khi trở về đến chỗ nấp, nơi có ông cụ Mabớp đang ngồi, Gavrốt liền vứt túi tiền qua hàng rào rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy.
Túi tiền rơi trúng chân ông cụ Mabớp; đau quá, cụ thức dậy. Cụ cúi xuống nhặt lên. Cụ không hiểu ra làm sao cả, mở túi ra. Túi có hai ngăn: một ngăn có ít tiền lẻ, ngăn kia có sáu đồng Napôlêông.[258]
Ông cụ ngơ ngác mang túi tiền đến chỗ bà ở.
Bà Pơluytác nói:
- Của này chắc là trên trời rơi xuống.
QUYỂN V: ĐOẠN CUỐI VÀ ĐOẠN ĐẦU KHÁC NHAU
I
VỪA QUẠNH HIU VỪA GẦN DOANH TRẠI
Nỗi đau thương của Côdét bốn năm tháng trước đây gay gắt và tái tê đến thế mà nay thì đang ở thời kỳ bình phục. Điều đó chính nàng cũng không nhận thấy. Mùa xuân, cảnh vật, tuổi trẻ, tình yêu thương đối với bố, chim ca, hoa nở đã gạn vào trong tâm hồn trinh trẻ, từng ngày, từng giọt, một cái gì như chất quên lãng. Lửa lòng đã tắt ngấm rồi hay chăng? Hay đó chỉ là những lớp tro phủ mặt? Thực tế là nàng hầu như chẳng còn thấy chỗ nào bỏng buốt.
Bỗng một hôm, nàng nhớ tới Mariuytx.
- Ừ nhỉ! Nàng buột miệng. Ta không nghĩ tới anh chàng đó nữa.
Cũng trong tuần lễ ấy, nàng để ý đến một sĩ quan kỵ binh khá xinh đẹp đi qua trước cổng vườn; lưng ong, quân phục khá đẹp, má phính thiếu nữ, kiếm bên hông, râu mép vuốt sáp, mũ sơn bóng. Ngoài ra: tóc vàng, mắt xanh lồi, mặt tròn, khoa trương, ngạo nghễ, mủm mỉm; trái ngược Mariuytx. Miệng ngậm xì gà. Côdét đoán chắc viên sĩ quan ấy thuộc trung đoàn đóng ở doanh trại phố Babilôn.
Hôm sau nàng lại thấy hắn đi qua. Nàng xem giờ.
Kể từ lúc ấy, có còn là sự ngẫu nhiên nữa không? Hầu như hôm nào nàng cũng trông thấy hắn đi qua.
Bạn đồng ngũ của viên sĩ quan nhận thấy ở đấy, trong cái vườn ít được sáng sủa, sau cánh cửa sắt cổ lỗ, một cô thiếu nữ khá xinh đứng sẵn chờ viên sĩ quan đẹp trai đi qua. Viên sĩ quan ấy là Têôđuyn Gilơnoócmăng, bạn đọc không còn lạ.
- Kìa! Họ nói với anh ta. Con bé ấy nó liếc mày, trông kìa.
- Tao đâu có thì giờ nhìn tất cả những đứa con gái nhìn tao, Têôđuyn đáp. Chính lúc đó là lúc Mariuytx lâm vào giai đoạn hấp hối. Chàng than thở: “Ước gì ta được gặp lại nàng một chút trước khi chết!” Nếu điều ước nguyện của chàng được thỏa mãn, nếu chính lúc đó chàng nhìn thấy Côdét đang nhìn một kỵ binh thì hẳn chàng không nói được lời nào và trút hơi thở cuối cùng.
Lỗi tại ai? Không tại ai cả.
Tính cách Mariuytx thuộc loại đắm sâu vào sầu não và ở mãi trong đó. Côdét thuộc loại lặn vào rồi lại thoát ra.
Vả lại Côdét đang trải qua một giờ phút nguy hiểm. Khi một thiếu nữ không người dìu dắt mơ mộng thì giấc mơ của họ tất phải trải qua một giai đoạn mà quả tim của họ giống như cái tay của dây nho, tới được đâu thì quấn đó, dù là trụ cẩm thạch hay cọc quán rượu cũng thế thôi. Giờ phút chớp nhoáng và quyết định, nghiêm trọng đối với những cô gái mồ côi dù giàu hay dù nghèo, bởi vì của cải cũng không cản được người ta chọn sai. Càng có vị trí cao, càng dễ chọn phải người chồng không xứng đáng. Người chồng thực sự không xứng đáng chính là ở tâm hồn của hắn. Có những chàng trai không tiếng tăm, không tên tuổi, không thuộc thế phiệt, không trâm anh mà là một trụ cẩm thạch chống đỡ cả một đền đài tình cảm và tư tưởng lớn; lại có những khách phong lưu tự mãn, giàu sang, đi hài bóng, lời lẽ hoa mỹ, nhưng nhìn vào không nhìn bên ngoài mà nhìn vào bên trong, nghĩa là cái phần dành cho vợ, thì thấy chỉ là một khúc gỗ đần độn chìm lấp giữa những dục vọng dữ dội, trâng tráo, nồng nặc hơi men; đúng là cây cọc quán rượu.
Có gì trong tâm hồn Côdét? Một niềm si tình đã lắng xuống hay ngủ yên; tình yêu ở trạng thái bồng bềnh; một cái gì trong trẻo, rực rỡ, xuống sâu một chút thì vẩn đục, sâu hơn nữa thì tối tăm. Hình ảnh viên sĩ quan đẹp trai phản chiếu ở trên mặt. Ở sâu có một kỷ niệm gì không? - Ở tận đáy ấy?
Có lẽ có. Côdét không biết.
Thế rồi xảy ra một sự kiện lạ.
II
CÔDÉT SỢ HÃI
Thượng tuần tháng tư, Giăng Vangiăng có việc phải đi vắng. Người ta biết lâu lâu ông lại một lần đi như thế. Ông vắng nhà một hai ngày, nhiều nhất là ba. Ông đi đâu thế? Chẳng ai biết, kể cả Côdét.
Chỉ có một lần, trong một chuyến đi như vậy, Côdét cùng ngồi xe tiễn ông đến một ngõ cụt, ở đầu ngõ có biển đề: Ngõ La Plăngsét. Đến đấy, ông bước xuống, còn chiếc xe ngựa thì đưa Côdét trở về phố Babilôn. Thông thường Giăng Vangiăng đi vắng như vậy vào lúc trong nhà thiếu tiền.
Lần ấy, ông vắng nhà. Hôm ra đi ông bảo: ba ngày nữa bố về. Tối đến Côdét ở một mình trong phòng khách. Để giải buồn, nàng mở dương cầm ra, vừa đệm đàn vừa hát, khúc Ơriăngtơ, có lẽ là khúc nhạc hay nhất trong âm nhạc: Hỡi những người đi săn lạc lối trong rừng! Hát xong, nàng ngồi nghĩ ngợi.
Bỗng nàng nghe hình như có tiếng chân người bước ngoài vườn. Tất nhiên không phải bố nàng, vì bố nàng đi khỏi; cũng không phải bà Tútxanh, bà ấy đã đi ngủ rồi. Bấy giờ là mười giờ tối.
Nàng bước đến cạnh cửa ván phòng khách đang đóng kín, dán tai nghe ngóng.
Hình như là tiếng chân của một người đàn ông đang rón rén từng bước.
Nàng vội chạy lên phòng nàng trên gác, mở cái ô mắt cáo ở cạnh cửa ván, nhìn xuống vườn. Trăng rằm, sáng vằng vặc như ban ngày.
Không có ai cả.
Nàng mở cửa sổ. Trong vườn yên tĩnh hoàn toàn ngoài phố cũng vắng tanh như thường lệ.
Côdét cho mình nhầm. Nàng đã tưởng tượng ra tiếng động ấy thôi. Đó là một ảo tưởng gây nên bởi ca khúc Uơbe u buồn và kỳ diệu, mở ra trước mắt ta những đáy sâu rùng rợn, nó run rẩy như một khu rừng khiến ta xây xẩm mặt mày, ở đó có tiếng cành khô răng rắc dưới bước chân lo ngại của những người thợ săn thấp thoáng trong bóng hoàng hôn.
Rồi nàng không nghĩ tới nữa.
Vả lại Côdét không phải là người cả sợ. Trong dòng máu nàng có huyết thống của người Bôhêmiêng và khách giang hồ chân đất. Nàng là sơn ca chứ không phải bồ câu, chúng ta còn nhớ điều đó. Nàng bản chất hoang dã và bạo dạn.
Hôm sau vừa tối nàng đi chơi ngoài vườn, sớm hơn mọi lần. Giữa những ý nghĩ lộn xộn, nàng tưởng như chốc chốc lại nghe có tiếng động giống như tiếng hôm qua, tiếng một người bước đi trong bóng tối dưới lùm cây cách nàng không xa. Nhưng nàng lại nghĩ bụng: hai cành cây chuyển động, lá chạm vào nhau sột soạt thì nghe cũng chẳng khác gì tiếng chân người bước trên cỏ. Nên nàng không để ý đến. Và nàng cũng chẳng trông thấy gì.
Nàng ra khỏi chòm cây um tùm; còn bước qua vạt cỏ xanh nữa là vào đến thềm nhà. Mặt trăng vừa mọc phía sau lưng, rải bóng nàng lên nền cỏ.
Bỗng Côdét dừng lại hốt hoảng.
Bên cạnh bóng nàng, ánh trăng in rõ lên mặt cỏ một cái bóng dữ tợn một cách lạ lùng, một cái bóng đội mũ nhọn. Trông như một người đứng bên cạnh lùm cây, cách vài bước sau lưng Côdét.
Trong một phút nàng như sửng sốt không nói, không kêu, không gọi, không cử động, cũng không quay đầu lại được.
Cuối cùng, nàng lấy hết can đảm, quả quyết quay mặt lại.
Chẳng có ai cả.
Nàng nhìn xuống đất. Cái bóng đã biến mất.
Nàng trở vào trong chòm cây, mạnh dạn sục vào các chỗ kín, đi thẳng ra tận rào ở cổng, nhưng chẳng tìm thấy gì.
Nàng thấy lạnh cả người. Phải chăng vẫn là ảo ảnh?
Quái, sao lại liên tiếp hai đêm liền? Một ảo ảnh thì còn có lý chứ đến hai nghĩa là sao? Đáng lo nhất là cái bóng ấy nhất định không là sao? Đáng lo nhất là cái bóng ấy nhất định không phải là ma. Ma đời nào lại đội mũ nhọn.
Hôm sau, Giăng Vangiăng trở về. Côdét kể ông nghe những điều nàng cho là tai nghe mắt thấy vừa rồi. Nàng ngỡ là ông sẽ khuyên nàng yên lòng, ông sẽ nhún vai bảo nàng: “Con điên rồi đấy”.
Nhưng Giăng Vangiăng lại tỏ ra lo lắng.
- Chắc cũng phải có gì đây - ông nói.
Ông tìm cớ để nàng ngồi một mình, bỏ ra ngoài vườn và nàng nhận thấy ông xem xét tỉ mỉ lại cái cửa song sắt.
Đêm hôm ấy, nàng thức dậy, lần này thì chắc chắn là không sai, nàng nghe rõ mồn một tiếng người bước đi sát thềm cửa sổ. Nàng sắp kêu to lên, thì bóng trăng chiếu sáng một bên mặt. Hóa ra bố nàng.
Nàng đi ngủ lại và nghĩ thầm: Bố lo lắng thật!
Đêm ấy và cả hai đêm sau, Giăng Vangiăng đều ra ngoài vườn, Côdét nhìn qua khe cửa thì thấy thế.
Đêm thứ ba, mặt trăng khuyết dần và càng mọc muộn. Chừng một giờ khuya nàng nghe có tiếng cười phá lên và giọng nói của bố gọi:
- Côdét.
Nàng vùng dậy, choàng áo ngủ và mở cửa sổ. Bố nàng đứng dưới, trên đám cỏ.
- Bố gọi con dậy để cho con yên tâm. Nhìn đây này. Cái bóng đội mũ nhọn của con đây.
Và ông chỉ cái bóng in trên mặt cỏ, giống như bóng một người đội mũ nhọn. Đó là bóng của cái ông khói bằng tôn, trên mái nhà bên hàng xóm, trên chóp có cái chụp nhọn.
Côdét phá lên cười, mọi giả thiết đáng sợ nàng nghĩ ra đều sụp đổ và hôm sau, ngồi ăn cơm với bố, chuyện cái vườn ghê rợn, vì có bóng ma của các ống tôn đi lại, làm cho nàng tươi cười.
Giăng Vangiăng trở lại bình tĩnh như trước, phần Côdét, nàng không để ý thử xem cái ống khói có phải ở đúng hướng cái bóng nàng đã thấy hay tưởng là có thấy và có phải mặt trăng ở đúng vào chỗ hôm trước hay không. Nàng không tự hỏi tại sao lại có chuyện kỳ dị là một cái ống khói lại sợ bị bắt quả tang và lẩn đi khi người ta nhìn bóng mình, vì hôm nọ, rõ ràng là cái bóng đã biến mất khi Côdét quay lại. Tâm trí Côdét trong sáng hoàn toàn. Sự chứng minh đã quá đầy đủ, đến nỗi, bây giờ có người bước đi thật ngoài vườn ban đêm, nàng cũng cho đó là trí óc nàng bịa ra thôi.
Tuy vậy, ít hôm sau, một việc khác lại xảy ra.
III
BÀ TÚTXANH LẠI BÀN THÊM VÀO
Ngoài vườn, cạnh hàng giậu sắt, có một cái ghế đá, khuất sau một giàn cây, ở ngoài người tọc mạch không trông thấy, nhưng thò tay vào cũng có thể với tới được.
Cũng tháng tư năm ấy, một buổi tối, Giăng Vangiăng vừa đi chơi khỏi. Sau lúc mặt trời lặn, Côdét ra ngồi trên ghế đó. Gió thổi trong lùm cây mát rượi. Côdét lặng im suy nghĩ. Một nỗi buồn ấy thường đến với lòng người vào lúc hoàng hôn, không sao cưỡng lại được. Có lẽ là do cái huyền bí của sự chết chóc mà người ta hé nhìn thấy trong lúc tranh tối tranh sáng này chăng?
Có lẽ Phăngtin ở trong bóng tối ấy.
Côdét đứng lên, chậm rãi vòng quanh vườn, bước đi trên mặt cỏ tươi, đẫm sương. Tâm thần bàng hoàng, nửa tỉnh, nửa mơ, nàng lẩm bẩm:
- Đi dạo vườn giờ này phải có guốc mới được, không thì dễ cảm lắm.
Nàng trở lại ghế ngồi.
Lúc ngồi xuống ghế, nàng để ý thấy một hòn đá khá to đặt ở chỗ nàng vừa ngồi ban nãy.
Côdét nhìn hòn đá, tự hỏi như thế này nghĩa là gì. Bỗng nàng nghĩ ra rằng hòn đá kia nhất định không phải một mình đến đây được, tất phải có người đem đến đó, tất phải có một cánh tay luồn qua hàng giậu. Ý nghĩ ấy làm nàng đâm sợ. Lần này thì sợ thật sự. Không còn nghi ngờ gì nữa; hòn đá nằm đó. Nàng không chạm đến nó, bỏ chạy một mạch không ngoảnh lại. Nàng trốn vào nhà, đóng ngay cửa lại, khóa chốt, cài then cẩn thận. Nàng hỏi bà Tútxanh:
- Bố tôi đã về chưa?
- Chưa, cô ạ.
(Chúng tôi đã giới thiệu với độc giả một lần là bà Tútxanh nói lắp. Xin phép cho chúng tôi không nhấn mạnh thêm. Chúng tôi không muốn ghi âm một cái tật).
Giăng Vangiăng có thói quen trầm ngâm và đi bách bộ ban đêm, thường về rất muộn.
- Bà Tútxanh - Côdét nói tiếp - bà vẫn nhớ tối đến các cửa trông ra vườn, cài then và lèn chốt sắt vào khoen cẩn thận đấy chứ?
- Ồ, cô cứ yên trí.
Bà Tútxanh không làm sai lời dặn bao giờ, Côdét biết thế, nhưng cũng cứ dặn thêm:
- Với lại ở đây vắng lắm bà ạ!
- Phải đấy - bà Tútxanh nói - cô nói đúng. Ở đây mà có ai nó ám sát thì thật là chết không kịp kêu! Thế mà ông chẳng ngủ ở nhà cho. Nhưng mà chả sợ cô ạ, tôi đóng cửa sổ chặt như cửa nhà lao mà. Trong nhà toàn đàn bà cả! Nghĩ đến mà rùng mình! Cô nghĩ coi; đêm khuya có người vào buồng mình, bảo mình: Im! Rồi kề gươm mà cắt cổ mình. Ừ, chết cũng chẳng sao, chết cũng được, trước sau cũng chết, nhưng nghĩ đến chuyện những kẻ ấy họ sờ đến người mình, thì tởm quá. Với lại dao rựa của bọn ấy nữa, chắc là cắt nhùn nhầy lắm! Trời ơi!
- Thôi, bà im đi, Côdét nói. Đi đóng cẩn thận tất cả đi.
Màn kịch bà Tútxanh mới dựng lên tức thời, có lẽ cả những bóng hình hôm trước vừa hiện lại trong trí nàng, làm cho nàng hoảng sợ. Nàng cũng không dám mở miệng bảo bà Tútxanh: - Bà xem hòn đá ai để trên ghế thử! Nàng sợ phải mở cửa ra vườn và sợ “có người” vào nhà. Nàng bảo bà Tútxanh: - Bà xem hòn đá ai để trên ghế thế! Nàng sợ phải mở cửa ra vườn và sợ “có người” vào nhà. Nàng bảo bà Tútxanh đóng thật cẩn thận tất cả các cửa lớn cửa sổ, rồi đi xem khắp một lượt, từ dưới hầm lên tới trên gác. Xong nàng mới về phòng riêng khóa trái cửa lại, cài then, nhìn dưới gầm giường, rồi mới đi nằm, nhưng vẫn chập chờn ngủ không yên giấc. Suốt đêm hòn đá cứ hiện ra trước mắt to như quả núi và đầy hang hốc.
Sáng hôm sau, mặt trời mọc. Côdét thức dậy. Nhớ lại nỗi hoảng sợ tối hôm qua, nàng có cảm giác như một cơn mê. Cái đặc điểm của buổi rạng đông là làm cho chúng ta phải phì cười về những nỗi lo sợ của chúng ta trong đêm hôm trước. Mà hễ chúng ta lo sợ bao nhiêu thì chúng ta lại phì cười bấy nhiêu. Côdét nghĩ thầm: - Đêm qua ta suy nghĩ đến những gì nhỉ? Chẳng qua cũng như những bước chân ngoài vườn trong đêm tối tuần trước và cũng như bóng cái ống khói bằng tôn. Bây giờ lại sinh nhút nhát rồi sao? Ánh sáng ban mai sáng rực qua các khe cửa, làm cho nàng vững dạ; nàng quên hết, cả hòn đá cũng tan nhòa trong trí.
- Chẳng có hòn đá nào trên ghế mà cũng chẳng có người nào đội mũ ở trong vườn cả; thật là óc ta mơ với mộng.
Nàng bận áo ra vườn, chạy đến chỗ ghế đá. Hòn đá vẫn còn nguyên chỗ cũ. Bỗng dưng nàng thấy lạnh toát mồ hôi.
Nhưng chỉ trong chốc lát. Hòn đá ấy đêm qua làm nàng hoảng sợ, bây giờ thì chỉ khiến nàng thêm tò mò.
- Chà! Thì xem thử tí nào.
Nàng giở hòn đá lên. Dưới hòn đá có cái gì gống như một phong thư.
Đúng là một phong bì giấy trắng. Côdét cầm lên. Mặt này không có con dấu, mặt kia không có địa chỉ. Tuy vậy, không phải là trống rỗng. Ở trong thấy có nhiều mảnh giấy.
Côdét lục trong phong bì. Trong lòng nàng bây giờ không phải là sợ hãi, cũng không còn tò mò, mà là bắt đầu lo ngại, nàng dốc phong bì ra: một quyển vở con, trang nào cũng đánh số và trang nào cũng có mấy dòng chữ khá đẹp và thanh nhã.
Côdét tìm một cái tên nhưng chẳng có. Thư này gửi cho ai? Chắc là cho nàng vì đã có bàn tay đem đến đặt trên ghế nàng ngồi. Của ai thế? Phút chốc nàng bị thôi miên, nàng cố quay mặt không nhìn những trang giấy nhỏ nhắn đang run trong tay nàng, nàng nhìn trời, nhìn đường phố, nhìn dãy me keo tràn ngập ánh sáng, nhìn đàn bồ câu bay trên mái nhà bên cạnh, rồi bỗng nhiên mắt nàng nhìn thẳng xuống quyển vở. Phải xem cho biết cái gì trong đó.
Nàng đọc thấy những dòng này.
IV
MỘT TRÁI TIM DƯỚI HÒN ĐÁ
Vũ trụ thu lại ở một con người, một con người tỏa rộng đến thượng đế, đó là tình yêu.
Tình yêu là sự chào hỏi của thiên thần trước tinh tú.
Vì tình yêu mà buồn thì lòng buồn biết bao!
Người yêu là tất cả thế giới, vắng người yêu trống trải làm sao! Chao ôi! Nói người yêu thành Chúa tể thì đúng quá! Chúa có thể ghen tị nếu Chúa không sáng thế vì linh hồn và không sáng tạo linh hồn để cho tình yêu.
Chỉ cần một nụ cười thoáng qua dưới chiếc mũ nhiễu trắng buộc dải hoa cà là tâm hồn bay vào lâu đài mộng tưởng.
Chúa ở đằng sau tất cả, nhưng tất cả đều che khuất Chúa. Mọi vật đều đen, muôn sinh đều đục. Yêu một người, làm cho người đó trở nên trong suốt.
Có những tư tưởng vốn là những lời cầu nguyện. Có những lúc, mặc dù thân thể ở trong tư thế nào, linh hồn cũng ở tư thế quỳ khấn.
Tình nhân xa nhau có trăm nghìn cách huyễn hoặc nhưng vẫn thực tế, để được gần nhau. Người ta cấm họ gặp nhau, cấm họ viết thư cho nhau, thì họ tìm ra biết bao phương pháp bí mật để tin đi mối lại. Họ gửi cho nhau tiếng chim ca, mùi hoa thơm ngát, giọng cười con trẻ, ánh sáng mặt trời, lời gió thở than, ánh sao sáng dịu, tất cả tạo vật. Tại sao lại không như thế được? Hết thảy các công trình sáng tạo của thượng đế là để phục vụ cho tình yêu. Tình yêu đủ quyền lực bắt tất cả tạo vật phải làm chim nhạn đưa thư.
Ôi mùa xuân, người là một bức thư ta viết cho nàng.
Tương lai thuộc về quả tim nhiều hơn trí óc. Yêu nhau, đó là điều duy nhất có khả năng choán hết thời gian vô thủy vô chung. Đối với vô cùng phải có vô tận.
Tình yêu là thuộc tính của linh hồn. Cùng một bản chất. Cũng như linh hồn, nó là tia lửa thần thánh; nó cũng bất hoại, bất phân, bất tử như linh hồn. Một đóm lửa trong ta, vĩnh viễn và vô cùng, không gì giới hạn được, không gì dập tắt nổi. Ta cảm thấy nó cháy tận trong xương tủy, ta nhìn thấy nó tỏa sáng tận đỉnh trời.
Tình yêu là thuộc tính của linh hồn. Cũng một bản chất. Cũng như linh hồn, nó là tia lửa thần thánh; nó cũng bất hoại, bất phân, bất tử như linh hồn. Một đốm lửa trong ta, vĩnh viễn và vô cùng, không gì giới hạn được, không gì dập tắt nổi. Ta cảm thấy nó cháy tận trong xương tủy, ta nhìn thấy nó tỏa sáng tận đỉnh trời.
Ôi yêu thương! Say đắm! Hạnh phúc đê mê của hai khối óc hiểu biết nhau, hai tấm lòng cởi mở cho nhau, hai làn mắt nhìn nhau mà thấu suốt cả tâm hồn! Hạnh phúc! Hai người sẽ đến với ta phải không? Những buổi cùng nhau dạo chơi nơi thanh vắng! Những ngày bồng lai rạng rỡ! Đôi khi ta mơ ước thỉnh thoảng có những giờ khắc tách khỏi đời sống thiên thần và xuống trần gian hòa vào vận mệnh con người.
Chúa không thể thêm gì cho hạnh phúc của những kẻ yêu nhau ngoài cái vô tận. Sau một đời yêu thương thì một vô chung vô thủy của yêu đương quả là một sự thêm thắt. Nhưng thêm cường độ cho cái hạnh phúc không kể xiết của một tâm hồn yêu đương ở cõi đời này thì không thể được, dù người muốn điều đó là Chúa. Chúa là sự viên mãn của trời, tình yêu là sự viên mãn của người.
Anh chiêm ngưỡng một ngôi sao vì hai lẽ: một là vì nó sáng, hai là vì ta không thấu hiểu nó. Bên cạnh anh, có một ánh sáng êm ái hơn và một huyền bí sâu sắc hơn, đó là người phụ nữ.
Tất cả chúng ta, bất cứ ai, đều có những người thân cần cho ta như không khí. Thiếu những người thân đó, chúng ta thiếu không khí. Chết vì thiếu tình yêu thì ghê gớm quá. Đó là sự chết ngạt của tâm hồn.
Khi tình yêu hòa tan hai sinh linh trong một thực thể thần thánh và thiêng liêng thì hai sinh linh đó đã tìm thấy bí quyết của cuộc sống; họ chỉ còn là hai đầu của một số kiếp, hai cánh của một thiên thần. Yêu đương, bay lượn!
Cái ngày một phụ nữ đi qua trước mặt anh tỏa sáng theo gót sen, thì cái ngày đó anh nguy rồi. Anh sẽ yêu. Anh chỉ còn mỗi một việc đáng làm: nghĩ đến người ta, nghĩ đăm chiêu đến buộc người ta phải nghĩ đến mình.
Chỉ có Chúa mới kết thúc được cái gì tình yêu bắt đầu.
Tình yêu chân chính lấy làm khổ sở vì một chiếc găng tay đánh mất, hay sung sướng mê người vì một chiếc khăn tay bắt được, và nhu cầu hy sinh, nỗi niềm hy vọng của nó là vô chung vô thủy. Nó gồm có cái vô cùng to và cái vô cùng nhỏ.
Anh là đá thì hãy là nam châm, là cỏ cây thì hãy là cây trinh nữ; là người thì hãy là tình yêu.
Gì tình yêu cũng chưa vừa ý. Có hạnh phúc, nó đòi thiên đường, có thiên đường, nó đòi trời thẳm.
Hỡi ai đang yêu nhau, tất cả những cái ấy đều ở trong tình yêu. Phải biết tìm lấy. Tình yêu giàu ngang với trời vì nó chiêm ngưỡng; và hơn trời, vì có khoái lạc.
Nàng còn đến vườn Luychxămbua nữa không? Không ông ạ - Cái nhà thờ này là nơi nàng đến xem lễ có phải không? - Không, nàng không đến đây nữa - Nàng còn ở nhà này chứ? - Không, nàng đã dọn đi rồi. - Nàng đi đâu thê? - Nàng chẳng cho biết.
Còn gì thảm đạm cho bằng không biết linh hồn mình ở đâu!
Tình yêu có những cái trẻ con, các dục vọng khác có những cái nhỏ mọn. Xấu hổ thay những dục vọng làm con người nhỏ lại! Vinh dự thay tình yêu làm con người thơ ấu!
Đó là một điều kỳ lạ, anh biết không? Tôi ở trong đêm tối. Có một người ra đi đã mang theo trời thẳm của tôi.
Ôi! Ước gì được nằm bên nhau trong một nấm mồ chung, tay nắm tay, thỉnh thoảng ve vuốt một ngón tay trong đêm tối! Chừng ấy đủ cho ta trong giấc ngủ nghìn thu!
Anh đau khổ vì tình yêu thì hãy yêu hơn nữa. Chết vì yêu là sống trong tình yêu.
Hãy yêu nhau. Một biến sắc tăm tối mà rực rỡ xen lẫn trong nhục hình đó. Trong hấp hối có niềm say sưa.
Ôi niềm vui của chim chóc! Vì chúng có tổ nên chúng hót ca.
Tình yêu là sự hô hấp thiêng liêng cái không khí thiên đường.
Những tấm lòng sâu sắc, những trí óc khôn ngoan, hãy nhận cuộc sống Chúa đã tạo ra. Đó là một cuộc thử thách dai dẳng, một sự chuẩn bị khó nhận thức để đi vào vận mệnh bí tàng. Cái vận mệnh đó, vận mệnh thực sự của con người, bắt đầu từ bậc thứ nhất xuống mồ. Lúc bấy giờ người ta mới tìm thấy chút ít, người ta mới bắt đầu nhận ra chung cục. Chung cục, hãy nghĩ đến danh từ ấy. Người sống nhìn thấy vô biên, nhưng chung cục thì chỉ có người chết mới nhìn thấy. Trong khi chờ đợi, hãy yêu và đau đớn, hy vọng và chiêm vọng. Ôi! Khốn khổ thay là những kẻ chỉ thích thể xác, hình thù và bóng dáng. Chết đi, họ chẳng còn gì cả. Hãy cố gắng yêu những linh hồn, anh sẽ gặp chúng sau cõi sống.
Ta gặp trên đường phố một chàng trai trẻ đang yêu đương. Mũ chàng cũ, áo chàng sờn, rách chời khuỷu tay, nước thấm qua giầy chàng, nhưng tinh tú thấm vào tâm hồn chàng.
Được yêu, một sự kiện lớn làm sao! Yêu, lại càng lớn hơn nữa. Vì yêu, quả tim trở thành dũng cảm. Nó chỉ còn nguyên chất tinh khiết, nó chỉ dựa vào những gì cao quý và lớn lao. Một tư tưởng xấu không thể nảy mầm ở đấy, cũng như một hạt gai không thể mọc trên băng hà. Tâm hồn cao quý trong trẻo, không vẩn một tí dục vọng, một tí xao động tầm thường vượt lên trên mây mù và bóng tối của thế gian, vượt lên trên điên loạn, giả dối, thù hằn, khoa trương, ti tiện, lượn trên sâu xa và thầm kín của vận mệnh, giống như đỉnh núi nhận thấy các cơn địa chấn vậy.
Nếu không có người yêu đương thì mặt trời sẽ tắt ngấm.
V
CÔDÉT ĐỌC XONG THƯ
Côdét vừa đọc thư, vừa để tâm hồn bước dần vào cõi mộng. Đến dòng chữ cuối cùng, nàng ngước mắt nhìn lên thì vừa đến giờ anh chàng sĩ quan xinh trai đi qua trước cửa. Côdét thấy anh chàng khả ố lạ.
Nàng lại ngắm nghía quyển vở. Nàng nghĩ thầm: chữ viết dễ thương nhỉ! Cũng là một nét chữ nhưng nhiều thứ mực khác nhau, khi thì đen thẫm khi thì nhợt nhạt như thếm nước vào lọ mực. Đúng là viết vào nhiều ngày khác nhau. Một tấm lòng đã giãi bày ra đấy, từng tiếng thở dài nối tiếp nhau, không đều đặn, không thứ tự, chẳng chọn lọc mà cũng chẳng mục đích. Côdét chưa từng đọc cái gì giống thế cả. Nàng thấy trong quyển vở có nhiều ánh sáng hơn là bóng tối, nên đối với nàng, quyển vở có cái gì như một điện thờ hé mở. Trước mắt nàng, mỗi hàng chữ bí mật ấy như sáng rực lên làm cho trái tim nàng cũng tràn đầy một ánh sáng mới lạ. Từ trước đến giờ, trong sự giáo dục của nàng, nàng chỉ nghe nói đến linh hồn chứ chẳng bao giờ nghe nói đến tình ái; như thế thì cũng chẳng khác gì nói đến thanh củi cháy mà không nói đến ngọn lửa. Quyển vở dăm trang ấy bỗng dưng như mách nhỏ cho nàng biết tất cả cái gì là yêu đương, là đau đớn, là vận mệnh, là cuộc đời, là vĩnh viễn, là bắt đầu, là chung cục. Hình như có bàn tay mở ra và bất thình lình ném cho nàng một nắm tia sáng. Nàng cảm thấy trong các dòng chữ ấy có giấu một tâm hồn say mê, hăng hái, can đảm, thực thà, một ý chí thiêng liêng, một nỗi đau thương khôn cùng và một niềm hy vọng vô hạn, một trái tim thắt lại một niềm ngây ngất làm nức lòng. Quyển vở viết tay ấy là gì? Một bức thư. Một bức thư không địa chỉ, không tên người, không ngày tháng, không chữ ký, vừa thúc giục, vừa vô tư, một câu đố gồm những chữ rõ nghĩa, một bức thư tình viết để cho một thiên thần mang đi trao cho một cô gái đồng trinh đọc, một cuộc hò hẹn ở ngoài cõi trần, một mảnh tình thư của ma gửi cho bóng. Đây là một người con trai vắng mặt tỉnh táo và đau khổ, sẵn sàng trốn vào cõi chết và muốn gửi cho người con gái vắng mặt cái bí quyết về vận mệnh, cái chìa khóa của cuộc sống là tình yêu. Người viết thư chân đứng trong mộ, tay đặt lên trời. Những dòng một rơi trên giấy này, có thể nói là những giọt linh hồn.
Những trang này, từ đâu đến? Ai là người viết ra?
Côdét không ngập ngừng chút nào. Chỉ một người.
Chàng!
Tâm trí nàng trở lại sáng sủa. Cảnh cũ lại hiện ra. Nàng cảm thấy vừa vui vừa lo, vui và lo đều không bờ bến. Đúng là chàng! Chàng đã viết! Chàng đang ở ngoài kia, chàng đã thò tay qua rào! Nàng đã quên chàng thì chính chàng đã tìm đến. Có thực nàng quên chàng chăng? Không! Chẳng bao giờ! Nàng thật điên rồ khi có lúc đã nghĩ như thế! Nàng vẫn yêu chàng, quý chàng. Lửa vùi xuống, âm ỉ một thời gian, nhưng như nàng đã biết, lửa đã ngún sâu thêm và bây giờ thì nó bùng lên và đốt nàng cháy rực. Quyển vở kia như một mồi lửa rơi từ tấm lòng ai vào tấm lòng nàng, và bây giờ nàng thấy rõ đám cháy lại bùng lên. Từng chữ trong quyển vở như thấm sâu vào lòng nàng. Nàng tự bảo: - À phải, ta nhận ra tất cả lời này rồi! À phải, ta nhận ra tất cả lời này rồi! Ta đã đọc hết trong mắt chàng trước kia.
Đọc lại xong cuốn vở lần thứ ba thì cũng vừa lúc trung úy Têôđuyn đi qua trước cổng nện mạnh cựa kỵ binh xuống mặt đường, buộc Côdét phải ngước mắt trông ra. Nàng thấy hắn thật vô vị, dớ dẩn, ngu dại, vô dụng, khoe khoang, khả ố, ngạo nghễ và xấu xí. Trung úy tưởng nàng mỉm cười và đã mỉm cười. Nàng quay mặt đi xấu hổ, tức tối. Nàng chỉ muốn ném một cái gì vào đầu hắn.
Nàng chạy vào nhà, đóng cửa phòng riêng để đọc lại bức thư, để học thuộc lòng và để mơ tưởng. Khi đã đọc kỹ, nàng hôn lên bức thư và cất vào áo lót. Thế là xong, cái hố cực lạc vừa hiện ra, Côdét rơi trở vào cuộc tình duyên lý tưởng.
Cả ngày Côdét như ngây như dại. Nàng gần như không suy nghĩ được, ý nghĩ rối bù trong óc, không còn ước đoán được điều gì; nàng vừa run sợ vừa mong ước mơ hồ. Nàng không dám hứa hẹn mà cũng không muốn từ chối với mình một điều gì. Mặt nàng thỉnh thoảng tái nhợt và người nàng có lúc lại ớn lạnh. Đôi khi hình như nàng đi vào thế giới hão huyền; nàng nghĩ bụng: có phải là chuyện thật không? Rồi nàng đưa tay sờ xấp giấy đáng yêu đang giấu dưới áo, ép mạnh vào tim, cảm thấy góc cạnh của nó chạm vào da thịt. Lúc ấy mà Giăng Vangiăng nhìn thấy chắc ông phải rùng mình trước niềm vui lạ lùng, rực rỡ đang tràn đầy khóe mắt nàng. - A phải, nàng thầm nghĩ, đúng là chàng! Thư này là của chàng viết cho ta đây!
Và nàng cho rằng chắc có bàn tay của thiên thần, hoặc một sự tình cờ thiêng kiêng đó, bàn tay của thiên thần, hoặc một sự tình cờ thiêng liêng đã trả chàng lại cho nàng.
Chao ôi là phép màu biến hóa của tình yêu! Ôi mơ mộng! Sự tình cờ thiêng liêng đó, bàn tay của thiên thần đó là viên bánh mì do một tên kẻ cắp ném cho một tên kẻ cắp khác, từ dân Sáclơmanhơ đến chuồng sư tử, vượt qua mái nhà lao La Phoócxơ.
VI
TRỜI SINH RA CÁC ÔNG GIÀ ĐỂ ĐI VẮNG PHẢI LÚC
Đêm đến Giăng Vangiăng ra phố. Thế là Côdét mặc xống áo, trang điểm. Nàng vấn tóc theo kiểu hợp với khuôn mặt nàng nhất. Nàng mặc chiếc áo cổ khoét hơi già, cho nên để lộ một chút ngực. Bọn thiếu nữ cho như thế thì cũng hơi “lẳng”. Làm gì mà lẳng? Thật ra chẳng có cách trang điểm nào xinh hơn, nàng trang điểm mà không biết để làm gì.
Côdét muốn đi phố chăng? Không.
Nàng chờ ai đến thăm chăng? Cũng không.
Nhá nhem tối, nàng ra vườn. Bà Tútxanh đang bận nấu ăn trong nhà bếp, mà nhà bếp lại nhìn ra phía sân sau.
Nàng đi dưới vòm lá, thỉnh thoảng lấy tay rẽ cành vì có nhiều lá mọc quá thấp.
Nàng đi lần đến chiếc ghế.
Hòn đá vẫn còn ở đấy.
Nàng ngồi xuống đặt bàn tay dịu dàng trắng trẻo lên, tuồng như muốn vuốt ve cảm tạ nó.
Đột nhiên nàng cảm thấy có ai đó đứng đằng sau lưng. Không trông thấy mà biết có người ở đằng sau mình, cảm giác ấy thật khó tả.
Nàng quay đầu lại và đứng phắt lên.
Đúng là Mariuytx.
Mariuytx đi đầu trần, mặt có phần xanh và gầy đi. Chàng mặc bộ quần áo đen nhưng trông không rõ lắm. Vầng trán đẹp của chàng tái đi trong ánh mập mờ của hoàng hôn, đôi mắt chàng chìm đắm trong bóng tối. Dáng người thì dịu dàng hiền hậu nhưng bên trong có ẩn một cái gì như bóng đêm và thần chết. Trên mặt chàng thoi thóp ánh sáng của một ngày sắp tàn và một linh hồn sắp tàn.
Là ma đấy, thì cũng chưa hẳn, nhưng cũng không còn là người nữa rồi.
Mũ của chàng vứt đâu đấy trong bụi.
Côdét suýt ngất đi, nàng không kêu, không nói gì cả. Nàng lùi lại vì cảm thấy có sức gì đẩy mình tới. Mariuytx không nhúc nhích. Tuy không trông thấy đôi mắt của Mariuytx, nàng cũng biết Mariuytx đang nhìn mình vì nàng cảm thấy có một cái gì buồn buồn khác lạ đang bao bọc lấy mình.
Trong khi thụt lùi. Côdét gặp một thân cây, nàng tựa vào đó. Nếu không có cây thì nàng đã ngã xuống rồi.
Bấy giờ nàng mới nghe thấy giọng nói của Mariuytx, giọng nói ấy nàng chưa bao giờ nghe. Tiếng Mariuytx không to hơn tiếng rì rào. Mariuytx thì thầm:
- Tôi đã đến đây, cô hãy tha tội cho tôi. Lòng tôi nặng trĩu ưu phiền. Tôi không thể sống như vậy được nữa cho nên tôi phải đến đây. Những tờ giấy tôi để trên ghế, cô đã đọc chưa? Cô có phần nào nhận ra tôi không? Cô đừng sợ tôi. Cô có nhớ chăng cái ngày cô nhìn lại tôi không? Đã khá lâu rồi ở trong vườn Luychxămbua, gần bên pho tượng Lực sĩ. Còn cái ngày cô đi qua trước mặt tôi, cô cũng nhớ chứ? Ngày 16 tháng 6 và ngày 2 tháng 7. Thấm thoắt thế mà đã ngót năm rồi đấy. Đã lâu lắm, lâu lắm tôi không gặp cô. Tôi hỏi thăm mụ cho thuê ghế, mụ nói là không trông thấy cô đến nữa. Lúc ấy cô ở một tòa nhà mới ở phố Uét, gác thứ ba, phía trước. Cô thấy tôi biết rõ chưa! Lúc bấy giờ tôi lẽo đẽo theo cô. Chứ còn biết làm gì nữa? Thế rồi cô biến mất. Một lần tôi đương đọc báo trước rạp Ôđêông thì thấy bóng ai như cô đi qua. Tôi chạy theo nhưng không phải! Chỉ vì người đàn bà ấy đội một cái mũ như mũ cô. Đêm đêm, tôi đến đây. Cô chớ lo, không ai trông thấy tôi đâu. Tôi đến nhìn tận cửa sổ của cô. Tôi không dám bước mạnh vì e cô nghe tiếng động mà hãi chăng. Tối hôm nọ, tôi đi sau cô, cô quay lại thì tôi chạy trốn. Một hôm tôi nghe cô hát. Tôi sung sướng quá. Nghe trộm tiếng hát của cô qua cửa như vậy có can hại gì đến cô không? Không can hại gì hết phải không, thưa cô? Cô thấy chưa, cô là thiên thần của tôi. Cô cho phép tôi thỉnh thoảng đến, tôi tưởng tôi sắp chết. Cô biết chăng? Tôi yêu quý cô. Cô tha thứ cho tôi, tôi nói mà không hiểu nói gì, có lẽ tôi làm cho cô giận. Cô có giận tôi không?
Côdét chỉ kêu:
- Mẹ ôi mẹ!
Rồi nàng gục xuống, lả người đi.
Mariuytx nâng nàng lên, nàng lại ngã xuống. Mariuytx ôm nàng vào lòng, chàng xiết chặt người nàng mà không biết. Mariuytx đỡ Côdét, nhưng chính chàng cũng đứng không vững. Đầu óc chàng như mờ mịt những khói, mắt chàng hoa lên, lý trí chàng bay biến đâu mất. Chàng cảm thấy mình vừa làm một việc thiêng liêng, vừa xúc phạm vào thần thánh. Vả lại, tuy cảm thấy tấm thân ngà ngọc kia cọ xát vào ngực mình, chàng cũng không có một chút thèm muốn nào cả. Chàng ngây ngất vì yêu.
Côdét cầm tay Mariuytx đặt lên ngực mình. Mariuytx nghe thấy có tập giấy dưới áo. Chàng lắp bắp:
- Cô cũng yêu tôi ư?
Nàng trả lời khẽ lắm, khẽ như một hơi thở, lắng tai mới nghe:
- Im! Anh biết rồi mà.
Rồi nàng ép mặt thẹn thùng vào lòng chàng trai phấn khởi và say sưa.
Mariuytx ngã ngồi xuống ghế. Côdét ngồi bên chàng. Chàng và nàng đều không ra lời nữa. Sao trên trời bắt đầu sáng rõ. Ai biết được làm sao môi hai người lại dán vào nhau? Còn ai biết nữa vì sao chim hót, tuyết tan, hoa hồng mở cánh, mùa xuân khoe tươi và vì sao bình minh bừng trắng sau hàng cây đen trên ngọn đồi còn run lạnh?
Chỉ một cái hôn, một cái hôn thôi.
Thế mà cả hai rùng mình, bốn mắt nhìn nhau sáng rực trong đêm tối.
Họ không nghe thấy đêm mát đã xuống. Chiếc ghế đá giá lạnh, đất vườn ẩm ướt, ngọn cỏ đẫm sương, họ cũng chẳng hay. Họ chỉ biết nhìn nhau, lòng tràn ngập nỗi niềm. Vô tình họ nắm tay nhau.
Côdét không hỏi Mariuytx vào theo lối nào và bằng cách nào. Nàng không nghĩ tới điều ấy. Nàng coi cái việc Mariuytx ngồi đó là tự nhiên.
Thỉnh thoảng đầu gối chàng đụng vào đầu gối nàng, thế là cả hai rùng mình.
Chốc chốc, Côdét bập bẹ một lời. Tâm tình nàng run rẩy trên môi như giọt sương mai trên cánh hoa.
Dần dần, họ nói chuyện với nhau. Im lặng là vì lòng tràn ngập tình yêu, nhưng rồi cũng đến lúc thấy cần bộc lộ. Trên đầu họ, trời đêm vằng vặc nguy nga. Hai con người ấy trong sạch như thiên thần. Họ thỏ thẻ với nhau tất cả, những điều mơ ước, những giờ đắm đuối và những lúc say tình, tưởng tượng hão và cả những phút chán chường. Họ nói họ đã ở xa nhau mà say đắm nhau thế nào, ao ước được gần nhau thế nào. Tình giao thân đôi lứa đã đến mức lý tưởng. Trong sự thân mật ấy, họ đã nói với nhau những nỗi lòng thầm kín u ẩn nhất của họ. Đã yêu, lại đương tuổi xuân, hơn nữa mới vừa là thiếu niên lớn lên, họ tưởng tượng ra đủ mọi thứ và đem trao đổi với nhau. Lòng ngây thơ trong trắng của họ tin tất cả những ảo tưởng đó. Họ san bớt nỗi lòng với nhau thành ra một giờ sau tâm hồn của nàng ở trong người chàng, mà ở trong nàng lại là tâm hồn của chàng. Họ hòa mình vào nhau, họ mê hoặc nhau, họ quáng mắt lên vì nhau.
Khi không còn lời gì để nói với nhau nữa, lúc đó nàng mới ngả đầu lên vai chàng và hỏi:
- Anh ơi, anh tên là gì nhỉ?
- Anh là Mariuytx. Còn em?
- Em là Côdét…
QUYỂN VI: CHÚ BÉ GAVRỐT
I
TRẬN GIÓ TINH QUÁI
Từ năm 1823 trở đi, cửa hàng cơm Tênácđiê ở Môngphécmây suy dần, chìm ngập dần. Không phải chìm ngập trong vực thẳm một cuộc phá sản, mà chìm dần mòn trong cái vũng đọng của những món nợ vặt ỷ eo. Trong lúc ấy, vợ chồng Tênácđiê sinh thêm hai đứa con, đều là trai. Tổng số bây giờ là năm, hai gái, ba trai. Như thế cũng khá gọi là đông.
Hai đứa trẻ sinh sau, mụ Tênácđiê đã rẩy đi với một sự may mắn hiếm có, từ lúc chúng còn rất bé.
Đúng là rẩy đi. Vì người đàn bà ấy chỉ có một phần thiên tính: mụ chỉ làm mẹ đối với con gái thôi. Có hơn một ví dụ về hiện tượng đó. Cũng như bà thống chế Đơ La Môtơ Huđăngcua, mụ chỉ làm mẹ đối với mấy đứa con gái thôi. Mẫu tính của mụ giới hạn ở chỗ đó. Và lòng thù ghét nhân loại ở mụ cũng bắt đầu từ hai đứa con trai. Đối với chúng, sự nanh ác của mụ dóc như một vực thẳm và quả tim mụ bị chặn lại bởi một ghềnh đá ở chỗ này. Bạn đọc đã thấy mụ ghét thằng lớn thế nào, với hai đứa nhỏ, lại càng hơn thế, mụ thù ghê thù tởm chúng. Vì sao? Vì… cái lý do ghê gớm đệ nhất và cũng khó cãi đệ nhất. Vì tôi không cần cả một xâu con như vậy.
Chúng ta hãy xem mụ Tênácđiê làm thế nào để khử bỏ ba đứa con, hơn nữa khử bỏ mà còn được lợi.
Trước đây, tác giả cũng đã nói đến một mụ Manhông tức là con mụ đã bắt lão Gilơnoócmăng chu cấp cho hai đứa con. Mụ ấy ở bờ sông Xalétxtanh, chỗ gặp nhau với đường phố Pơti Muytxcơ, cái đường phố đã dùng cái tên thơm để che tiếng xấu (xạ hương). Ngày nay người ta vẫn còn nhớ cái trận dịch hầu phong lớn đã tàn sát trẻ con trên cái khu phố bờ sông Xen cách đây ba mươi lăm năm. Khoa học đã lợi dụng trận dịch ấy để thể nghiệm đại quy mô hiệu quả của việc thổi phèn chua vào cơ thể, một phương pháp chữa bệnh đã được thay thế bằng cồn iốt bôi ngoài. Qua vụ dịch, mụ Manhông bỏ mất luôn cả hai đứa con, một đứa buổi sớm, một đứa buổi chiều, đương rất bé. Thật là một tai họa. Hai đứa bé ấy quý lắm: mỗi tháng chúng kiếm ra tám mươi phơrăng. Số tiền ấy, tháng tháng mụ lĩnh đều đặn ở nhà ông Bácgiơ là mõ tòa hưu trí, quản lý lợi tức cho lão Gilơnoócmăng ở phố Vua Xixin. Hai đứa bé chết thì món cấp phí của mụ Manhông cũng đi đời nhà ma. Mụ Manhông nghĩ kế: mụ vốn có chân trong đảng kín của những đứa bất lương. Trong đảng ấy người ta biết rất rõ cả mọi việc của nhau nhưng người ta giữ bí mật cho nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Mụ Manhông cần hai đứa trẻ, thì chính mụ Tênácđiê lại có hai đứa. Cùng là trai, cùng một lứa tuổi. Quả là được việc cho mụ này và có lợi cho mụ Manhông. Mụ Manhông rời khỏi phố bờ sông để vào ở phố Cơlốtsơpéc. Ở Pari rời phố này đi chỗ khác, thì lý lịch cũ cũng tự dưng mất.
Sổ hộ tịch không được báo cáo gì về hai đứa bé chết cho nên không đòi hỏi gì cả, và việc đánh tráo thế là xuôi. Duy tên Tênácđiê đòi mỗi tháng mười phơrăng về khoản cho mượn con ấy. Mụ Manhông đồng ý và trả đúng hẹn. Tất nhiên về phần lão Gilơnoócmăng lão vẫn trả tiền đều đặn. Cứ sáu tháng, lão đến thăm hai đứa một lần. Lão không thấy sự đổi chác. Mụ Manhông nói với lão: ông ơi, ông xem, chúng nó giống ông như đúc.
Tên Tênácđiê vốn thạo việc đổi trắng thay đen cho nên cũng lợi dụng cơ hội ấy để đổi tên ra Giôngđơrét. Hai đứa con gái của hắn và Gavrốt cũng chỉ vừa nhận thấy qua là mình có hai đứa em trai. Nghèo khổ đến một mức nào đó thì người ta hóa ra vô tình; khi ấy người ta nhìn đồng loại cũng như nhìn con sâu cái kiến. Cả đến những người thân nhất cũng chỉ là những cái bóng nhạt trên nền nhờ nhờ của cuộc sống, dễ dàng lẩn biến vào thế giới vô hình.
Tối hôm mụ Tênácđiê giao món hàng con cho mụ Manhông, với quyết tâm từ bỏ dứt khoát, mụ có một điều băn khoăn không biết vờ hay thật. Mụ bảo Tênácđiê: làm thế chả hóa ra chúng mình bỏ con! Thằng chồng lấy giọng thông thái và thản nhiên đáp: ngày xưa Rútxô còn làm hơn thế! Câu nói ấy thanh toán ngay niềm băn khoăn của mụ vợ. Nhưng từ băn khoăn, mụ chuyển sang lo ngại. Mụ nói: ngộ cảnh sát họ làm rắc rối thì thế nào? Ông ơi, cái việc chúng ta làm đó, chúng ta có được phép làm không?
- Được phép tuốt, cái gì lại không được phép. Ai người ta biết trời đất gì trong ấy. Vả với cái đồ trẻ con xơ rơ xác rác ấy, ai ích gì mà dí mũi vào?
Mụ Manhông thuộc loại “tội phạm thanh nhã”. Mụ phục sức lịch sử. Đồ đạc trong nhà mụ tồi tàn mà cầu kỳ. Mụ cho một ả người Anh quốc tịch Pháp ở chung nhà. Ả người Anh thành người Pari đó có những bạn bè giàu có và dính dáng mật thiết với vụ mề đay của thư viện và kim cương của cô Mácxơ. Sau này, ả nổi tiếng trong các hồ sơ tư pháp. Người ta gọi ả là Mitxơ.[259] Hai đứa bé về ở với mụ Manhông cũng không đến nỗi nào. Số tiền tám mươi phơrăng hàng tháng khiến mụ cũng có phần nương nhẹ chúng, như người ta nương tất cả những vật dùng để sinh lợi. Mặc cũng lành, ăn cũng ngon, được săn sóc gần như những “cậu ấm”, hai đứa bé ở với bà mẹ giả này hóa ra sướng hơn ở với mẹ ruột. Mụ Manhông lại cố đóng vai bà thượng lưu không nói tục nói lóng trước mặt chúng.
Vài ba năm trôi qua như vậy. Tênácđiê đoán rồi sẽ còn khá hơn. Một lần Manhông đem đưa số tiền tháng mười phơrăng cho hắn, hắn đã nói:
- Rồi đây “ông bố” chúng cũng phải nghĩ đến việc giáo dục chúng mới được. Rủi mà may, hai đứa bé tội nghiệp ấy thế mà được ấm thân. Bỗng đâu một buổi kia chúng lại bị vứt ra giữa cảnh đời để tự mình bắt đầu cuộc sống.
Một vụ bắt bớ hàng loạt nhứng đứa bất lương như vụ bắt ổ bợm Giôngđơrét, có kèm theo nhiều vụ soát nhà và giam cứu, là một tai họa cho xã hội huyền bí kinh tởm ấy, nó sống ẩn ở dưới cái xã hội công khai. Một biến cố như thế gây ra đủ mọi thứ đổ vỡ. Tai họa của Giôngđơrét gây ra tai họa cho mụ Manhông.
Không mấy bữa sau khi mụ Manhông đưa cho Êpônin mảnh giấy về phố Pơluyme, thì một hôm, cảnh sát ập đến con đường Cơlốtsơpéc. Mụ Manhông sa lưới, cùng với “cô Mítxơ” và tất cả dân cư ở cái nhà ấy, vì hành tung của họ khả nghi. Trong khi ấy, hai đứa bé đang chơi ở sân sau không hay biết gì hết. Khi chúng về thì chúng thấy cửa đóng nhà không. Người thợ giầy bên kia đường gọi chúng lại, đưa cho một mẩu giấy “mẹ”chúng gửi. Trên giấy có địa chỉ: Ông Bácgiơ, quản lý lợi tức phố Vua Xixin số 8.
Người thợ giầy bảo:
- Các cháu đừng ở đây nữa. Tìm đến chỗ đó. Gần lắm. Phố đầu tiên mà các cháu bắt gặp về phía tay trái. Đưa miếng giấy này ra mà hỏi thăm đường thì người ta sẽ bảo cho.
Chúng ra đi, thằng lớn một tay dắt em, một tay cầm mẩu giấy. Nó rét quá, ngón tay cóng lạnh kẹp mẩu giấy không được chặt. Đến đầu phố Cơlốtsơpéc, một luồng gió mạnh cuốn tờ giấy đi, mà đêm đã xuống, nó tìm mãi không thấy.
Đứa bé đành đi lang thang thất thểu hết phố này sang phố khác.
II
CHÚ GAVRỐT TÍ HON LỢI DỤNG NAPÔLÊÔNG VĨ ĐẠI
Mùa xuân ở Pari thường có một thứ gió may cắt da thịt, nó không làm cho người ta giá lạnh, nó làm cho người ta thành băng. Có gió ấy, những ngày tươi đẹp bỗng nhiên biến thành ảm đạm: nó tựa như một luồng khí lạnh lọt qua khe cửa đóng dối vào gian phòng ấm áp. Tuồng như cái cửa mùa đông còn để hở cho nên gió lạnh thổi về từ phía ấy.
Mùa xuân năm 1832, vào độ vụ dịch lớn đầu thế kỷ ở châu Âu, gió ấy gay gắt, lạnh lùng hơn bao giờ hết. Rõ ràng là có một cái cửa nào lạnh hơn cửa mùa đông nữa đã bỏ ngỏ. Đó là cửa nghĩa địa. Trong gió may đó, người ta nghe thấy hơi thổi của ôn thần thổ tả.
Đứng về khí tượng mà nói thì các thứ gió lạnh ấy có một đặc điểm là không loại trừ điện thế cao trong không khí. Vào thời kỳ đó có nhiều trận giông tố đã xảy đến với chớp giật và sấm sét.
Một buổi tối, gió may thổi gắt gao đến nỗi người ta tưởng tháng giêng đã trở lại và bọn tư sản đều lấy áo choàng ra mặc. Chú bé Gavrốt vẫn run cầm cập trong bộ đồ rách nát và vẫn vui tươi, chú đứng ngây ngất trước cửa hàng một người thợ cạo. Chú mang một cái khăn quàng phụ nữ bằng len nhặt ở đâu không biết mà chú đem dùng làm khăn quàng cổ. Chú có vẻ say sưa ngắm một cái tượng cô dâu mặc áo cưới bằng sáp, áo hở ngực, tóc cài hoa cam. Cái tượng quay vòng đằng sau cửa kính, giữa hai ngọn đèn dầu và cười duyên với khách qua đường. Dáng thì thế, nhưng thật thì Gavrốt đang quan sát cửa hàng để xem có cách gì “xoáy” một bánh xà phòng trong quầy để đem bán một xu cho người thợ hớt tóc ngoại ô. Đã nhiều lần chú ăn sáng một cái bánh như thế. Chú có biệt tài về ngón “xoáy” ấy, mà chú gọi bóng là “sửa râu cho bác thợ cạo”.
Vừa ngắm tượng cô dâu mới và liếc bánh xà phòng chú vừa lẩm bẩm trong miệng: - Ngày thứ ba. Không phải ngày thứ ba - Có ngày thứ ba không ấy? - Có lẽ là thứ ba, - Ừ phải. Thứ ba.
Không ai biết chương độc thoại ấy nói về việc gì!
Hôm ấy đúng là ngày thứ sáu. Phải chăng chú bé nói về cái ngày cuối cùng mà chú được ăn tối, cách đây ba hôm.
Trong hiệu có lò sưởi ấm áp, bác phó đương cạo mặt cho một khách hàng. Thỉnh thoảng bác liếc nhìn ra tên kẻ thù tức là chú bé rét xo và trâng tráo. Chú bé hai tay thọc túi nhưng trí thì chắc đã ra ngoài vỏ não từ bao giờ.
Trong lúc Gavrốt ngắm nhìn tượng cô dâu, tủ kính và những bánh xà phòng Anh, chợt có hai đứa bé đến, một đứa lớn một nhỏ nhưng đều bé hơn Gavrốt, một thằng độ bảy tuổi, một thằng năm. Chúng nó ăn mặc cũng khá. Chúng rụt rè vặn quả nắm rồi đi vào hiệu. Miệng chúng lẩm nhẩm cái gì như là một tiếng rên hơn là một lời cầu khẩn. Chúng xin cái gì không biết, có lẽ chúng xin ăn. Hai đứa cùng nói một lúc. Chúng nó nói cái gì không nghe rõ vì thằng bé vừa nói vừa khóc, thằng lớn vừa nói răng vừa va vào nhau cồm cộp. Người phó cạo ấy quay lại vẻ mặt giận dữ. Không rời bỏ con dao nơi tay, ông lấy tay trái xô thằng lớn, lấy đầu gối đẩy thằng nhỏ ra tận ngoài đường, rồi đóng sầm cửa lại mà bảo:
- Đồ quỷ, tự nhiên đem gió lạnh vào nhà người ta.
Hai đứa bé vừa đi vừa khóc. Có đám mây bay tới hạt mưa bắt đầu rơi lác đác.
Gavrốt chạy theo chúng, gọi:
- Hai thằng kia, chúng mày làm sao thế?
Thằng lớn đáp:
- Chúng tôi không có chỗ ngủ.
- Có thế thôi à? Tưởng là gì cơ! Có thế mà cũng khóc được. Hai đứa mày còn khờ quá.
Chú lấy giọng kẻ cả, vừa cao đạo vừa ỡm ờ, xúc động, dịu dàng và che chở, chú bảo:
- Oắt con, thôi đi về với tao.
Thằng lớn nói:
- Thưa ông, vâng.
Thế là hai thằng bé đi theo Gavrốt như đi theo một vị tổng giám mục. Chúng không khóc nữa.
Gavrốt dắt chúng đi ngược phố Xanh Ăngtoan, về hướng nhà lao Bátxi.
Gavrốt vừa đi vừa quay nhìn hiệu tên thợ cạo một cách tức tối. Chú lầm bầm:
- Con ngợm ấy thực chẳng có chút nhân tình nào.
Gặp chúng đi thành hàng một, có Gavrốt dẫn đầu, một cô gái điếm cười phá lên. Cái cười ấy thật là bất kính với đoàn của chú, cho nên Gavrốt đối phó:
- Chào cô “Xe đò” ạ.
Một lát sau, nhớ lại tên thợ cạo, chú nói thêm:
- Gọi là ngợm thì cũng chưa đúng. Nó là một con rắn. Thằng thợ cạo kia, ta sẽ gọi tên thợ khóa đến gắn cho mày một cái nhạc ở đằng đuôi (có một giống rắn hổ mang có dây vảy ở đằng đuôi có thể bật lên tiếng kêu, người ta bảo vảy ấy là nhạc).
Tên thợ cạo đã làm cho Gavrốt trở nên hiếu chiến.
Khi bước qua rãnh nước, Gavrốt gặp một bà gác cổng có râu đang xách chổi đi, có vẻ như đi gặp Faust ở Quỷ tụ sơn.
- Bà ơi, bà cưỡi ngựa đi đấy à?[260] - Gavrốt hỏi.
Vừa lúc ấy nó làm té bùn lên đôi giày bóng của một ông khách qua đường. Ông cáu lên, quát:
- Thằng quái này!
- Ông tố ai đấy?
- Mày chứ còn ai nữa!
- Hết giờ rồi, văn phòng đã đóng cửa, tôi không nhận đơn đâu.
Đi một quãng nữa, chúng gặp một con bé hành khất độ mười ba mười bốn tuổi đang rét cóng dưới một cái cổng, váy cũn cỡn, để lòi hai đầu gối. Con bé đã quá lớn, mặc váy để đầu gối ra ngoài không tiện nữa. Tuổi lớn lên dễ gặp những chuyện oái oăm như thế đấy! Chính lúc thấy lõa lồ là xấu hổ thì cũng là lúc chiếc váy trở nên quá ngắn. Gavrốt nói:
- Thương hại con bé, ngữ ấy cũng không có quần áo đâu. Thôi hãy cứ lấy cái này mà dùng.
Chú bé nói thế rồi cởi ngay tấm khăn len ấm quàng quanh cổ, chú vứt lên đôi vai gầy gò tím ngắt của con bé ăn mày.
Chiếc khăn len trên vai con bé trở lại nguyên hình thành một chiếc khăn quàng phụ nữ.
Con bé lặng lẽ nhận chiếc khăn quàng và ngơ ngác nhìn Gavrốt. Khi đã quá chừng túng quẫn, người nghèo khổ sống trong hãi hùng thì bị bạc đãi vẫn không biết rên, được giúp đỡ cũng quên cảm tạ.
Cho khăn quàng rồi, Gavrốt xuýt xoa vì rét, rét hơn thánh Máctanh,[261] vì tuy thế mà thánh Máctanh còn giữ nửa chiếc áo choàng.
Vừa khi Gavrốt xuýt xoa thì mưa xuống tầm tã. Trời xấu hại người lành. Gavrốt kêu:
- Ô hay! Thế này là nghĩa làm sao? Lại mưa. Chúa phúc đức ơi! Nếu cứ như thế này thì tôi phải hủy việc mua mưa dài hạn.
Chú lại đi. Chú liếc nhìn con bé hành khất đương thu mình trong chiếc khăn quàng và nói:
- Cũng cóc cần. Con bé này được tấm áo ấm đấy.
Rồi chú ngửa mặt nhìn trời, thét:
- Thua nhé.
Hai đứa bé nối gót chú.
Chúng đi qua một tấm lưới sắt. Tấm lưới sắt ấy chăng trước một cửa hiệu bánh mì, bởi vì người ta cất bánh cũng như cất vàng, đằng sau rào sắt. Gavrốt ngoái lại:
- Ơ này, nhóc con, bay đã ăn tối chưa?
- Thưa ông - Thằng lớn thưa - Từ sáng đến giờ chúng cháu chưa có hột nào vào bụng.
Rất uy nghi, Gavrốt nói:
- Thế ra chúng mày không có cha mẹ gì cả à?
- Xin ông tha lỗi. Chúng cháu có ba, có mẹ đấy ạ, nhưng không biết ở đâu rồi.
Gavrốt vốn là một nhà tư tưởng nên chú nói:
- Nhiều khi không biết cha mẹ ở đâu lại hơn!
- Chúng cháu đi như thế này đã hai tiếng đồng hồ rồi. Chúng cháu cũng cố tìm cái ăn bên các mốc trụ nhưng không có.
- Tao biết! Chó nó ăn tuốt, chả còn gì.
Ngừng một lát chú nói tiếp:
- Ra thế! Các ông nhóc lạc mất tác gia của mình, các ông nhóc không biết họ đi đằng nào. Như vậy rất không tốt các ông nhóc ạ! Ai lại để lạc mất người lớn như vậy? Mất thế thì lấy cóc khô gì mà liếm?
Tuy nói vậy Gavrốt cũng không hỏi hai đứa bé thêm nữa. Lang thang không nhà thì cũng là chuyện thường thôi.
Thằng lớn đã hoàn toàn trở lại với tính vô tư lự của tuổi trẻ thơ. Nó bảo:
- Cũng lạ thật! Thế mà mẹ bảo chủ nhật lễ lá này mẹ dắt đi xin lá thánh.
- Nước mẹ gì! Gavrốt kêu.
- Mẹ là một bà, ở với ả Mitxơ.
- Phớt!
Gavrốt nói thế rồi dừng lại. Từ nãy chú sờ hết túi này tới túi khác, hết các ngóc ngách trong bộ quần áo tã của chú.
Cuối cùng chú ngẩng đầu lên, chỉ muốn tỏ là mình vừa ý, nhưng thật ra mặt chú lại hân hoan rạng rỡ như một kẻ chiến thắng.
- Hai cậu chớ lo nữa. Cái này đủ để ba ta xơi tối.
Vừa nói chú vừa móc túi lấy ra một đồng xu.
Hai thằng bé chưa kịp kinh ngạc thì Gavrốt đã đẩy chúng vào hàng bánh, đặt đồng xu lên bàn và gọi:
- Bồi, một xu bánh.
Người bán hàng vốn là chủ tiệm, lấy một cái bánh và một con dao.
Gavrốt dặn:
- Bồi, cắt làm ba.
Chú nói thêm một cách oai vệ.
- Bọn này ba người.
Sau khi nhìn kỹ ba đứa trẻ, người chủ hiệu lấy một cái bánh đen. Thấy thế, Gavrốt thọc sâu một ngón tay vào lỗ mũi, hùng dũng hít một hơi dài, như vua Phrêđêric vĩ đại hút thuốc lá - rồi chú ném vào mặt anh chủ hiệu câu hỏi căm phẫn này:
- Têlatênao?
Có bạn đọc đoán rằng đó là tiếng Nga hay tiếng Ba lan, hay là tiếng kêu của các bộ tộc man rợ dùng để gọi nhau từ bên này sông qua bên kia sông trong cảnh vắng. Tôi xin nói với các bạn rằng đây chỉ là một câu các bạn dùng thường ngày, rút lại thành một tiếng, câu ấy là: Thế là thế nào? Người hàng bánh hiểu rõ, đáp:
- Hừ! Đây là bánh chứ còn là thế nào? Bánh hạng nhì rất tốt.
Gavrốt thản nhiên và khinh khỉnh:
- Anh muốn nói bánh đen à? Không đâu, bồi, đây ưng bánh trắng, bánh thượng hảo hạng. Đây thết anh em kia mà.
Người hàng bánh không thể mỉm cười. Khi ông cắt bánh trắng, ông nhìn ba đứa trẻ một cách đáng thương hại. Cái nhìn ấy chạm lòng tự ái của Gavrốt:
- Này, cái anh hàng bánh này! Can gì anh nhìn chúng tôi từ đầu đến chân như đo vậy?
Thật ra, chồng ba đứa lên nhau, chúng cũng không cao quá hai thước.
Bánh cắt xong, người hàng bánh cất đồng xu, còn Gavrốt thì bảo hai đứa trẻ:
- Chén thôi.
Hai đứa bé ngẩn ngơ nhìn chú. Chú bật cười.
- Ừ nhỉ! Các chú còn non quá, đã hiểu gì đâu.
Rồi chú nói lại:
- Ăn đi.
Vừa nói chú vừa đưa cho mỗi đứa một miếng bánh. Chú nghĩ rằng thằng anh xứng đáng nói chuyện với chú hơn, phải khuyến khích nó và làm cho nó ăn uống mạnh dạn. Chú đưa miếng bánh to nhất cho nó và bảo:
- Tọng vào nòng súng đi.
Trong ba phần bánh, có một phần bé nhất, chú lấy phần ấy.
Mấy đứa bé khổ sở đói meo, kể cả Gavrốt. Chúng ăn ngốn ngấu và đứng dàn ra chật cửa hàng. Người chủ tiệm đã lấy tiền rồi nên nhìn các chú một cách bực bội.
Gavrốt hiểu ý bảo:
- Chúng ta trở về đường phố thôi.
Chúng lại đi về hướng nhà ngục Bátxi.
Chốc chốc, khi qua các cửa hiệu đèn sáng, thằng bé nhất dừng lại, giở cái đồng hồ chì buộc lủng lẳng trên cổ ra xem giờ. Gavrốt bảo:
- Quả thật thằng này chưa biết gì cả.
Rồi nghĩ ngợi, chú lầm bầm:
- Chà, nếu mà ta có con, thì ta phải giữ gìn kỹ hơn kia.
Khi ba đứa ăn hết bánh thì cũng vừa hết chỗ rẽ sang con đường Ban-lê buồn bã, ở cuối đường có nhà lao La Phoócxơ với cái cửa thấp, rất dễ ghét. Lúc ấy có tiếng ai reo:
- Ô, kìa, Gavrốt, mày đấy ư?
Gavrốt cũng bảo:
- Ô kia, Môngpácnát hóa ra cậu ư?
Kẻ gọi Gavrốt là một người lớn, chính là Môngpácnát chứ không ai khác, nhưng Môngpácnát cải trang, mắt đeo kính xanh, cải trang mà Gavrốt vẫn nhìn ra.
- Chó ngao ơi! Áo choàng của cậu màu thuốc cao, cậu lại đeo kính xanh, trông có vẻ là một ông lang quá! Già này bảo thật, cậu trông ra phết lắm!
- Suỵt! Khẽ chứ!
Thế rồi Môngpácnát kéo Gavrốt ra khỏi chỗ ánh đèn các cửa hiệu. Hai đứa bé như máy, tay cầm tay, bước theo.
Khi chúng đã núp dưới vòm cuốn của một cái cổng tối om, không bị mưa mà cũng không ai nom thấy, Môngpácnát mới hỏi:
- Gavrốt mày có biết tớ đi đâu không?
- Đi lên máy chém.
- Láo, tớ đi tìm Babe.
- Thế ư? Ra ả tên là Babe.
Môngpácnát hạ giọng:
- Không phải ả mà là gã.
- À ra thằng Babe.
- Phải, thằng Babe.
- Tao nhớ nó bị còng rồi cơ mà!
- Phải, nhưng nó đã cởi còng.
Môngpácnát thuật vắn tắt cho Gavrốt biết rằng ngay buổi sớm hôm ấy, trong khi dời tù qua nhà lao khác, lúc đi qua “Hành lang Dự thẩm” đáng lẽ sang phải thì Babe bẻ ngoặt sang trái mà chuồn.
Gavrốt khâm phục tài năng của Babe. Chú bảo:
- Thánh như một anh nhổ răng!
Môngpácnát kể thêm một vài chi tiết nữa rồi kết thúc:
- Ô! Tao đã nói hết đâu, còn nhiều chuyện lắm.
Gavrốt vừa nghe vừa cầm lấy cây gậy của Môngpácnát. Tự nhiên chú kéo đầu gậy lên và thấy hiện ra một lưỡi dao găm. Chú vội vàng đẩy lưỡi dao và nói:
- Ồ! Cậu lại mang theo cả tên sen đầm trá hình làm tư sản này.
Môngpácnát nheo mắt làm hiệu. Gavrốt tiếp:
- Chà chà! Cậu lại tính choảng nhau với bọn cớm kia à?
Môngpácnát trả lời như không để ý:
- Cũng chẳng biết đâu đấy. Lúc nào cũng sẵn có một đinh ghim trong người thì vẫn hơn.
Gavrốt căn vặn:
- Đêm nay cậu định làm vụ gì đấy?
Môngpácnát lại lấy giọng trầm hùng nói ấm ứ:
- Khối!
Bỗng hắn đột ngột quay sang chuyện khác:
- Mày này!
- Cái gì?
- Cái chuyện hôm trước. Mày tính tao gặp một lão tư sản. Lão tặng tao một túi bạc và một bài giảng đạo đức. Tao bỏ túi. Một phút sau tao sờ túi thì chẳng còn gì.
- Ngoài cái bài giảng đạo đức, phải không?
Môngpácnát hỏi lại Gavrốt:
- Còn mày, mày đi đâu bây giờ?
Gavrốt chỉ hai đứa bé.
- Tớ đưa hai đứa này đi ngủ.
- Đi ngủ? Ngủ ở đâu?
- Nhà tớ.
- Nhà mày ở đâu?
- Ở nhà tớ.
- Mày có nhà cửa ư?
- Phải, tớ có nhà cửa.
- Thế nhà mày ở đâu?
- Ở trong bụng con voi ấy.
Môngpácnát vốn tính không hay ngạc nhiên cũng phải buột miệng kêu một tiếng kinh ngạc:
- Trong bụng con voi?
- Phải, ở trong bụng con voi. Đasao?
Đây lại là một tiếng ai cũng nói mà không ai viết. Đasao tức là: thì đã làm sao?
Câu chất vấn sâu sắc của Gavrốt làm cho Môngpácnát trở lại bình tĩnh và biết điều. Nó có vẻ cảm tình hơn đối với khoản nhà cửa của Gavrốt.
- Ừ nhỉ! Con voi… Này, ở trong ấy có tốt không?
- Tốt lắm. Thật đấy, y như lời mình nói. Không có gió lùa như ở dưới các gầm cầu.
- Mày làm cách nào?
- Tớ vào đấy.
- Vậy ra có một lỗ trống à?
- Hẳn chứ! Nhưng đừng nói đấy nhé! Ở khoảng giữa hai chân trước ấy. Bọn cớm chưa biết đâu.
- Mày trèo ư? Ừ bây giờ tao hiểu rồi đấy.
- Xoay tay một cái, a lê hấp! Thế là xong, không còn bóng dáng mình đâu nữa.
Lặng yên một lát, Gavrốt nói thêm:
- Với hai thằng nhỏ này thì tao sẽ có một chiếc thang.
Môngpácnát phì cười.
- Hai thằng nhãi con này, mày nhặt ở đâu ra đấy?
Gavrốt trả lời đơn giản:
- Hai thằng bé lão thợ cạo đầu kia biếu tớ.
Môngpácnát lại có vẻ nghĩ ngợi. Hắn lẩm bẩm:
- Mày nhận ra tao dễ dàng quá.
Nó lấy trong túi áo ra hai cái ống lông chim có quấn bông đem đút mỗi ống vào một lỗ mũi. Mũi nó hóa ra khác hẳn.
- Ừ! Mặt cậu khác đi đấy, - Gavrốt bảo - đỡ xấu hơn. Cậu cứ nên để mãi như thế.
Thật ra Môngpácnát vốn xinh trai, nhưng Gavrốt vẫn có tính hay chế giễu. Môngpácnát nói:
- Mày đừng đùa, cứ nói thật xem mày thấy tao bây giờ thế nào?
Giọng nói của Môngpácnát cũng khác. Quả là Môngpácnát đã biến thành một con người khác trong nháy mắt. Gavrốt reo:
- Nào! Làm hề cho chúng tớ xem chơi.
Hai thằng bé trước nay vẫn không để ý tới câu chuyện vì chúng cũng mải thọc tay vào lỗ mũi, khi nghe nói đến hề mới nhích lại gần, hân hoan và kính phục nhìn Môngpácnát.
Nhưng Môngpácnát còn mải lo việc khác. Hắn đặt tay lên vai Gavrốt và nhấn từng tiếng:
- Nghe tao bảo đây, nhỏ. Nếu tao có đem theo con đốm, cây đao và con đầm mà ở giữa chợ mày đãi tao mười xu thì tao làm ngay, nhưng hôm nay đâu phải ngày thứ ba béo.
Câu nói kỳ quặc ấy có hiệu lực khác thường đối với Gavrốt. Chú vội vã quay đầu lại, đưa cặp mắt sáng nhìn quanh một lượt và trông thấy một tên cảnh sát quay lưng lại phía bọn chú. Chú buột miệng kêu:- A! Được rồi! Và kịp thời giữ mồm lại. Chú lắc bàn tay Môngpácnát.
- Chào cậu thôi! Mình đưa hai tay thằng bé này về voi. Giả thử có đêm nào cậu cần đến tớ thì cứ lại mà tìm. Tớ ở ngay từng một, không có người gác cổng. Cậu hỏi ông Gavrốt khắc có.
- Được.
Hai bên chia tay nhau, Môngpácnát đi phía Gơre, Gavrốt đi phía ngục Bátxti. Gavrốt kéo thằng anh, thằng anh lôi thằng em, nhưng thằng này vẫn ngoái cổ nhìn theo anh “hề”.
Câu nói tối nghĩa của Môngpácnát đã bảo cho Gavrốt biết là có lính cảnh sát. Bí quyết của nó ở chỗ có nhiều âm đ lặp đi lặp lại. Những âm đ ấy không đứng riêng mà ghép nên câu kéo một cách có nghệ thuật. Việc lặp âm đ ấy có nghĩa là: Phải coi chừng đấy! Không thể ăn nói tự do đâu.
Ngoài ra, trong câu của Môngpácnát có một hình tượng văn học lý thú mà Gavrốt không cảm thụ. Đó là những danh từ trong kho tàng tiếng lóng của nhà ngục Tăngplơ; con đốm, cây đao và con đầm có nghĩa là con chó, con dao và con vợ của tao, những tiếng cánh hề rất ưa dùng ở thời Môlie viết kịch và Canlô vẽ.
Hai mươi năm trước, ở góc đông nam nhà lao Bátxti có một công trình lạ, nằm ở gần trạm bơm nước của kênh đào trong hào nhà ngục. Người Pari ngày nay không còn nhớ tới nữa, nhưng kể ra thì đáng nhớ, bởi vì nó là một sáng kiến của nhà “hàn lâm tổng tư lệnh đạo quân viễn chinh Ai Cập”.[262] Chúng tôi gọi là một công trình mặc dù đây mới là một ma-két. Chính cái ma-két ấy, cái mô hình vĩ đại ấy, cái di hài hùng tráng của một sáng kiến của Napôlêông mà mấy luồng gió tiếp nhau đã cuốn đi, đã ném mỗi lần một xa thêm, chính cái ma-két ấy đã đi vào lịch sử, đã mang một cái gì như là một tính chất vĩnh cửu khác hẳn với hình dáng nhất thời của nó. Đó là một cái tượng voi cao mười ba thước, sườn gỗ đắp hồ, trên lưng có bành tháp tựa như một ngôi nhà. Ngày xưa một người thợ sơn nào đó đã sơn màu xanh cho con voi, ngày này mưa gió và thời gian đã sơn lại màu đen. Trong khoảng trống trải vắng lặng ấy, đêm đêm, trên nền trời sao hiện lên hình thù con voi kỳ lạ và ghê gớm với vầng trán rộng, cái vòi và đôi ngà, cái bành tháp, cái mông to lớn, bốn cái chân như bốn cây cột trụ. Người ta không biết nó mang ý nghĩa gì. Nó là một thứ biểu tượng của lực lượng quần chúng. Lầm lì, huyền bí mênh mông. Một thứ bóng ma dũng mãnh, đứng lừng lững bên cạnh cái ám ảnh vô hình của nhà ngục Bátxti.
Ít có người ngoại quốc đến viếng di tích ấy. Khách qua đường không ai ngẩng nhìn nó. Nó đương đổ nát. Mỗi mùa, từng mảng hò hai bên sườn lở đi, thành những vết thương ghê tởm. Các “quan chức” - gọi theo ngôn ngữ trân trọng - các quan chức đã quên nó từ năm 1814. Nó đứng trơ trơ ở chỗ ấy, buồn bã, ốm đau, mục nát, chung quanh có một vành bao lơn hư hỏng làm chỗ phóng uế cho bọn đánh xe say sưa. Bụng nó nứt nẻ ngang dọc, đuôi để lộ một cái nẹp gỗ, dưới chân cỏ mọc lên cao. Mặt đất quảng trường xung quanh cứ mỗi ngày một nhô thêm lên, theo một quy luật tự nhiên, nó nâng cao chậm chạp nhưng liên tục mặt nền các thành phố lớn. Vì thế nên con voi ngày nay ở vào một chỗ lõm, dưới chân có vẻ như thụt xuống. Nó thô bỉ mà ngang tầng, người ta khinh nó, người ta ngoảnh mặt đi. Anh tư sản trông nó xấu xí, nhà tư tưởng thấy nó gợi sầu. Nó vừa như một đống rác rưởi người ta sắp quét đi, vừa như một chiếc ngai vàng người ta sắp xô xuống.
Như đã nói, ban đêm hình trạng nó đổi khác. Đêm là sở hữu của các thứ bóng. Khi hoàng hôn xuống thì con voi cũ kỹ cũng thay hình đổi dạng: Nó hóa ra tĩnh mịch uy nghi lạ thường trong cảnh đêm thanh hùng vĩ. Là dĩ vãng, nó thuộc đêm tối; và đêm tối hợp với tính chất vĩ đại của nó.
Cái di tích thô kệch, bè bè, nặng nề, nghiêm lạnh, hình thù xấu xí nhưng rõ ràng là uy nghi bề thế, đượm một vẻ trang nghiêm huy hoàng và hoang dã đã biến mất rồi, nhường chỗ cho cái lò khổng lồ có tra ống khói kia ngự trị bình yên. Cái lò này đã thay thế cái thành lũy tăm tối có chín tháp canh, giống như chính quyền tư sản thay thế chính quyền phong kiến. Ở thời mà một cái nồi chứa năng lực thì dễ hiểu một cái hỏa lò phải biểu trưng của thời đại. Cái thời đại đó sẽ qua nó dang qua. Người ta bắt đầu hiểu là có thể có năng lượng trong một nồi xúpde, nhưng chỉ có thể có năng lực trong bộ óc; nói cách khác, không phải đầu máy lôi kéo thế giới đi tới mà chính tư tưởng. Móc đầu máy vào tư tưởng tốt, nhưng không được nhầm con ngựa với người cưỡi ngựa.
Trở lại với quảng trường La Bátxti, ta thấy rằng dẫu sao chỉ với chất thạch cao, người kiến trúc sư xây đắp con voi đã làm nên một cái gì vĩ đại cong người kiến trúc sư xây dựng ống khói hỏa lò đã làm được một cái gì nhỏ nhoi với đồng đen.
Cái “ống khói hỏa lò” mà người ta đã phong cho cái danh hiệu rất kêu là Cột đồng tháng bảy, cái công trình làm hỏng để kỷ niệm một cuộc cách mạng đẻ non đó, đến năm 1832, còn được bọc trong một giàn giáo đồ sộ bằng gỗ, - mà chúng tôi thấy rất uổng phí, - và quây trong một vòng phên ván, làm cho con voi bị cô lập hẳn.
Chú bé Gavrốt dẫn hai đứa trẻ đến một góc quảng trường, nơi ấy chỉ có một ngọn đèn treo mập mờ.
Bạn đọc hãy cho phép chúng tôi dừng ở đây và nhắc lại là chúng tôi chỉ nói sự thật đơn giản: hai mươi năm trước, tòa trừng trị đã xử, về tội du đãng và phá hoại di tích công cộng, một chú bé bị bắt quả tang ngủ trong bụng con voi ở La Bátxti.
Ghi nhận việc ấy rồi, chúng tôi tiếp tục.
Đi gần đến chỗ con voi, Gavrốt đoán biết cái cực lớn có thể có ảnh hưởng thế nào đối với cái cực bé.
- Nhóc đừng có sợ nhé, chú nói.
Rồi chú len qua một khoảng bao lơn mục gãy, sau đó kéo hai đứa bé đi qua. Hai đứa bé hơi sợ nên lặng lẽ đi theo Gavrốt. Chúng tin cậy ở vị thần áo rách đã cho chúng nó ăn và còn hứa cho chúng nó ngủ.
Bên cạnh bao lơn có một chiếc thang để nằm. Chiếc thang ấy anh em thợ ở công trường bên cạnh vẫn dùng ban ngày. Gavrốt nhấc bổng chiếc thang lên một cách mạnh mẽ lạ thường và dựng nó vào một chân trước của con voi. Ở đầu trên chiếc thang thấy có một lỗ đen ngòm trong bụng con vật.
Gavrốt chỉ chiếc thang và cái lỗ trống cho khách và nói:
- Leo lên rồi vào đi.
Hai đứa bé nhìn nhau kinh hãi. Gavrốt kêu:
- Nhóc sợ ư? Đây các chú xem.
Gavrốt không dùng thang, chú ôm cái chân nhám xì của con voi và chỉ trong nháy mắt đã leo lên đến chỗ trống. Chú chui vào như con rắn chui qua một kẽ hở. Chú lọt vào trong mình con voi và một lát sau thì hai đứa bé trông thấy cái đầu chú hiện ra lờ mờ trắng trắng ở miệng lỗ tối om. Chú gọi:
- Nào, trèo lên đi. Rồi các chú sẽ biết, sướng như gì ấy! Này, thằng lớn trèo lên nào. Tao đưa tay cho mà níu.
Hai đứa bé đẩy nhau. Chúng vừa sợ Gavrốt, vừa tin tưởng. Vả mưa to quá. Thằng lớn liều. Thằng nhỏ thấy anh leo lên thang, chỉ còn mình nó ở dưới chân con vật khổng lồ, đã toan khóc nhưng không dám.
Thằng anh leo lên từng nấc một, loạng choạng. Gavrốt reo hò khuyến khích nó như một thầy dạy võ khuyến khích học trò, hoặc như một bác tải là thúc giục la đi tới.
- Đừng sợ.
- Được đấy.
- Cứ lên nữa đi.
- Đặt chân chỗ này.
- Tay víu vào.
- Cố lên nào.
Khi thằng bé đến vừa tầm, Gavrốt đột nhiên nắm chặt cánh tay nó mà lôi ngược lên.
- Thế là xong.
Thằng bé đã qua chỗ hổng. Gavrốt bảo:
- Bây giờ thì đợi ta một lát. Ồ, thưa ông! Mời ông vui lòng ngồi chơi.
Gavrốt chui lỗ nẻ mà ra nhanh nhẹn như một con khỉ, chú ôm chân voi tụt xuống đất. Chân vừa chấm đất thì chú ôm xốc thằng bé em lên, đặt nó đứng ở giữa thang. Rồi chú leo theo sau và gọi thằng lớn:
- Tao đẩy ở dưới, ở trên mày lôi đấy nhé.
Thằng bé bị đỡ lên, bị đẩy lên, bị lôi lên, bị kéo lên, rồi bị ấn vào, bị nhét vào cái lỗ trống, chẳng kịp hiểu đầu đuôi ra làm sao. Gavrốt vào tiếp theo nó và lấy chân hất thang rơi xuống cỏ, xong rồi vỗ tay reo:
- Thế là ta về đến rồi. Đại tướng Laphaydét muôn năm!
Qua cơn khoái trá ồn ào ấy thì Gavrốt bảo hai đứa bé:
- Hai chú ạ! Đây là nhà của ta.
Quả thật đó là nhà của Gavrốt.
Ôi! Công dụng bất ngờ của những thứ vô dụng! Tình nhân đạo chứa chan trong một sự nghiệp hùng vĩ! Ôi! Từ tâm của những kẻ khổng lồ! Cái công trình vĩ đại chứa đựng tư tưởng của hoàng đế nay thành ra một cái hộp chứa một thằng bé lang thang. Con vật khổng lồ đã đón nhận và che chở đứa bé. Các anh tư sản diện bảnh lúc nào đi qua trước tượng con voi ở quảng trường Bátxti cũng giương cặp mắt ốc nhồi lên nhìn nó một cách khinh bỉ và nói: cái ấy dùng để làm gì?
- Cái ấy dùng để cứu một đứa bé không cha không mẹ, không cái ăn cái mặc, không nhà cửa, che đỡ cho nó khỏi bị những cơn lạnh, những cơn gió, cơn mưa, những cơn mưa đá, những trận heo may giày vò, làm cho nó khỏi lên cơn sốt vì phải ngủ trên bùn lầy, khỏi chết vì phải ngủ dưới mưa tuyết. Cái ấy dùng để thu nuôi một đứa bé vô tội mà xã hội xua đuổi. Cái ấy là một cái hang rộng mở để đón con người đi đến đâu cũng chỉ thấy cửa đóng then cài. Con voi già nua thảm hại ấy bị ghẻ lở, bị vứt xó, mình đầy mốc meo, nốt ruồi và mụn nhọt, khập khiễng, đổ nát như một vật bỏ đi; nó là một thứ khổng lồ đi hành khất, ngày ngày đứng giữa ngã tư cầu xin khách qua đường bố thí cho một cái nhìn thiện cảm, mà không sao được; ấy thế mà hình như con voi già nua thảm hại ấy, thứ khổng lồ đi xin ấy lại rủ lòng thương cái thằng ăn mày kia, cái thằng tí hon tội nghiệp không đi giầy, đầu không mái che mưa nắng, ăn những của người ta vứt đi, mặc toàn tã rách, buốt ngón tay chỉ biết thổi lên để đỡ cóng phút giây.
Con voi ở quảng trường Bátxti có công dụng như thế đấy. Cái sáng kiến của Napôlêông, người chê, nhưng trời dùng. Trước, nó chỉ mới lừng lẫy tiếng tăm, bây giờ nó có thiên uy rực rỡ. Muốn hoàn thành dự định, Hoàng đế còn phải cần đá hoa cương, đồng đen sắt, vàng, cẩm thạch. Đối với Chúa, mớ xà, ván và hồ ấy đã đủ rồi. Con voi kia là cái một tưởng biểu lộ thiên tài của Hoàng đế. Cái tượng voi vĩ đại được vũ trang, vòi cất cao và làm cho vô số nguồn nước vây quanh phun lên một cách vui vẻ, đầy sinh lực, cái tượng voi đó, trong ý Hoàng đế, là hiện thân của quần chúng nhân dân. Chúa còn vĩ đại hơn: Chúa đem làm chỗ trú cho một đứa trẻ phiêu giạt.
Cái lỗ hổng Gavrốt chui qua là một kẽ nứt đứng ngoài rất khó nom thấy, bởi vì khuất dưới bụng voi và hẹp lắm. Chỉ có mèo và trẻ con chui qua được.
Gavrốt nói:
- Trước hết, chúng mình phải dặn người gác cổng có ai hỏi thì bảo là chúng mình đi vắng.
Nói thế rồi chú đi trong tối chắc chắn như một ông chủ nhà quen thuộc mọi xó, chú lấy ra một mảnh ván đậy lỗ hổng lại.
Lần nữa, chú lại đi vào bóng tối. Hai thằng bé nghe tiếng xèo xèo của que diêm nhúng vào chai đựng lân tinh. Thuở ấy, diêm hóa học chưa ra đời, cái bật lửa kiểu Phuymát là kiểu tiến bộ nhất.
Lửa sáng lóe lên thình lình làm cho hai thằng bé nheo mắt. Gavrốt vừa thắp xong một mẩu dây nhúng nhựa. Cái dây nhựa tỏa khói nhiều mà ít sáng soi lờ mờ bụng con voi.
Hai vị khách của Gavrốt nhìn quanh mình và có cảm tưởng giống như cảm tưởng của Giônát khi ở trong bụng cá voi. Cả một bộ xương khổng lồ hiện lên bao bọc lấy chúng. Trên cùng có một cây đòn dong dài, màu nâu, ở hai bên cách từng quãng tua tủa ra những đòn khác khom khom. Đó là cái xương sống với các xương sườn xung quanh. Từ xương sống ấy thạch cao thõng xuống như nhũ đá, lòng thòng giống những khúc ruột; giữa các sườn, nhện chăng thành các hoành cách mô dính đầy bụi bặm. Trong các ngóc ngách, có những vệt đen to thảng thốt và vội vàng đi lại rất nhanh, trông như những vật sống.
Vôi gạch vụn từ trên lưng voi rơi xuống đã lấp bằng cái vùng trũng ở bụng voi, cho nên có thể đi lại như trên sàn gỗ.
Thằng em dịch sát vào người thằng anh, thầm thì:
- Tối lắm.
Tiếng ấy khiến Gavrốt phải thét lên. Chú nghĩ rằng hai đứa sợ hãi quá, cần phải lay mạnh chúng.
- Chúng mày lôi thôi cái gì đấy? Đùa đấy à? Hay là làm bộ ỏe ọe? Chúng mày đòi cung điện Tuylơri ư? Chúng mày là súc vật à? Có phải thế thì bảo tao. Tao nói cho chúng mày biết, tao không phải là hạng người ngu ngốc đâu nhé! Hừ! Hay chúng mày là những cậu ấm, con nhà quan?
Trong cơn hoảng hốt mà bị quát tháo cục cằn đôi tí là rất tốt. Cái ấy làm cho người ta đỡ sợ. Hai đứa bé nhích lại gần Gavrốt. Thấy chúng tin cậy mình như thế, Gavrốt động lòng như một ông bố, và đổi giọng nghiêm ra giọng dịu ngọt. Chú nói chuyện với thằng nhỏ, bắt đầu câu chuyện bằng một tiếng mắng yêu:
- Này chó con! Ở ngoài kia mới tối. Ở ngoài ấy mưa, ở trong này không mưa. Ở ngoài rét, ở đây không lọt vào một tí gió nào. Ở ngoài có khối người, ở đây không có ai cả. Ở ngoài trăng cũng không có, ở đây có ngọn nến của tao.
Hai đứa bé bớt sợ, bắt đầu đưa mắt nhìn quanh căn buồng. Nhưng Gavrốt không để cho chúng rỗi rãi thì giờ ngắm nghía. Chú giục:
- Nhanh lên thôi.
Rồi chú đẩy chúng vào phía trong, ở chỗ mà chúng tôi muốn gọi là phía trong cùng của phòng ngủ.
Giường Gavrốt đặt ở chỗ ấy.
Giường Gavrốt đầy đủ, nghĩa là có nệm, có chăn lại có màn che.
Nệm là một cái đệm rơm, chăn là một tấm áo khoác bằng len thô màu xám rất ấm, khá rộng và hầu như còn mới nguyên.
Còn cái chái thì như thế này:
Ba cái cọc khá dài cắm chặt xuống nền vôi gạch vụn ở lườn voi, hai đằng trước, một đằng sau, phía trên buộc túm lại với nhau, làm thành hình tháp. Một tấm lưới đồng thau được đặt nằm khéo léo trên mấy cây cọc, buộc bằng dây thép, trùm cả ba cây. Phía chân, một dày đá đè lên tấm lưới thau, chận nó xuống sát để cho không một vật gì có thể lọt vào được. Tấm lưới ấy nguyên là một tấm lưới chăng chuồng chim của các đoàn xiếc thú vật. Cái giường của Gavrốt ở trong tấm lưới ấy như ở trong lồng. Trông toàn bộ tựa như một cái lều của người Etxkimô.[263] Lưới thau ấy là màn che cái chái của Gavrốt.
Gavrốt nhắc mấy viên đá chặn tấm màn lưới phía đằng trước rồi giở hai cánh màn gấp lên nhau mà bảo:
- Hai chú đi bốn chân nào.
Chú cẩn thận đưa hai vị khách vào lồng rồi chú bò vào sau, xong chú đậy kín màn lại và dằn đá xuống.
Ba đứa nằm dài trên chiếu.
Tuy ba đứa đều bé bỏng, vẫn không có đứa nào có thể đứng lên trong cái chái ấy. Gavrốt còn giữ ngọn đèn dây:
- Bây giờ thì giấc đi! Tao sắp tắt nến.
Thằng lớn chỉ tấm lưới thau hỏi:
- Thưa ông cái này là cái gì vậy?
- Cái ấy là đề phòng ông tí, Gavrốt nghiêm trang bảo: Giấc đi!
Tuy giục ngủ, chú vẫn thấy cần phải nói thêm đôi câu để huấn luyện cho hai chú bé quá nhỏ tuổi. Chú nói tiếp:
- Những thứ này là của vườn bách thảo. Dùng cho thú dữ. Có cả một kho kia. Chỉ việc trèo một bức tường, leo qua một cửa sổ, rúc dưới gầm một cửa lớn. Thế là tha hồ. Vừa nói chú vừa kéo chăn đắp cho thằng nhỏ. Thằng bé kêu lên khe khẽ:
- Ôi! Sướng quá! Ấm quá!
Gavrốt nhìn tấm chăn đắc ý:
- Cũng là của vườn bách thảo ấy. Tao vớ của lũ khỉ.
Rồi chỉ cho thằng anh xem chiếc đệm rơm rất dày và bện thật khéo, chú nói thêm:
- Cái này là của con hươu cao cổ.
Nghỉ một chút chú lại nói:
- Bọn thú vật có đủ các thứ ấy. Tao lấy đi, chúng chả giận đâu. Tao bảo chúng: lấy cho con voi đây.
Chú lại nghỉ một lát nữa rồi nói:
- Mình trèo tường vượt vách và mình bất chấp chính phủ. Như thế đấy chúng bay ạ.
Hai đứa bé nhìn Gavrốt với một vẻ khâm phục có lẫn cả kinh ngạc sợ hãi. Tuy cũng lang thang, cũng trơ trọi như chúng, bé bỏng như chúng, nhưng đây là một con người vừa khốn khổ, vừa hùng dũng, một con người siêu thường, trên nét mặt có những cái nhăn nhó của ông kép xiếc già lẫn nụ cười ngây thơ dễ mến nhất.
- Thưa ông, thằng lớn rụt rè thưa, thế ông không sợ các ông cảnh sát sao?
Gavrốt chỉ đáp gọn:
- Nhóc! Người ta không gọi các ông cảnh sát, người ta gọi bọn cớm.
Thằng bé mở mắt thao láo nhưng không nói gì hết. Vì nó nằm ngoài còn thằng lớn nằm giữa, nên Gavrốt kéo chăn ném xuống chiếu cho nó như một bà mẹ rồi nhét một mớ giẻ cho cộm chiếu để làm thành một cái gối cho nó gối. Xong chú quay sang thằng anh:
- Thế nào? Ở đây tốt chứ?
- Không còn phải nói.
Thằng anh vừa nói thế vừa liếc nhìn Gavrốt với vẻ mặt của một thiên thần được cứu nạn. Hai đứa bé ướt át thấy người ấm dần lại.
- Này! Sao lúc nãy chúng bay lại khóc?
Gavrốt trỏ thằng bé mà bảo thằng lớn.
- Thằng con nít này thì không nói làm gì. Còn lớn như mày mà vẫn khóc thì khỉ thật! Làm như con bê ấy!
- Vì lúc ấy chúng em không biết đi về đâu để có nhà ở.
- Nhóc ạ! Gavrốt nói, người ta không nói nhà. Người ta nói: xó.
- Vả lại chúng em sợ phải ở một mình qua đêm.
- Không ai nói đêm: người ta nói mò mò.
- Cám ơn ông.
- Nghe tao bảo này. Từ nay không được gặp việc gì cũng rên khóc. Tao sẽ chăm nom chúng mày. Chúng mày rồi sẽ thấy: chúng mình chơi đùa thích lắm. Mùa hè chúng ta đi Gơlaxie với thằng Nave bạn tao. Chúng mình tắm ở bến sông. Chúng mình cứ trần truồng mà chạy trên các đoàn thuyền đỗ trước cầu Auxtéclít làm cho mấy mụ thợ giặt phát cáu. Các mụ ấy la lối, mắng, chửi, tức sôi gan lên! Giá chúng mày biết họ buồn cười đến mức nào. Chúng mình rồi sẽ đi xem người xương. Hắn vẫn sống ở quảng trường Săng Êlidê. Gầy hơn ai hết. Rồi tao đưa chúng mày đi xem kịch, xem chính nghệ sĩ Lơmét đóng. Tao có vé vì tao quen với nhiều diễn viên. Có lần tao đã đóng trò trong một vở kịch. Bọn tao làm một lũ trẻ con như thế này, chạy dưới một tấm vải căng giả làm biển. Tao sẽ xin cho hai đứa mày vào đóng trò ở trong rạp ấy. Rồi chúng ta sẽ đi xem người rừng. Những người rừng đó không phải là thật đâu. Chúng nó mặc may ô hồng có nếp nhăn, ở khuỷu tay có vết mạng bằng chỉ trắng. Rồi thì chúng ta đi xem Nhạc kịch viện. Đi với bọn vỗ tay mướn. Ở Nhạc kịch viện bọn vỗ tay đều là những tay chiến cả. Tao không đi với bọn vỗ tay các hàng phố. Ở Nhạc kịch viện, mày phải biết, có đứa phải trả hai mươi xu để được vào ngồi vỗ tay, đã đành đó là những thằng ngốc. Người ta gọi chúng là bọn giẻ lau bát. Chúng mình cũng sẽ đi xem chém người bằng máy chém. Tao sẽ chỉ cho chúng mày xem lão đao phủ. Lão ở phố Mare. Tên là ông Xăngxông. Trước nhà lão có một cái hộp thư. Ôi chao! Anh em ta sẽ vui chơi như ngày hội!
Một giọt sáp nhỏ trên tay Gavrốt làm cho chú sực nhớ thực tế trước mắt.
- Chết chửa! Bấc hao quá. Phải coi chừng. Mỗi tháng mình không thể tiêu quá một xu về khoản ánh sáng. Nằm xuống là phải ngủ. Chúng mình không có thì giờ đâu để đọc truyện của ông Đờ Cốc. Với lại chong đèn thì ánh sáng có thể lọt qua khe hở ở cửa ra vào, tụi cớm dễ nhìn thấy.
Chỉ một mình thằng anh là dám chuyện vãn đối đáp với Gavrốt. Nó rụt rè góp một ý kiến:
- Với lại, tàn lửa có thể rơi xuống chiếu rơm, phải đề phòng không thì cháy nhà.
- Người ta không nói cháy nhà, người ta nói om xó.
Cơn dông càng thêm dữ dội. Giữa hai hồi sấm sét rề vang, người ta nghe rõ tiếng mưa rào đập chan chát vào lưng con quái. Gavrốt nói:
- Cứ mưa, tha hồ mưa đi! Không gì vui bằng nghe tiếng nước trong bình chảy dọc theo cột nhà. Mùa đông ngu lắm: mất công mất của mà chẳng ướt được ai. Cái lão già xách nước thấy mất công toi bèn tức tối làm ầm lên.
Gavrốt là một triết gia thế kỷ XIX nên thừa nhận hết hậu quả của sấm sét. Nó vừa nhắc đến sét thì một làn chớp dài lòe lên lóa cả mắt, do khe nứt mà vào tận bụng voi, tiếp theo ngay một tiếng sét dữ dội. Hai thằng bé kêu một tiếng và vùng dậy mạnh quá làm cho tấm màn suýt bật ra. Gavrốt quay cái mặt gan góc lại phía chúng và thừa dịp tiếng sét nổ mà cười lên khanh khách.
- Yên, lũ trẻ bay, yên. Đừng có giẫy khỏe quá mà đổ nhà. Sấm chính tông ấy, sấm thế mới là sấm chứ! Không phải là sấm chớp nhì nhằng. Hoan hô Chúa! Không kém sấm ở rạp Ăngbiguy là mấy!
Nói xong Gavrốt lo chữa lại màn, nhẹ tay đẩy hai đứa bé nằm xuống, rồi ấn lên đầu gối chúng để cho chúng duỗi thẳng chân ra.
- Trời đã thắp đèn lên thì ta có thể tắt đèn ta được. Ngủ đi, hai ông mãnh ạ. Nằm mà không ngủ là không tốt. Sáng ra lỗ mũi lỗ mồm của chúng mày sẽ nặng mùi, nói như bọn trưởng giả thì mồm chúng bay sẽ thối. Quấn chăn cho kín đi. Tao sắp tắt đèn đây. Xong chưa?
Thằng lớn đáp khe khẽ:
- Xong rồi. Chỗ tôi tốt lắm. Rất êm, như có độn lông chim ở dưới đầu.
- Ai lại gọi đầu. Phải nói sỏ.
Hai đứa bé ôm rịt lấy nhau. Gavrốt thu vén nốt cho chúng, kéo chăn lên tận tai chúng rồi đọc câu phù chú này lần thứ ba.
- Giấc thôi.
Rồi chú thổi nến.
Nến vừa tắt thì tấm lưới thau rung rung, một cách kỳ dị. Vô số cái gì cọ sát trên lưới, làm nên những tiếng đồng tiếng sắt lanh tanh, y như có răng có vuốt mài lên dây thau. Cùng với sự rung động ấy có những tiếng rỉ rích.
Thằng bé lên năm nghe thấy những tiếng động ấy trên đầu, suýt chết khiếp. Nó hích khuỷu tay vào sườn anh, nhưng anh nó theo lệnh Gavrốt đã “giấc” rồi.
Không dằn lòng được vì khiếp đảm quá, thằng nhỏ đành liều, gọi Gavrốt, nhưng rất sẽ, vừa gọi vừa nín hơi:
- Ông ơi!
- Gì? Gavrốt vừa chợp mắt, tỉnh dậy hỏi.
- Cái gì đó ạ?
- À! Đó là ông tí ở cống.
Gavrốt lại đặt đầu xuống chiếu.
Quả như chú nói, chuột cống nhung nhúc trong sườn voi. Đích chúng là những chấm đen động đậy chúng ta đã nói ở trước. Nếu còn sáng thì chúng còn nể, chỉ thấp thoáng ở xa. Nhưng cái động này là xứ sở của chúng. Khi động chìm trở lại vào bóng tối, chúng ngửi thấy mùi “thịt tươi” trong lều Gavrốt thì đổ xô đến, leo lên tận đỉnh mà gặm mà nhấm các mắt lưới để tìm cách chọc thủng.
Thằng bé vẫn không ngủ được. Nó lại gọi:
- Ông ơi!
- Gì?
- Thế ông tí là gì?
- Ông tí là chuột.
Cách giải thích làm thằng bé bớt sợ một phần. Nó đã từng trông thấy chuột bạch và nó không sợ chuột bạch. Tuy vậy nó hãy còn lên tiếng hỏi:
- Thưa ông?
- Gì đó?
- Sao ông không nuôi một con mèo?
- Trước tao có một con, tao mang lại đây, nhưng chúng ăn thịt mất.
Câu giải thích này thủ tiêu hiệu quả của câu thứ nhất. Thằng bé lại run sợ. Cuộc đối thoại giữa nó và Gavrốt diễn ra lần thứ tư.
- Thưa ông?
- Gì nữa?
- Ai bị ăn thịt?
- Con mèo.
- Ai ăn thịt con mèo?
- Ông tí!
- Chuột ấy à?
- Phải, chuột.
- Thằng bé chết khiếp về việc chuột ăn thịt mèo. Nó hỏi thêm:
- Thưa ông, nhưng con chuột ấy nó có ăn thịt được chúng mình không?
- Nó ăn đến đầu đấy chứ lị.
Nỗi kinh khủng của đứa bé lên đến tột độ. Nhưng Gavrốt nói:
- Bé chả sợ. Lũ nó không vào đây được đâu. Vả lại đã có tao. Nào, nắm lấy bàn tay tao rồi im đi mà ngủ thử nào!
Gavrốt với tay qua mình thằng anh để cầm tay thằng em. Thằng bé ôm siết bàn tay ấy vào người và thấy yên lòng. Cho biết lòng can đảm và sức mạnh có thể truyền cho người khác một cách mầu nhiệm.
Bây giờ quang cảnh chung quanh trở lại yên lặng bởi vì chuột nghe tiếng nói xì xào sợ đã lánh xa. Mấy phút sau chúng trở lại và làm nhặng lên, nhưng vô ích, ba đứa trẻ đã ngủ say, không nghe thấy gì nữa.
Đêm càng về khuya. Bóng tối phủ lên quảng trường Bátxti mênh mông. Gió đông thổi từng hồi lẫn với mưa. Các đoàn tuần tra lục lạo từng ngõ, từng lối, từng mảnh vườn hoang, từng xó tối hòng bắt những tên du đãng ăn gió nằm sương; chúng lẳng lặng đi qua trước tượng voi. Con quái vật đứng lặng yên, mắt mở nhìn vào bóng tối có vẻ như mơ màng đắc ý vì cái hành vi nhân đạo của mình: nó che chở cho ba đứa trẻ tội nghiệp đang ngủ để chúng khỏi lụy vì trời, vì người.
Muốn hiểu sự việc sắp xảy ra, phải nhớ rằng thuở ấy bốt canh quảng trường Bátxti đóng ở phía bên kia quảng trường cho nên dẫu có việc gì xảy ra bên cạnh con voi, tên lính gác cũng không nghe thấy.
Gần sáng, có một người từ phố Xanh Ăngtoan chạy ra, vượt qua quảng trường, đi vòng mảnh đất quanh Cột đồng Tháng Bảy,[264] len qua bao lơn và đứng dưới bụng voi. Nếu có ánh sáng chiếu lên mình người ấy, người ta thấy ướt sũng, chắc người ta sẽ đoán được ra là hắn ở ngoài mưa suốt đêm. Khi đến dưới bụng con voi, hắn kêu lên một tiếng kỳ dị, thứ tiếng kêu ấy không thuộc ngôn ngữ nước nào cả, chỉ có con vẹt là lặp lại được. Người mới đến lặp lại hai lần tiếng kêu ấy. Nếu muốn lấy chữ mà viết ra tiếng ấy để có một ý niệm xa xôi thì phải viết:
Kirikikiu!
Khi người lạ mặt gọi lần thứ hai thì có một giọng nói trong trẻo và non nớt từ trong bụng voi đáp lại:
- Có đấy.
Liền sau đó, tấm ván chắn lối ra bị đẩy đi và một thằng bé chui ra, theo chân voi tụt xuống đứng bên người mới đến. Thằng bé ấy là Gavrốt. Người mới đến là Môngpácnát.
Còn tiếng kêu Kirikikiu có lẽ nó có nghĩa là: Tôi hỏi thăm ông Gavrốt.
Khi nghe tiếng gọi, Gavrốt đã vùng dậy, hé tấm lưới nò ra ngoài rồi đậy lại cẩn thận, xong chú mở cái vỉ nhảy xuống.
Môngpácnát và Gavrốt yên lặng nhận mặt nhau trong đêm tối. Môngpácnát chỉ nói:
- Chúng tao cần mày, mày lại đằng này giúp bọn tao một tay.
Gavrốt chẳng đòi giải thích gì thêm nữa.
- Được, tớ đi đây.
Hai đứa nhắm đi đến phố Xanh Ăngtoan. Chúng len lỏi nhanh nhẹn giữa những đoàn xe dài chở hoa quả bắt đầu đi về chợ.
Các bác hàng rau ngồi xổm trên xe đương ngủ gật giữa mấy đống rau quả, áo tơi kéo lên tới mang tai vì mưa tạt nghiêng. Họ không buồn để ý đến hai ông khách qua đường lạ lùng ấy.
III
DIỄN BIẾN CỦA CUỘC VƯỢT NGỤC
Cũng đêm ấy, ở nhà ngục La Phoócxơ đã xảy ra việc sau đây.
Mặc dù Tênácđiê bị giam cách biệt, Bơruygiông, Gơlơme, Babe và hắn ta cũng đã bàn nhau cùng vượt ngục. Ngay sau đó, Babe một mình trốn trước, như Môngpácnát đã kể với Gavrốt trên kia.
Thằng Môngpácnát ở ngoài, sẽ giúp đỡ chúng một tay.
Bơruygiông bị giam một tháng trong buồng phạt, đủ thì giờ cho hắn làm hai việc, thứ nhất, bện xong một cái dây, thứ hai nghĩ xong một kế hoạch. Cái buồng tàn khốc để giam người tù bị kỷ luật, ngày xưa gọi là ngục tối và gồm có bốn bức vách đá, một cái trần đá, một cái nền lát đá phiến, một tấm giường ván, một lỗ thông hơi có chắn lưới sắt và một cánh cửa bọc sắt. Nhưng ngục tối, người ta cho là quá gớm ghiếc. Ngày nay chỗ giam phạt ấy gồm có một cánh cửa sắt, một lỗ thông hơi chắn song sắt, một tấm giường ván và một cái nền lát đá phiến, một cái trần đá và bốn bức vách đá có tên là buồng phạt. Giữa trưa thì trong buồng phạt ấy - một tí ánh sáng. Mối hại của thứ buồng phạt ấy - các bạn thấy đó, đâu có phải là ngục tối! - Là bắt con người có sức lao động phải ngồi bó gối nghĩ ngợi.
Bởi vậy, Bơruygiông đã nghĩ ngợi và khi hết hạn ở buồng phạt ra thì hắn mang theo ra một cái dây. Vì cho hắn là tù nguy hiểm, không thể để ở trại ngoài, người ta tống hắn vào Trại Mới. Cái thứ nhất, hắn tìm thấy ở đó là Gơlơme, cái thứ nhì là một cái đanh, tìm thấy Gơlơme là tìm thấy tội ác, tìm thấy cái đanh là tìm thấy tự do.
Đã đến lúc phải biết rõ Bơruygiông, Bơruygiông dáng người như yếu đuối, hắn có thâm ý làm ra vẻ ưu tư, nhu nhược. Thật ra hắn là một tên khỏe mạnh, lễ phép, khôn ngoan, gian giảo. Cái nhìn của hắn như vuốt ve người ta, nụ cười của hắn thâm hiểm. Nụ cười ấy do bản chất hắn, còn con mắt âu yếm kia là do hắn có chí luyện nên. Nhưng tìm tòi đầu tiên của Bơruygiông về nghệ thuật hướng về cái mái nhà. Nhờ hắn, kỹ thuật của những người thợ giở mái, lột máng nước đạt những bước tiến lớn hơn với phương pháp bóc dạ dày bò.
Cơ hội rất thuận lợi để vượt ngục là chính lúc bấy giờ, thợ lợp đang tháo chữa một số đá lợp mái. Sân Xanh Bécna không cách biệt hẳn với sân Sáclơmanhơ và sân Xanhlui. Ở các tầng cao có nhiều giàn giáo và thang, nghĩa là có cầu và tam cấp dẫn về phía giải phóng.
Trên đời không có nhà nào nứt nẻ, đổ nát hơn Trại Mới. Đó là nơi sơ hở nhất trong nhà ngục. Tường bị tác dụng của chất diêm tiêu bám vào đã lở ra từng phiến đá có khi rơi xuống mình tù nhân đang nằm trên giường, vì vậy người ta phải ghép ván dưới các vòm cuốn trong phòng ngủ để chèn đỡ. Người ta phạm sai lầm lớn khi giam vào cái nhà cũ nát ấy những tên can cứu đáng sợ nhất, những “ca nghiêm trọng” như ngôn ngữ lao tù nói.
Ở Trại Mới có bốn phòng ngủ ở bốn tầng gác và một buồng cao mệnh danh là Mỹ phòng. Một ống khói rộng, có lẽ là ông khói nhà bếp của bọn công tước La Phoócxơ ngày xưa, đi từ nền nhà, xuyên qua bốn tầng gác, lên tận mái và nhô lên khỏi mái. Nó có vẻ như một cây trụ thép chắn giữ mỗi phòng ngủ.
Gơlơme và Bơruygiông ở chung một phòng ngủ. Cẩn thận người ta xếp chúng ở tầng gác dưới nhất. Tình cờ đầu giường chúng kê sát vào ống khói.
Chính Tênácđiê ở ngay trên đầu chúng, trên buồng cao.
Khách qua đường dừng ở phố Quyntuya Xanh Catơrin trước cổng xe của Nhà Tắm, sau khi qua khỏi trại lính cứu hỏa, nhìn thấy một cái sân đầy cây hoa, cây cảnh trồng trong thùng. Ở cuối sân là một cái nhà tròn nho nhỏ quét vôi trắng, có hai chái và những cửa nhà chắn gió sơn xanh trông khá vui mắt. Cảnh này thật xứng với ước mơ hoang dã của Giăng Giắc.[265] Mười năm về trước, cái nhà trong đó tựa lưng vào một bức tường lớn, màu đen, trần trụi, xấu xí, nhô cao lên trên mái nhà. Đó là bức tường bao bọc con đường tuần tra của nhà lao La Phoócxơ.
Bức tường sau cái nhà tròn đó là Mintơn nhìn thấy đằng sau Béccanh.[266]
Dù bức tường rất cao, vẫn còn một mái nhà cao hơn đen sì, ở sau bức tường. Đó là mái nhà của Trại Mới. Ở mái nhà có bốn lỗ thông hơi có tra chấn song sắt. Đó là những cửa sổ của Mỹ Phòng. Một ống khói đâm qua mái nhà, cái ông khói xuyên các buồng ngủ nói trên.
Mỹ Phòng là buồng áp mái, hình dáng như một cái nhà chợ, có ba lớp chấn song sắt bọc ngoài, cửa thì bọc tôn đóng chi chít đanh rất lớn. Cứ đằng bắc mà vào thì bên trái có bốn lỗ thông hơi, bên phải đối diện với bốn lỗ thông hơi có bốn cái chuồng hình vuông khá rộng, cách nhau một cái hành lang hẹp; các chuồng ấy, dưới thì xây tường đến ngang ngực, trên thì cắm song sắt lên tận mái.
Tênácđiê bị giam kín trong một cái chuồng như thế từ đêm mồng ba tháng hai. Không ai khám phá được hắn dùng cách nào và có ai ám trợ hắn mà hắn đã sắm được một chai rượu và cất giấu chai rượu ấy trong chuồng giam. Thứ rượu chó pha thuốc mê ấy người ta nói do Đêruy sáng chế. Đảng trộm Phục Rượu Mê dùng rượu ấy làm cho nó nổi tiếng.
Trong nhiều nhà ngục, thường có những nhân viên phản phúc, nửa là người canh ngục, nửa là kẻ trộm, chúng làm tay sai cho cảnh sát vì tiền và cũng vì tiền mà giúp đỡ cho bọn tù vượt ngục, giống như những đứa ở ăn xén tiền chợ của chủ.
Cũng cái đêm Gavrốt đón hai đứa bé bơ vơ về chỗ trọ, Bơruygiông và Gơlơme lặng lẽ thức dậy và dùng cái đanh của Bơruygiông xoi khoét ống khói kế giường. Chúng biết rằng ở ngoài, Babe vừa vượt ngục lúc sáng đương chờ đón chúng, cùng với Môngpácnát.
Vôi gạch khoét ra rơi xuống giường Bơruygiông thành thử không ai nghe tiếng. Ở ngoài, mưa to gió lớn xen lẫn sấm sét làm các bản lề cửa rít lên, khiến nhà ngục vang dội những tiếng ồn ào ghê gớm rất tiện cho công việc của chúng. Một vài tên tù thức dậy lại vờ ngủ, để mặc tình Gơlơme và Bơruygiông. Bơruygiông khéo tay, Gơlơme khỏe. Tên cai ngục chủ ở buồng có cửa sổ chắn song mở vào phòng ngủ vẫn không nghe một tiếng động nào cả, thế mà ống khói đã bị khoét, hai thằng cướp đã leo ngược lên, bẻ miếng vỉ sắt trên ống khói và leo ra mái nhà. Gió mưa càng dữ, mái nhà trơn như mỡ. Bơruygiông bảo:
- Chúng mình vượt ngục đêm nay thật là tuyệt![267]
Giữa chúng và bức tường bọc ngoài là một cái vực rộng nửa trượng. Dưới đáy vực, súng của tên lính gác lấp lánh trong đêm tối. Chúng lấy cái dây Bơruygiông bện trong ngục tối đem buộc một đầu vào mấy thanh chắn sắt miệng ống khói vừa bị bẻ cong, ném đầu dây kia qua bức tường. Rồi chúng tiếp nhau nhảy đu người qua khỏi vực, bám lấy đầu tường, vượt qua tường, theo dây tụt xuống một mái nhà nhỏ, thu dây lại, nhảy xuống Sâu Tắm, vượt qua sân, khẽ đẩy tấm ván nhỏ chắn buồng người gác cổng kéo cái dây thòng lòng bên cạnh đấy, thế là cổng lớn mở ra cả hai đứa ra ngoài đường phố.
Từ lúc chúng đứng lên giường giữa đêm tối với cái danh trong tay và một kế hoạch vượt ngục trong não cho đến bây giờ, không quá bốn mươi lăm phút.
Lát sau, chúng gặp thằng Babe và thằng Môngpácnát lảng vảng quanh đấy.
Lúc kéo dây về, dây bị đứt, chỉ còn một đoạn lơ lửng buộc vào ống khói. Còn chúng thì chẳng bị thương tích gì ngoài việc da tay hầu như tuột hết.
Cũng đêm ấy, Tênácđiê được báo trước - không biết bằng cách nào - nằm thức để đợi.
Khoảng một giờ sáng, đêm ở ngoài tối như mực, hắn nhìn qua lỗ thông hơi trước chuồng hắn, thấy hai bóng đen lướt qua trên mái nhà, trong mưa rào gió dữ. Một bóng đen dừng lại trước lỗ thông hơi một thoáng, vừa đủ để hắn nhận thấy. Đó là Bơruygiông và hiểu hết. Đối với hắn, như thế là đủ lắm rồi.
Tênácđiê bị coi là một tên sát nhân và bị giam cứu vì dùng khí giới bắt người khảo của. Vì thế, đêm ngày hắn bị canh giữ. Một người lính gác, súng nạp đạn cứ đi qua đi lại trước chuồng nó. Hai giờ một lần người ta thay lính gác. Trong buồng cao ấy có một chiếc đèn treo sát tường. Tên tù phải mang một đôi xiềng chân nặng hai mươi lăm cân. Ngày nào cũng vậy, cứ đến bốn giờ chiều thì tên cai ngục đi với hai con chó dữ vào buồng nó, - lúc bấy giờ người ta còn làm thế - đặt cạnh giường một cái bát đen một cân, một hũ nước lã với một âu canh suông và khám xiềng xích, gõ mấy cái song sắt xem có gì khác hay không. Đêm, nó lại dắt chó đến hai lần nữa.
Tênácđiê được phép giữ một cái chốt sắt dùng để găm bánh mì lên tường, theo hắn nói thì là "để cho chuột khỏi ăn". Vì Tênácđiê luôn luôn có người coi giữ cho nên cái chốt sắt cho nó người ta thấy cũng chẳng sao. Sau này người ta mới nhớ ra rằng có một tên gác ngục đã bảo: "Có lẽ nên cho nó một cái chốt gỗ thì hơn".
Hôm ấy lúc hai giờ sáng, một anh tân binh thay phiên gác cho người lính già vừa canh ở đây. Mấy phút sau tên cai ngục theo thường lệ dắt con chó đi khám xét chỉ để ý là người gác quê mùa và non dại quá chứ không thấy gì khác. Bốn giờ sáng, khi người ta đến đổi phiên canh thì thấy anh lính gác nằm sõng xoài dưới đất như khúc gỗ, ngủ mê mệt. Tênácđiê không còn ở đấy. Trên trần nhà có một lỗ hổng, và ngay trên đó, ở mái, có một lỗ nữa. Một tấm ván giường bị tháo đi và có lẽ tên tù đã mang theo, vì mãi sau vẫn không tìm thấy. Trong buồng còn một chai rượu đã uống dở, thứ rượu mê ấy Tênácđiê đã dùng để mời anh lính gác. Cái lưỡi lê của anh lính cũng mất.
Lúc bấy giờ, người ta tưởng Tênácđiê đã thoát ra ngoài rồi. Sự thật thì đành là hắn ta không còn ở trong Trại Mới nữa, nhưng vẫn ở trong một cảnh huống vô cùng nguy hiểm. Hắn đã thoát hẳn đâu!
Lên đến Trại Mới, Tênácđiê bắt gặp đoạn dây đứt buộc lơ lửng ở miệng ống khói. Nhưng dây ngắn quá Tênácđiê không thể dùng để vượt qua khoảng cách giữa mái nhà này và bức tường bọc, như Bơruygiông và Gơlơme trước đấy. Từ phố Balê rẽ qua phố vua Xixin thì ai cũng thấy ngay ở bên phải một khoảng lõm tồi tàn. Ở đấy trước kia là một tòa nhà, bây giờ chỉ còn trơ bức tường hậu cao vòi vọi tiếp giáp các ngôi nhà còn nguyên vẹn ở hai bên.
Cái di tích này còn nhận ra được nhờ hai cái cửa sổ vuông to còn sót lại, cái ở giữa, gần chái bên phải hơn được chắn lại bởi một đòn ngang han mục. Qua các cửa ấy ngày trước, người ta nhìn thấy một bức tường cao to ảm đạm, vốn là một mảnh của vành thành bọc con đường tuần tra của nhà lao La Phoócxơ.
Khoảng trống ở đường phố do ngôi nhà bị phá hủy để lại đã được che lấp một nửa bởi một hàng rào song gỗ mục nát dựa vào năm trụ đá. Trong rào, tựa vào bức tường cũ, có một cái nhà gỗ nhỏ. Hàng rào song có một cửa ra vào mấy năm trước đây chỉ gài chốt.
Khoảng ba giờ sáng, Tênácđiê tới đỉnh bức tường thành ấy.
Tênácđiê đến đấy bằng cách nào? Điều này chưa bao giờ người ta hiểu và giải thích được. Chớp giật hình như vừa làm rầy nó vừa giúp đỡ nó. Nó có dùng thang gỗ và giàn giáo của thợ lợp để chuyển từ mái này sang mái khác, từ rào này sag rào khác, từ phòng này qua phòng khác ở các trại sân Xanh Lui, từ đó qua bức tường thành quanh đường tuần tra để đến cái nhà nát phố vua Xixin không? Thế nhưng đi theo hành trình này thì có những đoạn đứt quãng có lẽ không khắc phục được. Hay là nó đã dùng tấm ván giường của nó bắc một cái cầu từ mái Mỹ Phòng qua bức tường khu tuần tra? Rồi nó bò lết trên ngọn tường quanh nhà lao để đến cái nhà nát? Tuy nhiên bức tường đó nhô răng cưa và cao thấp không chừng: ngang trại Cứu hoả nó thấp xuống, đến Nhà tắm nó cao lên; lại có những nhà cửa cắt ngang tường; chỗ khách sạn Lamoanhông, tường không cao như chỗ phố Pave và chỗ nào cũng đều có những mảng tụt, những góc đứng. Ngoài ra lính gác rất dễ thấy cái dáng đen sì của tên vượt ngục. Cả hai cách đều không thể dùng để trốn thoát. Hay là Tênácđiê đã sáng tạo ra một cách vượt ngục thứ ba, bởi vì đầu óc hắn đã rực sáng nhờ khao khát tự do một cách ác liệt, sự khao khát đó như có phép thần biến vực thẳm thành hào cạn, song sắt thành nan tre, một tên bại liệt thành lực sĩ, một đứa bò lết thành chim trời, ngu đần thành bản năng, bản năng thành trí tuệ và trí tuệ thành thiên tài? Ai biết được!
Không ai biết hết những kỳ diệu trong việc vượt ngục. Kẻ vượt ngục như có thần linh mách bảo, chúng tôi nói lại điều đó. Có cái gì như là sao sáng và chớp loè trong ánh lửa bí ẩn soi rọi các cuộc đào vong. Cái cố gắng để vươn ra tự do cũng lạ lùng như cái vỗ cánh để lao vào khoảng không cao cả. Người ta hỏi về một tên kẻ cướp vượt ngục: nó làm thế nào để leo lên cái mái nhà kia nhỉ? Cũng như người ta hỏi về Cornây: ông ta tìm ở đâu ra tiếng Chết kia chứ?[268]
Tênácđiê đã đến trên đầu bức tường cổ, mồ hôi nhễ nhại, áo quần đẫm nước mưa và rách bươm ra từng mảnh, da tay xây xát, khuỷu tay chảy máu, da đầu gối toạc ra. Hắn nằm dài trên đầu đường, kiệt sức. Từ chỗ hắn nằm xuống tới nền đường bằng một tầng gác ba xuống.
Cái thừng của hắn quá ngắn.
Xanh xao, kiệt quệ, hắn nằm chờ, trong lòng trước kia hy vọng bao nhiêu thì nay tuyệt vọng bấy nhiêu. Đêm còn tối, không ai trông thấy hắn, nhưng hắn tự nhủ chỉ lát nữa trời sẽ sáng. Hắn run sợ trước về cái giây phút nghe đồng hồ nhà thờ Xanh Pôn gần đấy đổ bốn tiếng. Giờ ấy sẽ là giờ người ta đổi phiên gác, giờ ấy người ta tìm thấy anh lính ngủ say dưới mái nhà bị chọc thủng. Qua ánh sáng lờ mờ các ngọn đèn phố, Tênácđiê nhìn xuống nền đường một cách hãi hùng, cái nền đá sâu thăm thẳm ươn ướt và đen sì, cái nền hắn vừa ước ao vừa khiếp sợ, cái nền đó vừa là chỗ chết vừa là cảnh tự do. Tênácđiê tự hỏi, không biết ba thằng bạn đồng loã kia có trốn thoát không, chúng có đợi hắn không, có tìm cách giúp hắn không. Hắn nghe ngóng. Từ lúc đến đây, không có ai đi qua, trừ một đội lính tuần tra. Những người bán rau ở Môngtơrơi, ở Sarôn, ở Vanhxen, ở Bécxy đi chợ đều đi theo đường Xanh Ăngtoan.
Chuông đồng hồ đổ bốn tiếng, Tênácđiê rùng mình. Chỉ mấy phút sau, trong nhà ngục có tiếng xôn xao náo động. Đây là cảnh huyên náo thông thường khi khám phá một vụ vượt ngục: tiếng những cánh cửa mở ra khép lại, tiếng rít của bản kề ở các cánh cổng chấn song, tiếng xôn xao của đoàn lính cai tù, tiếng gọi nhau ầm ĩ giữa bọn cai ngục, tiếng báng súng đập xuống nền, bấy nhiêu thứ tiếng bay đến tai Tênácđiê. Ánh đèn chập chờn lên xuống ở các cửa sổ chăng lưới, một ngọn đuốc chạy dọc trong phòng cao Trại Mới, lính chữa lửa ở đồn cạnh đấy được gọi sang giúp, những chiếc mũ ướt mưa của họ lấp lánh dưới ánh đuốc, đi đi lại lại trên mái nhà. Cùng lúc ấy phía ngục Bátxti, một thứ ánh sáng mập mờ rạng lên một cách kinh khủng ở chân trời.
Tênácđiê đang ở trên ngọn một bức tường dày ba tấc. Nó nằm dưới mưa, bên phải có một vực thẳm, bên trái có một vực thẳm, không cựa được, vừa chóng mặt vì sợ ngã, vừa hồi hộp vì sợ bị bắt. Như một quả lắc trong cái chuông tâm trí hắn chao qua đảo lại giữa hai tư tưởng: ngã thì chết, nằm yên thì trở vào tù.
Trong cảnh hoang mang, thình lình Tênácđiê trông thấy một bóng người lướt sát tường các nhà phố đến đứng ở quảng lõm dưới chỗ hắn lơ lửng nằm. Kế đó một người thứ hai, cũng men đi cẩn thận như người trước, rồi một người thứ ba và một người thứ tư. Khi đã tụm lại, một người đẩy then mở cửa ở rào xong và cả bốn lách vào trong khoảng đất có cái nhà nát. Họ đứng ngay ở chính chỗ Tênácđiê nằm.
Những người kia đã chọn chỗ lõm đó hiển nhiên là vì không muốn cho khách qua đường trông thấy họ đang bàn việc và cũng muốn tránh mắt tên lính gác cửa nhà lao La Phoócxơ ở cách mấy bước. Phải nói rằng mưa đã giữ chịt tên lính trong chòi canh của nó. Tênácđiê không trông thấy mặt họ, đã lắng nghe tiếng họ với sự chăm chú của con người tuyệt vọng.
Nghe họ dùng tiếng lóng, Tênácđiê thoáng thấy có một chút hy vọng. Người thứ nhất nói khẽ, nhưng rất rõ ràng:
- Buồm đi thôi. Còn lục đục làm gì ixigô?
Người thứ hai đáp:
- Mưa như trút máng thế này! Với lại tuần kiểm sắp kéo qua, còn thằng gác thì cứ trồng nến ở đấy. Khéo không nó hốt chúng mình ixicay.
Hai tiếng ixigô và ixicay đều có nghĩa là ở đây. Tiếng thứ nhất là tiếng lóng ngoại ô, tiếng thứ hai là tiếng lóng ở nhà ngục Tăngpơlơ. Đó là những tia sáng đối với Tênácđiê. Nghe ixigô, hắn biết là Bơruygiông, tên du đãng ở các cửa ô, nghe ixicay hắn biết là Babe vì tên này kiêm nghề buôn vặt ở nhà lao Tăngpơlơ.
Tiếng lóng của thế kỷ vĩ đại bấy giờ là chỉ còn thấy dùng ở nhà ngục Tăngpơlơ và cũng chỉ có Babe là người duy nhất sử dụng được thuần tuý. Nếu Babe không nói tiếng ixicay thì Tênácđiê đã không nhận ra hắn, vì hắn đã hoàn toàn đổi giọng.
Tên thứ ba chen vào:
- Không chuyện gì phải vội. Hãy đợi một tí nữa. Chắc đâu hắn không cần đến chúng ta.
Nghe câu văn phổ thông này, Tênácđiê nhận ra Môngpácnát, Môngpácnát cho là hiểu được mọi thứ tiếng lóng mà không nói tiếng lóng mới là lịch sự.
Tên thứ tư không nói, nhưng đôi vai rộng của nó vẫn báo cho biết nó là ai. Tênácđiê không phân vân nhận ngay ra đó là Gơlơme.
Bơruygiông nói khẽ, nhưng sôi nổi:
- Mày phun cái gì đó? Tao thì tao nói rằng thằng bán cơm đó không trốn ra được. Nó không biết cách mà! Xé sơmi, xé chăn giường để làm dây, khoét cửa, làm giấy tờ giả, chìa khóa giả, chặt xiềng, buộc treo dây ở ngoài, lẩn trốn, trá hình, phải khôn ranh lắm mới làm được! Lão già ấy không thể làm được, lão không biết cách.
Babe tiếp lời, vẫn bằng thứ tiếng lóng cổ điển mà Pulaiê và Cáctút dùng. Thứ tiếng lóng này đối với cái tiếng lóng mạnh dạn, mới mẻ, màu mè và liều lĩnh mà Bơruygiông dùng cũng giống như ngôn ngữ Raxin đối với ngôn ngữ Ăngđrê Sêniê:[269]
- Tên chủ quán của mày có dễ đã bị tóm tại trận. Phải là sói già mới được, còn hắn chỉ là chó mới mở mắt. Chắc là hắn đã bị một tên cớm, không chừng là một con cừu đóng vai huynh đệ lừa phỉnh. Này Môngpácnát mày thử nghe tiếng rào rào trong ổ quỷ đó xem! Mày cũng đã thấy những đèn đuốc kia chứ? Hắn đã bị tóm lại rồi, chắc chắn! Phải kéo cày hai mươi thu nữa rồi. Tao không gờm, tao không phải là cáy, điều đó ai cũng biết, nhưng không còn làm gì được nữa đâu, nếu cứ cố thì bọn chúng sẽ cho chúng ta nhảy nhót đó. Thôi đừng giận dữ, đi với chúng tớ đi, tợp ít hớp cho vui.
- Ai lại bỏ rơi bạn bè trong hoạn nạn, Môngpácnát càu nhàu.
- Tao thề với mày là nó bị tròng lại rồi. Giờ này thì thằng chủ quán đó chẳng còn đáng một chinh! Ta biết làm sao! Dông thôi. Tao thấy như là đã bị một tên cớm nào thộp ngực rồi!
Môngpácnát chỉ còn chống cãi yếu ớt. Thật ra, theo tục bọn kẻ cướp không bao giờ bỏ nhau trong cơn nguy biến, bốn đứa chúng đã lò dò suốt đêm quanh nhà ngục La Phoócxơ. Mặc dù việc ấy nguy hiểm, chúng vẫn không ngại vì hy vọng Tênácđiê sẽ xuất hiện trên một bức tường nào. Nhưng đêm đã trong sáng, đường sá vắng tanh, không một bóng người vì mưa rào, trời bắt đầu lạnh, quần áo ướt sũng, giầy thấm nước, rồi tiếng xôn xao đáng sợ trong nhà lao, những đội tuần tra đi lại, thời gian chờ đợi quá lâu, hy vọng tiêu dần, sợ hãi hiện đến, tất cả những thứ ấy thúc giục bọn chúng rút lui. Đến cả thằng Môngpácnát, thằng ấy đối với Tênácđiê một phần nào cũng như là con rể, cả thằng Môngpácnát cũng nhượng bộ. Chỉ ít nữa là chúng đi mất. Nằm trên tường, Tênácđiê thấy trong lòng hồi hộp như những hành khách đắm tàu còn sống sót trên bè ở giữa biển, đang nhìn thấy chiếc tàu cứu nạn hiện ra rồi lại biến đi nơi chân trời.
Nó không dám gọi, gọi nhỡ người ta nghe thấy thì hỏng cả. Trí nó bỗng nhiên nảy ra một ý kiến, một ý kiến cuối cùng, một tia chớp: nó móc túi, lấy mẩu dây của thằng Bơruygiông, mẩu dây nó đã tháo trên ống khói và ném xuống.
Mẩu dây rơi dưới chân lũ cướp.
Babe nói:
- Một cái dây.
- Dây của tao đây, Bơruygiông bảo.
- Đích lão chủ quán rồi, Môngpácnát nói.
Chúng ngẩng nhìn lên. Tênácđiê thò đầu ra một tí.
Môngpácnát bảo:
- Mau lên! Bơruygiông, mày có khúc dây đó không?
- Có đây.
- Nối hai đoạn dây với nhau rồi ném lên cho nó. Nó sẽ buộc dây vào tường tụt xuống. Có đủ dây để leo xuống đây.
Tênácđiê đánh liều lên tiếng:
- Tao cóng rồi.
- Chúng tớ sẽ sưởi cho.
- Tao không cựa được.
- Mày cứ thế mà tụt xuống, chúng tớ sẽ hứng đón mày.
- Hai bàn tay tao tê giá rồi.
- Thì hãy cứ buộc dây vào ngọn tường thôi mà.
- Chịu thôi!
- Thế thì phải có thằng nào trong bọn ta leo lên với nó mới xong - Môngpácnát nói.
- Những ba tầng gác. Bơruygiông buột miệng.
Từ nhà gỗ, có một ống khói bằng thạch cao đâm lên và dựa theo bức tường cũ, lên thẳng gần tới chỗ Tênácđiê nằm. Cái ống khói ấy rạn lở cả hẹp lắm.
Môngpácnát nói:
- Có thể theo ống khói ấy mà lên.
- Theo ống ấy? Babe kêu. Một tướng thì không thể. Phải là một tốt mới được. (Người lớn; Bé con)
Bơruygiông phụ hoạ:
- Phải có một chú ranh.
- Tìm đâu ra chú tép! Gơlơme bảo.
- Hãy gượm, Môngpácnát nói. Tớ có rồi.
Hắn nhẹ tay hé mở cửa rào, nhìn xem cho chắc là không có ai đi qua rồi mới cẩn thận lách mình bước ra, khép cửa lại và nhắm hướng ngục Bátxti mà chạy.
Bảy tám phút trôi qua, đối với Tênácđiê là bảy tám nghìn thế kỷ. Babe, Bơruygiông, Gơlơme không hé răng nói nửa lời. Cánh cửa lại hé mở, Môngpácnát trở về, mồm thở hồng hộc, Gavrốt theo sau. Trời vẫn mưa trên đường vắng ngắt.
Chú bé Gavrốt bước vào, mắt thản nhiên nhìn mấy bộ mặt kẻ cướp. Nước mưa từ trên đầu chú chảy giọt xuống. Gơlơme hỏi Gavrốt:
- Oắt! Mày là một thằng người đấy chứ?
Gavrốt nhún vai đáp:
- Oắt như tớ là người, người như các chú là oắt.
- Ranh lém lắm! Babe khen.
Bơruygiông thêm:
- Ranh mà ranh Pari thì không phải ranh rơm ranh rạ đâu nhé!
- Các ông tướng cần gì? Gavrốt hỏi.
- Leo ống này. Môngpácnát đáp.
Mấy thằng kia nói tiếp nhau:
- Với cái dây.
- Và buộc dây.
- Vào đầu tường.
- Chỗ chấn song cửa.
Gavrốt hỏi:
- Rồi sao nữa?
- Chỉ vậy thôi. Gơlơme đáp.
Chú bé ngắm cái dây, cái ống khói, bức tường, các cửa sổ rồi làm một tiếng phì môi khinh thường, khí tả, có ý như nói:
- Chỉ thế thôi ư?
Môngpácnát bảo:
- Trên đó có một mạng người. Chờ mày cứu sống.
Bơruygiông hỏi:
- Mày có bằng lòng làm không?
Gavrốt hình như cho câu hỏi đó quá lạ lùng. Hắn chỉ đáp: ngốc! Rồi hắn tháo giầy.
Gơlơme bốc Gavrốt một tay lên mái nhà; ván mục oằn xuống răng rắc dưới thân hình chú bé: nó đưa cho Gavrốt sợi dây Bơruygiông đã nối lại trong lúc Môngpácnát đi vắng. Chú bé tiến lại ống khói và chui vào dễ dàng nhờ một cái kẽ khá rộng ở sát mái nhà. Lúc nó sắp leo lên thì Tênácđiê thấy mình gần như đã được cứu thoát cũng chồm người ra xem. Ánh sáng ban mai vừa thoạt đầu hiện ra soi vào cái trán nhễ nhại mồ hôi của Tênácđiê, hai gò má tím ngắt, cái mũi mỏng và nhọn có vẻ man rợ, bộ râu hoa râm lởm chởm. Gavrốt nhận ra Tênácđiê, nói:
- Ơ kia! Cha mình đây mà…! Cũng được thôi!
Rồi nó ngậm cái thừng, quả quyết trèo lên.
Leo tới đỉnh nhà nát, nó dạng chân cưỡi qua ngọn tường như cưỡi ngựa rồi buộc chặt thừng vào cái bậu cửa cũ.
Một lát sau Tênácđiê đã xuống đường phố.
Vừa xuống tới đất, không có gì nguy hiểm nữa thì nó cũng thấy hết mệt, không lạnh, không run. Những cảnh nguy biến vừa qua tan đi như mây khói, cái trí khôn kỳ quái, hiểm độc của nó bừng tỉnh và nhởn nhơ đứng lên, sẵn sàng tiến tới phía trước. Cái câu đầu tiên của nó là thế này:
- Giờ thì chúng mình thịt ai đây?
Có lẽ không cần giải thích cái tiếng đã sáng nghĩa ấy, sáng một cách ghê rợn, cái tiếng bao hàm ý giết chết và ý cướp tuốt, thịt nghĩa là xé nuốt, Bơruygiông bảo:
- Cho khéo! Đứng nép cả vào đây đi. Nói ba điều bốn chuyện rồi chia tay ngay mới được. Này, ở phố Pơluymê có một vụ xem chừng hay ra phết: phố vắng, nhà trơ trọi, chấn song cửa vào vườn mục nát và trong nhà chỉ có đàn bà thôi.
- Ồ! Thế sao lại không? Tênácđiê hỏi.
Babe đáp:
- Cái đĩ của mày, con Êpônin, đã đi thăm dò.
- Nó đã đưa một chiếc bánh quy về cho con mụ Manhông, Gơlơme bảo. Ở đây chẳng nước mẹ gì đâu!
- Cái đĩ chẳng đần độn đâu, Tênácđiê nói. Tuy vậy cũng phải đến xem sao.
- Đúng, đúng đấy, Bơruygiông nói. Phải xem lại thế nào.
Trong lúc chúng nói chuyện, chẳng đứa nào để ý đến chú bé Gavrốt ngồi trên trụ đá. Chú đợi một chốc, có lẽ đợi cho bố quay lại, nhưng đợi không được, chú xỏ giầy vào chân và nói:
- Xong rồi chứ? Các ông tướng không cần tớ nữa phải không? Các tướng thoát nạn rồi. Ta đi đây. Ta phải về đánh thức hai thằng bé nhà ta dậy.
Thế rồi nó đi.
Năm người lần lượt bước ra ngoài giậu.
Khi Gavrốt đã khuất ở khúc rẽ qua con đường Khiêu vũ, Babe bấm Tênácđiê, hỏi:
- Lúc nãy mày có nhìn thằng oắt không?
- Thằng oắt nào?
- Thằng oắt đã leo lên ngọn tường đem dây lên cho mày ấy mà.
- Không nhìn kỹ lắm.
- Ồ! Tao cũng không biết cho chắc, nhưng hình như con mày đó.
- Vậy à? Tênácđiê nói - mày thấy thế ư?
Rồi hắn đi thẳng.
QUYỂN VII: TIẾNG LÓNG
I
NGUỒN GỐC
Pigritia[270] là một từ ghê gớm. Nó sinh ra cả một thế giới La Pègre, hãy hiểu: việc trộm cắp và cả một địa ngục La Pègrenne, hãy hiểu: sự đói khát.
Như vậy lười biếng là mẹ đẻ.
Nó có một con trai là trộm cắp và một con gái là đói khát.
Hiện chúng ta đang ở địa hạt nào? Tiếng lóng.
Tiếng lóng là gì? Nó là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là một đánh cắp dưới hai hình thức, nhân dân và ngôn ngữ.
Cách đây ba mươi tư năm, khi thuật giả câu chuyện nghiêm trang và thảm đạm bày đưa vào một quyển sách, viết cũng một mục đích với quyển sách này (Quyển "Ngày cuối cùng của một người tử tù" Lederrnier jour d'un condamné), một tên ăn cắp nói tiếng lóng, thì người ta sửng sốt và la ó.
- Thế nào? Sao? Tiếng lóng à! Nhưng tiếng lóng thì thật là ghê tởm! Đó là ngôn ngữ của những tên khổ sai, những nhà ngục, của tất cả những gì khả ố nhất trong xã hội…
Chúng tôi chưa bao giờ hiểu được cái lối bôi bác đó.
Từ khi ấy, hai nhà tiểu thuyết lớn, một là người quan sát sâu sắt lòng người, còn một là bạn dũng cảm của nhân dân, Bandắc và Ơgien Xuy, để cho bọn kẻ cướp nói cái ngôn ngữ tự nhiên của họ, cũng như năm 1828 tác giả cuốn "Ngày cuối cùng của một người tử tù" đã làm và đã bị công kích. Người ta đã nhắc lại: "Các nhà văn muốn gì với cái khổ âm ngỗ ngược ấy? Tiếng lóng khả ố! Tiếng lóng làm cho người ta ớn run!"
Ai chối cãi cái đó? Chắc là không ai.
Nhưng trong việc thăm dò một vết thương, một vực thẳm hay một xã hội, thì đi sâu vào đi, đi đến tận đây, phải đâu là tội lỗi? Chúng tôi bao giờ cũng nghĩ rằng đó là một hành vi đôi khi dũng cảm, hay ít nhất là một hành động đơn giản, tự nhiên và có ích, xứng đáng được quan tâm, thông cảm đối với một nhiệm vụ tự nguyện đã hoàn thành. Tại sao không khám phá cho hết, không nghiên cứu cho hết, tại sao dừng lại ở nửa đường? Cái sào thăm dò có thể dừng lại, người thăm dò thì không.
Tìm tòi tận đáy xã hội, nơi đất hết và bùn bắt đầu, đào mò trong những đợt sóng to gió lớn ấy để truy bắt, nắm lấy và ném lên đường, tung ra ánh sáng cái thổ âm hèn hạ, nhầy nhụa bùn nhơ, cái ngữ vựng nung mủ, mà mỗi từ là một đốt ô uế của một con quái vật trong bùn đen và bóng tối, thì rõ ràng không phải là một công việc quyến rũ, cũng như không phải là một công việc dễ dàng. Không còn cái gì thảm đạm hơn là ngắm nghía, sau khi đã lột trần ra như thế, dưới ánh sáng của tư duy, cái đám nhung nhúc gớm ghê của tiếng lóng. Quả vậy hình như đó là một con vật kinh khủng tạo ra để cho bóng đêm, một con vật mà ta vừa rứt ra khỏi vũng thối. Người ta tưởng như nhìn thấy một cái búi kinh tởm, sinh động và lởm chởm, nó run rẩy, nó cử động, nó giãy giụa, nó đòi lại bóng tối, nó đe doạ và nó giương mắt nhìn. Từ này giống như một vuốt nhọn, từ kia như một con mắt đã tắt và ngấn máu; câu nọ như đang ngọ nguậy tựa một càng cua. Tất cả những thứ đó sống, cái sinh lực ghê tởm của những con vật đã được tổ chức trong tan rã của tổ chức. Bây giờ ta thử hỏi có lúc nào ta bỏ cấm chỉ nghiên cứu cái ghê tởm?
Từ bao giờ bệnh tật xua đuổi thầy thuốc? Người ta có thể hình dung được một nhà vạn vật học mà lại đi từ chối không nghiên cứu con rắn độc, con dơi, con bọ cạp, con rết, con nhện độc, vứt lại chúng vào bóng tối của chúng và nói: Ô! Xấu xí quá! Nhà tư tưởng mà quay mặt đi trước một ung nhọt, một mụn cóc. Đó sẽ là một nhà ngôn ngữ học do dự, khảo sát một thực tại của ngôn ngữ, một nhà triết học do dự dò xét một sự kiện của nhân loại: bởi vì tiếng lóng vừa là một hiện tượng của văn học, vừa là một kết quả xã hội. Tiếng lóng, căn bản, là gì? Tiếng lóng là ngôn ngữ của khốn cùng.
Tới đây, người ta bắt ta dừng lại. Người ta có thể khái quát hóa một sự kiện, đôi khi đó là cách giảm nhẹ nó đi; người ta có thể bảo chúng ta rằng, mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó. Người bán hàng khi nói: Montpelier sẵn sàng; Masesille phẩm chất tốt; nhân viên hối đoái khi nói: đem qua, hoa hồng, cuối tới; người đánh bạc khi nói: tiers et tout, refait de pique; người thừa phát lại các đảo xứ Normăngđi nói: L’afftiffeur s’arr ant a son fonds ne peut cjamer les fruits de ce fonds pendant la saisie héréditale dé immeubles du renonciateur; nhà soạn hài kịch nói: người ta đã làm vui con gấu (vở kịch đã bị huýt còi), người diễn viên khi nói: tôi làm phòng tối (Tôi đã diễn hỏng, mất khách); nhà triết học khi nói: tam đồng hiện tượng; người ta săn bắn khi nói: voileci allais, voleci fuyant; nhà não tướng học khi nói: ái lực tình, chiến đấu tính, tiết niệu tính; người lính bộ nói: cái kèn của tôi; người kỵ sĩ nói: con gà Ấn của tôi; khi thầy dạy kiếm nói: tierce, quarte, rompez; khi người thợ in nói: parlons bollo, thì, tất cả, thợ in, người đi săn, triết gia, diễn viên, kịch sĩ, thừa phát lại, tay cờ bạc, hối đoái viên, nhà buôn, đều đã nói lóng. Người họa sĩ khi nói: mon rapin, người chưởng khế khi nói: mon sau teruisseau, người làm tóc giả khi nói: mon commic, người chữa dép khi nói: mon gniaf (những từ này đều có nghĩa: người học trò của tôi), đều đã nói lóng. Nói cho cùng, và nếu người ta tuyệt đối muốn như vậy, thì tất cả những cách khác nhau để trỏ bên trái, bên phải của người lính thủy: bâbord và tribord, của người điều khiển máy: phía sân phía vườn, của người phụ việc trong nhà thờ: phía Thi huấn, phía Phúc âm là những cách nói lóng.
Có tiếng lóng của những phụ nữ õng ẹo cũng như có tiếng lóng của những bà kiểu cách. Lâu đài Răngbuiê cũng gần kề với lều hành khất. Có tiếng lóng của những bà công tước, bằng chứng là câu này, ở trong một bức thư tình của một bà lớn rất đẹp thời Phục hưng: “Ông sẽ thấy trong những chuyện ngồi lê đôi mách của cả một mớ những lý do để tôi phóng túng”. Những mật mã ngoại giao là tiếng lóng; ở phòng Chưởng ấn Giáo Hoàng, khi nói 26 để chỉ La Mã, grkztntgzyal để nói gửi đi và abfxustgrnogrkzutuxi để thay quận công xứ Môdenơ, đã nói lóng. Những thầy lang thời trung cổ, muốn nói cà rốt, củ cải, củ nave đã gọi là: opoponach, perfroschinum, reptitalmus, dracatholicum angelorum, postmegorum, cũng là nói lóng. Nhà sản xuất đường khi nói: vergeoise, têle, clairce, tape, lumps, melis, bâtarde, commun, brulé, ploque, con người lương thiện đó cũng đã nói lóng. Một trường phái phê bình, cách đây hai mươi năm khi nói: Một nửa Sếchxpia là chơi chữ và chơi đồng âm dị nghĩa, đã nói lóng. Thi sĩ và nghệ sĩ, với một ý thức sâu sắc, sẽ gọi ông Đờ Môngmôrăngxi là một “tư sản” nếu ông không phải người am hiểu về thơ và tượng, đã nói lóng. Một viện sĩ hàn lâm cổ điển gọi hoa là Flore, quả là Pômônơ, biển là Néptuyn, gọi tình yêu là lửa nhiệt, sắc đẹp là mối quyến rũ, con ngựa là “tuấn mã”, cái mão chương trắng hoặc tam tài là “đóa hồng của Benlon”, cái mũ có ba sừng là tam giác của Chiến thần, thì viện sĩ cổ điển ấy đã nói lóng.
Đại số, y học, thực vật học đều có tiếng lóng của nó. Ngôn ngữ mà người ta dùng trên tàu thủy, cái ngôn ngữ đáng thán phục của biển cả, rất đầy đủ và rất tạo hình mà Giăng Ba, Đuy Ken, Xuyphren và Đuyperê đã nói, nó lẫn với tiếng neo, xích, với tiếng loa, với tiếng búa đụng nhau, tiếng tàu chòng chành, tiếng gió bão, đại bác, là cả một thứ tiếng lóng oai hùng và rầm rộ, nó đối với tiếng lóng hoang sơ của kẻ cắp, như sư tử đối với chó rừng.
Đành vậy, nhưng dù biện hộ thế nào đi nữa, thì cái kiểu hiểu từ nói lóng như thế là một kiểu hiểu theo nghĩa mở rộng mà không phải tất cả mọi người đều sẽ thừa nhận. Về phần chúng tôi, chúng tôi giữ cho từ ấy cái nghĩa cũ, chính xác, có phạm vi và được chỉ định, và chúng tôi giới hạn tiếng lóng trong tiếng lóng. Tiếng lóng thực sự, tiếng lóng cao độ - nếu hai từ đó có thể phối hợp tiếng lóng từ muôn đời, đã là một vương quốc, chúng tôi nhắc lại, chính là cái ngôn ngữ xấu xí, lo âu, thâm hiểm, phản bội, có nọc, ác độc, ám muội, đề hèn, sâu sắc, bất hạnh của khốn cùng. Ở cùng cực của mọi sự suy sụp và của mọi bất hạnh, có một cái khốn cùng tận đáy nổi dậy và quyết định đấu tranh chống toàn bộ những thực tại tốt số và những quyền lợi hiện hành: một cuộc đấu tranh khủng khiếp, khi gian trá, khi tàn bạo, vừa bệnh hoạn, vừa hung dữ, qua đó khốn cùng tấn công vào trật tự xã hội bằng những nhát chùy của tội ác. Để phục vụ cuộc đấu tranh này, khốn cùng đã phát sinh ra một ngôn ngữ chiến đấu, đó là tiếng lóng.
Làm cho nổi lên rồi lại nâng đỡ lên trên trên quên lãng, lên trên vực thẳm, một mảnh nhỏ của một ngôn ngữ nào mà con người đã sử dụng - cái ngôn ngữ luôn luôn mất mát đó - nghĩa là duy trì được một yếu tố, tốt hoặc xấu của nền văn minh, là phát triển những luận cứ của quan sát xã hội, là phục vụ nền văn minh. Nhiệm vụ ấy Plôtơ đã làm, dù muốn hoặc không muốn, khi để hai người lính thành Cáctagiơ nói tiếng xứ Phênixi, Môlie đã làm khi để cho nhiều nhân vật của mình nói tiếng Đông phương và đủ các thứ thổ âm. Ở đây, tiếng phản đối lại nổi dậy; tiếng Phênixiêng à, tốt lắm chứ, tiếng Đông phương à, hay quá! Ngay tiếng thổ âm cũng được, đó từng là những ngôn ngữ của một nước, một tỉnh. Còn tiếng lóng? Ích gì mà giữ tiếng lóng? “Làm cho tiếng lóng nổi lên” thì lợi gì?
Với cái đó, chúng tôi chỉ trả lời một câu: đúng vậy, nếu ngôn ngữ mà một nước, một tỉnh đã nói đáng quan tâm, thì có một thứ còn đáng quan tâm hơn và đáng nghiên cứu hơn, đó là ngôn ngữ của khốn cùng.
Đó là ngôn ngữ của khốn cùng ở Pháp bốn thế kỷ nay, không phải chỉ một khốn cùng, mà tất cả khốn cùng của loài người.
Chúng tôi còn nhấn mạnh điểm này: nghiên cứu những dạng xấu, những tàn tật xã hội và nêu chúng lên để sửa chữa không phải là một công việc trong đó người ta được phép kén chọn. Nhiệm vụ nhà nghiên cứu lịch sử phong tục và tư tưởng cũng nghiêm khắc không kém nhiệm vụ nhà nghiên cứu những sự kiện: sử gia sau nhìn bề mặt của văn minh, những cuộc đấu tranh của vua chúa, sự sản sinh các hoàng tử, những hôn lễ của các nhà vua, những chiến trận, những hội nghị, những vĩ nhân công chúng thừa nhận, những cuộc cách mạng giữa thanh thiên bạch nhật, tất cả bề ngoài. Sử gia kia nhằm cái bên trong, cái ở dưới, nhằm vào nhân dân lao động, đau khổ và chờ đợi, nhằm người phụ nữ bị điêu đứng, đứa trẻ hấp hối, những chiến cuộc âm thầm giữa con người và con người, những hung dữ ngấm ngầm, những thành kiến, những bất công được thừa nhận, những phản ứng ngấm ngầm đối với luật pháp, những diễn tiến bí mật của tâm hồn, những rung động khó phân của đám đông, những người chết đói, những người đi chân đất, những người để cánh tay trần, những người bất hạnh, những trẻ mồ côi, những người khổ sở và điếm nhục, tất cả những sâu bọ lê lết trong bóng tối. Nhà sử gia đã phải rất nhân ái đồng thời phải rất nghiêm khắc, như một người anh và một thẩm phán, đi xuống tận những căn buồng khó vào nhất trong đó bò lổm ngổm và lẫn lộn những kẻ đánh người và những kẻ đổ máu, những kẻ khóc và những kẻ nguyền rủa, những kẻ nhịn đói và những người nhai ngấu nghiến, những kẻ chịu đựng cái ác và những kẻ ác. Các sử gia của những tấm lòng và của những tâm hồn há lại kém phận sự hơn các sử gia của những thực tại bên ngoài ư? Người ta có nghĩ rằng Alighieri có ít chuyện để nói hơn Makiaven không? Cái bên dưới của nền văn minh có vì sâu hơn và tối hơn mà kém quan trọng không? Người ta có hiểu được núi khi không biết hang hay không?
Vả chăng cũng nên nói qua một lần từ mấy câu trên đây, người ta có thể suy diễn là giữa hai hạng sử gia có một ngăn cách dứt khoát. Chúng tôi không hề nghĩ có cái ranh giới kiểu đó. Không ai là một sử gia tốt về cuộc sống hiển nhiên, rõ rệt và công khai của các dân tộc, nếu không là sử gia của cuộc sống sâu xa và thầm kín của bọn họ trong chừng mực nào. Và không ai là sử gia tốt của cái bên trong, nếu người đó không biết ghi chép lịch sử của cái bên ngoài khi cần phải thế. Lịch sử những phong tục và tư tưởng, thấm vào lịch sử những biến cố và ngược lại. Đó là hai loại thực tại khác nhau và cũng có khi cái nọ làm nảy ra cái kia. Tất cả những nét mà trời đã vạch lên bề mặt của một quốc gia đều có những nét song song âm thầm ở bên dưới, nhưng khác biệt và tất cả những biến động dưới đáy đều làm phát sinh những chấn động trên mặt. Khoa sử học chân chính chui vào khắp nơi, nhà sử học chân chính cũng xông vào khắp chốn.
Con người không phải là một hình tròn có tâm điểm duy nhất, đó là một hình bầu dục, có hai tiêu điểm. Những sự kiện là một tiêu điểm, những ý tưởng là tiêu điểm kia.
Tiếng lóng không khác gì một phòng treo áo trong đó ngôn ngữ đến để ngụy trang khi phải làm một việc xấu. Ở đó nó khoác những từ mặt nạ và những ẩn dụ tã rách.
Vì vậy nó trở thành kinh tởm. Người ta khó mà nhận ra nó. Có phải đấy là tiếng Pháp, ngôn ngữ lớn của nhân loại? Kìa nó sẵn sàng lên sân khấu, để đáp ứng tội ác và thích ứng với mọi vai của tội ác. Nó không đi ngay nữa, nó lê lết, nó què quặt trên chiếc nạng của bọn hành khất, một chiếc nạng có thể thay hình thành cái chùy: nó lấy tên là phường ăn mày nói; tất cả những yêu mà, tức là những kẻ lo về trang phục đã tô vẽ cho nó; nó bò lê và chồm dậy theo hai dáng đi của loài rắn rết; bây giờ nó có khả năng đóng mọi vai, người chuyên làm đồ giả đã cho nó cái ám muội, người đầu độc cho nó cái sắc của gỉ đồng, kẻ đốt nhà đã quét đen bồ hóng cho nó và kẻ sát nhân đã bôi đỏ cho nó.
Về phía những người lương thiện, họ đứng trong cánh cửa xã hội mà nghe và họ bắt chước được những câu đối thoại của những người bên ngoài. Người ta phân biệt được những câu hỏi và những lời đáp. Người ta tri giác được tuy không hiểu nó, một tiếng rì rầm, gớm ghiếc, vang lên hầu như giọng người, nhưng gần với tiếng rú hơn là tiếng nói. Đó là tiếng lóng. Những từ ngữ này dị hợm và đượm một nét gì cầm thú quái đản. Người ta tưởng như nghe những con mãng xà tinh chuyện trò.
Đó là cái không hiểu được trong cái tối tăm. Cái đó rít lên và thì thầm, bổ sung cái nhá nhem bằng cái bí ẩn. Cảnh hoạn nạn tối lắm, những tội ác còn tối hơn nữa. Hai cái đen tối ấy hỗn hợp tạo nên tiếng lóng. Tối mò trong không khí, tối mò trong hành vi, tối mò trong tiếng nói. Kinh khủng là cái ngôn ngữ cóc nhảy, nó đi, nó lại, nó nhảy, nó bò, nó sùi bọt mép và nó vận động quái đản giữa đám sương mù vô biên, xám xịt, trong có mưa, có đêm tối, có đói khát, có tật xấu, có dối trá, bất công, trần trụi nghẹt thở và lạnh lẽo đông tiết, đúng cảnh giữa trưa của những người khốn khổ.
Chúng ta hãy thương những người bị trừng phạt. Than ôi! Chính bản thân chúng ta là ai? Tôi là ai, đang nói với anh? Anh là ai, đang nghe ai? Chúng ta từ đâu tới? Và có thật chúng ta đã chẳng làm gì, trước khi ra đời? Trái đất không phải không giống với một nhà tù. Biết đâu con người không là một cựu phạm trước tòa án Chúa?
Hãy nhìn gần hơn vào cuộc sống. Nó được cấu tạo để đâu đâu người ta cũng cảm thấy như bị trừng phạt.
Anh có phải là một người mà ta gọi là người sung sướng không? Thế mà, ngày nào anh cũng buồn bã. Mỗi ngày có cái buồn lớn và cái âu lo nhỏ của nó. Hôm qua, anh đã run sợ cho sức khỏe của một người anh yêu quý; hôm nay, anh sợ cho sức khỏe của chính anh; ngày mai, sẽ là một lo ngại về tiền bạc, ngày kia, lời công kích của một tên vu cáo; ngày kìa, tai nạn của một người bạn; rồi chuyện thời tiết xấu; rồi cái gì đổ vỡ hay mất mát; rồi một cuộc vui mà lương tâm và cuộc sống sẽ trách móc anh; một lần khác, diễn biến quốc sự không tốt. Không kể những vết thương lòng. Và cứ tiếp tục như thế. Một bóng mây tan, một bóng mây khác lại tụ. Trong một trăm ngày, chưa có lấy một ngày vui trọn vẹn và nắng suốt! Thế mà anh ở trong thiểu số những người có hạnh phúc đấy! Còn những người khác, đêm tối ngưng đọng trên năm tháng của họ.
Những trí óc chịu suy nghĩ ít dùng cái từ ngữ: những người sung sướng và những người khổ sở. Trong thế giới này, tiền đình tất nhiên của một thế giới khác, không có ai là sung sướng.
Nhân quần chỉ có thể phân loại như thế này: những người sáng tỏ và những người ngu tối.
Giảm số những người ngu tối, tăng số những người sáng tỏ, đó là mục đích. Vì thế, chúng tôi hét to: giáo dục! Khoa học! Học để đọc sách, là đốt lửa, mỗi âm tiết đánh vần lên là một tia sáng.
Vả lại, nói ánh sáng, không nhất thiết là nói vui vẻ. Người ta cũng có thể đau khổ trong ánh sáng, cái gì quá mức cũng đốt cháy. Ngọn lửa thiêu mất cái cánh. Bốc lửa mà vẫn bay, đó là kỳ tích của thiên tài.
Khi anh biết và khi anh yêu, anh vẫn còn đau khổ. Ánh sáng xuất hiện trong nước mắt. Những người sáng tỏ khóc, ít nhất là khóc thương kẻ u tối.
II
CỘI RỄ
Tiếng lóng, là ngôn ngữ của những người ngu tối.
Tư tưởng xúc động trong cõi sâu xa thăm thẳm, triết học xã hội, trầm tư đau xót đứng trước cái thổ ngữ bí ẩn này, cái thổ ngữ vừa điếm nhục vừa phẫn nộ này. Ở đó, hình phạt hiện rõ. Mỗi âm có vẻ như bị đóng dấu lửa. Những từ của ngôn ngữ thông thường, xuất hiện ở đâu nhăn nhúm và thành chai, dưới con dấu sắt nóng của tên đao phủ. Một số từ còn như đang bốc khói. Câu này giống như bả vai bị đóng dấu hoa huệ của một tên trộm, đột nhiên hở trần ra. Ý tưởng gần như từ chối không để cho những danh từ đã bị kết án đó diễn đạt. Ẩn dụ của nó đôi khi quá trâng tráo đến nỗi ta có cảm giác nó đeo gông.
Vả lại, mặc dầu tất cả những thứ đó và chính nguyên nhân lại do đó, cái thổ ngữ kỳ lạ ấy vẫn có ngăn của nó trong cái tủ ngăn lớn vô tư, trong đó có chỗ cho đồng xu gỉ cũng như cho cái huy chương vàng cái ngăn mà người ta gọi là văn học. Nói lóng có ngữ pháp và nền thơ của nó, dù người ta thừa nhận hay không. Đó là một ngôn ngữ. Nếu do chỗ xú dang của một vài danh từ, người ta nhận đó của Măngđranh, thì do cái huy hoàng của mấy hoán dụ, người ta lại cảm thấy như chính Vilông đã nói.
Câu thơ kỳ thú và nổi tiếng:
“Đâu rồi những tuyết năm xưa?”
(Mais où sont les neiges d’antan?)
Là một câu thơ nói lóng. Antan - ante annum (năm trước: tiếng Latinh) - là một từ nói lóng của bọn nhà trộm. Nó nghĩa là năm ngoái và, rộng ra là ngày xưa. Cách đấy ba mươi lăm năm, vào chuyến phát vãng tù khổ sai lớn năm 1827, người ta còn đọc được trong một ngục tối ở Bixôtrơ câu châm ngôn do một tên đại hợm khắc bằng đanh trên tường như sau:
“Lé dobs d’antan trimaient siempre pour lapierre du Coesre” có nghĩa là: Các nhà vua thời xưa khi nào cũng đi lễ đăng quan. Trong tư tưởng “nhà vua” đó, đăng quan là đi tù khổ sai.
Danh từ đécarade (dêcarađơ), diễn tả sự khởi hành của một chiếc xe ngựa chở nặng, phóng nước đại, đã được gán cho Villon và xứng đáng với nhà thơ. Cái từ ấy như súng nổ ở cả bốn âm, chung đúc lại, trong một từ tượng thanh oai hùng, cả một câu thơ rất đẹp của La Phôngten:
Six forls chevaux tiraient un coche
(Sáu ngựa khỏe kéo xe một cỗ)
Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng có thể là kỳ thú hơn nhiều khoa khác. Đó là cả một ngôn ngữ trong ngôn ngữ, một thứ u tật bệnh, một tiếp ghép nguy hiểm. Nó đã sản sinh ra một thực vật, một tầm gửi có rễ trong cái thân gôloa[271] mà lá độc lại bò ban trên cả một cạnh của ngôn ngữ. Cái này có thể gọi là phương diện thứ nhất, phương diện thông thường của tiếng lóng. Nhưng, đối với những người nghiên cứu ngôn ngữ đứng đắn, nghĩa là cũng như các nhà địa chất học nghiên cứu đất, tiếng lóng xuất hiện như một thứ phù sa. Tùy người ta khơi sâu nhiều ít, người ta thấy, trong tiếng lóng, bên dưới tiếng Pháp cổ bình dân, tiếng Pơrôvăngxan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đông phương tức là ngôn ngữ của những cảng Địa Trung Hải, tiếng Anh và tiếng Đức, tiếng Rômân,[272] với ba thứ: rô-mân Pháp, rô-mân Ý, rô-mân tiếng Latinh và sau hết, tiếng Bátxcơ (basque) và tiếng Xentơ (celte). Cấu tạo sâu sắc và kỳ lạ. Một tòa nhà ngầm dưới đất, do tất cả những kẻ khốn khổ xây dựng. Mỗi một giống loại bị nguyền rủa đã đặt ở đó tầng lớp của mình: nỗi đau khổ đã để rơi vào đó hòn đá của mình; mỗi trái tim góp hòn cuội của mình. Một đám đông những tâm hồn xấu xa, hèn thấp hoặc bực tức, đã trải qua cuộc sống và đã biến vào trong vĩnh cửu, đều hiện diện ở đó hầu như nguyên vẹn, và có thể nhìn thấy dưới hình thái một từ quái đản.
Người ta muốn tiếng chăng? Tiếng lóng cổ thời gô tích đầy rẫy - Đây boffelte, ống bễ do bofeton mà ra; vanlane cửa sổ (sau thành vanterne) do vantana; gat, con mèo, do gato; acite, dầu, do aceyte.
Người ta muốn tiếng Ý chăng? Đây spade, thanh gươm do spada; carvel, tàu thủy, do caravella.
Người ta muốn tiếng Anh? Đây bichot, giám mục, do bishop; raille, gián điệp, do rascal, rascalion, coquin; pillner, túi đựng, do pilcher, bao vỏ.
Người ta muốn tiếng Đức? Đây caleur, đứa con trai, kellner; le hers, ông chủ, do chữ herzog (quận công).
Người ta muốn tiếng Latinh? Đây frangir, bẻ gãy, frangere; affurer, ăn cắp, fur; cadene, xiềng xích, catena.
Có một tiếng xuất hiện trong mọi ngôn ngữ của lục địa, với một thế lực và quyền lợi huyền bí, đó là từ magnus. Xứ Ecốtxơ chế tạo ra tiếng Mác, chỉ người chủ bộ lạc, như Mác Farlane, Mác-Callummore[273] là Phác-lan (Farlane) vĩ đại, Ca-luy-mo (Callummore) vĩ đại, Magnus đã tạo ra từ meck, và ít lâu sau, từ meg, nghĩa là Thượng đế.
Người ta muốn tiếng Bátxcơ? Đây gahisto, quỷ sứ, do gaiztoa, xấu; sorgabon, chào ban đêm, do gabon, chào buổi chiều.
Người ta muốn tiếng Xen-tơ? Đây blavin, khăn tay, do blavet, nước bọt ra; ménesse, đàn bà (nghĩa xấu), do meinec, tức là đầy đá; barabt, suối, do baranton, giếng nước; gofeur, thợ khóa, do goff, thợ rèn; guétdouze, cái chết, do guenndu trắng đen.
Cuối cùng, bạn muốn lịch sử chăng? Tiếng lóng gọi đồng tiền ê-kuy là moltaise, vì người khổ sai nhớ lại đồng tiền trên những chiếc thuyền mà họ phải chèo ở xứ Man-tơ.
Ngoài những nguồn gốc ngôn ngữ học vừa nêu, nói lóng còn có những cội rễ khác, tự nhiên hơn nữa, có thể nói, xuất phát từ lý trí con người.
Thứ nhất sự sáng tạo trực tiếp ra từ. Đó là điều huyền bí của các ngôn ngữ. Diễn tả bằng những từ có hình ảnh. Những hình ảnh đó, chẳng biết bằng cách nào và tại sao các từ lại có được. Đó là cái vốn sơ khai của mọi ngôn ngữ nhân loại, cái mà người ta có thể gọi là đá hoa cương. Tiếng lóng đầy rẫy những từ loại đó, những từ trực tiếp, hoàn toàn sáng tạo, chẳng biết ở đâu, do ai, không từ nguyên, không loại suy, không dẫn xuất, những từ trơ trọi, man rợ, đôi khi xấu xí. Chúng nó có một khả năng diễn đạt kỳ lạ và sống mãi. Như đao phủ, le taule; - rừng, sabri; - sợ, chạy trốn, taf: - đầy tớ, larbin; - tướng quân, quận trưởng, thượng thư, pharos; quỷ sứ, rabouin.
Những từ đó lạ hơn vì cả: vừa che giấu, vừa chỉ rõ. Có những từ, như rabouin chẳng hạn, vừa kỳ cục, vừa ghê gớm và giống như cái nhăn mặt của các khổng lồ một mắt.
Thứ hai, phép ẩn dụ, đặc tính của một ngôn ngữ muốn nói hết mà lại giấu hết, là rất phong phú về hình ảnh. Ẩn dụ là một bí quyết trong đó ẩn nấp anh kẻ trộm đang âm mưu một chuyến, anh tù đang tính cách vượt ngục. Không một thổ ngữ nào nhiều ẩn dụ hơn tiếng lóng. - Dévisser le coco (vặn ốc quả dừa) là vặn cổ: - torliller (xoắn) là ăn; - être gerbé (bị bó lúa) là bị xử án; un rat (con chuột) là tên ăn cắp bánh mì; - in langsquine (trời vác giáo) trời mưa, một hình ảnh cổ đập vào mắt và như mang cả niên kỷ trên nó, đồng hóa những vệt dài xiên chéo của mưa với những ngọn giáo dày đặc và nghiêng nghiêng của bộ binh Đức ngày trước; từ ấy thâu tóm hoán dụ của nhân dân; il pleut des hal’bardes (thương kích như mưa). Đôi khi, khi mà tiếng lóng tiến từ thời kỳ thứ nhất sang thời kỳ thứ hai, các từ cũng qua tình trạng man rợ và sơ khai, sang ý nghĩa của hình ảnh. Con quỷ sứ thôi không là rabouin nữa mà thành anh boulanger (thợ làm bánh mì), tức người cho tuốt vào lò nướng. Có tài hoa hơn, nhưng kém vĩ đại: một cái gì như Raxin sau Cornây, như Ơripít, sau Etsinlơ. Một đôi câu tiếng lóng lại đứng ở cả hai thời kỳ và vừa có tính chất man rợ, vừa có tính chất ẩn dụ, giống như ảo giác. Les sorgueurs vonts sollicer des gails à la lune (các chú mò đêm chờ tối là ăn trộm ngựa). Cái đó kéo qua trong trí, như một toán bóng ma. Người ta không biết đã nhìn thấy những gì.
Thứ ba, mưu thuật. Tiếng lóng sống trên ngôn ngữ. Nó dùng ngôn ngữ tùy thích, lấy ở ngôn ngữ tùy ngẫu nhiên, nó thường giới hạn ở chỗ thay đổi ngôn ngữ đi một cách sơ sài và thô thiển. Đôi khi, với những từ thông dụng, làm lệch lạc đi như vậy và phức tạp hóa thêm bằng những tiếng lóng thuần túy, nó cấu tạo ra những từ ngữ rất gợi hình, trong đó người ta thấy trà trộn hai yếu tố trên là sáng tạo trực tiếp và hoán dụ. - Le cab jaspine, je marronne que la roulotte de Pantin trime dán le sabri (con chó cắn, tôi nghĩ rằng chuyến xe hàng từ Pari đang qua rừng). - Le dab est, la dabuge ét merloussière, la féc est bative (lão tư sản ngu, mụ tư sản láu, con bé tư sản đẹp). Thường khi, để đánh lạc hướng những người nghe tiếng lóng chỉ thêm vào ở tất cả mọi từ của ngôn ngữ thường một cái đuôi ti tiện, một vĩ âm atlle, orgue, iergue hoặc uche. Như: Vousiergue trouvaille bonorgue ce gigotmuche? Anh thấy đùi cừu này ngon à? Đó là câu mà Cáctút nói với một người giữ cửa ngục để biết số tiền mình đưa có đủ để hắn cho mình chuồn không - Vĩ am mar, mãi gần đây mới được thêm vào.
Tiếng lóng, là thổ ngữ của thối nát, nên cũng chóng thoái hóa. Ngoài ra, vì ngôn ngữ đó luôn luôn tìm cách lẩn trốn, cho nên khi vừa thấy người ta hiểu thì nó biến dạng đi. Trái lại với mọi thứ thực vật khác, mỗi tia sáng rọi vào đâu giết chết ở đó ngay. Vậy nên tiếng lóng không ngừng tan rã và không ngừng cấu tạo: một công trình âm thầm và cấp tốc, không bao giờ ngừng lại. Trong khoảng mười năm, nó đi những bước dài hơn ngôn ngữ trong mười thế kỷ. Như larton (bánh mì) trở thành lartif; gail (con ngựa) thành gaye fertanche (rơm) thành ferlile, momignard thành moMác que; siques (áo rách) thành frusques; chique (nhà thờ) thành égrugeor; colabre (cái cổ) thành colas. Quỷ sứ, đầu tiên gọi là gahislo, sau là rabouin, sau nữa thành boulanger, giám mục gọi là ratichon, sau gọi sanglier (lợn rừng) con dao găm là vingt-deux (hai mươi hai) sau là surin, rồi lingre; những nhân viên cảnh sát gọi là railles, sau là roussins, sau là rousse, sau nữa là bọn bán dây dải, rồi coquers, rồi cognes (cớm); đao phủ thủ gọi taule, sau là charlot, rồi aligeur, rồi đến beequllard. Ở thế kỷ 17, đánh nhau gọi là cho nhau hút thuốc lá. Ở thế kỷ 19, gọi là nhai mõm nhau. Giữa hai từ ngữ ở hai đầu đó, có hai mươi từ khác kế chân nhau. Nếu Cáctút nói với Laxơne, Laxơne sẽ cho là Cáctút nói tiếng Êbrơ.[274] Tất cả những từ của cái ngôn ngữ này luôn luôn lẩn trốn như những người sử dụng của nó. Tuy nhiên, đôi khi lại chính do chuyển động này mà tiếng lóng cũ lại tái xuất và trở thành mới - Nó có những thị trấn của nó, ở đó nó được duy trì. Nhà ngục Tăngpơlơ còn giữ tiếng lóng của thế kỷ XVII. Viện Bixêtrơ khi còn là nhà tù, giữ tiếng lóng của phường trộm. Ở đấy, người ta nghe được vĩ âm anche của những dân trộm cũ - Bơyanchestu? (Mày uống không?) Il eroyonche (nó tin). Tuy nhiên sự biến động không ngừng vẫn là quy luật.
Nếu nhà triết học có thể cố định lại một thời khắc để quan sát cái ngôn ngữ luôn bốc hơi đó, thì ông ta sẽ thấy mình mắc vào những trầm tư đau lòng nhưng bổ ích. Không một khoa nghiên cứu nào lại có tác dụng giáo dục và phong phú về tính chất giáo dục hơn. Không một hoán dụ, không một từ nguyên nào của tiếng lóng mà chẳng chứa đựng một bài học. Giữa những con người ấy danh nghĩa là giả vờ, người ta đánh một bệnh. Xảo trá là sức mạnh của họ.
Đối với họ, cái ý niệm con người không rời khỏi ý niệm bóng đen. Đêm, gọi là sorgue, người gọi là orgue. Con người là một thuộc phẩm của đêm đó.
Họ đã có cái thói quen xã hội là một môi trường làm chết họ, một sức mạnh tàn nhẫn. Và họ nói đến tự do của họ như người ta nói đến sức khỏe của mình. Một người bị bắt là một người ốm, một người bị kết án là một người chết.
Đối với một tù nhân giữa bốn bức tường đá chôn vùi mình, không có gì kinh khủng cho bằng một sự tiết giới lạnh lùng như băng giá, họ gọi ngục tối là castus (nơi tuyệt dục). Trong chốn sầu thảm đó, đời sống bên ngoài hiện ra luôn luôn với vẻ tươi tắn nhất của nó. Người tù mang xích sắt ở chân; có lẽ anh tưởng họ nghĩ đến đôi chân để đi chăng? Không. Họ nghĩ đến đôi chân để nhảy múa. Vì vậy, khi mà họ cưa được những xích sắt đó, ý nghĩ đầu tiên của họ là bây giờ họ có thể nhảy múa và họ gọi cái cưa là một bastringue (điệu vũ ở tửu quán). Một cái tên gọi là một trung tâm, thật là một đồng hóa sâu sắc. Tên kẻ cướp có hai cái đầu: một cái đầu suy nghĩ về những hành động của hắn, cái này điều khiển nó suốt đời, một cái đầu khác ở trên vai nó ngày chết; hắn gọi cái đầu khuyên bảo nó phạm tội là la sorbonne[275] và cái đầu đền tội là la tronche.
Khi một người chỉ còn những tã rách trên thân thể và những thói xấu trong trái tim, khi người đó đã tới chỗ sa đọa cả về vật chất lẫn tinh thần, hai thứ mà tiếng gueux bao hàm trong hai nghĩa của nó, thì người đó đã chín mùi để phạm tội. Người đó như con dao đã mài sắc. Con dao đó có hai lưỡi là quẫn bách và độc ác. Vì vậy mà tiếng lóng không nói “một thằng gueux” mà nói một thằng re guisé (mài lại). Thế nào là một nhà lao? Một lò than hồng để hỏa thiêu, một địa ngục. Cho nên người bị tội khổ sai được gọi là fagot (bó củi). Sau hết, những kẻ gian ác đã cho nhà tù cái tên nào? Tên trường học. Cả một lý thuyết về tổ chức cải hối có thể do cái từ này gợi ra.
Người ăn trộm cũng có “thịt cho đại bác” của mình có cái chất có thể lấy trộm, nghĩa là anh, tôi, bất cứ ai đi qua; đó là pantre (Pan: cả mọi người).
Bạn có muốn biết do đâu mà nảy nở những bài hát ở nhà tù, những điệp khúc mà từ vựng chuyên môn gọi là lirlinfa; Hãy nghe sau đây:
Ở ngục Satơlê của thành phố Pari có một cái hầm dài. Hầm đó xây sâu dưới đất ngót ba mét, dưới mực nước sông Xen. Hầm không có cửa sổ, cửa thông hơi, lỗ hở duy nhất là cái cửa ra vào. Con người có thể vào trong đó, còn không khí thì không. Trần hầm là một cái vòm bằng đá và sàn là ngót ba mươi phân bùn. Trước kia, có lát gạch. Nhưng nước rỉ đã làm gạch thối và nứt nẻ. Cách mặt đất hai mét rưỡi, một chiếc rầm gỗ dài, đồ sộ, bắc xuyên qua cái hầm ngầm đó, suốt chiều ngang. Từ trên chiếc rầm đó từng quãng, rủ xuống những dây xích dài khoảng trên một mét, ở các đầu xích có những chiếc gông cổ. Người ta cho vào hầm ấy những người bị kết tội khổ sai, chờ ngày cho đi Tulông. Người ta đẩy họ vào dưới cái rầm, ở đó xiềng và gông sắt đu đưa trong bóng tối chờ họ. Xiềng xích như cánh tay buông thõng và gông cổ như bàn tay mở xòe tóm lấy cổ họ. Người ta tán đinh các xiềng gông rồi để họ tại đó. Cái xích ngắn quá, họ không thể nằm. Họ không cựa được trong hầm ấy, trong đêm tối ấy dưới cái rầm nhà ấy; họ gần như bị treo cổ; họ phải cố gắng không tưởng tượng mới với nổi chiếc bánh hay vò nước; vòm đá trên đầu, bùn đến lưng chân, cứt đái của mình chảy ròng xuống khuỷu chân, xác rời rã vì mệt nhọc, hông và đầu gối khuỵu xuống, tay bám vào xiềng xích để nghỉ ngơi, ngủ thì chỉ ngủ đứng và mỗi lúc lại phải thức dậy vì gông làm ngẹt cổ. Một số người không bao giờ thức dậy nữa. Để ăn họ lấy gót chân đưa miếng bánh lần theo xương ống chân lên tới tay họ, cái miếng bánh người ta vứt xuống bùn cho họ. Họ phải ở như vậy trong một thời gian bao nhiêu lâu? Một tháng, hai tháng, đôi khi sáu tháng có người ở đến một năm. Đó là phòng chờ để xuống tàu khổ sai. Bắt trộm một con thỏ rừng của nhà vua cũng đủ để bị nhốt vào đó. Trong cái địa ngục nhà mồ đó, họ đã làm gì? Cái có thể làm trong một phần mộ, là nuối chết, và cái có thể làm trong một địa ngục là ca hát, bởi vì ở đâu không còn hy vọng thì vẫn còn tiếng hát. Ở vùng biển gần đảo Mantơ, khi một tàu khổ sai tới gần, người ta nghe thấy tiếng hát trước tiếng mái chèo. Người săn bắn trộm đáng thương Xuyavanhxăng đã từng ở nhà tù hầm Satơlê, nói: chính những vần thơ đã nâng đỡ tôi. Thơ vô ích. Vấn đề làm gì? Chính từ cái hầm đó đã xuất hiện hầu hết các bài hát tiếng lóng. Chính cái ngục Grăng Satơlê ở Pari đã đẻ ra cái điệp khúc não ruột trên chiến thuyền khổ sai Mônggômêri Timalun denơ. Timulamidông. Phần lớn những bài hát đó thê thảm: có một số bài vui; một bài tình tứ.
Ixicay (nơi đây) là sân khấu
Của chú bé bắn cung
Anh làm gì thì làm, cũng không tiêu diệt được cái vĩnh viễn còn lại trong trái tim con người là tình yêu.
Trong cái thế giới của những hành động mờ ám này, người ta giữ bí mật cho nhau. Bí mật là của tất cả mọi người, bí mật với những người khốn khổ này, là cái thống nhất dùng làm cơ sở đoàn kết. Làm mất bí mật, là rứt mỗi thành viên của cái đoàn thể hung dữ này khỏi một cái gì của bản thân nó. Cáo giác, trong ngôn ngữ mạnh mẽ của tiếng lóng, gọi là: ăn miếng. Có ý nói người cáo giác đã kéo về mình một chút chất của toàn thể và tự nuôi dưỡng bằng một miếng thịt của mỗi người.
Bị một cái tát là gì? Ẩn dụ sáo cũ là: C’est voir trente six chandelles (nhìn thấy ba mươi sáu ngọn nến). Ở đây nói lóng đã can thiệp và chữa lại: Chandelle, camoufle (nến, mõm) và từ đó, ngôn ngữ thông dụng tạo một từ đồng nghĩa cho “cái tát” là camouflet (mõm nhỏ). Như vậy, bằng một lối thâm nhập từ dưới lên trên qua ẩn dụ, tiếng lóng đã leo từ hang hốc lên đến viện hàn lâm; và Pulayê khi nói J’allume ma camoufle (tôi thắp cái mõm của tôi) đã làm cho Vônte viết ra câu “Langleviel La Beaumel’e mé rite cent camouflets” (Lănglơvien La Bômenlơ đáng một trăm cái tát).
Mỗi bước đào bới trong tiếng lóng là một khám phá mới; nghiên cứu và khai thác sâu thổ âm kỳ lạ ấy dẫn đến giao điểm huyền bí giữa cái xã hội chính thức và cái xã hội bị nguyền rủa.
Tiếng lóng là lời nói đã trở thành tội phạm khổ sai.
Cái nguyên lý tư duy của con người mà bị dồn xuống thấp đến thế, mà bị kéo lê và trói buộc bởi những bức bách tối tăm của định mệnh, mà bị ràng buộc chẳng biết bởi những sợi dây nào vào cái vực thẳm ấy, điều đó khiến cho người ta sửng sốt.
Ôi! Cái tư duy đáng thương của những người khốn hổ!
Than ôi, có ai đến chăng để cứu giúp linh hồn của con người trong bóng tối ấy? Số phận của nó có phải là ở đấy mãi chờ đợi thiên thần đến giải phóng, người kỵ mã vĩ đại của bao nhiêu trảo mã và dực mã, người chiến sĩ màu bình minh từ trời xanh bay xuống giữa đôi cánh, người hiệp sĩ huy hoàng của tương lai?
Linh hồn ấy có phải luôn hoài công cầu cứu ngọn thương ánh sáng của lý tưởng? Linh hồn ấy, có bị buộc phải luôn nghe và thấy cái ác đi tới một cách kinh khủng, giữa cái dày đặc của vực thẳm và thấy thấp thoáng, ngày càng gần thêm với mình, dưới làn nước ghê tởm, cái đầu dữ tợn, cái mõm đang sùi bọt và cái cồn cồn uốn khúc của móng vuốt, của đốm khoanh? Có phải linh hồn cứ ở mãi đó, không một ánh sáng mập mờ, không hy vọng, kế cận con quái vật đã đánh hơi thấy mình, một sự kế cận ghê gớm, qua đó linh hồn giống như một nàng Ăngdômét, run rẩy, dựng ngược tóc, vặn vẹo tay, vĩnh viễn bị cột vào hòn đá của đêm tối, Ăngdômét âm thầm, trắng nuốt, khỏa thân trong bóng tối!
III
TIẾNG LÓNG KHÓC VÀ TIẾNG LÓNG CƯỜI
Như người ta đã thấy, toàn bộ tiếng lóng, tiếng lóng cách đây bốn trăm năm cũng như tiếng lóng ngày nay thấm sâu cái tinh thần tượng trưng âm thầm nó ban cho mọi từ, khi thì một dáng xót xa, khi thì một vẻ đe dọa. Người ta cảm thấy ở trong đó cái buồn xưa hung hãn của những người hành khất ở xóm Ăn mày, họ đánh bài với những con bài riêng của họ, mà mấy con đã lưu lại cho đến thời chúng ta. Con tám chuồn (trèfle), chẳng hạn, biểu hiện một cây lớn có tám lá to tướng chẻ ba, một kiểu nhân cách hóa rừng cây kỳ lạ. Dưới chân cây đó có ba con thỏ rừng đang dùng xiên quay một người đi săn trên đống lửa, đằng sau, trên một ngọn lửa khác, một cái nồi bốc khói nghi ngút, có đầu một con chó thò ra. Còn có gì ảm đạm hơn là những cách trả đũa bằng tranh vẽ trên một bộ bài như vậy, trước cảnh những giàn củi để thiêu bọn buôn lậu và cái nồi xúpde để luộc những người làm bạc giả. Những hình thức khác nhau mà tư duy đã khác trong vương quốc tiếng lóng, ngay đến cả bài hát, câu chế giễu, lời đe dọa đều có cái tính chất bất lực và bị đè nén đó. Tất cả những bài hát, mà mấy khúc điệu đã sưu tầm được, thật tự ti và thê thảm đến rớt nước mắt. Trong các khúc đó tên ăn trộm được gọi là tên trộm tội nghiệp và nó luôn luôn như con thỏ rừng ẩn nấp, con chuột chạy trốn, con chim xa bay, Không chút dám hỏi đòi, nó chỉ đành than thở, một trong những tiếng rên rỉ ấy đã vọng đến chúng ta ngày nay: Jen’ entrave que le dail comment meck, le daron dé orgues, peul: atiger ses mômes et ses momignards lé locher criblant sans être atigé luimême (tôi không hiểu sao Thượng đế, cha của loài người, lại có thể giày vò con cháu mình và nghe thấy chúng kêu mà tự mình chẳng thấy giày vò) - Người khốn hổ mỗi khi có thời gian suy nghĩ thì tự hạ mình trước pháp luật và thu mình trước xã hội, nó nằm úp bụng xuống, nó van nài, nó kêu gọi lòng xót thương, người ta cảm thấy nó biết rằng nó có lỗi.
Vào khoảng giữa thế kỷ vừa qua, có một biến đổi. Những bài hát của lao tù, những điệp khúc của trộm cắp đã có thể nói là có một dáng dấp hỗn xược và vui vẻ. Điệu maluré than vãn được thay bằng điệu larigla. Ở thế kỷ 18, người ta thấy trong những bài hát của tù ở chiến thuyền lao dịch, ở nhà ngục khổ sai một niềm vui ma quái và khó hiểu. Người ta nghe thấy ở đó cái điệp khúc nó rít lên và chập chờn như có một ánh lửa lân tinh soi sáng và có lẽ do một chút ma trơi thổi ống địch làm vang dội giữa rừng:
Mirlabali, surlabaho,
Mirliton ribon, ribelle,
Surlabali, mirlababo,
Mirliton ribon ribo.
Điều đó họ hát lên trong khi chọc tiết một người trong hầm kín hoặc ở một xó rừng.
Một triệu chứng nghiêm trọng. Ở thế kỷ 18, cái sầu não xưa của những tầng lớp ủ ê đó đã tan biến. Những tầng lớp ấy bắt đầu cười. Chúng chế giễu meg (Chúa) vĩ đại và dab (ông tư sản) vĩ đại. Vì Luy XV, họ gọi vua nước Pháp là “hầu tước đơ Păngtanh (con rối)”. Đấy, họ gần như vui vẻ. Một thứ ánh sáng nhẹ nhàng đã toát ra từ những người khốn khổ đó, như lương tâm họ nhẹ nhõm, không gì đè lên. Những bộ lạc thảm thương của bóng tối không những đã có cái táo bạo vô tư lự của lý trí. Triệu chứng họ đã mất cái mẫn cảm phạm tội và họ đã cảm thấy, ngay ở những nhà tư tưởng và những nhà mặc tưởng, những chỗ dựa vô ý thức của mình. Dấu hiệu là trộm cắp và cướp bóc bắt đầu thẩm lậu vào các học thuyết, ngụy biện thuyết để tự mình bớt xấu xa chút ít, lại gieo rắc xấu xa khá nhiều vào các học thuyết, ngụy biện thuyết để tự mình bớt xấu xa chút ít, lại gieo rắc xấu xa khá nhiều vào các học thuyết, ngụy biện thuyết đó. Cuối cùng, dấu hiệu là, nếu không có gì làm lạc hướng thì sẽ nở ra một cái gì phi thường và cấp bách.
Chúng ta hãy dừng lại một lát. Chúng ta buộc tội ai đây? Thế kỷ 18 ư? Hay là cái triết học của nó? Chắc là không. Sự nghiệp của thế kỷ 18 lành mạnh và tốt. Những nhà bách khoa, đứng đầu là Điđơrô, các nhà theo chủ nghĩa trọng nông, đứng đầu là Tuyếcgô, các nhà triết học, đứng đầu là Vônte, các nhà không tưởng, đứng đầu là Rútxô, đó là bốn đội quân đáng sùng kính. Bước tiến vô cùng lớn lao của nhân loại lên ánh sáng là nhờ họ. Đó là bốn đội tiền phong của nhân loại tiến tới bốn phương của tiến bộ: Điđơrô về cái đẹp, Tuyếcgô về cái có ích, Vônte về chân lý, Rútxô về công bình. Nhưng, bên cạnh và bên dưới, có các nhà ngụy biện, giống cây độc trà trộn vào loại thực vật phát triển lành mạnh, là cây ngón trong rừng hoang vu. Trong khi mà tên đao phủ thiêu trên thềm lớn của Tòa án tối cao những cuốn sách giải phóng thế kỷ, nhiều nhà văn này bị lãng quên đã cho xuất bản, với đặc ân của nhà vua, không biết bao nhiêu là áng văn, phá hoại tổ chức một cách lạ lùng và được những người khốn khổ khao khát đọc. Vài cuốn trong những xuất bản phẩm đó - điều lạ lùng - được một vương tước đỡ đầu ngày nay còn tìm thấy trong Thư viện bí mật. Những sự kiện này có ý nghĩa sâu sắc, nhưng không ai biết, vì không hiện lên ở bề mặt. Đôi khi, chính cái mập mờ của sự kiện tạo nên nguy hiểm. Nó mập mờ bởi vì nó ngầm dưới đất. Trong tất cả những nhà văn đó, người có lẽ đã khơi sâu trong quần chúng cái hành lang nguy hiểm nhất ấy, là Rétxtip đơ la Brơton.
Cái việc họ làm, diễn ra trên toàn châu Âu, đã gây tai hại ở Đức hơn ở đâu khác. Ở Đức, trong một thời kỳ nào đó, nó được Sile diễn tả gọn trong vở kịch “Kẻ cướp”. Trộm cắp, cướp bóc đã đứng dậy, chống đối lại tư hữu và lao động, vì đã tiêm nhiễm một số những tư tưởng sơ đẳng, sai lầm, có vẻ đúng nhưng thực chất thì vô lý. Trộm cướp đã quấn vào mình những tư tưởng đó, chúng như ăn ngập vào bên trong, chúng mang một tên gọi trừu tượng, chuyển thành lý thuyết, rồi bằng cách đó lưu truyền trong đám quần chúng lao động khổ đau và lương thiện, ngay những nhà hóa học dại dột đã chế ra thứ thuốc hỗn tạp đó không biết là nó đã lan sâu rộng như vậy, lại ngay đám đông dùng thuốc đó cũng không biết nốt. Một sự kiện nào loại đó xảy ra cũng đều nghiêm trọng. Đau khổ gây nên phẫn nộ và khi các tầng lớp thịnh vượng bị mù quáng hoặc ngủ gà - đằng nào cũng là nhắm mắt - thì sự hằn thù của các tầng lớp khốn khổ lại nhen lửa nhờ ở một đầu óc yếm thế và không thăng bằng đang mơ mộng ở một xó nào và đâm ra nhận xét xã hội. Mà khi hằn thù nhận xét thì quả là ghê gớm!
Nếu thời đại lại gặp vận hạn thì từ tình hình nói trên sẽ nảy sinh những biến động ngày xưa gọi là loạn cùng dân. Bên cạnh loạn cùng dân, các biến động đơn thuần chính trị chỉ là trò trẻ. Loạn cùng dân không còn là sự đấu tranh của người bị áp bức chống người áp bức. Nó là sự nổi dậy của quẫn bách chống sung túc yên vui. Lúc đó tất cả sẽ sụp đổ.
Những nổi dậy của dân cùng là những trận địa chấn dân tộc.
Cuối thế kỷ 18, cái nguy cơ này hình như đến rất gần, nhưng cuộc cách mạng Pháp, cái hành động trung thực lớn lao đó, đã chặn đứng nó lại.
Cách mạng Pháp là lý tưởng cầm gươm, cách mạng Pháp đứng lên và bằng một động tác đột ngột đã vừa đóng cửa ác vừa mở cửa thiện.
Cách mạng Pháp đề xuất vấn đề, công bố chân lý, xua tan uế khí, khai quang thế kỷ, đặt vương miện lên đầu nhân dân.
Có thể nói nó đã sáng tạo ra con người một lần thứ hai và con người một linh hồn thứ hai là nhân quyền.
Thế kỷ 19 thừa kế và hưởng thụ sự nghiệp của cách mạng Pháp và ngày nay, cái tai họa xã hội làm chúng tôi vừa nói đến không thể xảy ra. Tố cáo nó là mù quáng! Sợ hãi nó là ngây ngô! Cách mạng là thuốc tiêm ngừa loạn cùng dân.
Nhờ có cách mạng, những điều kiện xã hội đã thay đổi. Các bệnh tật phong kiến và quân chủ không còn trong máu chúng ta nữa. Trong cơ thể của chúng ta không còn mầm bệnh trung cổ. Chúng ta không còn ở thời mà những đám đông dễ sợ từ nội bộ nổ bùng ra, mà dưới chân ùn ùn một tiếng động trầm trầm không rõ dạng, mà trên bề mặt của văn minh xuất hiện những mô, ổ của chuột chù, mà đất nứt rạn, miệng hang mở toác, từ dưới sâu vọt lên những cái đầu quái đản.
Ý nghĩa cách mạng là một ý nghĩa đạo đức. Ý thức quyền lợi phát triển, làm phát triển ý thức nhiệm vụ. Luật chung của mọi người là tự do, tự do của ta giới hạn ở chỗ tự do của kẻ khác bắt đầu, theo định nghĩa đáng phục của Rôbétxpie. Từ năm 89, toàn dân giãn nở ở cá nhân tinh hoa. Không có kẻ nào có quyền lợi mà không có ánh quang minh dù kẻ ấy nghèo. Tên chết đói vẫn cảm thấy trong người mình có chất lương thiện của nước Pháp. Phẩm giá của người công dân là lớp áo giáp xoay vào trong. Ai tự do thì thận trọng. Ai bỏ phiếu bầu cử, người ấy trị vì. Do đó mà có đức liêm chính: do đó mà có những háo hức không lành mạnh phải rụng rời non yếu. Do đó mà trước sự cám dỗ, con mắt khép lại một cách dũng cảm.
Công cuộc khai quang của cách mạng lớn lắm, lớn đến nỗi những ngày giải phóng, ngày 14 tháng 7, ngày 10 tháng 8 chẳng hạn, quần chúng không còn là đám đông thô bạo. Tiếng thét đầu tiên của những quần chúng được soi sáng và không ngừng tăng số là: “diệt trừ trộm cướp!” Tiến hóa là người lương thiện. Lý tưởng và tuyệt đối không che mặt lại đâu. Năm 1848 ai đã hộ tống những xe bảo vật của điện Tuylơri? Đó là những người nhặt giẻ ở ô Ăngtoan. Tã rách canh gác cho kho tàng như vậy đó, và đạo đức đã làm cho những kẻ khố rách ấy trở nên lộng lẫy. Trên những xe tải đó, trong mấy cái hòm đóng dối, có cái hở cả ra, có hàng trăm hộp tư trang rực rỡ; giữa cái hộp đó, có cả cái vương miện cũ của nước Pháp, nạm toàn kim cương, trên có hồng ngọc của nhà vua, cả nhiếp chính, trị giá ba mươi triệu. Họ đi chân đất mà bảo vệ vương miện đó.
Vậy là không còn “loạn cùng dân” nữa. Tôi lấy làm bực bội hộ cho những kẻ khôn ngoan. Đó là món lo sợ cũ đã gây tác dụng cuối cùng rồi, không có thể đem ra đầu cơ chính trị được nữa. Cái lò xo của bóng ma đỏ đã gãy rồi. Bây giờ thì ai cũng biết cả. Bù nhìn không dọa được nữa, chim chóc đã suồng sã với nó, ỉa cả lên mình nó và những người tư sản thì cười.
IV
HAI NHIỆM VỤ: CẢNH GIÁC VÀ HY VỌNG
Cứ như vậy thì mọi đe dọa đối với xã hội đã tiêu tan hết rồi chăng? Hẳn là không. Không có “loạn cùng dân”. Xã hội có thể yên lòng về phía đó, máu không bốc lên đầu nữa. Nhưng nó phải lo về cách hô hấp. Chứng sung huyết não không sợ nữa, nhưng hãy còn bệnh phế lao, bệnh phế lao xã hội có tên là nghèo đói.
Người ta chết bất thần như bị sét đánh, người ta cũng chết vì bị suy mòn.
Hãy nhắc đi nhắc lại điều đó không biết chán. Hay nghĩ trước hết đến đám đông bất hạnh và khổ đau, hãy đỡ đần họ, quát thoáng cho họ, soi sáng họ, thương yêu họ, mở rộng huy hoàng chân trời cho họ, giáo dục rộng rãi cho họ bằng mọi hình thức. Hãy nêu gương cần cù, chớ bao giờ làm gương biếng nhác, tăng cường ý thức công ích công lợi nơi họ để họ cảm thấy gánh cá nhân bớt nặng, hạn chế nghèo khó mà không hạn chế sản phẩm, tạo ra những môi trường hoạt động nhân dân công cộng, có trăm bàn tay của người khổng lồ Briarê để đưa ra cho kẻ xấu số, người yếu hèn níu lấy. Phải dùng quyền lực công cộng để mở công xưởng đủ cho các cánh tay, dựng trường học đủ cho các khả năng, lập phòng thí nghiệm đủ cho các thiên tư, tăng lương, giảm lao lực, cân bằng chi và thu nghĩa là làm sao cho hưởng thụ và lao công, nhu cầu và thỏa mãn cân xứng. Tóm lại phải làm cho bộ máy xã hội tuôn ra nhiều ánh sáng và phúc lợi hơn để cho những người đau khổ và tối tăm hưởng. Những người thiện tâm không nên quên đây là nhiệm vụ bác ái thứ nhất, những người ích kỷ cũng phải biết đây là hành động chính trị cần yếu nhất.
Cũng phải nói tất cả những cái ấy chỉ là bước đầu. Vấn đề thực sự là ở chỗ này. Lao động đã là pháp chế thì cũng phải là quyền lợi.
Chúng tôi không nói thêm nữa, đây không phải chỗ.
Nếu thiên nhiên có tên là Tạo hóa thì xã hội phải có tên là Lo xa.
Sự lớn mạnh về trí tuệ và đạo đức cũng cần như sự cải thiện đời sống vật chất. Hiểu biết là một nguồn cứu trợ; suy nghĩ thiết yếu bậc nhất; chân lý là lương thực, cũng như lúa mì. Lý trí mà đói khoa học và minh mẫn thì lý trí gầy đi. Phải thương những trí tuệ không ăn cũng như thương những dạ dày không có ăn. Nếu có một cái gì xót xa hơn một cơ thể hấp hối vì thiếu bánh mì, thì đó là một tâm hồn chết vì đói ánh sáng.
Toàn bộ tiến hóa nhằm về phía giải pháp. Một ngày kia người ta sẽ kinh ngạc. Nhân loại đi lên thì các tầng lớp nằm sâu ở dưới sẽ tự nhiên thoát ra khỏi vòng quẫn bách. Đói khổ sẽ bị xóa bỏ bằng sự nâng cao trình độ, đơn giản như vậy đấy.
Nghi ngờ cái giải pháp phúc đức ấy là có lỗi.
Đành rằng cái quá khứ vào lúc này đang còn rất mạnh. Nó hồi sức. Sự hồi xuân của một xác chết như thế này quả là rất kỳ lạ. Đấy, nó đi… nó đến kia. Nó như đang chiến thắng; xác chết đó là một tướng đi chinh phục. Nó đến với quân đoàn của nó; những mê tín, với thanh gươm của nó; sự chuyên chế, với lá cờ của nó, cái ngu dốt. Ít lâu nay nó đã thắng đến mươi trận. Nó tiến lên, nó hăm dọa, nó cười, nó đã ở ngay cửa chúng ta. Tuy nhiên về phần chúng ta, chớ nên thất vọng. Chúng ta hãy bán đi cánh đồng Anniban[276] đóng quân.
Chúng ta có lòng tin tưởng thì chúng ta sợ gì chứ?
Tư tưởng không thụt lùi cũng như dòng sông không chảy ngược.
Còn những ai không muốn xã hội tiến về tương lai thì hãy nghĩ cho kỹ. Họ từ chối tiến hóa cũng không chặn đứng tương lai, mà chính là họ tự hủy hoại. Họ tự chuốc lấy một bệnh hoạn thảm đạm, họ tự tiêm nọc độc quá khứ. Chỉ có một cách từ chối Ngày - Mai, đó là chết đi.
Thế nhưng chúng ta không thích cái chết nào cả; chết của thể xác thì phải là muộn nhất, chết của tâm hồn thì chúng ta không muốn xảy đến bao giờ.
Đúng, sấm ký sẽ lên tiếng, con quái Xphanhxơ sẽ nói, vấn đề sẽ được giải quyết. Đúng, thế kỷ 18 đã phác tạc Nhân dân, thì thế kỷ 19 sẽ hoàn tất. Nghi ngờ điều đó là ngu ngốc! Cảnh nảy nở tương lai, cảnh nảy nở mai đây của hạnh phúc chung là một hiện tượng thần thánh tất yếu.
Những thúc đẩy toàn diện lớn lao chi phối hành động của con người và trong thời gian nhất định sẽ đưa nó đến trạng thái hợp lý, nghĩa là sự quân bình, cũng nghĩa là công lý. Một sức mạnh gồm cả đất lẫn trời sẽ là kết lực của nhân loại và điều khiển nhân loại. Sức mạnh đó là mẹ đẻ của huyền diệu; Đối với sức mạnh ấy, những kết thúc thần kỳ cũng dễ thực hiện như những biến thiên kỳ lạ. Nhờ có khoa học do người và sự cố do trời, nó không thấy sợ mâu thuẫn khi đặt các vấn đề mà người tầm thường thấy nan giải. Đối chiếu ý kiến để làm bật ra một lý giải thì nó cũng làm thạo khéo như đối chiếu sự kiện để rút ra một bài học. Và người ta có thể chờ đợi tất cả ở cái hiệu năng huyền bí của tiến hóa, nó sẽ đối cứu đông và tây một ngày nào đó ở đáy một hầm mộ và khiến cho các giáo sĩ hồi giáo đàm thoại với Bônapác trong kim tự tháp lớn.
Trong khi chờ đợi thì không dừng nghỉ, không do dự, không đồn trú lại lúc nào trong cuộc hành quân tiến lên của trí tuệ. Triết học xã hội về căn bản là khoa học của hòa bình. Nó có mục đích và phải đưa đến kết quả làm tan những thịnh nộ bằng cách nghiên cứu các sự đối lập. Nó xem xét, nó thăm dò, nó phân tích, và rồi nó tái kết cấu. Nó tiến hành công việc bằng phương pháp giản lược, khử trừ sự hằn thù ở mọi nơi.
Bão tố xô vào loài người đã nhiều phen hủy hoại xã hội. Lịch sử đầy rẫy những cuộc đắm chìm của quốc gia, của dân tộc. Phong tục, luật pháp, tôn giáo, tất cả đều bị cuốn đi một ngày nào đó bởi cơn bão tố bí ẩn. Các nền văn minh Ấn Độ, Canđê, Batư, Atxyri, Ai Cập đều lần lượt tan biến. Tại sao vậy? Chúng ta không biết. Nguyên nhân của các họa ấy là gì? Chúng ta không biết. Có thể cứu sống xã hội ấy không? Chúng có lỗi gì trong việc sụp đổ đó? Chúng nó ngoan cố đeo giữ một tật xấu tai hại khiến mình tự hủy diệt mình hay không? Trong cái chết của một dân tộc, chủng tộc đó nhiều hay ít? Đó là những câu hỏi không lời đáp. Bóng tối bao trùm lên các nền văn minh sụp đổ đó. Chúng đã chìm xuống, tất nhiên là đã bị thủng lậu, để nước vào. Không có gì để nói thêm nữa. Và chúng tôi hầu như thảng thốt khi nhìn xuống cái đáy biển gọi là quá khứ đó, sau những đợt sóng khổng lồ là các thế kỷ, những con tàu to lớn Babilon, Ninivơ, Tácxơ, Tebơ, Rômơ chìm đắm trước luồng gió tuồn từ trong đêm đen thẳm ra.
Nhưng bóng tối ở đó là ánh sáng cho ở đây. Mờ mịt về bệnh tật của các nền văn minh cổ đại, chúng ta biết bệnh tật của nền văn minh ta. Chúng ta có thể rọi ánh sáng lên khắp người nó, chúng ta chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của nó, nhưng cũng bóc trần những cái xấu của nó. Chỗ nào đó đau thì chúng ta thăm dò, và khi đã biết rõ đau thế nào, tìm hiểu được căn nguyên bệnh tật, tất tìm được phương thuốc điều trị. Nền văn minh của chúng ta, sự nghiệp của hai mươi thế kỷ, vừa là con quái vật vừa là cái kỳ quan của thời gian dài đó. Nó đáng được cứu vãn. Nó sẽ được cứu vãn. Đỡ nhẹ cho nó là quý lắm; soi sáng cho nó cũng đã đáng kể rồi. Tất cả những công trình xã hội học hiện đại đều tập trung vào mục đích đó. Nhà tư tưởng ngày nay có một nhiệm vụ lớn là thăm bệnh nền văn minh.
Chúng tôi nhắc lại, sự thăm bệnh đó cổ vũ ta, và chúng tôi nhấn mạnh sự cổ vũ đó để chấm dứt mấy trang này, coi mấy trang này là một dịp tạm nghỉ nghiêm nghị giữa tấn kịch đau lòng. Dưới tính bất tử của xã hội, người ta cảm thấy tính bất tử của nhân loại. Dù đây đó có những vết lở loét, những phễu núi lửa và có những vạt hắc lào, những lỗ phun hơi, dù có một núi lửa đến kỳ phun lửa, quả đất vẫn không chết. Những bệnh hoạn dân chúng không làm chết con người.
Tuy nhiên ai theo dõi lâm sàng xã hội, thỉnh thoảng cũng lắc đầu. Những người khỏe nhất, những người tình cảm nhất, những người lý trí vững vàng nhất, cũng có những phút động dao.
Tương lai có đến không? Hình như người ta có thể đặt câu hỏi đó ra khi thấy bóng tối dày kinh khủng. Cuộc đối diện đen tối giữa lũ ích kỷ và những kẻ khốn cùng. Ở phía bọn ích kỷ thì những thành kiến, những ngu dốt trong một nền giáo dục trưởng giả, sự thèm khát càng tăng do say sưa thỏa mãn, sự choáng váng làm điếc tai vì cảnh phồn vinh phát đạt, nỗi sợ khổ đau lên đến trạng thái ghét cả người đau khổ ở một số, sự tự mãn gắt gao, cái “tôi” bơm phồng len đến bịt kín tâm hồn; ở phía kẻ khốn cùng thì sự háo hức, lòng ghen tị, sự hằn thù đối với kẻ hưởng thụ, những chấn động sâu xa ở con thú người nhằm về nhu cầu, những tấm lòng mờ mịt mù sương, sự buồn thảm, cái cần dùng, cái định mệnh, cái dốt nát đục ngầu và ngây ngô.
Có nên tiếp tục ngước mắt lên trời hay không? Cái điểm sáng nhìn thấy ở trên cao có thuộc loại sẽ tắt không? Lý tưởng thật kinh khiếp khi nhìn nó xa lắc trong bóng sâu, nhỏ bé, trơ trọi, khó trông thấy, ánh sáng đấy, nhưng bọc giữa những đe dọa tối sầm, quái dị vây quanh nó. Tuy vậy lý tưởng chẳng chút lâm nguy, cũng như một ngôi sao giữa những cụm mây há hốc.
QUYỂN VIII: SƯỚNG VUI VÀ BUỒN KHỔ
I
ÁNH SÁNG TRÀN NGẬP
Bạn đọc chắc đã hiểu Êpônin, theo lời mụ Manhông đã đến Pơluymê, nhìn qua hàng rào sắt và nhận ra con gái ở đó là ai rồi. Trước hết nó phải tìm cách cản trở không cho bọn lâu la đến đường Pơluymê, rồi mới dẫn Mariuytx đến. Mariuytx ta ngây ngất trước cái hàng rào kia suốt mấy ngày. Rồi như nam châm hút sắt, chàng si ta cũng bị đá xây nhà của người yêu nó hút, hút đến nỗi bước tuột vào vườn, chẳng khác gì Rômêô xưa kia đã bước vào vườn Juyliet. Thực ra, việc làm của Mariuytx còn dễ hơn việc làm của Rômêô xưa kia. Rômêô còn phải trèo qua một bức tường, còn Mariuytx chỉ cần khẽ đẩy một chấn song của cái hàng rào cũ kỹ, đang lung lay như răng bà lão là vào được. Mariuytx lại mảnh người nên lách qua như bỡn.
Đường vốn không có ai qua lại. Mariuytx lại cứ đến tối mới lẻn vào nên chàng chẳng còn sợ ai nom thấy.
Từ cái giờ phút thiêng liêng và quý báu của cái hôn đầu tên, từ khi cái hôn ấy đã gắn bó tâm hồn đôi lứa, tối nào Mariuytx cũng lại. Giá lúc ấy Côdét vớ phải một thằng đàng điếm vô sỉ thì một đời con gái của nàng cũng bỏ đi rồi, vì Côdét vốn thuộc hạng hào hiệp tự hiến mình. Cả nể là một đức tính cao quý của đàn bà. Và tình yêu một khi đã lên đến độ tuyệt đối thì không hiểu sao, nó như đui như mù, quên cả thẹn thùng.
Nhưng các bạn gái tâm hồn cao quý! Các bạn biết chăng chính các bạn đang lâm vào bao cảnh hiểm nghèo! Thường các bạn hiến trái tim thì người ta lại chỉ lấy xác thịt. Quả tim bạn vẫn còn với bạn, nhưng bạn nhìn nó trong bóng tối mà rùng mình! Tình yêu xưa nay không hề biết cái lẽ trung dung: hoặc nó giết ta chết, hoặc nó cứ sống. Cả cái số kiếp con người đều nằm trong cái thế song quan đó. Hơn nữa, không ở đâu vấn đề sống chết, rủi may lại nghiệt ngã và tàn nhẫn cho bằng trong tình yêu. Tình yêu là sự sống nếu nó không là cái chết. Nôi đấy, nhưng cũng là áo quan. Một tình cảm vừa nói có vừa nói không trong quả tim người. Trong tất cả mọi sự vật Thượng đế đã tạo nên thì trái tim người là vật tỏa ra nhiều ánh sáng nhất. Nhưng than ôi! Nó cũng tỏa ra nhiều bóng tối cao cả.
Trời đất run rủi cho Côdét gặp thứ tình yêu cứu sống người ta.
Suốt tháng 5 năm 1832, đêm nào trong cái vườn hoang kia, dưới bụi cây ngày càng thơm và càng rậm, cũng có đôi bạn thật là trinh bạch, thật là ngây thơ, lòng tràn ngập những nỗi vui sướng thần tiên chẳng khác những thiên thần, trong sạch, chân thành, say sưa, rạng rỡ như chiếu sáng cho nhau trong bóng tối. Trong cặp mắt Côdét thì Mariuytx rực rỡ như một ông hoàng và Mariuytx nhìn lại thì thấy Côdét là một nàng tiên đầu tỏa hòa quang. Hai người chạm nhau, nhìn nhau, cầm tay nhau, người sát vào người. Nhưng vẫn có một khoảng cách mà không bao giờ họ vượt qua. Không phải họ không dám, chính là họ không biết. Mariuytx cảm thấy có cái hàng rào ngăn cách, đó là lòng trinh bạch của Côdét và Côdét cảm thấy có một chỗ dựa, đó là lòng chân thành của Mariuytx. Cái hôn đầu tiên cũng là cái hôn cuối cùng. Từ hôm ấy, chàng vẫn không dám đi xa hơn, mà chỉ dám cầm tay, cầm khăn quàng cổ, hay nâng mấy sợi tóc để lên môi. Đối với chàng, Côdét là một thứ hương thơm, không phải là một người đàn bà. Chàng chỉ ngửi cái hương thơm kia thôi. Nàng không từ chối gì, chàng cũng không đòi hỏi gì. Côdét vui sướng mà Mariuytx thì thỏa mãn. Họ sống trong tình trạng hoan lạc này, có thể gọi là tình trạng của hai tâm hồn ngây ngất vì nhau. Thực là hai tâm hồn trinh bạch lần đầu ôm nhau trong cõi bồng lai, hai con thiên nga gặp nhau trên đỉnh núi tuyết.
Trong giờ phút yêu nhau này, dục tình đã hoàn toàn bị sự say sưa chiêm ngưỡng đè bẹp. Mariuytx trong trắng và cao quý như thiên thần, có lẽ chàng có đủ can đảm đến nhà một gái điếm mà không có gan kéo gấu áo Côdét lên quá gót chân. Một lần dưới ánh trăng trong, Côdét cúi xuống đất để lượm một vật gì, ngực áo của nàng để lộ chỗ chân vú một chút thì Mariuytx ngoảnh mặt đi.
Cái gì đã xảy ra giữa hai người? Không có gì cả! Họ sùng bái nhau đấy thôi!
Đêm đêm, khi hai người ở đây, cái vườn như một nơi sống động, thiêng liêng. Trăm hoa đua nở trong vườn sực nức hương thơm. Họ cũng cởi mở tâm hồn hòa lẫn với ngàn hoa. Cỏ cây lả lơi, mơn mởn, rung rinh đầy nhựa sống và say sưa chung quanh đôi bạn thơ ngây và họ nói với nhau những lời ân ái làm cây cỏ say mê rung động.
Những lời gì vậy? Những hơi thở chứ có gì dâu? Những hơi thở này cũng vừa đủ làm cho cả thiên nhiên kia xúc cảm và rung động. Nó có ma lực gì thực là khó hiểu, nếu ta chỉ đọc trong sách những lời kia vốn là những lời để gió đưa đi và đánh ta ra như làn khói dưới đám cây. Giá ta gạt bỏ đi cái điệu nhạc của tâm hồn như tiếng đàn đệm trong lời thầm thì của đôi nhân tình, thì tất cả chỉ còn là một cái bóng. Bạn sẽ hỏi: Thế nào? Có thế thôi ư? Vâng, chỉ có tiếng thỏ thẻ, nói đi, lặp lại những cái cười vô cớ, những câu có gì cao quý hơn, sâu sắc hơn. Đó là những lời duy nhất đáng nói và đáng nghe thôi vậy.
Những lời ngớ ngẩn kia, vô vị kia, ai chưa từng bao giờ nghe, ai chưa từng bao giờ nói, là một người đần độn, tồi tệ.
Côdét nói với Mariuytx:
- Anh biết không?
(Không hiểu sao, trong khi vẫn giữ thái độ đoan chính tuyệt vời như thế mà rồi cũng đến gọi nhau bằng anh em).
- Anh biết không? Em tên là Ơphơradi.
- Ơphơradi? Không phải! Tên em là Côdét.
- Ôi! Côdét là cái tên xấu xí người ta gọi em lúc em còn nhỏ. Tên em chính là Ơphơradi. Anh không thích tên Ơphơradi sao?
- Thích chứ. Nhưng gọi Côdét nghe cũng hay.
- Anh thích tên Côdét hơn tên Ơphơradi sao?
- À… ừ, vâng.
- Vậy thì em cũng thích nó hơn. Thật nhỉ, nghe nó hay nhỉ! Thôi thì gọi em là Côdét vậy.
Rồi nàng nở một nụ cười khiến cho câu chuyện biến thành bài tình ca trong một khu rừng nơi tiên giới.
Lại một lần, nàng nhìn chàng đăm đăm mà nói:
- Ông ạ, ông thì đẹp trai, xinh xắn, ông ăn nói tài hoa, ông không ngốc chút nào, ông thông thái hơn em nhiều, nhưng ở cái chữ này thì em dám thách ông, chữ: em yêu anh!
Mariuytx, bay bổng lên mây xanh, tưởng như nghe khúc ca của một ngôi sao nào vậy!
Có lúc nàng thấy chàng ho thì tát yêu vào má mà nói:
- Thưa ông, ông không được ho! Ông muốn ho trong nhà tôi thì phải xin phép mới được. Ho để cho em lo ngại là xấu lắm đấy. Em muốn anh khỏe mạnh, bởi vì nếu anh không khỏe mạnh thì em khổ ghê lắm. Anh bảo em làm gì cho anh khỏi ho bây giờ?
Một lần nữa Mariuytx nói với Côdét:
- Em có biết không, có một độ anh tưởng em là Uyếcxuyn.
Cái ấy làm cả hai cười suốt buổi tối.
Một lần đang nói chuyện gì, Mariuytx nói:
- Chà! Có một hôm ở vườn Luychxămbua, anh muốn đánh chết một người thương binh.
Nhưng Mariuytx im bặt và không nói nữa. Nói nữa thì phải nói cho Côdét nghe chuyện cái nịt bít tất của nàng, mà làm thế thì không được. Bởi vì nói đến cái nịt bít tất là vô tình chạm vào xác thịt, mà hễ động đến chuyện xác thịt tất cái tấm tình mênh mông, trong trắng ấy phải hãi hùng, kính cẩn lùi lại, không dám tiến lên.
Mariuytx nghĩ rằng, đời chỉ là thế này thôi: tối nào cũng đến phố Pơluymê, đẩy cái chấn song cũ kỹ ra, rồi lách vào ngồi tự tình trên ghế đá kia, nhìn ngàn sao lấp lánh qua đám cây lúc đêm vừa đến, để cái nếp quần ở đầu gối mình tì vào vạt áo rộng của Côdét, sẽ xoa vuốt ngón tay cái của nàng, gọi nàng là em, cùng nhau ngửi một đóa hoa, ngửi mãi không biết chán. Trong lúc ấy mây bay trên đầu. Mỗi khi gió thổi, gió cuốn đi những mơ ước của người còn nhiều hơn là những đám mây trên bầu trời nữa.
Tình yêu trong trắng hầu như hoang dã kia phải đâu không chút lẳng lơ. “Tán tụng người yêu” là cách vuốt ve mơn trớn đầu tiên, là sự đánh bạo nửa vời muốn tập dượt. Lời tán tỉnh chẳng khác gì chiếc hôn cách bức qua cái khăn che mặt. Dục tình khẽ can thiệp, nhưng vẫn không lộ liễu. Trước dục tình, con tim ngại ngùng lùi bước để càng yêu mến mặn nồng thêm.
Lời tán tụng của Mariuytx vẫn có đôi chút gắn bó với cuộc sống, với nhân tình, với tất cả cái gì thiết thực mà Mariuytx có thể nói ra. Đó là những lời nói với nhau trong hang đá, là đoạn giáo đầu cho những câu chuyện đêm động phòng. Nó là bài thơ của cõi lòng cởi mở, nó là trường ca lẫn với thơ niêm luật, là lời tán dương đang yêu, êm như tiếng gù của bồ câu. Nó là tất cả mọi thứ tế nhị của sự thờ phụng kết lại thành cụm, thành bó và tỏa ra như một thứ hương thơm thanh lịch, thần tiên. Thật là tiếng ríu rít say sưa, lòng nói với lòng. Mariuytx nỉ non:
- Ôi! Em đẹp làm sao! Anh không dám nhìn em. Anh chỉ dám chiêm ngưỡng. Em là một nàng tiên. Anh chẳng còn hiểu sao nữa: chỉ nhìn gấu áo, khi mũi hài của em ló ra anh cũng đủ ngất ngây lảo đảo. Khi trí tuệ của em hé mở anh được thấy hào quang tỏa ra. Em lý luận, thì hay lạ lùng. Đôi khi anh tưởng chừng em là một giấc mơ. Em nói đi để anh nghe và anh ngắm. Côdét ơi, thật là lạ lùng và thú vị! Anh hóa điên mất! Cô thật đáng tôn thờ, tiểu thư ạ! Anh phải lấy kính hiển vi nghiên cứu bàn chân em và lấy viễn vọng kính chiêm ngưỡng tâm hồn em.
Côdét trả lời:
- Từ sáng đến giờ có bao nhiêu thời giờ thì em yêu anh thêm bấy nhiêu.
Câu đi câu lại không ngớt. Lời nói chuyện thật là tâm đầu ý hợp về khoản tình yêu.
Tất cả con người Côdét ở đâu cũng thơ ngây, thành thực, trong ngọc, trắng ngà, hiền hậu, rực rỡ. Nhìn thấy nàng người ta có cảm giác như nhìn tiết xuân tháng tư, nhìn trời rạng sáng. Trong khóe mắt như có hạt sương, Côdét là ánh sáng bình minh tinh kết thành hình thiếu nữ.
Mariuytx yêu dấu nàng, thì say sưa nhìn nàng là dĩ nhiên vậy. Thực ra, cô con gái kia vừa ở tu viện ra, nói chuyện lắm câu thâm thúy. Nhiều khi nàng nói những điều thật là đúng, thật là tế nhị. Nàng ríu rít như trẻ con, nhưng chuyện lại có ý nghĩa. Nàng không lầm lẫn về việc gì và nhận xét gì cũng đúng đắn. Đàn bà cảm và nói theo bản năng yêu đương của con tim nên chẳng bao giờ sai lầm. Không ai biết nói những lời dịu dàng và sâu sắc cho bằng phụ nữ. Dịu dàng và sâu sắc đó là tất cả người đàn bà, đó là tất cả bầu trời vậy.
Trong cái cảnh hoan lạc vô song kia, chốc chốc khóe mắt lại long lanh giọt lệ. Một con sâu bị chân xéo nát, một lông chim từ tổ rơi xuống, một cành tầm xuân bị gãy cũng làm cho họ rủ lòng thương và sự ngây ngất kia đượm thêm vẻ ủ dột mơ màng, càng dễ làm người ta phát khóc. Biểu hiện tuyệt đích của tình yêu là một sự cảm kích nhiều khi hầu như không thể chịu nổi.
Và đồng thời, - tình yêu chớp nhoáng gây ra mọi thứ trái ngược, - họ lại cười lăn cười lóc, thật là tự do thú vị, thật là thân mật cởi mở, có khi tưởng là một cặp bạn trai. Tuy vậy, ngay trong khi hai con tim say sưa trong tình yêu trong sạch, thì bản chất gái trai bất diệt vẫn không đi vắng. Nó vẫn hiện diện và theo đuổi cái mục tiêu vừa cao quý vừa phũ phàng. Vì vậy khi một cặp trai gái thỏ thẻ cùng nhau thì dù họ có ngây thơ đến đâu, câu chuyện đó có trong sạch đến mấy, nó vẫn có một cái ý vị riêng, đáng yêu và bí ẩn khác hẳn chuyện của một cặp bạn hữu.
Họ sùng bái nhau như thần tượng.
Cái bất biến, cái trường tồn vẫn cứ nguyên vẹn. Yêu nhau, nhìn nhau mà nhoẻn miệng, mà cười, đôi môi khẽ chúm lại làm nũng, ngón tay cài vào nhau, gọi nhau anh anh, em em, cái đó vẫn không cản trở gì lẽ vĩnh viễn của tạo hóa. Đôi lứa náu mình trong đêm tối, trong ánh chiều tà, trong nơi kín đáo, với chim chóc, hoa hồng. Họ làm cho nhau ngây ngất vì cả trái tim hiện lên trong khóe mắt và thì thầm và to nhỏ với nhau, trong lúc ấy những vì sao vẫn rung rinh trong khoảng không gian vô hạn.
II
NGÂY NGẤT VÌ HẠNH PHÚC VẸN TOÀN
Họ sống mơ màng, ngẩn ngơ vì hạnh phúc. Họ không để ý rằng tháng ấy ở Pari dịch tả làm chết nhiều người. Họ dốc hết cả bầu tâm sự, to nhỏ cùng nhau, nhưng vẫn không đi qua cái tên của nhau bao nhiêu. Mariuytx đã cho Côdét biết chàng mồ côi, chàng tên là Mariuytx Pôngmécxi, làm luật sư, chàng viết sách cho các hiệu sách để sống, cha chàng là đại tá, là một vị anh hùng, còn chàng thì đã cãi nhau với ông ngoại là một người rất giàu. Chàng cũng nói qua cho nàng biết; mình là nam tước. Nhưng Côdét dửng dưng. Mariuytx nam tước ư? Nàng chẳng hiểu nam tước là cái gì, chữ đó có nghĩa gì. Với nàng, Mariuytx là Mariuytx thôi. Còn về phần Côdét, nàng cũng đã ngỏ cho chàng biết trước kia nàng ăn học trong tu viện Pơti Pichpuýt, mẹ nàng đã mất cũng như mẹ chàng, cha nàng tên là ông Phôsơlơvăng, ông rất tốt, hay bố thí cho người nghèo, nhưng bản thân thì cũng xác xơ, ông cứ lo nhịn đủ thứ để nàng khỏi thiếu thốn thứ gì.
Có một điều lạ từ khi Mariuytx nom thấy Côdét, thì chàng như sống ngất ngây trong một bản hợp tấu du dương, đến nỗi cái quá khứ gần như đối với chàng cũng vẫn xa lắc xa lơ, mờ mờ mịt mịt. Côdét nói sao thì chàng hay vậy. Chàng cũng không buồn hỏi nàng về những việc xảy ra đêm nọ ở ngôi nhà nát, về bọn Tênácđiê, về vết bỏng của ông già và thái độ kỳ lạ của ông ta, cũng như việc ông ta bỏ trốn một cách kỳ dị. Trong khoảnh khắc, Mariuytx đã quên hết tất cả những điều ấy, buổi chiều chàng không biết buổi sáng mình đã làm gì, mình ăn ở đâu, đã nói chuyện với ai. Trong tai chàng như có tiếng ca nên chàng không còn nghe gì nữa. Chỉ khi nào thấy Côdét thì chàng mới sống mà thôi. Một khi đã ở trên trời thì chàng quên mất cõi trần là lẽ tự nhiên thôi vậy. Đôi bạn triền miên trong những khoái cảm tinh thần khó tả. Người si chẳng khác người mê sảng đi lại trong lúc ngủ say.
Than ôi! Ai mà chẳng từng được hưởng thụ những điều này? Tại sao đến một lúc nào đó chúng ta rời bỏ cái cảnh thần tiên kia, để rồi lại tiếp tục sống cuộc sống nhân thế? Yêu là quên cả suy nghĩ. Ái tình là sự hăng hái lãng quên mọi việc khác. Đừng đòi người ta say mê cho hợp lý! Làm gì có tiếp diễn lôgíc trong trái tim con người, cũng như ở trong vũ trụ làm gì có những hình hình học hệt như trong sách.
Với Côdét và Mariuytx, ngoài Mariuytx và Côdét ra, không còn gì nữa. Vũ trụ xung quanh họ lọt thỏm vào hang sâu nào rồi. Họ sống những phút vàng ngọc, không có quá khứ, không có tương lai. Mariuytx chỉ nhớ mang máng rằng Côdét có một người cha, óc chàng dường như bị lóa khiến không thấy gì nữa. Đôi lứa kia nói với nhau những gì? Như đã biết, nào chuyện hoa, chuyện én, chuyện mặt trời xế núi, mặt trăng mọc lên, tất cả những chuyện quan trọng. Họ đã thổ lộ với nhau hết cả nhưng vẫn chưa nói gì hết. Với bọn si tình thì tất cả nghĩa là không gì hết. Chứ còn chuyện người cha, chuyện đời, cái nhà ổ chuột, bọn lâu la, việc xảy ra kia thì nói đến làm gì? Vả lại chắc gì cơn ác mộng đó đã có thật? Ở đây chỉ có hai người, họ yêu nhau, thế thôi! Ngoài ra, không có gì nữa. Hình như khi người ta đến ngưỡng của thiên đường thì cả địa ngục cũng tan biến đi đâu mất. Có thấy bọn quỷ sứ không? Mà có quỷ sứ không đã? Có phải là người ta đã run lên? Đã đau đớn? Họ không còn biết gì nữa. Một đám mây hồng đã phủ lên trên đó…
Đôi bạn sống như vậy, ở nơi cao tít, sống tự nhiên mà cũng rất lạ lùng: chẳng phải nơi thiên đình, chẳng phải nơi tiên cảnh, ở giữa loài người và thiên thần, ở trên cõi bùn nhơ, ở dưới thượng tầng biêng biếc, ở trong mây, hầu như chỉ một phần nào là xương là thịt, còn từ đầu đến chân toàn là tinh thần, là ngây ngất tột bực. Đã bốc lên cao nên chân không giẫm đất, lòng trần vẫn nặng, nên cũng chưa biến vào cõi trời xanh, họ cứ lơ lửng như những nguyên tử đợi cho kết tinh thành các hình thái của vật chất. Nhìn bên ngoài thì họ như thoát ra ngoài vòng số mệnh, quên mất dấu xe của thời khắc là hôm qua, ngày nay và ngày mai, ngây ngất, ngẩn ngơ, bập bềnh trôi nổi. Đôi khi nhẹ nhàng như có thể bay vào nơi vô tận, hầu như sẵn sàng biến vào cõi vô thủy vô chung. Họ mê mà tỉnh trong khúc ru tình êm ái. Quả thật là một giấc mê tuyệt vời của thực tế nặng trĩu lý tưởng.
Đôi khi dù Côdét xinh đẹp hết sức, Mariuytx cũng nhắm mắt lại.
Nhắm nghiền mắt là cách nhìn vào tâm hồn hay nhất.
Mariuytx và Côdét không tự hỏi tình yêu này sẽ đưa họ đến đâu. Họ cho rằng họ đã đến đích. Kỳ quái thay cái tham vọng của con người khi muốn tình yêu đưa ta đến một đích nào vậy!
III
BÓNG TỐI BẮT ĐẦU
Giăng Vangiăng nào có biết gì.
Bản tính Côdét có phần ít mơ mộng hơn Mariuytx. Nàng vui vẻ và chỉ thế cũng đủ làm Giăng Vangiăng sung sướng.
Mặc đầu óc Côdét còn bận nghĩ về âu yếm và hình ảnh Mariuytx vẫn tràn ngập tâm hồn, mặt nàng vẫn cứ thơ ngây, hớn hở. Nàng ở vào cái tuổi mà tình yêu trong lòng người trinh nữ cũng tự nhiên như đóa hoa huệ trong tay thiên thần nên Giăng Vangiăng vẫn không ngờ vực gì hết. Vả chăng khi đôi lứa yêu nhau thì họ ranh lắm; Nếu có kẻ thứ ba nào có thể quấy rối tình yêu của họ, người đó sẽ bị họ bưng tai bít mắt rất khéo bằng mấy cách đề phòng muôn thủa của giống si tình.
Chẳng hạn, chẳng bao giờ nàng làm trái ý Giăng Vangiăng.
Bố muốn đi dạo ư? Vâng, bố yêu quý ạ. Bố muốn ở nhà? Cũng hay. Bố muốn ngồi nói chuyện buổi tối với con ư? Con thích lắm. Bao giờ đến mười giờ đêm Giăng Vangiăng cũng về phòng ngủ. Mariuytx chờ cho qua mười giờ, nghe tiếng nàng mở cửa chàng mới lách vào. Cố nhiên ban ngày không ai bắt gặp Mariuytx ở đấy. Giăng Vangiăng không hề ngờ có một chàng Mariuytx. Duy có một lần, ông bỗng nói với Côdét:
- Kìa! Tại sao sau lưng áo con lại trắng như thế? Số là tối qua Mariuytx trong một phút bồng bột đã ép nàng vào sát tường.
Mụ Tútxanh tính hay ngủ sớm. Hễ công việc xong là chỉ lo lên giường, cho nên mụ cũng mù tịt như Giăng Vangiăng. Không bao giờ Mariuytx bước vào nhà nàng. Khi có Côdét, cả hai nấp vào một xó khuất gần thềm để ngoài đường nhìn vào không nghe, không thấy được gì. Họ ngồi yên lặng, nhiều khi chẳng chuyện trò gì cả, chỉ nắm chặt tay nhau mỗi phút và mười lần và nhìn lên các cành cây. Trong những lúc ấy giá rét có đánh cảnh họ mấy mươi bước họ cũng chẳng để ý. Hình như bấy giờ tâm hồn gặp nhau và hòa lẫn với nhau trong giấc mơ vậy.
Những phút gặp gỡ ấy thật là trong sáng, thật là thanh khiết và bao giờ cũng giống như bao giờ. Đó là một thứ tình yêu trong trắng, chẳng khác gì một thứ cành hoa huệ với lòng trắng chim bồ câu.
Từ chỗ hai người ngồi ra đến đường cái còn cả một cái vườn. Mỗi lần ra vào Mariuytx đều lắp chấn song lại cẩn thận để không ai thấy suy suyển gì.
Đến nửa đêm Mariuyt đi ra, về nhà Cuốcphêrắc.
Cuốcphêrắc bảo Bahôren:
- Cậu có tưởng tượng được không? Độ này Mariuytx cứ một giờ sáng mới mò về.
- Lạ gì! Bahôren đáp. Anh học trò nhà dòng nào lại không lận hỏa pháo trong người.
Có lúc Cuốcphêrắc khoanh tay làm ra vẻ nghiêm trang nói với Mariuytx:
- Độ rầy cậu chịu khó đi lắm, anh bạn trẻ ạ!
Bản tính thiết thực, Cuốcphêrắc không quan tâm đến cái cảnh bồng lai vô hình phản ánh trên nét mặt Mariuytx. Vốn không quen những lối say mê mới lạ, chàng bực mình và thường nhắc bạn phải quay về thực tế.
Một buổi sáng, chàng nói với Mariuytx:
- Này cậu, mình xem cậu độ rày như đang sống ở đâu trên nguyệt cầu, vương quốc chiêm bao, tỉnh mộng tưởng, thủ đô Bong-bóng-xà-phòng gì ấy. Nào, ngoan ta bảo nào. Cô ta tên là gì?
Nhưng đố có cái gì làm cho Mariuytx "mở miệng"! Có thể lấy kim vặn hết mười ngón tay chứ không có cách gì làm chàng thốt ra một trong hai âm tiết thiêng liêng làm thành cái tên Côdét quý báu. Ái tình chân chính sáng ngời như bình minh và im lặng như nấm mộ. Tuy nhiên Cuốcphêrắc cũng để ý thấy Mariuytx có thay đổi, chàng có một vẻ trầm lặng hân hoan.
Trong tháng Năm êm ả đó, Mariuytx và Côdét đã sống những phút sung sướng không bờ bến:
Đó là cãi nhau, gọi nhau là ông là bà để sau đó gọi nhau là anh là em một cách âu yếm hơn.
Đó là kể thật lâu, thật tỉ mỉ về những người họ không chú ý gì cả, điều này càng chứng tỏ ái tình là một bản nhạc kịch, trong đó cốt là âm nhạc còn lời kịch thì chẳng nghĩa lý gì; Đó là nghe Côdét nói chuyện vá may, còn về phần Côdét, là ngồi nghe Mariuytx nói chuyện chính trị,
Cùng ngồi, gối kề gối, nghe xe chạy trên đường Babilon cùng ngắm một vì sao trên trời hay một con đom đóm dưới cỏ;
Cùng im lặng; cái này còn êm ái hơn nói chuyện nữa;
Vân vân…
Tuy nhiên, có lắm nỗi trắc trở lôi thôi đang đến.
Một buổi tối, Mariuytx đi đến nơi hò hẹn theo đại lộ Anhvalít. Chàng đang cúi đầu bước và sắp sửa rẽ sang phố Pơluymê thì có ai gọi bên cạnh.
- Chào ông Mariuytx.
Chàng ngẩng đầu và nhận ra Êpônin.
Việc gặp gỡ này đối với chàng có tác dụng là lạ. Từ hôm Êpônin đưa chàng tới phố Pơluymê đến nay, chưa lần nào chàng nghĩ đến nó, và cũng chưa bao giờ chàng gặp mặt nó, nên chàng quên khuấy đi. Kể ra Mariuytx phải mang ơn nó nhiều vì nhờ nó chàng mới có hạnh phúc ngày nay. Thế mà gặp nó chàng cảm thấy khó chịu.
Đừng tưởng rằng khi người ta toại nguyện và trong sạch trong tình yêu thì người ta trở nên toàn thiện. Thực thì người ta chỉ đâm ra quên tất cả, như chúng tôi đã nói. Bây giờ người ta quên nghĩ đến việc ác, nhưng cũng đồng thời quên nghĩ đến việc thiện. Người ta không còn tâm trí đâu mà nghĩ đến ân nghĩa, đến bổn phận, đến những kỷ niệm lớn vẫn làm người ta bận lòng. Gặp lúc khác thì Mariuytx đã đối xử với Êpônin một cách khác hẳn. Lòng chàng nay chỉ biết có Côdét, nên chàng cũng không còn nhớ rõ ràng nó chính tên là Êpônin Tênácđiê, cái tên đã ghi trong tờ di chúc cha chàng để lại. Cách mấy tháng trước, giá gặp cái người đội tên ấy chắc chàng đã hết lòng hết dạ vì họ. Ta cứ tả Mariuytx đúng như trong thực tế. Trong thực tế thì tình yêu rực rỡ của chàng đã khiến cho ngay đến cả hình ảnh cha chàng cũng mờ nhạt đi một phần. Cho nên chàng trả lời lúng túng.
- A! Cô Êpônin đây à?
- Tại sao ông lại gọi em bằng cô? Em có làm gì tệ với ông không?
- Không.
Đành rằng chàng chẳng có gì phiền nó. Trái lại. Nhưng chàng cảm thấy không sao làm khác được. Chàng đã gọi Côdét là em, chàng đành phải gọi Êpônin là cô.
Thấy chàng câm bặt, nó kêu lên:
- Này ông…
Nhưng rồi nó dừng lại. Trước kia nó táo tợn và vô tư là thế mà bây giờ nó không còn biết nói năng ra sao nữa. Nó gượng cười nhưng không cười được. Nó nói tiếp:
- Thế nào?…
Rồi lại im bặt lần nữa và cúi mặt. Đột nhiên nó nói: - "Chào ông Mariuytx”. Rồi bỏ đi.
IV
"CAB" TIẾNG ANH THÌ LĂN, TIẾNG LÓNG THÌ SỦA
Hôm sau là ngày mồng ba tháng sáu, ngày mồng ba tháng sáu năm 1852, một năm đáng ghi nhớ bởi vì bấy giờ có những biến cố quan trọng cứ lơ lửng ở chân trời Pari như những đám mây đen sắp gây ra bão táp. Vừa tối, Mariuytx đang men theo con đường hôm qua để đến nơi hò hẹn, lòng tràn ngập vui sướng, thì bỗng thấy Êpônin tiến về phía chàng giữa các hàng cây trên đại lộ. Gặp liền hai lần trong hai ngày như thế này thực là quá nhiều. Chàng vội quay đi, rời đại lộ, rẽ vào phố Hoàng đệ để đến phố Pơluymê.
Cử chỉ này khiến Êpônin theo hút bóng chàng đến tận phố Pơluymê, một việc mà trước kia không bao giờ nó làm. Từ trước đến nay nó chỉ cần nhìn chàng đi qua trên đại lộ, cả đến việc tìm cách bắt gặp, nó cũng không làm. Mãi tối qua nó mới thử mở miệng chuyện vãn.
Vậy Êpônin đi theo chàng mà chàng không biết. Nó thấy chàng đẩy cái chấn song lách vào vườn.
- À? Thì ra anh ta vào nhà!
Nó đến gần hàng rào, nắn từng chấn song một và tìm được ngay cái chấn song Mariuytx vừa xê dịch. Nó lầm bầm trong miệng, giọng ghê rợn:
- Thế này thì không được đâu cô ả ạ!
Nó ngồi xuống chân tường sát cạnh song sắt như để canh giữ. Đó lại chính là nơi hàng rào tiếp giáp với tường nhà bên cạnh. Ở đấy có một cái góc tối om, nó có thể ẩn mình lọt thỏm. Nó ẩn mình một giờ như thế, không nói năng, cũng không thở mạnh, suy nghĩ mông lung.
Vào khoảng mười giờ tối, trong số hai, ba người thường đi qua phố Pơluymê, có một lão tư sản già về muộn đang rảo bước ở nơi vắng vẻ và nguy hiểm kia. Hắn đi men theo hàng rào sắt và vừa đến góc tường thì nghe có tiếng trầm trầm dễ sợ nói:
- Thảo nào tối nào chàng cũng đến đây.
Người khách nhớn nhác nhìn quanh, không trông thấy ai, không dám nhìn vào cái hốc tối kia và sợ hết hồn. Hắn rảo bước đi nhanh.
Hắn đi nhanh như vậy là khôn đấy, bởi vì chỉ một lát sau có sáu người cách quãng nhau cũng men theo tường mà đi, nhác nom tưởng đâu là một toán lính tuần. Họ đi vào phố Pơluymê.
Người đi đầu đến hàng rào sắt vườn ấy thì dừng lại đợi mấy người kia: một thoáng sau tất cả sáu người đều đủ mặt.
Họ bắt đầu thì thầm:
- Đây rồi! Một thằng nói.
- Trong vườn có cab[277] không? Một thằng khác hỏi.
- Đếch biết. Dẫu sao tớ đã chạy sẵn một nắm để nhồi cho cậu ta đây.
- Có nhựa[278] để bể kính không?
- Có.
Thằng thứ năm nói giọng bụng.
- Hàng rào cũ rích rồi.
- Càng hay. Thằng thứ hai đáp. Thế thì có của nó cũng không tru tréo lên, và gặt nó cũng dễ.
Thằng thứ sáu nãy giờ vẫn chưa mở miệng, sờ tất cả các song sắt như một giờ trước đây Êpônin đã làm. Hắn nắn từng chấn song một và lay từng cái một rất cẩn thận. Cứ thế. Hắn đến cái chấn song Mariuytx đã nạy ra. Hắn sắp sờ đến thì một bàn tay đột nhiên từ trong bóng tối thò ra, nắm lấy tay hắn.
Hắn bị đẩy vào giữa ngực. Và một giọng khàn khàn nói nhỏ: - Có cab đấy!
Ngay đấy hắn thấy một cô gái xanh xao đứng sững trước mặt.
Hắn giật nảy mình vì bất ngờ! Hắn thu mình, xông lên một cách dễ sợ. Thật là ghê gớm khi con ác thú lo ngại; dáng sợ sệt của nó đáng sợ. Hắn lùi lại ấp úng:
- Con ranh nào đấy?
- Con gái ông đây!
Thì chính là Êpônin đang nói chuyện với Tênácđiê.
Thấy Êpônin, năm thằng kia, Cơlacơxu, Gơlơme, Babe, Môngpácnát và Bơruygiông rón rén đến gần, im lặng, với cái vẻ chậm rãi rùng rợn của bọn ăn đêm. Tay chúng cầm những khí cụ dữ tợn. Thằng Gơlơme thì cầm một cái kìm cong, bọn ăn đêm thường gọi là cái "khăn quàng". Tênácđiê gầm lên tuy vẫn giữ khẽ giọng:
- Ái chà! Mày làm gì ở đây? Mày muốn làm gì chúng tao? Ai khiến mày đến đây cản trở chúng tao?
Êpônin vùng cười và bá lấy cổ hắn:
- Cha ơi! Con ở đây là vì con ở đây. Bây giờ lại còn cấm người ta không được ngồi ở chân tường sao? Các ông mới không nên đến đây chứ! Đây có quái gì, đã bảo là bánh quy mà! Tôi đã nói với mụ Ma-nhông, ở đây không xơ múi gì đâu. Cha hôn con đi chứ cha! Đã lâu lắm con chẳng gặp cha. Thế cha thoát ra rồi à?
Tênácđiê cố sức gỡ tay Êpônin và càu nhàu:
- Được rồi. Mày đã hôn tao rồi. Ừ tao thoát ra rồi đây! Tao không ở trong ấy nữa. Thôi bây giờ mày đi đi.
Nhưng Êpônin nhất định không buông mà cứ xoắn xuýt vuốt ve cha.
- Cha yêu ơi! Cha làm sao mà ra được thế? Thoát khỏi chỗ ấy thì phải bợm lắm nhỉ! Cha kể lại cho con nghe nào? Mẹ con đâu? Có tin tức mẹ thì cho con biết với.
- Mẹ mày mạnh khỏe, tao không biết đâu. Thôi để mặc tao, mày cút đi.
Êpônin làm ra vẻ nũng nịu như cô con gái được nuông.
- Con không đi đâu! Bốn tháng trời nay chẳng thấy mặt cha, thế mà cha lại đuổi đi ngay, chưa kịp hôn cha nữa. Và nó lại bá lấy cổ cha nó.
- Làm trò quái gì thế? Babe nói.
- Mau lên! Bọn cảnh sát sắp qua đấy!
Có tiếng nói giọng bụng ngâm hai câu:
Hôm nay đếch phải đầu năm
Hôn cha hít mẹ lăng xăng làm gì!
Êpônin quay về phía năm thằng ăn cướp:
- Ô kìa! Ông Bơruygiông. Chào ông Babe, chào ông Cơlacơxu… Ông Gơlơme, ông không nhận được mặt cháu sao? Thế nào Môngpácnát, mạnh khỏe chứ?
- Có, Tênácđiê nói, người ta có nhận ra mày rồi đấy. Thôi chào! Chào! Xéo đi để chúng tao còn công việc.
- Giờ này là giờ cáo ra, không phải giờ của gà mái.[279] Môngpácnát nói.
Babe thêm vào:
- Mày biết chúng tao còn phải kiếm chác ở đây mà.
Êpônin nắm tay Môngpácnát. Hắn nói:
- Khéo kẻo đứt mẹ tay giờ! Tao có cái “thái thịt” ở đây.
Anh Môngpácnát thân yêu! Êpônin đáp dịu dàng nhỏ nhẹ. Phải tin người ta chứ. Tôi là con cha tôi kia mà. Ông Babe ơi, ông Gơlơme ơi, tôi đã được giao cho đi điều tra vụ này cơ mà!
Có một điều kỳ lạ là Êpônin không nói tiếng lóng. Từ khi nó quen Mariuytx thì nó không sao dùng nổi thứ ngôn ngữ ghê tởm ấy nữa. Nó cầm những ngón tay cục mịch của Gơlơme trong bàn tay xương xẩu và yếu ớt của nó và nói tiếp:
- Các ông cũng biết tôi có ngốc đâu. Thường thường các ông tin tôi. Tôi được việc cho các ông lắm chứ. Bây giờ tôi đã điều tra rồi thì các ông có vào cũng chỉ vô ích. Tôi thề với các ông, trong cái nhà này không kiếm chác được gì đâu.
- Chỉ có đàn bà thôi, sợ gì? Gơlơme nói:
- Không, họ dọn đi rồi!
- Nến vẫn còn thắp sáng kìa. Babe bảo.
Và hắn chỉ cho Êpônin thấy thấp thoáng sau ngọn cây có ánh đèn đi đi lại lại ở gần mái nhà. Thì ra lúc ấy mụ Tútxanh còn thức phơi quần áo. Êpônin cố cãi lấy được.
- Nhưng mà họ nghèo lắm, trong nhà không có tiền nong gì hết.
- Mày cút đi! Tênácđiê gắt. Khi nào chúng tao đã xáo trộn tất cả cái nhà này rồi, lật ngược cái hầm đựng rượu lên trên, cái mái nhà xuống dưới, bấy giờ chúng tao sẽ nói cho mày biết đấy là tiền lớn, là hào hay là xu.
Lão đẩy con bé ra để tiến lên nhưng con bé vẫn nói: Này anh bạn Môngpácnát ơi, tôi xin anh, anh là người tốt, anh đừng vào đấy.
Môngpácnát chỉ đáp:
- Khéo, kẻo mà đứt tay giờ!
Tênácđiê giở giọng quyết đoán hàng ngày của hắn:
- Con “ranh”, xéo ngay để đàn ông người ta còn làm ăn.
Êpônin buông tay Môngpácnát và hỏi:
- Thế là các ông muốn vào nhà này?
- Cũng có phần như thế đấy! Tên giọng bụng cười gằn, đáp.
Êpônin liền tựa lưng vào hàng rào sắt đối diện với sáu tên cướp võ trang đến chân răng kẽ tóc. Trong bóng tối, mặt chúng trông như mặt quỷ. Nó nói thấp giọng nhưng kiên quyết:
- Thế nhưng mà tôi thì không muốn.
Bọn kia ngẩn người. Tuy vậy thằng nói giọng bụng cũng cười dứt tiếng. Con bé lại nói:
- Anh em nghe tôi cho rõ. Không phải vậy. Bây giờ tôi xin nói đây. Trước hết, nếu các anh vào cái vườn này, nếu các anh động đến hàng rào sắt này thì tôi sẽ kêu lên, tôi đấm cửa đánh thức mọi người dậy, tôi sẽ gọi cảnh sát tóm cổ cả sáu người.
Tênácđiê nói khẽ với Bơruygiông và thằng nói giọng bụng:
- Nó làm thật đấy.
Êpônin lắc đầu và nói thêm:
- Trước hết là tóm lấy cha tôi.
Tênácđiê đến gần nó, Êpônin thét:
- Ông già đứng xê ra.
Tênácđiê lùi lại càu nhàu:
- Con này sao lại giở quẻ thế nhỉ?
Và hắn nói tiếp:
- Đồ chó đẻ!
Con bé cười lên dữ tợn:
- Gì cũng được. Nhưng các ông không vào được đâu! Đây không phải là con của chó mà con của lang sói cơ! Các ông sáu người nhưng tôi sợ gì. Các ông là đàn ông, ừ! Tôi là đàn bà con gái đấy, nhưng tôi không sợ các ông đâu. Thôi đi đi. Tôi nói cho mà biết: các ông không đặt chân vào cái nhà này được đâu, bởi vì tôi không thích thế. Các ông đến gần thì tôi sủa ầm lên bây giờ. Tôi đã nói mà: Cab chính là tôi đây. Tôi cóc cần các ông. Đi đâu thì đi! Đừng đến đây mà ngứa mắt tôi. Tôi cấm. Đấy có dao phay, đây có guốc, cóc sợ! Nào lại đây nào. Con bé tiến về phía bọn cướp, trông ghê rợn. Nó lại cười sằng sặc.
- Biết chưa? Tôi sợ cóc gì. Mùa hè này tôi sẽ đói, mùa đông này tôi sẽ rét. Sáu mạng đàn ông kia tưởng làm cho một con bé này sợ thì buồn cười quá. Sợ gì? Sợ? Ừ phải, sợ gớm. Vì các ông có mấy con mèo nghe các ông to tiếng thì bò xuống gậm giường nên các ông tưởng người ta sợ các ông phải không? Đây chả sợ gì ráo!
Nó nhìn xỉa xói vào mặt Tênácđiê và nói:
- Đến cả ông nữa cũng thế thôi.
Rồi nó đưa cặp mắt đỏ ngầu như mắt ma, lườm tất cả bọn cướp một lượt.
- Đây thì chẳng cầu gì, ngày mai có ai nhặt được xác đây, bị đao của cha đây đâm chết ở cái phố Pơluymê này hay là trong một năm nữa có ai thấy đây ngồi trong trại giam ở Xanh Cơlu hay trôi giạt ở cù lao Thiên nga cùng với nút chai thối và thây chó chết trôi, đây cũng cóc cần.
Con bé nói đến đó thì ngừng lại, cơn ho khan nổi lên, hơi thở hắt ra từ cái lồng ngực lép kẹp và còm cõi, nghe như tiếng rên rỉ.
- Tôi chỉ kêu lên một tiếng là người ta đến, nó nói tiếp. Thế là xong. Đằng ấy sáu người nhưng đây là cả thiên hạ.
Tênácđiê tiến lên một bước. Con bé thét:
- Không được đến gần.
Lão này dừng lại dỗ dành:
- Ừ! Tao không bước tới nữa, nhưng con đừng tru tréo lên như vậy. Này con! Con muốn cản trở không cho cha và các chú làm ăn phải không? Chúng tao phải kiếm ăn mới sống được chứ! Con không còn thương xót gì cha con nữa ư?
- Ông làm tôi phát ngấy.
- Chúng tao phải sống, phải ăn.
- Chết quách đi có được không?
Nói xong nó ngồi xuống cạnh chân tường nghêu ngao hát:
Tay ta tròn trịa
Chân ta xinh xinh
Thời gian bỏ phí…
Nó chống khuỷu tay vào đầu gối, bàn tay đỡ cằm, chân đu đưa ra vẻ phớt đểu thiên hạ. Áo thì rách bươm lòi cả xương quai xanh, gầy đét. Cây đèn đường bên cạnh chiếu sáng hình thù và dáng điệu của nó. Thật trên trần đời không còn cái gì kiên quyết hơn và kỳ lạ hơn.
Sáu thằng kẻ cướp không dám làm gì, tức tối vì thua một đứa con gái, kéo nhau vào bóng tối bàn bạc, nhún vai rụt cổ, giận dữ và bực nhục.
Con bé nhìn chúng với vẻ mặt bình tĩnh nhưng dữ dội.
Babe nói:
- Nó có ý gì đây. Có cớ đấy. Hay nó phải lòng con cab.
Nhưng mà bỏ lỡ thì tiếc thật. Chỉ có hai người đàn bà và một lão già ở tại sân trong. Ở các cửa sổ có màn che khá sang. Lão này phải là một lão Do thái.[280] Món này quyết là bở.
Môngpácnát giục:
- Vậy thì các anh cứ vào. Cứ tiến hành. Tôi ở đây với con bé, và nếu nó có ho he thì…
Nó giơ con dao trần lấp loáng dưới ánh đèn.
Tênácđiê không nói gì, sẵn sàng hễ người ta làm gì thì làm nấy.
Bơruygiông vốn có tiếng tiên tri, lại là tay đã tìm ra món này như đã biết từ nãy vẫn chưa hé miệng. Hắn có vẻ nghĩ ngợi. Ai cũng biết tính hắn liều mạng. Một lần hắn đã ăn trộm ngay trong một đồn cảnh sát để khoe gan. Hắn lại biết làm thơ và hát nên được bọn kia tín nhiệm lắm. Babe hỏi nó:
- Bơruygiông! Sao mày không nói gì cả?
Bơruygiông đứng im một lát rồi lắc đi lắc lại cái đầu theo nhiều kiểu khác nhau. Cuối cùng hắn mới chịu nói:
- Thế này: sáng nay tao trông thấy hai con chim sẻ cắn nhau, buổi chiều tao tông phải một mụ đàn bà đang cãi nhau. Toàn là điềm gở tất. Thôi chúng mình xéo đi.
Cả bọn kéo đi.
Vừa đi Môngpácnát vừa lẩm bẩm:
- Cũng chẳng sao, giá như các anh muốn thì tớ đã thí nhẹ cho nó một nhát.
- Tớ thì không, Babe đáp. Tớ không có đánh giết đàn bà.
Đến chỗ đầu đường phố, chúng dừng lại, trao đổi với nhau bằng tiếng lóng, giọng thì thầm:
- Tối nay ngủ đâu?
- Ở dưới Pari.
- Tênácđiê ơi! Mày có chìa khóa cửa sắt đấy không?
- Có.
Êpônin theo dõi chúng không rời mắt, thấy chúng đã đi theo đúng con đường chúng vừa đến. Nó đứng dậy và bò theo dọc chân tường và các ngôi nhà. Nó cứ lần theo chúng như vậy cho đến đại lộ. Đến đây bọn kia chia tay và nó thấy sáu người lũi sâu vào bóng tối như tan biến trong đó.
V
CHUYỆN ĐÊM
Bọn cướp đi khỏi thì phố Pơluymê trở lại với cảnh đêm tĩnh mịch.
Những chuyện vừa xảy ra trên đường phố này, nếu diễn ra trong rừng thì không thể làm cho cây rừng ngạc nhiên.
Rừng thưa và lùm rậm, bụi bờ, cành lá xô xát nhau, cỏ dại cao lớn, tất cả những thứ ấy sống một đời sống huyền bí. Trong cảnh hoang dại um tùm ấy thường có những biểu hiện đột ngột của cái vô hình; những loài thấp kém hơn con người lại thường được trông thấy tận đằng sau con người, qua làn sương đục; và vô số sự việc mà loài người chúng ta không hay, không biết, vẫn chạm mặt nhau trong rừng tối. Loài hung tợn trong tự nhiên thường hoảng hốt khi đánh hơi thấy cái khác thường. Những sức mạnh của bóng tối biết nhau và điều hòa với nhau một cách bí mật để giữ thế thăng bằng. Nanh và vuốt lại sợ những cái không bắt giữ được. Những giống uống huyết tươi, những giống thèm khát sục sạo tìm mồi, những giống ham khoe móng nhọn, những giống chỉ sống nhờ dạ dày và vì dạ dày, những giống ấy nếu thấy một cái dạng vô hình trùm tấm vải liệm đi lại lững thững thì phải đứng nhìn và lo lắng đánh hơi, tưởng như cái bóng run rẩy với tấm áo mập mờ kia đương sống một đời sống dưới mồ kinh khủng. Những thứ cục cằn hung tợn ấy, nó chỉ là vật chất, lờ mờ cảm thấy đã gặp phải bóng tối vô biên tụ lại trong một hình thù khác lạ. Một bóng đen chặn đường đã cản ngay con thú dữ lại. Thứ ở mồ hiện lên làm cho thứ ở hang ngơ ngác lo sợ. Dữ phải sợ rợn; đàn sói phải lùi trước một bóng ma.
VI
MARIUYTX TRỞ LẠI THIẾT THỰC QUÁ ĐẾN NỖI CHO CÔDÉT BIẾT ĐỊA CHỈ CỦA MÌNH
Trong khi thứ chó cái mặt người ấy đứng cạnh hàng rào sắt và sáu tên ăn cướp phải lùi bước trước một người con gái thì Mariuytx vẫn ngồi bên cạnh Côdét. Chưa bao giờ bầu trời lắm sao và xinh đẹp như đêm ấy. Chưa bao giờ cành lá rung động hơn, mùi thơm của cây cỏ ngào ngạt hơn, chưa bao giờ chim chóc trên cành ngủ nghê êm đềm hơn. Chưa bao giờ tất cả cái cảnh hòa hợp của tạo vật trong sáng lại hòa nhịp đúng điệu hơn với bản nhạc thầm kín của ái tình. Chưa bao giờ Mariuytx lại say sưa hơn, sung sướng hơn, ngất ngây hơn. Nhưng chàng lại thấy Côdét ủ ê. Côdét đã khóc, đôi mắt đỏ ngầu.
Đó là đám mây thứ nhất trong giấc chiêm bao mỹ lệ. Mariuytx hỏi ngay:
- Em sao vậy?
Nàng trả lời:
- Thế này.
Rồi nàng ngồi xuống cái ghế dài gần bậc cửa, trong khi chàng vừa ngồi bên cạnh vừa run. Nàng nói tiếp:
- Sáng nay bố em bảo bố có việc, em phải chuẩn bị sẵn sàng và có lẽ bố em và em sẽ đi xa.
Mariuytx run lẩy bẩy từ đầu đến chân.
Khi người ta vào cuối cuộc đời thì chết nghĩa là đi;
Khi người ta mới bước vào đời thì đi nghĩa là chết.
Đã sáu tuần nay Mariuytx dần dần, chầm chậm, mỗi khi một ít, ngày càng chiếm lĩnh Côdét. Chiếm tâm hồn thôi, nhưng mà chiếm một cách triệt để. Như đã nói ở trên, trong mối tình đầu, người ta chiếm được tâm hồn trước, rồi mãi sau mới đoạt xác thịt. Về sau, trong những mối tình khác người ta chiếm đoạt xác thịt rồi mãi sau mới chiếm đoạt tâm hồn hoặc là không hề chiếm đoạt tâm hồn. Mariuytx chiếm lấy Côdét, như là ma quỷ chiếm. Nhưng chàng lấy tất cả tâm hồn chàng quyện chặt lấy nàng, và giữ riết lấy nàng, với lòng tin tưởng sắt đanh. Chàng đã chiếm được nụ cười, hơi thở, hương thơm cả cái ánh sáng của đôi mắt biếc, cả cái mịn màng của làn da khi chàng sờ đến tay nàng, cả cái nốt xinh xinh ở cổ, tất cả tâm trí của nàng. Họ đã tự hứa lúc ngủ bao giờ cũng mơ thấy nhau trong giấc mộng, và họ đã giữ lời hứa.
Tóm lại, Mariuytx đã chiếm đoạt tất cả các giấc mơ của nàng. Chàng nhìn nàng không biết chán, đôi khi hơi thở của chàng chạm vào mấy sợi tóc gáy và chàng cũng nghĩ bụng rằng bấy nhiêu sợi tóc kia không có sợi nào không thuộc về chàng. Chàng chiêm vọng, chàng sùng bái những vật nàng mang trên người, cái "nơ", đôi găng tay, cái bao tay, đôi giày, đều là những vật thiêng liêng mà chàng là chủ. Chàng nghĩ rằng chàng là chủ của cả những cái lược cài xinh xinh ở trong mớ tóc mây, đến cả từng dải áo, từng sợi chỉ bít tất, từng nếp của cái áo lót, tất cả là của chàng hết: ý nghĩ ấy là những tiếng bập bẹ mơ hồ và nhỏ nhẹ của nhục cảm.
Cạnh Côdét, chàng cảm thấy mình ngồi cạnh tài sản của mình, cạnh vật sở hữu của mình, cạnh người chủ nó đồng thời là đứa nô lệ của mình. Hình như tâm hồn đôi lứa đã gắn bó với nhau khăng khít quá, nên bây giờ, giá họ muốn lấy lại tâm hồn họ, họ cũng không có cách nào nhận ra. - Cái này của anh? - Không, nó là của em - Nhất định em làm, chính nó là anh - Cái mà anh tưởng là anh chính là em đấy. Mariuytx biến thành một phần của Côdét và Côdét thành một phần của Mariuytx không tách được nữa. Mariuytx cảm thấy Côdét sống trong người chàng. Có Côdét, chiếm đoạt lấy Côdét, cái đó đối với chàng cũng không khác gì hô hấp. Chính trong khi tin tưởng như thế, ngây ngất như thế, say sưa về quyền sở hữu trong trắng, lạ lùng và tuyệt đối như thế thì mấy tiếng "Bố của em phải ra đi" bỗng nhiên đập vào tai và tiếng nói đột ngột của thực tế thét lớn: Côdét không phải của mày! Mariuytx bừng tỉnh. Đã sáu tuần nay, ta đã thấy chàng sống ở ngoài cuộc sống. Nay tiếng "ra đi" đẩy chàng trở vào đó một cách phũ phàng.
Chàng không biết nói sao. Côdét chỉ thấy bàn tay chàng lạnh toát. Đến lượt nàng hỏi:
- Anh sao vậy?
Chàng trả lời khẽ quá đến nỗi Côdét chỉ thoáng nghe:
- Anh chưa hiểu em nói gì!…
Nàng nói lại:
- Sáng nay, bố em bảo em thu xếp các thứ linh tinh của em sẵn sàng. Bố em bảo sẽ đưa áo quần của bố em cho em để xếp vào hòm, bố em phải đi xa. Hai người phải đi. Phải có một cái hòm lớn cho em, một cái bé cho bố. Trong một tuần lễ phải xong để đi, có lẽ sang Anh.
Mariuytx kêu:
- Trời ơi! Tàn bạo như thế sao?
Rõ ràng trong óc Mariuytx không có sự lạm quyền nào, không có hành động tàn bạo nào của quân bạo chúa ghê gớm nhất. Buyđirit, Tibe, Hăngri III mà hung dữ cho rằng việc ông Phôsơlơvăng đem cô gái sang Anh, vì ông có việc bên ấy. Chàng hỏi, giọng yếu đuối:
- Bao giờ em đi?
- Bố em không nói.
- Bao giờ em về?
- Bố em cũng không nói.
Mariuytx đứng dậy, lạnh lùng hỏi:
- Côdét, cô có đi không?
Cô quay lại nhìn chàng. Cặp mắt xinh đẹp đầy lo âu. Nàng trả lời, có vẻ hoảng hốt:
- Đi đâu?
- Sang Anh? Cô có đi không?
- Tại sao anh gọi em là "cô"?
- Tôi hỏi cô có đi không?
Côdét chập tay, nói:
- Anh bảo em làm thế nào được?
- Thế là cô đi?
- Thế bố em đi thì biết làm sao?
- Thế là cô đi?
Côdét nắm tay Mariuytx, siết chặt, không đáp.
- Được rồi, Mariuytx nói. Tôi sẽ đi nơi khác.
Côdét không hiểu câu nói ấy mấy, nhưng nàng trực cảm ý nghĩa của nó. Nàng tái người đến nỗi trong bóng tối mà mặt trắng bệch. Nàng ấp úng:
- Anh muốn nói gì thế?
Mariuytx nhìn nàng đăm đắm rồi ngước mắt lên trời, đáp:
- Không gì cả.
Khi chàng cúi mặt xuống, chàng thấy Côdét nhoẻn miệng cười với chàng. Nụ cười của người yêu có một vẻ sáng riêng, đêm tối cũng trông thấy.
- Anh Mariuytx. Chúng mình ngốc lắm. Em nghĩ ra rồi.
- Thế nào?
- Bố con em đi, anh cũng đi! Em sẽ cho anh biết đi đâu. Rồi anh đến tìm em.
Bây giờ Mariuytx đã tỉnh hẳn. Chàng trở về giữa thực tế. Chàng nói với Côdét:
- Đi với bố và em! Em điên sao? Đi thì phải có tiền, mà anh không có. Sang Anh à? Hiện nay anh đã nợ anh Cuốcphêrắc mười luy. Anh ấy là một người bạn của anh, mà em chưa quen biết. Anh có cái mũ cũ không đáng ba phơrăng, một cái áo đằng trước khuyết cả cúc. Cái sơ mi thì rách bươm, cùi tay đã thủng, đôi giày thì ngấm nước. Sáu tuần nay, anh không nghĩ đến những vật ấy nên anh không nói với em. Côdét ơi! Anh là một thằng cùng khổ! Em chỉ thấy anh ban đêm và em đã cho anh tình yêu. Giá em thấy anh ban ngày thì em sẽ cho anh một xu. Sang bên Anh! Trời ơi! Anh còn chưa đủ tiền lấy hộ chiếu nữa là!
Chàng lao vào một thân cây ở cạnh, hai tay giơ lên đầu, trán đập vào thân cây, không biết rằng cây làm xây xát mặt mày, hai thái dương giần giật như trong cơn sốt rét. Chàng đứng im, chỉ chực ngã xuống. Chẳng khác gì pho tượng của thất vọng.
Chàng vẫn đứng mãi thế. Trong đáy vực tuyệt vọng, người ta có thể im lặng ngàn thu! Cuối cùng chàng quay mặt lại vì nghe thấy sau lưng có tiếng tấm tức nhè nhẹ, buồn buồn.
Thì ra Côdét đang khóc.
Nàng khóc đã hơn hai tiếng đồng hồ bên cạnh chàng trong khi chàng nghĩ vẩn vơ.
Chàng chạy đến, quỳ xuống và cúi từ từ, chàng ôm mấy ngón chân lộ ra dưới gấu áo mà hôn.
Nàng cứ để yên. Có những lúc người đàn bà chấp thuận như một vũ nữ u trầm, nhẫn nhục, tôn giáo tình yêu.
Chàng nói:
- Em đừng khóc nữa.
Nàng thổn thức:
- Em phải đi, mà anh thì không đi cùng em được.
- Em yêu anh không? Chàng hỏi.
Nàng vừa nức nở vừa nói lên cái lời nói thiên đường, lời này mê ly nhất khi nói qua giọt lệ:
- Em say mê anh!
Giọng vuốt ve mơn trớn, chàng lại nói:
- Em đừng khóc nữa, anh van em. Em hãy vì anh mà nín đi.
- Anh thì anh có yêu em không? Nàng hỏi.
Chàng nắm tay nàng:
- Em Côdét, anh chưa bao giờ lấy lời danh dự mà thề thốt với ai, bởi vì lời danh dự làm cho anh sợ. Viện lời danh dự mà anh tưởng như vong linh của cha anh đang ở bên cạnh. Nhưng hôm nay anh lấy lời danh dự thiêng liêng nhất mà thề với em rằng nếu em bỏ anh đi thì anh sẽ chết.
Giọng nói của chàng u hoài, trang nghiêm và điềm tĩnh đến nỗi Côdét rùng mình. Nàng cảm thấy như có cái gì ảm đạm vừa lưng lửng lướt qua làm lạnh cả gáy. Nàng lo ngại, không khóc nữa, chàng lại nói:
- Bây giờ nghe anh nói đây. Ngày mai đừng chờ anh.
- Tại sao vậy?
- Ngày kia em hãy chờ anh.
- Chao ôi! Thế nghĩa là thế nào?
- Rồi em sẽ biết.
- Một ngày không thấy anh em chịu sao nổi?
- Chúng ta hãy hy sinh một ngày để may ra có được một đời.
Rồi Mariuytx nói nhỏ như chỉ cho mình nghe:
- Ông cụ là một người không bao giờ thay đổi thói quen của mình. Ông ta chỉ tiếp khách vào buổi tối.
- Anh nói ông cụ nào thế?- Côdét hỏi.
- Anh có nói gì đâu?
- Vậy thì anh hy vọng vào cái gì?
- Em hãy đợi đến tối ngày kia!
- Anh muốn thế sao?
- Anh muốn thế, Côdét ạ.
Nàng lấy hai tay ôm đầu chàng, nhón lên cho cao bằng chàng và cố nhìn vào trong cặp mắt để xem chàng hy vọng cái gì. Mariuytx nói tiếp:
- À! Anh nhớ một điều. Em phải biết chỗ ở của anh. Biết đâu sẽ không xảy ra việc gì. Anh trọ ở nhà người bạn là Cuốcphêrắc nhà số 16 phố Verơri.
Chàng thò tay vào túi lấy ra một con dao nhíp, dùng lưỡi dao, vạch vào tường mấy chữ:
16 phố Verơri
Bấy giờ Côdét lại nhìn vào tận mắt chàng:
- Anh Mariuytx ơi! Anh nghĩ gì. Anh nghĩ gì, thì nói cho em biết với. Ôi! Nói cho em biết để tối em ngủ yên giấc.
- Anh nghĩ như thế này: Không lẽ nào Thượng đế lại chia rẽ đôi ta. Em cứ chờ anh cho đến ngày kia.
- Từ nay cho đến ngày kia em sẽ làm gì đây? - Côdét nói. Anh ở ngoài đi lại tự do. Đàn ông thật là sung sướng! Riêng em một mình vò võ buồn biết dường nào. Tối mai anh sẽ làm gì? Anh nói đi!
- Anh sẽ thử làm việc gì!
- Nếu vậy thì em sẽ cầu xin Chúa phù hộ, em sẽ nghĩ đến anh luôn luôn để cho anh thành công. Em không hỏi anh nữa đâu, bởi vì anh không muốn nói. Anh là chủ nhân của em rồi. Suốt tối mai em sẽ ca bài nhạc Ơriăngtơ mà anh thích và có một hôm anh đã nấp ngoài cửa sổ để nghe. Nhưng đến ngày kia thì anh phải đến sớm. Em chờ anh vào chập tối đúng chín giờ đấy, em báo trước đó. Trời ơi? Ngày giờ dài dằng dặc buồn làm sao! Anh nhớ không, em chờ anh ở ngoài vườn đúng chín giờ tối nhé!
- Anh cũng thế.
Và không nói ra, hai người cùng có một ý nghĩ như nhau, dường như có một luồng điện nối liền hai kẻ si tình, cả hai say sưa hoan lạc ngay trong đau khổ. Họ bỗng ôm lấy nhau. Không biết là đôi môi đã gặp nhau trong khi mắt vẫn ngửng lên, tràn ngập hạnh phúc và đầy cả nước mắt, ngẩng lên ngó các vì sao.
Khi Mariuytx đi ra thì đường vắng ngắt. Bấy giờ chính là lúc Êpônin theo chân bọn kẻ cướp đến tận đại lộ.
Số là Mariuytx gục đầu vào gốc cây mà suy nghĩ thì một ý kiến nảy ra trong đầu chàng. Than ôi! Một ý kiến mà ngay bản thân chàng cũng thấy điên rồ và không thể thực hiện được. Chàng đã quyết định một điều táo bạo.
VII
LÒNG GIÀ LÒNG TRẺ ĐỐI NHAU
Vào hồi này, lão Gilơnoócmăng chín mươi mốt tuổi. Lão vẫn ở với con gái là cô Gilơnoócmăng, trong một ngôi nhà cũ số 6 đường Canve. Bạn đọc còn nhớ, lão thuộc lớp ngày xưa, thẳng người đợi chờ cái chết, mặc dầu tuổi tác nặng đè lên vai, lão vẫn không thấy trĩu, và bao nỗi ưu phiền cũng không sao làm còng nổi cái lưng già.
Tuy nhiên, ít lâu nay người con gái nói: Cha tôi độ rày yếu đi. Độ rày lão không tát tai con ở nữa, gọi mở cửa mà thằng Bátxcơ mở chậm, lão quật gậy vào cầu thang không hăng hái như trước. Cuộc cách mạng tháng Bảy chỉ làm lão bực bội phần nào trong vòng sáu tháng thôi. Khi đọc báo Mônitơ thấy những chữ ghép nhau như là ông Humbôlơ Côngtê, quốc lão nước Pháp, lão cũng gần như lãnh đạm. Thật ra lòng ông già này đầy ưu phiền. Lão không nản chí, không đầu hàng, bản chất lão, về tinh thần cũng như về thể xác, bao giờ chịu thế! Nhưng từ bên trong, lão cảm thấy núng rồi. Đã bốn năm nay lão đợi chờ Mariuytx. Lão kiên gan chờ đợi, tin tưởng rằng cái thằng mất dạy kia thế nào cũng có ngày mò vẻ gõ cửa. Độ rày có những lúc buồn rầu quá lão đâm nghĩ lẩn thẩn: nếu thằng kia cứ nấn ná mãi không về cho mau thì… Không phải lão sợ chết, lão chỉ lo không được gặp Mariuytx. Mãi đến lúc này, chưa khi nào lão có thể nghĩ rằng lão không gặp lại cháu. Ngày nay, ý nghĩa kia đã bắt đầu xuất hiện làm lão lạnh toát, đứa cháu bội bạc đã nỡ bỏ mình đi như vậy.
Những đêm đông lạnh lẽo mười độ dưới không càng khiến người ta nghĩ đến mặt trời. Lão Gilơnoócmăng cho rằng - hoặc tin rằng- mình không thể bước gần lại Mariuytx nửa bước. Mình là ông nó, thà chết chứ không đời nào mình chịu thua nó. Lão không thấy mình có lỗi gì, nhưng lão vẫn nhớ đến nó. Lòng bồn chồn và ngao ngán nhưng cụ già đã kề miệng lỗ mà vẫn còn một việc chưa làm.
Răng lão bắt đầu rụng, lão càng buồn thêm. Có điều này lão Gilơnoócmăng không dám tự thú thật với mình, vì thú ra lão sẽ tức tối và xấu hổ, là lão chưa yêu một nhân tình nào như yêu Mariuytx.
Lão bảo chân dung con gái lão nay đã mất, là bà Pôngmécxi, vẽ từ năm mười tám tuổi, ở phòng ngủ của mình, trước đầu giường để mở mắt ra là nhìn thấy nó ngay. Lão ngắm nghía không biết chán. Một hôm đang ngắm bức tranh, lão bỗng nói:
- Giống lắm.
Cô Gilơnoócmăng hỏi:
- Nó giống em tôi ư? Ừ mà giống thật nhỉ!
Ông già nói thêm:
- Nó cũng giống thằng cha nó nữa.
Một hôm lão đang ngồi, hai đầu gối chạm vào nhau, lim dim mắt, có vẻ ngã lòng, cô con gái đánh bạo hỏi:
- Thưa cha, cha vẫn cứ giận nó sao? - Cô con gái dừng lại, không dám đi xa hơn.
- Giận ai? Lão hỏi.
- Giận thằng Mariuytx tội nghiệp ấy!
Lão ngẩng cái đầu bạc phơ, giơ nắm tay nhăn nheo và xương xẩu đập xuống bàn và thét lên, giọng giận dữ và ngân vang:
- Tội nghiệp à! Chị bảo nó tội nghiệp à! Cái ông ấy là một đứa lố lăng, xấu xa, tự phụ, bội bạc vô tình, bất nghĩa, trâng tráo, bất nhân.
Rồi lão quay mặt đi để con gái đừng thấy giọt lệ tụ ở khóe mắt.
Ba hôm sau, lão ngồi lặng yên, suốt bốn tiếng đồng hồ rồi bỗng nhiên nói với cô con gái:
- Tôi đã trân trọng xin chị đừng bao giờ nhắc đến tên ấy nữa.
Từ đấy người con gái không dám có một cố gắng nào nữa. Cô rút ra một câu chẩn đoán thâm thúy: từ ngày em mình trót dại thì cha mình không yêu em mình nữa. Rõ ràng cha mình ghét thằng Mariuytx.
"Từ ngày trót dại" nghĩa là từ ngày cô em lấy viên đại tá.
Như chúng ta có thể đoán trước, dì Gilơnoócmăng đem người cháu yêu của mình là viên sĩ quan kỵ binh đến thế chân Mariuytx, nhưng không được chấp nhận. Têôđuyn không thành công. Lão Gilơnoócmăng không chịu cái trò lộn sòng ấy. Khoảng trống trong lòng đâu phải muốn nhét cái gì vào cũng được. Về phần Têôđuyn, tuy chàng đã đánh hơi biết có cái gia tài kha khá ấy, nhưng chàng cũng không thích làm cái việc khổ sai mua lòng cụ già. Ông lão làm cho chàng trung úy phát ngấy và chàng trung úy cũng làm ông lão bực mình. Têôđuyn vui tính nhưng ba hoa, ưa phù phiếm nhưng tầm thường, biết ăn chơi nhưng là bạn xấu. Anh ta kể ra cũng có nhân tình và ngồi đâu cũng nói các nhân tình, nhưng nói rất dở. Bao nhiêu đức tính của anh chàng cũng đều có chỗ khuyết điểm. Cứ nghe anh chàng khoe mãi về những chuyện đào hoa của anh chàng xung quanh trại lính, ông cụ cũng đã phát lợm. Hơn nữa, trung úy Têôđuyn đôi khi mặc quân phục đến thăm lão, lại cài huy hiệu tam tài trên mũ. Thế thì lão chịu sao nổi. Cuối cùng lão phải nói với con gái:
- Chị muốn tiếp thằng ấy thì tiếp, tôi chán nó lắm rồi. Thời buổi hòa bình, tôi không thích nhìn những bọn quân nhân. Không biết tôi có ưa bọn đâm chém người ta hơn là bọn mang gươm kè kè không, nhưng dẫu sao nghe tiếng gươm đao chạm nhau trên bãi chiến trường vẫn còn đỡ chán hơn là nghe tiếng vỏ gươm đập trên đường phố. Vả lại, hắn cứ ưỡn ngực như một thiếu phụ ẻo lả, mặc coócxê dưới áo giáp. Thật là hai lần lố bịch. Đúng là đàn ông thì người ta không huênh hoang cũng không ẻo lả. Không vênh váo cũng không làm nũng mới được. Chị thích thằng Têôđuyn thì cứ giữ cho chị.
Cô con gái cụ ra sức can:
- Nó là cháu của cha kia mà.
Thật ra lão Gilơnoócmăng làm một ông ngoại thì hoàn toàn hợp, mà làm một ông trẻ thì không ra gì.
Lão vốn thông minh và biết so sánh, nên càng nhìn Têôđuyn, lão càng thương tiếc Mariuytx.
Một đêm, đó là đêm mồng bốn tháng Sáu, trong lò sưởi của lão, lửa vẫn cháy ngùn ngụt như mọi ngày. Lão đã cho con gái sang ngồi khâu ở phòng bên. Lão ngồi một mình trong cái phòng vẽ toàn những cảnh mục đồng, hai chân gác lên hai thanh sắt kê củi, nửa mình ẩn vào trong bức bình phong chín tấm, tay chống lên bàn. Trên bàn, dưới cái chao đèn màu xanh, thắp hai ngọn nến. Lão ngồi lọt thỏm vào cái ghế bành bằng vải, tay cầm một quyển sách nhưng không đọc. Lão mặc quần áo theo lối riêng của lão, cái lối của bọn kỳ khôi[281] nom như một bức truyền thần cổ của Gara. Nếu lão ăn mặc như thế mà ra đường cái thì người ta sẽ chạy theo xem. Nhưng khi lão ra đường, người con gái bao giờ cũng khoác cho lão một cái áo bông giám mục trùm hết cả quần áo. Còn ở trong nhà, trừ phi lúc dậy và lúc đi ngủ, không bao giờ lão mặc áo choàng. Lão thường nói: mặc như thế nó già người đi. Lão Gilơnoócmăng tưởng nhớ đến đứa cháu ngoại Mariuytx một cách si mê và chua chát. Thường thường thì chua chát hơn si mê. Lòng thương yêu không thỏa, rút cục trở thành sôi sục và lão hết sức bực tức. Lão đã đến cái trình độ của người vì thương nhớ quá cho nên đành phận và cắn răng chịu cào gan xé ruột. Lão đang ngồi tự giải thích cho mình rằng bây giờ không có lý do gì khiến Mariuytx trở về nữa. Nếu nó trở về thì nó đã trở về rồi! Thôi đành không bao giờ được nhìn lại mặt nó nữa. Lão cố làm sao cho quen dần với cái ý nghĩ rằng thế là hết cả, là từ nay cho đến khi nhắm mắt, lão vẫn sẽ không trông thấy mặt "cái ông ấy" nữa. Tuy vậy, bản chất con người lão vẫn cứ vùng lên phản kháng, cái tình ông cháu của lão vẫn không sao thừa nhận điều ấy. Lão lặp lại như một điệp khúc đau đớn: "Chao ôi! Nó không trở về đâu."
Cái đầu hói của lão gập xuống tận ngực, lão đưa mắt nhìn lờ mờ vào đống tro trong lò sưởi, cái nhìn ấy thảm thiết và bực tức.
Lão đang mơ màng trầm ngâm như thế thì người lão bộc là Bátxcơ vào thưa:
- Thưa, cụ có tiếp ông Mariuytx không ạ?
Ông già ngồi nhổm dậy, mặt tái đi vì giống như một tử thi đương nhổm lên vì tác động của một luồng điện. Máu dồn vào tim, lão lắp bắp:
- Ông Mariuytx gì?
Người nhà nhìn thấy dáng điệu lão như thế đâm ra rụt rè lúng túng.
- Con không biết. Con chưa gặp ông ta. Chị Nicôlét vừa mới bảo con: Ngoài kia có một người thanh niên, anh ta vào thưa đó là ông Mariuytx.
Lão Gilơnoócmăng lẩm bẩm:
- Cho vào.
Rồi lão ngồi yên như cũ, cái đầu lắc lư, mắt nhìn chăm chú ra cửa. Cánh cửa mở ra. Một chàng thanh niên bước vào.
Chính là Mariuytx.
Mariuytx đứng ở ngưỡng cửa như có ý đợi lão cho phép mới vào. Áo quần của chàng gần như đã nát nhưng nhờ có cái tán đèn che tối nên lão không trông thấy. Người ta chỉ thấy vẻ mặt điềm nhiên và nghiêm nghị nhưng buồn rầu vô hạn.
Lão ngẩn người, vừa sợ vừa mừng, ngồi ngây một hồi tựa hồ không trông thấy gì nữa, chỉ thấy một luồng ánh sáng bừng lên như trong lúc ma hiện hình. Lão suýt ngất đi, lão nhận ra Mariuytx qua trạng thái lóa mắt. Chính nó rồi! Chính thằng Mariuytx đây rồi.
Có thế chứ! Đã bốn năm trời nay. Lão đưa mắt tóm thâu ngay được hết cả người cháu. Lão thấy nó đẹp trai, trang nhã, đài các, có vóc, ra người lớn, tư cách đoan trang, dáng điệu đáng yêu. Lão muốn giơ hai cánh tay ra ôm lấy nó, gọi nó lại vồ lấy nó, nở ruột, nở gan. Những lời yêu đương, trìu mến chứa chan trong ngực muốn trào ra. Cuối cùng tất cả lòng trìu mến kia trườn lên không thể nào giấu giếm được nữa phải lộ ra ngoài miệng. Nhưng vì bản tính trong người bất nhất của lão, nên lời thốt ra lại là một câu gắt gỏng. Lão hỏi đột ngột:
- Anh đến đây làm gì?
Mariuytx trả lời lúng túng:
- Thưa ông…
Trong thâm tâm lão, lão chỉ muốn Mariuytx ôm chầm lấy lão. Lão giận Mariuytx và giận luôn cả mình. Lão biết mình quá xẵng và trách Mariuytx lãnh đạm. Con người này cảm thấy khó chịu và tức tối vô cùng vì biết rằng trong lòng mình chan chứa yêu thương mà bên ngoài chỉ biết tỏ ra khắc nghiệt. Lão lại thấy cay đắng trong lòng. Lão ngắt lời Mariuytx, giọng càu nhàu:
- Vậy thì anh đến đây làm gì?
Tiếng "vậy thì" có nghĩa "nếu không để hôn tôi". Mariuytx nhìn ông ngoại thấy mặt như tượng đá vì nhợt nhạt.
- Thưa ông…
Ông già nghiêm giọng nói:
- Có phải anh về đây xin lỗi tôi không? Anh đã nhận thấy lỗi của anh chưa?
Ông tưởng nói như thế là mớm ý cho thằng cháu và "thằng bé" sẽ xiêu lòng. Mariuytx rùng mình. Người ta bắt chàng phải từ bỏ cha chàng. Chàng cúi mặt xuống và đáp:
- Thưa ông, không.
Lão già vừa đau xót, vừa tức giận, quát lên:
- Nếu vậy thì anh muốn gì?
Mariuytx chắp tay tiến lên một bước, giọng run run yếu ớt, thưa:
- Thưa ông, xin ông thương cháu.
Câu đó khiến ông già xúc động: giá nói sớm hơn một chút đã làm ông già mủi lòng. Nhưng nó đến quá chậm. Lão đứng dậy, hai tay chống gậy đôi môi tái nhợt, cái trán lắc lư. Vóc người to lớn của lão áp đảo hơn Mariuytx đang cúi xuống. Lão quát:
- Thương anh à! Thanh niên như anh mà lại cần đến cái lòng thương của lão già chín mươi tuổi này à! Anh mới bước vào đời, tôi sắp từ giã cõi đời. Anh đi coi hát, đi khiêu vũ, đến tiệm cà phê, đi đánh bi-a. Anh đẹp trai, ăn nói dí dỏm, được gái nó thích. Còn tôi, ngay giữa mùa hè tôi cũng ho hen trước lò sưởi. Anh giàu có với tất cả mọi thứ của cải trên đời này. Còn tôi, tôi phải chịu tất cả mọi thứ nghèo khổ của tuổi già, chịu tàn tật, chịu cô đơn. Anh có đủ ba mươi hai chiếc răng, một cái dạ dày khỏe, một đôi mắt sáng, sức anh mạnh mẽ, mồm anh ăn ngon. Còn tôi, đến cả tóc bạc tôi cũng không còn nữa. Tôi rụng cả răng rồi, chân đi không vững, óc không còn nhớ gì nữa. Có ba tên đường mà tôi cứ lẫn lộn là đường Sáclơ, đường Sômơ và đường Xanh Cơlốt. Bây giờ tôi đã đến cái nước ấy. Còn anh, trước mắt anh là cả một tương lai rực rỡ đầy ánh sáng mặt trời. Mắt tôi bắt đầu không thấy cái gì nữa, tôi đã bước sâu vào đêm tối. Anh đang mê gái, cái đó là dĩ nhiên. Còn tôi, trên đời này không còn ai thương yêu tôi nữa. Thế mà anh lại bảo tôi thương xót lấy anh là nghĩa làm sao. Chao ôi, ông Môlie viết kịch đã quên khuấy việc này. Nếu các ông pha trò như thể ở giữa tòa án thì xin thưa các ông luật sư, tôi có lời thành thực ngợi khen. Thật là buồn cười.
Rồi ông già chín mươi lại giở giọng giận dữ và nghiêm nghị:
- Nào! Anh cần tôi giúp gì?
Mariuytx nói:
- Thưa ông, tôi cũng biết rằng sự có mặt của tôi làm ông bực mình. Nhưng tôi đến đây chỉ để xin ông một việc, sau đó, tôi sẽ đi ngay.
Ông già gắt:
- Anh là một thằng ngốc? Ai bảo anh đi chứ?
Câu này là một cách để lão nói cái lời âu yếm ở trong đáy lòng: Nào, mày xin lỗi tao đi! Nào bá lấy cổ tao mà hôn đi! Lão Gilơnoócmăng cảm thấy trong vài phút nữa thằng cháu sẽ bỏ đi. Lão biết tại mình tiếp đón xẵng quá nên nó thất vọng, tại mình khắc nghiệt quá nên nó bỏ chạy. Trong lòng lão nói với lão như vậy, lão lại càng đau xót hơn. Càng đau xót lão lại càng giận dữ và lại càng khắc nghiệt. Lão chỉ mong Mariuytx vẫn không hiểu. Cái đó càng làm cho lão già phát cáu. Lão nói tiếp:
- Thế nào? Tình ông cháu mà anh nỡ bỏ tôi bơ vơ. Anh bỏ nhà tôi anh đi, đi đâu không biết. Anh làm cho dì anh buồn rầu. Ai mà chẳng biết! Anh muốn tự tiện ăn xài, diện cho sướng, đi về không quản đêm hôm, chơi bời cho thỏa thích. Anh không còn cho tôi biết tin tức anh sống chết ra sao. Anh đi vay nợ cũng không thèm bảo tôi trả. Anh theo lũ ông mãnh đập vỡ cửa kính, làm om trời om đất. Thế sau bốn năm, anh trở về nhà tôi và chỉ nói có bấy nhiêu câu phải không?
Cách mắng nhiếc để khiến cho đứa cháu phải thương xót mình, cách ấy chỉ làm cho Mariuytx câm miệng. Lão khoanh tay, đó là cử chỉ thường lệ khi lão đặc biệt nghiêm khắc. Lão mắng Mariuytx một cách chua chát:
- Thôi nói tuốt đi Anh nói anh đến đây cầu khẩn tôi việc gì phải không? Việc gì thì nói đi. Việc gì? Nói đi!
Mariuytx nhìn ông tuyệt vọng như một con người biết mình sắp rơi xuống vực thẳm.
- Thưa ông, cháu về xin ông cho phép cháu cưới vợ.
Lão rung chuông. Bátxcơ hé cửa. Lão nói:
- Gọi con gái ta vào đây.
Một thoáng sau, cái cửa lại mở ra. Cô con gái đến nhưng không vào. Mariuytx đứng yên không nói năng gì, hai tay buông thõng, vẻ mặt như mặt một phạm nhân. Ông già đi lại trong phòng. Ông quay nhìn con gái mà nói:
- Không có gì. Đây là ông Mariuytx. Hãy chào ông ta đi. Ông ta muốn lấy vợ. Thôi chị ra đi.
Giọng nói đanh và khàn của ông già chứng tỏ ông ta giận đến cực điểm. Người dì hoảng hốt nhìn Mariuytx, tựa hồ như chưa nhận ra cháu.
Rồi bà biến đi đường nào mất, không nói một câu, không làm một cử chỉ, nhanh hơn một cọng rơm bị gió mạnh thổi đi.
Bấy giờ lão Gilơnoócmăng lại đứng tựa vào lò sưởi:
- Anh lấy vợ à! Hai mươi mốt tuổi, lấy vợ - anh đã thu xếp như vậy, chỉ còn đến đây xin phép. Để cho hợp thức mà! Xin mời ông ngồi xuống. Phải rồi! Từ khi tôi không được vinh dự gặp mặt ông cho đến nay thì đã xảy ra một cuộc cách mạng. Bọn cách mạng các ông đã thắng. Chắc là ông phải bằng lòng chứ! Chắc là ông thuộc về phái cộng hòa từ ngày ông là nam tước. Ông kết hợp như thế cũng cứ xong, ông theo cộng hòa để làm cho cái chức nam tước của ông được mặn mà. Trong cuộc cách mạng tháng Bảy vừa rồi, ông có được tặng thưởng huy chương không? Ông có tham dự vào việc chiếm lấy cung điện Luyvơrơ không? Cạnh đây, phố Xanh Ăngtoan có một viên đạn đại bác bắn đập vào tường ở tầng thứ ba ngôi nhà, trên ấy có khắc chữ Ngày 28 tháng Bảy năm 1830. Ông cứ đến mà xem. Ra vẻ lắm. Hử! Bọn bạn của ông đã làm lắm trò hay. Nhân đây tôi hỏi có phải họ định dựng một cái bể nước thay thế đài kỷ niệm công tước Ben, phải không? Thế rồi ông muốn lấy vợ? Ông lấy ai, tôi xin lỗi tọc mạch hỏi ông?
Lão dừng lại, Mariuytx chưa kịp trả lời thì lão lại hỏi dồn một cách tức giận:
- Này! Ông đã có nghề nghiệp sinh sống gì chưa? Có gia sản rồi chứ? Cái nghề luật sư của ông kiếm được bao nhiêu tiền?
- Không kiếm được gì cả! Mariuytx trả lời, giọng rắn rỏi và cương quyết lạ lùng.
- Không gì cả. Thế ông chỉ nhờ vào số tiền một nghìn hai trăm tôi cấp cho ông mà sống thôi ư?
Mariuytx không đáp. Ông lại hỏi:
- Nếu vậy tôi hiểu rồi, nghĩa là bên nhà gái giàu?
- Cũng như cháu.
- Thế nào? Không có của hồi môn à?
- Thưa không.
- Có khoản hy vọng nào không?
- Cháu nghĩ không có.
- Vậy thì mình trần thân trụi à? Người cha là gì?
- Cháu không biết.
- Nó tên là gì?
- Cô Phôsơlơvăng.
- Phôsơ[282] cái gì?
- Phôsơlơvăng.
Ông già "xùy" một tên. Mariuytx nói:
- Thưa ông.
Lão Gilơnoócmăng ngắt lời và nói như để riêng mình nghe: Thế đấy, hai mươi mốt tuổi, không có danh phận gì, mỗi năm một nghìn hai trăm phơrăng! Nam tước phu nhân Pôngmécxi ngày ngày sẽ ra hàng rau mua hai xu hẹ.
Mariuytx hoang mang, hy vọng cuối cùng đương tan mất:
- Thưa ông! Cháu van ông, cháu chắp tay lạy ông, cháu quỳ dưới chân ông, ông cho phép cháu lấy nàng.
Ông già cười khanh khách và ghê rợn, vừa nói vừa ho:
- À! À! Trong bụng ông nam tước nghĩ: "Thôi, ta phải đi tìm cái trốc già nua kia, cái lão xuẩn ngốc kia mà nói với lão mới được. Tiếc thay ta chưa đủ hai mươi lăm tuổi.[283] Nếu không ta chỉ cần gửi cho lão một lá thư tống đạt lễ phép thế là ta phớt được lão. Có sao đâu! Bấy giờ ta sẽ nói với lão: "Ông già lẩm cẩm kia ơi, tôi về đây cho ông thấy mặt tôi là phúc cho ông lắm rồi, tôi muốn lấy vợ tôi muốn lấy con ma nào, con ông quỷ nào cũng kệ xác tôi. Tôi không có giầy mà đi, cô ta không có áo cánh mà mặc, nhưng cũng cứ xong cả. Tôi muốn đem cả cái tiền đồ của tôi, cả sự nghiệp của tôi, cả tuổi trẻ, cả cuộc đời của tôi quăng mẹ nó xuống sông. Tôi muốn đâm bổ vào cảnh khốn cùng với một người đàn bà đeo trên cổ. Tôi thích thế đấy, ông làm gì tôi. Và, nếu như thế là bộ xương hom kia sẽ chịu". Này! Tôi nói cho anh biết, anh đi đâu thì đi, anh muốn buộc đá vào cổ thì tùy anh, anh muốn lấy con Puxơlơvăng, Cupơlơvăng gì đó thì cứ việc lấy. Nhưng giờ anh xin phép tôi thì không bao giờ được phép đâu! Thưa ông, không bao giờ được!
- Ngoại ơi![284]
- Không bao giờ được!
Nghe cái giọng lão nói "không bao giờ" Mariuytx mất hết cả hy vọng. Chàng đi qua phòng, chậm rãi, đầu cúi gục xuống, lảo đảo giống con người sắp chết hơn là con người ra đi. Lão Gilơnoócmăng đưa mắt nhìn theo. Lúc Mariuytx mở cửa và sắp ra ngoài thì lão vội vàng chạy lại với cái dáng mạnh mẽ già của những ông già độc đoán được chiều chuộng, lão cầm lấy cổ áo Mariuytx lôi tuột vào trong phòng, đẩy chàng ngồi xuống cái ghế bành rồi nói:
- Nào! Cháu kể lại ông nghe nào!
Hai tiếng "ngoại ơi" Mariuytx vừa buột miệng đã khiến cho lão thay đổi nhanh chóng như thế. Mariuytx nhìn lão ngơ ngác. Cái vẻ linh hoạt của lão bây giờ chỉ biểu lộ lòng độ lượng, một độ lượng cục cằn nhưng sâu sắc. Tấm lòng của người ông đã trở về.
- Nào! Mày kể tao nghe những chuyện trăng gió của mày đi! Mày phải nói hết đấy nhé! Cái bọn thanh niên thật là ngốc.
Mariuytx lại nói:
- Ngoại ơi!
Vẻ mặt của lão già bây giờ hớn ha hớn hở không sao tả xiết.
- Được đấy, cháu cứ gọi ông là ngoại thế hơn.
Trông dáng điệu của ông già bấy giờ có cái gì hiền từ, êm dịu, cởi mở, cha con, khiến cho Mariuytx từ tuyệt vọng chuyển sang hy vọng, con người như dại như say. Chàng ngồi cạnh bàn, ánh nến làm nổi bật bộ quần áo rách bươm, lão ngạc nhiên ngắm bộ áo. Mariuytx nói:
- Thưa ngoại, thế này…
Lão Gilơnoócmăng ngắt lời:
- Ồ thằng này, mày thật không có một xu dính túi à? Sao mà ăn mặc như thằng ăn trộm thế?
Lão lục trong ngăn kéo lấy ra một túi bạc rồi đặt lên bàn.
- Đấy cho mày một trăm luy đấy! Mày đi sắm lấy cái mũ.
- Thưa ngoại, ngoại nhân từ và hiền hậu của con ơi! Ông có biết không? Con yêu nàng. Ông không thể tưởng tượng được con yêu nàng như thế nào! Lần đầu con thấy nàng trong vườn Luýchxămbua. Nàng thường đến đấy. Lúc đầu con không để ý đến lắm, nhưng sau không hiểu sao con hóa ra si mê. Trời ơi! Con đau khổ biết là dường nào. Bây giờ thì ngày nào con cũng gặp mặt nàng ở trong nhà nàng mà bố nàng không biết. Chúng con chiều tối nào cũng gặp nhau ở trong vườn. Bây giờ người hãy tưởng tượng xem, họ sẽ ra đi.
Bố nàng muốn đưa nàng sang Anh. Cho nên con mới nghĩ bụng rằng: Ta phải đến thăm ông ngoại ta, kể lể đầu đuôi cho ông ngoại ta biết. Mất nàng con sẽ hóa điên ngay, con sẽ chết, con sẽ lâm bệnh, con sẽ nhảy xuống sông. Thế nào con cũng phải lấy nàng, nếu không con sẽ điên mất. Thưa ngoại, đó là tất cả sự thật, con không bỏ quên điều gì hết. Nàng ở trong một cái vườn, bên ngoài có song sắt, phố Pơluymê, ở cạnh viện Anhvalít.
Lão hớn hở ngồi xuống cạnh cháu. Trong khi nghe chàng, thưởng thức giọng nói của chàng, lão hít một hơi thuốc lá dài.
Nghe đến tiếng Pơluymê, lão dừng lại không hít nữa, để cho thuốc lá còn lại rơi cả xuống đầu gối:
- Phố Pơluymê? Con nói phố Pơluymê à! Để ông xem! Ở đấy có trại lính nào không? À phải rồi! Thằng cháu họ mày là Têôđuyn đã nói với ông điều ấy. Thằng sĩ quan kỵ binh ấy mà. Con bé, con bé còn nhỏ xíu. Đúng rồi, phố Pơluymê ngày xưa người ta gọi là phố Bơlômê. Ông nhớ ra rồi! Ông đã nghe nói đến con bé sau hàng rào sắt phố Pơluymê. Trong một cái vườn. Thật là một ả Pamêla.[285] Mày cũng có con mắt tinh đời đấy. Ông nghe nói con bé cũng sạch mắt. Nhân tiện ông cũng nói cho mày biết cái thằng cháu họ của mày nghe đâu cũng đã ve vãn con bé. Ông không biết chuyện chúng nó đến đâu, nhưng cũng không hề gì. Vả chăng cũng không nên tin nó lắm. Tính nó hay khoe khoang. Mariuytx, ông thấy một người trẻ tuổi như con mà mê gái thì phải làm. Đó là việc của lứa tuổi mày. Mày mê gái ông còn thích hơn là mày theo bọn cách mạng. Mày mê man một cái váy cộc hay là hai mươi cái váy cộc đi nữa cũng vẫn còn hơn là mê ngài Rôbétpie. Về phần ông, ông thú thật với con, trong những người không mặc quần cộc, ông chỉ thích có đàn bà.[286] Gái đẹp là gái đẹp. Về việc đó thì không có ý kiến gì phải phản đối hết. Còn con bé kia nó tiếp mày giấu cha nó, thế là chuyện thường tình. Ngày xưa ông cũng có những chuyện như vậy. Khối chuyện. Mày biết người ta làm thế nào không? Người ta không xem nó ghê gớm lắm đâu. Người ta không gây nên một tấn bi kịch đâu. Người ta không kết thúc bằng hôn nhân, trước mặt ông đốc lý đeo băng đâu. Người ta phải tỏ ra khôn ngoan. Ai cũng có lương tri. Cứ phớt mẹ nó đi, đừng có cưới xin gì cả. Người ta đi tìm ông ngoại, ông ngoại vốn là người dễ dãi, trong ngăn kéo bao giờ cũng có ít tập bạc. Và người ta nói: Thưa ông như thế đấy. Người ông sẽ bảo: Đó là sự thường. Trẻ phải ăn chơi, già chờ xương rụng. Ngày xưa, ông đã có thời trẻ tuổi và cháu rồi cũng sẽ già. Cháu cứ lấy tiền mà tiêu đi, sau này có, cháu sẽ trả lại cho nó. Đây là hai trăm pixton! Cháu cứ ăn chơi thỏa thích. Công việc phải giải quyết như thế mới được. Chẳng cưới xin, nhưng mà cứ việc. Cháu đã hiểu ông chứ?
Mariuytx ngồi đực người, không nói được một lời, chỉ lắc đầu từ chối.
Ông già cười khanh khách, nheo mí mắt già, phát một cái vào đầu gối Mariuytx, và nhìn thẳng vào mặt chàng một cách bí mật và hớn hở. Lão nhún vai một cách âu yếm, nói:
- Ngốc ơi là ngốc! Lấy nó làm nhân tình đi!
Mariuytx tái mặt. Bao nhiêu lời ông ngoại nói chàng chẳng hiểu tí gì. Mấy tiếng nhai đi nhai lại, nào đường Bơlôme, nào ả Pamêla, nào sĩ quan kỵ binh, diễn qua trước mắt Mariuytx như một cảnh ma hiện. Bằng ấy thứ không có gì liên quan với Côdét, con người trong trắng như hoa huệ. Ông ta nói nhảm đấy. Những câu chuyện nhảm ấy đã kết thúc bằng một tiếng mà Mariuytx hiểu, tiếng này xúc phạm nặng nề danh dự của Côdét. Cái câu "Lấy nó làm nhân tình" đâm vào tim chàng thanh niên như một lưỡi gươm. Chàng đứng dậy, nhặt cái mũ rơi dưới đất, rồi rắn rỏi, chàng chững chạc đi ra phía cửa. Đến cửa, chàng quay mặt lại, cúi rạp xuống chào ông ngoại rồi ngẩng đầu lên nói:
- Năm năm trước đây ông đã sỉ nhục cha tôi. Hôm nay, ông lại sỉ nhục vợ tôi. Tôi không xin ông điều gì nữa cả. Xin vĩnh biệt ông.
Gilơnoócmăng ngây người ra, miệng há hốc, giữ hai tay, cố sức đứng dậy. Nhưng lão chưa kịp nói nửa lời, cái cửa đã đóng sập lại và Mariuytx đã biến mất.
Ông già đứng ngẩn người ra một hồi như bị sét đánh, nói không được, thở không được, tựa hồ như có ai bóp cổ mình. Cuối cùng, lão đứng phắt dậy, gắng sức chín mươi chạy nhanh ra cửa. Lão mở cửa và kêu lên:
- Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Cô con gái chạy tới rồi đến đầy tớ. Lão rên như người sắp chết:
- Chạy theo nó! Giữ nó lại cho tôi! Tôi đã làm gì nó không biết. Nó điên rồi. Trời ơi là trời! Lần này thì thôi, không bao giờ nó trở về nữa…
Lão chạy đến cái cửa sổ trông ra ngoài đường, tay vừa mở vừa run, lão nghiêng quá nửa mình ra ngoài cửa trong lúc Bátxcơ và Nicôlét giữ đằng sau. Lão la lớn:
- Mariuytx! Mariuytx! Mariuytx! Mariuytx!
Nhưng Mariuytx không còn nghe gì nữa vì ngay lúc ấy chàng đã rẽ ngay sang con đường Xanh Luy.
Ông già chín mươi ấy hai ba lần đưa tay lên bóp thái dương, mặt có vẻ hoảng hốt. Ông bước lùi chếnh choáng rồi ngồi phịch xuống ghế, mạch không đập, nói không ra tiếng, không còn nước mắt, đầu lắc lư, đôi môi mấp máy như ngây như dại, mặt mất hết cả tinh thần, và trong lòng chỉ còn một cái gì não nuột sâu xa giống như đêm tối.
Quyển IX: HỌ ĐI ĐÂU?
I
GIĂNG VANGIĂNG
Cũng hôm ấy vào khoảng bốn giờ chiều, Giăng Vangiăng ngồi một mình bên cái bờ đất vắng nhất trong thao trường Săngđơ Mácxơ. Có lẽ vì bản tính cẩn thận, có lẽ vì muốn suy nghĩ một mình hay chỉ vì trong đời người ta, tập quán cũng dần dần thay đổi, độ này ít khi ông cùng Côdét ra phố. Ông mặc áo công nhân, quần vải xám, đầu đội mũ có lưỡi trai dài che kín cả mặt. Nay ông đã yên tâm và toại nguyện về phần Côdét rồi. Những điều khiến ông băn khoăn và sợ hãi cũng đều mất. Nhưng trong vài tuần lễ nay lại có những mối lo ngại khác xảy ra. Một hôm đi chơi ngoài phố, ông chợt thấy Tênácđiê. Cũng may, ông mặc trá hình nên hắn không nhận được. Nhưng từ hôm ấy ông lại thấy hắn mấy lần và ông biết chắc hắn đang lảng vảng trong xóm mình. Riêng điều này cũng đủ khiến ông phải có một giải pháp kiên quyết. Có hắn đấy là có đủ mọi điều nguy hiểm.
Hơn nữa, Pari không được yên. Những lộn xộn về chính trị bất lợi cho người muốn sống lẩn lút. Bởi vì, nếu cảnh sát đã thành đa nghi, lo ngại, thì nhiều khi muốn bắt một thằng cha loại Pêpanh hay Morê, họ lại phát hiện được một người như Giăng Vangiăng.
Ông rất lo ngại về tất cả những quan điểm này.
Cuối cùng, lại xảy ra một việc nóng hổi, rất khó hiểu càng làm cho ông thêm cảnh giác. Vừa sáng hôm ấy, ông dậy trước cả nhà, đi thơ thẩn ngoài vườn trước khi Côdét mở cửa sổ buồng ngủ. Đột nhiên, ông thấy một hàng chữ khắc trên tường, hình như có ai lấy đanh vạch vào đấy:
16 phố Verơri
Việc này vừa mới xảy ra thôi. Nét chữ trên tường vôi đen vẫn còn trắng, cây gai mọc bên tường vẫn còn lấm chấm bụi vôi. Chắc đêm qua có ai viết. Cái gì đây? Phải chăng là một địa chỉ? Hay một dấu báo hiệu cho kẻ khác? Hay một lời cảnh cáo ta? Thế nào đi nữa, rõ ràng có kẻ đã lẻn vào vườn, có những người lạ mặt đã vào đây. Ông sực nhớ đến những việc kỳ dị đã xảy ra trước đây làm cả nhà lo sợ. Ông suy nghĩ miên man. Nhưng ông không nói cho Côdét biết hàng chữ viết bằng đanh ở trên tường, sợ nàng kinh hãi.
Giăng Vangiăng suy đi tính lại, rồi quyết định rời khỏi Pari, rời bỏ nước Pháp để sang Anh. Ông đã báo trước cho Côdét biết. Ông muốn nội trong bảy, tám ngày nữa là ra đi. Ông ngồi ở bờ đất trong thao trường nghĩ vẩn nghĩ vơ: Nào thằng Tênácđiê, nào anh cảnh sát, nào hàng chữ kỳ lạ trên tường, nào cuộc viễn du, những khó khăn trong việc lấy hộ chiếu. Đang nghĩ ngợi, băn khoăn như thế, ông chợt thấy có bóng ai in trên cỏ, người ấy vừa đến đứng trên bờ đất ngay sau lưng mình. Ông quay lại thì một tờ giấy gập làm tư rơi trên đầu gối, hình như có bàn tay ai ném qua đầu mình, ông cầm tờ giấy mở ra, xem thấy mấy chữ lớn viết bằng bút chì:
Dọn nhà đi!
Giăng Vangiăng đứng phắt dậy. Trên bờ đất không có ai. Nhìn quanh chỉ thấy một người, gọi là con nít thì lớn quá, gọi là người lớn thì bé quá, mặc áo khoác xám và quần nhung vải màu đất, đang bước qua gờ thành rồi tụt xuống dưới hào của thao trường. Giăng Vangiăng bèn về nhà, trong lòng suy nghĩ miên man.
II
MARIUYTX
Mariuytx ở nhà lão Gilơnoócmăng ra, trong lòng ngao ngán.
Lúc đi vào, chàng chỉ có một hy vọng nhỏ. Chàng ra đi với một nỗi thất vọng mênh mông.
Ai để ý đến lòng những người mới yêu đều hiểu khi thấy chàng không băn khoăn nghĩ ngợi mảy may về câu chuyện tay Têôđuyn, trung úy kỵ binh, cái thằng ngốc cháu họ của chàng đó. Nhà viết kịch thơ có thể hy vọng câu chuyện người ông ngoại đột nhiên tiết lộ cho cháu nghe sẽ gây thêm những tình tiết ly kỳ. Nhưng đó chỉ là hay về kịch thôi chứ vẫn không phải là sự thực. Mariuytx đang ở vào tuổi không tin vào cái xấu. Sau này sẽ đến cái tuổi bạ cái gì cũng tin.
Lòng nghi ngờ âu cũng như những nếp nhăn trên mặt thôi.
Người thanh niên mới lớn lên vốn không có nếp nhăn. Cái làm điên đầu Ôtenlô[287] lại không bám được vào Căngdít.[288]
Ngờ vực Côdét ư? Chàng có thể phạm nhiều tội ác khác một cách dễ dàng chứ không phạm tội đó.
Chàng lang thang ngoài đường, lang thang là cách giải buồn của những người đau khổ. Chàng có nhớ ra điều gì cũng không nghĩ ngợi về điều đó được. Hai giờ sáng, chàng mới về nhà Cuốcphêrắc và cứ nguyên quần áo lăn đùng ra nệm. Trời nắng đã to, chàng mới thiếp ngủ, một giấc ngủ kinh hoàng, nặng nhọc, chập chờn trong nghĩ ngợi. Khi tỉnh dậy, chàng thấy Cuốcphêrắc, Ăngiônrát, Phơiđi, Côngbơphe đứng trong phòng, đầu đội mũ, chực đi ra, có vẻ tất tả.
- Cậu có đi đưa đám tướng Lamác[289] không?
Chàng không hiểu Cuốcphêrắc nói gì.
Họ đi được một lát, chàng cũng ra đi. Chàng nhét vào túi áo hai khẩu súng ngắn mà Giave đã trao cho chàng trong vụ ngày mồng ba tháng Hai. Những khẩu súng này hãy còn nạp đạn. Khi mang nó đi khó lòng mà nói chàng có những tư tưởng ám muội gì.
Suốt ngày hôm ấy, chàng lảng vảng ở những nơi nào chàng cũng không biết. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng chàng không để ý. Chàng vào hàng bánh mì mua cái bánh ống sáo một xu để ăn trưa, nhưng nhét bánh vào túi rồi lại quên phắt. Hình như chàng có xuống sông Xen tắm nhưng chàng cũng không biết rằng mình đã tắm. Có lúc đầu người ra như bốc lửa. Chính Mariuytx đang ở trong cảnh ấy. Chàng không còn hy vọng gì nữa, không còn sợ hãi gì nữa. Hôm qua chàng đã trải qua mọi thử thách rồi. Chàng nóng ruột nóng gan chờ cho đêm đến. Trong óc chàng chỉ có một ý nghĩ sáng sủa: chín giờ tối sẽ gặp Côdét. Cái hạnh phúc cuối cùng này bây giờ là tất cả tương lai của chàng, còn sau đó sẽ là bóng tối. Đi lang thang trên những đường phố vắng nhất, thỉnh thoảng chàng nghe hình như trong thành phố đang có những tiếng động kỳ lạ. Chàng tỉnh cơn mơ trong chốc lát, tự hỏi: Đánh nhau sao? Vào chập tối, đúng chín giờ, như đã hứa với Côdét, chàng đến phố Pơluymê. Bước đến gần hàng rào sắt, bao nhiêu nỗi ưu phiền đều tiêu tan. Đã hai ngày hai đêm, chàng không thấy Côdét. Giờ chàng sẽ gặp mặt nàng. Bao ý nghĩ khác đều mờ hẳn đi nhường chỗ cho một niềm vui sâu xa và vô tận. Những giây phút trong đó người ta sống hàng thế kỷ đều kỳ lạ và thiêng liêng ở chỗ nó đến là tràn ngập cả tâm hồn chúng ta. Mariuytx đẩy song sắt nhảy vào vườn. Đến chỗ hẹn hò mọi ngày thì không thấy Côdét. Chàng đi qua đám cây rậm rạp vào đến chỗ khuất gần thềm. Chàng nghĩ bụng: chắc nàng chờ ta ở đây. Đến đây vẫn không thấy Côdét. Chàng đi một vòng trong vườn: Vườn vắng lạnh. Chàng trở lại cạnh nhà như si như dại, hoảng hốt, lo âu, lòng đau như cắt. Như một người chủ nhà đi chơi về trễ giờ, chàng gõ cửa. Chàng cứ gõ, gõ đi gõ lại, không nghĩ đến việc cửa sổ sẽ mở và bộ mặt dễ sợ của ông cha sẽ hiện ra, hỏi: Ông muốn gì? Nếu như thế cũng không thấm gì với điều chàng đang dự đoán. Gõ cửa chán, chàng lại lớn tiếng gọi Côdét. Chàng hét: Côdét. Chàng gọi lần nữa giọng cương quyết: Côdét! Không ai trả lời. Thôi thế là xong! Ngoài vườn vắng ngắt. Trong nhà im bặt tăm hơi.
Mariuytx đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn cái nhà buồn thảm kia cũng đen tối, cũng vắng lặng, lại còn trống trải hơn một nấm mồ nữa. Chàng nhìn cái ghế đá, nơi chàng đã sống bao phút thần tiên cạnh Côdét. Chàng ngồi xuống bậc thềm, lòng thấy êm dịu và kiên quyết, chàng thầm cảm tạ cuộc tình duyên của mình và tự nhủ nay Côdét đã đi rồi, chàng chỉ còn chết nữa mà thôi.
Đột nhiên, có tiếng ai từ ngoài đường gọi qua lùm cây:
- Ông Mariuytx!
Chàng chồm dậy:
- Gì thế?
- Có ông Mariuytx ở đấy không?
- Có.
- Ông Mariuytx! Người kia nói tiếp. Các bạn ông đang chờ ông ở chiến lũy phố Săngvrơri đấy!
Giọng nói không xa lạ đối với chàng. Nó cũng ồ ồ và khàn như giọng Êpônin. Mariuytx chạy đến hàng rào sắt, đẩy cái chấn song lỏng lẻo, thò đầu ra ngoài và thấy một người giống như một thanh niên đang chạy biến vào trong bóng tối.
III
CỤ MABỚP
Túi bạc của Giăng Vangiăng không giúp được gì cho cụ Mabớp hết. Bản tính liêm chính khắc khổ một cách trẻ con, cụ không chịu nhận thứ của trời cho đó. Cụ không chấp nhận một ngôi sao từ trên trời rơi xuống lại có thể biến thành những đồng tiền vàng như thế. Cụ không đoán được rằng cái vật trên trời rơi xuống này là do bàn tay của chú Gavrốt. Cụ đã đem túi bạc lên sở cảnh sát khu phố ký thác nói là mình bắt được, để ai mất của thì đến mà lấy. Rồi túi bạc bị mất thật. Chả cần phải nói, chẳng có ma nào xin về, túi bạc chẳng cứu giúp cụ được gì.
Thế rồi cụ cứ xuống dốc tiếp.
Việc trồng chàm thí nghiệm ở vườn bách thảo cũng chẳng hơn gì trong vườn của cụ ở xóm Auxtéclít. Năm trước, cụ thiếu công mụ ở. Năm nay, chúng ta đã thấy, cụ mắc nợ tiền thuê nhà. Quá hạn mười ba tháng, hiệu cầm đồ đem bán những bản khắc đồng của bộ sách Hoa quả xứ Côtơrê của cụ. Mấy hàng sanh chảo đã đem nó đúc xoong rồi. Những bản đồ khắc đồng mất đi, không còn cách gì bổ sung bộ sách Hoa quả xứ Côtơrê bị thiếu trang, cụ cũng đem bán tống cả tranh lẫn sách cho một hàng sách cũ, coi như bản tin thừa. Tất cả sự nghiệp một đời của cụ nay không còn lại gì nữa. Cụ ăn vào món tiền bán những bản sách đó. Khi số tiền mọn kia đã hết, cụ không trồng trọt nữa và bỏ vườn hoang. Từ lâu cụ đã bỏ cái lệ ăn mỗi ngày hai quả trứng và thỉnh thoảng một miếng thịt bò. Cụ chỉ ăn bánh mì với khoai tây. Cụ đã bán hết những đồ gỗ cuối cùng, rồi đến tất cả những đồ dùng mà cụ có hai cái, bất cứ giường chõng, chăn màn, quần áo. Sau đó cụ bán các tập cây cỏ ép, các bức tranh khắc. Nhưng cụ vẫn còn giữ những bộ sách quý nhất, trong đó có những bộ hết sức hiếm, chẳng hạn bộ Những bài thơ tứ tuyệt vịnh sử trong Thánh kinh, xuất bản năm 1560, bộ Các sách Thánh kinh đối chiếu của Pie đờ Bexơ, Những hoa Mácgơrít của Mácgơrít của Giăng đơla Hay có lời đề tặng hoàng hậu xứ Nava, cuốn sách Chức vụ và quyền uy của người sứ thần của Vilie Hôtmăng, một cuốn Thi tuyển Do thái xuất bản năm 1644, một bản Tibyyn 1567 với câu mào đầu rực rỡ: Venetiis, in aedibus Manutianis. Cuối cùng là một bản sách của Điôgien Laecxơ in ở Lyông năm 1644 trong đó có những ghi chú khảo dị nổi tiếng rút từ bản chép tay 411, thế kỷ XIII, của tòa thánh Vaticăng, và những khảo dị lấy ở hai bản chép tay của thành Vơnidơ, bản 393 và bản 394, các bản này đã được Hăngri Êchiên tham cứu có kết quả lớn, trong cuốn Laecxơ nói trên còn có những đoạn bằng thổ ngữ xứ Đoridơ chỉ ghi trong bản chép tay thế kỷ XII lừng danh của thư viện thành phố Napơlơ.
Cụ Mabớp không bao giờ đốt lửa trong phòng ngủ. Cứ đến tối là cụ đi ngủ ngay để đỡ tốn tiền mua nến. Hình như cụ chẳng còn người láng giềng nào. Khi cụ ra khỏi nhà thì họ lánh mặt, và bản thân cụ cũng biết thế. Trẻ con nghèo khổ được các bà mẹ chú ý, chàng thanh niên nghèo khổ còn có các cô thiếu nữ thương hại, chứ ông già mà đói khổ thì chẳng có ai đoái hoài. Trong mọi cảnh quẫn bách, đây là cảnh quẫn bách lạnh lẽo nhất. Tuy vậy, cụ Mabớp vẫn chưa hoàn toàn mất hẳn bản tính hồn nhiên trong sáng trẻ con của mình. Nhìn vào những quyển sách của mình, mặt cụ còn đôi chút sinh khí, và cụ mỉm cười mỗi khi ngắm cuốn Điôgien Laecxơ là quyển chỉ mình cụ có. Ngoài những đồ dùng hết sức cần thiết, cụ chỉ còn giữ mỗi cái tủ kính.
Một hôm bà Pơkuytác nói:
- Tôi không có tiền mua sắm bữa tối.
Bữa ăn tối bà ta nói là một cái bánh mì với bốn năm củ khoai tây.
- Thì mua chịu vậy, cụ Mabớp buông gọn.
- Cụ cũng biết! Ai còn dám bán chịu cho tôi nữa!
Cụ bèn mở tủ sách ra nhìn khắp một lượt hết quyển này đến quyển kia, tần ngần dai dẳng chẳng khác gì một người cha vì bắt buộc phải hy sinh một đứa con của mình nên nhìn các con trước khi chọn. Hai giờ sau, cụ trở về dưới nách không cắp sách nữa. Cụ đặt ba mươi xu lên bàn và nói:
- Đem đi mua đồ ăn.
Từ hôm ấy trở đi, bà Pơluytác thấy một tấm màn u ám phủ lên vẻ mặt hồn nhiên của ông già, và không bao giờ kéo lên nữa.
Hôm sau, hôm sau nữa, rồi hôm nào cũng thế, lại cứ phải diễn lại cái trò ấy: Ông cụ ra đi với một quyển sách và trở về với ít tiền. Bọn buôn sách cũ thấy cụ túng bấn phải bán, nên chỉ trả hai mươi xu quyển sách cụ mua những hai chục phơrăng. Đôi khi người mua lại chính là người đã bán. Và cứ từng quyển một như vậy, lần lượt tất cả tủ sách biến đi. Đôi khi cụ nói: ta đã tám mươi tuổi rồi. Hình như trong thâm tâm cụ thầm ước được sống hết ngày trời trước khi bán hết sách trong tủ. Nỗi buồn ngày càng tăng. Chỉ có một lần cụ vui.
Hôm ấy cụ ra đường với quyển sách của Sôbe Êchiên, bán được ba mươi lăm xu ở bờ sông Maiake, và cụ trở về với một quyển sách của Andơ giá bốn mươi xu cụ vừa mua ở đường Gơre. Cụ hớn hở khoe với bà Pơluytác:
- Hôm nay tôi nợ năm xu.
Hôm ấy cụ nhịn đói.
Cụ vốn có chân trong Hội trồng cây. Trong hội, người ta biết cụ túng thiếu. Chủ tịch của hội đến thăm cụ, hứa sẽ trình bày với bộ trưởng bộ Nông thương nghiệp, và đã trình bày thật. Ông bộ trưởng kêu: "Lẽ nào lại để như vậy! Tôi biết chứ. Một nhà bác học lão thành, một nhà thực vật học, một ông già hiền lành. Ta phải giúp ông ta mới được!" Hôm sau, cụ nhận được thiếp mời dự tiệc tại nhà bộ trưởng. Cụ mừng quá, vừa khoe tờ thiếp với bà Pơluytác, vừa run:
- Chúng ta thoát nạn rồi!
Đến ngày hẹn, cụ tới dinh bộ trưởng. Cụ nhận thấy cái cà vạt nhàu nát, bộ quần áo cũ kỹ và đôi giầy đánh bóng bằng lòng trắng trứng của mình làm bọn lính hầu ngạc nhiên.
Không ai hỏi cụ, kể cả bộ trưởng. Đến khoảng mười giờ tối, trong khi vẫn chờ đợi một lời hỏi thăm, cụ nghe tiếng bà bộ trưởng, một người đàn bà xinh đẹp mặc áo hở cổ mà cụ không dám đến gần. Bà ta nói:
- Cụ già kia là ai vậy?
Nửa đêm, cụ đi bộ về nhà dưới trời mưa tầm tã. Lúc đi dự tiệc, cụ phải bán một cuốn Endêvia để trả tiền xe ngựa.
Đêm nào, trước khi đi ngủ, cụ cũng quen đọc vài trang cuốn Điôgien Laecxơ của cụ. Cụ khá sành tiếng Hy Lạp, đủ để thưởng thức những điểm đặc biệt trong văn bản sách đó. Cụ không còn thú vui nào khác. Mấy tuần trôi qua. Đột nhiên bà Pơluytác lăn ra ốm. Không có tiền mua bánh mì đã buồn lắm rồi, không có tiền mua thuốc lại càng buồn hơn. Một tối, thầy thuốc kê một thứ thuốc đắt tiền quá. Rồi thì bệnh tình trở nặng cần phải có người săn sóc. Cụ Mabớp mở tủ sách. Không còn gì nữa. Quyển sách cuối cùng đã bán rồi, chỉ còn độc quyển Điôgien Laecxơ.
Cụ cắp cuốn sách độc bản đi ra. Đó là hôm mồng 4 tháng Sáu năm 1832. Cụ đến cửa Xanh Giắc, vào hàng sách Rôion, nay người khác kế nghiệp và trở về với một trăm phơrăng. Cụ đặt cọc bạc gồm hai mươi đồng năm phơrăng lên cái bàn ở đầu giường bà ở già rồi về phòng riêng, không nói một lời. Sáng hôm sau, từ rạng đông cụ đã ra vườn ngồi trên cái trụ đổ. Đứng ngoài đường, nhìn qua hàng rào, người ta có thể thấy cụ ngồi cúi mặt suốt cả buổi sáng, đôi mắt thẫn thờ nhìn những luống hoa khô héo. Chốc chốc trời đổ mưa, nhưng hình như cụ không biết. Đến xế, nghe có những tiếng kỳ lạ vang dội trong thành Pari. Hình như có tiếng súng và có đông người hét. Cụ ngẩng đầu lên thấy một người làm vườn đi qua bèn hỏi:
- Cái gì thế?
Người làm vườn vai vác mai trả lời điềm nhiên.
- Khởi nghĩa.
- Thế nào? Khởi nghĩa à?
- Phải. Người ta đánh nhau.
- Tại sao người ta đánh nhau?
- Chao! Nào ai biết!
- Ở đâu thế?
- Phía xưởng quân khí.
Cụ Mabớp vào nhà cầm mũ. Quen như mọi hôm, cụ cũng tìm một quyển sách để cắp đi, nhưng không còn quyển nào nữa. Cụ nói: Ừ nhỉ? Rồi vẻ nhớn nhơ nhớn nhác, cụ ra đường.
QUYỂN X: NGÀY 5 THÁNG 6 NĂM 1832
I
BỀ MẶT CỦA VẤN ĐỀ
Bạo khởi bao gồm những gì? Chẳng gì và tất cả. Một luồng điện tỏa dần đần, một ngọn lửa đột nhiên nảy ra, một sức mạnh đang lang thang, một luồng gió bay qua. Luồng gió đó đã gặp những tâm hồn đau khổ, những dục vọng bốc cháy, những cùng khổ đang rú lên, và thổi cuốn những cái đó đi.
Đi đâu?
Những nơi vô định. Đi qua Nhà nước, qua những luật pháp, qua cái thịnh vượng và cái xấc láo của kẻ khác.
Những tin tưởng tức bực, những hăng hái chán chường, những bất bình xúc động, những bản năng hung hăng bị nén ép, những tuổi trẻ can cường bị kích thích, những độ lượng mù quáng, tính hiếu kỳ, tính ưa thay đổi, sự khao khát cái bất ngờ, cái thích thú được xem diễn một trò mới và nghe tiếng còi của người quản trò, những hằn thù vớ vẩn, những oán hận, những thất ý, mọi kiêu hãnh của người đổ lỗi cho số kiếp, những khó chịu, những mộng rỗng, những tham vọng gặp khó khăn, những kẻ hy vọng tìm thấy lối thoát trong cảnh sụp đổ, cuối cùng, ở bậc thấp nhất, cái thứ than bùn bắt lửa, đó là các yếu tố của bạo khởi.
Ở đó có cái gì vĩ đại nhất cũng như cái gì nhỏ nhoi nhất.
Những sinh linh lò dò ở bên ngoài tất thảy, rình chờ một cơ hội, bọn lang thang, bọn vô lại, bọn ma cà bông các ngã tư phố, những kẻ màn trời chiếu đất, những người kiếm bánh ăn hú họa chứ không ở công việc lao động, những kẻ không tên tuổi trong cùng khổ và hư vô, những tay trần chân trụi đều thuộc về bạo khởi.
Ai mang trong lòng một niềm chống đối thầm kín về một sự kiện nào của nhà nước, của cuộc sống hoặc với số phận là người tiếp giáp với bạo khởi; khi bạo khởi xuất hiện thì họ bắt đầu rung động và cảm thấy như bốc lên bởi cơn bão lốc.
Bạo khởi là một cơn gió hút trong không khí xã hội tạo nên đột ngột trong những điều kiện thời tiết nào đó, trong quay cuồng nó bốc lên, chạy, thét, rút bỏ, san bằng, đè bẹp, đạp đổ, nhổ trốc gốc, cuốn theo nó những bản chất lớn lao cũng như nhỏ yếu, con người kiên cường cũng như con người nhu nhược, cái thân cây cũng như cọng rơm rạ.
Bất hạnh thay những ai bị nó cuốn đi, cũng như những ai bị nó va phải! Nó đem kẻ nọ giập vào người kia cho tan vỡ.
Nó truyền cho những người nó tóm được một mãnh lực phi thường. Ai tầm thường bao nhiêu gặp nó cũng trở nên tràn đầy sức sống của thời cuộc, thứ gì nó cũng biến thành tên đạn để phóng đi. Nó đem hòn đá cuội làm nên viên đạn đại bác, anh phu khuân vác làm nên vị tướng chỉ huy.
Một đôi câu sấm truyền trong các học thuyết chính trị giảo quyệt thì đứng về quan điểm uy quyền, phải cần cho có chút ít bạo khởi. Giáo lý, bạo khởi củng cố cái chính quyền mà nó không lật đổ được. Bạo khởi thử thách quân đội, tập trung giai tầng tư sản, làm giãn gân cốt cho cảnh sát, xác nghiệm sự chắc chắn của giàn giáo xã hội. Đó là một môn thể dục, hầu như là một phép dưỡng sinh. Chính quyền sẽ mạnh khỏe hơn sau một vụ bạo khởi, cũng như con người sau khi xoa bóp.
Ba mươi năm về trước, bạo khởi lại còn được xem xét trên một quan điểm khác nữa.
Về việc gì cũng có một lý thuyết tự xưng là "lương tri"; Philanhtơ chống Anxextơ; trọng tài hòa giải giữa chân và giả; giải thích, cảnh cáo, giảm khinh có chút kiêu kỳ mà tự cho là khôn ngoan, bởi vì có pha lẫn khiển trách và tha thứ, nhưng thực ra chỉ là sính tri thức. Cả một trường phái chính trị mệnh danh là trung dung đã xuất phát từ đó. Giữa nước lạnh và nước nóng, đó là phe nước ấm ấm. Với cái sâu sắc giải kỳ thật là nông nổi, trường phái đó mổ xẻ hậu quả mà không truy đến nguyên nhân và đứng trên diễn đàn bán thông thái của mình mà mạt sát những náo loạn ở nơi công cộng.
Hãy nghe trường phái đó nói: "Những bạo khởi làm rắc rối sự kiện 1830 đã làm mất tính cách thuần nhất của biến cố lớn lao đó. Khởi nghĩa tháng Bảy là một luồng gió bình dân mạnh mẽ sau đó bỗng hiện trời xanh. Các bạo khởi khiến cho thanh thiên tái hiện. Nó làm cho cuộc cách mạng đang nhất tề là thế biến chất thành xung đột. Trong Cách mạng tháng Bảy cũng như trong mọi bước tiến bộ nhảy cóc, có những rạn nứt, chính bạo khởi làm cho những rạn nứt đó dễ thấy. Người ta có thể nói: "À! Cái này đã vỡ. Sau Cách mạng tháng Bảy, người ta chỉ cảm thấy sự giải thoát, sau các bạo khởi, người ta cảm thấy tai họa.
Mọi bạo khởi làm các hiệu buôn đóng cửa, vốn sụt, sở giao dịch chứng khoán kinh hoàng, thương mại đình trệ, kinh doanh trở ngại, phá sản dồn gấp; hết tiền; gia sản tư nhân lo âu, công quỹ rúng động, công nghiệp ngập ngừng, tư bản lùi bước, lao động hạ giá, đâu đâu cũng có hiện tượng sợ hãi, dội phản xảy ra khắp các thành phố. Do đó những vực thẳm mở ra. Người ta tính ngày đầu bạo khởi đã làm nước Pháp tổn thất hai mươi triệu, ngày thứ hai bốn mươi, ngày thứ ba sáu mươi. Một cuộc bạo khởi ba ngày làm tốn một trăm hai mươi triệu: nếu chỉ xét về hậu quả tài chính thì tổn thất đó ngang với một tai họa kiểu đắm tàu hay thất trận làm hủy hoại một hạm đội sáu mươi tàu chiến đấu.
Đành rằng về phương diện lịch sử thì bạo khởi cũng có cái đẹp của nó. Giặc trên đường phố hùng tráng, cảm động không kém giặc trong lùm cây. Ở đó có linh hồn của rừng rú, ở đây là trái tim của thị thành. Ở đó có Giăng Suăng, ở đây có Giannơ. Bạo khởi soi rọi bằng đèn đỏ, nhưng rực rỡ, các khía cạnh độc đáo trong tính cách con người Pari, lòng quảng đại, sự tận tình, cái vui tính náo nhiệt, sự chứng thực dũng cảm là bộ phận của thông minh qua các sinh viên, quốc dân quân không lay chuyển, lều hành quân của các anh chủ hiệu, pháo đại của lũ nhóc con, sự khinh thường chết chóc của khách qua đường. Trường học và binh đoàn đấu với nhau.
Chung quy giữa các đối thủ chỉ có sự khác biệt về tuổi tác.
Cùng một chủng tộc, cùng một loại người dũng cảm đó thôi, những kẻ tuổi hai mươi chết vì lý tưởng, những kẻ bốn mươi chết vì gia đình. Luôn luôn buồn bã trong các cuộc nội chiến, quân đội lấy thận trọng địch với táo bạo. Trong khi phô bày cảnh dũng cảm của dân chúng, bạo khởi rèn luyện lòng can đảm cho tư sản.
Tốt lắm. Nhưng tất cả những cái đó có ngang bằng với bấy nhiêu máu đổ hay không? Rồi cộng với đổ máu, còn có tương lai tối mò, tiến hóa bị thương tổn, lo âu xâm chiếm những người tốt, những người phái tự do trung thực bị thất vọng, các chế độ độc đoán nước ngoài đắc ý vì những vết thương cách mạng tự gây cho mình, những người bại trận năm 1830 đắc chí nói: "Chúng ta đã báo trước mà!" Phải thêm vào điều này: Pari lớn thêm có lẽ, nhưng nước Pháp bé đi, chắc rồi. Thêm nữa, vì cần phải nói cho hết, những cuộc tàn sát, những cuộc tàn sát thường hay làm ô nhục chiến thắng của trật tự - đã trở thành hung tợn - đối với tự do đã hóa điên rồ. Chung quy bạo khởi là tai hại!”
Đó là lời lẽ của cái gần như là sự khôn ngoan, mà cái gần như dân chúng, tức là giai tầng tư sản, vui lòng chấp nhận.
Về phần chúng tôi, chúng tôi bác cái danh từ quá rộng nghĩa, do đó quá tiện lợi là: những cuộc bạo khởi. Giữa một phong trào dân chúng này và một phong trào dân chúng khác, chúng tôi có phân biệt. Chúng tôi không tự hỏi một cuộc bạo khởi có tốn bằng một trận đánh hay không. Mà tại sao lại so với một trận đánh? Ở đây vấn đề chiến tranh lại đặt ra. Chiến tranh có phải là một đại họa ít nặng nề hơn bạo khởi hay không? Vả lại, có phải tất cả các cuộc bạo khởi đều là đại họa không? Và 14 tháng Bảy làm tốn một trăm hai mươi triệu bao giờ? Chỉ có việc đặt Philip V lên ngai vàng Tây Ban Nha là đã làm tốn cho Pháp hai tỉ. Dù có tốn ngang nhau đi nữa, chúng tôi cũng chọn 14 tháng Bảy. Vả lại chúng tôi bác bỏ những con số có vẻ lý lẽ mà thực ra chỉ là danh từ đó. Đối với một cuộc bạo khởi nhất định, chúng tôi nhận xét nó tự trong bản thân nó. Những sự bác khước có tính lý thuyết trình bày ở trên, chỉ nêu hậu quả, chúng tôi thì tìm nguyên nhân.
Chúng tôi nói cụ thể hơn.
II
BỀ SÂU CỦA VẤN ĐỀ
Có bạo khởi và có khởi nghĩa. Đó là hai thứ phẫn nộ, một thứ sai lầm, một thứ chính đáng. Trong các nhà nước dân chủ, những nhà nước duy nhất có cơ sở công lý, đôi khi một bộ phận tiếm quyền. Lúc đó cái toàn thể đứng lên và sự yêu sách quyền lợi tất yếu của họ có thể đưa đến việc cầm vũ khí. Trong mọi vấn đề thuộc chủ quyền tập thể, chiến tranh của toàn thể chống bộ phận gọi là khởi nghĩa, còn khi bộ phận tấn công toàn thể là bạo khởi. Điện Tuylơri bị tấn công chính đáng hay không chính đáng là tùy vua đóng ở đó hay viện Khế ước. Cũng một khẩu đại bác đó chĩa vào công chúng mà ngày 10 tháng Tám là phải, ngày 14 tháng Hái nho là trái.
Hình thức thì như nhau, nội dung lại khác nhau. Bọn lính Thụy Sĩ bảo vệ cái sai, Bônapác bênh vực cái đúng. Cái gì mà phổ thông đầu phiếu làm nên, trong tự do và chủ quyền thì đường phố không thể hủy phá. Cũng thế trong những vấn đề thuần túy văn hóa: bản năng của đám đông hôm qua sáng suốt, ngày mai có thể rối loạn. Cuồng nộ chống Têrê là chính đáng, chống Tuyếcgô là vô lý. Đập phá máy móc, cướp bóc kho khí cụ, cạy đường ray, phá hủy bến tàu, những lầm lạc của quần chúng, những bác khước của nhân dân đối với tiến bộ, Ramuýt bị học sinh giết hại, Rútxô bị ném đá xua đuổi khỏi Thụy Sĩ, đó là bạo khởi; Itxraen chống Môidơ, Aten chống Phôxiông, Rômơ trị Xipiông; đó là bạo khởi. Pari tấn công nhà ngục Baxtiơ là khởi nghĩa. Binh lính chống lại Alêxăng, thủy thủ phản đối Cơritxtôphơ Côlông, cùng là một loại khởi loạn, khởi loạn vô đạo! Vì sao? Là vì Alêcxăng với lưỡi gươm đã làm cho châu Á cái sự nghiệp và Côlông làm cho châu Mỹ với chiếc địa bàn. Alêcxăng cũng như Côlông đã tìm ra một thế giới. Khi tặng phẩm dâng cho tiến bộ là cả một thế thì khối lượng ánh sáng của nền văn minh được tăng nhiều đến nỗi một chống đối trung thành đối với mình. Quần chúng phản nhân dân. Chẳng hạn còn gì lạ lùng hơn cuộc chống đối dai dẳng và đẫm máu của những người buôn muối lậu, một vụ nổi loạn kinh niên chính đáng thế mà đến phút quyết định, đến ngày giải cứu, đến giờ nhân dân chiến thắng, lại ngả về phía vua, trở thành loạn bảo hoàng, và từ khởi nghĩa chống đối, hóa ra bạo khởi bênh vua. Rõ là một kiệt tác tối tăm của ngu dân. Chú buôn muối lậu thoát khỏi giá treo cổ của nhà vua và với đoạn dây còn lủng lẳng ở cổ, anh ta trương huy hiệu trắng ra.[290] Tiếng thét: Bỏ ngay thuế muối, lại đẻ ra tiếng hô: Hoàng thượng vạn tuế! Bọn giết người đêm Xanh Báctêlơmy, bọn cắt cổ tháng Chín, lũ sát nhân ở Avinhông, những tên ám sát đô đốc Côlinhi, phu nhân Đơ Lăngban, tướng Bruynơ, bọn lâu la, chuyên viên đầu độc, kiêu binh, đồ đảng của Giêhu, kỵ sĩ tội ác, đó là bạo khởi. Vụ Văngđê[291] là một cuộc bạo khởi Thiên chúa giáo lớn.
Tiếng chuyển động của nhân quyền có thể nhận ra được và không phải bao giờ nó cũng xuất phát từ những rung chuyển của đám đông xáo trộn. Có những cuồng nộ, có những tiếng chuông rè; không phải mọi chuông, kẻng đều đóng cái tiếng của đồng đen. Sự điên đảo của dục vọng và ngu dốt khác cái chuyển động của tiến hóa.
Các anh đứng lên, được, nhưng để mà lớn mạnh. Các anh hãy chỉ cho tôi biết các anh đi về phía nào. Khởi nghĩa chỉ có ở phía trước. Đứng lên về phía nào khác cũng là sai. Bước mạnh về phía sau là bạo khởi, lùi là hành hung nhân loại. Khởi nghĩa là cơn điên của chân lý, những viên đá lát đường mà khởi nghĩa xáo động tóe lên hùng tia lửa chính nghĩa. Chính những viên đá ấy chỉ để lại bùn dơ cho bạo khởi. Đăngtông chống Luy XVI là khởi nghĩa, Hêbe chống Đăngtông là bạo khởi.
Do đó, trong những trường hợp nhất định, như Laphayét nói, khởi nghĩa có thể có bổn phận thiêng liêng nhất, thì bạo động có thể là tội phạm tai hại nhất. Cũng có chỗ khác nhau về độ nhiệt: khởi nghĩa thường thường là núi lửa, bạo khởi thường là lửa rơm.
Một đôi khi, chúng tôi đã nói - chính bộ phận cầm quyền nổi loạn. Pôlinhắc là một người bạo khởi. Cami Đêmulanh là một nhà cầm quyền.
Cũng có khi khởi nghĩa là phục sinh.
Giải pháp toàn diện kiểu phổ thông đầu phiếu là một sự kiện hiện đại, cả quá trình lịch sử về trước, bốn nghìn năm, đầy rẫy những vi phạm nhân quyền và những đau thương của quần chúng, cho nên mỗi thời đại lịch sử đều mang đến cái hình thức phản kháng mà nó có thể tìm được. Dưới triều đại của hoàng đế Xêda, không có khởi nghĩa, nhưng có Giuyvênan.[292]
Sự "phẫn nộ thành thơ"[293] đã thay thế anh em Grắc.
Với các Xêda có con người lưu vong đất Xyenơ, cũng có người làm Biên niên sử.
Chúng tôi không nói đến con người vĩ đại bị đày ở Pacmốtx. Ông này nhân danh thế giới lý tưởng mà lên án thế giới hiện thực, đem ảo ảnh làm nên một áng thơ đả kích lớn lao và rọi vào các xã hội Rôm-ninivơ, Rôm- babylônơ, Rôm-xôđơm, cái ánh sáng phản chiếu từ một thế giới thần kỳ.
Giăng trên mỏm đá, là con xphanh trên đế, người ta có thể không hiểu hắn; đó là một người Do thái và tiếng của hắn là tiếng Êbrơ; những người viết Biên niên sử là một người Latini, còn hơn thế, một người La Mã.[294]
Vì các bạo chúa kiểu Nêrông trị vì một cách đen tối, cho nên phải vẽ chúng với máu đen. Chỉ khắc họa không thôi thì hãy còn mờ lắm: phải đổ vào các nét trùng một thứ văn xuôi thật đậm, có sức ăn mòn.
Bọn chuyên chế ít nhiều tác động đến các nhà tư tưởng. Lời bị trói buộc là lời dữ dội. Khi bạo chúa bắt dân chúng câm hơi lặng tiếng, thì nhà văn nhân đôi, nhân ba lời văn của mình. Từ trong cái im lặng sẽ nảy ra một sự viên mãn huyền bí, nó chắt lọc và đông cứng thành đồng đen trong tâm tưởng. Sự nén ép trong lịch sử làm nên sự cô đúc gãy gọn của sử gia. Chất chắc nịch như hoa cương trong văn chỉ là sự dồn ép làm nên bởi bạo chúa.
Bạo quyền buộc nhà văn phải thu ngắn đường kính, mà sự thu ngắn này lại làm tăng sức mạnh cho văn chương. Câu văn nhịp nhàng dằng dặc của Xixêron, tạm đủ để nói về Veretx, sẽ cùn đi khi nói về Cahguyla. Câu văn kém dềnh dàng thì sức đả kích tăng lên, Taxitơ suy nghĩ bằng những lời ngắn gọn.
Sự trung thực của một quả tim lớn, có đúc thành chính nghĩa và chân lý, có sức mạnh của sấm sét.
Cũng nên nói qua là Taxitơ không cùng sống với Xêda, xét về phương diện sử học. Bọn Tibetơ được dành cho ông ta. Xêda và Taxitơ là hai hiện tượng nối tiếp nhau. Trong cuộc đạo diễn lịch sử, đấng Iô bố trí việc ra trò và vào buồng của diễn viên đã hết sức tránh không cho hai người ấy gặp nhau. Xêda vĩ đại, Taxitơ cũng vĩ đại. Chúa chiếu cố hai đỉnh cao đó, không cho nó va chạm nhau. Người xử án lên án Xêda có thể làm mạnh tay quá và thiếu công minh. Chúa không muốn thế. Những chiến trận lớn ở châu Phi và Tây Ban Nha, bọn cướp ở Xilixi tiêu diệt, văn minh được đưa sang xứ Gôlơ, xứ Brơtanhơ, xứ Giécmani, tất cả vinh quang ấy tỏa trùm lên sông Ruybicông.[295] Ở đây thiên đình đã tỏ ra tế nhị, không muốn thả cho nhà sử học hùng tài cấu xé người thoán vị bất hủ, miễn cho Xêda khỏi chịu đựng Taxitơ, và chấp nhận những điều châm chước đối với thiên tài.
Tất nhiên, chuyên chế vẫn là chuyên chế, dù kẻ chuyên chế có là một thiên tài. Với bạo chúa thiên tài thì có hư hỏng trong xã hội, nhưng với bạo chúa đểu cáng, cảnh trụy đọa tinh thần lại càng ghê tởm hơn, không gì che dấu nổi sự ô nhục ở các triều đại đó; và những người công phán như Taxitơ và Giuyvênan mà mạt sát sự đê hèn thối tha không khống chế được đó trước nhân loại thì ích lợi lớn hơn.
Rôm dưới triều đại Xyla thối hơn dưới triều đại Vitenliuýt. Vói Clôđơ và Đômixiêng, đê hèn biến dạng phù hợp với sự xấu xa của bạo chúa. Sự đê tiện của nô lệ là một sản phẩm trực tiếp của bạo chúa. Chướng khí bốc lên từ những lương tâm ao tù phản chiếu hình ảnh ông chủ. Quyền lực pháp chế đê hèn, lòng người nhỏ mọn, lương tâm bò rạp, tâm hồn hôi hám. Đó là tình trạng chính quyền dưới triều đại Caracanla, và Commôđơ cũng thế, với Hêliôgabalơ cũng thế, trong khi với Xêda thì nguyên lão nghị viện chỉ toát ra cái mùi nồng nặc phân chim trong ổ phượng hoàng.
Do đó mà Taxitơ và Giuyvênan sinh ra có vẻ muộn màng. Người chứng minh chỉ xuất hiện đúng lúc mà sự chứng minh không chối cãi được.
Tuy nhiên, Taxitơ và Giuyvênan cũng như Ixai thời Thánh kinh, Đăngtơ thời trung cổ, chỉ là con người. Bạo khởi và khởi nghĩa là quần chúng, quần chúng thì khi đúng khi sai. Trong những trường hợp phổ biến nhất, bạo khởi nảy ra từ một sự việc cụ thể, khởi nghĩa thì luôn luôn là một hiện tượng tinh thần. Bạo khởi là Madanienlô, khởi nghĩa là Xpactaquytx. Khởi nghĩa thuộc về trí tuệ, bạo khởi thuộc về dạ dày. Dạ dày nổi giận và dạ dày không phải lúc nào cũng có lỗi. Trong đói khát, bạo khởi, như vụ Bulăngxe chẳng hạn, có một xuất phát điểm chân thực, thảm thương và chính trực. Tuy nhiên, vẫn là bạo khởi. Vì sao vậy? Vì về nội dung nó hợp lý nhưng về hình thức nó sai trái. Hung tợn, dù có chính nghĩa, kịch liệt, dù có sức mạnh, nó húc bừa bãi. Nó tiến tới như một chú voi mù, vừa đi vừa giày xéo. Nó để lại sau chân nó những thi thể cụ già, phụ nữ, trẻ em. Nó làm đổ máu những người vô hại, những kẻ vô tội, không biết để làm gì. Kiếm cái ăn cho nhân dân là một mục đích tốt, tàn sát họ là một phương pháp tồi.
Những cuộc phản kháng vũ trang, ngay cả những vụ chính đáng nhất, như vụ 10 tháng Tám, vụ 14 tháng Bảy đều bắt đầu bằng náo loạn. Trước khi chính nghĩa xuất hiện, có náo động và sủi bọt. Lúc bắt đầu khởi nghĩa là bạo khởi cũng như sông bắt đầu bằng suối. Thường thường, nó đưa đến đại dương: cách mạng. Tuy nhiên cũng có đôi khi, xuất phát từ những núi cao vòi vọi trên chân trời đạo đức, công lý, trí tuệ, đổ liên miên từ mỏm đá nọ xuống mỏm đá kia, sau khi phản chiếu mây trời trong lòng trong suốt, lớn dội lên do hàng trăm phụ lưu góp đến, và mang trong dáng dấp cái oai phong của chiến thắng, khởi nghĩa lại mất hút vào một vũng lầy tư sản, như sông Ranh lẩn mất trong ao đầm.
Tất cả những cái này thuộc về quá khứ, tương lai thì khác. Phổ thông đầu phiếu có điều này đáng phục là nó làm tiêu tan bạo khởi từ trong nguyên lý và, trong khi cho phản kháng cái quyền được tỏ bày ý kiến bằng lá phiếu, đã tước vũ khí khởi nghĩa của nó. Tiến hóa tất yếu phải thủ tiêu chiến tranh, chiến tranh trên đường phố cũng như chiến tranh ở biên giới. Dù Hôm Nay là thế nào, hòa bình vẫn là Ngày Mai.
Thực ra khởi nghĩa và bạo khởi khác nhau thế nào, người tư sản chính cống ít phân biệt được những sắc thái đó. Đối với anh ta, khởi nghĩa và bạo khởi đều chỉ là chống đối, là nổi loạn đơn thuần, là sự nổi dậy của con chó chống ông chủ, là sự nhe răng định cắn, phải trừng trị bằng chuồng và xích, là sủa, là gào; cho đến lúc cái đầu con chó lớn lên đột ngột và lờ mờ hiện thành một cái mặt sư tử trong bóng đen.
Lúc ấy, anh tư sản hô: Nhân dân vạn tuế!
Đã giải thích như thế rồi, thì đối với lịch sử, phong trào tháng 6 năm 1832 là gì? Là bạo khởi hay là khởi nghĩa?
Đó là một cuộc khởi nghĩa.
Trong việc đạo diễn lại cái biến cố dữ dội này, đôi lúc chúng tôi gọi nó là bạo khởi, gọi như thế chỉ là để nói về những sự kiện bề mặt, và vẫn luôn luôn duy trì sự phân biệt giữa cái hình thức bạo khởi và nội dung khởi nghĩa.
Phong trào 1832, nổ ra mau lẹ và bí dập tắt thảm thương, có dáng dấp hùng vĩ đến nỗi những ai cho nó là bạo khởi cũng phải nói đến một cách kính phục. Đối với họ, đây là một cái đuôi của 1830. Họ nói, những đầu óc xúc động mạnh không thể lấy lại bình tĩnh trong một sớm một chiều. Một cuộc cách mạng không thể bị cắt đứt dứt khoát. Bao giờ nó cũng còn uốn lượn một vài cái trước khi trở về trạng thái yên ổn, cũng như một ngọn núi lúc trở xuống đồng bằng. - Không có dải núi Anpơ mà không có cao nguyên Giuyra, không có dải Pyrênê mà không có những ngọn đồi Atxtuyri.
Cuộc khủng hoảng thảm thiết trong lịch sử hiện đại mà ký ức người Pari gọi là thời kỳ những bạo khởi, rõ ràng là một giờ đặc biệt trong các giờ phút giông tố của thế kỷ này.
Xin nói một lời cuối cùng trước khi đi vào câu chuyện.
Những sự việc sắp kể đây thuộc về cái hiện thực bi hùng sống động mà lịch sử đôi khi làm ngơ vì thiếu thì giờ, thiếu giấy mực. Thế mà ở đấy, chúng tôi nhấn mạnh, ở đấy mới là sự sống, sự phập phồng, sự rung động của nhân loại. Những chi tiết - chúng tôi tưởng là đã nói điều này rồi - có thể coi là lá của các biến cố lớn, và mờ nhạt đi trong khoảng xa xăm của lịch sử. Thời kỳ gọi là thời kỳ những bạo khởi có vô số những chi tiết kiểu ấy. Những cuộc thẩm tra của tư pháp, vì những lý do khác lịch sử không vạch trần ra hết, cũng có lẽ không đi sâu vào hết. Vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra ánh sáng một số sự việc mà người ta không biết, một số sự việc mà những người này quên đi, những người kia vì chết nên không thể kể lại, bên cạnh những điều mà người ta đã biết vì được công bố. Phần lớn những diễn viên của các tấn trò khổng lồ này đã chết, ngay ngày hôm sau họ đã im tiếng rồi. Nhưng những gì chúng tôi kể, chúng tôi có thể nói: chính mắt chúng tôi đã trông thấy. Chúng tôi sẽ thay đổi một đôi tên họ, bởi vì lịch sử tường thuật chứ không tố giác, nhưng chúng tôi diễn tả những việc thật. Trong khuôn khổ cuốn sách mà chúng tôi viết đây, chúng tôi sẽ chỉ minh họa một phương diện và một lớp trò chắc chắn là lớp người ta ít biết nhất - một lớp trò trong những ngày 5 và 6 tháng Sáu 1832. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ có cách làm cho bạn đọc nhìn thấy bộ mặt thật của cái biến cố công cộng này, ở sau bức màn mà chúng tôi giở lên.
III
MỘT ĐÁM TANG: CƠ HỘI ĐỂ TÁI SINH
Mùa xuân năm 1832
Ba tháng rồi, bệnh dịch tả đã làm mọi người khiếp vía và khiến cho đầu óc mọi người trước kia hỗn loạn, nay đã dịu dần đi trong cảnh u buồn. Tuy vậy, Pari từ lâu hình như đã sẵn sàng chờ một cuộc chấn động. Thành phố to lớn này giống như một khẩu trọng pháo. Nạp đạn rồi, chỉ cần một ngòi lửa là viên đạn bay ra. Tháng Sáu năm 1832 cái chết của tướng Lamác chính là cái tia lửa châm ngòi vậy. Lamác là một người có danh vọng và một con người hành động. Trong thời đế chế cũng như trong thời gian quân chủ phục hưng, ông đã có được hai loại dũng cảm kế tiếp nhau, cần thiết cho hai giai đoạn: dũng cảm trên bãi chiến trường và dũng cảm trên diễn đàn. Ông ăn nói hùng hồn cũng như ông đã từng chiến đấu anh dũng. Trong lời nói của ông nghe như có gươm đao. Cũng như tướng Phôi,[296] người đi trước ông, sau khi đã nêu cao quân lệnh, ông đã nêu cao quyền tự do. Ở nghị viện, ông ở giữa phái tả và phái cực tả. Nhân dân yêu quý ông, vì ông dám chọn phía tương lai, dân chúng thích ông, vì ông đã tận trung với hoàng đế. Cùng với các bá tước Giêra và Đruê, ông là một thống chế cỡ nhỏ[297] của hoàng đế Napôlêông. Những hòa ước 1815 làm ông bất bình như là một điều xúc phạm đối với bản thân. Ông căm ghét Oenlinhtơn ra mặt nên quần chúng càng ưa thích ông. Mười bảy năm nay, trong khi thờ ơ đối với những biến cố quá độ, ông vẫn khẳng khái giữ nguyên mối buồn về trận Oatéclô. Khi hấp hối, đến phút cuối cùng ông còn xiết chặt vào ngực thanh gươm mà các võ quan thời Bách nhật đã trao tặng. Napôlêông chết, miệng còn nhắc hai chữ quân đội. Lamác mất đi, miệng còn lẩm bẩm hai tiếng Tổ quốc.
Mọi người đều biết ông sắp chết. Nhân dân lo ngại vì đó là một tổn thất cho họ, chính phủ lo ngại vì đó là một cơ hội bạo động. Cái chết của ông là một tang chung. Như mọi điều chua xót, lòng nhớ tiếc có thể biến thành sự nổi loạn. Mà quả thực thế.
Ngay hôm trước và sáng ngày 5 tháng Sáu là ngày đưa đám, ở Xanh Ăngtoan, nơi đám tang đi qua, xem có vẻ dễ sợ. Ở đây phố xá đông đúc đâm ra nhốn nháo. Ai cũng lo tự võ trang với những điều kiện của mình. Những người thợ mộc mang theo cái mấu ở bàn làm nghề "để phá cửa". Một anh lấy cái móc của nhà làm giày rơm, bỏ đầu móc, mài nhọn đoạn dưới, để dùng làm dao găm. Một anh khác, nóng ruột muốn đánh nhau quá, nén ba ngày liền mặc nguyên quần áo mà ngủ. Một người thợ mộc là Lombiê, gặp một người bạn. Người bạn hỏi: Cậu đi đâu? - Tớ chẳng có khí giới gì hết - Thì rồi sao? - Tớ đến xưởng lấy cái compa - Để làm gì? - Cũng chẳng biết. Một anh là Giắccơlin, người tháo vát, gặp người thợ nào cũng gọi: Này lại đây! Anh ta đãi mười xu rượu vang và nói: Đã có công việc chưa? - Chưa. - Cứ đến nhà Phitpie ở giữa cửa Môngtơrơi và cửa Saron thì sẽ có việc mà làm. Ở nhà Phitpie có đạn dược và khí giới. Một vài người cầm đầu quen thuộc chạy từ nhà này sang nhà khác để tập hợp quần chúng. Khách uống rượu ở tiệm Bactêlêmi, gần cửa Duy Tơrôn, ở tiệm Capen xóm Pơti Sapô, gặp nhau chào hỏi nghiêm trang. Họ bảo nhau: - Súng ngắn cậu giấu ở đâu? - Trong áo khoác. Còn cậu? - Trong sơ mi! Đường Tơravécxie, trước xưởng Rôlăng và ở sân Medông Bruylê, trước xưởng dụng cụ của Bécniê, tốp này tốp nọ đang to nhỏ với nhau. Trong đám này thấy có anh Mavô nào đó là người hăng hái nhất. Hắn ta không bao giờ làm việc trong một xưởng được quá một tuần, vì bọn chủ đuổi đi bởi lẽ ngày nào cũng phải cãi nhau với hắn. Hôm sau Mavô bị giết ở chiến lũy đường Mêninmôngtăng. Pơrêtô, sau này cũng chết trong chiến đấu, là trợ thủ của Mavô. Gặp ai hỏi: Mày theo đuổi mục đích gì? Hắn trả lời ngay: - Khởi nghĩa. Công nhân tập hợp ở góc phố Bécxi đợi một chàng tên là Lơmaranh, cán bộ cách mạng của ô Xanh Mácxô. Họ trao đổi khẩu hiệu cho nhau gần như công khai.
Ngày 5 tháng Sáu ấy trời vừa mưa vừa nắng. Đám tang của tướng Lamác đi qua Pari theo nghi lễ nhà binh, có vẻ trang nghiêm hơn một chút vì chính phủ có ý đề phòng. Hai tiểu đoàn bộ binh trống trùm dạ đen, súng chúc xuống đất, một vạn quốc dân quân gươm đeo cạnh hông và đoàn pháo của họ đi đưa đám. Xe tang do một đoàn thanh niên kéo đi. Các võ quan trong viện thương binh theo ngay sau xe, tay cầm những cành nguyệt quế. Còn đằng sau là một đám đông không biết bao nhiêu mà kể, nhốn nháo, lạ lùng, người thì có chân trong hội Bạn Dân, trường luật, trường thuốc, lại có những người tị nạn của tất cả các nước, cờ Tây Ban Nha, cờ Ý, cờ Đức, cờ Ba Lan, cờ tam tài treo ngang, đủ mọi thứ cờ. Đây là trẻ em tay cầm những cành lá xanh, đây là thợ đá, thợ mộc đang đình công, thợ in dễ nhận ra ở cái đầu đội mũ giấy. Chỗ này hàng hai, chỗ kia hàng ba, vừa đi vừa reo. Hầu hết mọi người cầm gậy hoa lên. Có người lại tuốt cả kiếm. Tuy không theo trật tự nào cả nhưng tất cả đều có chung một linh hồn. Có khi nom ra hỗn độn, có khi lại hàng ngũ chỉnh tề. Có đội tự chọn ngay người chỉ huy. Một người với hai khẩu súng ngắn, ai cũng nom thấy hình như vừa đi vừa điểm những người đi qua. Những hàng người giãn ra trước mặt anh ta. Hai bên vệ đường, giữa các cành cây, ở các cửa sổ, ở các bao lơn, trên các mái nhà, đầu người lố nhố: đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào người nấy mắt nhìn nhớn nhác. Một đám đông mang khí giới kéo đi, một đám đông ngơ ngác đứng nhìn.
Về phía mình, chính phủ cũng theo dõi. Vừa theo dõi vừa nắm chặt chuôi gươm. Ở quảng trường Luy XV, bốn tiểu đoàn xạ thủ ngồi trên lưng ngựa, lính kèn dàn trước. Ở xóm latinh và vườn bách thảo, đội vệ binh thành phố được dàn trải khắp các phố. Ở Chợ rượu, một tiểu đoàn lính đầu rồng, một nửa trung đoàn kỳ binh thứ 12 đóng ở La Gơrevơ, còn một nhà thì đóng ở ngục Bátxti. Đại đội lính đầu rồng thứ 6 đóng ở Xêlextanh, còn pháo thì dàn chật ních cả sân điện Luvơrơ. Số quân đội còn lại thì phải thường trực trong trại, không kể những trung đoàn đóng xung quanh Pari. Chính phủ lo sợ đã sắp sẵn hai vạn bốn ngàn lính ở trong thành phố và bốn vạn lính đóng ở ngoại ô để đối phó với đám quần chúng đầy hăm dọa.
Trong đoàn người đi đưa ma có những tiếng xì xào. Người thì nói đến những âm mưu của phái chính thống. Người thì nói đến công tước Raisơtát,[298] nhưng công tước lại chết đúng lúc quần chúng bàn bạc muốn lập làm hoàng đế. Một người không rõ là ai, tuyên bố rằng đến giờ quy định, hai viên đốc công đi theo cách mạng sẽ mở cửa một xưởng làm súng đạn để nhân dân vào lấy. Trong đám người đưa tang để đầu trần, người ta thấy phần đông lộ vẻ phấn khởi xen lẫn với vẻ lo âu. Trong đám đông đang có những xúc động mãnh liệt nhưng cao thượng kia, người ta cũng thấy xuất hiện ra đây đó những bộ mặt lưu manh chính cống, và những mồm miệng đê hèn đang nói: chuyến này phải kiếm một mẻ. Đôi khi cái ao tù bị xáo động đến nỗi bùn dưới đáy ao cũng vẩn lên mặt nước đục ngầu. Đó là một hiện tượng không phải không dính dáng đến những ngành an ninh "khéo tổ chức".
Đám tang đi từ từ, nhưng lòng người nôn nao, từ nhà tang qua các đại lộ đến ngục Bátxti. Chốc chốc trời đổ mưa. Nhưng quần chúng nào có để ý đến mưa! Có nhiều việc xảy ra: người ta rước linh cữu đi quanh cột đồng Văngđôm, công tước Phít Giêm đứng trên bao lơn bị ném đá vì không giở mũ, con gà trống tiêu biểu cho nước Pháp ở trên một lá cờ của dân chúng bị giật ra và xéo dưới bùn, ở cửa Xanh Máctanh một người cảnh sát bị chém trọng thương, một võ quan thuộc đội khinh kỵ thứ 12 hô lớn: tôi theo phái cộng hòa, sinh viên trường Bách khoa bị giữ mãi trong trường, bây giờ mới chạy ùa ra, vừa đến đã có tiếng hô: trường Bách khoa muôn năm! Nền cộng hòa muôn năm! Những tiếng hô đó đánh dấu lộ trình của đoàn tang. Đến ngục Bátxti, có những hàng dài người đi xem có vẻ hung hăng. Họ từ ngoại ô Xanh Ăngtoan kéo đến, chắp nối với đoàn tang. Bấy giờ một thứ sục sôi dễ sợ bắt đầu thúc đẩy, lôi cuốn đám đông.
Một người đang bảo một người khác: Cậu nhìn kỹ lão râu đỏ kia, hắn sẽ ra lệnh phát hỏa đấy. Nghe đâu cũng anh chàng râu đỏ này về sau lại giữ nhiệm vụ đó trong một cuộc bạo động khác là vụ Kênitxê.
Xe tang đi qua ngục Bátxti, đi dọc theo con sông đào qua một cái cầu nhỏ và đến cái bệ của cầu Auxtéclít. Đến đó thì dừng lại. Bấy giờ nếu nhìn từ trên cao xuống thì đám tang giống như một ngôi sao chổi. Đầu ngôi sao ở nơi bệ cầu và đuôi sao tỏa suốt bờ sông Buốcđông ôm cả Bátxti, kéo dài trên đại lộ đến tận cửa ô Xanh Máctanh. Xung quanh linh cữu, người ta đứng thành vòng tròn. Cả đám người đông đúc nhốn nháo bỗng im bặt. Laphaydét[299] nói mấy lời vĩnh biệt. Thật là một phút trang nghiêm và cảm động. Mọi người cất mũ, mọi con tim đều đập mạnh. Bỗng nhiên một người mặc toàn đen cưỡi ngựa, hiện ra trong đám đông với một lá cờ đỏ, có người lại bảo với một ngọn giáo cầm một cái mũ đỏ. Laphaydét quay mặt. Ecxenman[300] rời khỏi đám tang.
Lá cờ đỏ gây nên một cơn bão táp và biến đi trong cơn bão táp. Từ đại lộ Buốcđông đến cầu Auxtéclít tiếng reo hò nổi lên như những đợt sóng làm tất cả mọi người xúc động. Hai tiếng thét nổi lên vang dội lạ thường: Đưa Lamác vào điện Păngtêơng! Đưa Laphaydét vào thị sảnh. Giữa tiếng hoan hô của quần chúng, nhiều thanh niên kéo xe linh cữu của Lamác qua cầu Auxtéclít và rước Laphaydét lên xe ngựa kéo dọc theo bờ sông Móclăng.
Trong đám người vây quanh và hoan hô Laphaydét người ta để ý và chỉ cho nhau thấy một người Đức tên là Lutvích Xơniđơ về sau thọ đến trăm tuổi. Ông ta cũng có tham dự cuộc chiến tranh 1776 đã chiến đấu ở Tơrăngtông dưới sự chỉ huy của Oadintơn và ở Bơrăngdiuyn dưới sự chỉ huy của Laphaydét.
Trong khi ấy phía tả ngạn, đội kỵ binh của thành phố triển khai và tiến lên chặn ngang cầu, phía hữu ngạn lính đầu rồng đã ra khỏi tu viện Xêléttanh và đang dàn ra dọc cheo bờ Móclăng. Nhân dân rước xe Laphaydét đến chỗ rẽ thì đột nhiên trông thấy và kêu lên: lính đầu rồng kìa! Lính đầu rồng kìa! Toán lính đầu rồng tiến lên rầm rập, súng ngắn trong bao, gươm không rời vỏ, súng trường lăm lăm, không nói nửa lời, trông vẻ chờ đợi một cái gì ghê rợn.
Cách cái cầu nhỏ chừng hai trăm bước, họ dừng lại. Cỗ xe của Laphaydét tiến đến. Họ rẽ hàng ra cho xe đi qua rồi lại bịt kín đường. Bây giờ lính đầu rồng và quần chúng chạm nhau. Đàn bà con gái kinh sợ chạy xa.
Có gì xảy ra trong giây phút nguy hiểm này? Đố ai biết được! Đó là cái phút giây u ám khi hai đám mây chạm nhau. Có người nói lúc ấy ở phía Xưởng quân khí tiếng kèn xung phong vang lên, có kẻ nói có một thằng bé con cầm dao găm đâm một người lính đầu rồng. Chỉ biết rằng có ba phát súng đột nhiên nổ: phát thứ nhất giết viên tiểu đoàn trưởng Sôlê, phát thứ hai bắn chết một bà già điếc đang đóng cửa sổ ở đường Côngtơrétcác và phát thứ ba làm cháy sém cầu vai một võ quan. Một người đàn bà thét lên: Khởi sự sớm quá! Và đột nhiên người ta thấy xuất hiện ở đầu kia, đối diện với bờ Móclăng, một tiểu đoàn lính đầu rồng trước đó vẫn ở trong trại. Đoàn kỵ binh phi ngựa ra, gươm tuốt trần, kéo qua phố Bátxompie và đại lộ Buốcđông, đi đến đâu quét sạch đó.
Thế là xong! Cơn bão táp đã nổi lên, đá bay như mưa, súng nổ đùng đùng, nhiều người nhảy ào xuống bờ sông, lội qua cái nhánh sông Xen ngày nay đã lấp phẳng. Các công trường ở đảo Luviê biến thành một cái pháo đài từ lúc nào, chiến sĩ ở đâu hiện ra nhan nhản trên đó. Người thì nhổ cọc, kẻ thì bắn súng ngắn, một chiến lũy đang hình thành, thanh niên bị xô dồn lại kéo xe linh cữu chạy như biến qua cầu Auxtéclít và xông vào đánh nhau với vệ binh. Lính xạ thủ xô đến, lính đầu rồng chém chặt thục mạng, quần chúng tan tác chạy ra bốn phía, tiếng náo động của chiến tranh lan ra khắp cả Pari. Mọi người hô: Cầm lấy vũ khí! Người chạy, kẻ xô, người trốn, kẻ kháng cự. Cơn giận bùng lên lôi cuốn cuộc bạo khởi chẳng khác gì ngọn gió thổi lùa lan tràn khắp nơi.
IV
NHỮNG SÔI SỤC NGÀY XƯA
Không gì quái lạ cho bằng sự sôi sục ban đầu của một cuộc bạo khởi. Khắp mọi nơi đều bùng nổ cùng một lúc. Có biết trước được không? Có. Có chuẩn bị trước không? Không. Nó ở đâu bùng ra? Ở dưới đá lát đường. Từ đâu rơi xuống? Từ trên trời. Ở chỗ này cuộc khởi nghĩa có đủ tính chất của một cuộc âm mưu. Ở chỗ khác thì nó ngẫu nhiên nổ ra. Một tay nào đấy chộp lấy phong trào của quần chúng và kéo nó đi theo ý muốn của mình. Cuộc khởi sự quả là rùng rợn nhưng cũng vui nhộn một cách dữ dội. Trước tiên là tiếng la lối. Nhà hàng đóng sập cửa, hàng hóa biến mất, rồi tiếng súng đì đùng rời rạc, người bỏ trốn, báng súng nện vào cổng thình thình, trong các sân nhà còn nghe tiếng các cô đầy tớ cười và nói: Chuyến này vui đáo để.
Mới không đầy mười lăm phút, ở hai mươi địa điểm trong thành Pari đều xảy ra gần như một lúc những việc như sau: ở phố Bơrơtonnơri, một bọn hai mươi chàng thanh niên râu tóc tua tủa, kéo nhau vào một hàng rượu. Một lát sau, họ đi ra với một lá cờ tam tài treo ngang, trên buộc một dải bằng nhiễu. Ba người đi đầu mang khí giới, người cầm gươm, người cầm súng, người thứ ba mang giáo.
Ở Phố Nônanh Hie, một anh tư sản ăn mặc lịch sự, bụng phệ, tiếng nói oang oang, đầu hói, trán cao, râu đen, ria cứng và vênh lên, đang phẩm tán đạn công khai cho người qua đường.
Ở đường Môngmác, những người mặc áo hở cánh tay cứ mang cờ đen diễu ngoài phố. Trên cờ có mấy chữ trắng: Cộng hòa hay là chết. Ở phố Giơni, phố Cađơrăng, phố Môngtơgơi, phố Măngda, xuất hiện những toán người phát lá cờ trên đề mấy chữ vàng: trung đội kèm một con số. Trong số cờ đó có một lá sắc xanh và sắc đỏ, ở giữa chỉ có một đường trắng con con.
Người ta kéo vào cướp một xưởng quân giới ở phố Xanh Máctanh và ba tiệm bán súng, tiệm thứ nhất ở phố Bôbua, tiệm thứ hai ở phố Lơcôngtơ và tiệm thứ ba ở phố Đuy Tămpơlơ. Chỉ trong mấy phút, hàng ngàn cánh tay đã giật mất hai trăm ba mươi khẩu súng, hầu hết bắn liền hai phát, sáu mươi tư thanh gươm, tám mươi ba khẩu súng ngắn. Để võ trang được nhiều người, họ chia nhau kẻ cầm súng, người cầm lưỡi lê.
Trước bờ sông Gơrevơ, thanh niên mang súng vào nấp trong nhà phụ nữ để bắn ra. Một anh có khẩu súng có tán quay. Họ rung chuông, vào trong nhà, rồi lo làm đạn. Một người đàn bà thuật lại: Tôi không biết cát tút là gì, chính nhà tôi bảo cho tôi biết.
Một bọn xúm vào phá cửa một hiệu đồ cổ trước phố Hôdơriét và cướp lấy những thanh gươm, những khí giới Thổ.
Ở phố Péclơ, xác một người thợ nề bị bắn chết còn nằm đấy.
Và ở hai bên bờ sông Xen, ở các bến sông, các phố, trong xóm Latinh, trong xóm chợ, mọi người tất tả, công nhân, sinh viên, đảng viên các đảng cách mạng đọc vang lên những bản tuyên ngôn kêu gọi: Cầm vũ khí! Họ ném vỡ đèn ngoài đường, tháo xe ngựa, nạy đá lát đường, phá cửa, nhổ cây, sục sạo các hầm chứa rượu, lăn lông lốc những thùng rượu, chồng chất gạch đá, bàn ghế, ván gỗ để dùng làm chiến lũy.
Họ cưỡng bách bọn tư sản phải giúp họ trong việc này. Họ vào những nhà có đàn bà, bắt người vợ phải trao lại gươm, súng của người chồng vắng mặt và họ lấy phấn viết ngoài cửa: "Đã nạp khí giới". Có người ký "cả tên mình" vào giấy biên nhận súng và gươm rồi nói: "Ngày mai cầm giấy này ra tòa thị chính mà lấy khí giới về". Họ giật cầu vai các võ quan. Phố Xanh Nicôla, một võ quan quốc dân quân bị một toán người gậy gộc, giáo mác đuổi theo, phải chạy mãi mới trốn được vào một nhà nọ. Anh ta phải ở lì đấy cho đến đêm mới ăn mặc trá hình lẻn ra ngoài.
Khu phố Xanh Giắc, sinh viên từng đoàn từng lũ ra khỏi các nhà trọ đi ngược đường Xanh Hiaxanh đến tiệm cà phê Tiến bộ, hay đi xuôi đến tiệm cà phê Bảy bàn bi-da, phố Matuyaranh. Ở đấy, có những người thanh niên đứng trên các trụ vôi ở trước cửa phân phát khí giới. Người ta vào cướp công trường phố Tơrăngnônanh để lấy đồ dựng chiến lũy. Chỉ có một nơi các gia chủ kháng cự lại, đấy là chỗ góc hai con đường Xanhtavoa và Ximông lơ Phơrăng, chính họ đã phá chiến lũy. Chỉ có một nơi quân khởi nghĩa chịu thua, họ đã bắt đầu dựng chiến lũy ở phố Đuy Tămpơlơ, nhưng sau khi bắn vào một đội quốc dân quân, họ đã bỏ chạy theo phố Cócdơri. Đội quốc dân quân nhặt được một lá cờ đỏ, một gói đạn và ba trăm viên đạn súng ngắn trên chiến lũy. Chúng xé tan lá cờ, cắm từng mảnh lên lưỡi lê mà mang về.
Tất cả những sự việc chúng tôi thong thả và lần lượt kể ra đây đều xảy ra cùng một lúc, ở tất cả các nơi trong thành phố giữa cảnh nhốn nháo tứ tung chẳng khác gì trăm ngàn tia chớp cùng nổ ra trong một tiếng sấm vang.
Trong non một tiếng đồng hồ, hai mươi bảy chiến lũy xuất hiện. Đó là mới nói xóm Chợ. Ở chính giữa là ngôi nhà số 50 đã lừng danh vì Giannơ và một trăm linh sáu chiến sĩ đã từng dùng nó làm pháo đài. Một bên nó là chiến lũy phố Xanh Meri, bên kia là chiến lũy phố Môbuyê. Vì thế, nó kiểm soát được cả ba phố: phố Ácxit, phố Xanh Máctanh, và phố Busê ở ngay trước mặt. Hai chiến lũy dựng theo góc thước thợ được bẻ gập lại: một cái từ phố Môngtơrơi gấp về phố Tơruyăngđơri, một cái từ phố Lăngiơvanh gấp về phố Xanhtavoa. Đó là chưa kể vô số chiến lũy mọc lên trong hai mươi xóm khác của Pari, rồi ở xóm Mare, xóm đồi Giơnơvie. Một cái ở phố Mêninmôngtăng, ở đấy có một cánh cổng sắt đã tháo bật. Một cái khác gần cầu nhỏ Ôten Điơ làm bằng một cỗ xe đã tháo ngựa và lật xấp xuống chỉ cách trụ sở cảnh sát khu phố có ba trăm bước.
Ở chiến lũy phố Mênêtơriê, một người ăn mặc lịch sự phát tiền cho thợ. Ở chiến lũy phố Gơrônêta, một người cưỡi ngựa hiện ra trao cho một người khác, hình như là người chỉ huy, một bó gì giống như một bó giấy bạc. Anh ta nói: đây là để trả các khoản chi phí rượu v.v… Một người thanh niên tóc vàng, không đeo cà vạt, đi từ chiến lũy này sang chiến lũy khác để truyền đạt các hiệu lệnh. Một người khác, gươm tuốt trần, đầu đội mũ cảnh sát màu xanh lo cắt người canh gác. Ở trong chiến lũy bao nhiêu tiệm rượu và nhà gác cổng đều biến thành chỗ canh gác. Kể ra, cuộc bạo động đã được tổ chức theo một chiến thuật quân sự thực tài tình. Các phố xá chật hẹp, không đều nhau, ngoắt ngoéo, nhiều góc và nhiều chỗ quanh quẹo được chọn rất thích hợp. Đặc biệt, xung quanh xóm Chợ, phố xá còn chi chít, rắc rối hơn đường rừng. Có người nói Hội bạn dân đã chỉ huy cuộc bạo động trong khu Xanhtavoa. Một người bị giết ở phố Pônxô. Khám anh ta, thấy có một bản đồ Pari trên người.
Nhưng thực sự chỉ huy cuộc bạo khởi lại là một cái gì ào ạt dữ dội ở đâu trong không khí. Cuộc khởi nghĩa đột nhiên một tay dựng lên các chiến lũy còn tay kia chộp lấy hầu hết che đồn, bốt. Trong non ba tiếng đồng hồ, chẳng khác gì một đường thuốc súng bùng cháy, nghĩa quân đã tràn ngập vào và chiếm được Xưởng quân khí, nhà đốc lý ở quảng trường Rôian, tất cả xóm Mare, xưởng quân giới Pôpanhcua, Galiốt, Satôdô và tất cả các phố gần khu chợ ở hữu ngạn sông Xen. Còn ở tả ngạn, họ đã chiếm được trại Cựu binh, trại Xanhtơ Pêlagi, quảng trường Môbe, xưởng thuốc súng Đơ Mulanh, tất cả các cửa ô. Đến năm giờ chiều họ đã làm chủ được ngục Bátxti, nhà Lanhgiơri, quảng trường Chiến thắng, và uy hiếp nhà Ngân hàng, trại lính Pơti Pie, Tổng cục bưu điện. Một phần ba Pari nằm trong tay nghĩa quân.
Một cuộc chiến đấu khổng lồ diễn ra khắp mọi nơi. Do việc tước khí giới, khám nhà, cướp các hiệu bán võ khí, kết quả là cuộc chiến đấu mở đều bằng gạch đá đã tiếp tục bằng súng đạn.
Vào khoảng sáu giờ chiều đoạn đường Xôông đã biến thành chiến trường. Đầu này là nghĩa quân, đầu kia là quân lính nhà nước. Người ta nấp ở hàng rào này để bắn sang hàng rào kia. Tác giả quyển sách này, một anh chàng thích quan sát lại hay mơ mộng đã đi tới nơi xem miệng của hỏa sơn.
Anh ta mắc kẹt vào giữa hai luồng đạn của hai bên. Để tránh cho khỏi bị đạn, anh ta chỉ còn cách nấp sau những cột trụ nhô ra ở tường ngăn các gian hàng. Anh ta mắc vào trong tình thế hiểm nghèo này non nửa tiếng đồng hồ.
Trong khi tiếng trống tập trung vang dội, quốc dân quân vội vàng mặc lính phục, mang võ khí. Các đội cảnh sát ra khỏi nhà đốc lý, các trung đoàn từ các trại lính kéo ra. Trước đường Ăngcơrơ một tên lính đánh trống bị đâm một nhát dao găm.
Một tên khác ở phố Thiên Nga bị ba mươi thanh niên vây chặt, đâm thủng trống rồi tước mất gươm. Một tên khác bị giết ở phố Xanh Lada, ở phố Lơ Côngtơ, ba sĩ quan lần lượt gục xuống. Nhiều tự vệ thành phố bị thương ở đường Lômba phải tháo lui.
Trước sân Batavơ, một đội dân vệ bắt được một lá cờ đỏ đề: Cách mạng cộng hòa số 127. Phải chăng đây thực sự là một cuộc cách mạng?
Quân khởi nghĩa đã biến trung tâm Pari thành một thành trì đồ sộ, quanh co, khuất khúc.
Ở đấy là trung tâm, vấn đề thắng bại là ở đấy. Còn ra là đụng độ nhỏ. Điều chứng tỏ tất cả sẽ quyết định ở đây là ở đây vẫn chưa đánh nhau.
Trong vài trung đoàn, binh sĩ tỏ ra do dự. Cái đó làm cơn khủng hoảng càng thêm đáng sợ, chưa biết sẽ kết thúc ra sao. Binh sĩ còn nhớ lại việc tháng Bảy năm 1830, nhân dân nhiệt liệt hoan hô trung đoàn 53 vì nó đã đứng trung lập. Hai con người gan góc và từng trải trong các trận đánh lớn là thống chế Lôbô và tướng Buygiô chỉ huy quân đội, Buygiô dưới quyền Lôbô. Những đội quân tuần tiễu rất đông, gồm những tiểu đoàn chính quy, đi kèm bốn phía là những đại đội quốc dân quân, đằng trước có một thanh tra cảnh sát đeo dải tam tài đang đi trinh sát xem những phố đã nổi dậy. Còn nghĩa quân cũng đặt người canh ở các góc đường có nhiều ngả và cả gan cho những đội tuần tiễu đi ra ngoài chiến lũy. Hai bên theo dõi nhau ráo riết. Chính phủ với quân đội trong tay, vẫn do dự. Trời sắp tối, tiếng chuông báo động ở Xanh Meri bắt đầu vang lên. Bộ trưởng bộ Chiến tranh bấy giờ là thống chế Xun, người đã dự trận Auxtéclít, nhìn quang cảnh này có vẻ lo ngại. Là những tay thủy thủ già dặn quen lối đánh chính quy, chỉ lấy chiến thuật, cái kim chỉ nam duy nhất, làm phương châm chiến đấu, họ đâm mất phương hướng khi đứng trước cơn sóng gió bao la là sự phẫn nộ của quần chúng. Những cơn gió cách mạng phải đâu có thể điều khiển được.
Những đội quốc dân quân ở ngoại ô kéo vào thành vội vàng, hỗn độn. Một tiểu đoàn trong trung đoàn khinh kỵ thứ 12 phi nhanh từ Xanh Đơni đến, tiểu đoàn chiến binh số 14 từ Cuốchơvoa lại, những đội trọng pháo bố trí trong vườn Caruxen, từ Vanhxen đại bác được đưa đến.
Điện Tuylơri vắng lặng. Vua Luy Philip vẫn điềm nhiên thanh thản.
V
VẺ ĐỘC ĐÁO CỦA PARI
Như đã nói trên, hai năm nay Pari đã chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa. Trừ những khu phố khởi nghĩa ra thì khu vực còn lại của Pari thường thường yên tĩnh một cách kỳ quái. Pari làm quen rất nhanh với mọi thứ, mà đây chỉ là một cuộc bạo khởi. Pari bận nhiều việc quá, hơi đâu mà lo đến nó. Chỉ những thành phố đồ sộ như Pari mới có những quang cảnh như thế. Phải có dãy thành trì mênh mông kia mới có thể chứa đựng đồng thời với cuộc nội chiến, cả một sự bình tĩnh kỳ lạ làm sao: Thường thường, khi cuộc khởi nghĩa bắt đầu, khi tiếng trống, tiếng kèn gọi lính, tiếng hiệu báo động vang lên, người chủ hiệu chỉ đủng đỉnh nói:
- Phố Xanh Máctanh lại cãi nhau rồi!
Hay:
- Ngoại ô Xanh Máctanh.
Nhiều khi anh ta nói thêm một cách thản nhiên:
- Cũng ở đâu đấy thôi.
Về sau, khi đó nghe rõ tiếng nổ xé tai và ghê rợn của súng trường bắn lẻ và bắn hàng loạt, anh ta nói:
- Găng nhỉ? Chà! Găng gớm!
Lát sau, nếu bạo khởi đến gần và lan rộng, anh ta đóng vội cửa hàng, mặc nhanh bộ binh phục, nghĩa là anh ta lo bảo toàn hàng hóa, còn tính mệnh thì lại bỏ vào cuộc rủi may.
Người ta bắn nhau ở ngã tư, ở các ngõ hẻm, ở các ngõ cụt, người ta giành đi cướp lại các chiến lũy, máu đổ, đạn bắn vào các mặt trước nhà như mưa. Ở trong buồng ngủ có người trúng đạn chết. Xác người ngổn ngang ngoài đường. Nhưng cách vài phố, trong các tiệm cà phê những hòn bi-a vẫn chạm nhau lóc cóc.
Những kẻ hiếu kì cười cười, nói nói chỉ cách các phố đang đánh nhau có vài bước, rạp hát vẫn mở cửa diễn những kịch vui. Xe ngựa vẫn cứ qua lại, người ta vẫn cứ ra phố ăn hiệu. Đôi khi ngay cả trong phố đang đánh nhau. Năm 1831, hai bên ngừng bắn để cho một đám cưới đi qua.
Trong cuộc khởi nghĩa ngày 12 tháng 5 năm 1839, ô phố Xanh Máctanh có một cụ già tàn tật kéo một cái xe bò, trên cắm cái cờ tam tài như cái giẻ rách, trong xe có mấy bình nước gì đấy. Cụ cứ đi đi lại lại từ chiến lũy đến quân đội rồi từ quân đội đến chiến lũy, mời cả đôi bên uống nước dừa chẳng thiên vị bên nào, hết mời quân chính phủ lại mời những người bạo động.
Thật là kỳ lạ hết chỗ nói: Đó chính là đặc tính của các cuộc bạo động ở Pari, khác hẳn mọi thủ đô. Muốn được thế phải có hai điều: Cái vĩ đại của Pari và tính vui nhộn của nó. Phải là thành phố của Vônte và của Napôlêông mới thế.
Thế mà lần này, trong cuộc nổi loạn ngày 5 tháng 6 năm 1832, thành phố vĩ đại này cảm thấy có một cái gì có vẻ khỏe hơn nó. Nó đâm sợ. Khắp nơi, cả trong những khu phố xa nhất và ít liên quan nhất, cửa sổ, cửa lớn, cửa chớp giữa ban ngày cũng đóng kín mít. Người can đảm cầm khí giới, kẻ nhát gan chạy trốn. Loại khách qua đường bận rộn và vô tư biến đâu mất. Nhiều phố vắng tanh như vào lúc bốn giờ sáng. Tin tức hung dữ lan ra, những chi tiết dễ sợ truyền đi: nào họ đã chiếm được nhà Ngân hàng, nào chỉ riêng trong tu viện Xanh Meri, họ đã đông đến sáu trăm, mai phục ở đấy, lấy nhà thờ làm pháo đài để bắn ra, nào quân chính quy không đáng tin ấy, nào Ácmăng Caren[301] đi gặp thống chế Cơlôden và thống chế đã nói: ông hãy có một trung đoàn đã! nào Laphaydét ốm nhưng đã tuyên bố với họ: Tôi tán thành các bạn. Tôi sẽ theo các bạn bất kỳ ở đâu miễn là có chỗ đủ đặt một cái ghế, nào phải đề phòng cẩn thận chứ đêm nay sẽ có bọn vào cướp những ngôi nhà ở nơi hẻo lánh của Pari (quả cảnh sát thực giàu óc tưởng tượng, đúng là một Annơ Radelaiphơ[302] ở trong bộ máy nhà nước), nào một đội pháo đã bố trí ở phố Ôbuylơ Busê, nào Lôbô và Bugiô đang bàn tính và nửa đêm hay chậm lắm là tảng sáng, bốn cánh quân sẽ đi từ bốn ngả ập vào trung tâm của quân bạo động, cánh quân thứ nhất từ ngục Bátxti, cánh quân thứ hai từ cửa ô Xanh Máctanh, cánh quân thứ ba từ Grevơ, cánh quân thứ tư từ xóm chợ, nào là chuyến này chưa biết rồi sẽ ra sao nhưng chắc chắn là nghiêm trọng. Người ta thấy thống chế Xun do dự nên đâm lo. Tại sao ông ta không tấn công ngay? Rõ ràng ông ta đang suy nghĩ nhiều. Con sư tử già hình như đánh hơi thấy trong bóng tối này có một con quái vật chưa hề gặp.
Đêm đến, rạp hát không mở cửa, những đội tuần tiễu đi đi lại lại có vẻ tức bực, người ta khám xét những người qua lại, ai có vẻ tình nghi là bị bắt ngay. Đến chín giờ, đã có hơn tám trăm người bị bắt. Trụ sở cảnh sát chật ních cả người, ngục Côngxiegiơri chật ních, ngục La Phócxơ chật ních. Đặc biệt ở ngục Côngxiegiơri, dưới cái hầm ngầm dài gọi là phố Pari, rơm trải ngổn ngang, tù nằm lên nhau. Lagơrăng, con người thành Liông, dũng cảm hô hào họ. Rơm rạ bị chân người đạp nghe rào rào như mưa giông. Ở chỗ khác, tù nhân nằm cả ngoài trời, ngoài nhà chơi, chồng chất lên nhau. Đâu đâu cũng thấy lo ngại, có phần run sợ, khác thường đối với Pari.
Nhà cửa đóng, chặn kín, đàn bà và các bà mẹ lo lắng. Chỉ nghe những câu: Trời ơi! Sao anh ấy vẫn chưa về. Xa xa nghe tiếng xe cộ chạy thưa thớt. Người ta đứng ở bậc cửa lắng nghe tiếng rầm rầm, tiếng kêu, tiếng hò hét, những tiếng ầm ĩ ở đâu xa và người ta đoán: kỵ binh đấy! hay: xe chở đạn đang chạy! Người ta nghe tiếng kèn tiếng trống, tiếng súng, đặc biệt tiếng chuông báo động thảm hại của nhà thờ Xanh Meri. Người ta chờ đợi phát đại bác đầu tiên. Nhiều người cầm khí giới nhô ra đầu phố, kêu to: Vào nhà đi! và biến mất. Thế là ai nấy vội vàng đóng chốt cửa lại. Người ta nói: Rồi ra làm sao đây? Trời cứ tối dần. Từng lúc, Pari có vẻ nhuộm thêm màu lửa chiến ảm đạm và dữ dội của bạo khởi.
QUYỂN XI: HẠT BỤI KẾT THÂN VỚI BÃO TÁP
I
VÀI ĐIỂM SÁNG TỎ VỀ NGUỒN GỐC THƠ CỦA GAVRỐT. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT VIỆN SĨ HÀN LÂM ĐỐI VỚI THỨ THƠ NÀY
Cuộc khởi nghĩa nổ ra từ sự va chạm giữa công chúng với quân đội ở trước quảng trường Quân khí. Sự va chạm đó làm nảy ra một cuộc vận động từ trước ra sau của đám đông đi theo xe tang, đám đông đó kéo dài suốt các đại lộ vốn là một sức đùn mạnh mẽ đối với đoạn đầu đoàn tang lễ. Lúc bấy giờ đám tang xô dồn lại một cách đáng sợ. Dân chúng ùn ùn mất cả hàng ngũ, ai cũng đi, cũng chạy, cũng thoát ra, kẻ thì hò reo tấn công, người thì nhợt nhạt bỏ chạy. Con sông người chảy trên các đại lộ chia dòng trong nháy mắt, tràn qua trái, qua phải thành những con suối trên hai trăm đường phố một lúc, chảy siết như mở cổng sông đào. Lúc ấy, một chú bé rách rưới từ phố Mêninmôngtăng đi lại, tay cầm một cành thị - mun trổ hoa mà chú vừa hái trên vùng đồi Benlơvin. Chú thấy trong quầy của một mụ hàng xén có một khẩu súng ngắn kỵ binh. Chú vứt cành hoa xuống đường, kêu:
- Bà gì ơi, tôi mượn cái súng của bà đó. Rồi chú tóm khẩu súng chạy biến đi.
Vài phút sau, một đoàn tư sản sợ sệt chạy trốn qua phố Amơlô và phố Bátxơ gặp chú bé đang vung súng hát:
Đêm tối mò mò
Ngày thì sáng tỏ.
Bởi sách đáng ngờ
Thằng giàu rối to
Đạo đức, phải lo
Bo bo,
Mũ nhọn chờ đó.
Đó là bé Gavrốt ra trận.
Đến đại lộ, nó nhận thấy súng không có cò.
Ai đã đặt khúc hát để cho nó hát nhịp bước hành quân và nói chung tất cả những bài hát mà nó thích hát khi có dịp? Chúng tôi không rõ. Biết đâu không phải là chính nó? Cũng phải nhận rằng Gavrốt rất am hiểu những bài hát bình dân lưu hành, và nó cũng thường thêm thắt điệu ngân nga của nó. Lêu lổng và tinh nghịch, nó đem âm thanh của tạo vật và âm thanh của Pari làm thành một hợp ca hổ lốn. Nó hòa hợp tiếng chim với tiếng xưởng thợ. Nó có quen biết một số trẻ học vẽ là loại tiếp cận với loại nó. Hình như nó cũng đã từng học nghề in ba tháng. Một hôm nó đi việc giúp cho ông Bana Lócmiăng, một số tứ thập.[303] Gavrốt là một chú "văn đồng".
Thực ra trong cái đêm mưa mà Gavrốt đã cho hai chú bé tạm trú với mình trong bụng voi, chú đâu có biết chú đã là cứu tinh đối với chính em ruột chú. Cứu em lúc chập tối, cứu cha lúc sắp sáng, cái đêm của chú là thế đấy. Tang tảng sáng, từ phố Banlê trở về chỗ con voi, chú đã moi hai đứa bé một cách nghệ thuật từ bụng voi ra, chú đã chia với chúng cái bữa ăn sáng chú sáng tạo, xong chú gởi chúng lại cho đường phố, bà mẹ hiền đã hầu như nuôi dưỡng chú. Rồi chú đi không quên hẹn chúng đến tối lại cùng nhau trở về chỗ đó. Chú đọc bài diễn văn từ biệt này: Tao bẻ gậy đây, tức là tao cút hoặc nói như bọn quan tòa: tao đi thẳng. Lũ nhóc, nếu chúng bay không tìm thấy bố mẹ thì tối nay lại cứ đến đây. Tao sẽ kiếm cho mà ăn tối và tao cho ngủ.
Có thể cảnh sát đã lượm hai đứa bé và lưu giữ để chờ cha mẹ nhận. Hoặc là một tên xiếc rong nào đó đã bắt chúng, hoặc chúng chỉ đi lạc mất trong cái bàn cờ[304] Pari thôi.
Dù sao thì chúng đã không trở lại. Ở dưới đáy xã hội hiện tại, sự mất hút dấu vết như thế là thường. Gavrốt không gặp lại hai đứa bé. Mươi mười hai tuần lễ đã trôi qua từ đêm ấy. Đã nhiều lần nó gãi đầu tự hỏi: Quái! Không biết hai đứa con ta đi vào đâu nhỉ?
Vừa đi vừa vung súng, nó đã đến phố Pôngtôsu. Nó đã để ý ở phố đó chỉ còn có một hiệu mở cửa, và điều đáng suy nghĩ, đó là một hiệu bánh ngọt. Trước khi dấn thân vào vô định, được ăn một cái bánh quai vạc nhân táo là một phúc lớn trời cho. Gavrốt dừng lại, sờ hông, lục bao, lộn túi áo: không có lấy một đồng xu, không có gì cả! Nó bèn kêu: Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Không được ăn bánh ngọt một lần cuối cùng, rõ là cay đắng.
Tuy nhiên, Gavrốt vẫn tiếp tục đi lên.
Chỉ vài phút sau, nó đã đến phố Xanh Luy. Đi qua phố Pác Rôian, thấy cần phải bù đắp nỗi thiệt thòi không được ăn bánh quai vạc nhân táo không thể có, nó bèn tự thưởng cho mình cái thú xé toang các tờ quảng cáo sân khấu giữa ban ngày ban mặt.
Đi một đỗi nữa, nó thấy có một nhóm người hồng hào đi qua, có vẻ như là những nghiệp chủ. Nó nhún vai và khạc ra một tràng triết lý như sau:
- À ngữ có lợi tức này, chúng nó béo làm sao! Chúng nhồi nhét đầy bụng. Chúng lội bì bõm trong cao lương mỹ vị. Thử hỏi chúng dùng tiền làm gì, chúng cóc biết. Chúng dùng để ăn chứ có làm gì nữa! Bụng mang được chừng nào thì mang mà!
II
GAVRỐT HÀNH QUÂN
Chỉ cái việc cứ đi giữa đường cái, tay hoa một khẩu súng ngắn mất cò cũng đã là một chức vụ quan trọng ghê gớm nên Gavrốt ta càng đi càng phởn, nói năng huyên thuyên. Nó vừa hát từng mẩu của bài Mácxâyde, vừa kêu to:
- Tốt lắm! Chân trái ông đau, xương cứ nhức nhối, vì cái anh thấp khớp hành hạ nhưng ông đang khoái đây, quốc dân ạ! Bọn tư sản chúng mày liệu hồn, ông phết cho vài câu hát biếm bây giờ! Mật thám là cái thá gì? Là chó. Hừ, chó đểu! Thôi cũng đừng làm mất danh giá chó làm gì. Chính ông cũng muốn có một con[305] cho cái khẩu súng này quá. Anh em ơi, tớ ở đại lộ về đây. Nóng ra phết, đang sôi âm ỉ, đang sủi bọt. Phải vớt bọt đi thôi. Nào anh em tiến lên! Khá lấy máu bọn hôi tanh tưới ngập luống cày![306] Tớ hiến đời tớ cho tổ quốc, tớ không còn thấy lại con nhân tình. Hết mẹ nó rồi! Nhưng đếch cần, thế mà khoái tỉ đấy, vui vẻ muôn năm! Đánh nhau đi! Ông ngấy chuyên chế rồi!
Vừa lúc ấy, có một con ngựa của một quốc dân quân đi qua ngã quỵ xuống. Gavrốt đặt súng xuống đất, đỡ anh ta lên rồi lại giúp anh ta nâng con ngựa dậy. Rồi chú lại nhặt khẩu súng bước đi.
Phố Tôrinhi thật là bình yên, tĩnh mịch. Trái ngược với cảnh huyên náo xung quanh. Cái vẻ lầm lì ấy thật đúng với đặc tính của xóm Mare. Bốn mụ già đứng nói chuyện trước cửa.
Xứ Êcôtxơ có những bộ ba nữ phù thủy, thành Pari có những bộ bốn gái rỗi mồm. Cái câu tiên tri "Anh sẽ làm vua" được ném rùng rợn lên đầu Bônnapác ở ngã tư Bôđôiê cũng như lên đầu Mácbét trên đồng cói Acmuya. Cũng một tiếng quạ kêu như vậy.
Thứ đàn bà lắm mồm phố Tôrinhi chỉ lo nghĩ đến công việc của họ thôi. Đây là ba mụ gác cổng và một mụ đi nhặt giẻ rách, lưng đang đeo sọt, tay cầm móc. Cả bốn người hình như tiêu biểu cho bốn đặc tính của tuổi già là: lụ khụ, khặc khừ, tàn tạ và buồn nản.
Mụ nhặt giẻ nhún nhường. Trong cái thế giới lộng gió này, mụ nhặt giẻ chào hỏi, mụ gác cổng che chở. Cái đó tùy thuộc ở đống rác to hay nhỏ theo ý kẻ vun rác. Cái chổi cũng có thể có lòng nhân đức.
Mụ nhặt giẻ này là một người nhớ ơn nghĩa. Mụ cười niềm nở với ba mụ gác cổng. Họ nói với nhau đại khái:
- À này, con mèo của bà vẫn ác đấy chứ?
- Chao ôi! Mèo thì bà biết đấy, là kẻ thù tự nhiên của chó. Chính lũ chó kêu rên đấy chứ.
- Người ta cũng kêu.
- Nhưng mà họ mèo có bám theo người đâu.
- Cái đó không quan trọng. Chó mới là nguy hiểm. Tôi nhớ có một năm nào đó, chó sinh ra nhiều quá đến nỗi người ta phải đăng báo. Đó là ở cái thời mà trong điện Tuylơri có những con cừu to lớn kéo cái xe con của vua Rômơ. Các bà còn nhớ vua Rômơ chứ?
- Tôi thì tôi thích công tước Bócdô.
- Tôi à, tôi có biết Luy XVII. Tôi ưa Luy XVII hơn.
- Thịt đắt quá, bà Patagông ạ!
- Chao ôi! Đừng có nói chuyện đó với tôi. Hàng thịt là một điều ghê tởm. Một điều ghê tởm ghê tởm. Chỉ mua được xương xẩu thôi.
Mụ nhặt giẻ xen vào:
- Các bà ạ, việc buôn bán chẳng ra sao. Rác rưởi cũng bị phá hoại. Người ta có vất gì đâu, người ta ăn tuốt.
- Cũng có kẻ nghèo hơn bà đó bà ạ, như mụ Vácgulem.
- À ừ, đúng đấy, mụ nhặt giẻ đáp kính cẩn. Tôi còn có nghề sinh sống.
Họ nghỉ một lát. Rồi tuân theo cái nhu cầu trưng bày cố hữu của loài người, mụ kể thêm:
- Buổi sáng về nhà, tôi lọc giẻ, tôi làm cái việc chọc lọn (chắc mụ muốn nói chọn lọc). Đổ từng đống trong buồng. Tôi bỏ giẻ trong thúng, lõi củ trong thùng, quần áo trên ngăn tường, len dạ trong tủ, giấy báo trên xó cửa sổ, cái gì ăn được vào chậu, chai, kính trên bệ sưởi, giầy dép sau cánh cửa ra vào, và xương xẩu vào dưới giường.
Gavrốt dừng lại đằng sau họ, lắng nghe, rồi nói:
- Này các cố, các cố nói chuyện chính trị đấy à?
Cả bốn mụ hùa nhau mắng xả vào mặt nó:
- Lại một thằng vô lại!
- Xem tay nó cầm cái gì kia? Một khẩu súng ngắn!
- Tôi xin các bà, cái thứ nhãi ranh ấy!
- Quân này chưa lật được chính phủ thì chưa chịu ngồi yên đâu!
Gavrốt khinh bỉ chỉ trả thù bằng cách lấy ngón tay cái hếch cái mũi lên và xòe bàn tay ra.
Mụ nhặt giẻ kêu:
- Đồ khố dây!
Mụ tên là Patagông vỗ tay vào nhau, tru tréo:
- Chuyện này thì nguy đến nơi! Cái thằng ranh con bên hàng xóm mới để râu ấy mà. Sáng nào tôi cũng thấy nó cắp nách một con bé mũ hồng, thế mà sáng nay tôi thấy nó cắp một khẩu súng. Bà Masơ nói đâu tuần trước có cách mạng ở, ở… mẹ nó, ở đâu rồi, à ở Pôngtoa. Các bà cứ nhìn cái thằng trời đánh kia, oắt con thế mà đã cầm súng. Nghe đâu tu viện Xêlécxtanh đầy cả đại bác. Các bà tính, chính phủ làm thế nào cho yên với những đồ du thủ, du thực, nay đặt chuyện này, mai bày chuyện khác để quấy nhiễu người ta. Khổ bỏ mẹ người ta rồi mới yên được một dạo thì nay chúng lại giở quẻ. Lạy Chúa tôi! Tội nghiệp cho bà hoàng hậu! Tôi thấy bà trong chiếc xe bò chở ra pháp trường. Cứ lôi thôi thế này chỉ tổ thuốc lá đắt. Quả là một sự điểm nhục. Thế nào cũng có ngày tao được trông thấy mày bị chém cổ.
- Này mụ kia, Gavrốt nói, đừng khịt mũi nữa. Lấy khăn xì mũi đi thôi!
Rồi nó bỏ đi. Đến đường Pavô, sực nhớ tới mụ nhặt giẻ, nó nói một mình:
- Cố Gócxó à, cố mắng những người cách mạng là sai. Khẩu súng này là vì cố đấy. Để cho sau này trong cái sọt của cố có nhiều cái ăn được.
Thình lình, nó nghe thấy sau lưng có tiếng động. Thì ra mụ gác cổng Patagông vẫn đuổi theo nó và từ đằng xa đang giơ quả đấm ra dọa:
- Đồ con hoang!
- Cái đó ông đếch cần!
Lát sau, nó đi qua khách sạn Lamoanhông. Ở đây nó hô:
- Tiến ra trận nào!
Nhưng rồi nó ỉu xìu ngay. Nó nhìn khẩu súng có vẻ oán thán như muốn làm cho khẩu súng cảm động.
-Tao thì ra trận, còn mày lại không chịu ra cho.
Một con chó gầy rạc đi qua. Con chó làm quên cái cò súng. Nó thương hại, kêu:
- Tội nghiệp con tu tu! Mày nuốt chửng cả cái thùng rượu sao mà đai thùng lòi ra hai bên như thế?
Rồi nó đi về phố Xanh Giécve.
III
SỰ CĂM PHẪN CHÍNH ĐÁNG CỦA MỘT ANH PHÓ CẠO
Lúc này anh thợ cạo đang bận cạo râu cho một bác lính già đã chiến đấu dưới cờ hoàng đế. Đó là người thợ cạo đã xua đuổi hai đứa bé và sau đó Gavrốt mở bụng mẹ voi đón vào. Họ nói chuyện với nhau. Dĩ nhiên anh thợ cạo nói với các cựu binh về chuyện bạo khởi, chuyện tướng Lamác, rồi từ tướng Lamác bắt sang hoàng đế. Từ đó nảy ra một cuộc nói chuyện giữa thợ cạo và lính mà nếu Pruydom nghe được chắc sẽ thêm hoa hòe hoa sói vào và tra cho cái nhan đề: Cuộc đối thoại của dao cạo và gươm.
- Thưa ông, anh thợ cạo nói, hoàng đế cưỡi ngựa thế nào ạ?
- Kém. Ngài không biết ngã đâu. Cho nên chẳng bao giờ ngài ngã ngựa.
- Ngài có ngựa đẹp không? Chắc ngài phải có ngựa đẹp chứ?
- Ngày ngài đeo huân chương cho tôi, tôi có để ý đến con ngựa của ngài. Đó là một con ngựa cái đua, trắng tuyền, tai xiêu, lưng trũng, đầu thon có đốm đen, cổ rất dài, khớp gối chắc, sườn nở, vai chếch, mông khỏe. Cao quá thước năm.
- Ngựa đẹp nhỉ, anh thợ cạo kêu.
- Đó là ngựa riêng của Hoàng thượng.
Anh thợ cạo cảm thấy cần phải im lặng một chút khi nghe tiếng đó thì mới đúng lễ. Anh làm thế, sau đó mới nói:
- Hoàng đế chỉ bị thương có một lần thôi, phải không ông?
Người lính già trả lời với giọng lớn lối và bình tĩnh của người tai nghe mắt thấy:
- Ở gót chân. Tại Ratixbon. Tôi chưa hề thấy ngài ăn mặc đẹp đẽ như hôm ấy. Sạch bong như đồng xu.
- Còn ông, thưa ông cựu chiến binh, chắc là ông bị thương nhiều lần?
- Tôi ấy à? Ái chà! Cũng chả lấy gì làm ghê gớm! Ở trận Marăngô, tôi bị hai nhát kiếm vào gáy, ở Auxtéclít một viên đạn vào cánh tay phải, lại một viên khác ở đùi trái tại Iêna, tại Phriétlăng một nhát lê vào… đây nè, ở sông Môxcôva bảy tám nhát giáo vào bất kể nơi nào, tại Lutđen một mảnh đạn phá làm giập ngón tay… Chà, rồi ở Oatéclô một mảnh đạn ghém vào vế. Chỉ có thế.
Anh thợ cạo lấy giọng cầu kỳ hùng tráng kêu:
- Ôi! Đẹp biết bao được chết ở chiến trường! Tôi, tôi viện danh dự thề rằng tôi không đành chết trên giường vì bệnh hoạn, chết dần chết mòn mỗi ngày một ít, chết vì thuốc thang, thuốc bó, ống tiêm, thầy thuốc, tôi thích chết vì một viên đạn đại bác bắn trúng bụng hơn!
- Ông cũng dễ tính đấy nhỉ, người lính nói.
Vừa dứt lời thì hiệu cạo rung lên vì một tiếng động kinh khủng. Một tấm kính ở quầy hàng bị vỡ đột ngột. Anh thợ cạo tái mặt.
- Ối trời ôi? Anh kêu. Đúng là nó!
- Gì kia?
- Đạn đại bác.
- Nó đấy.
Người lính nói vậy rồi cúi xuống nhặt một vật gì dưới đất.
Đó là một hòn cuội.
Anh thợ cạo chạy ra chỗ cửa vỡ và trông thấy Gavrốt đang ba chân bốn cẳng chạy đến phía chợ Xanh Giăng. Số là đi qua hiệu lão thợ cạo, Gavrốt vẫn nặng lòng vì hai đứa bé, không thể cưỡng được cái ý thích chào hỏi lão, bèn ném một hòn đá vào cửa kính lão ta.
- Bàng quan thiên hạ có thấy không chứ? Anh thợ cạo hét tướng lên, mặt từ xanh nhợt đã trở nên xanh tím. Cái ngữ này hại người vì tính ác. Cái thằng ranh ấy, ai làm gì nó mà thế chứ?
IV
CHÚ BÉ NGẠC NHIÊN VÌ CỤ GIÀ
Gavrốt bấy giờ đi đến chợ Xanh Giăng. Bốt ở đây đã bị tước khí giới. Nó "liên lạc" được với đoàn do Ănggiônrátx, Cuốcphêrắc, và Phơidi chỉ huy. Họ được võ trang tạm đủ. Bahôren và Giăng Pơruve đã gặp họ và cùng nhập bọn.
Ănggiônrátx có một khẩu súng săn hai nòng, Côngbơphe cầm khẩu súng trường của quốc dân quân vẫn còn có số hiệu của trung đoàn, áo khoác ngoài không cài cúc để lộ hai khẩu súng ngắn giắt ở thắt lưng. Giăng Pơruve có một khẩu súng cũ của kỵ binh. Bahôren cầm một khẩu súng ngắn. Cuốcphêrắc múa một cây gậy tra gươm đã tuốt trần. Côngbơphe Phơidi, mã tấu trong tay, đi đầu, vừa đi vừa hô: "Ba Lan muôn năm!"[307]
Họ từ bên Móclăng lại, cổ không cà vạt, đầu không mũ, thở hổn hển, ướt như chuột lột, nhưng mắt nảy lửa. Gavrốt gặp họ, thản nhiên hỏi:
- Ta đi đâu bây giờ?
- Cứ đi với chúng tao, Cuốcphêrắc nói.
Đằng sau Phơidi là Bahôren. Chàng bước đi, hay nói đúng hơn là đang nhảy chồm chồm lên, chàng gặp bạo động như cá gặp nước. Chàng mặc áo gi-lê đỏ thẫm, miệng toàn nói việc dữ dội. Áo gi-lê của chàng làm một khách qua đường mất vía, hét lên:
- Bọn đỏ đây rồi!
- Máu đỏ! Bọn đỏ! Ồ tư sản! Sợ gì mà kỳ khôi thế? Ông đây thấy hoa mào gà đỏ ối ông cũng cóc run, thấy con bé quàng khăn đỏ ông cũng cóc sợ. Anh tư sản kia! Anh có tin tôi hãy để cho lũ thú có sừng sợ màu đỏ.
Chàng nhìn vào góc tường ở đấy dán một tờ giấy lời lẽ hòa bình nhất thế giới, đó là tờ thông báo của ông tổng giám mục Pari cho phép "con chiên" ăn trứng trong ngày kiêng thịt. Chàng kêu to:
- "Con chiên", con cừu đó chỉ là một cách lịch sự để nói "con tườu"[308] mà thôi!
Và chàng xé toạc tờ giấy. Cử chỉ này làm Gavrốt phục lăn. Từ phút này, Gavrốt bắt đầu học tập Bahôren. Ănggiônrátx trách:
- Cậu làm thế là sai. Cứ để yên tờ thông báo đấy chúng ta có liên quan gì với nó đâu. Cậu giận bừa giận bãi chẳng ích gì. Phải để dành lòng uất hận. Không ai bắn lung tung, giận giữ hay bắn súng cũng phải có đích chứ.
- Mỗi người một tính. Bahôren cãi. Cái lối văn chương giám mục này làm tớ bực mình, tớ muốn ăn trứng chẳng cần xin phép ma nào hết. Cậu thuộc cái hạng lạnh như tiền mà đốt chết người ta. Tớ thì thích quấy. Với lại, tớ có phải làm việc vô ích đâu, tớ đang lấy đà, tớ xé tờ thông báo là để cho nó ngon miệng sau này ăn nhiều cơm đấy! Mẹ tiên nhân nó!
Chữ tiên nhân làm Gavrốt chú ý. Nó tìm mọi cơ hội để học hỏi và nó hâm mộ anh chàng xé tờ áp phích kia. Nó hỏi:
- Tiên nhân nghĩa là gì?
- Thì cũng là tổ cha đấy thôi, có điều nói chữ là vậy. Đến đấy Bahôren nhận ra một thanh niên xanh xao râu mọc đen sì đứng nhìn họ đi qua ý chừng là hội viên hội ABC. Chàng gọi lớn:
- Mau mau đem đạn đến! Chuẩn bị chiến đấu![309]
Gavrốt lần này làm như hiểu chữ nghĩa lắm.
- Ừ, ừ, phải!…
Đằng sau họ là một đoàn người nhốn nháo, sinh viên, nghệ sĩ, thanh niên vào hội Cuguốcđơ, công nhân, phu khuân vác, người cầm gậy, kẻ cầm lưỡi lê, có người như Côngbơphe giắt súng ngắn ở quần. Một cụ già rất già không có khí giới, bước vội để khỏi tụt lại sau mặc dầu cứ có vẻ tư lự. Gavrốt nhìn thấy hỏi Cuốcphêrắc:
- Telatenao?
- Một cụ già.
Người ấy là cụ Mabớp.
V
CHUYỆN ĐÃ XẢY RA ĐẦU ĐUÔI NHƯ SAU
Ănggiônrátx và các bạn của chàng đang đi trên đường Buốcđông gần kho lương thực khi bọn lính đầu rồng tấn công. Ănggiônrátx, Cuốcphêrắc và Côngbơphe cùng với nhiều người khác kéo nhau về đường Bátxompie vừa đi vừa hô: Hãy đến chiến lũy! Đến đường Lêdighie họ gặp một cụ già đang đi.
Cụ làm họ chú ý vì cụ đi chệnh choạng như người say.
Ngoài ra, tuy cả buổi sáng trời mưa và ngay lúc bấy giờ mưa khá nặng hạt, cụ vẫn cầm mũ mà đi. Cuốcphêrắc nhận ra cụ Mabớp. Chàng nhận ra vì chàng đã nhiều lần đưa Mariuytx đến nhà ông cụ. Vốn biết tính cụ già ham sách này xưa nay không hiếu sự lại rụt rè đến nhút nhát, chàng sửng sốt khi thấy ông cụ đứng giữa nơi hỗn loạn này, chỉ cách vài bước với toán kỵ binh đang xông ra, gần như ngay giữa đám bắn nhau, trời thì mưa, đầu vẫn không đội mũ mà dạo qua dưới làn đạn. Chàng chạy lại. Chàng thanh niên hai mươi lăm tuổi đang bạo động và ông già tám mươi nói chuyện với nhau:
- Cụ Mabớp, cụ về nhà đi!
- Tại sao?
- Sắp choảng nhau to.
- Tốt.
- Sắp đâm chém nhau, bắn nhau, cụ Mabớp ạ.
- Tốt.
- Có cả đại bác đấy!
- Tốt. Các anh đi đâu?
- Đi lật đổ chính phủ.
- Tốt lắm.
Và ông cụ đi theo họ. Từ lúc ấy, ông cụ không nói nửa lời.
Bước chân cụ bỗng trở nên chững chạc. Mấy công nhân giơ tay dắt, cụ lắc đầu. Cụ tiến lên hàng đầu, cử chỉ là cử chỉ của người đang đi, nhưng vẻ mặt lại là vẻ mặt của người đang ngủ. Bọn sinh viên thì thầm:
- Ông cụ này hăng máu gớm!
Trong đám đông người ta kháo nhau rằng xưa kia cụ thuộc viện Dân ước, đã bỏ phiếu xử tử vua.
Cả bọn đi qua phố Verơri. Chú Gavrốt đi đầu vừa đi vừa hát rống lên như một anh lính kèn. Chú hát:
Kìa trăng mới mọc
Bao giờ ta vào rừng?
Sáclô hỏi Sáclốt
Tu tu tu
Đi Satu
Ta chỉ có một Chúa, một vua, một chiếc giầy và một đồng xu.
Vì uống sương sớm quá
Ở ngọn lá kê minh
Đôi chim di say lả
Di di di
Đi Pari
Ta chỉ có một Chúa, một vua, một chiếc giầy và một đồng xu
Tội nghiệp hai con lang
Say tít như sáo sảo
Hổ bật cười trong hang.
Đông đông đông
Đi Mơđông
Ta chỉ có một Chúa, một vua, một chiếc giầy và một đồng xu.
Người rủa, người văng tục.
Bao giờ ta vào rừng?
Sáclô hỏi Sáclốt
Tanh tanh tanh
Đi Păngtanh
Ta chỉ có một Chúa, một vua, một chiếc giầy và một đồng xu.
Họ kéo nhau về phố Xanh Meri.
VI
LÍNH MỚI
Đám người mỗi lúc một đông thêm. Đến phố Bidét, một người cao lớn đầu hoa râm cũng nhập bọn. Cuốcphêrắc, Ănggiônrátx, Côngbơphe thấy hắn có vẻ lầm lì và táo tợn, nhưng không ai biết hắn là ai. Gavrốt chỉ lo hát hỏng, huýt sáo, nói chuyện, lấy báng súng của cái súng không có cò mà đập vào cửa chớp các hiệu buôn nên cũng không để ý đến hắn.
Đến phố Verơri, cả bọn đi qua cửa nhà Cuốcphêrắc. Cuốcphêrắc nói:
- Hay quá! Tớ quên tiền lại mất cả mũ!
Chàng bỏ đám đông chạy lên cầu thang bậc học một.
Chàng lấy ra cái mũ cũ và túi tiền. Chàng lôi ra một cái thùng vuông to như một va li lớn, bấy lâu vẫn khuất trong đống quần áo bẩn. Chàng đang tất tả chạy xuống thang gác thì mụ gác cổng gọi:
- Ông Đờ Cuốcphêrắc ơi.[310]
Cuốcphêrắc hỏi vặn lại:
- Tên mụ là gì?
- Ông biết chán! Tôi là mụ Vôvanh.
- Này, tôi nói cho mụ biết: Mụ còn gọi tôi là ông Đờ Cuốcphêrắc thì tôi sẽ gọi mụ là mụ Đờ Vôvanh cho mà xem. Bây giờ nói đi. Có việc gì thế?
- Có người muốn nói chuyện với ông.
- Ai thế?
- Tôi không biết.
- Ở đâu?
- Trong buồng của tôi.
- Kệ xác nó.
- Nhưng người ta đợi ông hơn một tiếng đồng hồ rồi!
Vừa lúc ấy, một người ở trong buồng đi ra, có vẻ một công nhân trẻ tuổi, gầy gò, xanh xao, nhỏ nhắn, mặt có những nốt đỏ. Hắn mặc áo bơ-lu, quần nhung vá, giống con gái ăn mặc giả trai hơn là con trai. Nhưng giọng nói của hắn không có vẻ đàn bà chút nào.
- Thưa ông, tôi muốn gặp ông Mariuytx.
- Ông ta không có nhà.
- Tối nay ông ta có về không?
- Tôi không biết. Và Cuốcphêrắc nói tiếp: Còn tôi thì tôi không về!
Người trẻ tuổi nhìn chàng chăm chú và hỏi:
- Tại sao thế?
- Bởi vì…
- Ông đi đâu vậy?
- Anh hỏi làm gì?
- Ông có muốn tôi mang cái thùng hộ ông không?
- Tôi ra chiến lũy.
- Tôi đi với ông có được không?
- Tùy ý! Đường phố thênh thang, ai muốn đi thì đi. Và chàng bỏ chạy ra ngoài để đi với các bạn. Gặp họ, chàng đưa cái thùng cho một người mang. Một khắc đồng hồ sau, chàng mới nhận ra rằng gã thanh niên kia cũng nhập bọn.
Một đám đông ngẫu nhiên tụ họp như thế không phải muốn đi đến đâu thì đi. Ở trên, chúng tôi đã nói như có ngọn gió cuốn họ đi. Họ vượt qua phố Xanh Meri và không hiểu sao lại đưa nhau đến phố Xanh Đơri.
QUYỂN XII: CÔRANH
I
LỊCH SỬ CÔRANH TỪ NGÀY ĐƯỢC XÂY DỰNG
Ngày nay những người Pari đi từ phía chợ vào phố Răngbuytô thường để ý về bên phải, ở trước phố Môngđêtua, một hiệu làm đồ mây dùng làm bảng hiệu một cái giỏ mang hình dáng Napôlêông đại đế, với những chữ khắc:
NAPÔLÊÔNG LÀM TOÀN BẰNG MÂY
Những người ấy không mảy may ngờ rằng tại đây đã diễn ra những cảnh tượng kinh hồn cách mới ba mươi năm thôi.
Nơi đây ngày xưa là phố Săngvrơri[311] mà giấy mực cũ viết là Săngverơri,[312] có cái quán rượu nổi tiếng gọi là quán Côranh.
Bạn đọc còn nhớ những điều đã nói về cái chiến lũy dựng lên ở đây, chiến lũy này vốn bị chiến lũy phố Xanh Meri át đi. Chúng tôi sẽ rọi một ít ánh sáng vào cái chiến lũy phố Săngvrơri lừng danh ngày nay đã hoàn toàn bị lãng quên đó. Bạn đọc hãy cho phép chúng tôi dùng lại cái phương pháp giản đơn đã dùng khi nói về trận Oatéclô, để cho câu chuyện càng sáng tỏ. Những ai muốn hình dung một cách khá đúng đắn những khối nhà thuở ấy ở gần mũi Xanh Oxtasơ, góc đông bắc chợ Pari, nơi ngày nay là đầu phố Răngbuytô, thì hãy tưởng tượng ra một chữ N. Chữ N đó đầu giáp phố Xanh Đơni, chân tựa khu chợ, hai nét đứng là hai phố Grăngđơ Tơruyăngđri và Săngvrơri, nét huyền là phố Pơtit Tơruyăngđri. Phố Môngđêtua cũ kỹ cắt ngang các phố kia những góc khúc khuỷu nhất. Tất cả bốn đường phố chằng chịt rối rắm đó đủ để tạo nên bảy cụm nhà cửa cách biệt nhau như bảy hòn đảo nhỏ, trong một khoảng đất không rộng quá bốn mẫu, giữa một bên là khu chợ và phố Xanh Đơni, một bên là phố Xinhơ và phố Prêsơ. Bảy cụm nhà đó lớn nhỏ khác nhau, hình thù kỳ dị, xếp đặt ngang ngửa như là ngẫu nhiên hình thành và cách nhau chỉ bằng những kẽ hẹp y như các tảng đá trong một công trường.
Chúng tôi nói những kẽ hẹp là để bạn đọc có một ý niệm chính xác về những đường phố tối tăm, chật hẹp đầy góc cạnh, hai bên có những ngôi nhà ọp ẹp tám tầng. Những ngôi nhà ấy già nua mục nát đến nỗi các mặt tiền quay ra phố Săngvrơri và phố Pơtit Tơruyăngđri từ nhà này sang nhà khác đều có những cây đòn dài chống đỡ. Đường phố hẹp mà lòng lại rộng cho nên người đi đường cứ phải luôn giẫm trên nền đá ẩm ướt, đi sát những hiệu hàng giống các buồng hầm. Những trụ bọc niềng sắt. Những đống rác quá cỡ, những cổng có cửa sắt to lớn và cũ kỹ.
Cái tên Môngđêtua[313] nói được tài tình cái cảnh khúc khuỷu của các đường phố đó. Xa hơn một chút, người ta còn thấy cảnh ấy được diễn tả thần tình hơn nữa với cái tên phố Piruét,[314] phố này đổ ra phố Môngđêtua.
Người đi đường đi từ phố Xanh Đơni vào phố Săngvrơri thấy nó hẹp dần lại như đi vào một cái phễu sâu. Đường phố rất ngắn, đến cuối phố sẽ thấy một dãy nhà cao chắn lối về phía khu chợ. Người khách tưởng mình đã đi vào một ngõ cụt nếu không thấy ở hai bên có hai lối đi như đường hầm. Đó là phố Môngđêtua, phía bên này thì dẫn đến phố Xinhơ và phố Pơtit Tơruyăngđri. Ở đây cái thứ ngõ cụt đó, nơi góc đường hầm rẽ phải, người ta để ý đến một ngôi nhà thấp hơn các cái khác và nhô ra đường.
Cái nhà có hai tầng gác đó chính là nơi từ ba trăm năm nay chễm chệ một cái quán bất hủ. Cái quán ấy là một nốt nhạc vui ở chính cái nơi mà ông bạn Têôphin[315] đã chỉ ra trong hai câu thơ:
Nơi đây đu đưa bộ xương gớm ghiếc
Của một chàng trai tội nghiệp treo cổ vì tình.
Chỗ này thuận lợi, chủ quán cha truyền con nối dọn hàng ở đây.
Thời Matuyranh Rênhiê,[316] cái quán ấy lấy tên là Lọ-hoa-hồng.[317] Và thời ấy có cái mốt lấy hình đoán chữ, cho nên bảng hiệu của nó là một cái cọc sơn hồng. Thế kỷ trước, họa sĩ Natoa, một bậc thầy về lối hiếu kỳ ngày nay bị trường phái cứng nhắc khinh thị, đã từng ngồi uống say khướt ở cái bàn xưa kia Rênhiê cũng đánh chén bí tỉ. Để tỏ lòng biết ơn, Natoa đã vẽ một chùm nho xứ Côranhtơ trên cái cọc hồng. Anh chủ quán thích thú thay bảng hiệu cũ bằng cái bảng hiệu mới đó và thuê người ta khắc vào thiếp vàng mấy chữ: Quán nho Côranh ở dưới chùm nho. Do đó mà có tên Quán Côranh. Bọn say sưa lược bớt tiếng bớt chữ là thường. Phép lược từ làm cho câu trở nên ngoằn ngoèo. Côranh dần dà truất vị Lọ-hoa-hồng. Người đại diện sau cùng của dòng họ chủ quán đó, bác Huysơlu, đã sơn lại cái cọc bằng màu xanh, bởi vì ông không hề biết lai lịch truyền thống của nó. Một phòng dưới có đặt quầy thu tiền, một phòng ở tầng một có đặt bàn bi-a, một cầu thang gỗ xoáy trôn ốc chọc trần, rượu vang trên các bàn, muội khói trên tưởng, nến thắp giữa ban ngày, đó là cảnh tượng cái quán. Một cầu thang có nắp ở dưới dẫn xuống căn hầm. Chỗ ở của gia đình Huysơlu ở tầng hai. Họ leo lên tầng hai bằng một cầu thang, có vẻ một chiếc thang gỗ hơn là một cầu thang đi vào phải qua một cái cửa khuất ở phòng lớn tầng một. Áp mái cả hai buồng làm ổ cho các chị ở gái. Ngoài hai tầng gác thì tầng nền làm chỗ đặt quầy thu tiền và nhà bếp.
Bác Huysơlu chắc sinh ra là một nhà hóa học: thực tế bác là một người nấu bếp. Ở quán bác, không chỉ có uống rượu, mà có cả cái ăn nữa. Huysơlu đã phát minh ra một món tuyệt ngon, chỉ ở quán bác mới có: đó là món cá chép nhồi mà bác gọi là món chép lớn béo. Người ta ăn món đó dưới ánh một ngọn nến mỡ bò, hoặc một cây đèn nhỏ thời Lui XVI, trên những bàn phủ vải dầu đóng đanh vào mặt bàn, thay khăn bàn. Khách từ xa đến. Bác Huysơlu một sớm mai nọ bỗng nảy ra cái ý kiến hay ho là phải báo cho khách qua đường biết món "đặc sản" của mình. Ông ta nhúng cây bút lông vào một lọ hắc ín, và vì có một lối viết của mình ông ta đã ứng tả trên tường quán những chữ đáng chú ý này:
CARPES HOGRAS
Một mùa đông nọ, mưa và tuyết đã trớ trêu xóa mất chữ S ở cuối từ đầu và chữ G ở đầu từ thứ ba, còn lại những chữ:
CARPE HO RAS[318]
Thời gian và mưa móc đã phụ giúp vào để biến một hàng chữ thực đơn khiêm tốn thành một lời khuyên đời sâu sắc như thế đó.
Thế là bác Huysơlu dù không biết tiếng Pháp vẫn biết latinh, bác đã đem triết học từ nhà bếp ra và chỉ muốn vượt Carêm[319] thôi, bác đã thực sự tỏ ra thiên tài như Horaxơ.[320]
Tất cả những cái ấy ngày nay đều không còn gì. Cái khu bàn cờ Môngđêtua đã bị xê ra và mở toác từ năm 1847 và chắc là hôm nay đã mất hẳn. Đường phố Săngvrơri và đường phố Côranhtơ đã lấp dưới đá lát đường phố Tăngbuytô.
Chúng tôi đã nói, quán Côranh là nơi họp mặt, cũng là nơi liên lạc của Cuốcphêrắc và các bạn anh. Chính Gơrăngte đã phát hiện ra nơi đó vì châm ngôn "Tận hưởng" của Horaxơ và trở lại đó vì những con "cá chép rán béo". Ở đây, họ uống, họ ăn, họ la hét, họ trả tiền ít, họ trả không ra sao, họ chẳng trả gì cả, thế mà họ vẫn được tiếp đãi ân cần. Bác Huysơlu là một người tốt bụng.
Huysơlu, chúng tôi vừa nói, con người tốt bụng, là một ông chủ quán có râu mép. Một loại chủ quán buồn cười. Bác luôn có vẻ như cau có, tuồng như muốn dọa nạt khách hàng, càu nhàu với họ, và trông như sẵn sàng kiếm chuyện gây gổ với họ hơn là dọn xúp cho họ ăn. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định, ai đến đó cũng được tiếp đãi ân cần. Cái điều kỳ khôi này làm cho bác đắt khách, nhiều thanh niên thấy vậy đổ đến, bụng bảo dạ: Đến xem bác Huysơlu "làm nghề tay trái". Bởi vì bác xưa kia là thầy dạy kiếm thuật. Bỗng nhiên bác cười oang oang. Tiếng to là tốt tính. Ở ông bên trong là hài bên ngoài là bi, ông không thích gì hơn là làm cho anh khiếp giống như những hộp thuốc lá làm theo hình khẩu súng ngắn. Nó nổ thành tiếng hắt hơi.
Bà vợ ông, bà Huysơlu là một bà có râu, xấu xí.
Vào khoảng năm 1830, bác Huysơlu qua đời. Bác mất, bí quyết cá chép rán béo cũng mất. Bà vợ góa rầu rĩ vì chồng, vẫn tiếp tục mở quán. Nhưng món ăn mất phẩm chất và trở nên đáng ghét, còn rượu vang từ trước vẫn kém, đến nay thì quá tệ. Tuy vậy Cuốcphêrắc và các bạn anh vẫn đến quán Côranh - vì thương hại, như Bốtxuyê nói.
Bà góa Huysơlu hình thù dị hợm, luôn luôn thở dốc. Bà có những kỷ niệm về đồng quê. Kỷ niệm nhạt phèo, nhưng cách phát âm của bà khiến cho nó có đôi phần ý nhị. Khi nhắc những chuyện thôn dã trong tuổi xuân, bà có cách nói làm cho nó mặn mà. Bà nói ngày xưa, bà rất thích nghe "con chim đỏ ức hót trên chùm-xuân".
Phòng ở tầng gác một, nơi khách ăn, là một phòng rộng và dài ngổn ngang những ghế đẩu, ghế tựa, ghế dài, bàn và một cái bàn bi-a cũ khập khiễng. Người ta đến đó bằng cái cầu thang xoáy trôn ốc, nó đưa đến góc phòng qua một cái lỗ vuông giống cửa lên boong tàu.
Cái phòng ấy chỉ có một cửa sổ hẹp và một đèn cồn luôn luôn thắp soi sáng. Những bàn ghế có bốn chân đều ọp ẹp như chỉ có ba chân. Tường quét nước vôi trắng không được trang trí gì ngoài bài thơ tứ tuyệt đề tặng bà Huysơlu.
Cách nàng mười bước ta kinh ngạc, cách hai ta kinh sợ,
Một nốt ruồi ngự trị trên cái mũi phiêu lưu
Lúc nào ta cũng run, chỉ sợ nàng khịt ra nó
Và có ngày, mũi nọ nhằm mồm kia chui vào.
Bài thơ đó được viết bằng than lên tường.
Bà Huysơlu khá giống người trong thơ, sớm chiều đi lại trước bài tứ tuyệt kia một cách tuyệt đối ung dung. Hai ả tớ gái không có tên gì khác ngoài tên Matơlôt và Gibơlôt, giúp bà Huysơlu đặt lên bàn những vò rượu xanh và dọn cho khách đói lòng những món canh, xúp linh tinh đựng trong đĩa đất nung. Matơlôt to, tròn, tóc hung, mồm xoen xoét, nguyên là ái phi của bác Huysơlu quá cố, là một người đàn bà xấu xí, xấu hơn bất cứ con quái vật huyền thoại nào. Tuy nhiên, vì theo lẽ thì người ở phải đứng sau chủ nhà, ả còn có phần đỡ hơn bà Huysơlu. Gibơlôt thì dài thườn thượt, mảnh khảnh, trắng nhợt như người bị bệnh máu trắng, mắt có quầng, mi sập xuống, luôn luôn mệt mỏi kiệt sắc như người có thể nói là mắc chứng uể oải kinh niên, thức dậy trước mọi người và đi ngủ sau mọi người, ả phục vụ tất cả mọi người, kể cả người tớ gái kia, một cách dịu dàng, lặng lẽ, miệng có nụ cười mơ hồ của người mỏi mệt đang ngủ thiếp đi.
Trên bàn thu tiền có một tấm gương.
Trước khi bước vào phòng ăn, khách hàng đọc trên tấm cửa câu thơ Cuốcphêrắc viết bằng phấn sau đây:
Thết bạn đi nếu được, ăn đi nếu anh dám.
II
NHỮNG CUỘC VUI MỞ ĐẦU
Ai cũng biết Leglơ đơ Mô ở với Giôli chứ không ở chỗ nào khác. Anh có một chồng cũng như con chim có một cành cây. Hai người bạn sống với nhau, ăn với nhau, ngủ với nhau. Cái gì họ cũng là chung, kể cả với Muydisela cũng chút ít như vậy. Những tu sĩ dòng Mũ gọi những người bạn như vậy là những người dính đôi.[321] Buổi sáng ngày 5 tháng Sáu, họ đi ăn điểm tâm ở Côranh. Giôli nghẹt mũi và đang bị cảm, Leglơ cũng bắt đầu chia sẻ bệnh đó. Áo của Leglơ sờn, nhưng Giôli thì quần áo đẹp.
Vào khoảng chín giờ, hai bạn đẩy cửa quán Côranh. Họ lên tầng một. Matơlốt và Gibơlốt tiếp họ.
- Sò, pho-mát, giăm-bông, Leglơ gọi.
Họ ngồi vào bàn. Quán trống, chỉ có hai anh em họ.
Gibơlốt nhận ra Giôli và Leglơ, đặt một chai rượu lên bàn.
Họ mới ăn những con sò đầu tiên thì có một cái đầu nhô lên ở cửa cầu thang và có tiếng nói:
- Mình đi qua. Mình đánh hơi thấy có mùi pho-mát xứ Bri ngon lành. Mình vào.
Đó là Gơrăngte. Gibơlốt đem hai chai vang đặt lên bàn.
Thế là ba chai tất cả.
- Cậu định uống cả hai chai này ư? - Leglơ hỏi Gơrăngte.
- Ai cũng có trí ý, chỉ có cậu là thiển ý.
Gơrăngte bắt đầu uống. Trong một thoáng hắn nốc nửa chai. Leglơ hỏi:
- Dạ dày cậu có lỗ thủng sao?
- Cậu cũng có ở khuỷu tay đó. Gơrăngte lại uống cạn cốc rồi nói tiếp: Ái chà! Leglơ văn tế ơi, cái áo cậu cũ quá.
- Mình mong thế. Bởi vậy, chúng tớ, cái áo và tớ rất thuận hòa với nhau. Nó nhận tất cả những nếp của tớ, nó chẳng vướng bận tớ tí nào, những tàn tật dị hình của tớ, nó bọc lấy, nó nâng chiều tất cả những cử động của tớ, tớ chỉ cảm thấy có nó là vì mình được ấm áp. Áo cũ cũng như bạn cũ.
- Đúng thế, Giôli hét to xen vào cuộc đối thoại. Áo cũ cũng như bạn cũ.[322]
Nhất là ở cửa miệng một anh nghẹt mũi.
- Gơrăngte, Leglơ hỏi, cậu từ đại lộ đến đây à?
- Không.
- Giôli và tớ vừa xem đoạn đầu đám tang đi qua.
- Một cảnh tượng kỳ diệu, Giôli nói.
- Còn cái phố này mới yên tĩnh làm sao! Leglơ kêu.
Ở đấy thì không ai ngờ Pari đã bị xáo ngược! Thật rõ ràng là ở chỗ các tu viện ngày xưa Đuy Brơi và Xơvan đã lên danh sách các tu viện đó, và cả tu viện trưởng Lơbớp nữa. Có lắm loại quanh đây đông như kiến ấy, nào dòng có giầy, dòng đi đất, dòng trọc đầu, dòng có râu, dòng xam, dòng đen, dòng trắng, dòng phrăngxieanh, dòng minim, dòng capuyxanh, dòng cacmơ, dòng tiểu ôguytxtanh, dòng đại ôguytxtanh, dòng cực ôguytxtanh… Lô nhô, lúc nhúc.
- Thôi đừng nói đến lũ tu sĩ nữa - Gơrăngte cất ngang - nghe ngứa ngáy lắm.
Rồi anh kêu:
- Ái chà! Mình vừa nuốt phải con sò ôi. Ấy, cái bệnh ưu phiền của tớ lại tái phát rồi đấy. Sò hỏng, các cô bán quán vô duyên. Tớ căm ghét nhân loại. Vừa rồi, tớ đi qua phố Risơliơ, trước một cái hiệu sách công cộng lớn. Cái đống vỏ sò mà người ta gọi là một thư viện đó, mới nghĩ tới tớ đã thấy tởm rồi. Bao nhiêu giấy, bao nhiêu mực! Lắm thứ bôi bác. Người ta đã viết ra chừng ấy đấy! Thế mà có thằng ngốc nào không biết đã nói, con người là con vật hai chân không lông.[323] Rồi tớ lại gặp một cô gái quen biết, đẹp như mùa xuân, mang tên hoa rất xứng đáng, thế mà cái con khốn nạn! Vì hôm qua một thằng chủ nhà băng đáng tởm, mặt rỗ đầu mùa, đã hạ cố ngủ với nó! Chao ôi! Cái bọn đàn bà, chúng nó rình chộp tên thầu thuế cũng ngang với trang phong lưu, con mèo cái cũng vậy đó, nó săn bắt chuột,cũng như săn bắt chim. Cách đây chưa đầy hai tháng, ả ấy là một cô gái ngoan trong một cái buồng nát, ả tán ô-dê trên coóc xê, các anh gọi cái việc ấy là gì? Có khâu vá, có ngủ trên giường vải, có ngồi bên cạnh một cái chậu hoa và có thỏa mãn. Bây giờ ả là vợ một ông chủ ngân hàng. Sự đổi lốt ấy mới xảy ra đêm qua. Sáng nay tớ vừa gặp nạn nhân đó. Ả thích thú lắm. Điều đáng hãi là cái con nỡm ấy hôm nay cũng vẫn xinh như hôm qua. Cái lão tài phiệt kia không hiện ra trên mặt ả. Hoa hồng có đặc điểm này, không biết nên cho là hơn hay kém phụ nữ, là dấu vết những con sâu còn thấy trên cánh nó. Ôi! Luân lý đâu có trên mặt đất này, tôi viện chứng cây hương đào, tượng trưng cho tình yêu, cây nguyệt quế tượng trưng cho chiến tranh, cây ôliu ngốc nghếch kia, tượng trưng cho hòa bình, cây táo mà hạt suýt làm cho Ađam chết vì nghẹn ở cổ, và cây vả, ông tổ của váy mặc trong. Còn công lý, các anh có muốn biết công lý là gì không? Người Gôloa muốn chiếm Cluydơ; La Mã bảo vệ Cluydơ, hỏi họ: Cluydơ phạm lỗi gì đối với các ông? Brennuýt trả lời: - Cái lỗi Anbơ đã phạm đối với các ông, cái lỗi mà Phiden, mà người Êcơ, người Vônxcơ và người Xabanh đã phạm đối với các ông. Họ đã là láng giềng của các ông. Người Cluydơ là láng giềng của chúng tôi. Chúng tôi quan niệm lân bang cũng như các ông. Các ông đã cướp lấy Anbơ, chúng tôi ngày nay chiếm Cluydơ, Brennuýt đánh lấy La Mã. Rồi ông thét: Ves Vicllis.[324] Công lý là thế đó. Chao ôi! Ở thế giới này, loại thú săn mồi sao mà lắm thế! Vô khối diều ó! Vô khối diều ó! Tớ thấy mà rợn da gà đây.
Gơrăngte đưa cốc cho Giôli rót đầy, rồi uống và nói luôn, hầu như không dừng lại vì cốc rượu mà không ai để ý, kể cả anh ta.
- Brennuýt đoạt La Mã là một con ó, tên chủ nhà băng chiếm ả gái lẳng lơ kia là một con ó. Ở đó cũng như ở đây, đều không có ngượng ngùng e thẹn chút nào. Cho nên, chúng ta không nên tin gì cả. Chỉ có uống là chân lý. Dù anh nghĩ thế nào, dù anh ở về phía con gà trống gầy như tổng Uyri nọ, hay là ở phía con gà trống béo như tổng Glarit kia, cũng chẳng nghĩa lý gì, cứ uống. Các anh nói đến đại lộ, đến đám tang, vân vân… Ái chà, thế nghĩa là sắp có một cuộc cách mạng nữa? Tôi lấy làm ngạc nhiên sao mà cái ông Đức Chúa nhân ái ấy túng phương tiện đến thế! Lúc nào ngài cũng chỉ lại biết tra mỡ vào kẽ rãnh của những biến cố. Có mắc míu. Có đình đốn. Mau mau, phải làm cách mạng. Đức Chúa, bàn tay ngài lúc nào cũng đen bẩn cái chất dầu mỡ khó ưa đó. Giá ở vào vị trí của ngài, tôi sẽ giản đơn hơn, tôi không luôn luôn lên dây cót cho cái máy của tôi như vậy. Tôi sẽ dìu dắt loài người một cách nhanh nhẹn và hiệu quả kia. Tôi đan sự việc từng mắt một, không làm đứt sợi, tôi không tùy nghi đối phó, tôi không có kịch bản khác thường.
Cái mà các anh gọi là tiến hóa chạy bằng hai động cơ là con người và sự kiện. Thế nhưng điều đáng buồn là thỉnh thoảng cần phải có chuyện đặc biệt. Với sự kiện cũng như con người, số bình thường không đủ. Trong số đông con người phải có những thiên tài, trong số nhiều sự kiện, phải có những cuộc cách mạng. Phải có những đại biến cố, đó là quy luật, trật tự thế giới không thể không có những diễn viên ra trò. Khi người ta ít ngờ đến nhất thì Chúa lại treo một thiên tượng lên tường vũ trụ. Một ngôi sao kỳ lạ hiện ra kéo theo một cái đuôi to lớn. Cái đó làm chết Xêda. Bruytuýtx đâm ông một nhát dao, Chúa, một nhát sao chổi. Tách! Đây là một giả bình minh bắc phương, đây là một vĩ nhân, 93 bằng đại tự, Napôlêông in nổi bật, sao chổi 1811 trên đầu biểu ngữ. Chà chà! Cái bảng quảng cáo xanh điểm những chấm sáng bất ngờ! Ùm! Ùm! Cảnh huống kỳ lạ. Hãy nhìn lên hỡi các chú rồi nghề! Tất cả đều xõa tóc, ngôi sao cũng như vở kịch. Chúa ôi! Nhiều quá đấy, và cũng chưa đủ đâu. Những biện pháp đặc biệt ấy trông như phong phú, thật ra là nghèo nàn. Các bạn ạ, thượng đế đang thi thố những mẹo vặt. Một cuộc Cách mạng thì chứng tỏ cái gì? Chứng tỏ là Chúa đã đến chỗ vô phương. Ngài làm một cuộc đảo chính chỉ vì có gián đoạn giữa hiện tại và tương lai và bởi vì ngài là Chúa đấy, ngài không nối được hai đầu dây với nhau. Điều này làm cho tớ tin những giả thiết của tớ về tình hình sản nghiệp của ngài là đúng. Tôi nghi là Chúa chẳng giàu có gì khi thấy làm cái bất ổn ở trên cũng như ở dưới, lắm cái hạ tiện, ti tiện, hà tiện, quẫn bách trên trời và dưới đất, từ con chim không có một hạt kê mà ăn cho đến tớ không làm sao có nổi một trăm nghìn phơrăng thực lợi, khi thấy số phận con người đã mòn nhẵn, cả đến số phận đế vương cũng sờn tận cốt sợi, bằng chứng là hoàng thân Côngđê bị treo cổ, khi thấy mùa đông chẳng khác gì một mảnh rách trên thiên đình qua đó gió lạnh thổi xuống trần gian, khi thấy vô khối những tã rách trên màu hồng tươi rói của ban mai ở các đỉnh đồi, khi thấy những giọt sương, những hạt ngọc trai giả ấy, khi thấy những hạt tuyết, kim cương giả đeo ở đầu cành, khi thấy nhân loại đứt chỉ, lịch sử vá víu và nhiều vết ở mặt trời, nhiều hố trên mặt trăng, khi thấy khốn khổ tràn trề khắp nơi khắp xứ. Chúa ra vẻ lắm, đúng, nhưng tớ cảm thấy Chúa túng rồi. Ngài cho ra một cuộc cách mạng cũng như nhà đại thương két rỗng mở một cuộc khiêu vũ. Không nên xét thần thánh ở bề nguôi. Dưới lớp vàng son bóng lộn trên trời tớ nhận thấy vũ trụ nghèo nàn. Trong cuộc sáng chế có cảnh phá sản. Vì vậy tớ bất mãn. Các anh thấy không, hôm nay là ngày 5 tháng Sáu, thế mà bây giờ hầu như còn đang trong đêm. Từ sớm nay tớ đợi cho trời sáng. Thế mà trời không sáng cho, tôi cam đoan là cho đến hết ngày, trời vẫn chưa sáng ra. Đây là lỗi giờ giấc của anh nhân viên lương không được trả đúng. Thật vậy, tất cả đều xếp đặt sai, không có cái gì khớp với cái gì cả, cái quả đất cũ kỹ này đã quằn quẹo rồi, tớ đứng vào phải chống đối. Xiên xẹo, méo mó tất. Vũ trụ là trớ trêu lắm. Chúng ta như những đứa trẻ: đứa nào muốn thì không có, đứa nào không muốn lại có. Chung quy, tớ căm lắm. Ngoài ra cái anh hói Leglơ đơ Mô làm tớ nhìn mà phát sầu muộn. Cứ nghĩ tớ cùng tuổi với cái đầu gối ấy mà thấy nhục. Thực ra thì tớ phê phán chứ không lăng mạ. Vũ trụ nó đã như thế thì thế. Tớ nói không có ác ý, nói chỉ để cho lương tâm khỏi day dứt mà thôi. Xin Chúa vĩnh hằng hãy nhận sự thành kính trân trọng của tôi. Chao ôi! Xin viện tất cả các thánh ở Thần sơn và các thần linh ở Thiên đường mà thề rằng tôi không phải sinh ra để làm người Pari, nghĩa là cái vật được chuyền qua lại giữa đám rong chơi và đám phá phách, như chiếc cầu lông giữa hai cây vợt. Tôi sinh ra để làm người Thổ, suốt ngày nghỉ ngắm gái phương Đông nhảy múa những điệu vũ Ai Cập lả lơi như những mộng mị của một anh chàng trai giới, hoặc là nông dân đất Bôxơ, hoặc là quý tộc thành Vơnidơ ở giữa đám bài bạc, hoặc là tiểu vương Đức góp cho liên bang Nhật-nhĩ-man mỗi lần nửa tên lính bộ, ngày rồi chỉ tiêu khiển bằng cách phơi bít tất lên hàng rào mình, tức là biên giới đất nước mình. Đó, số kiếp của tớ phải là như thế! Vâng! Tớ nói Thổ, và tớ không cải chính. Tôi không hiểu sao người ta có thói quen coi thường người Thổ, Mahômê cũng có cái hay. Hãy tôn kính đấng sáng chế những hậu cung có thần nữ và những thiên đường có tỳ nữ![325] Đừng lăng mạ Hồi giáo, cái tôn giáo duy nhất được trang trí một chuồng gà mái! Đến đây tớ phải uống đã. Thế giới này là một ngu xuẩn vĩ đại. Và hình như họ sắp đánh nhau, tàn sát nhau giữa mùa hè trong tháng cỏ non, trong khi chúng có thể cắp tay một mỹ nhân đi về đồng quê hít thở mùi cỏ cắt bốc lên như một chén trà lớn! Quả là người ta đã làm lắm cái điều dại dột! Cái đèn lồng cũ vỡ mà tớ thấy ở một quầy hàng xén vừa rồi đã gợi cho tớ một sự suy nghĩ: đã đến lúc phải sốt sắng cho nhân loại. Ừ, tớ lại buồn rầu ấy nuốt mắc nghẹn một con sò và một cuộc cách mạng thì nó như thế đấy! Tớ trở lại sầu thảm. Ôi! Cái thế giới cố hữu đáng hãi này! Ở đấy người ta lật đật, người ta lật đổ, người ta đánh đĩ, người ta đâm họng nhau và người ta đã sống quen với nó.
Sau cơn hùng đàm đó, Gơrăngte nổi một cơn ho, thật đáng đời. Giôli nói:
- Nhân nói đến cách mạng, mình thấy rõ ràng thằng Mariuytx đã mê gái.
- Có biết hắn mê ai không? - Leglơ hỏi.
- Không!
- Không à?
- Không, tớ đã nói mà!
- Chuyện yêu đương của Mariuytx ư? Gơrăngte hét. Tớ thấy rõ rồi, Mariuyx là một đám sương mù, nó đã tìm thấy một cột khói. Mariuytx thuộc dòng họ thi sĩ. Nói thơ là nói dở hơi. Thần Apôlông của người Tênhbrêuýt,[326] Mariuytx với cô nàng Mau, hay Mang hay Mariet hay Mariông của nó chắc phải là một đôi nhân tình ngộ nghĩnh. Tớ biết tình hình chúng là như thế nào rồi. Ngây ngất mà quên hôn nhau. Đoan chính ở dưới trần, giao hợp ở trên cung mây. Đó là những linh hồn có giác quan. Họ ngủ với nhau giữa vòm sao.
Gơrăngte bắt đầu chai thứ hai và có lẽ cả bài diễn thuyết thứ hai nữa nhưng một người nữa đã chui lên khỏi cái lỗ cửa cầu thang. Đó là một chú bé chưa đến mười tuổi, rách rưới, thấp bé, vàng vọt, mặt đỏ, mắt sáng, tóc rất dày đẫm nước mưa, nét mặt vui vẻ. Không quen ai hết, nhưng lựa chọn không do dự giữa bộ ba ấy, chú hướng về Leglơ đơ Mô hỏi:
- Ông có phải là ông Bốtxuyê không?
- Đó là cái tên nhà của tôi, Leglơ đáp. Em cần gì mà hỏi tôi?
- Thế này. Một ông tóc vàng, người cao, ở đại lộ hỏi em: Em có biết bà Huysơlu không? Em đáp: Biết, ở phố Săngvrơri, bà góa của ông già. Ông ấy bảo em: Em đến đấy. Em tìm gặp ông Bốtxuyê, em nói hộ cho anh: A-B-C. Chắc là người ta muốn giễu ông phải không? Ông ấy cho em mười xu.
- Giôli ơi, cho tớ vay mười xu đi - Leglơ nói. Rồi quay lại Gơrăngte: Gơrăngte, cho tớ vay mười xu.
Được hai mươi xu, Leglơ cho thằng bé.
- Cám ơn ông - thằng bé nói.
- Em tên là gì?
- Nave, bạn của Gavrốt.
- Ở đây với các anh - Leglơ bảo.
- Ăn sáng với các anh nào - Gơrăngte mời.
Thằng bé đáp:
- Em không thể. Em ở trong đoàn đưa tang, chính em hô đả đảo Pôlinhắc.
Và quay lại, kéo lê chân lệt sệt - đó là cách chào tôn kính nhất của nó - nó bước đi.
Đứa bé ra khỏi thì Gơrăngte lên tiếng:
- Thằng bé này là thằng bé nguyên chất. Có nhiều loại trong bọn nhãi ranh. Nhãi của các viên chưởng khế gọi là nhãi nhãy-phố,[327] nhãi làm bếp gọi là nhãi đội-nồi, nhãi làm bánh mì là nhãi mũ chụp, nhãi hầu gọi là grum, nhãi thủy thủ là mútxơ, nhãi lính là thiếu sinh quân, nhãi họa sĩ là rapanh, nhãi đại thương là nhãi-choai-choai, nhãi triều thần là tiểu-công-tử, nhãi vua chúa gọi là hoàng tử, nhãi Chúa trời là Hài đồng.
Trong lúc đó, Leglơ nghĩ ngợi. Anh nói nho nhỏ:
- A.B.C, nghĩa là đám tang Lamác.
- Ông người cao tóc vàng - Gơrăngte nhận xét - là Ănggiônrátx. Anh ta báo tin cho cậu đấy.
- Chúng ta có đến không nào? Bốtxuyê hỏi.
- Trời mưa - Giôli nói. Tớ cam kết vào lửa chứ không cam kết vào nước. Tớ không muốn cảm ốm.
- Tớ thì ở lì đây - Gơrăngte nói. Tớ thích ăn sáng hơn chôn người.
- Kết luận: chúng ta không đi - Leglơ nói tiếp. Thế thì uống vậy. Vả lại thiếu mặt ở đám tang cũng không nhất thiết phải thiếu mặt ở cuộc bạo khởi.
- À! Nói bạo khởi thì có tớ đây - Giôli thét.
Leglơ xoa hai bàn tay vào nhau nói:
- Thế là chúng ta sắp soát lại cuộc cách mạng 1830. Trên thực tế cuộc cách mạng 1830 làm cho dân chúng lúng túng ở những chỗ khuỷu.
- Cái cách mạng của các anh, mình chẳng thiết - Gơrăngte nói. Tớ không ghét bỏ cái chính phủ này. Đó là cái vương miện được lót êm bằng chiếc mũ lông, một vương trượng mà đầu dưới là chiếc ô. Ờ nhỉ! Trời hôm nay như thế này cho nên tớ nghĩ cái vương trượng đó: Luy Philip có thể dùng cái quân quyền của mình nhằm hai mục tiêu, đưa cái đầu trượng ra đối với dân, mở cái đầu ô ra đối với trời.
Phòng tối om, những mảng mây lớn đã làm mất nốt ánh sáng ban ngày. Không có ai trong quán, cũng không có ai ngoài đường, mọi người đều đi "xem diễn biến của thời cuộc".
- Giữa trưa hay nửa đêm đấy? Bốtxuyê thét. Chẳng trông thấy gì sất, Gibơlốt, đem đèn đây!
Gơrăngte buồn bã cứ uống rượu. Anh làu bàu:
- Ănggiônrátx chê ta, Ănggiônrátx nói: Giôli ốm, Gơrăngte say. Cho nên hắn cho Nave đến gọi Bốtxuyê. Giá hắn đến rủ ta thì ta đã đi rồi. Mặc xác Ănggiônrátx! Ta không đến dự cái đám tang của hắn đâu.
Đã quyết nghị không đi cho nên Bốtxuyê, Giôli và Gơrăngte chẳng nhích ra khỏi quán. Vào khoảng hai giờ chiều thì bàn của họ đã đầy những vỏ chai. Hai cây nến thắp sáng để trên bàn, một cây cắm trên cái chân đồng đã hoàn toàn gỉ xanh, một cây nhét vào cổ một lọ đựng nước rạn nứt. Gơrăngte đã kéo Giôli và Bốtxuyê trở về với vui nhộn.
Về phía Gơrăngte thì từ trưa, anh ta đã vượt quá cái mốc rượu vang, vì rượu vang là một nguồn mộng tồi. Đối với những hôm ghiền thực sự, rượu vang chỉ được nể nang mà thôi. Về việc say sưa thì cũng có ảo thuật và quỷ thuật, rượu vang chỉ là ảo thuật thôi, Gơrăngte là một anh chàng uống mộng liều lĩnh. Một trận say tối trời đen đất, một trận say kinh hồn sừng sững trước mắt không làm cho anh ta dừng, ngược lại lôi cuốn anh ta. Anh đã để chai qua một bên để cầm cốc vại. Không có thuốc phiện, không có ba-sít[328] bên mình, mà cứ muốn cho đầu óc ám hoàng hôn thì đành phải mượn cái thứ nước pha ghê gớm gồm có rượu mạnh, bia đen và rượu ngải, cái thứ nước gây nên những cơn hôn mê kinh khủng. Thể hơi của ba thứ bia, rượu mạnh, rượu ngải đổ chì vào tâm hồn. Đó là ba thứ đêm đen làm chết chìm thiên tư bay bướm. Ở đấy, trong một màng khói tụ mơ hồ thành cánh dơi hình thành ba nữ cuồng thần câm lặng là Mê sảng, Đêm đen và Chết chóc bay chập chờn bên trên nàng Sysê ngủ thiếp.
Gơrăngte vẫn chưa đến cái giai đoạn thảm đạm đó, hãy còn lâu.
Anh ta vui vẻ vô cùng và Bốtxuyê, Giôli cũng chia vui với anh. Họ chạm cốc. Anh có những cử chỉ bất thường đi đôi với những lời những ý kỳ quặc. Anh chống nắm tay trái lên gối một cách oai vệ, cánh tay nạnh ra thành hình thước thợ, cà vạt sổ tung, ngồi cưỡi ngựa trên ghế đẩu, cốc đầy trên tay trái ném cho ả Matơlôt to béo những lời long trọng sau đây:
- Hãy mở các cửa điện ra! Tất cả mọi người phải có chân trong viện hàn lâm Pháp và có quyền hôn bà Huysơlu! Cất chén vào!
Rồi quay về phía bà Huysơlu, anh thêm:
- Hỡi người phụ nữ nghìn xưa được tập tục thừa nhận, người hãy lại đây ngõ hầu ta chiêm ngưỡng!
Giôli thét:
- Matơlôt và Gibơlôt, đừng mang rượu cho Gơrăngte uống nữa. Hắn uống mất vô khối là tiền. Từ sáng nay hắn đã ngốn bừa bãi hai phờ răng chín mươi lăm xu rồi.
Gơrăngte lại nói:
- Ta không cho phép mà ai dám khoèo các vì sao xuống đặt lên bàn đây thay nến như vậy?
Bốtxuyê tuy say khướt nhưng vẫn bình tĩnh. Anh ngồi lên bậu cửa sổ để ngỏ, đưa lưng ra hứng mưa và nhìn hai người bạn.
Thình lình anh nghe ồn ào phía sau lưng, tiếng chân chạy hấp tấp, tiếng kêu: Hãy cầm súng! Anh quay lại và nhận thấy ở phố Xanh Đơni, cuối phố Săngvrơri, Ănggiônrátx đang đi qua, súng cầm tay. Rồi Gavrốt với khẩu súng ngắn của nó, Phơidi cầm mã tấu, Cuốcphêrắc cầm gươm, Giăng Pruve với khẩu mút-cơ-tông, Côngbơphe mang súng, Bahôren xách các-bin cùng với cả tốp vũ trang ồn ào sôi nổi theo sau họ.
Phố Săngvrơri dài không quá một tầm các-bin. Bốtxuyê lấy hai bàn tay làm thành ống loa giữ mồm vào gọi:
- Cuốcphêrắc! Cuốcphêrắc. Đây này.
Cuốcphêrắc nghe tiếng gọi, nhìn thấy Bốtxuyê. Tiến mấy bước vào phố Săngvrơri, hỏi to: Cậu cần gì? Câu hỏi ấy gặp chéo câu của Bốtxuyê: Cậu đi đâu đấy? Cuốcphêrắc trả lời:
- Dựng một chiến lũy.
- Thế thì tại đây thôi! Chỗ này tốt lắm! Dựng ở đây đi!
- Đúng đấy, Phượng hoàng ạ. Cuốcphêrắc đáp.
Cuốcphêrắc ra hiệu, cả đoàn lao vào phố Săngvrirơ.
III
ĐÊM TỐI BẮT ĐẦU XUỐNG VỚI GƠRĂNGTE
Chọn chỗ ấy là đúng tuyệt! Con đường ở ngoài vào cứ thắt dần rồi tắc lại. Quán rượu Côranh chẹn ngang đường phố Săngvrơri, còn phố Môngđêtua thì dễ chặn cả hai bên phải và trái. Chỉ có một mặt tấn công được, mặt phố Xanh Đơni, nghĩa là quân tấn công sẽ bị trống trải và bắt buộc phải đánh trực diện. Quả thật Bốtxuyê say mà con mắt quân sự không kém Aniban đói.
Thấy toán này xô nhau vào, cả phố hoảng hồn. Tất cả các khách qua đường đều lẩn tránh. Trong chớp mắt, tất cả các nơi: ở trong cùng, bên trái, bên phải, các cửa hàng, các quầy hàng, cửa ra vào, cửa sổ, cửa chớp lớn bé từ tầng nền cho đến trên tầng áp mái cũng đều đóng sập lại. Một bà già sợ quá, đem nệm giường treo lên hai cái sào gác phơi quần áo ở cửa sổ để chống đạn. Chỉ có quán rượu mở cửa vì một lẽ đơn giản: cả bọn đều ùa vào đấy.
Bà Huysơlu chỉ biết thở dài, kêu:
- Trời ôi! Trời ôi!
Bốtxuyê ra đón Cuốcphêrắc. Giôli đến cửa sổ thò đầu gọi:
- Cuốcphêrắc! Sao cậu không cầm lấy một cái ô? Khéo mà sổ mũi đấy.
Chỉ trong mấy phút họ đã tháo được hai mươi cái song sắt ở trước cửa quán và nạy được hai mươi thước đá lát đường. Gavrốt và Bahôren đã tịch thu một cái xe của anh hàng vôi tên là Ăngxô đang đi qua, trên xe có ba thùng vôi. Họ bèn lật sấp cái xe xuống, đặt ba thùng vôi dưới những chồng đá. Ănggiônrátx đã mở nắp hầm rượu. Bao nhiêu thùng rượu trống đều được khuân ra đặt cạnh mấy thùng vôi. Phơidi xưa nay quen tô màu những nan quạt mỏng manh, cũng đã khuân được hai chồng đá to tướng xếp vào để chống đỡ cỗ xe và các thùng. Đá tự dưng nghĩ ra cũng như các thứ khác và lấy ở đâu không biết. Họ tháo cả những đòn chống trước mặt một nhà lân cận và đặt nó nằm trên các thùng rượu. Khi Bốtxuyê và Cuốcphêrắc quay mặt lại thì một nửa phố đã bị một bức lũy cao quá đầu người chắn ngang. Thực không ai bằng quần chúng trong việc phá hoại để xây dựng.
Matơlốt và Gibơlốt cũng dự vào công việc. Gibơlốt chạy đi chạy lại mang gạch đá. Ả dựng chiến lũy cũng mệt nhọc như hầu rượu cho khách, vừa làm vừa ngái ngủ.
Một cỗ xe chở khách đóng hai con ngựa trắng đi qua đằng đầu phố.
Bốtxuyê nhảy qua đống đá chạy lại giữ anh đánh xe, bảo hành khách xuống hết. Anh giơ tay ra đỡ các bà, các cô xuống, ra lệnh cho người đánh xe cút đi và dắt cả xe ngựa về.
- Xe khách không được đi qua trước Côranh, anh nói. Non licet omnibus adire Corinthum.[329]
Một lát sau, họ thả hai con ngựa đi công trên đường phố Môngđêtua và lật cỗ xe xuống để hoàn thành việc dựng chiến lũy.
Bà Huysơlu hoảng quá chạy lên tầng thứ nhất để trốn. Hai mắt bà lờ đờ, ngơ ngác nhìn mà không thấy, miệng lập cập ấp úng kêu không ra tiếng. Mụ làu bàu:
- Rõ là ngày tận thế!
Giôli ghé môi hôn cái cổ béo phị, đỏ và nhăn nheo của bà và nói với Gơrăngte:
- Này cậu, mình vẫn chưa cho cái cổ đàn bà là một vật hết sức thanh tú.
Nhưng Gơrăngte thì cao hứng đến tột độ. Thấy Matơlốt lên lầu, anh ôm nó ngang lưng và cười quang quác qua cửa sổ:
- Matơlốt xấu xí! Anh hét. Matơlốt là sự xấu xí mơ ước! Nó là con quái vật. Nó sinh ra là vì thế này: một lão thợ nặn tượng thường làm tượng ở các đầu ống máng cho nhà thờ, một hôm phải lòng một tượng ống máng, cái tởm nhất. Anh ta cầu khẩn thần ái tình cho tượng sống dậy. Và đó là Matơlốt. Đồng bào nhìn xem: tóc nó màu hung đỏ râu ngô như tóc ả nhân tình Titiêng[330] ngày xưa. Nó lại là một con bé ngoan. Đàn bà mà ngoan thì đánh trận cùng anh hùng. Tớ bảo đảm thế nào nó cũng chiến đấu ra trò. Còn mụ Huysơlu cũng là một mụ già can đảm đấy. Hãy xem râu mép của mụ! Râu này mụ thừa hưởng của đức ông chồng đấy. Một nữ kỵ binh chứ vừa đâu! Mụ cũng chiến đấu cho mà xem. Chỉ hai người này cũng đủ làm cho cả vùng ngoại ô phát khiếp. Các đồng chí, chúng ta sẽ lật đổ chính phủ. Cái đó cũng thực như từ a-xít mác-ga-ríc đến a-xít phoóc-mích có mười lăm thứ a-xít trung gian. Vả lại, tớ cóc cần, ông cụ tớ ghét tớ vì tớ chẳng hiểu gì về toán, ở đời tớ chỉ hiểu có ái tình và tự do. Tớ là thằng Gơrăngte hiền lành! Xưa nay không bao giờ tớ có tiền nên tớ cũng không quen có tiền, do đó cũng không bao giờ túng. Như cái thằng tớ mà giàu thì thiên hạ chẳng còn ai nghèo nữa. Nếu thế thì người ta đã thấy thế nào rồi! Nếu những thằng tốt bụng mà đầy túi thì tốt biết mấy. Tớ tưởng tượng giá Chúa Giêxu lại có cái gia tài của Rốtxin[331] thì làm được bao nhiêu việc thiện. Matơlốt ơi, mày hôn tao đi! Mày thì đa tình nhưng nhút nhát. Má của mày thích người ta hôn như hôn em gái, nhưng môi của mày đòi người ta hôn như hôn người yêu cơ.
- Im đi, cái lũ chim kia. Cuốcphêrắc mắng.
- Tớ là thẩm phán thành Tuludơ lại là thầy dạy làm thơ đấy. Gơrăngte đáp.
Ănggiônrátx đứng trên nóc chiến lũy, tay cầm súng, ngẩng mặt lên, nét mặt đẹp đẽ nghiêm nghị. Mọi người biết tính chàng gan dạ và cứng nhắc. Chàng quát:
- Gơrăngte, đi đâu mà ngủ thì đi cho rảnh. Đây là chỗ để hăng say chứ không phải là chỗ để say sưa rượu chè. Đừng làm ô danh chiến lũy.
Câu nói gắt gỏng này tác động Gơrăngte một cách lạ thường. Có thể nói anh như bị một gáo nước lạnh giội vào mặt. Anh sực tỉnh rượu. Anh ngồi xuống, chống tay lên cái bàn gần cửa sổ, đưa mắt nhìn Ănggiônrátx thiết tha trìu mến và nói:
- Cậu biết. Mình tin ở cậu!
- Đi đâu thì đi đi.
- Để mình ngủ ở đây.
- Đi nơi khác mà ngủ.
Nhưng Gơrăngte vẫn nhìn bạn, cặp mắt đục ngầu và âu yếm:
- Cho mình ngủ ở đây, cho đến khi chết ở đây.
Ănggiônrátx lườm anh khinh thường:
- Gơrăngte! Cậu không biết tin, không biết nghĩ, không biết quyết chí, không biết sống, mà cũng không biết chết.
Gơrăngte trả lời nghiêm trang:
- Cậu để xem.
Anh lắp bắp mấy tiếng nữa không ai hiểu gì, rồi nặng nhọc gục đầu xuống bàn. Anh đã đi vào cái độ say thứ hai và chính câu nói của Ănggiônrátx đã đẩy anh đến trạng thái này. Một lát sau anh đã ngủ say.
IV
THỬ AN ỦI BÀ HUYSƠLU
Bahôren say sưa với cái chiến lũy, kêu lên:
- Xem đường phố mặc áo cổ bé này! Xinh chưa?
Cuốcphêrắc vừa dỡ quán rượu, vừa tìm cách an ủi bà góa chủ quán:
- Bà Huysơlu ơi! Chẳng phải hôm nọ bà đã phàn nàn rằng người ta làm biên bản mà phạt bà chỉ vì con Gibơlốt đã giũ nệm qua cửa sổ là gì?
- Đúng thế, ông Cuốcphêrắc quý hóa ạ! Lạy Chúa! Ông cũng định vứt cái bàn ấy vào cái quỷ sứ của ông à? Cũng vì cái nệm ấy và cũng vì một chậu hoa trên cửa sổ rơi xuống đường phố mà nhà nước đã lấy của tôi một trăm phơrăng tiền phạt. Ông thấy có phải là một việc thậm vô lý không?
- Bởi thế, chúng tôi báo thù cho bà đây, bà Huysơlu ạ.
Bà Huysơlu hình như không thấy lợi lộc gì trong cái kiểu báo thù ấy. Bà hài lòng cũng bằng như chị thiếu phụ A-rập nọ: chị ta bị chồng tát tai bèn về kiện với cha và đòi cha báo thù. Chị nói: Như thế là hắn đã xúc phạm cha, oán thì cha phải báo oán. Người cha hỏi: Hắn tát má bên nào? - Má trái. Người cha tát chị bên phải một cái nên thân và bảo: Thế là vừa lòng mày nhé! Mày về bảo hắn rằng hắn đã tát con gái tao thì tao tát vợ nó cho bõ ghét.
Lúc bấy giờ mưa đã tạnh, nhiều chiến sĩ mới gia nhập hàng ngũ cũng đến. Trước đấy anh em thợ đã giấu dưới áo bơ-lu và đem tới một thùng thuốc súng, một giỏ chai đựng cường toan, hai ba cây đuốc rước dạ hội và một cái sọt đầy những cây đèn trong đêm lễ sinh nhật nhà vua còn lại. Lễ ấy vừa mới cử hành hôm mồng một tháng Năm. Người ta bảo rằng những thứ đạn dược ấy do một người chủ hiệu tạp hóa tên là Pêpanh cung cấp. Phố Săngvrơri có độc một cây đèn trụ, họ cũng đập mất, họ đập luôn cây đèn đối diện ở phố Xanh Đơni, và tất cả đèn đóm ở các phố lân cận là phố Môngđêtua, phố Xinhơ, phố Pơrêsơ, phố Tơruyăngđri.
Ănggiônrátx, Côngphơbe và Cuốcphêrắc điều khiển tất cả mọi việc. Bây giờ họ dựng hai chiến lũy cùng một lúc, đấu nhau theo hình thước thợ. Cả hai đều tựa vào quán rượu Côranh: chiến lũy lớn chắn ngang phố Săngvrơri, chiến lũy nhỏ chắn phố Môngđêtua, về phía phố Xinhơ. Chiến lũy thứ hai này hẹp lắm và dựng toàn bằng thùng rượu và đá lát đường, ở đấy cả thảy có năm chục người đương làm việc, trong đó có ba mươi người có súng: lúc kéo qua một cửa hiệu bán súng, họ đã mượn toàn bộ súng trong hiệu.
Không có gì kỳ khôi lắm vẻ cho bằng đoàn quân ấy. Anh này mặc áo lễ phục, cầm gươm kỳ binh với hai súng ngắn, thứ súng giắt yên ngựa, chàng kia mặc sơ mi, đầu đội mũ tròn, lưng đeo bầu thuốc súng, anh nọ ngực áo thẳng dựng bằng bảy tờ giấy xám, tay cầm dùi thợ da. Có một chàng thét lớn: Chúng ta phải tiêu diệt đến tên cuối cùng rồi chết trên mũi lê của chúng ta! Nhưng chàng ta lại không có lưỡi lê. Một người bên trong mặc áo choàng dài, ngoài đeo một tấm da trâu, lưng mang thứ bao đạn của quốc dân quân, vải bọc còn dính mấy chữ: "An ninh công cộng" rành rành bằng len đỏ. Nhiều súng khác số hiệu quân đội chính quy, không mấy ai đội mũ, cà vạt chẳng có chiếc nào, rất nhiều cánh tay trần, một vài cây giáo. Thêm vào đó, đủ lứa tuổi, đủ khuôn mặt, mặt của những chàng thanh niên trắng xanh, mặt của những anh công nhân bến tàu rậm đỏ. Ai nấy đều tất tả vội vàng. Vừa giúp đỡ nhau, họ vừa bàn tán về triển vọng chiến thắng: người thì nói đến khoảng ba giờ sáng sẽ có viện binh, kẻ nói có một trung đoàn chắc chắn đứng về phía cách mạng, có người nói cả thành Pari sẽ vùng dậy bạo động. Thật là những câu chuyện kinh khủng xen trong một không khí nô đùa thân mật. Trông họ, người ta tưởng là anh em một nhà, thế mà họ không biết tên nhau. Cảnh nguy biến lớn có chỗ đẹp là nó làm rạng tỏ tình hữu ái giữa những người chưa quen biết nhau.
Họ đốt lò lửa trong nhà bếp để thổi chảy tất cả những thứ thìa, nĩa, cốc bằng thiếc mạ bạc trong quán rượu rồi đổ vào khuôn đạn. Họ vừa làm vừa uống rượu. Trên bàn la liệt những hạt kíp, những đạn lớn, đạn con cùng với cốc rượu vang. Trong buồng bi-a, ba thầy trò bà Huysơlu xé khăn lau cũ để làm băng rịt thuốc. Sợ hãi làm cho mọi người thay đổi một cách khác nhau: bà Huysơlu hóa ra đờ đẫn, con Matơlôt ì ạch thở phò phò, còn con Gibơlốt lại tỉnh táo nhanh nhẹn hơn trước. Có ba nghĩa quân giúp đỡ họ, ba chàng rậm rịt những tóc những râu cằm, râu mép làm cho họ run sợ, thế mà tay những người thợ ấy xé vải, làm băng nhanh nhẹn khéo léo như tay các chị thợ khâu.
Cuốcphêrắc, Côngphơbe và Ănggiônrátx có để ý đến một người hình vóc cao lớn lúc hắn nhập bọn. Người ấy bây giờ góp sức dựng cái chiến lũy nhỏ, trông chừng cũng được việc. Gavrốt làm việc ở chiến lũy lớn. Còn chú thanh niên đã đến tìm Mariuytx ở nhà Cuốcphêrắc thì chú đã biến đi đâu mất từ lúc người ta lật đổ chiếc xe hàng.
Gavrốt nhẹ nhàng hào hứng tự nhận nhiệm vụ thúc đẩy công việc. Chú đi, chú lại, chú chạy lên, chú chạy xuống, chú xoa xuýt, chú tươi cười. Hình như chú đến đấy để khuyến khích mọi người. Chú có kim chích chăng? Có đấy, đó là cảnh nghèo đói của chú. Chú có cánh chăng? Cũng có, đó là sự hân hoan của chú. Chú là sự quay cuồng. Người ta luôn luôn nom thấy chú, luôn luôn nghe tiếng chú. Chú đứng chật cả không gian vì ở đâu cũng có chú. Chú là cái ám ảnh gần như khó chịu vì không thể nào dừng lại một phút với chú. Cái chiến lũy to tướng cảm thấy có chú cưỡi trên lưng. Chú làm cho những anh lêu têu phải ngượng, chú kích thích người lười, chú hồi sức cho người mệt, chú chọc tức những anh mơ mộng. Vì chú, kẻ này vui lên, kẻ kia thêm hăng hái, kẻ nọ nổi nóng, có điều ai ai cũng hoạt động hơn lên. Chú châm anh sinh viên này, đốt anh thợ kia, đáp xuống, dừng lại, bay đi, lượn trên cảnh huyên náo, nhảy từ người này qua người nọ, vo ve, vù vù, hành tội đoàn ngựa kéo. Gavrốt là con ruồi của cỗ xe cách mạng vĩ đại.
Đôi cánh tay nhỏ của chú là sự chuyển động thường trực, hai lá phổi tí hon của chú chứa đựng huyên náo không dừng.
- Giỏi lắm. Chất thêm gạch đá lên! Thêm thùng rượu nữa! Nữa, thêm cái gì nữa chú! Ở đâu có những thứ này nhỉ? Nào, cho tôi một giỏ vôi gạch vụn để nhét cái lỗ hổng này. Ồ, cái chiến lũy của các ông chả ra làm sao. Tệ lắm! Phải cho nó cao lên nữa đi. Có cái gì đem xếp cả đây, vứt cả đây, ném mẹ nó cả đây. Đập nhà ra mà bỏ vào. Một chiến lũy mà lị, một chiến lũy cũng như một bữa tiệc trà ở nhà mụ Gibu. Đây này, có một cánh cửa kính đây.
Mọi người la ó:
- Cửa kính à? Cửa kính để làm đếch gì, hỡi chú bé hạt mít kia?
Gavrốt cãi lại:
- Các anh bị thịt thì có! Dựng chiến lũy mà có cửa kính thì tuyệt. Cửa kính không ngăn được tấn công nhưng lấy cho được thì cũng còn khổ với nó. Thế các anh chưa bao giờ trèo tường có cắm mảnh chai để trẩy táo trộm à? Cửa kính, ừ cửa kính sẽ cắt mẹ chân của lũ quốc dân nếu chúng leo lên chiến lũy. Lạ gì, cái thứ thủy tinh là chúa phản phúc! À ra anh em chẳng có chút trí tưởng tượng nào, các anh em ạ.
Gavrốt lại còn tức điên ruột vì khẩu súng ngắn không cò của mình nữa. Nó chạy hết người này đến người khác, luôn mồm đòi hỏi:
- Súng đâu? Tôi cần một khẩu súng! Tại sao không phát cho tôi một khẩu súng?
- Phát súng cho mày à? Côngbơphe nói.
- Ơ kìa! Sao lại không? Năm 1830, khi gây nhau với Sáclơ X, thì tôi vẫn được phát một cây súng mà.
Ănggiônrátx nhún vai:
- Khi nào người lớn có đủ súng thì sẽ phát cho trẻ con.
Gavrốt kiêu hãnh quay lại, bảo:
- Hễ đằng ấy chết trước thì tớ lột súng tớ lấy.
- Nhãi con! Ănggiônrátx buột miệng.
- Bạch diện! Gavrốt đáp.
Vừa lúc ấy, một chàng công tử bột đi thơ thẩn lạc đến đấy, làm cho họ quên phắt chuyện cãi cọ. Gavrốt gọi hắn:
- Thanh niên kia! Lại đây với chúng tớ! Nào, cũng phải làm một cái gì đó cho bác Tổ quốc già này với chứ?
Chàng công tử bỏ chạy mất.
V
CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
Báo chí đương thời bảo rằng cái chiến lũy phố Săngvrơri là một thành trì không sao chiếm được, và nó cao ngang một tầng lầu thứ nhất. Nói như thế là sai. Thực ra, trung bình nó không cao quá hai thước. Nhưng họ đã dựng chiến lũy một cách khiến cho các chiến sĩ có thể đứng khuất ở phía trong, hoặc nhô người lên bao quát tất cả, hoặc hơn nữa leo lên đỉnh nhờ bốn tầng đá chồng thành bậc thang ở phía trong. Ở phía ngoài, mặt chiến lũy xếp toàn gạch, đá và thùng rượu. Lại có cột nhà, ván gỗ gài chằng chịt và mấy cái bánh xe của hai cỗ xe là cỗ xe của Ăngxô và cỗ xe chở khách lật úp sấp xuống. Thành ra nó có vẻ lởm chởm không biết đằng nào mà lần vào. Chỉ có một cái khe hở vừa lọt một người ở chỗ chiến lũy giáp với tường bên kia đường cách xa quán rượu nhất để có thể tách ra. Trục cỗ xe chở khách được dựng ngược lên thẳng đứng, có dây thừng giữ. Ở đầu trục buộc một lá cờ đỏ bay phấp phới trên chiến lũy.
Chiến lũy nhỏ phố Môngđêtua nấp sau quán rượu nên không ai trông thấy. Hai chiến lũy gộp lại làm thành một công sự hẳn nhiên. Ănggiônrátx và Cuốcphêrắc thấy không cần phải chắn ngang đoạn kia của phố Môngđêtua là đoạn do phố Prêsơ mà thông ra khu chợ vì họ muốn giữ một lối thông ra ngoài. Vả chăng họ cũng không sợ bị tấn công từ đường Prêsơ vì đường này hiểm trở quanh co.
Như vậy, trừ con đường này để hở, - mà nhà lý luận quân sự Phôla gọi là một giao thông hào - và trừ cả hai khe hở nhỏ xíu ở đường Săngvrơri thì phía trong chiến lũy làm thành một hình tứ giác lệch bốn bề bịt kín. Ở trong tứ giác này tiệm Côranh làm thành một góc lồi. Từ lũy lớn đến những dãy nhà cao cuối phố chỉ độ hai chục bước. Thành thử, có thể nói rằng chiến lũy tựa lưng vào những ngôi nhà này, nhà nào cũng có người ở nhưng từ trên xuống dưới đóng cửa kín mít.
Tất cả công việc này hoàn thành trong non một tiếng đồng hồ không gặp trở ngại, và nhóm người gan góc này vẫn không thấy một cái mũ lông nào hay một lưỡi lê nào xuất hiện. Có anh tư sản nào bấy giờ lảng vảng đến phố Xanh Đơni, liếc mắt nhìn phố Săngvrơri, thấy chiến lũy, cũng lo nhanh chân tháo sớm.
Hai chiến lũy đã dựng xong, lá cờ đã treo lên, họ lôi một cái bàn ra khỏi tiệm rượu và Cuốcphêrắc đứng lên trên bàn. Ănggiônrátx mang cái thùng vuông đến và Cuốcphêrắc mở nó ra. Thùng này đầy các-tút. Thấy đạn, những ai gan góc nhất cũng giật mình, mọi người lặng đi một lát.
Cuốcphêrắc vừa mỉm cười vừa phân phát đạn.
Mỗi người lĩnh ba mươi các-tút. Nhiều người có thuốc súng bắt đầu làm thêm liều đạn nhân ở đấy đang đúc đạn. Người ta khiêng thùng thuốc súng đặt lên một cái bàn khác gần cửa để dự trữ.
Tiếng trống tập trung vang khắp Pari vẫn không dứt nhưng vì nghe mãi nó đã thành ra một thứ tiếng đều đều chẳng ai để ý. Tiếng trống khi nghe xa xa, khi tiến lại gần, ngân vang một cách não ruột.
Mọi người nạp đạn vào súng khoan thai trịnh trọng. Ănggiônrátx đặt ba người gác ở ngoài chiến lũy: một người ở phố Săngvrơri, một người ở phố Prêsơ, người thứ ba ở phố Tơruyăngđri.
Thế rồi, chiến lũy dựng xong, các vị trí chiến đấu đã có người giữ, súng đã nạp đạn, người gác đã bố trí, họ cùng đứng với nhau giữa đường phố dễ sợ, vắng tanh, xung quanh là những ngôi nhà lầm lì im lặng vắng hết bóng người như đã chết. Xung quanh họ, bóng sẫm của buổi chiều tà mỗi lúc một dày. Giữa cảnh âm u, tịch mịch, người ta cảm thấy có một cái gì ghê gớm, hãi hùng đang lừ lừ tiến đến, và những con người cô lập đó chờ đợi, tay nắm vũ khí, kiên quyết và bình tĩnh.
VI
TRONG KHI CHỜ ĐỢI
Trong những giờ phút chờ đợi đó, họ làm gì?
Chúng tôi thấy cần phải thuật lại vì đây là lịch sử. Trong lúc đàn ông làm đạn, thì phụ nữ làm băng, gạc, trong lúc một cái xoong to chứa đầy chì và thiếc chảy, để đổ ra khuôn đạn đang bốc khói trên bếp đỏ rực, trong lúc những người gác, súng cầm tay, đang đứng trên chiến lũy canh chừng, và Ănggiônrátx, không gì làm xao lãng, đang canh họ, thì Côngbơphe, Cuốcphêrắc, Giăng Pruve, Phơidi, Bốtxuyê, Giôli, Bahôren và mấy anh nữa tìm nhau, tập họp lại như những buổi hội đàm sinh viên thái bình nhất, và ở một góc quán biến thành chỗ nấp đạn, cách cái lô cốt hai bước, súng đã nạp đạn và khơi ngòi đặt tựa ghế, những chàng trai đẹp đẽ ấy bàn ngâm thơ tình.
Thơ như thế nào? Thì đây:
Em nhớ chăng quãng đời êm ái
Của đôi ta đang tuổi xuân đầu,
Thuở tim nhỏ nhỉ có hai mơ ước:
Đẹp áo quần và mê mệt vì nhau?
Thuở tuổi em và tuổi anh dồn lại
Tính làm sao cũng chỉ bốn mươi
Trong tổ ấm nhỏ nhoi khiêm tốn
Đời trong lành dù đông đến vẫn xuân tươi.
Bao ngày đẹp! Pari tham dự
Những tiệc thiêng. Manuyen[332] kiêu hãnh, thông minh.
Phôi[333] thét lửa. Và cái kim cài áo
Ở ngực em khẽ nhói da anh.
Tất cả ngắm em. Luật sư không khách.
Anh đưa em đến quán ăn trưa,
Em đẹp đến hoa hồng quay lại
Để say nhìn kiều diễm dáng thiên nga.
Hoa thỏ thẻ: cô kia đẹp lạ!
Ngát hương thơ! Cuồn cuộn tóc như sông!
Chiếc áo khoác chắc có che đôi cánh
Và mũ kia như hàm tiếu nụ hồng.
Anh thơ thẩn, cắp tay em mềm mại,
Khách đi qua ngỡ có lẽ thần linh
Đêm tháng tư êm đềm và tháng năm rực rỡ
Phối hợp trong duyên thắm lứa đôi mình.
Ta sung sướng trốn người, đóng cửa
Ngốn tình yêu, quả cấm ngon thay!
Anh mở miệng chưa dứt câu em đã
Nghiêng lòng em tha thiết đáp lời ngay.
Trường Xoốcbôn biến thành cảnh mộng
Để yêu em từ tối đến bình minh.
Anh say đắm đem “bản đồ Tình ái”,[334]
Đặt bừa lên phố xá xóm Latinh.[335]
Quảng trường Môbe, quảng trường Đôphin ơi hỡi!
Trong buồng con dịu mát ánh xuân tươi
Khi em kéo bít tất lên cổ chân thon nhỏ
Anh thấy đẩu tinh mọc ở cuối trời.
Anh mài miệt Platông nhưng chẳng nhớ.
Bao bậc hiền ca ngợi đấng cao minh,
Tặng cành hoa, em thuyết phục anh hơn tất cả
Về tấm lòng nhân ái cõi cao xanh.
Anh nghe em, em chiều anh chẳng kém
Ôi! Buồng nghèo mà rực rỡ vàng son,
Anh buộc dải áo em, ngắm em đi, lại,
Soi mặt hoa trong chiếc gương sờn.
Ai quên được thuở ban đầu nắng sớm
Và trời xanh và hoa lá, lụa là,
Dải buộc đẹp, tấm vân này gợi sóng,
Buổi tình yêu bập bẹ tiếng: hai ta?
Vườn chúng ta là một chậu hoa tuy-líp,
Váy em treo che kính cửa hành lang,
Anh dùng cái bát nung thô kệch
Và nhường em chiếc chén sứ Phù tang.
Ôi! Những đại họa khiến ta cười ngặt nghẽo.
Mất khăn quàng, bao tay ấm hỏa thiêu!
Và bức chân dung Sếchxpia thần thánh
Mà thiếu ăn ta đã bán một chiều!
Anh là kẻ ăn xin, em, nhà từ thiện,
Cướp thời cơ anh hôn chộp cánh tay tròn,
Đăngtơ[336] khổ lớn đem bàn tiệc
Hạt dẻ thơm ăn với tiếng cười giòn.
Trong ổ chật mà vui, khi anh đặt
Lên môi em rực lửa, cái hôn đầu,
Em ra đi, thẹn thùng, tóc sổ,
Tái tê người, anh tin có Chúa ở trên cao.
Nhớ chăng em những vô vàn hạnh phúc?
Những khăn em tơi tả bởi đùa nhau?
Ôi! Bao tiếng thở dài từ trong tim ấp ủ
Đã bay vào bốn hướng trời sâu!
Thời gian, khung cảnh, những hồi ức tuổi xuân cộng với mấy chấm sao vừa xuất hiện trên bầu trời, cảnh u tĩnh của mấy đường phố vắng vẻ và giờ phút kế cận của biến cố khốc liệt sắp xảy ra, tất cả những cái đó khiến cho bài thơ đọc thầm thì trong hoàng hôn có một vẻ hấp dẫn lâm ly. Những câu thơ đó do Giăng Pruve đọc, Giăng Pruve, chúng tôi đã nói, là một nhà thơ dịu dàng.
Trong khi đó, người ta đã thắp một đèn con ở chiến lũy nhỏ. Còn ở chiến lũy lớn thì một cây đuốc sáp, loại ta thấy trong ngày thứ ba béo cắm trước cái xe chở đầy mặt nạ đi đến Cuốcti. Những cây đuốc ấy lấy ở ngoại ô Xanh Ăngtoan, như chúng ta đã biết.
Cây đuốc cắm giữa một thứ lồng đá vây ba mặt để che gió và sắp xếp để tụ tất cả ánh sáng vào lá cờ. Đường phố vào chiến lũy vẫn chìm trong bóng tối, nên chỉ thấy độc một ngọn cờ đỏ uy nghi rực rỡ như được soi sáng bởi một chiếc đèn lồng kín.
Ánh sáng ấy nhuốm thêm cho màu đỏ của lá cờ một màu huyết dụ dữ dội.
VII
NGƯỜI MỚI TUYỂN Ở PHỐ BIDÉT
Đêm xuống hẳn, vẫn chưa xảy ra việc gì. Lắng nghe thấy ồn ào không rõ tiếng gì, chỉ thỉnh thoảng có tiếng súng đì đùng nhưng rời rạc và xa xôi. Nghỉ lâu và kéo dài như thế chứng tỏ chính phủ đang tranh thủ thời gian để tập trung lực lượng. Năm mươi người này đang chờ đợi để đương đầu với sáu vạn.
Ănggiônrátx cảm thấy nóng ruột như tất cả những người dũng cảm khi phải chờ đợi một sự việc hiểm nghèo. Chàng tìm Gavrốt, thấy nó đang lo chế đạn trong gian phòng thấp, dưới ánh đèn tù mù của hai ngọn nến đặt trên quầy hàng, thật xa để lửa khỏi bén vào thuốc súng trên bàn. Hai ngọn nến không chiếu tỏ ra ngoài. Nghĩa quân đã đề phòng không thắp gì trên các tầng gác.
Bấy giờ Gavrốt đang đăm chiêu suy nghĩ, không phải suy nghĩ về việc chế đạn.
Thằng cha gặp ở đường Bidét bước vào phòng. Hắn đến ngồi bên cạnh cái bàn tốt nhất. Hắn cắp vào đùi một khẩu súng trận lớn. Nãy giờ Gavrốt cứ nghĩ đến trăm ngàn trò thú vị nên không nhìn thấy hắn.
Lúc hắn bước vào, Gavrốt đưa mắt nhìn hắn một cách tự nhiên. Nó khen thầm khẩu súng. Đột nhiên khi hắn ta ngồi xuống, thì thằng bé đứng dậy. Giá có ai theo dõi hắn ta từ trước thì đã thấy hắn ta quan sát tất cả mọi việc trong chiến lũy và theo dõi nghĩa quân rất chăm chú. Nhưng từ khi hắn bước vào phòng thì hắn có vẻ như trầm ngâm không nhìn thấy gì ở xung quanh. Chú bé lại gần anh chàng tư lự kia, rón rén đi xung quanh như sợ đánh thức hắn dậy. Đồng thời trên khuôn mặt trẻ con của chú, cái bộ mặt vừa lấc cấc lại vừa đứng đắn, bộp chộp đồng thời sâu sắc, vui vẻ mà có lúc lại buồn não ruột, thấy xuất hiện những cái nhăn nhó của một ông già. Hình như chú đang tự hỏi: “Phải rồi! - Không thể thế được! - Mình đoán sai chăng! - Mình mê ngủ chăng! Hay chính là…? Không, không phải đâu! - Đúng rồi chứ gì nữa! - Không phải…” Gavrốt lắc lư con người, hai tay nắm chặt đút trong túi quần, cổ quay quay như cổ một con chim. Chú bĩu dài cái môi dưới ra vẻ thạo đời. Chú ngơ ngác hoài nghi, không chịu tin nhưng rồi lại như vỡ lẽ ra và cảm thấy bàng hoàng. Chú có cái vẻ mặt của một viên thái giám đã tìm ra được một giai nhân tuyệt thế cho nhà vua ở ngoài chợ bán nô lệ, giữa đám người sồ sề, hay một tay sành nghệ thuật đã tìm được một bức Raphaen trong mớ tranh tồi. Tất cả con người của chú đang làm việc, bản năng đang đánh hơi, óc đang suy tính. Rõ ràng Gavrốt gặp phải một biến cố gì đây.
Chính đang lúc chú băn khoăn cao độ như thế thì Ănggiônrátx đến gần nói:
- Chú nhỏ người, người ta không trông thấy chú. Chú hãy ra ngoài chiến lũy, men theo hai dãy phố xem thử có gì không, rồi về đây báo cáo cho tôi biết.
Gavrốt đứng rướn người lên:
- Thế ra trẻ con cũng được việc đấy nhỉ! May thế chứ! Em xin đi ngay. Nhân tiện nói cho anh biết, anh nên tin trẻ con chứ đừng nên tin người lớn…
Rồi Gavrốt ngẩng đầu lên và hạ thấp giọng trỏ thằng cha gặp ở phố Bidét.
- Anh thấy thằng cao lớn ấy chứ?
- Thế nào?
- Mật thám đấy!
- Chắc không?
- Thì mới mười lăm hôm trước đây, em hóng mát trên cầu Rôian bị nó xách tai.
Ănggiônrátx liền bỏ chú bé và nói thầm mấy tiếng với một công nhân bến rượu đang đứng đấy. Anh này ra khỏi phòng rồi lại vào ngay với ba người nữa. Tất cả bốn đều là phu khuân vác lực lưỡng. Họ lẳng lặng đến đứng sau cái bàn có thằng cha ở phố Bidét ngồi, không để cho hắn biết gì hết. Rõ ràng họ chỉ chực vồ lấy hắn.
Ănggiônrátx đến gần hắn, hỏi:
- Anh là ai?
Nghe câu hỏi đột ngột, hắn giật nảy mình. Hắn nhìn chòng chọc vào cặp mắt trong sáng trung trực của Ănggiônrátx và hình như đã đọc được ý nghĩ của chàng. Hắn mỉm cười, nụ cười khinh bỉ nhất trên đời nhưng cũng quả quyết nhất, cương nghị nhất và hắn trả lời đường hoàng:
- Ta biết rồi… phải đấy!
- Anh là mật thám phải không?
- Ta là nhân viên nhà nước.
- Tên anh là gì?
- Giave.
Ănggiônrátx ra hiệu cho bốn người kia. Chỉ trong chớp mắt, Giave chưa kịp quay lại, đã bị túm cổ, vật ngã xuống đất, trói gô lại và lục soát khắp người.
Trong người hắn có một cái thẻ tròn dán ép vào giữa hai miếng kính, một mặt in quốc huy nước Pháp dưới có hai chữ “Giám sát và cảnh giác", và bên kia “Giave, thanh tra cảnh sát, 52 tuổi" và chữ kí của thị trưởng cảnh sát bấy giờ là Gítkê.
Hắn lại có một cái đồng hồ và một túi tiền trong đó có mấy đồng tiền vàng. Người ta trả lại đồng hồ và tiền cho nó. Dưới cái đồng hồ, ở đáy túi con, họ lần ra được một tờ giấy bỏ trong phong bì. Ănggiônrátx mở ra. Có năm dòng chữ do chính tay thị trưởng cảnh sát viết:
Làm xong nhiệm vụ chính trị, thanh tra Giave sẽ đi thám thính đặc biệt, xem có đúng là có bọn gian phi hành động ở phía hữu ngạn sông Xen, gần cầu Iêna.
Khám xong, người ta dựng Giave dậy, trói giật cánh khuỷu, buộc vào cái cột ở giữa phòng thấp, cái cột đã cho quán cái tên hiện nay. Gavrốt vẫn nhìn từ nãy gật đầu tán thành. Chú đến gần Giave, nói:
- Chuột bắt mèo đấy nhé!
Công việc này hoàn thành nhanh chóng, khi xung quanh biết thì đã đâu vào đấy rồi. Giave không kêu một tiếng. Thấy hắn bị trói vào cột, Cuốcphêrắc, Bốtxuyê, Giôli, Côngbơphe và những người đứng tản mát ở hai chiến lũy chạy lại.
Giave tựa lưng vào cột và tuy bị trói chặt không cựa quậy được, vẫn ngẩng cao đầu với thái độ bình thản gan góc của con người không bao giờ nói dối. Ănggiônrátx nói:
- Một thằng mật thám!
Và quay về phía Giave:
- Mày sẽ bị bắn trước khi chiến lũy thất thủ hai phút!
Giave đáp, giọng hách dịch vô cùng:
- Làm ngay đi có được không?
- Còn phải tiết kiệm đạn chứ.
- Thế thì một nhát dao cho xong!
- Đồ mật thám! Chàng Ănggiônrátx đẹp trai nói. Chúng tao xử án mày chứ có phải ám sát mày đâu.
Rồi quay lại bảo Gavrốt:
- Còn chú, đi đi. Chú làm cái điều tôi dặn.
- Em đi đây.
Gavrốt trước khi đi còn dừng lại nói:
- Nhân tiện anh cho tôi khẩu súng của hắn.
Và nói thêm:
- Tôi giao ông nhạc sĩ cho anh đây, tôi chỉ xin cái kèn.
Chú bé chào quân sự rồi vui vẻ chui qua khe hở của chiến lũy lớn lách ra ngoài.
VIII
NHIỀU DẤU HỎI VỀ TÊN LƠ CABUÝC MÀ CÓ LẼ KHÔNG PHẢI TÊN LÀ LƠ CABUÝC
Bức tranh bi hùng mà tác giả đương vẽ sẽ không trọn vẹn, bạn đọc sẽ không thấy nổi bật lên những giờ phút lớn lao ấy, những giờ phút trở dạ của xã hội thai nghén cách mạng, những giờ phút mà xã hội vừa quằn quại, vừa cố sức vùng lên, nếu tác giả quên một sự việc trong bức phác họa đầu tiên này. Sự việc kinh khủng và hùng tráng ấy xảy ra ngay sau khi Gavrốt vừa đi khỏi.
Những đám tụ hội cũng như những quả cầu tuyết, càng di chuyển càng thu hút theo nó vô số người ồn ào. Những người khách qua đường ấy không hỏi nhau từ đâu lại. Trong số đã gia nhập vào đám đông do Ănggiônrátx, Côngphơbe và Cuốcphêrắc dẫn đầu, có một người mặc áo phu khuân vác sờn ở vai. Người ấy múa may, hò hét, như một tên say rượu hung hãn. Người ấy gọi là, hoặc được đặt tên là Lơ Cabuýc. Những kẻ bảo có quen với nó thật ra cũng không biết gì về tung tích của nó cả. Lơ Cabuýc say mềm - hoặc vờ như thế - cùng với mấy người nữa vào kéo một cái bàn ra trước quán, ngồi đánh chén với nhau. Hắn vừa chuốc rượu cho mấy người thù tạc với nó vừa ngắm nghía ra chiều nghĩ ngợi tòa nhà to ở tận cùng bên trong chiến lũy. Tòa nhà năm tầng ấy đứng lù lù trên đường phố, đối diện với phố Xanh Đơni. Bỗng Lơ Cabuýc kêu:
- Các đồng chí, các đồng chí có biết không? Phải đứng trong tòa nhà ấy mà bắn ra. Chúng mình mà nép ở các cửa sổ thì liệu hồn mấy thằng bén mảng tiến lên.
- Đúng, nhưng nhà đóng kín cả rồi - một anh đồng bàn đáp.
- Ta gõ cửa.
- Người ta không mở đâu.
- Thì ta phá cửa.
Lơ Cabuýc chạy đến cửa. Trên cửa có treo một cái búa khá nặng. Hắn lấy búa gõ. Cửa không mở. Hắn đập một lần nữa. Cũng không ai trả lời. Một tiếng thứ ba. Vẫn yên lặng. Lơ Cabuýc thét:
- Có ai ở trong này không?
Vẫn không thấy có gì động đậy.
Lơ Cabuýc bèn vớ một khẩu súng, trở báng bắt đầu đập thình thình. Cái cửa ấy là một thứ cửa chắn vườn kiểu xưa, có cuốn, thấp, hẹp, chắc chắn, làm toàn bằng gỗ sồi, phía trong bọc tôn có nẹp sắt. Nó chắc như một cửa ngục. Báng súng làm rung động cả ngôi nhà nhưng cửa vẫn không lay chuyển.
Tuy vậy tiếng báng súng cũng làm kinh động đến những người ở trong nhà, cho nên ở tầng gác ba, có một cái cửa sổ vuông nhỏ bừng sáng và mở ra. Từ trong cửa, một cây nến và một cái đầu nhô ra ngoài, cái đầu thì tóc hoa râm, mặt ngẩn ngơ hoảng hốt. Đó là ông già gác cổng.
Lơ Cabuýc ngừng đập cửa. Ông gác cổng hỏi:
- Thưa các ông, các ông cần gì?
- Mở cửa.
- Thưa các ông, không được ạ.
- Cứ mở.
- Không thể được, các ông ạ.
Lơ Cabuýc đưa súng lên vai, ngắm người gác cổng. Trời tối mà hắn lại đứng dưới thấp, nên ông già không nhìn thấy hắn.
- Mày có mở hay là không, nào?
- Thưa các ông không được ạ.
- Mày nhất định nói không đấy à?
- Không được, thưa quí…
Người gác cổng chưa nói hết câu, súng đã nổ, viên đạn tin vào dưới cằm, xuyên mạch cổ và chui ra phía sau gáy. Ông già ngã gục xuống, không kịp buông một tiếng thở dài. Cây nến rơi tắt phụt. Sau đó người ta chỉ thấy một cái đầu im ỉm gục trên bậu cửa và một ít khói trắng bay trên mái nhà.
Lơ Cabuýc thả rơi báng súng xuống nền phố, nói:
- Thế là xong.
Hắn vừa nói xong thì cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai hắn, nặng trịch như móng chim ưng, và một giọng nói ra hiệu lệnh:
- Quỳ xuống!
Tên sát nhân quay lại và nhận ra khuôn mặt trắng trẻo, lạnh lùng của Ănggiônrátx. Anh cầm súng lục.
Anh đã chạy đến đây khi nghe tiếng nổ.
Bàn tay trái của anh vừa tóm cổ, vừa áo choàng, áo sơ mi và dây đeo quần của Lơ Cabuýc. Anh lặp lại:
- Quỳ xuống!
Rồi bằng một miếng tuyệt luân, chàng thanh niên mảnh khảnh uốn người thằng du côn còn nở nang mạnh khỏe như uốn một cây lau và đè nó quỳ lên bùn.
Lơ Cabuýc cố cưỡng lại, nhưng cảm thấy cái bàn tay đương nắm nó là một bàn tay thần kỳ.
Mặt tái nhợt, cổ áo để hở, tóc bơ phờ, Ănggiônrátx với gương mặt thiếu phụ của chàng, lúc này giống như pho tượng của nữ thần Têmitx[337] đời xưa. Anh có nét mặt Hy Lạp đanh thép, mũi phập phồng, mắt nhìn xuống, tất cả cái ấy làm ra một diện mạo vừa phẫn nộ vừa đoan trang, theo con mắt người đời trước thì đúng là biểu tượng của công lý.
Tất cả các chiến lũy đã xô đến, nhưng rồi tất cả đều đứng dang ra, làm thành một vòng tròn. Ai cũng cảm thấy rằng trước sự việc sắp diễn ra, không thể nói lời gì được.
Lơ Cabuýc thua sức, không gắng gượng vùng vẫy nữa, tay chân hắn run cầm cập. Ănggiônrátx buông hắn ra, móc đồng hồ xem và nói:
- Mày hãy tĩnh tâm đi. Cầu nguyện hay suy nghĩ tùy ý. Cho mày một phút.
Thằng sát nhân van vỉ:
- Tha chết cho tôi.
Rồi hắn cúi đầu, nói lẩm nhẩm gì không rõ. Ănggiônrátx mắt vẫn không rời đồng hồ. Vừa đủ một phút, anh bỏ đồng hồ vào bọc. Lơ Cabuýc vừa rú lên vừa thu người áp vào đầu gối anh, anh nắm tóc hắn, dí miệng súng vào tai hắn. Những người đứng đấy toàn là những người đã dũng cảm bình tâm dấn thân vào cuộc bạo động phiêu lưu kinh khủng này, thế mà có nhiều người phải quay mặt.
Phát súng nổ, tên sát nhân ngã sấp mặt xuống đường, còn Ănggiônrátx thì đứng thẳng người lên, đưa mắt nhìn quanh, nghiêm nghị và tin tưởng.
Xong, anh lấy chân hất cái xác chết, bảo:
- Đem cái này vứt ra ngoài.
Ba nghĩa quân đến khiêng cái thân hãy còn có những co giật tự nhiên cuối cùng và đem vứt ra phía ngoài chiến lũy nhỏ ở phố Môngđêtua.
Ănggiônrátx vẫn đăm chiêu nghĩ ngợi. Trên dáng điềm tĩnh của anh, dường như có những gợn đen hùng vĩ từ từ tràn lên. Thình lình anh cất tiếng. Mọi người lắng nghe. Anh nói:
- Đồng bào, cái tội ác của thằng ấy thật là ghê rợn, mà việc tôi vừa làm kia thì lại đáng kinh tởm biết bao nhiêu. Nó giết người, vì vậy tôi phải giết nó. Tôi bắt buộc phải làm như thế, bởi vì muốn làm cách mạng cần phải nghiêm lệnh. Giết người ở đâu cũng là tội ác, ở chỗ này lại càng là một tội ác lớn. Chúng ta hành động dưới mắt của Cách mạng. Chúng ta là những giáo sĩ của đạo Cộng hòa, chúng ta là những người xả thân vì nghĩa vụ, không được để cho ai có cớ vu khống cuộc chiến đấu của chúng ta. Vì vậy tôi đã lên án và xử tử tên kia. Về phần tôi, bị bức bách phải làm việc ấy nhưng rất ghê tởm, tôi cũng đã luận tội tôi rồi, và lát nữa đồng bào sẽ thấy tôi xử tôi như thế nào.
Những người đứng nghe đều rùng mình, Côngbơphe thét lớn:
- Chúng tôi tự nguyện chịu chung một số phận với đồng chí.
- Vâng, thế cũng được, Ănggiônrátx đáp. Còn một điều này nữa, tôi xin nói nốt. Tôi xử lý tên kia là vì cần thiết, nhưng sự cần thiết đó là một thứ yêu quái của thế giới cũ, nó có tên là Định mệnh. Theo luật tiến hóa, thì yêu quái phải tiêu biến trước thiên thần, Định mệnh phải tiêu biến trước chủ nghĩa Bác ái. Lúc này không phải là lúc nói đến tình yêu. Mặc, tôi cứ gọi tên nó, tôi ca tụng nó. Tình yêu ơi, tương lai là của mày! Còn Thần chết kia, tao dùng mày nhưng tao rất ghét mày. Hỡi đồng bào, tương lai sẽ không còn bóng tối, không còn sấm sét, không còn sự tàn ác ngu dại, không còn có những hình phạt đẫm máu. Vì không còn Xatăng cho nên cũng không còn Misen.[338] Tương lai sẽ không còn có ai giết ai, mặt đất rực rỡ hào quang, con người chỉ còn biết yêu thương lẫn nhau. Cái ngày ấy sẽ đến, đồng bào ạ, cái ngày mà tất cả sẽ là hòa mục, là dịu dàng, là ánh sáng, là vui, là sống, cái ngày ấy không xa. Và chính vì muốn cho nó đến mà chúng ta sắp sửa hi sinh đây.
Ănggiônrátx vừa dứt lời. Cặp môi nữ đồng trinh của chàng khép lại, và chàng đứng yên ở chỗ chàng vừa giết người, nghiêm lặng như một pho tượng cẩm thạch. Cái nhìn trực thị của chàng làm cho chung quanh ai cũng phải hạ thấp giọng xuống mà nói chuyện.
Giăng Pruve và Côngbơphe lặng lẽ siết tay nhau. Họ đứng tựa vào nhau trong một hốc chiến lũy để ngắm chàng thanh niên khắc khổ vừa là người thánh tăng, vừa là vai đao phủ, chàng thanh niên mà chất người là ánh sáng và pha lê mà cũng là đá. Trong sự khâm phục của họ có lẫn niềm xót thương.
Thiết tưởng nên nói ngay rằng về sau, khi cuộc chiến đấu đã kết thúc, lúc mang xác chết về nhà xác và lục soát các tử thi, người ta tìm thấy trong người Lơ Cabuýc một cái thẻ nhân viên sở an ninh. Năm 1848, tác giả sách này có lấy được bản báo cáo đặc biệt gởi cho thị trưởng cảnh sát năm 1832 về vụ này.
Nên nói thêm rằng theo như trong giới cảnh sát người ta truyền ra - điều này lạ lùng nhưng chắc là có căn cứ - thì Lơ Cabuýc tức là Clacơxu. Sự thật thì từ khi Lơ Cabuýc chết đi, cũng không ai nói đến Clacơxu nữa. Clacơxu biến mất đi không để lại dấu vết, tựa hồ như hòa tan trong vô hình. Đời sống của nó tăm tối, phút cuối cùng của nó cũng là đêm dày.
Cả toán nghĩa quân xúc động về vụ án bi hùng thẩm xét nhanh kết thúc chóng ấy. Lúc bấy giờ Cuốcphêrắc mới nhìn thấy người thanh niên bé bỏng lúc sáng đã đến tìm Mariuytx ở nhà trọ của mình, người thanh niên cũng ở trong chiến lũy.
Người thanh niên có vẻ dạn dĩ vô tư ấy đã đến gia nhập nghĩa quân lúc chập tối.
QUYỂN XIII: MARIUYTX TRONG BÓNG TỐl
I
TỪ PHỐ PƠLUYMÊ ĐẾN KHU XANH ĐƠRI
Cái tiếng gọi qua cảnh hoàng hôn, bảo Mariuytx đến chiến lũy phố Săngvrơri, Mariuytx tưởng như tiếng gọi của Định mệnh. Chàng muốn chết thì cơ hội đã đến, chàng đương gõ cửa âm cung thì một bàn tay nào trong bóng tối đã đưa cho chàng chìa khóa âm cung. Sự mở cửa đón mời ảm đạm trong bóng tối như thể có ma lực hấp dẫn những con người thất vọng. Vì vậy, Mariuytx đẩy cái song sắt đã bao lần để cho chàng vào vườn, rồi chàng bước ra đường, nói: nào thì đi!
Mariuytx đau khổ như điên như dại, đầu óc chàng hoàn toàn rối loạn. Sau hai tháng say sưa ngây ngất với tình yêu, với tuổi trẻ, bây giờ chàng không thể chịu đựng một sự khe khắt nào của số mệnh cả. Tư tưởng miên man trong niềm thất vọng, chàng chỉ còn một mơ ước là chết cho nhau.
Chàng rảo bước đi nhanh. Ngẫu nhiên mà chàng đã được vũ trang vì chàng vẫn giữ hai khẩu súng lục của Giave.
Người thanh niên đến gọi chàng đã mất hút trong các ngả phố.
Mariuytx đi hết phố Pơluymê, qua một con đường lớn, vượt quảng trường Expơlanát và cầu Anhvalít, theo con đường Săng Êlidê, lại vượt quảng trường Luy XIV rồi đến phố Rivôli. Ở đây các cửa hiệu vẫn mở bán, đèn khí vẫn thắp sáng trưng dưới các vòm cuốn, phụ nữ mua sắm lăng xăng trong tiệm, ở hàng cà phê Lete người ta ăn kem, khách hàng vẫn ăn bánh ngọt trong cửa hàng bánh Ănglê. Chỉ có vài chiếc xe trạm từ khách sạn Lơ Pơranhxơ và khách sạn Mơrít ra đi nhanh như biến.
Mariuytx đi qua ngõ Đơloóc để vào phố Xanh Ônôrê. Ở đây hàng hiệu không bán, các chủ hiệu đứng nói chuyện với nhau bên ngoài cánh cửa mở hé, ngoài đường người ta còn đi lại, đèn phố vẫn sáng, trong nhà, từ tầng một, vẫn có ánh đèn ở cửa sổ như mọi ngày. Ở quảng trường Pale Rôian, có kỵ binh tập trung.
Mariuytx đi dọc theo phố Xanh Ônêrê. Càng đi xa Hoàng cung, càng ít thấy ánh đèn ở các cửa sổ. Hàng hiệu đóng kín mít, trước hiên không ai đứng chuyện vãn, đường phố tối dần mà người thì càng đông. Người qua đường ở đây dồn thành một đám đông. Trong đám đông ấy, không nghe ai nói cả, tuy vậy vẫn còn có một thứ tiếng ồn ào âm ỉ.
Ngang giếng máy Acbrơxêc, có những đám người tập họp, những đám đông ấy lặng lẽ đứng yên một chỗ giữa những khách đi đường như hòn đá giữa dòng nước xuôi.
Vào đến phố Pruve thì hoàn toàn không còn ai đi lại. Dòng người đã kết thành một khối vững chãi, nặng nề, chắc nịch, dày đặc, hầu như không thể chen vào được nữa. Những người ấy nói chuyện thì thầm. Hầu như không có cái áo đen, cái mũ tròn[339] nào. Chỉ có áo khoác vải, áo bơ-lu mũ két, đầu trần, tóc lởm chởm, mặt sạm. Cái biển người ấy gợn gợn trong sương mù ban đêm. Tiếng lầm rầm của nó nghe gay gắt như một tiếng rít. Mặc dù không ai đi lại, người ta vẫn nghe bước chân giẫm trên bùn.
Qua khỏi biển người dày đặc ấy, ở phố Rulơ, phố Pruve và quãng tiếp phố Xanh Ônôrê, tuyệt đối không còn ánh đèn cửa sổ. Chỉ còn mấy dãy đèn phố cô đơn và mờ nhạt dần trong khoảng xa. Thời ấy, đèn phố tương tự như những chiếc sao đỏ to treo lơ lửng giữa không trung, chiếu xuống mặt đất một cái bóng đèn có hình thù một con nhện to tướng. Các phố này không phải là vắng ngắt. Người ta thấy lờ mờ những cây súng dựng chụm đầu lại, những mũi lưỡi lê động đậy, và nhiều toán quân cắm trại. Không có ai tò mò vượt quá ranh giới ấy. Ở đấy, sự đi lại tắc hẳn. Ở đấy lĩnh vực của quần chúng nhân dân chấm dứt, lĩnh vực của quân đội nhà nước bắt đầu.
Mariuytx có cái quyết tâm của người tuyệt vọng. Người ta gọi chàng thì chàng phải đi cho bằng được. Chàng làm thế nào thì không biết, nhưng đã chen qua biển người, đã vượt vùng đồn lính, đã trốn thoát các đội tuần tra, đã tránh khỏi những lính gác. Chàng tạt qua con đường Bêtidi và đi vào khu chợ. Đến đầu đường Buốcđônne thì không còn ngọn đèn phố nào nữa.
Vượt khỏi vùng quần chúng tụ tập, vượt khỏi vùng quân đội dồn binh, chàng rơi vào một nơi kinh khiếp. Không một bóng lính, không một bóng bộ hành, không ánh đèn, không ai cả. Chỉ có quạnh quẽ, im lìm và bóng tối, và một cái gì như là một luồng khí lạnh thấm buốt vào xương. Bước vào một đường phố ở đây cũng như bước vào một hầm nhà lạnh lẽo.
Mariuytx vẫn đi tới.
Được mấy bước chàng thoáng thấy có người chạy qua bên cạnh chàng. Đàn ông hay đàn bà? Nhiều người hay chỉ có một? Chàng không biết. Người ta thoáng qua rồi biến mất.
Quanh quẩn một hồi rồi Mariuytx đến một ngõ phố mà chàng đoán là phố Pôtơri. Đi được nửa phố, chàng va phải một vật chướng ngại. Chàng đưa tay sờ: đó là một cỗ xe bị lật ngược. Chân chàng giẫm phải những vũng nước, những vết lún, những tảng đá rời chất thành đống. Đó là một cái chiến lũy mới bắt đầu dựng rồi bỏ dở. Chàng trèo lên dãy đá, nhảy qua phía bên kia. Chàng đi sát mấy cây trụ vôi và men theo các tường gạch mà tiến lên. Quá cái chiến lũy bỏ dở một đoạn, chàng lờ mờ trông thấy có cái gì trăng trắng. Đến gần thì vật ấy hiện rõ: đó là hai con ngựa bạch. Hai con ngựa đó là ngựa kéo cỗ xe hàng, do Bốtxuyê tháo ra lúc ban sáng. Chúng đi lang thang suốt ngày, cuối cùng dừng lại đây một cách nhẫn nại vì không hiểu nổi hành động của loài người, cũng như loài người không hiểu nổi hành động của tạo hóa.
Mariuytx vượt qua chỗ hai con ngựa đứng. Khi chàng bước vào một con đường phố mà chàng cho là phố “khế ước” thì có một phát súng, không biết bắn vu vơ từ đâu đến, làm sáng khoảng đêm, viên đạn rít bên tai chàng và làm thủng cái đĩa đồng ở ngay trên đầu chàng, một cái đĩa để cạo râu mà người thợ cạo treo trước cửa hiệu để quảng cáo. Năm 1846, ở phố Khế ước, trong khu cột chợ, vẫn còn cái đĩa thợ cạo thủng đó.
Tiếng súng ấy hãy còn là cảnh sống. Từ lúc ấy trở đi, Mariuytx mới thật hoàn toàn ở trong cảnh vắng lặng không người.
Hành trình vừa qua của Mariuytx không khác một hành trình xuống những bậc thang tối tăm của âm cảnh.
Tuy vậy chàng cứ đi tới.
II
PARI DƯỚI CÁNH CÚ BAY
Ai có cách gì bay lượn trên thành phố Pari lúc bấy giờ với đôi cánh dơi hay cánh cú ắt tìm thấy một cảnh ảm đạm.
Cái khu chợ xưa cũ ấy giống như một thành phố ở trong một thành phố, đường phố Xanh Đơni và đường phố Xanh Máctanh chạy xuyên qua khu ấy và hàng nghìn phố nhỏ và ngõ phố đâm ngang dọc qua hai đường kia, cái khu chợ mà những người khởi nghĩa lấy làm căn cứ và đồn trú đó, người lượn trên cao sẽ nhìn thấy như một cái hố đen tối và khổng lồ đào giữa Pari. Con mắt như rơi vào một vực thẳm.
Vì đèn đường bị đập vỡ hết, cửa sổ đóng kín hết, nên ở đây không còn tia sáng nào, không còn dấu hiệu nào của sự sống, không còn tiếng động nào, sự cử động nào. Lực lượng cảnh sát vô hình của quân khởi nghĩa canh gác khắp nơi và duy trì trật tự, tức là đêm tối. Giấu số ít trong một màn đêm rộng lớn, nhân khả năng chiến đấu của mỗi chiến sĩ lên bằng những khả năng tiềm tàng trong bóng tối, đó là chiến thuật cần thiết của khởi nghĩa. Khi đêm xuống, mỗi cửa sổ thắp nến lên đều bị một phát đạn: ánh sáng tắt, đôi khi người chết. Bởi vậy không còn gì động đậy ở đây nữa. Chỉ còn kinh hãi, tang tóc, hoảng hốt trong các ngôi nhà, ở ngoài đường thì một không khí ghê rợn thiêng liêng. Cả đến những hàng dài cửa sổ và tầng gác, những nhấp nhô của ống khói và mái nhà, những ánh phản chiếu lờ mờ trên nền đường lầy lội và ẩm ướt. Mắt nhìn từ trên cao xuống cái vùng mờ tối ấy có lẽ sẽ nhìn thấy đây đó, cách từng quãng, có những ánh sáng lù mù làm hiện lên những đường gãy góc kỳ dị, những dạng kiến thiết khác thường, một cái gì như những ánh ma trơi giữa một di tích đổ nát, đó là các chiến lũy. Ngoài ra là một cái hồ bóng tối đầy sa mù nặng nề, ảm đạm; trên đó nổi lên sừng sững hình dáng im lìm và rùng rợn của tháp Xanh Giắc, nhà thờ Xanh Meri và hai hay ba tòa nhà đồ sộ khác, những công trình khổng lồ mà con người xây dựng đó đêm tối lại biến thành hình ma bóng quỷ.
Chung quanh cái trận đồ bát quái vắng vẻ và dễ sợ đó, ở các khu phố giao thông chưa tắc nghẽn và còn vài chiếc đèn đường thưa thớt đang soi sáng, người quan sát trên không sẽ thấy lấp lánh mã tấu và lưỡi lê, sẽ nghe tiếng lăn trầm trầm của các tiểu đoàn im lặng đến nỗi mỗi phút càng đông. Một vành đai dữ dội từ từ thắt chặt và vây kín đám nghĩa quân.
Khu vực bị bao vây chỉ còn là một thứ hang quái đản, ở đấy cái gì cũng có vẻ như ngủ yên hoặc bất động và như ta đã thấy, mỗi đường phố đều chỉ bày cho thấy có bóng đêm.
Bóng đêm hung dữ, đầy cạm bẫy, đầy những va chạm khó biết và đáng sợ, bóng đêm vào thì kinh sợ mà ở đó thì ghê hồn, bóng đêm mà ai xông vào thì rùng mình trước kẻ chờ đợi, ai chờ đợi thì giật mình trước kẻ xông vào. Mỗi góc phố có những chiến sĩ vô hình trụ chốt, phải chăng đó là cạm bẫy của nhà mồ giấu trong đêm sâu? Thật hết rồi. Không mong còn ánh sáng nào ngoài chớp lóe của phát súng, còn hội ngộ nào ngoài hội ngộ đột ngột và may mắn với tử thần. Ở chỗ nào? Cách thế nào? Bao giờ? Không biết nhưng chắc chắn, không thể tránh. Ở đây, ở chỗ đã định để làm chiến trường này, chính phủ và nghĩa quân, quốc dân quân và các tổ chức quần chúng, giai cấp tư sản và dân chúng bạo khởi sắp xáp trận trong mò mẫm. Cả hai bên đều chỉ có một nhu cầu: chết hay là thắng, không có lối ra nào khác.
Tình thế đã đến chỗ triệt để, bóng đêm đã đến mức dữ dội mà những kẻ rụt rè nhất đâm ra cương quyết, còn người bạo dạn nhất lại hóa ra hoảng hốt.
Ngoài ra, ở hai phía đều cuồng phẫn, hung hãn quyết tâm ngang nhau. Đối với những kẻ này, tiến lên là chết, nhưng chẳng ai nghĩ đến thối lui; đối với những người kia ở lại là chết nhưng chẳng ai nghĩ đến bỏ chạy.
Ngày mai cần phải xong cả, cần phải bên này hay bên kia thắng, cần phải thấy cuộc khởi nghĩa là một cuộc cách mạng hay chỉ là một cuộc bạo động xoàng. Chính phủ cũng hiểu điều ấy giống như các đảng phái, anh tư sản tầm thường nhất cũng cảm thấy như thế. Do đó một tư tưởng khắc khoải phảng phất trong bóng tối dày đặc của khu phố mà mọi việc sẽ định đoạt, một cảm giác lo âu hồi hộp tăng lên chung quanh sự yên lặng từ đó tai họa sẽ xảy ra. Ở đây chỉ nghe thấy có một thứ tiếng, một tiếng thảm như tiếng rên, đe dọa như tiếng nguyền rủa: tiếng chuông nhà thờ Xanh Meri. Không gì rợn người cho bằng tiếng kêu thất thanh và thất vọng của cái chuông đó khi nó kể lể khóc than trong đêm tối.
Cũng thường khi như thế, vạn vật tuồng như đã thỏa thuận về công việc mà con người sắp làm. Không gì làm vướng bận cái vẻ hài hòa thảm đạm của nơi này cả. Sao đã biến hết, nhiều đám mây nặng nề dàn những nếp buồn rầu che kín chân trời. Trời đen sẫm che trên các đường phố chết tựa như một tấm khăn liệm mênh mông bọc phủ nấm mộ bao la này.
Trong khi một cuộc đấu tranh hãy còn hầu như là chính trị sắp diễn ra ở nơi đã chứng kiến biết bao biến cố cách mạng, trong khi thanh niên, các hội kín, các trường học vì nguyên tắc, và các tầng lớp trung lưu vì quyền lợi, mà tiến lại gần nhau để va nhau, ôm siết nhau và vật ngã nhau, trong khi mỗi người mong mỏi và thúc giục cho cái giờ chót, giờ quyết định cuộc khủng hoảng mau đến thì ở nơi xa, ở ngoài khu vực nguy hiểm này, ở tận đáy những hang cùng thăm thẳm của thành phố Pari nghèo khổ bị che lấp bởi thành phố Pari lộng lẫy, sung sướng và giàu sang, người ta nghe thấy tiếng rền rền tiếng thét trầm trầm của dân chúng.
Một tiếng dễ sợ, một tiếng thiêng liêng làm bằng tiếng gầm của con thú hòa với lời phán của Chúa trời, một thứ tiếng làm cho người hiểu biết nghiệm ra lẽ, người nhu nhược hoảng hồn, một thứ tiếng từ dưới lên như tiếng gầm của sư tử, từ trên xuống như tiếng vang của sấm trời.
III
MÉP BỜ CUỐI CÙNG
Mariuytx đến khu chợ.
Ở đây cảnh vật còn yên lặng, tăm tối, im lìm hơn ở các phố lân cận. Dường như cái yên tĩnh lạnh lẽo của cõi âm đã từ lòng đất thoát lên, lan tràn khắp dưới bầu trời.
Tuy nhiên, một vùng ánh sáng đỏ lừ chiếu lên, in lên nền trời tối đen như hình các mái nhà cao ngất chắn ngang phố Săngvrơri. Đó là ánh sáng đuốc trên chiến lũy ở quán Côranh phía nhà thờ Xanh Otxtasơ. Mariuytx đi về hướng ánh sáng đỏ ấy. Nó đưa chàng tới chợ Poarê, từ đấy chàng trông thấy dân phố Pơrêsơ tối om. Chàng tiến vào. Người nghĩa quân gác ở cuối phố không trông thấy chàng. Chàng có cảm giác sắp đến chỗ đang tìm nên đi rón rén. Chàng tới khúc rẽ vào đoạn đường Môngđêtua ngắn. Con đường này là lối độc nhất Ănggiônrátx giữ lại để liên lạc với bên ngoài như ta đã biết. Đến cái nhà cuối cùng ở góc phố bên trái, chàng thò đầu ra nhìn vào đoạn đường Môngđêtua.
Phố Săngvrơri trải ra một vạt bóng tối che bọc luôn cả chàng. Cách chỗ hai phố Săngvrơri và Môngđêtua gặp nhau một quãng ngắn, chàng thấy một đường loang loáng, một góc quán rượu, phía sau, một ngọn đèn dầu nhấp nháy soi vào một thứ tường lũy không ra hình thù gì, và một đám người ngồi xổm, súng đặt trên đầu gối. Đó là bên trong chiến lũy, cách chàng độ vài mươi thước.
Phần lớn quán rượu, chiến lũy chính và ngọn cờ đều khuất sau dãy nhà bên phải đường Môngđêtua.
Mariuytx chỉ bước một bước là đến.
Nhưng anh chàng thanh niên đáng thương ấy lại ngồi xuống một cột trụ bên đường. Chàng khoanh tay lại, nghĩ ngợi về bố mình.
Chàng nghĩ đến bố, ông đại tá Pôngmécxi anh dũng. Con người quân nhân đầy kiêu hãnh ấy đã từng trấn giữ biên giới nước Pháp thời cộng hòa và đã từng trấn giữ biên giới châu Á thời hoàng đế Napôlêông. Ông đã từng thấy Giên, Alêchdăngđri, Milăng, Tuyranh, Mađơrit, Viên, Đơrexđơ, Béclanh, Mốtxcu. Ông đã từng đổ máu trên tất cả các chiến trường châu Âu, dòng máu ấy Mariuytx đang mang trong mình. Đời sống kỷ luật và nhiệm vụ chỉ huy đã làm cho ông già trước tuổi. Ông đã từng sống những ngày luôn luôn phải nai nịt sẵn sàng, có khi cầu vai rơi trễ xuống ngực, quân hiệu đen xì thuốc súng và vừng trán có vết mũ hằn lên, rồi lúc thì ở lều, lúc thì ở trại, lúc thì đóng quân dọc đường, lúc thì đi cùng đoàn quân y. Như thế suốt hai mươi năm chinh chiến. Lúc trở về má mang lằn sẹo dài nhưng mặt vẫn tươi cười, người giản dị, thanh thản, đáng kính và trong trắng như trẻ con. Con người ấy đã toàn tâm phục vụ tổ quốc và không hề làm một điều gì chống lại tổ quốc cả.
Bây giờ đến lượt chàng. Đã đến lúc chàng phải nối gót cha mà tỏ ra can đảm, gan góc, bạo dạn, dám xông pha bom đạn, sẵn sàng đem ngực mà chống lại lưỡi lê, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng đi tìm quân thù và sẵn sàng đi tìm cái chết. Đã đến lượt chàng phải tham gia chiến đấu, phải ra ngoài trận địa, mặc dù trận địa ở đây là đường phố và cuộc chiến tranh ở đây là nội chiến!
Cuộc nội chiến hiện ra trước mắt chàng như một cái hố thẳm. Chàng thấy rồi đây chàng sẽ rơi xuống hố ấy.
Bỗng dưng chàng rùng mình.
Chàng nhớ đến thanh gươm của cha chàng mà trước đây ông chàng đã đem bán cho hàng đồng nát làm cho chàng tiếc đến đứt ruột. Bây giờ thì chàng thấy thanh gươm anh dũng và trong sạch ấy rời khỏi tay mình, giận dữ bỏ đi vào cõi tối tăm như thế là phải. Chắc hẳn nó trốn đi như thế là vì nó thông minh, nó đoán biết trước được tương lai. Có lẽ vì nó linh cảm sẽ có ngày dân chúng nổi dậy, người ta sẽ đánh nhau trong rãnh nước, trên đường phố, sẽ bắn nhau từ cửa sổ dưới hầm các nền nhà, sẽ đâm chém nhau từ phía sau lưng vì nó đã trải qua những chiến thắng lẫy lừng ở Marănggô, ở Pơrietlăng, nên nó không muốn người ta mang nó đến phố Săngvrơri, vì sau khi đã cùng ông bố lập nên bao nhiêu công trạng anh hùng, nó không muốn cùng ông con làm những công việc như vậy! Chàng lại nghĩ giá thanh gươm còn ở nhà, chàng đã nhận nó ở đầu giường bố khi bố qua đời, và chàng dám cả gan xách nó dùng vào cuộc huynh đệ tương tàn trong đêm tối ở ngã tư này, thì chắc nó sẽ làm bỏng cả tay chàng và nó sẽ bốc lên thành ngọn lửa sáng rực như lưỡi gươm thiêng! May sao mà nó đã biệt tăm biệt tích! Bây giờ nghĩ lại chàng mới thấy việc ông ngoại chàng đem bán nó đi là đúng, chính ông ngoại chàng mới thật là người biết giữ gìn thanh danh cho bố chàng, bán nó đi cho hàng đồng nát vứt vào đống sắt gỉ còn tốt hơn là đem dùng để đâm vào sườn tổ quốc hôm nay.
Nghĩ đến nó, chàng bưng mặt khóc nức nở.
Ghê rợn quá. Nhưng biết làm sao? Sống mà không có Côdét chàng thấy không thể sống nổi. Nàng đã đi rồi, thì chàng chỉ còn chết. Không phải chàng đã lấy danh dự nói với nàng rằng chàng sẽ chết hay sao? Đã biết thế mà cứ bỏ đi, nghĩa là ưng cho chàng chết chứ còn gì nữa. Thôi rõ quá rồi, người ta chẳng còn yêu thương gì chàng đâu, bỏ đi mà không hề cho chàng biết, một lời cũng không, một chữ cũng không, mà có phải người ta không biết địa chỉ của chàng cho cam! Sống làm gì nữa, và tại sao phải sống nữa bây giờ? Với lại, đã đến đây mà còn lùi sao? Đã tiến đến gần nơi nguy hiểm mà lại bỏ chạy sao? Đã vào thấy chiến lũy mà lại lẩn tránh sao? Lẽ nào vừa run sợ lẩn tránh lại vừa nói: thôi, thôi, tôi đã trông thấy rồi đủ rồi, nội chiến mà, tôi xin đi! Lẽ nào bỏ mặc bạn bè đang đợi mình! Có lẽ họ đang cần mình kia mà! Họ có một nhóm người mà phải chống lại cả một lộ quân! Bỏ đi để lỗi hẹn với tất cả, với tình yêu, với tình bạn, với lời mình tự hứa nữa? Lấy cớ yêu tổ quốc mà che sự nhát gan của mình sao? Không thể như thế được. Giá có hồn ma của bố chàng trong bóng tối lúc đó thấy chàng lùi bước như thế, chắc cũng sẽ lật gươm đập vào lưng chàng và thét lớn: tiến lên, đồ hèn!
Chàng cúi đầu, bao nhiêu ý nghĩ tới lui lúc ấy làm óc chàng rối bời.
Bỗng chàng ngẩng lên. Trí chàng như vừa tỉnh ngộ. Hình như gần chết thì trí óc sống lên và người ta nhìn rõ được chân lý hơn. Công việc chàng sắp dấn thân vào, chàng không còn hình dung đó là một việc thảm hại nữa, trái lại chàng thấy đó là một việc vẻ vang. Trong trí chàng, không biết do diễn biến thế nào mà cuộc chiến tranh đường phố phút chốc đã thay đổi hẳn bộ mặt. Hết thảy các câu hỏi rối rắm chàng tự đặt ra trong lúc mơ màng, bấy giờ lại ùn ùn kéo đến, nhưng không hề làm chàng nao núng. Chẳng có câu nào chàng bỏ qua không giải đáp được.
Nào, tại sao bố chàng lại giận chàng được? Phải có những trường hợp của một cuộc khởi loạn cũng có cái vinh quang của một nghĩa vụ chứ? Anh con ông đại tá Pôngmécxi mà tham gia vào cuộc chiến đấu này thì có gì làm giảm phẩm cách của anh chứ? Không phải Môngmiray, cũng không phải Săngpôbe. Đây là cái khác. Vấn đề ở đây chẳng phải là bảo vệ đất thánh mà là chiến đấu cho một lý tưởng thiêng liêng. Tổ quốc có kêu ca, đành vậy, nhưng nhân loại lại hoan nghênh. Mà có thật Tổ quốc kêu ca không? Nước Pháp chảy máu nhưng tự do lại mỉm cười, và trước nụ cười của tự do, nước Pháp quên cả vết thương mình. Với lại, nhìn vấn đề một cách cao rộng hơn nữa thì cái gì đáng gọi là nội chiến?
Nội chiến là gì? Vậy có ngoại chiến không? Tất cả các cuộc chiến tranh giữa loài người chẳng phải là chiến tranh giữa anh em thì là gì? Tính chất một cuộc chiến tranh quyết định ở mục đích của nó. Chẳng có ngoại chiến, nội chiến gì cả, chỉ có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa mà thôi. Cho đến ngày thiên hạ đại đồng, thì chiến tranh, ít nhất là chiến tranh giữa cái cũ đang chần chừ mãi không chịu cuốn vó đi và cái mới đang nóng ruột tiến lên, chiến tranh ấy còn có thể là cần thiết. Đối với thứ chiến tranh như thế, có gì đáng trách? Chiến tranh sở dĩ là một mối nhục nhã, thanh gươm sở dĩ thành một con dao giết người là vì nó giết chết công lý, tiến bộ, lẽ phải, văn minh, chân lý. Đã thế, thì ngoại chiến, nội chiến gì, nó cũng phi nghĩa cả, là tội ác. Nếu không kể đến chính nghĩa thiêng liêng thì hình thức chiến tranh này có quyền gì khinh bỉ hình thức chiến tranh kia? Lưỡi gươm của Oasintơn[340] có quyền gì mà không công nhận mũi giáo của Cami Đêmulanh?[341]
Lêoniđa chống giặc ngoài, Timôlêông chống bạo chúa, ai vĩ đại hơn ai? Một người bảo vệ, một người giải phóng. Lẽ nào thóa mạ tất cả những cuộc chiến đấu vũ trang nội bộ không cần đếm xỉa đến mục đích của nó? Như thế thì phải kể là điếm nhục tất cả những Bruytuýtx, Mácxen, Acnu đơ Blăngkenem, Côlinhi. Giặc bờ bụi à? Giặc đường phố à? Sao lại không? Đó là giặc của Ăngbioritx, của Actơvenđơ, của Mácnitx, của Pêlagiơ. Nhưng Ăngbioritx chiến đấu chống Lamã, Actơvenđơ chống Pháp, Mácnitx chống Tây Ban Nha, Pêlagiơ chống bọn Morơ, tất cả đều chống ngoại bang. Vậy thì quân chủ là ngoại bang, áp bức là ngoại bang, thần quyền là ngoại bang. Chế độ chuyên chế vi phạm biên giới của đời sống tinh thần chẳng khác gì quân xâm lược vi phạm biên giới địa lý của một quốc gia. Đánh đuổi tên độc tài hay đánh đuổi quân xâm lược Anh, trong hai trường hợp đều là giành lại lãnh thổ của mình.
Đến một lúc nào đó, phản kháng không còn đủ được nữa, triết lý xong phải hành động mới được, vũ lực phải hoàn thành được những cái mà tư tưởng đã phác họa. Prômêtê bị xiềng bắt đầu, Arixtôgitông kết thúc, Bách khoa toàn thư soi sáng trí óc mọi người thì ngày 10 tháng tám kích thích họ như một luồng điện. Sau Etsin là Traxybuyn sau Điđơrô phải có Đăngtông.
Quần chúng có xu hướng muốn có một vị chúa. Khối dày đặc của họ dễ bất động. Đám đông thường dễ đi đến phục tòng. Cho nên phải lay họ, đẩy họ, lấy cái việc giải phóng họ mà thúc mạnh vào người họ, lấy sự thật mà đập vào mắt họ, đem ánh sáng mà ném chúa chát vào mặt họ mới được. Phải làm cho họ như bị sét đánh một chút, có lóa mắt như thế họ mới tỉnh dậy được. Do đó tiếng trống, tiếng mõ và chiến tranh là cần. Những chiến sĩ vĩ đại, phải vùng lên, đem tinh thần dũng cảm của mình mà làm sáng rực các quốc gia, lay mạnh cả cái nhân loại thảm đạm đang khuất lấp dưới bóng tối của nền quân chủ thần quyền, của đầu óc tranh vương đồ bá, của bạo lực, của cuồng tín, của những chính quyền vô trách nhiệm đối với nhân dân, của những ngôi vua độc đoán. Một đám ô hợp đang ngẩn ngơ nhìn những chiến thắng của bóng đêm trong cảnh hoàng hôn rực rỡ.
Đả đảo độc tài! Ơ kìa! Nói ai thế? Gọi Luy Philip là độc tài à? Không phải, cũng như Luy XVI, chẳng khác gì. Hai người ấy, trong lịch sử quen gọi là những ông vua tốt. Có điều nguyên tắc là một khối không cắt xén được. Lôgic của chân lý thẳng băng, đặc điểm của chân lý là không dễ dãi, cho nên không thể nào nhân nhượng được. Bất cứ sự lấn át nào lên con người đều phải trừng trị ngay. Trong Luy XVI có nguyên lý thần quyền, mà Luy Philip thì có cái “vì là dòng họ Buốcbông”. Cả hai, trong một phạm vi nhất định, là tiêu biểu của sự thu đoạt các quyền làm người làm dân. Muốn san phẳng mọi sự thán đoạt rộng khắp trên trái đất này, thì phải đánh đổ hai người ấy. Việc ấy cần thiết vì nước Pháp luôn luôn là chỗ khởi thủy mọi việc. Khi nhà vua Pháp sụp đổ, thì mọi nhà vua cũng đổ theo. Tóm lại, khôi phục chân lý xã hội, trả địa vị độc tôn cho tự do, trả dân chúng lại cho dân chúng, trả chủ quyền lại cho con người, trả vinh quang cho nước Pháp, phục hồi đầy đủ công lý và lẽ phải, bãi bỏ mọi mầm mống xung đột bằng cách trả quyền hạn con người lại cho mỗi người, tiêu diệt mọi trở lực mà vua chúa dựng lên trên đường thế giới đại đồng, đặt nhân loại ngang hàng với nhân quyền, như thế còn mục đích nào chính nghĩa hơn, do đó, còn chiến tranh nào vĩ đại hơn? Những thứ chiến tranh như thế là chiến tranh xây dựng hòa bình. Các đồn lũy khổng lồ của thành kiến đặc quyền, mê tín, lừa phỉnh, bóp nặn, lạm quyền, hành hung, bất công, ám muội, còn sừng sững trên thế giới này với tất cả những pháo đài của hằn thù. Phải quật nó đổ xuống. Phải đạp bằng cái khối ghê tởm ấy đi. Chiến thắng ở Auxtéclít là lớn lao, nhưng san bằng ngục Bátxti mới là tuyệt vời.
Không có ai không nhận thấy điều này thông qua sự tự quan sát: linh hồn có một khả năng tuyệt diệu, do tính nhất quán kiêm tính biến tại của nó, đó là khả năng luân lý hầu như là lạnh lùng trong những giờ phút quyết liệt nhất và lắm khi tình yêu bẽ bàng và thất vọng sâu sắc lại đem soát xét những vấn đề, những luận đề trong cuộc độc thoại ảm đạm cuối cùng. Lôgic chen vào trong giãy giụa và sợi chỉ tam đoạn luận vẫn phất phơ chứ không đứt trong cơn giông tố hắc ám của tư tưởng. Trạng thái tâm hồn của Mariuytx là như vậy đó.
Suy nghĩ như thế, Mariuytx thấy khổ sở nhưng quyết tâm, quyết tâm nhưng vẫn ngập ngừng, run run trước công việc sắp làm. Chàng đưa mắt nhìn khắp bên trong chiến lũy. Bọn người khởi nghĩa im lìm không cử động, có tiếng nói chuyện với nhau rất khẽ. Mọi người đều cảm thấy cái không khí nửa yên lặng lúc bấy giờ là dấu hiệu của giai đoạn chờ đợi cuối cùng. Trên cao, ở một cửa sổ tầng gác thứ ba, Mariuytx thấy có một người đang ra dáng nhìn họ chăm chú. Đó là người gác cổng bị Lơ Cácbuýc bắn chết. Từ dưới nhìn lên, cái đầu người ấy hiện ra lờ mờ. Trong ánh sáng tăm tối, chập chờn, trông không có gì quái lạ bằng! Khuôn mặt thì xám xanh, im lìm, ngạc nhiên, mớ tóc thì dựng ngược, cặp mắt thì mở to nhìn chằm chặp, cái mồm thì há hốc, nghiêng xuống mặt đường, dáng tò mò. Phải chăng người ấy đã chết đang nhìn bọn người sắp chết? Một đống máu dài chảy từ cái đầu lâu ấy đã đóng thành những sợi chỉ đỏ từ cửa sổ đến ngang tầng gác một thì dừng lại.
QUYỂN XIV: NHỮNG NÉT VĨ ĐẠI CỦA THẤT VỌNG
I
LÁ CỜ - MÀN MỘT
Vẫn chưa có gì xảy ra. Chuông nhà thờ Xanh Meri điểm mười giờ từ lâu. Ănggiônrátx và Côngbơphe, xách súng đến ngồi bên cạnh chỗ khe hở của chiến lũy chính. Hai người không nói gì với nhau, chỉ lắng tai để nghe cả đến tiếng chân người dù dội nhẹ và xa nhất.
Bất thình lình, giữa không khí yên tĩnh hãi hùng ấy, hình như từ phố Xanh Đơni, một giọng hát trẻ thơ, trong trẻo, vui vẻ, cất lên lanh lảnh. Giọng hát theo điệu Dưới ánh trăng, một điệu dân ca cổ, nhưng lời là một bài thơ mà câu cuối là một tiếng reo giống như tiếng gà gáy:
Mũi ta nó khóc dầm
Hỡi ông bạn Buygiô!
Cho ta mượn mấy sen đầm,
Ta nói chuyện với chúng cho.
Mình khoác áo tơi xanh,
Hình gà trên mũ,
Đây đã đến ngoại thành!
Ò ó o o… o!
Hai người xiết tay nhau, Ănggiônrátx bảo:
- Tiếng Gavrốt.
- Nó báo tin cho mình đây - Côngbơphe tiếp.
Có tiếng chân chạy hấp tấp qua đường phố vắng. Rồi một bóng người nhanh nhẹn hơn cả một anh hề rạp xiếc leo qua chiếc xe hàng. Và Gavrốt nhảy phóc vào bên trong chiến lũy, vừa thở hổn hển vừa nói:
- Súng của em đâu? Chúng nó đến rồi kìa.
Cả chiến lũy như bị điện giật. Nghe tiếng những bàn tay sờ soạng cầm súng lên. Ănggiônrátx hỏi:
- Em muốn lấy khẩu cácbin của anh không?
- Em ưng khẩu súng trường kia, Gavrốt đáp.
Và nó cầm khẩu súng trường của Giave.
Hai người cảnh giới cũng vừa rút lui và trở vào chiến lũy theo gót Gavrốt. Đó là hai người ở phía đầu phố và ở phía Pơtit Tơruyăngđri. Người gác ở ngõ Pêrêsơ vẫn còn tại chỗ, như thế nghĩa là chưa có dấu hiệu tấn công từ phía cầu và phía chợ.
Trên đường phố Săngvrơri chỉ thấy lấp loáng mấy phiến đá lát đường, nhờ ánh sáng tù mù chiếu lên lá cờ chiến lũy. Cả dãy phố trông mơ hồ như một cái cổng tò vò lớn tối om, mở ra trong bầu trời đầy khói.
Ai nấy đều đến vị trí chiến đấu của mình.
Nghĩa quân có bốn mươi ba người, trong đó Ănggiônrátx, Cuốcphêrắc, Bốtxuyê, Giôli, Bahôren và Gavrốt. Mọi người đều quỳ xuống, đầu mấp mé với đỉnh chiến lũy lớn. Súng trường, súng ngắn đều chĩa nòng trên đá như từ những lỗ châu mai, tất cả đều chăm chú, im lặng, sẵn sàng nhả đạn. Sáu người khác dưới quyền chỉ huy của Phơidi đã đến nấp sẵn ở cửa sổ của hai tầng gác nhà quán Côranh, súng áp vai.
Mấy phút trôi qua. Có tiếng chân người đều đặn, nặng nề, đông đảo nghe rõ mồn một từ phía Xanh Lơ. Ban đầu còn nhỏ, sau rõ dần, rồi nặng nề và âm vang. Bước chân từ từ tiến gần, không nghỉ, không dừng, đều đều, bình tĩnh và ghê gớm. Chỉ nghe có thế. Có cảm tưởng như vừa là sự yên lặng vừa là sự ồn ào của pho tượng kỵ sĩ thời xưa,[342] nhưng bước chân rắn rỏi ở đây lại có cái gì to lớn, dồn dập, khiến phải nghĩ đến một đám đông người, đồng thời phải nghĩ đến một bóng ma, hiện thân của những đội lê dương Lamã đáng sợ ngày xưa. Tiếng chân đến gần, đến gần nữa rồi dừng lại. Nghe như ở cuối phố có hơi thở của rất nhiều người. Bóng tối dày đặc. Không trông thấy gì, nhưng lại có thể đoán biết rất rõ. Một rừng dây thép, nhỏ như kim và gần như không nhận ra, đang cử động, giống hệt những tia sáng lân tinh chằng chịt mà ta thấy những lúc mắt đã nhắm nghiền và ta mơ màng sắp ngủ. Đó là lưỡi lê và nòng súng lờ mờ trong ánh sáng ngọn đuốc ở đầu này chiếu vọng đến.
Một phút im lìm. Cả hai bên dường như đang chờ đợi. Bỗng, từ đáy bóng tối, một giọng người hô to: “Ai?”
Nghe hô mà không thấy người, chẳng khác gì bản thân đêm tối tự thét lên, nên càng ghê rợn.
Cùng lúc đó nghe có tiếng súng lách cách chực bắn. Ănggiônrátx đáp lại bằng một giọng tự hào, sang sảng:
- Cách mạng Pháp.
- Bắn! Giọng người bên kia hô.
Một làn chớp làm đỏ rực mặt trước các dãy phố như có cánh cửa lò vụt mở ra rồi đóng sập ngay lại.
Một loạt súng kinh khủng nổ ầm ầm vào chiến lũy. Lá cờ đỏ rơi xuống. Loạt đạn bắn rát và dày đến nỗi làm gãy ngang cán cờ nghĩa là đầu mút cái càng của chiếc xe khách. Nhiều viên đạn từ bờ tường giội ra, lạc vào trong chiến lũy làm một số người bị thương.
Loạt súng đầu ấy nghe thật lạnh mình. Cuộc tấn công thật dữ dội, đáng làm cho người can đảm nhất cũng phải suy nghĩ. Rõ ràng là nghĩa quân đang phải đương đầu với cả một trung đoàn là ít.
- Các đồng chí, Cuốcphêrắc thét to, đừng phí đạn. Chờ cho chúng nó tiến vào trong phố rồi hãy bắn trả.
- Và trước hết, Ănggiônrátx nói, phải dựng ngọn cờ lên.
Chàng nhặt lá cờ vừa rơi ngay chỗ chân chàng.
Bên ngoài, có tiếng que thông nòng, quân đội chính phủ lại lắp đạn.
Ănggiônrátx hỏi lại:
- Ai là người can đảm? Ai dám ra dựng lại cây cờ trên chiến lũy?
Không ai trả lời. Leo lên đỉnh chiến lũy trong lúc quân địch đang nhằm vào để nổ súng lần nữa nhất định là chết. Kẻ gan dạ nhất cũng ngập ngừng không muốn dấn thân vào chỗ chết như thế. Bản thân Ănggiônrátx cũng rùng mình. Chàng nhắc lại:
- Không có ai cả à?
II
LÁ CỜ - MÀN HAI
Từ lúc đến Côranh và bắt đầu xây dựng chiến lũy, không ai để ý đến cụ Mabớp nữa. Trái lại, ông cụ không rời đoàn người phút nào. Cụ vào tầng dưới quán rượu và đến ngồi sau quầy kế toán. Có thể nói là ở đó cụ đã hoàn toàn thu mình vào trong thâm tâm. Có vẻ như cụ không còn nhìn thấy gì và cũng không suy nghĩ gì nữa. Cuốcphêrắc và nhiều người khác đôi ba phen đã đề nghị cụ nên đi nơi khác, nhưng cụ ra vẻ không nghe thấy gì. Không có ai nói gì với cụ thì môi cụ lại mấp máy như trả lời, nhưng hễ có ai hỏi chuyện, thì mồm cụ lại ngậm tăm và cặp mắt dường như đờ đẫn, hết thần. Vài giờ trước khi chiến lũy bị tấn công, cụ đã ngồi im như pho tượng, dáng điệu không hề thay đổi: hai bàn tay nắm lại đặt trên đầu gối, còn đầu nghiêng về phía trước như nhìn vào một hố sâu. Không có gì cho cụ ra khỏi dáng điệu ấy nổi, trí óc cụ tuồng như không còn ở trong chiến lũy nữa. Khi ai nấy đều về vị trí chiến đấu, thì trong gian phòng thấp chỉ còn mình Giave bị trói vào cây cột, một nghĩa quân tay cầm thanh kiếm trần đang gác Giave, và cụ. Lúc cuộc tấn công bắt đầu, súng nổ làm cụ giật mình và cũng hình như đánh thức cụ dậy. Tự nhiên cụ đứng lên, đi ngang qua gian phòng, và lúc Ănggiônrátx kêu gọi lần thứ hai: “Không có ai cả à?” thì cụ hiện ra trên ngưỡng cửa quán rượu.
Sự có mặt của cụ làm các nhóm người đang chiến đấu như bị điện giật. Có tiếng kêu:
- Người bỏ phiếu xử vua đấy! Đại biểu viện Khế ước! Đại biểu nhân dân đấy kìa!
Chắc là cụ chẳng nghe thấy gì.
Cụ đi thẳng tới Ănggiônrátx. Nghĩa quân giãn ra kinh hãi và kính cẩn. Cụ giật lá cờ trong tay Ănggiônrátx. Ănggiônrátx lùi lại sửng sốt, và trong lúc không ai dám ngăn cụ, hoặc giúp cụ một tay, ông già tám mươi ấy bắt đầu leo lên các phiến đá xếp thành bậc thang trong chiến lũy, đầu vẫn lắc lư, nhưng bước chân vững chắc, cảnh tượng rất đỗi vĩ đại làm mọi người chung quanh cụ buột miệng: bỏ mũ xuống! Cứ mỗi bậc cụ tiến lên, cảnh tượng lại càng khủng khiếp. Đầu tóc bạc, nét mặt già nua, vừng trán rộng, hói và nhăn nheo, cặp mắt lõm sâu, cái mồm ngẩn ngơ mở rộng, cánh tay gầy gò giương cao lá cờ đỏ, tất cả đều từ trong bóng tối tiến ra và hiện to lên dần trong ánh đuốc màu máu. Mọi người đều có cảm giác như đang nhìn bóng ma của năm 93[343] từ dưới đất hiện lên, trong tay còn nắm lá cờ khủng bố.
Khi ông cụ đã leo đến bậc đá cuối cùng, khi cái bóng ma run rẩy và đáng sợ ấy đứng thẳng người lên trên đống đồ đạc gãy nát đối diện với một nghìn hai trăm miệng súng vô hình ở đằng kia, và nhìn thẳng vào cái chết như coi nó chẳng ra gì, thì tất cả cái chiến lũy đang chìm trong bóng tối bỗng dưng có một vẻ gì phi thường, kỳ vĩ.
Một phút im lặng long trọng như chỉ thấy ở những cảnh tượng kỳ diệu.
Giữa cảnh im lặng ấy, cụ già phất cao lá cờ đỏ và thét lên:
- Cách mạng muôn năm! Cộng hòa muôn năm! Bình đẳng, bác ái! Và chết!
Bên kia nghe có tiếng thì thầm rất nhỏ và rất mau tựa hồ như tiếng một cha cố cầu kinh hấp tấp. Có lẽ là tiếng anh cẩm cảnh sát ở cuối phố kêu gọi giải tán. Giọng người oang oang ban nãy đã hô: Ai? lại thét lớn:
- Hãy đi đi!
Cụ Mabớp mặt trắng nhợt, đờ đẫn, cặp mắt hoảng loạn sáng rực lên. Cụ giơ ngọn cờ lên khỏi đầu và lặp lại:
- Cộng hòa muôn năm!
- Bắn! Giọng người bên kia ra lệnh.
Lần thứ hai một loạt súng nổ ầm ầm vào chiến lũy. Ông già khuỵu xuống, lại cố gượng đứng lên. Lá cờ trong tay rơi ra. Cụ ngã ngửa ra đằng sau, rơi xuống mặt đường như tấm ván, sóng sượt, hai tay dang thẳng thành hình chữ thập.
Máu chảy lênh láng. Gương mặt tái xanh, rầu rầu vẫn như còn nhìn lên trời cao.
Mọi người xúc động mạnh đễn nỗi quên cả đề phòng quân địch, ùa đến bên cạnh xác ông cụ, trong lòng vừa kính vừa sợ.
Ănggiônrátx nói:
- Thật là lạ lùng! Những con người dám bỏ phiếu giết vua.
Cuốcphêrắc ghé vào tai Ănggiônrátx:
- Tớ nói cái này cho cậu nghe riêng thôi nghe. Tớ không muốn làm giảm lòng hăng hái của mọi người. Ông cụ ấy chẳng phải là tay giết vua đâu. Tớ biết rõ. Ông cụ Mabớp đấy. Không hiểu hôm nay ông cụ lòng dạ như thế nào. Chứ ông cụ thật là một con người ngây ngô đáng mến. Đây này, cậu nhìn đầu ông ta.
- Cái đầu ngây ngô nhưng quả tim đầy nghĩa khí. Ănggiônrátx đáp.
Xong, anh cất tiếng kêu gọi:
- Các đồng chí! Đây là gương người già nêu cho bọn trẻ chúng ta. Chúng ta đang ngập ngừng thì cụ chạy đến, chúng ta lùi bước thì cụ đã tiến lên. Rõ ràng đó là bài học mà những người run rẩy vì tuổi tác dạy cho những kẻ run rẩy vì sợ sệt. Đối với Tổ quốc, cụ đây là một con người cao cả. Cụ sống lâu dài và chết vinh quang! Bây giờ thì chúng ta hãy khiêng cụ vào nằm trong nhà, và mỗi chúng ta phải bảo vệ cụ già đã chết này như bảo vệ bố mẹ sống của chúng ta. Mong rằng sự có mặt của cụ trong bọn chúng ta sẽ làm cho chiến lũy không bao giờ rơi vào tay quân địch!
Tiếp theo lời ấy có tiếng rì rào tán thành, vừa đau buồn vừa cương quyết.
Ănggiônrátx cúi xuống, nâng đầu ông cụ lên. Đôi mắt long lanh dữ tợn anh hôn vào trán và cầm tay ông cụ đặt ra hai bên, nhẹ nhàng, âu yếm như sợ làm cụ đau, rồi cởi chiếc áo cụ ra, đưa lên cho mọi người trông rõ các vết đạn sẫm máu:
- Từ giờ, đây là lá cờ của chúng ta.
III
GIÁ GAVRỐT NHẬN KHẨU CÁCBIN CỦA ĂNGGIÔNRÁTX THÌ HƠN
Người ta lấy chiếc khăn quàng đen dài của bà Huysơlu đắp lên thi hài cụ Mabớp. Sáu người lấy súng xếp thành một cái cáng, đặt thi hài lên đấy và khiêng vào để trên cái bàn to trong nhà. Cả sáu người đều bỏ mũ, bước đi thong thả, nghiêm trang.
Mọi người đều để hết tâm trí vào công việc thiêng liêng ấy, quên không nghĩ đến tình hình nguy hiểm lúc bấy giờ.
Lúc thi hài đi qua gần chỗ Giave, tên này vẻ mặt vẫn phớt tỉnh, Ănggiônrátx nói:
- Chốc nữa sẽ đến mày.
Trong lúc ấy, chỉ một mình chú bé Gavrốt là không rời khỏi vị trí chiến đấu của mình. Chú vẫn để ý quan sát và hình như trông thấy có người đang mon men đến gần chiến lũy. Bất thình lình chú kêu:
- Coi chừng!
Cuốcphêrắc, Ănggiônrátx, Pruve, Côngbơphe, Giôli, Bahôren, Bốtxuyê, tất cả đều ùa ra khỏi quán rượu. Thiếu chút nữa thì chậm mất! Hàng loạt lưỡi lê sáng loáng nhấp nhô trên đỉnh chiến lũy. Bọn lính cảnh vệ cao lớn tràn vào, đứa thì phóc qua chiếc xe khách, đứa thì lẻn vào phía khe hở của chiến lũy. Gavrốt bị đẩy lui, cứ thoái dần chứ không bỏ chạy.
Giờ phút vô cùng nghiêm trọng. Chẳng khác gì lúc nước lụt trong dòng sông dâng lên mấp mé bờ đê và bắt đầu rỉ qua lỗ mối. Chỉ một giây nữa là chiến lũy bị hạ.
Bahôren nhảy đến tên lính đầu tiên vừa lọt vào, lảy cho hắn một phát cácbin sát rạt làm hắn chết ngay; tên thứ hai phóng lê đâm chết Bahôren. Một tên khác quật ngã Cuốcphêrắc, anh kêu: cứu tôi với! Tên lính cao lớn nhất, to như một hộ pháp, giơ lưỡi lê lên xông thẳng đến Gavrốt. Chú bé hai tay khẳng khiu nắm chắc khẩu súng trường to lớn của Giave, gan góc nhằm tên hộ pháp mà bóp cò. Không nổ. Súng Giave không nạp đạn. Tên lính bật cười khanh khách giơ cao lưỡi lê chực đâm xuống chú bé.
Lưỡi lê chưa kịp đâm xuống thì cây súng đã rời khỏi tay tên lính, bị một viên đạn bắn trúng vào trán, hắn ngã ngửa ra chết ngay. Một viên khác tin đúng giữa ngực tên lính vừa quật ngã Cuốcphêrắc, hắn ngã quay lơ trên mặt đường.
Đấy là Mariuytx, chàng vừa xông vào chiến lũy.
IV
THÙNG THUỐC SÚNG
Nép mình trong góc phố Môngđêtua, Mariuytx đã chứng kiến pha thứ nhất cuộc chiến đấu, trong lòng lưỡng lự và hồi hộp. Tuy vậy, chàng không sao cưỡng nổi sức cuốn hút huyền bí và mãnh liệt mà ta có thể gọi là tiếng gọi của vực sâu. Trước sự khẩn cấp của hiểm họa, trước cái chết bí ẩn của ông cụ Mabớp, trước cảnh Bahôren bị đâm chết, trước tình thế cần phải viện trợ hoặc trả thù cho bạn bè, mọi sự ngập ngừng đều tiêu tán đâu mất, chàng xông thẳng vào cuộc hỗn chiến, hai tay cầm hai khẩu súng ngắn. Phát thứ nhất chàng cứu Gavrốt, và phát thứ hai chàng giải thoát Cuốcphêrắc.
Giữa tiếng súng nổ, tiếng kêu của bọn lính bị giết, quân xung kích của chính phủ đã trèo lên các công sự. Phút chốc đã thấy lom khom trên đỉnh chiến lũy vô số lính và lính: cảnh vệ, quân chính quy, quốc dân quân ngoại ô, tên nào tên nấy lăm lăm khẩu súng cầm tay. Bọn chúng chiếm lĩnh đến hơn hai phần ba công sự, nhưng chưa nhảy vào bên trong, hình như còn do dự, sợ có cạm bẫy gì chăng. Chúng nhìn vào chiến lũy tối om như người ta nhìn vào hang hùm. Ánh đuốc soi rõ vào lưỡi lê, vào mũ lông, vào những bộ mặt lo lắng và tức giận.
Mariuytx chẳng còn vũ khí nào trong tay cả, hai khẩu súng ngắn hết đạn, chàng đã vứt đi rồi. Chàng chợt thấy trong gian phòng thấp, gần bên cửa lớn một thùng thuốc súng.
Chàng vừa quay người nhìn về phía ấy thì một tên lính chĩa súng nhằm bắn chàng. Một bóng người vụt nhảy đến, đưa bàn tay bịt kín họng súng. Đó là anh thợ trẻ bận quần nhung. Súng nổ, viên đạn xuyên qua bàn tay và chừng như xuyên luôn qua cả người anh nên anh nhào xuống. Nhưng Mariuytx thì không việc gì. Tất cả xảy ra trong khói, mờ mờ. Mariuytx đang đi vào phòng thấp chỉ thấy loáng thoáng: Hình như có mũi súng chĩa vào chàng, rồi có bàn tay bịt miệng súng lại, và nghe có tiếng súng nổ. Nhưng trong những lúc như thế, mọi cái nhìn thấy trước mắt đều chao đảo và dồn dập, trí óc chẳng sao dừng lại lâu ở một vật gì. Người ta có cảm giác bị lôi cuốn ngấm ngầm đến chỗ đen tối hơn, và mọi sự việc đều như mây mù.
Nghĩa quân bị đánh bất thần nhưng không hoảng hốt, nên dần dần đã củng cố được hàng ngũ. Trong phút lộn xộn đầu tiên, sợ anh em có thể nhầm nhau, Ănggiônrátx hô to: thong thả! Không được bắn bừa! Phần đông họ đã leo lên cửa sổ gác một hoặc trèo lên các bao lơn, chiếm lấy các cao điểm. Mấy người kiên quyết nhất, cùng với Ănggiônrátx, Cuốcphêrắc, Pruve và Côngbơphe đều xếp hàng tựa lưng vào dãy nhà phía sau cùng. Họ không nấp vào một công sự nào cả, ngang nhiên đối diện với bọn quân lính và cảnh sát đứng dày trên chiến lũy.
Các công việc ấy đều tiến hành thong thả, không hấp tấp trong cái không khí nghiêm trọng lạ thường trước giờ giáp lá cà. Cả hai bên đều chĩa súng nhằm vào nhau, họng súng gần như chạm với đích. Hai bên sát nhau đến nỗi có thể nói chuyện với nhau rõ mồn một. Sắp đến lúc nổ súng, một viên sĩ quan áo cổ cao, ngù vai rộng, giơ gươm lên nói:
- Hạ khí giới đi!
- Bắn! Ănggiônrátx đáp lại.
Hai loạt súng đều nổ một lần, mọi vật đều xóa nhòa trong khói súng.
Trong làn khói khét lẹt, ngạt thở, vẳng lên tiếng rên yếu ớt âm thầm của những kẻ sắp chết hoặc bị thương đang lê mình trên mặt đường.
Khói tan, hàng ngũ mỗi bên có thưa đi một ít nhưng vẫn ở nguyên chỗ cũ và đang im lặng lắp đạn vào súng. Thình lình, có tiếng người thét lên như sấm:
- Cút ngay, không ta cho nổ tung cả cái chiến lũy.
Mọi người quay cả lại phía tiếng thét.
Thì ra trước đây Mariuytx đã vào gian phòng thấp, khuân thùng thuốc súng ra. Thừa lúc khói mù mịt và màn sương tối đục bao phủ công sự, chàng len lỏi theo dọc chiến lũy chạy đến đống đá chỗ cắm cây đuốc. Nhanh như chớp, chàng nhổ đuốc lên, đặt thùng thuốc vào đấy, xô đổ chồng đá dưới thùng thuốc làm thùng thuốc bục vỡ ngay ra. Mọi người, hàng ở đầu kia chiến lũy, đều nhìn chàng sửng sốt: chân đặt lên đống đá, tay cầm đuốc, nét mặt cương quyết, Mariuytx vừa nghiêng dần ngọn đuốc xuống thùng thuốc nổ vừa thét lên cái tiếng ghê rợn trên kia:
- Cút ngay, không ta cho nổ tung cả cái chiến lũy.
Hình ảnh Mariuytx hiện ra trên chiến lũy tiếp theo ông cụ già tám mươi ban nãy, rõ ràng là hình ảnh của cuộc cách mạng mới hiện ra sau bóng dáng của cuộc cách mạng cũ vậy.
Một viên đội kêu to:
- Nổ chiến lũy thì nổ cả mày!
- Nổ cả tao. Mariuytx đáp.
Và chàng đưa dần ngọn đuốc tới thùng thuốc.
Nhưng chẳng còn ai trên chiến lũy nữa. Quân lính của chính phủ bỏ mặc những kẻ bị chết và bị thương, hàng ngũ rối loạn, mạnh ai nấy chạy, ùa nhau lùi lại đến tận cuối phố, khuất vào trong đêm tối như trước.
Thế là chiến lũy được giải thoát.
V
NHỮNG VẦN THƠ CỦA GIĂNG PRUVE CHẤM DỨT
Mọi người đến vây quanh Mariuytx. Cuốcphêrắc nhảy lên bá cổ chàng.
- Hóa ra cậu!
- May quá! Côngbơphe nói.
- Cậu đến đúng lúc thật! Bốtxuyê tiếp.
- Không có cậu, tớ đi đời rồi! Cuốcphêrắc lại nói.
- Không anh, chúng đã nuốt em mất rồi! Gavrốt thêm.
Mariuytx hỏi:
- Ai chỉ huy ở đây?
- Cậu đấy, Ănggiônrátx bảo.
Cả ngày hôm ấy đầu óc Mariuytx đã như một lò lửa, bây giờ thì lại là một cơn lốc. Cơn lốc ở trong lòng mà như một cơn lốc ở ngoài trời, nó cuốn cả người chàng đi. Chàng có cảm tưởng như đã cách xa cuộc sống hàng vạn dặm. Hai tháng tình duyên tươi thắm, rực rỡ bỗng nhiên chấm dứt bằng cái vực thẳm ghê rợn này: mất Côdét, cái chiến lũy này, rồi ông cụ Mabớp hy sinh cho nền cộng hòa, rồi bản thân chàng lại thành người chỉ huy của nghĩa quân, tất cả đối với chàng đều như một giấc mộng dị kỳ. Chàng phải cố sức mới nhớ ra được mọi sự xung quanh chàng là có thật. Chàng chưa sống bao nhiêu nên chưa hiểu được rằng cái dễ xảy ra nhất lại là cái khó xảy ra nhất, và cái điều luôn luôn phải phòng bị chính là cái bất ngờ. Chàng chứng kiến tấn kịch của đời chàng mà chẳng khác gì ngồi xem một vở kịch chàng không hiểu đầu đuôi gì cả.
Trí óc rối mù, chàng không nhận ra Giave. Tên này vẫn bị buộc vào cây cột, và suốt cuộc tấn công, chẳng hề nhúc nhích. Hắn lặng lẽ đưa mắt nhìn bọn người nổi loạn, vừa nhẫn nhục như một người tử vì đạo, vừa uy nghi như một quan tòa. Mariuytx thật ra cũng không trông thấy hắn.
Trong lúc ấy quân tấn công vẫn im lìm. Nghe rõ chúng đi lại, đông đảo, ở cuối phố, nhưng chúng không dám tiến lên nữa. Có lẽ chúng đang chờ lệnh mới, hoặc đang chờ tiếp viện rồi mới ào lên tấn công đồn lũy khó khăn này một lần nữa. Nghĩa quân đã cắt người canh gác và đôi ba người vốn là sinh viên trường thuốc bắt đầu băng bó số anh em bị thương.
Bàn ghế trong quán, trừ hai cái bàn, một cái để đạn dược, bông băng, và cái bàn trên đó đặt thi hài ông cụ Mabớp, còn thì người ta đều vứt ra ngoài, đem chất thêm vào chiến lũy. Trong gian phòng thấp người ta dùng tạm những tấm đệm trải giường của bà Huysơlu và các người đầy tớ gái. Những người bị thương được đặt lên các tấm đệm ấy. Riêng ba nhân vật tội nghiệp sống trong quán Côranh thì không ai biết họ ra sao cả. Cuối cùng mới tìm thấy họ núp dưới hầm nhà.
Đang vui mừng vừa qua khỏi cơn nguy thì một nỗi đau xót đến làm mọi người rầu rầu.
Điểm danh thì thấy nghĩa quân thiếu mất một người. Ai? Một trong những kẻ thân thiết nhất, anh dũng nhất: Giăng Pruve. Anh em tìm trong số bị thương, không có. Tìm trong một số người chết, cũng không. Chắc là chàng bị bắt làm tù binh.
Côngbơphe bảo Ănggiônrátx:
- Chúng bắt bạn ta, nhưng ta lại giữ tên tay sai của chúng. Cậu thấy có cần phải giết tên chó săn này không?
- Cần chứ, Ănggiônrátx đáp, nhưng không cần bằng cứu sống Pruve.
Hai người nói chuyện trong gian phòng thấp, bên cạnh cây cột buộc Giave. Côngbơphe lại nói:
- Thế thì tớ đi cột cái khăn tay vào đầu gậy, sang điều đình với bọn chúng để đổi người.
Ănggiônrátx đặt bàn tay lên cánh tay Côngbơphe:
- Này, nghe kìa.
Cuối phố có tiếng súng lích kích một cách có ý nghĩa. Một giọng cứng cỏi thét lên:
- Cộng hòa Pháp quốc muôn năm! Tương lai muôn năm. Nghe rõ là tiếng Pruve.
Một ánh chớp vụt lóe lên, tiếp liền là một loạt súng nổ.
Rồi lại im lặng như cũ.
Côngbơphe kêu lên:
- Chúng giết Pruve rồi.
Ănggiônrátx nhìn Giave nói:
- Cánh mày vừa bắn mày đấy.
VI
CÁI CHẾT HẤP HỐI SAU CUỘC SỐNG THOI THÓP
Một đặc điểm kỳ dị của thứ chiến tranh này là cuộc tấn công hầu như bao giờ cũng trực diện. Nói chung, quân tấn công đều tránh cách đánh bọc, một lẽ vì sợ rơi vào cạm bẫy, lẽ khác vì không dám tiến vào các con đường quanh co ngóc ngách. Mọi người đều chăm chú vào phía chiến lũy chính là nơi rõ ràng bị đe dọa nhất và chắc chắn là sẽ có cuộc đánh nhau trở lại. Nhưng Mariuytx lại nghĩ đến phía chiến lũy nhỏ và đi về phía ấy. Chiến lũy vắng tanh, chỉ có mỗi ngọn đèn dầu chập chờn giữa các đống đá canh giữ ở đó. Tuy nhiên ngõ Môngđêtua và các đường phố lân cận Pơtit Tơruyăngđri và Xinhơ đều im phăng phắc.
Kiểm tra xong, Mariuytx vừa quay đi thì chàng nghe có ai gọi tên mình từ trong bóng tối:
- Ông Mariuytx!
Chàng rùng mình. Chàng vừa nhận ra tiếng người gọi chàng hai giờ trước đây qua hàng rào phố Pluymê. Duy bây giờ tiếng ấy chỉ còn như một hơi thở.
Chàng nhìn quanh mình và chẳng thấy một ai.
Chàng cho là mình nghe lầm, và đó chỉ là một ảo tưởng mà trí óc chàng thêm vào những sự thật lạ lùng đang va chạm nhau chung quanh chàng. Chàng bước lên một bước, tiến ra khỏi chỗ ngách sâu của chiến lũy.
Cái tiếng ấy gọi lần nữa:
- Ông Mariuytx!
Lần này thì không còn nghi ngờ gì nữa, tai chàng đã nghe rõ. Chàng đưa mắt nhìn quanh, vẫn không thấy gì. Cái tiếng lại nói:
- Nhìn dưới chân ông kia.
Chàng cúi xuống và thấy trong bóng tối một hình người đang cố bò trên mặt đường. Chính hình người ấy đã gọi chàng.
Nhờ ánh đèn, chàng thấy được cái áo bơ-lu, cái quần nhung thô đã rách, hai chân không giầy dép gì và cái gì như một vũng máu. Mariuytx thấy lờ mờ một gương mặt tái nhợt đang cố ngước nhìn và nói với chàng:
- Ông không nhận ra em à!
- Không.
- Êpônin đây.
Mariuytx vội vàng quỳ xuống. Đúng là cô bé đáng thương ấy. Cô đã cải trang làm đàn ông.
- Làm sao cô lại ở đây? Cô làm gì ở đây?
- Em chờ chết, nàng đáp.
Có những tiếng cũng như những sự việc xảy đến thình lình làm cho kẻ đang mệt lử cũng phải tỉnh người. Mariuytx giật mình kêu lên:
- Cô bị thương! Thong thả, để tôi mang cô vào trong nhà. Anh em họ băng bó cho. Có nặng không? Phải xốc thế nào để cho cô khỏi đau đây? Cô đau chỗ nào? Ai cứu người ta với! Trời ơi! Chứ cô đến đây làm gì?
Và chàng thử luồn cánh tay xuống dưới lưng để đỡ nàng lên. Khi đỡ lên, chàng chạm phải bàn tay nàng. Nàng kêu một tiếng khe khẽ.
- Tôi làm cô đau phải không?
- Tí thôi.
- Tôi chỉ đụng khẽ vào bàn tay cô kia mà.
Nàng giơ bàn tay ra trước mắt Mariuytx, chàng nhìn thấy ở giữa lòng bàn tay có một lỗ đen ngòm. Chàng hỏi:
- Tay cô sao thế?
- Thủng.
- Thủng?
- Phải.
- Vì gì?
- Vì đạn bắn.
- Sao lại bị bắn?
- Ông có thấy một khẩu súng nhằm bắn ông không?
- Có, và một bàn tay bịt lấy miệng súng.
- Bàn tay em đấy.
Mariuytx rùng mình.
- Sao lại điên thế! Tội chưa! Nhưng cũng may đấy, nếu chỉ thế thì cũng không sao. Để tôi cõng cô vào trong giường. Anh em băng cho, thủng bàn tay thì chả chết chóc gì đâu.
Nàng thì thào:
- Viên đạn xuyên bàn tay, nhưng nó lại ra ở đằng lưng. Không phải đem em đi chỗ khác làm gì vô ích ông ạ. Em sẽ chỉ cho ông cách ông có thể băng bó vết thương cho em, hay hơn một nhà giải phẫu. Ông hãy ngồi xuống hòn đá bên em đây.
Chàng chiều ý ngồi xuống. Nàng kê đầu lên đầu gối Mariuytx, và mắt không nhìn chàng, cứ nói:
- Chao ôi! Dễ chịu quá đi mất! Sung sướng quá! Đấy, em hết cả đau rồi.
Nàng lặng im một lát, rồi cố quay đầu nhìn Mariuytx.
- Ông vào cái vườn ấy làm em khó chịu lắm, mà rõ ngốc, tại em chỉ nhà cho ông kia mà, với lại em cũng phải tự bảo em là một thanh niên như ông thì…
Nhiều ý nghĩ buồn rầu diễn qua trong trí. Nàng phải vượt qua các ý nghĩ chuyển tiếp đó, mỉm cười chua xót nói tiếp:
- Ông thấy em xấu xí, phải không?
Nàng lại nói tiếp:
- Ông thấy không, các ông hết đường rồi! Bây giờ thì chả một ai thoát khỏi chiến lũy này. Chính em đã đưa ông đến đây, đấy nhé! Rồi đây ông sẽ chết. Em cũng mong như vậy lắm. Thế mà khi thấy có người chĩa súng bắn ông, em đã đặt bàn tay em lên miệng súng. Vô lý quá! Nhưng vì là em muốn chết trước ông. Khi em bị trúng đạn, em đã lê đến đây, chẳng ai thấy em, chẳng ai nhặt em cả. Em chờ ông. Em nghĩ bụng: ông ấy sẽ không đến ư? Chao ôi! Ông có biết đâu, em cắn nát cái áo bơ-lu, em đau đớn biết chừng nào! Bây giờ thì em thấy dễ chịu rồi. Ông còn nhớ cái hôm em bước vào phòng ông, em soi mặt vào tấm gương của ông và cái hôm em gặp ông ngoài đại lộ bên cạnh những người làm công nhật không? Hôm ấy sao mà chim nó ca hát nhiều thế! Cách đây không bao lâu nhỉ? Ông cho em một trăm xu và em bảo ông: em không lấy tiền của ông đâu. Ông có nhặt lại đồng vàng ấy chứ? Ông chả giàu có gì đâu. Em lại quên không bảo ông nhặt lấy. Bữa ấy trời nắng, thấy chẳng lạnh chút nào. Ông có nhớ không, ông Mariuytx? Chao ôi! Em sung sướng quá! Mọi người sắp chết cả rồi.
Vẻ mặt nàng như điên dại, trầm lặng và não nùng. Cái áo bơ-lu bị rách để hở cả ngực trần. Vừa nói nàng vừa lấy bàn tay bị thủng ấp lên lồng ngực, ở đấy cũng có một lỗ thủng khác, thỉnh thoảng máu lại trào ra như thùng rượu đã mở vòi.
Mariuytx nhìn kỹ cô bé đau khổ, trong lòng thương xót vô hạn. Bỗng nhiên nàng kêu:
- Ối! Nó lại ra. Ngạt thở quá! Nàng cầm cái áo bơ-lu lên, cắn chặt lấy, hai chân cứng đờ trên mặt đường.
Vừa lúc ấy tiếng hát trong trẻo của Gavrốt lại vang lên trong chiến lũy. Cậu bé đứng lên bàn để lắp đạn vào súng và véo von bài hát nhân dân ưa thích lúc bây giờ:
Thấy bóng Laphayét
Chú sen đầm la chí chết:
Chạy đi! Chạy đi! Chạy đi thôi!
Êpônin nhổm dậy, lắng nghe rồi lẩm bẩm:
- Đúng nó.
Nàng quay ra Mariuytx:
- Thằng em tôi đấy. Đừng để cho nó trông thấy tôi. Nó mắng chết.
- Em cô? Ai là em cô? Mariuytx vừa hỏi vừa nghĩ đến nhiệm vụ đối với gia đình Tênácđiê mà bố mình trối lại, và thấy trong lòng đau đớn và chua xót.
- Thằng bé.
- Chú bé đang hát đấy ư?
- Phải.
Mariuytx định đi. Êpônin vội ngăn lại:
- Ồ! Khoan đi đã, bây giờ thì không còn lâu đâu!
Nàng gần như ngồi nhổm dậy hẳn. Tiếng nàng đã rất yếu và xen lẫn những tiếng nấc. Chốc chốc hơi thở kéo khò khè làm nàng phải ngừng nói. Nàng cố hết sức ghé mặt nàng sát mặt Mariuytx và nói bằng một giọng khác thường:
- Này, em không trêu ông đâu nhé. Có cái thư cho ông em còn bọc trong túi đây. Đưa từ hôm qua. Người ta bảo đem bỏ bưu điện, nhưng em giữ lại. Em không muốn nó đến tay ông. Nhưng e rằng chốc nữa gặp nhau trở lại, ông lại giận em cũng nên. Vì nhất định chúng ta sẽ gặp nhau lại phải không? Thôi, ông cầm lấy bức thư đi.
Bàn tay bị thủng của nàng run giật đưa lên cầm tay Mariuytx, nhưng hình như nàng không còn thấy đau nữa. Nàng đặt bàn tay Mariuytx lên túi áo bơ-lu của mình. Có cái gì bằng giấy thật. Nàng bảo:
- Lấy đi.
Mariuytx cầm bức thư.
Nàng gật đầu ra vẻ bằng lòng.
- Bây giờ để đền vào chỗ công khó của em, ông hứa với em đi…
Nàng ngừng lại. Mariuytx hỏi:
- Hứa cái gì?
- Ông hứa đi!
- Xin hứa.
- Ông hứa sẽ hôn em một cái ở trán sau khi em nhắm mắt. Em sẽ nhận thấy.
Nàng ngả đầu lên gối Mariuytx, hai mắt nhắm lại. Chàng tưởng thế là hết, cái linh hồn tội nghiệp ấy đã bay đi. Bỗng nàng từ từ mở mắt, cặp mắt đã đờ đẫn cái màu sẫm của tử thần. Nàng nhìn Mariuytx. Giọng nàng nghe êm dịu như từ thế giới nào đưa lại:
- Với lại, ông Mariuytx này, hình như em cũng có đem lòng yêu ông.
Nàng cố nở một nụ cười rồi tắt thở.
VII
GAVRỐT ƯỚC LƯỢNG XA GẦN RẤT THẠO
Mariuytx giữ lời hứa. Chàng cúi xuống hôn vào cái trán nhợt nhạt lấm tấm mồ hôi lạnh ngắt. Không phải chàng phụ bạc với Côdét, đó chẳng qua là vĩnh biệt một linh hồn khốn khổ một cách êm dịu và trầm tư thôi.
Chàng cầm bức thư Êpônin đưa mà không khỏi rùng mình. Chàng cảm thấy ngay chắc có chuyện quan trọng xảy ra. Chàng nóng lòng muốn đọc tức thì. Lòng người là thế đấy, cô bé bất hạnh vừa nhắm mắt thì Mariuytx nghĩ ngay đến việc giở bức thư ra. Chàng khe khẽ đặt nàng xuống rồi đứng dậy bước đi: có cái gì bảo chàng không nên đọc trước thi hài cô gái ấy.
Chàng trở vào trong gian phòng thấp, đến gần cây nến. Bức thư là một mảnh giấy nhỏ gấp lại, niêm phong cẩn thận và khéo léo bởi một bàn tay phụ nữ. Ngoài bì là một nét chữ đàn bà:
Gửi ông Mariuytx Pôngmécxi, ở nhà ông Cuốcphêrắc số 16, phố Verơri.
Chàng bóc phong bì, đọc:
“Anh yêu mến của em! Hỡi ôi! Bố bảo phải đi ngay anh ạ. Tối nay bố con em sẽ ở số 7 phố Lomácmê. Tám hôm nữa thì ở đất Anh rồi. Côdet. Ngày 4 tháng sáu”
Tình yêu của họ ngây thơ đến nỗi Mariuytx không biết mặt chữ của người yêu.
Sự việc đã xảy ra như thế nào, ở đây có thể tóm tắt trong vài câu. Tất cả đều là do tay Êpônin. Số là sau buổi tối ngày 3 tháng sáu, nàng bỗng nghĩ ra hai điều: một là làm cho bố nàng và bọn cướp thất bại trong âm mưu đến cướp ngôi nhà phố Pơluymê, hai là làm cho cặp Mariuytx và Côdét phải xa rời nhau. Thế là gặp một tướng thanh niên tinh nghịch, nàng gọi đổi cho hắn: nàng cải trang làm đàn ông còn hắn thì cũng vui thích đánh một bộ cánh đàn bà cho vui. Chính nàng đã đến gặp Giăng Vangiăng ở thao trường Săngđơ Mácxơ và báo cho ông ta cái lệnh quyết liệt: Dọn nhà đi. Quả nhiên, trở về nhà, Giăng Vangiăng bảo Côdét: Tối nay chúng ta đi sang phố Lomácmê cùng với bà Tútxanh. Tuần sau chúng ta sẽ ở Luân-đôn. Côdét nghe như sét đánh bên tai, sửng cả người. Nàng vội viết mấy chữ cho Mariuytx. Nhưng làm thế nào đem ra bưu điện được? Nàng không bao giờ ra ngoài một mình, còn mụ Tútxanh thì nếu mà giao cho mụ, mụ sẽ ngạc nhiên cho là việc lạ và nhất định đem đưa cho ông Phôsơlơvăng xem. Trong lúc đang băn khoăn không biết tính thế nào thì nàng thấy Êpônin ăn bận giả trai tới lui thập thò phía ngoài rào. Nàng gọi “anh thợ trẻ” ấy, đưa anh năm phơrăng và phong thư, nhờ đem ngay đến địa chỉ đề trên phong bì. Êpônin cất phong thư vào túi. Hôm sau, ngày 5 tháng sáu, Êpônin đến nhà Cuốcphêrắc hỏi Mariuytx. Không phải để trao thư mà, điều này thì các trái tim đang yêu và đang ghen tất biết rõ, để “xem thử”. Nàng đã đợi để giáp mặt Mariuytx, hay ít ra cũng là Cuốcphêrắc, vẫn là để “xem thử” thôi. Khi Cuốcphêrắc bảo nàng: chúng tôi ra chiến lũy đây, thì trong trí nàng vụt thoáng qua một ý nghĩ. Chết ở nơi nào cũng được thì sao lại không dấn thân đến chết ở đấy và bắt Mariuytx cũng chết theo. Nàng đã theo gót Cuốcphêrắc, và nắm chắc được chỗ người ta dựng chiến lũy. Nàng cũng biết chắc Mariuytx chập tối sẽ trở lại nơi hò hẹn. Bức thư Côdét nàng vẫn giữ thì chàng có được tin tức gì đâu mà không đến? Vì thế nàng đã đến phố Pơluymê, chờ chàng ở đó, và bảo cho chàng biết bạn bè của chàng đang kêu gọi chàng. Nàng tin là như thế chắc chắn chàng sẽ tìm đến chiến lũy. Nàng tính toán trên sự thất vọng của Mariuytx khi không tìm thấy Côdét nữa. Và nàng tính quả không sai. Phần nàng, nàng đã trở về phố Săngvrơri. Và chúng ta đã thấy nàng làm những gì rồi. Bây giờ thì nàng đã chết với một niềm vui trong lòng: niềm vui bi đát của con người ghen tuông lôi kéo cả người mình yêu vào cõi chết, cương quyết không để lọt vào tay ai cả.
Mariuytx hôn lấy hôn để bức thư Côdét. Côdét yêu chàng kia mà! Có một lúc chàng nghĩ chàng không nên chết nữa. Nhưng rồi chàng lại bảo mình: “Nàng đi rồi. Bố nàng lôi nàng sang tận bên Anh, còn ông ngoại ta thì ông có chịu cho ta cưới vợ đâu”. Mọi sự đã an bài sẵn, không thay đổi được. Những đầu óc mơ mộng như Mariuytx thì khi trải qua những cơn đau xé tận cùng liền có những quyết định tuyệt vọng. Sống chán chường mới khó lòng chịu nổi, chứ chết đi thì vụt một cái là xong ngay, khó gì.
Bấy giờ chàng mới nghĩ ra chàng có hai nhiệm vụ phải làm tròn: một là báo cho Côdét biết tin chàng chết và gửi nàng lời chào vĩnh quyết, hai là cứu chú bé, em của Êpônin và con của Tênácđê khỏi cái tai vạ tày đình sắp đến ở trên lưng.
Chàng có mang theo trong người một cái ví da, chính cái ví đựng cuốn sổ trong đó chàng đã ghi bao nhiêu lời tình tứ cho Côdét. Chàng xé một tờ giấy và nghuệch ngoạc mấy dòng bằng bút chì:
“Chúng ta không thể lấy nhau được. Anh đã xin phép ông ngoại, nhưng ông không đồng ý. Anh nghèo, và em cũng vậy. Anh có chạy lại đằng em, nhưng chẳng thấy em đâu cả. Em nhớ anh đã hứa với em điều gì chứ? Anh vẫn giữ lời hứa. Anh chết đây. Anh yêu em. Khi em đọc những dòng này thì hồn thiêng anh sẽ về với em và sẽ mỉm cười với em”.
Chẳng có gì để niêm phong bức thư, chàng đành gấp tư tờ giấy lại và đề lên trên địa chỉ này:
Gửi cô Côdét Phôsơlơvăng, ở nhà ông Phôsơlơvăng, số 7 phố Lomácmê.
Gấp xong bức thư, chàng trầm ngâm một lát, rồi mở ví ra, lật trang đầu, cầm bút chì viết bốn dòng sau đây. “Tôi là Mariuytx Pôngmécxi. Mang xác tôi lại nhà ông tôi, cụ Gilơnoócmăng, số 6 phố Canve.”
Chàng bỏ ví vào túi áo, rồi gọi Gavrốt. Nghe Mariuytx gọi, chú bé liền chạy đến, vẻ mặt hớn hở và sốt sắng:
- Em có muốn làm giúp anh một việc không?
Gavrốt nhanh nhảu:
- Làm tất. Trời cao đất dày ơi! Không anh, thì chúng xơi tái em rồi còn gì!
- Em có thấy cái thư này không?
- Có.
- Em cầm bức thư này, lập tức ra khỏi chiến lũy (Gavrốt lo lắng, bắt đầu gãi tai), và sáng mai thì đem đến tận nơi cho cô Côdét ở nhà ông Phôsơlơvăng, số 7 phố Lomácmê.
Cậu bé anh hùng đáp:
- Được, nhưng mà, trong lúc ấy chúng đánh chiến lũy thì em lại vắng mặt mất.
- Tình hình này chắc là sáng sớm chiến lũy mới bị tấn công và có bị mất thì sớm nhất cũng đến trưa mai.
Thời gian chiến lũy được để yên quả nhiên kéo dài. Trong chính trị, ban đêm thường có những lúc ngắt quãng như thế, nhưng liền theo đó lại là những cuộc chiến đấu ác liệt gấp bội.
- Này anh, Gavrốt hỏi, sáng mai em sẽ mang đi cho anh có được không?
- Chậm mất em ạ. Chiến lũy chắc chắn sẽ bị bao vây, chúng sẽ canh gác tất cả các ngõ, em không ra được đâu. Em đi ngay bây giờ đi.
Gavrốt không biết cãi lại bằng cách nào, vẫn lưỡng lự đứng đấy, tay cứ gãi tai, dáng người buồn buồn. Bỗng nhiên, lạnh như cắt, hắn giật lấy bức thư:
- Thôi được.
Rồi hắn vụt chạy qua ngõ Môngđêtua.
Gavrốt vừa thoáng tìm ra một sáng kiến làm hắn quả quyết, nhưng hắn không dám nói ra sợ Mariuytx ngăn trở. Hắn nghĩ thế này:
Bây giờ mới vừa mười hai giờ, phố Lomácmê không xa lắm, ta đi đưa thư ngay thì trở về cũng kịp.
QUYỂN XV: PHỐ LOMÁCMÊ
I
GIẤY THẤM MÁCH THẦM
Con người là một cái vực còn sâu hơn cái vực nhân dân nhiều, nên bên cạnh một tâm hồn đang khởi loạn thì một thành phố đang vật vã, quằn quại có nghĩa lý gì? Tâm hồn Giăng Vangiăng hôm ấy, cũng có một cuộc vùng lên rất đáng sợ. Mọi thứ vực sâu hố thẳm đều như mở rộng toang hoác trong lòng ông. Cũng như Pari, ông run sợ trước một cuộc cách mạng ngấm ngầm và dữ dội. Chỉ có mấy giờ đồng hồ mà cơ sự đã như thế đấy. Vận mệnh và lương tâm ông bỗng dưng phủ đầy bóng tối. Người ta có thể nói về ông cũng như nói về Pari: trong lòng hiện đang có hai lực lượng đối địch nhau. Ma quỷ và thần thánh sắp tóm lấy nhau mà vật trên cái cầu bắc qua vực thẳm. Bên nào sẽ ẩy bên nào xuống đây? Bên nào sẽ thắng?
Cũng trước cái ngày 5 tháng sáu đó, Giăng Vangiăng đưa Côdét và bà Tútxanh sang ở phố Lomácmê. Ở đấy một sự kiện đang chờ đợi ông.
Côdét không phải không có ý cưỡng lại việc rời bỏ ngôi nhà phố Pơluymê. Từ ngày bố con ở chung với nhau, đó là lần đầu tiên hai bố con có ý kiến riêng biệt, không đến nỗi xung đột nhau nhưng rõ ràng là trái ngược nhau. Con có phản đối nhưng bố thì cương quyết. Lời khuyên của người lạ mặt: dọn nhà đi đến với ông một cách đột ngột làm ông hoảng hốt đến trở thành độc đoán. Ông tưởng như tung tích đã bị lộ và ông đang bị săn đuổi vậy. Cho nên Côdét đành phải nhượng bộ.
Từ phố Pơluymê đến phố Lomácmê, cả hai đều bận theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, chẳng ai hở môi nói với ai nửa lời. Ông thì trong lòng lo âu đến nỗi không thấy Côdét đang rầu rầu, còn Côdét thì rầu rầu đến nỗi không thấy ông đang lo âu.
Khác với những lần vắng nhà trước, lần này ông có đem bà Tútxanh theo. Ông thấy trước là không còn trở lại phố Pơluymê nữa, cho nên ông không thể nào bỏ bà ấy ở lại một mình, càng không thể nói cho bà ấy biết việc riêng của ông được. Vả ông thấy bà ta là một người trung thành, có thể tin cậy được. Kẻ ăn người ở trong nhà mà phản chủ thường bắt đầu bằng tính tò mò. Bà Tútxanh thì dường như trời đã định sẵn để làm người ở cho Giăng Vangiăng, bà ấy không bao giờ tò mò. Bà có tật nói lắp, nói bằng cái giọng người đàn bà nhà quê xứ Bácnơvin: tôi là vậy là vậy, tôi làm cái tôi làm, cái còn lại không phải cái tôi làm (tôi là như vậy, tôi làm công việc của tôi, ngoài ra, tôi không cần biết).
Lần này rời phố Pơluymê ra đi vội vã gần như đi trốn, Giăng Vangiăng chỉ đem theo có mỗi cái va ly ướp hương mà Côdét gọi là người bạn không rời. Mang theo hòm xiểng nặng thì phải có phu vác, mà có phu vác là có người hay biết chuyện mình. Cho nên ông chỉ gọi một chiếc xe ngựa đến cổng phía phố Babylôn và ra đi ngay.
Bà Tútxanh vất vả lắm mới được phép gói ghém một ít quần áo và ít vật dụng trang điểm. Phần Côdét, nàng chỉ mang theo có giấy má và xấp giấy thấm.
Để lúc ra đi được vắng vẻ và thầm lặng, Giăng Vangiăng đã xếp đặt sao cho bước ra khỏi nhà đúng vào lúc hoàng hôn. Nhờ thế mà Côdét có thì giờ viết thư cho Mariuytx. Lúc dọn đến phố Lomácmê thì trời đã tối mịt.
Cả nhà đều lặng lẽ đi nghỉ.
Nhà mới ở phố Lomácmê qua một sân trong mới đến, thuộc tầng gác thứ hai. Nhà có hai phòng ngủ, một phòng ăn và một nhà bếp thông với nhau, ở đó có một cái gác nhỡ đặt chiếc giường thô. Chiếc giường này là phần của bà Tútxanh. Phòng ăn đồng thời cũng là phòng đợi và nằm vào giữa hai phòng ngủ. Trong nhà có đồ dùng đầy đủ.
Bản chất con người cũng lạ! An tâm cũng dễ như hoang mang, chẳng vì duyên cớ gì xác đáng cả. Vừa dọn được đến phố Lomácmê, Giăng Vangiăng đã thấy bớt băn khoăn và dần trở lại bình tĩnh. Những nơi yên tĩnh dường như có một tác dụng hoàn toàn máy móc đến trí não thật. Giăng Vangiăng quả nhiên thấy mình lây cái yên tĩnh của phố này. Phố tối, người lạnh. Đường hẹp đến nỗi phải gác ngang cây gỗ trên hai đầu trụ để cấm xe cộ qua lại. Cả phố như câm điếc giữa cảnh thị thành huyên náo. Lại ban ngày mà mờ mờ như hoàng hôn và hầu như không cái gì làm xúc động được nữa với hai dãy nhà hai bên cũ kỹ lặng thinh như những ông cụ già.
Ở đấy tưởng chừng như có sự nguôi quên đang ngưng đọng lại. Và Giăng Vangiăng thấy sống được. Ai còn có cách tìm ra ông ở đây chứ?
Việc trước tiên là ông đem người bạn không rời đặt cẩn thận bên mình.
Hôm ấy ông ngủ một giấc ngon. Giấc ngủ khuyên nhủ, có thể thêm, giấc ngủ làm yên lòng. Sáng hôm sau, thức dậy, ông thấy người vui vẻ. Phòng ăn xấu xí có một cái bàn tròn đã cũ, một cái tủ thấp trên đặt chiếc gương soi, một cái ghế bành mọt và mấy chiếc ghế dựa ngổn ngang các gói đồ đạc của bà Tútxanh. Trong một gói ấy, qua chỗ hở thấy lòi ra bộ quân phục quốc dân quân của Giăng Vangiăng. Gian phòng xấu xí thế mà ông lại nhìn thấy đẹp.
Phần Côdét, nàng ở lì trong phòng riêng, bảo bà Tútxanh mang cháo vào tận đấy, còn nàng thì mãi đến tối mới ló mặt ra.
Vào khoảng năm giờ, bà Tútxanh đang còn lăng xăng, rối rít về việc dọn nhà, đem đặt lên bàn ăn một con gà luộc sẵn. Côdét giữ lễ với bố, đành ngồi lại, nhìn nhưng không ăn.
Nàng lấy cớ đau đầu mãi không hết, chào bố về phòng riêng. Giăng Vangiăng xé một cánh gà ăn ngon lành,rồi tỳ tay lên bàn, thấy trí óc dần dần trở lại quang đãng và có cảm giác chắc chắn là mình đang sống an toàn không còn gì đáng sợ nữa.
Hai ba lần trong bữa ăn thanh đạm ấy, ông có thoáng nghe bà Tútxanh là cà lập cập mách với ông: “Thưa ông, ở ngoài ồn ào chộn rộn lắm, đánh nhau ở Pari ông ạ”. Nhưng trí óc đang tính toán, suy nghĩ miên man, ông không hề để ý tới lời nói ấy. Nói cho đúng thì ông chẳng nghe thấy bà ấy nói gì cả.
Trong lòng mỗi chốc thêm bình thản, ông đứng dậy đi lại, đi từ cửa sổ tới cửa lớn rồi từ cửa lớn quay lại cửa sổ.
Trí óc trở lại bình tĩnh, ông lại nghĩ đến Côdét, mối lo lắng duy nhất của ông. Không phải ông lo lắng cho bệnh đau đầu của nàng đâu. Bệnh hoạn gì, đó chẳng qua là chuyện thần kinh rối loạn chốc lát, chuyện đàn bà con gái làm nũng, cái thứ đám mây thoáng qua vòm trời ấy mà, ngày một ngày hai là biến hết thôi. Điều ông lo lắng là tương lai, và như thường lệ, khi nghĩ đến tương lai, lòng ông lại tràn đầy âu yếm. Nói cho cùng thì ông không thấy gì ngăn trở cuộc đời hạnh phúc của ông trôi chảy bình thường như trước. Nhưng có lúc ông thấy mọi sự đều dễ dàng. Như lúc này chẳng hạn. Những phút lạc quan như thế thường đến sau những phút bi quan, cũng như hết ngày lại tiếp đến đêm. Đó là luật tiếp nối và đối lập của bản chất tạo hóa mà những bộ óc hời hợt thường gọi là hiện tượng tương phản. Đến ẩn náu ở cái phố bình yên này, Giăng Vangiăng như trút được mọi thứ làm ông mất bình tĩnh ít lâu nay. Ông đã từng trông thấy nhiều bóng tối quá, chính vì thế mà đến đây ông lại bắt đầu nhìn được một ít trời xanh. Rời bỏ phố Pơluymê mà không có gì lôi thôi, không việc gì xảy ra, như thế là được một bước tốt. Nhưng giá đi luôn ra nước ngoài, dù chỉ một vài tháng, và đi sang Luân-đôn thì có thận trọng hơn không? Thôi được, đi vậy. Ở Pháp hay ở Anh, điều ấy có hề gì, miễn là có Côdét bên cạnh. Côdét là quốc gia của ông. Có Côdét là đủ làm cho ông sống hạnh phúc, còn phần ông có đủ làm cho Côdét được hạnh phúc hay không, ý nghĩ ấy ngày xưa thường làm ông phải nôn nao, thao thức, thì hôm nay lại không hề hiện đến trong trí ông. Bao nhiêu đau thương xưa cũ đều như tiêu tan nhanh chóng và con người ông hôm nay thật lạc quan. Có Côdét ở một bên, ông có cảm tưởng như nàng là của ông, như thế âu cũng là một ảo tưởng thường xảy ra trong thiên hạ. Cho nên, ông chẳng thấy chút khó khăn nào khi nhẩm tính trong trí việc dẫn Côdét sang Anh. Hơn nữa, ông lại mơ màng thấy hạnh phúc của mình đang được xây dựng lại, bất kỳ ở đâu.
Ông đang thong thả bước một đi lại trong phòng, bỗng nhìn thấy một vật kỳ lạ.
Trong cái gương treo nghiêng trên đầu tủ phía trước mặt, ông nhìn thấy rõ bốn dòng chữ:
“Anh yêu mến của em! Hỡi ôi! Bố bảo phải đi ngay anh ạ. Tối nay bố con em sẽ ở số 7 phố Lomácmê. Tám hôm nữa thì ở đất Anh rồi. Côdét. Ngày 4 tháng sáu.”
Giăng Vangiăng dừng lại, sửng sốt.
Hôm dọn đến nhà mới, Côdét để xấp giấy thấm trên đầu tủ trước cái gương. Gan ruột đang như bào như xé, nàng bỏ quên luôn đấy, có chú ý gì đến xấp giấy thấm bị mở toang ra đâu! Xấp giấy lại mở đúng trang nàng đã dùng để thấm khô mấy dòng chữ nàng viết hôm trước và đã nhờ anh thợ trẻ đi qua phố Pơluymê đưa đi. Các dòng chữ ấy đã in rõ vào trang giấy thấm.
Và tấm gương soi đã phản chiếu lại rõ ràng.
Hiện tượng mà hình học gọi là đối xứng đã diễn ra. Chữ in trên giấy thấm thì trái, nhưng chữ phản chiếu vào gương thì trở lại chiều bình thường, tự nhiên như khi ta viết. Vì thế trước mắt Giăng Vangiăng mới hiện rành rành bức thư Côdét viết cho Mariuytx hôm vừa rồi.
Thật là giản đơn nhưng chẳng khác gì sét đánh.
Giăng Vangiăng bước đến trước gương. Ông đọc lại bốn dòng chữ nhưng vẫn không tin. Có thể là những dòng chữ… thoáng hiện trong một ánh chớp. Ảo giác thôi. Chứ không thể nào như thế được. Nhất định không có như thế đâu.
Dần dần mắt ông nhìn rõ hơn. Tấm giấy thấm của Côdét làm cho ông trở lại với thực tế. Ông cầm xấp giấy lên và nói: nó ở đây đây. Ông hồi hộp nhìn vào mấy dòng chữ còn in dấu trên tờ giấy thấm. Nét chữ lộn ngược làm thành mấy dòng ngoằn ngoèo chẳng ra nghĩa lý gì cả. Ông nghĩ bụng: có nghĩa lý quái gì cái này, có chữ nghĩa gì viết lên đây đâu. Và ông thở phào khoan khoái. Ai mà không có những cái vui vô thức như thế trong những giờ phút ghê rợn? Thật là tâm hồn con người ta không bao giờ chịu đầu hàng sự thất vọng mà không tìm cách sử dụng hết mọi thứ ảo tưởng.
Ông cầm xấp giấy thấm trên tay, ngắm nghía, sung sướng một cách ngây ngô, gần như muốn phá lên cười. Ông cho mình đã bị lừa vì cái ảo giác ban nãy. Bỗng mắt ông quay vào tấm gương và nhìn thấy lại hình ảnh vừa rồi. Bốn dòng chữ vẫn rành rành ở đấy, rõ từng nét một. Lần này thì không còn là trông nhầm được nữa. Một hình ảnh mà mắt trông thấy đến lần thứ hai thì chỉ có thể là hình ảnh thực. Thôi, sờ sờ ra rồi, đó là các dòng chữ trên giấy thấm phản chiếu vào trong gương. Giăng Vangiăng chợt hiểu.
Ông lảo đảo buông rơi xấp giấy thấm, quị xuống chiếc ghế bành bên cạnh tủ, đầu gục xuống rũ rượi, mắt đục lờ, ngơ ngác. Ông tự bảo: thôi, sự đã quả nhiên rồi, ánh sáng trên đời đã tắt vĩnh viễn, Côdét nó đi viết thư cho thằng nào đây này. Tâm hồn bỗng dưng trở lại dữ tợn và ông nghe nó ầm vang trong bóng tối. Sư tử đấy, chớ có đến mà cướp mồi của nó ở trong chuồng!
Điều kỳ dị và đáng buồn là trong lúc ấy, Mariuytx chưa tiếp được thư của Côdét. Cái tình cờ phản phúc đã mang bức thư đến cho Giăng Vangiăng trước khi nó đến tay Mariuytx.
Từ trước đến giờ, chưa có thử thách nào làm cho Giăng Vangiăng khuất phục. Ông đã nếm đủ mọi mùi cay đắng, ông đã chịu đựng đủ mọi nỗi gian nan. Cái số kiếp tàn bạo với mọi thứ hình phạt, mọi thứ lầm lẫn của xã hội, cứ nhè ông mà làm tình làm tội. Mặc dù thế, ông không hề lùi bước, không hề nản lòng. Khi cần ông xin rước lấy tất cả các thứ đắng cay. Ông đã hy sinh tự do của mình, liều với cả cái chết, ông đã mất cả, đã chịu đựng mọi sự đau khổ ở đời, nhưng ông vẫn thản nhiên và cứng cỏi đến nỗi có lúc người ta tưởng ông quên cả hình hài như một người tử vì đạo. Lương tâm ông dạn dày với bao cơn phong trần lao khổ, hầu thành một pháo đài kiên cố không ai chiếm đoạt nổi. Thế mà, ai chứng kiến được tâm trạng ông lúc này nhất định phải xác nhận rằng cái pháo đài ấy đang núng thế.
Bởi vì trong hết thảy mọi cực hình ông đã trải qua suốt cuộc khảo tra dằng dặc của số mệnh, lần này là đáng sợ nhất. Chưa bao giờ ông thấy bị kìm kẹp như thế này. Tất cả các khả năng cảm xúc tiềm tàng đều như bị lay động một cách thầm lặng, cả những thớ thịt sâu kín nhất, không hề biết đến nữa, cũng thấy như bị mũi kìm kẹp lại. Ôi thôi thôi, cuộc thử thách găng nhất, nói cho đúng, cuộc thử thách duy nhất đối với ông là việc mất người yêu.
Ông già Giăng Vangiăng yêu mến Côdét cố nhiên là không ngoài tình cha con. Nhưng, như chúng ta đã lưu ý mọi người trên kia, cuộc đời cô đơn của ông đã đem vào thứ tình cha con ấy đủ thứ tình yêu khác. Ông yêu Côdét như con, ông yêu nàng như mẹ, và ông cũng yêu nàng như em gái. Và vì cả đời ông chưa hề biết nhân tình, biết vợ là gì, vì tạo vật là một chủ nợ không chịu cho ai vỡ nợ bao giờ, cho nên cả thứ tình cảm ấy, thứ tình cảm mà không ai là không có ấy, nó cũng xen lẫn vào các loại tình cảm khác ở trong người ông, mặc dù nó cứ mơ hồ, thầm lặng, trong trắng, mặc dù nó cứ có vẻ cao siêu, tinh khiết, thần thánh. Nó như một bản năng hơn là một tình cảm, một hấp lực hơn là một bản năng, nó vô hình ảnh, không trông thấy mà cũng không nhận thấy được, nhưng nó quả có thật. Nó là thứ tình chân chính, ẩn vào trong mối tình thương không bờ bến của ông với Côdét, chẳng khác gì cái mạch vàng ẩn trong quả núi, u ẩn và nguyên vẹn.
Bạn đọc hãy nhớ cái quan hệ tình cảm giữa hai con người ấy như chúng tôi đã kể. Trong tình hình như thế, không thể có một cuộc hôn nhân nào giữa hai người được, kể cả sự hôn phối của hai tâm hồn. Thế mà trong khi đó thì điều chắc chắn là vận mệnh hai người lại đã kết hôn với nhau. Trừ Côdét, nghĩa là trừ một hình ảnh trẻ con ra, trong suốt đời ông, tất cả những cái gì đáng yêu, Giăng Vangiăng chưa hề được biết, chưa hề có những say mê, thương yêu nối tiếp tạo nên trong lòng ông những màu xanh hòa hợp, xanh non trên nền xanh thẫm như người ta thường nhận thấy trên những vòm cây mùa đông cũng như trên những người đã qua tuổi năm mươi. Tóm lại, như chúng ta đã nhấn mạnh nhiều lần, tất cả cái hỗn hợp bên trong ấy, tất cả cái tâm trạng tổng hợp ấy đã đưa Giăng Vangiăng đến chỗ thành một người cha của Côdét. Một ông cha hơi kỳ dị một chút, vì bao gồm cả vai ông, vai con, vai anh và vai chồng, vai nào cũng có trong người Giăng Vangiăng. Một ông cha trong đó có cả vai bà mẹ. Ông cha ấy thương Côdét và yêu Côdét, coi nàng như ánh sáng, như nhà ở, như gia đình, như tổ quốc, như thiên đường của mình.
Bởi vậy, ông đau đớn biết chừng nào khi ông thấy Côdét không còn là của ông nữa! Thôi thế nhất định là hết! Ông không còn giữ được nàng nữa, nàng đã tuột khỏi tay ông, nàng đã lẩn tránh ông, nàng là mây bay, là nước chảy rồi! Sự thật hiển nhiên như quả núi đè người, hiện ra trước mắt ông: “Trong lòng Côdét đã có một người khác rồi, người ấy là mục đích của đời nó, là ước mơ của đời nó rồi. Côdét đã có người để yêu quý rồi, còn ta chỉ là bố nó, ta cũng như không thôi”. Khi ông đã chắc chắn rồi, khi ông tự nhủ: “Nó đã bỏ lòng ta nó đi rồi”, thì nỗi đau khổ của ông thật không còn bờ bến nào nữa. Làm tất cả mọi thứ như ông đã làm để rồi kết quả như thế đó ư? Thế nào? Lại không là gì hết ư? Nghĩ đến đó, cả người ông từ đầu đến chân đều run lên, bất bình. Ông cảm thấy ở từng chân tóc sự nổi dậy rộng lớn của lòng ích kỷ và cái tôi của người ông đang gào thét trong vực sâu của tâm hồn.
Có những sự sụp đổ bên trong. Khi một khẳng định tuyệt vọng thấm vào lòng một con người, nó tách ra và làm vỡ một số yếu tố sâu sắc đôi khi chính là chất cấu thành của người đó. Khi niềm đau thương đến độ ấy thì nó trở thành một cuộc bại tẩu tán loạn của các lực lượng tinh thần. Đó là những cuộc khủng hoảng tai hại mà ít ai ra khỏi lại lành mạnh như trước, vững vàng trong nhiệm vụ như trước. Khi đau thương vượt giới hạn, thì đạo đức kiên trinh bao nhiêu cũng nao núng. Giăng Vangiăng lại cầm tấm giấy thấm và xác định tai hại của mình lần nữa. Đầu ông cứ cúi trên bốn dòng chữ khó chối cãi, người trơ như đá, mắt trừng trừng một đám mây mù dày đặc xâm chiếm tâm hồn, tưởng như nó đang đổ vỡ.
Giăng Vangiăng xem xét điều phát hiện đó qua ống kính phóng đại của sự nghĩ ngợi vẩn vơ, với vẻ bình tĩnh bên ngoài dễ sợ, bởi vì khi con người bình tĩnh đến lạnh lùng như một pho tượng thì đó là một điều ghê gớm.
Ông suy nghĩ đến cái bước đáng sợ mà vận mệnh ông đã đi một cách bất ngờ. Ông nhớ lại những nỗi lo sợ mùa hè năm trước mà ông đã dại dột xua tan rất nhanh. Ông nhận thấy lại cái vực sâu, vẫn là cái vực sâu cũ, có điều ông không còn đứng ở trên bờ nữa, mà đã rơi xuống tận đáy.
Điều không ngờ và đau đớn cho ông là ông bị rơi vào đấy mà không hề hay biết gì cả. Ông luôn luôn tưởng thấy mặt trời, thế mà đời ông đã tối đen!
Bản năng chẳng để ông ngập ngừng nữa. Ông đem khớp vào với nhau một số trường hợp, một số ngày tháng, ông nhớ lại những lần mặt mày Côdét bỗng dưng đỏ ửng hoặc tái xanh, rồi ông tự bảo: đúng là thằng ấy. Lúc thất vọng người ta đâm ra đoán già đoán non nhưng lại như chiếc nỏ thần, đã buông tên là trúng đích. Thoạt tiên ông đã đoán trúng ngay Mariuytx. Ông không biết tên nhưng ông tìm ngay ra con người. Từ trong đáy sâu của dĩ vãng gợi lên trong trí nhớ một cách rành rọt, ông nhìn thấy rõ cái tên hay rình mò bố con ông ở vườn Luychxămbua, cái thằng bướm ong khốn kiếp ấy, cái thằng biếng nhác vô công rồi nghề, cái thằng ngu ngốc ấy, cái thằng hèn nhát ấy, vì rõ là đồ hèn nhát mới dám đến liếc mắt đưa tình, ve vãn con gái ngay cạnh bố, nhất là khi người con gái ấy được bố rất yêu.
Khi nhận xét kỹ tình hình ông thấy rõ phía sau mọi việc vừa xảy ra đều có hình ảnh của người thanh niên ấy, và tất cả đều do người ấy mà ra.
Giăng Vangiăng, con người đã cải tạo, đã cố gắng xây dựng tâm hồn mình, đã dày công biến đổi tất cả cuộc đời, tất cả gian nan khốn khổ ra tình yêu, con người ấy ngày nay tự nhìn lại mình thì chỉ thấy có một bóng ma: Hằn thù.
Những đau thương lớn chứa đựng sự tê liệt. Con người lúc đó chán nản vì trót tồn tại. Đau thương vào thì có cái gì đó rút đi. Ở tuổi thanh niên, đau thương đến thì ảm đạm, sau này nó là họa tai. Than ôi! Khi dòng máu còn nóng, tóc còn xanh, đầu còn đứng thẳng trên thân thể như ngọn lửa trên cây đuốc, khi những trang đời còn dày cộm như chưa giở, khi quả tim hăng hái yêu đương còn những nhịp đập dễ dàng khôi phục, khi ta còn thì giờ để đền bù, hàn gắn, khi tất cả phụ nữ còn ở trước mặt, với tất cả nụ cười, tất cả tương lai, tất cả chân trời, khi sinh lực còn đầy đủ, mà thất vọng vẫn cứ là một điều ghê gớm, thì nó sẽ là thế nào đối với tuổi già, khi năm tháng nhạt mờ dồn dập rơi rụng vào cái buổi hoàng hôn mà con người bắt đầu nhìn thấy các vì sao trên trần mộ!
Ông còn đang suy nghĩ miên man thì bà Tútxanh bước vào. Ông đứng lên hỏi:
- Ở về phía nào, bà có biết không?
Bà ta ngơ ngác, chẳng biết trả lời thế nào.
- Thưa, ông hỏi gì ạ?
Giăng Vangiăng nhắc lại:
- Chứ không phải là hồi nãy bà bảo tôi là người ta đang đánh nhau à?
- À, phải, thưa ông, ở đằng phía Xanh Meri đấy.
Từ sự suy nghĩ âm thầm, sâu sắc nhất, có khi nảy ra những hành động vô ý thức mà ta không sao biết trước được. Chắc vì có một sự thúc giục như thế mà năm phút sau, Giăng Vangiăng đã ở ngoài đường.
Ông không đội mũ. Ông đến ngồi trên trụ vôi ngoài cổng, vẻ nghe ngóng.
Đêm đã xuống.
II
CHÚ BÉ THÙ ĐỊCH CỦA ÁNH SÁNG
Ông ngồi như thế bao lâu? Ông suy tới tính lui những gì trong những giờ trầm ngâm bi đát ấy? Ông có ngẩng lên chăng? Hay là cứ phải cúi đầu? Hay cứ phải gập người cho đến gãy gục? Ông còn có thể gượng dậy và bám chân vào một chỗ nào vững chắc trong tâm tư không? Chính ông có lẽ cũng không sao trả lời được.
Đường phố vắng tanh. Chỉ vài người thị dân vẻ lo lắng đang rảo bước về nhà là có mơ hồ nhìn thấy ông. Buổi nguy hiểm, ai lo phận nấy là thường tình. Người công nhân thắp đèn như thường lệ đến thắp cây đèn đối diện ngay với cổng nhà số 7 rồi bỏ đi. Trong khi đó thì có ai nhìn kỹ Giăng Vangiăng trong bóng tối, cũng không nghĩ rằng ông ta còn sống. Ông ngồi im lìm trên trụ đá, y như một tượng tuyết. Trong tuyệt vọng, có hiện tượng đóng băng như thế đấy. Bấy giờ nghe có tiếng chuông đổ hồi và những tiếng ồn ào, sôi động không phân biệt được. Giữa những hồi chuông giãy giụa can thiệp vào cuộc bạo khởi, đồng hồ nhà thờ Xanh Pôn thong thả buông mười một tiếng nghiêm trang. Bởi vì chuông báo động là việc của con người, thì giờ là của Chúa. Giăng Vangiăng không để ý đến thì giờ, ông vẫn im lìm không cử động được. Vào lúc ấy, một tiếng nổ đột ngột đến từ phía khu chợ, rồi một tiếng thứ hai nữa, dữ dội hơn. Chắc đó là cuộc tấn công vào chiến lũy phố Săngvrơri, mà chúng ta đã thấy Mariuytx đánh lui vừa rồi. Hai loạt súng nổ liên tiếp giữa đêm vắng lặng nghe càng dữ dội. Giăng Vangiăng rùng mình, đứng lên, rồi lại gieo mình trở xuống trụ đá, hai tay vòng lại, đầu từ từ gục xuống trước ngực.
Ông tiếp tục cuộc đối thoại âm thầm, mình nói với mình như trước.
Bỗng ông ngước mắt lên. Có tiếng chân người đi trên đường phố, ở gần mình. Dưới ánh sáng cây đèn bên kia đường, ông nhìn thấy ở đầu kia, một gương mặt xám xanh, nhưng trẻ măng và tươi tỉnh.
Đó là Gavrốt vừa đến phố Lomácmê.
Gavrốt đang ngước nhìn lên cao, ra dáng tìm tòi. Hắn thấy rõ Giăng Vangiăng nhưng chẳng chú ý.
Hắn hết nhìn lên cao lại nhìn xuống thấp. Hắn bước đi rón rén đưa tay sờ khắp các cửa lớn, cửa sổ tầng dưới, cửa nào cũng đóng then, cài khóa cẩn thận. Sờ năm bảy lần thấy chỗ nào cũng đóng chặt, chú bé nhún vai, vào đề với mình như thế này:
- Cóc khô!
Rồi nó lại nhìn trở lên cao.
Giăng Vangiăng trông thấy tất cả. Mấy phút trước đang lúc tâm thần rối loạn, nhất định là ông chẳng nói chẳng rằng với bất kỳ ai. Nhưng bây giờ bỗng dưng ông thấy có cái gì mãnh liệt thúc đẩy ông lên tiếng hỏi chú bé:
- Chú bé, chú có việc gì thế?
- Tôi có việc tôi đói, Gavrốt đáp rành mạch, rồi thêm:
- Bé à? Có ông bé đấy!
Giăng Vangiăng thò vào túi quần móc ra một đồng năm phơrăng.
Như con choai choai, Gavrốt luôn luôn từ cử động này chuyển qua cử động khác, nó đã cúi nhặt một hòn đá. Nó vừa nhìn thấy cái đèn đường.
- À, ở đây các ông còn để đèn à? Nó nói. Không đúng với lệnh ban bố, các ông bạn ạ. Như thế này là vô trật tự. Đập vỡ đi cho tôi.
Và nó ném hòn đá vào cái đèn. Mảnh kính rơi choang xuống đường làm cho mấy người thị dân thu mình sau bức màn ở ngôi nhà trước mặt phải hốt hoảng kêu lên: lại Chín mươi ba rồi?
Ngọn đèn lắc mạnh rồi phụt tắt. Đường phố bỗng tối đen như mực. Gavrốt đắc chí:
- Thế đấy! Bà phố già ạ, bà đi ngủ đi cho tôi nhờ!
Xong nó quay lại Giăng Vangiăng:
- Cái lâu đài to tướng ở cuối phố kia ông gọi là cái gì đó nhỉ? Có phải là nhà Lưu trữ văn thư không? Đập mẹ cái lũ cột to bự ấy mà làm một cái chiến lũy có phải là gọn không nhỉ!
Giăng Vangiăng bước đến cạnh Gavrốt, lẩm bẩm trong miệng như nói một mình:
- Tội nghiệp, thằng bé nó đói.
Và ông đặt đồng năm phơrăng vào lòng bàn tay nó. Gavrốt hếch mũi lên, ngạc nhiên thấy đồng bạc to quá. Nó nhìn đồng bạc qua bóng tối, màu bạc sáng trắng làm cho nó hoa mắt. Từ trước đến nay nó chỉ nghe nói có đồng năm phơrăng chứ chưa hề thấy, chỉ nghe ca tụng cũng đủ thích rồi. Lần này thấy tận mắt, nó mê tít. Nó bảo: nào, nhìn con hổ nào.
Nó say sưa nhìn một lát, rồi quay lại phía Giăng Vangiăng, đưa trả đồng bạc và cất giọng oai nghiêm nói:
- Này ông tư sản, tôi thích đập vỡ đèn phố hơn, ông cầm lại con thú dữ của ông đi. Không mua chuộc được tôi đâu. Thứ bạc này thế mà có vuốt đấy, có năm vuốt, mặc, nó không cào được tôi đâu.
Giăng Vangiăng hỏi:
- Em có mẹ không?
- Chắc là có hơn không, Gavrốt đáp.
- Thế thì giữ đồng bạc này về đưa cho mẹ em. Giăng Vangiăng bảo.
Gavrốt cảm thấy lòng mình xúc động. Với lại nó vừa nhận ra người đang nói chuyện với nó đầu không có mũ, nên nó thấy tin tin.
- Thực à? Không phải là cho tiền để tôi khỏi đập vỡ đèn à?
- Em muốn đập thì cứ đập.
- Ông tốt lắm. Gavrốt nói.
Và nó bỏ đồng năm phơrăng vào túi. Ông già dần dần làm nó thêm tin cậy. Nó hỏi thêm:
- Ông có ở phố này không?
- Phải, em hỏi làm gì?
- Ông có thể chỉ cho tôi nhà số 7 không?
- Hỏi nhà số 7 làm gì?
Chú bé sợ đã lỡ lời, dừng lại. Chú thọc mạnh năm ngón tay vào đầu tóc, trả lời cụt ngủn:
- À! Như thế đấy.
Một ý nghĩ thoáng qua trong trí Giăng Vangiăng. Con người đang lo hoảng cũng có những phút sáng suốt như thế. Ông bảo chú bé:
- Có phải em mang cho tôi cái thư tôi đang đợi không?
- Ông ấy à? Gavrốt nói. Ông có phải là đàn bà đâu?
- Bức thư gửi cho cô Côdét chứ gì, có phải không?
Gavrốt lẩm bẩm:
- Côdét? Phải, hình như là cái tên quái quỷ như thế thực.
- Thế thì chính tôi có nhiệm vụ trao lại bức thư cho cô ta đây. Em đưa đây cho tôi.
- Vậy chắc ông phải biết tôi được lệnh từ chiến lũy đến đây?
- Biết chứ.
Gavrốt thọc tay vào túi móc ra miếng giấy gấp tư. Rồi đứng nghiêm chào:
- Phải tôn trọng bức thông điệp. Của chính phủ lâm thời đấy.
Giăng Vangiăng giục:
- Đưa đây.
Gavrốt cầm tờ giấy giơ cao lên trên đầu:
- Chớ có tưởng là thư tình nhé. Gửi cho một người đàn bà, nhưng là gửi cho toàn thể nhân dân đấy. Bọn chúng tôi, chúng tôi chiến đấu, và chúng tôi tôn trọng nữ giới. Chả như ở chốn cao sang, sư tử lại đi biên thư tình cho lạc đà đâu.
- Đưa đây.
Gavrốt nói tiếp:
- Thật tình, trông ông có vẻ người tốt thật.
- Đưa mau.
- Đây, cầm lấy.
Và nó trao tờ giấy cho Giăng Vangiăng:
- Nhanh lên, ông cụ Côdiếc ơi, cô Côdét đang chờ đấy.
Gavrốt lấy làm thích chí khi bịa ra được tiếng ấy.
Giăng Vangiăng hỏi:
- Thư trả lời có phải mang đến Xanh Meri không?
Gavrốt đáp:
- Ông dẫn xác đến đó để cho vỡ ra như bánh xốp à? Thư này từ chiến lũy phố Săngvrơri đến đấy. Thôi tôi trở về đằng ấy đây. Chào đồng bào.
Nói xong, Gavrốt bỏ đi, hay đúng hơn, vỗ cánh bay trở về chỗ mình vừa thoát ra. Nó lặn vào đêm tối nhanh vun vút như một viên đạn xuyên thủng bóng đêm. Phố Lomácmê trở lại im lìm, vắng vẻ. Trong nháy mắt, chú bé lạ lùng mang trong mình cả bóng tối lẫn mơ mộng ấy, đã chìm sâu trong khoảng nhà cửa đen ngòm và mất hút như làn khói tan vào trong bóng đêm. Mấy phút sau khi nó mất hút, giá không có tiếng kính vỡ toang và tiếng đèn rơi xuống đường làm cho các nhà thị dân bực bội phải giật mình thức dậy lần nữa thì người ta có cảm tưởng là nó đã biến thành mây khói và tiêu tan không còn vết tích gì. Lúc đó Gavrốt đã đi qua phố Đuysôm.
III
TRONG LÚC CÔDÉT VÀ BÀ TÚTXANH NGỦ
Giăng Vangiăng trở vào nhà với bức thư của Mariuytx.
Như con cú đang giữ chặt miếng mồi, ông lấy làm vừa ý với bóng tối trong nhà. Ông sờ soạng bước lên thang gác, se sẽ mở cửa ra và đóng trở lại, rồi đứng im lắng nghe. Khi chắc chắc là Côdét và bà Tútxanh đang ngủ say, ông lấy diêm bật lửa nhưng hai tay run lẩy bẩy, phải đánh luôn ba bốn que mới đỏ. Vì có cái gì như là một sự trộm cắp trong hành động vừa rồi. Cuối cùng thì ông đã thắp được đèn lên, ngồi lại trên bàn, mở tờ giấy ra đọc.
Những khi xúc động mãnh liệt, người ta không còn đọc được nữa, mà có thể nói người ta vật ngửa tờ giấy trong tay ra, người ta bám riết lấy nó như bám một miếng mồi, người ta giày vò, người ta chọc sâu móng tay giận dữ hoặc vui mừng vào mình nó, người ta chạy vụt đến đoạn cuối, người ta nhảy xổ trở về đoạn đầu. Trí óc khi chú ý lắm cũng lên cơn sốt, nó chỉ hiểu đại khái, hiểu lờ mờ, hiểu cái chính, nắm được một điểm, còn tất cả đều như biến mất. Trong bức thư Mariuytx viết cho Côdét, Giăng Vangiăng chỉ thấy có mấy chữ: “…Anh chết đây… Khi em đọc các dòng này thì hồn thiêng anh sẽ về với em”.
Nhìn hai dòng chữ ấy, mắt ông như bị chói lòa một ánh sáng ghê tởm. Cảm xúc thay đổi đột ngột quá làm ông choáng váng. Ông nhìn bức thư của Mariuytx, trong lòng vừa kinh ngạc vừa say sưa: trước mắt ông là một sự thật rạng rỡ, cái chết của người mà ông đang thù ghét.
Thâm tâm vui mừng, ông thét lên một tiếng thét xấu xa! Thôi thế là hết nhé. Câu chuyện kết thúc sao mà nhanh quá chỗ người ta có thể mong ước thế! Con người làm trở ngại cuộc đời ông thế là đã biến đi rồi. Nó tự ý biến đi, tự nguyện, chẳng ai thúc đẩy cả. Giăng Vangiăng chẳng làm gì, chẳng có tội gì trong việc ấy cả, thế mà “con người ấy” lại sắp chết! Mà có lẽ hắn chết rồi cũng nên. Đến đây ông tính toán: - Không. Hắn chưa chết. Rõ ràng là bức thư định viết cho Côdét đọc sáng ngày mai, sau hai loạt súng nổ trong khoảng từ mười một giờ đến mười hai giờ khuya cho đến giờ, không nghe thấy thêm gì nữa, chắc đến sáng sớm chiến lũy mới bị tấn công ra trò, nhưng có hề gì, khi mà đã bị cuốn vào cuộc chiến đấu này, nhất định là nó nguy rồi, guồng máy sẽ lôi nó đi thôi. Giăng Vangiăng cảm thấy như mình được giải thoát. Rồi đây sẽ chỉ còn có ông với Côdét. Sự cạnh tranh thế là chấm dứt, tương lai lại trở về. Mảnh giấy này ông cứ bỏ túi. Chẳng bao giờ Côdét còn biết được “con người ấy” đã ra thế nào. “Ta cứ để yên cho mọi việc xảy ra. Con người ấy không cách nào thoát được. Nếu nó chưa chết thì chắc chắn rồi nó sẽ chết. May cho ta biết là dường nào!”
Nghĩ xong bấy nhiêu điều, ông thấy trong lòng tối sầm lại.
Ông bước xuống thang gác, đánh thức người gác cổng dậy.
Khoảng một giờ sau, Giăng Vangiăng bước ra, mình mặc đồng phục quốc dân quân, tay cầm súng. Người gác cổng đã chạy sang bên hàng xóm mượn thêm mấy thứ để ông trang bị được đầy đủ. Ông vác một cây súng đã lắp đạn sẵn và đeo một bao đầy đặn. Ông đi về phía chợ.
IV
GAVRỐT TÍCH CỰC QUÁ MỨC
Một việc lôi thôi vừa xảy đến với Gavrốt.
Sau khi cố tình ném vỡ cây đèn ở phố Đuysôm, Gavrốt rẽ sang phố Hôđriét. Phố vắng tanh không một bóng người. Hắn thấy dịp tốt đã đến để hát trọn bài hát mà hắn biết hát. Miệng hát nhưng chân cứ đi, không chậm lại mà nhanh thêm lên. Các dãy nhà hắn đi qua đều đóng cửa im ỉm vì ngủ yên hay là hoảng sợ, và nó ném ra hai bên phố điệu hát nảy lửa này:
Con chim nó mách trên cành
Rằng Atala đã theo tình đi xa
Bạn tình là một chàng Nga
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Pi-e ơi, than thở chi
Lẳng lơ quen tính, chắc gì Mila?
Gõ tường ả đến gọi ta
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Các con nỡm ấy xinh sao!
Bùa mê nó bỏ, say nhào là ta
Dù ai cũng cứ say mà
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Tôi thích yêu nhau, thích giận nhau
Lidơ, Anhét cô nào tôi cũng mơ
Đốt ta họ cũng bỏng mà!
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Đẹp thay cái chiếc áo choàng
Của cô Xuydét và nàng Dêyla
Áo người đã quấn hồn ta
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Tinh ơi, trong tối sáng ngời
Hoa hồng đem kết vào đời Lôla
Yêu nàng ta xả thân ta
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Thấy Gian trang điểm trước gương
Tim anh phút đã lạc đường bay xa
Phải nàng bắt được tim ta?
Đi đâu hỡi các tố nga!
Dô ta!
Vũ về, vào lúc nửa đêm
Chỉ em, anh nói với nghìn sao xa:
Sao nào! Hãy ngắm Xtenla.
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Gavrốt vừa hát vừa làm điệu bộ tha hồ, không dè xẻn. Điệu bộ là điểm tựa của điệp khúc. Mặt nó là một kho chứa mặt nạ, nó làm đủ điệu nhăn nhó giật gân và kỳ dị như các lỗ thủng của một cái khăn treo dưới gió. Buồn thay, vì chỉ có mình nó trong đêm tối, cho nên không ai xem và cũng không thể trông thấy. Có những tài hoa hoài phí như thế đấy.
Thình lình nó ngừng bặt.
- Thôi, dẹp bài ca ân tình lại đã.
Cặp mắt mèo của hắn vừa nhìn thấy có vật gì trong một xó cổng. Nhà hội họa thì cho đó là một kết cấu, nghĩa là một con người và một đồ vật, đồ vật là một cái xe ba gác, còn con người là một anh chàng người vùng Ôvécnhơ đang ngủ trong xe.
Càng xe, thả xuống mặt đường, còn đầu người kia lại gác lên ván xe, chân chấm xuống đất, thân nằm trên một chiếc xe chúc ngược.
Có kinh nghiệm về việc đời, Gavrốt biết ngay là một anh chàng say rượu.
Đích là một anh chàng chở thuê ở xó này, ních rượu đẫy vào rồi ngủ cũng đẫy. Gavrốt nghĩ bụng: đêm mùa hè cũng được việc đấy chứ! Đánh một giấc ngay trong xe! Thôi, ta “mượn” chiếc xe này cho chính phủ cộng hòa, còn ta để anh chàng này lại cho chế độ quân chủ.
Trong trí Gavrốt vừa có một ánh sáng lóe lên:
- Anh ba gác này mà thượng lên trên chiến lũy thì phải biết là hay!
Anh chàng phu xe đang ngáy khò khò.
Gavrốt se sẽ đẩy lui cái xe đồng thời nắm chân anh chàng kéo ngược lại. Chỉ một phút là xong đâu đấy: anh chàng phu xe đã nằm dài trên mặt đường, không nao núng. Còn chiếc xe thì đã rời ra.
Có thói quen phải đối phó luôn luôn với mọi hoàn cảnh bất ngờ, nên cái gì Gavrốt cũng có trong mình. Nó lục túi móc ra một mảnh giấy và một mẩu bút chì đỏ củm được của một anh chàng thợ mộc nào đó, nó viết mấy chữ:
“Chính phủ Cộng hòa Pháp
Biên nhận chiếc xe ba gác của anh”
Rồi ký tên: “Gavrốt”.
Viết xong, hắn nhét mảnh giấy vào túi chiếc gi-lê nhung của anh phu xe vẫn đang ngáy như sấm, rồi cầm càng xe lên đi về phía chợ, vừa đi vừa đẩy chiếc xe chạy nước đại trước mặt. Chiếc xe chạy ầm ầm và nó lấy làm khoái chí.
Trò ấy nguy hiểm. Ở Nhà in Hoàng gia có một bốt gác Gavrốt quên không để ý tới. Quốc dân quân ngoại ô đóng giữ ở đó. Tiểu đội canh gác đã bắt đầu để ý và mấy người nằm trên phản đã ngẩng đầu dậy. Hai cái đèn bị đập vỡ liền liền, một bài hát oang oang giữa đêm khuya, như thế đã là quá nhiều đối với những phố nhát gan này, những phố hễ mới vừa tắt mặt trời là đã muốn đi ngủ, mới chập tối là chẳng còn đèn đóm gì. Suốt một giờ qua, Gavrốt đã làm ồn ào giữa khu phố yên tĩnh này như con nhặng rơi vào trong chai vo ve không ngớt. Người đội cảnh binh ngoại ô đã lắng tai nghe ngóng. Y là một người thận trọng, y chờ xem.
Tiếng ầm ầm của chiếc xe ba gác làm cho y không còn chờ đợi gì nữa, y quyết định đi quan sát tình hình.
- Chúng nó chắc là có cả lũ, phải hết sức rón rén mới được.
Rõ ràng là quân phiến loạn như con bạch tuộc đã thoát ra khỏi vòng vây và đang trăm tay trăm chân làm náo loạn cả khu phố.
Viên đội cảnh binh đánh liều ra khỏi bốt canh, bước đi từng bước rón rén.
Gavrốt đang đẩy chiếc xe, sắp rẽ từ phố Hôđơriét sang thì đột nhiên chạm trán với một bộ quân phục, một mũ sắt có giắt lông, một cây súng.
Lần thứ hai, nó dừng hắn.
- À, lại có rồi. Gavrốt nói. Chào ông trật tự công cộng. Sự ngạc nhiên của Gavrốt ngắn ngủi và tan nhanh. Người cảnh binh hét lớn:
- Thằng ranh kia, đi đâu?
Gavrốt đáp:
- Ông công dân kia, tôi chưa gọi ông là tư sản, sao ông lại mắng tôi thế?
- Thằng ranh con đi đâu?
- Thưa ông, hôm qua đây chắc ông còn là một người thông minh, nhưng sáng nay thì ông đã bị hạ bệ rồi.
- Đồ chó chết, tao hỏi mày đi đâu?
- Ông ăn nói nhã nhặn đấy. Người ta thật không dám nói ông là người có tuổi đâu nhé. Ông nên đem bán tóc của ông đi, mỗi sợi một trăm phơrăng. Chắc được năm trăm phơrăng đấy.
- Đồ ăn cướp, mày đi đâu? Đi đâu? Đi đâu?
Gavrốt tiếp:
- Ăn nói gì thô bỉ thế. Mẹ ông từ rày có cho ông bú thì nhờ bà ấy lau hộ mồm cho ông kỹ kỹ hơn một chút.
Viên đội cảnh binh chĩa mũi súng vào người Gavrốt.
- Đồ khốn nạn, mày có nói là mày đi đâu không thì bảo?
- Bẩm đại tướng, con đi mời thầy thuốc cho vợ con nó đang trở dạ.
Viên đội kêu to:
- Có địch!
Dùng cái đã làm nguy mình để cứu nguy cho mình, kẻ tài tình mới có được nghệ thuật ấy. Nháy mắt Gavrốt đã bao quát được tình thế; cái xe ba gác đã làm hại mình thì chính nó phải che chở mình mới được.
Vừa lúc viên đội cảnh binh sắp xông đến thì Gavrốt giang thẳng cánh văng mạnh chiếc xe vào bụng y như một quả đạn, làm y nhào ngửa trên đường và phát đạn nổ đoàng trên không. Nghe tiếng viên đội kêu, lính trong bốt canh đều ùa ra ngoài. Thấy có súng nổ họ cũng nổ bừa theo một loạt, rồi lắp đạn bắn tiếp; những loạt súng bắn mò kiểu bịt mắt bắn dê ấy kéo dài đến những mười lăm phút và hạ sát đến mấy miếng kính cửa.
Trong lúc ấy thì Gavrốt đã bán sống bán chết tháo lui. Cách năm sáu phố, Gavrốt mới ngồi xuống một trụ đá ở góc đường, thở hổn hển. Hắn lắng tai nghe ngóng.
Ngồi thở được một chốc, hắn quay mình về phía có tiếng súng đang nổ giòn, nâng bàn tay trái lên mũi rồi đưa ra phía trước ba lần, vừa đưa vừa lấy tay phải vỗ vỗ phía đằng sau gáy. Cái cử chỉ ngạo nghễ ấy của bọn trẻ ranh Pari là kết tinh của tinh thần châm biếm của người Pháp. Cố nhiên là nó rất hiệu nghiệm, chả thế mà nó đã kéo dài hàng nửa thế kỷ nay!
Phút tươi vui ấy lại bị một ý nghĩ chua chát làm vẩn đục ngay. Gavrốt càu nhàu:
- Ừ, cười cho lắm, cười lăn cười bò ra, mà lại lạc đường mất rồi, giờ thì phải đi quanh rồi. Thôi, sao miễn về chiến lũy cho kịp là được!
Nói đoạn hắn lại cắm đầu chạy. Vừa chạy vừa nói:
- À, ta hát đến đâu rồi nhỉ?
Hắn lại cất tiếng hát bài hát ban nãy. Bóng hắn chìm nhanh vào trong các ngõ phố và tiếng hát cũng xa dần, nhỏ dần vào trong đêm:
Đời còn lắm ngục Bátxti
Nền chuyên chế ấy ta thì bửa ra
Bất bằng há dễ bỏ qua?
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Có ai chơi ta thì chơi
Cho lăn cho lóc, cho rời vỡ ra
Vỡ rời xã hội thối tha!
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Dân ta ơi, cầm gậy lên
Kéo nhau ta đập tan đền nhà vua
Diệt nền quân chủ xa hoa
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta!
Đạp song ta đã xông vào
Sáclơ Mười không dám đương đầu với ta!
Kinh hoàng vua đã trốn ra…
Đi đâu hỡi các tố nga?
Dô ta! Hò dô ta.
Cuộc nổ súng ở bốt canh không phải là không có kết quả. Người ta chiếm lĩnh chiếc xe ba gác và bắt được anh phu xe say rượu làm tù binh. Chiếc xe thì đem tống vào nhà chứa đồ tịch thu, còn anh chàng say rượu thì về sau có bị truy tố chút ít trước tòa án binh như kẻ tòng phạm. Để bảo vệ xã hội, trong trường hợp này, viện công tố đã tỏ ra mẫn cán, không biết mệt mỏi.
Câu chuyện Gavrốt đến nay vẫn còn là truyền thuyết ở khu phố Tăngplơ và là một kỷ niệm rùng rợn nhất đối với các bà thị dân già phố Mare. Trong ký ức họ, câu chuyện ấy được mệnh danh là: cuộc tấn công ban đêm vào bốt gác Nhà in Quốc vương.
PHẦN THỨ NĂM:
GIĂNG VAN GIĂNG (Jean Valjean)
QUYỂN I: CHIẾN TRANH GIỮA BỐN BỨC TƯỜNG
I
NƯỚC XOÁY Ở Ô XANH ĂNGTOAN VÀ ĐÁ NGẦM Ở Ô TĂNGPLƠ
Hai chiến lũy đáng ghi nhớ nhất mà nhà quan sát các bệnh trạng xã hội có thể nêu ra không thuộc về thời kỳ câu chuyện kể trong sách này xảy ra. Cả hai chiến lũy ấy đều tượng trưng cho một tình hình ghê gớm ở hai phương diện khác nhau, cả hai đều từ dưới đất mọc lên trong cuộc khởi nghĩa tất yếu tháng sáu năm 1848, cuộc chiến tranh đường phố lớn nhất mà lịch sử đã chứng kiến.
Một đôi khi bất chấp những nguyên lý, bất chấp tự do, bình đẳng và bác ái, bất chấp phổ thông đầu phiếu, bất chấp quyền chấp chính của toàn thể đối với toàn thể, từ những khắc khoải, những nản lòng, những xơ xác, những bức sốt, những hãi hùng, những uất khí, những dốt nát, những tăm tối của mình, đám ngu dân tuyệt vọng nổi lên phản kháng và đánh lại nhân dân.
Cùng dân tấn công pháp luật phổ thông, cùng dân tự tạo cho mình cái quyền đứng lên chống lại dân quyền.
Những ngày đó là những ngày ảm đạm, bởi vì bao giờ cũng có một lượng chính nghĩa nhất định trong sự cuồng loạn đó, và cuộc chiến đấu đó bao hàm cái tính chất tự sát. Những tiếng: cùng dân, ngu dân, loạn dân, dân ô hợp, được coi như là tiếng để mạt sát, tiếc thay lại nói lên cái lỗi của người cầm quyền, người hưởng đặc quyền, hơn là cái lỗi của kẻ bị trị, kẻ bất hạnh.
Riêng chúng tôi, không bao giờ chúng tôi nói những tiếng ấy mà không cảm thấy xót xa và kính cẩn, bởi vì khi triết lý đi sâu vào những sự kiện mà những từ ấy diễn đạt, thì triết lý tìm thấy trong đó rất nhiều cái lớn lao bên cạnh điều tồi tệ. Thành quốc Aten là kết quả của chính quyền quần chúng; cùng dân đã làm nên nước Hà Lan, dân ô hợp đã mấy lần cứu thoát La Mã, và ngu dân đã đi theo Chúa Giêsu.
Không có nhà tư tưởng nào mà không có lần chiêm ngưỡng những huy hoàng của tầng lớp đáy.
Khi Thánh Giêrôm nói cái lời bí ẩn: Fex urbis, lex orbis,[344] chắc ngài đã nghĩ tới đám ngu dân, đến tất cả những người nghèo khổ, những kẻ lang thang, những kẻ cùng khốn từ đó mà xuất hiện thánh tông đồ và các bậc tử vì đạo.
Những phẫn nộ của đám đông đau khổ và rỏ máu, những bạo hành chống các lẽ sống của chính họ, những hành hung chống công lý, là những cuộc đảo chính của quần chúng và phải được trấn áp. Người trung thực tận tâm làm việc trấn áp ấy, và chống đánh đám đông chính vì yêu thương đám đông. Tuy nhiên, đương đầu với nó mà thấy nó đáng tha thứ bao nhiêu! Mà tôn kính nó bao nhiêu! Trong những giờ phút hiếm có ấy, họ vừa làm cái việc phải làm, vừa cảm thấy có một cái gì khiến họ cụt hứng và hầu như ngăn họ đi xa hơn; họ vẫn tiếp tục vì cần phải vậy; nhưng lương tâm thỏa mãn lại rầu rĩ, và làm xong bổn phận, họ lại thấy xót xa.
Cần phải nói ngay rằng cuộc khởi nghĩa tháng sáu năm 1848 là một sự kiện riêng biệt và hầu như không thể xếp loại trong khoa học lịch sử. Những tiếng chúng tôi vừa nói không nên đem dùng để nói về cuộc bạo khởi kỳ lạ, qua đó chúng ta cảm thấy nhân dân lo ngại đứng lên đòi quyền lao động thiêng liêng của mình. Phải chống đánh nó, và đó là bổn phận, bởi vì nó tấn công nền Cộng hòa. Nhưng suy cho cùng, nó là gì? Là một cuộc khởi nghĩa của nhân dân tự đánh vào mình.
Chúng tôi không nói phiếm xa đề vì chúng tôi không quên đề tài, bởi vậy chúng tôi xin phép lưu ý bạn đọc về hai cái chiến lũy duy nhất mà chúng tôi vừa nói đến, hai chiến lũy tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa này.
Một cái ngáng lối vào ô Xanh Ăngtoan, một cái bảo vệ cửa ô Tăngplơ. Những ai đã thấy dựng lên sừng sững trước mặt mình, dưới trời tháng sáu rực rỡ màu xanh, hai kiệt tác ghê gớm của cuộc nội chiến đó, đều không quên nó.
Chiến lũy Xanh Ăngtoan là một công trình khổng lồ, ba tầng cao, hai trăm ba mươi thước rộng. Từ góc này qua góc nọ, nó chặn hẳn cái cửa ô rộng lớn bao gồm ba đường phố, được xẻ rãnh cắt miếng, cắt hình răng cưa, băm thành một khe hở lớn, được chống đổ bằng những mô, tự chúng là những pháo đài, có những mũi nhô đây đó, tựa lưng vững chắc vào hai mõm dãy nhà ngoại ô, cái chiến lũy lù lù như một thành trì của thiên tướng ở cuối cái quảng trường ghê gớm đã chứng kiến vụ 14 tháng Bảy. Dọc theo chiều sâu các đường phố, ở đằng sau cái chiến lũy mẹ ấy, có mười chín chiến lũy khác cách quãng nhau. Chỉ nhìn thấy cái chiến lũy lớn không thôi cũng đủ thấy ở khu ngoại ô này, nỗi đau khổ mênh mông đã đến giờ hấp hối, đã đến phút chót, phút mà một sự khủng hoảng muốn trở thành một tai ương.
Chiến lũy ấy làm bằng gì? Bằng ba tòa nhà sáu tầng xô đổ, có người bảo là do người ta cố ý. Có những kẻ khác bảo là sự công phẫn công cộng đã có phép màu phá những ngôi nhà ấy. Chiến lũy mang hình dáng thảm hại của những công trình xây dựng bằng thù hằn: sự đổ nát. Có thể nói: ai đã dựng cái đó? Cũng có thể hỏi: ai đã làm đổ nát cái đó? Đó là sáng tạo đột khởi của sôi sục. Ái chà! Cái cửa này! Cái cánh cổng song sắt này! Cái mái con này! Cái viền cửa này! Cái bếp vỡ này! Cái nồi rạn này! Cho tuốt! Ném tuốt vào! Đẩy đi, lăn đi, cuốn đi, dỡ đi, lật đảo đi! Xô đổ tất đi! Đó là sự hợp tác của đá, của gạch, của xà ngang, của dầm sắt, của giẻ rách, của gạch hoa cạy lấy, của ghế thủng, của lõi bắp cải, của tã lót, của áo rách, của nguyền rủa. Vừa lớn lao, vừa ti tiện. Cảnh hỗn mang cố bắt chước đáy Vực. Đại khối bên cạnh phân tử, mảng tường xô ngã cùng với cái đĩa vỡ. Một cảnh đoàn kết đầy đe dọa của những mảnh va. Xidiphơ đã ném quả núi của mình vào đó cũng như Job vứt mảnh sành vào. Tóm lại, một cái gì ghê gớm. Cao đài của kẻ khố rách.
Nhiều xe ba gác lật ngược làm cho bờ lũy gồ ghề: một xe bò lớn lật ngang, trục ngửa lên trời, trông như một vết sẹo lớn trên cái mặt xù xì. Người ta vui vẻ hò reo đẩy một xe chở khách lên đỉnh lũy, tuồng như những nhà kiến trúc của cái công trình man rợ đó muốn chen cái vui nhộn trẻ ranh vào sự hãi hùng, chiếc xe chổng gọng lên trời, như chờ thắng những con ngựa của không trung. Cái đống phù sa khổng lồ của bạo khởi đó khiến người ta hình dung cảnh núi Ốtxa chồng lên núi Pêliông[345] của tất cả những cuộc cách mạng: 93 trên 89, ngày 9 tháng nắng trên ngày 10 tháng Tám, ngày 18 tháng sa mù trên ngày 21 tháng Giêng, tháng hái nho trên tháng tưới cỏ, 1848 trên 1830.
Địa điểm xứng đáng với công sức người ta và cái chiến lũy này xuất hiện không hổ thẹn ở chính cái nơi mà nhà ngục Bátxti bị hủy phá. Nếu đại dương đắp đê thì nó đắp như thế đấy. Cuồng lực của thủy triều đã in dấu trên đống ngổn ngang vô hình đó. Thủy triều nào vậy? Thưa, quần chúng. Người ta tưởng thấy náo động đã hóa đá. Người ta tưởng nghe vù vù trên chiến lũy đó những con ong đen tối của tiến hóa cuồng bạo như trên tổ của mình. Đây là một bụi gai góc chăng? Hay là một đám cuồng cũ? Hoặc một pháo đài? Hình như quay cuồng long óc đã quạt cách xây dựng nên chiến lũy đó. Có uế khí ao tù trong công sự ấy, lại có thiền hương trong cảnh lộn xộn kia. Trong cái bề bộn của tuyệt vọng, ta thấy có rui mái nhà, mảnh ván buồng còn phất giấy màu, khung cửa sổ y nguyên với kính vứt vào đây để đợi đạn đại bác, những ống khói bị gỡ ra, những tủ, bàn, ghế, cả một cảnh hỗn độn ầm ĩ và muôn nghìn những vật tồi tàn mà kẻ ăn mày cũng chê, những vật vừa chứa đựng hư không vừa chứa đựng cuồng nhiệt. Người ta có thể nói đây là mớ tã nát của dân chúng, gỗ nát, sắt nát, đá nát mà ô Xanh Ăngtoan đã quét ra cửa bằng một cái chổi khổng lồ, đem cái nghèo khổ của mình dựng thành một chiến lũy. Những khối giống như đòn kê của đao phủ, những dây xiềng đứt, những đòn chống chữ đinh hình giá treo cổ, những bánh xe nằm ngang nhô ra giữa các thứ đổ nát, đã thêm vào cảnh hỗn loạn ấy cái vẻ thảm đạm của các cực hình mà dân chúng ngày xưa phải chịu.
Cái gì chiến lũy Xanh Ăngtoan cũng đem làm vũ khí được, cái gì mà nội chiến có thể vứt lên đầu xã hội đều từ đó mà ra. Không phải là chiến đấu nữa mà là cuồng chiến. Nhưng súng bảo vệ chiến lũy đó, trong số có mấy khẩu nòng loe, đã bắn đi những mảnh sứ, mảnh xương, hạt cúc, đến cả những bánh xe bàn đêm, một loạt đạn nguy hiểm vì là bằng đồng. Cái chiến lũy ấy đánh một cách say máu, nó thét lên những tiếng dữ dội khó nói; đôi lúc, thách đố quân đội, nó ùn ùn những bóng người và bão táp; nó đội một vành đầu người bốc lửa; nó chứa chật một đám đông lúc nhúc; đỉnh nó lởm chởm những súng, những gươm, những gậy, những búa, những lê, những giáo, một lá cờ đỏ to rộng phần phật trước gió. Người ta nghe thấy lẫn lộn những mệnh lệnh chỉ huy, những bài ca xung kích, những hồi trống trận, những tiếng khóc của phụ nữ và những tiếng cười vang thảm hại của những kẻ đói cơm. Cái chiến lũy ấy bao la và đầy sức sống; tiếng khổ của sấm sét từ đó tung ra như từ lưng của một con thú điên. Tư tưởng cách mạng bao phủ cái đỉnh đó, cái đỉnh ầm ầm tiếng thét của nhân dân nghe như tiếng của Chúa. Cái thùng khổng lồ những đồ vụn bỏ đi ấy lại mang một oai phong kỳ lạ. Đó là một đống rác rưởi nhưng lại là quả núi tiếp nhận ý trời.[346]
Chúng tôi đã nói nó nhân danh Cách mạng mà tấn công. Tấn công gì? - Cách mạng. Nó, cái chiến lũy ấy, cái ngẫu nhiên, cái hỗn độn, cái hoảng loạn, cái hiểu lầm, cái vô tri ấy, đối diện với viện lập hiến, với chủ quyền của nhân dân, với phổ thông đầu phiếu, với dân tộc, với nền cộng hòa, đó là khúc Cacmanhôn thách thức khúc Mácxâyde.
Một cuộc thách thức điên rồ nhưng anh dũng, vì chưng khu ngoại ô đó là một anh hùng.
Khu ngoại ô và cái chiến lũy của mình giúp đỡ nhau. Ngoại ô tì vai vào chiến lũy, chiến lũy tựa lưng vào ngoại ô. Chiến lũy rộng lớn dàn trải ra như một ghềnh đá làm vỡ tan các chiến lược của những tướng lĩnh từng chiến thắng ở châu Phi. Những hang hốc, những u bướu, những mụn cóc của nó tuồng như nhăn nhở và cười cợt với khói lửa. Đạn ghém vào đó thì tiêu tan trong vô hình, đạn phá thụt trong đó, chìm trong đó, rơi sâu trong đó, đạn tròn chỉ chọc thủng những lỗ sẵn có. Bắn phá hỗn độn thì được gì chứ? Và các trung đoàn quen nhìn những cảnh chiến đấu dữ dội nhất phải lo ngại khi trông thấy các pháo đài ác thú này, cái pháo đài lởm chởm như gáy lợn rừng và đồ sộ như quả núi.
Ở cách một phần tư dặm, chỗ phố Tăngplơ đổ ra đại lộ, gần Lầu nước, nếu ai mạnh dạn thò đầu ra ngoài tiền diện cửa hàng của Đanlơmanhơ thì sẽ thấy ở đằng xa, hỏi con sông đào, một bức thành lạ lùng. Bức thành ấy nằm trên đường phố đi lên theo các bậc của khu Benlơvin, vào chỗ cao nhất của cái dốc. Bức thành cao ngang tầng hai của các tòa nhà, làm thành một thứ vạch nối các nhà bên phải với các nhà bên trái, như thể là đường phố đã quay bức tường cao nhất của mình ra để tự đóng lối lại. Bức thành ấy xây bằng đá. Nó thẳng thớm, đúng cách, lạnh lùng, dựng đứng, san bằng theo thước thợ, nhắm thẳng bằng dây mực, cân đứng bằng dây chì. Có thiếu xi măng đấy, nhưng cũng như ở một số tường thành La mã, cái đó không làm lệch nét kiến trúc mẫu mực của nó. Trông chiều cao có thể đoán được chiều dày. Đường đỉnh song song với đường móng. Từng chặng trên mặt xám của nó, có những lỗ châu mai rất khó nhận thấy, giống như những đoạn chỉ đen. Khoảng cách giữa các lỗ châu mai ấy không đồng đều. Đường phố xa tăm tắp vắng lặng. Tất cả cửa sổ, cửa ra vào đều đóng kín. Ở cuối phố có cái đập chắn làm cho đường phố biến thành một ngõ cụt. Một bức thành im lìm và yên tĩnh: không nghe thấy gì, không nhìn thấy gì ở đó; không một tiếng kêu, không một tiếng động, không một hơi thở. Một nhà mồ.
Mặt trời tháng sáu chói chang dội ánh sáng lên cái vật khủng khiếp đó.
Đó là chiến lũy của ngoại ô Tăngplơ.
Đặt chân đến khu vực đó, thoạt nhìn thấy nó thì kẻ bạo gan nhất cũng không khỏi tư lự trước hiện cảnh bí ẩn này. Một cái gì thật thẳng, thật đúng, thật khớp nhau, lồng nhau, cân đối nhau và thật ảm đạm. Ở đấy, vừa có khoa học vừa có hắc khí. Người ta cảm thấy người chỉ huy chiến lũy vừa là một nhà hình học vừa là một ma quái. Người ta nhìn vào đó và hạ thấp giọng.
Thỉnh thoảng nếu có một người, lính, sĩ quan, hoặc dân biểu, mạo hiểm, vượt qua nền đường vắng vẻ, thì người ta nghe một tiếng rít khẽ và kẻ qua đường ngã xuống bị thương hay chết, và nếu hắn không việc gì thì người ta thấy găm vào một cánh cửa đóng, một kẽ đá hay một bức tường nào đó, một viên đạn. Đôi khi một mảnh đạn ghém. Những người giữ chiến lũy đã lấy hai ống gang dẫn khí đốt, nhét kín một đầu bằng sợi gai nhồi với đất sét, làm thành hai khẩu đại bác nhỏ. Thuốc súng không hề tiêu phí hoài: hầu như phát nào cũng trúng đích. Đây đó có mấy cái xác chết và những vũng máu trên nền đá. Tôi còn nhớ có con bướm trắng bay đi bay lại trong đường phố: mùa hè đâu chịu lép vế.
Ở quanh đó, dưới các cổng lớn cho xe cộ ra vào, thương binh dồn đống.
Ở đấy, người ta cảm thấy mình bị một kẻ vô hình ngắm bắn và người ta hiểu rằng suốt chiều dài đường phố đang bị những mũi súng chĩa vào.
Cái cầu cuốn bắc ngang qua sông đào làm thành một thứ lưng lừa ở cửa ô Tăngplơ, binh lính tấn công tập họp ở đầu cầu ấy. Nghiêm trang, kính cẩn, họ quan sát cái pháo đài đầy sát khí đó, cái vật im lìm không lay chuyển đó, cái vật gieo rắc chết chóc đó. Một đôi tên bò sát lên đến khoảng cao nhất của chiếc cầu, cẩn thận cố giữ cho mũ không nhô lên.
Đại tá Môngtêna gan dạ đứng nhìn khâm phục cái chiến lũy đó và rùng mình. Ông nói với một dân biểu: - Họ xây dựng giỏi thật! Không có một viên đá nào thòi ra. Như là bằng sành vậy. Lúc đó, một viên đạn bay tới làm vỡ tấm huân chương trên ngực và ông ngã xuống.
- Lũ hèn nhát! Họ nói. Chúng cứ thò mặt ra thử xem! Cứ ra đây! Chúng không dám! Chúng trốn biệt.
Chiến lũy Tăngplơ do tám mươi người bảo vệ, bị mười nghìn người tấn công, đã đứng vững ba ngày đêm. Ngày thứ tư, bọn tấn công làm như ở Datsa và Côngxtănglin, họ đục tường nhà, họ leo lên mái ngói đánh xuống và hạ được chiến lũy. Trong tám mươi kẻ hèn nhát đó, không một ai nghĩ đến việc chạy trốn. Tất cả đều bị giết, trừ người chỉ huy, Báctêlơmi, mà lát nữa chúng tôi sẽ nói đến.
Chiến lũy Xanh Ăngtoan là sấm sét, náo động, chiến lũy Tăngplơ là im lặng. Giữa hai pháo đài đó có cái khác nhau giữa dữ dội và nham hiểm. Cái này là một miệng hùm, cái kia là một mặt nạ.
Nếu công nhận cuộc khởi nghĩa tháng sáu khổng lồ và tăm tối gồm có một nỗi giận dữ và một câu đố, thì người ta thấy trong chiến lũy thứ nhất có một con rồng và sau chiến lũy thứ hai có một con nhân sư.
Hai pháo đài ấy do hai người xây dựng, là Cuốcnê và Báctêlơmi. Cuốcnê dựng chiến lũy Xanh Ăngtoan, Báctêlơmi dựng chiến lũy Tăngplơ. Mỗi chiến lũy là hình ảnh con người xây dựng nó.
Cuốcnê là một người cao lớn, vai rộng, mặt hồng hào, quả đấm to nặng, gan dạ, trung trực, mắt nhìn thật thà và dữ dội. Quả cảm, cương nghị, dễ giận, mau tự ái, một con người dễ gần gũi nhất, một chiến sĩ đáng gờm nhất. Chiến tranh, xung sát làm cho ông dễ thở và vui tính. Ông từng là sĩ quan hải quân và nghe ông nói, thấy ông cử động, người ta đoán được ông ở đại dương mà ra và từ bão táp mà đến, ông tiếp tục làm bão tố trong chiến đấu. Trừ cái thiên tài thì trong Cuốcnê có cái gì của Đăngtông cũng như ở Đăngtông có cái gì của Hécquyn trừ tính cách thần kinh.
Báctêlơmi gầy còm, xanh xao, trầm mặc, vốn là loại bé con xấu số, lúc mười bảy tuổi bị một viên cảnh binh tát tai, đã rình mò hắn, chờ hắn và giết hắn và bị kết án khổ sai. Ra tù, anh ta dựng nên cái chiến lũy ấy.
Về sau, thật là bất hạnh, ở Luân-đôn hai con người lưu vong ấy gặp nhau trong một cuộc đấu tay đôi thảm hại và Báctêlơmi đã giết Cuốcnê. Ít lâu sau, bị cuốn vào một thảm kịch yêu đương bí ẩn - một tai họa trong đó luật pháp ở Pháp nhìn thấy những trường hợp giảm khinh còn luật pháp ở Anh thì chỉ thấy tử tội - Báctêlơmi bị treo cổ. Cơ cấu xã hội u ám như thế đấy: nó làm cho cái con người có trí thông minh rõ ràng là vững chãi, có thể là lớn lao nữa vì thiếu thốn về vật chất, tối tăm về đạo lý đã bắt đầu cuộc đời trong lao tù ở Pháp và kết liễu trên giá treo cổ Anh. Trong những dịp ra mặt, Báctêlơmi chỉ mang một lá cờ: lá cờ đen.
II
LÀM GÌ DƯỚI VỰC NẾU KHÔNG KHÁO CHUYỆN
Mười sáu năm đáng kể trong sự giáo dục ngầm của bạo động, tháng sáu 1848 đã khôn hơn tháng sáu 1832 nhiều lắm. Bởi vậy chiến lũy phố Săngvrơri chẳng qua là một bản phác, một bào thai so sánh với hai chiến lũy khổng lồ mà chúng tôi vừa lược tả, nhưng hồi bấy giờ, nó đã ghê gớm lắm.
Dưới sự trông nom của Ănggiônrátx – bởi vì Mariuytx chẳng còn nhìn tới gì nữa, - nghĩa quân đã lợi dụng đêm tối không những để sửa chữa lại chiến lũy mà còn bồi đắp thêm. Chiến lũy được xây cao lên thêm sáu tấc. Nhiều thanh sắt cắm vào đá xây chiến lũy tua tủa như những ngọn giáo chĩa mũi ra đằng sau. Từ khắp nơi, mọi vật phá hoại đều được mang về, chồng thêm vào, làm cho cảnh chằng chịt bên ngoài càng thêm rối rắm. Sau khi được chữa lại một cách tài tình thì cái pháo đài bên trong giống như bức thành, bên ngoài như bụi rậm.
Người ta đã xếp lại các bậc đá để có thể trèo lên đỉnh chiến lũy như trèo lên một bức thành.
Chiến lũy đã được thu dọn lại. Người ta xếp bớt đồ đạc cho gian phòng thấp đỡ chật chội. Nhà bếp được đem làm phòng quân y. Người bị thương đều được băng bó xong. Thuốc súng vương vãi trên mặt đất, trên bàn đều được nhặt nhạnh lại. Ngươi ta còn đúc đạn, làm vỏ đạn, xé giẻ làm băng, phân chia các vũ khí rơi rớt, dọn dẹp bên trong pháo đài, thu nhặt các mẩu đồ hư hỏng. Xác chết cũng được mang đi, chất thành đống ở ngõ Môngđêtua, vẫn còn thuộc về nghĩa quân. Mặt đường chỗ ấy một thời gian rất lâu về sau vẫn còn đỏ lòm dấu máu. Trong số người chết có bốn quốc dân quân ngoại ô. Ănggiônrátx bảo lột quân phục của chúng để riêng ra một nơi.
Ănggiônrátx khuyên mọi người ngủ hai tiếng đồng hồ. Lời khuyên của anh là một mệnh lệnh. Tuy vậy, chỉ ba bốn người chợp mắt một chốc thôi. Phơidi dùng hai giờ ấy để khắc vào bức tường trước mặt quán rượu mấy chữ:
Các dân tộc muôn năm!
Chữ đục bằng đanh vào đá tảng, mãi đến năm 1848 còn đọc rõ.
Ba người đàn bà nhân lúc ban đêm im tiếng súng đã lánh đi hẳn, nghĩa quân vì thế cũng được dễ thở hơn.
Họ đã tìm cách trốn vào một nhà nào bên cạnh.
Phần đông những người bị thương đều còn sức và đều muốn tiếp tục chiến đấu. Trên một ổ rơm rải đệm trong nhà bếp biên thành phòng quân y, có năm người bị thương nặng, trong số có hai người cảnh vệ thành phố. Hai tên này được băng bó trước tiên.
Trong gian phòng thấp chỉ còn thi hài cụ Mabớp phủ tấm vải liệm đen và Giave trói vào cây cột. Ănggiônrátx nói:
- Đây là phòng của người chết.
Bên trong gian phòng, ở tận đằng sau, dưới ánh sáng lờ mờ của cây nến, cái bàn tử thi đặt sau cây cột thành một thanh ngang. Giave đứng và ông cụ Mabớp nằm, cả hai hợp lại thành một cái gì đó phảng phất như một cây thánh giá to tướng.
Cái càng xe chở khách, mặc dù bị bắn gãy cụt, vẫn còn đứng được để có thể treo cờ.
Ănggiônrátx có đức tính của người chỉ huy, hễ nói là làm. Anh ta đem mắc vào cái cán cờ ấy cái áo thủng dính máu của cụ già đã hy sinh.
Không còn nói chuyện cơm nước gì được nữa. Bánh cũng không mà thịt cũng không. Năm mươi chiến sĩ, trong thời gian gần một ngày một đêm có mặt ở đây đã không mấy chốc mà vét cạn tủ thực phẩm ít ỏi của quán rượu. Đến một lúc nhất định, bất kỳ chiến lũy nào còn chống chọi được đều lâm vào cảnh bè trôi mặt biển, không cách nào tránh khỏi. Đành phải bấm bụng chịu đói vậy. Bấy giờ đang vào quãng một, hai giờ sáng ngày mồng sáu tháng sáu oanh liệt. Chính hôm ấy, ở chiến lũy Xanh Meri, khi nghĩa quân bao quanh Gian để hỏi bánh mì thì Gian đã trả lời cho đám chiến sĩ đang kêu đói: “Để làm gì? Bây giờ là ba giờ. Bốn giờ chúng ta chết rồi mà!”
Không có cái ăn nên Ănggiônrátx cấm uống. Anh cấm hẳn rượu vang, còn rượu mạnh thì phát khẩu phần.
Người ta tìm được trong hầm rượu mười lăm chai đầy, gắn xi kín mít. Ănggiônrátx và Côngbơphe xem xét rất kỹ. Vừa leo khỏi hầm, Côngbơphe vừa nói: - Đây là cái vốn xưa nhất của bác Huysơlu, hồi đầu bác ấy bán tạp hóa mà. Bốtxuyê góp thêm: - Chắc phải là thứ rượu vang chính cống. May mà Gơrăngte đang ngủ. Hắn mà thức thì không dễ gì cứu thoát mấy chai này. Mặc những tiếng xì xào Ănggiônrátx vẫn cứ ra lệnh không được đụng đến mười lăm chai ấy. Và để mọi người khỏi sờ đến, để các chai rượu thành thiêng liêng, chàng bảo mang xếp dưới bàn đặt thi hài cụ Mabớp.
Hai giờ sáng, điểm số còn ba mươi bảy người.
Trời bắt đầu sáng dần. Người ta vừa tắt cây đuốc trước đây đã được dựng ở hốc đá. Bên trong chiến lũy, mảnh đường phố nhỏ như cái sân con đang chìm trong bóng tối, qua ánh sáng bình minh nhờ nhờ, ảm đạm, trông nó có vẻ như một cái boong tàu vừa qua cơn giông tố. Các chiến sĩ đi lại, cử động như những bóng đen. Bên trên cái tổ bóng tối dễ sợ ấy, các tầng gác lặng câm hiện ra dần nhợt nhạt. Trên cao tít, các ống khói nhuốm màu tím tím. Nền trời lơ lửng một cách đáng ưa giữa màu trắng và màu xanh. Chim chóc bay lượn reo mừng. Ngôi nhà đằng sau lưng chiến lũy quay mặt về hướng đông, trên mái đã rợn hồng. Ở cửa mái gác ba, gió sớm thổi phơ phất mớ tóc hoa râm trên đầu cái thây người chết.
Cuốcphêrắc bảo Phơidi:
- Người ta tắt ngọn đuốc làm tớ thích quá. Trông nó có vẻ hớt hơ hớt hải trước gió, tớ chán lắm. Nó có vẻ sợ. Ánh sáng đuốc chẳng khác gì cái khôn ngoan của lũ hèn nhát, nó chả soi sáng cái gì vì nó run rẩy.
Bình miinh đánh thức trí óc cũng như đánh thức loài chim. Ai nấy đều chuyện trò. Thấy con mèo lò dò trên ống máng, Giôli rút ra ngay một triết lý. Chàng nói:
- Con mèo là cái gì? - Là một sự sửa chữa. Thượng đế làm xong con chuột, nói rằng: a, ta làm bậy rồi. Và thượng đế làm con mèo. Con mèo là cái đính chính cho con chuột. Con mèo cộng với con chuột, đó là cái bản in thử đã được tạo vật xem lại và sửa chữa.
Côngbơphe ngồi giữa một số thợ thuyền và sinh viên nói về chuyện mấy người chết, về Giăng Pruve, Bahôren, ông cụ Mabớp, cả tên Lơ Cabuýc, và về sự buồn rầu nghiêm khắc của Ănggiônrátx. Chàng nói:
- Hácmôđiuyt và Arixtôgitông, Sêrêát, Xtêphanuýt, Bruytuýt, Cơromuen, Sáclốt Coócđây,[347] Xăng, tất cả sau khi hành động, đều có những phút hoang mang. Con tim nó dễ rung động lắm, tính mệnh con người cũng là một cái gì thật là huyền bí. Cho nên cả những khi giết người vì mục đích chính trị hay giết người với một mục đích giải phóng đi nữa, nếu có một thứ giết người như thế thật thì trong lòng, sự hối hận vì hạ sát một mạng người vẫn mạnh hơn niềm vui đã phục vụ nhân loại.
Chuyện nọ bắt sang chuyện kia, quanh đi quẩn lại. Một phút sau, nhân mấy câu thơ của Giăng Pruve, Côngbơphe chuyển sang so sánh những người dịch sách Gieorgic[348] Rô với Cuốcnô, Cuốcnô với Đơlilơ, vạch ra mấy đoạn do Manphilát dịch, đặc biệt là đoạn nói về cái chết phi thường của Xêda.[349] Rồi nhân cái tên Xêda, câu chuyện lại trở về Bruytuýt.
Côngbơphe nói:
- Xêda bị giết là đúng. Đối với Xêda, Xixêrông nghiêm khắc, và như thế là phải. Nghiêm khắc nhưng không đả kích. Zôilơ chửi Hôme, Mêviuýt chửi Viếcgin, Vidê chửi Môlie, Pốppơ chửi Sếchxpia, Phrêrông chửi Vônte, chuyện ganh ghét, hằn thù là chuyện “muôn năm cũ” thôi. Những kẻ tài ba lỗi lạc khiến cho người ta nguyền rủa, những bậc vĩ nhân ít nhiều cũng đều bị người đời xỉa xói.
Nhưng Zôilơ và Xixêrông là hai người. Xixêrông thực hiện công lý bằng tư tưởng cũng như Bruytuýt thực hiện công lý bằng lưỡi gươm. Riêng tôi thì tôi phê phán cái kiểu thực hiện công lý thứ hai này, cái kiểu dùng gươm, nhưng thời cổ đại chấp nhận. Xêda đã xâm phạm sông Ruybicông, đã ban chức tước như chính chức tước là của mình trong khi nó là của nhân dân, đã không đứng dậy khi thượng viện bước vào phòng họp, thì Xêda đã có những hành động của một vị vua, và hầu như của một bạo chúa, như Ơtrôpơ đã nói, regia ac pene tyrannica. Đó là một vĩ nhân. Mặc kệ hoặc càng hay cũng đều được: bài học càng có giá trị. Hai mươi ba vết thương của ông ta không làm cho tôi cảm động bằng bãi nước bọt của Chúa Giêsu bị những kẻ đi ở tát. Càng nhục, càng rõ là thần thánh.
Bốtxuyê đứng cao hơn những người khác, trên một đống đá, tay cầm súng, thét:
- Hỡi Xiđatênom, hỡi Mirinuýt, hỡi Prôbalanhtơ, hỡi những duyên dáng mỹ miều của Ăngtiđơ! Chao ôi! Ước gì ta đọc được thơ của Hôme như một người Hy lạp xứ Lôriom hay xứ Êđantêông!
III
HÈ SÁNG RỒl TỐI SẦM
Ănggiônrátx đi quan sát tình hình. Anh theo ngõ Môngđêtua đi ra ngoài, quanh quất men theo các dãy nhà.
Phải nói rằng bấy giờ nghĩa quân lòng đầy hy vọng. Cái cách họ đã đánh lui cuộc tấn công ban đêm làm cho họ hầu như coi thường cuộc tấn công lúc sắp tảng sáng. Họ chờ đợi và họ cười cợt. Họ chẳng hề hoài nghi chút nào về sự thắng lợi cũng như không nghi ngờ chính nghĩa của mình. Vả lại nhất định viện binh sẽ đến với họ. Họ tin tưởng vào đó lắm. Người Pháp khi chiến đấu thường có lối tiên đoán tình hình một cách dễ dãi và đầy lạc quan, làm cho họ có thêm sức mạnh. Với lối đoán trước ấy, nghĩa quân chia cái ngày sắp đến ra làm ba giai đoạn chắc chắn: sáu giờ sáng thì một trung đoàn “mà họ đã vận động” sẽ quay súng, đến trưa thì toàn thể Pari nhất tề đứng dậy, mặt trời lặn thì cách mạng bùng nổ.
Từ tối hôm trước, tiếng chuông báo động ở nhà thờ phố Xanh Meri không hề ngừng một phút. Điều ấy chứng tỏ là chiến lũy kia, cái chiến lũy lớn nhất, chiến lũy của Gian, vẫn còn đứng vững. Tất cả những mối hy vọng ấy, nhóm này chuyển cho nhóm kia trong tiếng xì xào vui vẻ và đáng sợ như tiếng vo ve của đàn ong sắp xung trận.
Ănggiônrátx trở về. Như con chim ưng, anh vừa âm thầm dạo quanh một vòng trong vùng bóng tối ngoài chiến lũy. Hai tay khoanh lại, một bàn tay đặt trên miệng, anh lắng nghe trong chốc lát nỗi vui vẻ của anh em. Trong ánh bình minh mỗi lúc một sáng tỏ, nét mặt anh hiện ra tươi tắn và ửng hồng. Chàng nói:
- Toàn bộ quân đội Pari tấn công. Một phần ba đội quân ấy đè lên cái chiến lũy của các đồng chí đấy. Ngoài ra còn có quốc dân quân. Tôi trông rõ mũ giát lông của trung đoàn xung kích số năm và cờ xí của đoàn cảnh vệ quân số sáu. Một giờ nữa các đồng chí sẽ bị tấn công. Còn dân chúng thì hôm qua sôi sục, nhưng sáng nay im lìm. Không còn mong đợi gì nữa, chẳng còn hy vọng vào đâu được. Không một ngoại ô nào, cũng không có một trung đoàn nào hưởng ứng. Các đồng chí bị bỏ rơi rồi.
Các lời nói ấy rơi vào giữa tiếng xì xào của các nhóm nghĩa quân và có tác dụng như giọt mưa giông đầu tiên rơi vào giữa tổ ong. Mọi người đều câm bặt. Một phút im lặng khó tả. Người ta có cảm tưởng như nghe thấy thần chết bay qua.
Nhưng chỉ trong giây lát.
Từ chỗ tối nhất trong đám đông, một tiếng người cất lên nói to với Ănggiônrátx:
- Đành vậy! Xây chiến lũy lên cao bảy thước và anh em ta ở cả đấy. Các đồng chí, hãy lấy xác chúng ta mà phản kháng. Phải tỏ ra rằng nếu dân chúng bỏ rơi những người cộng hòa thì người cộng hòa vẫn không bỏ rơi dân chúng.
Lời nói ấy xé tan đám mây nặng nề của những người lo lắng cá nhân, làm cho trí óc mọi người như được giải thoát. Một tràng pháo tay hoan nghênh nó nhiệt liệt.
Mãi sau cũng không ai biết được tên người đã nói. Có lẽ là một người thợ nào đó không ai để ý tới, một người vô danh, một người bị quên lãng, một người qua đường anh hùng. Kiểu người vô danh vĩ đại ấy bao giờ cũng có mặt trong những biến động của loài người, những cơn thai nghén của xã hội. Và đến một giờ phút nhất định, họ nói lên cái lời cuối cùng quyết định, rồi tan biến ngay trong bóng tối, sau khi đã thay mặt cho nhân dân và Chúa một phút trong ánh chớp sáng lòa.
Không khí chung ngày mồng 6 tháng sáu năm 1832 là không khí của sự quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Cho nên cũng vào giờ ấy, ở chiến lũy Xanh Meri, nghĩa quân cũng đồng thanh hô to: “Có viện trợ hay không viện trợ, mặc! Chúng ta quyết tử đến người cuối cùng ở đây.” Câu nói ấy thành một câu nói lịch sử và có ghi trong hồ sơ các vụ khởi nghĩa năm ấy.
Như thế, độc giả thấy rõ, mặc dù cách biệt với nhau về mặt vật chất, hai chiến lũy vẫn cảm thông với nhau.
IV
BỚT NĂM, THÊM MỘT
Khi người vô danh nào đó ban bố cái quyết nghị “lấy xác mà phản kháng” và đem lại cho mọi người cái phương thức thống nhất ý chí, thống nhất tâm hồn như thế đã dứt lời, thì từ khắp cửa miệng đều vọt lên một tiếng hô thoải mái và rùng rợn. Tiếng hô ấy, về ý nghĩa thì buồn thật nhưng trong giọng hô thì lại đầy khí thế chiến thắng.
- Tinh thần quyết tử muôn năm! Tất cả ở lại.
- Tại sao lại tất cả? Ănggiônrátx hỏi.
- Tất cả! Tất cả!
Ănggiônrátx tiếp:
- Địa thế ở đây thuận lợi, chiến lũy lại kiên cố. Ba mươi người cũng đủ. Sao lại đi hy sinh những bốn mươi người? Mọi người đáp:
- Bởi vì chẳng một ai chịu bỏ đi cả.
Ănggiônrátx nói to, giọng nói rung vang gần như gắt gỏng:
- Các đồng chí, nền cộng hòa không có thừa người đâu mà đem phung phí vô ích. Khoa trương là xa xỉ. Nếu có đôi người có nhiệm vụ phải lánh đi thì nhiệm vụ ấy cũng phải được thi hành như mọi nhiệm vụ khác.
Ănggiônrátx là người nguyên tắc. Đối với các đồng chí anh có một thứ uy lực vô thượng, gần như tuyệt đối.
Mặc dù thế, lần này người ta vẫn xì xào.
Là người có khiếu chỉ huy từ trong mạch máu, Ănggiônrátx thấy có tiếng xì xào nên nhấn mạnh thêm. Anh cất giọng nghiêm nghị nói:
- Ai sợ chỉ có ba mươi là không đủ thì cho biết.
Tiếng xì xào tăng lên gấp bội. Có tiếng người trong một nhóm nào đó nhận xét:
- Lánh đi ư? Nói nghe dễ lắm, nhưng chiến lũy bị bao vây cả rồi.
- Phía chợ chưa bị bao vây, Ănggiônrátx nói. Con đường Môngđêtua còn tự do, từ đó đi qua phố Prêsơ thì có thể đến chợ Inôxăng.
Có tiếng khác trong đám đông nói:
- Đến đó sẽ lại bị bắt thôi. Sẽ lại rơi vào một đội canh gác nào của quân đội hay quốc dân quân ngoại ô thôi. Thấy có người bận bơ-lu đội cát-két đi qua, chúng sẽ lập tức gọi: “Thằng kia, mày ở đâu đến đây? Hay là mày ở chiến lũy”. Thế rồi chúng nó khám tay. “Tay mày có mùi thuốc súng”. Thế là bị bắn.
Ănggiônrátx không đáp, để tay lên vai Côngbơphe. Cả hai bước vào gian phòng thấp.
Một lát sau họ trở ra. Ănggiônrátx hai tay rộng mở ôm ra bốn bộ quân phục chàng cho để riêng một nơi. Côngbơphe theo sau mang các mảnh yếm da và mũ giắt lông.
- Với các bộ quân phục này, Ănggiônrátx nói - có thể trà trộn vào hàng ngũ quân đội rồi trốn thoát. Hãy được cho bốn người đấy.
Và anh ném bốn bộ quần áo xuống mặt đường đã cạy hết đá.
Đám thính giả can trường không hề nhúc nhích. Côngbơphe lên tiếng:
- Nào, phải có chút lòng thương xót mới được. Các đồng chí có biết vấn đề ở đây là gì không? Vấn đề phụ nữ đó. Đây này. Tôi hỏi này: ở nhà chúng ta có đàn bà hay không nào? Có trẻ con hay không nào? Có phải có những người phụ nữ đã có hàng đống con vây quanh, mà còn phải lấy chân đưa nôi nữa hay không nào? Trong số các đồng chí, ai chưa từng thấy đàn bà vạch vú nuôi con, hãy giơ tay lên xem. À, các đồng chí muốn đem thân mình hy sinh, tôi nói có các đồng chí đây, tôi cũng rất mong như thế, nhưng tôi không muốn cảm thấy có những bóng ma phụ nữ vật vã chung quanh tôi. Các đồng chí cứ hy sinh, được lắm, nhưng các đồng chí không nên làm cho kẻ khác phải chết. Những cuộc quyết tử như cuộc quyết tử sắp diễn ra đây thật là cao cả, nhưng diện quyết tử phải rất hẹp, nó không cần mở rộng ra đâu, và khi nó chạm đến bà con cật ruột của các đồng chí, nó lại trở thành chuyện sát nhân.
Các đồng chí hãy nghĩ đến các trẻ đầu xanh và các cụ đầu bạc. Các đồng chí nghe đây này: Ănggiônrátx vừa mới nói với tôi rằng ban nãy anh có thấy ở nơi góc phố Thiên nga trên gác năm, có một cái cửa sổ còn chong đèn, và trên nền kính có bóng một đầu người run run. Đó là bóng một bà cụ già hình như đã thức suốt đêm để chờ đợi. Có lẽ là mẹ của một trong các đồng chí. Thế thì, đồng chí đó hãy đi, đi cho mau để về với mẹ: thưa mẹ, con đã về! Đồng chí đó hãy yên tâm, số anh em còn ở lại đây sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Khi chúng ta phải làm việc để giúp đỡ gia đình, chúng ta không có quyền được hy sinh tính mạng. Hy sinh tính mạng là trốn nhiệm vụ gia đình đó. Còn những đồng chí có em gái, có em gái nữa! Các đồng chí có nghĩ đến không? Các đồng chí quyết định chết và các đồng chí sẽ chết, được lắm, nhưng mai đây thì sao? Thiếu nữ mà không có cơm ăn, điều ấy đáng sợ lắm. Đàn ông thì ngửa tay ăn xin, còn đàn bà thì đem thân đi bán. Chao ôi! Những con người duyên dáng, dịu ngọt, những con người đầu cài hoa, mồm ca miệng nói líu lo, làm cho trong nhà tràn đầy không khí đoan trinh, những con người hiện thân của hương thơm, những con người chứng minh rằng trên trời có thiên thần và dưới đất có trinh nữ, những cô Gian, cô Lidơ, cô Mimi, những con người hiền lành, đáng yêu làm cho các đồng chí lấy làm tự hào và hạnh phúc, trời ơi! Những cô ấy sắp phải đói khát! Các đồng chí muốn tôi nói gì với các đồng chí? Có một cái chợ bán thịt người đấy và những bàn tay ma của các đồng chí run rẩy chung quanh người các cô em ấy không thể ngăn cản họ bước vào đấy! Các đồng chí hãy nghĩ đến đường phố, đến mặt đường đầy người qua lại, các đồng chí hãy nghĩ đến các cửa hiệu có những người đàn bà bận áo hở ngực đi qua, đi lại chân giẫm trong bùn. Những người đàn bà ấy trước kia cũng trong trắng. Các đồng chí có em hãy nghĩ đến các cô em gái của mình. Cùng khổ, mãi dâm, cảnh sát, nhà tù, đó là nơi các cô con gái thơ ngây xinh đẹp ấy sẽ rơi vào, là nơi các tấm thân bồ liễu, các tâm hồn băng tuyết, các áng hương trời sắc nước còn tươi mát hơn cả hoa đinh hương mùa xuân ấy, sẽ rơi vào! À, các đồng chí quyết hy sinh! Các đồng chí sẽ không còn nữa! Tốt lắm, các đồng chí muốn cứu dân ra khỏi ách quân chủ, nhưng các đồng chí lại đem trao con gái các đồng chí cho cảnh sát. Các đồng chí thân mến, hãy coi chừng, hãy biết thương xót. Người ta có thói quen ít nghĩ đến đàn bà, đến những người đàn bà khổ sở. Người ta ỷ lại vào chỗ người phụ nữ không được giáo dục như đàn ông. Người ta ngăn cản không cho họ đọc sách, không cho họ suy nghĩ, không cho họ tham gia chính trị. Còn các đồng chí, các đồng chí có thể ngăn cản họ tối nay đến nhà xác để nhận mặt các đồng chí hay không?
Nào, các đồng chí có gia đình, các đồng chí hãy biết điều, các đồng chí hãy bắt tay anh em và đi đi, để mặc bọn chúng tôi ở đây làm nhiệm vụ. Tôi biết rằng phải can đảm mới bỏ đi được. Khó đấy, nhưng càng khó càng có giá trị. Có đồng chí nói: tôi có súng, tôi đang ở trong chiến lũy, mặc kệ, tôi cứ ở lại. Mặc kệ, nói như thế cũng dễ thôi. Các đồng chí, đời còn có ngày mai, ngày mai các đồng chí sẽ không có mặt nữa, nhưng gia đình các đồng chí lại sẽ còn. Với bao nhiêu là đau khổ! Này nhé, một đứa bé con xinh xắn, bụ bẫm, má phính như quả táo, nó bập bẹ, nó bi bô, nó reo cười luôn miệng, hôn vào da thịt nó bao giờ cũng thấy mát rượi, các bạn có biết nó sẽ ra sao nếu bị vứt bỏ không? Tôi có thấy một em, bé tí xíu, cao độ ngần này. Bố nó chết. Một nhà nghèo nhặt nó về nuôi làm phúc, nhưng họ cũng không có lấy cái ăn phần họ. Cho nên thằng bé luôn luôn phải đói khát. Bấy giờ đang mùa đông. Nó không khóc. Người ta thấy nó đi lại bên cái lò than. Lò chẳng bao giờ đốt lửa. Còn cái ống khói thì các bạn biết cho rằng những kẽ hở đều nhét đất sét cho kín. Thằng bé lấy mấy ngón tay tí hon gõ chút ít đất sét ấy bỏ vào mồm ăn. Hơi thở nó khò khè, mặt mày nó nhợt nhạt, chân nó đi không vững, bụng nó ỏng to. Nó chẳng nói chẳng rằng. Hỏi nó, nó không ừ hử. Rồi nó chết. Người ta đã đem nó đến viện tế bần Néckơ để nó chết ở đấy. Bấy giờ tôi là sinh viên nội trú làm việc ở đấy nên tôi thấy.
Giờ đây, nếu các đồng chí có ai đã có con, có ai đã có hạnh phúc ngày chủ nhật dắt con đi chơi, cầm trong bàn tay hiền từ khỏe mạnh của mình cái bàn tay bé xíu của con mình, thì các đồng chí đó hãy tưởng tượng rằng em bé tôi vừa kể chính là con mình. Em bé ấy, tôi còn nhớ, tôi có cảm giác như đang nhìn thấy nó. Khi nó nằm trần truồng trên bàn mổ, thì xương sườn nó nhô lên, da thịt nó sụp xuống chẳng khác gì những nấm mộ dưới cỏ trong nghĩa địa. Người ta đã tìm thấy một thứ bùn trong dạ dày nó. Trong kẽ răng nó có dính tro. Thôi, chúng ta hãy nên dò lại bụng mình, hãy hỏi lấy lòng mình. Các bản thống kê đều nhận thấy rằng trẻ con còn vô thừa nhận, tỉ lệ chết đến năm mươi lăm phần trăm. Tôi xin nhắc lại, đây là vấn đề phụ nữ, vấn đề các bà mẹ, vấn đề các cô thiếu nữ, vấn đề các cháu bé. Có phải là nói về các đồng chí đâu! Các đồng chí là người thế nào, ai cũng biết. Người ta đều biết rằng các đồng chí là người can đảm mà! Người ta đều biết rằng các đồng chí đều lấy làm vui sướng và vinh dự được đem thân mình hy sinh cho nghĩa lớn, người ta đều biết rằng các đồng chí tự thấy có diễm phúc được hy sinh một cách huy hoàng và hữu ích, vì thế các đồng chí quyết giữ phần vinh dự ấy. Thật là hay. Nhưng các đồng chí không phải một thân một mình trên đời này. Còn có nhiều kẻ khác mà các đồng chí phải nghĩ đến. Chúng ta không nên ích kỷ.
Mọi người cúi đầu trầm lặng.
Những giờ phút cao cả, quả tim con người có những mâu thuẫn lạ lùng làm sao! Côngbơphe nói như thế nhưng bản thân anh có phải là không cha, không mẹ đâu. Anh nhớ đến mẹ già của kẻ khác mà anh quên mất mẹ già của anh. Anh nhất định hy sinh. Anh là một người “ích kỷ”.
Mariuytx bụng trống, người nóng bừng. Chàng đã lần lượt mất hết các nguồn hy vọng. Chìm đắm trong đau khổ - một cảnh chìm đắm não nùng nhất - tràn ứ những xúc động mãnh liệt, và cảm thấy giờ phút cuối cùng đã đến, chàng càng ngập sâu trong trạng thái bàng hoàng mộng mị. Trạng thái đó thường diễn ra khi giờ phút tự nguyện hy sinh sắp đến.
Một nhà sinh lý học có thể nghiên cứu nơi chàng những triệu chứng mỗi lúc càng tăng của trạng thái cảm sốt hấp dẫn đó, trạng thái này đã được khoa học phát hiện và xếp loại, đối với sự đau khổ nó cũng có vị trí tương đương như nhục cảm đối với thú vui.
Thất vọng cũng có độ ngây ngất của nó. Mariuytx đang ở trong tâm trạng ấy. Chàng chứng kiến mọi việc như người ngoài cuộc. Như chúng tôi đã nói, mọi việc xảy ra trước mắt đối với chàng hình như đều xa xôi, chàng trông thấy cái đại thể nhưng chẳng nhìn rõ chi tiết nào. Kẻ qua người lại, chàng đều thấy chập chờn như trong ánh lửa. Tiếng người nói, chàng nghe như từ đáy vực sâu vọng lại.
Thế mà cảnh này làm chàng xúc động. Quang cảnh ấy như có mũi nhọn nào xuyên thẳng tới chàng làm chàng thức tỉnh. Trong trí chàng chỉ có một ý nghĩ là chết, và chàng không muốn phút nào xao lãng việc đó. Nhưng mặc dù tâm thần nửa mê nửa tỉnh, chàng cũng mơ màng nghĩ rằng trong khi mình chết, chẳng có ai cấm mình cứu một người khác. Chàng cất tiếng nói:
- Ănggiônrátx và Côngbơphe nói đúng. Không nên có sự hy sinh vô ích. Tôi tán thành ý kiến hai đồng chí ấy. Chúng ta hãy nhanh lên. Côngbơphe đã nói những lời quyết định. Trong số các đồng chí có người có gia đình, có mẹ già, có em gái, có vợ, có con, các người ấy hãy bước ra.
Không một ai nhúc nhích. Mariuytx lặp lại:
- Những người có vợ con và có gánh nặng gia đình, bước ra khỏi hàng ngũ.
Mariuytx có uy tín lớn. Ănggiônrátx vẫn là người chỉ huy chiến lũy, nhưng Mariuytx là cứu tinh. Ănggiônrátx thét:
- Tôi ra lệnh!
Mariuytx nói:
- Tôi van các đồng chí!
Lời nói của Côngbơphe làm cho họ nao nao, lệnh của Ănggiônrátx khiến họ lung lay, và câu van xin của Mariuytx khiến họ xúc động. Thế là đám người anh dũng ấy bắt đầu tố cáo nhau. Một thanh niên nói với một người đứng tuổi: - Đúng đấy. Anh có vợ có con. Anh đi đi. Người kia đáp: - Chính chú mới nên đi, chú còn phải nuôi những hai đứa em gái kia mà! - Và cuộc đấu tranh hiếm có nổ ra. Đấu tranh để khỏi bị ẩy ra ngoài cõi chết.
Cuốcphêrắc giục:
- Mau lên thôi, mười lăm phút nữa thì trễ mất.
- Các đồng chí, Ănggiônrátx tiếp, ở đây là chế độ cộng hòa, và phổ thông đầu phiếu là nguyên tắc cao nhất. Các đồng chí hãy chỉ định lấy những người phải đi ra.
Mọi người tuân theo. Mấy phút sau, năm người được đồng thanh chỉ định bước ra khỏi đám đông. Mariuyt kêu lên:
- Những năm người.
Chỉ có bốn bộ quân phục.
Cả năm đáp:
- Thế thì một người phải ở lại.
Cuộc cãi vã đầy tinh thần vị tha lại diễn ra lần nữa. Lại phải tìm ra ai được ở lại, phải tìm ra đủ lý lẽ để cho những người kia phải đi.
- Cậu, cậu có một cô vợ rất yêu cậu. - Cậu, cậu còn bà cụ. - Cậu, cậu không cha không mẹ, nếu mất cậu, ba em cậu sẽ thế nào? - Cậu, cậu có những năm con. - Cậu, cậu có quyền được sống, mười bảy tuổi thì sớm quá.
Các chiến lũy lớn của quân cách mạng là nơi gặp gỡ của những anh dũng. Cái có vẻ như phi lý, ở đây lại là chuyện thường tình. Bọn người kia chẳng ai ngạc nhiên vì cử chỉ của nhau. Cuốcphêrắc nhắc lại:
- Nhanh lên.
Các nhóm gọi Mariuytx:
- Đồng chí chỉ định hộ cho người nào phải ở lại.
- Phải đấy, cả năm đồng thanh, yêu cầu đồng chí chọn đi. Chúng tôi xin nghe theo đồng chí.
Mariuytx không tin rằng mình còn có thể xúc động được. Thế mà thoáng nghĩ đến việc phải chọn một người đi chết, chàng cảm thấy như tất cả máu trong người đều dồn về quả tim. Người chàng đã xanh mét rồi, nếu không, người ta đã thấy chàng tái mặt.
Chàng tiến đến chỗ năm người kia đang mỉm cười nhìn chàng. Cả năm, người nào khóe mắt cũng ngời lên cái ánh lửa vĩ đại mà người ta nhìn thấy trong quá khứ xa vời của lịch sử, ở đèo Técmôpin,[350] người nào cũng gọi chàng:
- Tôi! Tôi! Tôi!
Mariuytx ngơ ngác đếm từng người. Đếm đi đếm lại vẫn con số năm! Rồi mắt chàng cúi nhìn xuống bốn bộ quân phục.
Vừa lúc ấy, một bộ thứ năm như đâu từ trên trời rơi xuống chồng lên bốn bộ kia.
Người thứ năm được cứu thoát.
Mariuytx ngước mắt nhìn lên và nhận ra ông Phôsơlơvăng, Giăng Vangiăng vừa vào trong chiến lũy.
Không biết vì dò hỏi được, hay vì bản năng, vì ngẫu nhiên thế nào mà ông đã theo đường Môngđêtua tìm đến đó. Nhờ bộ quân phục quốc dân quân, ông đã đi qua dễ dàng.
Người lính gác của nghĩa quân ở phố Môngđêtua không ra hiệu báo động làm gì vì chỉ thấy có một quốc dân quân đi lẻ một mình. Anh ta đã để cho người ấy đi tự nhiên vào ngõ phố. Anh ta nghĩ bụng: chắc là một người đến tăng cường lực lượng cho ta, cùng đi nữa, nếu là kẻ địch thì chắc chắn cũng sẽ thành một tù binh thôi. Giờ phút vô cùng nghiêm trọng, người lính gác không thể xao nhãng nhiệm vụ và rời xa vị trí quan sát của mình.
Khi Giăng Vangiăng bước vào trong chiến lũy, chẳng ai nhìn thấy cả, mọi con mắt đang đổ dồn vào năm người được chọn ra và bốn bộ quân phục. Ông thì trông thấy và nghe rõ hết. Ông lặng lẽ cởi bộ quân phục ra và ném vào đống quần áo kia.
Cảm xúc thật khó tả. Bốtxuyê hỏi:
- Người này là ai thế?
Côngbơphe đáp:
- Một người ra tay cứu kẻ khác.
Mariuytx, giọng nghiêm chỉnh, tiếp:
- Tôi biết ông ấy.
Sự bảo đảm của Mariuytx đủ làm cho mọi người thỏa mãn.
Ănggiônrátx quay về phía Giăng Vangiăng:
- Đồng chí, kính chào đồng chí.
Và chàng nói thêm:
- Đồng chí biết chúng ta sắp chết chứ.
Giăng Vangiăng không đáp, im lặng giúp người nghĩa quân được ông cứu thoát bận bộ quân phục vào mình.
V
TRÊN ĐỈNH CHIẾN LŨY NHÌN THẤY CHÂN TRỜI NÀO
Trong giờ phút nghiêm trọng ở nơi khốc liệt này, cảnh ngộ tuyệt vọng của mọi người đã kết tinh và lên tuyệt đỉnh ở nỗi buồn vô hạn của Ănggiônrátx.
Ănggiônrátx tiêu biểu đầy đủ cho cách mạng. Tuy thế chàng vẫn có thiếu sót, cũng như là cái tuyệt đối còn có thể thiếu sót vậy. Chàng giống Xanh Giuýt quá nhiều mà lại ít giống Anacácdi Cơlút.[351] Trong nhóm các bạn A B C, trí óc chàng cuối cùng lại bị ý kiến của Côngbơphe cuốn hút phần nào. Ít lâu nay, chàng dần dần ra khỏi hình thức nhỏ hẹp của tín điều mà đi theo những hình thức nới rộng của tiến bộ. Chàng đã đi dần đến chỗ thừa nhận sự bảo đảm của nền cộng hòa Pháp vĩ đại ra nền cộng hòa nhân loại bao la như là bước tiến hóa cuối cùng và rực rỡ của cách mạng. Còn những biện pháp cấp thời, thì trong một tình hình quyết liệt, chàng muốn có những biện pháp kịch liệt. Trong việc này, chàng không bao giờ thay đổi ý kiến. Và chàng vẫn thuộc cái trường phái hùng tráng và ghê gớm tóm tắt trong tiếng: Chín mươi ba.[352]
Ănggiônrátx đang đứng trên các bậc đá, khuỷu tay chống trên họng khẩu cácbin. Anh nghĩ ngợi. Anh rùng mình như có hơi gió thổi qua, ở những chỗ chết chóc thường xảy ra những hiện tượng đồng bóng như vậy. Từ cặp mắt quay về bên trong ấy như bốc lên những lửa ngầm. Bỗng dưng, anh ngẩng đầu lên. Mái tóc hoe vàng hất ra đằng sau như tóc của thiên thần đứng trên xe tứ mã kết bằng các vì sao. Trông như bờm con sư tử hốt hoảng đang chói ngời hào quang. Ănggiônrátx nói to:
- Các đồng chí, các đồng chí có bao giờ hình dung tương lai không? Đường phố các đô thị tràn ngập ánh sáng, cành lá xanh tươi trước cửa, mọi dân tộc là anh em, con người công bằng, ông già thương yêu cháu bé, quá khứ yêu mến hiện tại, nhà tư tưởng được hoàn toàn tự do, tín đồ tôn giáo đều hoàn toàn bình đẳng trời cao là tín ngưỡng, đức Chúa trực tiếp truyền đạo cho người, lương tâm con người là bàn thờ thiêng liêng, không còn hằn thù nữa, xưởng thợ và trường học kết tình hữu ái huynh đệ, thưởng công hay phạt tội chỉ bằng tiếng khen chê của dư luận, mọi người đều có công ăn việc làm, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, hòa bình cho tất cả, không còn đổ máu, không còn chiến tranh, các bà mẹ sung sướng! Chinh phục vật chất, đó là bước thứ nhất, thực hiện lý tưởng, đó là bước thứ hai. Thử nghĩ đến công việc mà nhân loại tiến bộ đã làm được xem. Đời xưa nhân loại cổ sơ khiếp đảm nhìn thấy con bạch tuộc lướt qua và thở phì phì trên mặt nước, cũng như con rồng phun lửa, con thiên tinh là con quái vật bay trên không với cánh chim ưng và vuốt hổ, tất cả những con quái vật ấy đều đáng sợ hơn con người nhiều. Ấy thế mà loài người đã giăng bẫy, những thứ bẫy thiêng liêng của trí thông minh, và cuối cùng đã tóm được những con quái vật ấy.
Chúng ta đã chinh phục con bạch tuộc và bây giờ nó có tên là tàu thủy, chúng ta đã chinh phục con rồng và bây giờ nó có tên là đầu máy xe lửa, chúng ta sắp chinh phục được con thiên tinh, chúng ta đã giữ được nó và nó có tên là khí cầu. Một ngày kia sự nghiệp Pơrômêtê[353] sẽ hoàn thành, loài người sẽ vĩnh viễn bắt buộc ba quái vật cổ đại ấy: con bạch tuộc, con rồng, con thiên tinh, phải tuân theo ý chí của mình, ngày ấy loài người sẽ làm chủ cả nước, cả lửa và cả không khí, địa vị của cả loài người so với toàn thể loài vật khác trong trời đất cũng sẽ như địa vị của thần linh ngày xưa đối với loài người vậy. Hãy can đảm tiến lên! Các đồng chí, chúng ta đi đâu đây? Chúng ta đi đến chỗ mà khoa học gọi là chính quyền, chỗ mà sức mạnh của sự vật là quyền hành duy nhất, chỗ mà luật thiên nhiên tự nó bảo đảm sự thi hành và trừng trị điều vi phạm, luật ấy không ban bố mà vì tính chất tất yếu của nó nên cũng thành như ban bố, chúng ta đi đến chỗ mà chân lý mọc lên cùng với mặt trời. Chúng ta đi đến chỗ thế giới đại đồng, nhân loại thống nhất. Không còn ảo tưởng, không còn kẻ ăn bám. Chân lý cai trị thực tế, đó là mục đích. Văn minh sẽ hội họp trên đỉnh châu Âu, và về sau ở trung tâm các đại lục, trong các nghị viện lớn của trí tuệ. Một cảnh tượng tương tự đã thấy rồi. Đại biểu các thành phố Hy Lạp ngày xưa mỗi năm có hai kỳ hội họp, một ở Đen-phơ, chỗ các thần thánh, một ở Técmôpin, chỗ các anh hùng. Châu Âu cũng sẽ có đại biểu của mình, thế giới cũng sẽ có đại biểu của mình. Nước Pháp mang cái tương lai cao cả ấy trong lòng mình. Thế kỷ mười chín này đang thai nghén công việc đó. Cái mà trước kia nước Hy Lạp đã phác ra đó rất đáng được nước Pháp ngày nay hoàn thành.
Phơidi, cậu là người công nhân dũng cảm, cậu là người trong nhân dân, người của nhân dân mọi nước, cậu nghe tớ. Tớ sùng bái cậu. Phải, cậu thấy rõ cuộc đời tương lai, phải, cậu nói đúng. Phơidi, cậu không có cha mà cũng chẳng có mẹ, cậu đã nhận nhân loại làm mẹ, chính nghĩa là cha. Cậu sắp chết ở đây, nghĩa là cậu sẽ chiến thắng.
Các đồng chí, hôm nay dù có sao đi nữa, với sự thất bại cũng như với sự thắng lợi của chúng ta, chúng ta sắp làm một cuộc cách mạng đây. Cách mạng soi sáng toàn nhân loại cũng như đám cháy soi sáng cả thành phố. Và cách mạng ta làm là cách mạng gì đây? Tôi vừa nói xong, đây là cuộc cách mạng của sự thật. Về phương diện chính trị, chỉ có mỗi một nguyên lý: chủ quyền của con người đối với bản thân con người. Chủ quyền của tôi đối với tôi gọi là Tự do. Khi hai hay người nhiều chủ quyền như thế kết hợp nhau lại, đó là sự hình thành của nhà nước. Nhưng trong sự kết hợp ấy không còn sự từ bỏ nào cả. Mỗi chủ quyền nhường một phần nào đó của mình để lập nên quyền chung. Phần nhường ấy, ai cũng như ai, ngang nhau cả. Nhường ngang nhau như thế là bình đẳng. Quyền chung chẳng có gì khác là sự bảo vệ của toàn thể đối với mỗi người, đó gọi là Bác ái. Giao điểm của tất cả các chủ quyền chằng chịt với nhau ấy gọi là Xã hội. Giao nhau như thế là tiếp nối, còn giao điểm lại là một cái nút. Do đó mà có cái người ta gọi là quan hệ xã hội. Có kẻ nói là khế ước xã hội. Cũng thế thôi bởi vì theo từ nguyên thì khế ước cũng hàm cái nghĩa dây buộc. Chúng ta hãy đồng ý với nhau về chữ bình đẳng. Bởi vì, nếu tự do là đỉnh thì bình đẳng là đáy. Các đồng chí, bình đẳng không phải là cá đối bằng đầu, một xã hội chỉ toàn là những cây sồi tí hon, một tập hợp những đố kỵ làm tê liệt lẫn nhau. Bình đẳng, về phương diện công quyền, là mọi khả năng đều có chỗ dùng ngang nhau; về phương diện chính trị, là mọi lá phiếu đều có trọng lượng ngang nhau; về phương diện tôn giáo, là mọi tín ngưỡng đều có quyền ngang nhau. Cơ quan của bình đẳng là nền giáo dục không mất tiền và cưỡng bách. Có quyền được học chữ, ấy đấy, phải bắt đầu từ đấy. Tiểu học bắt buộc cho mọi người, trung học mở rộng cửa cho mọi người, đó là pháp luật. Trường đồng nhất đẻ ra xã hội bình đẳng. Phải, giáo dục! Ánh sáng! Ánh sáng! Tất cả đều từ ánh sáng mà ra và trở về ánh sáng.
Các đồng chí, thế kỷ mười chín vĩ đại, nhưng thế kỷ hai mươi sẽ sung sướng. Bấy giờ không còn cái gì giống như xưa nữa. Người ta sẽ không còn lo sợ như ngày nay một cuộc chinh phục, một cuộc xâm lăng, một cuộc tiếm vị, một cuộc cạnh tranh vũ trang giữa các quốc gia, một việc cưới xin của vua chúa mà làm cho văn minh phải ngừng lại, một chế độ bạo tàn cha truyền con nối kéo dài vì sinh được đứa con kế vị, một cuộc chia sẻ các dân tộc bằng hội nghị, một cuộc chia cắt đi liền theo một triều đại bị sụp đổ, một cuộc chiến tranh giữa hai tôn giáo chạm trán nhau, chẳng khác gì hai con dê của bóng tối húc nhau trên cái cầu của vô tận. Người ta sẽ không còn sợ nạn đói, nạn bóc lột, nạn mãi dâm vì cùng khốn, nạn nghèo khổ vì thất nghiệp, không còn sợ máy chém, sợ lưỡi gươm, sợ đánh nhau và sợ mọi thứ rủi ro cướp phá hạnh phúc con người trong cái rừng các biến cố. Người ta gần như có thể nói: sẽ không còn có biến cố nữa. Người ta sẽ sung sướng. Nhân loại sẽ tuân theo quy luật của mình cũng như quả đất quay theo quy luật của nó. Sự hòa hợp giữa linh hồn và tinh tú sẽ được lập lại. Linh hồn xoay quanh chân lý như tinh tú xoay quanh ánh sáng.
Các bạn, giờ phút chúng ta đang sống đây và tôi đang nói chuyện với các bạn đây là một giờ phút đen tối, nhưng đây là chúng ta đang mua tương lai với một giá kinh khủng. Cách mạng là một khoản thuế đò ngang. Chao ôi! Nhân loại sẽ được cởi bỏ xiềng xích, sẽ được vực dậy và an ủi. Ở trên chiến lũy này chúng ta khẳng định được điều ấy với nhân loại. Tiếng kêu thương yêu, người ta kêu lên từ chỗ nào, nếu không phải là từ trên đỉnh chót vót của sự hy sinh? Các bạn ơi, đây là chỗ gặp gỡ của những kẻ biết suy nghĩ và những người đau khổ. Chiến lũy này không phải làm bằng đá phiến, bằng kèo gỗ, hay bằng đồ sắt đâu, nó làm bằng hai đống, một đống tư tưởng và một đống đau khổ. Cùng khổ đã gặp lý tưởng ở đây. Ban ngày ôm hôn bóng đêm và bảo: ta chết cùng ngươi và ngươi sẽ sống lại cùng ta. Tất cả mọi thứ buồn não ôm siết nhau làm nảy bật ra lòng tin. Đau khổ đến đây để hấp hối và chết, còn tư tưởng đến đây để trường sinh. Sự hấp hối ấy và sự trường sinh ấy sắp trộn lẫn với nhau và làm nên cái chết của chúng ta. Anh em ơi, ai chết ở đây là chết trong ánh sáng rực rỡ của tương lai, chúng ta sẽ đi vào một ngôi mộ tràn đầy ánh bình minh.
Ănggiônrátx ngừng lại chứ không phải là thôi nói. Môi chàng cứ yên lặng mấp máy tuồng như chàng còn đang tiếp tục nói cho mình nghe. Thấy thế mọi người chăm chú và cố sức lắng nghe nữa, thành ra đều cứ dán mắt nhìn chàng. Không có tràng vỗ tay nào cả, nhưng người ta thầm thì với nhau rất lâu. Lời nói là hơi thở, trí óc rung động cũng giống như cành lá rung động vậy.
VI
MARIUYTX NHƯ NGƯỜI MẤT HỒN, GIAVE NÓI NĂNG CỤT NGỦN
Hãy nói những gì xảy ra trong trí Mariuytx.
Độc giả hãy nhớ lại tâm trạng chàng. Chúng tôi vừa nhắc lại, đối với chàng cái gì cũng mơ hồ như bóng cả. Sự xét đoán của chàng cũng mù mờ. Chúng tôi xin nhấn mạnh Mariuytx đang ở dưới bóng những cặp cánh to lớn, đen ngòm đang mở rộng phủ trên những người sắp chết. Chàng có cảm giác như đã bước vào trong mộ, hình như chàng đã ở bên kia vách mồ và chàng chỉ còn nhìn mặt những người sống bằng con mắt của kẻ đã chết.
Thế nào lại có ông Phôsơlơvăng ở đấy? Tại sao ông ta lại ở đấy? Ông ta đến đấy để làm gì? Mariuytx không hề đặt cho mình những câu hỏi như thế. Vả lại, thất vọng có cái đặc biệt là nó bao trùm cả chúng ta lẫn người khác nên chàng lại thấy mọi người cũng đến đây để chết là hợp lý thôi.
Có điều nghĩ đến Côdét chàng thấy đau xé trong lòng.
Ông Phôsơlơvăng cũng chẳng nói gì với chàng, cũng chẳng nhìn chàng, và khi Mariuytx cất tiếng nói: tôi biết ông ấy, hình như ông cũng chẳng nghe thấy gì.
Về phía Mariuytx, thái độ ông Phôsơlơvăng làm chàng thấy dễ chịu. Nếu có thể dùng một tiếng như thế này để chỉ loại cảm tưởng kiểu đó thì chúng ta sẽ nói: thái độ ấy làm chàng vui lòng. Từ trước, chàng vẫn luôn luôn cảm thấy mình tuyệt đối không có khả năng mở mồm nói một câu nào với con người bí hiểm vừa khó hiểu vừa có uy thế ấy. Với lại đã lâu lắm chàng không gặp ông ta, đó cũng là một lẽ làm cho Mariuytx vốn rụt rè, dè dặt, lại càng thấy khó khăn thêm.
Năm người được chỉ định theo ngõ Môngđêtua ra khỏi chiến lũy. Họ hoàn toàn không khác gì bọn quốc dân quân. Một người trong bọn vừa ra đi vừa khóc. Trước khi lên đường cả năm ôm hôn các đồng chí còn ở lại.
Năm người được trả lại cho cuộc sống ấy vừa đi xong, Ănggiônrátx nhớ đến tên tù đã khép vào tội chết. Chàng vào gian phòng thấp. Giave bị trói vào cây cột đang có dáng nghĩ ngợi. Ănggiônrátx hỏi:
- Mày cần gì không?
- Khi nào các người giết ta? Giave đáp.
- Chờ đã. Bây giờ chúng ta đang cần đạn.
- Thế thì cho ta xin ít nước.
Ănggiônrátx thân đưa cho nó một cốc nước. Giave hai tay bị trói nên chàng cầm cho nó uống luôn. Ănggiônrátx hỏi lại:
- Không còn cần gì nữa à?
Giave đáp:
- Đứng ở cây cột này khó chịu lắm. Suốt đêm để ta đứng thế này, các người thật chẳng từ thiện chút nào. Các người trói thế nào thì trói, nhưng các người cũng nên để ta nằm trên một cái bàn, như người kia.
Y hất đầu chỉ thi hài ông cụ Mabớp.
Các bạn còn nhớ, ở cuối phòng có một cái bàn to và dài nghĩa quân đúc đạn và làm đạn ở đây. Đạn làm xong, thuốc súng cũng hết, cái bàn hóa nên bỏ không.
Theo lệnh Ănggiônrátx, bốn nghĩa quân cởi trói cho Giave. Bốn người cởi hắn khỏi cây cột, còn một người thứ năm thì cầm lưỡi lê chĩa vào giữa ngực hắn. Tay hắn vẫn trói ra sau lưng như cũ, người ta lấy một cái dây thừng nhỏ và chắc buộc hai chân hắn lại, nhưng để cho hắn có thể đi những bước ngắn như người sắp lên máy chém. Và người ta bắt hắn đi đến cái bàn ở cuối phòng, đặt hắn nằm lên đấy, buộc chặt ngang bụng vào bàn.
Để cho chắc chắn thêm, người ta dùng thêm một cái dây cột phụ thêm vào các dây trước làm cho không còn cách nào trốn được nữa. Cái dây này buộc theo kiểu trong nhà tù gọi là dây đai, đi từ sau gáy, thắt nút ở trước dạ dày rồi chia thành hai múi quàng xuống bụng, luồn qua đít và kéo trở lên nối liền với hai bàn tay ở sau lưng.
Trong khi người ta trói Giave, một người đứng ở bậc cửa đưa mắt nhìn hắn chằm chằm. Thấy bóng người ấy rải trên mặt đất, Giave quay đầu lại, ngước mắt nhìn và nhận ra được Giăng Vangiăng. Hắn cũng chẳng giật mình, cứ kiêu hãnh sụp mắt xuống và chỉ lẩm bẩm mấy lời: cũng dễ hiểu thôi.
VII
TÌNH HÌNH THÊM NGHIÊM TRỌNG
Trời mỗi lúc một sáng nhanh. Nhưng chẳng thấy nhà ai mở lấy một cái cửa sổ hay hé lấy một cánh cửa lớn. Trời đã rạng đông nhưng hàng phố vẫn như chưa thức tỉnh, ở đầu phố Săngvrơri đối diện với chiến lũy, quân đội chính phủ đã rút khỏi, như chúng tôi nói. Đường phố như rảnh rang chờ người đi đường qua lại, với vẻ vắng lặng đáng sợ. Con đường Xanh Đơni cũng lặng câm như đại lộ Xphanh ở Tebơ. Ở các ngã tư, mặt đường loang loáng ánh mai trắng nhạt, cũng không một bóng người. Cái ánh sáng nhàn nhạt trên các đường phố lạnh tanh, thật chẳng có gì ảm đạm bằng.
Mắt không thấy gì cả nhưng tai thì vẫn nghe. Ở gần đâu đây có một cái gì đang chuyển động âm thầm. Rõ ràng là giờ phút nghiêm trọng sắp đến. Như hồi đầu hôm, những người canh gác đều rút về chiến lũy, nhưng lần này họ đều về tất cả.
Chiến lũy bây giờ vững mạnh hơn khi có đợt tấn công thứ nhất. Lúc năm người kia đi xong, nghĩa quân đã bồi đắp cho nó cao thêm nữa.
Theo ý kiến của người nghĩa quân canh gác đã quan sát khu chợ, Ănggiônrátx sợ bị đánh bất ngờ từ sau lưng. Chàng quyết định một việc quan trọng. Ngõ Môngđêtua từ trước giờ còn để trống làm con đường giao thông nhỏ, chàng ra lệnh chặn lại. Mọi người phải cạy thêm một khúc đường phố dài độ mấy cái nhà nữa. Như thế là khu chiến lũy ba mặt đều bị chặn lại, đằng trước là phố Săngvrơri, bên trái là phố Xinhơ và phố Pơtit Tơruyăngđri, bên phải là ngõ Môngđêtua, thực sự hầu như không thể đánh chiếm nổi. Có điều là nghĩa quân cũng bị kẹt luôn ở trong ấy. Chiến lũy có ba trận tuyến, nhưng lại không có lối rút lui. Cuốcphêrắc cười nói:
- Pháo đài mà cũng là bẫy chuột đấy!
Có độ ba mươi tảng đá mà Bốtxuyê cho là “cạy thừa”, Ănggiônrátx bảo đem chất trước cửa quán rượu.
Ở phía đoán chắc là đợt tấn công sẽ xuất phát, bấy giờ lại nghe im lặng như tờ khiến Ănggiônrátx phải cho mọi người trở về vị trí chiến đấu của mình.
Mỗi người được phát một xuất rượu mạnh.
Chẳng có gì lạ bằng một chiến lũy chuẩn bị đón một cuộc xung phong. Người nào cũng chọn chỗ ngồi cho mình như đi xem hát. Người thì áp sườn vào tường, người thì chống khuỷu tay, người thì tựa vai. Có người lại khuân đá làm ghế ngồi. Góc tường nào bất lợi, người ta tránh xa ra, mô tường nào có thể tránh đạn được, người ta ẩn vào đấy. Ai bắn tay trái thì thật là quý, chỗ nào bất tiện cho người khác thì họ lãnh lấy. Lắm kẻ lại sắp xếp để cứ ngồi mà đánh nhau. Người ta muốn được một chỗ thoải mái để giết cũng như một chỗ tươm tất để chết. Trong cuộc chiến tranh khốc hại năm 1848, một nghĩa quân có đường bắn rất đáng gờm, và đã mang một cái ghế bành kiểu Vônte lên sân thượng một nóc nhà nọ để ngồi đánh nhau. Một viên đạn đã bay lên tìm anh ta tận trên ấy.
Người chỉ huy vừa hạ lệnh chuẩn bị chiến đấu, tức thì mọi cử động lộn xộn đều chấm dứt. Thôi không cãi nhau nữa, thôi không tụm năm tụm ba nữa, thôi không chuyện riêng nữa, thôi không bàn mảnh nữa. Tất cả trí não đều quy tụ lại và biến thành sự đợi chờ quân địch. Trước khi nguy hiểm đến, chiến lũy là cảnh hỗn độn, giữa lúc nguy hiểm, chiến lũy lại là cảnh kỷ luật. Hiểm nguy tạo ra trật tự.
Khi Ănggiônrátx cầm khẩu các-bin hai nòng lên và đến đứng vào chỗ có lỗ trống như lỗ châu mai mà chàng đã chọn, mọi người đều im lặng. Có tiếng lách cách vang dọc theo bức thành đá: người ta lắp đạn.
Tuy nhiên, thái độ mọi người đều có vẻ kiêu hãnh và tự tin hơn bao giờ hết. Càng quên mình lắm càng rắn rỏi nhiều. Bọn người này không còn sức mạnh của hy vọng nữa, nhưng họ lại có sức mạnh của tuyệt vọng. Tuyệt vọng là vũ khí cuối cùng, có khi nó cũng đem lại thắng lợi, Viếcgin nói thế. Những quyết định triệt để làm nảy ra những phương tiện tuyệt đỉnh. Xông vào chỗ chết có khi lại tìm thấy lối sống. Tấm ván đậy nắp quan tài có khi lại trở thành tấm ván cứu người chết đuối.
Như chập tối hôm qua, tất cả sự chăm chú đều quay vào, có thể nói là đều áp vào, đầu phố bây giờ đã sáng rõ.
Thời gian chờ đợi không lâu lắm. Tiếng động lại vang đến rõ rệt ở phía Xanh Lơ, nhưng không giống như trong cuộc tấn công lần trước. Có tiếng dây xích loảng xoảng, có tiếng một khối gì gập ghềnh tiến đến, nghe đáng sợ, có tiếng thép nhảy trên đường lích kích, tất cả thành một thứ ầm ầm nghiêm trọng, báo hiệu một mớ sắt thép ghê rợn đang tiến đến gần. Lòng các đường phố cũ kỹ bình yên bỗng như run lên. Các đường phố này được xẻ ra để cho lợi quyền và tư tưởng được giao lưu có hiệu quả, chứ đâu phải để cho những thứ xe quỷ quái của chiến tranh đi lại.
Toàn thể chiến sĩ đều trông về cuối phố, mắt nhìn chằm chằm không chớp, trông như đổ lửa.
Một khẩu pháo hiện ra.
Bọn thủ pháo đẩy tới. Khẩu pháo sẵn sàng để bắn. Càng pháo đã tháo ra, hai tên lính nâng bệ súng, bốn tên bắt bánh, nhiều tên khác theo sau mang hòm đạn. Ngòi súng đang cháy bốc khói. Ănggiônrátx thét:
- Bắn!
Cả chiến lũy bắn ra một loạt. Tiếng nổ vang lên ghê gớm. Một thác khói phủ lên, xóa nhòa khẩu pháo và bọn lính. Vài giây sau, làn khói tan đi, khẩu pháo và bọn lính lại hiện ra. Bọn pháo thủ đã đẩy khẩu pháo vào trước mặt chiến lũy, thong thả, chỉnh tề, không chút hấp tấp. Loạt súng vừa rồi không làm tên nào trúng đạn cả. Tên khẩu đội trưởng, đè quy lát xuống để nâng cao đường bắn, chĩa nòng pháo vào chiến lũy, với vẻ thận trọng của một nhà thiên văn đang chĩa ống nhòm lên trời. Bốtxuyê kêu lên:
- Hoan hô bọn pháo thủ!
Và tất cả chiến lũy đều vỗ tay.
Một lát sau thì khẩu pháo đặt chễm chệ chính giữa đường, nằm vắt ngang trên lòng đường, sẵn sàng nhả đạn. Cái họng dữ dội há hốc ra nhằm vào chiến lũy. Cuốcphêrắc nói:
- A ha, vui nhỉ! Thằng cộc cằn đã đến. Hôm qua là búng chơi, bây giờ mới thật đấm đây. Quân đội giơ cái chân voi ra với bọn mình rồi đấy. Chiến lũy rồi sẽ bị giã ra trò. Hôm qua súng trường nắn thử, bây giờ đại bác đến phá đây.
Côngbơphe thêm:
- Một khẩu tám mươi ly đấy, kiểu mới, bằng đồng đỏ. Loại pháo này, đồng đỏ mà trộn quá tỉ lệ mười phần thiếc, một trăm phần đồng một chút thì nhất định là toác nòng ngay. Nhiều thiếc thì nòng quá mềm. Cho nên có thể có những hang hốc, những chỗ rỗ trong ruột. Để khỏi toác nòng và để nhồi thuốc cho già, có lẽ phải trở lại phương pháp thế kỷ mười bốn là đặt niềng xung quanh, đai vào bên ngoài nòng một loạt vòng thép không hàn lại, từ quy lát đến bệ. Trong khi chờ đợi người ta cũng cố tìm cách bổ khuyết. Người ta có thể biết hang, nẻ ở đâu bằng cách dùng que thông móc. Nhưng có cách tốt hơn, đó là ngôi sao đo của Gribôvan.[354]
- Hồi thế kỷ mười sáu, Bốtxuyê nhận xét, người ta xẻ rãnh trong nòng.
- Phải, Côngbơphe đáp. Cái đó làm tăng sức xạ kích nhưng lại làm giảm độ chính xác. Với lại, khi bắn gần thì đường đạn không thẳng như ta mong muốn, đường parabôn cong quá mức, đạn không đi thẳng để tin vào các vật nằm ở trung gian, mà điều này lại cần thiết trong chiến đấu, nhất là khi địch ở gần và cần bắn nhanh. Với đại bác rạch nòng thế kỷ mười sáu, đường đạn không căng là do không thể dùng nhiều thuốc. Với loại vũ khí này, không thể tọng già thuốc là do sức phá vỡ quá mạnh của nó, chẳng hạn phải sợ rạn vỡ bệ súng. Tóm lại đại bác cũng như một bạo chúa, không thể muốn gì làm được nấy, rất mạnh cũng là rất yếu. Một viên đạn đại bác đi sáu trăm dặm một giờ, ánh sáng một giây đi bảy vạn dặm.[355] Chúa Giêsu hòa Napôlêông như thế đấy.
- Lắp đạn lại, Ănggiônrátx hô.
Lớp áo giáp của chiến lũy sẽ chịu đựng như thế nào sức đạn đại bác? Viên đạn sẽ chọc thủng nó chăng? Đó là vấn đề. Trong khi nghĩa quân lắp đạn thì bọn pháo thủ cũng nạp đạn vào nòng khẩu pháo.
Khắp chiến lũy ai nấy đều hết sức lo lắng.
Khẩu pháo bắn, tiếng nổ vang ầm.
- Có mặt! Một tiếng reo vui vẻ cất lên.
Phát đạn đại bác đập vào chiến lũy thì đồng thời Gavrốt cũng nhảy phóc vào giữa.
Chú từ phố Xinhơ đến và đã nhanh nhẹn leo qua cái chiến lũy phụ chắn phía Pơtit Tơruyăngđri.
Cả chiến lũy xao xuyến vì Gavrốt nhiều hơn là vì quả đại bác.
Quả đại bác đã mất hút trong mớ gạch đá chằng chịt. Nó chỉ làm gãy một bánh xe của chiếc xe khách và hủy hoại nốt cái xe bò Ăngxô, chứ không gây thiệt hại gì khác. Thấy thế, cả chiến lũy phá lên cười. Bốtxuyê gọi bảo bọn pháo thủ:
- Tiếp tục đi!
VIII
BỌN PHÁO THỦ LÀM CHO NGƯỜI TA KHÔNG DÁM COI THƯỜNG
Mọi người vây quanh Gavrốt.
Nhưng chú chẳng kịp kể chuyện, Mariuytx lòng hồi hộp, kéo chú ra một nơi:
- Em đến đây làm gì?
- Ô hay! Chú bé đáp, chứ còn anh?
Và chú nhìn chằm chằm Mariuytx với vẻ liều lĩnh “yêng hùng” của chú. Một thứ ánh sáng kiêu hãnh ngời lên trong khóe mắt làm cho mắt chú to thêm.
Mariuytx nói tiếp, giọng nghiêm nghị:
- Ai bảo em trở lại đây? Em có đưa cái thư của anh đến đúng địa chỉ chứ?
Về chuyện cái thư, Gavrốt không phải là không có chút hối hận. (Vì nóng trở về chiến lũy, chú đã làm cái việc trút cho xong nợ hơn là trao lại cho người có thư. Chú đành phải tự thú với mình là chú đã nhẹ dạ đem gửi bừa cho cái người lạ mặt ấy mà chú cũng không kịp nhìn rõ mặt. Ừ, người ấy để đầu trần thật, nhưng đã chắc đâu là người nhà. Tóm lại, chú tự mắng thầm chú về vấn đề ấy và chú sợ những lời trách móc của Mariuytx. Để thoát nạn, chú bèn dùng phương pháp đơn giản nhất: chú nói dối vong mạng.
- Đồng chí ạ, em đã trao thư cho người gác cổng. Cô nương ngủ. Thức dậy sẽ có thư đến tay.
Đưa bức thư kia đi Mariuytx nhằm hai mục đích: vĩnh biệt Côdét và cứu thoát Gavrốt. Chỉ đạt được một nửa, chàng cũng phải bằng lòng vậy.
Bức thư gửi đi, ông Phôsơlơvăng có mặt ở chiến lũy, trong trí chàng bỗng nhiên hai sự việc ấy như chắp nối lại. Chàng đưa tay chỉ ông Phôsơlơvăng và hỏi Gavrốt:
- Em biết ông ấy không?
- Không.
Như chúng tôi vừa nhắc lại, đúng là Gavrốt chỉ thấy Giăng Vangiăng trong bóng tối thôi.
Những điều ước đoán rối bời và bệnh hoạn vừa thoáng hiện trong trí óc Mariuytx đã vội tan ngay. Chàng biết đâu chính kiến của ông Phôsơlơvăng? Ông Phôsơlơvăng có lẽ là người cộng hòa. Thế thì ông có mặt trong cuộc chiến đấu này là một chuyện hết sức tự nhiên.
Trong khi đó thì Gavrốt đã ở đầu kia chiến lũy, mồm kêu to: súng của tôi đâu?
Cuốcphêrắc bảo đem trả súng cho chú.
Gavrốt báo cho “các đồng chí” biết rằng chiến lũy đã bị bao vây. Chú phải khó nhọc lắm mới về được. Một đoàn quân chính quy chia thành nhiều cánh trong khu vực Pơtit Tơruyăngđri, đang quan sát phía phố Xinhơ, phía đối diện lại có cảnh vệ thành phố chiếm đường Pơrêsơ. Trước mắt chúng ta là đại bộ phận quân đội.
Nói xong mấy điều về địch tình ấy, Gavrốt thêm:
- Tôi cho phép các đồng chí phết cho chúng nó một trận ra trò.
Trong lúc đó, Ănggiônrátx đứng ở chỗ châu mai, lắng tai nghe ngóng. Bọn quân lính có lẽ không thỏa mãn với phát đại bác, đã ngừng không bắn nữa.
Một đại đội bộ binh đến đóng ở đầu phố, sau khẩu pháo. Bọn lính cũng cạy mặt đường lấy đá dựng một bức tường thấp, một thứ tường chắn đạn không cao quá năm tấc, đối diện với chiến lũy. Ở góc trái bức tường ấy là tiền đội của một tiểu đoàn ngoại ô, đóng ở phố Xanh Đơni.
Ănggiônrátx không ngừng theo dõi, bỗng nghe như có thứ tiếng đặc biệt khi người ta rút các hộp đạn ra khỏi hòm và anh nhìn thấy tên khẩu đội trưởng thay đổi hướng súng, nghiêng nòng chút ít về phía trái. Xong, bọn pháo thủ bắt đầu lắp đạn. Tên khẩu đội trưởng tự tay cầm lấy mồi lửa đưa gần đến ngòi thuốc. Ănggiônrátx hét to:
- Cúi xuống, chạy vào tường, tất cả quỳ xuống dọc chiến lũy.
Nghĩa quân đứng rải rác trước quán rượu và đã rời khỏi vị trí chiến đấu từ lúc Gavrốt vào, bỗng xô nhau lộn xộn trở về chiến lũy. Nhưng mọi người chưa kịp thi hành mệnh lệnh của Ănggiônrátx thì phát súng đã nổ xé trời như một phát đạn ghém. Mà quả thật là một phát đạn ghém.
Phát súng nhằm vào chỗ khe hở của pháo đài nên đạn ria chạm vào tường, thia lia trở lại trong chiến lũy. Những mảnh sắt bắn thia lia tai hại ấy làm hai người chết và ba người bị thương.
Nếu cứ thế thì không sao giữ nổi nữa. Đạn ghém lọt vào bên trong chiến lũy.
Cả chiến lũy ồn ào thảng thốt. Ănggiônrátx nói:
- Cứ hãy chặn không cho chúng bắn phát thứ hai đã!
Chàng đã hạ mũi súng nhằm tên khẩu đội trưởng đang cúi xuống quy lát khẩu pháo để chỉnh và ổn định đường bắn lần cuối cùng. Tên chỉ huy này là một tên chỉ huy trẻ măng, tóc hoe vàng, nét mặt hiền lành, thông minh, thích hợp với loại vũ khí ghê gớm và tiền định này, loại vũ khí hoàn chỉnh đúng mức trong rùng rợn thì tự nó sẽ tiêu diệt chiến tranh.
Côngbơphe đứng bên cạnh Ănggiônrátx đưa mắt ngắm anh chàng thanh niên ấy. Anh nói:
- Thật là uổng! Những cái trò chém giết này, chán bỏ mẹ! Thôi, sau này không còn vua thì chắc là cũng hết chiến tranh. Ănggiônrátx, cậu nhằm tên đội ấy mà chẳng nhìn hắn ta. Cậu hãy hình dung đó là một anh chàng thanh niên tươi đẹp, can đảm, có suy nghĩ, có học thức, bọn pháo binh học thức cừ lắm nhé, anh chàng lại có một ông cha, một bà mẹ, có gia đình, chắc chắn là anh ta có người yêu, anh ta nhiều nhất cũng chỉ hai mươi lăm tuổi, anh ta có thể làm em cậu. Ănggiônrátx nói:
- Nó là em tôi, vâng.
- Phải, Côngbơphe tiếp, hắn cũng là em tớ. Thế thì đừng giết hắn.
- Cậu để mặc tớ. Việc cần làm thì phải làm.
Một giọt lệ lăn từ từ trên gò má lạnh như đá của Ănggiônrátx.
Cũng lúc đó chàng bấm cò. Một làn chớp lóe lên. Viên pháo thủ quay tròn hai vòng, hai tay giơ thẳng ra đằng trước, đầu ngước lên như hớp lấy không khí, rồi nó ngã nghiêng kê hông vào khẩu pháo, nằm trên không cựa quậy. Ở giữa lưng nó máu trào ra lai láng. Viên đạn đã đi xuyên từ trước ngực ra sau lưng. Nó chết.
Phải khiêng nó đi và thay người khác. Nghĩa quân quả đã tranh thủ được mấy phút.
IX
LẠI SỬ DỤNG TÀI SĂN BẮN TRỘM, VÀ ĐƯỜNG SÚNG BÁ PHÁT BÁ TRÚNG ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẢN ÁN NĂM 1796
Ý kiến trao qua đổi lại trong khắp chiến lũy. Khẩu pháo sắp bắn lại. Với thứ đạn ghém ấy, chiến lũy không chịu đựng được mười lăm phút. Nhất thiết phải làm cho sức đạn bắn thia lia yếu đi.
Ănggiônrátx hô to:
- Phải để ở đấy một tấm đệm.
- Làm gì có đệm. Côngbơphe nói, đệm để anh em bị thương nằm rồi.
Giăng Vangiăng từ nãy vẫn ngồi riêng trên một trụ vôi ở góc quán rượu, kẹp súng giữa hai chân, không tham gia gì vào công việc đã diễn ra. Ông ra vẻ không nghe câu các chiến sĩ nói chung quanh ông: coi kìa, tay súng ấy chả làm gì cả kìa.
Nghe Ănggiônrátx ra lệnh, ông đứng dậy.
Các bạn còn nhớ khi đám người tụ tập lại kéo qua phố Săngvrơri thì một bà cụ già đã kéo lên cửa sổ một tấm đệm để phòng đạn. Cửa sổ ấy là cửa sổ tầng áp mái, nằm tận trên nóc một ngôi nhà sáu tầng ở bên ngoài chiến lũy nhưng không cách xa nhiều. Tấm đệm đặt nằm ngang, bên dưới có hai cây sào phơi quần áo đỡ lên, mép trên treo bằng hai sợi dây thừng, đằng xa ngó như hai sợi chỉ, buộc vào mấy cái đanh đóng ở khung cửa. Người ta trông rõ hai sợi dây ấy trên nền trời như hai sợi tóc.
Giăng Vangiăng nói:
- Có ai cho tôi mượn khẩu cácbin hai nòng một chút. Ănggiônrátx vừa lắp đạn xong khẩu súng của mình bèn đưa cho ông.
Giăng Vangiăng ngắm cái cửa sổ và nổ súng.
Một trong hai sợi dây đứt ra.
Tấm đệm chỉ còn treo có một sợi.
Giăng Vangiăng bắn phát thứ hai. Sợi dây thứ hai đứt, đập vào cửa kính. Tấm đệm tụt dần giữa hai cây sào và rơi xuống mặt đường.
Cả chiến lũy vỗ tay.
Mọi người đồng thanh kêu lên:
- Có đệm đây rồi.
Côngbơphe nói:
- Ừ! Nhưng ai ra lấy về?
Tấm đệm đã rơi ở ngoài chiến lũy, nằm giữa quãng một bên là bọn lính bao vây và một bên là nghĩa quân bị bao vây. Vả lại cái chết của viên đội pháo thủ đã làm cho quân lính nổi giận. Từ mấy phút rồi, chúng đã nằm rạp xuống sau dãy bờ đá vừa xây, và để thay thế khẩu pháo bắt buộc phải câm tiếng chờ tổ chức lại đội pháo thủ, chúng đã xả súng bắn vào chiến lũy. Nghĩa quân không muốn trả lời vì muốn tiết kiệm đạn. Các loại đạn đều va vào chiến lũy không gây tai hại gì, nhưng trên đường phố thì đạn bay như mưa, rất dễ sợ.
Giăng Vangiăng lách qua khe hở, bước ra ngoài đường phố, băng qua làn mưa đạn, đến chỗ tấm đệm, nhặt lấy, vác lên lưng và trở vào chiến lũy.
Cũng tự tay ông đem đặt tấm đệm vào khe hở. Ông treo tấm đệm vào tường mà cố ý làm cho bọn pháo thủ không nhìn thấy nó được.
Xong đâu đấy, người ta chờ phát đạn ghém bắn tới. Không bao lâu nó bắn tới thật.
Khẩu pháo gầm lên, tuôn ra một mớ đạn ghém. Nhưng lần này không có viên đạn nào thia lia vào cả. Cả mớ đạn gặp tấm đệm đều rơi xuống. Cái hiệu quả đoán trước đã đạt được.
Cả chiến lũy được che chở.
Ănggiônrátx nói với Giăng Vangiăng:
- Đồng chí, chính phủ cộng hòa cảm ơn đồng chí.
Bốtxuyê khoái chí, cười to. Chàng kêu to:
- Một tấm đệm mà có sức mạnh đến thế, thật là phi lý phi nghĩa quá! Cái mềm lại chiến thắng sấm sét. Cũng hay đấy! Hoan hô tấm đệm đã trị được khẩu thần công!
X
BÌNH MINH
Vào lúc đó, Côdét tỉnh giấc.
Buồng nàng chật hẹp nhưng sạch sẽ, kín đáo, có một cửa sổ dài về hướng đông, trông ra sân sau.
Côdét không biết gì về những việc xảy ra tại Pari. Tối hôm qua không có nàng, lúc bà Tútxanh mách: “Hình như có lộn xộn!” thì nàng đã trở về buồng rồi.
Côdét chỉ ngủ được mấy tiếng thôi, nhưng ngủ ngon. Nàng đã có những giấc mơ đẹp, có lẽ có phần nào vì cái giường nhỏ nhắn của nàng trắng tinh. Một chàng Mariuytx hiện ra trong ánh hào quang. Nàng thức dậy, mặt trời rọi vào mắt, khiến lúc đầu nàng tưởng hãy còn mơ.
Tỉnh mộng, ý nghĩ đầu tiên của nàng vui vẻ. Nàng thấy rất yên tâm. Cũng như Giăng Vangiăng mấy giờ trước đây, nàng đang trải qua cơn phản ứng của một tâm hồn không chấp nhận tai họa. Nàng thấy chứa chan hy vọng mà không hiểu tại sao. Rồi tim quặn đau. - Đã ba hôm rồi nàng không gặp Mariuytx. Nhưng nàng tự nhủ chắc chắn chàng đã nhận được thư, chàng đã biết nàng ở đâu, chàng thông minh lắm, chắc sẽ tìm cách đến với nàng - chắc chắn hôm nay thôi, có lẽ ngay trong buổi sáng cũng nên. Đã sáng trắng rồi, nhưng vì tia nắng nằm ngang cho nên nàng tưởng hãy còn sớm lắm, tuy vậy cũng phải dậy mà tiếp Mariuytx chứ!
Nàng cảm thấy nàng không thể sống không có Mariuytx và đã cảm thấy như thế thì tất được như thế, và Mariuytx nhất định phải đến. Không có lý lẽ gì bác bỏ mà có thể thừa nhận được. Tất cả những cái ấy đều chắc rồi. Thương nhớ đau khổ ba ngày là quá quắt rồi. Mariuytx vắng mặt ba hôm là điều Chúa thấy ghê tởm. Nàng đã vượt qua cuộc thử thách mà ở trên đã bày ra để trêu nàng một cách đau đớn. Mariuytx sắp đến và mang tới một tin mừng. Tuổi trẻ như thế đó; họ chùi nước mắt nhanh lắm, họ cho đau khổ là vô ích và không chấp nhận. Tuổi trẻ là nụ cười của tương lai trước một con người không quen biết nhưng lại chính là bản thân mình. Nàng thấy hạnh phúc là điều tự nhiên. Tuồng như hơi thở của nàng làm bằng hy vọng.
Vả chăng Côdét không làm thế nào nhớ lại được Mariuytx đã nói với mình những gì và giải thích như thế nào về sự vắng mặt đáng lẽ chỉ trong một hôm đó. Ai cũng từng nhận thấy một hào bạc đánh rơi chạy trốn tài tình như thế nào về cái nghệ thuật chơi ú tim của nó. Trong trí nhớ của chúng ta cũng có những sự việc trêu ta như vậy, nó nấp vào một xó nào đó trong trí óc chúng ta, thế là chịu thôi, nó biến mất. Trí nhớ không tài nào chụp bắt lại nó. Côdét cũng có phần nào bực bội về sự cố gắng vô hiệu quả của ký ức. Nàng tự bảo quên bẵng những lời lẽ của Mariuytx như thế thật là bậy, thật là tội lỗi.
Nàng rời giường để làm hai cái việc gội rửa phần hồn và phần xác, tức là cầu nguyện và rửa mặt.
Khi cần thiết lắm, người viết sách có thể đưa bạn đọc vào một loan phòng, nhưng không thể đưa họ vào một buồng trinh nữ. Thơ còn dám rón rén, văn xuôi thì không thể.
Buồng trinh nữ là bên trong của một đóa hoa đương nụ, là tuyết trắng trong đêm, là ngăn sâu kín của một bông huệ hãy còn phong nhụy, vầng dương chưa soi đến thì mắt người cũng chưa nên nhìn vào. Người phụ nữ là thiêng liêng. Cái giường trong trắng đang vén mở, cảnh bán lõa thân yêu kiều đang như e ngại chính mình, cái bàn chân trắng trốn trong chiếc giày vải, lồng ngực phủ sơ trước gương, làm như gương là mắt, chiếc áo lót kéo lên vội vàng và che kín đôi vú vì có tiếng ghế bàn cót két hay tiếng xe cộ chạy qua, những dải hồng thắt chặt, những khuy móc cài lồng, những đường dây buộc kỹ, những phút giật mình, những giây ớn lạnh thẹn thùng, vẻ hoảng hốt ý vị trong mọi cử động, dáng lo âu của cảnh chim trời ở nơi không gì đáng ngại, cảnh áo xiêm lần lượt kín hở, mê hồn như mây mỏng bình minh, tất cả những cái ấy không nên thuật lại, chỉ nhắc đến thôi cũng đã nhiều rồi.
Một ngôi sao mọc lên, người ta nhìn kính cẩn, với một người con gái thức dậy, càng phải kính cẩn hơn. Khả năng với tôi ở đây phải được chuyển thành sự tăng phần kính trọng. Lớp tuyết phủ trên quả đào, làn phấn trên quả mận, tinh thể của băng, lượt nhung ở cánh bướm là những thứ thô kệch so với vẻ trinh khiết kia, vẻ trinh khiết không tự biết là trinh khiết. Người thiếu nữ chỉ là một ánh mơ và chưa là một pho tượng. Buồng của họ khuất trong khu vực mập mờ của lý tưởng. Con mắt sỗ sàng dòm vào khu vực tranh tối tranh sáng đó tức là cưỡng bức, hành hung. Ở đây trông nhìn có nghĩa là xâm phạm cái thiêng liêng.
Bởi vậy chúng tôi không diễn tả gì trong cái cảnh xôn xao thức giấc của Côdét cả.
Một huyền thoại phương Đông kể rằng Chúa sáng tạo hoa hồng màu trắng, nhưng vì Ađam nhìn nó lúc nó hé nở cho nên nó thẹn thùng đỏ mặt. Chúng tôi thuộc loại những người ngẩn ngơ câm lặng trước hoa và thiếu nữ vì thấy đáng kính quá.
Côdét mặc áo rất nhanh, rồi chải đầu, vấn tóc. Những việc ấy, thời bấy giờ giản đơn lắm bởi vì phụ nữ không dùng lò dùng ống để độn tóc và khăn, cũng không thêm lọn trong tóc mình. Thế rồi nàng mở cửa sổ, đưa mắt nhìn quanh mong tìm thấy một góc tường, một cụm đá, một chút ít quảng trường để có thể rình thấy Mariuytx đến từ đó. Nhưng không thấy gì ở phía ngoài cả. Cái sân sau có những bức tường khá cao bao bọc và chỉ có đôi chỗ mở vào những cái vườn. Côdét bảo những cái vườn đó xấu xí, lần đầu tiên trong đời nàng cho hoa là xấu. Một đoạn đường rất ngắn đi qua ngã tư hợp ý nàng hơn bao nhiêu. Nàng quyết định nhìn lên trời, làm như Mariuytx cũng có thể từ trên ấy bay xuống.
Thình lình nàng òa khóc. Không phải vì tâm hồn mau thay đổi, nhưng cứ hy vọng xong lại rã rời là trạng thái của nàng. Nàng lờ mờ cảm thấy có một cái gì ghê rợn. Cũng đúng như sự việc vẫn đi qua trên không trung. Nàng tự nhủ không có gì chắc chắn cả, mất hút nhau tức là mất nhau, cái ý nghĩ Mariuytx có thể từ trên trời đi đến với nàng bây giờ nàng không thấy lý thú nữa mà là bi thảm.
Rồi nàng lại thấy bình tĩnh - cái thể mây mù là như vậy đó - và hy vọng cũng trở lại với một niềm vui vô ý thức nhưng đầy tin tưởng ở trời.
Mọi người trong nhà hãy còn ngủ. Cảnh yên tĩnh giống như ở tỉnh nhỏ. Không có cánh cửa nào mở. Buồng người gác cổng cũng đóng kín. Bà Tútxanh chưa dậy, tự nhiên Côdét cũng cho là bố cô hãy còn ngủ. Chắc là nàng đã đau khổ lắm và đang còn đau khổ lắm cho nên mới nghĩ là bố ác. Nhưng nàng tin ở Mariuytx. Một ánh sáng như thế mà bị che lấp là việc không thể nào xảy ra. Nàng cầu nguyện. Thỉnh thoảng nàng nghe xa xa có tiếng rung chuyển trầm trầm và nàng nói: sớm như thế này mà mở, đóng cổng xe thì lạ thật. Nhưng đó là những phát đại bác bắn vào chiến lũy.
Ở dưới cửa sổ của Côdét, cách vài thước, có một cái tổ én lót vào đầu tường. Một phần tổ thòi ra ngoài tường cho nên từ trên trông xuống, có thể nhìn thấy bên trong cái thiên đường ấy. Con chim mẹ đang ở trong ổ, xòe cánh như một cái quạt che cho con. Con chim bố vỗ cánh chập chờn, bay đi rồi lại bay về, mỏ ngậm mồi và mang cả những cái hôn. Mặt trời lên nhuốm vàng cái cảnh sung sướng ấy. Luật “sinh sôi” ngự trị ở đây, oai phong và độ lượng, và điều huyền bí dễ ưa này nở cánh trong rực rỡ của ban mai. Tóc đẫm nắng, tâm hồn đẫm mộng mơ, tình yêu chiếu sáng bên trong, bình minh chiếu sáng bên ngoài, Côdét tự nhiên cúi xuống nhìn hầu như không dám tự thú với mình là đồng thời nàng cũng nghĩ tới Mariuytx, nàng nhìn cái gia đình chim ấy, con chim trống và con chim mái ấy, con chim mẹ và mấy con chim con ấy, tâm hồn xao xuyến niềm xao xuyến của một cô trinh nữ trước một tổ chim.
XI
BẮN ĐÂU TRÚNG ĐÓ NHƯNG KHÔNG GIẾT CHẾT MỘT AI
Quân tấn công tiếp tục bắn. Súng trường xen lẫn với những loạt đạn ghém của khẩu đại bác, nhưng thực ra không gây thiệt hại là bao. Chỉ riêng có phía trên mặt trước quán Côranh chịu đựng một mình. Các cửa sổ trên gác một và trên mái bị đạn lớn và đạn nhỏ làm cho loang lổ, dần dần chẳng còn ra hình thù gì nữa. Mấy chiến sĩ núp ở đây đều phải tránh đi nơi khác, vả chăng, đấy cũng là một chiến thuật trong cách tấn công các chiến lũy; họ cứ bắn mãi để làm cho nghĩa quân hết đạn nếu họ phạm sai lầm bắn trả lại. Đến khi thấy hỏa lực của họ thưa thớt đi, vì chẳng còn thuốc đạn gì nữa, bấy giờ người ta mới xung phong. Nhưng Ănggiônrátx không bị sa vào cạm bẫy ấy; chiến lũy không hề bắn trả lại.
Cứ sau mỗi loạt súng trường của quân địch, chú bé Gavrốt lại phùng má ra vẻ khinh bỉ cực độ. Chú nói:
- Tốt lắm, cứ xé vải đi. Chúng tớ đang cần băng mà.
Cuốcphêrắc kêu hỏi đạn ghém sao ít công hiệu thế và nói với khẩu đại bác:
- Bố ơi! Bố chệch choạc rồi bố ơi!
Trong chiến đấu, người ta cũng băn khoăn thắc mắc như trong khiêu vũ. Chắc chắn là sự im lặng của chiến lũy bắt đầu làm cho quân lính bao vây sinh nghi ngại và lo sợ một biến cố bất ngờ. Cho nên họ cảm thấy cần phải nhìn rõ qua cái đống đá ấy để biết tình hình sau bức tường lạnh kia như thế nào mà bắn vào bao nhiêu cũng chẳng thấy trả lời. Nghĩa quân bỗng dưng nhìn thấy một cái mũ lấp lánh ánh nắng trên một nóc nhà gần chiến lũy. Một tên lính cứu hỏa tựa lưng vào cái ống khói cao ngất, ra vẻ đang đứng gác. Từ chỗ ấy y ngó thẳng đứng xuống chiến lũy. Ănggiônrátx nói:
- Cái thằng kia nó giám sát chúng mình mới rầy chứ.
Giăng Vangiăng đã trả khẩu cácbin cho Ănggiônrátx nhưng trong tay vẫn giữ khẩu súng trường.
Không nói không rằng ông giương súng ngắm tên lính và trong nháy mắt, cái mũ bị viên đạn đập phải rơi độp xuống mặt đường. Tên lính hoảng hốt vội vã biến mất.
Một tên thứ hai lên thay để quan sát. Tên này là một sĩ quan. Giăng Vangiăng đã lắp lại đạn xong, giương súng trở lên và cho luôn cái mũ của hắn bay theo cái mũ của tên lính. Tên sĩ quan không lôi thôi nữa, cút đi tức khắc. Cách cảnh cáo ấy, lần này thì bọn quân lính đã nghe thủng. Chẳng còn ma nào dám ló mặt ra trên nóc nhà nữa. Việc do thám tình hình chiến lũy thế là phải từ bỏ.
Bốtxuyê hỏi Giăng Vangiăng:
- Tại sao ông không bắn chết người?
Giăng Vangiăng không đáp.
XII
HỖN ĐỘN BẢO VỆ CHO TRẬT TỰ
Bốtxuyê nói thầm vào tai Côngbơphe:
- Hắn không trả lời tôi.
- Đó là một con người làm việc thiện bằng súng. Côngbơphe đáp.
Ai còn giữ kỷ niệm về cái thời đã xa xôi ấy đều biết bọn quốc dân quân ngoại ô đã đánh lại các cuộc bạo khởi một cách can đảm. Nó đặc biệt hăng máu và gan dạ trong những ngày tháng sáu 1832. Bạo khởi đã khiến cho “doanh nghiệp” của hắn ta đóng cửa, thì cái lão chủ quán hiền lành ở bất cứ phố Păngtanh, phố Véctu hay phố Quynét, đã trở thành dữ như hùm khi thấy phòng nhảy của mình trống không và quyết tử chiến đấu để bảo vệ cho trật tự xã hội, tượng trưng ở cái quán rượu. Ở cái thời vừa tầm thường vừa oanh liệt đó, đối diện với những hiệp sĩ của tư tưởng là những tráng sĩ của quyền lợi. Động cơ tuy tầm thường nhưng hành động vẫn là dũng cảm. Chồng bạc bớt chiều cao làm cho các chủ ngân hàng hát khúc Mácxâyde. Người ta đổ máu một cách tình tứ cho cái quầy đếm bạc, và người ta bảo vệ với một hào khí cổ đại cái tổ quốc thu nhỏ ở cái hiệu buôn kia.
Phải nói rằng suy cho cùng thì tất cả những cái ấy đều có lý do nghiêm túc. Đó là sự xung đột của các nhân tố xã hội trong khi chờ đạt thế cân bằng.
Một dấu hiệu khác của thời đại là tình trạng vô chính phủ trong phái chính phủ (“phái chính phủ” là cái tên dã man của đảng nghiêm chỉnh). Người ta ủng hộ trật tự một cách vô kỷ luật. Theo lệnh của một đại tá quốc dân quân nào đó, trống tập đánh liên hồi, tùy sở thích, đại úy này xông vào vòng lửa đạn tùy hứng, quốc dân quân nọ chiến đấu vì lý tưởng và vì quyền lợi của riêng mình. Trong những giờ phút khủng hoảng, trong những “ngày” dân biến, người ta tuần theo bản năng hơn là mệnh lệnh của cấp chỉ huy. Trong đạo quân bảo vệ trật tự, có những dân quân du kích thực sự, du kích bằng lưỡi gươm như Phannicô, hoặc du kích bằng ngòi bút như Hăngri Phôngphređơ.
Văn minh - hại thay văn minh vào thời ấy là một kết hợp những quyền lợi chứ không phải là một kết hợp những nguyên lý - văn minh đang lâm nguy hay tưởng là lâm nguy. Nó kêu báo động; ai cũng trở thành một trung tâm và lo bảo vệ nó, viện trợ nó, che chở nó theo cách của mình. Người nào cũng tự nhận có nhiệm vụ cứu vãn xã hội.
Một đôi khi vì tích cực mà họ gây ra thảm họa tàn sát. Một toán quốc dân quân nào đó đã tự ban cái quyền lập tòa án binh và trong năm phút đã xét xử và hành quyết trong trường hợp họ nảy ra một sáng kiến tương tự như vậy. Đó là cái luật Lynsơ[356] dữ tợn mà không một phái nào có quyền trách cứ các phái khác bởi vì nếu phái cộng hòa áp dụng nó ở Mỹ thì phái dân chủ áp dụng nó ở châu Âu. Luật Lynsơ đã vậy lại còn thêm tai hại do những lầm lẫn nữa. Trong một ngày bạo khởi, nhà thơ trẻ Pôn Emê Gácniê bị người ta vác lưỡi lê đuổi bắt tại quảng trường Rôian, may nhờ trốn vào cái cổng xe nhà số 6 mà thoát nạn. Những người săn đuổi thét: - Hắn cũng là một thằng Xanh Ximông[357] nữa! Và muốn giết anh. Chỉ vì anh ta cắp nách một cuốn hồi ký của công tước Xanh Ximông.[358]
Một quốc dân quân đã đọc thấy cái tên Xanh Ximông trên bìa sách và thế là hắn kêu: Sát! Sát!
Ngày 6 tháng sáu năm 1832, một đại đội quốc dân quân ngoại ô do đại úy Phannicô - người mà chúng tôi đã nói ở trên - chỉ huy, đã vì cao hứng mà tự nguyện nướng quân ở phố Săngvrơri: chuyện này tuy kỳ lạ, nhưng đã được xác nhận bởi cuộc điều tra tư pháp sau vụ khởi nghĩa năm 1832. Đại úy Phannicô là một anh tư sản nóng nảy và táo bạo, một thứ lính đánh thuê của nền trật tự xã hội, trong loại mà chúng tôi vừa nêu ra, một anh thuộc phái chính phủ, cuồng tín và vô kỷ luật. Phannicô lấy làm thích thú được nổ súng trước giờ và có tham vọng chỉ một mình, nghĩa là với đại đội của y, hạ chiến lũy. Tức tối vì thấy lá cờ đỏ và cái áo dạ cũ, mà anh cho là một lá cờ đen, thay nhau xuất hiện, anh chỉ trích công khai các tướng lĩnh và tư lệnh binh đoàn. Vì những vị này hội ý với nhau thấy chưa phải lúc tiến công và nên để cho “cuộc khởi nghĩa rệu rã”, theo cách nói được truyền tụng của một người trong bọn họ. Riêng đại úy thì nghĩ rằng cái chiến lũy đã chín muồi rồi, cái gì cũng phải rụng, cho nên y chọc thử.
Những người y chỉ huy là những người cũng quả quyết như y, những người “hăng máu”, như một nhân chứng đã gọi. Chính đại đội của y đã bắn Giăng Pruve. Đó là đại đội I của cái tiểu đoàn dân quân ở góc phố. Lúc bất ngờ nhất, đại úy xua quân lên đánh vào chiến lũy. Cuộc hành quân nhiều thành ý mà thiếu chiến lược này đã gây tổn thất lớn cho đại đội. Tiến chưa được hai phần ba đường phố, nó đã được một loạt súng từ chiến lũy chặn đón. Bốn tên lính trong số gan dạ nhất, chạy hàng đầu, bị đạn tầm gần ngã quay quay dưới chân chiến lũy. Đám quốc dân quân can đảm mà ô hợp, gồm những người bạo gan nhưng không kiên gan như quân nhân, sau mấy phút do dự, đã tháo lui, bỏ lại trên mặt đường mười lăm xác chết. Những phút do dự đó đủ để nghĩa quân nạp lại đạn vào súng. Và thế là một loạt đạn thứ hai vô cùng lợi hại đã vãi vào đại đội trước khi nó trở về tới góc phố và là nơi ẩn nấp. Trong một lúc, đại đội đã bị kẹt giữa hai luồng đạn vì cỗ súng đại bác không nhận được lệnh, vẫn không ngừng bắn và đạn ghém của nó xả vào đại đội. Anh chàng Phannicô táo tợn và dại dột là một trong những người chết vì đạn ghém. Khẩu đại bác, tức là trật tự, đã giết anh ta.
Cuộc xung kích điên cuồng vô cùng hiệu lực ấy làm cho Ănggiônrátx bực tức. Anh nói: - Cái lũ ngu! Chúng hy sinh người của chúng và làm tổn hại đạn dược của ta mà chẳng ích lợi gì!
Ănggiônrátx nói năng đúng như một tướng chỉ huy bạo động. Quân khởi nghĩa và quân đàn áp khí giới không đồng đều. Nghĩa quân chỉ có một số đạn nhất định để bắn và một số chiến sĩ nhất định để hy sinh, do đó chóng bị hao hụt. Một túi đạn trút sạch, một con người ngã xuống đều không thay thế được. Cánh trấn áp thì không cần tính số người vì có cả quân đội, không cần tính số đạn vì có kho đạn Vanhxen. Nghĩa quân có bao nhiêu chiến sĩ thì quân trấn áp có bấy nhiêu trung đoàn, nghĩa quân có bao nhiêu đạn thì quân trấn áp có bấy nhiêu kho thuốc đạn. Cho nên những cuộc chiến đấu một chống trăm này luôn luôn kết thúc bằng sự hủy diệt của các chiến lũy, trừ khi cách mạng đột nhiên đứng dậy ném vào cán cân lực lượng cây gươm thần rực lửa của mình. Điều đó từng xảy ra. Lúc đó tất cả đều đứng lên, đá đường sôi sục, chiến lũy nhân dân mọc lên tua tủa. Pari rung động oai hùng, lửa thiêng[359] xuất hiện, một ngày 10 tháng Tám bàng bạc trong không khí, một ngày 29 tháng Bảy bàng bạc trong không khí. Một ánh sáng thần kỳ tỏa ra, cái mõm há hốc của vũ lực lùi lại, và con sư tử quân đội nhìn thấy, ở trước đầu mình, nhà tiên tri, bình tĩnh và vững chãi, nước Pháp.
XIII
ÁNH SÁNG LƯỚT QUA
Gì cũng có trong mớ tình cảm và nhiệt tình hỗn độn của những người bảo vệ một chiến lũy: dũng cảm, trẻ trung, danh dự, hưng phấn, lý tưởng, tin tưởng, tình trạng say máu của người đánh bạc, nhất là những cơn hy vọng.
Vào lúc không ai chờ đợi thì một cơn hy vọng, một luồng tin tưởng rung động như vậy đã đến bất thình lình với chiến lũy Săngvrơri. Ănggiônrátx luôn luôn nghe ngóng bỗng dưng kêu lên:
- Hãy lắng tai xem, hình như Pari đã tỉnh dậy.
Quả là trong buổi sớm ngày 6 tháng sáu, cuộc khởi nghĩa có tăng mức độ chút ít. Chuông để liên hồi ở nhà thờ Xanh Meri có thổi nóng lên một số mong muốn mơ hồ. Một số chiến lũy bắt đầu nhóm lên ở phố Poariê và phố Graviliê. Trước cửa đài Xanh Máctanh, một chàng thanh niên với chỉ một cây súng, đã tấn công vào cả một tiểu đoàn kỵ binh. Trống trải giữa đại lộ, anh ta quỳ gối, nâng súng lên vai bắn chết viên tiểu đoàn trưởng và quay lại nói: Thế là thêm một thằng không thể giết hại chúng ta. Anh bị băm chết. Ở phố Xanh Đơni, một phụ nữ sập cửa chớp, nép ở sau để bắn vào một đội cảnh vệ thành phố. Cứ mỗi phát súng bắn ra là thấy các lá chớp rung động. Một chú bé mười bốn bị bắt ở phố Cốtxnônơri với các túi áo đầy đạn súng trường. Nhiều bót gác bị tấn công. Một trung đoàn giáp kỵ, có tướng Cavenhắc[360] đơ Baranhơ đi đầu, vừa đến đầu phố Béctanh - Poarê thì bị một loạt súng dữ dội và bất ngờ bắn đón. Phố Plăngsơ Mibrê, từ các mái nhà người ta vất mảnh sành và nồi chảo xuống đầu binh lính. Điềm xấu rồi! Khi người ta báo cáo sự việc này cho thống chế Xun,[361] người tướng già của Napôlêông đâm ra nghĩ ngợi vì nhớ câu nói của Xuysê[362] ở Xaragốtxơ:[363] khi bọn bà già đổ bô nước tiểu của họ xuống đầu ta thì ta không còn cách gì thắng nữa!
Những triệu chứng chung hiện ra trong lúc người ta nghĩ rằng cuộc bạo động đã bị giới hạn, cơn sốt giận dữ đã trở lại thắng thế, những tàn đóm bay đây đó trên những đống nhiên liệu sâu dày là những khu ngoại ô, tất cả những cái đó khiến cho các tướng lĩnh lo ngại. Họ phải vội vã dập tắt những đám cháy bắt đầu kia. Họ hoãn cuộc tấn công vào các chiến lũy ở Môbuyê, Săngvrơri và Xanh Meri lại, cho đến khi diệt câm các đám nổ nhỏ kia xong, để rồi lúc ấy chỉ còn đối phó với các chiến lũy kia mà thôi, và có thể đập tan cả trong một trận. Họ tung nhiều đoàn quân vào các đường phố đang lên men, quét các phố lớn, sục sạo các phố nhỏ, xông trái, tạt phải, khi thì từ từ và thận trọng, khi thì xung phong. Bộ binh phá cửa các nhà đã bắn ra, trong lúc đó kỵ binh hành quân giải tán các đám đông trên đại lộ. Cuộc trấn áp dĩ nhiên là ồn ào và không tránh khỏi tiếng huyên náo đổ vỡ, đặc biệt khi có xung đột giữa nhân dân và quân đội. Đó là tiếng Ănggiônrátx đã nghe thấy giữa các loạt súng trường và súng đại bác cách quãng. Ngoài ra, anh có thấy những cáng tải thương đi qua ở cuối phố và anh nói với Cuốcphêrắc: - Những thương binh đó không do ta bắn.
Hy vọng không được lâu, ánh sáng tắt nhanh chóng. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ, ánh rạng trên không trung đã biến mất, như một ánh chớp không có sét đánh. Và nghĩa quân cảm thấy tấm áo chì lại đè xuống người họ. Tấm áo chì làm bằng sự hờ hững của nhân dân đối với những kẻ cố thủ bị bỏ rơi.
Cuộc vùng dậy rộng lớn hiện ra lờ mờ rồi tắt non mất, và bây giờ tâm trí bộ trưởng bộ chiến tranh cũng như chiến lược các tướng lĩnh tập trung vào ba hay bốn cái chiến lũy còn đứng vững.
Mặt trời đã lên cao.
Một nghĩa quân gọi Ănggiônrátx:
- Đói lắm. Như thế này thì chúng ta sẽ chết mà không được ăn hay sao?
Ănggiônrátx vẫn chồm trên quãng xẻ ở đầu tường, mắt không rời đầu kia đường phố, gật đầu đáp lại.
XIV
TÌNH NHÂN CỦA ĂNGGIÔNRÁTX
Cuốcphêrắc ngồi bên cạnh Ănggiônrátx trên một phiến đá. Chàng tiếp tục mắng khẩu đại bác. Mỗi lần cái đám mây mù đạn ghém bay qua, chàng lại chào đón bằng một chuỗi cười chế nhạo.
- Bố già vũ phu ơi! Bố ráng gân cổ mà gào làm gì, phí hơi vô ích thôi, bố làm tôi đau lòng quá. Sấm sét gì cái trò ấy; chẳng khác gì như người ta ho.
Và chung quanh, mọi người cười.
Nguy hiểm càng gần, Cuốcphêrắc và Bốtxuyê càng vui tợn. Cả hai đều lấy pha trò thay cho bữa ăn như bà Xcarông, và vì thiếu rượu nên lại cứ rót tràn cái vui tính mời mọi người cùng uống.
- Tớ phục Ănggiônrátx, Bốtxuyê nói. Cái dũng cảm không xê dịch của cậu ấy, khiến tớ kính phục vô hạn. Cậu ấy sống một thân một mình, có lẽ vì thế mà hơi buồn. Cậu ta than thở rằng phẩm cách làm cậu ta phải chịu cô đơn. Bọn mình thì đều có ít nhiều những con tình nhân làm cho mình hóa điên hóa dại, nghĩa là rất can đảm. Biết si tình như một con hổ thì tốt nhất cũng phải biết đánh nhau như một con sư tử chứ! Đó là một cách để trả thù những đòn của các cô gái lẳng. Rôlăng hy sinh tính mệnh để làm cho Ănggiônrátx phải tức tối. Mọi cử chỉ anh hùng của ta đều do phụ nữ mà ra cả. Đàn ông mà không có người yêu thì cũng như cây súng không cò. Có đàn bà, đàn ông mới nổ. Thế mà Ănggiônrátx lại không có đàn bà. Cậu ta chả mê cô nào cả mà đồng thời lại táo bạo như lửa thì thật là một chuyện kỳ lạ.
Ănggiônrátx có vẻ như không nghe thấy gì. Nhưng ai ở bên cạnh bấy giờ chắc đã nghe chàng lẩm bẩm trong miệng “Tổ quốc”.[364]
Bốtxuyê còn đang cười thì Cuốcphêrắc reo to:
- Có cái mới anh em ơi!
Lấy giọng mõ tòa, chàng nói thêm:
- Tôi tên là Pháo Tám mươi.
Quả thật, một nhân vật mới vừa ra sân khấu. Đó là khẩu đại bác thứ hai.
Bọn pháo binh vận chuyển rất nhanh, đặt khẩu đại bác thứ hai này vào vị trí chiến đấu bên cạnh khẩu thứ nhất.
Giai đoạn kết thúc đã thấy bắt đầu hiện ra.
Một lúc sau, hai khẩu pháo nạp đạn liên tiếp, nhanh nhẹn bắn vào mặt tiền pháo đài. Súng trường của đội quân chính quy và quốc dân quân ngoại ô bắn thêm từng loạt để yểm hộ.
Xa xa cũng nghe có tiếng đại bác. Trong lúc hai khẩu pháo này nhả đạn vào chiến lũy phố Săngvrơri ở đây thì hai khẩu khác, một khẩu đặt ở phố Ôbri, nhằm giã vào chiến lũy Xanh Meri. Bốn khẩu nơi hô nơi ứng nghe rất ghê rợn.
Những con chó đen tối của chiến tranh đó gào sủa đối đáp nhau.
Hai khẩu bắn vào chiến lũy Săngvrơri thì một bắn đạn to, một bắn đạn ghém.
Khẩu bắn đạn to chĩa nòng hơi cao một tí và nhắm sao cho viên đạn trúng ngay vào mép cao nhất của chiến lũy, làm cho nó bị ria nham nhở và bắn tung các mảnh đá vụn vào nghĩa quân như đạn ghém.
Cách bắn ấy mục đích làm cho nghĩa quân phải rời xa đỉnh chiến lũy và buộc họ phải dồn vào bên trong. Điều đó báo hiệu cuộc xung phong vào chiến lũy.
Khi đạn to đã làm cho các chiến sĩ không ở được trên đỉnh chiến lũy và khi đạn ghém đã làm cho họ phải rời các cửa sổ quán rượu, thì các toán quân tấn công có thể xông vào giữa đường phố mà không sợ bị ai nhắm bắn, và có thể là không sợ ai thấy nữa. Cứ thế bất thình lình leo lên pháo đài, như hồi đầu hôm, và biết đâu không chiếm lấy bất ngờ. Ănggiônrátx nói:
- Nhất định phải làm cho hai khẩu đại bác bớt làm rầy ta mới được. Chàng thét: bắn vào bọn pháo binh.
Ai nấy đều sẵn sàng. Từ lâu phải im lặng, cả chiến lũy bỗng nổ súng như điên như cuồng, bảy tám loạt nối liền nhau như căm hờn như reo vui. Khói mù phủ đầy cả đường phố. Vài phút sau, qua làn mây mù rạch ánh lửa đạn lập lòe, người ta thấy lờ mờ đến hai phần ba số pháo thủ ngã gục bên bánh xe và các khẩu pháo. Bọn còn sót lại cứ bình tĩnh, nghiêm nghị, tiếp tục lắp đạn bắn, nhưng bắn chậm đi nhiều. Bốtxuyê bảo Ănggiônrátx:
- Như thế là tốt. Thắng lợi.
Ănggiônrátx lắc đầu đáp:
- Cứ thắng lợi kiểu ấy mười lăm phút nữa thì cả chiến lũy không còn lấy mươi viên đạn.
Câu nói ấy hình như đã lọt vào tai Gavrốt.
XV
GAVRỐT RA NGOÀI
Chợt Cuốcphêrắc trông thấy có ai dưới chiến lũy ở phía ngoài, trên đường phố, trong luồng đạn của quân địch.
Đó là Gavrốt. Gavrốt đã xách một chiếc giỏ đựng chai trong quán rượu, rồi luồn qua khe hở mà ra ngoài. Bây giờ thì chú điềm nhiên lật bị của bọn quốc dân quân chết trên bờ lũy mà trút đạn vào giỏ. Cuốcphêrắc kêu hỏi:
- Chú làm gì đấy?
Gavrốt ngẩng đầu lên đáp:
- Tôi hốt cho đầy giỏ, đồng chí ạ.
- Chú không thấy đạn vãi ra đó ư?
- Ừ thì như mưa đấy. Thế thì sao?
Cuốcphêrắc thét:
- Đi vào!
- Lát nữa đã.
Gavrốt buông gọn lỏn có thế rồi đi sâu vào đường phố. Ai cũng nhớ rằng trước đây, đại đội Phanicô trong khi rút lui đã bỏ lại dọc đường một dây xác chết.
Khoảng hai mươi người nằm rải rác đây đó suốt chiều dài đường phố. Nghĩa là hai mươi cái bị cho Gavrốt trút. Và một số đạn để tiếp tế cho nghĩa quân.
Khói súng lởn vởn trong thành phố như một đám sa mù, bị dồn lại giữa hai dãy nhà cao, trông nó lại càng dày đặc, giống như một đám mây lọt vào thung lũng, giữa hai sườn núi dựng đứng. Nó bốc lên chầm chậm, bốc lên chừng nào thì dưới chân đã có khói mới tỏa ra thay chừng ấy, do đó không gian càng lâu càng mờ mịt mặc dầu giữa ban ngày trời cũng hóa tối sầm. Con đường rất ngắn, nhưng qua đám mây mù ấy, chiến sĩ hai bên ở đầu phố cuối phố khó mà trông thấy nhau.
Có lẽ những người chỉ huy cuộc tấn công chiến lũy đã muốn tạo ra một đám khói mù như thế. Dẫu sao, nó cũng rất có lợi cho Gavrốt.
Hình thù đã nhỏ bé, lại lẩn trong làn khói, nhờ vậy Gavrốt tiến sâu vào đường phố mà không bị lộ hình. Chú dốc bảy tám cái bị đầu một cách yên ổn.
Chú nằm bẹp xuống lết, chú chống hai tay hai chân phi nước đại, chú ngậm vành giỏ trong mồm để lướt tới, chú lê, chú lết, chú trườn, chú xoay mình, chú uốn khúc như con rắn, chú bò từ xác này sang xác khác, chú mở cái bị hay cái nịt đạn như con khỉ bóc quả hạnh đào.
Chú đi cũng chưa xa chiến lũy là mấy, nhưng chẳng ai dám mở miệng gọi chú trở lại, vì sợ làm cho quân thù để ý nhìn thấy chú.
Chú tìm thấy một bì thuốc súng hình quả lê trên thây một hạ sĩ.
Cái này để dành lúc khát.
Chú vừa nói thế, vừa tước bì thuốc bỏ túi.
Vì tiến lên quá xa, chú đã đến cái quãng mà khói súng bắt đầu thưa sáng.
Lúc bấy giờ bọn lính chính quy xếp hàng sau chồng đá và bọn pháo thủ ngoại ô dồn ở góc phố đột nhiên chỉ trỏ cho nhau xem một vật gì động đậy trong khói.
Khi Gavrốt dốc bị của một tên trung sĩ nằm trên trụ đá thì một viên đạn bắn trúng xác tên đó. Gavrốt nói:
- Ái chà! Chúng giết cả những xác chết!
Một viên đạn thứ hai làm cho tảng đá bên cạnh chú tóe lửa. Lại viên nữa lật đổ chiếc giỏ.
Gavrốt nhìn lên và thấy đạn đi từ phía quân ngoại ô.
Chú đứng thẳng người lên, tóc bay trước gió, hai tay chống nạnh, mắt đăm đăm nhìn bọn quốc dân quân đang bắn, và chú hát:
Bởi cụ Vônte
Nên bọn Năngte
Mặt mày xấu xí.
Sự quá vô lý
Là tụi Paledô,
Chúng ngu như bò
Vì bác Giăng Giắc.
Rồi Gavrốt xách giỏ lên, nhặt những viên đạn rơi ra ngoài phố vào giỏ, không sót viên nào, và chú tiến về phía súng bắn để moi lấy đạn ở bị khác.
Lúc này một viên đạn thứ tư bay đến, nhưng vẫn không trúng chú. Chú lại hát:
Ta làm chim non
Không làm thừa lại,
Lỗi này bởi tại
Ông cụ Vônte
Ta làm chim non
Ta ca véo von
Vì bác Giăng Giắc.
Viên đạn thứ năm chỉ đem lại kết quả là làm cho Gavrốt hát một khúc thứ ba nữa:
Tính ta vui vẻ
Sự ấy có lẽ
Bởi cụ Vônte.
Áo ta rách xơ
Quần ta rách xác
Sự này tại bác
Giăng Giắc Rútxô.
Tình thế ấy cứ tiếp diễn một thời gian.
Cảnh tượng trông thật là ghê rợn mà cũng thật là hấp dẫn. Gavrốt làm bia cho súng đạn, mà lại đùa với súng đạn. Chú có vẻ thích thú lắm. Đó là một con chim sẻ quẹt mỏ mổ người đi săn. Cứ nghe một tiếng súng, chú trả lời bằng một khúc hát. Họ luôn luôn ngắm chú mà bắn, và họ luôn luôn bắn trượt. Quốc dân quân và quân chính quy vừa cười vừa ngắm bắn chú. Chú nằm xuống, chú đứng lên, chú lẩn sau hốc cửa rồi thình lình nhảy ra, chú ẩn, chú hiện, chú chạy đi rồi quay trở lại, chú xỉa tay lên mũi nhạo những tên bắn chú và trong lúc ấy, chú không ngừng lụm lấy đạn bỏ đầy giỏ. Nghĩa quân trông theo chú hồi hộp, cả chiến lũy run sợ, mà chú thì nhởn nhơ ca hát.
Chú không phải là trẻ con; chú không phải là người lớn. Chú là một trẻ ranh thần tiên. Trông chú người ta nghĩ đến thằng lùn không thể xâm phạm trong cuộc ẩu chiến. Đạn chạy theo chú nhưng chú nhanh hơn đạn. Chú đương chơi một trò ú tim khủng khiếp với thần chết. Mỗi khi viên đạn thần tẹt mũi ấy đến gần, thì chú bé lại búng hắn một cái.
Nhưng cuối cùng, một phát đạn ngắm đúng hơn, hoặc giảo hoạt hơn đã tin phải chú bé ma trơi. Chú lảo đảo rồi ngã quị xuống. Toàn thể chiến lũy hét lên một tiếng. Nhưng chú lùn ấy lại có cái đặc tính của Ăngtê.[365] Chú bé lang thang của Pari khi da thịt chạm mặt đường thì cũng như người khổng lồ Ăngtê chạm mặt đất. Chú ngã xuống chỉ để mà chồm lên. Chú ngồi thẳng người, một dòng máu đỏ chảy dọc mặt chú. Chú đưa hai tay lên trời, nhìn về phía bọn bắn súng, cất tiếng hát:
Ta ngã trên hè
Tại cụ Vônte
Mũi ta chảy nước
Vì bác…
Chú hát không hết. Một viên đạn thứ hai cũng của tên lính ấy đã làm cho chú câm bặt. Lần này chú ngã sấp mặt xuống đường, không động đậy nữa. Linh hồn bé bỏng vĩ đại ấy đã bay về trời.
XVI
LÀM ANH RỒI LẠI LÀM CHA
Ngay lúc ấy ở trong vườn Luýchxămbua - đã viết bi kịch thì mắt phải soi khắp - có hai đứa bé nắm tay nhau. Một đứa chừng lên bảy, một đứa lên năm. Vì mưa ướt đầm nên chúng đi lên phía đường có ánh nắng. Đứa lớn dắt tay đứa bé, cả hai quần áo rách rưới, mặt mày xanh xao. Nom chúng có vẻ như những con chim rừng. Thằng em bảo: em đói quá.
Thằng lớn tay trái dắt em, tay phải cầm một que củi. Nó đã ý thức che chở cho em.
Trong vườn chỉ có hai anh em chúng, ngoài ra chẳng có ai. Hôm nay lệnh của sở cảnh sát bắt đóng cửa công viên vì có biến động. Những đội quân đồn trú trong ấy cũng đã kéo đi từ trước vì nhu cầu chiến sự.
Hai đứa bé này làm thế nào mà lại ở đây? Chúng từ một bót giam quên đóng cửa mà thoát ra chăng? Hay chúng ở một toán xiếc nào trốn đi, một toán xiếc lưu động đương biểu diễn ở đâu quanh đấy, ở cổng Ăngphe, ở đàn Thiên văn, hay ở ngã tư gần đấy nơi có cái cổng mang câu: invenerunt parvulum pannis involutum.[366] Có lẽ tối hôm qua, đến giờ công viên đóng cửa, chúng đã lẩn tránh được cặp mắt của các kiểm soát viên mà ở lại trong vườn rồi ngủ ở một cái chòi nào đó, thứ chòi làm ra để cho kẻ dạo vườn ngồi đọc báo. Chỉ biết là lúc ấy chúng đang đi lang thang và có vẻ vô sự lắm. Đi lang thang mà có vẻ vô sự là chết! Đúng thế, hai đứa bé đương ở vào cảnh nguy khốn khôn cùng.
Bạn đọc hãy nhớ lại, hai đứa bé ấy là hai đứa bé mà Gavrốt đã cưu mang. Chúng là con của vợ chồng Tênácđiê, được mụ Manhông thuê và bảo là con của lão Gilơnócmăng. Giờ đây chúng như những chiếc lá đã rời khỏi các cành không cội, và bị gió cuốn đi trên mặt đường.
Quần áo của chúng lúc ở với mụ Manhông thì sạch sẽ, mụ Manhông dùng những bộ cánh ấy để quảng cáo với lão Gilơnócmăng. Nhưng quần áo ấy bây giờ đã hóa ra tã nát.
Từ nay chúng nằm trong danh sách những “trẻ bỏ rơi” mà sở cảnh sát tìm thấy và thu nhặt về, rồi đánh rơi mất, và rồi lại tìm thấy trên các vỉa hè thành phố Pari.
Phải có sự biến động như hôm nay mới trông thấy những đứa trẻ khốn khổ thế này ở trong công viên. Nếu bọn kiểm soát viên trông thấy những thứ tã rách ấy thì đã tống cổ chúng ra từ đời nào. Trẻ em nghèo không được vào các công viên. Lẽ ra người ta nghĩ rằng: là trẻ con thì không có quyền chơi hoa!
Hai đứa trẻ khốn khổ này ở trong vườn Luýchxămbua là vì cổng vườn đóng. Như thế là chúng phạm pháp. Chúng đã lẻn vào vườn từ bao giờ và lại ở trong ấy. Cổng vườn đóng không có nghĩa là kiểm soát viên được nghỉ việc. Công việc kiểm soát, trên lý thuyết, vẫn không gián đoạn, nhưng nó nơi lỏng, hoãn đãi ra. Vả lại các ông kiểm soát viên cũng đương băn khoăn về tình hình, không kém gì dân chúng, và chú ý sự việc bên ngoài hơn là bên trong; các ông không ngó ngàng gì tới công viên nên không thấy hai đứa trẻ.
Hôm qua trời mưa và sớm hôm nay cũng có mưa chút ít. Nhưng mưa tháng sáu thì cũng như không mưa. Một giờ sau cơn mưa giông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mưa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má của em bé.
Gần tiết hạ chí, nắng giữa trưa quả là ráo riết. Nó bám vào mặt đất như để hút tất. Mặt trời hình như khát nước. Một trận mưa rào chỉ như một cốc nước, còn mưa thường thì xuống đất là ráo ngay. Buổi sớm vừa nước chảy dầm dề, buổi chiều đã bụi bay mù mịt.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong đang được mặt trời lau ráo; lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Nước tràn trề dưới gốc, mặt trời lấp lánh trong hoa, vườn cây và đồng cỏ trở thành những bình hương tỏa muôn mùi thơm ngào ngạt. Hoa cười, chim hót, vạn vật hiến thân cho ta, ai là người không cảm thấy say sưa một cách dễ chịu? Mùa xuân là một cảnh thiên đường chốc lát: nắng xuân giúp cho người ta kiên tâm chờ đợi giây phút về trời.
Ở trên đời có những người không đòi hỏi gì hơn thế. Đó là những người khi thấy có trời xanh thì reo: đủ rồi! Họ là những người suy tưởng, mải mê với cảnh kỳ ảo của vũ trụ, vì sùng bái thiên nhiên mà lãnh đạm với chuyện thiện ác ở đời, là những người cung chiêm vũ trụ mà hớn hở nhãng quên tình người. Họ không thể hiểu vì sao khi có thể ngồi dưới bóng cây mà mơ mộng, người ta lại đi lo hạng người này đói, lớp người kia khát, lo người nghèo mùa đông không có áo, em bé xương lưng bị vẹo nên yếu đuối bủng beo, lo đến ổ rơm, bồ lúa, ngục hình, và bàn về cái áo rách tơi tả của những cô con gái run cầm cập vì rét. Họ là những người hiền lành mà ghê gớm, những người thỏa màn một cách tàn nhẫn.
Điều rất lạ là cái vô biên đủ làm cho họ vừa lòng. Cái thế giới hữu hạn thiết yếu đối với con người, họ không nghĩ đến, họ không biết đến, mặc dù trong thế giới hữu hạn có sự yêu thương ấp ủ lẫn nhau, mặc dù trong thế giới hữu hạn có sự tiêu hóa tuyệt vời. Họ không ý thức được cái vô định hình thành do sự hòa hợp vừa thần thánh vừa phàm tục của hữu hạn và vô biên. Miễn họ được đối diện với cảnh bao la vô tận là họ sung sướng. Không bao giờ vui mừng, họ chỉ biết ngây ngất tự quên mình trong cảnh vô cùng tận; đó là mục đích sống của họ.
Lịch sử nhân loại đối với những người này chỉ mới là một bình diện bộ phận của vũ trụ. Cái Tất cả không nằm trong ấy; cái Tất cả thực sự ở ngoài lịch sử nhân loại. Con người chỉ là một chi tiết trong Tất cả, ích gì mà lo nghĩ về cái chi tiết ấy? Người đau khổ ư? Có lẽ. Nhưng hãy nhìn sao Thiên Ngưu đương mọc. Người mẹ này cạn sữa, đứa hài nhi kia chỉ còn thoi thóp chút hơi; tôi biết đâu! Hãy để cho tôi soi kính hiển vi cái lát gỗ tùng này, nó giống y như một hình hoa kỳ diệu! Anh hãy xem thử có tấm mặt ren nào sánh kịp không?
Những nhà tư tưởng này quên yêu thương. Tinh tú ảnh hưởng họ đến nỗi họ không nghe tiếng trẻ kêu khóc. Thượng đế che lấp tâm hồn họ. Họ là một dòng trí tuệ những trí tuệ vừa nhỏ bé vừa vĩ đại. Horax,[367] Gớt[368] thuộc dòng họ ấy, có lẽ Phôngten[369] nữa. Những người ích kỷ lẫm liệt của thế giới vô biên ấy là khán giả bàng quang của những cảnh đau xót ở trên đời; hễ trời đẹp thì họ không nhìn thấy bạo chúa Nêrông, cũng chẳng trông thấy giàn hỏa thiêu người ở ngay trước mắt; họ tìm những tia sáng phản chiếu trên máy chém trong lúc chém người, họ không nghe tiếng kêu, tiếng khóc, tiếng rên siết, tiếng chuông giục mõ dồn; đối với họ, trên đời này cái gì cũng tốt cả vì là có mùa xuân, cái gì cũng vừa lòng cả miễn là trên đầu còn mây vàng mây tía; họ kiên quyết vui sướng mãi cho đến khi nào sao thôi sáng và chim hết kêu.
Hạng người ấy là những người tối tăm một cách rạng rỡ. Họ không ngờ rằng họ đáng thương hại. Quả thế thật. Không khóc thì làm sao mà nhìn thấy? Phải khâm phục họ và ái ngại cho họ, như khi ta khâm phục và ái ngại cho những sinh vật vừa mù vừa sáng, không có hai con mắt dưới lông mày như chúng ta, mà lại có một đốm sao giữa trán.
Có một đôi người bảo cái chủ nghĩa bàng quan của các nhà tư tưởng ấy là một thứ triết lý siêu đẳng. Đồng ý. Nhưng đó là một trạng thái siêu đẳng bệnh hoạn. Người ta vẫn có thể là một vị thần, nhưng thọt chân, như Vuyncanh.[370] Người ta có thể là siêu nhân nhưng vẫn chưa đủ điều kiện làm một con người. Là bao la nhưng vẫn khiếm khuyết, điều ấy không lạ trong vũ trụ. Biết đâu mặt trời không phải là một tên mù?
Như thế thì làm thế nào? Trông cậy vào đâu? Ai kẻ dám nói sai?[371] Phải chăng có những thiên tài, những siêu nhân, những người anh minh như tinh tú mà cũng sai lầm? Cái ở trên đỉnh đầu, ở trên cao tít, tỏa ánh sáng rực rỡ khắp mọi nơi, phải chăng chính nó lại không trông thấy gì lắm hay là không trông rõ, hoặc là mù tịt? Như thế là đáng thất vọng không? Không. Vậy thì ở trên thái dương còn có gì nữa? Còn có Thượng đế.
Ngày mồng 6 tháng sáu năm 1832, vào khoảng mười một giờ trưa, cảnh công viên Luýchxămbua vắng ngắt thật là đẹp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Ánh nắng buổi trưa làm cho cành lá điên say, dáng như tìm nhau để ôm ấp. Trong tàn lá mấy cây sung, chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ bửa mỏ lách cách trên vỏ. Trên các luống hoa, hoa huệ làm chúa tể chính thống, mùi hương cao quý nhất vẫn là mùi hương tỏa ra từ nơi trong trắng. Hoa cẩm chướng có mùi thơm hắc. Mấy con quạ già thời Mari đơ Miđixê ái ân trên ngọn cây cao vút. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn; thật ra thì hoa kim hương cũng chỉ là những ngọn lửa muôn hình biến thành hoa. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa hoa lửa ấy. Ở đâu cũng là vui tươi, là duyên dáng, ngay cả đến cơn mưa sắp tới; cơn mưa tái diễn cũng chẳng có gì đáng sợ. Cây cỏ mong mưa. Chim én bay là là như đe dọa, nhưng dễ mến làm sao!
Ai ở đây, cái gì có mặt ở đây cũng đều nức mùi hạnh phúc. Đời thơm ngát. Vạn vật đều nói lên cái ý thơ ngây đoàn kết, vạn vật dịu hiền âu yếm, vạn vật vuốt ve mơn trớn, vạn vật trong sáng như bình minh. Tình ý từ trên không tỏa xuống êm mát như một bàn tay em bé áp vào môi.
Mấy pho tượng trắng lõa thân đứng ở dưới hàng cây hôm nay khoác những chiếc áo bóng râm, lỗ chỗ ánh sáng; các vị nữ thần ấy rách rưới từng vạt toàn thân là những vạt nắng, và nhiều tia nắng lủng lẳng quanh mình. Quanh bể nước trung tâm, đất đã rắn khô như cháy. Gió hây hẩy đủ làm cho cát bụi đó đây bắt đầu cuộn từng đám nhỏ. Vài chiếc lá vàng mùa thu còn sót lại đuổi bắt nhau vui vẻ như nô đùa.
Ánh sáng chan hòa làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Qua tạo vật người ta cảm thấy sức tạo hóa vô cùng vĩ đại, người ta nhận thấy thiên nhiên vô tận cũng rộng rãi vô cùng bởi vì từng hơi thở của vạn vật đều thấm đượm yêu đương, bởi vì ánh sáng tuôn trào thừa thãi, tia sáng chiếu qua phản lại như mắc cửi, từ trên không đổ xuống như một bức phông rừng rực lửa, người ta nhìn thấy có bóng dáng Chúa, nhà triệu phú có triệu triệu vì sao.
Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có gió bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thứ nhung, lĩnh, vàng, son, bày lên trên cánh hoa, không một tí bợn. Thật là giàu sang mà cũng thật là tinh sạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc, vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá.
Mùa xuân êm ái thể hiện trong sự nhịp nhàng của muôn vật. Khách xuân đến và đi đúng lễ nghi đã định: đinh hương hầu tàn, nhài chớm nở, vài đóa hoa muộn, vài giống côn trùng đến sớm ít nhiều. Đội tiên phong của loài bướm đỏ tháng sáu nô giỡn thân ái với đội hậu tập của loài bướm trắng tháng năm. Cây ngô đồng khoác áo mới. Gió xuân làm nổi sóng trên vòm lá dẻ sum suê. Thật là huy hoàng. Người chiến binh già ở đồn cạnh trông qua cổng vườn bảo: “Mùa xuân mặc đại lễ đang bồng súng chào.”
Đây là giờ ăn sáng của muôn vật: tất cả đều ngồi vào bàn. Trên trời trải khăn xanh, dưới đất phủ khăn lục, mặt trời sáng chiếu rực rỡ. Chúa bưng dọn cho muôn loài trong bữa tiệc vũ trụ. Mỗi sinh vật đều có thức ăn: bồ câu thì hạt gai, họa mi thì hạt kê, có quả đơm xôi cho chàn làn, sâu bọ cho chào mào, hoa cho ong, trích trùng cho ruồi, ruồi cho chim sẻ xanh. Chúng cũng có ăn thịt nhau tí đỉnh, đó là cái lẽ ác lẫn với thiện huyền bí, nhưng không có một sinh vật nào phải để dạ dày trống không.
Hai đứa bé lạc loài đã đến bên bể lớn, ánh sáng nhiều quá làm cho chúng lúng túng tìm cách trốn nấp; bản năng của kẻ nghèo, kẻ yếu hễ thấy cảnh giàu sang phong phú thì sợ, mặc dầu cảnh giàu sang phong phú ở đây chẳng là của riêng ai. Hai đứa bé nấp sau chuồng thiên nga.
Từng lúc, khi ngọn gió tạt qua, văng vẳng nghe như có tiếng kêu la, tiếng ồn ào, tiếng rên hừ hừ và tiếng nện thình thịch, đó là tiếng súng trường, súng đại bác ở xa. Về phía khu chợ, có khói mù bay lên khỏi mái nhà. Xa xa có tiếng chuông rung như kêu như gọi.
Hai đứa bé hình như không nghe thấy các thứ tiếng ấy. Thằng nhỏ thỉnh thoảng lại kêu khe khẽ: em đói quá.
Hầu như cùng một lúc, có một cặp nữa đến bên bể nước. Một người vào khoảng năm mươi, đứa bé lên sáu. Chắc là hai cha con. Đứa bé lên sáu cầm một chiếc bánh thuẫn lớn.
Thuở ấy, có mấy nhà dọc bờ sông ở phố Bà Chúa và phố Địa Ngục được quyền sắm chìa khóa cổng vườn Luýchxămbua, khi nào cổng đóng cũng vào chơi được. Ngày nay thì không còn sự châm chước đó nữa. Hai cha con người này chắc là ở trong số những gia đình được hưởng đặc quyền ấy.
Hai đứa bé nghèo khổ nhìn “ngài” đó đi tới và nấp kín hơn một chút.
Ông ta là một người tư sản. Mariuytx một hôm trong lòng đương sôi nổi yêu đương bỗng nghe một người khuyên bảo con: “Con hãy nhớ tránh những điều quá trớn”. Người ấy có lẽ là ông này. Ông có vẻ dịu hiền và tự mãn. Miệng ông luôn luôn nở một nụ cười, một nụ cười hở lợi chứ không phải mở môi, một nụ cười máy, phô răng hơn là bộc lộ tâm hồn. Đứa bé cầm chiếc bánh cắn dở chứ không ăn nữa. Nó như đã được nhồi nhét đầy ruột. Vì có biến động nên đứa bé mặc bộ trang phục quốc dân quân, người cha thì ăn vận như thường nhật, một bộ quần áo tư sản để tránh nguy hiểm.
Hai cha con dừng lại bên bể nước có hai con thiên nga đương bơi lội. Ông tư sản này có vẻ khâm phục thiên nga ghê lắm. Ông ta cũng giống thiên nga, giống ở chỗ có dáng đi như chúng.
Nhưng mà lúc này thì thiên nga đương bơi lội. Bơi lội là nghề sở trường của chúng, bởi thế trông chúng đẹp lạ lùng.
Giá hai đứa bé nghèo đói kia lắng tai nghe và nếu chúng đến tuổi hiểu, thì chắc chúng đã nhận được món quà cách ngôn của một người mô phạm. Người cha bảo con thế này:
- Kẻ hiền triết sống thanh đạm mà lấy làm vui. Con ơi! Con hãy xem cha. Cha rất ghét xa hoa. Không bao giờ cha mặc quần thêu vàng nạm ngọc. Cái vỏ lòe loẹt chỉ để cho bọn người thiếu trí tuệ.
Đến đây tiếng huyên náo từ khu chợ bay đến càng rõ, chen với tiếng chuông bây giờ lại càng rung liên hồi. Đứa bé hỏi:
- Cái gì thế cha?
- Ngày hội hỗn loạn đấy, người cha đáp.
Chợt ông ta trông thấy hai đứa bé rách rưới đứng im lìm sau chuồng thiên nga sơn xanh. Ông hỏi:
- Kia là cảnh mở màn.
Dừng một lát ông tiếp:
- Cái khu vườn này cũng bị loạn lạc xâm nhập rồi đây!
Lúc bấy giờ, đứa bé cắn một miếng bánh rồi nhổ ra và thình lình khóc lên. Người cha hỏi:
- Sao con khóc?
- Con không đói nữa.
Cái miệng cười của người cha càng bạnh ra:
- Ăn bánh ngọt thì cần gì phải đợi đói!
- Con ăn chán cái bánh này. Nó hẩm rồi.
- Con không thích nữa à?
- Vâng.
Người cha chỉ mấy con thiên nga:
- Ném cho mấy con ngỗng kia.
Đứa bé do dự. Người ta không thích bánh nữa, đành thế, nhưng đó không phải là một lý do để mà cho đi! Người cha giải thích:
- Phải có lòng nhân đạo con ạ. Phải biết thương yêu loài vật.
Ông nói thế rồi cầm lấy cái bánh vứt vào trong bể nước.
Chiếc bánh rơi không xa bờ lắm.
Hai con thiên nga đương ở xa, ở giữa bể, mê mải với một thứ mồi gì đấy. Chúng không thấy ông tư sản, cũng chẳng thấy bánh.
Người tư sản ngại miếng bánh sẽ chìm mất đi một cách vô ích, bèn hoa tay múa chân ra hiệu làm cho cuối cùng hai con thiên nga phải chú ý.
Chúng nhìn thấy một vật gì lềnh bềnh, chúng lái thuyền quay mũi và từ từ tiến về phía chiếc bánh. Dáng điệu của chúng nó có một vẻ đường bệ trông rất hợp với bộ cánh trắng tinh.
Người tư sản nghĩ ra một câu hay hay, thích chí nói:
- Loài cầm điểu hiểu hiệu[372] đấy nhé!
Ngay lúc ấy tiếng náo động đằng xa đột nhiên dội đến mạnh hơn trước. Lúc này thật là ghê rợn. Có những luồng gió chẳng nói gì cả. Nhưng cũng có những luồng gió nói rất rõ. Luồng gió này đưa đến rõ rệt tiếng trống trận, tiếng gào thét, tiếng súng từng tràng, tiếng đối đáp rùng rợn giữa tiếng đại bác và chuông báo động nhà thờ. Cũng vừa lúc ấy một mảng mây đen kéo đến đột ngột che khuất mặt trời.
Hai con thiên nga bơi vẫn chưa đến miếng bánh, nhưng người tư sản bảo:
- Về thôi, con. Chúng đánh cung Tuylơri rồi.
Ông cầm tay con, nói tiếp:
- Từ cung Tuylơri đến Luýchxămbua không xa, chỉ bằng từ nhà vua đến bậc huân lão mà thôi.[373] Đạn rồi sẽ vèo như mưa cho mà xem.
Ông nhìn trời:
- Và có lẽ mưa thật cũng sẽ trút xuống. Quả là có ý Trời đây. Dòng thứ[374] thế này là đi đứt. Ta đi về mau thôi.
Thằng con nói:
- Con muốn xem thiên nga ăn bánh.
Người cha đáp:
- Ở lại nguy hiểm lắm.
Thế là ông ta kéo chú tư sản con đi.
Thằng bé tiếc mấy con thiên nga, cứ ngoái cổ lại xem cho đến khi gặp khúc quanh, nó không nhìn thấy gì nữa.
Trong lúc ấy, cùng một lượt với hai con thiên nga, hai đứa bé lang thang mon men đến gần chỗ chiếc bánh. Bánh bập bềnh trên mặt nước. Thằng bé nhìn chiếc bánh, thằng lớn trông chừng cho người tư sản đi xa.
Hai cha con đi vào khu đường bàn cờ dẫn tới cái tam cấp lớn chỗ lùm cây, phía phố Bà Chúa.
Khi hai bóng vừa khuất thì thằng lớn vội vàng nằm bẹp xuống, dán bụng lên bờ bể. Nó bấu tay trái vào bờ và thả người xuống, thiếu điều rơi trong bể nước. Tay phải nó cầm que củi với chiếc bánh. Hai con thiên nga thấy có kẻ địch vội vã bơi nhanh lên. Vì bơi nhanh, ức chúng lùa nước tới, rất có lợi cho chú bé; những làn sóng đồng tâm nhẹ nhàng đẩy chiếc bánh đến que củi. Lúc thiên nga đến thì chiếc bánh cũng vừa gặp cái que. Thằng bé quờ mạnh que, kéo chiếc bánh lại vừa tầm, xua đuổi thiên nga đi, vớt bánh rồi đứng lên.
Bánh ướt đẫm, nhưng chúng vừa đói vừa khát. Thằng anh bẻ cái bánh ra làm hai, một phần lớn một phần nhỏ. Nó giữ phần nhỏ, đưa phần lớn cho em và bảo:
- Tọng vào họng súng đi.
XVII
CHA QUA ĐỜI CHỜ CON SẮP CHẾT[375]
Mariuytx đã nhảy ra ngoài chiến lũy. Côngbơphe cũng phóng theo. Nhưng chậm quá! Gavrốt đã chết rồi. Mariuytx mang chú bé về, Côngbơphe mang giỏ đạn.
Mariuytx ngẫm nghĩ: Tênácđiê mang cha ta về giữa vòng tên đạn thì giờ đây ta cũng mang con Tênácđiê về giữa vòng tên đạn. Nhưng hỡi ôi! Tênácđiê cứu sống cha ta, còn ta, ta chỉ mang về cái xác chết của chú bé.
Khi Mariuytx ẵm được Gavrốt vào trong chiến lũy thì mặt chàng cũng đầm đìa những máu, không khác Gavrôt. Đó là vì lúc chàng cúi xuống để bế chú bé thì một viên đạn đã sượt trên sọ chàng mà chàng không biết.
Cuốcphêrắc tháo cà vạt băng trán cho Mariuytx.
Nghĩa quân mang Gavrốt đặt nằm bên cụ Mabớp, rồi phủ cái khăn choàng đen lên hai người. Cái khăn đủ rộng để trùm ông già và em bé.
Côngbơphe lấy đạn trong giỏ phân phối cho mọi người. Mỗi chiến sĩ nhận được mười lăm viên.
Giăng Vangiăng vẫn ngồi lỳ một chỗ, im lặng trên trụ đá. Khi Côngbơphe đưa đạn cho ông, ông lắc đầu. Côngbơphe bảo khẽ Ănggiônrátx:
- Người này là một anh gàn hiếm có. Ở trong một chiến lũy như thế này mà hắn lại còn có cách không chiến đấu.
- Không chiến đấu mà vẫn bảo vệ chiến lũy, Ănggiônrátx đáp.
- Thế mới biết ở trong đám anh hùng, cũng có những tay quái kiệt.
Cuốcphêrắc nghe lọt câu chuyện, hắn góp vào:
- Nhưng hắn ta không thuộc loại ông cụ Mabớp đâu.
Có một điểm này cần chú ý là mặc dù đạn vãi rào lên chiến lũy, những người bên trong vẫn không xao xuyến. Những ai chưa từng bị cuốn vào loại chiến tranh đặc biệt này không thể quan niệm làm sao lại có những phút yên tĩnh lạ lùng xen lẫn với những phút chiến đấu ác liệt như thế! Chiến sĩ đi lại, chuyện vãn, pha trò. Có một người mà chúng ta biết đã nghe một chiến sĩ nói với ông giữa cơn mưa đạn: Chúng tôi ở đây cũng như ở một bữa tiệc của những chàng độc thân.
Chiến lũy phố Săngvrơri bên trong nom yên tĩnh lắm. Các giai đoạn, các diễn biến đã xảy ra tất thảy hoặc cũng sắp xảy ra. Tình hình từ khó khăn đã chuyển ra hiểm nghèo và từ hiểm nghèo chắc là nó sẽ chuyển thành tuyệt vọng. Cảnh huống càng đen tối, ngọn lửa dũng cảm càng sáng rực lên. Hình ảnh Ănggiônrátx nổi bật lên trên hết, oai nghiêm như một chàng thanh niên Spác[376] đương dâng lưỡi gươm trần của mình cho thần chiến tranh.
Côngbơphe, mang tạp dề, băng bó cho các chiến sĩ bị thương. Bốtxuyê và Phơidi: - Tí nữa chúng ta đáp xe tốc hành đi hành tinh khác.
Cuốcphêrắc đã chọn cho mình mấy tảng đá bên cạnh Ănggiônrátx; khéo tay như một thiếu nữ, chàng xếp đặt lên trên ấy cả một kho vũ khí: cái gậy kiếm, khẩu súng trường, hai khẩu súng lục kỵ binh và một quả đấm. Giăng Vangiăng yên lặng ngắm bức tường sừng sững trước mặt. Một anh thợ lấy chiếc mũ rơm của bà Huysơlu đội lên đầu rồi buộc dây thật chặt, anh bảo để đề phòng say nắng. Mấy chàng thanh niên, trong hội kín ếchxơ hàn huyên với nhau rất vui vẻ, chừng như muốn tranh thủ thời gian nói thứ thổ âm quê hương một lần cuối. Giôli thè lưỡi lấy gương của bà Huysơlu săm soi. Mấy chiến sĩ khác tìm được vài mẩu bánh mốc trong ngăn kéo, chia nhau ăn ngốn ngấu. Mariuytx thì lo ngại không biết rồi đây gặp cha, cha sẽ trách mắng thế nào.
XVIII
ÁC ĐIỂU TRỞ THÀNH MIẾNG MỒl
Chúng ta hãy chú ý một hiện tượng tâm lý đặc biệt trong các chiến lũy, vì không nên bỏ sót một đặc điểm nào của thứ chiến tranh đường phố kỳ lạ này.
Dù các chiến sĩ trong chiến lũy tỉnh táo đến mức nào, cuộc chiến đấu đối với họ cũng vẫn là một chuyện kỳ kỳ ảo ảo.
Chuyện nội chiến chẳng khác gì chuyện truyền kỳ; trong nội chiến, những đám mây mù huyền bí chen lẫn với những đám điện chớp rực trời, cách mạng có lắm điều khó giải, và ai đã sống qua trong chiến lũy đều tưởng mình vừa sống một giấc mơ.
Người ta có những cảm giác gì trên các chiến trường ấy, chúng tôi đã nói đến khi diễn thuật tâm trạng Mariuytx. Những cảm giác ấy vừa căng thẳng hơn cuộc sống vừa không bì cuộc sống. Người nào sống sót trong chiến lũy sau trận đánh cũng không còn biết là đã thấy gì trong ấy. Người ta không biết lúc ấy chính mình đã là một tay ghê gớm. Chung quanh sừng sững những tư tưởng cách mạng hiện thân trên mặt mỗi người; đầu óc tắm trong hào quang của tương lai, bên cạnh có những xác người nằm và những bóng ma đứng. Giờ phút hết sức vĩ đại và như vô thủy vô chung. Người ta sống trong cõi chết. Có những bóng lướt qua, bóng gì vậy? Lờ mờ có những bàn tay nhuộm máu. Đây là sự huyên náo kinh người, đây cũng là sự im lìm rùng rợn. Có những cái mồm mở ra kêu thét, có những cái mồm mở ra không nói không rằng. Người ta đi lại bảng lảng trong khói, trong đêm dày cũng nên. Người ta tưởng như đã xuống đến chỗ nước rịn ghê rợn trong cõi sâu thẳm không cùng. Người ta nhìn cái gì đỏ đỏ trong kẽ móng tay, người ta không nhớ gì hết.
Hãy trở lại với sự việc ở phố Săngvrơri. Giữa hai loạt súng bỗng nhiên có tiếng chuông đồng hồ đánh xa. Côngbơphe nói: đúng trưa rồi đây.
Chuông đồng hồ đổ chưa xong mười hai tiếng, Ănggiônrátx đã đứng thẳng người lên từ trên chiến lũy ra lệnh xuống, giọng sang sảng:
- Mang đá lên trên nhà. Chất lên bậu cửa sổ và các cửa thông hơi tầng áp mái. Một nửa chiến sĩ cầm súng, một nửa khuân đá. Thi hành tức khắc.
Một toán công binh cứu hỏa vừa xuất hiện ở cuối phố. Chúng xếp thành đội hình xung trận, vai vác búa. Rõ ràng chúng chỉ là toán đi đầu đoàn. Đoàn nào? Tất nhiên là đoàn quân tấn công. Công binh cứu hỏa đi trước để phá chiến lũy cho chiến binh leo vào trong.
Có lẽ giai đoạn mà ông Clécmông Tônne năm 1822 gọi là giai đoạn “thắt thòng lọng” đã đến.
Lệnh Ănggiônrátx được thi hành khẩn trương và đúng đắn vì: trong chiến lũy cũng như trên chiến hạm không có cách trốn tránh được. Không đầy một phút, hai phần ba đống đá mà Ănggiônrátx đã bảo chất ở cửa hiệu Côranh được khuân lên đặt ở tầng gác thứ nhất và ở gác vựa. Một phút nữa, những tảng đá ấy đã xếp rất mỹ thuật trên bậu cửa sổ và các cửa áp mái, bít lên đến nửa cửa. Phơidi là người xây dựng chủ yếu; Phơidi chăm chú bố trí những khe hở để đặt nòng súng bắn ra. Công việc này tiến hành không khó khăn lắm vì bên địch đã ngừng bắn đạn ghém. Lúc này hai khẩu đại bác chăm bắn đạn tròn vào quãng giữa chiến lũy, cố chọc cho được một lỗ thủng hoặc hơn thế, mở một đột phá khẩu cho bộ binh xung phong.
Khi những tảng đá cần thiết cho cuộc cầm cự tối hậu đã đâu vào đấy rồi, Ănggiônrátx cho đem lên gác những cái chai anh đã để dưới bàn cụ Mabớp nằm. Bốtxuyê hỏi:
- Ai được hân hạnh uống những chai ấy?
- Chúng nó. Ănggiônrátx đáp.
Rồi họ chắn cửa sổ tầng dưới lại và họ chuẩn bị sẵn sàng những then sắt dùng để gài cửa quán ban đêm. Thành lũy thế là hoàn bị. Hàng chướng ngại vật là bờ lũy, quán bà Huysơlu là chiến đài.
Những tảng đá còn lại họ đem lấp khe hở bên vách.
Quân tấn công biết những người giữ chiến lũy bao giờ cũng phải dè xẻn nên họ chuẩn bị khoan thai và có vẻ xông xáo dưới tầm súng, tuy chưa đến giờ quyết liệt. Có vẻ xông xáo thôi vì thật tình không có gì nguy hiểm, và họ cứ việc ung dung. Công cuộc chuẩn bị tấn công bao giờ cũng chậm chạp một cách có phương pháp; sau đó là sấm sét.
Nhờ họ sửa soạn chậm nên Ănggiônrátx có đủ thì giờ xem xét lại tất cả mọi việc và hoàn chỉnh tất cả. Chàng cảm thấy rằng khi những con người vĩ đại như các chiến sĩ cộng hòa ấy mà chết, thì cái chết của họ phải là một công trình tuyệt tác.
Anh nói với Mariuytx:
- Cậu với tớ là chỉ huy. Tớ vào trong dặn bảo anh em một lần cuối. Cậu cứ ở ngoài quan sát địch.
Mariuytx leo lên chóp chiến lũy để quan sát. Cái nhà bếp đã đem dùng làm bệnh xá, chắc các bạn còn nhớ. Ănggiônrátx bắt đóng đanh bít cửa lại. Anh nói:
- Không được để lọt mảnh đạn vào anh em thương binh.
Anh vào gian phòng thấp để truyền những hiệu lệnh tối hậu. Anh nói vắn tắt nhưng hết sức điềm tĩnh. Phơidi nghe và trả lời thay cho anh em.
- Ở tầng gác một phải có sẵn búa để chặt cầu thang. Có búa không?
- Có, Phơidi đáp.
- Được mấy cái?
- Hai búa, một rìu.
- Tốt lắm. Chúng ta là hai mươi sáu chiến sĩ khỏe mạnh, có bao nhiêu súng?
- Ba mươi bốn khẩu.
- Thế là thừa tám. Những khẩu súng thừa ấy cũng phải nạp đạn, để sẵn bên mình như các khẩu khác. Gươm và súng ngắn phải đeo vào người. Hai mươi người ở chiến lũy. Sáu nấp ở cửa sổ và các cửa thông hơi tầng gác một để bắn vào bọn tập kích, qua các lỗ châu mai chừa trong mấy chồng đá. Ở đây không được có một chiến sĩ nào không có công việc. Lát nữa khi tiếng trống xung trận của chúng nổi lên thì hai mươi chiến sĩ dưới đường phải lao lên chiến lũy. Những người đến trước sẽ là những người chiếm được vị trí tốt nhất.
Bố trí xong, anh quay về phía Giave nói:
- Tao không quên mày đâu.
Chàng đặt một khẩu súng ngắn lên bàn nói thêm:
- Người đi ra sau cùng phải bắn vỡ sọ thằng gián điệp này.
- Bắn ở đây? Có tiếng ai hỏi.
- Không. Không nên trộn lẫn xác nó với xác chúng ta. Có thể leo qua chiến lũy nhỏ ở phố Môngđêtua. Chỉ cao chừng hơn một thước thôi. Hắn bị trói kỹ lắm. Lôi hắn ra lối đó rồi xử.
Lúc ấy có một người còn bình tĩnh hơn cả Ănggiônrátx nữa. Đó là Giave.
Bấy giờ Giăng Vangiăng xuất hiện.
Trước ông đứng lẫn giữa nghĩa quân. Bây giờ ông bước ra nói với Ănggiônrátx:
- Anh là chỉ huy?
- Phải.
- Lúc nãy, anh cảm ơn tôi?
- Cảm ơn ông nhân danh nước Pháp cộng hòa. Chiến lũy có hai cứu tinh là ông và Mariuytx.
- Anh có nghĩ rằng tôi đáng được ban thưởng không?
- Có.
- Thế thì tôi xin một phần thưởng.
- Phần thưởng thế nào?
- Tự tay tôi được bắn chết tên này.
Giave ngẩng đầu lên, nhận thấy Giăng Vangiăng, thoáng rùng mình và nói:
- Đúng lẽ rồi.
Về phần Ănggiônrátx, anh nạp đạn vào súng rồi đưa mắt nhìn quanh:
- Không ai khiếu nại chứ?
Không ai nói gì, anh quay lại Giăng Vangiăng bảo:
- Được, ông nhận tên mật thám ấy.
Theo lời Ănggiônrátx, Giăng Vangiăng ngồi lên cuối bàn tiếp nhận Giave. Ông cầm súng ngắn, lên đạn lách cách.
Ngay lúc ấy, một hồi kèn trận nổi lên. Từ trên chóp chiến lũy, Mariuytx thét lớn:
- Báo động!
Giave mở miệng cười cái cười không thành tiếng quen thuộc của hắn. Và nhìn đăm đắm các chiến sĩ, hắn nói:
- Lũ chúng bay cũng không bình yên khang kiện hơn tao tí nào!
Ănggiônrátx hô to:
- Tất cả ra ngoài!
Các chiến sĩ nghĩa quân ào ào lao ra, trong khi Giave ném theo sau lưng họ lời hẹn:
- Lát nữa gặp nhau nhé!
XIX
GIĂNG VANGIĂNG BÁO THÙ
Còn lại một mình với Giave, Giăng Vangiăng cởi cái dây buộc ngang thân hình tên tù binh vào dưới bàn. Xong ông ra hiệu cho hắn đứng dậy.
Giave làm theo, trên môi hắn vẫn giữ cái nụ cười khó tả, nụ cười kiêu hãnh của uy quyền bị trói buộc.
Giăng Vangiăng nắm cái dây đai buộc Giave lôi đi như người ta nắm đai cổ một con ngựa kéo. Hai người đi ra khỏi quán, đi rất chậm, vì Giave còn bị buộc ở chân, phải nhích từng bước ngắn.
Tay Giăng Vangiăng vẫn lăm lăm khẩu súng ngắn.
Hai người cứ thế vượt khoảnh đất hình thang nằm giữa hai chiến lũy. Nghĩa quân chuyên chú đề phòng cuộc tấn công sắp nổ nên quay lưng về phía họ.
Duy một mình Mariuytx đứng nghiêng ở mút trái chiến lũy là trông thấy họ. Hình ảnh kẻ tội nhân và người đao phủ thoáng qua mắt chàng dưới ánh sáng của cái chết đang chiếm cứ tâm hồn chàng.
Giăng Vangiăng phải khó nhọc mới đưa được Giave qua khỏi chiến lũy nhỏ, vì Giave bị trói. Lúc nào ông cũng giữ rịt tên tù.
Leo khỏi chiến lũy nhỏ thì đầu ngõ Môngđêtua, ở đấy tuyệt đối không còn ai ngoài hai người. Không ai trông thấy họ được nữa. Họ đứng khuất góc phố, nghĩa quân không nhìn thấy. Cách vài bước, những xác người từ trong chiến lũy mang ra chất thành một đống rùng rợn.
Trong đám xác chết có một gương mặt tái nhợt, một mớ tóc sổ tung, một bàn tay thủng và một bộ ngực phụ nữ nửa che nửa lộ. Đó là Êpônin.
Giave nhìn nghiêng người chết rồi lầm bầm, rất bình thản:
- Ta biết con điếm này thì phải.
Hắn quay lại phía Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng cắp súng vào nách nhìn chằm chặp Giave. Không cần lời, cái nhìn ấy vẫn nói rõ:
- Ta đây! Giave, đã biết chưa?
Giave đáp:
- Mày trả thù đi.
Giăng Vangiăng thò tay vào túi quần lấy một con dao, Giave buột miệng:
- Dao à! … Phải rồi. Dao mới hợp với mày.
Giăng Vangiăng cắt cái dây đai buộc cổ Giave, cắt luôn sợi dây buộc cổ tay, xong ông cúi xuống cắt nốt cái dây trói chân. Rồi ông đứng lên bảo hắn:
- Anh được tự do.
Giave không phải là người dễ ngạc nhiên. Tuy vậy hắn không thể nén xúc động mặc dù hắn rất tự chủ. Hắn há hốc mồm đứng nguyên một chỗ.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Tôi không tin rằng tôi thoát khỏi chốn này. Nhưng nếu vạn nhất tôi sống sót thì tôi ở phố Lomácmê, số bảy với cái tên giả là ông Phôsơlơvăng.
Giave nhăn mặt nhếch mép như một con cọp dữ và nói lầm bầm:
- Liệu hồn!
- Anh đi đi, Vangiăng bảo.
Giave hỏi gặng lại:
- Mày nói phố Phôsơlơvăng, phố Lomácmê?
- Số bảy.
Giave lẩm nhẩm lặp lại:
- Số bảy.
Hắn cài cúc áo, rướn vai lấy lại cái dáng cứng cáp của nhà binh, quay nửa vòng, khoanh tay trước ngực, đưa một bàn tay nâng cằm, và đi về hướng khu Chợ. Giăng Vanggiăng nhìn theo. Đi được mấy bước Giave ngoái lại bảo Vanggiăng:
- Này, anh làm phiền tôi lắm. Giết tôi đi thì hơn.
Giave đã bỏ lối xưng hô mày tao với Vangiăng, nhưng chính hắn cũng không nhận thấy. Văngiăng nói:
- Đi ngay đi.
Giave bước chầm chậm đi xa dần. Một lát sau hắn rẽ qua phố Pơrêsơ.
Khi Giave đã đi khuất, Vangiăng nâng súng bắn một phát lên trời. Rồi ông trở vào chiến lũy và nói:
- Xong rồi.
Trong lúc Vangiăng làm những công việc ấy thì trong chiến lũy xảy ra việc như sau:
Trước đấy Mariuytx chú ý tình hình động tĩnh ở bên ngoài hơn là công việc bên trong, nên không nhìn kỹ tên gián điệp bị trói ở trong góc phòng mờ tối.
Khi hắn ra giữa ánh sáng leo qua chiến lũy nhỏ để đi thọ hình, thì Mariuytx mới kịp nhận ra mặt hắn. Chàng vụt nhớ lại chuyện cũ. Chàng nhớ ra viên thanh tra phố Pôngtoa và hai khẩu súng ngắn ấy đã trao cho chàng, hai khẩu súng chàng vẫn dùng trong chiến lũy này. Không những chàng nhận ra mặt, chàng còn nhớ tên nữa.
Nhưng kỷ niệm này cũng tù mù hỗn loạn như tất cả ý nghĩ khác của chàng. Chàng không nói chắc được, chàng chỉ tự hỏi:
- Người này phải chăng là viên thanh tra cảnh sát đã xưng tên là Giave với mình? Can thiệp cho anh ta có lẽ cũng còn kịp. Nhưng trước hết phải biết chắc có phải là Giave không đã.
Ănggiônrátx vừa lên đứng ở đầu kia chiến lũy. Mariuytx gọi:
- Ănggiônrátx!
- Gì?
- Người ấy tên là gì?
- Người nào?
- Tên cảnh sát ấy mà. Cậu có biết tên nó không?
- Hẳn chứ. Nó có khai tên.
- Thế tên gì?
- Giave.
Mariuytx ngẩng lên.
Vừa lúc ấy, người ta nghe tiếng súng ngắn.
Rồi Giăng Vangiăng vào chiến lũy và kêu to: Xong rồi.
Mariuytx nghe nhoi nhói một niềm chán chường ngao ngán trong tim.
XX
NGƯỜI CHẾT ĐÚNG MÀ NGƯỜI SỐNG CŨNG KHÔNG SAI
Chiến lũy sắp bước vào giờ phút hấp hối.
Tất cả cái gì chung quanh cũng châu vào để làm tăng vẻ tôn nghiêm bi đát của giờ phút tối hậu ấy. Hàng nghìn âm vang huyền bí trong không gian, hơi thở của các binh đoàn đông đặc hành quân trên các nẻo phố không nhìn thấy, tiếng vó ngựa đều đều của kỵ binh, tiếng chuyển động nặng nề của các cỗ đại bác, từng tràng súng, từng loạt đại bác đan chéo nhau trong thành phố quanh co khuất khúc, khói súng các trận giao phong ửng vàng trên mái nhà, những tiếng kêu thét ở đâu xa xôi khủng khiếp, những tia chớp khắp nơi như đe dọa, tiếng chuông báo động ở nhà thờ Xanh Meri thê lương như tiếng nấc, ngày đẹp, mùa xuân êm ái, cảnh trời rực rỡ ánh nắng và những dãy nhà lặng ngắt đáng sợ.
Từ tối hôm qua, hai dãy nhà phố Săngvrơri hóa ra hai bức tường thành ghê lạnh. Cửa lớn, cửa sổ, cửa con đều đóng im ỉm.
Thủa ấy khác với ngày nay.[377] Thuở ấy khi đã đến lúc dân chúng muốn chấm dứt một tình trạng quá kéo dài, muốn bãi một chính phủ đương vị, một hiến pháp từ trên ban xuống, khi sự căm phẫn đã hòa tan trong không khí, khi đường phố tán thành cho vỉa hè vùng lên, khi khẩu hiệu khởi nghĩa rỉ vào tai thị dân làm cho họ mỉm cười đắc ý, lúc ấy người dân phố cơ hồ như thấm nhuần bạo động và hóa ra những kẻ trợ tá đắc lực của các chiến sĩ, và nhà cửa sẽ yểm hộ cho các pháo đài mới cất tựa lưng vào phố. Nhưng khi điều kiện chưa chín muồi, khi nhân dân không đồng tình khởi nghĩa, khi họ không thừa nhận cuộc bạo động, thì các chiến sĩ cũng xong đời. Chung quanh cuộc khởi nghĩa, thành phố sẽ biến làm sa mạc, nhân dân trở thành biển băng, nhà cửa hóa ra vách đá và đường phố hiện thành những hẻm núi để giúp quân đội chính phủ đánh chiếm các chiến khu.
Người ta không thể đột ngột bắt ép một dân tộc tiến lên nhanh hơn họ muốn. Ai lôi tay nhân dân tất mang họa vào mình. Một dân tộc không để cho ai dắt đi đâu thì dắt. Khi bị cưỡng bức thì họ bỏ mặc cuộc bạo động ra sao thì ra. Lúc ấy họ coi những người bạo động như những kẻ mắc dịch hạch. Nhà trở thành vật chướng ngại, cửa là sự từ chối, mặt trước nhà hóa ra tường đá. Tường ấy nghe hết, thấy hết nhưng không muốn. Nó có thể mở ra để cứu anh, nhưng không, tường ấy là một quan tòa: nó nhìn anh và kết án anh.
Không gì tăm tối cho bằng những tòa nhà im ỉm ấy! Nó có vẻ chết rồi, nhưng thực thì nó vẫn sống. Cuộc sống ở đấy có ngưng lại nhưng vẫn là cuộc sống. Trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ qua, không ai ra khỏi nhà, nhưng không một ai thiếu mặt ở trong ấy. Phía sau tường đá, người ta đi lại, người ta nằm, ngồi, người ta sống cảnh gia đình: người ta ăn, người ta uống; người ta sợ hãi, điều này mới ghê gớm! Sợ hãi là lý do của sự vô tình ghê gớm đó; vì sợ nên hoảng, cái đó đáng xét một cách khoan hồng. Một đôi khi, điều này đã xảy ra, sợ hãi đến độ cuồng loạn. Kinh hoàng có thể biến ra cuồng nộ cũng như cẩn thận có thể trở thành điên dại. Do đó mà có danh từ sâu sắc: những người ôn hòa điên dại. Có những lúc kinh hoàng cháy bùng lên tột độ và đẻ ra giận dữ, cũng như lửa đẻ ra khói.
“Cái lũ ấy muốn gì? Không bao giờ chúng vừa lòng. Chúng làm liên lụy đến những người hiền lành. Chúng làm như chừng ấy cuộc cách mạng chưa đủ! Ai bảo chúng đến đây? Đến đây thì bây giờ tháo đi. Trối thây chúng! Lỗi ở chúng chứ ai! Bụng làm thì dạ chịu. Chuyện này có dính dáng gì đến chúng ta! Coi cái phố tội nghiệp của ta bị đạn bắn loang lổ ra kìa! Thật là một lũ vô lại. Nhất định đừng có mở cửa đấy!”
Thế là cái nhà biến thành ngôi mộ lạnh toát. Trước hiên, người nghĩa quân thoi thóp; anh thấy đạn rào rào và gươm trần tiến đến; nếu anh kêu thì người ta nghe, nhưng người ta không chạy ra. Ở đây có những bức vách có thể che chỗ anh, có những con người có thể cứu vớt anh. Vách thì có tai mà lòng người lại lạnh như đá.
Lỗi tại ai?
Không tại ai hết, và tại tất cả mọi người.
Tại thời đại của chúng ta chưa hoàn chỉnh.
Khi mơ ước không tưởng biến thành cách mạng, khi sự phản kháng lý thuyết biến thành sự phản kháng vũ trang thì nó phải tự gánh lấy mọi điều nguy hiểm. Một ước mơ không tưởng không kiên trì, hấp tấp bạo động thì ai cũng biết kết quả sẽ thế nào! Thường thường là nó đến sớm quá. Lúc ấy nó cam chịu tai họa thay cho vinh quang một cách anh hùng. Nó phục vụ những người không thừa nhận nó, phục vụ không phàn nàn, không trách móc. Nó quảng đại ở chỗ cam chịu người ta bỏ rơi. Nó không chịu khuất một trở lực nào nhưng lại dịu dàng đối với kẻ vô ơn.
Nhưng hãy xem có phải là vô ơn không?
Đúng là vô ơn, nếu xét trên quan điểm nhân loại.
Không phải là vô ơn, nếu xét trên quan điểm cá nhân.
Tiến bộ là một biểu hiện của loài người. Cuộc sinh tồn chung của nhân loại có tên là Tiến bộ, bước đi lên trước của tập thể gọi là Tiến bộ. Tiến bộ đi lên, đó là cuộc hành trình của con người trên quả đất để tiến lên cõi trên, lên thế giới thần tiên. Có lúc nó dừng lại để tập họp đoàn người chậm chạp; có lúc nó lưu lại để suy tưởng ở một đất thánh rực rỡ vừa đột ngột hiện ra; có đêm nó nằm xuống để nghỉ ngơi; đó là lúc nhà tư tưởng đau đớn nhìn thấy bóng tối tỏa lên tâm hồn con người, và sờ thấy Tiến bộ ngủ quên trong đêm dày mà không biết làm sao đánh thức nó dậy.
Giêra đơ Nécvan một hôm nói với chúng tôi: Có lẽ Chúa đã chết rồi. Đó là do anh lẫn lộn tiến hóa với Chúa nên nhận lầm là Thượng đế đã chết khi thấy tiến hóa tạm ngưng.
Tuy nhiên thất vọng là không đúng. Chắc chắn có lúc Tiến bộ sẽ tỉnh giấc nồng và lúc ấy người ta sẽ nhận thấy Tiến bộ vẫn đi trong khi ngủ, bởi vì nó lớn hơn xưa. Nhìn thấy nó đứng dậy càng thấy nó cao lớn hơn trước.
Tiến bộ cũng như dòng sông, không phải tự mình muốn luôn luôn chảy êm đềm mà được. Đừng có dựng đập chắn nước, đừng có vứt núi đá vào lòng sông. Vật chướng ngại sẽ làm cho nước cuồn cuộn lên, làm cho nhân loại sôi sục. Do đó nảy ra những cuộc biến động. Nhưng sau biến động, người ta nhận thấy có một đỗi đường đã vượt qua. Cho đến khi nào trật tự được thiết lập - trật tự đây tức là cảnh thiên hạ thái hòa, - cho đến khi nào quả đất có sự nhịp nhàng và nhất quán, thì con đường đi của tiến bộ có từng trạm: các trạm ấy là những cuộc cách mạng.
Vậy Tiến bộ là cái gì? Chúng ta vừa nói đó là cuộc sinh tồn thường xuyên của các dân tộc.
Thế nhưng đôi lúc cuộc sống nhất thời của cá nhân làm trở ngại cho cuộc sống vĩnh cửu của nhân loại.
Hãy bình tĩnh mà nhận rằng cá nhân có quyền lợi riêng biệt và họ bảo vệ quyền lợi ấy là hợp tình hợp lý. Cuộc sống hiện đại có thể ích kỷ một chừng nào, ta không nên chấp nhất; cuộc sống nhất thời vẫn là cuộc sống, không nên bắt nó cứ phải luôn luôn hy sinh cho tương lai. Cái thế hệ hiện nay đến phiên mình góp mặt với đời không bắt buộc phải rút ngắn phiên vì các thế hệ mai sau, các thế hệ ấy xét cho cùng cũng chỉ ngang nó mà thôi. Tiếng nói của cá nhân ở trong tất cả mọi người thủ thỉ:
- Tôi đương sống trên đời. Tôi đương tuổi trẻ, tôi yêu, tôi già rồi, tôi muốn nghỉ, tôi là chủ gia đình, tôi có công ăn việc làm, tôi làm ăn phát đạt, tôi đương phất, tôi có nhà cho thuê, tôi có tiền gửi quỹ nhà nước, tôi sống hạnh phúc, tôi có vợ có con, tôi quý tất cả những thứ ấy, tôi muốn sống, các anh hãy để cho tôi yên.
Cho nên đôi lúc dân chúng tỏ ra lạnh như băng đối với đội quân tiên phong hào hiệp của nhân loại.
Vả chăng khi lý tưởng nhảy vào vòng chiến, thì lý tưởng cũng mất tính chất quang đãng của mình. Lý tưởng là chân lý ngày mai. Thế mà lý tưởng lại phải dùng chiến tranh là thủ đoạn của dối trá hôm qua. Là tương lai mà nó hành động như quá khứ. Là lý tưởng thuần túy mà lại bạo hành. Nó cài vào anh dũng một sự hung bạo và phải chịu trách nhiệm về sự hung bạo đó là đáng. Hung bạo để đối phó, hung bạo tùy cơ, trái với nguyên tắc và không thể không bị trừng phạt. Lý tưởng trong chiến đấu đã dùng quân pháp cũ: nó bắn gián điệp, nó xử tử đứa bội phản, nó kết liễu sinh mệnh người ta, vứt người ta vào đêm tối vô danh vô tích. Nó dùng cái chết làm phương tiện, đó là một điều nghiêm trọng. Phải dùng những thủ đoạn ấy nghĩa là lý tưởng hình như không tin ở sức truyền bá của mình nữa, tuy sức truyền bá của lý tưởng là một sức mạnh vô địch và toàn thiện. Lý tưởng khi bạo động phải đánh bằng gươm. Nhưng không có cây gươm nào là đơn giản. Gươm nào cũng có hai lưỡi: chém người ta bằng lưỡi này thì da thịt mình bằng lưỡi kia.
Khi đã nghiêm khắc nêu lỗi lầm ấy xong, thì không thể không khâm phục những con người quang vinh, những chiến sĩ của tương lai, những giáo sĩ của lý tưởng ấy, mặc dù họ thành công hay thất bại. Khi họ thua non, họ cũng đáng sùng kính, mà có lẽ trong thất bại họ lại càng lẫm liệt. Đi thuận với quy luật tiến hóa mà thành công thì đáng được nhân dân hoan nghênh, thất bại anh dũng thì đáng được thương mến. Chiến thắng thì rực rỡ, nhưng thất bại lại kiêu hùng.
Với chúng tôi là người quý chuộng hy sinh hơn đắc thắng, Gion Brao[378] vĩ đại hơn Oasinhtơn,[379] và Pixacan[380] vĩ đại hơn Garibandi.[381]
Phải có người bênh vực cho kẻ chiến bại. Người ta thường bất công đối với những trang hiệp sĩ muốn đem tương lai về, khi họ thất bại.
Người ta buộc tội những người cách mạng đã gieo rắc kinh hoàng. Mỗi chiến lũy đều bị coi như là một vụ mưu sát. Người ta chỉ trích lý thuyết của họ, nghi ngờ mục đích của họ, đề phòng ẩn ý của họ, lên án lương tâm họ. Người ta trách họ đã chồng chất, đã dựng đứng một đống đau khổ, bất công, tuyệt vọng và quy trách nhiệm cho nề nếp xã hội hiền lành; đã móc từ dưới cặn đáy lên từng mảng đen tối để nấp vào, tựa vào mà chiến đấu. Người ta mắng họ: các anh giở địa ngục lên! Họ có thể trả lời: chính vì vậy mà chiến lũy của chúng tôi là một chiến lũy của những ý định tốt.
Đành rằng giải pháp hòa bình là giải pháp tốt nhất. Nói chung, phải nhận rằng khi người ta thấy hòn đá thì nghĩ đến con gấu[382] và xã hội lấy làm lo ngại về cái thiện ý kia. Chỉ có xã hội mới tự cứu được nó thôi, chúng tôi kêu gọi thiện ý của chính nó. Không cần phương thuốc kịch liệt nào. Phải hòa nhã nghiên cứu bệnh tình, chẩn đoán rồi điều trị. Chúng tôi mời xã hội làm cái việc đó.
Dẫu sao, dù là ngã quị, nhất là vì ngã quị, họ là những người cao quý, những người ấy, những người ở khắp thế giới đăm chiêu nhìn về nước Pháp mà chiến đấu cho sự nghiệp lớn với cái lôgic cứng rắn của lý tưởng: họ cống hiến đời họ cho tiến hóa một cách thuần túy vô tư; họ thực hiện ý muốn của Thượng đế; hành động của họ là một hành động sùng đạo. Đến giờ quy định, cũng hoàn toàn không tính toán như người diễn viên đến lượt mình đối đáp, họ cứ tuân theo kịch bản nhà Trời mà chui vào mồ. Và cuộc chiến đấu không hy vọng, sự hy sinh anh hùng đó, họ gánh lấy để đưa cuộc vận động nhân bản vô địch bắt đầu ngày 14 tháng bảy năm 1789 đến những hậu quả rực rỡ và cao vời của nó. Những chiến sĩ đó là những giáo sĩ. Cách mạng Pháp là một hành vi của Chúa Trời.
Tuy nhiên - và chúng tôi thấy cần thêm sự phân biệt này vào mấy phân biệt đã nói ở một chương khác - có những cuộc khởi nghĩa được thừa nhận, gọi là cách mạng và những cuộc cách mạng bị bác bỏ, gọi là bạo khởi. Một cuộc khởi nghĩa nổ ra tức là một chính kiến dự thi trước hội đồng giám khảo nhân dân. Nếu nhân dân cho điểm xấu, thì chính kiến đó là kết quả khô, cuộc khởi nghĩa là giặc cỏ.
Nhân dân không muốn hễ có thách thức là phải gánh, cũng không muốn hễ lý tưởng muốn là mình phải lao vào chiến tranh. Không phải dân tộc nào cũng có và lúc nào cũng có máu anh hùng, có gan tử vì đạo. Họ thực tế lắm. Thoạt tiên họ gờm bạo động: lẽ thứ nhất vì nó thường kết thúc bằng một thảm họa, lẽ thứ hai vì xuất phát điểm của nó trừu tượng.
Bởi vì, và điều này thật đẹp! Ai xả thân đều luôn luôn xả thân vì lý tưởng và cũng chỉ vì lý tưởng. Khởi nghĩa là do hào khí. Hào khí có thể phẫn nộ, do đó mà có bạo động vũ trang. Nhưng mỗi cuộc khởi nghĩa nhằm lật một chính phủ hay một chế độ thật ra đều nhằm một cái gì cao hơn. Chẳng hạn, phải nói rõ điểm này, những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa 1832, đặc biệt là những chàng trai hào hùng ở phố Săngvrơri không hẳn đánh vào Luy Philip. Số đông trong bọn họ, khi nói chuyện cởi mở, vẫn thừa nhận những tính tốt của vị vua ở giáp ranh cách mạng và quân chủ đó; không ai thù ghét ông. Nhưng họ đánh vào quyền truyền tử lưu tôn, nói là do Chúa ban, ở chi thứ mà đại biểu là Luy Philip, cũng như trước đó họ đánh chi trưởng mà đại biểu là Sáclơ X.[383] Và cái mà họ muốn đánh đổ trong khi đánh đổ quân quyền ở nước Pháp, chúng tôi đã giải thích, chính là sự tiếm vị của con người đối với con người và của đặc quyền đối với quyền lợi trên khắp thế giới. Pari không vua sẽ dội nên cảnh thiên hạ hết bạo chúa. Họ lý luận như vậy. Mục đích của họ xa vời hẳn rồi, mơ hồ có lẽ là lui về sau trước sự cố gắng, nhưng mà lớn lao.
Như thế đấy. Và họ hy sinh cho những ảo ảnh đó, những ảo ảnh luôn luôn là ảo tưởng đối với kẻ hy sinh nhưng lại mang cả lòng tin của con người. Người nghĩa quân thi vị hóa và mỹ hóa khởi nghĩa. Họ lao vào thảm kịch say sưa với những việc họ sắp làm. Biết đâu đấy? Có thể họ thành công. Họ là số ít: cả quân đội chống họ; nhưng họ bảo vệ chính nghĩa, luật thiên nhiên, chủ quyền của mỗi người, một chủ quyền không thể phế bỏ, bảo vệ công bằng, chân lý và nếu cần thì họ hy sinh như ba trăm chiến sĩ thành Xpáctơ thủa xưa. Họ không tự liên hệ với Đông Kisốt mà với Lêôniđát. Họ cứ đi tới và khi đã tham chiến thì họ không lùi nữa, họ cúi đầu lao tới trước, đặt hy vọng ở một chiến thắng phi thường rồi cách mạng sẽ hoàn tất, tiến hóa được giải phóng, nhân loại mở rộng, tất cả đều được cởi bỏ xiềng gông. Còn không thì như ở hẻm núi Técmôpilơ là cùng.
Những cuộc chiến vì tiến hóa đó thường thất bại, chúng tôi đã nói vì sao. Quần chúng không ưa những cuộc tập dượt của các hiệp sĩ. Những khối nặng là các đám đông, chính vì nặng nề mà thành dễ vỡ, những khối đó sợ phiêu lưu, mà trong lý tưởng thì luôn có phiêu lưu.
Vả chăng phải nên nhớ rằng còn có quyền lợi, mà quyền lợi thì ít chịu kết thân với lý tưởng và tính chất. Một đôi khi dạ dày làm cho quả tim bại liệt.
Nước Pháp lớn lao và đẹp đẽ ở chỗ ít béo bụng hơn các dân tộc khác; nó dễ dàng thắt lưng buộc bụng. Nó dậy trước thiên hạ, ngủ sau thiên hạ. Nó luôn tiến lên phía trước. Nó tìm tòi.
Là vì nó nghệ sĩ.
Lý tưởng chỉ là điểm cao nhất của luân lý, cũng như cái đẹp là đỉnh của cái chân. Những dân tộc nghệ sĩ cũng là những dân tộc nhất quán. Yêu cái đẹp là mong ánh sáng. Bởi thế cho nên ngọn đuốc châu Âu, tức là đuốc văn minh, thoạt đầu do Hy Lạp cầm, rồi Hy Lạp chuyển cho Ý và Ý chuyển cho Pháp. Ôi! Những dân tộc hướng đạo thần tiên! Vilae lampada tradunt.[384]
Điều rất đẹp, chất thơ của một dân tộc là nhân tố của sự tiến bộ của nó. Lượng tưởng tượng đong được bao nhiêu thì lượng văn minh đo được bấy nhiêu. Duy một dân tộc đi khai hóa cho người vẫn là một dân tộc cứng cỏi. Nghệ sĩ như Côranhtơ[385] thì nên, ủy mị như Xybarít[386] thì không được. Ai phụ nhân hóa thì cũng thoái hóa. Không nên là tài tử, cũng không nên là tài hoa, nhưng nên là nghệ sĩ. Nói về văn minh thì không nên gạn lọc, phải nên tinh lọc. Với điều kiện ấy, người ta biến cho nhân loại cái hình mẫu của lý tưởng.
Lý tưởng hiện đại có điển hình của mình trong nghệ thuật và phương tiện của mình trong khoa học. Người ta sẽ thực hiện cái ảo ảnh cao quý của các thi nhân, tức là cái đẹp xã hội, bằng khoa học. Người ta sẽ làm lại cảnh Êđen[387] từ những bước bắt đầu. Văn minh ngày nay đã đến độ mà chính xác là một yếu tố cần thiết cho huy hoàng và thẩm mỹ quan phải được cơ quan khoa học phục vụ, hơn nữa, hoàn thiện; mơ mộng cũng phải biết tính toán. Nghệ thuật là kẻ chinh phục phải tựa vào khoa học là người vững gối bước lên. Vật để cưỡi vững vàng chắc chắn là điều quan trọng. Tinh thần của thời đại ta làm bằng thiên tài Hy Lạp chở trên thiên tài Ấn Độ: Alécxăng trên lưng voi.
Những chủng tộc cứng đờ trong tín điều hoặc tha hóa vì vụ lợi không có khả năng hướng dẫn văn minh. Quỳ gối trước thần tượng hay kim tiền đều khiến cho cái bắp thịt để bước đi và cái ý chí để tiến tới teo lại. Sự chuyên tâm vào lễ bái hoặc lợi nhuận làm yếu sức tỏa sáng của dân tộc, hạ thấp trình độ của nó, do đó cũng thu hẹp tầm nhìn, và tước mất cái ý thức vừa nhân bản vừa thần kỳ về mục đích chung, mà chính cái ý thức này khiến cho dân tộc trở thành giáo sĩ. Babilon không có lý tưởng; Cáctagiơ[388] không có lý tưởng. Aten và Rôma[389] không có lý tưởng vẫn giữ hào quang của văn minh qua trường kỳ lịch sử.
Phẩm chất của Pháp ngang hàng với phẩm chất của Hy Lạp và La Mã. Nó đẹp như Aten và vĩ đại như Rôm. Ngoài ra, nó tốt bụng. Nó tự hiến mình. Nó thường hay có những lúc hứng tận tụy hy sinh hơn các dân tộc khác. Duy những cơn hứng đó có khi đến thì cũng có khi đi. Và đó là mối họa lớn cho những ai muốn chạy đi trong khi nó chỉ muốn đi và những ai muốn đi trong khi nó dừng lại. Nước Pháp cũng có những cơn tái phát của bệnh vật chất; những lúc nào đó, những tư tưởng vướng mắc trong đầu óc cao quý kia chẳng còn gì khiến nhớ đến nước Pháp vĩ đại nữa, và chỉ có kích thước của một bang Mítxuri hay một bang Nam Carôlin. Biết làm sao được? Ông khổng lồ đóng vai chú lùn mà! Nước Pháp mênh mông có những lúc cao hứng thích làm trẻ nhỏ. Chỉ thế thôi.
Đã thế thì còn biết nói thế nào. Dân tộc cũng như tinh tú, có quyền ẩn bóng, vẫn là tốt, miễn là ánh sáng trở lại, sự ẩn thực không biến thành đêm tối trường kỳ. Bình minh và hồi sinh đồng nghĩa. Sự tái xuất của ánh sáng đồng nhất với sự tồn tại của bản ngã.
Chúng ta hãy bình tĩnh mà ghi nhận những sự việc đó. Chết trên chiến lũy hay chết trong cảnh lưu vong là trường hợp hy sinh thừa nhận được. Cái tên thật của hy sinh là chí công vô tư. Ai bị bỏ rơi thì cam chịu bị bỏ rơi, ai bị đày ải thì cam chịu bị đày ải, còn chúng ta thì chỉ nên van các dân tộc vĩ đại đừng nên lùi quá xa khi lùi. Không nên lấy cớ là cần phải chăng mà để cho tụt sâu xuống quá.
Có vật chất, có giờ phút hiện tại, có quyền lợi, có cái bụng; nhưng không nên chỉ có thứ triết lý của cái bụng. Cuộc sống chốc lát có quyền, chúng tôi thừa nhận, nhưng cuộc sống lâu dài cũng có quyền của nó. Đã lên rồi, chao ôi! Không phải là không thể xuống. Chúng ta thấy hiện tượng này xảy ra trong lịch sử nhiều hơn là chúng ta mong muốn. Một dân tộc đã rực rỡ; dân tộc ấy đã nếm lý tưởng, nhưng sau đó nó ngậm bùn và cho là ngon; nếu ai hỏi nó vì sao nó bỏ Xôcrát mà theo Phanxtap, nó nói: vì tôi thích những chính khách.
Hãy nói một điều nữa trước khi trở về với cuộc nội chiến.
Một trận chiến đấu như trận chúng tôi diễn tả ra đây rõ ràng là một sự vùng vẫy để trườn lên lý tưởng. Tiến bộ bị cản chân thường hay sinh bệnh, cho nên thỉnh thoảng nó lên những cơn động kinh bi đát như thế. Nội chiến là bệnh của tiến bộ, chúng ta đã từng gặp bệnh ấy trên đường đời. Nội chiến vừa là một màn vừa là khoảng nghỉ cách màn trong tấn bi hùng kịch mà trục là tội nhân xã hội và nhan đề thực sự là Tiến bộ.
Tiến bộ!
Tiếng reo ấy choán tất cả đầu óc chúng tôi. Tư tưởng của bộ truyện bi hùng mà chúng tôi viết đây, đến đoạn này còn phải qua nhiều cuộc thử thách nữa mới lộ rõ. Nhưng chúng tôi mạn phép, không phải cuốn cả lên, mà mở hé bức màn để cho ánh sáng lọt ra ngoài rõ rệt.
Quyển sách dưới mắt bạn đọc đây mặc dù có những chỗ gián đoạn, những ngoại lệ, những nhược điểm, quyển sách ấy từ đầu chí cuối, từ đại thể đến chi tiết thể hiện cuộc hành trình từ ác đến thiện, từ bất công đến công bằng, từ giả đến chân, từ bóng tối đến ánh sáng, từ dục vọng đến lương tri, từ thối rữa đến sống còn, từ thú tính đến nhân tính, từ địa ngục đến thiên đường, từ hư không đến Chúa. Khởi điểm là vật chất, đích tới là linh hồn. Xà tính lúc ban đầu, thiên thần lúc cuối.
XXI
NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG
Bỗng nhiên tiếng trống xung trận vang lên.
Cuộc tấn công diễn ra như một trận cuồng phong. Đêm qua, trong bóng tối, quân địch như một con trăn lặng lẽ nhích đến gần chiến lũy. Bây giờ giữa ban ngày, trên đường phố rộng mở, không thể lén lút đánh bất ngờ được, vả lại đại bác đã bắt đầu gầm thét, lực lượng vũ trang hùng hậu của họ đã phơi trần. Bây giờ đây quân sĩ ồ ạt tiến đến chiến lũy. Cuồng bạo là chiến thuật, cả một binh đoàn bộ binh mạnh mẽ, xen từng đoạn quốc dân quân và cảnh vệ thành phố và dựa vào sức yểm hộ của những đội quân đông đảo mà chúng ta nghe tiếng động chứ không trông thấy! Trống vang, kèn giục, lưỡi lê chĩa ra đằng trước, binh đoàn ấy chạy rầm rập xông vào đường phố, đội công binh dẫn đầu. Đạn trong chiến lũy bắn ra không làm cho họ chùn bước, họ lao vào chiến lũy như một dầm thép nện vào một bức tường.
Tuy vậy tường không núng.
Nghĩa quân bắn như bão táp. Quân tấn công leo lên chiến lũy, nghĩa quân bắn chặn họ, nóc chiến lũy như một cái bờm tia chớp. Cuộc xung phong cuồng mạnh quá đến nỗi trong giây phút, chiến lũy tràn ngập cả lính xung kích nhưng chiến lũy rảy chúng ta, hất chúng xuống như một con sư tử vung rảy đàn chó bám vào mình. Và chiến lũy phủ kín xung kích như ghềnh đá phủ đầy mình bọt nước ở bờ biển, phủ kín một lúc để rồi lát sau lại nhô ra sừng sững, đen sì, dữ dội.
Binh đoàn bắt buộc phải thoái lui, nhưng vẫn tập trung trong phố: trống trải mà dữ tợn, họ bắn trả chiến lũy những loạt súng kinh hồn. Ai đã xem bắn pháo hoa đều nhớ những bó tia sáng làm bằng những loạt pháo bắn châu vào nhau, và nổ trên không, gọi là những “chùm hoa pháo”. Bây giờ xin các vị hãy tưởng tượng những bó chớp ấy không phải từ trên trời sa xuống, mà lại bay tạt ngang, mỗi tia mang ở mũi một viên đạn ghém hay một viên đạn chiến và nổ như từng loạt sấm, gieo rắc chết chóc khắp nơi. Chiến lũy phố Săngvrơri ở dưới những bó sấm chớp ấy.
Cả hai bên đều kiên quyết không kém nhau, ở đây lòng dũng cảm gần như dã man, và pha thêm tính chất hung tợn oanh liệt bắt đầu bằng sự xả thân. Thời này quốc dân quân chiến đấu như những người lính Duáp.[390] Quân đội muốn kết liễu cuộc bạo động, nghĩa quân muốn chống cự. Đương trong tuổi xuân tràn đầy sức sống mà đành lòng hy sinh, thì dũng cảm phải thể hiện thành cuồng chiến. Giữa cảnh xô xát, mỗi người lớn lên với cái sức lớn của giờ tối hậu. Đường phố chồng chất xác người.
Ănggiônrátx và Mariuytx trấn giữ ở hai đầu chiến lũy. Ănggiônrátx còn thì chiến lũy còn, nên chàng ẩn nấp giữ mình. Dưới đầu tường chàng đứng, ba tên lính địch đã ngã quay mà không hề trông thấy chàng. Mariuytx thì chiến đấu một cách trống trải. Chàng đem mình làm cái đích cho đối phương. Quá nửa thân hình chàng nhô lên khỏi chiến lũy. Không ai phung phí bằng anh keo bẩn bị kích mà nổi cáu, không ai dữ dội khi chịu hoạt động bằng người mơ màng. Mariuytx dũng mãnh và tư lự. Chàng chiến đấu như trong một giấc mơ. Có thể nói đó là một bóng ma đương bắn súng.
Đạn của nghĩa quân hết dần mà lời trêu cợt của họ không cạn. Trong cơn bão táp ở nghĩa địa ấy, họ vẫn cười giòn.
Thấy Cuốcphêrắc đầu trần, Bốtxuyê hỏi:
- Cậu vứt cái mũ cậu xó nào.
- Chúng đã dùng trọng pháo thổi veo rồi.
Hoặc là họ nói những lời cao đạo. Phơidi chua chát kêu:
- Hiểu sao được tâm địa bọn ấy! - (Phơidi kể tên nhiều người, nhiều người có tên tuổi, có tiếng tăm nữa, một vài người là cựu quân nhân thời cách mạng và đế chế). - Bọn chúng đã hứa sẽ nhập với chúng ta, đã thề sẽ giúp đỡ chúng ta, đã đem danh dự mà giao ước, bọn chúng là tướng lĩnh của chúng ta, thế mà bây giờ bỏ ta!
Côngbơphe nghiêm nghị mỉm cười và chỉ nói một câu:
- Có những người họ coi luật danh dự như người ta coi sao trên trời, kính nhi viễn chi.
Bên trong chiến lũy, vỏ đạn rơi vãi nhiều như là có mưa tuyết.
Quân tấn công có số đông, quân phòng thủ có thế. Quân tấn công vướng chân vào những xác chết, những người bị thương, lúng túng trên sườn lũy dốc ngược nên bị nghĩa quân trên chóp lũy bắn ngã quay. Cái chiến lũy đã được xây dựng theo kiểu ấy, lại còn có những chỗ dựa rất tốt, cho nên đã tạo ra một địa thế thuận lợi, làm cho một nắm người có thể đánh lui một binh đoàn. Tuy nhiên hàng ngũ tấn công luôn luôn được bổ sung quân số, càng lâu càng đông mặc dù bị bắn như mưa xối. Họ nhích lên không cách gì cản nổi, nhích dần từng bước nhưng chắc chắn và xoắn vào chiến lũy như chiếc trục ốc ấn xuống bàn ép.
Các đợt tấn công kế tiếp diễn ra. Cuộc xung đột càng rùng rợn.
Trên đống đá ở phố Săngvrơri đã diễn ra một cuộc chiến đấu oai hùng không kém cuộc chiến đấu ở thành Tơroa.[391] Những con người hốc hác, kiệt quệ, tơi tả, đã một ngày đêm không ăn không ngủ, những con người chỉ còn được bắn mấy phát, sờ túi không còn viên đạn nào, những con người hầu hết đều mang thương tích, đầu và tay băng những miếng giẻ đen sì, hoen ố, những con người máu trào ra từ những lỗ thủng trên quần áo, những con người chỉ có gươm cùn và súng xấu, những con người ấy giờ phút này đã biến thành những người khổng lồ. Chiến lũy mười lần bị tấn công, bị xâm phạm, bị vượt lên, chiến lũy vẫn không mất.
Nếu có thể tưởng tượng được có một mớ dũng khí bị châm lửa và bùng cháy và chúng ta được xem cảnh cháy đó thì chúng ta cũng có một ý niệm về trận đánh. Không, không phải là một trận đánh. Đây là cảnh tượng trong lò lửa, mồm thở ra lửa, mặt mũi phi thường, nhân dạng cũng mất, người chiến sĩ cháy rực lên và biến thành những con quái vật kỵ lửa đi lại ngang nhiên trong cảnh hỗn chiến. Cảnh tượng thật là hùng vĩ.
Chúng tôi không thuật lại những biến thiên đồng thời hay kế tiếp diễn ra trong cuộc xung sát vĩ đại. Chỉ có hùng ca là có quyền dùng một vạn hai nghìn câu thơ để mô tả một trận chiến đấu.
Người ta tưởng đây là địa ngục của Hồi giáo, cái ghê gớm nhất trong số mười bảy vực thẳm mà kinh Vêđa gọi là Rừng gươm.
Nghĩa quân vật nhau với quân địch, họ quần địch từng bước, họ đánh bằng súng lục, bằng kiếm, bằng quả đấm, đánh gần, đánh xa, đánh từ trên xuống, đánh từ dưới lên, đánh từ mái nhà, từ cửa quán, từ lỗ thông hơi các nhà hầm, mà một vài người đã chui vào, đánh từ khắp mọi chỗ. Một địch với sáu mươi. Mặt trước quán Côranh hầu như đổ sụp trông rất dị hình. Cửa sổ lỗ chỗ vết đạn đã mất cả kính lẫn khung và biến thành một cái lỗ không hình dạng. Nghĩa quân đương ồn ào khuân đá lấp nó lại.
Bốtxuyê bị giết; Phơidi bị giết; Cuốcphêrắc bị giết; kế đến Giôli bị giết. Côngbơphe đương đỡ một người lính chính phủ bị thương lên thì bị đâm ba nhát lưỡi lê xuyên qua ngực; chàng chỉ kịp nhìn lên trời mà tắt thở.
Mariuytx vẫn chiến đấu. Người chàng mang vô số vết thương nhất là ở đầu, cho nên mặt mày đầm đìa những máu, trông như có một chiếc khăn đỏ phủ lên.
Một mình Ănggiônrátx thân thể nguyên lành. Khi chàng không còn vũ khí thì chàng chìa tay qua bên phải, bên trái, tức thời một nghĩa quân đặt vào tay chàng một thứ khí giới nào đó. Chàng đã dùng đến chiếc gươm thứ tư mà bây giờ nó cũng chỉ còn một đoạn. Dùng bốn chiếc gươm, thế là hơn Phrăngxoa đệ nhất[392] ở Marinbăng một chiếc.
Hôme[393] nói: “Điômét cắt cổ Axin, con của Tơtranít quê ở đất Arítba hạnh phúc; Ơrian, con của Mêxitê, kết liễu Đrêdôt, và Ophêchiôt thì giết Êdếp cùng với Hôđaduýt là kết quả cuộc tình duyên giữa nữ thủy thần Abácbarê và chàng Bucôliông ngay thẳng; Uylít quật ngã Piđit quê ở Péccô; Ăngtilôc hạ Able; Pôlipete hạ Axtyan; Poliđama hạ Otôxơ người xứ Xylen, và Toxe thì hạ Arêtaon. Mêgăngchiôt chết dưới mũi giáo của Ơripylơ. Agamemnông, vua của các dũng tướng, đánh ngã Êlatốt, sinh ở thành phố hiểm trở có con sông Xanôixơ róc rách”.
Trong các thiên hùng ca Trung thế kỷ của ta, tráng sĩ Explăngđiăng sử ngọn hỏa mâu hai mũi dồn đánh hầu tước Xuantibo khổng lồ, hầu tước nhổ đền, tháp lên ném lại. Tranh bích họa cổ vẽ hai công tước xứ Brơtan và xứ Buốcbông mang phù hiệu, biển tên, xách búa đánh nhau, cả hai đều đeo mặt nạ sắt, giầy sắt, găng sắt, công tước Brơtan ngựa phủ da cáo trắng, công tước Buốcbông khoác áo màu thiên thanh. Công tước Brơtan mang gia huy sư tử giữa hai cánh mũ, công tước Buốcbông đội một cái mũ có lưỡi trai rất lớn hình hoa huệ. Tuy nhiên, muốn lẫm liệt, không cần phải đội mũ công tước như Ivông, không cần phải sử cây hỏa mâu như Explăngđiăng, cũng không cần phải mang một bộ vũ khí tặng phẩm của vua Ơphetơ từ Êphin về, như Phylexơ bố của Pôlyđama. Chỉ cần hiến dâng đời mình cho một niềm tin, cho sự trung thực cũng đủ rực rỡ uy phong. Anh lính trẻ thật thà, hôm qua là nông dân xứ Bôxơ hay xứ Limudanh, cắp gươm la cà bên mấy chị em vú vườn Luýchxămbua, anh sinh viên trắng trẻo cúi gằm trên sách vở, trên mẫu giải phẫu, thường cắt râu bằng kéo mổ, hãy đem hai người ấy đến, thổi vào người họ một luồng ý thức nhiệm vụ, đặt họ đối diện nhau ở ngã tư Busơra hay ở ngách phố Mibơray, rồi bảo họ chiến đấu, một người vì lá cờ, một người vì lý tưởng, và cứ tưởng như đang chiến đấu cho tổ quốc; lúc ấy trận chiến đấu sẽ là một trận chiến đấu của những người khổng lồ, và trên chiến trường hùng vĩ kia, bóng người binh nhì và người sinh viên y dược sẽ mênh mông như bóng của Mêgariông vua xứ Lixi đầy cọp dữ, vật nhau với tướng Agiắc cao như núi, tài sức địch thần linh.
XXII
TỪNG TẤC ĐẤT
Trong số chỉ huy, chỉ còn Ănggiônrátx và Mariuytx sống sót ở hai đầu chiến lũy. Khu trung tâm trước đây nhờ Cuốcphêrắc, Giôli, Bốtxuyê, Phơidi làm nòng cốt, bây giờ núng thế. Đại bác tuy không mở được đột phá khẩu song cũng làm sứt mẻ một khoảng khá rộng ở khu giữa. Chóp chiến lũy ở đấy bị đạn đại bác bắn sập các thức vặt vụn đổ ra hai bên lần hồi vun thành đống làm nên hai cái bệ, một trong, một ngoài. Bệ ngoài thoai thoải, có thể do đó mà leo lên.
Quân địch mở một đợt tấn công tối hậu vào đấy và đợt này có kết quả. Đoàn xung kích tua tủa lưỡi lê chạy xầm xập và lao tới không sức nào cản nổi. Hàng ngũ dày đặc của họ xuất hiện trên khoảng mẻ, giữa một đám khói mù. Lần này thì không cách gì cứu vãn. Nhóm nghĩa quân chống giữ chỗ ấy thối lui lộn xộn.
Lúc ấy ở một vài người, bản năng sinh tồn nhoi dậy. Đứng trước cái rừng súng chĩa vào họ, họ đâm ra không muốn chết nữa. Giây phút ấy, con thú tái hiện dưới hình người và rú thét lên. Họ bị dồn đến trước ngôi nhà sáu tầng ở tận cùng khu chiến lũy. Ngôi nhà ấy có thể là con đường sống thoát. Cửa ngôi nhà ấy đã bị chắn từ trên chí dưới, trông như bít kín mít. Trước khi quân tấn công vào tới bên trong khu chiến lũy thì một cánh cửa chợt mở ra rồi khép lại trong nháy mắt. Cánh cửa chợt mở ra rồi tức khắc đóng ấy là con đường sống cho những người tuyệt vọng kia. Bởi vì ở ngả sau ngôi nhà ấy, có đường phố, có nghĩa là có lối rút chạy, có không gian. Cho nên họ trở báng súng đập cửa, họ lấy chân đạp, họ kêu, họ gọi, họ chắp tay lại van xin. Chẳng ai mở cả. Chỉ có cái đầu lâu ở cửa thông hơi tầng gác thứ ba nhìn xuống họ mà thôi.
Nhưng Ănggiônrátx và Mariuytx đã tập hợp được bảy tám nghĩa quân lao đến che chở cho họ. Ănggiônrátx thét bảo quân chính phủ đừng xông lên. Một sĩ quan không nghe, cứ xông tới, Ănggiônrátx giết ngay viên sĩ quan. Bây giờ anh đứng ở sân trong khu chiến lũy, tựa lưng vào quán rượu Côranh. Một tay cầm gươm, một tay cầm súng, anh giữ cho cánh cửa mở rộng và ngăn đón bọn tấn công, anh kêu bảo mấy người nghĩa quân tuyệt vọng:
- Chỉ có một cái cửa mở, là cửa này.
Cầm cự cả một tiểu đoàn, Ănggiônrátx đem thân mình che chở cho họ để cho họ lòn ra phía sau chàng. Họ lao vào cửa. Bây giờ chàng sử dụng cây cácbin như một cây gậy. Chàng vung cácbin sáng loáng theo thế “che hoa”, như những người đánh gậy thường gọi, đánh rạt những ngọn lưỡi lê tua tủa trước mặt và hai bên, rồi lách vào cửa sau khi tất cả mọi người đã vào trong quán.
Giây phút thật là rùng rợn. Lính thì muốn xông vào, nghĩa quân thì muốn đóng cửa lại. Cánh cửa đóng sầm, mạnh đến nỗi làm đứt lìa năm ngón tay của một anh lính cố bám lấy nó, những ngón tay bị tiện ấy dính vào khung cửa.
Mariuytx không vào được. Một phát súng đã làm chàng gãy xương vai. Chàng biết mình đang ngất đi và ngã xuống. Mắt đã nhắm rồi, chàng cảm thấy như có một bàn tay vạm vỡ chạm vào da thịt chàng và nắm lấy chàng. Trước khi bất tỉnh, chàng chỉ còn kịp nghĩ đến Côdét một lần cuối cùng, đồng thời tự nhủ:
- Mình bị bắt làm tù binh, mình sẽ bị bắn.
Ănggiônrátx không trông thấy Mariuytx trong số người vào quán cũng có ý nghĩ là Mariuytx đã bị bắt và sẽ bị bắn. Nhưng họ đã ở vào cái giờ phút mà mỗi người chỉ có thể nghĩ đến cái chết của mình. Ănggiônrátx cài then, đẩy chốt, khóa ổ khóa và bóp ống khóa, trong khi ở ngoài, quân chính phủ đập phá ầm ầm: Bộ binh trở báng súng đập, công binh lấy búa bửa. Đoàn tấn công đã xô dồn đến trước cửa. Cuộc tấn công quán rượu bắt đầu.
Phải nói rằng quân tấn công rất phẫn nộ.
Cái chết của viên đội trung sĩ đã làm cho họ căm giận. Nhưng còn điều này ác hại hơn nữa là trước cuộc tấn công vài giờ, có tin truyền đi rằng quân khởi nghĩa chặt xẻ tù binh, và ở trong quán Côranh có một cái xác quân chính phủ không có đầu. Những tin đồn nguy hại xảy ra như thế trong các cuộc nội chiến là thường, và chính một tin phao đồn như thế đã gây ra tai họa phố Trăngxnônanh sau này.
Khi cửa quán đã được chặn kỹ, Ănggiônrátx nói với anh em:
- Bây giờ thì phải bắt chúng trả giá thật đắt cái chết của chúng ta.
Anh đến bên cạnh bàn đặt thi hài cụ Mabớp và chú bé Gavrốt. Hai thân hình thẳng và cứng, một dài, một ngắn, cùng với hai khuôn mặt lờ mờ hiện dưới những nếp lạnh của tấm vải liệm. Một bàn tay chòi ra ngoài và buông thõng xuống đất, bàn tay của ông cụ.
Ănggiônrátx nghiêng mình hôn bàn tay đáng kính ấy, cũng như hôm qua anh đã hôn vừng trán.
Hai cái hôn này là hai cái hôn duy nhất trong đời anh.
Hãy rút ngắn câu chuyện. Chiến lũy đã chống cự như một cửa thành Tépbơ,[394] giờ đây, quán rượu chiến đấu như một căn nhà thành Xaragốt.[395] Những cuộc kháng cự như thế tất phải cục cằn. Không khoan tha. Không thể có điều đình. Miễn giết được nhiều là chết thỏa. Khi Xuysê bảo: - Đầu hàng đi. - Thì Palaphốt đáp: “Hết đạn đại bác thì đã có dao!”
Trong trận đánh chiếm quán rượu Huysơlu, có đủ cả những việc xảy ra trong một trận đánh thành. Có đá tảng từ mái nhà, từ cửa gác giáng như mưa xuống đầu quân tấn công; các tảng đá ấy chẹt chết nhiều binh lính một cách thảm khốc làm cho bọn khác điên tiết lên; có đạn vèo ra từ cửa thông hơi trên gác, từ hầm nhà; có tấn công điên cuồng, có phòng ngự say máu. Có cả sự tàn sát như điên, như dại khi đã phá được cửa xông vào.
Quân tấn công bị vướng chân trong các cánh cửa bị chọc thủng và xô đổ xuống đất, nên khi nhào được vào trong quán thì không tìm thấy bóng một nghĩa quân nào. Nghĩa quân cũng đã dùng búa chặt cái thang trôn ốc rơi xuống giữa phòng. Một vài người bị thương sắp chết nằm lại đấy, còn tất cả những người sống sót đều lên tầng gác. Từ miệng thang gác, hỏa lực giáng xuống kinh khủng.
Đó là những viên đạn cuối cùng. Khi bắn hết, khi những người hấp hối khủng khiếp ấy không còn thuốc, không còn đạn, thì mỗi người cầm hai chai thứ nước mà Ănggiônrátx đã dự trữ. Họ dùng loại quả chùy mỏng mảnh một cách dễ sợ ấy để đối địch với lũ người đương leo lên. Đó là những chai a-xít. Cuộc tàn sát có những chuyện rùng rợn như thế nào, chúng tôi cứ thuật ra như thế ấy. Người bị vây, than ôi! Có cái gì thì cầm cái ấy làm vũ khí, Ácsimét[396] bắn lửa chịu nước đốt tàu, tuy vậy không vì thế mà người ta bớt kính nể Ácsimét. Nhựa thông sôi cũng không làm giảm vinh quang của Baia.[397] Chiến tranh gồm toàn những sự khủng khiếp, đã chiến tranh thì còn lựa chọn cái gì?
Mặc dù vướng víu và phải bắn từ dưới lên, những tràng súng của quân tấn công cũng rất ác liệt. Miệng thang không mấy chốc mà đã viền những đầu người chết, máu chảy xuống từng dòng nóng hổi và đỏ ngòm. Sự náo động tưởng không bút nào tả xiết. Khói nóng lùng bùng trong nhà làm cho gian phòng tối om. Sự rùng rợn thật đã lên tột độ, không có chữ nghĩa nào mô tả được. Trong cuộc xung sát địa ngục này, không phải là con người đánh nhau. Cũng không còn là chuyện khổng lồ quần nhau với hộ pháp. Chuyện của Mintơn[398] và của Đăngtơ[399] hơn là chuyện Hôme. Đây là một cảnh chiến tranh giữa quỷ và ma.
Thật là một sự anh dũng quỷ quái.
XXIII
ĐÔI BẠN[400] KẺ ĐÓI NGƯỜI SAY
Cuối cùng người thì công kênh nhau, kẻ thì dùng cái sườn thang gãy, kẻ leo tường, kẻ đánh đu lên trần nhà, bọn tấn công đã lên được tầng gác. Hai mươi người gồm đủ thành phần: quân chính quy, quốc dân quân, cảnh vệ quân, đã trườn lên hỗn độn; họ chặt nốt những nghĩa quân còn chống cự ở ngay miệng thang gác, rồi ào vào trong phòng. Mặt mày họ sây sứt một cách dễ sợ vì bị trúng thương trong lúc cố leo lên gác; họ say máu, họ điên cuồng, họ đã trở nên man rợ. Trên gác chỉ còn độc một người chưa ngã. Đó là Ănggiônrátx. Không đạn, không gươm, anh chỉ còn trong tay cái nòng dây cácbin mà anh đã đập vỡ báng trên đầu bọn xông lên trước. Anh lánh ra sau bàn bi-a, dùng nó để ngăn cách bọn tấn công với anh. Anh lùi vào một góc phòng. Mắt kiêu hãnh, đầu ngẩng cao, trên tay chỉ còn một mẩu vũ khí, anh cũng đủ uy dũng để làm cho bọn tấn công phải giãn ra. Có tiếng hét: - Thằng chỉ huy đấy. Chính tay nó đã giết anh bắn đại bác. Nó đã đứng đấy, tất chỗ ấy thích hợp với nó. Vậy cho nó ở đấy. Bắn nó ngay tại chỗ thôi.
Ănggiônrátx bảo:
- Phải, bắn tao đi!
Rồi vứt mẩu súng, chàng khoanh tay ra sau, anh đưa ngực cho chúng.
Thái độ dũng cảm trước cái chết bao giờ cũng làm cho người ta xúc động. Ănggiônrátx vừa khoanh tay chờ chết, thì sự huyên náo cũng chấm dứt, cảnh hỗn độn lắng xuống, gian phòng trở nên lặng lẽ một cách uy nghi. Tay không, đứng im không nhúc nhích, Ănggiônrátx có một vẻ lẫm liệt đáng sợ, nó trấn áp sự xôn xao. Là người độc nhất không bị thương tích, mình đầy máu, uy nghi, đẹp đẽ, thản nhiên như người xương đồng da sắt, anh thanh niên ấy bắt buộc đám người bừng bừng sát khí kia phải giết anh một cách kính nể. Vẻ kiêu hãnh của anh lúc ấy càng làm cho anh đẹp trai. Anh đẹp lộng lẫy. Tuồng như không biết mệt mỏi là gì, như không thể bị đánh trúng, sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ ghê gớm như thế, mặt anh vẫn ửng hồng. Sau này, trước tòa án binh, một người chứng đã nói: “Trong bọn bạo động có một người mà tôi nghe người ta gọi là Apôlông[401] tái thế.” Có lẽ nhân chứng ấy muốn nói đến Ănggiônrátx. Một quốc dân đương giơ súng ngắm anh chợt hạ xuống mà than: “Hình như tôi sắp bắn một đóa hoa.”
Ở góc tường đối diện Ănggiônrátx, mười hai binh sĩ xếp thành toán đương lặng lẽ chuẩn bị súng đạn.
Rồi một trung sĩ hô:
- Ngắm đích!
Một sĩ quan can thiệp:
- Hãy thư thả.
Rồi quay về phía Ănggiônrátx, viên sĩ quan hỏi:
- Anh có muốn được bịt mắt không?
- Không cần.
- Có phải chính anh đã giết viên đội pháp binh không?
- Hẳn.
Gơrăngte đã thức dậy được một lát. Các bạn nhớ rằng từ đêm hôm trước ở phòng gác này, Gơrăngte ngồi yên trên ghế gục đầu trên bàn mà ngủ.
Chàng đã thực hiện một cách đầy đủ thành ngữ: say như chết. Thứ rượu khổ ngải ghê gớm đã ru anh trong một giấc mê nặng nề. Cái bàn anh ngủ nhỏ quá mặc cho anh. Anh giữ nguyên kiểu ngồi lúc đầu, ngực áp lên bàn, đầu gối trên tay, chung quanh nào cốc, nào chai, nào lọ. Giấc ngủ của anh nặng như giấc ngủ của con gấu đông miên, hay con đỉa no máu. Tiếng súng trường, tiếng đại bác, tiếng đạn ghém lọt vào cửa phòng, tiếng ầm ầm trong giờ phút đánh nhau trong quán, không gì lay động anh nổi. Duy lâu lâu, anh ngáy một tiếng để trả lời đại bác. Tuồng như anh ngồi đấy chờ một viên đạn để đỡ phải mất công tỉnh dậy. Nhiều xác chết nằm sóng sượt quanh anh, thoạt trông ai cũng ngỡ anh ngủ giấc ngủ cuối cùng như họ.
Tiếng ồn ào không thức tỉnh người say rượu, trái lại sự yên lặng làm cho họ tỉnh giấc. Thật là lạ nhưng người ta cũng đã nhiều lần nhận thấy như vậy. Những tan tành đổ vỡ quanh Gơrăngte càng làm cho anh mê đặc: tiếng sụp đổ của tất cả là một khúc ru êm ái. Khi tiếng huyên náo lắng xuống xung quanh Ănggiônrátx thì chính sự lặng lẽ ấy lại lay mạnh Gơrăngte, cũng như khi một cái xe đang phi nước đại dừng lại, thì hành khách ngủ gà ngủ gật trong xe choàng tỉnh. Gơrăngte vụt ngồi dậy, duỗi tay, giụi mắt nhìn chung quanh, ngáp dài một cái và hiểu hết nguồn cơn.
Tỉnh một cơn say rượu thì cũng như có một tấm màn ở trước mắt bị xé toạc, thoáng nhìn, đã thấy ngay toàn bộ sự vật khuất ở sau. Mọi việc bỗng dưng hiện lên ký ức, Gơrăngte vừa mở mắt đã lĩnh hội tình hình, mặc dù anh chẳng biết trời đất gì trong ngày đêm vừa qua. Trí não anh chợt trở nên minh mẫn; khói rượu như hơi nước làm mờ cân não bây giờ đã tan hẳn, và thực tế hiện ra một cách chính xác, rõ ràng.
Gơrăngte ngồi trong xó, có bàn bi-a che khuất. Quân sĩ mải châu mắt vào Ănggiônrátx không nhìn thấy anh. Viên đội sắp sửa lặp lại cái lệnh ngắm đích, chợt nghe có tiếng thét lớn bên cạnh:
- Chế độ cộng hòa muôn năm! Tao là người cộng hòa đây.
Gơrăngte đứng lên.
Chàng say đã mặt mày đổi khác, đôi mắt ngời cái ánh lửa hùng tráng của một cuộc chiến đấu mà chàng không tham gia. Anh lặp lại:
- Chế độ cộng hòa muôn năm!
Rồi bước lên mạnh mẽ, anh đến đứng bên cạnh Ănggiônrátx, trước họng súng quân thù. Anh bảo:
- Bắn hai ta một lần.
Dịu dàng quay mặt lại phía Ănggiônrátx, anh hỏi:
- Ănggiônrátx cho phép chứ?
Ănggiônrátx mỉm cười siết tay chàng.
Nụ cười chưa dứt, súng đã nổ.
Tám phát đạn xuyên người Ănggiônrátx. Anh vẫn đứng tựa vào tường như đạn đã đóng đanh người anh vào đấy. Duy đầu anh gục xuống.
Gơrăngte thì ngã quay dưới chân Ănggiônrátx, chết tức khắc.
Lát sau, quân chính phủ săn đuổi những người nghĩa quân cuối cùng còn nấp trong những ngách cao trong quán. Họ bắn vào nhà vựa, qua một cái sàn gỗ mắt võng. Họ đánh nhau trong các gác xép. Họ ném thân người qua cửa sổ, một vài người hãy còn sống. Hai khinh kỵ binh đương lom khom đỡ cỗ xe hàng lên thì bị hai phát cácbin bắn từ cửa thông hơi xuống chết ngay. Cũng từ cửa ấy người ta đâm lưỡi lê thủng bụng một người mặc bơ-lu rồi xô xuống đường, người ấy nấc chết dưới đất. Một nghĩa quân và một binh sĩ vật nhau trên mái ngói; trượt theo chiều xuôi của mái nhà, họ vẫn không chịu buông nhau ra, cả hai cùng rơi xuống đất, rơi mà vẫn siết nhau một cách dữ tợn.
Trong hầm nhà, cuộc chiến đấu cũng diễn ra giống như thế. Tiếng kêu thét, tiếng súng, tiếng chân huỳnh huỵch. Rồi yên lặng. Chiến lũy thế là đã bị chiếm.
Quân chính phủ bắt đầu sục sạo những ngôi nhà lân cận, và săn đuổi những người chạy trốn.
XXIV
TÙ BINH
Quả thật Mariuytx đã bị bắt làm tù. Tù của Giăng Vangiăng.
Cái bàn tay từ đằng sau đưa ra nắm giữ chàng mà lúc ngất đi chàng còn cảm thấy chạm vào da thịt, đó là bàn tay của Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng xông xáo trong chiến trường chỉ để nhận mọi sự nguy hiểm. Trong cảnh trận địa hấp hối không có ông thì chẳng có ai nghĩ đến những người bị thương; giữa cuộc tàn sát, ông có mặt ở mọi nơi, như một cứu tinh. Nhờ ông, những người ngã xuống được nâng dậy, mang vào gian phòng dưới và băng bó. Ngớt thì ông sửa chữa chiến lũy. Nhưng tay ông không hề làm một cử chỉ nào có thể gọi là bắn, là chém, là đánh, thậm chí là chống đỡ tự vệ. Ông lặng lẽ cứu người. Vả chăng đạn không thèm thịt ông, ông chỉ bị vài vết trầy trợt nhẹ nhẹ. Nếu như lúc tìm đến chỗ mộ địa này, ông có ý định tự tử, thì điều mơ ước của ông chẳng được thực hiện. Nhưng chúng tôi tin rằng ông không định tự tử, vì tự tử là một hành vi không hợp đạo Chúa.
Giăng Vangiăng có vẻ như không trông thấy Mariuytx trong cảnh khói bụi mù mịt. Nhưng sự thực mắt ông không hề rời chàng. Khi Mariuytx trúng đạn ngã xuống thì Giăng Vangiăng nhảy đến nhanh như con hổ, vồ lấy chàng như vồ một con mồi và mang chàng đi.
Cuộc tiến đánh như gió lốc xoắn vào Ănggiônrátx và cửa quán Côranh, nên không ai trông thấy Giăng Vangiăng mang Mariuytx bất tỉnh vượt qua khu chiến lũy tung tóe và lẩn vào sau góc quán.
Góc quán ấy nhô ra ngoài đường phố, nhờ vậy có một vuông đất nho nhỏ không có đạn bay tới, và mắt người cũng không thể trông vào. Trong những đám cháy nhà thỉnh thoảng có một căn buồng không bén lửa, cũng như trên mặt biển cuồng đây đó bên kia một mỏm núi nhô ra hay giữa một vũng có đá lởm chỏm, vẫn có một khoảnh phẳng lì. Vuông đất này cũng giống như thế. Đó là chỗ Êpônin tránh ra để thở hơi cuối cùng.
Đến đó, Giăng Vangiăng đứng lại, đặt Mariuytx xuống đất, tựa lưng vào tường và nhìn chung quanh.
Tình hình thật là kinh khủng.
Bây giờ đây, và có thể trong hai ba phút nữa, bức vách này là một chỗ nấp. Nhưng rồi làm sao thoát khỏi cuộc tàn sát nơi đây? Vangiăng hồi tưởng nỗi hoang mang của ông tám năm về trước ở phố Pôlôngxô và nhớ lại cách ông đã làm thế nào để trốn thoát. Lúc ấy quả là khó khăn, nhưng bây giờ mới thật là hết cách. Trước mặt ông là một ngôi nhà sáu tầng nghiệt ngã và câm bặt, hình như chỉ có độc một người ở là ông già gục đầu chết trên bậu cửa sổ. Bên phải là chiến lũy phố Tơruyăngđơri không cao lắm, vượt qua không khó; nhưng ông thấy nhô lên khỏi ngọn chiến lũy một làng lưỡi lê lởm chởm. Đó là quân đội chính quy bố trí rình chờ. Rõ ràng là vượt qua chiến lũy nhỏ ấy tức là đi hứng một loạt súng, và ai nhô đầu lên khỏi chiến lũy tức khắc sẽ làm bia cho sáu mươi họng súng châu vào đấy. Bên trái là chiến trường. Đằng sau bức tường là cảnh chết.
Làm thế nào?
Chỉ có mọc cánh như chim mới có thể thoát khỏi nơi ấy.
Ấy thế mà phải quyết định ngay, phải nghĩ ra phương kế ngay, không thời không kịp. Người ta đánh nhau cách ông mấy bước; cũng may là tất cả bọn chúng đều châu vào độc một điểm là cái cửa quán. Nhưng nếu có một người lính nào đó, chỉ một người thôi, có ý định đánh bọc hậu, hay đánh tạt ngang sườn, thì còn gì?
Giăng Vangiăng nhìn ngôi nhà trước mặt, nhìn chiến lũy bên cạnh, rồi nhìn xuống đất. Với sự hoảng hốt của người cùng đường, con mắt ông như muốn khoét một cái lỗ dưới đất.
Nhìn mãi với con mắt người hấp hối ông thấy có một cái gì lò mò hiện dưới chân, như tuồng con mắt mình cũng có mãnh lực làm nảy ra cái chúng ta đòi hỏi. Ở cách đấy mấy bước có một tấm vỉ sắt nằm dưới đất sát mặt đường, ở dưới chân cái chiến lũy nhỏ đương bị canh giữ nghiêm mật. Tấm vỉ ấy rộng độ mấy tấc vuông và làm bằng những que sắt cứng. Trước kia vỉ gắn vào đá, nhưng khung đá bị nạy bật đi, thành thử lỗ hổng lờ mờ, tựa như một ống khói hay là một nòng giếng chứa.
Giăng Vangiăng lao tới đó. Khoa vượt ngục ngày xưa của ông hiện trở về trong trí như một thứ ánh sáng. Hất đá qua một bên, giở tấm vỉ, vác Mariuytx lên vai như một xác chết, dùng đầu gối và khuỷu tay leo xuống cái giếng cũng may là không sâu mấy, với tay lên đậy tấm vỉ sắt nặng nề lại - đậy xong thì đá bị động chạm lại đổ xuống đè lên trên - đặt chân lên những phiến đá ở sâu cách mặt đường những ba thước, Giăng Vangiăng làm những công việc ấy như đương trong cơn mê sảng, với sức khỏe của một người khổng lồ và sự nhanh lẹ của con chim ưng. Công việc hoàn thành chỉ trong vòng mấy phút.
Cùng với Mariuytx vẫn đang còn bất tỉnh, Giăng Vangiăng bây giờ đứng trong một cái hành lang dài khoét sâu trong lòng đất.
Ở đấy hoàn toàn yên tĩnh, tuyệt đối lặng lẽ và tối om om.
Giăng Vangiăng lại thấy cái cảm giác ngày xưa khi đường phố rơi tõm vào tu viện. Duy ngày nay ông mang Mariuytx chứ không phải Côdét.
Tiếng huyên náo dữ dội trong cuộc tấn công quán rượu trên kia bây giờ vọng vào tai ông chỉ như một tiếng rì rào không rõ.
QUYỂN II: RUỘT GAN CON QUÁI KHỔNG LỒ
I
ĐẤT TRÚT CỦA RA BIỂN
Mỗi năm thành phố Pari vứt xuống sông hai mươi lăm triệu. Đó là nói nghĩa đen chứ không phải là bóng gió ví von gì. Vứt như thế nào? Vứt ngày vứt đêm. Với mục đích gì? Chẳng có mục đích gì cả. Nghĩ thế nào mà vứt như thế? Chẳng nghĩ gì cả. Để làm gì? Chẳng làm gì cả. Vứt qua bộ phận nào? Qua ruột nó. Ruột nó là gì? Là hệ thống cống ngầm của nó.
Hai mươi lăm triệu, đó là con số ước lượng thấp nhất của ngành khoa học chuyên trách.
Sau khi đã mò mẫm rất lâu, khoa học ngày nay biết rằng thứ phân bón tốt nhất, có hiệu quả nhất là phân người. Người Trung Hoa biết điều đó trước chúng ta, chúng ta đành chịu xấu hổ mà thừa nhận việc ấy. Ếchcơbe nói rằng không có một người nông dân Trung Hoa nào đi tỉnh mà lúc về không gánh thêm, ở hai đầu đòn gánh tre, một đôi thùng đầy cái thứ mà chúng ta cho là đồ dơ uế. Nhờ phân người, đất cát ở Trung Hoa vẫn màu mỡ như ở thời nguyên thủy và gieo lúa mì thì cứ một giống ra một trăm hai mươi thóc. Không có thứ cứt chim nào sánh nổi với phân rác của một thủ đô. Một thành phố lớn là một mỏ phân sản lượng cao nhất. Dùng đô thị để bón phân cho nông thôn, chúng ta sẽ thu kết quả chắc chắn. Nếu vàng đáng coi như cứt thì ngược lại, cứt là vàng.
Người ta đã sử dụng thứ vàng ấy như thế nào? Người ta quét nó xuống hố.
Người ta tốn vô số tiền bạc: từng đoạn tàu đi nam cực nhặt cứt chim hải âu, chim cánh cụt, thế mà cái nguồn kho vô tận ở bên mình, người ta lại đổ xuống biển. Loài người bỏ phí không biết bao nhiêu là phân người, phân thú; nếu không đem khối lượng phân ấy ném xuống nước, nếu mang nó trả về cho đất, thì nó đủ nuôi sống loài người.
Những đống rác rưởi bên vệ đường, những xe bùn sền sệt đêm đêm lạch cạch lăn qua đường phố, những thùng chứa ghê tởm của sở vệ sinh, những dòng nước lầy hôi thối chảy khuất dưới mặt đường, các bạn có biết là gì không? Đó là đồng cỏ lên hoa, là cỏ non xanh mởn, là cỏ ống, cỏ voi, cỏ mật, đó là thú rừng, là thú nhà, đó là tiếng rống thoải mái của mấy con bò mộng về chiều, đó là cỏ khô thơm phức, đó là hạt lúa vàng tươi, đó là sức khỏe, là vui tươi, là sự sống. Luật sáng tạo huyền bí đã muốn rằng ở dưới đất thì có sự biến thể mà ở trên trời thì có sự biến hình.
Hãy mang những thứ ấy trả lại cho lò tạo hóa, nó sẽ đem sung túc lại cho các anh ngay. Đất có cái ăn thì đất trở lại nuôi người.
Các anh cứ việc vứt bỏ thứ quý ấy và hơn nữa, cứ việc cười tôi là lố bịch. Nếu thế thì đó là kiệt tác của sự ngu dốt của các anh.
Khoa học thống kê đã tính ra rằng riêng một mình nước Pháp mỗi năm đã qua miệng sông ngòi mà tiến cống cho Đại Tây Dương nửa tỉ. Cần nhớ là với nửa tỉ ấy, có thể đài thọ một phần tư các khoản chi trong ngân sách quốc gia. Thế mà người ta thích vứt năm trăm triệu đó xuống nước hơn thì thực là khôn khéo! Cái mà cống rãnh nôn thảm hại từng giọt ra sông và sông mửa thành dòng cuồn cuộn ra biển, chính là chất máu thịt của nhân dân. Mỗi rãnh cống ựa một cái là mỗi lần chúng ta mất đi một nghìn quan. Kết quả là đất thì ngày càng nghèo đi mà nước thì nhiễm độc, đói khát chòi ra từ luống cây, bệnh hoạn xông lên từ sông biển.
Chẳng hạn như lúc này, ai cũng biết rằng sông Tamidơ đương đầu độc thành phố Luân-đôn.
Còn Pari thì những năm gần đây, chúng ta đã phải dời phần lớn các miệng cống xuống hạ lưu, phía trước cái cầu cuối cùng của thành phố.
Một hệ thống ống máng kép có nắp van, có ngăn chắn nước, vừa hút vừa lùa, một bộ máy trổ nước sơ đẳng đơn giản như buồng phổi con người, bên Anh ở nhiều xã người ta đã làm như thế. Một hệ thống dẫn nước kiểu ấy rất thích hợp để đem nước làng ở đồng quê về thành phố, và gửi nước màu mỡ thành phố về đồng quê. Cách trao đổi nước giản đơn nhất thế giới như thế sẽ có khả năng giữ lại cho ta năm trăm triệu mỗi năm, không cho tuôn bừa ra biển. Thế mà người ta mưu nghĩ chuyện khác.
Phương pháp hiện hành muốn làm lợi cho người ta lại hóa ra làm hại. Dụng ý thì tốt mà kết quả đáng buồn. Tưởng tẩy uế được cho thành phố lại hóa ra làm cho dân thành phố héo hon. Cống ngầm là một sự lầm lẫn. Bộ máy dẫn thủy hai công dụng, có lấy đi có trả lại, như đã tả ở trên, phải thay thế bộ máy cống ngầm chỉ biết đội quét của cải mà thôi. Công trình ấy đi đôi với những điều kiện mới của một nền kinh tế xã hội đổi mới, sẽ làm cho đất ruộng sản xuất mười lần bội hơn và nạn nghèo đói được giảm nhẹ lạ thường. Nếu lại giải quyết luôn được nạn ngồi không ăn bám thì nó sẽ được thanh toán hoàn toàn.
Trong khi chờ đợi, tài sản công cộng cứ thế chảy ra sông, thật là lãng phí. Phải nói lãng phí mới đúng chữ nghĩa. Châu Âu suy yếu vì hao mòn như thế.
Về nước Pháp thì chúng ta đã tính nó mất mát bao nhiêu rồi. Pari chứa một phần, hai mươi lăm triệu trong tổng số năm trăm triệu nước Pháp lãng phí hàng năm là ước lượng còn dưới sự thực. Đem hai mươi lăm triệu ấy tiêu dùng vào việc cứu tế xã hội và việc giải trí thì Pari còn hoa lệ gấp đôi. Thế mà Pari lại mang hai mươi lăm triệu ấy mà tiêu trong lỗ cống! Bởi vậy, người ta có thể nói rằng cái xa xỉ nhất của Pari, cái hội hè hoang phí, cái cuồng loạn say sưa, cái vung phí tiền ròng bạc chảy nhất của Pari là cống rãnh ấy.
Quản lý kinh tế nhà nước mà đui mù, thì làm cho phúc lợi của mọi người trôi theo dòng nước và chìm xuống vực sâu như thế đấy! Phải có những lưới vớt đối với tài sản công cộng. Về phương diện kinh tế, có thể tóm tắt sự kiện này trong một danh từ: Pari, giỏ thủng đáy.
Pari là một thành phố điển hình, là khuôn mẫu cho các dân tộc khác rập để xây dựng thủ đô, là tổ quốc của lý tưởng, của phát minh, của mọi khởi phát và thể nghiệm, là trung tâm của tri thức, là thành quốc, là tổ ong của ngày xưa. Thế nhưng về phương diện chúng ta vừa trình bày, thì Pari sẽ làm cho một bác nông dân Phúc Kiến nhún vai khinh bỉ.
Nếu anh bắt chước Pari thì anh cũng đến phá sản.
Vả lại trong việc phung phí điên dại tự bao giờ đến bây giờ như thế này, Pari cũng chỉ bắt chước thôi.
Những cái ngốc lạ ngốc lùng ấy không phải là chuyện mới đâu; cái ngu này không phải là cái ngu trẻ tuổi. Người đời xưa cũng làm như người đời nay. Liebi nói: “Cống rãnh thủ đô La Mã đã thủ tiêu cảnh sống no đủ của nông dân La Mã”. Khi nông thôn La Mã đã bị cống ngầm thành La Mã làm cho phá sản thì nước Ý cũng bị lụn bại theo; khi nước Ý đã chui vào cống thì đảo Xixin, rồi đảo Xácđenhơ, và cả châu Phi cũng chui theo vào cống. Cống ngầm La Mã đã làm cho nhân loại chìm xuống vực. Nó nhận chìm thành phố, nhận chìm cả thế giới.[402]
Urbi et orti.[403] Thành phố trường tồn, cống ngầm vô để.
Việc này cũng như nhiều việc khác, La Mã vẫn làm gương.
Pari noi theo gương ấy với tất cả sự ngớ ngẩn của những đô thành văn vật.
Để tháo chất bẩn ra sông, như chúng tôi đã giải thích, dưới thành phố Pari, có một thành phố Pari khác, thành phố cống rãnh. Thành phố cống rãnh cũng có phố phường, có ngã tư, có quảng trường, có ngõ hẻm, có đường sá, có giao lưu, giao lưu của bùn nhơ, duy chỉ thiếu có người.
Không nên tâng bốc cái gì cả, dù là tâng bốc một dân tộc lớn. Ở chỗ nào cũng được có đủ cả các thứ, thì cũng có đê hèn bên cạnh cao siêu. Trong Pari có Aten, thành phố ánh sáng, Tia, thành phố hùng cường, Spáctơ, thành phố khí tiết, Ninivơ, thành phố màu nhiệm, thì trong Pari cũng có Luytétxơ,[404] thành phố bùn lầy.
Vả chăng, dấu ấn hùng cường của Pari cũng là ở đấy, và cái tầng đáy khổng lồ của Pari thể hiện trong phạm vi kiến trúc cái mẫu mực kỳ dị trong lĩnh vực nhân sinh, thể hiện ở một đôi người như Makiaven, Bêcơn và Mirabô: cái hùng vĩ hạ tiện.
Nếu mắt ta trông xuyên mặt đất thì chúng ta sẽ nhìn thấy cái thành phố cống rãnh kia giống như một khối san hô vĩ đại. Thật vậy, một khối san hô cũng không có nhiều ngóc ngách, hành lang hơn cái ụ đất chu vi sáu dặm làm nền tảng cho thành phố ngày xưa. Chưa nói đến các mộ địa làm thành một hệ thống nhà hầm riêng, chưa nói đến những ống dẫn khí thắp chằng chịt, chưa nói đến hệ thống ống dẫn nước bao la đưa nước đến các giếng máy, chỉ riêng hệ thống cống rãnh cũng đã làm nên hai mặt lưới khổng lồ ở dưới đất hai bên bờ sông. Đường cống ở đấy chi chít tối tăm như ở trong mê hồn trận, muốn ra chỉ có thể xuôi theo chiều dốc của nó mà ra.
Ở đấy, qua sa mù ẩm ướt, xuất hiện con chuột cống, nó như là con đẻ của thành phố Pari.
II
CỔ SỬ VỀ CỐNG RÃNH
Hãy tưởng tượng Pari được lật lên như một cái nắp thì hệ thống cống ngầm, từ trên nhìn xuống, sẽ hiện ra ở hai bên bờ sông như một cành cây lớn ghép vào con sông. Ở hữu ngạn, đường cống cái là thân cành, những cống con là những chi nhánh và các ngõ là những que, chạc.
Hình ảnh đó chỉ là đại khái và mới đúng nửa chừng bởi vì góc vuông là góc thông dụng trong loại chi nhánh dưới đất đó lại hiếm có trong thực vật.
Muốn hình dung cái bình diện hình học lạ lùng đó một cách gần gũi hơn thì nên giả thiết mình được nhìn trên một nền đen tối một loại cổ tự đông phương kỳ quặc, rối rắm, mà các chữ cái gắn vào nhau lộn xộn và như tình cờ, khi thì ở hai đầu.
Hầm rác và cống ngầm có vai trò quan trọng ở thời trung cổ, ở Hậu kỳ Đế quốc và ở cái Đông phương cổ xưa ấy. Ôn dịch sinh ra từ đó, bạo chúa chết ở đó. Công chúng kinh sợ những khu vực thối tha, những ổ chết khổng lồ đó. Hố dòi bọ ở Bênarexơ làm cho người ta choáng váng không kém hầm sư tử ở Babylon. Sách thần học Do Thái nói vua Têgla Phalada viện cái hầm rác Ninivơ để nguyền rủa. Giăng dơ Leđơ cho cái mặt trăng giả của mình hiện lên từ cống Munxtơ và kẻ đồng đạo của ông ở phương Đông là Môkana - nhà tiên tri xứ Korátxan - thì lấy cái mặt trời giả của mình từ giếng phân Kếchsép.
Lịch sử loài người phản chiếu trong lịch sử hố rác. Những thềm phơi xác tội nhân tử hình kể lịch sử La Mã. Cống Pari đã từng là một thực tế ghê gớm. Nó từng là hầm chôn, cũng đã là hố nấp. Tội ác, trí thông minh, sự phản kháng xã hội, tự do tín ngưỡng, tư tưởng, trộm cướp, nghĩa là tất những gì mà luật pháp loài người săn bắt hay đã săn bắt, đều trốn vào hố đó; bọn giặc vồ thế kỷ mười bốn, bọn ăn cắp đêm thế kỷ mười lăm, tín đồ đạo cải cách thế kỷ mười sáu, bọn đồng bóng thế kỷ mười bảy, thợ đốt lò thế kỷ mười tám đều có nấp ở đó. Một trăm năm trước, lưỡi dao găm ban đêm từ đó vung lên, thằng ăn cắp lâm nguy lánh mình xuống đó; rừng có hang, Pari có cống. Phường ăn mày nòi coi cống là một phân khu của Khu Phép màu[405] và buổi tối, hung hãn và ngạo ngễ, họ rút xuống lối thoát Môbuyê như về một buồng ngủ.
Những ai ban ngày hoạt động ở ngõ cụt Móc-hầu-bao hay ở phố Cắt-cổ thì tự nhiên dùng cái cầu một nhịp ở Đường xanh hay khu đứng gió Huyarơpoa làm chỗ trọ ban đêm. Do đó, vô khối kỷ niệm còn lưu truyền lại. Đủ mọi thứ ma hiện lên ở những hành lang dài vắng vẻ ấy. Thối mục và uế khí khắp cả. Đây đó một lỗ thông hơi mà Vilông ở bên trong nói chuyện với Rabơle[406] ở bên ngoài.
Thời xưa, cống ngầm của Pari là nơi hò hẹn của tất cả những khô kiệt và những thí nghiệm. Ở đó khoa kinh tế học nhìn thấy cặn bã.
Cống ngầm là lương tâm của thành phố! Tất cả đều hội tụ ở đấy, đối diện ở đấy. Trong cảnh xám xịt ấy, có bóng tối, nhưng không còn bí mật. Mỗi sự vật mang hình thể thực của nó, hay ít nhất là hình thể hoàn bị. Đống rác rưởi có cái ưu điểm là không nói dối, nhưng người ta thấy bìa, thấy chỉ buộc, thấy bên trong lẫn bên ngoài và nó được tô bồi một lớp bùn trung thực. Cái mũi giả của Xcapanh ở cạnh nó. Tất cả những dơ bẩn của văn minh khi đã hết tác dụng, đều rơi vào cái hố ngay thật đó: cái mới kết thúc cuộc trượt dốc xã hội rộng lớn; những chất dơ bẩn ấy tụt xuống hố, nhưng phơi trải ra trong đó. Cảnh hỗn độn, ấy là một cuộc xưng tội. Ở đây không có cái dáng bên ngoài giả dối, không có vỏ bọc thanh cao: rác rưởi cởi áo trong, hiện ra hoàn toàn trần trụi; ảo tưởng, ảo hình tan biến, chỉ còn trơ cái thực tại với bộ mặt thảm hại của cảnh kết cục. Cuộc đời thực và sự hủy diệt phơi trần.
Ở đây, một đít chai thú nhận tính nát rượu, một quai giỏ kể lại cảnh đi ở; ở đây cái lõi táo đã từng có những đề xướng kia nọ về văn học trở lại là cái lõi táo: ở đây cái mặt vua trên đồng xu đôi gỉ xanh có một cách thực thà, bãi đờm của Cayphơ gặp gỡ chỗ nôn mửa của Phanxtắp, đồng tiền vàng ở sòng bạc ra chạm cái đanh mắc đoạn dây treo cổ, cái bào thai tím ngắt được bọc trong chiếc áo lấp lánh đã nhảy múa ở nhạc kịch viện đêm thứ ba béo vừa qua, cái áo quan tòa đã xử án khối người, lăn lóc bên cạnh một vật thối tha là cái váy của một gái điếm; cảnh này đã vượt tính hữu ái mà đi vào chung chạ thần tình. Cái gì dồi phấn tô son giờ đây nhem nhuốc loang lổ. Cái khăn mỏng cuối cùng đã vứt bỏ. Một cống ngầm là một gã trâng tráo. Cái gì nó cũng nói ra hết.
Sự thành thật của rác rưởi dễ ưa và làm cho tâm hồn ta yên tĩnh. Khi suốt ngày trên mặt đất đã phải chịu đựng cái vẻ trịnh trọng kiêu kỳ của những lý do quốc gia, những cam kết, những viễn kiến chính trị, những công bằng xã hội, những trung thực nghiệp vụ, những khắc khổ của địa vị, những mặt quan tòa tuyệt đối liêm chính, thì chúng ta thấy nhẹ người khi được đi vào cống ngầm và thấy thứ bùn nhơ thích đáng của những cái ấy.
Chúng tôi cũng học ở đấy được nhiều. Chúng tôi vừa nói lịch sử đi qua cống ngầm. Những đêm Xanh Bactêlêmy rỉ rả từng giọt qua kẽ đá. Những vụ ám sát công cộng nổi tiếng, những cuộc tàn sát chính trị và tôn giáo đi qua cái hầm ngầm của văn minh đó và đẩy xác chết vào đó. Trước con mắt của người nghĩ ngợi, tất cả những tay sát nhân lịch sử đều có mặt ở đây, trong ánh nhờ nhờ gớm ghiếc, chân quỳ, mình mang chiếc tạp dề cắt trong vải liệm, tay đang lau chùi máu nạn nhân của chúng đổ xuống. Luy XI ở đấy với Tơrixtăng, Phrăngxoa I với Đuypra, Sáclơ IX với mẹ mình, Risơliơ với Luy XIII; có Luyoa, có Lơtenliê, có Hêbe và Maia. Bọn họ đang cạo đá mong xóa nhòa dấu vết những hành động của họ. Dưới các vòm cuốn ấy, người ta nghe thấy tiếng chổi của những bóng ma kia. Người ta hít thở xú khí nặng nề của các tai họa xã hội. Người ta nhìn thấy trong các xó tối những gợn hồng lấp lánh. Những bàn tay đẫm máu đã rửa trong ngòi nước ghê gớm chảy ở đây.
Người quan sát xã hội phải vào những vùng tối này. Các vùng đó là bộ phận của Viện khảo cứu của họ. Triết học là kính hiển vi của tư duy. Tất cả đều muốn trốn tránh nó, nhưng không gì thoát được. Quanh co là vô ích. Quanh co thì phơi bày khía cạnh nào của con người? Khía cạnh xấu hổ. Con mắt chính trực của triết học theo dõi cái ác và không cho nó lẩn vào hư vô. Nó nhận ra tất, trong cảnh xóa nhòa của những sự vật hủy diệt, và trong cảnh thu nhỏ dần của những sự vật tan biến. Nó khôi phục hồng bào trên áo rách và người đàn bà trên mụn vải. Nó dựa trên hố xí mà tái tạo thành phố, trên bùn lầy mà tái tạo phong tục. Nhìn mảnh vỡ, nó kết luận là lọ cổ hay cái vò. Từ một dấu móng tay trên giấy da bào, nó nhận ra sự khác biệt giữa phái Do Thái Giuyđăngatxơ và phái Do Thái Ghéttô. Trong những gì tồn lưu, nó tìm ra cái gì đã tồn tại, cái thiện, cái ác, cái giả, cái chân, dấu máu trong lâu đài, vết mực nơi hang hốc, giọt mỡ bò ở thanh lâu, những thử thách trải qua, những cám dỗ đã đến, những bãi nôn mửa qua say sưa chè chén, nếp nhăn của tính cách khi tụt xuống, dấu vết của bán mình ở những người vì thô bỉ mà sa đọa, và trên tấm áo của những phu khuân vác La Mã, dấu thích khuỷu tay rủ rê của hoàng hậu Métxalin.
III
BRUYNƠDÔ
Cống ngầm Pari thời trung cổ đã thành truyền kỳ. Hồi thế kỉ XVI, vua Hăngri II có tổ chức thử một cuộc thăm dò, nhưng không thành. Theo lời chứng của Mécxiê, cách đây chưa đầy trăm năm, người ta bỏ mặc cho vũng bùn lầy đó tự nó ra sao thì ra.
Pari cổ là như thế, bị bỏ mặc cho tranh chấp, do dự và mò mẫm. Nó đần độn một thời gian khá lâu. Về sau, Cách mạng 89 đã cho thấy các thành phố trở nên thông minh như thế nào. Còn cái thời xa xưa tốt lành thì đầu óc thủ đô không được vững: nó không biết tiến hành công việc của nó, về phương diện tinh thần cũng như vật chất, cũng không biết quét rác rưởi và tệ nạn. Ở đâu nó cũng thấy có trở ngại, có vấn đề. Chẳng hạn không làm sao đi lại trong cống ngầm: Không thể thỏa thuận vói nhau trong thành phố. Ở trên là vô tri, ở dưới là vô lộ. Ngôn ngữ rối rắm ở trên, đường hầm rắc rối ở dưới. Ngục Đêđanlơ[407] cộng với tháp Baben.[408]
Có lúc cống ngầm Pari cũng giở chứng, dâng lên tràn bờ tuồng như con sông Nin không ai biết tới ấy đột nhiên nổi giận. Có những trận lụt cống rãnh mới nhục nhã chứ! Có những khi, cái dạ dày của văn minh ấy tiêu hóa kém, bùn lầy ựa lên cổ họng thành phố và Pari có mùi vị bùn phân. Cống ngầm giống hối hận, như thế cũng có phần tốt; đó là những cảnh cáo, nhưng bị coi nhẹ. Thành phố bực tức sao thứ bùn lại to gan đến thế, và không chấp nhận cho rác rưởi trở về. Phải quét tốt hơn kia.
Cơn lụt năm 1802 hãy còn hiện lại trong ký ức những người Pari tám mươi tuổi. Bùn tràn ra thành chữ thập ở quảng trường Chiến thắng, nơi có tượng Luy XIV; bùn chảy vào phố Xanh Hônôrê, do hai miệng cống ở quảng trường Săng Êlidê, vào phố Xanh Flôrăngtanh do cống ở phố đó, vào phố Pie a Poát Xông do cống Xonnơri, vào phố Pôpanhcua do cống Sơmanhve, vào phố Rêkét do cống phố Lapơ; ở ống máng phố Săng Êlidê, lụt bùn dâng cao đến ba mươi lăm phân. Phía nam, bằng lối thoát ra sông Xen nhưng đi ngược chiều, bùn tràn vào phố Madarin, phố Êsôđê và phố Mare. Ở đây, nó dừng lại cách nhà Raxin mấy bước, kính nể nhà thơ hơn nhà vua, cả hai đều sống ở thế kỷ XVII. Nó đạt độ sâu nhất ở phố Xanh Pie, dâng cao đến một mét trên mặt đá ở miệng ống máng và độ rộng nhất ở phố Xanh Xabanh, ở đây nó trải ra trên chiều dài hai trăm ba mươi tám mét.
Đầu thế kỷ này, cống ngầm Pari còn là một nơi bí ẩn. Bùn lầy thì chẳng bao giờ được tiếng tốt, đành thế nhưng ở đây cái tiếng xấu lên đến mức khiến người ta phát khiếp. Pari lờ mờ biết rằng dưới chân mình có một cái hầm kinh khủng. Người ta nói đến nó như nói đến cái vũng đọng thành Tebơ ngày xưa, nhung nhúc những con rết dài năm mét, cái vũng có thể làm vũng đầm cho con quái Bêhêmốt khổng lồ. Những đôi ủng của thợ cống không bao giờ bước quá những điểm quen biết. Người ta hãy còn rất gần cái thời mà xe bùn của những người thợ vét - từ trên đó Xanhtơ-Phoa tỏ tình hữu ái với hầu tước Crêki - trút phăng cái chứa của mình xuống cống. Đến như việc nạo cống thì người ta trông cậy ở các trận mưa rào; nói cho đúng, mưa không quét nạo mấy mà đùn thêm nhiều hơn. La Mã còn để chút thơ mộng cho hố rác và gọi nó là Hố phơi bày; Pari thóa mạ nó và gọi nó là Lỗ thối. Khoa học và mê tín đồng tình ghê tởm. Khoa vệ sinh và truyền thuyết đều gớm cái Lỗ thối ngang nhau. Lão tu sĩ Quạu quọ sinh ra ở dưới cái vòm cuốn hôi thối của cống Muphơta; xác của Mácmudê bị vứt xuống cống Baridơri; Phagông cho là trận dịch sốt ác tính dữ dội năm 1685 là do cái lỗ thủng lớn ở cống Mare, lỗ này vẫn toang toác ở phố Xanh Luy cho đến năm 1833, ở xế bảng hiệu “Người đưa tin lịch sử”. Miệng cống phố Móctenlơri nổi tiếng vì những trận dịch hạch từ đó phát ra. Với cánh cửa song sắt nhọn tựa một hàng răng, nó nằm ở cái phố tai hại ấy như một họng rồng thổi âm khí lên loài người. Trí tưởng tượng dân gian đã pha một khái niệm vô tận vào cái chậu rửa của thành phố đó. Cống ngầm không có đáy. Cống ngầm là cái barathơrôm.[409] Cảnh sát không hề nghĩ tới việc thám hiểm những khu vực phong hủi ấy. Thử tìm hiểu cái xa lạ ấy, thăm dò trong bóng tối ấy, đi khám phá cái gì trong vực thẳm ấy, ai đâu dám? Kinh khiếp lắm. Thế mà cũng có người xin làm. Vũng bùn vẫn có Crixtôphơ Côlông của mình.
Năm 1805, trong dịp hiếm hoi hoàng đế xuất hiện ở Pari, một hôm quan thượng thư bộ nội vụ, tên là Đơkre hay Crête gì đó, đến bệ kiến vào lúc người thức giấc. Lúc đó người ta nghe ở quảng trường Quần Ngựa tiếng khua gươm của tất cả những binh lính lạ kỳ thời cộng hòa vĩ đại và đế quốc vĩ đại; anh hùng đụng đầu nhau ở cửa cung Napôlêông: những người của sông Ranh, sông Excô, sông Ađigiơ và sông Nin; chiến hữu của Giube, Đơdex, Mácxô, Hôsơ, Klêbe; lính khí cầu ở Flơruytx, lính pháo thủ ở Maiăngxơ, công binh cầu đường ở Giênơ, kỵ binh mà các Kim tự tháp đã quan chiêm, pháo binh bị đại bác của Giuynô làm lấm áo, lính giáp kỵ đã từng xung phong chiếm hạm đội địch bỏ neo ở vịnh Duyđécdê. Người thì đã vượt qua cầu Lôđi với Bônapác, người thì theo gót Muyra vào hầm Măngtu, người khác nữa đã chạy trước Lannơ trên con đường trũng Môngtơbenlô. Toàn thể quân đội thời bấy giờ có mặt ở đó, ở trong sân điện Tuylơri, do một toán hoặc một tiểu đội đại diện. Họ bảo vệ Napôlêông đang yên giấc. Đây là một thời huy hoàng mà đội quân vĩ đại có chiến thắng Marănggô đằng sau lưng là Auxtéclítx[410] trước mặt. Quan thượng thư nội vụ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, hôm qua tôi gặp con người dũng cảm nhất trong giang sơn bệ hạ.
- Người đó là ai vậy? Hoàng đế vội vàng hỏi. Y đã làm gì?
- Tâu bệ hạ, y muốn làm một việc.
- Việc gì?
- Thăm dò những cống ngầm Pari.
Người đó có thật, tên là Bruynơdô.
IV
NHỮNG CHI TIẾT KHÔNG AI BIẾT
Cuộc thăm dò đã được tiến hành. Đó là một chiến dịch kinh khủng: một cuộc chiến đấu trong đêm tối chống ôn dịch và ngột ngạt. Đồng thời cũng là một hành trình đầy những phát hiện. Có những chi tiết kỳ lạ mà Bruynơdô tưởng không cần ghi vào bản báo cáo gởi cho ông cảnh sát trưởng thành phố vì không xứng đáng với văn chương hành chánh. Một người còn sống mãi đến sau này, một người thợ thông minh, lúc tham gia thám hiểm còn đang tuổi thanh niên, cách đây mấy năm hãy còn kể lại. Thời đó những phương pháp sát trùng tẩy uế hãy còn thô sơ lắm. Bruynơdô vừa qua khúc ngoặt đầu tiên trong hệ thống ngầm, thì tám người thợ trong số hai mươi không chịu đi xa hơn nữa. Công việc phức tạp quá; muốn thăm dò thì phải nạo vét; cho nên phải nạo vét, đồng thời đo đạc: ghi chép lượng nước tuôn vào, đếm cửa ống vào miệng ống, ghi tỉ mỉ những chi nhánh, ghi những dòng nước bùn phân lưu, tìm biết phạm vi của mỗi lưu vực, thăm dò những cống nhỏ ghép vào cống chính, đo chiều cao của mỗi hành lang từ đỉnh cuốn, đo chiều rộng ở chân cuốn cũng như nơi máng, cuối cùng là xác định các mức nước đối với máng cống và đối với mặt đường.
Đoàn thăm dò tiến lên rất khó khăn. Không hiếm nơi thang bắc để đi xuống bùn sâu đến một mét. Đèn lồng leo lét trong tạp khí. Thỉnh thoảng phải khiêng ra một người thợ bị ngất. Ở một đôi chỗ cống hóa thành vực. Là vì đất thụt lún, móng rời rã, cống ngầm biến thành giếng loạn; không tìm ra chỗ rắn để đặt chân; thình lình, một người chìm lỉm, phải khó nhọc lắm mới kéo được họ lên. Theo lời khuyên của Phuacroa, cứ cách từng quãng, trong những nơi đã tẩy uế, người ta đốt những lồng bùi nhùi thấm nhựa thông. Đây đó vách cống mọc những chùm nấm dị hình tựa những ung nhọt. Ở chốn ngột ngạt u uất đó, hình như đá cũng phát bệnh.
Cuộc thăm dò của Bruynơdô tiến hành từ trên xuống xuôi theo dòng nước. Đến chỗ phân dòng giữa hai ống nước khu Grăng Huyeclơ, ông ta đọc trên một phiến đá nhô ra cái niên đề 1550. Phiến đá đó chỉ cái giới hạn Philip Đơlócmơ dừng lại, ông này được vua Hăngri II giao cho thăm dò hệ thống cống ngầm thành Pari. Đó là cái dấu ấn của thế kỷ mười sáu trên cống ngầm. Bruynơdô còn tìm thấy dấu ấn xây dựng của thế kỷ mười bảy trong ống Pôngxô và ống phố Tăngplơ cũ, những ống này được xây vòm cuốn trong quãng thời gian từ 1600 đến 1650; lại công trình của thế kỷ mười tám ở đoạn tây máng cái, đoạn này được xây bọc và làm vòm cuốn năm 1740. Hai vòm cuốn này, nhất là vòm sau, vòm xây từ năm 1740, nứt nẻ và tiều tụy hơn cống bọc vành, xây từ năm 1412. Năm đó cái ngòi nước Mêninmôngtăng được thăng lên làm cống lớn thành phố Pari, sự thăng quan tiến chức này, có thể ví với việc một nông dân được cử làm đệ nhất thị thần của nhà vua, tỉ như Grô Giăng hóa thành Lơben.[411]
Người ta cũng nhận ra đây đó, đặc biệt là ở dưới khu Lâu đài tư pháp, hình như những hốc của ngục tối xây ngay trong cống. Nơi yên nghỉ[412] gớm guốc! Một gông cổ còn lòng thòng trong một xà lim như vậy. Đoàn Bruynơdô xây bít cả lại. Họ tìm thấy một số hiện vật kỳ quặc, như bộ xương của con đười ươi ở Vườn Thực vật, mất tích năm 1800. Sự mất tích này hẳn có liên quan đến vụ quỷ hiện nổi tiếng ở phố Bécnanđanh năm cuối thế kỷ mười tám. Con quỷ tội nghiệp rốt cục đã chết đuối trong cống ngầm.
Dưới hành lang eo dẫn đến vòm Mariông, có một cái giỏ nhặt giẻ còn nguyên vẹn khiến những người biết nghề trầm trồ khen ngợi. Thợ cống quen tay dần, sục bùn một cách táo bạo và tìm thấy trong bùn vô số vật quý, đồ trang sức bằng vàng, bạc, kim cương ngọc thạch, tiền bạc. Giả thử có một người khổng lồ gạn lọc cái vũng bùn ấy thì chắc hẳn là đã thu trên mặt sàng của cải của các thế kỷ. Đến điểm phân dòng giữa hai nhánh phố Tăngplơ và phố Xanhtơ Avoa, người ta nhặt được một chiếc mề đay kỳ lạ của đạo Cải cách, làm bằng đồng, một mặt khác khắc hình con lợn đội mũ giáo chủ, mặt kia, hình một con sói đội ngọc miện giáo hoàng.
Sự phát hiện lạ lùng nhất xảy ra ở miệng Cống lớn. Ngày xưa, ở đó có một cái cửa song sắt mà ngày nay chỉ còn bản lề. Ở một trong những bản lề đó, lủng lẳng một tấm tã bẩn, không rõ hình dạng: có lẽ trôi đến đó nó mắc lại trên bản lề, lềnh bềnh ở đó cho đến khi rách nát hết. Bruynơdô soi đèn xem xét kỹ: tấm vải làm bằng thứ vải chéo rất mịn, ở một góc ít bị gặm nhấm, còn thấy rõ cái vành gia huy thêu, ở trên bảy chữ cái: LAVBESP. Vành đó là một vành mũ hầu tước và bảy chữ đó có nghĩa là Laubespine.[413] Người ta hiểu rằng vật nằm dưới mắt là một mảnh ở tấm vải liệm Mara.[414] Mara trong tuổi thanh niên có những dan díu yêu đương. Đó là lúc ông ở trong hàng bộ hạ của gia tộc bá tước Actoa với chức vụ y sĩ chuồng ngựa. Qua cuộc dan díu với một bà lớn, mà lịch sử đã ghi nhận, ông còn giữ lại được tấm khăn trải giường đó. Vật lạc loài hay vật kỷ niệm, không biết. Khi ông chết, người ta lấy liệm xác ông vì ở trong nhà, chỉ có khăn đó là bằng vải quý. Mấy bà già đã dùng tấm vải có mang dấu hoan lạc, gói người Bạn của Dân bất hạnh đó.
Bruynơdô không dừng lại. Mảnh vải rách được để nguyên chỗ cũ chứ không bị hủy. Vì khinh bỉ hay vì kính nể? Mara xứng đáng được cả hai điều, vả lại, mệnh số đã được ghi trên đó khá rõ ràng, đụng tới cũng ngại, vả lại, phải để cho những vật trong mồ ở yên những nơi chúng đã chọn chứ! Tóm lại, di vật đã thối rữa trong đó; nó đã đi qua đền Păngthêông[415] để kết liễu trong răng chuột cống. Tấm giẻ buồng ấy, nếu Váttô ngày xưa trông thấy thì đã vui vẻ vẽ hết các lằn nếp, rốt cục trở thành xứng đáng với con mắt trực thị của Đăngtơ.
Cuộc thăm dò toàn bộ hệ thống cống ngầm thoát uế của thành phố Pari mất bảy năm, từ 1805 đến 1812. Vừa tiến lên trước, Bruynơdô vừa chỉ định, điều khiển và hoàn thành những công trình lớn. Năm 1808 ông hạ lòng máng phố Pôngxô, là đặt thêm những đường ống mới khắp nơi, năm 1809 ông mở rộng hệ thống cống ngầm cho đến phố Xanh Đơni, chỗ giếng máy Inôxăng; năm 1810, đến dưới phố Phroamăngtô và khu Xanpêtrie; năm 1811 đến dưới phố Poti Pe mới, phố May, phố Êsac, quảng trường Roain; năm 1812 đến dưới phố Hòa bình và nền Ăngtanh. Đồng thời ông cho tẩy uế và giải độc toàn bộ hệ thống. Ngay năm thứ hai, Bruynơdô đã thu dụng người rể của mình là Nácgô làm phó chỉ huy.
Đầu thế kỷ này, xã hội cũ nạo vét hai tầng đáy của mình và súc rửa cống như thế đấy. Cũng gọi là sạch đi được.
Nhìn ngược lại cống ngầm Pari thời xưa thì thấy khúc khuỷu, nứt nẻ, bật đá, rạn vỡ, đầy những lỗ thụt rẽ ngoặt bất ngờ, lên xuống chẳng theo lôgic nào, hôi thối, hoang dại, dữ dằn, tràn ngập bóng tối, mang nhiều sẹo trên đá lát và gạch tường, trông rất dễ sợ. Rẽ nhánh khắp tứ phía, hầm chéo nhau, đâm chạc, tỏa chân ngỗng hình sao như để đào sập tường thành, ngõ không lối thoát, ngách cụt, vòm cuốn đầy diêm sinh, giếng tù hôi hám, tường rịn nước nhầy nhụa, trần rỉ nước từng giọt, tăm tối khắp nơi. Không cảnh tượng nào rùng rợn cho bằng cái hầm mộ chảy nước ấy, cái bộ máy tiêu hóa của thành Babylon, hang, hố, vực sâu có đường đi lại, hang chuột chù khổng lồ mà trí tưởng tượng của chúng ta thấy dĩ vãng như một con chuột mù to lớn, lò mò trong rác rưởi đã từng là huy hoàng.
V
TIẾN BỘ NGÀY NAY
Ngày nay cống ngầm sạch, lạnh, ngay ngắn, khả quan. Nó thực hiện hầu như ở mức cao nhất, cái ý niệm mà người Anh gọi là “khả kính”. Trông nó khá lắm; xám xám, ngang bằng thẳng lối theo dây mực: sạch sẽ, đàng hoàng. Giống một chủ thầu trở thành cố vấn chính phủ. Trông vào thấy gần như sáng sủa. Bùn lầy ở đây xử sự phải chăng. Thoạt nhìn người ta tưởng là một hành lang địa đạo rất thuận lợi cho vua chúa chạy trốn ở cái thời xa xưa tốt đẹp mà “dân chúng yêu vì vua chúa của họ”. Cống ngầm ngày nay là một cống đẹp; phong cách thuần túy ngự trị ở đó. Câu thơ mười hai âm tiết cổ điển ngay ngắn bị trục xuất khỏi thơ ca, có vẻ như đã trốn vào kiến trúc và hòa vào từng phiến đá trong cái hầm cuốn trắng trắng và tăm tối này. Mỗi miệng đều xây cánh cung. Người ta lấy phố Rivôli làm mẫu mực ngay cả đến trong vũng bùn. Cũng phải nói rằng nếu có nơi nào mà đường nét hình học thích hợp thì chắc chắn đó là ở hầm phân một thành phố lớn. Ở đấy cái gì cũng phải lệ thuộc nguyên tắc con đường ngắn nhất.
Ngày nay cống ngầm có một cái gì quan dạng. Những báo cáo cảnh sát một đôi khi nói đến nó cũng không bất kính như trước. Chữ nghĩa dùng về nó trong văn chương hành chánh đều thanh nhã và trang trọng. Cái ngày trước gọi là đường hầm, ngày nay gọi là địa đạo, ngày trước gọi là lỗ, ngày nay gọi là cửa khẩu. Vinlông chắc là sẽ không nhận ra cái nơi tạm trú của mình ngày xưa. Hệ thống hầm ấy có đám cư dân đời xưa, cái tộc họ gặm nhấm lúc nhúc, đông hơn bao giờ hết; thỉnh thoảng một bác chuột cống già thò đầu ra cửa cống quan sát người qua đường; nhưng loài trùng này cũng đã thuần hóa, chúng lấy làm vừa lòng cái lâu đài dưới đất của chúng. Vũng bùn lầy không còn cái dáng dữ ác ngày xưa chút nào. Ngày trước mưa làm bẩn cống, ngày nay mưa giội rửa cống. Nhưng chớ cả tin: xú khí hãy còn trong ấy. Nó giả dối khéo che đậy, chứ chưa phải toàn thiện, sở cảnh sát thành phố và hội đồng vệ sinh đã mất công vô ích. Họ dùng hết cách khai quang tẩy uế, mà cống vẫn bốc lên một mùi tanh tanh khả nghi, cũng như tên Táctuyphơ sau khi xưng tội.
Phải nhận rằng dù sao, cống ngầm cũng mang ơn văn minh về công việc nạo quét. Và theo quan điểm đó, lương tâm của Táctuyphơ đã là một sự tiến bộ so với cái chuồng bò của Ôgiát,[416] cũng như rõ ràng là cống ngầm Pari đã tốt hơn trước.
Còn hơn một tiến bộ; đây là một sự cải tạo. Giữa cống ngày xưa và cống ngày nay, có một cuộc cách mạng. Ai đã làm cuộc cách mạng đó?
Người mà mọi người đều quên và chúng tôi đã nói đến: Bruynơdô.
VI
TIẾN BỘ TƯƠNG LAI
Đào cống ngầm Pari không phải là một công việc nhỏ. Mười thế kỷ gần đây đã tham gia công trình đó mà chưa thể hoàn thành, cũng như đã không hoàn thành Pari. Quả vậy, cống ngầm chịu mọi hậu quả mà sự bành trướng của Pari dội đến. Đó là một thứ san hô tăm tối có hàng nghìn ăng ten, nằm trong lòng đất và lớn lên ở dưới đó cũng như thành phố lớn lên ở trên này. Mỗi khi thành phố mở thêm một đường thì cống mọc thêm một cánh tay. Thời quân chủ cũ chỉ xây được hai mươi ba nghìn ba trăm mét cống ngầm; Pari đang ở mức đó ngày 1 tháng giêng năm 1806. Bắt đầu từ thời đó - mà lát nữa chúng tôi sẽ nhắc lại - công trình đã được mở lại và tiếp tục một cách mạnh mẽ và có hiệu lực. Napôlêông đã xây bốn nghìn tám trăm bốn mét; những con số này khá kỳ lạ; Luy XVIII xây năm nghìn bảy trăm chín; Sáclơ X, mười nghìn tám trăm ba mươi sáu; Luy Philip, tám mươi chín nghìn hai mươi; chế độ cộng hòa 1848 hai mươi ba nghìn ba trăm tám mươi mốt; chế độ hiện nay, bảy mươi nghìn năm trăm; tổng cộng hiện nay là hai trăm hai mươi sáu nghìn sáu trăm mười mét, hoặc là sáu mươi dặm cống ngầm: một bộ đại tiểu trường vĩ đại của thành phố Pari! Ngành nhánh âm u luôn luôn nứt mọc; công trình xây dựng bao la mà không được biết đến.
Như người ta thấy, cái mê hồn trận ngầm đó ngày nay rộng lớn gấp mười hồi đầu thế kỷ. Khó mà hình dung cho được sự kiên tâm và tận lực cần thiết để đưa vũng bùn nhơ ấy đến mức tương đối hoàn chỉnh ngày nay. Phải khó nhọc lắm, cái chính quyền thành phố thời quân chủ và, trong quãng mười năm cuối thế kỷ XVIII, cái chính quyền cách mạng mới xoi thông được đoạn cống năm dặm đã có sẵn trước năm 1806. Công cuộc đó gặp đủ thứ trở ngại, có những trở ngại do chất đất, có những trở ngại gắn liền với chính những thành kiến của nhân dân lao động Pari. Thành phố xây trên một nền khó cuốc xới, khó đào bới một cách lạ lùng. Không gì khó chọc thủng và chui sâu bằng cái cơ cấu địa chất đó, lại có cấu tạo lịch sử kỳ diệu là Pari chồng lên trên. Khi dưới hình thái này hay hình thái khác, việc làm của con người khuấy động và lần mò vào bãi phù sa ấy, thì vô khối trở ngại trong lòng đất tức khắc nổi lên. Đó là những vạt đất sét lỏng, những suối nước chảy, những mô đá cứng rồi những đám bùn lầy sâu thẳm mà ngành chuyên khoa gọi là bột mu tác. Lưỡi cuốc chim cần cù khoét vào những lớp đá vôi xen lẫn với những dải đất sét mỏng và những lớp phiến nham gồm những lá mỏng khảm những vỏ sò của các đại dương thời tiền Ađam. Có khi một suối nước chọc thủng vòm cuốn đang xây và tưới ngập các người thợ; hoặc là một dòng đất vôi được khui ra, đổ xuống hùng hổ như một thác nước và làm gãy vỡ những đòn chống to nhất dễ như thủy tinh. Vừa mới đây, ở khu Viletơ, khi cần phải xoi cống cái, xuyên qua dưới đáy sông đào mà không hút cạn sông, không gián đoạn sự đi lại của tàu thuyền, thì một kẽ nứt đã hiện ra ở lòng sông: nước chảy xối xuống công trường ngầm, các bơm thoát nước không làm sao hút cho lại. Phải cho một người thợ lặn mò tìm cái kẽ nứt ở ngay cửa bể chứa lớn, và phải khó nhọc lắm mới bít được kẽ hở đó. Ở các nơi khác, gần sông Xen, có khi ở khá xa sông, chẳng hạn như ở Benlơvin, Grăngđơ Ruy và đoạn Luymie, người ta gặp những bãi cát lầy không đáy và một con người có thể tiêu biến trông thấy. Thêm vào đó cảnh chết ngạt vì xú khí, cảnh chôn vùi vì sụt lở, sụp đổ đột ngột. Lại còn bệnh dịch thấm dần vào máu thịt của công nhân.
Thời ta, sau khi đào hành lang Clisy, có bệ để đặt một cống lớn dẫn nước sông Uốc, công việc này phải làm trong một hầm sâu mười mét; sau những lần sụt lở, phải chống nống và đào bới lắm khi rất hôi thối, xây được vòm cuốn sông Bievrơ chạy từ đại lộ Hôpitan đến sông Xen; sau khi xây hệ thống đường cống từ cửa ô Blăngsơ đến trường ÔBécvilie trong bốn tháng trời không kể ngày đêm ở độ sâu mười một mét với mục đích giải thoát Pari khỏi ách nước lũ chảy từ đồi Môngmáctơrơ xuống và thoát nước cho cái đầm sông chín hecta tù đọng gần cửa ô Mácchia; sau khi làm một việc chưa từng thấy là đào một cái cống trong lòng đất không cần xẻ hàm, cống phố Barơđuy Béc, ở cách mặt đất sáu mét, người chỉ huy là Monnô chết. Còn kỹ sư Đuylô, đã xây cuốn cho ba nghìn mét cống ở khắp nơi trong thành phố, từ phố Xanh Ăngtoan đến phố Luốcxin: đã xây cống nhánh Acbalét để tránh cho ngã tư Xăngxiê Mufơta khỏi bị tràn ngập nước mưa, đã xây cống ngầm Xanh Gioócgiơ bằng móng ngập và bêtông trong cát lỏng; đã điều khiển cái công cuộc ghê gớm là hạ bệ của nhánh cống nhà thờ Đức bà Nadarét; sau khi làm những công việc đó kỹ sư Đuylô chết. Không có tờ thông báo nào đối với những hành động dũng cảm loại đó, những hành động có ích hơn sự tàn sát ngu muội trên các chiến trường.
Năm 1832, hệ thống cống ngầm Pari có đâu được như bây giờ. Bruynơdô đã mở đầu, nhưng phải đợi dịch thổ tả quyết định công cuộc tái kiến thiết rộng lớn về sau. Chẳng hạn người ta sẽ lấy làm lạ khi nghe nói rằng năm 1821, một đoạn cống bọc vành, cũng gọi là Sông đào Lớn, cứ phơi toang toác giữa trời, ở phố Guốcđơ, cũng như ở Vơnidơ vậy. Đến năm 1823, thành phố Pari mới tìm thấy trong hầu bao số tiền hai trăm sáu mươi sáu nghìn tám mươi phơrăng sáu xu cần thiết để che đậy cái xấu hổ đó. Ba giếng hút ở Côngba, Cunét, những giếng chứa, những chi nhánh thoát vế của nó đều mới xây năm 1836. Hệ thống đường ngầm Pari đã được cải tạo và, như chúng tôi đã nói, phát triển lên gấp mười lần từ một phần tư thế kỷ sau.
Ba mươi năm trước đây, lúc xảy ra cuộc khởi nghĩa ngày 5 và 6 tháng sáu, cống ngầm đó ở nhiều đoạn, vẫn còn như xưa. Một số lớn đường phố ngày nay khum lên, ngày ấy là những nền lõm. Mặt đường và ngã tư thoai thoải. Nhiều khi ở chỗ thấp nhất hiện ra những cửa sắt vuông vức với những song to sáng ngời do bước chân khách qua đường mài mòn, những cửa đó nguy hiểm vì khiến cho xe trượt, ngựa ngã. Ngôn ngữ chính thức ngành cầu đường gọi những điểm thấp và những cửa song sắt đó là những cát xi,[417] danh từ rất có ý nghĩa: Năm 1832, trong rất nhiều đường phố như phố Êtoalơ, phố Xanh Luy, phố Tăngplơ, phố Tăngplơ cũ, phố Đức bà Nadarét, phố Phôli Mêricua, bờ Flơ, phố Pơti Muytxcơ, phố Noócmăngđi, phố Pôngtô Bissơ, phố Mare, ngoại ô Xanh Máctanh, phố Đức bà Chiến thắng ngoại ô Môngmáctơrơ, phố Grăngiơ, Batơlie, quảng trường Săng Elidê, phố Giacốp, phố Tuốcnông, cái vũng bùn trung cổ vẫn trâng tráo há hốc mồm. Đó là những khoảng trống giữa đá, đôi khi có trụ đá vây bọc, phơi bày ngạo nghễ như một công trình kiến trúc lớn lao.
Pari năm 1806 hầu như vẫn có con số cống ngầm tra xét hồi tháng năm năm 1663 chứ không hơn, nghĩa là mười nghìn bốn trăm mét. Sau Bruynơdô, ngày 1 tháng giêng năm 1802, cống ngầm dài bốn mươi nghìn ba trăm mét. Từ 1806 đến 1831 người ta xây dựng mỗi năm trung bình bảy trăm năm mươi mét; từ đó trở đi, mỗi năm người ta làm tám nghìn, hay hơn thế, mười nghìn mét cống, bằng vôi vữa là vật liệu nhỏ trên móng bêtông. Cứ mỗi mét xây mất hai trăm phơrăng thì hệ cống sáu mươi dặm của Pari ngày nay giá bốn mươi tám triệu.
Ngoài vấn đề kinh tế mà chúng tôi đã nêu ra lúc đầu, nhiều vấn đề quan trọng thuộc về sự nghiệp vệ sinh nhân dân gắn liền với vấn đề rất lớn, đó là cống ngầm Pari.
Pari nằm giữa hai tầng lớp, một tầng lớp nước và một tầng lớp không khí. Tầng lớp nước nằm ở một độ khá sâu nhưng đã được khoan dò hai lần: nước đó xuất phát từ lớp sa thạch xanh nằm giữa tầng phấn vôi và tầng đá vôi thời Giuyra. Lớp sa thạch này có thể hình dung bằng một cái đĩa đường bán kính hai mươi lăm dặm; vô số sông, suối rỉ vào đó; uống một cốc nước giếng Grơnen là uống sông Xen, sông Mácnơ, sông Yon, sông Oadơ, sông En, sông Se, sông Viên và sông Loa lẫn lộn. Tầng lớp nước trong lành vì nó từ trời mà xuống trước, từ đất mà ra sau. Tầng lớp không khí ô uế vì từ cống rãnh xông lên. Tất cả xú khí của vũng lầy cống ngầm hòa vào hơi thở của thành phố, do đó mà có cái hơi thối mà chúng ta thấy. Người ta xét nghiệm thấy không khí lấy ở trên một đống phân trong lành hơn lấy ở trên thành phố Pari. Đến một lúc nào đó, nhờ tiến bộ, có máy móc hoàn bị và con người thông hiểu thấy sáng vấn đề, người ta sẽ dùng tầng lớp nước để gạn lọc không khí. Nghĩa là để súc rửa cống ngầm. Bạn đọc hẳn biết rằng khi tôi nói súc rửa cống ngầm là nói việc mang phân bùn trả lại cho đất cát, phân bón gửi đến cho đồng ruộng. Việc làm đơn giản đó sẽ làm tăng sức khỏe và giảm đói nghèo cho cộng đồng xã hội. Thời đại chúng ta, bệnh hoạn của Pari tỏa ra trên đường bán kính năm mươi dặm quanh điện Lơ Luvrơ, coi như trục của bánh xe ôn dịch đó.
Có thể nói từ mười thế kỷ nay, bùn cống là cái bệnh của Pari. Cống ngầm là độc tố trong máu của thành phố. Bản năng nhân dân không lầm. Nghề thợ cống ngày xưa nguy hiểm và kinh tởm không kém nghề giết bò từ lâu bị coi tởm và bỏ mặc cho bọn đao phủ làm. Phải trả công rất hậu mới khiến cho một anh thợ nề chịu chui vào cái hầm thối tha đó; cái thang của bác thợ giếng ngập ngừng không muốn lao xuống nơi đó; người ta có ngạn ngữ: xuống cống ngầm là tầm hầm mộ. Và vô số truyền thuyết, như chúng tôi đã nói, bủa vây cái chậu khổng lồ đó bằng một bầu không khí kinh sợ. Một hố rác ghê sợ mang dấu vết những cuộc chấn động của quả đất và những cuộc cách mạng của loài người, trong đó còn thấy di tích tất cả những tai biến lớn, từ cái vỏ sò trong thời hồng thủy đến tấm tã của Mara.
QUYỂN III: BÙN ĐẤY, NHƯNG LẠI LÀ TÂM HỒN
I
NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ DƯỚI CỐNG
Giăng Vangiăng đang ở dưới cống ngầm Pari. Xuống đấy, càng thấy Pari giống như một biển cả. Hụp lặn trong đó cũng như trong biển có thể biến mất như chơi.
Kể cái việc di chuyển ấy cũng kỳ lạ. Giăng Vangiăng vừa ở giữa thành phố vừa là đã ra ngoài thành phố. Chỉ một nháy mắt, vừa đủ để mở cái vung lên rồi đậy ngay lại, Giăng Vangiăng đã từ một nơi đầy ánh sáng bước vào một nơi tối đen như mực, từ giữa trưa bước vào nửa đêm, từ náo động bước vào tĩnh mịch, từ nơi sấm sét dồn dập bước vào cảnh tĩnh tại trong mồ. Cuộc biến đổi còn kỳ diệu gấp mấy cuộc biến đổi trên phố Pôlôngxơ, Giăng Vangiăng bước từ một nơi vô cùng nguy hiểm đến một nơi tuyệt đối an toàn.
Rơi tõm một cái vào một cái hầm: bỗng chốc mất hút dưới lãnh cung thành Pari, rời một đường phố đầy rẫy chết chóc xuống một hầm mộ có sự sống. Phút ấy thật kỳ lạ. Giăng Vangiăng choáng váng mấy giây đồng hồ, người như mất hồn. Cái bẫy cứu người vừa mới mở dưới chân ông. Lòng Trời dường như lừa gạt dúi ông vào đấy. Cạm bẫy của Chúa mới phúc đức làm sao!
Tuy nhiên người bị thương vẫn im lìm, không động đậy. Giăng Vangiăng không biết là mình vác trên vai một xác chết hay một người còn sống.
Thoạt tiên ông thấy như mù cả hai mắt. Bỗng dưng chẳng trông thấy gì. Trong khoảnh khắc, ông lại cảm thấy như điếc cả hai tai nữa, không nghe thấy gì hết. Cuộc chém giết như một cơn bão táp điên cuồng đang diễn ra ở trên đầu ông, cách mấy thước, chỉ còn là tiếng động đùng đục, mơ hồ, vì cách một lớp đất dày, giống như tiếng rầm rì ở một nơi sâu thẳm. Ông cảm thấy dưới chân ông, có cái gì rắn chắc, chỉ thế thôi; nhưng như thế cũng đủ. Ông quờ một tay lên, rồi quờ tay kia; hai tay chạm phải vách tường ở hai bên, nhờ thế ông biết rằng con đường hầm này hẹp. Ông thấy đường trơn, biết là đá lát ướt sũng nước. Ông thận trọng đưa chân sờ soạng, sợ có hố, có giếng chứa bẩn hay vực thẳm. Ông nhận thấy đá lát còn kéo dài. Một mùi hôi thối bốc lên, ông đoán biết ông ở đâu.
Chỉ một lát sau, ông thấy mắt không mù nữa. Có một chút ánh sáng chiếu qua cửa hầm ông vừa tụt xuống, và ông cũng đã quen với bóng tối trong hầm. Ông nom lờ mờ được rồi. Ở cái hành lang mà ông vùi mình - phải nói như vậy mới đúng cảnh - phía đằng sau ông, có một bức tường bưng kín; chỗ ông đứng nấp là một cái ngách cụt mà ngôn ngữ chuyên môn gọi là chi nhánh. Đằng trước cũng là một thứ tường khác: đó là đêm dày thăm thẳm. Ánh sáng đục mờ lọt vào chỉ soi được mươi, mười hai bước trước mặt Giăng Vangiăng và yếu ớt chiếu vào thành tường ẩm ướt trong vòng mấy mét. Quá khoảng ấy thì bóng tối dày đặc, dấn mình vào đấy thì thật khủng khiếp tưởng như rơi vào vực thẳm. Tuy thế vẫn có thể xông vào bức tường mù mịt ấy, cần phải xông vào đấy; hơn thế phải mau xông vào nữa kia. Giăng Vangiăng nghĩ rằng bọn lính có thể trông thấy, như ông, tấm vỉ sắt dưới đống gạch lúc nãy, họ cũng có thể xuống cống và sục sạo, sự ngẫu nhiên ấy quyết định tất cả. Không được chậm một phút. Lúc nãy ông đã đặt Mariuytx xuống đất, bây giờ ông nhặt lên, tiếng này cũng dùng đúng - vác trên vai mà lần đi. Ông cương quyết bước vào đêm tối.
Giăng Vangiăng tưởng hai người đã thoát nạn, nhưng sự thật thì chưa thoát được. Những nguy hiểm kiểu khác, nhưng không kém nghiêm trọng có lẽ đang chờ đợi họ. Sau cuộc chiến đấu dữ dội như sấm sét, là một cái hang đầy uế khí, đầy cạm bẫy. Qua một nơi chiến trường hỗn độn lại đến một cống nhớp nhúa. Giăng Vangiăng rơi từ vòng địa ngục này vào vòng địa ngục khác.
Đi được năm mươi bước thì phải dừng lại. Phải giải quyết một vấn đề. Con đường hầm gặp một hầm khác xuyên ngang. Giăng Vangiăng đứng trước hai con đường. Biết đi đường nào! Rẽ tay trái hay tay phải? Biết phương hướng nào mà mò đi trong cái khoảng tối tăm rắc rối này? Nhưng như ta đã nói, những con đường chằng chịt ấy vẫn có một lối ra tức là lối xuôi theo chiều dốc; cứ xuôi theo chiều dốc mà đi tất ra phía bờ sông.
Giăng Vangiăng hiểu ngay tức khắc.
Ông tự bảo chắc là đang ở dưới cống khu chợ, nếu rẽ sang tay trái, rồi theo con đường dốc, chắc chưa đầy mười lăm phút là sẽ ra đến miệng cống ở bờ sông Xen, quãng giữa cầu Pôngtôsăng và cầu Pôngnớp, tức là ra một nơi đông đúc nhất Pari, giữa ban ngày ban mặt. Có khi lại đâm ra một ngã tư nào. Người qua đường sẽ kinh hoàng thấy hai người máu me be bét chui từ dưới chân họ lên. Cảnh binh đến, đồn lính bên cạnh động binh. Như thế thì chưa kịp chui ra đã bị bắt rồi. Thà rằng cứ giấu vào cái mê đồ trận chằng chịt này, cứ phó thân cho cái cảnh đen ngòm này, rồi thượng đế dắt dẫn đến đâu thì đến.
Ông rẽ phải, đi ngược chiều dốc.
Khi ông quặt khỏi cống chính, chút ánh sáng mờ mờ nơi cửa hầm tắt hẳn, bức màn đêm lại buông xuống trước mặt; ông lại như mù mắt. Ông cứ đi, cố hết sức đi nhanh. Hai cánh tay Mariuytx choàng qua cổ ông, hai chân buông thõng đằng sau. Một tay ông nắm giữ hai tay Mariuytx, tay kia ông sờ soạng dọc tường. Má Mariuytx đẫm máu, dính vào má ông. Ông thấy dòng máu nong nóng của Mariuytx chảy lên người ông và thấm dưới lần áo. Nhưng miệng Mariuytx kề sát tai ông, vẫn có một hơi ấm ươn ướt, dấu hiệu của hơi thở, tức là của sự sống. Cái cống này rộng hơn cống trước. Giăng Vangiăng nặng nề lê bước. Những trận mưa hôm qua chưa tháo hết nước; một dòng nước vẫn chảy giữa móng lòng cống ngầm. Ông phải ép người vào sát vách mà đi, để khỏi đẫm nước. Cứ thế ông mò mẫm đi, giống như con vật ăn đêm lần mò trong khoảng mờ mịt và lạc lối trên những con đường của bóng tối ở trong lòng đất.
Nhưng dần dần, hoặc là nhờ có những cửa hầm xa tít le lói một thứ ánh sáng chập chờn trong khoảng sương mù đùng đục, hoặc là nhờ hai mắt đã quen bóng tối, ông trông đã hơi rõ. Ông phảng phất đoán thấy đây là bức tường ông chạm phải, kia là cái vòm hầm ông chui qua. Con người trong đôi mắt mở căng ra trong đêm tối, và cuối cùng thấy được ánh sáng, cũng như tâm hồn người ta mở căng ra trong cảnh khôn cùng, và rồi thấy được Thượng đế.
Định hướng mà tiến không phải là dễ.
Có thể nói đường lối ở cống ngầm phản ánh đường phố bên trên. Thuở ấy, Pari có hai nghìn hai trăm phố. Thử tưởng tượng ở dưới này, cái mà người ta gọi là cống ngầm đó như một rừng rậm rạp những cành nhánh ngang dọc đen ngòm. Cái hệ thống cống ngầm dạo ấy, cứ đem đặt nối nhau, phải dài đến mười một dặm.
Chúng tôi đã nói ở trên là nhờ sự nỗ lực đặc biệt ba mươi năm gần đây, hệ thống cống ngầm ngày nay dài không kém sáu mươi dặm.
Thoạt đầu, Giăng Vangiăng nhầm lẫn. Ông tưởng đang ở dưới phố Xanh Đơni, nhưng đáng tiếc là không phải. Ở dưới phố Xanh Đơni có một cái cống cũ bằng đá, xây từ thời Luy XIII, cống ấy đưa thẳng đến cống cái, mà người ta gọi là Cống lớn, chỉ qua một khuỷu và một chi nhánh thôi; khuỷu nằm bên phải, ngang tầm quảng trường Miraclơ, còn chi nhánh là cống Xanh Máctanh, cắt nhau thành hình chữ thập. Còn cống Pơtit Tơruyăngđơri mà cửa nằm cạnh quán Côranh thì chẳng có lúc nào mở thông với cống Xanh Đơni; nó đưa đến cống Môngmác, nơi mà Ciăng Vangiăng đã đi vào. Vào đây thì có nhiều cơ thất lạc lắm vì cống Môngmác là một trong những cống rối rắm nhất. Cũng may Giăng Vangiăng đã đi qua cống khu chợ mà bố cục giống như một rừng cột buồm với dây, đòn xoắn nhau; nhưng ông vẫn gặp những lúng túng khó nghĩ và nhiều góc phố - đúng là những đường phố - hiện ra trong tăm tối như những chấm hỏi: thứ nhất là ở bên trái cái cống rộng Platơrie, như một trò chơi rối óc, chăng mớ hầm chữ đinh chữ chi hỗn độn của nó ở dưới lâu đài Bưu điện và dưới cái vựa chứa tròn ở chợ Gạo, và đến sông Xen thì chấm dứt theo hình chữ Y; thứ hai, ở bên phải, cái hành lang cong phố Cađrăng với ba ngõ cụt, như ba chiếc răng; ở bên trái nhánh phố Mai, thoạt vào đã rẽ ra thành một chĩa hai và cứ quanh co nhiều bận để dẫn đến cái hầm thoát lớn của điện Luvrơ, hầm này ngăn thành từng đoạn và đâm nhánh khắp các hướng; cuối cùng, ở bên phải, cái cống cụt phố Giơnơ; đó là không tính những ngách nhỏ đó đây trước khi đi đến cống bọc vành. Chỉ có cống này có thể đưa ông đến một lối thoát xa chiến trường, do đó an toàn.
Giá Giăng Vangiăng hiểu biết ít nhiều về những điều nói trên đây, tất ông đã nhanh chóng nhận thấy mình không phải ở dưới cống ngầm phố Xanh Đơni, dù chỉ sờ vách không cũng đủ biết vậy. Vì cống Xanh Đơni xây bằng thứ đá đẽo ngày xưa, với lối kiến trúc cũ kiêu kỳ và vương giả đến cả trong cống, với móng và nền bằng đá hoa cương và vôi béo, kiểu kiến trúc này tốn bốn trăm đồng một mét; ông không sờ phải những thứ đó, dưới tay ông chỉ có lối kiến thiết rẻ tiền ngày nay với nguyên liệu thông dụng, vôi chịu nước và đá cối trên một lớp bêtông, lối kiến thiết này chỉ tốn hai trăm mỗi mét; đó là lối xây cất tư sản với vật liệu nhỏ. Nhưng ông chẳng biết gì về những điều đó.
Tuy ông lo ngại nhưng ông cứ bình tĩnh đi lên; ông không trông thấy gì, không hiểu gì, ông dấn thân vào nơi may rủi, tức là chìm lỉm trong thiên mệnh vậy.
Phải nói rằng mỗi lúc ông thấy rùng rợn thêm. Bóng tối bên ngoài nhập dần vào tâm hồn ông. Ông bước đi trong bí hiểm. Cái cống nước nhớp nhúa này thật đáng sợ; nó chằng chịt đến choáng váng. Lạc giữa thành phố Pari đen ngòm này thật là bi đát. Giăng Vangiăng phải tìm lấy lối, hầu như phải tự tạo ra đường lối để mò mẫm đi. Trong khoảng lạ lùng này, mỗi bước đi có thể là bước cuối cùng trên đời. Làm thế nào mà thoát ra được? Ông có tìm được lối ra không? Mà có tìm ra kịp thời không? Cái tấm rong khổng lồ có lỗ đá này có đi vào, có xuyên qua được không? Hay phải gặp một gút mắc tối mò nào? Hoặc phải đến chỗ cùng kế, không gỡ ra, không vượt khỏi? Mariuytx có vì ra máu nhiều mà chết ở đây không? Ông có chết đói không? Cả hai người có bỏ xác nơi này mà thành hai bộ xương chỏng chơ một xó trong cái khoảng đêm này không? Biết làm sao được! Ông tự hỏi như vậy mà không thể trả lời. Gan ruột Pari là một vực thẳm. Ông đang ở giữa bụng một con quái vật như nhà tiên tri kia.
Bỗng, ông hết sức ngạc nhiên. Ông đang cứ thẳng đường mà tiến mãi thì bất ngờ, ông thấy đường không dốc lên nữa. Nước ở dưới lòng cống không phải chảy ngược đầu ngón chân mà lại thúc đằng sau gót. Cống cứ dốc dần xuống! Tại sao vậy? Sắp sửa ra đến sông Xen rồi hay sao? Ra thì nguy hiểm, mà quay trở lại càng nguy hiểm hơn. Ông cứ tiến lên.
Đi như vậy không phải ra sông Xen. Đất Pari ở hữu ngạn sông Xen làm thành một thứ lưng lừa mà một bên đổ xuôi về sông Xen, còn bên kia đổ về Cống lớn. Cái đỉnh của lưng lừa đó, cũng là đường phân lưu, uốn lượn hết sức bất ngờ. Chỗ cao nhất chia các dòng nước thành hai triền nằm ở cống Xanhtơ Avoa, quá phố Hầu tước Misen, ở cống Lơ Luyrơ, gần các đại lộ và ở cống Môngmác gần khu chợ. Đỉnh cao đó là nơi Giăng Vangiăng đã đến. Ông đang đi về phía Cống lớn bao quanh Pari. Ông đi đúng hướng rồi. Nhưng ông không hề biết.
Mỗi khi gặp một cống nhánh, ông sờ soạng các góc xem cống ấy to hay nhỏ; nếu nhỏ hơn các cống ông đang đi thì ông không vào, cứ đi thẳng; bởi vì cống nhỏ tất là cống cụt, càng đi càng xa đích, tức là càng xa lối thoát. Cách ấy đã giúp ông thoát khỏi bốn cái mê đồ trận chăng bẫy trong bóng tối.
Có lúc ông nhận thấy rằng ông ra khỏi vùng Pari tê liệt trong cuộc bạo động, ở đấy các lũy chướng ngại vật chặn đứng mọi sự giao thông, và ông đã bước đến dưới vùng thành phố Pari bình thường, sống động. Bất chợt ông như nghe thấy tiếng sấm ở trên kia, xa xôi nhưng không ngớt. Tiếng ấy là tiếng xe cộ đi lại.
Theo ông tính trong bụng thì ông đi được nửa giờ rồi, nhưng ông không nghĩ đến nghỉ ngơi; ông chỉ đổi tay đỡ Mariuytx. Tối om om, nhưng bóng tối khiến ông yên lòng.
Bất thình lình, ông thấy bóng ông ngả trước mặt. Bóng in trên một vùng ánh sáng đỏ lờ mờ nhuộm thắm cả lòng cống dưới chân ông và vòm cống trên đầu ông, và lướt ở hai bên trên mặt tường ươn ướt. Ông sửng sốt quay đầu lại.
Phía sau, trong cái hành lang ông vừa đi qua, hình như mãi đằng xa tắp, cái gì như một ngôi sao đỏ rực ghê rợn chọc thủng đêm dày, đang nhìn ông.
Đó là ngôi sao ảm đạm của cảnh sát vừa mọc lên dưới cống ngầm.
Đằng sau ngôi sao, chín mười cái bóng lờ mờ lay động, những cái bóng đen, cứng nhắc, mập mờ, ghê gớm.
II
GIẢI THÍCH
Ngày 6 tháng sáu, có lệnh lùng quét cống ngầm Pari. Người ta sợ những người bại trận trốn vào cống ngầm. Thế là quận trưởng cảnh sát Gítxkê phải lục soát thành phố Pari bí mật, còn tướng Bugiô thì càn quét thành phố Pari công khai. Đó là hai chiến dịch phối hợp, cần có hai chiến lược bên trên là của quân đội, bên dưới là của cảnh binh. Ba toán gồm cảnh binh và thợ cống chia nhau thám sát hệ thống đường ngầm dưới Pari, toán thứ nhất ở cống hữu ngạn, toán thứ hai, cống tả ngạn, toán thứ ba, cống đảo Xitê.
Cảnh binh vũ trang bằng cácbin, chùy, gươm, dao găm.
Ngọn đèn đang chiếu thẳng về phía Giăng Vangiăng là đèn của toán tuần hành hữu ngạn.
Bọn họ vừa khám phá cái cống vòng và ba cống cụt ở dưới phố Cađrăng. Lúc họ đang soi đèn lồng trong đáy các cống cụt thì Giăng Vangiăng gặp một miệng cống, thấy nhỏ hơn cống chính nên không vào. Ông bỏ qua. Bọn cảnh binh vừa ra khỏi cống Cađrăng thì như nghe thấy tiếng chân ai bước ở phía cống cái. Viên trung sĩ đội trưởng giơ đèn lên, cả tiểu đội nhìn dồn vào đám sương mờ, phía có tiếng động.
Cái phút ấy đối với Giăng Vangiăng thật là khó tả.
Cũng may, Giăng Vangiăng trông rõ đèn, mà đèn thì không trông rõ ông. Đèn tỏa ánh sáng còn ông chỉ là một cái bóng đen. Ông ở cách rất xa lại lẫn trong bóng tối om om. Ông nép vào bức vách, dừng lại.
Ông cũng chẳng biết cái gì đang động đậy ở đây, ở đằng sau ông. Mất ngủ, nhịn đói từ lâu, lại thêm xúc động, nên ông cũng trở thành như người chiêm bao. Ông trông thấy một đống lửa cháy, và chung quanh đống lửa, những cái gì như những con bọ ngọ ngoạy. Cái gì thế? Ông không biết.
Giăng Vangiăng đứng lại, nên tiếng động cũng bặt.
Bọn tuần tra lắng tai nghe nhưng chẳng nghe thấy gì, họ có nhìn nhưng chẳng trông thấy gì. Họ hỏi ý kiến nhau.
Thuở ấy cống ngầm Môngmác cổ như một ngã tư ở nơi này gọi là ngã tư phụ; về sau người ta phá hủy nó đi vì hễ có mưa giông thì nước mưa tuôn vào làm thành một hố ngầm nhỏ. Đội tuần tra túm tụm ở chỗ đó.
Giăng Vangiăng thấy những bóng họ ấy quây lại thành một vòng tròn. Những cái đầu chó săn ấy chụm lại và thầm thì.
Bọn chó săn bàn xong, kết luận rằng chúng đã nghe lầm, chẳng có tiếng động nào cả, chẳng có gì hết; không cần chui vào cống cái mất thì giờ vô ích. Phải mau mau đi về phía Xanh Meri; có việc gì đáng làm hoặc có bọn “cách mạng” nào để phát hiện thì cũng chỉ ở phía ấy mà thôi.
Lâu lâu các đảng phái lại thay tiếng cho những lời thóa mạ của họ. Năm 1832, tiếng “bọn cách mạng” là tiếng dùng quá độ giữa các danh từ “tụi cộng hòa” đã mòn và “lũ mị dân” hồi đó hầu như chưa dùng, về sau rất đắc dụng.
Viên đội trưởng hạ lệnh rẽ trái theo cái triền đổ về phía sông Xen. Nếu bọn chúng có ý định chia làm hai tốp, đi theo hai hướng, tất Giăng Vangiăng bị bắt. Thật là hú vía! Có lẽ sở cảnh sát đã chỉ thị cấm đội tuần tra không được phân tán, sợ xảy ra một cuộc chiến đấu mà phía người bạo động quá đông. Đội tuần tra bỏ đi, để Giăng Vangiăng ở lại đằng sau. Giăng Vangiăng chẳng nhìn thấy gì hết, chỉ thấy bỗng nhiên ngọn đèn quay đi rồi biến mất.
Trước khi quay đi, viên đội trưởng còn bắn một phát súng về hướng họ không đi, cho lương tâm cảnh sát của y khỏi day dứt. Tiếng nổ dội từ cống này sang cống khác, tưởng như tiếng sôi bụng trong khúc ruột khổng lồ. Một mảnh vôi rơi xuống rãnh nước kêu lõm bõm cách Giăng Vangiăng vài bước, báo cho ông biết viên đạn bắn trúng vòm cống trên đầu.
Những bước đi từ từ, thận trọng bì bõm trong rãnh nước còn vang lại một lát, rồi càng xa càng lắng dần. Những bóng đen ấy đi vào bóng tối, ánh sáng chiếc đèn làm thành một vòng tròn chập chờn trên vòm cống càng mờ nhạt dần rồi mất hẳn; bây giờ lại im lặng hoàn toàn, tối đen như mực; trong bóng tối lại chỉ là mù với điếc. Giăng Vangiăng chưa dám động đậy, cứ nép vào trong tường rất lâu, tai nghe ngóng, mắt căng ra nhìn theo những bóng ma tuần hành tan dần trong bóng tối.
III
NGƯỜI BỊ THEO DÕI
Nói cho đúng, thời ấy đội cảnh binh, ngay trong những hoàn cảnh nghiêm trọng nhất, bao giờ cũng nghiêm chỉnh làm đầy đủ nhiệm vụ kiểm soát giữ gìn đường sá, theo dõi gian phi, không hề nao núng. Một cuộc bạo động không phải là một cớ để người cảnh binh có thể thả lỏng cho bọn gian phi muốn làm gì thì làm, và để bỏ mặc xã hội muốn ra sao thì ra vì lý do là chính phủ đang lâm nguy. Công việc bình thường tiến hành song song với công việc đột biến, không hề sai lạc hay lúng túng. Giữa một cuộc biến động chính trị lớn lao vừa chớm nở, với sự đe dọa của một cuộc cách mạng, một viên cảnh sát vẫn “theo hút” một tên kẻ cắp, không hề bị cuộc cách mạng và chiến lũy ngăn trở.
Ấy, việc đó đã xảy ra chiều ngày 6 tháng sáu trên bờ sông Xen, phía bãi bên phải, qua cầu Anhvalít một chút.
Bây giờ thì ở đó không còn bãi nữa. Cảnh tượng nay đã thay đổi.
Trên bờ sông có hai người ở cách nhau một quãng, hình như đang rình nhau, người nọ muốn lẩn tránh người kia. Người đi trước cố tách đi cho xa, người đi sau lại gắng sức tiến đến sát gần.
Thật giống như một ván cờ chơi im lặng, đứng xa nhau mà tính nước. Không ai có vẻ vội vàng; cả hai người cùng đi chậm rãi, hình như mỗi người đều sợ mình đi nhanh sẽ làm cho đối thủ càng đi nhanh hơn.
Trông cảnh tượng ấy, người ta tưởng như nhìn một con thú đói đang đuổi mồi mà làm như không đuổi gì cả. Con mồi thì lại xảo trá, lúc nào cũng đề phòng.
Họ giữ khoảng cách giữa con chó săn và con chồn bị đuổi. Kẻ cố thoát bé người, dáng yếu; kẻ cố bắt cao lớn, dáng khỏe bạo, đụng chạm với nó một lần cũng mệt lắm.
Kẻ bị săn, biết mình yếu hơn, cố tránh kẻ đi săn; hắn tránh mà lòng đầy căm giận. Có ai chú ý nhìn hắn, sẽ thấy trong mắt hắn hằn lên mối hận thù phải đi trốn và vẻ hăm dọa mặc dù sợ sệt.
Lúc ấy bờ sông vắng tanh; không một bóng người qua lại; ngay trên các xà lan đậu đó đây, cũng không có bóng thủy thủ hay phu bốc hàng.
Chỉ đứng trên bến tàu trước mặt mới nhìn được rõ hai người ấy. Đứng như thế mà nhìn, sẽ thấy người đi trước có vẻ bơ phờ, rách rưới và gian giảo; và người đi sau là một viên chức nhà nước chính cống, mặc một cái áo dài viên chức cài khuy đến tận cổ.
Nếu các bạn nhìn gần họ, có lẽ cũng nhận được là ai.
Người đi đằng sau muốn gì?
Hẳn là muốn cho anh chàng kia được mặc ấm hơn.
Khi một người bận quần áo nhà nước mà đuổi theo một người ăn mặc rách rưới, tất cũng chỉ vì muốn cho anh ta mặc bộ quần áo nhà nước. Nhưng cái quan trọng là bận quần áo màu nào. Bận đồ xanh thì vinh dự biết mấy, nhưng bận đồ đỏ[418] thì đến bực mình.
Có thứ màu đỏ của hạ tầng.
Chắc hẳn anh chàng kia đang muốn tránh thứ màu đỏ ấy và một việc bực mình gì đây.
Người đi sau cứ để cho anh ta cứ việc đi trước, chưa bắt vội, chắc là còn mong tóm anh ta ở một nơi hẹn hò nào đầy ý nghĩa, hay tóm được ngon ơ cả một bọn. Cái công việc tế nhị ấy gọi là “theo dõi”.
Điều ức đoán trên rất có thể đúng vì người mặc áo cài khuy thấy trên bến có một cái xe ngựa đi không, liền ra hiệu cho bác đánh xe. Bác này hiểu ngay; tất nhiên, bác biết người gọi xe kia là ai, nên bác quay xe lại cho ngựa đi bước một trên bến, theo hai người. Việc này, người ăn mặc rách rưới, có vẻ ám muội kia không hề biết!
Cái xe đi dọc theo hàng cây đường Săng Êlidê. Nửa người bác đánh xe nhô lên trên bao lơn bờ sông, tay cầm cái roi.
Một chỉ thị mật của sở cảnh sát gởi cho nhân viên, có ghi khoản này: “Bao giờ cũng phải dự bị sẵn một cái xe phòng khi dùng đến”.
Hai người, mỗi người dùng một chiến lược riêng rất tài tình, để tiến đến gần cái dốc xây đá chạy thoai thoải từ trên xuống bờ sông; cái dốc này vẫn dùng cho các bác đánh xe từ Pátxi tới dắt ngựa xuống sông uống nước, sau này bị phá đi cho cân đối; ngày nay ngựa chết vì khát nhưng phong cảnh trông vừa mắt hơn.
Hình như người mặc áo bờ lu sắp sửa trèo lên dốc để chạy trốn vào quảng trường Săng Êlidê; nơi này nhiều cây thật, những cũng rất sẵn cảnh binh, người đuổi theo sẽ được trợ lực dễ dàng.
Nơi này ở bờ sông gần bên ngôi nhà mà đại tá Brắc đem từ More về Pari năm 1824, gọi là nhà vua Francois đệ nhất. Một bốt gác nằm cạnh đó.
Người bị đuổi không trèo lên dốc, người kia hết sức sửng sốt; hắn ta cứ dọc theo bến mà đi dưới bờ sông.
Tình trạng hắn ta nguy ngập trông thấy.
Nếu không nhảy xuống sông Xen, hắn còn có cách nào khác?
Không còn cách nào lên bến được; lan can không, bậc cũng không, chỉ còn một thôi nữa là đến sông Xen ngoặt rẽ về phía cầu Iêna, tức là nơi bãi sông càng thu hẹp lại, rồi chỉ còn là một dải đất mong manh, rồi lẩn xuống mặt nước. Đến đó, hắn ta sẽ bị bao vây giữa một bức tường dựng đứng ở bên phải, trước mặt và bên trái là con sông, đại diện nhà nước ở ngay sau gót.
Thật ra còn lù lù một đống vôi gạch vụn che khuất nơi cuối bãi, cao độ hơn vài mét, không biết từ sự phá hoại nào mà ra. Có lẽ hắn ta mong còn cách lẩn sau đống gạch vụn cỏn con ấy chăng? Cái kế cùng ấy khờ khạo quá. Tất hắn không nghĩ thế. Bọn kẻ cắp đời nào lại ngây thơ đến nước ấy.
Đống gạch làm thành một cái ụ thoai thoải xuôi xuống đến bức tường như một cái mỏm nhọn.
Người bị đuổi đến nơi ấy liền đi vòng cái mỏm kia thành thử người đuổi không nhìn thấy hắn nữa.
Người đuổi sau không thấy người đằng trước, nên người đằng trước cũng chẳng thấy được anh ta. Anh ta liền thừa cơ rảo cẳng bước vội lên, không cần giấu giếm gì nữa. Chỉ một chốc là anh đến ụ gạch, vội vòng ụ tiến lên. Anh bỗng dừng lại, sững sờ cả người. Người kia không còn đấy nữa. Người mặc áo bờ lu đã biến đâu mất hút.
Kể từ đống gạch, bãi chỉ còn chưa đầy ba mươi bước thì chìm dưới làn nước, sông đập thẳng vào chân tường bờ.
Hắn không thể nhảy xuống sông Xen hay leo lên dốc mà anh chàng đuổi sau lại không trông thấy! Hắn đi đằng nào?
Người mặc áo dài cài khuy đi đến tận cuối bãi, và đứng đờ ra suy nghĩ, tay nắm chặt run run, mắt xoi mói nhìn khắp chỗ. Bỗng anh ta vỗ trán. Anh vừa thấy ở nơi tiếp giáp mỏm đất với mặt nước, một cái cửa song sắt khá rộng và thấp, hình bán nguyệt, có một cái khóa dày dặn và ba cái bản lề to tướng. Cái cửa ấy là một thứ cửa đục ở dưới bục con đường dọc sông, mở thông ra sông và thông ra bãi. Một dòng nước ngầu đen chảy phía dưới cửa đổ vào sông Xen.
Phía bên kia những chấn song sắt nặng nề đã rỉ, là một con đường hầm vòm cuốn, tối om om.
Anh ta khoanh tay và nhìn tấm cửa, có vẻ trách móc.
Nhìn không đủ, anh lấy tay đẩy thử, anh lay lay. Cửa rất vững. Hắn là người vừa mở cửa; kể cũng lạ, cửa rỉ thế mà không nghe thấy một tiếng động. Nhưng có điều chắc chắn là cửa vừa khóa lại. Rõ ràng là người vừa qua cửa này không dùng một cái móc, mà có một cái chìa khóa.
Anh bừng thấy sự thật hiển nhiên ấy khi anh ra sức đẩy cái cửa sắt. Anh ta thốt một lời kết luận chua chát bất bình:
- Hừ, gớm thật! Có cả chìa khóa của nhà nước!
Rồi anh ta chợt dịu đi và diễn tả cả một thế giới tư tưởng bằng một hồi những tiếng gióng một, nói có vẻ mỉa mai:
- Chà! Chà! Chà! Chà!
Nói xong, không biết anh ta mong đợi cái gì - chắc là đợi người kia trở ra hay đợi có bọn khác chui vào - mà anh ta đứng rình ở đằng sau ụ gạch, như một con chó săn hung dữ, kiên nhẫn.
Còn cái xe ngựa tiến thoái theo anh ta thì đã đỗ ở trên bến bên cạnh bao lơn. Bác đánh xe đoán là phải đợi lâu, nên dúi mõm ngựa vào túi đựng thóc treo bên dưới xe, thứ túi mà người Pari thường trông thấy, và đôi lúc chính phủ cũng dúi họ vào. Một vài người trên cầu Iêna trước khi đi còn ngoái lại nhìn hai chi tiết cảnh ấy, một người đứng trên bãi sông và cái xe trên bến.
IV
NGƯỜI ẤY CŨNG VÁC THÁNH GIÁ
Giăng Vangiăng lại đi và không dừng nữa.
Đường đi mỗi lúc càng khó khăn. Cái vòm trên đầu khi cao khi thấp; thường thì cống cao độ một mét tám, xây vừa cho một người đi lọt.
Giăng Vangiăng phải cúi xuống để khỏi va Mariuytx vào trần. Mỗi lúc lại phải cúi còng người xuống, rồi lại ngẩng lên, tay luôn luôn lần bờ tường. Những phiến đá dâm dấp nước và cái rãnh nhầy nhụa không phải là chỗ bấu víu chắc chắn cho tay và chân người. Ông lảo đảo trong hố phân của thành phố. Đi mãi, mới gặp chút ánh sáng chập chờn chiếu qua các cửa hầm, nhợt nhạt như ánh sáng trăng ngay những lúc mặt trời chiếu tỏ nhất. Còn thì toàn là sương mù, chướng khí, đùng đục, đen ngòm. Giăng Vangiăng vừa đói vừa khát, nhất là khát; nơi này cũng như ở ngoài biển, tuy vô khối nước, nhưng không uống được. Như ta đã biết, sức ông thật phi thường; tuổi ông đã già, nhưng sức chẳng giảm mấy bởi vì ông sống một cuộc đời thanh khiết, điều độ. Thế mà ông thấy bắt đầu khuỵu. Ông mệt lắm; sức càng yếu, cái khối trên vai càng nặng. Mariuytx có lẽ đã chết rồi, nên đè nặng trĩu xuống như một vật bất động. Giăng Vangiăng nâng anh lên để cho anh khỏi tắc nghẽn, hơi thở được hết sức dễ dàng. Chuột lướt nhanh dưới chân ông; có con hoảng quá cắn ông. Thỉnh thoảng một cơn gió mát thổi qua mảnh kẽm ở các miệng cống làm cho ông tỉnh táo lại.
Lúc ông đến cái cống bọc quanh có lẽ đã ba giờ chiều.
Lúc đầu ông hết sức ngạc nhiên; đường cống bỗng rộng hẳn ra. Hai tay sờ ra không đến vách, đầu không chạm trần. Cái Cống lớn này rộng đến hai thước rưỡi, cao hai thước hai.
Nơi cống Môngmác ăn thông với cống lớn cũng là nơi hai con đường ngầm khác, cống phố Prôrôvăng và cống Labáttoa gặp Cống lớn, họp thành một ngã tư. Giữa bốn con đường ấy, một kẻ kém minh mẫn tất sẽ lưỡng lự, Giăng Vangiăng chọn con đường lớn nhất, tức là cái cống bao quanh. Nhưng câu hỏi trước trở lại; xuống hay lên? Ông nghĩ rằng bây giờ tình thế cấp bách quá, thế nào thì thế, cũng phải ra sông Xen ngay. Nghĩa là phải đi xuống, ông rẽ phía trái.
Như thế là phúc cho ông. Bởi vì sẽ lầm to nếu nghĩ rằng cống bọc quanh có hai lối ra, một ra Bécxi, một ra Pátxi và nó là địa đạo bọc quanh bên dưới thành phố ở hữu ngạn sông Xen, như tên gọi của nó làm cho người ta tưởng thế. Cống lớn, các bạn nên nhớ lại, chỉ là con suối Mêninmôngtăng cũ; nếu đi ngược nó thì sẽ đi đến một ngõ cụt, nghĩa là đến nơi xuất phát của nó trước kia, tức là nguồn suối, nằm dưới chân đồi Mêninmôngtăng. Nó không thông thương trực tiếp với các cống nhánh nhận nước của Pari từ khu Pôpanhcua và đổ ra sông Xen qua cống Amơlô ở phía trên đảo Luivê. Nhánh đó bổ sung cho cống Cái và cách cống Cái bởi một ụ đất ở dưới phố Mêninmôngtăng, nơi này chỉ định sự phân lưu xuôi ngược. Ví như Giăng Vangiăng đi ngược hầm, ông sẽ rất chật vật và khi đã rã rời, cơ hồ chết mệt, giữa đêm tối bịt bùng, mới đến được một bức thành. Và thế là phải chịu chết.
Có khá hơn thế một chút, nếu đi lùi lại một ít, đi vào cống Phiơ đuy Canve mà không phân vân ở chỗ bàn chân ngỗng ngầm dưới ngã tư Busơra, đi vào hầm Xanh Luy rồi sang trái vào đường hầm Xanh Gilơ, rồi lại rẽ phải, tránh đường hầm Xanh Xêbaxchiêng thì sẽ đến cống Amơlô. Từ đấy, nếu ông không lạc lối ở những đường hầm hình chữ F dưới khu La Baxtiơ, thì ông sẽ đến lối ra sông Xen gần xưởng Quân khí. Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả đó, ông phải biết tường tận, đến cả từng chi nhánh, từng ngõ ngách cái khối san hô mênh mông này. Thế nhưng, chúng tôi nói lại, ông chẳng hiểu biết chút gì về cái hệ thống địa đạo ghê gớm này. Giá người ta hỏi ông đang ở đâu thì ông chỉ có thể trả lời: ở trong đêm tối.
Bản năng đã phù trợ ông. Đi xuống, tức là có cơ sở thoát khỏi nơi này.
Ông bỏ lại đằng sau, ở phía tay phải, hai cái hành lang rẽ ra thành hình móng vuốt dưới phố Laphít và phố Xanh Gioóc, và con đường cống rẽ đôi dưới con đường Ăngtanh.
Đi quá một cái cống nhánh mấy bước, chắc là nhánh của cống Mađơlen, ông dừng lại. Ông mệt lả. Một cái cửa hầm khá rộng, chắc là thông ra phố Ănggiu, chiếu một vùng ánh sáng gần như chói lọi. Giăng Vangiăng đặt Mariuytx xuống cái bậc bên rìa cống, cử chỉ nhẹ nhàng như một người anh đỡ đứa em bị thương. Khuôn mặt Mariuytx đẫm máu, ra ngoài ánh sáng trắng ở cửa hầm chẳng khác gì khuôn mặt của người chết dưới mộ. Mắt anh nhắm nghiền, tóc dính chặt vào thái dương như lông bút khô nhăn lại trong thuốc vẽ màu đỏ, hai bàn tay buông thõng, cứng đờ, tứ chi giá buốt, máu đọng lại trên mép. Máu đóng cục trong nút ca-vát; áo sơ mi quện chặt vào các vết thương, dạ áo cọ vào những vết đứt há miệng. Giăng Vangiăng khe khẽ lấy đầu ngón tay vạch áo ra, ấp lòng bàn tay lên ngực Mariuytx. Tim hãy còn đập. Giăng Vangiăng xé áo sơ mi của mình cố buộc các vết thương lại nhờ thế máu ngừng chảy. Rồi trong cảnh tranh tối tranh sáng ấy, ông cúi xuống nhìn Mariuytx, vẻ vô cùng căm ghét. Mariuytx vẫn bất tỉnh, gần như không thở nữa.
Lúc lục lọi quần áo Mariuytx, ông thấy hai thứ ở trong túi: cái bánh bỏ quên từ hôm qua và cuốn sổ tay. Ông ăn cái bánh và mở sổ tay xem. Trên trang đầu có bốn dòng chữ Mariuytx viết. Ta còn nhớ những dòng chữ ấy:
"Tôi là Mariuytx Pôngmécxi. Mang xác tôi đến nhà ông tôi là ông Gilơnócmăng, số 6, phố Phiơ đuy Canve, khu Mare”.
Trong ánh sáng lờ mờ nơi cửa hầm, Giăng Vangiăng đọc mấy dòng chữ; ông trầm ngâm một lát, khe khẽ nhắc lại: “Phố Phiơ đuy Canve, ông Gilơnócmăng”. Ông lại nhét cuốn sổ vào túi Mariuytx. Ông đã được miếng ăn vào bụng nên thấy khỏe lại. Ông lại cõng Mariuytx, nhẹ nhàng đặt đầu anh lên vai bên phải, rồi lại bắt đầu đi xuống dốc.
Cống lớn, hướng theo đường thung lũng Mêninmôngtăng, dài tới gần hai dặm, phần lớn là có lát đá.
Chúng tôi đã dùng tên các phố Pari như một bó đuốc để soi cho độc giả theo dõi hành trình của Giăng Vangiăng dưới đất nhưng bản thân Giăng Vangiăng thì không hề có bó đuốc ấy. Ông không biết mình qua khu vực nào của thành phố, cũng không biết mình đã đi qua những đường lối nào. Qua các vũng ánh sáng mỗi lúc một nhạt, ông biết rằng mặt trời đang ngả dần xuống và chẳng bao lâu nữa ngày sẽ tàn. Nghe tiếng bánh xe lăn trên đầu từ liên miên chuyển sang thưa thớt, rồi gần như mất hẳn, ông biết là ông đã xa trung tâm thành phố và đang tiến đến một nơi vắng vẻ, gần những đại lộ ngoại thành, hay gần những đoạn bờ cuối thành phố. Càng ít nhà, ít phố, thì cửa hầm cũng càng thưa dần. Bóng tối lại dày đặc khắp tứ phía. Giăng Vangiăng cứ đi, mò mẫm trong bóng tối.
Bỗng nhiên, bóng tối trở thành vô cùng khủng khiếp.
V
CÓ THỨ CÁT MỊN MÀ NGUY HIỂM, CŨNG NHƯ CÓ NGƯỜI ĐÀN BÀ TẾ NHỊ MÀ GIẢO QUYẾT
Giăng Vangiăng thấy mình đã bước xuống nước; dưới chân không phải là đá nữa mà chỉ có bùn.
Ở một vài nơi trên bờ biển Brơrơtanhơ[419] hay Êcốt[420] đôi khi có người bộ hành hay người đánh cá, gặp khi triều rút, đi trên bãi cát cách xa bờ, bỗng cảm thấy đã lâu mình bước chân đi hơi khó nhọc. Bãi bể như có chất nhựa và bàn chân như dính chất ấy. Cơ hồ không phải là cát nữa mà là nhựa vậy. Cát thì khô hẳn hoi nhưng cứ nhấc chân bước đi là y như dấu chân còn lại trên cát đầy sũng những nước. Tuy nhiên con mắt nhìn chẳng thấy có gì thay đổi. Bãi bể mênh mông, phẳng phiu, yên lặng. Cát ở nơi nào cũng vậy chẳng phân biệt được nơi nào chắc, nơi nào sụt. Đàn bọ bể vui vẻ vẫn nhảy nhặng xị trên chân khách đi đường. Khách đi về phía trước, hướng về phía đất liền mà tiến, cố đến gần bờ. Khách không ngại gì hết. Có gì mà ngại? Nhưng khách cảm thấy bước chân cứ mỗi lúc một nặng thêm. Bỗng khách sụt chân. Sụt đến bảy, tám phân. Thôi, lầm đường rồi; khách dừng lại để tìm phương hướng. Bỗng khách nhìn xuống chân, bàn chân đã biến mất; cát đã lấp nó. Khách rút chân lên, muốn quay trở lại; khách quay lại, nhưng thụt sâu thêm xuống. Cát đến mắt cá, khách nhảy qua và nhào qua bên trái, cát đến nửa ống chân, khách nhào qua bên phải, cát lên đến đầu gối. Bấy giờ, với một nỗi khủng khiếp không thể nói, khách nhận thấy mình lâm vào một vùng bãi lún, cái môi trường ghê gớm mà cá không thể lội, người không thể bơi. Nếu có mang xách gì, khách vứt đi, khách làm cho nhẹ người như con tàu lâm nạn. Không kịp nữa; cát đã lên khỏi gối.
Khách gọi, khách vẫy mũ hay khăn tay, cát cứ dâng lần lên chiếm người anh. Nếu bờ bể không có bóng người, nếu đất liền ở quá xa, nếu bãi cát vẫn có tiếng là nguy hiểm nữa nay, nếu không có những vị anh hùng nơi lân cận, thì là hết, khách không thể thoát khỏi sa lầy. Khách không thể thoát khỏi bị chôn vùi, một sự chôn vùi dài đằng đẵng, chắc chắn, không khoan thứ, không thể trì hoãn mà cũng không thể thôi thúc cho chóng xong. Nó kéo dài hàng mấy giờ, tưởng như không bao giờ hết. Nó bắt đứng bạn giữa lúc bạn đang tự do giữa trời, giữa lúc bạn đang tươi vui, khỏe mạnh. Nó kéo chân bạn xuống. Mỗi lúc bạn cố ngoi lên, mỗi khi bạn thét lên, nó lại lôi bạn sâu xuống thêm chút nữa. Nó siết chặt thêm, như muốn trừng trị bạn, vì bạn đã kháng cự lại. Nó từ từ rút người ta trở về trong lòng đất, rút mà để cho người ta đủ thì giờ nhìn trời xa, nhìn cây cỏ, nhìn đồng ruộng xanh tươi, nhìn khói tỏa từ làng mạc nơi đồng bằng, nhìn cánh buồm trên mặt bể, nhìn chim bay, chim hót, nhìn mặt trời với mây xanh. Sa lầy là một hầm mộ biến thành thủy triều, từ trong lòng đất dâng lên vùi người sống. Mỗi một phút là một người phu huyệt tàn nhẫn. Kẻ khốn khổ thử ngồi xuống, thử nằm xuống, thử bò lên, mỗi cử động mỗi chôn vùi hắn sâu thêm. Hắn vùng dậy, hắn càng thụt xuống; hắn cảm thấy bị nuốt chửng. Hắn rú lên, van vỉ, kêu trời; hắn vặn tay, tuyệt vọng. Kìa, hắn đã ngập đến bụng; cát lại lên đến ngực; chỉ còn là bức tượng bán thân. Hắn giơ tay cao lên, thốt lên những tiếng rên giận dữ, cấu móng vào bãi muốn bấu víu trên thứ bùn tro ấy, hắn tì khuỷu tay xuống để mong thoát khỏi cái bọc mềm nhũn ấy, hắn khóc nấc lên điên dại; cát cứ dâng cao. Cát ngập đến vai, cát ngập đến cổ; bây giờ chỉ còn thấy cái mặt. Mồm há ra kêu cát đầy vào mồm; yên lặng. Mắt còn mở to nhìn, cát bịt lấy mắt; tối tăm. Cái trán cứ chìm dần; một mớ tóc phất phơ trên cát; một bàn tay chọc thủng mặt cát nhoi lên động đậy, vẫy vẫy rồi mất tăm. Ôi! Cảnh hủy diệt vô cùng thê thảm của một kiếp người!
Có khi là một kỵ sĩ sa lầy cùng với con ngựa; có khi là bác đánh xe sa lầy cùng với chiếc xe; cái gì cũng chìm xuống cát được; không phải nước mà đắm. Đất nhận chết người trên cạn. Đất thấm biển là đất làm bẫy giết người. Trên mặt trông nó như đồng bằng, nhưng lòng nó mở ra như biển cả. Vực thẳm thường có những phản bội như vậy. Cái việc thảm đạm bất kỳ như trên có thể xảy ra ở bãi bể, và cũng có thể xảy ra trong cống ngầm Pari, cách đây ba mươi năm.
Trước khi có những công trình tu bổ to lớn khởi công từ năm 1833 thì đường hầm Pari có thể sụt đất bất thình lình.
Nước rỉ vào những lớp đất lân cận, nếu đất đó xốp quá; lòng máng dù xây đá như ở cống cũ hay tráng vôi chịu nước trên nền bêtông như ở cống mới, vì không có điểm tựa nên cũng oằn xuống, oằn ở đây tức là nứt, và nứt tất là đổ. Lòng máng sẽ đổ một đoạn. Cái khoảng đất nẻ, cửa miệng của một vực bùn đó, nhà chuyên môn gọi là khoảng thụt. Khoảng thụt là gì? Là một bãi lún ở bờ biển gặp thình lình trong lòng đất; đó là bãi đồi Xanh Misen trong lỗ cống. Đất thấm nước tựa như được nung chảy, tất cả những phân tử đều lơ lửng trong một thể lỏng. Không phải đất và cũng không phải nước. Đôi khi rất sâu. Không gì đáng sợ hơn một cuộc chạm trán như vậy! Nếu nước là thành phần chính thì cái chết đến nhanh, đó là hiện tượng bị ngập lún; nếu đất là chính thì cái chết tiến chậm, đó là cảnh lún lầy.
Người ta có thể tưởng tượng được cái chết đó không? Sa lầy ở bãi bể đã khủng khiếp thì sa lầy ở nơi nhớp nhúa này thế nào? Một đằng thì ở giữa không khí, ánh sáng chan hòa, giữa thanh thiên bạch nhật, có chân trời sáng sủa, có tiếng động bao la, có những đám mây phiêu diêu chứa hạt mưa vàng như ngọc, có những con thuyền xa xa, trong niềm hy vọng hiện ra dưới nhiều hình thái ở khách qua đường, ở sự cứu vớt mong mỏi đến phút cuối. Một đằng thì tối như mù với im lặng như điếc, một vòm trời đen nghịt, huyệt mồ xây sẵn, chết trong bùn lầy nhơ nhớp, dưới một cái nắp đậy kín mít. Từ từ chết ngạt trong ô uế, trong một cái hộp đá, cái chết ấy giơ nanh vuốt trong đống bùn nhơ nhớp và chẹn lấy cổ ta. Hơi thở khò khè lẫn trong mùi hôi thối; kia là cát, đây là bùn; kia là cuồng phong, đây là uế khí; kia là biển cả, đây là rác rưởi. Rồi thì kêu gọi, nghiến chặt răng lại, quằn quại, giãy giụa, rồi ngắc ngoải trong cái thành phố khổng lồ không hề biết gì đến mình, cái thành phố ở ngay trên đầu mình ấy.
Chết như vậy, khủng khiếp biết chừng nào!
Một đôi khi, cái chết đền bồi sự khắc nghiệt của mình bằng một cảnh trang nghiêm dữ dội. Trên giàn hỏa, hay trên con tàu đang đắm, người ta có thể vĩ đại; trong ngọn lửa, trong sóng bọt, có thể có một dáng điệu hiên ngang, ở đấy, con người đẹp hẳn lên trong phút giây hủy diệt. Ở đây thì không. Cái chết ở đây dơ bẩn. Người ta tắt hơi một cách hèn hạ. Những hình ảnh lung linh cuối cùng quá đê hèn. Bùn và nhục đồng nghĩa. Nhỏ nhen, xấu xí, đê nhục. Chết trong một thùng rượu bồ đào, như Clarăngxơ, chấp nhận được; trong hố bùn như Excublô thì tởm quá. Ngoi ngóp trong đó rợn người lắm. Vừa hấp hối, vừa bì bõm. Có đủ tối tăm để coi là địa ngục, có đủ bùn nhơ để chỉ là một vũng trâu đầm, và kẻ chết không biết mình sẽ thành ma hay hóa làm cóc.
Ở đâu thì hầm mộ cũng ghê rợn, ở đấy nó lại còn thêm dị dạng dị hình.
Độ sâu của khoảng đất thụt khác nhau, và chiều dài, độ đặc cũng vậy, tùy theo đất nền xấu nhiều hay xấu ít. Có khi khoảng thụt sâu trên dưới một mét, có khi đến đôi, ba mét, cũng có khi không tìm thấy đáy nữa. Ở nơi này bùn đặc chắc gần như đất, nơi kia gần như nước. Ở khoảng thụt Luynie, phải trọn một ngày một người mới biến hết, còn khoảng Phêlipô thì ngốn người ta trong năm phút. Bùn đỡ thân người nhiều hay ít tùy độ đặc của nó. Một đứa trẻ có thể thoát ở chính nơi người lớn bị chôn vùi. Nguyên tắc đầu tiên để tự cứu là phải vứt bỏ hết những gì ta ôm, xách. Ném túi dụng cụ, hay cái giỏ hoặc cái máng của mình, đó là việc làm đầu tiên của người thợ cống khi cảm thấy đất dưới chân rung rinh.
Đất thụt có những nguyên nhân khác nhau: đất quá giòn xốp; hoặc có một khoảng sụt nào đó trong lòng đất ở độ sâu người ta không dò tới; hoặc là do những cơn mưa rào dữ dội mùa hè; hay vì mưa dầm mùa đông; rồi cũng có thể là vì mưa nhỏ hạt mà liên miên. Có khi sức nặng của những ngôi nhà kế cận làm trên đất vôi hay đất cát xô lệch các vòm cống ngầm, làm cho chúng méo mó, hoặc là lòng máng vỡ ra và nứt nẻ dưới sức ép đó. Sức ép của đền Păngtêông một thế kỉ trước đây đã làm ngáng trở một phần những hầm núi Xanhtơ Giơnơvie như thế đó. Khi một cái cống sụt dưới sức ép của nhà cửa, trong một số trường hợp, nó gây ra một hiện tượng trên mặt đất là đá lát đường, nứt nẻ thành đường răng cưa; vết rạn ở vòm cống, phát triển thành đường ngoằn ngoèo suốt chiều dài vòm cống, do dễ thấy mà có thể cứu chữa nhanh chóng. Nhưng lắm khi sự phá hoại bên trong không hiện thành một thương tích gì bên ngoài. Trong trường hợp đó gây họa cho người thợ cống. Ai vào cống sụt không đề phòng, họ có thể mất mạng trong đó. Sổ sách cũ còn ghi lại mấy ca thợ cống bị vùi lấp cách đó trong khoảng thụt. Nó cho biết nhiều tên tuổi. Chẳng hạn tên anh thợ cống sa lầy trong một khoảng thụt ở cửa cống phố Carêm Prơnăng; anh Bledơ Putơranh; anh Bledơ này là anh em với Nicôla Putơranh, người đào huyệt cuối cùng ở nghĩa địa Inôxăng năm 1785, là năm mà nghĩa địa ấy hết tồn tại.
Còn có chàng tử tước trẻ lịch sự Excublô mà chúng tôi vừa nói tới, một trong những anh hùng đã phong tỏa Lêrida, ở đấy người ta mang bít tất tơ, đàn vĩ cầm ra trước để xông lên đánh thành. Excublô một đêm bị bắt gặp trong buồng người chị em họ, nữ công tước Xuốcđi, bèn chui trốn vào cống Bôtơrêđi để khỏi bị công tước bắt, và chết chìm trong đó. Khi nghe thuật lại, bà Đơ Xuốcđi bảo đưa lọ thuốc và mải lo hít hơi muối chống ngất, bà quên khóc. Chẳng có tình yêu nào tắt tất. Cống nhơ dập tắt tất. Hêrô không chịu tắm rửa thi hài Lêăngđrơ. Tixbê bịt mũi trước xác chết Pyrăm và kêu: “Gớm!”
VI
KHOẢNG ĐẤT SỤT
Giăng Vangiăng đứng trước một khoảng đất sụt.
Thời ấy, lớp dưới đất khu Săng Êlidê bị sụt là thường bởi vì nơi ấy khó lòng làm công tác trị thủy, đất lại quá nhão, nên những kiến trúc ngầm khó mà bền được. Đất ở đây còn dễ sụt hơn cả những bãi cát ở khu Xanh Gioóc, - ở Xanh Gioóc, phải xây móng bêtông để khắc phục - và dễ sụt hơn cả những lớp đất sét hôi thối ở khu Máctia, - đất ở đây lỏng quá, phải bắc một cái ống bằng gang mới xây được con đường ngầm dưới đại lộ Máctia. Năm 1836, khi người ta phá hủy cái cống đá ngầm dưới khu Xanh Ônôrê - hiện Giăng Vangiăng đang đứng ở cống này, - để xây lại, vùng cát động kéo dài từ lớp dưới đất khu Săng Êlidê đến sông Xen, đã cản trở công việc rất nhiều, công trình phải kéo dài tới sáu tháng mới xong. Việc này làm cho dân phố hai bên kêu như cháy đồi, nhất là dân có lâu đài, có xe ngựa. Công trình xây dựng không phải chỉ gặp khó khăn, mà còn nguy hiểm nữa. Phải nói thêm dạo đó trời mưa ròng rã bốn tháng rưỡi liền và nước sông Xen lũ đến ba lần.
Giăng Vangiăng bị sa lầy, bởi vì hôm trước mới mưa rào. Cát dưới nền không đỡ nổi, nên đường lún xuống và nước ứ lại. Nước rỉ vào, đất sụt xuống. Đường lòng máng nứt ra và lún xuống bùn. Trên một đoạn bao nhiêu? Không thể nói được. Nơi này tối tăm hơn bất cứ nơi nào khác. Rõ là một hố bùn trong một hang tối.
Giăng Vangiăng thấy sàn đá dưới chân lẩn đâu mất. Ông bước vào bùn. Trên là nước, dưới là bùn. Thế nào cũng phải vượt qua nơi này. Không thể quay lại được, Mariuytx sắp chết; còn Giăng Vangiăng thì mệt nhoài. Vả chăng còn biết đi đâu? Giăng Vangiăng tiến lên. Vũng lầy, thoạt bước mấy bước, hình như không sâu lắm. Nhưng càng đi, chân càng ngập sâu thêm. Chẳng mấy chốc, bùn đã đến cổ chân, nước thì lên quá đầu gối. Ông cứ đi, hai tay cố hết sức nâng Mariuytx lên khỏi mặt nước. Bây giờ bùn đã đến khuỷu chân, nước đến thắt lưng. Không thể lùi lại được nữa. Càng đi càng thụt xuống mãi. Bùn vừa đủ đặc để chịu sức nặng của một người, tất nhiên không chịu nổi sức nặng của hai người. Nếu là một mình Mariuytx hay Giăng Vangiăng thì may ra có thể thoát được. Giăng Vangiăng cứ tiến lên, tay vác người sắp chết, có lẽ đã chết rồi cũng nên.
Nước ngập đến nách. Chìm nghỉm mất! Ngập dưới bùn sâu như thế, ông thấy khó cử động quá đỗi. Bùn đặc đỡ thân người nhưng cũng cản tay chân người. Ông vẫn nâng cao Mariuytx lên, và dốc hết sức lực, ông tiến lên được, nhưng lại lún sâu thêm. Chỉ còn cái đầu và hai tay nâng Mariuytx là nhô khỏi mặt nước. Trong những bức tranh xưa vẽ trận đại hồng thủy, thấy có một bà mẹ nâng con như thế.
Giăng Vangiăng thụt sâu xuống nữa; ông ngửa mặt lên cho nước khỏi vào miệng và để thở: trong cảnh tối mò mò ấy, ai trông thấy ông chắc sẽ tưởng như thấy một cái mặt nạ lềnh bềnh trôi trên bóng tối. Ông mờ mờ thấy cái đầu lủng lẳng và gương mặt tái nhợt của Mariuytx. Ông gắng sức một cách tuyệt vọng và đưa mạnh chân tới; chân ông đụng phải một vật gì răn rắn. Một chỗ đứng được. Vừa kịp.
Ông gượng vùng lên, còng người lại bám chặt, bíu riết chỗ rắn ấy một cách điên cuồng. Ông cảm thấy như chỗ ấy là bậc thang đầu tiên để trở về cuộc sống.
Chỗ rắn chìm dưới bùn sâu mà Giăng Vangiăng vấp phải lúc nguy nan nhất, chỗ ấy chính là chỗ lòng cống lại bắt đầu nhô lên ở phía bờ bên kia; lòng cống không gãy, nó chỉ uốn cong xuống như một tấm ván, vẫn liền một tấm. Những nền lát đá tốt oằn xuống mà vẫn chắc như vậy. Đoạn móng cong này tuy ngập nước một phân nhưng chắc chắn; nó làm thành như một bậc thềm, đã đứng lên đó được thì chắc sống. Giăng Vangiăng trèo lên đường dốc đó và đến được bên kia bờ vũng bùn.
Ra khỏi vũng nước, ông vấp phải một hòn đá, ngã quỵ xuống. Ông thấy quỵ xuống như thế là phải, ông quỳ một lát, tâm hồn chìm đắm trong một lời cầu nguyện Thượng đế.
Ông đứng dậy, rét run cầm cập, cứng đờ ra, hôi thối, người sắp chết đè trĩu còng lưng, người bê bết bùn từ đầu đến chân nhưng tâm hồn chói lọi một thứ ánh sáng lạ lùng.
VII
CÓ KHI TƯỞNG CẬP BẾN LẠI HÓA MẮC CẠN
Giăng Vangiăng lại bắt đầu đi nữa.
Dù ông không bỏ mạng trong vũng bùn, nhưng hình như ông đã trút hết cả sức lực xuống đó. Sự gắng sức phi thường ấy đã làm cho ông kiệt sức. Ông mệt nhọc quá nên cứ đi ba, bốn bước là phải tựa vào vách để thở. Một lần, ông ngồi bệt xuống thành cống để đổi tay ôm Mariuytx, và tưởng phải ngồi vĩnh viễn ở đấy, không đứng lên được. Tuy không còn sức nữa, nhưng ông vẫn còn nghị lực. Ông lại đứng dậy.
Ông bước đi, tuyệt vọng, cố gắng bước nhanh. Ông đi như thế được độ trăm bước, đầu cúi gằm xuống, hầu như cố nhịn thở mà đi, bỗng vấp phải bức tường. Ông đến chỗ cong ngoặt, vì cúi gằm nên đâm phải bức vách. Ông ngẩng lên nhìn thì thấy ở phía đầu cống đằng kia, xa, xa lắm, phía trước mặt, có ánh sáng. Lần này không phải là thứ ánh sáng kinh khủng, nhưng là thứ ánh sáng trắng tốt lành. Ánh sáng ban ngày.
Giăng Vangiăng thấy lối thoát.
Một tội nhân dưới âm ty đang đứng giữa đống lửa rực đỏ mà bỗng thấy cửa địa ngục mở, có cảm giác như thế nào thì lúc ấy Giăng Vangiăng cũng cảm thấy như thế. Người ấy sẽ vẫy đôi cánh cháy cụt mà cuống cuồng bay về phía cửa ngục. Giăng Vangiăng không thấy mệt mỏi nữa; ông không thấy gánh nặng trên vai nữa; bắp chân ông trở lại là bắp chân thép. Ông bước nhanh như chạy. Càng đến gần, lối ra càng rõ ràng. Đó là một nhịp cuốn hình bán nguyệt, thấp hơn cái vòm trần cống; trần mỗi lúc một thấp xuống; lối đi cũng hẹp hơn lòng cống; lòng cống đã mỗi lúc một hẹp lại, cũng như vòm cống càng hạ thấp xuống. Cái hầm thuôn thuôn như lòng phễu; kiểu kiến trúc như thế thật thất sách; nó rập theo lối cổng vào nhà tù. Xây như thế thì hợp với nhà lao nhưng không hợp với đường cống ngầm. Sau này, người ta đã sửa lại.
Giăng Vangiăng đến cửa hầm.
Đến đây, ông dừng lại.
Đích thị là cửa ra, nhưng không ra được.
Một cánh cửa sắt lù lù đóng kín; trông thì hình như họa hoằn lắm cửa mới mở, bản lề rỉ cả rồi. Cánh cửa đóng chặt vào cái khung đá bằng một cái khóa nặng nề rỉ đỏ cả ra, trông như một hòn gạch tướng. Trông thấy cái lỗ cắm chìa khóa, cả cái mở khóa kiên cố cắm sâu vào lỗ khóa. Thật rõ là cái khóa đã được vặn hai vòng. Loại khóa ấy là loại khóa các cửa ngục, thành phố Pari xưa không thiếu gì.
Bên kia cửa là không gian rộng rãi, là con sông, ánh sáng, cái bãi cát rất hẹp nhưng thừa sức để đi thoát, là những bến xa xa, là Pari, cái vực thẳm rất dễ lẩn trốn, là chân trời thênh thang, là tự do. Ở bên phải, phía dưới dòng sông, thấy cầu Iêna; bên trái phía bên dòng sông, là cầu Anhvalít. Nơi ấy thật thuận lợi để chờ đến đêm mà trốn đi. Nơi ấy là một nơi vắng vẻ nhất Pari; cái bãi này đối diện với Gơrô Cayu. Ruồi bay vào bay ra giữa các chấn song sắt.
Lúc ấy đã đến tám rưỡi tối. Ngày sắp tàn.
Giăng Vangiăng đặt Mariuytx nằm xuống nơi khô nhất trên mép máng dọc theo vách, rồi tiến ra phía cửa, lấy hai bàn tay nắm chặt chấn song cửa. Tay ông lắc như điên dại, nhưng cửa không nhúc nhích. Giăng Vangiăng nắm từng song sắt, hy vọng có thể nhổ được thanh yếu nhất, rồi dùng thanh ấy mà bẩy cửa ra hoặc cạy gãy khóa. Không lay được một cái chấn song nào hết. Đến răng trên hàm hổ cũng không vững bằng. Không có đòn bẩy thì đừng hòng mà cạy được. Cái trở ngại này không thể vượt qua. Không có cách nào mở được cửa.
Đành chịu chết à? Làm thế nào bây giờ? Rồi sẽ ra sao? Quay trở lại ư? Lại bắt đầu đi trở lại con đường khủng khiếp vừa đi qua? Không còn sức mà đi nữa. Vả lại, lúc nãy có qua được vũng bùn là chuyện thần kỳ, chứ bây giờ biết làm thế nào! Bên kia vũng bùn, chẳng có bọn cảnh binh tuần tiễu là gì? Thoát được một lần chứ thoát sao được hai lần? Rồi còn biết đi đâu? Đi về hướng nào? Đi theo dốc, tất không thể tới đích. Mà có thấy lối ra thì lối ra cũng đóng nắp hay bịt cửa. Chắc chắn là mọi cửa cống đều đóng kín như thế này. Tình cờ mà cái cửa Giăng Vangiăng chui xuống lúc nãy mở, chứ dĩ nhiên là tất cả mọi miệng cống khác đều đóng cả. Vừa qua, ông trốn thoát, nhưng lại trốn vào trong một ngục tù.
Thế là hết, Giăng Vangiăng làm gì cũng vô hiệu. Chúa không chịu.
Cả hai người cùng sa vào cái lưới chết mênh mông tăm tối. Giăng Vangiăng như trông thấy có nhện kinh khủng đang chạy trên những sợi dây đen run rẩy trong bóng đêm.
Ông quay lưng ra cái cửa sắt, không phải ngồi mà ngã vật xuống nền, ngay bên cạnh Mariuytx im lìm. Đầu ông gục xuống giữa hai gối. Không có lối ra. Không còn gì hãi hùng hơn!
Trong lúc lòng ông xót xa như vậy, ông nghĩ đến ai? Ông không nghĩ đến ông, cũng không nghĩ đến Mariuytx. Ông nghĩ đến Côdét.
VIII
VẠT ÁO RÁCH
Giữa lúc tuyệt vọng như vậy thì có một bàn tay đặt lên vai ông; một giọng khe khẽ nói với ông:
- Chia đôi nhé.
Ai ở trong bóng tối này? Lúc tuyệt vọng thì người ta như ở trong cơn mộng. Giăng Vangiăng tưởng mình nằm mơ. Ông có nghe thấy tiếng chân bước đâu. Có quả là có tiếng người không? Ông ngẩng lên nhìn.
Một người đứng ngay trước mặt.
Người ấy mặc một cái áo bơ-lu, chân dẫm đất, tay trái xách đôi giầy. Chắc hẳn là hắn ta đã tháo giầy ra để đi đến gần Giăng Vangiăng mà ông không hay biết.
Giăng Vangiăng không lưỡng lự một phút. Tuy gặp gỡ bất ngờ, ông nhận ra hắn ta ngay. Người ấy là Tênácđiê.
Mặc dù có thể nói ông vừa chợt tỉnh, nhưng vốn ông đã quen với những nguy biến, vốn ông đã dạn dày với những miếng đòn bất ngờ phải đối phó ngay tức khắc, nên ông lại trấn tĩnh được ngay lúc ấy. Vả lại lúc bấy giờ, không thể có tình thế nào nguy ngập hơn thế, tình cảnh đã đến chỗ cùng đồ không thể tăng thêm lên, và ngay đến hình ảnh Tênácđiê cũng không thể làm cho bóng đêm này đen thêm được.
Hai bên cùng chờ đợi.
Tênácđiê giơ tay phải lên ngang tầm trán, để che cho khỏi chói mắt, lông mày nhíu lại, mắt nheo đi, môi hơi mím, dấu hiệu của một người đang chăm chú cố nhận mặt kẻ khác. Không nhận ra là ai cả. Ta vừa nói, Giăng Vangiăng ngồi quay lưng ra ánh sáng, mặt mày nhem nhuốc, đẫm máu, đến ngay giữa ban ngày ban mặt cũng khó nhận ra. Trái lại, Tênácđiê quay mặt ra ánh sáng, tuy chỉ là ánh sáng mờ nhạt trong hầm, mờ nhạt mà lại chính xác, nên mặt mày Tênácđiê đập ngay vào mắt Giăng Vangiăng, nói theo lối ẩn dụ thông thường nhưng rất mạnh. Trong cuộc đọ sức bí mật giữa hai tình thế, hai con người này, chỉ một sự chênh lệch điều kiện như thế cũng đủ tạo cho Giăng Vangiăng một ít ưu thế. Cuộc gặp gỡ này là cuộc gặp gỡ giữa Giăng Vangiăng có khăn che mặt và Tênácđiê bị lột mặt nạ.
Giăng Vangiăng biết ngay là Tênácđiê không nhận ra mình.
Hai người nhìn nhau một lúc trong ánh sáng mờ mờ này như để dò xét nhau. Tênácđiê là người đầu tiên phá tan sự im lặng ấy:
- Mày định làm thế nào mà ra?
Giăng Vangiăng không trả lời. Tênácđiê nói tiếp:
- Mở cửa thế đếch nào được. Nhưng mày phải cút khỏi nơi đây chứ!
Giăng Vangiăng đáp:
- Đúng thế.
- Thế thì chia đôi nhé.
- Cái gì cơ?
- Mày giết nó, được. Còn tao, tao có chìa khóa.
Tênácđiê chỉ Mariuytx. Nó còn tiếp:
- Tao không quen mày, nhưng tao muốn giúp mày. Chắc là cùng cảnh với nhau cả.
Giăng Vangiăng bắt đầu hiểu. Tênácđiê tưởng ông là kẻ giết người. Tênácđiê lại nói:
- Này đằng ấy này. Đằng ấy giết thằng này hẳn đằng ấy đã nhìn xem trong túi nó có gì. Chia cho tớ một nửa. Rồi tớ mở cửa cho.
Rồi thò một cái chìa khóa to tướng ra khỏi áo bơ-lu rách bươm, nó nói:
- Có muốn xem cái bảo bối dùng để chuồn ra ngoài không? Đây này.
Giăng Vangiăng “cứ sững sờ” - tiếng đó là của cụ Goócnâyđơ xưa kia, không biết là mơ hay thật. Thật đúng là Thượng đế hiện lên, ghê tởm, đúng là vị thiên thần cứu mệnh từ dưới đất chui lên, nhập vào hình Tênácđiê.
Tênácđiê thọc tay vào cái túi rộng dưới áo bơ-lu, lấy ra một cái thừng đưa cho Giăng Vangiăng và nói:
- Này, cho thêm mày cái này.
- Thừng à? Để làm gì?
- Phải có tảng đá nữa, ngoài kia khối, ở đấy có một đống đá tướng.
- Đá à? Để làm gì?
- Đồ ngốc, vứt thằng cha này xuống thì phải buộc nó vào đá chứ, không thì để nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước à?
Giăng Vangiăng cầm cuộn dây thừng. Ai cũng có lúc giơ tay ra nhận tự nhiên như vậy.
Tênácđiê búng ngón tay như vừa chợt nghĩ ra điều gì:
- A này, đằng ấy này, làm cách nào mà thoát được vũng bùn ấy thế? Tớ không dám liều đấy. Khiếp, đằng ấy hôi bỏ mẹ.
Nghỉ một lát, nó nói thêm:
- Tớ hỏi mãi, đằng ấy không trả lời, kể cũng có lý. Tập sự đề phòng mười lăm phút ra trước lão dự thẩm mà lị. Vả chăng không nói gì thì cũng đỡ sợ nhỡ nói to tiếng quá. Cũng chả sao. Tớ không trông rõ mặt đằng ấy, không biết tên đằng ấy, nhưng đừng có tưởng tớ không biết đằng ấy là ai, đằng ấy muốn gì. Biết tất. Đằng ấy cũng có vặn cổ ông này đôi chút nên bây giờ đằng ấy muốn cất giấu gã ta đâu đây! Đằng ấy muốn vứt xuống sông chứ gì, phải đấy, sông là cái tủ cất giấu mọi dại dột. Để tớ gỡ rối cho. Giúp cho một anh em qua bước khó khăn là tớ thích lắm.
Tuy mồm nó thì nói tán thành Giăng Vangiăng im lặng, nhưng rõ ràng là nó tìm đủ mọi cách để làm cho Giăng Vangiăng phải nói. Nó thích vào vai ông, cốt để nhìn nghiêng nét mặt Giăng Vangiăng. Rồi nó kêu lên, nhưng nó cố giữ cho tiếng nói không cất cao.
- Qua được vũng bùn, kể cũng yêng hùng thật. Thế sao không vứt quách thằng cha này xuống?
Giăng Vangiăng vẫn im lặng.
Tênácđiê miệng nói, tay kéo cái mảnh vải dùng làm ca-vát lên tận gần sát cằm, trông ra vẻ một người đứng đắn:
- Nói cho đúng thì có lẽ đằng ấy làm thế là khôn đấy! Mai bọn thợ vào lấp cái hố lại, nhất định sẽ thấy có ai bỏ quên thằng cha nào ở đấy, họ lần từng tí, từng tí, rồi vớ được những vết chân đằng ấy, rồi đến tóm đằng ấy. Có người chui qua cống. Ai? Ra lối nào? Có ai trông thấy nó ra không? Cảnh sát nó tinh ghê lắm cơ. Còn cái cống thì đểu bỏ mẹ, nó tố cáo mình ngay. Cái của này trong cống thì hiếm thật, ai cũng phải chú ý đến nó, chẳng mấy ai dùng đến cái cống mà làm ăn. Còn con sông thì là của chung của thiên hạ. Sông mới là cái huyệt thật sự. Một tháng sau mới vớt được xác thằng cha này vào lưới ở Xanhcơlu. Ừ, thế thì còn làm cóc gì nữa? Một cái thây rữa chứ gì! Ai giết? Pari. Tòa án cũng chẳng thèm thông báo! Đằng ấy làm thế là phải.
Tênácđiê càng thao thao, Giăng Vangiăng càng im lặng. Tênácđiê lại lay vai ông:
- Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, chia đôi nhé. Đằng ấy trông thấy cái chìa khóa của tớ rồi đấy; bây giờ cho tớ xem chỗ tiền của đằng ấy đi.
Tênácđiê trông hung tợn, ám muội, hơi có vẻ dọa nạt, lại ra dáng thân mật.
Thật lạ lùng! Dáng điệu Tênácđiê không bình thường; nó có vẻ không được tự nhiên lắm, nó làm ra dáng không bí mật, nhưng lại nói nhỏ. Thỉnh thoảng nó để ngón tay lên miệng, khe khẽ bảo: Suỵt! Khó mà đoán tại sao như vậy. Ở chỗ ấy chỉ có hai người với nhau. Giăng Vangiăng nghĩ rằng có lẽ còn có những thằng kẻ cướp khác nhau đang chúi ở một xó xỉnh nào, không xa đấy lắm và chắc thằng Tênácđiê không muốn chia phần cho bọn chúng.
Tênácđiê lại nói:
- Thôi, cho xong đi nào! Lần túi của thằng cha này được bao nhiêu?
Giăng Vangiăng lục túi áo mình.
Ta còn nhớ, thường Giăng Vangiăng vẫn giắt tiền trong người. Trong cuộc đời phải luôn luôn ứng phó xoay sở của mình, Giăng Vangiăng lấy đó làm một nguyên tắc. Thế mà lần này thì bị một vố bất ngờ quá. Tối hôm qua, lúc mặc bộ quần áo quốc dân quân, ông mải mê với những ý nghĩ bi đát, nên quên bẵng không mang cái ví. Chỉ còn một ít tiền trong túi áo gi-lê. Vào khoảng ba mươi phơrăng. Ông lộn cái túi áo sũng bùn bê bết và rải trên bờ cống một đồng lu-i vàng, hai đồng năm phơrăng và năm sáu đồng xu đôi.
Tênácđiê bĩu môi, cổ vặn lại rất có ý nghĩa. Nó nói:
- Có thế mà cũng giết người ta!
Rồi nó cứ tự tiện sờ nắn mọi túi của Giăng Vangiăng và Mariuytx. Giăng Vangiăng chỉ cốt làm sao quay lưng ra phía cửa, nên mặc nó làm gì thì làm. Lúc nắn quần áo của Mariuytx, Tênácđiê tìm cách xé một mảnh vạt áo của Mariuytx, khéo léo, lanh lẹ đúng như một tên kẻ cắp. Giăng Vangiăng không hề biết. Nó giấu mảnh áo dưới áo bơ-lu của nó, chắc nó nghĩ sau này có mảnh vạt áo ấy thì sẽ tìm ra người bị ám sát và kẻ ám sát. Ngoài số ba chục phơrăng đó, nó chẳng thấy gì thêm.
- Đúng rồi, chúng mày thằng nọ cõng thằng kia cũng chẳng có gì hơn thế này.
Rồi quên mất câu “chia đôi nhé”, nó vơ lấy tất.
Lúc cầm mấy đồng xu đôi nó hơi ngần ngại. Sau khi nghĩ kỹ nó vơ cả, miệng lẩm bẩm:
- Thây xác! Công chọc tiết người ta như thế này thì rẻ quá.
Vơ tiền xong, nó lại móc chìa khóa ở dưới áo bơ-lu ra:
- Bây giờ thì mời ông tướng ra cho. Ở đây cũng như ở phiên chợ, ra phải trả tiền. Đằng ấy trả rồi thì ra đi.
Thế rồi nó cười.
Tênácđiê đưa chìa khóa giúp một kẻ không quen biết, để cho một người khác không phải hắn chui qua cái cửa hầm này, thử hỏi nó có ý định trong sạch và vô tư thật không? Điều đó đáng ngờ.
Tênácđiê giúp Giăng Vangiăng đặt Mariuytx lên vai; rồi nó nhón chân tiến ra phía cửa, ra hiệu cho Giăng Vangiăng đi theo nó. Nó nhìn ra ngoài, ngón tay đặt lên miệng, có vẻ như do dự trong mấy giây. Xem xét xong, nó tra chìa khóa vào ổ khóa. Mở khóa tuột ra, cánh cửa quay. Không một tiếng rít, không một tiếng sắt nghiền! Rất êm ái nhẹ nhàng. Rõ ràng là cái cửa ấy bản lề được tra dầu mỡ cẩn thận, thường thay luôn, chứ không phải họa hoằn lắm đâu. Êm ái mà rùng rợn. Trong sự nhẹ nhàng êm ái đó, người ta nghe thấy tiếng đi lại vụng trộm, bước chân ra vào êm lặng của những kẻ ăn sương, gót chân rón rén của tội ác. Hẳn cống ngầm có đồng mưu với bọn bí mật nào đây. Cái cửa câm lặng này là một kẻ oa trữ.[421]
Tênácđiê mở hé cánh cửa, vừa đủ cho Giăng Vangiăng lọt qua rồi nó đóng cửa lại, quay chìa khóa hai lần. Rồi nó lại lẩn sâu vào bóng tối, chỉ nghe thấy một tiếng nhè nhẹ như gió thoảng. Bàn chân nó lướt nhẹ nhàng như bàn chân nhung của con hổ. Một lát sau, đấng cứu tinh ghê tởm ấy lại trở về cõi vô hình.
Giăng Vangiăng đã ở bên ngoài.
IX
DƯỚI CON MẮT MỘT NGƯỜI THÀNH THẠO, MARIUYTX CÓ VẺ NHƯ ĐÃ CHẾT RỒI
Giăng Vangiăng nhẹ nhàng đặt Mariuytx xuống bãi cát.
Hai người đã ở bên ngoài rồi!
Nào xú khí, nào bóng đêm, nào ghê rợn, tất cả đều trút sạch lại đằng sau. Không khí tràn ngập, không khí tốt lành, trong sạch, đầy sinh khí, vui vẻ, tha hồ mà thở. Bốn bề im lặng, cái im lặng dễ thương của buổi trời chiều, mặt trời ngả trên nền trời xanh thẳm. Lúc ấy đã là hoàng hôn. Đêm đang đến, đêm là kẻ giải phóng vĩ đại, là người bạn chân tình của những ai cần khoác cái áo bóng tối để vượt ra khỏi hãi hùng, cả bầu trời đâu đâu cũng một bình tĩnh mênh mông. Con sông vỗ dưới chân như một cái hôn nhẹ nhàng. Trên không, trong lùm cây du quảng trường Săng Êlidê, tiếng chim chiều từ các tổ thánh thót chúc tụng nhau. Mấy ngôi sao lác đác trên da trời xanh nhạt, chỉ con mắt mơ màng mới nhìn thấy, giống như những chấm sáng li ti. Cảnh chiều tà rải trên đầu Giăng Vangiăng tất cả những êm dịu của không gian vô tận.
Cái giờ phút mơ hồ, kỳ thú. Cái giờ phút không nơi có, không! Đã khá đủ bóng đêm để cách một quãng người ta mất dấu nhau; nhưng cũng còn khá đủ ánh sáng để đứng gần nhau còn nhận được nhau.
Giăng Vangiăng không thể cưỡng lại cái bầu không khí trong lành uy nghiêm và mơn trớn ấy. Có những phút lãng quên như vậy; lúc đó, đau khổ buông tha cho kẻ khốn cùng; mọi lo buồn trong lòng đều tiêu biến, cảnh yên bình, như tấm màn đêm, bao phủ người mơ mộng. Và trong buổi hoàng hôn ngời sáng tâm hồn người ta cũng lấp lánh những vì sao, tựa như bầu trời rạng rỡ bên ngoài. Giăng Vangiăng không thể không chiêm ngưỡng cảnh đêm quang đãng trên đầu ông. Trong cảnh yên tĩnh hùng vĩ của bầu trời bất diệt, ông mơ màng gửi hồn vào cõi hư không và ông cầu nguyện. Rồi như chợt nhớ đến nhiệm vụ, ông hối hả cúi xuống Mariuytx; ông vốc nước vào lòng bàn tay, khẽ vẩy mấy giọt lên mặt anh. Mắt Mariuytx nhắm nghiền nhưng miệng anh vẫn hé thở.
Giăng Vangiăng toan nhúng tay xuống nước thì chợt thấy trong người gai gai khó chịu, giống lúc ta cảm thấy như có ai đứng đằng sau mà ta chưa trông thấy. Chúng tôi đã nói đến cảm giác ấy mà ai cũng đã từng có.
Ông quay lại.
Cũng giống như lúc nãy, quả nhiên có một người lù lù đứng đằng sau.
Một người vóc dáng cao, mặc một cái áo dài, hai tay khoanh trước ngực, tay phải nắm một cái gậy ngắn, quả chùy thò ra ngoài. Hắn đứng cách mấy bước, ngay sau Giăng Vangiăng, ông này đang ngồi xổm một bên Mariuytx.
Trong bóng tối, trông hắn như một ma hiện. Một người thực thà hẳn phát khiếp, vì lúc ấy nhá nhem tối; một người chín chắn hẳn phải sợ vì cái quả chùy.
Giăng Vangiăng nhận ra Giave.
Chắc bạn đọc đã đoán rằng người đuổi theo Tênácđiê chính là Giave. Sau khi không chút hy vọng mà lại thoát được khu chiến đấu, Giave về sở cảnh sát yết kiến qua viên cảnh sát trưởng và báo cáo nhiệm vụ. Ta còn nhớ, trong tờ giấy bắt được trong người Giave, có ghi cần phải kiểm soát khu hữu ngạn, phía Săng Êlidê, khu này ít lâu nay sở cảnh sát đã chú ý. Đến nơi, Giave trông thấy Tênácđiê và đuổi theo nó. Câu chuyện ra sao ta đã biết.
Ta cũng biết rằng Tênácđiê ân cần mở cửa hầm cho Giăng Vangiăng là nó dùng thủ đoạn khôn khéo. Nó cảm thấy Giave vẫn đứng đấy; người ta khi có ai rình thì đánh hơi thấy ngay. Phải vứt một mẩu xương cho con chó săn. Một thằng giết người, còn gì bở bằng? Một kẻ thay thế bỏ qua làm sao được? Tênácđiê thả Giăng Vangiăng ra thế mạng cho nó; nó đã quẳng một miếng mồi cho cảnh sát. Thế là viên cảnh sát không theo dấu nó để vớ một món to hơn. Như vậy là nó thưởng cho Giave đã tốn công chờ, tên mật thám hẳn thú vị lắm, còn nó, nó lại vớ được ba mươi phơrăng và thế nào cũng thoát thân, nhờ cái mưu đánh tráo ấy.
Giăng Vangiăng hết gặp bước hiểm nghèo này thì đến bước hiểm nghèo khác.
Hai cuộc gặp gỡ liên tiếp như thế này! Rơi từ tay Tênácđiê sang Giave! Cuộc đời sao mà bất nhẫn quá thế?
Giave không nhận ra Giăng Vangiăng bởi vì ông đổi khác hẳn, như ta đã nói ở trên. Hắn vẫn khoanh tay, ngầm nắm chắc cây gậy chùy. Lời hắn nói vắn tắt và bình tĩnh:
- Anh là ai?
- Tôi đây.
- Tôi là ai?
- Giăng Vangiăng.
Giave cắn quả chùy vào miệng, chân gấp xuống, mình cúi nghiêng, đặt hai bàn tay rắn chắc lên vai Giăng Vangiăng như hai cái kìm kẹp chặt. Hắn nhìn Giăng Vangiăng, nhận ra ông. Mặt hai người gần chạm nhau. Con mắt Giave thật khủng khiếp.
Giăng Vangiăng im lìm không cử động dưới hai bàn tay nắm chặt của Giave như một con sư tử chịu nằm trong vuốt con linh miêu. Ông nói:
- Ông thanh tra Giave, ông bắt được tôi. Ngay từ sáng nay tôi đã tự coi như ở trong tay ông rồi. Tôi đã nói rõ chỗ ở của tôi tất không phải là để trốn ông. Bây giờ ông bắt tôi đi. Nhưng tôi chỉ xin ông một điều.
Giave hình như chẳng nghe thấy gì. Hắn nhìn Giăng Vangiăng chòng chọc. Cằm hắn nhăn lại, môi nhếch lên gần mũi thế nghĩa là hắn đang mải mê với những ý nghĩ hung tợn. Sau cùng, hắn buông Giăng Vangiăng ra, đứng hẳn dậy, tay nắm lại gậy chùy và thì thầm hỏi như trong một giấc mộng:
- Anh làm gì đấy? Người này là ai?
Hắn vẫn tiếp tục không mày tao với Giăng Vangiăng. Giăng Vangiăng trả lời, tiếng ông như đánh thức Giave tỉnh dậy:
- Đúng là tôi muốn nói với ông chuyện người này. Ông làm gì tôi thì tùy ông; nhưng xin ông giúp tôi mang anh ta về nhà anh ta đã. Tôi chỉ xin có thế.
Mặt Giave nhăn nhúm lại; cứ mỗi lần người ta tưởng hắn có thể nhượng bộ là mặt hắn co rúm lại như vậy. Tuy nhiên hắn cũng không nói: không.
Hắn cúi xuống lần nữa, rút ở túi ra một cái mùi soa, nhúng xuống nước rồi lau trán Mariuytx đẫm máu. Hắn nói khe khẽ, như nói với mình:
- Người này lúc nãy ở ngoài chiến lũy. Người ta gọi hắn là Mariuytx.
Giave là tên mật thám bậc nhất, lúc ở chiến lũy, tuy tưởng rằng mình sắp chết mà cái gì hắn cũng nhận xét, nghe ngóng, nghe thấy gì là lượm lấy, ngay cả trong cơn hấp hối hắn vẫn do thám; lúc ấy hắn đã tự tỳ tay lên mộ nhưng vẫn còn ghi chép.
Hắn cầm tay Mariuytx, để tìm mạch.
- Bị thương. Giăng Vangiăng nói.
- Hắn chết rồi. Giave bảo.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Không, chưa chết.
- Thế anh cõng hắn từ chiến lũy về đây à? Giave nhận xét.
Giave chắc là tâm trí đang bận rộn lắm, nên không hỏi gì đến việc kỳ dị mà Giăng Vangiăng đã làm là do con đường cống mà cứu thoát Mariuytx và cũng không để ý đến việc Giăng Vangiăng cứ im lặng không trả lời câu hỏi của hắn ta.
Về phần Giăng Vangiăng, ông cũng chỉ có độc một ý nghĩ. Ông nói tiếp:
- Anh này ở khu Mare phố Phiơ đuy Canve, nhà ông anh ta… tôi không nhớ tên gì.
Giăng Vangiăng lục túi Mariuytx, lấy quyển sổ ra, mở đến trang Mariuytx ghi bút chì rồi đưa cho Giave.
Trên không vẫn còn chập chờn chút ánh sáng đủ để đọc. Vả lại, Giave vốn có con mặt của loài cú vọ ăn đêm, sáng như có chất lân tinh. Hắn đọc mấy dòng chữ của Mariuytx rồi lẩm bẩm nói:
- Gilơnócmăng, phố Phiơ đuy Canve, nhà số 6.
Hắn gọi to: - Xe!
Ta còn nhớ cái xe ngựa vẫn chờ lúc cần.
Giave giữ lấy quyển sổ của Mariuytx.
Lát sau, cái xe theo con đường dốc ngựa đi uống nước, xuống tận bờ sông. Mariuytx được đặt trên cái ghế ở phía sau, còn Giave ngồi cạnh Giăng Vangiăng trên ghế phía trước.
Cửa xe đóng, xe chạy nhanh lên bến tàu, tiến về phía ngục Bátxti.
Họ rời bờ sông đi vào phố. Bóng bác đánh xe đen ngòm trên ghế, quất vào hai con ngựa gầy gò. Trong xe, lặng ngắt. Mariuytx ngồi im lìm, lưng tựa vào một góc ở cuối xe, đầu gục xuống ngực, hai tay buông thõng, chân cứng đờ; chàng có vẻ như chỉ còn đợi cái quan tài. Giăng Vangiăng như một bóng đen, còn Giave như băng đá. Mỗi khi xe chạy qua một ngọn đèn bên đường, trong xe tối om lại lóe lên một thứ ánh sáng nhợt nhạt khiến người ta thấy sự tình cờ đã tập hợp và muốn đối chiếu một cách bi đát ba khối bất động thê thảm; một xác chết, một bóng ma, một pho tượng.
X
ĐỨA CON PHUNG PHÍ CUỘC ĐỜI NAY LẠI TRỞ VỀ
Mỗi lần xe gặp ổ gà, máu trên tóc Mariuytx lại nhỏ xuống một giọt.
Lúc xe đến ngôi nhà số 6 phố Phiơ đuy Canve thì đã tối mịt.
Giave nhảy xuống trước tiên; hắn liếc nhìn số nhà trên cổng lớn. Hắn nhắc một cái búa nặng bằng sắt lên, gõ một nhát thật mạnh. Cái búa này chạm theo kiểu xưa, một con dê đánh nhau với thần Xatia.[422] Cổng hé mở, Giave đẩy mạnh. Bác gác ló ra nửa người, miệng ngáp, bộ còn ngái ngủ, tay bác cầm một cây nến.
Nhà đã ngủ cả. Ở khu Mare thường người ta đi ngủ sớm, nhất là những ngày bạo động. Cái khu phố cổ hiền lành này thấy cách mạng là hoảng sợ, nên lẩn trốn trong giấc ngủ, cũng như là trẻ con thấy nói ông ba bị đến là vội rúc đầu vào trong chăn.
Lúc ấy Giăng Vangiăng và bác đánh xe khiêng Mariuytx ra khỏi xe, Giăng Vangiăng nâng nách còn bác kia đỡ hai chân.
Vừa khiêng Mariuytx như vậy, Giăng Vangiăng vừa luồn tay dưới lần áo rách bươm của chàng sờ lên ngực, thấy tim vẫn còn đập. Tim có phần lại đập yếu hơn, hình như xe lăn đi khiến anh hồi tỉnh lại được một phần. Giave gọi giật bác gác lại, thật đúng giọng một viên chức nhà nước gọi người gác cổng nhà một tên phiến loạn:
- Ai ở đây là Gilơnócmăng không?
- Có. Ông hỏi gì ạ?
- Người ta mang con ông ta về đây này.
- Con à? Bác ngây ngô hỏi.
- Hắn chết rồi.
Giăng Vangiăng rách tả tơi, bẩn thỉu, đi sau Giave; dáng người ông làm cho bác gác cổng kinh tởm. Ông lắc đầu ra hiệu là không phải chết.
Bác gác hình như chẳng hiểu tí gì về câu nói của Giave và cũng không hiểu dấu hiệu của Giăng Vangiăng.
Giave nói tiếp:
- Hắn ta đã ra chiến lũy, và bây giờ thì hắn đây này.
- Chiến lũy ư! Bác gác kêu.
- Hắn đi tìm cái chết. Vào đánh thức bố hắn dậy đi.
Bác gác không động đậy. Giave bảo:
- Đi đi chứ!
Rồi nói thế:
- Mai nhà này có đám ma.
Đối với Giave, những việc xảy ra trên đường đất nhà nước bao giờ cũng phải phân loại rạch ròi; đó là bước đầu để phòng xa và kiểm soát; và mỗi việc xảy ra đều thuộc một ngăn riêng. Những việc đó có thể xảy ra, như được xếp trong những ô kéo và tùy lúc mà chui ra, nhiều hay ít. Việc ngoài phố thì có huyên náo, biến động, hội hè, đám ma.
Bác gác chỉ đánh thức lão Bátxcơ. Lão Bátxcơ đánh thức Nicôlét. Nicôlét đánh thức bà dì Gilơnócmăng. Còn lão Gilơnócmăng thì họ cứ để ngủ yên; mọi người đều nghĩ rằng lão biết sau cũng chẳng muộn gì.
Người ta khiêng Mariuytx lên tầng gác thứ nhất trong khi mọi người ở trong nhà không hề hay biết, rồi đặt anh trên một chiếc trường kỷ ở chái bên ngoài buồng ông Gilơnócmăng. Trong lúc lão Bátxcơ đi tìm thầy thuốc và Nicôlét mở tủ quần áo, Giăng Vangiăng thấy bàn tay Giave mó lên vai mình. Ông hiểu ngay, vội đi xuống nhà, Giave theo sau bén gót.
Bác gác nhìn hai người đi ra, cũng như lúc nãy nhìn hai người vào nhà, vẻ mặt vừa ngái ngủ, vừa kinh hoàng.
Hai người lại lên xe, bác đánh xe cũng trèo lên ghế.
- Thưa ông thanh tra Giave - Giăng Vangiăng nói - xin ông một điều nữa.
Giave gay gắt hỏi:
- Điều gì?
- Xin ông cho tôi ghé qua nhà một chốc. Sau đó ông làm gì tôi cũng xin nghe.
Giave im lặng một lát, cằm thụt vào trong cổ áo dài. Rồi hắn hạ cái cửa kính phía trước xuống và bảo:
- Bác xe, phố Lomácmê, nhà số 7.
XI
CÁI TUYỆT ĐỐI BỊ LUNG LAY
Suốt dọc đường, hai người tuyệt đối không hé răng nói một lời nào nữa.
Giăng Vangiăng muốn gì? Làm nốt công việc ông đã bắt đầu; báo tin cho Côdét, nói cho Côdét biết Mariuytx ở đâu; có lẽ bày cho cô điều gì khác có lợi và nếu có thể thì thu xếp mấy điều tối hậu. Còn về phần ông, về phần đối với riêng ông, thì xong rồi. Giave đã bắt được ông, ông không kháng cự lại. Một người khác, ở trong trường hợp này, chắc là có thể lờ mờ nghĩ đến cái dây thừng Tênácđiê đã cho mình và những chấn song trong nhà ngục mình sẽ bước chân vào. Nhưng từ ngày gặp giám mục, mỗi lần đứng trước một vụ mưu hại nào, dù là đối với bản thân mình, bao giờ Giăng Vangiăng cũng phân vân trong lòng, mối phân vân của kẻ ngoại đạo.
Tự vẫn, một sự xúc phạm bí mật vào huyền bí có thể giết chết linh hồn, Giăng Vangiăng không thể làm việc ấy.
Xe vừa rẽ vào phố Lomácmê thì dừng lại; phố này hẹp quá, xe không vào được. Giave và Giăng Vangiăng nhảy xuống đất.
Bác lái xe khúm núm trình với “quan thanh tra” là tấm nhung Uytơrếch trong xe bê bết những máu của người bị giết và lấm bùn của thằng giết người. Ấy, bác hiểu như thế. Bác nói thêm là phải bồi thường cho bác. Vừa nói, bác rút ra ở túi một quyển sổ con, xin ông thanh tra làm ơn biên cho bác “mấy chữ nhận thực làm bằng”.
Giave lấy tay gạt quyển sổ của bác đánh xe đưa bảo:
- Hết bao nhiêu kể cả lúc đợi và chuyến chở?
- Thưa, đi bảy giờ mười lăm phút, còn tấm nhung thì mới nguyên ạ. Thưa ông thanh tra tám mươi phơrăng.
Giave móc túi lấy bốn đồng Napôlêông đưa cho bác đánh xe rồi cho bác đi.
Giăng Vangiăng nghĩ bụng chắc Giave định dẫn bộ ông về đồn Bơlăng Măngtô hay đồn Ácsivơ ngay gần đấy.
Hai người đi vào trong phố. Cũng như thường ngày phố hôm nay vắng vẻ, Giave bước theo Giăng Vangiăng. Đến căn nhà số 7, Giăng Vangiăng gõ cửa. Cửa mở. Giave nói:
- Được, anh lên đi.
Rồi hắn nói thêm, giọng lạc hẳn đi, nghe rất lạ lùng, mà hình như phải gắng sức lắm mới nói được:
- Tôi chờ anh ở đây.
Giăng Vangiăng nhìn Giave. Cái lối làm như thế, thật ít khi Giave làm. Nhưng, ông nghĩ ví dụ bây giờ Giave đối với ông có một thứ tự tin ngạo mạn đi nữa, thứ tin cậy của con mèo thả con chuột tự do trong tầm móng vuốt của mình; thì ông cũng chẳng để ý làm gì, vì ông đã quyết tâm sẽ nộp mình cho Giave và không còn chờ mong gì nữa. Ông đẩy cửa bước vào trong nhà. Ông bảo bác gác đã buông màn đi ngủ: “Tôi đây mà”, rồi ông lên gác.
Đến tầng thứ nhất, ông dừng lại nghỉ. Con đường đau khổ nào mà không có những chỗ nghỉ chân. Cái cửa sổ ở chỗ ngoặt trên cầu thang, một kiểu cửa sập lúc ấy, mở. Trong những căn nhà lối cổ, cầu thang thường sát ngay đường cho sáng và để nhìn xuống phố. Cái đèn ngoài phố ở ngay trước mặt, soi một chút ánh sáng trên bậc thang, như thế đỡ tốn được món tiền dầu…
Giăng Vangiăng nhô đầu ra ngoài, không biết là để thở hay bất giác làm như thế. Ông cúi xuống phố. Phố thì ngắn, cái đèn rủ soi sáng từ đầu phố đến cuối phố. Giăng Vangiăng bỗng rất đỗi kinh dị, sửng sốt; không một bóng người.
Giave đã đi mất.
XII
NGƯỜI ÔNG
Lão Bátxcơ và lão gác cổng đã khiêng Mariuytx, vẫn nằm im bên cái ghế lúc nãy, sang bên phòng khách. Thầy thuốc, có người đi mời, đã đến.
Bà dì Gilơnócmăng đi đi lại lại, tâm thần khiếp đảm, hai tay chắp vào nhau và chỉ có biết kêu: “Trời ơi, có thể như thế được không?” Thỉnh thoảng bà lại nói: “Rồi máu dây khắp nhà”. Khi cơn ghê rợn ban đầu đã qua, bà mới thấy trong đầu óc nảy ra cái triết lý về tình thế này và bà kêu lên: đã thế thì phải ra cơ sự thế này chứ! Bà không nói hẳn: Tôi đã bảo mà, như người ta thường nói trong những trường hợp như vậy.
Theo lời của thầy thuốc, người ta kê một cái ghế vải bên cạnh tràng kỷ. Thầy thuốc khám cho Mariuytx; ông thấy mạch vẫn đập, ngực không có vết thương nào sâu lắm, máu đọng ở hai bên mép là ứa ở mũi ra; ông liền cho đặt chàng nằm thẳng trên giường, bỏ gối đi cho đầu không cao hơn người, lại thấp hơn một chút nữa, mình thì cởi trần cho dễ thở. Bà dì Gilơnócmăng thấy người ta lột áo Mariuytx thì lui ra. Bà vào buồng cầu kinh.
Các bộ phận trong người Mariuytx không bị chấn thương; một viên đạn vấp cái ví, đi chệch quanh ngực làm rách một miếng thịt trông gớm ghiếc, nhưng không sâu, vì thế không nguy hiểm gì. Xương đòn gánh bị vỡ, lại đi một thôi dài dưới cống ngầm nên bị trẹo hẳn đi, gây rắc rối nghiêm trọng. Hai cánh tay bị chém nát. Không có vết thương nào làm xấu xí mặt mày; nhưng đầu đầy những vết chém. Những vết ấy sẽ ra sao? Có phải chỉ sướt ngoài da đầu không? Có chạm đến sọ không? Chưa thể nói quyết ngay được. Một triệu chứng trầm trọng là người bị thương ngất đi; nhiều khi ngất như vậy không tỉnh lại được nữa. Máu lại chảy nhiều nên kiệt lực. Từ thắt lưng trở xuống, nửa phần dưới người có chiến lũy che đỡ.
Lão Bátxcơ và Nicôlét xé vải làm băng. Nicôlét khâu, lão Bátxcơ cuốn. Vì thiếu vải bó, thầy thuốc phải tạm lấy bông để cầm máu. Bên cạnh giường trên một cái bàn, thắp ba ngọn nến; hộp đựng đồ giải phẫu bày la liệt trên bàn. Thầy thuốc lấy nước lạnh rửa mặt, rửa tóc cho Mariuytx. Chỉ một lát là thùng nước đã đỏ ngầu. Bác gác cổng, tay cầm cây nến soi cho sáng.
Thầy thuốc có dáng buồn buồn suy nghĩ. Thỉnh thoảng ông lại lắc đầu, hình như để trả lời một câu hỏi đặt thầm trong bụng. Những câu chuyện bí mật người thầy thuốc trao đổi với chính mình như vậy là một dấu hiệu không tốt cho bệnh nhân.
Giữa lúc thầy thuốc lau mặt cho Mariuytx và lấy ngón tay nhẹ nhàng đặt lên mi mắt vẫn nhắm kín, thì cánh cửa ở cuối phòng khách chợt mở; một khuôn mặt dài và tái hiện ra.
Người ấy là ông ngoại Mariuytx.
Đã hai hôm nay, cuộc bạo động làm cho lão Gilơnócmăng bồn chồn, phẫn uất, lo lắng. Đêm trước lão đã mất ngủ, suốt ngày hôm nay lão lên cơn sốt. Chiều tối lão đi nằm rất sớm, dặn người nhà phải khóa tất cả các cửa lại, rồi mệt quá, lão thiếp đi.
Người già vốn rất tỉnh ngủ; buồng lão Gilơnócmăng kề liền sát phòng khách; mặc dù mọi người cố sức nhẹ chân nhẹ tay, nhưng lão cũng thức dậy. Lão ngạc nhiên thấy một vệt ánh sáng lọt qua khe cửa, lão liền trở dậy và lần ra ngoài.
Lão đứng ở ngưỡng cửa, tay vịn vào quả đấm mỏ vịt trên cánh cửa mở hé, đầu rung rung hơi cúi về đằng trước, mình mặc một cái áo ngủ màu trắng buông thẳng, không có nếp, trông như một tấm khăn liệm, vẻ mặt ngạc nhiên. Trông lão như một bóng ma đang nhìn vào nấm mộ.
Lão thấy cái giường, và trên đệm một người máu me đầm đìa, da trắng bệch như bạch lạp, mắt nhắm, miệng há hốc, môi tái nhợt, mình cởi trần, be bét những vết thương đỏ lòm; người ấy không động đậy, ánh sáng soi vào, trông chói cả mắt.
Lão rùng mình từ đầu đến chân, tuy chân tay lão chỉ có da bọc xương. Lòng đen con mắt đã ngả vàng thế mà bỗng long lanh một màu sáng đục. Chỉ trong khoảnh khắc, mặt lão trở thành góc cạnh, xám xịt, trông như đầu lâu một bộ xương. Tay lão thõng xuống như lò xo bị gãy. Lão sửng sốt hết sức, mấy ngón tay doãng ra trên hai bàn tay run lẩy bẩy; đầu gối khuỵu về đằng trước, để lộ giữa hai tà áo hai ống chân lởm chởm lông trắng. Lão nói khe khẽ:
- Mariuytx.
- Thưa cụ - Bátxcơ thưa - người ta mới khiêng ông về. Ông ấy ra ngoài chiến lũy, và…
Lão già hét lên, giọng khủng khiếp:
- Nó chết rồi! Chao ôi! Thằng tướng cướp!
Rồi như có một sức biến dạng yêu ma nào, ông già trăm tuổi bỗng đứng thẳng người dậy như một thanh niên. Lão nói:
- Thưa ông, ông là thầy thuốc. Ông nói ngay cho tôi biết điều này. Nó chết rồi, phải không?
Thầy thuốc vô cùng lo lắng, nín lặng không nói.
Lão Gilơnócmăng vặn hai tay, phá lên cười ghê rợn:
- Nó chết rồi! Nó chết rồi! Nó dẫn xác ra chiến lũy để cho người ta giết chết! Nó oán ghét tôi! Nó làm ra cơ sự này để trả thù tôi! Trời! Thằng khát máu! Mày trở về như thế này ư? Khổ thân tôi, nó chết rồi!
Ông đi ra cửa sổ, mở toang ra như sắp chết ngạt. Rồi đứng trước bóng tối, ông nói với đêm khuya ngoài phố:
- Người ta đâm nó, chém nó, cắt cổ nó, giết chết nó, xé tan xác nó. Trông thằng khốn nạn đây này! Nó thừa biết là tôi chờ đợi nó, tôi đã thu xếp cái buồng cho nó; tôi để cái ảnh của nó chụp ngày còn nhỏ trên đầu giường tôi. Nó thừa biết là nó cứ việc trở về nhà, là tôi thầm gọi nó hàng bao nhiêu năm nay, là cứ tối tối tôi ngồi bên ngọn lửa, hai tay đặt trên đầu gối, không biết làm gì, và hóa như người mất trí. Mày thừa biết như thế, mày cứ việc về và bảo: tôi về đây, thế là mày làm chủ cái nhà này, mày bảo gì ta cũng nghe, mày muốn làm cái gì thằng già gàn dở này thì mày làm cơ mà. Mày biết thế, nhưng mày bảo: Không, cái lão này là một thằng bảo hoàng, ta không về đâu. Thế rồi mày ra chiến lũy, thế rồi mày có ác ý để cho người ta giết chết mày, mày muốn trả thù câu tao nói về ông công tước Đơ Beri. Mày thật là nham hiểm! Thôi các người hãy đi nghỉ đi, cứ việc ngủ yên đi. Nó chết rồi. Tôi thức dậy như thế này đây!
Thầy thuốc bắt đầu thấy lo ngại cho cả hai người. Ông bỏ Mariuytx, lại gần lão Gilơnócmăng, cầm cánh tay lão, lão Gilơnócmăng quay lại, nhìn thầy thuốc bằng con mắt như mở to hơn và đỏ ngầu những máu. Lão bình tĩnh nói với thầy thuốc:
- Thưa ông, xin cảm tạ ông. Tôi bình tĩnh, tôi đã từng thấy vua Luy XVI chết; tôi chịu đựng được tất cả những biến cố xảy ra. Việc ghê gớm nhất là nghĩ rằng chính báo chí của các ông gây ra tất cả các tội ác. Các ông có những văn sĩ quèn, những thằng nói láo, những thầy kiện, những diễn giả, những diễn đàn, những cuộc thảo luận; rồi, nào là tiến bộ, nào ánh sáng, nào tự do, nào nhân quyền, nào tự do báo chí; thế rồi, đây này, người ta khuân con cái các ông về nhà như thế này đấy. Úi già! Thằng Mariuytx! Thật ghê tởm! Bị giết! Chết trước tôi! Cái chiến lũy! À, thằng cướp! Thưa bác sĩ, hình như ông ở khu phố này. Tôi biết ông lắm. Đứng ở cửa sổ, tôi thường thấy xe của ông đi qua. Để tôi nói cho ông nghe. Ông chớ tưởng lầm rằng tôi đang cơn giận dữ. Ai lại giận một người chết bao giờ! Giận thì thật là ngu ngốc. Tay tôi đã nuôi nó. Lúc nó hãy còn tí ti thì tôi đã già rồi. Dạo ấy nó hay chơi ở vườn Tuylơri, nó cầm cái xẻng với cái ghế. Nó lấy xẻng đào hố đến đâu là tôi theo đến đấy, lấy gậy lấp hố để các viên thanh tra khỏi mắng. Một hôm nó hét: Đả đảo Luy XVIII, rồi bỏ đi mất! Có phải lỗi tại tôi đâu. Da nó hồng hồng, tóc nó vàng óng. Mẹ nó chết rồi. Ngài có thấy mọi đứa trẻ, đứa nào tóc cũng vàng không? Tại sao vậy? Nó là một thằng tướng cướp sông Loa. Nhưng trẻ thơ thì tội tình gì, bố nó làm bố nó chịu chứ! Tôi nhớ dạo nó thấp bằng thế này này. Nó không nói rõ chữ “d”. Giọng nó nói êm ái, líu ríu như chim ấy. Tôi còn nhớ một hôm, ở trước pho tượng Ecquyn Phácne, mọi người xúm xít quanh nó trầm trồ khen ngợi cái thằng bé sao mà xinh thế! Thật y như trong tranh ấy. Tôi thường lớn tiếng mắng nó, tôi giơ gậy lên dọa nó, nhưng nó thừa biết là tôi đùa thôi. Cứ buổi sáng, nó vào buồng tôi, tôi càu nhàu, nhưng thấy như có mặt trời. Chả tài nào làm ngơ với bọn tí nhau ấy được. Chúng nó bám lấy mình, giữ rịt mình, đuổi cũng không đi. Sự thật thì chẳng đứa bé nào bằng thằng bé này. Bây giờ, ngài thử nghĩ xem, những người như Laphaydét, Bengiamanh Côngxtăng, Tirơquya đơ Coocxen của các ông, bọn ấy giết chết cháu tôi đây này. Không thể thế được.
Lão đến gần Mariuytx, Mariuytx vẫn nhợt nhạt, không nhúc nhích; thầy thuốc đã trở lại với Mariuytx. Lão lại vặn hai tay. Hai môi trắng bệch của lão Gilơnócmăng tự nhiên mấp máy thốt ra những tiếng chỉ nghe thấy loáng thoáng, như những hơi thở trong một cơn thở dốc: - Trời! Đồ bạc ác! Trời! Hội kín với hội hở! Trời! Đồ vô lại! Đồ phiến loạn!
Đó là những lời một kẻ hấp hối trách móc một cái thây ma.
Rồi cũng như những cuộc nổ ngầm trong lòng đất, thế nào cũng phải phụt ra ngoài, ông lại nói một thôi dài, nhưng bình tĩnh như ông không còn sức nữa. Giọng ông trầm đục, thầm thì như vang lại từ bên kia vực thẳm:
- Nhưng cũng không sao, tôi, tôi cũng sắp chết rồi. Thế mà nghĩ rằng cả cái đất Pari này không có một cô ả nào mà lại không sướng tơi đi nếu được kết duyên với thằng chết tiệt này. Thằng khốn kiếp này không chơi cho sướng đời, lại đi đánh nhau để rồi bị đạn lăn ra chết như một con vật. Chết cho ai? Để làm gì? Cho nền cộng hòa! Đáng lẽ đi nhảy ở tiệm Sômie, thanh niên nào lại không làm cái nhiệm vụ ấy! Sống phí cả cái tuổi hai mươi! Nền cộng hòa à? Một sự điên rồ ngu ngốc! Đấy, các bà mẹ cứ đẻ con cho kháu vào! Thôi nó chết rồi. Thế là sẽ có hai đám tang đi qua dưới cổng xe. Mày đã hành thân hoại thể mày ra thế để cho được lòng ông tướng Lamác. Ông ta đã cho mày ăn gì nào? Chẳng qua một tay băm thịt, một lão ba hoa thôi. Đi hy sinh cho một người chết, cứ nghĩ đến cũng đủ phát điên rồi! Các ngài phải hiểu cho! Mới hai mươi tuổi mới ức chớ! Lại không quay đầu thử nhìn xem có để lại gì trên đời này không. Thế cho nên bây giờ các cụ già tội nghiệp phải chịu chết cô đơn. Cứ héo đi trong xó của mày, hỡi chim cú ạ! Ừ, thực ra, thế càng hay, đó là điều ta mong mỏi, lần này thì ta đi đứt. Ta già quá rồi; ta đến trăm tuổi rồi, trăm nghìn tuổi rồi. Ta có quyền chết đã từ lâu. Qua cái vụ này thì xong đời! Thế là hết, sung sướng chưa! Cho nó ngửi amôniắc làm quái gì nữa! Cả đống thuốc này nữa! Công toi! Thầy thuốc gì mà ngu thế! Thôi, nó chết rồi, nó chết thật rồi! Tôi biết thừa đi chứ, tôi cũng chết rồi cơ mà. Nó có làm gì nửa vời đâu. Hừ, cái thời này thật kinh tởm, kinh tởm, kinh tởm quá sức. Cả các ngài nữa cũng thế, cả những tư tưởng của các ngài, những chủ nghĩa, những ông thầy, những lời sấm, những nhà bác học, những anh văn sĩ bất lương, những nhà triết lý khốn nạn của các ngài và tất cả những cuộc cách mạng đã làm khiếp đảm đàn quạ ở dinh Tuylơri từ sáu mươi năm nay. Mày chết thế này, là mày chả thương ai thế thì tao còn buồn phiền làm gì, quân giết người kia.
Giữa lúc ấy, Mariuytx từ từ mở mắt, con mắt anh vẫn như còn lạ lùng tê mê nhìn lão Gilơnócmăng.
- Mariuytx! Mariuytx! Ông già reo lên. Bé Mariuytx ơi, con ơi! Con yêu quý ơi! Con mở mắt rồi, con nhìn ông rồi, con còn sống, ơn trời!
Thế rồi lão lăn ra, bất tỉnh.
QUYỂN IV: GIAVE MẤT HƯỚNG
Giave chậm rãi bước bước một khỏi phố Lomácmê.
Lần đầu tiên trong đời hắn, hắn cúi gằm xuống đi và cũng lần đầu tiên trong đời, hắn chắp tay sau lưng mà đi.
Trong hai dáng điệu của Napôlêông, cho đến ngày hôm nay, Giave chỉ biết có một, dáng điệu cương quyết, tức là hai tay khoanh trước ngực; còn dáng điệu lưỡng lự, hai tay chắp sau lưng, Giave chưa hề biết đến bao giờ. Bây giờ đã có sự biến đổi; tất cả người hắn, chậm chạp, ủ ê, biểu lộ một mối ưu tư.
Hắn đi sâu vào những phố vắng lặng.
Thế nhưng hắn đi về một hướng nhất định.
Hắn tiến thẳng về phía sông Xen, qua những đường ngắn nhất, rẽ ra phố Oócmơ, dọc theo bờ sông mà đi, qua Lagôrevơ rồi dừng lại, cách cái đồn ở công viên Satơlê một quãng ở góc cầu Đức Bà. Đến quãng này, - tức là nơi ở giữa cầu Đức Bà và cầu Sănggiơ một bên, một bên là giữa bờ Mêgixơri và bến Hoa, thì con sông Xen giống như một cái hồ vuông cạnh, ở giữa là một dòng thác chảy xiết.
Quãng sông này, các thủy thủ đi sông phải sợ. Ngày ấy, dòng thác trong lòng sông còn bị thắt lại và các cột chân cối xay ở cầu, nay đã phá hủy, làm cho chảy cuộn nên rất nguy hiểm. Hai cầu xây gần nhau quá, con sông càng thêm hiểm trở; nước đổ dữ dội dưới vòm cầu; sông nổi từng đợt khủng khiếp; nước sông dồn lại, tụ lại. Những luồng sông giống như từng cuộn dây thừng bằng nước to tướng gắng hết sức kéo bật chân cầu đi. Ai sẩy chân rơi xuống quãng sông này không bao giờ ngoi lên được; những người bơi lội tài giỏi nhất cũng chịu chết đuối.
Giave tì hai khuỷu tay lên thành cầu, cằm đặt vào giữa hai bàn tay, móng tay tự nhiên bấu vào hai bên ria má rậm rì. Hắn nghĩ ngợi.
Một sự mới lạ, một cuộc cách mạng, một tai biến vừa xảy ra trong đáy lòng hắn; vì thế nên hắn mới tự vấn lương tâm.
Giave thấy lòng đau quặn.
Từ mấy tiếng đồng hồ nay, hắn không phải là con người đơn giản nữa. Hắn rất bối rối; bộ óc hắn vốn trong suốt trong đui mù, nay không còn trong suốt nữa. Khối pha lê ấy vẩn đục một đám mây mờ. Trong lương tâm, hắn thấy có hai con người, hắn không thể tự dối mình được. Lúc bất ngờ gặp Giăng Vangiăng dưới bãi sông Xen, hắn có cái cảm giác như một con sói tóm lại được mồi, và như một con chó được gặp lại chủ cũ.
Hắn thấy trước mặt hắn có hai con đường, thẳng tắp cả hai, nhưng vẫn là hai con đường. Xưa nay, suốt đời hắn, hắn chỉ thấy có một con đường, nên lúc ấy hắn khiếp sợ. Điều dằn vặt nhất là hai con đường ấy lại đi trái ngược nhau. Con đường nọ không dung con đường kia. Con đường nào là con đường đúng?
Giave ở trong một tình trạng rất khó tả.
Được một tên gian phi cứu sống, nhận cái ơn ấy rồi lại trả ơn, tuy không muốn mà phải đặt mình ngang bằng với một tên tù tái phạm; lấy nghĩa trả nghĩa; để cho tên tù phạm ấy bảo mình “Thôi đi đi”, rồi đến lượt mình lại bảo hắn: “Đi đâu thì đi”. Vì những lý do cá nhân mà bỏ cả nhiệm vụ, cái bổn phận chung đó và lại thấy những lý do cá nhân ấy có cái gì cũng là chung, mà có lẽ lại trọng hơn. Phản lại xã hội để nghe theo tiếng nói của lương tâm. Đấy, tất cả những điều phi lý ấy cứ xảy ra, cứ chồng chất trên đầu hắn, hắn thấy vô cùng kinh hoảng.
Điều làm cho hắn ngạc nhiên là Giăng Vangiăng đã tha cho hắn và điều làm cho hắn kinh dị là hắn đã tha cho Giăng Vangiăng.
Hắn bây giờ thế nào? Hắn tự tìm hiểu mình mà không biết mình ra sao.
Phải làm gì bây giờ? Bắt lấy Giăng Vangiăng là không đúng, mà để mặc kệ Giăng Vangiăng cũng không xong. Trong trường hợp thứ nhất thì người nhà nước lại hèn mạt hơn một tên tù; trong trường hợp thứ hai, thì một tên tù khổ sai lại vượt lên trên pháp luật, giày xéo lên pháp luật. Trong cả hai trường hợp, Giave đều mất danh dự cả. Dù có đi theo con đường nào cũng là sa ngã. Số phận con người có những bờ vực trên đỉnh của sự nan giải, nếu vượt qua một cái thì cuộc đời chỉ còn là vực sâu. Giave đang đứng ở một nơi tận cùng như vậy.
Một điều khiến hắn bàng hoàng, là hắn cứ phải loay hoay nghĩ ngợi. Hắn thấy trong người nôn nao, không nghĩ không được. Từ xưa, hắn chưa hề nghĩ ngợi bao giờ, bây giờ hắn thấy nghĩ ngợi thật là đau khổ lạ lùng.
Mà đã nghĩ, tất có những tư tưởng phản kháng ngấm ngầm; hắn thấy bực dọc trong người.
Trong bất kỳ việc gì ngoài nhiệm vụ nhỏ hẹp thường ngày của hắn, hắn đều thấy nghĩ ngợi không ích gì, mà lại thêm mệt. Đến hôm nay, nghĩ ngợi về những việc đã xảy ra trong ngày lại là một nhục hình. Tuy vậy, sau những xúc động như thế, hắn thấy phải nhìn thẳng vào lương tâm mình, phải chính mình báo cáo cho mình biết con người mình.
Nghĩ đến việc hắn vừa làm, hắn rùng mình. Hắn, Giave, hắn đã tự ý thả một tên tội phạm, trái hẳn với tất cả luật lệ cảnh sát, trái hẳn với toàn bộ luật điển. Hắn đã thừa nhận việc ấy. Hắn đã lấy việc riêng làm việc công. Thế chẳng là quá lắm hay sao? Mỗi lần nghĩ đến cái việc hắn đã phạm, không biết gọi là tội gì, hắn lại run bắn người lên. Biết làm thế nào? Chỉ còn độc một cách là mau mau trở lại phố Lomácmê bắt Giăng Vangiăng. Rõ ràng là phải làm như thế mới đúng. Nhưng không thể làm được.
Có cái gì chặn ngang con đường ấy lại?
Cái gì? Biết cái gì! Thế ra, ở đời này, ngoài tòa án, ngoài những bản tuyên án, ngoài sở cảnh sát, ngoài nhà nước ra, lại còn có cái gì khác nữa à? Giave vô cùng hoang mang.
Một tên tù khổ sai mà bất khả xâm phạm! Một tên trọng phạm thoát vòng pháp luật! Chính Giave là thủ phạm việc ấy!
Giave và Giăng Vangiăng, một người sinh ra để trừng trị tội, một người sinh ra để bị trừng trị, cả hai người cùng là đối tượng của pháp luật, thế mà tình cảnh lại xui nên hai người ấy cùng vượt lên trên pháp luật, hỏi như thế có rùng rợn không?
Thế nào! Để cho xảy ra những việc quái đản như thế mà không ai bị trừng trị cả à? Giăng Vangiăng đứng trên toàn bộ trật tự xã hội, sẽ được tự do, mà Giave vẫn sẽ cứ điềm nhiên ăn cơm gạo của nhà nước à?
Càng nghĩ hắn càng thấy kinh khủng.
Trong ý nghĩ, cũng có khi hắn tự trách về cái tên phiến loạn đã được mang về phố Phiơ đuy Canve kia; nhưng hắn cũng bỏ qua việc ấy. Tội nhỏ thường dễ lẫn trong tội lớn. Vả lại tên phiến loạn ấy thế nào cũng chết rồi; pháp luật không truy tố người đã chết.
Giăng Vangiăng mới chính là cái cục đá nặng trĩu trong đầu óc hắn.
Giăng Vangiăng làm hắn hoang mang. Tất cả những nguyên lý trước đây là chỗ dựa cho cả cuộc đời hắn, nay bỗng nhiên sụp đổ trước con người ấy. Lòng đại lượng của Giăng Vangiăng đối với Giave làm cho hắn khổ. Hắn còn nhớ những việc khác mà trước đây hắn cho là nói láo, là xằng bậy, bây giờ hắn nhớ lại và thấy như là những chuyện có thật. Hình ảnh ông Mađơlen lại hiện lên đằng sau Giăng Vangiăng; hai khuôn mặt đáng tôn kính. Giave cảm thấy có cái gì đáng ghê tởm thấm sâu vào tâm hồn hắn; đó là lòng khâm phục một tên tù khổ sai. Kính phục một tên trọng phạm, có thể như thế được không? Hắn rùng mình nhưng không thoát khỏi. Hắn cố giãy ra nhưng vô hiệu. Trong thâm tâm hắn, hắn thú thực là tên cùng khốn ấy cao cả thật. Rõ ghê tởm chưa!
Một kẻ ác có lòng thiện, một tên tù khổ sai biết thương người, hiền từ, phúc đức, đại lượng, lấy ơn trả oán, lấy lòng tha thứ đáp lại lòng căm thù, ưa thương người chứ không ưa báo oán, thà hy sinh thân mình chứ không màng hại kẻ địch, cứu kẻ đã hại mình; kẻ ấy quỳ gối trên đạo đức cao cả, kẻ ấy gần thiên thần hơn là gần loài người. Giave phải tự thú là con quái vật ấy có thật.
Không thể kéo dài như thế mãi được.
Chúng tôi nhấn mạnh chỗ này, Giave không phải đã đầu hàng không kháng cự con quái vật ấy, vị thiên thần chết giẫm ấy, đấng anh hùng dị hợm ấy mà hắn vừa căm vừa khinh dị. Hắn vừa uất ức còn kinh hoàng. Khi ngồi đối diện với Giăng Vangiăng trên xe ngựa, hàng chục lần, con hùm của pháp luật đã gầm lên trong người hắn. Đã hàng chục lần, nó định nhảy xô vào Giăng Vangiăng mà vồ lấy, mà ngấu nghiến, tức là tóm cổ Giăng Vangiăng. Nào có gì giản dị hơn! Đến một đồn cảnh sát, cứ việc kêu lên: “Một tên tiền án vi phạm luật quản thúc đây!” Cứ việc gọi lính sen đầm mà bảo: Đây, trao tên này cho các anh, thế rồi bỏ đi, mặc kẻ tội phạm ở đấy, ra sao thì ra, không dính dáng gì đến nữa. Kẻ ấy là tù nhân của pháp luật; pháp luật muốn làm gì thì làm. Còn gì công minh hơn? Giave đã nói với mình tất cả những điều ấy. Hắn đã muốn bỏ qua tất cả, muốn ra tay hành động, bắt lấy người kia, thế nhưng lúc ấy cũng như bây giờ, hắn không thể làm được. Mỗi lần bàn tay hắn run run giơ lên định tóm cổ Giăng Vangiăng thì lại như một vật nặng phi thường, rơi xuống, hắn nghe thấy một tiếng nói trong đáy lòng, một tiếng nói lạ lùng, tiếng ấy kêu lên:
- Khá đấy! Cứ bắt lấy người đã cứu sống mày đi. Thế rồi mang cái chậu của Pôngxơ Pilát đến mà cọ rửa móng vuốt![423]
Rồi hắn lại nghĩ đến hắn. Bên cạnh Giăng Vangiăng lớn lao hơn, hắn thấy hắn, Giave, bé nhỏ đi.
Một tên tù khổ sai lại là ân nhân của hắn!
Nhưng tại sao hắn lại để cho người kia tha chết cho hắn? Ở chiến lũy, hắn có quyền được người ta giết chết. Đúng lẽ hắn phải dùng đến cái quyền ấy. Đáng lẽ phải kêu cứu những người bạo động khác để chống lại Giăng Vangiăng, bắt người ta bắn chết mình; làm như thế mới phải.
Hắn dằn vặt nhất là lúc không còn biết thế nào là phải. Hắn như bị mất rễ. Luật lệ chỉ còn là một đoạn gươm ngắn hắn nắm trong tay. Hắn thấy lòng hắn băn khoăn, những nỗi băn khoăn từ xưa hắn chưa từng biết tới. Trong người hắn, bừng lên một thứ tình cảm hoàn toàn khác hẳn cái khẳng định tính của pháp luật, - cái mực thước duy nhất của hắn từ xưa tới nay. Cứ đứng nguyên trong cái vòng liêm khiết cũ kỹ, hắn thấy chưa đủ. Cả một loạt những việc bất ngờ trỗi dậy, khuất phục hắn. Cả một thế giới mới lạ hiển hiện trong tâm hồn hắn; nhận ơn và trả nghĩa, lòng hy sinh, lòng nhân ái, lòng khoan dung, lòng trắc ẩn chống lại tính khắc nghiệt, việc công nhận con người, không còn án quyết vĩnh viễn, không còn đày đọa mãn kiếp, có thể có một giọt lệ trong con mắt luật pháp, một thứ công lý của Thượng đế đi ngược lại thứ công lý của loài người. Trong khoảng tối mịt mù, hắn thấy mọc lên một mặt trời đạo đức lạ lùng đáng sợ. Hắn kinh tởm và quáng cả mắt. Hắn như con cú bị bắt buộc phải nhìn với con mắt của chim ưng.
Hắn tự bảo là đúng như vậy, ở đời này có những trường hợp ngoại lệ, nhà chức trách có thể lúng túng trước một sự việc luật pháp có khi bó tay; không phải cái gì cũng định sẵn trong luật lệ; điều bất ngờ có thể cần được tuân theo, đạo đức của một tên tù khổ sai có thể là cạm bẫy đối với đạo đức của một viên chức; một kẻ ghê tởm có khi là một ông thánh, số mệnh có những cạm bẫy như vậy. Rồi hắn tuyệt vọng thấy rằng ngay hắn ta cũng không thoát khỏi một sự bất ngờ như vậy.
Hắn buộc phải nhận là ở trên đời quả có lòng nhân đức. Tên tù khổ sai kia có lòng nhân đức. Và, lạ lùng quá, chính hắn, hắn cũng vừa có lòng nhân đức. Như thế là hắn đã sa ngã.
Hắn thấy hắn hèn nhát; hắn thấy chính hắn làm cho hắn ghê tởm.
Lý tưởng đối với Giave đâu phải là nhân đạo, là vĩ đại, là cao cả. Giave chỉ muốn là người không phạm lỗi gì.
Thế mà hắn vừa lầm lỗi.
Sao hắn có thể đến như thế này? Việc này đã diễn ra như thế nào? Hắn không biết trả lời ra sao. Hai tay hắn ôm đầu, nhưng vô hiệu hóa, hắn không thể giải nghĩa tại sao sự tình lại đến nông nỗi ấy.
Thật ra hắn vẫn luôn luôn có ý định giao Giăng Vangiăng cho luật pháp. Giăng Vangiăng là kẻ tù nhân của luật pháp. Còn hắn, Giave, hắn là nô lệ của pháp luật. Lúc còn nắm Giăng Vangiăng trong tay, chưa bao giờ hắn thấy rằng hắn có ý định thả Giăng Vangiăng. Hình như vô tình mà bàn tay hắn đã mở ra và buông thả tên tù.
Đủ mọi điều mới lạ bí hiểm hé mở trước mắt hắn. Hắn tự đặt những câu hỏi rồi tự trả lời; những câu trả lời càng làm hắn thêm ghê sợ. Hắn tự hỏi: Cái tên tù khổ sai ấy ta săn đuổi nó, khủng bố nó, tên tù ấy đã giẫm chân lên lưng ta, nó có thể báo thù, báo thù cho hả giận và để cho yên thân, thế mà nó lại tha cho ta sống, nó đã làm gì vậy? Nhiệm vụ chăng? Không. Có cái gì hơn thế nữa. Thế còn ta, đến lượt ta tha cho nó, ta đã làm gì? Nhiệm vụ chăng? Không. Hơn thế. Thế ra còn cái gì hơn cả nhiệm vụ? Đến đây, hắn hoảng sợ. Cái cân của hắn rã rời, một đĩa cân rơi xuống vực thẳm, một cái bay bổng lên trời. Giave thất kinh nhìn cả hai cái, cái trên cao và cái dưới thấp. Hắn chẳng như những đồ đệ của Vônte, hoặc là những triết nhân hay là những người chẳng tin gì hết; trái lại, tự bản năng hắn, hắn rất kính cẩn đối với cái nhà thờ chính thống; cái nhà thờ ấy, hắn coi như là một bộ phận uy nghiêm của toàn thể xã hội; trật tự là giáo lý của hắn; và chỉ có thế. Từ khi trưởng thành và ra làm một viên chức, hắn coi sở cảnh sát như cả một tôn giáo. Hắn làm mật thám cũng như người ta làm cố đạo vậy; ở đây chúng tôi dùng danh từ không chút mỉa mai, dùng với cái nghĩa rất đúng đắn của nó. Hắn có một cấp trên là ông Gixkê; cho đến nay hắn chưa hề nghĩ đến một đấng bề trên khác, là Chúa.
Đấng thủ lĩnh mới này, tức là Chúa, nay bỗng nhiên hắn cảm thấy và lòng hắn sinh ra bối rối.
Thấy Thượng đế, hắn như lạc mất phương hướng.
Hắn không biết phải làm gì đối với cấp trên này, trong khi hắn biết thừa cấp dưới phải luôn luôn phục tùng, không nên cãi lệnh, không nên chỉ trích, không nên thảo luận; đối với một cấp trên làm cho ta quá đỗi kinh ngạc thì chỉ có cách xin từ chức.
Thế nhưng làm thế nào mà xin Chúa cho từ chức?
Dù sao thì cái sự kiện nổi lên hàng đầu và khiến hắn luôn luôn nghĩ tới là hắn vừa vi phạm kỷ luật một cách kinh khủng. Hắn vừa nhắm mắt bỏ qua một tên tù tái phạm vượt ngục. Hắn vừa thả một tên trọng phạm. Hắn vừa đánh cắp của pháp luật một người ở trong tay pháp luật. Hắn đã làm như thế. Hắn không hiểu mình nữa. Không biết hắn có còn là hắn không. Ngay cả những lý do hành động của hắn, hắn cũng không nhớ, hắn chỉ mường tượng thấy rất hỗn loạn. Từ trước đến nay, hắn chỉ sống với một lòng chính trực trong hũ nút, kết quả của một lòng tin mù quáng. Bây giờ, lòng tin đã mất, lòng chính trực cũng không còn nữa. Tất cả những cái gì hắn đã tin, nay tiêu tan đi. Những sự thật hắn không ưa cứ ám ảnh hắn hoài, rất khốc liệt. Từ nay, phải biến thành một người khác. Lương tâm hắn như con mắt bỗng nhiên phải cắt màng, hắn đau đớn quá chừng. Hắn phải trông những cái hắn kinh tởm. Hắn thấy mình kiệt lực, vô dụng, tách rời hẳn cuộc đời cũ, bị bãi chức, bị hủy bỏ đi. Trong hắn, con người nhà nước đã chết. Hắn không còn lý do tồn tại nữa.
Xúc động là một tâm trạng khủng khiếp!
Rắn như sắt đá, mà lại hoài nghi! Hắn là hiện thân của hình pháp, như đúc nguyên khối trong khuôn luật pháp, thế mà nay bỗng nhiên lại thấy ở trong ngực đồng đúc của mình một cái gì phi lý, nghịch mệnh, na ná như một trái tim! Hắn lại lấy đức báo đức, cái đức ấy, bấy nay hắn vẫn coi là một cái tội! Là một con chó giữ nhà mà lại đi liếm tay! Là một khối nước đá lạnh buốt mà lại tan! Là cái kìm bỗng hóa ra bàn tay! Mà những ngón tay tự nhiên lại buông ra! Buông tay, rõ khủng khiếp chưa!
Con người như viên đạn phóng ra mà nay không biết con đường mình đi, và lùi lại!
Phải thú nhận điều này: cái không thể sai lầm vẫn có thể sai lầm; trong giáo lý vẫn có lầm lỗi; cái gì đã nói trong bộ luật cũng chưa phải là đã xong; xã hội không phải là hoàn hảo, quyền thế cũng có chỗ lung lay, cái bất biến có thể nứt rạn, quan tòa cũng chỉ là người, luật pháp có thể lầm lẫn, tòa án có thể sai chệch! Trên nền trời xanh như tấm kính, trông thấy có vết rạn.
Điều xảy ra trong người Giave là sự ngả nghiêng của một lương tâm vốn thẳng tắp, sự chệch đường của một tâm hồn, sự bẹp dí của một bản chất trung thực lao theo con đường thẳng nhưng lại va phải Chúa. Quả là lạ! Một người đốt lò trật tự, một người thợ máy của quyền lực nhà nước cưỡi con ngựa sắt mù, chạy trên đường thẳng, mà đột nhiên một tia sáng làm cho ngã ngựa! Cái bất dịch, cái thẳng thắn, cái đúng đắn, cái hình học, cái hoàn hảo lại càng nao núng đi! Đầu máy xe lửa mà lại chạy trên con đường ánh sáng!
Chúa luôn luôn ở bên trong chúng ta; Chúa là lương tâm chân chính chống lại lương tâm giả dối, là lệnh cấm tắt đối với đốm lửa, là lời phán truyền cho tia sáng phải nhớ vầng dương, là chỉ thị cho linh hồn phải nhận ra tuyệt đối chân chính khi nó đối diện với tuyệt đối hư ảo; Chúa là nhân loại bất diệt, là nhân tâm vĩnh cửu, cái hiện tượng huy hoàng, cái điều kỳ diệu đẹp nhất bên trong chúng ta đó, Giave có hiểu không? Hắn có nhận thức thấu đáo không? Hắn có thấy rõ không? Tất nhiên không. Tuy nhiên dưới áp lực của cái hiển nhiên không thể hiểu, hắn cảm thấy trí não hắn mở ra.
Hắn là nạn nhân của điều kỳ diệu ấy hơn là người được biến cải. Hắn chịu đựng một cách căm phẫn. Hắn chỉ thấy khó sống trong cảnh này. Hắn cảm thấy từ nay trở đi sẽ khó thở.
Giave chưa hề biết trên đầu mình còn có cái huyền bí.
Xưa nay, bên trên hắn, hắn chỉ thấy một mặt phẳng, giản đơn, trong suốt; ở đấy, chẳng có gì là bí mật, tối tăm; cái gì cũng rõ ràng, ăn khớp, dính chặt với nhau, chính xác, đúng đắn, tiếp giáp nhau, có ranh giới, có hạn định. Cái gì cũng thấy trước được; nhà nước là một mặt bằng phẳng; ở đây không có cái gì sụt xuống; cũng không có cái gì nhô lên cao ngất. Chỉ ở bên dưới hắn, mới có cái khó hiểu. Cái bất thường, cái bất ngờ, cái lỗ hổng mở vào cảnh ngổn ngang, cảnh phức tạp, nơi có thể trượt chân ngã xuống vực thẳm, đó là chuyện của những khu vực bên dưới, khu vực của những kẻ phiến loạn, những kẻ gian tà, những kẻ khốn khổ. Bây giờ Giave ngửa ra đằng sau, thì mới hoảng hồn nhận thấy một vực thẳm bất chợt xuất hiện trên đầu.
Chao ôi! Hắn bây giờ như cả một thành trì san bằng từ móng tới đỉnh. Hắn vô cùng bối rối! Biết trông cậy vào đâu? Điều hắn tin tưởng nay đã sụp đổ.
Thế nào! Hóa ra một tên khốn khổ cao thượng đã tìm thấy chỗ yếu trong cái vỏ xã hội. Thế nào! Hóa ra một người đầy tớ trung thành của luật pháp bỗng nhiên bị kẹt giữa hai trọng tội: tội thả một người và tội bắt giữ người ấy lại. Thế ra mệnh lệnh của nhà nước giao cho người viên chức cũng không phải là đúng cả! Trong nhiệm vụ, vẫn còn có những lối nghẽn tắc! Thế nào! Tất cả những cái ấy là sự thật cả ư! Có phải rằng một thằng kẻ cướp đã còng lưng dưới bao tội tình, nay lại có thể đứng ngay dậy và thắng lý không? Có thể tin được như thế không? Vậy ra có những trường hợp luật pháp phải lùi bước trước tội ác được cải tạo và ấp úng mấy câu xin lỗi!
Đúng, quả đúng như thế. Chính mắt Giave đã trông thấy! Chính tay Giave đã sờ thấy! Không những hắn không thể chối cãi, hắn còn là người đã tham dự vào việc ấy. Đấy là những sự thật hiển nhiên. Có điều ghê sợ là tại sao những việc hiển nhiên lại có thể dị kỳ quái gở đến thế!
Nếu sự kiện làm chứng nhiệm vụ của mình thì sự kiện chỉ là những bằng chứng của luật pháp; sự kiện do Chúa gửi xuống. Phải chăng ngày nay rối loạn lại tự trên trời xuống?
Sự hoảng loạn thường phóng đại sự việc, sự kinh hoàng thường làm cho ta bị ảo thị, cho nên cái gì có khả năng giảm nhẹ và chỉnh đốn cảm giác của Giave đều lu mờ, và xã hội, và nhân quần, và vũ trụ, từ nay dồn tóm thành một nét vẽ giản đơn và dị hợm. Thế là hình phạt, hình án, quyền lực của luật pháp, án quyết của tòa chung thẩm, quan tòa, chính phủ, việc giam cứu, việc trấn áp, sự sáng suốt của chính quyền, sự đúng đắn của luật pháp, nguyên tắc quyền lực, tất cả những giáo lý làm chỗ dựa cho nền an ninh công cộng, quyền uy, công lý, lôgic của hình bộ luật, cái tuyệt đối xã hội, chân lý công khai, tất cả những cái ấy đã đổ nát ngổn ngang, vung vãi, lộn xộn hay sao? Bản thân hắn, Giave người canh gác trật tự, hiện thân của liêm chính phục vụ sự nghiệp an ninh, thần gác cửa của xã hội, hắn đã bị thua, đã đo đất. Trên cảnh hoang tàn đổ nát ấy, có một người đứng đắn, mũ xanh trên đầu, hào quang quanh trán. Đấy, hắn đã lâm vào cảnh đảo lộn đó. Đầy cái hình ảnh ghê gớm đã hiện lên trong tâm hồn hắn.
Cái điều đó có thể chịu được không? Không.
Một tình trạng quyết liệt. Chỉ có hai lối thoát. Một là về ngay nhà Giăng Vangiăng, mang tù nhân trả lại cho nhà tù. Hai là…
Giave rời bỏ thành cầu, đầu ngẩng cao, quả quyết bước về phía đồn cảnh sát, nhờ có một cái đèn ở góc công viên Satơlê nên nhận thấy.
Đến nơi, nhìn qua cửa kính thấy một viên cẩm. Hắn bước vào đồn. Cứ xem cách mở cửa đồn, bọn cảnh binh cũng đủ biết là người cùng bọn. Giave xưng tên, đưa thẻ cho viên cẩm, rồi ngồi ở một cái bàn có thắp cây nến. Trên bàn có một cái bút, một lọ mực bằng chì, và giấy má để làm biên bản khi bất thần và ghi những nhận xét trong các cuộc tuần tra ban đêm.
Đồn cảnh sát nào cũng có cái bàn này, kèm theo một cái ghế rơm. Đó là một thể lệ. Giave cầm lấy cây bút và một tờ giấy rồi đặt bút viết. Hắn viết như sau:
“Mấy nhận xét để công việc nhà nước tiến hành được tốt.
Thứ nhất: xin ông thị trưởng cảnh sát chú ý.
Thứ hai: những người bị giam cứu từ phòng dự thẩm về thường phải cởi giầy ra, đi chân không để người ta khám xét. Nhiều người vì thế bị ho khi vào nhà pha. Như thế hao tốn cho quỹ bệnh xá.
Thứ ba: việc theo dõi kẻ phạm pháp bằng cảnh sát đặt từng chặng thì tốt, nhưng trong những trường hợp quan trọng, cần phải có hai cảnh sát ở gần nhau, trông thấy được nhau, để khi một người khiếm khuyết vì một cớ gì đó thì người kia có thể kiểm tra và thay thế.
Thứ tư: không hiểu tại sao nội quy riêng của ngục Mađơlonnét lại cấm tù nhân không được có ghế, dù họ có chịu trả tiền cũng không.
Thứ năm: ở ngục Mađơlonnét, căng tin chỉ có hai chấn song, nên chị bán hàng có thể để tù nhân sờ tay mình được.
Thứ sáu: những tù nhân có trách nhiệm gọi những tù nhân khác ra phòng tiếp, bắt người ta phải trả hai xu mới gọi rõ tên, như thế là một sự đánh cắp.
Thứ bảy: trong xưởng dệt, cứ mỗi sợi chỉ bung, tù nhân phải chịu khấu mười xu; như thế là người thầu khoán đã lạm dụng, bởi vì vải không vì thế mà kém phẩm chất.
Thứ tám: để những người khách thăm quan ở ngục La Phoócxơ phải qua sân trẻ con mới đến được phòng tiếp của ngục Xanh Mari Lêgipxiêng là điều bất lợi.
Thứ chín: ngày nào người ta cũng nghe thấy ở sân thị sở những viên sen đầm kháo nhau chuyện quan tòa hỏi cung bị cáo. Một viên sen đầm đáng lẽ phải nghiêm túc, mà kể lại những chuyện đã nghe được ở phòng dự thẩm thì là một sự mất nề nếp nghiêm trọng.
Thứ mười: bà Hăngri là một người ngay thẳng; căngtin của bà ấy khá sạch sẽ; nhưng để một người đàn bà giữ cửa của cái bẫy chuột bí mật thì không tốt. Điều ấy không đáng tồn tại ở nhà Khám lớn của một nước văn minh”.
Giave viết những dòng chữ trên rất bình tĩnh và rất đúng thể cách, không bỏ sót một dấu phẩy; hắn kéo ngòi bút chạy sàn sạt trên mặt giấy. Bên dưới dòng cuối cùng, hắn ký:
“Giave,
Thanh tra hạng nhất
Làm tại đồn quảng trường Satơlê,
Ngày 7 tháng sáu 1832, khoảng một giờ sáng”
Giave thấm mực ướt trên giấy, gấp như một phong thư, dán lại rồi đề ở ngoài: “Công văn gửi cơ quan quản lý”. Hắn để bức điện trên bàn rồi đi ra ngoài. Cái cửa kính có song sắt khép lại sau lưng hắn.
Hắn lại đi chéo qua quảng trường Satơlê, ra bến, rồi chính xác như cái máy, hắn trở lại đúng nơi cách đây mười lăm phút hắn vừa bỏ đi. Cũng cùng một dáng điệu y hệt lúc nãy, hắn tì vào bao lơn, vẫn ở hòn gạch lát ấy. Trông tưởng như từ lúc nãy hắn chưa hề nhúc nhích.
Đêm đã tối hẳn, lúc này là lúc quá nửa đêm, trời ảm đạm. Mây như bức trần nhà che lấp cả sao xa. Trời giống như một khoảng dày đặc ghê hồn. Nhà cửa trên đảo Xitê đã tắt ngấm đèn. Không một người qua lại. Từ phố xá, từ bến tàu trông ra, chỉ thấy vắng lặng. Nhà thờ Đức Bà và Tòa án trông như những nét phác họa của đêm khuya. Một cái đèn chiếu màu đỏ trên thành bến. Bóng những cái cầu lệch lạc trong sương mù, cái nọ xếp sau cái kia. Con sông tràn nước mưa.
Nơi thành bến mà Giave đứng tựa chính là nơi bên trên thác nước trong dòng sông Xen, như ta còn nhớ, ở ngay trên xoáy nước kinh người ta cứ xoăn lại, rồi lại mở ra như một cái đanh vít không cùng.
Giave cúi đầu xuống nhìn. Đen ngòm. Không thấy gì hết. Nghe thấy tiếng bọt, nhưng trông không thấy sông. Thỉnh thoảng, dưới cái vực sâu thăm thẳm, một vệt ánh sáng mờ mờ hiện ra, trườn trong bóng tối. Trong khoảng đêm tối mịt mù, không hiểu dòng sông lấy ánh sáng ở đâu mà biến thành hình rắn nước. Ánh nước tắt, lại chẳng trông thấy gì hết. Hình như đây là nơi đi vào mênh mông. Bên dưới chúng ta, không phải là nước, mà là vực thẳm. Thành bến dốc đứng, lờ mờ trong sương mù, bỗng biến đi, tưởng như là cái dốc dựng ngược của vô cùng vô tận.
Không trông thấy gì, nhưng như cảm thấy cái giá buốt hằn thù của nước lạnh và mùi đá ẩm ướt nhạt tanh. Một cơn gió gay gắt từ dưới vực bốc lên. Nước đang lên trong dòng sông chỉ đoán thấy chứ không trông rõ, tiếng sóng rầm rì thê thảm, bóng các nhịp cầu to lù lù dễ sợ, cái dòng thác có thể tưởng tượng trong khoảng không mờ mịt, tất cả bóng tối ấy thật là kinh khủng.
Giave đứng im như tượng mấy phút, mắt nhìn vào cái hố tối om ấy. Hắn đăm đăm nhìn vào cái khoảng vô hình với sự tập trung chú ý. Nước vẫn rì rào. Bỗng hắn bỏ mũ ra, đặt xuống bao lơn. Một lát sau, nếu có khách đêm khuya khoắt đi qua, ắt trông thấy một bóng người cao lớn, đen ngòm, như một bóng ma đứng trên bao lơn bến, cúi xuống sông Xen, rồi thẳng đứng người lên và rơi thẳng xuống vực thẳm. Một tiếng tõm đùng đục. Chỉ có bóng tối biết những cơn quằn quại của cái bóng mờ mờ chìm dưới dòng nước.
QUYỂN V: ÔNG VÀ CHÁU
I
LẠI THẤY CÁI GẬY CÓ GẮN MIẾNG KẼM
Những việc kể bên trên xảy ra được ít lâu thì lão Bulatơruyen lại qua một cơn xúc động mạnh mẽ.
Bulatơruyen là cái lão phu lục ở Môngphécmây ta đã thoáng gặp trong những phần đen tối của truyện này.
Chắc người ta còn nhớ, Bulatơruyen là người lúc nào cũng bận vào những việc ám muội và linh tinh. Lão đập đá và gây hại cho những khách trên đường cái. Vừa làm thợ đắp đất vừa làm nghề ăn trộm, lão nuôi một cái mộng: lão mơ cái kho tàng châu báu chôn trong rừng Môngphécmây. Lão hy vọng một ngày kia sẽ tìm được tiền chôn dưới một gốc cây; trong lúc chờ đợi, lão vui lòng kiếm chác trong túi khách qua đường.
Nhưng lúc này lão đã cẩn thận hơn. Lão vừa may mà thoát nạn. Ta đã biết, người ta vừa nhặt lão trong nhà nát của Giôngđơrét cùng với bọn kẻ cướp. Một tật xấu cũng có khi có lợi; lão thoát tù vì lão say rượu. Người ta dò xét mãi mà không biết lão là kẻ cướp hay là khổ chủ. Dựa trên tình trạng lão thực sự say rượu tối hôm xảy ra vụ bẫy người, tòa án đã ra lệnh miễn truy tố và lão được thả ra. Lão lại trở về với khu rừng cũ. Lão trở lại khúc đường từ Ganhi đến Lanhi để rải đá cho nhà nước, dưới sự kiểm soát của cơ quan hành chính. Mặt lão tiu nghỉu, ra vẻ rất nghĩ ngợi, hơi cụt hứng đối với việc trộm cướp nó đã làm lão suýt khốn, nhưng lão lại càng thêm trìu mến hũ rượu đã cứu vớt lão.
Còn cái cơn xúc động mạnh mẽ lão trải qua sau khi trở về dưới mái cỏ của người phu lục lộ, nó như thế này:
Một buổi sáng, lúc ấy mặt trời chưa mọc, như lệ thường Bulatơruyen đi làm, và có lẽ cả đi rình mò nữa, lão thấy một bóng người thấp thoáng sau cành lá trong rừng. Lão chỉ thấy sau lưng người ấy từ đằng xa, lúc ấy lại chưa sáng rõ, nhưng trông dáng điệu hơi quen quen. Mặc dù nghiện rượu, Bulatơruyen vẫn có trí nhớ đúng đắn, sáng suốt, cái vũ khí tự vệ cần thiết của tất cả những ai có phần nào chống đối với trật tự xã hội. Lão tự hỏi:
- Quái, mình đã gặp cái thằng cha này ở đâu rồi nhỉ?
Nhưng lão không trả lời được, lão chỉ thấy người kia giống như một dạng mập mờ thoáng qua trí óc lão.
Cái dáng ấy, lão chưa xác định lai lịch được, nhưng lão lại tính toán, đối cứu sự việc. Người ấy không phải là người vùng này. Người ở nơi khác đến, tất nhiên là đi bộ. Giờ này chẳng có xe quái nào qua Môngphécmây cả. Chắc là hắn đi suốt đêm. Ở đâu đến? Không xa đâu. Chẳng có xắc, chẳng gói gì hết! Chắc hẳn là ở Pari đến. Tại sao lại vào khu rừng này? Tại sao lại đến vào giờ này? Đến để làm gì?
Bulatơruyen nghĩ đến cái kho tàng châu báu. Cố sức nặn óc, lão mới lờ mờ nhớ ra rằng, cách đấy lâu lắm, đã bao nhiêu năm, đã có lần lão cũng gặp sự biến như thế này. Cái người bây giờ, lão cho có thể là người ngày trước.
Mải nghĩ, nặng trĩu cả óc, lão cúi đầu xuống, cái ấy cũng tự nhiên, nhưng chẳng khôn khéo tí nào. Lúc ngẩng đầu lên thì lão chẳng thấy gì nữa. Người kia đã biến trong khu rừng, trong bóng mờ rạng đông.
- Mẹ kiếp! Bulatơruyen làu bàu. Rồi thế nào mình cũng tìm thấy nó. Tao sẽ tìm ra cái địa phận của tên giáo dân này cho mà xem. Tại sao cái thằng ấy lại ưa đi lúc tinh mơ thế này, rồi mình sẽ biết tuốt. Ở trong khu rừng của tớ, chả có điều bí mật nào mà không có tớ xen vào.
Lão cầm lấy cái cuốc mũi rất nhọn của lão, rồi lầm bầm:
- Cái này để bới đất và để bới người.
Thế rồi, như thể người ta nối sợi chỉ này vào sợi chỉ kia, lão cố bước khớp theo dấu chân phỏng đoán của người kia và cứ thế đi qua khu rừng.
Đi được độ một trăm bước thì mặt trời bắt đầu mọc. Lão trông rõ lối đi. Lão thấy những dấu giày in rải rác trên cát, những vạt cỏ bị giẫm, những bụi cây bị xéo, những cành cây non trong bụi rậm bị uốn xuống, từ từ vươn lên, tựa như một người đàn bà xinh đẹp đang duỗi tay lúc trở dậy. Lúc đã thấy vết đi của người kia, lão đi theo, nhưng bỗng mất hút. Thời gian cứ qua. Lão tiến sâu nữa vào khu rừng, rồi đến một mô đất. Một người đi săn sớm qua con đường mòn xa xa, vừa đi vừa huýt sáo theo điệu Ghiơri. Lão chợt nảy ra ý trèo lên cây cao. Tuy lão đã già nhưng lão còn nhanh nhẹn. Ở đấy có một cây dẻ to, thật xứng cho Titia[424] và Bulatơruyen trèo. Bulatơruyen cố trèo hết sức cao lên cây dẻ.
Kể ý ấy cũng hay thật. Nhìn kỹ về phía khu rừng hoang vu, rậm rì và ghê gớm nhất, bỗng Bulatơruyen trông thấy người kia.
Vừa thoáng thấy, người kia đã biến mất!
Người kia đi vào, - hay len lỏi vào thì đúng hơn, - len lỏi vào một quãng rừng thưa ở khá xa, khuất sau những cây to. Nhưng quãng rừng ấy, Bulatơruyen biết lắm; lão vừa nhận ra một cây dẻ gai vì bệnh nên được băng bằng một tấm kẽm đóng ngay trên vỏ cây, bên cạnh một đống đá cối to tướng. Khu rừng thưa ấy, ngày xưa người ta gọi là bất động sản Blaruy. Đống đá ấy không biết dùng để làm gì, ba mươi năm trước đã thấy rồi, nay chắc vẫn còn. Chẳng cái gì sống lâu hơn một đống đá, có chăng những bức giậu bằng ván gỗ. Để tạm đấy thôi, thế mà hóa ra trường thọ.
Bulatơruyen mừng rỡ tụt xuống nhanh như chớp. Đã tìm thấy hang con thú, chỉ còn việc bắt lấy nó. Cái kho tàng mơ ước bấy lâu đích thị là ở đấy rồi.
Đi đến tận khu rừng thưa ấy, đâu phải chuyện dễ. Đi theo những lối mòn cứ uốn khúc như trêu ngươi phải mất mười lăm phút, còn nếu cứ đường thẳng mà đi, qua bụi rậm rất dày, đầy gai góc, rất hiểm trở, phải mất những nửa giờ. Khốn nỗi Bulatơruyen lại không hiểu cho điều ấy. Lão tin ở con đường thẳng; thật là một ảo tưởng đẹp đẽ, nhưng đã hại biết bao người. Khu rừng rậm dù có gai góc đến đâu, Bulatơruyen cũng cứ tưởng là con đường ngắn. Lão nói:
- Cứ đường thẳng chó sói mà đi thôi.
Bulatơruyen, vốn quen đi đường quanh, lần này lại phạm sai lầm là đi đường thẳng.
Lão vấp phải nào ô rô, nào gai, nào sơn trà, nào hồng dại, nào thảo nhi, nào cây ngấy đến hay gây sự. Trầy sướt cả da thịt.
Bên dưới rãnh có nước, phải lội qua mà đi.
Sau cùng, lão cũng đến được khu rừng thưa Bơlaruy, nhưng mất đến bốn mươi phút, mồ hôi đầm đìa, hổn hà hổn hển, ướt át, mặt đầy vết xây xước, giận dữ.
Chẳng có ai ở đấy cả.
Bulatơruyen chạy đến đống đá. Đống đá vẫn nguyên chỗ cũ. Chẳng ai tha đi đâu cả.
Còn người kia thì đã biến vào rừng sâu. Người ấy đã trốn mất. Trốn đi đâu? Về phía nào? Trong khu rừng nào? Không tài nào đoán biết được.
Đau đớn nhất là lại thấy ở sau đống đá, ngay trước cái cây bịt kẽm, một khoảnh đất mới xới, một cái cuốc để quên, hay vứt lại đó, và một cái hố.
Hố ấy trống rỗng.
Bulatơruyen giơ hai nắm tay về phía chân trời, kêu lên:
- Đồ ăn cắp!
II
MARIUYTX VỪA RA KHỎI NỘI CHIẾN LẠI CHUẨN BỊ CUỘC CHIẾN TRANH TRONG NHÀ
Một thời gian lâu, Mariuytx chẳng ra sống, chẳng ra chết. Hàng mấy tuần liền, anh lên những cơn sốt mê sảng. Có nhiều triệu chứng khá nghiêm trọng ở não vì não bị các vết thương ở đầu làm chấn động, chứ không phải do chính các vết thương phạm vào.
Hàng đêm đằng đẵng, trong những lời nói mê ghê rợn và thao thao bất tuyệt qua cơn sốt, trong cơn hấp hối và cứ kéo dài thảm đạm, Mariuytx lúc nào cũng gọi tên “Côdét”. Mấy vết thương lớn rất nguy hiểm, bởi vì mủ ở những nơi ấy thường nung ở tận dưới thịt, có thể làm chết người, do ảnh hưởng của thời tiết; mỗi khi đổi trời thầy thuốc lại lo ngại. Ông thường nói: nhất là người bệnh lại không cảm thấy gì cả. Băng bó rất khó khăn, phức tạp. Thời ấy chưa tìm ra vải nhựa để dán băng, dán thuốc. Nicôlét tốn một tấm khăn trải giường - “to bằng cái trần nhà” như chị ta thường nói - để làm băng buộc các vết thương. Dùng các chất cơlôruya và nitơrát bạc phải chật vật công phu lắm mới trừ được chứng thối thịt. Bệnh tình Mariuytx còn trầm trọng thì lão Gilơnócmăng cũng vẫn còn như chàng, chẳng ra sống, chẳng ra chết. Lão vẫn ngồi ở đầu giường cháu, cuống cuồng cả người.
Theo lời bác gác cổng kể lại ngày nào cũng vậy, có khi một ngày hai bận, một ông già tóc bạc, ăn mặc sang trọng, đến hỏi bệnh tình Mariuytx và đưa lại một gói băng lớn.
Cuối cùng tính từng ngày là bốn tháng ròng, sau cái đêm đau đớn Mariuytx được khiêng về nhà dở sống dở chết, ngày 7 tháng chín, thầy thuốc tuyên bố bảo đảm chàng sống. Thời kỳ dưỡng bệnh bắt đầu. Thế nhưng Mariuytx còn phải nằm trên một cái ghế dài ròng rã hai tháng trời, vì xương đòn gánh bị gãy thỉnh thoảng lại giở những chứng bất ngờ. Đấy, thường vẫn thế, cái vết thương cuối cùng thường không mím miệng lại ngay, cứ phải băng bó mãi, người ốm rất khó chịu.
Nhưng được cái thời gian ốm lâu như thế, lại bình phục lâu như thế, nên Mariuytx không bị truy nã. Ở nước Pháp, những cơn phẫn nộ, ngay những cơn phẫn nộ của công chúng, cũng thường không kéo dài quá sáu tháng. Những cuộc biến động như trong tình trạng xã hội hiện nay là cốt lõi của tất cả mọi người, nên cũng cần phải nhắm mắt lại.
Ta nên nói thêm rằng cái lệnh quá quắt của Giskê bắt các thầy thuốc phải tố cáo những người bị thương đã làm dư luận bất bình; mà người bất bình đầu tiên lại là nhà vua. Dư luận ấy đã che chở, bảo vệ cho những người bị thương. Chỉ trừ những người bị bắt làm tù binh ngay tại trận, những người khác không ai bị tòa án binh động tới. Thế là Mariuytx được yên thân.
Thoạt đầu, lão Gilơnócmăng nếm tất cả những đau đớn, ê chề, sau lão hưởng tất cả những nỗi say sưa. Đêm đêm, lão ở liền bên cạnh người ốm, ngăn sao cũng không được. Lão cho mang cái ghế bành lớn lại gần giường Mariuytx. Lão bắt con gái phải lấy khăn áo đẹp nhất trong nhà để làm vải buộc, làm băng. Bà dì Gilơnócmăng vốn là người tinh khôn, lại là con gái lớn trong nhà, tìm cách giữ các khăn áo đẹp lại vừa làm cho lão tưởng con vẫn nghe lời mình. Lão Gilơnócmăng không cho phép ai cắt nghĩa cho lão biết rằng làm băng thì vải chéo không tốt bằng vải thô và vải mới không bằng vải cũ. Bao giờ băng hộ cho Mariuytx lão cũng có mặt, còn bà dì thì ra chỗ khác và e thẹn kêu lên: Ối! Ối! Không gì cảm động bằng khi lão đưa chén thuốc cho người bị thương, tay run run vì tuổi già. Lão cứ hỏi thầy thuốc liên hồi. Lão không biết là lão cứ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi đã hỏi rồi.
Hôm thầy thuốc báo cho lão biết Mariuytx đã qua cơn hiểm nghèo, lão sướng điên lên. Lão thưởng cho bác gác cổng ba đồng lu-i. Tối hôm ấy, lúc trở về buồng riêng, lão vừa đi vừa nhảy điệu ga-vốt, ngón tay cái bật vào ngón tay trỏ đánh nhịp. Lão hát bài hát sau đây:
Đồng cỏ Phugie
Là nơi Gian ở
Ơi Gian! Ơi mình!
Vậy em rất tình
Anh si
Các cậu bé thần kỳ
Nấp trong mắt đẹp
Với túi tên phép
Ranh nhép!
Ta say nàng Gian
Hơn nữ thần Đian
Say đôi vú cứng
Cô gái Brơtan
Rồi lão quỳ xuống một cái ghế, Bátxcơ nhòm qua khe cửa hé mở, tin chắc là lão đang cầu kinh.
Từ xưa, nào lão có tin Chúa bao giờ.
Mỗi khi bệnh Mariuytx thuyên giảm, mà càng ngày chàng càng đỡ hơn, lão già lại càng thêm kỳ quặc. Lão làm lắm việc vô lý, ra vẻ rất khoái trá. Không việc gì cũng lên gác, xuống gác mãi được. Một chị hàng xóm kể ra cũng xinh, một buổi sáng sửng sốt nhận được một bó hoa to tướng. Bó hoa ấy là của lão Gilơnócmăng gửi tặng. Anh chồng nổi một trận ghen. Lão Gilơnócmăng lại cố ôm Nicôlét đặt ngồi lên vế mình. Lão gọi Mariuytx là ông nam tước. Lão hét: “Chế độ cộng hòa muôn năm!”
Lúc nào lão cũng hỏi thầy thuốc: “Có phải là không ngại gì nữa chứ?” Lão nhìn Mariuytx âu yếm như bà nhìn cháu. Lúc Mariuytx ăn, lão nhìn rất trìu mến. Lão không biết đến lão nữa, lão không đáng kể nữa, bây giờ Mariuytx là ông chủ nhà; trong nỗi vui sướng, lão đã thoái vị, lão là đứa cháu của cháu lão.
Sống trong cảnh sảng khoái như thế, lão trở thành đứa trẻ đáng kính nhất. Lão đứng sau người ốm mà mỉm cười, sợ người ốm mệt hay khó chịu. Lão hớn hở, tươi cười, sung sướng, dễ yêu, non trẻ. Nét mặt lão như có nguồn sáng tươi vui, lại thêm mớ tóc bạc trên đầu, nên trông lão càng thêm oai nghiêm một cách dịu dàng. Khi những nếp nhăn lại điểm thêm duyên dáng thì trông người ta thật đáng yêu kính. Người già vui vẻ thì trên mặt rạng rỡ một thứ bình minh.
Còn Mariuytx, lúc người ta băng bó trông nom cho chàng, chàng chỉ có độc một ý nghĩ: Côdét.
Từ khi dứt cơn sốt và không mê sảng nữa, chàng không gọi tên ấy lên nữa. Chàng không nói, chính bởi vì cả tâm hồn chàng là ở đấy.
Chàng không biết bây giờ Côdét ra sao; tất cả những việc xảy ra ở phố Săngvrơri, nay chỉ còn như một đám mây mờ trong ký ức. Những bóng người mờ mờ phảng phất trong trí óc, Êpônin, Gavrốt, Mabớp, gia đình Tênácđiê, tất cả các bạn chập chờn ảm đạm trong khói mù chiến lũy. Rồi các việc ông Phôsơlơvăng hiện qua trong cuộc chiến đấu đẫm máu, nay tưởng như một bí ẩn trong cơn bão táp. Chàng không hiểu tại sao chàng sống, ai đã cứu chàng sống, cứu như thế nào. Mọi người chỉ biết nói với chàng có một cái xe ngựa đang đêm chở chàng về phố Phiơ đuy Canve. Quá khứ, hiện tại, tương lai, tất cả chỉ còn là đám sương mù mờ ảo, nhưng trong đám sương mù ấy, có một điểm bất động, một nét nổi bật, rõ ràng, chính xác, một cái gì như bằng đá hoa cương, một điều quyết định, một ý chí: tìm Côdét. Đối với chàng, ý nghĩ về cuộc đời không tách rời khỏi ý nghĩ về Côdét. Lòng chàng đã nhất quyết rằng chàng sẽ không chịu sống ở đời nếu không có Côdét. Bất kỳ ai bắt chàng sống, dù là ông chàng, dù là số mệnh hay là địa ngục, thì chàng nhất định cũng phải đòi lại cho kỳ được nơi cực lạc chàng đã mất.
Những khó khăn, không phải là chàng không hiểu.
Ở đây, ta cần nhấn mạnh điều này: ông chàng có hết lòng ân cần, âu yếm, chàng cũng không hề chuyển lòng và cảm động. Trước tiên, vì chàng không biết hết tất cả những sự săn sóc, chiều chuộng ấy. Sau nữa, trong sự suy nghĩ mơ màng của người ốm, có lẽ còn chút dấu vết của mê sảng, chàng nghi ngờ những cử chỉ trìu mến ấy, coi như một hành động lạ lùng, mới mẻ, cốt để chinh phục chàng. Chàng giữ thái độ lạnh lung. Ông chàng tha hồ nở những nụ cười móm mém nhưng chỉ mất công toi. Mariuytx tự bảo khi mình chưa nói, cứ để mặc cho người ta làm gì thì làm, thì còn tốt; chứ khi nói đến Côdét thì chàng sẽ thấy một bộ mặt khác hẳn, ông chàng sẽ lộ rõ bộ mặt thật. Lúc ấy mới gay go. Rồi hàng vạn vấn đề gia đình, rồi thì môn đăng hộ đối, rồi vừa mỉa mai vừa bắt bẻ, rồi nào Phôsơlơvăng với Cupơlơvăng, nào gia tài, nghèo khổ, nào đeo vạ vào thân, nào tương lai. Chống lại kịch liệt; kết cục; từ chối. Mariuytx phải cứng cỏi ngay từ bây giờ.
Vả lại chàng càng khỏe ra, những nỗi bất bình cũ càng trở lại, những vết loét trong ký ức lại lở ra, chàng nhớ lại dĩ vãng; đại tá Pôngmécxi lại đứng giữa lão Gilơnócmăng và chàng, Mariuytx. Chàng tự bảo chàng sẽ không thể hy vọng một tấm lòng tốt chân thật nào ở con người đã xử tệ và bất công với cha chàng đến thế. Càng khỏe ra chàng thấy như càng oán ghét ông chàng hơn. Ông lão âm thầm đau đớn về thái độ của Mariuytx. Lão Gilơnócmăng nhận thấy rằng Mariuytx, từ ngày được người ta khiêng về nhà và từ ngày chàng tỉnh lại, chưa bao giờ chàng gọi lão là “ông ngoại” cả; biết vậy nhưng lão không nói gì. Chàng cũng không gọi là “ngài”, đã đành. Nhưng chàng tìm cách lẩn tránh để khỏi phải gọi tiếng này cũng chẳng phải gọi tiếng kia.
Hiển nhiên là sắp có một cơn biến động.
Cũng như mọi người khi gặp trường hợp tương tự, Mariuytx thử sức nhè nhẹ trước khi tấn công. Như thế gọi là thăm dò trận địa. Một buổi sáng, lão Gilơnócmăng, nhân tình cờ đọc một tờ báo, bộp chộp nói về Hội nghị Quốc ước và thốt ra một câu phán xét có tính chất bảo hoàng về Đăngtông, Xanhgiuýt và Rôbétxpie. Tức thì Mariuytx nghiêm nghị trả lời: những con người năm 93 ấy là những người khổng lồ. Lão già nín lặng cả ngày hôm ấy, không hé răng nổi nửa lời.
Mariuytx, bao giờ nghĩ đến ông, cũng có ngay trong óc một hình ảnh người ông sắt đá những ngày chàng còn nhỏ, nên chàng cho rằng ông chàng im lặng là vì cố nén cơn giận. Chàng liền đoán trước một cuộc chiến đấu ác liệt và trong thâm tâm, chàng sửa soạn thật đầy đủ để chiến đấu.
Chàng quyết định nếu bị từ chối, chàng sẽ lột hết vải băng bó làm trẹo xương đòn gánh, những vết thương còn đau thì vứt cả băng đi cho mở miệng cả ra, rồi không ăn không uống gì nữa. Những vết thương là đạn dược của chàng. Một là được Côdét, hai là chết. Chàng kiên nhẫn đợi chờ thời cơ - cái kiên nhẫn tinh ranh của người ốm.
Thời cơ ấy đã đến.
III
MARIUYTX TẤN CÔNG
Một hôm, trong lúc bà dì Gilơnócmăng xếp gọn chai lọ, cốc tách trên mặt tủ ô kéo, thì lão Gilơnócmăng cúi xuống Mariuytx, lấy giọng hết sức dịu dàng bảo cháu:
- Mariuytx, con ạ, con xem, nếu ông mà như con thì nay ông ăn thịt, chứ không ăn cá nữa. Lúc con dưỡng bệnh thì nên ăn cá thờn bơn rán, nhưng con muốn dậy được thì phải cố ăn ít sườn chứ.
Mariuytx bấy giờ đã hầu như bình phục hẳn, chàng lấy hết sức ngồi nhỏm dậy, hai bàn tay bíu chặt lấy cái khăn trải giường. Rồi chàng nhìn thẳng vào mặt ông chàng, giọng nói hung hãn:
- Nhân thể, tôi muốn nói cái này.
- Cái gì cơ?
- Là tôi muốn cưới vợ.
- Ông đã biết mà.
Nói xong lão phá lên cười.
- Biết là biết thế nào?
- Được, ông đã dự kiến rồi. Con sẽ lấy con bé ấy.
Mariuytx sửng sốt đến choáng cả lên, chân tay run lẩy bẩy.
Lão Gilơnócmăng nói tiếp:
- Được, con sẽ lấy con bé ấy, con bé kháu khỉnh ấy. Ngày nào cô ấy cũng đội lốt một ông cụ già đến thăm tin con. Từ ngày con bị thương, lúc nào cô ấy cũng khóc và ở nhà làm băng cho con. Ông đã điều tra. Cô ấy ở Lomácmê, số 7. Đấy, được rồi, con thích thì con sẽ được! Con tiu nghỉu rồi đấy chứ gì. Con đã bố trí một âm mưu nho nhỏ, con tự bảo con: - Để rồi mình bảo thẳng cho cái lão già ấy, cái xác ướp thời nhiếp chính, thời đốc chính ấy, cái anh chàng trai lơ ngày xưa cái anh thanh niên công tử nay hóa ông cụ tai ác, phải bảo thẳng cho lão ấy biết. Xưa kia lão chơi bời chán, nào tình nhân vụng trộm, nào gái lẳng lơ; lão cũng có những cô Côdét của lão, lão đã diện chán, lão cũng đã bay lượn, đã nếm cái vị xuân tình. Những cái ấy lão phải nhớ chứ. Để rồi xem. Giao chiến thôi. Thế là con cầm đằng đuôi đứt đi rồi. Được. Ông bảo con ăn thịt thì con lại trả lời: “Nhân thể tôi muốn lấy vợ”. Chuyển đề hay quá! Con nhất định gây chuyện chứ gì! Con không biết là ông rất nhát gan ư? Kết quả như con nghĩ thế nào? Con bực tức hắn? Con không ngờ ông lại ngốc hơn con, thế là cụt hứng, cái bài diễn văn của ông trạng sư thế là mất toi, ức thế. Đã thế, mặc kệ, cứ khùng lên con muốn gì, ta cũng ừ, thế là hết cả khùng đồ nỡm! Con nghe đây này. Ông đã cho đi dò hỏi: ông, ông cũng tinh quái lắm chứ. Con bé ấy dễ thương, ngoan nét lắm; câu chuyện thằng kỵ binh là chuyện láo, cô ta cắt cả một đống băng, thương con ra trò. Con mà chết thì hóa ba người chết: quan tài cô ta sẽ đi theo quan tài của ông. Từ khi con khá hơn, ông vẫn có ý định hôm nào đặt quách cô ấy ngồi sừng sững ngay đầu giường con. Nhưng chỉ trong tiểu thuyết mới thấy người ta đưa các thiếu nữ đến bên giường những chàng trai xinh đẹp đang bị thương, những chàng trai mà các cô thích. Còn ngoài thì chả thấy ai làm thế bao giờ. Vả lại rồi dì con lại nói. Suốt ngày đêm, con chẳng mấy lúc mặc quần áo. Con cứ hỏi Nicôlét mà xem, chị ấy chẳng rời con phút nào, thử hỏi xem có cách nào đem phụ nữ đến trước mặt con lúc ấy không. Thế rồi còn thầy thuốc nữa. Một cô gái đẹp thì chữa khỏi sốt sao được. Thôi, được, chẳng phải nói thêm nữa đã định rồi, đã xong rồi, nhất định rồi, con cứ việc cưới về. Đấy, ông dữ tợn như thế đấy. Con xem, ông biết là con chả yêu ông, ông vẫn bảo: biết làm thế nào để thằng súc sinh ấy yêu được mình? Ông lại bảo: này nhé mình đã nắm con bé Côdét trong tay, để rồi mình cho hai đứa lấy nhau, lúc ấy nó sẽ yêu mình một tý, không thì nó phải nói tại sao chứ. Úi chà, con tưởng rằng lão già này sẽ quát tháo lên, la rầm lên, thét: “Không được” rồi giơ gậy gộc ra trong cái cảnh bình minh này? Không phải đâu. Côdét: được. Yêu nhau: được. Ông chẳng mong gì hơn nữa. Thưa ngài, ngài chịu khó lấy vợ cho con. Con ạ, ông chỉ mong con được sung sướng.
Nói xong, lão già nức nở khóc.
Lão ôm đầu Mariuytx, hai tay ghì chặt vào cái ngực già nua của lão; cả hai người cùng òa lên khóc. Thật là một cảnh hạnh phúc tuyệt vời. Mariuytx kêu lên:
- Cha ơi!
Lão già nói:
- Trời! Thế ra con yêu ông ư!
Cái phút ấy sao mà khó tả. Cả hai người cùng nghẹn ngào không nói nên lời.
Cuối cùng lão già nói lắp bắp:
- Thế nó đã cởi mở rồi. Nó đã gọi ta là cha.
Mariuytx gỡ đầu khỏi tay ông và nói:
- Cha ạ, bây giờ con khỏe rồi, con có thể gặp cô ấy được chứ?
- Vẫn định thế rồi, ngày mai con gặp.
- Cha ơi!
- Gì cơ?
- Sao lại không hôm nay?
- Thế thì hôm nay. Đồng ý hôm nay. Con đã nói ba lần “Cha ơi”, thì đáng được thế lắm. Để rồi ông liệu. Sẽ đưa cô ấy đến đây. Đã bảo là định thế từ trước cơ mà! Chuyện này đã ghép thành thơ rồi mà! Đây là đoạn kết thúc hận ca Chàng trẻ ốm của Ăngđơrê Sêniê,[425] người bị cắt cổ bởi bọn sát… - à, bọn những người khổng lồ 93.
Lão Gilơnócmăng tưởng như thấy Mariuytx hơi cau mày lại: nhưng thật ra Mariuytx tâm hồn đang bay bổng trong niềm vui sướng, chẳng thiết nghe gì nữa. Chàng nghĩ nhiều đến Côdét hơn là đến 1793. Lão già sợ run lên vì đã nói tới Ăngđơrê Sêniê không đúng chỗ, lão vội vàng nói tiếp:
- Cắt cổ thì không phải. Sự thật thì những nhà cách mạng thiên tài cũng chẳng độc ác gì, điều ấy đã dĩ nhiên rồi, họ là những vị anh hùng… hừ! Họ thấy Ăngđơrê Sêniê làm phiền họ một chút nên đem xử ch… - nghĩa là ngày 7 tháng nắng, những con người vĩ đại ấy, vì nhiệm vụ cứu nước, đã mời Ăngđơrê Sêniê quá bộ đi…
Lão Gilơnócmăng nghẹn họng vì câu nói của mình, không biết nói gì thêm. Lão chẳng biết nên nói tiếp như thế nào, cũng chẳng chối chữa được. Trong khi bà con gái sửa gối cho Mariuytx thì lão hết sức lực đi cho nhanh ra khỏi buồng ngủ, đóng sập cửa lại. Lão đỏ gay mặt, nghẹn ứ hơi, sùi cả bọt mép, hai mắt long lên, chạm trán ngay phải lão Bátxcơ hiền lành đang đánh giầy ở ngoài phòng đợi. Lão tóm cổ Bátxcơ thét lên dữ dội:
- Mẹ cha cái lũ ăn cướp ấy, chính chúng nó đã giết chết ông ấy.
- Thưa cụ, ông nào cơ ạ?
- Ăngđơrê Sêniê.
- Thưa cụ, vâng ạ. Lão Bátxcơ kinh khủng trả lời.
IV
RỐT CUỘC DÌ GILƠNÓCMĂNG KHÔNG THẤY KHÓ CHỊU KHI ÔNG PHÔSƠLƠVĂNG VÀO NHÀ LẠI ÔM THEO MỘT CÁI GÓI
Côdét và Mariuytx gặp lại nhau.
Cuộc gặp gỡ thế nào, chúng tôi miễn tả. Có những thứ người ta không thể cố vẽ lại được; mặt trời là một.
Lúc Côdét vào, tất cả gia đình đều tụ họp trong buồng Mariuytx, cả lão Bátxcơ và Nicôlét nữa.
Côdét hiện trên ngưỡng cửa, như trong hào quang.
Vừa đúng lúc ấy, lão Gilơnócmăng sắp hỉ mũi; lão đứng ngay lại, mùi soa vẫn ở trên mũi, lão nhìn Côdét, reo lên:
- Đáng yêu thật!
Thế rồi lão hỉ mũi mạnh.
Côdét say sưa, sung sướng, sợ hãi, hồn bay bổng trên mây. Nàng bàng hoàng cả người, đúng như lúc người ta bàng hoàng vì hạnh phúc. Nàng nói năng ấp úng, da tái xanh rồi lại đỏ gay; nàng muốn nhảy xổ vào tay Mariuytx nhưng lại không dám. Yêu đương dưới mắt mọi người nàng thấy xấu hổ. Không có ai thương những cặp tình nhân sung sướng, mọi người cứ đứng lì đấy giữa lúc họ đang khao khát được ngồi riêng với nhau. Nào họ có cần gì đến ai!
Vào cùng với Côdét, bước ngay sau nàng, có một ông cụ già tóc bạc, dáng nghiêm nghị nhưng miệng hé một nụ cười phảng phất buồn. Người ấy là “ông Phôsơlơvăng”; người ấy là Giăng Vangiăng.
Đúng như bác gác đã nói, ông ăn mặc rất chỉnh tề, quần áo mới tinh, toàn đồ đen, thắt ca-vát trắng.
Bác gác thật khó nhận ra được rằng ông tư sản chững chạc, - có vẻ là một viên thừa phát lại ấy - lại là cái người vác xác chết khủng khiếp ở đâu hiện lên ngay trước cửa nhà bác đêm hôm 7 tháng sáu. Người hôm ấy rách rưới, nhầy nhụa, dữ tợn, mặt bôi đầy máu và bùn, tay đỡ lấy nách của Mariuytx bất tỉnh. Thế nhưng bác gác cổng nhà nghề cũng đánh hơi thấy cái gì. Lúc ông Phôsơlơvăng cùng đến với Côdét, bác đã nói riêng với vợ câu sau này: không hiểu tại sao tôi cứ ngờ ngợ như trông thấy ông ấy ở đâu rồi.
Ông Phôsơlơvăng ở trong cái buồng Mariuytx nhưng như đứng riêng ra bên cạnh cái cửa. Ông cắp một cái gì na ná như một quyển sách khổ giấy gấp tám, bọc trong tờ giấy. Tờ giấy bọc màu xanh nhờ, hình như đã mốc.
Bà dì Gilơnócmăng vốn dĩ không ưa gì sách vở khẽ hỏi Nicôlét:
- Có phải cái lão kia lúc nào cũng khư khư ôm sách như thế không?
Lão Gilơnócmăng nghe thấy, cũng khe khẽ trả lời:
- Này, ông ấy là một nhà bác học đấy. Thế thì sao? Lỗi tại ông ấy à? Trước, ta có quen ông Eula, ông ấy cũng thế, chẳng đi đâu mà không có quyển sách; ấy, lúc nào cũng ôm quyển sách trước ngực.
Rồi lão ngả người chào, cất giọng nói to:
- Thưa ông Tơrăngsơlơvăng[426]…
Lão Gilơnócmăng không định tâm gọi như vậy nhưng, cái lối không chú ý đến tên họ người ta ở lão vốn là một thói quen quý phái.
- Thưa ông Tơrăngsơlơvăng, tôi lấy làm vinh dự dạm hỏi tiểu thư cho cháu trai tôi là nam tước Mariuytx Pôngmécxi.
“Ông Tơrăngsơlơvăng” nghiêng mình.
Lão Gilơnócmăng nói:
- Thế là đã giao ước.
Rồi quay lại phía Mariuytx và Côdét, lão giơ hai tay làm dấu cầu phúc cho hai con, rồi reo lên:
- Từ nay các con được phép tha hồ yêu nhau.
Hai cô cậu không đợi phải giục lần thứ hai. Mặc kệ tiếng ríu rít bắt đầu. Họ khe khẽ nói chuyện với nhau. Mariuytx tựa khuỷu tay xuống ghế dài, còn Côdét đứng bên cạnh. Côdét thì thầm bảo chàng:
- Trời ơi! Em lại thấy ông! Ông đây rồi! Sao lại đánh nhau như thế! Tại sao cơ chứ? Khiếp quá! Sống mà như chết, ròng rã bốn tháng trời. Trời ơi, ai lại tàn nhẫn thế, ai lại đi lao vào cuộc đánh nhau ấy bao giờ! Em đã làm gì ông nào? Thôi, em bỏ qua cho ông, lần sau đừng làm thế nữa. Lúc nãy, khi có người đến gọi em đến đây, em vẫn cứ tưởng là em sắp chết nhưng chết vì sung sướng. Trước lúc ấy em buồn lắm. Chẳng kịp trang sức nữa, ông trông em có gớm không này. Cái cổ áo nhàu quá đi mất, không biết gia đình ông có nói gì không, ông nói đi chứ! Cứ để em nói một mình mãi. Bố con em vẫn ở phố Lomácmê. Vai ông người ta bảo trông khiếp lắm cơ, cho nắm tay vào cũng lọt. Với lại, hình như phải lấy kéo mà cắt thịt. Đau quá nhỉ. Em khóc mãi bây giờ nhòe cả mắt. Sao khổ đến thế được; khỉ thật. Ông ngoại trông có vẻ hiền lành lắm nhỉ. Thôi, ông nằm xuống, đừng tì khuỷu tay như thế nữa; không khéo lại đau. Trời ơi, em sung sướng quá. Thế là hết khổ rồi. Em hóa ngốc mất. Em định nói với ông những gì, bây giờ chẳng nhớ nữa. Ông vẫn yêu em chứ? Bố con em ở phố Lomácmê. Không có vườn. Lúc nào em cũng làm băng. Đây, ngài trông đây này, ngón tay em có chai, tại ông đấy.
Mariuytx nói: Ôi! Thiên thần!
Tiếng ấy là tiếng độc nhất trong ngôn ngữ không bao giờ cũ đi cả. Không tiếng nào khác khỏi sáo mòn khi được các đôi tình nhân dùng chán chê như thế.
Rồi, vì ở chỗ đông người, họ im bặt, không nói gì nữa, se sẽ mân mê tay nhau.
Lão Gilơnócmăng quay lại phía mọi người trong buồng, kêu to:
- Còn các ông, các bà nói to lên chứ. Làm ầm lên đi chứ, các người ở hậu trường! Nào, ầm ĩ lên một tí nào! Để cho hai trẻ nó chuyện trò, ríu rít với nhau cho thỏa.
Rồi lão lại gần Mariuytx và Côdét, khẽ nói thầm:
- Các con cứ gọi nhau là anh là em đi, đừng ngượng gì cả.
Bà dì Gilơnócmăng sững sờ nhìn thấy cái ánh sáng ấy đột nhập vào cõi lòng già cỗi của mình; nhưng sững sờ mà chẳng hằn học. Chẳng có tí gì là con mắt cú mèo phẫn nộ, thèm thuồng nhìn đôi chim câu gù; ấy là con mắt đần của một người đàn bà thơ ngây năm mươi bảy tuổi đầu, lỡ làng duyên phận, nhìn một cuộc đời đắc thắng vì tình yêu.
Lão Gilơnócmăng nói với con gái:
- Cô ả này ta đã bảo là thế nào con cũng có ngày như thế này.
Sau một lát im lặng lão lại nói:
- Con nhìn hạnh phúc của người khác mà coi.
Rồi lão quay về phía Côdét:
- Con bé xinh tệ, xinh lắm. Như hệt một bức tranh của Gơrơđơ.[427] Thằng ranh, thế là mày chiếm lấy món của quý ấy một mình đấy nhé. Gớm thật, thằng nhãi thế mà thoát tay tao; tao mà trẻ đi mười lăm tuổi thì thể nào tao với mày cũng đấu gươm một phen để xem ai chiếm được cô nàng. Ấy, tiểu thư ạ, tôi cảm tiểu thư quá đi mất. Có gì lạ đâu. Đó là quyền của cô. Ôi, đám cưới phải biết là hay nhé. Làm lễ cưới ở giáo đường Xanh Xacơrơmăng thì đúng địa hạt ta, nhưng thôi, tôi sẽ xin miễn, để cưới ở Xanh Pôn. Nhà thờ ở đấy hơn. Nhà thờ ấy của người Giêđuyt xây. Diện hơn. Ở trước bồn nước dinh giáo chủ Biragơ. Còn kiệt tác của nền kiến trúc Giêđuyt thì ở Namuya. Gọi là Xanhlu. Cưới xong, thế nào cô cậu cũng phải đến nơi mà xem. Đáng công đi lắm. Thưa cô, tôi hoàn toàn thuộc phái của cô; con gái sinh ra thì phải lấy chồng chứ. Tôi chỉ muốn cái bà thánh Catơrin ấy sổ tóc. Ở vậy thì khá đấy nhưng lạnh lẽo lắm. Thánh kinh chả nói: “Hãy sinh sản đi” là gì. Phải có bà Gian Đa để cứu nước; nhưng muốn có dân lại cần đến mụ Gigônhơ. Thế cho nên các cô, các cô cứ lấy chồng đi. Thật tôi thấy đàn bà ở vậy chẳng có lợi gì. Tôi cũng biết là những trinh nữ độc thân có một phòng nguyện riêng trong nhà thờ, và có giáo đoàn Đức Mẹ đồng trinh để gia nhập. Nhưng, mẹ cha nó chứ, một người chồng xinh xắn, giỏi trai, thế rồi một năm sau, một thằng cu béo tốt hồng hào cứ sùng sục bú tí, đùi nó núng nính những mỡ, hai bàn tay nó hồng hồng cứ thọc bừa vào ngực mình mà nghịch ngợm, miệng nó cười như buổi bình minh, thế chẳng gấp nghìn vạn lần là cứ tay cầm mẩu nến, miệng tụng Tarris eburnea.[428]
Lão già xoay như con quay trên gót chân tuổi tác của mình, rồi lại cất tiếng nói, như chiếc lò xo lại bật ra:
Thế rồi mơ mộng, thôi thôi nhé!
Anxíp ngày mai sẽ lấy chồng.
- À này!
- Gì cơ cha?
- Hình như con có một người bạn thân?
- Có ạ, anh Cuốcphêrắc.
- Anh ấy bây giờ ở đâu?
- Chết rồi ạ.
- Thế cũng hay.
Lão ngồi xuống gần đôi trẻ, bảo Côdét ngồi xuống rồi hai tay răn reo cầm lấy bốn bàn tay họ:
- Cô bé xinh lạ, cô Côdét thật là một tuyệt tác. Cô là một cô bé rất bé mà lại có dáng bà lớn rất lớn. Cô mà sẽ chỉ là một bà nam tước thì là hơi thấp đấy. Cô có tướng một bà hầu tước kia. Trông lông mi mà xem! Các con ạ, các con làm phải lắm, các con cứ yên trí như thế. Cứ yêu nhau đi. Yêu si yêu dại vào. Tình yêu vừa là cái ngu dại của loài người, vừa là cái tinh anh của Thượng đế. Cứ thương yêu nhau cho thắm thiết - bỗng giọng lão như ủ ê - nhưng khốn nỗi, ông lại nhớ đến điều này. Ông đã gửi quá nửa gia tài để hưởng thực lợi chung thân. Ông còn sống thì còn được, chứ độ hai mươi năm nữa, ông chết đi thì các con không có một đồng xu, khốn khổ quá! Thưa bà nam tước, lúc ấy hai tay trắng muốt của bà sẽ phải quần quật suốt ngày vì túng thiếu.
Đến đây, chợt thấy một giọng nói trầm tĩnh:
- Cô Ơphơrađi Phôsơlơvăng có sáu mươi vạn phơrăng.
Đó là tiếng Giăng Vangiăng.
Từ nãy ông chưa nói lời nào, cũng không ai biết ông ngồi đấy nữa, ông cứ đứng yên lặng sau những người sung sướng ấy.
Lão Gilơnócmăng sửng sốt hỏi:
- Cô Ơphơrađi Phôsơlơvăng là ai cơ ạ?
- Con đấy ạ - Côdét đáp.
- Sáu mươi vạn cơ à? - Lão già tiếp.
Giăng Vangiăng nói:
- Có lẽ kém độ vạn tư, vạn rưỡi gì đấy.
Nói rồi, ông đặt lên bàn cái gói mà bà dì Gilơnócmăng tưởng là quyển sách.
Tự tay Giăng Vangiăng mở gói ra. Một bó giấy bạc. Người ta đếm từng tờ. Có năm trăm tờ một nghìn phơrăng và một trăm sáu mươi tám tờ năm trăm. Cộng tất cả là năm mươi tám vạn bốn nghìn phơrăng.
Lão Gilơnócmăng bảo:
- Cuốn sách hay thật!
- Năm mươi tám vạn bốn nghìn phơrăng - bà dì lẩm bẩm.
- Được khối việc cô cả nhỉ! - Lão già lại tiếp.Thế là cu cậu Mariuytx vớ được con chim oanh triệu phú trên cái cây xứ mộng. Thế mà bảo mãi bọn trẻ chúng nó chỉ yêu nhau vớ vẩn! Những cậu sinh viên lại tìm được những cô sinh viên có sáu mươi vạn phơrăng! Tiên đồng mà đắc lực hơn Rốtsin.[429]
Bà dì Gilơnócmăng vẫn khe khẽ nhắc:
- Năm mươi tám vạn bốn nghìn phơrăng. Năm mươi tám vạn bốn nghìn phơrăng! Khác gì sáu mươi vạn chứ lị!
Trong lúc đó thì Mariuytx và Côdét mải ngắm nhìn nhau; họ chẳng chú ý gì đến chi tiết nọ.
V
THÀ GỬI TIỀN Ở KHU RỪNG ẤY CÒN HƠN GỬI ÔNG NÔ-TE ẤY
Chẳng cần cắt nghĩa dài dòng, chắc ta cũng hiểu rằng sau vụ Săngmatiơ, Giăng Vangiăng nhờ mấy ngày trốn thoát nên đã kịp về Pari rút số tiền ở ngân hàng Laphít, số tiền ông kiếm được ở Môngtơrơi Xuyame, thời còn là ông Mađơlen. Ông sợ lại bị bắt - quả sau bị bắt thật, - nên ông chôn giấu số tiền trong khu rừng ở Môngphécmây, nơi gọi là bất động sản Bơlaruy. Số tiền tất cả là sáu mươi ba vạn, toàn giấy bạc, không kềnh càng lắm, bỏ gọn trong một cái hộp. Ông đặt hộp trong một cái hòm nhỏ bằng gỗ sồi nhét đầy vỏ bào gỗ dẻ để tiền khỏi ẩm. Ông lại để trong hòm một món của khác của ông, tức là những cây chân đèn của giám mục. Ta còn nhớ, lúc trốn khỏi Môngtơrơi Xuyame, ông mang theo đôi đèn ấy. Cái người mà Bulatơruyen bắt gặp một tối lần đầu, người lạ ấy là Giăng Vangiăng. Sau này mỗi khi cần tiền, Giăng Vangiăng lại đến lấy ở khu rừng thưa Bơlaruy. Vì thế, thỉnh thoảng ông lại đi vắng. Ông giấu một cái cuốc ở một nơi rất kín, chỉ mình ông biết. Khi Mariuytx đương hồi phục sức khỏe, ông thấy là sắp đến lúc cần tiền, nên ông lấy tất cả về. Bulatơruyen lại thấy bóng ông trong rừng, lần này thấy buổi sáng, chứ không phải buổi tối như kỳ trước. Bulatơruyen thừa hưởng được cái cuốc.
Số tiền đếm cho đúng là năm mươi tám vạn bốn nghìn năm trăm phơrăng. Giăng Vangiăng giữ lại cho mình năm trăm phơrăng. Ông nghĩ bụng:
- Sau này sẽ hay.
Trước kia số tiền lấy ở ngân hàng Laphít ra là sáu mươi ba vạn; nay còn số tiền trên tức là chỗ kia ông đã ăn tiêu trong mười năm trời, từ năm 1823 đến 1833. Năm năm ẩn trong nhà tu chỉ tiêu hết năm nghìn phơrăng.
Giăng Vangiăng đặt hai chân đèn bạc trên lò sưởi; đôi chân đèn sáng chói lọi làm bà Tútxanh thích mê.
Giăng Vangiăng cũng biết là mình đã thoát khỏi tay Giave. Ông đã nghe người ta kể, - sau, tờ Mônitơ cũng có đăng tin, ông đã xem rõ - một thanh tra cảnh sát tên là Giave chết đuối, xác giạt vào dưới lườn một chiếc thuyền của thợ giặt giữa cầu Sănggiơ và cầu Pôngnớp. Ông ta là một người cảnh sát gương mẫu, được cấp trên quý trọng. Một bức thư ông để lại làm cho người ta đoán rằng ông ta bị loạn óc và tự vẫn. Giăng Vangiăng nghĩ thầm trong bụng: kể ra, hắn đã tóm được mình mà lại thả ra, tất là hắn điên rồi.
VI
HAI CỤ GIÀ, MỖI NGƯỜI MỘT LỐI, LÀM TẤT CẢ ĐỂ CÔDÉT ĐƯỢC SUNG SƯỚNG
Người ta sửa soạn tất cả cho đám cưới. Thầy thuốc tuyên bố có thể cưới vào tháng hai. Bây giờ là tháng chạp. Mấy tuần lễ say sưa trong hạnh phúc hoàn toàn trôi qua.
Lão Gilơnócmăng là một trong những người sung sướng nhất. Nhiều khi lão chiêm ngưỡng Côdét hàng giờ. Lão reo lên:
- Con bé mới xinh làm sao! Trông vừa hiền lại vừa thảo! Chẳng phải nói nịnh, thật suối đời ông, ông chưa thấy có cô con gái nào xinh đẹp như Côdét. Sau này, chắc lại lắm nết thơm tho kín đáo như đóa hoa tím. Thật là phúc trời ban cho. Bên cạnh con người như thế, ai cũng phải thanh cao. Mariuytx con ạ, con là nam tước, con lại giàu có, ông van con, con đừng làm thầy cô thầy kiện quèn nữa.
Côdét và Mariuytx bỗng nhiên từ dưới mồ bay lên thiên đường. Việc chuyển tiếp hơi đột ngột, nên hai người như quáng lên, nếu không đã bị hơi choáng váng.
Mariuytx bảo Côdét:
- Em có biết tại sao như thế không?
Côdét trả lời:
- Không. Nhưng mà hình như Trời thương chúng mình.
Giăng Vangiăng việc gì cũng làm, khó khăn nào cũng san bằng, hòa giải tất cả, làm cho mọi việc được dễ dàng. Ông hối hả tiến đến hạnh phúc của Côdét, hăm hở, bề ngoài có vẻ sung sướng không kém gì Côdét.
Trước ông đã làm thị trưởng nên ông giải quyết được một vấn đề tinh tế, tức là hộ tịch của Côdét mà chỉ một mình ông biết điều bí mật. Cứ nói thẳng gốc tích nàng biết đâu việc cưới xin sẽ chẳng thành, ông vớt Côdét ra khỏi tất cả những khó khăn. Ông bày đặt ra một gia đình toàn những người chết cả; chỉ có cách ấy mới tránh khỏi mọi điều khiếu nại. Côdét là người độc nhất còn lại của một gia đình tự tuyệt. Côdét không phải là con gái ông, mà là con gái của một ông Phôsơlơvăng khác. Hai anh em ông Phôsơlơvăng cùng làm vườn ở nhà tu Píchpuýt. Người ta đến tận nhà tu hỏi, chẳng thiếu gì những tin rất tốt và những bằng chứng chắc chắn. Những tu nữ thật thà, ít hiểu và cũng không ưa việc tìm tòi gốc tích người ta; họ lại không ngờ có sự ranh mãnh nào trong ấy, nên chẳng bao giờ tìm biết rõ Côdét là con gái lão Phôsơlơvăng này hay Phôsơlơvăng kia. Ai bảo sao họ nói vậy, và lại nói rất hăng hái nữa kia. Thế là Côdét đã trở thành cô Ơphơrađi Phôsơlơvăng. Cô được công nhận mồ côi cả cha lẫn mẹ. Giăng Vangiăng tìm cách để được công nhận là người đỡ đầu cho Côdét với cái tên là ông Phôsơlơvăng; còn lão Gilơnócmăng là người đỡ đầu dự khuyết.
Còn số tiền năm mươi vạn bốn nghìn phơrăng là di sản lưu lại cho Côdét của một người đã chết, muốn giấu tên. Trước kia, số tiền di tặng là năm mươi chín vạn bốn nghìn, nhưng đã chi tiêu mất một vạn vào việc giáo dục cô Ơphơrađi, trong số ấy có năm nghìn trả cho chính tu viện Pơti Píchpuýt. Số tiền ấy gửi một người thứ ba, sẽ trao trả cho Côdét lúc cô đến tuổi thành niên hay lúc đi lấy chồng. Những việc xếp đặt ấy, ai cũng dễ cho là phải, nhất là lại thêm món tiền hơn nửa triệu. Cũng có đôi chỗ bất thường nhưng nào có ai thấy. Một người liên quan đến công việc thì có cái băng ái tình bịt mắt, còn các người kia thì lại tối mắt vì sáu mươi vạn phơrăng.
Côdét biết mình không phải là con ông cụ mình vẫn gọi bằng cha từ bấy lâu nay. Ông cụ chỉ là một người trong họ. Một ông Phôsơlơvăng khác mới thật là cha nàng. Lúc khác thì nàng đã đau đớn lắm. Nhưng trong giờ phút sung sướng khó tả này, đó chỉ là một chút bóng đen, một chút u ám, nàng vui sướng quá nên đám mây mờ cũng chóng tan đi. Nàng có Mariuytx. Chàng trai đến thì ông già lui. Việc đời thế.
Vả, từ bao năm trời ròng rã, Côdét đã quen sống trong cảnh đời đầy bí hiểm. Những ai đã sống cuộc đời thơ ấu mịt mù vẫn sẵn sàng nhận biết nhiều việc.
Tuy nhiên nàng vẫn gọi Giăng Vangiăng là cha.
Côdét trong lúc vui sướng, rất phấn khởi với lão Gilơnócmăng. Nói cho đúng, lão tặng nàng biết bao nhiêu lời tán tỉnh, biết bao món quà xinh. Trong lúc Giăng Vangiăng xây dựng cho Côdét một địa vị bình thường như mọi người trong xã hội và một gia tài vững vàng thì lão Gilơnócmăng chăm nom sắm sửa đồ chơi cho Côdét. Lão thấy không gì thú bằng tỏ ra mình hào phóng. Lão cho Côdét một cái áo bằng ren tỉnh Banhsơ, của bà nội lão để lại cho lão. Lão bảo: - Những mốt ấy bây giờ hồi phục lại, đồ cổ bây giờ được mọi người ham chuộng. Những thiếu phụ trẻ thời ông đã già lại ăn mặc như những bà già hồi ông còn bé tí.
Lão moi tất cả đồ đạc trong những cái tủ ô kéo hình bầu bầu, bằng sơn mài Côrômăngđen, hàng bao nhiêu năm nay vẫn đóng kín mít. Lão bảo: - Bắt các bà quý tộc này xưng tội đi chứ! Xem bụng các bà ấy chứa những gì nào! Rồi lão bới tung cả lên những cái ngăn kéo bụng phệ đầy quần áo của các bà vợ, của các cô nhân tình của lão, của các bà tổ mẫu nữa. Nào hàng tơ lụa Bắc Kinh, nào gấm vóc Đa Ma, nào vải vóc Lam Pa, nào hàng vân in màu, nào áo dài đắt tiền thành Tua, nào mùi xoa Ấn Độ thêu bằng thứ chỉ bằng vàng có thể giặt được, nào những bức thêu Giênơ và Alăngxông, nào đồ kim hoàn kiểu cổ, nào những hộp kẹo bằng ngà chạm những trận đánh nhau li ti, nào áo quần, đồ trang sức, ruy băng; lão cho Côdét tất cả. Côdét say sưa ngây ngất trong mối tình Mariuytx, nặng ơn đối với lão Gilơnócmăng. Nàng đương mơ giấc mơ hạnh phúc không cùng xa tanh, nhung lụa. Nàng tưởng như các vị thiên thần đang giơ tay đỡ lấy những đồ cưới của nàng. Tâm hồn bay bổng trên khoảng trời xanh, vỗ đôi cánh bằng hàng ren tỉnh Malin.
Như ta đã nói, lão già cũng khoái chí chẳng kém gì đôi tình nhân đang say sưa trong tình ái. Phố Phiơ đuy Canve nhộn lên như nổi một điệu kèn vui.
Mỗi sáng, lão Gilơnócmăng lại tặng Côdét một thức. Những dải lụa là tung nở lộng lẫy quanh mình Côdét.
Trong cảnh sống hạnh phúc, cũng nhiều khi Mariuytx ưng nói chuyện trang nghiêm; một hôm không biết nhân việc gì, chàng bảo:
- Những người thời cách mạng vĩ đại thật, danh tiếng lừng lẫy như đã trải qua bao thế kỷ, như thể Catông hay Phôxiông, họ đã được ghi trên đài vân thiên cổ.
- Vân cổ! Phải rồi, lụa vân cổ! Cảm ơn con. Chính ông đang chớm có cái ý ấy.
Và ngày hôm sau, lão lại cho thêm Côdét một cái áo hàng vân cổ lộng lẫy, màu nâu đen.
Lão rút ra ở những đống vải cũ ấy một bọc triết lý:
- Tình yêu, được lắm. Nhưng phải thêm cái này chứ. Hạnh phúc thì phải thêm cái gì phù phiếm. Hạnh phúc chỉ là cái cần thiết tối thiểu. Cứ tra bừa thêm đồ gia vị vô dụng vào. Một lâu đài và một trái tim. Một trái tim và cung điện Lơ Luvơrơ. Một trái tim và các bể nước cung điện Vécxây. Một chị nữ mục đồng quấn hoa mua, tốt, nhưng phải chất thêm cho chị mười vạn đồng tiền vàng. Ngắm một cảnh đồng quê thiên nhiên bát ngát, được, nhưng phải ngồi ở nơi lầu son gác tía, dát ngọc, nạm vàng. Hạnh phúc suông thì cũng như bánh suông. Ăn thì ăn, nhưng chẳng thú vị gì. Ông thì ông thích những cái vô dụng, phù phiếm, cái kỳ cục, cái thừa thãi, cái chẳng dùng vào việc gì hết. Ông còn nhớ được xem ở nhà thờ lớn Stơrátxbua một cái đồng hồ to bằng ngôi nhà ba tầng; cái đồng hồ ấy cứ chỉ giờ, nó chịu khó chỉ giờ nhưng hình như nó chẳng phải làm ra để chỉ giờ. Đánh xong hồi chuông giữa trưa hay nửa đêm, trưa là giờ của mặt trời, nửa đêm là giờ của tình yêu, hay giờ gì cũng được, thì trên mặt đồng hồ lại hiện ra mặt trăng và các vì sao, đất và bể, chim và cây, thái dương thần là Hằng nga rồi một lô những thứ gì chui ở ổ ra, rồi mười hai thánh tông đồ, rồi hoàng đế Sáclơ Canh rồi Êpônin và Xabinuyt, và lại thêm một đống những người nhỏ tí mạ vàng đang thổi kèn, chưa kể những hồi nhạc lý thú nó ném ra giữa không trung bất cứ lúc nào, không rõ vì lẽ gì? Một cái mặt đồng hồ xấu xí trần trụi chỉ biết có chỉ giờ, hỏi có bằng cái kia không? Ông thì ông thích cái đồng hồ to ở Stơrátxbua hơn, thích hơn là cái đồng hồ có độc con chim O Hướu xứ Phorê Noa kêu.
Lão Gilơnócmăng còn nói huyên thuyên đặc biệt về việc cưới xin; với những lời ca tụng dài dòng, lão xen tất cả những tiếng văng tục từ thế kỷ mười tám.
- Các anh không biết nghệ thuật khánh tiết, lão hét tướng lên như vậy. Thời buổi này các anh không biết tổ chức lấy một ngày hội. Cái thế kỷ XIX của các anh đây tồi lắm. Nó thiếu sự thái quá. Nó không biết kẻ giàu sang người quyền quý. Về việc gì nó cũng lè tè, thấp trệt. Cái đẳng cấp thứ ba của các anh vô vị, vô hương, vô hình, vô sắc. Mấy mụ tư sản của các anh, khi nói đến việc lập gia đình, họ chỉ mơ có một cái khuê phòng xinh xinh, trang hoàng mới rợi, có bàn ghế bóng và rèm vải che cửa. “Đẹp! Đẹp! Anh chàng Grigu cưới cô nàng Gripơxu đây!” Huy hoàng, rực rỡ lắm! Người ta dán một đồng xu Lu-i vàng vào cây nến. Thời đại này là thế đấy! Tôi xin được chạy tránh xa. Chao ôi! Từ năm 1787, tôi đã tiên báo là hỏng rồi, hỏng tất rồi, khi tôi thấy ngài công tước Rôlăng kiêm hoàng thân Lêông, công tước Sabô, công tước Môngbadông, hầu tước Xubidơ, Tử tước Tua, Pháp quốc thượng khanh đi chơi rừng Lôngsăng trên một chiếc xe cọc cạch. Kết quả sờ sờ ra đó. Thời này, người ta kinh doanh, người ta chơi giá khoán, người ta làm ra tiền và người ta keo kiệt. Người ta sửa soạn bên ngoài cho hào nhoáng. Trông người ta ngay ngắn, thẳng thớm, sạch sẽ, gội rửa xà phòng, cạo, chải, là, cọ sát, đánh xi-ra, bên ngoài lau chùi sạch trơn sạch bóng không chê vào đâu được, láng lậy như một hòn cuội và đồng thời, ôi! Đức hạnh của cô mèo tôi ạ! Trong đấy lương tâm có những đống phân, những hố bẩn làm thối lui những chị chăn bò vốn không ngại lấy tay xỉ mũi. Tôi ban cho thời buổi này cái châm ngôn: sạch mà uế. Mariuytx, con đừng giận nghe, con cho phép ông chửi sơ cái đám tư sản ấy một trận. Phải rồi. Thương thì cho roi cho vọt. Vậy, nói thẳng tuột ra rằng ngày nay người ta lấy vợ lấy chồng nhưng đâu người ta có biết cách cưới xin. Ôi! Đúng quá, tôi tiếc nhớ những tục lệ dễ ưa thời trước. Tôi tiếc tất cả. Cái phong nhã, cái hào hoa, những cách xử thế duyên dáng và trang trọng, cảnh xa hoa ấm lòng của các gia đình. Âm nhạc là một thành phần của hôn lễ, tầng lớp trên thì giao hưởng, tầng lớp dưới thì trống kèn, rồi thì khiêu vũ, tiệc tùng làm rạng rỡ các gương mặt, thơ chúc tụng chải chuốt, ca hát pháo hoa, tiếng cười giòn giã, băng thắt thành nơ to tướng và gì nữa, nổi đình đám và lu bù như ngày hội quỷ. Ta đâm tiếc cái nịt tất của cô dâu. Nịt tất của cô dâu có họ gần với dải lưng của nữ thần Vênuýt. Chiến tranh Tơroa xảy ra vì gì nào? Vì chiếc nịt tất của Hêlen chứ còn gì nữa! Tại sao họ đánh nhau? Tại sao Điômêđơ thần lực lại choảng nát cái mũ đồng to tướng đính mười mũi nhọn trên đầu Mêriônê, tại sao Asilơ và Hecto xăm mình nhau bằng những phát thương dữ dội? Bởi vì Hêlen đã để cho Pari lấy chiếc nịt tất của nàng. Với cái nịt tất của Côdét thì Hôme sẽ viết một Hiađơ mới. Ông sẽ để trong trường ca của ông một lão già ba hoa như ta và ông gọi lão ấy là Mexto.
Các bạn ạ, thời xưa, cái thời xưa đáng ưa ấy, người ta cưới xin một cách khoa học; ký một hôn ước chắc chắn xong thì rồi là một bữa tiệc ra trò. Bỏ bút xuống là cầm đũa. Chứ sao! Dạ dày là một con vật dễ mến, nó đòi hỏi phần nó và cũng muốn tham gia lễ tiệc. Thời ấy người ta ăn ngon, và ở bên cạnh người ta có một ả trẻ đẹp không trùm khăn, không che giấu bộ ngực mình thái quá. Chao ôi! Những cái miệng cười toe toét! Cái không khí vui sao! Thời ấy tuổi trẻ là một bó hoa. Người thanh niên nào cuối cùng cũng có một cành đinh hương hoặc một cụm hoa hồng, chiến tướng hay mục đồng đều vậy. Và nếu tình cờ mà người ta là đại úy hay long binh, thì người ta cũng cố tìm cách để có cái tên Phlôriăng. Người ta muốn được xinh đẹp. Người ta mặc áo thêu, người ta ưa sắc thắm. Một anh tư sản là một đóa hoa, một vị hầu tước là một viên ngọc. Người ta không nịt bàn chân, không đi ủng. Người ta phơi phới, nhanh nhẹn, bóng nhoáng, long lanh, chấp chới, kháu khỉnh, bảnh bao, tuy nhiên người ta vẫn đeo gươm bên sườn. Con chim đẹp lông vẫn có mỏ và móng. Thời đó là thời Ấn Độ phong tình. Thế kỷ ấy có phương diện tế nhị lại có phương diện huy hoàng. Và người ta vui nhộn đáo để, mẹ kiếp nó! Ngày nay người ta nghiêm nghị. Bọn tư sản keo kiệt, giai cấp tư sản đạo mạo và thế kỷ của các anh thật là bất hạnh. Nếu Ngọc nữ giáng trần thì người ta sẽ đuổi họ đi vì mặc áo hở quá ngực. Than ôi! Đời nay họ che giấu vẻ đẹp như là một cái gì xấu xa. Từ khi có cách mạng, ai cũng mặc quần dài, kể cả các vũ nữ. Một vai hề nữ cũng phải nghiêm nghị; những điệu hát của các anh rất giáo điều. Các anh muốn oai vệ. Nếu không cúi gằm mặt trên cà-vạt thì không được! Lý tưởng của một thằng nhóc hai mươi tuổi khi lấy vợ là phải giống ngài Roie Cônla. Các anh có biết cứ oai mãi cái kiểu ấy thì trở nên gì không? Trở nên nhỏ bé. Hãy nhớ điều này: cái vui không chỉ là vui, nó còn là lớn lao nữa. Phải si tình một cách vui vẻ đi chứ, mẹ kiếp! Khi cưới vợ, anh phải cưới trong cơn sốt và cơn choáng hạnh phúc và cảnh ồn ào hỗn độn của hạnh phúc. Vào nhà thờ cần nghiêm chỉnh, phải. Nhưng mà làm lễ xong thì, quỷ thần ơi! Phải cho mộng ảo quay cuồng chung quanh cô dâu. Hôn lễ thì phải đế vương và hư ảo, phải diễu hành từ nhà thờ Ranhxơ đến chùa Săngtơlu. Tôi ghê tởm những hôn lễ đê tiện. Cao tằng cố tổ ạ! Ít nhất cái ngày hôm đó phải ngự trên thiên đàng chứ! Phải là thần linh chứ! Chao ôi! Muốn là gì cũng được: thần không trung, thần nô đùa, thần vui cười, hoặc là lính ngân khôi ngân giáp. Người ta là những galupia mà. Các bạn ạ, mỗi chú rể phải là một ông hoàng hoan lạc. Hãy nhân cơ hội có một không hai trong đời người này mà bay bổng lên cõi thiên thanh với lũ thiên nga và chim ưng để hôm sau lại có thể rơi xuống thế giới của lũ ếch nhái tư sản. Đừng dè xẻn trên đám cưới, chớ cắt xén những huy hoàng sang trọng của nó. Chớ có đếm từng xu nhỏ trong cái ngày anh tràn ngập hào quang. Lễ tiệc không phải là việc nội trợ hàng ngày. Chao! Nếu ta được làm theo hứng thú của ta thì sẽ là: Chương trình của ta như sau: thanh niên và bạch ngân. Ta mời các thần thôn dã, các nữ thần rừng, nữ thần biển đến dự lễ. Một hôn lễ của nữ thần Ăngphitơrít, một đám mây hồng, những thần nữ tóc vấn đẹp đẽ, hoàn toàn khỏa thân, một vị hàn lâm dâng thơ cho nữ thần, một cỗ xe có những con quái biển kéo.
Tơritông đi đầu, dùng tù và thổi,
Những tiếng du dương khiến ai cũng bồi hồi bổi hổi.
Quả là một chương trình khánh tiết, đúng một chương trình khánh tiết, ta nói chẳng sai chút nào, mẹ kiếp!
Trong lúc lão cao hứng một mình nói một mình nghe như vậy thì Côdét và Mariuytx được tự do ngắm nhìn nhau đến say sưa.
Bà dì Gilơnócmăng nhìn tất cả những cảnh ấy thản nhiên lạ lùng. Từ năm, sáu tháng nay, bà đã xúc động khá nhiều lần. Mariuytx trở về, Mariuytx máu me đầm đìa được khiêng về, Mariuytx khiêng ở một chiến lũy về, Mariuytx chết rồi lại sống dậy, Mariuytx làm lành với gia đình, Mariuytx đính hôn, Mariuytx lấy một con bé nghèo khổ, Mariuytx lại lấy một cô gái triệu phú. Lần cuối cùng bà ngạc nhiên là số tiền sáu mươi vạn phơrăng. Số tiền sáu mươi vạn ấy là niềm cảm xúc tối hậu. Sau đó bà lại lãnh đạm như trước kia. Bà lại đi lễ đều đặn, lại lần tràng hạt, lại cầu kinh những ngày lễ và những ngày chủ nhật, bà ngồi trong một xó nhà thì thầm đọc kinh “Kính Bà”, trong khi ở một xó khác người ta thì thầm “I love you”;[430] bà lờ mờ nhìn thấy Mariuytx và Côdét như hai cái bóng. Nhưng chính bà mới là một cái bóng.
Có một lối khổ hạnh đến trì độn, tâm hồn người ta tê liệt, như vô tri, không biết gì là cuộc đời, chỉ trừ khi động đất hay khi tai biến, còn chẳng biết gì là tình cảm con người, vui sướng không, đau khổ cũng không.
Lão Gilơnócmăng bảo con gái: - Cái lối sùng đạo ấy cũng như ngạt mũi vậy. Con chả biết mùi đời là cái gì. Không thấy thơm mà cũng chẳng thấy thối.
Dù sao thì sáu mươi vạn phơrăng cũng làm cho bà gái già thôi không phân vân nữa. Lão Gilơnócmăng thường chẳng mấy khi đếm xỉa đến bà, nên việc cưới của Mariuytx, lão cũng chẳng hỏi ý kiến gì bà. Lão cứ làm theo lối bốc đồng của lão; từ một ông chúa chuyên chế lão trở thành một con người nô lệ, lão chỉ có độc một ý nghĩ là làm thỏa lòng Mariuytx. Còn bà dì kia, dù bà sờ sờ ra đấy hay có ý kiến gì, lão không thèm để ý tới. Dù lành như đất, bà dì cũng phải phật ý. Trong thâm tâm, bà cũng có phần phẫn uất, nhưng bề ngoài vẫn thản nhiên; bà tự bảo: “Cha mình định đoạt việc cưới xin này không hỏi gì mình; mình sẽ giải quyết việc gia tài không hỏi gì cha mình”. Bởi vì bà dì giàu, còn ông bố thì không có gì, hẳn bà ta mặc kệ cho nó nghèo xác. Thây xác ông cháu. Đã cưới một con xơ xác thì cho xơ xác. Nhưng thấy Côdét có sáu mươi vạn, bà rất hài lòng; số tiền ấy thay đổi vị trí của bà trong gia đình đối với cặp tình nhân kia. Phải trọng cái số tiền sáu mươi vạn chứ! Và cố nhiên không thể không để gia tài cho họ được, bởi vì bây giờ họ không cần đến nữa.
Người ta thu xếp cho đôi vợ chồng ở trong buồng lão Gilơnócmăng. Lão nhất định nhường cho họ cái buồng của lão, cái buồng đẹp nhất trong nhà. Lão nói: Có thế tôi mới trẻ lại được. Đó là dự định cũ. Tôi vẫn định tổ chức cưới trong buồng của tôi. Lão cho kê ở trong buồng một đống những đồ lặt vặt cũ đỏm dáng. Lão cho căng một tấm vải rất to làm trần nhà; miếng vải nguyên xấp, lão bảo hình như mua ở Utơrết, nền xa-tanh màu hoa mao lương, thêu hoa nhung màu hoa liên hình. Lão bảo tấm vải ấy là loại vải làm khăn trải giường của Ăngvi, công tước phu nhân ở lâu đài Larốtsơ Guyông. Lão bày trên lò sưởi một bức tượng xứ Xaxơ nho nhỏ ôm con chó trên cái bụng tênh hênh.
Cái phòng sách của lão Gilơnócmăng này dùng làm văn phòng trạng sư cho Mariuytx; ta còn nhớ hội đồng luật sư bắt trạng sư nào cũng phải có văn phòng riêng.
VII
BÓNG DÁNG GIẤC MÊ TRONG HẠNH PHÚC
Ngày nào đôi tình nhân cũng gặp nhau. Côdét đi cùng với ông Phôsơlơvăng. Bà dì Gilơnócmăng bảo: bây giờ trời đất đảo lộn cả, đời thủa nào cô dâu sắp cưới lại đến tận nhà trai cho người ta tán tỉnh. Vì Mariuytx phải nằm dưỡng bệnh lâu ngày nên chuyện đó cũng thành quen, vả lại ghế bành ở nhà lão Gilơnócmăng lại tiện cho hai người trò chuyện hơn là ghế rơm ở nhà ông Phôsơlơvăng, nên thói quen ấy như đã bắt rễ sâu rồi. Mariuytx và ông Phôsơlơvăng gặp nhau nhưng không nói chuyện với nhau. Hình như việc ấy đã ước định. Cô con gái nào chẳng cần có người lớn đi kèm. Không có ông Phôsơlơvăng thì Côdét khó lòng đến một mình. Còn Mariuytx thì coi như có ông thì mới có Côdét được. Chàng nhận điều kiện ấy. Giở chuyện chính trị ra mà nói một cách chung chung về vấn đề cải thiện đời sống xã hội, lúc ấy, ngoài những tiếng vâng, dạ, họ còn có thể nói với nhau vài câu. Một lần, bàn về giáo dục, Mariuytx muốn có một nền giáo dục bắt buộc và không phải trả tiền, tổ chức bằng mọi hình thức cho ai cũng được hưởng như không khí và ánh nắng, tóm lại, toàn dân đều được hưởng; hai người đồng tâm đồng ý với nhau và chỉ có lần ấy là họ gần như nói chuyện thực sự. Dịp ấy, Mariuytx mới nhận thấy ông Phôsơlơvăng nói rất hay, ngôn ngữ lại có vẻ tao nhã là khác. Nhưng hình như ông thiêu thiếu cái gì. Ông như chưa hẳn là người lịch thiệp mà lại cũng như có cái gì hơn thế.
Trong lòng Mariuytx và trong ý nghĩ của chàng, chàng thầm đặt bao nhiêu câu hỏi về cái ông Phôsơlơvăng ấy. Theo ý chàng, ông chỉ là một người nhân hậu, lạnh lùng. Lắm khi chàng không tin được ngay những kỷ niệm trong ký ức của chính chàng. Trong trí nhớ, có một lỗ hổng, một cái hố đen ngòm, một cái vực sâu đào ròng rã bốn tháng trời dở sống dở chết. Nhiều thứ đã mất tăm trong cái hố ấy. Chàng phải tự hỏi chàng không biết có thật chàng đã trông thấy ông Phôsơlơvăng ở chiến lũy không, sao bây giờ trông ông nghiêm trang, điềm tĩnh thế.
Việc ấy không phải là trạng thái hôn mê duy nhất trong trí óc chàng; còn biết bao hình ảnh của quá khứ hiển hiện về cũng như bao hình ảnh quá khứ mất mát. Dù có sung sướng hay toại nguyện đến đâu, đừng tưởng rằng ta có thể thoát được những ám ảnh của ký ức mà không ngậm ngùi ngoái nhìn về dĩ vãng. Người nào mà không quay đầu về nhìn những chân trời đã xóa nhòa thì người ấy cũng chẳng có gì là tư tưởng, là tình yêu. Lắm khi Mariuytx hai tay còn ôm mặt, và cái quá khứ náo động mù mờ thoảng qua óc chàng như qua buổi hoàng hôn. Chàng lại thấy cụ Mabớp ngã xuống, chàng nghe thấy tiếng Gavrốt hát dưới làn đạn, chàng như cảm thấy cái trán lành lạnh của Êpônin dưới môi chàng. Rồi Ănggiônrátx, Cuốcphêrắc, Giăng Pơruve, Côngbơphe, Bốtxuyê, Gơrăngte, tất cả các bạn chàng đứng sừng sững trước mặt, rồi tan biến đi mất. Tất cả những người thân yêu, những người đau khổ, dũng cảm, dễ thương hay thê thảm ấy, có phải chỉ là những giấc mơ không? Họ có thật không? Cuộc bạo động đã cuốn đi tất cả trong khói lửa. Những cơn sốt vĩ đại ấy có những giấc mơ vĩ đại. Mariuytx tự hỏi mình; chàng sờ vào người mình; những sự thật đã chết ấy hỗn loạn trong đầu óc. Thế thì họ đâu? Có thật rằng cái gì cũng chết cả rồi không? Một cái rơi thỏm vào khoảng tối tăm đã cuốn đi tất cả, trừ có chàng. Hình như tất cả những cái ấy đã biến đi sau tấm màn ở rạp hát. Có những tấm màn cứ hạ xuống như thế giữa cuộc đời. Rồi Thượng đế cho diễn tiếp màn sau.
Còn chính chàng nữa, chàng có vẫn còn là người thuở trước không? Trước chàng nghèo thế, nay giàu có; trước chàng bị bỏ rơi, nay có một gia đình, trước chàng đã tuyệt vọng, nay lấy được Côdét làm vợ. Chàng tưởng như chàng vừa đi qua một nấm mồ, lúc bước vào thì đen, lúc bước ra thì trắng. Còn những người khác, họ ở lại cả trong mồ. Cũng có khi, tất cả những con người của dĩ vãng hiện trở về, quây lấy chàng làm cho chàng âu sầu nghĩ ngợi. Lúc ấy, chàng lại nghĩ đến Côdét và tâm hồn lại thanh thản. Phải đến một vui sướng cỡ ấy mới xóa được cái họa bi thảm kia.
Ông Phôsơlơvăng hầu như cũng là một hình bóng trong số những nhân vật đã tiêu biến. Mariuytx không tin hẳn là ông Phôsơlơvăng ở chiến lũy lại là ông Phôsơlơvăng bằng xương bằng thịt ngồi nghiêm nghị như thế kia bên cạnh Côdét. Ông Phôsơlơvăng thứ nhất có lẽ là một cái ác mộng cứ qua lại trong những giờ phút mê sảng, vả chăng, vốn bản chất Mariuytx và ông Phôsơlơvăng cùng khắc khổ, nên Mariuytx không thể hỏi chuyện ông được. Mariuytx cũng không nghĩ đến hỏi ông làm gì. Ta đã nói rõ chi tiết đặc biệt này rồi.
Hai người cùng biết một điều bí mật mà như cùng ước định ngầm với nhau là không trao đổi gì về điều bí mật ấy, việc này tưởng cũng không hiếm lắm.
Chỉ có một lần Mariuytx định thử hỏi xem sao. Trong câu chuyện, chàng nhắc đến tên phố Săngvrơri, rồi quay lại phía ông Phôsơlơvăng, chàng nói:
- Cụ chắc biết phố ấy lắm nhỉ?
- Phố nào cơ?
- Phố Săngvrơri ấy ạ.
Ông Phôsơlơvăng trả lời tự nhiên hết sức:
- Tôi chưa nghe tên phố ấy bao giờ.
Câu trả lời chỉ nói đến tên phố, không nói về phố ấy, càng làm cho Mariuytx tin chắc có thể kết luận được. Chàng nghĩ thầm:
- Đúng là mình mê rồi. Một ảo ảnh đấy thôi. Chỉ là một người giống ông ta. Ông Phôsơlơvăng không có ở đấy.
VIII
HAI NGƯỜI KHÔNG SAO TÌM RA ĐƯỢC
Mặc dù hoan hỷ đến đâu, Mariuytx cũng không thể xóa nhòa được trong óc mấy nỗi hận lòng khác.
Trong thời gian sửa soạn và chờ ngày cưới, chàng cho tiến hành những cuộc điều tra khó khăn, tỉ mỉ.
Mariuytx chịu ơn về nhiều phía; chàng còn nợ cái ơn của cha chàng, rồi cả một cái ơn riêng của chàng nữa.
Một người là Tênácđiê; còn một người lạ nào đã mang chàng, phải, mang chính chàng, về nhà lão Gilơnócmăng.
Mariuytx tha thiết muốn tìm cho ra hai người ấy, chưa muốn cưới vội, chưa muốn sung sướng mà quên họ đi; chàng còn sợ những món nợ ân nghĩa chưa trả ấy sẽ ngả bóng xuống cuộc đời từ nay vô cùng xán lạn của chàng. Không thể nào để các món nợ chưa trả ấy cứ lai rai đeo đẳng sau mình. Trước khi vui vẻ bước vào tương lai, chàng muốn thanh toán xong nợ quá khứ.
Mặc dù Tênácđiê là một tên gian ác, điều ấy cũng không làm giảm giá cái việc hắn cứu sống đại tá Pôngmécxi. Tênácđiê đối với mọi người là thằng kẻ cướp, đối với Mariuytx thì không.
Mariuytx không biết rõ sự thật trên chiến trường Oatéclô, nên chàng không biết cái trường hợp đặc biệt này, là cha chàng ở trong tình thế lạ lùng thoát chết nhờ Tênácđiê, nhưng không mang ơn huệ gì với hắn ta.
Biết bao người Mariuytx phái đi, không một ai tìm thấy Tênácđiê. Hình như về khoản hắn, không còn dấu vết gì nữa. Mụ Tênácđiê thì đã chết trong khi xét hỏi ở tòa án. Chỉ còn hai người sống sót trong cái gia đình bi thảm ấy là Tênácđiê và Adenma, con gái hắn; cả hai người đều chìm trong bóng tối. Cái vực thẳm của xã hội mịt mù đã khép lại trên những con người ấy. Trên mặt nước, cũng không có lấy những nét gợn run run, những vòng sóng rung rinh mờ ảo báo cho ta biết một cái gì đã rơi xuống đấy, để mà thả con sào xuống thăm dò.
Mụ Tênácđiê đã chết, Bulatơruyen được miễn tố, Cơlacơxu biến mất, những bị cáo quan trọng đã vượt ngục, vụ xử việc âm mưu ở căn nhà nát Goócbô gần như thất bại. Trên ghế bị cáo tòa đại hình, chỉ còn lại hai tòng phạm là Păngsô tức Pơranhtaniê, tức Bigơrơnay và Đơmilia; hai tên đều bị xử hiện diện mười năm khổ sai. Còn những tên khác đã vượt ngục, đều bị tuyên án vắng mặt khổ sai chung thân. Tênácđiê là tên cầm đầu và chủ mưu bị xử tử vắng mặt. Về Tênácđiê, chỉ còn lại duy nhất cái án ấy, nó chiếu một ánh sáng lờ mờ ảm đạm trên tên hắn, như một ngọn nến bên cái quan tài.
Cái án ấy càng làm cho Tênácđiê thêm sợ bị bắt, càng xô đẩy hắn xuống những hố sâu thăm thẳm, càng làm cho hắn biến vào bóng đêm dày đặc.
Còn việc tìm người kia, người lạ mặt đã cứu sống Mariuytx, mới đầu tưởng còn đôi chút kết quả, nhưng rồi lại im bặt. Đã tìm thấy cái xe ngựa chở Mariuytx về phố Phiơ đuy Canve tối hôm mồng 6 tháng sáu. Bác đánh xe kể lại rằng ngày 6 tháng sáu, theo lệnh một viên cảnh sát, bác đã đỗ xe từ ba giờ chiều đến tối mịt ở bến Săng Êlidê, trên miệng Cống lớn; rồi lúc chín giờ tối, cái cửa ở bến sông mở ra; một người chui ở cống ra, cõng trên lưng một người hình như đã chết; viên cảnh binh vẫn đứng rình ở đấy, bắt cả người sống lẫn người chết, rồi theo lệnh của ông ta bác chỉ biết phận sự là cứ “chở tuốt cả bọn ấy” trong xe; mới đầu xe đánh đến phố Phiơ đuy Canve, để người chết ở lại đây; cái người chết ấy là ngài Mariuytx, bác nhận được rõ lắm, mặc dù “lần này” ông ấy là người sống; thế rồi ba người lại lên xe, bác lại quất ngựa chạy đến gần cửa Acsivơ thì người ta bảo dừng lại, rồi người ta trả tiền ngay giữa đường phố, rồi đi mất; viên cảnh sát đem người kia đi; bác chẳng biết gì thêm, đêm hôm ấy trời tối om om.
Còn Mariuytx thì chẳng nhớ gì, ta đã nói rồi. Chàng chỉ nhớ lúc chàng ngã vật ra đằng sau thì có một bàn tay khỏe mạnh đỡ lấy chàng; thế rồi chàng không biết gì nữa. Đến nhà ông Gilơnócmăng, chàng mới hồi tỉnh.
Càng phỏng đoán càng rối tung.
Chàng không thể nào nghi ngờ lý lịch bản thân mình. Thế nhưng tại sao ngã xuống ở phố Săngvrơri, chàng lại được người cảnh sát kia thấy ở bãi sông Xen, gần cầu Anhvalit? Có người mang chàng từ khu chợ đến khu Săng Êlidê. Mang thế nào? Qua cống ngầm. Một sự tận tâm chưa từng có.
Một người? Ai vậy?
Mariuytx đang tìm kiếm người ấy.
Ân nhân của chàng không để một dấu vết; không một hình tích.
Mặc dù chàng rất cần phải thận trọng, nhưng chàng cứ ra hỏi tận sở cảnh sát. Ở đây cũng không hơn gì, những điều hỏi được không làm sáng tỏ thêm gì. Sở còn biết ít hơn bác đánh xe. Sở chẳng biết tí gì về việc bắt giữ người hôm mồng 6 tháng sáu ở cửa Cống lớn. Chẳng nhận được báo cáo gì về việc ấy, Sở coi là một chuyện bịa đặt. Người ta ngờ rằng bác đánh xe đã bịa ra chuyện ấy. Một anh đánh xe thì gì mà chẳng làm để lĩnh tiền thưởng, kể cả cái việc bịa đặt theo trí tưởng tượng. Thế nhưng việc ấy là việc có thật; Mariuytx không còn nghi ngờ gì nữa, trừ khi chàng không phải là chàng nữa, như ta vừa nói.
Trong việc bí hiểm kỳ dị này, chẳng cắt nghĩa được gì hết.
Cái người ấy, cái người bí mật ấy, bác xe đã trông thấy chui từ dưới Cống lớn lên, lưng cõng Mariuytx chết ngất, lại bị viên cảnh sát kia đứng rình bắt quả tang đang cứu một người bạo động, người ấy bây giờ ra sao? Còn viên cảnh sát nữa? Tại sao ông ta cứ im hơi lặng tiếng như vậy? Người kia đã trốn thoát chăng? Hay là ông ta đã mua chuộc viên cảnh binh?
Tại sao người ấy bây giờ lại tuyệt nhiên không tin tức gì đến cho Mariuytx biết. Mariuytx là người đã mang ơn tái tạo của ông cơ mà? Tấm lòng vô tư của người ấy tái tạo cũng kỳ diệu không kém gì tấm lòng tận tụy hy sinh. Tại sao người ấy không trở lại? Có lẽ người ấy coi thường việc đền ơn, đúng. Nhưng có ai lại coi thường lòng biết ơn! Bác xe bảo: đêm tối om om. Lão Bátxcơ và Nicôlét thì khiếp sợ chỉ nhìn cậu chủ máu me đầm đìa. Chỉ có ông gác cổng, lúc ấy cầm ngọn nến soi cái cảnh thảm đạm Mariuytx về nhà, chỉ có ông là nhìn người kia; ông ta nói như sau: “Trông người ấy chết khiếp lên được”.
Mariuytx bảo giữ lại bộ quần áo đẫm máu chàng mặc trong người lúc người ta chở chàng về nhà, hy vọng sau này có thể dùng được gì trong việc điều tra tìm kiếm chàng. Nhìn kỹ áo thì thấy một vạt bị xé rất kỳ lạ. Mất một mảnh.
Một buổi tối, Mariuytx kể lại cho Côdét và Giăng Vangiăng nghe câu chuyện lạ lùng của mình, biết bao tin tức thu lượm mà công vẫn hoài công. Khuôn mặt lạnh lùng của ông “Phôsơlơvăng” lại càng làm cho chàng bực mình. Anh hét to lên, giọng run run gần như giận dữ:
- Phải, người ấy dù là ai đi nữa, cũng đã tỏ ra vô cùng cao cả. Thưa cụ, cụ có biết người ấy đã làm gì không? Người ấy chợt đến như một vị thiên thần. Người ấy hẳn đã xông vào cuộc chiến đấu, cướp tôi ra, mở cửa cống kéo tôi ra, cõng tôi chui trong đường cống. Người ấy chui trong những con đường hầm ghê tởm trên một dặm rưỡi, phải cúi xuống vũng lầy nhơ nhớp, thưa cụ, trên một dặm rưỡi, lại cõng một cái xác chết ấy, thế thôi. Cái xác ấy là tôi đây. Người ấy đã tự bảo: “May ra còn chút hơi tàn thoi thóp, mình sẽ liều cuộc đời mình để cứu vãn hơi tàn mong manh này”. Không phải người ấy liều chết một lần, mà là hàng mấy chục lần! Mỗi bước đi là một bước nguy hiểm. Chứng cớ rõ ràng nhất là ra khỏi cống thì bị bắt. Thưa cụ, người ấy đã làm tất cả những việc ấy! Không màng một sự trả ơn! Bởi vì lúc ấy tôi là gì? Một kẻ bạo động. Tôi là gì nữa? Một kẻ bại trận. Trời ơi! Giả thử sáu mươi vạn phơrăng của Côdét là của tôi.
- Của anh đấy, - Giăng Vangiăng ngắt lời Mariuytx.
- Thì tôi cho hết để mà tìm lại được người kia.
Giăng Vangiăng im lặng không nói gì.
QUYỂN VI: ĐÊM TRẮNG
I
NGÀY 16 THÁNG HAI 1833
Đêm 16 rạng 17 tháng hai 1833 là một đêm tốt lành. Ở trên khoảng bóng tối đêm sâu, vòm trời quang đãng. Đêm ấy là đêm hôn lễ của Mariuytx và Côdét.
Cả hai ngày vừa qua cũng rất đẹp.
Hôn lễ này không phải là cái hôn lễ mà ông ngoại mơ tưởng, nghĩa là một ngày hội thần tiên có vô số thiên thần và tiên đồng bay lượn trên đầu đôi vợ chồng mới cưới, một hôn lễ đáng chạm lên viền cửa. Tuy nhiên cũng rất êm đềm và vui vẻ.
Cách cưới xin năm 1833 khác với ngày nay. Hồi đó, nước Pháp chưa mượn của nước Anh cái kiểu tế nhị tối cao là đem ngay vợ đi sau khi ở nhà thờ ra, trốn một nơi nào đó vì xấu hổ với cảnh hạnh phúc của mình, và phối hợp hành tung của một anh vỡ nợ với niềm say sưa của thiên Thần tụng. Hồi đó, người ta chưa hiểu tính chất thanh khiết đoan trinh và lý thú của việc cho hạnh phúc của mình nhồi xóc trong xe trạm, lấy tiếng lóc cóc của bánh xe làm nhịp cho nói huyền bí riêng tư, dùng giường quán làm giường cưới; lại còn trả một đêm một số tiền cho cái buồng chung chạ để lưu lại đằng sau mình cái kỷ niệm thiêng liêng nhất lẫn lộn với những cảnh đối diện với anh xà ích và chị gái quán.
Ở nửa sau cái thế kỷ mà chúng ta đang sống đây, ông xã trưởng với chiếc băng choàng, ông cố đạo với cái áo lễ, pháp luật và Chúa không đủ nữa. Phải bổ sung bằng anh đánh xe trạm ở Lônggiuynô; áo vét xanh viền đỏ, cúc hình nhạc đồng, lập lắc đeo tay, quần cộc bằng da màu xanh, thét chửi để thúc những con ngựa Noócmăng buộc đuôi, cầu vai giả, mũ đánh bóng, tóc rắc phấn, roi to, ủng khỏe. Người Pháp chưa nâng mức mỹ lệ lên đến chỗ tổ chức cho người ta ném một trận mưa giầy sờn dép cũ lên mái xe của đôi vợ chồng mới cưới, như giới thượng lưu Anh; cái tục lệ đó được đặt ra để tưởng nhớ Sơcsin, từ khi Mácbôrút cưới vợ mà bị bà cô nổi trận lôi đình và cái lôi đình đó mang may mắn đến cho ông ta. Dép và giầy vải chưa tham dự vào lễ cưới của chúng ta. Nhưng hãy kiên nhẫn, mỹ tục còn phát triển thì rồi chúng ta sẽ đến đó thôi.
Một trăm năm trước cái thời 1833, người ta không tổ chức lễ cưới trên xe ngựa đi nước kiệu lớn.
Thời đó, người ta nghĩ một cách kỳ quặc rằng hôn lễ là một ngày lễ gia đình và xã hội, và một bữa tiệc gia tộc không làm hỏng vẻ long trọng thân tình; người ta cho là vui nhộn dù thái quá mà lành mạnh vẫn không làm thiệt gì cho hạnh phúc; cuối cùng, nếu việc hòa hợp hai số kiếp mà bắt đầu từ nhà cha mẹ, và từ đó buồng cưới sẽ là người chứng của đôi vợ chồng trẻ, thì chỉ có tốt và thành kính thôi.
Nghĩ như thế cho nên thời đó người ta trâng tráo làm đám cưới tại nhà.
Vậy nên hôn lễ Mariuytx cử hành ở nhà lão Gilơnócmăng, theo cái mốt ngày nay lỗi thời.
Dù việc cưới xin là việc tự nhiên, việc thường ngày nhưng mọi thủ tục niêm yết, giấy tờ phải làm, công việc ở thị sảnh, ở nhà thờ, bao giờ cũng có vài rắc rối. Cho nên không thể thu xếp xong trước ngày 16 tháng hai.
Cũng chỉ nói thêm cho chính xác thôi, ngày 16 lại trúng vào ngày lễ “Thứ ba béo”. Mọi người do dự, ngại ngần, nhất là bà dì Gilơnócmăng. Nhưng lão Gilơnócmăng bảo:
- Thứ ba béo! Càng tốt. Tục ngữ có câu:
Cưới ngày thứ ba béo
Không sinh con bạc bẽo
Cứ như vậy, 16 thì 16. Mariuytx, con muốn hoãn lại chăng?
- Hẳn là không ạ. Anh chàng si tình trả lời.
- Thế thì cứ cưới đi. Ông già nói.
Đám cưới tổ chức ngày 16, bất chấp chuyện vui công cộng.
Hôm ấy trời mưa, nhưng một đôi trai gái yêu nhau lúc nào cũng tìm thấy một mảnh trời dành riêng cho họ, dù mưa đổ khắp nơi.
Ngày hôm trước Giăng Vangiăng đã giao cho Mariuytx, trước mặt lão Gilơnócmăng, số tiền năm trăm tám mươi bốn nghìn phơrăng.
Cuộc hôn nhân làm theo chế độ cộng đồng tài sản[431] cho nên giấy tờ cũng đơn giản.
Bà Tútxanh, Giăng Vangiăng không cần nữa, Côdét được thừa hưởng và nâng lên làm hầu phòng.
Còn Giăng Vangiăng thì ở nhà lão Gilơnócmăng đã có một gian phòng xinh xắn xếp đặt riêng cho ông ta; Côdét đã bảo ông: “Cha ơi! Con van cha đấy”, thiết tha đến nỗi Giăng Vangiăng phải hầu như hứa với nàng ông sẽ đến ở.
Mấy hôm trước ngày cưới, Giăng Vangiăng gặp một điều không may. Ông bị dập nhẹ ngón tay bên phải, vết thương không nặng lắm, ông không để cho ai săn sóc, băng bó cho ông, cũng không để cho ai trông thấy nữa, cả Côdét cũng vậy. Nhưng ông cũng phải lấy vải quấn bàn tay và treo cánh tay lên vai nên ông không ký được vào giấy tờ. Lão Gilơnócmăng đỡ đầu dự khuyết cho Côdét phải thay ông ký.
Chúng tôi không dẫn độc giả đến thị sảnh hay nhà thờ. Người ta không lẽo đẽo đi theo đôi trai gái yêu nhau cho đến tận đây; thường thường khi chú rể đã gài vào ve áo cánh hoa chú rể thì mọi người quay lưng không đi sâu vào cuộc tình duyên kia nữa. Chúng tôi chỉ kể lại một sự việc mà những người dự đám cưới không để ý tới, xảy ra trên quãng đường từ phố Phiơ đuy Canve đến nhà thờ Xanh Pôn.
Lúc bấy giờ người ta đang lát lại đầu đường phía Bắc phố Xanh Luy, xe cộ bị chặn lại từ ngang phố Pácroaian. Đoàn xe đám cưới không thể đi thẳng đến nhà thờ Xanh Pôn. Bắt buộc phải đi lối khác, đơn giản nhất là vòng phía đại lộ. Một người dự đám cưới bảo đại lộ sẽ vướng rất nhiều xe vì là ngày hội thứ ba béo. Lão Gilơnócmăng hỏi: - Vì sao? Người kia trả lời: - Vì có những đoàn người trá hình. Lão đáp: - Tuyệt lắm! Cứ đi lối ấy. Hai trẻ lấy nhau, chúng sắp vào cuộc đời, cũng nên để cho chúng làm quen với cái trò trá hình này một chút.
Đám cưới đi về phía đại lộ. Chiếc xe hòm đầu tiên là xe Côdét, có bà dì Gilơnócmăng, lão Gilơnócmăng và Giăng Vangiăng. Mariuytx ngồi chiếc xe thứ hai vì theo tục bấy giờ chú rể chưa được ngồi cùng cô dâu. Đoàn xe cưới đi khỏi phố Phiơ đuy Canve thì xếp ngay vào dãy xe dài vô tận từ phố Mađơlen đến nhà Bátxti và từ nhà Bátxti đến phố Mađơlen. Trên đường đầy rẫy những người trá hình. Mặc dầu thỉnh thoảng trời lại mưa, bọn hề vẫn đi giễu. Với cái không khí vui nhộn mùa đông năm 1833 ấy, Pari đã biến thành Vơnidơ.[432] Bây giờ thì không còn những ngày hội thứ ba béo như thế nữa vì không còn những cuộc diễu trá hình của dân chúng.
Hai bên lề đường chật ních người qua lại, cửa sổ đầy những bộ mặt tò mò, những hàng hiên các rạp hát cũng chen chúc người xem. Người ta xem những người trá hình, người ta xem cái dãy xe đủ kiểu như ở trường đua Lôngsăng, đi rất trật tự theo kỷ luật đi đường của cảnh sát, xe nọ bám xe kia như trên đường ray. Người ngồi trên xe vừa được xem vừa được người ta xem. Những viên đội cảnh binh ở hai vệ đường đứng giữ trật tự, để cho hai dãy xe vô tận đi song hành ngược chiều với nhau không va chạm gì như hai dòng suối, một chảy xuôi về đường Đăngtanh, một chảy ngược lên ô Xanh Ăngtoan. Xe mang huy hiệu của những vị đại thần và đại sứ đi lại tự do ở giữa lòng đường.
Một vài đoàn hoa lệ vui nhộn, đặc biệt là đám rước Bò béo, cũng hưởng đặc quyền ấy. Nước Anh vút roi trên cảnh vui nhộn của Pari, xe trạm của huân tước Xâynua chạy qua ầm ĩ, với một mệnh danh dân gian bám theo sau.
Trong hai dãy xe, có những lính cảnh vệ phi ngựa kèm dọc theo như những con chó chăn cừu, người ta thấy đây đó những cỗ xe nhà hiền lành chật cứng những bà dì, bà cô, bà cố. Trong khung cửa các xe đó, có những trẻ con trá hình; hề lên bảy, hề gái lên sáu; những người bé rất dễ yêu đó cảm thấy mình được chính thức tham gia và tỏ ra nghiêm trang như những viên chức. Thỉnh thoảng lại tắc nghẽn khiến một trong hai dãy xe xuôi ngược phải dừng lại, cho đến khi gỡ xong cái nút rối. Một chiếc xe vướng thì cả dãy xe bị tê liệt. Sau đó dòng xe lại chuyển bánh.
Đoàn xe đám cưới ở trong dãy xe đi về phía nhà Bátxti dọc theo phía bên phải đại lộ. Đến ngang phố Pôngtôsu đoàn xe ngược lại một lát. Vừa đúng lúc ấy, ở bên kia đường, dãy xe đi về hướng phố Mađơlen cũng dừng lại. Ngay chỗ ấy có một chiếc xe trá hình.
Những chiếc xe ngựa, hay nói đúng hơn, những chiếc xe bò chở người trá hình ấy, người dân Pari rất quen thuộc. Nên ngày thứ ba béo, hay ngày lễ giữa tuần chay mà không có những chiếc xe trá hình ấy thì nhân dân cho là có điều gì không hay, và sẽ bàn tán: chắc có ẩn tình gì đây. Có lẽ nội các thay đổi mất! Những Cátxăng, Áccơlanh Côlôngbin[433] lóc xóc trên những chiếc xe ấy, ngất ngưởng trên đầu khách bộ hành, những người lố lăng nhất, từ anh chàng Thổ trá hình đến người đóng mọi rợ, những đô lực sĩ nâng những bà hầu tước, những mụ hàng cá khiến đến Rabơle[434] phải bịt tai, những mụ lẳng lơ làm cho Arixtophan[435] phải cúi mặt, tóc giả bằng sô gai, may ô hồng, mũ công tử vỏ, kính thằng hề, mũ ba sừng có con bướm vờn của Gianô, tiếng la ó ném xuống người bộ hành, hay chống nạnh, đủ các bộ điệu lõa lồ, vai trần, mặt nạ, cả một mớ trò trâng tráo do một anh xà ích đội mũ hoa đưa diễu qua đường; đó là tục lệ xe trá hình.
Hy Lạp cần cỗ xe tải của Têxpi, Pháp cần chiếc xe ngựa của Vađê.
Cái gì cũng có thể nhại được, rập được, kể cả bản khuôn rập. Ngày hội Xatuyết, cái nhăn nhó của vẻ đẹp cổ đại ấy, từ phóng đại này đến phóng đại khác, đã trở thành ngày thứ ba béo; ngày hội Báccuýt, ngày xưa có vành cành nho, tràn trề ánh nắng, với những bộ ngực cẩm thạch phơi bày trong cảnh bán khỏa thân thần thánh, ngày nay đã nhũn đi dưới cái tã ướt sũng phương Bắc, rốt cục đã mang cái tên gọi là ngày hội mặt nạ.
Tục diễu xe trá hình xuất hiện từ những thuở xa xưa của chế độ quân chủ. Sổ sách của Luy XI cấp cho quan quản các “hai mươi xu đúc ở Tua về ba cỗ xe trá hình ở ngã tư”. Ngày nay những mớ người ồn ào quái lạ ấy chồng đống nhau lên những chiếc xe ngựa hai bánh cổ lỗ hay những chiếc xe hàng bốn bánh của nhà nước bỏ cả mui xuống; hàng hai mươi người chồng chất lên một chiếc xe sáu chỗ; trên ghế chính, trên ghế phụ, trên vành mui, trên gọng xe; đứng, nằm, ngồi, quặp chân vào, thõng chân xuống, đàn bà ngồi trên gối đàn ông. Tất cả hai núi người điên cuồng vui nhộn ấy, từ đằng xa đã thấy nổi lên trên làn sóng đầu người.
Những xe người ấy tạo nên những núi nhộn giữa đám đông lộn xộn. Côlê, Pana và Pirông từ đó mà ra, giàu có thêm bao nhiêu tiếng lóng. Từ trên chót vót ấy, người ta phun những lời nhật tụng thô tục xuống công chúng. Chiếc xe chồng đống chương khê ấy nghênh ngang kiêu hãnh trên đường: ồn ào đằng trước, ầm ĩ sau lưng, chửi rủa, hò hét, kêu gào, quằn quại vì sung sướng; vui cười gầm thét lên, chế nhạo nảy lửa, bông lơn phô trương màu đỏ sực, hai con lừa khổ kéo chiếc xe hí kịch trình bày như một cuộc lễ phong thần. Đó, chiếc xe chiến thắng của thần Cười.
Nhưng vui cười trâng tráo quá nên cũng không thể là thành thật. Cái vui nhộn ấy có một cái gì đáng nghi ngờ. Cái vui nhộn ấy có một nhiệm vụ làm cho người dân Pari tin ở trò vui ấy.
Những chiếc xe hàng tôm, hàng cá ấy giấu giếm một cái gì tối tăm làm người hiểu biết phải suy nghĩ. Có bàn tay của chính phủ trong đó. Người ta thấy sờ ở giữa những người nhà nước và những người nhà thổ một mối quan hệ bí mật.
Chồng chất ô nhục để làm ra vui nhộn, lấy xấu xa nhơ nhuốc để cám dỗ dân chúng, một đồng một cốt, thằng ngô con đĩ vừa làm trò vui cho quần chúng vừa đương đầu quần chúng, cả cái đống người kinh khủng ấy diễu trên bốn chiếc bánh xe những mớ tã hào nhoáng nửa rác rưởi, nửa ánh sáng, vừa sủa vừa hát làm cho quần chúng vui phá lên, vỗ tay hoan nghênh cái vinh quang làm bằng ô nhục, rồi phải có cả một đội cảnh sát điều khiển những con giao long hai mươi đầu ấy, có thế mới làm được hội hè cho nhân dân, thì thật cũng đáng buồn, nhưng biết làm thế nào? Những chiếc xe cộ bùn nhơ rác rưởi kết hoa, kết dải ấy quần chúng vừa chửi vừa tha thứ. Tiếng cười chung ấy như đồng lõa với sự sa đọa chung kia. Những tiếng hội hè trụy lạc ấy làm tan rã quần chúng, biến họ thành đám đông ô hợp. Quần chúng sa đọa cũng như bọn bạo chúa, đều ưa thích những thằng hề.
Vua có Rôcơlơrơ, dân có Paidatxơ. Pari là thành phố lớn cuồng vui mỗi khi nó không là thành phố lớn tuyệt diệu. Hội hè là bộ phận của chính trị. Phải thú nhận là Pari vui lòng xem diễn trò qua sự ô nhục. Nó chỉ đòi hỏi ở những ông chủ - khi nó có chủ - một điều thôi là bôi son trát phấn cho bùn nhơ. Rômơ cũng có tính cách ấy: Rômơ ưa Nêrông, Nêrông là một anh hề chợ phiên khổng lồ.
Chúng tôi đã nói tình cờ một đống người kỳ quái ấy gồm cả đàn bà và đàn ông trá hình lắc lư trên một chiếc xe rộng lớn, dừng lại ở phía trái đại lộ khi đoàn xe cưới dừng ở bên phải. Chiếc xe trá hình bên kia đường nhìn thấy chiếc xe cô dâu đối diện ở bên này.
- Kìa một đám cưới. Một người trá hình kêu lên.
- Đám cưới giả. Một người khác trả lời. Chúng ta mới là đám cưới thật.
Vì quá cách xa, họ không réo gọi đám cưới kia được và cũng sợ bọn cảnh binh can thiệp, hai người này quay nhìn chỗ khác.
Tất cả cái đám người trên xe trá hình ấy cũng đang gặp lúc khó khăn, họ đang phải đối đáp với tất cả quần chúng dưới đường đang la ó giễu cợt họ, đó là cảnh đám đông mơn trớn các xe trá hình, hai người trá hình trên kia cũng phải nhập với cả bọn để đương đầu với đám dân chúng kia, những tiếng thô tục hàng tôm hàng cá tung ra tất cả cũng không thừa để đối đáp lại những tràng văng tục của công chúng. Giữa hai bên có sự thay đổi gớm ghiếc những lời bóng gió.
Khi đó hai người trá hình khác cùng trong chiếc xe ấy, một đóng vai Tây Ban Nha với cái mũi khổng lồ, một vẻ người già nua và bộ ria đen cùng với mụ hàng cá gầy gò, còn là con gái, mang một cái mặt nạ chó sói; hai người này cũng nhận thấy đám cưới. Khi mọi người trá hình trên xe và quần chúng ở dưới la ó chửi bới nhau thì hai người này nói chuyện riêng.
Câu chuyện riêng ấy chìm ngập trong tiếng ồn ào.
Những làn mưa đổ xuống, làm ướt đẫm cả chiếc xe rộng không mui. Gió tháng hai cũng chẳng ấm nào, mụ hàng cá mặc áo hở vai vừa trả lời người Tây Ban Nha vừa run cầm cập, cười và ho luôn mồm.
Đây là lời đối thoại của họ.
- Này!
- Cái gì ông bố?
- Mày có trông thấy lão già kia không?
- Lão kia, trong xe cưới thứ nhất, ngồi bên phía chúng ta.
- Lão có cánh tay treo bằng cái dải đen ấy à?
- Phải.
- Thế làm sao?
- Tao nhận được nó, chắc lắm.
-Thế à?
- Tao mà không nhận ra cái lão Pariđiêng này thì cứ xin cắt cổ tao đi, và cả đời tao không nói anh, mày, tao gì được sất.
- Hôm nay Pari thật là trò múa rối.
- Mày cúi xuống một chút xem có trông thấy cô dâu không?
- Không.
- Chú rể?
- Chú rể không có ở trong xe ấy.
- Hừ!
- Họa chú rể là lão già thứ hai ấy!
- Cúi nữa! Cố nhìn thấy cô dâu.
- Không thể được.
- Thôi cũng được, cái lão già buộc cẳng tay kia chắc chắn là tao biết.
- Bố biết thì làm cái gì?
- Biết đâu đấy, có khi.
- Bọn lão già thì được cái thá gì? Tôi cóc cần.
- Tao biết hắn.
- Thì cứ tha hồ.
- Thế quái nào mà hắn lại dự cái đám cưới này nhỉ?
- Thế thì chúng ta cũng dự đám cưới cả chứ sao?
- Đám cưới này ở đâu nhỉ?
- Cứ làm như là tôi biết ấy?
- Này nghe tao.
- Cái gì?
- Xuống xe và theo dõi đám cưới này.
- Để làm gì?
- Xem đám cưới ấy ở đâu, đám cưới ấy là gì. Mau lên. Xuống xe đi, con gái của bố, con là thanh niên mà.
- Tôi không rời được cái xe này.
- Sao thế?
- Người ta mướn tôi.
- Bực nhỉ!
- Tôi phải làm con mẹ hàng cá một ngày, cho trên sở.
- Ừ nhỉ.
- Nếu tôi rời khỏi cái xe này thì viên thanh tra cảnh sát đầu tiên trông thấy tôi là sẽ bắt ngay tôi. Bố biết chứ?
- Phải, tao biết.
- Ngày hôm nay chính phủ mua tôi rồi.
- Không sao. Nhưng cái lão già kia làm tao bực mình.
- Những lão già làm bố bực mình à, nhưng bố có phải là con gái đâu.
- Hắn ở trong xe thứ nhất.
- Thế sao?
- Trong xe có cô dâu.
- Rồi sao?
- Thế thì hẳn là bố.
- Thế thì việc gì đến tôi?
- Tao bảo hắn là bố mà.
- Không phải chỉ có người bố ấy thôi.
- Này nghe tao.
- Cái gì?
- Tao, tao phải trá hình mới ra ngoài này được. Ở đây tao giấu mặt được, không ai biết tao là ai. Nhưng ngày mai không còn mặt nạ nữa. Mai là ngày thứ tư lễ Tro rồi. Tao ra đường sẽ bị tóm nên phải chui vào lỗ thôi. Mày, mày có thể đi lại tự do được.
- Chẳng tự do lắm.
- Cũng tự do hơn tao rồi.
- Thế thì sao?
- Mày phải cố dò xem đám cưới này đi đến đâu.
- Đến đâu à?
- Phải.
- Thế thì biết rồi.
- Thế nó đến đâu?
- Đến Cađơrăng Bơlơ.
- Không phải về phía ấy.
- Thế thì đến Larapê.
- Hoặc thì chỗ khác.
- Nó đến đâu thì đến, đám cưới là tự do.
- Không phải chuyện ấy. Tao bảo mày phải cố tìm ra cho tao cái đám cưới ấy là đám cưới gì, cái đám cưới có lão già ấy, cái đám cưới ấy ở đâu?
- May nhỉ! Chuyện đùa đấy! Dễ tìm ra được một đám cưới ở Pari trong ngày hội thứ ba béo, tám ngày sau! Đáy bể mò kim. Dễ thường làm được đấy hẳn?
- Muốn thế nào, phải cố tìm cho ra, nghe chưa Adenma?
Hai dãy xe lại chuyển bánh đi ngược chiều nhau hai bên đại lộ; chiếc xe trá hình không nhìn thấy chiếc xe cô dâu nữa.
II
GIĂNG VANGIĂNG VẪN BUỘC CÁNH TAY
Không phải ai ước mơ cũng được toại nguyện. Chắc phải có những cuộc biểu quyết ở trên trời. Mỗi người chúng ta vô tình là một ứng cử viên. Thiên thần biểu quyết, Côdét và Mariuytx đã đắc cử.
Ở thị chính và nhà thờ, Côdét trông thật rực rỡ và cảm động: Bà Tútxanh và Nicôlét đã trang điểm cho nàng.
Côdét mặc một chiếc áo ren Binsơ ngoài một chiếc váy lục soạn trắng, mặt che một tấm khăn voan thêu mũi Anh, đeo một chuỗi hạt trai quý, đầu đội một vành hoa cam, tất cả phục sức ấy toàn màu trắng làm cho nàng như chói ngời ánh sáng. Nàng là sự trong trắng thùy mị đang nảy nở và biến hóa trong hào quang, là cô gái đồng trinh đang trở thành thần nữ.
Mớ tóc rất đẹp của Mariuytx chải bóng và bôi nước hoa, dưới làn tóc xoăn còn thấy rõ ràng những vết thương ở chiến lũy đã thành sẹo.
Lão Gilơnócmăng oai vệ đàng hoàng khoác tay Côdét. Trang phục và điệu bộ của lão là tất cả những kiểu cách lịch sự từ thời Bara.[436] Giăng Vangiăng vì cánh tay buộc, không khoác tay Côdét được, nên lão thay thế Giăng Vangiăng bận đồ đen đi theo sau, miệng hé một nụ cười.
Lão Gilơnócmăng nói với Giăng Vangiăng:
- Này ông Phôsơlơvăng, ngày hôm nay thật là một ngày đẹp đẽ. Tôi bỏ phiếu chấm dứt mọi nỗi buồn bực khổ đau ở đời; không ở đâu buồn được có mặt nữa! Này, tôi công bố nghị quyết là mọi người phải vui vẻ. Điều ác không được phép tồn tại. Thật là một điều nhục nhã nếu dưới vòm trời trong xanh, còn có người khốn khổ.
Điều ác không phải do người gây ra, bản chất con người vẫn tốt. Tất cả những đau khổ mà loài người phải chịu đựng có nguồn gốc từ nơi địa ngục, nó là thủ phủ, là chính phủ trung ương của đau khổ, là cung điện Tuylơri[437] của quỷ vương. Hừ! Bây giờ tôi cũng nói cái giọng mị dân đấy! Tôi vứt bỏ hết mọi xu hướng chính trị, tất cả mọi người được giàu có, nghĩa là vui vẻ, đó là tất cả nguyện vọng của tôi.
Tất cả nghi lễ đã xong. Họ đã nói trước mặt ông thị trưởng và ông cố đạo tất cả những tiếng “vâng ạ” đáng nói, họ đã ký trên những sổ bộ của tòa thị chính và nhà thờ, họ đã trao đổi nhẫn cưới, họ đã quỳ cạnh nhau dưới cái tán lụa vân trắng trong khói hương trầm. Sau đó họ nắm tay nhau đi ra cửa lớn nhà thờ mở rộng hai cánh. Mariuytx trang phục đen, Côdét mặc toàn trắng, có anh lính Thụy Sĩ đeo tua vai đi trước và nện kích xuống nền đá. Ai cũng trầm trồ khen ngợi và ước được như đôi vợ chồng trẻ. Mọi việc đã xong, họ sẵn sàng lên xe. Côdét còn tưởng nằm mơ. Nàng nhìn Mariuytx, nàng nhìn đám đông, nàng nhìn trời, hình như nàng sợ tỉnh giấc mơ. Cái vẻ ngỡ ngàng, lo âu ấy làm cho nàng càng thêm quyến rũ. Hai người cùng ngồi trên một chiếc xe để trở về. Mariuytx ngồi bên cạnh Côdét, lão Gilơnócmăng và Giăng Vangiăng ngồi đối diện với họ. Dì Gilơnócmăng lui xuống hàng hai, ngồi xe sau.
- Các con, lão ông ngoại bảo: thế là các con đã thành ngài nam tước và nam tước phu nhân với ba mươi nghìn phơrăng lợi tức đồng niên.
Côdét ngả đầu sát mặt Mariuytx thỏ thẻ bên tai chàng lời nói thần tiên: “Có phải thật thế không? Tên em là Mariuytx à? Em là phu nhân anh à?”
Hai con người ấy rỡ ràng ánh sáng. Họ đang sống cái giây phút không gì thay đổi được, không sao tìm lại được, cái giây phút gặp gỡ huy hoàng của hạnh phúc và tuổi xuân. Họ đã thực hiện lời thơ của Giăng Pơruve. Cả hai người cộng lại chưa đầy bốn mươi tuổi. Đây là cuộc hôn nhân tính chất. Đôi trẻ ấy là hai bông huệ trắng. Họ không nhìn nhau, họ chiêm ngưỡng nhau. Côdét nhìn thấy Mariuytx giữa một vùng hào quang, Mariuytx thấy Côdét ngồi trên một cái điện thờ. Trên cái điện thờ ấy, và trong cái vùng hào quang lồng nhau ấy, không biết thế nào hai người cùng nhìn thấy, Côdét thì như sau một đám mây, Mariuytx thì như giữa một nguồn ánh sáng chói lọi, một vật như mơ tưởng vừa có thực! Đó là chiếc gối tân hôn, nơi hẹn hò của những cái hôn và những giấc mơ tình.
Cả bao nhiêu đau khổ trước đây đã hiện về thành say sưa. Buồn thương, thao thức, nước mắt, lo âu, sợ hãi, tuyệt vọng, tất cả hình như đã hòa thành ánh sáng, thành vuốt ve, làm cho giờ phút say mê sắp tới càng thêm say mê. Tất cả những nỗi đau khổ trước kia hình như có nhiệm vụ trang sức cho ngày vui tới. Chịu đau khổ thế mà tốt biết bao. Đau khổ đã hiện thành cái vành hào quang hạnh phúc của họ. Mối tình hấp hối một thời gian nay bay vụt lên tận trời.
Cả hai tâm hồn ngây ngất một niềm vui sướng nhuộm màu khoái lạc đối với Mariuytx và e lệ ở nơi Côdét. Họ bảo thầm nhau: “Chúng mình sẽ trở lại với cái vườn xinh của mình ở phố Pơluymê”. Những nếp áo của chàng phủ lên Mariuytx.
Ở phố Xanh Ăngtoan, trước nhà thờ Xanh Pôn, người qua đường đứng lại để nhìn qua khung kính vành hoa cam rung rinh trên đầu Côdét.
Rồi họ trở về phố Phiơ đuy Canve, về nhà. Mariuytx đi song song cùng Côdét, hiên ngang, rạng rỡ, bước lên cái cầu thang mà trước đây người ta khiêng chàng về ngắc ngoải. Người nghèo xúm nhau trước cửa, chia nhau tiền của họ cho và cầu phúc cho họ. Hoa tràn ngập mọi nơi. Nhà ở cũng sực nức mùi hương chẳng kém gì nhà thờ. Hết mùi hương trầm đến mùi hương hồng. Họ tưởng như vẳng nghe tiếng hát ca trong không gian vô tận. Chúa Trời như đang ngự trong lòng họ.
Họ nhìn thấy số mệnh chói lòa muôn vì sao, họ tưởng thấy ánh bình minh bừng sáng trên đầu họ.
Bỗng nhiên chuông đồng hồ đánh: Mariuytx nhìn cánh tay xinh đẹp của Côdét và thoáng thấy lờ mờ hai núm hồng dưới làn áo ren trước ngực; Côdét, bắt gặp mắt của Mariuytx, đỏ bừng mặt vì xấu hổ.
Nhiều bạn cũ quen thuộc của gia đình Gilơnócmăng được mời tới dự đám cưới, họ xoắn xuýt quanh Côdét, tranh nhau chào mừng nam tước phu nhân.
Viên sĩ quan Têôđuyn Gilơnócmăng mới được thăng chức đại úy, từ thành phố Sactơrơ là nơi hắn đóng quân, đến dự đám cưới của ông chú họ Pôngmécxi, Côdét không nhận ra anh chàng ấy. Còn anh chàng xưa nay vẫn quen được phụ nữ ưa thích, cũng đã quên Côdét như chàng quên các phụ nữ khác.
Lão Gilơnócmăng thì thầm một mình:
- Câu chuyện anh chàng kỵ binh, mình không tin cũng phải.
Về phần Côdét thì chưa bao giờ nàng tỏ ra dịu dàng âu yếm đối với Giăng Vangiăng như bây giờ. Nàng hòa cùng một nhịp điệu vui sướng với lão Gilơnócmăng. Đối với lão, lòng vui sướng biểu hiện ra bằng những câu ngạn ngữ, châm ngôn. Ở Côdét tình yêu và tính nhân hậu tỏa ra như hương thơm. Hạnh phúc muốn cho tất cả mọi người đều sung sướng.
Nàng trở lại có cái giọng âu yếm nũng nịu hồi còn là cô gái nhỏ khi nói chuyện với Giăng Vangiăng, nụ cười của nàng như mơn trớn Giăng Vangiăng.
Tiệc trà bày sẵn trong phòng ăn. Phòng ăn thắp đèn sáng rực. Đèn sáng cần thiết cho việc vui mừng, ở giữa phòng, ngay trên chiếc bàn trắng toát, một cái đèn treo Vơnidơ, có đủ mọi thứ hình chim màu da trời, màu tím, đỏ, xanh, đậu giữa những cây nến; xung quanh giá đèn treo nhiều dãy đèn khác, xung quanh tường có gương treo ba mặt, năm mặt. Mặt gương, pha lê, thủy tinh, bát đĩa, đồ sứ, đồ sành, đồ gốm, đồ bạc, sáng ngời lên và rạng rỡ. Ở khoảng trống giữa các cây nến, có những bó hoa cho nên chỗ nào không có đèn sáng là có hoa tươi.
Chái ngoài, ba cây vĩ cầm, một chiếc áo nhè nhẹ cử những bản nhạc Aiđin.
Giăng Vangiăng ngồi trên một chiếc ghế ở phòng khách, ở cạnh cửa, cánh cửa mở ra gần như che khuất ông. Vài phút trước khi bắt đầu bữa tiệc, Côdét vụt nảy ý đến trước mặt Giăng Vangiăng, hai tay xòe chiếc áo cưới trịnh trọng cúi chào ông, rồi nhìn Giăng Vangiăng với đôi mắt vừa âu yếm vừa tinh nghịch, nàng hỏi:
- Cha ơi! Lòng cha có thấy vui không?
- Có! Cha vui lắm. Giăng Vangiăng đáp.
- Thế thì cha cười đi.
Giăng Vangiăng cười.
Vài phút sau, Bátxcơ báo tiệc đã bày xong. Tân khách lần lượt vào phòng ăn, lão Gilơnócmăng đi trước khoác tay Côdét.
Mọi người tản về ngồi chỗ đã xếp đặt trước xung quanh bàn ăn. Hai chiếc ghế bành lớn đã được đặt sẵn hai bên ghế của cô dâu, một chiếc cho lão Gilơnócmăng, một chiếc cho Giăng Vangiăng. Lão Gilơnócmăng ngồi vào ghế dành cho lão, chiếc ghế kia vẫn bỏ trống.
Mọi người liếc mắt tìm “ông Phôsơlơvăng”. Ông không có trong phòng ăn.
Lão Gilơnócmăng gọi Bátxcơ hỏi:
- Mày có biết ông Phôsơlơvăng đâu không?
- Thưa ông, biết ạ. Bátxcơ trả lời. Ông Phôsơlơvăng vừa bảo con trình với ông rằng ông ấy hơi khó chịu vì cái bàn tay bị thương nên không dự tiệc với ngài nam tước và nam tước phu nhân được, ông xin thứ lỗi cho ông. Sáng mai ông sẽ đến. Ông vừa ra về.
Chiếc ghế trống làm cho bầu không khí hân hoan của bữa tiệc cưới lạnh lùng đi một lát. Nhưng vắng ông Phôsơlơvăng đã có lão Gilơnócmăng, ông già ấy hớn hở kiêm cho hai người. Lão cả quyết rằng ông Phôsơlơvăng cũng chỉ là “đau xoàng” thôi. Thế là không ai băn khoăn nữa. Vả lại có làm sao một xó tối trong gian phòng tràn ngập hân hoan! Côdét và Mariuytx mải sống những giờ phút vị kỷ đáng quý, trong ấy họ chỉ có mỗi khả năng là khả năng hưởng hạnh phúc. Lão Gilơnócmăng lại có sáng kiến bảo: - À phải, cái ghế này trống, Mariuytx, con đến ngồi đây. Dì con chắc cũng vui lòng tuy dì con có quyền được ngồi với con. Chỗ này là của con, vừa hợp pháp, vừa lịch sự. Cậu hạnh phúc bên mợ hạnh phúc, cả bàn tiệc vỗ tay hoan nghênh. Mariuytx đến ngồi vào ghế của Giăng Vangiăng bên cạnh Côdét. Côdét trước buồn vì vắng Giăng Vangiăng lại hóa ra vui vì Giăng Vangiăng vắng mặt. Có Mariuytx thay thì dù người vắng là Chúa Trời, Côdét cũng không tiếc. Nàng để bàn chân nhỏ nhẹ trong chiếc giầy xa-tanh trắng trên bàn chân Mariuytx.
Chiếc ghế có người ngồi thì hình ảnh ông Phôsơlơvăng vắng bị xóa mờ đi. Không ai thấy thiếu gì cả. Và năm phút sau từ đầu bàn đến cuối bàn vang lên những chuỗi cười say sưa quên lãng.
Khi ăn tráng miệng, lão Gilơnócmăng đứng dậy lấy cốc rượu sâm banh chỉ rót đến lưng cốc cho khỏi sóng trong bàn tay run lẩy bẩy của ông già chín mươi hai; lão nâng cốc lên chúc sức khỏe của cô dâu và chú rể. Lão hét:
- Các con không tránh được hai bài thuyết giáo. Buổi sáng các con đã được nghe cha xứ; tối nay các con sẽ được nghe ông ngoại. Các con nghe ông, ông có một lời khuyên các con: các con hãy yêu nhau say sưa đi. Ông không nói dông dài, ông nhắm ngay tới đích; các con hãy sướng đi. Trong vũ trụ không ai khôn ngoan bằng những con chim gáy. Bọn hiền triết bảo: hạn chế sự vui sướng, ông bảo: thả lỏng dây cương cho hạnh phúc, hãy yêu say mê đi, yêu điên dại đi, như quỷ ấy. Bọn hiền triết chỉ nói bẻm, lão muốn tống cái triết lý ấy trở vào họng họ. Có khi nào lại thừa hương thơm bay ngát, thừa nụ hồng hé nở, thừa họa mi véo von, thừa cành lá xanh tươi, thừa ánh sáng bình minh trong cuộc đời? Và có khi nào yêu nhau quá nhiều, ưa nhau quá lắm hay không? Coi chừng đó, Exten ạ, em xinh quá! Coi chừng đó, anh Nênmôranh ơi, anh điển trai quá ạ! Rõ ngốc chưa? Mê nhau, nựng nhau, say nhau mà có thể quá à! Sống mà cũng có thể thái quá, sung sướng mà cũng có thể thái quá ư? Phải vui có điều độ à? Ối dào! Dẹp bọn triết gia của các anh đi! Vui chơi là triết lý đó. Các bạn vui chơi đi, chúng ta vui chơi đi. Chúng ta sung sướng vì chúng ta tốt hay là chúng ta tốt vì chúng ta sung sướng nào? Ngọc Xăngxi có tên là Xăngxi vì nó là sở hữu của Háclê đơ Xăngxi[438] hay là vì nó nặng một trăm linh sáu ca-ra, tôi chẳng biết. Cuộc đời đầy những bài toán như thế đó. Điều quan trọng là có ngọc Xăngxi và có hạnh phúc.
Chúng ta hãy sung sướng đi, không kêu ca lôi thôi gì, chúng ta hãy mù quáng phục tùng mặt trời. Mặt trời là gì? Là tình yêu. Tình yêu là gì? Là phụ nữ. Phụ nữ mà, phụ nữ là uy lực tuyệt đối. Thử hỏi anh chàng nịnh dân Mariuytx kia, có phải anh là nô lệ của nàng bạo chúa Côdét bé nhỏ này không? Nô lệ tự nguyện nữa kia chứ, đồ hèn nhát! Phụ nữ! Chẳng có Rôbétspie[439] nào cưỡng nổi; phụ nữ thống trị. Lão chỉ còn bảo hoàng vì cái vương quốc đó thôi. Ađam là gì? Là vương quốc của Evơ. Đối với nàng, không thể có Cách mạng 89 nào. Nhà vua có quyền trượng đính bông hoa huệ, hoàng đế có quyền trượng đính trái địa cầu, quyền trượng của Sáclơmanhơ bằng sắt, quyền trượng của Luy vĩ đại bằng vàng. Cách mạng đã bóp méo tất cả những quyền trượng ấy như những cọng rơm giữa ngón trỏ và ngón cái. Đã mất cả, đã gãy cả, đã rơi cả xuống đất, không còn vướng trượng nào nữa. Thế mà lão đố ai làm được cách mạng đối với chiếc khăn tay thêu nhỏ, sực mùi hương thơm kia? Lão xem các người làm thử đi nào? Tại sao lại vững bền thế? Bởi vì chỉ là một mụn giẻ. À! Các người tự hào các người là thế kỷ mười chín. Thế rồi sao nữa? Chúng tôi, chúng tôi là thế kỷ mười tám đây. Nhưng tất cả chúng ta đều ngốc như nhau. Bởi vì các anh đã gọi dịch tả là côlêra, nhảy múa là khiêu vũ, các anh tưởng đã thay đổi được nhiều lắm trong vũ trụ. Không đâu. Chung quy vẫn phải yêu phụ nữ. Tôi thách các anh thoát khỏi cái luật đó. Những con quỷ cái ấy cũng là thiên thần của chúng ta. Vâng, tình yêu, phụ nữ, hôn hít, đó là vòng mà tôi đố các anh bước ra thoát. Còn về phần tôi thì tôi lại thích nhảy trở vào. Trong các anh ai đã thấy sao hôm mọc trong khoảng mênh mông? Nó nhìn mặt biển như một thiếu phụ, làm cho vạn vật phía dưới dịu lại, đó là cô làm đỏm của vực thẳm, nàng Xêlimen[440] của đại dương. Đại dương là một chàng Anxextơ rất khó chơi. Hắn càu nhàu ầm ĩ, vậy mà khi sao hôm xuất hiện, thì hắn trở nên tươi cười. Cái con thú ấy hóa thuần. Chúng ta đều như thế cả. Giận dữ, bão tố, sấm sét, tung bọt đến tận trần. Một phụ nữ bước ra, một ngôi sao mọc: thế là quỳ mọp. Sáu tháng trước đây, Mariuytx chiến đấu. Ngày nay Mariuytx lấy vợ. Làm thế là phải. Phải, Mariuytx, phải, Côdét, các con làm thế là phải lắm. Hãy mạnh dạn sống vì nhau, hãy nựng nhau, hãy làm cho chúng ta tức vỡ bụng, vì không thể làm được như vậy, hãy tôn thờ nhau. Hãy lấy hai mỏ của các con tha tất cả các cọng hạnh phúc trong thiên hạ đem về nhà mà làm một cái tổ uyên ương cho các con.
Chao! Yêu và được yêu, đó là điều màu nhiệm của tuổi trẻ! Đừng tưởng là các con phát minh điều đó. Ông cũng vậy, ngày trước ông đã mơ mộng, đã nghĩ ngợi, đã thở ngắn than dài. Ông cũng đã từng có một tâm hồn sáng trăng. Tình yêu là một chú bé sáu nghìn tuổi. Tình yêu có quyền có bộ râu dài bạc trắng. Cụ Bành tổ chỉ là một chú bé bên cạnh thần Quy Piđông. Từ sáu mươi thế kỷ nay nam nữ đã tự cứu bằng cách yêu nhau. Quỷ sứ ranh mãnh đã thù ghét người; người đàn ông, ranh mãnh hơn, đã yêu người đàn bà. Nhờ vậy, nó đã làm lợi cho nó nhiều hơn là quỷ sứ đã làm hại cho nó. Nó đã làm được điều tinh khôn sâu sắc ấy ngay từ hồi còn địa đàng. Các bạn ạ, điều phát minh cũ mà lại mới toanh. Hãy sử dụng nó. Hãy làm Đápnitx và Clôê trong khi chờ thành Philêông và Bôxít. Hãy làm thế nào cho khi các con đã ở bên nhau thì không thấy thiếu cái gì nữa và Côdét sẽ là thái dương đối với Mariuytx, còn Mariuytx là vũ trụ đối với Côdét, trời đẹp tức là nụ cười của chồng; với Mariuytx trời mưa tức là khi vợ tuôn nước mắt. Mà đừng để cho có mưa trong nhà đấy nhé! Hai anh chị đã vớ được một số tốt trong cuộc xổ số: đó là số lấy nhau vì tình. Số độc đắc thì phải cố giữ, phải bỏ hòm khóa lại, đừng xài phí. Hãy say mê nhau đi và mặc kệ những gì khác. Hãy tin điều ông nói. Đó là tiếng của lương tri, mà lương tri thì không biết nói dối. Chị phải coi anh, anh phải coi chị như là một tôn giáo. Mỗi người có cách thờ chúa riêng của mình. Cốc-rác họ! Cách thờ Chúa tốt nhất là yêu vợ mình. Anh yêu em! Đó là sách kinh của ta. Yêu là nắm được chính giáo. Tiếng văng tục quen thuộc của vua Hăngri IV đặt thánh đức giữa cái no và cái say. Vua kêu: bụng-thánh-say ôi.[441] Tôi không theo tôn giáo của tiếng văng tục đó. Nó quên nói đến người phụ nữ. Hăngri IV[442] mà văng tục như vậy thì cũng lạ đó. Phụ nữ vạn tuế, các bạn ạ! Tôi già, người ta bảo vậy; thế mà lạ thay tôi cảm thấy đang hồi xuân dữ dội. Tôi ước vọng vào rừng nghe kèn mục đồng. Hai đứa trẻ này nó đã đạt được cái đẹp kèm cái thích thú làm cho tôi say sưa. Tôi sẽ cưới vợ thực sự đấy nếu không ai trở ngại. Không thể tưởng tượng Chúa nặn chúng ta ra với mục đích nào khác là để cho chúng ta say mê nhau, gù nhau, quyến rũ nhau, làm con bồ câu, làm con gà trống, cục cục yêu đương từ sớm đến chiều soi gương trên mặt vợ, kiêu hãnh, chiến thắng, ưỡn ngực ra. Mục đích cuộc đời là như vậy đó. Xin lỗi các bạn, đó là ý kiến của chúng tôi ở thời đại chúng tôi, khi chúng tôi là thanh niên. Chao ôi! Đạo đức con nỡm! Làm sao mà thời đại đó lại lắm đàn bà đáng mê đến thế và những gương mặt kháu khỉnh măng tơ! Ta tha hồ phá hại.
Vậy nên các con hãy yêu nhau đi. Không yêu nhau thì trời sinh mùa xuân để làm gì? Còn ta, ta sẽ cầu xin Chúa hãy cất hết những gì đẹp mà Người ta bày ra, lấy lại hết, bỏ hết vào hòm những hoa, những chim, những gái đẹp. Các con ạ, hãy nhận lời ban phúc của lão già này.
Buổi tối hôm ấy nhộn nhàng, vui vẻ, lý thú. Sự vui nhộn tột độ của người ông kích thích buổi lễ và mọi người hòa theo sự vui vẻ thân mật hầu như bách tuế ấy. Cũng có khiêu vũ chút ít, và cười đùa nhiều hơn. Một hôn lễ thân tình dễ dãi. Có mời cụ cố lão thời xưa thì cũng chả sao. Thực ra cụ đã dự ở hiện thân lão Gilơnócmăng.
Ồn ào một lúc rồi sau yên lặng.
Thế rồi đôi vợ chồng mới cưới biến mất.
Quá nửa đêm ngôi nhà Gilơnócmăng trở thành ngôi đền.
Chúng tôi dừng lại ở đây. Trên ngưỡng cửa các động phòng, có một thiên thần đứng gác, tươi cười, một ngón tay đặt lên môi.
Tâm hồn phải chiêm ngưỡng trước chính điện, nơi đang diễn lễ yêu đương.
Chắc là có những tia sáng ở trên các ngôi nhà đó. Niềm vui chứa trong đó thế nào cũng thoát ra qua các kẽ đá thành ánh sáng và rọi lờ mờ vào cảnh đêm. Cuộc lễ thiêng liêng và tất yếu đó không thể không phóng một tia sáng thần tiên vào cõi vô tận. Tình yêu là cái khuôn siêu việt hòa đúc người đàn ông và người đàn bà với nhau. Vật thể hợp một, vật thể bộ ba, vật thể cuối cùng, cái tam thể nhất vị của người từ đó mà ra. Hai tâm hồn cộng sinh nên một, cuộc hoàn sinh đó gây xúc động cả cho bóng tối. Tân lang là vị cố đạo, trinh nữ thích thú mà hoảng sợ. Một cái gì trong cảnh vui thú đó bay lên với Chúa, ở đâu thực sự có hôn nhân, nghĩa là có tình yêu, thì ở đó có lý tưởng. Giường cưới làm nên một vùng bình minh trong bóng tối. Giá con mắt trần của chúng ta mà có phép thu nhận những hình ảnh ghê gớm và đáng yêu của cuộc sống thượng thặng thì chắc chúng ta sẽ thấy những hình bóng của đêm tối, những dị nhân có cánh, những khách bộ hành sinh trong cõi vô hình, nghiêng đầu quanh ngôi nhà có hào quang. Cái đám đầu mặt lờ mờ ấy sẽ hân hoan ban phúc, sẽ chỉ cho nhau thấy cô dâu trinh nữ, dáng họ có phần ngơ ngác nhưng tươi vui và các gương mặt thần ấy đượm ánh sáng hạnh phúc nhân gian. Ở giờ phút tuyệt đỉnh ấy, đôi nhân tình choáng váng khoái lạc tưởng chỉ có họ ở trong buồng mà thôi, nhưng nếu họ lắng tai, họ sẽ nghe thấy lào xào tiếng cánh. Hạnh phúc toàn vẹn là hạnh phúc được thiên thần đồng tình. Cái buồng nhỏ tối tăm ấy lấy vòm trời làm trần. Khi hai cái miệng đã trở nên thiêng liêng vì tình yêu mà dịch lại gần nhau để sáng tạo, thì ở bên cái hôn khó diễn tả đó, không thể không có một sự rung động trong cõi mênh mông huyền bí của tinh cầu.
Những lạc thú đó mới là lạc thú thật sự. Không có niềm vui nào khác. Chỉ có sự ngây ngất thần thánh ở tình yêu. Tất cả những cái khác chỉ là khóc.
Yêu hoặc đã từng yêu, thế là đủ. Không nên đòi hỏi thêm gì. Không còn viên ngọc nào khác ở trong các nếp tối tăm của cuộc sống đâu. Yêu đã là một sự hoàn tất.
III
NGƯỜI TRI KỶ
Còn Giăng Vangiăng thì ra sao?
Ngay sau khi cười theo lời yêu cầu nhí nhảnh của Côdét, thừa lúc chẳng ai thấy, Giăng Vangiăng đứng dậy và lẩn ra chái ngoài; tám tháng trước ông đã vào đúng cái buồng này, người đầy bùn, máu và thuốc súng, để đem trả đứa cháu cho người ông. Khung gỗ trong buồng cũng kết hoa kết lá. Nhạc công ngồi trên cái trường kỷ ông đã đặt Mariuytx trước kia. Bátxcơ vận áo dài đen, quần chẽn tất trắng, bao tay trắng đang đặt những vành hoa hồng xung quanh các món ăn sẽ đem dọn. Giăng Vangiăng giơ cánh tay đau cho hắn xem, nhờ hắn xin kiếu hộ và đi ra.
Cửa sổ phòng ăn nhìn xuống đường, Giăng Vangiăng đứng lặng yên mấy phút trong bóng tối, dưới những cửa sổ sáng trưng ấy. Ông lắng tai nghe tiếng ồn ào trong phòng tiệc vẳng đến tai ông: ông nghe thấy giọng nói dõng dạc và vang to của người ông, tiếng vĩ cầm, tiếng cốc đĩa chạm nhau, tiếng cười giòn; giọng nói êm vui của Côdét nổi bật hẳn giữa những tiếng cười nói ồn ào vui vẻ ấy.
Giăng Vangiăng rời phố Phiơ đuy Canve trở về phố Lomácmê.
Ông đi theo phố Xanh Luy, phố Quyntuya Xanh Catơrin và phố Bơlăng Măngtô. Đường ấy xa hơn một chút, nhưng ba tháng nay, hàng ngày ông vẫn đi con đường ấy với Côdét từ phố Lomácmê đến phố Phiơ đuy Canve, tránh phố Viây đuy Tăngpơlơ bùn lầy và đông đúc. Côdét đã đi con đường này, ông không thể đi con đường khác được.
Giăng Vangiăng về đến nhà thắp đèn rồi đi lên gác. Gian buồng trống rỗng; bà Tútxanh cũng vắng. Tiếng chân ông đi trong buồng âm vang hơn mọi ngày. Tủ nào cũng mở toang. Ông vào phòng Côdét, giường không trải vải lót, chiếc gối vải chéo, không áo, không viền ren, nằm trên đống chăn gấp cuối bức nệm trơ vải. Từ nay không còn ai nằm trên nệm ấy nữa. Những thứ đồ dùng nhỏ bé thân mật của phụ nữ mà Côdét vẫn ưa thích đều đã mang đi cả. Chỉ còn những đồ gỗ lớn và bốn bức tường, giường của bà Tútxanh cũng đã lột cả chăn gối. Chỉ còn một chiếc giường sắp sẵn cho người nằm: giường của Giăng Vangiăng. Ông nhìn bốn bức tường, đóng mấy cánh cửa tủ và đi lại trên phòng này sang phòng khác. Ông đã bỏ miếng vải treo tay và lại cử động bàn tay phải của ông như thường không đau đớn gì.
Ông lại gần giường, vô tình hay hữu ý, mắt ông dừng lại chỗ cái hòm con, cái hòm tri kỷ mà Côdét đã phải ghen.
Ngày 4 tháng sáu khi đến nhà phố Lomácmê ông đã để cái hòm ấy trên cái kỷ cạnh đầu giường. Ông bước mạnh về phía cái kỷ ấy, móc túi lấy một cái chìa khóa và mở ra.
Ông lấy ra những quần áo mà Côdét mặc khi ở Môngphécmây ra đi mười năm về trước; trước hết cái áo dài đen, những chiếc giầy trẻ con to sù sụ mà bây giờ có lẽ Côdét đi còn vừa chân vì chân nàng nhỏ bé, chiếc áo cộc vải bóng dày, cái tạp dề có túi, và đôi tất len. Những chiếc tất không dài hơn bàn tay của Giăng Vangiăng hãy còn giữ nếp hình cẳng chân xinh của Côdét. Tất cả những quần áo ấy đều một màu đen. Giăng Vangiăng đã mang những quần áo ấy đến Môngphécmây cho Côdét. Lấy các thứ đó ở chiếc hòm ra, ông lần lượt đặt trên mặt giường, ông suy nghĩ và nhớ lại. Ông nhớ rõ lúc ấy là mùa đông, tháng chạp trời lạnh lắm. Côdét quần áo rách rưới hở cả da thịt, rét run cầm cập, hai bàn chân con đi guốc rét tím bầm. Giăng Vangiăng đã lột quần áo tã ấy và cho Côdét mặc bộ quần áo tang này. Người mẹ dưới mồ chắc phải vui lòng thấy con để tang mình, nhất là thấy con có quần áo, thấy con được ấm. Ông nhớ lại khu rừng Môngphécmây, ông và Côdét đi qua khu rừng ấy, ông nhớ lại trời đất ngày hôm ấy; cây khô trụi lá, rừng quanh không chim, trời u ám, thế mà trời đất ngày hôm ấy thật xinh đẹp. Ông bày những quần áo xinh xắn ấy lên giường, cái khăn quàng bên cạnh cái váy ngắn, bít tất bên cạnh đôi giầy, chiếc áo cộc bên cạnh chiếc áo dài, ông nhìn lần lượt từng thứ một: Côdét mới cao như thế này thôi, nó ôm con búp bê lớn, nó để đồng tiền vàng trong túi tạp dề, nó cười, nó cùng đi với Giăng Vangiăng, tay cầm tay, Côdét chỉ có một mình ông trên đời thôi.
Ông gục cái đầu tóc bạc phơ đáng kính xuống giường, mặt vùi vào đống quần áo của Côdét, trái tim già dày dạn khổ đau kia như tan vỡ. Nếu ai đi ngoài cầu thang lúc bấy giờ sẽ nghe thấy những tiếng nấc khủng khiếp.
IV
ĐAU KHỔ BẤT DIỆT[443]
Cuộc chiến đấu dữ dội mà chúng ta đã chứng kiến mấy hiệp, nay lại tiếp diễn.
Giacốp[444] chỉ phải chiến đấu với thiên thần một đêm.
Còn Giăng Vangiăng, than ôi! Ta đã thấy bao nhiêu lần Giăng Vangiăng phải vật lộn với lương tâm trong bóng tối, phải đấu tranh quyết liệt với nó.
Cuộc chiến đấu vô tiền khoáng hậu. Có những lúc trượt chân, có những khi đất sụt. Bao nhiêu lần cái lương tâm thiết tha làm điều thiện ấy đã bóp nghẹt ông, đè nặng lên ông. Bao nhiêu lần chân lý nghiêm khắc đã tì đầu gối lên ngực ông. Bao nhiêu lần bị ánh sáng chói lọi đánh ngã xuống, ông đã kêu xin tha. Bao nhiêu lần cái ánh sáng khắc nghiệt mà ông Giám mục đã đốt lên trong lương tâm ông, bắt buộc ông phải mở mắt ra khi ông muốn mù! Bao nhiêu lần ông đã vùng dậy, bám lấy vách đá, tựa vào ngụy biện, lê lết trong đất bụi, khi thì đánh đổ lương tâm xuống, khi thì bị lương tâm quật ngã. Bao nhiêu lần mập mờ, lẫn lộn, để cho tiếng nói của vị kỷ lừa gạt, ông đã nghe thấy lương tâm phẫn nộ thét vào tai: đồ chơi xấu, đồ khốn nạn! Bao nhiêu lần tư tưởng ngoan cố của ông đã rên siết, quằn quại trước cái nhiệm vụ hiển nhiên! Chống lại Chúa! Đổ thứ mồ hôi lạnh tử khí! Bao nhiêu vết thương âm thầm, rỉ máu mà chỉ mình ông cảm thấy! Bao nhiêu sây sát trong cuộc đời thảm hại của ông! Bao nhiêu lần ông đã trở dậy, đầm đìa máu, đau đớn, rã rời, nhưng sáng tỏ, trái tim thất vọng nhưng tâm hồn thanh thản êm ả, thua trận mà cảm thấy như thắng trận. Khi đã xâu xé kìm kẹp làm ông rã rời rồi, lương tâm ông dữ dội, chói lòa ánh sáng, đứng thẳng lên trên ông, bình thản bảo ông: bây giờ ngươi có thể sống bình an!
Nhưng sau một cuộc chiến đấu đen tối như thế, cái bình an đó mới thảm đạm làm sao! Tuy nhiên đêm nay Giăng Vangiăng cảm thấy đây là một cuộc chiến đấu cuối cùng.
Một vấn đề đặt ra bi đát…
Số kiếp tiền định không phải bao giờ cũng thẳng băng. Nó không triển khai thành một đại lộ thẳng tắp trước mặt đương sự. Nó có những hẻm, những eo, những khúc ngoặt tối tăm, những ngã tư dễ sợ bày ra nhiều ngả đường. Chính lúc này Giăng Vangiăng đang đứng ở các ngã tư nguy hiểm nhất.
Ông đã đến giao điểm cuối cùng của thiện và ác. Giao điểm tối tăm đã ở dưới mắt. Lần này nữa, cũng như bao nhiêu lần đau đớn trước đây, có hai con đường mở ra trước mắt ông; một đường rất cám dỗ, một đường đầy kinh hoàng. Đi theo đường nào?
Con đường kinh hoàng là con đường mà ngón tay hướng đạo khuyên đi, ngón tay đó mọi người đều nhìn thấy mỗi khi họ trông thẳng vào bóng tối.
Một lần nữa Giăng Vangiăng lại phải chọn: cập cái bến rùng rợn hay sa vào cạm bẫy quyến rũ. Có phải thật thế không? Tâm hồn có thể bình phục, nhưnng mệnh số thì không.
Ghê gớm thay! Cái định mệnh nan y.
Vấn đề đặt ra là thế này:
Trước hạnh phúc của Côdét và Mariuytx, Giăng Vangiăng phải xử trí ra sao?
Cái hạnh phúc đó chính ông đã muốn có, chính ông đã tạo ra. Ông đã thọc nó vào ruột gan mình. Bây giờ nhìn cảnh hạnh phúc đó, ông có thể đắc ý như một bác thợ rèn khi nhận ra dấu hiệu của mình trên con dao nóng hổi máu vừa rút ra khỏi ngực mình.
Côdét được Mariuytx, Mariuytx được Côdét. Họ được tất cả, cả của cải nữa. Giăng Vangiăng đã làm nên tất cả cái đó.
Cái hạnh phúc ấy bây giờ đã đến, đã sờ sờ trước mắt, Giăng Vangiăng sẽ xử trí với nó thế nào? Có bắt ép nó phải gắn bó với mình không? Có coi nó là của mình không? Côdét đã đành là của người khác rồi, nhưng Giăng Vangiăng có nên giữ lại cái gì có thể giữ ở nàng không? Ông có vẫn là người cha rất kính mến tuy là mơ hồ của Côdét không? Ông có thể cứ tự nhiên, bình thản vào trong gia đình của Côdét không? Ông có thể cứ lặng thing mang cái quá khứ của ông nhập vào cái tương lai kia không? Ông có coi là mình có quyền được vào đấy, được đem cuộc đời mờ ám của mình vào giữa cái tổ tươi sáng kia không? Ông có thể tươi cười nắm những bàn tay trong trắng ấy trong bàn tay thảm khốc của ông không? Ông có thể đặt lên cái giá sắt lò sưởi hiền lành trong phòng khách của lão Gilơnócmăng hai bàn chân còn kéo lê theo sau cái bóng đen nhục nhã của người phạm pháp không? Ông có cùng chia những may mắn của cuộc đời với Côdét và Mariuytx không? Ông có làm cho dày đặc thêm bóng tối trên trán ông và mây mù trên trán họ không? Ông có thể góp cái thảm hại của cuộc đời ông vào cái hạnh phúc của đời họ không? Ông có im lặng nữa không? Nói tóm lại, bên cạnh hai con người sung sướng ấy, ông có vẫn là cái hình câm ghê rợn của định mệnh không?
Phải quen với định mệnh và những cuộc gặp gỡ với nó mới dám ngước mắt lên khi những vần đề nào đó được phơi bày trần trụi. Thiện hay ác đều ở sau dấu hỏi nghiêm khắc đó. Con nhân sư hỏi: anh định làm thế nào?
Giăng Vangiăng đã quen với thử thách. Ông nhìn trực diện vào con nhân sư.
Ông xem xét tất cả mọi khía cạnh của vấn đề khắc nghiệt ấy. Ông như người sắp chết đuối.
Cuộc đời tươi đẹp của Côdét là cái bè cho ông bám lấy. Làm gì đây? Bám chắc hay buông tay?
Bám lấy thì thoát khỏi tai nạn khủng khiếp, lại thấy ánh sáng mặt trời sẽ rũ hết nước đắng đẫm trên đầu tóc, trên quần áo mình, sẽ thoát, sẽ sống.
Buông tay thì là vực thẳm.
Ông đau xót bàn luận với tâm tư. Nói đúng ra ông chiến đấu, ông lao vào, hung dữ, khốn khổ trong đáy lòng ông, khi thì chống lại ý chí của ông, khi thì vật lộn với tin tưởng của ông.
Ông đã khóc được, thật là sung sướng. Những dòng nước mắt ấy có lẽ đã làm cho ông sáng ra. Nhưng lúc đầu thật là dữ dội. Một trận bão táp nổi lên trong lòng ông, ghê gớm hơn trận bão táp ngày trước đã thổi ông đến thành phố Arát. Quá khứ trở lại đối diện với hiện tại. Ông so sánh và ông khóc.
Khi đập lệ đã mở thì kẻ thất vọng quằn quại.
Giăng Vangiăng cảm thấy mình đã bị tóm.
Than ôi! Trong cuộc đánh vật một còn một mất giữa lòng ích kỉ và nhiệm vụ, khi ta lùi từng bước trước cái lý tưởng bất di dịch, khi ta điên đầu, hăng tiết, tức tối vì phải lùi, khi ta giành giữ từng tấc đất, hy vọng có thể chạy trốn, để ý tìm một lối thoát, mà đột nhiên lại thấy bị dồn vào chân tường, thì cái chân tường ấy là một trở ngại bất ngờ và hắc ám làm sao!
Cảm thấy bóng thiêng liêng trở thành chướng ngại vật! Cái nghiệt ngã vô hình ám ảnh mới ghê gớm làm sao!
Thế là chẳng bao giờ có thể nói: “xong rồi” với lương tâm cả. Anh quyết định đi, Bruytuyt. Anh quyết định đi, Catông. Lương tâm không có đáy, bởi vì là Thượng đế. Người ta ném vào cái giếng ấy tất cả sự nghiệp của một đời người ta, người ta ném gia tài, của cải, thành tích của người ta vào đó, người ta ném tự do của người ta, hoặc là tổ quốc của người ta vào, người ta ném hạnh phúc, yên ổn, vui tươi của người ta vào đó. Nữa! Nữa! Nữa! Dốc lọ vào! Nghiêng bình xuống! Chung cuộc phải vứt cả quả tim vào.
Ở đâu đây trong cõi sa mù của các địa ngục xưa, có một cái thùng chứa như thế đấy.
Nếu chung cuộc mà từ chối thì cũng có thể lượng thứ được chứ? Cái vô tận chắc cũng có quyền chứ? Có phải là những dây xích dài vô tận ở trên sức chịu đựng của con người hay không? Ai nỡ chê trách Xidiphơ và Giăng Vangiăng nếu họ nói: thôi, đủ rồi!
Nặng tính của vật chất bị giới hạn bởi sự ma sát. Sự vâng chịu ngoan ngoãn của tâm hồn phải chăng cũng có một giới hạn? Nếu sự vận động bất tuyệt không thể có thì làm sao đòi sự xả thân bất tuyệt.
Bước đầu tiên chẳng nghĩa lý gì, bước cuối cùng mới khổ. Vụ án SăngMáchiơ đáng kể gì bên cạnh đám cưới Côdét và tất cả kết quả nó mang theo? Trở lại nhà lao có nghĩa lý gì so với đi vào hư vô?
Xuống bậc đầu, mờ mịt thay! Xuống bậc thứ hai, đen tối thay!
Lần này tránh sao khỏi ngoảnh mặt đi?
Chết vì đạo là một trạng thái bốc hơi làm cháy mòn da thịt. Đó là một cực hình phong thánh cho con người. Người ta có thể vui lòng chịu trong giờ đầu; người ta ngồi trên ngai sắt nung đỏ, người ta đặt lên trán cái vành miện sắt đỏ, người ta nhận quả cầu sắt đỏ, người ta cầm cây vương trượng sắt đỏ; nhưng còn việc khoác tấm áo bào lửa chẳng lẽ không có một giây phút nào da thịt khốn nạn nổi lên phản kháng, và người ta từ chối hành hình sao?
Cuối cùng Giăng Vangiăng lại yên tĩnh vì rã rời kiệt sức.
Ông cân nhắc, ông suy nghĩ, ông nhìn cái cán cân ánh sáng và bóng tối bí mật đang lên xuống chập chờn.
Đem cái lao tù của ông đặt trước cuộc đời tươi sáng của đôi trẻ, hay tự mình dìm đắm hẳn vĩnh viễn cuộc đời mình. Một bên là hy sinh Côdét, một bên là tự hy sinh.
Theo giải pháp nào? Quyết định thế nào? Trong thâm tâm ông trả lời thế nào câu hỏi khắc nghiệt của định mệnh? Định mở cánh cửa nào? Định đóng cánh cửa nào của đời ông? Đứng giữa những vực sâu thăm thẳm ấy, chọn đường nào? Chọn cái cực đoan nào. Nhìn xuống cái vực thẳm nào?
Cả một đêm suy nghĩ, choáng váng.
Ông ngồi đấy đến tận sáng, ngồi yên, gấp đôi người trên chiếc giường, quỳ gối dưới số mệnh kinh khủng như bị đè bẹp, bàn tay nắm chặt, cánh tay vuông thước thợ như một người bị đóng đanh trên thập tự giá được tháo đanh và vứt sấp mặt xuống đất. Mười hai giờ liền, mười hai giờ một đêm mùa đông lạnh giá, ông ngồi yên như một xác chết, không ngửng đầu, không nói một tiếng, tâm tư khi thì quằn quại dưới đất như con mãng xà, khi thì bay bổng lên trời như con chim ưng. Nhìn ông yên lặng người ta ngờ là ông chết. Bỗng nhiên người ông run lên từng hồi và miệng ông áp vào đống quần áo của Côdét, hôn quần áo ấy. Bây giờ người ta mới biết là ông còn sống.
Người ta? Người ta là ai? Chỉ có một mình Giăng Vangiăng trong phòng kia mà?
Người ta đó là Người ở trong đêm tối.
QUYỂN VII: DỐC CẠN CHÉN TÂN TOAN
I
VÒNG ĐỊA NGỤC THỨ BẢY VÀ TẦNG TRỜI THỨ TÁM
Những sáng hôm sau lễ cưới thường vắng lặng. Người ta tôn trọng cái hạnh phúc yên tĩnh của những con người sung sướng và cũng có phần nào tôn trọng cả giấc ngủ muộn của họ. Những cuộc thăm viếng và chúc mừng ồn ào ít lâu sau mới bắt đầu. Sáng hôm 17 tháng hai, đã quá trưa một lát, Bátxcơ, chiếc khăn lau và cái chổi lông cặp dưới nách đang “túc trực ở chái ngoài” bỗng nghe thấy tiếng gõ cửa nhè nhẹ. Người ta không kéo chuông, những ngày ấy không kéo chuông là lịch sự. Bátxcơ mở cửa và thấy ông Phôsơlơvăng.
Anh đưa ông vào phòng khách hãy còn bừa bãi, đảo lộn như bãi chiến trường của những cuộc vui hôm trước. Bátxcơ nói khéo một câu:
- Chà! Thưa ông chúng tôi dậy hơi muộn.
- Ông chủ nhà anh đã dậy chưa? Giăng Vangiăng hỏi.
- Cánh tay của ông đã đỡ chưa ạ? Bátxcơ trả lời.
- Khá hơn. Ông chủ anh đã dậy chưa?
- Ông chủ nào ạ? Ông chủ cũ hay ông chủ mới ạ?
- Ông Pôngmécxi.
- Ngài nam tước ấy ạ? Bátxcơ ngẩng đầu lên hỏi lại như vậy.
Người ta quan kia tước nọ trước hết là để cho kẻ ăn người ở trong nhà. Họ cũng được lợi một phần nào. Mà nhà hiền triết đã nói họ cũng được vấy một chút cái chức tước ấy lên người, họ lấy thế làm hãnh diện. Là một chiến sĩ cộng hòa đã từng chiến đấu vì lý tưởng, nay Mariuytx trở thành nam tước bất đắc dĩ. Một cuộc cách mạng nhỏ đã xảy ra trong gia đình xung quanh cái tước vị ấy. Bây giờ chính lão Gilơnócmăng thiết tha với nó còn Mariuytx thì lại thờ ơ, nhưng đại tá Pôngmécxi đã giối lại: con tôi sẽ mang chức tước của tôi, Mariuytx tuân theo lời di chúc ấy. Còn Côdét nữa, nàng cũng rất sung sướng được làm nam tước phu nhân bởi vì tâm lý người đàn bà đã chớm nở trong cô gái nhỏ.
Bátxcơ nhắc lại:
- Ngài nam tước ấy à? Để tôi vào xem. Tôi sẽ bảo là ông Phôsơlơvăng đã đến ạ.
- Đừng, đừng nói là tôi. Chỉ bảo với ông ấy là có người muốn được gặp để nói chuyện riêng với ông ấy thôi, đừng nói tên.
Bátxcơ ngạc nhiêu kêu:
- Thế à!
- Tôi muốn dành cho ông ấy một sự bất ngờ.
- Thế à!
Bátxcơ nhắc lại tiếng “thế à” này như để giải thích chữ “thế à” trước.
Rồi hắn đi ra.
Giăng Vangiăng một mình ở trong phòng.
Phòng khách rất bề bộn như chúng ta đã thấy. Nếu lắng tai nghe hình như còn thấy dư âm ồn ào của bữa tiệc cưới hôm trước. Hoa rơi đầy dưới sàn, mọi thứ hoa, từ dây hoa trong phòng, từ vành hoa trên mũ rụng xuống. Nến cháy đến tận gốc còn để lại trên đèn treo pha lê những dòng thạch nhũ bằng sáp. Không một chiếc bàn ghế nào ở yên chỗ cả. Góc nào cũng có ba bốn chiếc ghế tựa kéo lại gần nhau hình như còn tiếp tục câu chuyện thân mật. Cả gian phòng còn giữ vẻ tươi vui. Một tối vui tàn rồi vẫn còn ít nhiều thi vị. Đêm qua chắc là vui lắm. Trên mấy chiếc ghế lộn xộn giữa những bông hoa tàn tạ, dưới những cây nến đã tắt, người ta phải nghĩ đến cảnh vui. Đèn đã tắt nhưng mặt trời kế vị đã vui vẻ ùa vào trong phòng.
Mấy phút qua. Từ khi Bátxcơ đi ra, Giăng Vangiăng vẫn đứng yên một chỗ, mặt ông xanh xao, mắt trũng vì mất ngủ, sâu hõm như là biến đi đâu. Những nếp gấp trên chiếc áo dài đen của ông cũng nhòa đi vì đã thức thâu đêm. Khuỷu tay áo dạ dính chỉ trắng vì cọ xát vào vải lót giường. Giăng Vangiăng nhìn xuống bóng cửa sổ mà mặt trời in trên sàn ở dưới chân mình. Cửa có tiếng động, ông ngẩng lên.
Mariuytx bước vào, đầu ngẩng cao, miệng tươi cười, một thứ ánh sáng chan hòa trên khuôn mặt, vầng trán rạng rỡ, mắt ngời ngời. Chàng cũng cả đêm không ngủ.
Thấy Giăng Vangiăng chàng kêu lên:
- Cha đấy à! Thế mà cái thằng ngốc Bátxcơ ấy làm ra vẻ bí mật. Nhưng sao cha đến sớm thế? Mới có mười hai giờ rưỡi. Côdét còn ngủ.
Cái tiếng cha mà Mariuytx gọi ông Phôsơlơvăng có nghĩa là tràn trề hạnh phúc. Ta đã biết giữa hai người đó trước đây vẫn có cái gì ngăn cách, cái gì lạnh nhạt gò bó, một dải băng phải đập vỡ hay phải làm cho tiêu tan ra. Mariuytx lúc này say sưa đến mức san phẳng được bức tường ngăn cách, làm tan được dải băng lạnh giá: ông Phôsơlơvăng đối với chàng bây giờ là một người cha cũng như đối với Côdét.
Chàng nói tiếp, lời nói vội vàng, dồn dập như lúc người ta vui sướng cực độ:
- Cha đến con mừng quá đi thôi! Nếu cha biết hôm qua chúng con nhớ cha như thế nào! Chúc cha vui khỏe ạ. Tay cha thế nào? Dễ chịu hơn rồi chứ.
Chàng vui sướng vì câu tự trả lời tốt đẹp kia của chàng nên lại nói luôn:
- Chúng con đã nói chuyện nhiều về cha! Côdét yêu cha lắm! Cha đừng quên rằng cha có phòng riêng ở đây. Chúng con không thích cái phố Lomácmê nữa, không thích tí nào. Sao cha lại lần mò đến ở cái phố ấy được, cái phố bệnh hoạn, kêu rên, xấu xí, lạnh lẽo ấy, cái phố có chắn một đầu, các phố không bước vào được ấy. Cha sẽ đến ở đây ngay hôm nay. Nếu cha không đến thì sẽ lôi thôi với Côdét đấy. Con báo cho cha biết là Côdét ghê gớm lắm, cô ấy muốn xỏ mũi tất cả mọi người mà dắt. Cha đã biết cái phòng của cha rồi, ở ngay sát phòng chúng con, có cửa đi ra vườn hoa, ổ khóa đã sửa lại, giường ngủ đã dọn xong, cha chỉ việc đến thôi. Côdét đã đặt gần giường cha một cái ghế bành cổ, to, lót nhung Uytơrếch, nàng đã bảo cái ghế: “Mày dang tay niềm nở ra đón cha ta nhé!” Mùa xuân nào ở rặng cây kim hợp trước cửa sổ cũng có một con họa mi. Hai tháng nữa thì nó đến. Bên phía trái cha là cái tổ họa mi, bên phải cha là tổ của chúng con. Ban đêm chim họa mi hót. Ban ngày Côdét chuyện trò. Phòng của cha hướng chính nam, Côdét sẽ xếp sách, truyện của cha, cuốn du lịch của đại úy Cúc và Văngcuvơ,[445] tất cả đồ dùng của cha và hình như có cả chiếc hòm nhỏ cha rất quý; con đã dành một chỗ danh dự cho cái hòm ấy. Cha đã chinh phục được ông ngoại con, ông ngoại con mến cha lắm. Chúng ta sẽ sống với nhau. Cha biết chơi bài Anh không? Nếu cha biết chơi thì ông con không đòi hỏi gì nữa. Khi con bận việc ở tòa án thì cha sẽ đưa Côdét đi chơi, cha sẽ khoác tay nàng như hồi trước ở vườn Luýchxămbua, cha nhớ chứ? Chúng con quyết định tận hưởng hạnh phúc. Cùng với cha, cha nghe chưa. A! Thế cha ở ăn sáng với chúng con chứ?
- Thưa ông - Giăng Vangiăng nói - tôi có một điều muốn nói với ông. Tôi nguyên là một thằng tù khổ sai.
Giới hạn những tiếng âm cao mà tai người ta có thể nghe được, trí người ta có thể tưởng tượng được cũng có thể vượt qua. Những tiếng: “tôi nguyên là một thằng tù khổ sai” vừa ở miệng ông Phôsơlơvăng đập vào tai Mariuytx, cũng đi qua giới hạn ấy. Mariuytx không nghe thấy. Chàng chỉ biết rằng có người vừa nói cái gì với chàng, nhưng chàng không biết là nói cái gì. Chàng sững sờ.
Bây giờ chàng mới nhận thấy là người đang nói chuyện với chàng trông thật là dễ sợ. Vừa rồi quáng mắt vì sung sướng, chàng đã không nhận thấy cái vẻ mặt xanh xao ghê sợ ấy.
Giăng Vangiăng tháo cái băng vải đen buộc treo cánh tay phải của ông, mở miếng vải bó bàn tay, giơ ngón tay cái cho Mariuytx xem và nói:
- Bàn tay tôi không việc gì cả.
Mariuytx nhìn ngón tay cái.
Giăng Vangiăng nói tiếp: tôi không hề đau ngón tay ấy bao giờ.
Quả thật không có một dấu thương tích nào.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Tôi không có mặt ở đám cưới ông là hợp lẽ. Tôi đã cố hết sức để vắng mặt nhiều nhất. Tôi đã vẽ ra cái vết thương này để khỏi phải phạm một tội giả mạo, để khỏi làm cho những giấy tờ giá thú vô hiệu lực, để khỏỉ phải ký.
Mariuytx lắp bắp:
- Thế nghĩa là làm sao?
Giăng Vangiăng trả lời:
- Nghĩa là tôi đã từng làm khổ dịch dưới chiến thuyền.[446]
Mariuytx hoảng hốt kêu lên:
- Ông làm tôi phát điên.
Giăng Vangiăng nói:
- Ông Pôngmécxi này, tôi đã ở tù khổ sai mười chín năm. Vì ăn cắp. Rồi tôi bị kết án khổ sai chung thân. Vì ăn cắp và tái phạm. Hiện nay tôi là người vi phạm án câu thúc.
Mariuytx cố lùi bước trước sự thật, cố phủ nhận sự việc, cưỡng lại hiển nhiên, nhưng rồi cũng phải khuất phục. Chàng bắt đầu hiểu, và điều này cũng thường xảy ra trong những trường hợp tương tự, chàng còn hiểu quá sự thật nữa. Có một tia sáng vừa bừng lên trong trí óc khiến chàng rùng mình. Một ý kiến thoáng qua làm cho chàng rợn người. Chàng thoáng thấy trong tương lai một số mệnh ghê tởm cho chàng. Chàng hét lên:
- Nói tất cả, nói hết đi. Ông là cha của Côdét kia mà. Rồi chàng lùi lại hai bước, với dáng điệu ghê tởm không tả được.
Giăng Vangiăng ngẩng đầu lên, dáng người lẫm liệt khiến ông như cao đến trần nhà.
- Thưa ông! Ông cần phải tin lời tôi nói ở đây. Tuy rằng lời thề của những người như chúng tôi không được công lý thừa nhận…
Đến đây ông dừng lại, im lặng, rồi nói tiếp từ từ, dằn từng tiếng một với một thứ uy nghi tuyệt đối và bi đát.
- Ông tin tôi. Tôi mà là cha của Côdét ư? Trước mặt Chúa tôi bảo là không phải! Thưa ông nam tước Pôngmécxi, tôi là một nông dân ở Phavơron, tôi làm nghề xén cây. Tên tôi không phải là Phôsơlơvăng, tên tôi là Giăng Vangiăng. Tôi không là gì đối với Côdét cả. Ông hãy yên lòng.
Mariuytx lắp bắp:
- Ai chứng thực cho tôi?
- Tôi, tôi đã bảo ông như vậy mà.
Mariuytx nhìn con người ấy. Người ấy bình tĩnh mà bi thảm. Cái bình tĩnh ấy không thể đẻ ra cái dối trá được. Lạnh giá là thành thực. Trong cái lạnh lẽo cõi mồ ấy người ta cảm thấy chân lý.
- Tôi xin ông - Mariuytx bảo.
Giăng Vangiăng nghiêng đầu như để xác nhận điều đó và nói tiếp:
- Tôi là gì đối với Côdét? Một người qua đường. Cách đây mười năm tôi không hề biết có cô ta. Tôi yêu Côdét, đúng. Tôi, một người đã già, tôi gặp Côdét một trẻ nhỏ, tôi yêu Côdét; khi người ta già, người ta coi đứa trẻ nào cũng như cháu cả. Ông có thể giả dụ rằng tôi có một cái gì trong người giống như một trái tim. Côdét mồ côi, không cha không mẹ, cần có tôi, nên tôi đã yêu Côdét. Trẻ thơ nó yếu đuối, nó bé bỏng lắm nên bất cứ ai, cả một người như tôi nữa cũng có thể che chở. Tôi đã làm nhiệm vụ ấy đối với Côdét. Tôi thiết nghĩ một việc nhỏ mọn như vậy không thể gọi là một việc thiện được, nhưng nếu quả có thể gọi là một việc thiện thì cũng cho là tôi đã làm việc thiện ấy. Cũng là một trường hợp giảm tội. Bây giờ đây Côdét tách khỏi cuộc đời tôi hai con đường xa nhau. Từ nay tôi không giúp nàng được gì nữa. Nàng là bà Pôngmécxi. Sao mệnh của nàng đã thay đổi và thay đổi rất hay cho nàng. Mọi việc đều hoàn hảo. Còn số tiền sáu trăm nghìn phơrăng ông không nhắc đến, nhưng tôi hiểu được ý ông, đó là một món tiền gửi. Sao món tiền gửi ấy lại ở trong tay tôi? Chẳng quan trọng gì! Tôi giao lại món tiền người ta gửi. Người ta không thể đòi hỏi gì hơn ở tôi nữa. Tôi hoàn tất công việc giao trả này bằng cách nói rõ cả tên thật của tôi, thế là đầy đủ lắm. Điều này cũng là việc riêng của tôi: Tôi thấy cần phải nói để ông biết rõ tôi là người như thế nào.
Giăng Vangiăng nhìn Mariuytx, nhìn thẳng vào mặt chàng.
Cảm xúc của Mariuytx thật là ồn ào hỗn loạn. Có những cơn gió của số mệnh làm nổi những làn sóng như vậy trong tâm hồn chúng ta.
Tất cả chúng ta đều đã từng gặp những giờ phút hoang mang như vậy; lúc ấy thần trí chúng ta phân tán, tan tác. Chúng ta bạ gì nói nấy, nhiều khi lại chính là những cái không nên nói. Có những điều phát hiện quá đột ngột, chúng ta không tiếp nhận nổi, làm cho ta choáng váng như một thứ rượu hại người. Cái tình thế mới kia làm cho Mariuytx kinh ngạc đến mức chàng như là oán trách người ấy sao đã thú nhận như vậy với chàng. Chàng nói to:
- Nhưng mà, sao ông lại nói với tôi tất cả những điều ấy? Ai bắt buộc ông nói? Ông có thể giữ nguyên bí mật cho riêng ông. Không ai tố cáo ông, không ai truy nã ông, săn bắt ông. Ông phải có một lý do gì để tự dưng thú tội như vậy. Ông nói nốt đi. Còn có điều gì khác nữa? Ông thú thật như vậy để làm gì? Vì lẽ gì?
Giăng Vangiăng trả lời nhỏ nhẹ, thầm thì như nói với mình chứ không phải nói với Mariuytx.
- Vì lẽ gì? Phải rồi vì lẽ gì tên tù khổ sai ấy lại xưng ra: tôi là một thằng tù khổ sai. Phải đấy. Động cơ rất lạ lùng: chỉ vì lòng lương thiện. Này, ông này, cái điều đau khổ nhất là cái sợi dây, cái sợi dây ở trong trái tim nó ràng buộc tôi. Chính khi ngươi ta già rồi những sợi dây ấy càng bền chắc. Cuộc đời xung quanh tan rã hết, nhưng sợi dây ấy vẫn còn nguyên. Nếu tôi dứt được sợi dây ấy, cắt đứt nó, cởi cái nút ra, đi rất xa thì tôi thoát rồi, tôi chỉ việc đi thôi, có những chuyến xe khách phố Buloa; ông bà đã sung sướng, tôi đi hẳn. Tôi đã cố thử dứt sợi dây ấy, tôi cố kéo, nó vẫn chắc, không đứt, tôi đã kéo căng cả trái tim tôi cùng với sợi dây ấy. Thế rồi tôi tự nghĩ: ta không thể sống ở đâu khác được, ta phải ở lại đây. Ừ mà phải, ông nói có lý, tôi là một thằng ngốc, sao lại không cứ ở lại một cách tự nhiên, ông dành cho tôi một phòng trong nhà ông, bà Pôngmécxi vẫn quý mến tôi. Bà ấy đã bảo chiếc ghế bành giơ tay đón tôi. Cụ ngoại cũng muốn có tôi, tôi cũng vừa ý cụ, chúng ta cùng ở với nhau, ăn chung với nhau, tôi sẽ khoác tay Côdét, xin lỗi ông - bà Pôngmécxi, tôi vẫn quen mồm - chúng ta chung một mái nhà, chung một bàn ăn, chung một ngọn lửa, chung một góc lò sưởi mùa đông, cùng đi dạo chơi mùa hạ, vui vẻ đấy, hạnh phúc đấy, cảnh gia đình êm ấm, ôi gia đình!
Nói đến tiếng ấy, Giăng Vangiăng bỗng nhiên trở nên dữ dội. Ông khoanh tay nhìn xuống sàn, dưới chân mình như muốn đào một cái vực thẳm và giọng nói của ông tự nhiên sang sảng lên.
- Gia đình! Không. Tôi không có gia đình nào. Tôi không thuộc gia đình ông. Tôi không ở trong gia đình loài người. Tôi là con người thừa ở trong những gia đình êm ấm của người ta. Gia đình thì có đấy, cố nhiên, nhưng không phải dành để cho tôi. Tôi là người khốn khổ, tôi lang thang giữa trời. Tôi có bố, có mẹ không? Tôi cũng không chắc nữa. Tôi gả chồng cho Côdét, thế là hết. Tôi đã được thấy Côdét sung sướng, Côdét được sống với người yêu, ở đấy có một ông già tốt, một lứa đôi thiên thần, có tất cả mọi điều vui vẻ, như thế là hoàn toàn rồi và tôi tự bảo: còn mày, đừng có bước chân vào đấy! Tôi có thể nói dối được, thật đấy, đánh lừa tất cả mọi người, vẫn cứ là ông Phôsơlơvăng.
Khi còn lừa dối vì Côdét thì tôi đã lừa dối được, nhưng bây giờ thì là vì tôi, tôi không được làm như vậy. Giá tôi chỉ im lặng thôi, mọi việc sẽ lại tiếp diễn như thường, ông hỏi: cái gì đã bắt buộc tôi nói? Một điều giản dị thôi: lương tâm tôi. Im lặng là việc quá dễ. Cả một đêm tôi đã cố tự thuyết phục tôi im lặng. Ông muốn cho tôi xưng tội, phải, điều tôi vừa nói với ông rất kỳ quái, ông có quyền hỏi tôi sự thật; thực tế suốt một đêm tôi cố tìm mọi lý lẽ, tôi đã tìm ra những lý lẽ rất tốt để im lặng, tôi đã cố hết sức, thật đấy. Nhưng có hai điều tôi không làm được; dứt đứt cái sợi dây nó ràng buộc, nó gắn chặt, nó cột chặt trái tim tôi ở đây và bịt cái miệng vẫn thường nói nhỏ với tôi trong lúc vắng lặng. Vì vậy mà tôi đã đến nói thật tất cả với ông sáng hôm nay. Tất cả, hay gần như tất cả. Cũng có những cái khác thường nhưng không có ích lợi gì, nó chỉ là chuyện riêng của tôi thôi; những cái đó tôi dành riêng cho tôi. Điều căn bản nhất, ông đã biết cả. Tôi mang điều bí ẩn của tôi đến cho ông. Tôi đã phanh cái bí mật của tôi trước mắt ông. Không phải là một điều dễ làm đâu. Tôi đã vật vã suốt đêm. Hừ! Ông tưởng rằng tôi đã không tự bảo vụ này khác với vụ SăngMáchiơ, lần này tôi giấu tên thì cũng chẳng cho ai. Cái tên Phôsơlơvăng, chính lão Phôsơlơvăng đã cho tôi để đền ơn tôi, tôi có quyền giữ cái tên ấy, tôi sẽ giữ lại trong cái phòng ông dành cho tôi, hưởng cuộc đời sung sướng, tôi không làm bận ai, tôi có cái xó nhỏ bé của tôi. Côdét là của ông, nhưng tôi thì tôi cũng sung sướng là được ở cùng một nhà với Côdét. Mỗi người sẽ được hưởng cái hạnh phúc lớn hay nhỏ của mình. Cứ vẫn ông Phôsơlơvăng, thì mọi việc sẽ ổn thỏa, phải, trừ tâm hồn tôi. Tất cả sẽ vui vẻ trong đời tôi, riêng đáy lòng tôi đen tối. Có phải chỉ sung sướng là đủ đâu, mình còn phải bằng lòng mình nữa. Như thế tôi vẫn là ông Phôsơlơvăng, cái mặt thật của tôi, tôi vẫn giấu, trước cái rạng rỡ của đời ông tôi vẫn ôm ấp điều bí ẩn của tôi, giữa cái ánh sáng chói lọi của đời ông, tôi vẫn mang cái bóng tối của tôi, tôi sẽ mang cả cái lao tù của tôi vào trong gia đình ông, không bảo ai, không nói sao, tôi sẽ ngồi vào bàn ăn của ông với cái ý nghĩ rằng nếu ông biết tôi là ai thì ông phải đuổi tôi đi; những người ở trong nhà này sẽ hầu hạ tôi nhưng nếu họ biết thì họ phải kêu lên: Ôi! Ghê tởm! Cánh tay tôi sẽ va chạm cánh tay ông, điều mà ông có quyền không thích, tôi sẽ ăn cắp những cái bắt tay của ông. Trong nhà ông người ta sẽ lẫn lộn, tôn trọng những mớ tóc bạc đáng kính cùng với những mớ tóc bạc ô nhục; trong những giờ thân mật, khi mọi người tin tưởng đã chan hòa cùng nhau đến tận đáy lòng, khi bốn người chúng ta cùng họp mặt, ông cụ ngoại, vợ chồng ông, và tôi, thế mà lại có một người xa lạ. Tôi có thể sát cánh với ông trong cuộc đời ông, với điều quan tâm duy nhất là giữ yên cái nắp đã đậy cái giếng ghê tởm của tôi lại. Tôi, một người chết, tôi sẽ cưỡng bức những người sống là các ông bà phải thừa nhận tôi. Tôi sẽ bắt Côdét chung thân phải chịu đựng tôi. Ông, Côdét và tôi, cả ba người sẽ đội chung một cái mũ xanh.[447] Ông có kinh tởm không? Tôi bây giờ chỉ là người đau khổ nhất, làm như thế, tôi sẽ trở thành người ghê tởm nhất. Cái tội ác ấy hàng ngày tôi sẽ phạm phải! Hàng ngày tôi sẽ dối trá! Và hàng ngày tôi sẽ cứ mang cái bộ mặt đen tối ấy! Và cái ô nhục của tôi, hàng ngày ông và Côdét sẽ phải chia một phần! Phải, hàng ngày! Những người tôi yêu quý nhất, những người con của tôi, những người ngây thơ trong trắng của tôi, phải chia cái của ấy. Có phải đâu không nói là dễ? Im lặng là giản đơn? Không, không phải giản đơn. Có cái im lặng dối trá. Và sự dối trá của tôi, sự gian lận của tôi, sự nhục nhã, hèn nhát, phản bội, tội lỗi của tôi, tôi sẽ uống từng giọt, khạc ra rồi lại uống vào, uống hết lúc nửa đêm lại bắt đầu uống trở lại lúc giữa trưa, buổi sáng chào cũng dối trá, buổi chiều hỏi cũng dối trá, ngủ trên tất cả cái đó, trộn tất cả cái đó với thức ăn, và tôi vẫn nhìn mặt Côdét, vẫn đem cái miệng quỷ sứ của tôi cười đáp nụ cười thiên thần của Côdét, tôi sẽ là một kẻ lừa dối ghê tởm. Để làm gì? Để được sung sướng! Tôi mà muốn sung sướng ư? Tôi có quyền được sung sướng không chứ? Thưa ông, tôi ở ngoài rìa cuộc đời rồi.
Giăng Vangiăng ngừng lại. Mariuytx vẫn nghe. Không ai ngắt được những chuỗi ý nghĩ, những niềm khắc khoải triền miên ấy. Giăng Vangiăng lại hạ thấp giọng, nhưng lúc này giọng không âm thầm nữa, mà ghê rợn.
- Ông hỏi vì sao tôi nói? Không ai tố cáo, không ai truy nã, không ai săn bắt tôi, ông bảo thế. Có! Tôi có bị tố cáo, có, tôi có bị truy nã, có, tôi có bị săn bắt, bởi ai? Bởi chính tôi: chính tôi đã chặn đường tôi, tôi lôi tôi đi, tôi đẩy tôi đi, tôi tự bắt tôi, tôi tự xử tôi, và khi mình lại tự nắm giữ mình thì nắm chắc lắm.
Ông tự tay nắm lấy áo mình, kéo lại phía Mariuytx, ông nói tiếp:
- Ông nhìn cái nắm tay này, ông có thấy nó nắm cái cổ áo này và sẽ không để rời ra không? Lương tâm lại còn nắm chắc hơn thế. Muốn sung sướng, thưa ông, thì không nên bao giờ hiểu bổn phận là gì, vì khi đã hiểu bổn phận rồi, thì bổn phận hết sức khắc nghiệt, người ta tưởng như bổn phận trừng phạt ta vì ta đã hiểu thế nào là bổn phận. Nhưng không phải thế. Bổn phận ban thưởng ta, nó dẫn ta vào một địa ngục mà ta cảm thấy có Chúa Trời bên cạnh mình. Vừa tự xé ruột xong thì lòng lại thấy yên tĩnh với lòng.
Ông Pôngmécxi, cái việc này không hợp với lẽ thường, việc tôi là một người lương thiện. Trước mắt ông tôi có tự hạ tôi, thì tôi mới đề cao tôi được trước mắt tôi. Chuyện thế này tôi đã làm một lần, nhưng không đau xót nhiều như bây giờ, nó chẳng đáng kể gì. Vâng, một người lương thiện. Tôi sẽ không còn là một người lương thiện nữa nếu tôi cứ để ông quý mến tôi, bây giờ ông khinh miệt tôi thì tôi lại là người lương thiện. Thật là một định mệnh độc ác: tôi chỉ có thể ăn cắp lòng kính trọng của mọi người đối với tôi, nhưng sự kính trọng ấy lại làm thâm tâm tôi nhục nhã, lại giày vò tôi, để cho tôi được tự trọng thì đành phải để mọi người khinh rẻ tôi. Bây giờ tôi mới ngẩng đầu lên được. Tôi là một tên tù khổ sai tuân theo lương tâm của hắn. Tôi biết như vậy cũng không phải là bình thường. Nhưng ông nghĩ tôi biết làm thế nào. Thực là như vậy. Tôi đã tự hứa hẹn với tôi, tôi phải giữ lời hứa. Có những sự gặp gỡ ràng buộc chúng ta. Có những sự ngẫu nhiên lôi ta vào bổn phận. Ông Pôngmécxi, thưa ông, ông thấy đó, đời tôi thật lắm nỗi éo le.
Giăng Vangiăng lại dừng một lát, nuốt nước bọt một cách khó nhọc, như thể lời nói của ông có một dư vị cay đắng. Ông nói tiếp.
- Khi người ta mang một nỗi nhục nhã ghê gớm như vậy, người ta không có quyền bắt những người khác vô tình phải chung chịu, người ta không có quyền truyền sang họ cái dịch tễ đó, không có quyền làm họ sa dần xuống cái vực thẳm của mình mà không biết, không có quyền vứt bừa bãi cái áo tù đỏ của mình lên cuộc đời họ, không có quyền mang cái đau khổ của mình lén lút luồn vào cái hạnh phúc của người khác. Đến bên những người lành mạnh, mang cái ung nhọt vô hình của mình mà cọ xát vào người họ, thật là ghê tởm. Phôsơlơvăng có cho tôi mượn tên nhưng tôi không có quyền sử dụng cái tên ấy, hắn cho nhưng tôi không có quyền nhận. Một cái tên là một con người.
Thưa ông, ông xem, tôi cũng có suy nghĩ một chút, sách vở có đọc chút ít; tuy tôi là một nông dân, tôi cũng hiểu biết sự vật. Ông thấy tôi nói năng cũng nghe được. Tôi đã tự giáo dục tôi. Thật thế, lấy một cái tên và giấu mình dưới cái tên ấy, là một điều bất lương; những chữ cái, người ta cũng ăn cắp như ăn cắp một ví tiền hay một chiếc đồng hồ. Là một chữ ký giả mạo bằng xương, bằng thịt, là một cái chìa khóa giả biết nói biết đi, giả mạo chìa khóa để mở cửa vào nhà người lương thiện, không bao giờ dám nhìn thẳng, chỉ nhìn nghiêng thôi, trong thâm tâm mình là một người đê nhục, không! Không! Không! Không thể được! Thà chịu đau khổ đổ máu, đổ nước mắt, thà tự tay mình cấu xé da thịt mình, thà quằn quại thâu đêm, thà tự giày vò tim óc mình. Đó, vì sao tôi đến để kể tất cả với ông, tự nguyện nói tất cả với ông, như ông đã bảo.
Giăng Vangiăng thở một cách nặng nề và nói lớn lên lời cuối cùng này:
- Để sống, xưa kia tôi đã ăn cắp một cái bánh, bây giờ để sống tôi không muốn ăn cắp một cái tên.
Mariuytx ngắt lời:
- Để sống! Ông không cần cái tên ấy để sống à?
Giăng Vangiăng ngẩng đầu lên rồi lại cúi xuống mấy lần, trả lời:
- À! Tôi biết tôi mà.
Im lặng một lát. Cả hai người đều không nói gì cả, mỗi người đắm đuối trong một vực tư tưởng. Mariuytx đã ngồi xuống gần một chiếc bàn, một ngón tay gấp tì vào khóe miệng. Giăng Vangiăng đi đi lại lại. Ông dừng lại trước một tấm gương và đứng im. Ông nhìn vào tấm gương mà không biết có mình, rồi nói một mình như tự trả lời cho mình:
- Còn bây giờ thì lòng mình nhẹ hẳn!
Ông lại đi và bước về đầu kia phòng khách. Khi quay trở lại, ông thấy Mariuytx, đang nhìn ông đi. Bấy giờ ông nói với Mariuytx, bằng một giọng khó tả:
- Chân tôi hơi kéo lê. Bây giờ thì ông hiểu tại sao.
Khi ông đã quay hẳn về phía Mariuytx:
- Và bây giờ, thưa ông, ông thử hình dung như thế này; tôi không nói gì cả, tôi vẫn là ông Phôsơlơvăng, tôi đến ở nhà ông, tôi là người gia đình ông, tôi ở trong phòng tôi, sáng sáng đi giầy vải sang ăn cơm, chiều chiều cả ba người chúng ta cùng đi xem hát, tôi đi chơi cùng bà Pôngmécxi đến cung điện Tuylơri và quảng trường Rôian. Chúng ta cùng sống với nhau, ông cho tôi cũng là người như ông, rồi một hôm tôi ở đây, ông cũng ở đây, chúng ta cùng chuyện trò, cười nói, bỗng nhiên có người thét lên “Giăng Vangiăng” và một bàn tay kinh khủng, bàn tay cảnh sát từ trong bóng tối nhô ra và dứt cái mặt nạ của tôi!
Ông lại ngừng, Mariuytx đã đứng lên, rùng mình.
Giăng Vangiăng tiếp:
- Ông nghĩ sao?
Mariuytx trả lời bằng sự yên lặng.
Giăng Vangiăng lại nói:
- Ông xem đó, tôi nói ra là phải. Thôi! Hãy tận hưởng hạnh phúc của ông, hãy ở trên thiên đường, cứ là thiên thần của một thiên thần, cứ rạng rỡ như ở trên mặt trời, vui hưởng cái hạnh phúc ấy, đừng băn khoăn vì chuyện một tên đọa đày khốn nạn làm thế tự phanh ngực ra để làm bổn phận của hắn. Trước mặt ông chỉ là một người khốn khổ.
Mariuytx vượt qua phòng khách, khi đến gần Giăng Vangiăng, chàng đưa tay cho ông.
Nhưng bàn tay Giăng Vangiăng không chìa ra, Mariuytx phải đưa tay mình đến tận nơi tìm bắt bàn tay ấy. Giăng Vangiăng cứ để mặc Mariuytx và chàng cảm thấy như một bàn tay đá. Mariuytx nói:
- Ông tôi có nhiều bạn hữu, tôi có thể xin cho ông được ân xá.
- Vô ích - Giăng Vangiăng đáp. Người ta tưởng tôi đã chết, thế là được rồi. Người ta không theo dõi những kẻ đã chết. Những kẻ chết được quyền cứ việc mục rữa dần. Chết thì cũng như được ân xá vậy.
Ông rút bàn tay mình ra khỏi tay Mariuytx và nói một cách đường hoàng, nghiêm nghị:
- Làm tròn bổn phận của tôi, đó là người bạn mà tôi cầu cứu; tôi chỉ cần một sự ân xá, đó là sự ân xá của lương tâm tôi.
Giữa lúc ấy, ở đầu kia phòng khách, cánh cửa hé mở từ từ và trong khung cửa nửa khép nửa mở, cái đầu Côdét hiện ra. Người ta chỉ nhìn thấy vẻ mặt dễ mến của nàng; đầu nàng xõa tóc trông rất xinh, mí mắt còn mọng vì ngủ. Nàng làm như một con chim ở trong tổ thò đầu ra, nhìn chồng rồi nhìn Giăng Vangiăng vừa cười vừa nói. Trông nàng như một nụ cười nở trong lòng một đóa hoa hồng.
- Không sai rồi! Các ngài lại đương bàn chuyện chính trị! Thật là ngớ ngẩn! Sao không vào với người ta?
Giăng Vangiăng giật mình.
Mariuytx lắp bắp:
- Côdét! …
Rồi chàng không nói được gì nữa. Trông họ giống hai người phạm lỗi.
Côdét vẻ mặt rạng rỡ nhìn hết người này lại nhìn người kia. Trong khóe mắt của nàng như thoáng thấy những khoảng thiên đường. Nàng nói:
- Tôi bắt được các ngài quả tang nhé! Tôi vừa nghe thấy đằng sau cửa cha Phôsơlơvăng của tôi nói nào là lương tâm… nào là làm bổn phận… chẳng chính trị thì là gì đấy? Tôi không thích. Ai lại mới sáng hôm sau mà đã nói chuyện chính trị. Không đúng.
- Em tưởng lầm đấy - Mariuytx trả lời - Chúng tôi bàn chuyện làm ăn; bàn chuyện cái số tiền sáu trăm nghìn phơrăng kia gửi đâu cho lợi nhất…
Côdét cắt ngang:
- Không phải những cái đó đâu! Tôi vào nhé. Có bằng lòng không?
Nàng cương quyết bước qua ngưỡng cửa, vào trong phòng khách.
Nàng mặc một cái áo khoác trắng rất nhiều nếp, ống tay khá rộng, dài từ cổ xuống tận chân, ở phần trên tô vàng của những bức tranh Trung thế kỷ vẫn có những cái bọc đựng thiên thần như vậy.
Nàng tự ngắm mình từ đầu đến chân trong một tấm gương lớn, rồi ngây ngất say sưa nói:
- Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu. Trời! Vui quá!
Xong nàng trịnh trọng chào Mariuytx và Giăng Vangiăng rồi nói tiếp:
- Thế này nhé, em ở đây với các ngài, em ngồi vào ghế này, nửa giờ nữa thì ăn cơm sáng, các ngài muốn nói chuyện gì thì nói. Em biết đàn ông thì phải nói chuyện, em sẽ ngoan ngoãn nghe.
Mariuytx cầm tay nàng và nói rất âu yếm:
- Chúng tôi nói chuyện làm ăn mà.
- À mà ban nãy - Côdét đáp - em vừa mở cửa sổ. Vô số chim sẻ ở đâu mới bay đến vườn. Chim thật chứ không phải là người trá hình. Hôm nay là thứ tư ngày lễ Tro, nhưng không phải là lễ của bầy chim.
- Anh bảo em là chúng tôi nói chuyện làm ăn, em hãy đi đi, em bé Côdét của anh, để chúng tôi nói chuyện một lát, toàn những con số cả, em nghe chán ngay.
- Anh Mariuytx, sáng nay anh thắt chiếc ca-vát xinh quá. Đức ông làm dáng lắm thưa đức ông ạ! Không! Em không chán đâu.
- Anh bảo là em sẽ chán mà, em nghe anh đi.
- Không, ngồi với cha, với anh thì chán thế nào được! Em không hiểu nhưng em vẫn nghe được, nghe những giọng thân yêu thì có cần gì hiểu. Cùng ngồi với nhau, thế là em thích rồi. Em cứ ở đây nào.
- Em là em Côdét yêu quý của anh. Nhưng không thể được.
- Phải thể được!
- Phải.
- Được rồi - Côdét đáp. Em mang theo bao nhiêu là tin tức, nếu em ở lại thì em nói cho mà nghe. Ông còn ngủ này, dì anh đi lễ này, lò sưởi phòng của cha Phôsơlơvăng un khói này. Nicôlét đã gọi thợ thông lò sưởi này. Tútxanh và Nicôlét đã có chuyện cãi cọ với nhau rồi này, Nicôlét thì chê Tútxanh nói lắp này. Thế thì các ông sẽ không được biết gì cả. A! Không thể được à? Em, đến lượt em, em cũng sẽ nói không thể được, cho ngài xem. Để coi ai được ai nào? Thôi, em xin anh, anh Mariuytx bé bỏng của em ơi, để em ở đây với cha và anh.
- Anh cam đoan với em là chỉ có thể hai chúng tôi ở đây với nhau được thôi.
- Hừ, thế em cũng kể là một người à?
Giăng Vangiăng không nói một lời nào. Côdét quay lại phía ông:
- Còn cha, cha này, trước hết con muốn cha phải đến hôn con. Cha sao không bênh con lại ngồi ì ra đấy? Cha của con mà thế à? Cha xem đấy, con lấy chồng rất khổ, chồng con đánh con đấy. Nào, cha hôn con ngay đi nào.
Giăng Vangiăng lại gần.
Côdét quay lại phía Mariuytx:
- Còn anh thì em chẳng thèm.
Rồi nàng giơ trán cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tiến thêm một bước lại gần nàng.
Côdét bỗng nhiên lùi lại:
- Cha! Sao cha xanh thế! Hay là cánh tay cha đau quá!
- Không, tay khỏi rồi, Giăng Vangiăng trả lời.
- Hay là cha mất ngủ?
- Không phải.
- Hay là cha có điều gì buồn?
- Không.
- Hôn con đi. Cha mạnh khỏe, cha ngủ được, cha vui lòng thì con không rầy rà cha nữa.
Nói rồi nàng lại giơ trán cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng đặt một chiếc hôn trên cái vầng trán phảng phất ánh sáng thiên đường.
- Cha cười đi.
Giăng Vangiăng cười. Nụ cười của một bóng ma.
- Bây giờ cha bênh con đi, cha bảo chồng con đi.
- Côdét! - Mariuytx kêu.
- Cha ơi! Cha cứ gắt lên đi. Cha bảo chồng con là con phải ở đây. Nói chuyện có con thì có làm sao! Các người cho tôi là ngu lắm à? Chuyện các người nói kỳ lạ thế kia à? Chuyện làm ăn gửi tiền ngân hàng, việc lớn nhỉ? Đàn ông chả có cái gì mà họ cũng làm ra vẻ bí mật. Em muốn ngồi ở đây. Sáng nay em xinh lắm, nhìn em này, anh Mariuytx!
Nàng nhìn Mariuytx, nhún vai một cách rất đáng yêu và làm bộ hờn dỗi trông rất xinh. Một tia điện như lóe lên giữa hai con người ấy. Có ai ngồi đấy họ cũng tưởng như không.
- Anh yêu em! - Mariuytx nói.
- Em quý anh! - Côdét nói.
Rồi hai người không cưỡng được, ôm chầm lấy nhau.
Côdét vừa nắn lại một nếp trên chiếc áo khoác của nàng, vừa bĩu môi một cách đắc thắng và nói:
- Bây giờ em cứ ngồi đây.
Mariuytx trả lời bằng giọng năn nỉ:
- Cái ấy thì không được. Chúng tôi cần nói nốt với nhau một điều.
- Lại không à?
Mariuytx nói một cách nghiêm nghị:
- Côdét, anh cam đoan với em là không thể được.
- À! Lên giọng ông chồng đấy, thưa ông. Được rồi! Tôi đi đây. Cha, cha không bênh vực con. Ông chồng tôi, ông cha tôi, các ông thật là chuyên chế. Tôi sẽ mách ông ngoại. Các ngài đừng tưởng tôi thèm trở lại và năn nỉ các ngài đâu, các ngài lầm đấy. Tôi tự trọng lắm. Tôi sẽ đợi các ngài. Để rồi các ngài xem vắng tôi các ngài có chán không? Tôi đi đây. Được lắm.
Rồi nàng đi ra.
Hai giây sau, cửa lại mở, cái mặt hồng tươi của nàng lại hiện ra giữa hai cánh cửa, nàng thét to:
- Tôi giận lắm đấy.
Cửa lại đóng và bóng tối trở lại.
Côdét chẳng khác gì một tia sáng mặt trời lạc hướng, vừa xuyên qua đêm tối mà không hay.
Mariuytx xem lại cửa thật đóng chưa và lẩm bẩm:
- Tội nghiệp Côdét, khi nàng biết chuyện…
Giăng Vangiăng nghe câu ấy bủn rủn cả chân tay. Ông nhìn Mariuytx, mắt đờ đẫn và nói:
- Côdét, à phải. Ông sẽ nói lại với Côdét. Đúng lắm. Ừ, mà tôi quên không nghĩ đến chuyện ấy. Có sức làm việc này mà không có sức làm việc khác. Thưa ông, tôi xin ông, tôi van ông, xin ông lấy điều thiêng liêng nhất hứa với tôi là không nói lại với Côdét. Ông biết thôi, riêng ông, cũng đủ rồi chứ! Tôi đã nói tất cả, tự tôi nói ra, không ai bắt buộc, tôi có thể nói với cả vũ trụ này, cả mọi người, cũng thế thôi, nhưng nó, nó không hiểu được điều đó, nó sẽ khiếp sợ. Một người tù khổ sai? Là cái gì, người ta sẽ phải giải nghĩa cho nó, phải bảo nó: khổ sai nghĩa là đi làm khổ dịch ở chiến thuyền. Nó đã trông thấy một lần một dây tù khổ sai. Trời ơi! Trời!
Ông ngồi phịch xuống chiếc ghế, hai tay ôm mặt không nghe thấy tiếng gì, những nhìn hai vai nhô lên, hạ xuống, thì biết ông đang khóc. Nước mắt âm thầm, nước mắt ghê gớm.
Tiếng thổn thức nghẹn ngào làm cho người ta nghẹt thở. Ông như bị co giật, phải ngả người ra đằng sau, trên lưng ghế như để thở, buông thõng hai cánh tay. Mariuytx nhìn rõ mặt ông chan hòa nước mắt. Chàng nghe thấy ông nói rất rõ như từ một nơi sâu thẳm: Ôi! Tôi muốn chết cho rồi.
- Ông yên lòng. Mariuytx nói. Tôi sẽ giữ bí mật của ông cho riêng tôi thôi.
Mariuytx có cảm xúc một phần nào những chưa đúng mức, vì từ một tiếng đồng hồ rồi bắt buộc phải làm quen với một sự bất ngờ ghê gớm; nhìn thấy một tên tù khổ sai xuất hiện trước mắt mình, chồng lên trên con người ông Phôsơlơvăng, bị cái thực tế thảm hại ấy dần dần lấn át, Mariuytx cảm thấy tự nhiên giữa chàng và con người ấy có một sự ngăn cách do hoàn cảnh đó gây ra. Chàng nói thêm:
- Tôi cần phải nói đến số tiền người ta gửi ông mà ông đã giữ và trả lại một cách trung thành, rất lương thiện. Đó là một hành động ngay thẳng. Ông đáng hưởng một phần thưởng vì chỗ đó. Ông muốn bao nhiêu, ông cứ định lấy số, tôi sẽ đưa ông. Đừng sợ lấy nhiều.
Giăng Vangiăng dịu dàng trả lời:
- Xin cảm ơn ông.
Ông yên lặng một lát vẻ suy nghĩ, vô tình lấy đầu ngón tay trỏ đưa đi đưa lại trên móng ngón tay cái, rồi cất cao giọng:
- Thế là đã hầu hết. Tôi chỉ còn một điều nữa…
- Điều gì?
Giăng Vangiăng ngập ngừng, ngập ngừng một lần cuối cùng, mà gần như hết hơi, ông lắp bắp nói không ra tiếng:
- Bây giờ ông đã biết cả rồi, ông là người quyết định, ông xét xem tôi có nên không gặp Côdét nữa không?
- Tôi tưởng như thế là hơn. Mariuytx lạnh lùng trả lời.
Giăng Vangiăng nói lẩm bẩm trong mồm:
- Tôi sẽ không gặp Côdét nữa.
- Nói rồi, Giăng Vangiăng đi ra phía cửa. Ông đặt tay lên quả nắm, cái chốt quay, cửa hé mở vừa đủ để bước ra, nhưng ông đứng im một phút rồi khép cửa lại và quay về phía Mariuytx. Mặt ông từ xanh xao đã biến thành nhợt nhạt, không còn giọt lệ nào trong mắt, mà là một ngọn lửa bi hùng. Giọng nói ông trở lại bình thản một cách lạ lùng. Ông nói:
- Này, thưa ông, nếu ông bằng lòng, tôi sẽ đến với Côdét. Tôi xin nói thật với ông là tôi muốn gặp Côdét lắm. Nếu tôi không muốn gặp Côdét thì tôi đã không nói thật tất cả với ông, tôi đã đi xa rồi, nhưng vì tôi muốn sống ở nơi Côdét sống, và lại muốn được gặp Côdét cho nên tôi đã thành thật nói hết với ông. Ông hiểu ý nghĩ của tôi chứ, điều đó cũng dễ hiểu thôi. Ông đã xem chín năm rồi, Côdét sống bên cạnh tôi. Chúng tôi đã ở cái nhà nát ngoài đại lộ, rồi trong cái nhà tu kín, rồi gần vườn Luýchxămbua. Ông đã gặp Côdét, lần đầu tiên ở vườn ấy. Ông còn nhớ cái mũ nhung xanh của nó chứ? Sau chúng tôi lại đến ở khu Anhvalít, phố Pơluymê, nhà có cái vườn và cái hàng rào sắt. Tôi ở trong cái sân đằng sau, ngày ngày nghe Côdét chơi dương cầm. Đấy là tất cả cuộc đời của tôi. Chúng tôi không bao giờ rời nhau. Cuộc đời ấy đã kéo dài chín năm và bao tháng nữa. Tôi như cha nó, nó như là con tôi. Không biết ông có hiểu cho tôi không, thưa ông Pôngmécxi, nhưng ra đi bây giờ không nhìn thấy nó nữa, không nói với nó nữa, không còn gì nữa, thật là khó khăn. Nếu ông không cho là bất tiện, tôi sẽ thỉnh thoảng đến thăm Côdét. Tôi không đến luôn đâu, tôi không ở lâu đâu. Ông sẽ bảo người ta tiếp tôi ở cái phòng nhỏ bên dưới, ở tầng dưới đất. Tôi có thể ra vào lối cửa sau, cửa dành cho người ở, nhưng e họ nghi ngờ. Có lẽ tôi cứ ra vào cửa chính mọi người ra vào thì hơn. Thưa ông, thật vậy, tôi rất muốn gặp Côdét, gặp một chút, họa hoằn thôi, tùy ý ông. Ông hãy tự đặt mình vào địa vị tôi. Đời tôi chỉ còn có thế thôi, vả lại cũng nên cẩn thận. Nếu không bao giờ trở lại nữa thì kết quả cũng không tốt, người ta sẽ lấy làm lạ. Thế này chẳng hạn, tôi sẽ đến buổi chiều, khi trời bắt đầu tối.
- Tối nào ông cũng đến, Mariuytx đáp. Côdét sẽ đợi ông.
- Ông tốt quá, thưa ông. Giăng Vangiăng nói.
Mariuytx chào Giăng Vangiăng, hạnh phúc đưa chân tuyệt vọng ra cửa, hai người chia tay nhau.
II
NÓI HẾT RỒI MÀ VẪN CÒN NHỮNG CHỖ MỜ ÁM
Tâm trí Mariuytx đảo lộn.
Cái điều xa cách mà chàng vẫn cảm thấy giữa chàng và con người sống bên cạnh Côdét, bây giờ chàng đã hiểu. Trong con người ấy vẫn có cái gì bí mật mà linh tính của chàng đã báo cho chàng. Cái bí mật ấy là điều xấu xa nhục nhã nhất: nhà tù khổ sai. Cái ông Phôsơlơvăng ấy là tên khổ sai Giăng Vangiăng.
Đột nhiên tìm thấy cái bí mật ấy giữa hạnh phúc của mình thì khác gì khám phá ra một con bò cạp trong tổ chim gáy.
Hạnh phúc của Mariuytx và Côdét từ đây có bắt buộc phải chịu đựng sự chung đụng ấy không? Có phải là một việc đã rồi không? Chịu đựng con người ấy có phải là chuyện tất nhiên trong việc hôn nhân đã thành tựu? Có phải là không còn làm thế nào được nữa không? Mariuytx có phải đã kết hôn với cả tên tù khổ sai kia không? Mặc dù người ta đang sống chan hòa ánh sáng và vui tươi, mặc dù đang tận hưởng hạnh phúc của tình yêu, tận hưởng cái giờ phút tươi thắm rực rỡ của cuộc đời, nhưng gặp những rung động như Mariuytx vừa trải qua, thì đến thiên thần cũng phải rùng mình trong lúc say sưa ngây ngất, đến thần nhân cũng phải rùng mình bủn rủn giữa lúc rạng rỡ quang vinh.
Trong những chuyện thay đổi đột ngột ấy, Mariuytx như mọi người, cũng tự hỏi mình có điều gì đáng trách không? Mariuytx đã không biết đoán ra chăng? Có thiếu thận trọng không, có quá mù quáng vô tâm không? Có lẽ cũng có một phần. Chàng có đi bừa vào cuộc tình ái đã đưa đến sự kết hôn với Côdét, mà không để ý dò la tìm hỏi việc xung quanh không? Thường khi mình liên tục tự nhận xét mình như thế mà tự sửa chữa trở nên khôn, nên tốt. Mariuytx nhận thấy cái khía cạnh ảo tưởng, huyễn hoặc của tâm hồn chàng, nó như một thứ mây mờ ám bao phủ nội tâm trong những lúc say sưa tuyệt vời cũng như đau khổ cực độ, đám mây ấy lan tràn cả tâm trí con người theo nhiệt độ của tâm hồn, khiến cho trong con người chỉ còn một thứ lương tri mờ mịt sương mù. Chúng tôi nhiều lần đã nói đến yếu tố đặc biệt ấy trong cá tính của Mariuytx. Chàng nhớ ra rằng trong cuộc tình ái say sưa ở phố Pơluymê, trong sáu bảy tuần mê say ngây ngất, chàng không hề nói chuyện với Côdét về tấn kịch trong cái nhà nát Goócbô mà nạn nhân đã có một thái độ rất lạ lùng: kiên quyết im lặng khi đấu tranh chống bọn kẻ cướp và về sau lại lẩn trốn đi. Sao chàng lại có thể không nói gì với Côdét? Thế mà việc mới vừa xảy ra thôi và rất dễ sợ! Sao chàng lại không nhắc gì đến cái tên Tênácđiê, và nhất là bữa hôm chàng gặp Êpônin? Thật bây giờ chàng khó hiểu sự im lặng của chàng hồi bấy giờ. Chàng cũng có nhận thấy như vậy kia mà. Chàng nhớ lại cái tình hình chàng yêu say sưa mù quáng Côdét, tình yêu thu hút hết cả tinh thần, nhấc bổng nhau vào cõi lý tưởng tuyệt vời, chàng cũng nhận thấy như một tí lí trí mong manh xen lẫn vào cái trạng thái say mê lôi cuốn tâm hồn, chàng có bản năng mơ hồ, thầm kín muốn giấu giếm, muốn tiêu hủy trong ký ức cái chuyện ghê rợn kia mà chàng không muốn dính líu tới, chàng không muốn có một vai trò gì, chàng muốn lẩn tránh, chàng không thể làm chứng nhân, không thể làm người tường thuật lại được, vì làm chứng hay kể lại chuyện đó tất nhiên là phải tố cáo.
Vả lại mấy tuần lễ ấy đi nhanh như chớp, không có thời giờ làm gì khác ngoài việc yêu nhau. Cuối cùng cân nhắc kỹ, lật đi lật lại tất cả, thì giả thử lúc bấy giờ chàng kể lại chuyện cạm bẫy phố Goócbô cho Côdét, tố giác bọn Tênácđiê không kể gì đến mọi hậu quả có thể xảy ra, giả thử chàng biết Giăng Vangiăng là một tên tù khổ sai đi nữa, thì Mariuytx có thay đổi gì được ông không? Có thay đổi gì được Côdét không? Mariuytx có lùi bước không? Chàng có không lấy Côdét không? Không. Vậy thì chẳng có gì đáng tiếc, chẳng có gì đáng tự trách mình. Mọi việc đều hay cả. Những kẻ si tình ấy chẳng khác gì những người say rượu, họ có ông thần của họ. Nếu Mariuytx sáng suốt ra, chàng cũng vẫn đi theo con đường ấy. Ái tình đã bịt mắt chàng để dẫn chàng đi đến đâu? Dẫn lên thiên đường.
Nhưng cái thiên đường ấy ngày nay lại kề bên một địa ngục.
Sự xa cách trước đây giữa Mariuytx và con người ấy, tức là ông Phôsơlơvăng ngày nay biến thành Giăng Vangiăng, sự xa cách ấy bây giờ lại lẫn thêm ghê tởm.
Nhưng trong cái ghê tởm ấy phải nói là có một chút thương hại và cả một phần ngạc nhiên.
Người ăn cắp ấy, người ăn cắp tái phạm ấy đã hoàn lại số tiền người ta gửi. Một số tiền như thế nào? Đến sáu trăm nghìn phơrăng. Mà chỉ mình hắn biết có số tiền ấy thôi. Hắn có thể chiếm đoạt cả; nhưng hắn đã trao lại tất cả.
Thêm vào đó, hắn tự mình nói hết tất cả lai lịch của mình mà chẳng có gì bắt buộc hắn. Hắn có nói thì người ta mới biết hắn là ai. Thú nhận như vậy không phải chịu phần nhục nhã, mà là chịu cả phần nguy hiểm. Đối với một kẻ tội phạm, một cái lốt đội không phải chỉ là một cái lốt mà còn là một nơi trú ẩn. Hắn đã từ bỏ nơi trú ẩn ấy. Mang một cái tên giả là một thứ bảo đảm an toàn. Hắn đã vứt bỏ cái tên giả ấy. Tuy là tù khổ sai, hắn vẫn có thể ẩn núp mãi mãi trong một gia đình lương thiện. Hắn đã cưỡng lại sự quyến rũ ấy, mà cưỡng lại vì lý do gì? Chỉ vì sợ lương tâm giày vò mà thôi. Hắn đã giải thích với giọng thuyết phục của lòng chân thành. Tóm lại, dù tên Giăng Vangiăng trước kia như thế nào đi nữa, nay cũng là một lương tâm đang trỗi dậy, cũng là một nhân phẩm bắt đầu được phục hồi[448] một cách huyền bí. Có lẽ đã từ lâu rồi băn khoăn đã giày vò tâm trí con người ấy. Những tâm hồn tầm thường không thể có được những băn khoăn đau xót vì công lý và thiên tâm ấy. Một lương tâm trỗi dậy là một tâm hồn cao cả.
Giăng Vangiăng thành thật. Sự thành thật ấy rõ rệt, cụ thể, không ai chối cãi được, nỗi đau xót của ông ta chứng minh cho sự hiển nhiên, tất cả cái đó khiến cho mọi sự điều tra trở nên vô ích, và mỗi lời nói của con người ấy là một lời đáng tin. Mariuytx thấy có sự đảo lộn kì lạ của các vị trí. Con người ông Phôsơlơvăng toát ra cái gì? Ngờ vực. Con người Giăng Vangiăng gợi nên cái gì? Tin tưởng.
Mariuytx suy nghĩ và làm bản kết toán bí mật về Giăng Vangiăng, chàng tính phần có và phần nợ, và cố đi đến một sự cân bằng. Nhưng tất cả cái đó hỗn loạn như một cơn giông tố. Mariuytx cố xây dựng một ý niệm rõ rệt về con người ấy và hình như cố theo đuổi Giăng Vangiăng trong tư tưởng của y, nhưng hình ảnh Giăng Vangiăng biến rồi lại hiện ra trong một làn sương mù khắc nghiệt.
Số tiền giữ hộ trao lại thật thà, lời thú ngay thật đều là những điều tốt, như một khoảng trời quang trong đám mây mù, nhưng rồi đám mây lại đen nghịt.
Tuy rằng những ký ức của Mariuytx còn lờ mờ, nhưng chàng cũng vẫn thấy một khoảng bóng tối.
Câu chuyện xảy ra trong cái ổ Giôngđơrét là thế nào? Tại sao khi cảnh sát đến, người ấy không kêu kiện mà lại trốn đi? Về điểm này Mariuytx tự giải thích được. Vì người đó là một tội nhân trốn án.
Còn vấn đề khác: người ấy đến chiến lũy làm gì? Bây giờ Mariuytx nhớ lại rõ rệt điều ấy, nó hiện rõ trong ký ức của chàng như nét mực bí mật hiện lên trên ngọn lửa. Người ấy có mặt ở chiến lũy, nhưng không chiến đấu. Vậy hắn đến làm gì? Trước câu hỏi ấy một bóng ma hiện lên và trả lời: Giave. Mariuytx nhớ rõ mồn một cái hình ảnh ghê rợn: Giăng Vangiăng kéo ra ngoài chiến lũy tên Giave bị trói và chàng hình như còn nghe tiếng súng ngắn kinh khủng ở phía sau góc phố hẻm Môngđêtua. Có phần chắc là giữa tên gián điệp và tên tù khổ sai ấy có một mối thù không đội trời chung. Tên này làm vướng tên kia. Giăng Vangiăng tìm đến chiến lũy để trả thù. Mãi sau hắn mới đến, chắc hẳn biết Giave bị bắt ở đó. Cái truyền thống phục thù ghê gớm của người đảo Coócxơ thấm sâu vào vài tầng lớp cùng dân và chi phối họ, họ coi việc trả thù ấy là tự nhiên; cả những tâm hồn đã phần nào biết cải tà quy chính cũng không lấy việc đó làm lạ. Tâm hồn những con người ấy là như vậy. Một tên tội phạm hối cải có thể chùn tay trước việc ăn cắp, nhưng không ngần ngại giết người để trả thù. Giăng Vangiăng đã giết Giave. Điều ấy hầu như chắc chắn.
Còn câu hỏi cuối cùng, câu hỏi này không trả lời được. Câu hỏi ấy cắn rứt Mariuytx như một cái kìm. Sao Giăng Vangiăng có thể sống bên Côdét một thời gian lâu như vậy? Cái thiên mệnh bí hiểm nào đã đặt đứa trẻ ấy bên con người ấy? Phải chăng trên trời kia có những dây xích đôi rèn sẵn và Chúa ưng buộc ghép một thiên thần với một quỷ sứ? Trong nhà lao âm u bí hiểm khốn cùng, tội lỗi và thơ ngây có thể là bạn đồng đường được chăng? Kiếp sống nhân loại là một xâu người đầy đọa, trong xâu người ấy hai cái trán[449] có thể đi song song bên cạnh nhau, một cái thơ ngây, một cái dữ dội, một cái đầy vẻ trong trắng thần tiên của bình minh, một cái thâm xịt như bị ánh chớp vô tận làm sém. Ai đã gán ghép hai số kiếp ấy một cách lạ lùng như vậy? Làm thế nào, vì lẽ huyền bí gì đứa trẻ thần tiên ấy và lão già tù tội ấy đã chung sống được với nhau? Ai đã đem buộc con chiên vào con chó sói? Lại càng khó hiểu hơn, ai đã buộc con chó sói vào con chiên. Đúng vậy, con sói kia đã yêu con chiên này, con người hung tợn kia đã âu yếm đứa trẻ yếu ớt ấy trong chín năm dài. Thiên thần đã nương tựa quỷ sứ. Lòng âu yếm hy sinh của con người quái gở ấy đã đùm bọc, che chở cả quãng đời thơ ấu tuổi thanh xuân của Côdét, dẫn dắt nàng vào cuộc đời đầy ánh sáng tươi vui, làm nảy nở tâm hồn trinh bạch thơ ngây kia. Đến đây mỗi câu hỏi biến ra thành nhiều câu đố bí hiểm vô cùng, mỗi vực thẳm mở vào nhiều vực thẳm khác. Mariuytx cúi xuống tâm hồn Giăng Vangiăng mà choáng váng cả người. Cái con người vực thẳm ấy là con người thế nào?
Những biểu tượng trong Cực ước thật là những biểu tượng vĩnh viễn. Trong xã hội loài người đang tồn tại khi chưa có một ánh sáng vĩ đại nào hoán cải nó, vẫn có hai con người, một con người cao cả, một con người tối tăm, con người theo đường thiện, Aben, con người theo lối ác, Caanh. Caanh ở đây lại hiền từ âu yếm là nghĩa thế nào? Tên tướng cướp, bảo vệ nàng, nuôi dưỡng nàng, làm cho nàng cao quý, bao bọc nàng giữa trong trắng trong khi mình ô uế là thế nào? Cái hố tù đã tôn thờ sự trong trắng ấy đến mức Giăng Vangiăng giáo dục Côdét là thế nào? Cái bộ mặt của đêm tối mà lãnh trách nhiệm duy nhất làm tiêu tan hết mọi bóng mây âm u xung quanh ngôi sao rạng rỡ đang mọc lên, là thế nào? Đó là sự huyền bí trong cuộc đời của Giăng Vangiăng. Đó cũng là lẽ huyền bí của Chúa.
Mariuytx lùi bước hai huyền bí ấy. Nhưng cái huyền bí này làm chàng yên lòng về cái huyền bí kia. Trong câu chuyện dị kỳ ấy, có Chúa rõ rệt, cũng như có Giăng Vangiăng. Chúa có những công cụ của Chúa, Chúa muốn dùng công cụ gì tùy ý. Chúa không chịu trách nhiệm trước người đời. Ta biết làm sao được Chúa đã làm như thế nào? Giăng Vangiăng đã dự vào việc sáng tạo ra Côdét. Hắn đã nhào nặn một phần cái tâm hồn ấy. Không thể chối cãi được điều ấy. Thế thì có làm sao? Người thợ ghê tởm, nhưng tác phẩm lại đẹp vô cùng. Chúa làm những phép màu của Chúa theo cách nào Chúa thấy tốt, Chúa đã sáng tạo nàng Côdét xinh đẹp kia, và Chúa đã dùng bàn tay của Giăng Vangiăng vào công việc đó; Chúa đã thích chọn một người cộng tác lạ lùng như vậy. Ta có quyền gì dòm ngó hỏi han. Đã biết bao lần phân bón giúp mùa đông làm nảy nở những đóa hoa hồng!
Mariuytx tự trả lời mình như thế và cũng tự cho là đúng. Về tất cả những điều nói trên đây, chàng đã không dám ép buộc Giăng Vangiăng phải nói, chàng cũng không tự nhận rằng chàng không dám hỏi. Chàng yêu Côdét, Côdét là của chàng. Côdét trong trắng tuyệt vời. Thế là đủ rồi. Chàng còn cần phải làm sáng tỏ điểm nào nữa Côdét là ánh sáng, ánh sáng còn cần phải cái gì làm sáng tỏ thêm? Chàng đã được tất cả. Được tất cả, chưa đủ ư? Những chuyện riêng của Giăng Vangiăng có quan hệ gì đến chàng? Khi cúi xuống cái bóng tối hãi hùng của Giăng Vangiăng, chàng vẫn bám chắc vào lời cam đoan long trọng của con người khốn khổ ấy: tôi không là gì đối với Côdét cả. Cách đây mười năm tôi không hề biết có nó.
Giăng Vangiăng chỉ là một người khách qua đường. Chính hắn đã nói thế. Thế thì hắn đi đường hắn. Dù sao, vai trò của hắn đã chấm dứt. Bây giờ đã có Mariuytx đóng vai trò Thượng đế phù hộ cho Côdét, Côdét đã lên bầu trời xanh trong vắt của nàng, gặp lại người đồng loại của nàng, người tình, người bạn trăm năm, người đàn ông thần thánh của nàng. Khi quạt cánh bay bổng lên trời, thay hình đổi dạng, nàng đã trút bỏ lại dưới mặt đất cái xác nhộng trống rỗng xấu xa của nàng là Giăng Vangiăng.
Mặc dầu ý nghĩ của Mariuytx chuyển biến như thế nào cuối cùng chàng cũng vẫn có một cảm tưởng kinh tởm đối với Giăng Vangiăng. Kinh tởm thiêng liêng cũng nên, vì như chúng tôi đã nhắc đến, Mariuytx cảm thấy trong con người ấy một cái gì của Chúa. Nhưng muốn làm thế nào, muốn tìm một lý do nào để giảm nhẹ, cũng vẫn phải đi đến điều này; một tên tù khổ sai, nghĩa là một con người không có chỗ đứng trong xã hội, vì nó ở dưới cái bậc cuối cùng của cái thang xã hội, sau người hèn mạt nhất của loài người là người tù khổ sai; có thể nói là người tù khổ sai không phải là đồng loại của mọi người nữa. Luật pháp đã tước bỏ tất cả cái phần nhân phẩm có thể tước bỏ của một người. Về những vấn đề hình luật, Mariuytx tuy là dân chủ vẫn còn giữ cái quan niệm pháp lý khắc nghiệt vô tình đối với những người đã bị pháp luật trừng trị; quan niệm ấy là quan niệm của luật pháp. Cần phải nói rằng Mariuytx chưa phải là hoàn toàn tiến bộ: chàng chưa phân biệt được điều người quyết định, và điều Chúa quyết định. Chưa phân biệt được luật của người và luật của Trời. Chàng chưa nhận xét và cân nhắc về cái thẩm quyền mà loài người tự cho mình để quyết định cái không thể thay đổi, cái không thể vãn hồi. Chàng không có phản ứng gì đối với chữ trả thù. Chàng cho là một số trường hợp vi phạm luật pháp phải chịu những hình phạt chung thân, là một việc tự nhiên; chàng cũng thừa nhận sự đày đọa mãn kiếp con người là một phương thức văn minh. Chàng hãy còn ở trình độ ấy, tuy rằng chắc chắn thế nào chàng cũng sẽ tiến bộ hơn vì bản chất của chàng là tốt và mang sự tiến hóa tiềm năng.
Trong cái môi trường tư tưởng ấy, trước mắt chàng. Giăng Vangiăng quả thật là một quái vật ghê tởm. Một kẻ tà ác. Một thằng tù khổ sai. Cái tiếng ấy đối với chàng nghe như tiếng kêu phán quyết. Sau khi đã quan sát lâu Giăng Vangiăng, cái cử chỉ cuối cùng của chàng là ngoảnh mặt: Hãy quay trở lại!
Chúng ta phải thừa nhận và nhấn mạnh điều này: Mariuytx đã gạn hỏi Giăng Vangiăng đến mức mà Giăng Vangiăng phải nói: Ông muốn tôi xưng tội, thế mà chàng vẫn không hỏi Giăng Vangiăng hai ba câu quyết định. Không phải là chàng không nghĩ đến, nhưng chàng e sợ. Hỏi về cái ổ Giôngđơrét? Về chiến lũy? Về Giave. Ai biết trước được những câu trả lời sẽ phơi bày những gì nữa? Giăng Vangiăng không phải là người lùi bước trước sự thật, biết đâu khi thôi thúc Giăng Vangiăng rồi, chàng lại không muốn giữ Giăng Vangiăng lại. Trong vài trường hợp tuyệt lộ, đã chẳng có khi chúng ta hỏi một câu rồi lại bịt tai không dám nghe câu trả lời? Nhất là khi người ta yêu, người ta lại càng dễ hèn nhát như vậy. Hỏi người ta đến tận cùng vào những tình huống bi đát là không hay, nhất là khi một phần bất di dịch của cuộc đời ta lại gắn tất yếu vào đó. Những lời giải thích tuyệt vọng của Giăng Vangiăng có thể làm bật ra những ánh sáng kinh khủng, biết đâu cái ánh sáng ghê tởm ấy lại không xẹt đến Côdét? Biết đâu cái vầng trán thiên thần của nàng lại không vì đó mà gợn lên một ánh lửa địa ngục. Tia xẹt điện của chớp vẫn là sét. Định mệnh có những liên kết kiểu như thế: vì luật chuyển quang của ánh sáng màu, trong trắng có thể nhuốm màu tội ác. Những gương mặt trong sạch nhất có thể giữ vĩnh viễn ánh tán xạ của một bộ mặt ghê tởm. Đúng hay sai không biết, Mariuytx đã khiếp sợ. Chàng đã biết quá nhiều rồi. Chàng không muốn nhìn rõ hơn, chàng chỉ muốn choáng óc hơn là nhìn rõ. Hốt hoảng chàng bế Côdét trong tay mang đi và nhắm mắt để không nhìn thấy Giăng Vangiăng nữa.
Con người ấy là đêm tối, đêm tối hiện hình, ghê sợ. Ai dám thăm dò đáy cùng đêm tối? Gạn hỏi đêm tối là một việc hãi hùng. Ai biết đêm tối sẽ trả lời ra sao?
Câu trả lời có thể làm cả bình minh trở thành muôn đời u ám.
Trong trạng thái tinh thần ấy mà nghĩ rằng từ nay con người ấy vẫn còn dính dáng đến Côdét, dù dính dáng như thế nào, Mariuytx cũng lấy làm băn khoăn đau xót. Những câu hỏi ghê gớm ấy làm chàng lùi bước, những câu hỏi đáng lẽ có thể đem lại một quyết định cứng rắn, dứt khoát, bây giờ chàng lại trách mình sao không nêu lên. Chàng thấy chàng quá tốt, quá lành, nói trắng ra là quá nhu nhược. Tính nhu nhược đó đã dẫn chàng đến một sự nhân nhượng nguy hiểm. Chàng đã để cho lòng xúc động. Thế là sai. Đáng lẽ chàng phải dứt khoát cứ việc gạt bỏ Giăng Vangiăng đi như con quỷ đói nên dành phần cho nó rồi thôi và đuổi con người ấy ra khỏi nhà mình. Chàng tự trách mình, chàng căm hận cái mớ cảm xúc quay cuồng đột ngột, đã làm cho chàng nóng tai, mờ mắt và lôi kéo chàng đi. Chàng tự trách chàng.
Làm thế nào bây giờ? Giăng Vangiăng sẽ đến thăm Côdét, điều đó làm chàng khó chịu vô cùng. Con người ấy đến nhà mình làm gì? Làm thế nào bây giờ? Chàng choáng váng, chàng không muốn đào sâu, chàng không muốn bới kỹ, chàng không muốn dò lòng chàng nữa. Chàng đã hứa, chàng đã bị lôi cuốn đến chỗ hứa bừa. Giăng Vangiăng đã cầm lời hứa của chàng dù là hứa với một tên khổ sai. Tuy thế, bổn phận hàng đầu của chàng là vì Côdét. Chàng cảm thấy trong lòng rạo rực một nỗi kinh tởm, nó át tất cả.
Tất cả cái mớ ý nghĩ hỗn độn ấy quay trong đầu óc Mariuytx, chàng bước từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác, những ý nghĩ ấy làm tâm trí chàng bị khuấy động. Chàng hoang mang vô cùng. Thật khó che giấu nỗi hoang mang ấy trước mặt Côdét, nhưng tình yêu vốn khôn khéo, cho nên Mariuytx cũng giấu được nàng. Chàng hỏi Côdét những câu mơ hồ, Côdét ngây thơ trong trắng như con chim bồ câu, nàng chẳng nghi ngờ gì. Chàng hỏi Côdét về thời thơ ấu, về tuổi thanh xuân của nàng. Qua những câu trả lời, chàng lại càng tin rằng tất cả lòng hiền từ, tất cả tình cha con, tất cả cái đáng kính trọng một người có thể có được, thì người tù khổ sai kia đã có đối với Côdét. Tất cả cái mà Mariuytx đã lờ mờ thấy và phỏng đoán đều là sự thật. Cái cây gai thảm hại kia đã yêu mến và che chở cho cây huệ trắng này.
Quyển VIII: BÓNG NGẢ HOÀNG HÔN
I
GIAN BUỒNG BÊN DƯỚI
Ngày hôm sau, lúc trời bắt đầu tối, Giăng Vangiăng đến gõ cái cổng lớn nhà lão Gilơnócmăng. Bátxcơ ra đón ông. Lúc ấy Bátxcơ đang ở trong sân, hình như được lệnh đợi sẵn. Có khi người ta dặn người ở: anh chờ ông ấy, đợi ông ấy đến nhé.
Bátxcơ không để Giăng Vangiăng đến hỏi, hắn tiến về phía ông nói:
- Ngài nam tước dặn tôi hỏi ông muốn lên gác hay ở dưới nhà.
- Ở dưới nhà - Giăng Vangiăng trả lời.
Bátxcơ vẫn rất lễ phép, mở cửa buồng dưới và nói:
- Tôi lên báo với bà tôi.
Cái buồng Giăng Vangiăng vào ở tầng dưới, xây tò vò, ẩm thấp, khi cần thì dùng để chứa rượu; buồng trông ra phố, lát gạch đỏ, chỉ có một cái cửa sổ có chấn song sắt để lọt ánh sáng lờ mờ.
Cả gian buồng, trên trần, trên tường cũng như dưới sàn gạch không hề được lau quét bao giờ. Nhện không lo ai vào đây tiêu diệt chúng, một cái mạng nhện giăng rộng, đen ngòm, lốm đốm xác ruồi chết, phơi bày trên một mảnh kính cửa sổ.
Gian buồng hẹp và thấp đầy những vỏ chai chất đống ở một góc. Tường quét màu vàng lở từng mảng. Cuối buồng có một cái lò sưởi gỗ sơn đen với một cái mặt bệ hẹp. Lò sưởi có đốt lửa, điều ấy chứng tỏ là chủ nhân cũng đã đoán trước câu trả lời của Giăng Vangiăng: ở dưới nhà.
Hai chiếc ghế dựa sẵn hai bên lò sưởi. Giữa hai chiếc ghế một mảnh tải để chân giường đã nát, giơ cả sợi thừng, đặt đấy thay thảm, cả gian buồng chỉ có cánh cửa lò sưởi và bóng hoàng hôn ngoài cửa sổ chiếu vào.
Giăng Vangiăng dáng mệt mỏi. Đã mấy hôm nay ông mất ăn, mất ngủ. Ông ngồi vật mình xuống một chiếc ghế.
Bátxcơ trở vào, đặt lên lò sưởi một cây nến đang cháy rồi trở lại. Giăng Vangiăng đầu gục xuống, cằm ngả xuống ngực, không nhìn thấy Bátxcơ, cũng không nhìn thấy ánh nến sáng.
Bỗng nhiên ông giật nảy mình đứng dậy. Côdét đứng sau lưng.
Giăng Vangiăng không trông thấy Côdét vào, nhưng ông có cảm giác nàng đã vào. Ông ngoảnh lại nhìn nàng chăm chú. Nàng đẹp và rất dễ thương. Nhưng con mắt sâu thẳm của ông không ngắm vẻ đẹp mà ngắm tâm hồn nàng. Côdét kêu to:
- À ra thế! Thật là kỳ quặc, cha này, con biết tính cha vẫn lạ lùng như vậy, nhưng chẳng bao giờ con lại ngờ có chuyện thế này, Mariuytx bảo con là chính cha muốn con tiếp cha ở đây.
- Phải rồi, chính ý tôi đấy.
- Con thừa biết cha trả lời thế rồi, nhưng coi chừng đấy, con báo trước là con sẽ làm cho cha một trận. Nhưng hãy cứ chuyện nào đi chuyện ấy. Cha hôn con đi.
Nàng giơ má ra.
Giăng Vangiăng vẫn đứng im.
- Cha đứng ì ra đấy à? Được rồi, con xác nhận rồi: đứng im là nhận tội. Nhưng không sao, con tha lỗi cho cha. Chúa Giêsu đã nói: Đưa má kia ra, thì đây này.
Nàng đưa má kia cho Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng vẫn không cử động, hình như hai chân ông đóng đanh xuống sàn.
Côdét nói:
- Thế này thì thành nghiêm trọng rồi. Con đã làm gì cha? Con giận cha rồi đấy. Cha phải làm lành với con đi, cha ăn tối với chúng con.
- Tôi ăn rồi.
- Không phải, con sẽ bảo ông Gilơnócmăng gắt cha cho mà xem, các bậc ông, trời sinh ra để gắt các bậc cha. Nào! Lên phòng khách với con. Lên ngay bây giờ.
- Không thể được.
Côdét chùn bước! Nàng không ra lệnh cho Giăng Vangiăng nữa mà chuyển sang hỏi từng câu.
- Làm sao không thể được? Sao cha lại chọn cái buồng xấu xí nhất nhà này để gặp con? Ở đây kinh lắm.
- Con biết…
Giăng Vangiăng ngừng và nói chữa lại:
- Thưa bà, bà biết đấy, tính tôi vẫn kỳ khôi, tôi có những thời kỳ quặc riêng.
Côdét vỗ hai bàn tay xinh xắn vào nhau:
- Thưa bà, bà biết đấy! Lại chuyện lạ nữa!… Thế nghĩa lý gì?
Giăng Vangiăng nhìn nàng, nở một nụ cười phiền muộn; lúc bí, một đôi khi ông cầu cứu nụ cười ấy.
- Cô muốn làm bà, nay cô được là bà rồi.
- Không làm bà với cha.
- Xin đừng gọi tôi là cha nữa.
- Sao thế?
- Bây giờ tôi là ông Giăng, hay Giăng không cũng được.
- Cha không là cha nữa? Con không là Côdét nữa ư? Lại ông Giăng? Thế là nghĩa lý gì! Thế là cách mạng à? Chuyện ra làm sao chứ? Cha hãy nhìn thẳng vào mặt con xem nào. Cha lại không muốn ở đây với các con. Cha không muốn đến ở cái buồng con xếp đặt. Con đã làm gì cha? Con đã làm gì cha mới được chứ? Có chuyện gì thế cha?
- Không có chuyện gì cả.
- Thế thì sao lại thế?
- Cũng như mọi ngày thôi.
- Sao cha lại đổi tên?
- Bà chẳng đổi tên là gì?
Ông lại cười rầu rĩ như lúc nãy và nói thêm:
- Bà là bà Pôngmécxi được thì tôi cũng là ông Giăng được chứ!
- Con chẳng hiểu đâu vào đâu cả. Thật là ngớ ngẩn. Con sẽ hỏi chồng con xem có bằng lòng cho cha là ông Giăng không? Con chắc chồng con không bằng lòng đâu. Cha làm con phiền quá. Người ta có những cái kỳ quặc riêng, nhưng người ta không làm cho con Côdét của người ta phiền muộn. Không tốt đâu. Cha không có quyền độc ác thế, cha xưa nay vẫn tốt kia mà.
Ông không đáp.
Nàng giật lấy hai bàn tay ông và nắm chặt đưa lên mặt nàng, ép vào cổ nàng, dưới cằm nàng, đó là một cử chỉ hết sức âu yếm. Nàng nói:
- Cha ơi! Cha tốt nhé!
Rồi nàng lại tiếp:
- Tôi là thế này, đến ở đây với con này, lại đi dạo chơi với con này; ở đây cũng có chim ca hát ríu rít như ở phố Pơluymê. Ở đây với chúng con, bỏ cái xó nhà ở phố Lomácmê đi, đừng có đặt câu đố để cho chúng con đoán nữa, làm như mọi người, ăn sáng với chúng con, ăn tối với chúng con, làm cha của con.
Ông gỡ hai bàn tay ra:
- Bà không cần có cha nữa. Bà đã có chồng rồi.
Côdét nổi giận.
- Con không cần cha nữa à? Chuyện thế này thì còn lý lẽ gì nữa? Chả còn hiểu ra sao cả.
Như con người yếu thế muốn dựa vào thế kẻ khác, muốn bám lấy bất cứ cành cây nào, Giăng Vangiăng nói:
- Nếu có bà Tútxanh ở đây thì bà ấy sẽ đồng ý ngay là tôi vẫn có những tật của tôi, chẳng có gì lạ cả, tôi vẫn ưa ở cái xó tối của tôi.
- Chao, ở đây lạnh quá. Tối mò mò ấy! Cứ muốn làm ông Giăng thì chẳng ưa được. Con không bằng lòng cha gọi con là bà đâu.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Lúc nãy trên đường đi đến đây, tôi thấy ở phố Xanh Luy, trong một cửa hàng đồ gỗ có một cái bàn rất đẹp, tôi mà là một người đàn bà đẹp thì tôi sắm ngay cái bàn ấy, một cái bàn phấn kiểu mới nhất bằng thứ gỗ vẫn gọi là gỗ xoan đào thì phải. Cái bàn lại khảm, có một tấm gương khá lớn với mấy ô kéo. Xinh lắm.
- Ôi! Ông bố xấu của tôi ơi! - Côdét nói.
Rồi mơn trớn, nũng nịu tuyệt vời, nghiến đôi hàm răng, chìa đôi môi thổi phù vào Giăng Vangiăng.
Đúng là một tiên nga giả làm con mèo.
- Con giận lắm đấy - Nàng nói. Từ hôm qua đến nay các người làm tôi phát khùng, tôi cáu lắm, tôi không hiểu gì cả. Cha chẳng bênh vực con đối với Mariuytx. Mariuytx cũng chẳng bênh con đối với cha. Cả hai người bỏ tôi một mình. Con đã thu xếp một gian buồng ngộ nghĩnh lắm. Giá con mời Trời xuống được, con cũng xếp vào ở đấy. Thế mà người ta chẳng thèm, người ta để cho con ôm lấy cái buồng, người khách trọ lừa gạt con. Con bảo Nicôlét làm bữa cơm ngon thân mật. Thưa bà, người ta không thèm ăn. Ông Phôsơlơvăng, cha tôi, lại bắt tôi gọi là ông Giăng và bắt tôi tiếp ông trong cái hầm cổ lỗ xấu xí ghê tởm, mốc meo, tường mọc râu, mọc ria, đồ pha lê thì chỉ là vỏ chai vỏ lọ, rèm màu thì toàn là mạng nhện. Cha gàn tính gàn nết cũng được, đó là điệu của cha, nhưng chúng con vừa mới cưới xong, cũng phải tạm hoãn chiến cho người ta nhờ với chứ. Có đâu lại xoay trở lại cái trò gàn liền tay như thế? Cha lại về cái xó phố Lomácmê ghê tởm ấy thì sướng lắm đấy. Con ở đấy thật là chán mớ đời. Cha có thú gì con hở cha? Cha làm con khổ lắm cha ạ. Gớm!
Rồi bỗng nhiên nàng nghiêm nét mặt, nhìn đăm đăm vào Giăng Vangiăng, nói thêm một câu:
- Cha thấy con sung sướng cha không bằng lòng phải không?
Lời nói vô tình có khi làm cho người ta xốn xang đến gan ruột. Câu hỏi đơn giản đối với Côdét lại rất thấm thía đối với Giăng Vangiăng.
Côdét chỉ muốn nói cạnh một tý, không ngờ lời nàng lại xé ruột Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng tái mặt. Ông đứng lặng một hồi không trả lời, rồi khe khẽ nói thầm, giọng buồn không tả được.
- Hạnh phúc của nó là mục đích cả một đời ta. Bây giờ Chúa có thể cho ta về rồi đây. Côdét, con đã được sung sướng, đời cha thế là xong.
Côdét hớn hở kêu:
- À! Cha đã gọi con là con rồi.
Nói xong nàng ôm choàng lấy cổ Giăng Vangiăng.
Giăng Vangiăng ngây ngất, bàng hoàng ôm ghì Côdét vào ngực, hình như người đã mất nay lại lấy lại được.
- Cảm ơn cha! - Côdét nói.
Sự cám dỗ hầu như sắp trở thành xót xa đối với Giăng Vangiăng. Ông nhẹ nhàng luồn ra khỏi tay Côdét và cầm mũ.
- Sao thế? - Côdét hỏi.
Giăng Vangiăng trả lời:
- Thưa bà, tôi xin về, người ta đợi bà.
Ra đến ngưỡng cửa ông nói thêm:
- Tôi đã gọi bà là con. Bà nói với ông rằng tôi sẽ không bao giờ làm thế nữa. Bà miễn tội cho tôi.
Giăng Vangiăng ra về, để Côdét lại với nỗi kinh ngạc khôn cùng vì cách chào đi khó hiểu ấy.
II
LẠI NHỮNG BƯỚC THOÁI LUI NỮA
Ngày hôm sau cũng vào giờ ấy Giăng Vangiăng lại đến. Côdét không hỏi gì, cũng không tỏ vẻ ngạc nhiên, không kêu lạnh, không nhắc đến phòng khách; nàng tránh không gọi cha, cũng không gọi bằng ông Giăng. Nàng cũng để yên Giăng Vangiăng gọi mình là bà, nhưng xem vẻ nàng kém vui, nhưng nàng không buồn vì nàng không thể buồn được thôi.
Có lẽ nàng và Mariuytx đã nói chuyện với nhau, chuyện của người chồng yêu muốn nói sao vợ cũng ừ, chẳng cần giải thích gì, người vợ yêu vẫn cứ thỏa mãn. Trai gái yêu nhau chẳng nghĩ gì xa xôi hơn chuyện yêu nhau.
Cái buồng dưới đã được dọn dẹp đôi chút. Bátxcơ đã thu vỏ chai đi. Nicôlét đã khua hết mạng nhện.
Những ngày sau, cứ đúng giờ ấy, Giăng Vangiăng lại đến. Ông đến chẳng sót ngày nào, ông cứ làm y theo lời lẽ Mariuytx nói ra miệng, chứ không có gan buộc mình hiểu sâu hơn. Mariuytx thì cố tìm cách vắng mặt lúc Giăng Vangiăng đến. Người nhà cũng quen dần lối đi lại của ông Phôsơlơvăng. Tútxanh còn nói hộ vào:
- Ông ấy xưa nay vẫn thế.
Ông ngoại thì tuyên bố dõng dạc:
- Ông ấy là người độc đáo.
Thế là yên chuyện, vả lại khi đã chín mươi tuổi rồi, thì người ta chẳng còn biết kết thân bè bạn với ai được, chỉ có ghép với nhau mà thôi. Một người lạ mặt là một điều khó chịu. Hết chỗ rồi, mọi thói quen đã thành tựu rồi. Ông Phôsơlơvăng hay ông Tơrăngsơlơvăng cũng thế thôi, lão chỉ muốn được miễn có “cái ông ấy”. Lão nói thêm:
- Những con người độc đáo ấy lại rất bình thường, họ làm lắm chuyện kỳ khôi, mà chẳng có lý lẽ gì cả. Hầu tước Đờ Canapơlơ còn tệ hơn nữa. Ông ấy tậu một cái lâu đài để ở trên một xó gác áp mái. Người đời thường có những cái bề ngoài kỳ quặc như vậy.
Không ai hiểu được câu chuyện bi đát bên trong. Ai mà đoán được chuyện ấy?
Có những đầm nước như vậy ở Ấn Độ: nước ở đấy có vẻ dị thường, khó hiểu, rung rinh dù không có gió, xao sóng ở chỗ đáng yên tĩnh. Người ta nhìn trên mặt nước sự sôi sục vô cớ đó; người ta không thấy con quái xà phục dưới đáy nước.
Nhiều người cũng có một quái vật bí ẩn như vậy, một căn bệnh họ nuôi dưỡng, một con giao long gặm nhấm họ, một nỗi thất vọng choán cả đêm thâu. Người kia giống muôn nghìn kẻ khác, cũng đi, cũng lại. Không ai biết rằng ở trong người anh ta có một nỗi đau ghê gớm, nó như một ký sinh trùng có nghìn răng sống trong cơ thể anh ta. Và anh ta chết vì nó. Không ai biết anh ta là một cái vực, vực nước không chảy nhưng rất sâu. Đôi lúc có sự xao động trên mặt, mà người ta không hiểu đâu vào đâu cả. Một nếp gợn huyền bí nhô lên, rồi lặng đi, rồi lại hiện ra nữa; một bóng không khí trồi lên rồi vỡ đi. Không có gì lắm kinh khủng đấy. Đó là hơi thở của con quái bí mật.
Có những thói quen kỳ lạ: đến vào lúc người ta đi, thu hình lại trong khi người ta phô trương, lúc nào cũng mang cái mà người ta có thể gọi là cái áo khoác màu tường, tìm con đường vắng vẻ mà đi, ưa phố vắng không chuyện vãn, tránh đám đông và các lễ hội, có vẻ như có của nhưng lại sống nghèo nàn, giàu mà không có người ở, chìa khóa cứ bỏ túi, đèn gửi người gác cổng, đi vào qua cửa nhỏ, đi lên bằng chiếc thang gác phía sau. Những thói kỳ quặc nhỏ vô nghĩa đó, những gợn, những bóng hơi, những lằn nếp thoáng ẩn, thoáng hiện đỏ nhiều khi từ một đáy vực dữ dội ngoi lên.
Đã mấy tuần như vậy. Cuộc sống mới dần dần choán cả tâm tư Côdét, những bạn bè mới, những việc đi lại thăm hỏi, việc trông nom trong nhà, những lúc vui chơi của Côdét cũng chẳng mất gì; tựu trung nàng chỉ có một lối vui chơi là bên cạnh Mariuytx. Đi chơi với Mariuytx, ở nhà cũng với Mariuytx, đấy là việc đại sự trong đời Côdét. Lúc nào họ cũng thấy một niềm vui mới lạ ở việc khoác tay nhau giữa thanh thiên bạch nhật, giữa phố giữa đường không phải lén lút ai, nhìn mặt tất cả mọi người. Cả hai người, lẻ loi chỉ có hai người. Côdét cũng có một điều không vừa ý. Bà Tútxanh và Nicôlét không chịu nhau, hai mụ gái già thì thân với nhau thế nào được! Tútxanh bỏ đi. Ông ngoại vẫn mạnh khỏe như thường. Mariuytx thỉnh thoảng biện hộ một đôi vụ ở tòa án. Dì Gilơnócmăng vẫn thản nhiên sống bên lề cặp vợ chồng mới, bà chẳng cần gì hơn. Giăng Vangiăng thì ngày ngày vẫn đến.
Hết cha cha con con rồi, chỉ còn “thưa bà” và “ông Giăng”, tất cả những cái đó làm cho Giăng Vangiăng cũng khác đi đối với Côdét. Giăng Vangiăng đã thành công trong việc làm Côdét xa dần ông. Nàng ngày càng thêm vui và ngày càng bớt âu yếm. Tuy vậy, nàng vẫn yêu quý Giăng Vangiăng, ông cũng cảm thấy thế.
Một hôm bỗng nhiên nàng bảo ông: “Là cha rồi lại không là cha, là bác rồi lại không là bác, là ông Phôsơlơvăng rồi lại là ông Giăng. Thế thì là ai? Tôi chẳng thích những cái đó một tí nào. Nếu tôi không biết trước kia ông tốt thế thì bây giờ tôi cũng đến khiếp ông”.
Giăng Vangiăng vẫn ở phố Lomácmê. Ông không thể dời xa cái khu phố Côdét ở.
Buổi đầu ông chỉ đến thăm Côdét vài phút rồi đi. Dần dần ông ở lại lâu hơn. Hình như cái ngày mùa xuân dài hơn đã cho phép ông làm như thế. Ông đến sớm và về muộn.
Một hôm Côdét buột mồm nói: Cha! Một tia hạnh phúc sáng lên trên bộ mặt già nua âm thầm của Giăng Vangiăng. Ông nhắc nàng: gọi Giăng. Côdét bật cười trả lời: À phải nhỉ, thưa ông Giăng. Giăng Vangiăng đáp: Tốt lắm! Rồi ông ngoảnh mặt đi để Côdét khỏi trông thấy ông lau nước mắt.
III
HỌ NHỚ LẠI CÁI VƯỜN PHỐ PƠLUYMÊ
Đó là lần cuối. Ngọn lửa cuối cùng bùng lên như vậy rồi sau đó thì tắt hẳn, hết thân mật, hết chào hỏi kèm một chiếc hôn, hết cái tiếng “cha ơi” vô cùng êm ái.
Chính Giăng Vangiăng đã yêu cầu như vậy và đồng lõa như vậy: ông từ bỏ hết những hạnh phúc của mình.
Ông đau khổ khi mất hết cả Côdét trong một ngày, nay lại đau khổ mất Côdét dần dần từng mảnh nữa.
Ánh sáng lờ mờ dưới hầm, mắt người ta rồi cũng quen, một ngày được thấy mặt Côdét một lần cũng đủ rồi. Tất cả cuộc đời Giăng Vangiăng thu gọn vào giờ phút ấy. Ông ngồi bên cạnh nàng, nhìn nàng thầm lặng hay ông nhắc lại những câu chuyện năm xưa, hồi nàng còn thơ ấu, nhắc đến nhà tu kín và những bạn nhỏ của nàng hồi ấy.
Một buổi chiều, bấy giờ đã bắt đầu tháng tư, khi trời đã ấm tuy vẫn còn lành lạnh, mặt trời đã trở lại tươi sáng. Mấy miếng vườn xung quanh cửa sổ phòng Mariuytx và Côdét như say sưa bừng thức giấc: cây sơn trà sắp nở hoa, hoa thập tự giăng một dãy nữ trang lên khắp mặt tường cũ, hoa mõm sói há miệng hồng trong kẽ đá, hoa bạch cúc, hoa mao lương đã chớm nở trên bờ cỏ, bướm trắng đã bắt đầu bay ra, gió xuân, viên nhạc công trong ngày hội thiên nhiên, dạo thử giữa lùm cây những tiếng nhạc đầu tiên của khúc hòa âm bình minh mà các nhà thi sĩ cổ mệnh danh là buổi Hồi xuân.
Mariuytx bảo Côdét:
- Chúng mình vẫn cứ ước ao đến thăm vườn cũ phố Pơluymê. Đi đi, em ạ, ta không được quên ơn.
Như hai con chim én, họ bay về mùa xuân. Cái vườn phố Pơluymê đối với họ chẳng khác gì buổi bình minh. Họ đã sống qua một thời kỳ có thể gọi là mùa xuân yêu đương của họ. Cái nhà phố Pơluymê thuê dài hạn vẫn thuộc quyền sử dụng của Côdét. Họ đến cái nhà và cái vườn ấy. Họ gặp lại họ những ngày đầu và họ say sưa quên lãng tất cả. Buổi chiều, giờ thường lệ, Giăng Vangiăng đến phố Phiơ đuy Canve. Bátxcơ bảo ông: “Bà tôi đi chơi với ông chưa về ạ”.
Giăng Vangiăng âm thầm ngồi và đợi một tiếng đồng hồ. Côdét vẫn chưa về, ông cúi đầu bước ra.
Ngày hôm sau, Côdét say sưa về cuộc đi chơi “vườn cũ”, rất sung sướng đã “sống lại cả một ngày quá khứ” cho nên chỉ nói đến chuyện ấy thôi. Nàng chẳng nhớ rằng hôm trước nàng không gặp Giăng Vangiăng.
- Ông bà đi đến phố Pơluymê bằng gì? - Giăng Vangiăng hỏi.
- Đi bộ.
- Thế về bằng gì?
- Xe hàng.
Đã ít lâu nay Giăng Vangiăng nhận thấy lối sống eo hẹp của cặp vợ chồng trẻ. Ông lấy làm khó chịu. Mariuytx chi dùng chặt chẽ quá. Giăng Vangiăng mà đã cho là chặt chẽ thì phải là chặt chẽ thật sự. Ông hỏi thử một câu:
- Sao ông bà không sắm chiếc xe nhà? Một chiếc xe hòm hai chỗ xinh xắn mỗi tháng chỉ tốn năm trăm phơrăng. Ông bà giàu kia mà?
- Tôi cũng chẳng biết - Côdét trả lời.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Khoản mụ Tútxanh cũng vậy. Mụ ấy đi bà chẳng thuê ai thay. Vì sao thế?
- Nicôlét cũng đủ rồi.
- Nhưng bà phải có một người hầu buồng chứ?
- Chả có Mariuytx rồi sao?
- Ông bà phải có một giàn giá riêng, những kẻ hầu riêng của ông bà, một chiếc xe ngựa, giữ một lô ở nhà hát. Ông bà đáng có những gì đẹp nhất. Tại sao lại không lợi dụng cái phú quý của mình. Tiền tài cũng làm tăng thêm hạnh phúc chứ?
Côdét không trả lời.
Những buổi đến thăm, Giăng Vangiăng ngày càng ở lâu. Khi lòng người đã bị lôi kéo, khó có cái gì giữ lại được.
Mỗi khi Giăng Vangiăng muốn ngồi lâu, để cho Côdét quên thì giờ, ông ca ngợi Mariuytx, nào là Mariuytx đẹp, nào là cao thượng, dũng cảm, nào là ý nhị, lanh trí, hùng hồn, tốt bụng. Côdét phụ họa. Giăng Vangiăng nhắc lại cứ như thế không bao giờ hết. Cái tên Mariuytx như một kho tàng vô tận, trong sáu chữ cái[450] mà có biết bao nhiêu pho sách. Nhờ vậy mà Giăng Vangiăng ngồi lại được rất lâu. Được nhìn Côdét, quên tất cả bên nàng, êm ái biết bao; vết thương của ông vậy là được băng bó. Có khi, Bátxcơ phải hai lần đến nhắc:
- Thưa bà, cụ Gilơnócmăng cho tôi đến nhắc bà là cơm đã dọn.
Những ngày ấy, Giăng Vangiăng trở về nhà rất tư lự.
Cái ý nghĩ của Mariuytx so sánh Giăng Vangiăng với con nhộng có phần nào đúng chăng? Giăng Vangiăng có phải là con nhộng không muốn dứt đi và trở về thăm con bướm của nó không?
Một hôm ông ở lại lâu hơn mọi ngày. Ngày hôm sau, ông thấy lò sưởi không đốt lửa. Ông tự nhủ: “Kìa không có lửa”, và ông tự giải thích cho mình: “Có gì đâu, đã tháng tư, hết lạnh rồi”.
Côdét vào buồng kêu lên:
- Trời! Sao ở đây lạnh thế!
Giăng Vangiăng nói:
- Không, có lạnh đâu!
- Thế ông bảo ông Bátxcơ đừng đốt lửa đấy à?
- Phải rồi! Lát nữa thì sang tháng năm rồi còn gì?
- Người ta đốt lửa đến tháng sau đấy chứ. Trong cái hầm này thì phải đốt lửa quanh năm.
- Tôi nghĩ rằng không cần lửa nữa.
- Đúng là một ý kiến của ông - Côdét nói.
Ngày hôm sau có lửa, nhưng hai chiếc ghế tựa lại mang để sang đầu kia buồng, gần cửa ra vào. Giăng Vangiăng nghĩ bụng: “Thế này là nghĩa gì nhỉ?”
Ông ra mang hai chiếc ghế để vào chỗ cũ, gần lò sưởi.
Tuy nhiên ngọn lửa đốt lại làm ông mạnh dạn hơn, ông ngồi lâu hơn mọi ngày. Khi ông đứng dậy sắp ra về thì Côdét bảo:
- Nhà tôi hôm qua vừa bàn với tôi một điều rất ngộ.
- Điều gì đấy?
- Nhà tôi bảo: “Côdét này, chúng ta có ba mươi nghìn phơrăng lợi tức, hai mươi bảy nghìn của em, còn ba nghìn của ông anh cho anh”. Tôi trả lời: “Thế vị chi là ba mươi nghìn”. Nhà tôi lại bảo: “Em có can đảm sống với ba nghìn phơrăng thôi không?” Tôi trả lời: “Được, không đồng nào cũng được, quý hồ sống với anh”. Rồi tôi lại hỏi: “Sao anh lại hỏi em như thế?” Nhà tôi trả lời: “Để cho biết”.
Giăng Vangiăng không còn nói được gì. Côdét tưởng ông sẽ giải nghĩa thế nào. Ông ngồi nghe âm thầm, yên lặng. Ông trở về phố Lomácmê. Ông mải nghĩ ngợi đến nỗi vào lầm cổng, không về nhà ông, mà vào nhà bên cạnh. Lên gần hết hai tầng gác ông mới chợt nhớ ra và bước xuống.
Tâm trí ông xô bồ những ức đoán. Chắc chắn Mariuytx nghi ngờ về nguồn gốc số tiền sáu trăm nghìn phơrăng ấy, chàng có thể nghi là không trong sạch, biết đâu đấy! Chàng có lẽ đã biết là tiền ấy của Giăng Vangiăng, chàng do dự trước số tiền ám muội ấy và ngần ngại không muốn coi là của mình. Thà chàng với Côdét chịu nghèo túng còn hơn là giàu có một cách không trong sạch.
Vả lại Giăng Vangiăng thấy mơ hồ là người ta muốn cho ông đừng đến nữa.
Ngày hôm sau bước chân vào phòng dưới, ông hầu như giật nảy mình: mất cả hai chiếc ghế bành, cũng không có lấy một chiếc ghế tựa.
Côdét bước vào, kêu:
- Sao thế này? Không có ghế? Ghế đâu cả?
- Ghế không còn nữa - Giăng Vangiăng trả lời.
- Thế thì gớm thật!
Giăng Vangiăng lắp bắp:
- Tôi đã bảo Bátxcơ cất đi.
- Vì sao?
- Hôm nay tôi chỉ ở lại vài phút thôi.
- Ở lại không phải là lý do để cứ đứng.
- Tôi tưởng là Bátxcơ cần mang ghế lên phòng khách.
- Để làm gì?
- Nhà tối nay chắc có khách.
- Chẳng có ai cả.
Giăng Vangiăng không nói được một lời nào nữa. Côdét nhún vai một cái:
- Bảo mang ghế đi. Hôm nọ thì ông bảo tắt lửa? Ông lạ lùng thật.
Giăng Vangiăng lẩm nhẩm:
- Vĩnh biệt.
Ông không nói: “Vĩnh biệt Côdét” nhưng cũng không đủ nghị lực để nói: “Xin vĩnh biệt bà”.
Giăng Vangiăng ra về, lòng nặng trĩu đau buồn.
Lần này ông đã hiểu rõ.
Hôm sau ông không đến. Đến đêm, Côdét mới sực nhớ, nàng bảo:
- Kìa, ông Giăng hôm nay không đến.
Nàng như thấy se lòng một chút, nhưng chỉ thoáng qua, một cái hôn của Mariuytx làm nàng quên ngay. Hôm sau nữa, Giăng Vangiăng cũng không đến. Côdét không để ý, buổi tối đến và ban đêm nàng ngủ như thường, khi tỉnh dậy mới nhớ. Nàng sung sướng quá mà!
Nàng cho ngay Nicôlét đến nhà ông Giăng, xem ông có ốm không và tại sao hôm trước không đến. Nicôlét trở về bảo ông trả lời rằng: Ông không ốm, ông bận thôi và cũng sắp đến thôi, ông sẽ cố đến sớm. Vả lại ông cũng sắp đi xa ít hôm, bà hẳn còn nhớ trước kia ông thường hay đi vắng như thế, bà đừng lo ngại và đừng bận trí vì ông.
Khi đến nhà ông Giăng, Nicôlét đã nhắc lại nguyên văn lời của bà chủ: Bà chủ bảo đến hỏi thăm “xem vì sao ông Giăng hôm qua không đến”.
Giăng Vangiăng ôn tồn trả lời: không đến hai hôm rồi.
Nhưng lời nhận xét của Giăng Vangiăng trôi tuột đi, Nicôlét chẳng để ý, và không bảo gì Côdét cả.
IV
THU HÚT VÀ TÀN LỤI
Trong những tháng cuối mùa xuân và đầu mùa hạ 1833, những khách qua đường thưa thớt khu phố Mare, những người bán hàng, những người vô công rồi nghề đứng ngóng ở ngưỡng cửa, đều để ý đến một ông già. Ông mặc bộ quần áo đen, sạch sẽ, ngày nào vào lúc tối trời, đúng giờ ấy cũng ở phố Lomácmê ra đi, đi về phía phố Labơrơtonnơri, đi qua đồn Bơlăng Măngtô đến phố Quyntuya Xanh Catơrin, rồi khi rời Êsacpơ thì rẽ sang tay trái và đi vào phố Xanh Luy.
Đến đây ông lão đi chậm từng bước, đầu chúi về phía trước, chẳng trông thấy gì, chẳng nghe thấy gì, mắt đăm đăm nhìn một điểm gì trước mặt, một điểm không di dịch, đối với ông thì sáng như sao, nhưng chỉ là một góc phố Phiơ đuy Canve. Càng đến gần góc phố ấy, mắt ông lão càng sáng ra, hai mắt ngời ngời sung sướng như trong lòng có ánh bình minh, vẻ mặt như bị thôi miên, cảm động vô cùng, môi mấp máy như đang nói với một người nào trông thấy; ông lão mỉm cười mơ hồ và đi rất từ từ, hình như muốn tới nơi mà lại sợ không dám đến gần, khi chỉ còn cách vài nhà là đến cái phố như thu hút ông ấy, thì chân ông bước rất chậm, đến nỗi có lúc người ta tưởng như ông không đi nữa. Cái đầu lắc lư, con mắt đăm đăm chẳng khác gì cái kim nam châm tìm bắc cực. Nhưng dẫu muốn kéo dài thời gian thế nào, rồi cũng phải tới nơi. Đến phố Phiơ đuy Canve ông lão dừng lại, run lẩy bẩy, e ngại, âm thầm, ông chồm tới quá góc tường cái nhà cuối cùng, nhòm vào trong phố, trong con mắt ông lão như có ánh sáng của một thứ hạnh phúc không sao với được của một cõi thiên đường đã khép chặt cửa. Rồi một giọt nước mắt đọng dần ở góc mi nặng trĩu và lăn ra ngoài, trôi trên má và có khi ngừng lại bên miệng. Ông lão nhấm thấy vị mặn. Ông đứng lặng mấy phút như một pho tượng đá, rồi quay trở lại đi theo con đường cũ, cũng bước chậm chậm từ từ như trước, càng đi xa, ánh mắt ông càng mờ dần đi.
Dần dà ông lão không đi đến góc phố Phiơ đuy Canve nữa, ông dừng lại ở nửa đường, trong phố Xanh Luy, có lúc xa một chút, có lúc gần hơn. Một hôm ông đứng lại ở góc phố Quyntuya Xanh Catơrin và từ đằng xa nhìn về phố Phiơ đuy Canve, rồi lại lắc đầu lặng lẽ, từ trái sang phải, như muốn thôi không làm một việc gì đó và quay trở lại.
Chẳng bao lâu, ông lão không đi đến phố Xanh Luy nữa, ông đứng ở phố Pavê lắc đầu rồi quay lại; rồi ông cũng không đi qua phố Tơroa Paviông; và rồi ông cũng không đi qua đồn Bơlăng Măngtô nữa. Chẳng khác gì một cái đồng hồ không lên dây, quả lắc lắc lư một ngày một ngắn cho đến lúc dừng hẳn.
Ngày nào ông lão ở nhà ra cũng đúng giờ, cũng vẫn đi con đường ấy, nhưng không đi đến nơi, và như cố tình mỗi ngày một rút ngắn nó lại: “Thôi, ích gì?” Con ngươi đã tắt, không còn ánh sáng nữa. Giọt nước mắt cũng ráo, không còn đọng lại ở khóe nữa, con mắt tư lự ấy đã khô lệ rồi. Cái đầu ông lão vẫn chúi về phía trước, cằm thỉnh thoảng cử động, những nếp nhăn trên cổ gầy gò trông thật thảm hại. Đôi lúc, khi trời xấu, ông lão cắp nách một chiếc ô nhưng không mở. Những mụ đàn bà bình dân trong xóm bảo nhau: “Ông lão lú lẫn”. Trẻ con chạy theo ông cười reo.
QUYỂN IX: ĐÊM TỐI CUỐI CÙNG, BÌNH MINH CUỐI CÙNG
I
THƯƠNG XÓT NGƯỜI ĐAU KHỔ, RỘNG LƯỢNG ĐỐI VỚI NGƯỜI SUNG SƯỚNG
Hạnh phúc là một điều đáng sợ. Khi người ta sung sướng, người ta dễ thỏa mãn. Người ta cho thế là đủ rồi. Nắm được cái mục đích giả của cuộc đời là hạnh phúc, người ta quên cái mục đích chân chính là nghĩa vụ.
Tuy vậy nếu kết tội Mariuytx cũng không đúng.
Chúng tôi đã trình bày, trước khi cưới vợ, Mariuytx không hỏi gì ông Phôsơlơvăng, còn sau khi cưới, thì chàng e ngại không dám hỏi Giăng Vangiăng. Chàng ân hận đã để cho bị lôi cuốn đến một lời hứa với Giăng Vangiăng. Chàng thường tự bảo nhân nhượng trước sự tuyệt vọng của y là sai. Chàng đành đẩy dần dần Giăng Vangiăng ra khỏi gia đình chàng, và làm cho hình ảnh ông phai mờ dần trong tâm trí Côdét. Có thể nói là chàng đứng chặn giữa Côdét và Giăng Vangiăng. Chàng tin tưởng rằng làm như vậy thì Côdét sẽ không nhìn thấy Giăng Vangiăng, do đó không nghĩ đến ông ta nữa. Như thế hình ảnh Giăng Vangiăng sẽ biến mất đi chứ không chỉ là bị xóa mờ.
Mariuytx làm điều mà chàng cho là cần làm và đáng làm. Chàng cho rằng có những lý do chính đáng mà chúng ta đã biết, và những lý do khác nữa mà chúng ta sẽ biết sau này, để làm cho Giăng Vangiăng phải xa dần, thái độ của chàng không bất nhẫn nhưng cũng không nhu nhược.
Tình cờ Mariuytx gặp trong một vụ kiện mà chàng bào chữa, một người mãi biện cũ của ngân hàng Laphít. Qua người ấy chàng được biết một vài điều bí mật, tuy chàng không chú ý thăm dò. Chàng không muốn đào sâu những chi tiết ấy, một phần vì muốn tôn trọng lời hứa không tiết lộ câu chuyện cho ai, một phần vì sợ nguy hiểm cho Giăng Vangiăng. Chàng nghĩ rằng lúc này chàng có một nhiệm vụ quan trọng là hoàn lại số tiền sáu trăm nghìn phơrăng. Chàng vẫn dò tìm người có số tiền ấy một cách kín đáo. Trong khi chờ đợi, chàng quyết không mó đến số tiền kia.
Còn Côdét thì không biết một tí gì về những chuyện bí mật ấy; tuy vậy, chê trách nàng thì cũng quá khắc nghiệt. Mariuytx đối với Côdét có một từ lực không gì cản nổi. Mariuytx ước gì, Côdét đều làm theo nhất nhất như máy và như theo bản năng. Về hướng “ông Giăng” nàng cảm thấy Mariuytx có một chủ ý, nàng chiều theo Mariuytx không phải nói ra một lời nào, những ý muốn thầm lặng của chàng có một mãnh lực mơ hồ nhưng dứt khoát đối với Côdét. Nàng nhắm mắt tuân theo. Sự tuân theo đó cũng giản dị, không có gì khó khăn đối với nàng cả; khi Mariuytx muốn quên đi cái gì thì nàng cũng không nhớ cái đó nữa. Nàng cũng chẳng hiểu làm sao, mà cái đó không phải lỗi ở nàng, tâm hồn của nàng đã biến thành tâm hồn của Mariuytx đến mức cái gì đã xóa mờ trong tâm trí của chàng thì trong tâm trí của Côdét cũng phải nhạt đi.
Nhưng chúng ta cũng chẳng nên đi quá xa. Ở nàng sự lãng quên và phai nhạt đối với Giăng Vangiăng, thực ra cũng hời hợt thôi. Côdét chỉ là bộp chộp thôi chứ không phải là người vong ân. Trong thâm tâm nàng vẫn yêu quý con người mà bao nhiêu lâu nàng gọi là cha. Nhưng nàng còn yêu chồng hơn. Cán cân tình cảm trong trái tim nàng nghiêng hẳn về một phía.
Cũng có khi Côdét nhắc đến Giăng Vangiăng và tỏ vẻ ngạc nhiên, Mariuytx lúc ấy lại úy lạo nàng: “Anh chắc ông ấy đi vắng, ông đã chẳng bảo là có việc phải đi xa đấy ư?” Côdét tự bảo: “Phải đấy, ông ấy vẫn thường vắng bặt đi như vậy. Nhưng cũng có đi lâu như thế này bao giờ đâu!” Hai ba lần nàng cho Nicôlét đến phố Lomácmê hỏi xem ông Giăng đi đã về chưa. Giăng Vangiăng đều bảo người trả lời rằng chưa.
Côdét cũng đành vậy. Đời nàng chỉ có một nhu cầu là Mariuytx.
Về phía Mariuytx và Côdét, họ cũng có dạo đi vắng. Họ đi Vécnông. Mariuytx đưa Côdét đến thăm mộ cha chàng.
Mariuytx dần dần đã dứt hẳn Côdét với Giăng Vangiăng. Côdét cũng chẳng nói gì.
Vả chăng cái điều mà người ta thường gọi một cách quá khắc nghiệt là sự vong ân của con gái, thực ra cũng không quá đáng trách như người ta tưởng. Đây là sự vô ơn của thiên nhiên. Chúng tôi đã có dịp nói ở chỗ khác rằng: thiên nhiên quen “nhìn về phía trước”. Thiên nhiên phân biệt loài người làm hai loại: những người đến và những người đi. Những người sắp đi quay về bóng tối, những người mới đến nhìn ra ánh sáng. Do đó mà có một sự cách biệt, về phần người già thì không thể tránh khỏi, về phần người trẻ thì là vô tình chứ không phải cố ý. Sự cách biệt ấy lúc đầu không nhận ra, nhưng rồi càng ngày càng rõ như những cây đã đâm cành. Cành cây vẫn không tách hẳn thân cây, nhưng càng ngày càng xa thân cây. Không phải lỗi của cành cây. Tuổi trẻ tìm đến vui vẻ, hội hè, ánh sáng chói lọi, tình yêu. Tuổi già đi về tận số, vẫn còn trông thấy nhau nhưng không vồ vập nhau, người trẻ thấy ở người già đời sống nguội lạnh dần, tuổi già nhận thấy khí lạnh của nấm mồ. Kết tội làm chi tuổi trẻ tội nghiệp!
II
NGỌN ĐÈN CẠN DẦU THOI THÓP
Giăng Vangiăng một hôm xuống cầu thang, đi ba bước ra ngoài phố ngồi trên cái trụ, mà đêm hôm mồng 5 rạng ngày mồng 6 tháng sáu Gavrốt đã thấy ông ngồi tư lự. Ông ngồi đấy một lát rồi lên gác. Đó là cái đu đưa cuối cùng của quả lắc đồng hồ. Ngày hôm sau ông không ra khỏi nhà. Ngày hôm sau nữa ông không đứng lên khỏi giường.
Bà gác cổng vẫn mang bữa ăn thanh đạm đến cho ông, một ít bắp cải, vài củ khoai, một miếng mỡ nhỏ, bà nhìn cái đĩa sành màu nâu và kêu lên:
- Tội nghiệp, hôm qua ông không ăn gì à?
- Có đấy chứ! - Giăng Vangiăng trả lời.
- Đĩa vẫn đầy mà.
- Bà xem cái lọ nước, cạn rồi đấy.
- Thế là ông mới uống nước, chớ ông đã ăn đâu?
Giăng Vangiăng đáp:
- Nhưng tôi chỉ đói nước thì sao?
- Thế là khát, chỉ khát nước mà chẳng đói là sốt rồi.
- Ngày mai tôi ăn.
- Ngày mai hay là đến lễ Ba Ngôi? Sao không ăn hôm nay? Ai đời lại hẹn ngày mai tôi ăn! Sao lại trả lại tôi đĩa thức ăn còn y nguyên không động đến? Cái món khoai đỏ ấy làm ngon thế!
Giăng Vangiăng cầm tay bà gác cổng già và nói với cái giọng nhân hậu của ông:
- Tôi hứa với bà tôi sẽ ăn.
Bà gác cổng trả lời:
- Ông không làm cho tôi vui lòng tí nào!
Ngoài bà gác cổng hiền lành đó, Giăng Vangiăng không còn gặp một ai nữa. Ở Pari có những phố không ai qua, có những nhà không ai đến. Ông ở một cái phố như thế và một cái nhà như thế.
Lúc ông còn đi ra phố, ông đã mua ở một hàng xoong nồi một cái thập tự nhỏ bằng đồng mang về treo ở cái đinh ngay trước giường ông nằm. Cái loại giá treo này bao giờ nhìn cũng thấy yên lòng!
Một tuần lễ rồi, Giăng Vangiăng không bước được một bước trong phòng. Ông nằm liệt giường. Bà gác cổng bảo chồng:
- Ông lão trên kia không ngồi dậy nữa, không ăn nữa, cũng chẳng còn được bao lâu nữa. Ông lão có mối buồn gì đó. Tôi tin chắc là con gái ông ấy lấy chồng chẳng ra gì.
Chồng bà trả lời với cái giọng quyền hành của anh chồng:
- Lão có thì lão kiếm thầy thuốc, lão không có thì thôi. Không có thầy thuốc thì chết.
- Nếu có thầy thuốc?
- Có thì cũng chết - Lão gác cổng bảo.
Bà gác cổng lấy một con dao cùn xeo những cây cỏ mọc ở chỗ mà bà gọi là cái hè của bà. Vừa nhủi cỏ, bà vừa làu bàu:
- Cũng thương hại, ông lão ngăn nắp sạch sẽ tệ, nõn như một con gà tơ.
Bà thoáng thấy ở đầu phố ông thầy thuốc khu phố đi qua, bà tự ý mời ông ta lên, bà bảo:
- Ở tầng hai ấy ông ạ, ông cứ vào. Ông lão nằm liệt giường cho nên chìa khóa vẫn ở cửa.
Thầy thuốc coi cho Giăng Vangiăng và nói chuyện với ông. Khi ông thầy thuốc đi xuống, bà gác cổng gọi hỏi:
- Thế nào, bác sĩ?
- Người ốm của bà ốm ra trò.
- Ông lão làm sao?
- Rất làm sao, mà cũng chả làm sao. Xem ra thì hình như ông ta có mất một người thân. Thế cũng chết được đấy.
- Ông lão có bảo gì không?
- Ông ấy bảo vẫn khỏe mạnh.
- Bác sĩ có trở lại thăm ông lão nữa không?
- Có, thầy thuốc trả lời - nhưng phải một người khác trở lại mới xong.
III
NGÀY XƯA NHẤC CẢ CỖ XE BÒ, BÂY GIỜ CẦM MỘT QUẢN BÚT THẤY NẶNG
Một buổi chiều, Giăng Vangiăng khó nhọc chống khuỷu tay lên. Ông cầm bàn tay, không thấy mạch; hơi thở ngắn, có lúc đứt. Ông cảm thấy mình suy yếu hơn bao giờ hết. Bấy giờ chắc có một điều lo lắng tối quan trọng thúc bách ông gắng sức ngồi nhỏm dậy và mặc áo. Ông mặc bộ quần áo công nhân cũ; không ra phố nữa, ông lại giở bộ quần áo ấy ra mặc, ông ưa bộ ấy. Ông phải nghỉ mấy lần mới mặc xong chiếc áo, chỉ xỏ hai ống tay áo mà mồ hôi trán đã vã ra.
Khi chỉ còn một mình ông ở cái nhà ấy, ông đã kê giường ra chái ngoài để khỏi phải ở nhiều trong cái phòng vắng vẻ.
Ông mở chiếc hòm nhỏ, lấy bộ quần áo của Côdét ra trải trên mặt giường.
Hai chiếc đèn nến của ông giám mục vẫn để trên mặt lò sưởi. Ông rút ở một ô kéo ra hai cây nến sáp và cắm vào đèn. Rồi tuy ngày còn sáng tỏ, lúc ấy là mùa hạ, ông thắp hai cây nến lên. Một đôi khi người ta đốt nến giữa ban ngày ở trong phòng người chết.
Mỗi bước đi từ chỗ này qua chỗ khác làm ông kiệt sức, ông đành phải ngồi xuống. Không phải cái thứ mệt thường ngày tiêu phí sức lực để rồi bồi bổ lại, đây là những cử động cuối cùng, cả sức sống suy nhược tiêu tan trong những cố gắng nặng nề không còn gượng được nữa.
Chiếc ghế ông ngồi phịch xuống lại đối diện với tấm gương, tấm gương ác nghiệt đối với ông, và là ân nhân đối với Mariuytx, tấm gương ông đã nhìn thấy dòng chữ đảo ngược của Côdét. Ông nhìn hình ông trong gương, ông không nhận ra mình nữa.
Một ông già tám mươi. Trước ngày cưới của Mariuytx người ta đoán ông chỉ suýt soát năm mươi là cùng, có một năm mà già đi ba chục tuổi. Cái nếp nhăn trên trán không phải nếp nhăn của tuổi già nữa mà là dấu hiệu huyền bí của cái chết. Người ta cảm thấy như có dấu vuốt ác liệt của tử thần. Má ông sệ xuống; da mặt ông có cái màu đất như là đất đã phủ lên người rồi, hai góc mép ông trễ xuống như cái mặt nạ người xưa đắp trên nắp mồ. Ông nhìn khoảng trống như oán trách.
Ông đang ở giai đoạn cuối cùng của sự đau khổ, ở trạng huống mà sự đau thương không trôi đi nữa mà như đông lại, tâm hồn như dính một khối tuyệt vọng đông đặc.
Đêm đã đến. Ông cố sức kéo một chiếc bàn và chiếc ghế bành cũ lại gần lò sưởi rồi đặt quản bút, lọ mực và giấy lên bàn.
Vừa làm xong thì ông ngất đi. Khi tỉnh lại ông thấy khát. Ông không nhấc được bình nước lên nữa, ông cố nghiêng nó xuống, tỳ vào mồm, uống một ngụm. Rồi ông quay lại phía giường, ông vẫn ngồi, vì không đứng được nữa, ông nhìn chiếc áo dài đen nhỏ và những vật quý mến.
Sự chiêm ngưỡng ấy kéo dài hàng giờ mà tưởng như mới vài phút. Bỗng nhiên ông rùng mình, ông cảm thấy cái lạnh giá đến nơi rồi, ông tỳ khuỷu tay lên mặt bàn có những chiếc đèn nến của ông giám mục chiếu sáng; ông cầm bút.
Bút và mực đã lâu không dùng đến, cái mũi bút đã quằn xuống, mực thì đã khô, ông phải đứng dậy đổ mấy giọt nước vào lọ mực; ông phải dừng lại và ngồi xuống hai ba lần mới làm được việc đó. Ông trở bút lại mà viết. Thỉnh thoảng ông lau mồ hôi trán. Tay ông run. Ông viết chầm chậm những hàng chữ sau đây:
“Côdét, cha cầu phúc cho con. Cha giải thích cho con rõ. Chồng con đã làm đúng khi tỏ ý muốn cha đi hẳn, nhưng chồng con cũng có hiểu lầm một chút. Tuy vậy việc chồng con làm vẫn phải. Chồng con tốt lắm. Khi cha chết rồi, con hãy cứ luôn luôn yêu quý chồng con hết lòng hết dạ. Còn ông Pôngmécxi, xin ông hãy yêu đứa con quý mến của tôi. Côdét con ạ, con hãy xem những con số, nếu cha còn sức nhớ lại. Con chú ý, số tiền ấy là của con. Đây đầu đuôi tất cả như thế này: Huyền trắng ở Nauy, huyền đen ở Anh, đồ thủy tinh đen thì ở Đức, huyền thì nhẹ hơn, quý hơn, đắt hơn. Có thể làm huyền giả ở Pháp cũng như họ làm ở Đức, phải có một cái đe nhỏ độ hai tấc vuông, một ngọn đèn cồn để hơ cho xi mềm ra. Trước kia người ta làm xi với nhựa thông và bồ hóng, mỗi cân giá bốn phơrăng. Cha đã nghĩ cách làm xi với nhựa sơn và dầu cây văn hương, chỉ mất ba mươi xu, mà tốt hơn nhiều; những vành khuyên thì làm với một thứ thủy tinh tím dán bằng thứ xi ấy trên một cái màng sắt đen. Những đồ trang sức bằng sắt thì phải dùng thủy tinh tím; những đồ vàng thì phải dùng thủy tinh đen. Nước Tây Ban Nha mua của ta rất nhiều. Nước ấy sản xuất huyền”.
Đến đây ông dừng lại, cây bút nơi tay ông rơi xuống. Ông thổn thức, cái thổn thức tuyệt vọng, có lúc từ đáy lòng dâng lên: ông già tội nghiệp ấy hai bàn tay ôm đầu nghĩ ngợi. Ông kêu thầm trong lòng. Những tiếng kêu tội nghiệp này chỉ có Chúa nghe thấy:
- Ôi thôi! Thế là hết. Ta không còn gặp mặt con ta nữa. Nó là một nụ cười thoáng qua trên đời ta. Ta sắp chìm vào đêm tối, mà không được trông thấy lại con. Trời ơi! Chỉ một phút, một giây lát, nghe tiếng nói của con, sờ cái áo của con, nhìn con, thiên thần của ta, rồi chết cũng cam. Chết có can gì, chết mà không gặp con mới thật đau đớn. Có con ta, con ta sẽ cười với ta, sẽ nói với ta một lời. Thì thiệt hại gì cho ai? Nhưng thôi hết rồi. Không bao giờ nữa. Chỉ mình ta đơn độc, Chúa ơi! Chúa ơi! Không bao giờ tôi thấy mặt con tôi nữa.
IV
CHAI MỰC CHỈ LÀM TRẮNG THÊM
Cũng ngày hôm ấy, hay nói cho đúng cũng chiều hôm ấy, Mariuytx vừa ăn xong, và vào phòng làm việc nghiên cứu một tập hồ sơ thì Bátxcơ mang vào cho chàng một bức thư và nói: “Người viết thư đợi ở chái ngoài”.
Côdét đã cắp tay ông ngoại đi dạo chơi một vòng ngoài vườn.
Một bức thư cũng có khi có vẻ khó coi như một người. Giấy xấu, phong bì thô, có những bức thư chỉ mới trông bề ngoài thôi cũng thấy khó ưa rồi. Bức thư Bátxcơ mang vào thuộc loại ấy.
Mariuytx cầm bức thư nồng nặc mùi thuốc lá. Chẳng cái gì thức tỉnh ký ức bằng mùi vị. Mariuytx nhận ra mùi thuốc lá ấy. Chàng nhìn dòng chữ ngoài bì:
Kính gửi ông, ông nam tước Pôngmécxi, tại dinh thự ông.
Nhớ lại mùi thuốc lá, Mariuytx nhớ lại cả dạng chữ viết. Sự ngạc nhiên có khi rọi sáng như tia chớp, Mariuytx như được tia chớp ấy soi sáng. Khứu giác hỗ trợ trí nhớ một cách huyền bí, vừa gợi lại trong đầu Mariuytx cả một thế giới. Đúng thứ giấy ấy, cách gấp bì ấy, màu mực nhợt ấy, đúng dạng chữ ấy, và nhất là đúng thứ thuốc lá ấy. Cả hai ổ quỷ Giôngđơrét hiện ra.
Thật là một sự tình cờ lạ kỳ! Một trong hai dấu vết lâu nay chàng bỏ bao nhiêu công phu tìm kiếm, gần đây chàng còn mất bao nhiêu công phu theo dõi, mà chàng tưởng là hoàn toàn mất tích rồi, tự nhiên lại tự xuất hiện ra trước mắt chàng.
Chàng vội vàng bóc lá thư và đọc:[451]
“Kính thưa ngài nam tước,
Nếu Đức Thượng đế ban cho tôi đủ tài năng, tôi cũng có thể là nam tước Tênác, viện sĩ (viện khoa học) nhưng, tôi không phải là nam tước Tênác. Tôi chỉ trùng tên với ngài ấy thôi. Tôi rất mong cái chuyện nam tước Tênác ấy làm ngài chiếu cố đến tôi. Tôi sẽ đền ngài cái ơn ngài sắp ban cho tôi.
Tôi nắm được bí mật của một con người. Con người ấy có quan hệ với ngài. Tôi rất mong có thể giúp ích ngài được, điều bí mật ấy tôi sẵn lòng nói hầu ngài. Tôi sẽ giúp ngài cách đơn giản đuổi khỏi gia đình danh giá của ngài cái con người không có quyền được ở ấy! Nam tước phu nhân là dòng dõi cao quý kia. Đạo đức không thể ở chung với tội ác lâu hơn nữa, mà không thoái vị.
Tôi xin đợi lệnh của ngài nam tước ở chái ngoài.
Kính thư”.
Bức thư ký tên “Tênác”.
Chữ ký đó không phải chữ ký giả, nó chỉ bị cắt một đoạn nhỏ thôi.
Vả chăng lời thư lôi thôi và những lỗi chính tả càng xác nhận đầy đủ hơn nguồn gốc bức thư. Không còn có thể nghi ngờ gì nữa.
Mariuytx rất xúc động. Sau một lúc ngạc nhiên, chàng thấy vui sướng. Bây giờ chỉ cần tìm được người kia nữa, người đã cứu sống chàng. Thì là chẳng còn ước mong gì. Chàng rút một cái ô kéo tủ con của chàng, lấy mấy tờ giấy bạc, đút vào túi, đóng cửa tủ và bấm chuông.
Bátxcơ mở hé cửa, Mariuytx bảo:
- Đưa người ta vào.
Bátxcơ đưa vào và bảo:
- Ông Tênác.
Một người đàn ông bước vào.
Một điều ngạc nhiên khác cho Mariuytx: người mới vào, chàng không hề biết mặt bao giờ.
Con người ấy đã già rồi, mũi to, cằm ngập trong chiếc ca-vát, mang kính xanh có hai lần vải viền mỏng, tóc vuốt thẳng và bẹp xuống trán đến tận gần lông mày như bộ tóc giả của những người đánh xe ngựa ở cả nhà quý tộc Anh. Tóc đã hoa râm. Quần áo thì toàn một màu đen, từ đầu đến chân, bạc màu, nhưng trông vẫn sạch sẽ: một mớ dây đồng hồ ở trong túi có đồng hồ: tay cầm một cái mũ cũ. Dáng đi lom khom, khi hắn cúi rạp xuống chào, trông lại càng còng lưng hơn nữa. Điều đáng chú ý ngay lúc đầu là chiếc áo dài quá rộng, tay đã cài khuy cẩn thận, hình như không phải áo của hắn.
Đến đây cần phải nói ra ngoài đề một chút.
Ở Pari hồi đó, trong một gian nhà nhỏ cũ kỹ, chỉ có độc một cái cửa ở phố Botơrâyi, gần xưởng đóng tàu, có một người Do Thái lanh lợi làm cái nghề biến một tên lưu manh thành một người lương thiện. Biến tạm thời, vì để lâu thì tên lưu manh chắc cũng lấy làm khó chịu. Biến đổi ngay trước mắt, trong một hai ngày, mỗi ngày giá ba mươi xu, bằng một bộ quần áo giống cái vẻ lương thiện của mọi người. Người cho thuê quần áo ấy tên là Lơ Sănggiơ,[452] bọn lưu manh ở Pari đã đặt cho hắn cái tên ấy, và chỉ gọi hắn là thế thôi. Hắn có một lô quần áo khá đầy đủ. Có những loại riêng, những thứ riêng, mỗi một cái đanh trong cửa hàng hắn treo một địa vị xã hội đã cũ, đã nát: đây là cái áo thẩm phán, đây là cái áo mục sư, đây là cái áo ngân hàng, trong góc kia là cái áo nhà binh về hưu, đằng kia áo nhà văn, xa nữa cái áo chính khách. Chủ hiệu ấy là người phụ trách trang phục cho vở trò rộng lớn của bọn vô lại ở Pari. Cái buồng nát của hắn là hậu trường để cho bịp bợm lẩn vào và trộm cướp chui ra. Một tên vô lại rách rưới đến cái buồng mắc áo đó, bỏ ra ba mươi xu rồi chọn chiếc áo thích hợp để đóng vai trò nó định đóng hôm đó và khi đi xuống thang gác tên vô lại đã là ông kia ông nọ. Hôm sau quần áo được mang lại không sai sót. Và Lơ Sănggiơ chẳng hề mất gì mặc dù giao cả cho bọn trộm cắp. Những áo quần ấy cũng có một sự bất tiện là mặc không vừa: không phải đo may cho những người ấy, cho nên đối với kẻ này thì nó bó sát quá, đối với kẻ kia thì nó xùng xình quá, chẳng vừa vặn với một ai. Tên ăn cắp nào ở trên hoặc ở dưới tầm cao trung bình của con người đều thấy không thoải mái trong y phục của lão Lơ Sănggiơ. Không nên béo quá cũng như gầy quá. Lão Lơ Sănggiơ chỉ dự kiến cho những người bình thường. Hắn cho may đo trên người tên kiết xác đầu tiên nào tìm đến hắn, tên này không to béo, không khẳng khiu, không cao, không thấp. Do đó khách hàng của hắn gặp nhiều khó khăn trong việc mượn lốt và phải cố gắng xoay xở được chừng nào hay chừng ấy. Mặc những ngoại lệ! Chẳng hạn áo quần của chính khách, đen từ trên xuống dưới, nghĩa là đúng cách đấy, nhưng ví như Pít mặc thì quá rộng mà Caxtenxicala thì quá chật. Trong bản giới thiệu của Lơ Sănggiơ, y phục chính khách được nêu ra như sau, y nguyên văn: “Một áo dạ đen, một quần dạ len đen, một gi-lê lụa, ủng và áo quần lót”. Ngoài lề ghi: Cựu sứ thần. Có một đoạn bị chú mà chúng tôi cũng chép ra đây: "Trong một hộp riêng, có một bộ tóc giả phi dê đàng hoàng, một cặp mục kỉnh xanh, một bộ dây chuyền và hai ống lông chim dài ba phân, bọc bông vải”. Tất cả những thứ đó thuộc về vị chính khách sứ thần. Cả bộ quần áo này có thể nói là cũng mệt nhoài: các đường chỉ may đã bạc màu, ở khuỷu tay có một vệt hở; ngoài ra ở ngực áo mất một chiếc cúc; nhưng đó chỉ là một chi tiết không đáng kể: đã là chính khách thì bàn tay phải luồn vào ve áo mà đặt lên tim và có nhiệm vụ che giấu chỗ mất cúc.
Nếu Mariuytx quen thuộc chút ít với những cơ sở bí mật ấy ở Pari thì chàng đã nhận ngay ra được trên mình người khách mà Bátxcơ mới đưa vào, chiếc áo chính khách mượn ở cái mắc áo của Lơ Sănggiơ.
Khi thấy không phải là người mà mình đoán, Mariuytx không vừa ý, xoay ra bực mình với người mới đến. Chàng nhìn người ấy từ đầu đến chân, trong khi người lạ cúi chào sát đất. Chàng hỏi người ấy giọng cộc lốc:
- Ông muốn gì?
Người lạ trả lời với một nụ cười niềm nở, chẳng khác gì nụ cười mơn trớn của con cá sấu, nếu cá sấu cười:
- Tôi tin chắc rằng đã có lần hân hạnh được gặp ngài nam tước trong giới thượng lưu chúng ta. Tôi nhớ lắm, cách đây mấy năm, đã gặp ngài ở nhà bà lớn hoàng thân Bagơraxiông và ở phòng khách của ngài tử tước Đăngbơray, huân lão nước Pháp.
Đây vẫn là chiến thuật quen thuộc của bọn xỏ lá làm ra vẻ nhận ra một nhân vật mà kỳ thực là không tên tuổi.
Mariuytx để ý đến cách nói năng của người ấy, chàng chú ý nghe giọng nói, nhìn cử chỉ của hắn, nhưng chàng lại càng thêm thất vọng: một thứ giọng mũi, không giống cái giọng chua chua và cụt chàng tưởng. Chàng hoàn toàn lạc hướng. Chàng bảo:
- Tôi không quen với bà Bagơraxiông mà cũng chẳng biết ông Đăngbơray, tôi chưa đặt chân vào nhà bà ấy hoặc ông kia bao giờ.
Câu trả lời thật cộc cằn. Nhưng người lạ vẫn niềm nở nói thêm:
- Thế thì hẳn là tôi được gặp ngài ở nhà Satôbơriăng.[453] Tôi quen với Satôbơriăng lắm, ông ấy rất ân cần. Thường khi ông ấy bảo tôi: ông bạn Tênác tôi ơi! Ông có nhắp với tôi một cút rượu không?
Mặt Mariuytx mỗi lúc một thêm nghiêm nghị.
- Tôi chưa bao giờ có hân hạnh được ông Satôbơriăng tiếp. Ta rút gọn thôi: ông cần gì?
Trước giọng nói gay gắt của Mariuytx, người lạ lại càng cúi rạp xuống:
- Thưa ngài nam tước, xin ngài hạ cố nghe tôi. Bên Mỹ châu, trong một xứ về phía nước Panama, có một cái làng gọi là Giôiya, một làng mà chỉ có độc một nhà. Một cái nhà to, vuông, ba tầng, xây bằng gạch nung ngoài nắng, mỗi cạnh vuông dài trên hai trăm bước, mỗi tầng lui vào sáu bảy bước đối với tầng dưới để chừa ra một thứ sân gác bao quanh nhà. Giữa nhà có một cái sân trong để lương thực và đạn dược; không có cái cửa sổ nào, chỉ những lỗ châu mai, không có cái cửa ra vào nào, chỉ ra vào bằng thang, thang lên tầng thứ nhất, thang lên tầng thứ hai, thang lên tầng thứ ba, thang để xuống sân trong: buồng nào cũng không có cửa, chỉ có cái nắp đậy, không có cầu thang chỉ có thang; buổi tối đậy nắp buồng, rút thang lên, chĩa súng ra lỗ châu mai, không có lối nào vào được, một cái nhà ở ban ngày, một cái pháo đài ban đêm, tám trăm con người, đấy cái làng như thế đấy. Sao phải phòng ngừa như vậy? Vì xứ ấy nguy hiểm, đầy giống ăn thịt người. Thế mà có người đến xứ ấy, vì là một xứ kỳ diệu: ở đấy có vàng.
Mariuytx lúc nãy mới thất vọng, bây giờ đâm sốt ruột; chàng ngắt lời người lạ:
- Ông muốn đưa đến chuyện gì?
- Đến thế này ạ, thưa ngài nam tước. Tôi nguyên là một nhà ngoại giao hoạt động đã nhiều, nay mệt mỏi. Cái nền văn minh cổ kính này tôi đã chán lắm, tôi muốn thử chơi với cái bọn dã man kia.
- Thế rồi sao nữa?
- Thưa ngài nam tước, ích kỷ là quy luật của thế giới, mụ nông dân vô sản làm công nhật khi thấy một cái xe chở khách đi qua thì quay lại nhìn, mụ nông dân chủ đất, làm lụng ở ngay ruộng của mụ thì không ngoảnh lại. Con chó nhà nghèo thì sủa anh giàu, con chó nhà giàu thì sủa thằng nghèo. Ai cũng chỉ biết mình. Lợi lộc là mục đích của mọi người. Vàng là nam châm.
- Sao nữa? Kết luận đi chứ.
- Tôi muốn đến lập nghiệp ở Giôiya. Gia đình tôi có ba người, tôi, nhà tôi và con bé cháu; đứa con gái tôi đẹp lắm. Hành trình thì xa, lộ phí nhiều. Tôi cần một ít tiền.
Mariuytx hỏi:
- Thế thì can gì đến tôi?
Người lạ nhô cái cổ ra ngoài chiếc ca-vát như con kên kên thường làm và đáp lại, tươi cười hơn:
- Thế thưa ngài nam tước, ngài không đọc cái thư của tôi ư?
Cũng gần đúng như vậy thật. Nội dung bức thư chẳng đi vào trí Mariuytx, và chàng chỉ nhìn dáng chữ chứ không đọc hẳn bức thư. Chàng chẳng nhớ gì mấy. Vừa rồi đây chàng để ý thấy một điểm: “nhà tôi và con bé cháu”. Chàng nhìn chòng chọc vào mặt người lạ. Một ông biện lý cũng chẳng nhìn xoi mói hơn thế. Hình như chàng rình chộp hắn. Chàng trả lời gọn lỏn:
- Ông nói rõ đi.
Người lạ thọc hai bàn tay vào hai cái túi con, ngẩng đầu lên nhưng vẫn đứng khom lưng, hắn cũng nhìn chòng chọc Mariuytx qua đôi kính xanh của hắn:
- Được rồi, thưa ngài nam tước, tôi xin nói rõ. Tôi có một điều bí mật muốn bán lại cho ngài.
- Một điều bí mật?
- Vâng, một điều bí mật.
- Có liên quan đến tôi?
- Cũng ít nhiều.
- Bí mật gì?
Mariuytx vừa nghe vừa quan sát người lạ kỹ hơn.
- Xin biếu không ngài khúc đầu, hắn nói. Ngài sẽ thấy câu chuyện của tôi rất lý thú.
- Ông nói đi.
- Thưa ngài nam tước, trong nhà ngài có một thằng ăn cắp, một thằng sát nhân.
Mariuytx giật mình, chàng bảo:
- Trong nhà tôi? Không.
Người lạ vẫn thản nhiên như không, lấy khuỷu tay áo chùi cái mũ rồi nói tiếp:
- Sát nhân và ăn cắp. Thưa ngài nam tước, xin ngài chú ý cho, tôi không nói đến sự việc cũ, lạc hậu rồi, cũ kỹ rồi, đã được xóa đi, và đủ thời gian miễn tố[454] trước pháp luật, vì người phạm tội đã hối hận trước Chúa trời. Tôi nói đến sự việc mới mẻ, đến sự việc hiện tại, sự việc mà công lý đến giờ này còn chưa hay. Tôi xin nói tiếp. Người ấy đã len lỏi đoạt sự tín nhiệm của ngài, len lỏi hẳn vào trong gia đình ngài, đội một tên giả. Tôi sẽ nói thật tên của hắn để ngài biết, mà vẫn không lấy ngài đồng tiền nào.
- Tôi nghe đây.
- Tên hắn là Giăng Vangiăng.
- Tôi biết rồi.
- Tôi sẽ nói với ngài hắn là ai mà cũng không lấy của ngài đồng nào.
- Nói đi.
- Hắn nguyên là một tên tù khổ sai.
- Tôi biết rồi.
- Ngài biết từ khi tôi hân hạnh nói điều ấy với ngài.
- Không, tôi biết từ trước.
Giọng nói lạnh lùng của Mariuytx, câu tôi biết rồi nhắc lại hai lần, lối trả lời cộc lốc như không muốn tiếp chuyện, gợi trong lòng người lạ mặt một mối căm giận âm ỉ. Hắn liếc trộm Mariuytx với con mắt nảy lửa, nhưng lại dập tắt ngay. Tuy hắn chỉ nhìn trộm một giây thôi nhưng cái cách nhìn ấy, ai đã trông thấy một lần cũng nhận ra được ngay. Nó không lọt qua mắt Mariuytx. Cái lối nhìn nảy lửa như vậy chỉ có thể là của những con người thế nào đấy. Con ngươi, cửa sổ của tâm hồn, cũng long lên cùng với tâm hồn, cặp mắt kính chẳng che được gì, khác đâu lấy tấm kính mà che địa ngục.
Người lạ mỉm cười nói tiếp:
- Tôi không dám cải chính ngài nam tước, nhưng dù sao ngài cũng phải nhận là tôi biết rạch ròi. Bây giờ điều tôi sắp nói với ngài, chỉ có mình tôi biết thôi. Đây là về cái gia tài của nam tước phu nhân. Một điều bí mật lạ kỳ. Bí mật này đáng tiền lắm. Tôi xin dành ngài ưu tiên. Rẻ thôi, hai mươi nghìn phơrăng.
Mariuytx nói:
- Bí mật này tôi cũng biết, như các bí mật khác.
Người lạ thấy còn phải hạ giá xuống ít nhiều.
- Thưa ngài nam tước, thôi thì mười nghìn phơrăng vậy! Tôi nói đây.
- Tôi nhắc lại ông là ông sẽ không cho tôi biết được cái gì cả. Ông định nói điều gì tôi đều biết cả rồi.
Mắt người lạ lại thoáng một tia chớp nữa. Hắn kêu lên:
- Nhưng hôm nay tôi cũng cần phải ăn tối. Một điều bí mật lạ lùng lắm, tôi cam đoan với ngài thế. Thưa ngài nam tước, tôi xin nói. Tôi nói đây. Chỉ xin ngài hai mươi phơrăng thôi.
Mariuytx nhìn chòng chọc vào mặt hắn:
- Tôi biết cái bí mật lạ lùng của ông, cũng như tôi đã biết tên họ của Giăng Vangiăng, cũng như tôi biết tên ông.
- Tên tôi?
- Phải.
- Làm gì mà chẳng biết thưa ngài nam tước, tôi đã có hân hạnh tự giới thiệu trong bức thư trình ngài: Tênác.
- Điê.
- Hử?
- Tênácđiê.
- Ai thế?
Gặp nguy hiểm con nhím xù lông lên, con cánh cam giả chết, đội cận vệ quân xếp thành hình vuông;[455] người này thì cười. Rồi hắn lấy ngón tay búng hạt bụi trên tay áo.
Mariuytx nói tiếp:
- Ông cũng như người thợ Giôngđơrét, là diễn viên Phabăngtu, là thi sĩ Giăngphơlô, là nhà quý tộc Tây Ban Nha Đông Anvarét và cả mụ Balida.
- Mụ gì?
- Và ông từng có cái quán ăn ở Môngphécmây.
- Quán ư? Không bao giờ.
- Và tôi nhất định ông là Tênácđiê.
- Tôi không nhận.
- Và ông là một thằng khố dây. Đây.
Mariuytx móc trong túi ra một tờ giấy bạc; ném vào mặt hắn.
- Cảm ơn ngài, xin lỗi ngài, ồ, năm trăm phơrăng, thưa ngài nam tước, - Người lạ hốt hoảng cuống cuồng, chào lấy chào để, cầm tờ giấy bạc ngắm nghía kinh ngạc và nhắc lại:
- Năm trăm phơrăng!
Hắn lắp bắp khẽ khẽ:
- Một món ra trò chứ lị!
Rồi đột nhiên hắn kêu:
- Thế cũng được, bây giờ chúng ta nói chuyện thoải mái. Rồi nhanh nhẹn như một con khỉ, hắn lật tóc ra đằng sau, giật kính, rút ở mũi ra hai cái ống lông chim đã nói trước đây và chúng ta cũng đã thấy ở một chỗ khác trong truyện này và cất đi; hắn bỏ cái mặt hắn ra, cũng như người ta bỏ mũ. Mắt hắn sáng lên, cái trán lộ ra, cái trán mấp mô, lồi lõm dăn deo một cách ghê tởm ở phía trên, cái mũi trở lại nhọn hoắt như cái mỏ chim, nét mặt hung dữ, khôn ranh của một hung thủ hiện ra.
- Thưa ngài nam tước, ngài quả là người không lầm lạc bao giờ, tôi là Tênácđiê. Hắn nói rõ ràng, không còn tí giọng mũi nào. Và hắn đứng thẳng lưng lên.
Tênácđiê, vì hắn chính là Tênácđiê, hết sức ngạc nhiên. Hắn không còn biết hoảng hốt là gì, nếu không thì cũng đã hoảng hốt. Hắn định làm cho người ta kinh dị, thì chính hắn lại kinh dị. Cái nhục ấy được đền bù bằng năm trăm phơrăng cũng xứng đáng, hắn nhận vậy; nhưng dù sao hắn cũng vẫn choáng váng.
Lần đầu tiên gặp ông nam tước Pôngmécxi ấy và mặc dầu hắn trá hình như vậy, nam tước Pôngmécxi vẫn nhận ngay ra hắn, nhận ra cả tông tích hắn; không những ông nam tước ấy biết chuyện Tênácđiê mà hình như biết cả chuyện Giăng Vangiăng. Cái anh chàng thanh niên mặt mày còn nhẵn nhụi ấy, lạnh lùng thế mà lại hào phóng thế, biết hết tên mọi người, rắc tiền cho mọi người như thế, bạc đãi bọn ăn cắp như một vị quan tòa, mà lại thả tiền cho chúng như một thằng chịu bịp, cái người ấy là thế nào?
Ta còn nhớ, Tênácđiê tuy trước là láng giềng của Mariuytx nhưng chưa gặp chàng bao giờ, ở Pari thường như thế. Ngày trước hắn có nghe thấy hai con gái hắn nhắc mơ hồ đến một chàng thanh niên rất nghèo tên là Mariuytx ở cùng một nhà với hắn. Hắn đã vứt cho Mariuytx cái thư mà chúng ta đã biết. Trong trí óc hắn không thể có liên quan giữa chàng Mariuytx ấy và nam tước Pôngmécxi này.
Còn cái tên Pôngmécxi thì ta cũng nhớ trên chiến trường Oatéclô hắn chỉ nghe thấy có hai âm cuối, hai âm đó hắn buông trôi một cách tự nhiên, như người ta thường không thèm để ý đến một lời cảm ơn suông.[456]
Vả chăng nhờ con Adenma, con gái hắn mà hắn đã sai đi theo dõi cô dâu và chú rể hôm đám cưới ngày 16 tháng hai, và nhờ những dò xét tìm tòi riêng của hắn, hắn đã khám phá ra được nhiều điều, hắn đã nắm được đầu mối nhiều sợi dây bí mật từ trong cái hang tối của hắn. Sau bao nhiêu mánh khóe, hắn khám phá ra, hay ít nhất sau bao nhiêu suy luận, hắn phỏng đoán được cái người mà hắn đã gặp một hôm trong cống chính Pari. Biết người, dần dà hắn biết được tên. Hắn biết nam tước phu nhân là Côdét. Nhưng về Côdét thì hắn không muốn tiết lộ gì. Chính Côdét là ai, hắn cũng không biết rõ nữa. Hắn đoán là một thứ con hoang nào đó, chuyện Phăngtin trước kia cũng có phần ám muội, hắn biết, nhưng tiết lộ ra làm gì? Hay là đòi tiền để không tiết lộ? Hắn cho rằng, hoặc ít nhất cũng tưởng rằng có cái khác bán được tiền hơn. Vả lại khi không có chứng cớ gì cụ thể, mà đến bảo với nam tước Pôngmécxi: vợ ngài là một đứa con hoang, thì chỉ mua được cái mũi giầy của ông chồng tống thẳng vào cật của anh chàng mách lẻo.
Trong ý nghĩ, Tênácđiê cho rằng câu chuyện với Mariuytx chưa thật bắt đầu. Hắn đã phải lùi một bước, thay đổi chiến lược, rút bỏ một cứ điểm, chuyển sang chiến tuyến khác, tuy nhiên vị trí căn bản vẫn chưa suy chuyển, mà hắn đã có năm trăm phơrăng trong túi rồi. Vả lại điều hắn nói sẽ là một điều quyết định, tuy ông nam tước Pôngmécxi này am tường mọi chuyện, rất sẵn sàng đối phó, hắn cũng thấy là hắn chiếm ưu thế. Đối với những con người vào hạng Tênácđiê, một cuộc đối thoại là một cuộc chiến đấu. Trong cuộc đọ gươm sắp diễn ra, hoàn cảnh của hắn như thế nào? Người nói chuyện với hắn, hắn không biết rõ là ai, nhưng chuyện hắn sắp nói thì hắn nắm vững lắm.
Hắn thầm kiểm điểm nhanh chóng lực lượng của hắn, và khi đã nói dứt khoát: tôi là Tênácđiê, hắn bình tĩnh chờ, Mariuytx thì tư lự. Chàng đã nắm được Tênácđiê. Cái người mà chàng khao khát tìm cho ra lâu nay, bây giờ đứng trước mặt chàng. Thế là chàng có thể thực hiện được lời kí thác của đại tá Pôngmécxi. Chàng nghĩ rằng nếu người anh hùng ấy phải mang nợ tên kẻ cướp kia thì thật là nhục cho chàng, thật là nhục nếu cái hối phiếu cha chàng đã kí từ dưới đáy mồ để cho chàng trả đến nay vẫn còn phải tranh biện. Một mặt khác, trong cái tâm trạng phức tạp của chàng đối với Tênácđiê, chàng thấy cần phải trả thù cho vong hồn đại tá Pôngmécxi, chẳng may đã bị tên đểu cáng ấy cứu sống. Dù sao, chàng cũng thấy thỏa mãn. Chàng sắp sửa được giải phóng vong hồn đại tá khỏi tay chủ nợ đáng khinh kia. Hình như chàng thấy chàng sắp sửa đưa danh dự của chàng ra khỏi cái nhà tù giam những người thiếu nợ. Bên cạnh nhiệm vụ ấy, chàng còn có một nhiệm vụ khác là tìm ra, nếu có thể được nguồn gốc gia tài của Côdét. Cơ hội tốt hình như đã đến. Tênácđiê có lẽ cũng biết được ít nhiều. Tìm hiểu sâu con người này chắc là có ích. Chàng bắt đầu ở đây.
Tênácđiê đã nhét sâu trong túi cái món “ra trò" kia, hắn nhìn Mariuytx với một con mắt dịu dàng gần như âu yếm.
Mariuytx nói trước:
- Tênácđiê, tôi đã vạch rõ tên anh. Bây giờ còn điều bí mật của anh, điều anh định đến mách cho tôi, anh có muốn tôi nói trắng ra với anh không? Tôi cũng có những nguồn tin của tôi, anh nghe chưa? Anh sẽ thấy là tôi biết nhiều hơn anh. Như anh đã bảo, Giăng Vangiăng là một kẻ giết người, một tên ăn trộm. Ăn trộm vì hắn đã đánh cắp của một nhà công nghiệp giàu có: ông Mađơlen vì hắn mà sạt nghiệp bởi hắn đã giết viên cảnh sát Giave.
Tênácđiê đáp:
- Thưa ngài nam tước, tôi không hiểu gì cả.
- Tôi sẽ giải thích anh rõ. Anh hãy nghe đây. Trong một tỉnh thuộc quận Padơ Cale vào khoảng năm 1822 có một người trước kia có chuyện lôi thôi với pháp luật, người ấy đã đổi tên là Mađơlen và lấy lại được danh dự và tín nhiệm. Người ấy đã trở nên một chính nhân quân tử, với tất cả ý nghĩa của tiếng ấy. Nhờ kinh doanh công nghệ sản xuất thủy tinh đen, ông ấy đã làm giàu cho cả một thành phố. Ông ấy cũng có làm giàu riêng cho mình, nhưng chỉ là mục đích phụ thôi, thỉnh thoảng mới làm. Ông là người cha nuôi của dân nghèo. Ông ta mở nhà thương, xây trường học, thăm hỏi người ốm, tặng của hồi môn cho những gái nghèo, giúp đỡ những quả phụ, nuôi nấng trẻ mồ côi, ông ta chẳng khác gì cha đỡ đầu của vùng ấy. Ông đã từ chối nhận huân chương bắc đẩu bội tinh, và chính phủ đã cử ông làm thị trưởng.
Một tên tù khổ sai mãn hạn biết ông ngày trước có phạm một tội bị kết án, bèn tố cáo ông và làm cho ông bị bắt; tên tù khổ sai ấy thừa cơ ông bị bắt đến Pari và giả chữ kí, hắn rút ở ngân hàng Laphít một số tiền hơn nửa triệu của ông Mađơlen. Chuyện này chính người thủ quỹ của ngân hàng kể lại cho tôi. Tên tù khổ sai đã đoạt số tiền của ông Mađơlen là Giăng Vangiăng. Còn chuyện kia anh cũng chẳng có gì đáng mách tôi cả. Giăng Vangiăng đã giết tên cảnh sát Giave bằng một phát súng ngắn. Tôi, chính tôi đây đã chứng kiến việc ấy.
Tênácđiê nhìn Mariuytx với con mắt ngạo nghễ của một người đã bị thua mà lại nắm được lại thắng lợi, và giành lại trong một phút tất cả trận địa đã mất. Nhưng hắn lại niềm nở cười ngay; cái thắng lợi của kẻ dưới đối với người trên cũng phải mơn trớn. Tênácđiê chỉ nói với Mariuytx:
- Thưa ngài nam tước chúng ta đi lạc đường rồi.
Và hắn nhấn mạnh vào câu nói ấy bằng cách vung cái chùm dây đồng hồ của hắn.
Mariuytx trả lời:
- Thế nào, anh không thỏa thuận những việc ấy sao?
Đó là những sự kiện rành rành.
- Đó là những ảo tưởng. Vì ngài nam tước đã hạ cố tín nhiệm tôi, tôi thấy có bổn phận phải nói với ngài điều ấy. Trước hết công bình và ngay thẳng. Tôi không ưa tố cáo người ta một cách bất công. Thưa ngài nam tước, Giăng Vangiăng không cướp tiền của ông Mađơlen và Giăng Vangiăng không giết Giave.
- Cái đó mới lạ đó! Sao lại thế được?
- Vì hai lẽ.
- Lẽ gì? Nói đi.
- Đây là lẽ thứ nhất: Giăng Vangiăng không cướp tiền của ông Mađơlen bởi vì lẽ giản dị nhất là chính Giăng Vangiăng là ông Mađơlen.
- Ông muốn làm trò gì thế?
- Và lẽ thứ hai: hắn không giết Giave vì lẽ giản dị là người giết Giave là Giave?
- Ông muốn nói gì thế?
- Nói là Giave đã tự sát.
Mariuytx không còn tự chủ nữa, chàng kêu lên:
- Bằng chứng đâu? Bằng chứng đâu?
Tênácđiê nói tiếp, nhấn từng tiếng một như đọc một câu thơ cổ.
- Người-ta-đã-tìm-thấy-Gia-ve-chết-đuối-dưới-một-chiếc-thuyền-ở-cầu-Xăng-Giơ.
- Nhưng chứng cứ đâu?
Tênácđiê rút ở túi áo bên ra một cái phong bì lớn màu xám, ở trong phong bì hình như có nhiều tờ giấy to nhỏ gấp lại. Hắn thản nhiên nói:
- Tôi cũng có hồ sơ của tôi.
Rồi hắn nói tiếp:
- Thưa ngài nam tước, vì quyền lợi của ngài nên tôi muốn hiểu rõ tông tích của Giăng Vangiăng. Tôi bảo Giăng Vangiăng và Mađơlen chỉ là một người, tôi bảo kẻ giết Giave chỉ là Giave, và khi tôi nói như thế là nói có sách, mách có chứng, không phải chỉ những bằng chứng viết tay, chữ viết tay không thể tin được, chữ viết tay nể nang. Đây là những chứng cứ bằng chữ in.
Vừa nói Tênácđiê vừa rút trong phong bì ra hai tờ nhật báo cũ, giấy đã ngả màu vàng, nhàu nát, sặc sụa mùi thuốc lá, một tờ các nếp gấp đã rách cả, rời ra từng mảnh vuông, có vẻ cũ kĩ hơn tờ kia nhiều.
Tênácđiê nói:
- Hai sự việc, hai chứng cứ.
Hắn giơ hai tờ báo, mở rộng cho Mariuytx xem.
Hai tờ báo ấy độc giả đã biết rồi. Tờ cũ nhất là tờ Lá cờ trắng số ra ngày 25 tháng bảy năm 1823[457] mà độc giả đã thấy văn bản ở trang 148 tập 3 quyển truyện này,[458] bài báo xác định ông Mađơlen và Giăng Vangiăng là một người. Tờ thứ hai là tờ Mônitơ số ra ngày 15 tháng sáu năm 1832 nêu việc Giave tự tử; tờ báo ấy nói thêm rằng, căn cứ vào báo cáo miệng của Giave với thị trưởng cảnh sát thì Giave bị bắt làm tù binh ở chiến lũy Săngvrơri, và hắn đã được giải thoát nhờ lòng quảng đại của một người phiến loạn đã không bắn vào đầu hắn mà lại bắn chỉ thiên.
Mariuytx đọc báo. Thật là điềm nhiên, ngày tháng chắc chắn, bằng cứ không thể chối cãi; Hai tờ báo ấy không phải in ra nhằm để chứng minh lời nói của Tênácđiê. Cái thông tin in trong tờ báo Mônitơ là do sở cảnh sát chuyển cho tòa báo theo con đường hành chính. Mariuytx không thể nghi ngờ được. Tin người giữ két nhà ngân hàng cung cấp là sai, mà chính Mariuytx cũng đoán nhầm. Hình ảnh Giăng Vangiăng đột nhiên xé toang đám mù, bước ra vĩ đại. Mariuytx buột miệng reo lên một tiếng vui mừng:
- Thế à, thế thì cái kẻ khốn nạn ấy lại là một con người vô cùng đáng khâm phục! Tất cả cái gia tài ấy là của ông ta. Chính ông là Mađơlen, cứu tinh của một vùng. Chính ông là Giăng Vangiăng người đã cứu sống Giave. Một vị anh hùng! Một bậc thánh.
- Không phải anh hùng, không phải thánh, Tênácđiê nói, vẫn là một tên sát nhân, tên ăn trộm.
Và hắn nói thêm, với cái giọng của một người bắt đầu thấy mình có uy tín.
- Ta hãy bình tĩnh.
Ăn trộm, sát nhân, những danh từ mà Mariuytx tưởng là tiêu tan rồi nay lại dội xuống đầu chàng như một gáo nước lạnh. Chàng nói:
- Ông còn nói thế à?
- Lúc nào tôi cũng nói như thế. Giăng Vangiăng không cướp của ông Mađơlen nhưng vẫn là thằng ăn cướp. Hắn không giết Giave nhưng vẫn là kẻ sát nhân.
Mariuytx hỏi vặn lại:
- Ông lại muốn nói đến vụ ăn cắp nhỏ mọn cách đây bốn mươi năm mà người ta đã chuộc lại, như chính những tờ báo của ông nói ra, bằng cả một cuộc đời ăn năn, quên mình và đức hạnh?
- Thưa ngài nam tước, tôi nói rõ là giết người và cướp của, và tôi xin nhắc lại là sự việc hiện tại. Sự việc mà tôi phát giác với ngài hoàn toàn chưa ai biết, thật là mới toanh, và có lẽ nhờ đó ngài sẽ tìm ra được nguồn gốc cái gia tài mà Giăng Vangiăng đã khôn khéo tặng nam tước phu nhân. Tôi bảo là khôn khéo, bởi vì tặng một gia tài như vậy để len lỏi vào một gia đình cao sang, chung hưởng cuộc đời dư dật, đồng thời giấu được tội ác của mình, giấu được cái tên của mình, tự tạo một gia đình, quả thật không vụng dại chút nào.
- Tôi cũng có thể có ý kiến ở đây, Mariuytx bảo, nhưng thôi, ông cứ nói.
- Thưa ngài nam tước, tôi sẽ nói hết cho ngài hiểu, còn phần thưởng thì xin tùy liệu ngài. Cái bí mật ấy đáng giá vàng ròng. Ngài có thể hỏi tôi: sao anh không nói thẳng với Giăng Vangiăng? Cũng bởi một lý do đơn giản thôi, tôi biết là hắn đã nhường lại số tiền, và nhường lại cho ngài, quả thật khôn khéo; hắn không còn đồng xu dính túi, nói với hắn, hắn sẽ giơ hai bàn tay trắng ra, mà tôi thì cần một số tiền để đi Giôiya, tôi thấy nói với ngài thì tốt hơn, ngài có tất cả, còn hắn thì chẳng có gì. Tôi thấy hơi mệt, xin phép ngài cho tôi ngồi.
Mariuytx ngồi xuống ghế rồi cũng ra hiệu cho hắn ngồi.
Tênácđiê ngồi xuống chiếc ghế đệm, lấy lại hai tờ báo, đút vào phong bì, rồi hắn vừa lấy ngón tay mổ mổ tờ Lá cờ trắng vừa lẩm nhẩm nói: kiếm cho ra tờ báo này thật là vất vả. Thế rồi hắn khoanh hai chân, nằm ngả lưng xuống ghế, với dáng điệu của một con người tin tưởng lời mình nói, xong hắn vào chuyện một cách nghiêm trọng, dằn từng tiếng:
- Thưa ngài nam tước, ngày mồng 6 tháng sáu năm 1832 cách đây chừng mười một tháng, vào ngày bạo khởi, có một người ở trong cống chính thành phố Pari, gần chỗ cống đổ ra sông Xen, giữa khoảng cầu Anhvalít và cầu Iêna.
Mariuytx bỗng xích ghế lại gần ghế của Tênácđiê. Tênácđiê để ý đến cử chỉ đó, hắn nói tiếp chậm rãi như một diễn giả đã nắm được người đối thoại, và thấy hắn hồi hộp dưới lời nói của mình.
- Người ấy phải trốn tránh, vì những lý do không liên quan gì đến chính trị, đã lấy cống ấy làm chỗ ở và giữ một chìa khóa cửa cống. Tôi xin nhắc lại, đó là hôm mồng 6, lúc bấy giờ có thể vào khoảng tám giờ tối. Người ấy nghe trong cống có tiếng động, ngạc nhiên, hắn nép mình đứng rình. Tiếng động là tiếng người đi trong tối, tiến về phía hắn. Chuyện kỳ dị, trong cống ngoài hắn ra lại có một người khác! Cửa sắt chắn cống không xa, nhờ một chút ánh sáng chiếu vào từ ngoài cửa cống, hắn nhận ra được người đang đến, và thấy người này vác một vật gì trên lưng. Hắn ta đi lom khom. Cái người đi lom khom ấy là một tên tù khổ sai cũ, vật hắn vác trên vai là một xác chết. Giết người quả tang đúng vậy. Còn cướp của thì là tất nhiên thôi: ai giết người để chơi làm gì? Tên tù khổ sai ấy đi vứt cái xác chết xuống sông. Một việc đáng ghi, trước khi ra tới cổng tên tù khổ sai đã đi nhiều đường đất trong cống, và phải lội qua một cái hố sâu đầy bùn, một cái hố ghê gớm! Hắn có thể vứt cái xác xuống đấy nhưng ngày hôm sau phu dọn cống sẽ trông thấy người bị ám sát, đó là điều mà hắn không muốn. Hắn tính vượt qua hố lầy vẫn là hơn, và vượt với cái khối nặng trên vai, chắc hắn đã phải cố gắng phi thường. Không có trường hợp nào người ta lại liều mạng hơn, tôi không hiểu làm sao mà hắn lại có thể thoát được mà không chết ngập ở đấy.
Mariuytx xích ghế lại gần hơn. Tênácđiê thừa dịp đó thở một hơi dài và nói tiếp:
- Thưa ngài nam tước, cái cống không phải như quảng trường Săngdơmác. Ở đó, cái gì cũng thiếu, thiếu cả chỗ đứng. Khi có hai người trong cống tất nhiên họ phải gặp nhau. Họ đã gặp nhau. Chủ nhà và khách qua đường thế tất phải chào nhau, cả hai đều miễn cưỡng. Người qua đường bảo chủ nhà: anh đã thấy tôi mang cái gì trên lưng rồi, tôi phải ra khỏi đây, anh có sẵn chìa khóa đưa tôi. Tên tù khổ sai ấy vốn khỏe ghê gớm. Đừng có hòng mà từ chối hắn. Tuy vậy người kia có chìa khóa cũng vờ thương thuyết, để có thì giờ quan sát người chết: nhưng anh ta không trông thấy gì lắm, chỉ biết là người chết còn trẻ lắm, ăn mặc chỉnh tề, ra vẻ người giàu sang, mặt mày bê bết máu, không nhận ra được. Vừa nói chuyện, hắn vừa tìm cách lén lút nép phía sau mà xé rứt đi một mảnh áo của người bị giết, mà tên sát nhân không hay. Tang vật, ngài hiểu chứ, tang vật để phục hồi dấu vết và vạch tội cho tên sát nhân hết chối. Hắn nhét tang vật vào túi, mở cống cho người kia ra với cái nợ trên lưng, đóng cổng lại rồi tẩu, không muốn liên can đến chuyện sau, và nhất là không muốn có mặt ở đấy khi kẻ sát nhân vứt người chết xuống sông. Ngài hiểu rồi chứ! Người mang xác chết là Giăng Vangiăng, người có chìa khóa được mang vinh dự hầu chuyện ngài đây, còn mảnh áo…
Tênácđiê kết thúc câu nói bằng cách rút ra trong túi một miếng dạ đen rách xơ, đầy những vết sẫm, hai tay giơ lên ngang mặt miếng dạ, cầm rón nhẹ giữa hai ngón tay cái và hai ngón tay trỏ.
Mariuytx bỗng đứng lên, mặt xanh nhợt, hơi thở yếu ớt, mắt đăm đăm nhìn mảnh dạ đen, không nói một lời, mắt không rời mụn vải, chàng lùi về phía tường, giơ hai tay ra đằng sau, sờ cái tường tìm chiếc chìa khóa của cái tủ bên lò sưởi; tìm được chìa khóa, chàng mở tủ, thọc cánh tay vào ngăn tủ không nhìn, mắt ngơ ngác vẫn không rời mụn vải mà Tênácđiê giơ trong tay.
Trong khi đó, Tênácđiê vẫn nói tiếp:
- Thưa ngài nam tước, tôi có lý do vững chắc để cho rằng người trai trẻ bị ám sát là một người ngoại quốc triệu phú bị Giăng Vangiăng gạt vào bẫy, người đó chắc phải mang một số tiền lớn!
- Người trai trẻ là tôi, Mariuytx thét, và đây là cái áo!
Nói rồi chàng ném xuống đất một chiếc áo đen cũ kỹ và đầy vết máu.
Sau đó chàng giật mụn dạ ở tay Tênácđiê, quỳ trên áo và gí mụn dạ rách ấy vào chỗ vạt áo bị xé. Mụn dạ rách khớp đúng với miếng áo bị xé, chiếc áo lại như nguyên vẹn.
Tênácđiê đứng trơ như phỗng đá. Hắn nghĩ thầm: hoảng thật.
Mariuytx đứng lên, người rung động, vừa thất vọng, vừa nở mày nở mặt vui mừng. Chàng lật túi áo và giận dữ tiến về phía Tênácđiê, giơ vào tận mặt hắn, dí vào mặt hắn một nắm tay đầy những giấy bạc năm trăm và một nghìn.
- Anh là một tên khốn kiếp! Anh là một kẻ nói dối, một đứa vu khống, một thằng đểu cáng. Anh đến buộc tội cho người ta, lại hóa ra thanh minh cho người ta, lại hóa ra làm cho người ta vinh quang. Chính anh là kẻ cắp, chính anh là đứa sát nhân, chính mắt tôi đã trông thấy anh, Tênácđiê Giôngđơrét, trong cái tổ quỷ ở đại lộ Ôpitan. Tôi biết khá đủ về anh để tống anh vào nhà lao khổ sai, hoặc đi xa hơn nữa cũng được, nếu tôi muốn. Đây, một nghìn phơrăng, đồ vô lại.
Rồi chàng ném tờ một nghìn cho Tênácđiê.
- À! Giôngđơrét Tênácđiê! Đồ lưu manh ti tiện. Anh phải nhớ lấy bài học này, quân chuyên buôn bán chuyện kín, quân đầu cơ bí mật, quân sục sạo bóng tối, đồ khốn nạn. Cầm lấy năm trăm phơrăng này rồi biến đi. Oatéclô che chở cho ngươi.
Tênácđiê làu bàu:
- Oatéclô!
Rồi hắn đút tờ giấy năm trăm và tờ giấy nghìn vào túi.
- Phải rồi, đồ sát nhân. Ở Oatéclô ngươi đã cứu sống một vị đại tá.
- Một vị tướng.
Tênácđiê vừa nói vừa ngẩng đầu lên.
- Đại tá thôi. Mariuytx trả lời giận dữ, nói tướng thì một trinh ta cũng không bỏ ra. Thế mà ngươi đến đây làm những việc ô nhục! Ta bảo cho nhà ngươi biết là ngươi phạm đủ tất cả những tội ác trên đời. Bước đi, bước khuất mắt ta đi. Cố mà sung sướng, ta chỉ muốn thế thôi. Ồ quái vật! Đây là ba nghìn phơrăng nữa. Cầm lấy. Ngày mai xéo ngay sang châu Mỹ với con gái ngươi, còn vợ ngươi thì chết từ bao giờ rồi quân nói dối gớm ghiếc. Ta sẽ lo liệu cho nhà ngươi lên đường, quân ăn cướp, ta sẽ cấp thêm cho hai mươi nghìn phơrăng lúc ngươi đi. Đi đi, đi tìm giá treo cổ ở chỗ khác đi thôi.
- Thưa ngài nam tước, xin cám ơn ngài muôn đời.
Tênácđiê vừa nói vừa cúi rạp xuống đất.
Rồi hắn ra đi, chẳng còn hiểu gì nữa, ngạc nhiên và sung sướng bởi vì bị đè bẹp dưới những túi vàng vì có những tiếng sét nổ trên đầu, mà lại nổ tung ra giấy bạc. Như sét đánh, đúng, nhưng cũng thỏa mãn hết sức. Giá mà lại có một cái trụ thu lôi chống thứ sét ấy, thì lại không may biết bao!
Thôi ta cũng nên kết thúc ngay chuyện cái con người ấy.
Hai ngày sau những việc mà chúng tôi kể lại lúc này, nhờ sự thu xếp của Mariuytx, hắn cùng với đứa con gái là Adenma đi sang châu Mỹ, mang một cái tên giả và một cái hối phiếu hai mươi nghìn phơrăng lĩnh từ Nữu Ước. Sự sa đọa về tâm hồn của Tênácđiê, con người tư sản không thành ấy, quả không có gì cứu vãn nổi. Sang châu Mỹ cũng như ở châu Âu, hắn vẫn là hắn. Một hành vi tốt đụng phải một con người xấu đôi khi cũng trở thành thối tha và làm nảy ra điều xấu: với số tiền Mariuytx cho, Tênácđiê làm nghề buôn người da đen.
Tênácđiê vừa bước ra thì Mariuytx chạy ngay ra vườn, Côdét lúc ấy còn đi dạo ngoài đó. Chàng thét:
- Côdét, Côdét mau mau lên! Chúng ta đi đi, Bátxcơ ơi! Gọi một chiếc xe, Côdét mau lên! Trời ơi! Chính người ấy đã cứu sống anh! Đi mau, đừng trì hoãn giây phút nào! Mình ơi! Quàng khăn vào.
Côdét tưởng chàng điên. Nàng ngoan ngoãn vâng theo. Mariuytx nghẹn ngào không thở được nữa. Chàng để tay lên ngực để tránh những tiếng đập quá mạnh. Chàng đi đi, lại lại, bước những bước dài. Chàng ôm Côdét:
- Em ơi! Côdét ơi! Anh thật là một đứa khốn nạn.
Mariuytx choáng váng say sưa. Chàng thấy ở Giăng Vangiăng một con người cao quý mà âm thầm. Chàng thấy trước mặt chàng là một đạo đức phi thường, cao cả mà hiền từ, mênh mông mà khiêm tốn. Người tù khổ sai đã hóa hình thành Chúa cứu thế. Cái ánh sáng của sự việc phi thường ấy làm cho Mariuytx lóa mắt, chàng không hiểu rõ cái gì trước mắt chàng, nhưng chắc chắn là một cái gì vĩ đại.
Một lát xe đã chờ trước cửa.
Mariuytx đỡ Côdét lên rồi nhảy bổ vào xe. Chàng bảo người đánh xe:
- Bác đánh xe, phố Lomácmê số 7.
Chiếc xe chuyển bánh.
Côdét nói:
- Ồ sướng nhỉ, đến phố Lomácmê à! Em chả dám nhắc chuyện đó với mình. Chúng ta đến thăm ông Giăng đây.
- Đến thăm cha em, Côdét ạ, thật là cha của em, Côdét ạ! Anh đoán ra rồi. Em bảo là em không thể nhận được cái thư anh sai Gavrốt đưa cho em. Cha em đã nhận được thư ấy. Cha đã tìm đến chiến lũy để cứu anh. Vì bản tính của cha là thiên thần, cho nên gặp ai cha cũng cứu; Cha đã cứu sống Giave. Cha đã cứu anh ra khỏi cái vực thẳm ghê gớm ấy, và đem anh về cho em. Cha đã cõng anh trên vai, chui qua cái cống kinh khủng kia. Trời ơi! Anh thật là thằng vong ân bội nghĩa ghê tởm. Cha là người cứu tinh của em, rồi cha lại là cứu tinh của anh. Em thử tưởng tượng một cái hố sâu đầy bùn khủng khiếp, chỉ có chết đuối thôi, không có cách nào sống được, chết đuối trong bùn lầy, Côdét ạ, cha đã mang anh qua cái hố ấy, anh bấy giờ đã chết ngất rồi, bấy giờ không trông thấy gì, không nghe thấy gì, mù mịt không biết một tí gì về cái chuyện phiêu lưu kinh hãi của anh. Chúng ta sẽ mời cha về, sẽ giữ cha ở lại với chúng ta, mặc dù cha bằng lòng hay không, chúng ta không để cha rời đi một bước nữa. Quý hồ là cha có ở nhà. Quý hồ là chúng ta sẽ gặp cha. Anh sẽ trọn đời cúc cung tận tụy phục vụ thờ phụng cha. Phải không em? Côdét, phải như thế mới được. Gavrốt đã đưa bức thư cho cha. Bây giờ thì rõ quá, em hiểu rồi chứ?
Côdét chẳng hiểu tí gì. Nàng bảo:
- Ừ, mình nói phải đấy.
Chiếc xe vẫn chạy bon bon.
V
ÁNH SÁNG CHAN HÒA ĐẰNG SAU ĐÊM TỐl
Nghe tiếng gõ cửa, Giăng Vangiăng quay lại nói yếu ớt:
- Cứ vào.
Cửa mở, Côdét và Mariuytx hiện ra.
Côdét nhảy bổ vào trong buồng.
Mariuytx đứng yên ở ngưỡng cửa, tựa vào khung gỗ.
- Côdét - Giăng Vangiăng reo.
Ông nhổm lên trên ghế, hai cánh tay giơ ra, run lẩy bẩy, mặt ngơ ngác, nhợt nhạt, dễ sợ, nhưng hai con mắt tràn ngập một niềm vui vô hạn.
Côdét nghẹn ngào vì cảm động, ngã vào lòng Giăng Vangiăng, nàng gọi:
- Cha ơi!
Giăng Vangiăng cảm động quá lắp bắp:
- Côdét! Con ta! Kìa bà! À con đấy à! Trời ơi!
Côdét ôm chặt Giăng Vangiăng, Giăng Vangiăng kêu:
- Con đấy à! Con thật đấy à! Con tha thứ cho cha thật à!
Mariuytx sập mi để cố cầm mấy giọt lệ, tiến lên một bước và lẩm nhẩm trong môi mím để giữ lại những tiếng thổn thức:
- Cha ơi!
Giăng Vangiăng hỏi:
- Cả ông nữa, ông cũng tha thứ cho tôi à?
Mariuytx không nói được một lời, Giăng Vangiăng nói thêm:
- Cám ơn.
Côdét rút khăn quàng và ném mũ xuống giường nói:
- Cái này sao mà vướng thế.
Rồi nàng ngồi lên đùi ông già, lấy tay âu yếm gạt những sợi tóc bạc, và hôn lên trán ông.
Giăng Vangiăng mê người vì sung sướng cứ để yên.
Côdét hiểu lờ mờ câu chuyện, như muốn trả nợ thay cho Mariuytx, hôn lấy hôn để ông già.
Giăng Vangiăng hổn hển:
- Sao mà mình ngơ ngẩn thế, cứ tưởng rằng thôi không bao giờ gặp lại nó nữa: này ông Pôngmécxi, ông tưởng tượng xem, lúc ông vào thì tôi đang nghĩ thầm: thế là hết! Đây là cái áo dài xinh xinh của con, mình là một người khốn nạn, mình không được gặp lại Côdét nữa, tôi nói như thế ngay đúng lúc ông và Côdét đang đi đến cầu thang. Thế thì mình có ngu không? Quả là ngu thật. Mình làm như không có Chúa, Chúa nhân từ. Chúa nhân từ bảo rằng: mày tưởng là người ta bỏ mày à! Ngốc quá, không, không thể như thế được đâu. Này, có một ông già hiền lành đáng thương, ông ấy cần có thiên thần đến, ôi chao, và tôi lại được thấy Côdét, tôi lại được gặp cô bé Côdét của tôi: trước đây tôi đau khổ biết bao nhiêu!
Một lúc lâu, Giăng Vangiăng không nói được, sau ông lại nói tiếp:
- Lâu lâu, tôi cần gặp Côdét một ít, không thì không thể chịu được. Một trái tim cũng cần có chút gì cho nó nhấm gặm. Nhưng tôi cảm thấy tôi là con người thừa. Tôi tự bảo: người ta không cần có mày, thôi đành cứ ở trong cái xó tối của mày, sao mày cứ bắt người ta chịu đựng mày mãi! A! Lạy Chúa kính yêu! Tôi lại được thấy con tôi. Côdét ơi, con có thấy chồng con đẹp trai, rất đẹp không? À con có thấy cái cổ áo thêu hay nhỉ, hay đấy. Cha thích kiểu ấy. Chồng con đã chọn cái kiểu thêu ấy phải không? Con phải sắm những cái khăn quàng bằng casơmia nữa. Ông Pôngmécxi ơi, ông cho phép tôi gọi Côdét là con nhé, cũng chẳng còn được lâu đâu.
Côdét nói:
- Sao cha lại nhẫn tâm thế? Bỏ chúng con bấy nhiêu lâu. Cha đi đâu thế? Sao cha đi vắng lâu thế? Ngày xưa mỗi lần cha đi vắng, cũng chỉ là ba bốn ngày thôi. Con sai Nicôlét đến hỏi, lúc nào người ta cũng bảo: “Ông ấy đi vắng”. Cha về từ bao giờ? Sao cha về mà không báo tin cho chúng con biết? Cha gầy yếu lắm cha có biết không? Chao ôi! Ông bố tệ ơi! Ông bố ốm thế mà con không biết gì cả. Này Mariuytx, mình sờ tay cha mà xem, sao lạnh thế!
- Ông Pôngmécxi ơi! - Giăng Vangiăng nói. Ông đã đến đây, thế nghĩa là ông tha thứ cho tôi rồi chứ?
Nghe tiếng “tha thứ” mà Giăng Vangiăng nhắc lại lần thứ hai, tất cả nghẹn ngào trong trái tim Mariuytx trào ra, chàng nức nở:
- Côdét, em nghe thấy không? Cha vẫn thế đấy, cha xin lỗi anh, Côdét, thế em có biết cha đã làm gì cho anh không? Cha đã cứu sống anh, còn hơn nữa, cha đem em về cho anh. Thế mà khi cứu sống anh rồi, khi gả em cho anh rồi, cha đã làm gì cho cái thân cha? Cha hy sinh. Đấy, người là như thế. Thế mà đối với anh là thằng vô ơn, thằng bội bạc, thằng bất hiếu, thằng bất nhân, thằng tội lỗi, người còn bảo: “Côdét cám ơn!” Côdét ơi! Cả đời anh phủ phục dưới chân người chả thấm vào đâu.
Cái chiến lũy ấy, cái cống ấy, cái lò lửa ấy, cái hố đầy bùn lầy ấy, người đã vượt qua hết vì anh, vì em. Côdét ạ, người đã cứu anh thoát khỏi bao nhiêu cái chết, lấy thân người để đỡ lấy bao nhiêu nguy biến hộ anh. Dũng cảm thay, đạo đức thay, anh hùng thay, thần thánh thay! Không còn cái gì hơn được, người có tất cả. Côdét ơi, người là một thiên thần đấy.
Giăng Vangiăng se sẽ nói:
- Im đi, im đi, sao lại nói thế?
Mariuytx bực tức, trong nỗi bực tức có lẫn sự sùng bái. Chàng gắt:
- Nhưng còn cha, sao cha không nói gì? Cha cũng có lỗi. Cha cứu sống người ta, mà cha lại giấu người ta! Còn tệ hơn nữa, cha lấy cớ là phải tự tố giác, để vu cáo cho mình. Thật là xấu.
- Tôi chỉ nói sự thật - Giăng Vangiăng trả lời.
- Không, Mariuytx nói tiếp. Sự thật là phải tất cả sự thật, cha đã không nói sự thật. Cha là ông Mađơlen, sao cha không nói? Cha cứu sống Giave, sao cha không nói? Cha cứu sống con sao cha không nói?
- Bởi vì tôi cũng như ông. Tôi thấy ông làm như vậy là phải. Tôi phải đi đàng tôi thôi. Nếu ông biết câu chuyện dưới cống, ông lại giữ không cho tôi đi, nên tôi phải giữ kín. Nếu tôi nói ra thì mọi việc trở nên rắc rối.
- Rắc rối cho gì? - Mariuytx đáp. Rắc rối cho ai? Cha tưởng rằng cha cứ ở đây mãi đấy à? Chúng con sẽ lôi cha đi, trời ơi, chuyện như thế mà bây giờ tình cờ con mới biết! Chúng con sẽ lôi cha đi, cha với chúng con là một. Cha là cha Côdét và cha con. Cha không được ở cái nhà ghê tởm này một ngày nào nữa. Cha đừng tưởng là ngày mai lại cứ vẫn ở đây được.
- Ngày mai tôi không ở đây nữa, nhưng tôi cũng không ở nhà ông.
Mariuytx hỏi vặn lại:
- Cha nói gì thế? Không thể được, chúng con không để cha đi nữa đâu. Cha không được rời chúng con một bước. Cha là cha của chúng con, chúng con không cho cha đi đâu.
Côdét nói thêm:
- Lần này thì dứt khoát. Có xe dưới nhà rồi. Con bắt cóc cha đi đấy. Nếu cần con sẽ dùng bạo lực.
Côdét vừa cười vừa lấy tay ra hiệu nhấc bổng ông bố già lên. Nàng nói tiếp:
- Vẫn có một cái buồng riêng ở nhà. Cha không biết, cái vườn hoa lúc này đẹp lắm, giống thanh thảo mọc rất tốt, lối đi trong vườn rải toàn cát bờ sông, có những vỏ sò, ốc tím. Cha sẽ nếm những quả dâu của con. Chính tay con chăm tưới đấy. Không được ai gọi bà, ai cũng gọi nhau thân mật cả, phải không Mariuytx? Chương trình đổi mới rồi, cha có biết không? Con vừa buồn đấy, có con chim mào gà, nó làm tổ trong một hốc tường, một con mèo tai quái đã ăn thịt nó. Tội nghiệp con chim mào gà xinh xắn, nó vẫn thò đầu ra ngoài cửa sổ của nó để nhìn con. Con khóc mãi đấy, con ước xử tử con mèo, nhưng bây giờ con không khóc nữa, ai cũng vui cười, ai cũng sung sướng, cha sắp về với con, ông ngoại sẽ mừng lắm đấy. Cha sẽ có luống vườn của cha, cha trồng trọt đi, để con xem những quả dâu của cha có đẹp bằng dâu của con không? Rồi cha bảo gì con cũng làm và cha cũng phải vâng lời con nhất nhất đấy.
Giăng Vangiăng nghe mà không biết Côdét nói gì, ông nghe cái giọng êm ái ấy, mà không nghe ý nghĩa.
Một giọt nước mắt lớn, những hạt châu âm thầm của lòng người, từ từ đọng lại trên mi mắt. Ông thầm thì:
- Chúa quả là nhân từ, chứng cớ rõ ràng là Côdét đang ở kia.
- Cha ơi - Côdét kêu.
Giăng Vangiăng nói tiếp:
- Sống chung tất cả như vậy, cũng sung sướng thật. Chim ríu rít trên cây. Ta sẽ đi dạo với Côdét. Sống với nhau, chào nhau, chúc nhau, gọi nhau í ới trong vườn, cái cảnh sống ấy êm ái thật. Sáng sớm đã thấy mặt nhau. Mỗi người sẽ có một luống vườn nhỏ. Ta sẽ nếm quả dâu của con gái, con gái sẽ đi hái hoa hồng của ta. Êm đẹp biết bao. Nhưng mà…
Ông ngừng lại một lát, rồi nói rất nhẹ nhàng:
- Tiếc thay!
Giọt nước mắt không rơi xuống, nó lăn vào trong mắt, và Giăng Vangiăng mỉm một nụ cười.
Côdét cầm hai tay ông già trong hai tay nàng và nói:
- Trời, sao tay cha lại càng lạnh buốt thế này! Cha ốm đấy ư? Cha đau lắm sao?
- Cha ấy à? Không, Giăng Vangiăng trả lời. Cha vẫn thấy dễ chịu lắm. Nhưng mà…
Ông ngừng không nói.
- Nhưng mà làm sao?
- Lát nữa, cha chết.
Côdét và Mariuytx rùng mình. Mariuytx kêu:
- Chết ư?
- Phải, nhưng có làm sao! - Giăng Vangiăng đáp.
Ông ngừng để thở, mỉm cười rồi nói tiếp.
- Côdét, con đang nói chuyện với cha, con nói nữa đi, con chim mào gà bé bỏng của con chết thật à? Con nói đi để cha nghe tiếng nói của con.
Mariuytx ngây như đá nhìn ông già. Côdét kêu như xé ruột:
- Cha ơi! Cha của con ơi! Cha phải sống, cha nhất định sống, con muốn cha phải sống, cha nghe chưa?
Giăng Vangiăng ngẩng đầu lên nhìn nàng, vẻ âu yếm nâng niu vô chừng:
- Phải đấy, cấm đi, cấm không cho cha chết đi. Biết đâu đấy, biết đâu cha chẳng vâng lời! Cha cũng đang chết đi khi các con đến. Các con đến, thế là cha ngừng chết, cha thấy như sống lại.
Mariuytx nói to:
- Cha đầy sinh lực, đầy sức khoẻ. Cha nghĩ rằng như thế mà chết được à! Cha có điều đau buồn, nhưng đau buồn sẽ hết. Chính con xin cha tha thứ. Cha sẽ sống, sống với chúng con, sống trăm tuổi. Chúng con bắt lại cha. Hai chúng con đây chỉ có chung một ý muốn là làm cho cha sung sướng.
Côdét nước mắt đầm đìa nói:
- Cha nghe không? Mariuytx bảo rằng cha không chết đâu.
Giăng Vangiăng vẫn mỉm cười:
- Dù ông có đưa tôi về, ông Pôngmécxi, thì tôi cũng chẳng khỏi là tôi. Không, Chúa cũng nghĩ như ông và tôi và Chúa không thay đổi ý Chúa đâu. Tôi đi hẳn là phải. Chết cũng là ổn chuyện. Chúng ta cần gì, Chúa biết ơn chúng ta. Các người phải được sung sướng, ông Pôngmécxi phải có Côdét, tuổi thanh xuân với ánh bình minh kết hợp với nhau, hoa đinh hương tươi nở, họa mi ríu rít bên mình các con, đời các con phải êm đẹp như thảm cỏ xanh dưới ánh mặt trời, tâm hồn các con phải chan chứa những say sưa của cảnh tiên; còn cha, con người vô dụng, cha phải chết đi; những điều như thế là tốt rồi, là đúng chứ còn gì nữa. Các con xem, các con phải biết điều mới được, không thể làm gì được nữa đâu. Cha cảm thấy là xong hết rồi. Một giờ trước đây cha vừa ngất đi. Và đêm hôm qua cha đã uống hết cái bình nước này. Chồng con tốt lắm Côdét ạ, ở với chồng con tốt hơn ở với cha con nhiều.
Có tiếng động ở ngoài cửa. Người thầy thuốc bước vào. Giăng Vangiăng nói:
- Chào bác sĩ, và xin vĩnh biệt ông. Đây, những đứa con tội nghiệp của tôi đây.
Mariuytx đi lại gần thầy thuốc, chàng chỉ nói một tiếng: “Ông?…” nhưng nghe giọng chàng thì thấy cả một câu hỏi. Thầy thuốc đưa mắt một cách có ý nghĩa để trả lời.
Giăng Vangiăng nói:
- Ta có điều không vừa ý, không phải vì thế mà ta được oán trách Chúa.
Một lát im lặng, mọi người đều nghẹt thở.
Giăng Vangiăng quay lại phía Côdét, nhìn nàng như muốn mang hình ảnh nàng vào cõi vĩnh hằng. Bước sâu trên con đường đi về âm cảnh, nhìn Côdét ông vẫn còn thấy mê mẩn say sưa, ánh sáng êm dịu từ mặt nàng làm ngời rạng bộ mặt xanh xao của ông. Đáy mồ cũng có lúc rực sáng!
Thầy thuốc bắt mạch ông rồi nhìn Côdét với Mariuytx, nói khẽ:
- Ông bà mới chính là liều thuốc mà ông lão cần.
Rồi ghé vào tai Mariuytx, thầy thuốc nói rất nhỏ:
- Nhưng muộn quá rồi.
Giăng Vangiăng vẫn không thôi nhìn Côdét, ông cũng nhìn Mariuytx và thầy thuốc với cặp mắt rất thanh thản.
Người ta nghe thấy trong miệng ông lời này, gần như nói không thành tiếng:
- Chết cũng chả làm sao, không sống được mới thật đau đớn.
Bỗng nhiên ông đứng dậy. Sức khỏe hồi phục như thế thường là dấu hiệu sắp chết. Ông bước vững chắc về phía tường, gạt Mariuytx và thầy thuốc khi họ định dìu đỡ ông, ông nhấc ở tường ra chiếc thánh giá bằng đồng treo ở đó, trở về ngồi xuống ghế thoải mái như một người khỏe mạnh, rồi ông nói dõng dạc, tay đặt thánh giá lên bàn.
- Đây là hy sinh vĩ đại.
Rồi ngực ông sụp xuống, đầu ông lắc lư, như say, cái say chết, hai bàn tay ông để trên đầu gối, ngón tay bắt chụm trên vải ống quần.
Côdét đỡ hai vai ông, nức nở khóc. Nàng cố ý nói gì với ông nhưng không nói được, chỉ nghe thấy mấy tiếng quyện với thứ nước miệng, mũi ghê rợn chảy theo nước mắt, những tiếng na ná như thế này: Cha ơi! Cha đừng bỏ chúng con, lẽ nào chúng con gặp lại cha chỉ để rồi mất cha?
Hình như cơn hấp hối quanh co như con rắn lượn, nó đi, nó lại, nó tiến tới cạnh mồ, rồi lại quay về cuộc sống. Cái chết cũng mò mẫm.
Giăng Vangiăng sau khi ngất đi lỡ dở như thế thì tỉnh lại, lắc cái trán như để cho bóng tối rụng đi, và lại tỉnh táo như thường. Ông cầm lấy ống tay áo Côdét nhấc lên hôn.
- Tỉnh lại rồi! Bác sĩ ạ, tỉnh lại rồi! Mariuytx kêu.
- Hai con tốt lắm, tốt cả hai - Giăng Vangiăng nói. Tôi sẽ bảo cái điều làm tôi đau buồn là cái gì, ông Pôngmécxi ạ, cái điều làm tôi đau buồn là việc ông không muốn đụng đến món tiền tôi đưa. Tiền ấy thật là của vợ ông. Ta nói rõ cho các con biết, chính vì thế mà ta sung sướng được gặp lại các con. Huyền đen ở bên Anh, huyền trắng ở Na-uy, có ghi cả trong tờ giấy này, các con sẽ đọc. Về những chiếc vòng tay, ta đã có sáng kiến thay những khuôn tôn hàn bằng những khuôn tôn ghép đẹp hơn, tốt hơn và rẻ hơn. Cái gia tài Côdét hưởng thực là của nó. Ta nói rõ những chi tiết ấy để cho các con yên lòng.
Bà gác cổng lên và nhìn qua cửa hé mở. Thầy thuốc bảo bà đi ra, nhưng trước khi đi, bà gác cổng tốt bụng và tận tình ấy cũng còn cố hỏi thêm một câu:
- Có cần mời ông cố đạo không?
Giăng Vangiăng đáp:
- Tôi có cố đạo rồi!
Ông giơ ngón tay chỉ một điểm gì ở trên không, người ta có thể ngờ ông nhìn thấy một người nào đó.
Có thể là vị giám mục đang chứng kiến cảnh lâm chung này.
Côdét nhẹ nhàng luồn một chiếc gối dưới lưng ông.
Giăng Vangiăng lại nói:
- Ông Pôngmécxi ạ, ông đừng lo ngại gì, sáu trăm nghìn phơrăng ấy thật là của Côdét, nếu ông không hưởng số tiền ấy, thì cuộc đời tôi là vô ích hay sao? Chúng tôi đã sản xuất được rất tốt cái thứ hàng thủy tinh đó. Chúng tôi cạnh tranh với những thứ mà người ta gọi là đồ trang sức Bá Linh. Thế mà trước người ta nói thứ thủy tinh đen của Đức là vô địch. Một gốt một nghìn hai trăm hạt gọt giũa rất khéo, giá chỉ có ba phơrăng.
Khi một người thân sắp chết, người ta nhìn như muốn bám lấy, muốn giữ lại. Cả hai người Côdét và Mariuytx cầm tay nhau đứng trước mặt Giăng Vangiăng, lo âu, im lặng, tuyệt vọng, run sợ, không còn biết nói gì với người chết.
Từng phút, từng phút Giăng Vangiăng ngả đầu xuống dần, càng gần đến cái chân trời âm u, hơi thở đứt quãng, có những tiếng rên xen lẫn; ông nhấc cánh tay khó nhọc, chân thì đã liệt hẳn; khi tứ chi rời rã, khi thân người càng ngày càng nặng trĩu, tất cả tâm hồn cao quý dâng lên và tỏa ra trên trán. Ánh sáng của thế giới huyền bí đã hiện ra trong con người ông.
Mặt ông xạm đi, nhưng miệng lại nở cười; người đã hết sinh khí, và có cái vẻ gì khác. Hơi thở mỏng đi, nhưng ánh mắt lại bao la. Đây là một xác chết mà hình như lại mọc cánh. Ông ra hiệu cho Côdét lại gần rồi đến Mariuytx. Giây phút cuối cùng của cái giờ cuối cùng đã đến. Ông nói với hai người, tiếng nói yếu ớt như cõi xa vọng lại, và như đã có một bức tường thành ngăn cách hai người này với ông:
- Lại gần đây con, lại gần đây cả hai con. Ta yêu các con lắm. Chao ôi! Chết được như thế này cũng sướng. Con ơi! Côdét ơi! Con cũng yêu cha lắm, cha biết rằng con vẫn yêu mến cái ông già hiền lành của con. Con đáng yêu quá, con đã để cái gối dưới lưng cho cha. Con sẽ khóc cha chút ít, phải không? Đừng khóc nhiều. Cha không muốn các con phải đau buồn. Các con phải vui chơi đi, các con ạ. Cha quên bảo các con là những cái vòng không hàn ấy lãi nhiều hơn tất cả các thứ khác. Một gói, mười hai tá, vốn có mười phơrăng mà bán những sáu mươi. Buôn bán như thế thật là hời. Ông Pôngmécxi ạ, ông không nên lấy làm lạ về số tiền sáu mươi nghìn phơrăng kia. Tiền ấy là tiền lương thiện, các con cứ yên tâm mà hưởng cảnh giàu có. Phải có một cái xe, thỉnh thoảng lấy một lô ở rạp hát. Côdét ạ, phải may những bộ áo dạ hội thật đẹp và sửa những bữa tiệc ngon thết bạn bè, phải sung sướng đi. Lúc nãy tôi viết bức thư để lại cho Côdét. Côdét sẽ xem thư tôi. Tôi để lại cho Côdét hai cây đèn nến trên lò sưởi. Hai cây đèn ấy bằng bạc, nhưng đối với tôi thì là vàng, là kim cương, nhưng cây nến mỡ bò cắm vào đó sẽ trở thành những cây bạch lạp thờ thánh. Tôi không biết người đã cho tôi hai cây nến ấy ở trên trời có bằng lòng tôi không? Tôi đã làm hết sức tôi. Các con ơi! Các con chớ quên tôi là một kẻ nghèo khó, các con sẽ chôn tôi ở cái miếng đất tầm thường nào cũng được, để một phiến đá làm dấu mà thôi. Ý muốn cuối cùng của tôi đấy. Nếu Côdét thỉnh thoảng đến viếng tôi sẽ rất vui lòng, cả ông Pôngmécxi nữa. Tôi xin thú rằng trước đây không phải lúc nào tôi cũng ưa ông, tôi xin lỗi ông. Bây giờ ông với Côdét đối với tôi chỉ là một. Tôi chịu ơn ông lắm. Tôi biết là Côdét ở với ông sẽ sung sướng. Ông Pôngmécxi ơi! Ông có biết không, đôi má hồng hào của nó là hạnh phúc của tôi, khi nó hơi xanh xao thì lòng tôi buồn. Trong tủ ngăn có một tờ giấy năm trăm phơrăng tôi không đụng đến, tiền ấy để cho người nghèo. Côdét! Con có nhìn thấy cái áo dài xinh xinh của con không? Kìa! Ở trên giường, con có nhận ra không? Thế là đã mười năm, thì giờ nhanh quá nhỉ! Hai cha con ta hồi bấy giờ sung sướng nhỉ. Nhưng hết rồi, các con đừng khóc nữa, cha không đi xa lắm đâu. Ở đấy cha có thể trông thấy các con. Khi đêm đến thì các con chỉ việc nhìn, các con sẽ thấy cha mỉm cười. Côdét con có nhớ Môngphécmây không? Con lúc ấy ở trong rừng. Con sợ hãi quá. Con có nhớ lúc cha cầm cái quai thùng nước không? Lần ấy là lần đầu tiên cha đụng đến bàn tay bé bỏng tội nghiệp của con. Sao mà nó lạnh thế! Ờ! Tiểu thư ạ, tay tiểu thư lúc ấy đỏ bầm cơ, bây giờ thì tay tiểu thư trắng lắm. Còn con búp bê to ấy, con có nhớ không? Con gọi nó là Catơrin. Con cứ tiếc mãi sao không dắt nó vào tu viện. Con ạ. Bao nhiêu lần con làm cha phải phì cười, hỡi nàng tiên dịu hiền của cha! Khi trời mưa, con thả những cọng rơm xuống nước làm thuyền, và con nhìn nó trôi đi. Một hôm cha cho con một cái vợt mây, và một quả cầu có những lông vàng, lông lơ, lông xanh. Con đã quên rồi, con ạ. Lúc bé con cũng tinh nghịch lắm kia! Con nô đùa, con cài những quả anh đào vào tai. Đều là những chuyện cũ cả. Những cánh rừng cha đã vượt qua với con, những hàng cây khi dạo chơi, những nhà tu kín khi ẩn nấp, những trò chơi, những chuỗi cười tươi trẻ, đều chỉ còn là bóng dáng. Tôi vẫn cứ tưởng tượng những cái đó là của tôi. Đấy mới thật là tôi ngu. Bọn Tênácđiê ấy quả là độc ác. Hãy tha thứ cho họ. Côdét, mẹ con là Phăngtin, con hãy nhớ lấy cái tên ấy: Phăngtin. Con hãy quỳ xuống mỗi khi nói đến cái tên ấy. Mẹ con đã đau khổ nhiều. Mẹ con đã yêu quý con hết sức. Con bây giờ sung sướng biết chừng nào, thì ngày xưa mẹ con đau khổ chừng ấy. Đó là luật bù trừ của Chúa. Chúa ở trên cao, Chúa nhìn thấy tất cả chúng ta, Chúa biết việc Chúa làm giữa những vì sao to lớn mênh mông của Chúa. Cha sắp đi đây các con ạ, các con hãy yêu nhau mãi mãi. Trong đời chỉ có một điều ấy thôi: là yêu nhau. Đôi khi các con nên nhớ lại ông già chết ở đây.
- Côdét con ơi, không phải là lỗi của cha đâu đấy, nếu bấy lâu nay cha không gặp con. Ruột cha cũng đứt từng khúc, cha đi đến tận góc phố, những người hàng phố trông thấy cha đi qua hẳn phải lấy làm kì khôi; cha tưởng như điên, có một lần cha đi ra đầu không mũ. Các con ơi! Này, cha không kể nữa. Cha còn nhiều điều muốn nói nhưng mà thôi cũng được. Thỉnh thoảng hãy nhớ đến cha. Các con là những người đầy hồng phúc. Cha không biết cha làm sao, nhưng cha nhìn thấy ánh sáng. Các con lại gần cha nữa đi. Cha chết sung sướng. Những chiếc đầu yêu quý của các con đâu, đưa đây cho bàn tay cha đặt lên.
Côdét và Mariuytx quỳ phục xuống, mê mẩn, nghẹn ngào nước mắt, mỗi người gục xuống một bàn tay của Giăng Vangiăng. Những bàn tay cao cả ấy đã im lìm.
Người ông ngả ra phía sau, hai cây nến chiếu sáng trên người, gương mặt trắng ngửa lên trời. Ông để Côdét và Mariuytx hôn, hôn mãi hai bàn tay ông. Ông đã chết.
Đêm không sao, trời tối như mực. Chắc chắn trong bóng tối, có một thiên thần mênh mông đang giương hai cánh chờ đón linh hồn.
VI
CỎ CHE, MƯA XÓA
Trong nghĩa địa Pơrơ Lasedơ, gần chỗ khu làm phúc, rất xa cái khu vực lịch sự trong thành phố mồ mả ấy, xa những ngôi mộ đủ vẻ mang các kiểu chết dơ dáng của người đời đến tận chỗ thiên thu vô tuyệt, ở một góc vắng vẻ, dọc bức tường cũ, dưới góc một cây thủy tùng lớn bám đầy những dây bìm bìm vượt từ đám rêu, từ những bụi cỏ gà lên, có một phiến đá.
Phiến đá ấy cũng như mọi phiến đá khác, chẳng thoát khỏi những lở lói vì thời gian, vì meo mốc, vì rêu và phân chim gặm nhấm. Nước mưa nhuộm xanh, nắng gió làm nhám đen mặt đá. Nó ở xa tất cả các đường đi lối lại, và người ta cũng không hay đi về góc này vì cỏ mọc cao, đi vài bước là ướt chân ngay. Khi có chút ánh nắng, lũ thằn lằn bò lên đó phơi nắng. Chung quanh, lúa đại mạch dại rùng mình dưới gió. Mùa xuân đến, chim bông lau hót véo von trên cành.
Phiến đá trần trụi. Người ta xẻ đá vừa đủ cho mộ, dài mà hẹp, che vừa vặn tầm vóc một con người.
Phiến đá không khắc tên ai.
Tuy nhiên, cách đây cũng đã lâu, bàn tay ai đã dùng bút chì viết lên mấy câu sau đây, mà mưa bụi đã dần dần làm cho mờ, không đọc được, đến nay chắc đã mất hẳn:
Người nơi đây yên nghỉ
Thân thế lắm đắng cay
Vẫn cam sống bấy chầy…
Thiên thần một sớm bay,
Người chết, đơn giản lắm
Như đêm nối tiếp ngày.
Ebook được làm dựa theo bản in của cuốn sách sau:
NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
18 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - BA ĐÌNH – HÀ NỘI
Điện thoại: 04.7161518 – 04.7161190
Fax: 04.8294781
Email: nxbvanhoc@hn.vnn.vn
Chịu trách nhiệm xuất bản: NGUYỄN CỪ
Biên tập: BAN VĂN HỌC
Sửa bản in: Saigonbook
Vẽ bìa: TRẦN VĂN NHÂN
In 500 cuốn, khổ 14,5x20,5 cm. In tại Cty CP In Hoa Mai. Giấy TNKHXB số 59–2009/CXB/81–146/VH.
[1] Aragông: Bạn đã đọc Victor Hugo chưa?
[2] Aragông: sđd
[3] Saint Simon (1760 – 1825) là một nhà nghiên cứu khoa học, người Pháp, có lòng yêu tha thiết loài người, căm ghét bọn quý tộc địa chủ và bọn tư sản đầu cơ. Ông chủ trương cải tạo xã hội tư sản và xây dựng xã hội không có người bóc lột người, nhưng Saint Simon chưa thấy rõ những mâu thuẫn của giai cấp trong xã hội tư bản nên chủ trương của ông đi đến thất bại hoàn toàn. Charles Fourier (1772 – 1837) là một nhà kinh tế học người Pháp, lên án kinh doanh vô tổ chức trong kinh tế tư bản. Ông bênh vực thợ thuyền là “người làm ra tất cả mà chịu sống đời sống khổ cực”. Ông chủ trương một nền kinh tế có kế hoạch, nhưng thủ tiêu đấu tranh giai cấp, nên cũng chỉ đi đến thất bại.
[4] Những chú thích trong bản dịch này đều là của người dịch, trừ một vài chú thích có ghi “của nguyên bản”.
[5] 1793: Năm cách mạng Pháp trấn áp kẻ thù dữ dội nhất và xử tử cả vua Louis XVI. Cũng có những vụ trừng trị sai lầm nhất định.
[6] Nguyên văn: Palares: khẩu ngữ Pháp cổ, nghĩa từ nguyên là tặng vật linh tinh trao cho một vua hoặc tù trưởng Châu Phi, nghĩa rộng là chuyện dông dài vô bổ. Hình như danh từ này đã nhập tích vào miền Nam Việt Nam và trở thành: ba láp
[7] Biêngvơnuy (Bienvenu) là tên đệm của ông Mirien nhưng cũng có nghĩa là “người được mong đợi”
[8] Viện ngũ bách: viện dân biểu gồm 500 người thời Cách mạng tư sản dân quyền Pháp, bị Napoléon giải tán năm 1799; Cuộc đảo chính 18 Brumaire của Napoléon 1799 thiết lập thể chế Tổng đài – Consulat mà y là Tổng đài đệ nhất, chuẩn bị cho nền Đế chế I.
[9] Khi ấy triều đình đang có xích mích với tòa thánh La–mã
[10] Voltaire: một nhà văn và nhà triết học nổi tiếng thế kỷ XVIII ở nước Pháp, có tư tưởng tự do.
[11] Nguyên văn Latinh: "Nisi Dominus custodierit domum, in vanum vigilant quy custodiunt eam".
[12] Panthéon: điện thờ danh nhân, xây dựng ở Pari vào thế kỷ XVIII.
[13] Sardanapale: nhân vật truyền thuyết của thành quốc Babylone, nổi tiếng hư hỏng và hèn nhát; Saint Vincent de Paul: Thánh tử vì đạo trong thế kỷ I ở La Mã, nổi tiếng là người đạo đức, đã viết nhiều chương trong Tân ước.
[14] Nguyên văn: Conventionnel, nghĩa là một dân biểu trong viện Quốc ước. Viện này đã thiết lập chế độ cộng hòa, phế và xử tử Lui thứ XVI, thi hành chuyên chính để bảo vệ cách mạng, bảo vệ nước Pháp.
[15] Nguyên văn Latinh: ex abrupto
[16] 1814: Năm phục hưng quân quyền ở Pháp sau thời kỳ Cách mạng và thời kỳ đế chế
[17] 1793: Năm viện Quốc ước thi hành chuyên chính cao độ để bảo vệ chế độ cộng hòa mới xây dựng và lãnh thổ nước Pháp bị uy hiếp. Bọn phản đối lấy cớ là có nhiều máu đổ để công kích cách mạng và tranh thủ bọn không lập trường.
[18] Lui XVII là con Lui XVI, cháu nội Lui XV là một ông vua bị dân chúng ghét nhất. Lui XVII bị giam trong ngục và chết năm 1793, lúc lên 10 tuổi.
[19] Cartouche: một tên tướng cướp lừng danh
[20] Nguyên văn Latinh: Sinite parvulos
[21] Barabas: một tên sát nhân, cũng bị giam với Giêsu; Herode: vua Giuyđê, đã kết án Giêsu
[22] Nguyên văn Latinh: Vermis sum
[23] Marat: một trong những lãnh tụ trứ danh của cách mạng Pháp. Chí công vô tư, không nhân nhượng đối với kẻ thù của cách mạng. Marat rất được dân chúng tin yêu
[24] Bossuet: giám mục ở triều đình Lui XIV, xuất thân đại quí tộc, đã có nhiều bài giảng và điếu văn văn hoa và đầy hình ảnh, làm cho văn học sư Pháp kể ông vào hàng nhà văn
[25] Nguyên văn Latinh: To Deum
[26] Trong câu này và mấy câu sau, tên đầu chỉ một nhân vật thời cách mạng, tên sau chỉ một nhân vật thời quân chủ, đều có tên trong lịch sử.
[27] Theo thần thoại Hy lạp, thì Tăngtan vì xúc phạm thần linh, bị thần linh phạt mãi mãi đứng bên một dòng sông, dưới cái cây đầy quả. Đói khát quá, đưa tay hái quả thì cành cây nhích lên cao, cúi xuống uống nước thì dòng sông cạn.
[28] Mũ chụp đỏ là mũ của những người làm cách mạng 1789 đội. Mũ đỏ có vành là mũ của các giáo chủ, chức vị ở trên chức giám mục.
[29] Napôlêông sau khi bị ngoại xâm và nội phản bức bách phải thoái vị năm 1814 thì ra ở đảo Enbơ. Năm 1815 ông lại trở về, đuổi vua Lui XVIII và làm vua lại được 100 ngày. Bại trận ở Oateclô, ông mới mất hẳn ngôi.
[30] Năm 1812, dấu hiệu suy sụp của Napôlêông bắt đầu hiện rõ với cuộc đại bại ở Nga.
[31] Ba cái hoa huệ khắc trên mặt huân chương, biểu trưng của vương triều Buốcbông.
[32] Liên hệ bài thơ ngụ ngôn nổi tiếng của La Fonten.
[33] Nguyên văn Latinh: Credo in Patrem
[34] Nguyên văn Latinh: Quia multum amavit
[35] Bertrand: tướng phụ tá của Napôlêông, rất trung thành, đã theo Napôlêông trong bước suy vong cho đến lúc cuối cùng và đã mang di cốt của vua mình về nước Pháp.
[36] Voila Joan có nghĩa là: “Giăng đấy” hay “Đấy là Giăng”
[37] Tiếng Pháp: Chateaubriand– tên văn hào thế kỷ XIX đọc như chateaubriant – thăn bò nướng.
[38] Nguyên văn Latinh: Redivivus
[39] Parmentier là nhà nông học, thế kỷ XVII đã mang giống khoai tây từ Mỹ vào nước Pháp và dạy trồng trọt, cải tạo giống. Neufchâteau muốn gọi khoai tây là Parmentier, nhân dân vẫn gọi là pomme de terre có nghĩa là táo đất.
[40] Talma: diễn viên kịch nổi tiếng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX ở Pháp
[41] Đalia nghĩa là hoa thược dược.
[42] Một chế độ chính trị ở Pháp thời cộng hòa đệ nhất, sau cách mạng 1789. Trong chế độ này, quyền chấp chính trung ương ở trong tay năm vị đốc chính.
[43] Ironie tiếng Pháp có nghĩa là tính mỉa mai, nói mát
[44] Nguyên văn tiếng Ý: Faccia gialluta, fa o miracolo
[45] Nguyên văn tiếng Anh: keepsakes
[46] Byron: thi hào Anh, thơ sôi nổi, đau thương. Bairơn tình nguyện sang giúp sau cuộc khởi nghĩa của dân tộc Hy Lạp chống bọn thống trị Thổ và hy sinh 1788–1824.
[47] Nguyên văn canezou, đọc xuyên tạc những chữ quinze aout
[48] Nguyên văn: école buissonière, thành ngữ, có nghĩa là trường trong bụi
[49] Trong nguyên tác bài hát này lời bằng tiếng Tây Ban Nha
[50] Bố xứ Găng tức là Lui XVIII. Trong thời kỳ bách nhật, Lui XVIII trốn ở Grand, một thành phố thuộc nước Bỉ.
[51] Spleen tiếng Anh, có nghĩa là bệnh buồn chán vô cớ
[52] Nguyên văn còn có câu La Tinh: Est modus la rebus chơi chữ theo lối rebus cũng phải có hạn
[53] Bacchus: Thần rượu, theo thần thoại Hy Lạp
[54] Nguyên văn: Nume te, Bacche canam!
[55] Nguyên văn: Gand và gant, đồng âm
[56] Nguyên văn: Liège (thành phố) và liêge điên điên, đồng âm
[57] Nói lái “mống chuồn” là “muốn chồng”
[58] Nguyên văn Latinh: Casus bell
[59] Nguyên văn: Digesle, bộ sách luật tập hợp theo lệnh hoàng đế Giuytxtiniêng
[60] Nguyên văn: glaces vừa có nghĩa là gương vừa có nghĩa là kem
[61] Fouché: nguyên là linh mục theo cách mạng Pháp, rồi đế chế, được cử làm Bộ trưởng an ninh và phong công tước. Khi thấy Napôlêông suy, hắn giao thiệp với giặc ngoài, nổi tiếng vì xảo quyệt, tàn bạo, tham lam, cơ hội và phản phúc.
[62] Để trở: để tang
[63] Cựa sắt tra vào gót giày những người cưỡi ngựa, để thúc ngựa
[64] Ở chế độ tư bản ngày xưa phải đóng thuế sản nghiệp đến một mức nào đó hoặc có một chức vị cao trong xã hội mới được đi bầu. Thời điểm tác giả viết tác phẩm này, số cử tri rất là hạn chế.
[65] Người lính Nga dưới chế độ sa hoàng thường bị bắt đứng nghiêm mà nhận đòn.
[66] Người La Mã cương nghị, tôn trọng nhiệm vụ; người Spác anh dũng và khắc khổ
[67] Danh từ chuyên môn về tư pháp
[68] Ngoặc đơn này là tự tay Giăng Vangiăng ghi – chú thích ở nguyên bản
[69] Trong vở kịch Phèdre của Racine thế kỷ XVII, nhân vật Théraméne, thầy của Hipplyte đã thuật lại cái chết của chàng một cách văn hoa và dài dòng.
[70] Năm 1598, tại thành Năngtơ, vua Pháp Hăngri IV ban hành sắc dụ cho phép dân theo đạo cải cách. Gần 100 năm sau, Lui XIV thu hồi sắc dụ ấy.
[71] Oantơ Xcốt, Lammáctin, Vôlaben, Sarát, Kinê, Chie - chú thích ở nguyên bản.
[72] Trong trận chiến thắng Auxtéclít 1805, mặt trời lên rực rỡ.
[73] Nguyên văn Latinh: Ridet Cocsar, Pompeius flebit
[74] Phù hiệu quân đội và hải quân Hoàng gia Pháp
[75] Bia đề: Đây là nơi yên nghỉ của ông Bécna đơ Bơri, nhà buôn ở Bơruxen bị xe cán chết, ngày (không rõ) tháng 2 năm 1637- chú thích ở nguyên tác.
[76] Muarat và Nev là hai trong số những tướng ưu việt nhất của Napôlêông. Cả hai đều nổi tiếng trong việc chỉ huy kỵ binh. Muarat là em rể Napôlêông, được ông cho làm vua ở Naple, lúc này đang bị nghĩa quân Ý đánh.
[77] Splendid!: chú thích ở nguyên bản
[78] Tên hiệu danh dự người ta dùng để gọi quận công Oenlintơn. Tiếng Anh: Iron duke, tiếng Pháp: Duc-de-fer.
[79] Thống chế Ney bị tòa án tối cao của Lui XVIII xử bắn mấy tháng sau.
[80] Những chiến thắng lẫy lừng trước của Napôlêông, trong đó đội Cận vệ lập công lớn.
[81] Nguyên văn Latinh: Quot libras in duce?
[82] “Một trận đánh đã kết thúc, một ngày đã qua, một số chủ trương sai lầm đã sửa đổi, nhiều thắng lợi to lớn hơn đã chắc chắn giành được cho tương lai. Vậy mà tất cả đều hỏng hết chỉ vì một phút hoảng loạn.” Napôlêông đọc cho người chép ở Xanh Hêlen - chú thích ở nguyên tác.
[83] Tên những tướng Áo bị Bônapác đánh bại trong chiến dịch Ý nổi tiếng – 1796.
[84] Napôlêông là người đảo Coócxơ; tổ tiên của Lui XVIII là người Bêacne.
[85] Những trận chiến thắng lớn thời quân chủ, trước chiến công Auxtéclít của Bônapác nhiều.
[86] Nguyên văn Latinh non pluribus impar.
[87] Đồi Ben La Liăng, tên Pháp có nghĩa là “Liên minh hẩu”.
[88] Turene: danh tướng triều Lui XIV.
[89] Hoche, Marceau hai danh tướng thời Cách mạng Pháp, nổi tiếng về tài chỉ huy, ý chí cách mạng, tính liêm chính và lòng công minh; đều xuất thân bình dân và bắt đầu cuộc đời lính với cách mạng 1789.
[90] Mệnh danh của nhà văn và nhà triết học tiến bộ Pháp Vônte thế kỷ XVIII, Phécnê một thị trấn ở sát Thụy Sĩ, nơi Vônte cư trú 20 năm lúc về già.
[91] Alexandre, vua xứ Maxêđoan, sống vào thế kỷ thứ III trước công nguyên. Là nhà quân sự thiên tài, ông đã chinh phục một đế quốc rộng lớn bao gồm Hy Lạp, Tây Á, Ba Tư, một phần Ấn Độ. Các tướng lĩnh của ông đánh nhau dữ dội để giành đất đai ngay sau khi ông chết.
[92] Nguyên văn: Fodit, et in fossa thesaures condit opaca, As, nummos, lapides, cadaver, simulacra, nibilque.
[93] Rostopkine: tổng đốc thành Mạc Tư Khoa, đã đốt cháy thành phố để cho đội quân xâm lược của Napôlêông bị đói, rét – 1812.
[94] Nguyên văn: el rey neto.
[95] Mancenillier, một loại cây có quả độc và nhựa độc đến nỗi người ta tin rằng ngủ dưới bóng nó cũng đủ chết.
[96] Nguyên văn: Un Filousophe”, filou: tên trộm cắp, sophe: người có lý thuyết, có khoa học - một danh từ tác giả mới tạo, phỏng âm danh từ philosophe, nhà triết học - để nói đây là một tay trộm cắp có lý luận.
[97] Nguyên văn: du quibus.
[98] Hội nghị Viên, 1814-1815, sau cuộc bại trận của Napôlêông; Hội nghị này bắt nước Pháp phải bồi thường cho các nước liên minh.
[99] Vua Lui XVIII béo, xấu, không được lòng dân.
[100] Corbeau: con quạ; Renard: con cáo.
[101] La Fontaine: nhà ngụ ngôn nổi tiếng nước Pháp, thế kỷ 17. Mấy câu thơ dưới nhại đoạn đầu bài ngụ ngôn “Cáo và quạ” của ông.
[102] Renard: con cáo, tiêu biểu cho xảo quyệt. Prenard vốn không có chữ, nhưng nếu có thì có nghĩa là tên trộm cắp đục khoét.
[103] La Salpêtơrie: là một bệnh viện cứu tế của nhà thờ đón những phụ nữ già bệnh tật và cả những phụ nữ mắc bệnh thần kinh.
[104] Pot (pô) tiếng Pháp chỉ các thứ bình, lọ, vại bằng đất nung hay bằng sắt. Postes (pốt) tiếng Pháp nghĩa là trạm bưu điện.
[105] Từ đây đến hết đoạn tác giả có chua thành ngữ Latinh bên cạnh tiếng Pháp.
[106] Chữ grâce tiếng Pháp có hai nghĩa: ơn phúc và xinh đẹp, duyên dáng. Tác giả dùng nghĩa thứ hai ở đây.
[107] Homere: nhà thơ cổ đại Hy Lạp, tác giả những chiến hùng ca Iliat và Ođixê nổi tiếng; Perrault: nhà thơ Pháp thế kỷ 17, tác giả những chuyện thần tiên nổi tiếng viết cho trẻ con như chuyện Em bé tí hon.
[108] Agatheclas: đồng âm với Agatthe aux cléc: Agatơ chữa khóa.
[109] Châm ngôn Latinh có nghĩa là: Không ai có quyền công bố cho nước ngoài biết hiến pháp, luật lệ của ta.
[110] Trong thời kỳ cách mạng 1789, giới quý tộc chống nước Pháp sang sống lưu vong ở các nước phong kiến khác ở châu Âu.
[111] Arlequin: tên một vai hề trên sân khấu nước Ý ngày xưa, vẫn mặc một cái áo may bằng các mụn vải nhiều màu chắp lại.
[112] Anne Lefebvre Dacier, một phụ nữ thông thái giỏi tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, đã dịch các tác phẩm Iliade và Odysséc, 1656-1720.
[113] Những tu sĩ bênêđichtanh (nam) có truyền thống uyên thâm, bác học.
[114] Nguyên văn Latinh: Post corda lapides.
[115] Eglantiers: tầm xuân.
[116] Dụng cụ thể thao hình đầu một người Thổ Nhĩ Kỳ, có lò xo, để đo sức đập của cánh tay.
[117] Hic jaceo, vixi annos viginti et tres.
[118] Vườn cấm, vườn kín.
[119] Nguyên văn Latinh: nơi yên nghỉ.
[120] Cách mạng 1789, 1830 và 1848.
[121] Eden: vườn hạnh phúc, trong Kinh thánh, nơi Chúa Trời đã cho giáng sinh người đàn ông đầu tiên Ađam và người đàn bà đầu tiên Evơ; Lycde: nơi nhà triết học Hy lạp Aristote đến giảng dạy cho môn đồ ở thành Athènes.
[122] Dòng Torapơ: dòng tu hết sức khổ hạnh, thế kỷ 12; Horace: nhà thơ La Mã thế kỷ 1 trước công nguyên làm những bài thơ tươi vui ca ngợi hạnh phúc sống.
[123] Xin siêu độ, tiếng Latinh, đọc ở cuối kinh cầu hồn.
[124] Nhân sư theo truyền thuyết Ai Cập là một con quái vật thường ra những câu đố khó giải cho khách qua đường.
[125] Tiếng Latinh: cây thánh giá đứng yên trong lúc trái đất xoay vần.
[126] Auboncoing: quả mộc qua ngon.
[127] Bé bỏng.
[128] Plaute: nhà hát kịch La Mã, thế kỷ thứ ba trước công nguyên.
[129] Loque: mảnh
[130] Chú nhóc con này chơi chữ Prendre la taille: nghĩa bóng là ôm lấy người ta; prendre nghĩa đen là cầm, nhón lấy cái gì.
[131] Nguyên văn Latinh: homuncio
[132] Mars thường gọi là cô Mars, nữ nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng của nước Pháp, đầu thế kỷ 19, đóng rất tài tình những nhân vật của Moliète và Marivaux, 1779-1847.
[133] Olympe: tên một ngọn núi ở Hy Lạp. Theo thần thoại Hy Lạp, núi này là nơi ở của các vị thần.
[134] Rabelais: nhà văn nổi tiếng thế kỷ 16 nước Pháp, hiện thực và trào phúng.
[135] Adamastor: thần khổng lồ làm bão tố.
[136] Ionie: một miền cận đông cổ, có dân Hy Lạp ở, nổi tiếng là thông minh; Beotie: một miền Hy Lạp cổ, dân mang tiếng là ngu dốt.
[137] Tiếng Latinh nghĩa là bánh xe luân chuyển.
[138] Urbis amator: Người ham mê thành thị; rururus amator: Người ham mê nông thôn.
[139] Tất cả đều là vùng ngoại ô của Pari.
[140] Nguyên văn galères - thường thường họ bắt người tù khổ sai chèo. Do nguồn gốc lịch sử ấy mà chữ galères trong tiếng Pháp không những chỉ những chiếc hải thuyền lớn có người chèo mà còn chỉ tội hình khổ sai chung thân nữa; Galérien: người tội phạm bị bắt chèo thuyền.
[141] Lịch sử Pháp còn gọi vua Lui XIV là Lui Đại đế và thế kỷ 17 là thế kỷ lớn.
[142] “Calude Gueux” nhan đề là một cuốn tiểu thuyết của Victo Huygô xuất bản năm 1834.
[143] Romantique: Danh từ lãng mạn đi vào ngôn ngữ thông thường của tiếng Pháp.
[144] Những người phản đối vua Lui Philip vẽ những hình biếm họa, biến mặt vua thành một quả lê.
[145] Tantale: nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị thần Giuypite bắt chịu tội hình đứng trong nước mà chịu khát, dưới những cây chín cành mà chịu đói.
[146] Tất cả các từ ấy; phản bội, ác, to kếch, lố bịch trong miệng của chú có những ý nghĩa đặc biệt.
[147] Gaule: tên của nước Pháp thời cổ đại.
[148] Poquelin: tên thực của Môlie.
[149] Bara: thiếu niên anh hùng trong cách mạng Pháp 1789. Một mình bị vây, bị buộc phải hô: “Nhà vua muôn năm” nếu muốn được tha, em đã hô “Cộng hòa muôn năm” và bị giết chết.
[150] Tibre: sông chảy qua thành La Mã; Léthé: trong thần thoại Hy Lạp, con sông âm phủ Léthé có nghĩa là “Quên”. Những người chết uống nước sông này, quên hết chuyện cũ trên trần.
[151] Nguyên văn Latinh: Contra Gracchos Tiberim habemus. Bibere Tiberim, id est seditionem oblivisci.
[152] Một pháp trường ở Pari.
[153] Lời thề của đẳng cấp bình dân ngày 20/6/1789 họp ở phòng Giơđơ Pômơ quyết định không giải tán trước khi lập cho được một hiến pháp cho nước Pháp, cách mạng 1789.
[154] Nguyên văn Latinh: Fiat Lux.
[155] Tiếng Latinh: Fex urbis.
[156] Tiếng Latinh: Mob.
[157] Tên một nhóm bảo hoàng, ăn mặc đồng phục rất lố lăng.
[158] Năm 1793 là năm Cách mạng Pháp đấu tranh dữ dội nhất chống thù trong giặc ngoài.
[159] Người miền núi Pirênê, phía nam nước Pháp, có tiếng là can đảm, lanh lợi.
[160] Nữ hầu tước Pôngpađua, nhân tình của Lui XV, xài phí công quỹ bị nhân dân khinh ghét.
[161] Tức nữ bá tước Đuy Bary, bị nhân dân khinh ghét, chết trên đoạn đầu đài năm 1793.
[162] Treo bút: suspendu, nói về báo chí, treo, tức treo cổ - pendu nói về tội xử người phạm tội nặng.
[163] Nguyên văn: son excellence (không viết hoa) le Mal vừa có nghĩa “tuyệt vời xấu”, “tuyệt vời ác” vừa có nghĩa là cụ lớn xấu (hay ác). Son Excellence viết tắt là S.E. dùng để xưng hô các quan thượng thư, các đại thần cũng như nói tướng công hay cụ lớn. Chúng tôi đành dịch tạm cùng hai nghĩa như vậy.
[164] Nguyên văn Latinh: Requiescant.
[165] Nghị viện hồi ấy, 1815-1816, được mệnh danh là “Viện không kiếm” vì nó bảo hoàng cực đoan.
[166] Có Chúa, tiếng Latinh: Postulatore di santi.
[167] Tiếng xưng hô đối với vua để tỏ ý sùng kính dùng ở ngôi thứ hai.
[168] Thành phố ở nước Đức, nơi năm 1792, bọn quý tộc xuất cảnh tập hợp thành lập đạo quân chống nước Pháp cách mạng.
[169] Danh từ dùng trong các bản án thời Cách mạng Pháp để gọi các tên quý tộc và thầy tu phản động trước khi nêu tên và chức vị cũ của chúng.
[170] Giêrôngtơ: nhân vật điển hình ông già bướng bỉnh, ngớ ngẩn trong hài kịch Pháp. Môlie đã chế giễu nhân vật ấy trong hài kịch của ông; Vecte: nhân vật lãng mạn, chán đời trong tác phẩm của Gơtrơ.
[171] Chữ duègne có nghĩa là một mụ già, gia nhân trong một nhà quý tộc, có nhiệm vụ theo hầu giữ gìn một thiếu nữ, thiếu phụ quý tộc.
[172] Bọn bảo hoàng quen đọc tên tục của Napôlêông như vậy có dụng ý mỉa mai khinh rẻ. Đây là cách phát âm theo tiếng Ý.
[173] 1789-1792, những năm sôi nổi nhất của Cách mạng Pháp.
[174] Tughenbun: Tổ chức bí mật của sinh viên Đức chống lại quân Pháp xâm lược Đức đầu thế kỷ XIX; cácbônari: tổ chức bí mật rộng lớn của nhân dân Ý đầu thế kỷ XIX đấu tranh cho tự do và thống nhất của dân tộc Ý.
[175] Abaisse đọc gần như A.B.C: cái gì bị hạ xuống, người bị chà đạp, vùi dập.
[176] Người man rợ và dòng dõi “man rợ”, giáo hoàng Uybain VIII thuộc dòng họ Barbarini.
[177] Phêrô nghĩa là đá và trên nền đá này ta xây dựng giáo hội. Trong những câu Latinh và Tây Ban Nha trên đây có những cách chơi chữ mà chúng tôi không dịch.
[178] Homo: người bình thường; Vir: người cương nghị.
[179] Nhà thơ trữ tình lớn của nước Pháp cuối thế kỷ XVIII. Bị cách mạng xử tội tử hình vì chống lại Cách mạng.
[180] Tiếng Latinh trong nguyên bản: nevarietur.
[181] L’aigle: chim phượng hoàng, cũng có người gọi ó hay ưng. Chim phượng hoàng là quốc huy thời Đế chế. Nhà thơ và triều thần cũng thường gọi Napôlêông là chim phượng hoàng. Ở dưới có tên Lesgle đọc cũng như L’aigle.
[182] Viết liền hai từ Les gueules: những cái mõm.
[183] Maueaux, đọc là Mô. Nhà văn, nhà hùng biện Bốtxuyê được mệnh danh là chim phượng thành Mô vì ông là giám mục địa phận Maueaux.
[184] Nguyên văn: Fille de cinq louis, nghĩa như đã dịch những có sự chơi chữ không dịch được. Cinq Louis đồng âm với Saint Louis, thánh Louis, mỹ hiệu của một vua hiền nước Pháp ngày xưa. Câu của Bốtxuyê hàm nghĩa khoác lác là bắt một công chúa - con gái vua Saint Louis cởi giầy cho mình; đồng vàng gọi là louis vì có khắc hình vua.
[185] L: đồng âm với aile: cánh.
[186] R: ta gọi là R hoa, Pháp gọi là grand R (R lên), cũng đọc như Grastalre.
[187] Tên những nhân vật của một số anh hùng trong thần thoại hoặc truyện cổ Hy-La.
[188] Đôi bạn thân nổi tiếng trong lịch sử cổ đại Hy Lạp.
[189] Chơi chữ, hiểu theo nghĩa mỉa mai thì: Nếu anh là Pôngmécxi thì anh không phải loài chim phượng.
[190] Nguyên bản có chua chữ Latinh.
[191] Nguyên bản tiếng Latinh: Onitium sapientloe.
[192] Một bộ sách trong thánh kinh của đạo Giatô.
[193] Rapin: học trò hội họa; Rapine: việc trộm cướp.
[194] Iô: nữ thần bị Giuypite biến thành bò cái. Thác Pissevanche dịch ra là thác Bò đái.
[195] Bônapác đảo chính để cầm quyền ngày 18 tháng sáu mù năm 1799 và sau này bị Lui XVIII thay thế năm 1815.
[196] Nguyên văn: Res angusta.
[197] Theo nghĩa của tác giả muốn giữ cái hậu tố iste; phái yêu sách vở.
[198] Nhà viết sử nổi tiếng của Cổ Hy Lạp, thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.
[199] Trận chiến thắng lớn nhất của Napôlêông, thắng liên quân Nga - Áo năm 1805.
[200] Chữ dragon trong quân đội Pháp chỉ binh chủng khinh kỵ binh, lại có nghĩa thường là con rồng.
[201] Tên một tờ báo cực tả hồi cách mạng Pháp 1789. Trong cách mạng 1848 và 1871- công xã Pari cũng có những tờ báo lấy tên này.
[202] Kịch lãng mạn của tác giả, xem phần tiểu sử, chung quanh kịch này có những cuộc tranh luận kịch liệt.
[203] Những tượng thần nổi tiếng ở viện bảo tàng Lơ Luvrơ.
[204] Báo bảo hoàng nhưng theo Gilơnoócmăng thì chưa bảo hoàng đúng mức.
[205] Giáo sĩ của một giáo phái đạo Tin lành thịnh hành ở Mỹ, Anh.
[206] Cô Đen; ông Trắng
[207] Nguyên văn Latinh: Lux jacta est.
[208] Tiểu thuyết phong tục nổi tiếng của nhà văn Pháp Lesage thế kỷ XVII, XVIII.
[209] Nhân vật ghen tuông trong vở kịch “Anh phó cạo thành Xêvin” nổi tiếng của BôMácse thế kỷ XVIII.
[210] Giăng Giắc: nhà văn cách mạng lớn của nước Pháp thế kỷ 18; Điôgienơ: nhà triết học cổ Hy Lạp, nổi tiếng với giai thoại giữa ban ngày xách đèn đi tìm con người; Canvanh: thủ lĩnh đạo Giatô cải cách ở Pháp thế kỷ XVI; Xôxanh: thủ lĩnh đạo Giatô cải cách ở Ý thế kỷ XVI.
[211] Những nhà xã hội học không tưởng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
[212] Nhà cách mạng Pháp, rất hăng hái kết tội nhà vua, 1743-1793.
[213] Lớp người hạ đẳng.
[214] Một tên bạo chúa khát máu ở Ý, thế kỷ 13, sau bị bắt và bị giam với các con hắn trong một cái tháp để cho chết đói. Nhà thơ Ý Đăngtơ đã dựng lên một cảnh kinh khủng trong Hài kịch thần thánh, Uygôlanh gặm cái sọ của kẻ thù hắn trong Tháp đói.
[215] Tên những kẻ cướp giết người ghê gớm đã bị trừng phạt.
[216] Tên những kẻ cướp giết người ghê gớm đã bị trừng phạt.
[217] Có nghĩa là: chẳng phải thế đâu.
[218] Nhân vật trong kinh thánh Giatô, Cain đã giết em là Abel, Abel đẹp trai.
[219] Một tên lưu manh sau trở thành chánh mật thám ở Pari đầu thế kỷ 19.
[220] Nghĩa là lúc mà mắt không phân biệt được chó và sói, lúc nhá nhem.
[221] Theo nguyên bản mấy bức thư này đều chứa nhiều lỗi chính tả và ngôn ngữ.
[222] Tên những chiến thắng lớn của Napôlêông. Những chữ này, chủ nhân viết với nhiều lỗi chính tả.
[223] Nhà triết học và giáo lý Thụy Sĩ, thế kỷ 18, sáng tạo một thứ thuật xem tướng qua diện mạo.
[224] Nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng của nước Pháp đầu thế kỷ thứ 19.
[225] Nữ diễn viên sân khấu nổi tiếng đầu thế kỷ XIX.
[226] Nhân vật trong một số hài kịch nổi tiếng của Môlie.
[227] Nguyên văn Latinh: solus cum solo, in lôc remoto, son cogita buntur orare pater noster.
[228] Merci (méc-xi) trong tiếng Pháp nghĩa là cám ơn. Hai âm tiết cuối cùng tên Pontmercy cũng đọc giống y như thế.
[229] David: Tên một họa sĩ nổi danh của Pháp thế kỷ XIX; Bơruýchxen, thủ đô nước Bỉ, Tênácđiê nói sai chữ.
[230] Tòa án của Nhà chung thời Trung cổ, ở Tây Ban Nha trừng phạt rất tàn bạo những người bị coi là xúc phạm đạo Giatô.
[231] Trong nguyên văn, đây là tiếng “tu” để gọi người đối thoại với mình một cách thân mật hoặc âu yếm - không kể khi gọi thần linh thì là thật tôn sùng, hay khi gọi kẻ dưới một cách khinh thường. Trong gia đình Pháp, cha mẹ thường nói tu với con, nhưng một số gia đình kiểu cách, thường thường là quý tộc và tư sản nói với con cái. Ở ta cha mẹ thường nói với con nhưng cũng có người gọi anh, chị, cô, chú.
[232] César: nhà độc tài La Mã, nổi tiếng về tài quân sự và chính trị, đã mở rộng đế quốc La Mã. Pruyxiat: tiểu vương không có sự nghiệp gì. Ivơtô: tiểu vương hiền hậu và vô sự, đã đi vào dân ca Pháp.
[233] Mirabeau: nhà hùng biện, bênh vực quyền lợi đệ tam đẳng cấp buổi đầu cách mạng 1789. Robespierre: nhà độc tài liêm chính và cương quyết, cầm đầu phái Giacôbanh, đã chặn đứng ngoại xâm và trấn áp phản cách mạng thắng lợi. Bị bọn phản động và bọn ôn hòa lật đổ và xử tử 1794
[234] Cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVIII đã xử tử vua Sáclơ I thuộc dòng họ Xtuya, thiết lập chế độ cộng hòa và tôn người cầm đầu cách mạng là Crômuen làm Huân tước bảo hộ nền cộng hòa, gọi là Huân tước Phụ chính.
[235] Họ Buốcbông là dòng vua chính thống nước Pháp từ xưa. Cách mạng 1789 đã xử tử vua Lui XVI và thiết lập chế độ cộng hòa 1792. Sau đó, tướng Bônapác tự xưng hoàng đế và thiết lập đế chế 1804. Khi Napôlêông sụp đổ, em Lui XVI trở về làm vua, Lui XVIII, và ban bố một hiến chương xác định nền quân chủ lập hiến 1815.
[236] Lui XVII, con Lui XVI thực tế chưa làm vua nhưng bọn quý tộc xuất cảnh tôn vương sau khi Lui XVI bị xử tử. Lui XVII chết trong nhà lao sao đó vài năm, lúc 10 tuổi. Theo lịch cách mạng, căn cứ trên thời tiết thì tháng Nắng nằm vắt trên tháng 7 và tháng 8; Marengo: một trận chiến thắng lớn của Bônapác năm 1800.
[237] Makiaven: nhà chính trị và nhà sử học Ý nổi tiếng ở thế kỷ XV, XVI, chủ trương trên đường chính trị, dùng phương pháp nào cũng tốt cả, miễn là thành công.
[238] Họ Brunswick: một dòng họ công tước lâu đời ở Đức. Họ Orléans: một dòng họ công tước, ông tổ là em vua Lui XIV. Một đại biểu về sau là Philippe Egalitê tham gia cách mạng 1789 một cách tích cực. Con ông ta được tôn lên làm vua sau cách mạng tháng Bảy (1830) với vương hiệu Louis Philippe.
[239] Nguyên văn: Un Quoique Parceque, phải đọc cả ba chương 1, 2, 3 mới hiểu rõ cách gọi đó.
[240] Các vua chúa trước làm lễ đăng quang tại nhà thờ Ranhx, nhà thờ cổ kính và tráng lệ nhất nước Pháp. Lui Philip và những người phò tá ông tổ chức lễ đăng quang tại tòa thị sảnh Pari để nêu ý nghĩa ngôi vua do dân tộc Pháp trao cho chứ không phải do Chúa (thiên quyền) ban.
[241] Những vua và hoàng thân của chi trưởng, tức dòng họ Buốcbông, có nhiều nhân tình công khai và con riêng.
[242] Đây là những chiến thắng lớn đầu tiên của cách mạng 1789 đối với liên quân quân chủ châu Âu.
[243] Nguyên văn: Polonols và Hongrais. Cách viết mới là Polonais và Hongrois
[244] Đuymuriedơ: tướng chỉ huy ở Valmy; Đăngtông: một trong những lãnh tụ cách mạng 1789, nổi tiếng hùng biện.
[245] Tức Lui XVI, bị gọi theo tên tộc họ Capet.
[246] Nhà hình pháp học Ý thế kỷ XVIII, đã viết một cuốn sách “về những tội phạm” với thái độ nhân đạo.
[247] Một chính khách Áo thời kỳ đó, rất nhiều thủ đoạn và được coi như là trọng tài của châu Âu.
[248] Thủ tướng dưới triều Sáclơ X, đã soạn những sắc dụ phản động làm bùng nổ cuộc cách mạng 1830
[249] Theo chủ nghĩa vô chính phủ.
[250] Họa sĩ Hà Lan thế kỷ XVII, nổi tiếng về những bức tranh phong cảnh màu sắc ấm áp, chi tiết chính xác.
[251] Người sống về lợi tức.
[252] Quốc dân quân gồm những người tư sản được chính quyền Quân chủ phục hưng tín nhiệm
[253] Nguyên văn Latinh: Foliisac frondibus.
[254] Trong tu viện nữ: các nữ tu sĩ được gọi theo tục châu Âu là chị (soeur) thực ra thì gọi thông thường là bà xơ, hay dì hoặc mẹ (mère), đối với người có chức vụ: mẹ cả, mẹ nhất…
[255] Nguyên văn: amour thay bằng tambour, pandour.
[256] Chân đâng: (từ cổ) cái bàn đạp ngựa.
[257] Đồng âm với boeuf – con bò, và lẽ ra phải là monboeuf – đọc là mông bớp
[258] Đồng vàng ngang 20 phơrăng.
[259] Nguyên văn Mamselle Miss. Mamselle tiếng bình dân có ý khinh bỉ, do tiếng mademoiselle: cô hoặc tiểu thư, gái chưa chồng; Miss tiếng Anh cũng có nghĩa là cô gái chưa chồng. Danh từ Mamselle Miss cấu tạo như danh từ bà đầm, phiên âm tiếng pháp từ dame của ta, gồm một từ quốc ngữ ghép với một từ ngoại ngữ đồng nghĩa.
[260] Theo dị đoan châu Âu người ta bảo rằng ngày hội quỷ sứ các mụ phù thủy cưỡi chổi làm ngựa đi dự hội. Faust là một nhân vật huyền thoại Đức, tương truyền đã bán linh hồn cho quỷ sứ. Nhà văn Đức: Gớt, đã đưa nhân vật Faust vào một vở kịch lớn cùng tên.
[261] Thánh Máctanh đi đường thấy có người rét, cắt nửa vạt áo choàng của mình cho.
[262] Napôlêông khi đem quân đi đánh Ai Cập đã thành lập Viện khảo cổ Ai Cập.
[263] Eskimo: thổ dân vùng cực bắc.
[264] Cột đồng kỷ niệm ngày nhân dân Pari đánh chiếm nhà ngục Bátxti 14/7/1789, công cụ chuyên chế của vua.
[265] Nhà văn, nhà triết học Pháp, ca ngợi cảnh sống thôn dã.
[266] Milton: nhà thơ Anh đã viết trường ca Thiên đường đã mất, diễn tả sự sa đọa của con người; Berquin: nhà thơ Pháp.
[267] Bọn này nói toàn tiếng lóng, người dịch dịch theo chú thích của tác giả, và dịch ra ngôn ngữ thông dụng, chứ không thể tìm đủ tiếng lóng tương đương của bọn trộm cướp trong ngôn ngữ Việt.
[268] Trong vở bi kịch Horace nổi tiếng của Cornelille, lão chiến sĩ Horace khi nghe báo tin con mình bỏ chạy, thật ra là trá bại, trong cuộc chiến đấu, rất lấy làm khổ tâm. Khi người báo tin hỏi: "Một chọi ba, cụ bảo nó làm thế nào?" Ông trả lời: "Chết".
[269] Bacube: tác giả bi kịch cổ điển nổi tiếng của Pháp thế kỷ XVII; André Chenier: nhà thơ lớn của Pháp thế kỷ XVIII.
[270] Cần có một bản dịch trọn vẹn nên không thể bỏ qua các chương về tiếng lóng - Tuy nhiên cũng không thể tìm đủ tiếng lóng, tiếng nghề nghiệp trong ngôn ngữ Việt Nam, cho nên chúng tôi để nguyên các từ tiếng lóng đó và nghĩ nên để chính tả của nguyên bản thì có ích cho người tìm hiểu ngôn ngữ và văn học hơn là phiên âm.
[271] Thuộc về xứ Gaule, tức là đất Pháp ngày xưa.
[272] Ngôn ngữ bình dân ở một xứ do người La Mã xưa chinh phục, gồm có ngôn ngữ địa phương ghép với tiếng Latinh.
[273] Tuy nhiên, phải thấy Mác trong tiếng Xentơ lại có nghĩa là con trai - chú thích của tác giả.
[274] Tên xưa chỉ người Do Thái, thành ngữ: nói một thứ tiếng mà người ta không hiểu, hoặc nói gì quá khó hiểu.
[275] Tên một trường đại học nổi tiếng ở Pari.
[276] Tướng tài của thành quốc Cáctagiơ, Bắc Phi thời xưa. Ông dẫn đạo quân viễn chinh đến Ý, chiến thắng liên tiếp người La Mã, nhưng đến trước thành Rôma thì đóng quân lại ăn chơi, về sau bị đánh bại.
[277] Cab tiếng Anh là xe ngựa, đây dùng theo nghĩa lóng là con chó.
[278] Nhựa mastic đắp lên kính để ấn gãy không kêu, không rơi loảng xoảng.
[279] Gà mái theo tiếng Pháp còn có nghĩa là gái ăn sương, là nhân tình nhân ngãi theo nghĩa nhục dục.
[280] Do thái: ở nước Pháp ngày trước, những người chủ ngân hàng, tư bản tài chính thường là người Do thái nên trong ngôn ngữ, Do thái còn có ý nói là người giàu.
[281] Trong thời Đốc chính, nảy ra một hạng người ăn mặc kỳ khôi, nói năng kiểu cách, dáng điệu cầu kỳ, tư tưởng thì phản động, hoặc coi thường chính trị; tiếng Pháp gọi là incroyables (nam) và merveilleuses (nữ).
[282] Nguyên văn fauche nghĩa là gặt, cắt.
[283] Tuổi có thể lấy vợ chồng không cần phép cha mẹ theo luật pháp thời bấy giờ.
[284] Nguyên văn: mon pere là cha ơi. Nhưng ở ta không bao giờ gọi ông là cha dù muốn van lơn, dù xúc cảm mạnh.
[285] Nhân vật trong một quyển tiểu thuyết, con nhà nghèo làm tôi ở một nhà quý tộc, sau lấy con trai bà chủ nhà.
[286] Thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, đàn ông Pháp mặc quần ngắn (culotte) bó sát vào người, riêng những người cách mạng thì mặc quần dài ống rộng. Vì thế người ta gọi họ là những người “không quần cộc” (san-culotte). Tất nhiên, phụ nữ vẫn mặc váy.
[287] Othello: nhân vật trong một vở bi kịch nổi tiếng của Sếchxpia, đứng tuổi, giết vợ vì nghi vợ ngoại tình.
[288] Candide: nhân vật trong quyển tiểu thuyết Căngdít của Vonte, điển hình là người thanh niên lạc quan. Candide, tính từ, có nghĩa là ngây thơ, trong trắng.
[289] Võ quan và chính khách Pháp thuộc phe chống đối chính phủ ở hạ nghị viện Pháp thời vua Luy Philip.
[290] Huy hiệu bảo hoàng.
[291] Cuộc khởi loạn lớn của nông dân bảo hoàng tỉnh Văngđê chống chính quyền Cách mạng do bọn cha cố chống đối xúi giục.
[292] Juvénal: nhà thơ trào phúng La Mã (thế kỷ X) đã chỉ trích sâu sắc những tệ hại đương thời.
[293] Nguyên văn Latinh: Facit indignation, do Giuyvênan đã kêu Facit indignation vertum (phẫn nộ làm ra thơ).
[294] Latinle chỉ toàn xứ, La Mã (Rôm) chỉ thủ đô khi muốn phân biệt.
[295] Rubicon: con sông ngăn cách đất Ý và đất Gôlơ. Xêda đã vượt sông ấy lập những chiến công nói trên.
[296] Foy: một nghị viên tiến bộ.
[297] Nguyên văn Latinh: inpetlo.
[298] Con của Napôlêông, chết trẻ (1811 – 1832)
[299] Lafayette: Tướng đã tham gia tình nguyện cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hoa Kỳ, tham gia cách mạng Pháp 1789 và 1830.
[300] Exelmans: Thống chế Pháp, cũng thuộc phái tiến bộ
[301] Arnan Carel: nhà báo và là chiến sĩ cách mạng chống nền quân chủ tháng Bảy
[302] Anne Radeliffe: nữ văn sĩ Anh, viết tiểu thuyết giàu óc tưởng tượng
[303] Tức là một viện sĩ viện Hàn lâm Pháp (viện ấy có con số nhất định 40 viện sĩ)
[304] Nguyên văn: casse - teetechinois: một trò chơi rắc rối gồm có một cái bàn trên xếp các mẩu gỗ theo nhiều hình và biến dạng
[305] Một con: Một con chó. Nguyên văn: chien vừa có nghĩa chó vừa có nghĩa là cò súng.
[306] Gavrốt nhại một câu trong bài Mácxâyde, quốc ca Pháp.
[307] Hồi bấy giờ nhân dân Ba Lan đang nổi lên chống quân Áo, Phổ và Nga hoàng đã chia cắt và thống trị Ba Lan.
[308] Nguyên văn chơi chữ giữa ouaille (cừu cái, nghĩa bóng: tín đồ, thường gọi là con chiên) và oie (ngỗng). Con tườu: con khỉ.
[309] Nguyên văn latinh: Para bellum.
[310] Người quý tộc trước họ có chữ Đờ, gọi Đờ Cuốcphêrắc tức xem Cuốcphêrắc là người quý tộc.
[311] Chanvrerie
[312] Chanverrerie
[313] Mondétour viết lời (mondéteur) có nghĩa là khúc quanh co, khúc ngoặt của tôi.
[314] Pirouette: con quay, một vòng xoay người.
[315] Théophile Gautier: nhà thơ, nhà văn lãng mạn Pháp thế kỷ XIX sinh sau Vichto Huygô độ mười năm.
[316] Mahurin Régnier: nhà thơ trào phúng thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.
[317] Poaux roses (lọ cắm hoa hồng). Theo các âm tiết đó, có thể viết cách khác là Poteau rose (cọc hồng).
[318] Carpes au gras (cá chép rán béo), Huysơlu viết sai thành carpes hogras, rồi vì mưa tuyết lại thành Carpe ho ras: đọc như Carpe Horace và có thể hiểu: Châm ngôn “Tận hưởng” (carpe) của Hônraxơ (xem thêm chú thích về Horace). Những lối chơi chữ này không chuyển ra tiếng Việt được.
[319] Carême: một đầu bếp Pháp có tài, đã viết nhiều sách dạy nấu ăn (thế kỷ XIX).
[320] Horace: nhà thơ La Mã nổi tiếng, đã khuyên người ta sống hưởng thụ với châm ngôn Carpe diêm: Hãy tận hưởng cái ngày hôm nay.
[321] Nguyên văn latinh: beni.
[322] Giôli nói ami (bạn) thành abi (đồng âm với habit là áo) vì ngạt mũi. Trò chơi chữ này không chuyển qua Việt ngữ được.
[323] Chơi chữ: plume vừa có nghĩa là cái lông nhím, vừa có nghĩa là cái bút, vì người Âu ngày trước dùng cái lông cánh ngỗng để viết.
[324] Khi người La Mã (Rôma) cân vàng trả để chuộc lại thành quốc của mình, thì Breanus, thủ lĩnh người Gaulois ném thanh gươm mình vào đĩa mang quả cân và nói: "Vac vieti" (Kẻ chiến bại phải gánh hoạn nạn).
[325] Gơrăngte dụng ý nói ngược lại, cũng như khi nói về thần linh và thánh ở trên, để thấy thực chất.
[326] Nguyên văn latinh: Timbraeus Apollo.
[327] Nguyên văn những danh từ này: sau, e-ruisecau, marimiton mitron groom (tiếng Anh, Pháp hóa), mousse tapin, rapin, trottin, menin, dauphin, bambino. Chúng tôi buộc phải dùng cả ba cách: chuyển ra từ tương đương, dịch những từ dịch được, phiên âm từ chuyên nghiệp và tiếng lóng.
[328] Một loại lá gai Ấn Độ, nhai hoặc hút như thuốc lá có thể say.
[329] Một ngạn ngữ latinh cũ, nghĩa là: Không phải ai cũng đến được Côranh.
[330] Bức họa tình nhân Titiêng của họa sĩ Titiêng.
[331] Một nhà triệu phú hồi ấy.
[332] Manuel: chính khách Pháp đã chống đối kịch liệt các cuộc viễn chinh thời Quân chủ phục hưng.
[333] Foy: tướng Pháp đã chiến đấu anh dũng thời Đế chế và là dân biểu thuộc phái tự do thời Quân chủ phục hưng. Hùng hồn và nồng nhiệt, ông được nhân dân mến phục.
[334] Bản đồ Tình ái (Carte du Tendre): bản đồ tượng trưng quá trình phát triển của tình yêu (được biểu hiện bằng con sông mang tên Tendre là âu yếm) ra đời trong một phòng khách thế kỷ XVII.
[335] Hay khu Latin (Quartier latin): khu các trường đại học ở Pari.
[336] Dante: nhà thơ lớn của Ý ở thế kỷ XIII-XIV. Nguyên văn: Dante in folie tức là “Dante khổ gấp đôi”, cách nói tắt thông dụng để chỉ cuốn Thần khúc in theo khổ giấy báo gấp đôi.
[337] Thémis: nữ thần coi về công lý và hình phạt, theo thần thoại Hy-La.
[338] Theo đạo Gia-tô, thiên thần Misen đã đánh gục quỷ vương Xatăng. Ý tác giả: vì không còn tội ác nên cũng không còn sự trừng phạt.
[339] Y phục tư sản
[340] Lãnh tụ của phong trào độc lập Hoa Kỳ
[341] Một nhà cách mạng Pháp hồi 1789
[342] Nhắc tới truyền thuyết Đông Giuyăng mà Môlie đã diễn tả lại trong vở kịch Đông Giuyăng. Khi Đông Giuyăng nhận lời mời, đưa tay cho tượng kỵ sĩ nắm thì trời nổi sấm sét, đất nứt và vùi Đông Giuyăng.
[343] 1793: thời kì quyết liệt nhất của Cách mạng dân quyền Pháp.
[344] Nguyên văn Latinh, nghĩa là: bọn cặn bã của thành phố là pháp luật của thế giới (thành phố chỉ La Mã).
[345] Theo thần thoại Hy-la khi bọn người khổng lồ Tităng khởi loạn chống trời, họ khiêng núi Pélion chất chồng lên núi Ossa thấp hơn để leo lên đánh trời. Ở đây tác giả nói ngược lại để diễn tả đúng cảnh.
[346] Nguyên văn: Sinai, tên đỉnh núi trên đó Chúa trời ban Mười điều răn của Người cho nhà tiên tri Moisơ (theo đạo Thiên Chúa).
[347] Những nhân vật La Mã, Anh và Pháp đã vì lý do chính trị mà giết người.
[348] Tác phẩm có tiếng của Viếcgin, thi sĩ La Mã thế kỷ I.
[349] Xêda: danh tướng đã thi hành chuyên chính trong nước ở La Mã, bị con nuôi là Bruytuýt ám sát.
[350] Thời cổ đại, ba trăm thanh niên Spáctơ đã hy sinh ở đèo Técmôpin (cổ Hy Lạp) để chặn một vạn quân Ba-tư.
[351] Hai nhà cách mạng Pháp hồi 1789-1793.
[352] 1793 là thời cách mạng Pháp chống thù trong giặc ngoài quyết liệt nhất.
[353] Nhân vật thần thoại cổ Hy Lạp đã cướp lửa của trời và xây dựng nền văn minh đầu tiên cho nhân loại.
[354] Dụng cụ để đo nòng pháo.
[355] Dặm Âu châu (lieue) bằng độ 4 km.
[356] Luật Lynch: một điều luật tố tụng ở Hoa Kỳ cho phép công chúng bắt, xét xử và hành quyết ngay người phạm tội. Hiện người da đen vẫn còn là nạn nhân của tập quán do điều luật này gây ra. (xem “Hành trình kiểu Lynsơ” Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh tuyển tập – Sự thật Hà Nội, 1960).
[357] Người theo chủ nghĩa Xanh Ximông. Bá tước Xanh Ximông (Saint-Simon) sống vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhà triết học, là một trong những người khởi xướng chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
[358] Công tước Saint-Simon, nhà văn, đã để lại những cuốn hồi ký hấp dẫn về đời sống và hoạt động của quý tộc quãng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII.
[360] Cavaignac trong những ngày tháng 6 năm 1848 sau này, được chính phủ đệ nhị Cộng hòa giao trấn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pari nổ ra sau cuộc thải hồi 12 vạn thợ các công xưởng đã cải biến cuộc “chiến tranh đường phố” và áp dụng phổ biến lối dùng đại bác bắn thia lia đạn ghém vào các chiến lũy, tàn sát nghĩa quân và dân phố. Hắn bị nhân dân oán ghét và Mác lên án trong cuốn “Ngày 18 tháng sa mù của Luy Bôngpác”.
[361] Soult: tướng của Napôlêông trước cầm quân xâm lược Tây Ban Nha, lúc này làm bộ trưởng bộ chiến tranh.
[362] Suchet: tướng của Napôlêông từng chiến đấu ở Tây Ban Nha.
[363] Thành phố ở Tây Ban Nha, đã chống cự oanh liệt quân của Napôlêông.
[364] Nguyên văn: Patria, tiếng Latinh.
[365] Antée theo thần thoại Hy-La là một thần khổng lồ có đặc tính là khi ngã xuống đất lại phục hồi sức lực, vùng lên mạnh mẽ hơn.
[366] Nguyên văn latinh, nghĩa là: tìm thấy đứa bé vô danh trong tã.
[367] Thi hào cổ La Mã.
[368] Đại thi hào của nước Đức (cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX).
[369] Nhà thơ ngụ ngôn của nước Pháp (thế kỷ XVII).
[370] Một vị thần trong thần thoại cổ Hy Lạp, coi về việc rèn, rất khỏe và thọt chân.
[371] Nguyên văn latinh: Solem quis dicere falsum audeat.
[372] Nguyên tắc dùng đồng âm: cygne (xinhơ): thiên nga và signe (dấu hiệu). Chúng tôi tạm dùng điệp âm.
[373] Cung Tuylơri (Tuileries) là nơi vua ở; trong công viên Luýchxămbua là trụ sở của viện nguyên huân.
[374] Luy Philip thuộc ngành thứ trong hoàng tộc Pháp.
[375] Nguyên văn latinh: mortuas pater filium moritarum expectat.
[376] Spác: một thành phố nhỏ trên đất Hy Lạp thời xưa. Nhân dân ở đấy có tinh thần ái quốc và tinh thần thượng võ rất cao.
[377] Huygô viết bộ truyện này trong thời kỳ độc tài chuyên chính của Napôlêông III.
[378] John Brown: nhà chính trị Mỹ (thế kỷ XIX) chủ trương hủy bỏ chế độ nô lệ. Ông bị xử treo cổ vì đã kêu gọi nô lệ da đen khởi nghĩa.
[379] Washington
[380] Pisacane
[381] Garibaldi: nhà yêu nước người Ý (thế kỷ XIX) đã chiến đấu vì nền độc lập và thống nhất của Ý.
[382] Tác giả liên hệ một truyện ngụ ngôn của Êdốp mà Laphôngten đã viết lại, đại khái: một con gấu kết bạn với một ông già. Một hôm con gấu ngồi đuổi ruồi cho ông già ngủ, thấy có con ruồi lì lợm đuổi mãi không bay, bèn bê hòn đá ném nó, làm giập cả đầu ông già.
[383] Hai chi đều có ông tổ chung là Luy XIII, dòng họ Buốcbông. Chi trưởng gồm có kế tiếp các vua Luy XIV, Luy XV, Luy XVI (bị cách mạng xử tử), sau nền cộng hòa I và đế chế Napôlêông, thì là Luy XVIII Sáclơ X, Sáclơ X bị cách mạng 1830 đánh đuổi và tôn Luy Philíp ở chi thứ hai lên làm vua. Ông tổ chi thứ hai này là em ruột Luy XIV.
[384] Tiếng latinh: họ trao lại những ngọn đuốc của cuộc sống.
[385] Corinthe: một thành phố Hy Lạp mà nhân dân rất nghệ sĩ.
[386] Sybaris: một thành phố Hy Lạp mà nhân dân ủy mị, biếng lười.
[387] Eden, theo đạo Giato, là khu vườn xinh đẹp và đầy đủ mà Chúa cho người đàn ông (Ađam) và người đàn bà đầu tiên (Evơ) ở, được gọi là “thiên đường trên mặt đất”.
[388] Babylone và Carthage: những thành phố trù phú thời cổ đại, đều ở quanh Địa Trung Hải.
[389] Athènes là thủ đô cổ của Hy Lạp; Rome là thủ đô cổ La Mã.
[390] Duap: những phiên âm bình dân của từ Zouave là tên mà người Pháp gọi những người lính Pháp đi đánh ở châu Phi.
[391] Troy: thành phố thời cổ Hy Lạp ở bán đảo Tiểu Á. Thiên hùng ca Iliát đã thuật lại cuộc chiến đấu dữ dội ở thành Tơroa giữa quân Hy Lạp và quân Troy.
[392] Francois Ier, vua nước Pháp thế kỷ XVI can đảm và thượng võ, đã chiến thắng quân Thụy Sĩ ở Marinhăng.
[393] Theo truyền thuyết, Hôme là một nhà thơ Hy Lạp cổ đã soạn thiên hùng ca Iliát.
[394] Thèbes: Thành phố cổ Ai-cập có một trăm cổng, nổi tiếng trong một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
[395] Saragosse: thành phố Tây Ban Nha, đã chống cự quân Napôlêông vây thành một cách rất anh dũng (1809), Suchet là một tướng đánh thành. Palafox là tướng giữ thành, mới 29 tuổi.
[396] Archimède: nhà toán học bất hủ của thành Xiraquyso cổ đại. Acsimét đã mang hết kiến thức ra chống đánh quân xâm lược vây hãm thành ông. Tương truyền ông đã chế ra một thứ lửa chịu nước bắn lên mặt nước đốt trọn đoàn tàu địch cả người lẫn vật.
[397] Bayard: danh tướng nước Pháp thế kỷ XVI, dùng nhựa thông nấu sôi đánh quân vây thành.
[398] Milton: thi hào Anh thế kỷ XVII, tác giả “Thiên đường đã mất”.
[399] Dante: thi hào Ý thế kỷ XIII, XIV, tác giả “Thần khúc”.
[400] Nguyên văn: Oreste đói, Pylande say - Oreste và Pylade là đôi bạn khăng khít trong huyền thoại Hy Lạp.
[401] Apollon: một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, đẹp trai, dũng cảm, tài hoa.
[402] Đế quốc La Mã được coi là thế giới văn minh thời cổ, gồm có thành phố La Mã (Rome) là thủ đô nước Ý rồi các xứ thuộc địa như đảo Xixin, đảo Xốcđenhơ, vùng Bắc Phi...
[403] Khẩu hiệu ban phúc của giáo hoàng, nghĩa là: cho thành phố và vũ trụ.
[404] Tên làng chài lưới ở trên hòn đảo bùn lầy thời cổ đại, sau này trở nên trung tâm thành phố Pari.
[405] Nguyên văn Cour des Miracles là một khu phố thời Trung cổ tụ tập những hành khất nhà nghề. V.Huygô đã diễn tả nơi này trong bộ tiểu thuyết: "Nhà thờ Đức Bà”.
[406] Villon: nhà thơ trữ tình lớn của nước Pháp ở thế kỉ XV, đã từng đi lang thang và phạm tội trộm cướp suýt bị treo cổ. Rabelais: nhà văn lớn của nước Pháp thế kỉ XVI, tư tưởng khoáng đạt. Tác giả giả thiết thôi vì Villon chết trước khi Rabelais ra đời.
[407] Dédale: theo thần thoại Hy Lạp, là người kỹ sư đã xây dựng khu an trí không có đường ra để giam cầm con quái vật thân người đầu bò tót.
[408] Babel: theo Thánh kinh, là cái tháp mà các con của Nôê xây để lên trời, nhưng vì ngôn ngữ bất đồng, họ không hoàn thành được.
[409] Le barathrum, chưa tra cứu ra.
[410] Marengo, Austletz: hai trận chiến đấu oanh liệt của Na pô lê ông, Marengo năm 1800 và Austerlitz năm 1805.
[411] Gros-Jean: tên riêng quen dùng để gọi chung một cách khinh bạc người nông dân quê mùa. Lebel: quan hầu phòng được tín nhiệm của Napôlêông.
[412] Nguyên văn latinh: in pacc.
[413] Phiên âm: Lôbexpinơ.
[414] Maraf: Nhà cách mạng Pháp, chủ bút tờ Bạn dân và cũng được mệnh danh là “Người bạn của dân”, đã kịch liệt lên án bọn chống đối, bọn thỏa hiệp, lưng chừng, bị một thiếu nữ phản động đâm chết năm 1793.
[415] Pathêon: đền kỷ niệm những người có công lớn với tổ quốc, ở Pari. Mara thuộc hạng danh nhân đó.
[416] Augiat: vua truyền thuyết, có nuôi 3000 con bò trong một cái chuồng ba mươi năm không quét dọn.
[417] Cassis: tiếng nghề nghiệp chỉ cái rãnh thoát nước ở trên đường phố. Danh từ đó có ý nghĩa là vì gần đồng âm với casser (cátxê) nghĩa là làm vỡ, bẻ gãy.
[418] Đồ đỏ: quần áo tù
[419] Ở phía đông nước Pháp.
[420] Ở phía bắc nước Anh.
[421] Oa trữ: giữ những thứ người khác lấy được một cách phi pháp. (chú thích của người làm ebook, theo từ điển Lạc Việt)
[422] Satyres là tên những thần hạ đẳng mình người, chân dê trong thần thoại Hy-La cổ.
[423] Ponce Pilate khi trao Giêsu cho người Do Thái hành hình, cọ rửa tay vào chậu nước; ý muốn nói đổ trách nhiệm cho người khác.
[424] Tên người chăn chiên trong thơ của Viếcgin, thi hào La Mã xưa.
[425] André Chénier, thi sĩ Pháp cuối thế kỷ XVIII, vì âm mưu chống đối cách mạng nên bị tòa án cách mạng xử tử. Chàng trẻ ốm là một bài thơ có tiếng của thi sĩ.
[426] Phôsơ nghĩa là cắt, tơrăngsơ cũng nghĩa là cắt nên lão Gilơnócmăng nhớ nhầm.
[427] Họa sĩ Pháp nổi tiếng thế kỷ XIX
[428] Nghĩa đen: Tháp ngà.
[429] Chủ ngân hàng Pháp giàu nổi tiếng ở đầu thế kỷ XIX
[430] Tiếng Anh theo nguyên bản, nghĩa là: anh yêu em hoặc em yêu anh.
[431] Của bỏ chung, vợ và chồng không giữ của riêng.
[432] Một thành phố thương mại thuộc nước Ý, rất trù phú hồi thế kỷ thứ XIV, XV, ở đây nhân dân thường tổ chức những ngày hội trá hình.
[433] Nhân vật hề ở rạp hát.
[434] Rabelais, một nhà văn trào phúng Pháp thế kỷ XVI.
[435] Aristophane, một nhà văn viết kịch trào phúng thời cổ Hy Lạp.
[436] Bara: một trong những ủy viên chế độ Đốc chính trong thời kỳ cách mạng Pháp.
[437] Cung điện của vua nước Pháp ở Pari.
[438] Harlay de Saney: một nhà chính trị Pháp thế kỷ XVI, chủ nhân của một viên kim cương nổi tiếng (nặng 106 ca-ra tức là 21,1 gram) được gọi là ngọc sancy.
[439] Lãnh tụ chuyên chính của cách mạng Pháp 1789.
[440] Célimène: nhân vật nữ trong vở kịch “Người yếm thế” nổi tiếng của Môlie, Célimène là một cô gái đỏm dáng, không yêu quí ai nhưng thích làm cho mọi người yêu quí mình. Alceste là một người ngay thẳng luôn luôn bất bình với những sự giả dối ở đời, nhưng mê Célimène.
[441] Nguyên văn: Ventre-saint-gris, dịch nghĩa là bụng-thánh-say. Tiếng văng tục thường chẳng có nghĩa gì cho nên tạm dịch như vậy.
[442] Hăngri IV cũng có tiếng là ham gái.
[443] Nguyên văn latinh: “Immortale Jecur”
[444] Lão trượng Do Thái, một trong những ông thủy tổ của người Do Thái theo chuyện kể trong thánh kinh của đạo Giatô.
[445] Cook và Vancouver là hai nhà thám hiểm người Anh thế kỷ XVIII.
[446] Ở Âu châu ngày xưa những người bị kết án nặng phải giải xuống những chiếc thuyền lớn để chèo thuyền.
[447] Mũ xanh của người tù khổ sai.
[448] Từ gốc trong sách giấy là “chiên tuyết”, người tạo ebook không tìm được ý nghĩa liên quan khi tìm ở Google, và cũng không có trong từ điển tiếng Việt Lạc Việt. Từ tương đương trong nguyên tác tiếng Pháp là réhabilitation, còn trong bản dịch tiếng Anh là re-habilitation, nên người tạo ebook tự chuyển thành “phục hồi” để câu văn dễ hiểu. Nếu quý bạn đọc có cách giải thích từ “chiên tuyết”, hoặc có cách dịch hay hơn, vui lòng phản hồi đến người tạo ebook để đóng góp vào ấn bản hoàn chỉnh hơn lần sau.
[449] Từ gốc trong sách giấy là “tran”, không có nghĩa thích hợp trong hoàn cảnh này. Từ tương đương trong bản dịch tiếng Anh là brow (có một nghĩa là trán), nên người tạo ebook tự chuyển thành “trán” để câu văn dễ hiểu.
[450] Theo tiếng Pháp M-A-R-I-U-S.
[451] Bức thư này cũng như những bức thư trước của Tênácđiê đầy rẫy những lỗi chính tả, chúng tôi không đem vào khi dịch ra tiếng Việt.
[452] Tiếng Pháp Le Changeur là người đổi tiền, đây là đổi quần áo.
[453] Nhà văn lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp, thế kỷ XIX.
[454] Theo luật pháp, một tội lỗi xảy ra trong một thời hạn bao nhiêu năm (tùy theo loại tội danh) mà chưa bị phát giác thì sau đó có bị phát giác cũng không bị truy tố. Ở Pháp thời hạn miễn tố đối với tội đại hình là 20 năm.
[455] Đội cận vệ quân của Napôlêông.
[456] Tiếng mecxi mà Tênácđiê nghe thấy ở chiến trường Oatéclô cũng có nghĩa là cảm ơn (merci).
[457] Theo sách giấy là 1832, người làm ebook tự sửa lại theo nội dung phần II, quyển II, chương I.
[458] Theo bản in đầu tiên nguyên bản truyện “Những người khốn khổ”. Theo bản dịch của chúng ta, lần in này, thì ở phần II: Côdét, quyển II, chương I.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét