| |||||||
Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011
Bài hát của những thiếu nữ (Paul Verlaine, Pháp)
Cái chết là gì Victor Hugo
Ce que c'est que la mort | Cái chết là gì (Người dịch: Thứ Dân) |
Ne dites pas: mourir; dites: naître. Croyez. On voit ce que je vois et ce que vous voyez; On est l'homme mauvais que je suis, que vous êtes; On se rue aux plaisirs, aux tourbillons, aux fêtes; On tâche d'oublier le bas, la fin, l'écueil, La sombre égalité du mal et du cercueil; Quoique le plus petit vaille le plus prospère; Car tous les hommes sont les fils du même père; Ils sont la même larme et sortent du même oeil. On vit, usant ses jours à se remplir d'orgueil; On marche, on court, on rêve, on souffre, on penche, on tombe, On monte. Quelle est donc cette aube? C'est la tombe. Où suis-je? Dans la mort. Viens! Un vent inconnu Vous jette au seuil des cieux. On tremble; on se voit nu, Impur, hideux, noué des mille noeuds funèbres De ses torts, de ses maux honteux, de ses ténèbres; Et soudain on entend quelqu'un dans l'infini Qui chante, et par quelqu'un on sent qu'on est béni, Sans voir la main d'où tombe à notre âme méchante L'amour, et sans savoir quelle est la voix qui chante. On arrive homme, deuil, glaçon, neige; on se sent Fondre et vivre; et, d'extase et d'azur s'emplissant, Tout notre être frémit de la défaite étrange Du monstre qui devient dans la lumière un ange. | Đừng nói: chết; hãy nói: ra đời. Hãy tin Người ta nhìn thấy điều anh và tôi cùng thấy Người ta xấu như anh và tôi Lao mình vào thú vui, hội hè, gió xoáy Người ta cố quên đi mặt trái, ngày tận thế, thác gành Cố quên sự bình đẳng của chúng sinh về cái chết và áo quan Kẻ hèn mọn nhất cũng sánh ngang người giàu sang nhất Mọi người là hạt lệ trào ra từ cùng một mắt Họ là con của một cha duy nhất Người ta sống, hao phí năm tháng cho tự kiêu Đi, chạy, mơ màng, khom lưng, leo cao, ngã xuống trong khổ đau Vậy cảnh bình minh đó là chi? Là ngôi mộ Ta đang ở đâu? Trong cõi chết. lại đây! Cơn gió lạ Cuốn ta tới ngưỡng trời. Ta run rẩy ngỡ ngàng Tự thấy trụi trần ô uế, xấu xa, gò trói bởi ngàn nút màu tang Sinh ra do lỗi lầm, tội ác, việc làm tối tăm Bỗng ai đó hát trong không gian vô tận Ai đó với ta tỏ ra trân trọng Ta không thấy bàn tay trao tình yêu cho linh hồn ta độc ác Cũng không biết giọng ai đang hát Ta tới nơi là người, là tang, là tuyết, là băng Ta cảm tháy tan ra và sống Lòng tràn mê ly và thiên thanh Của quái vật trở thành thiên thần trong ánh sáng |
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
Hoạ sĩ Nga Isaac Levitan (1860-1900)
Đoạn trích trên từ một tiểu thuyết dường như viết về Levitan. Đẹp trai, nhạy cảm và trầm tĩnh nhưng suốt 40 năm cuộc đời của mình, ông luôn là kẻ cô đơn, cô đơn trong tình yêu, trong cuộc sống và trong chính cả tranh của ông nữa.
Levitan sinh năm 1860 trong một gia đình trí thức nghèo gốc Do thái ở thành phố nhỏ Kibarty, Lithuania. Từ 1873 đến 1885 anh theo học tại trường Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc Moskva [1] dưới sự dẫn dắt của các danh họa Nga Savrasov và Polenov. Mười tám tuổi anh đã đoạt được những giải thưởng lớn của quốc gia về mỹ thuật.
Một ngày thu. Sokolniki (1879)
Levitan sớm bộc lộ sự cô đơn của mình trong tranh. Khi nhà sưu tập tranh nổi tiếng Tretyakov ngắm khá lâu và quyết định mua bức Một ngày thu. Sokolniki người ta bắt đầu biết đến chàng sinh viên trẻ Levitan. Con đường mùa thu trong công viên, lá vàng cô đơn càng cô đơn hơn với một bóng thiếu nữ lẻ loi bên đường, bộ trang phục màu đen của nàng càng dậy thêm nỗi buồn.
Rừng bạch dương (1885)
Tranh Levitan buồn nhưng màu sắc vẫn tươi sáng rực rỡ, bạn đã bao giờ thấy lá hát, thấy nắng reo múa trên cây và cảm giác yên tĩnh bất ngờ của rừng trưa? Đó là những gì tôi cảm nhận từ bức Rừng bạch dương của ông, đây cũng là một bức tranh tôi rất thích của Levitan.
Sau cơn mưa (1889)
Sau cơn mưa là một trong những bức tranh tôi rất thích của Levitan, ai có thể vẽ mặt nước tuyệt vời hơn ông đã vẽ trong bức tranh này. Bến nhỏ sau cơn mưa sáng rõ với mặt nước … tuyệt vời. Còn nhớ có một lần tôi đọc người ta viết về tranh của Levitan thế này: “trong một cuộc triển lãm, ông vẽ những bông hoa súng trong cái lọ sành mộc mạc, những cánh hoa căng mọng nước tràn trề sức sống, sống động đến nỗi một khán giả đã lại gần sờ vào bức tranh để xem nó là thật hay giả” – nói như vậy quả là không quá, nó hoàn toàn trùng khớp với cảm giác của tôi khi tôi xem bức Sau cơn mưa.
Sau này chính vì nguồn gốc Do thái mà ông bị Nga hoàng trục xuất khỏi thủ đô dù tài năng của ông đã nổi danh trong cả nước và bản thân Nga hoàng rất mến mộ ông. Một bức tranh khá nổi tiếng của Levitan đã mang lại giải thưởng cho ông trong thời gian này. Nó càng thể hiện rõ sự cô đơn của ông trong cuộc sống.
Buổi chiều Plese vàng (1889)
Buổi chiều Plese vàng là một bức tranh ấn tượng trong trí nhớ của tôi, Levitan yêu thích hoạ sĩ phong cảnh Pháp Corot, nhưng với tôi ông là hoạ sĩ phong cảnh vĩ đại nhất. Ông được đánh giá là hoạ sĩ diễn tả bầu trời, không khí và tâm hồn Nga sâu sắc nhất.
Nước sâu (1892)
Từ 1892 tới 1895 Levitan đi dọc theo con sông dài Volga và vẽ được nhiều bức tranh phong cảnh đẹp của miền này. Có thể nói tranh của Levitan thẫm đẫm cảnh vật và con người Nga, tranh của ông Nga hơn bất kỳ một hoạ sĩ Nga nào khác nhưng nỗi cô đơn làm tranh ông thường vắng bóng người.
Đường Vladimirka (1892)
Vắng và vắng, đó là nỗi cô đơn luôn luôn mênh mang trong tranh của Levitan. Đường Vladimirka nhìn đã thấy mênh mang và buồn khôn tả, cả con đường rộng thênh thang, bầu trời mênh mang, mây xa tắp, đường chân trời nơi cuối đường, nó quá rộng, chỉ có một bóng áo đen của góa phụ côi cút trên đường – chỉ là cô đơn trong tranh ông. Vladimirka là con đường dẫn giải các tù nhân đi chôn vùi cuộc đời mình ở Sibêri giá lạnh, trong những lớp bụi đường kia như còn nghe tiếng xiềng xích va vào nhau.
Levitan dành được rất nhiều giải thưởng trong cuộc đời của mình, nhưng không tạo ra một trường phái nào cả. Về cuối đời Levitan càng u trầm hơn, sự hiểu nhẩm với người bạn thân nhất là nhà văn Sê-khốp đã khiến ông càng trầm lặng và buồn phiền.
Sự yên tĩnh vĩnh hằng (1893)
Thêm một nỗi buồn nữa: Sự yên tĩnh vĩnh hằng, nơi ngọn đồi rộng bao la giao hòa trời đất. Levitan là bậc thầy trong diễn tả không gian, chỉ một khuôn vải mà trải ra mênh mang cả trời, cả nước, cả đất, cả mây – ông đặt tên bức tranh này là Sự yên tĩnh vĩnh hằng quả không sai. Trên ngọn đồi cô đơn nóc nhà thờ cổ ẩn mình dưới tán cây, ngọn lửa nhỏ vẫn lặng lẽ sáng trong ô cửa nhỏ, bên cạnh dãy nghĩa địa xiêu vẹo những cây thánh giá. Tôi thực sự ngưỡng mộ cách mô tả không gian tuyệt vời trong bức tranh này.
Tháng ba (1895)
Tranh của ông tươi mới, giản dị mà đẹp mộc mạc như những làng quê và bầu trời mênh mang của nước Nga vậy. Cảm giác như tuyết trong bức tranh Tháng 3 đang lắc rắc tan dưới vó con ngựa buộc trước hiên nhà.
Rồi mặt nước mùa xuân không một chút xao động.
Mùa thu vàng (1895)
Bầu trời mùa thu trong trẻo, rừng bạch dương vàng rực trong nắng chiều, xa xa một cây bạch dương cô đơn soi bóng xuống dòng sông yên ả, mùa thu đang đến, một mùa thu rất Nga – đó là bức tranh nổi tiếng nhất của Levitan: Mùa thu vàng.
Yên tĩnh, 1898
Trong suốt cuộc đời ngắn ngủi và cô đơn của mình, Levitan đã vẽ lên rất nhiều tuyệt tác u buồn, những bức tranh u buồn nhưng lóe sáng.
Hồ, 1900
Levitan trút hơi thở cuối cùng vì bệnh lao phổi vào một ngày nắng đẹp, khi trong vườn hoa tử đinh hương đang tỏa hương ngào ngạt và trên giá vẽ của hoạ sĩ là một bức tranh rất rực rỡ, tươi sáng mang tên Hồ.
Ngọc Lan
Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1956 tại Nha Trang (cô còn được gọi chung với tên Thánh là Maria Lê Thanh Lan). Ngọc Lan là người con thứ năm trong số 8 người con trong một gia đình khá giả. Khi còn ở Việt Nam, cô đã đến với âm nhạc qua nhạc sĩ Lê Hoàng Long, từng học nhạc và biểu diễn trong một số dịp tại Nha Trang. Cô đã từng theo học ở trường Lý Thường Kiệt, ngoại ô Sài Gòn.
Năm 1980, Ngọc Lan đến Hoa Kỳ và định cư tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan thực sự bắt đầu sự nghiệp ca hát ở California. Cô lấy nghệ danh Ngọc Lan vì tên thật Thanh Lan trùng với ca sĩ Thanh Lan đã nổi tiếng. Với sự giới thiệu của ca sĩ Duy Quang, cô đã hát tại một số quán cà phê nhạc và các buổi biểu diễn.
Với chất giọng ngọt ngào, trữ tình, Ngọc Lan nhanh chóng được khán giả biết đến và đã được các trung tâm mời ghi âm, xuất hiện thường xuyên tại vũ trường Ritz. Ngọc Lan đạt được đỉnh cao của tiếng tăm từ khi cộng tác với trung tâm nhạc Mây trên những chương trình video Hollywood Nights, đặc biệt sau khi thực hiện hai chương trình video đặc biệt Như em đã yêu anh và Mặt trời bên kia mùa hạ của đạo diễn Đặng Trần Thức. Ngọc Lan được yêu thích qua nhiều nhạc phẩm nước ngoài lời Việt, như Mưa trên biển vắng, Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza)... Cô cũng trình bày nhiều ca khúc tiếng Pháp, những nhạc phẩm của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Đức Huy... Cô hát ở rất nhiều thể loại nhạc và dòng nhạc, hiện nay theo một số người sưu tầm nhạc, cô đã trình bày trên 800 ca khúc và trên 40 video clip
Sau một thời gian dài bị chứng bệnh đa thần kinh hóa sợi hành hạ và bị hạn chế tầm nhìn, Ngọc Lan trút hơi thở cuối cùng vào hồi 8 giờ 25 sáng ngày 6 tháng 3 năm 2001 tại bệnh viện Vencor, Huntington Beach, Nam California.
Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011
Puskin-Gửi
Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu,
Chẳng tiên thần, chẳng nguồn cảm xúc,
Chẳng đời, chẳng lệ, chẳng tình yêu.
Cả hồn anh bỗng dưng tĩnh giấc:
Trước mắt anh em lại hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu: Trai tim lại rộn ràng náo nức
Trước mắt anh em bỗng hiện lên, Vì trái tim sống dậy đủ điều:
Như hư ảnh mong manh vụt biến, Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong. Cả đời, cả lệ, cả tình yêu
Giữa ray rứt sầu đau tuyệt vọng ( Thúy Toàn dịch)
Giữa ồn ào xáo động buồn lo
Tiếng em nói bên tai anh văng vẳng
Bóng dáng em anh gặp lại trong mơ.
Tháng ngày qua những cơn gió bụi,
Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,
Lãng quên rồi giọng em hiền dịu,
Nhòa tan rồi bóng dáng nguy nga.
Nhạc sĩ Ludwig van Beethoven
BEETHOVEN, LUDWIG VAN (1770 - 1827)
Chân dung Beethoven (Joseph Karl Stieler, 1820)
Là người đại diện cuối cùng của trường phái cổ điển thành Vienna, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven đã có những đóng góp vĩ đại vào tiến trình phát triển của âm nhạc cổ điển thế giới. Không có một di sản đồ sộ về số lượng như các bậc tiền bối của trường phái cổ điển thành Viên Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) hay Joseph Haydn (1732 – 1809) nhưng Beethoven đã đem đến cho thế giới âm nhạc một phong cách mới, phong cách anh hùng ca rực lửa và tràn ngập tinh thần tranh đấu, vươn tới tự do cùng những cách tân vĩ đại. Với sự cải cách mạnh mẽ về nội dung lẫn hình thức, ở hầu hết các thể loại âm nhạc như sonata, concerto và giao hưởng, Beethoven đều để lại dấu ấn thiên tài của mình. Cả cuộc đời của ông thực sự là bản anh hùng ca của một con người có nghị lực phi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách và chiến thắng bệnh tật.
Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nghệ thuật. Ông nội của nhà soạn nhạc thiên tài, Ludwig van Beethoven, giữ chức nhạc trưởng của nhà hát cung đình Bonn. Cha của nhạc sỹ, Johann van Beethoven, cũng là thành viên của dàn nhạc cung đình và là một bợm nhậu. Chính tật xấu này của Johann đã dìm gia đình ông và tuổi thơ Beethoven lâm vào cảnh địa ngục. Sau cái chết của người ông và sự nghiện ngập của người cha, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu nghiêm trọng, Beethoven đành phải thôi học từ rất sớm. Chính vì vậy, sau này, khi lớn lên, Beethoven đã nỗ lực học và tự học rất nhiều để tự bù đắp kiến thức cho mình. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, do sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, Beethoven được học nhạc từ nhỏ. Dù được giảng dạy một cách tuỳ hứng trong roi vọt, tài năng thiên bẩm đã khiến cậu bé Beethoven biết chơi thành thạo đàn clavecin, violin, flute... Buổi biểu diễn đầu tiên của Beethoven trước khán giả thành Bonn là vào ngày 26-3-1778 với một bản concerto cho đàn clavecin.
Tháng 10-1779, Beethoven bắt đầu theo học môn đối vị và nghệ thuật bè trầm với Kh. Neefe và chịu ảnh hưởng lớn về quan điểm thẩm mỹ từ người thầy đáng kính này. Năm 12 tuổi, Beethoven được đưa vào dàn nhạc cung đình với vai trò trợ lý đàn organ cho Neefe. Trong thời gian này, Beethoven được Neefe hướng dẫn về Bình quân luật của Johann Sebastian Bach (1685-1750) và bắt đầu biết đến George Frideric Handel (1685-1759), tác giả mà sau này, Beethoven đặc biệt ngưỡng mộ.
Sự nghèo túng luôn là bạn đồng hành với Beethoven trong những năm tháng trưởng thành. Ngoài việc chơi cho dàn nhạc cung đình, ông phải đi dạy học để kiếm tiền nuôi gia đình. Tuy vậy, những ước mơ về một chân trời âm nhạc mới mẻ ngoài phạm vi thành Bonn vẫn không ngừng thôi thúc ông tìm đến với thành Vienna, học hỏi những nhà soạn nhạc danh tiếng. Mùa xuân năm 1787, chàng nhạc sỹ thành Bonn đã đến đây để tìm gặp Mozart và đáng tiếc là chỉ được gặp Mozart một lần duy nhất. Sau khi nghe Beethoven chơi ngẫu hứng bên phím piano, Mozart đã choáng váng trước tài nghệ phi thường: “Hãy nhìn kỹ chàng trai này, rồi cả thế giới sẽ phải nói về anh ta”. Điều đáng buồn là cuộc gặp gỡ giữa hai con người thiên tài này chỉ diễn ra ngắn ngủi bởi Beethoven phải vội vã rời Vienna về Bonn vì mẹ bị ốm nặng. Cái chết của người mẹ hiền hậu, nhẫn nại đã không chỉ khiến Beethoven rơi vào tình trạng tuyệt vọng mà còn kéo theo sự sụp đổ của gia đình, vốn luôn luôn được bà mẹ dày công vun đắp.
May mắn cho Beethoven và cũng cho nhạc cổ điển bởi trong những năm tháng này, Beethoven đã có được sự nâng đỡ tinh thần từ hai người bạn tốt như Stephan von Breuning và Franz Wegeler, những người sẽ tận tụy gắn bó cả cuộc đời với ông. Thông qua mối quan hệ bè bạn này, Beethoven đã tiếp xúc với giới trí thức thành Bonn, mở con đường lớn đưa ông đến với văn học cổ điển Đức, văn học Hy Lạp cổ đại, văn học Anh. Beethoven đặc biệt say mê và chịu ảnh hưởng lớn của Homero với các bản trường ca “Iliad”, “Odisea”, Plutarque với “Tiểu sử các danh nhân” và William Shakespeare với các vở kịch nổi tiếng của ông. Hai nhà thơ Đức đương thời là Goethe và Schiller cũng chinh phục được Beethoven.
Một sự kiện gây chấn động châu Âu thời bấy giờ cũng để lại dấu ấn sâu sắc cho Beethoven, đó là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Những luồng tư tưởng tiên tiến từ cuộc cách mạng đã được Beethoven tiếp nhận hết sức hào hứng. Riêng cá nhân Napoleon được Beethoven hết sức ngưỡng mộ và thán phục. Có thể nói cuộc cách mạng Pháp 1789 đã góp phần thắp lên tinh thần rực lửa đấu tranh vì quyền tự do, bình đẳng của con người và phong cách anh hùng ca như các tác phẩm sau này của ông. Chính những biến động về tư tưởng đã giúp ông đi đến quyết định, rời thành Bonn vào tháng 11-1792 để đến với thành Vienna, trung tâm văn hóa của châu Âu thời bấy giờ. Giai đoạn ở thành Vienna sẽ là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành và bước thăng hoa trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của Beethoven. Ông đến với thành Vienna trong sự hào hứng của tuổi trẻ và niềm tin vào một môi trường học tập mới. Như các nhạc sỹ đương thời, Beethoven đã có được nhà bảo trợ cho quá trình theo đuổi nghệ thuật của mình, công tước Lichnowsky. Mặc dù nhận bảo trợ của Lichnowsky nhưng Beethoven trong mọi trường hợp vẫn giữ vững phẩm giá, lòng kiêu hãnh, lập trường kiên định về chính trị, quan điểm sống và coi đó là điều sống còn của cuộc đời mình.
Song song với quá trình sáng tác, Beethoven còn theo học các nhạc sỹ danh tiếng của thành Vienna để củng cố và hệ thống lại kiến thức âm nhạc của mình. Trong số các người thầy đáng kính ấy thì, nhà soạn nhạc vĩ đại Haydn, cha đẻ của giao hưởng, đóng vai trò quan trọng. Cũng phải nói thêm là đây cũng là thời kỳ sáng tác rực rỡ của Haydn nên nhà soạn nhạc già này đã không có nhiều thời gian dành cho Beethoven. Tuy nhiên, với vai trò của người đi trước, Haydn đã đưa ra những nhận xét xác đáng và những lời khuyên qúy báu về các tác phẩm mới sáng tác của Beethoven. Có một giai thoại kể lại rằng, khi Beethoven hỏi ý kiến thầy về các tác phẩm của mình, Haydn đã thốt lên sau những phút trầm tư suy nghĩ: “Anh gây cho tôi cảm tưởng về một con người có mấy cái đầu, mấy trái tim và mấy linh hồn”. Khi đã ổn định được cuộc sống và học tập thêm về âm nhạc, Beethoven bắt đầu ra mắt công chúng thành Vienna và nhanh chóng nhận được sự chú ý đặc biệt. Nhiều nhà hoạt động nghệ thuật cũng đánh giá cao tài năng của ông và hào hứng cho rằng: “Người nghệ sỹ này đã bù đắp cho chúng ta sự tổn thất sau cái chết của Mozart”. Không chỉ sáng tác, Beethoven còn là người đầu tiên đưa ra một phong cách mới trong nghệ thuật chơi piano: phong cách anh hùng ca.
Trong thời gian này, Beethoven tập trung sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc quy mô nhỏ tuy nhiên, ở các tác phẩm ấy đã xuất hiện dấu ấn của thiên tài, tiêu biểu như Piano sonata số 8 giọng Đô thứ "Pathetique" (1799), số 14 giọng Đô thăng thứ "ánh trăng" (1801), số 17 giọng Rê thứ "Tempest" (1801), overture “The Creatures of Prometheus” (1801)...
Sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức của khúc mở màn cho vở ballet “The Creatures of Prometheus” đã đưa overture trở thành một tác phẩm khí nhạc độc lập, tiền thân của loại tác phẩm giao hưởng một chương, giao hưởng có tiêu đề sau này. Riêng về sonata, Beethoven đã đem lại cho thể loại này một tầm vóc mới. Trước đây, các bậc tiền bối của ông đã sáng tạo ra thể loại sonata chưa có sự tương phản lớn giữa các chương và bản thân trong một chương cũng chưa thể hiện sự phát triển rõ nét giữa các chủ đề. Về sự sáng tạo của Beethoven ở thể loại sonata, các nhà hoạt động âm nhạc sau này đã cho rằng, Beethoven đã làm rõ phần triển khai cơ cấu các chủ đề, phân tích và tổng hợp các nét đấu tranh kịch tính, mạnh mẽ để tạo nên phần trung tâm của tác phẩm. Beethoven còn sáng tạo ra phần coda (phần kết) với nhiệm vụ là tổng kết tác phẩm bằng những nét chấm phá đầy rõ nét. Với tính chất kịch tính cao, thể hiện không chỉ giữa các chương mà phản ánh được sự phát triển nội tại trong từng chương này, Beethoven đã tạo ra sự phát triển mới về cả về nghệ thuật và tư tưởng trong các tác phẩm âm nhạc thính phòng.
Tài năng của Beethoven đã được khẳng định và một tương lai rực rỡ đã đến với nhà soạn nhạc thiên tài này. Khi người ta những tưởng bước đường nghệ thuật và cuộc sống riêng tư của Beethoven sẽ suôn sẻ thì bất hạnh đã đổ ụp xuống đầu ông. Lần này, không phải là sự túng quẫn về tài chính mà lại là bệnh tật. Căn bệnh điếc đáng nguyền rủa đã trở thành vật ngăn cách ông với tất cả. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về căn bệnh kỳ lạ này ở người nhạc sỹ thiên tài và lý giải nguồn gốc căn bệnh. Đến nay, có nhiều cách lý giải căn bệnh này của ông, một trong những cách đó là việc tập trung cao độ trong quá trình sáng tác chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn bệnh điếc của Beethoven. Điều đau xót hơn cả với nhạc sỹ là trước khi mắc căn bệnh này, ông có thính giác tinh tường, nhạy cảm đến mức hiếm có. Nỗi thống khổ về bệnh tật đã hành hạ ông và dẫn đến sự tuyệt vọng. Thậm chí, ông đã nghĩ đến việc tự tử. Tất cả những dằn vặt, đau đớn, đấu tranh nội tâm của nhà soạn nhạc được thể hiện qua bản di chúc Heiligenstadt nổi tiếng viết vào tháng 10-1802. Tuy nhiên, chiến thắng được bản thân, ý chí và nghị lực của Beethoven đã đưa ông đến với những thành công mới với những tác phẩm in đậm những phẩm chất tốt đẹp này. Ngay từ lời đề tựa bản giao hưởng số 2 giọng Rê trưởng op 36 đã cho thấy rõ điều đó: “Tôi muốn nắm lấy cổ số mệnh. Tuyệt vời biết bao nếu như ta có thể sống ngàn lần cuộc sống này!”.
Sau thời kỳ Heiligenstadt, Beethoven trở lại với âm nhạc với tinh thần và tình yêu cuộc sống của một con người hoàn toàn mới. Chính nét mới mẻ này đã đem lại sức sống và tầm vóc tư tưởng mới cho các tác phẩm của ông giai đoạn sau này. Những cách tân táo bạo, đưa hình thức và nội dung của các tác phẩm âm nhạc thoát khỏi lối mòn của các bậc tiền bối đã giúp Beethoven vươn tới đỉnh cao trong nghệ thuật, đặc biệt ở tác phẩm sáng tác từ năm 1803. Bản giao hưởng số 2 giọng Rê trưởng op 36 được coi là cầu nối của hai giai đoạn sáng tác nghệ thuật trước và sau năm 1803. Và các nhà nghiên cứu âm nhạc cho rằng, đỉnh cao trong giai đoạn trưởng thành của Beethoven chính là các tác phẩm: Piano Sonata No.21 giọng Đô trưởng "Waldstein", Piano Sonata số 23 giọng Pha thứ "Appassionata", vở opera “Fidelio” và chùm 7 bản giao hưởng. Trong số các tác phẩm này, bản giao hưởng số 3 giọng Mi giáng trưởng "Eroica" có số phận đặc biệt không chỉ vì trước ngày công diễn, Beethoven đã xóa lời đề tặng Napoleon trên bản tổng phổ mà là sự cân đối và đẹp lạ thường của nó. Các nhà phê bình âm nhạc đều đánh giá cao tác phẩm này, coi đó là cột mốc mở ra đỉnh cao mới của nền âm nhạc giao hưởng thế kỷ 19. Sáng tác vĩ đại này không những có quy mô lớn mà còn có tư tưởng, khát vọng lớn lao vượt tầm thời đại. Tại tác phẩm này, chương menuetto kiểu cách đã được thay thế bằng chương Scherzo tươi vui (trước đây, trong bản giao hưởng số 1 Beethoven từng thế chỗ menuetto bằng Scherzo).
Tiếp sau thành công của bản giao hưởng số 3 là những chùm tác phẩm chói sáng của Beethoven với các bản giao hưởng được liệt vào hàng kinh điển trong kho tàng âm nhạc giao hưởng thế giới với các thể loại: kịch tính, bi kịch, ngợi ca thiên nhiên, sử thi: giao hưởng số 4 giọng Si giáng trưởng được nhạc sỹ Schumann ví như “cô gái Hy Lạp mảnh dẻ giữa hai người khổng lồ phương Bắc”, giao hưởng 5 giọng Đô thứ được mệnh danh là giao hưởng định mệnh, giao hưởng số 6 giọng Fa trưởng "Pastorale" được gọi là bản giao hưởng đồng quê, giao hưởng số 7 giọng La trưởng, giao hưởng số 8 giọng Pha trưởng và đỉnh cao giao hưởng số 9 giọng Rê thứ. Có câu chuyện về bản giao hưởng số 9 rằng nếu có người ngoài trái đất nào tới thăm hành tinh xanh của chúng ta thì để giải thích về con người, chỉ cần cho họ nghe bản giao hưởng số 9 này. Câu chuyện này đã nói lên được tính chất sử thi, tầm vóc và quy mô của tác phẩm. Có thể nói bước tiến về nghệ thuật của Beethoven là kết quả của quá trình học hỏi không mệt mỏi trong những năm tháng ở thành Vienna và cũng như sự chín muồi về tư tưởng của ông. Sâu xa hơn, đó còn là kết quả của quá trình phát triển âm nhạc giao hưởng mà các bậc tiền bối đã gây dựng lên, trong đó có sự phát triển của dàn nhạc giao hưởng, yếu tố giúp thể hiện các ý tưởng âm nhạc của ông. Về xã hội, tác động mạnh mẽ nhất đến Beethoven giai đoạn này là vẫn là luồng tư tưởng do cuộc cách mạng 1789 đem lại. Tuy Napoleon đã phản bội lại cách mạng song lý tưởng về một xã hội con người với con người sống trong tự do, bình đẳng, bác ái vẫn rực sáng trong ông.
Sẽ là không đầy đủ nếu không nhắc đến vị trí của các bản overture và 5 bản concerto cho piano với dàn nhạc, 1 bản concerto bộ ba cho piano, violin và cello, bản concerto duy nhất viết cho violin và dàn nhạc trong sự nghiệp âm nhạc của Beethoven. Với sức biểu đạt mạnh như một bản giao hưởng, các tác phẩm này của ông được đánh giá cao bởi sự súc tích, cô đọng, tính khái quát và mối quan hệ chặt chẽ giữa các chủ đề. Bằng tài năng của mình, Beethoven đã chứng minh rằng với những thể loại tác phẩm khí nhạc có quy mô nhỏ cũng có sức sống và tầm vóc như các tác phẩm lớn. Đây sẽ là tiền đề cho các nghệ sỹ thế hệ sau không tiếp tục khai phá để cho ra đời nhiều thể loại mới, làm phong phú thêm kho tàng âm nhạc cổ điển. Riêng bản concerto cho violin duy nhất của ông cũng trở thành bản concerto kinh điển cho thể loại này.
Thành công về nghệ thuật nhưng cuộc sống riêng tư của ông lại không mấy may mắn. Mặc dù luôn luôn khao khát một mái ấm gia đình thực sự nhưng chưa khi nào, Beethoven gặp được người bạn gái tri âm, tri kỷ, sẵn sàng cùng ông đi hết cuộc đời. Ông từng có nhiều mối tình, phần lớn đều bất hạnh và có cái kết ảm đạm giống nhau bởi theo nhận xét của nhiều người thì vẻ bề ngoài không mấy hào hoa phong nhã, tính cách độc đoán (ảnh hưởng của bệnh điếc) và nhất là không có một gia sản hấp dẫn đã loại ông ra khỏi tầm ngắm của các thiếu nữ thời đó. Cũng phải nói thêm rằng, tuy có tính cách độc đoán, thậm chí có phần khắc nghiệt, nhưng với bạn bè, bao giờ ông cũng cư xử hết sức chân thành và đây là một trong những đức tính đẹp nhất của ông.
Cả cuộc đời của Beethoven là quá trình học tập, sáng tác không mệt mỏi và chiến đấu vượt qua số phận, qua những đắng cay thử thách của cuộc đời. Trong những ngày cuối đời, trên giường bệnh, ông vẫn không nguôi nghiền ngẫm đến đề tài của bản giao hưởng số 10. Dự định này đã mãi mãi không thể thực hiện được bởi trái tim nhà soạn nhạc thiên tài đã vĩnh viễn ngừng đập vào ngày 26-3-1827. Ông mất đi để lại một khoảng trống không dễ lấp đầy trong âm nhạc. Không chỉ thành Vienna mà cả thế giới âm nhạc rơi lệ tiễn đưa người anh hùng... Beethoven tuy không còn nữa nhưng với những người yêu nhạc cổ điển thì hình ảnh Beethoven với ánh mắt rực lửa, đầy thách thức trên gương mặt cương nghị đang sải những bước dài mạnh mẽ, cương quyết vẫn còn đó trong âm nhạc và cuộc đời.
Hồn rượu (Charles Baudelaire, Pháp)
L'âme du vin | Hồn rượu (Người dịch: Hải Đà) |
Un soir, l'âme du vin chantait dans les bouteilles: ”Homme, vers toi je pousse, ô cher déshérité, Sous ma prison de verre et mes cires vermeilles, Un chant plein de lumière et de fraternité! Je sais combien il faut, sur la colline en flamme, De peine, de sueur et de soleil cuisant Pour engendrer ma vie et pour me donner l'âme; Mais je ne serai point ingrat ni malfaisant, Car j'éprouve une joie immense quand je tombe Dans le gosier d'un homme usé par ses travaux, Et sa chaude poitrine est une douce tombe Où je me plais bien mieux que dans mes froids caveaux. Entends-tu retentir les refrains des dimanches Et l'espoir qui gazouille en mon sein palpitant? Les coudes sur la table et retroussant tes manches, Tu me glorifieras et tu seras content; J'allumerai les yeux de ta femme ravie; A ton fils je rendrai sa force et ses couleurs Et serai pour ce frêle athlète de la vie L'huile qui raffermit les muscles des lutteurs. En toi je tomberai, végétale ambroisie, Grain précieux jeté par l'éternel Semeur, Pour que de notre amour naisse la poésie Qui jaillira vers Dieu comme une rare fleur !” | Một chiều hồn rượu hát ca vang Gửi người cô thế, kẻ gian nan Từ nơi ngục kiếng viền xi đỏ Rực sáng bài ca nghĩa bạn vàng Trên đồi rực lửa tốn bao công Nắng vã mồ hôi ướt chảy ròng Sinh sản hồn ta, đời sống mới Ta không bất nhẫn, bạc ơn lòng Sung sướng là bao lúc rót vào Tràn nơi cuống họng kẻ cần lao Êm đềm ngực ấm là ngôi mộ Thoát chốn hầm sâu lạnh xiết bao Chủ nhật ngồi nghe điệp khúc vui Phập phồng hy vọng ngực chơi vơi Xắn tay áo dựa trên bàn rượu Ta được vinh danh, thỏa mãn người Đôi mắt vợ ngươi thắp sáng ngời Con người khoẻ mạnh sắc hồng tươi Cho chàng lực sĩ dầu xoa bóp Bắp thịt phồng căng đấu đã đời Cao lương mỹ vị rước ta vào Hạt giống vĩnh hằng được ném trao Lộng lẫy tình ta thơ nở rộ Đoá hoa kỳ diệu ngút trời cao |
Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011
Cuộc đời là một đoá hoa
La vie est une fleur | Cuộc đời là một đoá hoa Người dịch: Tường Vân |
La vie est une fleur espineuse et poignante, Belle au lever du jour, seiche en son occident; C'est moins que de la neige en l'esté plus ardent, C'est une nef rompue au fort de la tourmente. L'heur du monde n'est rien qu'une roue inconstante, D'un labeur eternel montant et descendant; Honneur, plaisir, profict, les esprits desbordant, Tout est vent, songe et nue et folie evidente. Las! c'est dont je me plains, moy qui voy commencer Ma teste à se mesler, et mes jours se passer, Dont j'ay mis les plus beaux en ces vaines fumées; Et le fruict que je cueille, et que je voy sortir Des heures de ma vie, helas! si mal semées, C'est honte, ennuy, regret, dommage et repentir. | Đời gai góc tựa hoa buồn Bình minh lộng lẫy hoàng hôn ủ sầu Tuyết băng mùa hạ khác đâu Gió cuồng phá một con tàu khác chi Chuyện đời như một bánh xe Vần xoay vĩnh viễn đi về đổi thay Lợi danh, dục vọng khát say Cũng là giấc mộng, gió, mây điên rồ Ôi! dầu tôi loạn giấc mơ Buồn như mây khói, ngày giờ trôi suông Đời tôi một giấc hoàng lương Ngẫm ra chỉ thấy chán chường nhớ nhung Chỉ toàn hối tiếc mông lung Buồn đau, khổ nhục vô cùng mà thôi |
Buổi chiều tà của mặt trời lãng mạn
Le coucher du soleil romantique | Buổi chiều tà của mặt trời lãng mạn |
Que le soleil est beau quand tout frais il se lève, Comme une explosion nous lançant son bonjour! — Bienheureux celui-là qui peut avec amour Saluer son coucher plus glorieux qu'un rêve! Je me souviens!... J'ai vu tout, fleur, source, sillon, Se pâmer sous son oeil comme un coeur qui palpite... — Courons vers l'horizon, il est tard, courons vite, Pour attraper au moins un oblique rayon! Mais je poursuis en vain le Dieu qui se retire; L'irrésistible Nuit établit son empire, Noire, humide, funeste et pleine de frissons; Une odeur de tombeau dans les ténèbres nage, Et mon pied peureux froisse, au bord du marécage, Des crapauds imprévus et de froids limaçons. | Ôi! đẹp sao mặt trời khi ban mai hồng tươi mọc Như ánh sáng nổ tung, chào hỏi chúng ta Sung sướng thay ai có thể say mê khao khát Chào hỏi hoàng hôn rực rỡ hơn giấc mơ Tôi nhớ lại!... Tôi đã thấy tất cả, hoa, suối, cánh đồng Như một trái tim phập phồng, dưới ánh mặt trời rung động... - Chạy mau đến chân trời, đã muộn rồi, ta hãy nhanh chân Để níu, ít ra, một vài tia nắng quái! Nhưng vô ích, đuổi chẳng được vị thần kia đã buộc Đêm sâu mãnh liệt tiến lên, chiếm cả bầu trời Đầy tai hoạ, rùng mình, tối đen, ẩm ướt Một cái mùi chết chóc, từ đáy mả bốc lên Và bàn chân ta rụt rè, trên miệng đầm lầy bẩn thỉu Chạm bất ngờ những con ốc, con sên lạnh lẽo |
Chim hải âu-Charles Baudelaire
L'albatros | Chim hải âu (Người dịch: Phạm Nguyên Phẩm) |
Souvent, pour s’amuser, les hommes d’équipage Prennent des albatros, vastes oiseaux des mers, Qui suivent, indolents compagnons de voyage, Le navire glissant sur les gouffres amers. À peine les ont-ils déposés sur les planches, Que ces rois de l’azur, maladroits et honteux, Laissent piteusement leurs grandes ailes blanches Comme des avirons traîner à côté d’eux. Ce voyageur ailé, comme il est gauche et veule ! Lui, naguère si beau, qu’il est comique et laid ! L’un agace son bec avec un brûle-gueule, L’autre mime, en boitant, l’infirme qui volait ! Le Poète est semblable au prince des nuées Qui hante la tempête et se rit de l’archer ; Exilé sur le sol au milieu des huées, Ses ailes de géant l’empêchent de marcher. | Người thuỷ thủ thường hay đùa bỡn Bắt hải âu chim lớn biển xanh Vô tư người bạn đồng hành Theo tàu lướt sóng băng mình vực sâu Vừa được xuống sàn tàu bằng gỗ Chúa trời mây xấu hổ vụng về Kéo đôi cánh trắng to bè Như đôi chèo rộng lê thê bên mình Mới vừa rồi dáng hình đẹp đẽ Giờ trông sao xấu xí kỳ khôi Người cầm tẩu gõ chim chơi Kẻ thời bắt chước chim trời què chân Thi sĩ giống vua ngàn mây gió Khoái phong ba cung nỏ xá chi Lưu đầy giữa tiếng cười chê Mang đôi cánh rộng khó bề bước đi. |
Chán đời (Charles Baudelaire, Pháp)
Spleen | Chán đời (Người dịch: Hải Đà) |
Quand le ciel bas et lourd pèse comme un couvercle Sur l'esprit gémissant en proie aux longs ennuis, Et que de l'horizon embrassant tout le cercle Il nous verse un jour noir plus triste que les nuits ; Quand la terre est changée en un cachot humide, Où l'Espérance, comme une chauve-souris, S'en va battant les murs de son aile timide Et se cognant la tête à des plafonds pourris ; Quand la pluie étalant ses immenses trainées D'une vaste prison imite les barreaux, Et qu'un peuple muet d'infâmes araignées Vient tendre ses filets au fond de nos cerveaux, Des cloches tout à coup sautent avec furie Et lancent vers le ciel un affreux hurlement, Ainsi que des esprits errants et sans patrie Qui se mettent à geindre opiniâtrement. - Et de longs corbillards, sans tambours ni musique, Défilent lentement dans mon âme; l'Espoir, Vaincu, pleure, et l'Angoisse atroce, despotique, Sur mon crâne incliné plante son drapeau noir. | Đè lên hồn rền rĩ nỗi buồn dai Xiết vòng quanh là chân trời vây kín Rót ngày đen sầu thảm hơn đêm dài Mặt đất biến thành nhà tù ẩm thấp Nơi chốn mà Cuồng Vọng tựa cánh dơi Bức tường ngăn rụt rè đôi cánh đập Chạm đầu va trần mục nát tả tơi Từng vạt lớn cơn mưa tràn vung vãi Tựa khung tù song sắt rộng thênh thang Ghê gớm quá lặng câm nhìn đàn nhện Tận óc mình thả lưới bủa vây giăng Trong bất chợt cỗ chuông reo phẩn nộ Thất kinh người tiếng hú vọng lên trời Không tổ quốc tựa linh hồn lang bạt Phàn nàn than dai dẳng chẳng ngừng thôi Đoàn xe tang chạy dài không chiêng trống Qua hồn tôi bước chậm.. Hy Vọng tàn … Òa lên khóc, Kinh Hoàng và áp chế Trên đầu tôi nghiêng gục cắm cờ đen .. |
Chán đời (Charles Baudelaire, Pháp)
Spleen | Chán đời (Người dịch: Hải Đà) |
Quand le ciel bas et lourd pèse comme un couvercle Sur l'esprit gémissant en proie aux longs ennuis, Et que de l'horizon embrassant tout le cercle Il nous verse un jour noir plus triste que les nuits ; Quand la terre est changée en un cachot humide, Où l'Espérance, comme une chauve-souris, S'en va battant les murs de son aile timide Et se cognant la tête à des plafonds pourris ; Quand la pluie étalant ses immenses trainées D'une vaste prison imite les barreaux, Et qu'un peuple muet d'infâmes araignées Vient tendre ses filets au fond de nos cerveaux, Des cloches tout à coup sautent avec furie Et lancent vers le ciel un affreux hurlement, Ainsi que des esprits errants et sans patrie Qui se mettent à geindre opiniâtrement. - Et de longs corbillards, sans tambours ni musique, Défilent lentement dans mon âme; l'Espoir, Vaincu, pleure, et l'Angoisse atroce, despotique, Sur mon crâne incliné plante son drapeau noir. | Trời trũng thấp như chiếc vung nặng trĩu Đè lên hồn rền rĩ nỗi buồn dai Xiết vòng quanh là chân trời vây kín Rót ngày đen sầu thảm hơn đêm dài Mặt đất biến thành nhà tù ẩm thấp Nơi chốn mà Cuồng Vọng tựa cánh dơi Bức tường ngăn rụt rè đôi cánh đập Chạm đầu va trần mục nát tả tơi Từng vạt lớn cơn mưa tràn vung vãi Tựa khung tù song sắt rộng thênh thang Ghê gớm quá lặng câm nhìn đàn nhện Tận óc mình thả lưới bủa vây giăng Trong bất chợt cỗ chuông reo phẩn nộ Thất kinh người tiếng hú vọng lên trời Không tổ quốc tựa linh hồn lang bạt Phàn nàn than dai dẳng chẳng ngừng thôi Đoàn xe tang chạy dài không chiêng trống Qua hồn tôi bước chậm.. Hy Vọng tàn … Òa lên khóc, Kinh Hoàng và áp chế Trên đầu tôi nghiêng gục cắm cờ đen .. |
Tên cố nhân de Lamartine
| |||||||
Nước Nga- Xergây Êxênhin
Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi
Nhà gỗ thông xanh khoác áo choàng tượng chúa...
Một màu xanh mát ngắm nhìn thuê thoả
Một màu xanh tít tắp tận chân mây
Như một kẻ hành hương từ xa đến
Tôi ngắm nhìn mãi đồng ruộng của Người
Bên lối vào le te bên thôn xóm
Những cây phong gầy guộc lá reo vui
Ngày lễ thánh nhà thờ trên mỗi nẻo
Hương mật ong, táo chín toả ngất ngây
Sau điệu nhảy cầm tay trên cỏ thảo
Là rộn ràng đến điệu vũ xuân tươi
Theo lối mòn nát nhàu tôi tất cả
Ra bao la đồng ruộng trải ngát xanh
Tiếng cười vang của các cô thôn nữ
Đến gặp tôi như những tiếng khuyên vàng
Ôi nếu như thiên thần lên tiếng gọi
Bỏ nước Nga lên sống ở thiên đường !
Tôi sẽ đáp:" Thiên đường xin để đấy
Cho tôi xin ở cùng Tổ quốc yêu thương".
(Thuý Toàn dịch)
Người chết vui mừng
Charles Baudelaire, Pháp Le mort joyeux | Người chết vui mừng (Người dịch: Lê Trọng Bổng) |
Dans une terre grasse et pleine d'escargots Je veux creuser moi-même une fosse profonde, Où je puisse à loisir étaler mes vieux os Et dormir dans l'oubli comme un requin dans l'onde. Je hais les testaments et je hais les tombeaux; Plutôt que d'implorer une larme du monde, Vivant, j'aimerais mieux inviter les corbeaux À saigner tous les bouts de ma carcasse immonde. Ô vers! noirs compagnons sans oreille et sans yeux, Voyez venir à vous un mort libre et joyeux; Philosophes viveurs, fils de la pourriture, À travers ma ruine allez donc sans remords, Et dites-moi s'il est encor quelque torture Pour ce vieux corps sans âme et mort parmi les morts! | Ta muốn tự mình đào Một cái hố thật sâu Trên mảnh đất màu mỡ Lúc nhúc ốc sên này Để có được một chỗ Mà mặc sức phô bày Hài cốt mình vào đó Rồi ngủ trong lãng quên Giống như chú cá mập Giữa làn nước lặng yên Ta ghét các di chúc Ta ghét các nấm mồ Ta không ưa lạy lục Xin nước mắt thế gian Chẳng thà khi còn sống Ta mời đám quạ đen Tới tha hồ mổ lên Cái bộ xương uế tạp Cho chảy máu triền miên Ôi, ôi các chú giun Đám bạn bè hiểm độc Không mắt lại không tai Thấy được chăng chẳng biết Có kẻ đang đến cùng Đó là một người chết Tự do và vui mừng Hỡi triết gia ăn chơi Con cưng của rữa nát Đừng ăn năn gì sất Khi qua tấm thân tàn Hãy nói liệu có còn Cuộc tra tấn nào khác Lên thân già không hồn Và chết giữa người chết |
Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011
Cây liễu
Cây liễu Alfred de Musset
Le saule (extrait) | Cây liễu (trích) (Người dịch: Phạm Nguyên Phẩm) |
Pâle étoile du soir, messagère lointaine, | Hỡi sứ giả phương xa, ngôi sao Hôm mờ nhạt |
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011
Cái điếu (Charles Baudelaire, Pháp)
La pipe | Cái điếu (Người dịch: Đỗ Tiến Hiền) |
Je suis la pipe d'un auteur; | Tôi là điếu một tác gia |